LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Lịch sử văn minh thế giới:

Lịch sử văn minh thế giới là môn lịch sử thế giới những được rút gọn, nhưng được cải cách, thay đổi phương pháp, nhận thức để tạo sức hấp dẫn cho bộ môn. Các nền văn minh thế giới đều có tổng quan địa lý, cư dân. Việc nghiên cứu địa lý, cư dân giúp người ta nắm được những nét khái quát về chính trị, kinh tế và xã hội; nghiên cứu sự kiện lịch sử trên nền môi trường, kinh tế. Lịch sử văn minh nhấn mạnh, con người chính là chủ thể sáng tạo ra nền văn minh và nếu như không có con người, văn minh không thể xuất hiện được.

Văn minh của một vùng đất, một quốc gia được hình thành khi hội tụ nhiều thành tố văn minh như kinh tế, khí hậu, môi trường. Các thành tố ấy khi được tập hợp nó sẽ hình thành nhà nước, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Môi trường có tác động không nhỏ đến sự phát triển của nền văn minh khi nhân loại đang bước vào thời kỳ văn minh lúc ở trình độ rất thấp.

1. Nội dung nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới:

Nội dung đầu tiên mà chúng ta cần tìm hiểu là vấn đề địa lý, cư dân. Nghiên cứu vấn đề này, chúng ta liên hệ qua các yếu tố, thành tựu văn minh là sản xuất nguyên thủy, kinh tế tự nhiên (còn gọi là kinh tế chiếm đoạt). Con người sử dụng các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên, săn bắt, hái lượm và dựa trên cơ sở này ta kết luân thời kỳ này chưa có văn minh. Con người thời kỳ đó chỉ làm các công việc đơn giản, dễ làm chứ chưa nghĩ đến chế tác, sáng tạo như săn bắn, hái lượm mà sản phẩm thu được rất ít ỏi. Engels khi nghiên cứu còn gọi thời kỳ này là "bình đẳng", bởi nó hình thành và tồn tại trong một nền sản xuất thấp kém, không có sự chiếm hữu và tư hữu. Các công xã trong thời kỳ này đều hoạt động ổn định, không có hiện tượng di cư, sống du mục và không có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau. Đến khi công cụ sắt ra đời và sử dụng rộng rãi, kinh tế sản xuất bắt đầu hình thành. Đến một lúc nào đó, khi cộng đồng người phát triển lên một trình độ nhất định, văn minh chính thức được hình thành mà biểu hiện cụ thể đó là nhà nước đã ra đời, định cư, chăn nuôi và thủ công nghiệp dẫn đến phát triển nhanh nền kinh tế sản xuất mới. Durant trong cuốn Nguồn gốc văn minh (The origin of civilization) nhận định rằng văn minh "bắt nguồn từ nền kinh tế sản xuất và dự trữ", bắt đầu từ thời đá mới và kéo dài đến thời kim khí. Từ đó, con người làm chủ tài sản của mình, tạo nhiều sản phẩm đến mức xuất hiện hiện tượng dư thừa sản phẩm. Sự dư thừa này đánh vào lòng tham của bọn quý tộc, thủ lĩnh (noble) trong bộ lạc, nguyên tắc bình đẳng bị phá vỡ. Sự phân hóa tài sản dẫn đến ra đời 2 giai cấp: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị là vua, quý tộc, quan lại nắm tư liệu sản xuất (ruộng đất, đồng cỏ), có nhiều quyền lợi; giai cấp bị trị là nông dân công xã, nô lệ bị mất tư liệu sản xuất, phải làm việc và nộp thuế, của cải cho giai cấp thống trị. Khi hai giai cấp ra đời, chúng ngay lập tức xuất hiện mâu thuẫn không thể điều hòa (tư tưởng, quyền lợi, nghĩa vụ...), dù thế chúng vẫn có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Công xã thị tộc thời nguyên thủy bị chuyển hóa thành công xã nông thôn (quan hệ kinh tế) giống quy tắc "sống bám nguồn nước"(bám vào nguồn sinh sống chủ yếu để sinh sống). Phương Đông thì họ chủ yếu sống bám nguồn nước (nước các con sông lớn), có các yếu tố: chính trị, sông nước, sinh sống, sinh hoạt và chế tác và các yếu tố đó phát triển liên tục theo một quy luật vận động khách quan chung. Ở phương Tây cũng có bám nước mà rộng hơn, đó là biển (sea). Ở vùng đất này đã dần có sự phụ thuộc (cách thức quyết định phương thức) lẫn nhau giữa hai giai cấp, thống trị nắm tư liệu sản xuất, bị trị thì phục vụ cho thống trị, dựa vào thống trị để tồn tại.

Cộng đồng nhân loại phát triển lên một mức độ đủ cao mới xuất hiện nhà nước. Nhà nước là sản phẩm lịch sử của giai đoạn lịch sử, là tiến bộ của lịch sử. Họ theo chuẩn mực chung: vi phạm sẽ bị trừng trị (moral). Thời kỳ công xã nông thôn chưa phân chia giai cấp nên không có thống trị. Khi có tư hữu thì đạo đức không còn là chuẩn mực thì luật pháp là chuẩn mực, mang tính cưỡng bức.

Trong tổ chức chính trị, nghiên cứu luật pháp nảy sinh khi có ngôn ngữ, khi đó luật được ghi thành văn bản. Ngôn ngữ ra đời là tiến bộ xã hội vì gắn với mẫu tự, ghi lại thành tựu văn minh và truyền bá, đặc biệt là kiến thức về kỹ thuật, kỹ năng; vậy ta nói văn minh là tiện ích (có lợi ích, tận dụng, động và kỹ thuật), truyền bá nhanh chóng và có tính quốc tế.

Con người ngoài nhu cầu truyền thống (trang phục, ẩm thực, cư trú...) còn có nhu cầu làm đẹp. Làm đẹp là nhu cầu quan trọng của con người (là cơ sở tâm hồn) nên họ sáng tạo ra nghệ thuật (mô phỏng thực tiễn sống động) thể hiện thành thơ ca, văn học để ca ngợi, ghi lại dấu ấn cuộc sống. Họ làm đẹp các dinh thự, đền đài... thể hiện trình độ cao của con người, nhu cầu của con người không đi liền với giải pháp. Con người đúc kết các kinh nghiệm của cuộc sống trong hành trình tổng hợp chính mình, sống theo lý tưởng và lý tưởng gắn liền với giai cấp, hợp thành cộng đồng chính trị; trong đó con người sống và chết vì lý tưởng. Những cơ sở, trải nghiệm của con người được ghi lại, đúc kết lại thành các quy luật, sử dụng kiến thức đan xen lẫn nhau và cơ sở đó chính là khoa học => đó là tiêu chí của văn minh; và đó cũng là nội dung nghiên cứu văn minh: nghiên cứu trình độ phát triển kinh tế, thành tựu văn học, tư tưởng, kỹ thuật, thiết chế quản lý nhà nước - xã hội.

- Văn hóa: chúng ta hiểu theo 2 hướng. Phương Đông (Orient) cho rằng văn hóa là sự biến hóa ra thành dáng vẻ khác (Văn: dáng vẻ; Hóa: biến đổi). Người Trung Hoa cho rằng văn hóa là biến đổi ra cái đẹp, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà họ gọi là giáo dục. Con người thừa hưởng học vấn là con người có giáo dục. Phương Tây thì văn hóa bắt nguồn từ "cultura" có nghĩa là trồng trọt, nuôi dưỡng; nơi cư trú của con người. Nghĩa bóng là kiến thức, trí tuệ. Người Anh cho rằng tất cả những gì thuộc về con người đều là văn hóa; họ cho rằng văn hóa là những sáng tạo vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra; không có văn hóa ngoài lịch sử mà văn hóa nằm trong toàn bộ lịch sử phục vụ lợi ích của mình. Cái gì không thuộc tự nhiên thì là văn hóa.

Con người có lịch sử từ khi họ tách ra khỏi giới động vật và sáng tạo đấu tiên là những chiếc rìu đá - sản phẩm văn hóa đầu tiên. Về công việc chế tạo cái rìu, con người có hình ảnh là chiếc rìu đá và chế tạo ra cái rìu. Phân loại theo nội dung có các loại hình: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội và văn hóa phi vật thể.

- Văn hóa vật chất: là sản phẩm do con người tạo ra bằng đôi tay của mình.

- Văn hóa tinh thần: là sản phẩm do con người tạo ra bằng trí tuệ (âm nhạc, nghệ thuật, tôn giáo...)

- Văn hóa xã hội dựa trên quan hệ gia đình, quan hệ cộng đồng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (hôn nhân, ma chay, lễ hội, phong tục...)

- Văn hóa phi vật thể: kết hợp văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa thông tin nhưng được biểu tượng hóa.

Nhật Bản dùng chữ Bunka để dịch chữ "culture" của phương Tây, nên ta có từ văn hóa như ngày nay.

Văn hóa xuất hiện đồng thời với con người, sáng tạo đầu tiên là văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần là định thức. Trải qua quá trình dài liên tục, con người dần bước vào thời kỳ văn minh. Các dân tộc đều có văn hóa; văn hóa có tính nhân bản và gắn liền với tộc người. Cái hay, cái đẹp là văn hóa (khác văn minh là tiện ích), không cộng đồng nào hình thành văn minh, chỉ có những cộng đồng phát triển lên trình độ đủ cao thì hình thành văn minh.

- Văn minh: Người Trung Hoa dịch từ này là "thành tựu toát ra từ văn hóa, nghệ thuật, kinh tế và xã hội" (văn: tia sáng, minh: sáng sủa). Người Hy lạp cổ dịch từ này nghĩa là "đô thị". Họ quan niệm văn minh là sống ở các đô thị, đô thị là nhà nước; khi nào có nhà nước khi đó có văn minh.

Xã hội phương Đông gắn liền với làng, nước. Văn minh là trạng thái bằng bằng nhà nước, cộng đồng phát triển lên một trình độ đủ cao thì hình thành văn minh. Ở phương Đông, thời phong kiến có khái niệm văn hiến. Hiến là sử sách, người Trung Hoa quan niệm có sử sách là có văn hiến

- Khái niệm chỉ quan hệ vật chất gọi là văn vật. Đó là nhiều công trình tập trung, một quần thể gắn liền với những người xuất chúng.

- Văn vật, văn hiến có ý nghĩa tương đương với văn minh. Civilisation (văn minh) xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản với chữ Bummei, sau thì lan sang Trung quốc (Lương Khải Siêu) và Việt Nam (Phan Bội Châu).

Văn minh và văn hóa có nhiều điểm tương đồng và khác biệt:

2. Đối tượng nghiên cứu của văn minh thế giới là những nền văn minh trên thế giới, tìm ra quy luật chung, quy luật đặc thù của các nền văn minh. Quy luật chung là các nền văn minh hình thành khi bước vào xã hội có giai cấp là hình thành văn minh; quy luật đặc thù là địa lý, nhân văn, mỗi nền văn minh đều có đặc trưng riêng, độc đáo tạo nên sự đa dạng; không có văn minh nằm ngoài lịch sử, văn minh là một phần của lịch sử phát triển cao của văn hóa. Lịch sử là quá khứ, quan hệ con người - con người, dân tộc với nhau. Văn minh và lịch sử không là một.

- Nội dung văn minh: 4 tiêu chí

+ Trình độ phát triển kinh tế, xã hội

+ Xuất hiện nhà nước

+ Xuất hiện chữ viết, luật pháp

+ Thành tựu văn minh vật chất, tinh thần

- Phương pháp học tập:

Bất cứ nền văn minh nào đều có mang chủ thể, có phổ biến và đặc trưng (phát triển trong điều kiện nào đó) - là một dạng của bộ môn lịch sử.

- Văn minh quy luật: không tồn tại văn minh riêng biệt mà có tác động qua lại, tiếp xúc văn minh là quy luật chung của các nền văn minh. Có 6 nền văn minh lớn là văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã; 4 văn minh đầu tiên hình thành ở lưu vực sông nước (các con sông lớn). Dó điều kiện tự nhiên thuận lợi nên văn minh bước vào sớm. Nhà nước chưa hoàn chỉnh, các nhà nước phương Đông chịu ảnh hưởng lâu dài của công xã nông thôn từ kinh tế đến xã hội; 2 nền văn minh Hy Lạp, La Mã hình thành ở vùng Địa Trung Hải, xuất hiện sau phương Đông 1 - 2 thiên niên kỷ. Văn minh phương Tây thiên về thủ công nghiệp nên để có nhân lực, họ sử dụng nô lệ nhiều dẫn tới hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ. Phương Đông do nông nghiệp là nền kinh tế quan trọng nên chú trọng mô hình xã hội gắn liền với kinh tế nông nghiệp.

* Lịch sử thế giới cổ trung đại

Lịch sử thế giới là môn học có nhiệm vụ nghiên cứu con người và xã hội con người kể từ khi hình thành và phát triển cho đến ngày nay. Lịch sử là sự phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử của sự vật một cách khách quan, tiến trình của lịch sử như một dòng chảy bất tận, liên tục và không ngừng vận động theo 2 quy luật: quy luật phổ biến và quy luật đặc thù.

1. Các phương pháp tiếp cận lịch sử thế giới:

Có nhiều phương pháp tiếp cận lịch sử thế giới, trong bài viết này chúng tôi giới hạn tiếp cận theo 2 cách tiếp cận sau:

+ Quá trình diễn tiến của lịch sử: Theo chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa duy vật thì sự vật, hiện tượng có 3 quá trình: hình thành (formation) => phát triển (development) => suy tàn (decay). Các mảng lịch sử thế giới như xã hội nguyên thủy (primitive society), xã hội cổ đại (ancient society) và xã hội trung đại (medieval society) người ta đều chia thành 3 giai đoạn như trên, và mỗi thời kỳ lại lại chia nhỏ ra nữa là sơ kỳ - trung kỳ - hậu kỳ. Tuy nhiên, trong thời kỳ công xã nguyên thủy với 3 thời kỳ đá cũ, đá giữa và đá mới, các nhà khảo cổ học căn cứ các dạng vật liệu chế tạo, trình độ kỹ thuật phân chia thành mỗi thời kỳ lớn thành 3 thời kỳ nhỏ hơn: sơ kỳ, trung kỳ hay hậu kỳ đồ đá cũ hay đồ đá mới. Đặc biệt, thời kỳ xã hội nguyên thủy người ta sẽ không phân chia theo kiểu hình thái kinh tế - xã hội (tức là phân chia theo phương thức sản xuất: công cụ sản xuất, quan hệ sản xuất) mà họ sẽ xem xét và kế thừa các phương pháp phân kỳ của khảo cổ học kết hợp nhân học và chia thành 3 thời kỳ: công xã - thị tộc mẫu hệ - thị tộc phụ hệ.

+ Loại hình văn minh: Theo các nhà sử học chủ trương phân chia theo cách tiếp cận này, lịch sử là toàn bộ các hoạt động của con người. Trong tác phẩm "Nghiên cứu lịch sử", A. Toynbee cho rằng lịch sử là sự kết nối giữ hai nền văn minh Đông - Tây và phát triển từ thấp đến cao, chia xã hội loài người thành 5 bộ phận: xã hội nguyên thủy, xã hội Thiên Chúa giáo, xã hội Hồi giáo, xã hội Ấn giáo và xã hội Đông Âu; tiếp theo Aaron, Rostow và Topple lại tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố vật chất, kỹ thuật và coi đó là tiêu chí để phân kỳ lịch sử. Họ cho rằng xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao (xã hội nông nghiệp - xã hội công nghiệp (tiền - trung - hậu công nghiệp), nhưng có hạn chế là không đề cập hình thái kinh tế - xã hội, đấu tranh giai cấp.

Hạn chế trên được các nhà sử học hiện đại khắc phục. Trong một số tác phẩm của mình, đặc biệt là tác phẩm viết về phương Đông, các nhà sử học đưa ra cách phân kỳ lịch sử thế giới mới (đúng chất phương Đông) theo 3 khía cạnh: kinh tế (economic), giai cấp (class) và đấu tranh giai cấp (class struggle). Cách phân chia này rất khoa học, cụ thể nhưng nó lại quá chú trọng vào vấn đề kinh tế - chính trị mà quên đi vấn đề mấu chốt nhất đó là con người, vì con người chính là tác nhân quan trọng làm nên lịch sử, con người suy cho cùng thì họ tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần (quan trọng là tinh thần) phục vụ cho họ, nên họ dễ dàng tiếp cận các thành tựu của nhân loại. Cách tiếp cận này đã bổ sung cho cách tiếp cận trên, đặc biệt là phương Đông khi có Nhà nước xuất hiện.

Trong lịch sử thế giới, phương Đông khác phương Tây nhiều mặt, nhưng mặt thành lập Nhà nước thì thấy rõ nhất. Phương Tây chỉ thành lập Nhà nước khi nền kinh tế phát triển ổn định, còn Nhà nước phương Đông cũng chỉ thành lập được khi có hệ thống thủy lợi vững chắc, phục vụ tốt nhu cầu tưới tiêu ruộng đồng, cây trái và một trong những nhiệm vụ quan trọng của nó là liên kết văn hóa giữa các vùng, miền, điều đó giúp rất nhiều cho nhà sử học trong việc nghiên cứu lịch sử một cách khách quan, đầy đủ. Cách tiếp cận này cho ta thấy xã hội loài người sở dĩ đạt được nhiều thành tựu lớn cho nhân loại là do 2 yếu tố: (1) xã hội trật tự, (2) xã hội ổn định. Durant cho rằng, nếu một xã hội trật tự, ổn định thì sẽ kích thích sự phát triển của nhân loại, sự phát triển của xã hội con người.

2. Các phương pháp nghiên cứu (scientific method) lịch sử thế giới:

Khi nghiên cứu lịch sử, sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử và biến cố lịch sử đó là các dữ kiện quan trọng để ta nghiên cứu các vấn đề lịch sử. Lịch sử chỉ là sự phản ánh tương đối, không chính xác nên thông qua lăng kính của các nhà sử học, lịch sử bao giờ cũng diễn ra theo hướng, định kiến chủ quan của họ (chỉ là tương đối, không khôi phục được). Người ta biết đến lịch sử thông qua tác phẩm lịch sử, tuy nhiên các tác phẩm đó chỉ phản ánh tương đối, bị biến điệu theo quan điểm giai cấp và phục vụ cho lợi ích của giai cấp. Thông qua các tác phẩm, các nhà sử học chỉ có thể phản ánh một cách cụ thể những sự vật, hiện tượng dựa trên các tư liệu lịch sử (thành văn, không thành văn), tư liệu điền dã... Mỗi vấn đề lịch sử diễn ra bao giờ cũng có sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử và biến cố lịch sử. Sự kiện lịch sử (historical events) là dạng lịch sử diễn ra có không gian, thời gian cụ thể. Biến cố lịch sử (historical event) là dạng lịch sử xác định cụ thể về địa điểm, thời gian, không gian và không lặp lại (ví dụ: sự kiện (không lặp lại), khởi nghĩa, giai đoạn khởi nghĩa (có lặp lại)) trên nền sự kiện. Hiện tượng lịch sử (historical phenomenon) là dạng lịch sử mang tính điển hình, không xác định về không gian, thời gian, nhân vật cụ thể (chế độ lệ nông, chế độ phong kiến, cách mạng tư sản).

Trong các bài lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, vấn đề vị trí địa lý, cư dân (geographical location, population) là vấn đề đầu tiên, quan trọng trong bài, vì con người chính là chủ thể làm nên lịch sử. Con người đã cải biên tự nhiên thành văn hóa, đó là những sản phẩm văn hóa mang dấu ấn con người (man - made). Yếu tố địa lý, cư dân ở một vùng đất, một quốc gia lúc đầu chỉ có ý nghĩa quan trọng từ khi con người ở mức độ sơ khai, thời kỳ còn là công xã nguyên thủy và thị tộc.

- Chúng ta nghiên cứu điều kiện chi phối hoạt động con người, quan hệ con người - tự nhiên ảnh hưởng tới quan hệ con người - con người (quan hệ xã hội)

- Hiểu thêm yếu tố chủng tộc. Màu da ở mỗi con người khác nhau là do điều kiện địa lý, khí hậu mà ra. Các yếu tố khác như màu tóc, màu da, cấu tạo hình thể (cao - thấp, mập - ốm), cấu tạo bên trong cơ thể con người cũng ảnh hưởng đến quan điểm về sản phẩm văn hóa.

Hai phương pháp chính để nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử cụ thể là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp được sử dụng nhiều là phương pháp lịch sử. Phương pháp lịch sử (historical method) là phương pháp xem xét các hiện tượng lịch sử, các sự vật lịch sử với các giai đoạn cụ thể: phát sinh - phát triển - suy vong, xem xét các tính chất cụ thể của nó. Các sự vật, hiện tượng lịch sử diễn ra có không gian, thời gian cụ thể nên phương pháp lịch sử là phương pháp cụ thể vạch ra các khuynh hướng, bản chất sự vật. Phương pháp logic (methods of logic) là phương pháp trừu tượng, có kết hợp lý luận để xem xét bản chất, hiện thực lịch sử trong hình thức tổng quát của nó nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng phát triển, phản ánh đúng quy luật.

Ngoài hai phương pháp trên ta còn dùng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, quy nạp và diễn dịch. Phân tích (analysis) là phương pháp chia nhỏ vấn đề ra các mặt, các hiện tượng sau đó đi sâu vào bản chất để thấy mặt cụ thể của nó. Tổng hợp (synthesis) là phương pháp nghiên cứu, liên kết các phương pháp để hiểu vấn đề trong chỉnh thể thống nhất. Diễn dịch là phương pháp đi từ cái chung ra cái riêng; quy nạp là từ cái riêng tổng hợp thành cái chung.

Hình thái kinh tế - xã hội (socio-economic form) loại hình xã hội dựa trên phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là cách thức sản xuất bao gồm các mặt như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng và các yếu tố khác và các mặt đó có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong Marx - Engels Tuyển tập , tập 23 do Marx - Engels viết và được xuất bản năm 1993 ở Việt Nam, Marx nói: Khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó". Trong lịch sử cổ đại, Marx chú trọng yếu tố công cụ sản xuất, quy định sản xuất, sự biến đổi lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng và những yếu tố này phát triển theo quy luật từ thấp đến cao mà trong đó, sự thay thế giữa các yếu tố chính là nguyên nhân khiến xã hội vận động và không ngừng phát triển.

Giai đoạn đầu tiên của lịch sử thế giới đó là xã hội nguyên thủy. Xã hội này có 3 giai đoạn: hình thành, phát triển và suy vong. Tương ứng với 3 giai đoạn này là các tổ chức: bầy người nguyên thủy (hình thành), thị tộc (phát triển) và giai cấp (suy vong). Engels nói rằng con người có lịch sử khi họ tách khỏi giới động vật [humanbeing, từ này được ghép bởi 2 từ: inborn (bản năng) và sense (ý thức)]. Người lớn khác trẻ nhỏ là họ có ý thức, tư duy, còn trẻ nhỏ thì chưa có ý thức mà đúng ra, nó tự ý thức một cách thụ động theo nguyên tắc "vũ trụ quan tự khởi" (spontaneous universe, tự ý thức). Đối với con vật, con người có nhiều điểm khác nhưng điểm khác biệt nhất theo Durant là "con người là động vật có giáo dục".

Chương 1: Xã hội nguyên thủy

1. Quá trình tiến hóa từ vượn sang người

Trước đây, người ta cho rằng loài người vượn xuất hiện từ 1,8 - 2 triệu năm. Những phát hiện khảo cổ mới đã đẩy niên đại của họ lên 4 - 5 triệu năm, cụ thể như sau: Vào khoảng 6 triệu năm trước đây, trên trái đất xuất hiện loài vượn khổng lồ (hominid). Loài vượn này phát triển tiến hóa thành nhiều nhánh lớn nhỏ khác nhau, trong đó có một nhánh phát triển thành loài Australopitecus (Vượn phương Nam). Engels trong luận văn nổi tiếng của mình đã từng khẳng định: lao động đã sáng tạo ra loài người. Lao động thực tế có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa từ vượn sang người (từ vượn người sang người vượn) và đó là giai đoạn 2 trong tiến trình từ vượn sang người, còn giai đoạn đầu tiên thì chỉ có là quá trình chuyển biến đơn thuần từ vượn sang người vượn (homo habilis)

Các kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cho rằng, ở giai đoạn đầu tiên này một nhánh của loài Hominid phát triển thành người vượn là do quá trình đột biến, mà dấu tích cụ thể của nó là ở Đông Phi. Khoảng 17 tỉ năm về trước, trên vũ trụ xảy ra vụ nổ Big Bang dẫn đến hình thành các vì sao, thiên thể, hành tinh trong đó có Trái Đất (hình thành vào 4,5 tỉ năm trước đây). Trên Trái Đất, các bức xạ của vụ nổ lan ra nhiều vùng đất khác nhau, trong đó Đông Phi là nơi chịu nhiều bức xạ nhất. Các bức xạ của vụ nổ lan mạnh trong loài vượn và khiến chúng tự "đột biến" trở thành người. Các đột biến về sinh học cùng với biến đổi của khí hậu đã làm con người có sự biến chuyển: hai chi sau bắt đầu to dần ra và dùng để di chuyển, hai chi trước dần dần biến thành đôi tay cầm nắm cây cỏ, thức ăn, tự vệ và nương theo đột biến sinh học tạo thành 1 nhánh ở Đông Phi (chịu tác động của phóng xạ). Đó là bước nhảy vọt đầu tiên, chuyển từ vượn sang người vượn (homo habilis).

Từ người Australopitecus, khoảng 2 triệu năm trước đây loài người trải qua 2 bước nhảy vọt từ vượn người thành người vượn (vượn => người khéo léo) trải qua quá trình trung gian là người Java (70 vạn năm), người Bắc Kinh (40 - 50 vạn năm), người Neanderthal (10 vạn năm) để trở thành người đứng thẳng (homo sapiens) Người vượn ở giai đoạn trung gian còn gọi là người homo erectus. Ở thời kỳ này, con người hoàn toàn đứng thẳng, não bộ xuất hiện trung khu ngôn ngữ, hình thành ý thức chuyển thành người thông minh, đại biểu là người Sơn Đỉnh Động (Trung Quốc), người Cro - Magnon (Pháp, Bỉ). Giai đoạn 2 có vai trò quan trọng trong việc chuyển biến từ vượn thành người (đôi tay dần được hình thành, não phát triển và to dần ra (do suy nghĩ, tư duy), biết dùng lửa, hàm nhỏ lại), kết thúc quá trình tiến hóa sinh học và là bước nhảy vọt thứ hai trong quá trình từ vượn sang người.

2. Bức tranh dịch chuyển của loài người trên thế giới (cụ thể là Đông Nam Á)

Thời kỳ nguyên thủy chính là thời kỳ tồn tại công xã thị tộc mẫu hệ, các cuộc di cư lớn của các dân tộc, ngữ hệ (ngữ hệ là từ một ngôn ngữ chung, nó di chuyển khắp nơi, ở địa phương các ngôn ngữ trên có biến đổi phù hợp (tất nhiên còn tương đồng với ngôn ngữ gốc), và được gọi là phương ngôn (dialetic)).

Bức tranh dịch chuyển cư dân ở Đông Nam Á rất phức tạp. Theo nghiên cứu của các nhà Nhân học, cách đây gần 1 vạn năm, ở châu Á đã tồn tại hai đại chủng là người Mongoloid và người Austronesiens (đại chủng Úc, theo nghiên cứu của Oppenheimer trong "Địa đàng phương Đông" là di cư từ Đông Phi sang theo ngả Nam Á). Hai đại chủng này hòa huyết với nhau, tạo ra loại hình nhân chủng là Mongoloid phương Nam. Vào thời Đá giữa (1 vạn năm), Mongoloid phương Nam đã hợp huyết với cư dân bản địa thuộc đại chủng Úc để rồi hình thành loại hình nhân chủng Indonésiens (tiếng Pháp nghĩa là Cổ Mã Lai) mà địa bàn cư trú của họ trải dài trên một vùng rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử, phía tây tới bang Assam của Ấn Độ, phía đông tới vùng quần đảo Philippin và phía Nam tới các hải đảo lnđônêxia. Cuối thời Đá mới - đầu thời đồ Đồng (5.000 năm), người Mongoloid phương Nam lại hòa huyết với người Indonésiens bản địa để tạo ra loại hình nhân chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần hỗn chủng với chủng Mongoloid phương Nam mà chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của chủng Mongoloid phương Nam hơn là những nét đặc trưng của chủng Australoid. Căn cứ cho tài liệu thực địa có được, các nhà nhân chủng nhận định: suốt thời đồ Đá, chủng Australoid chiếm vị thế độc tôn trong khu vực. Nhưng sang thời Kim khí, người Mongoloid xuất hiện và sau đó thay thế Australoid, trở thành thành phần chủ đạo của dân cư khu vực. Hiện tượng này được các nhà nhân chủng gọi là quá trình Mongoloid hóa cư dân Đông Nam Á, hoàn tất vào khoảng 2.000 năm TCN. Trong khi đó, chủng Nam Đảo hình thành muộn hơn ở phía Nam Đông Dương. Theo đó, người Indonesiens (chiếm đa số ở Nam Đông Dương mà chủ yếu là khu vực dãy Trường Sơn) hòa huyết với Nam Á, sinh ra chủng Nam Đảo.

Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà sử cổ gọi là Bách Việt. Bách Việt gồm nhiều tộc Việt như: Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Sơn Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc), Âu Việt (cư trú tại Quảng Tây, Trung Quốc và vùng Việt Bắc Việt Nam), Lạc Việt (vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam),... sinh sống từ vùng nam sông Dương Tử cho đến Bắc bộ (Việt Nam). Họ nói các nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Tày - Thái, Mèo - Dao, Môn - Khmer... Trong khi đó, chủng Indonésiens ở miền nam bán đảo Đông Dương thì phân chia thành nhiều dân tộc như: Chăm, Chu Ru, Raglai, Giarai, Edeh.... Họ giỏi làm ruộng bậc thang và ruộng cao. Do ảnh hưởng của biển và văn hóa Ấn Độ, người Chăm đã ở lại và theo kinh tế biển, tiếp thu văn hóa Ấn Độ; trong khi các dân tộc khác là Chu Ru, Raglai, Giá Rai, Edeh rút về Tây Nguyên sinh sống, giữ nguyên tính bản địa của người Indonesien, và các tộc người khác như Stieng, Sedang và Mạ thì sống rải rác trên các giồng cao, đồi núi từ Trường Sơn đến Đông Nam Bộ. Ngữ hệ của nhóm này, mà Chăm là đại diện, là ngữ hệ Nam Đảo (hay Malayo - Polinesiens). Kết hợp các cứ liệu nhân chủng học với các cứ liệu ngôn ngữ học, có thể sơ bộ hình dung bức tranh về nguồn gốc các dân tộc Đông Nam Á như sau :

3. Quá trình hình thành, tan rã của công xã nguyên thủy và sự hình thành Nhà nước

Người đứng thẳng phát minh ra lửa (fire). Ngoài việc nấu chính thức ăn, đuổi thú dữ, lửa là cội nguồn của công nghệ. Trong đời sống các tộc người, việc giữ lửa là quan trọng. Một số dân tộc ít người trên thế giới (trong đó có cả Việt Nam) đã tạo trong ngôi nhà của gia đình một bếp lửa và giữ lửa liên tục. Ở Hy Lạp thời cổ đại, việc thắp lửa, giữ lửa được giao cho các cô gái đồng trinh (virgin girl). Lửa tạo ra thuật rèn, đúc kim loại và về sau đẻ ra thuật luyện kim. Nhờ nó mà Engels nhận định rằng, lửa nấu chảy đồng, lửa nấu chảy sắt, lửa là công cụ lao động, vũ khí nấu chảy thiết chế cộng đồng xã hội nguyên thủy tồn tại hàng nghìn năm. Chiến tranh là giàu nhất, thể hiện sự mâu thuẫn về tài sản không thể điều hòa được. Văn hóa Đông Sơn với các di tích là cày đồng, vũ khí lớn thể hiện được điều đó. Engels trong tác phẩm của minh có nói đến 2 câu nổi tiếng: "Thành cao, hào sâu là mồ chôn của cộng đồng nguyên thủy và thành cao dựng lên sừng sững trong thời đại văn minh"; "Nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thủy là sự bình đẳng chỉ tồn tại trong khuôn khổ chật hẹp và trình độ sản xuất thấp kém của công xã thị tộc". Chúng ta giải thích câu nói của ông. Ở câu đầu tiên, thành cao là chỉ sự bất bình đẳng, sự phân biệt, phân chia trong xã hội, thời nguyên thủy không có thành quách, hào sâu (chưa có phân biệt, phân chia gì cả). Sự bất bình (xây thành quách) phụ thuộc vào vị trí của một số người trong công xã. Do sự phân công lao động nên tạo ra nhiều sản phẩm và thậm chí có sản phẩm dôi ra (sản phẩm thặng dư) nên một số người có chức, có quyền thì chiếm nhiều tài sản hơn, trở thành người giàu nhất, có nhiều quyền lợi nhất. Mặc khác, chiến tranh xảy ra liên tục giữa các cộng đồng, các bộ lạc thúc đẩy nhanh quá trình phân hóa tài sản và sự bất bình đẳng đồng nghĩa với sự cáo chung của cộng đồng nguyên thủy (tồn tại sở hữu chung về ruộng đất, phân phối sản phẩm và quan hệ dòng máu). Tòa thành cao sừng sững chứng tỏ Nhà nước lúc này đã ra đời. Ở phương Tây, đô thị đồng nghĩa với nhà nước, thương mại và các quốc gia đầu tiên đó chính là các quốc gia thành thị (thị quốc). Xuất hiện các hình thức sản xuất với mật độ cao, sự phân chia giai cấp, Nhà nước xuất hiện đưa con người vào ngưỡng cửa văn minh. Với câu thứ hai, nguyên tắc vàng tồn tại theo trình độ con người thời đó. Với sự ra đời của công cụ sản xuất, con người thời kỳ này tuy số lượng ít ỏi nhưng vẫn đủ dùng vào kiếm ăn, nước uống và các hoạt động sản xuất nên đủ ăn, đủ sống. Do trình độ thấp kém, con người buộc phải cùng ăn chung, làm chung, chia đều nên không có tư hữu và Engels cho rằng, nguyên tắc vàng thực sự là nguyên tắc "vĩ đại' của các dân tộc trên thế giới thời nguyên thủy. Khi nguyên tắc này bị phá vỡ do chế độ tư hữu và phân chia giai cấp, chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã đưa con người vào ngưỡng cửa văn minh.

