Lịch sử nhà nước - pháp luật Việt Nam

Bài mở đầu

Luật pháp là hiện tượng lịch sử có quá trình hình thành, phát triển và triển vọng và do đó, những nguyên nhân xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân xuất hiện pháp luật. Kinh tế phát triển đến một mức nào đó thì nảy sinh các giai cấp và lúc đó, Nhà nước ra đời; luật pháp xuất hiện lúc Nhà nước ra đời và dựa trên cơ sở chữ viết.

Có thời kỳ chưa có pháp luật và pháp luật ra đời là bước quá độ chuyển từ công xã nguyên thủy sang trạng thái nhà nước. Pháp luật là chuẩn mực của con người, được hình thành từ các tập tục, tập quán pháp và án lệ. Tập quán pháp là một nguyên tắc mang tính xã hội là chỉnh thể, xã hội có tồn tại, duy trì hợp lý (chế độ Thái thượng hoàng thời Trần => hợp lý, được các triều đại sau kế nghiêp và bắt chước; tập tục kế vị ngôi vua).

Pháp luật chính là quy tắc xử sự, quy tắc hành xử của xã hội do Nhà nước ban hành, có tính bắt buộc và tính quy phạm cao. Trước khi pháp luật ban hành, nhân dân theo tập tục địa phương. Thời kỳ công xã nguyên thủy, luật pháp chưa có và con người sống với nhau bình đẳng; ứng xử con người – con người mang tính đạo đức và tôn giáo. Nhà nước ra đời đề ra quy tắc mới, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, củng cố trật tự xã hội phù hợp với lợi ích, địa vị thống trị của nó. Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó ra đời cùng với Nhà nước và không tách rời khỏi Nhà nước; pháp luật là công cụ thể hiện quyền lực của Nhà nước. Nhà nước cũng như pháp luật đó là sản phẩm, bộ phận của thượng tầng kiến trúc do phương thức sản xuất quy định. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiều nhà nước – pháp luật tương đương.

Định nghĩa: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành, có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về hình thức, có tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các mối quan hệ có trật tự và ổn định.

Các thuộc tính của pháp luật:

- Tính quy phạm phổ biến: Ta hiểu quy phạm chính là kiểu mẫu, mực thước và nguyên tắc cho mô hình sử dụng chung. Đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo và điều lệ của tổ chức xã hội đó chính là những quy phạm. Đạo đức, tín điều tôn giáo và pháp luật giống nhau ở chỗ: nó chính là kiễu mẫu, quy tắc xử sự chung. Ví dụ đạo Phật khuyên răn con người không làm điều xấu, con người nên làm việc tốt); các tổ chức đều có khuôn mẫu (điều lệ Đoàn Thanh niên: từ 16 – 30 tuổi là đoàn viên) hay quy tắc xử sự chung (đạo Phật khuyên răn con người nên khiêm nhường, đức độ và tu thành kính)…. Điểm khác: tính quy phạm của pháp luật mang tính phổ biến để phân biệt với các tín điều, đạo đức vì pháp luật được dùng trong tất cả các công dân; pháp luật là khuôn mẫu chung, áp dụng trong khoảng thời gian và không gian rộng lớn.

- Tính xác định chặt chẽ về hình thức: đó là câu chữ, ngữ nghĩa. Lời văn của pháp luật phải rõ rang, chính xác và chặt chẽ để công dân tuân thủ và không xử sự tùy tiện.

- Tính bắt buộc chung: pháp luật là văn bản được Nhà nước ban hành, Nhà nước bảo đảm thực hiện thống nhất. Việc bắt buộc thực hiện là con người cần tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật (khác với tuân theo ý chí chủ quan của mình). Không tự giác thực hiện pháp luật thì sẽ bị cơ quan hành pháp chế tài thực hiện; vi phạm theo nguyên tắc đạo đức bị chế tài bằng lên án (dư luận xã hội), luật pháp không bao kín các lĩnh vực mà chỉ bao một phần, còn lại phần lớn khác được chế tài bằng đạo đức.

Chủ nghĩa Marx – Lenin cho rằng Nhà nước – pháp luật là thượng tầng kiến trúc, có tính lịch sử. Thời công xã thị tộc, Nhà nước chưa có vì trình độ sản xuất kém, việc lao động ra của cải và sản phẩm con người thừa hưởng là của chung (không có nhiều). Engels có câu nói xác đáng: “Cái tốt đẹp chính là sự chật hẹp của thị tộc đó là sự bình đẳng”. Người lãnh đạo trong thị tộc không có thù lao (có vị trí không đáng kể trong thị tộc), nhưng họ dùng uy tín và sức mạnh cá nhân để điều khiển hoạt động của thị tộc, bộ lạc. Quyền hành, chức năng của cơ quan thị tộc không mang tính chính trị (duy trì sự thống trị); chưa có pháp luật thành văn, hầu hết thị tộc xử lý bằng các tập tục. Những người phạm trọng tội (giết người) thì hình phạt cao nhất của họ là đuổi ra khỏi thị tộc, trở về với tự nhiên và hình phạt đó đồng nghĩa với cái chết. Không phải lúc nào cũng tồn tại Nhà nước – pháp luật: chỉ tới giai đoạn phát triển nhất định, phân hóa tài sản và xã hội chia thành các giai cấp, lúc đó Nhà nước được hình thành. Nhà nước trở thành tất yếu của sự phân kỳ đó (Marx – Engels), không có Nhà nước là xã hội sẽ rối loạn. Lenin nhận định: Nhà nước là sản phẩm, biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được nữa.

Nhà nước ra đời khi kinh tế - xã hội phát triển lên một trình độ nhất định. Cùng với sự phát triển đó là sự hình thành tư hữu, phân chia xã hội thành giai cấp và mâu thuẫn xã hội là không thể điều hòa được. Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước để khống chế sự đối kháng giai cấp, làm dịu đi các xung đột giai cấp và giữ cho các giai cấp tồn tại trong một trật tự (cần thiết để duy trì chế độ kinh tế).

Dấu hiệu của Nhà nước:

- Phân chia cư dân theo các địa vực cư trú để phân biệt với thị tộc (dựa vào quan hệ kinh tế - xã hội, có hiệu lực với từng thành viên).

- Thành lập bộ máy nhà nước, cơ quan quyền lực để thống trị xã hội. Bộ máy thực chất là cơ quan quản lý nhà nước, nhà tù, trại lính (quân đội). Quyền lực nhà nước dựa vào pháp luật, sức mạnh cưỡng bức.

- Nhà nước là tổ chức có chủ quyền quốc gia, có quyền lực tối cao giải quyết các vấn đề đối nội – đối ngoại.

- Nhà nước là cơ quan duy nhất có quyền ban hành luật pháp. Pháp luật mang tính bắt buộc chung với mọi trường hợp, mọi thành viên, quản lý xã hội với nhiều bộ phận khác nhau, quy định việc thu tô thuế. Điều đó cho thấy pháp luật khác với các tổ chức xã hội, nghiệp đoàn, đoàn thể tôn giáo, cho thấy được vai trò và bản chất của Nhà nước.

Bản chất của Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt, tổ chứ bạo lực giai cấp để đàn áp các giai cấp khác, đại biểu cho lợi ích giai cấp thống trị; điều đó cho thấy Nhà nước là đại diện của giai cấp thống trị để thống trị xã hội, đàn áp và bóc lột các giai cấp, các tầng lớp khác; là thống trị của thiểu số với đa số.

Chức năng của Nhà nước là đối nội, đối ngoại. Đối nội là những mặt hoạt động diễn ra trong nội bộ quốc gia như: duy trì trật tự xã hội, trấn áp sự chống đối của các giai cấp, bảo vệ chế độ kinh tế - xã hội, quản lý công dân. Đối ngoại là hoạt động thể hiện trong quan hệ với nhà nước, tổ chức quốc tế khác: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lăng từ bên ngoài, bang giao quốc tế. Đối nội có quan hệ mật thiết với đối ngoại: đối ngoại tạo ra sự bảo vệ quyền lợi của dân tộc, cụ thể hóa đối nội ra bên ngoài. Trong nghiên cứu ngoại giao thì Mỹ là quốc gia ngoại giao thực dụng nhất, ngoại giao của Mỹ hoạt động theo quan điểm của Clement von Metternich (1773 – 1859), bộ trưởng Ngoại giao kiêm Thủ tướng Áo từ 1809 – 1848: “không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi vĩnh viễn”, và quan điểm này trở thành phương châm đối ngoại của Mỹ, thể hiện mối quan hệ sâu rộng.

Chức năng, vai trò của Nhà nước có 2 chức năng: trấn áp và xã hội. Trấn áp là đặc trưng nhất bản chất của Nhà nước (công cụ thống trị, vì lợi ích giai cấp thống trị). Chức năng xã hội quy định công việc chung (thủy lợi, sản xuất nông nghiệp, tô thuế). Chức năng điều hòa mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng; chức năng đảm bảo sự tồn tại của các giai cấp. Nhà nước tính đến lợi ích nông nghiệp (chính sách an dân – cho nhân dân không nổi loạn chống chính quyền), quản lý nhân dân trong xã hội.

Các hình thức Nhà nước:

- Nhà nước chủ nô: có 2 giai cấp là chủ nô và nô lệ, quan hệ là chủ nô (nắm tư liệu sản xuất) – nô lệ (mất tư liệu sản xuất). Đối nội và đối ngoại để củng cố sở hữu của chủ nô về tư liệu sản xuất, tư hữu với nô lệ. Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực, đàn áp và chiến tranh xâm lược.

- Nhà nước phong kiến: là nhà nước bóc lột tiến bộ hơn nhà nước chủ nô (bóc lột theo quan hệ kinh tế). Nhà nước này có 2 giai cấp là địa chủ và nông dân; địa chủ sở hữu ruộng đất, tư liệu sản xuất và 1 phần sức lao động của nông dân. Bản chất nhà nước là công cụ chính của phong kiến với nông dân, nông nô. Đối nội bảo vệ quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, duy trì bóc lột nông dân, đàn áp khởi nghĩa nông dân, cấu kết và lợi dụng tôn giáo làm công cụ mê hoặc quần chúng nhân dân (khống chế, đàn áp trong từng giai cấp). Đối ngoại là thực hiện chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ.

- Nhà nước tư sản: là kiểu nhà nước hoàn thiện nhất, phát triển nhất trong xã hội người bóc lột người; có nhiều hình thức tổ chức: cộng hòa Tổng thống, cộng hòa đại nghị, quân chủ lập hiến, cộng hòa Nghị viện…, đó là công cụ bạo lực thực hiện chuyên chính của giai cấp tư sản. Về lịch sử ra đời nhà nước tư sản với thiết chế tự do – dân chủ rộng rãi, là tiến bộ lớn của lịch sử, hơn hẳn nhà nước phong kiến. Nhà nước tư sản là công cụ trấn áp của giai cấp tư sản đối với đại đa số giai cấp bị bóc lột. Ngày nay chủ nghĩa tư bản đã thay đổi để thích ứng hoàn cảnh hiện đại. Tư bản hiện đại điều chỉnh tốt về sở hữu làm dịu đi mâu thuẫn xã hội, phù hợp quy luật phát triển của xã hội nên nó phát huy được các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ 2 (kinh tế mở, toàn cầu hóa). Chủ nghĩa xã hội không kịp thích ứng; kinh tế đóng kín, nó chỉ phù hợp thời chiến tranh, thời hòa bình và toàn cầu hóa thì nó không thích ứng kịp; sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là tất yếu vì mô hình thực hiện chưa khoa học. Bắc Triều Tiên, Campuchia thời Polpot – Ieng Sary là chủ nghĩa xã hội; Trung Quốc là chủ nghĩa xã hội theo kiểu quân sự (chính xác, cưỡng bức lao động, chia theo sản phẩm). Việt Nam có tư bản chủ nghĩa là do có cổ phần (cổ phần này do tư bản trong nước, nước ngoài hùn hạp vào làm ăn); Tư bản nắm cổ phần, thuê công nhân vào làm => công nhân sở hữu tư liệu sản xuất; Nhật bản thuê người làm việc, làm theo cấu trúc rất khoa học, vì thể dẫn tới là xây dựng nhiều công trình có không giao rộng lớn, đủ chỗ cho nhiều người cùng đến làm việc. Năm 1973 khủng hoảng, tư bản tự điều chỉnh trong khi chủ nghĩa xã hội không điều chỉnh => sụp đổ chủ nghĩa xã hội là tất yếu. Thời kỳ chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc tháng 2/1979, một vị lãnh đạo thời đó nhận định: Chiến tranh không là độc quyền của chủ nghĩa đế quốc. Đế quốc dùng chiến tranh xâm lược các nước xã hội chủ nghĩa, nay thì các xã hội chủ nghĩa đánh lẫn nhau (chúng ta hiểu chiến tranh xã hội chủ nghĩa là sự đan xen nhiều loại hình chiến tranh với nhau). Trung Quốc đánh xong trận tháng 3/1979 liền làm lễ truy điệu quân lính tử trận ở biên giới; Việt Nam thì vài tháng sau mới làm lễ truy điệu; Nam Bộ là bão hòa các mối quan hệ xung quanh mình. Việt Nam thời Tây Sơn, khi bị quân Tây Sơn truy đuổi thì Nguyễn Ánh trốn chạy khắp nơi, nương náu ở Gia Định và 1 số tỉnh phía Nam, được nhân dân giúp đỡ (họ nhớ ơn Chúa Nguyễn khai phá, mở cõi đất đai Nam Bộ). Không có sự giúp đỡ của nhân dân, Nguyễn Ánh không thắng được Tây Sơn; nhân dân Gia Định thương – ghét rạch ròi lắm, không nhầm lẫn được: kẻ nào giúp mình thì mình thương, kẻ nào xâm lược thì ghét tìm cách đuổi đi (giúp Nguyễn Huệ đánh đuổi quân xâm lược Xiêm).

