Triết học (cao học)

+ theo nội dung: tri thức; ý chí (khả năng), lý trí (phân biệt đúng, sai), tình cảm (cảm xúc) và niềm tin (tin tưởng là cái quan trọng nhất)

+ theo chiều sâu nội tâm: tự ý thức (điều chỉnh hành vi trong sự kiểm soát của ý thức), tiềm thức (viết theo hướng dẫn để hình thành kỹ năng), vô thức (ý thức không kiểm soát)

* Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

+ Vật chất:

- Vật chất quyết định nội dung ý thức

- Vật chất thay đổi thì ý thức sẽ thay đổi

- Vật chất là điều kiện khách quan cần thiết để hiện thực hóa tư tưởng

+ Ý thức:

- Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người

- Ý thức tác động đến vật chất có hai khuynh hướng: tiến bộ (thúc đẩy vật chất phát triển); lạc hậu (cản trở sự phát triển của vật chất)

- Trong điều kiện nhất định, ý thức có vai trò quyết định sự thành công, thất bại trong hoạt động của con người (vd: cô gái vác bao đạn trong chiến tranh; Liên Xô sụp đổ)

f. Ý nghĩa phương pháp luận:

- Quan điểm khách quan: nhận thức và hành động của con người phải xuất phát từ thực tế khách quan; tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan. Chống tư tưởng, thái độ ảo tưởng, nôn nóng, tách ly khỏi thế giới hiện thực

- Phát huy nhân tố chủ quan, sáng tạo của con người

Chuyên đề 3: Biện chứng duy vật

Thế giới vận hành theo hai khuynh hướng:

+ Mối liên hệ phổ biến: các sự vật và hiện tượng tác động qua lại lẫn nhau, không có sự vật và hiện tượng nào hoạt động độc lập

+ Nguyên lý về sự phổ biến: tất cả các sự vật hiện tượng năm trong khuynh hướng vận động và phát triển, vượt qua mọi khó khăn để phát triển (không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời)

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

+ Giải thích từ "biện chứng". Hồi xưa từ này có nghĩa là "nghệ thuật tranh luận" (đặt vô hạn trong hữu hạn là sai - quy luật siêu hình). Phương Đông dùng thuật ngữ: "biện" nghĩa là biện/tranh luận; "chứng" là chứng cứ, nhằm làm rõ một vấn đề nào đó. Việt Nam có câu "Nói có sách, mách có chứng" (biện chứng quan hệ thầy - trò). Hiện nay, khái niệm này được hiểu là: chỉ sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

+ Siêu hình là "không có liên hệ gì cụ thể", khác với biện chứng là "có những liên hệ cụ thể".

+ Phương pháp biện chứng: dừng lại ở lý thuyết

+ Phép biện chứng: vận dụng phương pháp vào thực tế

+ Nguyên lý: những luận điểm khoa học làm nền tảng cho một ngành khoa học nào đó.

+ Mối liên hệ: là sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các bộ phận trong sự vật - hiện tượng, giữa các sự vật - hiện tượng với nhau (vd: tốt - xấu, gv - hs, 2 người). Mối liên hệ mang tính khách quan, trong khi mối quan hệ mang tính chủ quan.

+ Mối liên hệ phổ biến: là những mối liên hệ tồn tại trong mọi sự vật - hiện tượng (nhân - quả). Vd: tình yêu không phải mối liên hệ phổ biến

+ Mối quan hệ: là mối liên hệ do chủ quan con người đặt ra (có mục đích)

+ Mối tương giao: là những mối liên hệ nhưng nó riêng ra khi hai bên đều có nhu cầu tự nhiên, không ràng buộc, không điều kiện.

+ Mối liên hệ phổ biến có các tính chất:

- Khách quan

- Phổ biến

- Đa dạng và phong phú

+ Có 6 cặp phạm trù cơ bản trong mối liên hệ phổ biến:

- Liên hệ giữa cái chung và cái riêng: là một khái niệm. Vd: Mỹ, Anh, Nhật, chủ nghĩa tư bản là "cái chung"; còn Việt Nam (chỉ 1 dân tộc, 1 quốc gia), Hà Nội, Hà Tĩnh là "cái riêng". Trong phạm trù này có cái đơn nhất: nghĩa là một đặc điểm, một nét nào đó chỉ có ở sự vật, hiện tượng và không lặp lại ở một sự vật hay một hiện tượng khác; ví dụ: nụ cười. Cái đơn nhất giúp phân biệt giữa sự vật này với sự vật khác, phản ánh bản sắc riêng của mỗi sự vật.

- Liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả: Vd trứng gà (nguyên nhân) => ấp (điều kiện) => con gà (kết quả). "Ấp" là điều kiện; nhưng khi điều kiện thay đổi (ấp => luộc, chiên) thì kết quả sẽ thay đổi; điều kiện là quan trọng nhất

* Nguyên cớ: khi con người che đậy nguyên nhân thì tạo ra nguyên cớ; nguyên cớ do con người tạo ra vì một mục đích, thủ đoạn nào đó

Nguyên nhân ra nhiều kết quả; ngược lại kết quả xuất hiện đã trở thành nguyên nhân của kết quả khác. Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Trong Phật giáo; "nhân" => duyên (điều kiện) => "quả"; duyên có nhiều loại (gieo duyên, trợ duyên, tạo duyên) "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ"

- Liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên: "Tất nhiên" nghĩa là chắc chắn xảy ra, còn "ngẫu nhiên" nghĩa là có thể xảy ra như thế này hay có thể xảy ra như thế khác. Vd: xe đụng phải đinh (tất nhiên), há miệng chờ sung (tất nhiên, ngẫu nhiên)... Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau

- Liên hệ giữa nội dung và hình thức: "nội dung" là quyển sách, "hình thức" là bìa sách. Một nội dung có nhiều hình thức khác nhau. Nội dung bên trong, hình thức bên ngoài; nội dung quan trọng nhất và gắn với hình thức, hình thức giúp chuyển tải nội dung (vd: tuyển nhân viên). Nội dung và hình thức phải phù hợp nhau, nếu không thì sẽ kệch cỡm vã mỉa mai (vd: ngày Tết thì phải sạch sẽ, ăn mặc...)

- Liên hệ giữa bản chất và hiện tượng: "bản chất" nghĩa là cái bên trong, ổn định và quyết định sự phát triển của sự vật - hiện tượng; bản chất là thuộc tính không thay đổi. "Hiện tượng" là cái bên ngoài biểu hiện một bản chất nào đó. Bản chất được bộc lộ thông qua hiện tượng; ngược lại hiện tượng đánh lừa bản chất (quan trọng là nhận thức bản chất như thế nào). Do hiện tượng có thay đổi nên con người hiện nay sống bởi hiện tượng chi phối bản chất.

- Liên hệ giữa khả năng và hiện thực: Vd Gv giảng (hiện thực xảy ra trước mắt) có khả năng: gần (trung, dài hạn), ngẫu nhiên (thời gian về sớm hay trễ) và tất nhiên. Khả năng là cái chưa có, quan trọng nhất là hiện thực (hiện tượng - đã có) quý trọng). Do con người sống ảo nhiều nên Phật giáo có kỹ thuật "thiền" (soi sáng chính bản thân mình) để cho con người hãy trở về với chính mình.

Khả năng có xấu/tốt. Phát hiện khả năng để tác động đến khả năng tốt (hiện thực), loại trừ khả năng xấu. Hiện thực không thể xa rời hiện tượng cho nên phải trân trọng hiện thực

=> Trả lời gọn: thế giới vận động các sự vật - hiện tượng có mối liên hệ với nhau

+ Ý nghĩa của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

- Quan điểm toàn diện: khi xem xét một sự vật - hiện tượng, phải đặt nó trong mối liên hệ tổng thể của sự vật - hiện tượng có liên quan (bứt dây động rừng, vuốt mặt nể mũi); phê phán quan điểm phiến diện

- Quan điểm về sử, cụ thể: khi xem xét một sự vật - hiện tượng cụ thể thì đặt nó trong thời gian (lịch sử) và không gian (cụ thể) để đánh giá sự tồn tại của nó (đánh giá con người toàn diện)

+ Liên hệ thực tế: Việt Nam đổi mới toàn diện, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm. "Toàn diện" nghĩa là dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh; "trọng tâm kinh tế" nghĩa là dân giàu (sản xuất nhiều thì kinh tế mới phát triển mạnh); "con người toàn diện" nghĩa là người giỏi về chuyên môn, năng lực toàn diện. Kinh tế sau 1986 là "hiện đại hóa nông nghiệp".

2. Nguyên lý về sự phát triển:

a. Phát triển: là sự vận động theo các khuynh hướng:

+ Đi lên: từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện

+ Độc lập

+ Hình sin

+ Vòng xoáy trôn ốc

Vd: ít trường => nhiều trường đại học (số lượng); ít trường => một số trường đại học chuẩn quốc tế (từ thấp đến cao). Ít => nhiều là thay đổi về lượng, phát triển là thay đổi về chất. "Tăng trưởng" là phát triển mạnh về một lĩnh vực nào đó; theo quan điểm toàn diện thì không dùng GDP mà dùng chỉ số hạnh phúc

* Tính chất của sự phát triển:

+ Khách quan: việc phát triển do chính bản thân sự vật quyết định

+ Phổ biến: sự vật phát triển ở mọi lúc, mọi nơi. Mọi sự vật - hiện tượng không tồn tại bất biến, không thay đổi. Sự vật vận động, thay đổi và phát triển, tương tác với sự vật khác. Các sự vật trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều phát triển một cách phổ biến

+ Đa dạng: hình thức phát triển của sự vật là muôn màu muôn vẻ. Mỗi sự vật đều có sự phát triển khác nhau, không giống nhau

* Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Quan điểm phát triển (nguyên tắc phát triển): bất cử sự vật - hiện tượng nào cũng đều có khuynh hướng phát triển; vì thế trong nhận thức và thực tiễn, khi xem xét một sự vật - hiện tượng phải đặt nó trong quá trình vận động, biến đổi không ngừng. Phê phán tư tưởng, thái độ bảo thủ, định kiến cản trở sự phát triển của cái mới. Theo quy luật, phát triển có ba giai đoạn: quá khứ (hoài niệm) => hiện thực => tương lai (vị lai). Phật giáo không hối tiếc quá khứ và tương lai; triết học Mác - Lenin tôn trọng hiện thực khách quan: phạm trù thuộc về hiện tại và tương lai, hiện tại là cơ sở của tương lai (sự vật phát triển theo khuynh hướng nào => nhìn xa (sự vật trong tương lai biến đổi ra sao)

+ Quan điểm lịch sử cụ thể: muốn tạo ra sự phát triển phải có căn cứ, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tác động một cách phù hợp; không áp đặt máy móc, rập khuôn mà phải phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn lịch sử. Chống lại thái độ bàng quan, dao động trước những khó khăn, thất bại. Phải xây dựng và tin tưởng vào tương lai, yêu cuộc sống mặc dù có khó khăn.

