HỒI GIÁO TRÊN THẾ GIỚI

Thái Nguyễn Đức Minh Quân

1. Tổng quan về sự ra đời, phát triển của Hồi giáo

1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội và sự xuất hiện Hồi giáo

Hồi giáo tức đạo Islam, mà người Việt Nam quen với cách gọi được du nhập từ Trung Quốc sang là đạo của người Hồi Hột – Hồi giáo. Hồi giáo ra đời gắn liền với tên tuổi của chiến binh, nhà thơ, đại Tiên tri Muhammad nổi tiếng vào đầu thế kỷ VII. Hồi giáo ra đời do nhiều nguyên nhân chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng gắn liền với lịch sử phát triển của người Arab.

Về nguyên nhân chính trị thì trước khi Hồi giáo ra đời, ở Arab cổ - trung đại đã tồn tại nhiều bộ lạc Arabs cổ cũng như nhiều nhà nước khác nhau. Tuy vậy, những tổ chức chính trị sơ khai này (bộ lạc, quốc gia; hai tổ chức tồn tại hầu như song song với nhau) xuất hiện rất manh mún, riêng lẻ. Người thập phương muốn từ nơi này sang nơi khác phải đi hàng chục cây số trên sa mạc nóng bỏng thì mới tới được. Chính vì tổ chức phân tán như thế, nên các tổ chức này đã không đủ sức mạnh để chống lại thế lực bên ngoài như La Mã, Ba Tư. Vào đầu thời trung đại, đã có thời gian vùng đất này bị Ba Tư và Byzantium tranh giành ảnh hưởng ở nơi đây.

Về nguyên nhân kinh tế - xã hội: kinh tế ở Arabs cổ - trung đại rất manh mún, gồm hai loại là kinh tế du mục ở phía bắc và kinh tế nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng phía tây nam bán đảo Arap; trong khi đó công cụ để làm việc rất thô sơ và lạc hậu; chăn nuôi thì là gia súc nhưng lạc đà mới là vật nuôi chủ yếu. Về lĩnh vực kinh tế đối ngoại, người dân đã tận dụng vị trí đặc biệt của Arab (nằm ở ngã ba đường, ngã ba châu lục) nên họ lập các thành thị như Mecca và Hejaz (dân số khoảng gần 5 vạn người) nằm ngay trên con đường buôn bán Đông – Tây để tiện buôn bán, giao lưu với bên ngoài. Về xã hội thì thời kỳ này đã có sự phân chia giai cấp (nhưng không rõ nét). Đứng đầu bộ lạc (hay vương quốc) là Sheikh với bộ lạc; quốc vương đối với vương quốc. Mọi người cùng làm việc trên cơ sở bình đẳng; nhưng phụ nữ thời kỳ đó bị đối xử thậm tệ - họ bị giết chết khi vừa sinh ra.

Về nguyên nhân tôn giáo: Mecca

Tóm lại, những tiền đề về chính trị, kinh tế - xã hội và tôn giáo ở Arab đã là những nguyên nhân chính thúc đẩy sự thống nhất của các bộ lạc trong bán đảo Arab dưới sự lãnh đạo của một nhà nước, một tổ chức kinh tế - xã hội có sức mạnh; đồng thời thống nhất các tôn giáo đa thần thành 1 tôn giáo độc thần để phát triển đất nước. Và Hồi giáo – một tôn giáo mới thờ độc thần đã ra đời – đã đáp ứng được yêu cầu đó.

1.2. Sự ra đời và phát triển của Hồi giáo

Người sáng lập ra Hồi giáo là Muhammad. Theo truyền thuyết người Hồi kể lại thì: Muhammad sinh năm 571[1] tại Mecca trong một gia đình làm nghề buôn bán ở Mecca (Meka) bên bờ tây bán đảo Ảrập. Mồ côi từ nhỏ, ông được ông nội và bác đem về nuôi dưỡng. Mặc dù không biết đọc, không biết viết, nhưng ông rất thông minh, khôn ngoan và giàu nghị lực. Lớn lên, ông lấy vợ là bà Khadija hơn ông tới 15 tuổi. Từ lúc lập gia đình rồi, ông chuyên tâm lo vào việc buôn bán và đồng thời nghiên cứu về đời sống tâm linh. Lúc 40 tuổi, ông vào thiền trong hang núi Hira thì bất ngờ 1 đêm, ông thấy thiên thần Jibrael (Gabriel) thừa lệnh Chúa Allah xuống “khải thị” cho ông, khiến ông trở thành sứ giả của Thượng đế - Hồi giáo chính thức được khai sinh. Để hợp pháp hóa tôn giáo mới này, ông tự xưng mình là Tiên tri – sứ giả cuối cùng trong số 28 sứ giả được thánh Allah cử đến để truyền bá lời dạy của Allah, giáo dục lối sống cho người dân Arab; đồng thời ông cũng phán rằng kinh Koran là bộ kinh chính thức của người Arab (chống lại và hủy bỏ 2 bộ kinh cũ của người Do Thái và Thiên chúa giáo).

Vào năm 40 tuổi sau khi bắt đầu lĩnh giáo từ Chân Chủ Allah, Muhammad bắt đầu truyền đạo. Lúc đầu, ông truyền đạo bí mật cho người thân trong nhà, bạn bè và họ hàng, về sau thì lan ra bên ngoài và được đông đảo quần chúng đi theo. Về sau, do hoạt động truyền giáo bị phe quý tộc lớn chống đối nên vào tháng 7/622, Muhammad đã phải dẫn tín đồ của mình từ Mecca trốn về Yathrib (sau đổi là Medina); và sau đó cũng tại nơi này, ông đã cho thành lập ummah (cộng đồng Hồi giáo) vững mạnh ở nơi đây[2]. Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, Muhammad tiến hành cuộc chiến tranh thần thánh: Hồi giáo – tín ngưỡng bản địa, Hồi giáo – Do Thái giáo… Sau 8 năm trời đấu tranh quyết liệt, Muhammad đã giành được thắng lợi và Hồi giáo chính thức được xác lập trên vùng đất rộng lớn này. Nói về sự thắng lợi của ông, Bernard Lewis viết: “Là sứ giả của Thượng đế, ông mang đến và truyền bá cho nhân loại một tôn giáo mới vừa phát hiện. Đồng thời với tư cách là người lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo ummah, ông xây dựng luật pháp, chủ trì xét xử, thu thập thuế má, điều khiển ngoại giao, khởi động chiến tranh và quyết định hòa bình. Ban đầu khối ummah chỉ là một cộng đồng, về sau trở thành 1 quốc gia. Chẳng bao lâu, nó trở thành một đế quốc[3].

Thật đúng như lời tiên đoán của Lewis: Sau khi Muhammad mất ngày 8/6/632, những người kế vị Muhammad tự xưng là Caliph (tiếng Ảrập: خليفة ), có nghĩa là “người nối nghiệp” nhà Tiên tri, đã dựa vào cơ sở là thuyết “cộng đồng Ummah” do Muhammad lập ra sau khi đã thành lập nhà nước Arab đầu tiên, bắt đầu quá trình mở rộng lãnh thổ. Qua gần 1 thế kỷ, quốc gia của Muhammad đã trở thành 1 đế quốc có biên giới kéo dài từ Tây (Đại Tây Dương) sang Đông (Trung Quốc). Nguyên tắc “đồng thuận” (ijma)[4] được áp dụng cụ thể trong việc bầu chọn người lên làm quốc vương Hồi giáo (nguyên tắc này không phân biệt huyết thống, cần người có tài – đức thì được làm vua). Các quốc vương Hồi giáo đã thực hiện bình đẳng xã hội, kêu gọi người dân tham gia vào tôn giáo mới để tiện phát triển đất nước và mở rộng lãnh thổ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên Hồi giáo đã sớm tan rã ngay từ khi nó vừa được người sáng lập ra nó – Muhammad – tạo dựng mầm mống trong cộng đồng người Hồi Arab. Nhiều nhà nghiên cứu Hồi giáo cho rằng, nguyên nhân tan rã của Hồi giáo chủ yếu do:

- Trước khi qua đời, Muhammad không chọn người kế vị để lãnh đạo cộng đồng Ummah Hồi giáo.

- Khi Muhammad thành lập đạo Hồi thì ông quy định kinh Koran là kinh chính thức của người Hồi. Nhưng do kinh Koran quá mơ hồ nên người ta phải giải thích cho rõ: họ dùng hai sách Sunna (khởi đầu là sách Hadith: ghi lại hành vi – lời nói của Muhammad, về sau đúc kết lại thành sách Sunna) để giải thích. Chính vì kinh Koran quá mơ hồ nên dẫn tới nhiều ý kiến khác nhau, để rồi cuối cùng bị phân thành nhiều phái khác nhau và mỗi phái có ý kiến khác nhau về Hồi giáo.

- Hồi giáo ngay từ khi ra đời mặc dù có lan truyền vào quần chúng, nhưng nó chỉ được số đông người giàu có (vua, quan, thương nhân…) đi theo, người nghèo không thể theo được – họ vẫn chấp nhận tín ngưỡng cũ. Mặc khác, Hồi giáo từ khi được lan truyền thì nó bị các tôn giáo có mặt trước đó là Do Thái và Thiên Chúa giáo (nhất là Do Thái giáo) chống đối kịch liệt. Ngoài ra cũng vào thời kỳ này, do trình độ tổ chức tôn giáo còn hạn chế nên Muhammad chưa nghĩ ra được, chưa thành lập được 1 tổ chức giáo hội Hồi giáo thống nhất, nên tan rã là điều hiển nhiên.

Chính vì những lý do trên mà Hồi giáo, ngay từ khi ra đời và phát triển chưa được ít lâu thì tan rã dần thành 72 giáo phái khác nhau, trong đó phái Shiites và Sunni là hai phái lớn chiếm số đông tín đồ nhất.

2. Một số nội dung cốt yếu của Hồi giáo

2.1. Giáo lý, giáo luật

Giáo lý của Hồi giáo thể hiện trong kinh Koran. “Kinh Koran” (Qur’an, tiếng Ảrập: القرآن, nghĩa là “đọc”) là bộ kinh điển tối thượng của người Hồi giáo. Theo giáo lý đạo Hồi, Koran là sự tiết lộ những lời (kalam) của Thượng đế[5] thông qua Thiên sứ Gabriel cho Muhammad. Tương truyền, trong 23 năm cuối đời mình, Muhammad đã đọc một vài thiên khải cho các tín đồ của ông ghi chép rải rác trên các miếng da thú, tảng đá, mảnh xương… Sau khi ông tạ thế, Caliph đầu tiên là Abu Bakr ra lệnh cho Zayd Ibn Thabit – người thư ký giỏi nhất của Tiên tri, tìm kiếm những đoạn chép tay, những gì còn lại trong trí nhớ của các tín đồ thân cận nhất của Muhammad, để tập hợp một cuốn kinh. Đến thời Uthman việc biên soạn kinh Koran được thực hiện do công sức của nhiều người [6].

Kinh Koran chia thành 30 phần (Just), 114 chương (Suras), 6.236 câu (Ayat, nghĩa là “điều lành”, điều kỳ diệu”) [7] và 323.015 từ. Các chương mục, câu cú và ngôn từ trong kinh Koran đều bị sắp xếp không theo một trật tự logic, không theo một khuôn khổ nhất định nào cả; nhưng thứ tự thì dài (chương mục, câu từ) để trên, ngắn để dưới. Nội dung của kinh Koran thật phong phú và đa dạng. Nó chứa đựng những tín ngưỡng cơ bản, chế độ tôn giáo[8]; những ghi chép về tình hình chính trị, kinh tế - văn hóa ở bán đảo Arab đương thời cùng các nguyên tắc tôn giáo, nghĩa vụ của tín đồ đối với đức thánh Allah[9]. Nói một cách vắn tắt, nội dung giáo lý Hồi giáo trong kinh Koran nhấn mạnh các điểm sau:

- Thiên Chúa Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất, vũ trụ; là Thượng đế Toàn quyền, Toàn uy, Toàn trí, Toàn thức (Ngài có tới 99 cái tên đẹp do tín đồ phong tặng). Ngài sinh ra muôn loài và kể cả nhân loại

- Mọi con người đều bình đẳng trước Allah, nhưng số phận và tài năng sẽ tạo ra sự khác biệt giữa họ với nhau trên đời.

