Khảo cổ học Việt Nam và những thành tựu ứng dụng nghiên cứu lịch sử dân tộc

Mở đầu

1. Khảo cổ học là gì ?

- Khảo cổ học (archéology, Archaeology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "archaios" (cổ xưa) và "logos" (khoa học, ngôn luận) - "môn học về thời cổ". Nhà triết học Platon là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này, nhưng ông gọi là "Lịch sử thời cổ".

- Khảo cổ học thuộc khoa học lịch sử:

+ Sử liệu bằng chữ viết - nhà sử học

+ Sử liệu bằng vật thật - nhà khảo cổ học.

Chúng ta có chữ viết và có vật thật thì trở thành nhà sử học thực sự, và người ta gọi là phương pháp nghiên cứu liên ngành. Phương pháp nghiên cứu liên ngành gồm có chữ viết, vật thật, văn học, nghệ thuật, kiến trúc; ví dụ như nghiên cứu về kiến trúc phố cổ Hội An của Đại học nữ Chiêu Hoà (người Nhật qua nghiên cứu rất thành công phố cổ Hội An nhờ phương pháp nghiên cứu liên ngành); quyển sách Cư dân Faifo trong lịch sử của nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Trung - ông viết được quyển này do tiếp thu kiến thức từ hai cuộc hội thảo quốc tế; có nhiều người viết chưa được do chưa có cách nghiên cứu đúng. Cuốn thứ ba là Vùng đất Nam Bộ - quá trình hình thành và phát triển của GS Phan Huy Lê (tổng chủ biên) gồm 2 tập; bộ 12 tập (trong đó có 2 tập dày gần 1.000 trang), 12 tập đó mỗi tập dày trên 500 trang - gom lại thành 2 tập lớn; GS Lê gọi là đề tài cấp nhà nước (nhà nước đặt hàng làm đề tài). Đề tài Nam Bộ này của GS Phan Huy Lê tập trung nhiều nhà khoa học lớn, dùng nhiều phương pháp để làm ra bộ đó để cho rõ lịch sử về Nam Bộ. Lịch sử Nam Bộ - quá trình hình thành và phát triển là dùng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Và cuối cùng người ta cho rằng "khảo cổ học là khoa học nghiên cứu sử liệu vật chất để soi sáng lịch sử và lối sống của con người trong quá khứ" (GS Hà Văn Tấn).

Muốn được công nhận là một khoa học (muốn thành một ngành khoa học) thì phải có: lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và đối tượng thì nó mới là một ngành khoa học - GS Hà Văn Tấn nâng khảo cổ học thành một ngành khoa học. Cái kế tiếp là GS Hà Văn Tấn chỉ nói "sử dụng sử liệu vật chất" của riêng khảo cổ học nên dùng vật chất để viết ra lịch sử; có một quyển là Hoàng thành Thăng Long - lịch sử từ lòng đất - viết về khai quật khảo cổ ở Hà Nội. "Sử liệu vật chất để soi sáng lịch sử và lối sống của con người trong quá khứ".

- Khảo cổ học thuộc Nhân học (Anthropology):

+ Nhân học hình thể (physical anthropology): nghiên cứu xương cốt, khuôn mặt của con người (bị bệnh gì mà chết); qua xương đó người ta thấy được người đó ăn thiếu chất gì, bị bệnh gì. Hiện nay cả thế giới nghiên cứu về ADN (lúc đầu họ nghiên cứu và cho rằng ADN của người Hoa giống người Nam Phi - người vượn Nam Phi và người vượn Bắc Kinh cùng một gốc; người Hoa không chịu vì nó nói là ADN không trùng và muốn mình là một nhánh riêng).

+ Nhân học Văn hoá Xã hội (sociocultural anthropology):

# Khảo cổ học (archaeology)

# Ngôn ngữ Nhân học (anthropological linguistic)

# Dân tộc học (ethnology)

Nhân học Văn hoá xã hội và Dân tộc học khác nhau ở chỗ: Dân tộc học là nghiên cứu về các dân tộc; còn Nhân học Văn hoá xã hội là tất cả các vấn đề về văn hoá, xã hội của tộc người - đó là lý do vì sao Mỹ không dùng Dân tộc học mà dùng Nhân học; do nước Mỹ rất phát triển và dân tộc rất ít nên không nghiên cứu, chỉ nghiên cứu Nhân học (đất này của ta); Việt Nam có 54 dân tộc nên có Viện Dân tộc học, Khoa Nhân học vì bên Khoa chỉ chú ý đến vấn đề Nhân học, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nơi ở (các thành phố), cuộc sống của con người như thế nào. Nhân học khác về đối tượng, phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu của Nhân học dùng rất nhiều Xã hội học, Điền dã và Định lượng. Dân tộc học thông qua các số liệu trong tính toán xây dựng, làm việc - rất cụ thể và dùng phương pháp khác nhau để làm; Dân tộc học chỉ cần tương đối về số liệu (ước chừng): Người Raglai hiện nay rất khá, nhà rất giàu. Nhân học Văn hoá Xã hội thì cụ thể: người Raglai có bao nhiêu ngôi nhà, bao nhiêu xe, bao nhiêu cây cà-phê, mỗi tháng dùng bao nhiêu tiền => gọi là "phỏng vấn sâu". Dân tộc học là tương đối, còn Nhân học Văn hoá xã hội là tuyệt đối chính xác về số liệu, tư liệu. Nhân học Văn hoá xã hội làm rất kỹ và sâu, Dân tộc học không cần; Dân tộc học vẽ nhà sơ lược; còn Nhân học Văn hoá xã hội vẽ rất kỹ ngôi nhà và chính xác đến từng tỉ lệ; đồng thời Nhân học Văn hoá xã hội dùng khoa học kỹ thuật nhiều hơn. Còn ngành nữa sau Anthropology, Ethnology là ngành Ethnography (Dân tộc học mô tả)

Trong ngành Nhân học có cả Khảo cổ học và Nhân học ngôn ngữ. Nhân học ngôn ngữ là nghe tiếng nói của dân tộc này thì ta biết dân tộc này có quan hệ với dân tộc kia và các dân tộc khác nhau như thế nào; nghe tiếng nói của người Edeh có nét giống người Mã-lai, có nét giống người Indonesiens (cùng hệ ngôn ngữ Malayo-Polinesiens, tức hệ ngôn ngữ Nam Đảo). Người Khmer nói chuyện được với người Edeh, người Stiengs - gọi là ngôn ngữ của từng dân tộc (để coi như thế nào, có cùng ngôn ngữ hay không). Còn Khảo cổ học thì lúc đầu nằm trong khoa Nhân học, về sau chuyển sang trực thuộc khoa Lịch sử vì không có khảo cổ học thì không thể nghiên cứu được lịch sử nước nhà; lịch sử nước ta thì chữ viết rất ít.

2. Khảo cổ học trong khoa học lịch sử. Trong môn lịch sử chỉ lịch sử nước mình làm thôi, không còn nước nào làm và nước mình đặt môn Khảo cổ học trong bộ môn Lịch sử với các lý do:

+ Loài người bắt đầu xuất hiện không phải bằng chữ viết mà bằng lao động, nên họ để lại công cụ lao động. Công cụ lao động chính là khảo cổ học; loài người bắt đầu bằng lao động chứ không phải chữ viết. Giai đoạn không có chữ viết thì lấy công cụ để nghiên cứu. F. Engels có nói: "con người là con vật biết chế tạo công cụ lao động" - khi nào biết chế tạo công cụ thì con người mới xuất hiện. Con người biết chế tạo công cụ cách đây 5 triệu năm rồi. Nếu không có công cụ thì Việt Nam giống như truyền thuyết "ngày xửa ngày xưa về Lạc Long Quân, Thánh Gióng" nói về công cụ sắt.

+ Chữ viết có từ cách đây 5 triệu năm: Câu thứ hai của Engels: "có con người là có lịch sử" - bên tư bản nói là "lịch sử bắt đầu từ chữ viết", trước chữ viết là tiền lịch sử. Ở châu Âu thì 3.000 năm trước đây đã có chữ viết, 5 triệu năm trước đây loài người xuất hiện nên họ chia: trước khi có chữ viết là tiền sử (prehistory), sau khi có chữ viết thì lịch sử xuất hiện (history). Từ 3.000 năm trước đây, có những nước có chữ viết và có cả những nước không có chữ viết thì gọi là "sơ sử" nên Trung Quốc sau 3.000 năm trước đây có lịch sử, Việt Nam là "sơ sử" hay "sơ lịch sử". Nhưng bây giờ các nước tư bản cũng nghiên cứu về "tiền sử"; Óc Eo gọi là thời sơ sử là không chính xác, vì người ta chỉ tính tới Công nguyên và sau đó là lịch sử - người ta lấy lịch sử là mốc Công nguyên để dễ nhớ; cho nên Engels nói hai câu trên và con người khác con vật ở chỗ tiếng nói: "có con người là có lịch sử" vì lịch sử xuất hiện từ khi có con người. Nếu không có chữ viết thì làm gì đây ? Engels nói con người để lại không phải chữ viết mà còn có công cụ lao động nên chúng ta phải hiểu lịch sử con người đó thì phải dùng công cụ. Chữ viết ở Việt Nam được in thành sách là từ năm 1272 (sách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời Trần, bị Trung Quốc lấy mất), trước năm 1272 thì không có cái gì hết, vậy thì nghiên cứu làm sao ?

+ Khi chữ viết xuất hiện, khảo cổ vẫn quý vì chữ viết có những hạn chế nhất định: lập trường của người viết (viết theo quan điểm của nhà nước: kiểu tư bản, kiểu của toàn dân tộc, lịch sử của người Việt, lịch sử của các dân tộc. Hiện nay chúng ta chờ nhà nước thẩm duyệt bộ lịch sử 25 tập (đến năm 2022 mới đưa in), lịch sử Tp. Hồ Chí Minh (6 tập) có trước đó; được nhà nước quy định là phải viết thông sử; viết như thế nào, viết theo quan điểm của ai ?); phạm vi đề cập (đề cập đến những vấn đề gì, đề cập ở đâu, lĩnh vực nào - về mặt không gian; giai đoạn nào - về mặt thời gian). Sử không nhiều, càng lùi về quá khứ thì sử liệu càng ít dần (thời Nguyễn là rất nhiều: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí; thời Lê không có bao nhiêu); càng lùi về quá khứ thì không có sách để tham khảo, thành ra chúng ta buộc phải dùng tài liệu khảo cổ.

Khảo cổ học thì có 3 chức năng: minh hoạ, bổ sung, thách đố. Trong cuốn sách nói về Đông Á thì có một nội dung chưa sách Việt nào nói đến Đông Á thì khảo cổ học lịch sử có đóng góp (vai trò) vô cùng quan trọng:

- Minh hoạ là sử nói hết rồi, chỉ cần thêm vào là xong; ví dụ như trường ĐHSG hồi xưa là trường Bác Ái, học sinh học chủ yếu bằng tiếng Pháp (tốt nghiệp trường này là học sinh nói tiếng Pháp "nhanh như gió"), nhà giàu mới đi học được; trường La Salle Taberd; trường Marie Curie, trong các trường này học chủ yếu bằng tiếng Pháp và tiếng Việt là ngoại ngữ. Hồi xưa vào trường Văn khoa là phải vào khoa Pháp văn, đi học có xe đưa đón; ứng xử như Tây, ba mẹ sòng phẳng với con cái. Cho nên sách sử nói một khúc "trước năm 1975 là trường La Salle Taberd", muốn cụ thể thì chụp thêm nhiều tấm hình; thấy nhiều ngôi nhà cổ không có cái e (tìm nhiều lắm mới ra) - "minh hoạ" là nói thêm trong trường đó có cây này cây kia (sự phát triển của trường) - minh hoạ là bổ khuyết những thông tin mà sách sử viết còn sơ lược về một nội dung nào đó; phải có nhiều thông tin, tư liệu thì lịch sử mới phong phú được (có thêm hình ảnh minh hoạ vào những cái còn thiếu đó) mà trong sử nhiều khi không đưa vào kịp; ví dụ "cuộc tháo chạy tán loạn" sử dụng rất nhiều hình ảnh minh hoạ.

- Bổ sung là sử không ghi mà khảo cổ học ghi vào trong giai đoạn đó; ví dụ sử không bao giờ ghi "ở Hoàng thành Thăng Long có sản xuất gốm" nhưng qua khai quật Hoàng thành thì thấy một nơi sản xuất gốm cho vua nên đặt tên là gốm Thăng Long (ĐVT, "Gốm Thăng Long - đỉnh cao gốm Việt Nam"). Lúc đầu người ta chỉ biết là gốm Bát Tràng chứ không có gốm Thăng Long, nhưng ở Thăng Long chẳng có gốm Bát Tràng nào - một bình gốm Thăng Long ghi "Thái Hoà Bát Lý Nam Sách Châu, cử nhân Bùi Viện hí bút"; châu Nam Sách (Hải Dương) được nhà nước gửi đoàn xuống hỏi còn sản xuất gốm hay không thì có, đặt tên là gốm Nam Sách ở làng Chu Đậu, từ đó chúng ta phát hiện ra gốm Chu Đậu (có sách chuyên khảo về gốm Chu Đậu). Từ đó gốm Chu Đậu lên hàng đầu, gốm Bát Tràng xuống hạng hai (sau này ĐVT mới đặt là gốm Thăng Long, đỉnh cao của gốm Việt: gốm Thăng Long đứng đầu, Chu Đậu đứng nhì và Bát Tràng xuống thứ ba). Gốm Chu Đậu không bao giờ được ghi trong sách nào mà chỉ ghi trên bình gốm, khảo cổ học bổ sung cho lịch sử (lịch sử đất nước, lịch sử nghề thủ công)

- Thách đố là sử ghi một đường, khảo cổ ghi một nẻo và chưa biết đúng sai. Ví dụ ở Cửu Đỉnh (Huế) có nhiều cặp - nhất là cặp long và phụng, nhưng thực tế long và phụng nằm ở hai nơi khác nhau (giả sử vậy). Mộ của thiền sư Nguyên Thiều (Đồng Nai) nói rằng ông mất thì chôn ngay tại đó; ở Huế thì cho rằng ông chết rồi thì đưa về Huế chôn cất - về sau muốn khai quật thì địa phương không cho; giống như Hoàng thành Thăng Long nếu không khai quật thì người ta sẽ không biết được những điều khác nữa, nó phong phú so với trước đó, so với những gì chúng ta khai quật được. Ví dụ như vùng đất này, biết nó có gì hay không thì phải khai quật để ra công trình xây dựng thuộc thời kỳ nào; khai quật thì phác lộ nhiều tầng văn hoá. Sự kiện tháng 4/1975 thì mình muốn xe tăng Liên Xô vào trước dinh Độc Lập và xe Trung Quốc vào sau. Xe Liên Xô đến trước, nhưng đụng cánh cổng bị kẹt lại; xe Trung Quốc đi sau vọt vào rất dễ dàng. Ta xếp đặt trước rồi, nhưng bà nhà báo Pháp là F. Mulder thấy xe của Trung Quốc vô trước. Vụ viên cảnh sát Sài Gòn tên Loan bắn anh chiến sĩ cách mạng Bảy Lốp thì sách ghi là bắn ở bến Bạch Đằng (quận 1), trong khi bà Năm Bắc ở quận 10 và viên nhà báo Mỹ chụp ảnh sự kiện đó - bắn trên đường Ngô Gia Tự, quận 10; bảo tàng thành phố cử đoàn xuống hỏi thăm thì có hai bà tự nhận là vợ Bảy Lốp. Ở bảo tàng Tp. Hồ Chí Minh có một cái hầm. Hầm này xây từ lúc nào ? thì mời các cụ đến, một số cụ nói hầm này xây vào thời Pháp và sâu hơn 10 mét (nơi trốn tránh của quân cách mạng trong thời gian 1945); nhà chuyên môn bắt đầu đục tường hầm thì ra gạch 6 lỗ, các mối nối và phán đoán đây là thời Ngô Đình Diệm; tìm được bản vẽ của Ngô Viết Thụ (tài liệu xin thêm nguồn tài chính), tìm tiếp thì ra và chứng minh được bản vẽ của Ngô Viết Thụ (có bài ĐVT, Về căn hầm của Ngô Đình Diệm). Dùng phương pháp khảo cổ để bác bỏ lời của các cụ là sai (hầm cuối cùng là hầm rượu có canh gác, bên trên là hầm của quan lại cấp trên), cái hầm giúp khu di tích không bị ngập nước

Như vậy là nhà khảo cổ học phải cần những ngành khác như Dân tộc học, Ngôn ngữ học; ngành Dân tộc nói đến chức năng và tên gọi của công cụ lao động, vì thế ta nói Nhân học gắn liền với Dân tộc học (ethno-archaeology: Khảo cổ dân tộc học). Nghiên cứu những người sản xuất gốm với tính chất là gốm ngày xưa, nghiên cứu người Chăm với gốm Chăm hiện nay - nhờ nghiên cứu về Dân tộc học, nghiên cứu cách làm gốm Chăm là gốm xưa nhất hiện nay thì chúng ta biết được cách làm gốm của người Chăn là xưa nhất hiện nay (ethno-archaeology). Khai quật ở Tp. Hồ Chí Minh có nhiều lu, hũ (khai quật xong bỏ đất vào lu đó), ở Lái Thiêu có rất nhiều di tích gốm; ngày xưa muốn cất lên cái nhà thì bỏ lu và một số mảnh gốm phía dưới trước, nhà toàn có lu và hũ gốm (rất nhiều). Nhờ khảo cổ học thì biết gốm được sản xuất như thế nào, biết được các hoạt động vật chất. Dân tộc học ở Việt Nam là như thế, nếu như muốn nghiên cứu Dân tộc học thì khảo cổ học tìm ra hiện vật trước, hiện vật như thế nào, làm ra như thế nào... Ví dụ khác: nghe tên của dân tộc đó thì ta biết là người Chăm và mối quan hệ của dân tộc đó, vùng đất đó (của người Chăm ở) hiện nay như thế nào (thuộc về các dân tộc của Dân tộc học), không tính khả năng di dân (ví dụ: vùng đất Phù Nam hiện nay thì người Khmer ở rất là lâu, suốt thời phong kiến thì còn hậu duệ dân tộc miền biển). Người Chăm (Dân tộc học) thì nói là từ xã hội cũ phát triển lên xã hội gì, không có di dân và không có dân tộc nào tách khỏi khối dân tộc chung thống nhất. Thường là dân tộc nào ở lâu trên đất đó thì mặc định họ là chủ nhân của vùng đất nơi họ ở đó - cái đó phải dùng ngôn ngữ thì mới biết được. Ví dụ: dùng ngôn ngữ ta biết được quan hệ giữa người Việt và người Mường, gọi là ngôn ngữ Việt - Mường; Việt - Mường tổ chức thành 4 dân tộc và họ có quan hệ với nhau mật thiết. Thứ nhất là dùng tên địa chất để chỉ vùng đất (đất đào lỗ, đất đào hang... xưa ra nhiều vật dụng và di tích), khảo sát ở đất Tây Nguyên cho ra kết luận: đất cổ xưa nhất là đất đỏ (dân đó xuống từ trên núi, về sau bị tuyệt diệt). Mấy cái gò ở Nam Bộ là sơ kỳ, người dân không có đất thì họ di cư lên gò cao (đất này là đất gì, có con người sống hay chưa). Singapore không có nền văn minh vì không có nước ngọt => một kết luận: các nền văn minh cổ đều gắn liền với một dòng sông. Ngày xưa người ta trồng lúa, nên phải có mương, có đất, có phù sa làm lúa. Khảo cổ học có xác suất thống kê để tính tỉ lệ vật thật.

3. Phân kỳ của Khảo cổ học:

- Khảo cổ học tiền sử (prehistoric archaeology):

+ Thời đại đồ đá cũ (paleolithic): sơ kỳ, hậu kỳ

+ Thời đại đồ đá giữa (mesolithic)

+ Thời đại đồ đá mới (neolithic): sơ kỳ, hậu kỳ

+ Thời đại đồ đồng (bronze age)

+ Thời đại đồ sắt (iron age)

- Khảo cổ học lịch sử (historical archaeology):

+ Khảo cổ học môi trường

+ Khảo cổ học nghệ thuật

+ Khảo cổ học đô thị

+ Khảo cổ học dưới nước

+ Khảo cổ học tôn giáo

+ Khảo cổ học công nghiệp

+ Khảo cổ học dân tộc

+ Khảo cổ học tri thức

+ Tiền cổ học

Khảo cổ học lịch sử là một phân ngành của khảo cổ học sử dụng tư liệu vật chất để soi sáng lịch sử và lối sống của con người từ đầu Công nguyên cho đến ngày nay. Như vậy từ đầu Công nguyên cho đến ngày nay gọi là Khảo cổ học lịch sử, miền Nam Bộ gọi là "tiền lịch sử".

Tư liệu khảo cổ học có hai dạng tư liệu: một dạng do con người làm ra (artifacts), dạng nữa là do môi trường sinh thái để lại (ecofacts). Con người làm ra rìu, cuốc, đục... nhưng chúng ta đừng quên một kho tàng tư liệu nghiên cứu do con người để lại như vỏ cua, ốc, hến, xương được gọi là "eco" (môi trường sinh thái).

Chương 1: Thời đại Hùng Vương dựng nước qua thành tựu nghiên cứu và tư liệu Khảo cổ học Việt Nam

1.1. Nhận thức về thời đại Hùng Vương dựng nước và sự hình thành nhà nước sơ khai qua tài liệu khảo cổ học có đối sánh với tài liệu thư tịch cổ

Qua tài liệu khảo cổ học đối sánh với tư liệu lịch sử; tài liệu khảo cổ học của ta, thư tịch cổ Trung Quốc ghi lại thế hệ Bách Việt. Trong cuốn sách Thời đại Hùng Vương (nhà nước làm 4 cuộc hội thảo liên tiếp, tống kết các báo cáo hội thảo của nhiều nhà khoa học) và bộ Hùng Vương dựng nước (4 tập, 1970) có các bài về trang phục Hùng Vương, trống đồng, văn hoá Đông Sơn. Nhưng quyển viết về thời Hùng Vương do các nhà Sử học phối hợp với Khảo cổ, khai quật thì mới có thời đại Hùng Vương; chúng ta khai quật ở nhiều nơi có 4 giai đoạn của Hùng Vương là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn như vùng sông Hồng, sông Mã, sông Cả, Đồng Nai. Phùng Nguyên là sơ kỳ đồ đồng; Đồng Đậu là trung kỳ đồ đồng; Gò Mun là hậu kỳ đồ đồng; Đồng Sơn là đồ sắt; khảo cổ học Việt Nam chủ yếu nhờ Liên Xô qua giúp. Liên Xô qua từ năm 1960, đào tạo được hai "cây đại thụ" khảo cổ học là Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng. Nhờ đó, chúng ta mới có các thời đại:

- Thời đại văn hoá Phùng Nguyên

- Thời đại văn hoá Đồng Đậu

- Thời đại văn hoá Gò Mun

- Thời đại văn hoá Đông Sơn

Ba thời đại đầu tiên là đồ đồng, thời đại cuối cùng là đồ sắt. Ba thời đại đầu tiên gộp chung và gọi là thời Hùng Vương, thời đại cuối thì gọi là thời An Dương Vương. Không có khảo cổ chúng ta sẽ không chứng minh được các thời đại này, không nói được thời Hùng Vương như thế nào, vật chất - tinh thần như thế nào, đời sống của cư dân ra làm sao. Thành công lớn nhất là đã chứng minh được thời Hùng Vương (công bố trên thế giới biết) là có thật trong lịch sử Việt Nam. Có người dựa vào tư liệu Trung Quốc chia thành 18 đời Hùng Vương (chứng minh đủ 18 ông vua Hùng), giống như Bách Việt được hiểu là "nhiều nước Việt"; bấy giờ công bố là 13 nước. Cho nên 18 đời Hùng Vương (18 là bội số của 9), ví dụ nói "trăm họ nghe nè" thì thực ra có vài họ thôi. Bốn màu là "ngũ sắc", bốn màu cũng là "nhiều màu", sáu màu cũng là "nhiều màu" (murticolor, murtichrome: nhiều màu sắc; monochrome: một màu). Mâm ngũ quả thực ra có bốn quả (bốn là "nhiều"). Trong bức tranh ở cánh cửa có bốn con dơi, dơi nghĩa là "phúc" nên phải gọi là "ngũ phúc" vì một con bị ẩn rồi - ngũ phúc lâm môn (5 con dơi đem lại cái phúc cho nhà cửa), Làm bảng tên nhà có âm khí, đặt 4 con dơi ở bốn góc trong nhà và ở trung tâm ghi chữ "phúc" thì "ngũ phúc lâm môn". Người ta vẽ bảy con chim thì gọi là "bách điểu" (trăm con mà thực ra có bảy con thôi). Người ta vẽ 5 - 6 con người, có một con quay lại có nghĩa là "mã đáo thành công" (ngựa đi mà quay lại nghĩa là "thành công"). Đồng Tháp Mười nghĩa là "nhiều tháp", chùa "Thập Tháp" (có nhiều tháp)

Thời đại Hùng Vương này, Đông Sơn là thời kỳ đồ sắt; nhờ khảo cổ mà chúng ta tự hào về thời Hùng Vương có thật. Chúng ta cố gắng tìm các tư liệu và có đối sánh với nhiều tư liệu lịch sử khác nhau

1.2. Thời đại kim khí miền Bắc Việt Nam qua tài liệu khảo cổ học - minh chứng nền tảng vật chất của xã hội Văn Lang - Âu Lạc

1.2.1. Các nền văn hoá tiêu biểu tiền Đông Sơn và các hiện vật tiêu biểu

Bây giờ chúng ta không có tách bạch sông Hồng, sông Mã, sông Cả nữa; nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào tình hình đất nước và những rào cản khác. Sông Mã ở Thanh Hoá và sông Cả ở Nghệ An; tách ra thành 3 khu vực văn hoá (sông Hồng, sông Mã, sông Cả). Sông Hồng cũng phát triển từ đồ đồng đến đồ sắt, sông Mã cũng từ đồng đến sắt và sông Cả cũng tương tự như vậy; cả sông Hồng, sông Mã, sông Cả hợp lại thành văn minh Đông Sơn.

Trước năm 1986 là phát triển "đơn tuyến" theo một mạch duy nhất (Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn), Đông Sơn thì có thêm "tiền Đông Sơn", giai đoạn Sông Mã đến Đông Sơn. Còn hiện nay là "đa tuyến" sẽ hay và tốt hơn "đơn tuyến" nên có tách bạch thành sông Hồng, sông Mã, sông Cả; người ta gọi chung sông Hồng, sông Mã, sông Cả là thời "tiền sử" (hay tiền Đông Sơn) - trước khi tiến tới Đông Sơn sẽ còn nhiều nền văn hoá khác nhau (tiền Đông Sơn sông Hồng, tiền Đông Sơn sông Mã...). Cả văn minh Phù Nam còn có "văn hoá Óc Eo", có nhiều con đường hình thành nền văn minh này - muốn ra đời một nền văn minh thì phải có nhiều con đường khác nhau hình thành. Việt Nam muốn đa phương hoá, đa dạng hoá thì "đa tuyến".

Lịch sử Nam Bộ là lịch sử của bốn dân tộc: Việt, Hoa, Chăm, Khmer; mở rộng ra lịch sử Việt Nam là lịch sử của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam (bộ sử sắp tới sẽ thể hiện đầy đủ)

Con người có mặt cách đây 5 đến 6 triệu năm, tương đương với người vượn Bắc Kinh và người vượn Java. Đến thời kim khí để chúng ta tìm hiểu xem văn minh Việt Nam có từ lúc nào ? Người Pháp tìm cho Việt Nam nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn, Sơn Vi và đó là những nền văn minh nông nghiệp. Chúng ta tìm được thuật ngữ là "cách mạng đá mới" (thời tiền sử chúng ta tìm được nguồn gốc loài người; thời kỳ tiếp theo là nông nghiệp lúa nước). Thời đại đá mới bắt đầu từ văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn, do một nhà khảo cổ học người Pháp là Madeleine Colani tìm ra vào đầu thế kỷ XX, niên đại của văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn là 40.000 năm.

Cách mạng đá mới (neolitic revolution) ở Việt Nam có 4 đặc trưng:

- Kỹ thuật mài trên công cụ: chúng ta thấy công cụ mài và ghè khác nhau một trời một vực; làm bếp thì đồ đồng khác với cái rìu. Nhờ kỹ thuật mài mà giúp con người tăng nâng suất lao động (tìm được dụng cụ mài, biết mài rồi)

- Xuất hiện đồ gốm: đồ gốm (nồi, chảo...) quan trọng ở chỗ là: "ăn chín uống sôi", đó là vấn đề sức khoẻ và khả năng sống còn của con người

- Xuất hiện nông nghiệp và chăn nuôi: nông nghiệp và chăn nuôi tách ra khỏi săn bắt hái lượm

- Bùng nổ dân số: công cụ tăng lên, nông nghiệp, chăn nuôi phát triển; tất cả những việc làm trên là vì con người nên dẫn đến bùng nổ dân số. "Ăn chín uống sôi" nên tăng năng suất lao động và sinh sôi nảy nở, vì vậy dân số tăng lên rất nhanh để cung cấp nguồn nhân lực cho kinh tế - nhân lực quan trọng lắm.

