trật tự Versailles - Washington (1919 - 1921)

A. Hội nghị Versailles

1. Hoàn cảnh

- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn tới một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Chủ nghĩa tư bản bây giờ không còn là duy nhất trên thế giới mà phải đối mặt với sự tồn tại và phát triển ưu việt của nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới - nước Liên Xô. Có thể thấy ngay biểu hiện này qua "Chương trình 14 điểm" của Tổng thống Mỹ là W. Wilson đọc trước Quốc hội Mỹ năm 1918 về việc thiết lập nền hòa bình và một trật tự mới trên thế giới; "Chương trình 14 điểm" này được xem là phản ứng đầu tiên của Mỹ trước "Sắc lệnh hòa bình" (1917) do chính quyền Nga Xô viết đề xướng

- Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu và nhân dân ở các thuộc địa và phụ thuộc phát triển rất mạnh mẽ, nên Wilson trong "Chương trình 14 điểm", ở điều 5 của "Chương trình" thì ông ta hứa hẹn sẽ giải quyết "công bằng" với các quyền dân tộc cơ bản ở các nước thuộc địa và phụ thuộc

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong khi hầu hết các nước tham chiến đều bị thiệt hại nặng nề về kinh tế, song nước Mỹ không bị ảnh hưởng gì nhiều (do Mỹ tham chiến muộn, ngày 6/4/1917). Các tập đoàn tư bản kết sù ở Mỹ đua nhau buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến, và Mỹ nhận được món lời khổng lồ: đầu tư tư bản của Mỹ ở nước ngoài tăng từ 3.514 triệu USD lên tới 6.956 triệu USD; số nợ của Mỹ với các nước khác từ 7.200 triệu USD giảm xuống còn 3.985 triệu USD, trong khi tư bản Mỹ vô tư cho các nước tham chiến vay nợ - nên số nợ mà các nước châu Âu nợ Mỹ lên tới 10 tỷ USD; Mỹ nắm giữ 40% trữ lượng vàng trên thế giới. Anh về sau vẫn cón vị trí dẫn đầu, nhưng bị thách thức bởi Mỹ

Toàn bộ hoàn cảnh lịch sử trên đây tạo điều kiện để Mỹ lấy "Chương trình 14 điểm" của Wilson làm cơ sở cho các cuộc thảo luận tại Hội nghị Versailles - Washington (1919 - 1921). Hội nghị Versailles diễn ra tại thủ đô Paris với sự tham gia của 27 nước thắng trận (các nước thua trận không được tham gia hội nghị), chủ tọa là thủ tướng Pháp Clemenceau, thủ tướng Anh L. George, tổng thống Mỹ Wilson và thủ tướng Italia V. Orlando; nhưng quyết định chính vẫn là ba nước Mỹ, Anh và Pháp. Một vấn đề nữa là tại hội nghị này, "vấn đề Nga Xô-viết" được đặt ra khi chủ tọa hội nghị không mời bất cứ một đại diện nào của nước Nga Xô-viết, chỉ mời đại diện bọn phản cách mạng của Nga Xô-viết tham gia thôi.

Hội nghị Versailles được tổ chức ngay tại Phòng Gương - nơi mà vào năm 1871, chính phủ Đức của Bismarck tuyên bố thành lập Đế chế của mình. Tại Hội nghị, Tổng thống Pháp là R. Poincare (em họ của nhà toán học Pháp Henri Poincare) tuyên bố rằng, nước Đức ra đời trong phi nghĩa thì sẽ kết thúc sự tồn tại của nó trong ô nhục danh dự.

[​IMG] [​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

2. Quan điểm của các nước tại Hội nghị Versailles

- Đầu tiên, các nước thắng trận thống nhất giải quyết "vấn đề Nga" bằng cách ủng hộ bọn bạch vệ phản cách mạng ở Nga, tăng cường đưa quân vũ trang can thiệp vào chính quyền Nga Xô-viết

- Việc ký hòa ước với các nước bại trận, các nước thắng trận tranh cãi quyết liệt:

+ Quan điểm của Clemenceau (Pháp): Pháp chủ trương phải đánh quỵ luôn đối thủ là nước Đức; vì nước chung biên giới với Đức và có ý đồ muốn làm bá chủ châu Âu, thêm nhiều thuộc địa. Để thực hiện, Pháp quyết đòi lại hai tỉnh Alsace và Lorraine đã bị Đức cướp mất trong chiến tranh 1871; đòi chiếm hạt Sarre của Đức là nơi gần biên giới với Pháp và có rất nhiều mỏ than; đòi Đức phải trả số tiền bồi thường khổng lồ cho các nước thắng trận từ 480 tỷ lên tới 600 tỷ mác vàng; lãnh thổ của Đức sẽ phải giảm đến mức tối đa; mở rộng lãnh thổ của Ba Lan, Serbia và Rumani để bao vây Đức; cướp đoạt thuộc địa của Đức...

+ Quan điểm của George (Anh): không chấp nhận các tham vọng của Pháp, Anh chủ trương sẽ phải giảm sức mạnh của Hải quân Đức và tước đoạt các thuộc địa của Đức. Nhưng Anh không chủ trương đánh quỵ Đức, mà biến nước Đức trở thành "đối trọng" của Pháp ở châu Âu, nhằm kiềm chế không cho Pháp mạnh lên; tức là Anh muốn giữ ưu thế của mình và cân bằng lực lượng với Pháp.

+ Quan điểm của Orlando (Italia): không giấu giếm tham vọng với tới lãnh thổ ở khu vực Balkan và Địa Trung Hải- nhất là vùng Dalmatia và cảng Fiume của Đế quốc Áo - Hung đã tan rã rồi.

+ Quan điểm của Wilson (Mỹ): không giấu giếm tham vọng làm bá chủ thế giới, Wilson đưa "Chương trình 14 điểm" ra thảo luận tại Hội nghị với các điểm: các hòa ước được ký kết công khai (điểm 1); tự do hóa việc đi lại trên mặt biển (điểm 2); giảm tối đa vũ khí của các nước (điểm 4); công bắng với các vấn đề thuộc địa (điểm 5). Bằng lời lẽ hoa mĩ của mình, Mỹ muốn hướng đến chống lại độc quyền của Anh, Pháp, Italia... để tranh thủ dư luận thế giới. Mỹ xúc tiến thành lập Hội Quốc liên và yêu cầu Hội này phải do Mỹ cầm đầu để lãnh đạo thế giới

Mâu thuẫn giữa các đế quốc tại Hội nghị Versailles rất quyết liệt, khiến Hội nghị tới 3 lần có nguy cơ tan vỡ. Lenin bình luận hết sức mỉa mai hội nghị này như sau: "Chúng muốn quyết định xem ai có nhiều than hơn, thế là chúng cãi cọ nhau đến 5 tháng nay, chúng không còn kiềm chế được mình và bầy thú dữ cắn cấu nhau loạn xạ đến nỗi chỉ còn lại cái đuôi".

3. Kết quả

Đến tháng 4/1919 thì người ta mới thỏa thuận xong các văn kiện của hội nghị này, mời đoàn đại biểu Đức đến tiếp nhận. Tháng 5/1919, thủ tướng Clelenceau trao cho Ngoại trưởng Đức là B. Rantzau nội dung hòa ước. Phía Đức nhiều lần giảm bớt các điều kiện khắc khe của hòa ước, thậm chí còn viết văn bản phản kháng dài trên 400 trang giấy, nhưng không được chấp nhận. Đức mặc dù chấp nhận gia nhập Hội Quốc liên, nhưng nước Đức lại bất bình với điều khoản 231 của Hòa ước Versailles yêu cầu chỉ có một mình nước Đức chịu trách nhiệm về việc gây ra chiến tranh thế giới thứ nhất, còn các đế quốc khác vô tội (!?). Không để cho Đức tiếp tục phản kháng, Clemenceau thẳng thừng tuyên bố: hoặc là tiếp nhận, hoặc là bác bỏ Hòa ước Versailles. Nếu là trường hợp 2, các nước có thể sẽ áp dụng biện pháp quân sự để hiện thực hóa Hòa ước. Nước Đức chỉ có 5 ngày để ký hoặc không ký Hòa ước Versailles !!! Cuối cùng, sau nhưng cuộc tranh cãi nội bộ quyết liệt, đoàn đại biểu Đức buộc phải ký Hòa ước Versailles vào ngày 28/6/1919; Quốc hội Đức sau đó cũng bị buộc phải phê chuẩn Hiệp ước này (9/7/1919, có hiệu lực từ 10/1/1920), dẫn tới các kết quả sau:

* Thành lập Hội Quốc liên: Quyết định thành lập (bằng Quy ước) được thông qua bởi điểm 14 của "Chương trình 14 điểm" (Mỹ) trong thời gian 1 tuần sau khi Hội nghị Versailles khai mạc không lâu. Về danh nghĩa, Hội Quốc liên được thanh lập để bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế, tránh cho nhân loại khỏi nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới, thúc đẩy sự hợp tác phát triển giữa các dân tộc.

[​IMG]

[​IMG]

Về tổ chức, Hội Quốc liên đứng đầu là Đại hội đồng gồm đại diện của các nước thành viên tham gia, họp mỗi năm một lần vào tháng 9. Năm ủy viên thường trực là Anh, Pháp, Mỹ, Italia và Nhật cùng 4 ủy viên không thường trực do Đại hội đồng bầu ra, họp mỗi năm 3 lần. Để giải quyết hành chính, Hội Quốc liên lập ra Ban thư ký, do Tổng thư ký đứng đầu ở Genève (Thụy Sĩ). Hội Quốc liên có nhiều cơ quan chuyên môn khác, tiêu biểu là Tòa án Quốc tế La Hayes. Quốc gia nào muốn tham gia Hội Quốc liên thì phải tán thành Quy ước sáng lập Hội Quốc liên, được 2/3 số thành viên chấp nhận.

Về nguyên tắc hoạt động, Hội đề ra nguyên tắc không dùng chiến tranh trong quan hệ quốc tế, cam kết thi hành các điều ước quốc tế. Hội tôn trọng quyền độc lập toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết tranh chấp và bất đồng quốc tế qua điều 16 của Quy ước sáng lập: sử dụng trừng phạt kinh tế và các biện pháp quân sự cụ thể

Ý nghĩa: nhằm duy trì trật tự thế giới theo hướng có lợi cho đế quốc, tăng cường ách nô dịch của đế quốc với các thuộc địa; nhưng đó cũng là sự cảnh tỉnh cho nhân loại trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới, là diễn đàn để các lực lượng hòa bình chống chiến tranh lên tiếng.

* Hòa ước với các nước bại trận:

# Đức:

- Lãnh thổ: Đức phải trả cho Pháp hai vùng Alsace và Lorraine; cắt cho Bỉ vùng Eupen Malmedy và Moresnet; cắt cho Đan Mạch vùng Schleiswig; cắt cho Ba Lan phần lớn đất Phổ, một phần Silesia; thừa nhận nền độc lập của Áo, Ba Lan, Phần Lan... Hội Quốc liên sẽ quản trị hạt Sarre (về sau thì đổi chủ sang Pháp, thời Hitler thì chiếm được về tay Đức) và thành phố Dangtzig. Tóm lại, Đức mất 1/8 lãnh thổ, 1/12 dân số, 1/3 mỏ than, 1/3 mỏ sắt và cả 1/3 sản lượng thép, 2/5 sản lượng gang của cả nước.

- Quân sự: Đức bị hạn chế còn 10 vạn bộ binh với không quá 4.000 sĩ quan. Hải quân Đức chỉ có 6 chiến hạm, 6 tuần dương, 12 khu trục hạm, 12 tàu phóng ngư lôi. Bộ binh Đức phải được tuyển mộ, không được có xe tăng, tàu ngầm, máy bay chiến đấu. Các nước thắng trận được quyền đáp máy bay, được quyền nhập khẩu tự do không hạn chế hàng hóa vào nước Đức; được quyền chiếm đóng khu tả ngạn sông Rhine

- Bồi thường chiến tranh: các đế quốc thắng trận tranh cãi quyết liệt. Đại diện của Pháp là Luse đòi Đức phải bồi thường từ 480 đến 600 tỷ mác vàng; riêng Mỹ lại phản đối và chỉ đòi bồi thường 200 tỉ mác vàng thôi (tính toán của Lamon, chuyên viên ngân hàng Morgan - Mỹ), riêng Anh đòi bồi thường ít hơn - 50 tỉ mác vàng (tính toán của Keynes). Còn Đức nói chỉ có thể bồi thường được 100 tỉ mác vàng, trả trong vòng 68 năm.

Mâu thuẫn giữa các nước không có hồi kết, các đế quốc thắng trận yêu cầu Đức trước ngày 1/5/1920 phải trả cho các nước thắng trận mỗi năm là 20 tỉ mác vàng, số còn lại để cho Ủy ban bồi thường chiến tranh của Anh, Pháp, Mĩ, Italia và Bỉ quyết định. Cuối cùng, Ủy ban này quy định mức tiền Đức phải trả cho các nước thắng trận là khoảng 132 tỉ mác vàng, trả dần dần cho Pháp (52%), Anh (22%), Italia (10%)...

* Theo kế hoạch của Ủy ban bồi thường chiến tranh đề ra, ngày 31/8/1921 Đức đã nộp số tiền bồi thường đầu tiên là 1 tỉ mác vàng - lập tức kinh tế Đức lâm vào khủng hoảng lớn chưa từng có - lạm phát ở Đức tăng với tốc độ phi mã: năm 1914 một dollar tương đương 4 mác, thì đến tháng 8/1923 là 4.620,455 mác, và đến tháng 12/1923 là 4.200.000,000 mác. Trước tình hình đó, chính phủ Wirth của Đức tuyên bố hoãn nợ đến 6 tháng để khắc phục khủng hoảng kinh tế.

Đề nghị của Đức nhanh chóng bị Pháp phản đối gay gắt, chính phủ Pháp bèn triệu tập Hội nghị Paris (2/1/1923) để quyết định cho liên quân Pháp - Bỉ đánh chiếm vùng Ruhr của Đức (vùng này chiếm tới 90% tấn than, 70% tấn thép toàn nước Đức. Việc chiếm đóng vùng Ruhr khiến Đức phản đối mạnh: công nhân nghỉ việc hàng loạt, chủ tư bản Đức ngầm phá hoại sản xuất. Pháp thì bị thiệt hại nặng: trong 10 tháng chiếm Ruhr, Pháp nhận được của Đức 2.375 tấn than, ít hơn so với lần Đức nộp cho Pháp theo tinh thần Hòa ước Versailles là 11.460 tấn than. Hậu quả kéo theo là sản lượng than cốc bị thiếu hụt, công nghiệp Pháp sụt giảm đến 35%. Đồng franc bị mất giá, tạo điều kiện cho Anh gây sức ép với Pháp về mặt tài chính. Trước sức ép của Mỹ và Anh, quân Pháp - Bỉ buộc phải rút khỏi vùng Ruhr

Tháng 11/1923, theo đề nghị mới của Mỹ, hai Ủy ban sẽ được thành lập gồm Ủy ban I giải quyết tài chính; Ủy ban 2 của nhà tư bản C. Dawes giải quyết các vấn đề về việc bồi thường. Các chuyên gia tài chính làm việc cật lực, ra các báo cáo tài chính rất cụ thể. Tháng 7/1924, thủ tướng Anh là J. McDonald thảo luận với thủ tướng Pháp là E. Herriot về các báo cáo trên tại Hội nghị London, với 10 nước tham gia. Mỹ cử Kellogg làm đại diện tham gia thôi, nhưng bắt đầu có ảnh hưởng lớn đến kết quả Hội nghị. Sau hơn 1 tháng làm việc khẩn trương, Hội nghị London đã thông qua kế hoạch Dawes (16/8/1924). Điều thú vị là, kế hoạch Dawes yêu cầu: nếu muốn Đức bồi thường thì phải khôi phục kinh tế của Đức trước đã. Mỹ và Anh cần giúp nhau để ổn định tài chính và cân bằng châu Âu. Theo kế hoạch này, "lộ trình" bồi thường là:

+ năm thứ nhất: trả 1 tỉ mác

+ năm thứ hai: trả 1,220 tỉ mác

+ năm thứ ba: trả 1,200 tỉ mác

+ năm thứ tư: trả 1,750 tỉ mác

+ từ năm thứ năm trở đi, Đức phải trả mỗi năm là 2,5 tỉ mác vàng.

Việc trả tiền bồi thường sẽ do Ủy ban giao chuyển gồm 5 nước Anh, Pháp, Mỹ, Italia, Bỉ thực hiện. Về ý nghĩa của kế hoạch Dawes, Pháp thất bại trong việc thực hiện các chiến lược cứng rắn nhằm buộc Đức bồi thường nặng nề; Pháp buộc phải rút khỏi vùng Ruhr và mất luôn quyền giải quyết việc bồi thường với Đức. Mỹ và Anh thông qua kế hoạch này mà bắt đầu thâm nhập sâu vào nội địa châu Âu. Đức hưởng lợi rất nhiều để khôi phục kinh tế của mình. Năm 1923, Mỹ và Anh đã cho Đức vay đến 921 triệu mác (461 triệu mác của Mỹ, 227 triệu mác của Anh). Đến năm 1929, Đức nhận được từ Mỹ - Anh thông qua các khoản vay và tín dụng, tổng số tiền lên tới 25 tỉ mác vàng; cũng ở thời gian 1929 thì Đức cũng vừa trả xong 11 tỉ mác vàng (các nước thắng trận nhận được 50% khoản bồi thường từ Đức ở các dạng khác nhau). Với việc thi hành kế hoạch Dawes "một cách cắt xén đáng kể con số những khoảng bồi thường do "tình trạng trả nợ" 1921 gây ra" (câu nói của GS J. Duroselle) phục hồi chủ nghĩa tư bản Đức như vậy không chỉ nằm trong khuôn khổ đảm bảo và tạo điều kiện để Đức trả hết các khoản bồi thường, khôi phục kinh tế mà các đế quốc còn có ý đồ sâu xa để cho Đức có đủ sức mạnh để "thập tự chinh" chống Liên Xô

Khi kinh tế nước Đức hồi phục dần và Đức bắt đầu có tiếng nói tại các hội nghị quốc tế Locarno, Briand - Kellogg thì vào tháng 12/1928, các nước thắng trận lại triệu tập một hội nghị đặc biệt gồm các chuyên gia do nhà tài phiệt T. Young làm chủ tịch. Nhưng khi tiến hành hội nghị Young, Đức lại đòi phải giảm đến mức tối đa số tiền bồi thường; Anh thì không rõ ràng và chỉ yêu cầu Đức trả đủ tiền để Anh trả hết nợ cho Mỹ là được; Pháp và Bỉ chống lại đề nghị đó của Đức. Kết quả, kế hoạch Young được thông qua ngày 7/7/1929 (sau đó hội nghị quốc tế La Haye yêu cầu Pháp rút quân ra khỏi vùng Rhenanie cho đến tháng 6/1930). Theo kế hoạch Young, tổng số tiền bồi thường mà Đức phải trả giảm xuống còn 113,9 tỉ mác; số tiền hằng năm Đức phải trả giảm 20% so với kế hoạch Dawes. Kế hoạch này có hai giai đoạn: giai đoạn 1 kéo dài 37 năm, mỗi năm Đức phải trả 2 tỉ mác; giai đoạn 2 kéo dài trong 22 năm tiếp theo, mỗi năm Đức phải trả gần 1,7 tỉ mác. Một Ngân hàng thanh toán quốc tế được thành lập để kiểm soát việc bồi thường qua tài chính.

(tác giả lượt bớt phần hòa ước với các nước bại trận khác, chủ yếu là cắt đất)

B. Hội nghị Washington

1. Hoàn cảnh

Các nước thắng trận, kể cả các nước bại trận đều không thỏa mãn Hội nghị Versailles. Trên thực tế, Anh vẫn giữ được ưu thế và hệ thống thuộc địa còn rất nhiều, quyền bá chủ mặt biển được giữ vững. Pháp và Nhật giành được nhiều quyền lợi qua Hòa ước Versailles, điều này làm giới tư bản Mỹ không hài lòng. Mỹ bất bình trước hành động của Pháp và Anh làm cho Đức quá suy yếu thì làm mất đi lực lượng tiềm tàng chống nước Nga Xô-viết. Mỹ thua thiệt vì Wilson không thể đưa "nguyên tắc tự do về biển" vào Hội nghị Versailles; rất bất bình khi Hội nghị Versailles trao luôn Sơn Đông cho Nhật. Hội Quốc liên được Mỹ thành lập cũng bị các nghị sĩ Đảng Cộng hòa phản đối mạnh mẽ vì họ cho rằng, chính Anh và Pháp nắm quyền của Hội, chứ không phải Mỹ.

Vì những lý do trên, Wilson mặc dù đã ký vào Hòa ước Versailles, nhưng Hòa ước này không được Thượng nghị viện Mỹ phê chuẩn và chính quyền Mỹ nhanh chóng rút ra khỏi Hội Quốc liên. Điều này dẫn tới hệ quả là Wilson bị W. Harding của Đảng Cộng hòa đánh bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1921. Harding vừa lên cầm quyền đã vin vào cớ "chủ nghĩa biệt lập" để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Versailles, mà theo đuổi ý đồ bá chủ thế giới

Với ý đồ đó, Mỹ bắt đầu gây sức ép với Anh. Ở Viễn đông (Trung Quốc), Mỹ xây dựng một hạm đội hải quân mạnh ngang bằng với Anh để tranh giành ảnh hưởng ở lưu vực sông Dương Tử. Ngoài ra, Mỹ tiếp tục ép buộc Anh phải trả gấp khoản nợ chiến tranh (850 triệu bảng) khiến đổng bảng Anh bị sụt giá xuống chỉ còn 79% giá trị của nó. Trước tình hình này, tháng 3/1921 Huân tước Lee (Bộ trưởng Hải quân Anh) phải xuống nước, chấp nhận từ bỏ truyền thống duy trì hạm đội mạnh bằng hai hạm đội mạnh nhất thế giới cộng lại, chấp nhận hạm đội của Mỹ phải ngang bằng với Anh. Để lấy thêm cơ hội xâm nhập vào Trung Quốc, Mỹ lấy "vấn đề Ireland" tiếp tục gây sức ép buộc chính phủ Anh từ bỏ Liên minh Anh - Nhật. Giữa năm 1921, Quốc hội Mỹ thảo luận về vấn đề Ireland để gây sức ép với Anh. Trước lời cảnh cáo của Ngoại trưởng Mĩ là Hughes, thủ tướng Canada là A. Meighen quyết định họp các nước thuộc khối Liên hiệp Anh (tháng 6/1921) và ra quyết định cuối cùng: các vấn đề mâu thuẫn trong Liên hiệp Anh sẽ được giải quyết nếu có Mỹ tham gia

Xong vấn đề Anh, Mỹ gây sức ép tiếp với Nhật. Hai nước có nhiều mâu thuẫn khi Mỹ vấp phải cạnh tranh của Mỹ khi xâm nhập Trung Quốc, Nhật lại có nhiều căn cứ quân sự và hạm đội dọc bờ Viễn đông. Việc khai thông kênh đào Panama năm 1920 càng làm cho Mỹ xúc tiến âm mưu này; và năm 1921 trước những khó khăn do hậu phương quá xa, Quốc hội Mỹ đồng ý cấp kinh phí xây dựng các căn cứ quân sự ở Philippines. Ở vùng Vladivostok (1921), chính quyền Cộng hòa Viễn Đông ở lãnh thổ Nga Xô-viết cho phép Mỹ lập công ty Sinclair, bất chấp phản đối của Nhật

Để xoa dịu các phản ứng của các nước, Ngoại trưởng Hughes của Mỹ vào ngày 10/7/1921 đề nghị triệu tập Hội nghị ở Washington, nhưng không mời nước Nga Xô-viết tham dự. Đã có 14 nước tham gia Hội nghị này.

[​IMG]

2. Nội dung Hội nghị Washington

- Hạn chế lực lượng Hải quân: năm cường quốc bắt đầu xích lại theo đề nghị của Ngoại trưởng Mĩ Hughes là "phải xác định tương quan tỉ lệ về trọng tải (mức rẽ nước) của các loại tàu chiến, vũ khí và quân đội". Sở dĩ Mỹ có đề nghị này là vì lực lượng hải quân của nó chưa có, nên Mỹ mới cấm chế tạo các thiết giáp hạm có trọng tải 35.000 tấn vượt kênh Panama. Mỹ muốn triệu tập Hội nghị này để cho Hải quân ít nhất phải ngang bằng với Anh. Mặc dù được Anh ủng hộ, nhưng Mỹ bị viên đại diện Pháp là Briand phản đối việc hạn chế không quân và lục quân vì ông ta (tức Briand) cho rằng, việc duy trì quân đội lớn là để sẵn sàng "cứu" Ba Lan và các nước Tây Âu khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa Bolchevick Nga. Bị cản trở bởi Pháp, Mỹ cùng với Anh tiếp tục gây sức ép với Pháp và Nhật. Khi Ngoại trưởng Kato của Nhật đưa ra tỉ lệ 10 - 10 - 7 (Anh - Mỹ - Nhật) thay cho tỉ lệ 10 - 10 - 6 của Mỹ; Ngoại trưởng Mỹ phản đối và tuyên bố: nếu Nhật đóng 1 tàu chiến thì Mỹ sẽ đóng 4 tàu chiến. Đại diện Nhật đã phải nhượng bộ, nhưng vẫn phản đối việc Mỹ xây dựng căn cứ hải quân trên Thái Bình Dương. Pháp được quyền đóng mới 10 chiến hạm có trọng tải 35.000 tấn.

Sau 3 tháng tranh cãi quyết liệt, cuối cùng các đế quốc ký kết Hiệp định về hạn chế lực lượng Hải quân (6/2/1922). Theo Hiệp định, chiến hạm chủ lực và hàng không mẫu hạm của Mỹ - Anh - Nhật - Pháp - Italia được chia theo tỉ lệ 5 - 5 - 3 - 1,75 - 1,75 (Anh là 525.000 tấn; Mỹ là 525.000 tấn; Nhật là 315.000 tấn, Pháp và Italia mỗi nước 175.000 tấn). Về mặt ý nghĩa, Anh vẫn còn ưu thế về Hải quân; Nhật buộc được ngũ cường không xây dựng các căn cứ quân sự dọc bờ Thái Bình Dương dài đến trên 6.000km

- Vấn đề Viễn Đông và Thái Bình Dương: để thực hiện mục tiêu phá vỡ liên minh Anh - Nhật, Ngoại trưởng Mỹ họp kín với Balfour (Anh) và Kato (Nhật). Ban đầu, Anh đề xuất thành lập liên minh Anh - Nhật - Mỹ; nhưng Mỹ phản đối mà cho rằng, cần có thêm Pháp tham gia liên minh này. Pháp mặc dù mâu thuẫn với Anh về vấn đề Đức và Cận Đông, con nợ của Mỹ nên buộc phải tham gia liên minh này.

Tháng 2/1921, Ngoại trưởng Mỹ đưa ra dự thảo Hiệp ước Tứ cường. Anh đang chịu áp lực lớn về tài chính và vấn đề Ireland nên nhanh chóng chấp nhận, và bày tỏ là "sự thể hiện ước mơ về tình hữu nghị giữa Anh, Mỹ, Pháp với Nhật" (câu nói của Balfour). Trong khi Italia không chấp nhận thì Nhật lại than thở với Anh: "dù thế nào đi nữa thì các Ngài cũng đã cho (liên minh Anh - Nhật) một đám tang rực rỡ". Ngày 13/12/1921, Hiệp ước Tứ cường được ký kết với điều 4 là hủy bỏ liên minh Anh - Nhật, các nước giải quyết tranh chấp bằng tham vấn, đồng thời các nước sẽ có áp lực quân sự nếu Thái Bình Dương bị đe dọa

Tham khảo:

1. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế (1917 - 1945), Nxb Giáo dục