TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRĨ:DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ PHÂN LOẠI BỆNH TRĨ

Bệnh trĩ (Hay còn gọi là bệnh lòi dom), bệnh có 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại, ở mỗi loại trĩ sẽ có dấu hiệu và liệu pháp điều trị khác nhau. Vậy cụ thể, benh tri là như thế nào? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang, để có những thông tin chi tiết hơn.

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là bệnh lý thuộc vùng hậu môn - trực tràng, bệnh do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh thường gây sưng đau, ngứa, rát và xuất huyết vùng hậu môn - trực tràng. Bệnh trĩ có thể xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, người có đặc điểm công việc ít phải vận động, phụ nữ mang thai…

Dấu hiệu nhận biết và phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau như: ngứa, đi ngoài ra máu,co thắt búi trĩ,... và chúng được phân ra thành nhiều loại.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Khi mới mắc trĩ, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa đôi chút ở hậu môn, lâu dần sẽ xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn.

Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng, các búi trĩ sẽ sa ra ngoài sau mỗi lần đi đại tiện hoặc vận động mạnh, nhưng có thể tự co lên được. Lúc này, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các búi trĩ sẽ phát triển lớn hơn nữa và sa hẳn ra ngoài hậu môn không tự co lên được mà phải dùng lực tác động chúng mới co vào trong.

Nặng nhất, các búi trĩ có hình dáng ngoằn ngoèo sẽ nằm ngoài hậu môn và không thể co lại gây ra tình trạng nghẹt búi trĩ ảnh hưởng đến chứng năng hậu môn. Bên cạnh đó, xuất hiện chất dịch nhầy được tiết ra liên tục ở hậu môn gây ẩm ướt, ngứa ngáy, có mùi khó chịu và có thể gây viêm nhiễm, lở loét.

Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại là: Trĩ nội và trĩ ngoại. Ở mỗi loại sẽ có tính chất đặc điểm khác nhau, cụ thể là:

Trĩ nội do các búi tĩnh mạch gấp khúc, phì đại nằm phía trên đường lược tạo thành và có chiều hướng xung huyết, chảy máu nhiều. Tình trạng sa búi trĩ xảy ra khi bệnh đã phát triển nặng.

Trĩ ngoại do đám rối tĩnh mạch bị suy giãn nằm phía dưới đường lược tạo thành. Người bệnh có thể quan sát các búi trĩ bằng mắt thường bởi chúng luôn nằm ngoài hậu môn và ít xảy ra tình trạng xung huyết.

Trường hợp đặc biệt, bệnh trĩ có thể kết hợp một lúc cả trĩ nội và trĩ ngoại lúc này, các búi trĩ nội sa ra ngoài sẽ kết hợp với phần trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp. Bệnh phát triển rất phức tạp và gây ra nhiều tổn thương dẫn đến xung huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ. Thậm chí, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Ung thư trực tràng, hoại tử hậu môn… đe dọa trực tiếp đến mạng sống người bệnh. Nên cần phải có biện pháp can thiệp ngay, để bệnh không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Điều trị bệnh trĩ

Đối với bệnh trĩ còn nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc để điều trị. Tuy không thể chữa trị dứt điểm được bệnh nhưng thuốc sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và hạn chế các phiền toái do bệnh trị mang lại. Một khi bệnh đã phát triển nặng, tình trạng sa búi trĩ xuất hiện, chỉ có một cách duy nhất là tiến hành phẫu thuật để loại bỏ tận gốc các búi trĩ.

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa An Giang đã tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh trĩ thành công cho rất nhiều người bằng phương pháp HCPT và nhận được những phản hồi rất tốt như:

  • Bệnh đã khỏi hoàn toàn và không có dấu hiệu tái phát trở lại.

  • Thời gian điều trị và bình phục rất nhanh.

  • Không gây cảm giác đau đớn, mất ít máu.

  • Không để lại sẹo và các tác dụng phụ, biến chứng sau phẫu thuật.

Trên đây là những tư vấn của các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang An Giang về vấn đề “Bệnh trĩ”. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sỹ của chúng tôi, hãy liên hệ tới số điện thoại 0296 398 0000 - 0296 398 0000 để được các bác sỹ tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình...