TRĨ HỖN HỢP: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Trĩ hỗn hợp là sự liên kết giữa búi trĩ ngoại và trĩ nội. So với trĩ khác, dạng trĩ này có mức độ phức tạp và nguy hiểm hơn. Thậm chí, còn dễ nhầm lẫn triệu chứng với bệnh trĩ còn lại như: đau và sưng hậu môn, chảy máu khi đại tiện… Nội dung dưới đây sẽ cung cấp đến mọi người thông tin chi tiết về trĩ nội ngoại hỗn hợp. Nguyên nhân, phương pháp điều trị để hạn chế tối đa rủi ro

Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp hình thành khi bệnh nhân mắc cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh diễn biến lâu ngày sẽ thúc đẩy búi trĩ nội sưng to, sa ra ngoài. Sau đó liên kết với búi trĩ ngoại được hình thành bên ngoài cửa hậu môn.

So với các dạng trĩ còn lại, trĩ nội ngoại hỗn hợp không phổ biến. Tuy nhiên, diễn biến của bệnh rất phức tạp. Có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Hình ảnh trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp có mấy loại?

Các dấu hiệu bệnh trĩ hỗn hợp sẽ có sự khác biệt tùy thuộc từng cấp độ. Có thể dựa vào các cấp độ bệnh mà nhận biết rõ hơn triệu chứng mắc phải cũng như có phương pháp chữa trị thích hợp, hiệu quả.

1. Trĩ hỗn hợp độ 1

Cấp độ 1 là thời kỳ bệnh rất nhẹ, chưa bị sa trĩ nên người bệnh không thấy triệu chứng trĩ sa ở cửa hậu môn. Tuy nhiên, nếu xuất hiện búi trĩ ngoại thì sờ kỹ có thể phát hiện rất dễ dàng.

Triệu chứng đại tiện ra máu ở giai đoạn đầu không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Thậm chí, lượng máu rất ít, có thể lẫn vào phân nên đa số người bệnh không phát hiện ra.

2. Trĩ hỗn hợp độ 2

Cấp độ 2 cũng là dạng nhẹ nhưng triệu chứng đã nặng hơn rất nhiều. Búi trĩ có hiện tượng sa xuống nhưng sau đó lại tự co lên, có thể người bệnh không chú ý.

Cảm giác vướng víu khi đại tiện dần lộ rõ hơn. Người bệnh dễ bị chảy dịch nhầy quanh hậu môn. Bắt đầu từ cấp độ 2, trĩ nội ngoại hỗn hợp có thể xuất hiện triệu chứng đau, ngứa hậu môn.

Trĩ hỗn hợp giai đoạn nhẹ (Độ 1,2)

3. Trĩ hỗn hợp độ 3

Đây là cấp độ búi trĩ đã sa nặng nề, không tự co lại hậu môn được nữa, phải dùng ngoại lực tác động như dùng tay đẩy lên.

Kèm theo đó là triệu chứng đại tiện ra máu, máu chảy thành giọt, dịch nhầy ra liên tục. Người bệnh xuất hiện cơn đau và ngứa. Ngứa là do dịch nhầy xuất hiện nhiều. Đau là do búi trĩ bị tổn hại nặng nề.

4. Trĩ hỗn hợp độ 4

Giai đoạn cuối cùng bệnh chuyển biến cực kỳ nặng. Dù có dùng tay đẩy nhưng chưa chắc giữ được búi trĩ nằm trong ống hậu môn.

Tình trạng ra máu: máu có thể chảy thành dòng, phun thành tia như tiết gà. Thậm chí xuất hiện biến chứng viêm nhiễm, áp-xe, rò hậu môn…

Trĩ hỗn hợp giai đoạn nặng (Độ 3,4)

Tìm hiểu nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp

Là thiếu sót lớn nếu tìm hiểu chi tiết và đầy đủ về trĩ hỗn hợp lại không quan tâm với nguyên nhân gây ra. Có thể nói, trĩ nội ngoại hỗn hợp là bệnh xuất phát từ chính sinh hoạt hàng ngày. Do đó, tác nhân mắc bệnh chủ yếu do những yếu tố sau:

  • Thói quen vận động

Ngồi lâu, đứng lâu, nằm lâu, khuân vác nặng… đều là tác nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vùng cơ hậu môn chịu áp lực nặng, nên giãn rộng quá mức, dần dần hình thành trĩ.

