Tôn giáo học và một số tôn giáo lớn trên thế giới

Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về tôn giáo

1.1. Định nghĩa về tôn giáo, tôn giáo học và các vấn đề liên quan

Theo lý thuyết tôn giáo thế giới, trên thế giới có 3 tôn giáo lớn – có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới là Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Theo quan niệm của Đảng là tự do tín ngưỡng (tôn trọng đức tin, con người tôn giáo). Tự do tôn giáo là không cưỡng bức, không ép buộc người dân theo một tôn giáo nào. Họ được tự do tín ngưỡng, tự do thể hiện quan điểm của mình với tôn giáo – cuộc sống. Chính vì thế khi tiếp xúc vấn đề “tôn giáo”, chúng ta cần có thái độ trân trọng, cái nhìn tổng hợp – nhiều chiều. Tôn giáo khác khoa học, ở chỗ tôn giáo thể hiện tình cảm, tâm linh và đức tin giữa các vấn đề. Hiện nay, dân tộc – tôn giáo là 2 vấn đề rất phức tạp.

a. Định nghĩa tôn giáo: tôn giáo là sản phẩm của con người, do ý thức con người sản sinh ra và là hình thái ý thức xã hội. Tôn giáo là sản phẩm do đầu óc con người tạo nên. Bản chất của tôn giáo chính là sự tồn tại của xã hội => xã hội loài người (có giai cấp) đã khai sinh ra tôn giáo; thời xã hội chưa có giai cấp thì con người tin vào thần linh – thượng đế; thần bí hóa các hiện tượng xã hội, bất công xã hội. Tôn giáo luôn gắn liền với hiện thực xã hội.

Cái tôn giáo: niềm tin, hành vi biểu lộ niềm tin của con người. Con người còn hoạt động tâm linh thì “cái tôn giáo” còn tồn tại. Khi tôn giáo biến mất, “cái tôn giáo” vẫn còn vì nó gắn với tư tưởng, tình cảm của con người và cộng đồng (hoạt động tâm linh của con người); đồng thời, nó cũng chính là con đường nhận thức cho con người (cách thức), khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo. Một điểm đặc biệt là tôn giáo hình thành trên quan điểm triết học, khác với “đạo” ở các địa phương.

b. Tôn giáo học: là môn học nghiên cứu về tôn giáo (nguồn gốc, bản chất, sự tồn tại và ảnh hưởng của nó với xã hội. Xã hội chính là ý thức xã hội; xã hội được hình thành bởi một cộng đồng gồm nhiều con người có quan hệ mật thiết với nhau (không tách rời). Vì sự tồn tại của xã hội, chính nhận thức sai lầm của con người đã sản sinh ra tôn giáo. Tôn giáo là di sản (thành quả văn minh tinh thần); nội dung tôn giáo là bản sao của toàn bộ đời sống con người. Ví dụ ở Ấn Độ, Veda giáo là giai đoạn đầu tiên của Ấn Độ giáo (thờ nhiều thần linh); Balamon (thiên niên kỷ I TCN) là tôn giáo được hệ thống hóa thành 3 vị thần, mô phỏng hình ảnh nhà nước sơ khai. Khi nghiên cứu, chúng ta phải có lý luận, phương pháp, đối tượng cụ thể… Tôn giáo học chính là một môn khoa học.

Đối tượng của tôn giáo học là:

- Các loại hình tôn giáo (tâm linh con người).

- Tôn giáo quốc gia, tôn giáo thế giới

- Hoạt động tâm linh của con người

c. Nguồn gốc của tôn giáo:

- Nguồn gốc kinh tế - xã hội: tôn giáo là sự phản ánh hiện thực xã hội. Con người sáng tạo ra tôn giáo, nên họ lệ thuộc vào tôn giáo => tôn giáo là sản phẩm của con người.

- Nguồn gốc nhận thức: “chỗ nào khoa học bó tay thì chỗ đó là mảnh đất màu mỡ cho tôn giáo phát triển” (Engels)

- Nguồn gốc tâm lý: sự sợ hãi của con người sinh ra tôn giáo.

d. Nhiệm vụ của tôn giáo:

- Tôn giáo là phạm trù lịch sử (hình thành, phát triển và suy vong; nhưng tồn tại đến đâu thì không biết), tồn tại trong xã hội con người.

- Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, có liên hệ với điều kiện sống của con người. Cơ sở để tôn giáo nảy sinh chính là cuộc sống tâm linh, ý thức con người…

- Tôn giáo còn là công cụ để con người đấu tranh chống các hành vi tiêu cực của tôn giáo. Đấu tranh chống lại tôn giáo của mình (hoặc tôn giáo khác) thì chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi. Trên thế giới từng có chiến tranh tôn giáo: chiến tranh Hồi giáo – Do Thái giáo (thế kỷ VI – VII), Hồi giáo – Thiên chúa giáo (1095 – 1270), Thiên chúa giáo – Tin lành (thế kỷ XVI – XVII)…; chống lại tôn giáo là chống lại quy luật phát triển của nhân loại. Một đất nước mà có 90% Phật giáo, dùng tôn giáo khác chống lại => thất bại. Thời Ngô Đình Diệm, ông ta dùng Thiên chúa giáo chống lại Phật giáo. Để thực hiện, ông ta thành lập các dinh điền => hình thành nên “vành đai tôn giáo” (toàn là Thiên chúa giáo) ở Đức Quản, Hố Nai để nhằm mục đích vô hiệu hóa cách mạng – chống Cộng quyết liệt của chính quyền họ Ngô.

Khi con người thất vọng, họ có biểu hiện bi quan – buông xuôi và bất lực. Để giải quyết, họ phải cậy nhờ vào thần linh, tin tưởng mù quáng vào thần linh => buôn bán thần linh diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay ở miền Nam, do truyền thống “đi trước” nên các đền chùa đều bị thương mại hóa, xây cất rất kiên cố như chùa Hương, chùa Kỳ Quang, chùa Vĩnh Nghiêm; “thương mại hóa” cả bát nhang, thực phẩm (có lúc phạm giới cấm của Phật). Chùa là nơi để thờ phụng, nơi để mọi người dân đến đây cầu an, cầu điều tốt => tin mù quáng vào thần linh; sửa nhà cũng xem hướng (phong thủy) – tin mù quáng thế lực siêu nhiên.

e. Phương pháp nghiên cứu tôn giáo học

- Thế giới quan: chủ nghĩa duy vật biện chứng – chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội

- Tôn giáo là hiện tượng văn hóa – tinh thần

- Tôn giáo gắn với đời sống con người, với điều kiện là phải phù hợp điều kiện lịch sử cụ thể.

Ở Ấn Độ trung đại, Phật giáo thoát tục – không có cơ sở, không thực tế nên không bám rễ vững chắc ở nơi này. Người Ấn cho rằng, con đông là hạnh phúc => Phật giáo phủ nhận. Phật giáo cho rằng, cuộc sống của con người là “khổ” (yêu khổ, chết khổ) => trái nhân văn nên không tồn tại được ở Ấn Độ. Phật giáo phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản; có sắc thái riêng là do phương pháp “nhập thế” (cộng sinh với bản địa). Hồi giáo “bản địa hóa” ở những nơi mà nó tới.

Phật giáo vào Việt Nam bằng đường biển. Nó thuần kiết khi du nhập vào bản địa với trung tâm nổi tiếng là Luy Lâu (Bắc Ninh); điều này cũng dễ hiểu, đầy tính nhân văn và gắn liền với đời thường (qua lăng kính bản địa: tiên Phật – hậu Thần (ma, thờ Tổ tiên). Thuần khiết đầy tính nhân văn – ông Bụt hiền từ. Phật giáo truyền lên phía Bắc – hình thành “Thiền tông”; sau đó truyền ngược xuống miền Bắc nước ta. Người Trung Hoa có tư tưởng, tư duy (Việt Nam không có nhiều tư tưởng, tư duy), truyền sang nước ta (tư tưởng “Thiền”). Dòng Thiền với tư tưởng tư duy – triết học cao đã lấn át Nam tông vốn mang tư tưởng tự phát. Do ưu thế của Thiền nên Trần Nhân tông đã sáng tạo ra phái Thiền Trúc Lâm – dòng Thiền riêng của Đại Việt. Về sau, Tịnh độ tông (đi chậm, đơn giản tư tưởng quần chúng hiểu và theo) cũng vào Việt Nam.

f. Nội dung nghiên cứu tôn giáo:

- Sáng tỏ lý luận chung về bản chất, nguồn gốc và kết cấu, chức năng của tôn giáo.

- Lý giải vấn đề phát sinh – phát triển, hình thức và đặc điểm phát triển của các tôn giáo ở thế giới - Việt Nam.

- Trình bày quan điểm marxid, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, cơ sở của nhà nước về tôn giáo.

Có 3 tôn giáo lớn trên thế giới là Phật, Thiên chúa và Hồi giáo => ở Việt Nam cũng có 3 tôn giáo này.

Đã có thời kỳ con người chưa có tôn giáo. Các tín ngưỡng đầu tiên của họ là:

- Ma chay: là hình thức đầu tiên của xã hội sơ khai, mầm mống của tôn giáo. Người Nealderthal xưa khi người chết => họ nói là đang ngủ một giấc dài; về sau xác chết thối rữa thì họ không biết làm gì…., cuối cùng là sợ sệt trước xác người chết xấu xí nên họ chôn cất – có chôn thêm đồ dùng để người chết ở thế giới bên kia có thể dùng.

- Vật tổ: con người nguyên thủy do tư duy còn hạn chế nên không biết giải thích vấn đề ra sao (vấn đề nguồn gốc con người) ??? Để giải quyết, họ có xu hướng xê dịch quan hệ con người – tự nhiên. Tự nhiên gắn với con người, trở thành một khối thống nhất. Ở Việt cổ, con cò là tổ tiên (totem giáo) nên phải tôn thờ, không ăn vật tổ - chỉ ăn bộ phận tượng trưng.

- Vật linh: con người thuở xưa gán con vật là linh hồn của con người. Thần cây đa, ma cây gạo => tục thờ cây Đa, và người ta không dám phá đổ hay hủy hoại nó. Ở quận Bình Thạnh (Tp. Hồ Chí Minh), có cây chò rất linh thiên => không ai đốn ngã được. Ở chùa Phổ Quang có tượng Phật bồ tát rất linh thiên. Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, binh lính kéo tới đốn ngã nhưng thất bại => cuối cùng họ chết hết; chính vì thế hiện nay người ta rất tôn thờ tượng Phật này, luôn mặc áo liên tục và cúng bái lớn….

- Bái vật giáo: là tín ngưỡng ton vào một vật cụ thể (dòng suối, cây cổ thụ, răng thú…), cho rằng chúng được thần linh tạo ra nên phải tôn thờ.

- Ma thuật: chỉ những người có phép thuật, ảo thuật, làm cầu nối giữa thần linh – con người; những người này được gọi là pháp sư, có quyền thuật cao siêu: dùng bùa ngải (talisman) để tranh điều dự, cây dược cỏ (nhúng với cỏ của thiếu nữ) để tránh thú dữ; hình nôm (pháp sư người Miên) để yểm bùa chú.

- Shaman giáo: pháp sư dùng thuật lên đồng, nhảy múa, hú gọi để đưa thần linh nhập vào người => tránh ảo giác, có ở Triều Tiên, Hàn Quốc…

Khi xã hội có giai cấp, tôn giáo trở thành hình thái ý thức xã hội, gắn với cuộc sống tinh thần và tâm linh của con người. Thái độ, ý thức của con người lên đến một mức độ nào đó thì tôn giáo mới được nảy sinh (liên hệ mình – thế giới bên ngoài). Một số nơi, do con người hiểu sai và cho rằng, núi lửa phun là do đấng siêu nhiên tạo ra – thờ thần núi, thần Lửa. Có giai cấp sinh ra giàu nghèo => bất công làm nảy sinh ra niềm tin mới với tôn giáo và đó là nguôn gốc xã hội của tôn giáo.

Tín ngưỡng “ông Đạo” trong tôn giáo Nam Bộ. Người sáng lập ra tôn giáo mang tính dân tộc thì gọi là “ông Đạo”. Tín ngưỡng “ông Đạo” hình thành ở Nam Bộ, là nơi mới được khai khẩn nên giáo lý đơn giản, không câu nệ câu chữ. Ông Đạo thường là những người bất bình thường, tưng tửng và đồng bóng.

Đạo là điểm rất đặc trưng của các tôn giáo trên thế giới, có 2 nghĩa:

- Tập đoàn người cùng tín ngưỡng, có ý nghĩa chuyên biệt liên quan đến ý thức, tình cảm, đạo lý và phương thức hành động của con người. Ví dụ, Trà đạo ở Nhật là tập hợp một nhóm người có cùng thưởng thức nghệ thuật uống trà.

- Con đường chỉ lối con người cách ứng xử với cuộc sống, tu thân để được bình an, hạnh phục.

- Hoạt động tâm linh.

