Một số tư liệu mới qua Hồi ký của cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev, phần 1

Bài này trích dẫn một số tư liệu mới từ Hồi ký của cựu Tổng thống Liên Xô - quyển "Đời tôi - hồi tưởng và suy ngẫm 1", được Nxb KHXH dịch và xuất bản cuối năm 2018. Mời quý vị đón xem....

- Tình hình nước Nga (vùng Stavropol) trước cách mạng 1917: vùng Stavropol là vùng đất cằn cỗi nối liên châu Âu và châu Á và toàn vùng nằm trên một cao nguyên.

Mùa đông khắc nghiệt cuối thế kỷ XIX xuống tới âm 20 - 30 độ C. Nhưng tai họa lớn nhất là những cơn gió khô và bão cát trong những năm khô hạn và giá lạnh phá hủy mùa màng. Theo thống kê, những kiểu thảm họa thiên tai này xảy ra khá thường xuyên trong suốt một trăm năm qua. Lịch sử từng ghi nhận trận bão tuyết tháng 4/1898 đã làm chết 200.000 gia súc.

Trong những năm đầu thế kỷ XX, tỉnh Stavropol có 1 triệu dân. Phần lớn là người Nga, người Turkmen, người Armenia, người Gruzia, người Hy Lạp, người Estonia, người Do Thái và người Ba Lan. Có cả những người Đức giàu có trong các trang trại ở thảo nguyên. Khoảng 40% đất đai thuộc về người du mục, chủ yếu là người Nogais, người Kalmyk và người Turkmen. Trên thực tế, những người Bắc Kavkaz (người Karachai, Circassia và Abazin) chưa trở thành một phần lãnh thổ cho tới thời Liên Xô.

Tỉnh có hai thành phố và 133 làng xã (mỗi làng không quá 15.000 người), 177 trang trại, 11 ga xe lửa, 9 bưu điện, 34 bác sĩ, 5 trường cấp 3, 313 trường tiểu học và 3 nhà sách.

Nền kinh tế của vùng mang tính chất nông nghiệp: ngũ cốc, chăn nuôi cừu và gia súc. Sản phẩm được bán sang Petersburg, Moskwa và Paris. Ngành công nghiệp còn èo uột: 4 nhà máy xay bột, một xưởng nấu sáp để làm nến, sản xuất dầu thực vật, ủ rượu vang, da và gạch

Cơ cấu xã hội: khá nhiều quý tộc nhỏ, địa chủ lớn, tăng lữ, nhà buôn và thương nhân đủ loại, tiểu tư sản trung lưu (công chức, quan chức nhà nước và chủ đất nhỏ), tầng lớp nông dân chiếm 90% dân số (mỗi người sở hữu 2 => 5 desyatin - 1 desyatin = 1,1 hecta), người lao động (gồm nhiều nông dân) và dân du mục

(trích quyển 1, tr. 18 - 19)

- Tư liệu về dân tộc, văn hóa Nga trước cách mạng 1917 (quyển 1, tr.21 - 22): Thời gian tôi (Gorbachev) ở Stavropol, ngoài người Nga chiếm 83% dân số, còn có người Abazin, người Nogais, người Circessia, người Hy Lạp, người Turkmen... Mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng và phong tục tập quán riêng biệt. Đầu thế kỷ XX ta vẫn nhìn thấy sự pha trộn của các loại hình làng xã bên cạnh nhau: làng aul của người dân vùng núi Kavkaz với những túp lều salkya và những bức tường đá, làng stanitsa của người Kozak và selo của người Nga với những túp lều bằng đất sét, rơm rạ và phân bò lợp rạ hay sậy. Và bắt buộc phải có hàng rào liễu đan.

Người dân địa phương để hòa hợp và thỏa hiệp với nhau để sinh tồn. Cuộc sống trong môi trường đa sắc tộc đa ngôn ngữ đã nuôi dưỡng sự khoan dung, thái độ quan tâm kính trọng lẫn nhau. Chế nhạo một người dân miền núi đồng nghĩa với việc có thêm một kẻ tử thù (...). Người sơn cước rất hiếu khách. Với anh ta, có khách giống như hít thở không khí. Tuy nhiên, nếu người khách ở chơi quá lâu thì người sơn cước sẽ ngạt thở (....)

Chính tại nơi chôn nhau cắt rốn của mình, tôi học được bài học về chủ nghĩa quốc tế. Người dân ở đây sống kề vai sát cánh lẫn nhau, và có khi trong một ngôi làng người dân của những sắc tộc khác nhau sinh sống cùng nhau, stanitsa hoặc aul là những người bảo tồn truyền thống văn hóa của nhau. Đồng thời họ vẫn giúp đỡ nhau, vẫn viếng thăm nhau, tìm ra ngôn ngữ chung và làm việc cùng nhau.

Khi tôi trở thành Tổng thống Liên Xô và phải đối mặt với các vấn đề sắc tộc, thiên hướng của tôi là tìm kiếm sự nhượng bộ trong những tình huống xung đột dựa trên văn hóa tâm linh của vùng Bắc Kavkaz.

- Tư liệu về Chiến tranh vệ quốc (1941 - 1945), trích quyển 1 ở tr. 36 - 45 (một số đoạn liên quan):

Sau nạn đói năm 1933, Liên Xô trở lại yên bình. Chúng tôi có truyền thống ra ngoài thảo nguyên hay đi picnic vào ngày nghỉ. Người dân cùng gia đình đi trên xe ngựa hoặc xe bò, thậm chí là đi bộ nếu không quá xa. Trẻ em chơi lapta (một trò chơi như bòng chày) hoặc chizhik, trò đá bóng bằng những quả bóng tự làm. Các bà mẹ nói chuyện, các ông bố trao đổi công việc (có uống và hát). Quá say thì đàn ông đánh nhau, phụ nữ can ngăn bằng cách cùng nhau ngã đè lên người họ (...). Người dân mua được giày dép, vải bông, muối, cá trích, cá khamsa, diêm, cá con muối, nến và xà phòng.

Chủ nhật ngày 22/6/1941, trong một lần đi chơi như thế, một người đàn ông phi ngựa nước đại tới quát lớn: "Chiến tranh" và kêu gọi mọi người tập trung tại quảng trường trung tâm Privolnoye lúc 12 giờ để nghe Molotov phát biểu. Do tại quảng trường không có loa nên người dân thủ sẵn radio để nghe ngóng. Tổng động viên bắt đầu, và từ mùa thu các gia đình bắt đầu nhân giấy báo tử.

Các chiến sĩ biên phòng là những người đầu tiên đối mặt với quân phát xít. Hầu hết bọn họ đều không trở về từ mặt trận; chỉ 5% đàn ông sinh ra trong khoảng thời gian này là sống sót. Nỗi buồn của những người mẹ, người vợ, con và người yêu là vô hạn (....) Tới mùa đông 1941, quân Đức đã tới gần ngoại ô Moskwa và tiến nhanh đến Tagarog, cách Privolnoye chừng 200 km. Ở các làng, người đàn ông chờ đón đọc các tờ báo; cho đến các buổi tối mùa thu và mùa đông, nhưng người phụ nữ tụ tập tại nhà Gorbachev và cậu bé (Mikhail) đọc các bài phóng sự cho họ nghe. Họ bói bài ở lò sưởi và bàn luận về những người chồng của mình.

Mùa đông 1941 thật khắc nghiệt. Ở miền nam chúng tôi, tuyết bắt đầu rơi ngày 8/10. Tuyết và gió kéo dài vài ngày. Tất cả những ngôi nhà đều chìm trong bão tuyết. Khi tuyết tan, người dân trèo ra khỏi nhà và giúp nhau dọn tuyết. Vài tuần liên chúng tôi không có tin tức gì bên ngoài. Sau đó tôi đọc báo biết tin Moskwa vẫn đứng vững, đọc câu chuyện về thiếu niên anh hùng Zoya chống quân Đức trong tập truyện Tanya cho các bà mẹ nghe. Họ chấn động bởi sự tàn bạo của quân Đức.

Mùa đông quá khắc nghiệt khiến cuộc sống người dân quá khó khăn. Nhiều nhà dân dự trữ đủ lương thực, nhưng thức ăn cho gia súc luôn thiếu thốn vì rơm rạ bị tuyết bao phủ gần hết. Nhiều người phụ nữ đi thu hoạch rơm rạ và một số người bị lính của chính quyền Zagotskot bắt giữ - về sau được thả ra.

Mùa hè năm 1942, tôi (Mikhail) theo gia đình di tản sang vùng khác. Một số gia đình đem theo gia súc theo, mang balo với túi; các thùng dầu thì đổ hết xuống dòng sông cạn Yegorlyk, ngũ cốc bị thiêu hủy để không lọt vào tay kẻ thù. Tháng 6/1942, quân Liên Xô rút lui trong hỗn loạn khi tiếng súng, tiếng bom nổ ngày càng gần hơn. Cùng với người hàng xóm, chúng tôi đào hào trên con dốc xuống sông và lần đầu tiên tôi thấy dàn tên lửa Katyusha khai hỏa: những mũi tên bốc lửa bay qua bầu trời với tiếng rít khủng khiếp.

Sau đó là im lặng tới 2 ngày. Gần trưa 3/8, quân Đức tiến nhanh và tập trung đủ tại Privolnoye. Để tránh bị ném bom, chúng chặt hạ những khu vườn để ngụy trang. Quân đội Đức tiến nhanh từ Rostov đến Nalchik không vấp phải kháng cự nào; nhưng khi đang tiến đến mỏ dầu Baku, chúng liên bị quân Liên Xô tổ chức đánh chặn quyết liệt ở Ordzhonikidze (giờ là Vladikavkaz) theo Mệnh lệnh số 227 "Không lùi một bước" của Stalin.

Sau đó quân Đức rút lui, để lại một lực lượng ở Privolnoye và chiếm đóng vùng này. Những kẻ đào ngũ bắt đầu làm tay sai cho người Đức, bắt bớ những người mà chúng nghi là cộng sản, xét xử. Tin đồn về các cuộc hành quyết tập thể ở các thành phố lân cận với hàng nghìn người Do Thái bị bắn ở gần thành phố Mineralnye Vody.

Quân đội ta giải phóng Privolnoye ngày 21/1/1943. Quân Đức rút lui vội vã ra khỏi Bắc Kavkaz; tôi không thể miêu tả được niềm vui khi chúng tôi chào đón các đơn vị Hồng quân.

Nhưng mọi thứ đều tan nát: không máy móc, không gia súc, không hạt giống. Các hộ gia đình dùng bò kéo cày. Vụ mất mùa năm 1943 kéo theo nạn đói đông 1943 và xuân 1944 gây thiệt hại nặng nề. Ở gia đình Gorbachev, hầu như mọi tài sản đều bị đem bán (đôi ủng, bộ vét) để mua ngô. Người mẹ (bà Maria) kể lại, bà đã đổi đồ của cha lấy 3 pút (khoảng 50kg) ngô. Trước đó, bà có thỏa thuận với chồng sẽ chia mỗi thành viên gia đình là 1 pút ngô - thành ra họ mua được 2 pút ngô (32 kg) cho mẹ và con trai. Dân làng thương tình nên mới cho bà xe ngựa để chở ngô. Số ngô bà mua về đã cứu sống chúng tôi. Các gia đình khác suy dinh dưỡng và bị phù nề vì đói; nhiều bạn bè và trẻ hàng xóm đến nhà tôi và người mẹ cho chúng thứ gì đó để ăn.

Không có hàng hóa gì chở về làng: quần áo, giày dép, xà phòng, muối, nến, diêm.... nên chúng tôi học cách sửa quần áo và giày. Khi quần áo không còn vá được nữa, chúng tôi trồng cây gai dầu. Đến mùa thì thu hoạch lại, buộc thành búi, ngâm xuống sông rồi sau đó phơi khô và đập để lấy sợi, dệt trên khung cửi "kiểu ông bà"

Chúng tôi giặt và trải lông dê, kéo thành sợi và dệt thành quân áo ngoài. Da dê được ngâm nước, làm sạch lông, phơi khô, đập rồi ngâm dầu mazut để rồi đóng thành giày dép; lấy muối từ hồ nước mặn; học cách làm xà phòng. Không có diêm nên chúng tôi dùng đá lửa, ngâm bông trong tro rồi châm lửa, lấy thuốc nổ TNT từ lựu đạn chống tăng để làm diêm. Để chiếu sáng, chúng tôi dùng đèn thờ và đèn dầu từ vỏ đạn pháo. Dân ta thực sự tháo vát và nhẫn nại .....

Với tư liệu về cha mình (ông Sergei): lữ đoàn của Trung tá Kolesnikov tấn công quân Đức ở Krasnodar vào đầu tháng 12/1941 trong 2 tháng. Thiệt hại của lữ đoàn rất cao: 440 người chết, 120 bị thương và 651 người mất tích (cha tôi sống sót). Lữ đoàn sau đó tiến tới Michurinsk để nhập vào Sư đoàn bộ binh 161 của tướng Vatutin. Sư đoàn Vatutin tiến nhanh và phá tan vòng cung Kursk, Ostrogozhsk-Rossoshaskaya và Kharkov, vượt sông Dniepr để bảo vệ cây cầu Bukrinsky phía trước. Theo lời kể của cha, sư đoàn vượt sông Dniepr bằng thuyền của ngư dân, trên bè tự đóng và cả phà, bất cứ cái gì kiếm được trên đường tiến quân với nhiệm vụ đưa súng cối sang bên kia sông. Họ lái phà giữa làn bom đạn về phía ánh sáng lập lòe ở bờ bên kia. Dù khi đó là ban đêm, ông có cảm giác nước sông Dniepr đỏ máu (....) Đến đầu năm 1944, sư đoàn đánh thắng quân Đức nhiều trận ở các chiến dịch Kiev (11 - 12/1943), chiến dịch Prokurovo-Chernovitsy (tháng 4/1944), chiến dịch Lvov-Sandomirsk (7 - 8/1944) giải phóng thành phố Stanislav. Ở trận Karpat, sư đoàn mất 461 chiến sĩ và 1.500 người bị thương.

Tháng 8/1944, quân đội Liên Xô được lệnh đặt sở chỉ huy trên núi Magura vào ban đêm. Núi có rừng che phủ, nhưng đỉnh núi lại trọc nên sở chỉ huy được đặt tại đây. Trinh sát đi tiếp trong khi cha tôi (Thượng sĩ Sergei Gorbachev) làm việc, bỏ gần hết đồ đạc trên chiến hào. Bỗng một tiếng động lớn và tiếng súng phát ra, những người lính tản ra và không ai bị hi sinh. Bóng tối đã cứu họ (...) Sau cuộc đột kích của quân thù, quân Liên Xô dọn mìn và phá hủy đường dây liên lạc của kẻ thù và rút lui khỏi chiến trường để nghỉ ngơi (khoảng 1 tuần). Trong khi đang nghỉ phép, một chiếc máy bay của Đức bay qua đầu họ và dội vài quả bom xuống, làm Thượng sĩ Sergei trúng 2 quả bom - trong đó 1 quả lớn cắt phải chân ông (may là ông không bị sao).

Cha tôi (Thượng sĩ Sergei) kể lại về giai đoạn đầu tuyệt vọng của cuộc chiến khi những người lính Xô viết không có đủ vũ khí và thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Ở Tagarog, vài nghìn lính thủy của Hạm đội Biển Đen ra tăng viện. Những chàng trai trẻ vừa vỡ giọng, họ nói: "Lính đánh bộ các anh, chúng tôi sẽ cho các anh thấy phải chiến đấu ra sao". Một ngày, họ phần khích bởi rượu vodka rồi lắp lưỡi lê xung phong. Lính Đức đáp trả bằng súng cối và đại bác. Cuộc chiến ác liệt: bạn đâm, đấm và bắn như một con thú. Không phải ai cũng dũng cảm làm điều đó. Những người dũng cảm phải mất vài giờ để trở lại bình thường. Mikhail Gorbachev nhớ tiếp: "Cuối tháng 2 - đầu tháng 3/1943, chúng tôi rủ nhau đi tìm chiến lợi phẩm trong rừng rậm; phát hiện thi hài của những người lính Hồng quân hy sinh ở khoảng rừng thuộc Privolnoye và ngôi làng Belaya Glina: những thi thể bị thối rữa, xương sọ trong những mũ sắt rỉ sét, những khúc xương bạc phếch thò ra từ những bộ quần áo mục nát. Gần đó là khẩu súng máy, lựu đạn và hòm đàn pháo". Những người lính vô danh được chôn trong nấm mồ chung, dựng cột tháp tưởng niệm.

- Tình hình Liên Xô sau chiến tranh (quyển 1, tr. 46 - 54):

Việc học tập của trẻ con rất khó khăn. Trẻ con không có quần áo, tập sách lại càng không có nhiều. Ngôi trường được xây trong làng, có rất ít sách giáo khoa và trang thiết bị dạy học, không có cả phấn viết bảng. Trường phải tự chăn nuôi gia súc và có xe kéo. Cuộc sống của thầy cô còn khó khăn hơn: họ bị lạnh, bị đói và cô đơn... nhưng họ đã nỗ lực hết sức để hoàn thành trách nhiệm của mình cho trường lớp. Ở quê hương Gorbachev, trường chỉ dạy đến lớp 8; còn muốn học đến lớp 10 thì phải qua trường huyện để học tiếp.

Theo hồi ký, Gorbachev làm trợ lý của Trạm Ô tô máy kéo cho cha (ông Sergei) và dành nhiều thời gian ra đồng hơn là ở nhà. Gorbachev mất tới 3 năm học cách sửa chữa máy gặt đập của cha mình, làm việc trên máy gặt đập với thời gian từ 14 đến 20 tiếng/ngày (có lần ngủ gật trên tay lái) để trồng rau quả; nhưng không giữ lại hết vì phải đóng nhiều thứ thuế và nộp một phần sản phẩm cho nhà nước. Tiền công của thợ lái máy gặt đập thực sự tệ hại: chúng tôi phải bán sản phẩm từ ruộng phần trăm để mua quần áo hay vật dụng cho gia đình (chúng tôi đem bán tới tận Rostov, Stalingrad hay Shakhty mới mua được nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình). Nếu bạn gặt được 30 hecta trong 24 tiếng bạn sẽ có một túi hàng (pho mát, một khúc thịt luộc, một hũ mật và hai chai vodka nửa lít).

Chi phí trồng lương thực rất cao. Hạn hán năm 1946 gây mất mùa trên diện rộng. Theo thống kê, năm đó chỉ thu hoạch 36,9 triệu tấn hạt, so với 95,7 triệu tấn hạt năm 1940. Nhiều khu vực rơi vào nạn đói khiến dòng người di tản sang vùng khác gia tăng

Năm 1947 trúng mùa, thu hoạch được 65,9 triệu tấn thóc; đến tháng 12/1947 chính quyền Xô viết bãi bỏ chế độ khẩu phần khiến phần lớn người dân ăn mừng. Vùng Stavropol cuối 1947 - đầu 1948 bị mất mùa do hạn hán, bão cát; đến tháng 4/1948 thì mưa đến và mùa màng tươi tốt trở lại. Nông trang Stavropol năm đó (1948) thu hoạch trung bình 10 hecta, một kết quả khá cao. Theo Nghị định 147 của Xô viết Tối cao, nếu bạn sản xuất được 450 tấn thì được phong làm Anh hùng lao động XHCN, thu hoạch được 360 tấn được Huân chương Lenin. Năm đó, gia đình Gorbachev thu hoạch được 400 tấn, hai cha con đều được Huân chương.

- Đấu tranh ở Liên Xô (quyển 1, tr. 67 - 97):

Ở trường đại học, bầu không khí nhà trường nặng nề. Mặc dù tôi (Gorbachev) được hấp thu bài giảng của các giáo sư với những kiến thức mới mẻ, khắc ghi những tư duy lô-gic khoa học nhưng "Ba năm học đầu tiên của tôi là những năm của "chủ nghĩa Stalin hết thời", một làn sóng mới của sự trả đũa, những chiến dịch không kiềm chế chống lại "chủ nghĩa thành thị mất gốc" và "sự bợ đỡ của phương Tây".

Bầu không khí mang nặng ý thức hệ (Sđd, tr. 67) và đi theo nội dung của quyển sách năm 1938 của Stalin về lịch sử Đảng Cộng sản, Lịch sử vắn tắt Đảng Cộng sản toàn liên bang. Giới lãnh đạo ở các trường đại học điều chỉnh quá trình học tập của sinh viên bằng cách gióng vào đầu họ hồi trống của những giáo điều không thể bác bỏ, ngăn cản ham muốn suy nghĩ độc lập, phân tích và so sánh của sinh viên. Gorbachev kể lại một câu chuyện:

"Một lần tôi có một nhận xét mang tính phê bình trong cuộc họp Đảng về cách tiếp cận của một giáo sư khi phân tích một vấn đề. Một cựu chiến binh lớn tuổi, bạn cùng phòng (sau này là giáo sư Valery Shapko) nói: "Cậu phải đừng nói ra những nhận xét của mình lại cho tới khi thi xong chứ". Tôi coi thường cách tiếp cận quá thực dụng của anh ấy. Đến lúc đi thì tôi trả lời rất tự tin, đến giữa chừng thì do trích dẫn sai 1 quyển sách, tôi bị "4 điểm cứng" - viên giám khảo cười gằn trong bụng"

Một câu chuyện khác: "Giáo sư Yushkov của Viện Hàn lâm bị gán tội "kẻ theo chủ nghĩa toàn cầu mất gốc". Khi Viện tổ chức cuộc họp, Giáo sư không đưa lý lẽ mà chỉ nói: "Nhìn tôi đây này" - mặc áo sơ mi "kiểu Tolstoi", dây thắt lưng và mũ xoàng xĩnh. Đám đông nghe xong liền cười rộ lên, cử tọa suy nghĩ đơn giản: "Có bị điên thì chúng ta mới nghĩ ông ấy là một gã toàn cầu". Vụ Yushkov chính thức khép lại".