- Số phận của con người là định mệnh – do Allah sắp đặt.

- Tín đồ Hồi giáo phải luôn có thái độ đúng đắn với đạo: trong cộng đồng Hồi giáo thì họ phải chịu ràng buộc bởi các quy định, phục tùng tuyệt đối Allah. Đối với người ngoại đạo (như Do Thái, Thiên Chúa giáo) thì phải “thánh chiến” (Jihad) để chống lại để bảo vệ lợi ích của Hồi giáo. Kinh Koran (chương 9, câu 5) viết rõ: “Khi những tháng Thánh qua đi, các ngươi hãy giết những kẻ đa thần; bất cứ nơi nào bắt gặp chúng, hãy phục kích để bắt chúng[10].

- Khuyên bảo mọi người nên giữ gìn sức khỏe.

- Những lời răn dạy về đạo lý:

+ Chỉ tôn thờ 1 Thiên chúa duy nhất là Allah

+ Vinh danh và kính trọng cha mẹ

+ Tôn trọng quyền của người khác

+ Bố thí rộng rãi cho người nghèo

+ Tránh giết người, ngoại trừ mấy trường hợp cần thiết

+ Cấm ngoại tình

+ Hãy bảo vệ và chu cấp cho trẻ em mồ côi

+ Hãy cư xử công bằng với mọi người

+ Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần

+ Hãy khiêm tốn

Hiện nay, kinh Koran không đơn thuần chỉ là bộ kinh của hơn 20 nước Ảrập mà còn là tác phẩm đồ sộ, kết tinh tài hoa, trí tuệ và ước mơ của người Ảrập cần cù và giàu nghị lực. Nói về bộ kinh này, đại thi hào Đức G.W.Goethe viết: “Kinh Coran là bộ sách đọc mãi không thấy chán. Cứ mỗi lần đọc lại cảm thấy như nó luôn luôn mới mẻ, cuốn hút con người, làm rung động lòng người, thúc giục con người… Do nội dung cũng như giáo lý đa dạng, lời văn nghiêm túc, lúc đường hoàng, lúc trang trọng… Bộ kinh này sẽ mãi mãi toát ra một sức mạnh vĩ đại[11].

Giáo luật của Hồi giáo thể hiện trong bộ luật “Shari’ah” – bộ luật kinh điển của người Hồi Arab. Shari’ah, tiếng Ảrập: شريعة , nguyên nghĩa là “con đường”, chỉ một hệ thống các nghĩa vụ hoàn chỉnh thông qua sự khải thị của Allah về tôn giáo, đạo đức, pháp luật cần phải tuân theo. Nó ra đời từ rất sớm, đồng thời với đạo Hồi.

Theo các tài liệu Ả rập cổ, ngay từ trước khi nhà nước ra đời, người Ả rập đã tuân thủ một bộ luật pháp không thành văn do các thị tộc, bộ tộc đưa ra để quản lý chung. Khi nhà nước ra đời, Muhammad dựa vào các tập quán cổ xưa đó, san định và lập thành luật Shari’ah, lấy danh nghĩa thánh Allah ban hành. Nội dung bộ luật đề cập đến 11 nội dung[12], trong đó 3 nội dung quan trọng là thừa kế tài sản, hôn nhân gia đình và xét xử người phạm tội. Ngoài ra, luật còn quy định 5 hành vi đạo đức của con người như: (1) nghĩa vụ tuyệt đối; (2) tán thưởng; (3) cho phép làm; (4) khiển trách và (5) nghiêm cấm, xem như là tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá đạo đức của tín đồ. Mọi tín đồ Hồi giáo phải chấp hành nghiêm chỉnh 5 hành vi này, nếu không sẽ bị trừng phạt nặng. Do nhiều lý do khác nhau, luật pháp Hồi giáo bị phân thành nhiều phái khác nhau; trong đó lớn nhất là 4 phái: Hanéfi (do Hanifa sáng lập), Maliki (do Malik sáng lập), Shafi’i-yah (do Shafi’i sáng lập) và Hanabilah (do Hanbal sáng lập). Nội dung và ý kiến của các giáo phái này về luật pháp rất khác nhau[13]. Sự ra đời của bộ luật này có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của người Ả rập. Một mặt, nó giúp họ tạo dựng một cấu trúc xã hội hoàn chỉnh, ổn định đời sống nhân dân để hướng đến mục tiêu xây dựng nhà nước Ả rập vững mạnh; mặc khác do được tiếp thu từ bên ngoài, bộ luật được đánh giá cao về nội dung, phương pháp thực hiện và có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với cuộc sống tôn giáo mà còn đối với đời sống thường nhật của người Ả rập[14].

2.2. Lễ nghi; tín ngưỡng của Hồi giáo

Một tín đồ Hồi giáo cần phải thực hiện năm bổn phận quan trọng thường được gọi là Năm trụ cột của đạo Hồi. Đó là Shahadah, Salat, Zakat, Sawn và Hajj.

Shahadah – xác nhận đức tin: Các tín đồ Hồi giáo khi cầu nguyện đều phải biểu lộ đức tin của mình là Allah là vị thánh duy nhất, thánh toàn năng và có thể nhìn thấy vạn vật trên thế gian. Họ tin vào Allah, tin vào vị giáo chủ duy nhất là Muhammad, tin vào lời phán quyết cuối cùng và sự phục sinh của con người trước Đức Allah toàn năng. Sự biểu lộ này phải thông qua lời cầu nguyện được đọc bằng tiếng Arab của tín đồ trong nhà thờ (masjid), trước mặt nhân chứng để bày tỏ sự trung thành.

Mecca

Zakat là bố thí cho người nghèo. Hồi giáo quy định, tín đồ sẽ trích một phần thu nhập của mình (khoảng 2,5% thu hoạch hằng năm; 10% lợi tức mùa màng) để bố thí cho người nghèo – có người xem là thứ thuế của đạo Hồi.

Sawn là nhịn ăn trong tháng chay Ramadan (tháng 9 theo lịch Hồi). Hồi giáo quy định, tất cả các tín đồ nam – nữ, trừ người ốm và phụ nữ có thai, đều phải nhịn ăn từ lúc rạng sáng cho tới lúc mặt trời lặn mỗi ngày trong tháng này. Tối đến, họ sẽ ăn lại bình thường. Nghi thức này có ý nghĩa sâu sắc: đó là dịp để thử thách lòng tin của tín đồ với tôn giáo – khuyến khích sống mộ đạo; cảm nhận mùi vị đói khát để đồng cảm với người nghèo khổ.

Mecca[15]. Những người Hồi giáo đi Mecca và trở về thành công mỹ mãn thì được tôn xưng là Hajji vào tên tuổi của mình nếu là đàn ông, còn đàn bà được gọi là Hajjiah, (những tên gọi này có nghĩa là người đã hoàn thành bổn phận Hajji), họ sẽ được người ta chào đón với những nghi lễ long trọng và được tôn kính đặc biệt.

Ngoài “năm cốt đạo” trên, một quy định đáng chú ý là người Hồi có bổn phận phải tham dự các cuộc “thánh chiến” (Jihad) để bành trướng thế lực và truyền bá tôn giáo.

Về niềm tin (tín ngưỡng), người Hồi tín vào Allah, Muhammad, Thiên kinh, Thiên sứ và Tận thế:

- Tin vào đức Allah: Nội dung này bao trùm lên các tín điều căn bản. Hồi giáo cho rằng Alalh là vị thần duy nhất trong vũ trụ, tự sinh ra và vĩnh cửu. Allah sáng tạo ra thế giới, là chúa tể của vũ trụ và muôn loài. Tín đồ không thờ ảnh tượng Allah vì cho rằng Allah có mặt ở bất cứ đâu và ở khắp nơi, không một hình tượng nào thể hiện đúng với Allah.

- Tin vào sứ giả Muhammad: Kinh Koran quan niệm đức Allah từng cử rất nhiều sứ giả (28 vị) đến các dân tộc khác nhằm truyền đạt lời dạy của Allah cho con người. Trong số các sứ giả mà Allah chọn lựa, Muhammad là vị sứ giả cuối cùng Ngài tin cậy nhất, và là người xuất sắc nhất và thành công nhất. Chỉ riêng Muhammad là sứ giả được nhận những lời giáo huấn đầy đủ nhất của đức Allah.

- Tin Thiên kinh: Allah từng trao cho các sứ giả trước Muhammad mỗi người 1 bộ; nhưng các bộ ấy không đầy đủ, bị thất lạc hay bị giải thích sai lệch. Bộ Thiên kinh Koran của sứ giả Muhammad là bộ cuối cùng, là bộ duy nhất đã đúc kết đầy đủ lời dạy của Allah nên Koran được xem là bộ kinh đầy đủ nhất, toàn vẹn nhất.

- Tin vào thiên sứ: Thiên sứ do Allah tạo ra thực chất là các linh hồn, vô hình trước con người và không có tính thần; mỗi thiên sứ có 1 nhiệm vụ riêng và không ai phải quỳ lạy trước Thiên sứ. Thiên sứ có sự phân chia cấp bậc rõ ràng, cao nhất là thiên sứ Jibrael (Gabriel).

- Tin vào tận thế: Hồi giáo tin rằng có Tận thế - phán đoán một ngày nào đó, Tận thế sẽ đến. Trong ngày này, mọi hoạt động của sinh linh sẽ chấm dứt để rồi tất cả đã sống lại để nhận sự phán xét của Allah. Tùy thuộc vào hành vi con người mà Allah quy định: người tốt thì lên thiên đàng, người xấu sẽ bị đày đọa ở địa ngục.

- Tin số mệnh con người: Hồi giáo cho rằng, mọi việc trên đời đều do Allah an bài. Allah là kẻ sáng tạo ra vạn vật (trong đó có con người) và biết hết tất cả mọi hành động của con người làm ở trên trần thế, Ngài cũng không muốn con người bị cuốn vào vòng tội lỗi để rồi chịu hình phạt ghê gớm. Do đó, con người cần phải làm chủ cuộc đời của mình, ăn ở sao cho tốt thì được Allah cho lên thiên đường, bằng không sẽ bị đày đọa xuống địa ngục.

2.3. Tổ chức của Hồi giáo

Tổ chức Hồi giáo trên thế giới gồm có hệ thống các chức sắc tôn giáo, các nơi sinh hoạt tập thể của Hồi giáo. Về hệ thống chức sắc Hồi giáo thì từ khi thành lập đến nay, nó không được thống nhất và luôn bị thay đổi tùy theo các giáo phái Hồi giáo:

- Giáo chủ (còn gọi là Giáo trưởng) (tiếng Hồi: Califa, Emir) là người đứng đầu một quốc gia Hồi giáo (Califate, Emirates)

- Ommal là người đứng đầu Hồi giáo ở tỉnh

- Hakim (giáo cả) là người cai quản thánh đường

- Naib Hakim (phó giáo cả), người phụ tá cho giáo cả

- Ahly, người đứng đầu thôn ấp Hồi giáo

- Imam, người hướng dẫn hành lễ, thực hiện nghi lễ cho tín đồ ở thánh đường

- Hadji (hay gọi khác là Hijjah): người tín đồ đã qua hành hương ở thánh địa[16]

Ngoài ra Hồi giáo còn có một số chức sắc khác như Khatib, Tuan, Bilat, Slak, Cadis (lo về tư pháp của chính phủ Hồi giáo); Cheik (làm nhiệm vụ truyền giáo).

