Đô thị Việt Nam trong lịch sử

Chương 1: Nhận thức chung về đô thị

1. Khái niệm đô thị và tiêu chí xác định đô thị

1.1. Đô thị là một sản phẩm của lịch sử

Đô thị chỉ xuất hiện trong một giai đoạn nhất định trong lịch sử loài người, không mặc nhiên xuất hiện và tồn tại với con người khi bắt đầu có sự sống trên Trái Đất. Xét trong tương quan lịch sử loài người, theo chủ nghĩa Mác thì lịch sử loài người bắt đầu từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất chứ không phải đợi khi có Nhà nước, có văn minh thì mới xuất hiện. Trong con mắt của các nhà sử học, "đô thị" giống như cuộc cách mạng thứ hai trong lịch sử nhân loại sau cách mạng Đá mới. Nói "đô thị là sản phẩm của lịch sử" thì nó không chỉ xuất hiện trong giai đoạn nhất định chứ không chỉ xuất hiện ngay từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất này. Xét về các hình thức cư trú thì có hai dạng thức cư trú: cư trú nông thôn, cư trú thành thị trong xu hướng đô thị hoá đang phát triển nổi trội; hai hình thức cư trú này không xuất hiện ngay từ khi con người xuất hiện vì khi học lịch sử văn minh chúng ta biết con người tiến vào giai đoạn văn minh thì phải trải qua quãng đường rất dài, đến hàng triệu triệu năm để có được xã hội văn minh như ngày nay, phải trải qua nhiều hình thái cấu trúc xã hội khác nhau (xã hội nguyên thuỷ, công xã thị tộc, công xã nông thôn). Công xã nông thôn là hình thái cư trú đầu tiên có quy mô là các xóm làng định cư (kẻ, chạ, chiềng), xuất hiện vào thời hậu kỳ Đá mới và sơ kỳ Kim khí (mầm mống từ thời Sơn Vi, nổi bật nhất là thời văn hoá Phùng Nguyên với sự xuất hiện nhiều dấu tích vật chất cho hình thái công xã nông thôn). Các công xã nông thôn này hình thành trên cơ sở một nền kinh tế sản xuất lâu dài để đem lại cho con người một điều kiện sinh sống ổn định, khiến con người định cư ổn định trong những bàn làng (kẻ, chạ, chiềng). Ưu điểm cơ bản nhất đó chính là chức năng sản xuất, lúc này con người có hoạt động sản xuất chính là nghề nông. Khi nghề nông trồng lúa nước phát triển dựa trên kỹ thuật luyện kim, sử dụng công cụ bằng kim loại và sức kéo của trâu bò đã đem lại cho con người điều kiện vật chất đầy đủ cho họ sinh sống và tồn tại trong các công xã nông thôn này. Vào giai đoạn cuối của công xã nông thôn thì đã manh nha xuất hiện các đô thị đầu tiên, vì công xã nông thôn chỉ xuất hiện cuối thời nguyên thuỷ, và tại đây hình thành những tiên đề ra đời cho các đô thị. Đô thị ban đầu là những trung tâm quyền lực của các bộ lạc, các liên minh bộ lạc. Trung tâm quyền lực đầu tiên của nước ta ra đời ngay chính trên địa bàn sinh sống của cư dân Văn Lang. Bộ lạc Văn Lang sau đó chuyển hoá thành bộ lạc mạnh nhất, có tầm thu hút mạnh nhất hút các bộ lạc khác theo về; khiến Văn Lang vươn lên trở thành thủ lĩnh liên minh bộ lạc, đó chính là Hùng Vương. Như vậy, đô thị là một thực thể, một dạng cư trú của con người, như nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn nhất định; sự xuất hiện của đô thị đánh dấu bước chuyển mình của các cộng đồng cư dân, đánh dấu sự phát triển một bộ phận cư dân => đô thị không chỉ là sản phẩm của lịch sử, mà còn là một dấu hiệu của nền văn minh. Căn cứ vào sự xuất hiện của đô thị Văn Lang vào thế kỷ VII TCN, chúng ta có thêm những bằng chứng chứng minh sự hiện diện của văn minh Việt cổ, văn minh sông Hồng. Một trong các tiêu chỉ xác định văn minh là: chữ viết, nhà nước và đô thị; đô thị cũng là một tiêu chỉ xác định nền văn minh. Nước Văn Lang hội tụ đủ các yếu tố của một nền văn minh, nhưng có một yếu tố còn đang thẩm định đó là chữ viết thôi. Khi có Nhà nước thì cơ cấu sơ khai của nhà nước, của một đô thị cổ của Văn Lang - được chứng minh qua các tư liệu cổ, tư liệu sử học rất khoa học.

Đô thị xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại. Trong các nền văn hoá của phương Đông cổ đại (cách đây 5.000 năm) đã xuất hiện các đô thị ở lưu vực sông Nil, khu vực Lưỡng Hà; trong khu vực Đông Nam Á và mở rộng ra là cả vùng châu Á, có văn minh sông Ấn, văn minh Trung Quốc; các đô thị cổ ở các khu vực này là minh chứng cho các nền văn minh lâu đời nhất của nhân loại. Trong lịch sử Việt Nam thì ta thấy đô thị xuất hiện muộn hơn, đô thị xuất hiện sớm nhất là vào khoảng 700 TCN. Trong quá trình hình thành và phát triển thì các đô thị cổ này không phải là một thực thể mà nó phát triển không sự bất biến, một sự thay đổi.

Quá trình hình thành và phát triển của các đô thị là một quá trình rất lâu dài, trải qua nhiều thay đổi khác nhau. Với mỗi giai đoạn lịch sử của nhân loại thì các đô thị đều có những đặc trưng rất riêng.

+ Thời kỳ đầu tiên thì chúng ta thấy đô thị mang tính chất rất sơ khai; với sự tác động của con người vào đô thị là không nhiều và nó chủ yếu phục vụ cho các lợi ích thống trị của các đô thị từ các chùa chiền, đền đài... đều thoả mãn nhu cầu của tầng lớp thống trị trong xã hội.

+ Sang thời phong kiến thì diện mạo ở phương Đông và phương Tây có phần khác nhau. Đặc biệt ở các đô thị phương Đông khi mà các phố phường buôn bán các sản phẩm thì dạng thức chính là các đô thị theo phương hội hoặc thương hội buôn bán.

+ Đến thời cận đại thì các đô thị chuyển mình với sự xuất hiện của công nghiệp, các mối quan hệ giao lưu và trao đổi hàng hoá xuất hiện. Cũng trong giai đoạn này họ rất chú trọng đến hệ thống đường sá ở các đô thị cổ cho nên đô thị thời kỳ này có rất nhiều trường phái đô thị, các dạng thức đô thị với sự tác động nhiều hơn của con người và môi trường nên cảnh quan đô thị mang tầm vĩ mô, đa dạng và mở rộng hơn so với các đô thị ở giai đoạn trước. Đồng thời trong các đô thị thời cận - hiện đại cũng đã chú ý đến vấn đề ánh sáng, cấp nước, rác thải; các công trình công cộng ở các đô thị được bố trí trọng yếu hơn so với các đô thị phong kiến hay tiền phong kiến. Đồng thời, trong lòng các đô thị đã tạo môi trường tốt cho sự phát triển của khoa học công nghệ, có nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần. Đô thị thời kỳ này đã xuất hiện các trường học, các ngành khoa học cơ bản. Thời kỳ này ở đô thị đã chứng kiến sự chuyên môn hoá của các chức năng của đô thị do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, dẫn đến hình thành các đô thị chuyên môn hoá (đô thị chuyên khai thác than, đô thị chuyên khai thác khoáng sản, đô thị chuyên dệt, đô thị chuyện làm thuộc da, đô thị chuyên làm len dạ, đô thị nghỉ dưỡng...) trong thị trường đa dạng sẽ có những dạng thức đô thị như vậy.

+ Xu hướng đô thị hoá diễn ra rất mạnh mẽ vào thời hiện đại. Giai đoạn này xuất hiện nhiều đô thị siêu khổng lồ; ở Việt Nam xuất hiện nhiều đô thị kiểu phương Tây được du nhập bởi Pháp với các cấu trúc kiến trúc xưa của Pháp.

Như vậy, đô thị là sản phẩm của lịch sử, sự phát triển của mỗi đô thị đều mang dấu ấn của từng giai đoạn lịch sử. Mỗi một đô thị có môt số phận khác nhau, có một không gian tồn tại lâu dài hoặc có đô thị tồn tại 1 - 2 thế kỷ thì bị tàn lụi. Trong quá trình tồn tại và phát triển như vậy thì thực thể đô thị có thể thay đổi kiểu dáng hoặc kiến trúc, quy hoạch, phân bố không gian, chức năng; những đô thị này dù có thay đổi đi chẳng nữa thì nó vẫn phản ánh những đặc trưng riêng biệt của từng thời kỳ lịch sử. Ở Việt Nam thì các đô thị bị chi phối bởi xu hướng nông thôn hoá trở lại, và nó trở thành quy luật có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các đô thị.

1.2. Khái niệm đô thị

Đô thị là một thực thể mà bao hàm bên trong đó chứa đựng nhiều vấn đề của cuộc sống con người từ xưa đến nay, nên bản thân nó là một từ ngữ mang nhiều nghĩa khác nhau. Các quan niệm khác nhau cũng dẫn tới hình thành những tiêu chí khác nhau, nên khái niệm đô thị có quan hệ chặt chẽ với các tiêu chí xác định đô thị.

- Đô thị là một điểm quần cư, trong đó đại bộ phận cư dân sử dụng đa số thời gian sản xuất ngay trong khu vực cư trú. Đây là khái niệm tập trung vào đặc điểm của đô thị là nơi sinh sống của cư dân làm nghề thủ công hay buôn bán, với khái niệm này thì họ rất đề cao hoạt động thủ công và thương nghiệp.

- Đô thị là một điểm quần cư, trong đó phương tiện sinh sống bình thường của người dân không phải tập trung vào trồng trọt mà hàng đầu là buôn bán và sản xuất công nghiệp. Khái niệm này chỉ rõ nghề trồng trọt là chính và cần có nguyên liệu chính để canh tác, sản xuất chính là ruộng đất, hoạt động khác ở đây vẫn là giao lưu và trao đổi buôn bán.

- Đô thị là nơi tập trung nhân khẩu, tập trung nhiều ngành sản xuất công nghiệp, có những tổ chức dân cư riêng biệt. Khái niệm này đúng với thời cận hiện đại

Ba khái niệm này vẫn chưa nêu được đặc điểm cơ bản của đô thị và nó có một khiếm khuyết gì đó, vì nó không bao quát được những đặc điểm cơ bản của đô thị trong sự khác biệt với quần cư nông thôn mà chỉ tập trung vào yếu tố đầu tiên là sức sản xuất.

- Theo Từ điển bách khoa toàn thư của Liên Xô: "Đô thị là một khu dân cư rộng lớn, dân cư ở đây hoạt động chủ yếu trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp cũng như trong lĩnh vực quản lý khoa học và văn hoá". Ở đây chúng ta tập trung vào nội hàm khái niệm này: khái niệm không chỉ giới hạn trong hoạt động công nghiệp mà còn có cả thương nghiệp, quản lý khoa học và văn hoá. Tuy nhiên, khái niệm này cũng chưa động đến những đặc trưng của đô thị như mỗi đô thị có một giá trị văn hoá khác nhau, di sản văn hoá khác nhau, có những đặc trưng riêng biệt về phong tục tập quán, đời sống tinh thần; nhưng định nghĩa này không được thoả mãn lắm, nhất là với trường hợp các đô thị cận hiện đại

- Liên Hiệp Quốc: các điểm dân cư có quy mô dân số trên 20.000 dân và trên 70% dân số phi nông nghiệp được coi là đô thị. Trong định nghĩa này người ta đưa ra vấn đề dân số và có chỉ tiêu cụ thể và liên quan đến vấn đề nhà ở, nghiên cứu học thuật, khu vực buôn bán sản xuất; nhưng nếu áp vào thực tế thì rất khó thoả mãn tiêu chí này của Liên Hiệp Quốc.

- Cục điều tra dân số Mỹ: một khu vực đô thị là nơi có mật độ dân số lớn hơn 1.000 người/1 dặm vuông (386 người/km2). Họ căn cứ vào tác động của dân số (mật độ trên 1.000 người/dặm vuông) mà không tập trung vào tổng số dân hay tỷ lệ người dân làm trong các lĩnh vực kinh tế.

- Nguyễn Đức Mậu: "Đô thị là một điểm quần cư có mật độ nhân khẩu cao, nhân dân ở đây không có hoạt động nông nghiệp trực tiếp. Đô thị phải có kiến trúc theo một lối riêng biệt khác hẳn với nông thôn để thoả mãn sự tập trung cao". Cách diễn đạt khái niệm rất dài dòng và không giống như một khái niệm khoa học, không thoả mãn và không đáp ứng được tiêu chí của các đô thị.

Xem xét một cách tổng thể thì rất khó đưa ra một định nghĩa về đô thị và khái niệm rất cứng nhắc không thoả mãn các thời kỳ lịch sử. Ở mỗi giai đoạn lịch sử thì có các tiêu chí khác nhau về các đô thị phù hợp với từng khu vực. Đô thị là một khái niệm mang nhiều ý nghĩa khác nhau, có phạm trù và tính chất kinh tế - xã hội vô cùng phức tạp với các tiêu chuẩn về kinh tế dân cư; mức độ tập trung dân cư, hạ tầng cơ sở, tác động của con người vào môi trường sinh sống để tạo nên diện mạo của đô thị khác nhau cùng với chức năng của đô thị. Đô thị là trung tâm kinh tế, là nơi tập trung đông dân cư, nơi diễn ra mối quan hệ sản xuất hàng hoá. Trong không gian sinh tồn của nội đô, đô thị có nhiều sự khác biệt vì nó là không gian thuận lợi, tiện nghi hơn choc cuộc sống con người. Chính sự tập trung dân cư đã tạo điều kiện cho đời sống sản xuất phát triển, kết nối con người với nhau trong một thực thể lưu trú thống nhất cho các hoạt động sản xuất, và nó tạo điều kiện cho đời sống của con người phát triển hơn. Căn cứ vào tiêu chuẩn cho thấy trình độ văn minh, chất lượng có sự khác biệt; các đô thị phát triển nhanh nên có sự so sánh khác nhau về không gian lẫn thời gian.

1.3. Tiêu chí xác định đô thị:

+ Tiêu chí dân số:

- Các điểm dân cư có dân số trên 1.000 người gọi là đô thị (Cuba, Ghana, Madagascar)

- dân số tối thiểu trên 12.000 người và 85% dân số hoạt động phi nông nghiệp (Nga)

- tối thiểu đô thị phải trên 5.000 dân và trên 75% phi nông nghiệp (Ấn Độ)

- một khu vực đô thị là nơi có mật độ dân số lớn hơn 1.000 người/1 dặm vuông (386 người/km2) (Mỹ).

- các điểm dân cư có quy mô dân số trên 20.000 dân và trên 70% dân số phi nông nghiệp được coi là đô thị (Liên Hiệp Quốc)

+ Tiêu chí lịch sử: có tính chất lâu dài, điểm mạnh trong không gian kinh tế, có ảnh hưởng nhất định đến vùng ngoại vi và có xu hướng kéo các khu vực ngoại vi vào quá trình đô thị hoá - đây là một xu hướng diễn ra đồng thời với xu hướng nông thôn hoá trở lại dần bị xói mòn đi, đang diễn ra mạnh mẽ ở các đô thị Việt Nam hiện nay. Xác định các vấn đề của đô thị sẽ liên quan đến diện mạo đô thị, tiện ích ở trong đô thị cũng như đánh dấu văn minh đô thị như các công trình công cộng: nhà hát, câu lạc bộ, bảo tàng...

1.4. Thuật ngữ "đô thị"

Đô thị có nhiều cách gọi tên khác nhau tuỳ theo đặc điểm hình thành hoặc tính chất, quy mô đô thị như: urban, stadt, cité, city, town, gorod. "Urban" là từ phổ biến nhất, vì nó bắt nguồn từ tên thành bang Ur của Lưỡng Hà cổ đại.

Ở Việt Nam có nhiều từ chỉ hình thái chức năng của đô thị

+ "đô thị" là cách gọi chung vẫn gọi là thành thị hay thành phố

+ Ở cấp độ lớn thì yếu tố "đô" trong đô thị, đô thành chỉ sự xác lập chức năng hành chính, lãnh thổ thuế khoá. "Đô thành" hay "đô thị" là từ ngữ mang tính văn chương "đô thị phồn hoa" là nơi có nhiều trang phục lộng lẫy, nơi vui chơi giải trí khác với nơi nghỉ trưa của nông dân

+ Ở cấp độ nhỏ hơn, đó là Thị trấn, thị xã hay thị tứ đều chỉ một khu vực trung tâm đô thị nằm giữa các làng xã hay các khu vực nông thôn. Những thị trấn này có tính chất là điểm tập trung đông dân cư, nơi diễn ra hoạt động giao thương buôn bán tập trung của công đồng cư dân trong khu vực. Nó là liên huyện, liên xã.

Tựu chung, các từ ngữ như thành thị, đô thành, thị xã hay thị trấn được gọi tên chung là đô thị. Tác động, quy mô, tính chất có thể khác nhau; nhưng tựu chung vẫn gọi là "đô thị".

