Cung cấp bột Silvafeed (tannin) bột tanin hòa tan

chúng tôi chuyên cung cấp bột Chát thực phẩm/công nghiệp ( tanin- tannan), chúng tôi phân phối cung cấp bột chát thực phẩm/công nghiệp dùng trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm như chống tiêu chảy, đắp mặt nạ, điều chỉnh độ chát cho rượu vang,... trong chăn nuôi,....

Sử dụng chế phẩm chứa hoạt chất tannin (Silvafeed) thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gia cầm 

27/09/2021

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, vấn đề tồn dư thuốc kháng sinh trong thực phẩm chăn nuôi đang là mối lo ngại chung của toàn xã hội, đặc biệt là đối với người tiêu dùng. Việc sử dụng kháng sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe con người, môi trường và là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm động vật

Vì vậy, sử dụng các hoạt chất có nguồn gốc thực vật thay thế kháng sinh là rất cần thiết không những tạo ra các sản phẩm sạch mà còn hạn chế được hiện tượng kháng kháng sinh đối với những vi khuẩn gây bệnh trên gia súc và con người. Do đó, thế giới, đặc biệt tại châu Âu đã ban hành luật cấm sử dụng kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn gia súc. Tại Việt Nam, sử dụng kháng sinh trong thức ăn gia súc cũng đang được quan tâm, hạn chế hơn thông qua ý thức của nhà chăn nuôi và quy định từ phía nhà nước. Tuy hạn chế hay không sử dụng kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng được sự ủng hộ và yêu cầu của người tiêu dùng, nhưng điều này lại gây khó khăn cho nhà chăn nuôi bởi sẽ làm năng suất con thú giảm sút, và tăng chi phí chăn nuôi.

Vì sao tannin (polyphenol) được quan tâm?

Tannin (acid tannic) thuộc nhóm polyphenol, là hợp chất có cấu trúc phức tạp và được chia thành 2 nhóm tannin thủy phân và tannin cô đặc. Tannin (polyphenol) hiện diện trong hầu hết thực vật và có nhiều trong cà phê, trà, nho, cam thảo, dâu, cây hạt dẻ, các loại đậu…Tùy thuộc vào nguồn thực vật, thành phần và cấu trúc tannin cũng khác biệt rất lớn. Tannin thủy phân có tính năng kháng khuẩn mạnh hơn tannin cô đặc, và được phân hủy hấp thu phần nào trong đường tiêu hóa. Đáng chú ý, tannin từ cây hạt dẻ chỉ có tannin thủy phân.

Quan điểm truyền thống và một số công trình nghiên cứu khoa học trong dinh dưỡng thú đơn vị nói chung, và gia cầm nói riêng cho rằng tannin (tannic acid) là chất kháng dinh dưỡng, làm giảm lượng thức ăn ăn vào, giảm khả năng tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến năng suất vật nuôi. Tuy nhiên tác động không tốt của tannin từ những nghiên cứu trên là do hàm lượng tannin trong khẩu phần cao và nguồn tannin có cấu trúc không tốt, như tannin trong các loại cao lương.

Những nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ khi tannin được sử dụng với liều lượng đúng mức, tùy nguồn gốc thực vật, và cấu trúc có thể nâng cao năng suất vật nuôi, tăng cường sức khỏe, kháng khuẩn và là một ứng cử viên có thể thay thế việc dùng kháng sinh trong khẩu phần gia cầm (Redondo và ctv., 2014). Tannin trong thực vật từ lâu đã được ứng dụng để điều trị tiêu chảy, tác động này càng rõ với các động vật có đường tiêu hóa ngắn như gia cầm.

Thí nghiệm của Schiavoneetal và ctv., 2008 cho thấy chiết xuất tannin từ cây hạt dẻ giúp cải thiện đáng kể tăng trưởng của gà thịt, và giảm lượng nitơ trong chất độn chuồng giúp bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tannin cũng có thể làm giảm ký sinh trùng đường ruột trên gia cầm (Marzoni và ctv ., 2005).

Về tác động trên vi khuẩn, tannin thực vật có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển và tác động đến vi khuẩn Gram dương mạnh hơn (Nohynek và ctv., 2006; Engels và ctv., 2011). Chiết xuất tannin từ cây hạt dẻ cũng cho kết quả ngăn ngừa các bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Clostridium perfringens trên gia cầm cả lâm sàng và trong phòng thí nghiệm (Elizondo và ctv., 2010; Redondo và ctv., 2013; Tosi và ctv., 2013). Đồng thời, vi khuẩn Clostridium perfringens khó có khả năng đề kháng lại tannin như đối với kháng sinh (Redondo ctv., 2015), và điều này giúp nhà chăn nuôi an tâm sử dụng chế phẩm có chứa tannin lâu dài hơn.

Kết quả trong phòng thí nghiệm của Lupini và ctv (2009) cho thấy tannin có thể ức chế một số virus gây bệnh trên gia cầm. Đồng thời, vì thuộc nhóm polyphenol, tannin cũng là chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh cũng như vitamin E, và C. Theo tính toán, 3g tannin từ cây hạt dẻ tương đương 90,4mg vitamin E cho vào thức ăn. Bổ sung tannin vào thịt gia cầm chế biến làm tăng hạn sử dụng thêm 15 ngày (Malay và ctv., 2013).

 

Với những ưu thế của tannin thì hiện nay tại Việt Nam có sản phẩm Silvafeed là sản phẩm được chiết xuất từ thân cây hạt dẻ có nguồn gốc Châu Âu có 170 năm kinh nghiệm nghiên cứu về tannin.  Với thành phần Chỉ có tannin thủy phân (acid tannic ≥ 75%), dạng bột màu nâu đỏ, dễ tan trong nước, ethanol, acetone, glycerin v.v…Có mùi tương đối lạ, vị chát, 100% thuần tự nhiên, an toàn hữu hiệu

Thí nghiệm thực hiện trên 360 gà lai Chọi lúc 01 ngày tuổi với tỷ lệ trống mái là 1:1 được chia hoàn toàn ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức gồm 90 con được nuôi trong 3 ô chuồng như 3 lần lặp lại, mỗi ô gồm 30 con, trọng lượng gà thí nghiệm tương đối ngang nhau đạt khoản 42gam/con. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và cho ăn tự do với các mức bổ sung tanin khác nhau là 300gam/tấn, 450gam/tấn, 600gam/tấn (Sivalfeed/thức ăn) và lô đối chứng. Thức ăn được cân và ghi chép theo ngày, khối lượng gà được cân theo tuần và được cân cố định vào 1 ngày trong tuần trước khi cho ăn, cân từng cá thể bằng cân điện tử SF 400 với sai số ± 1gam. Các chỉ tiêu theo dõi gồm gồm trọng lượng kết (gam/con), sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày), tiêu tốn thức ăn (FCR).

 

Kết quả thí nghiệm cho thấy trọng lượng kết thúc của gà lai Chọi từ 1 đến 13 tuần tuổi tăng dần qua các tuần tuổi ở các lô thí nghiệm với mức bổ sung Sivalfeed khác khau. Tuy có sự khác nhau về trọng lượng kết thúc ở các lô thí nghiệm nhưng không có sự khác biệt về thống kê ( P>0,05). Cả giai đoạn thí nghiệm sinh trưởng tuyệt đối ở lô NT 2 đạt cao nhất (21,1gam), tiếp đến là lô đối chứng (20,4gam), 2 lô thí nghiệm 2 và 3 bằng nhau (20,2gam). Tuy có sự khác nhau về mức sinh trưởng tuyệt đối ở các lô thí nghiệm nhưng không có sự khác biệt về thống kê (p>0,05). Đối với tiêu tốn thức ăn (FCR) thì kết quả cho thấy có sự khác nhau giữa các lô thí nghiệm qua từng tuần tuổi (bảng 1). FCR ở NT 1 là thấp nhất 2,63; tiếp đến  NT 2 và NT 3; cao nhất là ở NT đối chứng là 3,09, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cho thấy tanin có tác dụng làm se niêm mạc ruột và làm giảm nhu động đường ruột. Nên thức ăn sẽ ở trong đường tiêu hóa lâu hơn và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn tới nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, tuy nhiên nếu bổ sung ở mức cao sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Với kết quả thí nghiệm thu được cho thấy bổ sung ở mức 300 gam chế phẩm Silvafeed làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà.

Bảng 1. Tăng trọng và FCR của gà lai chọi ăn các khẩu phần thức ăn cơ bản và có bổ sung Silvafeed từ 1 đến 13 tuần tuổi

 

3. KẾT LUẬN

 

Như vậy bổ sung tannin vào trong khẩu phần ăn cho gà lai chọi mang lại hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn lô không bổ sung. Từ đó giảm chi phí thức ăn và giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi của gà lai chọi.


