Cộng đồng các dân tộc Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn

+ Tinh thần đoàn kết của các nhóm người được thể hiện trong việc bảo tồn dân tộc (Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh). Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, v.v…: nhứ bên Trung Quốc gọi đây là những cuộc "nổi loạn" nhưng với chúng ta là "đứng lên khởi nghĩa giành độc lập" đánh đuổi giặc ngoại xâm để giành lại nền độc lập. Khởi nghĩa sớm nhất là Hai Bà Trưng cùng các cuộc khởi nghĩa tiếp theo. Trên những yếu tố này để khẳng định chúng ta biết đoàn kết chống giặc để bảo vệ quốc gia của chúng ta và bảo vệ dân tộc; cho nên vấn đề hình thành quốc gia dân tộc, bảo vệ lãnh thổ và khẳng định chủ quyền đất nước, bảo vệ cương vực lãnh thổ; tinh thần quốc gia dân tộc được khẳng định.

+ Nhờ đó, dân tộc Việt Nam không những không bị đồng hóa để trở thành người Hán, mà còn tiếp thu và sàng lọc, biến hóa, làm phong phú vốn văn hóa của mình, bằng những yếu tố văn minh Trung Hoa: trong thời Bắc thuộc, những cuộc khởi nghĩa cố gắng giành độc lập này nhằm mục đích tạo điều kiện đánh đuổi giặc ngoại xâm; sau khởi nghĩa thì ta xây dựng và phát triển đất nước. Lúc này chúng ta xác định thời kỳ này là thời kỳ "giữ nước", phát triển đất nước - và đây là giai đoạn quan trọng, giai đoạn khẳng định sự đoàn kết của dân tộc, đoàn kết của quốc gia để bảo vệ quốc gia độc lập

* Giai đoạn độc lập và bảo vệ đất nước:

+ Dân tộc Việt Nam cùng chung lưng bảo vệ và xây dựng tổ quốc.

+ Cùng phát triển đất nước trên nhiều phương diện: lãnh thổ, kinh tế, chính trị, xã hội… bằng cách thiết lập các mối quan hệ giữa các cộng đồng tộc người với nhau: trong suốt hai cuộc kháng chiến chúng ta đã đấu tranh thoát khỏi ách đô hộ của đế quốc thực dân; sau hoà bình thì bình thường quan hệ với các nước giúp quốc gia dân tộc được phát triển.

+ Từ đó tạo nên khối thống nhất giữa các tộc người để trở thành “Dân tộc Việt Nam là một”; cùng sống trong cương vực lãnh thổ Việt Nam (kéo dài từ “Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái”: bất cứ những ai đang sống trong lãnh thổ Việt Nam đều mang hai ý thức là ý thức quốc gia và ý thức dân tộc. Trong quốc gia mình đang sống thì ý thức quốc gia nằm trong đó, ý thức từ thời thượng cổ cho đến ngày nay. Ý thức quốc gia mình đang sống, ý thức dân tộc.

2.2. Quá trình hình thành các cộng đồng tộc người ở Việt Nam

Quá trình hình thành tộc người theo nghĩa ethnic thì Việt Nam thì nước ta theo cách phân loại năm 1979. Theo cách phân loại này, Việt Nam hiện nay có 54 tộc người (người Việt đa số, còn lại là các tộc người thiểu số) (TK. 2/3/1979). Cũng theo cách phân loại này, tộc người nào có số dân ít gọi là "thiểu số"; tộc người nào có số dân nhiều gọi là "đa số":

+ Người Việt có vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam: họ có vai trò quan trong lập nước, dựng nước, xây dựng đất nước, phát triển đất nước; vai trò kinh tế, chính trị, xã hội ngay từ đầu

+ Các dân tộc khác đóng góp vào quá trình hình thành, phát triển lịch sử dân tộc Việt Nam.

Các tộc người ở Việt Nam có lịch sử hiện diện và quá trình hoà nhập khác nhau (bản địa và di cư). Dẫn đến, lịch sử của mỗi tộc người ở Việt Nam có đặc điểm về quá trình hình thành khác nhau: có dân tộc hình thành ngay trên vùng đất bản địa, có dân tộc từ nơi khác di cư đến, có dân tộc bị hoà nhập vào dân tộc khác (tộc Việt mở đất thì các tộc người khác hoà nhập vào). Ý định về sự thành hình trong lịch sử của các dân tộc khác nhau tuỳ theo đặc điểm của từng tộc người.

- Dựa vào ngôn ngữ, các tộc người ở Việt Nam hiện nay được chia thành 5 ngữ hệ:

+ Nam Á (25 tộc người)

+ Thái Ka-dai (12 tộc người)

+ Hmong – Dao (3 tộc người

+ Nam Đảo (5 tộc người)

+ Hán Tạng (9 tộc người)

* Ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ: Có cây ngôn ngữ (gọi là ngôn ngữ mẹ - cùng một loại ngôn ngữ nhưng âm tiết chưa rõ, người dùng ngôn ngữ mẹ này là "người khéo léo"). So sánh giữa con khỉ với người khéo léo thì thấy rằng, con khỉ và con người cùng biết đập trái dừa y chang nhau, nhưng khác ở chỗ là: cục đá của con người là công cụ, cục đá của con khỉ không phải là công cụ và vì sao như thế ? Về khảo cổ có ba thời kỳ đá cũ, đá giữa và đá mới; công cụ đá thời kỳ đó chưa ghè gì cả. Và khác nhau ở chỗ này: lúc đầu là đồ đá, sau đồ đá thành rìu (cái công cụ đá của con người phát triển đi lên), cái cục đá mà con khỉ sử dụng vẫn chỉ là cục đá. Điểm khác nữa là con khỉ khi làm thì nó quan tâm đến kết quả (mục đích cuối cùng là làm sao cho trái dừa bể); con người hướng đến phương pháp (phương pháp đạt hiệu quả - nên khi con người đập vỡ quả dừa thì cục đá bể thành nhiều mảnh, lấy một mảnh ra đập tiếp thì quả dừa bể ra => khi quả dừa dễ bể hơn thì "công cụ" lúc này được hình thành; cái phát triển của công cụ được Engels gọi đó là "lao động" - lao động này gọi là "lao động tư duy". Khi anh đập đá vào quả dừa bể thì anh tạo thành cái lực, cái lực đó chạy xuống sâu và anh chặt một cái là bể. Thế thì con người đặt câu hỏi: tại sao mình không lấy cục đá này mình ghè lên ? Họ ghè đá lên, cuối cùng lên thời kỳ đồ đồng; công cụ ghè bắt đầu có vai, có tra cán lên => con người khác con vật ở chỗ là có tư duy; còn con khỉ làm là bản năng của nó thôi. Theo thuyết tiến hoá về con vượn và con người thì thuyết Một trung tâm cho rằng con người có nguồn gốc từ châu Phi; về sau thì người đứng thẳng mà Thuyết tiến hoá giải thích là "nhướng nhướng lên trên riết thành ra đứng thẳng". Khi đứng thẳng thì tứ chi phát triển; tư duy phát triển thành tư duy trừu tượng, tư duy trừu tượng tạo ra tri thức. Khi nhìn ra toàn bộ xung quanh thì luôn tò mò bằng cách đặt các câu hỏi về cái gì và tại sao lại có cái đó hay tại sao lại như vậy - đáp án chính là tạo ra thần thoại. Tư duy phát triển cùng với đó là công cụ cũng phát triển lên. Công cụ phát triển lên thì con người đi săn bắt, hái lượm nhiều trong môi trường nhỏ hẹp (môi trường chỉ có vậy thôi) nên buộc phải phân ly tộc người ra.

Tộc người phân ly thì chạy sang các vùng khác nhau và ngôn ngữ mẹ cũng phân ly, hình thành nhiều nhóm khác nhau và mỗi nhóm như vậy gọi là "ngữ hệ". Từ ngữ hệ lại phân thành các nhóm ngôn ngữ; trong nhóm ngôn ngữ thì chia thành các ngôn ngữ khác nhau gọi là "ngôn ngữ tộc người".

=> NGỮ HỆ NAM Á (25 dân tộc):

+ Nhóm Việt – Mường (4 dân tộc): Việt, Mường, Chứt, Thổ.

+ Nhóm Môn – Khmer (21 dân tộc): Bana, Brâu, Bru-vân kiều, Chơro, Co, Cơho, Cơtu, Gié Triêng, H’rê, Kháng, Khmer, Khơ-mú, Mạ, Mảng, M’nông, Ơ-đu, Rơ-mâm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, X’tiêng (Môn-Khmer thì có Môn-Khmer Bắc và Môn-Khmer Nam).

* Quá trình hình thành nhóm Việt – Mường (Việt, Mường, Chứt, Thổ):

- Người Việt trên lãnh thổ Việt Nam là cư dân bản địa, toàn quốc và hình thành ý thức dân tộc của quốc gia, hình thành nhà nước. Họ cùng nguồn gốc và đóng vai trò chủ thể tộc người.

- Người Mường: Được hình thành từ cộng đồng người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc (tách ra từ người Việt cổ) và gắn với yếu tố bóc lột của cư dân phương Bắc. Họ có các nhóm địa phương: Mường Bi, Mường Vang. Địa bàn cư trú: Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Người Chứt: họ là sự kết hợp giữa người Kinh (Việt) với người Mường và họ tách ra từ buổi đầu dựng nước. Có các nhóm địa phương: Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Ariem… Cư trú: Quảng Bình

- Người Thổ: Do sự cố kết từ nhiều nhóm của cư dân Việt cổ như Tày Poọng, Đan Lai – Ly Hà… Họ có sự kết hợp với nhau trong quá trình hình thành nhà nước. Cư trú: Tây Nghệ An

* Quá trình hình thành nhóm Môn-Khmer (gồm: Bana, Brâu, Bru-vân kiều, Chơro, Co, Cơho, Cơtu, Gié Triêng, H’rê, Kháng, Khmer, Khơmú, Mạ, Mảng, M’nông, Ơ-đu, Rơ-mâm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, X’tiêng). Đây là nhóm cư dân đầu tiên lập nghiệp ở Đông Dương (đặc biệt là khu vực giáp Trường Sơn). Cư trú tại: vùng Núi Tây Bắc, Trường Sơn – Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

=> Ngữ hệ Thái – Ka Đai: gồm hai nhóm là Nhóm Tày-Thái (8 tộc người: Tày, Nùng, Thái, Bố Y, Giáy, Lào, Sán Chay, Lự) và nhóm Kađai (4 tộc người: Cờ Lao, Pu Péo, La Chí, La Ha). Hai nhóm này cũng nhằm trong cư dân Âu Lạc ngày xưa, đặc biệt là nhóm Tày - Thái; Vua Thục Phán ngày xưa thì nhiều người cho rằng ông là người Tày. Tổ tiên cư dân này cư trú lâu đời ở biên giới Việt – Trung.

=> Ngữ hệ Nam Đảo (5 tộc người: Chăm, Churu, Giarai, Raglai, Êđê). Việt Nam cổ đại có ba nền văn hoá và cư dân Nam Đảo là hậu duệ của văn hoá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) nên có ba luồng di cư đến đây. Có 3 ý kiến về quá trình xuất hiện tộc người ở Việt Nam:

+ Từ thế giới đa đảo đến Việt Nam

+ Từ Đông Nam Trung Quốc đến Việt Nam (đi bằng đường bộ)

+ Từ quần đảo Nam Trung Quốc xuống ĐNÁ, rồi dạt vào Việt Nam

- Trong cư dân Nam Đảo, người Chăm có trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cao nhất.

- Họ có nhà nước từ TK II SCN, tên là Lâm Ấp –Champa, kéo dài đến TK XV. Champa chia thành các vùng với các giai đoạn: Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga; lúc đầu là Amaravati, sau bị cắt đất (xuống tận Nam - Ngãi) còn Vijaya, mất thêm vùng Nha Trang còn Kauthara, phần còn lại lớn hơn là Panduranga; khi mất đất như vậy thì người Chăm nhanh chóng hoà nhập vào người Việt. Người ta nói Champa là một nhà nước liên bang gồm nhiều nhóm người.

- Các dân tộc khác có thể là những bộ phân dân cư trong quốc gia người Chăm. Các tài liệu truyền thuyết nói rằng các tộc người Churu, Giarai, Raglai, Êđê nộp thuế cho người Chăm thông qua viên Ama-cha (người Chăm).

=> Ngữ hệ Hán – Tạng: có 2 nhóm

+ Nhóm Hán (3 tộc người): Hán, Sán Dìu, Ngái; trong đó người Hán (Hoa) chiếm vai trò quan trọng. Nhóm người Hán di cư đến Việt Nam từ thời Bắc thuộc và kéo dài liên tục cho đến nửa đầu TK XX, hầu hệt được "Việt hoá" như người Minh Hương ở Nam Bộ. Họ cư trú từ Bắc vào Nam, đặc biệt là người Hán (Hoa) cư trú nhiều nhất ở khu vực miền Nam.

+ Nhóm Tạng – Miến (6 tộc người: Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La): Cư dân này sống khá lâu đời trên vùng núi cao ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Họ có mặt ở Việt Nam là con cháu di cư đến.

=> Ngữ hệ Mông – Dao (3 tộc người: Hmông, Dao và Pà Thẻn): Pà Thẻn là sự kết hợp của Mông và Dao. Tổ tiên ở lưu vực sông Dương Tử, Trung Quốc. Do loạn lạc ở Myanmar và Trung Quốc trong các thế kỷ XI, XIII; họ di cư sang Việt Nam và kéo dài đến những năm 40 của TK XX.

2.3. Bản đồ phân bố các tộc người ở Việt Nam

- Vùng miền núi phía Bắc: có 31 tộc người cư trú

- Vùng Trường sơn – Tây nguyên và Đông Nam Bộ: có 19 dân tộc sinh sống

- Vùng đồng bằng và đô thị: có 4 dân tộc sinh sống.

Phân bố dân tộc theo các nhóm ngôn ngữ:

# Nhóm Việt – Mường:

+ Người Việt: là dân tộc đa số, sống trên khắp mọi miền đất nước.

+ Người Mường: sống chủ yếu ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Sơn La…

+ Người Thổ: sống ở các huyện Tây Nghệ An, Thanh Hóa

+ Người Chứt: ở Quảng Bình

# Nhóm Môn – Khmer:

+ Kháng, Xinhmun, Mảng, Khơmú: cư trú ở Lai Châu, Sơn La, Điện Biên cùng với người Thái và một số dân tộc khác.

+ Ngươi Ơđu: ở vùng Tây Nghệ An

+ Bru-Vân Kiều và Tà ôi: ở vùng rừng núi Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

+ Xơđăng, Bana, một bộ phận của Gié Triêng, Brâu, R’măm: sống ở Kon Tum và Gia Lai

+ Cơtu: và một bộ phận còn lại của Gié Triêng sống ở Quảng Nam

+ Người Co và Hrê: ở Quảng Ngãi

+ Mnông: ở Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng

+ Mạ và K’ho: ở Lâm Đồng, Đồng Nai…

+ Xtiêng: ở Bình Phước

+ Chơro: ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Khmer: ở Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu…

# Nhóm Tày – Thái:

+ Tày, Nùng, Sán Chay: tập trung ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang.

