Lịch sử căn cứ địa Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

1. Những vấn đề chung về căn cứ địa kháng chiến

+ Chiến tranh: là sự hiện thực những mục tiêu chính trị bằng biện pháp vũ lực. Vào thế kỷ XXI thì thuật ngữ “chiến tranh” còn có nghĩa là đấu tranh toàn diện, là sự thử thách sức mạnh cao độ. Chiến tranh là hiện tượng chính trị - xã hội: nó chỉ diễn ra khi có quan hệ giai cấp đối kháng; thời nguyên thủy không có chiến tranh - ứng xử qua nội bộ, thương thảo; chiến tranh có tính lịch sử: sự tiếp tục các hoạt động chính trị, thủ đoạn chính trị của quốc gia hay nhóm nước.

Đặc trưng của chiến tranh: đấu tranh vũ trang có tổ chức và theo nguyên tắc nhất định; kết hợp các hình thức chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao (quân sự được chú trọng). Chiến tranh là sản phẩm của xã hội có giai cấp; nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn tôn giáo => gay gắt dẫn tới bùng nổ chiến tranh.

Phân loại chiến tranh:

- Theo loại hình chiến tranh: chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh cách mạng, chiến tranh phản cách mạng, chiến tranh xâm lược, chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Theo cách tiến hành chiến tranh: chiến tranh chính quy, chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân.

- Theo quy mô chiến tranh: chiến tranh thế giới, chiến tranh cục bộ, chiến tranh hạn chế (mức độ lực lượng, vũ khí tham gia)

- Theo vũ khí (phương tiện) sử dụng: chiến tranh thông thường (vũ khí nóng), chiến tranh quy ước

Kết quả chiến tranh phụ thuộc vào: số lượng, chất lượng lực lượng tham gia; tinh thần – khả năng chiến đấu của binh lính; số lượng và chất lượng vũ khí đã sử dụng; năng lực tổ chức điều hành tác chiến; sự vững mạnh của hậu phương.

Chiến tranh nhân dân: do quần chúng tiến hành vì lợi ích chung của nhân dân, do lực lượng vũ trang làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến, chính đảng công nhân. Chiến tranh nhân dân được tiến hành dưới mọi hình thức, bằng tất cả vũ khí có trong tay => chống chiến tranh xâm lược bên ngoài và ách áp bức thống trị ở bên trong (bản chất chiến tranh nhân dân). Chiến tranh nhân dân Việt Nam là đặc thù của tình hình Việt Nam, là chiến tranh do toàn dân tiến hành bằng mọi cách => đấu tranh toàn diện để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

Lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân: toàn dân đánh giặc, lực lượng vũ trang 3 thứ quân làm nòng cốt; lực lượng chính trị của quần chúng làm cơ sở để phát triển lực lượng vũ trang, tạo chỗ dựa vững chắc cho lực lượng vũ trang tiến hành hoạt động tác chiến; đồng thời lực lượng này (lực lượng chính trị) còn phối hợp với lực lượng vũ trang trong tấn công, phản công kẻ thù.

Đặc điểm của chiến tranh nhân dân là:

+ Sức mạnh chiến tranh nhân dân: sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại; đánh địch ở mọi cách, mọi phương tiện

+ Tiến hành toàn diện trên các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao…

Đặc điểm của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: sự lãnh đạo của Đảng, do quân đội tiến hành và dân tộc thống nhất.

Quan điểm của Marx – Engels về vấn đề căn cứ địa, hậu phương: căn cứ địa, hậu phương là nhân tố quan trọng quyết định đến chiến tranh cách mạng; là nơi để hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang và nó trở thành yếu tố quan trọng trong đường lối cách mạng của chiến tranh nhân dân chống xâm lược

+ Căn cứ địa: là vùng giải phóng trong vòng vây kẻ thù, là nơi để cách mạng dựa vào đó để xây dựng, tích lũy và phát triển lực lượng vũ trang về mọi mặt; tạo cơ sở vững chắc cho chính trị, kinh tế, văn hóa để cho lực lượng cách mạng lấy nơi đó (căn cứ địa) làm nơi xuất phát, mở rộng dần ra để tiến công, đánh bại kẻ thù và giải phóng đất nước. Căn cứ địa cách mạng là nơi đứng chân của lực lượng cách mạng, là chỗ dựa vững chắc để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang qua đó đẩy mạng đấu tranh vũ trang cách mạng. Trên ý nghĩa đó, người ta mặc nhiên coi căn cứ địa cách mạng chính là hậu phương cách mạng. Căn cứ địa có nhiều loại:

- Chiến khu: chính là căn cứ địa cách mạng, căn cứ địa kháng chiến được vũ trang để bảo vệ, tồn tại; là bàn đạp tấn công của các lực lượng vũ trang, chỗ dựa để phát triển lực lượng về mọi mặt (nhất là về quân sự) để phục vụ cho khởi nghĩa vũ trang. Ngoài ra, chiến khu còn được hiểu là một đơn vị hành chính ở khu vực tác chiến chiến lược; năm 1945 – 1947 thì gọi là khu.

- Căn cứ du kích: khu vực dân cư được giải phóng trong nơi tạm chiếm – nơi đang tranh chấp, là chỗ dựa cho chiến tranh du kích. Căn cứ du kích có nhiều loại: căn cứ trung ương, căn cứ địa phương, căn cứ cơ sở, căn cứ đồng bằng, căn cứ sông nước, căn cứ miền núi và căn cứ ở vùng sau lưng địch (vùng lõm căn cứ).

- Căn cứ địa phương: chính là hậu phương tại chỗ, là nơi có mối quan hệ trực tiếp ở địa phương và chiến trường; là nơi để đồng bào có nhu cầu tác chiến ở chiến trường, phục vụ nhu cầu tác chiến tại địa phương, chiến trường.

=> Căn cứ địa được hiểu là vùng tự do, vùng có phong trào du kích phát triển mạnh mẽ. Căn cứ được lập ra thì phải hội tụ các điều kiện:

- Cơ sở chính trị vững chắc

- Vũ trang toàn dân

- Đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, nuôi quân để chiến đấu.

- Địa thế hiểm trở cho tiến công – phòng ngự

Cụ thể: Trung ương Cục quản lý chiến trường B2, lúc đầu đóng ở Mã Đà – địa hình bất lợi nơi đây đã buộc Trung ương Cục tiến về Dương Minh Châu (còn gọi là chiến khu C), về sau thành lập khu liên hoàn từ Bắc Củ Chi đến vùng Mỏ Neo => công và thủ. Năm 1954, Pháp dụ ta đánh ở Điện Biên Phủ vì chúng biết căn cứ địa của ta nghèo nàn, hậu phương lại xa (Thanh – Nghệ - Tĩnh, cách Điện Biên Phủ 300 km) nên khó đáp ứng nhu cầu tiếp lương thực cho tiền tiếp. Căn cứ địa Viêt Bắc rộng lớn thế, để tồn tại thì nó phải gắn kết với trung ương – hậu phương. Pháp đánh Việt Bắc là cũng vì lý do đó.