Chất tannin do dâu mà có?

Hợp chất tannin là một hợp chất tự nhiên có trong vỏ, hạt và cuống nho. Chúng có vị chan chát, giống vị chát trong lá chè tươi hay quả xanh. Với trái nho thì hàm lượng tannin ở nho đỏ nhiều hơn ở nho trắng. Để làm rượu vang đỏ, người ta ngâm nước nho chung với vỏ, hạt và cuống nho trong quá trình lên men, hợp chất tannin trong quả nho ngấm vào nước nho tạo nên vị chát đặc trưng.

Tùy thuộc vào giống nho được sử dụng và phương pháp sản xuất rượu vang mà vị chát tannin trong rượu lại khác nhau. Rượu vang trắng và vang rose thì làm lượng tannin thấp hơn rượu vang đỏ. Rượu làm từ nho Barbera hay Bonarda thông thường có hàm lượng tannin ít hơn rượu vang Cabernet Sauvignon. Rượu mới làm thì vị chát tannin sắc cạnh, gai góc, khó uống. Khi được ngâm ủ lâu trong thùng gỗ sồi, vị chát trở nên mềm mại và tròn trịa hơn tạo nên sự cân bằng tuyệt vời cho ly rượu vang.

Cung cấp giá sỉ và giá lẽ rất mong được phục vụ quý vị các bạn trên toàn quốc, cam kết hàng sạch, nguyên chất không pha trộn bậy bạ, có giấy chứng nhận đầy đủ 

chúng tôi CÒN chuyên cung cấp bột cà phê hòa tan nguyên chất, bột cà phê nghiền siêu mịn, các nguyên liệu trộn cà phê ba trong một, nhận chế tạo các máy móc thiết bị sản xuất cà phê hòa tan, cung cấp giá sỉ và giá lẽ rất mong được phục vụ quý vị các bạn trên toàn quốc, cam kết hàng sạch, nguyên chất không pha trộn bậy bạ, có giấy chứng nhận đầy đủ

Và Tôi nhiều năm làm việc trong công ty sản xuất cà phê (Trung Nguyên, ROZANO, Thái Vinh, cà phê Phố...(rang, tẩm, xay, ủ, phối trộn...), dạng blend, dạng beans, Nay tôi ra khỏi ngành nên muốn chuyển giao và hướng dẫn quy trình công thức sản xuất cà phê, tôi sẽ chịu trach nhiệm xây dựng quy trình, đề nghị máy móc nhân sự, công thức, hướng dẫn mua nguyên phụ liệu.. sao ra được sản phẩm như ý của quý vị

Chuyển giao công nghệ sản xuất, Bán công thức, hướng dẫn sản xuất:

Cà phê hoà tan 2in1, 3in1, 5in1, Trà, Cacao,Cà phê dừa hòa tan, cappucino, espresso, campodia, G7, net, phố, Trần Quang, intants Coffee coconut , Cà phê bổ sung xơ hòa tan, cà phê hòa tan mạnh, cà phê bổ sung vitamian, cà phê , cà phê dưa hấu hòa tan, cà phê macca hòa tan, cà phê milo hòa tan, cà phê hòa tan, cà phê tách cà phê in, cà phê bổ sung enzym hòa tan, cà phê hạnh nhân hòa tan, cà phê hạt dẻ hòa tan, cà phê tăng lực, Latte Macchiato, Caffé Latte, Corretto , Freddo, Americano , Espresso, Hag , Cà phê Mocha, Cà phê Americano…….. 

*****Ứng dụng Tanin trong sản xuất:

+ Rượu vang

Tanin có trên vỏ, hạt và cuống nho. Trong quá trình làm rượu vang đỏ, nước nho được ngâm chung với vỏ nho, hạt nho và đôi khi cả cuống nho nên tanin ngấm vào rượu nhiều hơn, hơn nữa, nho đỏ vốn dĩ đã có hàm lượng tanin cao hơn nho trắng. Bởi vậy vị chát từ tanin trong rượu vang đỏ thường cao hơn rượu vang trắng.

Ngoài ra, quá trình ngâm ủ trong thùng gỗ sồi cũng làm tăng hàm lượng tanin trong cả rượu vang đỏ lẫn rượu vang trắng.

Tanin tạo giá trị cảm quan cho rượu: vị chát và bảo vệ màu, sự trùng hợp giữa anthocyanins và tanin ngưng tụ giúp tăng cường màu sắc của rượu vang và có tác dụng như chất bảo quản tự nhiên giữ cho rượu vang khỏi oxy hóa.