Tôn giáo (đạo) khác với đạo ở địa phương, muốn có đạo thì điều đầu tiên phải có tín ngưỡng trước. Tín ngưỡng là sự tôn thờ một lực lượng siêu nhiên, có tính tâm linh và chi phối mọi hoạt động con người; đồng thời giúp điều chỉnh hành vi con người (Đạo có nhánh thờ Quỷ - Mật tông). Mọi tôn giáo ra đời đều theo tín ngưỡng và niềm tin. Tôn giáo gắn con người với tự nhiên; thể hiện mối quan hệ con người – thế giới xung quanh (thực – hư, con người – thế giới bên kia). Tôn giáo thâm nhập vào xã hội đã tạo ra mối quan hệ giữa các con người, trở thành lực lượng xã hội. Sự tồn tại của tôn giáo phản ánh một thực thể khách quan, một nhu cầu có thật của con người.

Tôn giáo quốc gia – tôn giáo quốc tế: giáo lý, biểu tượng, tổ chức giáo hội; xuất hiện khi có nhà nước.

Tôn giáo quốc tế:

+ Có người sáng lập

+ Biểu tượng đặc trưng

+ Hệ thống giáo lý, giáo luật trên cơ sở thần học và triết học

+ Nơi thờ tự, thánh địa

+ Tổ chức giáo hội, người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp.

+ Đông đảo tín đồ chung một nước – nhiều nước.

g. Tính chất của tôn giáo:

- Tính quần chúng: thiết chế tinh thần – lực lượng xã hội (vật chất hóa)

- Tính chính trị - xã hội: bị hệ tư tưởng thống trị chi phối. Giai cấp thống trị biến tôn giáo thành công cụ cai trị, lực lượng chính trị (hình thái ý thức xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng xã hội) mạnh. Ở Việt Nam, phái Phât giáo của Việt Nam quốc tự rất mạnh, chống cộng quyết liệt; các phái này truyền bá, lập trường Phật học (lực lượng chính trị mạnh).

- Tính lịch sử: có giai cấp

- Tính phản khoa học: đối lập nhau (tôn giáo phản ánh nhận thức sai lệch tự nhiên, bản chất tôn giáo).

h. Kết cấu của tôn giáo:

+ Tâm lý tôn giáo: nguyện vọng, tình cảm và niềm tin => đức tin. Do thái độ của tín đồ là tự phát nên tôn giáo là thế giới quan (không là học thuyết), là cơ sở phổ biến tư tưởng tôn giáo, ý thức tôn giáo.

+ Hệ tư tưởng: học thuật, có tính chuyên nghiệp; nó gồm một hệ thống giáo lý tương đối, có cơ sở vật chất và do một nhóm các nhà nghiên cứu – giáo sĩ truyền bá.

i. Nghi lễ tôn giáo:

- Nghi lễ: là hệ thống hiện tượng theo giáo lý, có tính bắt buộc; mang yếu tố tâm linh, tình cảm. Nó gồm thờ và cúng. Thờ - cúng là sự hiện thực hóa giáo lý của tôn giáo; Thờ là ý thức tôn giáo, sự tôn thờ, Cúng là nghi lễ, thủ tục.

- Biểu tượng: là vật thể thiên liêng trong thờ cúng, sinh hoạt tôn giáo.

k. Hệ thống tổ chức tôn giáo

- Giáo hội

- Liên kết tín đồ theo cùng một tôn giáo

- Hệ thống duy trì hoạt động của tôn giáo

- Cơ sở vật chất: nhà thờ, tu viện

- Đấng sáng tạo

- Giáo chủ

- Kinh sách.

Chương 2. Một số tôn giáo lớn trên thế giới

2.1. Phật giáo

a. Tiểu sử Phật Thích ca:

Phật (tên thật là Siddharta Gautama: 624 – 544 TCN), còn gọi là Bụt (Buddha), Thích ca Mâu ni (Sakya Muni) sinh ra trong vương quốc Kapilavastu (bắc Nepal). Khi ông được sinh ra, người ta thấy ông có 32 tướng tốt; được 5 tuổi thì ông được nhà chiêm tinh dự đoán 2 khả năng: hoàng đế, vị tu hành. Lo sợ ông sẽ trở thành vị tu hành, vua cha cấm cung ông xuống 15 năm và không cho ra ngoài. 19 tuổi, ông cưới công chúa Yasodhara (trong cuộc thi chọn vợ cho thái tử do vua tổ chức ở kinh thành; 4000 phụ nữ tham dự) và sinh ra con trai là Rahula. Một hôm, ông lén cha mình ra ngoài vi hành, và thấy nhiều cảnh tượng: người tu hành, người bệnh, người chết… => suy nghĩ về con người nơi trần thế. Tại sao con người lại khổ ? Muốn thoát khổ phải làm thế nào ? – gợi ý cho ông con đường “giải thoát, cứu vớt chúng sinh khỏi mọi tội lỗi”.

Năm 29 tuổi, ông bỏ nhà đi tu. Về lý do vì sao thì: trong xã hội Ấn Độ thì tồn tại 2 trường phái: Atiska (truyền thống) và Natiska (phủ định). Balamon đứng đầu phái Atiska và là người có quyền cao nhất – đẳng cấp đầu tiên của hệ thống đẳng cấp Varna. Các đạo sư Balamon Ấn Độ sống rất đời thường, hay tu trong rừng (50 tuổi đã tu trong rừng rồi), dùng nơi thanh tịnh này như là nơi để họ suy nghĩ, chiêm nghiệm và phát triển thế giới quan của họ. Ngoài ra, họ đi tu là nhằm mục đích tìm sự giải thoát về linh hồn – thuyết luân hồi (bản ngã) của Balamon giáo. Do vị thế cao, nhiều quyền lực nên Balamon từ lâu vấp phải sự chống đối của tầng lớp vương công (Kshatriya) muốn củng cố quyền thống trị với nhân dân – đại biểu là Phật giáo và Jaina giáo. Thuộc phái phủ định (Natiska), Phật chủ trương tìm một con đường khác để “giải thoát” con người – con đường trung đạo.

Lúc đầu, thái tử (gọi là Ngài, hay ông) theo 3 vị tu sĩ Balamon; 1 đạo sĩ Jaina để tu khổ hạnh, ép xác (phái Jaina cho rằng, linh hồn – tinh thần – thể xác luôn đối lập nhau => suy giảm. Ông tu khổ hạnh, ép xác (giai đoạn La hán) => không tìm ra con đường giải thoát, đã suýt chết nhưng được uống sữa dê, tắm sông rồi ngồi vào cây Bồ đề (Bodhi) và thiền; 49 ngày sau, ông ngộ đạo (nirvana). Sau đó, ông xuống truyền bá tư tưởng Phật giáo của ông cho nhân dân; đến 80 tuổi thì tịnh diệt => để lại tư tưởng để tạo ra kinh sách, hình thành “thập đại đệ tử” của mình (A nan đà, Maha Ca diếp, Mục Kiền Liên…)

b. Quá trình phát triển của Phật giáo: có 4 thời kỳ

+ Từ 500 – 1 TCN: kết tập kinh Tạng lần thứ nhất. Sau khi Phật qua đời khoảng 40 năm, A nan đà (đệ tử đầu tiên của Phật, người thông tuệ nhất) đã tập hợp 500 tỳ kheo trên núi, đọc lại lời Phật dạy để các Tỳ kheo viết lại rồi họp thành kinh sách. Ghi chép xong, các tỳ kheo họp bàn về lời dạy của Phật – biểu quyết bỏ hay giữ nguyên những lời dạy của Phật. Kinh sách của lần kết tập này là Kinh Tạng, viết bằng 2 loại chữ là Pali và Sankrit. Sau cuộc kết tập này, Phật giáo đã lan truyền ra toàn Ấn Độ.

+ 1 – 500 SCN: kết tập kinh Tạng lần thứ hai, tạo bước ngoặc mới cho Phật giáo. Thời kỳ đó, Phật giáo lan truyền trong các Tỳ kheo. Họ là những người khất thực, sống khổ hạn và được trọng vọng (mùa mưa thì thiền và đọc kinh, mùa khô thì thuyết pháp và truyền bá). Nhiều người phản đối, cho rằng Phật giáo nên lan truyền vào quần chúng nhân dân => kết tập kinh Tạng lần thứ hai, hình thành kinh Hoa Nghiêm. Đây cũng là lúc Phật giáo bị phân chia thành 2 phái: Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ, còn gọi là Thượng tọa; có ở Lào, Thái Lan và Campuchia) và Đại thừa (cỗ xe lớn, gọi là Đại chủng bộ; có ở Việt Nam). 2 phái này có đặc điểm sau:

- Tiểu thừa: là những người tu thân đạt đến “La hán” (người hiểu Phật pháp, sống thanh bạch và không tham vọng). La hán có hai loại: Ứng cúng (đạt tới độ cúng dường) và Vô sinh (đạt tới cõi giác ngộ). La hán là những thánh nhân, đạt đến cấp độ “vô học” (không học gì nữa). Họ đạt đến cõi giác ngộ để phổ độ chúng sinh. Tiểu thừa nhấn mạnh chỉ có những người tu hành mới được cứu vớt; họ mặc áo vàng, dùng thuyết luân hồi để giải thoát linh hồn, sống bằng khất thực.

Kinh sách chủ yếu của Tiểu thừa là Tạng luận, diễn giải một cách máy móc những lời dạy của Phật, không phát triển thêm. Ở các chùa theo phái này, người ta cúng gạo (không cúng vàng bạc)

- Đại thừa: nhấn mạnh rằng mọi người đều có quyền tu hành, tu thân để đạt đến ngưỡng Bồ tát (Lokesvara); tu luyện tốt và sống có đạo đức thì đạt đến ngưỡng Niết Bàn (Nirvana). Đại thừa chủ trương tam thế, nhấn mạnh “không luận” (mọi vật có tồn tại nhưng không hiện hình (vô) – không thực tướng); Tiểu thừa nhấn mạnh “hữu luận” (mọi vật có thể tồn tại, hoặc không tồn tại). Về cách tu hành, Phật tử mặc áo nâu, lao động để kiếm sống, “hạnh lục độ” (bố thí, trí giới, nhẫn, tịnh, tiến, thiền). Chùa của phái này nhận tiền, vàng => xây thiền viện, chùa lớn.

Thời Ashoka, Phật giáo phát triển mạnh và lan truyền ra xung quanh, nhất là Đông Á và Đông Nam Á, riêng Tây Á bất thành.

+ 500 – 1000: Phật giáo suy tàn, do:

- Quân Hồi giáo tấn công sang phương Đông; ½ quân Hồi áp đặt Hồi giáo lên các tôn giáo khác, nhất là Phật giáo ở Ấn Độ. Nhiều chùa, kể cả chủng viện Nalanda (lớn nhất Ấn Độ, chứa nhiều sách) bị phá hủy, nhiều sư sãi bị giết chết.

- Phật giáo dựa vào vương quyền để tồn tại. Vương triều mất => Phật giáo mất chỗ dựa và suy yếu.

- Nhẫn nhục chịu đựng, không tán thành cải cách; không tán thành đấu tranh

- Thoát tục (ảo ảnh, sự chuyển hóa là vĩnh cửu - luân hồi của Balamon), khắc khổ

- Balamon bám rễ vào nhân dân, Phật giáo bám rễ vào vương quyền nên thất bại và rút về Nepal, phân thành hai phái là Mật tông và Thiền tông. Thiền tông là phái tu pháp (thiền) để đạt đến ngưỡng Phật; Mật tông có kết hợp Phật + Đạo, chủ trương dạy phù phép để đạt đến ngưỡng Tất Đạt và cuối cùng là hòa nhập vào vũ trụ.

+ 1000 – nay: Phật giáo được truyền bá ra toàn thế giới. Khi phương Tây xâm chiếm, họ học hỏi văn hóa của phương Đông để áp dụng cai trị phù hợp. Về sau, Phật giáo bắt đầu truyền mạnh sang phương Tây qua con đường thuyết pháp, hội nhập tự nhiên.

c. Giáo lý, giáo luật Phật giáo

1. Tứ diệu đế:

- Khổ đế: đời là bể khổ

- Tập đế: nguyên nhân của nỗi khổ. Có 12 nguyên nhân của nổi khổ (thập nhị nhân duyên) là vô minh, hành thức, danh sắc, lục căn, súc, thụ, ái, thụ, hữu, sinh, lão, tử

- Diệt đế: tiêu diệt nỗi khổ

- Đạo đế: 8 con đường diệt khổ (hiểu biết đúng, tư duy đúng, lời nói chân chính, nghiệp đúng, khắc chế dục vọng, truyền bá Phật giáo, niệm Phật, tĩnh tâm)

2. Thế giới quan:

- Tam vô:

+ Vô ngã: biến đổi không ngừng. Phật cho rằng, con người là Pháp và là sự kết hợp của Ngũ uẩn:

# Cái ta sinh lý: thất sắc, hình tướng; được tạo thành bởi tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong).

# Cái ta tâm lý: tinh thần, ý thức; gồm Tứ ấm (thụ, tưởng, hành, thức) và được biểu hiện bằng Thất tình (ái, ô, nộ hỉ, lạc, ai, dục).

Tâm lý bao giờ cũng dựa vào sinh lý; con người sinh - diệt là sự tan hợp của Ngũ uẩn. Người không có "bản ngã" (cái tôi) mà chỉ có "vô ngã" (cái ta).

+ Vô thường: mọi vật chuyển động và biến đổi theo chu trình: sinh - trụ - dị - diệt. Có 2 quá trình:

# Vô hình: thành - trụ - hoại - không

# Hữu hình: sinh - trụ - dị - diệt

Chuyển động của vạn vật là vô thủy, vô chung, tạo động lực để phát triển vũ trụ.

+ Vô tạo giả: không thần linh sáng tạo ra vạn vật.

- Pháp (dharma): là khái niệm trừu tượng, tượng trưng cho sự biến đổi của vũ trụ. Con người được tạo bởi Ngũ uẩn.

- Nhân đạo: bản tính tốt đẹp, làm điều thiện.

- Sắc - không: chỉ thực thể vật chất, tinh thần; vận động biến đổi không ngừng (sắc: hiện hữu; không: vô hữu). Vạn vật tồn tại không tự nó mà ra, không đấng tối cao. Con người tồn tại sắc - không, là ảo ảnh và không thực tướng.

- Nhân duyên: hành động có hậu quả của con người, sự vật. Nhân là mầm mống, duyên là điều kiện; nhân duyên hòa hợp thì sự vật được sinh ra và ngược lại. Sự vật không phải là từ nguyên nhân mà từ một loạt các nhân duyên mà ra; nhân duyên là vô tận, có sự vật này sẽ có sự vật khác - cái này mất thì cái kia được sinh ra.

- Quả báo: kết quả sau này do hành động (nghiệp") gây ra. Nghiệp là hành động của con người do kết quả trước đó gây ra.

- Tam học: giới, định, tuệ

- Tam độc: tham, sân, si

- Tam bảo: 3 điều quý (quá khứ, hiện tại và tương lai); Phật - Pháp - Tăng (giác ngộ, giáo pháp, bạn đồng học); niềm tin Tam bảo (bậc Dự lưu) và Quy y Tam bảo

- Tam quan: 3 dấu ấn - con đường. Chùa có 3 cổng. Cổng trái là Giả quan (vận động); cổng giữa là Trung quan (trung hòa) và cổng phải là Không quan (vô hình)

- Tứ ấm: thụ (tri giác); tưởng (suy nghĩ); hành (ý muốn thúc đẩy hành động); thức (nhận thức)

- Tứ đẳng: từ (sung sướng); bi (hết buồn); hỉ (vui vẻ); xả (thanh thản) - chia sẻ với chúng sinh

- Ngũ uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức; 5 yếu tố tạo nên thực thể. Nó gồm:

# Sắc: vật chất (thủy, địa, hỏa, phong)

# Danh: ý thức, biểu hiện bằng Thất tình.

- Ngũ giới: không sát sinh, không nói bậy, không trộm cắp, không tà dâm và không uống rượu. Về sư sãi thì thêm 5 giới nữa:

# Không nằm trên giường đệm cao sang

# Không ca hát nhảy múa

# Không giữ vàng bạc

# Không trang điểm, xức dầu thơm

# Không ăn quá giờ quy định

- Thập thiện:

# Thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm

# Khẩu: không nói bậy, không nói điều ác, không nói ba hoa, không nói tục.

# Ý: không tham lam, không giận dữ, không tà kiến

Thuyết bản thể luận: con người là một thực thể, vật chất cụ thể và luôn luôn vận động => duy vật thô sơ; thuyết nhận thức luận cho rằng, con người tu đến mức tĩnh tại - cân bằng thì đạt tới ngưỡng Niết Bàn. Con người có Phật tính lớn - trạng thái tuyệt đối tĩnh lặng để giải thoát linh hồn; Phật tính nhỏ làm mờ cái tốt, khó giải thoát linh hồn.

Về luân hồi, Phật giáo lúc đầu không có luân hồi (samsara) mà mãi khi Balamon được phục hưng thì nó mới tiếp nhận mà thôi. Phật là một hệ thống triết học để chống lại quan điểm triết học duy tâm của Balamon. Brahman là linh hồn vũ trụ, thế giới tự có để chống lại Varna. Người đầu tiên theo Phật giáo là dân đô thị, có học thức vì nó quá cao siêu; Balamon hợp thức hóa sự bất bình đẳng và nhiều vị thần. Balamon là tôn giáo xóm làng, tù trưởng và tộc trưởng là người đứng đầu, chủ tế các lễ nghi người - thần linh nên có quyền lực lớn. Thiên niên kỷ I TCN thì do phân hóa giai cấp và thành lập các quốc gia thống nhất - Balamon không phù hợp. Đạo Phật - tôn giáo của các vương công mới lên chống lại Balamon đã chứng tỏ điều đó. Vương công lập Phật giáo thể hiện ý muốn thống nhất đất nước => hình thành văn minh, bình ổn xã hội.

3. Giáo lý:

- Kinh tạng: đạo lý Phật dạy

- Luật tạng: tu luyện, sinh hoạt của người tu hành

- Luận tạng: biện luận giáo lý của Phật giáo

4. Các thứ bậc trong Phật giáo:

a. Bậc giác ngộ:

- A di đà: quá khứ

- Thích ca mâu ni: hiện tại

- Di lặc: tương lai

Trong Đại thừa còn có các bậc sau:

- Dược sư: bậc giác ngộ, phổ độ chúng sinh

- La hán: bậc tu khổ hạnh mới được giác ngộ

- Quán thế âm bồ tát (Avalokitesvara): quán xuyến, suy xét thế gian; lắng nghe âm thanh thế gian - truyền phúc đức của mình cho thế gian (cứu khổ cứu nạn). Theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Bồ tát là người cứu khổ cứu nạn, ngồi tòa sen vẩy nước cam lộ xuống phổ độ chúng sinh.

- Phổ Hiền: có năng lực vô biên, cưỡi voi trắng 6 ngà (chướng ngại)

- Văn Thù: trí tuệ

- Như lai: là thánh giác ngộ cao nhất; trong xưng hô Phật không dùng "ta" mà dùng "tôi".

- Tỳ kheo: là tu sĩ (trên Đại đức, dưới Hòa thượng); lúc đầu tu khổ hạnh => tới chân lý Niết Bàn (Nirvana) (thắng được mình) - thiền định (trí tuệ đạt đến sự yên tĩnh).

Chức sắc: Hòa thượng - Thượng tọa - Đại đức - Sư bác - Chú tiểu. Cư sĩ là Phật tại tâm; tăng sĩ.

Chùa (tháp, thạt) là nơi đựng xá lợi Phật (viên màu sẫm (khi là màu trắng) đốt không cháy); là nơi để tưởng niệm Phật, môn đệ có thành tích. Chùa có cổng tam quan; bái đường và điện thờ. Trong điện thờ có đặt:

+ Tam thế, Di đà thế tôn

+ Bồ tát, La hán...

Chữ "Vạn" (Svastika) là biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ (đường đi rẽ phải). Tên gọi svastika (gồm chữ svasti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng". Nó xuất hiện từ 16.000 - 14.000 năm TCN; là biểu tượng đồng hóa với thần Visnu (tính thiện) và có liên kết với thần Shiva, thờ thần rắn Nagar. Chữ "Vạn" là tướng tốt thứ 16/32 tướng tốt của Phật; nó xuất hiện khắp nơi và biểu hiện: nó có trên ngực Phật (may mắn), tóc xoay tròn theo kiểu trôn ốc (trí tuệ, năng lực vô biên); nốt son đỏ trên trán, tai dài (độ lượng, may mắn). Phật với chữ "Vạn" trong nơi thờ tự thể hiện pháp lực vô biên của Phật với dân chúng.

d. Sự truyền bá, ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam

Thế kỷ VI TCN - thế kỷ VI SCN, đạo Phật hưng thịnh với các tư tưởng bình đẳng, chủ trương giải thoát nên có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vào đầu công nguyên, Phật giáo bị phân hóa do các tu sĩ có khuynh hướng cải cách tiến hành => ra đời Tiểu thừa và Đại thừa. Tiểu thừa: không coi Phật là đấng cứu thế, không giáo hội và nghi lễ phức tạp; chủ trương giữ lại cấu trúc và nghi lễ đơn giản; Đại thừa: tất cả chúng sinh đều được giải thoát. Con người có Phật tích, tu hành tốt sẽ được giải thoát và hướng Phật (ưu bà tắc, sư bà đi); có kinh chữ Pali và Sankrit.

+ Nhánh Nam (Nam tông) truyền vào đầu tiên ở Việt Nam vào đầu Công nguyên. Người lan truyền chủ yếu là các nhà sư và họ lan truyền sang Đông Nam Á bằng tiếng Pali và tiếng Phạn. Thời hoàng đế Ashoka (273 - 237 TCN), Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ qua con đường nhà nước. Theo đó, vừa tổ chức cho các hoàng tử - công chúa, các nhà sư và thậm chí là thương nhân (theo Phật giáo) du nhập đạo Phật sang Đông Nam Á; khi sang đất Việt Nam thì có lẽ họ du nhập vào Champa (thể hiện trong bia Võ Cạnh, chữ Phạn), rồi từ Champa đi lên vùng Văn Lang - Âu Lạc để lan tỏa ra xung quanh. Lĩnh nam trích quái có kể lại câu chuyện Chử Đồng Tử học đạo Phật của sư Phật Quang vào thời Hùng Vương thứ 12 (thế kỷ IV - III TCN), điều đó chứng tỏ rằng Phật đã du nhập vào nước Văn Lang qua con đường Champa; sư Phật Quang là người Champa. Từ Champa, Phật giáo du nhập dần vào nước Văn Lang - Âu Lạc rồi Bắc thuộc với trung tâm Phật giáo lớn nhất lúc này là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Tại đây, với những hoạt động không mệt mỏi của sư Khâu đà la (Ksudra) vào năm 168 - 189 (thời Hán Linh đế) thì ở Giao Chỉ đã có những người đầu tiên theo Phật giáo được truyền thuyết ghi lại là Thạch Quang Phật, Man Nương Phật. Sau đó, Mâu Bác (165 - ?), người Trung Hoa sang Giao Châu lánh nạn đã bỏ đạo Nho - Lão và theo Phật giáo (viết sách "Mâu Tử") đầu tiên vào năm 195. Thời Sĩ Nhiếp, nhiều nhà sư Bắc tông hoạt động rất mạnh ở Giao Châu mà trung tâm Phật giáo lớn nhất cũng ở Luy Lâu. Ít lâu sau, Ma ha kỳ vực (Mahajivaka), Chi Chương, Khương Tăng Hội (gốc Trung Á) đã tích cực truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Sau này, khi trả lời với Tùy Văn đế thì sư Đàm Thiên có nói (dẫn theo sách Thiền uyển tập anh): "Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ". Khi vào Việt Nam, Phật giáo thật sự đang có sự thay đổi rất lớn. Ở Ấn Độ, đạo Phật mang tính thoát tục, từ bi => yếm thế, chủ trương khắc khổ và không tạo dựng được lòng tin và dũng khí của quần chúng nên nhanh chóng bị biến mất khỏi Ấn Độ, nhưng ở Đông Nam Á thì Phật giáo được truyền bá dễ dàng do khuynh hướng "nhập thế" (cộng sinh với tôn giáo bản địa), uyển chuyển và hỗn dung với tôn giáo bản địa để tạo thành phức hợp tôn giáo thống nhất. Về Phật giáo Nam tông truyền vào Việt Nam, danh từ Buddha được gọi là "Bụt" (Bậc giác ngộ) - chỉ sự hồn hậu và không có sự phân biệt.

+ Nhánh Bắc (Bắc tông) từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam vào thế kỷ IV - V, thời Lưỡng Hán. Chẳng mấy chốc, nó đã lấn át phái Nam tông đã có mặt trước đó; lúc này Phật được gọi là Phật-đà (hay Phật) và chùa Phật luôn có tháp nhọn (sự giải thoát, đẳng cấp vũ trụ) - có linh vật bảo vệ tượng trong chùa.

Đến thế kỷ III - IV, nhánh Bắc tông đã hoàn toàn lấn át nhánh Nam tông. Khi Trung Quốc loạn lạc, nhiều quý tộc vì muốn trường sinh bất lão nên đã rút về tịnh cốc để tu thiền => hình thành Đạo giáo với 2 phái: Đạo Thần tiên của Trương Đạo Lăng và Đạo giáo bình dân của Trương Giác. Thế kỷ V - VI, Nho giáo rất phát triển với các sự kiện Bắc Ngụy Hiếu Văn đế cải cách phong tục người Tiên ti theo người Hán (485), vua Nam Lương Vũ đế ở Nam Triều chủ trương chế độ sĩ tộc - chú trọng nghi lễ và cho Bắc tông ăn chay (Nam tông không kiêng cữ việc ăn chay). Việc Nho, Lão kết hợp với Phật tạo thành hiện tượng "Tam giáo đồng nguyên": Đạo giáo với những hoạt động mang tính thần bí (hô phong hoán vũ, lên đồng) giúp tín đồ "trường sinh bất lão" - ổn định trật tự xã hội. Tam giáo dung hợp với tín ngưỡng bản địa - thờ cúng tổ tiên giúp con người luôn nhớ về nguồn gốc, lưu truyền nòi giống.

Đến thế kỷ VI, các nhánh Bắc tông từ Trung Quốc sang Việt Nam. Các phái sau lan truyền sang Việt Nam:

- Thiền tông: Có các dòng sau:

+ Dòng Pháp Vân của Sư Vinītaruci (Tỳ ni đà lưu chi) truyền sang Việt Nam vào năm 580, truyền được 19 đời đến Y Sơn là dứt (1213). Các vị sư nổi tiếng: Pháp Hiền, Pháp Thuận, Minh Không, Diệu Nhân...