+ Hậu phương: là lãnh thổ có cư dân của một bên tham chiến, không có hoặc có chiến sự diễn ra, tương đối an toàn và ổn định trong cuộc chiến. Hậu phương còn là nơi có điều kiện xây dựng về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa; là nơi để huy động sức người và sức của, động viên tinh thần và chính trị cho tiền tuyến => hậu phương là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của chiến tranh cách mạng. Hậu phương có nhiều loại: hậu phương quốc tế, hậu phương tại chỗ, hậu phương chiến lược…

2. Truyền thống xây dựng căn cứ địa kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử Việt Nam

Trong lịch sử nước ta, có các căn cứ như Mê Linh của Hai Bà Trưng, Cửu Chân của Bà Triệu, Dạ Trạch của Triệu Quang Phục, Lam Sơn của Lê Lợi và Thanh – Nghệ - Tĩnh của phong trào Cần Vương. Tuy nhiên công bằng mà nói thì các căn cứ địa trên xây dựng thành công; riêng Cần vương thất bại. Lý do của việc này là: địa thế hiểm trở, lòng dân (điểm giống). Điểm khác là về kẻ thù: các phong trào trước thì kẻ thù cùng trình độ phát triển => đánh một lần là tan tác; còn ở Cần Vương thì đối phó với kẻ thù có trình độ và phương thức sản xuất cao hơn hẳn => không giành được thắng lợi. Tóm lại, xây dựng căn cứ địa truyền thống chủ yếu dựa vào địa hình, lòng dân. Khi khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, nghĩa quân rút về Truông Mít để bảo toàn lực lượng, từ đó tiến tới xây dựng căn cứ địa vững chắc: Bắc Sơn, Võ Nhai, Cao Bằng…

Thời kháng Pháp thì có các căn cứ như Gò Công của Trương Định, Giao Long (Bình Thuận) của Trương Quyền; Đồng Tháp Mười (Sa Đéc, Kiến Phong, một phần Tân An, một phần Tiền Giang) của Võ Duy Dương. Khi Đảng ra đời thì Bác Hồ chỉ đạo xây dựng các căn cứ địa, đầu tiên là Bắc Sơn – Võ Nhai, Cao Bằng, chiến khu Trần Hưng Đạo…

+ Nguyên tắc xây dựng căn cứ địa:

- Thiên thời: thời cơ (dân không chịu nổi sự thống trị của đế quốc – phong kiến; chính quốc bị lục đục)

- Địa lợi: địa thế hiểm trở, có uy thế và nghĩa quân mạnh mẽ, có nền tảng và tiếng vang (Lam Sơn có địa hình hiểm trở, Lê Lợi có uy thế lớn trong vùng); là nền tảng kinh tế để phát triển lực lượng khi khởi nghĩa, thuận lợi để phát triển lực lượng và gây khó khăn cho địch khi chúng đến phản công, đàn áp.

- Nhân hòa: nhân dân đồng thuận và ủng hộ, tạo điều kiện để huy động lực lượng khởi nghĩa

3. Quan điểm của Đảng về xây dựng căn cứ địa kháng chiến trong kháng chiến chống Pháp – Mỹ

Quan điểm của Đảng về xây dựng căn cứ địa: dựa theo truyền thống xây dựng của dân tộc ta, nước nhỏ chống nước lớn mạnh hơn và thế - lực ta lúc đó chưa có, ta còn nghèo nàn – xây dựng căn cứ địa là điều tất yếu.

Quan điểm chính của Đảng về xây dựng căn cứ địa:

- Có “đất căn bản” gắn liền với sở trường của mình, tạo chỗ dựa để phát triển dần thế và lực, tiến tới đánh bại địch và giành độc lập

- Có hậu phương vững chắc (theo Lenine: “tiến hành chiến tranh thực sự là có tổ chức hậu phương vững chắc”). Hậu phương cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến; căn cứ địa chính là hậu phương tại chỗ.

Vận dụng: căn cứ địa là hình thức của hậu phương trong chiến tranh. Do đất nước bị chiếm nên không có hậu phương rộng lớn; hậu phương chính là căn cứ địa rộng lớn bao gồm hàng nghìn căn cứ địa mọc xen lẫn với nhau theo thế “da báo”, “cài răng lược”. Kẻ thù cũng bắt chước ta lập căn cứ địa: Chu Lai, Đà Nẵng, Biên Hòa, Đồng Dù… Thời kháng Pháp, Navarre đánh một trận lớn ở Việt Bắc để cắt đứt liên lạc tiền tuyến – hậu phương nhưng thất bại. Thời kháng Mỹ, biết chỗ yếu nhất của mình là nông thôn (ban ngày cho địch kiểm soát, ban đêm là ta kiểm soát – thu thuế), Mỹ - ngụy tăng cường chiến tranh để giành lấy nơi xung yếu này. Địch chỉ có thể kiểm soát ở đô thị, căn cứ quân sự lớn.

Quan điểm của Đảng về vấn đề căn cứ địa:

- Điều kiện địa lý nhỏ, thế và lực còn yếu và luôn bị địch bao vây; xây dựng các căn cứ địa liên kết với nhau tạo thành hậu phương vững chắc, hỗ trợ hoạt động tác chiến của tiền tuyến.

- Vùng giải phóng xuất hiện trong vòng vây địch.

- Căn cứ để tích lũy, phát triển lực lượng về mọi mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa… Căn cứ địa là nơi kiên cố, phòng thủ nhiều lớp để chống địch càn quét. Ở căn cứ Dương Minh Châu, địch tổ chức cuộc càn Junction City đánh vào căn cứ. Quân ta vừa chiến đấu, vừa chuyển nơi tác chiến rất linh hoạt (có lúc sang Campuchia) nên giành thắng lợi.

4. Chiến trường Nam Bộ và sự hình thành, phát triển căn cứ địa kháng chiến trong kháng chiến chống Pháp – Mỹ

Chiến trường Nam Bộ 1945 – 1975, chính là nơi đọ sức hai bên trong chiến tranh Việt Nam. Vùng Trung Bộ thì trở thành vùng tự do liên khu V do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân, Bộ Chính trị quản lý và chỉ đạo. Khu B2 (chiến trường B2 từ Bình Thuận – Cà Mau) do là xa xôi nên Đảng chuyển giao quyền quản lý cho Trung ương Cục miền Nam; quân đội nhân dân miền Nam => Quân Giải phóng miền Nam (Bộ Chỉ huy Miền chỉ đạo).

4.1. Về phía địch:

Sau Điện Biên Phủ ít lâu, ngày 13/7/1954 Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, thành lập Việt Nam Cộng hòa (10/1956) và tổ chức ra các quân khu (mục đích là chiếm lấy nông thôn – nơi trọng yếu nhất). Năm 1961 thì quân khu đổi thành vùng chiến thuật: 13/4/1961 là 3 vùng chiến thuật; 8/12/1963 là 4 vùng chiến thuật. Năm 1970 Nguyễn Văn Thiệu tổ chức lại thành các tiểu khu cho phù hợp tình hình chiến tranh. Cụ thể 4 vùng chiến thuật là:

- Vùng chiến thuật 1 gồm 4 tỉnh là Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Tín, Quảng Ngãi; 1 đặc khu là Đà Nẵng.

- Vùng chiến thuật 2 gồm 12 tỉnh là: Bình Định, Phú Yên, Darlac, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Quảng Đức, Lâm Đồng, và thị xã Cam Ranh, Kon Tum, Pleiku

- Vùng chiến thuật 3 gồm 9 tỉnh là Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An, Phước Long, Bình Long, Bình Dương, Bình Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, Biên Hòa và thị xã Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Vùng chiến thuật 4 gồm 16 tỉnh là: Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Kiến Hòa, Kiến Phong, Châu Đốc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Kiên Giang, Sa Đéc, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên.

Tổ chức quân sự của địch ở các vùng chiến thuật:

+ Vùng chiến thuật

+ Khu chiến thuật (tỉnh)

+ Chi khu (quận)

Lực lượng quân địch:

- Thời kỳ 1961 – 1965, lực lượng lúc đầu có 4 sư đoàn (2, 5, 7, 9) trong tổng số 9 sư đoàn ở Nam Bộ, 100% lực lượng dự bị đặc biệt (2 lữ đoàn dù) ở Nam Bộ.

- Cuối năm 1969, quân địch có 3 sư đoàn chủ lực Sài Gòn, 4 lữ đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ.

Năm 1970, tổng thống Sài Gòn là Thiệu ra sắc lệnh 1/70/71 đổi vùng chiến thuật lại thành quân khu; đồng thời xin viện trợ của Mỹ để củng cố quân đội. Lực lượng địch từ 1968 – 1969 tăng vọt từ 52 – 63,9 vạn, 1972 là 60,3 vạn; thực hiện quyết sách “bình định” vùng giải phóng (huy động 70% lực lượng vào “bình định”).

4.2. Về phía ta

Trước tình hình địch thay đổi một chiến lược mới mạnh hơn, dùng lực lượng lớn và trang thiết bị cực mạnh để đánh gãy “xương sống Việt cộng”, cách mạng Việt Nam đã thay đổi cách tổ chức chiến trường. Theo đó, ta tổ chức chiến trường theo kiểu “vùng chiến trường”, phạm vi rộng lớn và lan rộng ra nhiều tỉnh thành:

- Chiến trường B1: gồm 5 tỉnh là Quảng Nam, Quảng Tín, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; thành lập năm 1964.

- Chiến trường B2: gồm 28 tỉnh, phạm vi ở cực nam Trung Bộ và cả vùng Nam Bộ, nơi có nhiều căn cứ địa liên hoàn như Dương Minh Châu, chiến khu D, chiến khu Minh Đạm…

- Chiến trường B3: thành lập tháng 10/1964 gồm các tỉnh ở Tây Nguyên, nhiệm vụ là kéo lực lượng địch về Tây Nguyên là nơi có lợi cho ta để tiêu diệt.

- Chiến trường B4: thành lập năm 1966 ở vùng Trị - Thiên.

- Chiến trường B5: thành lập giữa năm 1972 ở vùng Bắc Quảng Trị, là chiến trường đặc biệt và dùng để kéo chủ lực địch ra Bắc Trung Bộ (cản chúng tập trung về bao vây Sài Gòn) để tiêu diệt.

Trong phạm vi mục này, chúng tôi nghiên cứu tập trung ở chiến trường B2. Ở B2 (được biết với mật danh “Ông Cụ”, “B”), Trung ương Đảng chia thành 5 quân khu:

+ Quân khu 7 (mật danh T1): gồm 8 tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu, Long Khánh, Biên Hòa, Bình Dương, Bình Phước, Bình Long và Phước Thành.

+ Quân khu 8 (mật danh T2): gồm 8 tỉnh là Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Bến Tre, Kiến Phong.

+ Quân khu 9 (mật danh T3): gồm 7 tỉnh là Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau, Hà Tiên.

+ Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn (mật danh T4): gồm thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn; các quận nội thành như Bình Tân, Tân Bình, Bà Chiểu, Tân Định, Dĩ An, Gò Vấp, Hóc Môn, Củ Chi.

+ Quân khu 10: gồm Bình Long, Phước Long (giáp khu 6), tồn tại không ổn định. Mặc dù thế, nó lại rất quan trọng: là đoạn cuối của đường Hồ Chí Minh (đường Hồ Chí Minh dừng lại tại Bù Gia Mập – Bình Phước), nối sự chi viện của hậu phương miền Bắc đến cách mạng miền Nam.

Ban lãnh đạo của Chiến trường B2:

+ Trung ương Cục miền Nam (thành lập ngày 1/10/1961 thay Xứ ủy Nam Bộ bị giải thể).

+ Ban Quân sự Miền (Ban Chỉ huy quân sự Miền, Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) là cơ quan tác chiến chiến lược, tổ chức quân chủ lực mạnh.

+ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Xuống các quân khu thì có tổ chức riêng:

+ Khu ủy: lãnh đạo về Đảng

+ Bộ Tư lệnh quân khu: chỉ huy chiến trường

+ Tỉnh ủy, Ban chỉ huy quân sự tỉnh (lãnh đạo quân sự ở tỉnh)

+ Huyện ủy, Huyện đội

+ Xã ủy, Xã đội (du kích).

Lực lượng vũ trang thời đó (1961) chỉ có 4 sư đoàn với gần 30 vạn quân. Lúc cao nhất, ta tổ chức thành Quân đoàn 4 (sư đoàn 5, 7, 9) đứng chân ở vùng Đông Nam Bộ

Căn cứ địa trong chiến tranh liên quan đến hậu phương, vì khi tổ chức chiến trường thì ta cần phải có hậu phương; không có hậu phương (lương thực, trang thiết bị) thì sẽ không có chiến lược gì để chu cấp, sản xuất đủ cho tiền tuyến. Hậu phương quyết định thành bại của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam; ta có hậu phương miền Bắc và tuyến Hồ Chí Minh (dài 2000 km, Mỹ không cắt đứt được) vững chắc như “mạch máu” nuôi dưỡng lực lượng vũ trang miền Nam. Hàng viện trợ miền Bắc, khi vào miền Nam ở Bù Gia Mập thì nó được lực lượng tại chỗ ở căn cứ địa tiếp nhận và chuyển dần xuống các căn cứ địa miền Nam, nuôi dưỡng quân dân cách mạng miền Nam từ khu 6 – khu 9. Căn cứ địa chính là hậu phương tại chỗ. Khi chiến tranh diễn ra, do tính chất cuộc chiến và tương quan lực lượng hai bên mà có lúc thay đổi quy mô căn cứ địa (lúc to, lúc nhỏ).

Thời kháng Mỹ, lực lượng vũ trang được tổ chức thành trung đoàn, tiểu đoàn, trung đội (huyện) và nhiều lực lượng khác đứng chân ở Nam Bộ. Muốn đánh lớn thì ta phải mở nơi đứng chân càng rộng; do đó ta đã mở rộng các căn cứ địa thành hệ thống các căn cứ liên hoàn với phân cấp đầu tiên là Miền, Tỉnh (Tỉnh ủy). Căn cứ địa có nơi rất lớn như U Minh, Đồng Tháp Mười (như An toàn khu – địch không bén mảng được). Các căn cứ địa lớn như Dương Minh Châu (vùng Trà Vong, Bà Đen), chiến khu D trở thành vùng kiểm soát của Việt cộng. Năm 1973 – 1975, Trung ương Cục và Mặt trận Bắc Tây Ninh, Bộ tư lệnh chính phủ lâm thời liên tục di chuyển để tránh bị địch càn quét.

Nơi đứng chân của các cơ quan chỉ huy qua các thời kỳ:

+ Kháng Pháp: cơ quan chỉ huy Nam Bộ đứng chân ở Campuchia vì lý do an toàn. Về sau, nó trở nên bất lợi vì cơ quan ở xa, khó tiếp cận nguồn chi viện ngoài Bắc vào; nên cơ quan lãnh đạo buộc phải dời về Bắc Tây Ninh, đứng chân ở Bù Gia Mập để tiện tiếp hàng chuyển vận và thông suốt

4.3. Các giai đoạn phát triển của căn cứ địa ở Miền Nam

4.3.1. Giai đoạn 1954 – 1960

Theo hiệp định Geneve, các lực lượng của ta phải tập kết ra Bắc; còn các lực lượng còn lại thì theo chỉ thị của Xứ ủy Nam Bộ (lúc này rút sang Phnom Penh) thì trụ lại ở các địa phương Nam Bộ. Tuy nhiên, do lúc này đang có xung đột phe phái Hòa Hảo, Cao Đài và Bình Xuyên và lực lượng vũ trang, các cán bộ chiến sĩ cách mạng đang bị quân Việt Nam Cộng hòa truy lùng ráo riết bằng các chiến dịch lớn => lực lượng cách mạng mặc dù đã trụ lại, nhưng luôn bị tổn thất nghiêm trọng, các căn cứ địa không ổn định và luôn bị địch chia cắt bằng kế hoạch dinh điền, khu trù mật.

Để tồn tại và có thể trụ vững được trên vùng đất Nam Bộ này, các lực lượng vũ trang còn trụ lại ở Nam Bộ đã tổ chức tái lập lại căn cứ địa cho địa phương. Việc tái lập các căn cứ địa này diễn ra một cách tự phát, do lực lượng tại chỗ (còn sót lại) xây dựng và khôi phục, bảo vệ căn cứ địa vừa mới tái lập. Mãi đến Nghị quyết tháng 12/1956 về tái lập căn cứ địa được Xứ ủy phê chuẩn, các căn cứ điạ đã nhanh chóng được phục hồi. Việc phục hồi các căn cứ địa nhằm các mục đích:

+ Thu hút cán bộ và nhân dân tránh sự khủng bố gắt gao của địch.

+ Tạo lực lượng hậu cần, tổ chức cho các cơ quan điều hành và bảo vệ căn cứ hoạt động.

+ Từng bước phục hồi và mở rộng chiến khu D, chiến khu Dương Minh Châu ở cuối đường Trường Sơn để thu hút hậu cần, tập trung chủ lực.

Điểm mới: kẻ thù lúc này đang mạnh, có quân sự và kỹ thuật tối tân, cực kỳ hiện đại; đảm bảo duy trì hậu phương miền Bắc trong tình trạng bị địch đánh phá dữ dội nhất => tái lập căn cứ địa thời 1956 – 1960 có những nét mới:

+ Củng cố và mở rộng chiến khu D, chiến khu Dương Minh Châu để hai nơi này trở thành trung tâm cách mạng mới của miền Nam thay thể chiến khu Đồng Tháp Mười lúc này không còn phù hợp (thế của địa hình rất khó để dàn lực lượng, xa con đường Trường Sơn và dễ bị địch phát hiện – huy động lực lượng tối tân và mạnh mẽ để phá căn cứ). Chiến khu D (khu A), chiến khu Dương Minh Châu (khu B); kết nối với khu C (Bến Cát) và khu D (Vũng Tàu), chiến khu Đồng Tháp Mười và chiến khu U Minh tạo thành một thế liên hoàn căn cứ, với Đồng Tháp Mười là đầu (sự sáng tạo lớn, tính tuyên truyền cao) – Bù Gia Mập là cuối và là nơi đoạn cuối đường tiếp viện Trường Sơn.

Ít lâu sau, khu A được chuyển sang khu B. Lý do khu A có địa hình hiểm trở (Mã Đà, Tân Uyên, Hữu Liên (gần hồ Dầu Tiếng). Đây là vùng đồng bằng áp sát dãy Trường Sơn, dễ bị địch bao vây và triệt hạ, không phải sở trường của cách mạng; tiếp tế lương thực và vũ khí khó do chưa có đường chi viện Trường Sơn. Khu B là khu truyền thống, là nơi cách mạng đã rút về Truông Mít cư trú, Nam Kỳ khởi nghĩa. Cao Đài và Hòa Hảo tuy chống cộng nhưng có một số đi theo cách mạng. Cách mạng lợi dụng giang hồ miền Đông: Hai Khánh, Ba Dương, Bảy Viễn (lực lượng tôn giáo, vũ trang mạnh; chống Pháp – Diệm), lôi kéo họ theo cách mạng; thành lập C25 Cao Đài (sau là C40; C105). Khu B xa Trung ương, nhưng có lợi thế: giáp Campuchia, khu A, 9 và 8; địa hình hiểm trở (nhiều núi đồi) và làm cầu nối với Tây Nguyên (giáp đường Trường Sơn Đông). Rút từ khu A về khu B vì gắn với 3 loại chiến trường. Để thoát khỏi thế cô lập, khu B phải liên hoàn với các căn cứ áp sát đô thị. Vùng lõm chính trị: là vùng áp sát đô thị; là vành đai đồn điền bao quanh Đồng Nai, Bến Cát, liên lạc với căn cứ Năm Căn => chuỗi liên hoàn dễ khai thác

+ Lực lượng cách mạng trong thời kỳ này có sự biến đổi lớn, nhất là ở căn cứ Dương Minh Châu. Ở Dương Minh Châu, ta lôi kéo một bộ phận lực lượng Cao Đài ly khai để thành lập chi đội C25, về sau phát triển thành C40 và tấn công địch ở các trận đánh lớn như Bến Củi, Trại Be. Đến năm 1958, Dương Minh Châu phát triển C60 thành trung đoàn C105 (8.000 quân) và Xứ ủy Nam Bộ đã dời về nơi Dương Minh Châu định đô. Các đơn vị chủ lực đang được phục hồi và đóng chân ở Đông Nam Bộ nhằm tạo thế và lực với đối phương trong chiến tranh đặc biệt.

+ Xây dựng căn cứ địa thông qua đóng góp của toàn dân. Địa phương có vai trò lớn là Xứ ủy, Khu ủy, Liên tỉnh ủy (ĐN, TNB)

+ Tổ chức quân sự gắn với tổ chức hành chính (đổi tên các địa danh theo tên địa phương để bí mật, chống địch càn vào căn cứ)

Cuối năm 1959, việc tái lập căn cứ cơ bản đã được hoàn thành trên quan điểm mới, tổ chức mới: nhận diện kẻ thù mạnh, có hỏa lực mạnh và kế hoạch tác chiến rất tinh vi và khoa học; dựa vào hậu phương miền Bắc để xây dựng căn cứ địa, biến thành hậu phương chiến lược. Vì phân tích kẻ thù chính xác (tôn trọng nhau trong tác chiến) nên phải duy trì căn cứ địa, nhưng duy trì theo hướng mới: tiếp tục củng cố hành lang căn cứ (dựa vào căn cứ địa để tồn tại). Căn cứ Đông Bắc, Tây Bắc không giống Đồng Tháp Mười và U Minh vì có đồng bằng, rừng núi; riêng chiến khu Đông Bắc giáp với hậu phương miền Bắc qua con đường Trường Sơn, kết nối với Tây Nguyên và Campuchia. Vì phân tích tình hình đúng nên có sự chỉ đạo thống nhất giữa Xứ ủy và Liên tỉnh ủy (phát triển lực lượng vũ trang) để động viên người vào đánh giặc, cứu nước.

