VTGREEN với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết đã nghiên cứu và sẵn sàng Chuyển giao công nghệ sản xuất CÔNG NGHỆ CÔNG THỨC QUY TRÌNH sản xuất NƯỚC MẮM/ NƯỚC CHẤM/ NƯỚC MẮM CHAY/ NƯỚC MẮM PHƠI KÍN TRONG NHÀ với các dịch vụ như sau:

Bằng tâm huyết và kinh nghiệm của mình, VTGREEN cam kết mang đến sự hài lòng cho Quý khách hàng từ chất lượng công nghệ, chế độ bảo hành cho đến tiến độ thực hiện cũng như tối ưu chi phí đầu tư. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về dịch vụ chuyển giao sản phẩm của VTG 

Click ở đây: Báo giá chi tiết các công nghệ  

Click ở đây: Bảng giá và nhiều thông tin chi tiết

Click ở đây: Sẽ tìm được thông tin bạn cần

VIỆT THÁI GREEN Việt Nam đã nghiên cứu và thiết kế thành công dây chuyền sản xuất NƯỚC MẮM hoàn toàn tự động. Toàn bộ hệ thống là một chu trình khép kín được thực hiện tự động hoàn toàn từ A đến Z, với đầy đủ các công suất thiết kế khác nhau đáp ứng đa dạng cho nhu cầu lắp đặt của Quý khách hàng.

HÃY LIÊN HỆ ĐỘI NGŨ KỸ SƯ GIÀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ TƯ VẤN CHO BẠN: 0983209452 - 0946590823 XIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Tôi nhiều năm sản xuất chao tại Bông Mai, NƯỚC Chấm Bình Dương ở Lâm Đồng, nay tôi ra khỏi ngành nên muốn chuyển giao và hướng dẫn quy trình công thức sản xuất chao, tương, giấm,... tôi sẽ chịu trach nhiệm xây dựng quy trình, đề nghị máy móc nhân sự, công thức, hướng dẫn mua nguyên phụ liệu.. sao ra được sản phẩm như ý của quý vị - Cho tới khi hoàn thiện 2- 4 tháng 50 triệu. chia làm 3 đợt thanh toán, lần đầu 20 triệu, triển khai máy móc thiết bị 20 triệu, ra sản phẩm như ý 10 triệu, quý công ty nào có nhu cầu xin liên hệ với tôi 0983209352 Mr Đức.

Tôi nhiều năm sản xuất chao tại Bông Mai, NƯỚC Chấm Bình Dương ở Lâm Đồng, nay tôi ra khỏi ngành nên muốn chuyển giao và hướng dẫn quy trình công thức sản xuất chao, tương, giấm,... tôi sẽ chịu trach nhiệm xây dựng quy trình, đề nghị máy móc nhân sự, công thức, hướng dẫn mua nguyên phụ liệu.. sao ra được sản phẩm như ý của quý vị - Cho tới khi hoàn thiện 2- 4 tháng 50 triệu. chia làm 3 đợt thanh toán, lần đầu 20 triệu, triển khai máy móc thiết bị 20 triệu, ra sản phẩm như ý 10 triệu, quý công ty nào có nhu cầu xin liên hệ với tôi 0983209352 Mr Đức.

Mình tên Thái Văn Đức Sinh năm 1981 quê quán Quảng nam, hiện là kỹ sư Công nghệ hóa thực phẩm, sau khi tốt nghiệp ra trường mình từng làm và trải nghiệm trong ngành sản xuất rượu bia nước giải khát 3 năm, sau đó qua ngành đồ hộp thủy sản được 3 năm, sau đó qua nông sản nhiệt đới (Nha đam, mứt, nước cốt, trái cây sấy khô...) được 2 năm, sau đó qua ngành dược (dược Quốc minh) được 2 năm, và hiện nay mình đang theo ngành đồ chay được gần 3 năm.

Trải nghiệm cũng nhiều đúc kết cũng nhiều vất vả cũng nhiều cho đến nay mình cũng đã định hướng được xu thế chung của sự phát triển ngày nay (cách đây 3 năm mình có dự án bún siêu sạch có rất nhiều người mời để đầu tư thế nhưng mình lại không lấy được nợ từ bà chị nên cuối cùng mình quyết định không làm (mình nghĩ nếu làm cho người ta thì chính mình lại làm thuê cho dự án của chính mình)

Cho đến nay thế chung của loài người là "sức khỏe, đẹp" mình đã thử nghiệm và xem xét thực tế nên mình mới mạnh dạng khẳng định "làm gì liên quan tốt cho sức khỏe thì sẽ thắng lợi"

Mình dự trù bắt đầu đầu tư vào ngành sản xuất truyền thống của Việt nam: (hiện nay nhiều đơn vị sản xuất sạch không sản xuất đủ bán)sản xuất Chao, Tàu hủ ki, thực phẩm chay, gia vị tương ớt, tương đen, nước mắm chay, thịt chay, sau đó lấy bã đậu nành sản xuất viên nén (giàu xơ tốt cho tim mạch, lấy bả làm chả chay, súp cua chay), phần còn dư mình bổ sung các nguyên liệu, khoáng sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm (hiện đã có công thức sẵn, có cả công thức dược) lấy để nuôi heo làm bioga, lấy thức ăn tập trung nuôi gà ác (hầm thuốc bắc đã có nguồn tiêu thụ) lấy phân gà pha theo công thức làm thức ăn thủy sản *(hiện đã có công thức) chủ yếu là nuôi cá ăn tạp, tầng đáy (rất nhanh lớn) với quy trình khép kín nên rất dễ phát triển 

Nhưng hiện nay trong tay chỉ có vài chục triệu nên không thể tự đầu tư nên tôi rất cần nhà đầu tư đề tôi phát triển dự án và phất nền kinh tế đồng bằng sông cửu long tại một số khu vực có lực lượng nhàn rỗi nhiều (Chao bán rất mạnh tại miền tây, campuchhia...) rất tiềm năng

XLH: 0983209452 Mr. Đức

LỜI CẦU CỨU CỦA KHÁCH KHI CHỌN ĐÚNG ĐƠN VỊ CHUYỂN GIAO KÉM CHUYÊN MÔN VÀ KÉM KIẾN THỨC THỰC TẾ

Thế nào là nước mắm ngon

Nước mắm ngon phải hội đủ cả 2 yếu tố:

a) Giá trị dinh dưỡng cao (đạm, các sinh tố, muối khoáng,…),

b) Độ cảm quan cao (về hương, vị, màu sắc và trạng thái).

·         Cá tuy rẻ tiền nhưng có giá trị dinh dưỡng cao:  Cá nục, cá ồ, cá bò, cá ngừ,…

·         Cá đắt tiền và có độ cảm quan cao:  Cá cơm.

Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao khi làm nước mắm, ta phải biết kết hợp 2 loại:  Cá có giá trị dinh dưỡng cao và cá có độ cảm quan cao.  Mỗi loại cá nên được xử lý khác nhau theo các qui trình khác nhau để sản phẩm khi xuất xưởng đạt cùng một độ cảm quan về hương, vị, màu sắc và trạng thái.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC MẮM 

Xử lý loại cá có độ cảm quan cao:   

Nước mắm ngon nhất được làm từ  cá cơm đã trưởng thành, béo mập, và được đánh bắt vào mùa nắng, ngoài khơi xa.  Ở đó, cá chỉ ăn những động, thực vật phù du của biển nên nước mắm làm từ cá ấy sẽ rất thơm ngon.

Ngược lại, vùng nước sát bờ biển vào mùa mưa thường có nhiều tạp chất từ sông, suối hay thềm lục địa đổ ra.  Thế nên, nếu cá ăn những chất đó vào thì hương, vị và màu sắc của nước mắm sẽ kém, không ngon.

Giai đoạn trộn muối:  Chờ cho cá hơi dập mình hẵng trộn muối theo tỉ lệ “3 cá 1 muối” hoặc “10 cá 4 muối”.  Để nước mắm mau chín lại có mùi thơm đặc trưng của nước mắm cao đạm, vị dịu, nước sánh, ta có thể cho vào 3-5% dứa (trái thơm đã gọt vỏ) xay nát hoặc băm nhỏ.

Hỗn hợp cá và muối được trộn đều với nhau (nhưng không nát) gọi là “chượp”.

Chượp sẽ được chuyển vào thùng ván (để sẵn trong nhà hoặc nơi có mái che) cho đến khi đầy thùng.  Khoảng 2-4 ngày sau khi cá đã “ăn” muối, ta mở nút lù để tháo dịch cá (còn gọi là “nước bổi”) chảy ra để phơi nắng, hàng ngày khuấy đảo vài lần lúc đang nắng.  Nước bổi có thành phần đạm cao, nhưng mùi tanh, chưa thể ăn được.

Khi nước bổi được rút ra thì thùng chượp sẽ xẹp xuống 30-40% so với khối lượng ngày đầu cho vào.  Do vậy, ta cho thêm chượp (còn chứa ở ngoài) vào cho đầy thùng rồi phủ lên mặt chượp một tấm nilon.  Sau đó, ta lấy tay chà sao cho tấm nilon ấy dính liền vào khối chượp và cho lên tấm nilon 1 lớp muối mỏng vừa tạo môi trường kỵ khí cho khối chượp vừa tránh vi khuẩn háo khí (gây dòi bọ).

Thời gian này được gọi là “lên men khô” và ta cứ để thùng chượp khô như vậy trong thời gian khoảng 20-25 ngày (nếu mùa nắng ấm) hoặc 30-40 ngày (nếu mùa mưa lạnh). Sau thời gian lên men khô, ta hốt lớp muối mỏng trên mặt tấm nilon ra, lấy cả tấm nilon ra để chỉnh lại bề mặt khối chượp cho phẳng.  Sau đó, ta phủ trực tiếp lên mặt khối chượp một lớp muối dày khoảng 15cm và tiến hành gài nén bằng vỉ tre.  Nước bổi sống được phơi nắng và khuấy đảo trước đó (trong thời gian chượp “lên men khô”) sẽ được đưa vào lại thùng ván cho đến khi ngập vỉ khoảng 10 cm, miễn sao khi thùng trổ ở dưới đầy thì mặt vỉ phải khô chứ không được còn nước.

Lưu ý:  Nước bổi sống khi phơi nắng phải ngừng khuấy đảo khoảng 2 ngày và để lắng trước khi phần lắng trong ấy được đưa trở vào thùng ván để gài nén. 

Sau khi trả nước bổi cho thùng chượp khoảng vài ngày thì ta bắt đầu kéo rút liên tục cho đến khi thành phẩm.  Khi xác định chượp đã chín ngấu thì rút nước mắm thành phẩm ra.  Chượp còn lại trong thùng được giữ lại để gây hương tạo vị cho nước mắm cá tạp, cá giả cào có độ cảm quan thấp.

Xử lý loại cá có độ cảm quan thấp như cá tạp, cá giả cào

Đối với cá lớn con như  cá bò, ngừ, ồ, cờ,… người ta thường làm lớn diện tích tiếp xúc rồi trộn muối vài ba lần.  Sau khi kết thúc quá trình cho muối thì ta dồn lại đưa vào gài nén kéo rút đến bán thành phẩm.  Sau đó, ta rút nước ra chuyển sang thùng chượp chín cá cơm gây hương (nói trên) và kéo rút tiếp 1-2 vòng là lấy ra thành phẩm với cảm quan nước mắm cá cơm.

Thời gian thủy phân từ cá thành nước mắm là bao lâu?  

Khoảng một năm đối với phương pháp cổ truyền; 8-9 tháng đối với phương pháp cải tiến.  Ngoài ra mắm chín nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào thùng chứa, thời tiết, chủng loại cá và kỹ thuật chế biến nữa:

·         Thùng chứa:  Thùng chứa nhỏ chín nhanh hơn thùng chứa lớn.

·         Thời tiết:  Mùa nóng chín nhanh hơn mùa lạnh.

·         Chủng loại:  Cá thịt mềm chín nhanh hơn cá thịt rắn chắc.

·         Kỹ thuật:

–  Cho muối nhiều lần chín nhanh hơn so với việc cho muối một lần.

–  Quy trình đánh đảo và tiếp nhiệt chín nhanh hơn gài nén kéo rút.

–  Tăng cường thêm men từ ngoài vào chín nhanh hơn để nguyên men tự có.

–  Chăm sóc chín nhanh hơn tự chín

Vật liệu:

- 1 kg đậu nành (mua dậu mới có màu trắng thì nước mới thơm)

- 7 lon sữa bò muối hột hay muối bọt

- 7 lít nước (21 lon sữa bò nước)

Cách làm:

Đợt 1:

- Đậu nành: rửa sạch, ngâm hơn 6 tiếng hay một đêm cho nở, nấu không cần mềm nhiều (mềm quá nước sẽ đục ko đẹp ko ngon), bóc tróc vỏ là được, đổ lên rá có thau ở dưới để hứng nước dậu.

- Để đậu lên rá, rổ hay thau, lấy lá chuối đậy lên, hay đổ đậu vào nồi đậy nắp lại, ủ 2 ngày 2 đêm (hay đổ vào hũ, khạp làm nước mắm đậy nắp cũng được) nghe mùi thúi.

- Lấy nước đậu nành lường 7 lít nếu thiếu lường thêm nước lạnh. Đổ 7 lon muối vào nấu sôi, lược kỹ, lóng trong, để nguội, đổ vào khạp trước.

- Chờ 2 ngày đêm lấy đậu đã ủ đổ ra khạp nước muối quậy đều, phơi ngoài nắng, không cần mở nắp. Trên 2 tháng ăn được. Để 3-6 tháng càng ngon.

Đợt 2:

- Nước mắm đã tới, rút ra 6 lít ăn, để lại 1 lít nước cốt (trên thực tế bị hao bớt ko còn đủ 7 lít, do dó khi nấu nước muối nên lường thêm nước để trừ hao).

- Nấu 6 lít nước + 6 lon muối, đổ vào hủ nước mắm, phơi nắng trên hai tháng.

Nước mắm để ăn sống:

- Nước mắm làm xong lấy ra, nấu với đường và bột ngọt cho dịu dể ăn sống.

- 1 lít nước mắm nguyên chất nấu với 100g đường cát và 100g bột ngọt. (loại bột nấm chay)

- Nấu thêm với mắt thơm hoặc trái thơm xắt từng lát càng ngon. Muốn cho nước mắm thơm ngon nên xào thơm trước cho thấm rồi sẽ nấu sau.

Cách pha nước mắm tỏi ớt:

3 muỗng canh nước mắm (nếu xài Healthy Boy chỉ cần 1 muỗng thôi)

1 muỗng canh dấm

3 muỗng canh nước lọc

2 muỗng café duờng

1 miếng chanh

6 tép tỏi (optional) (thuờng thì ăn chay truớng nguời ta không ăn tỏi, ớt)

1 trái ớt

Tỏi bầm nhỏ ngâm vào dấm trước, hoà với dấm. Nước mắm, nước lọc và dường cho tan, vắt chanh, ớt xắt miếng hay bầm nhỏ. Thả ớt sau mới nôi không bị chìm.

(Công thức của Hinh Trần)

Cách 3: Nước mắm chay làm từ gạo thính

Vật Liệu và Chuẩn Bị:

· 2 chén thính gạo nếp lức

· 2 lít nước lã

· 1 chén muối hột tốt

· 1 trái thơm (khóm)

· 1 muỗng canh rượu hương

· 50g đường mía

· Bột ngọt

· 1 hũ đựng

Cách Làm và Trình Bày:

*Chuẩn bị:

· Thính gạo nếp lức rang vàng.

· Muối quậy nước cho tan, đem lóng trong.

· Rượu, đường cho vô thính trộn đều và rưới thêm nước vô cho thính hơi im ỉm.

· Thơm gọt vỏ, rửa sạch, xắt khoanh tròn, mỏng, để vô chảo rim cho nước xúc rạ

*Thực hiện:

· Lấy 1 cái hũ để thơm và thính vô thính vô, cứ 1 lớp thơm thì 1 lớp thính, rồi lấy mê thúng hay mê rổ dày phủ lên, đừng cho thính nổi, để 3-4 đêm, lấy nước muối lóng trong đổ vô hũ thơm - thính, lấy tre chẻ nhỏ để lên mê, không để mê và thơm - thính nổi lên. Sau 3-5 đêm, thấy nước mắm có màu đỏ và múi thơm thì bắt đầu lược và cho bột ngọt vô ăn. Khi ăn bánh, chả với 

Rau sống thí để thêm giấm, chanh, ớt, đường vô nước mắm và nêm nếm cho vừa ăn.

· Muốn nước mắm có màu đỏ sậm coi cho đẹp, thì mua thêm đại hồi, quế khâu và đinh hương ở hiệu thuốc bắc đem về rang vàng, xúc ra, đâm cho dập, bỏ vô miếng vải mùng buộc lại, thả vô hũ nước mắm độ 3-4 ngày, sẽ thấy nước mắm đỏ thơm, để lâu chừng nào cũng không hự

· Nếu làm nhiều, thì múc nước mắm từ từ ra lược ăn, không cần phải lược hết 1 lần.