Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại là cách để người bệnh có hướng chữa bệnh phù hợp và hiệu quả. Vậy cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào? Sau đây, các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa An Giang xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ hình thành là do các tĩnh mạch tại hậu môn bị co giãn quá mức. Đây là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chủ yếu là do táo bón. Tình trạng táo bón kéo dài khiến áp lực lòng hậu môn tăng cao, các tĩnh mạch to và dãn ra, hình thành nên trĩ. Ngoài ra, những thói quen như ngồi nhiều, đứng lâu, lao động nặng nhọc, đại tiện quá lâu….cũng có thể gây ra bệnh trĩ.

Dựa vào cấu trúc giải phẫu, trĩ được chia thành 3 loại sau: Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ nội và trĩ ngoại là 2 dạng trĩ thường gặp. Cho dù bạn bị trĩ nội hay trĩ ngoại, nếu chủ quan không đi thăm khám, thì bạn đều có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu…thậm chí là ung thư trực tràng, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe con người.

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào?

Để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại chính xác, người bệnh cần căn cứ vào những triệu chứng đặc trưng của mỗi loại bệnh.

Trĩ nội

Trĩ nội là sự hình thành của các búi trĩ nằm phía trên đường lược. Bề mặt búi trĩ chính là lớp niêm mạc của ống hậu môn, không có dây thần kinh cảm giác. Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ khác nhau:

  • Trĩ nội độ 1: Đây là giai đoạn mới hình thành của trĩ, búi trĩ còn nhỏ, nằm bên trong hậu môn. Vì thế người bệnh chỉ có thể phát hiện trĩ qua hiện tượng chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Tuy nhiên lượng máu khá ít, để ý thấy dính trên giấy vệ sinh hoặc kèm theo phân.

  • Trĩ nội độ 2: Lúc này kích thước búi trĩ đã phát triển to hơn. Khi đi đại tiện, búi trĩ nội sẽ bị sa ra ngoài hậu môn nhưng vẫn có thể tự co lên được sau đó.

  • Trĩ nội độ 3: Đến cấp độ này, búi trĩ sa ra ngoài không thể tự co lên được mà phải dùng tay đẩy mới thụt vào trong được.

  • Trĩ nội độ 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh nên kích thước búi trĩ khá to, búi trĩ nằm hẳn bên ngoài, dù có tác động bằng tay thì búi trĩ cũng không thể vào bên trong được.

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại là sự hình thành của các búi trĩ nằm phía dưới đường lược. Bề mặt búi trĩ là lớp biểu mô lát tầng, có chứa dây thần kinh cảm giác. Không giống như trĩ nội, các búi trĩ ngoại có thể sa xuống hậu môn ngay từ những giai đoạn đầu. Càng để lâu, kích thước búi trĩ càng phát triển, gây nguy cơ tắc nghẽn, viêm nhiễm hậu môn.

Ngoài ra, trĩ ngoại còn có các triệu chứng đặc trưng như: chảy máu, ngứa, đau rát hậu môn…khi đi đại tiện.

Theo các chuyên gia, các biểu hiện của trĩ thường khá giống nhau, nên việc phan biet tri noi và tri ngoai là điều vô cùng quan trọng, để có thể chữa bệnh hiệu quả. Chính vì vậy, người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu của trĩ thì hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sỹ thăm khám và xác định cụ thể loại bệnh mà bạn mắc phải.

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa An Giang đang áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT vào điều trị bệnh trĩ cực kỳ tối ưu. Cho dù bệnh nặng hay nhẹ, thuộc loại trĩ nội hay ngoại, phương pháp này đều có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Đặc biệt, HCPT có những ưu điểm như: Không gây đau, thời gian điều trị ngắn, không đóng vảy, không có mùi, không nhiễm trùng, không biến chứng, an toàn và đáng tin cậy.

Trên đây là những tư vấn của các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại”. Nếu bạn muốn đặt lịch hẹn khám chữa bệnh, hãy liên hệ tới số điện thoại 0296 398 0000 để được các bác sỹ tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.