Stalin và các thuộc cấp của mình dùng chiến dịch chống lại "chủ nghĩa toàn cầu" (Sđd, tr.70), điều này gây nên phản ứng ý thức hệ mới. Chúng tôi (Gorbachev) tiếp tục nhận các kiến thức mới từ Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskwa, đồng thời nghiên cứu kỹ các tác phẩm của Lenin thay vì cuốn sách Lịch sử vắn tắt của Stalin. Theo Mikhail Gorbachev, "chủ nghĩa Lenin" đem một số thay đổi vào chủ nghĩa Marx nguyên gốc, bỏ qua hầu hết Marx thời kỳ đầu và những nghiên cứu nhân chủng học ban đầu của ông.

Theo buổi hội thảo của nữ Giáo sư Maria Karazhok về cuốn Lịch sử vắn tắt, bà nhiệt tình thuyết phục chúng tôi rằng luận giải của Stalin về chủ nghĩa Marx - Lenin là luận giải đúng và cấm tiệt mọi nghi ngờ về luận giải trên. Với vấn đề người nông dân, Gorbachev luận giải rằng, đời sống của nông dân rất tồi tệ. Thậm chí họ còn không có giấy thông hành nội bộ và không được tự do đi lại trên chính đất nước của mình. Mỗi hộ gia đình - bất kể có vật nuôi hay không - phải nộp cho Nhà nước 20kg thịt và 120 lít sữa. Tận cùng của sự vô lý đó, Bộ trưởng Tài chính Zverev thông qua luật đánh thuế cây ăn trái - khiến nông dân bắt đầu chặt hạ những khu vườn của họ,

Tại Đại hội Đảng lần thứ 19 năm 1952 xảy ra cuộc đấu tranh vì vấn đề nông dân. Stalin phê bình nhiều thành viên trong chính phủ, nhất là Molotov và Mikoyan. Vị lãnh tụ tối cao của Liên Xô đã phê bình Mikoyan vì quá nương tay với nông dân, do ông này (Mikoyan) phản đối chính sách áp đặt lên nông dân sau khi Lenin qua đời. Stalin tổng kết như sau: "Chúng ta đã trao đất cho đám muzhik (nông dân Nga) vĩnh viễn. Đám muzhik mắc nợ chúng ta mãi mãi".

Từ kinh nghiệm thực tiễn khiến Gorbachev khinh bỉ "ý thức hệ" sâu sắc. Trong bài giảng của một giáo sư luận giải cho quyển Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô của Stalin, Gorbachov có viết lời nhắn "chúng tôi đã đọc quyển sách đó, rằng chỉ đọc nó một cách máy móc trong bài giảng là coi thường sinh viên của mình" - Vị giáo sư nổi giận, nhưng không tìm ra người viết lời nhắn này. Nhiều năm sau (tháng 12/1991), Tổng thống Gorbachev gặp bạn cũ là nhà văn Belyayev và được người bạn kể lại, "Gorbachev gần như được coi là một "kẻ bất đồng quan điểm", nhưng tôi (tức Gorbachev) hoài nghi hơn với những gì đang xảy ra".

Khi Stalin qua đời, hàng nghìn người tập trung tại Cung điện Công đoàn để viếng. Hàng ngàn người bò chậm và đứng hàng giờ không chuyển động. Chúng tôi đi phố bên cạnh và vòng qua quảng trường Trubnaya. Ngày hôm đó có một vụ chen lấn khủng khiếp xảy ra trên quảng trường này trong đó nhiều người đi viếng đã chết. Chúng tôi đi qua từng khối nhà cả đêm và cuối cùng cũng tới được chỗ quan tài

Trong cuộc bầu cử vào Xô viết Tối cao Liên Xô năm 1953, tôi tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân thủ đô: ở đây có các cửa hàng, đồ văn hóa phẩm, quán cà phê có mức độ tiện nghi tương đối. Còn lúc đó hai con phố (Bolshaya Gruzinskaya, Malaya Gruzinskaya) chỉ có những ngôi nhà với những bức tường không thể mô tả bằng chất lượng. Khoảng cách giữa hai bức tường được chèn bằng xỉ, các bức tường được làm bằng ván và trông thô kệch, xộc xệch. Ở các ngôi nhà, những khe nứt được chèn bằng mát-tít hoặc sợi bông. Trần nhà, rất nhiều chỗ trong số đó cần được sửa chữa. Dịch vụ tiện ích (nước máy, sưởi ấm) được cấp kinh phí nhỏ giọt. Tôi đến thăm hỏi một số gia đình tiêu biểu......

Năm 1955, Gorbachev bảo vệ xuất sắc luận án tốt nghiệp, cũng là lúc Thủ tướng Ấn Độ Nehru sang thăm Liên Xô (tháng 6/1955). Với phong cách nói chuyện thân thiện, ngài Thủ tướng Nehru hy vọng trường sẽ đào tạo ra những "đại sứ của thiện chí và hòa bình". Ngài gắn hòa bình với phát triển văn minh loài người, sử dụng khoa học kỹ thuật vì lợi ích con người và xóa bỏ mọi rào cản ngăn sự phát triển của tinh thần lương tri chúng ta.

- Đấu tranh tư tưởng đến trước làm Tổng thống Liên Xô:

Năm 1956, Khrushev có bài phát biểu về tệ sùng bái cá nhân tại Đại hội 20 của Đảng... nhiều người dân Liên Xô đã nghe thấy và một số người không tin. Các báo cáo từ tỉnh gửi lên đòi phải điều chỉnh lại một số đánh giá về Stalin.... buộc Đảng phải "thoái lui" và thừa nhận Stalin "đại diện cho ý chí nhân dân và là lãnh tụ xuất sắc của chủ nghĩa Marx - Lenin" (trích báo Pravda, Sđd tr. 114)

Khi Gorbachev thất nghiệp, ông lãnh đạo tổ chức Komsomol kêu gọi người dân, nhất là thanh niên lên tiếng về những gì xảy ra trong thành phố (sđd, tr.116) trong khuôn khổ pháp luật. Các sếp lớn bắt đầu "để ý" và tung các lời đe dọa đến Gorbachev. Năm 1960, Gorbachev lập câu bộ và tuyên truyền qua bảng thông báo "Hãy nói về thị hiếu của chúng ta" thì lập tức bị các "công dân cảnh giác" báo lại Thành ủy: "Cái bảng thông báo... ở trung tâm thành phố rõ ràng là khiêu khích" (sđd, tr.117). Đến một cuộc họp câu lạc bộ, Gorbachev và Rudenko bảo vệ chủ nghĩa xã hội là: chủ nghĩa xã hội đã thừa kế toàn bộ di sản tinh thần của nhân loại, chủ nghĩa xã hội đã đưa văn hóa tiếp cận với hàng triệu người. Cuộc tranh luận thành công và có khá nhiều người dân lắng nghe và tin theo

Khi vùng Stavropol trúng mùa - được 102 triệu pud (1 pud =16,38kg) thóc, Khrushev đích thân trao tặng Huân chương Lenin cho Gorbachev tại quê nhà, nhưng tình hình chính quyền lại không được sáng sủa cho lắm. Năm 1958, Bulganin bị cách chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và bị "đày" đến Stavropol với chức vụ chủ tịch ủy ban kinh tế. Tới nơi, Bulganin còn bị Bí thư tỉnh ủy Stavropol là Lebedev quát mắng và hạ nhục ông vì sợ Bulganin sẽ "gieo rắc ý tưởng dân chủ" vào Stavropol, đòi chuyển qua làm giám đốc nhà máy (nhưng Khrushev can thiệp thành công)

Năm 1958, Khrushev đặt mục tiêu phải đuổi kịp và vượt Mĩ về sản lượng gia súc trên đầu người. Các tỉnh lao đầu vào việc, nhất là Ryazan của Bí thư Tỉnh ủy Larionov. Năm 1959, tỉnh Ryazan vượt mục tiêu mua thịt hằng năm gấp ba lần, tỉnh Stavropol gấp hai lần rưỡi. Cái giá phải trả là hàng đàn ngựa và động vât hoang dã bị giết chết. Nhưng rồi thủ đoạn bị phơi bày: Larionov tự sát và Lebedev bị cách chức Bí thư vùng ủy Stavropol (1/1960). Kế nhiệm Lebedev là tân Bí thư Tỉnh ủy N. Belyayev (6 tháng) và tiếp theo là Fyodor D. Kulakov - Bộ trưởng Bộ ngũ cốc của Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga (sđd, tr.122). Ông Bí thư Kulakov làm việc được 4 năm và rất cởi mở, thân thiện với nhân dân; có những việc làm tích cực để phát triển vùng đất này. Tháng 12/1964, Leonid Yefremov lên thay.

Đại hội 22 của Đảng Bolshevich tập trung phê phán sùng bái cá nhân. Nhưng hệ quả của việc làm này gây nghi ngờ về đạo đức đối với chế độ Xô viết về cơ bản là chuyên chế, tạo ra cú hích cho các quá trình mới trong nền chính trị và kinh tế cũng như trong cuộc sống và văn hóa tinh thần. Vạch trần Stalin cũng gây mâu thuẫn cho Khrushev: một mặt là ông táo bạo và quyết tâm lội ngược dòng, mặc khác tư duy của ông ta bị nô lệ bởi giáo điều vì ông không muốn phơi bày nguyên nhân xâu xa của cái mà ông đang chống lại. Theo suy nghĩ của Gorbachev, điều kiện khi đó không cho phép Khrushev đi xa hơn nữa - nhưng Khrushev khá nhất quán với quan điểm của mình. Khrushev không muốn thách thức vai trò của Đảng mà đơn giản là ông chỉ hiện đại và xóa bỏ sự độc quyền trên mọi khía cạnh quyền lực của nó (sđd, tr.127). (....) Có nhiều lý do biện hộ việc Khrushev bị lật đổ năm 1964, nhưng lý do chính có thể là các tướng lãnh muốn thèm khát quyền lực nên mới làm thế. Cuối cùng Gorbachev kết luận, chính nhờ Khrushev mà bước đi đầu tiên theo định hướng phá vỡ chế độ chuyên chế và nỗ lực lái xã hội của chúng ta theo hướng dân chủ đã được thực hiện

- Tư liệu về người Cô-dắc: Những người Kozak được sa hoàng ban cho khá nhiều quyền lợi về ruộng đất, số lượng ngựa và gia súc. Trẻ em Kozak có cơ hội được ưu tiên học hành. Nhưng cái tục lệ ở đây thì khắc nghiệt: người Kozak không được lấy người ngoài làng. Nếu phá lệ sẽ bị đuổi khỏi cộng đồng. Có điều lạ lùng trong sổ khai sinh và khai tử: nguyên nhân tử vong thường ghi là "chết trong phước lành của Chúa", "vì ho", "vì đau dạ dày" (...) Hạn hán ở vùng Stavropol chủ yếu vào mùa hè, bão bụi quét qua phá sạch cả mùa màng. Nông dân rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn và thường không bao giờ quay trở lại. Có những năm số dân trong tỉnh giảm tới 20%" (quyển 1, tr. 142)

Năm 1955 - 1956, Gorbachev làm Bí thư Trung ương phụ trách nông nghiệp (sđd, tr. 143). Trong cuộc họp Bộ Chính trị, Brezhnev hỏi trực diện: Có chuyện gì với thực phẩm vậy ? Thương mại bán lẻ rơi từ xấu xuống tệ hại, đặc biệt đối với sản phẩm thịt. Đồ ăn thức uống biến đi đâu hết vậy ? Tôi (Gorbachev) nói rằng không còn nơi nào cất giữ thịt, không đủ tủ lạnh. Một số giám đốc nhà máy đã phải cất thịt trên ngọn núi Elbrus hoặc ở dòng sông băng phía bắc vì sản lượng thịt tính theo đầu người hồi năm 1960 là dưới 50% (thời Brezhnev năm 1980 tăng lên 52 - 54%, nhưng người dân phải xếp hàng mua thịt). Brezhnev ngạc nhiên và hỏi lý do. Tôi nói rằng thu nhập của người dân tăng nhanh; cầu đã vượt cung và không ai quản lý được quá trình đó.

Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Gorbachev trở về Stavropol trong Đại hội 23 của Đảng Boshevich Nga và hoạch định kế hoạch phát triển quê hương mình: xây nhà ở và nâng cao chất lượng nhà ở, xây thêm nhà máy điện và nhà máy chất phát quang, phân xưởng chế tạo máy; mở trường đào tạo nghề (về sau số dân có trình độ đại học tăng từ 127.000 người lên đến 350.000 người). Những việc làm của Gorbachev vô tình gây mâu thuẫn với Bí thư thành ủy Stavropol là Yefremov và điều này khiến Yefremov suy giảm uy tín đáng kể. Khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô là Kosygin lên cầm quyền, Gorbachev được bầu làm Bí thư thành ủy và thực hiện "cải cách Kosygin" vào kinh tế Stavropol (cải cách này có mục đích quản lý công nghiệp bằng cách đưa một số nhân tố khuyến khích thị trường vào nền kinh tế tại Hội nghị Toàn thể Ủy ban Trung ương tháng 9/1965 - nhưng không được triển khai)

Năm 1968, nhân vụ Bí thư thứ nhất vùng ủy Nikolai Lyzhin vùng Karachayevo-Circassia đòi ly hôn để theo tình nhân mới, phiên họp của Bí thư tỉnh ủy Yefremov quyết định loại bỏ ông ta và đưa Fyodor Burmistrov thay. Tháng 8/1968, Gorbachov được cử làm Bí thư thứ hai thành ủy Stavropol thay Burmistrov (sđd, tr. 153 - 154). Khi quân đội khối Warszawa đánh chiếm Tiệp Khắc (21/8/1968), Ban chấp hành Trung ương gửi chúng tôi quyển sách nhỏ có ghi lời cảnh báo về kẻ thù ý thức hệ của chúng tôi ở phương Tây đang tìm kiếm mắt xích yếu nhất trong hệ thống các nước Warszawa (bằng cách gây mâu thuẫn nội bộ các nước XHCN) và điều này khiến các nước anh em phải hành động. Lập tức Bí thư tỉnh ủy Yefremov tổ chức hội nghị Đảng ủy đánh giá sự kiện Tiệp Khắc. Gorbachev bắt đầu hoài nghi khi tới Tiệp Khắc (1969) và nhìn thấy thái độ của những người dân thường đối với hành động của năm nước. Về sau, Yefremov được cử làm Phó chủ tịch Ủy ban Khoa học và công nghệ Liên Xô (cuối năm 1968)

Ngày 10/4/1970, Gorbachev được cử làm Bí thư thứ nhất vùng ủy Stavropol. Trong cuộc đối thoại với Tổng Bí thư Brezhnev, Gorbachev báo cáo rằng năm ngoái mất mùa với 1 triệu hecta ngũ cốc bị thiệt hại, đề nghị Nhà nước hỗ trợ để phát triển chăn nuôi. Đề nghị nhanh chóng được chấp nhận và Stavropol đã sống sót qua mùa đông với 70.000 tấn thức ăn gia súc được cung cấp (sđd, tr. 159 và 161). Vài năm sau, khi được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng năm 1971. Gorbachev đề xuất các giải pháp:

- mỗi người đều phải có năng lực trong một lĩnh vực cụ thể do mình chịu trách nhiệm; ai cũng phải tự mình ra quyết định, trừ những vấn đề quan trọng cần Bí thư thứ nhất hay toàn bộ Thường vụ xem xét. Thành viên ban lãnh đạo vùng chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nếu có bất kỳ nghi ngờ gì, tôi sẵn sàng trao đổi với họ những vấn đề đó

- vạch ra một chương trình phát triển nông nghiệp sử dụng công nghệ công nghiệp, tăng cường chuyên môn hóa và tập trung sản xuất, nâng cao đời sống của người dân nông thôn

Chương trình nhanh chóng được thông qua mùa thu 1970, thực hiện trong 10 năm. Do thời tiết ở Stavropol thất thường khiến mùa màng không ổn định, Gorbachev bèn mời Bộ trưởng Thủy lợi và Khai hoang là Yegeny Alekseyevsky sang giới thiệu về kế hoạch tăng diện tích bằng thủy lợi: đào một con kênh dài 480km từ vùng Kuban tới các thảo nguyên Kalmyk để tưới tiêu cho 800.000 hecta đất và đưa nước lên 3 triệu hecta. Kế hoạch này nhanh chóng được Tổng bí thư Liên Xô chấp nhận vào năm 1972 - một con kênh lớn Stavropol được xây dựng theo kế hoạch trong 3 năm thì hoàn tất. Gorbachev thông qua cựu Bí thư tỉnh ủy Kulakov đã xem phương pháp sử dụng hiệu quả đất tưới tiêu của chủ nhiệm nông trang tập thể vùng Neftekumsky là Nikolai Tereschenko. Theo Tereshchenko, anh ta chuyển loại ngũ cốc [không cần tưới tiêu] từ đất được tưới tiêu sang đất không được tưới tiêu (cái này nghĩa là: đất trong vùng trồng trọt có tưới mà cây trồng được trồng không cần tưới nước). Anh ta còn cải thiện đáng kể đất đai bằng cách bỏ hoang và bón phân. Diện tích đất tưới tiêu được giải phóng được dùng trồng thức ăn cho gia súc (sđd, tr. 166). Gorbachev vui sướng đã báo cáo việc này lên tận Tổng bí thư Brezhnev.

Qua trận hạn hán dữ dội 1975 - 1976, Stavropol được mùa lớn năm 1977 với công nghệ thu hoạch mới. Vụ mùa kỷ lục 1978 với 2 tấn trên đầu người, khi phương pháp trồng cấy phi tưới tiêu đạt hiệu quả cao. Trong khi bị chính quyền Xô viết than phiền vì kênh lớn chưa hoàn tất, Stavropol phát triển mạnh về số lượng gia súc: đàn cừu phát triển lên tới 10 triệu con, sản xuất ra 27% lông cừu nguyên chất của Liên bang Nga. Người ta tiếp tục gây giống cừu mới và cung cấp cho các nơi khác vì chúng cho lông nhiều hơn các nơi khác từ 50 - 100%; hàng trăm con cừu được bán ra Ấn Độ, Đông Âu, châu Á và Ả-rập, đem lại nhiều lợi nhuận

Về vấn đề thịt, chúng tôi ra chỉ tiêu cho trung tâm công nghiệp Kuban, sông Đôn và nhất là Stavropol xuất 75% thịt, Krasnodar xuất 80% và Rostov là 56%. Chỉ tiêu quá cao trong khi nguồn cung lại giảm, bị nhiều người bất bình. Về sau, được Phó chủ tịch chính phủ Nga là Nikolai Vasilyev ủng hộ, Gorbachev đề xuất chương trình gây giống gia cầm vào 28 nông trại và tiếp tục triển khai ứng dụng kỹ thuật công nghiệp vào nông nghiệp, xây dựng các tổ hợp gia cầm để củng cố chương trình này (được thực hiện trong 2 năm). Kết quả là sản lượng thịt tăng vọt, từ 11.000 lên đến 75.000 tấn. Một chương trình khác hỗ trợ các nông trại gia súc, thành lập hợp tác xã trồng hoa màu cũng được triển khai (sđd, tr. 170 - 172)

Công nghiệp hóa được phát huy với nhiều nhà máy điện, hệ thống cung cấp khí đốt được xây dựng. Với sự ủng hộ của Kosygin, Gorbachev cho xây dựng các khu cắm trại và củng cố hạ tầng ở khu nghỉ dưỡng Mineralnye Vody phục vụ cho nhu cầu của 2,5 triệu người/năm.

=> Cách làm việc của tôi (Gorbachev) với cấp dưới là mang lại cho mọi người cơ hội thể hiện giá trị của mình. Một vài người thực sự đã khai thác tiềm năng của mình, trong khi những người khác thấy rằng mình không đáp ứng được với các thách thức mới đã đề nghị nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. Tôi nghĩ trường hợp cán bộ được thay thế trong mọi lĩnh vực cuộc sống trong vùng và tôi nghĩ quá trình này diễn ra nhanh chóng và không có cảm giác đau đớn là không cần thiết.

Cần phải cải tổ bộ máy Bí thư thứ nhất thành ủy - nhưng chắc rằng không suôn sẻ. Bí thư thứ nhất phải chính trị gia, thực dụng, nhà tổ chức, người thầy, quản lý kinh tế, nhà chiến thuật và là nhà chiến lược; nhưng thực tế Bí thư thứ nhất yếu kỹ năng giao tiếp, khá năng làm việc của con người. Ông phải dựa vào nội lực của các lãnh đạo địa phương, sự hiểu biết của ông ta về việc người ta sẽ làm việc tốt hơn nhiều không phải khi họ bị ra lệnh, mà là khi họ được quan tâm và đối xử như những con người.