+ Dòng Kiến Sơ của Vô Ngôn Thông lập ở Việt Nam năm 820, tu ở Hà Nội xưa; truyền được 16 đời. Những vị sư nổi tiếng thuộc dòng thiền này là Cảm Thành, Khuông Việt, Thông Biện, Lý Thái Tông, Mãn Giác, Không Lộ và Giác Hải.

+ Dòng Thảo Đường do sư Thảo Đường sáng lập năm 1069 ở chùa Trấn Quốc, truyền được 5 thế hệ. Các thiền sư nổi tiếng: Lý Thánh Tông, Không Lộ, Hải Tịnh, Nguyễn Thức...

+ Dòng Trúc Lâm do Trần Nhân Tông lập ra năm 1293 (sau khi ông nhường ngôi cho con), tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh). Các vị tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông; Pháp Loa, Huyền Quang, Ngô Thì Nhậm (?). Trần Nhân Tông học đạo của Tuệ Trung thượng sĩ, lập ra dòng phái Trúc Lâm => khẳng định tính tự cường của dân tộc.

Các đặc điểm của Thiền tông:

+ Không viết sách

+ Làm tâm trạng trống rỗng, nghỉ tuyệt đối

+ Truyền bá ra ngoài không kinh sách

+ Truyền vào tâm

+ Thấy bản tính bằng trực giác => nhập Phật

Sau này còn thêm một số phái khác như Tào Động tông (thế kỷ XVI - XVIII), Liên tông (thế kỷ XVI - XIX) có cơ sở ở chùa Bà Đá và chùa Liên Phái (Hà Nội), Lâm Tế tông (thế kỷ XIX ở miền Trung, sau lan xuống miền Nam), Liễu Quán tông (miền Trung, thế kỷ XVIII).

- Tịnh độ tông: là chi phái của Phật giáo với nội dung là dân tin vào Phật - người ta dễ theo với điều kiện là phải kiên trì, tâm trong sạch và nghi lễ đơn giản - trong sạch (chú trọng tha lực). Tịnh độ tông xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ V, do sư Đàm Hoằng truyền bá; phát triển mạnh thời Lý - Trần và tồn tại đến ngày nay.

Thời phong kiến, Phật giáo đã phát triển vào thời Đinh - Lê, trở thành một quốc giáo dưới thời Lý (chế độ tăng quan: nhà sư cố vấn chính trị cho vua; giáo lý đạo Phật phù hợp với người Việt). Phật - Lão - Nho tồn tại trong dân gian và hình thành "Tam giáo đồng nguyên". Phật giáo trở thành chỗ dựa tinh thần cho vua trong chính trị, gia đình (đối lập với Nho giáo ở Trung Quốc). Năm 1293 - 1299, để chống lại các giáo phái Thiền tông và khẳng định độc lập đất nước; Trần Nhân Tông đề xuất ra Thiền phái Trúc Lâm. Đến thế kỷ XIII - XIV, do cần tập trung quyền lực vào tay Nhà nước và dùng Nho giáo như là phương tiện cho chế độ thi cử; Nho giáo dần dần nắm vị trí cao trong xã hội. Thời Lý - Trần, cuộc đấu tranh Nho - Phật diễn ra dữ dội (vụ Lê Văn Thịnh thời Lý - bị Phật giáo hãm hại). Thời Mạc, Phật giáo được chấn hưng nên tạo nhiều hoạt động tích cực: thúc đẩy ngoại thương phát triển, buôn bán với Nhật Bản, Triều Tiên nhiều mặc hàng, nổi tiếng là gốm Chu Đậu. Nhà Mạc chấn hưng Phật giáo như một công cụ để chống lại Lê - Trịnh theo Nho giáo. Đến thời Nguyễn, Pháp thuộc; Phật giáo bị suy vong do kinh tế thị trường, văn minh phương tây; Nho học bị bãi bỏ. Thời chiến tranh Việt Nam, Phật giáo phức tạp với hai trung tâm Sài Gòn và Huế. Theo đó, cách mạng ủng hộ Phật giáo chống lại Sài Gòn; trong khi Sài Gòn lập "dinh điền"; hình thành "vành đai chống cộng" quyết liệt với trung tâm là Việt Nam Quốc tự => nổ ra đấu tranh Phật giáo 1963, đỉnh điểm là Thích Quảng Đức tự thiêu.

2.2. Công giáo

Thiên chúa giáo xuất hiện từ thế kỷ I TCN ở ven sông Tibre (La Mã) trong làng chài lưới (biểu tượng ban đầu là con cá - chài lưới) do Jesus Chris (4 TCN - 33) sáng lập. Lúc đầu Jesus theo Do Thái giáo, nhưng không đồng ý với giáo lý của Do Thái nên tách ra lập đạo Thiên Chúa. Thời kỳ đầu, có ít người tham gia và thành phần tham gia là nô lệ, dân chài. Thiên Chúa giáo vận động dân nghèo, nô lệ làm cách mạng chống lại áp bức với giáo lý Jesus là cứu cánh. Họ tổ chức thành các khu (công xã), tổ chức lễ chung (thu nhận và giúp đỡ nhau). Khi Jesus tử hình bằng đóng đinh câu rút (crucifix) ở cây thập tự trên núi Calvaire => biểu tượng cho sự hy sinh, có tội với tổ tông.

Giáo lý: là kinh Cựu Ước - Tân Ước; thờ độc thần với các vị tổ Abraham, Moises; chúa Jehowah và Christos; mười điều răn; chịu ảnh hưởng của triết học Lưỡng Hà cổ đại. Nội dung chủ yếu:

- Thần sáng tạo thế giới (chịu ảnh hưởng thần học Lưỡng Hà: trời, đất, tinh tú, sáng tối và con người). Con người đầu tiên là Adam (tiếng Hy Lạp nghĩa là người đầu tiên) và Eva (tiếng Hy Lạp nghĩa là mẹ của sự sống), vì bị tội nên bị Chúa Trời đày xuống trần gian - "cát bụi lại trờ về cát bụi"

- Nhẫn nhục chịu đựng (có tội - xưng tội)

- Hồng thủy

- Thiên đường _ địa ngục

- Báo ân báo oán

- Có linh hồn (lửa để phán xét, 9 tầng địa ngục).

Thuyết sáng thế của Thiên chúa giáo cho rằng Chúa có 7 ngày để sáng tạo ra thế giới; các lần đầu đều tạo ra muôn thú, cây cỏ, lần 6 thì tạo ra con người; thứ 7 là nghỉ ngơi - chịu ảnh hưởng của Do Thái

# Đặc trưng là có đức Mẹ đồng trinh Maria - mẫu hệ.

Quá trình phát triển: Lúc đầu Thiên chúa giáo bị vua La Mã truy bức vì nó tiên đoán La Mã sẽ sụp đổ, bị đàn áp tàn bạo; hơn nữa các tín đồ còn cạnh tranh nhau quyền lợi. Nghi lễ có 7 phép bí tích. Thiên chúa giáo lập giáo xứ bí mật, hình thành giáo lý, biểu tượng và xem Jesus là Cristo (Đấng Cứu thế). Nhưng càng bị đàn áp, Thiên chúa giáo càng phát triển mạnh; thành phần phức tập và tổ chức Giáo hội có sự thay đổi lớn (bảo hộ sự bất bình đẳng, chịu đựng); hình thành các khái niệm như Ki to giáo (phổ quát) - Cơ đốc giáo (âm Hán của Cristo). Thế kỷ III - IV, Thiên Chúa giáo cải cách giáo lý, tổ chức và hình thành Cộng đồng chung (gọi là Công giáo, nghĩa là phổ biến). Năm 313 với sắc lệnh Milano của hoàng đế La Mã Constantinus và Licinius, Thiên chúa giáo trở thành Quốc giáo của La Mã. . Năm 1054 ly giáo lớn hình thành 2 phái: Chính thống giáo (phương Đông, thủ phủ là Constantinople; không thờ Maria) và Thiên chúa giáo (La Mã, thủ phủ là Rome; thờ Maria). Thế kỷ XVI, tư sản chống lại Thiên chúa và lập ra đạo Tin lành.

Thuyết tiền định:

+ Phật giáo: đạo Phật cho rằng, con người có "nghiệp" (karma), sinh sống theo một vòng tuần hoàn ("luân hồi" - samsara), đông viên con người cải biên chính mình để được giải thoát. Tiếp thu thuyết "luân hồi" của Balamon, Phật giáo nhấn mạnh "nguyên" (duyên khởi, nhân duyên) chính là nguồn gốc hình thành "nghiệp" (karma), có sự giải thoát. Tiểu thừa giải thoát cho ít người, Đại thừa giải thoát cho nhiều người - mang tính nhân văn, khuyến khích con người tự giải thoát; mang tính duy vật.

+ Hồi giáo: làm cho người ta tin, kinh sợ mà tuân phục. Ra đời vào đầu thế kỷ VII, Hồi giáo tiếp thu tín ngưỡng thờ bộ lạc (thánh Talia ở phía bắc, thần linh Do Thái - Abraham, Moises; Jesus) và tiên tri là Muhammad) hình thành thuyết tiền định (nhiều thần linh tối cao) mà trong đó Allah là Thượng đế tối cao nhất của người Hồi. Hồi giáo hết sức nhấn mạnh con người phải tin phục Allah, làm tín đồ phải nể sợ và tuân phục Allah. Khác với các tôn giáo khác, Hồi giáo cho rằng Allah có mặt ở khắp nơi (vũ trụ và thế giới) nên cách thể hiện niềm tin của tín đồ là quỳ lạy Allah (là tuyệt đối, vô biên). Muhammad nhận được lời mặc khải (kalam) từ Allah qua thiên sứ Jibrael (Gabriel) truyền cho tín đồ - các lời mặc khải đó là đúng, chính xác và tín đồ phải tuân theo (không bình luận; những lời mặc khải đó chi phối số mệnh của tín đồ). Thuyết tiền định của Hồi giáo rất khắc khe, buộc tín đồ phải tuân theo và không thờ cúng - chỉ thờ biểu tượng là Hòn Đá Đen (tượng trưng cho Chúa Trời. Sự chi phối định mệnh là tuyệt đối: tín đồ là Allah.

+ Thiên Chúa giáo: cho rằng con người do Chúa trời sáng tạo ra - tuân phục Chúa trời. Về sau, tư sản cải cách Thiên Chúa giáo; ra đời thuyết tiền định mới của Luther và Calvin.

Luther cho rằng con người được công nhận về tôn giáo. Ông ta nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân (liên hệ trực tiếp con người với Thiên Chúa).

Calvin với thuyết định mệnh. Trong thuyết này, ông nhấn mạnh rằng Chúa Trời phân định, quyết định đời sống con người trên cõi đời này (phủ định vai trò của Giáo hội). Ông đi xa hơn Luther và nhấn mạnh; cuộc sống con người sẽ có hai loại:

- Loại lựa chọn: ít, sống sung sướng

- Loại ruồng bỏ: số đông, nghèo khổ

Không ai phải quyết định loại nào; thông qua hoạt động hàng ngày của con người thì sẽ biết con người thuộc loại nào - thuộc thành phần nào (giàu sang, nghèo khó). Thuyết định mệnh phủ nhận Giáo hội (nghi lễ tốn kém, tuyên truyền rằng con người do Chúa phân định sẵn); thể hiện thực trạng, cổ súy cho hoạt động kinh doanh tư bản tự do (canh tranh tự do), mặc khác khuyến khích con người kinh doanh để làm giàu - làm giàu bằng mọi cách. Thuyết tiền định của Luther, Calvin phù hợp với mong muốn của giai cấp tư sản đang lên, nhằm mục đích chính trị (đánh đổ giáo hội, phong kiến).

2.3. Tin Lành

Tin lành là tôn giáo cải cách do tư sản Tây Âu khởi xướng vào thế kỷ XVI (Evangelism); dựa theo tư tưởng của Hutten, Zwingli và hiện nay có 500 triệu tín đồ, 300 giáo phái.

Tin lành tuân theo Tân ước (4 quyển) và Cựu ước (36 quyển) và 2 thuyết tiền định của Luther và Calvin. Nội dung chính của Tin lành:

- Không thờ Maria, nhà thờ xây dựng đơn giản

- Thờ cây thánh giá, không có tượng

- Giáo sĩ, mục sư được hoàn tục

- Bỏ phiếu bầu, tín nhiệm

Sinh hoạt tôn giáo:

+ Bồi linh: học tập để nâng cao trình độ thần học - thi cử 1 năm/lần

+ Đại hội đồng các cấp: đề ra đường lối hoạt động; thành phần là liên đoàn Giáo hội, đại biểu tín đồ. Tùy theo tình hình mà tổ chức 1, 2 lần/năm.

Hệ phái Tin lành:

+ Giám lý: 60 triệu người

+ Baptiste: 70 triệu, chủ yếu là bình dân và có mặt ở Nam Mỹ, Tây Âu

+ Ngũ tuần: 35 triệu, ở Bắc Âu và Nam Phi

+ Hội liên hiệp Phúc Âm truyền giáo: 10 triệu, ở Tây Nguyên Việt Nam

+ Phái Trưởng Lão ở Bắc Mỹ, Tây Âu: 25 triệu

+ Hội đồng các giáo hội tôn giáo: 400 triệu

Tin lành mạnh nhất ở châu Á (48 phái, 40 triệu tín đồ) với trung tâm là Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc, Tin lành không rối loạn vì Hàn Quốc theo Nho giáo; mang tính tư bản nên không có sự rối loạn (cho dù có nhiều Tin lành chống cộng quyết liệt). Hiện nay, Tin lành có mặt khắp nơi: Pháp có 5.000, Mỹ là 25 vạn tín đồ

Ở Việt Nam, Tin lành xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX; đến năm 1911 đã có trung tâm ở Đà Nẵng; cơ quan chính là Liên hiệp Phúc Âm tôn giáo (CMA). Hiện nay nó tập trung đông nhất ở Tây Nguyên (18 dân tộc). Ở Tây Nguyên trước khi Tin lành vào thì ít có tôn giáo nào vào được Tây Nguyên: Nho - Phật - Đạo không vào được; riêng Thiên Chúa có vào nhưng đứng không vững chắc - lập "Hội thánh Ba Na" tồn tại được 30 năm (1856 - 1885), tín ngưỡng bản địa không phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tin lành lên Tây Nguyên, trước hết nó chữa bệnh, thưởng tiền bạc và văn hóa nhưng có điều kiện - tiếp thu Thượng đế của Mỹ, bỏ thờ Tổ tiên. Khi Mỹ vào Tây Nguyên, nó đổi mới Tin lành và la tinh hóa ngôn ngữ để phục vụ cho nhu cầu xâm lược. Thời hiện đại, Tin lành càng đưa nhiều công nghệ, kỹ thuật và đưa tiền vào Tây Nguyên để lôi kéo, kích động; phá bỏ và làm xói mòn văn hóa dân tộc - là công cụ chống lại hệ chính trị đối lập, dưới chiêu bài tôn giáo để thúc đẩy hoạt động chính trị.

2.4. Cao Đài

Cao Đài là tôn giáo mới ở Việt Nam (tên đầy đủ: Cao Đài đại đạo tam kỳ phổ độ), nguyên nghĩa là Đài cao thờ Thượng đế, ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX. Cao Đài ra đời trong bối cảnh lịch sử đặc biệt: Pháp khai thác thuộc địa rất tàn bạo, các phong trào đấu tranh - kể cả phong trào Hội kín Nam Kỳ đều bị thất bại; các tôn giáo như Phật, Đạo và Nho không đáp ứng được nhu cầu của người dân cho nên nhân dân cần các tôn giáo khác như nguồn động viên, an ủi tinh thần như Đạo Minh Sư, đạo Ngồi.

Mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Cao Đài là tâm linh học phương Tây, tín ngưỡng cầu hồn - cầu tiên được truyền vào Việt Nam thời Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) - quan trọng là cầu cơ chấp bút (cơ bút), phát triển mạnh và trở thành trào lưu ở văn hóa Nam Bộ trong những năm 1920 - 1926. 3 người đầu tiên khai sáng đạo Cao Đài là:

+ Tri phủ Ngô Văn Chiêu (1878 - 1932), mê thần tiên

+ Hộ pháp Phạm Công Tắc - chức sắc thu thuế ở văn phòng Nam Kỳ

+ Lê Văn Trung - Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ

Trong thời gian đó, các ông làm lễ cầu cơ (con người tiếp xúc thần linh), phán rằng Tiên ông xuất hiện và phán dạy để hành đạo; thành lập Ban Trị sự gồm 12 người và gửi tờ khai đạo đến Thống đốc Nam Kỳ là M. Cognacq (1920 - 1926). Ngày 7/10/1926, Cao Đài khai đạo ở chùa Gò Kén (Từ Lâm), Tây Ninh. Sự ra đời của Cao Đài thể hiện sự phản kháng của nhân dân trước thực tế chính trị - xã hội, mâu thuẫn nhân dân với thực dân Pháp sâu sắc. Cao Đài phát triển trước sự suy thoái của các tôn giáo có tư trước như Phật, Đạo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo; nét mới chính là sự kế thừa thuyết "Tam giáo đồng nguyên", thần linh học của phương Tây nên được nhân dân và các tầng lớp có thế lực đón nhận.

Cao Đài xuất hiện như là một hiện tượng tôn giáo mới ở Nam Bộ. Năm 1930 nó có 5 vạn tín đồ và tập trung nhiều nhất ở Tây Ninh, Bến Tre, Sài Gòn, Cần Thơ... Vì chính sách chia để trị của Pháp, Phạm Công Tắc sang thay Lê Văn Trung lãnh đạo Cao Đài thì lúc này, Cao Đài bị chia thành 12 phái (1927 - 1934) là:

+ Cao Đài Tây Ninh

+ Cao Đài Minh Lý ở Mỹ Tho

+ Cao Đài Thiên Thai ở Bến Tre

+ Cao Đài Trình đạo ở Sài Gòn

+ Cao Đài Bạch Y Liên ở Rạch Giá....

Quá trình phát triển cuả Cao Đài là quá trình chia rẽ, phân liệt tổ chức. Thời kháng Pháp, Cao Đài Minh Lý và Cao Đài Bạch Y Liên tham gia cách mạng; số khác theo Pháp - Mỹ chống cộng quyết liệt (quân cách mạng vào nơi thờ Cao Đài là bị giết chết). Thời Diệm, do là lực lượng đối lập nên bị Diệm đàn áp dã man - bị Dương Văn Minh đánh bại năm 1955. Hiện nay Cao Đài có 20 phái (có chỗ ghi là hơn 36 chi phái) với 3,5 triệu tín đồ, 2 vạn chức sắc và 500 tòa thánh.

+ Giáo lý, giáo luật:

Giáo lý thể hiện trong "Đại đạo tam kỳ phổ độ" - Đạo cao thờ Thượng đế giúp tín đồ đạt đến cõi Niết Bàn; Cao Đài thờ Thiên đế - Cao Đài tiên ông, đại Bồ tát Ma ha tát.

# Đại đạo: nhiều đạo. Khi con người chưa hiểu nhau; Thượng đế phái xuống 5 đạo là Nhân đạo (Khổng Tử), Thần đạo, Thánh đạo (Jesus), Tiên đạo và Phật đạo

# Tam kỳ: các thời kỳ Thượng đế phổ độ chúng sinh thoát khỏi ngu muội đi tới giác ngộ. Có 3 kỳ phổ độ:

* Đưa Lão, Nho và Phật xuống phổ độ chúng sinh

* Cho Thích ca đưa Phật giáo, Lão tử mở Tiên giáo, Jesus mở Thánh giáo, Khổng Tử khai Nhân giáo

* Thượng đế lập đạo phổ độ chúng sinh - hợp nhất thế giới với con người (không mâu thuẫn). Đặc điểm là coi trọng Đấng cứu thế, không có Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Tam giáo ngũ chi: hạt nhân là tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" Phật - từ bi, Nho - công bằng và Lão - bác ái thành Ngũ chi: Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo; tuy nhiên nó không giải thích số phận con người sau khi chết. Đặc trưng là cầu cơ và cơ bút - Cao Đài rất xem trọng cầu cơ; cơ bút là linh hồn của đạo - mê tín, lời phán dạy của thần tiên

Giáo luật là Ngũ giới của Phật giáo; nhấn mạnh 4 điều quy định - trao dồi đức hạnh là ôn, cung, khiêm, nhường. Tín đồ theo Tam cương - Ngũ thường của Nho giáo; ăn chay (6 - 10 ngày/tháng; chay trường - cả tháng)

Tổ chức:

+ Bát quái đài: hữu hình - thánh 5 đạo

+ Hiệp thiên đài: vô hình - là cơ quan tư pháp do Hộ pháp đứng đầu

+ Cửu trùng đài: hành pháp

Thiên nhãn: nhìn thấu mọi việc trên đời

Lễ phục: vàng (Phật), xanh (Lão), đỏ (Nho) - may khá cầu kỳ, có dấu thánh khi làm lễ. Chức cao nhất là Thượng thừa.

2.5. Hòa Hảo

Hòa Hảo do Sư Huỳnh Phú Sổ sáng lập vào năm 1939 ở An Giang. Huỳnh Phú Sổ (1920 - 1947) sinh ra ở làng Hòa Hảo (An Giang), thuở nhỏ ốm yếu nhưng thích thơ ca, chữa bệnh bằng bùa chú.

Đất phát tích của Hòa Hảo là quê hương của Huỳnh Phú Sổ (thôn Hòa Hảo, huyện Phú Tân, An Giang). Hòa Hảo là một nhánh phái của Phật giáo, chịu ảnh hưởng cuả Tịnh độ tông và mang tính bình dân. Hòa Hảo ra đời vào năm 1939 trong bối cảnh lịch sử đặc biệt: Pháp thống trị khắc nghiệt, các tôn giáo thì bế tắc - không đủ sức giải thoát con người khỏi kiếp nô lệ. Ở Nam Bộ nói riêng lúc này xuất hiện các đạo với tín ngưỡng đồng bóng (ông đạo, bà đạo - điên khùng) => hiện thân của Thượng đế xuống cứu giúp chúng sanh. Hoàn cảnh lịch sử đó tạo điều kiện cho Hòa Hảo ra đời, thâm nhập vào giới bình dân. Huỳnh Phú Sổ tự nhận mình là "bậc sinh tri" (biết quá khứ, tương lai) và tuyên truyền tư tưởng điên loạn - trạng thái của ông, để chữa bệnh, tuyên truyền đạo của Đức Phật Thầy Tây An (học thuyết Tứ ân) và của Ngô Lợi (Tứ ân hiếu nghĩa) - thờ tổ tiên, anh hùng chống giặc ngoại xâm. Phật Thầy có hai chùa là Tây An cổ tự, chùa Thới Sơn.

Ngày 15/5/1939, Huỳnh Phú Sổ khai đạo ở làng Hòa Hảo => gọi là đạo Hòa Hảo, ông làm Huỳnh Giáo chủ. Lúc đầu, Hòa Hảo là tôn giáo yêu nước, giáo dục tín đồ tinh thần yêu nước chống ngoại xâm; bài trừ ách thống trị của thực dân và mở đến viễn cảnh thái bình nên tín đồ theo đạo rất đông. Năm 1941, Pháp - Nhật lợi dụng Hòa Hảo vào chính trị, Hòa Hảo cũng nhân đó mà mở rộng ảnh hưởng về chính trị thông qua hoạt động chính trị và xây dựng lực lượng vũ trang. Năm 1945, Hòa Hảo là tổ chức tôn giáo - chính trị với 2 vạn quân, 30 vạn tín đồ và có ảnh hưởng lớn ở vùng Tây Nam Bộ Việt Nam. Năm 1947, ông qua đời trong biến cố Đốc Vàng; Đảng Dân xã vẫn tồn tại nhưng Hòa Hảo bị phân thành 4 phái:

+ Long Xuyên của Lê Quang Vinh (Ba Cụt)

+ Cần Thơ của Trần Văn Soái (Năm Lửa)

+ Chợ Mới của Nguyễn Giác Ngộ

+ Châu Đốc của Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán)

Các phái này được lập ra để bảo vệ đạo và tấn công các cơ sở của Việt Minh. Năm 1955, Hòa Hảo bị Diệm đàn áp, nhưng đến năm 1964 thì lại được nâng đỡ để chống cộng. Năm 1967, nó tách thành 2 phái là Lương Trọng Tường, Huỳnh Văn Nhiệm; năm 1972 thì Lê Quang Liêm tách khỏi phái Lương Trọng Tường và lập phái riêng. Năm 1975, Hòa Hảo có 3 phái là Lương Trọng Tường, Huỳnh Văn Nhiệm, Lê Quang Liêm. Hiện nay, Hòa Hảo là tôn giáo lớn nhất với tổng số tín đồ là 1 triệu người.

+ Giáo lý, giáo luật:

Giáo lý của Hòa Hảo thể hiện trong "Sấm giảng thi văn" gồm 6 tập; có hai nội dung lớn là Học Phật và Tu Thân

* Học Phật: Hòa Hảo dựa vào giáo lý Phật giáo: ác, chân, thiện

- Ác pháp: (đối nghịch Thiện pháp) là các "pháp" làm tấm lòng bị đục mất, khiến con người vướng vào vòng sinh tử (Tam nghiệp). Hòa Hảo cho rằng con người có "Thất tình" (7 thứ tình cảm của con người); Lục dục (công danh, địa vị, tài lợi, sắc đẹp, hư vọng, tật đế), ngũ uẩn và Tứ đổ tường (4 bức tường giam hãm con người vào những điều xấu: tử, sắc, tài, khí)

- Chân pháp: làm tan sự mê muội, giúp trí tuệ sáng lên. Hòa Hảo thừa hưởng thuyết Tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên của Phật để tu thân

- Thiện pháp: cốt lõi là Tứ ân và Tứ ân hiếu nghĩa đề ra Chân pháp (trí tuệ chính pháp, trừ ác pháp). Hòa Hảo cho rằng, Thiện pháp có Bát chính đạo, Bát nhẫn (năng, giới, hương (hòa khí), phụ mẫu, tâm (trong sạch), tính (điềm đạm), đức (đức độ), thành (thành tâm) giúp tránh sự cám dỗ.

* Tu thân: cốt lõi là Tứ ân và Tứ ân hiếu nghĩa đề ra Chân pháp. Tứ ân là ân tổ tiên, ân tam bảo, ân đất nước, ân đồng bào nhân loại; giúp con người thoát khỏi u mê và mở trí tuệ cho con người.

=> Cốt lõi của giáo lý Hòa Hảo là Học Phật, tu thân. Hòa Hảo nhấn mạnh muốn học Phật, tu thân thì phải dựa trên cơ sở đạo đức - đạo làm người. Không tu thân thì không gọi là học Phật được.

Giáo luật của Hòa Hảo rất đơn giản, mang tính dân dã và phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân Nam Bộ (tín đồ đọc sấm kệ viết bằng thơ, nôm na dễ thuộc); người nam búi tóc lại để giữ chữ hiếu với tổ tiên; ăn chay là bắt buộc (kiêng ăn mặn). Tín đồ quỳ trước bàn thờ thiên để sám hối (đọc sấm kệ, vái lạy trước bàn thờ tổ tiên) - giữ gìn một đời một đạo cho đến ngày "chung thân" - cuối đời. Lễ nghi thực hiện ở chùa Đất Sét (An Giang). Biểu tượng của Hòa Hảo là bức trần điều (là tấm vải đỏ sẫm, treo giữa nhà). Ở bên ngoài mỗi nhà đều có bàn thờ thiên (thờ thánh thần) và trên bàn thờ này sẽ cúng nước lã, bông tươi (thanh khiết) và hương (xua cái hôi hám); lễ xong lạy 4 phương 8 hướng. Ngày lễ Hòa Hảo có lễ Phật đản (8/4), sinh nhật Huỳnh Giáo chủ (25/11).

# Một số lý luận về Đạo ở Nam Bộ:

Ở Nam Bộ, người lập đạo là trí thức Tây học, chịu ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài - nhất là văn hóa Pháp. Lưu dân Việt, Hoa, Chăm tụ về đây mang theo nền văn hóa của họ => tạo sự hỗn dung văn hóa: thờ Thánh mẫu của người Việt - thánh Thiên Yana của người Chăm => thờ Bà Chúa Xứ ở Bình Dương, Núi Sam Châu Đốc; tín ngưỡng thờ ông Bổn, Quán Thánh của người Việt được thờ song song với tín ngưỡng thờ Thánh hoàng, Tiên sư (tổ nghề) và hòa trộn với nhau. Đất Nam Bộ phong phú về tài nguyên, thiên nhiên thuận lợi nhưng đầy khắc nghiệt => mang tính tâm linh. Mặc khác do chịu sự chi phối của điều kiện thực tế, nội dung các đạo rất giản dị, không gò bó. Đạo Phật được biến điệu thành Hòa Hảo gần gũi với nhân dân, không khổ hạnh, xoa dịu nhân dân. Người sáng lập đạo là người có học, tâm huyết - đáp ứng nhu cầu tâm linh. Đạo Thiên Chúa là tôn giáo của kẻ xâm lược nên bị nhân dân chống lại => phong trào "tị địa" sang vùng chưa chiếm diễn ra ồ ạt; những người đó sống vì nghĩa với dân, với nước; về sau thì lập đạo cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu tâm linh; kinh tế và tồn tại xã hội => cơ sở xã hội của Đạo ở Nam Bộ.

Hòa Hảo là tôn giáo của dân đô thị, được chính quyền nâng đỡ nền dễ dàng truyền bá sang miền Trung. Phật Thầy Tây An lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương năm 1849 là tạo điềm lành, tiếng thơm cho dân; đáp ứng nhu cầu có thật của người dân lúc đó; Phật Thầy bị người đời gọi là "Đạo Khùng" vì trạng thái nhập thần của ông => lôi kéo quần chúng, đánh bại đại dịch và chống giặc ngoại xâm. Phật Thầy có các bài thuốc gia truyền - dân trí thức (?) trong Phật giáo. Hòa Hảo tiếp thu thuyết cứu vớt của Phật giáo.

2.6. Islam giáo (Hồi giáo)

Islam giáo có khu vực nhất định và rất rộng lớn. Trước khi Hồi giáo ra đời, Arab tồn tại nhiều nhà nước phôi thai và các bộ lạc du mục (tính phụ hệ) và Muhammad là xuất thân từ bộ lạc du mục mạnh nhất là Quraysh, nghèo và mồ côi. Ở các bộ lạc du mục Arab, bắt đầu hình thành tục đa thê vì cần lực lượng lao động nhiều, muốn con trai. Vì là bộ lạc du mục nhanh nhẹn nên quá trình truyền bá thường là quyền lực + quyền lợi kinh tế, và nghĩa vụ "thánh chiến" đồng nghĩa với việc mở rộng lãnh thổ. Khác với Phật, Islam giáo truyền bá qua Tây Á và một phần người Nam Âu vì con người giống người Arab (theo tộc Semites), mâu thuẫn với đế quốc Byzance nên Hồi giáo du nhập dễ dàng và được cư dân bản địa chào đón nồng nhiệt - nó "bén rễ" vào địa phương nên Hồi giáo mặc dù biến mất ở Arab nhưng lại có mặt ở các nước khác.

Islam giáo ra đời trong bối cảnh bộ lạc có yêu cầu thống nhất về mặt lãnh thổ thành quốc gia - thống nhất bằng văn hóa và tôn giáo. Đầu thời kỳ Arab ra đời, Islam giáo được truyền bá đã có sự kết hợp chính trị + tôn giáo, bạo lực + tâm linh. Trước ngưỡng cửa của tín ngưỡng đa thần, Islam giáo thực sự đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và trở thành lực lượng chính trị => xác lập nhà nước thống nhất . Khác với các tôn giáo khác, Islam giáo có kết hợp vương quyền - thần quyền.

Sau khi thành lập Islam giáo, Muhammad đã dùng tiền kiếm được trong buôn bán để truyền giáo. Vì bị quý tộc Mecca chống đối (Mecca có nền kinh tế mạnh do hành hương, giàu có; thờ 3.333 vị thần tương ứng với 3.000 bộ lạc; có đền chung là Kaaba (khối lập phương) với Hòn Đá Đen linh thiên) nên Muhammad dẫn tín đồ (73 tín đồ thân tín, một số dân của tộc Quraysh) lên Yathrib (16/7/622). Tại đây, ông cảm hóa cho khoảng 15.000 dân Yathrib theo Islam giáo - lập Cộng đồng Islam giáo (Ummah); đổi tên thành El - Medinah (nơi trú quán của Tiên tri). Sau đó, ông dẫn tín đồ đánh Mecca => cuối cùng Mecca đầu hàng và Islam giáo chính thức xác lập trên vùng đất Arab rộng lớn này. Một điểm độc đáo của Islam giáo là, khác với Thiên Chúa luôn hủy hoại văn hóa thì Islam giáo có ý thức giữ gìn các tác phẩm của các tác giả Hy - La cổ đại; đọc và dịch thuật (dịch bao nhiêu - trả công bấy nhiêu). Ở Đông Nam Á, trừ Indonesia, Malaysia và Philipines, Islam giáo truyền bá vào đa số tầng lớp quý tộc, nơi khác là thiểu số - xu hướng đòi quyền lợi nên đấu tranh bằng hòa bình.

Muhammad sáng lập ra Islam giáo và nội dung của nó khá là nhiều. Theo Islam giáo, các tín đồ phải tuân phục Allah - Allah tỏa khắp vũ trụ nên Islam giáo không tôn giáo thuần túy (chính trị + tâm linh) và Giáo chủ nắm vương - thần quyền. Một trong 5 cốt đạo là phải phục tùng Allah; sự hưng thịnh - suy vọng đều do Allah quyết định nên mọi người phải tuân phục Allah, hành động theo lời Allah => con người không có tự do, không có quyền quyết định số mệnh, việc làm của họ phụ thuộc vào ý muốn của Allah và việc gì đã diễn ra thì tín đồ mặc nhiên công nhận rất tự nguyện (kính trọng, nhẫn nhục).

Thuyết tiền định của Islam giáo là phục tùng Allah. Con người phải phục tùng Allah và chịu sự phán xét của Allah vào ngày Tận thế: phục tùng tốt thì được tái sinh; không tuân phục, báng bổ Allah thì sẽ bị đày đọa khổ sở (năm 1989 một nhà văn Anh là S. Rushdie bị Iran trừng phạt vì viết tác phẩm báng bổ Allah), những người tử vì đạo sẽ được hưởng mọi sự khoái lạc trên thiên đường. Allah có quyền lực vô biên và quyết định số mệnh con người - thần linh quán xuyến bằng sức mạnh nên con người phải tuân phục.

Kinh Koran hình thành từ 2 bộ sách: Sunnah (nghĩa là đức tin, nói về phép xử thế, giải thích kinh Islam giáo) và Hadith (nghĩa là truyền thống, nói về cử chỉ - hành động của Tiên tri, phong tục tập quán). Nội dung của kinh quy định những điều cơ bản về Islam giáo vì ảnh hưởng của Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo. Thuyết Thượng đế tối cao (Allah) kế thừa từ Chúa Cha của Thiên Chúa và chúa Jehowah của Do Thái giáo; không có "Tam vị nhất thể" của Thiên Chúa; thừa nhận Abraham, Noe, Moises là Tiên tri - Muhammad là Tiên tri cuối cùng và vĩ đại nhất => lôi kéo tín đồ, bỏ 360 bức tượng để thờ Allah.

Khác biệt giữa Islam giáo với Thiên Chúa, Do Thái là:

- Tiếp thu các vị thánh, thần

- Thuyết sáng thế: thiên đường - địa ngục, ngày phán xét cuối cùng; tục tẩy uế của Do Thái; không ăn con vật bị bệnh và cấm ăn thịt heo, chó và uống rượu

- Thuyết tiền định: Islam giáo cho rằng, con người sinh ra từ một cục máu; xác là tạm thời và linh hồn là bất tử nên chú trọng con đường phục sinh (thiên đường - địa ngục, ngày phán xét cuối cùng), tử vì đạo được nhấn mạnh. Thuật ngữ "con dê thần" xuất hiện trong lễ hiến sinh Arab, về sau lan sang Trung - Nam Mỹ (giết con vật tế thần). Hiện nay Islam giáo có 1,3 tỷ người, trong đó Đông Nam Á 600 triệu, Phí 250 triệu, châu Đại Dương 1 triệu, Việt Nam 5 vạn người. Khi Islam giáo ra đời, nó là Thánh chiến; thế kỷ VII là thời kỳ thống trị của thủ lĩnh quân sự; thế kỷ VII - XIII là thời kỳ phong kiến với 2 triều đại Umayyad và Abbasid.

Islam giáo phân chia thành nhiều giáo phái:

- Shiites: không đồng ý cách chọn người kế nghiệp Tiên tri của thiểu số quý tộc Mecca - chọn người thuộc họ Ali lên nắm quyền; chủ trương bạo lực.

- Sunni: (đa số, con đường) thừa nhận cách chọn người kế vị Tiên tri, nhấn mạnh hành vi, có ở Afganistan

- Ismailis: có ở Đông Phi, Banglades

- Sufis: bùa phép, cuồng tín ở Iran, Afganistan

- Assasine : phái Ám sát ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư

- Babid ở Iran...

Ở Đông Nam Á, Islam giáo lan truyền sớm nhất là vào thế kỷ VII qua hướng Ấn Độ - vào Đông Nam Á mạnh nhất là thế kỷ X - XI. Do nằm chính giữa và tiếp giáp ba châu lục, nên thuận lợi cho buôn bán. Người Islam buôn bán giỏi và trả giá rất tài. Người Âu thèm khát nguyên liệu phong phú ở vùng đất này (khi họ qua Arab thi bị chém với giá cắt cổ - gấp 10 lần giá thị trường)). Người Âu sang Đông Nam Á đã cho cư dân bản địa độc quyền (1/2 giá hàng hóa), có lợi nhuận nên người bản địa - Âu châu theo (hai bên cùng có lợi). Đến thế kỷ XV, trừ Thái Lan và Đại Việt thì nhiều quốc gia khác đang trên đường suy vong. Có 2 tôn giáo chiếm đa số là Phật, Ấn Độ - đa số quý tộc theo, nhưng nhân dân không theo nữa, họ theo Islam giáo như là công cụ chống lại phong kiến => Islam giáo có chỗ đứng, được bản địa hóa và trở thành tôn giáo thuần nhất bản địa

2.7. Một vài nét về sự phát triển Nho giáo ở Việt Nam

Nho giáo là hệ thống chính trị - xã hội, một hệ tư tưởng lớn. Giống như Phật giáo, Nho giáo là một lý luận triết học; với cải cách Đổng Trọng Thư thời Hán (học thuyết "thiên nhân cảm ứng") thì Nho giáo lúc này đã nhuốm màu sắc thần bí, có yếu tố tôn giáo và bén rễ trong văn hóa Việt Nam thông qua chính trị, xã hội, chế độ khoa cử; gắn với tôn ty trật tự xã hội với tư cách là luân lý, nguyên tắc => thể hiện thứ bậc, sự ổn định trong gia đình và xã hội - tạo sự cân bằng. Hệ thống triết học của Nho giáo là thuyết "nhân sinh" (không thế giới quan) - được giải quyết trực tiếp. Trung Quốc luôn có nội chiến liên miên => ổn định xã hội là một yêu cầu lịch sử. Phái "bách gia chư tử" hình thành cũng vì mục đích - đó là ổn định trật tự xã hội, tạo thế cân bằng.

Nho giáo truyền bá vào Việt Nam thời Bắc thuộc và trở thành công cụ của kẻ thống trị, áp đặt cơ tầng lên văn hóa của người Việt cổ. Những nội dung của nó được sử dụng như một thành tổ văn hóa, bước dầu bén rẽ vào quan lại thống trị bản xứ, tay sai của chính quyền đôp hộ. Thời tự chủ, Nho giáo có vai trò lớn trong xã hội, cho ra hệ tư tưởng thống nhất để hình thành bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội, không chỉ ảnh hưởng ở Việt Nam mà còn ảnh hưởng sang các nước khác Triều Tiên, Nhật Bản. Nó thực sự trở thành tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc trong suốt 2.000 năm qua (lấy mốc thời kỳ Hán Vũ đế đưa Nho giáo thành tư tưởng duy nhất tống trị đất nước (136 TCN)). sau nội chiến dài gần 1.000 năm, Trung Quốc cần có sự thống nhất (không gia tăng mâu thuẫn xã hội), tạo sự ổn định cho quốc gia.

Tương đồng Phật - Nho là sự thống nhất quốc gia, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng - hành xử của nhân dân. Thời Hán Vũ đế, Nho giáo là quốc giáo suốt thời Lưỡng Hán - hạt nhân là "đức trị" (chuyển hóa, yêu thương con người). Các triều đại Trung Hoa dùng nó như một công cụ thống trị xã hội => mị dân; hệ thống khoa cử tạo ra tầng lớp quan lại trí thức. Biện pháp thực hiện Nho giáo là Pháp gia (thủ đoạn, âm mưu, thăng chức, thưởng phạt...); Pháp gia là chính, Nho chỉ là hình thức. Trong 2.000 năm tồn tại, Nho giáo góp phần hình thành thiết chế xã hội, thể chế nhà nước và nền tảng đạo đức của nhà nước phong kiến; các vương triều Trung Hoa đồng nhất vương - thần quyền (tôn giáo hóa); Việt Nam thì Nho là một phần của "Tam giáo đồng nguyên".

Nho giáo gắn với Khổng Tử. Trước Nho giáo thì có thuyết Bát quái của Phục Hy, "Điển hình" (phép thưởng phạt) của Nghiêu Thuấn; "Cửu trù" của Hạ Vũ (gồm: mô (mưu mô), huấn (lạy người), cáo (trên dưới), pháp điển (phép tắt), thệ (cư xử), mệnh (lệnh cấp trên)...), Chu Công có quy chế lễ tiết - lễ nhạc. Nho giáo là tổng hợp các trị thức từ các học thuyết trên và trở thành một học thuyết chính trị - xã hội. Khổng Tử là người nước Lỗ, làm chức Tư khấu (tể tướng) - chức quan rất to. Ông mở trường dạy học và viết sách (có khái niệm "Cổ lỗ sĩ" - lời dạy kẻ sĩ nước Lỗ đến gia đình). Ông soạn ra Ngũ kinh: Thi, Thư (ghi chép tri thức), Lễ, Xuân Thu (sử nước Lỗ), Dịch (dịch chuyển vũ trụ); là nhà giáo dục lớn, phương pháp học là tự khám phá "tiên học lễ hậu học văn".

* Bát điều trong Nho giáo:

- Hiếu (thờ cha mẹ) - Tu (tu thân)

- Lễ (anh em hòa thuận) - Tề (giữ nhà)

- Trung (trung thành) - Trị (giúp vua trị nước)

- Thứ (lẽ đời) - Bình (bình yên thiên hạ)

* Lục nghệ trong Nho giáo:

- Lễ (quan hệ xã giao) - Thư (văn chương, thơ)

- Nhạc (thú vui giải trí) - Số (toán học)

- Xa (bắn cung, cưỡi ngựa) - Tướng (số mệnh quốc gia)

Thời Tống, Khổng Tử được suy tôn làm Thánh; bài vị Chí Văn Thánh Văn Thiên Vương (Văn Thánh - miếu Khổng Tử). Khổng Tử là nhà tư tưởng, văn hóa - giáo dục, đạo đức. Ông tổng kết tất cả các trị thức, học thuật nhằm xây dựng xã hội hòa mục - trật tự; sử dụng học thuyết "con người có đạo đức, gia đình mình yên ổn" làm chuẩn mực để xây dựng gia đình ổn định. Con người ứng xử có nhân văn (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), "chính danh định phận" (việc làm, vị trí đứng) rất chính xác. "Vị" nói đến 4 vòng danh lợi của con người: vị - danh - quyền - lợi. Thời phong kiến, vua định ra danh phận - định danh cho con người và con người phải phục tùng Vua. Người có học luôn đứng ở vị trí cao (danh vọng lớn), Nho giáo đề cao học hành.. Khổng Tử sáng lập ra Nho học; nhà Nhỏ hợp thành trường phái gọi là Nho gia => hình thành lý luận trời, đất, xã hội và con người; quy định Tứ thư và Ngũ kinh làm nền tảng khoa cử (đào tạo quan lại), học thuật xã hội và mối quan hệ giữa con người với nhau. Đổng Trọng Thư cho nhuốm màu sắc tôn giáo.

Thời kỳ hình thành (thế kỷ VI - III TCN) từ Khổng Tử đến Tuân Tử, Nho giáo hình thành học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức và hình thành Tứ thư, Ngũ kinh

Thời kỳ Hán Nho (thế kỷ VI - III TCN) từ Khổng Tử đến Tuân Tử, Nho giáo hình thành thiết chế xã hội (được hệ thống hóa tư tưởng), kinh Dịch được đề cao.

Thời kỳ thế kỷ II - VII, Nho giáo là thể chế nhà nước và mang tính tôn giáo, với thuyết "Thiên nhân cảm ứng" (liên hệ Trời - người, số mệnh) liên quan đến một số phạm trù triết học (Âm - Dương, Ngũ Hành) và Kinh Dịch thần bí hóa mang tính tôn giáo (Âm - Dương, Tứ tượng, Bát quái, Trùng quái (4096 quẻ)), bói toán và tướng số.

Nho giáo thời Tống (960 - 1279) là lý luận triết học không ổn định với sự cao siêu của Phật, Đạo (thâm thúy, cao siêu) - chuyển biến, trang bị lý luận nhưng sùng cổ, phủ nhận tiến bộ xã hội. Nho câu nệ câu chữ - phản tiến bộ, kìm hãm; xuất hiện quan hệ Lý - Khí (Trình Di, Trình Hạo, Chu Đôn Di...). Trung Quốc thống nhất quan hệ Lý - Khí; hai cái này chuyển hóa tạo động lực giúp sự vật phát triển. có trước, là thái cực và mang tính vô huyền; Khí có sau, là vật chất mang tính hữu hình.

Quan điểm về vũ trụ: thể hiện trong "tam vị nhất thể". Nho giáo cho rằng, thế giới có 2 thể là Âm, Dương với cốt lõi là 3 yếu tố: Trời, Đất, Vạn vật (trong đó có người). Ánh sáng là Lý, Đất là Khí; Âm Dương Vạn vật do Lý biến mà thành. Có 4 đặc điểm: Chính (thông suốt), Thông (hở), Thiên (lệch), Tắc (không lối thoát)

Quan niệm về con người: Nho giáo quan niệm con người có chính (giấy trắng), hoàn cảnh tạo ra thời khí (nhân chi sơ tính bản thiện). Con người phải gắn với gia đình, xã hội, làng nước, chính quyền và các vấn đề liên quan. Nho giáo với thuyết "ứng xử trong mối quan hệ với con người" đã nói rằng, con người phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội (nghĩa vụ, trách nhiệm), tu thân (đạo đức) để được danh phận cao. Nho giáo giải quyết mối quan hệ con người - gia đình - xã hội theo trật tự, thứ bậc:

Vua ===> Khanh (đại thần), quan (bề tôi) ====> Lê dân

Thứ bậc xã hội hình thành luân lý xã hội (quan hệ, chuẩn mực) >< loạn luân. Vua định ra thân phận cho dân.

Quan niệm về con người và thế giới bên kia: Con người do Lý - Khí tạo ra. Khí (thể xác) tan rã, lý thoát ra tạo thành linh hồn. Linh hồn không phiêu du khắp nơi mà về với tổ tiên, phù hộ độ trì con cháu => tập tục ma chay, yểm bùa, cầu hồn (đàn chay cầu siêu). Thờ tổ tiên là việc rất trọng đại, thể hiện sự hiếu dễ bởi vì quan niệm Tiên tổ sinh ra mình nên Nho không có thiên đường - địa ngục; người chết ở cạnh người sống - người sống có tội với Tổ tiên. Nho tiếp thu Phật, Đạo tạo thành thế giới tâm linh:

+ Thánh nhân: người được sinh ra lúc trời - đất giao hòa => hoàn thiện, dạy dỗ người khác. Nho kính trời, kinh Thánh nhân. Vừa là mệnh trời, quân dân phải tuân phục Vua.

+ Thần quỷ: Con người khi chết rồi thì có hai phần là khí, phách. Khí là xác thịt, chui xuống đất tạo thành quỷ; hồn bay lên thành thần linh. Thần quỷ của Nho >< Quỷ thần của Đạo giáo, thần quỷ là thống nhất với tổ tiên; phách biểu hiện sự sung mãn của quỷ => khí phách là sự đầy đủ, hoàn thiện. Nho giáo là phức hợp giữa thần - quỷ; thờ Tổ tiên là vinh dự cao cả. Nho dạy con người không sợ quỷ, thờ cúng quỷ thần để cầu phúc; "kính nhi viễn chi" (kính thần như sinh ra thần). Hồn (khí) thoát khỏi xác (lý) trở thành thần; Vía là một phần khí còn lưu lại. Con người có Lý - khí tương đương với hồn - vía: 3 hồn 7 vía, 3 hồn 9 vía.

Học thuyết chính trị - xã hội là cốt lõi của Nho giáo, được các vương triều Trung Quốc sử dụng như một thiết chế xã hội. Nho cho rằng con người có dục vọng thì sẽ mất đi lẽ phải, đường đi đúng; tu thân bằng học hành thì sẽ làm con người trở nên cao quý, trí tuệ ngày càng tăng lên. Cơ sở tổ chức gia đình là lấy gia đình, dòng họ làm gốc. Con người giữ nhà, quán xuyến gia đình, làng nước và quốc gia => ổn định xã hội. Nho giáo hình thành học thuyết ứng xử, đạo đức xã hội theo Tam cương - Ngũ thường, Tam tòng - Tứ đức. Quân tử là quý tộc; quan hệ gia đình - thầy trò - bạn bè gọi là Lục kỷ (kính, thiên, nghĩa, tịnh, lễ, tín) và Lục nghệ với 2 chuẩn mực (cương, thường), Lục kỷ, Tam tòng - Tứ đức, liên quan đến lý luận Nho giáo, Đạo và Phật giáo (con người, gia đình và số mệnh) - học thuyết chính trị, tôn giáo.

Nơi thờ Nho giáo là Văn miếu (cả nước), Văn chỉ (địa phương) là nơi thờ cúng và học hành. Nho sĩ trước và sau khi đỗ đạt trong thi cử đều phải đến Văn Miếu, lạy để tạ ơn thánh hiền. Bố trí:

+ Khổng Tử

+ 4 vị tiên hiền

+ 72 vị hiền tài (thất thập nhị hiền)

+ Hậu hiền

Hằng năm, Văn miếu được đóng góp để tu bổ, củng cố hơn. Nho không giáo hội, thờ Thành hoàng.

* Hoạt động tâm linh - tín ngưỡng thờ Mẫu:

Người Việt nhận thức, cái anh tú của trời đất là sông nước - thần linh (đem lại sự sống cho con người). Thần linh có từ 600 năm trước, vào thế kỷ XVI ở núi Khế (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Thần linh là thế lực cao siêu, có tác động đến cuộc sống của con người. Trong cuộc sống đầy tính xô bồ thì người Việt rất mê tín (khắp cả nước). Người Việt đặt thân linh ngang với thánh; thần với thánh là khác nhau - khác ở chỗ thánh là người có trí tuệ diệt u tối (mầm mống tội ác). Họ hướng tới cái thiện tâm trên nền tảng nhân văn; Tâm tình cảm, suy nghĩ, ứng xử; có bến đỗ thì là trí tuệ, không thì mê tín. Vào chùa thì phải thắp hương (tâm hương - ngũ hương), thắp hương phải hướng Phật => hướng về trí tuệ, không bị giày vò bởi cuộc sống ưu phiền, thanh thoát với tổ tiên. Thờ tổ tiên là cầu mong sự an bình, cuộc sống tốt đẹp; thắp 3 nén hương (động => biến đổi => chuyển dịch.

Về tôn giáo tín ngưỡng, người Việt trước kia chưa có tôn giáo; ông Phật là từ phương Nam, gần gũi và bình dân; Phật là của dòng Thiền tông (triết học cao siêu, có từ trí thức). Người dân đồng nhất Phật với ông Phật (tu hành => quả Phật, tin vào Phật pháp). Phật là trí tuệ, rất cao siêu và mầu nhiệm, thâm thúy => dân theo Phật vì là đạo trí tuệ nhất, đưa con người khỏi u tôi đến nơi sáng lạn. Phật dạy theo thánh thiện trên nền tảng trí tuệ (là bản chất), nhưng bất cập vì nó đưa công đức, lộc cho nhà giàu; nhà nghèo không có. Không có trí tuệ thì không hiểu được bản chất vũ trụ, xã hội con người. Cái hay của Phật giáo là chú ý cái Tâm; thuyết duy vật của Phật cho rằng, trí tuệ là một thứ vạn năng; con - người luôn có trái tim, máu để sản sinh mọi hoạt động. Chúng sinh có sinh - diệt, sống - chết là quy luật và mang tính vô thường. Nguyên lý của Phật rất sâu sa, khi nghiên cứu triết lý Phật thì ta giải thích được nhiều hiện tượng vật chất, tinh thần trong cuộc sống. Ở Đông Nam Á, Phật vào theo xu hướng "nhập thế", đi vào cốt cách nhân văn (người dân phương Nam trọng tình, không trọng lý). Phật không có luân hồi như Balamon, chỉ có vong hồn, từ bi và thoát tục. Cuộc sống tâm linh Việt Nam làm Phật có tính thần, vào chùa phải thành tâm và nghiêm trang.

Nho vốn là hệ thống triết học, gắn liền với tư tưởng tề gia trị quốc bình thiên hạ. Hệ thống triết học Nho học gắn với tâm linh Ấn Độ khác Trung Hoa. Ấn Độ quan tâm đến triết lý thế giới quan dịch chuyển vũ trụ, vận động biến đổi - nhưng yên bình (đẳng cấp, công xã nông thôn); triết học Trung Hoa thì tiêu cực và đóng kín, phù hợp với tình hình Trung Hoa luôn có loạn lạc, xung đột. Lịch sử Trung Hoa là lịch sử của xung đột, nội chiến liên miên - suy kiệt nhân lực, các tộc người man rợ cai trị hàng thế kỷ (Mông Cổ, Mãn Châu; người Hán luôn khinh rẻ, coi thường); tề gia trị quốc bình thiên hạ để cai trị Trung Hoa thời tao loạn - là tất yếu nên hệ tư tưởng Trung Hoa ít nói về vũ trụ và thế giới quan. Về sau, cái nôi Trung Hoa tiếp nhận tư duy của các tộc người Bách Việt ở Nam Trường Giang, nên thành tựu ưu tú nhất đó là dịch học (triết lý thế giới quan người Việt). Tư duy người Hán là phân tích - tổng hợp, hệ thống hóa các thành tố văn minh phương Nam tạo thành hệ thống triết học hoàn chỉnh. Có dịch hoc, Nho có yếu tố nội sinh và là tư tưởng chính trị chính thống. Hệ chính trị - tôn giáo là học thuyết tồn tại ở Trung Hoa suốt gần 2.000 năm, ảnh hưởng đến láng giềng với cốt lõi là chính trị - xã hội dựa trên tư duy - trí tuệ, không theo họ hàng và mang tính dân chủ. Con người có ý chí, trí tuệ thì khi thi cử thì đỗ đạt và được phong chức tước; học hành là con đường tiến thân, đổi đời và phân biệt đẳng cấp. Nho khi vào Việt Nam thì nó thay đổi mọi thứ theo kiểu Trung Hoa - mang yếu tố thủ cựu và mầm mống làm mất nước. Phái Trúc Lâm của Trần Nhân Tông ra đời như một phái chính trị, muốn bảo tồn độc lập dân tộc; nhưng thực chất nó không mạnh và không định lại sự lấn lướt của Nho giáo. 600 năm sau, một vị tướng thời Tây Sơn là Ngô Thì Nhậm (Ngô Thời Nhiệm) tự xưng là Trúc Lâm đệ tứ Tổ, nhưng không cứu vãn Trúc Lâm. Trúc Lâm từ đó về sau không tồn tại vì không hợp thời. Thế kỷ XVII - XVIII, niềm tin Phật giáo bị mất nên có sự tiêu cực. Thế kỷ XV, Nho đạt cực thịnh thời Lê Thánh tông. Sau thời Lê Hiến tông, Nhỏ bị suy đồi vì có Vua Quỷ, Vua Lợn - lòng tin Nho giáo bị khủng hoảng nghiêm trọng.

Nhiều tài liệu chính thống, nhận định của nhiều nhà sử học nói nhà Mạc là ngụy triều. Nhà Mạc tồn tại 130 năm, nổi bậc nhất là về ngoại thương; do vua khai lập triều Mạc là con buôn, có thế lực. Thời Mạc, Đại Việt là cường quốc gốm sứ lớn chỉ sau Trung Hoa và Nhật Bản. Ngoại thương nhà Mạc đối lập với quan niệm truyền thống của Nho "nhu mì sau lũy tre xanh bình yên"; Nho giáo suy đồi và mang tính sùng cổ. Sự ra đời của nhà Mạc là đối lập với Lê - Trịnh theo Nho giáo lỗi thời, sùng cổ. Thời Mạc là thời phát triển của xã hội có chức vụ; nhiều nhà Nho không tín Nho phong (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan) nên đã kết hợp với Lão giáo hình thành học thuyết mới là "vô vi" (không làm gì - tư tưởng của Lão giáo). Nhiều nhà nghiên cứu phương Đông cho rằng Lão Tử là nhà triết học thâm thúy nhất, mang ý nghĩa sâu sắc nhất. Trong cuộc khủng hoảng xã hội đang diễn ra sâu sắc, triết gia "vô vi" không tin theo lễ đời mà tin theo lẽ trời, theo lẽ tự nhiên. Đạo Lão cho rằng, con người là sản phẩm của tự nhiên; bước theo lẽ trời thì Nho "vô vi" chủ trương không có sự chiếm hữu - công hữu; luôn yêu thiên nhiên, đồng nội và con người. Các trí thức lúc này lui về ở ẩn trong quán và am, hòa vào cuộc sống và xã hội của người dân; vua chúa họ Trịnh - Nguyễn vào xin ý kiến của những người trí thức đặc biệt này. Nguyễn Bình Khiêm là đại diện nổi bật của học thuyết "vô vi" trong Nho giáo. Người Việt tiếp thu đạo Lão là điều tất yếu, đáp ưng nhu cầu tâm linh của bộ phận dân chúng có tín ngưỡng mà bộ phận trí thức theo Lão giáo, nên có ảnh hưởng đến các tầng lớp khác. Hiểu nội dung của Lão Tử thì nó áp đảo cuộc sống con người, đưa họ về với tự nhiên.

Phật trí tuệ, thánh thiện nhưng ban đầu thì không như thế. Phật cho rằng, 7 bước trên trời có ta - tính kiêu ngạo, tự phụ của vương công quyền quý. Khi chưa giác ngộ, Phật dạy "vô chất"; tu 6 năm ở đỉnh Himalaya nhưng không tìm ra chân lý vì khổ hạnh. Tích Phật viết rằng, sau 6 năm tu trên núi, Phật xuống núi, uông cốc sữa của cô gái chăn cừu tặng cho, cảm thấy khoan khoái (không khổ hạnh là gian dối) và đi hướng khác, ứng xử theo lẽ đời (vô thường). Ứng xử cuộc đời không lệ thuộc vào vật chất mà là vô chất. Trung Quốc có ăn chay vì sư sãi ăn không ngồi rồi, tiêu biểu là Lỗ Trí Thâm. Phật phát hiện "Tâm" là cái quan trọng, không hình thức - phù hợp với cư dân phương Nam vốn chú trọng nông nghiệp; chỉ tồn tại với hình thức tín ngưỡng, chưa là tôn giáo.

Thánh Mẫu là tín ngưỡng thờ Nữ thần. Dân tộc tôn sùng nữ thần đầu tiên là người Hy Lạp (nữ thần Athena, Hellas, Hera...), kế là người Nhật Bản (thờ nữ thần Mặt Trời Amaterasu no-mikami). Các nữ thần có hình dạng khác nhau: đầy đặn (nữ thần Aphrodites), phẳng lỳ (nữ thần Atemites). Thánh Mẫu là tín ngưỡng mẫu hệ với ý nghĩa gửi gắm niềm tin, cầu mong sự che chở của lực lượng siêu nhiên qua nữ thần. Thánh Mẫu ở Việt Nam là văn minh lúa nước. Cư dân nông nghiệp chú trọng Đất Mẹ (âm) đối lập với Trời (dương). Trong tâm thức tín ngưỡng người Việt, vai trò của Mẹ được xem là yếu tố Nước có ấn tượng với nhân dân; như hiện tượng Hai Bà Trưng hô quân 1 cái - 65 thành trì hưởng ứng => có ảnh hưởng và uy tín lớn. Lúa Mẹ là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước, nó ra đời từ rất lâu và tồn tại ở tập tục thờ Thần Lúa ở các dân tộc thiểu số. Tín ngưỡng Mẹ bắt nguồn từ tín ngưỡng Mẫu hệ ở Bắc Bộ nói riêng và Đông Nam Á nói chung; được chú trọng đặc biệt. Người phụ nữ đảm đương nhiều công việc: nội trợ, đồng áng, giữ tiền - của, sinh đẻ) nên rất được tôn trọng. Văn hóa, tâm linh người phương Nam khác, đối lập phương Bắc và rất bền vững. Người Việt hay làm ngược, họ sống trong thế giới tự nhiên có những thuận lợi, hào phóng và chịu sự khắc nghiệt của nó. Do yêu cầu của tự nhiên nên có sự phù hộ của Mẹ thiên nhiên; các Mẫu đều có nguồn gốc thánh thần. Mẫu Thoải là người sáng tạo ra sông nước ở Kinh Xuyên; là một lực lượng siêu nhiên (nửa huyền thoại, nửa lịch sử) => là thủy tổ của người Việt cổ. Cư dân Việt thờ chim Lạc - tượng trưng cho đầm lầy, sự khai phá; thờ chủ yếu ở trung du. Khi đạt đến trình độ phát triển cao (bọc trăm trứng), họ khai phá vùng đầm lầy và tháo nước => thành đồng bằng châu thổ rộng lớn. Mẫu Thượng Ngàn là con cháu vua Hùng (nửa huyền thoại, nửa lịch sử), có nhiệm vụ bảo hộ làng, rừng; là hiện thân của Thánh Mẫu coi sóc rừng núi ở đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân thờ Mẫu Thượng Ngàn ở hai đền: đền Suối Mỡ ở Bắc Giang, đền ở Bắc Lệ (Lạng Sơn), cai quản vùng trời - đất, khí hậu, mùa màng; ở cao nên ít ai thờ phụng. Quốc mẫu Âu Cơ là Mẫu chung của đất nước, Mẹ chung của người Việt; được thờ ở vùng Lâm Thao (trung du) - điều kiện bắt đầu để người dân khai phá đồng bằng. Mẫu Địa (Mẹ Đất) ở đồng bằng có cách giải thích khác. Mẹ Đất là người to lớn và vĩ đại; Đất chính là nơi trồng lúa, gạo, ngô nuôi sống con người; cung cấp gạch ngói tạo nơi cư trú cho con người - là hình thái của sự sống; Đất cũng là nơi đưa con người vào cõi vĩnh hằng. Nhân vật đặc biệt là Mẫu Liễu Hạnh, bà được đồng nhất với Mẫu Địa. Bà là vị Thánh Mẫu; gắn với truyền thuyết người trần lấy vợ tiên. Trong tâm thức người Việt, Mẫu Thượng Thiên là Mẹ Trời giáng trần, Mẫu nghi thiên hạ (Mẹ của muôn dân) và là một trong Tứ bất tử (Liễu Hạnh, Phù Đổng Thiên Vương, thánh Tản Viên và Chử Đồng Tử). Liễu Hạnh có nhiều truyền thuyết kể đến, bà là Thiên thần và thể hiện nhận thức của người Việt trong đời sống tôn giáo, ban lộc trừ ác. Liễu Hạnh biến hòa thành Thiên, đồng nhất với Mẫu Thoải; hiện nay có lễ hội Phủ Giầy ở Hải Dương, hội đền Sòng ở Thanh Hóa tưởng nhớ Bà.

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục Chính trị, Cục dân vận và truyên truyền đặc biệt (1998), Tìm hiểu về tôn giáo, NXB.QĐND, Hà Nội.

2. Đỗ Quang Hưng (1990), Một số vấn đề về Thiên chúa giáo ở Việt Nam, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.

3. Lương Thị Thoa (2000), Lịch sử ba tôn giáo thế giới, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người hiện nay, NXB.CTQG, Hà Nội.

5. Cac Mac, “Lời nói đầu của Phê phán triết học Hê ghen”, trong Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB. Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1997, tr.84-86.

6. Chủ nghĩa Mác-Lênin bàn về lịch sử, Hai tập, NXB. Sử học, Hà Nội, 1962.

7. Lênin, “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo”, trong Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB. Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1997, tr. 211- 236.

8. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, Tập 1: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. John Bowker (2003), Các tôn giáo trên thế giới, NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội.