BỆNH TRĨ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN KHÔNG? CHUYÊN GIA CHIA SẺ

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người khi đang mắc bệnh trĩ, đặc biệt là các chị em phụ nữ.

“Chào bác sỹ, tôi tên Hoa, năm nay 27 tuổi. Tôi vừa mới kết hôn và chưa sinh con. Dạo gần đây tôi có phát hiện có dấu hiệu lạ tại vùng hậu môn, đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh trĩ độ 2. Tôi đang rất lo sợ và không biết bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản hay không? Rất mong bác sỹ tư vấn sớm giúp tôi. Tôi cảm ơn bác sỹ.”

(Chị Hoa – Thạch Thất – An Giang)

Chào chị Hoa, trước tiên chúng tôi rất vui vì chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Phòng Khám Đa Khoa An Giang. Với câu hỏi bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không của chị, các chuyên gia phòng khám xin được trả lời qua bài viết sau đây. Mời chị cùng theo dõi.

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Các chuyên gia cho biết, trĩ là căn bệnh ở khu vực hậu môn – trực tràng, còn khả năng sinh sản lại liên quan đến đường sinh dục và đường tiết niệu. Do đó, về vấn đề bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không, chúng tôi xin khẳng định là hoàn toàn không. Vậy nên, chị Hoa có thể yên tâm. Tuy nhiên, chị cũng không nên mang thai trong thời gian mắc bệnh trĩ, bởi một số nguyên nhân sau:

  • Gây nhiều phiền toái cho nữ giới: Các búi trĩ phát triển sẽ gây trở ngại khi di chuyển và đi đại tiện. Vùng quanh hậu môn của người bệnh có cảm giác đau rát, ngứa ngáy, phiền toái, khó chịu, làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Phụ nữ mang thai nếu bị trĩ rất dễ có tâm lý không ổn định, bức bối, hay cáu gắt và khó chịu với những người xung quanh.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé: Khi bị trĩ, người bệnh thường có hiện tượng đại tiện ra máu, máu có thể ra nhiều hoặc ít tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Lâu ngày có thể gây nên tình trạng thiếu máu cho thai phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả

Chị Hoa thân mến, để đảm bảo cho sức khỏe cho mình, tránh những tác hại xấu xảy ra, chị nên chủ động tiến hành chữa trị bệnh càng sớm càng tốt. Với tình trạng của chị là trĩ độ 2 thì cách khắc phục cũng khá đơn giản. Chị có thể điều trị bằng các cách sau đây:

  • Dùng thuốc: Tùy vào từng đối tượng có thể là thuốc đặt, thuốc uống hoặc thuốc bôi. Các loại thuốc này có thể mang lại hiệu quả tức thì nhưng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, gây khó khăn cho việc chữa trị về sau. Vì thế khi dùng thuốc phải có sự hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa.

  • Dùng bài thuốc dân gian: Bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian như xông rửa hay ngâm đắp bằng các loại dược phẩm như rau diếp cá, lá thiên lý, củ xả…để chữa bệnh trĩ. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu người bệnh phải có tính kiên trì, chịu khó, thực hiện trong một thời gian dài thì mới đạt được hiệu quả cao.

Khi áp dụng những phương pháp trên mà bệnh không thuyên giảm hoặc có chiều hướng nặng hơn thì bạn hãy đến Phòng Khám Đa Khoa An Giang để tiến hành phẫu thuật cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT. Đây là liệu pháp sử dụng thị giác số hóa cùng hệ thống xử lý hiện đại, định vị chính xác vùng bệnh. Sau đó, dùng sóng cao tần để làm đông và thắt các mạch máu, cuối cùng dùng dao điện để cắt búi trĩ. Vì vậy, chị Hoa cũng như các bệnh nhân khác hoàn toàn yên tâm về độ chính xác và an toàn của HCPT. Đặc biệt, phương pháp này không gây đau đớn, không để lại di chứng và hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản của các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang cho chị Hoa cũng như toàn thể bạn đọc. Nếu bạn muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sỹ của chúng tôi, hãy liên hệ tới số điện thoại 0296 398 0000 -0296 398 0000 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.