ĐI NGOÀI RA MÁU LÀ BỆNH GÌ?
Đi ngoài ra máu là hiện tượng thường xuyên bắt gặp ở rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đi ngoài ra máu là bệnh gì. Để có thông tin cụ thể về hiện tượng đi ngoài ra máu là triệu chứng của bệnh gì, bạn đọc hãy chú ý nội dung bài viết dưới đây.
Đi ngoài ra máu là bệnh gì?
Đi ngoài ra máu là bị bệnh gì? Đi ngoài ra máu hay đại tiện ra máu là hiện tượng hậu môn bị chảy máu sau khi đại tiện. Các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa An Giang cho biết, có rất nhiều chứng bệnh liên quan đến trực tràng hậu môn xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu, cụ thể là:
Bệnh trĩ: Trĩ là căn bệnh thường gặp, có tỷ lệ người mắc phải khá cao. Biểu hiện đặc trưng của trĩ là đau rát hậu môn, đi đại tiện ra máu tươi. Ở cấp độ nhẹ, máu chảy khá ít và kín đáo, để ý thấy dính ở phân hoặc trên giấy vệ sinh. Khi bệnh phát triển nặng, máu có thể chảy thành giọt, thành tia, rất dễ khiến người bệnh bị thiếu máu, nguy hiểm tới sức khỏe.
Bệnh viêm, nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân bị viêm, nứt kẽ hậu môn thường là do táo bón. Bởi khi táo bón người bệnh thường cố rặn khiến ống hậu môn bị sưng phù, đỏ mọng gây nứt kẽ hậu môn. Gây chảy máu kèm theo cảm giác đau lưng mỗi khi đại tiện.
Ung thư trực tràng: Khi bị ung thư trực tràng người bệnh thường đại tiện ra máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân còn có biểu hiện như xanh xao, sút cân, suy nhược cơ thể…
Polyp hậu môn: Đi ngoài ra máu là triệu chứng điển hình của polyp hậu môn. Máu chảy ra có màu đỏ tươi, lẫn theo phân nhưng người bệnh không thấy đau.
Viêm loét đại trực tràng: Thường xuyên đi ngoài ra máu tươi, kèm theo dịch nhầy trong phân và các triệu chứng như đau dữ dội vùng bụng dưới, sốt…là biểu hiện của viêm loét đại trực tràng.
Ngoài ra, một số bệnh lý như bệnh máu trắng, máu không đông, một số bệnh truyền nhiễm…cũng có hiện tượng đi ngoài ra máu.
Cho dù đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì thì tác hại của hiện tượng này cũng đều khá nguy hiểm: gây thiếu máu cục bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày, nếu bị ung thư có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.
Điều trị đi ngoài ra máu như thế nào?
Các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa An Giang khuyên bệnh nhân không nên tự chẩn đoán mua thuốc tự điều trị tại nhà, vì việc này có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng và phức tạp hơn.
Nếu mức độ đi ngoài ra máu còn nhẹ, người bệnh có thể cải thiện bằng các cách sau:
Có chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung những thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau, hoa quả tươi, nước…đồng thời tránh các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu bia…
Tập thể dục đều đặn, tránh căng thẳng, áp lực.
Tập thói quen đi cầu theo giờ, cố gắng hạn chế việc rặn mạnh.
Hạn chế công việc nặng, không ngồi lâu hoặc đứng nhiều.
Đi ngoài ra máu là triệu chứng chủ yếu của các bệnh về hậu môn và trực tràng. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được bác sỹ thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Tại An Giang, Phòng Khám Đa Khoa An Giang từ lâu được biết đến là cơ sở y tế uy tín chuyên khám và điều trị các bệnh về hậu môn - trực tràng. Với đội ngũ bác sỹ có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm kết hợp cùng phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, hiện đại, phòng khám đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân bị đi ngoài ra máu thoát khỏi hiện tượng oái ăm này.
Trên đây là những thông tin giải đáp từ các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Đi ngoài ra máu là bệnh gì?”. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0296 398 0000 , các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể và chi tiết nhất cho bạn.