CÁCH PHÁT HIỆN BỆNH TRĨ SỚM NHẤT ĐỂ ĐIỀU TRỊ

Bệnh trĩ khi ở giai đoạn đầu thường không có nhiều biểu hiện rõ rệt, vì thế người bệnh rất khó phát hiện. Vậy cách phát hiện bệnh trĩ như thế nào? Hãy cùng các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa An Giang tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Trĩ hình thành là do sự co giãn quá mức của các tĩnh mạch thành hậu môn. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng nếu để lâu, có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như: thiếu máu cục bộ, suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi, dễ bị tụt huyết áp, ngất xỉu. Không những vậy, các búi trĩ kéo dài còn gây tắc nghẽn mạch máu, lâu ngày sẽ dẫn tới viêm nhiễm, thậm chí hoại tử hậu môn.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh khó nói này khá đa dạng, nhưng chủ yếu là do các yếu tố sau:

  • Ăn uống không đảm bảo: Ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ dầu mỡ, uống ít nước, sử dụng nhiều chất kích thích… khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém, gây ra táo bón. Táo bón là nguyên nhân hàng đầu hình thành nên trĩ.

  • Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: Không vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, nhất là sau khi đại tiện sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội hình thành và phát triển, gây viêm nhiễm vùng hậu môn, dẫn tới bệnh trĩ.

  • Tăng áp lực trực tràng: Vùng chậu bị áp lực lớn thì sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu ở hậu môn, lâu ngày sẽ bị căng phồng, dẫn tới hình thành các búi trĩ. Các đối tượng hay bị tăng áp lực trực tràng là: giáo viên, nhân viên văn phòng, phụ nữ mang thai, những người mang vác nặng…

Cách phát hiện bệnh trĩ như thế nào?

Theo các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa An Giang, bệnh nhân muốn biết cách phát hiện bệnh trĩ thì hãy căn cứ vào những biểu hiện đặc trưng của bệnh. Một số biểu hiện của bệnh trĩ như sau:

Chảy máu khi đi đại tiện

Đây là cach phat hien benh tri ban đầu của người bị trĩ. Ban đầu, lượng máu ra thưa thớt, chỉ thấm trên giấy vệ sinh hoặc kèm theo phân. Nếu bệnh nặng thì tình trạng chảy máu sẽ xảy ra nhiều hơn, máu thường bắn thành tia hoặc chảy giọt, gây nguy cơ thiếu máu ở người bệnh.

Xuất hiện dị vật ở hậu môn

Xuất hiện dị vật (búi trĩ) lòi ra ngoài hậu môn là biểu hiện đặc trưng của trĩ, biểu hiện này rõ hơn khi người bệnh đi đại tiện. Lúc mới hình thành, dị vật này có thể tự co lại được nhưng sau một thời gian búi trĩ to dần và không thể tự co vào hậu môn mà cần phải có sự tác động bằng tay. Đến giai đoạn cuối, búi trĩ nằm hẳn ra bên ngoài, không chỉ đi đại tiện mà ngay cả khi ngồi xổm cũng có thể lòi ra.

Ngứa rát hậu môn

Khi mắc trĩ người bệnh thường có cảm giác đau, ngứa hậu môn, đau ẩm ỉ. Cảm giác này tăng lên rõ rệt khi người bệnh đi vệ sinh. Nếu quan sát hoặc thăm khám lâm sàng ban đầu có thể thấy vùng niêm mạc hậu môn hơi bị sưng lên và tấy đỏ.

Khi phát hiện mình mắc bệnh trĩ, bệnh nhân nên nhanh chóng đến các phòng khám chuyên khoa uy tín để thăm khám, làm xét nghiệm kiểm tra, chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó các bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Nếu bạn đang sinh sống và làm việc tại An Giang thì có thể đến Phòng Khám Đa Khoa An Giang. Từ nhiều năm qua, phòng khám luôn tự hào là địa chỉ y tế khám chữa bệnh trĩ uy tín và chất lượng. Nhờ các yếu tố sau: Đội ngũ y bác sỹ danh tiếng, thiết bị y tế tiên tiến, phương pháp chữa trị bệnh hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, chi phí hợp lý…

Trên đây là những tư vấn của các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Cách phát hiện bệnh trĩ”. Nếu bạn muốn đặt lịch hẹn thăm khám bệnh, hãy liên hệ tới số điện thoại 0296 398 0000 để được các bác sỹ tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.