GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐI ĐẠI TIỆN KHÓ

“Chào bác sỹ, tôi 35 tuổi, hiện là nhân viên văn phòng. Dạo gần đây tôi có hiện tượng đi đại tiện khó, mỗi lần đại tiện cảm thấy đau và phải dùng sức rất nhiều. Tôi muốn hỏi bác sỹ đây là triệu chứng của bệnh gì và vì sao lại bị đi đại tiện khó? Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Mong bác sỹ giải đáp sớm giúp tôi. Tôi xin cảm ơn bác sỹ!”.

(Chị Tư_35 tuổi_Long Xuyên)

“Chào chị Tư, trước tiên chúng tôi xin cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Phòng Khám Đa Khoa An Giang. Với những thắc mắc trên của chị, các bác sĩ tại phòng khám sẽ giải đáp qua bài viết sau đây”.

Đi đại tiện khó là triệu chứng bệnh gì?

Đi đại tiện khó không phải là bệnh lý riêng biệt, mà là một triệu chứng thường gặp của những bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng.

Một số bệnh lý đáng lưu tâm là:

  • Táo bón: Táo bón là tình trạng phân bị dồn tắc dẫn đến bị khô, cứng, gây khó khăn khi di chuyển ra ngoài. Kèm theo đó là cảm giác bị đau bụng, đầy hơi.

  • Bệnh trĩ: Người mắc trĩ thường có hiện tượng sa búi trĩ. Búi trĩ hình thành ở khu vực hậu môn sẽ làm cản trở quá trình đào thải phân ra ngoài, gây ra chứng đại tiện khó. Ngoài ra, trĩ còn có triệu chứng đại tiện ra máu, lượng máu có thể ít hay nhiều tùy thuộc vào cấp độ của bệnh.

  • Viêm loét, nứt kẽ hậu môn: Ở những người bị táo bón kinh niên, rất dễ khiến hậu môn bị nứt, rách, gây chảy máu mỗi lần đi đại tiện. Vì vậy, việc đại tiện trở nên khó khăn và đau đớn hơn.

  • Polyp đại trực tràng: Polyp là các khối u đa phần lành tính, có thể có cuống hoặc không, kích thích bằng hạt đậu, phát triển hướng vào lòng trực tràng, gây khó khăn trong việc đại tiện.

Vì sao lại bị đại tiện khó?

Bị đi đại tiện khó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính là:

  • Do thói quen ăn uống không hợp lý như: ăn ít chất xơ, rau xanh, uống ít nước, ăn nhiều đồ dầu mỡ, thức ăn khó tiêu…

  • Do bị mắc các bệnh về đường ruột: u xơ ruột, dính ruột, các chứng viêm hậu môn…

  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc thần kinh…

  • Lười vận động, ngồi nhiều hoặc đứng lâu trong thời gian dài.

  • Hay nhịn đại tiện.

  • Phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Bị đại tiện khó tuy không phải là bệnh cụ thể nhưng nếu không chữa trị kịp thời, nó cũng có thể gây ra nhiều nguy hại cho bệnh nhân như: khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố, ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp; gây ra các bệnh lý về hậu môn – trực tràng, rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, người bị đi đại tiện khó thường cảm thấy khó chịu, nhiều lo lắng, không tự tin… ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.

Làm gì để hết bị đại tiện khó?

Nếu bị đi đại tiện khó, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục sau:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa chất xơ, các thực phẩm nhuận tràng, để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Các thực phẩm tốt cho cơ thể như: Trái cây tươi, rau xanh, khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, ngũ cốc…

  • Tạo thói quen sinh hoạt hợp lý: Tích cực rèn luyện thể dục, thể thao, hạn chế ngồi quá lâu một chỗ, tránh lao động nặng, không thức khuya....để giúp quá trình tuần hoàn và lưu thông máu được thuận lợi, tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

  • Giữ tinh thần thoải mái: Yếu tố tâm lý cũng khá quan trọng trong việc cải thiện chứng đi đại tiện khó. Vì vậy, bệnh nhân nên giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu, stress…

Chị Tư thân mến, với những mô tả của chị thì hiện giờ chúng tôi chưa thể khẳng định chị đang có dấu hiệu của bệnh gì. Tốt nhất, chị nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và xác định mức độ tình trạng cụ thể. Các bác sỹ sẽ căn cứ vào những yếu tố trên để đưa ra định hướng điều trị hợp lý nhất.

Trên đây là những tư vấn của các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Giải pháp khắc phục tình trạng đi đại tiện khó”. Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về hiện tượng này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0296 398 0000 để được các bác sỹ tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.