Vì định hướng đúng nên quân ta giành thắng lợi ở Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung (9/1959), Tua Hai (1/1960) và đỉnh cao là Bến Tre (1/1960). Do đối đầu với lực lượng địch mạnh, ta đánh mạnh để tạo thế áp sát, bao vây Sài Gòn; gắn kết với hậu phương lớn phía Bắc nên đã giải phóng ¾ miền Nam. Mặc dù, địch dùng kế hoạch bài bản để đàn áp nhưng ta đã có đối sách phù hợp: tiếp tục củng cố căn cứ địa thành một hệ thống liên hoàn với những căn cứ địa chiến lược, nơi đứng chân của các cơ quan đầu não như Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam… Dựa vào thế liên hoàn này, quân ta chặn được thế tấn công của Mỹ - ngụy vào miền Tây. Khi xác lập được vị trí như vậy, vai trò của hậu phương miền Bắc được tăng lên đáng kể. Vì là căn cứ trọng điểm nên lực lượng chủ lực ta được tăng cường, địch cũng xây dựng các căn cứ địa để chống lại lực lượng ta.

4.3.2. Giai đoạn 1960 – 1968

Thất bại trong chiến lược Eisenhower, Mỹ khắc phục chiến lược bằng cách đánh vào nông thôn (quyết sách “ấp chiến lược”); đầu tư chất xám (những chuyên gia chống chiến tranh du kích) để chống lại cách mạng miền Nam. Chiêu thức gom dân của địch nhằm mục đích lấy lại nơi mà nó đã đánh mất. Mỹ - ngụy dùng ưu thế hỏa lực, kỹ thuật và địa bàn tác chiến chiến lược để đánh bại quân ta. Về phía miền Nam, thời kỳ 1962 – 1963 thì ta liên tục mất đất, mất dân; hơn nữa địch dùng chiến tranh hóa học để phong tỏa kinh tế (thiếu gạo, vũ khí nghiêm trọng). Trong Trung ương, một số cán bộ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng căn cứ địa, lực lượng cách mạng. Quan điểm xây dựng lực lượng bị phản bác trong Trung ương Cục; ta đánh du kích trong khi địch đánh bằng chủ lực Sài Gòn (tinh nhuệ, bài bản và dẻo dai; lực lượng chủ yếu trong bình định của Mỹ), đánh công khai; ta chưa có lực lượng chủ lực nên cách mạng không có các đơn vị chủ lực mạnh để đối đầu, do quân Sài Gòn mạnh và là “xương sống” của chiến lược chiến tranh đặc biệt. Mặc khác, cũng do chưa thấy tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng chủ lực nên chưa tập trung vào việc xây dựng các căn cứ địa để có thể dung chứa những lực lượng lớn (dùng lại căn cứ địa du kích). Tác chiến chủ lực là ván bài chiến lược của hai bên, 2 bên đã phải trả giá cho chính những sai lầm về chiến lược trước đây (cũng như về sau). Quân Sài Gòn có tàu chiến, trực thăng hiện đại, quân ta chưa có chủ lực (mất viện trợ) nên gặp rất nhiều khó khăn – lực lượng du kích luôn gặp thất bại khi đối đầu với quân chủ lực địch.

Rất may, do có chủ trương đúng đắn và kịp thời của Trung ương nên lực lượng cách mạng và căn cứ địa được khôi phục. Lực lượng cách mạng được khôi phục qua việc thành lập Chủ lực Miền (1961), các căn cứ của ta được liên hoàn mở rộng quanh Sài Gòn – Chợ Lớn, bám chắc vào hậu phương miền Bắc thành một khối thống nhất; đầu não kháng chiến cao nhất là Trung ương Cục – đại diện Đảng Cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Do đặc điểm của cách mạng Việt Nam là tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược trong 1 lực lượng, 1 dân tộc và 1 Đảng Cộng sản nên việc xây dựng căn cứ địa là cần thiết. Việc xây dựng căn cứ địa liên hoàn giúp hình thành nơi đứng chân rộng rãi, hậu cần tốt để phục vụ cho mục tiêu chiến lược quân sự. Do sự củng cố đó mà kết quả thu được đáng kể: đánh bại “ấp chiến lược” của địch với sức mạnh toàn dân (nòng cốt là Chủ lực Miền), giải phóng 80% vùng của dân => khi Mỹ vào chỉ còn 30 – 40%. Lực lượng chủ lực mạnh giúp quân ta đánh bại địch ở Ấp Bắc, Bình Giã, Đồng Xoài (đánh bại quân địch cấp trung đoàn, sư đoàn mạnh).

Để xây dựng lại căn cứ địa – nhất là trong tình thế ta bị thiếu lương thực và vũ khí, “hậu phương tại chỗ” không hoạt động và đường Hồ Chí Minh luôn bị chốt chặn hết, ta có 2 biện pháp – quan điểm xây dựng căn cứ địa mới:

- Mở bến tiếp nhận lương thực – vũ khí ở Lộc An (Xuyên Mộc, Vũng Tàu), Rừng Sác, Vàm Lũng, Bến Tre, Trà Vinh.

- Thành lập nền thương nghiệp căn cứ địa. Do ta không chú trọng tham gia việc tự túc lương thực nên ta chuyển ra thương nghiệp căn cứ địa. Ta dùng tiền của miền Bắc chi viện, đi qua ngả cảng Sihanoukville (Campuchia) – đổi dollar ra tiền Việt Nam Cộng hòa, hối lộ Campuchia mất 2/3 thì tiền mới được chuyển vào căn cứ địa để mua lương thực, nhu yếu phẩm phục vụ trong căn cứ địa. Thời kỳ này, nhiều đoàn hậu cần được thành lập là đoàn A, B. C, E ở các khu vực 81, 82, 83, 84 (mỗi đoàn phụ trách 1 khu vực); có đoàn hậu cần quân khu phụ trách quân khu. Nhiệm vụ của các đoàn là tiếp nhận chi viện, thu mua yếu phẩm (lương thực, thuốc men), dự trữ cho chủ lực lớn và phân phối đều cho các cơ quan trong căn cứ địa chi dùng. Đồng thời, ta thành lập Ban Tài chính để bí mật nhận tiền từ ngoài Bắc vào miền Nam qua ngân hang nước ngoài – chuyển vào kho quỹ căn cứ. Phương thức này cho phép miền Bắc chuyển tiền vào Nam nhẹ nhàng. Lượng tiền lớn nên đáp ứng được nhu cầu cách mạng lúc đó. Đây là một sáng tạo lớn, làm nền tảng cho việc xây dựng căn cứ địa thời kỳ tiếp theo. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, ta có phương thức mới phù hợp.

