VTGREEN với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết đã nghiên cứu và sẵn sàng Chuyển giao công nghệ sản xuất CÔNG NGHỆ CÔNG THỨC QUY TRÌNH sản xuất thực phẩm với các dịch vụ như sau:

Bằng tâm huyết và kinh nghiệm của mình, VTGREEN cam kết mang đến sự hài lòng cho Quý khách hàng từ chất lượng công nghệ, chế độ bảo hành cho đến tiến độ thực hiện cũng như tối ưu chi phí đầu tư. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về dịch vụ chuyển giao sản phẩm của VTG 

Tôi là kỹ sư thực phẩm nhiều năm làm việc trong các nhà máy gia vị như: Masan,cholimex, vị hảo, nam dương, thuận phát, vedoan,... nay ra chuyển giao hướng dẫn sản xuất các loại gia vị: Chao, tương hột, tương bần, tương đen, tương ớt, sa tế, tương cà, dầu hào, dấm, bột canh, gia vị ướp,màu, nước mắm, mắm nêm, chả chay,.........

Giấm gạo được sử dụng như một gia vị thực phẩm phổ thông. Hiện nay, giấm còn được sử dụng như dạng thực phẩm chức năng giúp cho cân bằng hệ tiêu hóa, huyết áp, tiểu đường.

Công nghệ sản xuất giấm bằng phương pháp lên men chìm đang được áp dụng tại các nước phát triển. Ưu điểm của phương pháp có thể quản lý theo mô hình công nghiệp, hiệu suất lên men đạt cao, thời gian lên men nhanh, chất lượng sản phẩm ổn định.

Sản phẩm giấm gạo lên men là kết quả của Dự án cấp Nhà nước mã số KC.07.DA06/11-15, có chất lượng tốt về các chỉ tiêu hóa lý, an toàn vệ sinh thực phẩm, có hương thơm đặc trưng, vị chua dịu của giấm gạo lên men.

Quy trình sản xuất giấm gạo

Quy trình sản xuất Giấm gạo

Thuyết minh quy trình:

Gạo được ngâm, vo sạch, để ráo nước, sau đó được hấp chín mềm, làm nguội nhanh. Cơm hấp được phối trộn đều với chế phẩm bào tử nấm mốc và ủ để chuyển hóa tinh bột thành đường. Sau đó, khối cơm mốc ( koji) được chuyển vào thùng lên men, phối trộn cùng với nước tinh khiết, chủng giống nấm men để thực hiện quá trình lên men rượu ở nhiệt độ thấp. Dịch hèm sau lên men được chưng cất để thu sản phẩm rượu gạo chất lượng cao. Có thể sử dụng trực tiếp dịch hèm rượu sau lên men, hoặc các phụ phẩm từ quá trình chưng cất rượu để tiến hành quá trình lên men giấm.

Chủng giống vi khuẩn acid acetic sản xuất thuần chủng được nhân giống các cấp. Dịch hèm rượu hoặc các phụ phẩm từ quá trình chưng cất rượu được lọc ép bỏ bã, phối trộn cùng với các thành phần môi trường phù hợp sau đó tiến hành thanh trùng, làm nguội. Dịch môi trường được phối trộn với dịch giống vi khuẩn acid acetic để tiến hành quá trình lên men. Sau khi quá trình lên men kết thúc, dịch lên men được tiến hành thanh trùng, làm nguội và lọc trước khi tàng trữ. Dịch giấm sau tàng trữ được lọc tinh và đóng chai. Sản phẩm cuối có hương vị thơm đặc trưng, màu đẹp, vị chua dễ chịu.

Thành phần: Gạo nếp, gạo tẻ, đường, nước sạch, axit acetic, vi khuẩn acetic.

Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng nêm, chấm, tẩm ướp thực phẩm, ngâm rau quả, trộn salad…

Hướng dẫn bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, đậy kín sau khi dùng.

Thời hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

Click ở đây: Sẽ tìm được thông tin bạn cần

Vào đây xem thông tin chi tiết

Vào xem thông tin báo giá

click vào link xem báo giá công nghệ

chi tiết trong link

Theo nhóm nghiên cứu, lên men chìm là giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất dấm nồng độ axit cao trên thế giới, được áp dụng trong sản xuất dấm ở quy mô công nghiệp. Ưu điểm nổi bật nhất là dấm đạt độ axit cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp này ở Việt Nam mới chỉ được đề cập trong một số nghiên cứu sơ bộ. Quá trình lên men dấm hiện nay trong các cơ sở sản xuất chủ yếu theo phương pháp cổ truyền, lên men bề mặt. Mục đích là xác định các yếu tố công nghệ của quá trình lên men dấm theo phương pháp chìm. Sau đó, tiến hành sản xuất thử nghiệm ở quy mô 2.000 lít/mẻ để có thể ứng dụng rộng rãi trong sản xuất quy mô công nghiệp tại Việt Nam.

Cụ thể, nhóm đã tiến hành nghiên cứu, xác định các điều kiện trong quá trình lên men chìm. Bước 1 là xác định hàm lượng ethanol trong môi trường ban đầu. Khả năng oxy hóa ethanol thành axit acetic là đặc tính quan trọng của chủng vi khuẩn acetic trong sản xuất công nghiệp. Sau quá trình nghiên cứu thí nghiệm, nhóm đã lựa chọn môi trường có nồng độ ethanol là 40g/lít cho các nghiên cứu tiếp theo.

