Tài liệu mới về quận chúa Ngọc Vạn, thế kỷ XVII

Các tài liệu này Thái Minh Quân cập nhật từ nhiều nguồn, một số được TMQ dịch ra vào đầu tháng 3/2020, tham khảo:

Công chúa Ngọc Vạn qua ghi chép của các tài liệu:

1. Jean Moura viết trong Le Royaume du Cambodge (bản dịch trích đoạn của Thái Minh Quân):

trang 58: năm 1617, vua Pre-bat Somdach thoái vị và con trai lên ngôi. Năm 1618, tháng 3, Preah Chey-chessda lên ngôi với

trang 59: vương hiệu Somdach Preah Chey-chessda. Ông phong cho anh trai Preah Outey tước hiệu Ombarrach. Trong thời gian này, vị Chúa (Annam) đã gả một công chúa cho vua Cambodge. Công chúa rất đẹp, chiếm được tình yêu thương của nhà vua; được vua phong làm Vương hậu. Năm 1619, vua cha qua đời thọ 61 tuổi, nhà vua cho thiêu và lập tháp để đựng tro cốt. Năm 1620, nhà vua và Vương hậu đi dạo quanh hồ và vào rừng, dựng một cung điện ở gần thủ đô; cùng Vương hậu soạn thảo luật mới cho vương quốc. Năm 1621, vua Cambodge trục xuất đại sứ Xiêm về nước; Vua Xiêm gây chiến nhưng bị đánh tan, chỉ còn vài tên lính sống sót về nước. Năm 1623, một phái bộ của Chúa Nguyễn (roi d'Annam) đem nhiều lễ vật đến Oudong, mục đích tìm kiếm một nơi để làm thương mại và xin phép lập một khu "thương mại" (douane) của người Việt ở Sài Gòn. Vua Cambodge sau khi hỏi quần thần, đã chấp nhận

2. Revue Du Sud-est Asiatique: Journal of South-East Asia; Centre d'étude du sud-est asiatique, Institut de sociologie, Université libre Bruxelles., 1964 có đoạn: "l'écroulement de la puissance de l'Empire Khmer, livré désormais aux sanglantes compétitions pour l'accession au trône qui favoriseront l'intervention étrangère. Le roi Prah Chey Chetta II, qui régna de 1618 à 1625, se construisit un palais à Oudong, au nord de Phnom Penh" (p.140)

3. Revue économique française, Tập 92-93; Société de géographie commerciale de Paris, 1970 có đoạn: "vào năm 1618, một thỏa thuận giữa vua Chey Chetta II với Chúa Nguyễn cho phép người Việt định cư ở vùng đất Phù Nam cổ xưa (tr.22) theo Maspero, p.61.

4. Khmer-Viet relations and the third Indochina conflict, Nguyen Vo Thu Huong, Nxb Farland, 1992 có đoạn: "Từ Chân Lạp được gọi theo Biên niên sử TQ và được người Việt dùng từ thế kỷ IX. Vua Chey Chetta II mở ra cánh cửa ảnh hưởng của Việt Nam" (p.3, Minh Quân dịch)

5. Sud-Est Asiatique, Số phát hành 13-16, 1950 có đoạn: "Việt Nam, những người khao khác muốn làm chủ các vùng lãnh thổ ở phía nam Khmer, Champa; đã dần tiến gần biên giới Cambodge. Một trong những vị vua là chey chetta đã kết hôn với một công chúa (p.35)

6. Bamboo Promise: Prison Without Walls của Vicheara Houn Usa, 2012, có đoạn: năm 1620, Vua Chey Chetta có cưới môt quận chúa, con của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Dưới ảnh hưởng của bà, Vua chấp nhận cho người Việt lập trạm thu thuế Prey Nokor" (p.397)

7. Bulletin de l'Institut de recherches archéologiques, Số phát hành 6, Bộ quốc-gia giáo-dục, 1970 có đoạn: "thực dân cho đất nông miền Trung Việt núi non, ít đất cấy cày. Bởi thế nên khoảng thế kỷ XVII, chúa Sãi đã kết thân với vua Chân Lạp bằng mối tình giàu-gia, công chúa Ngọc Vạn lấy vua Chân Lạp Chey Chetta II (tr.178). Cũng trang 178 viết tiếp: "(công chúa) Việt rất đẹp, biết chiều chồng, được chồng yêu quí, lập làm Hoàng hậu. Người Việt giờ đã trở thành thân hữu và đồng minh của Chân Lạp. Nhớ có sự giúp đỡ của những đồng minh mới ấy, vua Chân Lạp hai lấn chiến thắng quân Xiêm vào các năm 1621 và 1623".

