Chiến tranh và cách mạng Việt Nam (1945 - 1975): những vấn đề lý luận và thực tiễn

* Tổ chức chiến trường ở Nam Bộ sau năm 1945:

Quân khu (hay chiến khu): là liên các binh đoàn chủ lực tổ chức theo lãnh thổ trên một hướng chiến lược, gồm một số tính và thành phố có liên quan với nhau về mặt quân sự. Chiến khu có từ tháng 10/1945, trong toàn bộ cuộc kháng chiến thì nó thay đổi rất nhiều lần. Quân khu (được tổ chức theo lối điều hành hành chính quân sự) phù hợp với kháng chiến để duy trì sự chỉ đạo của bộ não kháng chiến. Nhìn chung chiến khu mang tính chất liên hoàn, nhiều địa phương (đặc điểm của sử 1945 - 1975 có 2 loại tổ chức hành chính: tổ chức hành chính của Pháp, chính quyền Quốc gia của Bảo Đại, chính quyền Việt Nam Cộng hoà và đan xen là tổ chức của chính quyền cách mạng). Tổ chức chính quyền của cách mạng thường mang tính chất liên kết, vì nó tạo điểm tựa cho một căn cứ liên hoàn; đồng thời là nơi đứng chân của các binh đoàn chủ lực, dân quân tự vệ, lực lượng 3 thứ quân; mỗi địa phương đều có đơn vị chủ lực riêng. Đã nói tới chiến tranh nhân dân, trước hết phải dựa vào chiến tranh toàn dân (nhấn mạnh vào lực lượng của chiến tranh nhân dân). Các chiến khu và quân khu theo suốt 2 cuộc kháng chiến.

Ở miền Bắc, tổ chức các quần khu và chiến khu hầu như được giữ nguyên (sau 1954 miền Bắc vẫn dùng "quân khu" để chỉ bộ đội địa phương). Còn chiến trường miền Nam từ khu V trở vào là liên tục thay đổi:

- Đối với chính quyền Việt Nam Cộng hoà thì để nắm lại các cơ sở cách mạng và đánh các giáo phái, chính quyền Ngô Đình Diệm chia thành các quân khu. Giai đoạn chiến lược Eisenhower thất bại, người Mỹ đổi sang chiến lược chiến tranh mới với trọng tâm là "bình định" và chia miền Nam Việt Nam thành các khu vực, các "vùng chiến thuật" (1961 là 3 vùng chiến thuật (vùng chiến thuật 3 là toàn vùng Nam Bộ); để chuẩn bị cho người Mỹ nhảy vào thì vào năm 1964, chính quyền Việt Nam Cộng hoà tách vùng chiến thuật 3 thành hai vùng nhỏ hơn là vùng chiến thuật 3 và vùng chiến thuật 4); năm 1970, chính quyền Đệ nhị Việt Nam Cộng hoà của Nguyễn Văn Thiệu đổi tên các vùng chiến thuật thành các "quân khu", một "Biệt khu Thủ đô" Sài Gòn.

- Đối với chính quyền cách mạng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: vùng tự do liên khu V trở vào do Bộ Chính trị chỉ đạo, thừa hành là Bộ Tổng tham mưu; cực Nam Trung Bộ (quân khu 6, quân khu 10) về sau bị nhập vào quân khu 7, 8 hoặc 9 trở thành chiến trường chung gọi là "chiến trường B2", đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam (về mặt Đảng). Theo cấu trúc bố trí lực lượng, quân đội Sài Gòn đến năm 1956 đổi thành "quân lực Việt Nam Cộng hoà" và tổ chức theo quân khu và vùng chiến thuật, bố trí theo lối "mạnh hai đầu" là Quảng Trị và Sài Gòn - đây là chiến trường trọng yếu, quyết định toàn bộ cuộc chiến tranh ở đây. Trung ương Cục là đầu não kháng chiến toàn miền Nam Việt Nam, phụ trách tác chiến là Bộ Chỉ huy Miền. Bộ Chỉ huy Miền nằm lực lượng mạnh nhất để tung vào các chiến dịch lớn, đó là Quân Giải phóng miền Nam:

* Thời kháng Pháp: lập 2 chiến khu 8 và 9 (10/12/1945)

+ Chiến khu 8 gồm các tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc

+ Chiến khu 9 gồm các tỉnh: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng.

- Năm 1946, Trà Vinh, Vĩnh Long được giao cho chiến khu 8

- Năm 1947, thành lập tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hậu (lấy sông Hậu làm ranh giới) trên cơ sở sát nhập Long Xuyên và Châu Đốc. Long Châu Tiền thuộc chiến khu 8 và Long Châu Hậu thuộc chiến khu 9.

- Năm 1949, tỉnh Long Châu Hậu sát nhập thêm Hà Tiên và đổi tên thành Long Châu Hà.

=> Những phân chia hành chính thời kháng Pháp rất phức tạp, chia tách khá nhiều (1961 - 1962, 1969, 1972, 1973, 1974) - theo nhiệm vụ và yêu cầu tác chiến cụ thể.

Thời kháng Mỹ, tỉnh Chợ Lớn thời kháng Pháp kéo dài xuống tận Tân An. Các tỉnh Kiến Phong (Sa Đéc), Kiến Tường (Mộc Hoá, Long An), Kiến Hoà (Bến Tre)

2.3. Thời kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975):

- Phân chia của chính quyền Việt Nam Cộng hoà: tách Đồng Nai Thượng ra Tuyên Đức và Lâm Đồng (5/1958), Phước Thành và Quảng Đức (1/1959), Chương Thiện (1/1961), Quảng Tín (7/1962), Phú Bổn (9/1962) Hậu Nghĩa (10/1963), Gò Công (12/1963), Châu Đốc và Bạc Liêu (9/1964), bỏ Côn Sơn và Phước Thành (1965), Sa Đéc (9/1966). Đồng Nai Thượng diện tích lên tới tận Daknong, Lâm Đồng, một phần Đồng Nai; Chương Thiện ở sát Cần Thơ; Hậu Nghĩa là toàn bộ huyện Củ Chi (tp. Hồ Chí Minh). Tỉnh Phước Thành được Sài Gòn lập đã cắt ngang chiến khu Đ để vô hiệu hoá sự liên kết. phá thế liên hoàn căn cứ địa. Sa Đéc và Kiến Phong chính là tỉnh Đồng Tháp hiện nay

Thời Đệ nhất Cộng hoà của Việt Nam Cộng hoà, miền Nam Việt Nam có 44 tỉnh: Quảng Trị | Thừa Thiên | Quảng Nam | Quảng Tín | Quảng Ngãi | Kon Tum | Bình Định | Pleiku | Darlac | Phú Yên | Phú Bổn | Khánh Hòa | Ninh Thuận | Tuyên Đức | Quảng Đức | Bình Thuận | Lâm Đồng | Phước Long | Bình Long | Bình Tuy | Long Khánh | Bình Dương | Tây Ninh | Phước Tuy | Biên Hòa | Hậu Nghĩa | Gia Định | Long An | Kiến Tường | Gò Công | Định Tường | Kiến Phong | Châu Đốc | Kiến Hòa | Vĩnh Long | Sa Đéc | An Giang | Kiên Giang | Vĩnh Bình | Phong Dinh | Ba Xuyên | Chương Thiện | Bạc Liêu | An Xuyên. Đô thành Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) là Thủ đô.

Ngày 13/4/1961, để phục vụ cho chiến lược chiến tranh mới của Mỹ, chính quyền Việt Nam Cộng hoà chia thành các "vùng chiến thuật", đứng giữ vùng chiến thuật là các quân đoàn. Dưới vùng chiến thuật là các Tiểu khu (tỉnh) và Chi khu (quận). Cố vấn Mỹ được rải từ cấp Tiểu đoàn, cấp Chi khu quân sự vì trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt", người Mỹ hoạch định các chiến lược chiến tranh; quân lực Việt Nam Cộng hoà là lực lượng chính tiến hành chiến lược chiến tranh đó nên gọi là "chiến tranh uỷ nhiệm". "Đặc biệt" (chiến tranh đặc biệt) ở chỗ là người Mỹ lập kế hoạch chiến tranh nhưng không trực tiếp tác chiến bằng lực lượng mà thông qua cố vấn quân sự. Đầu năm 1962, các cuộc họp của chính quyền Việt Nam Cộng hoà nhận thấy muốn triển khai "bình định" ở đồng bằng sông Cửu Long thì chia thành vùng chiến thuật 3 (Đông Nam Bộ) và vùng chiến thuật 4 (đồng bằng sông Cửu Long). Như vậy "vùng chiến thuật" tượng trưng cho các vùng quân sự. Vùng chiến thuật 3 gồm 2 khu, khu liên hợp quân sự Đà Nẵng:

* Vùng chiến thuật 1: bộ chỉ huy đóng ở Đà Nẵng với 3 khu, 5 tỉnh là Khu 11 chiến thuật (gồm 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên), Khu 12 chiến thuật (gồm 2 tỉnh Quảng Tín, Quảng Ngãi) và Đặc khu Quảng-Đà (gồm tỉnh Quảng Nam và Thị xã Đà Nẵng).

* Vùng chiến thuật 2: bộ tư lệnh vùng đóng ở Nha Trang, bộ tư lệnh quân đoàn 2 lúc đầu đóng ở Pleiku nhưng sau đó rút về Nha Trang. Vùng chiến thuật 2 gồm: Khu 22 chiến thuật (gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Bình Định và Phú Yên) và Khu 23 chiến thuật (gồm các tỉnh Darlac, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận và Đặc khu Cam Ranh). Nhìn chung vùng chiến thuật 2 quản lý phần lớn vùng Tây Nguyên.

* Vùng chiến thuật 3: bộ chỉ huy đóng ở Biên Hoà, được tổ chức thành 3 Khu chiến thuật: Khu Chiến thuật 31 (gồm các tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An), Khu chiến thuật 32 (gồm các tỉnh Bình Long, Phước Long, Bình Dương) và Khu chiến thuật 33 (gồm các tỉnh Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Biên Hòa, Biệt khu Thủ đô). Vủng chiến thuật 3 chia nhỏ ra, tách thành Bình Tuy, Phước Tuy; phương tiện chiến tranh là của Mỹ cung cấp.

* Vùng chiến thuật 4: bộ chỉ huy đóng ở Mỹ Tho với 16 tỉnh gồm: Khu chiến thuật 41 (gồm các tỉnh Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình); Khu chiến thuật 42 (gồm các tỉnh Kiên Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên); Khu chiến thuật 43 (gồm các tỉnh Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, Kiến Hòa, Gò Công). Ngoài ra, còn có Khu chiến thuật đặc biệt bán tự trị 44 làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực tây bắc đồng bằng sông Cửu Long dọc biên giới Việt Nam-Campuchia (giải thể năm 1973). Riêng Đặc khu Phú Quốc trực thuộc vào Bộ Tư lệnh Hải quân.

Năm 1970, chính quyền Việt Nam Cộng hoà giải thể vùng chiến thuật và chia thành các quân khu, bãi bỏ cấp khu chiến thuật:

* Quân khu 1: gồm ba tỉnh là Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng

* Quân khu 2: gồm 12 tỉnh với diện tích bằng 1/2 diện tích lãnh thổ Việt Nam Cộng hoà với gần 3 triệu dân.

* Quân khu 3: có 11 tỉnh, thêm tỉnh Gia Định và Biệt khu Thủ đô

* Quân khu 4 có 16 tỉnh.

Các thị xã là các tiểu khu, các quận là các chi khu

- Phân chia của Chính quyền cách mạng miền Nam Việt Nam (1954 - 1975): chiến trường B2 được xác định là chiến trường tiêu biểu trên lục địa Việt Nam vì địa hình tác chiến chủ yếu của quân đội ta là rừng núi, nên cái tài của Đảng và tướng Giáp là lừa được lính thuỷ đánh bộ Mỹ lên vùng rừng núi. Năm 1961, chính quyền cách mạng chia miền Nam Việt Nam thành 5 chiến trường chính:

* B1 (1961): gồm các tỉnh ven biển miền Trung là Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận

* B2 (1961): gồm các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau thuộc khu 7,8 và 9 (cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ)

* B3 (1964): với 7 tỉnh Tây Nguyên là Darlac, Phú Bổn, Kontum, Pleiku, Lâm Đồng, Tuyên Đức và Quảng Đức.

* B4 (1966): Chiến trường Bình Trị Thiên - Huế

* B5 (1966): Mặt trận giới tuyến 17 và tỉnh Quảng Trị (chiến trường đường 9 - Bắc Quảng Trị). Tại B5, ta kéo lính thuỷ đánh bộ Mỹ ra Quảng Trị và kéo chúng lên mặt trận Tây Nguyên. Trong phản công mùa khô thì Mỹ "tìm và diệt", nhưng thất bại. Mỹ rất sợ Quảng Trị vì ra đó là chúng bó tay luôn, lực lượng bị căng ở hai đầu, hậu phương miền Bắc Việt Nam lại rất mạnh nữa. Mỹ lập hơn 4 sơ đoàn ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng quân ta kéo hết nhóm này vào Quảng Trị để giải vây quân cách mạng vì đồng bằng sông Cửu Long nhiều nhân tài vật lực, giải vây cho Đông Nam Bộ. Kẻ thù tổ chức chiến trường như thế nào thì ta tổ chức chiến trường như thế đó.

Quân khu 6 ở cực Nam Trung Bộ, gồm các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Daklak, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng

Chương 3: Một số vấn đề về đường lối cách mạng, Mặt trận

3.1. Đường lối cách mạng Việt Nam:

3.1.1. Khái niệm:

+ Đường lối cách mạng Việt Nam là kết quả của tìm tòi, áp dụng và sáng tạo nguyên lý Mác - Lenin trong hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam. Đường lối của cách mạng Việt Nam không xa rời chủ nghĩa Mác - Lenin. Đường lối cách mạng chi phối mọi thứ, từ phương thức, phương châm...

+ Đường lối cách mạng thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vừa phù hợp với cả hai miền, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam và tình hình quốc tế. Đường lối luôn gắn với tư tưởng, thể chế Nhà nước cho nên gắn liền với đường lối chiến tranh cách mạng.

+ Đường lối cách mạng Việt Nam gắn liền với phương pháp cách mạng.

+ Đường lối cách mạng là các nguyên tắc cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ, phương châm, lực lượng, cách thức thực hiện về tổ chức, chính trị - quân sự, kinh tế - xã hội, văn hoá.

+ Đường lối cách mạng do một chính đảng, một nhà nước, một tổ chức chính trị dựa trên đường lối chính trị vạch ra, nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định trong một thời kỳ nhất định hay trong cả cuộc cách mạng.

+ Đường lối cách mạng là cơ sở để hoạch định các chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực, hoặc ở một lĩnh vực nhất định.

+ Đường lối là nhân tố quyết định thắng lợi trên mọi lĩnh vực.

=> đường lối chính trị là cơ sở để xác định đường lối cách mạng; đường lối chính trị không xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lenin.

* Đường lối chiến tranh cách mạng Việt Nam: là tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiến lên chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đường lối này được thể hiện qua ba vấn đề:

+ Xác định được mục đích cách mạng từ đó xác định mục tiêu chính trị của chiến tranh cách mạng => quyết định mọi vấn đề quân sự và chính trị. Mục đích cách mạng thực chất là mục tiêu chính trị của Đảng cầm quyền, mục đích toàn quốc mang tính chất chính trị và quân sự, giải quyết trong một cuộc chiến tranh.

Chiến tranh chống ngoại xâm do một chính thể lãnh đạo được gọi là "kháng chiến". Kháng chiến có yếu tố ngoại xâm, chính nghĩa, do chính thể phát động. Khởi nghĩa, kháng chiến và chiến tranh đều giống nhau là cùng có bạo lực vũ trang để thực hiện các mục tiêu chính trị.

+ Từ nhiệm vụ cách mạng mới tiến đến sắp xếp và tổ chức nhằm xây dựng lực lượng tiến hành chiến tranh cách mạng

+ Từ vận dụng phương thức cách mạng mà giải quyết được vấn đề của phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự

3.1.2. Các quy luật chung và quy luật đặc thù

Quy luật của cách mạng trong chiến tranh kết hợp với quy luật của chiến tranh cách mạng, tạo nên tác động tổng hợp hai loại quy luật đó đưa cách mạng lên thành chiến tranh cách mạng

Quy luật của cách mạng là cơ sở cho sự vận động của quy luật chiến tranh, quy luật của chiến tranh giữ vai trò quyết định trực tiếp (liên quan đén tác chiến, lực lượng vũ trang)

=> chiến tranh là bạo lực vũ trang, là tác chiến, các tổ chức lực lượng quân sự. Quy luật đặc thù của chiến tranh cách mạng Việt Nam là thứ nhất phải "thắng lợi từng bước"; thứ hai là khi kết thúc chiến tranh bao giờ cũng có một hội nghị, các hiệp định ngoại giao với đế quốc lớn - thực chất thắng lợi ngoại giao là tổng hợp của thắng lợi quân sự. Từ quy luật "lấy ít thắng nhiều, tinh nhuệ khắc số lượng" thì biết thắng lợi từng bước. Các đế quốc rất sợ "sa lầy" ở Việt Nam vì nó tác chiến xa hậu phương.

3.1.3. Dân tộc và dân chủ trong chiến tranh Việt Nam

Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân mới có chiến tranh toàn dân. Về chiến tranh nhân dân thì những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lenin về chiến tranh nhân dân, dân tộc gắn liền với nhiệm vụ giải phóng và thống nhất; dân tộc dân chủ gắn liền với độc lập vì dân chủ ở Việt Nam là đem lại cơm no áo ấm, gắn liền với đấu tranh giai cấp (giải phóng khỏi áp bức bóc lột rất công khai). Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tức là sang giai đoạn thứ hai là cách mạng xã hội chủ nghĩa sau khi nhiệm vụ dân tộc dân chủ hoàn thành.

- Dân chủ trước hết phải giành được ruộng đất cho dân cày và xác định quyền làm chủ của nông dân trên đồng ruộng của họ.

- Độc lập dân tộc và dân chủ là hai mục tiêu cơ bản, hai nội dung lớn mà cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải thực hiện.

- Hai nội dung đó có quan hệ chặc chẽ với nhau, nhưng trước hết là tập chung chủ yếu vào độc lập dân tộc vì nó giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu giữa toàn thể nhân dân Việt với đế quốc xâm lược.

3.1.4. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam

- Phải tiến hành đồng thời cả cách mạng dân tộc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam vì: chống đế quốc để giải phóng dân tộc là nhiệm vụ số 1. Nhưng đế quốc câu kết với phong kiến nên tiến hành đồng thời cả hai nhiệm vụ ấy. Dân tộc có ý nghĩa gì nếu nhân dân tiếp tục bị áp bức nên phải giải phóng nhân dân, đem lại ruộng đất cho nhân dân. Nhu cầu dân tộc và yêu cầu dân chủ luôn thống nhất với nhau.

Yêu cầu dân chủ Việt nhẹ vì nó mang tính giai cấp. Trong nội dung dân chủ là nội dung giai cấp. Cải cách điền địa của chính quyền Diệm thất bại vì ông ta làm ngược lại, lấy của người nghèo chia cho người giàu; nhân dân ta chịu ơn cách mạng tháng Tám vì họ có ruộng đất canh tác, nên nhu cầu dân tộc và yêu cầu dân chủ luôn thống nhất với nhau không tách rời.

3.1.5. Phương châm chiến tranh cách mạng

- kháng chiến kiến quốc

- biết thắng lợi từng bước để tiến đến thắng lợi hoàn toàn

- luôn ở thế tiến công

- sức mạnh toàn diện của chiến tranh nhân dân

- kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: Chiến tranh nhân dân và hậu phương chiến tranh cách mạng (1954 - 1975) lên một tầm cao mới là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sáng tạo của ta là coi quốc tế cũng là một hậu phương cách mạng. Căn cứ địa cách mạng thời kháng Pháp cũng là một dạng hậu phương, đến kháng Mỹ trở thành "hậu phương tại chỗ", "lõm chính trị" là căn cứ trong vùng chiếm đóng của địch.

- độc lập dân tộc không tách rời chủ nghĩa xã hội, mang lại cơm no áo ấm cho nhân dân.

Kháng chiến kiến quốc là toàn dân, toàn diện, trường kỳ; vì kẻ thù dùng chiến tranh tổng lực. Theo các quy luật chung của cuộc chiến tranh thì lịch sử phương Tây bị chi phối bởi hai cuộc chiến tranh lớn. Thắng thua trong chiến tranh được thể hiện qua năng lực và tiềm năng của các bên tham chiến. Cái thiết yếu của cách mạng được xác định bằng các yếu tố tổng hợp.

3.1.6. Phương thức tiến hành chiến tranh

- Là tổng thể các hình thức và phương pháp chỉ đạo chiến tranh đối phó với lực lượng cách mạng, kết hợp chúng với nhau nhằm giành thắng lợi chung cho toàn cuộc chiến.