Chương 2: Khái quát xã hội phương Đông cổ đại

1. Vị trí địa lý, các đặc điểm của xã hội phương Đông: Ai Cập - Lưỡng Hà

Người ta dùng khái niệm "phương Đông" đơn thuần chỉ vị trí địa lý, khí hậu và điều này gắn liền với phương thức sản xuất, trình độ sản xuất ở các khu vực gần nhau (Bắc Phi, Tây Á và Đông Nam Á) đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Người ta cũng dùng khái niệm phương Tây để chỉ các quốc gia nằm dọc xung quanh Địa Trung Hải. Khái niệm phương Tây là từ ngữ dùng để xác định vị trí địa lý cho thấy điều kiện tự nhiên có tác động đến sự phát triển của nhân loại khi bước vào ngưỡng cửa văn minh. Nhà nước thường xuất hiện khi chưa hội đủ các tiêu chí phát triển.

Yếu tố địa lý có vai trò quan trọng đến khu vực địa lý cổ đại. Đại để, quốc gia phương Đông là quốc gia xuất hiện đầu tiên, sớm nhất là Ai Cập và Lưỡng Hà (thiên niên kỷ IV TCN) rồi phổ biến ra các khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp (thiên niên kỷ III TCN). Phương Đông có Nhà nước xuất hiện sớm gắn liền với điều kiện tự nhiên thuận lợi, gắn với con sông lớn tạo nên các đồng bằng màu mỡ. Trên những đồng bằng đó, mặc dù nền kinh tế - chính trị còn lạc hậu nhưng con người vẫn tiếp tục sinh sống và tạo ra các sản phẩm lớn (Ai Cập xuất hiện Nhà nước năm 3200 TCN, Lưỡng Hà xuất hiện Nhà nước vào năm 3500 TCN) khi họ sử dụng các công cụ bằng đồng trên mảnh đất màu mỡ, thu hoạch nhiều sản phẩm nông nghiệp. Ở phương Đông, các con sông không chỉ đem lại nguồn lợi to lớn về nguồn nước canh tác, sinh hoạt, thủy hải sản, mà còn là đường giao thông chủ yếu, quan trọng và rẻ nhất thời đó. Nước sông lên xuống theo mùa, những tháng nước lớn nước sông dâng cao gây ngập lụt trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho đời sống người dân và cá nhân con người thì chắc chắn sẽ không làm được mà phải tổ chức một bộ máy nhà nước. Ở Trung Quốc thời cổ đại, các vua quan thường huy động nhân dân đắp đê phòng lụt (Hạ Vũ trị thủy liên tục trong 13 năm, ít khi ghé thăm nhà) theo nguyên tắc "sống bám nguồn nước" bám vào nguồn lợi chính của minh để sinh sống, phát triển. Do yêu cầu về tưới tiêu, trị thủy nên Nhà nước có chính sách liên kết các bộ lạc, tộc người và nhân dân để làm công tác trị thủy. Ở Nhà nước phương Đông, chức quan cao nhất là Tể tướng, là vị quan có quyền thứ hai sau vua (hoàng đế), thay mặt vua quản lý đất nước, chịu trách nhiệm về tổ chức hệ thống các quan lại trong triều đình, các hoạt động về nông nghiệp, chức quan này xuất hiện ở Ai Cập (Vizier), Lưỡng Hà (Nubanda), Trung Quốc (Tể tướng, Thừa tướng). Chức quan thứ hai cũng rất quan trọng là quan thu thuế. Các quan thu thuế có nhiệm vụ giúp triều đình đặt ra các loại thuế, thu thuế và gửi thuế về triều đình.

Nhà nước phương Đông ra đời sớm hội tụ các tiêu chí, các điều kiện: (1) củng cố tàn tích xã hội cũ mà cụ thể là sở hữu chung về ruộng đất tồn tại dai dẳng suốt từ thời nguyên thủy và cổ đại, (2) nhu cầu liên kết cộng đồng trong xã hội và (3) vai trò của người đứng đầu.

- Phương Đông tồn tại chế độ công xã nguyên thủy trong xã hội có Nhà nước, sở hữu chung về ruộng đất. Ở phương Đông có chế độ công hữu ruộng đất ở các mức độ khác nhau, gắn liền với cư dân nông nghiêp, làm thủy lợi và trị thủy.

- Vai trò của người đứng đầu công xã nguyên thủy về việc phân phối ruộng đất. Trong xã hội có giai cấp, các thủ lĩnh, tù trưởng từ đầu không còn hoặc ít quyền lợi, quyền hành thì giờ đây họ trở thành những ông vua có toàn quyền về chính trị, ruộng đất... Nhà nước phương Đông có phồn thịnh hay suy tàn hay không một khi nhà vua có quan tâm hay bỏ bê sản xuất nông nghiêp, một quy luật mang nặng tính thời tiết. Xã hội phương Đông mong manh nên cần một chỉnh thể vững chắc bảo vệ nó.

Ở phương Đông, nhà nước do thực hiện nhiệm vụ chủ yếu nuôi sống xã hội nên nó quy định cấu trúc, diện mạo của xã hội. Trong xã hội cổ đại, nông dân công xã chiếm 90% dân số và là lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội. Phương Đông có nô lệ chủ yếu là nữ nô, được sử dụng trong dịch vu chứ không dùng vào sản xuất. Quan hệ người chủ - nô lệ không quá khắc nghiệt. Ở phương Đông tồn tại chế độ nô lệ gia trưởng, không có chế độ chiếm hữu nô lệ như phương Tây.

Một vấn đề được đặt ra là, tại sao ở phương Đông, nông dân công xã là lực lượng sản xuất chủ yếu mà không phải là nô lệ mặc dù nhu cầu lao động nhiều ? Chúng ta giải quyết vấn đề này. Như ta đã biết, ở phương Đông đã tồn tại dai dẳng chế độ công xã nguyên thủy từ khi con người xuất hiện cho đến khi Nhà nước ra đời. Vua sở hữu tối cao về ruộng đất (tư hữu), còn công xã thì chỉ được chiếm hữu ruộng đất và vua cũng sở hữu luôn phần ruộng đất công này.

Thiết chế công xã, tàn tích cũ tồn tại trong xã hội nguyên thủy là do quan hệ dòng máu mà ra. Ở nước Việt thời cổ - trung đại, các làng Việt hầu hết đều tập trung vào các dòng họ lớn và do những người thuộc dòng họ này nắm giữ. Người ngoài thì không được vào những làng như vậy, họ không có quyền lợi và bị khinh rẻ. Tính chất tổ chức sản xuất theo nông nghiệp ở phương Đông được tổ chức theo đơn vị gia đình. Trong các làng xã kiểu này, người dân được phân chia đồng đều ruộng đất, họ có nhiệm vụ làm việc trên phần ruộng đất được chia và nộp thành quả của mình cho công xã. Nhà nước chiếm hữu ruộng đất công và nắm chặt ruộng đất (tổ chức chính quyền, thời Lý - Trần chưa với đến làng xã, nhưng đến thời Lê Thánh Tông thì với đến làng xã (thiết lập chức xã quan) người Việt) cho nên khi người Hoa (hầu hết là dân ở miền Trung - Nam Trung Quốc chống đối chính quyền sở tại) di cư vào Nam, họ đã phải xin phép chúa Nguyễn cho đất để sinh sống chứ họ không có quyền chiếm hữu ruộng đất của người Việt ở phía Nam Tổ quốc (đất này thuộc quyền sở hữu của người Việt từ lâu (như giải thích ở trên) mặc khác người Việt cũng không thích người ngoài xâm nhập vào làng xã của mình vì lo sợ họ sẽ làm rối động thiết chế, công xã ở đây, cướp lại ruộng đất từ tay họ gầy dựng từ lâu).

Vì là Nhà nước xuất hiện sớm và tàn tích xã hội cũ vẫn còn tồn tại cho nên người dân ở các quốc gia phương Đông bắt đầu có quan niệm về tôn giáo. Nhiều tài liệu viết rằng, thời kỳ nguyên thủy do trình độ lao động của con người còn thấp kém nên họ cảm thấy bất lực trước thiên nhiên nên có xu hướng phụ thuộc vào tự nhiên, tin vào tư nhiên. Trong quá trình phát triển, họ bắt đầu có sự dịch chuyển giữa con người và tự nhiên và hình thành quan hệ con người - tự nhiên (không có cơ sở khoa học, mượn hiện tượng thiên nhiên giải thích thế giới). Lenin nói: "con người cảm thấy bất lực, hèn yếu trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, do đó mà sinh ra lòng tin ở Thượng đế, ở ma quỷ và các kỳ tích". Marx cũng nói tôn giáo chính là "nhận thức sai lầm về thế giới"; Engels cũng nhận định rằng tôn giáo không phải là cái gì xa lạ, nó chính là cái phản ánh hoang đường trong ý thức loài người của những lực lượng tự nhiên, khống chế đời sống hàng ngày của con người. Các vật tổ xuất hiện khi con người có giai cấp và được dịch chuyển theo cùng với sự phát triển của con người, hiện tượng phổ biến là thờ phụng các vị thần mà Engels cho rằng, các vị thần này đã được "nhân cách hóa". Những thần linh đó hoặc là các hiện tượng tự nhiên, hoặc là những sinh vật, hay cả những vật thể vô tri vô giác của tự nhiên đều được con người gán cho một sức sống, một sức mạnh thần bí. Đó chính là cơ sở của thuyết vạn vật có linh hồn (animism). Từ đó nảy sinh ra một hình thái đặc biệt của tôn giao thời kỳ này gọi là totem giáo. Cư dân ở quốc gia nào cũng đều có totem riêng cho mình. Ở Ai Cập cổ đại, các loài sinh vật và các hiện tượng tự nhiên đều được người Ai Cập suy tôn là thần linh như: thần Mặt Trời (Amon - Ra có dạng mình người đầu chim ưng), thần sa mạc Seth, thần lũ Khnum, thần Anubis (thần hình người đầu chó rừng), thần Thoth (thần mình người đầu con cò), thần Apis (mình người đầu con bò)... Ở Ấn Độ thì có các vị thần như thần khỉ Hanuman, thần voi Ganesha, thần ngỗng Hamsa, thần chim Garuda, thần rắn Naga. Riêng Lưỡng Hà, người dân tôn thờ các sự vật, hiện tượng tự nhiên: thần bầu trời Anu, thần Mặt Trời Shamash, thần tình yêu Ishtar, thần chiến tranh Ninurta, thần bão tố Adad, thần chữ viết Nabu... Ở phương Tây người ta không thờ các sinh vật, con người là chủ thể và tạo ra các vị thần. Ở Hy Lạp người ta thờ thần Zeus (chúa tể của các thần), thần Mặt Trời Helios, thần chiến tranh Ares, thần săn bắn Artemis, thần tình yêu Aphrodite, thần biển Poseidon, thần ánh sáng Apollo..., người La Mã cũng thờ các vị thần giống như Hy Lạp, nhưng họ chỉ đổi tên gọi các vị thần..

Ở xã hội trọng nông, việc phục vụ quản lý nhà nước được đúc kết, ghi chép trong sử sách. Xã hội phương Đông bị phân hóa trong quá khứ. Văn hóa phương Đông tính gia đình, dòng họ quan trọng nên chỉ tổ chức bữa giỗ ăn to, phương Tây coi trọng bạn bè (tính tự do, phóng khoáng) nên tổ chức sinh nhật (?). Ở phương Đông người ta quan niệm phía Đông là nơi có sự sống, phía tây là nơi của sự chết chóc nên khi tang lễ và chôn cất người chết, người ta chôn người chết ở phía tây. Các thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam), Kim Tự Tháp (Ai Cập) đều xây ở phía tây, có các vị thần bảo hộ nên quan tài, tượng vua được tạc theo hình các vị thần hoặc khuôn mặt thật của vua (Ai Cập), ở Mỹ Sơn, các vua được tạc với dạng thần Siva có rắn Naga che chở. Một thành tựu lớn nữa là la bàn, ở phương Đông người ta dùng la bàn để mở đất còn phương Tây thì dùng để thám hiểm.

2. Một số vấn đề về văn minh phương Đông cổ đại:

a. Ai Cập

vua Menes thống nhất Ai Cập, năm 3200 TCN.

người ngoại tộc cướp phá Ai cập

các thư lại đang tính toán về một khu lăng tẩm. Phù điêu trong lăng Akhekhotep (vương triều V)

quân đôi Ai Cập thời Tân vương quốc

Ai Cập thời Hy Lạp hóa (305 - 30 TCN), thời vương triều Ptolemee

quân Ai Cập tấn công một thành trì

chiến tranh Ai Cập - Hittites, bản khắc trong đền Luxor

tượng Nhân sư

người Phoenicia

chữ viết Ai Cập thởi Cổ Vương quốc

người Ai Cập đang xây dựng một đền thờ thần

trích đoạn phù điêu sơn ở Ai Cập, mô tả một bản hiến tế (trong bảng đó chứa nhiều chữ số tượng hình, riêng chữ số 1000 được viết bốn lần ở phía dưới, bên phải

bản khắc văn Ai Cập mô tả cảnh sinh hoạt trong gia đình quý tộc Ai Cập cổ đại

một thành bang của người Phoenicia

Các dân tộc ở biển được mô tả trên các bức tường ở Medinet Habu, Luxor, Ai Cập, nhìn mũ sắt biết họ là người Philistines.

Kim Tu Thap

các phép toán tính diện tích hình tam giá, hình chữ nhật của người Ai Cập cổ. Bản vẽ lại từ sách Rhind, do một người là Ahmose soạn năm 1550 TCN, gồm 81 bài toán (rộng 33 cm, dài 5,25 m). Trong bản này, các chữ số được đọc từ phải sang trái và từ trên xuống dưới. Trên là cách tính hình chữ nhật có kích thước 10 khét và 2 khét, rồi đến chu vi hình tròn là 9 khét... và tính thửa ruộng của người dân. Đáng ngạc nhiên là nhiều công thức họ tính, gần giống với công thức hiện nay ta đang dùng.

Các nền văn minh phương Đông đều là những nền văn minh đầu tiên, sớm nhất là Ai Cập và Lưỡng Hà. Văn minh nảy sinh trên lưu vực các sông lớn. Đại để, các thì các nền văn minh Ai cập xuất hiện sớm nhất vào thiên niên kỷ IV TCN, được thống nhất dưới thời Menes; cùng thời có văn minh Lưỡng Hà. Điều kiện tự nhiên có khác biệt nhưng đặc điểm văn minh thì không giống.

Hai nền văn minh nảy sinh trên sông lớn là văn minh Ai Cập ở lưu vực sông Nil và Lưỡng Hà ở lưu vực sông Euphrates và Tigris. Văn minh Ai Cập nảy sinh ở hai bên bờ sông Nil, phía đông là Hồng Hải, bắc là Địa Trung Hải, nam là dãy núi đá cao Nubia, tây là sa mạc Sahara nên có tính biệt lập. Ai Cập chỉ thông thương qua eo đất Suez (bán đảo Sinai, một vùng đất hoang vu; người Ai Cập đã chọn nơi này để lấy đồng chế tạo vũ khí). Ai Cập có hai đặc điểm: ít tiếp xúc nên phát triển chậm chạp, nhiều tàn tích cũ. Hệ thống thần linh chủ yếu là từ các bộ lạc chăn nuôi (thần là các con vật). Điều kiện địa lý tạo ra sự độc đáo, ít bị pha trộn tạo ra chữ viết, tôn giáo, tính chất chuyên chế nhà nước. Về cư dân, thời lạc hậu nhất cũng là thời kỳ nhà nước ra đời. Họ chế tác ra những công cụ đá và đến thời huy hoàng đó là Kim Tự Tháp, làm nhiều nhà nghiên cứu kinh ngạc: nhà nước tuy đơn sơ nhưng có khả năng tương đối cao trong việc tập hợp một số lượng dân đông để xây dựng Kim Tự Tháp. Nhà nước sơ sài nhưng là hình mẫu cho cấu trúc các nhà nước sau này. Các thành tựu về kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật là sự tiến bộ và có ý nghĩa tiên phong. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Hamites, thổ dân Ai Cập là những tộc người đầu tiên hình thành người Ai Cập thống nhất.

Cấu trúc nhà nước của Ai Cập mang tính điển hình. Người ta không ngạc nhiên khi so sánh quan chức cấp cao Ai Cập với quan chức hiện nay. Ở Ai Cập, Pharaoh nắm quyền tối cao, ông vừa là giáo chủ - tăng lữ - vị thần, có quyền chuyên chế tối cao vì nắm ruộng đất. Dưới Pharaoh là Tể tướng (Vizier, nắm nông nghiệp và thủy lợi) và sau ông là bộ máy quan lại rất cồng kềnh, nhiều nhất là quan thu thuế. Để làm quan, các thư lại (Scribes, nhưng người viết chữ rất đẹp, rất giỏi) phải trải qua một kỳ thi sát hạch quan lại (giống như thi công chức hiện nay). Tăng lữ (Clergyman) có vai trò quan sát thiên văn, chọn ngày lễ quan trọng cho vương triều. Lễ quan trọng nhất là lễ cúng thần lũ Khnum, lễ này quan trọng ở phương Đông như lễ cúng Đàn Nam Giao: vua cầu trời để được mùa màng tươi tốt, tác động vao môi trường quan trọng là nguồn nước nên văn hóa thuộc về tăng lữ, thương nhân là những người có kiến thức về tôn giáo nhiều. Nông nghiệp và tôn giáo được nhà nước trợ giúp hậu hĩnh; thương nhân là người tính toán, giao dịch nên họ có nhiều học thức nhất.

Ở Ai Cập, sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo lối gia đình (dòng máu) tồn tại dai dẳng công xã thị tộc. Người Ai Cập cổ tổ chức lao động theo kiểu quan hệ gia đình dù không lạ gì khi nông dân là lực lượng lao động chủ yếu. Đặc điểm của kinh tế Ai Cập: Pharaoh sở hữu tối cao ruộng đất, ông được quyền sử dung cũng như chiếm hữu ruộng đất nên không tạo quan hệ kinh tế chặt chẽ, tản mạn theo lối gia đình. Nhà nước khống chế nhân dân, thực hiện chính sách an dân. Trong thời hưng thịnh, chính sách ruộng đất là chính sách quan trọng của Pharaoh vì ruộng đất là tư liệu sản xuất chính, duy nhất của chế độ phương Đông. Nhờ sở hữu ruộng đất lớn, Pharaoh chi phối toàn dân; việc chiếm hữu ruộng đất luôn thay đổi để tạo sự công bằng cho nhân dân: cứ 3 năm chia lại một lần, ruộng tốt xấu đều được chia cho nhân dân, tạo sự công bằng cho họ và không ai được chiếm hữu ruộng đất. Vì liên hệ kinh tế không chặt chẽ (nhà nước có chức năng thống nhất văn hóa) và bị phân tán nên nhà nước khó nắm được nhân dân ở các công xã. Việt Nam thời Hùng Vương, nhà nước không với tay tới tính tự trị của làng xã. Ở công xã, tính tự trị cao; Nhà nước không với tay tới và không có khả năng quản lý làng xã. Nhà nước thu thuế, lao dịch theo đơn vị công xã, không theo đầu công dân

Nô lệ là ngoại tộc, không cùng dòng máu với công xã nên không sản xuất nông nghiệp dù nhà nước có nhu cầu về lao động sản xuất nông nghiệp (sản xuất, phân công lao động theo lối gia đình). Phương Tây sử dụng nô lệ chặt chẽ. Người Hy lạp dùng vào nông nghiệp với lượng nô lệ ít (sợ nô lệ phản kháng), dung nhiều thủ đoạn tàn bạo với nô lệ… nên không tạo ra sự tiến bộ.

Một đặc điểm nữa của phương Đông đó là nơi đây đan xen nhiều loại hình kinh tế theo lối sản xuất gia đình, điều đó làm cản trở sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa. Đại để, thủ công nghiệp và thương nghiệp nảy sinh sớm nhất nhưng bị hạn chế, bị nhà nước chi phối mạnh đặc biệt là thương nghiệp (nhà nước tìm cách làm cho hoạt động thương nghiệp giảm xuống do thương nghiệp mang tính tự do, gắn với kinh tế thị trường). Nhà nước chi phối ruộng đất, khó chi phối thủ công nghiệp – thương nghiệp. Nhà nước kìm hãm thủ công nghiệp – thương nghiệp bằng thân phận, sưu thuế có tính chất phân biệt.

Do nhu cầu phát triển của mình, người Ai Cập cần sáng tạo ra nhiều thứ cho đời sống của mình thêm phong phú hơn. Sáng tạo đầu tiên là chữ viết. Theo quy luật chung, chữ viết đầu tiên nó thường có dạng là hình ảnh được con người mô tả lại (chữ tượng hình, hieroglyphe), dùng để biểu đạt sự vật và hiện tượng; loại chữ này phát triển lên cao nữa là chữ biểu ý (ghi lại ý nghĩa của sự vật). Chữ Ai cập thời đó là bức đố hình với đặc điểm: kết hợp phụ âm – hình ảnh nhưng không có nguyên âm, không phát triển thành ghi âm (thực thụ) nên đơn thuần chỉ là biểu ý, ghi âm đơn giản. Họ phát minh ra giấy (papyrus) và dùng chữ viết ghi lại trên giấy. Tuy còn sơ khai nhưng việc phát minh ra chữ viết, giấy viết tạo cơ sở hình thành văn minh. Người Châu Âu 2.000 năm sau mới có giấy và loại giấy châu Âu rất đắt tiền (giấy làm bằng da vì họ không biết làm giấy). Chữ số Ai Cập mang tính tượng hình. Theo quy luật, người Ai Cập đếm theo hệ thập tiến vị (hệ 10), về sau người Lưỡng Hà tăng lên hệ đếm 60 (chưa có số 0). Số của Ai Cập là số đếm (họ đếm bằng bàn tay). Ngoài ra, người Ai Cập có nhiều thành tựu về khoa học tự nhiên: làm cộng trừ nhân chia, tính diện tích tam giác, tứ giác, chu vi hình vuông; số π = 3,16.

Về kiến trúc, thành tựu nổi tiếng nhất của Ai Cập là Kim Tự Tháp. Nó là lăng mộ khổng lồ của các Pharaoh và các quan lại, tăng lữ. Kim Tự Tháp có dạng hình chóp có đáy vuông (4 cạnh của đáy hướng là 4 phương của vũ trụ); đỉnh tháp nhọn thể hiện đẳng cấp vũ trụ; nhưng về sau do Pharaoh chết là về với thần linh nên có tục ướp xác (mummy). Người Ai Cập quan niệm sau khi chết, hồn (Ka) rời khỏi xác để đi phiêu du, nên giữ xác tốt sẽ giúp hồn trở lại nhập vào xác làm con người sống lại; hoạt động đó thể hiện quan niệm về linh hồn của Ai Cập. Việc xây dựng Kim Tự Tháp thể hiện trình độ cao của các kỹ sư, kiến trúc sư Ai Cập trong tính toán, phương pháp hình học và lượng giác thời đó. Một điểm đặc biệt của Kim Tự Tháp là lỗ thông hơi của nó (ánh sáng chiếu thẳng xuống mặt của thi hài Pharaoh) vuông góc với chòm sao Bắc Đẩu; ánh sáng đó bắt đầu từ thi hài Pharaoh rồi qua lỗ thông hơi, vuông góc với chòm sao Bắc Đẩu và mỗi năm lệch 1o, thể hiện sự tính toán chính xác đến mức độ cao của người Ai Cập lúc đó. Nhờ quan sát về thủy triều và bầu trời, người Ai Cập có 2 phát minh quan trọng là Âm lịch, Dương lịch. Cư dân nông nghiệp có thói quen xem thời tiết để gieo, gặt lúa và hoa màu, bón phân; quan sát đầu tiên là ruộng nước. Họ quan sát thấy mực nước sông Nil dâng lên hạ xuống và dựa vào đó chia 1 năm thành 3 vụ mùa, mỗi mùa 4 tháng để theo dõi canh tác nông nghiệp (nước là quan trọng nhất). Quan sát thứ hai là theo dõi nhiệt độ Mặt Trời và chuyển động của sao Lang (chu kỳ quay: 50 năm). Các nhà thiên văn học đã quan sát chuyển động của Mặt Trời và Trái Đất, biết được Trái Đất quay quanh Mặt Trời và tính toán: Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng (vòng quay của Trái Đất với Mặt Trời có dạng đường cong elip) thì họ tính là 1 năm. Từ quan sát đó, họ đã vẽ ra bản đồ 12 cung hoàng đạo (thế kỷ XIV TCN), định ra 1 năm có 12 tháng và 360 ngày, mỗi tháng có 30 ngày. Tiếp đến họ quan sát sao Lang chuyển động quanh Trái Đất. Sao Lang mọc lên và lặn xuống thì người Ai Cập tính là 1 năm. Sau nhiều năm quan sát, họ nhận thấy: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng (1 năm) hết 360 ngày, nhưng sao Lang quay quanh Trái Đất lâu hơn; họ tính toán và phát hiện vòng quay của sao Lang qua Trái Đất hơn vòng quay Trái Đất quanh Mặt Trời là 5 ngày nên họ ráp 5 ngày đó vào cho khớp với vòng quay của sao Lang, thành ra 1 năm của người Ai Cập có 365 ngày, 5 ngày dư ra đó họ đặt thành 5 ngày nghỉ (để ở cuối năm). Lịch Ai Cập ra đời là một phát minh vĩ đại của họ, khẳng định trình độ phát triển cao của người Ai Cập lúc đó. Người Ai Cập sử dung lịch theo nguyên tắc: ngày dương – tháng âm; nông lịch (âm lịch) của Ai Cập được dung trong vụ mùa, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa; dương lịch chính xác vì nó khớp với vòng quay của vũ trụ, chính xác nên được Nhà nước ứng dụng thích hợp vào quản lý quốc gia, âm lịch lệch nhiều so với dương lịch. Năm 46 TCN sau khi đánh chiếm Ai Cập và đưa Cleopatre lên ngôi, Julius Caesar mang dương lịch Ai Cập về La Mã, mời nhà thiên văn học Sosigene xứ Alexandria về để cùng ông cải cách lịch La Mã, kết quả là lịch Julius ra đời. Theo học giả Sacrobosco (thế kỷ XIII) thì lịch Julius quy định 1 năm có 354 ngày, 12 tháng; về sau có sự thay đổi: tháng 2 bị rút xuống còn 28 ngày (do là tháng xui xẻo) và tháng 7 (tháng sinh của Caesar) và tháng 8 (tháng sinh của Augustus) mỗi tháng được tăng lên 31 ngày; cứ 400 năm thì bỏ bớt 3 ngày nên lịch này dài hơn công lịch tới 11 ngày. Lịch Julius áp dụng ở La Mã và Thiên Chúa suốt thời cổ - trung đại. Năm 1582, giáo hoàng La Mã Gregorio XIII (1572 – 1585) cải cách lịch: chia 1 năm là 12 tháng và 365 ngày; quy định cứ 4 năm có 1 năm nhuận (năm dương lịch chia hết cho 4). Âm lịch căn cứ theo sự chuyển động của Mặt Trăng với Trái Đất; dương lịch thì chính xác và thông dụng vì nó tính theo chuyển động của Trái Đất với Mặt Trời theo 1 vòng tuần hoàn.

2. Lưỡng Hà

Assurbanipal, vua xứ Assyria, thết tiệc trong khu vườn cung điện. Tác phẩm chạm nổi ở cung điện Nineveh, thế kỷ 7 tr. CN.

Lưỡng Hà thời vương quốc Babylon

Địa danh là nơi xảy ra các biến cố, hiện tượng lịch sử. Trong thời kháng chiến chống Pháp – Mỹ ở Việt Nam, căn cứ Đồng Tháp Mười thời Pháp là quan trọng, nhưng tới thời Mỹ thì nó không còn quan trọng và vai trò của Đồng Tháp Mười bị chuyển sang chiến khu Dương Minh Châu là chiến khu nổi tiếng nhất thời đó. Ví dụ trên đã nói rằng, điều kiện địa lý tác động rất manh đến chiến cuộc Việt – Pháp và Việt – Mỹ; thời Pháp thì do hỏa lực của địch còn hạn chế nên ta tranh thủ điều kiện địa lý ở Việt Nam để củng cố lực lượng, xây dựng căn cứ để kháng chiến lâu dài, hoặc khi quân địch có vũ khí hiện đại để tấn công, nếu ta bám và lợi dụng địa hình tự nhiên thì sẽ giành thắng lợi, còn không thì sẽ mất hết, như vậy ta nói điều kiện tự nhiên có tác động đến hành vi, hoạt động của con người. Lưỡng Hà chính là nơi có những điều kiện như vậy. Tên nền văn minh có nhiều cách gọi theo tên dân tộc, tên quốc gia và tên các con song.

Tuy thời gian tồn tại không dài, nhưng Lưỡng Hà đạt nhiều thành tựu to lớn. Lưỡng Hà là bình nguyên rộng lớn, nằm ở ngã ba nên nó là nơi hội tụ của nhiều luồng văn minh nên văn minh Lưỡng Hà có tính tổng hợp. Nhiều cư dân xâm chiếm, định cư nên tạo sự đa dạng về hình thái văn minh. Cư dân là người Ấn – người Semites di cư sang Lưỡng Hà từ lâu đời.