8. Bulletin de la Société des études indo-chinoises de Saigon, Tập 34, Société des études indo-chinoises. La Société, 1959 có đoạn (Minh Quân dịch từ bản chữ Pháp): "nhờ sự hỗ trợ của đồng minh mới, quân Chân Lập hai lần đánh tan quân Xiêm xâm lược. Năm 1623, một phái đoàn đến từ Huế, mang theo nhiều lễ vật đến kinh đô Oudong gặp vua; xin phép lập ở phía Nam một trạm thu thuế cho thương nhân tại Saigon" (p.384). Trang 385 viết: "năm 1658, cuộc nổi dậy của Preah Outey đã bị đánh bại bởi quân tình nguyện Việt do góa phụ của Chey Chetta II, người đã khuyên họ liên lạc với chúa Nguyễn. Hiền Vương đã gửi một đội quân đến lập lại trật tự ở Oudong".

9. Cochinchine. 1931. Société des études indochinoises; P. Gastaldy, 1931; trích đoạn (Mình Quân dịch) ở các trang:

+ trang 21 viết: "(sau thế kỷ VII, đất Cao Miên) có vẻ như đã bị bỏ hoang và sau đó, những người Việt đã xâm nhập vào và để lại những di tích khảo cổ quan trong"

+ trang 23 có đoạn: "Vùng đất Basse-Cochinchine sống trong hòa bình. Nhưng hòa bình không thể kéo dài lâu. Nước ấy bị làm phiền bởi người Việt vào năm 1620, vua Campuchia cưới một công chúa người Việt. Năm 1628, chúa Nguyễn cử một phái đoàn (hay binh đoan: nguyên văn là "envoya") đến Oudong"

10. Histoire du Cambodge depuis le 1er siècle de notre ère: d'après les inscriptions Lapidaires, les Annales Chinoises et Annamites et les documents Européens des six derniers siècle; Adhémard Leclère, Paul Geuthner, 1914, có đoạn:

+ Trang 338: "vào năm 1620, vua Chey Chetta II đến hành hương ở núi Trey Troeng. Ông rất vui mừng vì ở Oudong đã có một nàng công chúa (nguyên văn: "fut rayi par le pay de l'Oudong et donna")

+ Trang 339: "năm 1620, một công chúa của chúa Nguyễn (roi de l'Annam) được gả cho (vua Chân lạp) trước khi chúa cử một đội quân (nguyên văn: envoyee) đến. Bà rất được yêu thương và được phong làm Hoàng hậu. Nàng hậu ấy rất đẹp, biết làm thế nào để làm tốt (nhiệm vụ được chúa giao)"

+ Trang 339 (tiếp theo): "năm 1623, một phái đoàn người Việt (nguyên văn: "ambassade Annamites") đem nhiều lễ vật đến để hỏi vua Chey Chetta, con rể của chúa Nguyễn, xin phép lập một nơi ở cho người Việt (nguyên văn câu cuối đoạn: "l'autorisation de founder des etablissements annamites")

+ Trang 475: "những vùng đất Việt hiện tại của chúa Nguyễn (như là), một cam kết kéo dài của Campuchia. Đầu tiên, chúa Nguyễn gửi một phái đoàn (hay binh đoàn, nguyên văn: "envoye) từ miền cao (nguyên văn: haut) xuống để hộ tống vợ của vua Chey Chetta II, năm 1618. (Vua Campuchia) được (Chúa Nguyễn) nhận làm con rể; năm 1623, vùng đất Sài Gòn (la territoire de Saigon) được (xây dựng thành) một thị trường buôn bán với nhiệm vụ thu thuế (douanes). Năm 1658, đã có cuộc khởi loạn của Ang-Tan chống lại vua Chant, một vị vua Hồi giáo. Trong (cuộc hỗn loạn) đó, những người dân mất ruộng và kẻ cả những kẻ bỏ trốn khỏi sự bóc lột của (Chúa Trịnh) ở Bắc Kỳ đã di cư vào Nam, những cuộc di cư của người Khmer từ Nam Bộ (nguyên văn: Cochinchine) sang Cambodge ngày càng nhiều.

11. Brève histoire du Cambodge: Le pays des Khmers rouges; François Ponchaud có đoạn (không rõ số trang): "Sau khi thành lập Pre Nokor (Sài Gòn), vùng đất của người Việt (Cochinchine), cái nôi của người Khmer thì cuộc sống rất yên ổn".

12. Lectures sur l'histoire d'Annam depuis l'avènement des Lê, suivies de notions élémentaires d'administration; Charles B. Maybon, Henri Élie Édouard Russier, Imprimerie d'Extrême-Orient, 1919 có đoạn: "Trong một thế kỷ, người Việt được làm chủ tất cả vùng Basse-Cochinchine; thậm chí là sắp sửa lấn chiếm (bản tiếng Pháp, chữ "le point d'annexer" dịch là: thôn tính) hết đất Campuchia (trước) khi khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ" (trang 45)

13. Bulletin économique de l'Indochine, Tập 42, Phần 2, Số phát hành 4-6. France. Haut commissariat de France en Indochine, 1939 có đoạn: "Người Âu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người Việt (phía Bắc) tiến vào Nam từ 1620 đến 1674. Người Việt (phía Bắc) biết làm thế nào để có được sự đồng tình của người Hà Lan và Bồ Đào Nha để (ủng hộ, hỗ trợ) sức mạnh cho công cuộc mở đất của người Việt về phương Nam (tr.743).

14. L'évolution économique de l'Indochine française, Charles Robequain; Centre d'études de politique étrangère, 1939, ở trang 75 có đoạn: "Việc đặt (dịch nguyên văn chữ Pháp: L'installation) người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long có vẻ dễ dàng hơn nhiều vì nó chỉ là một sự mở rộng cho một cái mở rộng vốn rất xa xưa (ancienne). Tuy nhiên không thể nghi ngờ rằng nó tăng (mở rộng) một cách hợp pháp xen lẫn tình cảm, (cùng) những khó khăn tương tự. Tất cả khu vực đồng bằng sông Mekong vẫn còn vào thế kỷ XVI thuộc (nguyên văn: occupé - bận)

15. Nouveau dictionnaire de géographie universelle: A - C, Tập 1, Louis Vivien de St. Martin, 1879; trang 760 có đoạn: "Thông qua các nhà truyền giáo ở châu Âu, vào đầu thế kỷ XVII, năm nhận được thông tin nghiêm túc về Conchinchine, xác nhận mối quan hệ đầu tiên với Cochinchine bởi Borri".

16. Histoire du Cambodge: de la fin du XVIe siècle au début du XVIIIe, Mak Phoeun, Presses de l'Ecole française d'Extrême-Orient, 1995. Trích các đoạn theo trang (có dịch):

+ Trang 148: "Quan hệ Khmer - Việt Nam được cụ thể hóa vào cuối thập niên thứ hai của thế kỷ XVII bởi cuộc hôn nhân giữa hoàng thân Khmer với một công chúa người Việt. Theo biên niên sử hoàng gia, vua Paramaraja VII (Sri Suryobarm) thực hiện các bước đầu tiên để có con trai thông qua bà vương phi họ Nguyễn"

+ Trang 180: "Chúng ta (tức vua Cambodge) xem xét yêu cầu về đặt cơ quan thương mại của Chúa Nguyễn ở Thuận Hóa, và cho phép (người Việt) lập cơ quan thu thuế của lưu dân Việt ở khu vực Prei Nokor-Kas Krobei ? Chúng ta nên nghĩ rằng những chuyển nhượng tạm thời này đã được dự định là "đảm bảo rằng những người Việt sẽ giao dịch với người Cambodge và không có tranh cãi (hay tranh chấp)"

