Nên học ngành thực Phẩm hay không ?

Click ở đây: Sẽ tìm được thông tin bạn cần

Vào đây xem thông tin chi tiết

Vào xem thông tin báo giá

click vào link xem báo giá công nghệ

chi tiết trong link

“Có nên học ngành Công nghệ thực phẩm hay không?” dường như luôn là câu hỏi được quan tâm nhất đối với thí sinh khi sắp bước vào giai đoạn cuối cấp. Và theo nhiều bạn trẻ cho biết, mình thật sự cảm thấy khá lúng túng khi chọn ngành thi, bởi quyết định này phần nhiều chịu ảnh hưởng từ gia đình cũng như những người xung quanh.

Để biết được mình “Có nên học ngành Công nghệ thực phẩm hay không?”, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải tìm hiểu kỹ về ngành học này để biết mình có phù hợp với ngành hay không? Nhu cầu nhân lực của ngành học hiện nay của xã hội như thế nào để có thể đưa ra quyết định chính xác.

Sinh viên được học gì khi theo ngành Công nghệ thực phẩm?

Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…

Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản

Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này. Theo học ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống,...

Đa dạng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Công nghệ thực phẩm

Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành công nghệ thực phẩm, có thể nhắc đến một số trường đào tạo ngành này uy tín ở Thành Phố Hồ Chí Minh như: Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM, ...

Đặc biệt, ở Đại học bên cạnh những kiến thức chuyên môn sinh viên còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt kỹ năng, rèn luyện ngoại ngữ,...sẽ giúp cho sinh viên tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân trước khi bước vào môi trường làm việc của doanh nghiệp. Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm được chú trọng trang bị thêm các kỹ năng tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học: từ việc tạo sản phẩm mới ở phòng thí nghiệm cho đến việc nghiên cứu phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường.

Là kỹ sư Công nghệ thực phẩm, việc tìm kiếm một công việc phù hợp là khá dễ dàng

Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư công nghệ thực phẩm có thể đảm nhiệm tốt công việc ở các vị trí: Kỹ sư quản lý quá trình chế biến - bảo quản - kiểm định thực phẩm, dây chuyền sản xuất,… tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm. Các bạn cũng có thể ứng tuyển vào các vị trí như huyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng.

Từ những thông tin trên có lẽ các bạn không còn lo lắng với câu hỏi “Có nên học ngành Công nghệ thực phẩm hay không?”. Ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn hãy cố gắng học tập để có thể đạt kết quả cao nhất trong kì thi sắp tới, vào đúng ngành yêu thích của bản thân để đúng với câu nói “Đúng ngành nghề, sáng tương lai” nhé.

Ngành học giàu tiềm năng

Với dân số trên 86 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế. Ngoài những ngành kinh tế kỹ thuật chính: rượu – bia - nước giải khát; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; chế biến bột và tinh bột;... lĩnh vực thực phẩm của nước ta đang ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm trường HUTECH

Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản nhưng các dòng sản phẩm chế biến sẵn vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Nguyên nhân chính là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và nhân lực. Nước ta đang thực sự thiếu những người lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực thực phẩm. Đó là khó khăn của nền kinh tế nhưng cũng chính là cơ hội để các kỹ sư Công nghệ thực phẩm chớp lấy và thành công. Vì vậy, học ngành Công nghệ thực phẩm cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chọn cho mình một mảnh đất vô cùng “màu mỡ” để khai thác và thể hiện bản thân.

Cơ hội nghề nghiệp đa dạng

Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm được trang bị kiến thức, kỹ năng về nhiều lĩnh vực như: Phân tích thực phẩm, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Công nghệ sản xuất rượu bia – nước giải khát, Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Bảo quản và chế biến thủy sản, Bảo quản và chế biến rau quả, Chế biến trà - cà phê – ca cao,... Sự đa dạng của ngành nghề chính là lợi thế để các bạn tìm cho mình một công việc thích hợp sau khi ra trường.

