Ôn thi cao học - phần triết học

A. Triết học

- Khái niệm: triết học là hệ thống tri thức, lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học là khoa học có quy luật và phạm trù

- Tính chất: triết học mang tính khái quát (TQ coi trọng triết học hơn Anh và Mỹ. Việt Nam thích tâm lý thấp - chiến lược hình thành triết học. Các lãnh đạo thường giỏi sử thì mới giải quyết được vấn đề)

- Vấn đề cơ bản của triết học: quan hệ giữa vật chất và ý thức, tư duy với tồn tại, tinh thần với tự nhiên.

- Các quan điểm triết học:

+ Quan điểm duy vật: vật chất có trước, quy định ý thức

+ Quan điểm duy tâm: ý thức có trước, quy định vật chất.

B. Quan hệ giữa vật chất và ý thức

a. Vật chất

- Một số quan niệm về vật chất trong lịch sử

+ Thuyết Ngũ hành của TQ, dùng để xem nhân tướng học

+ Thuyết Tứ đại của Phật giáo (Thủy, Địa, Hỏa, Phong)

+ Thales cho rằng vật chất là nước

+ Heraclite cho rằng vật chất là lửa

+ Các nhà bác học vào thế kỷ 17 - 18 cho rằng vật chất là nguyên tử

=> Nhận xét

- Bối cảnh ra đời của định nghĩa vật chất: định nghĩa vật chất ra đời vào đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh thế giởi bị cuộc khủng hoảng vật lý học, khoa học tự nhiên (thế kỷ XIX - XX)

- Định nghĩa vật chất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại và chụp lại; phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. "Phạm trù triết học" chỉ là phạm trù khái quát, trừu tượng nhất; nó là sản phẩm của tư duy con người; "chỉ thực tại khách quan" ý nói vật chất là mọi sự vật, hiện tượng và quan hệ tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức; "được đem lại cho con người trong cảm giác" ý nói vật chất là cái gây nên cảm giác khi chúng tác động vào giác quan của con người (vd: giá cả lên xuống sẽ tác động đến ý thức con người); "được cảm giác của ta chép lại" ý nói ý thức con người là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ óc con người

- Thuộc tính của vật chất: vật chất tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

b. Ý thức:

- Định nghĩa: ý thức là hiện tượng tinh thần; là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong óc con người một cách năng động và sáng tạo thông qua thực tiễn

- Nguồn gốc của ý thức:

+ nguồn gốc tự nhiên: bộ óc con người, phản ánh thế giới vật chất

+ nguồn gốc xã hội: lao động (làm thế giới lộ ra), ngôn ngữ (nói chuyện)

- Bản chất của ý thức:

+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

+ Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo (con vật dự báo, Kinh Dịch

+ Ý thức là hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội (ý thức của xã hội nào thì phản ánh xã hội đó)

- Kết cấu của ý thức:

+ theo nội dung: tri thức; ý chí (khả năng), tình cảm (cảm xúc)

+ theo chiều sâu nội tâm: tự ý thức (điều chỉnh hành vi), tiềm thức (viết theo hướng dẫn để hình thành kỹ năng), vô thức (ý thức không kiểm soát)

- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

+ Vật chất quyết định nguồn gốc, nội dung, bản chất, sự vận động biến đổi của ý thức

+ Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người theo hướng: tích cực, tiêu cực

- Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Từ quan hệ vật chất với ý thức rút ra quan hệ khách quan: hoạt động của con người xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan

+ Ý thức có thể tác động làm thay đổi vật chất nên phải phát huy vai trò năng động, sáng tạo ý thức làm cho vật chất biến đổi theo mục đích của ý thức

+ Chống tư tưởng, thái độ nóng nảy, chủ quan, đốt cháy giai đoạn, chạy theo ảo tưởng, xa rời thực tế

C. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a. Định nghĩa:

- Nguyên lý: là luận điểm khoa học làm nền tảng, cơ sở cho sự hình thành, phát triển của một ngành khoa học nào đó

- Mối liên hệ: sự quy định, sự tác động chuyển hóa giữa các mặt bên trong các yếu tố trong hiện tượng, giữa các sự vật và hiện tượng với nhau. Nó gồm các mối liên hệ: trong tự nhiên (loài vật), trong xã hội (các giai cấp) và trong tư duy (các lĩnh vực khoa học)

- Mối liên hệ phổ biến: chỉ liên hệ tồn tại trong mọi sự vật, mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy; trong thế giới vật chất, thế giới tinh thần (vd: cung - cầu trong kinh tế, lưới thức ăn)

b. Tính chất của các mối liên hệ:

- Tính khách quan: mối liên hệ giữa các sự vật - hiện tượng và là cái vốn có của sự vật - hiện tượng, không do ý thức con người hay lực lượng siêu nhiên nào tạo ra (vd: nước chảy đá mòn, mây bay)

- Tính phổ biến: các mối liên hệ được hình thành ở mọi nơi, mọi sự vật - hiện tượng; mọi quá trình có trong tự nhiên, xã hội và tư duy (vd: mưa, gió mùa, hoàn lưu)

- Tính đa dạng: mối liên hệ có muôn hình muôn vẻ, tồn tại đan xen (có mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài)

c. Phân loại mối liên hệ:

- mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ không cơ bản

- mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu

- mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp

- mối liên hệ bản chất, mối liên hệ không bản chất

d. Ý nghĩa phương pháp luận:

- Từ tính khách quan, phổ biến của các mối liên hệ trong nhận thức, hành động ta cần quán triệt quan điểm toàn diện; phê phán quan điểm phiến diện (một chiều). Như vậy, khi xem xét một sự vật (hay hiện tượng) thì phải đặt nó trong tổng thể các mối liên hệ có liên quan lẫn nhau.

- Từ tính đa dạng của các mối liên hệ, trong nhận thức hành động ta cần quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể - tức là đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể, không gian và thời gian cụ thể; không áp đặt theo ý chí chủ quan, quan điểm phi lịch sử. Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể cần phê phán tư tưởng và thái độ phi lịch sử, phi cụ thể, ngụy biện và chiết trung

e. Liên hệ thực tế: trong thực tiễn đổi mới đất nước thì phải đổi mới toàn diện và đồng bộ; coi trọng đổi mới có trọng điểm, trọng tâm (quan điểm lịch sử cụ thể)

D. Nhận thức luận

a. Nhận thức luận:

- Khái niệm nhận thức luận: là lý luận về nhận thức, một trong những vấn đề cơ bản của triết học

- Nhận thức: là một quá trình mà chủ thể nhận thức, tác động nhận thức lên đối tượng nhận thức - được đối tượng phản ánh lại và hình thành ý thức con người.

- Ý thức: là kết quả của quá trình (tri thức, ý chí, lý trí, tình cảm, niềm tin)

b. Thực tiễn:

- Khái niệm: thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải biên tự nhiên - xã hội. "Toàn bộ hoạt động vật chất" ý nói thực tiễn là hoạt động phải sử dụng đến sức mạnh của vật chất, quan hệ trong vật chất (hoạt động vật chất >< hoạt động tinh thần); "hoạt động có mục đích của con người" là những hoạt động của con người có ý thức, biết đặt ra mục tiêu cho hoạt động của mình; "mang tính lịch sử - xã hội" là hoạt động mang đậm dấu ấn của xã hội, chịu những quy định của lịch sử và xã hội (vd: nấu cơm); thực tiễn còn là hoạt động biến đổi tự nhiên - xã hội theo mục đích, nhu cầu của con người

- Các hình thức của thực tiễn:

* Hình thức cơ bản:

+ Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động của con người để tạo ra của cải vật chất, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Đây là hoạt động cơ bản, nền tảng quyết định đến các hoạt động khác

+ Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động xây dựng đời sống chính trị của xã hội (xây dựng nhà nước, quan hệ giai cấp, cách mạng xã hội - nông nghiệp (âm, phụ nữ) >< du canh du cư (dương)

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động nghiên cứu thí nghiệm khoa học để tạo ra các sáng chế, phát minh phục vụ con người

* Hình thức không cơ bản: giáo dục trong nhà trường, đạo đức, nghệ thuật, nội trợ trong gia đình...

c. Nhận thức:

- Khái niệm: nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới khách quan vào óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra tri thức về thế giới khách quan.