+ Trang 315: "vua Paramaraja VII (khoảng 1658 - 1659, khi đó tàu Hà Lan bị quân Đàng Trong đánh tan) từ chối bằng cách tuyên bố rằng sự hỗn loạn này là do người Việt gây ra và sẽ coi họ (tức người Việt) như những người xa lạ"

17. Blood and Soil: Modern Genocide 1500-2000, Ben Kiernan Yale university, New Haven - London 2007 có đoạn: "(năm 1621, 1623) Nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía đông, một hoàng thân Khmer đã cưới một công chúa người Việt" (p.157).

18. Nationalism and Ethnicity in Southeast Asia: Proceedings of the conference, Tập 2, Ingrid Wessel, Berlin, 1993 trích trang 173: "cuộc hôn nhân được cho là của một công chúa nhà Nguyễn với hoàng thân người Campuchia đã đặt ra những nghi ngờ nghiêm trọng. Dường như đúng là Chey Chetta II đã kết hôn với ít nhất một phụ nữ Việt Nam làm vợ lẽ (khoảng 1619 - 1620) nhưng không nhất thiết là một công chúa; người này tham gia chính trị, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại và tổ chức của đất nước để chống lại quân Xiêm. Có lẽ là nàng, người đã mời một binh đoàn nhà Nguyễn sang để đánh tan kẻ soán ngôi người Xiêm; sau khi chồng mình bị nhiều phe phái khác đe dọa hủy hoại đất nước. Chúng ta có thể đồng tình với điều này, rằng phải có cư dân người Việt có mặt sớm nhất trên đất Campuchia sớm nhất là vào đầu thế kỷ XVII. Các vua Campuchia và phái thân Việt về sau đã phải chi phí trả cho những sự "giúp đỡ" của người Việt từ năm 1658 trở đi"

19. Suara rakyat Indonesia, Tập 13. Indonesian Organization for Afro-Asian People's Solidarity, 1979, trang 6 viết: "như một sự trao đổi, raja Việt (Annam) xin vua Chey Chetta II vào năm 1623 được phép bắt đầu giao dịch buôn bán, mở một văn phòng thu thuế đặt biệt trong khu vực Sài Gòn"

20. Le Cambodge, Jean Delvert. Presses universitaires de France, 1983 viết ở trang 39: "về lý thuyết thì Campuchia là chư hầu của nước khác, đất nước bị tàn phá nhiều trong một thời gian dài. Nhưng vào thế kỷ XVII, những can thiệp của Đại Việt đã vào" (...) "những sự xâm thực của nhà Nguyễn xứ Huế đã đến với những vùng đất Khmer. Cái chết của Chey Chetta II (1618 - 1629), người kiến lập kinh đô Oudong, kéo theo sự suy yếu và một loạt các vụ ám sát" (...). Một loạt các cuộc tranh chấp cung đình, đã được dẹp yên bởi đạo quân Nguyễn do góa phụ của Chey Chetta II chỉ đạo (1658). Hàng loạt các vụ ám sát diễn ra liên tiếp sau cái chết của Chey Chetta IV"

21. La royauté d'Oudong: réformes des institutions et crise du pouvoir dans le royaume khmer du XVIIe siècle của Grégory Mikaelian

PUPS, 2009 viết (trích đoạn, không rõ số trang):khi là hoàng thân, vương triều người Việt đã gả một công chúa cho vua Chey Chetta (làm đối trọng) với Xiêm), mà Ang Sur là kết quả của cuộc hôn nhân này; lập các bến ở miền Nam với mục đích biến thành một trung tâm thương mại. Ang-Sur, người quản lý một vùng đất loạn lạc đã lãnh đạo quân nổi dậy chống lại sự hiện diện của quân Việt, biểu tượng của (sự ràng buộc) tuyệt đối giữa Campuchia và Nguyễn, mà các giáo sĩ phương Tây có ghi lại"

22. Lanxang heritage journal, Tập 3. Sathāban Khonkhwā Vatthanatham, Kasūang Thalǣng Khāo læ Vatthanatham, 1997 viết: "năm 1621 vua Campuchia tổ chức một đạo quân đi xâm chiếm vùng Nan Noy (Attopeu)" ở trang 25. Trang 26 viết: "vùng đất Lào trở thành lãnh thổ của Khmer bắt nguồn từ chiến thắng của vua Campuchia với vương quốc Nam Lào, được tô thắm bởi sự lãng mạn (...) Sài Gòn đã có những ngôi làng được thành lập cùng với những người lưu dân, kết quả của cuộc hôn nhân lịch sử (nguyên văn ghi: "Saigon firent escale dans ces villages et certains s'y etablir, séduit par le beaute ds jeunes filles")

23. Publications de l'Ecole francaise d'Extrême-Orient, Tập 53-55. Ecole française d'Extrême-Orient, 1963 ở các trang:

+ trang 422 có đoạn (lược dịch ý chính): "cuộc hôn nhân giữa Po Rome với một công chúa người Việt (princesse vietnammien), người được cho là em gái của (người hôn phối) với vua Chey Chetta II"

+ trang 374 có đoạn: "cuộc đấu tranh (l'hostinte) giữa họ Trịnh và Nguyễn đã đạt tới điểm vao năm 1620, chính thức bùng phát vào năm 1627 nhưng không lan quá rộng khỏi phạm vi miền Bắc. Do đó, họ Nguyễn sẽ tăng cường ảnh hưởng ở miền Nam với các khoảng cống nạp của các (chư hầu) láng giềng là Chăm và Campuchia. Việc Campuchia mất Sài Gòn và các khu vực khác ở đồng bằng Mekong đi qua một cách lặng lẽ và huyền thoại"

24. Les Frontières du Vietnam: histoire des frontières de la péninsule indochinoise. Pierre-Bernard Lafont. L'Harmattan, 1989 ở:

+ trang 125 có đoạn: "trong khi những người tiên phong, bị thu hút bởi những vùng đất bị bỏ hoang bởi dân tộc Khmer, đã tìm đến định cư ở Mô Xoài (Bà Rịa) và Đồng Nai (Biên Hòa). Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cắm cột mốc đầu tiên trong việc quan hệ buôn bán với người Campuchia: vua Chey Chetta II, người đang tìm kiếm sự hỗ trợ để thoát khỏi Xiêm" (...). "(ông ấy) đã cưới Ngọc Vạn. Vị công chúa người Việt này - người được sự hộ tống bởi các thương nhân đi theo nàng đến hoàng cung Campuchia, là môt yếu tố quyết định cho sự mở rộng ảnh hưởng của người Việt ở đây"

+ trang 137: "Sau hai cuộc tấn công của Xiêm mà Campuchia đẩy lùi từ 1622 đến 1623, Sãi Vương vào năm 1623 cử một phái đoàn (ambassade) đến Campuchia"

25. Les guerres d'Indochine: Des origines de la présence française à l'engrenage du conflit international. Philippe Franchini; Pygmalion / Gérard Watelet, 1988, ở trang 61 có đoạn: "vương quốc Khmer rơi vào (sự khống chế) của Xiêm; đến đầu thế kỷ tiếp theo, người Việt đã thể hiện được tham vọng của mình (ở nơi này). Dưới cái cớ để hỗ trợ quân Campuchia chống Xiêm La, chúa Nguyễn (nguyên văn: le seigneur Nguyen) đã gả cho ông (tức vua Chân Lạp) một nàng công chúa, để thành lập các cơ sở bên bờ sông Donnai".

26. Bách khoa, các số 321 và 322 năm 1970 có đoạn ở trang 24 (trích từ bài viết hai kỳ của Lê Hương: "Việc bang giao giữa Cao Miên và Việt Nam nhìn từ phía Cao Miên": "Tập niên giám viết tay của Thư viện Hoàng gia Cao Miên thời vua Chey Chetta II trang 369 ghi sự việc này như sau: năm 2169 Phật lịch, tức năm 1623 dương lịch, một sứ giả của vua An Nam dâng lên vua Cao Miên một phong thư, trong đó vua Annam ngỏ ý "mượn"của nước Cao Miên xứ Prey Nokor và Kas Krobey để đặt làm nơi thâu quan thuế. Vua Chey Chetta sau khi tham khảo ý kiến của đình thần đã chấp thuận lời yêu cầu trên và phúc thư cho vua Annam biết. Vua Annam bèn ra lệnh cho quan chức đặt sở quan thuế ở Prey Nokor và Kas Krobey và từ đó bắt đầu thâu quan thuế" (đoạn này được Lê Hương dẫn lại trong sách "Việt kiều ở Kampuchea" năm 1971, tr.9 - 10)

27. Luận án tiến sĩ của Trần Thị Lan Hương về múa rối nghệ thuật sân khấu Dù kê và Robam của người Khmer Nam Bộ, 2017 có các đoạn ở trang 40: sự việc vua Chân Lạp Chey Chetta II đã cưới con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên làm vợ (năm 1620), mở đầu cho mối quan hệ hữu hảo giữa triều đình Chân Lạp và chúa Nguyễn, dẫn đến những lần nhượng đất đai và quyền cai quản đối với vùng Thủy Chân Lạp cho chúa Nguyễn, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt, vốn đã có mặt từ trước, được tự do khai khẩn đất hoang và làm ăn sinh sống trên đất Thủy Chân Lạp và tăng cường ảnh hưởng của họ Nguyễn với triều đình Oudung (U Đông) [Vũ Minh Giang (chủ biên, 2006), Lược sử vùng đất Nam Bộ, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức biên soạn, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr 17]

28. Quyển “Công Chúa Sứ Giả ” của Huỳnh Văn Lang, do chính tác giả xuất bản tại California, năm 2004.Trích nguyên văn:

Ngọc Vạn Công chúa sinh ở đâu và ngày nào, không sách sử nào nói. Nhưng người viết tìm lại những năm tháng liên hệ thì có thể cũng biết được phần nào. Ví như Công chúa đi lấy chồng là năm 1620, thì có thể nói là lúc bấy giờ Công chúa vào khoảng 16, 17 tuổi…

…Ngọc Vạn Công chúa ăn ở với Chey Chetta đã 17, 18 năm rồi, Công chúa có con với Chey Chetta không? Không thấy sử Chân Lạp, sử ta nói là Công chúa có con với Chey Chetta II. Người viết luôn luôn thắc mắc tìm hiểu về vấn đề đó và thật là may mắn khi bắt gặp bài viết của Hương giang Thái văn Kiểm. Dựa theo sách ” L’Indochine du Sud”, của Cl. Madrolle, xuất bản năm 1926 tác giả đã viết như sau:

“Sau khi Chey Chetta mất, liền xảy ra việc tranh quyền giữa chú và cháu. Chú là Prea Outey, em ruột của Chei Chetta II, giữ chức Giám quốc (abjoréach) và cháu là Chau Ponhéa To, con của Chetta II và bà Công chúa Việt nam.

“Cháu Ponhéa To là một vị hoàng tử Miên-Việt rất thông minh và đã được giáo huấn rất chu đáo. Vua Chei Chetta khi còn sống định cưới cho hoàng tử nường Công chúa Ang Vodey. Nhưng chẳng may, khi ngài vừa mất thí Préa Outey, tức là chú ruột của hoàng tử, lại cưới nường công chúa Ang Vodey trong khi hoàng tử còn phải trường trai trong tu viện.

“Sau khi rời tu viện, Chau Ponhéa To lên ngôi Chân Lạp và trong một buổi tiếp tân trông thấy Ang Vodey liền đem lòng cảm mến và sau đó hai người cũng thương trộm nhớ thầm một cách tha thiết. Công chúa bèn trốn chồng bỏ nhà ra đi theo vua vào rừng săn bắn. Ông chú là Préa Outey biết được liền rượt theo và giết chết cả hai người”.

Thật là họa vô đơn chí! Chồng chết, rồi con bị giết, thì người vợ người mẹ phải thế nào? Không biết Ngọc Vạn Công chúa phải đau khổ biết bao và còn cảm thấy bơ vơ ở xứ người…. “

Xin nêu điều nhầm lẫn : ngay phần đầu, tác giả đã xác định đúng thời điểm Ngọc Vạn đi lấy chồng là năm 1620 rồi ở đoạn sau, ông viết: Năm 1628 Vua Chey Chetta băng hà đang tuổi thanh xuân, chưa đầy 40.

Như vậy từ 1620- 1628, mới có 8 năm chung sống thì làm gì có đứa con nào của Ngọc Vạn đủ lớn để xảy ra thảm kịch trái khoáy ở chốn cung đình kia ? Cho nên có thể quả quyết, vị hoàng tử vắn số này là con của một bà vợ Việt nào đó của vua Chey Chetta, mà ta chưa có điều kiện để tìm hiểu tận tường.

Qua những dòng tư liệu ít ỏi vừa kể, ta biết chắc Ngọc Vạn có 1 người con trai. Và theo 2 tư liệu sau, ta biết bà có thêm 1 gái.

29. ”Công chúa Ngọc Vạn”, tr 89-95, của Lương Văn Lựu trong sách Biên Hòa sử lược toàn biên ,q.II, do tác giả tự xb năm 1973: “Đến năm 1624, bà lại sanh thêm một gái lấy tên là Néang Nhéa Ksattrey…”

-Nhiều tác giả đề cập đến Ngọc Vạn như:

G. Maspéro, Moura, Henri Russier,A. Dauphin Meunier ,Giáo sĩ người Ý tên Christopho Borri ,Nguyễn Văn Quế, Lương Văn Lựu,Phan Khoang, Ngô Viết Trọng,Huỳnh Văn Lang vv…

-Có thể vì người soạn thiếu thông tin hoặc do cách đánh giá, có sách không nói gì đến Ngọc Vạn, như:

– Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim, nxb Tân Việt, Sài Gòn 1964

-Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển của G.s Trịnh Văn Thanh, nxb Hồn Thiêng,Sài Gòn 1965

-Bộ Việt sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn,Sài Gòn 1959

-Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng& Nguyễn Bá Thế, nxb KHXH, năm 1992

-Bộ Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần, nxb Giáo dục, năm 1998 vv…

30. Tuyển tập biên khảo của Nguyễn Vĩnh Thường (bản điện tử) Canada, 2016 có viết ở trang 184: "từ lúc chúa Nguyễn Phước Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II năm 1620 rồi mượn đất Prey Nokor-Kaskobey để thiết lập trạm thuế (1623)

31. Nghiên cứu kinh tế, Tập 41,Số phát hành 7-12. Viện kinh tế học, 2001 viết: Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho vua Chân Lạp (tr.56)

32. The New Encyclopædia Britannica: Macropædia. Encyclopædia Britannica, 1993 trang 722 có đoạn: Campuchia chậm lại dưới sức ép của Xiêm và Việt Nam. Đầu thế kỷ XVII, vua Chey Chetta II vì muốn đất nước độc lập khỏi tay Xiêm. Để củng cố vị trí của mình, vua tìm kiếm sự hỗ trợ từ chúa Nguyễn ở Viêt nam nên ông chấp nhận cuộc hôn nhân với công chúa của chúa Nguyễn; đáp úng nhu cầu (tìm kiếm nơi định cư mới)"

33. Lê Duy Anh, Lê Hoàng Vinh, Nữ lưu đất Việt: từ cổ đại đến cận đại, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006, ở trang 210 viết: chúa gả Ngọc Khoa cho người Nhật; gả công nương Ngọc Vạn cho vua Chey Chetta II (1620)

34. Encyclopaedia universalis, Tập 4. Encyclopaedia Universalis, 1990, trang 804 viết: "vào đầu thế kỷ XVII, để thiết lập quan hệ và chấp nhận sự ảnh hưởng của Việt Nam để tạo một đối trọng với sự thống trị của Xiêm. Sau khi đã đồng ý với (những điều kiện của chúa Nguyễn), vua Chey Chetta II từ chối cống nạp vua Xiêm"

35. Cambodge, du sourire à l'horreur - Jean Morice - 1977 có (trích đoạn):

+ trang 31 có đoạn: "năm 1700, người Annam đã nắm lấy dứt khoát vùng đất Sài Gòn, chỗ Bà Rịa Vũng Tàu, đó là để nói mọt vùng đất giàu có ở phía đông của (Campuchia)"

+ trang 225: "(...) làn sóng chống Việt Nam đang bùng nổ khắp nơi. (làn sóng) Người Việt đi ra miền bắc hay miền nam luôn là kẻ thù truyền thống của người Campuchia"

+ trang 226: "những vùng đất của người Việt ở Campuchia trước sự xâm nhập mà họ là nạn nhân. Chính phủ miền Nam đã can thiệp vào công dân và tạo điều kiện cho buôn bán diễn ra mạnh ở vùng này. Con số ước tính khoảng 100.000 dân và sẽ còn tiếp tục tăng"

+ trang 60: "từ Menam và lưu vực Saluen, thung lũng cao ở sông Hồng; trong khi người Việt đã chiếm giữ vùng đồng bằng phía nam. phong trào di cư này, bắt chước một trong những người Việt Nam từ phía Bắc và cùng với (...)"

36. Money and Sovereignty: An Exploration of the Economic, Political and Monetary History of Cambodia. Jean-Daniel Gardere; National Bank of Cambodia, 2010 ở trang 71 có đoạn: "những nhà phiêu lưu theo dõi cuộc can thiệp của Việt Nam theo yêu cầu của vua Chey Chetta II. Họ đã dần dần hoàn tất việc "thôn tính" (annexation) vùng châu thổ sông Mekong, bao gồm Sài Gòn, giữa năm 1700 đến 1757".

37. Nam-tiẽn: The Vietnamese Advance to the South. Michael Cotter. University of Wisconsin--Madison, 1965;

+ trang 81 có đoạn: "cuộc hôn nhân giữa công nương Jade với vua Chey Chetta vào năm 1620 không thúc đẩy chủ nghĩa bành trướng (...)"

+ trang 55: "cuộc hôn nhân giữa công nương Jade của Việt Nam với vua Chey Chetta II năm 1620 đã thúc đẩy sự tham gia của người Việt vào Khmer"

+ trang 56: "sự có mặt của vị công nương người Việt trong hoàng cung Khmer đã chứng minh những giới hạn truyền thống của người Việt; rồi vào năm 1623 người Việt đã thực hiện mục tiêu đầu tiên của họ ở vùng đất Đồng Nai" (...). "vương triều Khmer vào năm 1658 đã dẫn quân Việt vào..."

38. Tài liệu này ghi: quận chúa Ngọc Vạn mất năm 1658: https://gw.geneanet.org/debsia?lang=en&pz=augustin+theodore&nz=debsi&p=ng%E1%BB%8Dc+v%E1%BA%A1n&n=nguy%E1%BB%84n

39. Tài liệu có chân dung Ngọc Vạn quận chúa: https://vokk.net/nguyen-phuc-ngoc-van/. Tài liệu này ghi vua Chân Lạp sinh năm 1576, cưới một quận chúa Việt. Sau khi ông chết, Campuchia bị quân Xiêm chia cắt làm đôi. Ông có 4 vợ, Ngọc Vạn là người thứ 4. Sau khi chồng mất, bà về Svey Kang, về nước; lập chùa ở núi Gia Lào rồi mất lúc 53 tuổi

40. Tài liệu tiêng Đức (Kambodscha: Innere und äußere Aspekte einer Konfliktregelung. Wilfried Lulei, Diethelm Weidemann) , chỉ đè cập đến việc người dân mở đất hồi 1658:

xem tr.192 đủ thông tin: "và đến năm 1697 chinh phục và mở rộng giới hạn của mình và chạm phạm vị ảnh hưởng của mình đến tận đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 1780 tỉnh Cà Mau trở thành giới hạn cuối cùng của Việt Nam đến nay"

: https://books.google.com.vn/books?id=jRADDgAAQBAJ&pg=PA194&dq=Monographie+du+Cambodge,+Chey+Chetta+II&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwi40NDVjYXoAhULU30KHakDAacQ6AEIPjAC#v=onepage&q&f=false