Cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được có nguy hiểm?

Cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của những người ăn nhiều mà đại tiện ít. Hiện tượng này có thể cảnh báo bệnh lý liên quan đường tiêu hóa hoặc bệnh lý khu vực hậu môn trực tràng.

Bạn Hoàng N. 26 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội có gửi câu hỏi về hòm thư Phòng Khám Đa Khoa An Giang với nội dung như sau:

Thưa bác sĩ! Gần 1 tuần nay cháu có cảm giác mỏi đại tiện nhưng không thể đi được. Chế độ ăn của cháu vẫn bình thường nhưng hơi ít rau và cháu không có thói quen uống nước. Cháu muốn hỏi bác sĩ hiện tượng cháu đang gặp phải là bệnh gì? Khắc phục như thế nào? Mong nhận được phản hồi từ bác sĩ. Cháu cảm ơn bác sĩ!”

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Chuyên khoa II Ngoại tiêu hóa (Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương) trả lời:

Bạn Hoàng N thân mến! Đầu tiên, Phòng Khám Đa Khoa An Giang cảm ơn bạn đã quan tâm, tin tưởng gửi thắc mắc của mình về chuyên mục hỏi đáp của phòng khám. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng mỏi đại tiện nhưng không đi được”. Cụ thể:

Có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được là bệnh gì?

cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được là bệnh gì? Đối với một người khỏe mạnh, 1 ngày đi đại tiện 1 lần. Tuy nhiên, với những người nhiều ngày không đi đại tiện được dù rất mỏi thì có thể bạn đang gặp vấn đề nào đó.

1. Hay buồn đi ngoài nhưng không đi được – Táo bón

Nguyên nhân: Người lười vận động, chế độ ăn thiếu chất xơ... khiến tỷ lệ người bị táo bón tăng cao.

Táo bón

Tình trạng táo bón kéo dài khiến phân không được đào thải ra ngoài sẽ trở nên khô cứng. Vì phân cứng nên người bệnh cố sức rặn phân ra ngoài. Khi đó, phân cứng cọ xát vào niêm mạc đại tràng gây đau, chảy máu...

2. Lúc nào cũng có cảm giác buồn đại tiện nhưng không đi được – Trĩ

Bệnh trĩ hình thành do tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức. Lâu dần xuất hiện búi trĩ, chảy máu tươi, đau rát mỗi khi đại tiện... Việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

3. Đi đại tiện xong vẫn muốn đi – Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều bộ phân, cơ quan của hệ thống tiêu hóa.

Triệu chứng:

  • Đau bụng âm ỉ, có thể ở bụng trên hoặc bụng dưới

  • Đầy bụng, khó tiêu, bụng luôn khó chịu, đặc biệt sau khi ăn xong

  • Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn

  • Sụt cân, chán ăn, miệng đắng và hôi...

4. Nhiều ngày không buồn đi đại tiện – Các bệnh khác

Ngoài những bệnh lý điển hình trên, hiện tượng mỏi đại tiện nhưng không đi được có thể là triệu chứng viêm nhiễm, hoạt động tuyến giáp bị suy giảm, chứng rối loạn thần kinh, chứng trầm cảm...

Cách chữa đau bụng mà không đi ngoài được hiệu quả

Cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được có rất nhiều cách điều trị khác nhau. Chẳng hạn dùng thuốc táo bón (bài thuốc tây y hoặc đông y), áp dụng chế độ ăn uống, vận động... Mỗi cách điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cũng như mức độ của bệnh.

1. Hiện tượng đau bụng không đi ngoài được điều trị bằng tây y

Mỏi đại tiện nhưng không đi được điều trị bằng tây y được nhiều nhiều bệnh nhân lựa chọn. Một số loại thuốc đặc trị được bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân là:

Thuốc bôi trơn Microlax

  • Thuốc tạo khối: Igol, Metamucil...

  • Thuốc thẩm thấu: Sorbitol, Forlax, Lactitol... thành phần chính là chứa muối vô cơ, đường... Có tác dụng giữ nước trong lòng ruột, kích thích nhu động ruột thải phân ra ngoài...

  • Thuốc mềm phân: Docusat, có tác dụng giúp nước thấm vào khối phân, làm mềm phân

  • Thuốc bôi trơn: Norgalax, Microlax... bơm trực tiếp vào hậu môn để làm mềm phân

  • Thuốc nhuận tràng: Bisacodyl, Cascara... kích thích nhu động ruột co bóp đẩy phân ra ngoài.