  • Chế độ ăn uống

Hậu môn – trực tràng hoạt động tốt hay không phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống có đầy đủ chất xơ, đủ nước không. Nếu ăn uống nhiều chất khó tiêu, cay nóng,… hậu môn – trực tràng chịu sự kích thích, dẫn tới trĩ.

  • Thói quen xấu khi đại tiện

Ngồi đại tiện hàng tiếng đồng hồ. Người mang điện thoại, người mang sách, truyện, báo… vào sử dụng trong nhà vệ sinh. Tư thế này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe hậu môn – trực tràng.

  • Các nguyên nhân khác

Cơ địa phần cơ hậu môn – trực tràng yếu hơn người khác: Cơ địa phần cơ hậu môn yếu hơn người khác, nguy cơ bệnh trĩ rất cao.

Phụ nữ mang thai – sinh con: Do áp lực dồn từ tử cung xuống hậu môn khá nặng nề.

Tuổi tác: Tuổi càng cao, cơ thể kém thì cơ hậu môn co giãn cũng kém.

Táo bón mạn tính: Táo bón không chỉ là tác nhân, còn là triệu chứng, tác hại của bệnh trĩ. Táo bón còn đi kèm nhiều bệnh hậu môn – trực tràng khác.

Nhận biết triệu chứng trĩ hỗn hợp điển hình

Trĩ hỗn hợp có thể điều trị khỏi nhưng quan trọng nhất là người bệnh cần phát hiện sớm và chủ động trong việc thăm khám kịp thời. Vì vậy, để phát hiện và tới khám, người bệnh cần lưu ý tới triệu chứng bệnh. Dưới đây là các triệu chứng điển hình:

  • Đại tiện ra máu

Đối với bệnh nhân bị trĩ nội ngoại hỗn hợp, tình trạng đại tiện ra máu khá nặng. Càng để lâu không điều trị thì hiện tượng ra máu càng nặng nề hơn.

Đại tiện ra máu

  • Trĩ sa ở cửa hậu môn

Búi trĩ ban đầu có màu đỏ tươi, mềm. Về sau, búi trĩ sa nhiều, búi trĩ ngày một chuyển màu sậm, tím hơn. Kèm theo cảm giác bề mặt búi trĩ thô, dễ bị trầy xước.

  • Chảy dịch nhầy ở hậu môn

Ống hậu môn – trực tràng bị tổn thương khi mọc trĩ. Dần dần gây ra tình trạng chảy dịch nhầy. Bệnh càng nặng, dịch nhầy chảy càng nghiêm trọng .

  • Đau ngứa quanh hậu môn

Đau do hậu môn sưng loét hoặc bị chảy máu, nứt. Ngứa do chảy máu nhiều kích ứng da. Chú ý vệ sinh cẩn thận sẽ đỡ ngứa.

Tác hại bệnh trĩ hỗn hợp với sức khỏe con người

Nếu tìm hiểu trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không chắc hẳn mọi người cũng nghe nói đến bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Thực tế, trĩ nội ngoại hỗn hợp chính là sự tổng hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, tác hại của bệnh tăng lên gấp nhiều lần. Những ảnh hưởng có thể kể đến:

  • Sa búi trĩ

Trĩ nội ngoại hỗn hợp, dù ở mức độ nhẹ nhưng búi trĩ đã khá lớn, tác động tiêu cực đến sức khỏe bệnh nhân. Trĩ sa nên vướng víu, ảnh hưởng nặng đến sinh hoạt hàng ngày.

Sa búi trĩ

  • Tác động xấu tới chức năng hậu môn - trực tràng

Hoạt động đại tiện bị ảnh hưởng nặng nề khi mắc bệnh. Trong đó, đau hậu môn khi đại tiện, thậm chí đau cả khi ngồi lâu, đứng lâu. Hậu môn có nguy cơ viêm nhiễm, nghẹt,…

  • Mất máu kéo dài

Đại tiện ra máu xuất hiện từ khi bệnh nhẹ tới giai đoạn nặng, có thể nhiều tháng nhiều năm. Người bệnh không điều trị sẽ dẫn tới mất máu kéo dài gây ra thiếu máu. Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, đau đầu, giảm trí nhớ,…

  • Viêm nhiễm kéo dài

Búi trĩ càng tồn tại lâu càng khiến người bệnh dễ dàng bị viêm nhiễm. Viêm nhiễm kéo theo nhiều bệnh lý khác: áp-xe hậu môn, rò hậu môn…

  • Mất chức năng hậu môn

Cơ co thắt hậu môn – trực tràng có nhiệm vụ co giãn để hậu môn co bóp đẩy phân ra ngoài. Bệnh trĩ càng lâu thì chức năng cơ co thắt càng bị tổn hại. Có người phải thay thế bằng hậu môn giả.