Thời Podgorny làm bên Xô viết Tối cao Liên Xô, nền kinh tế mệnh lệnh vẫn được duy trì với cơ quan tối cao là Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (gosplan). Hệ thống hợp tác xã công nghiệp phát triển do có sự hiện diện tối thiểu của doanh nghiệp nhà nước ở quy mô nhỏ, hoạt động độc lập nhưng về sau bị buộc phải đóng cửa. Hơn nữa, thử nghiệm về chế độ trả lương "thỏa thuận và tưởng thưởng" bị chết yểu và nhiều sáng kiến mới của doanh nghiệp bị dập tắt trong trứng nước (sđd, tr. 176 - 177). Năm 1975, Gorbachev được nghỉ phép và ông dẫn gia đình đi du lịch, qua Bukhara (Bí thư thành ủy Murtazayev) - Samarkand - Zarafshan - Navoi. Khi tới Donetsk, Gorbacchev gặp và trao đổi với Bí thư vùng ủy V. Degtyaryov, được Bí thư vùng này nói là "Tôi cố tình vi phạm vài chỉ thị ngu xuẩn, nếu không sẽ giống như bị bịt mắt" khi đề cập đến năng lượng vật chất trong xã hội đang suy giảm. Trong cuộc đi dạo ở điện Kremli, Degtyaryov than phiền: "tất cả những cái Xô viết, ủy ban thường trực và vô số các cục vụ quốc gia và nước cộng hòa đấy là để làm gì ? Mọi quyết định đều được Ủy ban Trung ương, Ban chấp hành Đảng ở nước Cộng hòa và vùng đưa ra cả. Tại sao lại không chuyển quyền lực sang cho họ và đóng cửa hết các cơ quan khác đi ?" Gorbachev trả lời: "Nhưng khi đó thì UBTW và các vùng ủy sẽ không có được sự ủng hộ của toàn dân (....). Nếu anh loại bỏ các Xô viết, anh sẽ có các cơ quan Đảng do dân bầu. Làm sao có thể thế được"

Kosygin là người giản dị và hơi khắc khổ, ghét nịnh bợ và không thích các sự kiện chính thức mang tính "nghi lễ"; trí nhớ rất tốt và luôn quan tâm đến cuộc sống nông thôn. Ông nói chuyện rất kiệm lời và thận trọng, không thích bàn về Stalin và không ngại giao tiếp với người khác với phong thái thoải mái (sđd, tr. 184-185). Khi Gorbachev đến nói chuyện, Kosygin chú ý lắng nghe rất chăm chú. Tôi (Gorbachev) than phiền về sự cứng nhắc của bộ máy chính quyền Xô viết khiến Gorbachev không thay đổi các kế hoạch nhân sự, trả lương. Chúng tôi (Gorbachev) mời người Triều Tiên đến trồng hành theo hợp đồng. Một hợp tác xã nhận 45 tấn hành trên 1 hecta, phần còn lại của tổ - người Triều Tiên làm việc ngoài đồng (trong lều) bất kể ngày đêm. Thu nhập của họ rất cao. Dân Stavropol tham gia nhưng không ở ngoài đồng quá lâu, thế là kế hoạch bị phá sản.

Về vấn đề y tế, Gorbachev cho rằng nhiều bệnh viện thiếu y tá và hộ lý do lương bổng quá thấp, 30% quỹ tiền lương không được dùng vì tiền lương quá ít ỏi (....) Tôi (Gorbachev) đề nghị lãnh đạo bệnh viện quyết định tiền lương cho cán bộ ý tế cấp trung lên 25 rúp, và cuối cùng đề nghị này được Kosygin chấp thuận. Về vấn đề năng suất lao động, Gorbachev đề nghị phải thay đổi cách thức vận chuyển trong và ngoài nhà máy theo hướng tự động hóa (máy móc). Sau này, Gorbachev nhớ lại: "khi Khrushev bị hạ bệ, hợp tác xã hoạt động tự do thì sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh do giá mua bằng chi phí. Ba - bốn năm sau, sự cân bằng biến mất và nông dân bán với giá rẻ bèo nhưng mua với giá cắt cổ. Trích dẫn số liệu: năm 1968 - 1977, giá nhiên liệu tăng 84% kéo theo giá máy kéo và máy gieo hạt tăng 1,5 đến 2 lần, thậm chí lên đến 4 lần; song giá thu mua không thay đổi. Kết quả là sản lượng tăng, chi phí nhân công và mức tiêu thụ có giảm, giá sản phẩm ngũ cốc và gia súc tăng vọt và hầu hết nông trang bị lỗ. Ý tưởng của Gorbachev được đưa ra Hội nghị tháng 7/1978, nhưng bị cắt xén và chỉ thêm mục tiêu sản xuất máy công nghiệp. Sau Hội nghị, cựu Bí thư tỉnh ủy Stavropol là Kulakov bị bệnh trụy tim và mất vào ngày 19/7/1978, lúc mới 60 tuổi. Hội nghị vùng ủy đưa Vsevolod Murakhovsky làm Bí thư thứ nhất vùng ủy Stavropol (11/1978)

Nhớ lại thời kỳ 1990, không có nông trang nào bị lỗ; nhiều nông trang đã có 10 - 15 triệu rúp trong tài khoản của mình (sđd, tr.201)

Năm 1977, Gorbachev được bầu làm Bí thư Trung ương, thường xuyên có trao đổi với Kulakov về vấn đề nông nghiệp. Sau kế hoạch năm năm lần thứ chín, giá phân bón, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và máy móc bị nâng cao đột ngột. Gorbachov đề nghị nên nâng giá thu mua cao hơn vài lần so với giá trả để nông trang phát triển ổn định (sđd, tr.217)

1. Thời Tổng bí thư Brezhnev:

Thời Brezhnev cầm quyền từ năm 1964, Tổng bí thư tin tưởng Suslov và bàn kỹ các ý kiến của người khác (sđd, tr.237). Gorbachev trăn trở hơn về vấn đề nông nghiệp. Nhìn ra châu Âu, Gorbachev thấy các chính quyền các nước châu Âu rất cân bằng về dinh dưỡng cho gia súc: trong khi Liên Xô sử dụng tới 110 triệu tấn thức ăn thì EU chỉ dùng có 74 triệu tấn thức ăn cho gia súc thôi; và EU sản xuất các sản phẩm của gia súc nhiều hơn Liên Xô. Về lý do, các nước phương Tây ngoài dùng ngũ cốc thì họ dùng thêm 30 triệu tấn phụ gia tổng hợp - nên thức ăn gia súc được cân bằng về dinh dưỡng. Ở châu Âu, các bãi chăn thả đáp ứng 35 - 47% nhu cầu thức ăn gia súc, hơn hẳn 17-20% của bên Liên Xô. Nhờ đó, mỗi con gia súc ở phương Tây có lượng thức ăn nhiều hơn từ 50 đến 100%.

Nhìn về Liên Xô, việc xây nhiều nhà máy thủy điện khiến nhiều vùng bị ngập lụt, nhiều doanh nghiệp công nghiệp xả thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường; phá rừng liên miên (sđd, tr.240). Ở chính quyền Liên Xô luôn tranh cãi về vấn đề nông nghiệp; thủ tướng yêu cầu trưng thu để đạt mục tiêu thu mua ngũ cốc (sđd, tr. 241) với lý do là "chúng ta không có ngoại tệ mạnh để mua ngũ cốc" (lời của Kosygin)

Tháng 12/1979, vấn đề lương thực lại được bàn luận tại chính quyền Xô viết. Ít lâu sau, chúng tôi nghe tin Mĩ cấm vận vì Liên Xô đưa quân vào Afganistan, làm Liên Xô thiệt mất 17 triệu tấn ngũ cốc (sđd, tr. 244). Khi Chương trình Lương thực bắt đầu triển khai, Gorbachev tiến hành rà soát 500 nông trại để thực hiện sản xuất ngũ cốc với mục tiêu 260 triệu ngũ cốc, không phải nhập ngũ cốc nữa. Các nông trạng thử nghiệm cần độc lập trong kinh doanh với điều kiện nhà nước cung cấp máy móc, phân bón, thuốc diệt cỏ... với mục đích đưa nông nghiệp thành ngành kinh tế quan trọng, có mùa màng và gia súc khỏe để nuôi sống từ 800 triệu đến 1 tỉ người. Theo tạp chí Người Cộng sản (số 1, 1980), nông nghiệp góp 28% vào ngân sách quốc gia. Sản phẩm và hàng hóa làm ra từ nguyên liệu nông sản thô chiếm tới 2/3 thương mại bán lẻ của nhà nước và hợp tác xã

Đại hội 26 của Đảng quyết định đưa Chương trình Lương thực vào áp dụng cho đất nước vì hàng triệu người nông dân bị tước đoạt ruộng đất, bị quy là kulak (địa chủ). Tập thể hóa là cách duy nhất kiểm soát nông nghiệp (sđd, tr.248). Chương trình này chủ yếu xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn với số tiền huy động là 140 tỷ rúp.

Ở chương trình Lương thực mới, chúng tôi nhận ra nhu cầu tạo ra một tổ hợp công nông nghiệp vì trước đây có sự "chia cắt nhân tạo" (sản xuất nông nghiệp ngoài ruộng đồng và gia súc, sân xuất công nghiệp cung cấp máy móc cho nông nghiệp, công nghiệp xử lý "quà tặng thiên nhiên" thành thực phẩm) và đều chịu giám sát chung của UBTW, Chính phủ và Gosplan - "ba lĩnh vực trên không hề có quan hệ với nhau, khiến việc quản lý gặp nhiều khó khăn và nảy sinh quá nhiều mục tiêu chồng lấn, điều phối kém và lãng phí khủng khiếp. Và đó là điều xảy ra trong nền kinh tế kế hoạch

Sau nhiều cuộc thảo luận kéo dài, tổ hợp công nông nghiệp hình thành (nhà máy chế tạo máy và chế phẩm, kỹ thuật nông nghiệp, dịch vụ hóa nông nghiệp và các Bộ Thu mua, Khai hoang và Thủy lợi) huy động 38% năng lực sản xuất nhằm tạo ra 40% tổng thu nhập quốc nội. Ủy ban Nông Công nghiệp Quốc gia chỉ đạo là chủ yếu, các nhánh sẽ là các hiệp hội ở các địa phương được trao quyền tự chủ. Hơn nữa, nông trang gia đình được quyền bổ trợ nông trường quốc doanh và nông trang tập thể.

Sau khi Suslov qua đời vào tháng 1/1982, một cuộc đấu tranh quyền lực ở chính quyền Moskwa diễn ra gay gắt. Tổng bí thư đặc biệt ưa thích Chernenko vì ông này làm việc sôi nổi, tạo dựng rất tốt hình ảnh Brezhnev như là chính trị gia xuất sắc và không thể thay thế (sđd, tr.250-251). Sau đó, Andropov và Gromyko có vài cuộc trò chuyện về việc kế thừa chiếc ghế Tổng bí thư sau khi Brezhnev qua đời. Sau khi nghe Andropov đọc diễn văn kỷ niệm 112 năm ngày sinh Lenin... nhưng rồi Tổng bí thư cũng chưa quyết định ai sẽ là người kế nhiệm

Trong khi chính quyền Liên Xô có đấu tranh nội bộ, Chương trình Lương thực đang gặp khó khăn vì thiếu vốn. Với lý do giá thu mua quá thấp, Gorbachev tìm cách vận động Bộ trưởng Tài chính Garbuzov xin thêm vốn và nâng giá thu mua nông sản.... nhưng Bộ trưởng Tài chính Liên Xô lảng tránh. Ở các địa phương, nhiều nông trường quốc doanh và nông trang tập thể thường xuyên vay tiền nhưng không có đủ tiền để trả (hằng năm họ nợ 15 - 17 tỉ rúp). Tôi (Gorbachev) bắt đầu nghĩ đến hình thức viện trợ giá trực tiếp (vay không hoàn trả). Tôi dự tính lấy số tiền nợ hằng năm để nâng giá thu mua để đảm bảo công bằng và nông dân sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm. Kế hoạch của Gorbachev nhận được ủng hộ của Tổng bí thư, Bộ trưởng Quốc phòng Dmitry Ustinov

Trong mấy kế hoạch năm năm trước, chi phí quân sự của Liên Xô tăng nhanh hơn thu nhập quốc dân 1,5 đến 2 lần, gây suy giảm nền kinh tế (sđd, tr.256). Ban lãnh đạo không chọn "quỹ đạo cải cách" vì quan điểm là bộ máy chính quyền không can thiệp vào hệ thống - chỉ bám lấy "chương trình có định hướng" như là "phao cứu sinh" để giải cứu một lĩnh vực nào đó

Trong khi đó, Brezhnev đang nằm viện và đang có ý định đưa Andropov kế vị trong Hội nghị toàn thể (sđd, tr.258). Gorbachev ra sức tranh biện với Bộ trưởng Tài chính nhằm xin vốn vào Chương trình Lương thực. Tranh luận thành công, chương trình về Lương thực của Liên Xô và các biện pháp thực hiện của Gorbachev với mục tiêu nhắm tới tổ hợp công nông nghiệp đã được Tổng bí thư Brezhnev báo cáo tại Hội nghị Trung ương ngày 24/5/1983. Tháng 8/1983, trong Hội nghị Toàn quốc các chuyên gia nông nghiệp ở Kharkov, Gorbachev trình bày phương pháp gây giống có chọn lọc, áp dụng khẩu phần ăn khoa học cùng phương pháp chuyên sâu sẽ đảm bảo tăng sản lượng thịt và sữa trong lúc số lượng đàn gia súc bị giảm mạnh (sđd, tr. 262)

Mặc dù có vài chống đối, nhưng chương trình Lương thực cũng có thành công nhất định: kế hoạch năm năm lần thứ 12 (1986 - 1990), sản lượng ngũ cốc tăng trung bình hằng năm 12,6 triệu tấn, thịt bò tăng 2,5 triệu tấn và sữa tăng hơn 10 triệu tấn so với kế hoạch năm năm lần thứ 11 (1981 - 1985) (sđd, tr.263).

Khi Brezhnev bị ốm khá nặng, ông ủy thác cho Andropov điều hành các cuộc họp của Đảng - đấu tranh nội bộ Đảng lại tiếp tục diễn ra gay gắt giữa Andropov và Chernenko. Theo suy luận của Gorbachev, Andropov đang củng cố quyền lực một cách an toàn trước các đe dọa bên ngoài. Với một số người manh nha chống đối như Medunov, Andropov tìm cớ cho miễn nhiệm và đổi đi nơi khác. Trong khi Tổng bí thư đang đau ốm, nhiều cộng sự tỏ ra chây ỳ các ý tưởng mới và lười biếng trong hành động; họ chỉ thích hành động thay mặt Tổng bí thư mà thôi. Các cuộc họp diễn ra chừng 10 - 15 phút và không có ý kiến nào khác được đưa ra. Khi sức khỏe Tổng bí thư Brezhnev khá lên, ông chủ trì cuộc họp và phát biểu - chủ yếu là chỉ ra khuyết điểm và khuyến nghị. Cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi và chủ yếu bàn về kinh tế

Brezhnev qua đời đột ngột vào tháng 11/1982, Hội nghị toàn thể bất thường đã bầu Andropov làm Tổng bí thư. Cái chết của Tổng bí thư không làm nhiều người bối rối, vì ông này lãnh đạo một đất nước Liên Xô bắt đầu trì trệ. Thực vậy, vào thời Khrushev thì ông này tìm cách làm suy yếu quyền lực tuyệt đối của Đảng và quan liêu thì ông bị đánh đổ. Brezhnev lên thay nhưng không thoát khỏi tư tưởng giáo điều và không nhận thấy sự thay đổi cơ bản của khoa học công nghệ, điều kiện sống của người dân. Nó tạo ra rào cản mạnh mẽ đối với thay đổi ở đất nước tôi (sđd, tr.275)

2. Thời Tổng bí thư Andropov:

Andropov được Hội nghị Toàn thể bầu làm Tổng bí thư ngày 22/11/1980. Trong bài diễn văn nhậm chức, Andropov nói đến việc cải tiến quản lý kinh tế và hệ thống kế hoạch, cho doanh nghiệp các quyền tự chủ và khuyến khích các sáng kiến công tác và doanh nghiệp; củng cố kỷ luật và kiểm soát các quyết định của chính quyền - điều này được xem là bước đột phá mới. Với các bộ ngành yếu kém, Tổng bí thư kiểm tra và cách chức Bộ trưởng Giao thông Pavlovsky, Bộ trưởng Luyện kim Kazanet và Bộ trưởng Xây dựng Novikov (sđd, tr.279 - 280)

Về chính sách đối ngoại, Andropov chủ trương tiếp cận theo hướng hòa dịu. Mục tiêu của Tổng bí thư không phải tập trung những điểm khác biệt với phương Tây, mà chủ trương đàm phán để đạt được lợi ích chung với các quốc gia. Ông nói về việc cần hạn chế chạy đua vũ trang và đóng băng các kho vũ khí hạt nhân; thay đổi mối quan hệ giữa Liên Xô với Trung Quốc (sđd, tr.280-281)

Đấu đá nội bộ diễn ra suốt thời kỳ cuối Brezhnev và thời gian đầu của Andropov, dẫn đến thay đổi một loạt nhân sự khi tân Tổng bí thư lên cầm quyền. Thời Andropov lên cầm quyền, Bộ Chính trị quyết định rà soát lại quyết định nâng giá bán bánh mì đã có từ thời Brezhnev; ngân sách luôn thiếu hụt. Gorbachev đề cập lại chương trình Lương thực, siết chặt kỷ cương nhà nước... nhưng Tổng bí thư từ chối và sử dụng KGB như một phương án bảo vệ chính quyền, kinh tế (sđd, tr.295-297)

Sau khi đọc bài diễn văn không lâu, Gorbachev sang thăm Canada tìm hiểu về nông nghiệp ở đây (1983) - ông nói: giảm thiểu những khuyến khích kinh tế để tăng trưởng sản xuất và quản lý tài nguyên hiệu quả; sự thiếu hụt cơ chế kinh tế hiệu quả và quản lý kinh tế được điều phối yếu kém bởi cơ quan chính quyền riêng rẽ và mâu thuẫn;bất bình đẳng của trao đổi kinh tế giữa công nghiệp với nông nghiệp. Cuối cùng kết luận: kinh tế quốc dân không thể ổn định nếu không có nông nghiệp bền vững và công nghệ tiên tiến

3. Thời Tổng bí thư Chernenko:

Mùa hè năm 1983, Andropov lâm bệnh. Chernenko và phe cánh của ông ta bắt đầu trỗi dậy, dần dần thao túng chính quyền trung ương; khi Tổng bí thư dưỡng bệnh ở Krym, ông soạn diễn văn và bầu Chernenko làm tân Tổng bí thư (tháng 12/1983). Vài ngày sau đó, Gorbachev nghe được tin một số người âm mưu loại mình ra khỏi chính quyền khi tân Tổng bí thư Chernenko mới lên cầm quyền không lâu. Tổng bí thư ngay lập tức có cuộc hội đàm với Gorbachev về vai trò của Tổng bí thư khi biết vai trò này đang bị một số người - nhất là Ustinov làm cho suy yếu

Đấu đá nội bộ tiếp tục gia tăng - nhất là về tư tưởng. Ban Bí thư giao cho Gorbachev soạn một tài liệu về định hướng tư tưởng trong Ban lãnh đạo Đảng Bolshevich Nga. Gorbachev báo cáo văn bản này tại Hội nghị toàn thể (tháng 6/1984) bàn về dân chủ và tự do sáng tạo trong thảo luận. Nhưng tiếc là bài báo cáo này của Gorbachev không được đăng báo Người Cộng sản (tháng 12/1984) mà chỉ có bài của Tổng bí thư Chernenko được đăng thôi.

Cuộc công du sang Italia và Anh để lại cho Gorbachev nhiều ấn tượng mạnh. Khi đến Anh, Gorbachev có bài phát biểu trước Nghị viện Anh (tháng 12/1984) với các nội dung: thế kỷ hạt nhân đã đặt ra nhu cầu đối với "tư duy chính trị mới"; "chiến tranh lạnh" không phải là trạng thái bình thường của các mối quan hệ và gây ra mối đe dọa chiến tranh, không ai chiến thắng trong cuộc chiến tranh hạt nhân, không ai có thể xây dựng an ninh của mình bằng cách đe dọa an ninh của những người khác; chúng tôi đã sẵn sàng hành động với phương Tây trong việc đàm phán hạn chế và giải trừ vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạt nhân (sđd, tr.326-327). Bài phát biểu thành công đến mức một số nghị sĩ Anh đòi nói chuyện theo kiểu đối đầu, Gorbachev nói: "nếu đó là cách các ngài muốn nói chuyện, tôi sẽ lấy tài liệu mình đem theo và bắt đầu liệt kê những gì nước Anh làm trong quá khứ chống lại Liên Xô và việc thiết lập quan hệ bình thường. Nhưng ai sẽ được lợi đây ?"

Đầu năm 1985, sức khỏe của Chernenko suy sụp và Gorbachev "tạm thời" điều hành các cuộc họp, chủ yếu bàn về chính sách kinh tế. Rất nhiều người tìm cách nâng đỡ Grishin để đưa ông ta kế nhiệm chức Tổng bí thư, chống Gorbachev. Tại cuộc bầu cử vào Xô viết Tối cao Liên Xô tháng 2/1985, ứng viên Grishin thông qua cuộc gặp riêng với Tổng bí thư đã tổ chức cuộc gặp cử tri, vận động họ bầu mình kế vị chức Tổng bí thư. Chernenko cũng đích thân tự đi bầu cử dù bị bệnh rất nặng. Ngày 10/3/1985, Tổng bí thư Chernenko qua đời sau 13 tháng tại vị.

4. Thời Tổng bí thư Liên Xô Gorbachev

Tháng 3/1985, Hội nghị lần thứ 19 của Đảng bầu Mikhail Gorbachev làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (5 giờ chiều ngày 11/3/1985). Trong bài nói của mình về tân Tổng bí thư mới, Gromyko nhận xét Gorbachev là người "có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác Đảng, có trí tuệ sắc bén và uyên thâm, có kiến thức sâu rộng và khả năng suy luận tuyệt vời, óc phán đoán luôn rất khác biệt bởi sự chín mùi và bền bỉ".

Tại diễn văn nhậm chức, Gorbachev nói đến: các chiến lược đẩy mạnh tiến bộ kinh tế - xã hội, cải thiện mọi lĩnh vực của đời sống nhân dân. Chuyển nền kinh tế phát triển theo chiều sâu và áp dụng thành tựu khoa học công nghệ; kiện toàn hệ thống quản lý và phát triển dân chủ trong chính sách xã hội. Về đối ngoại, "chúng ta muốn chấm dứt và không tiếp tục chạy đua vũ trang (.....), đề nghị phong tỏa các kho vũ khí hạt nhân và dừng việc triển khai tên lửa. Chúng tôi muốn cắt giảm thật sự và trên quy mô lớn các kho vũ khí thay cho việc tạo ra thêm các hệ thống vũ khí mới". Tại lễ tang của cố Tổng bí thư Liên Xô, Gorbachev có dịp gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia Mĩ (G. Howard Bush), Shultz, Helmut Kohl, M. Tharcher (Anh) và nhất là Thủ tướng Nhật là Yasuhiro Nakasone; đồng thời gặp riêng các lãnh đạo của khối Warszawa

Ít ngày sau, Gorbachev tiến hành cải tổ với mục tiêu là chuyển sang tự do dân chủ. Mặc dù cải tổ bị thất bại, nhưng nó làm đất nước suy yếu suốt một thập niên tiếp theo (sđd, tr.364). Nhưng những thành tựu của nó là không thể chối cãi. Gorbachev đánh gia lãnh tụ Lenin là người "gắn kết chủ nghĩa cộng sản với tiến bộ tri thức và nhu cầu hấp thụ tri thức của nhân loại. Ông chấp nhận rủi ro để nắm quyền kiểm soát khi đất nước đang bên lề thảm họa. Lenin với tham vọng cách mạng của mình thì ông dễ nhận ra những sai lầm, suy nghĩ những gì đã làm và ra kết luận cho tương lai. Người không sợ đi ngược truyền thống - của chính ông và các đồng chí của ông (sđd, tr.365-366)

Cải tổ được thực hiện như thế nào ?

Trước và sau khi Hội nghị Trung ương 4 diễn ra, Gorbachev và cộng sự đến thăm các nhà máy, khu vực dân cư, bệnh viên, cửa hàng..... để tìm hiểu tình hình. Gorbachev kết luận: chúng ta ngày càng tụt hậu xa hơn so với các nước phát triển từ đầu những năm 70 (sđd, tr.374), việc suy giảm tăng trưởng làm kinh tế trì trệ, xã hội khủng hoảng trầm trọng hơn

Khai thác tài nguyên ngày càng khó khăn hơn ở Bắc Sibir và Viễn Đông. Vấn đề dân số trở nên tệ hại hơn: tốc độ tăng năng suất lao động trong công nghiệp thấp hơn 70% so với các nước phát triển, tỉ lệ tăng trưởng nông nghiệp thấp hơn 80%. Chỉ 21% hàng hóa do Liên Xô sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu. Rõ ràng là Liên Xô đang tụt hậu so với các nước đang phát triển về tiến bộ khoa học và công nghệ (sđd, tr.374)

Gorbachev đi thăm nhiều nhà máy, thăm cộng hòa Ukraine và Belarus. Đến vùng Nizhnevartovsk - thủ phủ khai thác dầu lớn nhất nước, Gorbachev và đồng sự được nghe nhiều về cuộc sống khắc nghiệt của công nhân nơi đây. Sự phát triển cuộc sống người dân ở đây tụt hậu so với sự phát triển công nghiệp ở vùng này, nơi có hàng nghìn người mới đến sinh sống. Chuyến đi đến Urengoi để lại nhiều ấn tượng đặc biệt. Gorbachev lắng nghe được lời than phiền về nơi ở thiếu thốn của công nhân (họ ở trên toa xe lửa, lều) và giao thông bị hạn chế ở vùng này. Ông bất bình với việc nhiều nhà máy xây quá nhiều cơ sở trong 1 tháng nhưng không đủ năng lực sản xuất; hay những người cung ứng hàng hóa lại vô trách nhiệm khi đem hàng hóa ế thừa cho người phương Bắc khi người dân nơi khác không mua. Mặc khác, việc cử người lên vùng phía Bắc cùng các thiết bị công nghiệp thì khó khăn do thiếu nhân lực, thiết phương tiện kỹ thuật xây dựng - khiến người kỹ sư đi lên đó thì họ phải tự xây dựng các xưởng lắp ráp tại chỗ (sđd, tr. 378). => Gorbachev quyết định đưa đường ống, xi măng, vật liệu xây dựng và thiết bị lên Tây Sibir; điều chỉnh các kế hoạch xây nhà và dịch vụ. Kết quả sản lượng dầu có tăng lên đôi chút

Tại cuộc gặp công nhân nhà máy Ligachev, Gorbachev nhanh chóng thực hiện ý tưởng đẩy nhanh tiến bộ khoa học công nghệ để thu hút nhiều công nhân, kỹ sư - nhất là người trẻ tuổi, tham gia theo

Cuộc thảo luận giữa năm 1985 của Đảng quyết định hiện đại hóa công nghiệp chế tạo, với vốn đầu tư tăng lên 80% (sđd, tr.379)

Chiến dịch cấm rượu. Chương trình này bắt đầu từ thời Brezhnev do áp lực đấu tranh của quần chúng. Thời Gorbachev cầm quyền, ông có cuộc thảo luận với 200 đơn vị có lực lượng lao động lớn nhất nước để tìm giải pháp hạn chế thói nghiện rượu vốn làm suy đồi đạo đức, ảnh hưởng đến gia đình - nhất là trẻ em. Trước đó vào thời Khrushev, ông nâng giá rượu và hạn chế bán, nhưng thất bại.

Khi chiến dịch chuẩn bị bắt đầu, trong nước có 5 triệu người nghiện rượu; thiệt hại của nhà nước hết 80 - 100 tỉ rúp. Mức độ tiêu thụ rượu lúc đó là 10,6 lít/người, và con số này gồm cả trẻ em ! (thời 1914, mức độ tiêu thụ rượu vodka 1,8 lít/người; thời chiến tranh vệ quốc tăng lên 2 lít/người). Chính quyền Liên Xô quyết định: giảm việc sản xuất rượu mạnh, tăng đầu ra rượu khô và bia, đồ uống không cồn, thay thế khoảng thuế thất thu do bán rượu và doanh thu bán rượu bằng các nguồn khác.

Chiến dịch cấm rượu được thực hiện nhanh gọn: các cửa hàng và lò nấu rượu bị đóng cửa, ruộng nho bị phá bỏ. Thiết bị nấu bia ở Tiệp Khắc bị hư và vỡ tan. Đường ngày càng ít đi...

Hậu quả: rượu ít dần và rượu lậu gia tăng. Người dân tức giận khi họ phải xếp hàng nhiều giờ để mua rượu một dịp ăn mừng nào đó (có chỗ xếp hàng mua vodka dài tới 1 cây số). Người dân lập tức phỉ báng chính quyền. Chính quyền cố gắng kiểm soát tình hình, nhưng tình hình còn tệ hại hơn: các báo cáo cho thấy mức độ tiêu thụ rượu trên đầu người đã tăng đến 17 lít !

Về chính sách đối nội, Gorbachev tập trung vào việc cải thiện hệ thống chính trị. Trong báo cáo tại Bộ Chính trị, ông nhấn mạnh chủ đề glasnost (công khai minh bạch). Trong cuộc họp ngày 23/1/1986, Gorbachev phát biểu: "chúng ta cần tránh những sai lầm trong quá khứ (...). Chúng ta cần một tập thể thống nhất những người có cùng suy nghĩ, những người dẫn dắt chúng ta vào tình thế này và sẵn sàng vượt qua nó" (sđd, tr.385). Tại Đại hội 20 (tháng 2/1986), các đại biểu thảo luận chủ đề glasnost rất sôi nổi và hầu như không có va chạm công khai trong Đại hội. Về glasnost, Gorbachev nhận định rằng nó là công cụ hữu hiệu để gắn kết người dân vào những nỗ lực chủ động, độc lập và có ý thức cải thiện cuộc sống của họ. Glasnost cũng thúc đẩy người dân tạo ra cuộc sống mới. Nhưng glasnost bị một số người phê phán là "đã phá hủy mọi thứ" (ý kiến của A. Solzhenitsyn); số khác lại nghĩ là "kích động người dân phê phán thiếu cơ sở về Đảng và lịch sử của chúng ta". V. Havel cũng bình luận: "tự do ngôn luận luôn tràn đầy nguy hiểm vì cùng với tự do điều Thiện sẽ có tự do điều Ác" (sđd, tr.388-389)

Sau Đại hội, Gorbachev đi công tác vào tháng 4/1986 tới Samara và Togliatti để nghe ý kiến của người dân ở đây, bất chấp việc chính quyền địa phương ngăn cản đối thoại giữa Gorbachev với người dân. UBTW nhận được khoảng 4.000 bức thư của người dân, than phiền về sự thiếu vắng hoạt động của chính quyền địa phương. Một người đàn ông ở Stavropol cay đắng báo cáo rằng ông gặp chủ nhiệm nông trang tập thể để nộp kế hoạch cải tiến sản xuất, nhưng vị chủ nhiệm đã đuổi ông ra khỏi phòng và bảo ông này nên tự lo lấy việc của chính mình.

Cuộc thảo luận cuối tháng 4/1986 của Bộ Chính trị đã thẳng thắn thừa nhận bộ máy đảng và chính quyền khổng lồ, đã trở thành vật cản cho cuộc cải cách. Gorbachev nói: "bộ máy này đã bẻ gãy cổ Khrushev, và ngày nay việc đó đã xảy ra"

Glasnost và ô nhiễm môi trường:

- nhiều nhà văn như Rasputin, Zalygin và Suleymenov liên kết với nhau để chống lại sự ô nhiễm môi trường khu vực Baikal, rừng rậm và ven sông Sibir, cánh rừng Bắc Nga. Nhờ glasnost, công chúng biết được lượng chất gây ô nhiễm khí quyển vượt mức cho phép ở 90 thành phố và một số khu công nghiệp lớn. GOrbachev quyết định cho đóng cửa 1.300 cơ sở gây ô nhiễm để trả lại bình yên cho nhân dân

- Khi sự cố Chernobyl xảy ra, chính quyền Liên Xô hỗ trợ y tế cho gần 1 triệu người, trong đó co 200.000 trẻ em; cho sơ tán dân ra cách khu có sự cố là 30km; tìm cách ngăn chặn vật liệu nhiễm xạ gây ô nhiễm các con sông - với tổng vốn giải quyết hậu quả là 14 tỉ rúp. Trong cuộc họp tháng 7/1986, Gorbachev phê bình các bộ ngành không kiểm soát được, tinh thần xum xoe và bè phái trong lãnh đạo. Những người bên ngoài Liên Xô sử dụng thảm họa Chernobyl để bôi xấu chính sách của chúng ta (Gorbachev) nên ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm chính trước hậu quả này. Sau này, sự kiện 1986 làm Gorbachev kết luận: hệ thống chính quyền Liên Xô là "che giấu thảm họa và các sự kiện tiêu cực, vô trách nhiệm, cẩu thả, làm việc lỏng lẻo và say xỉn"

Sự cố Chernobyl làm giá dầu rớt xuống còn 10 - 12 dollar/thùng. Doanh thu ngoại tệ giảm hai phần ba. Liên Xô bắt tay thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (1986 - 1990). Kế hoạch này gồm các nội dung:

- đạt tăng trưởng sản xuất cao hơn

- đẩy nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ

- tái thiết kỹ thuật với các ngành công nghiệp hàng đầu, cụ thể là chế tạo máy

- tăng lương cho công nhân, viên chức

Tình hình tài chính còn phức tạp hơn. Kế hoạch huy động 10 tỉ rúp vào trả lương cho công nhân viên chức, luật Hưu trí kêu gọi tăng thêm 45 tỉ rúp trong khi ngân sách giảm mất hàng chục tỉ rúp do chính sách cấm rượu. Nhưng khi khởi động kế hoạch, lập tức vấp phải sự thờ ơ của người dân vì những yêu cầu của họ không được đáp ứng, hơn nữa cấp chính quyền địa phương tìm cách phá hoại cải tổ và không thèm đáp ứng yêu cầu của người dân (sđd, tr. 401). Trong chuyến thị sát Krasnodar và Stavropol, người dân phản ánh rằng chính quyền chỉ chăm lo đến những mối quan tâm của riêng mình và chú ý rất ít đến những hành động theo cách mới. Không có cải thiện gì trong tình trạng xã hội. Gorbachev đang tràn đầy sự lo lắng vì nhiều quan chức cao cấp đang phá hoại cải tổ theo nhiều cách khác nhau. Mọi thứ trở nên bế tắt. Trong cuộc họp Bộ Chính trị, có 60 bộ trưởng không chịu nộp đơn từ chức. Bộ Chính trị họp gấp vào tháng 1/1987 với các ý kiến mới: Ryzhkov muốn "đưa ra giới hạn về nhiệm kỳ cho các bộ trong chính phủ, bỏ phiếu kín để bầu Bí thư"; Ligachev muốn "dân chủ hóa là rất quan trọng" trong khi E. Shevardnadze thẳng thắn hơn: "tính tập thể đã bị vi phạm và các quyết định được đưa ra bởi một nhóm nhỏ, bỏ qua các ủy viên Bộ Chính trị, chưa nói đến các ủy viên Trung ương (....) một hệ thống các biện pháp được hình thành sẽ bảo đảm không lặp lại sai lầm". Riêng Yeltsin không phát biểu, ông ta chỉ nói các ủy viên Bộ Chính trị chịu trách nhiệm về sự trì trệ của đất nước. Gorbachev phát biểu và tuyên bố sẽ có thay đổi nguồn nhân sự mới....

Sau Hội nghị này, Gorbachev cảm tưởng rằng có sự khác biệt về quan điểm giữa ông với giới tinh hoa Liên Xô mặc dù các vấn đề khó khăn được tranh luận thẳng thắn nhằm tìm phương pháp giải quyết. Giới tinh hoa (nomenklatura) chiếm ưu thế trong Đảng Cộng sản Liên Xô, đây là điều mà Gorbachev đau đầu khi muốn thay thế giới tinh hoa này bằng nhóm người khác vào Đảng và đó là việc làm mong manh. Việc lọc người ủng hộ cải tổ trong Đảng rất khó khăn và chậm chạp, đầy mâu thuẫn.

Về đối ngoại, Gorbachev cam kết từ bỏ học thuyết Brezhnev trên nguyên tắc và ngừng can thiệp vào nội bộ của các nước được gọi là "các nước đồng minh" liên kết với chúng ta bằng Hiệp ước Warszawa.

- Trong chuyến thăm nước Pháp, Gorbachev và Tổng thống Pháp F. Mitterand thảo luận để tiến tới hợp tác trong hòa bình. Gorbachev nói: "đó là lúc tôi nói rằng tất cả chúng ta đang sống trong một ngôi nhà, nhưng mỗi người vào ngôi nhà đó qua những cánh cửa khác nhau. Chúng ta cần hợp tác và giao tiếp với nhau trong ngôi nhà đó. Đó chính là lần đầu tiên câu "Ngôi nhà chung châu Âu" của chúng ta đã xuất hiện" (sđd, tr.412). Đến chuyến thăm của Tổng thống Pháp sang Moskwa, ngài Tổng thống nói: "Một lần nữa châu Âu cần trở thành một nhân vật trung tâm trong lịch sử của chính nó, để nó có thể đóng đầy đủ vai trò là một nhân tố cân bằng và ổn định trong các mối quan hệ quốc tế".

- Những năm 80, khi Liên Xô và Mĩ căng thẳng hơn bao giờ hết sau sự kiện quân Liên Xô vào Afganistan, Gorbachev tổ chức cuộc gặp với nguyên thủ quốc gia Mĩ là Reagan tại Geneva năm 1985. Bộ Ngoại giao do Shevardnadze đứng đầu chịu trách nhiệm tô chức cuộc gặp này, với 3.500 nhà báo tham dự và đưa tin. Xô - Mĩ tố chức 5 đến 6 cuộc gặp riêng, thảo luận tại Geneve kéo dài đến 15 giờ:

+ Trong cuộc gặp đầu tiên, hai bên đổ tội cho nhau về chạy đua vũ trang, về viêc đưa thế giới đến miệng hố của cuộc xung đột hạt nhân. Reagan nói rằng, việc Liên Xô can thiệp vào thế giới thứ ba đã gây căng thẳng Mĩ - Xô; Gorbachev trả lời là không có chuyện "xuất khẩu cách mạng" và Liên Xô hành động trên cơ sở những lợi ích cơ bản của mình và giúp đỡ bạn bè. Qua câu nói của Reagan, Gorbachev nói rằng ông này (tức Reagan) có niềm tin cực kỳ bảo thủ và gọi là "một con khủng long". Một thời gian sau, tờ Newsweek của Mĩ đăng lời của Reagan bảo Tổng bí thư Liên Xô là "người Boshevick cứng đầu" (sđd, tr.414)

+ Nhưng nhiệt độ cuộc nói chuyện Xô - Mĩ dần hạ xuống. Gorbachev nói rằng Liên Xô không muốn ở lại Afganistan và mong muốn tìm một giải pháp chính trị cho quốc gia này (...) chúng tôi (Liên Xô) không định gây chiến với Mĩ

Với việc kiểm soát vũ khí, Reagan phê phán mạnh mẽ chủ thuyết răn đe rồi thuyết phục Liên Xô nhu cầu giảm số lượng vũ khí tấn công và chuyển đổi các hệ thống phòng thủ. Ông ta cho rằng Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) là "cách tốt nhất" và Liên Xô không cần lo sợ. Đáp lại, Gorbachev cho rằng SDI đơn thuần là cuộc chạy đua vũ trang lên vũ trụ và "không tin" lời nói của Reagan. Một lúc sau, Reagan mời đi dạo đến một căn phòng, đưa ra đề nghị 9 điểm cho phép Mĩ thực hiện SDI... nhưng Liên Xô ngần ngừ chưa quyết. Sau nhiều cuộc thảo luận quan trọng, Liên Xô và Mĩ tiến tới đề xuất việc hợp tác trong trường hợp hai nước bị đe dọa từ bên ngoài vũ trụ (sđd, tr.416)

Với vấn đề nhân quyền, Mĩ đề xuất với Liên Xô cần nâng cao uy tín của mình trong các vấn đề liên quan đến tự do cá nhân. Gorbachev giải thích lại vấn đề này và khuyên Reagan không nên áp đặt tiêu chuẩn của mình lên người khác. Khi nguyên thủ hai nước chuẩn bị uống cafe, các quan chức ngoại giao của Mĩ và Liên Xô hăm chực "đánh nhau" với khuôn mặt đỏ lựng vì Aeroflot khôi phục các chuyến bay đến Mĩ và Bộ Hàng không dân dụng Liên Xô của Boris Bugayev có phản đối

=> hai nước ký kết Tuyên bố Geneva về việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Tuyên bố nói rằng "chiến tranh hạt nhân không bao giờ được nổ ra: sẽ không có người chiến thắng". Chúng ta phải loại bỏ vũ khí hạt nhân. Tuyên bố cũng khẳng định "các bên sẽ không tìm kiếm ưu thế quân sự" - trao đổi vấn đề nhân đạo và giao lưu thanh niên hai nước.

