Văn hóa Việt Nam: truyền thống và hiện đại

- Vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

- Vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ

- Vùng văn hoá đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ.

- Vùng văn hoá Nam Bộ:

- Vùng văn hoá Trường Sơn và Tây Nguyên

Tính từ Quảng Bình trở ra thì nét văn hoá rất khác, vùng văn hoá đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ thì nét văn hoá ảnh hưởng của Chăm nhiều hơn. Vùng văn hoá Trường Sơn và Tây Nguyên có cả Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn, bắc Trường Sơn và nam Trường Sơn lại hoàn toàn khác nhau về địa lý và thổ nhưỡng, các dân tộc Tày, Nùng ở Thanh Hoá sẽ rất khác

3.4.4. Định vị và cấu trúc văn hoá

a. Định vị:

- Không gian văn hoá: ở văn hoá Bắc Bộ và bắc Trung Bộ thì không gian văn hoá bao gồm nhiều tỉnh thành. Đặc trưng không gian văn hoá của Bắc Bộ là đồng bằng châu thổ liền kề với núi và biển nên có phù sa bồi đắp thường xuyên tạo thành cảnh quan sinh thái thuận lợi cho việc định canh, định cư lâu dài hơn. Từ điều kiện địa lý như vậy nên định canh định cư lâu dài hơn thì sẽ có nền tảng văn hoá khác so với các vùng khác như Tây Nguyên, Tây Bắc du canh du cư thì nó khác nữa. Dưới ảnh hưởng sâu sắc lâu đời của văn hoá Việt thì nơi đây hình thành một truyền thống văn hoá đồng bằng châu thổ tiêu biểu cho không gian văn hoá của đồng bằng

- Tiến trình văn hoá: tiến trình văn hoá Bắc Bộ và bắc Trung Bộ là địa bàn tạo thành cái nền của văn hoá Việt vì nó là nơi hội tụ giao lưu văn hoá, tiếp biến văn hoá với các tộc người khác cũng như văn hoá tộc người, và mối quan hệ đó ngày càng thuận lợi và dễ dàng hơn, dễ tiếp thu và tiếp biến hơn nên hình thành một tiến trình tương đối về các vùng văn hoá. Giao lưu tiếp biến ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rất mạnh mẽ hơn so với các vùng không thuận lợi. Dù rằng tiếp biến văn hoá như vậy nhưng văn hoá người Việt vẫn là văn hoá độc tôn; con người vẫn tiếp tục tiếp biến các nền văn hoá thông qua và đi qua nền văn hoá này. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ là địa bàn tạo nên văn hoá, nơi đây hội tụ giao lưu và tiếp biến văn hoá rộng rãi, nên tiến trình văn hoá kéo dài từ tộc Việt qua tộc Mường, Tày và Chăm; tiếp biến văn hoá Việt với Mường - Tày là một tiến trình, thứ hai là tiếp biến với Trung Hoa và phương Tây - văn hoá Việt đóng vai trò là trung tâm phát huy ảnh hưởng của các nền văn hoá. Quá trình giao lưu tiếp biến là của tộc Việt mạnh mẽ, tiếp thu tinh hoa của các nền văn hoá khác; tiến trình văn hoá của văn hoá Việt thì ta nhận thấy văn hoá của tộc người nào là văn hoá chủ thể, những tộc người giao lưu tiếp biến và phát triển

- Chủ thể văn hoá: người Việt vẫn là chủ thể văn hoá ở vùng này, nhưng ở vùng khác thì phải xác định lại tộc người nào là chủ thể văn hoá. Nếu xuống khu vực Tây Nam Bộ thì ảnh hưởng văn hoá Chăm, Khmer nhiều hơn và rõ ràng là ở vùng văn hoá có không gian tạo nên sản phẩm văn hoá để hình thành tiến trình văn hoá, nhưng tiến trình đó nó phải được hình thành, phát triển, bảo toàn chủ thể văn hoá.

b. Cấu trúc văn hoá:

- văn hoá mưu sinh

- ẩm thực

- phục sức

- cư trú

- văn hoá tổ chức cộng đồng

- tín ngưỡng

- văn học nghệ thuật

* Văn hoá Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ: (văn hoá mưu sinh) dù là thổ dân hay di dân thì vùng TB vẫn chọn lựa hoạt động sản xuất phù hợp với môi trường sinh thái, nơi họ sẽ chọn đến và tồn tại trong thời gian ngắn. Ở Tây Bắc thì thung lũng và lòng chảo thì các tộc người sống ở đây vẫn nghiêng về canh tác lúa nước phù hợp với điều kiện thung lũng lòng chảo và họ vẫn có văn hoá riêng của họ là văn hoá nương rẫy. Cả người Thái và người Mường đều thành thạo về "dẫn thuỷ nhập điền" và chăn nuôi để kéo cày.

3.5. Các vùng văn hoá Việt Nam

a. Vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ

* Định vị:

- Không gian văn hoá: gồm 7 tỉnh ven phía tây, từ Lai Châu kéo xuống tới vùng núi phía tây Hà Tĩnh; một phần phía tây ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Đặc trưng là núi cao xen lẫn cao nguyên và thung lũng tạo ra hai cảnh quan sinh thái khác biệt nhau. Với chủ thể là người Thái và Mường đã tạo thành văn hoá thung lũng rất đặc biệt.

- Tiến trình văn hoá: nó vừa thuộc rìa văn hoá Việt, vừa thuộc rìa văn hoá Thái ở tây nam Trung Quốc nên vùng này có tương đồng chính là văn hoá Thái là chủ thể, còn khác biệt chính là giao lưu giữa người Thái với người Môn - Khmer cùng với ảnh hưởng của người Việt đang gia tăng, rõ nét nhất là ở thị tứ

- Chủ thể văn hoá: hiện nay vùng đất này là nơi cư trú của 30 tộc người, trong đó người Thái chiếm số đông nhất và sau đó là người Mường. Ngôn ngữ chính là tiếng Thái, riêng người Mường có giao thoa văn hoá Tày - Thái và Môn - Khmer để tạo ra đặc trưng văn hoá của vùng.

* Cấu trúc văn hoá:

- Văn hoá mưu sinh: một số dân tộc chủ thể như Thái, Tày và Mường biết trồng trọt song song với làm nương rẫy; đặc biệt người Thái là "tổ sư" của hệ thống dẫn thuỷ nhập điền tài tình mương - phai - lái - lịn (mương phai lấy nước) để tận dụng sức nước cung cấp cho lúa, nương rẫy, thuỷ sản... và cách làm của người Thái cũng được người Mường tiếp thu triệt để. Ở vùng rẻo cao, người H'mông biết làm nương trên rừng và ruộng bậc thang và tạo ra những cảnh quan ngoạn mục, thu hút khách du lịch. Ngoài canh tác, cư dân vùng này rất có ý thức bảo vệ rừng do họ còn hái lượm và săn bắt, hình thành truyền thống kính trọng rừng.

- Văn hoá ẩm thực: cư dân ở đây ăn chủ yếu là cơm nếp, cơm tẻ, ngô và rau, cá. Vùng Tây Bắc có nhiều đặc sản như gạo Bắc Hương Điện Biên, gạo séng cù (Lào Cai), món thắng cố, món men mén...

- Văn hoá phục sức: cư dân mặc áo xẻ ngực, áo xẻ nách; phụ nữ mặt váy và váy có nhiều kiểu trang trí rất phong phú, hoa văn đa dạng.

- Văn hoá tổ chức cộng đồng: người Thái đa phần đều phụ hệ, nhưng tàn tích mẫu hệ vẫn còn với tục con trai sang nhà vợ ở đến 3 năm mới được đưa vợ về nhà chồng; hình thức của người Thái là song song tiểu gia đình và đại gia đình, nhấn mạnh ba mối quan hệ là quan hệ trong họ nội, trong họ ngoại và anh em cột chèo. Người Thái tổ chức thành "bản" với 100 - 150 gia đình sống chung và tính cộng đồng trong bản rất cao; người Mường tổ chức thành các "mường", mỗi mường gồm 10 xóm hợp thành.

- Văn hoá tín ngưỡng: nơi đây vẫn còn bảo tồn các tôn giáo đa thần như vật tổ, vật linh giáo, Thành Hoàng; các tôn giáo quốc tế. Người Thái và Mường chủ yếu theo vật linh giáo; người Thái cho rằng thế giới có ba cõi: cõi hồn người sống (80 hồn), cõi mường ma và cõi ma trời với tập tục coi trọng thờ cúng bên nội và tôn trọng họ ngoại; người Mường thờ vật linh giáo với tổ tiên, thổ công, Thành Hoàng. Ở một số tộc người khác do có tục thờ cúng vật tổ nên có kiêng cữ, cách đặt họ tên. Các tôn giáo quốc tế vẫn còn nhiều. Vùng này tồn tại nhiều lễ hội như lễ hội ngành nghề, lễ hội tưởng niệm các danh nhân, lễ hội cầu mùa (Xên bản, Xên mường của người Thái; Khẩn chiêm của người Dao), lễ hội cầu duyên (Hạn khuổng của người Thái), lễ hội mở hàng của người Kh'mú...

- Văn hoá nghệ thuật: văn học dân gian xuất hiện nhiều, phổ biến là "truyện khấu"; ngoài ra có thành ngữ, đồng dao, văn tế, văn vần dạy trẻ. Đây là quê hương của các bản Trường ca, bản Dân ca đồ sộ như "Tiễn dặn người yêu", "Quắm tô mương" của người Thái; các truyện thơ như Ú Thêm, Khăm Banh của người Thái, truyện thơ Út Lót - Hồ Tiêu và Nàng Nga - Hai Mối của người Mường. Bên cạnh đó, người Thái sáng tạo ra 32 điệu múa, nổi bật nhất là "múa xoè" cùa người Thái, "múa lắc mông" của người Kh'mú và Xinh Mul, "múa khèn" của người H'mông. Người Thái có chữ viết từ thế kỷ VI, gồm 8 loại hình ký tự; người Mường chưa có chữ viết riêng

b. Vùng văn hoá Việt Bắc và miền núi Đông Bắc

* Định vị:

- Không gian văn hoá: vùng này gồm 6 tỉnh phía bắc Tổ quốc và phần phía đông của Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Đặc trưng cơ bản của vùng này là núi cao hiểm trở xen lẫn với đồng bằng thung lũng, có mặt giáp biển thành ba loại cảnh quan sinh thái: núi cao - thung lũng đồng bằng - ven biển. Trước đây người Tày và Nùng ở lâu trong các thung lũng, nhưng về sau ảnh hưởng mạnh của người Việt nên truyền thống văn hoá thung lũng phát triển mạnh nhất.

- Tiến trình văn hoá: đây là vùng thuộc văn hoá Việt Nam và thuộc phần rìa của văn hoá Choang - Quảng Tây, chịu ảnh hưởng văn hoá Hán sâu đậm với bằng chứng là người Tày được gọi là người Tráng. Điểm tương đồng lớn nhất giữa văn hoá Tày - Nùng và Choang - Quảng Tây là chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán; điểm khác biệt lớn nhất là sự giao thoa với văn hoá Việt - Mường và sự ảnh hưởng ngày càng lớn của văn hoá Việt vào vùng này.

- Chủ thể văn hoá: có 20 tộc người, nhiều nhất là người Tày và người Nùng với trình độ phát triển thuộc loại cao nhất vùng này. Người Nùng từ Quảng Tây vào, lúc đầu còn yếu tố Hán và về sau thì yếu tố Tày xâm nhập mạnh thành Tày - Nùng. Tiếng Tày - Nùng thực tế được xem là ngôn ngữ chính của vùng

* Cấu trúc văn hoá:

- Văn hoá mưu sinh: người Tày chủ yếu làm ruộng nước có thuỷ lơi và còn làm nương rẫy, làm thủ công. Người Nùng làm ruộng bậc thang, làm nương rẫy. Người Dao làm lúa nương, ruộng bậc thang, rẫy trồng ngô; tương tự người H'mông cũng làm ruộng bậc thang, làm nương ngô. Sinh hoạt văn hoá nổi bật là các chợ phiên, chợ tình. Nhìn chung, họ còn hái lượm và săn bắt, rất bảo vệ rừng

- Ẩm thực: do điều kiện địa lý tự nhiên nên họ lấy gạo nếp, gạo tẻ, ngô làm lương thực chính. Do giao lưu với người Việt và người Hoa nên cách chế biến món ăn rất công phu như món vịt quay Thất Khê, xôi ngũ sắc của người Tày và người Nùng, món thắng cố của người H'mông...

- Phục sức: dùng chung hai kiểu áo xẻ ngực và áo xẻ nách, phụ nữ cũng mặc váy (có một số thì mặc quần). Phục sức của người Tày và Nùng giản dị, ít màu sắc và ít đồ trang sức. Người Tày chủ yếu mặc áo dài năm thân, quần lá toạ; đàn ông Tày chút khăn, phụ nữ

- cư trú

- văn hoá tổ chức cộng đồng

- tín ngưỡng

- văn học nghệ thuật

c. Vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

* Định vị:

- Không gian văn hoá:

* Cấu trúc văn hoá:

- văn hoá mưu sinh

- ẩm thực

- phục sức

- cư trú

- văn hoá tổ chức cộng đồng

- tín ngưỡng

- văn học nghệ thuật

d. Vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ

* Định vị:

- Không gian văn hoá:

* Cấu trúc văn hoá:

- văn hoá mưu sinh

- ẩm thực

- phục sức

- cư trú

- văn hoá tổ chức cộng đồng

- tín ngưỡng

- văn học nghệ thuật

e. Vùng văn hoá đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ:

* Định vị:

- Không gian văn hoá: 11 tỉnh thành (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) với ba loại địa hình hợp thành văn hoá bộ ba: biển – đồng bằng – núi

- Tiến trình: là phần mở rộng của văn hoá Việt trên địa bàn văn hoá Chăm cực thịnh, nên có tiếp biến văn hoá Việt và Chăm. Do vị trí trung tâm nên nơi đây trở thành nơi giao lưu văn hoá mạnh với bên ngoài

- Chủ thế văn hoá: người Việt là chủ thể chính, sau đó đến người Chăm. Người Chăm có ba nhóm, đông nhất là người Chăm ở Ninh – Bình Thuận.