Nơi sinh hoạt của tín đồ Hồi giáo là một điểm đặc trưng của người Hồi. Nếu tín đồ đạo Phật có nơi sinh hoạt là chùa chiền, đền đài; tín đồ đạo Thiên chúa có nơi sinh hoạt là Thánh đường Thiên chúa thì đạo Hồi cũng có cơ sở tôn giáo của mình, đó là nhà thờ (Masjid). Ở các quốc gia Hồi giáo, nhà thờ có hai loại: lớn gọi là giáo đường và nhỏ gọi là nhà nguyện. Mặc dù có nhiều điểm giống với thánh đường Thiên chúa về tên gọi, nhưng cấu trúc – cách bày trí trong thánh đường Hồi giáo rất khác Thiên Chúa giáo. Ở các nước Ả rập Hồi giáo, các thánh đường bao giờ cũng được xây dựng công phu và trang hoàng thật đẹp vì theo quan niệm của người Hồi, nhà cửa để ở cho một kiếp người thì xây như thế nào cũng được, nhưng nhà cửa của thánh Allah thì phải trang hoàng cho thật đẹp. Trước thánh đường sẽ có một sân vuông có hồ nước, nơi tín đồ được tẩy uế trước khi cầu nguyện. Ở góc sân hướng về Mecca là thánh đường. Nó được xây theo kiểu hình vuông có mái tròn. Phía trong thánh đường có khám thờ, giảng đường, giá đặt kinh Koran. Trong thời kỳ đầu, thánh đường được trang trí bằng hình kỷ hà, hình hoa lá. Về sau, khi lệnh cấm được nới lỏng, họ chuyển sang trang trí bắng hình chim, thú, động vật tưởng tượng nửa chim nửa thú[17]. Mỗi khi sắp đến giờ cầu nguyện, Imam leo lên tháp nhà thờ để kêu gọi tín đồ. Ông đọc liên tục 3 lần câu: “Tôi nhận rằng ngoài Allah không có chúa nào khác”; “Tôi nhận rằng Muhammad là sứ giả của Allah”. Các tín đồ khi nghe câu nói đó phải lập tức ngừng công việc để cầu nguyện. Trước khi cầu nguyện thì phải rửa chân tay thật sạch; khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Mecca, phủ phục chạm đất[18]. Sự ra đời của thánh đường đã đáp ứng yêu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân, nhất là những người theo Hồi giáo. Người ta có thể vào bên trong thánh đường, dưới mái vòm hoặc bể nước để trò chuyện, hội họp. Trẻ em thì đến đây học tập nếu nơi ở của chúng không có trường học. Kiến trúc theo kiểu quần thể gắn liền liên kết chặc chẽ với nhau cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa Hồi giáo với đời sống chính trị, văn hóa và xã hội. Người Hồi nào cũng muốn sống quy tụ ở những nơi có thánh đường. Luật Hồi giáo quy định, các tín đồ phải đến cầu nguyện vào trưa thứ sáu hàng tuần ở Đại thánh đường. Như vậy, văn hóa của người Hồi nói chung chiu ảnh hưởng từ tôn giáo của họ.

3: Ảnh hưởng của Hồi giáo đến cư dân Arab

3.1. Chính trị

Về chính trị, quốc gia Hồi giáo được tổ chức theo cơ cấu chính trị kết hợp vương quyền - thần quyền theo kiểu tổ chức nhà nước ở quốc gia phong kiến phương Đông. Theo đó, vào thuở bắt đầu lập nước thì người đứng đầu quốc gia lúc đó là Đại Tiên tri Muhammad (Prophet Muhammad) và các Giáo chủ (Calipha), những người được Thánh Allah ủy nhiệm làm người đứng đầu quốc gia mới thành lập. Theo như sự sắp đặt của Allah, Giáo chủ vừa là người nắm vương quyền (tập trung mọi quyền lực trong tay – là người chủ tối cao), nắm thần quyền (do là Đại tiên tri nên ông sẽ là người trung gian thực hiện cuộc tiếp xúc Người – Allah) nên nắm thần quyền là điều đương nhiên. Ông chính là hiện thân của Allah, thay Allah cai quản trăm họ.

Chính vì có thực quyền to lớn như thế nên các Giáo chủ nắm đồng thời 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Về quyền hành pháp, quyền này do Giáo chủ nắm giữ. Bất kỳ người Hồi nào cũng được làm Giáo chủ. Ban đầu, phương pháp bầu chọn Giáo chủ chủ yếu theo nguyên tắc đồng thuận (ijma) – một nguyên tắc rất dân chủ trong Cộng đồng Hồi giáo. Về sau, do sự kiện Giáo chủ Ali qua đời năm 661 thì tổng đốc Syria là Muawiya làm đảo chính và cướp chính quyền về tay mình. Sau khi lên nắm quyền, ông bãi bỏ chế độ bầu cử mà thay vào đó là chế độ cha truyền con nối, kéo dài cho tới hiện nay vẫn còn (tiêu biểu là vương quốc Qatar, vương quốc Arab Saudi… còn chế độ cha truyền con nối). Và, cũng giống như Hoàng đế ở phương Đông, các Giáo chủ Hồi giáo (Califa) vừa nắm vương quyền trong nước đồng thời cũng nắm luôn thần quyền ở ngoài đời. Bắt đầu từ thời Giáo chủ Omar I, các quốc vương (hay Giáo chủ cũng đúng) òn mang thêm danh hiệu “Thống lãnh các tín đồ” (amir al muminin). Chính bởi nắm nhiều quyền lực tuyệt đối như thế, các Giáo chủ sinh lòng muốn lạm dụng quyền lực này. Bộ máy chánh quyền giúp giáo-chủ được đặt dưới sự lãnh đạo của một Vizir (vizir có nghĩa là người phụ tá mang gánh nặng – chỉ Tể tướng) và gồm nhiều bộ trưởng. Tại các địa phương giáo chủ uỷ quyền chỉ huy quân sự và dân sự cho các tiểu vương (amir hay emir có nghĩa là thống lãnh). Dân chúng chỉ tiếp xúc với chính quyền chủ yếu qua trung gian các cán bộ thu thuế.

Về quyền lập pháp, các Giáo chủ không tự định ra luật pháp mà lấy kinh Koran làm bộ luật để cai trị quốc gia. Tuy nhiên trong chi tiết, khi có vấn đề nào đó được đặt ra các nhà thần học (ulama) bắt đầu nghiên cứu để đi đến một kết luận mà theo họ là theo đúng tinh thần Kinh Koran. Các kết luận này sau được đưa vào bộ luật Hồi giáo gọi là Shari’ah (nghĩa là con đường phải theo). Về sau, do Hồi giáo chia thành nhiều phái nên cách sử dụng luật pháp Hồi giáo ở mỗi phái cũng khác nhau rõ rệt.

Về quyền tư pháp, các Giáo chủ nắm tòa án, và bổ nhiệm những viên quan tòa tài ba vào bộ máy tư pháp (chuyên xét xử) – những người này gọi là chánh án, xét xử ở cấp trung ương. Ở cấp địa phương có quan tòa cấp dưới; ngoài quan tòa ra còn có các phụ tá (muhtabib) để theo dõi các vấn đề liên quan đến thương mãi như nghiên cứu các hợp đồng mua bán, kiểm tra chất lượng hàng hoá, kiểm tra việc cân đo, giữ gìn trật tự trong các chợ và dàn xếp các tranh chấp giữa chủ và thợ. Vì luật Hồi giáo không có văn bản thống nhất và chính thức nên các vị quan tòa này khi xét xử chỉ dựa vào các quyết định (fatwa) mà các cố vấn pháp luật (mufti) đã đưa ra mà thôi. Luật pháp Hồi giáo khắc nghiệt hơn nhiều so với luật Do Thái và luật Thiên chúa: tội giết người và bỏ đạo sẽ bị tử hình; tội trộm cắp bị chặt tay và đánh bằng roi; các tội nhẹ thường bị xử bằng cách khiển trách mà thôi[19].

3.2. Kinh tế

Về mặt kinh tế, do chịu ảnh hưởng của Hồi giáo nên người Arab chủ trương cấm cho vay nặng lãi nhưng cho phép người ta làm giàu vì của cải làm ăn uy tín của con người. Kinh Koran có rất nhiều qui định về thương nghiệp, điều này dễ hiểu vì Muhammad xuất thân từ nghề buôn bán; các tín đồ đến với Hồi giáo sớm nhất đều xuất thân từ thương gia. Đạo Hồi chú trọng khai mỏ (mỏ tài nguyên đều là tài sản của Thượng đế Allah), cho phép chủ mỏ chiêu mộ nhân công và hưởng chế độ khoán sản phẩm, được đóng vào ngân sách chính phủ 1/5 sản lượng thu hoạch hằng năm. Các ngành tiểu thủ công nghiệp thường có người đứng đầu (nhưng tiếng nói của họ yếu ớt so với thương gia).

3.3. Xã hội

Khi xây dựng Hồi giáo, Muhammad muốn làm một cuộc cách mạng xã hội với những tư tưởng rất tiến bộ thời bấy giờ. Ông chủ trương muốn xây dựng một xã hội bình đẳng giữa những người dân theo đạo với nhau (bình đẳng nam – nữ về quyền lợi, nghĩa vụ… và những cái khác trong cuộc sống). Tổ chức xã hội Arab được tuân thủ theo kinh Koran.

Về tổ chức gia đình, kinh Koran rất nhấn mạnh chế độ gia trưởng của người Arab Hồi giáo theo đúng tục lệ cổ truyển của người Arab (mang đậm tính phương Đông cao). Theo đó thì trong gia đình, đàn ông sẽ nắm quyền thống trị - cai quản gia đình và phân chia các thành viên thành các thứ bậc và phân định công việc rõ ràng cho từng người. Anh ta chỉ có nghĩa vụ là phải làm việc kiếm tiền nuôi sống gia đình, chứ không hề can dự vào các công việc nội bộ của gia đình, và những công việc trong gia đình thì anh ta thường giao cho vợ hay em gái, con gái, cháu gái xử lý. Người già trong gia đình thì vẫn được kính trọng và được chăm sóc chu đáo. Về vấn đề con cái trong gia đình, lúc đầu người Hồi trọng con nuôi nhưng về sau lại trọng con đẻ vì chỉ có con đẻ mới có nhiều quyền lợi. Lúc sinh ra, tên con thường được gắn với họ của bố bằng các chữ Ibn, Ben, Bin. Con trai chỉ sống với mẹ đến 7 tuổi thì theo cha đi học nghề hay vào trường học miễn phí. Ngay từ lúc còn bé, trẻ con đã được người lớn dạy phải tuyệt đối vâng lời người lớn, và ngay cả khi chúng đã trưởng thành và có gia đình con cái riêng thì cũng vậy. Kinh Koran nói: “Đấng Cứu nạn của ngươi tuyên bố rằng ngươi thờ phụng không ai khác ngoài Ngài, và rằng ngươi phải tử tế với cha mẹ. Dù có ai trong cha mẹ ngươi sống được đến già cùng ngươi hay không thì ngươi cũng đừng nói điều gì xúc phạm hay làm họ tức giận, mà hãy nói với họ bằng những lời tôn kính. Và vì lòng nhân từ, hãy cúi mình trước họ mà nói: Allah trên trời! Hãy ban cho họ sự Nhân từ của người, như họ đã chăm sóc âu yếm với con khi con còn bé[20].