+ Người Thái: ở Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An.

+ Giáy, Lào, Lự, Bố Y: sống ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hóa.

# Nhóm Kađai:

+ La Chí, Pu Péo, Cơ Lao: tập trung ở Hà Giang

+ La Ha: ở Lai Châu, Sơn La

# Nhóm Hmông – Dao:

+ Hmông: sống ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn…

+ Dao: sống ở Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang…

+ Pà Thẻn: sống ở Hà Giang, Tuyên Quang

# Nhóm Nam Đảo:

+ Người Chăm: sống ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, An Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, TP. HCM

+ Giarai: sống ở Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đắc Nông.

+ Eđê: ở Đắk Lắc, Đắk Nông Phú Yên, Khánh Hoà

+ Churu: ở Lâm Đồng, Ninh – Bình Thuận

+ Raglai: ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng

# Nhóm Hán:

+ Người Hoa: có mặt hầu hết ở các tỉnh, nhất là vùng đô thị, đông nhất là ở các tỉnh Nam Bộ như TP.HCM, Đồng Nai, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cần Thơ,…

+ Sán Dìu: ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang…

+ Người Ngái: ở Quảng Ninh, Hải Phòng, TPHCM

# Nhóm Tạng – Miến:

+ Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La: sống chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng

3. Đặc điểm các cộng đồng dân tộc Việt Nam

3.1. Địa bàn cư trú

Trên bản đồ các dân tộc Việt Nam có: Vùng miền núi phía Bắc có 31 tộc người cư trú; vùng Trường sơn – Tây nguyên và Đông Nam Bộ có 19 dân tộc sinh sống; Vùng đồng bằng và đô thị: có 4 dân tộc sinh sống. Như vậy, địa bàn cư trú của các dân tộc Việt Nam có các đặc điểm sau:

- Các dân tộc Việt Nam sinh sống trong những hệ sinh thái khác nhau với các hình thái cư trú đa dạng: "Các dân tộc Việt Nam sinh sống trong những hệ sinh thái khác nhau" thì chúng ta thấy ở Việt Nam hay có câu "rừng vàng, biển bạc"; "núi liền núi, sông liền sông" ý nói hệ sinh thái rất đa dạng. Chính vì hệ sinh thái đa dạng đó đã tạo ra con người sống trong hệ sinh thái đó thì ảnh hưởng đến quan niệm và phương pháp tiếp cận dựa trên hai yếu tố: văn hoá, hệ tri thức tộc người; hai yếu tố này được tạo bởi hệ sinh thái - cái này rất đặc biệt khi chúng ta nghiên cứu về văn hoá các tộc người thì ta thường vận dụng yếu tố lý thuyết, đó là lý thuyết "sinh thái học văn hoá". Khi chúng ta nói: "tại sao lại là dân tộc này và có văn hoá này, nhóm người cư trú có văn hoá này, nhóm người cư trú kia có văn hoá kia..." thì nguyên nhân hình thành văn hoá các dân tộc đó chính là hệ sinh thái văn hoá. Hệ sinh thái văn hoá tác động đến văn hoá các tộc người thì sẽ tạo ra các hình thức cư trú đa dạng. Ở vùng rừng núi cư dân hay sống ở các nhà sàn, vùng rừng ngập mặn người dân cũng sống ở nhà sàn. Nhà sàn được tạo từ sinh học tác động vào yếu tố dân tộc, yếu tố dân tộc tạo nên văn hoá. Có nhiều cách giải thích là: do ở vùng đất không bằng phẳng, ở đầm lầy nên ở nhà sàn. Phần "hệ tri thức tộc người" rất quan trọng để tạo yếu tố sinh tồn, cái "tri thức tộc người" này được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà chúng ta gọi là "tri thức bản địa". Mặc dù tri thức bản địa và hệ tri thức tộc người là một, nhưng hai cái này khác nhau ở chỗ: nếu xét là một thì chỉ dành cho tộc người bản địa và sống trong khu vực được gọi là "cái nôi của tộc người"; tri thức bản địa tác động từ môi trường sinh thái, nơi tộc người đang cư trú. Vì sao tri thức bản địa và hệ tri thức tộc người khác nhau ? người Dao và Mông sống ở vùng rừng núi phía bắc sẽ có hệ tri thức gắn liền với hệ sinh thái đó; gắn liền với hệ sinh thái đó thì sẽ hình thành một hệ tri thức chi phối đến yếu tố cư trú. Môi trường rừng núi đã tạo nên môi trường văn hoá, khi đó ta gọi là "tri thức tộc người" hay là "tri thức bản địa"; nhưng khi nhóm người đó di cư ra nơi khác thì những nguồn tri thức mà họ mang đi đó sẽ được gọi là "tri thức tộc người". Tri thức tộc người mà họ mang đến thì sẽ không phù hợp với hệ sinh thái môi trường mới, khi không thể áp dụng trong môi trường sinh thái mới thì phần tri thức tộc người đã mang theo đó chỉ gọi là "tri thức" chứ không thể gọi là "tri thức bản địa" của tộc người đó. Tri thức tộc người và tri thức bản địa nhiều lúc sẽ trùng với nhau, nhưng khi khác môi trường thì tri thức đó không còn là "tri thức bản địa" nữa mà chỉ được gọi là "tri thức của tộc người" mà thôi. Chính vì nhiều loại tri thức nên tạo thành hình thái tộc người đa dạng. Ở các vùng đất mới do các tộc người khác nhau di cư vào để tạo ra tính đa dạng về khu vực cư trú (đảo, đồng bằng, miền núi, rừng...), ở trong lòng mỗi tộc người cũng đều có khác nhau về khu vực cư trú, loại hình cư trú (chủ yếu liên quan đến mặt sinh học).

- Có dân tộc sống ở rừng núi, trung du, nhưng cũng có dân tộc sống ở vùng đồng bằng, hoặc tại các đô thị lớn: khi yếu tố môi trường tác động thì sẽ hình thành "cái nôi" và khu vực cư trú, mỗi vùng đất đều có các khu vực cư trú riêng. Loại hình cư trú của con người hình thành qua các giai đoạn lịch sử của đất nước; chính sự khác biệt về loại hình cư trú đã dẫn đến ra đời của lý thuyết nghiên cứu (trong luận văn là: cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Cơ sở lý luận gồm có khái niệm, quan điểm tiếp cận, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu. Lý thuyết liên quan đến các đề tài nghiên cứu rất nhiều: lý thuyết về chiến tranh, lý thuyết về văn hoá...). Về lý thuyết này thì có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đó và họ lập luận: sinh học thay đổi thì văn hoá sẽ biến đổi (biến đổi văn hoá). Vd như ban đầu tôi sống ở môi trường A với hệ sinh thái như vậy, nhưng khi tôi chuyển sang môi trường B thì hệ sinh thái hoàn toàn bị thay đổi, lúc đó tri thức tộc người trùng với tri thức bản địa; chuyển sang môi trường khác thì yếu tố bản địa bị mất đi và trở thành "tri thức tộc người". Khi hệ sinh thái thay đổi thì tộc người phải biết "thích ứng" văn hoá gắn liền với môi trường mới - thích ứng văn hoá mới đồng thời thích ứng với môi trường mới vì các biến đổi văn hoá này, biến đổi sinh thái này không diễn ra nhanh hay chậm, mà do những tác nhân tác động (bên ngoài) đến sinh thái văn hoá này; nên muốn nghiên cứu đề tài nào thì phải áp dụng các lý thuyết nghiên cứu => Đây chính là yếu tố các dân tộc thích ứng để tạo ra các khu vực cư trú, môi trường cư trú (trung du, đồng bằng, hoang mạc...). Cư dân sống ở đâu thì phải thích ứng, cơ chế thích ứng là để tồn tại.

- Ngay cả một dân tộc, nhưng cũng sống ở nhiều vùng khác nhau với điều kiện môi trường sinh thái khác nhau: Một dân tộc, khi sống ở nhiều vùng khác nhau với những điều kiện kinh tế khác nhau thì địa bàn cư trú, hình thái cư trú của họ cũng khác nhau; lý do liên quan đến vấn đề thích ứng trong tộc người cư trú. Các dân tộc khác sống rải rác, riêng tộc người Việt sống dọc theo chiều dài của đất nước => địa bàn cư trú, loại hình cư trú đa dạng. Vd như cài chày giã gạo của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi (có tới hai cách giã gạo bằng chày: dùng tay trực tiếp giã gạo, dùng tay thông qua hệ thống gắn với chày giã gạo) rất khác nhau nếu xét trên lý thuyết "hệ tri thức tộc người". Cái chày rất dài và do người con gái dùng để giã gạo; khi người con trai đi xem mắt vợ thì họ chỉ quan tâm đến cái chày ở nhà cô gái, vì cái chày càng ngắn thì chứng tỏ người con gái ấy rất giỏi giang và rất có sức khoẻ (cái bản địa là nói đến cái chày và cách dùng chày). Nhà sàn làm cột và móng chắc, nếu làm tốt thì nước mưa tràn xuống thì nhà không đổ sập, làm nhà sàn tránh thú dữ (yếu tố điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái); mỗi gia đình nhỏ đều có một nhà sàn riêng => yếu tố của địa vật, môi trường cư trú.

3.2. Quá trình hình thành tộc người

- Có dân tộc là cư dân bản địa: nếu lấy người Việt làm chuẩn thì các dân tộc khác được hình thành trên nền tảng dân tộc Lạc Việt cổ, khi hình thành dân tộc sẽ tạo ra yếu tố bản địa. Chính bản địa này (cái mà hình thành nên quốc gia đó) chính là cư dân bản địa.

- Có dân tộc từ nơi khác di cư đến: người Hoa, Thái, Mông... không phải bản địa ở Việt Nam. Người Khmer không phải cư dân bản địa ở Nam Bộ (theo quan điểm chính thống) vì ở Việt Nam có ba nền văn hoá lớn, chủ nhân của văn hoá Óc Eo không phải người Khmer mà là người Môn (nhóm Môn), một nhánh của Môn - Khmer tạo lập văn hoá này. Sau khi Phù Nam mất, Nam Bộ chia thành hai vùng, vùng Thuỷ Chân Lạp là một phần lớn Campuchia và cả vùng Nam Bộ Việt Nam ngày nay - Chân Lạp cho rằng Thuỷ Chân Lạp là của nó, nhưng sự thật không phải vậy - người Khmer Nam Bộ liên quan đến yếu tố tộc người, yếu tố chính trị.

- Có dân tộc là bản địa nhưng mới trở thành thành phần của dân tộc Việt Nam chỉ 3 - 4 thế kỷ nay: từ thế kỷ XV về trước chưa có hiện tượng này, mãi sau thế kỷ XVI mới có. Sau sự kiện Huyền Trân (1306) và Lê Thánh Tông đánh bại Chiêm Thành (1471) thì các luồng tộc người di cư vào nam rất nhiều. Các cư dân nói ngôn ngữ Môn - Khmer, Nam Đảo... hoà vào trong cộng đồng dân tộc chung, hình thành tính bản địa. Cư dân bản địa ở Đông Nam Bộ này là Stieng, Chơ-ro, M'nông...; ở Tây Nam Bộ và toàn Nam Bộ thì chủ yếu là người di cư đến: người Việt, người Hoa, người Chăm, người Khmer. Vấn đề là có nhiều dân tộc đã là cư dân bản địa từ trước, nhưng chỉ hoà nhập vào cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam trong thời gian gần đây.

- Quá trình hình thành tộc người ở Việt Nam luôn diễn ra hai khuynh hướng: phân ly và cố kết.

3.3. Đặc điểm về kinh tế

- Luôn phát triển không đồng đều giữa các dân tộc: mỗi tộc người có một môi trường, một giá trị tri thức khác nhau nên kinh tế mỗi tộc người cũng sẽ khác nhau và cuối cùng tạo ra yếu tố không đồng đều về kinh tế - xã hội.

- Đối với kinh tế truyền thống:

+ Nông nghiệp với hầu hết các dân tộc trên đất nước ta đều làm nông; riêng các dân tộc thiểu số canh tác theo phương thức quảng canh. Quảng canh (extensive culture, còn gọi với khái niệm là "luân phẳng") là canh tác trên những mảnh đất khác nhau trong những thời gian khác nhau (vd: canh tác ở mảnh đất A chừng 2 vụ thì bỏ đi, qua mảnh đất B cũng canh tác chừng 1 - 2 vụ rồi bỏ tiếp, làm mảnh đất C thêm 2 vụ kế nữa rồi đến các mảnh khác tương tự); quảng canh thuộc về truyền thống với kỹ thuật thô sơ, không phương tiện, không phân bón. Về phương thức canh tác là chặt và đốt để tạo ra năng suất thấp - cái này quyết định. Chặt và đốt nếu xét về loại hình cư trú là di cư thì mới có cụm từ "du canh du cư", từ đây tạo ra hệ tri thức và đó là tri thức "chủ đất đai", nó nằm ở luật tục của cộng đồng dân tộc. Cư dân sống trong làng thì họ vào đây phát rừng, phân lô đất ra 10 miếng và cư dân được chặt và đốt; họ chặt hết sau đó phơi khô (họ bắt đầu chặt sau lễ Mừng lúa mới) rồi đốt. Họ đốt từ 3 - 4 giờ sáng, lúc đó trời có sương và lặng gió, đốt lúc ngược hướng gió và tận dụng sương xuống cho cháy lâu tàn, xong là phải dọn sạch - tri thức dân tộc nằm ở chỗ phương pháp đốt và chặt. Cháy âm ỉ mà ngược gió nên cháy rất chậm, các cây cháy càng lâu càng tốt hình thành nên lớp tro và không cho cháy lan. Tri thức này chỉ có ở dân làm nương rẫy; người Việt lên đây cũng phải học tri thức này, không thể lấy tri thức của mình áp dụng vào đó được. Đốt xong thì lớp tro mềm đi qua các đợt mưa, tro này "dắn" xuống và người ta phải "canh" (canh nhiều ngày để thấy lớp tro) hình thành tri thức về thời tiết. Kỹ thuật của họ phong phú: dựng canh, chọc lỗ (bỏ hạt lúa rồi lấy cây chọc xuống, có nơi là hai cây cùng chọc lỗ). Sau một mùa lúa (không tưới tiêu, không phân bón) thì họ canh (vô canh) chống chim chóc và con vật phá lúa, rồi bắt đầu cúng. Đối với các dân tộc cúng thờ tự nhiên như thần Núi, thần Sông, thần Suối... và cây lúa thì người dân cúng rất nhiều lần theo chu trình sinh trưởng và thu hoạch lúa; chính vì yếu tố đó nên có chăn nuôi phục vụ nông nghiệp. Cái cúng rõ rệt nhất là cúng Mừng lúa mới có cúng trâu nên mới có lễ đâm trâu. Có tranh cãi rất lớn là có hay không nên bãi bỏ lễ đâu trâu: nên bãi bỏ vì đâm trâu ghê quá; nhưng cái này liên quan đến một lý thuyết nữa là lý thuyết 'tương đối luận". Theo thuyết "tương đối luận" thì mỗi tộc người có điều kiện lịch sử khác nhau, môi trường cư trú khác nhau nên hình thành nền văn hoá cũng khác nhau; không văn hoá nào cao hơn văn hoá nào, không dùng văn hoá của mình để xét văn hoá của người khác. Thường thì người chỉ trích vụ đâm trâu này đều là người Kinh đang sống ở đấy vì không muốn nền văn hoá như vậy; có một nhà nghiên cứu cho rằng con trâu là đầu cơ nghiệp nên đừng giết (trâu là "đầu cơ nghiệp" của người Kinh mà không phải của người dân tộc, vì dân tộc chú trọng chăn nuôi là chính và con trâu chẳng là gì với họ cả; trên Tây Nguyên người dân đâu có canh tác nông nghiệp bằng trâu mà họ kéo bằng voi) - tín ngưỡng của dân tộc là ăn mừng và tạ ơn; tỉa lúa thì báo với thần hôm nay tôi tỉa lúa, chăm sóc lúa và thần hãy giúp tôi (làm lúa đến công đoạn nào cũng đều cúng để báo tin cho trời). Cúng cho cả chu trình sinh trưởng của lúa - đó là giai đoạn khắc nghiệt nhất, giai đoạn mà con người không kiểm soát được (anh làm gì với cây lúa cũng phải báo cho thần biết để thần che chở). Các lễ cúng cho chu trình sinh trưởng của lúa liên quan đến tinh thần, giống như lý thuyết chức năng - chức năng tâm lý: khi con người gặp khủng hoảng mà không thể giải quyết được bằng khoa học công nghệ, thì chỗ dựa cuối cùng của họ chính là ma thuật và tôn giáo. Cuộc sống của con người không dựa vào khoa học công nghệ thì cố gắng nhất của họ là dựa vào tôn giáo và tâm linh.