Phòng thí nghiệm HUTECH với những trang thiết bị tiên tiến nhất hiện nay

TS.GVC. Nguyễn Lệ Hà – Trưởng khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường của Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) cho biết: “Công nghệ thực phẩm là ngành học gắn liền với thị trường lao động và hứa hẹn nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Bên cạnh việc được đào tạo bài bản về lý thuyết, sinh viên HUTECH được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm. Đặc biệt, các phòng thí nghiệm mở của trường cho phép sinh viên đến thực hành, nghiên cứu vào bất cứ khi nào. Nhờ đó, điểm khác biệt của sinh viên Công nghệ thực phẩm HUTECH là sau khi ra trường các bạn có thể làm việc ngay tại các xí nghiệp mà không cảm thấy bỡ ngỡ”.

Đón đầu xu thế hội nhập

Đạt 20% PIB (tổng sản lượng nội địa), xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 - 2020, Công nghệ thực phẩm đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, cùng với xu hướng hội nhập, ngành này đã mở rộng và đa dạng hóa quan hệ hợp tác với các nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa chủng loại và chất lượng sản phẩm. Do vậy, thị trường lao động luôn có những vị trí tuyển dụng thích hợp để “chào mời” và làm hài lòng các kỹ sư Công nghệ thực phẩm.

Ngoài học tập, sinh viên HUTECH còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị, bổ ích

Trần Công Thắng, sinh viên năm cuối ngành Công nghệ thực phẩm chia sẻ: “Mình đã chọn học ngành Công nghệ thực phẩm vì mong muốn sau khi ra trường sẽ dễ tìm việc làm và có thu nhập ổn định. Tại HUTECH, ngoài học tập chuyên môn sinh viên còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động đội nhóm và sinh hoạt học thuật rất thú vị. Hiện tại, mình đang thực tập tại Công ty Thủy Hải Sản Sài Gòn và rất hài lòng về lựa chọn của bản thân”.

Bộ Công thương đã xếp Công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh và cùng với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đây sẽ là một ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, tương lai của các kỹ sư Công nghệ thực phẩm tài giỏi và đam mê với nghề sẽ không chỉ được đảm bảo ở sự vững vàng mà chắc chắn sẽ ngày càng vươn xa hơn.

Ngành Công nghệ thực phẩm cần những tố chất gì

Bạn dự định theo học ngành Công nghệ thực phẩm nhưng vẫn còn băn khoăn không biết mình có phù hợp với ngành Công nghệ thực phẩm hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin, giúp tìm ra câu trả lời xem bạn có thể trở thành một kỹ sư Công nghệ thực phẩm thành công trong tương lai không nhé.

Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ thực phẩm

Để có thể học tốt hoặc đi sâu vào nghiên cứ ngành Công nghệ thực phẩm bạn cần sở hữu những tố chất sau đây:

- Trước tiên, cần có niềm đam mê khoa học và công nghệ, thích nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm

- Thứ hai, bạn cần học khá các môn tự nhiên, nhất là Sinh học, Hóa học và Vật lí. Kiến thức vững chắc của các môn này sẽ là nền tảng tốt để bạn tiếp thu các kiến thức chuyên sâu của ngành Công nghệ thực phẩm.

- Bên cạnh đó, tư duy logic, sáng tạo, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của người khác luôn là những tố chất quan trọng cho những bạn muốn gắn bó lâu dài với ngành Công nghệ thực phẩm.

- Ngoài ra, để làm việc tốt trong nền kinh tế hiện đại ngày các bạn cần có kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học và các kỹ năng mềm khác như: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian hiệu quả,...

Nếu có những yếu tố nói trên, bạn hãy tự tin theo học ngành Công nghệ thực phẩm. Tất nhiên, để trở thành một Kỹ sư Công nghệ thực phẩm thành công bạn cần sở hữu thêm nhiều yếu tố khác nữa mà bạn có thể tích lũy được trong quá trình học tập và làm việc. Bên cạnh những kiến thức cơ bản liên quan đến Công nghệ thực phẩm, sinh viên tại những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm uy tín như Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM – Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM,… sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng nền tảng, chuyên sâu và phát huy tối đa những tố chất cần thiết mà một kỹ sư Công nghệ thực phẩm cần phải có.

Tư vấn các vấn đề liên quan tới sx công nghệ thực phẩm: kỹ sư thực phẩm Thái Văn Đức (0983 209 452 - 0946 590 823)