Vị trí của người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo Arab rất thấp kém – họ chỉ được coi là “cô dâu của gia đình” và là “công cụ” để sinh đẻ con cái để nối tiếp cho dòng họ của người đàn ông mà họ yêu thương. Kinh Koran phân định rõ địa vị giữa đàn ông và đàn bà: “"Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quí hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập[21]. Trong gia đình, người vợ phải là người mẫu mực, biết vâng lời và làm những việc mà gia đình chồng cho phép. Ngoài ra, họ còn phải giữ gìn danh dự cho nhà chồng. Người vơ phải đoan trang, thùy mị và nếu có các biểu hiện thiếu đúng đắn, họ sẽ bị trừng phạt ngay lập tức. Khi ra đường, họ sẽ phải che mặt lại. Về lý do che mặt, có tác giả cho rằng, ngày xưa đàn ông cũng dùng khăn đó để che mặt chống cát sa mạc. Nhưng sau đó, phụ nữ là sinh linh do chồng che chở, và khăn che (chadra) chính là dấu hiệu bảo vệ cô ta[22]. Cô phải ở nhà chăm sóc, vun vét nhà chồng. Người Hồi không chấp nhận phụ nữ ra ngoài một mình, trừ khi cô có người thân (thường là đàn ông) đi kèm[23] . Khi có con, đặc biệt là con trai thì địa vị của họ được củng cố vững chắc hơn. Họ sẽ được thừa kế tài sản của nhà chồng, thường là 1/3 số tài sản đó, còn lại 2/3 thì sẽ chia cho các anh em bên nhà chồng. Cũng như vậy trong vấn đề ly dị, người đàn ông ly dị vợ rất dễ dàng, anh ta chỉ cần nói ba lần câu “Tôi bỏ bà” (al-Talaq) trước mặt một người làm chứng là xong, còn người phụ nữ chỉ có thể ly dị nếu chồng cô ta đồng ý. Trước tòa án, người phụ nữ được quyền bào chữa, nhưng theo luật Hồi giáo, nhưng lời bào chữa của một người đàn ông có giá trị bằng hai người phụ nữ, như thế muốn chống lại một nhân chứng là đàn ông thì phải có ít nhất hai nhân chứng là phụ nữ. Một người đàn ông giết vợ, chị em gái hay thậm chí cả mẹ mình có thể không bị kết tội nếu anh ta chứng minh được rằng người phụ nữ đó phạm tội ngoại tình.

Về hôn nhân gia đình, Hồi giáo cho phép đa thê. Về nguồn gốc thì theo Mansfield thì: “Trong các cuộc chiến tranh, đàn ông ra trận chết nhiều quá, để lại nhiều bà vợ góa và trẻ con mồ côi và cuộc sống của họ về sau sẽ khó khăn. Trong hoàn cảnh như vậy, việc đa thê là điều cần thiết để duy trì sự sống còn, hôn nhân được coi là nhiệm vụ quan trọng của tín đồ[24]. Theo luật, đàn ông Hồi giáo được phép lấy bốn vợ miễn là anh ta có đủ tài sản, tài chính để lo bốn bà. Anh ta cũng có thể lấy nhiều hơn 4 bà để chứng tỏ mình là người chân chính. Trong lịch sử đã từng có vua chúa, thương nhân lấy nhiều vợ[25]. Về thủ tục hôn nhân Hồi giáo thì theo luật, đàn ông và phụ nữ bị cách ly nhau bởi tục purdah[26] . Sau khi cưới, phụ nữ phải làm việc quần quật và chịu sự giám sát của mẹ chồng cho đến cuối đời. Hiện nay, chế độ hôn nhân đa thê bị phản đối kịch liệt. Báo chí Saudi Arabia cho biết hơn một nửa đám cưới hàng năm đã tan vỡ. Nhiều phụ nữ ly thân đã phải sống cô độc một mình trong nhà, chịu sự cấm đoán nghiệt ngã của gia đình mình. Trong khi các bậc cha mẹ có tư tưởng tiến bộ trong việc đối xử với con gái, họ cho phép con chỉ lấy 1 người chồng thay vì gả con cho đàn ông nhiều vợ như trước đây. Nhận thức điều đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ (1930) và Tunisia (1956) ra quyết định bãi bỏ chế độ này. Ở các nước Hồi giáo khác, nhiều nhà hoạt động nữ quyền cũng phản đối chế độ đa thê.

3.4. Văn hóa

Về văn hóa vật chất, ảnh hưởng của Hồi giáo đến lĩnh vực này thể hiện trong ăn – uống; mặc và ở; sự sáng tạo của họ trong khoa học – kỹ thuật.

Về ăn – uống của người Hồi, theo kinh Koran thì họ sẽ ăn – uống những gì mà kinh cho phép (haram) và không ăn những gì mà kinh không cho phép (halal). Kinh Koran quy định: “Tất cả thức ăn thức uống từ động vật, thực vật hay khoáng vật nếu Tohir (sạch và tốt lành) thì được halal ngoại trừ những gì độc hại đến sức khỏe và tính mạng”. Những đồ ăn, đồ uống không sạch sẽ thì bị kinh Koran cấm đoán, buộc tín đồ không được dùng (không dùng vì đồ ăn, đồ uống đó là ô uế, bẩn thỉu, không sạch) như: thịt súc vật chết, máu, thịt heo, huyết…. Về cách ăn mặc, Hồi giáo cho rằng trang phục hàng ngày của họ chỉ mang tính biểu tượng, thể hiện mối quan hệ giữa con người với đất đai, với quá khứ và Hồi giáo. Theo đó thì, mỗi người dân Hồi giáo khi đi đâu, ở đâu thì họ đều mặc một áo dài trắng trùm kín đầu (cả nam và nữ) màu trắng; việc mặc áo trùm kín đầu ấy là phản ánh sự thiết thực của cuộc sống sa mạc và sự nhấn mạnh của đạo Hồi. Đi kèm theo áo dài trắng đó là một mảnh vải vuông phủ trên đầu và có 2 loại: shimagh và ghutra[27]. Về phụ nữ, họ phải mặc một áo choàng phủ kín người được trang trí bằng các đồng xu, mảnh kim loại hay đồng tiền vàng và nhất thiết phải dùng khăn che mặt. Về nơi ở và đi lại, người Hồi sinh sống chủ yếu trong những ngôi làng nhỏ nằm rải rác quanh thành phố; các ngôi nhà của người Hồi nắm san sát nhau tạo thành 1 cụm chứ không tách thành khu riêng biệt. Ở mỗi làng Hồi giáo, người ta sẽ xây một cái nhà thờ Hồi giáo (ở trung tâm). Nhà thờ Hồi giáo trong làng thực hiện 3 chức năng: giáo dục, hội họp và cầu nguyện (vào trưa thứ sáu hàng tuần).

Ngoài việc ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt vật chất của người dân, Hồi giáo còn có ảnh hưởng rất lớn trong việc kích thích người dân học tập, sáng tạo ra thành tựu khoa học – kỹ thuật lừng lẫy một thời. Trong thời kỳ hình thành và phát triển của đế quốc Hồi giáo, dựa vào những điều kiện sẵn có ở trong nước và ảnh hưởng của bên ngoài mà người Hồi đã không ngừng học tập, để rồi phát minh ra những thành tựu khoa học – kỹ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Tương truyền, năm 830 dưới thời Califa al-Mamun, ông đã cho thiết lập một một trung tâm khoa học lớn, thu hút các nhà trí thức, nhà bác học từ khắp nơi về đây học tập, nghiên cứu và dịch thuật. Người dịch nhiều nhất lúc đó là Hunain Ibn Ishaq (809 – 873). Ông nói rằng đã dịch hơn 100 tác phẩm của Galienus, Aristotle, Platon… từ tiếng Hy Lạp ra tiếng Ả rập. Đến giữa thế kỷ X, họ dịch hầu hết các tác phẩm về Thiên văn học, Toán học, Y học của Hy Lạp ra tiếng Ả rập. Những công trình nghiên cứu của họ trình bày những ý tưởng mới, táo bạo, có logic rõ ràng, ngược hẳn với giáo lý của nhà thờ Thiên Chúa giáo ở La Mã thời trung cổ. Về toán học, do dịch được cuốn “Siddhatas” của Ấn Độ, người Ả rập biết được hệ thống chữ số Ấn Độ và dần hoàn thiện. Không những kế thừa và phát triển, người Ả rập còn biết sáng tạo. Chữ số “0” (thế kỷ X), tỉ số lượng giác (sin, cosin, tang, cotang) (thế kỷ IX), nước cất (al – ambik) đầu tiên….đều do người Ả rập Hồi giáo sáng tạo ra[28]. Chính những thành tựu khoa học – kỹ thuật đó đã giúp đế quốc Arab Hồi giáo, trở thành “đầu cầu” để truyền bá các thành tựu văn minh ra bên ngoài (xem cụ thể ở mục 3.5).

Về văn hóa tinh thần, do ảnh hưởng của Hồi giáo nên người dân Arab có một đời sống tinh thần phong phú. Điều đó thể hiện qua đức tin, hôn nhân, tang lễ và lễ hội.

Về đức tin, người Hồi có 6 đức tin:

1. Tin chỉ có một vị thánh duy nhất, đó là thánh Allah. Hồi giáo tin rằng “thánh Allah là duy nhất, độc nhất”[Lê Phụng Hoàng, văn minh, 73], là vị thần có thể nhìn thấu trời đất để thấy con người và các hành động của họ dưới trần thế để ra lời phán xét cuối cùng sau khi họ chết.

2. Tin các vị thiên thần. Hồi giáo cho rằng, Allah đã sai các vị thiên thần thông thái, siêu phàm của mình giáng trần để thực hiện mệnh lệnh của Allah và truyền đạo. Họ chính là tai mắt của Allah, luôn hiện ra trong không gian mờ ảo để theo dõi con người và biên chép lại tội phúc của họ để trình cho Allah phán xét.

3. Tin các sách mặc khải (Kinh Thánh). Các tín đồ luôn tin tưởng vào các sách kinh thánh mà Allah đã ban truyền, cử các thiên sứ giáng trần để truyền bá khắp thế gian. Theo đó, Allah truyền cho Moses kinh Cựu Ước (Taurat), cho David kinh Zaboor và Jesus kinh Tân Ước.

4. Tin các vị thiên sứ. Các tín đồ tin tưởng rằng Allah đã cử các thiên sứ, người tin cẩn nhất của mình xuống trần gian truyền đạo. Kinh Koran thống kê có 28 vị, song nổi tiếng nhất là Noah, Moses, Abraham, Jesus và Muhammad là Tiên tri cuối cùng và vĩ đại nhất.

5. Tin có ngày tận thế. Các tín đồ tin rằng, trên thế giới không có cái gì trường tồn cả, cứ trôi nhanh theo quy luật sinh – lão – bệnh – tử (giống với Phật giáo). Khi con người chết, linh hồn sẽ xuống địa ngục và khi đến cửa địa ngục, họ sẽ được hai thiên thần canh cửa đến tra hỏi kỹ càng về các hành động trên trần thế. Nếu phạm tội phải vào địa ngục chịu cực hình; nếu ăn ở có thiện đức sẽ được lên thiên đàng hưởng phúc đời đời. Đến ngày Phán xét cuối cùng, các linh hồn sẽ nhập vào xác rồi đi lên gặp Allah. Đường đi thật hãi hùng: núi non chuyển động, biển cả sôi lên và lửa địa ngục đỏ hừng hực lên. Đến nơi, họ sẽ được Allah xét xử công bằng, phân minh, nhân loại không thể nào tránh được.

6. Tin tưởng nơi số mạng của con người. Hồi giáo cho rằng, mọi việc trên đời đều do Allah an bài. Allah là kẻ sáng tạo ra vạn vật (trong đó có con người) và biết hết tất cả mọi hành động của con người làm ở trên trần thế, Ngài cũng không muốn con người bị cuốn vào vòng tội lỗi để rồi chịu hình phạt ghê gớm. Do đó, con người cần phải làm chủ cuộc đời của mình, ăn ở sao cho tốt thì được Allah cho lên thiên đường, bằng không sẽ bị đày đọa xuống địa ngục. Thế nhưng tín điều này cũng khẳng định con người được tự do tôn giáo. Hồi giáo quy định rằng, con người được quyền chọn lựa tôn giáo để theo, tin hay không tin là quyền của mỗi người. Kinh Koran viết rõ: “Chân lý từ Thiên Chúa, ai muốn thì hãy tin, ai không muốn thì đừng tin”[29].

Về hôn nhân, đạo Hồi quy định thủ tục hôn nhân rất khắc khe; đàn ông sẽ là người chủ động trong vấn đề này và đàn ông là đa thê. Đa số các cuộc hôn nhân đều do gia đình hai bên sắp đặt, trong khoảng thời gian này thì người con trai và người yêu của anh ta sẽ không được biết mặt nhau, không gặp nhau cho đến lúc đám cưới được diễn ra. Sau khi cưới, phụ nữ phải làm việc quần quật và chịu sự giám sát của mẹ chồng. Khi ly hôn, người đàn ông ly dị vợ rất dễ dàng, anh ta chỉ cần nói ba lần “Tôi bỏ bà” trước mặt hai người làm chứng là xong. Phụ nữ muốn ly hôn thì phải tự bào chữa, nói rõ lý do ly hôn và phải được chồng đồng ý thì mới được ly hôn.

Về tang lễ, người Hồi luôn tin tưởng sẽ có Tận thế nên họ thực hiện việc tang lễ rất chu đáo. Quy trình tang lễ như sau: khi một người Hồi giáo đang hấp hối, gia đình và bạn bè sẽ tụ tập xung quanh người đó, đọc kinh Koran và than khóc, đồng thời cử người đi báo cho chức sắc tôn giáo biết rằng có người sắp mất. Người sắp mất sẽ được đưa vào thánh đường, gia đình và họ hàng tổ chức tắm rửa và khâm liệm chu đáo, cầu nguyện tiễn đưa người chết vào cõi vĩnh hằng. Khi chôn cất, người chết phải được chôn sâu trong huyệt để người chết có thể ngồi dậy vào ngày Phán xét, chân người chết phải quay về Mecca khi ngồi dậy mặt họ sẽ quay ngay về hướng đó.

Về lễ hội Hồi giáo, người Hồi giáo thực hiện đủ các lễ hội Hồi giáo sau:

a. Lễ hội chấm dứt mùa chay Ramadan. Đây là lễ hội quan trọng của người Hồi, được tổ chức sau khi mùa chay Ramadan kết thúc (1/10 theo lịch Hồi). Trong ngày này, các tín đồ được viếng thăm bạn bè và láng giềng, trao đổi quà tặng và dự tiệc vào buổi trưa. Ngày 1 tháng 10 theo lịch Hồi là ngày vui nhất trong năm của người Hồi giáo, cũng tương tự như tết Nguyên đán của người Trung Hoa và Việt Nam.

b. Lễ mừng sinh nhật của giáo chủ Muhammad (Mawlid). Đây là một lễ hội lớn của người Hồi, được tổ chức vào tháng 3 hằng năm theo lịch Hồi dể kỷ niệm ngày sinh của Muhammad, người sáng lập đạo Hồi. Trong ngày này, các tín đồ ở khắp nơi bắt đầu treo cờ, kết hoa và chăng đèn (tương tự như lễ Noel của đạo Thiên Chúa). Họ tổ chức kể chuyện, hát bài hát ca ngợi sự kiện này và mời mọi người dự tiệc trong ngày.

c) Lễ Mừng Muhammad lên trời (Miraj). Phái Sufi tin rằng, cả hai vị thánh là Muhammad và Jesus cùng lên trời ở thánh địa Jerusalem. Jesus đã tự mình bay lên trời, còn Muhammad được thiên thần Gabriel trao cho một con ngựa thần có cánh (Buraq) chở ông bay về trời. Phái Sufi của Thổ Nhĩ Kỳ thường tổ chức các cuộc hòa nhạc kích động và các cuộc khiêu vũ tưng bừng để mừng lễ này.

d) Lễ hội Ashura kích động hận thù của giáo phái Shiite. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 10 của tháng Muarram để kỷ niệm thánh Husayn (cháu của Tiên tri) bị triều Umayyad sát hại ở Karbala vào thế kỷ VII. Vào ngày này, nhiều tín đồ đạo Hồi thuộc dòng Shiite thường than khóc, làm những hành động như “hành xác”, gây thương tích đối với thân thể mình để thể hiện lòng tôn kính đối Thánh Husayn, chia sẻ nỗi đau với cái chết của ông vào thế kỷ thứ VII.

3.5. Vai trò của Hồi giáo trong việc gìn giữ và truyền bá các thành tựu văn minh ra bên ngoài[30]

Dù bận chiến tranh, nhưng người Hồi giáo lại rất quan tâm đếm việc giáo dục, văn hóa và họ xem đó là công cụ để gìn giữ và truyền bá thành tựu văn minh của mình ra bên ngoài. Điều đó thể hiện ở các vai trò sau:

Thứ nhất, họ là người rất có ý thức tìm kiếm, sưu tầm và dịch thuật các tài liệu của các nền văn minh khác làm tài liệu cho mình – đây có thể xem là cách ứng xử rất khôn ngoan của người Arab Hồi giáo. Vào thời kỳ đó, khi Công giáo chính thức được tôn làm quốc đạo vào thời hoàng đế La Mã Constantinus I (sắc lệnh Milano năm 313), thì không rõ vì lý do gì mà Thiên Chúa giáo không có ý thức tìm kiếm và sưu tầm tài liệu cổ, họ mặc sức đốt phá và thiêu hủy các tài liệu cổ một cách không thương tiếc. Theo đó thì trong thời gian từ thế kỷ IV – V đến thế kỷ XIV, hầu hết các tài liệu cổ (khoa học, triết học) của các tác giả Hy lạp, La Mã đều bị hủy hoại và cắt xén; điều đó vô tình làm văn minh Tây Âu bị thụt lùi nghiêm trọng. Tuy nhiên, ứng xử văn hóa của người Hồi hoàn toàn trái ngược với Thiên Chúa giáo châu Âu. Họ rất xem trọng sách vở và coi sách vở là nguồn tri thức quan trọng trong việc hiểu biết về thế giới bên ngoài, cho nên để không bị thua kém, lạc hậu so với các quốc gia khác thì người Hồi giáo chủ trương sưu tập các loại sách, tài liệu ở khắp nơi về đọc và dịch thuật. Năm 830, Calif Al-Mamun đã lập ra một trung tâm khoa học lớn ở Baghdad (một viện nghiên cứu, một đài thiên văn và 1 thư viện), và ở đó, người ta mời các nhà khoa học về đọc và dịch thuật tài liệu bằng tiếng Hy Lạp, tiếng Sankrit sang tiếng Arab. Mỗi nhà khoa học nếu dịch xong một tác phẩm quý giá thì ông được vua ban thưởng bằng tiền (dịch bấy nhiêu trang sách thì có bấy nhiêu tiền); mỗi lần dịch thuật xong thì người Arab đều lưu giữ lại hết. Chính vì những hoạt động trên mà người dân Arab Hồi giáo rất biết coi trọng sách vở - coi sách vở quý như vàng. Thời đế quốc Hồi giáo cực thịnh, nhà sách, thư viện mọc rất nhiều. Ở Baghdad có trên 100 nhà sách lớn nhỏ khác nhau; ở thị trấn thì có nhiều thư viện lớn, nhưng lớn nhất là thư viện Rayy: có 10 thư mục lớn mới ghi hết được tên sách. Không chi nhà sách công cộng, ở nhà của các hoàng thân Arab cũng có nhiều sách, lớn nhất là thư viện của hoàng thân Sahib Ibn Abbas (thế kỷ X) có số sách nhiều bằng sách của các thư viện châu Âu cộng lại. Nhờ hành động “nghĩa hiệp” này của người Arab đối với tri thức nhân loại mà người châu Âu khi sang Arab đã phải tỏ lòng biết ơn, vì người Arab có công bảo tồn nhiều tác phẩm vô giá của người Hy Lạp và họ (người Arab) chính là người gián tiếp “giúp” phát triển phong trào Phục Hưng sau này.

Thứ hai, một vai trò nữa của người Arab đó là tiếp thu những thành tựu văn minh ở các nước lớn xung quanh (Trung Quốc, Hy lạp, Ai Cập…), sau đó truyền bá sang châu Âu. Trong quá trình phát triển của mình, người Ả rập Hồi giáo đã tiếp thu nghề làm giấy, thuốc súng của Trung Quốc, hệ thống chữ số của Ấn Độ, nghề luyện kim của các quốc gia Tây Á; các tác phẩm của Hy – La cổ điển; các loại cây trồng quý như chà là, bông, mía ở Ba Tư, Ai Cập và Trung Quốc rồi truyền sang châu Âu. Quá trình truyền bá này diễn ra dưới nhiều hình thức: chiến tranh, truyền giáo và các hình thức khác; truyền bá theo hai con đường, nhưng đường bộ là nhiều nhất (Con đường Tơ lụa). Chính nhờ những hoạt động trên của họ mà người châu Âu biết nhiều về phương Đông: họ biết được nghề làm giấy của Trung Quốc qua con đường Tây Ban Nha vào thế kỷ X, sau đó lan truyền sang Pháp, Anh, Hà Lan…; người châu Âu học được nghề in ấn của Trung Quốc qua trung gian Arab Hồi giáo; dẫn tới hình thành máy in đầu tiên vào thế kỷ XV ở Đức… Như vậy, nhờ vai trò trung gian của mình, nên người Arab thực chất chính là người “bắt cầu” cho giao lưu văn hóa Đông – Tây, một đặc điểm rất quan trọng của văn hóa vật chất của người Arab lúc đó.

4: Quá trình truyền bá và thâm nhập của Hồi giáo ra bên ngoài (cụ thể là Đông Nam Á)

Trong quá trình tồn tại của mình, Hồi giáo đã không ngừng phát triển và mở rộng ảnh hưởng ra xung quanh (thế kỷ VII – XIII). Theo nhiều tài liệu viết lại thì trải qua quá trình truyền bá của mình (bằng con đường hòa bình, bạo lực) thì Hồi giáo đã mở rộng và có ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia châu Âu (đặc biệt là vùng Nam Âu – đế quốc Hồi giáo Cordoba); châu Phi (nhiều nhất là ở Bắc Phi và phần lớn vùng Trung Phi), châu Á (vùng Trung Cận Đông, Trung Á, Nam Á và Đông Nam Á). Trong số những vùng đất mà Hồi giáo ảnh hưởng, có lẽ vùng Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là nơi Hồi giáo du nhập vào và ảnh hưởng dễ dàng nhất. Vậy thì vì sao Hồi giáo lại du nhập vào Đông Nam Á ? Các con đường và phương thức truyền như thế nào và kết quả của sự du nhập này ra sao ?

4.1. Hoàn cảnh lịch sử ở Đông Nam Á trước khi Hồi giáo được truyền bá

Trước khi Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á, hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt đã thúc đẩy Hồi giáo lan nhanh sang Đông Nam Á:

- Về chính trị, đó chính là thời kỳ các quốc gia Đông Nam Á bị phân tán về mặt chính trị - chưa có mô hình chính trị (tức nhà nước) thống nhất. Vào thời kỳ đầu tiên khi lập quốc gia, do trình độ chính trị của người dân thời kỳ đó còn non kém nên họ chưa biết đến tổ chức mô hình chính trị như thế nào. Để giải quyết, họ chọn mô hình chính trị theo kiểu Mandala (một mô hình chính trị đặc trưng của Ấn Độ) làm mẫu cho tổ chức chính trị của mình. Theo đó thì, Mandala là “một trạng thái chính trị và thường là không ổn định trong một khu vực địa lý được xác định mơ hồ vì không có những đường ranh giới cố định, tại đó những trung tâm nhỏ hơn có xu hướng vươn ra mọi phía[31]. Các quốc gia Đông Nam Á theo cấu trúc Mandala là Phù Nam, Champa, Chân Lạp, Pagan…. Mặc dù thiết chế chính trị này có điểm thuận lợi là giúp ổn định đất nước (rất tương đối), nhưng do cấu trúc quyền lực khác nhau giữa các nước (chư hầu – tôn chủ) trong Mandala đã dẫn tới cấu trúc này thực sự không bền vững. Hiện tượng quốc gia này thôn tính quốc gia kia rồi nắm quyền lãnh đạo chư hầu trong Mandala đã trở thành một hiện tượng tự nhiên – hợp quy luật. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra sẽ có hại cho sự tồn vong của quốc gia – nhu cầu thống nhất là cần thiết và Hồi giáo (môt tôn giáo có tư tưởng thống nhất) đã làm được điều đó.

- Về kinh tế, Đông Nam Á thời kỳ này đang có sự chuyển biến kinh tế sâu sắc – từ kinh tế thuần nông chuyển sang kinh tế thị trường cho phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Như ta đã biết, kinh tế thuần nông là nền kinh tế chủ yếu của nhà nước phương Đông với nông nghiệp trồng lúa tự cung tự cấp – tự nuôi sống bản thân người dân mà không có sự tác động gì từ bên ngoài nào. Vào thế kỷ XI – XII, sự phát triển của các thành thị đã tạo bước ngoặt lớn trong sự phát triển kinh tế: lúc này sản phẩm của người dân không chỉ dùng vào tự cung tự cấp mà còn phải buôn bán với bên ngoài, để tăng thêm nguồn lợi cho bản thân. Nhận thức điều này, nhiều trung tâm thương mại lớn nằm dọc các quốc gia Đông Nam Á, lớn nhất là ở Srivijaya – trung tâm buôn bán khá tấp nập nhất thời đó. Tuy nhiên, do kinh tế thời kỳ này hướng về phía Trung Quốc, bị phân tán theo từng quốc gia riêng biệt, điều đó gây bất lợi cho sự phát triển chung của kinh tế Đông Nam Á; vì thế Hồi giáo vào được là điều hiển nhiên.

- Về xã hội, cấu trúc xã hội ở các quốc gia không thống nhất; nhưng nhìn chung thì quốc gia theo Ấn Độ giáo là nhiều nhất. Ở các quốc gia theo Ấn Độ giáo, người dân phải chấp nhận rất thoải mái chế độ đẳng cấp (không nghiệt ngã như Ấn Độ); tuy nhiên sự phân biệt đẳng cấp đã làm cho mối quan hệ giữa những người dân không được gắn bó với nhau – họ thù hằn, gây chiến lẫn nhau chỉ vì đẳng cấp; điều đó là không phù hợp với một khối các quốc gia Đông Nam Á đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ nhau (tính cộng đồng ở Đông Nam Á rất cao). Chính vì điều này nên chế độ đẳng cấp Ấn Độ giáo tỏ ra lỗi thời, không phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội Đông Nam Á nên buộc phải thay đổi bằng một chế độ xã hội khác phù hợp – hợp quy luật. Ngoài ra thì về mặt tư tưởng – tôn giáo, cả quốc gia theo Ấn Độ giáo và tôn giáo nguyên thủy đều thờ đa thần (mặc dù Ấn Độ giáo có quy định 3 vị thần quan trọng là Brama, Vishnu và Shiva; nhưng đa thần còn nhiều), điều này cũng không phù hợp và buộc phải thay đổi bằng cái mới.

4.2. Các con đường, phương thức truyền bá và thành phần truyền bá Hồi giáo vào Đông Nam Á

Hiện nay, có khá nhiều giả thuyết nói về con đường du nhập của Hồi giáo[32] vào Đông Nam Á[33]; nhưng chúng tôi tạm theo ý kiến được đa số người chấp nhận nhất[34] và khắc họa sơ lược và cơ bản về con đường, cũng như thành phần tham gia cuộc du nhập và phương thức Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á như thế nào. Tuy nhiên, để tiện theo dõi bài viết thì chúng tôi tạm chia quá trình truyền bá Hồi giáo vào Đông Nam Á thành hai thời kỳ: thời kỳ 1: là thời kỳ Hồi giáo có mầm mống ở Đông Nam Á (thế kỷ VII – XIII); thời kỳ 2: là Hồi giáo được du nhập và xác lập ảnh hưởng của mình ở các quốc gia Đông Nam Á (thế kỷ XIII – XVIII).

Thời kỳ 1: là thời kỳ Hồi giáo có mầm mống ở Đông Nam Á (thế kỷ VII – XIII). Đây là thời kỳ Hồi giáo hình thành và phát triển mạnh, gây ảnh hưởng ra xung quanh, nhất là Đông Nam Á. Trong thời kỳ này, với thành phần chủ yếu là thương nhân và giáo sĩ người Arab, Hồi giáo đã từng bước được “du nhập” vào Đông Nam Á một cách hòa bình[35] qua hai con đường: đường bộ và đường biển[36]. Nơi Hồi giáo tới lúc này chỉ có 3 nước là Champa, Indonesia và Brunei.

Về Champa, người Arab đã đem tôn giáo mới này xuôi theo Con đường Tơ lụa đến Trung Quốc, rồi xuôi về Nam và đến Champa vào giữa năm 652. Hồi giáo đã chính thức hiện diện ở Champa vào giữa thế kỷ X[37], thể hiện trong các tài liệu ghi chép của Trung Hoa và Pháp; các bia mộ có liên quan. Tống sử (Trung Quốc) có ghi những điều liên quan đến Hồi giáo ở Champa: “Cũng có giống trâu núi không dùng để cày bừa mà dùng để cúng tế. Trước khi giết, thầy cúng đọc câu kinh A-la-hòa-cập-bạt (Allahu Akbar)”[38]. Tài liệu của Manguin (Pháp) cũng ghi rõ: vua Champa vào năm 951 có gửi đại sứ (người Hồi) sang sứ Trung Hoa. Biên niên sử Champa ghi nhận một ông vua là Po Uwlawh hành hương ở Mecca, và về làm vua (1000 – 1036). Về bia mộ Champa, người ta tìm thấy nhiều bia mộ có cùng niên đại là thế kỷ XI ở miền Trung Việt Nam; trong đó có 2 bia mộ lớn ở Phan Rang được một tác giả người Pháp là Ravaisse (1922) giải mã thành công. Bia đầu tiên là bia mộ của Al-Kamil (1039); bia thứ hai là nói về sự hiện diện của cộng đồng Champa theo Hồi giáo ở vương quốc Champa[39]. Về Indonesia, người Arab đã đến đây bằng đường biển vào thế kỷ VII và bắt đầu du nhập Hồi giáo vào Indonesia. Bằng chứng của nó chính là các bia mộ, các ghi chép của sử cũ. Cụ thể là bia mộ của người phụ nữ tên là Hibatullah ở vùng duyên hải phía bắc khu vực Tây Java (thế kỷ IX), bia mộ của người phụ nữ tên là Amsuri ở Barus (thế kỷ XI). Sử cũ của Indonesia cũng ghi chép rằng, khi người Arab đến Indonesia thì họ chỉ thiết lập các khu buôn bán như ở bờ biển thuộc Sumatra, đảo Riau Lingga và Pulau Tioman; nhưng không hề có hoạt động buôn bán gì cả trên các khu này. Ngay cả ở Brunei, người Arab cũng đã du nhập Hồi giáo vào, mà bằng chứng cụ thể đó là bia mộ của người phụ nữ tên là Makhdarah có niên đại năm 1048[40]; hoạt động buôn bán ở Brunei thì không tài liệu nào nói đến cả.

Như vậy, qua những cứ liệu về sự du nhập của Hồi giáo vào Đông Nam Á ở thời kỳ 1 thì ta có thể thấy rằng, Hồi giáo đã bắt đầu được du nhập, dần tạo được chỗ đứng trong lòng người dân bản địa (đó là tạo lập cộng đồng Hồi giáo đầu tiên ở Đông Nam Á). Tuy nhiên, sự du nhập này của tôn giáo này qua hai con đường chưa thực sự rõ nét và phổ biến; và điều này là có lý do: thứ nhất, về tôn giáo thì người dân bản địa chịu ảnh hưởng của đạo Bà La Môn rất mạnh; Hồi giáo truyền vào với tư tưởng mới nên chỉ có tầng lớp trên tiếp thu, tầng lớp dưới khó tiếp thu; thứ hai, về thương mại thì vào thời đó do kinh tế Đông Nam Á còn nghèo nàn (ít thành thị như phương Tây, cơ sở kinh tế lạc hậu), tư tưởng “hạn chế thương nghiệp” của Ấn Độ giáo và ảnh hưởng rất lớn của thương mại Trung Hoa đã làm cho Hồi giáo thời kỳ từ thế kỷ VII – XIII mặc dù được du nhập nhưng chưa được phổ biến rộng rãi.

Thời kỳ 2: là thời kỳ Hồi giáo được du nhập và lan rộng ở khắp các quốc gia Đông Nam Á (thế kỷ XIII – XVIII). Vào thế kỷ XIII, trên thế giới diễn ra sự kiện quan trọng: Mông Cổ, một đế quốc mới nổi lên ở Đông Nam Á, đã tiêu diệt đế quốc Ảrập (1258), chiếm lĩnh châu Á, một phần châu Âu, cắt đứt con đường buôn bán hương liệu từ Đông sang Tây[41] của các thương gia Ảrập Hồi giáo. Aden[42].

Vào thế kỷ XIII – XV, các thương gia Hồi giáo (xuất phát từ Gujerat, Malabar, bờ biển Coromandel, Bengal) đã đến quần đảo Malaya – Indonesia buôn bán, định cư, lấy vợ người bản xứ…nhiều đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các tu sĩ Hồi giáo xâm nhập vào vùng đất này truyền đạo. Giới quý tộc bản xứ, từ lâu đã thèm khát của cải của người Hồi nên đã vui vẻ chào đón, kết thân và tiếp nhận tôn giáo của họ. Kết quả là, ngay từ thế kỷ XIII – XIV ở nơi đây (tức Đông Nam Á hải đảo[43]) đã xuất hiện nhiều quốc gia Hồi giáo như vương quốc Acheh (1292), vương quốc Samudera Pasai (1297) ở Indonesia; vương quốc Melaka (1414) ở Malaysia và vương quốc Sulu của Philippines (thế kỷ XIV). Từ sự kiện các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á ở Đông Nam Á thành công, như một “luồng điện”, Hồi giáo đã nhanh chóng lan truyền sang các nước xung quanh, mạnh nhất là ở Malaysia. Sau sự kiện Melaka theo Hồi giáo, một loạt các quốc gia khác xung quanh Malaysia như Terengganu, Pattani, Kelantan, Demak… thông qua hôn nhân và truyền giáo đã nhanh chóng du nhập Hồi giáo vào các nước này. Ở các nước vùng Đông Nam Á lục địa như Champa (Việt Nam), Thái Lan và Campuchia, Hồi giáo có du nhập vào, nhưng ảnh hưởng không đều và khộng mạnh mẽ như các nước Đông Nam Á hải đảo. Ở Champa, sau một thời gian dài lan truyền thì đến thế kỷ XV (1471) – với sự kiện Champa bị Đại Việt đánh bại, nhiều người Chăm đã lưu lạc sang Melaka, Campuchia. Tại đây, họ tiếp thu Hồi giáo, sau đó về nước mang theo tôn giáo này. Trong thế kỷ XV – XVIII, trải qua nhiều biến cố lịch sử thì người Chăm (có tiếp thu Hồi giáo) bị phân hóa: một nhóm người Chăm sau khi lưu lạc ở Campuchia đã trở về vùng Châu Đốc, Tây Ninh, theo đúng giáo lý Hồi giáo và người ta gọi họ là Chăm Hồi giáo. Một bộ phận người Chăm khác (cũng theo Hồi giáo – nhưng chưa khi nào tuân thủ đúng) thì lên định cư ở Ninh Thuận, Bình Thuận và họ được gọi là Chăm Bani[44]Nam

Sự du nhập và phát triển nhanh chóng của Hồi giáo vào các nước Đông Nam Á (đặc biệt là Malaysia) không phải là không có lý do; theo chúng tôi, lý do cụ thể là: Thứ nhất, các vua Hồi giáo ở Đông Nam Á (ở Malaysia, Indonesia) coi Hồi giáo là vũ khí sắc bén để mở rộng lãnh thổ và truyền bá tôn giáo của mình, nên tuyên bố sẽ giúp các tiểu quốc đấu tranh thoát khỏi quyền lực nhà Majapahit với điều kiện là họ phải theo Hồi giáo của Melaka – quốc gia đầu tiên khởi xướng việc làm này. Thứ hai, tước hiệu “Sultan” đã cuốn hút mạnh mẽ giới quý tộc các tiểu quốc đua nhau cải đạo Hồi giáo, tạo điều kiện cho Hồi giáo phát triển mạnh mẽ.

Sở dĩ Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á dễ dàng, là vì nó gặp những thuận lợi sau:

Thứ nhất, Hồi giáo đến Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia vào lúc đế quốc Ấn Độ giáo Majapahit đang rơi vào khủng hoảng và tan rã. Lúc này, thương mại ở Đông Nam Á bị cuốn vào vòng xoáy của cơn lốc thị trường quốc tế; hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ giáo đã lỗi thời, không phù hợp với nhu cầu phát triển của thương trường và xã hội. Sự khủng hoảng của hệ tư tưởng Ấn Độ giáo đã tạo sự trống rỗng niềm tin, một lỗ hổng lớn cho Hồi giáo len vào và phát triển. Hồi giáo với tư tưởng tự do, bình đẳng, nó giúp giải phóng con người ra khỏi các quan niệm khắc nghiệt của Ấn Độ giáo và hướng tới cho họ một cộng đồng Hồi giáo rộng lớn.

Thứ hai, ở khu vực Đông Nam Á khi đó đang có sự chuyển hướng kinh tế. Từ một nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp ban đầu, giờ đây nó đã trở thành trung tâm buôn bán hương liệu quan trọng, nhất là cho châu Âu đang phát triển. Qua các con đường trao đổi buôn bán, Hồi giáo đã dần dần xâm nhập vào Malaysia. Các nguyên tắc bình đẳng, phóng khoáng của Hồi giáo phù hợp với người dân, quý tộc nên đã được họ hào hứng đón nhận nồng nhiệt. Trong bối cảnh đó, Hồi giáo trở thành ngọn cờ của các tiểu quốc đấu tranh chống đế chế Majapahit và giành độc lập, tiêu biểu là Melaka. Từ một làng chài nghèo nàn, Melaka đã dần vươn lên thành quốc gia hung mạnh về quân sự và có tiềm lực kinh tế lớn. Chính sự thành công của Melaka đã cổ vũ các nước thuộc Majapahit cải theo Hồi giáo và tham gia vào thương trường quốc tế.

Thứ ba, Hồi giáo đến với Đông Nam Á trong hòa bình nên phù hợp với tâm lý người dân địa phương, giúp họ dễ dàng hòa nhập vào tôn giáo mới này. Tính bao dung, độ lượng, và sự thích nghi tốt với các tín ngưỡng địa phương đã làm giảm đi sự đố kị, hận thù giữa các dân tộc bản địa, khiến họ dễ chấp nhận tôn giáo mới hơn. Ở các vương quốc Malaysia và Indonesia, chế độ vương quyền và lòng trung thành của người dân với Sultan (vua Hồi giáo) đã khiến nhà vua khi cải đạo Hồi giáo, thì toàn dân tất sẽ noi theo[45].

Thứ tư, sự tồn tại của chủ nghĩa thần bí trong Hồi giáo đã khiến cho Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á một cách tự nhiên mà không gặp phải sự cản trở nào. Malaysia

Thứ năm, việc sử dụng tiếng Malay đã làm cho Hồi giáo lan truyền nhanh hơn trên bán đảo. Trước khi Hồi giáo tới, ngôn ngữ này đã được cư dân sử dụng nhiều trong giao tiếp, buôn bán ở quần đảo Malayu – Indonesia. Khi Hồi giáo vào thì ngôn ngữ này đã trở thành quốc tự (ngôn ngữ quốc gia) sử dụng nhiều trong các mặt chính trị, kinh tế, xã hội ở khu vực Đông Nam Á. Và không chỉ có Malaysia, Indonesia mà ở trên Đông Nam Á lục địa, tiếng Melayu vẫn được sử dụng trong tôn giáo ở Nam Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

4.3. Các đặc điểm truyền bá Hồi giáo ở Đông Nam Á

- Hồi giáo lan truyền không thông qua con đường chiến tranh mà thông qua con đường “hòa bình”, không gặp phải bất cứ sự cản trở hay chống đối của cư dân bản địa. Điều này dễ hiểu, vì lưỡi gươm xâm lược của Hồi giáo sau một thời gian chinh chiến ngang dọc, gây ảnh hưởng khắp nơi từ Đông sang Tây đã dần suy yếu, không còn đủ sức để chiến tranh mà dồn sức vào để củng cố và phát triển đất nước. Vì thế, họ đã quyết định truyền bá tôn giáo này đi (vì sợ nó sẽ biến mất) và con đường lan truyền của họ được thực hiện trong sự hòa bình. Họ truyền bá một cách tự nhiên với tư tưởng bình đẳng, nguyên tắc dân chủ giữa mọi người, và tư tưởng của nó rất phù hợp với lối sống của người dân bản địa nên họ đi theo mà không một chút trở ngại gì.

- Một đặc điểm nữa là Hồi giáo khi truyền sang Đông Nam Á thì truyền bằng đường biển, tốc độ lan truyền nhanh đến nỗi nó lấn át cả tôn giáo cũ (Ấn Độ giáo). Sở dĩ họ truyền tôn giáo này bằng đường biển là vì con đường bộ bị cắt đứt – giao thương bị gián đoạn; mặc khác, thương mại ở Đông Nam Á chủ yếu hướng về biển nên Hồi giáo truyền bằng đường biển là tất yếu. Quá trình lan truyền của Hồi giáo sang Đông Nam Á nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người và giao thông là hai yếu tố chính. Thời kỳ đầu, Hồi giáo lan truyền chậm là vì vùng Đông Nam Á chưa được người Hồi chú ý nhiều, đất đai còn hoang sơ, kinh tế thuần nông nghiệp nên ít thu hút họ vào Đông Nam Á. Thời kỳ sau, Hồi giáo được lan truyền nhanh là vì thương nhân Hồi giáo đến buôn bán nhiều (buôn bán sản vật rất phong phú, nhiều tiềm năng mà con người chưa khám phá hết). Thương nhân đến, họ đem nhiều vàng bạc qua trao đổi đã làm “lóa mắt” quý tộc bản xứ. Nhiều quý tộc bản xứ vì nhìn thấy sự giàu có của người Arab Hồi giáo đã vội từ bỏ tôn giáo cũ để theo tôn giáo mới. Ngoài ra, chế độ đẳng cấp lỗi thời của Ấn Độ giáo đã giam hãm, tạo hố ngăn cách giữa người dân với nhau. Hồi giáo với tư tưởng bình đằng, dân chủ, tôn trọng phụ nữ đã nhanh chóng vào cuộc, lan truyền nhanh đến nỗi áp đảo và làm biến mất tôn giáo cũ.

Đạo Hồi khi truyền bá sang Đông Nam Á đã dần có sự nhập, pha trộn văn hóa và phong tục tập quán và tín ngưỡng địa phương, thể hiện khuynh hướng “nhập thế” của tôn giáo với cộng đồng dân bản địa. Tư tưởng “nhập thế” từ lâu đã có trong lòng các tôn giáo, thể hiện qua một số nội dung như bình đẳng, dân chủ, tôn trọng phụ nữ…. Khác với Hồi giáo ở khu vực bản địa (bán đảo Arab), Hồi giáo vào Đông Nam Á, “nhập thế” với tôn giáo bản địa tạo thành “phức hợp tôn giáo” (từ dùng của tác giả) thống nhất. Điều này thể hiện rất rõ trong các quy định về nghĩa vụ, nghi lễ, thái độ ứng xử của Hồi giáo đối với đời sống xã hội. Các nghĩa vụ khắc khe, đòi hỏi người dân phải làm như: 5 cốt đạo, 6 đức tin, các nghĩa vụ của tín đồ; thì sang Đông Nam Á, vì “cộng sinh” với văn hóa bản địa vốn chan hòa, rộng rãi và độ lượng nên 5 cốt đạo, 6 đức tin, các nghĩa vụ của tín đồ được giảm nhẹ, thậm chí một số thì làm tượng trưng. Một điều đặc biệt là phụ nữ Đông Nam Á rất được tôn trọng, không bị phân biệt và đối xử như phụ nữ Arab. Họ được hưởng mọi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng trong cuộc sống và quan hệ với cộng đồng người trong xã hội Đông Nam Á.

- Đạo Hồi khi truyền bá sang Đông Nam Á có sự kết hợp yếu tố thần bí của phái Sufis – đây là đặc điểm chính của truyền bá Hồi giáo ở Đông Nam Á. Đối với người Sufis, mong muốn của họ chính là giúp con người gần gũi với Allah cho tới khi họ “trở thành” Allah (đồng nhất với Allah).

[1] Về năm sinh của ông thì nhiều tài liệu viết khác nhau: Nguyễn Đức Lữ trong Lý luận về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và nhà nước ta (tập bài giảng), tr. 155 và những lời truyền của tín đồ Islam giáo thì ông sinh năm 570. Còn các tài liệu như Lịch sử Trung Cận Đông của Nguyễn Thị Thư (tr. 73), Tôn giáo và quan hệ quốc tế của Lê Thanh Bình (tr. 99), khóa luận: Những thành tựu văn hóa tinh thần của Ả rập thời kỳ “Văn minh Hồi giáo” (VII – XV) của Đỗ Thị Minh Trang (ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh) (tr.13) đều ghi ông sinh năm 571. Ở đây, tác giả theo ý kiến số đông tài liệu và khẳng định Muhammad sinh năm 571. Xin ghi lại đây để tham khảo.

[2] Lê Phụng Hoàng (2009), Lịch sử quan hệ quốc tế Trung Đông từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến các hiệp định Oslo (1945 – 1995). Lưu hành nội bộ, tủ sách ĐHSP, tr. 12.

[3] Bernard Lewis (2000), Lịch sử Trung Đông 2.000 năm trở lại đây, NXB Tri thức, Hà Nội, tr. 69.

[4] Josef W. Meri (2005), Medival Islamic cilivization an Encyclopedia, Routledge, Taylor and Francis Group, p. 535.

[5] Nguyễn Đức (và những người khác) (2002), Islam Hồi giáo, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 20.

[6] Năm 657, Uthman công bố cuốn kinh này, đặt tên là “"Mus’haf" có nghĩa là "Kinh Thánh chính thức của mọi người Hồi giáo". Ban biên tập của Zayd chép cuốn Kinh Thánh này thành 4 bản giống nhau để lưu trữ tại 4 thành phố: Medina, Basrah và Kufa (Iraq) và tại Damacus (Syria).

[7] Về số câu trong kinh Koran thì nhiều tài liệu viết khác nhau: sách Lịch sử văn minh thế giới của TS Nguyễn Đức Hòa viết là 6.211 câu, sách Tôn giáo học nhập môn của TS Đỗ Minh Hợp (tr.313) viết là trong khoảng từ 6.204 đến 6.236 câu; sách Hồi giáo lược khảo của GS Phan Thế Châu (tr.11) viết là 6.246 câu;. Xin ghi lại đây để tham khảo.

[8] Lê Thanh Bình (2012), Tôn giáo và quan hệ quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 106.

[9] Nguyễn Gia Phu (và những người khác) (2003), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, tr. 380.

[10] Thiên kinh Koran , ý nghĩa và nội dung (2004), Trung tâm Ấn loát Quốc vương Fahad xuất bản, tr. 187.

[11] Thái Nguyễn Đức Minh Quân (2012), Sự du nhập và ảnh hưởng của Hồi giáo đến Malaysia (thế kỷ XV_2000), khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sài Gòn, tr. 10.

[12] 11 vấn đề đó là: (1) Tẩy uế; (2) Cầu nguyện; (3) Cầu nguyện cho người chết; (4) Thuế người nghèo; (5) Ăn chay; (6) Hành hương; (7) Thương mại; (8) Thừa kế; (9) Cưới xin; (10) Ly hôn; (11) Công lý. Theo Trần Thị Lan Hương, Hà Thị Việt Châu (2012), Luật Hồi giáo Sharia và vai trò của nó trong đời sống công cộng ở các quốc gia Trung Đông, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông, số 77, tháng 1/2012, tr. 19.

[13] Iraq

[14] Thái Nguyễn Đức Minh Quân (2012), “Những đặc điểm văn hóa – xã hội truyền thống của các nước Ả Rập”, Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa xã hội các nước Arab: truyền thống và hiện tại, ĐHKHXHNV Tp. Hồ Chí Minh, tr. 248.

[15] Nguyễn Đức Hòa (2011), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 50 – 51.

[16] Nguyễn Đức Lữ (2004), Lý luận về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và nhà nước ta (tập bài giảng), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, tr. 161.

[17] Vũ Dương Ninh (2011), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 55 – 56.

[18] Trần Đăng Sinh (2011), Giáo trình tôn giáo học, NXB DHSP, Hà Nội, tr. 103.

[19] Đạo Hồi thế giới Á-Rập- Văn minh- Lịch sử, NXB tổng hợp TP. HCM, tr. 50.

[20] Thái Nguyễn Đức Minh Quân (2012), Sự du nhập và ảnh hưởng của Hồi giáo đến Malaysia (thế kỷ XV_2000), khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sài Gòn, tr. 20.

[21] Thiên kinh Koran, ý nghĩa và nội dung (2004), Trung tâm Ấn loát Quốc vương Fahad xuất bản, tr. 84 (chương 4, câu 34).

[22] Đặng Hữu Toàn (2005), Các nền văn hóa thế giới, tập 1 – Phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập), NXB Từ điển Bách khoa, tr. 368.

[23] Francis J. Tomiche (1962), L’Arabie Séoudite, Paris, P.U.F, p. 114.

[24] Peter Mansfield (1985), The Arabs, Penguin Book, p. 26.

[25] Ali có tới bốn trăm bà; al Teiyib 85 tuổi,cưới chín trăm bà. Gần đây nhất, năm 2011, một doanh nhân ở Saudi Arabia là al – Sayeri cưới tới 58 bà, sinh được 10 con trai và nhiều con gái.

[26] Purdah (tiếng Ba Tư có nghĩa là “bức màn”): nghĩ là tục cấm cung giữa đàn ông và phụ nữ. Theo tục này, phụ nữ sẽ phải mặt áo dài, che mặt lại, ở riêng trong 1 phòng cách biệt với bên ngoài. Trong thời gian này, đàn ông và phụ nữ sẽ không biết nhau, thậm chí không nhìn thấy nhau cho đến lúc đám cưới. Trích theo W. Durant(2002), Lịch sử văn minh Ả rập, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 357.

[27] Shimagh, ghutra: là hai loại mảnh vải vuông trùm đầu phổ biến của người Hồi. Shimagh là mảnh vải cotton kẻ caro lớn được giữ lại bằng sợi dây, còn ghutra là mảnh vải vuông màu trắng cũng bằng cotton nhưng mịn hơn và được giữ lại bằng sợi dây.

[28] Thái Nguyễn Đức Minh Quân (2012), “Những đặc điểm văn hóa – xã hội truyền thống của các nước Ả Rập”, Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa xã hội các nước Arab: truyền thống và hiện tại, ĐHKHXHNV Tp. Hồ Chí Minh, tr. 245 – 246.

[29] Thiên kinh Koran (chương 18 – câu 30), sđd, tr. 1080.

[30] Phần này được viết theo bài viết của TS Nguyễn Đức Hòa (2013), “Đặc điểm và vai trò của văn minh Arab Hồi giáo trong việc gìn giữ, truyền các thành tựu văn minh thế giới”, Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa xã hội các nước Ả rập: truyền thống và hiện đại, ĐHKHXHNV Tp. Hồ Chí Minh, tr. 71 – 74, nhưng được rút gọn và bổ sung (kết hợp suy luận) để làm rõ vai trò của Hồi giáo đối với việc truyền bá các thành tựu văn minh ra bên ngoài – một đặc điểm rất nổi bật của nền văn hóa vật chất Hồi giáo thời kỳ đó.

[31] O. W. Wolters (1982), History, Culture and region in Southeast Asian Perspertives, Asian Studies, Revised Edition, p. 27.

[32] “Du nhập của Hồi giáo” là một khái niệm mới. Sự du nhập của tôn giáo được thể hiện thông qua chữ khắc, bia đá có khắc chữ, bia mộ; khái niệm nay khác với khái niệm “Hồi giáo hóa”. “Hồi giáo hóa” là quá trình dài diễn ra trong nhiều thế kỷ, nội dung chủ yếu là dẫn dắt và đưa tín đồ theo tôn giáo mới, sàng lọc các yếu tố không phải Hồi giáo để giúp Hồi giáo được hiện thực hóa trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Theo Văn Kim Hoàng Hà (2012), “Nguồn sử liệu về sự du nhập của Hồi giáo ở Đông Nam Á”, Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa xã hội các nước Ả rập: truyền thống và hiện đại, ĐHKHXHNV Tp. Hồ Chí Minh, tr. 35

[33] Có người cho rằng Hồi giáo đến Đông Nam Á bắt nguồn từ Arab, Ai Cập (học giả phương Tây), Ấn Độ (Pijnappel, Hurgronje), bờ biển Coromandel (Marisson), Bengal (Tome Pires, Fatimi)…, nhưng quan điểm về nguồn gốc Ấn Độ của Hồi giáo ở Đông Nam Á chiếm 60 – 80% (tác giả chú).

[34] Là quan điểm cho rằng nguồn gốc Hồi giáo ở Đông Nam Á chính là Ấn Độ (tác giả chú).

[35] Thomas W.Arnold (1950), The Preaching of Islam: A history of the Propogation of the Muslim faith, London, p. 42.

[36] Theo khảo cứu của tác giả trong nhiều tài liệu khác nhau: Đường bộ có lẽ đi từ phương Đông, chạy dọc theo Con đường Tơ lụa (do Trương Khiên tạo dựng ở Trung Quốc từ thế kỷ II TCN, dài 7000 km nối từ Phúc Châu (Trung Quốc) sang đến tận châu Âu). Tại con đường này, người Arab (và người ở nơi khác) buôn bán rất nhộn nhịp. Đường biển thì từ phương Đông qua vịnh Ba Tư, bờ biển Levantine rồi lên Bắc Âu, cũng rất nhộn nhịp thời đó (tác giả chú).

[37] Nguyễn Đức Hòa (2013), “Đặc điểm và vai trò của văn minh Arab Hồi giáo trong việc gìn giữ, truyền các thành tựu văn minh thế giới”, Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa xã hội các nước Ả rập: truyền thống và hiện đại, ĐHKHXHNV Tp. Hồ Chí Minh, tr. 75.

[38] Trần Thuận (2013), “Yếu tố Arap trong đời sống văn hóa Chăm ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa xã hội các nước Ả rập: truyền thống và hiện đại, ĐHKHXHNV Tp. Hồ Chí Minh, tr. 322.

[39] Zakaria Ali (1994), Islamic Art of Champa in Southeast Asia 830 AD – 1570, Dewan Bahasa dan Pustaka – ministry of Education Malaysia – Kuala Lumpur, p. 22, 25.

[40] Văn Kim Hoàng Hà (2012), “Nguồn sử liệu về sự du nhập của Hồi giáo ở Đông Nam Á”, Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa xã hội các nước Ả rập: truyền thống và hiện đại, ĐHKHXHNV Tp. Hồ Chí Minh, tr. 39.

[41] Con đường mà các thương gia Hồi giáo Ảrập trước thế kỷ XIII mở là từ phương Đông qua vịnh Ba Tư, bờ biển Levantine rồi lên Bắc Âu, rất nhộn nhịp thời đó.

[42] Văn Kim Hoàng Hà (2012), “Nguồn sử liệu về sự du nhập của Hồi giáo ở Đông Nam Á”, Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa xã hội các nước Ả rập: truyền thống và hiện đại, ĐHKHXHNV Tp. Hồ Chí Minh, tr. 35.

[43] Ở đây chúng tôi dùng cụm từ “Đông Nam Á hải đảo” là để phân biệt phạm vi ảnh hưởng, tốc độ ảnh hưởng của Hồi giáo ở Đông Nam Á. Đông Nam Á là một vùng rộng lớn với diện tích 4,5 triệu km2, dân số là hơn 620 triệu người; có hai vùng (phân về mặt địa lý) là: Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa; Đông Nam Á hải đảo có Hồi giáo ảnh hưởng mạnh nhất, sau mới đến Đông Nam Á lục địa; xin ghi lại để tham khảo.

[44] Phần thông tin trên được tổng hợp từ các bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa xã hội các nước Ả rập: truyền thống và hiện đại, ĐHKHXHNV Tp. Hồ Chí Minh: Nguyễn Duy Bính (2013), “Cộng đồng Islam giáo ở Việt Nam”, tr. 3 – 4; Nguyễn Đức Hòa (2013), “Đặc điểm và vai trò của văn minh Arab Hồi giáo trong việc gìn giữ, truyền các thành tựu văn minh thế giới”, tr. 76; Trần Thuận (2013), “Yếu tố Arap trong đời sống văn hóa Chăm ở Việt Nam”, tr. 326 – 327.

[45] Nguyễn Thị Mai Hoa (2011), “Hồi giáo ở Đông Nam Á”, Kỷ yếu hội nghị khoa học cán bộ nữ 9 - ĐHQGHN , tr. 659.