kinh nghiệm chuyển giao công nghệ sản xuất

Click ở đây: Sẽ tìm được thông tin bạn cần

Vào đây xem thông tin chi tiết

Vào xem thông tin báo giá

click vào link xem báo giá công nghệ

chi tiết trong link

  • Xác định rõ đối tác là ai? Trả lời câu hỏi này cần phân loại được: Đối tác lần đầu hợp tác với Công ty hay đã có kinh nghiệm, thế mạnh của đối tác là gì, sản phẩm của đối tác thuộc về lĩnh vực nào (dân sự, quân sự, điện tử dân dụng, hàng cơ khí chính xác….). Qua đó nhận diện được bước đầu về đối tác để hình dung ra cách làm việc phù hợp.

  • Xác định rõ yêu cầu đầu vào: Số lượng và chất lượng dữ liệu đầu vào của sản phẩm dự kiến sản xuất (so sánh với các yêu cầu tối thiểu dữ liệu cần có để triển khai sản xuất tại Công ty). Trong thực tế đối tác rất đa dạng, mỗi đối tác có 1 số chuẩn đầu ra, dữ liệu đầu ra khác nhau, giai đoạn sản phẩm có thể cũng không đồng nhất, do vậy cần linh hoạt trong việc phối hợp triển khai sản xuất.

  • Nắm rõ thực lực của Công ty: Bao gồm năng lực (nhân sự, máy móc, công nghệ, hệ thống phụ trợ…), và thế mạnh để có thể tư vấn cho đối tác khi tiếp xúc làm việc lần đầu.

  • Phát huy tối đa nội lực, hướng tới tiêu chí “Tiết kiệm chi phí”, “Giảm giá thành”, “Tiến độ và chất lượng sản phẩm” để làm hài lòng đối tác: Cần cho đối tác thấy nỗ lực từ phía Công ty trong việc ứng dụng tối đa CNTT, tự động hóa trong quản lý sản xuất và vận hành dây chuyền, tìm cách tận dụng triệt để nguồn lực trang thiết bị, công cụ dụng cụ của Công ty để biến thành thế mạnh.

  • Sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 bên luôn cần được coi trọng: Hiểu về “Thế mạnh”, và “khó khăn” của nhau, qua đó tìm được tiếng nói chung trong giải quyết các vấn đề vướng mắc khi phối hợp thực hiện nhiệm vụ, trên tiêu chí “Phục vụ tốt nhất cho khách hàng”. Việc tăng cường gắn kết giúp rút ngắn khoảng cách, khỏa lấp những giới hạn ban đầu về trình độ, kinh nghiệm, phương thức, cách làm và tầm nhìn của đôi bên. Sự cầu thị, tỉ mỷ, chân thành luôn là yếu tố được đề cao, giúp vượt qua những rào cản, tạo sự gắn kết, biến đối tác của mình không chỉ là “Khách hàng” mà trở thành “cộng sự, người tư vấn, người hỗ trợ” nhằm hướng tới lợi ích chung của cả 2 bên.

  • Nghệ thuật giải quyết xung đột đề cao lợi ích chung: Khi có xung đột, mục tiêu giải quyết vấn đề cần được đặt lên hàng đầu thay vì tập trung vào việc tranh luận nguyên nhân. Hãy suy nghĩ, đặt mình vào vị trí người đối diện trong giải quyết xung đột.

Nguồn: Tin Nội bộ