Trước khi bỏ đất này sang vùng đất khác, người dân tộc phải cúng Giàng; và miếng đất bị bỏ hoang sau khi cúng để cho rừng tái sinh vậy thì chủ sở hữu là ai ? Tôi khai phá nhiều vùng đất khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau, khi tôi khai phá đất mới không có nghĩa là tôi từ bỏ vùng đất cũ - tôi bỏ đất cũ thì đất đó vẫn là đất của tôi để cho cây mọc lên tự nhiên, đó chính là yếu tố về quản lý đất đai. Việc quản lý đất đai thì mỗi dân tộc sẽ có yếu tố này: rừng nào là rừng của tôi ? Ông già làng trèo lên cây thiêng cao nhất nhìn ra xung quanh, chỗ nào khuất tầm mắt ông có nghĩa: đây là đất của làng. Điều này tạo ra hệ quả là "chồng lấn" đất đai với nhau, dân làng sẽ xung đột với nhau vì họ nhìn đâu cũng là đất của họ. Ở các tộc người thiểu số thì hoạt động xung đột vì đất đai giống như thời kỳ "Dã man" theo Morgan, xung đột nhau xong thì già làng của hai làng gặp nhau và nói chuyện, làm lễ kết bạn để không xung đột và chia phần với nhau. Nghiên cứu về người Stieng, M'nông thấy: trước đây rừng do họ làm chủ. Cụ thể người M'nông canh tác trên mảnh đất khá lớn và làm chủ mảnh đất (rừng) này rất lâu rồi, sau đó Nhà nước lấy lại rừng phân cho công ty khai thác miếng đất này (người dân làm chủ, nhà nước quản lý); công ty sẽ chia đất (phân lô) và giao cho người M'nông trồng cây cao su và quản lý rừng cao su đó; nhưng người dân tộc không canh tác trên đất phân lô vì họ không thể lấy đất của người khác để canh tác nên khi công ty giao đất cho người dân tộc thì họ kiên quyết không nhận; thế là giao cho người Kinh làm, cuối cùng tạo ra vấn đề hiện nay không giải quyết được (trước đây tôi làm chủ đất, giờ tôi phải làm thuê) => giải thích tại sao người dân tộc Tây Nguyên hay xung đột chỉ vì vấn đề tranh chấp đất đai. Khi người dân tộc làm quảng canh thì họ không thể tạo lập nhà nước, vì quảng canh là du cư và sống không cố định; chỉ có "thâm canh" mới hình thành nên nhà nước. Thâm canh là "cố định" và dùng sức kéo của trâu bò và chủ yếu được người Kinh, người Chăm sử dụng; người Khmer bắt đầu dùng kỹ thuật này ở Lục Chân Lạp, cái gọi là "nhà nước" của họ là chế độ tù trưởng. Họ trồng chủ yếu là lúa, ngô, hoa màu .

+ Chăn nuôi chưa tách khỏi nông nghiệp: chăn nuôi chủ yếu để phục vụ cho nông nghiệp. "Thâm canh" thì chăn nuôi chủ yếu là nuôi trâu, bò; một số nơi khác thì nuôi voi làm sức kéo, không phục vụ cho việc cúng kiếng. Nuôi gà, heo chủ yếu cho lễ cúng, lễ hội; nên chăn nuôi hầu như chưa phát triển trong ngành kinh tế truyền thống.

+ Nghề thủ công: nghề thủ công của các dân tộc thiểu số chủ yếu là dệt vải, rèn và đan lát. Rèn tạo ra công cụ, dệt vải tạo ra các trang phục, đan lát tạo ra các đồ để đựng và đồ để xách theo; tất nhiên mỗi tộc người có một kiểu đan lát khác nhau để tạo sự đa dạng và riêng biệt. Người Chăm trước đây từng dùng bàn xoay làm đồ gốm, về sau không dùng bàn xoay vì họ không làm chủ được bàn xoay (tri thức Chăm). Kỹ thuật nung giúp tạo ra bình gốm, ko tạo ra bình sành; nung gốm rất kiêng kỵ chữ bể, vỡ, sức mẻ... (không ăn bánh tráng) - kiêng kỵ vì không làm chủ được những gì sắp xảy ra.

+ Săn bắt hái lượm: lúc đầu là "săn bắn" và về sau là "săn bắt" (khi có nhiều công cụ được tạo ra); săn bắt hình thành ra chăn nuôi - hái lượm hình thành ra trồng trọt.

- Đối với kinh tế hiện nay:

+ Nông nghiệp có tính chuyên môn cao: sau năm 1980, chính sách định canh định cư được thực hiện trên khắp các vùng dân tộc thiểu số, không còn luân canh và không còn làm rẫy như trước đây. Trước đây có quan niệm: du canh du cư là phá rừng của dân tộc thiểu số (dân tộc thiểu số phá rừng) cho nên phải định canh, định canh thì phá rừng còn nhiều hơn. Dân tộc thiểu số sống trong rừng thì không có phá rừng, vì họ biết thích ứng. Dân tộc thiểu số quy định rất rõ có bao nhiêu loại rừng được phá và không được phá: Rừng đầu nguồn, rừng thiêng và rừng ma là không được phá; rừng chòi (rừng canh tác) là được phá. Rừng đầu nguồn là rừng cao giữ đầu nguồn nước, rừng thiêng nhiều cây to lớn (rừng của thần), rừng ma để chôn người chết (muốn chặt cây làm hòm chôn người chết thì phải cúng trước); cư dân chỉ khai thác rừng chòi. Khi đi khai thác, đi săn thì người dân tộc thiểu số khẳng định đây là rừng của họ và giữ rừng bằng mọi giá. Khi đào củ mài, người dân tộc dùng thuổng đào sát thân củ để nhổ lên từ từ, nhổ xong vẫn cắt một phần bỏ xuống lỗ của củ vừa đào, cầm nguyên củ về là bị phạt (yếu tố giữ rừng), người Kinh vào là chặt luôn, riêng người dân tộc thiểu số lấy một phần. Nông nghiệp thì chuyên môn cao, các dân tộc thiểu số chuyển đổi phương thức canh tác phù hợp, chuyển đổi cây trồng, tưới tiêu, trồng cao su; lúa rảnh nên trồng cao su giữ lúa

+ Chăn nuôi phát triển: người Kinh và các dân tộc thiểu số đều có chăn nuôi. Chăn nuôi của họ ở một số vùng trở thành đặc sản, gà của các dân tộc trở thành đặc sản của các dân tộc; heo không gọi là "heo mọi" mà gọi là "heo tộc" và nuôi để bán chứ không phải cho công nghiệp.

+ Nghề thủ công phát triển: ví dụ như dệt vải cải tiến nhiều, như thổ cẩm của người Mường, người Dao khu vực phía bắc; thổ cẩm của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên được trang hoàng

+ Săn bắn hái lượm bị hạn chế: săn bắt ở một số dân tộc bị hạn chế để phục vụ phát triển kinh tế. Hiện nay có "dịch vụ môi trường rừng"; tất cả rừng trên đất nước ta đều do Nhà nước quản lý nên gọi là "rừng cấm", "rừng Quốc gia", và kiểm lâm sẽ giao cho các hộ dân tộc quản lý và canh gác rừng (30 - 40 ha rừng) và cứ 1 tuần hay nửa tháng đi vòng quanh rừng 1 - 2 lần để kiểm tra; cứ 1 tháng như vậy là trả công đến 4 triệu đồng. Người dân tộc được toàn quyền hái lượm trong 30 - 40 ha rừng đó dùng cho gia đình hoặc đem đi bán, tuyệt đối không được săn thú mà chỉ ăn nhưng con vật thuần dưỡng

+ Thương mại, dịch vụ phát triển: hiện nay rộ lên homestay mà người ta gọi là "du lịch cộng đồng".

Tóm lại, hoạt động kinh tế của các dân tộc Việt Nam hiện nay đã có sự phát triển rất đáng kể, nhưng vẫn chưa có sự đồng đều giữa các dân tộc.

3.4. Đặc điểm về xã hội

Về quan hệ theo gia đình có hai hình thức là mẫu hệ và phụ hệ. Phụ hệ thì người phụ nữ phải theo chồng, thờ phụng gia đình chồng, chịu sự chi phối của chồng và có khi mất cả tên; phụ hệ ở các dân tộc theo yếu tố của Nho giáo. Ở một số dân tộc thiểu số có tục ở rể, và người con gái muốn lấy chồng phải chấp nhận mức thách cưới của bên nhà chồng tương lai (đi nghiên cứu hôn nhân người Chăm thì bên nhà chồng thách cưới cao quá (4 lần bất thành); người chồng phải sống ở nhà vợ và không được về bên kia - chính vì yếu tố đó nên sinh ra "hôn nhân nối dây", khi vợ mất thì người chồng phải lấy chị vợ, em vợ để giữ tài sản trong nhà

Xã hội tuỳ theo từng vùng có tổ chức khác nhau: làng, bản, plei, bon, sóc.... Làng là một nhóm nhỏ, bản tương đương với làng, nhiều bản kết hợp thành một mường. Người đứng đầu làng bản trước đây là tù trưởng, trưởng bản, trưởng làng

3.5. Đặc điểm về văn hoá

Nếu xét riêng ở từng tộc người, mỗi tộc người đều có yếu tố văn hóa riêng (văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần) => tạo nên bản sắc của dân tộc mình. Mỗi dân tộc đều có văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần riêng và nó tạo nên đặc trưng văn hoá của các tộc người. Đi vào từng yếu tố của tộc người thì có nhiều, đó chính là những tiêu chí xác định tộc người.

Văn hóa vật chất: Xét về tính khu vực cư trú, thì văn hóa vật chất chịu ảnh hưởng nhiều bởi khu vực cư trú.

Ví dụ:

- Nhà sàn -> tiêu biểu cho các dân tộc ở vùng đồi núi.

- Thức ăn nóng, cay phù hợp cho các dân tộc ở vùng khí hậu ôn đới

- Trang phục dày, ngắn thì phù hợp cho các dân tộc ở vùng rừng núi

.v.v…

Bên cạnh đó, văn hóa vật chất của mỗi dân tộc đều có tính đặc thù riêng biệt, được biểu hiện qua từng chi tiết trong văn hóa vật chất. Các món ăn bị chi phối bởi yếu tố sinh học; cái nhà có gian và chái (gian là ở nhà chính, biểu thị bởi các cửa ra vào; chái là nhà nhỏ bên cạnh nhà chính) và nhà thường có các kiễu chữ "hành", chữ "đinh" và chữ "nhị" của người Khmer; đình thường có chữ "cong".

Văn hóa tinh thần:

- Tư tưởng đa thần có từ lâu đời đối với các dân tộc ở vùng rừng núi.

- Trong văn học dân gian các dân tộc điều rất phong phú. Đa phần đều tập trung phản ánh cuộc sống hiện thực của con người.

- Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có những yếu tố riêng biệt biểu hiện trong văn hóa tinh thần.

Chính vì điều đó mà nó góp phần tạo nên sự khác biệt giữa tộc người này với tộc người khác. Chính những đặc điểm về văn hóa nêu trên đã tạo ra đặc trưng văn hóa của từng tộc người; và hình thành nên hai khái niệm: Văn hóa tộc người và Văn hóa của tộc người.

* Văn hoá tộc người: Là bao gồm tổng thể các yếu tố về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, giúp cho việc phân biệt giữa tộc người này với tộc người khác. Chính văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển ý thức tự giác tộc người. Nó giúp tạo ra đặc trưng để phân biệt tộc người A với tộc người B trên cơ sở tổng hoà văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.

* Văn hoá của tộc người: Là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về tộc người đó, do tộc người đó sáng tạo, hoặc tiếp thu, vay mượn của các tộc người khác trong quá trình lịch sử. Văn hoá của người Việt là phải tìm những cái gì do người Việt sáng tạo ra, vay mượn; văn hoá người Việt là nói luôn văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần tạo nên đặc trưng của văn hoá người Việt

* Đặc điểm văn hoá:

- Trong quá trình phát triển, văn hóa sẽ diễn ra sự giao lưu và tiếp biến, gọi là tiếp biến văn hoá (acculturation). Văn hoá A và văn hoá B sống gần nhau nên họ giao lưu với nhau, giao lưu thì lấy một phần văn hoá của bên bạn rồi sáng tạo thành cái của mình. Cái nào không thuộc nguyên gốc của anh, của tôi nhưng được sử dụng thì gọi là "tiếp biến văn hoá"

- Khái niệm giao lưu tiếp biến văn hóa ra đời vào cuối TK XIX đầu XX bởi các nhà Nhân học phương Tây.

- Nguyên nhân của tiếp biến văn hoá là sự tương hỗ lẫn nhau giữa hai nền văn hóa. Sự tương hỗ này có khi diễn ra không cân xứng, và kết quả sẽ có một nền văn hóa bị hút vào trong một nền văn hóa khác, hoặc bị thay đổi bởi một nền văn hóa khác; hay cả hai nền văn hóa cùng thay đổi. Tiếp biến văn hóa sẽ diễn ra liên tục, không có sự kết thúc; ví dụ như tiếng Mường với tiếng Việt giống nhau đến 60%; ngôn ngữ chúng ta đang nói cũng có tiếng Hoa, tiếng Tây trong đó, một số trường hợp dùng tiếng Việt đắp trên nền tiếng Hán (thơ Bác Hồ) nên phải dịch thuần Việt thì mới hiểu. Thời phong kiến thì vua nói quan hiểu, chứ dân không hiểu; quan phải diễn Nôm thì dân mới hiểu (phép vua thua lệ làng: ông vua truyền lệnh xuống làng không có hiểu).

- Điều kiện của tiếp biến văn hoá:

+ Các tộc người với nền văn hóa khác nhau cùng sống chung trong một khu vực có sự tương đồng về mặt địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị…

+ Các tộc người cùng tham gia vào một thể chế chính trị, một hệ thống giáo dục

+ Các tộc người tiếp nhận một tôn giáo mới thông qua cơ chế truyền đạo (các quy chuẩn của dân tộc do các cha xứ làm, đôi khi có xung đột do sáng tạo ra đạo mới)

=> Chính điều đó đã tạo nên sự tương đồng và cũng là những khác biệt trong văn hóa của các tộc người với nhau.

4. Quan hệ tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Tài liệu tham khảo chung:

1. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ở Việt Nam (4 tập), Nxb Sự thật Hà Nội, 2015 - 2017

2. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam - các tính phía Bắc và các tỉnh phía Nam (2 tập), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1978

3. Đặng Nghiêm Vạn, Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2003

4. Đặng Nghiêm Vạn, Văn hoá Việt Nam đa tộc người, Nxb Giáo dục 2007

+ Việt Nam đã là nơi cư tụ của nhiều thành phần cư dân, thuộc các bộ lạc khác nhau, cùng chung một nguyện vọng xây dựng một cuộc sống văn minh nông nghiệp: Các bộ lạc khác nhau cùng chung một nguyện vọng để xây dựng nền văn minh nông nghiệp. Các bộ lạc này là ai ? Chúng ta thường nghe nói khối Bách Việt ở phương Nam; trong khối Bách Việt ấy tới hơn 100 nhóm dân tộc Việt. 100 nhóm người Việt hợp thành các bộ lạc, trong đó có những bộ lạc Việt ở phương Nam, những bộ lạc Việt ở sát biên giới với nước ta đã kết hợp với nhau hình thành những bộ lạc lớn hơn; những bộ lạc đó gọi là bộ lạc Nam Á hoặc Tày - Thái. Những nhóm sống gần gũi nhau thì nó bắt đầu cố kết nhau và hình thành liên minh để cùng tìm kiếm nguồn thức ăn

+ Trên cơ sở đấu tranh chống thiên nhiên và chống kẻ thù bên ngoài, những cư dân khác nhau về nguồn gốc, tiếng nói và văn hóa đã có ý thức quần tụ nhau lại. Trong yếu tố liên minh thì chúng ta cũng thường nghe nói: Morgan gọi thời "liên minh bộ lạc" là thời đại Dã man, thời kỳ các bộ lạc đánh lẫn nhau, đánh xong thì một trong số các bộ lạc đã bắt đầu mạnh lên và hợp nhất các bộ lạc khác lại thành liên minh. Cái liên minh đó dùng để chống thiên tai và kẻ thù xâm nhập từ bên ngoài; khi anh đã tạo thành một liên minh thì sẽ có thời kỳ ngang với TQ (trước Tần Thuỷ Hoàng) gọi là thời lập quốc; ở chúng ta chỉ là liên minh. Cư dân trong liên minh này khác nhau về văn hoá, khác nhau về tiếng nói, khác nhau về ý thức tộc người nên mới nói các bộ lạc A, B nằm ở những khu vực khác nhau về tên gọi, khác nhau về nguồn gốc, khác nhau về tiếng nói; đó là một nhóm người tạo liên minh để hình thành một nhà nước.

+ Đó là các tộc người trong vùng, sau được đúc kết vào các huyền thoại như Lạc Long Quân – Âu Cơ (của người Việt), quả bầu mẹ (của cư dân Tày Thái)…: khi liên minh gồm những bộ lạc cố kết với nhau tạo thành một khối và nhà nước được hình thành. Nhà nước hình thành liên quan đến các huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ, huyền thoại thành lập nhà nước Xích Quỷ: hai anh em, một ông làm chủ phương Bắc và một ông làm chủ phương Nam và từ đó những câu chuyện đó trở thành huyền thoại để thể chế hoá, để xây dựng thành nguồn gốc của nhà nước. Từ huyền thoại để cố kết dân tộc, cho nên các yếu tố của huyền thoại được các sử gia thêu dệt. Câu chuyện được thêu dệt đó tạo nên lịch sử của nguồn gốc dân tộc, lịch sử nguồn gốc dân tộc này sinh ra nhiều câu chuyện huyền thoại tiếp theo. Cái huyền thoại này gắn liền với một tộc người, một quốc gia tộc người gắn liền với một hình thức tôn giáo được gọi là tô-tem giáo. Mỗi tộc người có một tô-tem khác nhau (thờ cái cây, hòn đá, bông hoa...). Tô-tem nghĩa là "con vật". Cái tô-tem là truyền thuyết để nói rằng con người được hình thành từ đâu. Bao nhiêu tộc người thì có bấy nhiêu tô-tem. Các tộc người thờ tô-tem, tôn sùng tô-tem, thậm chí ăn thịt tô-tem (ăn sinh mạng để tô-tem phù hộ mình). Trong câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, khi xét về nguồn gốc và giá trị của tô-tem, Lạc Long Quân là rồng và Âu Cơ là chim - chim Lạc. Những quả trứng không nở thành chim mà nở thành người vì họ trở thành hình người khi gặp nhau, sống với nhau dưới cốt là con người. Mặc dù đẻ ra trứng (thuộc về nguồn gốc), khi sống với người thì là người - gel là gel xấu, là thực tế xã hội. 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi; 50 người con là nam, vậy nữ lấy ở đâu ra ? Trong kinh Sáng thế (50 chương), Chúa tạo ra con người đầu tiên là Adam và về sau là Eva. Hai người này lấy nhau và ít lâu sau bị đuổi ra khởi vườn Eden (vườn địa dàng) do cả hai cùng ăn trái cấm; về sau họ đẻ ra hai người con trai là Cain và Abel. Chúa mới nói: sau này con cháu của các người sẽ rời xa chân Chúa, sẽ ác và phỉ báng Chúa. Cain không tin Chúa, Abel tin Chúa; thế là hai anh này cãi nhau và cuối cùng Cain sát hại Abel. Cain hoảng sợ bỏ chạy đi các nơi khác, lấy chị mình là Awan và sinh ra 4 người con trai. Đặt vấn đề 50 người con theo Lạc Long Quân đi xuống đồng bằng, 50 con còn lại theo mẹ lên vùng cao. Lật vấn đề là bên cạnh nhóm Lạc Việt còn có rất nhiều nhóm tộc Việt khác, 50 con trai xuống đồng bằng này sẽ kết hôn với những người nữ thuộc các tộc Việt khác để hình thành các tộc Việt bởi vì câu chuyện truyền thuyết này là của người Việt thôi. Sau này con của Lạc Long Quân lên ngôi vua đầu tiên của Văn Lang, vì con của Âu Cơ lên vùng cao thì không được mà con của cha lên ngôi là hợp lý (theo Trần Trọng Kim trong Việt sử lược), và người Việt lúc này theo chế độ phụ hệ. Con của Lạc Long Quân lên làm vua nước Văn Lang.

+ Họ cùng tạo ra những nét giống nhau về nhân chủng, ngôn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức cùng chung sống trong một quốc gia – dân tộc: Câu chuyện thành lập nước Văn Lang nói đến sự tiếp xúc của các bộ lạc, đó là sự hình thành quốc gia dân tộc. Liên minh bộ lạc A, B, C, trong đó cư dân Lạc Việt nói ngôn ngữ Nam Á, trong đó có nhóm Âu Việt nói ngôn ngữ Tày - Thái. Nhóm Lạc Việt mạnh lên đã thu phục các bộ lạc Việt xung quanh, hình thành nhà nước Văn Lang. Họ có những nét giống nhau về nhân chủng, ngôn ngữ, văn hóa và ý thức quốc gia (ý thức của sự liên minh)

- Nhân chủng của khu vực Đông Nam Á là thuộc đại chủng Mongoloid (da vàng) kết hợp Australoid (da đỏ sậm) tạo thành các tiểu chủng. Cư dân của Đông Nam Á mang tiểu chủng Indonesiens, có hai nhánh Bắc và Nam (Australoid tiến lên phía bắc thì tính Mongoloid xuất hiện càng mạnh hơn và da sáng hơn; Mongoloid xuống phía nam thì mang đậm tính Australoid và da đen, dáng cao, tóc rậm, mũi tẹt). Khu vực của cư dân Văn Lang (miền Bắc Bộ ngày nay) là người Indonesiens (lùn, da vàng); nhìn thấy nhân chủng nên sau này Phan Bội Châu có nói cụm từ "đồng văn, đồng chủng".

- Ngôn ngữ: ở đất nước ta có hai hệ ngôn ngữ là Nam Á và Tày - Thái. Hai ngôn ngữ này thuộc nhóm/khối địa phương là phương Nam

- Văn hóa: cùng tạo nên một nền tảng văn hóa bản địa phương Nam theo dòng Nam – Á, mà đỉnh cao là văn hóa tiền Đông Sơn hay Đông Sơn. Lúc đầu là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn - đỉnh cao của yếu tố nhà nước Văn Lang là Đông Sơn. Trống đồng, và nhà nước là của người Việt; Văn Lang - Âu Lạc không phải chỉ là một nhóm người mà là cả một khối liên minh đó.

- Ý thức tự giác dân tộc: cùng muốn kết thành một khối thống nhất trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, mở đầu cho một xu thế phát triển chủ đạo của toàn bộ lịch sử Việt Nam. Khởi đầu là nhà nước Văn Lang (với 15 bộ lạc): nhà nước Văn Lang gộp cả 2.000 năm trước đây với 2.000 năm sau này là đủ 4.000 năm dựng nước = Trung Quốc, thực sự nhà nước Văn Lang chỉ là một liên minh bộ lạc. Nhà nước Văn Lang tồn tại 18 đời vua Hùng tại vì hơn 2.000 năm, tra gia phả thì mỗi ông vua sống đến hơn 200 tuổi => đó chính là huyền thoại cộng với sử liệu khảo cổ về dân tộc sinh ra nhà nước. Khi hình thành nhà nước là hình thành cộng đồng quốc gia dân tộc, lúc này đã có ý thức bảo vệ Tổ quốc, ý thức xây dựng, ý thức phát triển quốc gia. Sự tồn tại của nhà nước Văn Lang đến đời Hùng vương XVIII thì mất nước; nước truyền lại cho Thục Phán. Đời Hùng vương XVIII có bộ lạc Âu Việt mạnh lên (bộ lạc nào mạnh lên thì bộ lạc đó làm chủ), thu phục các bộ lạc khác (kể cả Lạc Việt) và thành lập nước Âu Lạc do Thục Phán làm chủ. Thời kỳ Thục Phán làm vua tương đương với một nhà nước TQ hoành tráng cuối thời Tần. Nhà nước Âu Lạc tồn tại không lâu (207 - 179 TCN) thì ở TQ, nhà Tần sụp đổ và phía nam nước Tần hình thành vùng đất của Triệu Đà (một tướng của vua Tần Nhị thế). Khi nhà Hán lên thì Triệu Đà không phục và ông ta thành lập nhà nước riêng (Nam Việt); ít lâu sau Triệu Đà đánh xuống phương Nam để mở rộng lãnh thổ. Đánh hoài không thắng, Triệu Đà dùng "nam nhân kế" -> yếu tố riêng tạo ra lịch sử dân tộc; khiến nước ta bị thất bại và rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc

# Người Việt và người Kinh: trong các nhóm Bách Việt, người Âu Việt và Lạc Việt họp nhất thành nước Âu Lạc, nước của người Việt vì cả hai bộ lạc này đều là người Việt; nhà nước Văn Lang cũng của người Việt luôn. Khi lập nhà nước, cái đầu tiên là kinh đô. Khi có kinh đô, người Việt sống quanh kinh đô nên họ được gọi là "người Kinh" (người Việt sống ở kinh đô). Dùng người Kinh ở đồng bằng để nói đến người Thượng ở miền núi (miền ngược) hay "người ở trên cao"; "miền cao" và vùng đồng bằng được gọi là "kinh kỳ". Ngôn ngữ thì cái gì sai nhiều lần thành đúng; nên ta nói tiếng Việt, nhà nước Việt nên luôn mang tên Việt (Đại Việt, Đại Nam)

Trong 1.000 năm Bắc thuộc đó, cái Việt cổ (tồn tại từ lúc nhà nước Văn Lang ra đời) dần tách ra hình thành người Kinh (người Việt + yếu tố Hán hoá) và người Mường (tức người Việt cổ), nhưng gốc của hai nhóm này vẫn là người Việt nên sau này lập nước ta mới lấy trở lại yếu tố "Việt". Việt Nam nghĩa là "người Việt ở phương Nam" - đây chính là yếu tố và ý thức tự giác tộc người trong thời kỳ đó. Khi có nhà nước thì ý thức dân tộc quốc gia mới được hình thành. Bộ lạc không có tính dân tộc, không có yếu tố dân tộc.

* Thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc: cộng đồng quốc gia dân tộc được khẳng định mạnh mẽ hơn bởi mất nước

+ Giai đoạn thử thách của cộng đồng dân tộc Việt Nam (tồn tại hoặc biến mất): đó là yếu tố, vấn đề khi xác định quốc gia. Nếu ý thức dân tộc, ý thức quốc gia không có từ lúc ban đầu thì 1.000 năm này bọn phong kiến Trung Quốc đi "khai hoá" và dân tộc Việt rơi vào thế bị gọi là "dân Giao Chỉ", "người Giao Chỉ" - chúng ta bị mất tên và tên gọi của chúng ta giống như những nhóm khác. Nếu ta không xác định ngay từ đầu thì thời Bắc thuộc là "vong quốc". Khi nói chúng ta có nhà nước phía truóc thì chúng ta đã bảo vệ được cương vực lãnh thổ, bảo vệ dân tộc nên nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

1. Một số vấn đề lý luận về dân tộc

1.1. Khái niệm liên quan đến dân tộc/tộc người

Dân tộc (nation, ethnic): sau này người ta dịch thành "ethnic" (tộc người), nhưng Việt Nam gồm tất cả các dân tộc của nhà nước thì dùng một từ duy nhất là "dân tộc" (trên lý lịch ghi là "dân tộc" nào, như Kinh, Khmer, Hoa, Chăm...). Hai từ "ethnic" và "nation" giống và khác nhau chỗ nào.