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của đô thị

Do tính chất đa dạng của đô thị mà đô thị trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như Nhân học đô thị, Xã hội học đô thị, Quy hoạch đô thị, Lịch sử đô thị, Kinh tế đô thị, Kiến trúc đô thị... Ở Dhkhxhnv Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh thì ngành sử bắt đầu có khoa Đô thị học; Đô thị học được giảng dạy nhiều ở trưởng dh Kiến trúc, dh Xây dựng; không nghiên cứu chủ yếu là những yếu tố tác động đến sự hình thành phát triển của đô thị mà tập trung vào các vấn đề quy hoạch và kiến trúc đô thị, cảnh quan đô thị. Nhân học đô thị và Xã hội học đô thị có mối quan hệ mật thiết vì bất cứ đô thị nào cũng đều có kết cấu cư dân, xen với Xã hội học đô thị phục vụ rất nhiều cho phục dựng lại lịch sử đô thị. Có một số cơ cấu và chức năng của các đô thị trong các thời kỳ có sự khác nhau.

Yếu tố vị trí địa lý ảnh hưởng đến chức năng của đô thị. Điều dễ hiểu là ngay từ thời cổ đại, cư dân khi chọn địa điểm sinh sống bao giờ họ cũng chọn khu vực gần nguồn nước là các con sông cổ, suối cổ. Các bầy người nguyên thuỷ, các thị tộc đều chọn nguồn nước để sinh sống, tận dụng nguồn nước để chế tác ra các công cụ lao động; khảo cổ học đã khai quật các con sông cổ ra nhiều dấu tích chứng tỏ cư dân sinh sống đông đảo. Sau này khi xuất hiện xã hội có giai cấp, các điểm tụ cư ở ven các trũng sâu lớn đã là lựa chọn lý tưởng của cư dân để xây dựng các đô thị; hiển nhiên là những con sông đó như chiến hào tự nhiên để bảo vệ đô thị, đồng thời cũng là con đường nước quan trọng để kết nối với không gian các nước trong khu vực và thế giới bên ngoài. Tuyến đường nước đó cũng có thể là con đường tập kết, chuyển quân và mang tính bảo vệ nếu đô thị mang tính chất phòng thủ. Khi gần nguồn nước thì chức năng của đô thị được mở rộng ra vì một số đô thị mang chức năng là trung tâm tập kết của các thuyền buôn của thương nhân các nước qua nhiều điểm khác nhau, có sự kết nối gần sông hoặc ven biển, hoặc gần các trung tâm thương mại, các trục giao thông chính. Dễ rõ nhất là đô thị hiện nay luôn ở cạnh các trục giao thông chính; ngược lại có những đô thị có quá trình lịch sử rất lâu dài, nhưng xa trung tâm của các tuyến đường chính thì đô thị đó dường như phát triển chậm hơn rất nhiều. Ví dụ như đô thị Nam Định xuất hiện vào thời Lý - Trần, hưng thịnh thành một đô thị lớn trong thời kỳ hải thương (thế kỷ 17 - 18) và được duy trì đến hết thời Pháp thuộc; hiện nay Nam Định không còn là đô thị quan trọng nữa, hợp tác đầu tư với nước ngoài, công nghiệp còn hạn chế.

Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng đến chức năng của đô thị. Ở miền núi thì mật độ các đô thị sẽ thấp hơn ở đồng bằng, ví dụ các đô thị miền núi như Lạng Sơn, Đà Lạt có khí hậu và những tính chất đặc biệt. Địa hình và khí hậu cũng tác động đến sự ra đời của hàng loạt các đô thị ở ven biển => rõ ràng điều kiện tự nhiên tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các đô thị đặc biệt, đó là các đô thị mang chức năng nghỉ dưỡng như Đà Lạt. Nguồn tài nguyên cũng giúp hình thành các đô thị có các chức năng đặc biệt như Quảng Ninh, trong suốt hơn 100 năm tồn tại những đô thị chuyên khai thác một loại khoáng sản (đồng, vonfram, bạc... rất nhiều). Thái Nguyên là quê hương của gang thép (nhà máy gang thép Thái Nguyên) => như vậy điều kiện tự nhiên cũng là một chức năng của đô thị.

Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng mạnh đến chức năng của đô thị. Tp. Hồ Chí Minh là đô thị đa chức năng, vừa có tập trung lượng cư dân đông đảo, vừa tập trung nhiều ngành nghề, tận dụng nguồn lợi là cảng Sài Gòn phát triển từ lâu đời, cộng đồng cư dân người Hoa phát triển từ lâu đời với tư duy kinh doanh nhanh nhạy nên họ có vai trò lớn trong hoạt động giao thương.

2. Khái quát về đô thị Việt Nam

2.1. Sự xuất hiện và phát triển của các đô thị Việt Nam

Đô thị Việt Nam hình thành và phát triển từ khá lớn, trước hết là kinh đô thủ phủ của các quốc gia thời kỳ dựng nước qua các thời đại như Văn Lang, Cổ Loa; các thủ phủ của chính quyền đô hộ phương Bắc như Luy Lâu, Tống Bình, Đại La, rồi đến Hoa Lư trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập. Rõ ràng là Việt Nam chúng ta là một quốc gia rất nhỏ trong Đông Nam Á, trên cơ tầng văn hoá Đông Nam Á thời điểm này. Khu vực Đông Nam Á nếu so sánh với văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ thì rõ ràng là Việt Nam ở giai đoạn phát triển chậm hơn rất nhiều, đô thị xuất hiện rất muộn và thời kỳ này mới có các mầm mống các đô thị đầu tiên mà thôi. Đô thị Việt Nam nếu nói phát triển khá sớm thì chỉ so sánh được với Lào và Campuchia, kì thực so sánh với các nền văn minh khác trong khu vực thì Việt Nam chậm hơn rất nhiều. Một đô thị lớn của Việt Nam là một kinh đô của quốc gia thời kỳ dựng nước; những đô thị kiểu này mang chức năng chính trị và hành chính là nổi trội và phần "thị" là có sau và bổ sung cho chức năng hành chính - chính trị của đô thị, nhưng trước hết nó phải là kinh đô. Đô thị thời đó cũng là thủ phủ của chính quyền đô hộ phương Bắc. Chúng ta đã có thời gian dài tính từ năm 179 TCN cho đến 905 thì đã có hàng loạt thủ phủ của các chính quyền đô hộ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đô thị đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến đó là kinh đô Văn Lang, Cổ Loa; cùng với các đô thị mang tính chất thủ phủ của chính quyền đô hộ như Luy Lâu, Tống Bình, Đại La là hai giai đoạn của thời kỳ tiền Thăng Long (Lý Công Uẩn thấy rồng bay lên nên đặt tên là Thăng Long). Hoa Lư là kinh đô của triều Đinh - Tiền Lê.

Từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XVIII, Thăng Long với nhiều tên gọi khác nhau luôn là đô thị lớn nhất cả nước, một trung tâm tiêu biểu về chính trị, kinh tế và văn hoá. Bên cạnh đó, một số đô thị là các đô thành, lị sở của các trấn, xứ. Trong số các đô thị cổ của chúng ta, Thăng Long là đô thị lớn nhất và là đô thị có những thăng trầm lịch sử với những lần đổi tên như Đông Quan, Đông Đô; thế kỷ XIX chỉ còn là tỉnh thành của Bắc thành tổng trấn - trong suốt thời gian thăng trầm thì Thăng Long là đô thị lớn nhất, nhiều thành tựu nhất. Ngoài ra cũng có các đô thị là đô thành của các trấn, xứ những hiểu đơn giản nhất đó chính là trung tâm của các địa phương, chính quyền đầu não của các địa phương.

2.2. Các nguyên nhân hình thành đô thị cổ

- Tổ chức hành chính và quân sự: lị sở, nơi đồn trú của bộ máy cai trị, nơi ở của giai cấp thống trị, nơi sinh hoạt công cộng, tạo ra các thành quách. Thứ nhất là xuất phát từ nhu cầu chính trị và quân sự nên phải thiết lập một công trình về hành chính và quân sự. Nó trở thành nơi ở của giai cấp thống trị, tạo ra các kết cầu xây dựng như thành quách, hệ thống nhà ở, kho tàng - nguyên nhân thứ nhất liên quan đến nhu cầu của bản thân nhà nước đó, nơi hình thành tiêu chí là xây dựng thành một trung tâm điều hành mọi hoạt động cai trị của giai cấp thống trị, có đội quân đồn trú để quản lý hành chính nên đô thị vừa có chức năng chính trị, vừa có chức năng hành chính, vừa có chức năng quân sự.

- Kinh tế và xã hội: cụ thể là sự giao lưu trong phạm vi cả nước và quốc tế, sự tập trung dân cư dẫn đến phân hoá xã hội, sự tách biệt giữa thủ công và nông nghiệp (Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn, Vũng Lắm, Mỹ tho đại phố, Nông Nại đại phố, Bãi Xàu...). Phố Hiến có chức năng hành chính (tổ chức bộ máy chính quyền) và chức năng giao thương mạnh mẽ

- Do buôn bán trao đổi hàng hoá, quan hệ thương mại; sự truyền đạo và truyền bá văn hoá; các nơi nghỉ ngơi, trạm dịch, nơi sinh hoạt tâm linh. Điển hình là đô thị Luy Lâu: nơi này gắn liền với thái thú Sĩ Nhiếp, nơi dịch kinh sách và đào tạo các tăng sư - vừa có vị trí trong đối ngoại, vừa có vị trí trong văn hoá và là trung tâm tôn giáo - tín ngưỡng.

2.3. Chức năng của đô thị cổ

- Chức năng quân sự, chính trị và hành chính. Đây là chức năng bao phủ toàn các đô thị Việt Nam trước thế kỷ X.

- Chức năng tôn giáo, ta có đô thị Luy Lâu

- Chức năng sản xuất, thương mại và dịch vụ. Nó đúng với các đô thị có hoạt động kinh tế mạnh như Thanh Hà, Nước Mặn, Hội An, Phố Hiến

- Chức năng trung tâm đô thị - văn hoá, không phổ biến ở các đô thị; ví dụ Thăng Long là trung tâm đô thị - văn hoá. Hội An là đô thị kinh tế, văn hoá đặc sắc; Huế cũng có bản sắc văn hoá đặc sắc, đặc trưng vùng miền. Hội An là đô thị đa chức năng. Trong đô thị đa chức năng thấy có rất nhiều loại hoạt động từ hoạt động kinh tế sản xuất cho đến hoạt động văn hoá xã hội, có quá trình lịch sử diễn ra rất rõ ràng. Khi nghiên cứu đô thị Việt Nam người ta thường chọn các đô thị đa chức năng như Thăng Long.

=> Đô thị Việt Nam thời cổ đại có số lượng ít, thường là trung tâm của nhà nước sơ khai hay trị sở của chính quyền đô hộ phương Bắc

* Thời phong kiến, đô thị Việt Nam có số lượng ít, quy mô nhỏ bé, chủ yếu mang chức năng quân sự và chính trị, tập trung chủ yếu là thợ thủ công và người buôn bán nhỏ. Các hoạt động buôn bán xã hội khá phát triển, tập trung ở một số địa điểm thuận lợi về giao thông thuỷ bộ, là trị sở của chính quyền. Hoạt động kinh tế rất nhỏ bé, chỉ để phục vụ cho nhu cầu của quan lại, binh lính triều đình và hầu như không có sự kết nối với thị trường bên ngoài.

Thế kỷ XVI chứng kiến sự phát triển mạnh của các đô thị như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà - Bao Vinh, Hội An, Nước Mặn, Gia Định, Cù lao Phố, Mỹ tho đại phố... Sau phát kiến địa lý, giao thương và thương nghiệp được mở rộng rất mạnh mẽ. Các công ty Đông Ấn của Pháp và Hà Lan hoạt động mạnh ở khu vực châu Á cho nên châu Á trở thành một thị trường mới, nhiều tiềm năng và hứa hẹn một nguồn lợi rất lớn của các nước tư bản. Hoạt động sôi động ngoại thương trong quan hệ quốc tế phát triển rất mạnh tác động đến sự phát triển của hàng loạt các đô thị. Cũng như sự tác động của quan hệ quốc tế này mà nền sản xuất hàng hoá trong nước được đẩy mạnh và quan hệ tiền tệ có phát triển mạnh hơn so với trước. Có điều khá lạ là thế kỷ XVII chứng kiến sự suy yếu của nhà nước phong kiến Việt Nam, sự tranh gianh quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến trong nước thì quan hệ hàng hoá, giao thương hàng hoá trong nước lại rất phát triển ở chính các nhân tố cảng thị dẫn đến sự hưng thịnh của các đô thị.

Đầu thế kỷ XIX thì kinh tế thương mại sa sút, thành thị phát triển chậm và thương cảng suy tàn dần, chỉ còn 3 đô thị ở ba miền của Việt Nam là Hà Nội, Huế, Gia Định.

* Thời Pháp đô hộ:

Trong công cuộc xâm lược Việt Nam, Pháp tiến hành tìm hiểu và quy hoạch những khu vực đầu tư và phát triển các ngành nghề khai thác và chế biến nhằm phục vụ cho công cuộc bóc lột của chúng. Các đô thị nổi bật trong thời kỳ này như Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thuỷ; những đô thị ở phía bắc có nhiều nguồn lợi về khoán sản như than Quảng Ninh, thiếc Bắc Kạn... được chủ trương khai thác rộng trên toàn vùng, vận chuyển các sản vật khai thác được.

Các đô thị nghỉ dưỡng như Sapa, Tam Đảo, Đồ Sơn, Nha Trang, Đà Lạt... phục vụ cho tầng lớp thống trị bản xứ và ngoại quốc

Các đô thị thời Pháp hình thành theo cụm trên ba miền với các chức năng hành chính, quân sự, kinh tế là: (1) Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định; (2) Huế - Đà Nẵng; (3) Sài Gòn - Chợ Lớn.

* Thời kỳ từ 1945 - nay:

Với sự giúp đỡ của các nước anh em XHCN, các đô thị mới ra đời và nó là các trung tâm công nghiệp; tốc độ đô thị hoá rất chậm. Đến năm 1972 thì dân số đô thị chiếm 10 - 15%. Sau năm 1986 quá trình đô thị hoá diễn ra càng mạnh mẽ

Nghiên cứu đô thị phân ra phần "đô" và phần "thị", trong đó phần "đô" xếp đầu tiên và phần "thị" chiếm tỉ lệ ít hay nhiều tuỳ vào mỗi đô thị. Trong số các nguyên nhân hình thành đô thị, yếu tố "đô" chiếm vị trí trọng yếu. Xem xét yếu tố "thị" thì theo chuẩn chỉ cần 50% dân số hoạt động phi nông nghiệp, nhưng ở các đô thị tiền cận đại chưa có một con số thống kê chính xác tỉ lệ dân làm phi nông nghiệp (hay dân đô thị), các ngành nghề và tỉ lệ dân cư làm các ngành nghề đó.Nếu nói "có nhiều thương nhân đến buôn bán, nông dân rất ít" thì chỉ là cảm quan và mang tính định tính, không hề có định lượng gì cả. Mãi đến thời Pháp đã có các con số thống kê cư dân, nhưng đó chỉ là thống kê ở nông thôn và thành thị hầu như ít thống kê vì cư dân ở đô thị Nam Bộ có liên hệ chặt chẽ với nông thôn, nên con số thống kê dân cư ở các đô thị Việt Nam cận đại là không chính xác. Cái tỉ lệ 50% cư dân này rõ ràng không áp được vào tiêu chí của các đô thị cổ. Cái thứ hai là "phi nông nghiệp" được hiểu là: không làm nông, không sinh sống bằng việc trồng cây nông nghiệp; nhưng trong làm nông cũng có những người làm thủ công, hoặc người dân ở các làng buôn diễn ra ở Nam Bộ suốt thế kỷ 17 - 18, nên nếu có 50% cư dân làm phi nông nghiệp để xét nó là một đô thị Việt Nam trung đại thì nó không được khớp lắm, vì cư dân của đô thị này đâu có sống bằng nông nghiệp đâu. Cái tỉ lệ 95% như cư dân Bát Tràng, hay các làng buôn như Phù Lưu, Báo Đáp, Bát Tràng, Đình Bảng thì người dân đi buôn thôi và không làm nông nên không phải là "điểm đô thị". Hơn nữa nếu căn cứ vào dân số, điểm dân cư trên 1.000 người thì trong lịch sử Việt Nam diễn ra nhiều đơn vị "hương" với số lượng 540 hộ, mỗi hộ là 4 nhân khẩu thôi. Rất nhiều nhà khoa học đã tìm để gom các tiêu chí xác định đô thị, nhưng các tiêu chí này không thể áp dụng hết cho các đô thị cổ Việt Nam vì đô thị luôn có sự xen kẽ với nông thôn, đô thị luôn tồn tại với nông thôn nên đô thị Việt Nam mang đặc trưng phương đông thuộc cơ tầng văn hoá nông nghiệp.

2.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của chuyên đề

* Về mặt khoa học:

Cung cấp các nhận thức về đô thị Việt Nam trong quá khứ, từ quá trình hình thành phát triển, diện mạo, chức năng và đặc điểm của đô thị, hiểu rõ về bản chất của đô thị, hiểu hơn về xã hội Việt Nam thời đó. Nếu như đô thị đó phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia dân tộc trong một giai đoạn lịch sử thì việc tìm hiểu tất cả các quá trình phát triển của đô thị sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời đó. Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử thông qua hoạt động của các đô thị sẽ khắc phục điểm khuyết lớn nhất của các bộ sử Việt Nam đó là sử Việt Nam là sử của cách mạng, của các phong trào cách mạng Việt Nam; giúp chúng ta nhận thức được toàn diện và đầy đủ về lịch sử phát triển của kinh tế Việt Nam. Hoạt động của các đô thị gắn liền với hoạt động chuyển cư từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị và ngược lại, mở cư từ trong chính quốc gia hay từ quốc gia khác đến; gắn liền với hoạt động giao lưu và tiếp xúc văn hoá => tạo ra những nét đặc trưng cơ bản của đô thị liên quan đến lễ hội, đời sống văn hoá tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống... là những yếu tố quan trọng của đô thị hoá đang được xúc tiến mạnh mẽ.