* Vận động: (1) sự vật - hiện tượng có mối liên hệ với nhau; (2) sự vật - hiện tượng có khuynh hướng phát triển (theo xoắn ốc)

b. Quy luật

* Khái niệm: là mối liên hệ bản chất, tự nhiên, phổ biến (xảy ra mọi lúc), khách quan (xảy ra trong bản thân sự vật), lặp lại xảy ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Quy luật là cái đã có, con người chỉ phát hiện ra thôi

* Phân loại quy luật:

+ Quy luật tự nhiên: đồng hóa - dị hóa, bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

+ Quy luật xã hội: cung - cầu, cạnh tranh

+ Quy luật tư duy: đồng nhất, không mâu thuẫn

+ Quy luật chung: ma sát

+ Quy luật riêng: quy luật riêng sinh hoạt

+ Quy luật phổ biến: quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất

c. Các phạm trù:

- Cách thức của sự phát triển (quy luật lượng - chất): Vd: hs học từ lớp 1 => 12 là "lượng", học sinh phổ thông là "chất"; Lượng và Chất cộng lại ra "Độ".

"Độ" nghĩa là lượng thay đổi, chất đứng yên (làm gì phải có mức độ)

"Bước nhảy" nghĩa là từ chất cũ chuyển sang chất mới do tích lũy về lượng. Vd: Hspt (cũ) => sinh viên (mới) do tích lũy về lượng (sang "sinh viên" mới nghĩa là chuyển sang "chất" mới, tích lũy lượng này để hình thành chất khác). Quy luật: tích lũy về chất sẽ thay đổi về chất và ngược lại.

"Điểm nút" nghĩa là (1) giới hạn của "Độ", từ đó xảy ra bước nhảy; (2) thời điểm xảy ra bước nhảy. Có thể xảy ra hàng loạt điểm nút khi sự vật - hiện tượng thực hiện nhiều bước nhảy. Khi thực hiện bước nhảy, phải có trung gian (hs thi đại học, hôn nhân, xã hội TBCN và XHCN); quá trình trung gian này có thể dao động. Khi đổi mới đất nước, quá độ lên CNXH là một thời gian dài không có đích cuối cùng, kinh tế đa thành phần nhưng quan trọng nhất vẫn là đường lối lãnh đạo của Đảng và nhân dân.

# "Chất" là phạm trù triết học dùng để chỉ quy định khách quan vốn có của sự vật - hiện tượng, thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Trong việc nghiên cứu về "chất", thuộc tính cơ bản giữ vai trò quyết định nhất. Một sự vật có một hay nhiều chất tùy thuộc vào mối quan hệ của nó

# "Lượng" là phạm trù triết học chỉ về số lượng ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ chậm hay nhanh và quy mô của sự vật nhỏ hay lớn. Có nhiều cách hiểu về "Lượng": "Lượng cụ thể" chỉ sự vật đã xác định được; "Lượng tưởng tượng" chỉ sự vật có thể cảm nhận được (tình cảm) thông qua hoạt động và hành vi.

Xác định Lượng và Chất là tương đối tùy thuộc vào quan hệ giữa hai phạm trù này.

# Ý nghĩa phương pháp luận giữa "Lượng" và "Chất":

+ Một sự vật đều có mặt Lượng và Chất (hiểu cả hai mặt)

+ Muốn thay đổi về Chất thì phải có tích lũy về Lượng nên không nôn nóng, đốt cháy giai đoạn (dục tốc bất đạt)

+ Khi Lượng đủ rồi, để chuyển từ Chất này sang Chất khác thì phải có bước nhảy. Khi tích lũy đủ về Lượng thì chủ động kịp thời thực hiện bước nhảy, tránh tư tưởng chần chừ, do dự, không chịu thực hiện bước nhảy làm cản trở sự thay đổi về chất

+ Khi thực hiện bước nhảy, phải tùy vào từng đối tượng, từng mối quan hệ để lựa chọn bước nhảy phù hợp, không áp đặt.

- Nguồn gốc, động lực của sự phát triển (quy luật mâu thuẫn): là quy luật phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Tên gọi đủ là "quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập". Giải thích tên quy luật: "Mâu" nghĩa là cây giáo; "Thuẫn" là cái để đỡ - là quy luật nói về nguồn gốc, động lực của sự phát triển (quy luật về cách thức của sự phát triển lượng và chất).

Trong lịch sử nhân loại, xã hội nguyên thủy không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ xuất hiện khi hình thành các giai cấp; hai giai cấp thống nhất và đối lập (mâu thuẫn giữa các mặt đối lập); khi mâu thuẫn sâu sắc thì cách mạng bùng nổ. Về nhận thức, đó là mâu thuẫn giữa cái biết và cái chưa biết, dẫn tới hình thành nấc thang phát triển

# Mặt đối lập: là hai mặt của cùng một sự vật - hiện tượng có khuynh hướng biến đổi ngược chiều nhau trong sự vận động phát triển của chúng (vd: tiêu hóa >< bài tiết)

# Đấu tranh: là sự tương tác, bài trừ phủ định của các mặt đối lập

# Mâu thuẫn: là mối liên hệ giữa hai mặt đối lập. Có 2 loại: mâu thuẫn hình thức (không tạo ra sự phát triển) và mâu thuẫn biện chứng (tạo ra sự phát triển)

# Thống nhất: là sự cùng tồn tại, cùng phát triển. Cái này là cơ sở, tiền đề cho sự tồn tại của cái kia, là sự nương tựa vào nhau không tách khỏi nhau. Sự thống nhất giữa tích cực và tiêu cực là động lực cho sự phát triển

Ý nghĩa phương pháp luận: giải quyết mâu thuẫn khi mâu thuẫn trở nên sâu sắc, cần lựa chọn phương pháp phù hợp

- Con đường, khuynh hướng của sự phát triển (quy luật phủ định của phủ định): cái mới kế thừa cái cũ có chọn lọc; có hai hình thức là phủ định sạch trơn và phủ định biện chứng. Cần phê phán phủ định sạch trơn

Chuyên đề 4: Nhận thức luận

1. Một số quan niệm về nhận thức luận

- Nhận thức là lĩnh vực mà ai cũng có thể tiếp cận được. Vấn đề còn tranh cãi: liệu con người có nhận thức toàn bộ không ? con người nhận thức như thế nào ? Nhận thức từ đâu mà có ?

- Theo triết học Phật giáo, con người có luân hồi và luôn trải qua nhiều kiếp khác nhau. Phật cũng cho rằng con người có hồn (bất tử) và xác (mất đi). Còn khái niệm trước => luân hồi (hiện tại) ra cảm giác quen. Vd đi xe nảy ra ý tưởng thì khi tái sinh sẽ cảm thấy gần gũi, mức hồi tưởng cao hơn

- Thuyết Platon: con người khi sống là có hồn và xác. Xác thì biến mất, hồn còn lại lơ lửng cho đến khi nhập vào xác khác. Nhận thức giúp hồi tưởng lại những gì đã nhận thức trước đó; nhận thức có hai loại: nhận thức trực quan, nhận thức trực giác (nằm mơ => ra nhận thức). Nhận thức của con người là vô cùng.

2. Phương pháp

* Phương pháp: là cách thức để con người đạt được mục tiêu. Có các phương pháp:

+ Phân tích - tổng hợp: phân tích (vd văn hóa => văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần), tổng hợp làm ngược lại. Tổng hợp phải dựa trên phân tích

+ Quy nạp - diễn dịch: vd chiến thắng Bạch Dằng và khởi nghĩa Hai Bà Trưng được gọi chung là dân tộc Việt Nam anh hùng. "Dân tộc Việt Nam anh hùng" là diễn dịch, ngược lại là quy nạp

+ Lịch sử và logic: phương pháp lịch sử là "mô tả sự vật đúng theo quy trình, chứa đựng quy luật"; phương pháp logic là "có tính quy luật của lịch sử". Trong lịch sử có logic, đã rút ra logic thì phải dựa vào lịch sử.

+ Trừu tượng - cụ thể: từ khái niệm tiến đến sự vật thực tế.

3. Khái niệm nhận thức

Chủ thể là con người (đa dạng), khách thể là thế giới đối lập của con người, đối tượng nhận thức là đối tượng của khách thể mà đối tượng hướng đến

Khi chủ thể và nhận thức tương tác thì sẽ hình thành ý thức; ý thức là cả quá trình lặp đi lặp lại của chủ thể - nhận thức

4. Thực tiễn và vai trò của nó

- Khái niệm: thực tiễn là hoạt động vật chất, bao gồm ba hoạt động cơ bản (sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm) rất đa dạng

- Thực tiễn có vai trò:

+ là cơ sở của nhận thức (cơ sở là điểm xuất phát): muốn nhận thức được phải bắt đầu từ thực tiễn

+ là mục đích của nhận thức: trong thực tiễn thì phải đặt mục đích nhận thức để làm gì, phục vụ ai, có ích lợi gì ?