* Cấu trúc văn hoá:

- Văn hoá mưu sinh: đồng bằng nhỏ hẹp nên người Việt kết hợp canh tác lúa nước với hệ thống thuỷ lợi của người Chăm, học hỏi làm lúa Chăm và trồng thêm cây công nghiệp. Hơn nữa, đồng bằng nhỏ hẹp nên người Việt tiếp biến văn hoá Chăm: khai thác lâm sản, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch. Ven biển và giáp núi giúp phát triển nghề đóng tàu biển và các nghề thủ công – nhưng văn hoá Biển vẫn chiếm ưu thế. Người Chăm học thêm canh tác lúa ở đồng bằng và một số nghề thủ công

- Văn hoá ẩm thực: đặc trưng là bữa ăn giàu hải sản và nhiều vị cay để quân bình âm dương. Bên cạnh đó có nhiều đặc sản như cơm hến, mè xửng, “cơm vua”, mỳ Quảng….

- Văn hoá phục sức: nam giới mặc áo dài, guốc mộc, khăn xếp; nữ thì áo năm thân, nón bài thơ. Hiện nay, phục sức truyền thống còn tồn tại ở những người lớn tuổi.

- Văn hoá cư trú: người Việt ở nhà đất và dân đi biển thì ở nhà sàn; họ vẫn có đình, chùa, đền, miếu và về sau có chùa – cầu (tiếp biến với người Hoa). Người Chăm ở nhà đất và kiểu nhà sàn của họ nhanh chóng thất truyền.

- Văn hoá tổ chức cộng đồng: người Việt theo hình thức tiểu gia đình và chế độ gia đình phụ hệ khép kín ở các làng quê, vẫn duy trì quan hệ dòng họ song song quan hệ láng giềng. Người Chăm theo mẫu hệ, hình thức tiểu và đại gia đình trong các plei (làng); người con gái út sẽ thừa kế tài sản của gia đình

- Văn hoá tín ngưỡng: người Việt kết hợp thờ đa thần và độc thần, thờ tổ tiên được dung hợp với Phật giáo; tín ngưỡng ở vùng này mang đậm văn hoá biển trên cơ sở tiếp biến văn hoá Chăm, nhưng văn hoá Chăm được đề cao hơn tất cả; ngoài ra vùng này là trung tâm của dòng Phật giáo Bắc tông và Công giáo Việt Nam. Người Chăm theo vật linh giáo là chủ yếu, gắn bó với văn hoá đồng bằng cùng văn hoá biển. Người Chăm bị phân hoá thành Chăm Ahier (tôn thờ các thần linh bản địa, đồng nhất thần – vua) và Chăm Bà-ni (dung hợp Islam giáo với tín ngưỡng bản địa)

- Văn học nghệ thuật: văn nghệ dân gian phát triển với các điệu hò ở Bắc Trung Bộ, điệu lý ở duyên hải Nam Trung Bộ; đồng thời vùng này kết hợp giữa văn hoá dân gian với văn hoá bác học, hình thành ra hát bội Bình Định, nhã nhạc cung đình Huế. Người Chăm chủ yếu là ca múa nhạc dân gian phát triển với nhiều làn điệu, nhạc cụ tiêu biểu

f. Vùng văn hoá Nam Bộ:

* Định vị:

- Không gian văn hoá: gồm 19 tỉnh (từ Bình Phước đến Cà Mau) có hai loại địa hình chính là đồng bằng và ven biển dẫn tới hình thành văn hoá đồng bằng song song với văn hoá biển

- Tiến trình văn hoá: là nơi mở rộng của văn hoá Việt, tộc Việt ở đây cùng chia sẻ văn hoá với Khmer và Chăm. Đây cũng là nơi mà người Việt tiếp xúc nhanh nhất với văn hoá phương Tây, nên tiếp biến văn hoá ở Nam Bộ là rất nhanh so với các vùng khác.

- Chủ thể văn hoá: người Việt là chủ thể chính của cả vùng; ở Sài Gòn thì người Việt – Hoa là chủ thể văn hoá chính, ở Tây Nam Bộ thì Việt – Khmer là chủ thể văn hoá chính. Người Hoa rất đông, tập trung nhiều nhất ở Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Sóc Trăng, tự gọi là “người Đường”; họ theo 5 nhóm địa phương, trong đó nhóm Quảng Đông là đông nhất. Người Khmer tập trung đông nhất ở Trà Vinh và Sóc Trăng, di cư sang nước ta sau thế kỷ XV. Người Chăm đông nhất ở An Giang và Tp. Hồ Chí Minh, sang nước ta hồi năm 1756.

* Cấu trúc văn hoá

- Văn hoá mưu sinh: Người Việt di cư vào Nam Bộ mang theo nông nghiệp lúa nước để khai phá, hoán cải vùng đất hoang vu thành vùng nông nghiệp trù phú (làm thành vườn, khai thác thuỷ sản gần bờ và lấn biển để tận dụng thiên nhiên ưu đãi giúp phát huy nông nghiệp, lâm và ngư nghiệp ở Nam Trung Bộ. Người Việt tiến ra Tây Nam Bộ, tận dụng đất phì nhiêu và chế độ thuỷ triều để rửa phèn, đào mương rồi xây dựng thuỷ lợi khiến năng suất lúa tăng cao nhất với 90% lượng gạo xuất khẩu sang các nước, cung cấp 50% sản lượng lúa; nhiều thương hiệu gạo xuất hiện như Tài Nguyên, Nàng Hương, Lộc Trời 1… Ở Nam Bộ thì người dân biết “làm vườn”, trồng cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; do điều kiện tự nhiên tốt nên buôn bán trên sông phát triển mạnh với các chợ nổi và các “đại phố” như Mỹ Tho đại phố, Nông Nại đại phố. Người Hoa ở Nam Bộ mạnh nhất là các làng gốm (gốm Lái Thiêu) và buôn bán (chiếm gần 40%) chiếm gần như độc quyền vào thời Pháp thuộc. Người Khmer chủ yếu trồng lúa nước ở các vùng đất giồng và khai phá cả đất bưng phèn, cấy lúa 1 vụ; họ có chăn nuôi, đánh cá nhưng không nhiều. Người Chăm chủ yếu là dệt, làm ruộng, du lịch, nhưng buôn bán vẫn chiếm ưu thế - người Chăm và Hoa chiếm ưu thế trong buôn bán, làm ruộng không nhiều.

- Văn hoá ẩm thực: người Việt ăn cơm – canh – rau – cá, nhưng họ chuộng nhất ăn canh chua và làm mắm từ thuỷ sản (cùng các kỹ thuật như hấp, chưng, luộc…); có các đặc sản như hủ tíu Mỹ Tho, nem Lai Vung, chuột đồng Cao Lãnh, nước mắm Phú Quốc. Người Hoa là cơm – canh – thịt cá, với nhiều cách chế biến khác nhau, nhiều đặc sản như bánh bao, hủ tíu, bò bía. Người Khmer là cơm – canh – rau – tôm – cá, với các đặc sản như mắm bồ hóc, mắm chao, canh sim-lo. Người Chăm Islam theo “halal” (cũng là cơm – canh – rau – cá), ăn thịt do tự tay mình làm, nhịn ăn trong tháng chay Ramadan

- Văn hoá phục sức: người Việt dùng áo bà ba và khăn rằn (áo bà ba của người Hoa, khăn rằn của người Khmer), lễ hội vẫn mặc áo dài truyền thống. Người Khmer thì vẫn dùng áo bà ba và khăn rằn, nhưng hiện nay thì nam giới mặc sà-rông và nữ giới mặc som-pốt. Phụ nữ Chăm có tiếp biến văn hoá nên chỉ đội khăn che tóc, không mang mạng che mặt.

- Văn hoá cư trú: người Việt ở nhà sàn, nhà đất và nhà bè trên địa hình sông nước; ngày nay thì xây nhà ở nơi sạch, gần chợ. Người Hoa ở nhà đất. Người Khmer lúc đầu ở nhà sàn, về sau ở nhà đất. Người Chăm ở An Giang chủ yếu ở nhà sàn, còn lại phổ biến sống ở nhà đất và trong nhà không có bàn thờ thần.

- Văn hoá tổ chức cộng đồng: người Việt theo tiểu gia đình và phụ hệ, thừa kế hương hoả thuộc về con trai út; các làng Nam Bộ có tính mở và gắn bó do cộng cư (láng giềng). Người Hoa còn theo tiểu gia đình, tổ chức theo hướng là “bang” của người Thanh Hà, “làng” của người Minh Hương; ngoài ra họ có lập các “hội”, sau này có thêm hội quán, miếu, đình, đền, chùa. Người Khmer theo song hệ (mẫu hệ vs phụ hệ) và vẫn song đại gia đình với tiểu gia đình; họ sống chủ yếu ở “phum” (xóm), cao hơn “phum” là “khum” (xã) với chùa ở trung tâm các “srok” (srok là tập hợp nhiều phum). Người Chăm theo các plei (làng) về sau chuyển thành các jamma’ah (hội) quanh các thánh đường (masjid), mẫu hệ vẫn còn với trai cưới vợ phải sang nhà vợ ở 3 ngày

- Văn hoá tín ngưỡng: Nam Bộ với môi trường thuận lợi để hình thành các tôn giáo bản địa của người Việt pha tạp đủ hình thức nội sinh, ngoại sinh, độc thần và đa thần; nhiều tôn giáo nên cách ứng xử dung dị, họ chỉ tin mà không độc tôn một tôn giáo nào (đa thần là Bà Chúa Xứ, Ông Thiên, Ông Địa – Thần Tài; thờ tổ tiên, tổ nghiệp, anh hùng dân tộc. Độc thần có Cao Đài, Hoà Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa; các tôn giáo quốc tế). Người Hoa theo tôn giáo dân gian và thờ cúng tổ tiên, thờ Bà và Quan Thánh đế quân; thờ tổ tiên, tổ sư. Người Khmer theo Phật giáo Theravada với Phật là đấng thiêng liêng, sư sãi rất được tôn kính; thờ Neak-Tà để bảo hộ gia đình và đất đai, thờ Arak là đặc trưng của mẫu hệ. Người Chăm theo Islam, tôn thờ Allah và thiên sứ Muhammad; mỗi nơi cư trú đều có thánh đường

- Văn học nghệ thuật: người Việt lúc đầu có nhiều ca dao và dân ca với các điệu hò, nói vè, nói thơ, truyện thơ (ít chữ nghĩa), văn học bác học (Tao đàn Chiêu Anh Các, Khâm định Việt sử thông giám cương mục); cuối thế kỷ XIX xuất hiện đờn ca tài tử, ca ra bộ và cuối cùng là sân khấu cải lương, hát bội trong lễ Kỳ yên; thời Pháp thuộc thì Nam Bộ có tờ báo và truyện ngắn đầu tiên như Gia Định báo (1865), truyện thầy Lazaro Phiền (1887), Phan Yên ngoại sử của Trương Duy Toản, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, nhiều nhà thơ lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông. Người Hoa đa dạng với thư pháp, hội hoạ, kịch, múa lân; xuất hiện nhiều người Hoa nổi tiếng như Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu, Võ Trường Toản (về sau được người Việt Nam Bộ tiếp thu). Người Khmer lúc đầu có truyện cổ tích, thần thoại; sáng tạo ra các điệu múa với ba điệu phổ biến, dàn nhạc đa dạng và nhiều nhất là bộ gõ, kế là nhạc nhẹ; cuối thế kỷ XIX có hai loại hình sân khấu là Rô-băm và Dù kê mà nội dung biểu diễn chủ yếu là các tuồng tích cổ, riêng Dù kê phát triển và sáng tạo và hình thành “Lokhol Bassac”. Văn nghệ của người Chăm phát triển không mạnh, chủ yếu ở các lễ hội.

g. Vùng văn hoá Trường Sơn và Tây Nguyên

* Định vị:

- Không gian văn hoá:

* Cấu trúc văn hoá:

- văn hoá mưu sinh

- ẩm thực

- phục sức

- cư trú

- văn hoá tổ chức cộng đồng

- tín ngưỡng

- văn học nghệ thuật

Nhà nước không tác động vào nét văn hoá đặc trưng của Tây Nguyên mà dùng dung hoà. Ở Daklak thì người Edeh và M'nong sống xen kẽ lẫn nhau; ở những ngôi nhà dựng ở xã có cả người M'nong và Edeh thì để hai cầu thang Edeh và M'nong. Ngoài ra, người bên ngoài đặc biệt yêu thích văn hoá Tây Nguyên ở âm nhạc và nhất là hoa văn lập thể. Có tất cả thổ cẩm từ Bắc Bộ xuống Tây Nguyên nhưng nhiều người dân đều mê hoa văn ấy, nó đa sắc, sống động và không trùng lặp; thể hiện giá trị văn hoá, màu sắc và chất liệu. Hạn chế của văn hoá Tây Nguyên là tập quán làm rẫy phá hoại tự nhiên

Mở đầu

Môn Văn hóa Việt Nam: truyền thống và hiện đại là kết hợp của các môn: Cơ sở văn hoá Việt Nam, Lịch sử văn minh thế giới, Truyền thống văn hoá - xã hội của người Việt trong lịch sử văn hoá Việt nam. Tính chất của môn học Văn hóa Việt Nam: truyền thống và hiện đại là đối sánh các hệ qui chiếu của các loại hình văn hoá; mang tính cũ và tính mới.

Nội dung của môn này có các nội dung: Tổng quan về văn hoá, Quá trình hình thành và phát triển của văn hoá Việt Nam, Cộng đồng văn hoá Việt Nam, Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Văn hoá truyền thống Việt Nam, xét theo đối tượng là "cả cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam". Theo cách giải thích của GS Trần Quốc Vượng thì quan niệm về tộc người Việt ở phía nam sông Dương Tử chiếu theo thư tịch cổ Hán thư, thì người Việt cổ gồm hai nhánh: hai nhánh này đều là con cháu của Thần Nông; nhánh bắc của Đế Nghi, Đế Lai; nhánh nam là con gái của Thần Nông là Vụ Tiên sinh ra ông Kinh Dương Vương là thuỷ tổ của nhánh Bách Việt, Kinh Dương Vương là Hùng Vương thứ nhất - đó là nhận thức sử học theo quan niệm của Trung Hoa. Cho đến nay, ta vẫn cho Kinh Dương Vương là vị tổ đầu tiên của nước ta, vô hình chung tự nhận mình là con cháu của Thần Nông của Bách Việt (các tỉnh Trùng Khánh, Vân Nam, Chiết Giang có dấu tích Thần Nông; Chiết Giang có núi Thần Nông). Rõ ràng, mình là người Kinh vì thừa nhận là con cháu của Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân... kéo dài theo quan niệm của sử Trung Hoa mà mình không phủ nhận, vì nó được sử gia thời Trần ghi lại trong truyền thuyết Hồng Bàng thị. Từ câu chuyện Hồng Bàng thị dẫn tới câu chuyện Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 đời vua Hùng kế tiếp nhau tồn tại. Con số 18 là ước lệ, vì 18 là bội số của 9; ở phương Đông phép đếm tới số 9 là hết, số 0 của Ấn Độ bổ sung vào. Sách Người Việt dân tộc: ngữ nghĩa và ngữ cảnh cho là có 82 đời vua Hùng; GS Trần Quốc Vượng ở tác phẩm Trong cõi ghi là 32 đời vua Hùng. Xác định và tôn thờ 18 vị vua Hùng có từ thời Trần (Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu), xác định ngày Giỗ Tổ từ cuối thời Nguyễn - lịch sử lúc đó tạm thời chấp nhận trên cơ sở lập luận của truyền thuyết, quan niệm hiện đại là dựa trên cơ sở tộc người. Chữ "Việt Nam" đó xuất phát từ tộc người cơ bản là tộc Việt Thường ở vùng đồng bằng sông Hồng; chữ "Nam" là đọc từ tiếng Hán là "Nôm" - đó là cách giải thích của vua Gia Long khi ông này sang nhà Thanh xin quốc hiệu mới cho nước ta vào năm 1804, "Việt Nam" được hiểu ngắn gọn là: tộc người Việt dùng chữ Nôm.

Khi mình nói "dân tộc Việt" là mình nói cả 54 dân tộc Việt Nam. Hiểu "Cộng đồng văn hoá" là sự tương tác qua lại nằm trong phạm vi địa lý; phát triển văn hoá là phạm vi lịch sử, cộng đồng văn hoá là phạm vi địa lý. Về phần kiến thức có 4 nội dung: khái niệm chung về văn hoá theo các nghĩa rộng và hẹp; nguồn gốc, quá trình hình thành phát triển và các nét đặc trưng; quá trình tiếp nhận và biến đổi hiện nay; sự giao thoa, tiếp biến, chọn lọc, bổ sung thêm phong phú, đa dạng các nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Phật nói câu: "nghe ta, đừng tin ta. Hãy dò xét, hiểu với"; sau này Mác nói: "đọc sách, đừng tin vào sách" mà mình phải ngẫm nghĩ rồi biện luận lại sách (Đắc nhân tâm). Ở phần tiếp biến, giao thoa văn hoá; giao thoa văn hoá trong quá khứ ở các dân tộc trong cùng một lãnh thổ với nhau, giao thoa với các quốc gia bên ngoài lãnh thổ. Văn hoá luôn có quan hệ mật thiết với khảo cổ, vì khảo cổ cần các minh chứng chính xác; lịch sử thì lý luận rất nhiều và minh chứng không đích xác bằng khảo cổ, nổi tiếng là PGS Nguyễn Duy Bính.

Chương 1: Tổng quan về văn hoá

1.1. Khái niệm văn hoá

a. Khái niệm:

- Văn hoá là "hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó hình thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra" (Kroeber và Kluckholm): văn hoá là một loại "hành vi" (hành vi là: hành động của con người), là những hành vi được người ta nhìn thấy và đúc kết lại (được đúc kết trong hoạt động của xã hội loài người). "khác với các loại hình khác" liên quan đến sản xuất; hành vi sản xuất cũng được gọi là hành vi văn hoá - ở thời kỳ đầu thì được xếp vào văn hoá. "trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra" thì xác định: các loại hình khác thì không đưa sản xuất vào mà thừa nhận sản phẩm (tức là tư liệu sản xuất) là văn hoá. Nhưng ban đầu người ta ghi sản xuất là văn hoá. Như vậy khái niệm này đã loại hành vi lao động ra khỏi hành vi văn hoá, hoạt động của con người mang tính "cần"; còn công cụ thì họ nói là cái óc và não của con người và họ thừa nhận tư liệu sản xuất. Họ không thừa nhận phương thức sản xuất mà chỉ thừa nhận tư liệu sản xuất - khái niệm này thiếu thốn, khập khiễn, chưa rõ ràng mà người ta mạnh dạn đưa ra đầu tiên chứ trước đó là chưa có khái niệm nào.

- Văn hoá là "tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo để đáp ứng các nhu cầu, lợi ích và mục đích của chính mình" (Việt Nam): người Việt gom lại nhiều cái văn hoá của phương Đông và phương Tây, thêm chữ "giá trị". Khi nói đến "giá trị" thì những cái gì không phải giá trị thì không phải là văn hoá, vậy vô tình mình loại bỏ các sản phẩm văn hoá của các dân tộc khác - Việt Nam quá nặng về nhận thức lý luận, cái gì có giá trị giáo dục, đạo đức, nhân văn thì họ cho đó là văn hoá. Vd: cà rằng, căng tai... và mình đánh giá các sản phẩm văn hoá của các dân tộc khác là giá trị; hiểu rộng văn hoá cho phù hợp với con người ở các vùng khác nhau. Ở Tây Nguyên còn tục đâm trâu có giá trị xét về văn hoá (một thời không cho hoạt động). Cái văn hoá nào có giá trị thì người ta lưu giữ và bảo tồn. Người Việt có tục: những cái nói sai biến thành đúng; "chung cư" là ở chung một nhà (chúng cư mới là chính xác nhất); "đợi được mạ thì má đã sinh" (từ chính xác nhất là "vạ"; "mạ" nghĩa là mẹ và là lúa non). Như vậy chữ "giá trị" đưa vào định nghĩa này là thiệt thòi cho sản phẩm văn hoá; có những sản phẩm văn hoá đúng là nó không có ích lợi gì hết, nhưng nó là niềm tin tinh thần của tộc người. "Giá trị" là khái niệm cao gắn với cái gần gũi và gắn liền với cuộc sống, nhưng nó trở thành lề thói của con người hiện đại

- Văn hoá là "tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc" (Unesco, 2002): khái niệm này khá là dài, nhưng nó bao hàm đủ các khái niệm về văn hoá. "tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại" nghĩa là Văn hoá không phải cái để người ta noi theo, mà nó có thể tiếp tục, phát triển, tiến hoá, thay đổi trong khu vực - mang tính quá khứ và hiện tại (yếu tố mang tính tiếp tục phát triển của nó). " Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị" thì các giá trị ở đây chính là các giá trị này với các giá trị này để người ta làm rõ các kỷ hạn hẹp trong suy nghĩ; các giá trị ở đây có góc xác định những đặc tính riêng của tộc người. Các giá trị đó nó là của từng dân tộc, mỗi dân tộc có một giá trị thì đó là giá trị văn hoá của dân tộc đó. Chỉ nhắc đến tinh thần nó phải có lợi ích cho cộng đồng, cho cả một dân tộc; giá trị đó có lợi ích cho bản thân dân tộc đó và văn hoá. Tới hiện nay, khái niệm của Unesco là rõ ràng nhất, bao hàm đầy đủ nhất.

=> Văn hoá là sản phẩm của các giá trị vật chất và tinh thần của các dân tộc

b. Thức nhận về văn hoá:

- Cách nhận thức về văn hoá: nêu hiện tượng văn hoá, quá trình diễn biến của văn hoá

- Nghiên cứu theo thức nhận: khảo sát chỉnh lý các hiện tượng văn hoá, giải thích những mối liên hệ và biểu hiện riêng.

"Nhận thức" là cảm nhận nó trước, từ đó đưa ra ý thức; thấy được hiện tượng văn hoá, từ đó hiểu được quá trình diễn biến của các loại hình văn hoá đó. Còn "thức nhận" là mình xem vấn đề văn hoá đó, hiểu vấn đề đó như thế nào; từ tìm hiểu đó thì mình mới giải thích được => Thức nhận sâu hơn nhận thức (người tiếp cận thì họ sẽ hiểu sâu hơn vấn đề, xuất phát từ KHTN). Thức nhận là ý thức về vấn đề đó, từ đó cảm nhận và hiểu nó như thế nào => từ đó giúp người ta hiểu văn hoá hơn. Đâm trâu để cho tiếng thét của trâu làm Giàng (trời) nghe thấy vật tế lễ của làng mà Giàng tiếp.

c. Các khía cạnh văn hoá: gồm một phạm trù biến hoá - giáo hoá - năng lực tinh thần - hiện tượng nhân tạo - bản sắc tộc người => đó là cái người ta cảm thấy được. Trước đó có nói về các giá trị văn hoá thì dùng cái đó để sử dụng trong hoạt động nhận thức xã hội. Sản phẩm văn hoá, hoạt động văn hoá đó có ích lợi gì cho xã hội con người ? (giáo hoá, thể hiện năng lực tinh thần...) để kích thích người ta làm thế nào để thay đổi, biến đổi xã hội (dâng hình nhân trong lễ khao lính ra đảo Hoàng sa - đó là hiện tượng để tạo lòng tin cho người dân, che dậy sự lo sợ). Sản phẩm văn hoá chủ yếu là làm thế nào để tác động lên xã hội

d. Những hệ quả của nhận thức mới về văn hoá

- Về thuật ngữ: văn trong khoa học, tự điển, quan niệm và phân biệt

- Những hoạt động, sản phẩm và giá trị vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo ra và được các thế hệ chấp nhận, tuân thủ, phổ biến, truyền lưu, giúp phân biệt con người với tự nhiên, phân biệt tộc người

- Các dân tộc cần bảo tồn để tránh lai căng, mất gốc trong khi hội nhập

1.2. Những đặc trưng của văn hoá.

Theo GS Trần Ngọc Thêm thì có các đặc trưng: tính giá trị, tính hệ thống, tính nhân sinh, tính lịch sử

a. Hiện nay thì có các đặc trưng văn hoá sau:

+ Tính giá trị: vật chất, tinh thần, sử dụng, thẩm mỹ, vĩnh cửu, nhất thời. Sản phẩm văn hoá đó, giá trị văn hoá đó phải đi qua vật chất (vd: tư liệu sản xuất là sản phẩm vật chất). Sản phẩm tinh thần tức là các sản phẩm văn hoá đó mang lại các tác động tinh thần tích cực nào trong cộng đồng đó, trong cư dân đó có tính giá trị. Tính giá trị kế tiếp là "dùng nó để tác động xã hội" (vd: sản phẩm văn hoá là giáo dục Nho học - là sản phẩm truyền thống văn hoá; sử dụng sản phẩm để khuyên răn, để giáo dục, đào tạo, khuyến khích các thế hệ đưa vào sản phẩm đó) - tính giá trị để sử dụng trong đời sông. Với tính thẩm mỹ thì Sản phẩm trống đồng (xét về kỹ thuật là thuật luyện kim, xét về nghệ thuật là sự tỉ mỉ của thợ tạo tác trống đồng) thì nó có tính giá trị thẩm mĩ. Tính vĩnh cửu thể hiện qua tính trung thực, thẳng thắn của người miền Nam (giáo dục người ta luôn trường tồn). Cái tồn tại trong một thời gian ngắn là tính nhất thời (giáo dục Pháp học giúp tiệm cận khoa học kỹ thuật, có nhiều cái mới; hình thành tầng lóp nhận thức Pháp làm mẫu); Bác Hồ học Nho học, Tây học và Người tiếp cận cả hai tại thời điểm đó phù hợp với bối cảnh và tiến trình lịch sử lúc đó. Tính giá trị vĩnh cửu là tư tưởng Nho học hình thành nhân cách con người Việt - phương Tây có luôn, nhưng phương Đông sâu sắc hơn.

+ Tính biểu tượng: định danh, khai thác, bảo tồn tác động vào tự nhiên. Các biểu tượng văn hoá chỉ có tính tương đối: "tính định danh" (vd: vua Lê đánh bại Chiêm Thành, "vùng đệm" chính là vùng địa đầu ở Phú Yên; có câu: Chiều chiều mây phủ Đá Bia. Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng - nói đến "vùng đệm" này; xác định thành quả cuối cùng là một "vùng địa đầu"; xác định Đá Bia tức là xác định vùng đó (là sản phẩm lịch sử, giá trị văn hoá) đó là định danh - qua kết quả đầu tranh để rồi xác định một địa điểm nào đó thì gọi là định danh. Cũng như Nguyễn Trãi xác định một sách lược cho thời kỳ ba của khởi nghĩa Lam Sơn thì cũng định danh, đây là cái để xác định các giá trị của một vấn đề nào đó. Về "khai thác" thì dùng sản phẩm văn hoá để khai thác, vd: áo dài mang tính biểu tượng, nhưng trên áo dài khai thác ở nhiều góc độ khác nhau, lịch sử áo dài. Về "bảo tồn và tác động vào tự nhiên" thì bảo tồn tác động vào tự nhiên; vd đường Trường Sơn làm thay đổi cục diện kháng Mỹ cứu nước, tinh thần quả cảm của quân dân mở con đường trải dài đến tận phía nam (giá trị này là nhìn thấy hoạt động xây dựng đường sá đó để tạo hình tượng "bộ đội cụ Hồ" trong kháng Mỹ cứu nước), nó tác động, thay đổi và bổ trợ cho cách mạng miền Nam; tác động vào tự nhiên để thay đổi cục diện (nhìn lịch sử quy chiếu về văn hoá - chọn đề tài văn hoá phải quy về lịch sử); ta đang nói đến văn hoá, bảo tồn văn hoá (trong lịch sử), từ những hoạt động đó thì ta xây dựng hình tượng văn hoá (quả cảm, trung thành của người lính Trường Sơn) - tính biểu tượng trong văn hoá dựa vào lịch sử. Tính "tương đối" thì giáo dục đừng cho nó là mập mờ, tác động tương đối

+ Tính truyền thống: của không gian, của cộng đồng người, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá.

+ Tính hệ thống: thời gian, sự gắn kết.

b. Cấu trúc văn hoá: ở nước ngoài có những nhà nghiên cứu như Leslie A. White (Mỹ), J. Bonnemaison (Pháp); ở Việt Nam có Đào Duy Anh, Đặng Nghiêm Vạn, Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, Phạm Đức Dương đưa ra cấu trúc văn hoá Việt nam gồm:

- Văn hoá nhận thức

- Văn hoá tổ chức cộng đồng

- Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

- Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội

1.3. Văn hoá phương Đông và phương Tây

- Phục sức: ăn mặc và trang sức theo lối riêng nào đó. Người Ấn đeo vàng nhiều - thể hiện môi trường sống, nghề nghiệp và trình độ văn minh của họ (tạo lòng tin)

- Mưu sinh: tìm cách để sinh sống (lo chuyện, tìm cách).

- Tổ chức cộng đồng: một nhóm người có cùng một lợi ích, chia sẻ với nhau cùng ý tưởng, thông tin, nguồn lực hay một chương trình hành động

- Ẩm thực: ăn uống (văn hoá nghệ thuật)

- Cư trú: ở thường ngày tại một nơi nào đó. Văn hoá cư trú dựa trên cơ sở địa bàn cư trú; quân Champa đánh Thăng Long nhiều lần, nhưng không chiếm Thăng Long thời Chế Bồng Nga vì họ cho rằng Thăng Long không là đất của thần Vishnu ngự trị - địa bàn cư trú của Champa là nơi có thần Vishnu

- Kiến trúc: nghệ thuật thiết kế, trang trí, xây dựng

- Lễ hội: cuộc vui chung có tổ chức, có các hoạt động lễ nghi mang tính truyền thống. Vd lễ nạp tài có nạp sính lễ thì đó là văn hoá, thể hiện sự sẻ chia

- Phong tục: thói quen đã có từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo. Người Huế tảo mộ vào tết nguyên tiêu

- Giao thông: hiểu biết và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, có tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Vd như thực hiện đúng luật giao thông, văn hoá quan sát khi đi đường và đến nơi giao nhau; không bóp kèn thể hiện thái độ nhận thức

- Tín ngưỡng: là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục tập quán cho cá nhân và cộng đồng.

- Giao tiếp: trao đổi, tiếp xúc với nhau. Vd hát karaoke ảnh hưởng đến người khác, xung đột

- Văn học nghệ thuật: là loại văn bản trong hệ thống chung của văn hoá có chủ đề

Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển văn hoá truyền thống Việt Nam

2.1. Nguồn gốc hình thành

2.1.1. Không gian văn hoá

- Tổng thể các yếu tố địa lý tự nhiên có liên quan đến hoạt động văn hoá của cộng đồng người; họ nhận thức, thích nghi, định danh, khai thác, cải biên hoặc huỷ hoại: làm thế nào để có văn hoá, làm thế nào để có không gian văn hoá. Điều kiện tự nhiên được hiểu như nơi ở như thế nào, nền kinh tế như thế nào để mình hình thành không gian văn hoá đó. vd như: người ta công nhận không gian văn hoá cồng chiên Tây Nguyên là di sản văn hoá vì cồng chiên Tây Nguyên đặt vào không gian văn hoá Tây Nguyên thì nó mới có hồn, có sức sống và có truyền tải tinh thần đến người dân. Cồng chiên Tây Nguyên chỉ phù hợp với không gian núi rừng Tây Nguyên thì nó mới có sức lan toả (ra đô thị thì ồn ào và không còn là không gian nữa). Muốn có không gian thì tìm đến địa lý tự nhiên thì nó mới hình thành được. "có liên quan đến hoạt động văn hoá của cộng đồng người" nghĩa là Người Chăm, Khmer, Tày, Mường ở trong một không gian và tạo được nhiều hình thể văn hoá và sản phẩm văn hoá đó. Cùng là ăn cơm, nhưng mỗi tộc người có một cách ăn cơm khác nhau; mình không đánh giá rằng việc ăn cơm là thể hiện văn minh, nhưng mỗi tộc người ăn cơm khác nhau (có chỗ ăn bốc, ăn thìa...) - tuỳ theo điều kiện tự nhiên và nhận thức của họ mà hình thành không gian văn hoá.

- Yếu tố hợp thành phạm vi địa bàn, vị trí địa lý, địa hình, địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, tài nguyên: Nói đến thổ nhưỡng thì nói đến thổ nhưỡng hình thành hoạt động sản xuất, sinh hoạt văn hoá; ở Nam Bộ thì phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng, tàu, ghe và đi thôi. Chính phương tiện đi lại thuận lợi và điều kiện thổ nhưỡng như vậy nên cư dân biết được nhiều vùng đất mới. Chính thổ nhưỡng đó không bị thay đổi nhiều; chính Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thì đi bộ hoặc đi thuyền => chính điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng như vậy đã làm cư dân cảm thấy gắn kết với những vùng đó hơn, hình thành những nhận thức văn hoá chính là cộng đồng (ý thức cộng đồng, ý thức nơi chôn nhau cắt rốn, ý thức đồng hương đồng khối. Người cùng quê nó quan trọng lắm => thổ nhưỡng hình thành nên tính cách, hình thành nên văn hoá. Không thể tôi là cư dân Tây Bắc mà tôi ăn mặc như người Trung Bộ được => hình thành trang phục, ăn mặc theo văn hoá. Ăn mặc phải phù hợp với khí hậu.

- Sự khác nhau giữa không gian văn hoá và điều kiện địa lý tự nhiên tạo điều kiện hình thành văn hoá: Không gian văn hoá và điều kiện địa lý tự nhiên rất cụ thể, nó là yếu tố hình thành nên nền văn hoá; đồng thời hai yếu tố này còn tương tác lẫn nhau chứ không tách biệt nhau dựa trên cơ sở là đều hình thành ra hệ sinh thái. Để hình thành văn hoá, trước tiên ta xét về mặt không gian văn hoá. Không gian văn hoá được hiểu theo hai khía cạnh: không gian của điều kiện xã hội, không gian của điều kiện địa lý tự nhiên. Địa chất là một khu vực văn hoá (vd khu vực Quảng Ninh) có than dẫn tới hình thành ẩm thực, sinh hoạt. Vùng Trung Bộ là đất Champa hình thành gốm Champa, từ gốm Champa hình thành nét đẹp văn hoá Champa (sản phẩm văn hoá từ gốm mà ra - từ địa chất), ngày xưa những sản phẩm văn hoá Champa đó cũng là những sản phẩm buôn bán.

Về con đường tơ lụa thì phương Tây luôn có nhu cầu mua trầm hương, tơ lụa, kỳ nam; điểm đến của họ là khu vực châu Á. Con đường đi của họ là con đường biển, từ Địa Trung Hải qua Ấn Độ Dương. Thời đó phương tiện vận chuyển bằng đường biển không thuộc loại tốt, không có kỹ thuật cao để đi đến các eo biển xa nên họ chỉ qua eo gần nhất là eo Kra. Thuyền đi tới đó thì đi bộ qua eo Kra (thuyền không thể đi xa bờ mà đi gần bờ, 10 - 12 hải lý). Sau này khi hàng hải tiến bộ, họ dùng eo Malacca để đi => điều đó giải thích vì sao văn hoá Óc Eo ở gần Gò Tháp (chỗ Gò Tháp là cảng biển khi chưa bồi lấp) nên thương nhân đi dọc đến Óc Eo là cảng biển, đi tới cửa biển Đại Chiêm (Quảng Nam) rồi đi tiếp; sau này họ mới chọn Đại Chiêm làm cảng biển để phương Tây buôn bán ở đó rồi quay trở về. Người Trung Quốc (tại Hội An) trở thành những người trung chuyển hàng hoá, sau đó họ đi lên Trung Quốc, Nhật Bản => tiếp giáp với điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm buôn bán của người Chăm để thu hút được các thương nhân (ta mua hết đồ rồi, còn tiền lẻ ta mua vào cái khác) mua đồ gốm, cây kỳ nam và trầm hương là những thứ hương liệu họ cần. Vậy trong văn hoá Champa hình thành cái địa chất, hình thành thông thương và giao lưu buôn bán rất nhiều, từ buôn bán mới đến giao lưu văn hoá để hình thành sản phẩm gốm (sản phẩm văn hoá) đặc trưng của Champa => trở thành văn hoá sử dụng sản phẩm gốm đó, sản phẩm địa chất đó.

=> Chứng minh như thế để khẳng định: văn hoá phổ quát rất nhiều thứ; văn hoá xuất phát từ tình cá nhân và đặc điểm xã hội thông qua yếu tố trên. Rất nhiều khía cạnh để hình thành văn hoá, nhiều yếu tố hình thành văn hoá; hình thành văn hoá thể hiện ở yếu tố nhận thức của con người: đó là nền tảng của văn hoá. Khi nhận thức được thì đó là sản sinh ra văn hoá. Điều kiện tự nhiên, điều kiện không gian quyết định sản phẩm văn hoá.

2.1.2. Các đặc điểm không gian của văn hoá Việt Nam

- Vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở ngã tư của khu vực Đông Nam Á, là giao điểm của các nền văn hoá và văn minh. "Ngã tư" mới di chuyển, gặp gỡ, tiếp nhận giữa các nền văn minh và văn hoá ("trung tâm thu phát văn hoá" - GS Hà Văn Tấn). Việt Nam là giao điểm của các nền văn hoá, văn minh (văn minh bản địa, văn minh hải đảo). VN thì phía bắc giáp TQ, phía tây giáp Lào và Campuchia; ngoài xa là quần đảo Philippines cùng nhiều hải đảo. Do ở trung tâm của Đông Nam nên Việt Nam trở thành nơi giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hoá của vùng Đông Nam Á. Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, hệ sinh thái dồi dào để hình thành nền văn hoá đa dạng.

- Địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng châu thổ, đồng bằng duyên hải và vùng biển; chiếm 3/4 diện tích là đồi núi, đường biên giới đất liền 3.730 km, bờ biển dài 3.260 km, vùng biển 1 triệu km vuông. Đồng bằng duyên hải là "đồng bằng Tuy Hoà" (đồng bằng Thanh - Nghệ ở Bắc Trung Bộ) nơi xưa kia Nguyễn Hoàng cử tướng Lương Văn Chánh vào đánh chiếm Tuy Hoà (1578), cái "bao tử" của người Chăm và cho lưu dân Việt vào đó sinh sống; hơn 30 năm sau thì tích hợp vào lãnh thổ Đàng Trong; hiện nay sản lượng của đồng bằng Tuy Hoà vẫn cao. Địa hình đồng bằng có sông ngòi phục vụ cho văn hoá ẩm thực (các món đặc sản theo vùng miền), lễ hội đua ghe ngo của Ok Om Bok; địa hình rừng núi thì có các phong tục đâm trâu cúng Giàng (trời), lễ hội cầu mùa (Lồng Tồng của người Tày). 3/4 diện tích là đồi núi, đường biên giới, đường biển

- Khí hậu: nhiệt đời ẩm gió mùa, lượng mưa cao (1.500 - 2.000 mm), tương ứng với thời kỳ gió mùa đông bắc và gió mùa đồng nam. "đông bắc" thì gọi là gió bấc, "đông nam" thì gọi là gió nồm hình thành nên hình thái khí hậu. VN thuộc Đông Nam Á lục địa, giáp Biển Đông và khu vực bán cầu Bắc (trên xích đạo) tạo ra hai mùa gió hằng năm để tạo ra hai mùa khô và mưa. Ở cả hai mùa khô và mưa thì rõ rệt nhất ở miền Nam và chưa rõ ở miền Bắc, nhiệt độ trung bình trên 20 độ C. Cấu trúc núi Bạch Mã tạo ra sự khác biệt giữa khí hậu hai mùa, khí hậu bốn mùa. Chúa Nguyễn Hoàng khi vào Nam đã cho khảo sát dãy Bạch Mã và định vị, nhưng ông không chọn Phú Xuân (dãy Bạch Mã hiểm trở, riêng hai đoạn thượng nguồn của sông Hương có tới 100 cái ghềnh) => ông nhìn thấy cấu trúc địa hình của Bạch Mã nhưng không chọn Phú Xuân làm kinh đô mà chọn Ái Tử (Quảng Trị) làm đô thành ban đầu.

- Sinh thái: động thực vật rất đa dạng, thay đổi theo mùa, phân hoá theo độ cao, tạo thành các vành đai nhiệt đời và cả ôn đới. Có 7 phân khu địa lý. Động thực vật của VN đa dạng tạo nên văn hoá ẩm thực. Có 7 phân khu địa lý: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (có khi gộp chung là Nam Bộ)

2.1.3. Tác động giữa điều kiện địa lý tự nhiên với văn hoá: có tác động hai chiều

+ điều kiện tự nhiên cung cấp các điều kiện sinh tồn mà các nền văn hoá có thể khai thác, lợi dụng, đồng thời đặt ra những hiểm hoạ, thách thức mà các nền văn hoá phải tìm cách thích nghi, phòng tránh, chế ngự: văn hoá dựa trên điều kiện tự nhiên để tồn tại như ruộng bậc thang phù hợp với điều kiện tự nhiên Tây Bắc (đồng bằng không phù hợp). Muốn phù hợp với điều kiện tự nhiên thì phải đấu tranh với nó (phải làm sao để duy trì được nó) - tạo nguồn nước thì Champa rất giỏi (xe guồng nước). Việt Nam học tập cái "ruộng bậc thang" từ Champa để đưa vào sinh hoạt, khai thác kinh tế.

+ quá trình nhận thức, phân loại, định danh, khai thác, cải biên con người để biến tự nhiên thành văn hoá; biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên thành hệ sinh thái nhân văn: sông ngòi ở đồng bằng Tây Nam Bộ, tạo ra văn hoá ẩm thực (nước mắm). Nước mắm từ Phan Thiết trở vào rất ngon (biển đổi gió thì cá tạp dạt vào bờ, những người phụ nữ đánh cá gần bờ đã lấy hết cá tạp này về làm mắm; cá đó thuộc dạng "cá tự tử") - nước mắm trở thành sản phẩm, các hình thức ẩm thực. Phương tiện đi lại cũng đặc biệt: đi ngựa ở vùng đồi núi, đi thuyền ở đồng bằng => điều kiện tự nhiên sản sinh ra sản phẩm văn hoá phù hợp. Ở đảo Lý Sơn có lễ khao lề, đua thuyền trên biển (biến tự nhiên thành văn hoá). Cũng một sản phẩm, loại hình văn hoá đó nhưng tuỳ theo mỗi địa phương mà nó có những hình thức truyền tải khác nhau.

+ điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến cách thức mưu sinh, ẩm thực, phục sức, cư trú, giao thông, cách tổ chức cuộc sống, lối tư duy, thái độ ứng xử, hình thành tâm lý, tính cách dân cư, địa phương, dân tộc: văn hoá chỉ có tính tương đối. Người Chăm cũng mặc áo dạng như áo bà ba Nam Bộ vậy, áo xá xẩu của người Hoa cũng tương tự nên chiếc áo bà ba là chiếc áo tiếp biến văn hoá. Tiếp biến là sự thay đổi, sự phát triển của văn hoá có đúng - sai nhưng hình dạng của nó cho ta thấy được phù hợp với ngôn ngữ; dân tộc nào sử dụng nó và tiếp tục bảo tồn nó dù cho có bị xuống cấp, có tiếp biến của những nền văn hoá, những trang phục khác.

2.1.4. Bản sắc văn hoá

- Bản sắc văn hoá là những nét văn hoá riêng làm thành hệ giá trị được một dân tộc chấp nhận, được xem như phù hợp và thích hợp, được đưa vào vận hành nhằm thoả mãn nhu cầu sống và phát triển của dân tộc mình

- Trong bản sắc dân tộc chứa đựng tính nhân loại, tính khu vực, tính tộc người

- Bản sắc văn hoá dân tộc là hệ thống các giá trị Việt mà các dân tộc chấp nhận

- Bản sắc văn hoá dân tộc cũng thay đổi.

văn hoá với môi trường tự nhiên, văn hoá với môi trường xã hội.

2.2. Tiến trình lịch sử văn hoá

a. Các yếu tố hình thành tiến trình lịch sử văn hoá

- Quá trình phát triển của văn hoá, bao gồm các hoạt động văn hoá, tiếp biến, biến đổi văn hoá trong lịch sử tộc người, quốc gia

- Văn hoá từ bước tiến khởi đầu đơn giản thành những nền văn hoá phức tạp

- Tiến trình văn hoá có thể bao gồm nhiều giai đoạn văn hoá có nội dung khác biệt với các giai đoạn trước và sau đó. Các giai đoạn này dựa trên tình hình chính trị, xã hội

- Các biến cố chính trị, các cuộc chiến tranh thường là dẫn đến sự chuyển đổi văn hoá sang một giai đoạn khác.

b. Các giai đoạn lịch sử văn hoá: phân kỳ theo thời kỳ lịch sử và không gian văn hoá; sự phân chia mang tính phổ quát hơn

+ Giai đoạn hình thành văn hoá Việt - Mường (thiên niên kỷ II TCN - thế kỷ I): sự tiếp xúc nhóm Môn-Khmer và Tày-Thái, văn hoá Phùng Nguyên. Đó là thời kỳ hình thành cơ sở văn hoá, chủ động xây dựng nền văn hoá

+ Giai đoạn Hán hoá (thế kỷ I - đầu thế kỷ X): quân Hán thôn tính nước của Triệu Đà, Hán đánh bại nghĩa quân Hai Bà Trưng và đẩy mạnh đồng hoá cư dân Âu Lạc. "Hán hoá" này là tiếp biến văn hoá giữa người Việt với người Hán. Từ nền tảng văn hoá bản địa (nội sinh - tiền sơ sử). Vì ta đã qua một giai đoạn bản địa hoá nền văn hoá ngoại sinh để hình thành nền tảng văn hoá rồi, sử dụng những thành tựu thời tiền - sơ sử để xây dựng nền tảng văn hoá riêng biệt cho người Việt.

+ Giai đoạn phong kiến hoá (thế kỷ X - cuối thế kỷ XIX): Ngô vương giành lại quyền tự chủ, vua Lý dựng Văn miếu và đẩy mạnh tiếp thu Nho giáo. Sang giai đoạn mới thì những thành tựu văn hoá trước đó vẫn được giữ lại trong tiềm thức cư dân rồi thì ta phát triển. Trong các thời kỳ phong kiến luôn có đấu tranh để loại bỏ các ảnh hưởng văn hoá, nhưng văn hoá Nho học đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt rồi, nên đấu tranh nhằm hình thành nền văn hoá đặc biệt hơn. Trong giai đoạn này, ta chủ động tiếp biến cho phù hợp với giai đoạn mới.

+ Giai đoạn hiện đại mới (thế kỷ XX đến nay): văn hoá Việt đang tiếp tục phát triển sau thế kỷ XIX, triều đình Huế ký hiệp ước 1884, phong trào Đông Du giúp văn hoá Việt theo quỹ đạo phương Tây, sang giai đoạn tiếp biến với văn hoá phương Tây. Hai chí sĩ họ Phan đấu tranh liên tục để rời khỏi văn hoá Nho học, tạo tiền đề cho Bác Hồ chuyển hẳn sang Tây học. Từ 15 năm trở lại đây, người ta đánh giá cao Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh vì ngay từ đầu, hai chí sĩ không lấy nền tảng Nho học này nhằm chuyển biến tư tưởng của người Việt, thay đổi rất lớn đến nhận thức và nhân sinh quan của người Việt.

2.3. Đặc điểm của văn hoá Việt Nam

2.3.1. Chủ thể của văn hoá Việt Nam

- Chủ thể văn hoá:

+ Là những tộc người, cộng đồng cư trú, trong một không gian văn hoá, có hoạt động, có truyền thống góp phần làm nên các đặc trưng văn hoá của không gian ấy. Từ tộc người hình thành nên cộng đồng cư trú; cộng đồng cư trú tạo nên không gian văn hoá. Trong không gian văn hoá có các hoạt động, từ các hoạt động sẽ khiến đặc trưng văn hoá nổi bật lên trong không gian ấy. Từ con người hình thành nên văn hoá, nhưng trong văn hoá ấy phải có hoạt động của tộc người mới hình thành những đặc trưng văn hoá đó. Có con người, có sự cư trú ổn định thì tạo nên không gian và tạo ra sản phẩm văn hoá, góp phần hình thành nên nền văn hoá.

+ Các thuộc tính bao gồm: thành phần tộc người, ngôn ngữ, giai cấp, tầng lớp xã hội, học vấn, nghề nghiệp, truyền thống văn hoá, ý thức hệ, thế giới quan, nhân sinh quan, tâm lý, tính cách, lối sống, đạo đức. Nghề nghiệp tạo nên đặc trưng văn hoá riêng, vd ở miền Trung đa số là đánh bắt thuỷ hải sản nên hình thành lên nền văn hoá phù hợp với nghề đó (lý kéo chài, hò bá cập, hò bả trạo...); miền Nam cũng văn hoá sông nước nhẹ nhàng nên cái hò của miền Nam rất khác; miền Trung mưa to, mưa vồn vã nên âm nhạc phải khác; cho nên mỗi vùng miền góp phần hình thành một sản phẩm văn hoá.

+ Chủ nhân văn hoá: là người giữ quyền sở hữu và định đoạt di sản văn hoá, nhưng có thể tham gia hoặc không tham gia trực tiếp vào các hoạt động văn hoá. Chủ thể văn hoá có thể thay đổi, biến đổi các sản phẩm văn hoá cho phù hợp với tình hình mới.

- Kết cấu tộc người:

+ 54 tộc người, 5 ngữ hệ

+ Ngữ hệ Nam Á (25), ngữ hệ Thái-Kadai (12), Hmong-Yao (3), Nam Đảo (5), Hán-Tạng (9). 5 ngữ hệ chia đều cho 54 tộc người; nhưng trong một số tài liệu ghi là 75 tộc người, nhưng xác định đúng và chính xác phải là 54 tộc người, 5 ngữ hệ.

+ Do biến động lịch sử và tiếp xúc văn hoá nên các tộc người ở Việt Nam không còn giữ được bộ mặt nguyên vẹn ban đầu. Nhiều tộc người bị xé lẻ và pha trộn với các tộc người khác, hoặc suy thoái, hoặc tiêu diệt. Các tộc người thay đổi, biến động và thay đổi cho phù hợp.

+ Ngôn ngữ của nhiều tộc người hiện đại không thuần chất mà có tính chất hỗn hợp. Vd người Cao Lan dùng tiếng Choang (Tày - Quảng Tây), Sán Chỉ dùng tiếng Quảng Đông... Ngôn ngữ của người Chăm không thuần nhất, sau này họ dùng thêm tiếng Edeh, tiếng Churu vào trong ngôn ngữ Chăm nên ngôn ngữ Chăm bị biến thể, có một số ngôn ngữ bị ảnh hưởng của ngữ hệ khác như người người Cao Lan dùng ngữ hệ Choang (Tày - Quảng Tây), Sán Chỉ dùng ngữ hệ của tiếng Quảng Đông nên ngữ hệ của các các dân tộc phía Bắc Bộ đa phần giống Quảng Đông và Quảng Tây vì họ tiếp cận với văn hoá gần hơn nên họ bị biến thể

- Vai trò của chủ thể văn hoá Việt Nam của người Việt:

+ Người Việt chiếm 85,7% dân số, nên tộc Việt là chủ thể văn hoá chính của toàn bộ không gian văn hoá Việt Nam

+ 14,3% dân số còn lại là các tộc thiểu số, trừ 3 tộc người Chăm - Hoa - Khmer, thì các tộc người còn lại đều có địa bàn cư trú chính là vùng núi và cao nguyên.

+ Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, nên văn hoá Việt Nam là văn hoá đa tộc người

+ Văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng. Tính đa dạng và đa vùng của văn hoá Việt Nam do sự đa dạng về văn hoá tộc người và về điều kiện địa lý tự nhiên mà tộc Việt là trung tâm

=> Các dân tộc còn lại không thể mở rộng, chèn ép vì văn hoá của tộc Việt chiếm đa số. Chủ thể văn hoá Việt Nam là chủ thể văn hoá của tộc người Việt chiếm ưu thế trong tỉ suất dân số (trên 85%) cho đến tầm ảnh hưởng của người Việt ra ngoài như thế nào.

2.3.2. Sự khác nhau giữa văn hoá Trung Hoa với Việt Nam

- Văn hoá Trung Hoa có năm nền văn hoá: Tây Nam, Tây Bắc, Hoa Nam (Đông Nam Á), biển Hoa Nam, Hoàng Hà. Nếu Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa thì Việt Nam chịu ảnh hưởng của một nhánh trong số 5 nhánh của văn hoá Trung Hoa, đó là văn hoá Hoàng Hà.

- Tiếp thu chữ viết và viết chữ, tạo ra nghệ thuật. Học sáu môn lễ, nhạc, xạ, ngự, thơ, số. Tiếp thu Tống Nho với cơ sở là trường phái, chú giải, bào chế, rập khuôn theo quy chế triều đình. Thực ra riêng môn viết chữ là Việt Nam có bốn loại chữ viết với cách viết khác nhau, có một loại dạng chữ viết hiện đại gọi là "giản thể". Chữ viết không phải đơn thuần để truyền tải kiến thức mà nó còn trở thành một môn nghệ thuật; người viết dùng 3 ngón tay cầm bút nhưng không được cho ai lấy cây bút từ ba ngón tay đó (đầu tiên là 1 tháng ngồi "vận" để toàn lực tập trung vào cánh tay, 1 tháng tiếp theo tập cầm cây bút 3 ngón; nên khi đặt bút viết là cả nghệ thuật - vì bản thân chữ Hán là tượng hình, chữ đẹp nên viết chữ Hán là cả nghệ thuật văn hoá, cả tâm hồn. Học chữ Hán là học cả về văn hoá và nghệ thuật). Chữ Hán của người Việt học của Trung Hoa rất thô kệch vì mình không học được cái hồn, cái nghệ thuật trong chữ viết Hán đâu. Người học giỏi là học 6 môn, Việt Nam là giữa chừng (đúng với người trí thức Trung Hoa là nhạc, nên các cụ ngày xưa muốn đạt "bậc thức giả" thì phải học nhiều môn; viết chữ phải có đàn). GS Trần Văn Khê nói người Việt học chưa có tới bậc cao thâm văn hoá Trung Hoa. Văn hoá Việt sau này "hơi cộng đồng" một chút thôi, nhưng mình đâu có học những trường phái cao siêu đó, nhiều trường phái khác nhau mình chưa học được.

- Mối quan hệ giữa cái vô và cái hữu. Trong Cao Đài thì "vô rồi đến hữu". Trong lịch sử Việt có "sự tích cây gạo" nói về Lê Long Đĩnh và Lý Công Uẩn bị sét đánh lộ ra câu "Thập bát tử thành" (cái hữu là nhìn thấy, cái vô là không nhìn thấy), nhưng người Hoa viết chữ có nét có nét không, viết chữ để nhận thức cái "vô", cái "hữu" đó và từ chữ viết bước sang tôn giáo, đâu là cái hữu hình và đâu là cái vô hình. Nhận thức cái "thấy" và cái "không thấy", cái "không thấy" chính là cái "thấy". Cái "thấy" và cái "không thấy" rất thiêng liêng; nhưng cái "không thấy" rất thiêng liêng và quyền lực rất lớn và niềm tin vào cái đó ghê gớm hơn. Hiện nay giáo dục tư tưởng là quan trọng hơn, nó chuyển hoá nhận thức thành "những gì thấy được". Chính những người buôn lậu, họ bị thoái hoá bản chất, phản động cung cấp thông tin - vậy cái "không thấy" là cái thiêng liêng, nhưng đồng thời là cái nguy hiểm nhất. "hữu vô" thể hiện được cái tôn giáo và cái "có" cái "không" trong văn hoá.

- Người văn hoá phải biết cả nhạc - hoạ, biết thưởng thức "hội hoạ pháp thuật" -> sự hài hoà, hoà nhập vào vũ trụ, và đối tượng là vương công giàu có. Con người văn hoá phải biết đủ thứ. "Biết" ở đây là biết thưởng thức, cho nên văn hoá này thể hiện hoà hợp. Đa số văn hoá này thể hiện đẳng cấp, tầng lớp; văn hoá Trung Hoa thuộc về đối tượng là những vương công giàu có

- Trong ẩm thực tên được cầu kỳ, món ăn càng làm mất mùi của vật được nấu là càng có tài năng. Việt Nam ăn vịt không nghe mùi vịt, ăn gà không nghe mùi gà; nấu nấm mèo không nghe mùi nấm mèo. Người Trung Hoa làm món ăn không có mùi, những vị của món ăn vẫn còn. Ăn vịt Bắc Kinh không nghe mùi thịt vịt, nhưng vị thì xuống tận yết hầu; tinh tế của vịt quay Bắc Kinh là cái da của nó gói trong một cái lát - họ chế biến miếng da vịt bị mất mùi (da vịt mùi rất hôi) luôn mà nó béo, thơm... Cầm khúc măng lên thì ăn không nghe mùi măng. Ẩm thực mỗi nơi mỗi khác, ăn phải tinh tế và nhẹ nhàng để thưởng thức.

- Văn hoá Trung Hoa thích đi ngược cái nhìn của loài người. Dài thì muốn dài hơn mọi nơi, rộng thì muốn rộng hơn mọi nơi. Di Hoà Viên, tượng Phật to hơn các nước khác, bài thơ khắc trên núi... như vậy mới là đẳng cấp. Văn hoá Trung Hoa rất tinh tế và cao siêu, chiêm nghiệm lắm. Việt Nam chưa chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá Trung Hoa, ảnh hưởng chỉ một phần văn hoá Trung Hoa mà thôi. Tết Trung thu ở Trung Quốc làm nhiều lễ như thên thao, ăn mừng, kỷ niệm; ở Việt Nam chỉ có "rước đèn đi chơi", rất dân dã.

2.3.3. Nhận diện tinh thần yêu nước: gồm có chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc

Hai chủ nghĩa này giống cái "bập bênh", cái cân (dùng biểu tượng để diễn đạt về chủ nghĩa yêu nước). Ai nói "chủ nghĩa dân tộc là trên hết" thì mình sẽ bảo "học lại nguồn gốc dân tộc", tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa dân tộc là như thế. Chủ nghĩa dân tộc có hai mặt: hội nghị TW Đảng tháng 10/1930, Nguyễn Ái Quốc không còn vai trò và Người bị mang danh "Người mang chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi" - Người nói đúng, vì Việt Nam chưa có kinh nghiệm, chưa thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam chưa có thành tựu gì mà tại sao phải gánh luôn cách mạng Lào và Campuchia ? (Người làm sai ý Quốc tế III, nên phải đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương)

* Chủ nghĩa dân tộc:

- Xuất hiện từ thế kỷ XVIII, đặc biệt là ở cách mạng tư sản Pháp

- Đấu tranh cho quyền lợi dòng tộc: cho một Tổ quốc, một quốc gia

- Tạo ra một sức mạnh dân tộc để chinh phục các dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc lớn đến mức đi xâm lược, coi dân tộc mình là bản thể, là lớn nên phải đi chinh phục các dân tộc khác

* Chủ nghĩa yêu nước:

- Là sáng tạo độc lập của văn hoá Việt Nam dựa trên các yếu tố: đoàn kết toàn dân, chiến đấu vì bất đắc dĩ, đánh và đàm. Tôi chiến đấu vì buộc phải chiến đấu (Toàn quốc kháng chiến thì lúc đầu ta nhân nhượng, nhưng về sau buộc phải kháng chiến). Chủ nghĩa yêu nước mang tính tổ chức.

- Là nhân danh lương tri của thời đại; không lấy bạo lực làm then chốt mà lấy chính nghĩa làm động lực.

- Không nhằm mục đích kinh tế, phát triển bờ cõi mà phải luôn tự lực cánh sinh

=> Trong văn hoá Việt Nam chỉ có chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước được hình thành nếu xét theo tiến trình văn hoá là "tinh thần yêu nước", nói đến truyền thống và hiện đại thì được gọi là "chủ nghĩa yêu nước". Chủ nghĩa yêu nước được chứng minh từ thời xưa rồi. Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm thì nhân dân Gia Định ủng hộ Tây Sơn đánh bại giặc (độc lập dân tộc trên hết, chủ nghĩa dân tộc trên hết), xong việc thì nhân dân quay về ủng hộ Nguyễn Ánh (đọc thêm "Nội chiến Tây Sơn" của Tạ Chí Đại Trường) nên ta nói là tinh thần yêu nước là "đặc sản của văn hoá truyền thống Việt Nam". Vụ khủng bố ở Mỹ 11/9 thì lòng yêu nước mới khơi gợi lại. Đã là "chủ nghĩa" thì xuyên suốt trong lịch sử quốc gia.

2.3.4. Điểm yếu của văn hoá làng - nước. Thức nhận thương nghiệp

* Nhược điểm của văn hoá làng - nước

- Nền kinh tế bị bó hẹp

- Quan niệm trong một mối quan hệ xã hội đơn thuần

- Tự túc và không thúc đẩy xã hội phát triển

* Ưu điểm của thương nghiệp

- Thực chất là thúc đẩy kinh tế của thương nhân. Thương nghiệp tạo mối quan hệ điều tiết thông thương, phát triển của xã hội. Khi thương nghiệp phát triển cũng thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển thêm; sau này khi công nghệ vào cũng thúc đẩy thương nghiệp phát triển; vì buôn bán trao đổi hàng hoá phải có các ngành nghề, có thương nghiệp mới thúc đẩy buôn bán phát triển. Thương nghiệp thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển - được "thức nhận" chính là trung gian, trao đổi buôn bán đó

- Thương nghiệp tạo ra các mối quan hệ, tìm kiếm thông tin, thích nghi và đối phó

- Sự phát triển của giá trị tiền tệ; giúp lưu thông tiền tệ và giúp điều tiết thông thương; đồng thời phát triển thành ấp và đô thị.

- Đòi hỏi tính trung thực, khách quan và đạo đức. Hạn chế của văn hoá làng xã làm hạn chế thương nghiệp phát triển, nhưng phải nhận thức rằng thương nghiệp phát triển giúp hình thành các cảng thị

2.3.5. Cộng đồng và ý thức cộng đồng

* Cộng đồng

- Là tập hợp của một số đông người

- Mỗi công đồng phải có một bản sắc, bản thể riêng

- Thành viên cộng đồng có sự gắn kết

- Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí riêng để phân biệt và ứng xử

* Phân loại cộng đồng

- Địa lý, địa vực

- Bản sắc văn hoá

- Tổ chức

* Ý thức cộng đồng

- Nhận thức và sứ mạng, mục tiêu

- Lời ích, giải quyết hài hoà giữa cá nhân và tập thể

- Cơ chế quản lý, sử dụng, phân phối và chia sẻ

- Đương đầu với mọi thách thức, giải quyết khó khăn

- Giữ gìn uy tín, hình ảnh và nguyên tắc của cộng đồng

- Xây dựng và giữ gìn tình cảm, cùng nhau tạo nên giá trị văn hoá

=> Các đặc điểm của văn hoá Việt Nam:

+ Văn hoá Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo với một chính quyền trung ương phải dựa trên một biển làng xã; từ đó tạo nên phương châm làng nhỏ, chu đáo, cẩn thận.

+ Văn hoá Việt Nam là một văn hoá khiêm tốn, mộc mạc, không có cái gì cực đoan và có cá tính. Văn hoá Việt Nam không tìm cái khinh người như văn hoá phương Tây, phi thường nhưng rất bình thường và gần gũi

+ Lựa chọn trong văn hoá Việt Nam là chọn cái phù hợp với cơ chế làng xã với một triều đình trung ương không xa hoa, cầu kỳ. Văn hoá được lựa chọn cái phù hợp để phục vụ cho đời sống, phục vụ một phần cho triều đình. Triều đình không cần quá cầu kỳ, cố gắng một phần cho phù hợp; vì là nước nhỏ nên văn hoá gắn liền với đời sống tinh thần.

+ Văn hoá Việt Nam không hoành tráng, nhưng nó gắn bó với ham muốn và hạnh phúc của người lao động, phục vụ người lao động. Văn hoá Việt không hoành tráng nhưng rất thực tế và nó không phải phục vụ cho đối tượng văn hoá là những vương công giàu có; chia tầng trong xã hội nhưng không khắc khe và khắc nghiệt như các văn hoá khác.

Chương 3: Cộng đồng văn hoá Việt Nam

3.1. So sánh cách phân loại diễn trình văn hoá Việt Nam

3.1.1. Diễn trình văn hoá của các nhà nghiên cứu trước đây

GS Trần Quốc Vượng chia thành:

+ thời tiền sử và sơ sử: là nền văn hoá phát triển trên cơ sở những sinh hoạt bản địa cộng sinh với những tác động bị động từ văn hoá bên ngoài

+ thiên niên kỷ đầu công nguyên: giai đoạn phát triển độc lập của ba nền văn hoá là văn hoá châu thổ sông Hồng, văn hoá Champa và văn hoá Óc Eo để tạo ra những nét khác biệt, đặc thù và phù hợp với lịch sử tộc người, có sự giao lưu và tiếp xúc ngoại sinh.

+ thời tự chủ: là thòi kỳ đặc biệt, cố gắng tách khỏi văn hoá Hán và sáng tạo ra thành tố văn hoá mới đặc trưng Việt Nam.

+ từ 1858 đến 1945: là giai đoạn vừa đầu tranh vừa tiếp thu để phát triển nét văn hoá dung hợp, có tính đa dạng tạo nên bản lĩnh văn hoá.

+ từ 1945 đến nay: là giai đoạn phát triển văn hoá với nhiều điều kiện phức tạp để tạo nên đa dạng văn hoá, nhưng chưa hoàn thiện để phù hợp với tính thời đại.

3.1.2. Cách phân loại mới

a. Quan niệm: việc phân kỳ lịch sử văn hoá có liên quan nhưng không đồng nhất với phân kỳ lịch sử tộc người, quốc gia; có nghĩa là phân kỳ này mang tính chủ động và biệt lập hơn. Nó sẽ có một hai giai đoạn đi chung về mặt văn hoá, lịch sử; nhưng đến một giai đoạn thì nó lại không đi chung với phân kỳ lịch sử văn hoá nữa

b. Tiêu chí:

- Những sự kiện, biến cố lớn về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội diễn ra trong lịch sử dân tộc. Nhưng sự kiện và biến cố đó là những gợi ý cho việc xác định các cột mốc phân kỳ lịch sử văn hoá dân tộc chuyển sang một giai đoạn mới, hoặc hình thành một nền văn hoá mới. Những sự kiện, biến cố lớn về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc; sự thay đổi và biến chuyển của một giai đoạn lịch sử thì kéo theo chuyển biến về giai đoạn văn hoá - giữ một phần trên cơ sở lịch sử để hình thành nền nền văn hoá mới (tiêu chí này thì vẫn giữ quan điểm cũ).

- Sự biến đổi về lượng và chất của nền văn hoá dân tộc do các hoạt động thích nghi, sáng tạo văn hoá và tiếp biến văn hoá. Sự biến đổi này thường diễn ra như là hệ quả của một sự kiện, biến cố trong lịch sử dân tộc, làm hình thành một giai đoạn văn hoá mới, hoặc một nền văn hoá mới. Sự biến đổi về hệ quả của chất và lượng của văn hoá dân tộc do biến chuyển xã hội thích nghi thế nào, sáng tạo ra sao; trong quá trình phát triển nó tiếp biến như thế nào, làm thay đổi, biến đổi tạo nên các đặc trưng văn hoá; hệ quả và biến cố của sự kiện lịch sử dân tộc góp phần hình thành nền văn hoá mới. Đây không phải là sự phân kỳ theo thông sử bình thường mà phân kỳ dựa theo biến chuyển của xã hội; biến chuyển đó nhìn nhận theo văn hoá thì điều này sẽ thấy ở phân kỳ mới - nhất là phân kỳ theo giai đoạn từ khi Pháp vào.

c. Phân thành bốn giai đoạn:

+ Giai đoạn hình thành văn hoá Việt - Mường (thiên niên kỷ II - thế kỷ I): là thời kỳ tiếp xúc của hai nhóm Môn - Khmer và Tày - Thái, và sự ra đời của văn hoá Phùng Nguyên. Giai đoạn hình thành văn hoá Việt - Mường là giai đoạn có sự dịch chuyển của hai nhóm tộc người trên để tạo ra nền văn hoá; sự hình thành văn hoá Phùng Nguyên là sự tích hợp của văn hoá phía tây, văn hoá từ phía nam ngược lên để tạo nền sự giao thoa giữa Môn - Khmer và Tày - Thái, hình thành nền văn hoá Việt - Mường. Gọi là "Việt - Mường" nhằm nhấn mạnh tính chủ thể ở lưu vực sông Đà là thuộc tộc Việt nên họ đón nhận các luồng văn hoá từ phía tây sang để tạo nên văn hoá Việt - Mường; từ văn hoá Việt - Mường là nguồn gốc cho dân tộc Việt hiện nay (truyền thuyết Cẩu chủa cheng vùa của người Tày giống truyền thuyết An Dương Vương) nên từ sự giao thoa tộc người đó, từ những tộc ít người đó tập hợp lại, lấy tộc Việt làm chủ thể để hình thành văn hoá Việt - Mường. Vậy văn hoá Việt - Mường được hình thành trên cơ sở các tộc người sống dọc sông Đà vào trung tâm đất nước, từ đó người Việt làm chủ thể của đất nước.

+ Giai đoạn Hán hoá (thế kỷ I - X): là thời kỳ nhà Hán thôn tính quốc gia của Triệu Đà và sau đó đánh bại nghĩa quân Hai Bà Trưng, đẩy mạnh đồng hoá cư dân Âu Lạc. "Hán hoá" thì người Hán muốn đồng hoá, nhưng nền tảng văn hoá làng xã Việt cổ rất mạnh và người Hán không chạm được đến văn hoá làng, làng là cái cội rễ và gốc rễ của văn hoá Việt nên không đồng hoá được. Văn hoá Hán vẫn có tác động lớn, vì trong chính sách quản lý thì họ đều đưa ý đồ "Hán hoá" vào - người Hán rất chủ động, nhưng không thể tiêu diệt được. Văn hoá Hán đồng hoá làm biến đổi xã hội Việt Nam rõ nét, nhưng không làm thay đổi về "chất" của nền văn hoá người Việt.

+ Giai đoạn phong kiến hoá (thế kỷ X - cuối thế kỷ XIX): bắt đầu khi Ngô Quyền giành được nền độc lập và sự kiện vua Lý dựng Văn Miếu, lập Quốc tử giám. Cư dân Việt chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán, chứ không phải chịu tác động từ văn hoá Hán và phong kiến Việt có hình thái khác với phong kiến Hán. Trong thời kỳ Hán hoá, rất nhiều tôn giáo được du nhập vào Việt Nam nhưng người Việt chọn Phật giáo và Đạo giáo để làm "cứu tinh" của mình; người Việt đã cảm nhận phù hợp với văn hoá Trung Hoa, còn Thái Lan, Campuchia thì họ cảm nhận là phù hợp với văn hoá Ấn Độ; nên người Việt chọn Nho học trên nền tảng đã có từ thế kỷ I - mình chọn văn hoá Trung Hoa thông qua hệ tư tưởng Nho học. Nho học chi phối trong giai đoạn phong kiến hoá; mình đấu tranh chống lại sự áp đặt nhưng mình vẫn giữ lại hệ tư tưởng đó vì nó phù hợp với cư dân lúa nước, thuận lợi về mặt điều kiện địa lý, phù hợp về mặt thời gian - thời gian quá dài để người Hán đưa văn hoá vào, người Việt tiếp cận văn hoá Hán lâu quá nên nó thấm nhuần trong tư tưởng của con người Việt; thực sự Nho học cũng là một thước đo tâm lý xã hội để người Việt chấp nhận nó. Có hẳn một sự lựa chọn: trong nhân dân Việt họ chọn Phật và Đạo giáo; nhưng giai cấp thống trị dùng Nho học như một luân lý xã hội, trật tự xã hội và trở thành quan điểm, chủ trương của triều đình; nên Nho học là sự lựa chọn của tầng lớp trên, khi họ quản lý xã hội thì họ áp đặt (chính quyền đô hộ chọn Nho học để áp đặt, thống trị nhân dân ta); đến thời độc lập thì chính quyền phong kiến dùng Nho học để ổn định xã hội; khi phong kiến tự chủ hùng mạnh thì người dân cảm nhận thấy Nho học rất phù hợp với xã hội nên họ giữ lại bằng sự kiện vua Lý dựng Văn Miếu (1070), nên Nho học phát triển và tồn tại ở Việt Nam.

+ Giai đoạn hiện đại hoá (đầu thế kỷ XX đến nay): tính từ sau hoà ước 1883, phong trào Đông Du 1905 - 1908 để tách Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Hán hoá chuyển sang quỹ đạo tiếp biến văn hoá phương Tây. Nền văn hoá Việt hiện đại vừa tiếp thu, vừa đấu tranh bài trừ văn hoá phương Tây, vừa tiếp biến để phù hợp với đời sống văn hoá của người Việt. Văn hoá hiện đại là muôn hình vạn trạng với nhiều cách hiểu khác nhau, tuỳ theo lĩnh vực mà mình học tập và tiếp thu - tiếp thu văn hoá mới trên nền tảng văn hoá làng xã cũ vẫn còn tồn tại; vừa đấu tranh và vừa tiếp thu, nhưng không lãnh cảm với nó (một số nước vẫn bài trừ, dân không theo). Văn hoá Việt tiếp thu nhanh chóng, nhưng vừa tiếp thu vừa đấu tranh vừa bảo tồn - đó chính là quỹ đạo tiếp biến văn hoá; văn hoá Việt tiếp biến rất nhiều. Giáo dục thì Việt Nam loại bỏ Nho học "tầm chương trích cú", tiếp cận văn hoá mới với lối học khác xa hoàn toàn cách học cũ

3.2. Tính đa dạng và đặc sắc của văn hoá Việt Nam

- Truyền thống dùng văn hoá để chống lại bạo lực, lấy chính nghĩa để chống hung tàn: "dùng văn hoá để chống lại bạo lực" tức là dùng thơ văn (bài thơ Nam quốc sơn hà trong kháng quân Tống) để chống bạo lực; "lấy chính nghĩa để chống hung tàn" thì ở Tây Sơn chống nhau với Nguyễn Ánh và mỗi bên đều có chính nghĩa cũa riêng mình, khi quân Xiêm và Thanh xâm lược thì nghĩa quân Tây Sơn đã chọn cái "chính nghĩa" đó là bảo vệ độc lập Tổ quốc, không để mất nước và không để giặc ngoại xâm khi xâm lược; tất cả người dân quây tụ cái "nhân nghĩa" đó để chống xâm lược. Các vị vua "hôn quân, vô đạo" như Nhật Lễ thời Trần, Nghi Dân thời Lê sơ cho thấy nhân dân và các tầng lớp trên đã dùng "chính nghĩa" để đối diện với "hung tàn".

- Truyền thống ham học hỏi và học giỏi: hiện nay có nhiều người học rất giỏi, có cả du học và người Việt học vượt hơn nhiều so với các dân tộc khác, trừ người Do Thái.

- Sự đoàn kết của dân tộc ít người với dân tộc chủ đạo: trong suốt cuộc đấu tranh của mình, kể từ thời Lý Thường Kiệt đánh Tống thì cũng có đoàn kết với các dân tộc ít người như Thân Cảnh Phúc, Tông Đản; cả về sau này có anh hùng Núp - họ cùng sát cánh với dân tộc chủ đạo, khác với Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar là các dân tộc ít người không có sát cánh với dân tộc chủ đạo. Ở Việt Nam thì sự đoàn kết của dân tộc ít người với dân tộc chủ đạo gắn bó rất chặt chẽ, họ cùng nhau tham gia bảo vệ và xây dựng đất nước.

- Nền văn hoá nhân cách luận và nhân cách luận cách mạng: "nhân cách luận" chính là con người, nhận thức; nhân cách những người trong gia đình, nhân cách những người trong xã hội - hiểu gọn là "nhân cách con người được tôn trọng"; đến khi chiến tranh xảy ra thì nhân cách cao hơn nữa là "nhân cách cách mạng" để sẵn sàng bảo vệ đất nước, bảo vệ người dân khỏi kẻ xâm lược; đấu tranh để thống nhất đất nước.

* Hạn chế:

+ Truyền thống dùng văn hoá để chống lại bạo lực: Nhà Nguyễn từ chối Công giáo (Công giáo là một sản phẩm tư tưởng, văn hoá tôn giáo), nếu như tiếp cận ngay với tôn giáo mới thì con đường đi sẽ gần hơn - quá dựa vào, tôn trọng văn hoá dân tộc mà sợ rằng tôn giáo mới này làm mai một đi, làm thay đổi văn hoá cũ nên họ bảo thủ, dẫn đến con đường tiếp cận khoa học kỹ thuật của Việt Nam rất chậm. Sự tồn tại của thời kỳ phân tranh ở Việt Nam (thế kỷ XVI - XVII) khi mỗi bên chọn một đấng quân vương để mình tôn thờ, bảo vệ họ dẫn đến sự phân tranh kéo dài khiến xã hội không có phát triển theo một hướng tốt hơn.

+ Truyền thống ham học: ở Việt Nam thì giáo viên bắt học lý thuyết, không có cho thực hành. Ham học dẫn đến học mày mò, học thụ động, thầy dạy gì học đó. Ham học này là thuộc khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên; học những cái của thầy mà không học những cái ở bên ngoài nghĩa là "học nội tại hơn học ngoại sinh", cái giỏi chưa thể hiện ra. Việt Nam lý thuyết nhiều hơn thực hành, còn nước ngoài thì ngược lại; để cho phát triển thì hai thứ đó phải dung hoà nhằm phát huy năng lực cá nhân của mỗi người. Để dạy được học trò thì kiến thức của người thầy phải hơn rất nhiều.

+ Nền văn hoá nhân cách luận và nhân cách luận cách mạng: bị bó buộc bởi quan hệ gia đình, quan hệ làng xã khiến người ta có những hạn chế trong giao tiếp ứng xử và đối xử xã hội nên văn hoá nhân cách luận rất đặc biệt, dễ gây hậu quả nghiêm trọng.

3.3. Tính cộng đồng và tiếp biến văn hoá Việt Nam

3.3.1. Tính cộng đồng

Khi tính cộng đồng mạnh mẽ thì mới có khả năng tiếp biến được - điều kiện cần là nền văn hoá phải mang tính chất cộng đồng bền vững trong cộng đồng đó thì nó mới tác động, tiếp biến với các nền văn hoá khác.

a. Dấu hiệu cốt yếu để nhận biết cộng đồng:

- Là tập hợp số đông người, có bản sắc và bản thể riêng.

- Mỗi thành viên trong cộng đồng tự cảm thấy có sự gắn kết. Họ tự nguyện, tự giác để tạo sự gắn kết trong cộng đồng, đảm bảo được sự chặt chẽ trong cộng đồng và mang tính tự nguyện

- Có nhiều yếu tố tạp nên bản sắc và sức bền gắn kết của cộng đồng, quan trọng nhất là thống nhất về ý chí, chia sẻ về tình cảm để tạo nên ý thức cộng đồng. Cộng đồng nào cũng có bản sắc riêng, ví dụ cộng đồng Tây Bắc có kiểu ẩm thực của người Tây Bắc (nếp nương, thắng cố, mộc trúc lai hoa rất dân dã) mang ảnh hưởng của làng Việt, ẩm thực Đông Bắc mang ảnh hưởng của người Hoa nhiều, bữa cơm của người Kinh ở nơi đó cũng bị thay đổi nhiều bởi những cộng đồng lân cận. Vậy bản sắc và sức mạnh tạo nên cộng đồng rất mạnh.

- Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngoài dễ nhận biết về cộng đồng và có những quy tắc chế định hoạt động, ứng xử chung của cộng đồng. Cộng đồng người Edeh và M'nông khác nhau nhiều cái, như trang phục; tính cộng đồng của người Chăm Islam và Chăm Bà-ni khác nhau về đặc điểm, sinh hoạt, tôn giáo, trang phục, lễ hội... Tính chất cộng đồng của tộc người phải mạnh mẽ, những dấu hiệu của cộng đồng phải rõ ràng, tính cá thể phải gắn kết; số lượng cộng đồng phải nhiều và mỗi cộng đồng có một bản sắc và bản thể riêng.

Tính cộng đồng sẽ hình thành nét riêng của từng cộng đồng tộc người và tiếp biến được. Tiếp biến ở ngay trên lãnh thổ Việt Nam, người ta mang văn hoá bên ngoài vào thì là một kiểu tiếp biến khác. Tiếp biến văn hoá diễn ra ngay trong nội tại, ngay trong sự cộng hưởng giữa các tộc người trên cùng một lãnh thổ rất khác; sự tiếp biến từ bên ngoài vào làm biến thể văn hoá lại là khác nữa.

b. Các yếu tố phân loại cộng đồng

- Địa lý: gồm cộng đồng cư trú, cộng đồng hành chính - láng giềng, cộng đồng kế hoạch hoá. Tính chất cộng đồng ở làng này và làng kia có khác nhau không (ở Daknông mà huyện miền trong rất khác, tính cộng đồng mang tính láng giềng. Khi tách khu vực ra thì tính hành chính không đổi, nhưng dân tộc thì họ tách ly ra cộng đồng hành chính). Cộng đồng được kế hoạch hoá là do chủ thể người quản lý muốn xây dựng một cộng đồng theo kế hoạch riêng, như ở Gia Lai có "làng cùi" là tính cộng đồng của văn hoá; về mặt địa lý họ muốn tách ly ra khỏi cộng đồng những người bình thường, không bị lây lan - làng cùi sinh sống theo kiểu phù hợp với sinh hoạt của họ

- Văn hoá: gồm cộng đồng nghề nghiệp, ảo, tộc người, tôn giáo, chính trị; cộng đồng tưởng tượng. Làng cũng phát sinh từ trong làng nghề (làng dệt Bảy Hiền, làng gốm Bình Dương - tính cộng đồng nghề nghiệp); công đồng ảo (trên mạng). Cộng đồng tưởng tượng có gắn kết tương tác với nhau, sinh hoạt văn hoá và hành vi văn hoá chung với nhau; trong cộng đồng này, mỗi thành viên của một dân tộc nào đó, dù là dân tộc nhỏ nhất, cũng sẽ thể hiện phần lớn các thành viên của mình thông qua việc gặp gỡ, trao đổi nhau, thậm chí họ lắng nghe nhau và họ hiểu nhau và tương thích; trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu đồng là một hoạt động văn hoá cộng đồng tưởng tượng, nghĩa là họ nghía ra các thần thánh của đạo Mẫu thành một cộng đồng tưởng tượng và họ chọ rằng mình là "con nhang" phụ mẫu, khác với cộng đồng tôn giáo.

- Tổ chức: gồm cộng đồng huyết thống, họ tộc; cộng đồng chính trị và xã hội do chế độ quản lý sắp đặt

3.3.2. Tiếp biến văn hoá

a. Định nghĩa: tiếp biến văn hoá là một quá trình biến đổi kép về văn hoá và tâm lý, xảy ra do kết quả của sự tiếp xúc hai hay nhiều nhóm văn hoá và những cá nhân thành viên của các nhóm văn hoá đó. Nhóm văn hoá được hiểu là cộng đồng văn hoá gồm những thành viên của hai hay nhiều văn hoá hình thành; ví dụ như ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trong nền văn hoá Chăm, Óc Eo, Phù Nam thì ta thấy "hari-hara" thể hiện ba vị thần trong một. Tiếp biến văn hoá diễn ra khi sản phẩm văn hoá của một cộng đồng rất mạnh và có tác động rất lớn thì họ mới đủ để tác động vào các nền văn hoá khác để làm thay đổi văn hoá.

b. Các giai đoạn tiếp biến văn hoá

+ Giai đoạn Việt - Mường: văn hoá Tày cổ, văn hoá Sa Huỳnh của người Chăm cổ và văn hoá này tiếp cận như thế nào và sản phẩm văn hoá ra sao (ở Champa có mộ chum thì nơi khác có thạp đồng chôn người chết)

+ Giai đoạn Hán hoá: tiếp biến văn hoá Hán làm phân ly văn hoá Việt - Mường, văn hoá Việt - Mường bị phân ly đi vì văn hoá Hán quá mạnh (khi văn hoá mình ổn định thì nó tạo thành một nền văn hoá chung, văn hoá Việt phát triển trên nền tảng văn hoá Hán cũ). Ở giai đoạn này, các nền văn hoá Chăm, văn hoá Óc Eo cùng với văn hoá Việt - Mường đều bị tác động của văn hoá Hán làm cho thay đổi, mình cũng gọi quá trình thâm nhập của văn hoá Hán vào ba nền văn hoá bản địa này là tiếp biến văn hoá, nhưng tiếp biến văn hoá thụ động - chủ động tuỳ theo từng giai đoạn văn hoá. Tháp Chăm ảnh hưởng của văn hoá Ấn, văn hoá Hán (tháp Po Nagar rõ nhất)

+ Giai đoạn phong kiến hoá: tiếp biến văn hoá Nho giáo và phân tầng văn hoá thì Nho giáo ở Trung Hoa rất khắc nghiệt, nhưng vào Việt Nam thì có đặc trưng riêng, đặc trưng này rất đặc sắc. Áp đặt văn hoá Trung Hoa vào văn hoá Đại Việt thì ta thấy tượng A-di-đà là tổng hợp nhận thức của ba nền văn hoá (Phật giáo Bắc Tông, điêu khắc Champa và điêu khắc của người Việt) tạo ra sản phẩm văn hoá đó. Tiếp biến văn hoá Chăm, Khmer và sự nhuận sắc của văn hoá Việt: vào bảo tàng Óc Eo thì có "tam vị nhất thể" (do văn hoá Ấn Độ tiếp biến với văn hoá Chăm mà thành)

+ Giai đoạn hiện đại: tiếp biến văn hoá phương tây và sự cách tân văn hoá Việt Nam thì Việt Nam tiếp nhận, tiếp cận văn hoá phương Tây và cách tân ra sao; cái quan trọng là ta tiếp nhận và đấu tranh để bảo vệ văn hoá truyền thống, tiếp nhận và biến đổi nó; ví dụ tân nhạc Việt Nam là ta học từ phong cách của Pháp; nhã nhạc cung đình Huế vào Nam Bộ phải tiếp biến sao cho phù hợp với âm nhạc Hoa, âm nhạc phương Tây mới ra được nghệ thuật cải lương. Cao Đài giáo ra đời năm 1926 cũng là sự tiếp biến văn hoá rất mạnh (ngũ chi thập nhất - thần thánh tiên thập nhân); đấu tranh nhưng cũng tiếp thu và giữ gìn. Sang thời Đổi mới du nhập và yêu cầu xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thì thời kỳ này luôn biến đổi và lai căng mà họ không gọi là "đấu tranh, bảo tồn" mà gọi là "trào lưu"; nhận diện văn hoá phải nhận diện đâu là trào lưu (tồn tại một thời gian ngắn rồi qua, gọi khác là "bắt trend"), trào lưu khác với các nền tảng văn hoá khác. Ở Hội An, người Nhật đầu tư tiền và đưa thanh niên sang để truyền bá văn hoá Nhật sang. Vậy thì giai đoạn hiện đại hoá rất đa dạng và đặc sắc, đến bây giờ chúng ta còn đấu tranh mãnh liệt hơn ngày xưa để giữ gìn văn hoá - thời hiện nay là ta "tự nguyện" tiếp thu văn hoá bên ngoài, tự nguyện tiếp nhận văn hoá mới (xăm chân máy giống kiều Hàn, xem phim Trung Quốc).