Thành tựu lớn nhất của Lưỡng Hà là chữ viết. Chữ viết Lưỡng Hà tiếp thu hệ thống chữ tượng hình của Ai Cập, chữ hình đinh của Sumer và 24 phụ âm của người Ai Cập cổ. Người Phoenicia sinh sống bằng hàng hải ở đông Địa Trung Hải (Palestine, dải Gaza) tiếp thu hệ thống chữ này (thế kỷ XI TCN) và hình thành chữ ghi âm dùng nhiều trong giao dịch, truyền bá văn minh. Âm tiết là đơn vị cấu tạo nên sự phối hợp trong tiếng nói; nó bao gồm nguyên âm và phụ âm. Nguyên âm là âm phát ra trực tiếp với sự trợ giúp của các cơ quan phát âm, tiếng Anh gọi là âm môi (m, n là âm môi). Chữ biểu ý là một dạng của chữ tượng hình mà trong đó, mỗi ký hiệu biểu thị một ý nghĩa của từ hay hình vị mà không biểu thị âm thanh của từ. Chữ ghi âm ra đời là một phát minh vĩ đại, nó biểu thị bằng cách ghép lại các ký hiệu nguyên âm và phụ âm (gọi chung là ngữ âm), thể hiện sự khái quát cao về ngữ nghĩa. Người Lưỡng Hà dùng que nhọn viết chữ trên các tấm đất sét lớn còn ướt, sau đó nung khô; người Lưỡng Hà viết chữ theo hàng ngang, viết từ phải sang trái (người Trung Quốc viết từ phải sang trái và viết theo hàng dọc), về sau do bất tiện (viết xong chữ nào thì mất chữ đó do tỳ tay lên) nên họ đổi lại, viết từ trái sang phải và viết như thế thì không bị mất chữ. Chức năng của chữ viết là giao tiếp, lưu giữ và truyền bá văn minh. Điều kỳ diệu là 6 nguyên âm, 16 phụ âm của chữ ghi âm Lưỡng Hà biểu đạt nhiều ý nghĩa, là cống hiến lớn đối với nhân loại. Con bò (aleph) là đơn vị tiền tệ và quan trọng (là công cụ của nông nghiệp) nên nó đứng đầu, hình thành chữ alpha (α); kế tiếp là chữ beth (cái nhà, nhà là quan trọng và an cư lạc nghiệp), hình thành chữ beta (β).

Người Lưỡng Hà thì kiến thức là tổng hợp, nhất là khoa học tự nhiên. Họ lần đầu tiên đặt ra tuần lễ, 1 tuần có 7 ngày do 7 vị thần tối cao cai quản (mỗi vị thần cai quản 1 ngày). Người Lưỡng Hà cho rằng thần Mặt Trăng, thần Mặt Trời quan trong nên xếp đứng đầu, cố định; 5 vị còn lại cai quản các hành tinh; quy định cuối tuần là Mặt Trăng, đầu tuần là Mặt Trời. Họ sử dụng hình bóng Mặt Trời để đo lường nhiệt độ, không gian và chia thang độ 60 dựa trên hệ số lục thập phân (hệ 60; tay + 12 cung hoàng đạo), đồng thời là thang độ và thời gian của họ… dẫn tới danh từ thời gian ra đời: 1 min = 60 secent; 1 talang = 60 min). Thang độ 60 cho phép họ tính toán sâu hơn người Ai Cập: đơn vị của Lưỡng Hà biểu đạt bằng dấu móc; khoảng cách giữa 2 đơn vị là 60 vì không có số 0.

Chữ hình nêm

chữ số Babylon cổ

cư dân trong thành phố Babylon, được xây dựng nằm 2200 TCN

vườn treo Babylon

Bia đá II của trường ca Gilgamesh nổi tiếng tìm thấy ở Babylon cổ đại, kể lại nạn Hồng thủy ở Ut-Napishtim, một địa danh ở Mesopotamia tương đương với Noah (trận Đại hồng thủy - theo Kinh Thánh)

người Assyria dang san Su tu

3. Lịch sử văn minh Ấn Độ

Các vấn đề chính chi phối lịch sử văn minh Ấn Độ đó là công xã nông thôn, chế độ Varna và tôn giáo.

- Công xã nông thôn là đơn vị kinh tế - xã hội khép kín và dựa trên quan hệ dòng máu, có tính tự trị cao. Công xã nông thôn được người Arya đặt ra vào năm 1500 TCN. Người Arya xâm nhập Ấn Độ, tuyên truyền rằng mình là giống người cao quý nhất, có đẳng cấp cao hơn người bản địa, thể hiện sự khác biệt chủng tộc. Còn người Dravida theo trật tự sắp xếp của người Arya thì bị loại ra ngoài thiết chế công xã và phụ thuộc vào người Arya. Công xã nông thôn tồn tại hàng nghìn năm, kìm hãm sự phân công xã hội. Người dân trong các làng xã, các công xã làm nông nghiệp, thủ công nghiệp, dệt và rèn, không có sự tách biệt, phân công lẫn nhau nên có tính tự trị. Làng xã Việt Nam mang tính tự trị, kinh tế khép kín, không có tầng lớp chuyên biệt và chuyên môn hóa nên dẫn đến kết quả là cản trở phân công lao động, cản trở sự tiến bộ của xã hội. Điều này có thể dẫn đến kết luận về đặc điểm văn minh Ấn Độ đó là, do tính tự tri, khép kín nên người dân trong làng sẽ chỉ quan tâm đến hoạt động trong làng mà không quan tâm đến xung quanh, đặc biệt là nhà nước, họ không quan tâm đến nguồn gốc xuất thân của lãnh đạo với một lẽ là những người lãnh đạo này thực tế chỉ quản lý trung ương, địa phương chưa với tay tới làng xã, công xã nông thôn này, nhà nước chỉ làm nghĩa vụ, thu thuế theo đơn vị công xã chứ không theo đầu người trong công xã. Chính sự tự trị, tách biệt của công xã khiến Ấn Độ gần như bị chia cắt, rời rạc và sự hình thành các tiểu quốc (raja), các triều đại ngoại tộc khác nhau ở những nơi khác nhau chứng tỏ điều đó. Nhân dân Ấn Độ không quan tâm đến vận mệnh đất nước, nguồn gốc của lãnh đạo ngoại tộc, không phụ thuộc vào bọn quý tộc nên dẫn đến tình trạng là chia cắt các tiểu quốc, thể hiện tính chất công xã khép kín.

- Đẳng cấp Varna là hình thái xã hội của người Ấn Độ, đặt tầng lớp tăng lữ (balamon) thống trị tầng lớp cư dân bản địa Dravida. Trong cách phân chia đẳng cấp này, đẳng cấp Balamon xếp trên đẳng cấp vương công vì có nguồn gốc từ xa xưa. Từ thời Veda, các làng (gramma) phát triển từ cơ cấu bộ lạc mà nên. Người đứng đầu các công xã là người có quyền lực nhất. Đến thời kỳ phân hóa giai cấp, tầng lớp thủ lĩnh quân sự nổi lên, phát triển thành tiểu quốc. Thủ lĩnh quân sự trở thành vua (maharaja, tiếng Phạn nghĩa là vị vua vĩ đại) còn tù trưởng bộ lạc theo truyền thống sẽ tham gia các hoạt đông tôn giáo, tín ngưỡng thậm chí còn có khả năng liên lạc và nói chuyện được với thần linh. Xã hội cổ đại kém vê văn hóa nên dẫn đến một tâm lý là sợ thần thánh, sơ luôn những người giao tiếp với thần linh và vì thế tầng lớp Balamon ra đời. Balamon với chức năng chính là thực hành nghi lễ tôn giáo, trên thực tế đã nắm quyền tối cao, trở thành đẳng cấp (caste) cao nhất. Thế kỷ VI TCN, xuất hiện các raja (vua, quốc vương) và đến khi thành lập Nhà nước thống nhất, bộ máy nhà nước được tổ chức lại với người đứng đầu là raja (vương công, quốc vương) dưới là Tể tướng (Purohita), kế đến là Hội đồng Thượng thư, quan trọng nhất là quan coi thu thuế, kho bạc. Bộ máy nhà nước giản dị, đơn giản. Theo ghi chép của Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh, các nhà nước ở đây rất bình yên, phồn thịnh nhờ cấu trúc công xã nông thôn, phân biệt khắc khe đẳng cấp, ít án mạng xảy ra và các vụ án hình sự. Ở Ấn Độ cấu trúc nhà nước không khắc khe, tàn bạo như ở bộ máy của Trung Quốc. Điều đó có thể giải thích ở 3 góc độ là lịch sử, cư dân và các điều kiện khác tác động vào:

1. Ấn Độ có sự chia cắt lãnh thổ, cộng đồng cư dân bị chia cắt, khép kín thành khu biệt lập nên cản trở sự thống nhất. Công xã nông thôn không giúp đoàn kết trong nội bộ nhà nước. Khi một nhà nước mới ra thì nó chỉ cai trị thực tế 1/3 lãnh thổ, còn 2/3 lãnh thổ còn lại rơi vào tay công xã.

2. Vị trí địa nhân văn của Trung Quốc khác Ấn Độ. Ở Trung Hoa tồn tại nhiều đồng bằng nhưng nó hẹp và nhỏ bé mà dân số lại đông, không đủ đất canh tác cho nông dân, họ đứng dậy phản kháng chính quyền, làm bùng nổ các cuộc chiến tranh nông dân. Các chính quyền phong kiến lên cai trị đều tập trung vào vấn đề ruộng đất, chia ruộng hợp lý và công bằng cho dân và xem đó là chính sách chính. Để duy trì nhà nước cần có hai điều kiện: (1) thủy lợi (thủy lợi của dòng nước tác động vào mùa màng) và (2) trị thủy là khống chế tác hại của nước bằng các biện pháp, tiêu biểu là đắp đê phòng lụt. Để đắp được đê, nhà nước cần tập trung quyền lực do đó mới có khả năng liên kết cư dân thành cộng đồng, tập thể thống nhất để làm việc. Đặc thù của điều kiện địa lý là nhà nước có khả năng huy động toàn dân xây dựng và phát triển nó. Trị thủy của Bắc Bộ có gốc từ Trung Hoa, còn canh tác ở Nam Bộ lại bắt nguồn từ Ấn Độ. Các sông Ắn Độ người ta không có nhu cầu đắp đê, việc này không bức thiết.

- Tôn giáo: Phật giáo là đại diện tiêu biểu cho tôn giáo ở Ấn Độ

Phật giáo là trường phái bàn về vũ trụ, nhân sinh. Ở Ấn Độ có 6 trường phái triết học lớn là Nyaya, Vaiseshika, Yoga, Purva Mimamsa, Vedanta, Samkhya được gọi chung là phái chính thống (Atiska), ủng hộ người Balamon. Có 2 phái phủ định, phủ nhận quyền lực Balamon. Đạo Phật và đạo Jaina theo tư tưởng phủ định (Natiska). Quan điểm ban đầu của đạo Phật gắn với tư tưởng của Sakya Muni (người con vĩ đại của bộ lạc Sakya, dịch âm là Thích Ca Mâu Ni) chống lại uy quyền của người Balamon, có tính duy vật biện chứng. Đạo Phật không có người sáng lập (?), phủ nhận uy quyền của Thượng đế. Quan điểm chính là bàn về vũ trụ, các quy luật vũ trụ (triết học Trung Quốc nhấn mạnh nhân sinh quan; Ấn Độ là vũ trụ, tối cao), đặc trứng chính của nó là tạo sự bình ổn xã hội. Triết học Trung Quốc là đứng yên, ổn định, Ấn Độ là sự vận đọng không ngừng. Trung Quốc điều hòa Âm - Dương (do chiến tranh, xung đột gay gắt, muốn bình ổn). Quan điểm chính là Vô tạo giả, Vô ngã và Vô thường. Triết lý Phật giáo bàn đến Tứ diệu đế (4 chân lý cao siêu). Quan điểm chính:

+ Vô tạo giả: phủ nhận Thượng đế, thần linh; không thần linh nào tạo ra thế giới.

+ Vô ngã: nhấn mạnh sự vận động không ngừng của bản thân, có tính biện chứng.

+ Vô thường: luôn vận động, biến đổi và chuyển hóa không ngừng.

Nhà chùa Phật giáo có 3 cổng: không quan, giả quan và trung quan. Giả quan là sự vận động không ngừng của chủ thể, không yên tĩnh và luôn biến đổi; trung quan là cuộc sống con người tiến hóa bằng 2 hướng (đường đi), có 3 con đường đi tới nơi cửa Phật là 3 quan điểm chính nêu ở trên. Cây cầu vào chùa cao và cong là để thử thách tấm lòng của tín đồ đến Phật, họ đến với đạo bằng tâm của mình.

Trường phái triết học này phát triển, thu hút đông đảo trí thức, tiểu thương ở đô thị, ở nông thôn đóng kín theo đạo Balamon. Năm 78 dưới thời vua Kanishka I của vương quốc Kushan, ông có việc làm rất hay đó là triệu tập Đại hội Phật giáo lần thứ 3, làm ra lịch Sakas lấy năm 78 làm mốc khởi đầu và lịch Saka lệch hơn Dương lịch 78 năm. Lịch Sakas được nhiều nước Đông Nam Á sử dụng, phổ biến nhất ở Malaysia, Thái Lan, Myanmar... vì nó chính xác, phù hợp với cánh tác, thổ nhưỡng. Sau Đại hội Phật giáo lần thứ 3, Phật giáo bắt đầu phân hóa thành 2 phái lớn là phái Đại thừa và phái Tiểu thừa. Sự phân chia thành 2 phái trên đánh dấu đạo Phật bắt đầu suy yếu:

+ Phái Tiểu thừa (Hinayana) với thành phần chính là các trưởng lão, những người già cả và có nhiều kinh nghiệp tu Phật. Những người này muốn giữ lại lý thuyết của Phật trước kia. Họ thành kính với Phật, chỉ tu hành mong đươc giải thoát; coi sự tu hành khắc khổ là điều quan trọng nhất để lên đến cửa Phật. Các vị La Hán của phái này thực hiện tu hành khắc khổ, gạt bỏ mùi trần gian và họ mặc áo nâu. Khi được đắc đạo (giác ngộ) họ ngồi lên tòa sen. Áo nâu họ mặc vào ý chỉ mình tự làm để ăn, mặc và sinh sống.

+ Phái Đại thừa (Mahayana) phát triển sang Trung quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Phái này đặt ra tổ chức giáo hội, phẩm hàm, chức sắc cho tu sĩ (priest), nhà sư (monk), kinh kệ. Số 3 là con số linh thiên, vào cửa Phật phải đi qua cổng tam quan. Stupa (chứa xá lợi) có 3 cửa tượng trứng cho tam thế. 3 điều quý nhất là tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Phật giáo có mặt hầu hết các nước Đông Nam Á, các mái chùa Phật giáo hai miền Nam và Bắc khác nhau: mái chùa miền Bắc có mái cong hình sen cách điệu lấy gốc của Đại thừa; mái chùa phía Nam ảnh hưởng của Tiểu thừa nên nó cao vút, thể hiện đẳng cấp vũ trụ. Tam thế trong Phật giáo gắn với 3 giai đoạn của Phật: A-di-đà (quá khứ), Dược đại sư (hiện tại, khi chết đi về tây), Di lặc. Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay thể hiện lối sống thiên về cực lạc, trong sạch và minh triết. Như lai, Quán thế âm các vị phật khác tượng trưng cho vấn đề này (sống minh triết, trong sạch). Vị Di lặc mặc áo vàng tượng trưng cho sự cao quý.

Đường biển dễ dàng cho việc hòa nhập văn minh vào Đông Nam Á. Champa thời kỳ Đồng Dương (Indrapura) phát triển Phật giáo nên Phật giáo xâm nhập vào phía Nam từ thế kỷ III. Phía Nam thì Phật giáo Đại thừa xâm nhập vào Trung Quốc, theo chân quân đô hộ vào Việt Nam, đóng đô ở Luy Lâu và lan truyền ra xung quanh. Các vị sư Trung Quốc khi sang Việt Nam thì rất kinh ngạc trước vùng Luy Lâu: nhiều tòa bảo tháp Phật to lớn lộng lẫy, các sách kinh kệ được dịch hoàn chỉnh. Hai phái Tiểu thừa và Đại thừa đều không chủ trương ăn chay. Sở dĩ Việt Nam đến hiện nay có tục ăn chay là do vua Lương Vũ đế (502 - 549, vua Nam Triều) đặt ra. Ông nhận thấy các nhà sư sống sa đọa, suy đồi, vô đạo đức nên bắt họ hoàn tục, tức ăn chay. Việt Nam chịu ảnh hưởng của Bắc phái (Đại thừa). Nhà sư sinh ra là để tu hành, ăn chay niệm Phật để được giải thoát (siêu thoát). Bắc phái cho rằng mọi người nên tu hành, ai cũng được giải thoát. Tín đồ thành kính với Phật, không khắc khe; ai cũng có thể thành Phật miễn là có lòng thành, gọi là Tu tại gia (tu tại nhà), ưu bà tắc - sư bà di

Phái Tiểu thừa xâm nhập vào phía Nam gọi là phái Nam Tông. Bắc phái trong phát triển chia thành 2 nhánh: nhánh Tây Tạng (bùa chú kỳ bí gọi là phái Mật tông (Tantrism); còn nhánh còn lại thì ở Trung Quốc kết hợp với triết lý Trung Quốc thành phái Thiền tông (Zen). Hình tượng Quán thế âm nghĩa là quán xuyến thế gian, nghe những lời kêu gọi của nhân dân để giúp đỡ họ. Quán thế âm là đệ tử của Phật, khi Phật suy đồi thì Quán thế âm ở lại để chia sẽ, cứu vớt và giác ngộ chúng sinh Quán thế âm hiện lên ở Việt Nam là người phụ nữ, một tay cầm nhánh cây lau nhỏ, một tay thì cầm bình đựng nước cam lộ. Phật Bà xuống trần gian, lấy nhánh cây lau vẩy nước cam lộ xuống trần thế để xóa bỏ lớp bụi trần, tạo phước lành cho chúng sinh. Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay bắt nguồn từ một điển tích trong Sử thi Mahabharata, cho rằng ngày xưa có một tu sĩ đi tu hành. Dọc đường, tu sĩ dựng lều ở, sau đó mời tu sĩ khác vào ở. Đêm đến, thấy vị tu sĩ mình cho ngủ nhờ lén lút vào một làng gần đó làm điều xằng bậy, ông mới nói rằng, ông muốn làm gì thì làm ta không cấm, nhưng nếu làm như vây chắc chắn sẽ gặp quả báo. Ông vừa nói xong thì một lúc sau, trong người vị sư nọ bắt đầu xuất hiện nghìn mắt, nghìn tay. Đó là nguồn gốc của Phật nghìn mắt nghìn tay. Chùa Phật giáo có 2 màu vàng và đỏ. Màu vàng tượng trưng cho sự cao quý, màu đỏ tượng trưng cho sự sống. Phật giáo cho rằng, cuộc sống con người ở thế giới bên kia có lâu dài, tốt đẹp hay không phụ thuộc vào đức hạnh, ứng xử ứng với nghiệp (karma, kết quả kiếm trước phải gánh). Tùy số phận con người mà trải qua 18 kiếp linh hồn.

Ở Đông Nam Á, người dân không chủ trương thờ 3 vị thần Ấn Độ như Brahma, Vishnu và Shiva mà lại thờ Shiva vì Shiva là thần hủy diệt, trong hủy diệt có tái tạo. Shiva hủy diệt thế giới tội lỗi, đầy cám dỗ và thay vào đó là thế giới khác tốt đẹp hơn. Những người theo phái Shiva chủ trương hỏa thiêu. Lửa (thần Agni) hủy diệt thể xác nhưng không hủy diệt linh hồn. Lửa giúp linh hồn con người tái sinh và siêu thoát. Shiva giáo có 2 nhánh thờ linga, yoni. Ở Tây Tạng táng bằng hình thức điểu táng. Khi người chết tắt thở, họ tiến hành khâm liệm xác, sau đó chặt xác nhỏ thành từng mảnh ép thành viên bánh cho chim (điểu) ăn, phần thịt thì băm nhỏ ra rồi vo lại thành bánh thả ra xa cho chim ăn; còn phần xương thì cũng làm như vậy, nhưng để trước cửa nhà cho chim tới ăn. Tây Tạng nổi tiếng là vùng đất hoang vu, nhiều chim đại bàng nên dùng hình thức này là phù hợp. Ở tộc người Sán Chay (ở Bắc và Đông Bắc Bộ) có tục chôn người chết rồi bỏ vào một khu rừng gọi là Rừng Ma. Người ta khâm liệm người chết, đem xác của người chết bỏ vào thân cây đã đục sẵn có hình giống như chiếc thuyền rồi buộc người chết vào thân cây đó, đưa vào Rừng Ma vì người Sán Chay quan niệm rằng, buộc chặt người chết như vậy thì người chết sẽ không quay về làm hại người sống. Họ treo thân cây có người chết lên một cây cao, cứ 3 năm đến một lần, thăm viếng.

Bimbisara thực hiện chế độ hà khắc đối với nhân dân trong nước duy trì Nhà nước nô lệ chuyên chế

nhà vua Chandragupta thống nhất Ấn Độ (320 TCN)

Chi tiết của một văn khắc Phật giáo trên vách động Nānā Ghā (thế kỷ II trước CN). Chỗ tô đậm: thể hiện số 24 400 (chữ số 20 000, 4 000

cột trụ Ashoka

tầng lớp tăng lữ - Balamon (tâng lớp cao quý trong hệ thông 4 dang cap jati (hay casta) Ấn Độ cổ đại)

một người "Shudra" dang cày ruộng

Sanchi, Madhya Pradesh, Ấn Độ. Thời kỳ Shunga và đầu thời kỳ Andhra, thế kỷ 3 TCN - đến đầu thế kỷ I SCN.

3. Trung Quốc thời cổ - trung đại

a. Địa lý, cư dân

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với diện tích 9,4 triệu km2, dân số hơn 9 tỉ người và là quốc gia đông dân nhất thế giới sau Nga. Dân tộc sinh sống chủ yếu ở Trung Quốc là người Hoa. Thực vây, nói đến dân tộc Trung Quốc phải kể đến sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. Các tộc Hạ, Thương và Chu chính là những bộ tộc đầu tiên xuất hiện trên đất nước này. Về đại để, 3 tộc người này thuộc gốc du mục, họ canh tác ruộng đất chủ yếu trên đồi núi cao chót vót ở phía tây và tây bắc, bắc Trung Quốc, món ân là bánh bao, cháo. Sông Hoàng Hà là con sông hùng vĩ chảy từ tây sang đông và tới hạ lưu đã bồi đắp phù sa, tạo thành vùng đồng bằng châu thổ Hoa Hạ màu mỡ và đây cũng là vùng đất đai trù phú. Tuy nhiên, con sông này hay có hiện tượng thay đổi dòng chảy bất thường nên gây ngập lụt trên nhiều vùng rộng lớn. Do hiện tượng này mà nhân dân Trung Hoa cùng hợp sức xây dựng một nhà nước vững mạnh, đủ sức đảm nhận vai trò trị thủy, thủy lợi. Trung Quốc phát triển theo quy luật: phát triển từ tây sang đông (từ vùng núi xuống đồng bằng). Sở dị Trung Quốc phát triển theo quy luật đó là vì: ở phía tây có các bộ lạc du mục quấy nhiễu biên cương, áp bức tàn bạo nên có chuyện xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn cản vó ngựa của quân du mục tràn sang Trung Quốc; dịch chuyển dần kinh đô từ tây sang đông. Việt Nam cũng bắt chước theo kiểu Trung Quốc, phát triển từ tây sang đông.

Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, nhưng đồi núi chiếm tới 3/4 lãnh thổ, đất canh tác ít ỏi, tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm của Trung Quốc mà người Hoa gọi là Trung Nguyên, đó là vùng phát sinh ra văn minh Trung Hoa nổi tiếng trong lịch sử. Tộc Hạ, Thương và Chu lập quốc gia ở Bắc Trung Hoa, về sau người ta gọi họ là người Hoa Hạ và tên gọi này trở nên phổ biến. Đến thế kỷ III TCN, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc thì do áp lực của bộ lạc và sự gia tăng dân số mà một bộ phận lớn người Hoa Hạ di cư xuống phía nam. Tộc Hạ, Thương và Chu du mục có yếu tố Mongoloid điển hình, khi di cư về phía nam Trường Giang thì họ hòa nhập vào người bản địa ở đây hình thành các cộng đồng người Việt.

Người Việt ở nam Trường Giang lúc đó rất phát triển và tiếp thu nhiều thành tựu văn minh của người Hoa ở bắc sông Hoàng Hà (còn gọi là Hoa Bắc). Đại loại, hậu duệ của người Việt sinh sống ở nam Trường Giang là người Indonesien. Khi người Tần tràn xuống phía nam, người Việt ở dây không chịu nổi sức tấn công của họ nên lùi dần xuống phía nam, bị Mongoloid hóa và biến thể dần dần. Người Hạ, Thương và Chu tràn xuống phía nam, lấn đất của người Việt ở đồng bằng nam Trường Giang màu mỡ và đồng hóa người Indonesien, về sau họ bị Hán hóa và trở thành người Hán.

b. Quá trình cộng cư của các dân tộc ở Trung Quốc và Đông Nam Á

Thế kỷ III TCN, nhà Tần thống nhất cư dân, văn hóa và chữ viết. Lãnh thổ của nó được xác định bao gồm vùng Hoa Bắc, vùng người Việt phía nam Trường Giang. Ngôn ngữ Hán tiếp thu nhiều của cư dân Phù Nam. Triệu Đà gọi thủ lĩnh của người Việt thời Văn Lang là Kurung (?) theo tiếng Indonesien nghĩa là thủ lĩnh. Người đứng đầu các bộ lạc tiếng Indonesien đọc là Potering, âm Việt dịch là Lạc tướng, người đứng đấu các Bộ thời Hùng Vương. Người Trung Quốc gọi từ "Hà" nghĩa là sông; người Việt gọi là Krung/Krang, người Hán biến âm thành từ giang. Từ cổ của tiếng Indonesien là Krung/Krang diễn theo nguyên tắc phát âm: Krong. Các con sông ở Tây Nguyên được đặt tên theo nguyên tắc này: Krong Ana (con sông Mẹ), Krong No (con sông Cha)... Tên địa danh nói lên nhiều điều. Khi người Hán tràn xuống phía nam, người Indonesien cổ đã định cư ở đây từ lâu đời. Do chính sách cưỡng bức của người Hán, người Indonesien đã di cư dần xuống phía nam, bị Mongoloid hóa tạo thành người Indonesien hiện đại. Nhiều nhà nhân chủng học cho rằng, người Indonesien di cư vào nước ta theo 2 hướng: phía bắc (có 2 đường: đường bộ và đường biển) và phía nam (theo đường biển từ Ấn Độ và các hải đảo quanh Nam Thái Bình Dương vào). Ở vùng Tây Nguyên còn tồn tại 5 tộc mang tính Indonesien điển hình là người Churu, Giarai, Edeh... , còn ở Đông Nam Bộ xuất hiện người Stieng, Châu Mạ (tiểu quốc Mạ), Chăm (vương quốc Champa), Khmer (thành lập vương quốc Chân Lạp, tiền thân của Angkor), Xơ đăng (vương quốc Thủy Xá, Hỏa Xá trong trường ca Đăm San) mà nguồn gốc của nó chính là ở đây: Ở phía nam, các tăng lữ, nhà truyền giáo đưa Ấn độ giáo vào nhưng bị một bộ phận cư dân ở Đông Nam Bộ chống lại và họ di cư thẳng lên các vùng hẻo lánh (Tây Nguyên), bảo tồn yếu tố bản địa đặc trưng của người Indonesien

Người Khmer cổ có gốc từ Semun. Từ Khmer cổ sinh ra 2 bộ tộc Mặt Trăng và Mặt Trời. Từ phía bắc, tây bắc, 4 dân tộc khác hợp với Khmer cổ và thành lập vương quốc Chân Lạp năm 550, lúc đầu thần phục Phù Nam. Về sau khi Phù Nam suy yếu, Chân Lạp đánh chiếm hầu hết lãnh thổ và tiêu diệt Phù Nam, dù ở phía Đông Bắc, một vương quốc tồn tại song song với nó là Champa có lãnh thổ kéo dài từ Quảng Bình đến Mô Xoài. Người Chân Lạp chiếm lấy Phù Nam, cướp phá cảng thị Óc Eo (là nơi có văn hóa phát triển, có giao lưu với nước ngoài. Các nhà khảo cổ tìm thấy một đồng tiền vàng La Mã, có khắc tên vua Marcus Aurelius chứng tỏ lúc này Phù Nam có giao lưu với La Mã) và đi theo các luồng kênh rạch, sông nước tiến vào sâu hơn. Tuy nhiên, do quen với canh tác ruộng nương trên cao nên người Khmer không hợp thủy thổ ở Nam Bộ, không quen canh tác biển nên vùng Nam Bộ bị bỏ hoang suốt từ thế kỷ VII - XVI cho đến khi người Việt, Hoa vào khai phá.

c. Trung Quốc thời Tần - Hán

Quy luật phát triển kế tiếp là phát triển từ bắc xuống nam. Thời Tần là thời kỳ Trung Quốc thống nhất lãnh thổ. Phương Tây gọi Tần là Trung Quốc (Tchin, biến âm Hán thành China). Việc làm đầu tiên của Tần Thủy Hoàng là thực hiện cải cách toàn diện ở nhiều lĩnh vực, và đây là một cuộc cải cách vĩ đại nhưng không kém phần tàn bạo. Cải cách của ông ta không vì thế mà không có thuận lợi (ủng hộ của quan lại theo Pháp gia), Nho giáo thời Thủy Hoàng bị đàn áp dữ đội, nhưng đến thời Hán Vũ đế (136 TCN) thì nó lại được độc tôn và trở thành quốc giáo của Trung Quốc trong suốt thời phong kiến. Tần Thủy Hoàng thành lập nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, xóa bỏ phân quyền, nhà nước chuyên chế hùng mạnh được xác lập.

Trung Quốc là quốc gia điển hình cho nghiên cứu phương Đông cổ trung đại.

* Công xã thị tộc: là tổ chức xã hội chặt chẽ hơn so với bầy người nguyên thủy, có mối quan hệ huyết thống và sở hữu chung về phân phối sản phẩm. Họ làm các công cụ lao động lạc hậu, đời sống đơn giản. Có 2 chế độ chính: chế độ mẫu hệ và phụ hệ, các dân tộc đều có trải qua 2 chế độ này thì mới ổn định như ngày nay, cá biệt ở Tây Nguyên (Việt Nam) và một số nơi khác thì dân tộc từ mẫu hệ chuyển thẳng sang văn minh.

* Công xã nông thôn: thực chất nó là công xã láng giềng, là quá độ từ công xã thị tộc sang có giai cấp, nhà nước. Người dân sử dụng công cụ kim loại, gia tăng dân số dẫn đến đi tìm vùng đất mới. Các gia đình trong công xã liên kết theo địa vực, quan hệ kinh tế chứ không có quan hệ dòng máu. Trong công xã nông thôn còn tồn tại công xã thị tộc mà quyền lực nằm trong tay các gia tộc lớn nắm vững kinh tế - chính trị. Một quy luật phổ biến của công xã nông thôn đó là nó mang tính tự trị cao mà Nhà nước tập trung không thể với tay tới được. Các công xã nông thôn đều có luật pháp riêng gọi là hương ước làng xã, tồn tại dai dẳng trong xã có giai cấp. Ở phương Đông sang thể chế Nhà nước sớm khi chưa hội tụ điều kiện là do còn tồn tại dai dẳng chế độ công xã thị tộc (chiếm hữu công xã). Sở hữu trong công xã là cho phép người dân mua bán, chuyển nhượng, chiếm thành tài sản riêng; chiếm hữu là hình thức sở hữu có thời hạn và không hoàn toàn (cấm mua bán, ban cấp). Nhà nước cho công xã được chiếm hữu ruộng đất, chia ruộng đất cho dân và dân phải thực hiện nghĩa vụ với công xã, lao dịch cho Nhà nước.

* Phong kiến: nguyên là thuật ngữ xuất hiện vào thời Thương - Chu và gắn liền với phong cấp ruộng đất, chức tước. Nhà nước cổ đại có tài sản chính là ruộng đất, nên vua thi hành chính sách ban cấp cho quan lại, quý tộc và coi như lương bổng. Do hệ thống quan chức gắn liền với ruộng đất nên vua tiến hành ban cấp ruộng đất cho họ dựa trên quan hệ thân tộc; vua ban cấp ruộng đất kèm với phong chức tước: nếu có họ gần họ vua thì phong là công tước (Duke), con cháu họ xa thì phong là Hầu tước.... kéo dài cho đến cuối cùng là Nam tước. Các quý tộc, quan lại được ban cấp trên thì được vua cho phép có quân đội, quyền lực và được thu thuế, chiếm hữu ruộng đất làm thành thái ấp, về sau chiếm vật ban phong làm của riêng, không phục tùng chính quyền trung ương và gọi là chư hầu. Phong kiến thời Thương - Chu như nói ở trên gọi là Tông pháp (ban cấp theo tộc họ).