Đại hội lần thứ 27 của Đảng và Tuyên bố ngày 15/1/1987 về giải trừ quân bị đã chứng tỏ thiện chí của Liên Xô. Nhưng Reagan kích động cơn cuồng loạn chống cộng ở Mĩ với việc hạm đội Mĩ xuất hiện ở ngoài khơi Krym, nổ hạt nhân ở bang Nevada.... Mĩ yêu cầu Liên Xô cắt giảm 40% số lượng nhà ngoại giao ở New York. Ngoài ra, Mĩ thông đồng với vua Saudi Arabia là Fahd kéo giá dầu xuống còn 10 - 12 dollar/thùng. Giải thích cho hành động này, các kênh thông tin Mĩ gửi về Liên Xô cho biết chính sách đối ngoại do ban lãnh đạo Xô viết mới đang theo đuổi không phù hợp với lợi ích của Mĩ và cần phải chấm dứt. Phản hồi thư của Reagan, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Shevardnadze trả lời ngắn gọn là đồng ý với vấn đề cắt giảm vũ khí chiến lược theo Tuyên bố Geneva (sđd, tr.418-419)

Gorbachev đề nghị với Mĩ một cuộc gặp giữa hai nguyên thủ hai nước tại Reykjavik, có mời luôn quan chức ngoại giao của Mĩ là Shultz và Shevardnadze của Liên Xô sang đồng tham dự. Cuộc gặp kết thúc với việc hai bên thống nhất giảm tên lửa chiến lược mặt đất với các điều kiện: Mĩ phải cắt giảm một nửa quy mô hạm đội tàu ngầm và không quân chiến lược, lực lượng vượt trội so với Liên Xô. Bỏ qua vật cản là SDI, Reagan mặc cả và hứa hẹn "ngài sẽ thấy nước Mĩ có thể hợp tác như thế nào với đất nước ngài". Bất chấp đề nghị của Reagan, Gorbachev "nhắc lại rằng trong vấn đề an ninh tôi không thể yêu cầu ông ta đồng ý với điều gì có thể làm suy yếu an ninh nước Mĩ và rằng ông ta, với tư cách tổng thống, không có quyền đề nghị điều gì tương tự từ phía tôi liên quan đến đất nước tôi".

Trong cuộc họp báo, Gorbachev thông báo cuộc gặp Reykjavik không phải là thất bại, và "đây là bước đột phá. Lần đầu tiên chúng ta nhìn quá chân trời". Hội trường được tổ chức trong nhà chứa máy bay, sức chứa 1.000 người đã thở phào nhẹ nhõm với ý kiến này của Tổng bí thư Liên Xô. Về phía Mĩ, lúc đầu Ngoại trưởng Shultz cho đây là thất bại nhưng về sau, ông ta suy nghĩ theo hướng tích cực. Reykjavik cho thấy rằng, Liên Xô thực sự mong muốn giải quyết vấn đề giải trừ quân bị và có thể đạt đến thỏa thuận. Một năm sau, hai nước ký Hiệp định loại bỏ tên lửa tầm ngắn và tầm trung (sđd, tr.423). Hồi ký của Victor Kitayev, quan chức của Đảng chuyên về quốc phòng Liên Xô vào năm 2000 đã mô tả về quá trình giải trừ quân bị: trận chiến giữa các cơ quan có thẩm quyền - KGB, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, ủy ban của L. Zaykov... đó là phát kiến tài tình. Gorbachev thừa biết: tên lửa Pershing II chỉ cần 2 phút là bay tới Minsk, ba phút tới Moskwa và 5 phút tới Volga

Không lâu sau cuộc gặp Reykjavik, Gorbachev gặp gỡ với những người tham gia Diễn đàn Issyk-Kul, theo sáng kiến của nhà văn Chingiz Aytmatov. Trong diễn đàn, Gorbachev đưa ra hai ý tưởng: Một là, nhu cầu hợp tác giữa các chính trị gia và đại diện của nền văn hóa đương đại cũng như việc thường xuyên trao đổi các quan điểm. Hai là, cần ưu tiên lợi ích quốc gia và giai cấp, nhưng còn có lợi ích chung của loài người.

Đến cuộc gặp với Reagan tại Washington năm 1987, hai nguyên thủ Mĩ - Xô đề nghị nên trao đổi một cách bình đẳng. Sau buổi hòa nhạc ở Nhà Trắng, nguyên thủ hai nước trò chuyện rất thân mật trên bầu không khí hợp tác. Reagan nói: Có một câu thành ngữ rất hay của người Nga: "Tin nhưng phải kiểm tra".

Tháng 11/1986, Gorbachev đi thăm Ấn Độ, ký với Thủ tướng Rajiv Gandhi bản Tuyên bố Delhi ngày 27/11/1986 về các nguyên tắc của một thế giới phi bạo lực:

- cuộc sống của con người phải được coi là có giá trị cao nhất

- phi bạo lực phải là nền tảng của cộng đồng loài người

- quyền của mỗi chính phủ được độc lập về chính trị và kinh tế phải được công nhận và tôn trọng

- an ninh toàn diện phải được thay thế cho cân bằng khủng bố

Gorbachev suy nghĩ rằng Liên Xô sẽ phải có trách nhiệm với Ấn Độ trong việc giải quyết các vấn đề quốc gia. Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Ấn Độ, ngài Thủ tướng nói rằng các giới có ảnh hưởng ở Anh không giấu giếm sự chống đối của họ với các chính sách tư duy mới trong các vấn đề quốc tế của Liên Xô (sđd, tr.427-428). Tháng 5/1986, Gorbachev có cuộc hội đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Felipe Gonzalez

Cải tổ lại tiếp tục bị chống đối. Tháng 5/1986, Đảng thông qua quyết định tăng cường cuộc chiến chống lại thu nhập bất chính, cho tự do kinh doanh và cho phép cất đất, bán vật liệu xây dựng cho công chúng. Nhưng quyết định tiến bộ này nhanh chóng bị các chuyên gia tài chính chống đối bằng cách áp thuế cao với doanh nghiệp tư nhân. Nhưng kẻ chống đối lập luận, phát triển các sáng kiến tư nhân có thể phá hủy nền tảng hệ thống (sđd, tr.431)

Cuối năm 1986, chính phủ Liên Xô thông qua Luật về các hoạt động lao động tư nhân (19/11/1986); đầu tư 4 tỉ rúp vào các hoạt động xã hội trong hai năm (1986 - 1987). Cải cách kinh tế năm 1987 đặt mục tiêu phát triển các mối quan hệ thị trường; khiến thu nhập của người dân tăng lên, nhưng sản xuất phát triển chậm lại và sau 1989 thì ngừng hẳn

Mặc dù cải tổ được phát triển, nhưng kinh tế Liên Xô ngày càng trì trệ hơn: giá dầu bị cắt giảm xuống hai phần ba và tài chính ngày càng suy sụp. Một khoảng cách khổng lồ xuất hiện giữa hàng hóa và nguồn cung tiền: lúc đầu là 55 tỉ rúp, nhưng về sau phình lên 70 tỉ rúp ! Khắp đất nước chỗ nào cũng xếp hàng.

Để giải quyết, Gorbachev thay đổi chính sách giá cả, tạm ngừng chương trình xã hội hoặc giảm chi tiêu của chính phủ, đặc biệt là quốc phòng.... nhưng cũng bị chống đối mạnh. Đầu năm 1987 tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp suy giảm mạnh; nhiều doanh nghiệp mới lập vẫn dùng công nghệ cũ, các bộ của chính phủ không muốn chia sẻ quyền với doanh nghiệp

Dự thảo Luật doanh nghiệp tháng 2/1987 nhanh chóng được đại bộ phận lao động ủng hộ, nhưng các cơ quan trong chính quyền lại tranh luận nảy lửa giữa hai phe: bảo thủ - cải cách; phe bảo thủ cầm đầu là Gosplan (Ủy ban Vật tư Nhà nước) và Bộ Tài chính, những kẻ quan liêu ra sức chống đối quyết liệt. Phương pháp Ryzhkov vừa mới triển khai (tháng 6/1987) theo định hướng khuôn khổ XHCN.

Theo bản tóm tắt của Bộ Chính trị (tháng 5 - 6/1987) đã phê bình quốc hữu hóa tài sản, không đánh giá những hình thức lao động hợp tác và cá nhân, đánh đồng các biện pháp kế hoạch hóa với chủ nghĩa tập trung và bỏ qua các hình thức quản lý dân chủ tự quản. Mô hình doanh nghiệp kinh tế mới (hiệp hội) cần phải là "nhà sản xuất hàng hóa XHCN" được quản lý hoàn toàn độc lập. Triết lý lập kế hoạch sẽ đổi: từ chỉ thị rút xuống thành khuyến nghị và dự báo. Tiêu điểm là chuyển đổi sang các nguyên tắc định giá mới, về cơ bản là kết hợp các cơ chế thị trường vói sự điều tiết của nhà nước.

Ngày 25/6/1987, Gorbachev họp Hội nghị toàn thể (chuẩn bị cho đại hội 19), xác định mục tiêu chính là dân chủ hóa kinh tế; nhưng kinh tế vẫn trì trệ do hình thức quản lý mệnh lệnh đang cản trở, sức ỳ đang là vấn đề lớn và người dân không muốn cải tổ. Trong báo cáo, Gorbachev nhấn mạnh đến căn bằng lợi ích xã hội, lao động tập thể và cá nhân và khai thác các cơ hội hợp tác. Mãi tới sau hội nghị 1987, Gorbachev coi văn kiện này là một sự thỏa hiệp: chính phủ và cơ quan kinh tế trung ương chậm thay đổi. Họ coi nghị quyết 1987 là sự nhượng bộ quá đáng với các nhà cải cách, ít nhất là giới hạn thoái lui của hệ thống quản lý kinh tế tập trung. Luật Doanh nghiệp bị phá sản do những người phản đối coi đây là sự sụp đổ kinh tế; bầu giám đốc cũng bị phản đối - thiếu sót chính là những hậu quả của sự thiếu nhất quán trong cách triển khai các nguyên tắc tự chủ kinh tế trong doanh nghiệp. Hơn nữa, công chúng thiếu hiểu biết về chính sách của chính phủ là do chính phủ tiến hành các phiên họp, nhất là phiên họp kín mà dân chúng không được biết

Cuối tháng 4/1987, trước khi làm kế hoạch chuẩn bị báo cáo kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga, Gorbachev lo lắng về những suy sụp của kinh tế Liên Xô. Đó là những lộn xộn phát sinh do chuyển doanh nghiệp sang kế toán chi phí, tự hạch toán sang tự quản - "hãy thận trọng với cải tổ". Nhiều quan chức trong Đảng không sẵn sáng làm việc, sức ỳ ngày càng lớn. Trong cuộc gặp với nhà nghiên cứu Pháp Lily Marcou, nhà nghiên cứu này đã nói: "nhiều người kết tội ngài thiếu quyết đoán và chậm chạp. Tôi tin chính ngài đã quyết định tốc độ cải tổ mà xã hội Xô viết không tiêu hóa được. Tôi hiểu rất rõ công chúng của ngài. Ngài nghĩ sao ? (sđd, tr.446). Gorbachev tự trách mình đáng lẽ nên quyết đoán hơn trong việc đẩy nhanh mọi thứ được gọi là "chính sách công nghiệp", sử dụng tất cả quyền lực và sức mạnh của Đảng Cộng sản; quá trình cải tổ có quá nhiều mâu thuẫn......

Boris Yeltsin vào năm 1987 có khá nhiều vấn đề. Chính Gorbachev luôn ủng hộ, nhưng nghi ngờ năng lực quản lý và lạm quyền của ông ta. Thất vọng vì không được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị, Yeltsin tỏ ra chán chường và tìm cách chỉ trích Yegor Ligachev - một ủy viên rất cứng rắn. Trong Hội nghị Toàn thể trung ương ngày 21/10/1987, Yeltsin lên tiếng chỉ trích ban lãnh đạo Đảng, nghi ngờ rằng sẽ có sự sùng bái cá nhân mới. Hội nghị kết thúc với lời kêu gọi ông Yeltsin từ nhiệm ủy viên dự khuyết và Bí thư thứ nhất thành ủy Moskwa. Ông ta định tự tử, nhưng bất thành và được Gorbachev cho quay lại chức. Nhiều người chỉ trích việc làm này của Gorbachev. Theo ý kiến của Mikhail Poltotanin, một người thân cận của Yeltsin thì bài phát biểu của Yeltsin tại Hội nghị Toàn thể trung ương ngày 21/10/1987 sẽ như một quả bom và kỳ vọng nhiều người sẽ ủng hộ ông ta. Nhưng ông ta đã nhầm.

Cuối cải tổ, đấu tranh nội bộ lại gay gắt hơn bao giờ hết trong Bộ Chính trị. Với glasnost, các quan chức cao cấp của Đảng lại có ý muôn "điều chỉnh" lại cho phù hợp (thực ra là sửa đổi bề ngoài) - hình thành chủ nghĩa cấp tiến liều lĩnh. Những người bất đồng chính kiến muốn tìm một con đường với chính trị và lao vào việc mở rộng "khuôn khổ của những điều được phép" - họ yêu cầu hủy bỏ hết các hệ thống bất kể hậu quả ra sao. Mãi sau này, khi đọc lại các bản báo cáo thì Gorbachev nhận ra mâu thuẫn: nỗi khổ của đất nước không liên quan đến quy luật nội tại nào trong điều chỉnh hệ thống; các mâu thuẫn nội tại về kinh tế - chính trị - tinh thần có thể giải quyết được. Hơn nữa, Gorbachev chưa ý thức được rằng khủng hoảng ảnh hưởng lên đất nước có tính hệ thống.

Tư tưởng về cải tổ ngày càng xuống thấp. Tầng lớp tinh hoa chỉ quan tâm đến vị trí cá nhân mà không màng đến người dân. Cải tổ bị chống đối quyết liệt trên báo chí: tác giả N. Andreyevna viết bài trên báo Nước Nga Xô viết đã công khai chống lại cải tổ về mặt tinh thần; bảo vệ đường lối của Stalin. Thậm chí một số ủy viên Bộ Chính trị bàn luận với nhau về nội dung bài báo. Trong cuộc tranh luận với Voronitkov, Gromyko và Solomensev tại giờ nghỉ của cuộc họp Đại hội nông dân ngày 23/3/1988 ở điện Kremli, Gorbachev nói rằng mọi chuyện đang theo chiều hướng xấu, có mùi ly khai. Trong buổi phát biểu ngày 24/3, một số quan chức trong Đảng phát biểu mạnh mẽ để chống lại các ý kiến của tờ báo: Voronitkov than phiền về báo chí và nói rằng chúng ta đã mất kiểm soát. Nhiều quan chức lên án rất mạnh mẽ bài báo (Shevardnadze, Medvedev, Slyunkov, Maslyukov...); nhưng các Bí thư vùng ủy lén ra lệnh in lại bài báo đó, lý do vì sức ỳ kỷ luật, đồng ý với quan điểm của bài báo.

Nhìn lại về cải tổ, Gorbachev chuẩn bị Đại hội 19 để cải cách toàn diện về tư duy; vốn bị ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống hành chính mệnh lệnh được hình thành từ thập niên Stalin - đó là nguyên nhân cơ bản của những hạn chế cứng nhắc trong ý thức chính trị của các cán bộ trong Đảng - ý thức chung của bộ phận dân chúng rộng lớn nhất. Gorbachev tổng kết trong 3 năm cải tổ (1985 - 1988) glasnost và dân chủ hóa dần giải phóng nhận thức của công chúng, tầm nhìn và hành động cuả những người có suy nghĩ, những người lo lắng cho vận mệnh đất nước, sự phát triển không bình thường và có phẩm cách của công dân. Cách mạng dân chủ trong tư duy nhân dân không bị cấm đoán - bằng chứng là các phát biểu trên báo chí của giới trí thức, vở kịch và vài tổ chức thanh niên, các hiệp hội về quyền con người, môi trường và các hiệp hội không chính thức khác. Phần lớn các tổ chức và những hoạt động này là ủng hộ cải tổ. Đôi lúc có vài hiệp hội phá hoại nhu tổ chức Pamyat (ký ức) khét tiếng

Trở lại bài báo của Andreyevna là bộc lộ những điểm yếu của cải tổ Gorbachev và các lãnh đạo cao cấp của Đảng. Sự hoài nghi về kết quả, viễn cảnh của cải tổ Gorbachev và sự nuối tiếc về kỷ nguyên trì trệ Brezhnev luôn ăn sâu bén rễ trong lợi ích của giới tinh hoa Liên Xô và các nhóm quan liêu. Chúng bén rễ quá sâu vào nhận thức của quần chúng vốn đã quen với việc kiểm soát về chính trị, tư tưởng, hệ thống mệnh lệnh hành chính - những người chỉ biết phụ thuộc vào ơn huệ của quan chức. Cho người dân cơ hội làm chủ cuộc sống, làm chủ vận mệnh và đất nước của mình, cho họ năng lực sáng tạo...., điều này chỉ đạt được khi thay đổi điều kiện tồn tại xã hội của họ - đó chính là mục tiêu của cải tổ.

Trước thềm Hội nghị 19 của Đảng, công chúng rất quan tâm và đợi lời giải cho câu hỏi: điều gì đã xảy ra với các cơ quan công quyền; họ định làm gì, họ đưa đất nước đi đâu ? Cuộc tranh luận rất căng thẳng. Nhà văn Y. Bondarev nói rằng cải tổ như một "chiếc tàu bay" và không biết nó hạ cánh xuống đâu; nhanh chóng được nhiều đại biểu bảo thủ hưởng ứng. Riêng Yeltsin thì mạnh miệng phê phán ban lãnh đạo Đảng (cánh tả), tự coi mình là lãnh tụ của "chủ nghĩa lãnh đạo" và ủng hộ mạnh cho dân chủ thực sự. Ông ta đòi hỏi phải tinh giảm đáng kể bộ máy quan liêu trong chính quyền Liên Xô - tất nhiên những tuyên bố này nhanh chóng được giới trí thức cấp tiên Moskwa, Leningrad và Sverlovsk ủng hộ. Về kết quả Hội nghị, Gorbachev thấy có sự đoàn kết chặt chẽ của người phê phán, giới tinh hoa ở một bên, và những người cánh tả theo bên kia. Nhưng kết quả quan trọng nhất là nó đã đoàn kết toàn ban lãnh đạo và dẫn dắt Đảng chuyển sang hưởng cải cách dân chủ căn bản hệ thống chính trị của đất nước. Một kết quả nữa là việc tách biệt hoàn toàn chức năng giữa Đảng và các Xô viết địa phương cũng được phê chuẩn - chấm dứt sự độc quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với quyền lực nhà nước và chuyển nó cho các Xô viết địa phương, tổ chức cho người dân bầu cử tự do (sđd, tr.464)

Tuân thủ tinh thần của nghị quyết Hội nghị 19, Bộ Chính trị cũng được trẻ hóa với những người trẻ tuổi. Bộ máy Đảng được tổ chức lại và giảm thiểu, tăng cường hợp tác giữa các ủy viên trung ương bằng việc thành lập Ủy ban xử lý các lĩnh vực chính trong công việc của Đảng. Ban Bí thư UBTW và một số ban kinh tế và công nghiệp khác (trừ ban nông nghiệp) bị bãi bỏ; tiêu chí thăng tiến trong chính quyền Đảng sẽ dựa vào trí tuệ thay vì vị trí. Về nguyên tắc bầu cử, Hội nghị quy định một nguyên tắc lựa chọn ứng viên và công nhận nhu cầu lập chính phủ hoạt động trên cơ sở luật pháp cũng như thực hiện cải cách pháp lý và tư pháp. Hội nghị nhấn mạnh cải cách triệt để kinh tế và hiện đại hóa các cơ chế kinh tế, xây dựng lại cơ chế kinh tế ở các vùng

Những quyết định của Nghị quyết được triển khai rất hiệu quả, quyền dân chủ được mở rộng với việc khá nhiều đảng đối lập và hiệp hội công khai xuất hiện. Nhưng sự thiếu kinh nghiệm của các "chính trị gia tay mơ" - những kẻ luôn đòi hỏi tối đa đến cực đoan, sẵn sàng phá bỏ chế độ cộng sản bằng mọi giá vì những quyền lợi ích kỷ của họ (sđd, tr.465). Các quan chức không học được gì (thậm chí quên lãng) về cách thực hiện công tác chính trị, tư tưởng... dẫn đến sự sụp đổ của Ủy ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp (sẽ đề cập ở đoạn tiếp theo)

Năm 1988 đánh dấu bước ngoặt trong đối ngoại của Gorbachev:

- Tháng 2/1988, Gorbachev tuyên bố ý định rút quân khỏi Afganistan trong 10 tháng - bắt đầu từ ngày 15/5. Ý định này sau đó được khẳng định lại bởi thoa thuận giữa các nước Liên Xô, Afganistan và Pakistan tại Geneva

- Cuối tháng 5, Tổng thống Mĩ sang thăm chính thức Liên Xô

- Tháng 10/1988, Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức (Tây Đức) Helmut Kohl sang thăm Liên Xô, mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước

- Liên Xô được Pháp ủng hộ khi chính quyền Gorbachev thông qua Luật về tự do tín ngưỡng và các tổ chức tôn giáo ở Liên Xô, tuyên bố người dân được tự do về tôn giáo; đạo luật này cũng là sự thể hiện mối quan hệ đang cải thiện nhiều giữa chính quyền với nhà thờ. Sau khi tổ chức thành công lễ kỷ niệm 1.000 năm Công giáo du nhập vào nước Nga, các xứ đạo được thành lập và nhà thờ được phục hồi. Nhà thờ trở thành một định chế xã hội có đầy đủ các chức năng, tham gia giáo dục tâm linh và đạo đức cũng như các hoạt động từ thiện và tạo dựng hòa bình

- Nửa cuối tháng 11/1988, Gorbachev sang thăm Ấn Độ. Hai nguyên thủ quốc gia là Gorbachev, Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi ủng hộ Tuyên bố Delhi và thảo luận về một số vấn đề: (1) Liên Xô và Ấn Độ cần nỗ lực để cải thiện quan hệ với Trung Quốc; (2) nguy cơ về vấn đề vũ khí hạt nhân, căn cứ quân sự và hai nước đề xuất thảo luận việc hình thành một cơ chế đàm phán cho các vấn đề an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

- Đầu tháng 12/1988, Gorbachev gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham tại Moskwa. Hai bên đã thảo luận và tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước

- Năm 1988 là thời gian Gorbachev gặp Chủ tịch quốc tế XHCN Willy Brandt tại Moskwa. Ông Willy khá lo lắng về những chống đối trong cải tổ và hi vọng chính quyền Liên Xô không có kế hoạch từ bỏ cải tổ. Ông ta cũng hứa sẽ áp dụng cải tổ trong cách tiếp cận của Quốc tế XHCN với Liên Xô; chương trình mới của ông ta sẽ khác so với chương trình từ trước năm 1952 khi bị ảnh hưởng của chiến tranh lạnh, chủ nghĩa chống cộng

=> Những cuộc nói chuyện với các lãnh đạo trên đây thúc đẩy sự hình thành tư duy mới trong đối ngoại. Đó là sự tương thuộc và tương tác mới về chất trên một phạm vi quốc tế rộng lớn hơn. Sự tăng trưởng và các cơ hội mới, nhưng cũng có rủi ro và xung đột mới liên quan đến việc làm cách nào để phát triển trong thế giới hội nhập này tạo ra những vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia và không thể giải quyết đơn độc. Chúng ta cần một trật tự thế giới mới để làm việc này, cũng như những bước tiến tới trật tự này

Đó chính là lý do để Gorbachev tổ chức Hội nghị lần thứ 19 của Đảng với chính sách giữ gìn hòa bình toàn cầu là rất quan trọng. Những người chống đối tư duy đối ngoại mới của Liên Xô thì lý do cơ bản là "tư tưởng hóa chính trị toàn cầu và các mối quan hệ quốc tế". Cách duy nhất để họ hiểu ra là phải trải qua các sai lầm mang tính thảm họa.

