TỔNG HỢP TẤT CẢ KIẾN THỨC VỀ BỆNH TRĨ

Bệnh trĩ là bệnh lý thuộc khu vực hậu môn – trực tràng. Trĩ phổ biến ở người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh hình thành do táo bón, tiêu chảy kéo dài, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ... Trĩ không đe dọa trực tiếp tính mạng con người. Tuy nhiên, chủ quan trong điều trị có thể gián tiếp dẫn tới ung thư hậu môn – trực tràng.

Bệnh trĩ là sao?

Bệnh trĩ còn có tên gọi khác là lòi dom. Là thuật ngữ đề cập đến tình trạng phình giãn tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn. Gây ứ huyết, tạo thành cấu trúc dạng búi.

Hình ảnh bệnh trĩ

Mặc dù ít khi nguy hại cho tính mạng con người, nhưng trĩ ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, giảm năng suất lao động, chất lượng giấc ngủ, tác động tiêu cực đến tâm sinh lý.

Trĩ được phân thành 4 loại chính:

  • Trĩ ngoại: Là tình trạng phình giãn tĩnh mạch nằm ở bên dưới đường lược. Vì xuất hiện gần bên ngoài ống hậu môn nên trĩ ngoại dễ nhận biết – ngay cả giai đoạn đầu.

  • Trĩ nội: Xảy ra khi chân búi trĩ nằm trên đường lược. Búi trĩ được phủ bởi niêm mạc tuyến trực tràng. Trĩ nội phát triển sâu trong ống trực tràng, khó phát hiện và nhận biết ở giai đoạn đầu.

  • Trĩ hỗn hợp: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở cả trên và dưới đường lược. Khi dây chằng ở hậu môn giãn ra để trĩ nội và trĩ ngoại gặp nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp.

  • Trĩ vòng: Vị trí của trĩ ban đầu là vị trí các đám rối tĩnh mạch trĩ. Lúc mới phát sinh, búi trĩ còn nhỏ. Sau đó, giữa các búi trĩ chính xuất hiện búi trĩ phụ, tạo thành trĩ vòng, chiếm hết chu vi hậu môn.

Nhận biết các cấp độ phát triển của bệnh trĩ

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngày càng tăng với 4 loại chính: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng. Từng loại trĩ có những cấp độ khác nhau và triệu chứng từng cấp độ không giống nhau. Cụ thể:

1. Các cấp độ phát triển của bệnh trĩ nội

Trĩ nội hình thành bên trong hậu môn. Khi bệnh chuyển nặng thì các búi trĩ sẽ phát triển mạnh hơn, nhanh chóng sa ra ngoài. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ nội qua các triệu chứng như: Thường xuyên đau nhức, khó chịu, viêm nhiễm hậu môn...

Các cấp độ phát triển của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội cấp độ 1

Bệnh nhân thường đi đại tiện ra máu. Lúc này, các búi trĩ chưa sa ra ngoài. Bệnh nhân không có cảm giác đau, ngứa rát hậu môn.

Bệnh trĩ nội độ 2

Hậu môn bệnh nhân bắt đầu xuất hiện cục thịt thừa (búi trĩ), nhất là khi đại tiện. Nếu đại tiện xong, búi trĩ sẽ nhanh chóng tụt lại vào trong.

Bệnh trĩ nội cấp độ 3

Búi trĩ nhanh chóng phát triển, sa ra ngoài. Khi đại tiện, người bệnh phải dùng tay ấn vào mới có thể đẩy búi trĩ thụt vào bên trong.

Bệnh trĩ nội độ 4

Búi trĩ xuất hiện thường xuyên ở hậu môn, có màu đỏ, mềm, ẩm ướt. Bệnh nhân luôn khó chịu, mệt mỏi. Nếu không được kiểm soát có thể hoại tử búi trĩ.

2. Cấp độ nặng và nhẹ của bệnh trĩ ngoại

Đối với trĩ ngoại, búi trĩ nhanh chóng hình thành ở vùng rìa hậu môn. Bệnh nhân dễ nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ngoại vì búi trĩ màu đỏ sẫm, có thể nhìn thấy được ngay từ giai đoạn đầu. Dưới đây là 2 cấp độ nhẹ và nặng của trĩ ngoại.

Bệnh trĩ lòi dom cấp độ nhẹ (Bệnh trĩ ngoại độ 1,2)

Bệnh nhân cảm giác vướng víu hậu môn, búi trĩ lòi ra như hạt đậu. Khi mặc quần sẽ cộm. Về sau, búi trĩ phát triển nhanh và sưng to.

Bệnh nhân thường xuyên đau rát, ngứa, khó chịu, ẩm ướt hậu môn. Máu chảy ra thấm ở giấy vệ sinh nhưng ít.

Bệnh trĩ ngoại độ 3, cấp độ 4 (Cấp độ nặng)

Búi trĩ phát triển nhân, nằm ở lỗ hậu môn, làm tắc nghẽn hậu môn. Bệnh nhân đại tiện gặp nhiều khó khăn.

Máu có thể chảy thành tia, khiến bệnh nhân chóng mặt, suy nhược cơ thể. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới viêm nhiễm, chảy dịch, hoại tử, áp-xe hậu môn, ung thư hậu môn – trực tràng...

3. Nhận biết cấp độ bệnh trĩ tổng hợp

Trĩ hỗn hợp thường gặp ở bệnh nhân bị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Khi trĩ diễn biến lâu ngày, trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp ở cấp độ càng cao, mức độ càng nặng càng khó chữa.

Trĩ tổng hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp giai đoạn 1

Trĩ hỗn hợp độ 1 là giai đoạn sớm nhất của bệnh. Khi trĩ nội phát triển đến giai đoạn 3 và kết hợp với trĩ ngoại sẽ hình thành trĩ hỗn hợp giai đoạn 1. Tình trạng bệnh lúc này còn khá nhẹ.

Bệnh trĩ hỗn hợp giai đoạn 2

Giai đoạn bắt đầu chuyển biến nặng, người mắc bệnh cảm nhận được sự thay đổi của bệnh: đau xung quanh hậu môn, chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da...

Bệnh trĩ hỗn hợp giai đoạn 3

Bệnh nhân bắt đầu bước vào giai đoạn hỗn hợp mạn tính. Số lần sa hậu môn ra ngoài tăng nhiều, bệnh nhân phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong.

Búi trĩ có màu đỏ tươi, khá mềm, sưng. Bệnh nhân đi lại khó khăn, thường xuyên chảy máu hậu môn.

Bệnh trĩ hỗn hợp giai đoạn 4

Bệnh nhân bắt đầu đau hậu môn, đứng hay ngồi đều khó chịu. Búi trĩ có hiện tượng sa nghẹt, viêm nhiễm, dùng tay không thể đẩy quay lại hậu môn được nữa.

4. Nhận biết các cấp độ bệnh trĩ vòng

Đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, sa búi trĩ... là triệu chứng chung của bệnh trĩ. Khi bị trĩ vòng, bệnh nhân cũng gặp triệu chứng tương tự. Điểm duy nhất để phân biệt được dạng trĩ là dựa vào vị trí hình thành búi trĩ và đặc điểm búi trĩ.

Bệnh trĩ vòng

Trĩ vòng mức độ nhẹ

Lúc đầu, các búi trĩ nội, trĩ ngoại nằm phân cách nhau ở 3 vị trí: phải trước, phải sau, trái.

Trĩ vòng mức độ nặng

Sau đó, các búi trĩ nội và trĩ ngoại liên kết lại với nhau thành búi trĩ hỗn hợp.

Sau đó chúng tăng dần về kích thước, giữa các búi trĩ chính lại xuất hiện búi trĩ phụ rồi hợp lại thành một vòng tròn trĩ, chiếm hết toàn bộ vòng hậu môn.

Trên vòng tròn trĩ, có chỗ to, chỗ nhỏ khác nhau và giữa chúng là các ngấn nông hay sâu.

Bệnh trĩ xuất hiện ở độ tuổi nào?

Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào là thắc mắc của nhiều người. Đối với vấn đề này, Tiến sĩ. Bác sĩ CKII ngoại tiêu hóa Trịnh Tùng – Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết:

Hiện nay, có hơn 50% dân số mắc trĩ, đây là con số đáng báo động. Đa phần tỷ lệ mắc trĩ rơi vào những người ở độ tuổi trung niên, từ 50 tuổi trở lên. Con số này đang có sự thay đổi rõ rệt, đang xuất hiện nhiều ở người trong nhóm tuổi 35 – 40. Thậm chí là những bạn trẻ độ tuổi đi học”. Cụ thể:

  • Trẻ nhỏ

Do trẻ lười ăn rau xanh, thích đồ ăn nhanh, không biết cách giữ vệ sinh hậu môn... Ngoài ra, do cha mẹ tạo thói quen không tốt cho trẻ, để trẻ vừa ăn vừa xem phim, chơi game... dẫn tới rối loạn tiêu hóa, táo bón.