Phong kiến là hình thái kinh tế - xã hội khi có đồ sắt, ruộng đất và mua bán, các nhà sử học gọi đó là sở hữu tư nhân (tư hữu). Nó thuê nông dân không có ruộng đất đi canh tác ruộng đất cho địa chủ (chủ đất), Quan hệ giữa địa chủ và nông dân là phát canh - thu tô, dẫn đến hình thành 2 giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân, thời Hán là điển hình, sở hữu ruộng đất, quan hệ sản xuất phong kiến hình thành bắt đầu thời này. Các quy luật phát triển của phong kiến Trung Hoa:

- Quy luật là vấn đề ruộng đất đã góp phần chuyển từ công xã nguyên thủy sang Nhà nước, khi lúc này nó chưa hội tụ đủ điều kiện. Với công cụ phát triển, sản xuất tăng mạnh dẫn đến hình thành sản phẩm dư thừa, phân hóa giai cấp và nhà nước ra đời trong bối cảnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt không thể điều hòa được. Triều đại nào cũng vậy, lên cầm quyền thì quan tâm đến ruộng đất, nông dân nếu không họ sẽ gặp nhiều hậu quả không lường trước được và Trung Quốc cũng vậy.

- Quy luật là sự tồn tại của xã hội phong kiến phụ thuộc vào Nhà nước nên các biến đổi của nó đều phụ thuộc vào Nhà nước, đặc biệt là vấn đề ruộng đất. Nhà nước cổ dại hay triều đại phong kiến nào cũng vậy, lên cầm quyền thì việc đầu tiên là củng cố chính trị, thi hành chính sách ruộng đất với mục tiêu cho nông dân có đủ ruộng đất để canh tác, tạo chỗ dựa cho giai cấp thống trị.

- Quy luật là các triều đại Trung Quốc được thành lập là thông qua các cuộc chiến tranh nông dân (vấn đề ruộng đất). Các triều đại lên cầm quyền đều thi hành chính sách ruộng đất để an dân, ổn định xã hội.

Chính sách nông nghiệp của Nhà nước phong kiến Trung Quốc không thi hành triệt để vì Nhà nước là đại biểu cho quyền lợi của bọn địa chủ. Địa chủ là chỗ dựa của phong kiến nên được vua ban cấp ruộng đất và điều này dẫn đến các sở hữu lớn về ruộng đất về ruộng đất. Ở Trung Quốc tồn tại song song giữa chiếm hữu và tư hữu ruộng đất, quan lại không sở hữu hoàn toàn ruộng đất (quan lại phương Tây sở hữu hoàn toàn ruộng đất, có quyền như một ông vua con). Nhiều Hoàng đế nhà Đường ở Trung Quốc thực hiện chính sách quân điền, chia ruộng đất cho nhân dân nhằm mục đích ổn định xã hội, và nó chỉ là biện pháp tạm thời. Chế độ quân điền ảnh hưởng nhiều đến Nhật Bản (cải cách Taika năm 645 - 649 của Thiên hoàng Kotoku), Việt Nam (cải cách của Lê Thánh Tông thế kỷ XV). Chế độ quân điền của nhà Ngụy (Hiếu Văn đế năm 485 của Bắc Ngụy) và của Đường Thái tông (nhà Đường, 627 - 649) trong quá trình thực hiện đạt nhiều kết quả nhất định: nông dân được cày trên ruộng đất công, thoát khỏi lệ thuộc vào địa chủ; phần ruộng bỏ hoang được canh tác trở lại, thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Mặc dù đạt nhiều thành quả nhất định, nhưng chế độ quân điền vẫn bị thất bại, không thực hiện được vì: địa chủ chiếm đoạt ruộng đất, thuế khóa nặng nề và loạn An - Sử. Đi liền với chế độ quân điền là trong quân đội nhà Đường có đặt chế độ phụ binh (người lính tự túc cho mình).

Quá trình thành lập Nhà nước phong kiến trải qua nhiều thời kỳ. Thời kỳ đầu tiên gọi là thời kỳ phong kiến hóa (chuyển từ ruộng công sang ruộng tư) với 2 giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân. Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến đó là tồn tại sở hữu lớn về ruộng đất, ở Trung Quốc, tư hữu là lớn nhất. Nhà Đường phát triển, chiếm hữu còn tồn tại nên thấy địa chủ chiếm nhiều ruộng đất nên ra chế độ quân điền để hạn chế lấn chiếm ruộng đất của chúng. Ruộng đất bị Nhà nước tập trung lại chia cho nông dân, hy sinh một ít quyền lợi của địa chủ cho nông dân. Do thực hiện chính sách này mà hoàng đế mâu thuẫn với địa chủ. Xu hướng phát triển là thủ tiêu chiếm hữu, thực hiện tư hữu ruộng đất mà quân điền thì làm ngược lại, thủ tiêu tư hữu thiết lập chiếm hữu cho nông dân, phản lại quy luật phát triển nên thất bại, thất bại của quân điền có tính giai đoạn.

Đặc điểm chế độ phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng đến cấu trúc xã hội. Phương Tây có nông nô, lãnh chúa sở hữu nông nô hoặc một phần của nông nô và nông nô phải phụ thuộc vào lãnh chúa suốt đời. Ở phương Đông, nông dân bị địa chủ nô dịch và họ có thể bỏ đi nơi khác nếu địa chủ đối xử không tốt với họ. Địa chủ phương Đông có 2 loại: địa chủ quý tộc được hưởng tước hiệu, ruộng đất từ vua; còn địa chủ bình dân (không là quý tộc). Nông dân Trung Quốc có 2 loại: nông dân tự canh (có ruộng đất ít, tự canh tác và nộp sản phẩm cho địa chủ); tá điền (không có ruộng đất phải làm thuê cho địa chủ, trở thành nông dân phụ thuộc). So với phương Tây, ở phương Đông luôn có chiến tranh nông dân dẫn đến lật đổ triều đại vì vấn đề ruộng đất (đất chật người đông). Nông dân bị địa chủ, Nhà nước phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề nên họ nổi dậy chống lại, chiến tranh nông dân của họ diễn ra quyết liệt, rộng lớn.

4. Một số vấn đề về lịch sử văn minh Trung Quốc

a. Lịch pháp

Người Trung Quốc là người biết làm lịch chỉ sau người Ai Cập và Lưỡng Hà. Người ta đo nhiệt độ do Mặt Trời phản chiếu, sự dịch chuyển của Mặt Trời quanh Trái Đất và đã đặt ra mùa, từ mùa chia thành các tiết (bắt đầu mùa mới), sau đọc trại ra là Tết. Ngày đầu tiên của năm mới, bắt đầu mùa mới gọi là Tết Nguyên đán, Tết quan trọng, có ý nghĩa nhất trong năm. Người Trung Quốc chia một năm thành 12 thiên can, 10 địa chi. Nguyên tắc can lẻ đi với chi lẻ và cứ thế, đi hết 60 năm thì được một vòng và sang vòng mới.

- 10 thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý

- 12 địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi

Từ các can - chi, người ta tính được ra ngày tháng, năm.

- Từ năm Dương lịch tính ra năm Âm lịch. Cách làm như sau:

+ Ta quan sát chữ số đơn vị của năm. Nếu chữ số đơn vị của năm nằm từ 0 đến 9 thì ta chiếu trên bảng 1, sẽ tìm được yếu tố đầu tiên là can (tên can).

+ Ta lấy năm Dương lịch chia cho 12, có số dư từ 0 đến 11 tương đương với 1 trong 12 địa chi, tra bảng 2 sẽ tìm được tên chi.

Ví dụ: năm 1968. Lấy số hàng đơn vị là 8 tra bảng 1, được tên năm là Mậu; tiếp đó lấy 1968 chia cho 12 được số dư là 0, tra bảng 2 là Thân, vây năm Âm lịch là năm Mậu Thân.

- Từ giờ (hay ngày) của năm này tính lên hoặc xuống vài ngày.

Quy tắc:

# giữ nguyên địa chi (thông thường địa chi là Tý), tăng thiên can lên hoặc xuống và một ngày, giờ cách nhau 2 thiên can (1 ngày tương đương với 2 thiên can). Ví dụ, cho ngày ban đầu là ngày có giờ là Bính Tý, yêu cầu tính ngày thứ 3 (tăng lên 3 ngày) sẽ có giờ gì ? Để thực hiện, ta tra bảng 1 và theo quy luật, cứ tăng một ngày là tăng 2 thiên can. Và theo quy tắc đó, ta tính ra được ngày thứ 3 sẽ là giờ Canh Tý.

# quy tắc can lẻ = chi lẻ; can chẵn = chi chẵn: chi thông thường là Tý (số thứ tự là số chẵn: 4) nên phải tìm can có số thứ tự là số chẵn ghép vào thì phù họp. Ví dụ, cho ngày ban đầu là ngày có giờ là Bính Tý, yêu cầu tính ngày thứ 3 (tăng lên 3 ngày) sẽ có giờ gì ? Theo bảng 2, ta có Tý có số thứ tự là 4, là chi chẵn; bây giờ ta cần tìm can nào có số thứ tự là số chẵn ghép vào là xong. Tý (chi chẵn, số 4) ghép được với Canh (chi chẵn, số 0: Canh Tý); ghép được với Nhâm (chi chẵn, số 2: Nhâm Tý); ghép được với Giáp (chi chẵn, số 4: Giáp Tý)....

Theo cách tính của người Trung Hoa, 1 ngày đêm có 96 canh khắc và 1 giờ bằng 8 canh khắc, như vậy, ta tính được một ngày đêm là 24 giờ. Mỗi giờ của Trung Quốc bằng 2 giờ hiện nay. 1 đêm là 5 canh, ngày mới bắt đầu từ canh ba, tức giờ Tý (từ 23 giờ đến 0 giờ ngày hôm sau). Giờ mở đầu năm mới luôn luôn là giờ Tý, tháng bắt đầu năm mới là tháng Dần. Thời Hạ, tháng giêng là tháng 11, thời Thương chuyển sang tháng 12, đến thời Hán Vũ đế, lịch Thái Sơ của ông đổi lại là tháng giêng.

b. Triết học

* Thuyết Âm - Dương, Bát quái: Người Trung Quốc có quan niệm về các măt đối lập trong chủ thể. Một sự vật là chủ thể duy nhất người ta gọi là Thái cực. Có 2 mặt đối lập tồn tại trong Thái cực là Âm và Dương, và chúng vừa là mâu thuẫn vừa là phụ thuộc vào nhau. Sự vận động, biến đối của 2 mặt đối lập trong sự vật hình thành Lưỡng Nghi.

+ Âm: cái, tối tăm, số chẵn và đêm

+ Dương: nóng, sáng, đực, số lẻ

Sự cân bằng Âm - Dương trong Thái cực tạo nên sự ổn định, Âm thịnh thì Dương suy và ngược lại và nếu 2 mặt đối lập nay hoạt động khác thường thì xã hội sẽ rối loạn. Người Trung Quốc nêu thuyết này để duy trì sự cân bằng vật chất, các thành phần vật chất đều chuyển động theo quy luật cân bằng.

Thuyết Âm - Dương do Bá Dương Phụ khái quát lại. Âm - Dương tuy là hai mặt đối lập nhưng nó luôn vận động, chuyển hóa cho nhau. Chúng vận động, biến đổi không ngừng. Dương cực đại là Thái Dương, khi đó Âm sinh ra gọi là Thiếu Âm. Thái Dương xuất hiện lúc 11 giờ trưa khi Mặt Trời lên đỉnh và khi đó Thiếu Âm được sinh ra, giờ lúc đó là giờ Tý. Do quy luật như vậy nên người Trung Quốc kiêng kị và không xuất hành đúng 12 giờ trưa vì họ chon rằng đó là Âm - Dương chuyển hóa cho nhau, giờ đó là giờ thiên, giờ của ma quỷ. Âm cực đại sinh ra Thái Âm và giờ thiên là 12 giờ đêm (giờ Tý), khi đó Dương được sinh ra. Bốn thể Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm và Thiếu Dương họp lại thành Tứ tượng, về sau biến đổi thành Bát quái (ý nghĩa số nhiều và biểu tượng vòng tròn).

Kinh Dịch là tác phẩm có nhiều quan niệm về vũ trụ, được Khổng Tử chỉnh lý và ghi lại thành sách. Quan niệm Âm - Dương, bát quái chi phối đến văn hóa Trung Quốc cổ trung đại và ảnh hưởng đến nhiều nước khác.

Người Trung Hoa giải thích nguồn gốc của sự vật, hiện tượng theo thuyết này và chi rằng, hai thực thể nay là chuyển động không ngừng. Nếu một thực thể bị phá vỡ thì thế giới sẽ rối loạn. Âm – Dương trái ngược nhau nhưng thống nhất với nhau. Dương có mầm mống của Âm và ngược lại. Không gian, thời gian, vật chất, ý thức xuất phát từ Âm – Dương mà ra.

Âm – Dương thể hiện trong thế giới hữu hình (vĩ mô – vi mô), thế giới vô hình (tâm linh) như tư day, bản thể, cảm giác, tâm hồn từ hiện tượng đến bản thể.

Âm – Dương là Lưỡng Nghi vì:

- Âm – Dương là hai mặt của một thực thể, đối lập nhưng không tách rời.

- Yếu tố này thịnh thì yếu tố kia suy và ngược lại

- Không tồn tại yếu tố hoàn toàn Âm hoặc yếu tố hoàn toàn Dương, vì cái đó sẽ không thể hợp thành chỉnh thể hoàn chỉnh.

Thuyết Âm – Dương được ứng dụng nhiều trong thực tế, nhất là bói toán. Âm – Âm là quẻ xấu, Âm – Dương là quẻ cát (tốt), giải thích thời gian,ngày và đêm. Bát quái có 8 dạng vật chất tượng trưng cho 8 mối quan hệ xã hội, thể hiện ý tâm linh, mê tín.

* Thuyết ngũ hành: ngũ hành do Sử Bá sáng lập. Ông giải thích 5 dạng vật chất chủ yếu vận động biến đổi, hoặc khắc chế nhau. Vòng tròn bát quái gồm nhiều vòng khác nhau, vòng liền mạch là sinh ra, vòng đứt khúc là khắc chế, bắt đầu từ Thủy kéo dài đến Thổ. Thủy là nước, cội nguồn của sự sống, Thổ là trung tâm, tượng trưng con người là nhà nước trung ương tập quyền (thổ là màu vàng, tượng trưng cho vua). Thuyết Âm - Dương, ngũ hành thể hiện quan điểm vật chất thô sơ của người Trung Quốc cổ. Người ta cho rằng thế giới có 5 dạng vật chất, tuy nhiên còn trừu tượng hóa chưa cụ thể là chưa có các hạt nhỏ vận động Neutrino, Photon, Electron, hạt quark....Mặc dù thô sơ nhưng nó rất tiến bộ, có tính biện chứng (vận đọng, biến đổi và phát triển).

Quy luật của Âm – Dương thể hiện nhiều trong triết học. Thế kỷ VIII TCN tồn tại nhiều trường phái triết học mà đến thời Chiến Quốc gọi là trăm hoa đua nở (các trường phái nở rộ) đua nhau giải thích thế giới (giải thích tương sinh – tương khắc của ngũ hành).

Trong Kinh Dịch có thuyết Ngũ hành sinh – Ngũ hành khắc

Ngũ hành sinh:

Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:

Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh mộc- màu xanh)

Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh hoả- màu đỏ)

Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh thổ: Màu vàng)

Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)

Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh thuỷ- màu đen)

Ngũ hành khắc:

Ngũ hành tương khắc (lẽ xưa nay)

Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)

Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)

Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)

Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)

Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).

Ngũ hành chế hoá:

Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.

Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc

Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả

Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ

Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim

Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ

Nếu có hiên tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.

* Nho giáo:

Trung Quốc có nhiều trường phái tư tưởng khác nhau, quan trọng nhất là Nho giáo. Về khái niệm, Nho giáo có nhiều cách gọi khác nhau: Nho gia (trường phái gồm những người theo quan điểm Khổng Tử); Nho giáo (quan điểm của Khổng Tử về giáo dục. văn hóa, ý nghĩa tâm linh và tín ngưỡng). Giáo dục Nho giáo có đóng góp rất lớn vào văn hóa - xã hội Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề khoa cử. Khoa cử là quan trọng với mỗi người, vì nó gắn liền với học thuật, hình thức dẫn đến hình thành chế độ khoa cử (tuyển chọn quan lại qua thi cử), xóa bỏ bổ nhiệm quan lại thông qua hệ thống thân tộc. Ở châu Âu, quan lại là quý tộc. Ở Trung Quốc, người nghèo nếu như học giỏi, đỗ đạt thì được làm quan, điều đó chứng tỏ Trung Quốc văn minh hơn phương Tây nhiều.

Trong lịch sử, Nho giáo có 3 giai đoạn chính:

* Giai đoạn 1: giai đoạn Khổng Tử, Mạnh Tử. Giai đoạn này đã hình thành lý luận về trường phái Nho gia, hình thành quan điểm chính trị, học thuật giúp ổn định trật tự xã hội, chủ trương giáo dục nhân dân, xóa bỏ hình phạt. Tư tưởng chính của Khổng Tử là NhânLễ. Nhân chỉ một phạm trù đạo đức của con người. Để thực hiện Nhân, ông đưa ra chữ Luân để chỉ trật tự trong quan hệ xã hội: luân lý, loạn luân; không có Luân thì xã hội sẽ rối loạn. Quan điểm của ông mang tính nhân văn. Theo ông, Nhân có 5 phạm trù chính: Cung kính (không nhục nhã), Độ lượng (lòng người), Lời hứa (tin cẩn), Siêng năng (công lao to lớn), Làm lợi người khác (điều khiển mọi người). Lễ là lễ nghi, lễ phép, tập tục gia đình liên quan đến hành vi ứng xử của con người, thiết chế và hoạt động tâm linh. Khổng Tử cho rằng Nhân là nội dung, Lễ là hình thức trong ứng xử của con người. Ông chú trong quan hệ gia đình, xã hội, đó là Luân (là trật tự ổn định, không được đảo lộn); thờ cúng tổ tiên. Ông đề ra học thuyết Tam cương - Ngũ thường. Tam cương (cương là chỗ dựa) là Vua - Tôi, Cha - Con, Vợ - Chồng; Ngũ thường là 5 đức tính cần có của người quân tử. Quân tử (Aristocracy) theo Khổng Tử là quý tộc, quan lại; Tiểu nhân là những người bình dân (bách tính), học thuyết có tính phân chia đẳng cấp. Tương truyền khi còn sống, ông đã dạy dỗ và có 3.000 người đỗ đạt, trong đó có 72 người thành danh (Thất thập nhị hiền). Khi ông mất vào tháng 2/479 TCN, học trò để tang ông 3 năm. 3 năm ở đây có nghĩa là thời điểm con trả hiếu cho bố mẹ 3 năm, 3 năm để trẻ con lớn lên và cứng cáp.

* Các nội dung lớn trong học thuyết của Khổng Tử:

Khổng Tử quan tâm đến vấn đề nhân sinh – xã hội. Ông ít nói đến trời đất, quỷ thần nhưng ông kính trọng nên có tục thờ cúng tổ tiên. Ông cho rằng con người có mệnh trời. Ông sợ quỷ thần, đề cao khái niệm Nhân – Lễ (quan hệ gia đình, tang ma, cúng bái) thể hiện sự tâm linh. Đạo thờ tổ tiên là quan trọng, nó lien quan đến nghi lễ (trời – ma – người) thể hiện sự Thiên – Nhân – Địa (Tam sinh). Lễ là thờ cúng nên Nho giáo là hệ tư trưởng chính thống. Ở Lễ, nghi lễ quan trọng là tế trời của vua ở Trung Hoa, Việt Nam, Ai Cập (tế để được mùa).

Đạo đức theo Khổng Tử là Nhân. Khái niệm này rất rộng, chi phổi toàn thể tư tưởng của ông. Điểm nhân văn nhất của Khổng Tử là Nhân gắn với Thiện (không làm điều xấu). Nhân là thành thật, lien quan đến tính người và bản thân con người nên “kiềm chế cho đúng lễ”, thể hiện tình người, đối xử tốt với con người. Đến Mạnh Tử thì khái niệm này them một bước là con người phải biết làm lợi cho mình, hành xử đúng đắn và sống có nghĩa (để tang cha mẹ phải 3 năm).

Lễ là hình thức chính trị, hành vị ứng xử và gắn liền với Nhân (Nhân là gốc và là nội dung, Lễ là biểu hiện của Nhân). Còn Trí, Tín chưa bàn nhiều

+ Chính trị: Ông giải thích Nho giáo thành tư tưởng chính trị, tư tưởng hình thành nhà nước thống nhất. Từ Nhân – Lễ, ông hình thành hệ thống Đức trị (cai trị bằng nhân đức, dung nhân đức để giáo dục con người, không dung hình phạt). Theo Khổng Tử, chính trị có 4 điều sau:

- Dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và dân được học hành.

- Biện pháp: tôn trọng công việc, giữ chữ tín, tiết kiệm, công việc chuyên dùng, tình người, sử dụng sức dân vào thời gian hợp lý.

- Ông nhấn mạnh dân vi phạm vì họ không hiểu biết, dùng đạo đức để giáo hóa họ.

- Chủ trương thống nhất đất nước về chính trị, kinh tế, an dân, bảo đảm cuộc sống cho người dân.

+ Giáo dục:

- Sáng lập ra giáo dục tư thục,

- Mục địch giáo dục là uốn nắn con người, đào tạo nhân tài, chú trọng phương pháp giáo dục.

- Ông yêu cầu người học phải mong muốn hiểu biết, khiêm tốn và tranh thủ mọi điều kiện để học

- Đánh giá đúng khả năng của mình.

Giáp cốt văn thời Thương - Chu

Chữ tượng hình thoi Thương - Chu

tiền kim loại thời Tần - Hán

Ôn tập văn minh phương Đông

Nền văn minh phương Đông cổ trung đại là nền văn minh đầu tiên nên có giá trị tiên phong, mở đường. Các tiêu chí lớn của nó là kinh tế - sản xuất và nhà nước, nhưng nhà nước có vai trò quan trọng. Kinh tế - sản xuất tạo sự ổn định, chủ động trong quan hệ con người – tự nhiên. Nhà nước là sản phẩm khi xã hội phát triển cao không điều hòa mâu thuẫn xã hội. Nhà nước là sản phẩm, tiêu chí của văn minh nên nó tạo trật tự ổn định và phát triển, khi đó văn minh hình thành.

Quan điểm của phương Tây chia văn minh cổ - trung đại thành hai khu vực (phương Đông và phương Tây) với 4 nền văn minh (Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà và Trung Quốc). Bắc Phi là Ai Cập thuộc nền văn minh phương Đông (vị trí của nó ở vùng đông bán cầu); khu vực Địa Trung Hải gọi là nền văn minh phương Tây vì phương Đông, phương Tây gắn với vị trí địa lý, chủng tộc. Đại để, văn minh phương Đông xuất hiện sớm hơn văn minh phương Tây 1.000 năm và văn minh phương Đông gắn với sông nước, gắn với nhà nước sơ khai là yếu tố sống còn của văn minh. Kinh tế nông nghiệp quy định diện mạo xã hội, cấu trúc giai cấp, tổ chức nhà nước, xã hội ở phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi vì các nền văn minh gắn với không gian lịch sử cụ thể, chịu tác động, ảnh hưởng của không gian.

Khi sản xuất kém phát triển, tính tự nhiên rất lớn. Văn minh phương Đông là văn minh nông nghiệp; đặc điểm là nền kinh tế tự cung tự cấp, tổ chức sản xuất theo lối gia đình và sự tồn tại của các thành viên nông dân tự do, công xã không thể tách rời với sự liên kết thành cộng đồng để đảm bảo xây dựng các công trình thủy lợi, trị thủy vốn là sự sống còn của văn minh nông nghiệp cũng như sự phát triển của xã hội. Như vậy điều kiện tự nhiên góp phần làm phân hóa xã hội, làm xuất hiện yêu cầu nảy sinh nhà nước. Nhà nước phương Đông xuất hiện sớm khi chưa hội tụ đủ tiêu chí, còn tàn tích của công xã thị tộc: kinh tế là sở hữu công về ruộng đất, xã hội là thờ các vị thần (thần thường là các con vật), vì vậy vai trò nhà nước liên kết cư dân trong sản xuất nông nghiệp và gắn kết cư dân thông qua sự thống nhất về văn hóa.

Văn minh phương Đông phát triển đặt cơ sở cho các thành tựu về lịch pháp, khoa học tự nhiên và các phát minh thúc đẩy văn minh phát triển, tạo điều kiện cho hiện tượng tiếp xúc văn minh giữa các khu vực diễn ra.

Chương 3: Khái quát xã hội phương Tây cổ đại

1. Vị trí địa lý, cư dân

a. Hy Lạp:

* Vị trí địa lý, Hy Lạp cổ đại có 3 phần là

- Hy Lạp lục địa

- Các thành bang Hy Lạp

- Đại Hy Lạp (các thành bang ở Ý, Pergamos, Syracuse…)

Hy Lạp lục địa có 3 vùng rõ rệt: miền bắc là đồng bằng Beoxi, miền trung là đồng bằng Attic và miền nam là đồng bằng Laconi, ngoài ra có nhiều núi bao bọc xung quanh. Hy Lạp sông ngắn, đồi núi nhiều nên không nảy sinh hình thành nhà nước thống nhất. Và vì do sông ngắn, đồng bằng hẹp nên không có lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đất đai rắn chắc, cằn cỗi nên đồ đồng không sử dụng được, buộc phải chuyển sang đồ sắt sớm hơn phương Đông. Những điều kiện còn lại như đồng bằng Laconi, Attic đất xấu, nhưng có nhiều sét để làm đồ gốm nổi tiếng thế giới. Người dân trồng nho, oliu chủ yếu để ép dầu và buôn bán. Nhu cầu như vậy nảy sinh văn minh công thương nghiệp, gắn liền với kinh tế, thị trường.

Một đặc điểm của Hy Lạp là do địa hình như vậy dẫn đến hình thành các quốc gia nhỏ, hẹp như Athens, Sparte, … và gọi các quốc gia này là thành bang. Sở dĩ gọi là thành bang vì quốc gia lấy một thành thị lớn nhất làm trung tâm, các vùng ngoại vi và dựa vào sản xuất nông nghiệp nên có tư cách thành lập thành bang. Nhà nước Hy Lạp thành lập vào thế kỷ VIII TCN dưới dạng các quốc gia thành thị (cấu trúc đô thị, rạp hát, kịch nghệ hỗ trợ tiền cho dân xem kịch, nô lệ bị đối xử tàn nhẫn.

Athens có chế độ lương bổng, có nhiều nô lệ cử làm nhiều việc khác nhau (có nô lệ làm cảnh sát), có hải cảng là trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng. Ở Hy Lạp, kinh tế thiên về công thương nghiệp nên chọn lựa hình thức nhà nước thích hợp (cộng hòa dân chủ chủ nô). Thiết chế chiếm hữu nô lệ hình thành dựa vào điều kiện địa lý mà ra.

Hy Lạp có chế độ nô lệ, vì đất đai không lớn nên nhu cầu lực lượng lao động là tất yếu. Nhưng người trong Hy Lạp ít ỏi, có lúc bị bắt làm nô lệ nhưng đến cải cách Solon thì bãi bỏ, đưa người ngoài vào làm nô lệ (tù binh, những người phá sản). Nguồn cung cấp nô lệ quan trọng nhất là buôn bán (hải cảng Delos, Piree và Samos quan trọng, là nơi buôn bán nô lệ để bổ sung lao động cho Hy Lạp. Số lượng nô lệ đông đảo hơn dân tự do. Theo thống kê của Engels có 90.000 dân tự do, 365.000 nô lệ. Nô lệ được sử dụng hầu hết trong các ngành kinh tế nhất là thủ công nghiệp và thương nghiệp mà mặc khác nông nghiệp không lớn nên không dùng nô lệ nhiều. Ở Hy Lạp, nô lệ cũng có chống chủ bằng nhiều cách: trâu bò, cuốc xẻng và công cụ biết nói. Nô lệ có số lượng áp đảo, đảm trách lao động chân tay. Nô lệ không được coi là con người, nhưng chế độ này tiến bộ vì nó tạo sự phân công lao động xã hội đầu tiên trên quy mô lớn, hình thành chuyên môn hóa tạo sản phẩm lớn; phân công lao động chân tay – máy móc, tạo điều kiện thành tựu văn minh nảy sinh.

Thể chế nhà nước ở Hy Lạp là cộng hòa có 3 đặc điểm:

- thiết chế nhà nước, hệ thống chính trị xác lập quyền lực tập thể và sự chuyên môn hóa giữa 3 quyền lực: hành pháp, lập pháp và tư pháp

- đầu phiếu phổ thông: chỉ người đủ tuổi mới được bầu cử

- tồn tại có kỳ hạn, ở Hy Lạp là 1 năm và nhà nước Hy Lạp khác nhiều so với phương Đông.

Sự xuất hiện nhà nước phương Tây cổ đại có nguyên nhân từ kinh tế, chính trị và xã hội.

- Kinh tế: giải thể công xã thị tộc (dòng máu, sở hữu chung). Ở Hy Lạp là kinh tế công thương nghiệp dẫn đến mâu thuẫn chủ nô công thương – chủ nô ruộng đất, tương quan 2 lực lượng chênh lệch nhiều. Phát triển công thương nghiệp dẫn đến phân công lao động (hình thành tư hữu). Đến các cuộc cải cách Solon, Cleisthens thì xóa bỏ hoàn toàn công xã thị tộc quan hệ dòng máu, chia dân cư theo địa vực hành chính

- Chính trị. Trong bầu cử, người được bầu phải là đàn ông, công dân tự do, có tài sản (tài sản nhiều thì phiếu bầu cao). Bộ máy xác lập trên cơ sở tư hữu, giải thể công xã thị tộc và không có cưỡng bức từ bên ngoài vào, từng bước hợp quy luật.

Chế độ cộng hòa sở dĩ có mặt ở Hy Lạp, La Mã là vì truyền thống công xã thị tộc dịch chuyển sang nhà nước, phương Đông vua chi phối toàn thể cư dân, công xã. Nhà nước nắm nhân dân thông qua ruộng đất, thương nhân thì kìm hãm. Còn phương Tây thiên về công thương nghiệp (tự do), Nhà nước không kiểm soát, lấy thương nghiệp làm chỗ dựa để phát triển. Kinh tế tự do gắn với thị trường, gắn với kinh tế hàng hóa. Cư dân phương Tây được tự do, bình đẳng về chính trị (bộ luật Dracon năm 621 TCN) là tiến bộ của văn minh.

Người dân tự do quan tâm đến chính trị thông qua bầu cử, quyền lợi chính trị và kinh tế, quyền lợi của họ sẽ được bảo đảm thông qua 3 cơ quan chính trị: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Họ được quyền bầu cử, bầu những người xứng đáng và cơ quan nhà nước, quyền lợi là của tập thể và không có quyền lực của cá nhân (độc tài). Nền chính trị được dân chủ hóa nên Hy Lạp là nhà nước dân chủ nhất thế giới. Ngoài ra, người dân được quyền bốc thăm bầu người xứng đáng vào cơ quan nhà nước (trừ chủ ngân hàng, người có tài sản sẽ bổ nhiệm không bốc thăm), việc làm này dựa trên Hiến pháp (quyền lợi của công dân là tư hữu), Nhà nước bảo vệ quyền tư hữu của công dân, quyền cư trú.

a. Sơ lược lịch sử Hy Lạp

Lịch sử Hy Lạp bắt đầu từ thời kỳ văn minh Cret – Mycenne, thời kỳ này tồn tại 18 thế kỷ và chủ nhân của nó là người Acheen. Thời kỳ này cũng đã xuất hiện chữ viết, hình thành Nhà nước sơ khai. Vào thế kỷ XII TCN, người Dorien (đồ sắt) tràn xuống tiêu diệt văn minh Cret – Mycenne. Đại để thời kỳ này tương đương với văn minh Trung Quốc, muộn hơn Ai Cập và Lưỡng Hà nên có kế thừa, giao lưu học hỏi với phương Đông

Văn minh Cret – Mycenne bị tiêu diệt, lịch sử Hy lạp bước vào thời kỳ kế tiếp là thời kỳ dứt đoạn, thời kỳ đó gọi là thời kỳ Homer (thế kỷ XI – IX TCN). Ở thời kỳ này, nhà nước chưa xuất hiện và kinh tế phát triển nhất là nông nghiệp và công thương nghiệp có chuyên môn hóa. Hy Lạp thời kỳ này xuất hiện chế độ dân chủ quân sự. Dân chủ quân sự là thể chế đặc biệt, là quá độ từ công xã thị tộc sang có giai cấp, nhà nước và thực chất, nó là liên minh công xã sơ khai. Chế độ này xuất hiện ở những nơi có chiến tranh lớn là điển hình của cộng đồng dân cư Hy Lạp. Do chiến tranh xảy ra liên tục nên vai trò của thủ lĩnh quân sự được đề cao và thủ lĩnh này xưng là vua, còn tù trưởng bộ lạc thì làm nhiệm vụ tôn giáo, tế lễ. Nó còn mang tàn tích công xã thị tộc (bình đẳng) nên biểu quyết phần lớn thuộc về đàn ông có vũ trang và những người đàn ông này họp thành Đại hội nhân dân. Nó không là dân chủ - chuyên chế, các quyết định quan trọng sẽ do Đại hội nhân dân giải quyết mà không phải thủ lĩnh giải quyết.