+ là động lực để nhận thức: trong hoạt động thực tiễn xảy ra các tình huống thôi thúc con người, buộc con người phải nhận thức

+ là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức: vd nấu cơm, quá trình

5. Các giai đoạn nhận thức

* Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:

# Nhận thức cảm tính:

+ cảm giác: con người có năm giác quan chính để cảm nhận bên ngoài; Phật giáo có giác quan thứ 6 (mỗi người có giác quan thứ 6 không giống nhau)

+ tri giác: là hình ảnh trọn vẹn của đối tượng nhận thức

+ biểu tượng: là kết quả của cảm giác và tri giác, thoát khỏi hiện tượng

# Nhận thức lý tính: nhận thức bằng tư duy của não (gián tiếp). Nhận thức lý tính là bản chất vận động thông qua dữ liệu trực quan sinh động

+ Khái niệm giúp nhận thức đối tượng, nền tảng ban đầu của nhận thức lý tính. Liên kết các khái niệm sẽ ra phán đoán (tức là rút ra các kết luận nào đó không trực tiếp)

+ Chân lý: là dựa vào cái tính chất. Chân lý mang tính: khách quan (phù hợp với chân lý), tuyệt đối - tương đối (phù thuộc vào điều kiện), cụ thể

=> Sau nhận thức trừu tượng có các loại:

- Sai lầm: Vd Trái Đất là trung tâm

- Chân lý

- Phi lý: vd con rồng, ông tơ bà nguyệt

- Giả dối

* Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận:

# Nhận thức kinh nghiệm: là những nhận thức được rút ra từ cuộc sống hàng ngày (già => tư tưởng triết học; sống mang tính cảm tính thấu đáo => lý tính sâu sắc

# Nhận thức lý luận

- Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Nhận thức phải có quan điểm thực tiễn: yêu cầu mọi nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, không được thoát ly khỏi thực tiễn (thực tiễn phải phù hợp với giáo dục)

+ Lý luận phải gắn với thực tiễn (nói đi đôi với làm)

+ Trong nhận thức phải coi trọng trực quan sinh động, vì nó là cơ sở, nển tảng ban đầu của nhận thức. Rèn luyện trực quan sinh động một cách thực tế để làm nổi bật sự vật - hiện tượng

+ Để nhận thức được bản chất sự vật, phải trao đổi và phát triển nhận thức tư duy trừu tượng. Tránh tuyệt đối hóa tư duy trừu tượng dẫn đến giáo điều, vội vàng, thiếu hơi thở của hiện thực.

+ Chân lý có vai trò chỉ đạo nhận thức, thực tiễn đạt kết quả tối ưu.

Chuyên đề 5: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

1. Tồn tại xã hội:

a. Khái niệm tồn tại xã hội: là toàn bộ các hoạt động vật chất của con người, gắn với điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý - điều kiện dân cư

b. Các thành phần/đặc điểm của tồn tại xã hội:

- Phương thức sản xuất vật chất: cách thức con người sản xuất trong các giai đoạn lịch sử; đóng vai trò quan trọng

- Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh địa lý

- Điều kiện dân cư

2. Ý thức xã hội

a. Khái niệm: là phương diện tinh thần của đời sống xã hội, được nảy sinh từ tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định, gồm: quan niệm, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen, thời trang, ước muốn, thái độ... của một cộng đồng xã hội. Nhấn mạnh: phương diện tinh thần khác với đời sống tinh thần (đời sống tinh thần là một bộ phận của đời sống xã hội; phương diện tinh thần bao gồm cả nội dung đời sống vật chất và đời sống tinh thần)

b. Các thành phần của ý thức xã hội

- Hệ tư tưởng: là hệ thống các quan điểm của giai cấp cầm quyền

- Tâm lý xã hội: tâm trạng....

c. Phân biệt ý thức xã hội với ý thức cá nhân

* Điểm giống nhau: đều phản ánh tồn tại xã hội

* Khác:

- Ý thức xã hội là ý thức của nhiều người, còn ý thức cá nhân là ý thức của một người

- Ý thức cá nhân nếu được xã hội thừa nhận thì sẽ trở thành ý thức xã hội

- Ý thức xã hội quyết định ý thức con người

- Ý thức cá nhân phong phú và đa dạng

- Ý thức xã hội phản ánh tính dân chủ, định lý để hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc và điều kiện sống của giai cấp xã hội

d. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội vá ý thức xã hội

- Tồn tại xã hội quyết định về nội dung ý thức, sự biến đổi của ý thức xã hội với ý thức xã hội

- Trong tồn tại xã hội, phương thức sản xuất quyết định hệ tư tưởng; điều kiện tự nhiên và điều kiện dân cư quyết định tâm lý xã hội

- Ý thức xã hội gồm tích cực và tiêu cực.

- Ý thức xã hội phụ thuộc vào: chủ thể tác động, lợi ích của chủ thể, trình độ của chủ thể

- "Xã hội là tâm hồn của dân tộc" (Nguyễn An Ninh) và là cốt cách của mỗi con người, cho nên giữ gìn văn hóa là cái quan trọng nhất. Xã hội bị phản ánh sai lệch do trình độ, năng lực và lợi ích của chủ thể.

Chuyên đề 6: Triết học chính trị

1. Định nghĩa "chính trị" và các quan điểm về chính trị của một số trường phái triết học

a. Định nghĩa chính trị: "chính" nghĩa là ngay thẳng, "trị" là đường lối => định nghĩa "chính trị" là cai trị theo đường lối ngay thẳng

b. Định nghĩa chính trị trong một số trường phái triết học

- Triết học Ấn Độ: chính trị là đưa tôn giáo vào chính trị, chính quyền. Đạo Balamon có thần Brahma sáng tạo thế giới, phân chia thành 5 đẳng cấp riêng biệt, dùng các vị thần để cai trị nhân dân

- Trung Quốc: có nhiều cách cai trị:

+ Đức trị của Nho gia (Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử) dùng nhân nghĩa để trị dân

+ Pháp trị của phái Pháp gia (Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại, Hàn Phi tử) xây dựng tư tưởng Pháp gia qua các câu thơ sau:

"Nhất niên chi khế mạc như thụ cốc

Thập niên chi khế mạc như thụ mộc

Bách niên chi khế mạc như thụ nhân

Chung thân chi khế mạc như chủng nhân"

+ Vô vi trị của Đạo gia (Lão tử): trị nước theo đạo vô vi ("không làm gì mà không gì không làm") tức là trị nước theo lẽ tự nhiên

b. Định nghĩa giai cấp: là những tập đoàn người rộng lớn, khác nhau về địa vị (trong hệ thống sản xuất xã hội là quan hệ chủ - tớ), khác nhau về quan hệ với tư liệu sản xuất (chủ có tư liệu sản xuất), khác nhau về vai trò quan trọng đối với tổ chức lao động và quản lý sản xuất.

Giai cấp có phạm trù lịch sử: khi có lực lượng sản xuất (tư liệu sản xuất, người lao động) phát triển => sản xuất ra của cải nhiều => tộc trưởng sẽ chiếm hữu => chế độ tư hữu xuất hiện => xã hội phân hóa giàu nghèo => giai cấp hình thành.

Nguồn gốc sâu xa: người lao động, tư liệu sản xuất; nguyên nhân trực tiếp: chế độ tư hữu. Khi của cải được chia đều thì không có tư hữu. Khi nào giai cấp xuất hiện => xuất hiện mâu thuẫn => đấu tranh giai cấp (thực chất đây là cuộc đấu tranh giành tư liệu sản xuất)

c. Nhà nước: là một bộ máy thống trị xã hội của một giai cấp (giai cấp thống trị) để quản lý và duy trì trật tự xã hội, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

d. Nguồn gốc của nhà nước: từ lực lượng sản xuất (nguyên nhân sâu xa), đấu tranh giai cấp (nguyên nhân trực tiếp). Nhà nước là sản phẩm của mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được (định nghĩa của Lenin)

e. Bản chất của nhà nước: mang bản chất giai cấp (giai cấp nào nắm quyền thì nhà nước mang bản chất của giai cấp đó

f. Các hình thức nhà nước:

- Nhà nước chiếm hữu nô lệ

- Nhà nước phong kiến: "phong: nghĩa là phong chức tước (hầu tước, bá tước, nam tước); "kiến" nghĩa là cấp đất đai. Phong kiến nghĩa chung là: ban cấp đất đai cho các hầu tước, bá tước

- Nhà nước vô sản: là nhà nước chủ yếu là quản lý và duy trì trật tự xã hội, không có đàn áp => gọi là nhà nước nửa nhà nước, nhà nước không nguyên nghĩa.

- Các hình thức nhà nước khác: quân chủ phân quyền, quân chủ tập quyền, cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị, quân chủ lập hiến...

g. Đặc trưng của nhà nước:

- Quản lý dân cư theo phạm vi lãnh thổ. Nước mới ra đời sẽ có biên giới đất liền, biên giới lãnh hải hình thành ra biên giới về bầu trời (không phận). Khi xã hội phát triển thì hình thành biên giới không lưu (không phận), hải phận, biên giới văn hóa, biên giới tài chính, biên giới tiền tệ. Hiện nay có những biên giới mềm như biên giới quyền lực, biên giới văn hóa, biên giới tài chính... cho nên rất rộng, không có giới hạn nào. Nước ta phóng vệ sinh Vinasat để khẳng định chủ quyền trên bầu trời, cài ngư dân để khẳng định chủ quyền trên biển cả. Khi khẳng định chủ quyền quốc gia phải hội tụ nhiều yếu tố, xoay quanh vấn đề hải phận, không phận

- Nhà nước bao giờ cũng hình thành một bộ phận nắm giữ quyền lực (bộ máy quyền lực) giúp nhà nước hoạt động hiệu quả.

- Hình thành hệ thống thuế khóa giúp nhà nước có kinh tế để hoạt động được. Anh muốn có kinh tế thì anh phải đặt ra các thứ thuế để tận thu về kinh tế. Kinh tế nhà nước phụ thuộc vào sự đóng góp của người dân, quan lại là "công bộc" của dân (nghĩa là "bọc đựng thuế của dân")

h. Chức năng của nhà nước

- Quản lý và điều hành xã hội: có nhiều kiểu chức năng là phân chia theo phạm vi hoạt động của nhà nước (chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước). Đối nội là giải quyết được các vấn đề trong nước; đối ngoại là quan hệ với thế giới bên ngoài trong phạm vi quốc gia. Như vậy, phạm vi thì chia thành các chức năng đối nội và đối ngoại - theo tính chất quyền lực chính trị thì chức năng này gọi là chức năng thống trị của giai cấp thống trị xã hội như thế nào.

Chức năng của nhà nước thì có nhiều cách khác nhau; nhà nước đầu tiên là chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến (phong hầu kiến địa), nhà nước tư sản của giai cấp tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước vô sản). Trong 4 kiểu nhà nước này có các hình thức nhà nước: nhà nước chủ nô, cộng hòa, chủ nô dân chủ, chủ nô quý tộc... Nhà nước phong kiến thì có hình thức quân chủ chuyên chế, quân chủ tập quyền, quân chủ phân quyền. Nhà nước tư sản có hình thức như cộng hòa tổng thống, quân chủ lập hiến; từ "cộng hòa" nghĩa là "nhiều người cùng cai trị" (cộng đồng hòa bình) giống như chế độ dân chủ có nhiều người cùng bàn bạc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa...); nước còn vua thì gọi là "vương quốc". Nước xã hội chủ nghĩa có các hình thức như Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, Việt Nam...

Việt Nam đang xây dựng "nhà nước pháp quyền". Cụm từ "nhà nước pháp quyền" có từ Đức và Nga, sau này ta tiếp thu. "Nhà nước pháp quyền" ở nước ta có từ Đại hội VII, do Tổng bí thư Đỗ Mười đặt ra; đây là khái niệm khá mới, ta vừa xây dựng vừa củng cố nhà nước này. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý và điều hành xã hội bằng hiến pháp và pháp luật, như vậy ta phải xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ để quản lý xã hội; khái niệm này cũng chưa hoàn thiện và đầy đủ

i. Lý luận về giai cấp

* Giai cấp:

- Theo từ điển Hán Việt, "Giai" là thềm và "cấp" là các bậc - nghĩa là trong xã hội có sự khác nhau giữa các tầng lớp từ thấp đến cao.

Phân tích chữ "giai cấp". "Giai cấp" là những tập đoàn người rộng lớn. Để phân biệt giữa các giai cấp này với giai cấp kia thì người ta nói thêm: "những tập đoàn người rộng lớn khác nhau về (4 điểm sau):

+ Khác nhau về hệ thống sản xuất xã hội. Trong hệ thống này có hai loại: người làm chủ và người làm thuê

+ Khác nhau về quyền sở hữu, để trả lời câu hỏi: anh có tư liệu sản xuất hay không ? (chủ - tớ)

+ Khác nhau về vai trò trong tổ chức và quản lý sản xuất. Chủ có tư liệu sản xuất nên được quyền quản lý sản xuất, người làm thuê không có tư liệu sản xuất

+ Khác nhau về mức độ thu nhập của cải. Anh làm chủ rất nhiều của cải, anh làm thuê ít của cải

Có hai giai cấp cơ bản trong xã hội là giai cấp thống trị về kinh tế, giai cấp bị áp bức bóc lột (ban đầu thì nghèo như nhau, khi xã hội phát triển xuất hiện tư hữu, phân biệt giàu nghèo ra giai cấp: thống trị - bị trị. Nói đến giai cấp là nói đến sự bất bình đẳng trong xã hội, phân hóa giàu nghèo, phân biệt hệ thống chủ - tớ, lượng của cải

Khái niệm "tầng lớp xã hội" là một khái niệm mà "tầng lớp" chỉ gián tiếp sản xuất (trí thức, buôn bán nhỏ, thợ thủ công, thầy tu). Giai cấp gắn với hệ thống sản xuất, trong giai cấp chia thành giai cấp cơ bản và giai cấp không cơ bản (phong kiến thì cơ bản là địa chủ và nông dân, không cơ bản là chủ nô và tư sản)

Khi xuất hiện giai cấp thì dẫn đến tình trạng là các giai cấp đối kháng với nhau, làm xuất hiện đấu tranh giai cấp (đấu tranh giữa nhân dân lao động với giai cấp bóc lột để giành quyền lực về cho mình (trong lịch sử có nhiều đấu tranh làm thay đổi xã hội); đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội - hay Mác nói: lịch sử loài người là lịch sử của đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp là xúc tác, tuân theo một quy luật; ở phương Đông thì đấu tranh giai cấp cũng chỉ là một động lực. Sự phát triển của xã hội Việt Nam không phải đơn thuần là đấu tranh giai cấp mà là đại đoàn kết dân tộc; khi xuất hiên nhà nước đầu tiên của Việt Nam đến hiện nay đó là sự cố kết giữa các dân tộc

k. Lý luận về cách mạng xã hội

* Cách mạng: thay cái cũ bằng cái mới tiến bộ hơn. Trong lịch sử nhân loại có nhiều cuộc cách mạng: cách mạng xã hội, cách mạng tôn giáo, cách mạng văn hóa tư tưởng

* Phản cách mạng: thay cái cũ bằng cái mới lạc hậu hơn

* Cách mạng xã hội: là cuộc cách mạng thay thế hình thái xã hội cũ bằng hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn (thay đổi lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (các quan hệ kinh tế hiện về con người trong sản xuất, tổ chức trong sản xuất, phân phối sản phẩm; kiến trúc thượng tầng là các quan hệ về tư tưởng, thiết chế), tư liệu sản xuất); nó là cuộc cách mạng không ngừng, nó xảy ra và xuất hiện sau đó. Cách mạng xã hội thúc đẩy xã hội vận động và phát triển đi lên (bất kỳ thời đại nào thì con người cũng phải điều chỉnh hành vi của mình cho xã hội tốt đẹp lên theo sự phát triển chung của thời đại). Khi cuộc cách mạng xã hội xuất hiện thì nó làm thay đổi toàn bộ xã hội; nghĩa hẹp hơn là thay đổi kiến trúc thượng tầng (chế độ chính trị). Trong cách mạng xã hội bao giờ cũng phải có mục tiêu (giải phóng các giai cấp khỏi ách áp bức bóc lột); ngoài ra còn có cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta. Lực lượng cách mạng là một bộ phận thay đổi xã hội (thay đổi suy nghĩ: bảo thủ => đổi mới)

+ Giai cấp lãnh đạo cách mạng: tiên phong là Đảng (chủ đạo là công nhân thay đổi chế độ xã hội khỏi áp bức)

+ Phương pháp cách mạng: phương pháp hòa bình, bạo lực và có kết hợp hai phương pháp (Ấn Độ dùng phương pháp hòa bình rất thành công); nhưng cơ bản là phương pháp bạo lực cách mạng. Không có bạo lực không bao giờ thắng lợi, vì giai cấp cầm quyền rất ngoan cố. Phương pháp hòa bình ít dùng, khó thực hiện; chủ yếu dùng lực lượng để áp dụng phương pháp bạo lực.

Cách mạng xã hội Việt Nam là cuộc cách mạng lâu dài để xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi của công cuộc Đổi mới đất nước với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Trong mục tiêu của chúng ta có lĩnh vực quan trọng là kinh tế; Đảng lãnh đạo với nhân dân làm chủ; xã hội công bằng; nhân dân đạt trình độ văn hóa phù hợp (hiện nay ta mới thực hiện được 3 mục tiêu thôi, chưa toàn diện)

* Tiến bộ xã hội: là trong tiến bộ xã hội bao giờ cũng có giai đoạn đi xuống, mặt tiêu cực; không có vận động trơn tru mà có yếu kém để rút ra các bài học. Trong đời sống xã hội không nên bi quan, dao động hay hoang mang, chán nản

* Đảo chính không phải là cuộc cách mạng, nó chỉ thay thế quyền lực từ nhóm này sang nhóm khác; có khi gọi là phản cách mạng. Có đảo chính thì đất nước sẽ không phát triển, hoặc phát triển chậm.

* Cải cách góp phần làm xã hội tốt đẹp lên (giáo dục, kinh tế) góp phần trong cách mạng xã hội; bất kỳ sự thay đổi nào cũng là cải cách. Cải cách diễn ra ở phạm vi hẹp, cách mạng xã hội là phạm vi rộng gồm nhiều lĩnh vực.

* Cải tổ: thay đổi bộ máy lãnh đạo ở Liên Xô

* đổi mới là một khái niệm khác, có lộ trình riêng; lấy kinh tế làm trọng tâm, chính trị ổn định và từng bước đổi mới làm cuộc cách mạng lâu dài có định hướng rõ ràng

l. Lý luận về vấn đề dân chủ:

* Định nghĩa: khi loài người xuất hiện, họ có tham vọng làm chủ (bản thân). Khi xã hội phát triển, loài người lập gia đình và ra xã hội mới có dân chủ (làm chủ xã hội). Làm chủ xã hội trong phạm vi hẹp như cộng đồng nhỏ trong lớp học. Hiểu khái niệm "dân chủ" nghĩa là làm chủ khát vọng của con người (Nho giáo là tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). "Dân chủ" là toàn bộ nhân dân được tham gia vào việc quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật (để tạo quyền của con người tham gia vào xây dựng xã hội tốt đẹp); có cơ chế và cơ sở quản lý riêng.

Ở Việt Nam thì quyền lực của nhà vua bị hạn chế về tới cơ sở nên "phép vua thua lệ làng"; các hương ước và lệ làng thể hiện quyền làm chủ của nhân dân - đó là "dân chủ nông thôn" (dân chủ theo kiểu công xã nông thôn) nên Nguyễn An Ninh viết sách "Về tư tưởng dân chủ làng xã ở Đông Dương". Trong quân chủ có dân chủ từ cấp làng xã nên vua quan độc ác thì dân sẽ xử lý. Rõ ràng, "dân chủ làng xã" rất mạnh ở miền Bắc Việt Nam (một việc thôi là cả làng biết hết). Tham gia chính trị thì nhân dân thờ ơ, tham gia sinh tồn thì nhân dân làm tốt. Dân tộc Việt giữ được truyền thống văn hóa dân tộc là do dân chủ làng xã vững; giữ được làng là giữ được nước. Hội nghị Diên Hồng là đại diện của nhân dân, mang yếu tố dân tộc và dân chủ - không có quy chế nhưng ý thức dân chủ là rất rõ (đặc trưng dân chủ của nhà nước phong kiến Việt Nam). Dân chủ và cộng đồng, nhân đạo là đặc thù của nước nông nghiệp.