Trên cơ sở của kế hoạch cải tổ, Gorbachev dự định trình bày trước Liên Hiệp Quốc về kế hoạch xây dựng một trật tự thế giới mới (sđd, tr.469), tính khả thi với các biện pháp thực tế, tính xây dựng... tại cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc dự kiến vào tháng 12/1988 tại New York

Trở lại Hội nghị 19. Đã đến lúc định ra các nguyên tắc chính: chúng ta cần chất lượng là trên hết, chứ không phải số lượng. Đã đến lúc Liên Xô phải giảm bớt sự hiện diện quân đội ở các nước XHCN (do Nguyên soái S. Anthromenev lãnh đạo việc này), giải phóng các "tù nhân chính trị" và dỡ bỏ các hạn chế vô lý của công dân ra nước ngoài. Tóm lại Liên Xô làm việc này hướng tới hiện đại hóa, dân chủ hóa để tiến tới hội nhập - chuẩn bị cho việc chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Ủng hộ cho sự thay đổi này, Gorbachev cho rằng: trong thế giới hiện đại, đối đầu là vô ích và nguy hiểm chết người; rằng những khác biệt và mâu thuẫn về tư tưởng không nên đưa lên mức quan hệ liên chính phủ; rằng chúng tôi nhìn thấy cơ hội và viễn cảnh cho giải pháp mang tính xây dựng đối với các vấn đề quốc tế và toàn cầu dựa trên cơ sở hợp tác bình đẳng.

Nhìn lại bài diễn văn ngày 7/12/1988 đã lâu, Gorbachev xác định mục tiêu của bài diễn văn là hợp tác giữa các chính phủ để bảo đảm an ninh quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Sự tự kiềm chế và loại bỏ luôn các hành động bằng vũ lực được đòi hỏi với các cường quốc; một thế giới phi bạo lực trở thành lý tưởng hiện đại. Bài diễn văn có một số nội dung chính:

- kinh tế toàn cầu đang trở thành cơ thể duy nhất, mà ngoài nó ra thì không một quốc gia nào tồn tại được cho dù nó có mức độ kinh tế cao nhất. Điều này đặt ra chương trình nghị sự là phát triển một cơ chế mới để vận hành kinh tế toàn cầu

- nguyên tắc một nước được tự do lựa chọn chế độ là điều kiện cần thiết tiến tới thống nhất toàn cầu trong đa dạng

- loại bỏ tư tưởng ra khỏi quan hệ liên chính phủ; mỗi nước muốn chứng minh ưu thế của chế độ nên hành động bằng lời nói, tuyên truyền và có hoạt động cụ thể

- Liên Hiệp Quốc là tổ chức có khả năng tập hợp lợi ích của các nước khác nhau và nỗ lực của họ - song phương, khu vực và toàn cầu

- khi kêu gọi phi chính trị hóa quan hệ quốc tế, chúng tôi muốn thấy các biện pháp chính trị và pháp lý giành ưu thế trong việc xử lý các vấn đề nảy sinh. Thế giới lý tưởng là thế giới của các quốc gia pháp trị, tuân thủ luật pháp trong chính sách đối ngoại của họ.

- sự hình thành một thế giới đa diện đòi hỏi các nước không thể đối xử một cách "hạ cố" và dạy họ dạng thức dân chủ "của riêng họ".

- khi mọi việc bị mất kiểm soát, cộng đồng toàn cầu phải học cách làm thế nào để hướng dẫn các quá trình sao cho có thể bảo tồn nên văn min, làm cho họ cảm thấy an toàn (sđd, tr.472-473)

Bài diễn văn Gorbachev nhanh chóng được các đại biểu hưởng ứng nhiệt liệt. Tờ báo New York Times viết: "Có lẽ từ khi Wilson trình bày 14 điểm năm 1918 hay từ khi F. Roosevelt và Churchill ban hành Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941, chưa có một nhân vật quan trọng nào trên thế giới trình bày được một viễn cảnh như Gorbachev đã thể hiện hôm qua tại Liên Hiệp Quốc". Liên hệ với bài phát biểu của Tổng thống Mĩ Obama (tháng 5/2010) về chiến lược an ninh quốc gia, Mĩ tuyên bố sẽ không hành động đơn độc và tập trung hình thành một trật tự thế giới mới trên cơ sở các cam kết quốc tế. Mĩ phải củng cố các liên minh hiện có của mình và tìm kiếm các đối tác mới.

Trích một số đoạn (ghi đại ý, có thay đổi vị trí một số đoạn của nguyên bản dịch) của nhà xã hội học A. Levinson trong bài: "Gorbachev và Chiến tranh thế giới thứ ba": người dân Liên Xô không nhớ gì về Thế chiến 2 mặc dù họ biết chúng ta (Liên Xô) đã thắng trong Thế chiến (....) Người dân có cảm giác nặng nề và lo sợ chúng ta sẽ thua trong Thế chiến 3 và dự cảm nó sắp nổ ra (...). Thế giới bên ngoài biết ơn Gorbachev mặc dù người dân trong nước kết tội ông đã "làm sụp đổ chế độ" (...). Sau khi được giải phóng khỏi sự giám hộ cứng rắn của Xô viết, xã hội các nước Đông Âu vội vàng để kịp châu Âu. Toàn bộ cơ cấu chính trị đã thay đổi (...) Chia hai thế giới thành phương Đông và phương Tây về mặt chính trị không còn ý nghĩa căn bản nào. Có lúc nhiều người coi thế giới đã được thống nhất, vì có vẻ Liên Xô cải cách "muốn trở về ngôi nhà châu Âu" hoặc "gia đình của người dân châu Âu" (...). Trong danh sách những người được người dân Nga "tin tưởng" (khoảng 30 người) thì Gorbachev đang đứng thứ ba từ dưới lên.

Cuộc trưng cầu ý dân tháng 7/2010 về kết quả của việc thay đổi đường lối chính trị - đối ngoại của Liên Xô cuối thập niên 80 thế kỷ XX đã cho kết quả: 27% người dân Nga cho rằng "chúng ta đã thua trong cuộc chiến với phương Tây"; 43% cho rằng "chúng ta được nhiều việc kết thúc cuộc tranh đấu này nhiều hơn các nước khác". Về vấn đề mối đe dọa bên ngoài, 32% cho rằng là phương Tây; 29% là Hồi giáo; 16% là các nước Cộng hóa Xô viết trước đây và Trung Quốc - 13%. Hơn 50% nhà quản lý cho rằng phương Đông Hồi giáo là mối đe dọa nguy hiểm nhất

Cải cách hệ thống chính trị. Theo Gorbachev, cuộc cải cách này để tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị và trao quyền lực thực tế vào người dân và các Xô viết. Ông cho rằng, đây là một nhiệm vụ phức tạp và cần thiết; cần có sự ủng hộ của người dân. Các phép thử nghiêm túc được thực hiện từ cuộc bầu cử đại biểu ở Đại hội Đại biểu nhân dân (Quốc hội) tháng 3/1989. Thật lạ, kết quả là: hàng nghìn tổ chức và hiệp hội, người dân tham gia bầu cử; sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ứng viên (15 - 17 người/ghế). Giới tinh hoa (nomenklatura) sốc nặng vì nhiều quan chức cao cấp của Đảng thất bại ở nhiều thành phố (dọc sông Volga, Ural, Sibir và các tỉnh Viễn Đông, Moskwa - nhất là ở Leningrad); thay vào đó là nổi lên nhiều nhân vật xuất sắc thuộc các lĩnh vực văn hóa - 85% là Đảng viên. Với kết quả này, Gorbachev cho rằng Đảng cần nỗ lực thay đổi bằng cách học lắng nghe người dân và hiểu thấu họ, thuyết phục họ bằng lời nói và việc làm. Đảng cần hợp tác với tổ chức và hiệp hội.

Nhưng chính cuộc cải cách này làm giới tinh hoa bảo thủ chống đối mạnh mẽ; chúng xúi giục người dân chống đối cải cách. Năm 1990, Gorbachev biết tình hình đảng và công nhân ở Leningrad. Họ lặp đi lặp lại câu hỏi: chuyện gì đã xảy ra với các tổ chức Đảng của chúng ta ? Mọi thứ đang sôi sục nhưng tại sao Đảng im lặng.... hãy bảo vệ chúng tôi khỏi sự bất mãn của quần chúng. Các cơ quan đảng bị tê liệt. Ở các nước cộng hòa và các vùng có nhiều đất nhưng không cho thuê; các nông trang đang bất mãn và nông dân sẵn sàng bóp chết hợp tác xã.... Việc này vô tình làm giới tinh hoa hả hê vui sướng. Sự chống đối mạnh nhất của giới tinh hoa do Yeltsin cầm đầu - nhóm Đại biểu liên vùng dân chủ cấp tiến; nhóm Nước Nga dân chủ tích cực đang diễn ra rầm rộ hơn bao giờ hết. Các đặc phái viên của Yeltsin vô liêm sỉ sử dụng các yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc chính đáng của thợ mỏ để phục vụ cho các mục tiêu chính trị riêng của chúng. Bãi công lan tràn, nhiều biểu ngữ kêu gọi Tổng thống Liên Xô từ chức. Tệ hại hơn, Yeltsin ngang nhiên buộc tội chính phủ Ryzhkov vì chính phủ có thỏa thuận nhượng bộ với thợ mỏ. Tình hình chính trị và xã hội đang căng thẳng cực độ

Trước tình hình này, Đảng và Xô viết Tối cao Liên Xô tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ ba vào tháng 3/1990 đã tuyên bố dỡ bỏ điều 6 của Hiến pháp Liên Xô về sự độc quyền của Đảng Cộng sản (sđd, tr.480-481). Hơn nữa, chinh quyền Xô viết ở các địa phương lại mâu thuẫn trong cách thức bầu cử: giữa tranh cử và không thông qua bầu cử trực tiếp tại Quốc hội. Các đại biểu trong kỳ họp khẩn cấp này đã kêu gọi chính quyền bầu cử Tổng thống tại Quốc hội. Đây quả là một công việc rất khó khăn và phức tạp

Cuộc chiến giữa ủng hộ và chống đổi cải tổ Gorbachev đang gia tăng vào năm 1990. Về phía chính quyền trung ương, Bộ Chính trị cơ bản có được cách thiết kế các hoạt động cơ chế của Chính phủ do Quốc hội bầu ra.

Nhưng chính bản thân Quốc hội và Xô viết Tối cao cũng có khuyết điểm là bối rối trước những âm mưu phá hoại cải tổ của Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp (GKChP) tháng 9/1991 là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của cải tổ. Mặc dù Quốc hội khóa I và Xô viết Tối cao đã chứng minh quyền lực đại diện và hợp pháp có thể đem lại kết quả tích cực với sự tham gia của nhiều cá nhân có quan điểm chính trị khác nhau - đó là nhóm IDG. Nhóm này là một dạng của ly khai, tuyên truyền khẩu hiệu: "Tất cả quyền lực cho Xô viết" (lời của viện sĩ Dmitri Sakharov). Nhóm này dù có ly khai với vài kẻ cực đoan phiêu lưu, nhìn chung là có thể hợp tác cùng làm việc với chính phủ. Sau cái chết của Sakharov năm 1989, IDG tan rã và "ván bài liều lĩnh" đòi thay thế Gorbachev bởi một đảng phái khác là Đảng Nước Nga dân chủ của Yeltsin (thành phần chủ yếu là giới tinh hoa và các thế lực đầu sỏ). Trong cuộc bầu cử vào cơ quan cao nhất của chính quyền Cộng hòa Xô viết Liên bang Nga, những người dân chủ cấp tiến dùng quân bài chủ quyền quốc gia Nga, có nhượng bộ với những kẻ chống đối và hợp tác với họ (công khai và bí mật). Yeltsin và tay chân của ông ta được coi là những người bảo vệ mạnh mẽ quyền lợi của công dân Nga, những người "phụ thuộc" ở các nước Cộng hòa khác; đồng thời họ kiếm tư liệu để chứng minh Liên bang Nga sẽ trở thành nên kinh tế phát triển nhất trên thế giới sau khi "cởi trói" khỏi Liên Xô và không phải bơm tiền cho các nước cộng hòa khác.

Đây là một đường lối phiêu lưu và mang tính phá hoại cải tổ, đi ngược các cam kết của Quốc hội về nghị quyết khẩn cấp về hai vấn đề: (1) thay đổi từ cơ cấu đơn nguyên Liên Xô thành một liên bang thực sự dân chủ; (2) chuyển đổi kinh tế đất nước và các quan hệ kinh tế thanh quan hệ kinh tế thị trường. Phe cánh của Yeltsin ra sức phá hoại cải tổ bằng mọi giá. Mang danh là người dân chủ cấp tiến Nga, phe Yeltsin tự trang bị khái niệm mang tính phá hoại chủ quyền của các nước cộng hòa Liên Xô bằng cách tham khảo các sự kiện 1939 khi liên quan đến Hòa ước Molotov - Ribbentrop của những kẻ ly khai ở Estonia, Latvia và Litva. Nhưng trong lúc gắn khái niệm này với các nước cộng hòa Baltic đã dẫn tới việc ba nước này tách khỏi Liên Xô. Đó là khái niệm của Yeltsin được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới tinh hoa cực đoan

Đảng Cộng sản Liên Xô đã có những tính toán sai lầm khi lựa chọn ứng viên vào chiến dịch tranh cử Quốc hội. Gorbachev có cảnh báo việc các đại biểu công khai chống lại việc đưa Yeltsin vào chức vụ Chủ tịch Xô viết Tối cao, vì nếu làm thể sẽ dẫn đến những đối đầu nguy hiểm với chính quyền Trung ương. Tuy nhiên một số đại biểu Cộng sản Liên Xô, vì ham muốn sự nghiệp và "trêu tức Gorbachev" nên bầu cho Yeltsin ở những phút cuối cùng, với kết quả chệnh lệch 4 phiếu. Hơn nữa, các đảng viên Đảng Cộng sản gián tiếp thông qua Tuyên bố về Chủ quyền của luật của chính quyền Cộng hòa Xô viết Liên bang Nga, được đặt lên trên luật pháp Liên Xô - một quả mìn phá hoại cải tổ được chôn ngay dưới chân

Các cuộc bầu cử được tổ chức khẩn cấp ở các chính quyền địa phương vì an ninh quốc gia. Giới tinh hoa Liên Xô không ngại khư khư giữ vị trí của mình và kích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa; một số lãnh đạo các nước cộng hòa nhận ra tầm quan trọng của quan hệ với Liên Xô như một chỉnh thể, nhu cầu duy trì một trung tâm đã cải cách, trên tất cả vì lợi ích của nước cộng hòa => Liên Xô từ đơn nguyên sang liên bang khá rõ ràng. Quá trình này bị phá hoại bởi các băng nhóm thống trị ở các địa phương, xung đột sắc tộc.

Ở các nước Baltic, các Đảng Cộng sản chưa biết cách thiết lập quan hệ với các nhóm và các mặt trận bình dân hoặc là không muốn làm, nhường việc cho những kẻ ly khai. Điều này xảy ra vào tháng 4/1989 ở Tbilisi, khi ban lãnh đạo Đảng địa phương thay vì đối thoại với người dân thì lại cho sức mạnh quân sự giải tán một cuộc biểu tình có các cơ quan địa phương ủng hộ. Theo sau Nga, các nước cộng hòa khác đều lần lượt tuyên bố chủ quyền (sđd, tr.487)

Chiến dịch "tuyên bố chủ quyền" của các nước cộng hòa Xô viết được tăng cường bởi lời hứa của Yeltsin về việc nâng cao mức sống của người dân chỉ trong vòng 2 năm. "Chương trình kinh tế Liên bang Nga" (thực hiện trong 500 ngày) của ông ta (Yeltsin) hứa hẹn nâng cao mức sống mà không tăng giá. Ông ta nói: "nếu chúng tôi không thực hiện được chương trình của mình trong hay hoặc ba năm, người dân đơn giản sẽ cầm lấy đinh ba đuổi cổ những kẻ không biết cầm quyền" (sđd, tr.487) - là chủ nghĩa dân tùy cực đoan mà lãnh đạo mới của Liên bang Nga tuyên bố vào mùa hè năm 1990.

Khi Yeltsin đề nghị hợp tác giữa ban lãnh đạo Liên bang Nga với Liên Xô (Liên Xô có chương trình xã hội của viện sĩ L. Abakin) để triển khai chương trình của ông ta, Gorbachev tại cuộc trao đổi kéo dài 5 tiếng cùng những người thân cận với Yeltsin cũng thừa nhận tính xây dựng và năng động của chương trình Yeltsin - nhưng phản đối sự đối đầu chính trị với sự ngầm định là chống lại Chính phủ Liên Xô. Ngày 16/10/1990, Chính phủ Liên Xô thỏa hiệp với Yeltsin với Tuyên bố "Các chiến lược chính để chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường". Tuyên bố này lập tức bị Yeltsin phản đối mạnh mẽ ngày 16/10/1990: Ông ta đòi chính phủ Liên Xô của Ryzhkov từ nhiệm - hoặc phải chia tách quyền lực, các vị trí trong chính phủ, tài sản và lực llượng vũ trang. Ông ta đe dọa các cuộc xuống đường phản đối và nổi loạn quy mô lớn.

Tuyên bố Yeltsin đe dọa tới Pháp, điều này cho thấy phe dân chủ cấp tiến không quan tâm đến cải cách kinh tế mà họ lại quan tâm đến mục đích khác. Nếu Gorbachev từ chối tối hậu thư Yeltsin, nghĩa là Tổng thống Liên Xô vi phạm chủ quyền Nga. Phản hồi lại việc này, Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga thông qua đạo luật "Về giá trị pháp lý của các đạo luật Liên Xô trên lãnh thổ Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga", khẳng định quyền ưu tiên của các đạo luật nước cộng hòa và trừng phạt công dân, quan chức nếu họ tuân theo luật pháp Liên Xô mà chưa được Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga đồng ý. Yeltsin cũng đưa ra luật "Về bảo vệ các cơ sở kinh tế có chủ quyền", theo đó tất cả các sở hữu nhà nước trên lãnh thổ Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga, gồm cả thuộc Liên Xô, được tuyên bố là tài sản của Liên bang Nga

Luật của Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga về ngân sách được thông qua ngày 31/10/1990 và áp dụng đầu năm 1991, phá hỏng nguyên tắc dùng để xây dựng ngân sách cho Liên Xô. Ban lãnh đạo Nga đơn phương cắt giảm đóng góp cho Liên Xô 100 tỉ rúp, dẫn đến việc ngưng trệ sản xuát bông và thiếu bông. Yeltsin đơn phương tăng giá bán thịt, các sản phẩm dầu và dầu mỏ với khẩu hiệu "nâng mức sông dân Nga theo kịp tiêu chuẩn tiêu chuẩn cuộc sống ở phương Tây"

Tháng 11/1990, cuộc thảo luận của Tổng thống Liên Xô với Quốc hội về chiến lược "chuyển sang kinh tế thị trường" ngay lập tức vấp phải chống đối quyết liệt của phe cánh Yeltsin; ông ta đòi miễn nhiệm chức Tổng thống Liên Xô vào chương trình nghị sự. Bọn cực đoan nhất trí rất quyết liệt, nhưng lấy được 400 phiếu; Yeltsin, Popov và Stankevich bỏ phiếu trống. Quốc hội Liên Xô thống nhất sửa đổi Hiến pháp bằng cách lập Nội các chính phủ thay cho Hội đồng Bộ trưởng để tăng cường quyền lực cho chính quyền trung ương. Quốc hội cũng cho trưng cầu ý dân xem có nên duy trì Liên Xô như một thực thể liên bang được cải cách của các nước có chủ quyền bình đẳng hay không.

Liên Xô bước vào năm 1991 khi ngân sách không được giới hành chính thông qua. Sản xuất tăng tốc bị giảm 5% so với quý đầu năm 1990, địa phương hóa ở các nước cộng hòa và hành động của chính quyền Yeltsin của Liên bang Nga, đã làm nghiêm trọng thêm tình hình do tân Chính phủ Liên Xô là Valentin Pavlov mới lên cầm quyền. Chính phủ mới có quyết sách sai lầm: cải cách về giá bán lẻ tại các doanh nghiệp Liên Xô bị phủ định bởi trung ương đánh mất các đòn bẩy kinh tế. Tăng lương mất cân đối dẫn đến lạm phát phi mã, bất chấp cải cách tiền tệ của chính quyền trung ương

Sự kiện ở Vinius đêm 12/1/1991 là thử thách lớn với hệ thống chính trị của chính quyền Gorbachev. Phớt lờ lệnh của Tổng thống Liên Xô ban hành tới các cơ quan an ninh là không được dùng vũ lực, các đơn vị quân đội tấn công vào dân chúng biểu tình đang bao vây đài truyền hình, làm 14 người chết và nhiều người bị thương. Trong khi chính quyền Liên Xô tìm cách không cho khủng hoảng leo thang, thì Yeltsin lập tức đến Tallinn để gặp lãnh đạo ba nước Baltic. Trong cuộc gặp này, Yeltsin mô tả sự kiện tháng 1/1991 là "cuộc xâm lược của Liên Xô vào Litva" và tên này tuyên bố: "rõ ràng là không thể bảo vệ được chủ quyền nếu không có quân đội Nga". Gorbachev phản đối mạnh mẽ, vì nó trực tiếp đe dọa chia rẽ lực lượng vũ trang.

Tháng 2/1991, Yeltsin của Đảng Nước Nga dân chủ lên truyền hình và kêu gọi Gorbachev từ chức Tổng thống ngay lập tức, để từ đó các nước cộng hòa bắt đầu chống lại Tổng thống. Với kêu gọi này, Yeltsin hả hê vì lời nói của mình thích hợp với những kẻ cấp tiến. Bất kì mọi hành động của chính quyền Liên Xô để duy trì trật tự xã hội cũng đều bị diễn giải thành vi phạm dân chủ, chủ quyền, đe dọa độc tài. Gorcachev nhớ lại lời của Nursultan Nazabayev phản ứng tiêu cực: "Phải, đó là khủng hoảng sâu sắc, nhưng ông ta lại khuấy nó lên hơn". Lời kêu gọi có phần bốc đồng của Yeltsin lập tức bị lên án

Khi cuộc trưng cầu ý dân ngày 17/3/1991 đang đến gần, phe cánh của Yeltsin đẩy mạnh tuyên truyền chống chính quyền Liên Xô. Cuộc đình công của công nhân mỏ Kuzbass và những nơi khác do phe đảng Yeltsin xúi giục, làm ngành thép và nông nghiệp bị tê liệt: năm lò luyện than cốc và 20 lò luyện gang đã phải đóng cửa. Tuần hành phản đối chính phủ Liên Xô diễn ra mạnh ở trung tâm Moskwa, với yêu cầu đòi chống lại duy trì Liên Xô. Báo chí của phe đối lập đã suốt ngày đêm quảng bá những khó khăn của lịch sử Xô viết. Truyền đơn, biểu ngữ và chương trình phát thanh đã hoạt động liên tục giúp thợ mỏ kêu gọi không trưng cầu ý dân,

=> Cuộc bãi công của công nhân mỏ do phe đảng Yeltsin khởi xướng không được nhân dân Nga, Ukraina và các nước cộng hòa khác đồng thuận. Họ đồng ý duy trì và cải cách Liên Xô; và hơn nữa là các lãnh đạo các nước cộng hòa đồng ý với đề nghị của Gorbachev tổ chức cuộc gặp ở Novo-Ogaryevo 9+1 (cuối tháng 4/1991) để thống nhất các biện pháp ổn định tình hình trong Liên Xô, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng

Tháng 4/1991, Đảng Cộng sản Nga tập hợp nhiều lãnh đạo Đảng (Bí thư thứ nhất và thứ hai) ở các thành ủy Moskwa, Leningrad, Kiev, Minsk, Brest.... dự định tổ chức cuộc gặp Smolensk để nhằm gạt Gorbachev ra khỏi ban lãnh đạo của Đảng. Đáp lại cuộc gặp gỡ của Đảng Cộng sản Liên Xô, Gorbachev tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô nhưng nhiều người trong Bộ Chính trị (70 ủy viên Ủy ban Trung ương) yêu cầu Gorbachev chưa từ chức vội vàng

Các thỏa thuận ở Novo-Ogaryevo 9+1 (cuối tháng 4/1991) để hỗ trợ chính phủ Pavlov đưa Liên Xô thoát khỏi khủng hoảng đã được Gorbachev phê duyệt vào ngày 5/6/1991. Nó được công bố là "Chương trình hành động chung của Nội các Liên Xô và Chính phủ các nước Cộng hòa có chủ quyền để đưa nền kinh tế đất nước ra khỏi khủng hoảng, một phần của việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường"

Ngày 12/6/1991, cuộc bầu cử Tổng thống của Cộng hòa Xô viết Liên bang Nga đã diễn ra, với thắng lợi (40% số phiếu) thuộc về Boris Yeltsin, đánh bại ứng viên Ryzhkov của Liên Xô, Bakatin, Zhirinovsly và Makasov. Cuộc bầu cử này gián tiếp phá vỡ Tuyên bố về chủ quyền nhà nước của Cộng hòa Xô viết Liên bang Nga với "tuyên bố" Nga sẽ là một bộ phận của Liên Xô; đánh dấu thất bại của Đảng Cộng sản Liên Xô. Cuộc bầu cử này hơi lạ là nó không nói gì về "rút khỏi Liên Xô"; mà chủ yếu là các đại biểu hò hét về độc lập, tự do của nước Nga và chủ quyền khỏi "chế độ độc tài trung tâm" và sự quan liêu của Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như những kẻ "ăn bám" từ các nước cộng hòa

Tháng 7/1991, Hội nghị Toàn thể trung ương họp và phê duyệt dự thảo cương lĩnh của Đảng, theo đó Đảng sẽ chuyển đổi thành Đảng Nghị viện theo khuynh hướng dân chủ xã hội. Phe đối lập bắt đầu công kích mạnh Hội nghị theo hướng cực đoan, hành xử rất hung hăng nhưng nay lại hành xử văn minh... đó chỉ là sự dối trá. Giữa năm 1991, chính quyền Liên Xô và các nước cộng hòa đạt được cân bằng chính trị. Nhưng cân bằng này rất mong manh vì kinh tế đang suy yếu vì các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, cuộc gặp Novo-Ogaryevo 9+1 (cuối tháng 4/1991) cho thấy các nước Baltic muốn hợp tác và mang tính xây dựng

Ngày 30/6/1991, Gorbachev tổ chức cuộc gặp với Yeltsin và Nazabayev để chuẩn bị ký kết hiệp ước Liên Xô. Trong bưởi thảo luận không chính thức, các bên nói chuyện về những bước đi và những hành động có thể sau khi Hiệp ước được ký kết; nhất trí với phương án bầu cử Tổng thống Liên Xô và thay đổi nhân sự trong Nội các Liên Xô. Sau này, Gorbachev khám phá ra việc KGB đã nghe trộm cuộc cuộc gặp này qua băng ghi âm (có tên của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô là D. Yazov) và đẩy Yazov gia nhập hội đảo chính.

5. Cuộc đảo chính tháng 8 và sự tan rã của Liên bang Xô viết

Việc ký kết Hiệp ước Liên Xô mới vào ngày 20/8/1991 (dự kiến) mở ra mốc lịch sử mới cho cả nước. Điều đó khẳng định đa số các nhà lãnh đạo của 9 nước cộng hòa cùng chính quyền trung ương đã sẵn sàng cùng làm việc để ổn định tình hình trong nước. Hơn nữa nó tạo ra khung pháp lý để bảo vệ sự toàn vẹn của Liên Xô để tiếp tục đổi mới dân chủ thông qua các mối quan hệ liên bang. Ngoài ra, Hiệp ước cũng tạo sự cân bằng hợp lý của những lợi ích của các nước cộng hòa và trung ương. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Liên Xô, Yeltsin than phiền về áp lực của Đảng Nước Nga dân chủ nhằm vào ông ta; Gorbachev trả lời gọn: "Anh đang bị phê phán vì "duy trì đế chế", còn tôi bị phê phán vì đã phá hủy nó ! Chắc chúng ta đang làm điều gì đó đúng ! "

Chỉ ba ngày sau, một nhóm các quan chức cao cấp của Đảng đã cắt đứt liên lạc với chính quyền trung ương, ra tối hậu thư buộc Gorbachev từ chức - hoặc nhường chức cho Phó Tổng thống Liên Xô là Yanaev. Gorbachev thẳng thừng từ chối, nói rằng việc thành lập Ủy ban Quốc gia về tình trạng khẩn cấp được thực hiện với sự phê duyệt của Đại hội Đại biểu nhân dân hoặc Xô viết Tối cao Liên Xô; Gorbachev cũng yêu cầu triệu tập Đại hội Đại biểu nhân dân hoặc Xô viết Tối cao Liên Xô để họ quyết định. Trước sự kiên quyết của Tổng thống Liên Xô, phe đối lập trong Đảng rút lui, nhưng vẫn duy trì cắt đứt liên lạc mà theo ông, đó là một âm mưu bắt giữ Tổng thống Liên Xô có kế hoạch từ trước. Khi được hỏi vì sao có âm mưu đảo chính, họ đưa lý do là Tổng thống Liên Xô bị ốm thập tử nhất sinh (sự thật là viên chủ tịch KGB tự mình ra lệnh cho bác sĩ cung cấp "bằng chứng" về căn bệnh hiểm nghèo của Tổng thống, nhưng các bác sĩ không tuân theo)

Cuộc đảo chính đã bắt đầu diễn ra với hàng trăm xe tăng và xe bọc thép ở quảng trường thủ đô Moskwa. Theo Gorbachev, cuộc đảo chính làm tăng thêm nghi ngờ cho cải tổ như một quá trình xã hội và mục tiêu hòa bình, quá trình nối liền khoảng cách giữa người dân với chính quyền trung ương. Cuộc đảo chính về mặt tính chất, đó là bước lùi dài - lùi về thời trước cải tổ, quan liêu, mệnh lệnh và sợ độc đoán. Khi cuộc đảo chính bắt đầu, người dân nghi ngờ và nhanh chóng nhận ra những hành động của Ủy ban Quốc gia về tình trạng khẩn cấp (kẻ phát động cuộc đảo chính). Ủy ban Quốc gia về tình trạng khẩn cấp thất bại trong việc chiếm được sự ủng hộ của nhân dân; nó bị người dân chống lại ngay lập tức và Yeltsin cũng công khai chống lại hành động lộ liễu này của Ủy ban Quốc gia về tình trạng khẩn cấp

Mặc dù cuộc đảo chính thất bại, nhưng nó đã làm Ủy ban Quốc gia về tình trạng khẩn cấp nhanh chóng sụp đổ vào ngày 21/8/1991. Vị thế của Tổng thống Liên Xô bị xói mòn nghiêm trọng, một phần vì chính các quan chức thân cận của Tổng thống lại có âm mưu chống Hiến pháp, luật pháp và dân chủ (những người này ích kỷ phản bội lại những mục tiêu dân chủ; lựa chọn dùng vũ lực là phương án tối ưu); đặc biệt là A. Lukyanov, Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô. Một kết quả nghiêm trọng hơn, đó là sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước công hòa trong Liên bang Xô viết đã bị phá vỡ. Gorbachev đã biết trước điều này, khi các nước cộng hòa Estonia, Latvia, Ukraina, Belarus, Moldova, Azerbaijan, Kyrgizstan và Uzbekistan bắt đầu tuyên bố độc lập

Thái độ không rõ rệt của một số Bí thư trung ương đã khiến Gorbachev có quyết định khó khăn là từ chức Tổng bí thư Liên Xô. Quyết định này được đưa ra khi nhiều quan chức Liên Xô vẫn còn nắm quyền lực rất lâu dài không dứt bỏ được, thói quan liệu và tật xấu gắn liền với hệ thống hành chính mệnh lệnh lỗi thời. Gorbachev phủ nhận sự dính líu của hàng triệu người cộng sản vì các tội lỗi, thói hư tật xấu của những kẻ quan liêu cực đoan

Gorbachev cũng bàn thêm về thái độ của Yeltsin trong cuộc chiến chống lại Ủy ban Quốc gia về tình trạng khẩn cấp: sau khi cứng rắn phê phán Ủy ban Quốc gia về tình trạng khẩn cấp vì nó muốn đưa đất nước thụt lùi, Yeltsin tiếp tục chống luôn Liên Xô vì ông ta coi đây là mối đe dọa chính với chủ quyền nước Nga. Sau khi Gorbachev trở về, Yeltsin lệnh cho các quan chức sang chính quyền Liên Xô để giám sát các chỉ thị (sửa đổi) của chính quyền trung ương Xô viết. Hành động này của Yeltsin chỉ làm tăng thêm việc ly khai với các nước cộng hòa muốn "tư nhân hóa" các công ty và thiết chế thuộc sở hữu của Liên Xô nằm trên lãnh thổ của họ. Nhưng Yeltsin vẫn tiếm quyền và âm mưu phá hủy Liên Xô càng thể hiện rõ trong suy nghĩ của y.

Ngày 2/9/1991, kỳ họp bất thường lần thứ năm của Quốc hội Liên Xô được khai mạc. Trong kỳ họp, Nazarbayev đọc Tuyên bố của Tổng thống Liên Xô về việc bầu cử hợp lý chức vụ Tổng thống và chức vụ Chủ tịch Xô viết Tối cao ở các nước cộng hòa; xác định hình thức tham gia liên bang của các nước cộng hòa. Tuyên bố có đề xuất về việc lập một liên minh kinh tế, hội đồng đại diện đại biểu nhân dân các nước cộng hòa, một Ủy ban Nhà nước Liên XôHội đồng Kinh tế liên các nước cộng hòa. Bộ luật "Về các cơ quan quyền lực nhà nước và chính quyền của Liên Xô trong giai đoạn chuyển đổi" được thông qua. Mãi sau này, theo hồi ức của Gorbachev thì viên Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh tế liên các nước cộng hòa là Grigory Yalinsky báo cáo lại Tổng thống Liên Xô là quá trình dự thảo những thỏa thuận đặc biệt về các lĩnh vực chính và các vấn đề triển khai Hiệp định Cộng đồng kinh tế, việc phê chuẩn của các nước cộng hòa đã hoàn thành trước thời hạn. Dự thảo hiệp ước sau đảo chính như sau:

- Nhà nước liên bang theo thiết chế phổ thông đầu phiếu - một Quốc hội và một Tổng thống

- Một quân đội chung

- Một hệ thống tiền tệ chung

- Cơ chế công dân kép của từng nước cộng hòa

- Chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về chính sách trong và ngoài nước

Dự thảo Hiệp ước Liên Xô được khởi động đã bước đầu tạo được hiểu biết lẫn nhau và tìm ra nền tảng chung của những lãnh đạo các nước cộng hòa. Trong khi Nazabayev luôn ủng hộ thì Yeltsin trì hoãn và ra sức phản đối nhằm thực hiện mục đích: loại bỏ ra khỏi hiệp ước nguyên tắc lập một "nhà nước liên bang thống nhất" và thay bằng khái niệm "nhà nước Liên Xô" khá mở mịt. Được sự ủng hộ của những người dân chủ cấp tiến (đòi xóa bỏ hoàn toàn Liên Xô), Yeltsin trong một cuộc họp Hội đồng Nhà nước đã tuyên bố sẽ "hoàn tất việc phá hủy" chính quyền trung ương Liên Xô một cách có hệ thống: Ngày 18/10/1991, tại Hội nghị các lãnh đạo cộng hòa họp ở điện Kremli (8 nước cộng hòa, không có Ukraina, Moldova, Gruzia và Azerbaijan) để ký kết Hiệp ước Cộng đồng kinh tế của các nước có chủ quyền; Yeltsin lập tức tuyên bố: "Nhiệm vụ còn lại của chúng ta là dỡ bỏ những gì còn lại của cơ cấu đế quốc chuyên chế và thiết lập cơ cấu linh hoạt, hỗ trợ kinh doanh và liên các nước cộng hòa". Ông ta xác nhận luôn việc dừng tài trợ cho các bộ của Liên Xô, trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Đường sắt và Bộ Năng lượng nguyên tử. Cuối tháng 10/1991, Yeltsin tuyên bố Ngân hàng Liên Xô là ngân hàng Nga, giảm số lượng nhân viên Bộ Ngoại giao xuống tới 90% và giải tán 80 bộ của Liên Xô; kèm hứa hẹn bình ổn tài chính vào năm 1992. Theo viện sĩ L. Abalkin, chương trình điên cuồng của y (tức Yeltsin) sẽ dẫn đến lạm phát phi mã, khủng hoảng kinh tế và phân hóa xã hội sâu sắc hơn

Tuyên bố của Yeltsin gây sốc cho các nước cộng hòa, khiến quan hệ kinh tế - tài chính giữa Liên Xô với phương Tây bị xói mòn nghiêm trọng; làm các đối tác châu Âu nghi ngại và không vội vã giúp đỡ thực sự (Pháp, Đức và Italia có những giúp đỡ với Liên Xô lúc khủng hoảng nghiêm trọng này). Tháng 9/1991, điều phối viên G7 là John Major đến Moskwa để triển khai thỏa thuận London. Ông ta nói rằng trong tháng 11/1991 nhóm G7 và EC thông qua chương trình hỗ trợ 10 tỉ dollar (mãi mới biết sau này y (tức Yeltsin) và đồng sự là cựu quyền Thủ tướng Nga Gaidar cố tình "quên" luôn điều này). Major và Liên Xô đạt được thỏa thuận để Liên Xô thành một thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Gorbachev thân hành gặp gỡ Giám đốc Quỹ là Michel Camdessus vào ngày 20/11/1991 để thảo luận cách Quỹ giúp Liên Xô thúc đẩy cải cách kinh tế như thế nào

Trở lại dự thảo Hiệp ước Liên Xô mới. Trong khi đa số lãnh đạo các nước cộng hòa đồng thuận với Hiệp ước thì không ít kẻ tìm cách chống lại Hiệp ước này. Leonid Kravchuk, Tổng thống Ukraina (1991 - 1994) ít nhiều đã đồng lõa với Yeltsin phá hủy Liên Xô. Ông ta không những chống lại Hiệp ước Liên Xô mà còn cự tuyệt phê chuẩn Hiệp ước Cộng đồng kinh tế nếu nó quy định sự tồn tại của chính quyền trung ương với các nước cộng hòa. Ngược lại Yeltsin không dám công khai chối bỏ Liên Xô, không chống lại ý tưởng liên bang - nhưng việc làm của Ukraina đã làm ý tưởng này không được thực hiện. Trong cuộc đấu tranh với Yeltsin về ý định chống lại đề xuất thành lập nhà nước liên bang, Gorbachev thẳng thừng từ chối và sau cuộc thảo luận, Hiệp ước được thông qua, dự định là ngày 25/11/1991

Sau cuộc họp Hội đồng Nhà nước ngày 25/11/1991, Tổng thống Liên Xô theo ý kiến của Yeltsin là thành lập "nhà nước dân chủ liên bang". Nhưng sự không tham gia của Ukraina khiến Yeltsin có cớ phản đối Hiệp ước này, khiến Tổng thống Liên Xô bỏ về phòng riêng. Một lúc sau, Yeltsin và Shushkevich - Tổng thống Belarus gặp và trao bản dự thảo Hiệp ước. Gorbachev sửa lại đôi lúc rồi cho thông qua Hiệp ước vào ngày 25/11/1991. Dự thảo này được đưa lên Xô viết Tối cao các nước cộng hòa và Liên Xô xem xét, công bố ngày 27/11/1991

Xô viết Tối cao đã phê chuẩn Hiệp ước Liên bang các nước cộng hòa độc lập vào ngày 3/12/1991. Tổng thống Liên Xô kêu gọi các nước tham gia Hiệp ước để Liên Xô "dễ thở hơn, có chỗ dựa quan trọng và hi vọng cùng nhau tiến lên phía trước"

Ngày 30/11/1991, một ngày trước cuộc trưng cầu ý dân ở Ukraina, Yeltsin điện đàm bí mật với Tổng thống Mĩ George H. Walker Bush về nội dung giữ nguyên trạng Liên Xô. Tổng thống Mĩ cũng được thông báo về cuộc gặp của lãnh đạo Nga, Ukraina và Belarus tại nước Belarus

Cuộc trưng cầu ý dân ở Ukraina chỉ hỏi cử tri về việc có nên xóa bỏ Liên Xô hay không, hoặc làm Tuyên ngôn độc lập của Tổng thống Ukraina ngày 24/8/1991. Cuộc trưng cầu này không loại trừ khả năng gia nhập vào hình thức nhà nước liên bang; ý kiến về ly khai hay xóa bỏ Liên Xô là không công bằng

Một chiến dịch bí mật phá vỡ Liên Xô đã được khởi động từ đầu tháng 12/1991: trước khi qua Minsk, Yeltsin cùng đồng nhiệm Ukraina, Chủ tịch Quốc hội Belarus là Shushkevich tổ chức cuộc gặp bí mật tại dinh cơ chính phủ Vishkii trong khu rừng Belavezha, nằm gần biên giới Ba Lan. Theo hồi ức của y (Yeltsin) thì "chúng tôi làm việc không ngừng nghỉ, trong một tâm trạng phấn khích đầy cảm xúc, với sự căng thẳng của cuộc họp tăng lên từng phút". Họ làm việc hăng say cả đêm. Nhưng đồng nhiệm của y là cựu Tổng thống Ukraina là Kravchuk thú nhận trên báo Công nhân (Kiev, 11/12/1991) là "đã nhanh chóng ký văn kiện, trong thời gian buổi tối, không có bất kỳ thảo luận hay điều phối nào". Về lý do chọn rừng Belavezha, họ muốn làm việc bí mật và tránh xa công luận, chỉ công bố khi sự đã rồi. Ngày 8/12/1991, Yeltsin cùng lãnh đạo hai nước còn lại, ký Tuyên bố của lãnh đạo ba nước, và thỏa thuận về Cộng đồng các quốc gia độc lập.

