VTGREEN với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết đã nghiên cứu và sẵn sàng Chuyển giao công nghệ sản xuất giấm ăn, dấm gạo, táo, giấm hàn Quốc, gia vị các loại,.....” với các dịch vụ như sau:

Bằng tâm huyết và kinh nghiệm của mình, VTGREEN cam kết mang đến sự hài lòng cho Quý khách hàng từ chất lượng công nghệ, chế độ bảo hành cho đến tiến độ thực hiện cũng như tối ưu chi phí đầu tư. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về dịch vụ chuyển giao sản phẩm của VTG.


lên men chìm là giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất dấm nồng độ axit cao trên thế giới, được áp dụng trong sản xuất dấm ở quy mô công nghiệp. Ưu điểm nổi bật nhất là dấm đạt độ axit cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp này ở Việt Nam mới chỉ được đề cập trong một số nghiên cứu sơ bộ. Quá trình lên men dấm hiện nay trong các cơ sở sản xuất chủ yếu theo phương pháp cổ truyền, lên men bề mặt. Mục đích là xác định các yếu tố công nghệ của quá trình lên men dấm theo phương pháp chìm. Sau đó, tiến hành sản xuất thử nghiệm ở quy mô 2.000 lít/mẻ để có thể ứng dụng rộng rãi trong sản xuất quy mô công nghiệp tại Việt Nam.

Cụ thể, nhóm đã tiến hành nghiên cứu, xác định các điều kiện trong quá trình lên men chìm. Bước 1 là xác định hàm lượng ethanol trong môi trường ban đầu. Khả năng oxy hóa ethanol thành axit acetic là đặc tính quan trọng của chủng vi khuẩn acetic trong sản xuất công nghiệp. Sau quá trình nghiên cứu thí nghiệm, nhóm đã lựa chọn môi trường có nồng độ ethanol là 40g/lít cho các nghiên cứu tiếp theo.

Ở bước tiếp theo, nhóm tiếp tục nghiên cứu, xác định tỷ lệ axit acetic trong môi trường. Theo đó, nhóm tiến hành thí nghiệm điều chỉnh lượng axit trong môi trường trước khi lên men về các nồng độ từ 10-60g/lít. Kết quả cho thấy, để quá trình lên men dấm với chủng vi khuẩn A.pasteurianus D4 được tốt, môi trường ban đầu chỉ nên có nồng độ axit acetic 20g/lít. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lên men dấm ở 350C cho phép tiết kiệm 50% chi phí cho làm mát so với quá trình lên men dấm ở 300C.

Nhóm cũng tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng chuyển hóa ethanol thành axit acetic của chủng A.pasteurianus D4 trên môi trường có điều chỉnh độ pH khác nhau, biến thiên từ 3,0 đến 7,0. Kết quả, chủng A.pasteurianus D4 có khả năng chuyển hóa ethanol thành axit acetic ở pH 3,0 và hàm lượng axit acetic tạo thành rất cao (45,8g/lít) ở pH=5,0. Tốc độ sục khí 0,2 v.v.m là tối ưu cho quá trình lên men dấm. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm sản xuất thành công dấm theo phương pháp lên men chìm ở quy mô 2.000 lít.

Sau khi tiến hành nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Các yếu tố như hàm lượng ethanol, mức độ axit hóa, pH trong dịch ban đầu, nhiệt độ lên men, phương pháp sục khí có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lên men dấm theo phương pháp chìm. Nhóm cũng đã xác định được các thông số công nghệ thích hợp cho quá trình lên men dấm bởi chủng A.pasteurianus D4 theo phương pháp chìm là: Hàm lượng ethanol và hàm lượng axit acetic ban đầu tương ứng là 40g/lít và 20g/lít, pH dịch lên men là 5,0; nhiệt độ lên men là 32-340C, tốc độ sục khí là 0,2 v.v.m.