Khái niệm "tập trung dân chủ": dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân; tập trung dân chủ là một nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng. Khi Đảng viên đồng ý thì phải có người lãnh đạo, không có lãnh đạo thì dân chủ không còn cần thiết nữa. Lãnh đạo đó thể hiện tập trung, ý chí và sức mạnh của dân chủ (lãnh đạo lắng nghe ý kiến, trưng cầu ý Đảng viên - thiểu số phục tùng đa số). Tập trung mà không dân chủ thì thành độc đoán, sai phạm.

"Cải tạo xã hội chủ nghĩa" ở Việt Nam sau 1975 là người dân vào các cơ sở kinh doanh cũ ở miền Nam và quy hoạch các cơ sở sản xuất tư nhân để theo "hợp tác xã XHCN", ngăn sông cấm chợ qua nhiều câu chuyện về đồng chí Đỗ Mười => dẫn đến thiếu lương, thông thương khó khăn

Chuyên đề 7: Hình thái kinh tế - xã hội

1. Lực lượng sản xuất

* Lực lượng sản xuất và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên gồm 2 bộ phận:

+ Người lao động

+ Tư liệu sản xuất

=> tạo thành sức sản xuất của xã hội, tạo thành mối quan hệ lượng - chất, người ta gọi là "lực lượng sản xuất".

Trong lực lượng sản xuất có các yếu tố:

- Người lao động: có tay nghề, trình độ, kỹ năng... thì họ có trọng trách quyết định đến lực lượng sản xuất. Có người lao động là có tất cả. Trong lực lượng sản xuất có

+ đối tượng lao động (hai loại: nhân tạo (xi măng), tự nhiên (ruộng đất))

+ công cụ lao động (cái cày, búa rìu). Nó được dùng vào tác động đối tượng lao động làm lực lượng lao động sản xuất ra thành phẩm. Phương tiện lao động giúp tạo ra của cải

- Khoa học và công nghệ thẩm thấu vào người lao động giúp họ có tay nghề cao hơn, làm công cụ lao động trở nên hiện đại hơn; thẩm thấu vào người lao động giúp họ tạo ra nhiều của cải hơn

Lực lượng sản xuất có tính năng động; luôn vận động, phát triển nên con người luôn vận động và sáng tạo => lực lượng sản xuất luôn vận động và phát triển.

2. Quan hệ sản xuất

* Định nghĩa: là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, hình thành mối quan hệ về: sở hữu tư liệu sản xuất; quan hệ quản lý người lao động, quan hệ phân phối sản phẩm lao động - trong đó quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đến các quan hệ khác. Quan hệ sở hữu trả lời cho câu hỏi: ai là người sở hữu tư liệu sản xuất ? quan hệ tổ chức quản lý trả lời cho câu hỏi: ai là người quản lý, ai là người được quản lý ? Quan hệ phân phối thì ai là người phân phối, ai là người được phân phối ?

So với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất mang tính ổn định, cũng vận động phát triển nhanh (chỉ huy thay đổi thì tiền lương phải thay đổi, sở hữu phải thay đổi)

3. Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Hai cái này có mối quan hệ biện chứng.

- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất (LLSX quyết định về sở hữu tư liệu sản xuất; quan hệ quản lý người lao động, quan hệ phân phối sản phẩm lao động). LLSX ở trình độ nào thì quyết định QHSX ở trình độ đó; trình độ thấp quyết định cách quản lý trình độ thấp (nông dân là quan hệ sản xuất phong kiến). Như vậy trình độ sản xuất phát triển đến đâu thì quyết định quan hệ sản xuất tương ứng đến đó.

- Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất:

+ Tác động phù hợp: làm cho LLSX phát triển (quản lý phù hợp, tiền lương phù hợp, thể hiện năng lực vốn có). Phân phối sản phẩm chậm thì LLSX phát triển chậm; tư liệu sản xuất chậm thì lực lượng sản xuất chậm lại

+ Tác động không phù hợp: làm LLSX chậm phát triển, không như cái vốn có. Khi nhu cầu của con người càng phát triển thì nó vẫn phát triển không theo mong muốn, không theo quy luật phát triển chung.

Ở Việt Nam, lực lượng sản xuất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quan hệ sản xuất là kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, quyền sở hữu

Xem xét các thời kỳ lịch sử: có thời kỳ mà quan hệ sản xuất phù hợp, có thời kỳ mà quan hệ sản xuất vượt trước (hợp tác xã ở quan hệ sản xuất trước không phát triển), quan hệ sản xuất lạc hậu hơn thì kìm hãm sự phát triển. Yêu cầu quan hệ sản xuất phải phù hợp, không quá lạc hậu => quy luật về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.

4. Hình thái kinh tế xã hội

a. Định nghĩa: hình thái kinh tế - xã hội có ba cái: đầu tiên là kiến trúc thượng tầng, kế tiếp là quan hệ sản xuất và cuối cùng là lực lượng sản xuất. LLSX và QHSX tác động qua lại lẫn nhau, QHSX tác động đến KTTT và ngược lại. Ba cái đó liên thông với nhau.

Mác nghiên cứu hình thái kinh tế - xã hội toàn diện hơn. Trong 5 hình thái kinh tế - xã hội thì đầu tiên là cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ta có thể bỏ qua một vài hình thái kinh tế - xã hội vì theo Mác là đúng trình tự 5 hình thái như thế, nhưng ở châu Á không đúng như thế. Ở châu Á thì 5 hình thái này không rạch ròi và các hình thái xếp chồng lên nhau. Chuyện bỏ qua một vài hình thái kinh tế có thể chấp nhận được. Giai đoạn "quá độ" nằm giữa cũ và mới, vừa có cũ vừa có mới. Khó khăn trong việc định hướng CNXH là một trong bảy thách thức của Đảng ta - nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa (bài học của Liên Xô và Đông Âu). Sau khi CNXH sụp đổ thì chiến tranh liên tiếp xảy ra, xói mòn là thực tế, niềm tin.

Hồi xây dựng CNXH mới là có cái nhìn nôn nóng, đốt cháy giai đoạn; tự lần mò và không có kinh nghiệm thực hiện; "quá độ" là chặng đường lâu dài, khó khăn và phức tạp. Trước đây hiểu "bỏ qua chủ nghĩa tư bản" là xóa sạch tàn dư CNTB, cái này sai lầm. Về sau ta mở cửa cho nước ngoài vào với điều kiện nước đó phải tôn trọng độc lập chủ quyền của nước ta.

Khi Mác đưa ra học thuyết này, ông có cách nhìn về phân kỳ lịch sử ra thời mông muội, công nghiệp, hậu công nghiệp => gắn liền với lịch sử văn minh; Phan Bội Châu cũng chia thời mông muội, dã man và văn minh. Cách phân kỳ của Mác không phải là duy nhất nhưng toàn diện hơn từ LLSX, QHSX và KTTT. Phương thức sản xuất và hình thái kinh tế của phương Tây rạch ròi; phương Đông là các hình thái được xếp chồng lên nhau. Giai đoạn "giáp ranh" là giai đoạn vừa có hình thái cũ, vừa có hình thái mới. Ở châu Á thì hình thái không rõ ràng, truyền thống văn hóa có thể bị cắt bỏ nên trong mới có cũ

Mác nói: "phương thức sản xuất châu Á" là một phương thức đặc thù. "chủ nghĩa Mác ở châu Âu, mà châu Âu chưa phải toàn nhân loại thì bổ sung bằng dân tộc phương Đông" => bổ sung dân tộc ở châu Á có những đặc trưng riêng.

* Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội giúp ta:

- cho ta cơ sở lý luận để xây dựng đất nước

- giải thích sự vận động và phát triển của lịch sử loài người, và yếu tố hàng đầu là người lao động.

Chuyên đề 8: Vấn đề con người trong triết học Mác - Lenin

1. Định nghĩa con người

Con người là thực thể thống nhất và có hai mặt: tự nhiên (quy luật sinh học) và xã hội (các hoạt động của con người). Mặt sinh học là phần con, mặt xã hội là phần người.

Hai phần này tồn tại thống nhất với nhau: phần sinh học là cơ sở và tiền đề, phần xã hội là bản chất của con người. Trong thực tiễn phải quan tâm cả hai mặt của con người

2. Bản chất con người

Con người mang bản chất xã hội trong tính hiện thực của nó. Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội (con người có nhiều mối quan hệ xã hội). Giải phóng con người là giải phóng khỏi những quan hệ xã hội làm chậm sự phát triển.

3. Vai trò của con người: Con người là sản phẩm của lịch sử, là chủ thể của lịch sử (sướng hay khổ do bản thân con người)

4. Giải phóng con người: Là giải phóng con người khỏi những quan hệ xã hội nào mà cản trở sự phát triển của con người

5. Việc xây dựng con người ở Việt Nam: quan tâm con người Việt thì quan tâm cả hai phần: con và người, quan trọng nhất là phần "người" - tức là xã hội, phần sinh học là điều kiện cần. Con người cũng cần quan tâm đến vật chất lẫn tinh thần (quan tâm đến các quan hệ xã hội). Tích cực của người Việt là "nhường cơm sẻ áo" nhưng tiêu cực là đố kỵ, ganh ghét

Chuyên đề 1: Nhập môn về triết học

1. Khái niệm:

* Triết học: khái niệm triết học có từ thế kỷ VIII TCN và kéo dài đến thế kỷ III TCN ở Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ.

- Ở Trung Quốc cổ đại, chữ "triết" (viết theo Trung Hoa phồn thể) có các bộ "thủ" (tay), bộ "cân" (búa) và bộ "khẩu" (miệng); ý nói búa bổ vào củi để tìm ra bên trong có cái gì. Mục tiêu của Triết học Trung Quốc là tìm hiểu bản chất của sự vật là cái gì ? Giải thích cái gì ? Nếu trả lời được thì đó là "bản thể luận" ("bản thể luận" cũng được hiểu là nhiều cách trả lời khác nhau). Như vậy, khái niệm triết học ở Trung Quốc có hai nghĩa: (1) truy tìm bản chất của sự vật; (2) với các bộ "thủ" và "khẩu" thì hành động và lời nói phải thống nhất với nhau.

- Phương Tây (philosophy): nghĩa là "yêu mến sự thông thái". Ai có trí tuệ thì người đó trở thành nhà triết học, đó là các nhà thông thái (chủ yếu là chủ nô, giàu có). Người phương Tây cổ đại hiểu "triết học" là: yêu mến trí tuệ và cho con người hướng nhận thức ra thế giới bên ngoài. Trả lời cho câu hỏi: "Vũ trụ là gì ? thì Socrates kéo triết học từ trên trời xuống đất để tìm hiểu chủ thể con người. Phương Tây có thuận lợi về sau là được khoa học tự nhiên, khoa học xã hội

+ Phương Đông: có trí tuệ khi vào cuộc sống sẽ giải quyết các vấn đề con người. Con người hướng nội tâm nên khoa học nhân văn phát triển. Ở phương Tây luôn hành động và hướng đến hiện tại; phương Đông làm thơ nên hướng về quá khứ

=> Triết học: là trí tuệ để giải quyết các vấn đề tự nhiên - xã hội và cuộc sống. Triết học cao hơn lý luận là giải thích được thế giới, đưa ra quy luật và định nghĩa

* Triết lý: là đạo lý của triết học. Các nhà nghiên cứu nhắc đến từ "trung dung" (dung hòa mọi thứ) và triết lý được hiểu là: ứng dụng ngay vào thực tế, không dài dòng

2. Nguồn gốc ra của triết học:

- Nguồn gốc xã hội: phân chia giai cấp để hình thành nhà nước, phân công lao động (trí óc và chân tay)

- Nguồn gốc nhận thức: khi loài người đạt đến một trình độ nhất định có thể tổng hợp các tri thức thành một hệ thống, khi đó triết học ra đời. Loài người xuất hiện cách đây 6,5 triệu năm với nền tảng đầu tiên là tư duy thần thoại => triết học (bước chuyển nhận thức của con người)

3. Vấn đề cơ bản của triết học:

- Vấn đề cơ bản: là vấn đề mang tính nền tảng. Vd: con người coi trọng sự nghiệp và gia đình, lịch sử có sự kiện lịch sử

- Vấn đề cơ bản của triết học: mối quan hệ giữa con người với thế giới, với 4 yếu tố: vật chất - ý thức (duy vật), ý thức - vật chất (duy tâm), tư duy - tồn tại, lý - khí (lý là "tư tưởng", khí là "bên ngoài"), tâm - vật

* Ở Trung Quốc cổ đại là ý thức - vật chất, tư duy - tồn tại, lý - khí. Ở Ấn Độ cổ đại là tâm - vật (tâm: bên trong, vật: bên ngoài); toàn bộ "tâm" là con người, "vật" là thế giới => mối quan hệ giữa con người với thế giới. Vd: quan hệ giữa nhà trường với xã hội, thầy với trò. Ở Nho giáo, người quân tử rất đĩnh đạc, không cằn nhằn xung quanh (về sau bị biến tướng). "Con người với thế giới" theo phương Đông là: thiên - địa - nhân hợp nhất

* Vấn đề cơ bản có hai mặt:

- Bản thể luận: lý luận về nguồn gốc của thế giới (cái nào có trước, cái nào có sau)

- Nhận thức luận: con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không (tự trong suy nghĩ của cá nhân)

4. Duy vật và duy tâm

a. Giải quyết mặt thứ nhất:

- Ý thức quyết định vật chất (và ngược lại) gọi là nhất nguyên. Vật chất và ý thức không quyết định cho nhau, không có đúng hoặc sai thì gọi là nhị nguyên. Tính Đảng trong triết học là quán triệt theo một bên, tuân theo trường phái nào.

* Chủ nghĩa duy vật: chất phác, siêu hình, biện chứng

* Chủ nghĩa duy tâm: chủ quan, khách quan

So sánh duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan:

- Giống: đều là ý thức có trước và vật chất có sau

- Khác: duy tâm chủ quan là "ý thức trong đầu quyết định thế giới", còn duy tâm khách quan là "ý thức bên ngoài quyết định con người với thế giới".

+ Vd duy tâm chủ quan: Đảng thay đổi đường lối xây dựng CNXH ở Việt Nam sau 2020, con người đăng ký một xe (vi phạm duy tâm chủ quan). Về duy tâm khách quan là: học tài thi phận ("phận" là trời, phật, thần => duy tâm khách quan), ông tơ bà nguyệt (chủ quan và khách quan)

Thế giới hiện nay là siêu triết học: triết học duy vật có con người và vật chất. Ở phương Tây là tiêu thụ vật chất có ý nghĩa, duy tâm nên hình thành chủ nghĩa lý tưởng, chủ nghĩa thực dụng (giành những thứ có lợi cho nước Mỹ)

b. Giải quyết mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức được thế giới. Có hai cái xảy ra:

- Khả tri: con người có khả năng nhận thức được thế giới. Nguyên tắc con người nhận thức được thế giới (do điều kiện mà ra)

- Bất khả tri: con người không thể nhận thức được thế giới. Con người là hữu hạn và thế giới là vô hạn. Con người không thể nhận thức được thế giới, nếu có thì chỉ là nhận thức được hiện tượng, không nhận thức được bản chất => chủ nghĩa hoài nghi, thuyết bất khả tri

5. Chức năng của triết học

- Giáo dục

- Giao tiếp

- Thế giới quan: hiểu biết về thế giới

- Phương pháp luận: lý luận về phương pháp. Chọn phương pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu của mình, phương pháp tốt quyết định thành quả tốt.

6. Lịch sử triết học

a. Thuyết Âm - Dương gia

Có hai yếu tố Âm - Dương, gọi là thái cực; Dương là ánh sáng. Âm và Dương cùng hệ thống, đối lập nhau: Dương lẻ, Âm chẵn; trong Dương có Âm (và ngược lại); Âm - Dương cân bằng dùng để chữa bênh. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương giấu pháo, đào hầm hào (Âm) để khắc chế sức mạnh của pháo binh Pháp (Dương).

Âm - Dương sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái.

b. Thuyết Ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Có Ngũ hành tương sinh và Ngũ hành tương khắc. Màu vàng (thổ) tượng trưng cho ánh sáng, quyền lực và màu đỏ của cờ nước ta tượng trưng cho ý chí độc lập của dân tộc ta.

c. Triết học Phật giáo

Người sáng lập ra Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni, vào thế kỷ VI TCN. Cụm từ "Đức" trong Đức Phật là danh từ, chỉ cái chính, chánh đạo

Mục tiêu của Phật giáo: giải phóng con người để đạt được "Niết Bàn" (Nirvana). Niết Bàn là trạng thái tinh thần do con người rèn luyện để đạt được; đó là trạng thái an lạc, thanh tịnh, không còn phân biệt sự khổ và không chịu ảnh hưởng hay sự tác động nào từ ngoại cảnh. Khi đi chùa, "Niết Bàn" cũng có thể hiểu là trạng thái sau khi chết nên cầu nguyện để siêu thoát, sống tu dưỡng để vượt bậc. Hơn nữa, trạng thái "niết bàn" chỉ trạng thái mà con người đạt được; để có trạng thái này thì con người có con đường gọi là "Tứ diệu đế" (bốn chân lý, bốn sự thật):

+ Khổ đế: chân lý về nỗi khổ (đời là bể khổ)

- Có tám cái khổ (bát khổ): sinh khổ, bệnh khổ, lão khổ, tử khổ, ái biệt lý khổ, sơ cầu bát khổ, oán tăng hội khổ và thù ngũ uẩn khổ. Ngũ uẩn gồm: sắc - thụ - tưởng - hành - thức

- Nhị khổ: gồm thân và tâm. Thân là sắc (tứ đại: đất, nước, gió, lửa); Tâm (gắn với danh) là thụ (cảm nhận), tưởng (suy nghĩ), hành (hành động) và thức.

Để hình thành một con người hoàn chỉnh, Phật đề ra thuyết Nhân duyên (mọi sự việc đều có nhân, quả). Cái đầu tiên là "duyên khởi" (điều kiện bắt đầu) nên hoạt động cầu siêu chỉ là trợ duyên, tu hành mới là duyên khởi. Cuộc đời con người là vòng tuần hoàn (luân hồi). Việc thuyết Nhân duyên ra đời giúp loại bỏ tính thần thánh, tạo nhân và gieo duyên thì ra quả ngọt.

Con người nào cũng có ngũ uẩn. Ngũ uẩn sinh ra duyên khởi. Duyên hợp (thu nhận lại) => con người => duyên tan

Quy luật: con người: sinh - lão - bệnh - tử; sinh vật: sinh - trụ - dị - diệt; sinh vật khác: thành - trụ - hoại - không.

Theo Phật giáo, bản chất của thế giới là vô thường (vô: không, thường: cố định) và mọi sự vật luôn biến đổi. Phật giáo cho rằng thế giới tự nó tồn tại, không do thần thánh tạo ra (thế giới và thủy vô chung)

+ Tập đế: triết lý nói về nguyên nhân của nỗi khổ, điều kiện sinh ra khổ; được giải thích ở học thuyết "Thập nhị nhân duyên". Nguyên nhân bao trùm: vô minh (không sản xuất). Phật giáo nói về nhận thức của con người về nỗi khổ, đề cao trí tuệ và kêu gọi con người học tập. Năm cánh ở búp sen thể hiện năm cái: từ bi, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí tuệ; trong đó "từ bi" là đứng đầu, chỉ sự yêu thương, chia sẻ rải đều cho chúng sinh (Kinh Tam tự). Phía dưới búp sen có ba cái tượng trưng cho Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Một thí nghiệm với nhà sư Nhật cho thấy rõ điều này; từ "từ bi" sinh ra nhẫn nhục, tinh tiến (hành động) và thiền định (tập trung cao độ); "thiền" chính là trí tuệ. Thuyết quan trọng nhất của Phật giáo: "Yết đế, yết đế ba la yết đế" (vượt qua, vượt qua, vượt quả nỗi khổ đau)

+ Diệt đế: chân lý nói về sự diệt khổ. Theo Phật giáo, con người cần chấm dứt nỗi khổ bằng cách chấm dứt các nguyên nhân, điều kiện sinh ra khổ. Con đường là có thực, có khả năng và được chính mỗi con người quyết định. Đi chùa cần làm hai việc: vãn cảnh, nghe thuyết phápTiến trình của Phật giáo có ba thời kỳ: Chính pháp (thời Phật còn tại thế), Tượng pháp (sau khi Phật hóa, hình thành (có sưu tập) Quán Thế âm, Phổ Hiền bồ tát), Mạt pháp (lạy xin => mê tín, do hiểu biết sai)

Diệt đế là chấm dứt vô minh (khổ do dốt, mê muội và sai lầm, ham muốn dục vọng của con người). Diệt đế có tam độc (si (dốt), tham và sân (nóng nảy)), ngũ dục và thất tình

+ Đạo đế: chân lý về con đường tu tập, rèn luyện để giải thoát ra khỏi khổ đau. Có tám con đường để giải thoát khỏi khổ đau:

- Chính kiến: hiểu biết về tứ diệu đế

- Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn

- Chính ngữ: nói đúng đắn

- Chính nghiệp: suy nghĩ, lời nói và hành động đều phải đúng đắn. "Nghiệp" nghĩa là đeo đuổi, suy nghĩ thiện - ác; có ba cái là ý nghiệp (suy nghĩ), khẩu nghiệp và thân nghiệp (hành động tạo nghiệp)

- Chính mệnh: đời sống trong sạch, lành mạnh.

- Chính tinh tiến: luôn nỗ lực và cải thiện để tăng trưởng, ngăn chặn cái xấu, cái ác có mầm mống thì phải chấm dứt

- Chính định: tập trung tâm trí vào con đường giải thoát

- Chính niệm: tâm niệm về bát chính đạo

Phật giáo nói về chữ "Tâm". Theo kinh Lăng nghiêm, "Tâm" là phạm trù chỉ cơ sở hình thành tư tưởng, tình cảm và đạo đức con người. Con người vẫn khổ do nguyên nhân chủ quan và khách quan (cái "tâm). Muốn rèn luyện "tâm" thì phải:

+ Quan sát (có trí tuệ). Con người có trí lực và thể lực, trong thể lực lại có tính chất, khí chất; chú tâm là "dốc hết tâm trí (đỉnh cao trí tuệ)" và thận trọng.

- Bình tĩnh (câu chuyện Phan Văn Trường bào chữa thành công bị cáo bị xét xử vì lý do người này ngoại tình)

"Tâm" là một loại kỹ thuật nên hoạt động "thiền" là soi sáng lại bản thân mình (trở về chính minh một cách trọn vẹn - an tâm, thư thái)

Bài học: đạo đức là gốc con người. Chúng ta gặt hái kết quả (phúc), hạnh phúc (phúc), từ đường (phúc) và cha mẹ (phúc)

d. Triết học Nho giáo

* Chữ "Hiếu" trong Nho giáo:

Người sáng lập là Khổng Tử (551 - 479 TCN), là nhà tư tưởng nổi bật của Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Người luôn trăn trở về cuộc đời và có đóng góp quan trọng vào lịch sử tư tưởng thế giới. Khổng Tử đi chu du 14 nước để truyền bá tư tưởng của ông, nhưng không nước nào thực hiện theo => do loạn lạc nên phải dùng bạo lực, tư tưởng đạo đức không phù hợp. Thời Hán là Nho giáo dùng rất mạnh mẽ, đến nỗi thời này có nhiều Viện Khổng Tử được lập ra khắp nơi để phát triển đạo đức, nhưng không phù hợp với đại đa số người dân; xã hội cần hợp tác để phát triển. Trong cuộc phỏng vấn báo chí, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: Người xuất thân là nhà Nho, nên có nền tảng chính là Nho giáo.

Trước hết nói về chữ "giáo". "Giáo" nghĩa là dạy. Nhưng Nho giáo dạy đầu tiên là chữ Hiếu. Theo Nho giáo, "Hiếu" nghĩa là:

+ kính trọng cha mẹ, lễ phép vâng lời (một số còn dùng)

+ không làm nhục cha mẹ, không làm phiền lòng (dựng vợ gả chồng luôn theo "đạo đức")

+ chăm sóc, nuôi dưỡng, tang lễ, thờ tự, bổn phận. Ít ai chọn nhà cửa (mức thấp nhất), châm sóc và tôn trọng cha mẹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa danh dự, đạo đức, giáo dục, gia tộc lên hàng đầu

Triết học Phật giáo cho rằng người có hiếu nhiều hay ít do "lượng đất bám ở móng tay"; câu chuyện chữ hiếu của Chử Đồng Tử.

=> Chữ "giáo" nghĩa là: đối xử với cha mẹ tốt thì sẽ kéo theo đối xử tốt với gia tộc, họ hàng, xã hội.

* Chủ nghĩa xã hội với con người:

- "Hiếu": người với người (gia đình huyết thống gần)

- Chủ nghĩa xã hội: người với người (xã hội, huyết thống xa)

=> Gia đình là tế bào của xã hội. Chữ "hiếu" là cơ sở, được đặt lên hàng đầu. Bác Hồ có nói: muốn làm cách mạng đọc sách Lenin, muốn làm người đọc sách Khổng Tử.

* Thuyết "thiên mệnh":

Theo Nho giáo, mọi việc kể cả cuộc đời mỗi người đều do mệnh trời chi phối và quyết định. Con người hành động theo mệnh trời. "Tử sinh hữu mệnh" - sống chết đều có số phận; phú quý tại thiên; tam thập nhi lập, tứ thập nhị phân lập và ngũ thập di thiên mệnh.

Ai là người sợ mệnh trời ? Là người quân tử (hữu tam quân úy - úy thiên mệnh nhi đại nhân - thánh nhân chi ngôn). Mặt lợi và hại của "thiên mệnh":

+ Lợi: mang tầm vĩ mô (Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo)

+ Hại: không qua, có lỗi thì đổ lỗi cho mệnh trời => chịu an phận. "Thiên mệnh" có lúc bị lợi dụng (cúng sao, giải hạn)

Khổng Tử chia thành hai hạng:

+ quân tử: có học, sợ mệnh trời và không đánh vợ

+ tiểu nhân: không có học, không sợ mệnh trời

* Thuyết "Nhân" và mối quan hệ:

"Nhân" chỉ mối quan hệ người với người dựa trên "lòng nhân ái" (mang tính bền vững, dễ thành lập cử chỉ)

Khổng Tử phát hiện sức mạnh của "lòng nhân ái". Ông cho rằng "Nhân" là:

+ yêu người, thương người (không phải ai cũng làm được điều này)

+ khắc kỷ, phục lễ, vi nhân. "Khắc kỷ" là nghiêm khắc với bản thân (tiên nhân kỷ, hậu trách thân), "phục lễ" là tuân theo.

+ nhịn nói. Khổng Tử nêu dựa trên duy vật (làm nhiều hơn nói)

+ điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác (nói thật)

+ mình muốn thành đạt thì phải làm cho người khác thành đạt

Con người có tâm, từ (mang tính bao dung của Phật giáo). Obama thích Nho giáo ở điểm này

* Chính danh:

- "Danh": chỉ sự vật nào đó (tên gọi)

- "Thực": cái hiện có, ứng với "danh"

- "Chính danh": Danh và thực phải phù hợp với nhau

- "Loạn danh": danh và thực không phù hợp với nhau

=> Yêu cầu của chính danh: mỗi người phải thực hiện đúng chức trách của mình (cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, vua ra vua (anh minh), tôi ra tôi (trung thành)...). Danh chính ngôn thuận - ngôn thuận thì sự việc sẽ thông suốt; danh bất chính ngôn bất thuận, ngôn bất thuận sự nghiệp bất thành. Vd: cải cách hành chính hiện nay là chính danh.

* Đạo đức Nho giáo:

+ Ngũ thường ("Ngũ" là 5, "thường" là không thay đổi) gồm:

- Nhân: quan hệ giữa người với người dựa trên "lòng nhân ái" (đã nêu ở phần trên)

- Nghĩa: thể hiện bổn phận, có qua lại

- Lễ: có trên dưới (quy định) với hai cái: bắt buộc (đạo đức) - tự nguyện (pháp luật)

- Trí: hiểu biết

- Tín: giữ lời nói đúng đắn

Ngũ thường chỉ đạo đức cá nhân

+ Đạo đức xã hội, được gọi là "Ngũ luân" ("luân" nghĩa là mối quan hệ) gồm:

- vua - tôi

- cha - con: cha phải nghiêm và từ (nhân từ)

- chồng - vợ: thủy chung ("thủy" nghĩa là đầu) là đạo

- anh - em: nhường nhịn làm đầu

- bạn bè

Tự nguyện là vợ chồng và bạn bè, còn lại là bắt buộc

Ngũ thường hợp với Ngũ luân thành "Luân thường" (đạo Luân thường)

* Thời Hán, Đổng Trọng Thư đặt ra Tam cương (vua - tôi, cha - con, chồng - vợ) là ba mối quan hệ mang tính ràng buộc. Tam cương hợp với Ngũ thường thành "Cương thường" => là cái cơ bản

Phụ nữ là tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công: trọn vẹn việc nhà; dung: sắc thái khuôn mặt hài hòa; ngôn: lời nói nhẹ nhàng; hạnh: nết na và thùy mị). Phụ nữ hiện nay gồm các chữ: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, năng động, sáng tạo

Chuyên đề 2: Bản thể luận

1. Các quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Đông và phương Tây

a. Khái quát về bản thể luận

Bản thể luận là lý luận về nguồn gốc của thế giới. "Bản" là gốc, là cái có rồi, quyết định sự vật; "Thể" là cái nhìn thấy được

Thế giới có sự vật và hiện tượng. Bản thể luận trả lời câu hỏi: nó là cái gì (nghĩa hẹp), lý luận về nguồn gốc của thế giới (nghĩa rộng); Nhận thức luận trả lời cho câu hỏi: đang nhận thức sự vật đó đến đâu ?; Giá trị luận: nhận thức về vấn đề này đem lại giá trị gì ? Nhận thức đủ thì giá trị đủ. Vd cây viết: nguồn gốc của nó từ đâu ? (bản thể luận), ban chất là để viết.

b. Các quan niệm về bản thể luận của các trường phái triết học trước Mác

- Đạo gia của Lão Tử có ba nghĩa: con đường (thiện, địa đạo); quy luật (cha - con, quỹ đạo, xích đạo...) và bản thể luận

- Nho gia của Khổng Tử chỉ ra sự vật nhỏ nhưng đầu tiên, không chia được, không âm thanh, không hình dáng cố định => đó là cơ sở hình thành "nguyên tử" (vận động vạn vật). Đạo là yếu tố vật chất cấu thành vạn vật. Bản thể luận của Nho giáo là thuyết "thiên mệnh" quyết định sự sinh thành của vạn vật

=> So sánh: Lão Tử là cái "vò" (hiện thực) và là người khởi phát cho tư tưởng này; Khổng Tử là "ong" và là người thiết kế nó thành một lý tưởng.

- Bản thể luận của Phật giáo là "Tứ đại" (4 yếu tố vật chất). Cơ thể người là "tứ đại", bình đẳng - nhân duyên; thể hình do điều kiện tự nhiên cùng kết hợp với yếu tố sinh học để tạo ra chứ không phải do ta. Dò hình thể như thế nào là hình thành "tứ đại" (trân quý)

Cách nhìn của phương Đông mang "tâm" và đa dạng; cụ thể thì con người được hình thành bởi 4 chất hữu cơ, chịu tương tác lẫn nhau

- Bản thể luận của thuyết Âm Dương là Âm - Dương, khái quát thành thái cực

- Bản thể luận của Democrites: ông lãng tử, rất giàu có nên lấy tiền chu du khắp nơi; nên bị nhân dân Athen ghét và loại bỏ. Trước khi bị loại bỏ, ông xin Đại hội công dân cho ông phát biểu 30 phút (cứ như thế và ông nói mất 3 ngày). Nhân dân khen nức nở bài nói của ông, Democrites nói tiếp: "tôi không biết làm giàu, nhưng tôi không thích làm giàu" => làm giàu bằng trí tuệ. Ông giỏi thiên văn và đoán: năm sau mất mùa (ô-liu). Thuyết của Democrites cho rằng đó là sự vật vô hình và nó rất nhẹ, gọi là "nguyên tử" hoạt động trong khoảng không. Tùy theo tính chất mà có năm bậc như sau: nhẹ = nước, nặng = sương, rắn, đá, kim cương; còn phương tiện lúc đó bị hạn chế. Karl Marx làm luận án tiến sĩ về Democrites lúc 23 tuổi và đạt xuất sắc, được vinh danh là nhà trí thức lớn.

- Bản thể luận của Platon là "ý niệm" (tồn tại được sinh ra), hiện thực là "cảm tính". Vd: nhà là "ý niệm" có ba hình thức là nhà tranh, nhà gỗ, nhà xi-măng. Khái niệm "nhà" tồn tại mãi mãi và là nguồn gốc (có trước). Ý niệm sinh ra hiện thực => duy vật khách quan

- Bản thể luận của Thales là "nước" vì ông đi buôn trên sông nước - bản chất là "nước"

- Bản thể luận của Pythagore là duy tâm triết học, học thuyết các con số

=> Có câu nói: khoa học tin triết học, nhưng duy vật không tin triết học.

* Nhất nguyên luận và nhị nguyên luận:

- Nhất nguyên luận: hoặc là chủ nghĩa duy vật, hoặc là chủ nghĩa duy tâm

- Nhị nguyên luận: thừa nhận vật chất và ý thức xuất hiện đồng thời, không có cái nào quyết định cái nào.

=> Kết luận chung:

+ Ở phương Tây: bản thể luận có hai trường phái: duy vật, duy tâm

+ Ở phương Đông: ở một nhà tư tưởng thì đan xen giữa duy tâm và duy vật

- Thời cận đại: năm nhà triết học phương Tây (Kant, Fichter, Heghen...) gọi chung là những nhà triết học cổ điển Đức. "Cổ điển" nghĩa là triết học được soạn và dạy trong nhà trường. Kant là duy vật chủ quan

- Karl Marx học hai thầy lớn: phép duy vật của Feuerbach và phép biện chứng của Heghen

=> phương Tây là đấu tranh phê phán để phát triển mạnh, phương Đông là yên ổn.

c. Định nghĩa vật chất của chủ nghĩa Marx - Lenin:

* Định nghĩa: vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tồn tại khách quan, được đem lại cho chúng ta cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại khách quan không lệ thuộc vào cảm giác (đây là định nghĩa của Lenin)

* Nguồn gốc hình thành định nghĩa vật chất: khủng hoảng vật lý học cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX khiến vật chất bị mất đi (nguyên tử nhỏ nhất là điện tử, tâm hồn). Khoa học phát triển thì điều kiện bị thay đổi.

Giải thích định nghĩa:

- "phạm trù triết học": vật chất là sản phẩm của tư duy, của quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa ở trình độ cao (từ cụ thể cho đến khái quát hóa, trừu tượng hóa cao). Hóa, sinh và vật lý kết hợp ra một định nghĩa khái quát như trên. Vd: còi, xoài, ổi (cụ thể) => trái cây (khái quát).

- "chỉ tồn tại khách quan": mọi sự vật, hiện tượng và quan hệ đều tồn tại khách quan. Tồn tại có hai dạng: khách quan (không phụ thuộc vào ý thức), chủ quan (phụ thuộc vào ý thức)

- "được đem lại cho chúng ta cảm giác": vật chất là cái gây nên cảm giác khi chúng tác động vào giác quan. Tác nhân vật chất có trước nên khả tri.

Sự vật vô hình và hữu hình. Vd: giá cả (tồn tại khách quan, vô hình) và mua (chủ quan)

Vật chất có các dạng: vpật thể, phi vật thể; hữu hình, vô hình. Vd: quan hệ nhà trường - xã hội; thầy - trò

Vật chất không chỉ là cái sờ được. Khi vật chất thay đổi thì ý thức sẽ thay đổi. Vd: giá cả tăng (tạo cảm giác), môi trường xã hội (tạo cảm giác)

- "được cảm giác chép lại": ý thức chẳng qua chỉ là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào óc con người. Vd: nhà nghèo => học

- "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác": đây là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất

Tóm gọn định nghĩa vật chất: Vật chất là phạm trù triết học chỉ mọi sự vật tồn tại khách quan gây nên cảm giác cho con người. Vật chất có hai trạng thái: có cảm giác và không có cảm giác. Theo Phật giáo, thế giới là hằng hà sa số.

d. Vật chất tồn tại bằng cách nào, theo phương thức nào ?

* Bằng cách: Vận động. Mọi vật luôn vận động. Hiểu the nghĩa chung nhất, "vận động" là mọi sự biến đổi theo tự nhiên, xã hội và tư duy

* Vật chất tồn tại trong: không gian, thời gian; vũ trụ. Ở chữ "Vũ trụ" thì từ "vũ" nghĩa là di chuyển trong không gian, "trụ" nghĩa là tồn tại lâu/mau. Khi giải quyết sự vật, cần xem xét nó trong không gian, thời gian tồn tại của nó

- Triết học Mác - Lenin khẳng định chỉ có một thế giới, đó là thế giới vật chất; không có linh hồn

* Vấn đề cơ bản của vật chất:

- Con người nhận thức được thế giới

- Giúp khoa học phát triển (mất đối tượng sẽ có đối tượng mới; từ duy vật tự nhiên phát triển thành duy vật tự nhiên song song với duy vật xã hội (duy vật tương đối).

e. Định nghĩa ý thức theo triết học Mác - Lenin

* Định nghĩa: ý thức là hiện tượng tinh thần; là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong óc con người một cách năng động và sáng tạo thông qua thực tiễn

* Nguồn gốc của ý thức:

+ Tự nhiên: não con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa (não có 14 tỉ neuron, rất phức tạp nên nó tiêu hao năng lượng lớn); phản ánh thế giới khách quan (óc con người là cơ quan vật chất phản ánh, không có phản ánh thì không có ý thức)

+ Xã hội: lao động (giúp đối tượng bộc lộ đặc điểm của mình, chuyển hóa từ vượn thành người, giúp các cơ quan của con người hoàn thiện); ngôn ngữ (không có ngôn ngữ không phản ánh thế giới vật chất).

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung/thông tin của ý thức. Chức năng: công cụ giao tiếp; phương tiện để tư duy; chìa khóa của kho tri thức (khái niệm là viên gạch tri thức)

=> Vật chất quyết định ý thức

* Bản chất của ý thức:

- là sáng tác, năng động sáng tạo (hình thức sẽ tác động đến óc con người. Sự sáng tạo này cần có phương tiện (ngôn ngữ) như cách biểu đạt của các nhà thơ, nhà văn - vd: truyện Kiều của Nguyễn Du)

- là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Vd về các góc nhìn khác nhau của Giang Nam qua bài "Quê hương"

- là hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội. Vd: đổi mới tư duy giữa các thế hệ tuổi tác

* Kết cấu của ý thức: