Việt Nam - Đông Nam Á: từ bang giao đến hội nhập

Dẫn nhập

Với mốc thời đại, mốc thời đại ở Việt Nam có tính riêng khác với thế giới phương Đông có tính chung, mang tính khu biệt rõ nét. Cách chia mốc thời gian thì có rất nhiều, những chủ yếu là chia theo hình thái kinh tế xã hội theo quan điểm của phương Tây, vì họ tôn trọng cái riêng biệt của quốc gia, khu vực mà không tiếp cận cái chung theo kiểu của sử học Marxist. Các nhà sử học tư sản chủ yếu tiếp cận theo từng nền văn minh (từng quốc gia), mang tính cá thể; trong khi sử học marxist tiếp cận theo quan điểm đồng đại (nhấn mạnh cái đồng nhất).

Theo phân chia của Mác, hình thái kinh tế cộng sản nguyên thuỷ trên thế giới bắt đầu từ thời kỳ Đá mới của người Homo Sapiens, tư 3 - 7 triệu năm. Cái nôi của loài người là ở châu Phi vì nơi đó khí hậu nóng ẩm, sinh vật phát triển mạnh. Đến hình thái tiếp theo là chiếm hữu nô lệ với sự hình thành các Nhà nước đầu tiên, cùng với văn minh nông nghiệp được khai sinh. Nhà nước đầu tiên chính là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc; như vậy đặc trưng của hình thái chiếm hữu nô lệ chỉ có ở các nước phương Tây cổ đại, ở phương Đông là Nhà nước chuyên chế cổ đại với phương thức sản xuất châu Á - một nét rất riêng. Cái mà có 5 - 7 hình thái kinh tế - xã hội, phương thức sản xuất không đại diện trong một hình thái kinh tế - xã hội mà nó là tập hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cộng lại. Lực lượng sản xuất chính là tư liệu lao động và tư liệu sản xuất (yếu tố về máy móc, nguyên liệu); quan hệ sản xuất là sở hữu, phân phối thuộc về giai cấp nào. Như vậy tư liệu sản xuất của phong kiến là ruộng đất, phân phối như thế nào để tạo đặc trưng cho quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất liên quan đến yếu tố trực tiếp là lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất quyết định các sự thay đổi về các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng về phương thức sản xuất để đi lên cái mới (hay chủ nghĩa cộng sản) như thế nào. Lực lượng sản xuất quyết định đến phương thức sản xuất. Thời cổ đại, Nhà nước xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập vào thiên niên kỷ IV TCN, nông nghiệp phương Đông theo kiểu cày cấy và phân phối tư liệu sản xuất thì nó sẽ quyết định phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất không đồng nhất với đặc điểm xã hội, nên theo Mác thì phương thức sản xuất thời cổ đại sẽ gồm chiếm hữu nô lệ với phương thức sản xuất châu Á, sau này có thêm phương thức sản xuất Slav đặc trưng của nước Nga và một phần châu Á => có nhiều phương thức sản xuất. Văn minh nông nghiệp đã xuất hiện Nhà nước đầu tiên vào thiên niên kỷ IV TCN.

Thời kỳ trung đại bắt đầu từ thế kỷ V liên quan đến hình thái kinh tế xã hội thứ hai là phong kiến, đến thời kỳ hiện đại thì cộng sản chủ nghĩa với tư bản chủ nghĩa. Cộng sản chủ nghĩa được hiểu nghĩa gốc là "sở hữu chung tài sản". Gọi là "chủ nghĩa xã hội" vì giai đoạn hiện đại chưa có chủ nghĩa cộng sản, vì cái cũ còn tồn tại trong khi cái mới chưa xuất hiện rõ rệt. Khi Liên Xô sụp đổ, nhiều người trong tư bản chủ nghĩa sung sướng cho rằng chủ nghĩa Mác đã chết; nhưng họ đã sai khi học thuyết của Mác vẫn trường tồn. Ông Mác là nhà khoa học, tiến sĩ triết học và những vấn đề khoa học của chủ nghĩa Mác vẫn được tư bản chủ nghĩa chấp nhận và nghiên cứu để tìm hiểu bản chất của nền kinh tế theo quan điểm duy vật. Theo Mác, một hình thái kinh tế - xã hội xuất hiện khi có sự tương thích giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng chính là những yếu tố kinh tế; kiến trúc thượng tầng là những yếu tố về chính trị văn hoá. Khi hai cái này phát triển cực thịnh sẽ hình thành hình thái kinh tế - xã hội. Ông Mác cho rằng chủ nghĩa cộng sản đi lên từ chủ nghĩa tư bản, đi lên từ nền tảng cái cũ.

Lenin cho rằng không thể cách mạng đồng loạt như ý kiến của Mác mà là đi lên từ những nước lẻ, lên nhảy cóc từ phong kiến sang chủ nghĩa xã hội và đó chính là sai lầm của Liên Xô; Việt Nam từng có thời khủng hoảng sau 1975 phải hô khẩu hiệu "cải biên chủ nghĩa cộng sản" do bị tư bản tấn công, ta không còn nguồn lực nên đất nước càng lâm vào khủng hoảng. Mác thực hiện quân bình y tế và sức khoẻ, công hữu đất đai; muốn phát triển phải có tích luỹ và dựa trên nền tảng kinh tế sẵn có nên chế độ sẽ được vận hành trơn tru. Một số nhà nước ở Bắc Âu như Phần Lan, Thuỵ Điển xây dựng các nhà nước phúc lợi cho nhân dân (y tế phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngắn lại rất nhiều, trả lương rất cao, học tập là free) nên người ta gọi là các "nhà nước tư bản mang màu sắc cộng sản" (xã hội phát triển khi nhà nước có trong tay các nguồn lực và quyền lực). Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản sẽ gặp nhau khi xây dựng nhà nước phúc lợi này, tức là nhà nước tôn trọng giá trị con người (hướng tới chủ nghĩa cộng sản sẽ như vậy). Khác nhau ở chỗ là Việt nam là độc đảng, các nước tư bản là đa đảng vì sau lưng họ là các tập đoàn tư bản nên chính quyền hoạt động đều phải phục vụ quyền lợi cho các tập đoàn tư bản. Chế độ độc đảng do dân bầu và nhà nước này là phục vụ cho dân, theo mô hình của Liên Xô và đây là chế độ tiến bộ.

Nhưng Việt Nam chưa đạt đến cơ sở của chủ nghĩa cộng sản, chính trị và tư tưởng chưa trọn vẹn nhưng những ưu việt của nền chính trị một Đảng vẫn có ưu thế lớn trong việc huy động đoàn kết toàn dân chiến thắng mọi khó khăn thử thách. Việt Nam bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến dần sang cộng sản chủ nghĩa theo quy luật phát triển của Mác: kinh tế phong kiến - kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân thì ta chặn đà phát triển của kinh tế tư bản, kinh tế tư nhân như bao cấp, ngăn sông cấm chợ và cấm buôn bán, cấm sở hữu tư nhân. Hiện nay ta tôn trọng kinh tế tư nhân nên các tập đoàn tư bản vào đầu tư và được cổ phần hoá hết, họ cũng thay đổi nền sản xuất của Việt Nam, khuyến khích hướng về tương lai và những giá trị tốt đẹp của dân tộc; tư bản sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với tiến bộ của xã hội nên chỉ số hạnh phúc rất cao.

Lịch sử trung đại Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ X. Lấy mốc lịch sử phương Tây làm mốc chung của lịch sử thế giới, mốc đi lên của các hình thái kinh tế xã hội; ở phương Tây thì cách nghiên cứu lịch sử của họ luôn gắn với thực tế, cách sống của người phương Tây là họ chạm vào để họ viết lịch sử

Lịch sử ngoại giao Việt Nam sử dụng phương pháp luận marxist. Phương pháp này sử dụng duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và mang tính giá trị; thừa nhận sự vật tồn tại khách quan hoặc qua lăng kính chủ quan (thời đại, giai cấp). Phương pháp này mang tính khoa học, tính dân tộc sâu sắc. Xét Đài Loan là thực thể chính trị (người Đài Loan tự gọi là "quốc gia"), thành viên của Liên Hiệp Quốc một thời gian. Công ước Montevideo 1930 xác định một nước thuộc vùng lãnh thổ khi có dân cư ổn định, nội lực đối ngoại, lãnh thổ, chính trị.

Phương pháp lịch sử đặt trong bối cảnh lịch sử và chịu tác động của các nhân tố lịch sử. Phương pháp logic chỉ ra bài học, quy luật, cơ sở lý luận, quy luật phát triển của sự vật.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ Việt Nam - Đông Nam Á

1. Cơ sở lý luận

a. Đối tượng của quan hệ quốc tế:

- Quốc gia có chủ quyền, có trách nhiệm và khả năng nhất định

- Vùng lãnh thổ

- Tổ chức

- Diễn đàn hợp tác

Quan hệ quốc tế thực hiện chủ yếu từ song phương trở lên trong nhiều lĩnh vực, có tác động vào khu vực và quốc tế. Ví dụ: chính sách xoay trục của Mỹ sang châu Á, Trung Quốc đang làm "bá chủ" từ châu Á sang châu Phi, thế giới khủng hoảng do dịch Covid 19

Cục diện tạo ra trật tự quốc tế, trật tự có nhiều cục diện khác nhau. Cục diện thế giới thay đổi theo từng thời kỳ, Việt Nam đến năm 2015 trở thành nước phát triển cao.

b. Lịch sử của quan hệ quốc tế: quan hệ quốc tế xuất hiện từ khi có Nhà nước. Ông tổ của quan hệ quốc tế là Thucidides (Hy Lạp cổ, thế kỷ V TCN), lý giải rằng chiến tranh diễn ra do sự lo sợ, sự thay đổi cán cân lực lượng. Sau chiến tranh sẽ tạo ra các trật tự thế giới (liên quan đến cục diện, người lãnh đạo), đầu tiên là trật tự Vienna (1815) phân đôi châu Âu thành 2 nhóm Cựu giáo và Tin lành. Hiện nay, các nước lớn và nước nhỏ đều có vị thế trong quan hệ quốc tế (Singapore đang trung lập, Phần Lan đang trung lập và có chỉ số hạnh phúc cao).

2. Cơ sở thực tiễn

Tên gọi "Đông Nam Á" xuất hiện năm 1942 khi quân Anh mở chiến dịch sang Viễn Đông (hay phương Đông) đã phát hiện, đặt tên là Đông Nam Á. Thời cổ trung đại, Đông Nam Á được gọi là "Vùng đất vàng", Nam Dương. Đông Nam Á có hai vùng là Đông Nam Á lục địa (Indochina) và Đông Nam Á hải đảo

Nhìn dưới nhãn quan địa chính trị, địa quân sự thì Việt Nam trước năm 1945 gọi là "địa lịch sử" và "địa văn hoá" (1945 có tên trên bản đồ thế giới) thống nhất trong đa dạng. "Địa khí hậu" thì là khu vực địa lý nhiệt đời riêng biệt, có tác động của hai mùa; nơi khai sinh ra loài người và văn minh lúa nước (xuất hiện từ 4.000 năm trước Công nguyên), trước đó 12.000 năm trước chịu ảnh hưởng của Trung Hoa. Chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á nên ẩm thực Việt Nam đa dạng: lúa gạo nhiều do khí hậu, lúa mì của Trung Quốc

* Mẫu số chung: Nhà nước, tính tập quyền, tín ngưỡng... Văn minh lúa nước: tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, phồn thực, thờ cúng tổ tiên => mẫu số chung.

"Địa văn hoá": lễ hội, nhuộm răng, sông nước, té nước... Tính đa dạng văn hoá thể hiện qua chữ viết, tôn giáo với ảnh hưởng to lớn của hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc nên có tiếp biến văn hoá. Tiếp biến văn hoá có các dạng:

+ đồng hoá hoàn toàn

+ tiếp nhận và biến đổi thành các giá trị của mình

+ bị đồng hoá lại (trên từ điển Oxford có rất nhiều chữ Anh gốc Ấn như thugi, tree...)

Văn hoá Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây. Việt Nam tiếp nhận hết các luồng văn hoá này và tạo ra sự đa dạng; tiếp biển văn hoá liên tục suốt chiều dài lịch sử để tạo sắc thái, đặc trưng riêng. Cách thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Đông Nam á là địa lịch sử, địa văn hoá (địa chính trị rất ít); địa văn hoá tạo ra sự hợp tác và hình thành các giá trị, địa chính trị giúp đoàn kết để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Chương 2: Quan hệ Việt Nam - Đông Nam Á thời cổ đại

2.1. Nước Phù Nam

Nhiều báo chí viết rằng Campuchia đã bớt ghét Việt Nam; Trung Quốc lợi dụng tình cảm không giải toả giữa Việt Nam với Campuchia thời Phù Nam, Minh Mạng và kháng Mỹ cứu nước, chế độ Polpot khiến người Việt (ở Campuchia) bị mặt cảm và luôn bị phân biệt đối xử.

Campuchia bỏ Phú Quốc vì quá khứ không thuộc về Campuchia. Nước Phù Nam được thêu dệt bởi nhiều sự kiện lịch sử liên quan tới Campuchia, nhưng Phù Nam là Phù Nam và không có chuyện Phù Nam được Campuchia "nhận vơ" theo chủ nghĩa quốc gia, lịch sử Phù Nam là một phần của lịch sử Việt Nam. Lịch sử Phù Nam kéo dài suốt 7 thế kỷ đầu công nguyên, có thời kỳ Phù Nam được khẳng định là của Campuchia - nhưng nói chắc lại thì Phù Nam là Phù Nam. Phù Nam có quan hệ với Việt Nam thông qua giao thoa văn hoá.

Lịch sử Phù Nam bắt đầu từ nhân vật Hỗn Điền vào năm 68 SCN. Ông ta là người Ấn Độ + Malay, nhưng yếu tố Ấn Độ xâm nhập mạnh vào văn hoá cổ. Hỗn Điền xuống Phú Quốc và cưới Liễu Diệp. Liễu Diệp là người thuộc cộng đồng dân cư bản địa tồn tại hơn nghìn năm và kết hợp nhóm Nam Đảo thành lập Phù Nam.