- Phương thức tiến hành chiến tranh của Pháp và Mỹ gồm các hình thức và phương pháp chỉ đạo tác chiến quân sự trên các chiến trường, kinh tế - xã hội, ngoại giao. Hai tên đế quốc sừng sỏ này tác chiến được dựa trên sức mạnh vượt trội về vũ khí cùng với tiềm lực kinh tế - đó là "vũ khí luận", sợ nhất của chúng là "quagmire" (sa lầy).

3.2. Mặt trận

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh rất thiên tài vì ông đưa ra những vấn đề, chân lý rất giản dị. Người phát hiện ra điểm yếu nhất của người Việt Nam là chia rẽ, không đoàn kết nên Người cố gắng khắc phục điểm yếu này của người Việt, bởi vì thực dân và phong kiến luôn chia rẽ, gây mất đoàn kết.

Quan điểm của Mác - Engels trong sự nghiệp cách mạng là các giai cấp phải đoàn kết, là sứ mệnh của giai cấp vô sản là phải tập hợp lực lượng trong xã hội để làm nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp thì phải lật đổ giai cấp tư sản, nhà nước tư bản để xác lập nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thực chất đó là đấu tranh giai cấp, liên minh chính trị.

Khi Quốc tế 3 được thành lập, họ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Trên thế giới không có những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc riêng rẽ mà chỉ có những cuộc đấu tranh chung giữa vô sản thế giới với giai cấp tư sản, cách mạng là một bộ phận của cách mạng thế giới. Chính vì quan điểm đưa vấn đề giải phóng dân tộc liên quan đến mặt trận của Nguyễn Ái Quốc động chạm rất lớn đến Quốc tế 3, nên việc thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc không đúng với tinh thần của Quốc tế 3; và Quốc tế 3 cho rằng Nguyễn Ái Quốc đứng trên lập trường chủ nghĩa dân tộc Việt Nam hẹp hòi, không theo quan điểm cách mạng thế giới, không theo quan điểm của đấu tranh giai cấp. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc 6 lần gửi thư cho Quốc tế 3 xin được bố trí công việc liên quan đến cách mạng Việt Nam, nhưng đều không được hồi âm. Cuộc gặp cuối cùng giữa Stalin với Nguyễn Ái Quốc thì Stalin đưa ra hai cái ghế dân tộc và giai cấp, nhưng Nguyễn Ái Quốc kéo ghế lên và ngồi lên cả hai cái => một động thái ngoại giao tuyệt vời của cụ Hồ. Mặc dù Nguyễn Ái Quốc coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới (Cương lĩnh chính trị đầu tiên), nhưng Người hiểu rõ dân tộc minh cần gì, phải có đảng của dân tộc Việt Nam vì công nhân Việt Nam đã trở thành một giai cấp đúng nghĩa về tổ chức và vị trí của Đảng chính trị, trong khi giai cấp công nhân ở Lào và Campuchia chưa hình thành => chứng tỏ Quốc tế 3 không hiểu cách mạng ở thuộc địa; mục đích cao nhất của cách mạng thuộc địa là giải phóng dân tộc chứ không phải giải phóng giai cấp - áp dụng rất máy móc chủ nghĩa Mác - Lenin quá nhấn mạnh vào đấu tranh giai cấp, rất đúng ở châu Âu nhưng không đúng cho toàn thế giới. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời thay cho Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10/1930 nhấn mạnh lại quan điểm đấu tranh giai cấp, vấn đề dân tộc là thứ yếu trong mối quan hệ của các nước tư bản. Ngày 3/4/1930, Nguyễn Ái Quốc tốt nghiệp Đại học Đông Phương và được Quốc tế 3 cử về nước thành lập lại Đảng, thành lập theo quan điểm của Quốc tế 3 và đưa ra một cương lĩnh khác. Việc áp dụng những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác vào Việt Nam là áp dụng những nguyên lý về tổ chức mặt trận của chủ nghĩa Mác, nhưng có sáng tạo phù hợp với điều kiện của cách mạng thuộc địa Việt Nam. Nội dung giai cấp là thứ yếu, nội dung giai cấp chỉ nhấn mạnh khái niệm dân chủ, quá chú trọng vào nội dung giai cấp thì không tập hợp được ai, không đoàn kết được ai.

Mặt trận và Đảng là hai loại tổ chức khác nhau. Đảng là tổ chức chính trị của giai cấp, rất chặt chẽ và kỷ luật; Mặt trận là sự liên kết giữa các Hội nói chung trong cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam, nó tồn tại và hoạt động hợp pháp (hiệu quả gấp 10 lần so với Hội):

+ Năm 1887, Pháp thành lập Liên bang Đông Dương. Ở châu Âu người ta không biết sự tồn tại của ba nước Đông Dương mà họ gọi chung là "xứ Đông Pháp". Bản thân Đông Dương là một danh từ chỉ một khu vực quốc gia, là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân Pháp. Mục đích thành lập của Pháp (1887) là chúng muốn khai thác thuộc địa hiệu quả nhất, đồng thời gây hiềm khích giữa ba nước với nhau (chia để trị), biến Đông Dương thành "colonies" (thuộc địa) với ý xoá sổ tên của ba nước Đông Dương, không bao giờ chấp nhận sự độc lập của ba nước và trong giảng dạy, Pháp tuyên truyền tổ tiên của người Đông Dương là người Gaulois, chủ ý xoá sổ tổ tiên và truyền thống văn hoá; chủ ý là chia rẽ dựa trên sự phát triển không đồng đều của ba nước với khác biệt văn hoá, tôn giáo nên ngay cả liên kết vùng vẫn không chặt chẽ.

Theo quan điểm chung là ở châu Âu không tồn tại Mặt trận Dân tộc thống nhất mà chỉ tồn tại Mặt trận Nhân dân để lôi kéo đông đảo những tầng lớp nhân dân "cần lao" thành một lực lượng chính trị. Nhờ vậy mới có sự liên kết giữa các đảng (ở Pháp) thành Mặt trận nhân dân Pháp, với mục tiêu đấu tranh giành chính quyền bằng nghị trường một cách hợp pháp - bản chất là liên minh chính trị đấu tranh nghị trường để giành chính quyền, hoàn toàn khác với Mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Mặt trận nhân dân Pháp tồn tại từ 1936 đến 1939 ra nhiều chính sách tiến bộ của một chính phủ thiên tả.

Theo quan điểm chỉ đạo chung của Quốc tế 3, quan điểm tả khuynh nhấn mạnh đấu tranh giai cấp vẫn thắng thế nên nó chỉ đạo chung về mặt lực lượng. Đảng Cộng sản Đông Dương ở hải ngoại chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương để đoàn kết các lực lượng ngăn chặn chủ nghĩa phát xít. Mặt trận Dân chủ Đông Dương thay thế Mặt trận phản đế Đông Dương: sau khi tổ chức "dân nguyện" thất bại thì Mặt trận phản đế Đông Dương ra đời với nhiệm vụ chống phát xít. Mặt trận Dân chủ Đông Dương có vai trò lịch sử vì nó là liên minh chính trị hoạt động trong cơ chế dân chủ tư sản dù phạm vi rất hẹp một cách công khai - đây là lần đầu tiên Đảng ra hoạt động công khai dù rằng Đảng có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bí mật. Việc tổ chức đảng thất bại ở Nam Kỳ cho Đảng rất nhiều bài học: tổ chức mặt trận là của đa số quần chúng, phân biệt chính trị thì không lôi kéo được quần chúng. Việc đưa người của Đảng vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ là quyết định sai lầm, vì Pháp có chân trong Hội đồng này rất mạnh; phân biệt trình độ (người có trình độ thấp hơn được vào Đảng trong khi người có trình độ cao lại không lôi kéo được). Ba loại hình mặt trận của Đảng 36 - 39 không thành công vì không nhằm trúng vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc - trên thực tế không có khái niệm "dân tộc Đông Dương" nên Mặt trận cùng lắm giải quyết được dân sinh, dân chủ; do vậy mới có chuyển hướng chiến lược theo Hội nghị VI, VII và VIII cho thấy quan điểm về giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn, vì trên thực tế không có khái niệm "Mặt trận Dân tộc Việt Nam" vì nó không đảm trách được nhiệm vụ dân tộc.

Chuyển hướng cho đến thành lập Mặt trận Việt Minh giải quyết tận gốc vấn đề đoàn kết lực lượng trong cách mạng, sau 11 năm mới giải quyết được vấn đề tập hợp lực lượng trong Mặt trận dân tộc thống nhất, khi đó người Việt Nam mới có mặt trận của riêng mình, không có mặt trận theo kiểu của Quốc tế 3. Người rất khôn khéo khi lấy tên "Việt Nam độc lập đồng minh" vì "độc lập" có nghĩa là giải phóng dân tộc Việt Nam, "đồng minh" là tập hợp lực lượng, liên kết với tất cả các thành phần trong xã hội. Vấn đề dân tộc được đưa lên hàng đầu trong các nhiệm vụ của Mặt trận. Trong xứ thuộc địa, khi Đảng chưa nắm được chính quyền thì mặt trận đóng vai trò là "chính phủ lâm thời", 10 chính sách của Việt Minh chính là cơ sở cho chính sách đổi nội và đối ngoại sau này của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Các vùng căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Việt Minh thông qua Mặt trận.

Sau cách mạng tháng Tám, trong bối cảnh vô cùng phức tạp thì tồn tại hai loại hình mặt trận là Mặt trận Việt Minh, Hội Liên Việt (lập ngày 28/5/1946) của các trí thức lớn yêu nước nhưng không tán thành Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1951, kháng chiến sắp toàn thắng nên cần phải thống nhất tổ chức cách mạng, vì vậy phải kết hợp hai mặt trận này lại (7/3/1951) thành Mặt trận Liên Việt thống nhất, để đưa cách mạng Việt nam toàn thắng nhằm bước vào giai đoạn 2 là cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội III (1960) vạch ra mục tiêu là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với hai miền có hai nhiệm vụ cách mạng khác nhau, nhưng cùng thống nhất mục đích chung của cách mạng dân tộc dân chủ. Mặt trận Liên Việt được đổi tên thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong Đại hội III, một người con của Nam Bộ là Tôn Đức Thắng nhấn mạnh cần phải có Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - quan điểm của Bác Tôn được soi sáng bởi phong trào Đồng khởi với các Uỷ ban tự quản là một dạng mặt trận đoàn kết và nó là một chính quyền. Từ bài học của Uỷ ban Dân tộc Giải phóng (8/1945) và phải có Uỷ ban trên mới có Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, không có là chia rẽ ngay. Uỷ ban Dân tộc Giải phóng đóng vai trò là mặt trận, là chính phủ lâm thời lãnh đạo Tổng khởi nghĩa một cách chủ thiết. Sứ mệnh hoàn thành ngày 28/8/1945, Uỷ ban Dân tộc Giải phóng chuyển giao quyền lực cho Chính phủ Lâm thời.

Sự ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do sức ép của Xô - Trung đề cao quá mức sức mạnh của Mỹ muốn chia cắt lâu dài Việt Nam. Sau hiệp định Geneve, chiến lược cách mạng không điều chỉnh kịp thời nên gây cho cách mạng miền Nam nhiều khó khăn; đến 1959 mới bắt đầu có bạo lực cách mạng và có tổ chức cách mạng (Uỷ ban tự quản, Uỷ ban Dân tộc Giải phóng) => tổ chức loại hình mặt trận đóng vai trò là chính quyền. Toàn bộ lực lượng vũ trang, kể cả Đảng đều nằm trong Mặt trận, một sách lược khôn khéo cho phép hoạt động công khai và tạo uy tín trên thế giới mà không vi phạm hiệp định Geneve. Các thành phần của Xứ uỷ Nam Bộ tham gia mặt trận dưới cái tên "Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam'', lực lượng vũ trang được mang tên là "Quân Giải phóng miền Nam". Trong bối cảnh miền Nam không thể có một chính quyền hợp pháp (có chính quyền là vi phạm Geneve) và cách mạng miền Nam chưa đạt đến trình độ có thể thành lập được chính phủ (mãi đến 1969 mới lập được Chính phủ lâm thời, các thành phần của Mặt trận đều hoà trong Chính phủ Lâm thời. Gạt bỏ yếu tố Liên Xô và Trung Quốc, người Mỹ muốn giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam thì phải thương lượng trực tiếp với Việt Nam - tạo tính chỉnh thể trong quan hệ ngoại giao, cách mạng Việt Nam ngang hàng với Mỹ và gạt bỏ ảnh hưởng lớn của Trung Quốc, Liên Xô.

3.3. Đường lối chiến tranh cách mạng

Đường lối chiến tranh cách mạng bị chi phối bởi bức tranh chỉnh thể, thể hiện mục đích (chiến lược dài) và mục tiêu (kết quả, mang tính giai đoạn). Để thực hiện được mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn để đạt mục đích cuối cùng là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thì đường lối phải có cách thức khoa học đối phó với chủ nghĩa thực dân mới vốn lịch thiệp, giỏi về công nghệ, nên đấu trí chứ không đơn thuần là đấu lực. Ngoài ra, nó còn thể hiện ở phương thức tiến hành chiến tranh - nghệ thuật quân sự là phương tiện thực hiện chiến tranh cách mạng.

Cuộc đấu trí - lực giữa hai bên tham chiến; Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh cách mạng là nguyên tắc cơ bản về mặt chính trị của nhà nước, chế độ đuọc thực hiện trong một thời kỳ, một giai đoạn, làm cơ sở hoạch định các phương pháp và phương thức, phương châm => là nhân tố quyết định. Như vậy đường lối cách mạng chính là đường lối chính trị, chỉ đạo đường lối chiến tranh cách mạng của toàn dân tộc Việt Nam, được tổ chức trên mọi lĩnh vực. Đường lối cách mạng là quan trọng nhất, vì nó bao trùm tất cả. Chiến tranh không phải ăn may, có hoạch định rõ ràng và đặt ra kết quả

Đường lối thể hiện qua ba vấn đề:

1. xác định mục tiêu cách mạng để tìm ra mục đích chính trị của chiến tranh cách mạng, quyết định mọi vấn đề quân sự và chính trị - nổi lên vấn đề quân sự vì đã nói chiến tranh là nói đến quân sự.

2. Từ nhiệm vụ cách mạng để sắp xếp, tổ chức và xây dựng lực lượng tiến hành chiến tranh cách mạng. Lực lượng cách mạng không tự nhiên mà có, trước hết phải dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng được giác ngộ qua mặt trận. Giác ngộ rồi lực lượng chính trị đó mới tiến hành sức mạnh của lực lượng vũ trang. Mặt trận chính là vấn đề lực lượng cách mạng. Ở hai bên với một bên là lực lượng vũ trang nhà nghề với bên còn lại là toàn dân tộc.

3. Từ vận dụng phương pháp cách mạng mà giải quyết vấn đề của phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự. Phương pháp là cách thức được rút ra từ thực tiễn trở thành luận cứ khoa học để đạt kết quả cao nhất.

3.4. Phương pháp chiến tranh cách mạng Việt Nam

Phương pháp cách mạng: là những lề lối, cách thức tiến hành chiến tranh cách mạng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phương pháp này là những cách thứ chuẩn bị, tổ chức lực lượng và tiến hành đấu tranh nhằm đạt các mục tiêu cách mạng

Phương pháp cách mạng thể hiện ở các mặt chuẩn bị, tổ chức và biện pháp thực hiện trên các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao. Trong hai cuộc kháng chiến, đế quốc không bao giờ dùng chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" mà là "chiến tranh tổng lực" nên ta buộc phải tiến hành "chiến tranh nhân dân" - toàn dân cùng đánh giặc. Đối phương không dùng "đánh nhanh thắng nhanh" vì nó thuần tuý về quân sự, đánh lâu dài thì bị sa lầy nên chúng buộc phải dùng chiến tranh tổng lực - cốt lõi của Việt Nam chính là "chiến tranh nhân dân". Pháp và Mỹ đều rất chú trọng "bình định" và đánh phân tuyến nên ta đánh bằng toàn dân; chúng đầu tư mọi công nghệ và khối óc vào cuộc chiến - đấy là một trận chiến không cân sức. Chỉ có chiến tranh nhân dân mới đối đầu được chiến tranh tổng lực; giai đoạn sau làm cao độ nên gây nhiều khó khăn cho cách mạng miền Nam vì 70% lực lượng của Mỹ và Việt Nam Cộng hoà dành cho "bình định".

Phương pháp thể hiện ở mức độ cao trong các phương thức khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng. 30 - 31 không giành thắng lợi vì kẻ thù quá mạnh, áp dụng mô hình Liên Xô không bao giờ thành công. Khởi nghĩa vũ trang năm 1968 không thành công vì lực lượng của quân địch còn nguyên, thời cơ chưa đến (1972 giống vậy luôn), chỉ có sức mạnh áp đảo mới có thắng lợi lớn. Lực lượng vũ trang 1968 chưa đến 2 vạn người, làm sao mà có tương quan lực lượng được ? Tổng tấn công 1975 lúc này lực lượng cách mạng gấp 5 lần Việt Nam Cộng hoà. Cụ Hồ dạy rồi: đánh cho Mỹ cút thì nguỵ mới nhào. Cha ông ta đánh được rồi phải đuổi địch đi, đó là quy luật chiến tranh trong lịch sử Việt Nam.

Phương pháp được thể hiện trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng Tổ quốc.

3.5. Phương thức tiến hành chiến tranh

- Là tổng thể các hình thức và phương pháp đấu tranh với đối phương và kết hợp chúng với nhau nhằm giành thắng lợi trong chiến tranh. Năm 1959 - 1960 ta dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng của Mỹ - Diệm.

- Phương thức tiến hành chiến tranh bao gồm các hình thức và phương pháp đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế, đấu tranh ngoại giao, đấu tranh văn hoá - tư tưởng; trong đó đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị giữ vai trò quan trọng nhất. Trong chiến lược từ 1954 - 1975, hình thức kết hợp này được áp dụng cho chiến tranh du kích, chiến tranh nổi dậy. Sự kết hợp giữa quân sự và chính trị này thực chất là chiến tranh cách mạng, bởi cuộc chiến tranh này mang tính chất tổ chức nhất định - cái gì mà có tổ chức bao giờ cũng vươn lên tầm cao khác.

3.6. Cách mạng Việt Nam và chiến tranh nhân dân Việt Nam

- Cách mạng là bước phát triển cao nhất của đấu tranh giai cấp, được biểu hiện bằng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Cách mạng nhằm giải quyết vấn đề chính quyền. Trong cách mạng Việt Nam đan xen nhiều yếu tố, nổi bật nhất là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong kháng chiến chống Pháp, dưới sự tác động của tấn công chủ lực thì luôn luôn có phối hợp giữa tiến công và nổi dậy - đó chính là quan điểm về bạo lực cách mạng. Hai hình thức này sẽ chi phối những quyết định liên quan đến bạo lực cách mạng vũ trang và kết hợp với lực lượng ba thứ quân.

- Cách mạng Việt Nam là sự phát triển mới về quan điểm bạo lực:

+ Bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực lượng: lực lượng quân sự và lực lượng chính trị. Hai lực lượng này sẽ chi phối bạo lực vũ trang, tức là liên quan đến lực lượng 3 thứ quân.

+ Gồm hai hình thức là đấu tranh vũ tranh và đấu tranh chính trị, sự kết hợp của hai hình thức ấy.

Bạo lực chính trị luôn xuất hiện vào những thời điểm chín mùi. Tổng tấn công 1968 chưa chín mùi vì cách mạng chưa ở thế áp đảo, tấn công chưa đủ mạnh thì chưa chắc đã xuất hiện bạo lực chính trị. Bạo lực chính trị vô cùng quan trọng, vì nó chính là sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

Điểm mới là bạo lực là không chỉ duy nhất là đấu tranh vũ trang mà nhất thiết phải có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang

Không phải hình thức đấu tranh chính trị nào cũng là bạo lực

Bạo lực chính trị chỉ xuất hiện khi phong trào đấu tranh có tổ chức của quần chúng đã phát triển lên đến cao trào mang tính nổi dậy ở thế áp đảo kẻ thù nhằm đạt những mục tiêu về chính trị.

Nhờ bạo lực chính trị mà chúng ta giành được chính quyền. Khi Hà Ứng Khâm (Trung Hoa Dân quốc) sang Việt Nam Dân chủ cộng hoà đòi giải tán Chính phủ cách mạng Hồ Chí Minh, lập tức Chính phủ huy động 30 vạn quần chúng ra "đón tiếp" Hà Ứng Khâm - đe doạ bạo lực chính trị và biểu tình ôn hoà. Bạo lực chính trị được phát huy cao độ khi ta ở thế áp đảo kẻ thù, đặc biệt là lực lượng vũ trang.

Giành độc lập dân tộc thông qua Tổng khởi nghĩa kết hợp. Mục tiêu quân sự mang tính chất giai đoạn, mục tiêu quân sự của Mỹ trong các tác chiến mùa khô với quy mô lớn, mục tiêu chính trị là thống nhất đất nước. Thư chúc Tết của cụ Hồ thực chất là chiến lược chỉ đạo cách mạng - theo ý kiến của Bác Hồ và tướng Giáp là chưa thể kết thúc chiến tranh và giải phóng miền Nam (1968) được

3.7. Cách mạng Việt Nam

- Mục tiêu cách mạng: gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội bằng phương pháp cách mạng sáng tạo.

