Các cao trào cách mạng trong lịch sử Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945

Dẫn nhập

Nguyễn Ái Quốc muốn sang Pháp vì thực dân Pháp trực tiếp thống trị Việt Nam. Pháp đến Việt Nam chỉ để "khai hoá văn minh" (lời nói hoa mĩ), nhưng Người sang Pháp để tìm hiểu đằng sau những lời nói "hoa mĩ" của Pháp là gì ? Cuối cùng Người kết luận có hai loại người: người giàu, người nghèo; nguyên nhân chính chủ yếu là do các cuộc chiến tranh gây ra.

Ba cuộc đấu tranh 30 - 31, 36 - 39 và 39 - 45 không phải là cao trào. Cao trào được hiểu là "đặt mục tiêu giành chính quyền" và ta xét ba cuộc đấu tranh này:

+ 1930 - 1931: xác lập được vị trí nhân tố cộng sản sau khi Đảng ra đời, chưa thể có chính quyền. Pháp đàn áp dã man vì chúng không muốn thấy xuất hiện nhân tố mới ảnh hưởng đến cách chúng thống trị nước ta. Hơn nữa là ở cuộc đấu tranh này không có lực lượng cụ thể, không có đường lối cụ thể nên thất bại. Giá trị lớn nhất: bước đầu khẳng định chủ nghĩa cộng sản trong dòng chảy lịch sử Việt Nam hiện đại.

+ 1936 - 1939: tiếp tục khẳng định tiếng nói của nhân dân bằng phong trào dân chủ đòi các quyền dân tộc, dân sinh

+ 1939 - 1945: đặt trong tình huống vận động cách mạng của thế giới, vận dụng được cơ hội của Thế chiến II, so sánh cán cân thay đổi và nhanh chóng chớp thời cơ "ngàn năm có một" để giành chính quyền

Xét trong ba cuộc đấu tranh cách mạng này, 1939 - 1945 được xem là cao trào vì nó có mục tiêu rõ ràng, hai thời kỳ đầu không có mục tiêu giành chính quyền (sách Lịch sử Đảng cho rằng ba cuộc đấu tranh này là những cuộc "tập dượt cách mạng" là thiếu tính thuyết phục)

Trong đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra sôi nổi và đầy nhiệt huyết; nhưng phần lớn không thành công và đẩy nước ta vào khủng hoảng đường lối chính trị. Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Từ 1911 - 1917 là mày mò tìm hướng đi, đến năm 1920 mới tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho đất nước. Bác là người đầu tiên vận dụng chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh Việt Nam, vạch ra đường lối cho cách mạng Việt Nam đi lên.

Thời điểm 1921 - 1930 là rất quan trọng vì trước đó cách mạng Việt Nam chưa tìm được lối ra. Bác đã tiếp cận Mác và truyền bá chủ nghĩa Mác vào đất nước Việt Nam và lan toả ra khắp nơi. Thành công của cách mạng Việt Nam sau này cho thấy giai đoạn 1921 - 1930 là rất quan trọng. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lenin của Người diễn ra ở 4 nơi: Paris, Moscow, Quảng Châu, Hongkong (Hương Cảng); dẫn đến kết quả là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như một bước ngoặt vĩ đại.

I. Cao trào cách mạng 1930 - 1931

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 rất khác thường, có tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam do nước ta là một nước nông nghiệp. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến các thuộc địa, trong đó có Việt Nam đã:

- Kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào Pháp

- Đời sống các tầng lớp nhân dân khốn khổ

- Pháp tăng cường thuế khoá đẩy đời sống nhân dân vào bế tắc

Mục tiêu của 30 - 31 là chống đế quốc phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất (lịch sử Đảng cho rằng nó không phải cao trào)

* Phong trào trên toàn quốc: Từ tháng 2 đến 4/ 1930, công nhân, nông dân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu, thuế …, nêu khẩu hiệu chính trị: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!” … Ngày 1/ 5/ 1930, công nhân, nông dân bãi công ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ biểu tình đòi quyền lợi cho nhân dân lao động, thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới

Phong trào mạnh nhất ở Nghệ - Tĩnh: Ở Nghệ - Tĩnh phong trào bùng nổ vào sáng 1-5 với sự tham gia của công nhân khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy và nông dân các huyện lân cận. Sau 1-5 đến tháng 8 -1930, công nhân Bến Thủy Vinh phối hợp cùng tổ chức các Công hội đỏ. Ngày 1-9-1930, 20.000 nông dân Thanh Chương đòi giảm sưu thuế, thả tù chính trị

* Kết quả: - Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Chi bộ Đảng và tổ chức Nông hội đỏ đứng ra quản lý, điều hành mọi hoạt động trong thôn xã -> chức năng của chính quyền theo kiều Xô viết.

Chính quyền Xô viết được thành lập: Quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội:

- Về chính trị: Thực hiện các quyền tự do, dân chủ; lập các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân …

- Về kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày, bỏ thuế thân, xóa nợ cho người nghèo …

- Về văn hóa - xã hội: Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ mê tín, dị đoan …

Nhận xét: Phong trào các mạng 1930-1931 và cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng có ý nghĩa hết sức to lớn:

- Phong trào cách mạng cùng sự ra đời của chính quyền Xô viết là kết tinh sức mạnh to lướn của khối liên minh công – nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo

- Phong trào đã có sức ảnh hưởng trong các xứ thuộc địa, nhất là các nước phương Đông

II. Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939

a. Tình hình thế giới

Đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật Bản (Hitler, Mussolini và Hirohito) với Đức là "ngòi nổ chính" khiến cả thế giới lao đao

Hitler là người gốc Áo, trong Đảng của ông nhiều người Do thái nên ông ta tỏ ra thù địch người Do Thái. Hồi nhỏ Hitler mơ ước làm hoạ sĩ, nhưng gia nhập quân đội rồi bị thương. Cha đẻ của súng AK là Kalashinov đi lính về cũng bị thương, nhưng chế tạo ra nhiều loại súng.

Tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền và ban hành các chính sách tiến bộ: điều tra tình hình thuộc địa, trả tự do cho các tù chính trị, thi hành một số cải cách xã hội

b. Tình hình trong nước

- Nới lỏng quyền tự do chính trị và dân chủ bằng cách thả tù chính trị ra

- Kinh tế vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp

- Nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia cách mạng

c. Chủ trương của Đảng

Hội nghị Trung ương Đảng (7/1936) ra các quyết định quan trọng:

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa hình.

- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

* Phong trào tiêu biểu:

+ Phong trào "Đông Dương đại hội": Từ giữa năm 1936, được tin Quốc hội Pháp sẽ cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp bàn về các yêu cầu tự do, dân chủ để thảo ra các bản "dân nguyện" gửi tới phái đoàn, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8 – 1936). Các ủy ban hành động được thành lập khắp nơi trong nước. Quần chúng sôi nổi tham gia các cuộc mít tình, hội họp.

+ Phong trào "đón Godart": Đầu năm 1937, phái viên của Chính phủ Pháp G. Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Lợi dụng sự kiện này, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh "đón rước", nhưng thực chất là biểu dương lực lượng. Trên đường Gôđa đi từ Sài Gòn ra Hà Nội, đến đâu nhân dân cùng biểu tình đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.

+ Đấu tranh nghị trường: Trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì, Hội đồng Kinh tế lí tài Đồng Dương (1938) và Hội đồng Quản hạt Nam Kì (1939), Đảng vận động để đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử. Đồng thời, Đảng sử dụng báo chí để tuyên truyền, vận động cử tri bỏ phiếu cho những ứng cử viên này. Đảng chủ trương tham gia đấu tranh công khai trên nghị trường nhằm mục đích mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động.

+ Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí: Đang đà xuất bản nhiều tờ báo công khai ở các thành phố lớn trong nước như Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức v.v.. Báo chí cách mạng trở thành mũi xung kích trong những phong trào lớn của cuộc vận động dân sinh, dân chủ thời kì 1936 – 1939. Trong thời gian này, nhiều sách chính trị - lí luận, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ cách mạng đã được xuất bản. Cuối 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng.

* Ý nghĩa: \

- Bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng, phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể trước mắt về dân sinh, dân chủ

- quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; đội ngũ cán bộ. đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.

- Có thể nói, phong trào dân chủ 1936 – 1939 như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: tham gia các hoạt động yêu nước với mục đích là hướng về cách mạng Việt Nam - mục đích chính là giành độc lập dân tộc.

* So sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 với 1936 - 1939:

III. Cao trào cách mạng 1939 - 1945

a. Hoàn cảnh

- 1/ 9/ 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ở châu Âu. Mặt trận nhân dân Pháp bị tan vỡ, Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

- Ở Đông Dương, Toàn quyền Đờ cu (J.Decoux) lên thay đã phát xít hóa bộ máy cai trị để ứng phó với tình hình và đàn áp phong trào cách mạng. Tháng 9/ 1940, quân Nhật vào miền Bắc Việt Nam, quân Pháp đầu hàng. Sau khi vào Việt Nam, Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh, liên tục khủng bố Đảng Cộng sản Đông Dương và sát hại nhiều lãnh đạo cao nhất của Đảng như Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai... Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Quảng Tây (Trung Quốc - Nhật ký trong tù)

- Pháp thi hành chính sách kinh tế thời chiến ở Đông Dương: tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, sa thải công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm … Nhật thì cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu.... Buộc Pháp xuất các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ: than, sắt, cao su … Các công ti Nhật đầu tư vào các ngành phục vụ cho quân sự: khai thác măng-gan, sắt …

Xã hội: Dưới hai tầng áp bức của Pháp – Nhật, nhân dân ta vô cùng cơ cực. Cuối 1944 đầu năm 1945 có 2 triệu đồng bào ta chết đói.