Thế kỷ VII, Chân Lạp sát nhập Phù Nam và biến nước này thành một phần của Chân Lạp; sau này Mạc Cửu giữ và mở rộng vùng Hà Tiên, xin chúa Nguyễn cho sát nhập Hà Tiên vào lãnh thổ Đại Việt (1708). Pháp xâm lược Việt Nam đã khẳng định Phú Quốc thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Phù Nam có một phần giao thoa với Việt Nam, Campuchia; nhưng có khẳng định quyền lực. Phù Nam là quốc gia lớn theo thiết chế chính trị Mandala: tôn chủ - cống nạp. Óc Eo là trung tâm giao thương lớn nhất, kết nối Phù Nam với thế giới. Phù Nam mở rộng và quan hệ với khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vin vào văn hoá nên Đông Sơn, Sa Huỳnh ra đời; bóc tách ra để hình thành các quốc gia dân tộc theo dòng chảy Mekong.

Văn hoá Phù Nam - Chân Lạp - Việt Nam và Campuchia khẳng định những nhận thức mới về sự biến đổi văn hoá theo khoa học. Óc Eo là minh chứng dấu tích thời đại kim khí.

2.2. Tổ chức các nước Tiểu vùng sông Mekong

Vấn đề lũ lụt ở Quảng Trị (2020) cho ta cái nhìn về việc Trung Quốc khống chế sông Mekong, nơi đưa về Việt Nam nguồn lợi 60 triệu USD, đồng bằng sông Cửu Long 25 triệu USD. Dòng chảy Mekong mang sức sống bất diệt, hình thành văn minh sông nước và các quốc gia dân tộc theo dòng chảy Mekong. Trung Quốc chặn dòng Mekong khiến lượng cá về hạ nguồn giảm 1/2, giảm mất nguồn lợi về cá từ 500 triệu đến 1 tỷ USD về nguồn cá. Trung Quốc đề xuất đưa cá về thượng nguồn để cá đẻ: ô-tô chở cá đi, làm đường thoát, thang máy, múc nước ra. Mekong là vựa cá lớn: cá linh, cá da trơn...

Sông Mekong có phù sa với 4 lớp trầm tích: phù sa, bờ sông, đồng bằng, đê. Dòng chảy liên tục qua trầm tích làm sạt lở bờ sông, sụp đáy sông; khiến đồng bằng Nam Bộ mỗi năm mất 3/4 lượng phù sa chảy về hạ nguồn (theo dòng mất 50%, hạ nguồn còn 25%). Phù sa mất dần nên thay đổi bằng thuốc trừ sâu, phân bón và gây hại môi trường. Hạn hán khiến đồng bằng sông Cửu Long cạn xuống 1 mét nước; xả lũ không báo trước khiến Tp.Hồ Chí Minh trong tương lai chìm xuống mấy mét.

Trung Quốc thao túng an ninh lương thực, cạnh tranh nông nghiệp với Đông Nam Á; dân than khổ quá, muốn phát triển bằng nông nghiệp sạch, nông thôn mới. Thao túng nông nghiệp Đông Nam Á khiến hạ nguồn lúa không phát triển mạnh, tạo điều kiện cho Trung Quốc nhập khẩu lương thực

Dòng chảy Mekong hình thành quốc gia, là dòng chảy văn hoá của quốc gia; Đông Nam Á có nền văn hoá phong phú, bản sắc văn hoá dân tộc phát triển

Chương 3: Quan hệ Việt Nam - Đông Nam Á thời trung đại

Thời trung đại gắn liền với sự hình thành các quốc gia dân tộc và quá trình mở cõi của các nước ra bên ngoài. Xung đột trở thành một quy luật vì nó gắn liền với mở rộng lãnh thổ, chi phối bởi phong kiến. Có nhiều tài liệu ghi nhận "quan hệ quốc tế" có từ thời cổ đại, bắt đầu từ thời vương quốc Phù Nam - nhưng người ta thích chữ "bang giao" hơn vì nhấn mạnh đến buôn bán, quan hệ kinh tế hơn; quan hệ quốc tế (hay bang giao) hình thành cùng lúc với sự ra đời của quốc gia dân tộc.

Chân Lạp liên quan đến Phù Nam vì liên quan đến âm mưu xâm chiếm đất đai, giành đất để tồn tại quốc gia. Đông Nam Á bị Ấn hoá và Hán hoá mạnh nhất, thể hiện rõ ở các mô hình chinh trị mandala - Nhà nước có tiếp thụ yếu tố Ấn - Hán thì có đặc điểm gì nổi bật ? Thời cổ đại quá trình Ấn hoá rất rõ ràng và đó là sự truyền bá Phật giáo vào Đông Nam Á (thế kỷ I TCN) khiến các quốc gia hình thành sớm - hoà hiếu qua hôn nhân.