Sự kiện Belavezha gây bất ngờ lớn cho nhiều người, trong khi thực sự hầu hết các nước cộng hòa chưa bao giờ tuyên bố tách khỏi Liên Xô. Thực tế đó được thừa nhận khi nhân dân Liên Xô bỏ phiếu ủng hộ việc duy trì nhà nước Liên bang Xô viết ngày 17/3/1991. Tổng thống Kazakhstan là Nazarbayev phát biểu về sự kiện Belavezha: "Văn kiện Belavezha sẽ không xuất hiện nếu không phải vì nước Nga, và Liên Xô sẽ không tan vỡ nếu không phải vì nước Nga" (báo Độc lập, ngày 6/5/1992). Yavlinsky cũng phát biểu: "Boris Yeltsin và giới thân cận của ông ta có một số ý tưởng chính trị nhất định về ưu tiên và muốn triển khai bằng mọi giá. Trước hết, họ muốn phá vỡ Liên Xô, không chỉ bằng chính trị mà bằng kinh tế, để xóa bỏ những cơ quan điều phối kinh tế có thể được, bao gồm cả cơ quan trong lĩnh vực tài chính, tín dụng và tiền tệ, bằng một đòn duy nhất. Họ cũng muốn cắt đứt hoàn toàn nước Nga khỏi các nước cộng hòa khác, bao gồm cả những nước khi đó không mong muốn điều đó, như Belarus và Khzakhstan. Đó là một mệnh lệnh chính trị (báo Văn học, số 44, 1992) - thực ra thì mệnh lệnh của y (Yeltsin) bị mù quáng bởi ý tưởng về nền kinh tế thị trường tự do toàn năng và không bị kiểm soát ở đất Nga. Cái nữa là mục tiêu của y đưa ra hồi năm 1990 về việc xây dựng "cơ cấu song song" để loại bỏ ban lãnh đạo Liên Xô và hình thành cơ sở cho Khối cộng đồng tương lai. Nhưng theo Kravchuk, liệu "công chúng có nhận thức đúng quyết định của chúng tôi và liệu có coi văn kiện là hợp pháp hay không ?"

Văn kiện 8/12/1991 đã làm Hiệp ước Liên bang đi vào ngõ cụt. Ngày 15/12/1991, lãnh đạo 7 nướcc cộng hòa trình dự thảo hiệp ước lên quốc hội xem xét - quá trình ly khai trở thành hiện thực. Họ không công bố lý do cho việc làm này, nhưng Gorbachev thừa biết, Kazakhstan vẫn ủng hộ Hiệp ước này

Lo sợ Tổng thống Liên Xô có thể thuyết phục các lãnh đạo các nước cộng hòa rằng Liên bang mới có tương lai hơn, song những kẻ âm mưu luôn tăng tốc kế hoạch để xóa bỏ Liên Xô bằng mọi giá. Trong một chương trình kỷ niệm 5 năm ngày Liên Xô tan vỡ, khi được hỏi về dự án Cộng đồng các quốc gia độc lập thì Gennady Burbalis trả lời rằng dự án đã thất bại và nói tiếp sẽ thay thể bằng "một phiên bản mềm hơn của Liên Xô, theo các điều khoản của Gorbachev". Bất chấp sự đe dọa của kẻ thù, Gorbachev khẳng định chính quyền dân chủ trung ương là sự giúp tối ưu hóa những nỗ lực của các nước cộng hòa, tăng cường các cơ hội phát triển và củng cố an ninh, uy tín của họ trên thế giới. Khẳng định này được củng cố chắc chắn khi Shevardnadze trở lại làm Bộ trưởng Ngoại giao vào tháng 11/1991, khởi động lại chính sách đối ngoại chủ động để tái cân bằng với chủ trương thân phương Tây của Bộ trưởng Ngoại giao tiền nhiệm là Kozyrev.

Để kích hoạt việc thi hành Văn kiện Belavezha, Yeltsin qua mặt Tổng thống Liên Xô để quan hệ với các quan chức như Grachev (Thứ trưởng Quốc phòng Liên Xô), Barannikov (Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô) và Shaposhniokv (Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô) để có được sự ủng hộ từ họ. Kể từ lúc tuyên bố Liên Xô "đã chết", những lãnh đạo tham gia Văn kiện Belavezha không dám gặp Tổng thống Liên Xô Gorbachev và "nực cười" là Yeltsin đòi Tổng thống Liên Xô bảo đảm an toàn cho y !!!

Về phần mình, Gorbachev mất hoàn toàn quyền kiểm soát quân đội nhưng cố gắng yêu cầu các Xô viết Tối cao của ba nước tham gia Văn kiện Belavezha triệu tập một hội nghị để thảo luận về Văn kiện Belavezha. Phản hồi lại, lãnh đạo Nga và Belarus lập tức triệu hồi đại diện tham gia kỳ họp Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô; và ngày 10/12/1991 Ukraina và Belarus bỏ phiếu thông qua Hiệp ước Belavezha. Riêng ở Nga, phe cánh của Yeltsin tìm mọi cách gây áp lực và tâm lý để ép buộc các đại biểu Quốc hội Xô viết Liên bang... và cuối cùng đã thành công. Trong tổng số 201 đại biểu, có 188 người bỏ phiếu thuận, 7 phiếu trắng và 6 phiếu chống (của Baburin, Isakov, Konstantinov, Polozkov, Lysov và Pavlov). Có thể nói rằng, cuộc bỏ phiếu ở Nga đã cho thấy chủ nghĩa yêu nước quá khích đang thắng thế. Yeltsin và đồng đảng của ông ta đã nói trong các phát biểu rằng, từ khi được giải phóng khỏi chính quyền Liên Xô, nước Nga có thể thiết lập mối quan hệ bình đẳng và ổn định với các nước cộng hòa khác. Nhà du hành vũ trụ Savostyanov kêu gọi mọi người bỏ phiếu để "vứt bỏ Gorbachev" và nhận được tràng vỗ tay nhiệt liệt

Ngày 23/12/1991, trong cuộc gặp với Yeltsin tại phòng Walnut, Gorbachev bàn giao công việc Tổng thống cho y, cùng với bản hồ sơ đặc biệt về Katyn (về sau Yeltsin công bố tài liệu này và vu cáo Gorbachev đã "giấu" chúng về phía Ba Lan, tháng 10/1992). Gorbachev cũng đưa luôn "danh mục yêu sách khổng lồ" về đặc quyền đặc lợi và yêu cầu miễn trừ truy tố hình sự - Yeltsin cũng nói với giọng đe dọa là không có chuyện miễn trừ Tổng thống Liên Xô và Tổng thống nên thú tội ngay bây giờ.

Trong những ngày cuối cùng ở điện Kremli, Gorbachev trò chuyện điện thoại với Kohl, Major, Mitterand, Bush "cha" và Mulroney. Trong cuộc trò chuyện, Gorbachev nói về sự ủng hộ của phương Tây với Cộng đồng mà đặc biệt là nước Nga; tình trạng khẩn cấp về viện trợ tài chính và lương thực và luôn ủng hộ cải cách dân chủ do mình khởi xướng

Ngày 25/12/1991, Tổng thống Gorbachev tuyên bố từ chức, chính quyền Liên Xô sụp đổ và chấm dứt hoàn toàn vào ngày 31/12/1991. Trong diễn văn từ chức, Gorbachev nói lên sự bất mãn về việc chia cắt đất nước; đồng thời nói lên sự cố gắng hết sức của mình để bảo đảm thỏa thuận Alma-Ata. Gorbachev cũng xác nhận việc đổi mới dân chủ là đúng đắn và ra thông điệp: việc duy trì những thành tựu của cải tổ có tầm quan trọng sống còn. Những thành tựu này "không thể bị từ bỏ trong bất kỳ hoàn cảnh hay điều kiện nào. Nếu không mọi hi vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn sẽ bị mất đi mãi mãi".

Những thành tựu của cải tổ nhanh chóng bị phá hủy bởi chế độ "quyền lực gia tộc" với sự ủng hộ của phe dân chủ cấp tiến và giới tinh hoa cũ và với sự đồng lõa của các thủ lĩnh tự do trong Đảng Nước Nga dân chủ. Chính quyền của y (Yeltsin) bị biến thành một kẻ độc tài khi y ra lệnh cho quân đội đàn áp cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở Quốc hội Nga (tháng 10/1993); "tư nhân hóa" ào ạt khiến nhiều người dân rơi vào nghèo khổ cùng cực; một "vở diễn" thành công trong cuộc bầu cử thứ hai cho chức danh Tổng thống Nga của y (suýt bị hủy bỏ) năm 1996

Nhìn lại cuộc cải tổ Gorbachev, Liên Xô đạt nhiều thành tựu. Mục tiêu giải phóng cá nhân, cho người dân tham gia vào các quá trình xã hội và chính trị đã thành công

Thất bại của cải tổ: Một là, Liên Xô không thể làm nhiều việc bằng "bàn tay mạnh mẽ" hơn. Hai là, đánh giá thấp chiều sâu của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính (Gorbachev áp dụng bước đi về kinh tế thị trường nên mạnh mẽ hơn. Năm 1990 - 1991, Liên Xô có thể ngăn chặn sự phá hủy của thị trường tiêu dùng bằng cách giảm sâu chi phí quốc phòng). Với ý kiến "bàn tay mạnh mẽ", Gorbachev nhận định kẻ thù đã thực hiện chống phá rất song song và đồng bộ: một số thì làm chậm, số khác thì yêu cầu "tăng tốc" để vội vã tiến lên nhằm làm yêu các cơ cấu của Liên Xô. Chủ nghĩa bảo thủ mạnh hơn đã nhanh chóng "bẻ gãy lưng" chính quyền trung ương và phá sạch những gì còn lại. Cuộc đảo chính tháng 8 và cấu kết Belavezha tháng 12/1991 đã thúc đẩy nhanh quá trình tan rã của Liên Xô. Hai sự kiện này có điểm chung:

+ cả hai đều được chuẩn bị như những âm mưu thực sự - bí mật và sau lưng người dân

+ đều vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp Liên Xô và các nước cộng hòa

+ đều dối trá và lừa đảo

+ đều nhắm vào Gorbachev, với mục đích chung là phá hủy nhà nước Liên Xô

+ đều có lợi ích của nhóm nomenklatura (tinh hoa) ở sau lưng. Ở sự kiện tháng 8 là nhóm này sợ mất quyền lực; nhưng đến sự kiện tháng 12 thì chúng cố gắng "hợp pháp hóa" việc chiếm tài sản về họ

Âm mưu của cuộc đảo chính tháng 8/1991 thất bại do người dân nhanh chóng nhận ra chúng từ việc quay trở lại những năm trước cải tổ. Cấu kết Belavezha tháng 12/1991 thành công vì nó được ngụy trang các khẩu hiệu dân chủ do phe cánh Yeltsin đề xướng

6. Cải tổ Gorbachev và những nhận định của thế giới phương Tây

Ngay từ lúc cải tổ, Liên Xô ý thức vận mệnh đất nước đặt bên trong chính quyền trung ương, phụ thuộc vào nền kinh tế, điều kiện xã hội và sự cân bằng giữa các lực lượng chính trị trong nước. Cải tổ là việc làm cấp thiết để đổi mới đất nước và nó thu hút sự chú ý của phương Tây:

- Khi Yeltsin sang Mĩ vào tháng 10/1987, Tổng thống Mĩ và Bộ trưởng An ninh quốc gia là B. Scowcroft chỉ tiếp đón qua loa mà thôi. Nhưng đến năm 1990, nhiều quan chức tình báo và cả Bộ trưởng Quốc phòng là Cheney khuyên Tổng thống Mĩ nên ủng hộ Yeltsin thay vì là Gorbachev. Điều khá kì lạ là chủ trương đưa thị trường tự do vào Nga có phù hợp với lợi ích quốc gia của Nga không, kinh tế này "có kiểm soát" hay không ? R. Gates nói rằng, CIA cổ vũ Yeltsin bằng những đánh giá nhấn mạnh sự mến mộ của ông ta bên trong và ngoài nước Nga, những sáng kiến và cách tiếp cận của ông ta về vấn đề dân tộc". CIA cũng hâm mộ Yeltsin đến mức lập luôn CLB fan hâm mộ Yeltsin. Về phía chính quyền Mĩ, họ đặt cược vào Yeltsin vì nó phù hợp với lợi ích của Mĩ, một cường quốc có tổ hợp công nghiệp quân sự, tình báo và dầu khí

Sau chiến tranh lạnh, Gorbachev diễn giải rằng Mĩ đang hành xử trên vũ đài quốc tế theo nguyên tắc "người chiến thắng được tất cả"; nhưng thái độ đó không giúp ích gì mà lại gây hại cho chính cương quốc này: tình cảm chống Mĩ đang lớn dần và dẫn đến vụ khủng bố 11/9/2001, Mĩ gây chiến tranh ở Iraq đã gây sức mẻ tình cảm với các đồng minh, làm Mĩ mất đi vị thế lãnh đạo của nó

Trong nhiệm kỳ Tổng thống Nga của Yeltsin, Mĩ khuyến khích đường lối tự do cấp tiến và không để ý đến thái độ của Nga trên trường quốc tế. Sự phản đối của Nga sau vụ ném bom Beograd năm 1999 không có tác dụng, bị phương Tây xem là "trò hề" và mỉa mai ông ta là "người Nga dân chủ đích thực"; cái nữa là lòng tin của nhân dân Nga với chính quyền của y (Yeltsin) xuống dốc thảm hại. Nước Nga của y không còn khả năng kế thừa vai trò quốc tế của Liên Xô trong những năm cải tổ - một cộng đồng thế giới công bằng và ổn định (lời của Giáo hoàng John Paul II) đã bị bỏ qua trong thời gian dài.

7. Vài nhận định về cải tổ của Gorbachev

Cải tổ là việc làm cần thiết vì nó là phản hồi trước nhu cầu cấp thiết của xã hội Xô viết đầy mâu thuẫn. Nó phản ánh quá trình rộng lớn hơn gắn liền với sự phát triển của toàn cầu trong 20 năm cuối cùng của thế kỷ XX. Cải tổ đã đưa Liên Xô quay ngược về dòng chính của toàn cầu, tạo ra hiệu ứng cộng hưởng và kích hoạt xu hướng hứa hẹn với phần còn lại của thế giới.

Cải tổ phù hợp với "làn sóng thứ ba của cuộc cách mạng dân chủ" ở châu Âu thập niên 70 của thế kỷ XX - Hi Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; và còn lan sang Tây bán cầu vào thập niên tiếp theo. Cải tổ cũng tiếp sức cho Đông Âu, nơi trước đây bị đóng chặt bởi "tấm màn sắt" (từ dùng của Churchill)

Trong thập niên 80 - 90 của thế kỷ XX, thách thức về toàn cầu hóa đã buộc các quốc gia phải lựa chọn. Lựa chọn được tự do và không bị ép buộc, đó là nguồn gốc của "chủ nghĩa cải cách" của Gorbachev:

- Về xã hội, chính quyền cho phép tự do hội họp và biểu tình, cấm kiểm duyệt; cho phép các đảng phái và các tổ chức xã hội được thành lập. Về bản chất, đó là hệ thống chính trị cởi mở với hệ thống dân chủ đại nghị. Người dân lần đầu tiên được tự do ra nước ngoài, công khai phê phán những quan chức trong chính quyền

- Về kinh tế, Liên Xô dỡ bỏ dần hệ thống hành chính mệnh lệnh và triển khai thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, bình đẳng các hình thức sở hữu, tạo đà phát triển cho khởi nghiệp và thuê khoán, tư nhân hóa và cổ phiếu. Kết quả của Luật đất đai là nông dân cảm nhận được sự hồi sinh và những nông dân cá thể bắt đầu xuất hiện. Hàng triệu hecta đất được giao cho hầu hết người dân sống ở nông thôn và thành thị.

- Về chính trị, việc tìm lối cải cách cho một nhà nước đa sắc tộc bằng cách chuyển từ quốc gia siêu tập trung sang liên bang đã dẫn tới hình thành một Thỏa thuận Liên bang mới, dựa trên sự công nhận chủ quyền của nước cộng hòa trong khi bảo toàn được sự tương đồng cần thiết của không gian kinh tế, xã hội và pháp lý, quốc phòng

- Về đối ngoại, Liên Xô xóa bỏ quá khứ đối đầu và chia phe của thế giới, khuyến khích nguyên tắc đối thoại rộng rãi theo nguyên tắc của trật tự thế giới mới. Quan hệ giữa Liên Xô với phương Tây chuyển sang hòa hoãn và có phần nhân nhượng lẫn nhau và một giấc mơ hòa bình sắp trở thành sự thật.

Về thất bại của cải tổ:

- ban lãnh đạo Liên Xô mất quá nhiều thời gian đối phó với phe bảo thủ, có những sai lầm và tính toán không đúng; dẫn đến việc chúng liên kết thành thành một mặt trận để lật đổ chính quyền trung ương

- chính quyền Liên Xô không khai thác triệt để sự ủng hộ của người dân. Gorbachev trách mình đã không dùng thời gian để giải quyết các vấn đề vật giá và thị trường. Ông cho rằng "lẽ ra phải cân đối thị trường tiêu dùng, mạnh mẽ và kiên quyết hơn trong việc định hướng công nghiệp quốc phòng, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cao cho người dân"

- sự tồn tại của xu thế bảo thủ quá mạnh mẽ trong Bộ Chính trị, tầng lớp trên của Đảng nói chung đã làm ban lãnh đạo Đảng chậm trễ trong những quyết định khẩn cấp

Đánh giá chung:

- Cải tổ dù quá muộn về nỗ lực thực hiện, nhưng nó đã thực hiện được mục tiêu dân chủ để tiến dần từng bước trong khuôn khổ của lựa chọn là duy nhất khi đó, mở rộng giới hạn tự do, quy mô và chiều sâu của sự thay đổi. Cải tổ đã thay đổi nhanh chóng xã hội có chất lượng, tạo ra một chiều kích dân chủ

- Cải tổ là sự thay thế cho hai cực: chủ nghĩa tư bản cá nhân ích kỷ dựa trên sở hữu tư nhân, chủ nghĩa toàn trị của Stalin. Cải tổ hướng đến sự tổng hòa những tính chất tốt nhất của hai thế giới - chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản

- Cải tổ là một "kì công lịch sử". Xã hội Xô viết rũ bỏ chủ nghĩa toàn trị của Stalin và hướng đến tự do, dân chủ cho người dân. Có đến 70 - 80% người dân chia sẻ và ủng hộ các giá trị dân chủ do cải tổ mang lại. Tỉ lệ chấp nhận trong đối ngoại thời kỳ cải tổ vẫn còn cao, điều này minh chứng rõ ràng ở chính sách đối ngoại thời cải tổ và hậu cải tổ