  • Người trên 20 tuổi

Do thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đường bột, thức ăn cay nóng, nhiều rượu bia,... Hơn nữa, do thói quen ít vận động, thường gặp vấn đề về tiêu hóa.

  • Người trong độ tuổi 45 – 65

Trong đó, tỷ lệ người mắc bệnh trong độ tuổi từ 51 - 60 là 74,1%. Tỷ lệ người mắc bệnh sau tuổi 60 là 75,5%. Độ tuổi này dễ mắc bệnh nhất do hệ thống hậu môn – trực tràng bị lão hóa, giảm khả năng đàn hồi, suy yếu.

Bệnh trĩ lây qua đường nào?

Tiến sĩ. Bác sĩ CKII ngoại tiêu hóa Trịnh Tùng cho biết: “Có thể khẳng định, trĩ không lây lan qua bất cứ con đường nào. Bệnh lây nhiễm thường được tạo ra bởi tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm... Trong khi bản chất bệnh này do sự sa giãn quá mức tĩnh mạch hậu môn, tạo áp lực lên trực tràng rồi hình thành búi trĩ”. Cụ thể:

  • Táo bón: Các khối phân trong ruột bị mất nước, khiến chúng to, khô cứng. Mỗi khi đại tiện phải cố rặn mạnh để đẩy chúng ra ngoài. Khiến tĩnh mạch hậu môn phải căng giãn nhiều lần

  • Người thường xuyên đứng hoặc ngồi lâu: nhân viên văn phòng, lái xe, đứng gác... Cố định một tư thế gây áp lực xuống hậu môn, khiến đám rối tĩnh mạch sa xuống, hình thành trĩ.

  • Phụ nữ mang thai: Sự gia tăng kích thước tử cung để phù hợp với sự phát triển của thai nhi gây chèn ép bàng quang, trực tràng, hậu môn.

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Ăn ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia thuốc lá...

  • Chế độ sinh hoạt không phù hợp: Thức khuya, dậy sớm, lười vận động...

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao hệ tiêu hóa hoạt động càng kém, hình thành trĩ.

Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bệnh trĩ ra máu là tình trạng nguy hiểm. Trước hết, bệnh trĩ gây táo bón khiến người bệnh người bệnh đau rát, khó chịu. Nếu không cầm được máu, bệnh nhân bị mất máu. Cơ thể choáng váng, mệt mỏi, bất tiện trong sinh hoạt...

Đối với trường hợp trĩ nội, người bệnh khó cầm máu, dẫn tới mất nhiều máu. Bên cạnh đó, chảy máu do trĩ có thể khiến bệnh nhân bị bội nhiễm, nhiễm trùng máu, dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Nếu không điều trị kịp thời, không chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ trở nặng hơn hoặc gặp phải biến chứng: ung thư hậu môn – trực tràng, suy giảm chức năng tình dục...

Bệnh trĩ uống thuốc tây có khỏi không?

Có người thắc mắc “Bệnh trĩ uống thuốc tây có khỏi không” Đối với vấn đề này, Tiến sĩ. Bác sĩ CKII ngoại tiêu hóa Trịnh Tùng trả lời như sau: “Không phải bất cứ trường hợp nào, người bệnh cũng có thể dùng thuốc chữa bệnh trĩ. Ở trường hợp bệnh nhẹ, thuốc men có thể điều trị trĩ. Tuy nhiên, trường hợp nặng, người bệnh cần áp dụng phương pháp ngoại khoa mới hy vọng trĩ dứt điểm bệnh”.

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?

Về công dụng, thuốc tây thường mang lại hiệu quả khá ổn định trong việc làm dịu hiện tượng đau, rát hậu môn, hạn chế táo bón, cải thiện đường tiêu hóa, làm búi trĩ teo lại.

Nhưng không vì vậy mà bệnh nhân tùy tiện mua về sử dụng. Bởi vì tình trạng bệnh khác nhau cần loại thuốc, liều lượng khác nhau.