- Nguyên tắc:

+ Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan và độc lập với ý thức (tùy theo nhận thức mà vật chất vẫn tồn tại khách quan)

+ Thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới khách quan (xuất phát từ nguồn gốc nhận thức: xấu - đẹp)

+ Khẳng định sự phản ánh là quá trình biện chứng tích cực, sáng tạo từ thấp đến cao (quá trình thẩm thấu dần dần)

+ Thực tiễn là cơ sở, mục đích, tiêu chuẩn của nhận thức

- Các trình độ nhận thức:

+ Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận: nhận thức kinh nghiệm là các nhận thức thực tiễn hằng ngày, được tích lũy trong quá trình lao động, phụ thuộc nhiều vào thời gian tích lũy; nhận thức lý luận là nhận thức gián tiếp từ nhận thức kinh nghiệm và xây dựng thành các lý thuyết, lý luận bởi các nhà lý luận tài ba, phụ thuộc vào trình độ nhận thức (vd: sống lâu lên lão làng). Lý luận hoạch định chiến lược có tính lâu dài

+ Nhận thức thông thường: là nhận thức hình thành trực tiếp từ đời sống hàng ngày, cung cấp những hiểu biết thông thường

+ Nhận thức khoa học: nhận thức ở trình độ cao, có tính tự giác để phát triển ra nguyên lý và quy luật về sự vận động, phát triển của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người

- Vai trò của thực tiễn với nhận thức:

+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: thực tiễn chính là điểm xuất phát ban đầu của nhận thức. Nó cung cấp dữ liệu cho nhận thức, đề ra nhu cầu, cách thức và khuynh hướng vận động của nhận thức

+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức: nhận thức phục vụ cho các hoạt động của thực tiễn để cải biên xã hội

+ Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận thức

+ Thực tiễn kiểm nghiệm chân lý trong quá trình phát triển nhận thức

- Ý nghĩa phương pháp luận: nhìn từ quan điểm thực tiễn thì mọi hoạt động nhận thức đều xuất phát từ thực tiễn (học đi đôi với hành), thường xuyên tổng kết thực tiễn để bổ sung lý luận.

- Con đường biện chứng của nhận thức:

+ từ trực quan sinh động => hình thành cảm giác, tự giác, biểu tượng (từ tiếp xúc mới để lại dấu ấn => nhớ lại (biểu tượng)) => hình thành tư duy trừu trượng (khái niệm, phán đoán; phán đoán là sự liên kết các khái niệm với nhau)

+ bản chất của trừu tượng là cái được chỉ rõ rất cụ thể

+ nhận thức phải có khái niệm thì mới suy luận được

+ cái "chân lý" thường mang tính khách quan, tương đối và cụ thể. "Phi lý" là sai lầm.

E. Biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

a. Cơ sở hạ tầng

- Khái niệm: cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động nhận thức của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. "Quan hệ sản xuất" chỉ quan hệ kinh tế giữa người với người trong sản xuất và có 3 quan hệ: sở hữu về tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất, phân phối sản xuất của xã hội

- Kết cấu của cơ sở hạ tầng:

+ quan hệ sản xuất thống trị

+ quan hệ sản xuất tàn dư

+ quan hệ sản xuất mầm mống

Quan hệ sản xuất thống trị chiếm vị trí chủ đạo, chi phối các quan hệ khác; định hướng cho sự phát triển của kinh tế - xã hội; vai trò là đặc trưng của chế độ kinh tế và chế độ xã hội nhất định

b. Kiến trúc thượng tầng

- Khái niệm: là toàn bộ kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, hình thành trên cơ sở hạ tầng

Xã hội giai cấp gồm hình thức ý thức chính trị - pháp quyền cùng chính đảng, nhà nước là hai thiết chế, hai tổ chức quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng

c. Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

- Cơ sở hạ tầng sinh ra kiến trúc thượng tầng; cơ sở hạ tầng quyết định nội dung, bản chất và sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng

- Kiến trúc thượng tầng bảo vệ cơ sở hạ tầng, đồng thời phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng (tính phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng xuất phát từ vai trò quyết định của kinh tế với các lĩnh vực hoạt động xã hội). Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và thường tác động trở lại cơ sở hạ tầng có tích cực và tiêu cực; trong kiến trúc thượng tầng thì nhà nước có tác động mạnh đến cơ sở hạ tầng (quản lý)

d. Ý nghĩa phương pháp luận:

- cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nên muốn thay đổi xã hội thì phải phát triển kinh tế

- kiến trúc thượng tầng tác động đến cơ sở hạ tầng mà trong đó, chính trị và Đảng, pháp quyền rất quan trọng nên phải đổi mới

- hiện nay, nhà nuốc tiến hành cải cách hành chính để thực hiện từng bước cho kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng

F. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

a. Tồn tại xã hội

- Khái niệm: chỉ phương diện sinh hoạt vật chất, điều kiện sinh hoạt vật chất.

- Phân loại: gồm phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh địa lý, điều kiện dân cư - phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định

b. Ý thức xã hội:

- Khái niệm: chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần; nảy sinh và phản ánh tồn tại xã hội

- Cấu trúc:

+ theo nội dung và lĩnh vực: ý thức chính trị, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học

+ theo trình độ phản ánh: thông thường, lý luận

+ theo phương thức phản ánh: tâm lý xã hội, hệ tư tưởng

- So sánh ý thức cá nhân với ý thức xã hội:

+ ý thức xã hội phản ánh sự tồn tại xã hội

+ ý thức xã hội là của cộng đồng dân tộc, trong khi ý thức cá nhân là của một người

+ ý thức cá nhân và ý thức xã hội có tác động qua lại, trong đó ý thức xã hội quy định ý thức cá nhân; ý thức cá nhân trở thành ý thức xã hội khi được xã hội thừa nhận

+ ý thức xã hội mang tính giai cấp và dân tộc (giai cấp có điều kiện sống khác nhau thì ý thức khác nhau; bất kỳ dân tộc và tầng lớp nào sống trong dân tộc thì đều mang bản sắc văn hóa dân tộc đó)

- Quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

+ tồn tại xã hội quy định nội dung, sự biến đổi ý thức xã hội. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội thông qua các trung gian

+ ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, tác động trở lại tồn tại xã hội ba hướng: lạc hậu, vượt trước và kế thừa

- Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội nên muốn xem xét các hiện tượng thuộc về ý thức xã hội cần xuất phát từ tồn tại xã hội, xem xét các khâu trung gian trong phản ánh ý thức xã hội

+ Ý thức xã hội độc lập tương đối nến nếu xem xét hiện tượng có ý thức xã hội cần đặt nó trong tính độc lập

G. Vấn đề con người

- Khái niệm con người: là tổng thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có thống nhất biện chứng giữa tự nhiên và xã hội

- Bản tính con người:

+ Bản tính tự nhiên: (1) con người là kết quả của quá trình tạo hóa, phát triển lâu dài trong giới tự nhiên; (2) con người chịu quy định và tác động qua lại với tự nhiên

+ Bản tính xã hội: (1) hình thành do lao động để hình thành bản tính xã hội; (2) sự tồn tại và phát triển của con người chịu chi phối bởi nhiều yếu tố

- Bản chất con người: là tổng hòa các quan hệ xã hội (mang bản chất xã hội, chịu tác động của các quan hệ xã hội). Giải phóng con người là giải phóng khỏi các quan hệ sản xuất ràng buộc con người, kìm hãm