+ (1) "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" (Hồ Chí Minh): khi ta nói từ "dân tộc" theo nghĩa của Bác Hồ nghĩa là "tất cả những người này sống trên lãnh thổ của Việt Nam, nằm trong cương vực của lãnh thổ Việt Nam, chịu bởi một thể chế chính trị của Việt Nam, hệ thống pháp luật của Việt Nam thì tất cả những người đó được gọi là dân tộc Việt Nam". Từ "dân tộc Việt Nam" được gắn vào tên quốc gia và mang nghĩa là "nation", quốc gia dân tộc và không có phân biệt người Kinh, Hoa, Chăm...; miễn là ai sống trên lãnh thổ Việt Nam, chịu một thể chế đó thì được gọi là dân tộc Việt Nam. Mục đích của Bác khi đưa ra câu nói đó là: không phân biệt, miễn ai ở trên lãnh thổ Việt Nam này thì là dân tộc Việt Nam, tạo sự đoàn kết để xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ đất nước.

+ (2) "Ở Việt Nam có 54 dân tộc anh em": 54 dân tộc khác nhau thì nói đến người Kinh, người Khmer, người Chăm, người Hoa, người Edeh, người Raglai, người Churu...; đó chính là 54 nhóm dân tộc sống trong lãnh thổ nước Việt Nam.

Từ "dân tộc" ở câu 2 khác với ở câu 1 ở chỗ: câu 1 là mang nghĩa chung, câu 2 là mang nghĩa riêng của từng dân tộc trong khoa học. Trong khoa học thì từ "dân tộc" (ở câu 1) là chữ "ethnic", trong khi ở Việt Nam thì câu 2 mang nghĩa là "tộc người". Đọc một số công trình khoa học đều ghi "Việt Nam có 54 dân tộc" thì được hiểu là "tộc người" (54 tộc người) theo chữ "nation, ethnic".

* Dân tộc theo nghĩa nation: dùng chỉ quốc gia và con người trong quốc gia đó luôn thể hiện hai ý thức:

+ Ý thức quốc gia

+ Ý thức tự giác về tộc người

Dân tộc dùng để chỉ quốc gia, tức là phải có tên quốc gia đó; và con người trong quốc gia đó. Con người trong quốc gia đó luôn thể hiện hai ý thức: ý thức quốc gia, ý thức tự giác về tộc người. Hai ý thức này thể hiện trong mỗi người dân như thế nào ? Ví dụ khi ta thi đấu thể thao ở nước ngoài, lúc nhận huy chương thì họ phải chào cờ, hát Quốc ca thì đó là "ý thức quốc gia"; nhưng người vận động viên đó người dân tộc (có thể là Kinh, Hoa, Chăm...), khi đi thi và được xướng tên khi đạt giải cao (đoạt huy chương vàng, đến từ quốc gia gì chứ không phải là "thuộc tộc người gì") có nghĩa là "khi vận động viên ấy (hoặc một người nào khác) bước ra khỏi lãnh thổ quốc gia thì bản thân người đó là "ý thức về tộc người" - vượt qua cửa khẩu thì người ta hỏi: anh từ đâu đến ? chứ không hỏi là "anh từ dân tộc nào" vì nó thuộc về riêng tư; cho nên ý thức quốc gia bằng cách nào đó đã đồng nhất với ý thức dân tộc, tộc người. Trong nước, ý thức quốc gia thể hiện là gì ? Nếu quốc gia bị loạn lạc, chiến tranh, nạn đói thì mỗi con người luôn luôn có ý thức quốc gia, cầm vũ khí cứu nước; bảo vệ quốc gia chính là bảo vệ ngôi nhà của mình, dòng tộc của mình - đó, ý thức quốc gia là như vậy. Khi nói như vậy là ý thức quốc gia được đưa lên đầu tiên

Ý thức tự giác về tộc người thì nó thể hiện qua: văn hoá của tộc người, ngôn ngữ của tộc người, tên gọi của tộc người (tức ý thức tộc người) của một tộc người cụ thể. Văn hoá thể hiện tính đặc trưng của tộc người, ngôn ngữ là ngôn ngữ của tộc người, tên gọi thì là tên gọi của tộc người; nên khi nghiên cứu về từng tộc người (ethnic) cụ thể, ta sẽ nói về đặc trưng văn hoá tộc người - ví dụ: khi nói về người Chăm thì đặc trưng của người Chăm là gì, văn hoá của người Chăm là gì. Thế thì văn hoá là một khái niệm rất chung do con người tạo ra (ăn, mặc, ở, đi lại...), nhưng cách ăn của người Chăm khác với tộc người khác, tổ chức xã hội của người Chăm khác với tộc người khác... và cái đó được gọi là đặc trưng; ngôn ngữ sẽ có nhiều yếu tố. Khi nói đến tư "quốc gia" (nation) thì con người trong quốc gia đó luôn luôn thể hiện mình (quốc gia đang sống, ý thức về tộc người của mình). Ba cái văn hoá, ngôn ngữ và ý thức (tên gọi tộc người) là những cái căn bản để nói đến sự tồn tại của dân tộc; nếu không có 3 cái căn bản này thì dân tộc đó sẽ bị hoà nhập vào dân tộc khác, bị xoá nhoà.

Theo từ điển bách khoa đầu tiên của Diderot thì xác định dân tộc theo nghĩa nation (quốc gia dân tộc) là: "một cộng đồng chính trị, bao gồm cư dân một quốc gia có chung một nhà nước, một chính phủ, có một luật pháp thống nhất". Theo định nghĩa của Diderot thì "dân tộc theo nghĩa nation" là một cộng đồng chính trị (vì sống trong một thể chế chính trị), cộng đồng bao gồm một quốc gia có nhà nước, chính phủ, luật pháp thống nhất (nhà nước chung, chính phủ chung, luật pháp chung) cho nên dù anh là người Kinh, Hoa, Chăm, Khmer mà khi sống trên lãnh thổ Việt Nam thì phải chịu sự quản lý của chính phủ Việt Nam, chịu bởi hệ thống pháp luật của nhà nước Việt Nam và một thể chế chính trị của nhà nước Việt Nam; khi sống trong thể chế đó thì ta gọi là "người Việt Nam" hoặc "dân tộc Việt Nam".

Theo Đặng Nghiêm Vạn (2003) thì dân tộc theo nghĩa nation để chỉ "cộng đồng chính trị xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhấtđịnh, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính, một sinh hoạt kinh tế chung, với những biểu tượng văn hóa chung tạo nên một tính cách dân tộc". Theo định nghĩa này, khi anh sống trong trong một quốc gia thì điều đầu tiên là có hệ thống chính trị - xã hội chung, được sự chỉ đạo của một nhà nước chung (chứ không phải hai nhà nước). Ví dụ người Việt ở Việt Nam và người Việt ở Mỹ thì ta gọi người Việt ở đất nước Việt Nam là "người Việt Nam", còn người Việt ở đất Mỹ thì gọi là "người Mỹ gốc Việt"; ta không gọi là người Việt vì họ sống ở quốc gia khác nhau, khi ở một nhà nước khác thì nó trở thành một tộc người khác. Hai người Việt này chia ảnh hưởng của hệ ý thức chính trị - xã hội khác nhau, hoạt động kinh tế khác nhau, ngôn ngữ khác nhau; cùng hệ thống chính trị - xã hội, nhưng ngôn ngữ của hai nhóm người Việt (người Việt ở đất Việt Nam, người Việt ở Mỹ) khác nhau: người Việt ở đất Việt Nam nói tiếng Việt, người Việt ở Mỹ nói tiếng Anh - Mỹ mà không sử dụng tiếng Việt. Một biểu tượng văn hoá chung để hình thành tính cách dân tộc: người Việt Nam có tính cách của người Việt Nam, người Mỹ có tính cách của người Mỹ. Khi vào bàn ăn, nếu là người Việt thì một người trả (ai rủ thì người đó trả tiền), người Mỹ thì kéo nhau khi ăn và khi trả tiền thì mạnh ai nấy trả. Người Chăm đi qua khu vực khác thì chiếu theo lý thuyết chịu ảnh hưởng bởi "một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, một tên gọi chung (là Việt Nam)" thì người Việt dùng tiếng Việt, người Chăm cũng dùng tiếng Việt để tạo nên tính cách văn hoá của chung, một yếu tố văn hoá của chung người Việt; đó là sống trong văn hoá, mà tính văn hoá được tạo dựng từ yếu tố chính trị (xây dựng khối đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, hoà hợp) trở thành yếu tố chung. Ngôn ngữ chính là cái căn bản để xác định tộc người. Dân tộc thể hiện theo nghĩa nation có các hình thức: ý thức quốc gia, ý thức về tộc người. Ý thức tộc người nằm ở phía sau và để nói rằng cộng đồng trong một quốc gia chỉ phát triển "thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính, một sinh hoạt kinh tế chung".

* Sự hình thành dân tộc theo nghĩa nation (quốc gia): có bốn con đường hình thành dân tộc là

- Được hình thành từ một tộc người nhất định (Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản): trong quốc gia chỉ có một tộc người, lúc đó ý thức quốc gia và ý thức tộc người là một. Ở Nhật Bản có một số dân tộc nhỏ, nhưng người Nhật là dân tộc chiếm đa số. Khi hình thành nên quốc gia thì ý thức dân tộc và ý thức quốc gia hợp là một.

- Được hình thành từ một hay hai, ba tộc người có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn các tộc người khác (Pháp, Ý – tộc người Tây Âu): ví dụ Pháp, Ý, Đức đều là dân da trắng thì họ hoà nhập với nhau, cùng với các nhóm khác có trình độ khác nhau thì nó tạo thành dân tộc khác, hình thành quốc gia dân tộc và ý thức của nó được xây dựng trên nền tảng chung (cái lý của ba trình độ hợp chung) để tạo thành mô thức chung. Cả văn hoá cũng lấy cái chung làm chuẩn để hình thành quốc gia.

- Được hình thành bằng sự tập hợp nhiều bộ phận tộc người khác nhau, nhiều nhóm người khác nhau (Mỹ): các nhóm người này hình thành nên quốc gia thì có cùng chuẩn; ý thức của nó hoà lẫn nhiều yếu tố khác nhau. Sau này người da trắng nắm được kinh tế, chính trị nên hình thành phân biệt chủng tộc.

- Được hình thành dựa trên sự tập hợp nhiều bộ lạc, liên minh bộ lạc, tộc người (Liên minh châu Âu (EU), khối ASEAN, khối thống nhất châu Phi…): chúng ta có khối dân tộc châu Âu, liên minh châu Âu sau này mới thành một khối, các nước Asean là một khối (cấp visa, passport xin ra nước ngoài làm kinh tế). Cộng đồng châu Á, Asean cũng vậy; nhưng đặc trưng của nó chưa thật rõ ràng nên mới tạm gọi là "dân Asean", để tạo nên liên minh.

* Dân tộc theo nghĩa ethnic: "dùng để chỉ một cộng đồng người có những đặc điểm chung về ngôn ngữ, văn hóa, ý thức tự giác tộc người". Sau này khoa học dùng chữ "ethnic" (tộc người); nếu hiểu một cách cụ thể hơn so với từ "dân tộc", hay các hình thức của dân tộc thì nó sẽ như thế nào, ngôn ngữ ra làm sao.... thì ta dùng từ "tộc người" để chỉ những điều đó. Nó là "

một cộng đồng người có những đặc điểm chung về ngôn ngữ, văn hóa". Thế thì một nhóm người nào có những đặc điểm chung về ngôn ngữ, có chung một ý thức tự giác tộc người (nhà của một tộc người nào đó tháy quen, thuộc về mình); khi nói về ý thức tự giác tộc người thì ví dụ người Kinh có ý thức của người Kinh, thì yếu tố người Kinh góp phần tạo ra người Kinh.

Theo một định nghĩa của Đặng Nghiêm Vạn (2003) thì: "một cộng đồng mang tính tộc người có chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp cá biệt) được liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa, tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người, tức có chung một khát vọng được cùng chung sống, có chung một số phận lịch sử thể hiện ở những kí ức lịch sử (truyền thuyết, lịch sử, huyền thoại, kiêng cữ). Một tộc người không nhất thiết phải có cùng một lãnh thổ, cùng một cộng đồng sinh hoạt kinh tế", thì khi xác định định nghĩa của ba yếu tố này "một cộng đồng mang tính tộc người có chung một tên gọi, một ngôn ngữ". Ngôn ngữ này khác với ngôn ngữ máy, ngôn ngữ quốc gia là ngôn ngữ hành chính và "ngôn ngữ này" được hiểu là "ngôn ngữ tộc người". Ngôn ngữ tộc người có những tên gọi khác nhau, ví dụ người Kinh, Hoa, Chăm, Khmer... Ngôn ngữ của tộc người đó đã liên kết với nhau thành giá trị, giá trị đó là "sinh hoạt cộng đồng" (cộng đồng sinh hoạt); từ giá trị đó tạo nên tính cách tộc người (tính cách của người Kinh khác người Hoa, khác người Chăm). Có những yếu tố tạo nên những tính cách khác nhau, những tính cách này được gọi là "căn tính tộc người". Đó là những ký ức về lịch sử, huyền thoại của tộc người đó; huyền thoại chung, truyền thuyết chung, lịch sử chung cho nên thông thường khi nghiên cứu về tộc người, lịch sử của tộc người hay quan tâm đến: nguồn gốc (người Kinh hay đặt câu hỏi: họ từ đâu mà ra ? Người Chăm, Khmer bắt nguồn từ đâu). "Một tộc người không nhất thiết phải có cùng một vùng lãnh thổ" thì cái từ "nation" nghĩa là cùng chung lãnh thổ, còn "ethnic" thì không; ví dụ người Việt ở Việt Nam và người Việt ở Mỹ, nếu xét dưới góc độ "nation" thì hai người này khác nhau, xét dưới góc độ "ethnic" thì hai ông này bằng nhau và như nhau vì: điều đầu tiên xác định là "không nhất thiết phải có cùng một vùng lãnh thổ", có chung tên gọi (là người Việt), ngôn ngữ chung (ngôn ngữ tộc người) đều là tiếng Việt, liên kết với các giá trị văn hoá là nguồn gốc của các dân tộc (có nền văn hoá khác với dân tộc mình). Ở Mỹ thì nhà xây rất giống nhau về khuôn viên, nhưng khác ở chỗ: nhà nào có dép để ở ngoài là nhà của người Việt ở Mỹ (người Mỹ gốc Việt) vì dân di cư sang Mỹ hầu hết là gốc Sài Gòn, khi bước vào thì phải mang đôi dép khác. Khi tháo giày ra thì người Việt kỵ nhất là đi giày lòn vớ, vì nó hôi. Nếu là khách đi giày thì mang cả giày vào và chỉ ở phòng khách, không được vào các phòng khác; còn người thân chủ nhà thì khi vào nhà thì cất giày đi, mang đôi dép khác vào trong nhà; hoặc là nhà của người Hoa luôn phải dán giấy đỏ trước cửa nhà. Còn ngôn ngữ thì mỗi thế hệ người Việt có thể nói cùng một ngôn ngữ hay không ? Trong cộng đồng người Việt ở Mỹ thì những chỗ nào có đông người Việt như nhà thờ, cơ quan... đều có dạy tiếng Việt cho trẻ nhỏ (người Việt, người Mỹ gốc Việt - cái "gốc Việt" khẳng định cho chữ "tộc người") nên trong lý lịch thì người Việt đều ghi là "dân tộc" để chỉ anh thuộc dân tộc nào. Người Mỹ gốc Việt thì chỉ tên quốc gia là Mỹ, tức "nationality" (anh thuộc quốc gia nào - quốc tịch). Khi xác định tộc người thì thứ nhất là chung một tên gọi, chung một ngôn ngữ, liên kết trong một giá trị văn hoá mang đặc tính của tộc người. Giá trị văn hoá được biểu hiện qua tiến trình lịch sử, truyền thuyết để tạo nên yếu tố này. Khái niệm "nation" và "ethnic" là rất khác nhau, chính cái khác nhau này là cái căn bản nhất để so sánh => Định nghĩa của dân tộc theo nghĩa ethnic (tộc người): "một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác dân tộc thể hiện bằng một tộc danh chung".

Hình thành dân tộc theo nghĩa ethnic: dựa trên các điểm chung:

- Ngôn ngữ chung (vì mang tính cơ bản, cố kết tộc người, thể hiện tình cảm): tại sao ngôn ngữ là vấn đề đầu tiên ? Lấy ngôn ngữ chung của tộc người để xét ("ngôn ngữ chung" là ngôn ngữ chung của toàn thế giới) vì có ba yếu tố: mang tính cơ bản ("cơ bản" là một tộc người dùng một ngôn ngữ, mỗi người sẽ có một ngôn ngữ riêng. Một tộc người có một ngôn ngữ riêng thì trong lý thuyết thì một ngôn ngữ riêng phải do một nhóm dân tộc (Kinh, Chăm, Hoa, Khmer...) sử dụng như tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng Khmer...); tính cố kết tộc người (cố kết tộc người qua ngôn ngữ: nói tiếng Việt ở trong nước thì không cố kết gì, nhưng khi ra nước ngoài thì cùng nói một ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong lớp học Mỹ đủ màu da, khi có người nói tiếng Việt lập tức cả lớp sẽ chú ý; gặp nhau thì chào hỏi bình thường và câu đầu tiên thường là tiếng Anh. Tính cố kết này còn được thể hiện ở các tộc người; ví dụ vào quán thấy người ta nói toàn tiếng Hoa, tiếng Tiều, tiếng Quảng, họ quay ra thì nói tiếng Việt (cố kết); cùng là người Việt nhưng giọng nói cũng thể hiện tính cố kết, ví dụ lớp học miền Nam đủ các miền, miền Bắc và Trung cố gắng hết mức để nói được giọng miền Nam, còn về miền Trung thì nói tiếng miền Trung => ở chỗ ngôn ngữ có cái riêng, yếu tố tộc người, tức là khi học nhiều ngoại ngữ, không bao giờ xoá nhoà tiếng mẹ đẻ; nói mà có nhấn nhá thì được hiểu là lời khen, trách móc => yếu tố đó thể hiện tình cảm của người giao tiếp ngôn ngữ. Chỉ có giao tiếp ngôn ngữ (chung) đó thì người ta mới thể hiện hết tình cảm (từ đó có thể khen hoặc chê) của mình; cho nên khi học ngoại ngữ là phải học văn hoá trước, học ngôn ngữ rành rọt mà không hiểu về văn hoá thì con người không thể hiện hết tính cảm của mình. Ngôn ngữ chung của tộc người khác với ngôn ngữ hành chính; ví dụ người Chăm nói tiếng Việt nhưng chưa chắc họ hiểu hết tiếng Việt, mỗi tộc người có một ngôn ngữ riêng, một ngôn ngữ có nhiều tộc người sử dụng (tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha...); có những tộc người mất dần đi ngôn ngữ của mình và phải sử dụng ngôn ngữ của tộc người khác. Vấn đề đặt ra là nếu dựa vào ngôn ngữ không thì không nói lên được điều gì cả; ví dụ một nhóm nói toàn tiếng Anh mà trong đó có người Anh, người Ý, người Tây Ban Nha...

- Văn hóa chung (vì mang tính đặc trưng): văn hoá là mang tính đặc trưng của tộc người, của một nhóm người. Đi dọc đường, nhìn vào ngôi nhà bất kỳ sẽ thấy rõ đặc trưng văn hoá (đây là người Việt, đây là người Hoa...). Đi về Tây Nam Bộ thì nhìn biết đâu là nhà của người Việt, đâu là nhà của người Khmer; nhà của Việt - Hoa - Khmer đều là nhà sàn, vậy phân biệt ra sao ? Thường thì nhà nào cũng có cây đòn dông (ở trên nóc nhà), người Việt quan niệm rằng nhà nào có cây đòn dông được thả từ nóc nhà xuống thì mới được gọi là nhà; có những nhà rất đẹp nhưng không thả cây đòn dông xuống vì khi bói, thầy bói phán gia chủ không có nhà nên khi dựng nhà, không thả đòn dông xuống thì nó thành cái chòi, không phải cái nhà. Cây đòn dông là thượng lương. Đi dọc đường thấy nhà nào có các cây dựng thẳng đứng, cái đầu (cửa trước) hướng ra lộ thì đó là nhà của người Hoa và Việt; nhà của người Việt và Hoa thì cây đòn dông năm ngang, nghĩa là "thuận buồm xuôi gió". Cái nữa là người Hoa dán nhiều giấy đỏ, người Việt không dán giấy đỏ trước cửa nhà. Người Chăm và Khmer đều dựng nhà sàn; thường thì cầu thang đi lên mà thẳng thì là nhà của người Chăm, cầu thang kiểu đi vòng (xoắn ốc) thì là nhà của người Khmer. Đầu tiên là đặc trưng chung, do yếu tố tiếp biến văn hoá tạo nên cái riêng biệt; cái gì liên quan đến đặc trưng chung sẽ tạo nên tính cách tộc người.

- Ý thức tự giác tộc người được biểu hiện qua một tộc danh chung (vì thể hiện nguồn gốc và lịch sử tộc người): hiện nay văn hoá chung đều có những đặc trưng chung, cũng cơ cấu lại và chúng ta không đi sâu, chúng ta đi bên ngoài nhìn; một ngôn ngữ nhiều tộc người, một món ăn nhiều tộc người biết làm thì chúng ta phải dựa vào ý thức. Ý thức là tự nhận mình thuộc dân tộc nào (tự nhận thuộc về tộc người nào đó); ví dụ anh sống ở Tây Nam Bộ, nói được tiếng Hoa, gia đình người Hoa, văn hoá Hoa thì anh tự nhận anh là người Hoa (mặc dù anh là người Việt nhưng hiểu rõ văn hoá Hoa, nói rành rọt tiếng Hoa) vì anh muốn tự nhận cái gì đó thì trước tiên phải xét nguồn gốc của anh (chứng minh được trong dòng tộc của anh, có ai liên quan đến người Hoa hay không ? nếu có thì anh ra xác nhận). Một ví dụ: có một người rất rành rọt về văn hoá, tiếng Hoa - Khmer - Việt; hỏi ra mới biết là: ông cố là người Hoa (di cư sang đây) lấy bà cố người Khmer sinh ra ông nội nói sõi tiếng Hoa và Khmer (vì người Hoa còn tục giữ ngôn ngữ của mình), từ nhỏ ông nội sống trong cộng đồng Khmer nên nói như người Khmer và mới cưới bà nội người Khmer sinh ra bố là người Khmer (nói được 2 ngôn ngữ). Họ ngoại thì tương tự: ông ngoại người Khmer (nói được tiếng Hoa, Khmer) lấy bà ngoại là người Việt sinh ra mẹ (nói được ba ngôn ngữ: Việt - Hoa - Khmer). Ba mẹ sinh ra con nói được ba ngôn ngữ (Việt - Hoa - Khmer) => vậy người con là người Khmer (xét theo nguồn gốc tộc người). Điều này thể hiện ý thức tự giác dân tộc; biểu hiện qua nguồn gốc, lịch sử của dân tộc, truyền thống của dân tộc (anh này nhận được người Khmer, Hoa do anh ta có lịch sử tộc người của mình; không nhận được là người Chăm vì anh ta đâu có cái Chăm nào ở đây). Muốn nhận mình thuộc tộc người nào đó, thường phải có tài liệu hộ tịch học ở những vùng đa dân tộc (nhất là các dân tộc ở khu vực Trường Sơn, Tây Nguyên). Chồng người Stiengs lấy vợ người Mnong sinh ra con, chồng đi khai sinh là người Stiengs (sau này con và cháu đổi dân tộc, vì luật pháp cho phép đổi), kiện thì không được vì đứa con phải đợi đến khi nó 18 tuổi thì nó sẽ quyết định. Khi đi nghiên cứu ở Tây Nguyên có hiện tượng bất đồng về quốc tịch, nhiều gia đình mâu thuẫn khi chọn quốc tịch cho con. Người Hoa rất giữ nguồn gốc của họ; vậy họ vẫn có thể chọn người Hoa, người Kinh, người Khmer chứ ? cuối cùng chọn người Khmer. Khi hỏi kỹ thì có hai vấn đề: thứ nhất là do ông làm hộ tịch (sống trong vùng đất của người Khmer thì hiển nhiên là người Khmer; người đi làm mà không biết chữ thì trường hợp này nhiều), thứ hai là họ muốn nhận mình là người Khmer (ý thức tộc người nên anh muốn nhận như vậy) là do chính sách dân tộc (chính sách của Ngô Đình Diệm với người Việt, người Hoa). Tại sao không lấy người Việt mà lấy người Hoa ? Đồng màu da, đồng văn hoá. Người Hoa di cư sang Việt Nam rất giàu, người Việt di cư vào Nam là "tha phương cầu thực" không có đất và tài sản; lấy vợ người Việt thì tài sản được chia rất ít, nhưng lấy vợ người Khmer thì chia đều và có khi được nhiều hơn. Cho nên ý thức tự giác dân tộc là một trong những yếu tố quyết định cho câu: Anh là ai ? (nguồn gốc)

=> Hai khái niệm chính: Dân tộc quốc gia và Dân tộc tộc người (so sánh)

# Khái niệm tộc người thiểu số (ethnic minority):

* Từ điển bách khoa của Mỹ (1962) định nghĩa: "tộc người thiểu số (ethnic minority) là nhóm người có những đặc điểm riêng về nhân chủng, tôn giáo, xã hội và kinh tế, khác với nhóm chủ yếu trong xã hội". Thiểu số nghĩa là "ít người". Trong định nghĩa của Mỹ đề cập đến nhân chủng, tôn giáo, xã hội, kinh tế. Ở nước Mỹ chia dân tộc trong quốc gia thành hai nhóm: nhóm chủ yếu và nhóm thứ yếu. Nhóm chủ yếu là nhóm có dân số đông (nên mới có tên "Hiệp chúng quốc"); từ "chủ yếu" ở đây nói về chính trị, kinh tế. Nhìn trên toàn bộ nước Mỹ, mặc nhiên người da trắng là "tộc người chủ yếu" (hay "nhóm chủ yếu") vì nó nắm kinh tế và chính trị của Mỹ; những người khác không phải da trắng đều là thứ yếu - đó là khác nhau về màu da (nhân chủng). Qua định nghĩa này cho thấy, từ "thiểu số" liên quan đến quan niệm của quốc gia. quốc gia đó muốn cái gì thiểu số thì sẽ là thiểu số, muốn đa số thì là đa số chứ không dựa trên nhân chủng. Từ đây nói lên một điều: phân biệt chủng tộc rất mạnh (yếu tố chính trị). Sau năm 1960, Martin Luther King (người da đen) cố gắng đấu tranh để xoá nhoà phân biệt chủng tộc này ở Mỹ để đưa vào luật pháp của Mỹ (giúp yếu tố phân biệt chủng tộc giảm bớt đi, chứ không thể loại bỏ hoàn toàn). Hiện nay ở Mỹ vẫn còn các cửa hàng ghi "cấm chó và người da đen", nhưng giờ là đỡ hơn nhiều rồi. Người da trắng không thích người da đen: ở công viên tại Mỹ, công viên của người da đen thì không có người da trắng và ngược lại. Người da màu đi học trong trường ở Mỹ thì không thấy bóng dáng người da trắng nào. Trên xe buýt thì có duy nhất 1 người da đen (đi nhiều năm), còn lại là người da màu. Có câu chuyện: cô bé người da trắng, bạn trai người da đen đi đăng ký kết hôn; nhưng viên quan toà từ chối nên tên này bị cách chức vì hắn không thích người da trắng kết hôn với người da đen. Thời Obama làm tổng thống Mỹ, người dân biểu tình với sự kiện: ông giáo sư trường Harvard người da đen đi suốt để nghiên cứu nhiều ngày, nhà đóng kín cửa. Nhà hàng xóm ở thì không biết giáo sư này; 4 tháng sau ông quay về thì mất chìa khoá nên lấy đá đập ổ khoá; lập tức bên nhà hàng xóm thấy ông giáo sư là người da đen nên báo cảnh sát đến bắt, bất chấp mọi lời giải thích của ông này. Sinh viên Harvard nghe tin giáo sư bị bắt liền ngay lập tức biểu tình đòi thả giáo sư ra; tổng thống gọi điện cho viên cảnh sát: "Sao m ngu quá vậy (you are stupid) ? cái chuyện đó dễ giải quyết mà, kêu ông hiệu trưởng tới xác nhận là được chứ sao phải bắt về đồn ? Lúc này người da trắng cũng biểu tình luôn, vì chúng cho rằng "người da màu mắng người da trắng" và chúng yêu cầu tổng thống phải xin lỗi viên cảnh sát da trắng kia. Tổng thống gọi điện cho viên cảnh sát, ông giáo sư rồi tuyên bố: "chúng ta sẽ có cuộc nói chuyện với nhau" (cuộc nói chuyện của ba người đàn ông) và xong xuôi => trong tư duy của họ, phân biệt chủng tộc rất nặng nề mặc dù Hiến pháp Mỹ giảm một phần tệ nạn này. Người Mỹ ghét dân da đen, không ghét dân da màu vì dân da màu sang Mỹ là tập trung xây dựng nước Mỹ giàu mạnh (indoTokyo, indoChina...), có 40% thuế dùng trong các hoạt động xã hội. Da màu và da trắng làm rất nhiều nên thuế thu nhập rất cao, da đen không thèm làm. Nhà có bốn người vẫn được xem là nghèo là do nhà nước đầu tư kinh tế (nhà nước cho nhà ở), những đứa con của gia đình nghèo đó thì 1 tháng được 1.000 dollars tiền trợ cấp của chính phủ. Hai vợ chồng làm 1.200 dollars/tháng => yếu tố đó làm dân da đen nghèo, nghèo để khai thác số tiềng hiện có có chừng 70.000 VN đồng sồng phè phỡn lắm. Dân da màu thì chí thú làm ăn, làm nhiêu hưởng bấy nhiêu nên tiền trợ cấp rất ít.

* Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc (1982): "Tộc người thiểu số là tập hợp những người có lịch sử và diện mạo văn hóa riêng, tồn tại và phát triển trên phần lãnh thổ thường là cách biệt với các vùng trung tâm cho đến trước khi bị xâm nhập với các xã hội từ bên ngoài. Họ tồn tại như những bộ phận xã hội dễ bị tổn thương và dễ nằm ngoài lề của sự phát triển". Định nghĩa này hoàn toàn khác của Mỹ: định nghĩa của Mỹ phân biệt giữa tộc người chủ yếu và tộc người thứ yếu dựa trên chủng tộc, tôn giáo, kinh tế và xã hội; còn định nghĩa của Liên Hiệp Quốc không thấy rõ điều đó, định nghĩa này chỉ phân biệt "khu vực cư trú" mà khu vực này có hai cái là trung tâm và ngoài lề ("trên phần lãnh thổ thường là cách biệt với các vùng trung tâm" và "nằm ngoài lề của sự phát triển"). Dân tộc nào mà nằm xa trung tâm, "ngoài lề của sự phát triển" thì gọi là thiểu số; chúng ta thấy một điều rằng, thiểu số là gì, tổ chức gì - lo về vấn đề phát triển thế giới, an ninh thế giới, quan hệ quốc tế và đó là vấn đề chung. Mối quan tâm lớn: quan tâm đến sự phát triển của dân số. Những dân tộc, những quốc gia, những nhóm người nằm trong sự phát triển này thì nằm trên yếu tố trung tâm - đó là "trung tâm phát triển". Ngoài trung tâm phát triển thì gọi là thiểu số, nó tác động vào, dễ bị tổn thương. Việt Nam là quốc gia đang phát triển; "phát triển" và "đang phát triển" cũng như nhau, vì nó nói đến một sự phát triển; Việt Nam đang phát triển nên gọi là "ngoài lề" nên có nhiều nước đầu tư vào nước ta. Khi anh ra định nghĩa như vậy, hướng của anh ta như thế nào. Quốc gia nào, dân tộc nào nằm ngoài trung tâm thì Liên Hiệp Quốc gọi là thiểu số.

* Từ điển tiếng Việt (1988) định nghĩa: "Tộc người (dân tộc) thiểu số là tộc người chiếm số dân ít so với tộc người chiếm số dân đông nhất trong một nước nhiều tộc người". Việt Nam là quốc gia đa dân tộc; một dân tộc đông nhất thì dân tộc đông nhất được gọi là "dân tộc đa số", các dân tộc khác ít hơn thì gọi là "thiểu số" - không dựa vào chủng tộc, không dựa vào văn hoá, không dựa vào văn hoá - xã hội, không dựa vào khu vực cư trú; chỉ dựa vào số dân. Việt Nam có 54 dân tộc, một dân tộc là người Kinh chiếm đa số (86,4% dân số cả nước), còn lại thì gọi là thiểu số. Định nghĩa của Việt Nam này mang nghĩa trung dung (nếu dựa vào kinh tế thì văn hoá sao sống được)

* Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) định nghĩa: Tộc người thiểu số là tộc người có số dân ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất đa tộc người, trong đó có một tộc người chiếm số đông. Trong một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi tộc người thành viên có 2 ý thức:

+ Ý thức về tổ quốc mình sinh sống

+ Ý thức về tộc người mình

Từ điển bách khoa (1995) mở rộng định nghĩa hồi năm 1988 ra và nói "cư trú trong một quốc gia thống nhất đa tộc người, trong đó có một tộc người chiếm số đông". Việt Nam xác định có 2 ý thức cơ bản (tổ quốc, tộc người). Dân tộc thiểu số phải có hai ý thức này vì khi cư trú trong một quốc gia thì phải có ý thức về dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vì xây dựng ý thức quốc gia góp phần tạo khối đoàn kết dân tộc. Ý thức tộc người được thể hiện bởi 3 yếu tố (ngôn ngữ, văn hoá, tên tộc danh)

1.2. Các tiêu chí xác định thành phần tộc người

a. Tiêu chí xác định tộc người theo nghĩa Nation (quốc gia):

+ Tên gọi của quốc gia: tên gọi này được thống nhất với nhau theo các hướng - tên gọi được cả thế giới công nhận, tên gọi do quốc gia đó tự đặt trong bản thân quốc gia đó. Tên gọi của quốc gia có thể thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử (tên gọi quốc gia Liên bang Xô viết trong thế giới hiện đại và kéo dài đến 1991 thì tan rã; tên dân tộc gọi là dân tộc Liên Xô gồm nhiều yếu tố nằm trên toàn bộ lãnh thổ Liên Xô đó. Sau khi Liên Xô tan rã thì dân tộc được gọi theo từng quốc gia một; nó thay đổi thì gắn liền với tộc người quốc gia)

+ Ngôn ngữ của quốc gia: ngôn ngữ của quốc gia là yếu tố rất quan trọng để trở thành ngôn ngữ hành chính của quốc gia mà dùng cho tất cả các tộc người trên lãnh thổ của quốc gia đó; ngôn ngữ này thường được gọi là "ngôn ngữ phổ thông". Ở Việt Nam lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ phổ thông, ở Thái Lan lấy tiếng Thái làm ngôn ngữ phổ thông.... Tuỳ theo mỗi quốc gia mà người ta chọn một ngôn ngữ phổ thông phù hợp; theo thể chế chính trị thì được đạt để đó chứ không theo ý muốn của dân tộc được. Vd ở Việt nam thì người Việt đông thì dùng tiếng Việt; nhưng ở nhiều quốc gia khác thì lại khác. Nhưng thể chế chính trị đặt lên một quốc gia ở một yếu tố khác, ví dụ: nước Mỹ lấy ngôn ngữ Anh; nhưng ở Pháp và Canada thì tuỳ theo vùng, bang để dùng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đây chính là yếu tố không dựa vào vùng và tính tộc người, mà đa số yếu tố là vấn đề sử dụng như thế nào, mang tính phổ quát nhất của một dòng.

+ Lãnh thổ quốc gia (cương vực, thể chế chính trị, pháp luật: khi nói đến dân tộc quốc gia thì điều đầu tiên phải có lãnh thổ quốc gia. Cương vực của lãnh thổ không bất biến mà luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử; cho nên cương vực lãnh thổ bị ảnh hưởng của lực lượng chính trị và chính quyền nên lúc thì nó rộng, lúc thì nó hẹp (Vd Đại Việt mở cõi thế kỷ XVI, người dân nước Champa là "dân tộc của Chăm")

+ Cộng đồng kinh tế (kinh tế của quốc gia): là nói đến kinh tế của quốc gia. Kinh tế quốc gia được khẳng định bởi các yếu tố là: thuộc về quốc gia gì, hoạt động kinh tế phổ biến nhất của quốc gia là gì (Việt Nam có 90% dân số, 60 - 70% làm nông nghiệp thì mang yếu tố chung của kinh tế quốc gia)

+ Cộng đồng văn hoá (văn hoá quốc gia): là cái mang bản thể của quốc gia đó, là cái chung nhất của tất cả mọi người trong quốc gia đó đều lĩnh hội; được xây dựng, bảo tồn và định chế qua vấn đề giáo dục, tổ chức nhà nước, ý tưởng về mặt chính trị, biểu tượng về mặt văn hoá. Đây chính là một định chế mà ta gọi là "cộng đồng văn hoá". Tất cả mọi người dân Việt nam này chịu một cương vực, thể chế chính trị thì biểu tượng văn hoá của nước ta là Quốc kỳ - Quốc kỳ mang toàn bộ giá trị mà bất kỳ một dân tộc nào sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tôn trọng nó, nếu xúc phạm sẽ bị phạt nặng. Văn hoá của quốc gia chỉ nằm trong cộng đồng của quốc gia đó, thì khi ra khỏi quốc gia thì không còn giá trị nữa (Quốc kỳ của các nước chỉ nằm trong giá trị của các nước thôi; khi đem ra nước ngoài, nó chỉ có giá trị khi người của quốc gia đó có mặt ở nước ngoài và thể hiện yếu tố chính trị)

+ Ý thức tự giác (tự giác mình thuộc về quốc gia đó): ý thức này được thể hiện quốc tịch ghi trên lý lịch. Lý lịch là quốc tịch của người khai lý lịch, khi xuất cảnh luôn hỏi về quốc tịch.

=> Những yếu tố này đã thể hiện một cái chung nhất cho tất cả những hoạt động trên quốc gia đó thể hiện yếu tố chung dân tộc. Và yếu tố chung dân tộc đó để người bên ngoài nhìn vào các yếu tố chung này; còn bên trong thì có những cái mình không nhận ra

b. Tiêu chí xác định dân tộc theo nghĩa Ethnic:

- Ngôn ngữ tộc người chung: điều này là nói về ngôn ngữ chung (ngôn ngữ tộc người)

- Văn hoá chung

- Ý thức tự giác về một tộc danh chung: vì ý thức này để xác định người này thuộc tộc người nào

Trên ba tiêu chí này ta sẽ nhận thấy: mỗi tộc người tạo ra những đặc trưng về ngôn ngữ, văn hoá, ý thức tự giác. Vd: trang phục của dân tọc nhằm mục đích che thân và giữ ấm cơ thể; chính yếu tố khác với các dân tộc khác sẽ tạo ra đặc trưng của dân tộc đó. Áo dài của người Việt là một biểu tượng văn hoá; áo tứ thân (phía trước 2 thân, phía sau 2 thân; bên trong là váy thì vày hay "tè" ra), về sau Võ vương Khoát cải cách ra "áo ngũ thân". Sườn xám không có xẻ, áo dài khác có xẻ nên phải mặt quần theo. Áo dài của người Chăm, Khmer không có xẻ tà và mặt theo kiểu chui đầu.

Chùa Khmer thờ tượng Phật lớn. Người Việt là "sơn son thếp vàng" (đỏ pha với vàng trong yếu tố thờ tự), người Hoa là màu đỏ choé, đỏ sẫm gọi là "hồ lố"; Toà thánh Tây Ninh hội đủ các yếu tố của các tôn giáo. Trong kiến trúc đình Việt Nam, mái đình ở Nam Bộ thì của người Hoa là "vàng ra vàng, đỏ ra đỏ", người Việt thì vàng và đỏ hoà lẫn vào nhau. Đình của người Việt ở Bắc Bộ thi mái cong vút lên như hình con rồng phun nước; đình ở Nam Bộ thì mái đình xuôi xuống. Người Việt có truyền thống "sợ rừng, sợ biển" nên An Dương Vương bị giặc truy đuổi đến biển thì "cùng đường"; mái đình ở miền Bắc biểu hiện cho sự thành đạt, đỗ đạt của con người; mái đình Nam Bộ xuôi xuống thể hiện sự "an phận" của những người nghèo đi tha phương, việc học hành, phiêu tán (không có luỹ tre, sân đình); đình của Nam Bộ chỉ là "đình tạm" (nay họ sống nơi này, mai họ sống ở nơi khác)

1.3. Các nhân tố tác động đến tộc người

- Lãnh thổ tộc người: là cái nôi đầu tiên của tộc người đó. Cái nôi đầu tiên của người Việt là đồng bằng Bắc Bộ với vùng tạm chấp nhận là Phong Châu để hình thành nền văn minh lúa nước, được GS Hà Văn Tấn gọi là "văn minh sông Hồng". Lãnh thổ nước ta ban đầu chỉ cố định ở đồng bằng Bắc Bộ, không tiến ra xung quanh và điều kiện kinh tế để tồn tại chính là lúa nước. Khi lãnh thổ mở rộng ra, người Việt bắt đầu di cư sang nhiều vùng khác. Khi đi nhiều vùng khác thì lãnh thổ tộc người dãn ra, tộc người buộc phải thay đổi - người Việt ở ba miền trên đất nước rất khác nhau (khác về biểu hiện, khác về ý thức - có khi là xung đột do tên gọi). Một đề tài của khoa Nhân học (trường Nhân văn thực hiện; chủ toạ là GS Lương Văn Hy) khảo sát các công nhân. Khi điều tra sẽ có bảng hỏi rất chi tiết, nhất là thu nhập và chi lương cho đời sống công nhân: đủ - thiếu - dư (lương công nhân trung bình là 5 triệu/người). Thiếu thì vay nóng, ăn chịu, xin thêm; Dư thì gửi ngân hàng, gửi về nhà (quê nhà), mua vàng, cất nhà mới, cho mượn (có trả lãi). Khi xử lý dữ liệu thì ra kết quả: công nhân Nam Bộ chỉ có Đủ và Thiếu (Thiếu nhiều hơn Đủ); công nhân Trung Bộ và Bắc Bộ là Đủ và Dư (Dư chiếm nhiều hơn Đủ). Khi xử lý "Thiếu" thì kết quả cho ra: ăn chịu, mượn tiền (của bạn bè) để chi tiêu. Còn "Dư" thì Trung và Bắc cho ra kết quả: Bắc Bộ thì gửi về quê nhà, phần còn lại giữ cho bản thân; còn 70% dân miền Trung chủ yếu đi mua đất, số còn lại giữ cho bản thân => yếu tố chi tiêu rất khác giữa ba miền. Chính điều kiện tự nhiên quyết định cái chi tiêu này: Nam Bộ ăn "lúa ma", cá tôm rất nhiều nên dân Nam Bộ không lo cái đói mà chỉ nghèo; miền Trung thì đất hẹp, khí hậu khắc nghiệt nên họ muốn giữ (cố thủ), bảo thủ và không chịu nghe góp ý, góp ý mà sai là bắt bẻ liền, có tiền là dành dụm; miền Bắc Bộ vẫn có thời tiết khắc nghiệt nên có "tích cóp phòng cơ" (từ miền Trung đổ ra), trọng việc học (một người làm quan, cả họ được nhờ - nhìn nhà của cha mẹ thì biết con học hành như thế nào). Vd có một người gửi về nhà 3 triệu, còn 2 triệu còn lại đi thuê nhà và cho khách thuê phòng và cuối cùng lời ra 4 triệu - tính cố kết của dân Bắc Bộ rất mạnh. => lãnh thổ tộc người thay đổi thì ý thức tộc người thay đổi do chọn lọc tự nhiên, điều kiện tự nhiên quyết định