Đó là chưa kể, hầu hết thuốc tây chữa bệnh trĩ đều để lại tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân dùng bất cứ loại thuốc nào cũng lắng nghe chỉ định, tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Bệnh trĩ ăn gì và kiêng gì để giảm triệu chứng?

Bên cạnh việc điều trị, ăn uống khoa học, hợp lý cũng giúp bệnh trĩ nhanh chóng được chữa khỏi. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát. Những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh biết được thực phẩm nào nên ăn và nên tránh khi bị trĩ.

1. Bệnh trĩ ăn gì để búi trĩ không phát triển

Có nhiều tác nhân hình thành trĩ, trong đó táo bón lâu ngày được cho là yếu tố tác động chính gây bệnh. Do vậy, để giúp bệnh trĩ mau lành, cần phải xây dựng một chế độ ăn uống đúng cách.

  • Thực phẩm chứa chất xơ: Bệnh trĩ ăn rau diếp cá, rau đay, mồng tơi, thanh long, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, trái cây tươi...

  • Uống đủ nước: Nên uống 2 – 2.5 lít nước/ngày. Đối với người vận động nên uống nhiều hơn. Uống một cốc buổi sáng khi mới thức dậy, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

  • Bổ sung thực phẩm giàu omega: Cá nước lạnh, các loại hạt như hạt chia, hạt lanh...giúp cơ thể chống lại nguy cơ bệnh trĩ.

  • Vitamin C và E: Ổi, kiwi, dâu tây, cam, đu đủ, bông cải xanh...ngăn ngừa viêm nhiễm, chữa lành mô viêm, thu nhỏ búi trĩ...

  • Vi chất magie và kẽm: Socola đen, bơ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, quả hạnh, nho khô... chứa nhiều kẽm, magie, giúp cơ thể bổ sung vi chất.

2. Bệnh trĩ kiêng gì để bệnh không nặng thêm

Bên cạnh thực ăn vô cùng tốt cho cơ thể, vẫn còn đó những thực phẩm nên kiêng và nên tránh khi bệnh nhân bị trĩ. Dưới đây là những thực phẩm nên tránh bệnh nhân cần ghi nhớ.

Bệnh trĩ kiêng gì?

  • Ngũ cốc tinh chế: Bánh quy, bánh mì... dễ gây táo bón

  • Ăn quá nhiều thịt: Thịt chứa nhiều đạm nhưng không chứa chất xơ, dễ gây khó tiêu, táo bón, đầy bụng.

  • Thức ăn cay: Ớt, tiêu, gừng, mù tạt... có tính nóng. Khi hấp thu vào cơ thể dễ tăng huyết áp, đổ mồ hôi, nóng trong, táo bón

  • Đồ ăn mặn: Thức ăn mặn hấp thu nước trong cơ thể khiến phân cứng, xáo trộn đường tiêu hóa, đại tiện khó khăn

  • Đồ uống chứa cồn: Khiến nội tạng tích nhiệt, cà phê làm đầy bụng, cơ thể mất nước, phân khô, dẫn tới táo bón.

Ở đâu chữa bệnh trĩ tốt nhất An Giang?

Hiện nay, trên địa bàn An Giang có rất nhiều địa chỉ khám, chữa bệnh trĩ ra máu ra đời. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng chất lượng. Chính vì vậy, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ uy tín, an toàn, công khai mức chi phí minh bạch trước khi tiến hành điều trị.

Dưới đây là một số gợi ý người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn cho phù hợp với vị trí địa lý, tình trạng sức khỏe, tài chính cá nhân...

Phòng Khám Đa Khoa An Giang

  • Địa chỉ: 1502A, TRẦN HƯNG ĐẠO, P.MỸ PHƯỚC, TP. LONG XUYÊN, AN GIANG

  • Thời gian làm việc: Từ 8h00 đến 20h00 (tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ tết)

1502, Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Phước, Tp. Long Xuyên, An Giang- Phòng Khám Đa Khoa An Giang chữa bệnh trĩ giai đoạn 1, 2, 3, 4 hiệu quả

Qua nội dung trong bài, mọi người đã hiểu bệnh trĩ là gì? Các cấp độ nhận biết trĩ, mức độ nguy hiểm và cách điều trị. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0296 398 0000 để được giải đáp miễn phí.