Mở rộng lãnh thổ là tất yếu, là quy luật lịch sử và xung đột diễn ra rõ nét, mở rộng biên giới vì thời phong kiến chưa có quy định về biên giới lãnh thổ. Các biểu hiện của mở rộng lãnh thổ là hợp quy luật: cống nạp sản vật, bắt nạt láng giềng (Đại Việt từng bắt nạt láng giềng) và hôn nhân; cống nạp là triều cống, thể hiện uy thế của nước lớn với nước nhỏ (triều cống). Thu phục và mở rộng biên cương nhằm vẽ lại nền văn minh (văn minh Phù Nam có ít Ấn Độ hoá rực rõ với các tháp, nhưng di tích còn lại rất ít). Cống nạp và hôn nhân hình thành sự giao thoa văn hoá (thuyết trôi dạt văn hoá) mà sự lớn mạnh của di chỉ Đông Sơn cho thấy sự giao thương, xuất khẩu văn hoá ra bên ngoài. Xung đột trở thành quy luật nhằm cho lãnh thổ được mở rộng, mang tính chất của quốc gia có chủ quyền với mục tiêu cống nạp, sát nhập lãnh thổ là chủ yếu.

Văn hoá biển với mẫu số chung là văn minh biển, có điều kiện phát triển do lợi thế giao thương và đa dạng văn hoá do tiếp biển mà thành. Có người nói Đông Nam Á có bản sắc văn hoá nhất thế giới vì có văn hoá sông nước, văn minh lúa nước, văn hoá biển... Chính văn hoá biển tạo ra sự kết nối giữa các quốc gia với nhau. Giao thương phát triển tạo ra sự chuyển biến lớn, phát huy nhân tố bên trong đồng thời thúc đẩy nhân tố bên ngoài xâm nhập vào. Sau thế kỷ XV, sự du nhập của văn hoá phương Tây khiến văn hoá Đông Nam Á biển kết nối được với văn hoá Đông Nam Á lục địa.

Quan hệ giữa lục địa và hải đảo: người Ấn vào Đông Nam Á đã gọi đây là "đảo Vàng" vì họ quá mê mẩn nhiều vàng ở nơi đây. Ngoài ra khu vực này có nhiều vàng, nghề dệt, khí hậu nhiệt đới, đồ đồng thau... cho thấy tiềm năng giao thương rất lớn (trước năm 1940 là bang giao rất mạnh). Thời trung đại thì mỗi quốc gia sẽ có bản sắc văn hoá riêng để vận động đối ngoại. Bang giao có nhiều màu sắc, thể hiện quy luật phát triển của lịch sử. Việc mở rộng lãnh thổ của Phù Nam và Champa đó là quy luật sinh tồn trong lịch sử, và không một nước nào hiện nay dám thừa nhận Phù Nam là giai đoạn trước của nước mình vì Phù Nam là Phù Nam, Phù Nam không là ai cả, không thuộc về nước nào cả.

Đông Nam Á thể hiện bản sắc văn hoá riêng của mình sau khi đã tiếp nhận, biến đổi cho phù hợp. "Ấn Độ hoá" là một thuật ngữ mà phương Tây khá yêu thích, chỉ ảnh hưởng của văn hoá bên ngoài và tiếp biến (quốc gia nào có bản sắc văn hoá dân tộc bản địa lâu đời thì mới tiếp biến văn hoá được); "phi Ấn hoá" dùng không phổ biến vì đa số hiểu là "phủ định sạch trơn" các thành tựu của văn hoá Ấn vào Đông Nam Á. Phù Nam trước khi Hỗn Điền (Ấn Độ) vào thì có Liễu Diệp - thể hiện văn hoá bản địa có mặt từ lâu đời (đó là bản sắc văn hoá riêng của Phù Nam), tiếp biến văn hoá trở thành quy luật vì sự phát triển chung của quốc gia. Tiếp nhận văn hoá từ thế kỷ III - X gắn liền với sự phát triển của quốc gia dân tộc; thời Trung đại gắn liền với quốc gia có chủ quyền để nước này thực hiện thu phục, cống nạp, chiến tranh và tiêu vong (quy luật chung), mở rộng lãnh thổ

Tiếp nhận và có liên vùng giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo (tham khảo): Phần này viết tóm lược từ sách Lịch sử Đông Nam Á của D. G. Hall, có chỉnh sửa cho phù hợp với tiêu đề bài

Thuật ngữ "Ấn Độ hoá" được dùng bởi các học giả phương Tây, nhưng học giả Pháp là Coedes còn đi xa hơn khi ông ta gán cho cái tên là "các quốc gia Ấn Độ hoá" mà quên hẳn Phật giáo lúc này cũng có chỗ đứng nhất định, Ấn Độ giáo sau thế kỷ X bị mất chỗ phải nhường cho Islam giáo thịnh hành. Ý tưởng của Coedès sau này bị Van Leur, Bosch và Berg xem xét kỹ lưỡng và Bosch bác bỏ mạnh mẽ: ông cho rằng người Ấn Độ sang Đông Nam Á lập các khu định cư (kraton, lấy theo ý của tập truyện kẻ Panji của Java), lấy phụ nữ bản xứ. Bosch cũng khẳng định người Ấn Độ vào Đông Nam Á không áp dụng nguyên si hệ thống đẳng cấp ("không hề mảy may thấy bất kỳ sự chỉ dẫn nào về việc du nhập những đẳng cấp thực sự với những quy tắc và nghi lễ đặc biệt của chúng như ở Ấn Độ" (Hall, p.43)) và Bosch cũng cho biết những kỹ sư người Java chỉ học tập kỹ thuật xây đền tháp của Ấn Độ rồi xây lại theo cách riêng của mình phù hợp với văn hoá bản địa. Nhưng Hall có lẽ bối rối khi ông không phân biệt rạch ròi giữa Ấn giáo và Phật giáo, có cảm giác hai tôn giáo này đồng nhất với nhau ở Đông Nam Á (cái ranh giới thực sự không rõ ràng). Về tên gọi Đông Nam Á, trường ca Ramayana và tập Vayu Purana nhắc đến cụm từ "Yamadvipa" (hòn đảo vàng bạc) nên Braddel cho rằng Yamadvipa đó là vùng Sumatra. Tập thơ Jataka Phật giáo có nhắc nhiều đến các chuyến du hành đến Suvanabhumi (vùng đất Vàng) theo các chỉ dẫn của quyển Anthashastra của Kautilya (cố vấn của vua Chandragupta của nước Maurya). Các tài liệu địa lý phương Tây cổ đại cũng nhận định chính sự lộn xộn của vùng Bartria khiến người La Mã tiến hành buôn bán ở Ấn Độ (Erythraean) vào thế kỷ I SCN. Tập 8 của quyển Địa lý do Ptolemee (La Mã) xuất bản có nhắc đến vùng "Kherson vàng" tức là vùng hạ Miến Điện (nay là vùng Mã Lai). Một điểm nữa là các vua ở Đông Nam Á đều bắt chước ý tưởng của Purana, Ramayana hay Dharmasastra (luật của Manu) mời các tu sĩ Balamon phong như một vị vua - thần thánh đúng ý tưởng của bậc vương giả Ấn Độ.

Hoạt động thương mại ở Đông Nam Á phát triển mạnh sau phát lộ của nhà du hành Trương Khiên thời Hán Vũ đế (128 TCN) là con đường bộ từ Trung Quốc thọc xuống lưu vực sông Salween (Miến Điện) và phía bắc Ấn Độ, Pháp Hiển kể rằng có 20 nhà sư sang Ấn Độ vào thới vua Sri Gupta (khoảng 319 SCN).

Vương quốc đầu tiên là Phù Nam. Theo Hall, tên gọi "Phù Nam" chính là vương hiệu của vua cai trị lúc đó (p.50), theo thời điểm của Hall viết sách này thì kinh đô Phù Nam là Vyadhapura (xác định của Coedès) cách bờ biển 120 dặm (theo sử cũ Trung Hoa) và cảng thị lớn là Óc Eo (được Malleret khai quật năm 1944). Mạng lưới kênh đào ở Phù Nam trải dài trên 200 km (Hall, p.51) ở vùng đầm lầy và rừng đước quanh năm ngập nước (Groslier, Angkor - nghệ thuật và văn minh). Theo Malleret, Phù Nam thuộc tình trạng bộ lạc, văn hoá thì nửa bản xử nửa nước ngoài, đối ngoại hoàn toàn theo phong cách Ấn Độ. Coedes trong sách của mình đã cho rằng tước "pan" (Phạm) có gốc từ chữ "varman" của Ấn Độ nhưng ông hoài nghi rằng tước này có nguồn gốc từ bản xứ (Coedès, p.71). Wheatley trích dẫn lời của Khang Thái cho rằng vào thế kỷ III đã có hơn 1.000 người Bà-la-môn sang cư ngụ ở Đông Nam Á, sinh sống và lấy vợ ở đó.

Thế kỷ IV - V đánh dấu sự hình thành con đường thương mại mạnh nhất ở Đông Nam Á khi con đường bộ thông thương sang Trung Quốc bị cắt đứt vì nhiều lý do khác nhau. Wolters dẫn bằng chứng cho rằng người Ba Tư chở 500 mặt hàng của rừng nhiệt đới Sumatra theo đường biển vào bán cho Trung Quốc, trong đó có "long não" (barus). Theo các sử gia Đông La Mã, thuyền buôn La Mã sang tận Xây-lan vào thế kỷ VI, thuyền "Côn Luân Bản" của Ấn Độ thường xuyên sang buôn bán ở Trung Quốc (Hall, p.72 - 73). Thế kỷ V - VI, nước Kantoli (nay thuộc Java) nhờ nộp cống vật cho vua Trung Hoa mà số thương gia buôn bán tăng gấp bội, sau này phát triển thành đế chế Srivijaya thịnh vượng.

Srivijaya được Coedes nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1918, Kantoli là hải cảng quan trọng và trở thành "chúa tể được bờ biển ưu đãi" (cách gọi của Wolters). Srivijaya có hơn 1.000 nhà sư cư trú và học đạo ở đây (theo Nghĩa Tịnh, I-tsing); các bản khắc cho thấy họ dùng ngôn ngữ Malayo - Polinesiens (683 - 686) ở đất tổ là vùng Jambi (theo I-tsing). Năm 684 lập công viên Sriksetra theo lệnh của vua Jayanasa. Wolters gợi ý rằng hải quân Srivijaya rất hùng mạnh (theo ý kiến của Mas'udi), dùng cảng Kedah kiểm soát thương mại từ Bengal qua Sumatra vào Đông Nam Á. Các học giả Ả-rập ghi chép vào thế kỷ X, Srivijaya độc quyền thương mại qua buôn bán trầm hương, nhục đậu khấu, long não, đinh hương... qua bờ biển Coromandel (Hall, p.109). Srivijaya thắng lợi trước Mataram và giành hoàn toàn kiểm soát Sumatra suốt thế kỷ X - XI, nhưng có thời kỳ phải tạm hoà với Erlangga của Java để giữ vững ảnh hưởng của mình. Đến thời Nam Tống, các thương gia Tây Á và Ấn Độ bắt đầu mua nhiều long não ở bắc Sumatra, nhưng đến thời Nguyên thì bị gián đoạn.

Sau khi Srivijaya suy sụp, cảng Malacca (Molucca) của nước Kediri nổi lên buôn bán mạnh về đinh hương và nhục đậu khấu. Người Ả-rập sang mua nhiều hương liệu, gỗ quý và hạt tiêu. Năm 1292, vua cuối cùng của nước Singasari là Kertanagara bị cựu thù Kediri ám sát, con rể là thái tử Vijaya nổi lên chống lại kẻ cướp ngôi và ông này cũng đánh bại quân Nguyên xâm lược (1293) rồi lên ngôi, lập ra vương quốc Majapahid. Vijaya có bốn người vợ Java, một người vợ Champa đã sinh ra 2 con gái, con gái cả sẽ kế ngôi và con gái út cưới vua Chế Mân của Champa.

Trước thế kỷ X, ở Miến Điện xuất hiện các làng thủ công như làng Yenangyaung của trung Miến Điện chuyên khoan dầu, làng Nyung U của hạ Miến Điện chuyên sản xuất đồ sành sứ. Việc phân phối sản phẩm được thực hiện qua các phiên chợ. Ở các nơi trên Đông Nam Á lục địa thì cứ 5 ngày có một phiên chợ; trong chợ có người môi giới, người cân đong, người cân hàng; vua cũng là một thương nhân. Các hải cảng thu gom các hàng hoá như gỗ quý, hương liệu, hồng ngọc, long não, nhựa thông, vàng, ngà voi, san hô..., lớn nhất là hải cảng Óc Eo, Tuban, Malacca, Palembang của Srivijaya. Hàng hoá được vận chuyển đều đặn, thậm chí được hải quân của một số đế chế biển bảo vệ. Thời Majapahit, Tuban là hải cảng lớn nhất lúc đó, chủ yếu nhận cống vật của các thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. Vua quyết định việc buôn bán, cử shahbandar giám sát hoạt động của các hải cảng ven biển. Theo Tome Pires, hải cảng Malacca có quy định riêng về việc nộp tặng phẩm cho quan chức cảng thị với mức là 1 - 2% trong tổng số hàng nhập khẩu. Lúa gạo, mía, gỗ tếch chủ yếu từ bán từ vương quốc Pegu (hạ Miến Điện) sang Malacca bằng các chuyến thuyền mành - Pires cũng thống kê rằng người Pegu bán mỗi năm 15 - 16 chiếc thuyền mành và 20 - 30 tàu ngấn nước cạn sang Malacca. Người Java đóng thuyền rất giỏi đã vận chuyển nhiều ngũ cốc bội thu vào Pegu, cao nhất là 400 tấn gạo.

Chương 4: : Quan hệ Việt Nam - Đông Nam Á thời cận đại

Các quốc gia phương Tây tìm đến Đông Nam Á từ rất sớm. Quan hệ phải đến từ hai phía: một phía muốn gì và cần gì, một phía thì có những gì. Đông Nam Á có sức hấp dẫn riêng: hấp dẫn với người Ấn, Trung Hoa, Arab; thời trung đại thì phương tây. Sức hấp dẫn về tài nguyên, văn hoá, giao thương khiến Đông Nam Á được mệnh danh là "vùng đất vàng" (Suvanabhumi) khiến các thương nhân nước ngoài tìm đến bằng con đường tơ lụa (thế kỷ II TCN) để thoả mãn "cơn sốt vàng" của phương Tây. Về sau, cơn sốt vàng đã nhường chỗ cho cơn sốt hàng hoá; hơn nữa đế quốc Osman đã tiến mạnh sang phương Đông nên các nước bắt đầu thiết lập các công ty Đông Ấn - đó là những công ty cổ phần có tham gia của thành viên hoàng gia để thúc đẩy giao lưu hàng hoá, Đông Nam Á có sức hấp dẫn cực kỳ, là sự thịnh vượng mà chủ nghĩa tư bản không thể bỏ qua.

Thế kỷ XI đến XII, chủ nghĩa trọng thương hình thành nhưng con đường tơ lụa trên bộ bị chặn lại đòi hỏi họ kết nối lại bằng con đường thuỷ tự lực tìm hàng hoá và tìm kiếm vùng đất mới => Đông Nam Á là đối tượng để xâm lược vì khu vực này đầy tiềm năng và hấp dẫn. Phải có kết nổi giữa hai bên: lợi thế của các quốc gia Địa Trung Hải là vị trí gần biển nên con đường tiếp cận là đường biển trở thành con đường duy nhất và nó là kênh giao tiếp song song giữa phương Tây và phương Đông. Phương Tây có tàu biển và đại bác nên phác hoạ bức tranh Đông Nam Á trước khi bị phương Tây xâm nhập với mức độ khác nhau: Hà Lan mất 5 thế kỷ, ba nước Đông Dương bị thất bại khá nhanh trước Pháp. Ban đầu họ dùng công ty Đông Ấn để cai trị và chủ yếu là khai thác tài nguyên, khi công ty hoạt động không hiệu quả thì chính quyền thực dân chính thức cai trị trực tiếp. Pháp phát triển cực thịnh vào thế kỷ XIV, nhưng đến thế kỷ XVIII phong kiến Pháp suy yếu; mặc khác Pháp chú ý vay nặng lãi nên các nhà truyền giáo khuyên chính quyền Pháp nên xâm lược các thuộc địa để tạo sự thịnh vượng cho nước Pháp - đó là lý do Pháp chuyển hướng theo hướng xâm lược ra bên ngoài.

Thế kỷ XVI - XVIII khi các nước phương Tây chuyển động bởi cách mạng tư sản thì phong kiến Việt Nam suy yếu mạnh từ thế kỷ XVIII do tranh giành quyền lực, tạo thuận lợi cho phương Tây xâm lược. Phương Tây xâm lược thì các nước liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung

Quan hệ Việt Nam - Đông Nam Á có những cách tiếp cận riêng và đều chịu tác động của quan hệ quốc tế và đó chính là quy luật khách quan. Đông Nam Á tiến hành giải phóng dân tộc theo hai khuynh hướng: tư sản và vô sản

Chương 5: Quan hệ Việt Nam - Đông Nam Á thời hiện đại

Chúng ta tiếp cận theo một cách mới, hướng hiện đại. Việt Nam được đặt trong quan hệ đa phương, không song phương. Từ năm 1945 - 1967 các nước Đông Nam Á đang bận giải quyết vấn đề độc lập dân tộc, quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các quyết định của hội nghị Yalta và độc lập dân tộc là trên hết, không có song phương hoặc đa phương.

Từ năm 1967 - 1976, quan điểm lịch sử bị chi phối bởi hệ thống chính trị (hình thành, điều chỉnh cơ sở đối ngoại) để hướng đến dân giàu (tính hợp tác, không có yếu tố chính trị, độc lập của đất nước, sự tương đối của ý thức hệ). Việt Nam giải quyết nhiệm vụ độc lập dân tộc, đối ngoại Việt Nam luôn bị chi phối bởi Mỹ và hai cực Yalta; chính trị Việt Nam thăng trầm và nó quyết định quan hệ quốc tế. Nội lực của quốc gia phụ thuộc vào chính sách và xu hướng phát triển của quốc gia. Như vậy từ 1967 - 1990 thì Đông Nam Á bị chi phối bởi chiến tranh lạnh, nhiều nước giành độc lập dân tộc, vấn đề Campuchia.

Từ năm 1995 đến 2001 là sự dịch chuyển quan hệ quốc tế. Trước khủng hoảng kinh tế 1998 thì Đông Nam Á và Ấn Độ phát triển, Trung Quốc vươn lên nhưng sau khủng hoảng kinh tế 1998 thì lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Năm 2001 về sau là sự dịch chuyển chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc; sự phát triển tương đương của Ấn Độ và Nhật Bản khiến quan hệ quốc tế bị chi phối bởi quan hệ trên khu vực, thế giới (hợp tác tiểu vùng sông Mekong, hợp tác xuyên quốc gia, Biển Đông). Việc Trung Quốc mất cơ hội ở ASEAN tạo điều kiện cho Nhật và Ấn Độ chen chân vào, dịch chuyển chính sách đối ngoại vào ASEAN