Giữa năm 1965, hình thành các căn cứ địa nhỏ và các khu du kích khắp vùng Nam Bộ (có thể chứa cả sư đoàn, trung đoàn lớn), thực hiện các chiến dịch ở Bình Giã, Đồng Xoài và chi viện cho các chiến trường khác. Các căn cứ địa đã trải dài khắp các vùng đồng bằng và miền núi, nông thôn cắm sâu vào Sài Gòn – đầu não của Mỹ - ngụy; hình thành căn cứ lòng dân (lõm chính trị, nhà hầm vũ khí nội đô…) với khu ủy Sài Gòn – Gia Định đóng ở Củ Chi (đứng chân, chống càn) để nắm dân; địa đạo Củ Chi là địa đạo lòng dân. Trước vũ khí địch hùng hậu, đóng ở địa hình trống trải (không rừng, không biển) không tồn tại => dựa vào dân. Nhân dân biến Củ Chi là căn cứ vững chắc xiết chặt căn cứ Đồng Dù (1965 – 1966). Căn cứ địa cần phòng thủ, linh hoạt tốt (trú chân, phân tán lực lượng) – binh vận với địch.

Năm 1965, Mỹ đem quân chính quy vào Việt Nam là 18 vạn quân chưa kể đồng minh và Sài Gòn. Trước 1965, ta có 70 vạn, Mỹ - ngụy 20 vạn, 6 vạn quân viễn chinh. Mục đích chính của địch là: triệt hạ căn cứ địa quanh Sài Gòn; phá hủy căn cứ địa và diệt đầu não của ta. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 3/1965 phân tích tình hình, quyết tâm đánh Mỹ. Cái yếu của Mỹ là tiến hành chiến tranh trên cái cũ nên thất bại và bị động. Dù cho Mỹ có uy lực, hỏa lực lớn tới cỡ nào (trang bị vũ khí, huấn luyện tốt), vai trò của vũ khí là tối cao – nhất là B52 (rải thảm, tàn phá cả 1 khu vực), nhưng vũ khí không phải là yếu tối quyết định. Cái quyết định chính là người sử dụng vũ khí. Trong khi điểm yếu của Mỹ là yếu tố tinh thần, điểm tựa lớn nhất của ta là hậu phương miền Bắc. Thông qua 5 con đường Trường Sơn, lượng hàng chi viện vào miền Nam tăng gấp 10 lần. Đông Nam Bộ (chiến trường B2) là trọng điểm vì là nơi đặt đầu não chiến lược của hai bên; mỗi bên thường có 2 sư đoàn, 1 trung đoàn hoạt động độc lập.

Lực lượng của Mỹ - ngụy và đồng minh lên tới 10 sư đoàn, dùng B52 trên diện rộng. Địch áp dụng công nghệ tiên tiến vào chiến trường với hàng rào Mac Namara mạnh, dày cộm. Trong khi đó, ta mới có 4 sư đoàn, 1 trung đoàn. Mùa khô từ 1965 – 1967, Mỹ mở hai cuộc phản công mùa khô để giành lại chiến trường. Mục tiêu hang đầu là phá hoại căn cứ địa, đánh tan quân Giải phóng đang bao vậy, áp sát Sài Gòn; quân Mỹ đảm trách nhiệm vụ quan trọng này, quân Sài Gòn là thứ yếu.

Một trong những vai trò lớn của căn cứ địa là tiếp nhận viện trợ và là trạm dừng chân lý tưởng của các cơ quan lãnh đạo tối cao cách mạng, bảo vệ đường Trường Sơn. Địch lập đặc khu Rừng Sác (1966), ta lập quân khu 10 để bảo vệ đường 559 – đây là căn cứ đặc biệt, chỉ có lực lượng đặc biệt (đặc công) bám trụ được ở đây. Sự thành lập đặc khu Rừng Sác có tác động lớn: là nơi chặn yết hầu, phá hoại đường vận chuyển huyết mạch của lực lượng hải quân Mỹ đưa vũ khí, pháo binh vào viện trợ Sài Gòn, là nơi dự trữ của địch ở Lòng Tàu, Nhà Bè. Ta đánh chìm tàu lớn, đốt cháy kho xăng của địch.

Mặc khác, ta phát động chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ, chủ động đánh quân chủ lực địch khi chúng vừa tới. Các vành đai căn cứ địa có nhiệm vụ chặn địch tấn công và bao vây Sài Gòn – đầu não của địch.

Căn cứ của ta được củng cố lại theo hệ thống phòng thủ xã, ấp; phòng thủ liên hoàn. Phân chia các khu vực đóng quân thành 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ (du kích). Dựa vào thế trận liên hoàn của xã, ấp; quân ta vô hiệu hóa các cuộc càn quét của địch: Attlebore, Cedal Fall và Junction City. Quân đội Mỹ tác chiến hiệu quả: 10 phút xong 1 trận địa, 30 phút xong một căn cứ - yếu điểm: không thể huy động mọi nơi được. Ta ở thế có sẵn, chờ sẵn để diệt địch; vận dụng các chiến thuật (cách đánh trong trận) để đánh các trận đánh lớn. Ở miền Nam, ta dùng chiến thuật áp sát vào lung địch mà đánh => Mỹ dùng hỏa lực không hiệu quả, bị chia cắt lực lượng và lính Mỹ sợ đánh đêm – biểu hiện sinh động về nghệ thuật chiến tranh thời kháng Mỹ.

Căn cứ địa đẩy mạnh xây dựng tiềm lực chủ yếu là nhân – vật lực, qua việc tăng cường vận động nhân dân đóng góp cho kháng chiến, mở rộng hoạt động tiếp nhân và chi viện; hoạt động thương nghiệp.

Thành lập hội đồng cung cấp tiền phương mặt trận do Phạm Văn Xô - ủy viên thường trực của Trung ương Cục làm chủ tịch. Hội đồng đã nhanh chóng xây dựng hệ thống tổ chức từ cấp miền xuống cấp huyện xã.

Mở thêm 2 đường chi viện từ Campuchia vào:

+ Cảng Sihanoukville về biên giới Campuchia – Việt là đường cung cấp vũ khí là chủ yếu.

+ Đường C4, đường 559 qua Hạ Lào xuống phía Đông Bắc Campuchia; về các điểm tiếp nhận dọc biên giới: thành lập 3 đoàn hậu cần khu vực (17, 85 và 86), tăng cường lực lượng tiếp viện, thu mua hàng. Đoàn 17 là đoàn hậu cần quan trọng.

Thành lập Ban Tài chính để bí mật nhận tiền từ ngoài Bắc vào miền Nam qua ngân hang nước ngoài – chuyển vào kho quỹ căn cứ. phương thức chuyển tiền (chẻ tiền) cho phép miền Bắc chuyển tiền vào miền Nam dễ dàng hơn.

Mùa khô 65 – 66, ta đẩy địch vào thế bị động. Theo quan điểm của Westmoreland, tác chiến đơn vị lớn hình thành hai gọng kìm để Tìm và Diệt (search and destroy); ấp chiến lược xuống hàng thứ yếu – sai lầm của Mỹ trong cuộc chiến. “Bình định” là chiến tranh tổng hợp vào các mặt. Các cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ tuy thất bại nhưng Mỹ còn mạnh (về chủ lực). Ta muốn thắng nhưng không thể trốn mãi – đưa chủ lực ra đánh trực tiếp với địch. Tháng 6/1966, ta mở chiến dịch đường Bắc Quảng Trị với 2 mục tiêu rất rõ rệt; sau này là trận Khe Sanh (1968).