Cách mạng với mục tiêu cách mạng, lực lượng cách mạng và phương pháp cách mạng quyết định mục tiêu chính trị của chiến tranh

Cách mạng Việt nam quyết định lực lượng tiến hành chiến tranh, so sánh lực lượng trong chiến tranh

Chi phối những quy luật chiến tranh và quy luật đấu tranh vũ trang

Thể hiện trong phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự

- Phương pháp cách mạng: xác định đúng phương hướng và mục tiêu chiến lược chung; cũng như phương hướng và mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể.

Cách mạng Việt Nam, chiến tranh cách mạng bị chi phối bởi đường lối chính trị: độc lập dân tộc không tách rời khỏi chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là sự nghiệp của dân tộc chống ngoại xâm, dân tộc xứ thuộc địa. Chủ nghĩa xã hội là giải quyết vấn đề áp bức giai cấp => cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi thì phải là một bộ phận của cách mạng thế giới, không có sự giúp đỡ của thời đại thì cách mạng không bao giờ thắng lợi. Đi liền với đấu tranh giải phóng dân tộc phải có đấu tranh chống áp bức giai cấp - đó là bộ phận của cách mạng thế giới. Theo mục tiêu cách mạng, lực lượng cách mạng và phương pháp cách mạng đã quyết định toàn bộ mục đích chính trị của cách mạng. Không một quân đội nào sở hữu vũ khí tối tân, tinh nhuệ như quân đội Mỹ: 15 phút sau máy bay và xe tăng có mặt ở các trận địa lớn, cơ động cao nhưng không chống lại được chiến tranh nhân dân (chiến tranh nhân dân thì có lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ nên có nhiều thuận lợi - trận địa do chiến tranh nhân dân kéo vào thì mới giành được thắng lợi). Kẻ thù có sức mạnh cơ bắp lớn, nên trong chiến tranh cách mạng có chiến tranh quy ước (chủ lực được sử dụng đúng lúc trong các chiến dịch mang tính quan trọng, lực lượng ba thứ quân sẽ chia cắt quân địch) => mục tiêu quân sự sẽ chi phối mục đích chính trị, các phương thức cách mạng. Nhờ có phương pháp mới xác định được phương hướng: năm 1965 Mỹ mở các chiến dịch lớn càn quét vùng Đông Nam Bộ nên ta quyết định đánh cho quỵ quân Việt Nam Cộng hoà trước khi quân Mỹ vào. Đánh vào mùa khô, đó là chiến lược của quân ta.

3.8. Các biểu hiện cụ thể của phương hướng tiến hành chiến tranh cách mạng Việt Nam

- Cả nước tổ chức thành một mặt trận rộng lớn, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi ngôi làng là một pháo đài

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trên ba vùng chiến lược

- Đấu tranh quân sự kết hợp với binh vận

- Kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng

- Kết hợp tiêu diệt địch với giành và giữ quyền làm chủ

- Chiến tranh du kích kết hợp với chiến tranh chính quy

- Kết hợp giữa chiến tranh nhân dân với chiến tranh bằng những binh đoàn lớn

Chiến tranh cách mạng Việt Nam được nâng lên rất cao vào thời kháng Mỹ cứu nước vì phải đối phó với kẻ thù mạnh hơn rất nhiều; mấy căn cứ địa của ta thì quân Pháp xoá sổ không được, Mỹ vào chỉ cần vài phát vũ khí là xoá sổ luôn căn cứ địa (xe lội nước, máy bay lên thẳng... xoá sổ luôn). Trong chiến tranh không đơn thuần là vũ khí: Nixon lên và 3 tháng sau đánh sập cầu Hàm Rồng bằng vũ khí laser. Cả "chiến tranh đặc biệt" thì "trực thăng vận, thiết xa vận" không bị đánh bại; chỉ đến khi mở đường Hồ Chí Minh trên biển đưa vũ khí vào (B41, B40) mới đánh bại được - Ấp Bắc là kéo ra giữa đồng (là sở trường của đối phương) mà đánh - thắng lợi do cầm vũ khí, vì cầm vũ khí chính là bảo vệ quê hương, thông thuộc địa hình. Người cầm vũ khí khác, thể hiện tinh thần chính nghĩa. Lính Mỹ vào Việt Nam không biết rõ mục đích: nó chết vì ai, chiến đấu cho ai.

- Toàn dân đánh giặc bằng mọi phương tiện, vũ khí, trong mọi môi trường tác chiến

- Phát huy cao độ tư tưởng chiến lược tiến công, tìm mọi cách giữ vững quyền chủ động trên chiến trường. Phòng thủ là chết, tướng của cách mạng chủ trương lập căn cứ địa, bảo toàn lực lượng nhưng tư tưởng chính là chủ động tiến công bằng mọi giá

- Đánh lui địch từng bước, đánh đổ địch từng bộ phận; giành thắng lợi từng phần tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Quân địch đánh nhanh thật nhanh, mình hoá giải nó bằng cách kéo dài ra, phát hiện chỗ yếu của quân địch, phải đánh từng bước mới đánh được quân địch. Quy luật "biết thắng lợi từng bước" là quy luật chi phối nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến tranh cách mạng. Lịch sử Việt Nam luôn luông đối phó với kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần trên nhiều phương tiện, đặc biệt là trên phương diện tiềm lực kinh tế

- Phát huy chỗ mạnh của lực lượng cách mạng, khoét sâu chỗ yếu của quân địch; buộc đối phương không chỉ đánh với quân đội nhân dân Việt Nam mà phải đánh với toàn dân tộc. Quân địch chỉ phát huy lợi thế ở chiến trường bằng phẳng, tác chiến theo khoảng cách khi đánh trận; chiến tranh nhân dân của quân cách mạng là dùng cách áp sát khiến kẻ thù mất đi cách phát huy các lợi thế, dội bom xuống là chết cả hai bên. Quân Mỹ dùng chất độc hoá học rải xuống, ta dùng phương pháp áp sát chết rất nhiều tên địch. Đánh lâu dài, kéo dài là ta cố ý khích sự nôn nóng của kẻ thù - muốn "đánh nhanh thắng nhanh", khiến chúng chán chường và suy sụp tinh thần nhanh chóng => hậu quả của cuộc chiến tranh phi nghĩa, giải mã cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta.

3.9. Phương châm tiến hành chiến tranh cách mạng Việt Nam

Phương châm tiến hành chiến tranh: là những tư tưởng chỉ đạo hành động trong chiến tranh. Ta là kháng chiến trường kỳ. Kẻ thù khác thì phương châm phải khác. Hậu phương gắn liền với căn cứ địa, ta có các hậu phương chiến lược, hậu phương tại chỗ và hậu phương thế giới.

Khi kẻ thù lớn mạnh, quân đội tinh nhuệ và muốn đánh nhanh thắng nhanh thì phương châm là:

+ trường kỳ

+ tự lực cánh sinh

+ biết thắng từng bước

+ cuối cùng tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn

Phương châm chiến tranh cách mạng:

+ kháng chiến kiến quốc

+ biết thắng lợi từng bước để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn

+ luôn ở thế tiến công

+ sức mạnh toàn diện của chiến tranh nhân dân

kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại

+ độc lập dân tộc không tách rời khỏi chủ nghĩa xã hội

Đường lối và phương châm kháng chiến của Đảng: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh là chính.

Bài học của cách mạng tháng Tám, Mậu thân 1968 và Tổng tấn công 1975 rút ra đặc điểm chính:

+ lấy cả hai giai cấp công nhân và nông dân làm đội quân chủ lực

+ tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ của toàn dân tộc

+ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị là quyết định chính của cách mạng tháng Tám 1945

+ kết hợp đánh địch trên cả nông thôn và thành thị

+ dùng khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, tiến lên Tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị và đòn quyết định chính ở thành thị (cách mạng tháng Tám, Tổng tấn công 1975)

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám chủ yếu là phương diện chính trị, là thắng lợi toàn diện của nhân dân 3 kỳ - vì thành thị là trung tâm đầu não, nó đã sụp rồi thì chính quyền về tay nhân dân và ở các địa phương khác. Ở cách mạng tháng Tám, bạo lực chính trị quyết định tất cả; 6 vạn quân Nhật án binh bất động. Nhân dân vũ khí thô sơ trong khi quân địch là đội quân nhà nghề và nguyên vẹn, nếu không binh vận, không vô hiệu hoá đội quân nhà nghề này.

Chương 4: Nghệ thuật quân sự trong chiến tranh cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến (1945 - 1975)

4.1. Một số vấn đề cơ bản về nghệ thuật quân sự

Trong chiến tranh cách mạng Việt Nam có sự phối hợp chặt chẽ giữa tiền tuyến và hậu phương do đặc thù Việt Nam bị chia cắt thành hai miền. Sự phối hợp nhịp nhàng tiến tuyến và hậu phương đưa chiến tranh Việt Nam lên đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh cách mạng hiện đại. Phối hợp lực lượng cách mạng của ba nước Đông Dương, phối hợp lực lượng của các quân đội và binh chủng trên các chiến trường tác chiến. Phối hợp vừa đánh vừa đàm để kết thúc chiến tranh giải phóng dân tộc. Chiến tranh cách mạng Việt Nam sau năm 1954 thì nghệ thuật vừa đánh vừa đàm xưa nay của ông cha ta được phát huy rất cao độ - đó là cách kết thúc chiến tranh và mở ra con đường danh dự cho các cường quốc, địch phải thoát ra khỏi chiến tranh trong danh dự

Phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam 1954 - 1975:

+ cả nước được tổ chức thành một mặt trận rộng lớn, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng mạc là một pháo đài

+ phát huy sức mạnh tổng hợp của sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trên cả ba vùng chiến lược

+ đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh binh vận

+ kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng

+ kết hợp giữa tiêu diệt địch với giành và giữ quyền làm chủ

+ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy

+ kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn lớn

Thời kháng chiến chống Mỹ, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân đã đạt lên tầm cao mới; đặc biệt là giành và giữ chính quyền, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy qua chiến dịch Thu đông 1947, giải quyết Điện Biên Phủ bằng tác chiến của các binh đoàn lớn; khi quân giặc triển khai thì họ cố kéo quân Giải phóng vào tác chiến bằng các binh đoàn lớn; Tổng tấn công 1975 tác chiến bằng 4 Quân đoàn tổng tấn công vào - đó là quy luật của chiến tranh. Chỉ có thể giành thắng lợi quyết định bằng một chiến thắng áp đảo.

=> Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dụng binh đã trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường.

Nghệ thuật quân sự là một bộ phận trong phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân; chủ yếu về mặt quân sự thì nói đến cách đánh điêu luyện đạt kết quả cao. Ở Việt Nam, nghệ thuật được linh hoạt và thay đổi theo quan điểm quan sự của Hồ Chí Minh: nghệ thuật quận sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào mà nó có thể biến hoá khôn lường, muôn hình muôn vẻ. Hàng loạt trận đánh mà gọi chung là "chiến dịch"; hàng loạt chiến dịch thì gọi là "chiến cuộc" ở trong một giai đoạn hay toàn bộ cuộc chiến.

Nghệ thuật quân sự có 3 bộ phận:

1. Chiến lược: đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Chiến lược gồm chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.

Trong quân sự, chiến lược khác với chiến thuật. Chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận đánh (điều hành một trận đánh - nghệ thuật tác chiến trong một trận đánh), trong khi chiến lược đề cập đến việc làm thế nào để liên kết các trận đánh với nhau, nghĩa là cần phải phói hợp các trận đánh để đi đến mục tiêu quân sự cuối cùng.

Chiến lược trong quân sự cần giải quyết các vấn đề sau:

- xác định chính xác mục tiêu cần đạt

- xác định cách thức, hay phương thức đạt mục tiêu

- định hướng phân bố nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn

Các vấn đề này liên quan đến lực lượng vũ trang. Trong ba yếu tố này, cần chú ý vì nguồn lực có hạn (có hạn về trình độ, khả năng tác chiến, vũ khí) và nhiệm vụ chiến lược là phải tìm ra phương thức sử dụng các nguồn lực sao cho nó có thể đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

=> trong ba yếu tố này, phương thức (hay cách thức, phương pháp) đóng vai trò rất quan trọng, đó chính là nghệ thuật quân sự. 2. Chiến thuật quân sự là nghệ thuât tổ chức một quân đội và là tên chung của các biện pháp giao chiến va đánh bại đối thủ trong một trận đánh. Chiến thuật là phương pháp sử dụng để đạt các mục tiêu cụ thể: . làm thế nào đó để đánh bại quân địch trong một trận đánh (chiến thuật cụ thể hoá chiến lược). Trước trận đánh thì xem xét đối phương có bao nhiêu quân, xem xét địa hình để quyết định điều tiết các bộ phận, rồi lên phương án tác chiến cho bộ phận đó, cung cấp cho chỉ huy các thông tin của trận đánh. Nghệ thuật ở đây liên quan đến cách huy động lực lượng trong chiến dịch cụ thể, khác với chiến lược.

Cho đến thế kỷ 19, chiến thuật quân sự được hiểu là cách điều động các đơn vị trong một trận đánh. Trong tư duy quân sự hiện nay, chiến thuật bao gồm việc sử dụng các lực lượng chiến dich trong các tình huống trận đánh cụ thể. Khác với chiến lược, chiến thuật là các biện pháp, kế hoạch chung nhằm giành được kết cục lâu dài; khác với nghệ thuật chiến dịch thì chiến thuật là một cấp độ trung gian mà mục đích chính là được cụ thể hoá chiến lược thành chiến thuật.

Trong chiến thuật quân sự thì liên quan đến cấp độ sử dụng: từ chỉ huy, cá nhân, nhóm cho đến toàn thể các lực lượng vũ trang. Thật vậy, các đơn vị luôn được sử dụng trong chiến tranh, xung đột luôn phản ánh các chiến thuật quân sự đương thời và cả quy mô cùng với sự kết hợp của chúng cũng theo đổi theo đó. Các chiến thuật phổ biển bao gồm

- du kích: lực lượng bán vũ trang đánh và rút bất ngờ khi lực lượng đối phương mạnh hơn mình rất nhiều

- mai phục: nhử kẻ dịch vào rồi đánh (mai phục)

- nghi binh: một trong hai bên giả bộ vừa đánh vừa rút, nhử đối phương vào trận địa

- tấn công chính diện, tấn công bên sườn (đánh vu hồi), giữ gìn lực luọng dự bị và phục kích

- thọc sâu: đánh thẳng vào trung tâm (tung thâm) là đánh lừa dưới dạng nguỵ trang hoặc làm địch mất phương hướng bằng cách nghi binh hoặc sử dụng để khiến đối phương nhầm lẫn

- chiến thuật đánh chiến hào (công kiên - đánh cứ điểm): đánh công kiên tức là đánh vào các cứ điểm. Để diệt các cứ điểm, người ta siết các cứ điểm đó (gọi là "chiến hào"). Trong chiến dịch phản kích Việt Bắc 1947, quân ta từng bước xây dựng lực lượng; lực lượng dự bị và lực lượng chính quy được xuất hiện vào năm 1947 với Trung đoàn Thủ đô là lực lương chủ lực đầu tiên. Họ tiến lên, kết hợp theo tác chiến của chủ lực theo chiến trường mở gọi là "vận động chiến". "Vận động chiến" là phương thức phát triển cao hơn so với "du kích chiến" - du kích chiến là chưa có tác chiến theo chiến tranh thông thường.

Về nghệ thuật chiến dịch, thành công nổi bật của ta là đánh giá đúng âm mưu và dự đoán đúng quy luật đánh phá của quân địch. Nam Bộ đi đầu với chiến thuật "đặc công" tại trận đánh cầu Bà Kiên ở tỉnh Biên Hoà (19/3/1948) đánh hạ tháp canh do Trần Công An chỉ huy (ông sử dụng cách làm của những kẻ trộm, kết hợp quân giới Nam Bộ), mở ra cách đánh của lực lượng tinh nhuệ

3. Chiến dịch là hình thức tác chiến gồm các trận chiến đấu (trong đó có trận đánh then chốt, có tác động chặt chẽ, diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nhất định, dưới quyền chỉ huy thống nhất của một bộ phận để hoàn thành những nhiệm vụ do chiến lược vạch ra. Chiến cuộc là nhiều chiến dịch nhằm một cách kết hợp trong chiến cuộc.

Chiến thuật là lý luận và thực tiễn về chuẩn bị, thực hành trận chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn lực lượng vũ trang, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trong nghệ thuật quân sự, hai bộ phận rất quan trọng để kết hợp thành là kế hoạch tác chiến và phương án tác chiến:

* Kế hoạch tác chiến: là cách thức và biện pháp sử dụng lực lượng vũ trang để đánh địch. Kế hoạch tác chiến gồm những nội dung chủ yếu là hướng tiến công hay phòng ngự, cách bố trí đội hình chiến dịch, vận dụng cách thức tác chiến, nghi binh lừa địch

* Phương án tác chiến: là bộ phận quan trọng trong kế hoạch tác chiến chiến lược. Kế hoạch tác chiến có thể có nhiều phương án tác chiến, trong đó tác chiến chủ yếu khả thi được lựa chọn để thực hiện tác chiến thắng lợi. Phương án là cách đánh cụ thể.

=> Ba bộ phận chính của nghệ thuật quân sự có liên quan chặt chẽ, tác động và bổ sung cho nhau. Trong đó, chiến lược quân sự đóng vai trò quyết định chủ đạo, chi phối nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật; chiến thuật trở thành phương tiện thực hiện những nhiệm vụ do chiến lược vạch ra, nhưng có sự tác động trở lại với chiến lược quân sự (chiến thuật được hiểu là "phương tiện" thực thi chiến lược quân sự, đó là khung lý luận)

4.2. Một số chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến

4.2.1. Chiến dịch Việt Bắc 1947.

Tích hợp trong phần chiến dịch gồm có: địa hình, vị trí, tổ chức, cư dân, hậu cần lương thực thực phẩm, thời tiết... Căn cứ Việt Bắc được Bộ chỉ huy nhìn ra ngay trong cách mạng tháng Tám 1945 và hoàn tất vào tháng 11/1946, trước ngày Toàn quốc kháng chiến. Đó là cách nhìn thiên tài, biến Việt Bắc thành một căn cứ địa độc đáo chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ cuối 1946 đến giữa 1947 là các cơ quan và kho tàng của ta được vận chuyển lên Việt Bắc, vì không có cái đó làm sao bắn cháy tàu chiến Pháp đậu ở sông Lô được. Chuẩn bị cho căn cứ Việt Bắc được Bác Hồ giao cho hai người tin cậy nhất là Trần Đăng Ninh và Nguyễn Lương Bằng, một người lo về muối và lương thực, một người lo về binh lực.

Căn cứ địa Việt Bắc là nơi dân cư thưa thớt và rất nghèo, có địa thế chính trị thuận lợi (có đường thông sang Lào, sang Trung Quốc; thông xuống đồng bằng Bắc Bộ). Một đặc điểm của tác chiến chống thực dân Pháp là tác chiến luôn diễn ra vào mùa khô (thu - đông), rất thuận lợi cho triển khai các kế hoạch tác chiến; tác chiến theo mùa (ở Nam Bộ) là vấn đề rất quan trọng trong quân sự => địa lý có thổ nhưỡng, núi non, đất đai, dân cư.

Thu - đông 1947 là chiến trường của kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp dựa vào lực lượng tác chiến đông đảo. Trước khi chiến dịch diễn ra, cao uỷ Pháp là Bollaerc đọc diễn văn kêu gọi Hồ Chí Minh tự ra đầu thú với Pháp, huy động lực lượng tinh nhuệ nhất với 12.000 quân cùng các vũ khí hiện đại, tinh nhuệ nhất là binh đoàn của đại tá Sauvagnac đổ bộ vào Chợ Đồn là nơi mà cơ quan chỉ huy chiến dịch của ta đã rời khỏi từ trước đó. Tiếp đó, một binh đoàn của đại tá Beaufré gồm nhiều tàu chiến từ Hà Nội kéo lên. Chiến dịch của Pháp mang tên LEA, tên một quả đồi nằm ở trung tâm Việt Bắc; sau đó thêm một chiến dịch đánh thẳng vào An toàn khu gọi là "Ceinture". Chiến trường thực sự diễn ra ở Việt Bắc (trên 8.000 km vuông), không có đủ lực lượng để mà rải quân ra toàn bộ được. Trong tác chiến, tiến công bao giờ cũng là chủ đạo (không thể phòng ngự được), nòng cốt chính là dân quân du kích địa phương cùng chủ lực. Bị động không có trong từ điển quân sự Việt Nam. Hồ Chí Minh ký Tạm ước 1946 mời nhiều kỹ sư bên Pháp về, trong đó có Trần Đại Nghĩa, người tham gia đề án B1 và B2 nên Bác Hồ không dám đi máy bay, bí mật đi tàu về nước. Trần Đại Nghĩa mang một đống tài liệu về nước, cho nên mới có vũ khí hiện đại trước Việt Bắc 1947. Mục tiêu của nó là khoá kín Việt Bắc (kế hoạch rất khoa học), bắt sống bằng được Hồ Chí Minh.