Chương 1: Nhà nước và pháp luật Việt Nam (thế kỷ VII TCN – thế kỷ X)

1.1. Tiền đề ra đời và phát triển của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Văn Lang là nhà nước đầu tiên của Việt Nam, ra đời và thế kỷ VII TCN. Trải qua 3 giai đoạn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), người Việt tiến vào thời kỳ đồ sắt trong thời văn hóa Đông Sơn; thời kỳ này bắt đầu có phân hóa xã hội, dẫn tới nhà nước hình thành.

Tên gọi “Văn Lang” có nhiều nghĩa; thường có 2 nghĩa: (1) chỉ cư dân sống ở vùng đất đầm lầy, (2) chàng trai có văn hóa. Người dân từ vùng núi cao Sơn Vi trải qua thời kỳ phát triển đã di chuyển xuống trung du, đồng bằng để định cư, cải tạo vùng trũng, đầm lầy; lấy Phong Châu là kinh đô. Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ chứng minh điều này : là sự hình thành các cộng đồng dân tộc (người sống ở núi, người thì về đồng bằng và ven biển để sống); theo quy luật phát triển là dân từ miền núi sẽ xuống đồng bằng định cư sinh sống.

Vật tổ của người Việt là chim Lạc (thuộc họ Diệc, Cò) chuyên sống ở vùng sông nước và đầm lầy. Họ có xu hướng xê dịch mối quan hệ ra cộng đồng nên nhận chim Lạc là vật tổ. “Hùng Vương” xuất phát từ chữ Indonesiens cổ là Krung, nghĩa là: thủ lĩnh; sau người Hán dịch “Krung” thành chữ “Hùng” rồi thêm chữ “Vương” thành từ “Hùng Vương” (Vua Hùng), vậy nhà nước Văn Lang hình thành đó là liên minh bộ lạc cổ đại.

+ Những tiến bộ kỹ thuật tạo đà cho sự phân hóa xã hội:

Cư dân từ thời Phùng Nguyên đến thời Đông Sơn đã làm chủ nghệ thuật luyện kim và phát triển đến một trình độ cao thâm. Trong khi đó phía Nam Trường Giang có hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt sống gần gũi và liên kết với nhau thành liên minh thống nhất, điều đó phù hợp với nhu cầu thống nhất cư dân, lãnh thổ thành một mối. Người Việt, người Mường trước kia có cùng chung tiếng nói, nhưng tới thế kỷ X thì mới tách ra thành 2 dân tộc riêng, dùng ngôn ngữ riêng.

Sự phân hóa về xã hội diễn ra vào thế kỷ VII TCN, chế độ phụ hệ ra đời tạo ra sự liên kết giữa các làng với nhau.

Văn minh cổ ở Đông Nam Á là văn minh Nam Á; đơn vị cư trú là chiềng chạ (làng bây giờ), dần dần các chiềng chạ gắn kết nhau thành bộ lạc, về sau là liên minh bộ lạc. Sự hình thành liên minh bộ lạc đã tạo nên văn hóa của cư dân ứng xử với môi trường, đặc biệt là cư dân Phù Nam với văn hóa phồn thực (nghi lệ cầu mong sinh sôi nảy nở).

Việc xuất hiện vũ khí chiến tranh nói lên mức độ phân hóa xã hội thời bấy giờ: chiến tranh là hiện tượng làm giàu nhanh nhất. Việc xây thành Cổ Loa là tiến bộ, thể hiện hiện tượng nhà nước huy động nhân dân xây thành trên đất trũng lún.

Văn minh Đông Sơn hoàn toàn mang tính chất bản địa, xuất hiện từ thế kỷ VII TCN và kéo dài đến thế kỷ III (khởi nghĩa Bà Triệu) thì chấm dứt. Đông Sơn có cơ sở kinh tế ổn định nên ra đời nhà nước Văn Lang thời đại vua Hùng.

+ Tổ chức nhà nước:

Đứng đầu là vua Hùng, bên dưới ông là thủ lĩnh bộ lạc (Lạc Hầu, Lạc Tướng) mà tiếng Indonesien cổ gọi là Pot’ring, dưới nữa là Bồ chính (già làng, tù trưởng); thực chất đây là liên minh bộ lạc nhà nước. Vua Hùng là vị vua đứng đầu nhà nước mạnh; liên minh bộ lạc là cơ sở thống nhất quốc gia.

Liên minh bộ lạc là cơ sở ra đời liên minh quốc gia. Có 15 bộ: Vũ Định, Lục Hải, Ninh Hải, Tân Định, Vũ Ninh, Dương Tuyền, Phúc Lộc, Văn Lang, Phong Châu, Chu Diên, Giao Chỉ, Cửu Chân, Hoài Hoan, Cửu Đức, Việt Thường. Nhà nước đơn sơ, quan hệ giữa các bộ lạc chưa vững mạnh

+ Kinh tế Văn Lang là trồng lúa nước. Trung Quốc trồng lúa khô (lúa mỳ, cao lương), người Việt là văn minh lúa nước, văn minh rau xanh; làm lúa rất khó (đào mương, đắp đập và tưới nước), xuất hiện các hiện vật khảo cổ như lưỡi cày, rìu, lưỡi xẻng chứng tỏ nhà nước có trình độ phát triển cao.

Chữ Việt: cái rìu vừa là vũ khí chống thú dữ phá hoại, đồng thời nó còn là phương tiện chặt đốn cây gỗ, đốn cây. Chữ Việt được viết sau này có 2 bộ: Việt (hay Rìu) và Mễ.

Vũ trụ quan cua cư dân trồng lúa nước là cầu mưa trên mặt trống, mặt trống có 4 con cóc tượng trưng cho cầu mưa.

Trống đồng phân bố phía Nam sông Trường Giang đến Malaysia. Cư dân Việt chưa biết luyện kim nhưng phân công lao động cao.

Những hiện vật khảo cố cho thấy, bên cạnh nghề luyện kim, dân Văn Lang còn biết làm nghề tơ tằm và vải.

Ở Trung Quốc dưới triều đại Tần thì bành trướng xuống phía Nam; năm 214 TCN lập ra 4 quận mới: Quế Lâm, Mãn Trung, Tượng Quận, Nam Hải. Khi tràn xuống phía Nam, quân Tần bị người Việt chống lại quyết liệt. Họ trốn vào rừng, đặt Thục Phán làm thủ lĩnh và tiếp tục chống quân Tần. Thắng trận, Phán lên ngôi vua gọi là An Dương Vương.

Nước Âu Lạc:

Vào cuối thế kỷ III TCN đời vua Hùng thứ XVIII, Văn lang bị khủng hoảng và suy yếu. Âu Lạc phát triển cao hơn Văn Lang (208 – 179 TCN) cũng đủ để định hình văn hóa dân tộc và giúp nền văn hóa này cộng với phong tục tập quán tồn tại suốt 1.000 năm Bắc thuộc: 1 nền văn hóa chung, có ngôn ngữ chung; không có Văn lang – Âu lạc, người Việt bị đồng hóa từ lâu rồi. Người Việt có tục nhuộm răng đen, ăn trầu cau, xăm mình.

Năm 218 TCN, nhà Tần đem quân đánh xuống phương Nam. Trước tình thế đó, 2 bộ tộc Tây Âu – Lạc Việt liên kết với nhau đánh quân Tần (214 – 208 TCN), với chiến thuật: ngày ẩn, đem tấn công, cuối cùng đã đánh bại quân Tần, lập ra nước Âu Lạc.

Thời Bắc thuộc, người Trung Hoa uống bằng miệng nhưng người Việt ăn uống đa dạng, nổi bật là uống rượu bằng mũi; tục làm đầu ăn đất, ăn muối trong đám cưới.

Thời Âu lạc, trình độ chế tác vũ khí chiến tranh cao. Cao Lỗ chế tạo nỏ bắn 1 phát 10 mũi tên đồng; Triệu Đà về sau nhiều lần tấn công nhưng không được. Việc chế tạo mũi tên đồng thể hiện lúc này, trình độ luyện kim đã phát triển. Luyện kim phát triển mạnh => kinh tế phát triển, nhân dân chuyển dần về đồng bằng rồi làm chủ vùng này. Khi có ngoại xâm thì nhân dân kháng chiến chống lại, cử tuấn kiệt là Thục Phán chỉ huy đánh giặc => sức mạnh dân tộc. An Dương Vương lên ngôi, ông đóng đô ở Phong Khê và xây thành Cổ Loa (còn gọi là Cổ Lũy). Thành Cổ Loa được xem là tòa thành cổ với quy mô bậc nhất của người Việt cổ. Thành được xây thời An Dương Vương vào năm 205 TCN.

+ Vị trí: vùng Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội). Thành nằm giữa đồng bằng thể hiện sự tự tin khai phá, giao lưu kinh tế giữa các vùng. Vùng đồng bằng ở thế trung tâm đất nước. Đường bộ là đường thẳng giao thương tạo nên sự phát triển. Thành Cổ Loa 3 lớp thành, nằm giữa đồng bằng, thể hiện sự tự tin bằng sức mạnh phòng ngự 3 lớp: bên ngoài làm việc, có cư dân cư trú; đan xen các vòng thành là hào nước liên kết hệ thống các sông (giống Trung Quốc: đào hào nước liên kết các sông Hoàng Hà, Trường Giang, sông Chảy…)

Phương pháp xây thành: lợi dụng điều kiện tự nhiên, tận dụng chiều cao đồi gò để xây tường thành. Thành được xây theo phương pháp: đào đất đến đâu đắp hào đến đó.

+ Thành Nội: chu vi 1.650 m, cao 5 m.

+ Thành Trung: chu vi 6,5 km, tường thành cao 12 – 16 m, chân rộng 30 m có 5 cửa.

+ Thành Ngoại: chu vi 81 m, cao 4 – 8 m, chân rộng 20 m có 3 cửa

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh. Bên ngoài liên hoàn với sông Hoàng, sông Hồng.

Thời An Dương Vương, hệ thống ruộng Lạc còn nhiều (sinh vật phong phú, lúa tốt và năng suất cao) thể hiện sự trưởng thành vượt bậc trong nhận thức của người dân (mở rộng cư trú ra đồng bằng, ven biển là tiến bộ lớn của thời kỳ này, thể hiện sự phát triển vượt bậc của dân tộc. Ngoài ra, văn hóa Nam Á là các xóm làng còn bảo tồn nhiều thành tựu của văn minh Việt cổ: lời nói, ngôn ngữ, phong tục tập quán thể hiện tính dân tộc cao và tồn tại được hơn 1.000 năm Bắc thuộc => nếu không có thì nhân dân ta bị Hán hóa mất rồi.

1.1. Tập tục và pháp luật thời Văn Lang – Âu Lạc

Luật pháp thời Văn Lang – Âu Lạc là luật không thành văn, nhưng bước đầu chuyển sang luật pháp sơ khai. Luật không thành văn đó là lệ làng, luật tục và tập quán chính trị; luật thành văn gồm: văn bản đơn nhất, hội điển và pháp điển.

Luật pháp Văn Lang – Âu Lạc là không thành văn, đó là:

- Tập quán chính trị: là những quy tắc về điều hành công việc trong triều đình, được hình thành trong quá trình điều hành chính trị và một số nguyên tắc Nho giáo. Ví dụ: Vua đầu tiên nhường ngôi cho con (tập tục truyền ngôi, về sau được các vua bắt chước và coi như là tục lệ truyền thống của mình)

- Lệ làng: là nguồn luật cổ bổ sung cho luật pháp. Nó chính là quy tắc xử sự giữa các thành viên trong cộng đồng do làng xã đặt ra, dần dần một số quy tắc trên biến thành phong tục – tập quán (hương ước) là nguồn luật bổ sung. Lệ làng mang tính chất tự quản và luật nhà nước có mối quan hệ với nó theo hình thức nhị nguyên: vừa thống nhất vừa độc lập.

Theo Mã Viện, luật Hùng Vương hơn luật Hán 10 điều chứng tỏ nước ta đã có luật pháp và luật đó có từ trước khi Triệu Đà thôn tính Âu Lạc. Tuy nhiên, luật Văn Lang – Âu Lạc là luật tục (luật không thành văn) tức là tập quán pháp, điều chỉnh nhiều mối quan hệ xã hội, quan hệ hôn nhân – gia đình, quyền sở hữu và sử dụng ruộng đất; người ta gọi khác là luật truyền miệng (luật do vua trực tiếp ban ra không ghi thành văn bản; nhà Vua chỉ: gọi, sai, phán, triệu (những danh từ này là luật)

Chính sự dùng chữ viết thắt nút là ở thời Văn Lang – Âu Lạc (ghi nhớ 1 sự kiện đơn giản bằng cách thắt nút), nhìn chung nhà nước đã tạo ra 1 sự hình thành văn minh Việt cổ bằng những tộc người gần gũi nhau về ngữ hệ, chủng tộc; gắn liền với nông nghiệp trồng lúa nước và phong tục tập quán để tạo nên sự liên kết phong tục bộ lạc, liên kết chính trị.

Kinh tế thời Âu lạc đa dạng: trồng và chăn nuôi gia súc; dùng công cụ sắt để cày cấy; biết đắp đê phòng lụt; áp dụng phong phú các phương pháp canh tác để tạo ra văn minh; thuật luyện kim phát triển và tiến từ vùng trung du xuống đồng bằng, định cư và hình thành kết cấu xóm làng.

Chính trị - xã hội:

- Thành lập nhà nước sớm: Văn Lang (thế kỷ VII TCN) và Âu lạc (thế kỷ III TCN)

- 15 bộ, thiết lập bộ máy nhà nước truyền được 18 đời vua.

- Đóng đô ở Phong Châu, Phong Khê và xây thành Cổ Loa

1.3. Bộ máy chính quyền Trung Quốc đô hộ nước ta

Chính quyền đô hộ đặt ách thống trị của mình từ trung ương xuống tận địa phương (quận, huyện). Năm 179 TCN, Triệu Đà đánh bại An Dương Vương, chiếm Âu Lạc rồi chia thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân; đồng thời đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt, thực hiện chính sách đồng hóa tàn bạo nhằm biến người Việt thành “người Hán” và xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Năm 111 TCN, sau khi đánh bại nhà Triệu và chiếm lại Âu Lạc, nhà Hán lại chia nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam; hợp với 6 quận của Trung Quốc (Uất Lâm, Đạm Nhĩ, Chu Nhai, Nam Hải, Hợp Phố…) thành châu Giao, với mục đích: xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới, biến nước ta thành vùng nội thuộc Trung Quốc.

Về thiết chế chính quyền đô hộ, vua Hán Vũ đế cử các quan lại của mình sang cai trị. Tuy nhiên, do sự phát triển của quy luật lịch sử cũng như để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân để ổn định tình hình Giao Chỉ, các triều đại của Trung Quốc như Hán, Ngô, Tấn, Nam triều, Tùy, Đường đã nhiều lần thay đổi cách tổ chức chính quyền sau cho phù hợp tình hình lúc đó. Cụ thể, thời lưỡng Hán (206 TCN – 220) tổ chức chính quyền ở Âu Lạc cũ bằng cách chia thành châu – quận – huyện. Đứng đầu châu là Thứ sử (thành lập năm 106 TCN, đầu tiên là Thạch Đới), đứng đầu quận là Thái thú; Đô úy (coi về quân sự), cuối cùng là huyện do Lạc tướng đứng đầu. Thủ phủ của chính quyền đô hộ đóng ở Mê Linh (Vĩnh Phúc). Mãi đến sau khi đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vua Quang Vũ đế nhà Đông Hán cho bỏ chức Lạc tướng của người Việt và đặt lại chức Huyện lệnh, do người Hán cai trị. Các triều đại sau bắt chước theo cách cai trị của nhà Hán, nhưng có thay đổi nhiều (chia tách các châu, quận (thực chất theo xu hướng chia nhỏ các quận – huyện để làm mất đi sự đoàn kết, kiểm soát chặt chẽ hơn); đặt lại tên các chức quan cai trị, bổ sung nhiều thành phần nhân sự mới (sử ta ghi nhận có người Việt tham gia chính quyền đô hộ như Lý Tiến (Đông Hán), Khương Công Phụ (thời Đường)…). Mặc dù thực thi nhiều sự thay đổi chính quyền như vậy, nhưng chưa bao giờ bộ máy chính quyền đô hộ với tay tới được làng cổ người Việt (là nơi bảo lưu văn hóa Việt).

Sau khi áp đặt ách thống trị lên nước ta, người Trung Quốc tiến hành chính sách đồng hóa dân ta ra khắp quận, huyện, biến nước ta thành nội thuộc Trung Quốc. Các chính quyền đô hộ Trung Quốc ở Âu Lạc cai trị theo luật Hán kết hợp với lệ làng người Việt, tuy nhiên việc cai trị theo luật này là không triệt để (nhiều người chuyên quyền, cát cứ và thi hành chính sách tàn bạo mất lòng dân). Đồng thời với với thực hiện chính sách thống trị tàn bạo, các quan lại đô hộ đã thi hành chính sách bóc lột triệt để: thời Hán là bóc lột dựa trên cống nạp hiện vật; thời Đường là bóc lột dựa trên thuế khóa. Đặt mục tiêu xóa bỏ nước ta và biến nước ta thành vùng nội thuộc Trung Quốc, chính quyền đô hộ đã tìm cách xóa bỏ văn hóa làng Việt cổ, trấn áp không tiếc tay phong trào đấu tranh của người Việt để thực hiện chính sách đồng hóa cưỡng bức rất thâm độc.

Nhằm xóa bỏ luôn văn hóa của người Việt cổ, các triều đại Trung Quốc đưa Nho giáo (được Hán Vũ đế tôn làm quốc giáo năm 136 TCN) của mình áp đặt vào việc cai trị đất nước ta. Bằng việc dạy chữ Hán (Tích Quang, Nhâm Diên), dạy phong tục – tập quán của mình, Nho giáo từng bước đi sâu vào Âu Lạc. Về mặt khách quan, Nho giáo góp phần tạo ra tầng lớp có học thức, truyền bá văn hóa Hán vào sâu trong cộng đồng người Việt cổ vốn còn giữ được tiếng nói thời xưa. Nó là điều kiện để bọn thống trị cho rằng biến người Việt thành người Hán là cách duy nhất để xóa bỏ truyền thống văn minh Việt cổ. Tuy vậy, Nho giáo truyền sang Việt Nam không phát huy được ảnh hưởng nhiều và nhân dân ta vẫn có nhiều cách lưu giữ nền văn hóa dân tộc. Về ngôn ngữ, do tiếng Hán một phần là chỉ được học ở trung tâm lớn, ở làng xã thì vẫn dùng tiếng Việt (4000 năm vẫn còn giữ lại tiếng Việt); mất ngôn ngữ là mất luôn dân tộc. Các tập tục truyền thống (lễ nghi, tổ chức gia đình…) được giữ nguyên trong các làng Việt cổ xưa, nơi mà giới thống trị chưa với tới được từ trước và sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Ở Trung Quốc, do có truyền thống làm ruộng cao và ý thức gia đình phụ hệ, gia trưởng nặng nề nhưng khi vào Việt Nam, nó bị người Việt vốn sống rất dung hòa phản kháng mạnh mẽ vì họ trọng nông nghiệp (làm ở ruộng thấp), coi trọng tình nghĩa và vai trò của phụ nữ trong gia đình. Quan niệm “phúc đức tại mẫu” đặc biệt trong cấu trúc nông nghiệp lúa nước người Việt thể hiện sự cần mẫn của phụ nữ - người đem đến kinh tế gia đình ổn định. Ngoài ra, theo triết lý vũ trụ (trời tròn – đất vuông) thì người phương Nam chú trong phồn thực (sinh nở) phù hợp với môi trường nóng ẩm; phồn thực trở thành truyền thống thể hiện cụ thể qua các lễ hội Việt Nam đối lập với văn hóa trọng nam, khinh nữ của người phương Bắc.

Cha ông ta dùng chữ Nôm ghi tên nước. Đạo giáo thời Bắc thuộc có hai nhánh:

- Đạo giáo của Lão Tử được dùng như là tôn giáo chính thống, có từ thời Tấn (thế kỷ III) chủ trương thuật trường sinh, ma quỷ.

- Đạo giáo bình dân: thờ ma quỷ, bùa phép => mê tín, cúng bái, bùa chú.

Sang Việt Nam, Nho, Đạo và Phật dung hòa với nhau. Đạo giáo được dùng để thờ Thành hoàng làng, ông tổ nghề; Phật giáo truyền vào Việt Nam theo 2 con đường, quy mô nhất là con đường phía Nam đến. Phật giáo truyền bá mạnh mẽ, quy mô lớn tập trung ở các trung tâm lớn, tiêu biểu là Luy Lâu (Bắc Ninh), sau này Phật giáo Bắc tông truyền xuống giúp nhân dân có tập tục phong phú hơn: thờ Phật, thờ cúng tổ tiên (phồn thực) và người có công, thành hoàng làng… để lưu giữ lòng yêu nước, phong tục tập quán ngàn xưa của dân tộc.

Pháp luật thời Bắc thuộc:

- Hình sự: quy định các tội hình sự sau có thể bị xử phạt nặng: phản loạn chống chính quyền đô hộ, tham nhũng, buôn bán muối và sắt.

- Dân sự: liên quan đến sở hữu, chiếm hữu ruộng đất.

- Hôn nhân, gia đình: nó thuộc về luật dân sự trừ các trọng tội. Theo quy định hôn nhân, trai kết hôn ở tuổi 20 – 50; gái từ 15 – 40; một số nơi trai 16, gái 13 đã kết hôn.

Kinh tế thời Bắc thuộc: Thời kỳ này, địa chủ Trung Quốc tự do lấn chiếm, lập trang ấp, bắt nhân dân cống nạp sản phẩm cho mình (và chính phủ đô hộ, chính phủ trung ương). Thời Đường bóc lột chủ yếu là tô, thuế (780; ruộng nộp tô, đinh nộp dung, hộ nộp điệu). Tô là nghĩa vụ của người nhận ruộng, dung là nghĩa vụ của người lao dịch quy ra sản phẩm, điệu là sản phẩm nông – công – thương buộc gia đình phải nộp.

1.4. Chính quyền tự chủ của Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền

Chính quyền tự chủ bắt đầu có mầm móng từ thời Hai Bà Trưng (40 – 42), phát triển dưới thời Lý Bí với việc thành lập nhà nước Vạn Xuân. Ông là người đầu tiên thành lập nhà nước tự chủ đầu tiên, định đô (cửa sông Tô Lịch), đặt niên hiệu là Thiên Đức và quốc hiệu là Vạn Xuân; ông cũng là người đầu tiên xưng Đế (ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa). Ông cũng đã thành lập điện Vạn Thọ làm nơi bàn việc nước của vua – quan, mở chùa Khai Quốc để kỷ niệm thành lập quốc gia đầu tiên. Có thể nói, chính quyền Vạn Xuân đã đặt nền móng vững chắc cho nền độc lập dân tộc, cơ tầng văn hóa vững chắc, không thể phá vỡ.

Chính quyền họ Khúc: sau thời gian cực thịnh dưới thời Minh Hoàng nhà Đường (712 – 756) kéo dài đến năm 823, nhà Đường suy yếu (vua Đường lên ngôi còn nhỏ, ăn chơi hoang lạc và bị hoạn quan thao túng quyền lực; người ta gọi thời kỳ này là Mạt Đường). Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ, người Hồng Châu – Hải Dương nổi dậy và cướp được chính quyền về tay mình (905); độc lập của ông lúc này là hình thức vì ông còn phụ thuộc vào tấn phong của Trung Quốc. Khúc Thừa Dụ được vua Đường phong làm Tiết độ sứ để cai trị nơi xa xôi, nhưng cũng là hình thức vì thực chất, ông đã xác lập chính quyền tự chủ. Hòa bình là hình thức, tự chủ là thực chất và điều đó cũng cho phép ông và những người kế tục thực hiện đầy đủ các chính sách tiến bộ của mình; tự chủ là chính xác (nhận phong tước của Trung Quốc lúc ta còn yếu thế).

Cải cách của Khúc Hạo (907 – 917) là cải cách đầu tiên, đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã hội thời đó là xóa bỏ cấu trúc xã hội cũ, dựng lên cấu trúc xã hội mới cho nhà nước tự chủ, đặt nền móng cho thời kỳ tự chủ đầu tiên của dân tộc. Đầu tiên, ông tiến hành cải cách hành chính để xóa bỏ cơ cấu đơn vị hành chính của ngoại tộc và xác lập cấu trúc hành chính mới: lộ - phủ - châu – giáp – xã. Ông chia được cấu trúc hành chính như thế là vì ông muốn xóa bỏ hố ngăn cách chính quyền – nhân dân, chính quyền phải gần gũi, lắng nghe dân; chú trọng cải cách mạnh ở chức năng của các đơn vị hành chính. Ở xã có hai chức quan quan trọng: chánh xã, tá xã để quản lý công xã. Ngoài ra, ông thực hiện chính sách bình quân thuế ruộng, giảm nhẹ lực dịch, lập sổ hộ khẩu “chính sự cốt khoan dung, giảm đi cho dân yên vui”; muốn độc lập thì phải khai thác các cơ sở quan trọng.

Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 – 937) và Ngô Quyền (938) đã cụ thể hóa sức mạnh dân tộc, đập tan ách thống trị của Trung Quốc và thiết lập lại cơ tầng văn hóa (khôi phục lại qua cải cách Khúc Hạo), sắp xếp lại mảnh vụn của văn minh Việt cổ.

Chương 2: Nhà nước phong kiến độc lập tự chủ và pháp luật Việt Nam (thế kỷ X – thế kỷ XVII)

2.1. Lược sử các nhà nước phong kiến Việt Nam

Nhà nước thời độc lập nó kế tiếp nhà nước tự chủ của họ Khúc, nhưng ở mức độ cao hơn: thời Ngô đóng đô ở Cổ Loa và xưng Vương, nhưng tới thời Đinh thì xưng Đế (ngang hàng với Trung Hoa, trong xưng Đế, ngoài xưng Vương (làm phiên thuộc Trung Hoa). Thời Lý, kinh đô được chuyển về Thăng Long thể hiện sự phát triển cao của quốc gia, hướng tới sự trường tôn dân tộc. Vua Lý coi trọng Phật giáo (Phật giáo ở phương Bắc được Việt hóa => được vua dùng để cai trị độc lập với Trung Quốc). Về sau do nhu cầu tập trung cao quyền lực, vua Trần – Lê sơ bắt đầu dùng Nho giáo vào cai trị => thành lập nền quân chủ quan liêu (cọi trọng thi cử, bỏ tiến cử và nhiệm tử). Hình luật thời Lý là pháp luật thời độc lập, thấm nhuần tính nhân văn của Phật giáo (dân tộc). Rồng thời Lý thân thể uyển chuyển chính là thể hiện tinh thần đó. Rồng thời Trần thô kệt, mắt dữ dằn => 3 lần đánh thắng Mông – Nguyên; luật thời Trần cũng phản ánh như thế (chuyên chế, phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt, khuyến khích nông nghiệp phát triển) => thể hiện sự thành lập vương triều thống nhất. Nho giáo có vai trò lớn trong xây dựng luật pháp, tổ chức nhà nước (nhất là nhà Lê sơ). Vụ Lê Văn Thịnh hóa hổ giết vua trong vụ án Hồ Dâm Đàm phản ánh đấu tranh tăng quan – Nho quan, đồng thời phản ánh xu thế quan liêu ngày càng tăng trong chính quyền.

Theo tập quán chính trị (do ảnh hưởng của Trung Hoa) nên ở chế độ phong kiến Việt Nam, Vua có tước hiệu, niên hiệu…

+ Tên húy là tên vua trước khi lên ngôi; sau khi vua mất thì có Lệ kiêng húy (kiêng tránh đặt tên theo tên Vua). Lệ này có từ năm 1232, lúc đầu người ta đặt tên để tránh tên của Vua ví dụ Cảnh (Trần Thái tông); Hoảng (Trần Thánh tông), Khâm (Trần Nhân tông), về sau lệ này lan sang cả tên bố vợ vua: Trần Liễu, Trần Thủ Độ (kiêng húy không đặt), vợ vua, anh cả vua, ông bà nội…

+ Tên giả: tên của Vua khi xưng danh với Trung Quốc, mục đích là giữ được nền độc lập. Nhiều Vua Việt Nam dùng tên giả khi xưng danh với Trung Quốc như Lê Thái tông tên xưng danh với Trung Quốc là Lân; Lê Nhân tông xưng tên Vân với Trung Quốc. Địa danh gắn với tên Vua bị đổi tên: Phù Dung đổi thành Phù Cừ (Dung là tên húy vua Mạc Đăng Dung); Hoa đổi thành Huế (Hoa là bà Nguyễn Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng được Vua yêu nhất nhưng mất sớm); Phú Nguyên đổi thành Phú Xuyên (Nguyên là tên vua Mạc (Mạc Phúc Nguyên); huyện Thanh Giang (Nghệ An) đổi thành Thanh Chương (kỵ húy chúa Trịnh Giang); Cao Bình đổi thành Cao Bằng (húy tên vua Quang Trung: Nguyễn Quang Bình). Thời Nguyễn ban tên 22 lần, 47 chữ là húy khi sử dụng.

+ Đế hiệu: vua lên ngôi tự đặt (Vạn Thắng Vương, đế hiệu của Đinh Bộ Lĩnh); đế hiệu lan sang quan lại: Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai (vua đặt)

+ Tên thụy: tên do con lên ngôi đặt cho vua trước (vua cha) khi ông mất. Đinh Toàn lên ngôi đặt tên thụy cho cha là Tiên hoàng đế

+ Miếu hiệu: tên vua, nơi thờ vua (Miếu là Thái Miếu, nơi thờ Vua). Vua đầu là Thái tổ, Thái tông. Sử sách gọi miếu hiệu để kiêng tên húy và có từ thời Lý.

+ Niên hiệu: tên do vua đặt, sử sách dựa vào đó định thời gian vua trị vì (Niên là thời gian, hiệu là tên của vua dùng trong thời gian đó); qua đời làm vua thì đổi niên hiệu mới và mỗi đời vua có thể đặt 1, 2 hay nhiều niên hiệu khác nhau trong thời gian cai trị của mình. Niên hiệu có từ thời Đinh, căn cứ theo tên 12 con Giáp; ví dụ Lê Thánh tông có hai niên hiệu: Quang Thuận, Hồng Đức, về sau có vua đặt 1 niên hiệu như Quang Trung – Nguyễn Huệ; Gia Long…

+ Quốc hiệu: tên quốc gia do vua đặt, đó là danh hiệu của vua. Ở Trung Quốc, tên quốc gia là họ (hoặc nơi phát tích triều đại) như Tần Doanh Chính đặt tên nước là Tần; Hán Cao tổ đặt tên nước là Hán (xuất phát từ nơi ông khởi nghiệp đầu tiên: Hán Trung). Quốc hiệu Việt Nam – Trung quốc khác nhau (thể hiện tính độc lập); ở Việt Nam quốc hiệu không đồng nhất với tên triều đại: triều đại gọi theo họ vua (Trung Quốc gọi tên triều đại theo phẩm tước); quốc hiệu do vua đặt.

Quyền lực nhà vua: ở phương Đông, vua nắm trọn quyền lực: đặt pháp luật, quy định xử phạt và thăng giáng quan lại, lương bổng. Vua nắm 3 quyền: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Vua nắm vương quyền đồng thời nắm luôn thần quyền (tế trời, phong tước cho thần, điều động thần thánh), vua được thần thánh hóa. Đặc trưng: quần áo vua mặc là long bào, vua ngủ là ngự; giường vua là long sàn; vua nhìn là ngự lãm; thức ăn của vua là ngự thiện… Ở phương Đông, quyền lực của vua là vô biên, có bổn phận với trời, thần dân và không hại dân. Tạp quán chính trị luôn đúng và các vua sau phải chấp hành, xử sự đúng.

Phương thức nghị đình: vua trước khi ra quyết định phải tham khảo ý kiến quần thần; chức quan Ngự sử đài quan trọng vì có chức năng can gián vua, không cho vua lộng quyền

Khoa cử: bổ nhiệm quan lại thông qua thi cử; chọn người đỗ đạt để làm quan (là tập quán chính trị)

Hạn chế quyền của vua: là làng xã. Làng xã có tính tự quản cao, hạn chế quyền của Vua xuống cơ sở “Phép vua thua lệ làng”. Quyền lực của quân chủ Việt Nam: vua nắm trọn 3 quyền, các quan lại chỉ là phụ tá của vua, giúp vua thực thi quyền lực

Nguyên tắc truyền ngôi:

- Ngôi vua không thể phân chia

- Trọng nam (theo cùng họ, không khác họ)

- Trọng trưởng, trọng hiền

=> Không theo luật pháp thành văn,chỉ theo tập quán chính trị cơ bản.

Quốc tính: họ của vua ban tước cho quý tộc

Ngoại thích: người có quan hệ với vua thông qua hôn nhân

Quan lại: người có chức vụ trong bộ máy nhà nước (quan: người có chức; lại: người giúp việc quan ở công đường)

Quan liêu: liêu đọc chệch tiếng Hán là xiêu (tách khỏi xã hội), chỉ tầng lớp quan lại có đặc quyền, đặc lợi riêng (tách rời khỏi bộ phận còn lại); Liêu là tách rời, xa rời. Quan liêu là đội ngũ quan chức chuyên nghiệp, tinh thông công việc và giúp vua mọi việc.

Quan lại có những hình thức tuyển dụng sau:

- Tiến cử: đề cử, không phân biệt dòng họ

- Nhiệm tử: tập ấm, thừa ấm (tiếng Nôm Tập ấm là ấm xung)

- Khoa cử: bản chất là thi cử để tuyển chọn quan lại có học thức, chuyên môn nắm giữ chức vụ cao trong nhà nước.

Nho sĩ: tầng lớp có học thức, qua đỗ đạt mà làm quan; phương tây gọi là Hiệp sĩ (knight)

Quan lại có 4 tước vị:

- Vương: là tước cao nhất ban cho anh chị em, con cháu, bác ruột… của vua, không chia bậc. Nhiều triều đại chia thành Lục vương, Bát vương. Vương còn có thân vương, tự thân vương.

- Công: có 2 bậc là quốc công và quận công, thường là tước này vua ban cho hoàng tử để cai trị nơi biên ải (họ gần tước lớn, họ xa tước nhỏ).

- Phẩm: phẩm hàm, phẩm trật (trật tự phẩm hàm). Phẩm hàm có 9 phẩm nhỏ hơn 6 tước. Mỗi bậc phẩm chia thành các bậc nhỏ: chánh phẩm, tòng phẩm ra 18 bậc phẩm hàm (9 là số thiên). Cửu phầm xuất hiện ở Trung Quốc thời Đường, Việt Nam là thời Lý.

- Tư: tư cách đạo đức, là tước vị bảo trợ cho phẩm và tước. Theo Nho giáo, quý tộc – quan lại là người có đạo đức (quân tử), đức độ nhiều phụ thuộc vào cấp bậc. Tư có 24 bậc; tùy theo tước phẩm cao thấp mà tư ít hay nhiều (có phẩm tước là có tư); số tư của từng bậc phẩm tước đứng sau hơn kém sau 1 tư. Thân vương là 24 tư; tước vương là không tư nào. Thứ dân là vô tư (để giáo hóa, răn dạy họ)

Nếu quan lại có lỗi sẽ bị xóa học hàm. Ở phong kiến Việt Nam, Trung Quốc, phẩm tước (không phải chức vụ) là cơ sở để bổ nhiệm học hàm, cấp lương bổng.

Lương bổng: Lương là phát bằng tiền hàng năm (salary, paid monthly wage…), Bổng là ban cấp ruộng công của làng xã cho quan lại để thu thuế (một phần mình giữ lại, phần còn lại nộp cho nhà nước). Từ thời Lý về trước, quan lại được cấp bổng, thời Lê sơ thì hoàn thiện dần thông qua thi cử. Quan lại, quý tộc chỉ có chức năng tư vấn, dự thảo các vấn đề để vua xem xét, tiến hành.

Phương thức chức vụ giữa vua – quan là Nghị định; họp giao ban gọi là phiên triều; đại triều thường dùng trong các ngày lễ lớn: mừng thọ, đăng quang… mang tính nghi lễ (khánh tiết); thường triều là thời tiết định kỳ theo tháng, ngày cho quan lại về triều đình bàn việc nước; biệt triều là sự biến khẩn cấp. mang tính công vụ

Chức năng phụ tá, thực thi quyền lực của vua có 3 loại:

- Quan lại giúp vua quản lý về việc trong các lĩnh vực, trong địa hạt được Vua giao cho.

- Quan lại nhân danh Vua áp dụng luật lệ của Vua cho toàn dân.

- Quan lại tấu trình những kết quả của mình.

Phong kiến Việt Nam – Trung Quốc tồn tại 2 mối quan hệ chính trị cơ bản: vua – tôi (tôi là quý tộc, quan lại); vua – thần dân (vua thay trời bảo vệ dân; thần dân phải phục tùng vua). Hai quan hệ trên tương tác với nhau tạo ra trật tự quan liêu, gia trưởng của phong kiến.

2.2. Pháp luật nhà nước phong kiến Việt Nam

a. Nguồn luật chủ yếu của pháp luật phong kiến Việt Nam

- Luật không thành văn: lệ làng, luật tục, tập quán chính trị

- Luật thành văn: gồm có văn bản đơn nhất, hội điển và pháp điển

+ Văn bản đơn nhất: có 5 loại là chiếu, lệnh, dụ, lệ, sắc. Vì mệnh lệnh của vua là pháp luật nên vua nắm cả 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chiếu là văn bản đầu tiên tập hợp những điều luật quan trọng, đặc biệt do vua ban cho quần thần (tháng 8/1831, vua Minh Mạng ra chiếu cấm phụ nữ mặt váy); lệnh là công việc vua giao quần thần thực hiện; dụ, lệ quy định những vấn đề cơ bản, lâu dài; sắc là ban tước cho quan lại, quý tộc (chế độ quan liêu). Thời Lý – Trần, văn bản phổ biến là lệnh và chiếu; thời Lê là lệnh, sắc và dụ; Nguyễn là sắc và chiếu… thể hiện tính tập quyền ngày càng cao.

+ Hội điển: (luật hội tụ) là hình thức tập hợp các văn bản pháp luật để sử dụng kịp thời, nhanh chóng và tiện lợi; nó bao quát các vấn đề của văn bản đơn nhất. Hội điển là cách thức hình thành pháp luật theo 2 cách là thời gian, lĩnh vực. Hội điển thời gian là hệ thống các văn bản pháp luật theo triều đại, đời vua; Hội điển lĩnh vực là hệ thống các văn bản có liên quan đến các lĩnh vực; ví dụ hội điển quan chế, tập hợp các quy định về chế độ quan liêu, hội điển ruộng đất là hệ thống các văn bản về chiếm hữu, sử dụng và chuyển nhượng ruộng đất.

Nguồn gốc của Hội điển là từ cổ luật của Trung Hoa. Hội điển xuất hiện vào thời Trần là bộ Quốc triều thông chế (1230, 20 tập). Nội dung của nó quy định về quan chế hành chính, tổ chức quan lại. Quốc triều thường lễ nói về lễ nghi (tiếp sứ, đại triều); Quân văn cách thức (1290) quy định mẫu, biểu, văn tự, công văn và quy định cách thức viết văn tự; Hoàng triều đại điển (1241) quy định các vấn đề trọng yếu trong nước… Về sau nhà Minh hủy diệt các loại văn tự trên hòng tiêu diệt trí tuệ của người Việt.

Thời Lê sơ, hội điển phát triển rực rỡ: Thiên nam dư hạ tập (ban hành thời Lê Thánh tông, 100 quyển) ghi chép chiến công đánh Chiêm Thành; niên hiệu của Hoàng đế (Quang Thuận); phát triển nhất là Hội điển thiện chính thư (luật lệ ban hành đầu tiên), Quốc triều thư khế (quy định thể thức: điểm chỉ, ban tước, chúc thư, văn tự chiếu cố, sang nhượng; Quốc triều chiếu lệnh (ban hành thời Dụ tông gồm có sắc lệnh, chiếu, lệnh quy định công việc của 6 bộ); Lê triều hội điển (sắp xếp các hoạt động không theo chức năng của Lục bộ). Thời Nguyễn về sau cũng chú ý hội điển, thể hiện ý muốn duy trì chế độ phong kiến cao độ: Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ (Minh Mạng) quy mô lớn.

+ Pháp điển: là các bộ luật cụ thể; nguồn gốc của nó cũng từ cổ luật của Trung Hoa, khái quát và tập hợp lại theo từng lĩnh vực cụ thể. Mỗi lĩnh vực sẽ có bộ luật khác nhau: trọng tội, ăn cắp => luật hình sự; ruộng đất, hôn nhân => luật dân sự; luật tố tụng… (hai cổ luật đầu tiên là Hình thư, Hình luật (hiện không còn)).