=> Trước khi Tổng tấn công Mậu thân 1968 diễn ra, ta đạt được các thành tựu:

- Căn cứ địa dù bị đánh phá, nhưng nó huy động 2 triệu người vào cuộc chiến, mở 1000 km hành lang vận chuyển, cung cấp 46.262 tấn vật dụng và vũ khí cho quân Giải phóng (an toàn, bí mật mà quân địch không hề hay biết). Trong Trung ương có sự mâu thuẫn về chiến lược cho Mậu thân. Trung ương (Lê Duẩn nắm quyền) bảo đánh, nhưng Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh bảo lúc này chưa thể đánh – thời cơ chưa tới. Mỹ còn mạnh với 525.300 quân (1969 là 55 vạn), 1 triệu quân Sài Gòn và 2 vạn quân Đồng minh => binh lực nguyên vẹn. Các căn cứ lòng dân ngay trong nội đô, lòng địch. Mặc khác, Mỹ cũng có hướng sẽ đưa lực lượng vào đồng bằng sông Cửu Long. Ta giải vây bằng cách nhử địch lên Bắc Quảng Trị, Tây Nguyên => hạn chế sức mạnh của đối phương

Tổng tấn công chia thành 3 đợt, đánh vào đô thị với 3 sư đoàn và lực lượng quần chúng nhân dân. Đáng lẽ xong đợt 1 thì quân ta rút lui đi, nhưng do đang thắng nên Lê Duẩn quyết định phải vào đô thị. Ông ta bác ý kiến của Bác Hồ và Võ Nguyên Giáp nên rút về nông thôn bảo toàn lực lượng => chủ trương tấn công vào đô thị (nông thôn bỏ trống). Hậu quả ở 2 đợt tấn công sau, lực lượng ta bị thiệt hại nhiều, lực lượng càng mỏng dần nên kiệt quệ. Mãi khi có chủ trương của Đảng rút về nông thôn thì không còn kịp nữa; lực lượng kiệt quệ và không đủ sức. Quân Mỹ nhận ra ngay sai lầm của ta và khai thác triệt để: tấn công vào nông thôn. Căn cứ địa mất hết và cách mạng rơi vào thời kỳ khó khăn lớn.

4.3.3. Giai đoạn 1968 – 1973

Thời kỳ này là thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng miền Nam. Thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ đề ra 4 mục tiêu lớn:

- Quân sự hóa cao độ bộ máy chính quyền ngụy, lập lại quân khu

- Quân đội Sài Gòn đạt kỷ lục về số lượng, chất lượng (1,1 triệu quân).

- Đưa ra chương trình “bình định” (bình định đặc biệt, bình định có trọng điểm..), triển khai với quy mô và sự tinh vi chưa từng có, đạt hiệu quả cao nhất.

- Thực hiện các cuộc hành quân quy mô lớn ra ngoài biên giới (Campuchia và Lào) để cắt đứt chi viện từ Bắc vào, xóa sổ căn cứ đầu não cách mạng. Mỹ bố trí thành 4 tuyến phòng ngự: bảo vệ đầu não, bảo vệ căn cứ, đánh phá căn cứ địa và ngoài Việt Nam.

Cuối năm 1969, căn cứ địa bị thu hẹp đến mức nguy hiểm: căn cứ lớn bị mất, căn cứ ven đô bị giải thể, quân khu cũng bị giải thể vì không đủ chứa lực lượng lớn – thiếu hậu cần; căn cứ địa miền núi bị chia cắt gần hết, lực lượng cách mạng phải rút vào địa đạo, hầm bí mật, hầm hố để trụ lại.

Năm 1970, Mỹ lật đổ Sihanouk, đưa quân Sài Gòn sang Campuchia. Khi sang, quân Sài Gòn càn quét dọc biên giới để xóa sổ căn cứ địa cách mạng; các căn cứ địa phải lật cánh; mở mảng lùi sâu vào Campuchia va chịu nhiều tổn thất. Hơn nữa, địch lập tuyến phòng thủ 4 trên biên giới, tuy nhiên các trung đoàn chủ lực phân khu, lực lượng vũ trang và các đoàn hậu cần 81, 82, 83, 84, C thu gọn vẫn chấp hành chỉ đạo của Trung ương, tiếp tục bám trụ dù chịu nhiều hy sinh, mất mát.

B2 liên minh với các lực lượng tiến bộ ở Campuchia giải phóng toàn bộ vùng phía đông sông Mekong, một phần Đông Bắc Campuchia (13/19 tỉnh). Hành động nhanh gọn này làm thất bại hoàn toàn kế hoạch của Sài Gòn định vây ép và tiêu diệt các cơ quan đầu não và chủ lực Miền. Dựa vào hậu phương, hai bên phối hợp với nhau, đánh bại các cuộc hành quân Chenla I, II, Toàn thắng 1/71, làm suy yếu tuyến phòng thù của địch và mở rộng hành lang chi viện.

Được sự tiếp sức của bạn, cuối năm 1971 thì chiến trường Nam Bộ dần chặn đứng được hoạt động của địch, củng cố lại căn cứ địa (1/10 căn cứ được khôi phục), hành lang và lực lượng, tạo cơ sở cho lực lượng vũ trang 3 thứ quân thực hiện thắng lợi cuộc tấn công năm 1972, khôi phục lại căn cứ địa gần giống như căn cứ địa năm 1968, liên hoàn với Campuchia và Lào. Quân Mỹ dù rút gần hết nhưng lực lượng còn nguyên vẹn, hỏa lực mạnh

4.3.4. Giai đoạn 1973 – 1975

Trong năm 1973, ta có chỉ thị xây dựng căn cứ địa chiến lược => vấn đề bức thiết, nhận định mới: về quy mô, tốc độ thì Đông Nam Bộ thuộc chiến trường B2 và được đầu tư với quy mô lớn, Lộc Ninh là thủ phủ của miền Nam. Giữa năm 1973, căn cứ được xây dựng toàn diện về kinh tế, văn hóa. Vì có sai lầm (không đánh giá đúng khả năng địch lấn chiếm lại nông thôn) nên mất đất, mất dân – quân sự không giải quyết được.

Từ 1974 trở đi, ta xây dựng căn cứ địa hướng tới mục tiêu Tổng tấn công 1975 (2 quân đoàn, 3 sư đoàn; đường đây điện thoại và ổng dẫn dầu theo 4 hướng tây bắc, đông bắc và tây nam Sài Gòn); tiếp tục bao vây, áp sát Sài Gòn, phục hồi hậu phương miền Bắc để vận chuyển hàng hóa (đoàn 232); dự trữ hậu cần để xây dựng các binh đoàn lớn đóng ở các địa bàn chiến lược. Đông Nam Bộ có dự trữ 82.500 tấn, lực lượng vũ trang 3 thứ quân với 2 quân đoàn chủ lực, hàng nghìn km đường chiến lược; để chuẩn bị cho Tổng tấn công 1975 giành thắng lợi.