4.2.2. Chiến dịch Biên giới 1950

Đây không phải là chiến dịch phản công mà là chiến dịch tiến công Việt Bắc (ở biên giới) vào năm 1950, lực lượng tham gia chiến dịch là quân đội nhân dân Việt Nam với 3 sư đoàn (thực ra thời kháng Pháp gọi là đại đoàn - sư đoàn là tên gọi hiện nay). Chiến dịch 1950 là chiến dịch chủ động tiến công vì có thuận lợi là cách mạng Trung Quốc sắp giành thắng lợi, khi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sắp được công nhận thì Việt Nam Dân chủ Cộng hoá có quá nhiều thuận lợi, lập tức kế hoạch Revers (5/1949) của Pháp được chính phủ Pháp chuẩn y. G. Revers là tổng tham mưu trưởng, tướng lĩnh xuất sắc nhất của quân đội Pháp; vạch ra hành lang Đông - Tây chạy từ Cao Bằng đến tận Sơn La để bịt kín căn cứ địa Việt Bắc. Đây là kế hoạch chiến tranh tổng lực, xác định chiến trường chính là đồng bằng Bắc Bộ; chặn đứng việc quân ta có thể tiến xuống đồng bằng để huy động nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến. Mục tiêu ban đầu của Pháp là tấn công Cao Bằng là nơi có hệ thống phòng thủ rất kiên cố, hai là vùng Thất Khê có địa hình bằng phẳng => Thất Khê có vị trí hiểm trở nhất vì nó thuận lợi cho tác chiến của ta ở rừng núi. Vì tính chất quan trọng của cuộc chiến nên Hồ Chí Minh và Võ Nguyễn Giáp chỉ thị: chỉ có thắng, không được thua; Người leo núi để quan sát trận địa, sáng tác bài thơ "Đăng sơn".

Đánh Đông Khê một cái là có cứu viện ngay, hai binh đoàn Pháp của Le Page và Charton - "đánh điểm diệt viện" là biện pháp. "Đánh điểm" thực chất là nhử quân địch (biện pháp) và "diệt viện" quyết định, "đánh điểm" và "vận động chiến" là hai hai dạng của bất cứ cuộc chiến tranh nào. "Đánh công kiên" là đánh địch trong công sự; quân ta sau khi diệt Đông Khê đã quyết định đánh binh đoàn Cao Bằng của Charton trước, bắt sống toàn bộ khiến binh đoàn Thất Khê của Le Page mất hết tinh thần và bỏ chạy tán loạn.

4.3. Đường Trường Sơn

Gọi là "đường 559" vì đây là tuyến đường chi viện từ hậu phương chiến lược miền Bắc đến tiền tuyến cách mạng miền Nam. Mục tiêu của con đường là nổi rõ vai trò của hậu phương chiến lược miền Bắc với cách mạng miền Nam, cách mạng của ba nước Đông Dương đều thông qua con đường chiến lược này.

Đường Hồ Chí Minh trên bộ xuất hiện từ sau Nghị quyết 15 (1959); tháng 5/1959, Bác Hồ yêu cầu Trung ương Đảng ra một Nghị quyết thiết kế một con đường cho cách mạng miền Nam. Bác Hồ giao cho Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh nghiên cứu và thiết kế con đường đó, đến tháng 5/1959 là Bác giao nhiệm vụ cho Nguyễn Văn Vịnh mở đường và tên ban đầu của con đường là "đường Trường Sơn 559"; thành lập ở mỗi miền Bắc - Nam một lực lượng soi đường. Trong kháng Pháp có con đường này rồi, nên Trung ương Cục cử ông Võ Bẩm ra Bắc xin chỉ thị mở đường; Võ Bẩm về miền Nam, được Trung tướng Nguyễn Bình giao nhiệm vụ soi đường để mở dần dần con đường. Cột mốc số 0 là ở Tân Kỳ, Nghệ An. Từ cột mốc số 0 đến làng Hó (Vĩnh Linh, Quảng Trị) là nơi tập kết hàng hoá chiến lược (viện trợ cho miền Nam). Chuyến hàng đầu tiên cập cảng vào miền Nam là vào tháng 8/1959. Một điểm đặc biệt là con đuòng chiến lược này có tầm ảnh hưởng rộng (mượn lãnh thổ nước khác làm đường) vì theo quan điểm người xưa là trong chiến tranh, cho mượn đường là mất nước (tích: mượn đường diệt Quắc); đây là hiện tượng độc nhất vô nhị trên thế giới vì các nước Đông Dương cho miền Nam mượn đường mở con đường hậu cần, thế nhưng (nó giúp) không chỉ cho cách mạng Việt Nam mà còn cho cả cách mạng Lào và Campuchia - thể hiện mức độ quan hệ giữa ba nước, nên hình thành hai con đường Trường Sơn: Trường Sơn Đông chạy vào trong nam, đường này rất ngắn và bị chia cắt vì hầu hết đất đai nằm trong tay quân địch; con đường hoạt động nhiều nhất là đường Trường Sơn Tây (gồm 6 nhánh), chạy qua nước bạn Lào và đông bắc Campuchia. Đường Trường Sơn Tây mới là con đường chủ yếu, hậu cần hầu hết nằm trên nước bạn Lào và một phần Campuchia. Lực lượng mở đường được giao cho ông Phan Trọng Tuệ (Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải); lực lượng bộ đội Trường Sơn có đủ loại lực lượng, gồm bộ binh phòng không, cả thanh niên xung phong, tinh nhuệ nhất là lực lượng 8 sư đoàn. Người Mỹ nói rằng: cắt đứt đường Hồ Chí Minh sẽ giải quyết được vấn đề chiến tranh Việt Nam, cái đó không sai nhưng có điều họ không làm được; cắt nhánh này mọc nhánh khác, họ gọi là "mê hồn trận xương sống". Người Mỹ dùng đủ các loại hình chiến tranh trên cung đường này, chủ yếu là chiến tranh khí tượng (tạo mưa để gây ngập lụt), chiến tranh "bấm nút" (chiến tranh điện tử), rải "cây nhiệt đới" là một máy thu phát hiện đại, dùng "chiến tranh hoá học" triệt hạ rừng cây (rừng già). "Hàng rào điện tử McNamara" năm 1966 - 1967 cắt đứt Đông Dương, chạy từ Cửa Việt sang tận Sepol (Lào), dùng máy tính của hãng IBM siêu hiện đại nhất, đặt trung tâm ở Thái Lan. Con đường chiến lược này là cả hậu phương chiến lược miền Bắc dốc toàn lực, vì nói theo nhà báo Úc là W. Burchette và McNamara thì con đường thể hiện khát vọng độc lập của dân tộc, Mỹ không làm được. Các cuộc hành quân lớn và các chiến dịch quân sự lớn đều diễn ra ở gần hàng rào McNamara (đường 9 - Nam Lào). Truông Bồn (Nghệ An) có các chiến công của các cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, vì chỗ đó là mốc số 0 của đường Trường Sơn. Hàng rào chiến lược McNamara tập trung ở Quảng Bình vì nơi đó có kho chiến lược của miền Bắc hậu phương. Những đoạn đường Trường Sơn dứt đoạn là những đoạn đường đang bị đối phương khống chế. Tây Trường Sơn là đường chính, xuyên qua cả nước Lào và đông bắc Campuchia. Người Mỹ mở hai chiến dịch là Barrel Roll và Steel Tiger vào vùng "cán xoong", rải chất làm trụi cây cối.

Trước đó vào năm 1961, lực lượng cách mạng ở Bến Tre, Trà Vinh, Xuyên Mộc đi thuyền vượt biển ra Bắc xin Bác Hồ chi viện vũ khí cho cách mạng miền Nam (6 chuyến). Tháng 7/1959, Trung ương quyết định thành lập một con đường vận chuyển trên biển và tuyệt mật dưới dạng tàu đánh cá dân sự để chuyên chở vũ khí cho cách mạng miền Nam. Tình báo của mình nằm trong bộ tổng tham mưu của Việt Nam Cộng hoà, nên ông Giáp không được vào nam (đi đến đâu là BBC báo hết); ông Văn Tiến Dũng được cử vào Tây Nguyên cùng Hoàng Minh Thảo mở chiến dịch Tây Nguyên thì trước đó một tháng, xe để người giả chở liên tục để đánh lừa đối phương. Họ tập hợp những con em miền Nam trong quê miền Nam đi biển ra Bắc, nếu có bị bắt thì nói là dân đi biển bình thường => bối cảnh phức tạp, Liên Xô và Trung Quốc không muốn giúp cách mạng miền Nam, muốn chia cắt vĩnh viên Việt Nam để mặc cả với phương Tây, nên mình phải làm bí mật. Theo chỉ thị của Bác Hồ, chỉ có hai người được biết là ông Võ Nguyên Giáp và Võ Bẩm. Vào ngày 15/2/1965, xảy ra sự kiện Vũng Rô: có viên sĩ quan bay từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, qua vùng Phú Yên thấy có cái cây "nhô ra biển" nên nó làm không ảnh, đưa về cho Mỹ phân tích. Sự kiện Vũng Rô 1965 cho thấy con đường trên biển này không còn an toàn nữa. Trước khi Trung ương quyết định mở tuyến đường này (đường 759) thì vào 23/10/1962, chuyến tàu không số đầu tiên cập cảng thành công ở Vàm Lũng, Cà Mau - đánh dấu con đường Hồ Chí Minh trên biển chính thức được khai sinh, được bí mật cho đến sự kiện Vũng Rô.

Con đường Trường Sơn có tổng chiều dài 20.000 km, 6 nhánh chính vươn ra vùng biển quốc tế, nhắm vào các nước trung lập có quan hệ tốt với Việt Nam là cảng Sihanoukville. Sihanouk trung lập, không ưa cộng sản nhưng lại rất có cảm tình với Việt Nam vì đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là thầy dạy cho con em quý tộc của ba nước Đông Dương. Đường soi mở là thông qua một công ty Hoa kiều Hongkong, khi hàng nhập vào thì công ty này đút lót cho các quan chức Campuchia thái hoá - công ty Tiền phong là công ty của một doanh nhân Hoa kiều.

Bác Hồ chỉ thị rằng do yêu cầu cao của tiền tuyến nên phải có phương thức vận chuyển khác. Máy bay của địch có tia hồng ngoại soi xuống mặt đất, nên bộ đội Trường Sơn phải đi giữa các tán lá để không bị phát hiện. Để đáp ứng tấn công lớn của quân Giải phóng sử dụng nhiều phương tiện kết hợp, trong đó có xe tăng cho nên phải kết nối được đường xăng dầu nối từ miền Bắc hậu phương xuyên qua ba nước Đông Dương đến Tà Thiết (Bình Phước).

Ngày 19/5/1959 là mốc giao nhiệm vụ chứ không phải ra đời. Ra đời từ mùng 5/5/1959, được cụ Hồ gọi là "đường Trường Sơn - 559". Tháng 5/1959, chuyển hàng đầu tiên từ tổng kho Làng Hó xuôi vào nam. Đồng bào Vân Kiều gùi hàng giúp bộ đội Trường Sơn băng rừng. Cầu Long Đại ở gần Làng Hó bị không quân Mỹ đánh phá quyết liệt. Đến tháng 6/1961 mới mở đợt sang đông bắc Campuchia; đến tháng 4/1965 bắt đầu vận chuyển sang cơ giới nhằm đáp ứng nhu cầu của quân Giải phóng miền Nam đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ". Việt Nam là nước duy nhất có ô-tô đi trên dây; cho tang bánh xe chạy trên dây cáp. Đến 1967, có 200.000 chiến sĩ và 81.000 tấn hàng lần lượt vào nam chiến đấu.

Bộ đội Trường Sơn được gọi chung là "đoàn 559", gồm cao xạ, chủ lực, lái xe. Hàng rào McNamara có bom bướm đậu trên cành cây, động vào là nổ tan xác khuôn mặt; bom nhảy cóc, thấy chân người đến là nó nổ cắt mất chân; "cây nhiệt đới" chính là máy thu phát. Bom bị nổ từ xác của bom mẹ ra, nó chui vào người chiều X-quang không lên, nó chạy gây đau đớn khủng khiếp. Bom phốt-pho trắng đốt nóng 2.000 độ, bám vào da không thể rửa nước được buộc phải bóc lớp da đó đi. Bom bom phot-pho vào người thì nó chui vào da và cháy trong xương.

Giai đoạn đầu của đường Trường Sơn trên biển là bến Lộc An (Xuyên Mộc, Vũng Tàu). Lữ đoàn hải quân 125 được Bác giao nhiệm vụ mở đường này. Năm 1959 miền Nam lái thuyền ra Bắc xin chi viện, nhưng chuyển hành trình có nhiều trở ngại vì Hạm đội VII của Mỹ phụ trách Biển Đông, hạm đội Việt Nam Cộng hoà phụ trách các giang cảng ở miền Nam Việt Nam.

Người Mỹ chơi con bài cuối cùng là lật đổ Sihanouk, đưa Lonnol lên (1970) để phá vỡ đường tiếp vận qua Campuchia.

* Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 diễn ra vào 14/4 và hoàn thành thắng lợi vào ngày 28/8/1945, tức là Việt Minh lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền của phát xít Nhật. Tổng khởi nghĩa không đổ máu vì người Nhật có tính kỷ luật cao và khi Nhật hoàng đầu hàng rồi tự khắc họ làm theo - công tác binh vận cướp chính quyền từ tay Nhật hầu như không đổ máu. Khi đó có một số Pháp kiều cay cú với thắng lợi của cách mạng - thực chất chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã đầu hàng Nhật, Nhật lôi ra tình trạng gay go: chiến tranh thế giới, nên Nhật phải ra tay trước, đảo chính Pháp để trừ hậu hoạ về sau. Chính quyền Pháp chưa phải đợi đến tháng 3/1945 mà hồi năm 1940, nó làm thay cho phát xít Nhật. Nhật vào Đông Dương, nhưng không muốn loại bỏ Pháp vì chúng thấy rằng phải dùng Pháp để khai thác, thu thuế (Pháp cai trị Việt Nam gần 100 năm) có lợi hơn là tiêu diệt toàn bộ Pháp. Nhân dân Việt Nam "một cổ hai tròng": Nhật đầu tư, Pháp thực hiện vì từ 1940 toàn bộ Pháp đã đầu hàng phát xít hết rồi. cụ Hồ có suy nghĩ thiên tài khi Người ghi trong Tuyên ngôn độc lập là "nước ta giành độc lập từ tay phát xít Nhật". Vào ngày 4/7/1949, khi mà người Mỹ muốn có một đầu cầu là một chính quyền bản xứ nên họ nhằm vào con bài Bảo Đại, gây sức ép để Pháp thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng kiêm thủ tướng. Chính phủ Bảo Đại không có nghị viện, không có ngân sách, chỉ có chính quyền quốc trưởng Bảo Đại; nhiệm vụ của chính phủ này là bắt lính phục vụ cho việc kéo dài chiến tranh, nhưng hai năm sau ký liền hai hiệp ước với Bảo Đại để Mỹ tranh thủ con bài Bảo Đại nhằm loại bỏ dần ảnh hưởng của Pháp. Hội nghị San Francisco 1951 quy định những việc làm sau khi Nhật bại trận, mời thủ tướng Quốc gia Việt Nam tham dự hội nghị - vì ảnh hưởng của Mỹ hồi đó rất lớn và Mỹ thao túng Hội Quốc liên, Trung Quốc không được mời vì cách mạng Trung Quốc thắng lợi xoá sạch những quyền lợi của Mỹ ở Trung Quốc. Trung Quốc bị cô lập cao độ từ năm 1949 đến 1972, Trung Quốc can dự vào vấn đề Việt Nam chỉ để mặc cả với phương Tây; nó thực hiện di dân để rồi dần đưa quân sang xâm chiếm cả Việt Nam.

Thực chất việc Việt Minh nắm chính quyền do Uỷ ban Dân tộc Giải phóng lãnh đạo, sau khi Tổng khởi nghĩa thành công thì chuyển giao liền cho Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - đây là chính thể của toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Pháp bị đuổi cổ, Nhật bị cuốn xéo rồi nên Pháp quay trở lại Đông Dương chỉ để giải quyết những khó khăn bằng việc bóc lột thuộc địa. Để lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến tiến tới giành độc lập dân tộc thì Chính phủ lâm thời tồn tại đến bầu cử Quốc hội I bầu ra Quốc hội thống nhất trong cả nước. Kỳ họp Quốc hội đầu tiên đã diễn ra sự kiện Pháp gây hấn ở Nam Bộ (23/9/1945) khi đồng bào Nam Bộ đi bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất mới, 40 cán bộ chiến sĩ Nam Bộ đã hi sinh. Một chính phủ được coi là hợp pháp khi có quốc hội hợp pháp do toàn dân bầu ra thì nó mới có tính chất pháp lý. Nhân dân thực hiện Tổng tuyển cử để thể hiện quyền công dân trong làm chủ đất nước, bầu ra Quốc hội Việt Nam thống nhất; kỳ họp đầu tiên đã bầu ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (3/1946). Một Quốc hội hợp pháp do toàn dân bầu ra, một Chính phủ do Quốc hội thực hiện ý nguyện của toàn dân bầu ra, bầu ra các cơ quan lập pháp và hành pháp theo đúng thông lệ quốc tế, có tính chất pháp lý quốc tế cao. 20/11/1946, trước khi Pháp lăm le xâm chiếm cả nước và cuộc kháng chiến là không thể tránh khỏi thì bản Hiến pháp Việt Nam ra đời công khai trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chính phủ và Quốc hội đó phải hợp pháp và đại diện cho quyền lợi của toàn thể nhân dân Việt Nam\

Hiệp định Geneve thì cả Liên Xô và Trung Quốc đều theo đuổi âm mưu chia cắt Việt Nam để làm con bài mặc cả với phương Tây. Hội nghị này không phản ánh đúng tương quan lực lượng vì quân Việt Nam trên thế thắng, Pháp thua và chỉ muốn rút quân trong danh dự nên chúng gợi ý vấn đề Đông Dương để chia chát quyền lợi. Tại hội nghị, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của thủ tướng Phạm Văn Đồng phải "đơn thương độc mã" đấu trí với 9 đoàn đại biểu khác là Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô và ba đoàn đại biểu chính quyền tay sai Quốc gia Việt Nam (Nguyễn Quốc Định), Lào (Phủi Sananikone) và Campuchia (Nhiếp Tiên Long). Trung Quốc "đi đêm" với Pháp và "ăn cánh" với nhau để phá vỡ toàn bộ cách mạng Campuchia, quân cách mạng Lào phải lui về phía bắc. Trung Quốc muốn khống chế cả ba nước bằng hệ thống "vùng đệm chiến lược", xua đuổi quân cách mạng vào khu vực nghèo nàn và hẻo lánh. Theo quyết định của Geneve, quân Pháp sẽ rút về nam vĩ tuyến 17 và phối hợp với quân đội Quốc gia Việt Nam để quản lý và ổn định tình hình khu vực, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp quản từ vĩ tuyến 17 trở ra, tập kết toàn bộ lực lượng cách mạng miền Nam ra Bắc để ổn định lại tình hình nhằm tiến tới hiệp thương thống nhất đất nước (do Ấn Độ và Anh làm chủ tịch), bầu ra chính phủ chung cho cả nước Việt Nam. Lịch sử không có chữ "nếu" vì người Mỹ không muốn hội nghị Geneve thành công - Mỹ đổ rất nhiều tiền vào khu vực này nên không bỏ lỡ. Các nước cử thủ tướng hoặc Bộ trưởng ngoại giao sang họp; riêng Mỹ lúc đầu là Bộ trưởng ngoại giao Dulles, ông ta bỏ về đột ngột nên thứ trưởng ngoại giao là Smith thay thế. Ngày ra tuyên bố để ký kết hiệp định thì Smith không ký, vì trước đó (7/7/1954) Mỹ đưa Ngô Đình Điệm làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam

Tổng kết các vấn đề lịch sử Việt Nam 1945 - 1975

Diễn biến, đối tượng nghiên cứu, tính chất của kháng chiến chống Mỹ khác hẳn so với chống Pháp.

