Tuyển tập các bài nghiên cứu khoa học của tác giả Minh Quân (từ năm 2012 đến nay)

Thực ra tác giả có ý định lập tuyển tập này từ lâu rồi. Tác giả viết bài đầu tiên vào đầu tháng 7/2012 (khoảng ngày 1 - 4/7/2012) trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: lúc đó là bảo vệ xong khóa luận về đề tài Hồi giáo ở Malaysia xong (tháng 6/2012), tác giả đang chuẩn bị xin việc làm thì bất ngờ, một cơ may đã tới - thầy L. gọi điện thoại bảo viết một bài về đề tài mà em vừa bảo vệ khóa luận xong (cuối tháng 6). Lúc đó tác giả vừa mừng vừa hồi hộp, không biết chọn đề tài gì để viết bài đây. Thật là một vấn đề nan giải !!! Nhưng mình (xưng hô vậy cho thân mật) suy nghĩ mấy ngày mấy đêm - cuối cùng nghĩ ra đề tài. Sau đó bắt đầu lên thư viện lục tài liệu, tìm kiếm tới 2 - 3 ngày mà vừa tìm xong là photo lại, rồi viết. Mà lúc đó đề tài về Hồi giáo - liên quan đến lịch sử thế giới, nên tìm khá nhiều tài liệu, trong đó gặp luôn cả tài liệu bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Đem về, mình đọc và chọn lọc ý để viết và toàn là viết theo ý của mình dựa trên các tài liệu hiện có. Một số tài liệu mới cập nhật từ internet cũng được tác giả xử lý để thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.

Khi bài viết đầu tiên của mình được chọn, mình rất vui. Dự hội thảo khoa học tại Trường KHXH-NV vào cuối tháng 9/2012, mình ngồi chung bàn với các nhà khoa học chuyên môn về lĩnh vực này, nghe họ báo cáo và trao đổi về các tham luận. Thật bất ngờ, bài viết của mình cũng được chọn báo cáo (trong tờ giấy chương trình có ghi lại)... nhưng vì lý do khác nhau, bài của mình không được báo cáo. Thành công đầu tiên này cuốn hút mình viết tiếp nhiều bài khác nhau cho nhiều nơi: Tp. Hồ Chí Minh, An Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Thủ Dầu Một, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, Sơn La. Mình viết cho các lĩnh vực gần với lịch sử: văn hóa, ngôn ngữ, có khi là du lịch và cả biển đảo. Khi viết là tập trung hết sức để viết và việt hương vào chủ đề mà mình đặt ra. Hơn nữa, viết là phải có "hứng" mới có cảm thụ, cảm xúc để viết... và lời hay ý đẹp tuôn ra ào ào. Tuy nhiên, quá trình viết của mình cũng gặp nhiều khó khăn: một số hội thảo không đúng chuyên môn của mình, nếu đúng thì mình không kiếm rà nói tài liệu để viết. Số khác thì kiếm được, nhưng nộp trễ. Một số hội thảo khác có yêu cầu cao, nhưng có vài bài là không đạt yêu cầu. Hiện giờ quá 2 năm viết, mình lưu trữ khá nhiều bài về các lĩnh vực mình nói ở trên.... Không bàn đến chất lượng, nhưng số lượng bài nhiều cũng là thành tích "đáng nể" của mình sau gần 3 năm hoạt động khoa học., Tuy nhận nhiều lời khen, mình cũng nhận không ít một số chỉ trích nho về bài viết của một số người.... những điều này không còn quan trọng nữa: viết là có cơ hội làm quen nhiều nhà khoa học, đi nhiều nơi và biết cái mới. Bài viết là quan điểm riêng của mỗi tác giả, có khen và chỉ trích cũng đúng, nó làm cho mình có kinh nghiệm viết bài hơn. Về thời gian viết bài, mình cũng không nói quá với các bạn khi mình nói: vừa đọc tài liệu, vừa viết trong 5 - 6 ngày thì xong, thêm sự phản hồi của BTC mất thêm vài ngày nữa.

Khi mình viết, cái khó nhất là nghĩ ra tên đề tài. Có các hội thảo mà đề tài nghĩ không ra... mất mấy ngày suy nghĩ và sắp xếp các từ thì mới ra. Với trình độ hiện thời của mình, mình nghĩ đề tài đơn giản và bao quát và viết xoáy theo đề tài, định ý chính theo đề cương với giới hạn số trang, size chữ theo quy định của BTC hội thảo là xong mọi việc. BTC quy định về đề tài (tức nội dung tham luận), kiểu chữ, giới hạn số trang và chú ý nhất là thời hạn nộp bài. Thường thì các hội thảo cho viết bài chừng 1 tháng là nộp. Cá biệt có hội thảo quốc tế là dài hơn, cho thời gian viết là 5 - 6 tháng và độ khó của hội thảo quốc tế đó là đề tài mang tính khái quát và nhiều khi chuyên sâu, nhiều chiều hơn.

Bước quan trọng nhất của viết tham luận hội thảo là phần tài liệu tham khảo. Đây là phần quan trọng, đánh dấu cái thành công hay thất bại của bài tham luận. Trước khi chọn tài liệu tham khảo, đầu tiên phải xác định được tên đề tài trước... sau đó chọn tài liệu tham khảo. Một cách làm kinh điển (bí quyết kiếm tài liệu tham khảo) chưa bao giờ công bố, thì nay lại công bố. Cách chọn tài liệu tham khảo như sau:

1. Ra được tên đề tài, chú ý xem kỹ cụm từ chính và nổi bật của đề tài mà cụm từ chính này sẽ quyết định toàn bộ nội dung bài viết. Ví dụ: Nếu viết cho hội thảo về "khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng" tổ chức tại thị xã Hà Tĩnh năm 20xx, thì đó là tên của hội thảo đó. Trong tên hội thảo đó có các nội dung: hoàn cảnh, diễn biến khởi nghĩa, các lãnh tụ nghĩa quân tiêu biểu, căn cứ địa, kết quả và ý nghĩa.... Với hội thảo này, mình chú ý tên đề tài chính của hội thảo là một phần, nhưng phần quan trọng là nội dung hội thảo - cái quyết định cấu trúc bài viết. Ví dụ mình chọn nội dung đề tài (thường nội dung đề tài chính là nội dung bài viết hoặc 1 phần bài viết) là căn cứ địa.... thì ngay lập tức, kiếm các tài liệu liên quan đến cụm từ "căn cứ địa" và chỉ kiếm tài liệu nào có cụm từ đó mà thôi.

Trường hợp khác, nếu gõ cụm từ chính mà kiếm không ra, còn vài cách nữa nhưng cách chính là: tìm một cụm từ tổng quát, tổng thể để tra tìm tài liệu. Tìm cụm từ "căn cứ địa" không ra nhiều, ta tìm qua cụm từ chính "Hương Khê, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, lịch sử Việt Nam cận đại....". Một cách nữa còn táo bạo hơn: sau khi tìm các tài liệu như đã nói ở trên, ta nhận lấy tài liệu và lật phần sau - phân tài liệu tham khảo của tài liệu đó, tiếp tục tìm kiếm tiếp. Ghi nhớ, tìm kiếm sách và báo chí theo tên đề tài mà mình đã chọn và đừng chọn lan man. Để cho bài viết có phần khoa học hơn, ta cũng nên chọn một số tài liệu kinh điển của Mác - Lenin, Stalin, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn.... Chọn những tài liệu kinh điển theo kiểu này, chú ý chọn và đọc những đoạn liên quan đến đề tài mà minh sắp chuẩn bị viết.

2. Sau khi có đủ tài liệu cần thiết, bắt đầu viết bài. Thường ở bài nghiên cứu ngắn, giới hạn từ 8 - 12 trang và phải chia đề mục rõ ràng. Chúng ta phải xem trình độ của mình như thế nào để có cách thiết kế nội dung bài viết. Thường theo kinh nghiệm của tác giả, bài sẽ chia ra hai đến ba mục - thông thường hai mục mà thôi, ngắn gọn trong giới hạn số trang mà BTC hội thảo đưa ra. Mỗi mục sẽ có mục đầu tiên là khái quát, mục kế tiếp là đi vào cụ thể - nói khác hơn, vào thẳng tên đề tài. Khi viết, chú ý viết hướng vào đề tài (giống như bài tập làm văn thuở còn học cấp trung học, có đề bài và dàn ý, sau đó bắt đầu làm bài) mà viết. Viết chính xác, đôi khi có "hứng" và "hứng" đó phù hợp với nội dung đề tài là viết liền để nội dung rộng ra và ngày càng phong phú hơn. Mỗi hội thảo yêu cầu một lượng nội dung như vậy, nhưng trên thực tế thì nội dung có là cũ - một số khác là cái mới mẻ do mình phát hiện trong sách, tài liệu tham khảo mà mình thu thập được. Một số hội thảo - nhìn chung là như thế - yêu cầu phải có cái gì đó mới mẻ và đặc sắc, cái đó người khác chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu, chưa rõ ràng, nhiệm vụ của mình là nghiên cứu và làm rõ thêm. Những hội thảo mà mình tham dự gần đây toàn ra những ý kiến rất mới mẻ, cách trình bày khá khoa học (mặc dù một số nhỏ trình bày khá "khuôn phép") khiến BTC có cảm tình và duyệt. Và một kinh nghiệm viết bài được nêu ra cho các bạn: nên suy nghĩ cái mới, cái độc đáo và đặc sắc mà các bài viết trước đó nói hoặc chưa đề cập (phần này lưu ý sẽ nói ở phần mở đầu bài viết), triển khai rõ ràng và có lập luận của bản thân. Lập luận của mình kém hay dở không quan trọng, quan trọng là - qua cac bài viết, bạn học được những điều gì trong đó ??? Nghiên cứu độc lập, luôn chọn lựa những tài liệu và lý giải theo quan điểm, chú ý không bàn nhiều về Ct, chỉ bàn về các lĩnh vực mà nhiều người cho là thuận lợi và an toàn mà thôi.

Trong suốt 34 bài viết của mình - không tính bài ghi theo kiểu "ký sự" (tính đến ngày 28/6/2016), mình bị hỏng không ít bài và số mà được chọn duyệt khá nhiều. Có 1 hội thảo mà bài của tác giả đăng vào tạp chí của một trường đại học, rất vinh dự ấy chứ. Nói ở đây không phải "khoe khoang thành tích NCKH" gì, mà muốn tổng hợp các bài và đúc kết kinh nghiệm cho những bạn đang bước vào con đường nghiên cứu khoa học. Bản thân tác giả khi nghiên cứu, thuận lợi có mà khó khăn rắc rối cũng có. Học từ những cái khó khăn, rắc rối đó giúp mình tiến lên. Lúc còn đi học viết lách khá nhiều và suy nghĩ khá sát thực tế, điều đó tạo thuận lợi trong viết bài. Chọn tài liệu, mình chọn theo tinh thần trung thực, tuy nhiên phải thêm "mẹo" trong một số trường hợp khác nhau