* Về mặt thực tiễn:

- Sử học tiếp cận đô thị như những thực thể kinh tế - xã hội, hoặc như một cách thức tổ chức đời sống xã hội của cộng đồng cư dân trong lịch sử, như một biểu hiện rõ rệt của sự phát triển. Từ đó, khắc phục cách nhìn nhận chủ quan và phiên diện về đô thị Việt Nam trong lịch sử, đồng thời giúp việc tìm kiếm các mô hình ý tưởng phát triển đô thị phù hợp. Nhìn nhận đô thị như một dạng thức cư trú của cư dân. Mỗi đô thị đều là nhân chứng trong một giai đoạn lịch sử nhất định, do đó nhận thức dưới góc độ là thực thể kinh tế - xã hội sẽ giúp chúng ta khắc phục những nhận thức phiến diện, chủ quan về đô thị Việt Nam trong lịch sử. Giúp chúng ta đưa ra các mô hình hoặc các cách thức phát triển đô thị phù hợp với tập quán và tính cách của người dân, nguồn lực của Việt Nam trong giai đoạn phát triển. Ở gần Hà Nội có khu "đô thị chết" là khu đô thị Xuân Mai, không có bóng người đến ở. Quy hoạch đô thị cần phù hợp với xu thế phát triển của khu vực.

- Rút ra bài học kinh nghiệm, bài học lịch sử và làm luận cứ cho hoạch định chính sách, chủ trương đối với từng đô thị hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần xây dựng môi trường đô thị nhân văn, phát triển bền vững, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển. Các tài liệu của Pháp nghiên cứu đã chứng mình người Pháp rất tôn trọng yếu tố bản địa, tôn trọng từng khu phổ khi họ đến nghiên cứu, quy hoạch lại các thành phố lớn. Trong khai thác thuộc địa ở Việt Nam, Pháp quy hoạch các khu buôn bán, kiến trúc tín ngưỡng dân gian họ không bao giờ loại bỏ; quy hoạch dựa trên địa thế tự nhiên kết hợp với các yếu tố lịch sử, yếu tố văn hoá của từng địa phương để lại rất cổ kính, chứ không phá bỏ để xây lại mới

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đô thị trở thành một bộ môn trong khoa Lịch sử với các chuyên đề:

- các vấn đề khảo cổ học đô thị

- môt số đô thị tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam

- thiết chế đô thị Việt Nam cổ trung đại

- quan hệ thành thị và nông thôn trong lịch sử Việt Nam

- đô thị cổ Việt Nam

- đô thị và văn hoá đô thị ở Việt Nam

- các khuynh hướng nghiên cứu lịch sử đô thị trên thế giới và Việt Nam

- quản lý và phát triển đô thị trong lịch sử Việt Nam

- lịch sử văn minh đô thị thế giới

- nhân học đô thị

- chuyển biến kinh tế và xã hội đô thị Việt Nam cận hiện đại

Các tác phẩm chính:

- Viện sử học (1988), Đô thị cổ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Sách này công bố 13 đô thị, trong đó có những đô thị mới là Lạng Sơn, Hưng Hoá mang tính chất là một trấn lị, như bạc dịch trường buôn bán ở vùng biên giới Việt - Trung, đô thị Hải Phòng

- Nhiều tác giả (1991), Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Sách này tập hợp các bài viết của các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài, nhất là học giả người Nhật dùng chính sử liệu của Nhật, viết về quan hệ giữa người Việt và người Nhật, người Việt ở đô thị cổ Hội An... đánh giá di sản phố thị Hội An. Có nhiều bài viết giới thiệu về địa chất, lịch sử, đánh giá Hội An qua nhiều góc cạnh khác nhau từ cảng thị cổ Sa Huỳnh đến đô thị cổ Hội An

- Nguyễn Thừa Hỷ (1993), Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX, Hà Nội. Tác giả dùng tư liệu của Trung Quốc, các thương nhân và giáo sĩ nên ông vẫn là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Thăng Long - Hà nội.

- Nhiều tác giả (1994), Phố Hiến, kỷ yếu hội thảo khoa học 1992, Sở văn hoá thông tin Hải Hưng. Cuốn này là tài liệu của hội thảo quốc tế năm 1992. Nếu như Hội An là một di sản văn hoá vật thể cho du khách trong và ngoài đường, mang đặc trưng của phố phường, thì Phố Hiến không để lại một dấu tích nào trên mặt đất cả. Tất cả những gì còn lại của một khu đô thị cổ phồn hoa thù chỉ gặp nó trong tâm thức dân gian, trong các ngôi chúa như chùa Vôi, chùa Hiến, trong đó còn lưu giữ tên gọi của những cư dân đầu tiên lập ra Phố Hiến. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy Phố Hiến qua mô tả của các thương nhân phương Tây. Dấu ấn của cộng đồng cư dân quốc tế ở đây rất mờ nhạt đã tạo một khoảng trống rất khó phục dựng đầy đủ

- Pgs Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng (1999), Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, Huế. Sách này trình bày các đô thị Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gòn; chương VII là đô thị Việt Nam thời Nguyễn và vấn đề đặt ra hiện nay. Các tác gỉa chủ yếu nghiên cứu về quan hệ buôn bán, hệ thống tiền tệ; có Nguyễn Văn Đăng chuyên về sử Việt Nam cổ trung đại

- Đỗ Văn Ninh (2004), Thương cảng Vân Đồn. Sách này mô tả Vân Đồn gồm các bến Cái Làng, Cống Đông + Cống Tây, trên địa bàn của hai xã Quan Lạn và Thắng Lợi. Di vật chủ yếu là đồ sành sứ, gốm và tiền cổ, vũ khí có nguồn gốc Trung Quốc từ thời Bắc thuộc đến thời Nguyễn. Ông vốn công tác tại Viện sử học Việt Nam, quyển sách này tạo tiền đề cho các nghiên cứu về Vân Đồn sau này. Nhu cầu này có từ thời Lê, khi kỹ thuật đi biển đạt đến trình độ cao. Vân Đồn với lợi thế thiên nhiên thuận lợi (có dãy núi ngoài biển để chắn gió, chắn sóng nên an toàn cho các thuyền để nghỉ ngơi, trao đổi buôn bán, tránh bão, kết nối thị trường trong và ngoài nước. Vân Đồn cũng có giếng nước ngọt để sinh hoạt và làm nơi nghỉ ngơi cho thương nhân.

- Bảo tàng Đồng Nai (2007), Lịch sử và văn hoá Cù lao phố, Nxb Đồng Nai. Sách này ghi nhận Cù lao phố là trung tâm thương mại quốc tế, một nơi phố thị sớm nhất phương Nam; biển đổi của cư dân, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và truyền thống văn hoá trong 300 năm lịch sử. Nghiên cứu về sự mở rộng Cù lao phố qua các kết nối với các khu vực buôn bán, khu vực đánh cá xung quanh dọc sông Đồng Nai về phía thượng nguồn.

- Nguyễn Văn Trò (2008), Cố đô Hoa Lư, Nxb Văn hoá dân tộc. Tuy không có học hàm học vị nào, những những nghiên cứu của bác Trò gắn liền với địa bàn thuộc tỉnh Hà Nam Ninh cũ có dấu ấn của bác với tư cách là cán bộ bảo tàng. Bác chịu khó đi điền dã, chịu khó viết lách. Công trình này là một khảo cứu rất toàn diện về cố đô Hoa Lư, có giá trị lớn vì bác tận dụng hết nguồn tư liệu dân gian ở các làng xã xung quanh bằng xe đạp nhỏ nên giàu chất liệu dân gian và tính thực tế rất hay

- Lại Văn Tới (2014), Đền Thượng Cổ Loa và những bí ẩn trong lòng đất, Nxb Chính trị quốc gia + Sự thật. Nói về "trong lòng đất" thuộc về một thế giới rất riêng của các nhà khảo cổ. Năm 2007 - 2008, PGS Lại Văn Tới tổ chức cuộc khai quật khảo cổ ở sát chân thành Cổ Loa và tìm ra nhiều mũi tên đồng, hiện vật bằng đồng và các khuôn rèn đúc đồ đồng. PGS Lại Văn Tới hướng dẫn nhiều học viên, sinh viên nghiên cứu về thành Cổ Loa. Năm 2014 ông có hướng dẫn một sinh viên gốc Hàn, anh này là người bỏ chi phí ra thực hiện "cắt" một đoạn thành Cổ Loa để nghiên cứu sâu. Cổ Loa gắn liền với triều Ngô và đây là kinh đô của hai nhà vua là An Dương Vương của Âu Lạc và Ngô Quyền.

- Nhiều tác giả (2016), Lịch sử đô thị Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Các đô thị được đề cập là Phố Hiến, Hội An, Thăng Long - Hà Nội và Hải Phòng; các bài viết của các tác giả tại sách này cũng được công bố trên các tạp chí chuyên ngành

- Trần Thị Thái Hà (2017), Từ hành cung Tức Mặc - Thiên Trường đến đô thị Vị Hoàng, Nxb Chính trị quốc gia sự thật. Trong chướng thú nhất làm rõ về Tức Mặc - Thiên Trường được coi là một đô thị thời Trần; hành cung Tức Mặc - Thiên Trường thì phần "đô" chưa rõ nét. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX thì phần "đô" và "thị" ở Vị Hoàng thể hiện rất rõ

- Nguyễn Quang Ngọc (2017), Nông thôn và đô thị Việt Nam - lịch sử, thực trạng và khuynh hướng biến đổi, Nxb Giáo dục; tập trung vào các đô thị: Hải Phòng, Hà Nội, vùng cửa sông Đàng Ngoài. GS Nguyễn Quang Ngọc có nhiều bài viết xung quanh về mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị, từng hướng dẫn nhiều học viên làm về đề tài thú vị này. Thầy Ngọc tâm đắc nhất là nghiên cứu hai đô thị Hà Nội và Hải Phong; khu vực vùng cửa sông Đàng Ngoài (là khu vực cửa sông Thái Bình với đô thị Đò Mè, tiền cảng dẫn đường vào Phố Hiến); sách này được tổng kết từ kết quả của báo cáo cấp Bộ của khoa Sử DHKHXHNV Hà Nội.

- Đỗ Thị Thuỳ Lan (2018), Hệ thống Cảng thị trên Sông Đàng Ngoài: Lịch sử Ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2016; Tái bản bởi Công ty Cổ phần Tri thức và Văn hóa Sách Việt Nam (VinaBook Jsc.) & Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2018. Quyển sách này tập trung nghiên cứu hệ thống cảng thị trên hệ thống sông Đàng Ngoài là Thăng Long, Phố Hiến, Đò Mè. Hệ thống cảng thị trên sông của miền bắc Đại Việt, có mối liên hệ mật thiết với biển thông qua các tuyến sông, kết nối với nhịp độ phát triển chung của hải thương khu vực Đông Nam Á và quốc tế. Tập trung nghiên các vấn đề của lịch sử, lịch sử kinh tế, lịch sử đô thị Việt Nam trung và cận đại cũng là hệ quả của điều kiện sinh thái, môi trường, những đặc điểm địa chất, địa mạo của khu vực nghiên cứu. Ts Đỗ Thị Thuỳ Lan là học trò giỏi của Gs Nguyễn Quang Ngọc. Khu vực Đàng Ngoài tập trung nhiều nhà nghiên cứu lĩnh vực cổ - trung đại, khi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lịch sử Việt Nam không thể bỏ qua quyển sách này. TS khảo sát rất kỹ môi trường, địa chất, tốc độ dòng chảy; khi nghiên cứu Phố Hiến nên đặt nó trong hệ thống cảng sông ở Đàng Ngoài

- Hoàng Anh Tuấn (2017), Thương mại thế giới và hội nhập của Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII, Nxb. ĐHQGHN. Sách này có các mục: mục 7. Việt Nam trong mạng lưới thương mại Đông Á trước thế kỷ XVI: Một số vấn đề tiếp cận; 8. Việt nam trong mạng lưới giao thương Đông Á cuối thể kỷ XVI – đầu thế kỷ XVIII: Nghiên cứu quan hệ Đại Việt – công ty Đông Ấn Hà Lan; 10. Chính sách ngoại thương của Đàng Ngoài cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII: Nghiên cứu trường hợp công ty Đông Ấn Anh; 11. Trao đổi toàn cầu, toàn cầu hóa và hội nhập của Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII: Một số vấn đề nghiên cứu. Sách sử dụng nguồn tư liệu trực tiếp của công ty Đông Ấn. Trước đó có quyển Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ–Đàng Ngoài thế kỷ XVII ( Hà Nội, 2010). PGS Hoàng Anh Tuấn lúc đầu là môn phương pháp, về sau được GS Nguyễn Văn Kim hướng sang Hà Lan làm luận án tiến sĩ; ông tiếp cận nhiều nguồn tư liệu của Hà Lan và đưa ra các thông tin mới về công ty Đông Ấn Hà Lan và các đô thị Việt Nam thông qua tư liệu của Hà Lan.

- Hoàng Anh Tuấn (2010), Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ–Đàng Ngoài thế kỷ XVII ( Hà Nội, 2010).

- Nguyễn Thanh Nhã, Bức tranh kinh tế và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII. Sách này nói về sự hồi sinh của Thăng Long, sự phát triển của Phú Xuân, sự hình thành của mạng lưới thành phố mới trong thành - trì và thành phố - chợ ở Đàng Trong, Đàng Ngoài ở phía nam. Sách không bị gò ép vào trong vấn đề mà nêu ra một cách khách quan, hợp lý nhất

- Michel Đức Chaigneau (2020), Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX, Nxb Hà Nội. Tác giả là con trai của viên sĩ quan Pháp lấy vợ Việt, từng là đại sứ Pháp bên cạnh triều đình Huế

- Nhiều tác giả, Những người bạn cố đô Huế (tuyển tập các bài viết về Huế), trong đó nghiên cứu về Hội An, Bao Vinh, Thanh Hà, Huế (nghiên cứu Huế như là trung tâm thương mại ở bờ bắc sông Hương)

- Châu Thị Hải, Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á : Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay, Hà Nội : Khoa học xã hội, 2006. Tác giả nghiên cứu về vai trò của người Hoa với kinh tế Đông Nam Á, mối quan hệ giữa cộng đồng người Hoa với cộng đồng cư dân bản địa (lấy Việt Nam là ví dụ điển hình). Tác giả Châu Thị Hải là người được trích dẫn nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế

- Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt-Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX. Hà-nội : Sử học, 1961: ở chương 2 viết về thương điếm - mục E viết về Chợ, Bến với các mô tả về đô thị ở cả ba miền, nhất là Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An như những đô thị và trung tâm buôn bán hàng hoá lớn nhất cả nước.

- Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng, Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn. Nxb Thuận Hoá, Huế 2000

- Đỗ Bang, Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn. Nxb Thuận Hoá, Huế 1997. Sách nói về nội và ngoại thường thời Nguyễn, điều kiện để giao lưu hàng hoá, tình hình sản xuất và lưu thông hàng hoá; mạng lưới chợ nông thôn và phố phường

- Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn. Nxb Văn học, Hà Nội 2008. Phần chương V của sách viết về các trung tâm trao đổi và buôn bán, sản xuất thủ công nghiệp và các đô thị lớn; thái độ của vua Nguyễn với hoạt động thương mại quốc tế và thương nhân phương tây, địa vị của thương nhân Hoa kiều

- Nguyễn Văn Kim, Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV – XVII, NXB Đại Học Quốc Gia, Hà Nội 2003. Sách viết về truyền thống giao lưu quốc tế của Nhật Bản, các quan hệ của Nhật với Ryukyu và Đồng Nam Á

- Các hồi ký của Poivre, Dampier, Chapman

Chương 2: Sự hình thành và phát triển của các đô thị trước thế kỷ X

2.1. Đặc điểm và chức năng của đô thị cổ

- Là các trung tâm chính trị, hành chính, quân sự; có vị trí địa chính trị và địa kinh tế quan trọng: mặc dù nó ra đời như là trung tâm chính trị và ra đời như một khu đô thị hành chính, vị trí đó rất thuận lợi cho hệ thống giao thông mà đặc biệt là giao thông đường sông - vị trí đó chi phối đến sự hình thành và phát triển của đô thị.

- Chức năng phòng thủ, quản lý đất nước: với tư cách là trung tâm chính trị, đô thị cổ có chức năng phòng thủ để bảo vệ lãnh thổ của quốc gia.

- Tập trung dân cư đa ngành nghề, phần "đô" nặng hơn phần "thị"

2.2. Các đô thị cổ tiêu biểu: Phong Châu, Cổ Loa, Luy Lâu, Hoa Lư

2.2.1. Kinh đô Văn Lang - Phong Châu

Kinh đô Văn Lang liên quan đến thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam, nên nghiên cứu Văn Lang với chức năng là kinh đô có ý nghĩa rất quan trọng, đó là nghiên cứu sâu hơn về sự tồn tại của thời đại Hùng Vương và vai trò của thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc, quá trình hình thành dân tộc Việt Nam, quan hệ giữa cộng đồng người Việt với các cộng đồng dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, giúp phác hoạ quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và sự hình thành xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Nghiên cứu về kinh đô Văn Lang xuất hiện từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Hiếm có nơi nào trên thế giới còn lưu lại di tích kiến trúc đền thờ Quốc tổ như Việt Nam, mùng 10/3 hằng năm được xem là giỗ Tổ.

Lật giở các trang sử cũ thì những ghi chép về thời Hùng Vương rất mờ nhạt, hầu như đều được phủ bằng sắc màu là các truyền thuyết dân gian, ẩn chứa trong những câu chuyện đó là các cốt lõi lịch sử - truyền thuyết được coi là nguồn sử dân gian khi nghiên cứu về thời đại này; đến thời phong kiến thì các truyền thuyết này được tập hợp trong Việt điệu u linh tậpLĩnh Nam chích quái, tới thời Lê sơ thì được Vũ Quỳnh và Kiều Phú tổng hợp một lần nữa (1492 - 1493). Cuối thời Trần - đầu thời Lê sơ xuất hiện các bộ sử của nhà nước đã dùng các truyền thuyết làm tư liệu cho tác phẩm của mình, đầu tiên là bộ Việt sử lược (thế kỷ XIV - XV) cua khuyết danh (được dịch ra nhiều thứ tiếng) và trong sách này, phần "Quốc sơ" có viết về thời đại Hùng Vương. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi đã khắc hoạ được phạm vi cương giới của nước Văn Lang. Kế thừa các tài liệu của thời trước, Ngô Sĩ Liên viết tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư đưa thời đại Hùng Vương vào trong chính sử, đặt nó thuộc kỷ "Hồng Bàng thị". Khi biên chép Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên cũng gạn lọc các tài liệu và luôn đặt ra những nghi ngờ, vì thần thoại dân gian có một phần cũng là chất liệu của việc chép sử và ông làm việc rất cẩn trọng (luôn có nghi ngờ về tính xác thực qua các "lời bàn") với nguồn tư liệu dân gian. Từ thế kỷ XVI về sau, người ta cố gắng truy tìm các tài liệu chứng minh tính xác thực của thời đại Hùng Vương, nhưng họ bị hạn chế vì trình độ khoa học kỹ thuật, chưa tiếp cận phương pháp làm sử hiện đại.

Đến thời Pháp thuộc, việc nghiên cứu về thời Hùng Vương vẫn tiếp tục, nổi bật là quan điểm làm sử mới của học giả Trần Trọng Kim - đó là tính xác thực về thời Hùng Vương được nghiên cứu suốt từ thời Lê đến hết thời Nguyễn. Với phương pháp làm sử, trình độ khoa học kỹ thuật lúc này không cho phép các nhà khoa học có những bước tiến về chất lượng - thời phong kiến thì sử ghi chép về Hùng Vương là các ghi chép lại từ các truyền thuyết dân gian mà hoàn toàn không có nguồn tư liệu thành văn nào ghi chép xác thực nhất. Trong bộ Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim dành hẳn một chương nói về họ Hồng Bàng và cho rằng các chi tiết về thời Hồng Bàng chỉ là những "chuyện hoang đường" và hoài nghi: "chuyện đời Hồng Bàng không xác thực, không chắc là chuẩn xác được". Các địa điểm khảo cổ đều được người Pháp phát hiện rất tình cờ; một số người giỏi về Hán học nên họ thiết lập hệ thống các tư liệu lịch sử dựa trên thư tịch cổ Trung Quốc. Hai học giả nổi tiếng là Maspero và Aurousseau tinh thông Hán học đã tìm kiếm và hệ thống các tài liệu của Việt Nam, Trung Quốc. Maspero khẳng định: đã từng có một vương quốc cổ ở miền bắc Việt Nam trước khi người Hán tràn xuống, tên nước là "Dạ Lang", vua được gọi là "Lạc vương" và "Văn Lang" là một tên gọi đọc chệch mà thành. Aurousseau cho rằng có một vương quốc cổ của người Việt ở khu vực Lưỡng Quảng, vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, công nhận có nước Tây Âu mà không công nhận nước Văn Lang; ông giả thiết rằng người Việt có nguồn gốc từ lưu vực sông Dương Tử tràn xuống và ông kết luận: nhà nước đầu tiên của người Việt có mối liên hệ với Trung Quốc từ rất xa xưa. Di tích khảo cổ rõ nhất vào thời Hùng Vương là di tích của thời đồng thau - sơ kỳ sắt sớm là văn hoá Đông Sơn (Đông Sơn là một hệ thống các di chỉ khảo cổ học rải rác, và tên gọi văn hoá không được gọi từ nơi đầu tiên tìm ra di chỉ) với hàng trăm di chỉ cùng niên đại, số lượng và các loại rất đa dạng.

Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá phát triển rất rực rỡ. Khi nghiên cứu về văn hoá này thì các nhà nghiên cứu phương Tây nghiên cứu về cái rực rỡ của Đông Sơn, nhất là Geldern luôn có những phát hiện mới về các di tích của văn hoá này; họ cố gắng giải thích về nguồn gốc cũng như chủ nhân của văn hoá Đông Sơn; nhưng không ai trong số đó nghĩ rằng văn hoá Đông Sơn là của người Việt sáng tạo ra, họ cho rằng đất nước Việt Nam thời phong kiến rất dã man và mông muội, họ không tin những thành tựu văn hoá này lại thuộc về một dân tộc "dã man" như vậy... và đó chính là quan điểm của thực dân phương Tây khi họ áp dụng thuyết "châu Âu làm trung tâm", dù họ rất ngưỡng mộ những thành tựu và đánh giá cao văn hoá Đông Sơn này. Chủ nhân đã sáng tạo ra văn hoá Đông Sơn, nhưng họ không tìm ra mối liên hệ của văn hoá Đông Sơn, không tim vào mối liên hệ giữa văn hoá Đông Sơn với sự hình thành vương quốc cổ Văn Lang vào giai đoạn đầu của lịch sử dân tộc. Nhà sử học Coedes nhấn mạnh: văn hoá Đông Sơn là văn hoá của người Indonesiens, mà người Indonesiens có thuật luyện kim của người Hán vào thế kỷ I SCN; H.Geldern cho rằng văn hoá Đông Sơn vay mượn từ văn hoá sông Hoàng Hà (Trung Quốc) từ thế kỷ III - I TCN. Còn ông O. Jansé khi truy tìm về nguồn gốc của văn hoá cổ xưa đã cho rằng văn hoá Đông Sơn chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc thời Chiến quốc, văn hoá Trung Quốc này thì lại bắt nguồn từ văn hoá Hallstatt ở Trung Âu qua thảo nguyên Âu - Á, thậm chí ông còn vạch ra con đường liên hệ với văn hoá Đông Sơn và cả văn hoá xa xôi là Crete - Mycennae. Rõ ràng những thành tựu của văn hoá Đông Sơn là không thể phủ nhận và yêu cầu đặt ra phải tìm mối liên hệ giữa văn hoá Đông Sơn với sự hình thành nhà nước cổ Văn Lang rất là khó vì chưa có các minh chứng.

Từ sau 1945, cùng với sự hình thành ngành sử học Việt Nam thì việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam, nhất là thời dựng nước chiếm một vị trí rất quan trọng. Từ thập niên 60, Viện khảo cổ học chủ trì cuộc nghiên cứu trong ba năm (1968 - 1970) về thời dựng nước, thu hút nhiều cơ quan và các học giả thuộc nhiều chuyên ngành cùng tham gia nghiên cứu, phục dựng diện mạo của thời dựng nước trong lịch sử dân tộc. Kết quả nghiên cứu trong ba năm được báo cáo trong 4 hội nghị, mỗi hội nghĩ chung môt tiêu đề là "Hùng Vương dựng nước", dốc hết mọi lực lượng để khai thác mọi nguồn tài liệu hiện có để phục dựng được thời dựng nước, chứng tỏ nghiên cứu liên ngành Việt Nam đã có từ rất sớm. Những kết quả nghiên cứu này định hình ba vấn đề lớn: thời đại Hùng Vương là thời đại có thật trong lịch sử Việt Nam, không những được phản ánh qua các truyền thuyết mà còn được minh chứng qua các tài liệu khảo cổ học, tạo thành một diễn biến vật chất liên tục trong lịch sử, phát triển từ thấp đến cao; đây là thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn lao về kinh tế, xã hội và văn hoá để dẫn đến sự hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên; đó là thời kỳ ra đời và phát triển của nền văn minh cổ xưa nhất. Theo truyền thuyết và các thư tịch cổ, nước Văn Lang trông rất rộng: phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Ba Thục, phía bắc giáp hộ Động Đình, phía nam giáp nước Hồ Tôn (Champa); nước Ba Thục ở phía nam Lưỡng Quảng (Trung Quốc). Nhưng rõ ràng lãnh thổ nước Văn Lang không rộng lớn đến như vậy, các nhà sử học qua nghiên cứu mô tả của sử cũ thì khu vực như vậy rất có thể là địa bàn sinh sống của các tộc người Việt (phi Hán) ở phía nam Trung Quốc, thư tịch cổ gọi là người Bách Việt. Căn cứ vào phân bố, tên gọi của 15 bộ thì địa bàn nước Văn Lang tương ứng với khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay => chúng ta xác định được thời Hùng Vương là thời kỳ có thật trong lịch sử, cương giới nước Văn Lang. Tuy nhiên, việc xác định vị trí kinh đô Văn Lang rất quan trọng vì quốc gia muốn tồn tại phải có thể chế chinh trị, có nhà nước; nhà nước chính là một trong số các tiêu chí của nền văn minh sông Hồng. Trung tâm quyền lực đó chính là kinh đô, đô thị cổ xưa nhất, đã xuất hiện nhiều giả thuyết khác nhau về vị trí kinh đô Văn Lang. nhưng để kết luận đúng nhất thì phải dựa vào tư liệu vật chất vì thời cổ đại người Việt chưa có chữ viết, nguồn sử liệu dân giam rất quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là các minh chứng từ khảo cổ học.

Để làm rõ được kinh đô Văn Lang với tư cách là một đô thị cổ đầu tiên thì chúng ta phải xem xét một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến nhà nước Văn Lang. Về thời điểm kết thúc của nước Văn Lang thì ta xác định đó là sự hình thành nhà nước Âu Lạc sau cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống đế chế Tần thành công là khoảng thế kỷ III TCN. Tra cứu các nguồn tư liệu thư tịch cổ và tư liệu vật chất thì cho thấy nhà nước Văn Lang xuất hiện vào khoảng thế kỷ VII TCN, tức là vào khoảng thiên niên kỷ I TCN.

Trong tư liệu thành văn, sách Việt sử lược ghi nhận: thời Trang vương nhà Chu (696 - 682 TCN), ở bộ Gia Ninh có dị nhân khuất phục các bộ lạc khác, tự xưng là Hùng vương, đóng đô ở Văn Lang, truyền được 18 đời thì đều gọi là Hùng vương" - từ ghi nhận của bộ sử xưa nhất có thể thấy người kiệt xuất nhất của bộ Gia Ninh đều có tên gọi là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang. Ở sách sử 10 thì người ta hạ chú thích: có tài liệu ghi kinh đô là Văn Lang, có chỗ ghi kinh đô là Phong Châu... và hai chỗ này đều thuộc không gian văn hoá tỉnh Phú Thọ (Việt Nam). Trong Đại Nam nhất thống chí ghi: Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (nay là Bạch Hạc, Phú Thọ). Bạch Hạc và Phong Châu thuộc không gian văn hoá của tỉnh Phú Thọ (Việt Nam) mà cụ thể là thuộc phạm vi thành phố Việt Trì. Ở Ngọc phả đền Hùng (1470) viết: "Vương nhận ra đất này là đất tốt, bèn lập Chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh để thỉnh thoảng ngự giá đến nghỉ. Bên ngoài lại dựng đô thành Phong Châu (nay là Cựu đô thành ở thôn Việt Trì xã Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc), đặt quốc hiệu là nước Văn Lang" - đương thời vua Hùng lập chưng điện, đền đài từ Nghĩa Lĩnh đến Phủ Khanh, Bạch Hạc, Việt Trì, Lâu Thượng, Lâu Hạ. Phạm vi địa giới xây 50 lâu đài, doanh sở (bản Ngọc phả này cho ra nhiều thông tin về các cung điện, lâu đài thuộc không gian văn hoá Phú Thọ, điều này suy ra phạm vi của kinh đô Văn Lang rất rộng; nó vừa có nơi cư trú của các tầng lớp trong xã hội và là nơi đồn trú của quân đôi, các cơ quan liên quan). Bản Ngọc phả 1572 chỉ rõ phạm vi của thành Phong Châu "từ Nghĩa Lĩnh đến Bạch Hạc - Việt Trì đều là dấu tích kinh đô cũ". Cũng trích lại từ Đại Nam nhất thống chí: "ở sau chùa Hoa Long, thôn Việt Trì, huyện Bạch Hạc (nay là phường Thanh Miếu, tp. Việt Trì) có một gò đất, tương truyền là nền thành cũ".

Trong tư liệu dân gian xung quanh các làng xã thuộc Phú Thọ có: sự tích vua Hùng chọn đất đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì); sự tích vua Hùng dạy dân trồng lúa ở Kẻ Lú, Minh Nông; sự tích bánh chưng bánh giầy của Lang Liêu ở Dữu Lâu; truyện dâng quýt cho vua ở thôn Quýt, xã Trưng Vương; sự tích đàn hạc trắng; sự tích vua Hùng đổi tên làng Chung... Hằng năm cứ đến đầu xuân ở Việt Trì thường tổ chức các trò chơi diễn lại theo các tích này như diễn lại sự tích vua Hùng đóng đô tại lễ hội đền Và.

Các địa danh gắn với truyền thuyết: vua Hùng buộc ngựa ở gò Mã Lao trên cánh đồng Kẻ Lũ, vua Hùng đặt tên giếng Rùng, ngôi mộ ba vị đô sĩ không chịu hợp tác với An Dương Vương, giàn trầu vua Hùng gieo trồng ở Dữu Lâu, cá Anh Vũ dâng vua ở khúc sông nhỏ Việt Trì... Các hội thi bơi chải ở Bạch Hạc, hát xoan, diễn tích vua dạy dân cấy lúa, trò Bách nghệ tiễn công chúa Ngọc Hoa về nhà chồng

Trong quan điểm khoa học lịch sử, Gs Trần Quốc Vượng cho rằng vùng châu thổ sông Hồng là một tam giác phát triển của diễn trình văn minh trong lịch sử dân tộc (ba đỉnh là Việt Trì - Ninh Bình - Quảng Ninh): đỉnh của tam giác tương ứng với khu vực của quốc gia cổ Văn Lang (Việt Trì), đỉnh thứ hai chính là đô thành cổ Cổ Loa, đỉnh cuối cùng chính là Phố Hiến (Hưng Yên). Tất cả các đỉnh đều nằm trên đường trung tuyến của tam giác châu thổ chính là dòng chảy của sông Hồng, nên dòng chảy của sông Hồng có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử dân tộc. Thành phố Việt Trì còn có tên là "thành phố ngã ba sông" vì nó là nơi hợp lưu của sông Đà, sông Thao và sông Lô. Theo giải thích của Gs Trần Quốc Vượng, sông Thao là biến âm của từ "Nậm Tao", các con sông này đều là các chi lưu của sông Hồng (sông Mẹ, sông Cái), nước chảy vào thì tại sông Thao nước có màu đỏ nên tên "sông Hồng" được dùng rộng rãi trong dân gian (sông Cái, sông Nhị). Ở khu vực đồng bằng này, không những có hệ thống sông là nơi giao lưu cảu ba nhánh sông này; mà bao quanh khu vực này là toàn Phong Châu có đến 99 ngọn núi chầu, bao quanh nơi tiếp giáp giữa trung du và vùng núi cao nên Phong Châu có tính trung du rõ nét, có những ngọn núi xa xa bao quanh tạo thế tựa lưng rất vững chắc (tựa lưng vào núi và nhìn ra khu vực sông, một vị trí rất đẹp). Nhìn nhận nó như một giao tuyến của các tuyến sông, Gs Trần Quốc Vượng cho rằng kinh đô Văn Lang đầu tiên sẽ có tính chất như một "trạm dịch" (nơi giao lưu của ba tuyến đường thương mại lên Vân Nam, Trung Quốc; từ Vân Nam có thể kết nối được với thảo nguyên Mông Cổ và xa hơn là châu Âu); sông Hồng có thể kết nối được cả khu vực phía dưới, nên tính chất huyết mạch của sông Hồng rất lớn. Khảo cổ học phát hiện những di chỉ xưởng cổ, xưởng chế tác và đồ trang sức; những di chỉ ấy tập trung ở Hải Phòng và Bắc Ninh ngày nay; khi xem xét các nguyên liệu còn sót lại thì kết luận ở Việt Nam không có loại đá nào chế tác được đồ trang sức như vậy cả; mỏ để khai thác nguyên liệu chuyển về Phong Châu chế tác ra đồ trang sức nằm ở Myanmar, tuyến đường thông qua hệ thống sông Hồng chiếm một vị trí quan trọng, chứng tỏ có sự giao lưu giữa người Việt với các cộng đồng khác ở bên ngoài - có ý nghĩa quyết định nhất chính là kinh đô Phong Châu, Phú Thọ là một "trạm dịch", nơi tụ cư, nơi trao đổi văn hoá, nơi tập kết các nguồn hàng hoá, trạm dừng chân lý tưởng cho người dân từ khu vực trung châu lên miền thượng. Ngay khi Pháp chưa đánh Bắc kỳ thì viên thương gia Dupuis khảo sát toàn bộ sông Hồng, đến lúc quân Pháp của Garnier đến xâm lược thì hoạt động nghiên cứu của Pháp ở sông Hồng rất bài bản, điều đó cho thấy giá trị của sông Hồng rất quan trọng. Tính chất "trạm dịch" của sông Hồng là tính chất rất nổi trội; và sông Hồng không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thương ở đồng bằng, mà còn là gạch nối về văn hoá - đó là đã có quá trình chuyển cư và dịch cư, quá trình hội tụ của các cộng đồng cư dân với nhiều bản sắc văn hoá đa dạng về vùng Phong Châu cổ với nhiều di chỉ mang nhiều phong cách của các khu vực lân cận, tên gọi, địa danh cổ.