Cuộc kháng chiến chống Pháp là sự kế tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám đặt ra, và tiêu biểu cho cuộc cách mang dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo; vì đất nước chưa được độc lập, phải đối phó với sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp. Sau cách mạng tháng Tám mới đặt ra nội dung cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trước 1945 mới chỉ là cách mạng dân tộc dân chủ thôi vì chỉ làm giải phóng dân tộc thôi, giải phóng giai cấp chỉ ở mức độ nhẹ; cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì tính chất nhân dân rất sâu rộng - chi phối cả hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Kháng chiến là loại hình chiến tranh sử dụng bạo lực chính trị và quân sự do một chính thể nắm chính quyền chỉ huy; chính thể này ba lần đổi tên và mang tên chính thức về mặt pháp lý dựa vào sự bầu cử của toàn bộ nhân dân cả nước. Muốn có một chính phủ hợp pháp thì phải có một quốc hội lập hiến do đầu phiếu phổ thông bầu ra thì tổ chức nhà nước đó mới hợp pháp, mới mang tính pháp lý quốc tế theo thông lệ pháp lý quốc tế. Quốc hội được nhân dân bầu ra một cách dân chủ nói lên nguyện vọng của dân tộc thống nhất chính phủ, thống nhất lãnh thổ; ai đi ngược nguyện vọng đó đều thất bại vì nó không đại diện cho quyền lợi đa số, không có cơ sở xã hội để ủng hộ. Sự thất bại của hai chính thể Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà là vì nó không chính nghĩa, nó không đại diện cho nguyện vọng thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam dù rằng nó được hỗ trợ và ủng hộ rất nhiều.

Các tính chất của chiến tranh nhân dân Việt Nam:

- đó là cuộc chiến tranh yêu nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam chống sự xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Tất cả các cuộc chiến tranh đều phục vụ cho mục đích chính trị, đều do một chính thể lãnh đạo; mục đích chính trị sẽ chi phối phương châm, phương pháp, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân. Mục đích chính trị này do một chính đảng cộng sản lãnh đạo cùng với tính chất chính trị là yêu nước. Tính chất chính nghĩa đã thể hiện tính chất dân tộc của một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc để tiếp tục giành và bảo vệ nền độc lập của đất nước. Tính chất là những đặc trưng, bản chất vốn có của sự vật để phân biệt với những cái khác (tính chất là đi sâu vào đối tượng nghiên cứu); đặc điểm là sự đối sánh điểm giống và điểm khác.

- đây là cuộc chiến tranh để bảo vệ và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Chế độ dân chủ nhân dân mở đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chống những tàn dư của phong kiến và thực dân, tư sản mại bản, địa chủ phản động...

- là cuộc chiến tranh liên minh giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia trên bán đảo Đông Dương. Đây là liên minh đặc biệt, vì hiếm có quốc gia nào cho nước khác mượn đường để giải phóng dân tộc như vậy, chưa có liên minh nào trên thế giới mà tin tưởng nhau như vậy.

- đây là bộ phận nằm trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân tiến bộ trên thế giới, góp phần thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở những nước đã giành độc lập tiến lên xây dựng nền dân chủ nhân dân, thúc đẩy phong trào dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa => đó là tính chất quốc tế (mang tính chất dân tộc và tính chất quốc tế)

Bốn đặc điểm:

- Về so sánh lực lượng: chiến tranh nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh nhỏ đánh lớn, yếu đánh mạnh về lực lượng vật chất và kỹ thuật chống chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

- đây là chiến tranh toàn dân, chiến tranh toàn diện khác chiến tranh thông thường (tức "chiến tranh quy ước") của tập đoàn vũ trang đối địch nhau và đánh nhau; giữa họ chỉ có hình thức đấu tranh duy nhất là bạo lực vũ trang.

- vừa kháng chiến vừa kiến quốc, khác với cuộc chiến tranh của nhiều quốc gia dân tộc sau khi giành được độc lập rồi xây dựng thể chế chính trị độc lập. Khi có chiến tranh thì chỉ có chiến tranh bạo lực quân sự hầu như là hiện tượng duy nhất.

- đây là cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam, có đặc điểm và thực lực tự cường rất cao; kết hợp với những điều kiện thuận lợi, ủng hộ của thời đại và thế giới bởi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

Với các sự kiện từ 1946 đến 1955: sau chiến dịch Việt Bắc 1947, về cơ bản chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp bị thất bại và chúng bắt đầu sa lầy. Hai chiến lược lớn của Revers và De Lattre de Tassigny của Pháp để dành cho cuộc chiến tranh lâu dài, muốn lâu dài chỉ còn cách "dùng người Việt đánh người Việt" và hoạt động chủ yếu là bình định, nắm nhân tài vật lực để theo một cuộc chiến tranh định hình là lâu dài => sau 1947, từ năm 1948 - 1949 trở đi Pháp dùng "chiến tranh tổng lực".

Trước ảnh hưởng lớn lao của Chính phủ Liên hiệp quốc dân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, người Pháp lập ra chính phủ bù nhìn trung ương để thay thế cho "thây ma" bị cách mạng tháng Tám đánh đổ năm 1945 là "Đế quốc Việt Nam" (3/1945) của thủ tướng Trần Trọng Kim (Trần Trọng Kim đặt ra danh xưng "Nam Bộ"). Để tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, Pháp dựng lên chính phủ bù nhìn gọi là "Nam Kỳ tự trị" (1946) do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm thủ tướng. Từ hội nghị Đà Lạt với âm mưu thành lập bằng được "Quốc gia Việt Nam", Pháp triệu tập hội nghị của các chính phủ thân Pháp là chính phủ Lào của vua Sisavang Vongsa và chính phủ Campuchia, chính phủ lâm thời Nam phần của Nguyễn Văn Xuân tham dự => điều này khiến các hoà đàm giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp luôn gặp thất bại vì Pháp đang ở thế mạnh, Pháp muốn có một chính phủ tay sai đối địch với Chính phủ Hồ Chí Minh; thông qua chính phủ bù nhìn này, Pháp thấy rằng có lợi trong việc bóc lột nhân dân và bắt lính. Do sự gợi ý của Mỹ phải có một chính thể để bắt lính cho chiến tranh, Pháp thương lượng để rồi ký kết thoả ước lâu dài Auriol - Bảo Đại (1948); Pháp đưa Bảo Đại lên làm quốc trưởng kiêm thủ tướng (4/7/1949) với tên là "Quốc gia Việt Nam". Ít lâu sau, Pháp trao trả Hoàng Sa - Trường Sa, Hoàng triều cương thổ (Tây Nguyên) cho thủ hiến Trung phần là Phan Văn Giáo. Chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại không có nghị viện, không có ngân sách (ngân sách dựa vào người Pháp rót vào và viện trợ của Mỹ). Mỹ rất thúc đẩy Pháp trao trả quyền độc lập về hình thức cho Bảo Đại, vì Mỹ muốn thiết lập một chính thể bản xứ để điều hành (bản chất của chủ nghĩa thực dân mới). Các chính phủ Quốc gia Việt Nam tiếp theo của Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Phan Huy Quát... không có quốc hội, không có ngân sách, không có hiến pháp nên nó không có cơ sở trong nhân dân, không có uy tín bằng Chính phủ Hồ Chí Minh. Chính phủ Hồ Chí Minh thực hiện cải cách ruộng đất rất tốt vì họ chia được ruộng đất cho nông dân (đó là mơ ước ngàn đời của nông dân); sau này Ngô Đình Diệm thực hiện "cải cách điền địa" (tước đoạt ruộng đất của nông dân chia cho địa chủ giàu có) nhưng không xoá được công lao của chính phủ cách mạng Hồ Chí Minh đem lại ruộng đất cho mọi nông dân (đây là chính phủ nhân dân, có cơ sở trong quần chúng nhân dân). Thực dân còn rất mạnh nên nằm hầu hết các vùng ven biển, lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nắm các vùng rừng núi (nghèo nàn, dân cư thưa thớt). Ông Hồ Chí Minh yêu cầu kháng chiến kiến quốc, "kiến quốc" là xây dựng các hậu phương. Có hậu phương để cung ứng lương thực, vì chiến tranh thì mỗi người lính ăn một lượng thực phẩm nhất định. Miền Bắc là hậu phương tại chỗ cho miền Nam, căn cứ địa cách mạng, hậu phương chiến lược (1965 vừa chiến trường, vừa hậu phương cho cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ).

Không lạ gì trong đà can thiệp của Mỹ ngày càng sâu vào Đông Dương, nên Mỹ ngày càng muốn nắm Quốc gia Việt Nam. Pháp ngày càng suy yếu sau chiến dịch Biên giới 1950 nên Pháp ngày càng muốn xin viện trợ của Mỹ, Mỹ càng có điều kiện dựng lên chính thể tay sai - nắm Quốc gia Việt Nam để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Ngày 23/12/1950, Mỹ ký kết các hiệp định với Pháp và Bảo Đại để rót viện trợ vào, lôi kéo và biến chính thể Quốc gia Việt Nam thành tay sai của Mỹ. Tháng 9/1951, Mỹ ký với hiệp định với tên gọi "hợp tác kinh tế" vì muốn thao túng Quốc gia Việt Nam chỉ còn cách duy nhất là viện trợ thẳng cho chính phủ này luôn. Trước đây là viện trợ gián tiếp (viện trợ cho Pháp, Pháp rót cho Bảo Đại), nhưng bây giờ Mỹ viện trợ trực tiếp luôn cho Bảo Đại. Tháng 12/1951 ký tiếp một hiệp ước để huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam, không những viện trợ trực tiếp mà còn nắm quân đội; khi đã nắm quân đội, Mỹ phụ trách việc viện trợ và huấn luyện nên sẽ "nhồi sọ" lực lượng quân đội Quốc gia Việt Nam theo tư tưởng, lối sống của Mỹ; Mỹ viện trợ, cấp tiền cho du học nước ngoài để nuôi dưỡng các thành phần cho chính thể tay sai này (du học có học bổng ở nước văn minh). Sau khi ký với Bảo Đại, Mỹ không tin Pháp nên họ lập ra phái bộ viện trợ (MAAG) để kiểm tra tiền bạc; Pháp vay, nhưng Mỹ nghi ngờ có tham nhũng hay giải ngân không.

Hiệp định Geneve quy định từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam giao cho chính quyền liên hiệp Pháp và chính quyền Quốc gia Việt Nam ổn định an ninh khu vực miền Nam để sau đó hai miền sẵn sàng hiệp thương. Toàn bộ các cơ quan cách mạng, lực lượng vũ trang của Việt Nam đều phải rút khỏi vĩ tuyến 17 => tương quan lực lượng ở miền Nam nghiêng về phía thực dân Mỹ - Sài Gòn. Ngày 21/7/1954 ký kết Geneve thì ngày 7/7/1954, Mỹ đưa con bài Ngô Đình Diệm về, gạt Bửu Lộc (thân Pháp) lên làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam, vì Mỹ thấy rằng không thể dùng con bài Bảo Đại được do nó có quá nhiều dấu ấn phong kiến, quá thân Pháp nên dùng Ngô Đình Diệm, một người sùng tín và dân tộc cực đoan (được cha cố Mỹ cưu mang, tiến cử lên Thượng viện Mỹ). Rõ ràng Diệm rất chịu ơn Mỹ. Quân cách mạng bắt Ngô Đình Diệm, nhưng cụ Hồ kêu thả vì không được bắt các nhà trí thức (cái đó để thu hút người khác). Cụ Hồ nói chuyện riêng với Diệm, nhưng ông ta ra mặt chống lại Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vì người nhà ông ta bị quân cách mạng sát hại - mối thù gia tộc. Ngô Đình Diệm làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam, Bảo Đại ở bên Pháp cho chiếu gọi Ngô Đình Diệm sang Pháp để tước quyền lực, nhưng ông ta kháng lệnh vì sau lưng Diệm là Mỹ. Khi Ngô Đình Diệm nắm quyền, thế lực thân Pháp rất lớn và gồm cả các giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo. Mỹ theo chuẩn của dân chủ tư sản nên yêu cầu Diệm lập một chính phủ liên hiệp nhiều thành phần tham gia, nhưng Ngô Đình Diệm do chịu ảnh hưởng quá sâu của phong kiến nên ông ta quyết định độc tài, gia đình trị (không đảng phái). Diệm lôi kéo được Cao Đài và dẹp được Hoà Hảo, Bình Xuyên vì các nhóm vũ trang này thân Pháp nên lấy tiền của Pháp, Mỹ cắt hết tiền của Pháp nên các nhóm vũ trang này bị động (ăn chơi quen rồi) nên quân đội Diệm giành thắng lợi. Ba Cụt bị viên tướng Lansdale lừa bắt và bị Diệm xử tử. Nhóm Bảy Viễn là thân Pháp, sống dựa vào Pháp; Pháp nợ như chúa chổm nên vay của Mỹ, giờ Mỹ không cho gián tiếp nữa mà chuyển thẳng cho Diệm. Thế lực thân Pháp dần bị triệt hạ: tổng tham mưu trưởng Quốc gia Việt Nam là Nguyễn Văn Hinh bị cách chức. Diệm cự tuyệt việc hiệp thương, không có ràng buộc gì hết vì hiệp thương mà bầu thì 100% người dân sẽ bầu cho Chính phủ Hồ Chí Minh, Mỹ biết rất rõ điều đó; nên bày tỏ gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp, gạt bỏ chức vị của Bảo Đại bằng "trưng cầu ý dân" rất gian dối. Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính thể mới là Đệ nhất Việt Nam Cộng hoà (1955). Người Mỹ quyết định loại bỏ Diệm mặc dù họ rất tiếc. Diệm có quan điểm dân tộc theo cách lý tưởng hoá, muôn xây dựng một quốc gia dân chủ độc lập, không muốn nước ngoài vào đóng quân; khi cách mạng nổi lên năm 1960, Mỹ rất muốn đưa quân vào nhưng Ngô Đình Diệm phản đối nên ông ta phải ra đi năm 1963 nhường chỗ cho các tướng lĩnh quân sự Sài Gòn. 14 cuộc đảo chính liên miên ở Sài Gòn, cuối cùng năm 1967 Nguyễn Văn Thiệu khôn hơn đã bỏ áo khoác trung tướng, dân sự hoá và thành lập chính phủ Đệ nhị Việt Nam Cộng hoà, đó là chính phủ liên minh (bãi bỏ tính độc tài của Diệm đi), tổ chức lại hành chính, cơ quan lập pháp, hiến pháp.

Tổng kết về phương châm, phương pháp và kết quả của cuộc kháng chiến. Nổi lên, đó là cuộc kháng chiến toàn dân; nội dung toàn dân sẽ chi phối các nội dung của đường lối kháng chiến: toàn diện, trường kỳ. Thứ hai là nó tuân theo quy luật của chiến tranh cách mạng (quy luật của chiến tranh cách mạng đều là quanh co, phức tạp và biết thắng lợi từng bước). Đường lối kháng chiến (hay nội dung chính trị) của chiến tranh cách mạng liên quan đến kháng chiến kiến quốc đã chi phối để dẫn đến kết quả là thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân.

Thắng lợi Điện Biên Phủ dẫn đến thắng lợi của hiệp định Geneve tạo điều kiện xây dựng hậu phương chiến lược miền Bắc dù rằng sự nghiệp kháng chiến chưa giành được thắng lợi toàn vẹn. Sau năm 1945, trong giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp đã có mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng hai miền Nam - Bắc một cách phức tạp và nêu ra nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, và cuộc cách mạng này diễn ra đến năm 1975 mới hoàn thành trọn vẹn. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã biến miền Bắc trở thành hậu phương chiến lược (chỉ đạo chung cho cách mạng cả nước và cách mạng ở cả ba nước Đông Dương). Hậu phương này tồn tại trong một cuộc chiến tranh thì thắng lợi quyết định thuộc về hậu phương, vì dự trữ đó cho phép về một thắng lợi nhất định và miền Bắc trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội,trong việc xây dựng các cơ sở công nghiệp quốc phòng, sản xuất nông nghiệp (tự lực). Việc thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đối địch với nước giàu mạnh nhất là Mỹ đã cho thấy sự ưu việt của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, cho phép huy động tối đa toàn sức mạnh dân tộc. Chiến tranh là sự thử thách bền vững của một nước chế độ. Nhờ có chủ nghĩa xã hội mới có cơ chế quan liêu bao cấp cho nên huy động hầu như toàn bộ sức lực dân tộc; sau hoà bình lập lại, cơ chế thị trường trở thành đối trọng với đất nước. Miền Nam là tiền tuyến có vai trò quyết định, nhưng từ 1965 trở đi thì cả hai miền đều là tiền tuyến với chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Việc thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng ở cả hai miền cho phép nhân dân Việt Nam hỗ trợ cho tiền tuyến hậu phương đánh bại hầu hết các chiến lược chiến tranh của Mỹ. Chiến tranh cục bộ là một sự thay đổi lớn trong hoạt động quân sự của Mỹ là muốn giải quyết vấn đề bằng quân sự với sức mạnh áp đảo, nhưng khi hai miền trở thành một trận tuyến và khi chiến tranh diễn ra ở mức độ ác liệt nhất thi Tổng tấn công 1968 khiến Mỹ thất bại. Cái thất bại lớn nhất của Mỹ trong 1968 là thất bại về chính trị, vì nó dấy lên phong trào phản chiến ở Mỹ và đây là thành công của chiến lược "tâm công" (đưa chiến tranh vào lòng nước Mỹ). Mỹ buộc phải xuống thang chiến tranh, vì nhân dân Mỹ quá mệt mỏi và các chính phủ Mỹ lừa dối nhân dân Mỹ quá nhiều lần. Trong hệ thống dân chủ của Mỹ, Nghị viện bắt đầu lấy lại được quyền lực và hạn chế quyền lực của Tổng thống, nên việc "Việt Nam hoá chiến tranh" không muốn nhưng buộc phải làm - đấy là thắng lợi sâu xa nhất của cuộc chiến tranh, làm đảo lộn "chiến lược toàn cầu" của Mỹ. Trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", Mỹ thực hiện một lý luận và một hệ thống chiến lược tổng thể nguy hiểm hơn; để giành thắng lợi quyết định trong cuộc chiến bằng chiến lược thay đổi: tranh thủ trái tim khối óc, đầu tư thay đổi bộ mặt nông nghiệp theo hướng hiện đại và quan trọng là nâng "bình định" trở thành quốc sách chủ yếu, gây cho cách mạng Đông Dương rất nhiều khó khăn tưởng chừng không vượt qua được. Xâm lược Campuchia là một ngón đòn của Nixon nhằm triệt tiêu chỗ đóng quân của cách mạng miền Nam; sau khi thất bại vào tháng 6/1970 thì Mỹ mở rộng chiến tranh sang cả Lào (Lào hoá chiến tranh) bên cạnh "Đông Dương hoá chiến tranh" bằng chiến dịch Lam Sơn - 719, mục tiêu chính là cắt đứt đường Trường Sơn, cắt đứt hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam để kết thúc chiến tranh. Bản chất của "Đông Dương hoá chiến tranh" là lôi kéo chiến tranh trên khắp Đông Dương và cắt đứt tuyến đường Trường Sơn. Chiến dịch quân sự đó cũng thất bại bởi gặp phải chiến lược tổng hợp của hậu phương, và Mỹ chuyển sang thế tiến công ngoại giao "con thoi" đe doạ, mua chuộc với hai nước anh em lớn, ngăn đe các phong trào giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi. Ngoại giao "con thoi" này cực kỳ nham hiểm bằng việc Nixon thăm Trung Quốc (2/1972), Liên Xô (5/1972); nhưng cuộc tổng tấn công chiến lược 1972 là sự khẳng định cao độ độc lập tự chủ và chiến tranh cách mạng Việt Nam. Một thông điệp của Liên Xô và Trung Quốc là muốn giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam chỉ còn cách thương lượng với cách mạng miền Nam bởi thế và lực của Việt Nam 1972 khác xa so với 1954, trong bối cảnh đó Mỹ buộc nối lại đàm phán và Nixin lừa dối nhân dân Mỹ hòng đắc cử Tổng thống 1972 với chiêu bài: "Hoà bình trong tầm tay". Ngoại giao trường kỳ 4 năm đã dẫn đến thoả thuận Mỹ và đồng minh phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, hiệp định lập lại hoà bình được ký kết vào tháng 10/1972. Nhưng khi đắc cử Tổng thống, Nixon lập tức lật lọng và dùng con bài cuối cùng B52 để buộc đối phương chấp nhận các điều kiện của Mỹ đưa ra. Việc thất bại thảm hại cuối năm 1972 buộc Mỹ ký hiệp định Paris triệt thoái quân Mỹ ra khỏi Việt Nam; B52 không nước nào bắn được. Loại hình "bình định" cuối cùng để hoàn thành "Việt Nam hoá chiến tranh" là "bình định lấn chiếm" và thời cơ giành toàn thắng đã đến khi lực lượng quân Giải phóng ở thế áp đảo so với quân lực Việt Nam Cộng hoà, trừ không quân (còn là là tỉ lệ 3 - 1, 5 - 1), đó là quyết sách của Bộ Chính trị: giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 - 1976) rút xuống còn 1 năm bằng cuộc Tổng công kích. Hệ quả là miền Nam hoàn toàn giải phóng vào 2/5/1975, hoàn thành trọn vẹn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, năm đời Tổng thống Mỹ từ Eisenhower đến Ford với 4 chiến lược chiến tranh, huy động toàn bộ sức mạnh tiềm lực quân sự rất lớn của Mỹ, nhưng vẫn thất bại. Nguyên nhân sâu xa là không vì lợi ích của dân tộc Mỹ, Mỹ có quá nhiều mục tiêu trên thế giới, hậu phương chiến lược xa chiến trường, đồng minh không ủng hộ cuộc chiến phi nghĩa này - nói lên uy tín lớn lao của cách mạng Việt Nam. Trung Quốc giúp Việt Nam vì nó ăn theo uy tín lớn lao của Việt Nam và nó có nhiều lợi. Chứng minh hùng hồn rằng trong thời đại thế kỷ XX, trong chiến tranh dù chênh lệch cả một lực lượng dân tộc, chế độ lãnh đạ, bộ máy chính trị, chiến tranh chính nghĩa thể hiện khát vọng lớn nhất của dân tộc là giành được độc lập; kết hợp được với sức mạnh thời đại mới giành thắng lợi trước đối phương có ưu thế mạnh về quân sự. Sở dĩ so sánh lực lượng chênh lệch nhưng chiến tranh cách mạng Việt Nam cuối cùng giành được thắng lợi bởi có phương pháp, phương châm, phương thức chỉ đạo đúng đắn, hợp quy luật cho phép huy động sức mạnh tấn công thành một tổng hợp lực theo phương hướng xác định, tạo nên một uy thế so với đối phương, đó là uy thế của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Việt Nam Cộng hoà chính danh vì nó thừa kế Quốc gia Việt Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chỉ được phe xã hội chủ nghĩa công nhận, các nước tư bản đến tận năm 1973 mới công nhận. Mỹ có uy thế rất lớn trong toàn bộ nền chính trị thế giới vì nó giàu mạnh, nên hội nghị San Francisco họ mời đích danh Quốc gia Việt Nam. Quốc gia Việt Nam cũng được một số đồng minh ủng hộ, dù rằng không có cơ sở xã hội trong cả nước, nhưng về đối ngoại thì nó ở một mức độ nào đó là hình thức của toàn bộ nước Việt Nam - dấu ấn lớn nhất là đấu tranh giữ gìn Hoàng Sa - Trường Sa (1951), Trung Quốc và Đài Loan không được Mỹ mời vì Mỹ ghét Trung Quốc do họ mất hết quyền lợi do thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949. Quốc gia Việt Nam không phải là chính thể, vì nó được hình thành dựa trên dựa trên sự dàn xếp của các nước Pháp dưới sức ép của Mỹ; nó có hành chính và cư dân thuộc vùng kiểm soát của Pháp; không có nghị viện, không có hiến pháp và chỉ có thủ hiến. Việt Nam Cộng hoà là sản phẩm của Mỹ muốn chia cắt vĩnh viễn Việt Nam, là thực thể tồn tại suốt 21 năm với nhà nước, quân đội, hai lần ban hành hiến pháp. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam Cộng hoà có tạo hướng rộng mở cho xã hội, tiếp xúc với giáo dục tiên tiến của Mỹ kết hợp tinh hoa văn hoá dân tộc (Nho giáo), Mỹ du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nên ở đây phát triển hơn miền Bắc rất nhiều

* So sánh chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới: chủ nghĩa thực dân cũ là bóc lột, cai trị trực tiếp và xâm lược trực tiếp; chủ nghĩa thực dân mới là gián tiếp thông qua chính quyền bản xứ, lôi kéo nhiều nước vì nó rất mạnh (về tài chính, quân sự), "biên giới mềm" để thực dân mới tuồng dollar, hàng hoá, trang thiết bị vào nước khác. Chủ nghĩa thực dân cũ quá dã man nên bị nhân dân các thuộc địa chống lại quyết liệt. Sau năm 1945, Pháp dần dần có một sự nhượng bộ với chủ nghĩa thực dân mới khi thành lập chính quyền tai sai bản xứ Quốc gia Việt Nam (1949) được các nước công nhân mặc dù chính quyền tay sai này không có quyền hành gì cả. Thuộc địa của thực dân mới khác thực dân cũ ở chỗ mục tiêu thống trị và vụ lợi.

- Chiến lược toàn cầu (global strategic) thực chất là chính sách đối ngoại (foreign policy) của Mỹ thi hành trên cả thế giới, phục vụ cho những lợi ích của Mỹ trên thế giới, là một chiến lược tổng thể với phạm vi toàn cầu để bảo đảm quyền lợi của Mỹ, ngăn chặn và tiêu diệt chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc. Cơ sở của nó là sức mạnh vượt trội của nền kinh tế, quân sự, công nghệ rầm rộ (do trong Thế chiến 2, các nhà khoa học ở Âu châu hầu hết chạy sang Mỹ); người Mỹ chưa bao giờ thất bại trong các cuộc chiến tranh nào, nên những người hoạch định đã dựa trên chiến lược quân sự toàn cầu cộng với lý luận, sức mạnh vượt trội của vũ khí. Chiến lược toàn cầu được thi hành dưới các đời Tổng thống Mỹ; vì nước Mỹ có hai tập đoàn là tư bản tài phiệt lớn về thương nghiệp của Đảng Cộng hoà (con voi) và tập đoàn công nghiệp vũ khí của Đảng Dân chủ (con lừa) thay phiên nhau thống trị - mỗi Tổng thống đắc cử đều đưa ra học thuyết chi phối toàn bộ chiến lược toàn cầu - đem chính sách đối nội của Mỹ ra bên ngoài, đối ngoại phục vụ quyền lợi đối nội của Mỹ; thực chất đó là chính sách đối ngoại. Mỗi chủ thuyết như vậy thì có bệ đỡ là chiến lược quân sự. Thực chất cũng chỉ là chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ - dựng chính quyền tay sai thông qua xây dựng các "vành đai quân sự" bằng không quân và hải quân, có hai loại là "vành đai siết" ở bên trong và "vành đai ngoài".

Chiến lược toàn cầu là chiến lược chung chỉ đạo về mọi mặt của nước Mỹ, triển khai trên thực tế thông qua chiến lược quân sự toàn cầu. Chiến lược này được soạn thảo trước đó, được ban hành bởi Truman dựa trên thế độc quyền về vũ khí nguyên tử. Eisenhower triển khai chiến lược "trả đũa ồ ạt" (1953 - 1960) dùng chiến tranh tổng lực vũ khí hạt nhân tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, dựa vào độc quyền vũ khí của Mỹ. Kế hoạch được lập năm 1952 khi Mỹ có "bom khinh khí" (vũ khí sử dụng năng lượng nhiệt hạch có sức mạnh gấp 1.000 lần vũ khí nguyên tử); khi nó ban hành năm 1953 thì cuối năm 1953 Liên Xô cũng có "bom khinh khí". "chiến lược ngăn chặn" được dời từ châu Âu sang Đông Bắc Á năm 1950, và nó kết thúc năm 1953 - khi Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược. Chiến tranh Triều Tiên là "chiến tranh nóng" giữa hai phe duy nhất trong Chiến tranh lạnh, vì Mỹ và Nam Triều Tiên đứng dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc, dưới Nghị quyết được Liên Hiệp Quốc thông qua (Mỹ chi tiền để Hội Quốc liên, Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết) - Chiến tranh Triều Tiên cho thấy "chiến tranh nóng" không giải quyết được vấn đề cốt lõi của chiến lược toàn cầu, vì hai phe đã đạt đến sự cân bằng tương đối, không thể tiêu diệt lẫn nhau và hai phe đều có vũ khí nguyên tử => chiến tranh Triều Tiên cho thấy sự cân bằng giữa hai phe, vì mục tiêu của hai bên không đạt được. Khi đó trọng tâm chiến lược được bắt đầu bằng "học thuyết châu Á" - con đường mới của Kennedy và Johnson "phản ứng linh hoạt". Phản ứng linh hoạt với trọng tâm là tiêu diệt các phong trào giải phóng dân tộc, tức là các cuộc "chiến tranh cục bộ" ("cục bộ" là ở một địa phương nhất định). Nơi nào mà nổi dậy thì đưa không quân, hải quân đến tiêu diệt (phản ứng - response) kéo dài đến năm 1968. Học thuyết Nixon tiếp tục là trong tâm châu Á với mục tiêu Mỹ phải thắng bằng được chiến tranh Việt Nam để làm "bài học" răn đe các nước, và có mục đích làm cho Việt Nam "tàn lụi" luôn, phong trào giải phóng dân tộc chống lại quyền lợi của Mỹ đều bị nghiền nát. "Răn đe thực tế" nghĩa là san sẻ trách nhiệm cho đồng minh; "răn đe" là dùng uy thế công nghệ và vũ khí, san sẻ trách nhiệm cho các đồng minh. "Răn đe thực tế" cực kỳ nguy hiểm với giai đoạn khó khăn nhất của cách mạng Việt Nam. Năm 1964, Mỹ đưa chiến tranh ra miền Bắc; thời Nixon lên cầm quyền thì quân Mỹ dùng vũ khí laser đánh sập cầu Hàm Rồng - Mỹ luôn đi đầu thế giới về công nghệ.

"Biên giới mới" được hiểu là triển khai "biên giới mềm", đưa dollar và hàng hoá vào. Johnson có IQ cao nhất nước Mỹ, Ford được liệt vào danh sách những Tổng thống kém nhất nước Mỹ. Các "vành đai" chính là các cắn cứ quân sự trên khắp thế giới. Mỹ luôn muốn tìm một chỗ dựa là chính quyền tay sai để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới; nó thất bại âm mưu lập chính phủ quân sự khi Chính phủ ta chuyển thành Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (28/8/1945), buộc Trung Hoa Dân quốc phải công khai giao thiệp với ta. Dưới sức ép của Mỹ thì đến 1950 mới rót viện trợ, Pháp phải nhân nhượng cho Mỹ: từ năm 1947 Mỹ mới giúp Pháp với kế hoạch Marshall viện trợ cho Pháp 4 tỷ dollar, viện trợ cho quân đội Pháp ở Việt Nam nhiều phương tiện chiến tranh. Mỹ nhắm đến con bài Bảo Đại nên buộc Pháp phải dựng chính thể "Quốc gia Việt Nam", ký các hiệp ước để ràng buộc Bảo Đại vào mặt pháp lý. Nhưng đến năm 1954 Mỹ nhận thấy Bảo Đại quá thân Pháp nên Mỹ dùng "con bài tẩy" thứ hai là Ngô Đình Diệm thay thế - chủ nghĩa thực dân mới luôn luôn có con bài để dựng lên một chính thể.

Cha đẻ của "chiến lược ngăn chặn" là George Kennan, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp quốc. Trọng tâm của chiến lược này là chiến trường châu Âu, đến năm 1954 mới dịch chuyển sang Đông Bắc Á; Mỹ đổ rất nhiều tiền cho Trung Quốc, nên sau khi cách mạng Trung Quốc thành công Mỹ cực kỳ thù địch; phải trả giá cho sai lầm của họ là năm 1972, Mỹ thông đồng với Trung Quốc chống Liên Xô, vì Trung Quốc ăn cắp công nghệ của Liên Xô và phương Tây. Giai đoạn đầu của "chiến lược ngăn chặn", châu Âu là chiến trường chính, nhưng Đông Âu (nơi tranh chấp của Pháp và Anh) là chiến trường quan trọng nhất. Năm 1949 trọng tâm của chiến lược mới chuyển sang Đông Bắc Á, vì ở châu Âu hai phe đã đạt được sự cân bằng tương đối. Chiến tranh Triều Tiên (Mỹ đối đầu với Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên) thực chất là đối đầu hai phe, để rồi năm 1953 phải đình chiến. Từ năm 1954 chuyển chiến lược này xuống Đông Nam Á, tức là đối phó với các phong trào giải phóng dân tộc - trọng tâm là Việt Nam. Do Trung Quốc ăn cắp quá nên Mỹ không còn ủng hộ Trung Quốc; chiến lược của Trung Quốc là muốn chia cắt Việt Nam vĩnh viễn để làm "con bài" mặc cả với phương Tây. Từ 1949 - 1972, không nước nào muốn chơi với Trung Quốc. Sau năm 1954, Mỹ nhận thấy điểm yếu nhất trong chính sách toàn cầu của mình là Đông Nam Á, nơi chịu ảnh hưởng của CNXH mạnh nhất nên Mỹ phải tự điều chỉnh trọng tâm chiến lược. Các sách lược của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ được ban hành trong "Bị vong lục" (NSCs).

Sau chiến tranh Triều Tiên, Mỹ nhận thấy rằng "chiến tranh tổng lực" bất thành nên phải dùng "chiến tranh thông thường"; bị thất bại nên Mỹ chuyển trọng tâm xuống Việt Nam; khi Pháp đang sa lầy ở Việt Nam; Anh sa lầy ở Ai Cập, Lebanon, Syria; hai nước này đang nợ Mỹ và cho phép Mỹ can thiệp sâu (1950 - 1954) vào hệ thống thuộc địa, tạo ảnh hưởng do Mỹ sở hữu hai loại vũ khí rất kinh khủng, Liên Xô phải 5 - 6 năm mới có vũ khí đó. "Ngăn đe thực tế" kéo dài đến thời J. Carter (địa chủ Mỹ).

Mỹ chọn Việt Nam làm nơi thể nghiệm chiến lược chiến tranh sau 1954 vì nó thể hiện chiến lược toàn cầu, chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ đưa ra. Mỹ có nhiều mục tiêu chiến lược, Việt Nam không có trong mục tiêu chiến lược của Mỹ. Chính vì chiến lược quá tinh vi như thế nên cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn (1954 - 1959), động viên toàn dân đối phó với chiến lược chiến tranh của Mỹ là rất khó. Truman là người mở đầu chiến lược toàn cầu của Mỹ với chiến lược "ngăn chặn"; Eisenhower với chiến lược "trả đũa ồ ạt"; Kennedy và Johnson là chiến lược "phản ứng linh hoạt"; Nixon với chiến lược "ngăn đe thực tế".

Pháp và Trung Hoa Dân quốc ký hiệp ước Trùng Khánh (28/2/1946) bất chấp nỗ lực cứu vãn hoà bình của Chính phủ Hồ Chí Minh; tuy nhiên Mỹ lúc này không ủng hộ Pháp mà cũng chẳng ủng hộ Trung Hoa Dân quốc vì nó quay lưng đi rồi. Năm 1951, khi cuộc kháng chiến chống Pháp trên đà thắng lợi thì Đảng Lao động Việt Nam ra hoạt động công khai, hợp nhất hai hội thành Mặt trận Liên Việt (3/1951) theo quan điểm của Hồ Chí Minh về mặt trận dân tộc thống nhất; miền Nam là chiến trường dài nên phải đặt bộ phận của Đảng chỉ đạo cách mạng ở miền Nam - thành lập Trung ương Cục miền Nam từ Xứ uỷ Nam Bộ thống nhất của hội nghị Cầu Vĩ để lãnh đạo kháng chiến thành công hoàn toàn. Khi hiệp định Geneve được ký kết, do yêu cầu hoạt động bí mật nên Trung ương Cục phải đổi thành Xứ uỷ Nam Bộ; năm 1960 một bộ phận của Xứ uỷ tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với tên "Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam". Trung ương Cục được thành lập ngày 23/1/1961, phụ trách từ Ninh - Bình Thuận vào toàn Nam Bộ. Do chiến trường dài nên khu vực từ Quảng Trị đến Ninh Thuận do Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam phụ trách do Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo; phần còn là do bộ phận biệt phái của Đảng Lao động Việt Nam thì đặt là Trung ương Cục miền Nam, ra phương châm, đường lói cách mạng, phương pháp cách mạng. Phiên họp đầu tiên của Trung ương Cục là vào tháng 10/1961 do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư thay thế Lê Duẩn ra Bắc.

Thể chế "dân tộc dân chủ nhân dân" là một tên chung của hệ thống xã hội chủ nghĩa, khối Đông Âu. Nội dung "nhân dân" là chính quyền do dân bầu lên, dân làm chủ và nằm trong nội dung "kháng chiến kiến quốc".

Dẫn nhập

Chương trình lịch sử lớp 9, 10 đến 12 liên quan nhiều đến chiến tranh cách mạng. Đặt lịch sử Việt Nam trong bối cảnh lịch sử thế giới để thấy rõ những ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến Việt Nam (tích hợp).

Về tên gọi, các nhà khoa học phương Tây gọi cuộc chiến này là "chiến tranh Đông Dương", người Mỹ gọi là "chiến tranh Việt Nam"; nhưng Việt Nam gọi thành "kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới". Engels rất giỏi về quân sự và sau này Lenin cũng tương tự như tiền bối. Bản thân chiến tranh nhân dân thời Pháp rất khác so với kháng chiến chống Mỹ; chiến tranh chi phối cả về lý luận, chiến thuật, chiến lược. Trong hai cuộc kháng chiến, chúng ta xác định trục không gian là địa lý hình thể của Việt Nam rất dài. Sau khi Đảng Cộng sản khôi phục thì Đảng tiến hành tổ chức, chỉ huy, điều hành và xác định các chiến trường.

Đặc điểm của thời kỳ 1945 - 1975 là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vì độc lập dân tộc chưa thực hiện xong và nó rất khác so với chiến tranh giải phóng 1939 - 1945. Khi cách mạng tháng Tám thành công thì tính chất của chiến tranh cách mạng Việt Nam được định hướng bởi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; đồng thời cũng cách mạng tháng Tám đó đã khai sinh ra cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do thù trong giặc ngoài quá nguy hiểm. Đến năm 1975 thì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trọn vẹn bởi đất nước đã giành được độc lập và thống nhất, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đều có những quy luật chung và những quy luật đặc thù. Năm 1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô là Kosygin khi so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam với Mỹ cho rằng Việt Nam không đánh được => tính toán cơ học, không hiểu quy luật đặc thù. Trong chiến tranh cách mạng thì thắng là mạnh, nhưng mạnh như thế nào thì chỉ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sẽ giải đáp.

Chiến tranh không phải ăn may vì đó là sự chuẩn bị kỹ của bộ chỉ huy, chiến thuật, lực lượng, hậu phương. Hậu phương kháng Pháp khác với hậu phương tại chỗ.

Đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi các tên gọi theo từng thời kỳ: ngày 3/2/1930 là Đảng Cộng sản Việt Nam; tháng 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương; ngày 11/11/1945 đổi thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lenin (vì: không đổi tên thì thế lực bên ngoài sẽ lật đổ chính phủ Hồ Chí Minh, giải tán Đảng Cộng sản, cung cấp lương thực thực phẩm, công nhận quan kim của quân Tưởng). Tháng 2/1951 đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam ("Lao động" nghĩa là tập hợp lực lượng), về sau có chủ trương tách Đảng do chiến trường quá dài => thành lập Trung ương Cục quản lý chiến trường từ cực nam Trung Bộ đến hết Nam Bộ. Năm 1954 Trung ương Cục đổi tên thành Xứ uỷ Nam Bộ và Xứ uỷ là phân bộ của Đảng Lao động Việt Nam (Xứ uỷ nằm trong Đảng, năm 1960 nằm trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với tên là "Đảng Cách mạng miền Nam"). Tháng 1/1961, Trung ương Cục được tái lập nhằm vạch lại, phân công lãnh đạo cách mạng lại vì chiến trường quá dài.

Chương 1: Lý luận về chiến tranh và chiến tranh cách mạng

1.1. Khái niệm chiến tranh

a. Chiến tranh

Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội và mang tính chất lịch sử.

Chiến tranh là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước, hoặc giữa các nước với nhau, hay liên minh với nhau

Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo các nguyên tắc nhất định và thường có gắn kết các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao...). Thật vậy, chiến tranh là sản phẩm của xã hội có giai cấp; trong chiến tranh gắn liền với bạo lực và chiến tranh luôn tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Chiến tranh có những hình thức quá dã man nên bị những điều ước quốc tế cấm không được đối xử vô nhân đạo với đối phương. Hai nước cùng tuyên bố chiến tranh, như thế gọi là chiến tranh.

Nguyên nhân của chiến tranh: đó là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn tôn giáo, mâu thuẫn dân tộc. Mâu thuẫn trong chiến tranh thường là mâu thuẫn đối kháng đến mức không hoà giải được, không thương lượng được, không thể điều hoà được đẩy cao lên và động chạm đến lợi ích, chủ quyền, lãnh thổ, tôn giáo => đó là nguyên nhân: cuộc đối kháng không thể điều hoà được. Không được nhầm lẫn với từ "xung đột" (conflit) vì xung đột có quy mô nhỏ không thể xảy ra chiến tranh, mang tính cục bộ địa phương.

Thực chất chiến tranh là sự truyền đạt mục tiêu của ý định chính trị bằng bạo lực, do người đứng đầu quốc gia, đứng đầu khối, đứng đầu lực lượng ly khai có lẽ gồm cả tôn giáo thực hiện. Thực chất là thực hiện các mục tiêu của quyền lực chính trị bằng biện pháp bạo lực. Ví dụ chiến tranh thế giới do các phe liên minh và hiệp ước thực hiện.

b. Thắng lợi của cuộc chiến tranh: không do may rủi mà mang tính quy luật, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- số lượng và chất lượng của lực lượng vũ trang

- kỹ năng tác chiến, vũ khí, binh khí kỹ thuật: trước đây ta đánh nhau với đế quốc Pháp thì kỹ thuật còn lạc hậu, bây giờ có tác chiến của xe tăng máy bay, không quân và hải quân

- ý chí và năng lực tổ chức điều hành bộ máy lãnh đạo

- tiềm lực và sức mạnh kinh tế: trong kháng chiến chống Pháp, Liên Xô và Trung Quốc chỉ cung cấp vũ khí thôi; 8.000 bộ đội phải có lương thực thực phẩm, dĩ nhiên liên quan đến hậu phương. Napoleon bách chiến bách thắng, cuối cùng thua trận Waterloo dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Napoleon.

- sự bền vững của hậu phương: Miền Bắc nhỏ bé, thu nhập quốc dân chỉ bằng 1/1000 của Hoa Kỳ, mà chỉ đạo toàn bộ chiến tranh, điều đó thể hiện năng lực và sự uy tín của miền trong chiến tranh. "Một người làm việc bằng hai, 1 hecta = 5 tấn thóc", chỉ câu đó thôi để phát động cả nước kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Làm ngày làm đêm để tăng năng suất, người nông dân phấn khởi theo cách mạng không cần suy nghĩ

- có lực lượng dự bị chiến lược cho suốt cuộc chiến. Một ông tướng muốn chiến đấu tốt thì quyết định xây dựng lực lượng dự bị; khi tương quan lực lượng bất lợi thì tung lực lượng dự bị ra sẽ giành thắng lợi toàn cuộc chiến. Lực lượng dự bị thể hiện sức mạnh của hậu phương. Lực lượng dự bị có liên quan chặt chẽ, rất quan trọng trong nghệ thuật quân sự.

=> Chiến tranh là cuộc đấu tranh toàn diện thử thách nghiêm khắc toàn bộ sức mạnh của hệ thống xã hội. Đánh nhau để vắt kiệt sức của hai bên; do tập đoàn, nhà nước hoặc chính phủ tiến hành

c. Quy luật chung của chiến tranh

- mạnh được, yếu thua

- chính nghĩa thắng phi nghĩa

- giải quyết mâu thuẫn gay gắt (chính trị, kinh tế, tôn giáo, dân tộc)

- "chiến tranh là bản chất của chủ nghĩa đế quốc": câu đó là quan điểm của Mác - Lenin, và nó chỉ đúng trong thời kỳ các nước đế quốc phương Tây xâm lược các thuộc địa bằng các cuộc chiến tranh xâm lược vào thế kỷ XX; và nó không hoàn toàn đầy đủ nếu so với hiện nay (Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 khiến thế giới choáng váng, cuộc chiến tranh giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Bản chất của việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam không phải là bản chất của chủ nghĩa xã hội, mà là bản chất của chủ nghĩa dân tộc cực đoan), nên chiến tranh không là bản chất của chủ nghĩa đế quốc.

- vai trò quan trọng của hệ thống chính trị, xã hội

- vai trò quyết định của tiềm lực kinh tế, cơ sở hậu phương, lực lượng dự bị chiến lược.

d. Quy luật đặc thù của chiến tranh

- sức mạnh chính nghĩa.

- sức mạnh tinh thần

- sức mạnh của truyền thống, văn hoá. Có một vấn đề rất nghiêm trọng, đó chính là văn hoá, kinh tế và con người bền vững dựa trên văn hoá. Người ta giờ kinh tế tốt hơn nhiều, mức sống cao hơn nhiều nhưng trở nên bẩn thỉu và hung dữ, tham lam; bạo lực học đường rất nhiều... khác xa đời sống của người Việt ngày trước, sống đơn giản. Suy cho cùng, nó thiếu hẳn yếu tố truyền thống văn hoá.

- sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước

- sức mạnh dân tộc, huy động sức mạnh cả dân tộc

- sức mạnh dân tộc kết hợp thời đại

- sức mạnh của hậu phương và hậu phương mở rộng

- sức mạnh của chế độ chính trị xã hội ưu việt

- sức mạnh của chiến tranh nhân dân. "Chiến tranh nhân dân" là khái niệm rộng hơn "chiến tranh toàn dân". Nó giống nhau ở chỗ là đều do nhân dân tiến hành; nó khác nhau ở chỗ là "chiến tranh nhân dân" là hình thức, cách thức, phương thức tiến hành, triển khai mặt trận yêu nước, "chiến tranh toàn dân" là đánh vào lực lượng vật chất

e. Nguyên nhân của chiến tranh:

* Nguyên nhân chung: là sự tác động giữa phương thức sản xuất bóc lột và những hiện tượng chính trị xã hội do phương thức sản xuất đó sinh ra, dưới hình thức bạo lực vũ trang của giai cấp này đối với giai cấp khác. Nguyên nhân chung liên quan đến hình thái kinh tế - xã hội, và liên quan đến tập đoàn giai cấp. Chiến tranh của chủ nghĩa thực dân tiến hành là nó sử dụng phương thức sản xuất cao hơn rất nhiều, tiên tiến hơn so với các nước mà chúng xâm lược; cuộc chiến tranh xâm lược đó do phe thực dân, đế quốc tiến hành.

* Nguyên nhân đặc thù: là sự tác động của các chính sách hiếu chiến, phản động của giai cấp thống trị, những kẻ cầm đầu nhà nước, tố chức hoặc nhóm cực đoan. Thực ra chiến tranh trong mỗi quốc gia thì nó liên quan đến nguyên nhân đặc thù này, tức là nó thực hiện mục tiêu của chính sách chính trị; ví dụ chiến tranh giữa người da trắng với người da đỏ ở miền viễn tây nước Mỹ. Chiến tranh Việt Nam thực chất là để thực hiện chính sách đối nội, ngoại giao của Mỹ trong chiến lược toàn cầu của họ và họ duy trì bộ máy thống trị và quyền đàn áp của họ.

* Nguyên nhân đơn nhất: là sự tác động có tính đột biến, tức thì từ những nhân tố cá biệt như cá tính bất thường của cá nhân cầm đầu tổ chức, hoặc diễn biến không chuẩn xác của thông tin, của phương tiện tiến hành chiến tranh... trong những tính huống nhất định. Minh Mạng biến Campuchia thành trấn Tây Thành, khiến nhóm quý tộc Khmer cực đoan rất quyết liệt: Minh Mạng chôn sống ba ông sư gây kích động dân tộc rất lớn

1.2. Các loại hình chiến tranh: đã có phân loại

- Hình thức quân sự: bạo lực do lực lượng vũ trang tiến hành

- Hình thức phi quân sự: chiến tranh thương mại, chiến tranh tâm lý, chiến tranh sắt thép ....

- Phân loại theo chính trị và xã hội: chính nghĩa, cách mạng, phản cách mạng, chiến tranh giải phóng dân tộc

- Phân loại theo cách tiến hành: chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính quy (còn gọi là chiến tranh thông thường, sử dụng vũ khí nóng và do lực lượng vũ trang chính quy đảm nhiệm - conditional war), chiến tranh uỷ nhiệm (không trực tiếp thực hiện chiến tranh mà mượn tay người khác thực hiện thay, đánh nhau như vậy không có cơ hội trong các hiệp ước văn bản) ...

- Phân loại theo quy mô: chiến tranh thế giới, chiến tranh tổng lực, chiến tranh cục bộ (Local war, diễn ra ở một khu vực nào đó - giới hạn không gian. Khi người Mỹ nhảy vào miền Nam thì họ tiến hành chiến tranh cục bộ, không đưa quân ra vì sợ chạm trán Trung Quốc: hạn chế về không gian, thời gian và lực lượng tham chiến), chiến tranh hạn chế...

- Phân loại theo kỹ thuật: chiến tranh quy ước (gắn liền với chiến tranh chính quy, tiến hành chiến tranh theo những nguyên tắc. Chiến tranh cục bộ dùng vũ khí thông thường, không dùng chất độc huỷ hoại, không được quá dã man vì Công ước Genève 1949 quy định điều này - yêu cầu phải đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh), chiến tranh hoá học, chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh khí tượng (dùng công nghệ cao. Trong chiến tranh Việt Nam, mục tiêu của Mỹ là cắt bằng được được đường Trường Sơn - mục tiêu không sai, nhưng không thực hiện được. Họ thả chất ion để gây lầy lội, thả acid làm hen rỉ vũ khí đối phương)...

* Bản chất của chiến tranh

Bản chất của chiến tranh thể hiện trên hai mặt luôn có sự thống nhất với nhau: mặt chính trị và mặt bạo lực vũ trang. Giữa chính trị và bạo lực vũ trang có mối liên hệ chặt chẽ trong cuộc chiến tranh. Chính trị là mục đích. Bạo lực là phương thức, cách thức và là biện pháp để thực hiện mục tiêu chính trị (mục đích chính trị), suy cho cùng chiến tranh là phương thức để thực hiện mục tiêu chính trị

Như vậy, lực lượng vũ trang và vũ khí là lực lượng vật chất để thực hiện mục tiêu chính trị, các mục đích của cuộc chiến. Dĩ nhiên, chính trị ở đây thuộc về một tập đoàn thống trị lãnh đạo, thuộc về các loại hình chiến tranh quân sự và phi quân sự.

Chính trị là mục đích; bạo lực là phương thức, cách thức và là biện pháp để thực hiện mục tiêu chính trị

Mặt chính trị và mặt phương thức bạo lực không tách rời nhau. Giữa chiến tranh và chính trị có mối quan hệ khắng khích với nhau: chính trị quyết định chiến tranh, và chiến tranh tác động trở to lớn ngược lại đến chính trị.

Thực chất, đây là mối quan hệ giữa hai hiện tượng xã hội, mỗi hiện tượng bao gồm vật chất lẫn tinh thần, mối quan hệ giữa tư tưởng và tổ chức

"Chung sống hoà bình": là quan niệm của Lenin chỉ các dân tộc khác trên lãnh thổ (chịu sự thống trị) hoàn toàn cùng chung sống hoà bình với nhau (tức là tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc). Khrushev của Liên Xô đòi "xét lại" Lenin với quan điểm hoà hoãn với phương tây, chung sống hoà bình giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc, trong khí hai chủ nghĩa này đối lập nhau hoàn toàn. Hoà hoãn cho nên Liên Xô mới hi sinh quyền lợi Việt Nam trong Hiệp định Genève, quyết tâm chia cắt nước ta để hoà hoãn với phương Tây (lấy quyền lợi của dân tộc khác phục vụ cho quyền lợi ích kỷ của dân tộc mình)

* Ba loại chiến tranh theo Quốc tế Cộng sản:

- Cách mạng tư sản: là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo lật đổ chế độ phong kiến để thiết lập nhà nước tư sản, phương thức hoạt động và sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa: ở các nước tư bản chủ nghĩa

- Cách mạng dân chủ tư sản: loại hình cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vô sản lãnh đạo ở các nước nửa thuộc địa phụ thuộc, có nền sản xuất công nghiệp, tàn tích phong kiến, nhiệm vụ giải phóng dân tộc chưa hoàn thành. Cuộc cách mạng này thể hiện quan điểm "cách mạng không ngừng" của Lenin: khởi nghĩa không thể dừng, nều dừng lại đủ chết một cuộc cách mạng (liên tục và không ngừng, liên tục tấn công).

- Cách mạng giải phóng dân tộc: tiến hành ở các nước thuộc địa còn chế độ phong kiến, kinh tế chưa phát triển, chưa có giai cấp công nhân. Cuộc cách mạng này xuất phát từ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài để giành độc lập, xoá bỏ áp bức bóc lột, thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Cuộc cách mạng này diễn ra ở những nước mất độc lập. "Công nhân" là một đặc thù của giai cấp đại công nghiệp; "Vô sản" là một hình thức của những công nhân, người dân nghèo thành thị, theo Mác thì vô sản có lực lượng chính là giai cấp công nhân bởi nhân cách, nền tảng tư tưởng rõ ràng. Mục đích cao nhất của cách mạng giải phóng dân tộc là giành độc lập dân tộc, để cho dân tộc có quyền tự quyết

* Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân:

- Dân tộc: một loại hình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước phụ thuộc, thuộc địa và nửa thuộc địa. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó là đánh đổ chế độ thống trị của thực dân giành lại độc lập dân tộc

- Dân chủ: xoá bỏ mọi tàn tích của chế độ phong kiến (và tiền phong kiến), đem lại ruộng đất cho nông dân, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, xây dựng chế độ cộng hoà dân chủ, mở đường cho xã hội phát triển. Nội dung dân chủ liên quan đến đấu tranh giai cấp, thủ tiêu giai cấp bóc lột.

Quan điểm trong phong trào giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc có mốc rất lớn, đối tượng của Quốc tế 3 liên quan đến cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Vấn đề giai cấp nằm trong vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc rồi chắc hẳn sẽ giải phóng được giai cấp, nói chung là giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Nội dung của cách mạng dân tộc dân chủ là gắn với giải phóng dân tộc, dân chủ là giai cấp. Dân chủ ở đây chính là quyền lợi của các giai cấp, nội dung dân chủ là nội dung giai cấp. Giai cấp ở đây là xoá bỏ giai cấp bóc lột đối với giai cấp khác; đối với xứ thuộc địa thì dân chủ ở đây luôn luôn là vấn đề ruộng đất nên Hội nghị VI và VIII hoàn chỉnh chiến lược cách mạng và gác lại vấn đề ruộng đất, coi vấn đề ruộng đất là nhẹ (giảm tức - tức ở đây nghĩa là "lợi tức", được hiểu là bị nợ lãi, lãi mẹ đẻ lãi con)

* Cách mạng xã hội:

Cao hơn nữa trong tiến trình lịch sử dân tộc 45 - 75 là cách mạng dân chủ nhân dân, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

- Cách mạng nhân dân: thuộc về cách mạng xã hội, nhưng do lực lượng nhân dân tiến hành

- Cách mạng dân chủ nhân dân:

+ xuất hiện trong và sau Thế chiến 2

+ là cuộc cách mạng do các dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc tiến hành chống đế quốc, phong kiến giành lại độc lập dân tộc, đem lại quyền dân chủ cho nhân dân, tạo cơ sở tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Động lực của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân (là phát huy quyền làm chủ của nhân dân), giải quyết những quyền lợi của quần chúng nhân dân.

+ Cách mạng dân chủ nhân dân xây dựng chính quyền mới chuyên chính cách mạng, quần chúng tham gia vào quản lý xã hội và nhà nước.

Chiến tranh cách mạng Việt Nam nằm trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chiến tranh là kết hợp các hoạt động bạo lực, có cả bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Bạo lực được thực hiện bởi lực lượng vũ trang có tổ chức để thực hiện mục tiêu chính trị. Quốc tế tác động từ năm 1945 là phong trào giải phóng cách mạng bùng nổ ở các nước Đông Dương cổ vũ cho sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa và tạo nguồn cổ vũ cho cách mạng dân tộc trên thế giới, tạo yếu tố làm xói mòn chủ nghĩa thực dân cũ nhưng chủ nghĩa thực dân cũ còn lâu mới xoá bỏ hoàn toàn. Chủ nghĩa thực dân đã buộc các nước sử dụng những công cụ thật tinh vi hơn để phá hoại, lôi kéo các dân tộc đi theo định hướng của mình => điều đó góp phần làm bắt đầu triển khai chủ nghĩa thực dân mới.

Chủ nghĩa thực dân mới ra đời vào thế kỷ XIX dưới thời Tổng thống Mỹ Monroe với học thuyết Monroe (1823) cho rằng "châu Mỹ là sân sau của nước Mỹ". Dĩ nhiên chủ nghĩa thực dân mới tranh đoạt địa vị với chủ nghĩa thực dân cũ nhưng mục đích chung vẫn là chống phá cách mạng song song với xung đột quyền lợi của chúng. Nhưng đến năm 1945, cả hai chủ nghĩa này đều thống nhất mục tiêu chung là đàn áp và tiêu diệt Cộng sản, vì vậy dẫn đến việc hai khối đế quốc vào Đông Dương cuối năm 1945 thực chất là cướp nước ta nhưng dưới danh nghĩa pháp lý quốc tế (tức là các nước đồng minh). Đành rằng có thuận lợi là có phe xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc phát triển, nhưng khó khăn rất nhiều đối với cách mạng Việt Nam - không một nước nào công nhận. Liên Xô không công nhận Việt Nam, hoàn toàn nước ta phải tự lập và tự chủ. Sau Thế chiến 2, Liên Xô nợ Mỹ đến 60 tỷ USD không thể trả hết nên nhượng bộ về chính trị, nhất là ở Liên Xô đang xuất hiện xu hướng hoà hoãn, sợ Mỹ vì Mỹ nắm hàng loạt các ưu thế như vũ khí, bom khinh khí. Hoà hoãn với Mỹ sẽ gây bất lợi đến phong trào giải phóng dân tộc. Diễn đạt quan điểm "chung sống hoà bình" của Lenin (Lenin quan điểm như vậy với các dân tộc có chế độ chính trị khác nhau) rất sai là chung sống hoà bình giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa đế quốc, rất nguy hại cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào vô sản công nhân quốc tế. Diễn đạt quan điểm "cách mạng không ngừng" của Lenin: cách mạng là không ngừng tấn công để thống nhất đất nước, đó chính là khát vọng của nhân dân; sau này Trung Quốc ra đời thì thêm thuật ngữ là "tiến công hoà bình" để đuổi kịp phương tây, dĩ nhiên nó phục vụ cho quyền lợi rất lớn. Hội nghị Geneve là mặc nhiên Liên Xô và Trung Quốc đua nhau chia sẻ Việt Nam, mặc cả với phương Tây về chính trị.

1.3. Chủ nghĩa Mác - Lenin bàn về chiến tranh cách mạng

Chương 2: Bối cảnh về diễn biến cuộc chiến tranh ở Việt Nam

2.1. Tình hình thế giới và trong nước

Giai đoạn 1945 - 1954 được các học giả phương tây gọi là "chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất". Cách gọi như vậy gây hiểu lầm giữa kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược, cũng như bị hiểu sai thành từ "xung đột" (conflit) Việt - Pháp. Về sau một số người khác gọi là "cuộc nội chiến giữa hai vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam". Dân tộc Việt Nam xưa nay chưa bao giờ muốn chiến tranh, nên về phía chúng ta là "cuộc kháng chiến" chống quân giặc xâm lược. Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, ái quốc vì nguyện vọng chính của nhân dân là thống nhất, không thể chia cắt. Sau này McNamara có nhận định: khi tiến hành chiến tranh Việt Nam, gần 800 bộ óc của Mỹ hoạch định các kế hoạch và thực thi các chiến lược. Họ đều thống nhất rằng nếu cắt đứt con đường Trường Sơn thì sẽ giải quyết được vấn đề Việt Nam - quyết định đó không sai, nhưng không làm được. Đường Trường Sơn dài 20.000 km, cắt chỗ này thì mọc ở chỗ khác, và không bao giờ cắt được nó về mặt cơ học vì khát vọng độc lập dân tộc không thể cắt được.

Hội nghị Potsdam (1945) với chủ trương ban đầu là mở mặt trận thứ hai ở Đông Nam Á với các cuộc hành quân tiến sang đánh quân phát xít Nhật ở Viễn Đông; nhưng cách mạng tháng Tám ở Việt Nam diễn ra quá nhanh làm thất bại cuộc hành quân của chúng, nên chúng mới chuyển sang việc giải giáp quân phát xít Nhật. Bộ chỉ huy của quân Anh đóng ở Đông Nam Á, được đồng minh giao cho nhiệm vụ giải giáp quân Nhật; Pháp không có quyền gì trong đó cả. Tuy nhiên sau năm 1945, Bộ chỉ huy quân Mỹ bắt đầu quản lý vùng Viễn Đông nên quan hệ giữa Mỹ với Anh có những lục đục, và Trung Hoa Dân quốc được vào vĩ tuyến 16. Ngoại giao của Mỹ rất thực dụng, Mỹ không muốn Nhật trở nên quá mạnh nên Mỹ ủng hộ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, "bật đèn xanh" cho việc hợp tác Quốc - Cộng, vì Trung Hoa Dân quốc rất thực dụng và giang hùng (quá giống Mỹ). Mỹ có sức mạnh vì nước này có 113.000 quân Mỹ đóng ở miền nam Trung Quốc; Mỹ muốn thông qua Trung Hoa Dân quốc để khôi phục lại vị thế của Trung Hoa Dân quốc với các nước nhỏ (quan hệ thiên triều - man di). Mưu đồ chính của Mỹ là muốn lập chính thể tay sai của chủ nghĩa thực dân mới nên Mỹ không trực tiếp nhảy vào. Từ hội nghị Quebec, Anh với Pháp công khai bênh nhau vì Mỹ đòi vị trí đóng quân và đang xâm hại quyền lợi là các thuộc địa cũ của hai tên đế quốc này, Mỹ có chỗ đứng ở Viễn Đông và là chủ nợ của Anh và Pháp nên Anh - Pháp tất sẽ có những nhượng bộ nhất định. Mỹ gây sức ép nên Anh với Pháp cùng một phe như nhau. Năm 1943, Pháp nhượng lại cho Anh vùng Syria và Lebanon để được vùng đất Đông Dương => một cuộc đổi chác chứ không ai cho không cái gì hết. Như vậy là hình thành hai khối đế quốc đại diện cho quyền lợi của thực dân cũ và mới. Pháp muốn có quyền lợi nên nó được Anh che chở, quân Pháp núp bóng quân Anh bất ngờ đánh úp cơ quan cách mạng của ta ở Nam Bộ. Đội quân xâm lược này tuyên truyền Việt Nam là tay sai của phát xít Nhật. Như vậy, đã có sự nhượng bộ giữa hai khối đế quốc vì mục đích chung của chúng là tiêu diệt cộng sản.

Hồ Chí Minh tranh thủ Mỹ với tư cách là đồng minh. Khi máy bay Mỹ bị không quân Nhật bắn rơi, Hồ Chí Minh đã giải cứu và đưa sang gặp Bộ chỉ huy không quân Mỹ ở Côn Minh (Trung Quốc) để chữa trị. Vào ngày 22/8/1945, phái đoàn tình báo chiến lược của Mỹ (OSS) đi vào nước ta để thăm dò, lôi kéo Chính phủ Hồ Chí Minh. Cũng trong ngày 22/8, 20 vạn Trung Hoa Dân quốc chia thành hai cánh: cánh thứ nhất của tướng Lư Hán (tư lệnh quân khu, em họ của Long Vân), cánh thứ hai của Tiêu Văn, lần lượt vượt qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam. Mưu đồ của Trung Hoa Dân quốc, vỏ bọc là giải giáp quân Nhật, kỳ thật là chúng (Lư Hán và Tiêu Văn) là tiêu diệt bằng được Chính phủ Hồ Chí Minh để lập chính quyền quân sự quân phiệt, làm tay sai của Trung Hoa Dân quốc. Cho nên khi Đồng Nai Thượng giành được chính quyền ngày 28/8/1945 thì Uỷ ban Giải phóng Dân tộc của cụ Hồ Chí Minh lập tức chuyển giao thành Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đóng vai trò là người chủ để tiếp đón đồng minh, không cho các thế lực đế quốc xâu xé đất nước. Phái bộ OSS đã thăm dò và cho rằng Chính phủ Hồ Chí Minh là phong trào dân tộc, cốt để thực hiện việc mua chuộc nên Mỹ đầu tư sân bay, cơ sở hạ tầng, máy bay, huấn luyện quân đội. Về sau khi phát hiện Chính phủ Hồ Chí Minh là chính phủ cộng sản, không mua chuộc nổi nên Mỹ lập tức rút ngay sự giúp đỡ; vì Mỹ rất cần một lực lượng để dựng thành chính quyền tay sai để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Mỹ và Trung Hoa Dân quốc là một phe, cho nên người Mỹ cũng chẳng giúp đỡ gì người Pháp trong giai đoạn này (1945 - 1946), nhưng Mỹ không phản đối việc Anh cho phép quân Pháp xâm lược trở lại Đông Dương qua vĩ tuyến 16 vì Anh có một sự nhượng bộ tương đối đối với Mỹ, Mỹ có những mục tiêu trên khắp thế giới, nên nó buộc phải nhượng bộ với Anh để chú ý đến các trọng tâm khác nữa. Và thực chất mối quan hệ giữa các khối đế quốc hai bên vĩ tuyến 16 chính là sự chia sẻ quyền lực với nhau.

Về Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì tháng 8/1945, Uỷ ban Giải phóng Dân tộc chuyển giao cho Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn ở hầu hết khắp cả nước. Khi lực lượng Trung Hoa Dân quốc tiến vào nước ta, Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã nhượng bộ chúng rất nhiều vì đây là mối đe doạ lớn nhất, trực tiếp nhất với sự tồn vong của đất nước, nên phải nhượng bộ trước. Nhượng bộ bằng cách cho 70 ghế của Quốc hội cho bọn Việt Quốc, Việt Cách 2 đến 3 ghế Bộ trưởng, kể cả bộ quan trọng nhất là Bộ Ngoại giao. Vũ Hồng Khanh thuộc nhóm Việt Quốc đi theo quân của Lư Hán; nhóm của Nguyễn Hải Thần theo Trương Phát Khuê của quân Tiêu Văn. Tình thế "ngàn cân treo sợi tóc": 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc tiến vào tiêu diệt Chính phủ Hồ Chí Minh; quân Trung Hoa Dân quốc gây sức ép đòi ta phải cung ứng cho chúng 1 vạn tấn lương thực, trong khi đất nước ta đang bị đói. Chúng đòi trục xuất các đảng viên cộng sản, giải tán Đảng. Toàn Đảng và toàn dân hết sức nhẫn nhịn (giữ mình), tránh rơi vào bẫy khiêu khích của Trung Hoa Dân quốc. Quân Trung Hoa Dân quốc cướp bóc nhiều nơi, một số người chống lại nhưng bị Chính phủ tử hình... Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá 1 (2/3/1946) bầu ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Chính phủ liên hiệp quốc dân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà), nhường cho bọn Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội.

Sau Hiệp định Sơ bộ, quân Trung Hoa Dân quốc ở ì tại nước ta cho đến 14/9/1946 mới rút hết về nước thì ngày 8/11/1946 (trước ngày ra Hiến pháp 1946 đúng 1 ngày), Quốc hội thành lập Chính phủ kiến quốc (Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hoà). Trên đất nước ta năm 1946 lúc đó là 30 vạn quân xâm lược, có 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc với một số lượng quân đội của tay sai Việt Quốc, Việt Cách. Trung Hoa Dân quốc chủ trương là chính phủ quân phiệt gồm bọn Việt Quốc, Việt Cách và đồng thời trục xuất những người cộng sản ra khỏi Chính phủ. Lúc này, Chính phủ Hồ Chí Minh đổi Giải phóng quân thành "Vệ quốc đoàn" (đoàn thể quốc gia) để Trung Hoa Dân quốc bớt hung hãn. Tháng 11/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị kháng chiến kiến quốc; ngày 11/11/1945 Đảng rút vào và đổi tên là Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lenin ở Đông Dương - dù hoạt động bí mật thì năng lực, hiệu quả sẽ giảm bớt đi. Khi tiễn được Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta bởi Hiệp định Sơ bộ, thì tháng 5/1946 thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đến sau chiến thắng Biên giới 1950 đổi thành Quân đội nhân dân Việt Nam.

Kháng chiến là quan trọng nhất để đánh bại thù trong giặc ngoài. Sau năm 1945, liên quân Anh - Pháp gồm hơn 4.000 quân với 3.000 quân Pháp kể cả Pháp kiều có vũ trang đánh chiếm Sài Gòn; hơn 3.000 quân Cao Đài có vũ trang cùng 4 vạn tín đồ, hơn 1.000 quân Anh, chưa kể lực lượng Việt Quốc Việt Cách theo Pháp - Huỳnh Phú Sổ kéo lực lượng về Sài Gòn mặc cả quyền lợi với kẻ thù => lực lượng giáo phái rất mạnh.

Quân Trung Hoa Dân quốc cậy thế làm càn, cướp phá nhiều nơi. Đệ tử của Long Vân là Lư Hán, chỉ huy quân khu Vân Nam đã dẫn đầu quân đoàn 60 và 93; quân đoàn 62 và 63 của tướng Mỹ ở Quảng Tây. Tháng 9/1945 nước ta độc lập rồi và 11/9/1945 các đội quân xâm lược này đã vào nước ta lập các doanh trại. Khi Pháp và Trung Hoa Dân quốc ký Hiệp ước Trùng Khánh (2/1946) để cướp bóc và chia chác quyền lợi; Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Hiệp định Sơ bộ thì Trung Hoa Dân quốc dây dưa không chịu rút về nước, Pháp đuổi không chịu về. Trong Chính phủ, cụ Hồ ở nhiều nơi vì sợ bị ám sát, cuối cùng Người thu phục được kẻ ám sát đó (Tạ Đình Đề) để ông ta bảo vệ mình. Chính phủ cũng thu phục được tướng cướp Lê Quảng Ba ra làm tướng cách mạng. Nhóm Việt Cách có Nguyễn Hải Thần với cha là người Việt, được Vũ Hồng Khanh đưa về nước lãnh đạo nhóm, cùng với các nhóm khác. Chính phủ liên hiệp quốc dân vào ngày 2/3/1946 đã cho Việt Quốc nằm giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng kinh tế; Việt Cách nằm giữ chức Phó chủ tịch, Bộ Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Cứu tế và Lao động, Bộ Canh nông.

Cụ Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, có phái bộ OSS đến dự với tư cách là khách. Tướng McLure (Mỹ, chỉ huy 113.000 quân Mỹ ở Trung Quốc) này sau này giúp Ngoại trưởng Hà Ứng Khâm của quân Trung Hoa Dân quốc vào chống phá Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá tan mặt trận Việt Minh, giúp bọn tay sai lật đổ Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà). Nhóm của Leclerc, D'Argenlieu (Pháp) muốn lập lại chế độ Toàn quyền Đông Dương, buộc phải trở lại Đông Dương để bóc lột vì Pháp đã quá suy yếu rồi. Từ việc mở mặt trận ra Đông Nam Á sang giải giáp quân phát xít vì cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công quá nhanh, khiến chúng phải huỷ bỏ mưu đồ ấy. Đồng bào Hà Nội trong "Tuần lễ vàng" đã huy động tư sản dân tộc Việt Nam góp hàng nghìn lượng vàng cho kho bạc Chính phủ (ông Trịnh Văn Bô góp 5.000 lượng vàng) vì họ kính trọng cụ Hồ, kính trọng cá nhân cụ Hồ nên tham gia đóng góp rất nhiều

Bốn quân đoàn của Trung Hoa Dân quốc có mặt ở nước ta trước năm 1946 gồm: quân đoàn 62 vào đóng ở Lạng Sơn, quân đoàn 93 vào đóng ở Lào Cai, quân đoàn 50 đóng ở Hải Phòng, quân đoàn 60 vào đóng ở Hội An (sau này thêm quân đoàn 3 vào nữa). Dân Việt Nam đói kém, bị quân Trung Hoa Dân quốc vào cướp bóc gần hết.

Chiến lược, kế hoạch kền kền của Tổng tham mưu quân đội Mỹ muốn đưa 8 sư đoàn Mỹ nhảy vào Bắc Bộ để ném bom Điện Biên Phủ (1954) bất chấp có yếu tố Trung Quốc (làm cố vấn quân sự), nhưng khi đệ trình lên Quốc hội Mỹ thì người Anh phản đối lập tức, vì Anh sợ kế hoạch này ảnh hưởng đến quyền lợi của họ ở Đông Nam Á.

Hội nghị Genève 1954 bàn về Đông Dương là do sáng kiến của Liên Xô. Liên Xô lúc đó đang hoà hoãn với Mỹ, dĩ nhiên Liên Xô cũng thoả thuận với Trung Quốc là chia cắt Việt Nam. Trước khi hiệp định được ký kết, Trưởng đoàn Trung Quốc là Chu Ân Lai cùng với Trưởng đoàn Pháp là Mendès France (thủ tướng Pháp lúc đó) bắt đầu "đi đêm" với nhau, đây là lần đầu tiên Trung Quốc "đi đêm" được với nước phương Tây duy nhất là Pháp; Mỹ lúc này rất ghét Trung Quốc vì cách mạng ở chính quốc Trung Quốc (1946 - 1949) làm Mỹ mất rất nhiều quyền lợi ở đấy. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đưa ra vĩ tuyến 13 là nơi có Tuy Hoà, Quy Nhơn rất gần biên giới với Lào và Campuchia vì giữ được vùng này là giữ vững được 3 vùng chiến lược ở Việt Nam, Lào và Campuchia; nhưng Trung Quốc phản đối ngay vì nước này cho rằng không có vùng đệm để khống chế cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia (ba nước này dựa vào nhau sẽ uy hiếp an ninh của Trung Quốc). Việt Nam đề nghị tiếp là lấy vĩ tuyến 16 nhưng Trung Quốc cũng phản đối vì nước này cho rằng Việt Nam sẽ có ưu thế là con đường 9 vào Nam Lào, vẫn thông xuống được Campuchia nên không có vùng đệm. Việt Nam phải ký kết hiệp định Genève vì tương quan lực lượng không có lợi, vùng tác chiến của Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gần như vi phạm. Thứ hai là tình hình của miền Nam Việt Nam gần như bít hết rồi. Trung Quốc đưa ra vĩ tuyến 17 để khống chế miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiệp định buộc Lào nhường 10 tỉnh giàu ở cao nguyên Boloven cho Pháp, quân kháng chiến Pathek Lào bị đẩy ra tỉnh nghèo nhất, thưa dân nhất là Sầm Nưa và Phong xa-lì. Campuchia là bắt buộc không có vùng tập kết vì không có vùng đêm. Trung Quốc gây sức ép rất lớn đến đoàn Việt Nam, nên sau khi hiệp định được ký kết là các cán bộ cộng sản Campuchia phải tập kết ra miền Bắc Việt Nam.

Hai khối đế quốc không bao giờ chấp nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một chính thể. Chính quyền đế quốc tuyên truyền cho nhân dân trong nước, quân lính của hai khối này vào Việt Nam đã nói: chính quyền Việt Minh là một tổ chức thân Nhật, nên mãi đến 1950 Việt Nam mới có quan hệ ngoại giao. Mục đích của hai khối đế quốc là đảo chính; mục tiêu là giải tán quân đội, giải tán Đảng cầm quyền và trục xuất những người cộng sản. Ngay trong tháng 9/1945, Việt Nam Giải phóng quân giải tán để thành lập Vệ quốc đoàn (đoàn thể có vũ trang bảo vệ chính phủ); để tránh kẻ thù gây hấn thì tất cả các lực lượng vũ trang đều không hiện diện, chỉ có lực lượng tự vệ thôi. Ngay ở Hà Nội, Chính phủ có những luật lệ rất nghiêm khắc là không cho đánh, nhiều người đánh một cách tự phát đã bị xử lý nghiêm. Trong thành phần lực lượng của ta, lực lượng "Quốc gia tự vệ cuộc" chính là công an (cách gọi của Trần Văn Giàu), trụ sở ở đường Đồng Khởi (Sài Gòn), sau gọi là Nha công chính tự vệ cuộc của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sai lầm lớn nhất của Đảng là (1) chia rẽ lãnh đạo giữa Xứ uỷ Tiền phong với Xứ uỷ Giải phóng: sau khi Nam Kỳ khởi nghĩa bị đàn áp, nhưng người tù chính trị ở Tà Lài, Bà Rá họp lại hình thành hai tổ chức này với Xứ uỷ Giải phóng của Trần Văn Giàu hoạt động ở đô thị, Xứ uỷ Tiền phong của Nguyễn Thị Thập ở nông thôn. Việc cướp chính quyền rất thành công ở Nam Bộ cho thấy sự sáng tạo của lịch sử (hoạt động hợp pháp thông qua tổ chức thân Nhật là Thanh niên tiền phong), vũ trang và dùng lực lượng này để cướp chính quyền. Thành công của Trần Văn Giàu khiến nội bộ lãnh đạo bị chia rẽ do đố kị, chia rẽ Bắc - Nam. Ông Trần Văn Giàu chỉ nắm được tự vệ, công đoàn và một phần rất nhỏ quốc gia tự vệ cuộc (8.000 đoàn viên mà chỉ có 6 tự vệ chính quy nhưng trang bị sơ sài). (2) Ba sư đoàn I, II và III trước đây do sĩ quan Nhật nắm nhưng về sau Pháp nắm, gọi là "cộng hoà vệ binh" - đây là sai lầm lớn nhất, tức là Đảng không nắm được lực lượng vũ trang; đây là lực lượng của Pháp và là của băng giang hồ, chỉ huy là người Pháp. Đến trước toàn quốc kháng chiến, cả miền Bắc Bộ thì lực lượng vũ trang chỉ có 8 vạn, vũ trang sơ sài lắm. Để đảm bảo nhiệm vụ tuyệt mật, ngày 6/1/1947 Đảng thành lập trung đoàn chủ lực đầu tiên là Trung đoàn Thủ đô, có nhiệm vụ đưa Chính phủ cách mạng và các cơ quan lên căn cứ Việt Bắc. Ngay sau mùng 2/9/1945, Hồ Chí Minh gọi riêng Phạm Văn Đồng và Trần Đăng Ninh lên Việt Bắc tìm vị trí lập căn cứ địa. Nhìn trước thời cuộc và biết Pháp thế nào cũng đánh, Bác Hồ gọi Nguyễn Lương Bằng ra quyên góp tiền bạc của tư sản dân tộc, nhân dân để xuống vùng Nam Định mua thật nhiều muối cho Bác chuyển lên Việt Bắc; vì khi toàn quốc kháng chiến, Pháp lập tức triển khai cô lập các mỏ muối, không cho đưa lên Việt Bắc. Như vậy qua việc nhìn xa trông rộng của Bác, bộ đội ta dùng muối đến tận 1954 vẫn chưa hết.

Cương lĩnh cách mạng của Nguyễn Ái Quốc xác nhận: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Biểu hiện ở đây là sự thắng thế của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử nên mới phải có dân tộc dân chủ. Dân tộc là giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của thực dân, Dân chủ là đấu tranh giai cấp. Giải phóng dân tộc đối với quốc tế là không có hai giai đoạn (giai đoạn 2 tiến lên cách mạng cộng sản chủ nghĩa), nội dung đó xuyên suốt trong giai đoạn 30 - 45.

- Hiệp định Sơ bộ là tương quan lực lượng nghiên hẳn về phía kẻ thù, bị bao vây không có bạn bè quốc tế, nhượng bộ rất nhiều cho nên chưa giành được độc lập, chỉ có chữ "tự do" theo gợi ý của Bác Hồ. Nếu cắt cả Nam Bộ cho kẻ thù thì không thể nhân nhượng nữa. Toàn bộ cái bế tắc của hội nghị trù bị Đà Lạt, Fontainebleau, Tạm ước Việt - Pháp vì lý do đó - chủ quyền đất nước không thương lượng, đánh đổi được. Thực chất thì Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có được công nhận độc lập đâu mà chỉ "tự do" thôi, vì đang ở thế yếu và Chính phủ nhượng bộ rất nhiều với kẻ thù, thương lượng khi thực lực hai bên ngang bằng nhau. Trước khi Người sang Pháp, Bác Hồ khẳng định chắc nịch là dù có hoà đàm cỡ nào cũng không được tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam; "Nam Bộ là máu là thịt của Việt Nam", không có cớ gì để chia cắt cả - nhiệm vụ giải phóng dân tộc sau cách mạng tháng Tám 1945 là xuyên suốt. Dân chủ được thực hiện ở mức độ nhẹ, nhưng chủ yếu là giải phóng dân tộc - "làm cách mạng làm gì khi nhân dân vẫn đói khổ" (Hồ Chí Minh). Nội dung giai cấp không được nhấn mạnh, vì phong kiến Việt Nam yếu rồi; cải cách ruộng đất làm rất tốt và nhiều địa chủ lập tức ủng hộ cách mạng; về sau đấu tranh giai cấp rất khủng khiếp do áp dụng quá máy móc kinh nghiệm của Liên Xô. "Cách mạng nhân dân" được nhấn mạnh là cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, sự nghiệp của quần chúng (chiến tranh nhân dân) và quan trọng là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên giai đoạn 2 là cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2.2. Các hội nghị của cách mạng Nam Bộ sau ngày 23/9/1945:

Sai lầm lớn của cách mạng Nam Bộ là sự chia rẽ lãnh đạo giữa Xứ uỷ Tiền phong và Xứ uỷ Giải phóng

- Sắc lệnh của cụ Hồ chia toàn quốc thành các đơn vị hành chính cấp quân sự là 12 chiến khu, riêng Nam Bộ vẫn chưa lập được các chiến khu nên cụ Hồ cử tướng Nguyễn Bình vào Nam Bộ vì Nam Bộ nhiều giang hồ phức tạp, bản thân tướng Bình từng là người của Quốc dân Đảng và hoạt động như một tướng cướp ở Hải Phòng, Quảng Ninh; nên tướng Bình được cụ Hồ phong làm trung tướng cùng thời với trung tướng Nguyễn Sơn (lưỡng quốc tướng quân), và ông rất giỏi. Tướng Bình (chột một mắt, nhưng võ nghệ cao cường) nhanh chóng cải tổ quân đội và tổ chức kháng chiến ở Nam Bộ

- Hội nghị Cầu Vĩ (Cái Bè, Mỹ Tho) có vai trò quan trọng là hợp nhất Xứ uỷ Tiền phong và Xứ uỷ Giải phóng thành Xứ uỷ Nam Bộ. Hội nghị này tập trung nhiều người tài là Tôn Đức Thắng, Hà Huy Giáp, Lê Văn Sĩ... Ông Phạm Hùng (Vĩnh Long) từng bị thực dân bắt giam và ông có võ nghệ cao cường nên giác ngộ cách mạng cho nhiều người bị tù đày. Ông Tôn Đức Thắng thì thu phục hết các nhóm hảo hớn Nam Bộ.

- Hội nghị Thiên Hộ, An Phú Xã và Bình Hoà Nam liên tiếp xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng các chiến khu. Đến đầu tháng 12/1945, Nam Bộ có các chiến khu 7, 8 và 9.