Rượu càng có nhiều tanin càng ủ lâu, rượu chứa nhiều tanin quá mức có thể gây hiệu ứng khô miệng và có vị hơi đắng.

+ Làm trong dịch quả

Nước quả bị đục là do những phần tử keo còn lại trong nước quả kết tụ với nhau. Vi sinh vật cũng có thể làm đục nước quả, hiện tượng đục do các hạt keo lúc đầu thì hòa tan sau một thời gian sẽ xuất hiện cặn, thành phần protein trong trong nước quả là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.

Vì vậy, ta cần loại bỏ protein trong dịch trước khi vô bao bì bằng cách sử dụng tanin, tanin sẽ kết tủa tannat với protein và các chất keo tự nhiên khác. Chúng kết lắng và có thể loại bỏ bằng cách lọc.

Hiện nay tanin được ứng dụng để làm trong các loại nước ép như táo, đào, mận, lê....

+ Sản xuất bia:

Với hàm lượng trung bình khoảng 4% trọng lượng hoa, tanin có một vai trò nhất định trong quá trình công nghệ, từ đó có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng bia. Trong quá trình đun sôi dịch đường với hoa houblon, trước hết tanin được tách ra dưới dạng hòa tan.

Sau đó, do điều kiện nhiệt độ cao và thời gian kéo dài, chúng sẽ bị oxy hoá và trùng ngưng ở các mức độ khác nhau, các phân tử trùng ngưng sẽ hình thành mối liên kết đẳng điện với các protein trong dịch đường, hình thành những phức tanin – protein, tạo ra dạng kết tủa nóng trong quá trình này. Mặt khác, một dạng phức tương tự, nhưng trọng lượng phân tử nhỏ hơn, khi hạ nhiệt độ xuống chúng sẽ kết tủa lại tạo thành kết tủa nguội trong dịch đường.

Tóm lại, tanin có ảnh hưởng tốt đến quá trình công nghệ: giúp dịch đường trong nhanh hơn và kết tủa các thành phần protein không bền, làm tăng độ bền keo của bia, nhưng mặt khác tanin cũng làm kết tủa các protein bền làm giảm khả năng tạo bọt của bia.

+ Sản xuất trà xanh, trà đen:

Hợp chất polyphenol trong trà gồm: catechin (một loại catechin đặc biệt là EGCG), theaflavins, tanin và flavonoids. Trong đó, tanin đóng vai trò quan trọng nhất đối với chất lượng trà thành phẩm. Tanin dễ bị oxy hóa dưới tác dụng của enzyme và oxy. Sản phẩm của sự oxy hóa này quyết định màu sắc, hương vị của trà. Trong trà xanh hàm lượng tanin từ 20 - 30%, ở trà búp tươi tanin chiếm từ 28 - 37%. Hàm lượng tanin tăng dần từ đầu vụ (tháng 3,4) đạt cực đại vào giữa tháng 7 rồi giảm dần vào mùa thu.

Trong sản xuất trà đen, người ta tận dụng triệt để enzym có trong nguyên liệu. Nước trà pha có màu đỏ nâu, vị đậm, cánh chè có màu đen tự nhiên. Các công đoạn chủ yếu là làm héo, vò và sàng chè vò, lên men, sấy khô, tinh chế.

Ở trà đen không diệt men ngay mà có thêm quá trình lên men để tạo ra những biến đổi sinh hóa cần thiết làm cho sản phẩm có màu sắc, hương vị. Sự biến đổi tanin trong quá trình lên men, chủ yếu là do hai loại men peroxydaza và polyphenoloxydaza. Men peroxydaza tạo ra những sản phẩm không màu hoặc màu sữa khi oxy hóa tanin có trong chè vò, đây là sản phẩm quyết định vị của chè đen. Còn men polyphenoloxydaza oxy hóa tanin để tạo ra những sản phẩm có màu đỏ, màu đặc trưng của chè đen.

Ngoài ra, nếu nguyên liệu trà có nhiều protit thì tanin sẽ kết hợp với protit tạo ra sản phẩm không tan không có lợi cho chất lượng trà đen. Do đó, nếu nguyên liệu có nhiều protit thì không có lợi cho việc sản xuất trà đen.