  • Nguy cơ ung thư hậu môn

Đây là tác động nặng nề nhất. Khi tế bào bị kích thích đến một mức nhất định sẽ sinh ra đột biến gen, tạo thành tế bào ung thư. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên coi thường bệnh trĩ nội ngoại hỗn hợp.

Trĩ hỗn hợp có chữa được không?

Bệnh trĩ nói chung, trĩ hỗn hợp nói riêng là chứng bệnh gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống bệnh nhân. Hơn nữa, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, đúng hướng thì bệnh có nguy cơ tiến triển xấu, dẫn tới biến chứng phức tạp, nghiêm trọng.

Chữa trĩ nội ngoại hỗn hợp hiệu quả và triệt để phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó, thời gian phát hiện và mức độ bệnh chính là yếu tố quan trọng. Cụ thể:

  • Nếu trĩ được phát hiện ở giai đoạn đầu ngay khi xuất hiện, người bệnh có thể bình phục chỉ dựa vào phương pháp đơn giản: thay đổi, cân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, chú ý vệ sinh sạch sẽ, xây dựng lối sống lành mạnh…

  • Nếu trĩ tiến triển ở mức độ nặng, việc điều trị khó khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian hơn. Vì có sự xuất hiện của búi trĩ bên trong và bên ngoài hậu môn. Lúc này, người bệnh cần được chẩn đoán, điều trị theo phác đồ bác sĩ chỉ dẫn.

Điều trị trĩ hỗn hợp như thế nào cho hiệu quả?

Để điều trị trĩ hỗn hợp, bác sĩ chuyên khoa phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, mức độ tổn thương, mức độ đáp ứng liệu trình của từng bệnh nhân. Bên cạnh việc áp dụng phương pháp y tế, bệnh nhân cần ngăn chặn yếu tố thuận lợi khiến bệnh khởi phát theo chiều hướng xấu.

1. Chữa bệnh trĩ hỗn hợp bằng tây y có tốt không?

Thực tế, có rất ít bệnh nhân bị trĩ nội ngoại hỗn hợp được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị nội khoa. Vì phương pháp này hầu như chỉ mang hiệu quả với trường hợp trĩ mức độ nhẹ, tổn thương chưa nghiêm trọng, chưa phát sinh biến chứng. Dưới đây là một số biện pháp nội khoa điển hình:

Thuốc tây chữa bệnh trĩ hỗn hợp (Hình ảnh minh họa)

  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Nhu động ruột chậm hay nhanh có thể khiến bệnh nhân bị táo bón, tiêu chảy mạn tính. Loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm áp lực lên ống hậu môn – trực tràng, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

  • Thuốc đạn, thuốc mỡ: Loại thuốc này có tác dụng cải thiện viêm sưng, hỗ trợ làm bền thành mạch và gây tê.

  • Thuốc làm bền thành mạch: Tác dụng chính của nhóm thuốc này là tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề.

  • Thuốc kháng viêm, giảm đau: Nhóm thuốc này được bác sĩ chuyên khoa kê đơn khi bệnh nhân có cảm giác đau đớn, viêm sưng, phù nề. Và đặc biệt khi bệnh nhân không đáp ứng tốt các loại thuốc điều trị tại chỗ.

2. Chữa bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà bằng mẹo tự nhiên

Một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp như: nên ăn gì, kiêng gì, một số mẹo đơn giản từ thiên nhiên... Chúng thích hợp sử dụng trong giai đoạn nhẹ, khi bệnh mới hình thành, triệu chứng chưa nghiêm trọng.

Bệnh trĩ hỗn hợp nên ăn gì tốt nhất?

Người bị trĩ hỗn hợp nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ

  • Thực phẩm giàu chất sắt: Mận, mơ khô, nho khô, hạt điều, hạnh nhân, khoai tây luộc, gan gà, cá ngừ, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, mè đen…

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Đậu phụ, mơ, ngũ cốc, cà rốt, súp lơ, cam, quýt, dâu tây, rau màu xanh…

  • Thực phẩm nhuận tràng: Rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau diếp cá, rau dền…

  • Thực phẩm giàu magie: Rau chân vịt, bột yến mạch, quả bơ, nho khô không hạt, đậu nành…

Bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch nên kiêng ăn gì?

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt…

  • Hạn chế muối, hạn chế chất kích thích nói chung như rượu, bia, cà phê…

  • Hạn chế nước ngọt có gas

  • Hạn chế bánh ngọt, socola,…

  • Đồ ăn chứa chất béo, nhiều dầu mỡ, chiên xào…

Trị trĩ hỗn hợp bằng dầu dừa

Tác dụng: Với hàm lượng axit béo, khoáng chất, dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, ngăn nứt nẻ, giảm ngứa rát, chống viêm,…

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hậu môn và dùng khăn lau khô

  • Sử dụng 1 ít dầu dừa thoa lên búi trĩ, đợi khô hoàn toàn

Trị bệnh trĩ nội ngoại hỗn hợp với nước cây phỉ

Tác dụng: Giảm đau trĩ tự nhiên, an toàn cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em.

Cách thực hiện:

  • Lấy miếng vải sạch nhúng vào nước cây phỉ, đặt nó ở hậu môn trong 30 phút

  • Bôi nước cây phỉ trực tiếp vào búi trĩ và khu vực hậu môn

3. Chữa trĩ hỗn hợp bằng đông y có hiệu quả?

Thuốc đông y chữa bệnh trĩ hỗn hợp có hiệu quả không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Đông y từ lâu được biết tới bệnh nội tiết như nóng trong người, đái rắt, hay trĩ…

Bài thuốc đông y chữa trĩ hỗn hợp (Hình ảnh minh họa)

Bài thuốc 1.

Thành phần: Đại hoàng 4g, Chỉ xác, hồng hoa, đào nhân: 8g, Hoa hòe, bạch thược đương quy: 12g, Sinh địa 20g.

Cách sử dụng:

  • Tất cả nguyên liệu cho vào ấm, sắc cùng 5 bát nước

  • Khi thấy nước dần cạn còn 2 bát thì tắt bếp

  • Chia thuốc thành 3 phần uống trong ngày

Bài thuốc 2.

Thành phần: Đương quy 10g, Hoàng liên, thược dược, đào thân, trạch tả, nghiệt bì: 12g, Sinh địa 16g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc rồi cho vào ấm

  • Cho thêm 600ml nước để sắc

  • Sắc còn 1/3 thì lấy nước chia 2 – 3 lần uống trong ngày

Khuyến cáo: Tất cả những phương pháp điều trị trĩ nội ngoại hỗn hợp tại nhà mà chúng tôi liệt kê ở trên chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, bệnh giai đoạn đầu.

Thêm nữa, những phương pháp chữa trĩ tại nhà chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh, hoàn toàn không có tác dụng trị triệt để bệnh nếu búi trĩ sa ra hậu môn, xuất hiện biến chứng…

Giải pháp tốt nhất là bệnh nhân nên chủ động đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để được bác sĩ thăm khám, điều trị.

4. Phẫu thuật cắt trĩ hỗn hợp bằng phương pháp nào tốt nhất?

Phẫu thuật cắt trĩ hỗn hợp (Mổ trĩ hỗn hợp) là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp khác không có tác dụng. Vậy phương pháp phẫu thuật trĩ nào mang lại hiệu quả cao nhất?

Phòng Khám Đa Khoa An Giang- Một trong những địa chỉ chuyên khoa hậu môn – trực tràng chữa bệnh trĩ nội ngoại hỗn hợp nhận được phản hồi tốt từ phía bệnh nhân đang sử dụng phương pháp điều trị trĩ hỗn hợp: Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II tiên tiến bậc nhất, đem lại hiệu quả cao, lâu dài cho người bệnh.

Phương pháp HCPT tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang

Ưu điểm: Hạn chế đau đớn và chảy máu, kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên không ảnh hưởng mô lành tính lân cận, vết thương nhỏ nên thời gian vết thương lành nhanh. Tỷ lệ biến chứng gần như bằng 0. Thuốc đông y nhuận tràng, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y…

Lưu ý: Mức chi phí cắt trĩ chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy vào mức độ của bệnh và chính sách của phòng khám, chưa bao gồm thuốc men hoặc các khoản phát sinh khác (Nếu có). Để biết thêm thông tin chi tiết, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng bằng cách trò chuyện cùng bác sĩ qua livechat cuối bài viết hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ sẽ gọi lại tư vấn miễn phí.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết trĩ hỗn hợp là gì, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và các phương pháp điều trị phổ biến. Để biết thêm về phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT II, liên hệ đường dây nóng 0296 398 0000 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp miễn phí.