Khuyến cáo: Dù hiệu quả nhanh nhưng người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc này quá 8 ngày. Vì chúng có nhiều tác dụng phụ. Sử dụng lâu sẽ gây ra biến chứng cho đường ruột, để lại hệ quả ở gan, thận, dạ dày...

Thêm nữa, các loại thuốc tây chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh. Không giải quyết dứt điểm tận gốc nguyên nhân. Ngoài ra, cơ thể mất đi khả năng co bóp, thải phân tự nhiên khiến phụ thuộc thuốc suốt đời.

2. Không đi cầu được nhiều ngày điều trị bằng phương pháp dân gian

Từ xa xưa, người bệnh đã biết áp dụng các bài thuốc dân gian vào điều trị chứng táo bón. Những bài thuốc dân gian có ưu điểm lành tính, quen thuộc, nguyên liệu dễ tìm kiếm, tiết kiệm chi phí... Cụ thể:

  • Sung và sữa tươi: Đun nóng sữa và sung, dùng hàng ngày.

  • Mận khô: Ăn hằng ngày hoặc đun rồi ép lấy nước, uống 2 lần/ngày.

  • Mật ong và sữa ấm: Uống mỗi ngày vào buổi sáng.

  • Bột từ hạt thì là: Pha với nước ấm uống mỗi ngày.

Khuyến cáo: Các bài thuốc dân gian chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Với trường hợp bệnh nặng, tái phát nhiều lần... không có hiệu quả tốt nhất.

3. Mỏi đại tiện nhưng không đi được điều trị bằng đông y

Ngoài bài thuốc dân gian, người bệnh còn áp dụng các bài thuốc đông y trong việc điều trị cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được. Các bài thuốc Đông y nổi tiếng có thể kể đến là:

Thuốc đông y

  • Trị nguyên nhân khí trệ

Bài 1: Chỉ xác 12g, Đại hoàng 5g, Trần bì 12g, Sinh địa 12g, Sa sâm 16g, Hoàng kỳ 10g, Kim ngân hoa 14g, Cam thảo 12g, Rau má 16g, Cỏ mực 20g, Phòng sâm 16g, Bạch thược 12g, Bạch linh 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

  • Trị nguyên nhân huyết hư

Bài 1: Đương quy 16g, Thục địa 16g, Hà thủ ô 16g, Đại táo 10g, Bạch thược 12g, Chỉ xác 12g, Đào nhân 12g, Cam thảo 10g, Thiên môn 16g, Hoa kim ngân tươi, sắc uống ngày 1 thang.

  • Trị nguyên nhân nhiệt tà tích tụ

Bài 1: Sinh địa 16g, Chỉ xác 12g, Đào nhân 12g, Hoa hồng 10g, Tri mẫu 10g, Hoàng bá 10g, Thiên môn 12g, Mạch môn 12g, Trần bì 12g, Bạch thược 12g, Liên kiều 12g, Cát căn 16g, Đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

4. Điều trị chứng khó đại tiện do bệnh trĩ gây ra

Nếu tình trạng khó đại tiện do nguyên nhân bệnh trĩ, búi trĩ sa ra ngoài... việc điều trị bằng thuốc tây, đông y, bài thuốc dân gian không có tác dụng. Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị thích hợp.

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa An Giang áp dụng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Phương pháp HCPT điều trị nứt kẽ hậu môn do trĩ gây ra hiệu quả

Ưu điểm:

  • Hạn chế đau đớn và chảy máu

  • Tỷ lệ biến chứng thấp

  • Vùng xâm lấn nhỏ, không ảnh hưởng mô lành tính, vết thương nhanh hồi phục, không để lại sẹo xấu

  • Thuốc đông y tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y...

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – chuyên khoa II ngoại tiêu hóa trực tiếp điều trị bệnh trĩ cho bệnh nhân. Khuyên bệnh nhân sau khi điều trị nên thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, tập thể dục... Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc táo bón.

  • Ăn đủ bữa, đủ chất, đúng giờ, không làm việc khác khi đang ăn.

  • Người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau xanh, hoa quả tươi, các loại măng, đặc biệt là nho khô...

  • Ăn sữa chua bởi chứa nhiều vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa.

  • Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp làm mềm phân, sạch đường tiêu hóa.

  • Ăn thực phẩm giúp nhuận tràng, giàu vitamin nhóm B như mật ong, vừng, rau mồng tơi, khoai lang, chuối tiêu, đu đủ, củ cải, giá đỗ...

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tại khu vực hậu môn trực tràng. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc về kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II trị bệnh trĩ, liên hệ đường dây nóng 0296 398 0000 để được giải đáp miễn phí.