Ở bước tiếp theo, nhóm tiếp tục nghiên cứu, xác định tỷ lệ axit acetic trong môi trường. Theo đó, nhóm tiến hành thí nghiệm điều chỉnh lượng axit trong môi trường trước khi lên men về các nồng độ từ 10-60g/lít. Kết quả cho thấy, để quá trình lên men dấm với chủng vi khuẩn A.pasteurianus D4 được tốt, môi trường ban đầu chỉ nên có nồng độ axit acetic 20g/lít. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lên men dấm ở 350C cho phép tiết kiệm 50% chi phí cho làm mát so với quá trình lên men dấm ở 300C.

Nhóm cũng tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng chuyển hóa ethanol thành axit acetic của chủng A.pasteurianus D4 trên môi trường có điều chỉnh độ pH khác nhau, biến thiên từ 3,0 đến 7,0. Kết quả, chủng A.pasteurianus D4 có khả năng chuyển hóa ethanol thành axit acetic ở pH 3,0 và hàm lượng axit acetic tạo thành rất cao (45,8g/lít) ở pH=5,0. Tốc độ sục khí 0,2 v.v.m là tối ưu cho quá trình lên men dấm. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm sản xuất thành công dấm theo phương pháp lên men chìm ở quy mô 2.000 lít.

Sau khi tiến hành nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Các yếu tố như hàm lượng ethanol, mức độ axit hóa, pH trong dịch ban đầu, nhiệt độ lên men, phương pháp sục khí có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lên men dấm theo phương pháp chìm. Nhóm cũng đã xác định được các thông số công nghệ thích hợp cho quá trình lên men dấm bởi chủng A.pasteurianus D4 theo phương pháp chìm là: Hàm lượng ethanol và hàm lượng axit acetic ban đầu tương ứng là 40g/lít và 20g/lít, pH dịch lên men là 5,0; nhiệt độ lên men là 32-340C, tốc độ sục khí là 0,2 v.v.m

Trải nghiệm cũng nhiều đúc kết cũng nhiều vất vả cũng nhiều cho đến nay mình cũng đã định hướng được xu thế chung của sự phát triển ngày nay (cách đây 3 năm mình có dự án bún siêu sạch có rất nhiều người mời để đầu tư thế nhưng mình lại không lấy được nợ từ bà chị nên cuối cùng mình quyết định không làm (mình nghĩ nếu làm cho người ta thì chính mình lại làm thuê cho dự án của chính mình)

Cho đến nay thế chung của loài người là "sức khỏe, đẹp" mình đã thử nghiệm và xem xét thực tế nên mình mới mạnh dạng khẳng định "làm gì liên quan tốt cho sức khỏe thì sẽ thắng lợi"

Mình dự trù bắt đầu đầu tư vào ngành sản xuất truyền thống của Việt nam: (hiện nay nhiều đơn vị sản xuất sạch không sản xuất đủ bán)sản xuất Chao, Tàu hủ ki, thực phẩm chay, gia vị tương ớt, tương đen, nước mắm chay, thịt chay, sau đó lấy bã đậu nành sản xuất viên nén (giàu xơ tốt cho tim mạch, lấy bả làm chả chay, súp cua chay), phần còn dư mình bổ sung các nguyên liệu, khoáng sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm (hiện đã có công thức sẵn, có cả công thức dược) lấy để nuôi heo làm bioga, lấy thức ăn tập trung nuôi gà ác (hầm thuốc bắc đã có nguồn tiêu thụ) lấy phân gà pha theo công thức làm thức ăn thủy sản *(hiện đã có công thức) chủ yếu là nuôi cá ăn tạp, tầng đáy (rất nhanh lớn) với quy trình khép kín nên rất dễ phát triển 

Nhưng hiện nay trong tay chỉ có vài chục triệu nên không thể tự đầu tư nên tôi rất cần nhà đầu tư đề tôi phát triển dự án và phất nền kinh tế đồng bằng sông cửu long tại một số khu vực có lực lượng nhàn rỗi nhiều (Chao bán rất mạnh tại miền tây, campuchhia...) rất tiềm năng

XLH: 0983209452 Mr. Đức

Người già thường thích ăn chao, họ cho rằng: “Ăn cá sinh nóng, thịt sinh đờm, bắp cải, đậu phụ, chao đảm bảo bình an”.

Thành phần chủ yếu của đậu phụ là protein và isoflavone. Đậu phụ, chao có công dụng ích khí, bổ hư, lọc chì trong máu, bảo vệ gan, thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể.

Thường xuyên ăn đậu phụ có lợi cho sức khoẻ và phát triển trí lực. Người già thường xuyên ăn đậu phụ, chao có tác dụng rất tốt để trị liệu các chứng như xơ cứng mạch máu, xương cốt lỏng lẻo, rời rạc

Chao thường được dùng trong các món ăn chay. Tuy nhiên, ít người biết chao còn được dùng nhiều trong việc ướp thịt, cá, tôm mực, các món xào như khổ qua xào trứng, mướp xào thịt bằm... nhờ hàm lượng muối có sẵn trong lúc lên men và tác dụng kích thích ăn ngon.

Các món mặn dùng chao làm gia vị ướp thay cho nước tương, nước mắm làm hương vị món mặn phong phú hơn, kích thích vị giác ăn ngon miệng đồng thời hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và cung cấp nhiều protein hơn so với nước tương, nước mắm.

Những lời cầu cứu đáng thương của khách khi thuê đơn vị chuyển giao yếu chuyên môn thiếu kiến thức thực tế