Thời kỳ thành bang Hy Lạp (thế kỷ VIII – IV TCN) là thời kỳ quan trọng trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Văn minh Hy Lạp phát triển lên đỉnh cao, đa dạng trên cơ sở của chế độ chiếm hữu nô lệ. Vào thế kỷ IV do cuộc Đông chinh của Alexandre xứ Macedonia, văn minh Hy Lạp ảnh hưởng sang phương Đông hình thành thời kỳ Hy Lạp hóa là thời kỳ phát triển cuối cùng của văn minh Hy Lạp. Nó đặt đỉnh cao thời Perikles tương đương với Trung Quốc đỉnh cao là thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Thời kỳ này kết thúc năm 30 TCN, khi Hy Lạp bị La Mã thôn tính.

Ở phía bắc có nước Macedonia, thành lập thế kỷ VII TCN và phát triển mạnh mẽ. Thời Philippos II, quốc gia này khuất phục Hy Lạp. Dưới lưỡi gươm của quân Macedonia, Hy Lạp thống nhất thành liên minh, thời Philippos II gọi là liên minh Macedone – Hy Lạp (Corinth). Đến cuộc Đông chinh của Hoàng đế Alexandre, Macedonia phát triển thành đế quốc. Sự tiếp xúc Đông – Tây mạnh nhất ở thời kỳ này. Theo đội quân của Alexandre, các nhà bác học sang phương Đông học hỏi khoa học kỹ thuật, nghiên cứu. Alexandre tiếp thu văn minh Hy Lạp, phương Đông nên phát động tướng sĩ kết hôn với người Tây Á để thúc đẩy giao lưu Đông – Tây.

Lịch sử Hy Lạp có hai thành bang quan trọng nhất là thành bang Sparte và Athens, đại diện cho hai chủ trương, hai khuynh hướng trái ngược nhau.

+ Thành bang Sparte:

Sparte nằm trên bán đảo Peloponeses gần đồng bằng Laconi. Chủ nô của nó là chủ nô ruộng đất nắm ruộng đất nên mang tính quý tộc, thị tộc, đại diện cho khuynh hướng chính trị lạc hậu.

Thiết chế cộng hòa quý tộc của Sparte phù hợp với thế lực của bọn quý tộc chủ yếu là canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, Sparte có những nét đặc biệt: quốc gia này có 2 vua (không quyền lực, kiềm chế nhau) mà quyền lực chủ yếu nằm trong tay Hội đồng Trưởng Lão (30 người, có cả hai vua). Sparte có quyền lực ở Hy Lạp vì có quân đội mạnh. Đàn ông ra trận năm 13 tuổi, và do đó lập thành đạo quân tinh nhuệ. Phụ nữ, trẻ em phải khỏe mạnh và nam giới phục vụ quân đội tới 61 tuổi thì giải ngũ. Luật pháp về quân đội quy định nghiêm ngặt: con đầu trong gia đình phải là con trai, nếu là con gái thì vứt xuống vực sâu. Con trai còn nhỏ sẽ được ngâm vào nước lạnh, nếu còn sống thì khỏe mạnh và ngược lại. Chính luật pháp khắc nghiệt tạo cho Sparte có quân đội mạnh, nhất là bộ binh và khống chế nhiều thành bang khác.

Cấu trúc nhà nước Sparte cũng khá đặc biệt. Sparte không có tư hữu mà có công hữu, tức sở hữu tập thể. Người Dorien xâm chiếm vùng này lập tức biến người bản địa Hellos thành nô lệ tập thể. Nhà nước chia đều ruộng đất, nô lệ cho các gia đình và không cho họ chiếm làm của riêng. Sparte không tư hữu tài sản, nô lệ, nhà nước chia đều 10 vạn ha đất cho 20 gia đình và đó là ruộng đất nhà nước, không ai chiếm hữu. Sparte lạc hậu, phản động đối lập hoàn toàn nhà nước Athens tiến bộ về mọi mặt.

+ Thành bang Athens:

Thành bang Athens là thành bang nhỏ hẹp với diện tích 2650 km2 ,dân số 30 – 40 vạn người, có nhiều tài nguyên phục vụ kinh tế, thương mại và thủ công nghiệp. Thành bang này có 2 hải cảng lớn là Piree, Delos. Athens là điển hình phát triển nhất Hy Lạp và là thành bang dân chủ nhất thế giới cổ đại, nó thành lập nhà nước trên cơ sở giải thể công xã thị tộc và hình thành tư hữu. Nhà nước hình thành nông nghiệp nội tại là hợp quy luật. Tàn tích thị tộc bị loại dần qua các cuộc cải cách.

- Cải cách Thesee:

Hy Lạp thành lập liên minh 4 bộ lạc. Một cơ cấu xã hội mới hình thành dựa trên tư hữu (có 3 đẳng cấp). Cải cách trên thủ tiêu đặc quyền của quý tộc thị tộc (quý tộc công thương >< quý tộc thị tộc). Ngay từ đầu quý tộc công thương nghiệp lớn mạnh hơn quý tộc thị tộc, nhưng cải cách trên chưa thay đổi cơ cấu xã hội lúc đó, khi các bộ lạc liên minh còn tồn tại quan hệ dòng máu. Các cải cách sau sẽ dẫn xóa bỏ thị tộc, xác lập tư hữu theo hướng dân chủ hóa.

Luật Dracon quá nghiệt ngã, tuy nhiên phần nào đánh mạnh vào bộ phận quý tộc cũ.

Cải cách Solon. Kế tục Thesee, Solon tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, cấm biến đồng tộc thành nô lệ (mua nô lệ ở bên ngoài). Phân chia đẳng cấp làm chênh lệch các thành phần cư dân (tài sản). Số lượng tài sản là dấu ấn của tư hữu. Cải cách này làm thay đổi thể chế nhà nước nhưng chưa tiêu diệt được quý tộc thị tộc và chưa xác lập được nền dân chủ nhà nước, nhưng có ảnh hưởng lớn (người La Mã học tập Hy Lạp, xây dựng Luật 12 bảng). Cải cách Solon dẫn tới nhiều kết quả: phân chia đẳng cấp dựa trên mức độ chênh lệch tài sản, loại bỏ dần dòng máu. Hình thành 3 quyền lực tập thể tương tác nhau, khổng chế nhau (Hội đồng 400, Hội đồng nhân dân, tòa án nhân dân). Xác lập 3 cơ quan là bước tiến mới trong việc dân chủ hóa xã hội và hoàn thiện dần qua cải cách Cleisthens.

Cải cách Cleisthens. Ông chủ trương xóa bỏ các bộ lạc cũ và xáo trộn, chia các địa vực hành chính theo quan hệ kinh tế nhằm đánh một đòn mạnh vào thế lực quý tộc cũ. Người nào có hành động nguy hại đến chính quyền sẽ bị loại bỏ. Cải cách này phần nào tiêu diệt tàn tích thị tộc bộ lạc, mở rộng quyền lợi cho công dân tự do.

Ephialtes và Perikles (462 TCN) hoàn thiện nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô Athens. Ephialtes ra dự luật Grapheparanomon quy định người ra một quyết định hay luật pháp thì sẽ chịu trách nhiệm về văn bản mà mình công bố, dự luật đó đánh mạnh vào Trưởng lão làm nó mất uy tín. Ông hoàn thiện 3 cơ quan: Đại hội nhân dân, tòa án nhân dân và Hội đồng nhân dân; cho phép người tự do đều có quyền công dân.

Perikles là thời kỳ hoàng kim của Athens (461 – 429 TCN). Ông lần đầu tiên ban bố chế độ bổ nhiệm vào chức vụ bằng cách bốc thăm, quy định chức năng nhà nước, quyền dân chủ của công dân. Ngoài ra, ông ban hành chế độ lương bổng (trả lương cao cho quý tộc, quan lại). Nhà nước Athens hoàn thiên dần: Đại hội nhân dân 500 người, Hội đồng 500, Tòa án 6000 người. Nhân dân được quyền làm thẩm phán và có Hội đồng 10 tướng lĩnh. Lương bổng phúc lợi cho công dân tham gia công vụ, nghĩa vụ với nhà nước. Dân chủ hóa, hoàn thiện nhà nước từ Thesee đến Perikles.

* Tính chất, đặc điểm của nhà nước Athens:

- Hình thành trên cơ sở tan rã của công xã thị tộc, xuất hiện chế độ tư hữu.

- Hình thành một cách hòa bình, từng bước hoàn thiện qua các cuộc cải cách chính trị

- Xây dựng nhà nước hoàn thiện theo hình thức dân chủ chủ nô, bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế và xã hội của công dân tự do.

* Hạn chế:

- Ngoại kiều không có quyền công dân, chỉ 20% người tự do hưởng quyền này.

- Phụ nữ là người tự do, kiều dân không có quyền bầu cử.

- Athens là chế độ dân chủ chủ nô và 4/5 nô lệ, ngoại kiều không hưởng quyền công dân, kiều dân (Metec) không được bầu cử.

Về sau, Hy Lạp suy yếu và cuối cùng bị La Mã thôn tính.

*Tranh ảnh minh họa:

Hy Lạp thời văn minh Crete (thế kỷ XXII - XII TCN)

nước Ba Tư dưới thời Darios I (522 - 465 TCN), trước khi chiến tranh Hy - Ba bùng nổ (492 - 490 TCN)

quý tộc Hy Lạp ủng hộ bộ luật Dracon (621 TCN)

nhà cải cách Solon (594 TCN)

khu đền thờ Acropole

thành bang Spartre

người dân đang chăn nuôi tại một thành bang Hy Lạp cổ đại

Tranh mô tả sự thành lập Nhà nước Athenes, người đứng giữa là Quan chấp chính - lúc đầu là 2, về sa

người Hy lạp và bảng chữ cái của họ

b. La Mã

Đế quốc La Mã thành lập vào thế kỷ VIII TCN ở miền trung bán đảo Ý. Bán đảo này rộng gấp 5 lần Hy Lạp, không bị chia cắt bởi tự nhiên nên nhu cầu xác lập nhà nước thống nhất là bức thiết, về sau La Mã lớn mạnh thành một đế quốc trải dài khắp 3 châu lục. Địa hình La Mã có nhiều thuận lợi: đồng bằng nhỏ hẹp, hải cảng nên tạo đặc điểm chúng của kinh tế La Mã là ổn định về nông nghiệp và công thương nghiệp. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp, thủ công nghiệp nên dẫn đến chủ nô ruộng đất, chủ nô công thương nghiệp ngang hang dẫn tới tính dân chủ bị hạn chế.

Từ thành bang nhỏ (do 2 anh em Romulus sáng lập năm 753 TCN trên cơ sở 3 bộ lạc gốc ở đồng bằng Latium), La Mã phát triển ngày càng mạnh và đến 275 TCN thì thống nhất đất nước, người La Mã thì gọi chung là người Italos (là cộng đồng có sự hòa trộn giữa 4 dân tộc với nhau). Cùng năm đó, La Mã trở thành đế quốc có lãnh thổ trải dài ra Bắc Phí, Tây Á và châu Á. Lịch sử La Mã khác với Hy Lạp ở chỗ quân đội hùng mạnh nên tính chất dân chủ hạn chế hơn so với Hy Lạp.

Người La Mã cai trị vùng đất rộng lớn nên họ có 4 cống hiến quan trọng là nhà nước, luật pháp, tổ chức đô thị, truyền bá văn minh. La Mã thiết lập một cấu trúc nhà nước chặc chẽ, quản lý xã hội hiệu quả; ra bộ luật đầu tiên ở phương Tây và hoàn thiện dần dần; cấu trúc đô thị thì theo kiểu bàn cờ (giữa là quảng trường (forum)) kiểu này được các đô thị sau này bắt chước và hoàn thiện. Ngoài ra, La Mã còn là dân tộc chinh chiến nên ít chú ý lý thuyết, khoa học – nghệ thuật mà họ coi trọng ứng dụng vào thực tế mà cụ thể là kiến trúc La Mã (xây dựng đường xá, đô thị, các công trình phục vụ dân sinh). La Mã còn là kẻ truyền bá văn minh của Hy lạp sang các nơi khác (họ làm chủ Hy Lạp về chính trị, quân sự nhưng họ là học trò của Hy Lạp về văn hóa), đem văn minh truyền bá khắp nơi.

Tổ chức nhà nước La Mã trải qua 3 thời kỳ:

- Thời kỳ Vương chính: tồn tại vua (thế kỷ VIII – VI TCN)

- Thời kỳ Cộng hòa (514 – 27 TCN)

- Thời Quân chủ (thế kỷ I TCN – V SCN). Năm 395, Theodosius I phân chia La Mã thành 2 vùng: Tây La Mã (395 – 476) và Đông La Mã (395 – 1453)

La Mã giống Hy lạp ở chỗ xác lập thể chế cộng hòa, dân chủ hóa xung quanh cuộc đấu tranh giữa bình dân và quý tộc. Cuối thế kỷ VI TCN, cải cách Servius Tullius đã mở đầu thời kỳ dân chủ hóa La Mã vì nó sở hữu binh lính, nô lệ mà lao động và vũ trang là của người Pleb. Cuộc đấu tranh Pleb – quý tộc thể hiện cao độ sự dân chủ hóa này: ban hành Luật 12 bảng (thể hiện quyền tự do của công dân), cử ra quan bảo dân (Tribun) để bảo vệ người Pleb lúc đầu là 2 về sau tăng lên 10 người. Cuộc đấu tranh của Pleb thắng lợi là bước tiến quan trọng trên kinh tế, quân đội, nhà nước La Mã rất nhân nhượng người Pleb.

Mẫu hình nhà nước La Mã:

+ Có ba cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hành pháp và tư pháp chịu sự kiểm soát của một hội đồng nhân dân; các điều luật do các cơ quan ban hành phải được Viện Nguyên lão (300 đại quý tộc) thông qua mới được chấp nhận. Quyền lập pháp thuộc về Đại hội Centuries (tướng lĩnh, binh lính nắm quyền)

+ Hành pháp là 2 chấp chính quan (consul) kết hợp với 10 bảo dân quan cai quản các công việc xã hội, hai người này có thể thay đổi hoặc cho 1 người nắm toàn quyền (không độc tài) khi tình hình nguy cấp. Khi ra đường, các chấp chính quan này đều có bọn tùy tùng. Bọn này cầm búa, gậy để biểu thị quyền lực của quan chấp chính và bọn này gọi là fasio (nguồn gốc của từ phát xít).

# Câu hỏi:

1. Chế độ thực dân Hy Lạp giống hay khác chế độ thực dân cận đại ?

2. Văn minh Hy Lạp cổ đại hình thành dựa trên công thương nghiệp, hàng hóa có nảy sinh chủ nghĩa tư bản không ?

3. Văn minh Hy – La là văn minh công thương nghiệp hay nông nghiệp ?

Bán đảo Italia thời cổ đại

1. Thực dân địa Hy Lạp và thực dân cận đại có nhiều điểm khác nhau:

- Hy Lạp là thành bang nhỏ bé, đất đai không nhiều nên buộc phải di dân xuống các vùng đất khác (tránh sức ép dân số tăng). Đất thực dân ở Tây Á, Milet, Ephesos, Napoli có trình độ phát triển cao hơn chính quốc.

- Chính quốc và thuộc địa có quan hệ đồng tộc, đồng chủng và trình độ đất thực dân cao hơn chính quốc. Thực dân cận đại nô dịch thuộc địa vì tư bản chủ nghĩa cao hơn phong kiến (có văn minh cao hơn văn minh các nước bị xâm chiếm), các thuộc địa bị mất độc lập và nhân dân không có quyền dân chủ.

2. Kinh tế Hy – La phát triển dựa trên kinh tế hàng hóa, thị trường không nảy sinh chủ nghĩa tư bản. Tư bản chủ nghĩa là phương thức sản hình thành dựa trên nền tảng kinh tế tiền tệ hàng hóa, nhưng điều kiện nảy sinh có hai yếu tố là lao động làm thuê và vốn đầu tư. Ở Hy – La, kinh tế hàng hóa thì tồn tại nhưng mục đích tồn tại của phương thức sản xuất là không hướng tới tư bản chủ nghĩa. Chủ nô tự sản xuất, mở rộng trao đổi buôn bán nhưng chỉ phục vụ cho chính mình thôi, không tái sản xuất.

3. Chúng ta cho rằng văn minh Hy Lạp là văn minh công nghiệp. Văn minh công nghiệp là nền văn minh dựa trên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, sức sản xuất qua máy móc, thị trường và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cơ sở kinh tế - xã hôi của Hy – La là phương thức bóc lột nô lệ dưới hình thức siêu kinh tế (chủ yếu bằng bạo lực), không có tiến bộ kinh tế, không có chuyên môn hóa và không dựa vào quan hệ sản xuất tiên tiến. Hy lạp có lưu thông sản phẩm ra thị trường nhưng chỉ tạm dừng ở mức tự cung tự cấp, không mở rộng ra bên ngoài, chủ nô không có kinh doanh công thương nghiệp. Vậy Hy – La là văn minh nông nghiệp gắn với kinh tế tự cung tự cấp.

* Thành tựu:

+ Chữ viết: Từ xưa người Hy Lạp có chữ viết. Họ buôn bán với người Phoenicia và tiếp thu chữ của họ (thế kỷ VIII TCN), cải biên thành chữ Hy lạp (403 TCN). Thế kỷ VI từ các thành bang Hy Lạp, La Mã tiếp thu chữ này và cải biên thành mẫu tự Latinh, là cơ sở của ngôn ngữ châu Âu trung đại là tiếng Slav ở phía đông, tiếng Latinh ở tây nam Âu.

Theo các nhà ngôn ngữ học thế giới, mẫu tự Hy Lạp là mẫu tự đẹp nhất, hoàn toàn thoát khỏi đồ họa (tiếng Phoenicia ghi âm có ít nhất vài đồ họa). Xuất hiện ghi âm là một bước tiến bộ lớn; ký hiệu mẫu tự từ đơn giản dần dần khái quát lại, mang tính biểu đạt cao và nó đóng góp nhiều trong công việc, giao lưu tiếp xúc văn minh phương Đông – phương Tây. Thế kỷ IV TCN, do ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp, người Ai Cập từ bỏ chữ tượng hình, mẫu tự lâu đời của họ và sử dụng mẫu tự Hy lạp. Điều lý thú là chữ phiên âm Hy Lạp hình thành ra chữ Phoenicia, rồi Phoenicia lại ảnh hưởng ngược trở lại Hy Lạp trong tình thế thế giới không thuận lợi.

+ Văn học: trên cơ sở chữ viết hình thành, văn học ra đời sớm đầu tiên là Thần thoại, sau mới tới Sử thi và một loạt các lĩnh vực khác như kịch, thơ… Hai trường ca nổi tiếng Iliad và Odissey của Homer phản ánh tiến bộ của xã hội Hy lạp thời kỳ chế độ dân chủ quân sự (cụm từ của Engels gọi thời kỳ này), đó là thời kỳ tan rã của công xã thị tộc và bắt đầu hình thành giai cấp, nhà nước.

+ Kịch: Hy Lạp là cái nôi của kịch, nghề kịch là nghệ thuật cao nhất và tiến bộ nhất (vì có cao trào, xung đột, thắt nút). Ở Hy lạp kịch nói giữ vai trò quan trọng nên ở các thành bang đâu đâu cũng có nhà hát cho người dân xem (là thú vui của họ). Các đại biểu nổi tiếng của kịch là Euripides, Sophocles, Aeschilus..., các ông đặt cơ sở cho bi kịch, hài kịch mang tâm lý xã hội.

+ Triết học: Triết học Hy lạp đặt cơ sở cho triết học châu Âu trung cận đại, là cái nôi đầu tiên của triết học nhân loại. Để đánh giá một vùng đất nào đó có văn minh, người ta dựa và nhiều tiêu chí như nhà nước, pháp luật, thần học (thần học là kết quả của quá trình trừu tượng hóa sự vật hiện tượng, phản ánh trình độ cao của văn minh). Triết học có các đặc điểm sau:

- Trường phái duy vật chiếm đa số, vì khoa học của Hy lạp ít chịu ảnh hưởng của thần học và tôn giáo, quan niệm chuyên chế. Họ nói rằng thế giới vật chất tồn tại đúng như nó diễn ra và hiện có, ít bị chi phối bởi tôn giáo thần bí như phương Đông.

- Sự đa dạng trường phái là duy vật, duy tâm, Cynicism, Stoisism. Phái Stoisism quan niệm con người phải nhẫn nhục chịu đựng, phục tùng là đức tính quan trọng nhất cùa con người nên có lợi cho giai cấp thống trị, đại biểu là Zenon và Filon. Con người sinh ra ai cũng có tội nên phải được rửa tội. Quan niệm của Filon đặt cơ sở quan trọng cho hình thành lý thuyết Cơ Đốc giáo. Phái Stoisism có các nội dung chính: thần sáng tạo thế giới, bình đẳng (do Judacus đề ra vào thế kỷ I ). Trường phái Milet phát triển cao với nhiều nhà triết học nổi tiếng như Thales, Pythagore, Heracleitus... Thales là nhà triết học đầu tiên và nổi tiếng nhất Hy lạp. Ông có nhiều phát minh về tỉ lệ thức trong hình học (tam giác), xác định chính xác nhật thực ở Milet ngày 28/5/585 TCN, nguyệt thực. Về triết học, ông cho rằng khởi nguồn cuộc sống con người là nước vì đơn giản, ông nhiều năm du lịch ở Ai Cập, Babylon trên biển nên ông cho là như vậy; điều đó tạo bước tiến lớn cho triết học thời kỳ tiếp theo. Thời Hy Lạp cổ các nhà khoa học thường là quý tộc giàu có. Heraclitus cho rằng dạng vật chất khởi nguồn cuộc sống là lửa (do ông là nghề đốn gỗ).

- Do hạn chế trình độ khoa học, triết học Hy Lạp còn chất phát, thô sơ (cụ thể, khái quát không cao), quy thế giới vào vấn đề cụ thể. Democritus cho rằng khởi nguồn cuộc sống là nguyên tử, đó là bước tiến vĩ đại. Về duy tâm, đại biểu lớn nhất là Socrates, Platon và Platon là đại biểu lớn nhất. Ông là người có lý luận sâu sắc về nhà nước, cấu trúc nhà nước và luân lý. Aristotle là nhà bác học lớn nhất Hy Lạp. Lúc đầu ông theo quan điểm duy vật nhưng giải thích sự vận động của sự vật thì lại sa vào duy tâm và người ta gọi ông là nhà triết học nhị nguyên luận. Sau này quan niệm của duy tâm được phái Stoisism phát triển, trở thành lý luận chủ yếu của Cơ Đốc giáo, nhấn mạnh nhẫn nhục chịu đựng.

+ Nghệ thuật: Hy lạp có nhiều thành tựu nghệ thuật đồ sộ, đạt đến đỉnh cao mà đời sau không thể vượt qua được (Engels). Kiến trúc tiêu biểu là đền Parthenon (Trinh nữ) do Phidias thiết kế và thi công, hoàn thành vào thế kỷ V TCN; đền thờ nữ thần Athena là thần bảo hộ thành bang Athens, đền này đến thế kỷ XVII thì bị chiến tranh Thổ - Venezia phá hoại làm hỏng mất một số, nhưng dấu tích còn lại thì cho thấy nó là kiệt tác của nhân loại. Có 3 kiểu cột trong nghệ thuật là cột Doric, cột Ionic và cột Corinth.

- Cột Doric: còn gọi là búp măng và là kiểu cột đầu tiên của kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Cột này lúc đầu làm bằng gỗ, về sau thay gỗ bằng đá cẩm thạch trắng, trên thân cột có những đường soi (các đường rãnh cột). Theo sách viết về nghệ thuật thế giới của Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh) thì các đường rãnh này được tạo ra để làm lối thoát nước, tạo tính nghệ thuật cao. Các công trình tiêu biểu là đền Parthenon, đền Hephaestos và đền Apollo.

- Cột Ionic: là loại cột nổi tiếng của Hy Lạp xuất hiện ở Tiểu Á vào thế kỷ VI TCN. Đặc điểm của nó là thân cột thon đều (có rãnh), trên đầu cột có bệ đỡ uốn lại thành hình lọn tóc xõa xuống. Các công trình có đền thờ Hera ở Samos, đền thờ Artemis ở Ephesos.

- Cột Corinth: thân cột thon đều, trên đầu cột có bệ đỡ làm thành các bó (lá ô rô), mang tính mỹ thuật cao, được người La Mã ưa chuộng.

Có câu nói: Đẹp như thời cổ đại (Beau come l'antique) nên nghệ thuật Hy lạp rất đẹp là chuẩn mực cho nghệ thuật tiếp sau. Các tác phẩm (vị thần) ở trang thái động, mang hình hài con người nên rất gần gũi (vẻ đẹp con người là cao quý). Thần thoại là một bộ phận của nghệ thuật Hy lạp, mang hình ảnh con người và phản ánh chân thực cuộc sống con người.

+ Tôn giáo: đạo Cơ đốc. Đạo này xuất hiện ở các làng chài La Mã nên biểu tượng đầu tiên của đạo là con cá. Khi Jesus bị đóng đinh câu rút, cây thập tự của ông trở thành biểu tượng của đạo này. Thánh giá thời La Mã cổ đại là công cụ giết người nên nó mang tính khủng khiếp, trừng phạt man rợ. 3 ngày sau, Jesus sống lại và truyền đạo (lễ Phục sinh - Easter). Về nguyên nhân ra đời, Cơ đốc ra đời là cuộc vận động cách mạng. Sau khi khởi nghĩa Spartacus thất bại, nhân dân bị đàn áp dã man nên họ rất cực khổ. Họ bị quan và tin vào Đấng Cứu thế (Christ, tiếng Do Thái là Messiah sau phiên âm thành christos). Jesus lúc đầu theo Do Thái giáo, ông đồng ý với nhiều điểm của tôn giáo này nên nảy ý thành lập tôn giáo mới. Biết được, những người Do Thái truy bức ông (truyền thuyết Moises dẫn dân Do Thái vượt biển sang đất hứa , gặp Jesus và bị ông bắt đọc 10 điều răn (10 commemmand) và ông chỉ sang Đất Hứa (Jerusalem)). Jesus có 3 kinh sách: Luật pháp, Thánh tích và Tiên tri về sau gộp thành kinh Cựu ước gồm 49 tập (riêng Tin Lành là 39 tập)

- Triết học: Khoa học tôn giáo thế giới muốn truyền bá thì phải có giáo lý để cuốn hút. Cơ đốc giáo đựa trên học thuyết của phái Stoisism, Senec và thần học Lưỡng Hà. Kito giáo là sản phẩm của phương Đông nhưng ảnh hưởng sang phương Tây nhiều hơn (3 nội dung: Chúa sáng tạo thế giới, bình đẳng và nhẫn nhục chịu đựng). Cơ đốc giáo ảnh hưởng của triết học Lưỡng Hà ở chỗ tiếp thu thuyết Đại Hồng thủy (Noah), Chúa sáng tạo thế giới (Chúa sáng tạo thế giới 6 ngày, ngày cuối cùng Chúa nghỉ ngơi nên mới có tên là ngày Chúa nhật), thuyết báo ân (vật chất), báo oán (linh hồn), thiên đường - địa ngục. Thuyết Ba ngôi cho rằng có 3 ngôi chúa: Chúa Cha giữ ngôi sáng tạo thế giới, Chúa con giữ ngôi cứu rỗi và Chúa thánh thần giữ ngôi giáo hóa.

- Tổ chức: Trước khi Cơ đốc giáo chính thức ra đời, nó bị các hoàng đế La Mã tàn sát dã man nên tín đồ phải trốn xuống những khu dưới đất gọi là commune (Nhà chung), tổ chức ăn uống cuối tuần và phân phát tài sản cho người nghèo. Khi La Mã sắp sụp đổ, quý tộc bị khủng hoảng nên theo Cơ đốc nhiều. Cơ đốc hình thành giáo hội, thay đổi giáo lý. Quan niệm mới: người lên thiên đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim hay tát má trái thì tát luôn má phải thể hiện sự lầm lỗi, nhẫn nhục. Jesus là biểu tượng của các tu sĩ. Chúa chết là cứu rỗi nhân loại và cho rằng con người luôn có tội (với gia đình, tổ tông). Ông thuyết pháp và các tông đồ (12 người) chép lại thành 4 tập gọi là kinh Phúc Âm (tin tốt lành). Ông cho rằng con người có tội phải cứu vớt tội lỗi, viết thành Tân ước (4 quyển kinh). Từ đây, Cơ đốc giáo có hai bộ kinh chính là Cựu ước (27 tập) và Tân ước (39 tập), ngoài ra còn có Phúc Âm, Hoạt động Sứ đồ, Truyền tin, Kinh thi lục. La Mã càng đàn áp thì Kito càng phát triển mạnh. Năm 313, hai hoàng đế Constantine I và Licinius ra Sắc lệnh Milano (l'edit de Milano) công nhận Kito là quốc giáo. Kito giáo có vị trí quan trọng trong châu Âu thời kỳ trung đại.

Chương 4: Tây Âu thời trung đại (thế kỷ V - XVII)

1. Sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu

Năm 476, đế quốc Tây La Mã sụp đổ, châu Âu bước vào thời kỳ phong kiến. Lịch sử Tây Âu thời trung đại là thời kỳ tồn tại của chế độ phong kiến với nền kinh tế hàng hóa của La Mã cổ đại đang suy tàn, thành thị tiêu điều. Ở châu Âu tồn tại các vương quốc của người Germain (bộ tộc sống ở phía bắc và đông của La Mã cổ đại). Người Germain vào đế quốc La Mã vào thế kỷ III - IV lúc họ đang trong tình trạng tan rã của công xã thị tộc nên họ có trình độ thấp hơn người La Mã. Họ phá hủy các di sản văn minh cổ đại. Ở châu Âu, giáo hội Thiên Chúa chiếm vai trò chủ đạo, khống chế nhân dân về mặt giáo dục, học thuật.

Cấu trúc xã hội Tây Âu theo kiểu Kim Tự Tháp: Đứng đầu là Vua, sau Vua là tăng lữ, quý tộc; kế là kỵ sĩ (quý tộc nhỏ) và cuối cùng là nông nô.

Giai cấp thống trị chú trọng đến chiến tranh mà không chú ý phát triển các thành tựu văn minh tinh thần dẫn đến tình trạng văn minh châu Âu thời trung đại là sự thụt lùi so với văn minh Tây Âu thời kỳ cổ đại và của thế giới thời kỳ này.

Tuy nhiên vào thế kỷ XI, Tây Âu xuất hiện các thành thị dẫn đến sự biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội. Đây cũng chính là thời kỳ diễn ra sự tiếp xúc văn minh phương Đông - phương Tây thông qua cuộc chiến tranh xâm lược của phương Tây sang phương Đông, với danh nghĩa chống lại đạo Hồi. Nhờ cuộc chiến tranh này mà phương Tây đã tiếp xúc nhiều thành tựu của văn minh phương Đông trung đại (văn minh phương Tây lúc này thấp kém hơn phương Đông nhiều).