Khi phân tích các ngữ liệu của ngôn ngữ học lịch sử thì Phong Châu có các nhóm cư dân: Môn - Khmer, tiền Việt - Mường, Tày - Thái, Hán - Tạng, Đa đảo. Có rất nhiều luồng văn hoá, tính chất "trạm dịch" của Phong Châu chi phối và Phong Châu là kinh đô cổ Văn Lang với các hoạt động giao thương bình thường, liên quan đến quá trình tụ cư của các nhóm cư dân. Các nhóm cư dân khi tự cư về Phong Châu đều có những điểm tương đồng về văn hoá, về phong tục tập quán, về ngôn ngữ. Người ta chứng minh rằng trước khi có ảnh hưởng của văn hoá Hán thì văn hoá của các cộng đồng dân tộc ở Phong Châu nói riêng và cả vùng Đông Nam Á nói chung được hình thành dựa trên cơ tầng văn hoá Đông Nam Á với các đặc điểm chung, mà các đặc điểm này xuất phát từ nền nông nghiệp của cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, cho nên nông nghiệp trồng lúa nước như một hằng số bất biến, cũng là hằng số chung trong các quốc gia nông nghiệp Đông Nam Á.

Ở không gian văn hoá của thời đại Hùng Vương, ngoài di chỉ vật chất người ta còn thấy một diễn tiến từ thấp đến cao của các nền văn hoá tiền Đông Sơn như Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun. Văn hoá Phùng Nguyên là thời sơ kỳ đồng thau với hàng trăm di chỉ phân bố dày đặc ở Phú Thọ như các cục đồng, xỉ đồng. Trong số các hiện vật ở Phùng Nguyên thì họ thống kê có 20% tổng số hiện vật được chế tác bằng đồng, mãi đến giai đoạn Đông Sơn là thời kỳ phát triển rực rỡ. Các diễn tiến từ thấp lên cao của thời kỳ luyện kim như thế này được tìm thấy xa nhất ở Vân Đồn trong một không gian văn hoá rộng lớn nhằm khẳng định kinh đô Văn Lang là trung tâm chính trị, trung tâm quyền lực, là trạm dịch diễn ra quá trình tụ cư, trung tâm luyện kim. Chính tính chất là "trung tâm luyện kim" đã tạo nên sức mạnh của nhà nước Văn Lang, đẩy vị trí của thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang lên thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc => tên gọi của quốc gia chính là tên của thủ lĩnh bộ lạc lập quốc, đóng ở vùng trung tâm với tên gọi là "Hùng". "Hùng" là biến âm của chữ "Kurung", hay "Khun" trong tiếng Việt - Mường cổ có nghĩa là "thủ lĩnh". Các nhà sử học về sau do chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc nên họ thêm vào sau chữ "Hùng" là chữ "Vương"; bộ lạc Văn Lang là bộ lạc mạnh nhất trong số 15 bộ lạc cư trú ở một vị trí quan trọng là "trạm dịch" trên con đường buôn bán, nên thủ lĩnh Văn Lang đã khẳng định được uy quyền và sức mạnh của mình để khuất phục các bộ lạc xung quanh, trở thành thủ lĩnh chung của liên minh bộ lạc. Vị thủ lĩnh đó đã thành lập bộ máy quản lý nhà nước đầu tiên => nhà nước Văn Lang có nhiều chức năng: kinh đô, kinh tế, văn hoá. Chức năng văn hoá của Phong Châu thể hiện ở hình thành các cộng đồng tụ cư và giao lưu văn hoá; nơi đây hình thành các lễ hội dân gian, bắt đầu truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Phong Châu là nơi hội tụ các nhóm cư dân sau thời Đá mới với nhiều địa danh Tày - Thái cổ như Nà, Nậm. Việt Trì trở thành gạch nối vùng châu thổ thấp đến vùng cao, nơi các cư dân men theo sông suối về đồng bằng, ven biển và ngược lại; sản vật của núi rừng hội tụ cả vào Việt Trì

Trong lịch sử nhân loại thì bắt đầu từ sau cách mạng Đá mới đã diễn ra những quá trình chuyển biến to lớn, đó là hình thành các chủng tộc lớn. Các chủng tộc bị xói mòn hình thành các loại hình nhân chủng, tiểu chủng và diễn ra những cuộc chuyển cư rất lớn; ở Văn Lang thời kỳ Đá mới này đánh dấu sự giao lưu giữa các loại hình nhân chủng, tiểu chủng tộc người ra dấu ấn rõ nét trong không gian văn hoá. Văn hoá Đông Sơn liên quan đến sự tồn tại của nhà nước Văn Lang, giai đoạn đầu của Văn Lang được gọi là giai đoạn đồ đồng với số lượng đồ đồng chiếm ưu thế. Phong Châu - Văn Lang là trung tâm địa chính trị quan trọng trong thời cách mạng luyện kim đồng - sắt. tức là đỉnh cao của chế tác đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt. Thời sơ kỳ sắt Văn Lang thì cư dân phát minh ra các kỹ thuật luyện sắt sao cho ra sản phẩm tốt hơn, đạt hiệu quả lao động cao nhất là phương pháp "hoàn nguyên" (oxi hoá khử) - đó là thành tựu mang tính chất bản địa cao nhất của người Việt cổ, tất cả diễn tiến vật chất của các nền văn hoá từ thấp đến cao, từ sơ kỳ đồng thau đến sắt sớm rất liên tục và có sự chuyển biến, tiếp biến rõ nét để khẳng định tính bản địa của văn minh sông Hồng và sự tồn tại chắc chắn của nhà nước Văn Lang. Đây là những sản phẩm mang tính bản địa và thể hiện rõ nét sự sáng tạo không mệt mỏi của cư dân Văn Lang nên tính bản địa rõ nét, hoàn toàn không có sự pha trộn với văn hoá ngoại lai

Dấu tích còn lại của kinh đô Phong Châu được tìm thấy ở các di chỉ khai quật. Di chỉ Làng Cả rất rộng và hiện nay khu vực khảo cổ Làng Cả là giữ nguyên hiện trạng, không san lấp gì; nhưng quá trình di dân và đô thị hoá phần nào khiến Làng Cả bị mai một đi. Làng Cả được xếp hạng là di tích quốc gia sớm nhất (2006) trước khi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được xếp vào di sản văn hoá phi vật thể nhân loại. Làng Cả lưu giữ nhiều truyền thuyết về Lạc Long Quân - Âu Cơ, địa điểm là chùa Hoa Long (nay là phường Bến Gót, Việt Trì) là nơi tương truyền Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau. Tất cả các yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, kinh tế, văn hoá khiến Văn Lang hội tụ tất cả các điều kiện cần và đủ để trở thành một đô thị điển hình, đồng thời giữ vị trí là quốc đô của nhà nước đầu tiên. Phong Châu là nơi diễn ra quá trình chuyển cư và tụ cư mạnh của các nhóm cư dân, đồng thời là nơi hình thành thuật luyện kim đã phát triển lên đỉnh cao, chuyển biến mạnh trong lĩnh vực xã hội của nhà nước, vì Nhà nước là một phạm trù lịch sử, hình thành khi xã hội phân hoá giai cấp rõ nét; cộng thêm yếu tố trị thuỷ - ngoại xâm trong văn hoá phương Đông.

2.2.2. Kinh đô Cổ Loa

Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng tồn tại trong khoảng 400 năm, đến mốc năm 218 TCN diễn ra cuộc xâm lược của đế chế Tần vào nước Văn Lang và cư dân Văn Lang phải tổ chức kháng chiến 10 năm chống lại quân xâm lược Tần. Cư dân Văn Lang chủ động rút vào rừng, tổ chức đánh du kích với quân Tần. Họ tìm người kiệt xuất ra lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tần, đó là Thục Phán của tộc người Tây Âu. Sau khi kháng chiến chống Tần thắng lợi, với vị thế và ảnh hưởng của mình thì Thục Phán trở thành thủ lĩnh tối cao của nhà nước mới nối tiếp Văn Lang là quốc gia Âu Lạc.

Âu Lạc là bước phát triển mới của quốc gia Văn Lang, tồn tại trong khoảng 30 năm (208 - 179 TCN), Âu Lạc đại diện cho tính liên tục của văn hoá Đông Sơn trong giai đoạn mới với sự hợp nhất cư dân và mở rộng lãnh thổ. Giai đoạn thứ hai của Đông Sơn được đánh dấu bằng việc An Dương Vương - Thục Phán dời đô từ Phong Châu (Việt Trì) xuống Cổ Loa là đỉnh thứ hai của tam gia châu thổ sông Hồng, nơi giáp ranh giữa trung du và đồng bằng châu thổ - đánh dấu chuyển biến mới của văn hoá Đông Sơn trong giai đoạn này. Nếu như kinh đô Văn Lang làm các nhà khoa học mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, thì Cổ Loa có vị trí rất rõ ràng căn cứ theo các di chỉ vật chất tìm thấy rất nhiều ở nơi đây. Tính theo đường chim bay thì Cổ Loa cách Việt Trì là 35 km, nằm ngay trên đất của làng cổ có dấu ấn của công xã nông thôn rõ nét (kẻ, chạ, chiềng) nên Cổ Loa có tên Nôm là Chạ Chủ (làng Chủ). Các cuộc khai quật ở làng Dục Tú (gần Cổ Loa) đã tổng hợp thành sách, dịch sang tiếng nước ngoài. Cổ Loa chính là kinh đô của nhà nước Âu Lạc. Trong các công trình chuyên khảo thì Văn Lang - Âu Lạc là hai nhà nước hoàn toàn độc lập với nhau, nhưng đều nằm chung khung thời gian là thời dựng nước của dân tộc Việt Nam, thuộc hình thái kinh tế - xã hội mà tính chất bao phủ của nó là văn hoá Đông Sơn. Thời gian tồn tại của Văn Lang dài hơn, nhưng của Âu Lạc thì ngắn hơn mà nó cùng nằm trong thời đại Hùng Vương.

Kinh đô Cổ Loa của nước Âu Lạc đảm trách rất nhiều chức năng là trung tâm của nhà nước, trung tâm kinh tế. Sử cũ ghi năm 208 TCN, Thục Phán thành lập nước Âu Lạc đóng đô ở Phong Khê; theo tài liệu thì Phong Khê thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội và Cổ Loa cách điểm mốc của thủ đô Hà Nội là hồ Gươm chừng 22 km; nằm trên một trục thuộc vùng trũng, kéo dài từ Hoàng thành Thăng Long đi xuống. Toà thành này gọi với nhiều tên: Việt Vương cổ thành, thành Khả Lũ, thành Cổ Loa, thành Ốc. Cổ Loa là tên gọi trong quyển An Nam chí nguyên; còn thành Ốc là tên gọi từ quyển Thiên Nam ngữ lục; thành Khả Lũ là tên gọi trong quyển An Nam chí lược của Lê Tắc; quyển Tuỳ thư (Trung Quốc) gọi là Việt Vương cổ thành. Cổ Loa thuộc quyền quản lý của Ban di tích và danh thắng, bao gồm các kiến trúc như Đền Thượng, Đền Hạ, am thờ Mị Châu, kinh thành Cổ Loa. Đền Thượng là nơi thờ An Dương Vương, Đền Am là am thờ Mị Châu. Đây là toà thành được xây dựng ở vùng giáp ranh giữa trung du và đồng bằng nên Cổ Loa đánh dấu sự chuyển dịch, đánh dấu bước tiến của người Việt trong công cuộc chinh phục vùng đồng bằng dần tiến ra biển theo dòng chảy của sông Hồng trên cơ sở của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước có bước tiên của người Việt trong việc mở rộng khu vực cư trú, xu hướng của người Việt từ khu vực trung du theo sông Hồng xuống đồng bằng là xu hướng chủ đạo. Việc lãnh đạo cuộc chinh phục đồng bằng còn được tiếp tục ở các triều đại tiếp theo, nhưng sự chuyển dịch dưới thời An Dương Vương được coi là sự chuyển dịch đầu tiên trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Nghiên cứu về Cổ Loa là cả một quá trình lâu dài. Trước 1945 thì các học giả nước ngoài bắt đầu nghiên cứu sâu về thành Cổ Loa. Năm 1959, các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện một kho mũi tên đồng ở Cổ Loa có đến hàng vạn mũi; trước đó khu vực này được bao phủ bởi truyền thuyết dân gian là Nỏ thần, truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa, truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ với giếng Ngọc rửa ngọc trai thì nó rất sáng. Việc tìm ra kho mũi tên đồng ở Cổ Loa là một đòn bẩy giúp giới nghiên cứu Việt Nam xem xét về thành Cổ Loa, truyền thuyết Nỏ thần. Năm 1960, Khảo cổ học Việt Nam và Viện sử học tiến hành cuộc điền dã sâu tại thành Cổ Loa đã tìm ra một diễn tiến liên tục tại Cổ Loa, điều đó cho thấy An Dương Vương không phải tự nhiên chọn Cổ Loa làm kinh đô để bảo vệ nền độc lập cho quốc gia non trẻ, làm trung tâm đầu não của chính quyền mới.

Năm 1982, các nhà khoa học tìm thấy nhiều trống đồng Cổ Loa tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn nói riêng và văn minh sông Hồng nói chung. Trống đồng có thể làm trống hiệu xung trận, để cấp báo các điều quan trọng, được dùng trong các lễ hội, tượng trưng cho "tiếng sấm" gọi mưa, là biểu tượng quyền uy của nhà vua, là một vật để trao đổi hàng hoá có giá trị trong mối quan hệ giao lưu giữa các cộng đồng cư dân, được sử dụng như đồ "minh khí" chôn theo các thủ lĩnh. Trống đồng có một lịch sử nghiên cứu lâu dài trong cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, một nhà nghiên cứu người Áo là E. Heger phân trống đồng thành 4 loại, trống đồng Đông Sơn thuộc dạng Heger 1, là loại trống đồng đẹp nhất. Trên mặt trống đồng này chứa rất nhiều hiện vật. gồm cả mũi tên đồng, rìu đồng Cổ Loa. Người có nhiều năm nghiên cứu về Cổ Loa là PGS TS Lại Văn Tới, ông từng đúc thử và thử nghiệm cách dùng lưỡi cày đồng Cổ Loa. Trong luận án tiến sĩ của mình (2000), PGS Lại Văn Tới thống kê một loạt các di tích từ đồng thau đến sắt sớm trong thời đại kim khí.

Niên đại của Cổ Loa được xác định là vào thế kỷ III TCN. Có quan điểm cho rằng các thư tịch cổ đều gắn với các bến sông, các giang điểm của các tuyến giao thương đường bộ và đường thuỷ. Thục Phán cho xây dựng thành Cổ Loa với 3 vòng thành, nhưng có lẽ trong lịch sử thì Cổ Loa có rất nhiều vòng thành theo hình xoắn ốc cùng với hệ thống hào nước kết nối với con sông bao quanh thành, đó là sông Hoàng Giang có giá trị là một tuyến đường nước thuỷ lợi quan trọng, là tuyến đường vận chuyển và cơ động cho lực lượng thuỷ binh. Nhìn tổng thể thì ngoài hệ thống hào nước và sông Hoàng Giang (còn gọi là sông Thiếp, Ngũ Huyện Khê) ở bên ngoài thì Cổ Loa nằm trong một "tứ giác nước" là Cà Lồ (bắc) - Thiên Đức (Dâu, Đuống ở hướng nam) - sông Nhị (Hồng, phía tây) - sông Cầu (Như Nguyệt, phía đông). "Tứ giác nước" này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với Bắc Bộ, liên quan nhiều tới Cổ Loa và Luy Lâu, trị sở của cố đô Hoa Lư trong lịch sử trước khi chuyển đến Tống Bình (Hà Nội). Hệ thống sông trong "tứ giác nước" biến Cổ Loa thành môt căn cứ thuỷ quân lợi hại; sông Thiếp bị lấp dần và cải tạo thành một kênh thuỷ nông do quá trình đô thị hoá của Hà Nội.

Khi xây dựng Cổ Loa, Thục Phán có mong muốn toà thành này có chức năng vừa phòng thủ, vừa quân sự. Cổ Loa là toà thành lợi hại nhất trong lịch sử Việt Nam với sự kết hợp linh hoạt chức năng kinh đô và phòng thủ, là một đơn vị chiến đấu kết hợp giữa bộ binh và thuỷ binh. Trong truyền thuyết và thư tịch cổ ghi lại, bộ binh Âu Lạc là lực lượng tinh nhuệ nhất, sông Hoàng Giang là một căn cứ thuỷ binh và một quân cảng lợi hại (nơi tập hợp, huấn luyện thuỷ binh rất chuyên nghiệp). Về nguồn gốc của Thục Phán, có quan điểm cho rằng Thục Phán là người Ba Thục (Trung Quốc); đến năm 1960 những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tìm thấy câu chuyện của người Tày Cao Bằng tên là "Cẩu chủa cheng vùa", Thục Phán theo tiếng Tày - Thái là Túc phắn, nghĩa là "thủ lĩnh chiến tranh/người đi mở đường". Trong câu chuyện này là Thục Phán dùng mưu mẹo đánh bại các chúa còn lại rồi lên ngôi vua Nam Cương, phải chăng Nam Cương chính là địa bàn của bộ lạc Tây Âu tiếp giáp với nước Văn Lang. Không biết giữa An Dương Vương và Hùng Vương có xung đột quân sự nào với nhau hay không, hiện nay ta cũng chưa tìm ra những tư liệu chứng minh cuộc chuyển giao quyền lực hoà bình giữa vua Hùng với Thục Phán, chỉ biết chắc chắn rằng sau khi lên ngôi thì An Dương Vương dời đô về Cổ Loa.