Dòng chảy văn hoá Việt Nam luôn luôn tiếp thu, luôn luôn tiếp biến các nền văn hoá khác làm nền văn hoá Việt Nam phong phú và đa dạng phục vụ cho sinh hoạt và đời sống con người.

3.3.3. Ảnh hưởng của văn hoá Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao và tôn giáo

3.3.3.1. Ảnh hưởng của văn hoá Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao

- Nền tảng của truyền thống ngoại giao Việt Nam: Đầu tiên: trong quan hệ ngoại giao Việt Nam, tất cả mọi hoạt động ngoại giao phải làm sao để nó mang tính tổng thể, tính toàn dân. Trong quan hệ ngoại giao đó, người ta không xét là ngoại giao đó có lợi ích gì cho một giai tầng xã hội nào, mà mọi giai tầng trong xã hội đều phải thừa hưởng không phân biệt địa chủ, quan lại, nông dân, mà tất cả đều thừa hưởng được những quy định, những giá trị ngoại giao đem lại lợi lộc cho tất cả các dân tộc, cho cả đất nước chứ không phải cho riêng một tầng lớp, hay một giai cấp xã hội nào phục vụ cho nền tảng xã hội; vì ngoại giao góp phần phát triển xã hội và ổn định xã hội, giữ vững độc lập cho đất nước. Thứ hai là, trong nền tảng ngoại giao đó phải lấy nền tảng tinh thần là quốc tộc (tức tinh thần quốc tộc), là trên hết; giải quyết vấn đề gì phải đem tình nước nhà, tình tộc người lên trên hết để tạo động cơ phát triển nhiều thứ - với chính sách và tinh thần quốc tộc này sẽ dẫn đến phát triển kinh tế - xã hội và ý thức xã hội. Thứ ba là truyền thống ngoại giao không bắt chước như khuôn ngoại giao Trung Hoa; cũng không phải nền ngoại giao thần phục, lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc, Pháp. Việt Nam tiếp thu tất cả các nền văn hoá và dùng xử lý, giao tế văn hoá để làm nên truyền thống ngoại giao và truyền thống này phải đáp ứng được với nền văn hoá và phục vụ cho quyền lợi của dân tộc mình. Nó không bị ảnh hưởng, bị chi phối bởi các nền ngoại giao khác và truyền thống ngoại giao của Việt Nam phải mang tính biệt lập, độc lập. Thứ tư là, các sinh hoạt, các hành động và các giải pháp ngoại giao Việt Nam đều mang tính chất bản địa; hành động ngoại giao đó phải làm sao để thể hiện ra được nội lực để đối diện với bên ngoài (quân Tống, quân Minh, quân Pháp...); với Vương Thông thì chúng ta dùng nội lực là sức mạnh dân tộc có sẵn, nhưng tinh thần ngoại giao phải nhẹ nhàng để làm sao đem lại hoà bình cho dân tộc

- Đường lối ngoại giao với Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia lúc nào cũng muốn đánh chiếm Việt Nam và coi Việt Nam là "thuộc địa" nên đường lối ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc là: (1) không phân chia các giai tầng xã hội; trong các cuộc khởi nghĩa thì lãnh đạo khởi nghĩa toàn là các tầng lớp trên và họ làm vì nghĩa vụ cứu nước nên họ lôi kéo mọi người cùng tham gia, cùng với họ đấu tranh chống bọn thống trị Trung Quốc. Để cho lực lượng tham gia cùng với họ thì trong vấn đề giao tế làm sao đối diện với kẻ thù giúp họ nhìn nhận rằng lực lượng lãnh đạo và lực lượng tham gia thì không phân biệt giai tầng xã hội nào hết và họ cùng hướng tới mục tiêu như vậy; nhiệm vụ là khác nhưng vai trò đều như nhau để thực hiện tốt đường lối ngoại giao là đánh đuổi và không làm "bức tử" kẻ thù. (2) chính sách đoàn kết dân tộc chân thành và có hiệu quả; vd Ngô Quyền đánh quân Nam Hán thì ông tìm sự hỗ trợ ngay chính trong lòng dân để tìm cơ hội đánh thắng được quân giặc (chính sách đoàn kết dân tộc). (3) phải có một hệ tư tưởng chống lại hệ tư tưởng "Đại Hán" luôn muốn bắt thần phục thì nhân dân cùng chia sẻ, cùng đấu tranh và tham gia các cuộc khởi nghĩa dân tộc để giải phóng dân tộc. (4) Việt Nam phải "giả đò" thần phục nhưng thái độ thần phục là bên ngoài, chứ bên trong của chúng ta vẫn giữ được một thái độ độc lập tự chủ => khéo léo dùng tinh thần dân tộc, sức mạnh dân tộc và khát khao độc lập dân tộc để làm ngoại giao mới thành công được

- Đường lối ngoại giao của Lê Lợi và Nguyễn Trãi: nối tiếp theo tinh thần đó, khi quân Minh đã lập chính quyền đô hộ ở Việt Nam thì cách ngoại giao trong cuộc khởi nghĩa Lê Lợi phải làm sao để dân chúng nhìn thấy để họ không cảm nhận rằng mình bị lệ thuộc rồi không còn sức mạnh để nổi dậy chống quân xâm lược, mà ta phải cố gắng vượt qua rào cản đó của quân đô hộ để giành lại được độc lập. Đường lối vận động đó để cho họ thấy tiên quyết trên để họ đấu tranh nhằm tìm được cái chung từ bộ phận lãnh đạo phát triển cuộc vận động dựa trên tư tưởng tinh thần cứu nước chống lại ngoại xâm, chống lại sự tàn bạo của giặc bởi vì ở thời điểm này, quân Minh đặt ách thống trị rồi nên cách lôi kéo, kêu gọi chống xâm lược nhằm dùng nó để thực hiện chính sách ngoại giao khéo léo với quân Minh sau này.

- Đường lối ngoại giao thời Nguyễn Huệ

- Con đường ngoại giao của Hồ Chí Minh

3.3.3.2. Ảnh hưởng của văn hoá Việt Nam trong lĩnh vực tôn giáo

- Văn hoá tôn giáo Việt Nam: rõ nhất là tôn giáo và tín ngưỡng (đức tin) và đối chiếu với các quốc gia khác

- Hiện tượng Công giáo trong bối cảnh văn hoá tôn giáo: Công giáo từ khi du nhập vào Việt Nam đã bị các chính quyền phong kiến đối chọi lại vì nó đánh vào các tín ngưỡng truyền thống của người Việt; Công giáo du nhập vào và tác động mạnh mẽ đến văn hoá, xã hội của người Việt

- Hiện tượng các tôn giáo ở Nam Bộ: Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hoà Hảo đều có giá trị tinh thần là độc lập dân tộc, bảo vệ giá trị truyền thống và giữ gìn, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Cao Đài giáo là một phức hệ rất phức tạp về mặt giáo lý, tư tưởng, nghiêm luật chặt chẽ; nó lôi kéo được nhiều tín đồ vì nó đa dạng văn hoá tôn giáo (trang phục hơi hướng của cung đình Huế, âm nhạc, lễ lạt giống cung đình Huế và lễ hội dân gian Nam Bộ), Bửu Sơn kỳ hương phục vụ cho những cái gì dễ nhận thức; tôn giáo Nam Bộ ra đời đơn giản, dễ hiểu, sát sườn tư tưởng, quan điểm của xã hội, đáp ứng được nhu cầu ngay tức khắc không cần tư tưởng cao siêu nên dễ lôi kéo các tín đồ. Hiện tượng tôn giáo Nam Bộ là một cách thể hiện đặc trưng văn hoá Nam Bộ

- Đường lối của Đảng và Bác Hồ về tôn giáo: tự do tôn giáo trên cơ sở thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với pháp luật. Bác yêu cầu là tôn trọng văn hoá, tôn trọng các loại hình văn hoá và trong phần phát biểu về tôn giáo, Bác Hồ nói: cái gì giá trị truyền thống đem lại niềm vui, đem lại lợi ích thì phát huy nó; còn những cái gì xấu và mê tín thì loại bỏ

- Những quan hệ về văn hoá với tôn giáo xét theo quan điểm thức nhận: quan hệ giữa văn hoá và tôn giáo luôn khăng khích với nhau vì tôn giáo gắn liền với văn hoá thì nó mới tồn tại và phát triển được, phù hợp với nhu cầu được.

3.4. Định vị và cấu trúc các vùng văn hoá Việt Nam

3.4.1. Tiêu chí phân vùng văn hoá Việt Nam:

- Tiêu chí về phân vùng địa lý tự nhiên: dựa trên kết quả của phân vùng địa lý học thì đặc điểm chung của các vùng miền trên đất nước Việt Nam thì sẽ có khác biệt tương đối về địa lý tự nhiên; do đó ngành địa lý học phân chia thành các vùng địa lý tự nhiên khác nhau, mỗi vùng địa lý tự nhiên này sẽ hình thành những nét văn hoá riêng (đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, Tây Bắc 13 tỉnh...), nên tiêu chí về chia vùng văn hoá do điều kiện địa lý có sẵn hình thành một số đặc điểm văn hoá và hình thức, cấu trúc văn hoá cũng gần giống nhau nền phải có tiêu chí riêng về phân vùng văn hoá.

- Tiêu chí về phân bố tộc người: trong 54 tộc người ở Việt Nam thì tộc Việt chiếm đa số và địa bàn cư trú đa số là đồng bằng thì cái nôi của văn hoá này chính là châu thổ; tuy nhiên các khu vực như Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ cũng có tạo nên nền văn hoá đó và có nhiều tộc người ở những vùng cư trú đó thì hình thành nên những nền văn hoá đặc biệt; từ phân bố tộc người sẽ xây dựng nên phân bố vùng địa lý tự nhiên trong phân bố văn hoá.

3.4.2. Các phương án phân vùng văn hoá Việt Nam

- Phân vùng của Ngô Đức Thịnh, Huỳnh Khái Vinh, Trần Quốc Vượng, Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Huỳnh Công Bá: Chu Xuân Diên phân thành 6 vùng văn hoá theo vùng và không gian lãnh thổ; riêng Bắc Bộ phân vùng chưa rõ ràng. Phân bố của 6 ông này có một số điểm trùng lặp và chung về mặt địa lý nhưng ảnh hưởng về phân vùng văn hoá cũng khác nhau

- Phân vùng hiện nay: 6 vùng văn hoá

3.4.3. Các vùng văn hoá Việt Nam:

- Vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ

- Vùng văn hoá Việt Bắc và miền núi Đông Bắc

Chương 4: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Tài liệu tham khảo:

  1. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, 1999

  2. Nguyễn Thừa Hỷ, Lịch sử văn hoá Việt Nam truyền thống giản yếu, Nxb ĐHQG Hà Nội, 1999

  3. Nguyễn Hồng Phong, Văn hóa chính trị Việt Nam - Truyền thống và hiện đại, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về phát triển, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 1998

  4. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam.

  5. Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hoá Việt Nam.

  6. Nguyễn Văn Kim, Tác động của tiếp biến và hội nhập văn hóa đến phát triển ở Việt Nam hiện nay. Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.03.04/11-15 (chủ nhiệm), Bộ KH&CN, 2013-2015.

  7. Nguyễn Văn Kim, “Đổi mới văn hóa ở Việt Nam: Thành tựu và những định hướng phát triển” (viết chung với TS. Nguyễn Mạnh Dũng), trong: “Việt Nam sau 30 năm Đổi mới: Thành tựu và triển vọng”, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG HN - Konrad Adenauer Stiftung, Nxb Hồng Đức, H., 2017, tr. 105-124.

  8. Nguyễn Văn Kim, “Văn hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội: Những mối liên hệ và một số định hướng phát triển” (viết chung với TS. Nguyễn Mạnh Dũng), Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, số 4, 2016, tr.105-124.

  9. Nguyễn Văn Kim, “Đổi mới văn hóa và mục tiêu xây dựng nền kinh tế văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 3, số 3, 2017, tr. 1-17.

  10. Nguyễn Văn Kim, “Văn hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội: Những mối liên hệ và định hướng phát triển” (viết chung với TS. Nguyễn Mạnh Dũng), Kỷ yếu hội thảo “Di sản văn hóa với chiến lược phát triển bền vững”, Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, H., 2016, tr.139-155.

  11. Nguyễn Văn Kim, “Nghiên cứu lịch sử, văn hóa Chămpa - Một số suy nghĩ và vấn đề đặt ra” (viết chung với NNC. Đỗ Trường Giang), Kỷ yếu hội thảo “Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong lịch sử Việt Nam”, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nxb Thế giới, 2017, tr. 29-53.

  12. Nguyễn Văn Kim, “Tiếp biến và hội nhập văn hóa ở Việt Nam hiện nay” (viết chung với TS. Nguyễn Mạnh Dũng), Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 356, 2014, tr. 7-12.

  13. Nguyễn Văn Kim, “Nam Bộ Việt Nam thế kỷ VII-XVI - Diện mạo và những đặc tính lịch sử, văn hóa”, Mấy vấn đề bản sắc văn hóa – xã hội, Nxb Thế giới, 2011, tr. 93-114.

  14. Nguyễn Văn Kim, “Từ huyền thoại về biển đến cơ tầng văn hóa biển - Nhận thức về biển, đảo trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9 (425), 2011, tr. 3-20.

  15. Nguyễn Văn Kim, “Diễn trình giao lưu kinh tế, văn hoá Việt - Trung vùng lưu vực sông Hồng trong bối cảnh quan hệ khu vực”, Tạp chí Khoa học – Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1 (T.XXIII), 2006, tr. 9-26.

  16. Nguyễn Văn Kim, Tiếp biến và hội nhập văn hóa ở Việt Nam (Cb.), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2016