=> con người có mặt ở Việt Nam từ 70.000 đến 80.000 năm về trước; ở Việt Nam có thời kỳ "cách mạng đá mới" (hai hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất chính là nông nghiệp và chăn nuôi vì lương thực thực phẩm rất quan trọng). Từ 10.000 đến 40 vạn năm thì con người làm được việc này và Việt Nam tự hào vì có "cuộc cách mạng đá mới" (hai nước Việt Nam, Thái Lan đều có "cách mạng đá mới". Malaysia, Indonesia là đảo, Lào rất lạc hậu, Singapore không có văn hoá mà lấy nguồn nước từ Malaysia sang). Mác gọi cách mạng đá mới là "cuộc đại phân công lao động lớn trong xã hội lần thứ nhất" (nông nghiệp và chăn nuôi); còn cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai của tầng lớp thương nhân (phi sản xuất) từ đó đẻ ra thành thị. Nghiên cứu những cái này chỉ có khảo cổ học thôi, khảo cổ học được coi là "thống soái" cho hai thời kỳ đầu.

Riêng thời kỳ thứ ba là kim khí là thời kỳ Việt Nam tiếp xúc và quan hệ với các nền văn minh lớn: 3.000 năm trước tiếp xúc với văn minh Trung Quốc, 2.500 năm về trước tiếp xúc với văn minh Ấn Độ. Thời kỳ kim khí này thì chúng ta dùng khảo cổ học kết hợp tư liệu chữ viết - thời kỳ này thì chúng ta đạt nhiều thành tựu to lớn: đối với các nước châu Á về lĩnh vực khảo cổ học thì Việt Nam có Viện Khảo cổ học và tiếp tục đưa Khảo cổ học vào ngành Sử. Vào thời kim khí, ở Việt Nam xuất hiện ba nền văn minh/văn hoá là văn hoá Đông Sơn và văn minh sông Hồng ở Bắc Bộ, văn hoá Sa Huỳnh ở Trung Bộ, văn hoá Đồng Nai và Óc Eo ở Nam Bộ. Người ta coi sông Hồng, sông Mã và sông Cả là những nơi tạo ra nền văn minh Đông Sơn (hay văn minh sông Hồng), văn minh Đông Sơn phát triển lên thành văn minh Đại Việt, Sa Huỳnh phát triển thành văn minh Champa, Đồng Nai và Óc Eo phát triển lên thành văn minh Phù Nam. Văn hoá Đông Sơn có ba nền văn hoá nhỏ là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun

* Văn hoá Phùng Nguyên (nay thuộc Phú Thọ) với 50 địa điểm khảo cổ gồm 3 loại hình: di chỉ cư trú, di chỉ - xưởng (vừa ở vừa sản xuất), di chỉ cư trú - mộ táng (vừa ở vừa chôn người chết) - đây là thời đại đồ đồng. Trong văn hoá Óc Eo không có vừa ở vừa chôn cất (khu vực Gò Tháp, Gò Minh Sư có phát biểu của TS Lê Thị Liên là vừa ở vừa chôn cất (ở xong thì chôn người chết gần nhà), nhưng PGS Đặng Văn Thắng bác bỏ, vì cho rằng quan điểm này coi người Phù Nam giống thời dã man mà Phù Nam là nền văn minh rồi), người Phù Nam rất kiêng chôn người chết ở cạnh ngôi nhà. Trong một nghiên cứu, một người đã mô tả rồng thời Lý giống như "những con giun"; còn ngói sen thì có người đặt là "ngói mũi hài"; con hươu thì nói là "con vịt". Nói di chỉ cư trú là thuộc đồ đồng, đồ sắt (thời sau Công nguyên cũng vẫn còn)

"Khi nào chúng ta thấy có nha chương tức là có tiếp xúc với Trung Quốc". Nha chương chứng tỏ rằng Việt Nam có quan hệ với Trung Quốc, đó chính là đặc trưng của văn hoá Ngưỡng Thiều của Trung Quốc (đồ đồng, mối quan hệ giữa sông Hoàng Hà (Trung Quốc) của người Hán với nam Dương Tử của người Bách Việt (người Việt thời kỳ này gồm 13 nước)

Phùng Nguyên là thuộc văn minh nông nghiệp phát triển rất mạnh, dùng sức kéo của động vật (tức nông nghiệp dùng cày), khác với dân tộc lạc hậu sử dụng nông nghiệp dùng cuốc, trước đó có nông nghiệp dùng chọc lỗ tra hạt. Chọc lỗ tra hạt - nông nghiệp dùng cuốc - nông nghiệp dùng cày - nông nghiệp dùng máy móc. Tại bảo tàng Osaka (Nhật Bản) trưng bày đủ các loại hình nông nghiệp ở Việt Nam trong lịch sử, thời hiện đại thì nông nghiệp miền Nam dùng máy Furota của Nhật để làm ruộng. Ở miền Bắc dùng cày rất lớn, một con trâu (của Trung Quốc); ở miền Nam dùng hai con để kéo và kiểu này là của Ấn Độ. GS Đào Duy Anh nói một câu với Gs Hà Văn Tấn: "Muốn nghiên cứu tốt về Việt Nam không được quên nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc" - muốn nghiên cứu tốt Việt Nam không thể quên Ấn Độ và Trung Quốc; nghiên cứu Phù Nam không bao giờ quên Ấn Độ và Trung Quốc; giống như Hàn Quốc không bao giờ quên đến Trung Quốc ("Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà" ý nói về nông nghiệp dùng cày và hợp tác xã nông nghiệp).

=> Nông nghiệp nước ta có tương đồng với Trung Quốc là cùng cày bằng 1 trâu; riêng Phù Nam cày 2 trâu theo kiểu của Ấn Độ

Người Việt Nam tự hào làm công cụ lao động rất chất lượng. Cái "nha chương" là vật phòng thân, là niềm tin của người dân, niềm tự hào của người dân; là "vật làm tin" (vật lưu niệm, vật ghi nhớ) cho các cặp đôi khi chia tay - tái hợp. Nha chương có nhiều ở Phùng Nguyên, Xóm Rền, thạp đồng Hợp Minh. Tất cả vòng trang sức, vòng cẩm thạch (khắc chữ T) khắc rất đẹp. Ở Phùng Nguyên, đã có đúc trên đồ gốm (ở Ấn Độ, Trung Quốc làm gốm màu nhiều). Gs Hà Văn Tấn nhận xét rằng, người Phùng Nguyên có tính đối xứng (trên hoa văn đồ gốm - phương pháp đối xứng qua đồ gốm) qua phương pháp liên ngành; cách đây 4.000 năm; xem hai bài của Gs Hà Văn Tấn: Từ đồ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng; Người Phùng Nguyên và đối xứng trong sách "Theo dấu các văn hoá cổ" của GS. Trong bài "Từ đồ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng" thì Gs Hà Văn Tấn cho rằng những hoa văn đẹp của Phùng Nguyên được ứng dụng trên trống đồng Đông Sơn (khắc từ gỗ mun vào). Trong bài thuyết trình của một sinh viên cho rằng hoa văn trên áo saree của Ấn Độ có ảnh hưởng trên kiến trúc của Ấn Độ. Trên tư liệu trống đồng ảnh hưởng đến trang phục của nước ta - ví dụ áo của người dân tộc khắc hình trống đồng, hình chiến luỹ....

Đồ gốm của Phùng Nguyên và Xóm Rền; bắt đầu có tượng và cái vòi ấm đồng có dạng "chân giò" bẻ ngoặt lại; dùng thêm tài liệu Dân tộc học (ethno-archaeology). Cái hũ của văn hoá Ngưỡng Thiều (Yangshao culture) - phương pháp nghiên cứu so sánh là nghiên cứu theo trục hoành (và phương pháp nghiên cứu liên ngành). Trục tung là nghiên cứu so sánh theo lịch đại, trục hoành là đồng đại. Chữ Trung Quốc là "China" bắt nguồn từ hai chữ "Chi" nghĩa là "đồ sứ"; "na" nghĩa là "nation" (quốc gia) - nghĩa chung là "đất nước gốm sứ". Chữ này cũng có nghĩa là "Trung Quốc", đọc là "sư" (Trung Quốc phồn thể) nghĩa là "đồ gốm". Nước Trung Quốc được coi là vua của gốm sứ; thời xưa Trung Quốc hạng nhất, Ấn Độ hạng nhì. Ở Ấn Độ nổi tiếng nhất là thành phố cổ Harappa - Phùng Nguyên tương đương với Ngưỡng Thiều và Harappa (TQ là gộp hết các tiểu quốc thành nước lớn, nó là trung tâm; Ấn Độ là tiếp xúc giữa người bản địa làm nông với người du mục Aryan làm chăn nuôi - tạo dựng thành phổ cổ Harappa cách đây 4.000 năm). Thủ tướng Việt Nam hiện nay đề cao công nghệ 4.0 trong khoa học kỹ thuật, giao thông vận tải - chỉ nước lớn chứ văn minh không lớn

* Văn hoá Đồng Đậu thì chúng ta làm được mũi tên, mũi giáo để chiến đấu. Ở văn hoá này thì ta thấy tượng thú, hiện vật đồng

* Văn hoá Gò Mun: cách ngày nay 1.000 năm. Engels có nói: "đồng thau được dùng để chế tạo những công cụ và vũ khí có công hiệu, nhưng không thể lấn át hẳn công cụ đá. Chỉ có sắt mới làm được" - tức Engels nói chỉ có sắt mới thế được công cụ bằng đồng thau. Nổi bật nhất là cái "vòng hái" (miền Bắc quơ lúa cầm rồi đẩy, miền Nam quơ thành bó lúa rồi cắt nhanh, gọi là "vòng chày"), bồ gặt lúa thì người dân đập lúa - Nam Bộ ảnh hưởng khá nhiều của Trung Quốc. Người Trung Quốc hiện nay tự hào qua hai khẩu hiệu: ở đâu có khói, ở đó có người Trung Quốc; một năm có sự thay đổi năm năm thay đổi hoàn toàn (mỗi nhà ở Bắc Kinh là không được giống nhau, sân vận động Tổ chim).

* Thời đại đồng thau ở lưu vực sông Mã: Ở Thanh Hoá tìm ít di tích hơn nên gọi là "nhóm văn hoá", muốn có văn hoá thì phải có nhiều di tích. Ỡ đây có các nhóm Cồn Chân Tiên, Quỳ Chử, Hoa Lộc với các con dấu ở Hoa Lộc có khắc hoa văn; con dấu và con lăn khắc hoa văn tức là: đã có người sinh sống ở đây, có lịch sử con người ở đây (văn minh Đông Sơn đã có nhà nước - vì nhà nước xuất hiện khi có phân biệt, mâu thuẫn giai cấp; đại diện cho giai cấp cao nhất trong đó; truyền thuyết vua Hùng - Po Khun, Po Nagar, Po Rome; Mạc Cửu được chúa Nguyễn phong làm Thiên tử phong hầu bá tử nam, con trai là Thiên Tứ, cháu trai là Mạc Tử Sanh... => ý nói chúa ban tước vị cao, được coi trọng)

Nhóm di tích Đền Đồi và Rú Trăn: đồ gốm khá đẹp

1.2.2. Sự phân bố di tích văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam

* Văn hoá Đông Sơn: là nền văn hoá lớn nhất khu vực Đông Nam Á, 50 di tích. Thời kỳ này chúng ta ở nhà sàn, bằng chứng là các trống đúc đồng mô tả mọi sinh hoạt của người dân trên đó - từ điển bách khoa thu nhỏ về nước Việt ta thuở ấy (có hai từ điển bách khoa là trống đồng và Cửu đỉnh khắc những công trạng của triều Nguyễn). Nhà sàn ứng phó với môi trường rất tốt: nước ngập thì lên sàn mà ở, nhà sàn thường xây phía trước 1 lầu sau 1 lầu, trên 1 lầu đề phòng bất trắc. Làm chuồng trâu cũng phải có sàn. Trang phục thời Hùng Vương đẹp lắm; ngày xưa các dân tộc đều là nam đóng khố, nữ mặt váy (trước 1975 nữ người Mạ và Stiengs đều mặt váy). Văn hoá Đông Sơn thì trống để đánh; văn hoá Điền thì trống làm biểu tượng, biểu thị cho sự giàu sang và nó là vật ngang giá để trao đổi (đám cưới ở Tây Nguyên là tốn tới 3 - 4 con trâu; 10 - 20 trâu cùng cái "choé" rượu cần; Hà Giang có dân tộc thống trị được người Kinh). Thời Đông Sơn, Việt Nam ban phát trống đồng cho các nước Đông Nam Á" (PGS Phạm Đức Mạnh) - mỗi nơi có một cái; ở Quảng Tây có một bảo tàng trống đồng, trống đồng phân loại theo phương pháp của F.Heger (1901). Lễ hội, đánh giặc mà TQ nghe tiếng trống đồng Việt Nam chúng còn sợ như tên sứ nhà Nguyên là Trần Phu nói: "Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh", tức là tên này nghe tiếng trống đồng mà tóc bạc trắng gần hết đầu; "Kim Qua ảnh Lý Đan Tâm Khổ". Quân Trung Hoa và quân Xiêm sang đánh mình toàn bị thua. Ở văn hoá Đông Sơn có lục lạc, dao găm, lưỡi cày (văn minh nông nghiệp dùng cày), dao găm hình củ tỏi ở Việt Khê (Hải Phòng), kiếm ở Nghệ An, mũi tên đồng ở Cổ Loa. Trong phim "Đội quân ma của Tần Thuỷ Hoàng" thấy quân Tần đánh không lại các nước Việt là do mũi tên của chúng có thần bằng đồng, mũi tên pha chất khác trong đó có sắt rất cứng; bên các tộc Việt là mũi tên pha chì và tạp chất, bắn bằng cái nỏ nặng đến 90 kg, bắn ra nhiều tên. Thành ra Triệu Đà đánh không thắng Cổ Loa nên hắn dùng kế li gián, cho con trai qua dùng "nam nhân kế" dụ khị Mị Châu (trước đó Trọng Thuỷ có con tên là Triệu Mạt, có mộ ở Quảng Châu), có cư sĩ Lê Mạnh Thát bác bỏ thời Hùng vương có thật. Ở Cổ Loa tìm được 3.000 mũi tên đồng. Thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) để chôn người chết; bao tay (hay lục lạc cho người dân nhảy múa) Làng Vạc ở Nghĩa Đàn, Nghệ An; cái thắc lưng của người dân khi nhảy múa ở Đông Sơn, Thanh Hoá; khuôn đúc đồng, tượng người thổi kèn; cán giáo có biểu tượng tình yêu.

1.3. Thành tựu khảo cổ minh chứng sự hình thành văn minh Việt cổ mang tính bản địa

Trống đồng, nhà sàn mang tính bản địa sâu sắc - đặc biệt là các đồ gốm được tìm thấy ở Thanh Hoá và một số nơi khác. "Bản địa" nghĩa là tìm những cái gì khác so với những vùng khác.

1.3.1. Thành Cổ Loa và kỹ thuật quân sự

Thành Cổ Loa ở huyện Đông Anh, Hà Nội (cách Hà Nội 18 km) vơi 3 vòng khép kín. Có câu ca dao: "Ai về đến huyện Đông Anh, Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương". Theo đánh giá của các nhà khoa học, thành Cổ Loa là "độc nhất vô nhị đối với Đông Nam Á"; người ta sử dung vào quân sự: vừa bộ binh, vừa thuỷ binh (bây giờ vẫn còn). Thành Cổ Loa vẫn còn dấu tích, bản đồ trong SGK học sinh do GS Phan Huy Lê vẽ ra; nhất là dấu tích Thành Nội vẫn còn và khá cao. Thành đắp bằng đất và có ghè nhiều mảnh gốm (dân trồng cây bạch đàn để giữ đất của thành). Cắt mặt thành, hào thì thấy nhiều lớp đất xếp chồng vào nhau.

Trong thành có Giếng Ngọc (khá lớn, dùng xuồng bơi qua được) tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử. Trước đền thờ An Dương Vương có khắc rồng thời Nguyễn (rồng có râu, vảy rồng hình răng cưa) - rồng thời Lý không có sừng; rồng thời Lê có sừng ngắn và vảy. Đền Thục vương dùng gạch Bát Tràng lót cung điện của vua và các di tích (gạch này xây nhiều nơi, hồ bán nguyệt); gạch Bát Tràng nung trong 6 viên gạch lót với 1.200 độ C nên rất cứng, mấy chỗ khác gạch nung 800 độ C thôi. Chậu nước cho vua bằng đồng, vàng mới sang. Hồ bán nguyệt biểu tượng cho sự phát triển, hạnh phúc lứa đôi.

Về cái nỏ (bắn một phát ra mười mũi tên); thực tế là nỏ này bắn 1 mũi tên, bắn rất nhanh và trúng ai là chết; nỏ nặng đến 90 kg - trong sách Vũ bị chế thắng chí su (thời Đường) có vẽ cái "nỏ liên châu" bắn một phát ra nhiều mũi tên. Hai hình cái máy nỏ trong sách Vũ kinh tống yếu (thời Minh). Lẫy nỏ thần và thần Kim Quy, tượng vua An Dương Vương bằng đồng thau được thờ trong đền. Có tượng Triệu Đà ở Trung Quốc, trong sách sử không có một dòng nào về Trọng Thuỷ mà chỉ nói về con của Trọng Thuỷ là Triệu Mạt.

Tượng Mị Châu cụt đầu, nhớ đến câu ca dao: "tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu, trái tim lầm chỗ để trên đầu"; trên tượng có rải nhiều tiền bạc, treo hai cái nón tượng trưng - truyền thuyết nói bà chết biến thành tượng trôi về Cổ Loa, dân nhờ 9 nữ đồng trinh đưa lên lập am Mị Châu.

Để chứng minh tính bản địa, ta có: nhà, mộ, đồ gia dụng, đồ tuỳ táng, các khu lò gốm ở Tam Thọ, Bãi Định, Đồng Đậu, Đương Xá... Trước đây, người Pháp nghiên cứu và cho rằng những đồ vật này mang từ Trung Quốc sang; ta đã tìm được ở thực địa chứng tỏ dân ta có sản xuất. Gần đây, người ta tìm thấy một "qua đồng" ở Nam Định, úp xuống là trống, ngửa lên là bát cơm để ăn nên gọi là "trống chậu" (biệt động thành hồi chiến tranh làm như vậy: gánh rau, dưới đáy thúng là lựu đạn; "thuyền hai đáy" và "xe bò"; câu chuyện "lộ vũ khí" hồi Tết Mậu Thân 1968; giữ gìn di tích khu Hoả xa (chỗ gần cột cờ Thủ Ngữ), Pháp xâm lược đổi tên thành sông Sài Gòn). Ấm có vòi hình đầu voi, chuông đồng Thanh Mai (Hoài Đức, Hà Nội; năm 798); cái "dĩ môi" để uống rượu ("vĩ" là lỗ tai; "môi" là đồ đựng rượu)

1.3.2. Những phát hiện về thành tựu luyện kim và các hiện vật truyền thống bản địa

Mộ cổ Vũ Xá có hàng cổng vào mộ xây kiểu bán nguyệt bằng cách xếp gạch chồng vào nhau. Mộ cổ thời Lục triều ở Từ Liêm, Hà Nội xây theo kiều hầm mộ, bên trong có chiếc bình gốm đầu gà (PGS Nguyễn Lân Cường, Ths.NCS. Hà Văn Cẩn), trên đó có hoa văn hình đồng tiền, hoa văn hình học; thóc cổ trong bình,

Nhà ngói ong, có hai cửa số hình quả bí của dân thường, một cái "chuồng" cho súc vật ở. Nhà của người giàu trong mộ Hán (xây tường bao quanh, 3 - 4 cửa ra vào) gọi là "Tứ hộp diện - Tam hợp diện" ("diện" nghĩa là cái mặt) để chống lạnh và chống nóng => nhà này của quan lại. Nhà cũng có tường bao quanh, xây vài tầng lầu => cũng là nhà quan lại; với quan niệm: quan được nhòm xuống, dân không được nhòm lên. Có nhà của thần linh ở; nhà cúng kiếng. Mái nhà cong lên ý chỉ Xi Vĩ, một trong 9 đứa con của rồng; những con rồng này có nhiệm vụ phun nước, phòng cháy chữa cháy. Mộ là thế giới tâm linh của người chết

Mô hình bếp lò ở Thanh Hoá có 3 lỗ (tượng trưng cho 3 lò đun sôi), lỗ còn lại nhét củi vào cho cháy; một bếp có hai lò. Một cái nồi có bốn chân, phía dưới để than, bên thân có một vòi để thoát hơi nước. Có hũ, vai, bình (nhiều kiểu); ấm đầu gà (có vòi hình đầu gà) - gà gọi là "kê", kiết đồng nghĩa với cát => "cát tường" (tốt đẹp); cá là "ngư" bằng nghĩa với "dư" => "dư giá". Thấy con gà nghĩa là "tốt đẹp". Nồi đất "giả nồi đồng" (trưởng giả học làm sang) mơ ước đến giàu sang.

Bình đựng nước tiểu của đàn ông, phụ nữ thời Bắc thuộc. Bình hình con vịt, có lỗ ở giữa. Bình gốm có men. Cái "lư trầm" (cốc chân cao có nắp) của người Ấn truyền sang. Cái nậm, đồ thuỷ tinh, cờ, hình khỉ (Phật giáo là TQ học của Ấn Độ); tượng thờ men xanh. Ấm đầu gà của nước ta (dân Việt tự làm) thời Lục triều. Chén, dĩa có hình vỏ sò ở đáy chén, đáy dĩa. Ấm men vàng xám. Bình có vòi. Ấm hình quả bí. Đồ gốm Tràng An nhiều kiểu loại khác nhau. Bình gốm giả đồ đồng để cho sang.

Nhà khảo cổ người Áo F.Heger phân trống đồng thành bốn loại (cách chia này về sau được thế giới nhất trí): H1 là trống đồng Đông Sơn của Việt Nam; H2 là trống đồng của người Mường; H3 là trống đồng của Myanmar; H4 là trống đồng của Trung Quốc. Trống đồng tìm được ở Quảng Tây gần giống của Việt Nam với nhiều hoa văn. Một tiêu bản trống đồng Đông Sơn ở Hoàng Hạ; từ trên xuống thì trống có ba phần: mặt trống (khắc chủ yếu là hoa văn - nhất là hoa văn mặt trời ở trung tâm), tang trống, thân trống, chân trống. Trống có chức năng quân sự rất lớn, khiến nhà Nguyên phải nể sợ; trồng đồng là biểu tượng của quyền lực, ngôn ngữ

Chương 2: Khảo cổ học và vấn đề nghiên cứu lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

2.1. Những thành tựu khảo cổ học nghiên cứu về thời Bắc thuộc

2.1.1. Sự tiếp thu các yếu tổ văn minh Trung Hoa: Thời Bắc thuộc là thời kỳ chúng ta tiếp thu nhiều yếu tố của văn minh Trung Hoa: văn minh lúa nước được tiếp thu thêm, đồ gốm, tổ chức xã hội phong kiến Trung Quốc.

2.1.2. Một số vấn đề về thời chống Bắc thuộc mà khảo cổ học nghiên cứu: Người dân thời Bắc thuộc mặc dù bị đô hộ, nhưng họ vẫn tiếp tục sống và thường xuyên chống lại sự đồng hoá của Trung Quốc qua các cuộc khởi nghĩa.

2.2. Những phát hiện khảo cổ học về Hoàng thành Thăng Long

Thời Bắc thuộc nghiên cứu về gốm là chính. Thời hiện đại đã phác lộ khu di tích Hoàng thành Thăng Long, được tổng hợp trong sách "Phác lộ di tích Hoàng thành Thăng Long - thoáng nhìn đầu tiên về di sản khảo cổ học ở Hà Nội" của Andrew Hardy, Nguyễn Tiến Đông, Nxb Thế giới ấn hành. Trước khi phác lộ, quy mô thành Thăng Long rất lớn (về sau bị nhà Nguyễn phá bỏ xây ngôi thành có quy mô nhỏ hơn). Chúng ta chỉ khai quật một khu vực nhỏ trong Hoàng thành, thuộc khu vực lăng Bác Hồ (cửa Tây thành Hà Nội). Thời Lê Thánh tông (1470), thành Thăng Long rất lớn, giáp hồ Tây, sông Hồng, Đại Hồ. Năm 1490, vua Lê cho vẽ lại thành Thăng Long có hào nước, hoàng thành, tử cấm thành; "Tử" trong tử cấm thành là tím, tương truyền là màu dành riêng cho Vua. Năm 1831, vua Nguyễn làm thành Hà Nội thu nhỏ theo kiểu Vauban (giáp ranh huyện Thới Xương, huyện Vĩnh Thuận, tổng Trung, tổng Nội, tổng Hạ, Yên Thành, tổng Tiến Túc..) - tất cả các thành thời Nguyễn về sau làm theo kiểu Vauban. "Vauban" là những phần nhô ra trên tường thành để quân lính lắp súng vào bắn. Bản đồ tỉnh Hà Nội cuối thế kỷ XIX trong tập "Đồng Khánh dư địa chí" làm kiên cố và đẹp hơn; bản đồ thành Hà Nội (tháng 10/1883) sau khi Pháp phá thành (theo Trung tâm lưu trữ Hải ngoại Pháp); bản đồ thành Vauban Hà Nội trước khi bị Pháp tấn công (1873), khu vực gần cửa Tây là nơi khai quật khảo cổ. Khi khai quật xong, Hoàng thành Hà Nội được công nhận là Di sản thế giới, không cho khai quật thêm nữa; khu khai quật hiện tại là gần Hội trường Ba Đình (bản đồ ghi là: bản đồ di tích kinh đô Thăng Long trong khu Trung tâm chính trị Ba Đình)

Khai quật thì chúng ta thấy: trước khu khai quật là cột cờ, Đoan môn (cửa tiền), điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn. Khai quật sơ khởi thì thấy một dãy nhà dài gồm nhiều hàng cột, dài 9 gian (bản vẽ tháng 4/2007) trong tổng thể kiến trúc 13 gian ở khu B khai quật, mỗi hàng có 3 cột, các cột nhà đều có vì kèo rất chắc chắn (2 vì kèo họp lại thành một gian nhà).

Lúc khai quật thì tìm thấy nhiều ngói lợp mái của Đại Việt - khá giống với ngói lợp mái thời Đường, Tân La của Triều Tiên và Nara (Nại Lương) của Nhật Bản (xem Tạp chí Khảo cổ học, số ra tháng 4/2019); qua Đại Việt thấy ngói lợp mái có điểm khác biệt: có hình lá bồ đề đính kèm phía trên ngói. Trên đầu ngói ống thời Lý thì trang trí rất đặc biệt: lá đề (ở trên đầu ngói) là biểu tượng của đạo Phật, trong lá đề có hình bông sen, hình hai con rồng cuộn xoắn nằm đối xứng nhau => tư tưởng của thời Lý là Phật giáo là quốc giáo, trong Phật giáo có Nho giáo (tức là một bộ phận theo Nho giáo), "con rồng" trong hình đó nghĩa là "con rồng cháu tiên". "Lá đề" là Phật giáo bao trùm lên đất nước ta, trong lá đề có hai con rồng là Nho giáo => Nho giáo đặt trong Phật giáo để quy tụ cả nước đi theo. "Lá đề" còn có nghĩa là "giác ngộ", hoa sen là sự giác ngộ và là sự tu tập của Phật giáo, con rồng là biểu tượng cho sự rèn luyện thành danh (vượt Vũ môn, cá chép hoá rồng - ngư hoá rồng, dây lá hoá long). Rồng biểu tượng cho cái trị đất nước, đứng ra để cai trị muôn dân, làm cho đất nước tốt đẹp hơn.

Trong nhà 9 gian (theo các dấu vết, hiện vật khảo cổ tìm được ở phía bắc khu A), các gian nhà được đếm theo kiểu đong đối (tức đối xứng) với số 1 làm trung tâm, các số còn lại đối xứng với số 1; người ta tìm được nhiều lá đề (trên ngói ống) thời Lý - Trần - Lê; tượng gốm hình con uyên ương (dạng con chim). Cất nhà trệt, về sau xây nhà có nền cao hơn. Tượng gốm hình con uyên ương tượng trương cho sự phát triển và chờ đợi, hạnh phúc lứa đôi. Thấy hai con chim phụng thì đọc là "loan phụng". Trong đám cưới sẽ treo hai câu "loan phụng hoà minh" và "sắc cầm hảo hợp" (khi nổ pháo bông thì rớt hai câu này xuống - "hảo hợp" nghĩa là tốt tươi) hay câu "Di lặc lục tặc" (tu tập mà hay bị mất tập trung, nghĩ chuyện bên ngoài - 5 giác quan mà thêm giác quan thứ 6 là "ý" (suy nghĩ)). Hai con rồng là "lưỡng long", hai con ngựa là "song mã", hai con phụng là "loan phụng", hai con lân là "kỳ lân" (kỳ là con đực, lân là con cái).

2.2.1. Di vật chứng minh sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý - Trần

Xem thêm tư liệu: "Hoàng thành Thăng Long sau năm năm nghiên cứu so sánh" để rõ nhiều vấn đề. Xem qua Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ khu vực xây dựng nhà Quốc hội mới và Hội trường Ba Đình của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện khảo cổ học hợp tác khai quật:

Khu vực khai quật nằm sau các di tích: cột cờ, Đoan Môn (cửa Nam), điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn (cửa Bắc). Khu vực khai quật chia thành các khu A, B, C, D, E, F (khu C nằm trước mặt hội trường Ba Đình và trung đoàn cảnh vệ 176). Khu vực khai quật rất lớn, huy động nhiều công nhân và nhà khoa học cùng tham gia khai quật; cảnh công nhân khảo cổ đào ra hàng trăm vỏ sò và đích thân bóc từng vỏ sò lên và sắp xếp cẩn thận; cảnh công nhân sắp xếp và phân loại các mảnh gốm, đồ gốm được thu nhặt từ các hố khai quật lên; một số nhà khoa học cùng công nhân tìm một số di vật tiêu biểu vào cho vào rổ đưa về nghiên cứu; cảnh các nhà khảo cổ học dùng các dụng cụ chuyên dụng để ngắm, đo đạc khu vực khảo cổ; cảnh chuyên gia kỹ thuật đo vẽ hiện trạng của di vật, di tích tại hố khai quật; cảnh một nhà khoa học dùng thước đo và dụng cụ chuyên dung đi nghiên cứu địa tầng khai quật ra nhiều lớp đất - có lẽ là nhiều tầng văn hoá (đào thám sát ở Phú Thọ thì ngày xưa nó là một thành quách thời Nguyễn ở Sài Gòn; ở đường Tôn Đức Thắng chạy đến Bến Nghé công nhân đào thấy nhiều mảnh sành, gốm được nhà khảo cổ học thu mua lại); cảnh công nhân đào, khoan đất, đo đạc kỹ hố khai quật. Ở Hoàng thành Thăng Long tìm thấy nhiều bộ xương, được các nhà nhân chủng học nghiên cứu, xử lý di cốt ở hố B19 thì thấy có chém đầu (vết chém còn thấy trên đầu của bộ xương); ở hố B16 một nhóm các chuyên gia nhân chủng học xử lý và nghiên cứu di cốt hai trẻ nhỏ thì thấy nó bị chém đầu (chắc do mê tín), xử lý nấm mốc của xương ở hố B16.

* Tại khu A (trước đây là khu nhà dân), khi khai quật đã phát hiện dấu vết kiến trúc (phía bắc khu A) và tìm ra: các cột nhà có đế viền hình hoa rất đều, các móng nhà:

+ Ở một hố khai quật khác, các nhà khoa học tìm thấy các dấu vết trụ sỏi kè chân tảng cột kiến trúc phía bắc khu A1; phía tây khu A tìm thấy một trụ móng chân cột của các kiến trúc nhỏ (kiểu lục giác - lầu lục giác, lầu ngũ giác ở TQ) tương truyền là nơi vui chơi, đàm đạo của vua quan.

+ Ở ngay giữa khu A phát lộ kiến trúc hoàng thành gồm nhiều đường dẫn nước chạy ngang dọc; một hệ thống rãnh thoát nước có quy mô ở phía tây và đông Khu A; phía trên rãnh thoát nước thì lát gạch thềm (có gạch thời Lý, Lê, Nguyễn). Gạch ở khu A thì những viên gạch lát có khắc hình hoa (thời Lý - Trần) là dành cho Vua (khắc hoa trong 2 hình vòng tròn); các hoa khắc trên gạch gồm hoa cúc, hoa sen mà chủ yếu là hoa cúc. Có câu dành cho hoa cúc: Diệp bất li chi/hoa vô lạc địa (trước sau như môt vẫn không thay đổi ý kiến, suy nghĩ; hoa cúc có đặc điểm là không bao giờ rơi xuống đất dù cho có héo tàn, thể hiện phụ nữ trung hậu đảm đang). Hoa đại diện cho phụ nữ, "quốc sắc thiên hương" là hoa mẫu đơn; chim đẹp nhất trong các loài chim là chim trĩ; sau hoa sen ở Nam Bộ là hoa súng. Trong Phật giáo một là hoa sen, hai là hoa cúc. Hệ thống cống thoát nước làm quy mô thời Lý Trần, đến thời Nguyễn làm tường bao quanh kỹ lưỡng (phía đông khu A1). Phác lộ phía tây khu A thì ra nhiều trụ móng giúp hình dung: ở các góc là giếng nước, trên thành của hồ nước là lầu ngũ giác, lầu lục giác - phần còn lại là hồ nước khá rộng. Vẽ phác thảo mặt bằng của phía tây khu A thì lầu lục giác có dạng hình chữ nhật gồm 4 hàng cột song song, phía góc lầu ngũ giác là giếng nước và cạnh đó là hồ nước; chạy song song với hàng cột là hai đường rãnh thoát nước có lót gạch phía dưới.; ở các móng chân cột lầu ngũ giác có hình hoa sen, giếng nước lát gạch lá nem.

+ Hố A20 phác lộ ra chân tảng cột và thềm gạch bó nền; ngay hệ thống chân tảng cột phác hoạ ra hình lầu ngũ giác sơ lược, chân tảng cột luôn khắc hình hoa cúc viền theo hai đường tròn đồng tâm - một ngôi chúa thời Lê ở Thanh Miện (Hải Dương) với kiến trúc ván bằng, cửa quay; chùa Keo ở Thái Bình giúp phác ra mô hình kiến trúc Thăng Long. Một điểm đặc biệt là gạch xây ở khu A20 có đóng dấu (tên triều đại); một chân tảng đặt tren trụ sỏi gia cố ở hố A20; dấu vết cháy ở bệ đá (thời Lý), dưới bệ đá này có khắc chạm hình rồng thời Lý; ngói úp nóc trang trí hình loan phụng; ngói úp nóc trang trí hình chim phượng tìm thấy ở hố A20 cũng trang trí hình chim phượng xoay đầu vào nhau và đối xứng nhau; các mảnh gốm có trang trí ở A20; đầu chim phượng trang trí trên kiến trúc (kìm nóc ?) ở hố A20. Một số mảnh thân rồng thềm bậc đá tìm thấy ở hố A20, thành nhà Hồ; tìm thấy dấu vết dòng chảy cổ ở tây hố A20. Khai quật phía tây hố A19 tìm thấy một dòng chảy cổ, dưới đáy dòng chảy cổ là hàng nghìn mảnh gốm sứ được tìm thấy.

Khu A và B đào ra được ven sông cổ:

- dưới đáy ven sông cổ (thời Lê sơ) tìm thấy hàng trăm mảnh gốm, bình gốm

- đồ gốm sứ "ngự dụng" dành cho Vua, chôn theo ngôi mộ

- giếng cổ thời Lý (đào được ở hố A11); đào xuống đáy giếng thấy có lát gạch hình hoa cúc, hoa sen; nước trong giếng là để ngâm rượu; trong giếng đó (ở chùa) có khắc hình đầu con rồng. Ở hố A9 thì đào ra giếng nước lát gạch lá nem, bên trong là đồ gốm rất nhiều, đáy giếng lót gạch. Giếng cổ thời Lê - Nguyễn ở hố A10 lát đá chắc chắn (đá tảng lớn)

- mộ cổ người Việt chôn trong kinh thành, chôn kèm theo đồ gốm

- dải gốm sứ tìm thấy ở địa tầng vách hố A21 (dưới hai lớp đất: lớp trên cùng là đất nâu sáng, lớp kế tiếp là đất bùn), tìm thấy nhiều mẫu gốm Việt thế kỷ XV

=> cắt mặt bằng tổng thế kiến trúc khu A thì thấy: một dãy lầu lục giác hình chữ nhật với 4 hàng cột đi song song, đi song song hai hàng cột ngoài cùng là 2 rãnh thoát nước; trước mặt là hồ nước rộng và mấy cái giếng nước rải rác xung quanh, các dấu vết kiến trúc và các rãnh thoát nước. Bên cạnh và đi song song với chiều dài dãy lầu lục giác là con sông cổ khá rộng

* Tại khu B (trước đây cũng là khu nhà dân), khi khai quật đã phát hiện dấu vết kiến trúc các nền móng, tường thành rõ nhất ở hố B16 và thấy thêm:

- mộ cổ trẻ em song táng nằm dưới chân cột táng ở hố B16, hai bé nằm co và sát nhau ở dưới chân cột

- tại hố B3 phác lộ dấu tích kiến trúc gồm nhiều chân cột nhô lên, tiêu biểu là cột thời Đại La (có chân cột làm rất đơn giản, không viền hoa văn); cột và chân táng ở hố B3, cột gỗ ở hố B10. Ở tại hố B3 cũng tìm ra con đường rải sỏi và một phần dấu tích kiến trúc thời Trần; chân tảng kè chân cột (khắc hình hoa - có lẽ là hoa sen) ở giữa chân là lỗ hình vuông để gắn cột (kích thước nhỏ).

- Tại hố B9 tìm thấy cảnh cửa gỗ thời Lê

- Vẫn có hệ thống cửa cống thoát nước ở phía đông khu B với thành cống thoát nước khá cao, kiên cố; bên cạnh là các trụ móng sỏi kè chân cột. Cửa cống thoát nước làm khá cao với 5 lớp gạch xếp chồng vào nhau. Tương tự rãnh thoát nước và cống thoát nước ở phía nam khu B làm cái thành khá cao và cũng kiên cố với mấy lớp gạch to nhỏ (tuỳ ý người xây dựng). Vét dưới cống thoát nước có thấy cả giếng nước, sừng trâu. Hệ thống đường thoát nước rất thẳng tắp.

- giếng nước thời Đại La (tìm thấy ở hố B9) lát nhiều lớp đá đen, phía trên thành giếng viền thêm một lớp đá mỏng xếp song song nhau. Giếng nước Đại La vẫn còn trong vắt, nhiều người lấy về uống được. Theo đo đạc, giếng có đường kính miệng 0,75 m, đường kính đáy 0,88 m, sâu từ miệng giếng đến đáy là 5,90 m. Hố B16 có giếng nước cổ thời Lý nằm dưới lớp nền kiến trúc thời Trần. Thời Hậu Lê, vua Lê thiết kế cho giếng nước kè đá đen kết hợp gạch ở miệng giếng và kế đó là hệ thống cống thoát nước, giếng hơi xấu hơn so với thời trước.

- mộ cổ chôn 4 cá thể tìm thấy ở hồ B17; riêng ở hố B19 (sâu 2,3 m) phát hiện một ngôi mộ và trên đầu thi thể có vết chém.

* Ở khu C phát hiện nền móng kiến trúc có từ thời Lý (tiêu biểu ở hố C3), móng kiến trúc thời Lê lát gạch đều

* Ở khu D (trước đây là sân vận động) thấy rõ dấu vết nền móng thành khá cao, rõ nét ở hố D4:

- Viền theo chiều dài chân móng kiến trúc là con đường lát gạch hoa chanh và đường rãnh thoát nước

- Nhiều ngói ống hình lá đề thời Lý (ở hố D4) khắc "lưỡng long triều mộng".

- Ở hố D2 phát hiện nhiều kiến trúc thời Trần: chân tảng kè đá khắc hình hoa sen, cột nhà, giếng nước thời Trần (kè gạch, hơi xấu ở hố D5). Ở hố D7 phát hiện dấu tích nền kiến trúc có rãnh thoát nước, nhiều hiện vật gốm. Cống thoát nước ở hố D7 rất sâu, kè nhiều lớp gạch mỏng (tới 13 miếng gạch xếp chồng lên nhau)

Một số di vật khác được tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long:

- tướng gốm rồng thời Lý có kích thước khá lớn. Thời Đại La thì rồng có mỏ dài như con cá sấu (gợi nhớ hình ảnh cá sấu trong thành Đại La), đầu thì nhỏ

- gạch thời Đại La khắc chữ "Giang Tây quân"

- trang trí đầu ngói ống trong thành Đại La (khắc giống kiểu TQ)

- tượng đầu thú (hình rồng) ở Đại La

- bình đựng rượu thời Đường

- viên gạch khắc chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" (gạch xây thành của nước Đại Việt)

- tượng con uyên ương (hai con đực - cái)

- gạch thời Lý được đóng dấu là thời năm thứ tư của niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình (1057)

- một viên gạch khắc chữ của người Chăm ở kinh thành Thăng Long chứng tỏ có tù binh Chăm (bị quân Lý Thường Kiệt bắt đi xây dựng kinh thành cho Đại Việt). Gạch của người Chăm ở Thăng Long xây lâu mà không bị nấm mốc vì Việt Nam học được kỹ thuật làm gạch của người Chăm. Qua kiểm nghiệm lần này, người ta thấy rằng người tù binh người Chăm đã buộc phải xây dựng kinh thành cho người Việt, người Việt học được cách làm gạch của người Chăm. Gạch của người Chăm là viết xong mới nung, mấy tù binh Chăm (nhất là những người có tay nghề) được đưa về xây dựng kinh thành Thăng Long => trong xây dựng kinh thành Thăng Long của Đại Việt có tù binh Chăm. Người Chăm có bộ phận xây thành, họ đưa vào và lắp gạch. Sử cũ chỉ viết là tù binh Chăm bị bắt về Đại Việt, không ghi rõ là để làm gì; khảo cổ học bổ sung vào.

- ở Mỹ Sơn có 2 viên gạch khắc chữ Đại Việt, chứng tỏ ở Mỹ Sơn có các tù binh người Việt đi xây dưng các tháp Chăm; hai viên gạch này đều có chữ "Trần" => quân nhà Trần đã có tù binh đi xây dựng các tháp ở Mỹ Sơn. Người Chăm đánh Đại Việt rất nhiều lần, có tới 3 lần đánh phá tan hoang Thăng Long

=> đánh nhau chủ yếu là chiếm đất, bắt thợ thủ công, lấy của cải, bắt mỹ nhân (viên tướng Thành cát tư hãn đánh bại nhiều bộ tộc khác, quốc gia lân bang và bắt mỹ nhân về thưởng cho mình và các tướng lĩnh)

- gạch hoa thời Lý có nhiều nét giống gạch thời Đinh (viền hình tròn với 2 đường tròn đồng tâm; giữa hai đường tròn đó có vẽ các hoa cúc nằm trong đường tròn nhỏ hơn với đường tròn này có đường kính bằng đúng khoảng cách giữa hai đường tròn đồng tâm trên). Gạch của người Chăm sở dĩ không bị mốc vì có chất vôi trong gạch (đất sét trộn với đá vôi)

- gạch lát thời Lý khắc hình hoa sen lớn ở trung tâm viên gạch, có đài sen

- đầu ống ngói thời Lý trang trí hình rồng cuộn gấp khúc, hoa sen, hoa cúc

- chim phượng trang trí trên ngói úp nóc (ngói bò - bò được hiểu là "bò xuống"), mái ngói nghiêng xuống.

- đầu rồng lớn được trang trí trên bờ nóc mái (kìm nóc ?) ở hố A11. Rất là lạ là đầu rồng thời Trần tìm thấy ở Tức Mặc (Nam Định) có lỗ mũi hếch lên

- ngói lợp Âm + Dương. Cách lợp ngói Âm dương là ngói luôn gắn hai con uyên ương

- rồng trang trí trên ngói úp nóc

- rồng, phượng trang trí trên ngói úp nóc (ngói bò) thời Lý - Trần

- lá đề lớn trang trí đôi chim phượng trên ngói úp nóc thời Trần

- trang trí trên một viền ngói lợp (loan phượng)

- đầu chim phượng. Bộ lông rất đẹp, mỏ đại bàng

- đôi uyên ương trang trí trên ngói úp nóc

=> giả định về trang trí mái cung điện thời Trần: có tượng rồng, phượng trang trí trên mái kiến trúc cung điện thời Trần. Làm phương pháp nghiên cứu so sánh thấy rồng thời Lý nhẹ nhàng, thanh thoát hơn rồng thời Tống có móng vuốt sắc, thần hình khá nhỏ (theo Trần Viên)

- mảnh đá khắc văn sóng nước (thuỷ ba)

- cối cửa đá (mở cửa ra rồi xay)

- đĩa men ngọc thời Lý khắc hình hoa cúc

- bát gốm lớn thời Lý

- trang trí hình rồng uốn khúc màu xanh lục trên hộp sứ thời Lý => lần đầu tiên ta tìm được gốm men lục, gọi là men Islam (Đại Việt đã có tiếp cận với thế giới Islam, có xuất khẩu gốm qua thế giới Islam)

- nắp hộp gốm men lục (có mây hình khánh (chuông khánh) và nấm linh chi

- mảnh tháp sứ hình rồng

- chậu men hoa nâu khắc hình vũ nữ

- chồng đĩa dính bằng gồm thời Trần Lê (là phế phẩm) chứng minh nơi đây từng là một xưởng làm gốm

- đĩa đèn

- bình vỏ gốm

- cối đá

- gạch đúc nổi hình rồng

- khuôn in gạch

- gạch hoa men Islam

- ngói ống thời Lê

- yếm ngói Âm + Dương (thời Lê)

- gạch Vĩnh Ninh

- gạch khắc bông, hình rồng

- bát in nổi hình rồng (đồ ngự dụng)

- bát sứ mỏng cho Vua, khác hình rồng; mỏng như vỏ trứng (egg shell ceramic); hình rồng ẩn thân nên gọi là "ảnh thân"

- nắp liễn gốm

- mảnh gốm ghi chữ "quan diêu" (diêu nghĩa là "lò") dùng cho triều đình

- đồ sứ ngự dụng (vua Lê) có hình rồng "ngũ chảo" (úp xuống)

- gốm hoa lam (men xanh trong)

- gồm màu xanh cobalt (xanh da trời)

- đồ gốm ghi Trường Lạc khố => cung phi dùng

- bát chân cao

- đĩa vẽ cành hoa (người đi học)

- bình chim chích choè (tỳ bà - ngọc hồ xuân)

- bình vôi thời Lê sơ

- sứ men ngọc

- bình điếu, ống nhổ

- lư hương gốm Phù Lãng

- gồm vẽ lam (Bát Tràng)

- liễn gồm Bát Tràng

- các mũi tên, các ống khoá,

- gốm TQ, Hizen (Nhật Bản)

2.2.1. Di vật minh chứng cho sự lớn mạnh của Đại Việt thời Lý - Trần

Thời Trần xuất hiện các di vật là bi ký (hay bia ký), gốm thời Lý - Trần, chùa thời Lý - Trần, Hoàng thành Thăng Long, 2 khu mộ thời Lý - Trần là khu An Sinh (Thái Bình), Đông Triều (Quảng Ninh). Nhà Trần có cái hay là An Sinh, Quảng Ninh, Thăng Long, phủ Thiên Trường (Nam Định); có Đền Trần (Nam Định, Hải Dương) và chùa. Nam Định là kinh đô thứ hai của nhà Trần => dùng phương pháp nghiên cứu liên ngành mới nghiên cứu được.

- Chùa Phật Tích (khai quật khảo ra nhiều móng, cột và nền chùa) ở Bắc Ninh, chùa này trước đây Pháp có khai quật nhưng về sau nó để nguyên hiện trường (ở giữa chùa) và không đập phá thêm gì hết, chỉ lấy cái tượng lên. Cái tượng đặt ở trong tháp, sau năm 2000 người ta cho trùng tu lại ngôi chùa cổ này. Cái tháp rất lớn, tượng Phật được đặt ở trong tháp - Phật tích tức là "tượng Phật đặt ở trong tháp". Cái tượng Phật được lấy ra, nguyên xưa là tượng A-di-đà sơn son thếp vàng. Căn cứ vào viên gạch chôn trong tượng ghi "Lý gia đệ tam đế Long Thuỵ Thái Bình tứ duyên tạo" (chùa này xây dựng năm 1057). Đây là cái tượng đẹp nhất và lạ nhất thế giới: dưới bệ (có 4 tầng) có hoa sen, móng rồng; dưới đáy bệ là hình sông nước (thuỷ ba, hoạ tiết thuộc loại hiếm) - nó là bảo vật quốc gia. Tượng Phật này thuộc phong cách Gandara (Bắc Ấn)

Có 4 phong cách:

+ Phong cách Gandara (Tây Bắc Ấn Độ): áo chéo thân (như tượng Phật Tích Bắc Ninh)

+ Phong cách Mathura (Bắc Ấn Độ): vuốt tay phải ra, đầu nhỏ

+ Phong cách Amaravati (Nam Ấn Độ): úp tay phải ra

+ Phong cách Gupta (tổng hợp các phong cách trên). Gupta là thời kỳ vàng son của đất nước Ấn Độ

Ở đáy bệ tượng Phật Tích có hình sông nước (thuỷ ba) thể hiện đất nước Việt Nam; phía trên thuỷ ba là hình hai con rồng uốn khúc có hai ý nghĩa: vừa là biểu tượng của Nho giáo, vừa là biểu tượng Con rồng cháu tiên - phía "thuỷ ba" là đất nước, phía hình hai con rồng là con người. Chỗ gần bệ hoa sen (nơi đặt tượng Phật) là hình một cánh hoa sen, bên trong hoa sen đó là trung tâm là hình Phật và hai bên là hai con rồng uốn lượn đối xứng biểu thị tư tưởng tôn giáo thời Lý Trần: bên trên là Phật; bên dưới là đất nước, con người.

Vua Trần Nhân Tông vừa có Nho giáo, vừa có Phật giáo nên được gọi là "Phật hoàng Trần Nhân Tông". Ông vua này có công lớn: thứ nhất là hai lần đánh bại quân Nguyên xâm lược; thứ hai là mở cõi phương Nam qua cuộc hôn nhân Huyền Trân với vua Champa là Chế Mân (1306) lấy được hai châu, gả An Tư cho tên tướng Nguyên là Thoát Hoan để giặc hạn chế tàn sát dân chúng; thứ ba là sáng lập trường phái Trúc Lâm Yên Tử - có bức tranh "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ" (được một Việt kiều viết thành sách); tranh này là một tác phẩm nghệ thuật lớn, vẽ cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV => đến đầu thế kỷ XIV, người Việt Nam đã biết hội hoạ; trước đó chúng ta biết điêu khắc trên đồ gốm, thời Trần là biết vẽ trên tranh.

Thời Trần biết làm lá đề, trong lá đề có hình hai con rồng - tức "lưỡng long chầu tháp" - stupa as the Buddha (mảnh ngói úp nóc gắn lá đề trang trí hình rồng; ngói múi sen lập diềm mái trên gắn lá đề trang trí hình rồng; sưu tập ở đền Sinh và Thái lăng) nghĩa là: hai con rồng chầu tháp (stupa). Stupa: Phật sắp viên tịch thì các đệ tử: sau này muốn tưởng niệm Phật thì phải làm sao ? Phật không nói gì mà lấy áo cà sa xếp làm bốn rồi úp cái bát đựng thức ăn lên, đó chính là cái tháp (stupa). Không dùng chữ "bát khất thực" vì người ta cho là Phật ăn xin. Lưỡng long chầu bánh xe pháp luân (bánh xe - symbol Buddha), Lưỡng long chầu hoa sen (symbol Buddha), tháp cũng là biểu tượng của Phật; là nơi đựng xương cốt của các vị tu hành. Có hai loại tháp: một loại tháp đựng xương cốt của các vị tu sĩ được gọi là "sanh thân" xá lị; tháp đựng xá lợi gọi là "pháp thân" xá lợi. Tháp Champa được dịch là "Champa temples" chứ không có "Champa towers"; đền tháp khác nhau: đền là Hindu, tháp là Phật giáo. Sở dĩ nhiều người nhầm lẫn chữ "tower" và "temple" là do người Pháp viết: trong kiểu đền "temple" có tháp "tower" (cổng tower, tháp tower) vì Pháp đâu có chuyên nghiên cứu nhiều đâu.

Chỉ riêng chùa Phật Tích này có 5 con thú nhân đôi (10 con) gồm lân, voi, tê giác, sư tử và trâu; trên mái chùa có con rồng Kinnara/Kinnari

- Bệ chân cột của chùa Phật Tích (thời Lý, 1057) cho thấy nghệ nhân Việt thời Lý chạm khắc rất công phu và rất đẹp. Một ngôi chùa có nhiều cây cột, các cây cột đều có bệ chạm khắc rất tinh xảo

Chùa Phổ Minh (thời Trần): thời Lý thì tháp bên trong có tượng Phật, thời Trần thì tháp đứng sau tượng Phật. Tháp ở Phật Tích là ở giữa chùa (chùa Phật Tích, chùa Dâu - chùa Dâu có tháp, xung quanh tháp là dãy nhà cho người ở, về sau để Phật vào trong cái "nhà tháp" nên gọi là "sanh thân xá lị"). Có các hiện vật có từ thời Trần là hai con rồng thời Trần ở cửa trước chùa Phổ Minh và cánh cửa này làm bằng gỗ (về sau chúng ta làm cửa giả); cái nữa là tháp Phổ Minh rất đẹp. Tháp Phổ Minh đựng xương cốt của đức Phật, cao 13 tầng (làm tháp cao là do ảnh hưởng từ Trung Quốc),

- Ở chùa Thầy (Hà Nội) có bệ đá. Tới thời Trần thì chúng ta tìm được 50 cái bệ đá (tìm hiểu Chùa Việt Nam, Đình Việt Nam của GS Hà Văn Tấn). Trong sách của mình, GS Hà Văn Tấn viết: "ở Việt Nam tìm được 50 cái bệ này mà chưa tìm được tượng Phật" vì trong Bát Nhã tâm kinh có viết: Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc (không có tượng Phật, chính là có tượng Phật. Có tượng Phật, chính là không có tượng Phật - Không thấy tức là thấy, thấy tức là không thấy). Trong đền Borobudur (Indonesia) thì mấy cái tháp dưới đất (tháp trệt) là có tượng Phật nhưng riêng tháp trên đỉnh (trên cao nhất) thì lại không có tượng Phật nào (cõi Niết Bàn); thời Trần chỉ có bệ đá mà không tìm được tượng Phật nào là vì thời Trần cao siêu lắm, cứ trên bệ thì tưởng tượng "như có Phật đang ngồi" (theo kinh Bát Nhã thì: không có bệ, chính là có bệ. Có tượng Phật, chính là không có tượng Phật). Bát Nhã tâm kinh chính là kinh ở Ấn Độ, được sư Huyền Trang đem về Trung Quốc dịch thành mấy trăm câu và truyền sang Việt Nam.

- Bệ đá ở chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội; hiện chùa được trùng tu), chùa Khám Lạng (huyện Lục Nam). Có mấy chùa hiện nay biến tướng: chùa Phổ Quang ở xã Xuân Lùng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ đặt 3 tượng Phật nhỏ trên một bệ dài; ở chùa Khám Lạng (huyện Lục Nam, Bắc Giang) chất quà bánh vào lẫn tượng Phật trên bệ đá dài; ở chùa Hảo Xá (Hải Dương) thì trên bệ đá đặt một khán thờ bằng gỗ.

2.2.2. Di vật minh chứng cho sự phát triển văn minh Đại Việt thời Lê

Thới Lê có thêm Quốc tử giám, Hoàng thành Thăng Long, 36 phố phường. Lúc này đình chùa được xây dựng rất nhiều và đa dạng, tư liệu nhiều hơn so với thời Trần.

- Chùa Bút Tháp là chùa đẹp nhất thời Lê (di tích Quốc gia đặc biệt), do vợ vua trùng tu với hai nhà sư trụ trì là Chuyết Chuyết và Minh Hành. Chùa có tên Bút Tháp vì trong chùa có tháp dạng hình cây bút. Chùa Bút Tháp của bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái của chúa Trịnh Tráng xây dựng; sau khi chồng chết, bà bị buộc phải lấy vua Lê Thần Tông và có công chúa tên Ngọc Duyên; về sau bà Ngọc Trúc đi trùng tu ngôi chùa Bút Tháp rồi cuối cùng xuất gia. Bà Ngọc Trúc cùng với hai vị sư là Chuyết Chuyết (1590 - 1644) và Minh Hành (1596 - 1659) sửa sang ngôi chùa khang trang hơn. Trong chùa còn có tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (bảo vật quốc gia) và cầu Bát Nhã, thuyền Bát Nhã ở chùa Keo (từ bờ mê sang bến giác). Trong chùa Bút Tháp có "cửu pháp liên hoa" xoay xoay vòng trong một cái nhà (xoay một cái ra mấy tầng gọi là "cửu pháp"), xoay như vậy để cứu độ chúng sanh. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (cao 3,7 m/ riêng tượng cao 2 m, có 42 tay lớn và 952 tay nhỏ) xây năm 1656 => tượng A-di-đà ở chùa Phật Tích, tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay rất đẹp. Trong tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, ba đầu tượng trưng cho "tam thế"; hàng nghìn con mắt là "vì sao"; cánh tay là "thuộc vô"; lá đề tượng trưng cho "thuộc Trời" (quẻ Càn)...

- Chậu đậu men xanh trắng có cây trụ (hình đầu người), cây trụ (tức cây kiếm) thọc vào giữa con rùa. Đổ nước vào thì cây trụ trồi lên, rút nước đi thì cây trụ hạ xuống. Con rùa là thần Kim Quy - hồ Hoàn Kiếm.

- Các đồ gốm có ghi chữ "quan" (quan diêu - nghĩa là "lò quan"); Lò quan được sản xuất cho vua dùng

- Gốm sứ "ngự dụng"

- Bình gốm đựng rượu có khắc con "uyên ương", liền với phần thân và cắt nhau là chết. Hai con này, chỉ con mái mở miệng và con trống ngậm miệng lại để rót ra một ly thôi; ngoài ra hai con này là "nam tả, nữ hữu". Màu xanh của bình gốm này là mình nhập nguyên liệu từ Islam (men Islam). Có bình thì con mái nhìn con trống liên tục. Uyên ương Thái Lan thì nâu sẫm, đầu con uyên ương nhô lên như có sừng và cả hai quay vào nhau.

2.2.3. Di vật minh chứng cho sự phát triển văn minh Đại Việt thời Tây Sơn

Hầu hết các di vật thời Tây Sơn đều bị vua Nguyễn phá huỷ, đúc thành "cửu vị thần công" nhưng không sử dụng được. Nó bao gồm trống đồng thời Cảnh Thịnh đế; trùng tu chùa Tây Phương và Kim Liên ở Hà Nội. Trong chùa Tây Phương có một số ông La Hán dùng cây "như ý" gãi lưng.

2.2.4. Di vật minh chứng cho sự phát triển văn minh Việt Nam thời Nguyễn

Thời Nguyễn có Huế là di sản văn hoá thế giới; tài liệu về sách (Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Mộc bản triều Nguyễn...), di vật thời Nguyễn (đình, chùa, đền miếu, lăng tẩm...) là nhiều nhất. Hiện nay một cái đồ rất quý là "kim ngọc bảo tỷ" của triều Nguyễn mà hồi cách mạng tháng Tám 1945 Bác Hồ cử hai người vào Huế tiếp nhận ấn kiếm (lúc đầu không thấy, về sua mới "xì" ra) - lần đầu tiên chúng ta công bố "kim ngọc bảo tỷ" ở bảo tàng lịch sử quốc gia.

- Kinh thành Huế được xây dựng ở bờ bắc sông Hương (nhìn về phía nam), gồm có Ngọ Môn và các cung điện. Kinh thành gồm có Hoàng thành và Tử cấm thành cùng một loạt cung điện như điện Càn Thành, điện Cần Chánh, cung Khôn Thái... (năm 1968 và 1972 nhiều cung điện ở Huế bị quân Mỹ tàn phá). Đầu tiên là cửa Ngọ Môn (tức "cửa nam"); kế là điện Thái Hoà - nơi Vua thiết triều, hai bên là 9 cái bia tương đương với "chín phẩm" (chín phẩm, tòng tứ phẩm - tương đương với thứ trưởng, bộ trưởng ngày nay).

- Cửu đỉnh là bảo vật quốc gia, độc nhất vô nhị trên thế giới vì không có một cái đỉnh nào giống cái đỉnh nào, là "bách khoa toàn thư" thu nhỏ về đất nước và con người Việt Nam (có sông Bến Nghé, sông Hương, Hải Vân quan...)

- Cửu vị thần công cũng là bảo vật quốc gia, chưa bao giờ bắn được trái đạn nào hết

- Cái vạc đồng thời Nguyễn

- Cái "khánh" đồng thời Nguyễn; trên khánh có hình sao Bắc đẩu

- Cây "lá ngọc cành vàng" về chuyện tình của nhạc sĩ Châu Kỳ với công nữ nhà Nguyễn là Kim Anh.

- Mũ miện của Vua (rục bá chân) thì chúng ta giấu rất kỹ sau 1945 vì sợ Pháp tìm và cướp đi; về sau mũ miện này được nghệ nhân Vũ Kim Lộc phục chế thành công (ấm vàng, mũ miện); ông Lộc mua nhiều lông đuôi ngựa ở Lạng Sơn về thắt thành công "mũ Tế giao của Vua"

- Sách thời Nguyễn bằng vàng (7 miếng vàng như thế) để trong tủ trưng bày có kính cường lực

- Chậu vàng (để Vua rửa chân) thời Duy Tân thứ 5, nặng 1,4 kg

- Bộ tách trà bằng đá trắng trong vắt, đổ rượu vào là nó chuyển màu

- Ấn vàng "Quốc gia tín bảo" thời Gia Long, gần 5 kg (ấn này là ấn giả, để trưng bày thôi); Ấn "Sắc mệnh chi bảo" nặng 8,3 kg khắc hai dòng chữ: "thấp tuế hoàng kim trọng nhị bách nhi thập tam lạng lục tiền" - Minh Mạng bát niên thập nguyệt cát phật tạo. (Ấn của Hoàng đế mà ghi là Ấn của vua). Mình đánh Pháp bị thua thì kẻ thắng bắt đòi chiến phí; đồ có chữ khắc ngược thường là đồ giả

- Kiếm bằng vàng của triều đình; kiếm vàng "An dân bảo kiếm" của Khải Định

- Ấm bằng vàng của vua Minh Mạng (1828)

Chương 3: Một số vấn đề nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử Champa

Văn hoá Sa Huỳnh nổi bật với tục chôn người chết trong bình. Hiện tượng "mộ chum lồng" ở Gò Dừa (ảnh của PGS Lâm Mỹ Dung) được chôn chung (giống kiểu người mẹ mang nặng con trong bụng), tức là trong một bình lớn có đặt thêm một bình nhỏ ở trong đó. Hiện vật chôn trong "mộ chum lồng" rất phong phú, gồm các bình gốm khác nhau, kiếm, dao găm, rìu, khuyên tai... Chum gốm có đường kính đến 20 cm, bình trong chum thường có đường kính 6 cm, mũi lao có đường kinh 2 cm... Đặc biệt nhất là khuyên tai hai đầu thú để lẫn với xương sọ người chết, khuyên tai ba mấu, tượng đá nhỏ, vòng tay; có đồ trang sức, đồ thuỷ tinh của người Ấn Độ => văn hoá Sa Huỳnh có đồ thuỷ tinh, tức là có quan hệ với người Ấn Độ (500 năm TCN đã có quan hệ với người Ấn Độ rồi). Trước khi có tôn giáo thì Sa Huỳnh đã có đồ thuỷ tinh, đồ trang sức du nhập từ Ấn Độ. Ở Lai Nghi tìm được rất nhiều hạt thuỷ tinh màu (màu lục), nhiều đồ thuỷ tinh, vòng thuỷ tinh do ông A. Reinecke thu thập được. Ở Gò Dừa cũng tìm được các gương đồng thời Tây Hán - chứng tỏ văn hoá Sa Huỳnh có quan hệ với Trung Quốc => Việt Nam quan hệ với Trung Quốc và Ấn Độ rất sớm căn cứ vào hiện vật. Gương đồng Tây Hán có khắc chữ: "kiếm nhật chi quang, thiên hạ đại minh" (nhật quang kinh Bình Yên, Quảng Nam) hay gọi khác là "thủ đại kính".

"Con đường tơ lụa" nổi bật nhất ở khu vực Đông Sơn, nơi đây đã xuất hiện giao lưu văn hoá. Khuyên tai ba mấu tìm thấy ở Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Campuchia. Khuyên tai hai đầu thú tìm thấy được ở Đại Lãnh, Giồng Cá Vồ và nhiều nơi khác (Việt Nam), ở Ban Don Ta Phet (Thái Lan), Đài Loan (đảo Lanyu ở nam Đài Loan, Pingin ở Hiaolien), hang Tabon và đảo Subtang, đảo Itbayat của Philippines ; mỗi nơi tìm được 1 - 2 cái.

Người ta cũng thấy giao lưu văn hoá Sa Huỳnh với bên ngoài qua đồ gốm của hang Ko Din vùng Sanui, Thái Lan và hang Kalanay, Philippines (theo Solheim II, Yamagata và Bùi Chí Hoàng) như các lư gốm, vò, bình

3.2. Các quần thể di tích tháp Champa tiêu biểu

Mô hình Mandala của nước Champa (theo GS Trần Quốc Vượng) là liên minh liên bang nhiều tiểu quốc gồm: nước trung tâm (over lord), các thuộc quốc xung quanh trung tâm (lord). Mô hình này có từ trước Công nguyên; theo mô hình này thì Champa gồm 5 tiểu quốc: Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga; phạm vi: Indrapura (Quảng Bình - Huế), Amaravati (Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Vijaya (Bình Định), Kauthara (Phú Yên - Nha Trang), Panduranga (Ninh - Bình Thuận). Đứng đầu nước Champa là Vua (Rajadraja): vua của các vua. Từ Quảng Bình về Bình Định là của tộc Dừa, Phú Yên về Bình Thuận là tộc Cau.

Mấy tên địa danh vẫn còn: Aya Ru, Aya Trang (Nha Trang) ở Kauthara; Panran (Phan Rang); Parik (Phan Rí) và Malithit (Phan Thiết) ở Panduranga.

Hai nhân vật có công lớn trong việc nghiên cứu Champa là Louis Finot (1864 - 1935) và Henri Parmentier (1871 - 1949). Sau khi Finot mất thì người ta đặt tên là bảo tàng Louis Finot, hiện nay đổi thành Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam; về ông kiến trúc sư Parmentier thì khi ông mất người ta đặt tên là bảo tàng Parmentier, sau này là Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Các phong cách kiến trúc Champa: Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VIII), Hoà Lai (cuối thế kỷ VIII - IX), Đồng Dương (cuối thế kỷ X - XI), Mỹ Sơn A1 (thế kỷ VIII - X), chuyển sang Bình Định (đầu thế kỷ X - XII), Bình Định (cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XIV) gom thành ba giai đoạn lớn: Mỹ Sơn E1, Hoà Lai và Đồng Dương từ thế kỷ VIII - IX; Mỹ Sơn A1 vào thế kỷ X; Bình Định từ thế kỷ XI - XIII => trước Mỹ Sơn và sau Bình Định

Về cấu trúc đền Champa, gồm: đỉnh đền (rất cao, trên đỉnh), đền gốc (tức các đền nhỏ xung quanh nóc đền); cửa đền (không cao và to) và cửa giả (phía sau cửa đền chính, cao và khá to). Đền như là thân thể của thần, đền đồng thời là ngôi nhà của thần.

Mặt cắt của đền trong tư thế thần đang nằm: cổng tháp là "chân của thần" gọi là "Gopura" rất cao; đi vào sâu là "Mandapa" nghĩa là "nhà chờ"; đầu của thần là tháp cao nhất, gọi là "vimana" => Cấu trúc đền tháp khá thấp và trải dài là cấu trúc "thần đang nằm xuống". Từ cổng vào, chúng ta qua "bảy (bánh xe) luân xa", đến luân xa thứ bảy là hết. Đền cao xây rất cao là "thần đang đứng"; đền nào xây thấp thấp là "thần đang ngồi", đền nào có cái cổng (Gopura) là "thần đang nằm". VD: đền Dương Long xây rất cao là "thần đang đứng"; đền Nhạn ở Phú Yên là "thần đang ngồi".

Cấu trúc của đền Shiva ở Cát Tiên tương tự cấu trúc đền Hindu ở Indonesia; dưới tượng Shiva (và vợ thần) là cái giếng (well) đầy vàng. Đền ở Indonesia thì họ ghi là "temples" chứ không có "tower" nên khi hoà nhập thì dùng từ chung.

Đền Borobudur (nghĩa là "ngôi đền trên đỉnh đồi") tượng trưng cho Tam giới theo câu trong kinh Bát Nhã: Sắc bất dị không, không bất dị sắc (có ba tầng: hai tầng đầu là Kamadhatu (cõi dục giới), năm tầng tiếp theo là Ruphadhatu (sắc giới) và trên cùng là Arupadhatu (vô sắc giới). Đền Borobudur này là ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới; Angkor Wat là ngôi đền Hindu giáo lớn nhất thế giới. Trên bình đồ đền Borobudur thể hiện đủ Tam giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới (trên đỉnh đền là nhiều hình tròn đồng tâm). Con người bình thường là "cõi dục giới", đi tu là "sắc giới" và tu đến khi qua đời là "vô sắc giới" (sinh lão bệnh tử). Trong bản khắc "cõi dục giới" thì có chồng đánh vợ, đánh nhau....; cõi "sắc giới" của những người đi thuyền, nhất là tu hành; "cõi vô sắc giới" thì Phật ngồi trong tháp (chùa Phật tích y chang như vậy) và tháp cao nhất trên đỉnh không có gì hết - đây là "cõi siêu linh" (sắc bất dị không, không bất dị sắc)

Ở Nam Ấn có năm loại đền:

- Đền ở ngoài trời không có mái che: lễ bái sẽ ở những gốc cây, có từ thời văn hoá Harappa

- Đền có mái che: với vật liệu xây dựng gồm gạch và gỗ, trang trí sơn vẽ rất phong phú trong các thế kỷ III và IV

- Đền được đục đá từ nguyên khối: gọi khác là đền Vimana

- Đền có cấu trúc bằng đá: có vào thời Chalukya

- Đền trong hang động: thực hiện đầu tiên là Phật giáo rồi mới đến Hindu giáo

Đền Mallapuram xây bằng đá (đầu thế kỷ VIII). Hang động cắt trong đá, do người Ấn Độ làm (Việt Nam là lấy hang tạo lên cái chùa, là chùa Bái Đính - chùa trên núi)

Hang Elephanta ở Mumbai (Ấn Độ) và ở hang này có tượng Shiva và vợ yêu quý của thần là Parvati - cụ thể: Shiva là tính nam của thần Shiva, Parvati là tính nữ của thần Shiva (Shiva vừa có tính nam, vừa có tính nữ)

=> linga là biểu tượng cho tính nam của thần Shiva, yoni là biểu tượng cho tính nữ của thần Shiva.

Tượng đầu Shiva trong hang Elephanta cao 6,6 mét. Trên hai đồng tiền dinar có khắc hình Shiva (trên đồng tiền gọi là "Oesho") có ba mặt nhìn ra ba hướng; thần cầm cây đinh ba và dạng thần Shiva ba mặt này xuất hiện sớm nhất vào thế kỷ II (trên đồng dinar đó, năm 195 SCN) => thế kỷ II, thần Shiva đã có ba mặt. Thần Shiva cưỡi bò thần Nandin. Ở Bình Định tìm được thần ba mặt và phán "Đây là thần Brahma"; Brahma 4 mặt, về sau sửa thành "Shiva ba mặt".

Hang Ajanta (Ấn Độ) là hạng rất độc đáo của Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ thuộc bang Maharastra, họ đục xong rồi bỏ quên luôn (về sau được phát hiện tình cờ). Trong chùa hang Ajanta có hang chính là của Phật giáo Nam tông (Phật giáo Nam tông chỉ có cái tháp; Phật giáo Bắc tông là tượng đức Phật nằm trong tháp)

* Có các giai đoạn: tháp (stupa) - tháp có khắc hình đức Phật - tháp có tượng Phật - tháp có tượng Phật và các vị Bồ tát, La Hán (gọi là tháp/chùa); nếu có la hán và bồ tát gọi là "chùa" - stupa vừa là tháp, vừa là nơi tu học. Nói như vậy nghĩa là giai đoạn 1, tháp và không có tượng Phật, giai đoạn 2 thấy tháp có khắc tượng Phật rồi, giai đoạn 3 là đền Borobudur và trong tháp có tượng Phật

Trong Ajanta thì cái tháp nằm trong chánh điện là có Phật, trong chánh điện khác có tháp nhưng không có tượng Phật; ở Việt Nam thì chùa có cái bệ, không có tượng Phật (siêu lắm). Người ta dùng stupa nghĩa là tháp, stupa cũng có nghĩa là chùa; hay chữ "mabuddha" cũng có nghĩa là "chùa" và chữ "mabuddha" do nước khác sử dụng; hoặc từ "Buddha" nghĩa là "Bụt"

Hang Ellora (bang Maharastra; có 12 hang Phật giáo, 17 hang Hindu và 5 hang Jain - thế kỷ V đến X) nghĩa là có hang của ba tôn giáo này (Phật, Hindu và Jain) và đó là hoà hợp tôn giáo. Ở Campuchia có Angkor Thom hoà hợp giữa Hindu với Phật giáo (các mặt ở Bayon là mặt của vua Jayavarman VII - ông vừa là vua, vừa là Quan âm.)

Tháp Hoà Lai (xã Tân Hải, tỉnh Ninh Thuận) là tháp được xây dựng sớm nhất ở Champa cổ và tháp này xây cao lắm. Xuất phát điểm của đền Champa là đền ở dưới gốc cây (cây đa, cây đề để cúng vái thần linh), về sau họ làm "đền vườn" bằng gỗ sồi ở ngoài trời (đền trời; Open Air Temple) => Từ thế kỷ II đến VII, ở Champa đã có đền ngoài trời và đền này xây cao (đền ngoài trời, đền có mái che, đền xây cao). Ở Việt Nam thì động Phong Nha, Ngũ Hành Sơn có bi ký của Chăm => đền của Champa là hang tự nhiên chuyển thành cái đền; còn ở Ấn Độ thì Ajanta, Ellora là "rock cut temple caves" (người Pháp vào làm qua loa "vậy là xong rồi"; ở giai đoạn sau thì đền xây cao hơn

=> đến giai đoạn 2 thì bắt đầu xây cao lên. Người ta khai quật thấy cái giếng trong đền Borobudur và cái "ao thần" (stepped pond). Step well nghĩa là "giếng có bậc thang" được gọi là "giếng thần" (một số nhà khoa học gọi là "hố thiên", "hố thờ"). Phân biệt cơ bản: "ao" là nước tự nhiên chứa nước ngọt, còn "giếng" là con người đào lên (lấy nước làm lễ xong rồi đổ xuống ao). Ở đền thuộc Indonesia người ta đào một cái giếng có nhiều đồ tế lễ

Ở Hoà Lai là tháp xây cao, chạm khắc hình chim thần Garuda; xây xong rồi đục nên thấy mấy miếng gạch đỏ trên tháp. Ở một số tháp thì đục thẳng chứ không đục kiểu dích dắt.

Ở tháp Dương Long (Bình Định) có chỗ gạch xây chưa xong, gạch bị vỡ ra một đường có độ rộng khá lớn vì tất cả các công trình của Champa đều được xây kiểu như vậy; nếu xây xong thì thần linh quở phạt nên các công trình Hindu không được phép xây xong và hoàn chỉnh. Nhà của người Việt xây theo "bùa Lỗ Ban" cũng không hoàn chỉnh luôn.

Đền Phố Hài (Po Sainư) của Bình Thuận ảnh hưởng từ kiến trúc Champa; đền bò thần Nandin chịu ảnh hưởng từ Đại Việt.

Cấu trúc vòm cuốn trên đền tháp là "lá nhĩ" (typan) của Champa, "mi cửa" của Phù Nam (giải thích rõ: đền có mái cong hình thuyền úp vươn cao khiến nó dễ gây chú ý trong tổng thể cả nhóm. Phần chân đế được trang trí bằng các lá nhĩ nhỏ (hoặc mi cửa) ở vị trí chuyển tiếp của các chân cột) => chỗ nào có hai cái này chứng tỏ có giao lưu văn hoá: có mi cửa là chứng tỏ có tiếp xúc với Phù Nam => giao lưu văn hoá: (A) với (B) thì thành (AB) - đó là tiếp xúc văn hoá.

- Mỹ Sơn ở cạnh sông Thu Bồn; được xây dựng qua ba thời kỳ là thời Bhadravarman I (thế kỷ IV), Sambhuvarman (thế kỷ VII) và Jaya Paramesvaravarman (thế kỷ XIII). Ông Parmentier vẽ sơ đồ Mỹ Sơn và chia thành các nhóm A, B, C, D, E, F, G, H; cái D chính là của B và C. Khi Ấn Độ sang khảo sát để trùng tu thì hỏi: Cổng (gopura) đâu ? cuối cùng không tìm ra được cái cổng. Ở mỗi nhóm theo một cấu trúc: gian nhà dài - cổng - đền (vào thấy đầu tiên là gian nhà dài trước, qua cổng để vào đền). Ở khu A1 có tháp A10 (bên cạnh là tháp A9 song song) ở trung tâm cao đến 24 mét và dài hơn 2 mét (lấy xe cẩu cẩu lên), thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á. Tháp B1 lớn nhất của Mỹ Sơn và xây bằng đá

=> Ở Ấn Độ là đền - mandapa - cổng; Mỹ Sơn là đền - cổng - mandapa (gian nhà dài), nghĩa là trước khi vào đền phải chuẩn bị lễ vật trước ở mandapa rồi mới qua cổng vào tháp. Cấu trúc của tháp Chăm gồm: Đế tháp - Thân tháp - Đỉnh tháp

- Ở tháp Bánh Ít đã có hình ngọn lửa ở trên phần thân tháp, ngọn lửa đang cháy. Trong tôn giáo không có "trang trí ngọn lửa", ngọn lửa được làm cho có ý nghĩa để biểu thị thần đang vận động - đền trong tư thế vận động (đền Cánh Tiên với ngọn lửa đang cháy). Đền A1 phần đỉnh bằng đá, phần thân thì đá có lót gạch vào (đến giai đoạn 3 làm hoàn toàn bằng đá); đền B1 lớn và xây hoàn toàn bằng đá để mở đầu cho giai đoạn sau xây đền bằng đá hết, vì đền xây bằng đá (theo chủ trương của Suryavarman II khi ông ta xây Angkor Wat toàn bằng đá) nhằm mong thần linh phù hộ bản thân vua Champa, phù hộ đất nước. Trong đền có "ao thần" là biểu tượng, hình ảnh của ao nhỏ tự nhiên. Hoà Lai về sau thành nguyên mẫu của Tháp Bà (Po Nagar)

Khi bảo tồn tháp/đền cần khái quát và tìm hiểu sâu; sau đó dùng chống đỡ và mái che để trùng tu lại

- Người đi hành hương sẽ chuẩn bị lễ vật ở mandapa (nhà dài) và làm lễ tại đó, sau đó qua hàng cột (20 cột) vào đền. Mái đền có trang trí ngỗng thần - chim là vật cưỡi của Vishnu, bò là vật cưỡi của thần Shiva.

- Ở Mahishasuramardini là Mardini cầm hoa sen tiêu diệt quỷ trâu (Mahishasura). Shiva cầm cây đinh ba

Đền Thiên Ana biểu thị thần đang vận động (thần đang múa - Shiva múa với nhiều tay, được gọi là "dư ảnh")

=> Các giai đoạn kiến trúc Champa: Mỹ Sơn E1, Hoà Lai và Đồng Dương từ thế kỷ VIII - IX; Mỹ Sơn A1 vào thế kỷ X; Bình Định từ thế kỷ XI - XIII; thêm hai giai đoạn nữa là trước Mỹ Sơn và sau Bình Định (5 giai đoạn, có nơi chia tới 6 giai đoạn). Sáu giai đoạn tương đương với sáu phong cách kiến trúc Champa: Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VIII), Hoà Lai (cuối thế kỷ VIII - IX), Đồng Dương (cuối thế kỷ X - XI), Mỹ Sơn A1 (thế kỷ VIII - X), chuyển sang Bình Định (đầu thế kỷ X - XII), Bình Định (cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XIV). Trước các phong cách kiến trúc này, người Chăm lập tháp và người Phù Nam lập đền vì đền ở Phù Nam có rào tre. Sau phong cách Bình Định, người Chăm còn xây thêm mấy cái đền nữa (từ 1471 đến 1832).

Từ tượng vũ nữ Apsara nhảy múa, nghệ sĩ nhiếp ảnh sáng tạo ra hình tượng những cô gái Chăm múa theo kiểu Apsara với hai tay chính cử động thành nhiều tay (Shiva đang múa), gọi là "dư ảnh" (do múa mà có).

- Nói về tượng thờ trong đền Poklong Giarai có linga - yoni, trên mặt thần Shiva là mặt của vua Poklong Giarai. Lúc đầu có nhà nghiên cứu cho rằng, tượng này vừa là vua, vừa là thần; nhưng thực ra tượng này là Vua chứ không phải là thần vì văn hoá Champa ảnh hưởng từ Ấn Độ, mà trong đạo Hindu thì vua không được thành thần (không ai được thành thần cả) và thần là thần, chúng sinh là chúng sinh (trong chúng sinh ở Ấn Độ có 4 đẳng cấp). Trong Phật giáo không có vấn đề thần linh và chúng sinh, chỉ có những ai cố gắng tu hành để thoát khỏi luân hồi (sinh, lão, bệnh, tử) lên thiên đàng, chính vì thế Hindu coi Phật là "tà đạo". Cho nên mới có hiện tượng hoà hợp Hindu + Phật giáo, người ta sẵn sàng tôn Vua thành Thần - ông Vua biến thành Thần như Hindu + Phật giáo, tức là tự chúng sinh giác ngộ thành Thần. Ở Campuchia thì di tích Angkor Thom, đền Bayon có nhiều khuôn mặt vừa là vua Jayavarman VII, vừa là Phật Quan âm (vừa là Vua, vừa là Quan âm) thể hiện tự hào của người Campuchia là hoà đồng tôn giáo giữa Hindu giáo và Phật giáo; "nụ cười Bayon" thể hiện hoà hợp tôn giáo.

Trên các vòm tháp Chăm có hình ngọn lửa tức là tháp phát ra lửa

Đền Yang Prong (Thần vĩ đại) ở huyện Ea Súp, tỉnh Daklak được họ làm vào giai đoạn sau và người Chăm muốn xác định chủ quyền của họ; đền làm vội vàng nên rất xấu.

Đền Po Rome ở xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận; làm rất xấu do thế kỷ XVII là thoái trào. Trong đền có tượng vua Po Rome (hiện đang xin làm bảo vật quốc gia), tượng vua Po Rome nằm trong đền thờ thần Shiva nên Vua đồng nhất với thần Shiva. Po Rome có ba người vợ, người vợ út là người Việt; trong tượng thấy ông cầm đinh ba, cầm lượt và tượng của Vua trên cái yoni (vua là vị thần, vừa là Hindu vừa là Phật)

- Trên đền Mỹ Sơn E1 có phù điêu "Vishnu - Brahma đản sanh". Nguồn gốc của phù điêu này đến từ đền Dasavatara ở Deogarh, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Đây là đền Hindu làm bằng gạch sớm nhất của Ấn Độ, trên đền này chạm khắc rất tỉ mỉ và khéo léo; ở đền Ấn Độ làm phức tạp rất nhiều (bên Champa làm giản lược bớt) và niên đại sớm hơn thế kỷ V. Nổi bật nhất của đền Dasavatara là phù điêu "Vishnu - Brahma đản sanh". Bức phù điêu miêu tả thần Vishnu nằm trên con rắn thần Sesa, ở rốn của thần sinh ra thần Brahma (Brahma đản sinh). Phù điêu này truyền sang Mỹ Sơn E1 từ thế kỷ VII; ở tượng Vishnu ngồi trên rắn Sesa có hình vợ là Parvati bóp chân cho chồng

Mác có câu nói: "người nào có phương pháp nghiên cứu như tôi thì chắc chắn sẽ thành kết quả" và suốt cả đời, Mác nghiên cứu sâu rộng nhất là "giá trị thặng dư".

- Đền Khajuraho (hiện còn 22 đền trong tổng số 85 đền, ở miền Trung Ấn Độ) và xây dựng từ thế kỷ X đến XI. Trong khu Khajuraho có nhiều phức hợp gọi là "Parsvanath"

- Tượng Phật Đồng Dương đang ngồi trên ghế theo kiểu Di-lặc (Trung Quốc).

- Tượng thần Shiva của phong cách Mỹ Sơn A1 (phong cách Chính Lộ), đền Badami mô tả thần Shiva đang múa (Dancing Shiva) rất đẹp: sculpture of the Dancing Shiva - Nataraja. Đến phong cách Trà Kiệu (Quảng Nam) thì người Chăm sáng tạo ra cái bệ thờ khắc đám cưới Sita ở gần đế của bệ. Hình vũ nữ Chăm ở Chánh Lộ đang múa thể hiện sự thoái trào, trong khi hình khắc vũ nữ Chăm đang múa ở Trà Kiệu rất đẹp

- Tượng Brahma ở đền Mắm và tượng Shiva; phân biệt dựa trên con mắt thứ ba ở giữa trán

- Kiểu đài thờ độc đáo của người Champa: có ý kiến cho rằng đài thờ này do người Ấn Độ làm (xem sách "Dấu tích của Ấn Độ ở Việt Nam")

- Tượng voi (gajasimha) có đầu voi, mình sư tử; rồng Champa mắt và mũi to (thô kệch)

- Tượng Shiva ở đền Yang Mum (thế kỷ XV)

- Hai tượng được công nhận là bảo vật quốc gia là tượng Avalokitesvara (thế kỷ IX) và tượng Bồ tát Tara (Boddhisattva Tara)

- Tượng Phật Đồng Dương cao 1,08 mét (lưu ở Tp. Hồ Chí Minh); tượng Phật đúc đồng rất đẹp

- Tượng Vishnu khắc trên lá đề, thần ngồi trên rắn thần Sesa 13 đầu

- Tượng bò có bướu của Champa

- Tượng rắn thần Nagar, chim thần Garuda

- Tượng kosa (kosa là vỏ bọc bằng vàng hoặc đồng cho linga)

* Cái "kut": người Chăm theo Balamon khi qua đời thì bỏ tro vào cái "kut" (người ta ra chỗ nào thì khi chết sẽ chôn ở chỗ đó), người chết sẽ được chôn ở nghĩa trang Mẹ trong những cái chum gọi là "kut"

Chương 4: Văn hoá Óc Eo và lịch sử vương quốc Phù Nam ở khu vực Nam Bộ