Ở châu Âu, giáo hội Thiên Chúa có quyền rất lớn đứng trên cả vương quyền của hoàng đế, mang tính quốc tế (thống nhất trên toàn thế giới). Giáo hội Thiên Chúa tổ chức theo một cấu trúc chặt chẽ: Vị trí đầu tiên là Giáo hoàng (le pape), kế đến là Hồng y (le Cardinal), Tổng giám mục và cuối cùng là linh mục. Trong hệ thống cấu trúc này, Nhà thờ (đứng đầu là Giáo hoàng) có quyền tuyệt đối, chỉ huy các cấp dưới thay mặt mình quản lý giáo hội ở trung tâm Roma và ở các vương quốc khác xung quanh. Quý tộc phong kiến mù chữ chiếm đại đa số và riêng chỉ có tăng lữ là biết chữ nên chúng nắm hầu hết xã hội châu Âu về mặt tổ chức chính trị, văn hóa - giáo dục, tư tưởng. Khi thành thị mạnh lên, chúng ta thấy giai cấp tư sản có tác động mạnh mẽ, khẳng định uy quyền của minh thể hiện trên 4 nội dung lớn:

- Chống phong kiến, giáo hội trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, học thuật dẫn tới ra đời phong trào văn hóa Phục Hưng (thế kỷ XIV - XVI).

- Phát kiến địa lý mở rộng, kết nối các thành tựu của Tây Âu với các thành tựu ở các khu vực khác trên thế giới, tạo ra sự tiếp xúc giữa các nền văn minh trên quy mô lớn, diễn ra từ thế kỷ XV - XVI.

- Diễn ra cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản đang hình thành chống lại giai cấp phong kiến, giáo hội Thiên Chúa lạc hậu, phản động để nắm quyền chỉ huy thế giới dẫn đến cuộc cải cách tôn giáo ở hàng loạt các nước Tây - Bắc Âu như Đức, Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Hà Lan, cuối cùng hình thành đạo Tin lành.

Thế kỷ XIII với vai trò đi lên của các thành thị dẫn tới hình thành các trường Đại học ở Tây Âu. Đại học đầu tiên xuất hiện ở Tây Âu là Đại học Bologna (Ý), về sau xuất hiện các trường đại học nổi tiếng như đại học Paris, đại học Oxford, đại học Cambridge... Đến thế kỷ XIII - XIV, Tây Âu có hơn 40 trường đại học. Giảng dạy trong các trường đại học là các nội dung tiến bộ, do các giáo sư có tư tưởng tiến bộ được thành thị tài trợ. Các đại học dạy nhiều môn: Thần học, Y học, Luật học... Cuối thế kỷ XIII, giáo hội thấy rằng việc thành lập đại học và giảng dạy các nội dung tiến bộ là nguy hại cho sự thống trị nô dịch tư tưởng của chúng, nên ra lệnh đóng cửa, trục xuất các giáo sư tiến bộ. Học thuật tư tưởng trong xã hội được tập trung trong lý luận triết học kinh viện.

Triết học kinh viện của Nhà thờ có hai phái là duy danh và duy thực. Duy thực cho rằng khái niện về sự vật, hiện tượng có trước, sự tồn tại vật chất có sau nên nó trở thành phái Chính thống của Nhà thờ. Duy danh cho rằng sự vật, hiện tượng có trước, khái niệm sự vật, hiện tượng có sau dẫn đến phái này có quan niệm duy vật, bị Nhà thờ cấm đoán và đàn áp. Về hình thức, triết học kinh vuện chú trọng logic hình thức (chú trong câu chữ, cách diễn đạt cầu kỳ, rắc rối và sáo rỗng) biện hộ cho giáo lý Thiên Chúa. Phương pháp lý luận rắc rối, không coi trong khoa học mà chỉ cần dùng tư duy của mình là tìm ra được sự vật, hiện tượng. Nó coi trọng và tin Chúa trời, là chỗ dựa cho Nhà thờ. Nghệ thuật có hai loại: Roman và Gothic (thế kỷ X - XIV). Đến thế kỷ XIV xuất hiện nghệ thuật Phục hưng (trở về cổ điển với kiến trúc đường ngang cân đối, công trình vững chãi và bề thế).

2. Phong trào văn hóa Phục hưng

Thế kỷ XV xuất hiện chủ nghĩa nhân văn tư sản (trào lưu tư tưởng mang đậm tính đấu tranh giai cấp) thể hiện quyền lợi của giai cấp tư sản chống lại phong kiến và giáo hội. Là biểu hiện chống đối nhà thờ và phong kiến trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và tôn giáo, giúp giải phóng con người khỏi sự nô dịch của giáo hội và phong kiến cho con người được tự do, hưởng thụ. Đại biểu lớn là Luther (Đức) và Calvin (Thụy Sĩ).

+ Luther: đại biểu cho giai cấp tư sản Đức còn yếu đuối, theo đuôi phong kiến và sẵn sàng thỏa hiệp với giáo hội. Tư tưởng của ông dẫn đến hình thành tôn giáo cải cách ở Tây Âu và Bắc Âu.

+ Calvin: đại biểu cho giai cấp tư sản cấp tiến giàu có chống giáo hội phong kiến quyết liệt, phát triển thành đạo Tin lành ở các nước có nền kinh tế hàng hóa phát triển và có quan hệ sản xuất tư bản phát triển ở Thụy Sĩ, Hà Lan.

Cải cách tôn giáo phát triển rầm rộ thành một phong trào rộng lớn ở Đức, Anh, Thụy Sĩ, Pháp.

Tư sản đi đầu trong việc phát kiến địa lý, đi tìm thị trưởng cho kinh tế hàng hóa ở Tây Âu phát triển, tập trung ở 3 cuộc phát kiến địa lý lớn của da Gama (5/1498, tìm ra Ấn Độ), Colombo (8/1492, tìm ra châu Mỹ) và Magellan (vong quanh thế giới, 1519 - 1522). Hệ quả các cuộc phát kiến địa lý vô cùng to lớn, thể hiện ở hai mặt sau:

- Tạo ra cuộc cách mạng giá cả (vàng bạc đổ về Tây Âu nhiều, người ta tung vàng lên mua hàng hóa, hàng hóa cao vọt nên hàng hóa không thuộc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nữa). Vàng bạc mua ở Anh, Hà lan nhiều dẫn tới kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển có lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Tạo ra thị trường thế giới thống nhất đưa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa lên mức cao, làm cho nó có tính ưu việt hơn hẳn quan hệ sản xuất phong kiến, điều đó dẫn đến xác lập chủ nghĩa thực dân Tây Âu nô dịch các dân tộc kém phát triển ở châu Á, châu Phi và các khu vực khác trên thế giới.

- Tạo ra sự tiếp xúc văn minh trên thế giới. Người Tây Âu học tập các thành tựu, sản phẩm văn minh từ các văn minh ngoài châu Âu, đặc biệt là ở Mỹ (văn minh Aztecs, Inca, Maya). Châu Âu tiếp thu các thành tựu đó, rồi phổ biến ra toàn thế giới cà phê, ca cao, thuốc lá, khoai tây..., các kiến thức dân tộc học, địa lý, hàng hải. Sự tiếp xúc văn minh theo 2 chiều: dân tộc ở các úước phong kiến có trình độ thấp hơn tiếp thu thành tựu của Tây Âu như kỹ thuật, y phục... dẫn đến tiếp xúc văn minh thế giới trên bình diện rất lớn bằng 6 hình thức: kinh tế thương mại, hàng hải, chiến tranh, tôn giáo, du lịch và di cư.

Phong trào văn hóa Phục hưng là cuộc đầu tranh trên lĩnh vực tư tưởng để chống giáo hội, phong kiến với tiền đề là kĩ thuật, xã hội và trong đó quan trọng nhất là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghãi do giai cấp tư sản khởi xướng. Phong trào ra đời ở Italia vào thế kỷ XIV và phát triển lên đỉnh cao vào thế kỷ XVI trên nhiều lĩnh vực (khoa học tự nhiên, văn hóa và nghệ thuật) mang đậm ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn tư sản. Nội dung của phong trào gồm 4 phần:

- Cách mạng

- Nhân văn

- Dân tộc

- Khoa học

Đó là những thành tựu lớn nhất, phản chiếu hình ảnh xã hội châu Âu lúc đó. Đặc điểm nghệ thuật Phục hưng là chủ nghĩa tôn giáo chống lại giáo điều ngu tối, khổ hạnh của Thiên Chúa giáo.

3. Thể chế chính trị ở châu Mỹ, các hình thức kinh tế thời tư bản chủ nghĩa

Nước Mỹ là cộng hòa liên bang. Cộng hòa liên bang là thể chế chính trị (tổ chức chính phủ 4 năm một lần, chính quyền không có thủ tướng chỉ có Tổng thống, những người giúp việc Tổng thống (Bộ trưởng). Tổng thống có quyền tối cao nhưng quyền hạn thì bị 2 viện: Thượng viện và Hạ viện chế tài.

+ Thượng viện: đứng đầu là đại tư sản (2 người)

+ Hạ viện: do dân bầu, có quyền đối ngoại, thuế khóa.

Hiến pháp 1787 tiến bộ hơn thế chế quân chủ chuyên chế, nó ban bố công khai quyền tự do dân chủ, bầu cử chính trị (bầu cử 2 vòng):

Vòng 1: bầu cử ra Đại cử tri (Elector). Trong vòng này, các cử tri sẽ không trực tiếp bầu Tổng thống. Lá phiếu mà họ cầm trên tay gọi là lá phiếu phổ thông (popular vote) và họ có quyền dùng lá phiểu này để bầu cử, chọn ra những đại diện cử tri hay còn gọi là Đại cử tri, là những người trực tiếp bầu ứng viên Tổng thống.

Vòng 2 là vòng bầu cử Tổng thống. Trong vòng này, các Đại cử tri vừa mới bầu ở vòng 1 sẽ hợp thành Cử tri đoàn (Electoral College). Tùy thuộc vào dân số mà mỗi bang có một số nhất định Đại cử tri trong Cử tri đoàn, nhưng theo nguyên tắc thì số người trong Cử tri đoàn phải đúng bằng số nghị sĩ của tiểu bang trong Nghị viện. Ứng viên nào nhận được nhiều phiếu phổ thông thì cũng được hưởng toàn bộ số phiếu của Cử tri đoàn. Về sau hệ thống bỏ phiếu được thay đổi: ứng viên cần nhận được đa số phiểu của Cử tri đoàn (tối thiểu là 270 phiếu Cử tri đoàn, không cần đủ số phiếu phổ thông) là ứng viên được bước vào Nhà Trắng, tiêu biểu là vào năm 1888, ứng viên B. Harrison trở thành Tổng thống Mỹ khi giành đa số phiếu của Cử tri đoàn, trong khi thua đối thủ là G. Cleveland về số phiểu phổ thông.

Sơ đồ hệ thống bầu cử ở Mỹ

- Các hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa:

+ Cartel: là tổ chức tư bản lũng đoạn phân chia thị trường, có quy mô lớn. Các cartel thường hợp nhất, có sự cạnh tranh cao trên thị trường. Đại diện là tư bản tài chính

+ Trust: tập đoàn tư bản lũng đoạn thống nhất, sở hữu và khẳng định ưu thế, vai trò của tư bản tài chính so với tư bản công nghiệp - sản xuất.

+ Cyndicat: tổ chức hợp nhất để bán hàng chung.

Trust, Cartel và Cyndicat là liên minh các tập đoàn tư bản lũng đoạn. Ở Mỹ tư bản tài chính lớn mạnh và thao túng các tư bản khác. Châu Âu chỉ có tư bản thương mại, tư bản công nghiệp. Biểu hiên từ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, do các tập đoàn tư bản lũng đoạn (nó tập hợp thành liên minh khống chế các khu vực và toàn cầu). Sản xuất công nghiệp, kỹ thuật và xã hội hóa chi phối các lĩnh vực hoạt động xã hôi khác. Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước Anh (do nhiều tài nguyên thuận lợi cho làm nguyên liệu, nhiều hải cảng, thuộc địa), quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từ đó lan sang châu Âu và các nước khác trên thế giới. Công nghiệp hóa ở Anh diễn ra đúng quy luật: đầu tiên là công nghiệp nhẹ (dệt => cải tiến máy móc) và sau là công nghiệp nặng. Cách mạng công nghiệp thắng thế khi có con người, khi con người chủ động sáng tạo ra một nguồn năng lượng mới ổn định, lâu dài và cung cấp cho nông nghiệp. Phát minh ra máy chạy bằng hơi nước của Watt (1769) và ứng dụng vào thực tiễn đã dẫn đến con người tạo ra năng lượng không có sẵn trong tự nhiên, công nghiệp dần được hình thành. Điểm khác của văn minh công nghiệp so với văn minh nông nghiệp là sản xuất theo sức của máy móc, thể hiện trình độ và năng suất làm việc cao của con người. Một số nhà sử học nhận xét thế kỷ XVIII là thế kỷ của văn minh công nghiệp, và nó chưa đầy 1 thế kỷ thống trị đã “tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” (lời của Marx, trích trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản)

Để cho văn minh công nghiệp tiếp tục phát triển hơn nữa, con người không ngừng cải tiến máy móc, tiến hành các phát minh công nghệ dẫn tới hình thành nghề luyện kim. Văn minh công nghiệp là văn minh cơ khí vì đó là thuộc về công nghiệp kỹ thuật chế tạo máy móc cho con người. Nếu như trước đây, thời phong kiến người ta đã chế tạo ra gang nhưng nó giòn, dễ vỡ và không tạo nhiều sản lượng thì tới thế kỷ này, với các phát minh của Bessemer và Martin thì người ta đã chế tạo ra thép. Nó cứng hơn gang và sắt, bền hơn nhiều vì được luyện trong lò cao, nung bằng than cốc với nhiệt độ lên hàng nghìn độ C.

Sự phát triển giao thông vận tải đã kết nối các trung tâm công nghiệp - thành thị - thị trường tiêu thụ với nhau rất tiện lợi. Phát minh ra đầu máy xe lửa của George Stephenson năm 1814 đã giải quyết điều này. Ông đã chế tạo đầu máy xe lửa đầu tiên và cho chạy thử trên tuyến đường sắt từ khu công nghiệp Manchester đến thành thị Liverpool. Marx cũng dẫn chứng phát minh này khi nói về Ấn Độ: công xã Ấn Độ đã tồn tại hàng nghìn năm. Việc Anh xây dựng các con đường sắt đã làm tan vỡ các công xã nguyên thủy, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Phát minh của R. Fulton về tàu thủy đã đẩy lui kỷ nguyên chạy thuyền buồm dựa vào sức gió. Ông phát minh tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên và cho chạy thử chuyến từ Hoa Kỳ sang châu Âu, và chính phát minh này giúp kết nối con người với các khu vực khác nhau qua các đại dương. Xe lửa vừa là công cụ di chuyển trên lục địa, vừa là phương tiện di chuyển trên các đại dương, kết nối chính quốc với các khu vực khác, thị trường tiêu thụ. Những biến đổi của cách mạng công nghiệp tạo ra hệ quả quan trọng:

- Sản xuất bằng máy móc thay thế sản xuất bằng chân tay.

- Sản xuất công nghiệp quy định, chi phối các lĩnh vực hoạt động khác trong xã hội với 4 quy tắc: tiêu chuẩn hóa (sản xuất sản phẩm hàng loạt cung cấp cho thị trường); chuyên môn hóa (phân công công việc chi tiết, cụ thể và liên tục); đồng bộ hóa (phối hợp toàn bộ chương trình sản xuất công nghiệp); tập trung hóa (tạo cơ sở cho sản xuất lớn). Thời văn minh nông nghiệp, sản xuất và tiêu dùng là một thể thống nhất (là một, duy nhất và không có thị trường) nhưng đến văn minh công nghiệp thì có sự tách bạch, phân biệt cụ thể (do có thị trường tiêu thụ). Công nghiệp có sự chuyên môn hóa, phân biệt rõ ràng thành hai loại chính là công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng. Công nghiệp nhẹ chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ đời sống của con người. Các phát minh sáng chế thời kỳ văn minh công nghiệp gắn với các nhà kỹ thuật, người trực tiếp làm khoa học (khác với văn minh hậu công nghiệp sẽ trình bày sau). Điều này dẫn tới đặc điểm thứ 2: văn minh công nghiệp mang tính chất kỹ thuật.

Hệ quả của nó: đô thị hóa, tác động của kinh tế hàng hóa tới nông thôn - phong kiến. Thế kỷ XIX, châu Âu có nhiều đô thị trên 1 triệu dân hơn nhiều trước đó, các đô thị có vài vạn dân.

4. Các thành tựu khoa học - kỹ thuật:

+ Vật lý - hóa học:

Vì nó gắng với văn minh cơ khí nên thành tựu chủ yếu là về máy móc, thiết bị. Thế kỷ XVII - XVIII, Newton người Anh tìm ra Định luật vạn vật hấp dẫn, gia tốc tỉ lệ thuận với trọng lực và gia tốc là g = 9,86 m/s, chuyển động ly tâm. J. Priestley đã phát minh một thành phần không khí giúp cứu sống nhiều người là oxigen. A. Lavoisier (Pháp) tìm ra khí trơ (nó chiếm 1% thành phần không khí). Carl von Linneas (Đức) mở đầu thuyết sinh vật tiến hóa. Theo ông, 3 thành phần là người - khỉ (monkey) - vượn (champasée) đều có chung nguồn gốc là Linh trưởng (Ape). Thuyết tiến hóa của Darwin (Anh) xác nhận con người ra đời do sự "chọn lọc tự nhiên", chứng minh rằng con người là từ loài động vật (có sự sống mạnh mẽ) tiến hóa thành. Thế kỷ XIX, A. Volta (Ý) chế tạo ra pin (chạy dòng điện một chiều), phát hiện ra hai cực của pin là cực âm ( - ) và cực dương ( + ). Phát minh của Faraday về cảm ứng điện từ (1831), dẫn đến hình thành điện trường. Các phát minh khác về tia X (chiếu vào cơ thể người để quan sát bên trong) của W. Roentgen (Đức) ứng dụng tốt cho y học. Phát minh tạo cơ sỡ cho vật lý lượng tử hậu công nghiệp là phát minh về tính phóng xạ của vật chất để tạo năng lượng từ các phản ứng hóa học (của ông bà Curie, Becquerel), lúc đầu dùng để chữa bệnh, về sau dùng vào chiến tranh.

Nhà vật lý thiên tài Einstein với thuyết tương đối đã tạo cơ sở vững chắc cho vật lý lượng tử (thời gian, không gian chuyển động tương đối), đề ra công thức tính năng lượng của vật thể trong đối sánh với khối lượng, tốc độ ánh sáng (E = mc2, với E là năng lượng, m là khối lượng và c là tốc độ ánh sáng (c = 300.000.000 m/s).

Phát minh ra thông tin liên lạc mở đầu là phát minh về điện thoại của Alexander G.Bell (Mỹ, 1876), điện thoại di động ( H. Cort phát minh năm 1973). Nhà bác học thiên tài Edison (1000 phát minh) sáng chế ra bóng đèn điện tạo tiền đề cho kỹ thuật điện. H. Morse phát minh ra mã điện tín (mã Morse, 1831), R. Diesel (Đức) phát minh ra động cơ đốt trong (1897).

Y học nổi tiếng với Pasteur - người tìm ra vaccin chữa bênh cho con người, Mendel người Áo phát minh ra định luật di truyền trong thực vật (1866) và hàng không đã ra đời chiếc máy bay đầu tiên (12/1903) do hai anh em nhà Wright chế tạo.

Chương 5: Văn minh Đông Nam Á

1. Khái quát về Đông Nam Á

Đông Nam Á là khu vực địa lý, lịch sử và dân tộc học mang tính điển hình, dân số 618 triệu người, GDP: 1800 tỷ USD, có ngữ hệ Nam Á (21 ngôn ngữ), Tạng – Miến, Thái – Kadai, Malai – Đa Đảo và thuộc tiểu chủng Mongoloid phương Nam (tiểu chủng Đông Nam Á). Có 3 cách gọi: Nam Dương (người Nhật, người Trung Quốc); Suvanabumi (Đất Vàng, người Ấn Độ), Southeast-Asia (người Anh).

2. Cư dân Đông Nam Á và ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ vào Đông Nam Á

Cư dân ở Đông Nam Á thuộc đại chủng Mongoloid có 3 nhóm là phương Nam, Đông Bắc Á và Bắc Mỹ. Cư dân Đông Nam Á thuộc tiểu chủng Mongoloid phương Nam và Nam Á. Dòng Nam Á có các cư dân bản địa, chủ yếu là người Môn (Miến Điện), Việt Nam là người Mạ, Stieng, Sedang cư trú ở phương Nam. Mongoloid phương Nam có 2 nhánh chính là Indonesien và Malayo - Polinesien. Nhánh Indonesien nói ngữ hệ Malayo - Polinesien từ hải đảo di cư lên các lục địa. Họ dị ứng với văn minh Ấn Độ nên không tiếp thu, lùi về những nơi hẻo lánh để bảo tồn giá trị tộc người mình, có 5 dân tộc tiêu biểu Việt Nam theo nhánh này là Edeh, GiaRai, Raglai, Churu và Chăm (trừ người Chăm và người Nam Á sống dọc các đồng bằng ven biển chịu tiếp thu Ấn Độ). Họ có nhiều nhóm mang đặc tính khác biệt, nhóm Malay - Đa đảo luôn dịch chuyển nên sự hình thành và các thành tố văn minh không vững chắc, tiêu biểu là người Chăm lúc đầu kinh đô phía bắc sau dịch chuyển về nam và bị người Việt tiêu diệt, hòa vào cuộc sống người Việt. Cộng đồng dân tộc theo ngữ hệ Nam Á sống lâu đời, uyển chuyển và thích nghi tốt với tự nhiên và có mặt hầu hết các vùng ở Đông Nam Á (lục địa và hải đảo) và tập trung phía nam (văn minh sông nước chịu ảnh hưởng của Ấn Độ). Các trường phái nghệ thuật Ấn Độ ảnh hưởng sang Đông Nam Á như Amaravati, Gandara, Gupta, tiêu biểu là tượng Phật đứng Buddhapad Phù Nam chịu ảnh hưởng của Gupta. Gandara mũi thẳng, mắt lộ đồng tử và có dấu son trên trán (may mắn, tốt đẹp).

Nhìn chung phong cách nghệ thuật Đông Nam Á mang đậm tính tôn giáo (Phật giáo, Ấn Độ giáo). Ấn Độ giáo khi truyền xuống Đông Nam Á thì thờ 3 vị thần. Brahma xa lạ nên không thờ nhiều, người dân chỉ thờ Vishnu và Shiva và nhiều nhất là Shiva vì thần này hủy hoại, hồi sinh thế giới, thể hiện cuộc đời sinh vật theo kiếp luân hồi. Champa thờ cúng chủ yếu là Shiva. Theo thần thoại Ấn Độ, các vị thần đều sống trên đỉnh núi một cách thuần khiết. Núi đá là nơi ngự trị của thần linh nên các kiến trúc quan trọng nhất của Đông Nam Á chủ yếu làm từ đá (Borobudur, Angkor Vat) có dạng 5 ngọn tháp kiểu núi Meru - nơi ngự trị của thần linh. Người Chăm dùng gạch xây đền đài thể hiện sự sáng tạo của họ, để thờ phụng các vị thần Ấn Độ và chứa đựng linh cốt người chết. Các tượng phụ nữ theo phong cách Gupta nở ngực lồ lộ thể hiện tín ngưỡng phồn thực => sau này hình thành yoni; linga trở thành sinh thực khí nam (dương), tượng trưng cho vũ trụ và Shiva.

Chữ viết Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của mẫu tự Ấn Độ là tiếng Phạn và Pali. Do tiếng Pali đơn giản nên được dùng để 2 tôn giáo lớn truyền qua Đông Nam Á dễ dàng, thể hiện chuyển biến nông nghiệp, dân tộc sớm. Chữ Ấn Độ góp phần hình thành chữ Chăm (thế kỷ IV), Campuchia (thế kỷ VII - VIII), Lào - Thái Lan (thế kỷ XIII - XIV). Văn học cung đình Ấn Độ tràn xuống Đông Nam Á trở thành dòng văn học dân gian không dựa vào truyền miệng, sáng tạo của nhân dân qua nhiều thế hệ.

3. Một số quốc gia Đông Nam Á tiêu biểu

Khái quát chung về các quốc gia Đông Nam Á

Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, nằm ở ngã ba hàng hải, văn minh; là nơi giao thoa giữa văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa. Đông Nam Á hội tụ đủ các đặc trưng của điều kiện địa lý, nhưng do bị chia cắt địa hình nên khu vực này có xu hướng biệt lập (giao lưu bị hạn chế). Lịch sử ghi nhận, các quốc gia Đông Nam Á hình thành từ thế kỷ I - X; phát triển cực thịnh từ thế kỷ X - XV và suy vong bắt đầu từ thế kỷ XV kéo dài đến thế kỷ XX (trừ các quốc gia hình thành muộn như Xiêm (1767) và Miến Điện (1752). Thời kỳ đầu thì có 30 tiểu quốc, sự hình thành quốc gia gắn liền với sự dịch chuyển tộc người. Đông Nam Á có 4 ngữ hệ là Nam Á (đông nhất, nhiều nhất là người Môn cổ (Miến Điện); Môn - Khmer (Nam Bộ Việt Nam)); Hán - Tạng (tập trung phía bắc); Thái - Kadai (Thái Lan, Việt Nam, Lào, Miến Điện); Malay - Đa đảo (chủ nhân là người Indonesien, là cư dân lâu đời). Họ sống ở hải đảo, sau thì di cư lên đất liền (Việt Nam là 5 tộc người bản địa). Các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua tiếp thu tôn giáo là Ấn Độ giáo

3 quốc gia gây nhiều tranh cãi, phức tạp nhất ở Đông Nam Á là Chân Lạp, Phù Nam và Champa

a. Quốc gia cổ Phù Nam

- Phù Nam là quốc gia cổ đầu tiên ở bán đảo Đông Dương, tồn tại từ thế kỷ I đến năm 649. Người Pháp (Coedes) cho rằng, thủ đô của nó là Đặc Mục (thuộc tỉnh Preivien) và gán Phù Nam là giai đoạn trước của Chân lạp. Những phát hiện khảo cổ học hiện đại khẳng định lại kinh đô của Phù Nam là Angkor Borei (cách Châu Đốc 30 km về phía bắc). Phù Nam là tập hợp của 16 thuộc quốc, tên quốc gia thì lấy tên của tộc người chủ thể sinh sống ở nơi này làm tên nước (Phù (Phnom) là phò tá, về sau dịch là: núi, đồi; Nam (Bnam) là tên tộc người bản địa (theo Lương Ninh). Tên Phù Nam là từ tiếng Phạn được Khmer hóa, người sáng lập ra vương quốc là người Môn cổ.

- Vị trí của Phù Nam căn cứ theo thư tịch cổ Trung Hoa. Theo Lương thư, Phù Nam cách quận Nhật Nam 7.000 lý về phía nam, cách Lâm Ấp 3.000 lý về phía Tây Nam. Đô thành cách biển 5.000 lý... Nước rộng hơn 3.000 lý, đất thấp và bằng phẳng và khí hậu giống Lâm Ấp. Chân lạp ở phía Tây Phù Nam, nguyên là thuộc quốc của Phù Nam. Đầu thế kỷ VII, Chitrasena nổi lên đánh bại Phù Nam và lập vương quốc Chân lạp (quân Chân lạp tiến từ vùng cao xuống đồng bằng), Vua Phù Nam thất bại phải rút về thị quốc Naravara (Na Phất Na, theo Tân Đường thư) và suy yếu, bị Chân Lạp bắt thần phục.

- Phù Nam có 3 giai đoạn là hình thành (thế kỷ I - III), phát triển (thế kỷ III - V) và suy tàn (thế kỷ V - VII). Địa bàn trung tâm là vùng tây Nam Bộ (sông Hậu), thời phát triển nhất thì lan sang đồng bằng Menam, bán đảo Malaya; vương quốc của người Khmer thì xuất hiện năm 550 ở lưu vực sông Semun. Trung tâm của Phù Nam là Óc Eo (văn hóa sắt sơ kỳ). Có 3 văn hóa cùng tồn tại đồng thời là văn hóa Đông Sơn (Bắc Việt Nam); văn hóa Sa Huỳnh (tiền thân của Champa, tồn tại ở duyên hải Nam Trung Bộ) và Óc Eo (tây Nam Bộ). Ở phía Nam, Óc Eo là hải cảng và là trung tâm thương mại lớn nhất. Người Phù Nam tiếp thu chữ Phạn, chữ Brahmi, văn minh Phù Nam có yếu tố sông - biển (có phát triển nông nghiệp - thương nghiệp). Phù Nam là trung tâm Phật giáo, Balamon giáo. Đây là nơi tập trung Phật giáo lớn nhất, về sau ảnh hưởng ngược lại sang Nam Trung Quốc.

- Hiện vật ở Óc Eo là các Buddhapad (tượng Phật đứng), chứng tỏ các tôn giáo ở đây được tiếp thu và hòa đồng lại thành chỉnh thể thống nhất; đạo Phật được tiếp thu, phát triển nhất ở Phù Nam lúc đó. Người Phù Nam có 4 cách mai táng: ném thi hài xuống sông, thiêu, chôn trong hầm mộ, phơi xác cho chim mổ. Mộ chum ở di tích Giồng Cá Vồ thể hiện sự giao thoa giữa văn hóa Sa Huỳnh - văn hóa Óc Eo (mộ chum là đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh). Ở Champa, tháp Chăm có mái hình mui thuyền (đặc trưng của văn hóa Đông Sơn). Ba nền văn minh trên có ảnh hưởng qua lại nhau: khuyên tai hai đầu thú, trang sức thủy tinh của Óc Eo chịu ảnh hưởng của Sa Huỳnh. Các văn hóa - văn minh ở khu vực này tuy khác nhau về một số mặt, nhưng thống nhất trong đa dạng.

- Vấn đề người phương Tây nhầm lẫn khi cho rằng, Phù Nam là tiền thân của Chân Lạp. Vấn đề này ta xem xét trên 3 sự kiện: năm 514, năm 550 và năm 627. Năm 514, vua Jayavarman (484 - 514) mất, triều đình Phù Nam khủng hoảng và xảy ra tranh ngôi giữa 2 con trai là thái tử Gunavarman và Rudravarman. Kết quả, Rudravarman giết chết Gunavarman và chiếm ngôi vua và ông này cũng tiến cống vua Trung Quốc. Năm 550, phe Gunavarman đánh bại ông ta rồi cử người lên ngôi vua, điều này làm Phù Nam khủng hoảng thêm. Nhân cơ hội đó, Bhavavarman I cưới công chúa Chân Lạp rồi lên ngôi vua Chân Lạp và sáng lập vương triều chính thống thứ nhất. Học giả Pháp cho rằng Phù Nam là tiền thân của Chân Lạp là sự nhầm lẫn. Chân lạp là thuộc quốc của Phù Nam mà Phù Nam lại là liên minh 16 thuộc quốc (liên minh lỏng lẻo) theo hệ thống Mandala. Vua Bhavavarman I là người thuộc hoàng tộc Phù Nam vừa lên ngôi đã cho quân xâm lăng Phù Nam. Vua Phù Nam chạy xuống tiểu quốc Naravara-nagara ở vùng tây Sông Hậu để cư trú. Đến thời con ông là Isanavarman I (611 - 635), ông này đã tấn công nước Naravara-nagara năm 627, tiêu diệt hẳn Phù Nam vào năm 649. Người Champa nói ngữ hệ Nam Đảo, cư dân lập lên nước Phù Nam thuộc chủng Nam Á và là thuộc tộc người Indonesiens. Người Indonesiens kết hợp với cư dân hải đảo đến định cư ở trung Việt Nam. Tiểu chủng Đông Nam Á: Nam Á, Malayo - Polinesiens, Indonesiens.

- Vấn đề người Khmer xâm chiếm Phù Nam, bỏ rơi vùng Óc Eo (Tây Nam Bộ):

+ Khmer sống vùng cao, không quen sông nước nên chưa thích ứng (bỏ Óc Eo đến hoang phế).

+ Khmer sống vùng cao khi tràn xuống Nam Bộ lại không khai thác nên bỏ phế Nam Bộ.

b. Vương quốc Chân lạp

Vấn đề cương vực, vị trí và các giai đoạn phát triển của Chân Lạp đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Bộ lạc gốc của Chân lạp chính là người Khmer cổ sống ở vùng Vat Phu (Hạ Lào) và họ là bộ lạc Mặt Trăng, Mặt Trời, đã lập quốc ở nơi đây vào thế kỷ V - VI. Vương quốc Chân lạp hình thành được là kết quả của cuộc hôn nhân giữa một ẩn sĩ Ấn Độ theo Balamon giáo là Kambu với công chúa người bản địa (Khmer cổ) là Mera (về sau gọi là Soma), cuộc hôn nhân của họ đã tạo ra nhiều con cháu và những người này hợp thành bộ tộc thống nhất là Kambuja (con cháu của Kambu), từ Campuchia (hay Cambodge) xuất hiện từ đó.

- Bhavavarman I là vị vua đầu tiên sáng lập vương triều chính thống thứ nhất của Chân Lạp, với tấm bia đầu tiên nói về ông này có niên điểm là 598. Ông lên ngôi vua Chân Lạp do kết quả của cuộc hôn nhân giữa ông với công chúa Chân lạp => Ông là người thuộc hoàng tộc Phù Nam kết hôn với công chúa Chân Lạp mà khai sinh ra đất nước Chân Lạp (trước đây Coedes cho rằng Phù Nam thuộc Chân Lạp). Vương triều chính thống đầu tiên là Bhavavarman I, Mahendravarman, Isanavarman I và ở thời kỳ này, Chân lạp khá phát triển: Chân lạp chinh phục Phù Nam, dời kinh đô từ Bhavapura sang Isanapura. Đất nước Chân Lạp chủ yếu xây các đền miếu, công trình lớn. Bộ máy nhà nước đơn giản: đứng đầu là Vua, sau ông là Tể tướng, 4 vị thượng thư và các quan lại bên dưới. Tôn giáo của Chân Lạp là Balamon giáo lấn át Phật giáo, văn hóa bản địa nảy sinh bên cạnh những ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Thế kỷ VII đã xây dựng chữ Khmer. Sau khi vua cuối cùng của vương triều này là Jayavarman I mất (680), Chân lạp suy yếu và bị phân thành 2 quốc gia là Lục Chân Lạp và Thủy Chân lạp. Lục Chân Lạp (Bhavapura) ở phía Bắc Campuchia (gồm vùng Dangrek, Bassac), Thủy Chân Lạp ở phía Nam Campuchia (vùng Biển Hồ, Tonglesap). Hai vương quốc này tồn tại đến năm 780 thì bị quân của Sailendra (Java) xâm lược và đô hộ trong thời gian ngắn.

- Thời kỳ khôi phục và phát triển (802 - 1434), thời kỳ gọi là thời Angkor vì kinh đô vương quốc đóng ở Angkor (Tây Bắc Campuchia)

+ Thời kỳ này mở đầu là vương triều chính thống thứ II (944 - 1181), khởi đầu là Jayavarman II. Yasovarman I là người thành lập kinh đô Angkor đầu tiên và kinh đô này có tên Yasodhapura. Sau ông, Rajendravarman II đã kết hợp họ Mẹ - họ Cha vào thành vương quốc thống nhất. Thế kỷ XII, Suryavarman II (1113 - 1150) xây dựng kinh đô Angkor Wat (Angkor Wat là Kinh đô Chùa, ở Lào là Thạt), thời kỳ này cũng xây dựng nhiều đền đài và cung điện, công trình thủy lợi Baray Tây và Baray Đông. Đế quốc Angkor bành trướng thế lực sang tận đồng bằng Mê Nam, bán đảo Malaya.

+ Jayavarman VII (1181 - 1218) lập vương triều chính thống thứ III và cũng là thời kỳ thịnh đạt cuối cùng của đế chế Angkor. Jayavarman VII đánh thắng quân Champa (1178 - 1191) mà dấu tích còn để lại là các bức phù điêu miêu tả trận thủy chiến của ông với quân Champa ở ngôi đền gần quảng trường Voi (Vienchan). Thời cực thịnh, Angkor có 12 thuộc quốc và sau thời kỳ đó thì Campuchia suy yếu và bị vương quốc Ayutthaya (Thái Lan) xâm chiếm. Năm 1434, Angkor sụp đổ. Tôn giáo Angkor phức tạp, đó là Harihara (lúc đầu kết hợp Balamon giáo - bản địa, sau thì kết hợp Vishnu - Shiva). Ở Sambor Preikuk có con sông ngàn linga, linga tượng trưng cho quyền lực của Vua. Vua lên ngôi đã đưa tượng linga vào đền thờ, trong linga khắc hình mặt người (mukhalinga), biểu trưng cho thần thánh hóa Vua với Thần.

- Thời kỳ Lovek (1529 - 1595) Campuchia bị Thái Lan xâm chiếm, Chiên Mai và vùng Corat bị mất vào tay Thái Lan. Vua bỏ Angkor rút về Chakdomuk (1434), rồi Lovek (1529) gọi là vương triều Lovek. Thời kỳ gắn liền với các ông vua nổi tiếng: Ponthea Yat (1389 - 1404), Ang Chan I (1516 - 1556, đánh thắng quân Xiêm nhiều trận và có lần đánh sang biên giới Xiêm (gọi là Siemreap: đánh thắng quân Xiêm) và từ thời kỳ này trở đi, Campuchia bắt đầu suy vong.

- Thời kỳ Oudong (1603 - 1863) mở đầu là Chey Chetta II, thời kỳ này cũng mở đầu quá trình can thiệp của Xiêm, Nguyễn (Việt Nam) vào Campuchia; vương triều luôn khủng hoảng (vua bị lật đổ, bị giết tới 30 người). Xiêm thống nhất năm 1767 đặt ách thống trị lên Campuchia. Năm 1863, Pháp thay Xiêm cai trị Campuchia.

c. Vương quốc Champa

Về lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc này cũng khá phức tạp. Về đại để, người Chăm cổ thuộc chủng Indonesiens và nói ngữ hệ Nam Á (hay ngữ hệ Môn – Khmer) đã có mặt ở đây từ lâu đời (khoảng 40.000 – 100.000 dân). Về sau, người Malayo – Polinesiens từ ngoài biển ở phía nam xâm nhập vào (đầu thiên niên kỷ I TCN) và hỗn chủng với người Indonesien cổ tạo thành người Chăm. Ngữ hệ họ sử dụng lúc đó mới là Malayo – Polinesien và ngữ hệ này sử dụng trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của người Chăm. Thế kỷ VI TCN – thế kỷ II người Chăm sáng tạo ra văn hóa Sa Huỳnh và để lại nhiều thành tựu rực rỡ: mộ chum (trong đó đựng công cụ sản xuất, mảnh gốm…), đồ gốm có nhiều hoa văn được chế tác rất tinh xảo, đồ trang sức bằng đá quý, đá mã não, các khuyên tai hai đầu thú…

Trước khi thành lập quốc gia, nơi này còn trong tình trạng công xã thị tộc bộ lạc và có 4 thế kỷ bị Trung Quốc cai trị. Trong thời gian đó, các thị tộc liên minh với nhau thành các bộ tộc và trong đó, bộ lạc Cau và bộ lạc Dừa là hai bộ lạc lớn mạnh nhất. Bộ lạc Cau ở phía bắc (từ Quảng Nam - Bình Định); bộ lạc Dừa ở phía nam (Bình Định trở vào Nam) và hai bộ lạc này sống trên một vùng đất phía nam rộng lớn, hai bộ lạc này thành lập nước Nam Chăm và Bắc Chăm. Khi nhà Hán đem quân xâm chiếm, đặt quận Tượng Lâm, nhân dân ở đây không ngừng đấu tranh chống lại quân Hán và cuối cùng, năm 190 - 192 họ đã giành được độc lập và thành lập quốc gia thống nhất. Quốc gia này có 2 tên gọi là Lâm Ấp, Hoàn Vương và Chiêm Thành, trong đó tên Chiêm Thành là tên gọi tồn tại lâu nhất, có ảnh hưởng nhất trong lịch sử (thế kỷ VII – XV).

Cương vực: nhiều tài liệu viết rất khác nhau. Tấn thư cho rằng Lâm Ấp giáp biên giới với Phù Nam; Việt Nam sử lược cho là từ Quảng Bình đến Quảng Trị… Vậy dựa vào các tài liệu chính thống cũng như khảo cổ học, người ta xác định biên giới của Champa nằm trong khoảng từ Quảng Bình (trung tâm là Quảng Nam) đến Bình Thuận. Kinh đô Champa luôn thay đổi, bị di chuyển lần lần từ bắc vào nam, đầu tiên là Trà Kiệu (Quảng Nam, thế kỷ II), Đồng Dương, Khánh Hòa và cuối cùng là Bình Định (được giải thích do tính ưa di chuyển liên tục của người Malayo – Polinesien, không nơi nào họ đứng chân lâu dài). Champa được tổ chức theo kiểu Mandala, theo đó Champa có 5 khu vực: Amaravati, Indrapura (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Kauthara (Nha Trang) và Panduranga (Phan Rang).

Các giai đoạn phát triển của Champa:

- Vương triều Sihapura (Trà Kiệu): thế kỷ II – VII, kinh đô đóng ở Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam), tên quốc gia là Lâm Ấp. Thời kỳ này các Vua đã khởi công xây dựng thánh địa Mỹ Sơn (từ thế kỷ IV), nhiều lần đánh nhau với Trung Hoa, nước Việt để chiếm đất đai. Lãnh thổ từ Quảng Bình đến Khánh Hòa.

- Vương triều Virapura (750 – 854) là thời kỳ dòng Vua phía Nam cai trị, tên quốc gia là Hoàn Vương, địa bàn là Ninh – Bình Thuận. Thành tựu của nó là xây dựng các tháp Chăm mang phong cách riêng: Phố Hài, Po Nagar, Hòa Lai.

- Vương triều Indrapura (854 – 982), kinh đô ở Indrapura (Đồng Dương, nay thuộc huyện Thăng Bình, Quảng Nam), tên nước là Chiêm Thành (Champa). Vương triều củng cố các tháp ở thánh địa Mỹ Sơn, tấn công sang Trung Quốc, Chân Lạp; có lúc bị Chân lạp tấn công và cướp mất tượng Mẹ Xứ sở Po Nagar (945), xâm lược nước Đại Cồ Việt bị thất bại (982).

- Vương triều Vijaya (1000 – 1471) là thời kỳ phát triển thịnh vượng của vương quốc Chiêm Thành. Ở thời kỳ này, các vua Chăm đều có triều cống vua Đại Việt và Trung Hoa, mở cảng Vijaya để phát triển thủ công nghiệp – thương nghiệp, như cũng nhiều lúc tấn công Đại Việt, đế quốc Khmer của vương triều Angkor (nhưng bị đánh bại và mất đất: 3 châu là Địa Lý, Ma Linh và Bồ Chính (1069), châu Ô, Lý (1307) về tay nước Đại Việt); về phía Ankor thì bị quân của Suryavarman II (1128, 1145 – 1149) và Jayavarman VII tấn công (1181 – 1190). Trong thời kỳ bị Jayavarman VII tấn công và xâm chiếm, Chiêm Thành bị mất nước trong 30 năm (1190 – 1220) và về sau mới được vua Paramesvaravarman II khôi phục lại được.

Thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất gắn liền với tên tuổi của Indravarman V và con ông là Chế Mân (1275 – 1307) vì hai ông này lãnh đạo quân dân Champa (Chiêm Thành) chống quân xâm lược Nguyên, mở rộng lãnh thổ về phía Tây (cao nguyên Trường Sơn, làm chủ vùng ven Biển Đông). Sự hùng mạnh được duy trì khi vua Chế Bồng Nga lên ngôi (1360 – 1390). Ông này 4 lần tấn công Đại Việt, nhưng bị tướng Trần Khát Chân bắn chết. Từ sau Chế Bồng Nga, Chiêm Thành suy tàn dần và bị thu hẹp lãnh thổ về phía nam. Sau trận chiến 1471 của Lê Thánh tông, Chiêm Thành bị xóa tên trên bản đồ thế giới.

- Thời kỳ suy tàn (1471 – 1832) là thời kỳ Chiêm thành suy tàn dần. Sau cuộc chiến 1471, Chiêm Thành bị chia thành 3 nước là Hoa Anh (nay là Nha Trang), Nam Bàn và Chiêm Thành. Lãnh thổ lúc này từ Phú Yên trở vô Bình Thuận, kinh đô là Panduranga (Phan Rang). Các cuộc tấn công của chúa Nguyễn từ 1611 – 1653 làm Chiêm Thành mất vùng Nha Trang. Năm 1693, Nguyễn Hữu Cảnh tấn công Chiêm Thành bắt vua, đổi tên là Thuận Thành trấn và cho vùng này tự trị. Năm 1832, Minh Mạng xóa bỏ nước Chiêm Thành và sáp nhập vào Việt Nam.

+ Chính trị, quân sự: theo thể chế quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Vua. Quyền lực của vua là vô hạn, có tính thế tập (chính trị) và có tính tôn giáo. Sau Vua là Tể tướng, quan văn – võ và một bộ máy quan lại cồng kềnh, quan trọng nhất là quan thu thuế. Tăng lữ Balamon giữ chức vụ cao trong chính trị, tôn giáo. Đất nước chia thành 4 quận, 38 châu (theo Tống sử), huyện, trấn và cuối cùng là thôn (100 thôn). Quân đội Champa là đông đảo (4 – 5 vạn người) và rất hiếu chiến.

+ Văn hóa: chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ (do yếu tố biển thuận lợi), nhưng Champa cũng tạo bản sắc văn hóa dân tộc riêng biệt. Họ ở nhà sàn, ăn trầu cau, nhuộm răng và theo 3 tôn giáo lớn.

Một số lý vấn đề lý luận về lịch sử văn minh, lịch sử thế giới cổ trung đại:

Vấn đề 1: Khi xã hội bước vào thời kỳ có giai cấp, con người bước vào ngưỡng cửa văn minh

Nhà nước phát triển tất yếu tạo ra sự phát triển của xã hội dựa trên sự tan rã của công xã nguyên thủy. Kinh tế phát triển đã thúc đẩy phân hóa giàu nghèo, tài sản, dẫn tới phân hóa tầng lớp, giai cấp. Phân hóa thành giai cấp là tiến bộ của lịch sử (sản xuất phát triển phá vỡ khuôn khổ chật hẹp của công xã nguyên thủy nên cần có bộ máy nhà nước để điều hòa mâu thuẫn giai cấp, duy trì cho các giai cấp có mâu thuẫn không thể tiêu diệt lẫn nhau (tiêu diệt là xã hội diệt vong). Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển cao độ của văn hóa con người. Trên cơ sở bộ máy nhà nước, giai cấp thống trị nắm quyền để ổn định trật tự xã hội, ổn định kinh tế và từ đó nảy sinh văn minh (dân tộc có giai cấp thì con người bước vào ngưỡng cửa văn minh).

Vấn đề 2: Văn minh là giá trị.

Lịch sử văn minh không phải là lịch sử nhân loại mà chỉ là lịch sử khi nhân loại phát triển lên một trình độ đủ cao. Người ta xem xét lịch sử dựa trên trục thời gian (lịch sử diễn ra khi nào, khi nào sự kiện lịch sử gắn với nhân vật diễn ra), xem xét thời đại lịch sử theo chiều ngang (phương pháp đồng đại, xem xét thời đại đó dân tộc phát triển ra sao). Cổ đại là thời kỳ bắt đầu từ thiên niên kỷ III TCN đến thế kỷ III TCN, đây là thời kỳ hình thành các nền văn minh lớn dọc các con sông lớn như Ai cập, Trung Quốc, Đông Sơn... Phương pháp đồng đại thường dùng quy luật phổ biến và quy luật đặc thù. Quy luật phổ biến chi phối những mặt mà dân tộc đã trải qua; quy luật đặc thù là riêng biệt, thích hợp với những khu vực do điều kiện địa lý, tự nhiên, thổ nhưỡng và lịch sử quyết định. Đối với văn minh, quy luật phổ biến áp dụng với văn minh phương Đông: phương đông thì văn minh hình thành trên các con sông lớn gắn với kinh tế nông nghiệp. Nhà nước là sản phẩm xã hội phương Đông xuất hiện sớm hơn phương Tây (công xã thị tộc tồn tại dai dẳng). Theo Marx thì "đại để có thể xem cộng sản, công xã nguyên thủy, chế độ nô lệ, tư bản chủ nghĩa là hình thái kinh tế xã hội đã qua của loài người".

Trường hợp Phù Nam, Champa và Chân Lạp là ví dụ cụ thể. Ba nền văn minh này phát triển theo quy luật phổ biến của phương Đông, quy luật đặc thù do điều kiện địa lý, lịch sử, tự nhiên mang lại. Khác biệt giữa Chân Lạp - Phù Nam: Chân Lạp có tính cộng đồng cao khi bước sang xã hội có giai cấp. Vương triều I chính thống của Bhavavarman là sự kết hợp giữa Bộ tộc Mặt Trăng (Biển Hồ) với bộ tộc Mặt Trời (Semun), thể hiện tính cố kết chặt chẽ (dù có vài biến cố nhưng không thay đổi). Phù Nam là tập hợp các tiểu quốc trong đó tiểu quốc lớn gọi là tôn chủ, tiểu quốc nhỏ là chư hầu và giống Champa (thiết chế Mandala). Mandala là thiết chế đặc biệt, điển hình là ở Champa, Phù Nam vì chủ nhân của nó là người Malayo - Polinesiens kết hợp với Môn. Ở Champa, người Môn là bản địa, Khmer khác hẳn Môn về tộc người, nhưng cùng chung ngôn ngữ nên nhập chung là Môn - Khmer. Ở Champa, Phù Nam, người sáng lập vương quốc bên cạnh gốc là Môn thì còn có gốc Malayo - Polinesiens nên dễ dàng thiết lập thiết chế Mandala, tập hợp tiểu quốc có tôn chủ - chư hầu. Ở Champa là bộ lạc Cau và Dừa kết hợp với nhau tạo thành quốc gia Lâm Ấp, kế là Chiêm Thành. Champa thành lập và củng cố đất theo chiều dọc: phía tây là thánh địa, phía đông là hải cảng (có văn hóa biển). Cư dân Champa là người hải đảo, văn hóa biển. Bộ lạc Dừa lớn manh khuất phục các tiểu quốc khác như Malaya, Xích Thổ, Thủy Xá, Hỏa Xá ... Nước Chí Tôn ở vùng Long Xuyên (Óc Eo) là quốc gia lớn nhất Champa, phụ thuộc nước này lâu. Champa, Chân Lạp và Phù Nam mang đặc trưng của phương đông là nhà nước hình thành khi chưa phân hóa xã hội sâu sắc, tính cộng đồng còn rộng chưa bị phân biệt như Trung Quốc, Ấn Độ. Điều này có thể giải thích rằng người Malayo - Polinesiens sống ở vùng sông nước (đất thấp), nước lên đều đặn có khi bất thường nhung không giống sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Cư dân thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, hiền hòa uyển chuyển, hòa đồng... là đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á. Văn minh Đông Nam Á nói riêng bước vào văn minh khi chưa có tư hữu. (xu thế tư hữu ở Trung Quốc có từ thời Chiến Quốc saau cải cách Thương Ưởng), có giai cấp khác với phương Tây (quy luật đặc thù).

Vấn đề 3: Phương thức sản xuất châu Á

Phương thức sản xuất châu Á là phương thức đan xen nhiều loại hình kinh tế thị tộc, sở hữu ruộng đất công, chế độ tư hữu yếu ớt. Vai trò to lớn cũng như sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn đã cản trở sự phân công lao động xã hội, dẫn tới sự trì trệ của phương Đông (tách các lĩnh vực ra khỏi nhau: thu công nghiệp ra khỏi nông nghiệp, thương nghiệp ra khỏi thủ công nghiệp). Phương thức sản xuất châu Á chi phối kinh tế nông nghiệp và có loại hình cổ đại, phong kiến (nhiều loại hình kinh tế: công hữu, tư hữu - đặc thù của phương Đông). Phương Tây hình thành chế đô tư hữu.

Vấn đề 4: Chế độ chiếm hữu nô lệ

Sử Trung Quốc chép thời Ân - Thương, nô lệ có công thì được giải phóng. Nghĩa Tĩnh, Huyền Trang đi sang Ấn Độ khẳng định nơi này không có chế độ nô lệ, chỉ có dasha (tôi tớ, nô tì), Việt Nam thời Lý - Trần có nô tì, tôi tớ nhưng không phải nô lệ. Phương Đông có chế độ nô lệ gia trưởng; người ta coi nô lệ là kẻ hầu hạ, phục vụ đền miếu, gia đình (không tham gia sản xuất, kinh tế). Phương Đông có chế độ nô lệ điển hình:

- Nô lệ đảm trách các hoạt động sản xuất chủ yếu nhất

- Lực lượng nô lệ đông hơn dân tự do

- Nô lệ là công cụ bán câm, không tham gia vào lực lượng vũ trang, không có quyền lợi nào

Sở dĩ chế độ nô lệ tồn tại được ở Hy Lạp - La Mã vì nó tạo sự phân công lao động vĩ đại trong sản xuất (triệt để, cho phép Hy - La tạo ra nhiều thành tựu văn minh)

Vấn đề 5: Văn minh là lý tưởng

Về lịch đại, các dân tộc có văn minh đều cho rằng mình là phát triển nhất, huy hoàng nhất còn các dân tộc xung quanh là có nền văn minh kém phát triển, không cùng tiếng nói, không cùng trình độ với mình và bị gọi là "man tộc" (barbaros). Hy lạp, Trung Quốc gọi những dân tộc xung quanh là "man tộc"; Trung Quốc cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ, phát triển cao nên gọi các tộc xung quanh là "man di" vì không đạt đến trình độ cao như họ, gọi với ý khinh miệt.

Vấn đề 6: Người ta dùng phương pháp lịch sử văn minh để xem xét lịch sử phát triển của nhân loại

Chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: cống hiến của Marx là phát hiện ra quy luật kinh tế chi phối xã hội, hình thái kinh tế - xã hội một cách khách quan, chính xác. Hình thái kinh tế - xã hội là loại hình xã hội có tính lịch sử dựa trên phương thức sản xuất nhất định; phương thức sản xuất đó bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cấu thành. Kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại của xã hội, là cấu trúc cộng đồng thông qua quan hệ con người, trong đó quan hệ kinh tế là quan trọng nhất. Nghiên cứu xã hội để tìm ra quy luật vận động, phát triển gắn liền với đấu tranh giai cấp như là động lực xã hội. Giai cấp tiến bộ đại diện cho quan hệ sản xuất tiến bộ tiêu diệt quan hệ sản xuất lỗi thời để phát triển; đấu tranh giai cấp là quy luật phát triển của xã hội. Quan niệm hình thái xã hội xem xét lịch sử hình thành quốc gia là dựa trên kinh tế, quan hệ sản xuất, đấu tranh giai cấp, nhưng chưa xem trọng con người. Thực chất, con người là chủ thể tạo nên lịch sử (tiến hóa quan hệ sản xuất); Việt Nam thì yếu tố văn hóa chưa được xem trọng nên phương pháp nghiên cứu lịch sử văn minh chú trọng thành tựu văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất kết hợp phương pháp nghiên cứu dựa trên hình thái kinh tế - xã hội chi phối trong phân kỳ lịch sử - loại hình xã hội đầy đủ, toàn diện hơn. Vì dựa vào nghiên cứu lịch sử cổ trung đại phương Đông, vai trò thống nhất giai cấp, vai trò của nhà nước ở phương Đông không phải tạo ra sự thống nhất về kinh tế mà tạo ra sự thống nhất về văn hóa, văn minh; cho phép xã hội phương Đông phát triển trì trệ nhưng ổn định. Lịch sử Ấn Độ với chế độ đẳng cấp Varna nghiệt ngã, công xã nông thôn đóng kín tạo ra sự cản trở phân công lao động. Đẳng cấp khắc khe về sinh học, công xã nông thôn cản trở tiến bộ xã hội; một mặt tạo nên sự ổn định trong xã hội phức tạp về loại hình cư dân, ngôn ngữ, tôn giáo như Ấn Độ.

Chương 6: Văn minh hậu công nghiệp

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ năm 1946, trải qua hai giai đoạn: (1) thành tựu cơ bản là chất liệu, vật liệu mới (đầu tiên là máy tính) và (2) thành tựu về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phục vụ cho kỹ thuật thông tin, công nghệ sinh học (giải quyết chất lượng cuộc sống con người), công nghệ vũ trụ, công nghệ điện tử trong đó công nghệ thông tin và công nghệ sinh học là nổi bật nhất (giải thích vì sao).

Công nghệ: là sự kết hợp giữa kỹ thuật và khoa học, khoa học là then chốt, mở đường. Ứng dụng khoa học - kỹ thuật là một bộ phận của sản xuất, con người sản xuất sản xuất nhanh và nhiều, chất lượng tốt. Có 5 thành tựu chính: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ và công nghệ hạt nhân. Có 4 thành tố cho văn minh công nghiệp: cơ sở vật chất, con người, dữ liệu thông tin, cơ chế sản xuất - quản lý

+ Công nghệ thông tin là hàng đầu, vì nó phục vụ kỹ thuật thông tin kết hợp với kỹ thuật số, phát minh vật liệu mới (cáp quang), chế tạo dụng cụ mới (vi tính, cáp quang) tạo ra phương thức thông tin (thông tin là quan trọng). Do nhu cầu cho trước cần nguyên liệu rẻ, bền, tính tổng hợp cao (đa năng) nên có công nghệ thông tin.

+ Công nghệ sinh học, liên quan đến thế giới vi mô (bản năng cơ sở, cấu trúc tế báo, di truyền). Nó ra đời để giải quyết vấn đề thực tế: thiếu hụt lương thực (cách mạng Xanh 1960 ở Mexico, 1980 ở Ấn Độ), giải quyết đói kém.

+ Công nghệ gel, tế bào, vi sinh giúp tạo ra sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp (thực phẩm, dược phẩm, xử lý rác). Công nghệ này ra đời năm 1953 với phát minh ra ADN của Crick và Watson (ứng dụng trong nuôi cấy mô, biến đổi gel và dùng nhiều nhất trong nông nghiệp, y học; giúp loại bỏ gel xấu, gel có hại để trị bệnh lùn, bệnh tim mạch - mang tính di truyền). Về nông nghiệp, công nghệ gel giúp tạo ra giống loài mới có năng suất cao, chất lượng tốt; người ta dùng vi tính để nhân bản tế bào (cừu Dolly), cấy ghép tế bào vào bộ phận trong cơ thể người bị mất (tay, tai, chân...). Công nghệ gel dùng vào làm đột biến tạo ra sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn; ví dụ như 1 người là Thad Starr đột biến tạo ra quả bí nặng 686 kg và đây là quả bí lớn nhất thế giới.

Vào thập niên 45 - 70 đã có nhiều nguồn năng lượng mới: gió, mặt trời, nước; kỹ thuật mới (kỹ thuật số gồm kỹ thuật in laser: laser ra đời năm 1960; kỹ thuật số ra đời năm 1970; kỹ thuật cáp quang (1988 - 1989)); vật liệu mới: composit, sợi thủy tinh và polimer.

+ Công nghệ vi sinh, quan trọng với các thành phần như vitamin (đa sinh tố), protein, đặc biệt là kháng sinh (phát minh năm 1928, dùng để cứu người; nó được phát minh tình cờ từ vi nấm mà ra)

+ Công nghệ enzim, là chất xúc tác và phản ứng hóa học để tạo ra chất mới có hoạt tính mạnh hơn; nguồn gốc của enzim là hữu cơ và nó tạo ra chất có tác dụng đến gấp hàng vạn lần.

Vi tính được phát minh năm 1946 trải qua 5 thế hệ máy tính, giúp loài người cải thiện điều kiện hình ảnh, giọng nói. Vi tính giúp điều khiển các hoạt động nông nghiệp, hoạt động xã hội (nhà máy, văn phòng). Robot là cỗ máy vi tính di động, được ứng dụng rất đa dạng, tiện lợi: dùng để rà phá bom mìn, làm việc trong môi trường độc hại. Ví dụ chó Sony Aibo (1999 - 2006) làm việc trong môi trường độc hại (acid)

+ Công nghệ vũ trụ. Nga đi đầu trong ngành công nghệ này, chuyến bay đầu tiên của Y. Gagarin ngày 12/4/1961 đã tích dần kinh nghiệm vũ trụ, và sự kiện này mở đầu kỷ nguyên vũ trụ. Công nghiệp vũ trụ có ứng dụng đa dạng như nghiên cứu đại dương, vỉa quặng, động đất sóng thần..., truyền thông tin, sự kiện đến khắp mọi nơi trên thế giới (ứng dụng trong giải trí).

- Văn minh công nghiệp. Lịch sử văn minh hiện đại định nghĩa: văn minh công nghiệp là văn minh hậu công nghiệp, văn minh thông tin, văn minh tin học vì nó là từ kỹ thuật truyền thống => kỹ thuật thông tin. Nhiều tài liệu khẳng định, 70% sản phẩm công nghiệp trên thế giới hiện đại đều bắt nguồn từ kỹ thuật cao mà ra (nhiều, chất lượng cao)

Trí tuệ con người quyết định đến nhân loại vì nó chuyển đổi từ kỹ thuật truyền thống sang kỹ thuật thông tin; nhân loại chuyển dịch sang văn minh (phi truyền thống), thể hiện sự sáng tạo, phát huy nội lực của con người; con người là thực thể quan trong của công nghiệp hiện đại, trí tuệ con người là duy nhất và nó là trung tâm cao nhất, máy móc chỉ thay thế một phần con người.

Năng lượng của công nghệ thông tin. Sự ra đời của công nghệ này đã tôn ý thức thông tin, trí tuệ con người lên hàng đầu làm yếu tố truyền thống bị đẩy xuống thứ yếu (kinh tế phát triển do tài nguyên (không quan trọng), con người là tài nguyên lớn nhất (chất xám, grey matter)). Sáng chế ra các sản phẩm công nghiệp thể hiện khả năng vô tận của con người. Công cụ lao động của con người làm ra có độ tinh xảo, chính xác cao thay thế cho những hoạt động mà con người bình thường không đáp ứng được. Máy tính (do con người tạo ra) có thể tính 1 triệu phép tính/1 s, nhanh hơn con người; máy tính làm ra để phục vụ con người (tinh xảo, chính xác cao).

Tri thức của con người có vai trò quan trọng trong sản xuất, công nghiệp, họ là trung tâm của xã hội. Con người là công nghệ cao nhất, có nội lực cao nhất hơn cả văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp. Họ là hiện thân của văn minh trí tuệ.

Kỹ thuật, công nghệ thông tin là mũi nhọn, có 2 xu hướng: xu hướng 40 năm trước của Nhật và xu hướng hiện nay của Mỹ. Nhật có xu hướng dùng kỹ thuật tương tự (dùng dãy ký tự cho xuất hiện và lặp lại một cách liên tục, không ngắt quãng và nó sẽ hiện ra đại diện thông tin (nhưng về sau bị thất bại). Xu hướng của Mỹ là dùng kỹ thuật số. Theo đó, người ta sẽ "ném" các tín hiệu (là các con số) vào cáp quang, chúng được mã hóa thành ánh sáng lan truyền trong cáp quang (cáp quang là sợi thủy tinh sinh học có tốc độ lan truyền nhanh, lưu trữ thông tin lớn). Sự xuất hiện laser tạo ra cuộc cách mạng mới về thông tin, theo đó các con số (tức là tín hiệu truyền vào, nó là số 0 và 1) được mã hóa thành một chuỗi dài và không liên tục, chuỗi này giúp tạo hình ảnh, âm thanh tuyệt hảo và chính xác. Ưu điểm của kỹ thuật số là thiết kế đơn giản, tín hiệu không bị nhiễu loạn, dễ xử lý và lập trình tạo sản phẩm có chất lượng cao. Kỹ thuật này ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là công nghệ vật liệu mới là chất bán dẫn (semi conduction)

+ Sợi quang, được làm từ thủy tinh giúp truyền thông tin, mã hóa các tín hiệu thành ánh sáng nên có độ tin cậy cao và phù hợp với mạch tích phân IC (intergrated circuit) có thiết diện (S) siêu nhỏ. Người ta sẽ ném những mạch siêu nhỏ vào các lỗ li ti của 1 thiết diện nhỏ, những mạch này sẽ hợp lại thành bó mạch (gọi là con chíp). Con chíp có thiết diện nhỏ sẽ có khả năng lưu trữ lớn, độ phân giải dữ liệu cao.