Khu vực Cổ Loa này không phải ngẫu nhiên được An Dương Vương lựa chọn, vì nơi đây phát lộ nhiều di tích chứng minh Cổ Loa đã có quá trình tụ cư của cư dân từ thời Đá mới. Không gian lịch sử của Cổ Loa hiện nay được trải rộng trên ba xã là Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng của huyện Đông Anh, Hà Nội; trong đó các di tích chính của thành Cổ Loa thì tập trung chủ yếu ở xã Cổ Loa, khu vực các di tích khác tập trung ở hai xã còn lại. Cổ Loa ở khu vực tiếp giáp giữa trung du với đồng bằng, nên nó sót lại nhiều gò cao và mang tính chất chuyển tiếp, một trong ba đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng hình thành một cách tự nhiên trong lịch sử. Khi nhìn nhận Cổ Loa trong bối cảnh là khu vực tiếp giáp giữa trung du với đồng bằng trong thời kỳ đầu Công nguyên thì chúng ta thấy Cổ Loa là phức hợp gồm những vũng, gò, bãi bồi, đầm vực... có liên quan nhiều đến truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

Cổ Loa nằm ở bờ bắc của sông Hoàng Giang; thuộc đồng bằng tiếp giáp với trung du của lưu vực châu thổ sông Hồng. Sông Hoàng Gia còn có tên sông Thiếp, hay sông Ngũ Huyện Khê. Thời Cổ Loa, sông Thiếp rất rộng lớn và nối với sông Hồng, sông Cầu. Từ Cổ Loa này thì thuyền theo dọc sông Hoàng Giang, ngược sông Hồng đi lên vùng phía bắc; từ Hoàng Giang qua sông Hồng ra biển bằng hai cửa biển (cửa Ba Lạt, cửa Đại Ác (hay cửa Thần Phù)). Cửa Thần Phù rất gần với huyện Nga Sơn, Thanh Hoá và là nơi có nhiều đền thờ của Triệu Việt Vương (Triệu Việt Vương sa vào bẫy hôn nhân của Lý Phật Tử, cuối cùng ông mất ngôi và qua đời). Sông Hồng có hai cửa là Ba Lạt và cửa sông Đáy thông ra cửa Thần Phù (hay cửa Đại Ác) thì Cổ Loa kết nối được các cửa biển đó thông qua hệ thống sông Hoàng Giang. Từ sông Hoàng Giang kết nối với sông Hồng, sông Hồng chi phối toàn bộ hệ thống đồng bằng châu thổ sông Hồng thông qua các chi lưu như thế. Sông Cầu có địa thế lợi hại và chảy qua phía bắc Cổ Loa; thông qua sông Cầu này thì thuyền bè đến được hệ thống sông Thái Bình, Lục Đầu giang và miền đông bắc Tổ quốc. Cổ Loa trong thời gian tồn tại của mình khi mà giao thông thuỷ đang chiếm ưu thế và trở thành chủ đạo thì rõ ràng nó là giao điểm quan trọng của các tuyến đường nước trong đồng bằng châu thổ sông Hồng - vậy là khi An Dương Vương chọn Cổ Loa làm kinh đô thi hẳn ông đã có một nhãn quan chính trị sắc bén và đánh giá đúng vị trí địa chiến lược của kinh đô Cổ Loa. Các phát hiện khảo cổ học cho thấy Cổ Loa đã sớm có nghề nông trồng lúa nước trên cơ sở sử dụng các lưỡi cày đồng và sức kéo của trâu bò cho nên các di tích khảo cổ, các làng xã xung quanh Cổ Loa đã tìm thấy nhiều lưỡi cày đồng. Lưỡi cày đồng Cổ Loa có hình trái tim; một trong ba dạng là lưỡi cày hình trái tim, hình cánh bướm và hình tam giác. Cổ Loa có chất đất mềm vì nó thuộc vùng tiếp giáp trung du với đồng bằng nên việc dùng lưỡi cày hình trái tim hoàn toàn phù hợp. Với số lượng lớn xương của gia súc trong thành Cổ Loa thì chúng ta giả thiết rằng, trâu bò là vật nuôi rất phổ biến của cư dân Cổ Loa, có thể họ sử dụng sức kéo của trâu bò trong các hoạt động làm nông => hoạt động trồng lúa nước kết hợp với chăn nuôi nhỏ phát triển mạnh, biến Cổ Loa trở thành một trung tâm kinh tế sầm uất.

Cổ Loa là trung tâm hội tụ cư dân rất sớm. Nghiên cứu nhân chủng học và địa danh học cho thấy Cổ Loa là nơi hội tụ các tộc người ở khu vực Văn Lang - Âu Lạc và tiếp đến là có các nhóm cư dân nói các ngữ hệ tiền Việt - Mường, Môn - Khmer, Tày - Thái và Mã Lai cổ (Mã lai - Đa đảo). Cổ Loa là kế tiếp của hội tụ văn hoá tộc người bắt đầu từ thời Phùng Nguyên - Đồng Đậu (tiền Việt - Mường) và Gò Mun - Đông Sơn (Việt - Mường chung) chung do tác động của ba dòng ngôn ngữ: Môn - Khmer, Tày - Thái và Mã Lai cổ. Căn cứ vào các tư liệu gần và sau Cổ Loa thì chúng ta thấy nhà nước Âu Lạc thời gian này có khoảng 40 vạn dân, họ tập trung rất nhiều xung quanh thành Cổ Loa. Lực lượng quân đội thường trực ở Cổ Loa khoảng 1 vạn người. Các tư liệu khảo cổ cũng cho biết cư dân sống quanh Cổ Loa rất thành thạo nghề trồng lúa nước trong "tứ giác nước" và kết nối với hệ thống sông, trên một phức hợp gồm nhiều đầm và vũng như vậy thì hoạt động đánh cá diễn ra rất thường xuyên, hái lượm và săn bắn có vai trò nhất định trong cuộc sống của cư dân Cổ Loa. Cổ Loa còn là trung tâm gốm sứ cổ vì khai quật tại di tích thành Cổ Loa thấy có rất nhiều mảnh gốm, chứng tỏ người Cổ Loa khi xây thành thì họ dùng các mảnh gốm gia cố (xen vào lớp đất phù sa) kỹ vì chất đất ở Cổ Loa không vững chắc; gia cố bằng mảnh gồm cùng với đá tảng, đá hộc => nghề làm gốm phát triển và gốm Cổ Loa mang một phong cách riêng. Với sự hiện diện của các mũi tên đồng đã chứng tỏ ở Cổ Loa có có những lò đúc đồng cỡ lớn chế tác nhiều công cụ và vũ khí bằng đồng. Chừng 10 năm về trước, tại hố khai quật (sát phía sau bức tường của đền Cổ Loa) của PGS Lại Văn Tới đã tìm ra nhiều lò đúc đồng, các bếp lò, than tro, khuôn đúc đồng và nhiều mũi tên đồng ba cạnh => chứng tỏ thủ công nghiệp, đặc biệt là nghề chế tác gốm, luyện kim rất phát triển.

Không gian văn hoá Cổ Loa bao gồm các xã thuôc khu vực Cổ Loa. Khai quật ở xã Mạch Tràng, Cầu Vực thấy rất nhiều mũi tên đồng. Căn cứ vào khai quật khảo cổ thì thấy Cổ Loa có ba vòng thành, dấu tích của các đoạn thành và các hào nước vẫn còn. Thành ngoài và Thành trung được đắp theo hình xoáy trôn ốc không đều và nó lợi dụng triệt để các gò cao để kết nối các đoạn thành với nhau, gò thành thứ ba vẫn đang là nguyên nhân của các cuộc tranh cãi. Cổ Loa sau thời An Dương Vương vẫn còn là kinh đô dưới thời nhà Ngô, trước đó thời Bắc thuộc thì Cổ Loa là trị sở của huyện Phong Khê nên có giả thiết cho rằng phòng thành bên trong Cổ Loa thời Ngô được đắp vào thời Bắc thuộc, nhưng PGS Lâm Thị Mỹ Dung đã phản bác lại và cô khẳng định trong thành Nội của Cổ Loa vẫn còn nhiều dấu tích của thời An Dương Vương cho đến đầu Công nguyên. Vòng thành Nội có nhiều điểm khác biệt so với 2 vòng thành bên ngoài, các vòng thành đều có các cửa để kết nối với bên ngoài. Hệ thống sông Hoàng Giang cùng với các sông lân cận đã biến Cổ Loa thành một căn cứ thuỷ quân lợi hại; thông qua hệ thống đường nước và các cửa nước vào các vòng thành Cổ Loa đã tạo cho khu thành Cổ Loa vừa là kinh thành, vừa là quân thành có sự kết nối giữa các lực lượng quân đội với nhau; chỉ có bằng mưu kế mới phá vỡ được Cổ Loa này. Trên bản đồ thành Cổ Loa, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy ngang qua Cổ Loa, nhiều lần khảo sát và thấy được sức lao động của ông cha ta trong lịch sử Việt Nam.

Trên mặt trống đồng Cổ Loa cho ta biết nhiều thông tin về cuộc sống của cư dân và tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời; GS Cao Xuân Hạo cho rằng mỗi vòng trên mặt trống đồng đều phát ra một lượng âm thanh khác nhau (một nốt nhạc khác nhau) đã phản ánh rõ thuật luyện kim của người Âu Lạc cổ khi họ tính toán rất khoa học lượng đồng, chì, thiết trong mặt trống đồng (thực chất trống đồng là một hợp kim) nên trống đồng rất chắc chắn, không bị vỡ khi đúc khuôn để đạt được thẩm mỹ, hiệu ứng âm thanh khi đánh trống. Mũi tên đồng ba cạnh khi lắp vào nỏ với lực kéo rất lớn thì mũi tên bay rất xa, tính sát thương rất cao; được chứng minh bằng cuộc thực nghiệm do Bảo tàng lịch sử quân sự Việt nam tiến hành. Trong di tích Cổ Loa tìm thấy những khuôn đúc mũi tên đồng được trưng bày ở bảo tàng. Bên trong Đền Thượng chỉ có nơi thờ tự.

Chu vi thành Cổ Loa là 16 km với 3 vòng thành. Mặt thành cao 2 mét. Xét tổng thể thì Cổ Loa là một đô thành, một quân thành và là một trung tâm kinh tế quan trọng, một công trường sản xuất thủ công lớn (mũi tên đồng, lưỡi cày đồng...), một trung tâm lưu thông hàng hoá (đồ gốm, tiền đồng có nguồn gốc phương Bắc), một điểm dịch trạm có cảng bến đậu hàng trăm thuyền bè; là nơi cung cấp các mặt hàng phục vụ cho buôn bán và phòng thủ trong nước. Sông Hoàng Giang kết nối Cổ Loa với Luy Lâu, mà Luy Lâu là một dạng thức đô thị đặc biệt trong lịch sử.

2.2.3. Đô thành Mê Linh

Sau khi đánh bại quân Hán, Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh (xã Mê Linh, ngoại thành Hà Nội). Nhà nước của Hai Bà Trưng tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, vị trí mà tương truyền có một kinh đô của Hai Bà Trưng được phản ánh qua Thiên Nam ngữ lục. Trong thời kỳ tồn tại thì Mê Linh không có nhiều kiến trúc trên mặt đất, duy nhất sót lại đền thờ Hai Bà. Tính riêng Bắc Bộ có khoảng 250 đền thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh, nhưng lớn nhất là đền Mê Linh, đền Hạ Lôi (tương truyền là nơi Hai Bà xuất quân) và đền Đồng Nhân; đền Mê Linh là đền chính vì nó được xây trên nền móng nhà của Hai Bà Trương khi đó. Theo kiến giải của GS Trần Quốc Vượng thì Mê Linh có tên: mlinh/blinh - tên loài chim biểu tượng của mặt trời, vua tổ (vật tổ của bộ lạc Văn Lang xa xưa). Bản thân Hai Bà Trưng là họ hàng bên ngoại của các vua Hùng. Bộ lạc của Hai Bà sinh sống ở ven sông Đáy và ven sông Hồng, chuyên trồng dâu nuôi tằm kết hợp lúa nước nên tên gọi của Hai Bà được đặt theo chất lượng của con tằm, tơ tằm.

Ở không gian văn hoá của Mê Linh còn có hai toà thành cổ: thành Cự Chiền của Hai Bà và thành Vượn của Mã Viện. Khu vực đánh dấu với ảnh hưởng của văn hoá Hán với hàng loạt các ngôi mộ cổ. Khác với mộ của người Việt, mộ của người Hán được chôn trong lòng đất và có xây mộ, trong khi người Việt không xây mộ. Mộ của người Hán được xây bằng gốm vò và gạch; bên trọng mộ Hán có mô hình nhà cửa và cả vòm làm bằng gạch. Giá trị của đền Mê Linh nằm trong khu vực thờ cúng, nhưng về sau bị thay đổi nhiều; trong Việt sử tiêu án thì các đồ thờ cúng trong đền Hai Bà hoàn toàn không có màu đỏ, chỉ có tượng thờ bằng sơn đen thôi vì nó liên quan đến truyền thuyết về sự hi sinh của Hai Bà rất nhẹ nhàng, tránh những miêu tả quá chân thực về cuộc chiến tàn khốc trong chính sử.

2.2.4. Đô thành Luy Lâu (Liên Lâu)

Luy Lâu là một ẩn số của lịch sử. Trong các nghiên cứu về đô thị cổ, Luy Lâu là một đề tài rất hấp dẫn vì nó đóng ba chức năng: vừa là trị sở của chính quyền đô hộ phương Bắc, vừa là trung tâm văn hoá, trung tâm tôn giáo quan trọng tại Giao Chỉ. Luy Lâu là trung tâm chính trị suốt thời Bắc thuộc trước khi chuyển sang Tống Bình, rồi Thăng Long.

Xác định vị trí của Luy Lâu đơn giản, vì nó nằm ở khu vực huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay. Luy Lâu là đô thị đặc biệt vì nó tập trung nhiều thương nhân, tu sĩ theo các thương thuyền đến khu vực Đông Nam Á (xuất phát từ Ấn Độ, Trung Quốc). Nhờ hệ thống sông Hoàng Giang và sông Thái Bình mà chúng ta thấy từ sớm Luy Lâu là trạm dịch, tính kết nối với khu vực biển rõ rệt mặc dù Văn Lang chỉ là trạm dịch của hệ thống sông kết nối với thị trường Vân Nam thì Luy Lâu có tính chất quốc tế rất rõ nét. Hiện nay Luy Lâu khá xa so với bờ biển, nhưng vào thiên niên kỷ I SCN thì đô thành này gần biển và được kết nối bởi các hệ thống sông vì địa kiến tạo khu vực này không rõ nét.

Luy Lâu gắn liền với nhân vật Sĩ Nhiếp. Ông được xem là ông tổ của việc học hành và là người truyền bá Nho học vào nước ta. Dưới sự bảo trợ của mình, Sĩ Nhiếp mở rộng cửa đón các nho sĩ Trung Quốc vào nước ta để mở trường học, giáo hoá cư dân Việt theo văn hoá Hán. Chính bởi vị trí trạm dịch, nên cùng với các thương nhân và đạo sĩ di chuyển từ Ấn Độ và Trung Quốc vào thì Phật giáo ở Luy Lâu thuộc nhánh Ấn Độ phát triển rất mạnh. Sự hiện diện của các nhà sư theo các thuyền buôn vào Luy Lâu đã biến Luy Lâu trở thành trung tâm Phật giáo rất lớn với các khu vực xung quanh thời cổ đại. Cùng với Bành Thành và Lạc Dương, Luy Lâu cũng là nơi đào tạo ra nhiều tu sĩ Phật giáo (độ được 500 người), có 20 bảo tháp, dịch được 15 bộ kinh => Luy Lâu là trung tâm Phật giáo và Nho học lớn nhất Giao Chỉ nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Trong các nghiên cứu của Việt Nam, Luy Lâu là một mắt xích quan trọng để hiểu thêm về thời Bắc thuộc, hiểu thêm về sự bền bỉ của văn hoá Đông Sơn, tính bản địa của người Đông Sơn và kỹ thuật đúc đồng của người Việt cổ (800 - 900 mảnh khuôn đúc đồng được tìm thấy ở Luy Lâu) - trước khi tìm ra các mảnh khuôn đúc trống đồng này thì đã xuất hiện nhiều kiến giải khác nhau về nguồn gốc của trống đồng. Người ta tìm thấy thấy trống đồng ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á nên họ hoài nghi kỹ thuật đúc trống đồng của người Việt cổ, tính bản địa của văn hoá Đông Sơn không được đầy đủ cả. Việc tìm ra các khuôn đúc đồng ở Luy Lâu cho thấy đô thành này là đề tài nghiên cứu thú vị của nhiều nhà khoa học. Trong di tích thành Luy Lâu thì người ta tìm thấy dấu vết của thành, móng tường và đường ống nước. Trong Giao Châu ngoại vực ký, Nam Tề thư có ghi chép rõ vị trí của Luy Lâu. Các mẫu khuôn đúc trống đồng Luy Lâu được phục dựng bởi nhà khoa học người Nhật Bản là Nishimura; cùng nhiều hiện vật gốm như gốm trang trí, gốm ngự dụng

Trong văn hoá Luy Lâu có di tích đặc biệt là chùa Dâu, một điểm mốc đánh dấu sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam. Ý tướng con cừu đá trong chùa Dâu bắt chước từ Phật giáo Ấn Độ, khá xa lạ với văn hoá Việt Nam cổ - trung đại. Trong Luy Lâu cũng có đền thờ Sĩ Nhiếp, màu sơn trong đền mang đặc trưng của văn hoá Hán. Về sau, Lý Bí dựng nước Vạn Xuân với thủ đô là cửa sông Tô Lịch, đài Vạn Xuân làm nơi triều hội của quần thần, dựng chùa Khai Quốc (mở nước, nay là chùa Trấn Quốc)

Chương 3: Sự hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI

3.1. Một số đô thị tiêu biểu: Thăng Long, Vân Đồn, Vị Hoàng

3.1.1. Thăng Long

Thăng Long là tên gọi gắn liền với sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long; "Thăng Long" có hai nghĩa: rồng bay lên (1010), sự thịnh vượng (1802). Thăng Long đổi tên thành Hà Nội (1831), nghĩa là "thành phố được bao bọc bởi hệ thống sông". Thăng Long được bao bọc bởi ba con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Nhuệ; phía đông giáp với biển, được bao bọc nên dễ bị nước ngoài xâm lấn

Hoạt động kinh tế ở Thăng Long - Hà Nội có các đặc trưng:

Một là, sự tách biệt của Thăng Long - Hà Nội và sự hình thành các phố phường. Các phố phường buôn bán sôi động với lực lượng đông đảo chủ yếu là thương nhân, nho sĩ

Hai là, hoạt động buôn bán tấp nập và sự hình thành các "chợ" ở Thăng Long - Hà Nội. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú liệt kê 8 ngôi chợ ở Thăng Long là chợ Cửa Đông, chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình Nganh, chợ Bà Đá, chợ Văn Cử và chợ Ong Nước. Đến thời Pháp thuộc đã quy hoạch khu vực sông Tô Lịch lập ra chợ Cầu Đông, chợ Cửa Đông được nâng lên thành chợ Đồng Xuân.

Ba là, hoạt động ngoại thương và hình thành các "thương điếm": thế kỷ XVI, các thương nhân phương Tây bắt đầu tìm cách thâm nhập vào thị trường châu Á để buôn bán, họ lập ra các thương điếm và các thương điếm này hoạt động mạnh mẽ trọn thế kỷ XVII và XVIII

Người phương Tây thống kê dân số Thăng Long là 1 triệu người với 20.000 nóc nhà (thế kỷ XVIII), đến thế kỷ XIX thì lên đến 15 vạn người. Kết cấu bao gồm: quan liêu, quân sĩ và nho sĩ, họ hợp thành khối quan liêu trong kết cầu cư dân đô thị Thăng Long.

Thăng Long là nơi giữ gìn các thuần phong mỹ tục của cư dân Việt, đồng thời là nơi giao lưu tiếp xúc văn hoá Đông - Tây. Nó vừa là trung tâm kinh tế và chính trị, vừa tạo ra cội nguồn cho văn hiến Đại Việt.

Quản lý đô thị phụ thuộc chủ yếu vào chính quyền trung ương: đô thị lớn nên có sức hút dân cư nhưng mang tính hai chiều - họi lên Thăng Long buôn bán, nhưng vẫn giữ mối quan hệ làng quê (vẫn cúng thành hoàng làng). Cư dân Thăng Long cư trú theo phố phường, làng nghề dọc các bến sông, chợ ven sông. Có các làng nghề: làng nghề làm xôi Phú Thượng của người Chăm, thôn Bà Già mang dấu ấn Chăm

3.1.2. Vân Đồn

Năm 1149, vua Lý quyết định thành lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh ngày nay); trước đó Vân Đồn là nơi diễn ra nhiều hoạt động giao thương tại nơi này, nơi mà cộng đồng người Việt giao lưu buôn bán rất sôi nổi với nước ngoài, nhất là với các tiểu quốc thuộc vùng Đông Nam Á hải đảo. Tuyến thương mại quốc tế có từ rất sớm, việc vua Lý lập trang Vân Đồn thành một đơn vị hành chính - "trang" tương dương với đơn vị hành chính "thôn" hiện nay. "Trang" Vân Đồn vừa có hoạt động giao thương, vừa có hoạt động đánh bắt thuỷ hai sản ven bờ, nhất là ngọc trai. Nếu nhìn trên bản đồ địa lý thì Vân Đồn không cách xa nhiều vùng thị trường miền Nam Trung Quốc (quốc gia Nam Hán trong lịch sử Trung Quốc rất mạnh về sản xuất ngọc trai, đóng thuyền đi biển và ngọc trai là đặc sản quý, có giá trị thương mại rất cao). Trong thời gian tồn tại của mình (thế kỷ XI - XVIII), Vân Đồn bắt đầu hưng thịnh vào thời Lý - Trần và lụi tàn vào thế kỷ XVIII do sự xuất hiện của Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An. Trong thời hưng thịnh, Vân Đồn diễn ra nhiều hoạt động giao thương buôn bán; trong nhiều thời kỳ thì Vân Đồn nhiều lần thay đổi tên gọi, cũng như chức năng của nó. Sang đến thời Trần thì Vân Đồn trở thành quân cảng; nhưng đến thời kỳ sau thì Vân Đồn hoàn toàn mất tên trên bản đồ thương mại quốc tế, một phần do chính sách "trọng nông ức thương" của chính quyền Lê - Trịnh. "Trọng nông ức thương" là một chính sách của chính quyền là dựa vào Nho giáo là tư tưởng chính thức của vương triều Lê - Trịnh, nhưng ngoại thương thời kỳ này vẫn phát triển do các yếu tố nội sinh và ngoại sinh tác động vào - đến thế kỷ XVII và XVIII mới có các đô thị lớn.

Quan sát trên bản đồ thì Vân Đồn nằm trong vịnh Bái Tử Long kín gió. Tàu thuyền ở phía nam lên muốn vào được cảng Vân Đồn thì phải qua vịnh Bái Tử Long. Nếu xét trong các sự kiện trước và sau năm 1149 thì thương mại quốc tế lúc này chưa phát triển, kỹ thuật đóng tàu thuyền chưa được đầu tư mạnh mẽ nên để tránh gió, tránh cướp biển nên hướng đi an toàn nhất là tàu thuyền nước ngoài phải đi men (bám sát) đường bờ biển (hay ven biển). Hơn nữa trên các đảo thuộc vịnh Bái Tử Long đều có giếng nước ngọt để cho người dân và thương nhân nghỉ ngơi, tránh bão; đồng thời là nơi kết nối giao thương trong nước và nước ngoài. Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI, Vân Đồn rất gần với các trung tâm gốm sử ở miền Bắc Việt Nam như Bát Tràng, Phù Lãng, các trung tâm gốm sứ ở Bắc Giang; đến thế kỷ XV - XVI xuất hiện trung tâm gốm sứ Chu Đậu mà sản phẩm của nó có mặt tại bảo tàng Anh và Pháp vì nó mang phong cách riêng không giống với các loại gốm sứ cổ nào trên đất Việt Nam; lần đầu tiên trong lịch sử thì người ta ghi cả tên nghệ nhân và tên trung tâm sản xuất gốm trên sản phẩm gốm Chu Đậu. Gốm Chu Đậu gồm nhiều vật phẩm có trang trí đẹp mắt, đồ thờ cúng, đồ được đặt ở vị trí trang trọng.

Vân Đồn là một hệ thống cảng, chứ không phải là một cảng thị đơn thuần. Vân Đồn gồm các bến, nhưng tập trung nhất là bến Cái Làng (với hàng loạt di tích kiến trúc trên mặt đất) và Cống Đông - Cống Tây. Trong nghiên cứu của Gs Nguyễn Văn Kim chỉ ra rằng nơi đây có phân khu chức năng dành cho các thuyền buôn của Việt Nam, thuyền buôn quốc tế. Thời kỳ sau, vai trò của Vân Đồn không còn như trước trước tình hình thương mại Biển Đông có những con thuyền vận tải lớn chờ đầy hàng hoá và tiết kiệm đường di chuyển, thời gian chuyên chở và cập bến. Đánh giá về vai trò của cảng Vân Đồn thì ta ít tư liệu đánh giá, không có số liệu về hàng hoá và không có số liệu về các thuyền buôn trong nước và quốc tế; chỉ nói sơ lược thuyền buôn Trảo Oa (Java) dâng các sản vật đẹp và tinh tế nhất cho triều đình; thông qua hoạt động buôn bán với bên ngoài này để cung cấp các mặt hàng xa xỉ cho nhà vua. Lý Anh tông cũng là người đầu tiên cho người khảo sát và vẽ bản đồ đầu tiên về vùng biển Việt Nam. Việt Nam có hơn 1.000 km đường bờ biển, nhưng Gs Trần Quốc Vượng nhận định: "Việt Nam xa rừng và nhạt biển", tức là các chính quyền Việt Nam chưa có những bước đi hướng biển thật sự

3.1.3. Thiên Trường - Vị Hoàng (Nam Định)

Nhà Trần lúc ra đời với một tâm thế hướng về quê cha đất tổ đã xây dựng nơi đây hành cung Tức Mặc (1239). Trong kháng chiến trong quân Mông Cổ lần thứ nhất, nhà Trần phát hiện ra điểm quan trong của cơ sở hậu cần nên năm 1262, vua Trần nâng cấp Tức Mặc lên thành Thiên Trường và xây dựng nơi đây thành một trung tâm quyền lực lớn. Điều này cũng gắn với chính sách của nhà Trần: hôn nhân nội tộc, Thái thượng hoàng; tất cả những ông vua ở ngôi đến khoảng 40 tuổi thì đều nhường ngôi cho con rồi làm Thái thượng hoàng, nhằm giúp người kế vị tập dượt đảm trách các công việc của đất nước, đồng thời đảm bảo ngôi vua Trần không thể rơi vào tay ngoại thích. Nhiều vua Trần sau khi nhường ngôi đều về Tức Mặc để ở, thật sự Tức Mặc - Thiên Trường trở thành kinh đô thứ hai của triều Trần, phối hợp với Thăng Long trong tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong kháng chiến trong quân Mông Cổ lần thứ hai và ba thì Thiên Trường là một căn cứ trọng yếu. Thời Trần thì Thiên Trường là trung tâm văn hoá - tôn giáo nổi tiếng vì từ hành cung Thiên Trường đến chùa Phổ Minh, nhiều hoạt động Phật pháp và hoạt động tôn giáo của quý tộc Trần diễn ra ở chùa Phổ Minh, Thượng hoàng Trần Nhân tông tu ở Phổ Minh một thời gian trước khi lên Yên Tử. Thiên Trường cũng có nhà học, là nơi bình văn thơ, nơi tổ chức kỳ thi Thái học sinh. Khai quật khảo cổ học cho thấy Thiên Trường mang kiến kiến trúc vương giả giống Thăng Long như gạch ngói trang trí, vết tích các cột, vườn hoa, hệ thống thoát nước, các nền cung điện, đồ gốm trang trí trong phủ Thiên Trường.

Cuối thế kỷ XIV, hành cung Thiên Trường mất dần vị trí khi Hồ Quý Ly xây thành An Tôn ở Thanh Hoá; Thiên Trường về sau bị quân Minh phá huỷ vào đầu thế kỷ XV. Thế kỷ XV, vua Lê nhận thấy được tiềm năng kinh tế của khu vực Nam Định nên đặt một quân doanh - quân doanh mang ý nghĩa quân sự vì Nam Định có vị trí quan trong và là nơi khơi nguồn của các dòng sông lớn. Quân doanh Nam Định vừa là chốt tiền tiêu của nhà Lê, vừa là cầu nối để nhà Lê với tay đến quản lý các vùng đất phía nam. Sự xuất hiện của quân doanh này kéo theo sự tụ cư của lớp cư dân, quân doanh Vị Hoàng nằm ngay trên bờ sông Vị. Năm 1741, doanh trấn Vị Hoàng được chọn làm trấn lị của trấn Sơn Nam thì lúc này yếu tố "đô" rất rõ rệt, kết hợp với yếu tố "thị" có trước đó khiến đô thị Vị Hoàng trở thành nổi bật nhất thời đó. Ý nghĩa của Vị Hoàng phát triển hẳn đến giai đoạn sau, khi cả Phố Hiến và Hội An tàn lụi vào cuối thế kỷ XVIII; khi Pháp đánh ra Bắc Kỳ thì chúng nhận thức ba đô thị Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định là đô thị trọng điểm để chúng hoạch định kiến trúc đô thị mới. Hiện nay, Nam Định suy thoái do quốc lộ 1 không đi ngang qua thành phố này

Chương 4: Đô thị Việt Nam trong các thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

4.1. Phố Hiến - Đò Mè

4.1.1. Phố Hiến

Người Hoa đã lên Hà Nội - Thăng Long và sang Nam Định. Trong thơ của Nguyễn Du, Phố Hiến (hay "Hiến Nam") có rất nhiều tên gọi, đến thế kỷ XVIII thì Phố Hiến suy tàn và các phố xá không còn phát triển như trước. Phố Hiến (Phố Hiến không phải cảng biển) có vai trò quan trọng trong việc kết nối với Thăng Long, Đò Mè và Bassa trở thành nơi bốc dỡ hàng hoá của các thương nhân nước ngoài; vai trò của Phố Hiến nằm ngay ở tên gọi của nó - "Hiến" là Hiến sát sứ ty, một trong ba ty đứng đầu địa phương thời Lê - Trịnh (sau cải cách của Lê Thánh Tông, đứng đầu địa phương là "tam ty" chứ không phải 1 người cai quản - "Hiến Nam" là chỉ ông Hiến sát sứ này cai quản vùng đất Sơn Nam), đến Phố Hiến thì thương nhân phải chờ được cấp giấy phép để người ta kiểm tra hàng hoá kỹ lưỡng trước khi đưa lên kinh thành Thăng Long. Thời gian chờ đợi rất lâu nên sẽ có các hoạt động như biếu xén cho quan lại địa phương, dỡ chút hàng xuống để tặng cho người ở đây nên nó là tác nhận thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở Phố Hiến phát triển. Phố Hiến ngay từ sớm đã là nơi đóng quân của sứ quân Phạm Bạch Hổ, là thực ấp của thân vương thời Lê Ngoạ Triều. Phố Hiến gần sông và gần kề với biển nên nó có nhiều tiềm năng và nhiều nguồn lợi về thuỷ hải sản, là nơi sớm đón các luồng di cư từ phía bắc sang (đó là cộng đồng người Hoa vừa đánh cá, vừa buôn bán). Khi nhìn thấy những điều kiện thuận lợi và chịu các tác động từ bên ngoài, nên cộng đồng người Hoa ở Phố Hiến nhanh chóng nắm bắt thời cơ tốt này để tổ chức hoạt động điều hành, thu gom hàng hoá để hỗ trợ cao nhất cho hoạt động kinh tế ở Phố Hiến, cho nên hoạt động Hoa thương của khu vực Phố Hiến rất tích cực. Phố Hiến nằm ở cạnh thứ ba của tam giác châu thổ sông Hồng, gần các làng dệt, các làng gốm sứ nên tạo ra nhiều hàng hoá có giá trị; Hoa thương tại đây còn tham gia buôn bán và kết nối giữa thị trường Đại Việt với thị trường Nhật Bản nên diện mạo kinh tế của Phố Hiến có phần khởi sắc hơn. Di sản là miếu Xích Đằng, chùa Chuông, đền Mẫu, đền Mây... nằm trong không gian văn hoá Phố Hiến

4.1.2. Đò Mè

Sông Hồng đổ ra biển bằng hai cửa: cửa Ba Lạt và cửa Đáy. Cửa Đáy trong quá trình lịch sử thì nó có nhiều tên như Đồng Mô, Đạt, Đại Ác; các tài liệu phương Tây gọi là Rokbo, cửa Ba Lạt là ranh giới tự nhiên giữa Nam Định và Thái Bình, cửa Đáy là ranh giới tự nhiên giữa Ninh Bình và Nam Định. Những cái đô thị Đò Mè, Bassa, Phố Hiến liên quan đến hệ thống sông Đàng Ngoài là hệ thống sông Thái Bình chia nước từ hệ thống sông Hồng. Con sông Thái Bình tập hợp tất cả các nhánh sông, bắt đầu từ sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, nhánh Lục Đầu giang và cửa ra biển là cửa sông Lạch. Trong các thế kỷ XVI - XVIII (thời kỳ hải thương), các đội quân chọn cửa Đáy để cho tàu thuyền đi vào, vì trong diễn trình lịch sử các lần xuất quân của họ Trịnh và Nguyễn đều qua cửa Đáy - cửa Đáy là con đường gần nhất để đi vào Đàng Trong. Trong suốt thời Lê - Trịnh, cửa Đáy này được lựa chọn như một tuyến đường quân sự, tất nhiên thuyền buôn nước ngoài không thể vào cửa Đáy được. Các thuyền buôn nước ngoài chỉ vào được hai lối: Lối thứ nhất vào cửa Càn Hải và Hội Thống ở Nghệ An, Hội Triều ở Thanh Hoá. Lối thứ hai là qua hệ thống sông Đàng Ngoài - một đoạn sông Hồng chảy qua Phố Hiến.

Đò Mè - Bassa nằm trọn trên con sông Luộc, sông Luộc đổ ra biển bằng ba cửa: cửa Thái Bình, cửa Hoá, cửa Văn Úc; cửa Hoá chạy trên địa phận tỉnh Thái Bình, gắn liền với sự tích chiến thuyền của Hứng Đạo vương trong kháng quân Mông - Nguyên. Cửa sông Thái Bình là cửa chính, liên quan chặt chẽ đến Đò Mè - sông Đàng Ngoài là một hệ thống gồm những đoạn của sông Hồng từ Thăng Long đến Phố Hiến, đoạn từ Phố Hiến ra biển thuộc sông Luộc và nhánh Thái Bình. Đò Mè hiện nay thuộc huyện Tiên Lãng, Hải Phòng; thời phong kiến Đò Mè có liên kết chặt chẽ với Phố Hiến. Để có được sự hưng thịnh và là đầu mối kết nối giao thông quan trọng thì phải có một hệ thống chợ bao gồm cả Đò Mè và Bassa. Họ chỉ gọi Đò Mè - Bassa (Bạch Xà) là cảng thị mà không phải đô thị vì yếu tố cảng rất rõ nét (nằm gần sông nước, gần biển). Các tài liệu phương Tây mô tả những mép nước, mực nước sông đó mấp mé đến thềm các ngôi nhà. Ở Đò Mè - Bassa thì tính chất nổi trội nhất là dịch vụ, có bốc xếp hàng hoá, dẫn dắt tàu thuyền (hoa tiêu); hoa tiêu là nghề chính của cư dân Bassa, bốc xếp hàng hoá là nghề chính của Đò Mè. Đò Mè là làm nông kết hợp chài lưới, nhưng khi hoạt động của thương mại quốc tế phát triển mạnh thì Đò Mè được chính quyền Lê - Trịnh lựa chọn, tận dụng điều kiện tự nhiên để biến thành khu vực tập kết và bốc dỡ hàng hoá, các cơ quan hải quan sẽ tập trung tại Đò Mè. Phố Hiến trở nên quan trọng nhất khi nó trở thành nơi ở của một bộ phận lớn các quan lại, có dinh trấn thủ Sơn Nam đặt tại Phố Hiến, nên Phố Hiến có cả phần "đô" và phần "thị", Đò Mè thì tính chất cảng thị rất nổi trội. Để vào được đất liền buộc phải qua Đò Mè để bốc dỡ hàng hoá vì các cửa sông tại đó phần lớn bị phù sa bồi lấn nhiều. Người dân Đò Mè là những người đầu tiên biết trồng các cây lương thực của phương Tây truyền sang, hoạt động mại dâm rất phát triển ở Đò Mè - Bassa (người chồng sẵn sàng cho mượn vợ để gia tăng thu nhập). Nhật ký của một thuyền trưởng Hà Lan có kể hiện tượng các thuỷ thủ bệnh, chết rất nhiều; trong khi thuyền buôn Anh không có hiện tượng đó vì Hà Lan ăn chơi trác táng. Vai trò của Đò Mè - Bassa là kết nối với Phố Hiến, rõ ràng là sự tồn tại của Thăng Long là không thể thiếu các đô thị "vệ tinh" như Phố Hiến và các cảng thị nằm dọc tuyến sông Hồng, vị trí của sông Hồng và sông Thái Bình trong việc hình thành đồng bằng châu thổ sông Hồng.

4.2. Vũng Lắm + Thị Nại + Nước Mặn

4.2.2. Đô thị cảng Thị Nại - Nước Mặn

Các lớp văn hoá như Sa Huỳnh - Champa - chúa Nguyễn - Tây Sơn ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành Thị Nại - Nước Mặn. "Thị Nại" là tên một cái đầm, Nước Mặn ở phía tây nam đầm này và hai đô thị Thị Nại và Nước Mặn rất gần nhau trên chính đầm Thị Nại; và đó là hai giai đoạn phát triển: giai đoạn đầu là Thị Nại, giai đoạn sau là Nước Mặn gắn với chúa Nguyễn. Theo Gs Trần Quốc Vượng thì các tiểu quốc Champa đều lấy con sông làm chủ đạo, thượng nguồn con sông là đền tháp (trung tâm tôn giáo), hạ nguồn con sông chính là thành thị, cảng thị (trung tâm chính trị - kinh tế). Ở Bình Định thì con sông Côn làm chủ đạo, thượng nguồn sông Côn chính là một ngọn núi là nơi đặt thánh địa Thập Tháp, hạ nguồn sông Côn là trung tâm chính trị - kinh tế là thành Đồ Bàn và cảng thị Thị Nại tạo sức sống cho tiểu quốc Champa này. Tương tự ở tiểu quốc Amaravati (Quảng Nam ngày nay) thì sông Thu Bồn làm chủ đạo, thượng nguồn sông là thánh địa Mỹ Sơn và hạ nguồn là cảng thị Hội An (Đại Chiêm hải khẩu). Vai trò của Thị Nại có kết nối với trung tâm quyền lực Đồ Bàn, cộng đồng người Chăm ở Quảng Nam và cả Thị Nại hoạt động ngoại thương rất thịnh đạt. Nước Mặn là một trong ba cảng thị lớn nhất Đàng Trong, được thương nhân và giáo sĩ phương Tây viết hồi ký (Alexandre de Rhodes) và vẽ bản đồ đều có nhắc tên địa danh "Nước Mặn". Khai quật năm 2018 ở Nước Mặn tìm thấy rất nhiều đồ sứ của các nước, chứng tỏ Nước Mặn là một cảng thị quốc tế buôn bán mạnh mẽ với nhiều nước, trong đó có Nhật Bản (gốm Hizen). Sự xuất hiện của các cảng thị ở miền Trung thời trung đại Việt Nam và việc buôn bán của người nước ngoài cho thấy mối quan tâm của thương nhân với hoạt động giao thương đó. Do tính chất công việc cũng như tư duy hàng hải, người phương Tây chọn hướng đi gần nhất, ít tốn thời gian nhất mà kiếm được nhiều nguồn lợi nhất. Tiếp xúc văn hoá ở Nước mặn rất rõ nét, biểu hiện là nơi đây đã xuất hiện chữ Quốc ngữ đầu tiên (bởi de Pina, Buzomi...)

4.3. Hội An

Hội An nằm ở ngã ba sông Thu Bồn, một nhánh vào biển Đông và tại đây thì khu phố Hội An ra đời. Hơn nữa Hội An nằm ở ven sông và ven biển (là nơi thường xuyên hứng chịu bão lũ) nên đô thị cảng có vị trí chiến lược đồng thời gần biển và gần sông, mang tính quốc tế.

Hội An ra đời chính thức vào năm 1617, là đô thị độc lập song song với chính trị và kinh tế. Người Nhật và Hoa làm chủ thành công yếu tố văn hoá ở Hội An hưng thịnh, trong khi yếu tố phương Tây không hề ảnh hưởng mạnh ở Hội An, vì người Hoa và Nhật ở lâu dài còn phương Tây là buôn bán là chính. Nền tảng chính lả văn hoá Sa Huỳnh với công lao sau này rất lớn của người Chăm tạo điều kiện ra đời đô thị cổ Hội An.

Kinh tế chính là đóng thuyền và buôn bán, ngoài ra còn có nghề khai thác lâm thổ sản. Kinh tế đa dạng với khai thác, chế biến, tạo tác các sản vật có sẵn trong tự nhiên. Trước khi có nước ngoài vào buôn bán thì Hội An là thị trưởng nội địa lớn kế thừa từ dân Ấp Phố (Chiêm cảng). Hội An suy tàn vào cuối thế kỷ XVIII do chính sách của chính quyền, chiến tranh và sự thay đổi dòng chảy của sông. Văn hoá chủ yếu là "thương chí Âm bổn hạ chí chùa Cầu"

4.3. Huế

Trong thời chúa Nguyễn đến thời vua Nguyễn, Huế được phát triển với tên gọi là Phú Xuân. Trong sự liên kết với Phú Xuân, Huế còn liên quan đến một loạt các địa danh như Kim Long và một số địa danh khác. Ở Huế nổi lên kiến trúc Hoàng thành, bên trong là Đại Nội, hàng loạt cơ quan chức năng nằm ngoài Đại Nội, các phủ đệ là nơi ở của các thân vương và công chúa. Liên quan đến kiến trúc cố đô là hàng loạt các lăng tẩm, các miếu, các điện thờ của hoàng gia... làm nên hồn cốt của phần "đô" trong kinh thành Huế, các cơ quan chức năng mang tính chất bộ máy quyền lực của nhà nước. Phần "thị" là hệ thống các chợ như chợ Bao Vinh, chợ Đông Ba; các bến, các làng nghề, các phố hàng buôn bán ở Thanh Hà - Bao Vinh. Thanh Hà vào đầu thế kỷ XIX mất dần vai trò của nó, phần còn lại tiếp giáp với Bao Vinh. Huế có nhiều tiềm năng về lâm thổ sản, nông sản. Yếu tố "thị" sẽ là yếu tố bổ trợ cho kinh thành Huế, nó hiện diện như hình ảnh tiêu biểu của đô thị Việt Nam cuối thời trung đại. Ở Huế thì nhân tố "đô" đến trước, "thị" đến sau bổ trợ, Huế có phần "đô" và "thị" phát triển tương đối hài hoà với nhau. Dân cư ở Huế hiện diện tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Huế là một điểm văn hoá, một vùng văn hoá nên có đặc trưng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, ẩm thực, âm nhạc, cách ăn mặc (sản phẩm "phấn nụ" ở Huế), áo dài Huế mang phong cách riêng rất Huế

4.5. Thanh Hà + Bao Vinh

Trước khi có phố cảng thì đã có chợ Thanh Hà. Khi Kim Long trở thành trọng tâm chính trị của chúa Nguyễn, chúa Nguyễn biến khu vực Thanh Hà thành một cảng sông. Cảng thị Thanh Hà ra đời năm 1636, sau đó các phố xuất hiện và tập trung buôn bán mạnh mẽ hơn, Thanh Hà có diện mạo là một đô thị cảng hoàn chỉnh vào năm 1645 theo ghi chép của các giáo sĩ phương tây. Đặc trưng của Thanh Hà - Bao Vinh là gắn với các di tích hiện tồn.

4.6. Cù lao phố - Mỹ Tho đại phố

Cù lao phố là tâm điểm buôn bán của cộng đồng cư dân người Hoa, là điểm trung chuyển và tập kết hàng hoá chứ nguồn lợi ở đây rất ít. Cù lao phố do xa biển, nguồn hàng ít nên không thể khẳng định nơi đây là thương cảng quốc tế. Đặc sản: đường Biên Hoà, đá Biên Hoà

Tên gọi "Mỹ Tho" có gốc từ chữ Khmer, gắn liền với sự kiện Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến dẫn đoàn người Hoa vào đây định cư (1679). Điều kiện tự nhiên đã quyết định lượng sản phẩm rất phong phú, tạo ra hồn cốt của Mỹ Tho đại phố. Cư dân Mỹ Tho đại phố gồm người Việt, người Hoa, người Khmer; người Việt làm nông nghiệp, người Hoa làm thương nghiệp. Di sản: di tích đình Điều Hoà, giếng nước Mỹ Tho

4.7. Sài Gòn thế kỷ XIX

Sài Gòn là nơi tập trung nhiều luồng dân cư đổ về. Thời tiền sử là vùng đất của nước Phù Nam và Chân Lạp, thuộc về Đại Việt vào thế kỷ XVII - XVIII. Thời kỳ hình thành đô thị trên hệ thống sông Sài Gòn, lưu dân người Hoa lập phố buôn bán dọc sông Bến Nghé. Sài Gòn cuối thế kỷ XVIII gắn liền với chiến lược của chúa Nguyễn Ánh khi ông xây thành Bát Quái là một trọng trấn (1790) đối kháng với nghĩa quân Tây Sơn. Trong thế kỷ XIX, Sài Gòn có vị trí và chức năng là một đô thị hành chính - quân sự. Sài Gòn là nơi có luồng dân cư tập trung với mật độ cao, nhất là người miền Trung du nhập vào hình thành các xóm làng nghề, xuất khẩu văn hoá giữa lòng Sài Gòn. Từ năm 1860 về sau, Sài Gòn có màu sắc là một đô thị mới.

4.8. Kỳ Lừa + Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng đông bắc Việt Nam, nơi có cả tuyến quốc lộ và cả tuyến đường sắt chạy qua với 2 cửa khẩu. Đô thị cổ Lạng Sơn nằm trên quốc lộ 1, cách biên giới Việt - Trung 18 km, có sông Kỳ Cùng chảy qua.

Trước khi đô thị Lạng Sơn hình thành; thế kỷ X hình thành bạc dịch trường Vĩnh Bình ở biên giới, năm 1495 triều đình nhà Lê sơ xây dựng Đoàn thành Lạng Sơn (phần "đô" xuất hiện). Phần thị có sau với sự xuất hiện của chợ Kỳ Lừa (thế kỷ XVII) được xây dựng với công lao của viên đốc trấn Thân Công Tài. Sông Kỳ Cùng phân thành 2 vùng: vùng phía bắc là chợ Kỳ Lừa, phía nam là Đoàn thành Lạng Sơn. Đoàn thành Lạng Sơn xây theo hình vuông mở ra 4 hướng, do quan văn cai quản; chợ Kỳ Lừa còn lại dấu tích 7 phố chợ, hoạt động mạnh nhất là người Việt và Hoa kiều. Chợ Kỳ Lừa họp theo 6 phiên trong một tháng. Mặt hàng buôn bán chủ yếu: gạo, thịt cá, rau quả; bán các mặt hàng lâm thổ sản, hàng thủ công và là nơi để khách phương xa đến cư trú; đồng thời là nơi giao lưu văn hoá

4.9. Hải Phòng thế kỷ XIX

Khi xây cảng Hải Phòng, nội bộ thực dân Pháp ở Bắc Kỳ tranh luận sôi nổi: Vùng biển ở Hải Phòng có độ bồi lắng phù sa cao nên việc xây cảng ở đây tốn rất nhiều chi phí để nạo vét kênh và lòng sông (Cửa Cấm) cho các tàu thuyền đi vào, cuối cùng Pháp vẫn quyết định xây dựng cảng Hải Phòng vì các địa danh An Biên, Giang Biên ở Hải Phòng đấy chính là nơi đóng quân của các đội thuyền buôn; cửa biển này cách Quảng Ninh không xa nên Hải Phòng là "yết hầu", cánh cửa then chốt để tiến vào được khu vực Bắc Bộ. Trong chiến lược khai thác thuộc địa, Pháp quy hoạch ba thành phố trọng điểm là Hà Nội, Nam Định và Hải Phòng theo phong cách đô thị của Pháp. Pháp chọn Hải Phòng vì nơi đây là điểm then chốt của khu vực phía bắc, Hải Phòng kết nối rất gần với Quảng Ninh, tiện để kết nối đường sông và đường bộ qua Thái Nguyên (nhiều khoáng sản, nhất là thiết, chì và kẽm). Nguồn thiếc theo đường số 3, số 5 chuyển xuống Hải Phòng => Hải Phòng là tâm điểm, trung tâm kết nối với các khu vực nhiều khoáng sản trong chiến lược khai thác thuộc địa của Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Hơn nữa, Hải Phòng kết nối được với Nam Định chuyên về công nghiệp dệt; Nam Định sở hữu cửa biển Đáy rất quan trọng. Theo châu bản triều Nguyễn, tất cả các thuyền chở tiền thuế và hàng hoá khi muốn vào kinh đô Huế đều phải qua cửa Đáy. Sự kết nối với hai thành phố kia khiến Hải Phòng trở thành một cảng giao thương lớn, nên Pháp xây dựng cảng Hải Phòng với mục đích thu hút Hoa kiều về đây. Không chỉ là cảng, Hải Phòng còn là nơi tập trung các của cải mà Pháp vơ vét được của nhân dân Việt Nam để chuyên chở về Pháp quốc; chuyên chở hàng hoá sang miền nam Trung Quốc nên Hải Phòng có tính chất cầu nối trao đổi nguồn hàng để kết nối với các thị trường trong nước và quốc tế.

4.10. Đà Nẵng thế kỷ XIX

Đà Nẵng là một khu vực có nhiều tiềm năng về kinh tế. Thứ nhất là vị thế của Đà Nẵng: nơi đây có hai con sông là sông Cẩm Lệ và sông Hàn với nhiều chợ dọc sông, nổi bật là chợ Hàn và chợ An Hải là các chợ biên làng. Hai chợ này thường họp từ 6 - 7 làng để giao lưu buôn bán, vừa gần cửa biển. Với vị trí là gần sông và gần biển nên Đà Nẵng giao thương buôn bán được trong nội địa và kết nối được với thị trường bên ngoài. Trước thời Nguyễn, thông qua sông Cổ Cò thì hàng loạt thuyền buôn quốc tế đã cập bến Đà Nẵng rồi chở hàng hoá đến Hội An; như vậy là trong thời kỳ trước khi đô thị Đà Nẵng định hình thì nơi đây vừa sản xuất, vừa trao đổi hàng hoá; làm thương vụ hỗ trợ cho Hội An. Đà Nẵng và Hội An chung với nhau khu vực vừa có núi, vừa có biển, vừa có nhiều sản vật (Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn) nhu sừng tê, hồ tiêu, vàng bạc ở xứ Quảng Nam. Hàng loạt các sản vật trên vừa cung cấp cho thị trường Hội An, vừa cung cấp cho Đà Nẵng; nên khu vực này có đầy đủ tiềm năng để phát triển kinh tế. Thế kỷ XVII - XVIII, vai trò của Đà Nẵng chỉ là một ngôi chợ; sang thế kỷ XIX khi Hội An suy tàn thì kinh tế Đà Nẵng không có cơ hội để phát triển, vì kinh thành Huế. Kinh sư Huế trong chiến lược của mình đã nhìn Đà Nẵng là một cảng biển, đường vào Huế quá gần nên triều Nguyễn cho xây dựng ở Đà Nẵng hàng loạt thành, trấn, điện và biến Đà Nẵng thành tấn sở. "Tấn sở" gắn liền với các đội quân đồn trú nên vào thời Nguyễn, tất cả các tiềm năng và yếu tố của Đà Nẵng bị triệt tiêu đi và nhà nước không khuyến khích Đà Nẵng phát triển, biến nó thành "tiền đồn" của kinh đô Huế, căn cứ cho kinh đô nên các tiềm năng đều bị triệt tiêu => được xây dựng theo nhu cầu của triều đình với mục đích phòng thủ. Chỉ sau khi Đà Nẵng thuộc quyền quản lý của thực dân Pháp, Pháp trả lại cho Đà Nẵng những gì đúng như tiềm năng và diện mạo của nó, nó là khu vực thực sự hoạt động mạnh về cảng thị. Đà Nẵng có mô hình bộ máy tự quản theo mô hình phương Tây, trở thành một hải cảng. sau năm 1888 thì Đà Nẵng phát triển hết mọi tiềm năng mà nó đã có như nguồn hàng, nguồn lợi của nó vẫn còn. Đà Nẵng là mắc xích trong hệ thống phòng thủ của triều đình Huế trước 1858