=> Tình hình trên đòi hỏi Đảng phải kịp thời đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.

b. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

* Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/ 1939):

- Nhiệm vụ: Trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương độc lập; đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian. Chuyển từ đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh sang đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp sang bí mật. Chủ trương thành lập MTDT thống nhất phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết nhân dân đấu tranh chống đế quốc phát xít.

Ý nghĩa: Đánh dấu bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Đảng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.

c. Mặt trận Việt Minh và công cuộc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa

- Từ 10 đến 19 – 5 – 1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì HNTWĐCSĐD lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng)

HN nhận định:

+ Giải phóng dân tộc là trên hết, là nhiệm vụ chung của toàn dân tộc

+ HN chỉ ra tính chất của cách mạng Đông Dương là: cách mạng giải phóng dân tộc (sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong các vấn đề:

Giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước,

Xác định kẻ thù chủ yếu,

Bố trí lực lượng cách mạng, chuẩn bị lực lượng chính trị và quân sự,

Từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước…)

- 25/10/1941, Việt minh chính thức ra đời đưa ra chương trình cứu nước gồm 44 điểm: “Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dân Việt Nam được sung sướng tự do”

- Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt Mặt trận Việt Minh) thành lập. Tháng 10-1941 ra Tuyên ngôn, Chính cương và Điều lệ.

- Căn cứ địa cách mạng Cao Bằng và Bắc Sơn hình thành – thành hai trung tâm cách mạng cả nước

- 5- 1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Tháng 8-1944, ĐCSĐD ra kêu gọi toàn dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”

- Nhanh chóng phát triển lực lượng vũ trang, thành lập các đội du kích: đội du kích Bắc Sơn, đội du kích Ba Tơ, đội du kích thiếu niên Đình Bảng

=> Sau ba năm xây dựng, cách mạng Việt Nam đã: Lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo trong MTVM, Căn cứ địa cách mạng được củng cố và mở rộng, Lực lượng vũ trang ra đời và trưởng thành nhanh chóng

Sang năm 1945, ở châu Âu, Đức thất bại nặng nề. Ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thua to. - Tại Đông Dương, ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp. Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị ở VN tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa

- 12-3-1945, Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; nội dung:

+ Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

+ Đề ra hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công … sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

+ Quyết định phát động môt cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa

- 15-5-1945, VNTTGPQ và Cứu quốc quân thống nhất thành VNGPQ

- 4-6-1945, khu giải phóng gồm 6 tỉnh, Cao Bằng, Bắc Cạn.Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang

- Nhật sắp tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Tổng bộ VM lập UBKN toàn quốc, Quân lệnh số 1 “Giờ tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân, dân VN vùng dậy giành lấy chính quyền độc lập của nước nhà…”. UBKN quyết định giành chính quyền vào ngày 19-8-1945

- Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã giành được chính quyền. Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 30 tháng 8, hàng mấy vạn người tụ tập trước Ngọ Môn Lâu xem nhà vua thoái vị, ông tuyên bố "Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ".

- 25/ 8/ 1945, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng về đến Hà Nội.

- 28/ 8/ 1945, Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- 2/ 9/ 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn:

- Vạch rõ quyền bình đẳng giữa các dân tộc; tố cáo tội ác của Pháp – Nhật.

- Nêu rõ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân lập nên nước VN độc lập; đánh đổ chế độ quân chủ lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.

- Khẳng định ý chí của nhân dân VN quyết giữ vững nền độc lập vừa giành được: “Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Khách quan: Nhật đầu hàng đồng minh. Tháng 5/1945, quân Đồng minh bao vây phát xít Đức tại Berlin và 9/5/1945, cờ của Hồng quân Liên Xô tung bay trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức, phát xít Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima (6/8) và Nagasaki (9/8), phát xít Nhật hoàn toàn thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II

- Chủ quan: sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần chiến đấu, chuẩn bị của cách mạng. Chuẩn bị của cách mạng qua 3 thời kỳ cao trào cách mạng từ 1930 - 1945. Lãnh đạo của Đảng qua các hội nghị trung ương, các văn kiện Đảng và các chỉ thị - nổi bật là

Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” 3/1945, Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh

* Bài học kinh nghiệm: 1. KẾT HỢP CHỐNG ĐẾ QUỐC VÀ PHONG KIẾN, 2. TOÀN DÂN NỔI DẬY; 3. LỢI DỤNG MÂU THUẪN KẺ THÙ; 4. DÙNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG; 5. CHỌN ĐÚNG THỜI CƠ; 6. XÂY DỰNG ĐẢNG VỮNG MẠNH