Sợi quang có 2 lớp, lớp vỏ (clap) để tránh các tác động bên ngoài và lớp nhân (care) ở trong để chứa sợi quang. Một nguyên tắc đặc biệt là nó dùng ánh sáng để truyền dữ liệu. Người ta sẽ cho laser (có độ bức xạ năng lượng cực cao gấp 1 tỷ lần năng lượng ánh sáng) hoặc LED hội tụ vào sợi quang để truyền dữ liệu. Tốc độ truyền dữ liệu cao: LED truyền dữ liệu với tốc độ 300 mps, laser truyền với tốc độ hàng ngàn Gbps; ánh sáng của nó tương đương với tia hồng ngoại và người ta có thể dùng nguồn sáng (trừ laser) có bước sóng khác nhau để truyền tải dữ liệu (bước sóng thấp nhất là 1260 nm (nanomet) và cao nhất lên tới 1675 nm). Lúc trước khi người ta dùng sợi quang có thiết diện là Cu, Zn để đưa tín hiệu vào thì chỉ truyền tải được 5 - 10 cuộc điện thoại, 1 kênh truyền hình; ngày nay người ta dùng laser vào để truyền tin thì họ thu được 400 kênh truyền hình, 8.000 cuộc điện thoại (laser không nhiễu loạn, chất lượng cao). Hiện nay có 2 công trình cáp quang lớn là đường cáp quang từ châu Âu - châu Mỹ (1988, truyền được 4 vạn cuộc điện thoại), cáp quang châu Mỹ - Nhật Bản (1989, 16.000 km và truyền được internet, điện thoại).

Công nghệ thông tin là sự kết hợp giữa khoa học, kỹ thuật để lưu trữ, truyền tải thông tin. Thông tin là sản phẩm để mua bán qua các dịch vụ thông tin từ đó có khái niệm viễn thông.

+ Internet (kết nối vi tính), được phát minh năm 1979 trong Bộ Quốc phòng Mỹ, ban đầu là mạch ARPAnet. Năm 1982, giao thức Internet ra đời và internet lan rộng sang toàn thế giới (mạng lưới quốc tế).

+ Công nghệ web ra đời năm 1989 tại Geneve (Thụy Sĩ) do Tim Berner Lee cùng bạn bè sáng tạo ra trên cơ sở ý tưởng về siêu văn bản của Ted Nelson (1989), hoàn tất năm 1991. Năm 1993 có 1 triệu thuê bao. Các công cụ tìm kiếm trong web có Google, Twitter, Facebook...

- Google là công cụ tìm kiếm cơ bản nhất, ra đời năm 1996 do Larry Page, Sergey Brin (Đại học Stanford, Mỹ) sáng lập. Google là công cụ tìm kiếm đơn giản và miễn phí (free of charge), liên hệ web đơn giản

- Twitter (nhắn tin, blog nhỏ), phổ biến ở châu Âu do Jack Dorsey phát minh, trụ sở ở San Francisco (Mỹ) có 400 người làm việc ở đó. Động đất ở Nhật năm 2011 các mạng không nhắn tin được nhưng Twitter nhắn tin được. Tháng 7/2006, Twitter được công bố rộng rãi, nâng cao chất lượng con người và vai trò với kinh tế.

- Yahoo là mạng xã hội lớn do Filo và Jerry Yang (Đại học Stanford (Mỹ)) thành lập ngày 2/3/1995; giao diện yahoo của Việt Nam khác với các nước khác. Trụ sở của yahoo là Sunnyvalle (California) với các dịch vụ: yahoo mail, yahoo seacher, yahoo new..

- Facebook là mạng xã hội bình dân, nhân văn (gửi tâm tư, hình ảnh, nhạc, you tube...), do Mark Zuckenberg cùng bạn bè ở trường Đại học Harvard sáng lập. Mạng lưới tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học; mục đích của facebook là liên kết, giao tiếp, kết bạn. Facebook thành lập tháng 2/2004, tên đầu tiên là facemash trong phiên bản Hot or Hot của trường Harvard. Ban đầu, facebook được sử dụng trong nội bộ trường (1/2 số sinh viên sử dụng facebook). Về sau, nó mở rộng sang toàn nước Mỹ, Canada và sử dụng chủ yếu trong các trường đại học.

- My space là mạng xã hội ảo, là dịch vụ liên kết các thành viên cùng sở thích và không phân biệt không gian, thời gian, họ sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như tải phim ảnh, tải file, email, voice, chia sẻ file. Mạng này ra đời giúp cư dân mạng đổi mới cách liên kết với nhau. My space 2004 ra đời với tín hiệu đầu tiên là phim ảnh, thu hút hàng chục người tham gia (họ rời bỏ Friendster, mạng xã hội ảo lớn nhất để sang My space), nhiều người xem; về sau tập đoàn New Corporation mua lại My space với giá 580 triệu USD.

Ôn tập lịch sử thế giới

1. Nhà nước:

Lịch sử cổ đại là giai đoạn đầu tiên của sự nghiên cứu văn minh. Văn minh thế giới hầu hết là văn minh nông nghiệp, nhà nước là tiêu chí lớn nhất. Các quốc gia phương Tây bước vào văn minh khi đạt trình độ cao của văn hóa.

Phương Đông có các đặc điểm sau:

- Các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà) ra đời sớm ở thời điểm giống nhau (thiên niên kỷ IV TCN), các quốc gia còn lại là Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã ra đời sau (thiên niên kỷ III - I TCN).

- Ở phương Đông, nhà nước nảy sinh trên trình độ kinh tế đã phát triển đến mức độ nhất định, sự phân hóa tài sản và mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được => nhà nước ra đời điều hòa mâu thuẫn giai cấp (cho giai cấp không thể tiêu diệt nhau) giúp xã hội phát triển.

- Sản xuất nông nghiệp theo từng khu vực nhất định, sản xuất theo nghề nông và vũ trụ quan của quốc gia phương Đông là nông nghiệp nên người dân chỉ sản xuất nhỏ, kinh tế tự cung tự cấp. Đất đai nhà nước đủ, công cụ thô sơ tạo ra sản phẩm đủ dùng giúp công xã nông thôn bền vững, duy trì quyền công hữu ruộng đất cho các thành viên công xã; quyền công hữu bền vững với ảnh hưởng của công xã nông thôn và nó tồn tại dai dẳng vào thời phong kiến. Ý thức cộng đồng mạnh đặt cá nhân vào trong tập thể và luôn dịch chuyển; phương Đông có tàn dư của công đồng, sở hữu công ruộng đất tồn tại đến thế kỷ XIX vẫn còn.

- Phương Tây thì chủ nghĩa cá nhân được đề cao. Giống phương Đông, phương Tây cũng xác lập nhà nước trên cơ sở tư hữu, công hữu bị thủ tiêu. Chế độ sở hữu ở phương Đông tồn tại hai loại hình song song: công hữu - tư hữu đấu tranh với nhau (tư hữu có lấn lướt). Phương Đông luôn bị rối loạn chính trị có tính chu kỳ. Mỗi triều đại khi lên cầm quyền phải xác lập ngay chế độ ruộng đất; triều đại suy yếu thì các quý tộc, địa chủ nổi lên lợi dụng ruộng đất được cấp thì chiếm thành của riêng... nó luôn diễn ra suốt thời trung đại.

- Nhà nước phương Đông dựa vào địa chủ phong kiến làm chỗ dựa, về sau luôn có mâu thuẫn => đấu tranh giai cấp gắn với ruộng đất, sở hữu phong kiến. Xu hướng nhà nước là của địa chủ, dựa vào chủ đất. Trung ương khống chế bọn chủ đất, ngăn chặn bọn quý tộc cát cứ. Bên dưới luôn theo xu hướng tăng cường quyền lực của địa phương (trung ương liên hệ với địa phương yếu => cát cứ diễn ra), cướp ngôi, cát cứ, nội chiến => rối loạn chính trị có tính chu kỳ.

- Nhà nước phương Đông không chiếm hẳn ruộng đất mà chia cho chủ đất. Vua chia thành từng khoảnh nhỏ, những khoảnh đất này thì tách ra (không liền nhau) nhằm mục đích giảm khả năng đấu tranh của địa chủ với trung ương, khống chế các địa phương; chính sách đó gọi là thực ấp (đất công xã ban cho quý tộc để chúng ăn thuế). Nhà nước không chiếm hữu nhưng ban cấp cho bọn quý tộc để chúng bóp nặng tô thuế nuôi sống gia đình (đất phong có điều kiện). Đất phong cho quý tộc, địa chủ để họ hưởng tô thuế nhưng khi không còn đương chức thì phải trả lại ruộng đất cho Vua. Điểm khác: nông dân được phong kèm theo ruộng đất cho bọn quý tộc; nông dân là thần dân của Vua (hộ tịch, pháp lý). Ở phương Đông, đất phong không phải là đơn vị hành chính; chính sách của nhà nước về vấn đề ruộng đất đảm bảo: (1) bảo vệ ruộng công, nông dân và (2) khống chế bên dưới. Phương Tây thì thái ấp được Vua chia liền các khoảnh, dẫn tới hình thành lãnh địa phong kiến và lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính, điều này giải thích vì sao ở phương Tây có phong kiến phân quyền. Tập quyền ở Tây Âu xuất hiện vào thế kỷ XIV - XV; thời kỳ từ thế kỷ V - XIV là thời kỳ "vua lười", đất ít và Vua rất nghèo (nghèo hơn lãnh chúa), bị bất khả xâm phạm (đại diện của Vua muốn vào đất lãnh chúa phải xin phép lãnh chúa). Thời Carolingiens, Thừa tướng có toàn quyền về chính trị dù ông chỉ nắm quân sự (thái ấp lớn nhất, đất đai lớn nhất).

- Phương Đông nhà nước đảm bảo nguồn thu nhập là tô thuế, lao dịch cho nhà nước; duy trì cho nông dân sống được, chế độ ruộng đất được thực hiện đảm bảo tô thuế cho nhà nước nên phương Dông ổn định. Ở Lưỡng Hà, Tể tướng phụ trách phần triều chính, tô thuế (định mức tô thuế, binh dịch và lao dịch). Quân đội phương Đông thì nông dân đi lính, sĩ quan là bọn quý tộc. Nông dân có ruộng đất ổn định tạo nên xã hội ổn định (chính sách an dân của xã hội Trung Quốc cổ đại). Ở Ấn Độ đất phong cho quý tộc có điều kiện chặt chẽ (người được phong phải trung thành với Vua, nuôi binh lính, huấn luyện, chi phí quân sự cho quân lính) nên ngân sách của Vua đỡ tốn (quý tộc được phong có quyền với đất phong: chi phí ruộng đất, binh lính => tự lo hết, nhà nước đỡ lo). Phương Đông quý tộc là chỉ huy quân sự; tầng lớp Kshatriya của chế độ Varna được cha truyền con nối (Ấn Độ là chức tước, ruộng đất đi kèm nhau) và điều này giải thích tại sao xã hội Ấn Độ khác Trung Quốc: chia cắt đất đai luôn diễn ra, kinh tế tự cung tự cấp trong công xã nông thôn đóng kín. Nhà nước phương Đông ra đời sớm, cơ sở chưa ổn định nên thiếu liên kết kinh tế thống nhất, chưa hình thành và chưa thống nhất quốc gia vững chắc. Kinh tế tự cung tự cấp làm mầm móng cát cứ chưa bao giờ loại trừ hoàn toàn, khủng hoảng chính trị có tính chu kỳ: phương Đông thống nhất dựa vào trung ương. Nhà nước phương Đông tạo ra sự thống nhất cao về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh có vai trò quan trọng tạo nên thống nhất quốc gia.

- Nhà nước phương Đông ra đời sớm, cơ sở kinh tế chưa ổn định nên vai trò của phương Đông là thống nhất về mặt văn hóa và ta dùng phương pháp lịch sử văn minh để tiếp cận lịch sử thế giới thì thấy rằng văn minh chỉ chú trọng lĩnh vực tinh thần nhất là vấn đề con người. Ở phương Tây các quốc gia cổ đại vào thiên niên kỷ II TCN đã hình thành văn minh đầu tiên là văn minh Crete - Mycenne, văn minh này trải qua thời kỳ đồ đồng (đồ đồng, đồng thau) và đồ đồng dùng trong sản xuất nhiều hơn; phương Đông cũng có dùng đồ đồng và dùng nhiều nhất trong sản xuất (công cụ sản xuất: lưỡi cày đồng, vũ khí, giáo, lao...), làm minh khí (đồ chôn theo người chết), trong tôn giáo (vũ trụ quan: trọng quá khứ, thế giới bên kia). Phương Tây nhanh hơn phương Đông là thời kỳ đồ đồng ngắn (lưỡi cày đồng không có tác dụng trên đất đai phương Tây vốn khô cằn) và chuyển sang đồ sắt sớm hơn phương Đông, phương Đông đến thời đồ sắt muộn hơn: thế kỷ IV - III TCN. Việc xuất hiện đồ sắt tao sự đột biến quan trọng. Trung quốc thời Hạ, Thương và Chu mặc dù có Nhà nước nhưng chưa có tư hữu; Trung quốc xuất hiện tư hữu muộn (thời Xuân Thu - Chiến Quốc xuất hiện: mua bán ruộng đất), lúc đó đã dần xuất hiện chế độ ruộng đất phong kiến. Phương Tây sắt xuất hiện sớm và được nhà nước khuyến khích. Phương Đông đất công rất hạn chế (có ít nhiều đất công nhưng không thủ tiêu hoàn toàn), không có đất tư; Nhà nước có ít đất công nên ít xâm nhập vào đất tư. Ở phương Tây, người Hy Lạp đảm bảo quyền tư hữu của người dân (do có tư hữu sớm); La Mã thì các binh đoàn đi xâm lược đất khác đã chiếm hữu, định giá đất (mua bán) nên về sau người Germain bị lây nhiễm tính "mua bán" của họ (tư hữu), điều đó phá vỡ gần hết tàn tích thị tộc bộ lạc. Bộ Dân luật của La Mã, các bộ luật của Hy Lạp khẳng định quyền tư hữu là thiên liêng và được chú trọng (quyền lợi cá nhân được coi trọng), phù hợp với xã hội (địa chủ giàu có, dân tự do).

Chế độ chiếm hữu nô lệ là điển hình ở Hy lạp, La Mã (hình thức là đại điền trang) nhưng không phổ biến vì gắn với chiến tranh; về sau chế độ điền tranh tan rã dẫn tới lập chế độ lệ nông (colonus): chia nhỏ ra cho nô lệ canh tác. Cách tổ chức của sản xuất phương Tây có 2 dạng thức tổ chức sản xuất: (1) sản xuất nhỏ cá thể dựa trên sản xuất thủ công; (2) sản xuất lớn là đông đảo nô lệ, sản xuất tập trung đại trà và luôn bị chủ nô khống chế. Sản xuất nhỏ ở phương Tây mang tính chất kinh tế hàng hóa, tạo cho sản xuất hàng hóa phát triển, liên hệ kinh tế với khu vực trong quốc gia và là bước tiến lớn so với công xã nguyên thủy: sản xuất ra lượng sản phẩm lớn, tạo xã hội ổn định. Nhà nước hình thành trên cơ sở tư hữu lấn át công hữu; nó phát triển lên đỉnh cao và là bước phát triển mới, được pháp luật bảo vệ.

2. Pháp luật:

- Ở phương Đông, pháp luật tồn tại mờ nhạt (giai cấp không tách rời quyền lợi, nghĩa vụ), quân chủ Lý - Trần hình thức pháp luật là hình sự - Vua là luật pháp. Công - thương nghiệp phương Đông xuất hiện sớm và dần tách khỏi nông nghiệp; thành thị ra đời sớm là trung tâm thủ công nghiệp, công - thương nghiệp, nhưng ở phương Đông thì thành thị chính là trung tâm quân sự, tôn giáo, chính trị, sau mới là công - thương nghiệp.

- Nhà nước phương Đông độc quyền sản xuất, thương mại và kinh doanh vì đó là những ngành chủ chốt (khai mỏ, đúc tiền, chế tạo vũ khí), khống chế thương nhân, hạn chế công thương nghiệp và đó là chính sách trọng nông - khinh thương : (1) ở phương Đông nhà nước khống chế cư dân bằng ruộng đất; không cho kinh tế công thương phát triển và đã hạn chế nó (vì nó là kinh tế tự do, nhà nước không kiểm soát được); (2) các ngành nghề gắn với kinh tế hàng hóa là phá hoại cơ sở sản xuất nông nghiệp. Ở phương Tây, phát triển công thương nghiệp không mâu thuẫn với cơ sở xã hội; phương Đông dựa trên ruộng đất, công thương nghiệp phát triển có hại cho sự tồn tại của xã hội nên cấm đoán.

3. Kết cấu xã hội:

- Phương Tây có 2 giai cấp là dân tự do (quý tộc - chủ nô, tăng lữ, chủ sở hữu nhỏ) và nô lệ. Dân tự do có quyền công dân, có quyền sinh hoạt chính trị và được pháp luật bảo vệ. Trong dân tự do có một bộ phận không có quyền công dân (kiều dân Metec, người không thuộc các bộ lạc chính thống). Nô lệ không có quyền tự do thân thể, không có nhân quyền. Để bảo đảm sức lao động thì chủ nô không giết nô lệ. Dân tự do khác nhau về tài sản, địa vị xã hội (bầu cử căn cứ vào tài sản). Trong dân tự do có tầng lớp bình dân (làm đủ nghề, có quyền công dân) nhưng nó phá rối đòi cải cách để bảo vệ quyền lợi => nhà nước ra những cải cách thực chất để nuôi nó. Marx nhận xét: "giai cấp vô sản hiện đại nuôi sống xã hội, nhưng thời cổ đại thì nhà nước nuôi sống vô sản lưu manh". Các mô hình nhà nước Hy Lạp rõ nhất ở Sparte và Athens; Athens dân chủ nhưng đối nội rất tàn bạo. Sparte nô lệ là của chung (nô lệ có tài sản), không có tư hữu. Xã hội phương Đông - phương Tây bất bình đẳng, phân hóa giai cấp sâu sắc, tuy nhiên có ngoại lệ. Nô lệ phương Tây không có địa vị xã hội, không có quyền nhưng là bộ phận đông đảo, lao động chính nuôi sống xã hội. Athens là thương nghiệp, nô lệ làm việc trong điền trang, bếp núc (Athens bắt người Cid làm nô lệ, cho làm cảnh sát - ăn lương nhà nước (cảnh sát bị coi khinh), rất mẫn cáng), nô lệ thường là tù binh (người đồng tộc bị luật cấm bắt làm nô lệ), về sau thời cận đại chế độ nô lệ lại bị coi là vết nhơ của nhân loại. Chế độ nô lệ ra đời là bước tiến lớn, trong xã hội như vậy thì phân chia lao động là hợp lý, đúng quy luật và nếu chế độ này không cần thiết thì xã hội Hy - La khó có thể tồn tại được. Sử gia tư sản cho rằng, nô lệ ra đời là sai lầm của lịch sử nhưng sử học marxid phản bác lại và cho rằng, chế độ nô lệ là bước tiến lớn của lịch sử, là tất yếu và phù hợp với thời điểm lúc đó ở Hy Lạp - La Mã. Lịch sử tiến bộ được phải trải qua nhiều giai đoạn, cái giá phải trả là rất đắt.

- Phương Đông có 3 nhóm giai cấp: quý tộc - quan lại, dân tự do, nô lệ. Quý tộc phương Đông bao gồm tăng lữ, quý tộc thế tục và địa chủ lớn giàu có. Nô lệ phương Đông theo kiểu gia trưởng (không phát triển thành điển hình), số lượng ít hơn dân tự do và địa chủ sử dụng nữ nô là nhiều. Đa số nô lệ đều trong sử dụng trong sản xuất mà dùng nô lệ làm gia nhân, quan hệ nô lệ - địa chủ không đối kháng như ở phương Tây. Giai đoạn đầu có tồn tại quan hệ sản xuất nô lệ nhưng rất mờ nhạt ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc và nô lệ đến thời phong kiến thì bị tàn lụi, biến đổi khác. Thời Lý - Trần nông nô, nô tỳ chiếm đông đảo (nô tỳ có công được ban thưởng), nô lệ được truyền cho con cháu. Điền trang là thuộc gia nhân do địa chủ quản lý (không đối kháng). Thiết chế xã hội cũng vậy, dân tự do đóng vai trò chủ đạo. Cơ sở nhà nước phương Đông chú ý dân tự do và họ tiến hành chính sách chính trị - chính sách an dân (dân tồn tại được, sống được và ổn định xã hội); Trung quốc là ban điền, chiếm điền và quân điền; ruộng đất được chia cho dân tự do. Phương Đông cũng là nơi tạo ra các thành tựu văn minh, văn minh tạo cơ sở phát triển văn minh nhân loại.

- Chữ viết được phát minh đầu tiên là ký hiệu (tượng hình, biểu ý và ghi âm) mục đích là công cụ chuyên chở thông tin, truyền qua các thế hệ, nơi cư trú, đặc biệt là giao dịch; chữ viết là phát minh lớn của nhân loại. Về quy luật, nhà nước ra đời luôn phải có chữ viết - có chữ viết mới là văn minh. Nhà nước là vấn đề lớn, là tiêu chí quan trọng nảy sinh văn minh. Văn hóa đạt ở trình độ phát triển nhất định mới tạo điều kiện hình thành văn minh.

- Về bản chất, nhà nước là công cụ bạo lực của giai cấp thống trị, bảo vệ sự thống trị và đàn áp giai cấp bị trị. Nhà nước là cơ quan quyền lực, bạo lực và là đại diện cho giai cấp thống trị. Ngoài đàn áp, nhà nước là nơi để xây dựng, tổ chức sản xuất nông nghiệp phát triển. Marx nói: phương Tây nông nghiệp được mùa là do thời tiết tốt hay xấu, phương Đông được mùa hay không là do vương triều tốt hay xấu. Ngoài tổ chức giai cấp, nhà nước còn đại biểu cho các tầng lớp khác trong xã hội, là cơ quan có quyền lực để bảo vệ quyền lợi lãnh thổ. Hình thức nhà nước phương Tây là nhà nước cộng hòa, dân chủ chủ nô (rất dân chủ, kinh tế hàng hóa phát triển), nhân dân rất quan tâm đến luật pháp, chính trị, cơ chế chính sách thể hiện xã hội dân chủ hóa. Họ bầu ra cơ quan nhà nước, theo phổ thông đầu phiếu. Phiếu cao nhất là phiếu của chủ nô co nhiều tài sản, có địa vị cao và là đại diện cho quyền lợi của giới chủ nô lúc đó. Phương Đông - phương Tây phụ nữ không được tham gia chính trị, kinh tế, xã hội (không cho bầu cử, mãi đến thế kỷ XX mới cho bầu cử; không cho bầu cử vì lý do phụ nữ là giống khác). Phương Tây tổ chức chính trị theo đầu phiếu phổ thông, nhiệm kỳ 1 năm nên không có sự chuyên quyền (tập trung quyền vào tay 1 người). Luật bầu cử quy định sẽ có vận động bầu cử: người muốn được bầu vào chức vụ cao thì họ phải có tài sản nhiều, có tài (nhất là diễn thuyết). Athens quy định người làm luật phải chịu trách nhiệm với những đạo luật mình đưa ra (dự luật của Ephialtès).

- Nhà nước phương Đông có hình thức là quân chủ chuyên chế do Vua đứng đầu, nắm nhiều quyền lực. Vua đứng đầu bộ máy nhà nước, đứng trên pháp luật, có thế tục và được thần thánh hóa (tượng trưng thần quyền): Ai Cập là Pharaoh, Trung Quốc là Thiên tử, Nhật Bản là Thiên hoàng... cha truyền con nối; Vua có đa thê. Ngoài đàn áp, nhà nước phương Đông phải cứu trợ nhân dân trong hoàn cảnh nào đó để tạo ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân (nhà nước - nông dân có quyền lợi gắn chặt, ràng buộc nhau). Chính sách quan trọng là điều chỉnh quan hệ xã hội: chia ruộng đất cho nông dân, làm chức năng quân sự, đối ngoại, đàn áp nông dân và các phe phái. Đối ngoại thì chống ngoại xâm, bảo vệ quyền lợi dân tộc, nhân dân và giai cấp. Quốc gia không chỉ xâm lược nước khác mà còn bị nước khác xâm lược trở lại; lãnh thổ, cư dân biến động mang tính quy luật (hợp - tan chi phối lẫn nhau). Quốc gia - dân tộc không là bất biến, tính ổn định của nó là tương đối; đấu tranh dân tộc thực chất là đấu tranh giai cấp. Nhà nước còn có chức năng quan tâm phát triển xã hội với tư tưởng thống trị (chú trọng học tập, đào tạo, tuyển chọn nhân tài, bảo trợ văn nghệ sĩ để phát triển văn hóa) vậy phương Đông dân chủ hơn phương Tây rất nhiều về văn hóa; tôn giáo chi phối vào việc thống nhất quốc gia ở phương Đông. Ấn Độ có chia cắt nên không diễn ra tình trạng trộm cắp (Phật giáo giúp làm điều thiện), ổn định và công bằng xã hội. Đại Việt vào thời Lý - Trần là có tổ chức Tam giáo: Phật giáo xây dựng xã hội, Nho giáo xây dựng học thức - quan lại, Đạo giáo xây dựng tâm linh - cúng bái => thừa nhận 3 tôn giáo (là đặc điểm của Đông Nam Á, trung tâm tạo ra văn hóa dân tộc góp phần hình thành xã hội ổn định). Tôn giáo có vai trò quan trong hình thành các quốc gia phương Đông cổ - trung đại; văn hóa gắn với tôn giáo, tôn giáo là cảm hứng của nghệ thuật.

4. Chế độ ruộng đất

Theo quy luật chung thì chế độ phong kiến đã xác lập hệ thống ruộng đất, quan hệ sản xuất phong kiến, nhà nước phong kiến và xã hội phong kiến thì nó là chế độ phong kiến (hình thái kinh tế - xã hội). Ở phương Đông quy luật chung không được áp dụng cụ thể, chỉ áp dụng theo quy luật đặc thù. Phương Đông vào thiết chế nhà nước lúc không có tư hữu (Trung Quốc không có tư hữu, mãi đến thời Đông Chu mới có trong khi Trung Quốc đã sang thời văn minh từ lâu đời). Thời Thương, Vua Trung quốc phân phong ruộng đất kèm chức tước dẫn tới hình thành thái ấp, và phong kiến đã hình thành, nhưng nó vẫn chưa phải hình thái kinh tế - xã hội lúc đó mà chỉ là chế độ kinh tế - xã hội dựa trên quan hệ huyết thống (chế độ Tông pháp). Chế độ phong kiến hình thành trên sở hữu ruộng đất phong kiến (ruộng đất tư) và quan hệ sản xuất phong kiến (địa chủ - nông dân), tá điền làm thuê. Đầu thời Chiến Quốc có mua bán ruộng tư, hình thành giai cấp dẫn tới hình thành quan hệ sản xuất phong kiến. Mầm mống ruộng công có từ thời cổ đại, đó là tỉnh điền (chia ruộng đất ra cho dân sử dụng để thu thuế, không sở hữu; 3 năm chia lại 1 lần và riêng phần ruộng trung tâm (100 ha) không ai chiếm hữu, được làm chung). Sau khi đồ sắt ra đời thì kinh tế phát triển, chế độ này bị phân hóa và biến đổi. Các nước đầu tiên là Trịnh, Tấn vào năm 594 TCN ban hành Biến pháp để thay đổi chính sách cho phù hợp sản xuất (lúc này tư hữu xuất hiện), đỉnh cao là cải cách của Thương Ưởng (359 - 350 TCN) ở Tần. Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của chế độ tư hữu, điều đó làm Tần hùng cường lên (đúng quy luật lịch sử). Thời công xã nguyên thủy, đất đai là sở hữu chung vì trên thực tế, các bộ lạc đều có ranh giới nhất định (du canh du cư) và làng là đơn vị hành chính cơ bản nhất; làng dựng trên nền của công xã thị tộc. Cư trú của thị tộc là bám lấy nguồn nước. Công xã nguyên thủy là công hữu ruộng đất; nhà nước tước đi ruộng công (quyền công hữu của công xã) của nhân dân và phân chia lại trong phạm vị công xã. Nhân dân bầu ra Ban tự quản, chia đất thành 2 phần là đất công (lao động chung, nộp sản phẩm cho nhà nước); còn đất tốt thì chia thành nhiều phần cấp cho nhân dân canh tác; đất công thì mọi người được hưởng, 3 năm chia lại 1 lần. Nông dân sử dụng nó với các phương tiện cá nhân và nộp 1 phần sản phẩm cho nhà nước dưới dạng địa tô. Mức tô phương Đông thường nặng: 10 - 40% (thực chất là ruộng công). Nông dân thời Xuân Thu không có bán ruộng đất (không có tư hữu) và cuối thời Xuân Thu bắt đầu có tư hữu (khai hoang, thế tập, phong cấp) nên xã hội Xuân Thu - Chiến Quốc có nội chiến giữa hai xu hướng: tư hữu - công hữu. Vua Chu muốn thực hiện ruộng đất công, nhưng chư hầu muốn thực hiện ruộng tư; cuối thời Xuân Thu, ruộng tư đe dọa ruộng công, ruộng đất tập trung vào tay giai cấp thống trị, tức là phát triển cao của chế độ phong kiến (sở hữu lớn). Nông dân mất đất phải lệ thuộc vào địa chủ (chế độ phong kiến phát triển), sinh ra mâu thuẫn và chiến tranh nông dân là điều hiển nhiên xảy ra (nó là đỉnh điểm, báo hiệu sự suy tàn của triều đại và đó là quy luật của triết học cổ - trung đại).

5. Văn minh Đông Nam Á

Thời kỳ đồ đá mới chuyển sang thời kim khí, người Mongoloid phương Bắc và người Australoid phương Nam (đen, tóc xoăn, môi dày: Negrito, Vedent, Melanesiens, Papua) hợp lại tạo thành chủng tộc Mongoloid phương Nam (tiểu chủng Đông Nam Á). Từ tiểu chủng này phân thành 3 chủng mới là: Nam Á, Nam Đảo và Indonesiens. Chủng Nam Á (da vàng, sáng) có tính Mongoloid trội nên trở thành người Bách Việt cư trú ở phía Bắc Việt Nam; chủng Nam Đảo (đen xoăn) và chủng Indonesiens. Đông Nam Á có 4 ngữ hệ: Nam Á, Hán - Tạng, Thái - Kadai, Malayo - Polinesiens.

- Người Chăm thì có người Chăm cổ (thuộc chủng Indonesiens, gốc ở Phù Nam), về sau có người thuộc chủng Malayo – Polinesiens từ ngoài biển vào, sống hòa lẫn với người bản địa tạo thành hỗn chủng Chăm Indonesiens – Malayo Polinesiens. Mặc dù có hỗn chủng như thế, nhưng người Chăm vẫn có gốc là chủng Indonesiens (mạnh hơn) và nói ngữ hệ Nam Á.

- Người Khmer có gốc tích ở lưu vực sông Semun, nhưng thuộc chủng Indonesiens nói ngữ hệ Nam Á (có khi nói cả ngữ hệ Malayo – Polinesien). Khmer Việt Nam khác Khmer Campuchia ở chỗ: Khmer Campuchia chịu ảnh hưởng Australoid mạnh hơn, trong khi Khmer Việt Nam chịu ảnh hưởng Nam Á mạnh hơn.

- Một số tộc thuộc chủng Indonesiens như Sedang, Banah, Edeh, Giarai, Châu Mạ (Bình Phước, Đồng Nai) là người Indonesiens nói ngữ hệ Nam Á (mặc dù họ có gốc Nam Đảo)

- Phù Nam, Chân Lạp và Champa đều có hỗn chủng, đó là người Indonesiens bị Nam Á hóa về mặt nhân chủng (kết hợp Nam Á - Malay Đa đảo) nên mới có nhầm lẫn về vương triều, kinh đô (Chân Lạp, Phù Nam) - thể hiện kỳ thị chủng tộc trắng trợn của Pháp (Coedes từng khẳng định như vậy), về sau khoa học hiện đại sửa sai và làm tiến bộ về mọi mặt.