2.3. Cải cách Lê Thánh tông – luật Hồng Đức

a. Nhà nước:

Cải cách Lê Thánh tông là cải cách triệt để nhất, thành công nhất. Ở triều đình, vua bãi bỏ chức Tể tướng và chấp nhận chức Hành khiển (Nguyễn Trãi là Nhập nội hành khiển, thay cho chức Đại hành khiển; Tam tư). Chức Tam thái, Tam thiếu được giữ lại.

Để ngăn chặn sự chuyên quyền vào tay 1 người, Lê Thánh tông lập ra:

+ Lục bộ (6 bộ, đứng đầu là Thượng thư)

+ Lục tự:

- Đại lý tự: xét xử các vụ án

- Thái thường tự: lễ nghi, âm nhạc cung đình

- Quang lộc tự: phụ trách hậu cầu đồ dùng trong nghi lễ

- Thái bộc tự: xe ngựa cho vua

- Hồng lô tự: xướng danh Tiến sĩ, an táng quan lại qua đời và đón người ngoại quốc.

- Thượng bảo tự: đóng ấn, triện vào quyển thi của thí sinh trong thi Hội.

+ Lục khoa: Lại khoa; Hộ khoa; Lễ khoa; Binh khoa; Hình khoa; Công khoa.

+ Hàn lâm viện, Ngự sử đài.

Ở địa phương, vua lập 12 đạo thừa tuyên, 1 phủ. Biên giới Đại Việt thời điểm 1471 kéo dài đến đèo Cù Mông (Phú Yên); ở đạo thừa tuyên thì lập Tam ty (kiềm chế nhau chống nạn cát cứ) gồm: Thừa ty (hành chính, dân sự, tài chính); Đô ty (quân sự, dành cho chức quan Tứ phẩm); Hiến ty (giám sát, xử lý, dành cho quan lục phẩm). Dưới đạo là lộ, phủ, châu, xã nhưng xã là lĩnh vực ông lấn tới mạnh nhất (1483). Ông đặt ở xã có 3 cấp: Đại xã (600 hộ), Trung xã (500); Tiểu xã (300); đứng đầu là Xã trưởng (Đại xã là 5 người; Trung – Tiểu xã là 3 – 4 người). Xã trưởng được bầu theo tiêu chuẩn: người già, sinh đồ, thư viện; anh em thân thích không làm Xã trưởng (tránh bè phái). Xã trưởng quản lý làng xã, lập Hương ước chặt chẽ. Với việc cải cách ra tận làng xã, Lê Thánh tông đả hạn chế tối đá tính tự trị của làng xã, tăng cường quyền lực cho trung ương. Lần đầu tiên, phong kiến trung ương can thiệp sâu vào tận làng xã

Khoa cử: phát triển rực rỡ với Nho giáo là tư tưởng chính thống. Thi Hương trong năm ở các đạo (cấm kẻ phạm tội, phường chèo không đi thi), đỗ thì làm cử nhân. Thi Hội tổ chức 3 năm/lần; Thi Đình tổ chức trong triều đình, vua làm giám khảo để xét đỗ Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa, Hoàng Giáp, đệ tam giáp.

b. Pháp luật:

Luật Hồng Đức là đỉnh cao nhất trong cải cách của Lê Thánh tông và hệ thống cổ luật Việt Nam. Luật có 13 chương, 722 điều và là bộ luật quan trọng. Đây là thời kỳ ổn định quốc gia nên ban hành luật pháp điều chỉnh quan hệ xã hội, chế độ ruộng đất. Các chương trong bộ luật Hồng Đức (còn gọi là Quốc triều hình luật):

- Chương Danh lệ: quy định trọng tội (thập ác, mưu phản bị giết; ngũ hình). Bát nghị (8 hạng người được chiếu cố bằng cách phạt tiền, miễn trách nhiệm hình sự). Luật của phong kiến Việt Nam là hình sự; luật hình sự là bộ luật quy định những hình thức xử phạt đối với các tội danh: xâm phạm xã hội, gây rối an ninh trật tự; trọng tội với công dân. Ngoài ra cũng có những quy định không phải hình sự (Trung quốc không có điều này); việc thi hành án về hình sự, dân sự đều qua tố tụng (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, tuyên án)

- Chương Vệ cấm: 47 điều quy định các tội liên quan đến xâm phạm nơi ở của vua và hoàng tộc.

- Chương Vi chế: 144 điều quy định hình phạt với tội lạm dụng chức vụ

- Chương Quân chính: quy định các tội về quân sự (bỏ ngũ, trốn lính, đầu hàng giặc)

- Chương Hộ hôn: quy định về hình phạt liên quan tới hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân – gia đình.

- Chương Điền sản: 32 điều quy định về thuế má, khế ước, ruộng đất

- Chương Thông gian: ra hình phạt về ngoại tình, thông dâm.

- Chương Đạo tặc: hình phạt về tội trộm cắp

- Chương Đấu ẩu: 50 điều quy định hình phạt về tội vu khống, gian dối.

- Chương Trá ngụy: làm chứng gian

- Chương Tạp luật: quy định các tội linh tinh (không có trong 12 chương)

- Chương Bộ vong: 13 điều quy định thủ tục bắt người để xét xử (phải có trát, mộc).

- Chương Đoản ngục: quy định việc xử án (thưa gửi quan tòa), nội quy trong ngục.

=> Luật tập hợp, điều chỉnh các vấn đề về hình sự, dân sự, hôn nhân – gia đình, ruộng đất, hành chính và tố tụng. Ngoài ra còn một số đạo luật khác ban hành trong triều, nhất là Lục bộ như: Luật lại (quy chế quan lại, lạm dụng chức vụ); luật lễ (quy chế về nghi lễ, xâm hại và đột nhập cung vua); luật hình quy định các tội không xếp vào 6 chương, đề ra nhóm tội danh cụ thể để quy định hình phạt: chính trị, giết người, đánh người, lăng mạ, tình dục, gian dối, vi phạm trong tố tụng.

+ Luật không thành văn có 2 phần: tập quán chính trị, lệ làng; Lệ làng chỉ là nguồn luật bổ sung cho luật thành văn; 2 phần của luật không thành văn có tính độc lập mà thống nhất. Chúng ta chứng minh điều này: trong lịch sử Việt Nam, khi người Việt thành lập làng xóm thì đồng thời họ cũng đặt ra lệ làng. Lệ làng là luật truyền miệng (không thành văn) từ đời này sang đời khác; giúp điều chỉnh các quan hệ trong làng xã cho nó vững chắc (lệ làng rất khắc nghiệt, độc lập). Thời phong kiến, luật của vua chưa với tới làng xã (riêng Lê Thánh tông với tới làng xã rồi). Khi làng xã phát triển lên trình độ mới, tầng lớp nho sĩ đã dựa vào lệ làng mà thành lập hương ước (luật thành văn), điều đó thể hiện xu thế luật quốc gia thống nhất với lệ làng (lệ làng là sự khúc xạ của luật quốc gia đến làng xã), điều đó khẳng định sự vận dụng của luật vua đến làng xã. Trong thời phong kiến Việt Nam, các vương triều đều với tay được đến làng xã; làng xã có tính tự quản cao không triệt tiêu được và lệ làng chỉ áp dụng có hiệu quả trong phạm vi nội bộ làng xã thôi. Các vương triều thừa nhận làng xã là thực thể tồn tại độc lập, nhà nước muốn ổn định xã hội thì áp dụng luật quốc gia, đồng thời dựa vào lệ làng để điều chỉnh cho phù hợp. Lệ làng là nguồn luật để bổ sung luật quốc gia, giúp luật nước thống nhất và đó là yếu tố độc đáo, đặc sắc trong văn hóa chính trị - pháp lý truyền thống của dân ta.

Pháp luật thời Lê sơ chủ yếu là luật hình sự. Có 6 nguyên tắc với hình sự:

+ Chiếu cố: bát nghị

+ Chuộc tội: bỏ tiền ra chuộc tội

+ Tha miễn: 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống được tha miễn

+ Tuyên phạt: thông gian, không tố giác tội phạm

+ Tổng hợp hình phạt

+ Lượng hình: cố ý – vô ý vi phạm.

Các nhóm tội trong luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật).

+ Thập ác.

+ Tội vi phạm luật cấm vệ

+ Tội chức vụ: hối lộ, làm trái pháp luật

+ Đạo tặc: giết, trộm cướp

+ Đấu ẩu: cố ý đánh người

+ Tình dục: thông gian, cưỡng gian

+ Quân sự: xâm phạm nghĩa vụ quân nhân

Hôn nhân – gia đình: kết hôn thì được cha mẹ hai bên đồng ý, môn đăng hộ đối. Khi kết hôn phải có sính lễ. Về ly hôn, khi vợ phạm tội (không con, ghen tuông, lắm lời…). Ly hôn xong, vợ chồng đều phân chia tài sản (vợ có quyền có tài sản)

Quan hệ pháp luật nhân thân cha, mẹ và con

- Cha mẹ nuôi dưỡng, giáo dục các con

- Con được giảm hình phạt theo quan phẩm của cha mẹ; vâng lời cha mẹ, để tang cha mẹ

- Cha có quyền quản lý tài sản, toàn quyền chính

- Con nuôi: có quyền, nghĩa vụ như con đẻ.

Luật dân sự cũng thể hiện rõ trong Quốc triều hình luật

- Chế định về quyền sở hữu, chiếm hữu ruộng đất

- Hợp đồng mua bán, sang nhượng ruộng đất.

2.1. Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam

Trong chế độ phong kiến Việt Nam, Vua nắm quyền lực tối cao, Vua phân phong quyền lực cho quan lại; có 2 ngạch quan lớn là quan văn, quan võ; 2 bộ phận là quan lại Trung ương, quan lại địa phương => triều đình là cơ quan đầu não của nhà nước phong kiến Việt Nam.

Quan chế: chế độ quan lại (chế độ viên chức). Có 3 cách bổ nhiệm quan lại: bổ nhiệm, tiến cử (xuất hiện thời Lý) và khoa cử (giúp tuyển chọn quan lại tốt, có bằng cấp và trình độ); khoa cử là ưu việt.

Chế độ phẩm tước (thứ bậc): nhà nước duy trì chế độ kinh tế bằng bộ máy quan lại. Có 3 bộ phận quan lại:

+ Thừa tướng: là quan chức cao cấp đứng sau vua, có nhiệm vụi quản lý quan lại. Thừa tướng có nhiều tên gọi: Tướng quốc, Tể tướng, Thừa tướng, Đại tổng quản.

+ Quan đại thần: có Tam công là Tam thái (Thái sư, thái phó, thái bảo); Tam thiếu (thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo) và Tam tư (Tư đồ (lễ nghi, về sau tương đương với Thượng thư Bộ Lễ), tư mã (quân sự), tư không (hình)). Ngoài ra còn có Cửu khanh (9 vị quan trung thành với vua). Ngoài ra, vua cũng đặt thêm một số chức quan khác như Thái úy (quân sự), Thái quản (hành chính), Đô chỉ huy sứ… Thái sư, Thái úy dưới quyền của Đại tổng quản.

+ Lục bộ: 6 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư và phụ tá cho Thượng thư là Hữu thị lang, Tả thị lang để giúp vua quản lý ngành, lĩnh vực cụ thể (điều hành hoạt động nhà nước)

- Bộ Lễ: phụ trách lễ nghi (cách bước tiến hành một lễ nghi quan trọng như lễ tế trời (đàn Nam Giao); lễ tổ tông (Thái Miếu); lễ trong cung đình như lễ nguyên tiêu, lễ phong hoàng hậu, lễ phong thái tử… Bộ Lễ là bộ quan trọng giúp vua thể hiện uy quyền của mình, duy trì trật tự, chế độ quan liêu.

- Bộ Lại: quản lý bộ máy quan lại (tổ chức, quản lý, sát hạch, thăng, giáng…).

- Bộ Hộ: quản lý dân sự (đời sống nhân dân, hôn nhân – gia đình, thuế khóa, ruộng đất…)

- Bộ Binh: quản lý quân đội (tuyển lính, huấn luyện, huy động lính đi chiến đấu; ban hành hình phạt trong quân đội…)

- Bộ Hình: sửa đổi hình luật, quản lý nhà tù, xét xử các vụ trọng án…

- Bộ Công: quản lý việc xây dựng, tu bổ công trình, hệ thống thủy lợi, đúc tiền…, ví dụ Bộ Công xuất tiền giúp dân đựng đập Nghi Tàm thời Lý.

+ Các cơ quan khác:

- Quốc tử giám: là cơ quan có từ thời Lý với quy mô nhỏ, dùng làm nơi dạy học cho các hoàng tử. Chức năng của nó là trông coi Văn Miếu (Văn là sắc phong thần; Miếu là lẽ thường), thờ Khổng Tử và liên quan đến khoa cử, tuyển chọn quan lại.

- Hàn lâm viện: sửa lại công văn, giấy tờ.

- Ngự sử đài: can gián vua, giám sát quan lại và xét xử; quan lại làm việc trong đó phải là người thanh liêm, có dũng khí.

- Quốc sử viện: còn gọi là quốc sử quán, là cơ quan chép sử chính thống của quốc gia: ghi chép các sự kiện, vấn đề, nội dung trong vương triều (khách quan, tôn trọng sự thật).

- Thái y viện: cơ quan chăm sóc vua, quan lại trong triều đình, quản lý y học cả nước (lương y rất giỏi, họ khám bệnh bằng chỉ tay).

- Tư thiên giám: coi thiên văn, đứng đầu là quan thái bốc.

- Tôn nhân phủ: quản lý gia phả, nội bộ cung đình, cung cấm.

* Địa phương: tổ chức thành nhiều đơn vị hành chính khác nhau. Thời Khúc Hạo là lộ, phủ, châu, giáp, xã; Lý – Trần theo cấu trúc trên; Hồ là chuyên chế cao độ. Vua Lý – Trần do xuất thân từ nhân dân nên gần dân (chính sách thân dân). Vua Lý gốc là dân (về sau có tu ở chùa); Vua Trần có gốc ở làng chài, ông tổ là Trần Tự Khánh, Trần Thừa. Vua Lý – Trần có tiếp nhận Nho giáo nhưng không bị chi phối bởi lễ giáo của nó; các hoàng đế thấm nhuần triết lý nhân sinh và hòa mình vào nhân dân; duy trì các nghi lễ (trong nhân dân): lễ cầu mưa, tịch điền. Tuyển chọn quan lại vào triều đình có nhiệm tử, tiến cử và khoa cử. Khoa cử xuất hiện năm 1075 thời Lý, thời Trần phát triển mạnh. Tiêu chuẩn: thân (người trong hoàng tộc); huân (có công lớn). Hoàng tử được phong làm Nguyên soái trấn giữ nơi trọng yếu (như Chiêu Văn – Hoằng Chân thời Lý: được phong làm thần trong Tứ trấn; phiêu kỵ Thượng tướng quân Trần Quang Khải…). Người được chọn phải có tài đức mới được làm quan to, về sau người ta muốn làm quan thì phải nộp tiền (triều đình sa đọa). Thời Trần – Hồ, bổ nhiệm quan lại qua thi cử để bổ sung nhân lực cai quản từ trung ương đến địa phương. Thời Lý sát hạch 9 năm 1 lần, kiểm duyệt quan lại qua chế độ thăng chức (10 năm thăng 1 tước, 15 năm thăng 1 bậc) => mang đậm tính nhân văn, công bằng.

Phẩm tước, quan lại được tổ chức theo kiểu của nhà nước quân chủ quý tộc. Người nắm chức vụ cao thường là người trong hoàng tộc, người có công lớn. Thời Lý, tước công đứng đầu (vua phong cho hoàng tử, anh em của mình tước vương, ví dụ Vũ Đức Vương, Vũ Uy Vương…), hầu (Tín nghĩa hầu Đào Cam Mộc; Hoài văn hầu Trần Quốc Toản…), bá, tử, nam. Trong khi đó ở Trung Quốc từ thời Tống đến thời Thanh, nhà nước tổ chức theo xu hướng quan liêu ngày càng cao, hệ thống quan lại cồng kềnh nhưng ở Đại Việt, bộ máy nhà nước tổ chức theo xu hướng đơn giản, quan chế rất lành nghề và uyển chuyển (tiếp thu văn minh Việt cổ).

Chương 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam (thế kỷ XVII – thế kỷ XX)

3.1. Thể chế Vua Lê – chúa Trịnh và pháp luật ở Đàng Ngoài

Vào thế kỷ XVI sau khi cục diện Nam – Bắc triều kết thúc lúc Trịnh Tùng đánh bại quân Mạc (1592), nước ta bước vào thời kỳ Lê – Trịnh kéo dài 194 năm (1592 – 1786). Trịnh có 11 đời Chúa từ Trịnh Tùng trở về Trịnh Bồng; Vua Lê tính từ Lê Thế Tông đến Lê Chiêu Thống: 13 vua.

Thời Lê – Trịnh là lưỡng đầu chế điển hình (Nhật Bản là thế chế Mạc phủ - Thiên hoàng tồn tại 7 thế kỷ: 1192 – 1867). Trong thể chế này, Vua đứng trên Chúa nhưng thực tế là Chúa nắm quyền nhiều nhất. Chúa Trịnh được phong tước Vương, Đô nguyên soái, là bề tôi đặc biệt trên các bề tôi khác. Quyền về hình thức thuộc Vua Lê, thực tế là của Chúa Trịnh; các văn bản ứng dụng, mệnh lệnh do Chúa soạn thảo, thừa lệnh Vua Lê ban ra toàn dân (ứng dụng hợp tác Vua – Chúa là danh nghĩa; Vua là chủ, nhưng Chúa mới là chủ, có quyền trong thực tế)

Chúa Trịnh nắm 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hành pháp là thăng, giáng, bổ nhiệm quan lại. Vua Lê bổ nhiệm quan từ Tam phẩm trở lên; Tứ phẩm trở xuống thuộc về Chúa Trịnh. Về tư pháp, Chúa thay mặt Vua phổ biến các đạo Dụ như Dụ 1645 của Lê Chân tông; Dụ 1718 của Lê Dụ tông; ban hành bộ luật Quốc triều khám tụng điều lệ (bộ luật quy định quá trình tố tụng: điều tra – thu thập chứng cứ - xét xử - thi hành pháp luật). Các vụ án sẽ xét xử bắt đầu từ địa phương theo trình tự: xã, huyện, phủ, ty, cai bạ ngự sử đài và ngự sử đài. Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, vụ án bị oan không lời giải (kéo dài) thì Ngự sử đài đưa lên Chúa Trịnh (cấp cao nhất là Trung thẩm, quyền tài phán cao nhất thuộc về Chúa Trịnh; Vua Lê chỉ là đặc xá, đại xá).

Quân sự, thuế khóa, ngoại giao là thuộc về Chúa Trịnh. Vua Lê có tính nghi lễ, hình thức; chỉ có nhiệm vụ sắc phong thần thánh, chủ tế Đàn Nam Giao (Chúa Trịnh không can dự).

Toàn bộ cơ cấu chính quyền nằm trong tay phụ tá cho Vua, đồng thời phụ tá Chúa Trịnh ở Phủ liêu. Lưỡng chế: Vua Lê có triều đình, Chúa Trịnh có Phủ Chúa, về sau Chúa thành lập Ngũ phủ liêu gồm 5 đại thần được chọn từ những người thân tín của Chúa vào. Ngũ phủ liêu có quyền tuyển lựa quan lại, chế định tài chính, bảo vệ phép trị nước.

Tổ chức song song tồn tại là Lục bộ, Lục phiên để phân định quyền lực giữa hai bên. Đại Việt sử lý tục biên (1718) ghi rằng Chúa Trịnh đặt ra Lục phiên là dựa trên Lục bộ mà ra. Do song song tồn tại nên Lục phiên có khuynh hướng lấn án quyền lực của Lục bộ, nắm toàn quyền kể cả thuế khóa, hộ khẩu, ruộng đất, xét xử trọng án… Hình phiên lấn lướt Bộ Hình chuyên thu tiền chuộc, tiền phạt.

Nguyên nhân của Lưỡng đầu chế:

- Tư tưởng Nho giáo: Lê sở là tư tưởng chính thống, là triều đại duy nhất và chính thống, tuyệt đối. Chúa Trịnh nắm quyền buộc phải duy trì Vua Lê để tồn tại.

- Nguyên nhân lịch sử: Lưỡng đầu có từ Lê trung hưng, Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm, Mạc Đăng Dung; nhà Lê tồn tại hàng trăm năm nên ảnh hưởng lớn.

- Tương quan lực lượng: tồn tại trong nhiều thế lực như thế nên tương quan khác. Vua Lê thế yếu phải dựa vào thế lực để tồn tai, ngược lại các thế lực đó cũng dựa vào nhà Lê để tồn tại. Nhà Mạc bị đổ do muốn phế bỏ nhà Lê => các thế lực ra chiêu bài phù Lê để đánh lẫn nhau.

3.1. Tổ chức chinh quyền, pháp luật của chúa Nguyễn ở Đàng Trong

Chính quyền Đàng Trong có 2 thời kỳ thay đổi bộ máy nhà nước: thời kỳ 1558 – 1744, 1744 – 1777. Thời kỳ này, Chúa Nguyễn lúc đầu cai quản từ Thuận Hóa trở xuống Quảng Nam (1629); do Nam tiến nên đã đánh chiếm hết vùng đất phía Nam Chân Lạp (1620 – 1757), xác lập chủ quyền trên toàn cõi miền Nam.

Chính quyền trung ương thời Chúa Nguyễn giai đoạn 1558 – 1744, đứng đầu là dinh. Có 12 dinh (6 dinh ở Phú Xuân, 6 dinh ở các địa phương), Phú Xuân là Chính dinh (tương đương thủ đô quốc gia). Chính dinh có 3 ty (Tam ty) quan trọng:

+ Ty Xã sai: quản lý hành chính, do Đô tri (quân sự), Ký lục (sổ sách) đứng đầu.

+ Ty Tướng thần: tài chính, do cai bạ đứng đầu.

+ Ty Lệnh sử: lễ nghi, tế tự.

Các dinh ở các địa phương được tổ chức theo kiểu chính dinh, tùy nơi: có dinh có một ty là Ty Lệnh sử, Ty Xã sai…; ít dinh có 2 ty. Dưới dinh là phủ (tri phủ) – huyện (tri huyện) – xã (xã trưởng).

Trong giai đoạn 1558 – 1744, chính quyền tổ chức sơ sài, không có nhiều chức quan, nhiệm vụ chưa được phân chia rõ rệt. Ở phía Nam, Chúa Nguyễn cũng thần phục Vua Lê, tự xưng Vương; 1702 sang Trung Quốc cầu phong không kết quả.

Giai đoạn sau: 1744 – 1777, bộ máy chính quyền tổ chức quy củ hơn. Ở trung ương, Chúa thành lập Tứ trụ đại thần, Lục bộ (thay cho Tam ty, đứng đầu là Thượng thư), Hàn lâm viện… Ở địa phương, Chúa Nguyễn chia thành 12 dinh, 1 trấn Hà Tiên, 1 phủ Phú Xuân (gọi là Đô thành); riêng dinh Quảng Nam chia thành 3 phủ.

3.2. Tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật triều Nguyễn

a. Tổ chức nhà nước

Tổ chức theo mô hình thời Hồng Đức, đạt mức độ chuyên chế cao độ, có quy mô nhất. Mở đầu cho chuyên chế cao độ là thành lập:

- Tứ bất: không lập hoàng hậu, không lập Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không phong Đông cung Thái tử.

- Tứ trụ triều đình: 4 viên Đại học sĩ (Cần Chánh điện đại học sĩ; Võ hiển điện đại học sĩ; Vô minh điện đại học sĩ; Đông các điện đại học sĩ). Tứ trụ đều là những người có học vấn cao, tham vấn triều đình về các việc hệ trọng.

- Cửu khanh: 9 quan lại cao cấp, gồm 6 quan lại trong Lục bộ và 3 chức quan khác là Đô ngự sử (Đô sát viện), Đại lý tự khanh (Đại lý tự), Tham chính sứ (Tham chính tự).

- Phụ chính đại thần: người thay vua quản lý quốc gia khi Vua còn nhỏ. Ba vị tiêu biểu: Tôn Thất Thuyết, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường (đến thời Thành Thái thì bị bãi bỏ).

- Lục bộ (cấp phó, cấp trưởng)

Có cơ quan mới:

- Thị thư phòng: chức năng hành chính, giáo dục; đến thời Minh Mạng thì đổi thành Nội các. Nội các có chức năng: giám sát Lục bộ, tập hợp thông tin từ địa phương gửi về triều đình, trung tâm điều hành chính sự cho Vua.

- Cơ mật viện: do Minh Mạng lập, gồm 4 đại thần cao cấp, chuyên bàn chuyện cơ mật quốc gia.

- Tam pháp ty: gồm 3 cơ quan là Đại lý tự, Đô sát viện, Bộ Hình, là cơ quan xét xứ các vụ trọng án ở trung ương. Từ ngày 16 – 26 hàng tháng thì người dân đến công đường kiện tụng, ai có việc quan trọng thì đánh trống.

Địa phương: chia thành Thành – Trấn (Dinh) – Phủ - Huyện (Châu) – Tổng – Xã. Thời Minh Mạng, cải cách năm 1831 của ông đã loại bỏ Thành, Trấn và đổi thành Tỉnh. Có 30 tỉnh, một phủ Thừa Thiên; Tỉnh lớn là Tổng đốc đứng đầu, Tỉnh nhỏ là Tuần phủ (hay Tuần vũ) đứng đầu; Tỉnh lớn có quyền với Tỉnh nhỏ (15 tỉnh lớn, 15 tỉnh nhỏ). Phủ, huyện, châu giữ nguyên, riêng Xã thì đổi là Lý trưởng.

3.1. Pháp luật phong kiến Việt Nam: Quốc triều hình luật – Hoàng Việt luật lệ

Pháp luật phong kiến Việt Nam chủ yếu là hình sự, không phân định nguyên tắc chung như thời hiện đại. Thời Lý – Nguyễn, pháp luạt hình thành, phát triển và dần hoàn thiện nội dung, nguyên tắc cụ thể. Về nội dung, pháp luật quy định:

- Tiền án, phương pháp đặc biệt về chính trị => thuộc khung hình sự.

- Điều chỉnh quan hệ hành chính => dân sự.

Nguyên tắc cơ bản:

- Vô luật – Vô minh: xét xử phải đúng người, đúng tội và không tùy tiện, đề cao pháp luật phong kiến, thể hiện rõ trong điều 681; 722 của Quốc triều hình luật, điều 381 của Hoàng Việt luật lệ.

- Chiếu cố: có 2 nhóm là chiếu cố theo địa vị xã hội; chiếu cố nhân đạo. Chiếu cố theo địa vị xã hội là thể hiện tính đẳng cấp khắc nghiệt, có 8 hạng người được chiếu cố; trong 8 hạng này, nếu là quan lại thì được Vua xem xét miễn giảm tùy theo chức vụ cao hay thấp. Chiếu cố nhân đạo theo truyền thống Lý – Trần, thể hiện ở điều 16, 17 của Quốc triều hình luật; điều 21, 22 của Hoàng Việt luật lệ. Chiếu cố về giới tính, quy định ở điều 1, 680 của Quốc triều hình luật; điều 7, 380 của Hoàng Việt luật lệ.

- Nguyên tắc chuộc tiền: thể hiện ở điều 6, 16 của Quốc triều hình luật; điều 21, 22, 24 của Hoàng Việt luật lệ, quy định cụ thể mức tội dạnh được chuộc bằng tiền.

- Nguyên tắc miễn giảm: thể hiện trong điều 450, 485 của Quốc triều hình luật (hành vị tự vệ chính đáng), ăn trộm tiền, giết người nếu đầu thú được miễn tử hình.

- Nguyên tắc chịu trách nhiệm hình sự thay người khác: đề cao tính cộng đồng, người này phạm tội thì người khác bị liên lụy (phạt đại hình, tru di tam tộc, mưu phản…) thể hiện ở điều 411, 412 của Quốc triều hình luật. Con ăn trộm, bố mẹ bị phạt tù khổ sai (điều 457).

- Nguyên tắc thưởng người tố giác, trừng phạt kẻ che giấu tội phạm (các tội mưu phản, đại nghịch), thể hiện ở điều 25, 39, 411 – 413, 424, 504 của Quốc triều hình luật; điều 223 – 224 của Hoàng Việt luật lệ

- Nguyên tắc xử phạt có so sánh: điều 41, 642 của Quốc triều hình luật, quy định trừng trị người ngoan cố, người ta không cho làm mà vẫn làm.

- Hệ thống hình phạt: chủ yếu là ngũ hình. Ngũ hình: là hình phạt chủ yếu của pháp luật phong kiến Việt Nam, quy định ở điều 1 của Quốc triều hình luật gồm: xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Xuy là tội danh dùng roi, trượng để đánh nhằm răn đe; Đồ - lưu có hình phạt bổ sung: tịch biên gia sản, thích chữ, đánh roi (thời Lý – Trần, hình phạt bổ sung rất nặng nề). Ngũ hình được quy định cụ thể trong chương Danh lệ của 2 bộ luật.

- Các loại tội danh cụ thể:

+ Trọng tội: mưu phản, an ninh, bất kính, bất mục, bất nghĩa, thập ác… thì bị xử phạt nghiêm khắc theo điều 223, 224 Hoàng Việt luật lệ => nói lên tính đàn áp khắc nghiệt để bảo vệ trật tự xã hội, nguyên tắc đạo đức

+ Đánh người gây thương tích, nhục mạ, gian dối… quy định theo chương Danh lệ của 2 bộ luật.

+ Tội chức vụ: bị xử phạt theo điều 100 – 285 của Hoàng Việt luật lệ.

+ Tội tình dục: liên quan đến đạo đức con người vì Nho giáo là tư tưởng chính thống, quy định trong điều 401 – 410 của Quốc triều hình luật, điều 332 – 340 của Hoàng Việt luật lệ. Tội danh này có bổ sung chương Tạp luật (chương 22: Thông gian 32 điều)

=> Chế độ hình phạt tàn ác, đọa đày thân thể người phạm tội, nhục mạ, gây nỗi đau tinh thần. Luật pháp thời Lê sơ bớt hà khắc hơn Lý – Trần, trong chừng mực nào đó có quan tâm đến lợi ích nhân dân, bảo vệ người nghèo, già cả, tàn tật; hạn chế tham quan. Quốc triều hình luật phản ánh đầy đủ, phù hợp điều kiện lịch sử lúc đó, thể hiện vương triều lúc này rất tiến bộ, có đóng góp lớn giúp văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ nhất.

- Trình tự tố tụng:

+ Pháp luật về tố tụng: tập trung cụ thể trong Quốc triều khám tụng điều lệ, điều 6 của chương Bộ vong (tứ bất, tội phạm chạy trốn, chương này 12 điều); chương Đoản ngục 65 điều quy định cụ thể việc xét xử, điều lệ trong ngục và riêng vụ kiện thưa 16 điều, trong đó mục xét xử so với hình sự, mục hôn nhân – gia đình trong dân sự không phong phú như các bộ luật trước (xét xử theo đặc quyền)

Trình tự tố tụng chịu ảnh hưởng nhiều của xã hội tiểu nông Việt Nam. Pháp luật phong kiến chia thành 4 loại: việc rất nhỏ, việc nhỏ, việc trung bình và việc lớn => xử lý kịp thời, không tốn kém, mang tính hòa giải làng xã:

* Huyện: xử lý việc nhỏ (quan huyện xử lý).

* Lộ (đạo): xử lý các việc liên quan đến điền sản, thuế khóa, gia đình, trật tự công cộng… Lộ được xử lý các vụ nhỏ, không xử lý các vụi lớn, mang tính nghiêm trọng.

Thủ tục tố tụng:

+ Thông lý vụ án: thể hiện trong điều 508, 513 của Quốc triều hình luật, trị các tội: tiền gian, tố cáo. Quan thụ ý xét xử vụ đó dựa trên vật chứng (bằng chứng), vụ đó có đáng xử lý hay không.

+ Thẩm án: nhân chứng – vật chứng. Nhân chứng không thân thích, có oán thù với đương sự bị xử lý theo điều 714 của Quốc triều hình luật; điều 665, 669 miễn thẩm vấn với người già trên 70 tuổi, người dưới 18 tuổi

+ Xét xử: quy định trong điều 671, 679 của Quốc triều hình luật. Pháp luật quy định thời gain xét xử các vụ án: chửi mắng, nói xấu xử trong 2 tháng; trộm cướp 3 tháng. Xét xử phải có trát, người phạm tội không đến trình báo miễn tội, quan án y theo luật xét xử. Tùy theo mức độ, quá 3 tháng không xử thì bị biếm chức, 5 tháng thì bị xử đồ => tính nghiêm minh, sự công bằng

Pháp luật Viêt Nam thể hiện điển hình trong Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ. Tổng quát, cổ luật Lê sơ phản ánh dân tộc, truyền thống dân tộc, tính nhân văn. Về kỹ thuật, quy phạm pháp luật mang tính cụ thể, chi tiết nhưng thiếu tính tổng quát => quy định có tính bắt buộc, dứt khoát. Riêng Hoàng Việt luật lệ có hạn chế lớn: các nội dung tiến bộ của Quốc triều hình luật bị bãi bỏ.

3.2. Bộ máy cai trị, pháp luật của Pháp ở Việt Nam

a. Bộ máy chính quyền:

Điều ước 6/6/1884 buộc nhà Nguyễn nhận sự bảo hộ của Pháp. Về tổ chức nhà nước, năm 1883 là mốc khởi đầu thời Việt Nam thuộc Pháp, tổ chức nhà nước theo kiểu Pháp.

Ngày 7/10/1887, sau khi bình định 1 phần đất đai Việt Nam, Tổng thống Pháp Grevy ra sắc lệnh thành lập Liên bang Đông Dương – lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Việt Nam là “An Nam thuộc Pháp”, tổ chức thành 3 xứ:

+ Bắc Kỳ (từ Ninh Bình trở ra) theo quy chế nửa bảo hộ, nửa thuộc địa. Hà Nội, Hải Phòng theo quy chế thuộc địa.

+ Trung Kỳ (Thanh Hóa – Bình Thuận) thuộc quyền cai trị của nhà Nguyễn (bù nhìn). Pháp duy trì phong kiến khắc khe để có lợi cho sự thống trị của chúng.

+ Nam Kỳ là quy chế thuộc địa, nhân dân tự do…

=> Pháp chia thành 3 xứ với mục đích thống nhất bộ máy nhà nước toàn Đông Dương (chia rẽ thống nhất, đoàn kết của nhân dân), chia ra từng vùng để cai trị hiệu quả.

Thời Pháp thuộc có hai chính quyền, 2 pháp luật, 2 tòa án, 3 xứ với 3 quy chế cai trị khác nhau.

Hệ thống chính quyền Pháp: Bắc – Trung Kỳ là bảo hộ từ cấp tỉnh đến huyện. Đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l'Indochine Française) do chính phủ Pháp bổ nhiệm bằng sắc lệnh, chịu sự giám sát của Bộ Hải quân và Thuộc địa (1883 – 1894), về sau là Bộ Thuộc địa Pháp (1894 – 1945). Toàn quyền có quyền cai trị tối cao, ra Nghị định, lập pháp và hành pháp, tư pháp (tòa án) ở Đông Dương; chịu trách nhiệm quân sự nhưng không chỉ đạo tác chiến. Đến năm 1945, Đông Dương có 33 toàn quyền Pháp (đầu tiên là Constans, cuối cùng là Decoux). Các cơ quan tư vấn:

- Hội đồng cố vấn tối cao Đông Dương

- Hội đồng phòng thủ Đông Dương

- Ủy ban tư vấn về khai mỏ

- Hội đồng tư vấn Học chính Đông Dương.

- Sở chỉ đạo các công việc chính trị, phụ trách an ninh

- Đại hội đồng lợi ích kinh tế - tài chính Đông Dương

- Hội đồng khai thác thuộc địa

Tổ chức: cơ quan tối cao là Phủ Toàn quyền Đông Dương, có chức năng phụ tá cho toàn quyền. Ở 3 xứ thì tổ chức bộ máy nhà nước như sau:

+ Bắc Kỳ (Tonkin): đứng đầu là Thống sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin), được chính phủ Pháp bổ từ năm 1883. Thống sứ có trách nhiệm điều hành hành pháp, an ninh, chỉ đạo hoạt động ở các tỉnh (province). Thống sứ có quyền bổ nhiệm sa thải với quan lại Việt (ông ta được thăng, giáng quan lại từ tứ phẩm xuống; tam phẩm trở lên là Vua Nguyễn bổ). Có 25 Thống sứ Bắc Kỳ, đầu tiên là Bonnal và kết thúc là Aupelle.Các cơ quan giúp việc Thống sứ:

- Phòng thương mại

- Phòng canh nông

- Hội đồng bảo hộ Bắc Kỳ (đứng đầu là Thống sứ)

- Hội đồng giáo dục Bắc Kỳ

- Viện dân biểu Bắc Kỳ: các nghị viên chỉ góp ý kiến, nhưng Thống sứ là quyết định sau cùng; nhiệm kỳ của nó là 3 năm.

Cấp tỉnh là Công sứ Pháp, tỉnh nào lớn có thêm Phó công sứ; thành phố thì Đốc lý Pháp đứng đầu.

Đạo quan binh (tỉnh quân sự) tồn tại ở Bắc Kỳ, có 4 đạo quan binh là Phả Lại, Lạng Sơn, Yên Bái, Sơn La (thành lập năm 1891 thời De Lanessan, đứng đầu là Tư lệnh) để đánh dẹp phong trào nông dân; nơi nào yếu thì chúng trả về chế độ dân sự. Đến năm 1908, toàn quyền Klobukowsky cho phép các đạo quan binh thành lập thêm các đại lý (không chia quân khu như trước).

+ Trung Kỳ: là xứ nửa bảo hộ, đứng đầu là Khâm sứ Trung Kỳ (được bổ từ năm 1886). Khâm sứ có quyền tối cao trong việc ban phẩm hàm – chức bậc cho quan lại người Việt; giám sát triều đình và Vua, cử người vào làm quan cho Vua Nguyễn (gọi là Đại biện) để giám sát Vua Nguyễn. Có 17 Khâm sứ Trung Kỳ, từ Dillon đến Grandjean. Các cơ quan phụ tá Khâm sứ:

- Tòa Khâm sứ Trung kỳ

- Phòng tư vấn thương mại canh nông

- Hội đồng bảo hộ Trung Kỳ

- Hội đồng Học chính Trung Kỳ

- Viện dân biểu Trung Kỳ

- Hội đồng lợi ích kinh tế, tài chính

- Ủy ban khai thác thuộc địa Trung Kỳ

Trung Kỳ khác Bắc Kỳ là không có Hội đồng cố vấn. Bắc Kỳ có cố vấn thay chức Kinh lược sứ bị bãi bỏ năm 1897, quyền lực thực tế là của Thống sứ Bắc Kỳ. Trung Kỳ có 13 tỉnh, 1 thành phố cấp 2 (Đà Nẵng), 5 thành phố cấp 3 (Phan Thiết, Quảng Ngãi, Đà Lạt, Vinh – Bến Thủy, Thanh Hóa).

+ Nam Kỳ: đứng đầu là Thống đốc Nam Kỳ (về sau còn kiêm chức Phó Toàn quyền Đông Dương; đầu tiên là Constans va cuối cùng là Hoeffel - có 35 thống đốc Nam Kỳ). Các cơ quan giúp việc:

- Phòng thống đốc (1883 về trước là Soái phủ Nam Kỳ: 1861 – 1883)

- Hội đồng tư mật Nam Kỳ (hội đồng bảo hộ)

- Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ

- Phòng thương mại

- Phòng canh nông

- Hội đồng Học chính

- Hội đồng lợi ích kinh tế, tài chính

Địa phương: 20 tỉnh, thành phố cấp 1 là Sài Gòn và cấp 2 là Chợ Lớn. Tỉnh đứng đầu là Chủ tỉnh; 2 cơ quan giúp việc Chủ tỉnh là Sở tham biện; Tòa án hàng tỉnh. Thành phố có Đốc lý, Phó đốc lý; hội đồng thành phố (Sài Gòn), ủy ban thành phố (Chợ Lớn). Dưới Chủ tỉnh là Đốc phủ sứ, tri phủ, tri huyện ở các trung tâm hành chính trực thuộc Chủ tỉnh Pháp.

Địa phương: 3 xã nhập thành tổng, đứng đầu là chánh tổng – phó tổng (tuyển chọn qua thi cử); xã trưởng do dân bầu, có nhiệm vụ thu thuế để ăn lương.

Hệ thống chính quyền nhà Nguyễn:

+ Trung ương: bù nhìn, không quyền hành. Có 9 vua cai trị, mọi quyền do Khâm sứ Trung Kỳ quyết định; vua không còn quyền ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ chỉ có quyền rất hạn chế ở Trung Kỳ; vua sống nhờ lương của Pháp. Các cơ quan phụ tá:

- Tứ trụ triều đình: bao gồm 4 viên đại học sĩ cao cấp chuyên quản lý triều đình, mọi việc thay vua.

- Phụ chính đại thần: là cơ quan tư vấn cao cấp, đến 1897 bị bãi bỏ và 1932 lập lại (nó được thành lập khi vua đi vắng, vua về nước thì bãi bỏ)

- Lục bộ: có sự thay đổi: 1909 lập Bộ Học; 1932 lập Bộ Quốc gia giáo dục, 1993 giải thể Bộ Binh; 1937 có 7 bộ là Lại, Quốc gia giáo dục, Tài chính, Lễ tân, Công chính, Kinh tế nông thôn

- Viện Cơ mật, Hội đồng thượng thư: giúp vua vạch ra đường lối chính trị đúng đắn, 6 thượng thư.

+ Địa phương: Tỉnh lớn thì Tổng đốc đứng đầu, tỉnh vừa là tuần vũ, tỉnh nhỏ là tuần phủ, miền núi là quan lang. Năm 1919 tổ chức địa phương là tỉnh – phủ - huyện – châu – xã (tự trị)

Hệ thống đào tạo công chức: Pháp mở trường Tập sự để đào tạo thông ngôn, công chức cho Pháp (1863), quan chức Việt thì Pháp đào tạo lại. Hà Nội, Huế thì Pháp mở trường Hậu bổ để đào tạo tri huyện, tri phủ, tú tài, cử nhân; bãi bỏ chữ Hán (1913), thi Hương năm 1919. Pháp mở trường Pháp chính để đào tạo công chức cho Pháp.

b. Pháp luật:

Pháp: Luật dân sự, luật thương mại, luật tố tụng hình sự; hình luật Nam Kỳ (sao chép từ luật Napoleon); sắc lệnh của Tổng thống Pháp; Nghị định của thống sứ, thống đốc, khâm sứ phải được Toàn quyền phê chuẩn mới được thi hành; Nghị định của Toàn quyền.

Phong kiến Nguyễn: văn bản điều hành của Vua là Dụ (vấn đề chung chung khá; Sắc (vấn đề chung chung, được hoàn chỉnh dần; phong thần cho thành hoàng làng); Chỉ (công nhận, bổ nhiệm quan lại). Luật pháp thời Pháp thuộc không có Hội điển, chỉ có Công báo. Các bộ luật thời Nguyễn có:

- Hoàng Việt luật lệ

- Bắc Kỳ pháp điển niên chế (1921, 9 chương với 37 điều: quy định xử án ở Bắc Kỳ)

- Luật dân sự tố tụng Bắc Kỳ (1921, 14 chương với 303 điều)

- Luật hình sự tố tụng Bắc Kỳ (13 chương)

- Luật hình sự: 3 chương, 328 điều

- Dân luật Bắc Kỳ

- Trung Kỳ pháp điển niên chế

- Luật dân sự tố tụng Trung Kỳ

- Bộ luật hình Trung Kỳ

- Bộ luật dân sự Trung Kỳ

Luật Trung Kỳ sao chép luật Bắc Kỳ. Luật của Nguyễn theo 10 bộ hoàn chỉnh => lên 12 bộ (ảnh hưởng của Pháp).

Địa phương: lệ làng được văn bản hóa thành hương ước (bộ phận, hình thức trong hệ thống luật pháp phong kiến.

Bộ luật quan trọng nhất là Dân luật Bắc Kỳ được ban hành năm 1931, có ảnh hưởng của luật Hồng Đức, Gia Long, Trung Quốc và Napoleon, đây là bộ luật tiêu biểu nhất thời Pháp thuộc; có 4 quyển, 1455 điều:

Lời mở đầu: nguyên tắc của Dân luật (công bố, bình đẳng, tự do cá nhân)

Chương 1: Hộ tịch, hộ khẩu

Chương 2: tài sản, hình thức sở hữu

Chương 3: khế ước, nghĩa vụ

Chương 4: chứng cứ

Thời Pháp thuộc thực hiện chính sách “chia để trị” với 2 hệ thống chính quyền, 2 hệ thống pháp luật; 3 nguồn luật khác nhau. Đối tượng áp dụng có 2 hạng người: Pháp – ngoại kiều; Việt Nam. Pháp – ngoại kiều được đối xử bình đẳng như ở chính quốc; người Việt được đổi xử như ở bản xứ.

Nguyên tắc biên chế có đặc trưng:

- Pháp không xóa phong kiến, dừng phong kiến để công cụ cai trị của mình.

- Pháp không du nhập các tư tưởng, thiết chế của dân chủ tư sản => tư tưởng chủ đạo là phong kiến.

Hệ thống chính quyền – pháp luật:

- Chính quyền Nguyễn không là nhà nước tự chủ, thực chất là tay sai của Pháp.

- Tổ chức nhà nước, pháp luật của Vua Nguyễn đều tiếp thu của phương Tây; về cơ bản chưa phân biệt tư pháp, hành pháp

- Luật có sự phân chia: luật pháp trở thành ngành luật, một số yếu tố của luật pháp phương Tây, thiết chế chính trị tư sản chưa được áp dụng.

Chương 4: Tình hình nhà nước và pháp luật Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1986

4.1. Nhà nước và pháp luật Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Tổ chức nhà nước, pháp luật thời kỳ này tuân theo Hiến pháp (constitution). Hiến pháp là bộ luật gốc, cơ bản, là cơ sở để ban hành các bộ luật khác; văn bản dưới luật: những điều khoản cụ thể được đưa ra để giải quyết các vấn đề mà Hiến pháp không bao quát hết (có tính chuyên biệt), gọi là dự luật.

Sau Cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời với Tuyên ngôn độc lập bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong văn bản này, Hồ Chí Minh khôn khéo kết hợp các nội dung của Tuyên ngôn của Mỹ, Pháp và đề ra hình thức pháp lý cơ bản cho nhà nước ổn định sau khi giành độc lập. Ông đã thành lập Chính phủ lâm thời, Liên hiệp các phái, Tổng tuyển cử tháng 1/1946 bầu ra chính phủ mới, đồng thời định ra Hiến pháp 1946. Hiến pháp có 7 chương, 70 điều:

Chương 1: chính thể nhà nước là Dân chủ Cộng hòa

Chương 2: nhiệm vụ, quyền lợi của công dân

Chương 3 – 6: xác định Nghị viện nhân dân (về sau gọi là Quốc hội), hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, cơ quan tư pháp.

Chương 7: cách thức sửa đổi Hiến pháp

Hiến pháp 1959 kế tục Hiến pháp 1946, gồm 10 chương với 112 điều:

Chương 1: hình thức chính thể là Dân chủ Cộng hòa; có thêm vào bản chất nhà nước (nhà nước dân chủ nhân dân, công nông liên minh, giai cấp công nhân lãnh đạo)

Chương 2: chế độ kinh tế (mục đích, phương hướng phát triển kinh tế; cấu tạo các thành phần kinh tế (điều 9)) => không cụ thể.

Chương 3: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Chương 4 – 8: vị trí, cấu trúc bộ máy nhà nước: quốc hội, chủ tịch nước; chính phủ; hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp, tòa án nhân dân, Viện kiểm sát

Chương 9: nghi thức, biểu tượng nhà nước, quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, thủ đô

Chương 10: sửa đổi Hiến pháp (thủ tục sửa đổi)

Hiến pháp 1980 của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, có 12 chương với 147 điều:

Mở đầu: thành quả sau 30 năm cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả nước

Chương 1: chế độ chính trị nhà nước là nhà nước chuyên chính vô sản, khẳng định quyền làm chủ tập thể, quy định mới về độc lập và thống nhất lãnh thổ. Các tổ chức xã hội, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được quy định; đặt vấn đề nhà nước pháp quyền (nhà nước hoạt động theo khuôn khổ pháp luật).

Chương 2: quy định mới về cơ chế trên lĩnh vực kinh tế; Hiến pháp 1959 quy định cơ chế kinh tế tiền thành phân, tư nhân và nhiều hình thức sở hữu (tích cực). Hiến pháp 1980 quy định cơ chế kinh tế là quốc doanh (sở hữu toàn dân), sở hữu tập thể của nhân dân lao động, ghi nhận quốc hữu hóa ruộng đất

Chương 3: văn hóa – giáo dục, khoa học kỹ thuật

Chương 4: quyền, nghĩa vụ bảo vệ công dân

Chương 5: quyền và nghĩa vụ công dân. Khái niệm Công dân Việt Nam được đề ra, kinh tế, giáo dục không mất tiền

Chương 6 – 10: cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước

Chương 11: nghi thức biểu tượng quốc gia

Chương 12: sửa đổi Hiến pháp

Hiến pháp 1992 là hiến pháp thời kỳ Đổi mới (đề ra từ Đại hội VI 1986):

Chương 1: chế độ chính trị là nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điểm mới ở kinh tế, chính trị, văn hóa; không thay đổi chế độ chính trị hiện thời.

Chương 2: thực hiện kinh tế nhiều thành phần hướng tới chủ nghĩa xã hội.

Chương 3: văn hóa – giáo dục có điểm mới (mở cửa); sửa lại mục đích, phương châm văn hóa với 3 tính chất: dân tộc, hiện đại và nhân văn, tư tưởng Hồ Chí Minh là phương châm xuyên suốt cho văn hóa – giáo dục (điều 360), giáo dục là quốc sách

Chương 4 – 11: như Hiến pháp 1980

Hiến pháp 1992 cụ thể hai đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc, đổi mới toàn diện đất nước. Hiến pháp ban hành khi chủ nghĩa xã hội bị khủng hoảng .

4.2. Chính quyền, pháp luật của Mỹ - Sài Gòn

Nhà nước Việt Nam Cộng hòa (Sài Gòn) thành lập lúc 11 g 30 p ngày 13/7/1954 (trước khi ký Hiệp định Geneve 13 ngày). Thủ tướng đầu tiên là Ngô Đình Diệm; thời Diệm, ông thành lập Đệ nhất Cộng hòa (1954 – 1967). 26/10/1955 Diệm ra Hiến pháp lâm thời; 4/3/1956 Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Việt Nam Cộng hòa; 20/10/1956 Quốc hội này ban hành Hiến pháp 1956 (hợp pháp hóa chính quyền). Do dùng bạo lực đàn áp quá nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân, chính quyền Diệm bị lật đổ và thay vào đó là Hội đồng quân lực Việt Nam Cộng hòa (1963 – 1967). Thời kỳ Hội đồng quân lực, Sài Gòn xảy ra hơn 10 cuộc đảo chính; đảo chính lớn nhất vào ngày 30/1/1964 đưa Nguyễn Khánh lên làm Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, nhưng đến tháng 10 thì Khánh bị Dương Văn Minh (Minh Lớn) lật đổ, quyền lực về tay Hội đồng quân lực.

Tháng 6/1965, Mỹ thỏa thuận đưa Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, thành lập chính quyền mới. Ngày 1/4/1967, Thiệu ra Hiến pháp mới, khai sinh ra nền Đệ nhị Cộng hòa (1967 – 1975). Tổ chức nhà nước:

- Theo thiết chế tam quyền phân lập, cao nhất là Quốc hội. Hiến pháp 1955 quy định Quốc hội là 1 viện, Hiến pháp 1967 cho Quốc hội lên hai viện là Thượng viện, Hạ viện. Dân biểu là thành viên của Hạ viện, nghị sĩ là Thượng viện; Hạ viện có nhiệm kỳ 4 năm; Thượng viện 6 năm, 3 năm bầu ½ thượng nghị sĩ vào Quốc hội.

Tổng thống nắm quyền cao nhất (hành pháp, do dân bầu ra), nhiệm kỳ 5 năm; tổng thống, phó tổng thống cùng liên danh mới được ứng cử. Tổng thống ban hành đạo luật, bổ nhiệm chính phủ, Tổng tư lệnh tối cao quân lực, Tỉnh trưởng, Đô trưởng, Tối cao pháp viện, hệ thống các tòa án. Hiến pháp 1956 không có Tòa án tối cao pháp viện, chỉ có tòa phá án, tham chính viện, thẩm kế viện. Địa phương có tòa án đặc biệt, tòa án quân sự => đàn áp phong trào cách mạng. Chính quyền địa phương đầu tiên là Tỉnh trưởng quản lý Tỉnh, quận trưởng quản lý Quận; xã trưởng quản lý Xã.

Hiến pháp 1967 có 9 chương, 117 điều. Điều 4 của chương 1 cho đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. 28/6/1972, chính quyền Sài Gòn ra Hình luật 1972 gồm 4 quyển, 493 điều. Các sắc lệnh phản cách mạng: sắc lệnh 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, giết không xét xử; sắc lệnh 5/72 trao quyền đặc biệt cho Tổng thống (quân sự)

=> Chính thể Sài Gòn theo mô hình Mỹ, chính quyền có xu hướng lấn áp 3 quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp. Tính chất độc tài quân phiệt, bù nhìn, tay sai của mỹ và thực hiện các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam

4.3. Nhà nước và pháp luật của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời tháng 12/1960 ở Tây Ninh (đêm 11 g 30 p), nó đảm đương chức năng của chính quyền cách mạng: ra Tuyên ngôn 10 điểm, Điều lệ… , tổ chức cơ cấu từ trung ương – địa phương và đảm nhận đối nội, đối ngoại. Ở Trung ương, cấp cao nhất là Ủy ban Trung ương Mặt trận giải phóng (đứng đầu là Đoàn Chủ tịch), địa phương thì có Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng, Ủy ban nhân dân tự quản, Ủy ban nhân dân cách mạng địa phương => mặt trận tập hợp lực lượng, có tính sáng tạo độc đáo.

Trên cơ sở liên minh dân tộc, ngày 6/6/1969 ra đời Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đảm đương chiến lược ngoại giao thời kỳ mới (đàm phán quốc tế); có pháp luật mang tính dân tộc, dân chủ cao. Chính phủ thay thế địa vị Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam trên trường quốc tế, đảm đương là chính thể quan trọng của Hội nghị Paris.