Trong sản xuất trà xanh, do không cần tạo nên những biến đổi sinh hóa với tanin mà cần giữ cho tanin không bị oxy hóa do men nên đối với trường hợp này, men không có ích cho quá trình chế biến. Vì thế, ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình chế biến trà xanh, người ta dùng nhiệt độ cao (trên 70 độ C) để diệt men có trong nguyên liệu chè, rồi vò, sau đó đem sấy, sản phẩm có nước pha xanh vàng, vị đậm dịu, có hương thơm tự nhiên của chè. Do đó có thể chọn nguyên liệu trà có ít tanin để sản xuất.

Lưu ý nếu sau khi ăn, uống trà xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với tannin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể, nên chờ 15-20 phút sau khi ăn mới bắt đầu uống.

+ Dược liệu

Dung dịch tanin kết hợp với protein, tạo thành màng trên niêm mạc nên ứng dụng làm thuốc săn da. Tanin còn có tác dụng kháng khuẩn nên dùng làm thuốc súc miệng khi niêm mạc miệng, họng bị viêm loét, hoặc chỗ loét khi nằm lâu. Tanin có thể dùng trong để chữa viêm ruột, chữa tiêu chảy. Có tác dụng làm đông máu nên dùng đắp lên vết thương để cầm máu, chữa trĩ.

Tanin kết tủa với kim loại nặng và với alcaloid nên dùng chữa ngộ độc đường tiêu hoá.

Sản xuất bột tanin:

Nguyên liệu  -> Nghiền ->  Rây -> trích ly -> Lọc chân không -> sắc kí -> Bốc hơi dung môi -> sấy phun -> Bột tanin.

Tanin được ứng dụng trong y học và thú y là dựa trên tính chất Tanin làm kết tủa protein.

Dùng Tanin cầm ỉa chảy rất nhanh.

Nó có tác dụng bằng cách làm giảm bớt sự bài tiết dịch, nước từ cơ thể vào lòng ống tiêu hoá. nó kết tủa với protein ở niêm mạc ống tiêu hoá  để làm thành một màng bao che niêm mạc. Tanin còn có tính sát trùng nhẹ, nó ức chế sự lên men do vi trùng ở đường tiêu hoá

– Hiện nay để làm giảm bớt tính kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá và kéo dài thời gian tác dụng của Tanin suốt dọc ống tiêu hoá, người ta thường biến Tanin sang các dạng: Tanin anbuminat và Tanin cazeinat. Các dạng này dùng để chữa ĩa chảy ở gia súc non và trẻ em rất tốt.

– Cẩm ỉa chảy bằng Tanin anbuminat và tanin cazeinat là rất tốt vì trong cơ thể Tanin được giải ra một cách từ từ nó không gây xót niêm mạc, đồng thời nó có thể phát huy tác dụng xuống đến tận ruột già.

Điều chế Tanin anbuminat

– Pha dung dịch amin trong môi trường rượu Etylic, Metylic, propyonic với axit.

–  Pha dung dịch Tanin dư thừa 20% đổ dung dịch đó vào dung dịch amin nói trên, ở môi trường nước đã khuấy mạnh, đầu, ta sẽ được Tanin anbuminat kết tủa, lọc, rửa tủa trên nhiều lần bằng nước lạnh. Nếu không có dung dich amin ta có thể thay bằng lòng trắng trứng, sữa. Với sữa ta sẽ chế được Tanin cazeinat.

Dùng Tanin để rữa vết thương nhất là các vết thương để lâu bị gỉ nước vàng.

Ở đây Tanin vừa có tác dụng sát trùng vừa có tác dụng cầm máu và giảm dịch thẫm xuất (nước vàng) chảy ra. Người ta có thể pha các dụng dịch Tanin 2 – 5% dùng súc miệng, thụt trực tràng, tử cung, bàng quang.

Dùng Tanin để giải độc khi gia súc trúng độc các ancoloit ở đường tiêu hoá

Tanin dùng để giải độc kim loại nặng.

Ngoài ra trong đời sống thực tế hàng ngày người ta dùng Tanin để thuộc da và khử tanh ở các món ăn

Một số dược liệu chứa tanin:

Cây Ổi Tên – khoa học: Pridium guyava L. Myrtaceae (họ sim)

Cây Măng Cụt – Tên khoa học: Garcinia mangostana L. Clusiaceae(họ bứa) 

Những lời cầu cứu đáng thương của khách khi chọn đúng đơn vị chuyển giao công nghệ yếu chuyên môn lại không có kinh nghiệm làm việc thực tế ở xưởng.