Những đặc điểm của căn cứ địa Nam Bộ thời chống Mỹ

- Tính tự lực, tự cường khá cao, khắc phục những khó khăn và phát huy những lợi thế của vị trí địa lý để hoàn thành nhiệm vụ trên các chiến trường chính. Đường 559 ra đời nhằm chi viện cho miền Nam, nhưng đến tháng 10/1960 thì miền Nam mới nhận được chi viện từ miền Bắc đầu tiên. Yếu tố địa lý không còn tác dụng nhiều nên chuyển từ Đồng Tháp Mười sang khu B. Tuy nhiên, đối phường chỉ có thể đóng ở những vùng quan trọng. với ta, đây là chiến trường chính, dù bị rải chất khai quang nhưng ta vẫn bám trụ, có sự hỗ trợ của hậu phương để có thể đánh bại đối phương

Khi đối phương đưa ra quốc sách bình định, căn cứ địa bị thu hẹp nhanh, ta giữ được vùng núi nghèo về kinh tế; không nuôi nối các binh đoàn chủ lực nên phải nhờ vào hậu phương miền Bắc. chính quyền ngụy dùng dinh điền bảo vệ Sài Gòn nên sự giúp đỡ của nhân dân bị hạn chế; đường 559 đi qua vùng địch kiểm soát, đường Trường Sơn Tây vòng qua Lào và Campuchia; đông Trường Sơn đến 1973 mới có. Miền Nam dựa vào sức mình là chính, hậu phương tiếp thêm sức mạnh => căn cứ địa được khôi phục, phát huy cao độ vai trò của mình.

Đến 1970, con đường qua Campuchia bị tắt do bên Campuchia đảo chính; đường 559 bị cắt đứt. Có 5 đường Trường Sơn: bộ (Đông và Tây), biển, xăng dầu, hàng không và chuyển ngân => chiến tranh toàn dân, huy động toàn bộ lực lượng, mọi phương diện. tiềm lực nghèo, nước lớn giúp – đòi quyền lợi về chính trị. Liên Xô giúp ta là có tính toán – rất cần với ta. Tự cường phát huy được sức mạnh dân tộc, không phát huy sức mạnh thời đại nên thất bại. các nước đều sợ Mỹ và ngay cả Liên Xô cũng thế. Liên Xô là con nợ của Mỹ, sợ Mỹ. khi Mỹ vào miền Nam, cục diện có thay đổi lớn (50 vạn quân Mỹ) – dùng chủ lực đánh trực diện với địch; vũ khí, hậu cần từ hậu phương đưa qua. Căn cứ địa Củ Chi dựa vào thể đất cao, cách Sài Gòn 30 km – căn cứ lòng dân là căn cứ lớn nhất (200 km, 4 tầng) nhờ sức của nhân dân.

Có kênh rạch chằng chịt ở Long An, Đồng Tháp; giai đoạn khó khăn thì đào “hàm ếch” sau rặng dừa nước để tránh, nguy cấp qua thì dùng “chém vè” (trầm mình xuống nước nhiều ngày)

ð Có thể nói Đông Nam Bộ là nơi hội tụ lực lượng đứng đầu hai phía (tập trung quân sự, chỉ huy, kho tang cao nhất..) bên nào thắng lợi ở vùng này là thắng cả cuộc chiến.

2. Được xây dựng một cách sang tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến tren địa bàn. Phải huy động những tư duy tốt nhất, dung phương thức tài chính căn cứ địa. Hậu phương lợi dung tốt nhất là Campuchia. Ở Campuchia, cách mạng mua gạo hợp pháp qua đường Sihanouk để chuyển vào nước ta. Căn cứ địa là vùng đất nghèo, tự túc không được bao nhiêu; không thể cung cấp cho những binh đoàn lớn. không có ăn, không có hậu cần sẽ không trụ vững được. Cách mạng ăn măng rừng, ba bét, tàu bay… phải ăn thay cơm vì không còn thức ăn khác. Phải dung tài chính để nuôi quân, vì quân Mỹ ngày càng đông và có lượng vũ khí tăng vọt. Căn cứ địa bị thu hẹp do bị rải chất độc hóa học. hậu cần căn cứ địa là một trong những sáng tạo của ta, giúp trang bị nhiều vật phẩm và thuốc men, đạn được cho cuộc chiến. Trang thiết bị đều mua từ C (đổi tiền sang tiền Việt Nam Cộng hòa) để mua thuốc men đưa vào căn cứ. Lương thực, vũ khí và các trang thiết bị khác được giấu trong hầm bí mật, nội đô và rừng sâu. Về nguyên tắc, hậu cần phải tại chỗ mới giúp tác chiến được; điều đó khắc phục tình trạng khó cơ động trong những năm 1969 – 1971.

3. Được phát triển đến một trình độ cao, mang tính điển hình cho hệ thống căn cứ địa toàn miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Căn cứ địa rải khắp từ núi xuống đồng bằng mà những nơi khác không có. Không chỉ có căn cứ đầu não mà cả căn cứ lõm đô thị (Sài Gòn; căn cứ khóm (Bàn Cờ)), căn cứ cấp tỉnh – huyện hình thành trên quy mô lớn.

Vai trò của căn cứ địa:

1. Là hệ thống căn cứ đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam; có căn cứ đầu não phục vụ cho chiến trường chính.

2. Góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi của liên minh chống Mỹ của 3 nước Đông Dương. Căn cứ địa không thể tách rời giữa 3 nước. Mục đích giúp tạo ra chiến trường rộng, Mỹ không đủ lực lượng để đối phó. Supanouvong và Kayxon Phomvihan gắn bó chặt chẽ với Việt Nam – không thể tách rời được. Sự giúp đỡ của các nước lớn góp phần tạo hậu phương chiến lược.

Sau khi Sihanouk bị lật đổ, chính quyền tay sai Campuchia cô lập cách mạng => Sai lầm lớn, lực lượng Lonnol quá yếu, Việt Nam Cộng hòa đưa 15 vạn quân tinh nhuệ sang – bỏ trống vùng nông thôn và ta đã lấy lại những vùng đã mất. Các chiến dịch lớn ở Campuchia, không những không dẹp được cách mạng mà còn làm cho cách mạng giải phóng 13 tỉnh Campuchia. Có hậu phương lớn cho Nam Bộ => tiến hành cuộc tiến công 1972. Ở Nam Bộ là chiến dịch Nguyễn Huệ, ta đánh thắng nhiều trận nhưng lại thua ở An Lộc – không đánh vào nơi địch có hỏa lực mạnh, chỉ đánh vào các khu vực xung quanh. Campuchia là hậu phương kế cận chiến lược đối với các căn cứ địa ở Nam Bộ.

3. Góp phần hình thành và phát triển một đường lối kháng chiến đầy tính khoa học – nghệ thuật quân sự trong kháng chiến. Việc xây dựng căn cứ địa, tổ chức chính trị và xây dựng lực lượng vũ trang để lại bài học về nghệ thuật quân sự, bài học về công tác dân vận xây dựng lực lượng. Nghệ thuật la làm rất hoàn tất, khéo léo nhất. Căn cứ địa không phải là tuyến phòng ngự đơn thuần – lấy yếu đánh mạnh, không cho địch phân tuyến và xây dựng căn cứ lòng dân (thuyết phục, cảm hóa và lôi kéo.. )