- Kinh tế tộc người: là điều kiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của tộc người. Kinh tế tộc người phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội và điều kiện địa lý tự nhiên. Kinh tế làm cho tính cách con người thay đổi: nhà nông dân ra làm đồng (thời gian làm việc linh hoạt). Về sau đồng ruộng thì giải toả, xây lên nhà máy thì người dân làm nhà máy phải tuân theo quy định của nhà máy, khọng tuân theo sẽ gặp khó khăn trong công việc. Kinh tế làm thay đổi cuộc sống, thay đổi ngôn ngữ...; vào sâu Tây Nguyên thì thay đổi cả nghi thức, nghi lễ, làm nông nghiệp khác, làm thủ công nghiệp khác

- Hôn nhân: gồm nội hôn và ngoại hôn tộc người: hôn nhân người Việt với người Việt thì ra người Việt (nội hôn), người Việt + Hoa thì ngoại hôn (đẻ ra vấn đề là xác định tên tộc người cho con khi làm khai sinh). Với các dân tộc thiểu số, hôn nhân tạo ra những tranh chấp

1.4. Cấp độ của cộng đồng tộc người

- Cộng đồng thân thuộc: xét về mặt nguồn gốc lịch sử là cộng đồng có mối quan hệ nguồn gốc với nhau và cho đến nay còn duy trì được sự gần gũi về mặt văn hoá và ngôn ngữ. Vd: tộc người A chia thành tộc người B và C; tộc B và C có quan hệ thân thuộc. Vd khác: một người cha sinh ra hai đứa con, thì hai đứa con đó là quan hệ thân thuộc. Quan hệ thân thuộc đươc hiểu là có quan hệ cùng nguồn gốc, gần gũi về mặt văn hoá và ngôn ngữ - nhưng tên lại khác. Trong nghiên cứu về nhân học, người Việt và người Mường cùng nguồn gốc là người Việt cổ. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, người Việt cổ có từ thời Văn Lang; đến thời Bắc thuộc thì một bộ phận Việt cổ chạy vào đồi núi và hình thành người Mường, bộ phận người Việt cổ còn lại tiếp nhận văn hoá Bắc thuộc nên trở thành người Việt khác người Việt cổ trước đó, gọi là người Việt dùng tiếng Hán, văn hoá Hán - nghiên cứu cho thấy ngôn ngữ Việt và Mường giống nhau trên 60%.

- Nhóm địa phương: là những tộc người có những mối quan hệ về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc về nguồn gốc tộc người. Nó là cùng một nhóm người, cùng một tộc người; nhưng vì nhiều lý do nên họ chạy ra nhiều nơi khác nhau hình thành các nhóm (vd: gốc là nhóm A thì nhánh là A', A''...), các nhóm này là địa phương của nhóm gốc; nó cùng ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tộc người. Vd: người Chăm thì có Chăm Balamon, Chăm H'roi, Chăm Islam, Chăm Ba-ni cùng nói tiếng Chăm, khác chút ít văn hoá. Người Việt ở nước ngoài cũng được xem là một nhóm địa phương (người Mỹ gốc Việt)

=> Địa phương xét trên quan hệ cha - con; thân thuộc xét trên quan hệ anh - em.

1.5. Quá trình tộc người

- Quá trình phân ly: là quá trình phân chia một tộc người thành nhiều nhóm địa phương hay nhiều nhóm tộc người khác nhau. Với "thân thuộc" thì một tộc người tách ra thành nhiều nhóm gọi là "phân ly". Nguyên nhân của phân ly tộc người gồm: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, y tế. Từ khi con người được hình thành đã có phân ly; yếu tố phân ly này diễn ra rất lâu (khi kinh tế, tộc người, hôn nhân... thay đổi)

- Quá trình hợp nhất: là quá trình hợp nhất nhiều nhóm, hay nhiều tộc người thành những cộng đồng tộc người lớn hơn. Hợp nhất này hình thành nên nhóm địa phương. Tộc người nào cũng có nhóm địa phương của tộc người đó, nhóm địa phương đó có thể là từ nhiều nhóm nhỏ hơn hợp thành. Vd người K'ho ở Lâm Đồng, họp lại từ nhiều nhóm là Chil, Lạt, Srê... Ở Việt Nam, nguyên nhân hợp nhất giữa các tộc người là do nhà khoa học. Năm 1959, Tổ Dân tộc học được thành lập để trả lời cho câu hỏi: có bao nhiêu dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam ? - dựa theo tiêu chí của Stalin: lãnh thổ, kinh tế, văn hoá, ý thức tự giác dân tộc, ngôn ngữ. Năm 1969, Viện Nghiên cứu Dân tộc học thành lập cũng chưa trả lời được. Năm 1979, các nhà khoa học miền Nam bàn lại các tiêu chí tộc người và ra được 3 tiêu chí: văn hoá, ngôn ngữ, ý thức tộc người. Người Chil nói cùng hệ ngôn ngữ, cùng văn hoá, nhưng ý thức khác - lúc đầu đưa Chil là người K'ho, Sre là người K'ho - người dân cãi: tôi là người Chil, mắc gì là người K'ho ! (trong CMND, lý lịch ghi là "người Chil"). Dân tộc Tà Mun ở Tây Ninh, Bình Phước; ở Tây Ninh thì họ bị gộp vào nhóm người Khmer, ở Bình Phước thì bị gộp vào Stiengs... không được công nhận là tộc người riêng. Hợp nhất do chính sách, vấn đề chính trị, bản thân tộc người. Ở cung thánh đạo Công giáo ở Sóc Trăng, người ta để bánh và rượu (bánh gạo, rượu nho); sau lễ thì bánh trở thành "thịt của Chúa", rượu thành "máu của Chúa" (bức tranh "Buổi tiệc cuối cùng" trên nhà thờ Sixtine - sự phản bội của Judas Iscariot), tín đồ ăn uống để Chúa vào trong cơ thể => bí tích "ban thánh thể". Tin lành không có bí tích này, cũng cho ăn bánh và uống rượu nhưng không nói sự tích này (thịt và máu của Chúa). Đám cưới người Khmer có ông sư Nam Tông, bàn thờ có chữ "Thần" của người Khmer (thần bốn mặt) - cha mẹ Khmer, sống trong cộng đồng Việt nên cưới cô dâu Việt

2. Vấn đề hình thành các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam

2.1. Quá trình hình thành cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam

a. Quan điểm hình thành cộng đồng quốc gia dân tộc

+ Theo Stalin: "quốc gia dân tộc được hình thành từ khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản", do bởi, các tộc người có trình độ kinh tế cao, có sức mạnh chính trị, có khả năng tự mình đứng ra tập hợp các tộc người khác, thành lập các quốc gia dân tộc hay dân tộc (nation) tư bản chủ nghĩa trong ranh giới của những quốc gia dân tộc đã được xác định từ trước (theo ý nghĩa tương đối của nó)". Stalin là người theo chủ nghĩa dân tộc Liên Xô rất mạnh, quan điểm của ông ta thì ở Việt Nam ảnh hưởng khá mạnh; trước năm 1975, hầu hết các nghiên cứu ở Bắc Bộ Việt Nam đều dựa trên quan điểm của Stalin. Stalin và Lenin đều dựa trên quan điểm của Mác: "xã hội trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội"; năm hình thái kinh tế - xã hội này bắt nguồn từ ba loại hình xã hội của L. Morgan (Mỹ) là mông muội - dã man - văn minh => Mác xây dựng thành năm hình thái kinh tế - xã hội gồm: công xã nguyên thuỷ - chiếm hữu nô lệ - phong kiến - tư bản chủ nghĩa - xã hội chủ nghĩa.

Đọc quan điểm của Mác thì nó mang hơi thở của Morgan, ông ta xem Morgan là "anh cả" hay "người thầy" của mình và Mác nghiên cứu rất kỹ Morgan. Theo ba loại hình của Morgan thì: mông muội là "thời kỳ mà con người sống thành từng bầy, từng đàn". Thời kỳ Mông muội chưa có giai cấp, con người sống rất bình đẳng và họ chỉ biết trong nhóm của họ, nhóm cộng đồng của họ. Sản lượng làm ra trong săn bắt, hái lượm được chia đều - Morgan gọi là "mông muội" vì đứa bé không phân biệt được cha mình, mẹ mình là ai; tình trạng đó gọi là "quần hôn" thị tộc - quần hôn là tất cả những người đàn ông cùng thế hệ trong nhóm đó đều là chồng của những người phụ nữ cùng thế hệ trong nhóm đó. "Thị tộc" là con sinh ra chỉ biết mẹ chứ không biết cha => phụ nữ có vai trò rất lớn. Đàn ông và phụ nữ cùng làm việc, sản phẩm là của chung. Thời Dã man là: xuất hiện các nhóm người trên các vùng đất khác nhau, mỗi nhóm người khai thác và mở rộng vùng đất của nhóm người đó; khi mở mang đất đai thì nhóm người này xung đột với các nhóm người khác nhau, dẫn đến đánh nhau - mạnh được yếu thua; bên thắng sẽ bắt phụ nữ của bên thua về rồi kết hôn và ngược lại (ngoại hôn lưỡng hợp); đánh nhau nhiều lần thì giảng hoà bằng liên minh hôn nhân (hôn nhân lưỡng hợp, hôn nhân tam hợp). Thời kỳ Văn minh hình thành khi một bộ lạc (nhóm người) phát triển mạnh lên, đánh bại các nhóm người xung quanh; cuối cùng vị thủ lĩnh của nhóm người mạnh nhất tạo liên minh với các nhóm bị đánh bại và ông ta làm chủ cái liên minh này, sử xự với các nhóm người trong liên minh bằng luật do thủ lĩnh (của nhóm người mạnh nhất, chủ thể) đưa ra. Khi đã ổn định liên minh bằng luật (văn minh hình thành) thì không dựa vào hôn nhân, tổ chức gia đình, xã hội mà dựa vào sự phát triển kinh tế. Muốn phát triển kinh tế cần phải có kỹ thuật và công cụ lao động - chính lao động mà Mác nói là do lao động tạo ra con người (ý Mác là dựa trên sự phát triển của kỹ thuật (công nghệ) để chia xã hội thành 5 hình thái kinh tế - xã hội).

Mác nói là "công xã nguyên thuỷ" sử dụng công cụ thô sơ nên kinh tế nó như vậy, Dã man cũng như vậy - nhóm người nào phát triển công cụ lao động lên thì nhóm đó sẽ khác. Kỹ thuật tốt, vũ khí tốt, công cụ sản xuất tốt thì mình mạnh lên và Mác gọi là "chiếm hữu nô lệ". Bắt nhiều nô lệ quá thì ông thủ lĩnh trở thành Vua, các thủ lĩnh xung quanh trở thành lãnh chúa - Vua và lãnh chúa cùng tồn tại được gọi là "thời kỳ phong kiến". Theo quan điểm của Stalin là phong kiến chưa hình thành quốc gia dân tộc bởi vì bên trọng vương quốc gồm nhiều quốc gia lớn nhỏ khác nhau và vai trò của lãnh chúa rất mạnh; Vua sống nhờ vào lãnh chúa nên triều đình nghèo (vua phải xin các lãnh chúa tài trợ tiền của) - gọi là "Đêm trường trung cổ" (khoa học không xâm nhập được vào Vua và các lãnh chúa do bị tư tưởng Ki-tô giáo chi phối hoàn toàn)

=> Stalin cho rằng thời phong kiến không trở thành quốc gia dân tộc được, vì nó không tạo ra việc tập hợp các dân tộc để hình thành quốc gia dân tộc. Đến khi kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển thì một số tộc người có trình độ phát triển kinh tế rất cao thành lập một quốc gia theo một thể chế chính trị mới. Thể chế này bao gồm cả yếu tố thống nhất các nhóm nhỏ tập trung vào một dân tộc lớn hơn, nó chi phối toàn bộ; thì yếu tố "Dân tộc quốc gia" được hình thành. Định nghĩa này là ông ta chứng minh sự tồn tại của dân tộc Liên Xô; nhóm người "có trình độ kinh tế cao hơn" là người Nga, thống trị các nhóm người khác. Khi ông ta đưa ra quan điểm này, nhiều nhà khoa học Liên Xô cũng không đồng ý khá nhiều, nhất là những nhà sáng lập nên chủ nghĩa Mác-Lênin.

+ Theo những nhà sáng lập nên chủ nghĩa Mác-Lênin thì: "Quốc gia dân tộc được hình thành từ các bộ lạc, và liên minh bộ lạc. Đây là bước khởi đầu. Khi nhà nước xuất hiện, quốc gia dân tộc được hình thành". Những nhà Marxit này không đồng quan điểm với Stalin; "Quốc gia dân tộc được hình thành từ các bộ lạc, và liên minh bộ lạc" có nghĩa là khi liên minh với nhau là đã hình thành quốc gia dân tộc. Liên minh đó chính là "bước đầu" để xuất hiện quốc gia dân tộc. Liên minh bộ lạc là thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nên thành lập quốc gia dân tộc. Trước khi lập nhà nước Mông Cổ, các bộ lạc lớn nhỏ hợp nhất thành "liên minh bộ lạc"; tộc người Mông Cô lớn mạnh thì đánh bại các bộ lạc khác để lập quốc. Nếu theo quan điểm của Stalin thì không thể áp dụng được, nhất là các nước ở phương Đông.

+ Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam thì: "Dân tộc Việt Nam được hình thành từ khi lập nước, không phải từ khi chủ nghĩa tư bản nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam. Do đó có câu, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” (HCM). Việt Nam không tự lên CNTB, mà CNTB do phương Tây xâm lược du nhập vào, nên "Dân tộc Việt Nam được hình thành từ khi lập nước, không phải từ khi chủ nghĩa tư bản nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam" (câu nói của Tổng bí thư Lê Duẩn) và câu nói của Tổng bí thư được hầu hết các nhà khoa học Việt tán thành (Dân tộc Việt Nam được hình thành từ khi lập nước). Quan điểm này thì cụ thể hơn và khẳng định dân tộc Việt Nam luôn hình thành từ khi lập nước. Ở đây, quan điểm của Việt Nam xác định dân tộc được thành lập từ khi lập nước.

b. Quá trình hình thành cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam

* Thời đầu tiên là thời "thượng cổ". Chúng ta biết Trung Quốc" có "lịch sử 4.000 năm" thì Việt Nam cũng phải ngang hàng, tức là Việt Nam cũng phải "4.000 năm dựng nước". Sử gia Việt Nam nói Trung Quốc có Hoàng đế, Việt Nam cũng phải có Hoàng đế (Vua). Trên nền tảng đó phải xác định người Việt cổ ra đời từ khi nào: