Lịch sử nhà nước - pháp luật thế giới

Chương 1: Nhà nước và pháp luật thế giới thời cổ đại

A. Quá trình hình thành nhà nước, pháp luật

a. Nguồn gốc Nhà nước

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước.

Theo thuyết Thần học, cho rằng nhà nươc là do thượng đế sinh ra để quản lý xã hội, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và vô tận nên việc phục tùng quyền lực ấy là cần thiết và tất yếu.

Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước là một sản phẩm của một bản hợp đồng(khế ước) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Khi đó, nhà nước phải phục tùng xã hội, phục vụ mọi thành viên của xã hội. Khi nhà nước không thực hiện được chức năng của nó, các thành viên trong xã hội sẽ huỷ bỏ khế ước cũ lập ra một khế ước mới, một nhà nước tiến bộ hơn sẽ ra đời.

Ngoài ra còn có thuyết gia trưởng, thuyết tâm lý, thuyết bạo lực...

Theo học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời trên cơ sở của sự tan rã chế độ công xã nguyên thuỷ. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, đó là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (nguyên nhân kinh tế) và sự mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng trong xã hôị, mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hoà được nữa (nguyên nhân xã hội).

Chế độ công xã nguyên thuỷ, thị tộc, bộ lạc, bào tộc là cách thức tổ chức đầu tiên của loài người trong buổi bình minh. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ, mọi người đều bình đẳng như nhau trong lao động và hưởng thụ, trong quyền lợi và nghĩa vụ. Khi lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động ngày càng tăng lên, đặc biệt khi có công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện cùng với những kinh nghiệm đã tích luỹ được đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong trồng trọt và nghề thủ công. Dẫn đến sự phân công lao động lần thứ nhất, trồng trọt tách khỏi chăn nuôi. Sau đó, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh tạo ra sự phân công lao động lầ thứ hai : thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sau hai lần phân công lao động, xã hội đã có sự phân tầng. Sự chuyên môn hoá của các ngành sản xuất đã làm cho nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các bộ phận dân cư ngày một tăng cao. Điều này dẫn đến sự phân công lao động lần thứ ba, giao lưu hàng hoá tăng nhanh và thương nghiệp xuất hiện. Sau lần phân công lao động thứ ba này, xã hội đã bị phân hoá một cách sâu sắc. Do sự phân công lao động nên các ngành kinh tế phát triển mạnh, làm cho sản phẩm lao động ngày càng nhiều lên dẫn đến dư thừa. Lúc này trong xã hội đã xuất hiện một số người có quyền lực công nhiên đi chiếm đoạt phần sản phẩm dư thừa đó và biến nó thành của riêng. Chế độ tư hữu về tài sản dần dần xuất hiện. Những người này dần dần trở thành những người chuyên đi bóc lột còn bộ phận đông dân cư trở thành những người bị bóc lột cả về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Chế độ tư hữu ngày càng được củng cố và phát triển tất yếu dẫn đến việc hình thành các tập đoàn người trong xã hội có địa vị kinh tế khác hẳnh nhau đó là tập đoàn những người giàu có (chủ nô), tập đoàn nông dân-thợ thủ công với chút ít tài sản (bình dân) và tập đoàn thứ ba là tù binh chiến tranh và nô lệ (nô lệ).

Mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột ngày càng trở nên gay gắt, làm cho chế độ công xã nguyên thuỷ trước đây với thị tộc, bộ lạc không thể kiểm soát, quản lý xã hội được nữa, mà cần một tổ chuác mới ra đời, đó chính là nhà nước.Nhà nước ra đời, đó là sự thay đổi hẳn về lượng. Đó là một bộ máy bạo lức, gồm có quân đội, cảnh sát, nhà tù...để đàn áp những người lao động.

b. Nguồn gốc pháp luật

Pháp luật ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước, đó là một điều tất yếu khách quan. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước đề ra và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của mình, trở thành một công cụ có hiệu quả nhất để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, nó quản lý xã hội theo mục đích của nhà nước cũng tức là mục đích của giai cấp thống trị.

Trước khi pháp luật xuất hiện, tổ chức thị tộc, bộ lạc quản lý xã hội bằng những phong tục tập quán với bản chất của nó là nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Khi nhà nước xuất hiện cùng với việc các quan hệ trong xã hội phát triển vượt bậc cả về bề rộng và chiều sâu, các phong tục tập quán này không còn có thể điều chỉnh được nữa mà cần một loại quy phạm xã hội mới đó chính là pháp luật.

Pháp luật được hình thành bằng nhiều cách với những hình thức khác nhau.

- Con đường thứ nhất là “luật pháp hoá”, “nhà nước hoá”. Nhà nước thừa nhận và nâng lên những tập quán có lợi cho mình. Đó là “ tập quán pháp”. Có tập quán được nhà nước chính thức thừa nhận và đưa vào nội dung bột luật, nhưng cũng cõ những tập quán được nhà nước mặc niên thừa nhận. Như vậy có tập quán pháp thành văn và tập quán pháp không thành văn. Điển hình là ở các nước phương Đông như ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam...

- Con đường thứ hai là do nhà nước ban hành mới. Do nhu cầu điều chỉnh những quan hệ ngày càng phức tạp, phong phú, sâu và rộng mà tập quán pháp không thể điều chỉnh được hết. Pháp luật được tồn tại dưới dạng thành văn và bất thành văn. Pháp luật thành văn ra đời ngay từ khi xuất hiện chữ viết.VD như luật 12 bảng của La Mã cổ đại, bột luật Hammurabi của Lưỡng Hà cổ đại....

c. Đặc điểm hình thành nhà nước ở phương Đông

ở phương Đông, các nhà nước thường được hình thành ở lưu vực những con sông lớn. Điều kiện tự nhiên đã chứa đựng trong đó cả ưu đãi và thử thách. Bất cứ một cộng đồng nào ở đây cũng phải tiến hành công cuộc trị thuỷ và thuỷ lợi. Mặc dù ở phương Đông chế độ tư hưu về ruộng đất gần như không có, xã hội bị phân hoá chậm chạp đồng thời tính giai cấp rất hạn chế và mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng phát triển chưa tới mức độ gay gắt, quyết liệt như ở phương Tây nhưng trong môi trường kinh tế xã hội mới như vậy nhà nước đã phải ra đời. Chính công cuộc trị thuỷ, thuỷ lợi không chỉ là yếu tố duy trì chế độ tư hữu về ruộng đất mà còn là yếu tố thúc đẩy nhà nước phải ra đời sớm. Trước đó tổ chức của công xã thị tộc, với quy mô tổ chức và hiệu lực của nó, không còn đủ khả năng tổ chức công cộng chống lũ và tưới tiêu. Đồng thời nhu cầu tự vệ cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước. Nhà nước ra đời sớm, cả về thời gian và không gian, do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc biệt của phương Đông.

Trong tất cả phạm vi các cộng đồng, tầng lớp quý tộc lúc ban đầu vốn thực hiện “chức năng xã hội” đảm bảo lợi ích chung của cả cộng đồng, rồi chuyển sang “địa vị độc lập đối với xã hội” và cuối cùng “vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội”.

B. Nhà nước ở một số quốc gia tiêu biểu

1.1. Phương Đông cổ đại

1.1.1. Ai Cập:

1.1.1.1. Quá trình ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại

Qua những tài liệu và tư liệu khảo cổ học cũng như theo sự ghi chép của các sử gia Hy lạp Herodotes, Diodore, Strabon và nhất là Manetho với tài liệu “Lịch sử Ai Cập” cho chúng ta thấy Ai Cập là một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại. Văn minh Ai Cập phát triển ở vùng Đông Bắc châu Phi, trải qua 4 giai đoạn là Tảo vương quốc (3200 – 3000 TCN), Cổ vương quốc (3000 – 2200 TCN), Trung vương quốc (2200 – 1570 TCN) và Tân vương quốc (1570 – 1100 TCN). Xã hội có giai cấp và Nhà nước xuất hiện vào thời kỳ đầu của Cổ vương quốc.

Trước khi Nhà nước hình thành, đất nước Ai Cập tồn tại các thiết chế chính trị đầu tiên gọi là các châu (Nome), được hình thành do sự tan rã của các công xã thị tộc. Đứng đầu mỗi châu là thủ lĩnh (nomarque), ông ta có quyền tổ chức chính quyền, quân đội, tụ hội nhân dân và xây dựng các công trình thủy lợi để tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 3200 TCN, bằng các cuộc chiến tranh chính phục và thôn tính, vua Thượng Ai Cập là Menes đã đánh chiếm Hạ Ai Cập và sát nhập hai vùng này thành một nhà nước thống nhất và đến thời Cổ vương quốc, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành. Bước sang thời Trung – Tân vương quốc, nhà nước Ai Cập đã đạt đến sự phồn thịnh và trở thành một đế quốc rộng lớn có lãnh thổ trải dài từ Bắc Phi sang tận Trung Đông, Nam Á. Thiết chế chính trị - xã hội được hình thành với đầy đủ những đặc tính cơ bản của nó.

1.1.1.2. Tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội (TW – địa phương)

Đứng đầu bộ máy nhà nước là Pharaoh. Ông có quyền lực rất lớn: bổ nhiệm hoặc bãi miễn chức vụ của quan lại, quyết định các công việc quan trọng của quốc giaa. Pharaoh là người sở hữu tối cao về ruộng đất, có quyền phân phát ruộng đất và của cải theo ý mình. Quyền lực tối thượng của ông ta được tín ngưỡng hóa làm cho nó trở thành thứ siêu nhiên, huyền bí.

Thứ hai sau Pharaoh là Tể tướng (Vizier) và tăng lữ cấp cao (high priest). Tể tướng là là vị quan có quyền thứ hai sau Pharaoh, thay mặt vua quản lý đất nước, chịu trách nhiệm về tổ chức hệ thống các quan lại trong triều đình, các hoạt động về nông nghiệp. Tăng lữ cấp cao nắm giữ nhiều tài sản lớn như nhà thờ, ruộng đất và đồ tế tự và là lực lượng quan trọng của hoàng gia Ai Cập cổ. Thứ baquý tộc (royal overseers). Họ là lực lượng chủ yếu của hoàng gia, có sức mạnh kinh tế và chính trị lớn và là trụ cột của triều đình Ai Cập cổ đại. Cuộc đấu tranh giành giật quyền lợi về chính trị - kinh tế giữa hai giai cấp quý tộc – tăng lữ chi phối sự thăng trầm của lịch sử Ai Cập.

Thứ tư là các tỉnh trưởng quản lý các tỉnh (district governors - thường là các quốc gia bị Pharaoh chinh phục và biến thành tỉnh). Thứ năm là thư lại (Scibes). Họ là những người có học thức, biết chữ. Họ chuyên ghi chép tài liệu, bảo quản sổ sách, tài liệu của hoàng gia, thường được tuyển chọn trong các kỳ thi chọn quan lại. Thứ sáu là những nghệ nhân (artisans) chuyên về xây dựng đền đài, chạm khắc các hoa văn tinh xảo. Cuối cùng là nông dân công xã (Farmers) và nô lệ (labourer). Nông dân công xã trong xã hội Ai Cập chiếm 90% dân số và là lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội. Họ sống trong những công xã thị tộc mà ở đó, các hộ nông dân được phân chia ruộng đất (hằng năm, 3 năm/lần) để cày cấy và họ phải nộp một phần sản phẩm cho lãnh đạo công xã. Trong công xã, quyền quản lý thuộc về Hội đồng trưởng lão và các công xã thị tộc tồn tại dai dẳng cho đến khi xã hội có giai cấp xuất hiện. Đến thời Tân vương quốc, Pharaoh Ahmose I và những người kế vị đã thành lập một chính quyền mạnh, gia tăng sự can thiệp của Nhà nước vào các công xã nói chung và các thành viên công xã nói riêng. Nhà nước một mặt kiểm soát chặt chẽ thi hoạch mùa màng của nông dân, mặc khác lại cung cấp giống và gia súc cho các thành viên công xã theo định mức nhất định. Nô lệ là lực lượng khá đông đảo trong xã hội, họ bị coi như tài sản và có quyền mua bán, chuyển nhượng. Số lượng nô lệ ngày càng tăng chủ yếu là các thành viên công xã bị phá sản hay bị bần cùng hóa.

Bộ máy nhà nước tuy tương đối cồng kềnh, nhưng hoạt động một cách hiệu quả và chặt chẽ. Ngoài những quy định trong tuyển chọn quan lại theo thứ bậc, nhà nước ban hành nhiều quy định về hoạt động, thẩm quyền của các bộ phận từ trung ương đến địa phương, ban bố những sắc lệnh quy định về sự trừng phạt.

1.1.1.3. Luật pháp (Ma’at), ý nghĩa

Người đứng đầu hệ thống pháp luật là Pharaoh, người chịu trách nhiệm thi hành pháp luật, thực thi công lý, duy trì pháp luật và trật tự, một khái niệm được người Ai Cập cổ đại gọi là Ma'at [1]. Mặc dù không có bộ luật nào từ thời Ai Cập cổ đại còn tồn tại, thư liệu của tòa án cho thấy luật pháp Ai Cập được dựa trên một cái nhìn chung về ý thức đúng và sai mà nhấn mạnh tới việc đạt được thỏa thuận và giải quyết xung đột thay vì tôn trọng đúng một tập hợp quy chế phức tạp. Thời Cổ - Trung vương quốc, quyền xét xử tối cao thuộc về Pharaoh. Dưới ông là một số bồi thẩm đoàn do các quan đại thần đứng đầu. Đến thời Tân vương quốc quyền xét xử được phân thành tòa án cấp trung ương và tòa án cấp địa phương (vùng và khu). Tòa án trung ương gồm 30 người. Tòa án địa phương (Kenbet) chịu trách nhiệm về phán quyết trong các phiên tòa liên quan đến các vụ kiện nhỏ và tranh chấp nhỏ. Trường hợp nghiêm trọng hơn liên quan đến giết người, giao dịch đất lớn, và cướp mộ được đưa đến Đại Kenbet, mà tể tướng hoặc pharaoh chủ trì. Nguyên đơn và bị đơn dự kiến sẽ đại diện cho bản thân và phải thề một lời tuyên thệ rằng họ đã nói sự thật. Ngoài tòa án Nhà nước, ở Ai Cập còn có cả tòa án Tôn giáo.

Bộ máy tư pháp hình thành khá sớm, đồ sộ nhưng thẩm quyền của nó chưa tách bạch với hành pháp. Sự mờ nhạt về ranh giới giữa quản lý hành chính và quyền xét xử là đặc trưng của chế độ chiếm hữu nô lệ chuyên chế. Quyền tư pháp chỉ là bộ phận đặc thù của quyền hành pháp.

1.1.2. Lưỡng Hà:

1.1.2.1. Quá trình ra đời của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

Người Sumer từ xa xưa đã định cư ở vùng Mesopotamie (Lưỡng Hà, nắm giữ hai sông Tigris và Euphrates). Vào giữ thiên niên kỷ IV TCN, người Sumer chuyển dần từ công xã nguyên thủy sang xã hội có nhà nước. Nhiều quốc gia đầu đã ra đời ở Lưỡng Hà dưới dạng thành bang như Ur, Lagash, Kish, Nippur…, tồn tại độc lập với nhau. Đứng đầu các thành bang này là Pateshi và sau ông là cả bộ máy nhà nước tương đối hoàn chỉnh. Về sau, do tranh giành quyền lực liên miên giữ các thành bang nên người Sumer không giữ nổi quyền cai trị ở vùng đất này và phải nhường lại cho người Akkad, một tộc người thuộc tộc Semites rất mạnh ở phía Bắc Lưỡng Hà. Vào thế kỷ XXIV TCN, người Akkad đánh bại các thành bang Sumer và thống trị Lưỡng Hà. Thời kỳ Akkad (2369 – 2253 TCN) là thời kỳ thịnh trị của người Semites. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chính trị - kinh tế, đặc biệt là chiến tranh liên miên giữa Akkad với các dân khác làm Đế quốc Akkad suy yếu và sụp đổ. Vương triều III của Ur cũng có thống nhất Lưỡng Hà, nhưng nó không bền vững và chẳng bao lâu sau thì sụp đổ.

Lợi dụng sự suy yếu của Lưỡng Hà, người Elam và Amorites bằng nỗ lực của mình đã tạo ra những quốc gia rất hùng mạnh như Larsa, Isin, Assyria, Babylon…, trong đó vương quốc Baby lon xuất hiện vào năm 1895 TCN là quốc gia hùng mạnh nhất. Thời Hammurabi (1792 – 1750 TCN), vương quốc này đã đánh bại các vương quốc khác của người Elam, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - chính trị - quân sự. Khi đế quốc này suy yếu, nó bị người Kassites, Assyria đánh chiếm, rồi được người Chaldea phục hồi một thời gian (vương quốc Tân Babylon, 626 – 538 TCN) để rồi cuối cùng bị ngoại bang tiêu diệt.

1.1.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội (TW – địa phương)

Vào thiên niên kỷ IV TCN, khi người Sumer thành lập các quốc gia (hoặc thành bang), họ đã tổ chức một bộ máy nhà nước tương đối chặt chẽ. Đứng đầu các quốc gia này là Pateshi. Ông là người có quyền tối cao (nắm vương quyền – thần quyền), nắm giữ ruộng đất và tư liệu sản xuất, được truyền giữ thế tập. Ngoài Pateshi ra còn có Hội đồng trưởng lão, Hội nghị nhân dân và các quan chức bộ máy chính quyền, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. Về cấu trúc xã hội, người Sumer (và các tộc người kế tiếp) chia xã hội thành các tầng lớp như quý tộc, tăng lữ, quan lại, quan binh chuyên nghiệp, nông dân công xã (hay dân tự do), thợ thủ công và nô lệ. Đến thời Babylon, bộ máy nhà nước được củng cố từ trung ương đến địa phương. Vua là hiện thân của thần linh, đứng đầu vương quyền – thần quyền và có quyền lực vô hạn. Sau vua có cả một bộ máy quan lại cồng kềnh. Ở địa phương thì vua chia thành các tỉnh và cử Thống đốc đến cai trị. Vua nắm quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp và là quan tòa tối cao ở Babylon; dưới Vua là bồi thẩm được bầu từ những người già cả và có danh tiếng; tăng lữ chỉ tham gia các phiên tòa khi họ làm lễ tuyên thệ cho các nhân chứng.

Về xã hội, vua giữ nguyên cấu trúc như thế, chỉ thay đổi bằng cách chia dân tự do thành hai loại: Avilum và Mushkenu. Tầng lớp Avilum được coi là người có quyền lợi chính trị - pháp luật, nhất là quyền sở hữu tài sản, thừa kế. Còn dân Mushkenu có địa vị thấp hèn hơn và bị phân biệt đối xử với người Avilum. Chẳng hạn, khi hai loại người này bị phạm tội thì người Mushkenu bị phạt nặng hơn; nếu cả hai bị ai đó gây hại thì người Avilum được bồi hoàn nhiều hơn. Về địa vị xã hội, người Mushkenu chịu thiệt thòi hơn. Luật Hammurabi quy định, nếu người Mushkenu tát một người Avilum có địa vị cao hơn minh thì anh ta bị đánh trước sự có mặt của dân chúng, còn đánh người ngang địa vị mình thì chỉ nộp phạt. Về nô lệ, luật Hammurabi bảo vệ quyền sở hữu nô lệ một cách tuyệt đối. Nếu kẻ nào làm mất dấu cho nô lệ thì bị chặt tay, kẻ nào giúp đỡ hay chứa chấp nô lê thì bị tử hình. Về địa vị nô lệ, luật cho phép người Mushkenu và nô lệ cung đình được lập gia đình, có nhà cửa và tài sản. Nếu con nợ thiếu nợ mà không có khả năng chi trả thì bị phạt làm công cho chủ nợ 3 năm.

1.1.2.3. Luật pháp

a. Luật thành Ur (luật của vua Urnammu)

Luật thành Ur được xem là bộ luật sớm nhất của Lưỡng Hà cổ đại. Nó ra đời vào thế kỷ XXI TCN dưới thời vua Urnammu, có 40 điều khoản (hiện dịch được 32 điều). Bộ luât là sự tổng hợp thành tựu luật học của các thời kỳ trước, phân chia rõ 4 lĩnh vực là hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình và tố tụng hình sự.

+ Về hình sự, luật quy định: các hành vị phạm tội như giết người, cướp, đưa ra bằng chứng giả mạo, ngoại tình… đều bị tử hình. Ngoài ra, luật quy định các hình phạt khác như tù giam (điều 3) và phạt tiền (điều 8, 9, 10). Các trường hợp gây thương tích người khác (làm mù mắt, gẫy chân, tàn phế…) sẽ bị phạt tiền: làm mù mắt người khác bị phạt 30 schekel (điều 18); làm gẫy chân bị phạt 10 schekel (điều 19); trong lúc ẩu đả, nếu làm người kia tàn phế và không lao động được thì bị phạt 60 schekel (điều 20).

+ Về dân sự, luật đã đặt ra vấn đề bồi thường tài sản (điều 31, điều 32); quyền sở hữu tài sản (điều 30) và hợp đồng thuê mướn (điều 32). Điều 30 Bộ luật Urnammu qui định: “Người lén lút trồng cây trên thửa đất của người khác thì hoa lợi trên đất đó sẽ không thuộc về anh ta.” hay Điều 31 qui định: “Người làm ngập úng đồng lúa mạch của người khác, người đó sẽ bị phạt phải bồi thường.”; Điều 32: “Nếu một người đã thuê người khác cày cấy, nhưng người này đã không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết mà bỏ hoang cánh đồng ấy, anh ta sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng và bị phạt”.

+ Về hôn nhân – gia đình, luật Urnammu bảo về quyền lợi của người đàn ông (cụ thể là người chồng). Điều 11 qui định: “Nếu một người đàn ông mà ngủ với một người phụ nữ góa bụa, anh ta sẽ không bị nộp phạt.”, ngược lại “nếu một người phụ nữ đã kết hôn mà ngoại tình đi theo một người đàn ông khác thì người phụ nữ đó sẽ bị giết và người đàn ông được trả tự do” (Điều 7). Ngoài ra, bộ luật cũng bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Luật quy định người chồng được quyền ly hôn, nhưng người chồng đó phải nộp cho người vợ một khoản tiền rất lớn. Điều 9 qui định: “Nếu một người đàn ông mà muốn ly dị người vợ đầu tiên của mình, anh ta phải trả cho người vợ đó 60 schekel” hay Điều 10 qui định: “Nếu một người đàn ông mà muốn cưới lại người vợ mà mình đã ly dị, anh ta sẽ phải trả người phụ nữ đó 30 schekel.”.

+ Về xét xử - tố tụng, luật có nhiều quy định (nhưng mang tính tôn giáo nhiều hơn). Về tố tụng thì dùng hình thức thử tội (ordeal). Điều 13 qui định: “Nếu một người bị cáo buộc là dùng tà đạo ma thuật, anh ta phải chịu thử tội bằng hình thức ném xuống sông. Nếu anh ta vô tội (không bị chết), anh ta sẽ được tha.” Điều 14 qui định: “Nếu một người đàn ông bị cáo buộc là đã thông dâm với vợ của người đàn ông khác, anh ta sẽ phải chịu thử tội bằng hình thức ném xuống sông. Nếu qua thử tội cho thấy anh này vô tội thì người đã cáo buộc anh ta thông dâm phải trả anh ta 20 schekel”. Về xét xử thì những vị tăng lữ chính là thẩm phán xét xử. Họ xét xử công khai ở cổng ra vào của các thành thị để người dân ý thức pháp luật và coi trọng công lý. Về nô lệ, luật quy định nô lệ là người tự do, họ có tài sản riêng, được giao kết hợp đồng (Điều 32), được quyền kết hôn, thậm chí được quyền kết hôn với người tự do (Điều 5).

b. Luật Eshnunna (hay luật Bilalama)

Nó là bộ luật thứ hai của Lưỡng Hà sau luật Urnammu. Bộ luật được các nhà khảo cổ học tìm thấy vào năm 1982 ở Iraq. Luật có 60 điều khoản, quy định cụ thể các vấn đề trong đất nước Eshnunna. Bộ luật bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, quy định hình phạt với dân thường: Avilum và Mushkenu, nếu phạm tội thì bị trừng phạt. Về hình sự, luật quy định có 5 loại hành vi vi phạm pháp luật: trộm cắp, tịch biên giả mạo, tội phạm tình dục, tội cố ý gây thương tích; bị thương do bò, chó cắn. Phần lớn các loại tội phạm phải chịu hình phạt bằng tiền (một lượng bạc nhất định), nhưng một số tội phạm nguy hiểm như trộm đêm, giết người, một số tội phạm tình dục bị xử tử hình.

Ở bộ luật này, nó phân chia xã hội thành nhiều giai cấp khác nhau: awilum – những người đàn ông và đàn bà tự do; muškenum; nô lệ (nam và nữ), các giai cấp khác như: ubarum, apþarum, mudum (không được xác lập chắc chắn là gì).

c. Luật Hammurabi

Luật Hammurabi là bộ luật tiêu biểu nhất của Lưỡng Hà cổ đại. Bộ luật được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện ở Susa (Đông Babylon) vào năm 1901. Luật Hammurabi gồm 282 điều, được khắc trên cột đá bazan cao 2,25 m, đường kính đáy 2 m. Bộ luật được các nhà soạn luật soạn vào thế kỷ XVIII TCN, tuy nhiên chưa phân định rõ ràng giới giữa hình luật, dân luật, luật tố tụng hay hôn nhân gia đình.

Về nguồn gốc, bộ luật là sự kết tinh các quy định do vua Hammurabi và Tòa án cấp cao để lại. Đồng thời, luật có sự kế thừa các bộ luật của người Sumer; luật Lipitistar của Nippur và luật Eshnunna (thế kỷ XX TCN). Bộ luật thể hiệ tư tưởng chính trị của Vua muốn thông qua luật pháp để hạn chế, xoa dịu mâu thuẫn xã hội ở Babylon, củng cố và phát triển kinh tế - xã hội thông qua mua bán nhà cửa, ruộng vườn, gia súc, vay mượn… phát triển đa dạng

+ Chế định hợp đồng, vay mượn: luật quy định muốn thực hiện hợp đồng phải có 3 điều kiện: (1) tài sản chưa lưu thông; (2) người bán là chủ sở hữu; (3) việc ký kết hợp đồng có sự làm chứng của một số người. Về hợp đồng mua bán, luật quy định: người bán nếu bị người làm chứng tổ cáo là mình bán đồ của người khác sẽ bị tử hình; chủ đồ vật không chứng minh cho người làm chứng biết đồ bị mất là của mình cũng bị tử hình (tội vu khống, điều 9; 11)

+ Chế độ lĩnh canh ruộng đất. Luật quy định mức tô thường là 1/3 đến ½ sản phẩm; mức tô vườn cây ăn quả chiếm 2/3 sản phẩm (điều 41). Có thiên tai xảy ra, người lĩnh canh chịu thiệt hại nhiều nhất: trả trước không vì thế được bồi hoàn (điều 45; 46); không trả đúng hạn thì phải trả lại cả nợ lẫn lãi suất (điều 48). Mức lãi suất khá cao: 20% nếu là vay tiền, 33,3% nếu là vay lương thực. Luật cho phép chủ nợ bảo lãnh bằng bất động sản của con nợ và gia đình con nợ.

+ Hôn nhân – gia đình. Luật quy định người chồng là chủ trong gia đình, có toàn quyền kinh tế - xã hội, bán vợ đợ con cho người khác dưới hình thức con nuôi (điều 185; 188). Vợ vô sinh thì chồng được ly hôn, vợ có thể lấy lẽ và ở lại nhà chồng. Quyền ly hôn của phụ nữ bị hạn chế. Phụ nữ được ly hôn nếu chồng ngoại tình, bỏ nhà ra đi, vu cáo vợ ngoại tình.

+ Thừa kế tài sản. Luật quy định 2 hình thức thừa kế: theo luật và di chúc. Khi người quá cố để lại tài sản mà không di chúc thì tài sản thuộc về người thừa kế. Thừa kế theo di chúc có xuất hiện nhưng rất hạn chế. Luật quy định thêm nếu con trai không mắc tội nặng thì cha được thừa kế tài sản của con. Con trai – con gái thừa kế ngang nhau, con nô tì cũng được thừa kế nếu người cha nhận làm con mình.

+ Hình luật trong luật Hammurabi khắc nghiệt. Hầu hết các quy định về hình sự đều cho phép áp dụng hình thức “báo thù”, “trả nợ máu”, mức hình phạt luôn tương xứng với mức tội ác: giết người thì xử tội chết, làm chết con người khác thì con của phạm nhân cũng phải chết, nếu bị vu cáo giết người thì phải tự tử…. Khi xã hội phân giai cấp thì hình luật thay đổi. Người Mushkenu tát một người Mushkenu khác bị phạt 84 g bạc. Luật cũng quy định phạt vạ: cả công xã phải trả phạt cho người bị cướp tài sản nếu không tìm ra thủ phạm, người bị hại chết thì công xã nộp phạt thêm. Những loại tội phạm đặt biệt nghiêm trọng như giết người, cướp của (30 loại theo luật Hammurabi) sẽ bị xử tử. Hình thức xử tử khắc nghiệt: đốt trên giàn lửa, đóng cọc, dìm xuống nước…

+ Phân biệt đẳng cấp. Luật quy định, kẻ nào giúp đỡ nô lệ chạy trốn hay xâm phạm tài sản riêng bị phạt. Kẻ nào ăn cắp gia súc hay thuyền bè bị phạt nặng từ 10 – 30 lần so với giá trị tài sản đó, nếu kẻ đó không thể bồi hoàn thì bị giết. Quản lý làm thất thoát tài sản của gia chủ thì bị phanh thây bằng bò kéo.

+ Luật tố tụng thời Hammrabi chưa có hình thức cụ thể. Việc xét xử được thực hiện công khai lúc bị hại khởi tố. Các chứng cứ, bằng chứng là điều kiện xác nhận kẻ đúng và người sai. Đối với các vụ việc nghiêm trọng thì các bên buộc phải tuyên thệ trước thần linh. Các quan tòa không được thay đổi án quyết, nếu thay đổi sẽ bị cách chức. Luật này kế thừa luật thành Ur về hình thức thử tội. Điều 2 Bộ luật Hammurabi qui định: “Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến một dòng sông và nhảy xuống, nếu anh ta chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn sẽ được sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, nếu anh ta không bị chết chìm, tức là anh ta còn sống sót, thì anh ta được coi là vô tội, nguyên đơn sẽ bị giết chết, và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn”.

1.1.3. Ấn Độ:

1.1.3.1. Quá trình ra đời của nhà nước Ấn Độ cổ đại

Về lịch sử hình thành nhà nước, nhà nước Ấn Độ xuất hiện từ lâu đời. Vào thiên niên kỷ III TCN, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân hóa giai cấp, nhà nước đã ra đời ở Ấn Độ. Đến thiên niên kỷ II TCN, người Arya xâm nhập vào càng thúc đẩy nhanh quá trình thành lập nhà nước. Họ phá hủy văn hóa sông Ấn – Hằng, đồng hóa cư dân Dravida bản địa. Khi nền kinh tế phát triển, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt dẫn tới sự ra đời chế độ đẳng cấp Varna (thiên niên kỷ II – I TCN) gồm 4 đẳng cấp: Brahman (Tăng lữ); Kshatriya (quý tộc); Vaisya (thương nhân) và Shudra (người cùng khổ). Đẳng cấp Brahman đứng đầu hệ thống đẳng cấp, có nhiều quyền lợi. Họ đặt ra các quy tắc quản lý xã hội, dùng tôn giáo để ràng buộc người dân phải cam chịu, nhẫn nhục và phục tùng giai cấp thống trị Arya.

Từ thiên niên kỷ II đến thế kỷ IV TCN, ở Ấn Độ cổ đại đã thành lập các tiểu quốc, do các tiểu vương (raja) đứng đầu. Ở trung ương, dưới Raja là Hội đồng bộ lạc gồm Sabha (hội đồng các chức sắc của bộ lạc) và Samiti (hội đồng toàn thể dân tự do trong bộ lạc), những hội đồng này có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của Raja. Giúp việc cho Raja là các quan cận thần (Sabhasad), Tể tướng (Purohita), chỉ huy quân sự (Senani) và các thượng thư phụ trách một số ngành thông qua các sở địa phương.

Đất nước được chia thành các đơn vị hành chính gọi là làng (gramma), do trưởng làng lãnh đạo. Các làng được phân chia nhiều bậc khác nhau: cấp trên trực tiếp là mười làng, rồi 20 làng, 100 làng và cuối cùng là 1.000 làng… và các làng như thế do các quý tộc lãnh đạo. Quan đứng đầu 1.000 làng trực thuộc nhà Vua. Để kiểm soát quan lại, vua lập ra cơ quan mật vụ có nhiệm vụ dò la, kiểm soát hoạt động của quan lại, quần chúng. Quan lại thời kỳ này có lương bổng. Tùy theo chức vụ và phẩm tước thì quan lại bậc trung được cấp lương gấp 3 lần quan lại bậc thấp, quan đại thần được cấp gấp 6 lần quan lại bậc trung.

Thời Morya (321 – 187 TCN), đất nước Ấn Độ rất rộng lớn. Để quản lý đất nước, vua chia đất nước thành các châu và cử thủ hiến (người thuộc hoàng tộc) đến cai trị, thủ hiến chỉ có việc theo dõi và giám sát, còn trực tiếp cai trị các châu là các quý tộc cũ. Ở đia phương vẫn chia như cũ (làng là đơn vị cơ sở chính). Ngoài xây dựng bộ máy nhà nước, các vua Morya xây dựng lực lượng quân đội mạnh, gồm quân của nhà vua, quân của vương hầu và quân của các bộ lạc phụ thuộc. Lục quân (tượng binh, kỵ binh, chiến xa…) và hải quân là hai lực lượng chính. Lúc chiến tranh, nhà nước huy đọng đến 60 vạn bộ binh, 3 vạn kỵ binh.

Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, nhà nước Ấn Độ ban hành luật pháp. Do trong xã hội cổ đại, các giáo lý tôn giáo và tập tục địa phương (truyền thống, đẳng cấp) đan xen vào nhau nên làm quần chúng bị ràng buộc rất nhiều thứ luật lệ. Hình phạt phổ biến là nhục hình; làm tổn thương tới phạm nhân nếu họ phạm tội (nhất là trộm cắp). Việc xét xửu do các quan chức đứng đầu địa phương và trung ương xét xử. Vua chỉ xét xử những vụ quan trọng nhất. Thời kỳ này quan chức hành chính kiêm luôn tư pháp, xét xử, tư pháp chưa tách khỏi hành pháp.

1.1.3.2. Luật pháp

+ Luật Manu:

Về nội dung và lịch sử, luật này không thua kém luật Hammurabi. Đây là một tập hợp các luật tục dựa trên quan niệm của đạo Balamon soạn ra vào thế kỷ III – II TCN. Luật Manu có 2.685 điều chia thành 12 chương, trình bày dưới dạng câu song vần. Nội dung của luật tập trung các vấn đề sau đây:

+ Quyền sở hữu: luật này áp dụng cho các công xã Ấn Độ. Luật quy định kinh tế, đất đai công xã là của chung và không ai được chiếm đoạt (điều 264, chương 7). Người nào tự tiện thay đổi địa giới đất đai đều bị trừng phạt, nếu không giải quyết nổi thì “nhờ” Vua giải quyết (điều 265, chương 8). Việc mua bán đất đai được nhà nước công nhận, nhà nước giám sát hoạt động buôn bán (bất động sản) nhất là với thương gia. Điều 9 quy định, nếu người nào bán giá bất động sản cao hơn giá quy định thì nhà nước thu hồi mức tiền chênh lệnh; tranh chấp đất đai mà đưa ra chứng cứ giả cũng bị thu hồi. Trong quyền sở hữu của nhà nước còn gồm đất hoang, rừng núi và lợi tức thu được từ ruộng đất.

Để khẳng định quyền sở hữu tài sản, luật Manu bắt các chủ sở hữu tài sản phải chứng minh nguồn gốc của tài sản ở đâu: mua bán, chuyển nhượng, thừa kế… Sự chiếm hữu dài hạn chưa đầy đủ là căn cứ phát sinh quyền sở hữu. Nếu chủ sở hữu cho người khác sử dụng tài sản suốt 10 năm thì không được đòi lại (điều 147, chương 8). Như vậy, thời hạn chiếm hữu xuất hiện đầu tiên trong luật này.

+ Hợp đồng: Luật Manu có nhắc tới tính hiệu lực của hợp đồng dân sự. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực khi hợp đồng đó được ký với người bị tâm thần, người nát rượu hay người chưa vị thành niên; không thừa nhận các hợp đồng được ký kết do cưỡng bức hay lừa đảo, bí mật (điều 163, 165; chương 8). Hợp đồng được ký kết công khai. Nếu hàng hóa bán ra có hư hỏng thì người mua có thể hủy hợp đồng (thời hạn hủy là 1,5 năm nếu hàng hóa là gia súc, một năm nếu hàng hóa là nô lệ) (điều 15, chương 4). Luật có đế cập đến hoạt động cho vay – mượn, quy định mức lãi suất khác nhau theo đẳng cấp (tính theo năm): Balamon 2%; Kshatriya 3%; Vaisya 4% và Shudra 5%. Nếu người vay nợ chết thì họ hàng người đó phải trả nợ thay; nếu không trả được nợ thì bị biến thành nô lệ (hoặc gia đình con nợ thành nô lệ), con nợ dây dưa không chịu trả nợ thì sẽ bị chủ nợ lôi ra đánh đập cho đến khi con nợ trả được nợ mới thôi (điều 49, 50)

+ Hôn nhân – gia đình: trong gia đình, người chồng có quyền lực lớn. Ông ta có quyền cưới vợ, sở hữu vợ theo kiểu “bảo hộ” làm cho phụ nữ “không thể độc lập được” (điều 147, 148; chương 5). Phụ nữ không được ly hôn với chồng (điều 46; chương 9). Luật cũng cho phép người chồng được phép bỏ vợ nếu bị vợ ghét bỏ (điều 47; chương 9), bỏ vợ (năm thứ 8) nếu vợ vô sinh, bỏ vợ (năm thứ 10) nếu vợ sinh con bị chết, bỏ vợ (năm thứ 11) nếu vơ sinh con gái, bỏ vợ ngay nếu vợ bị điên (điều 81; chương 9).

+ Thừa kế, các con trai được thừa kế như nhau. Những người thừa kế có thể dùng chung tài sản thừa kế do anh cả quản lý (điều 105; chương 9), một phần tài sản được chia cho con gái dưới dạng của hồi môn (diều 118; chương 9), con gái không lấy chồng được chia tài sản ngang mức con trai và tài sản riêng không chung tài sản với mẹ đẻ (điều 192; chương 9).

+ Hình luật, luật Manu thể hiện tính đẳng cấp khắc nghiệt được thể hiện qua nhiều quy định. Với đẳng cấp dưới như Vaisya và Shudra không có khoan dung, mọi vị phạm của họ đều bị trừng phạt nặng nề như bị cắt lưỡi, đổ dầu đun sôi vào miệng… (điều 270, 272; chương 8). Còn Balamon và Kshatriya nếu vi phạm thì bị phạt tiền. Đối với tội trộm cắp, luật Manu phạt rất nặng: kẻ trộm đêm thì bị đóng cọc, trong các trường hợp khác thì bị đánh đập, tái phạm đến lần 3 thì bị xử tử (điều 277; chương 9). Ăn cắp tài sản của nhà Vua và nhà chùa thì bị tử hình ngay lập tức (điều 280; chương 9), tội công khai ăn cướp tài sản của nhân dân, dùng vũ lực với bị hại thì kẻ cắp bị xử tử cùng gia đình, họ hàng của hắn (điều 269; chương 9). Tội mua bán hàng giả, lừa gạt.. bị trừng phạt; tội phản quốc thì bị trừng phạt bằng cách “thiêu bàn tay”, cắt lưỡi, chặt tay, móc mắt, xẻo mũi, cắt bỏ bộ phận sinh dục…(điều 125; chương 8). Kẻ nào nấu rượu nếu bị bắt thì bị khắc chữ vào trán, kẻ ăn trộm bị khắc hình chân chó vào trán….

1.1.4. Trung Quốc:

1.1.4.1. Quá trình ra đời của nhà nước Trung quốc cổ đại

a. Quá trình hình thành:

Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại, cũng như Ai Cạp, Lưỡng Hà, ấn Độ, ở đây cũng có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Hoàng Hà ở phía Bắc và sông Trường Giang ở phía Nam. Lịch sử của Trung Quốc cổ đại kéo dài gần 2000 năm. từ khoảng TK 21 TCN đến năm 221 TCN. Trong thời gian đó, lãnh thổ của Trung Quốc từ lưu vực sông Hoàng Hà không ngừng được mở rộng nhưng nhìn chung, nếu so với ngày nay thì còn rất hạn chế.

Vào khoảng TK 3 TCN, cư dân lưu vực sông Hoàng mới chuyển sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ. Theo truyền thuyết, ở đây có nhiều bộ lạc nổi tiếng như Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ...Qua quá trình đấu tranh và liên hiệp giữa các bộ lạc, cuối cùng hình thành một liên minh bộ lạc lớn mạnh do Đường Ngiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ lần lượt được bầu làm thủ lĩnh.

Trong thời kỳ này, kinh tế phát triển rõ rệt, nghề nông đã phát triển hơn trước nhiều do các công trình thuỷ lợi được xây dựng lại thêm đất đai màu mỡ. Do vậy, trong xã hội đã xuất hiện sự phân hoá tài sản và sự phân hoá xã hội diễn ra mạnh hơn. Tầng lớp quý tộc thị tộc ngày càng chiếm nhiều ruộng đất của công xã.Dần dần tầng lớp quý tộc thị tộc hình thành một giai cấp-quý tộc chủ nô. Đến thời Hạ, số lượng nô lệ ngày càng nhiều lên với nguồn chính là tù binh chiến tranh. Nông dân công xã vẫn là lực lượng xã hội đông đảo thời bấy giờ.

Khi Hạ Vũ chết, các quý tộc thân cận nhà Hạ trong liên minh bộ lạc đã ủng hộ con của Vũ là Khải lên thay. Việc bầu thủ lĩnh đến đây là chấm dứt, việc cha truyền con nối được coi là đương nhiên. Khi trở thành vua, Khải trở thành ông vua có quyền hành rất lớn. Sự kiện này đánh dấu sự hình thành nhà nước ở Trung Quốc.

b. Sơ lược lịch sử Trung Quốc cổ đại

Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Trung quốc là nhà Hạ, do Vũ sáng lập vào khoảng năm 2005 TCN. Sau khi Vũ chết thì con ông là Khải lên nắm quyền, ông này trở thành vua đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Trải qua mấy thế kỷ, Kiệt nổi lên là một bạo chúa, áp bức bóc lột dân chúng thậm tệ, mâu thuẫn xã hội đã tới mức gay gắt. Nhân đó, nhà Thương được thành lập, tấn công nhà Hạ, nhà Hạ diệt vong.

Năm 1711 TCN, nhà Thương thay thế nhà Hạ. Nhà Thương còn được gọi là nhà Ân, vì nhà Thương dời đô về đất Ân Khư. Vua cuối cùng cùa Nhà Thương là Trụ Vương say mê sắc đẹp của Đắc Kỷ hoang dâm, tàn bạo làm cho vương triều suy yếu. Nhà Chu lợi dụng tình hình này tiến quân tiêu diệt nhà Thương, thành lập nhà Chu. Vua Chu thực hiện chính sách phân phong đất đai cho con cháu mình làm chư hầu. Nhà Chu có 2 thời kỳ: Xuân Thu và Chiến Quốc.

+ Thời Xuân Thu (771 – 475 TCN), chính quyền nhà Chu suy yếu, gần 100 nước chư hầu gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau, xưng bá để khống chế nhà chu và các nước khác. Đây là thời kỳ suy sụp những giá trị đạo đức, xã hội rối ren, loạn lạc… do đó, xuất hiện nhiều tư tưởng, học thuyết chính trị nhằm ổn định xã hội (thời kỳ bách gia chư tử).

+ Thời Chiến Quốc (403 – 221 TCN), đây là thời kỳ các nước gây chiến lẫn nhau giành quyền thống trị cả Trung Quốc. Cuối thời kỳ này nổi lên 7 nước lớn Tề, Yên, Hàn, Sơ, Triệu, Nguỵ, Tần và một số nước nhỏ. Năm 256, Đông Chu bị nhà Tần tiêu diệt. Sau đó, nhà Tần lại lần lượt thôn tính các quốc gia còn lại, thống nhất Trung Quốc và cũng từ đó, Trung Quốc bước sang giai đoạn lịch sử mới – giai đoạn phong kiến.

Về xã hội: Trung Quốc có 2 tầng lớp chính là địa chủ, nông dân công xã. Ở Trung Quốc, quý tộc (còn gọi là địa chủ)có 3 loại là quý tộc thị tộc (vua – quan), quý tộc tăng lữ và các quý tộc khác. Họ là giai cấp thống trị, nắm nhiều ruộng đất, của cải và nhiều quyền lợi về chính trị. Kế tiếp là nông dân công xã (có 2 loại là nông dân tự canh và tá điền). Họ là lực lượng chính trong xã hội, có ruộng đất, gia đình và tài sản, nhưng bị địa chủ bóc lột thậm tệ. Giai cấp nô lệ cũng xuất hiện thời kỳ này nhưng chưa có vai trò quan trọng trong xã hội. Chế độ nô lệ mang tính gia trưởng (nô lệ được coi là con người, có tài sản, ruộng đất và được địa chủ coi như người thân trong nhà).

1.1.4.2. Tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội (TW – địa phương)

Vào thời cổ đại, bộ mày nhà nước Trung Quốc còn đơn giản. Thời kỳ dân chủ quân sự, đứng đầu là Thủ lĩnh bộ lạc; dưới ông là Hội đồng các bô lão có nhiệm vụ bầu cử thủ lĩnh, quyết định các vấn đề về chiến tranh, trị thủy. Khi nhà Hạ thành lập, Vua Hạ thiết lập còn khá đơn giản. Dưới Vua chỉ mới có một số quan lại giữ một số chức vụ quản lý các ngành kinh tế như: Mục chính (quản lý việc chăn nuôi); Xa chính (quản lý xe); Bào chính (quản lý việc dâng thức ăn cho Vua)… những chức quan này do quý tộc thị tộc đảm nhiệm.

Vào thời Thương đứng đầu bộ máy nhà nước là Vua (quý tộc lớn nhất, người đứng đầu dòng họ). Vua có quyền hành lớn về kinh tế, chính trị, sở hữu tối cao về ruộng đất. Vua toàn quyền quyết định mọi việc “Lễ Nhạc, chinh phạt đều từ Thiên tử mà ra” (Luận ngữ - chương Quý thị). Nhà Vua thần thánh hóa uy quyền và mượn “uy quyền” thần linh bắt nhân dân thần phục. Dưới vua là Vu xử, vị quan có quyền lớn nhất. Ông này làm nhiều công việc như làm lịch, coi việc ghi chép số sách, quản lý hồ sơ, coi việc giáo dục, dạy dỗ Vua và bảo hộ Ấu vương… Sau đó là cả một tập đoàn quý tộc, quan lại giúp Vua cai quản các việc hành chính, hình pháp, quân đội, tế tự, ruộng đất, thủ công nghiệp… Những quan lại này là người của hoàng tộc và được thế tập.

Vào thời Tây Chu (1066 – 771 TCN), người thống trị cao nhất gọi là Thiên tử. Vua thiết lập “Tam công”[2] và “Lục Khanh”[3] để giúp việc cho mình. Để thiết lập quyền cai trị ở Trung Quốc, Vua Tây Chu chia đất nước thành 6 vùng gọi là “Lục toại”, cử “toại sự” sang cai trị các vùng này (cai quản đất đai, nhân dân). Trong quan hệ đối ngoại, nhà Tây Chu thành lập chế độ Tông pháp. Theo chế độ này thì vua Chu là Tông chủ, các nước thần phục nhà Chu gọi là chư hầu và triều cống Thiên tử đều đặn. Lúc đó ở Trung Quốc có 71 nước chư hâu thần phục Tây Chu và ở các nước chư hầu, bộ máy nhà nước tổ chức theo hình thức quân chủ quý tộc.

Thời Đông Chu (771 – 256 TCN) với hai giai đoạn lớn là Xuân Thu – Chiến Quốc, bộ máy nhà nước ngày càng đông đảo, tăng cường sự chuyên chính của giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động.

1.1.4.3. Luật pháp

1.1.4.3.1. Bối cảnh ra đời, nội dung các bộ luật tiêu biểu

Từ thời Hạ, nhà nước đã chú ý đến hình pháp. Thời vua Đại Vũ, nhà Hạ đặt ra Vũ hình (luật vua Vũ). Trong Tả truyện mô tả, Vũ hình quy định các tội như: hôn (bản thân làm điều xấu song lại đi vu cáo hãm hại danh dự của người khác), mặc (tham lam vô độ), tặc (giết người bừa bãi), sát. Người nào phạm phải các tội này sẽ bị tử hình. Thời vua Hòe đã xây dựng nhà tù đầu tiên, gọi là "Hạ đài" (có chỗ viết là "Hoàn thổ"). Thời Thương đã xây dựng các nhà tù, sử dung nhiều hình phạt như đóng dấu nung đỏ, cắt mũi, gông cùm, đi đày; nếu phạt tội nặng bị xử tử bằng cách chôn sống, mổ bụng, xẻo từng mảnh, bỏ vào cối giã. Hiện tượng một người phạm tội cả nhà bị giết xuất hiện từ thời Thương. Sang thời Chu, hình phạt có 5 loại là Ngũ hình: thích mực vào trán, chặt chân, cắt mũi, thiến và chém đầu. Luật pháp thời Chu có 3.000 điều luật quy định cụ thể về Ngũ hình: tội thích chữ 1.000 điều, tội chặt chân 500 điều, tội thiến 300 điều, tội cắt mũi 1.000 điều, tội chém đầu 200 điều.

Về sau do sự phát triển của quốc gia mà hệ thống pháp luật được thay đổi. Quý tộc cho rằng, nếu như cứ cai trị bằng bạo lực thì dân sẽ không nghe theo, có khi còn phản lại chính quyền; cho nên họ thay đổi tư tưởng: giáo hóa nhân dân bằng chữ “đức”, để dân không khinh nhờn và nghe theo mình. Ngoài “đức”, quý tộc còn giáo dục bằng chữ “lễ”. Họ cho rằng “lễ” chính là quy định về thứ bậc, nghi thức ăn ở, hội họp; là quy tắc ứng xử đề con người nghe theo. Hai chữ “đức” và “lễ” là công cụ thống trị nhân dân về mặc tinh thần của nhà Chu nhằm xóa nhòa và làm dịu mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. Sang thời Xuân Thu, với sự ra đời của Nho giáo thì hệ thống tư tưởng được nâng cao một bước. Ông chủ trương con người phải có đủ 4 đức tính là: nhân, nghĩa, lễ, trí; đề cao chữ “nhân” và “lễ”. Nhân là phạm trù đạo đức (có 5 phạm trù chính[4]) của con người. Để thực hiện Nhân, ông đưa ra chữ Luân để chỉ trật tự trong quan hệ xã hội: luân lý, loạn luân; không có Luân thì xã hội sẽ rối loạn. Mọi người phải lo tu dưỡng đạo đức, rèn luyện để có lòng nhân từ. Những người làm vua, làm quan mà biết làm điều nhân nghĩa thì sẽ thu phục lòng người và dân trông vào để học theo[5]. Ngoài ra, ông cũng đề cao “lễ”. “Lễ” là lễ nghi, lễ phép, tập tục gia đình liên quan đến hành vi ứng xử của con người, thiết chế và hoạt động tâm linh. Nhân là nội dung, Lễ là hình thức trong ứng xử của con người. Cần vứt bỏ mọi thèm muốn riêng tư để thực hiện “lễ”, cụ thể là không nhìn, không nghe, không nói, không làm điều gì trái “lễ”, có thế thì xã hội mới được ổn định. Đối với người lãnh đạo, ông cho rằng muốn cho dân giàu, nước mạnh thì phải phấn đấu theo lý tưởng: tu thân (tu dưỡng bản thân); tề gia (điều khiển gia đình); trị quốc (cai trị quốc gia); bình thiên hạ (thôn tính, thống trị thiên hạ). Học thuyết của Khổng Tử giúp củng cố trật tự xã hội, chuyên chính quốc gia và dung hòa mâu thuẫn xã hội.

Cũng trong thời kỳ này, ở một số nước chư hầu ngoài nước Chu đã ban hành một số bộ luật như Hình thư của nước Trịnh, Hình Phù của nước Hàn, Hiến lệnh của nước Sở, Quốc luật của nước Việt… Về sau nước Hàn tổng hợp kinh nghiệm lập pháp của các nước và bộ luật cũ (Hình Phù) ban hành bộ luật mới là Pháp kinh. Bộ luật này tuy thất truyền nhưng theo sử sách thì đây là bộ luật hoàn chỉnh nhất Trung Quốc cổ đại. Nó có 6 chương là: Đạ pháp: quy định về tội cướp; Tặc pháp: quy định về tội giả mạo; Tư pháp; quy định vvề tố tụng, xét xử; Bộ pháp: quy định về bắt giam; Tạp pháp: tạp luật; Bối pháp: quy định những nguyên tắc chung. Đồng thời trong thời kỳ này đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng chủ trương dùng pháp luật để cai trị như Quản Trọng, Thương Ưởng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Hàn Phi; đại diện tiêu biểu là Hàn Phi (280 – 233 TCN). Theo Hàn Phi, để cai trị đất nước trong thời đại loạn lạc như thế thì không thể nào dùng nhân đức để ổn định xã hội, mà phải dùng pháp luật. Về nội dung, nó gồm 3 yếu tố: pháp, thế, thuật.

- Pháp: pháp luật và mệnh lệnh của vua phải rõ ràng, mạch lạc. Việc chấp pháp phải nghiêm minh.

- Thế: uy quyền của nhà vua.

- Thuật: phương pháp điều hành, quản lý cn người: bổ nhiệm (căn cứ và tài năng để bổ nhiệm, không kể đến dòng dõi), khả hạch (căn cứ và trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả công viêc) và thưởng phạt (căn cứ và kết quả khả hạch, thưởng nhiều, phạt nặng)

Theo Pháp gia, với 3 yếu tố pháp, thế, thuật vua có thể trở thành một vị vua tốt mà không cần nhân nghĩa, không cần trí tuệ,…

Nhận định chung về nhà nước phương Đông cổ đại (mô hình nhà nước, các tổ chức

- Các nhà nước ở phương đông cổ đại xuất hiện “sớm” do tác động vấn đề thủy lợi, trị thủy, sự tan rã của công xã thị tộc, chiến tranh diễn ra liên miên giữa các vùng với nhau.

- Các nhà nước cổ đại phương Đông luôn là hình thức quân chuyên chế trung ương – tập quyền.

- Bộ máy nhà nước là bộ máy bạo lực lớn, được thần thánh hóa nhằm bảo vệ giai cấp thống trị một cách đắc lực nhất. Điều này làm cho bản chất giai cấp của các nhà nước này nổi trội hơn bản chất xã hội của nó.

- Sự tồn tại lâu dài của các công xã nông thôn ảnh hưởng đến tổ chức chức bộ máy nhà nước. Nhà nước quản lý địa phương thông qua công xã nông thôn.

- Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ cho giai cấp của mình, nhà nước chiếm hữu nô lệ phương đông đã làm nồng cốt cho nhân dân sáng tạo, xây dựng và phát triển văn hóa. Do đó, các quốc gia phương đông cổ đại đã đạt nhiều thành tựu huy hoàng về văn hoá trở thành một trong những trung tâm của văn minh thế giới cổ đại.

+ Pháp luật:

- Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trng quan hệ giai cấp, đẳng cấp bả vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp chủ nô và những người thuộc đẳng cấp trên trng xã hội nhằm củng cố sự thống trị tuyệt đối của giai cấp chủ nô.

- Trong quan hệ gia đình, thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các con với nhau, dưới ảnh hưởng của chế độ thống trị gia trưởng.

- Trọng hình, khinh dân, ranh giới giữa hình sự và dân sự rất mờ nhạt.

- Mang tính chất đồng thái phục thù

- Có dấu hiệu của sự phân biệt lỗi cố ý và vô ý

- Bị ảnh hưởng bởi tôn giá, lễ và các hệ tư tưởng chính trị.

- Về hình thức, không có tính hệ thống, từ ngữ sử dụng rất cụ thể, không mang tính khái quát.

1.2. Phương Tây cổ đại

1.2.1. Hy Lạp:

a. Vị trí địa lý, quá trình ra đời của nhà nước Hy Lạp cổ đại, kết cấu xã hội.

Về vị trí địa lý, Hy Lạp cổ đại có 3 phần: Hy lạp lục địa, các thành bang Hy Lạp và Đại Hy Lạp. Hy Lạp lục địa có 3 vùng rõ rệt: miền bắc là đồng bằng Beoxi, miền trung là đồng bằng Attic và miền nam là đồng bằng Laconi, ngoài ra có nhiều núi bao bọc xung quanh. Hy Lạp sông ngắn, đồi núi nhiều và ít đồng bằng nên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, chỉ thuận lợi cho sản xuất công thương nghiệp (làm rượu vang, rép dầu). Mặc khác do địa hình bị chia cắt bới nhiều núi, đồi nên Hy Lạp khó hình thành nhà nước thống nhất ma chi có thể hình thành các quốc gia nhỏ (thành bang).

Xã hội Hy Lạp hình thành từ khi thành lập các thành bang. Có 3 giai cấp là chủ nô, nông dân – thị dân, nô lệ

Lịch sử Hy lạp hình thành bắt đầu từ việc ra đời nền văn minh đầu tiên của phương Tây – văn minh Cret – Mycenne. Nền văn minh này tồn tại suốt 18 thế kỷ (thế kỷ XX – XII TCN) và chủ nhân của nó chính là người Achéen; thời kỳ này cũng đã thành lập khá nhiều nhà nước chiếm hữu sơ khai của Hy Lạp như Crete, Mycenne, Tyre, Pilot… Vào thế kỷ XII TCN, sau khi khi văn minh Cret – Mycenne bị người Dorien từ phía bắc xuống tiêu diệt, Hy lạp bước vào thời kỳ tiếp theo là thời kỳ Homer (thế kỷ XI – IX TCN) – thời kỳ của giai đoạn dân chủ quân sự, một hình thức quá độ từ sự tan rã của công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. Kết thúc thời Homer, Hy Lạp bước vào thời kỳ thành bang (thế kỷ VIII – IV TCN). Ở thời kỳ này, nhiều nhà nước ra đời lấy một thành phố làm trung tâm nên gọi là Thị quốc (hay quốc gia thành thị) và tồn tại độc lập; ruộng đất thuộc quyền sở hữu chung và tất cả công dân đều có quyền sở hữu số ruộng đất đó. Nô lệ thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Đến thế kỷ IV – I TCN, các thành bang mất dần độc lập và rơi vào ách thống trị của Macedonia, La Mã. Với sự kiện La Mã đánh chiếm Ai Cập năm 31 TCN thì toàn bộ Hy Lạp rơi vào ách thống trị của La Mã

b. Tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội

Vào thiên niên kỷ III – II TCN, khi Hy Lạp bước vào thời kỳ có giai cấp thì họ đã hình thành ra những nhà nước chiếm hữu nô lệ cổ Hy Lạp như Cret, Mycenne, Tyre, Pilott… Ở các nhà nước này, quyền thống trị thuộc về giai cấp chủ nô mà đứng đầu là Vua (có nhiều quyền lực, sở hữu tối cao ruộng đất), sau ông ta là quý tộc, quan lại và tăng lữ. Trong cuốn “Lịch sử”, Herodote đã mô tả: Minos, vua Cret đã thống trị một vùng rộng lớn ở lục địa Hy Lạp, biển Hy Lạp và quần đảo Syclas. Khi chiếm thêm một vùng đất mới. Minos lại đưa con hay những người tin cẩn đến cai trị và phong họ làm Vua ở những nơi đó. Minos nắm trong tay quân đội bao gồm lục quân và hải quân.

Khi văn minh Cret – Mycenne bị người Dorien tiêu diệt, Hy Lạp bước vào thời kỳ mới là thời kỳ chế độ dân chủ quân sự (thế kỷ XI – IX TCN). Ở thời kỳ này, các công xã nông thôn sáp nhập vào thành liên minh công xã. Đứng đầu liên minh này là Basileus, ông này rất được đề cao và tự xưng Vua, còn tù trưởng bộ lạc thì làm nhiệm vụ tôn giáo, tế lễ. Cơ quan có quyền lực tối cao là Đại hội nhân dân, nơi mà biểu quyết phần lớn thuộc về đàn ông có vũ trang; các quyết định quan trọng sẽ do Đại hội nhân dân giải quyết mà không phải thủ lĩnh giải quyết. Đến thời kỳ thành bang, bộ máy nhà nước chính thức được hình thành và phát triển tiêu biểu là thành bang Sparte và Athens.

1.2.1.1. Nhà nước cộng hòa Sparte:

Sparte nằm trên bán đảo Peloponeses gần đồng bằng Laconi, là một trong những quốc gia xuất hiện khá sớm và tồn tại lâu trong lịch sử Hy Lạp từ thế kỷ IX đến thế kỷ III TCN.

Hình thức chính thể của Sparte là cộng hòa quý tộc. Đứng đầu nhà nước là hai vua có quyền lực ngang nhau (mục đích kiềm chế nhau), bên cạnh hai vua có Hội đồng trưởng lão gồm 30 người (kể cả hai vua), thành viên của nó là những người từ 60 tuổi trở lên được lựa chọn từ hàng ngũ quý tộc giàu có và danh vọng. Hội đồng này có quyền quyết định những vấn đề và công việc hệ trọng của quốc gia như chiến tranh, hòa bình. Trong nhà nước Sparte, Hội nghị công dân là cơ quan có quyền lực cao nhất, gồm tất cả công dân Sparte từ 30 tuổi trở lên và Vua có quyền triệu tập Hội nghị này. Trong Hội nghị công dân, thong thường khi Vua đưa ra vấn đề thì Hội nghị này sẽ không được họp bàn mà chỉ biểu quyết bằng cho công dân kêu hay gào thét khi họ đồng tình hoặc phản đối. Khi biểu quyết những vấn đề quan trọng, những người tham gia Hội nghị sẽ biểu quyế bằng cách cho công dân xếp thành hai hàng theo hai phía: đồng ý và không đồng ý, và bằng cách này thì người ta biết đa số thuộc về phía nào. Về sau do mâu thuẫn và phân hóa xã hội, chính quyền thành lập một cơ quan mới là Hội đồng năm quan giám sát, mà thành viên của nó chính là những đại biểu quý tộc chủ nô giàu có, bảo thủ nhất. Nó có quyền giám sát hai vua, Hội đồng trưởng lão, Hội nghị công dân, có quyền giải quyết mọi công việc ngoại giao và tài chính, thẩm tra tư cách công dân. Thực chất đó là cơ quan tối cao của nước Sparte.

Sparte có quyền lực ở Hy Lạp vì có quân đội mạnh. Luật pháp về quân đội quy định nghiêm ngặt: con đầu trong gia đình phải là con trai, nếu là con gái thì vứt xuống vực sâu. Con trai khi sinh ra phải ngâm trong nước lạnh, nếu còn sống thì khỏe mạnh và nếu chết rồi thì ném xuống vực sâu. Lúc 7 tuổi, con trai bị bắt rời khỏi gia đình và vào ở trang trại của Nhà nước, để học tập và tập luyện quân sự. Nam giới ra trận lúc 13 tuổi, đến 60 tuổi thì giải ngũ. Chính luật pháp khắc nghiệt này mà người Sparte có lực lượng quân đội mạnh, nhất là bộ binh và hải quân và nhiều lần khống chế các thành bang khác bắt nó thần phục. Sparte lạc hậu, phản động đối lập hoàn toàn nhà nước Athens tiến bộ về mọi mặt.

1.2.1.2. Nhà nước dân chủ chủ nô Athens

1.2.2.1. Quá trình hình thành

Thành bang Athens (do người Ionien thành lập vào thế kỷ XII TCN) là thành bang nhỏ hẹp với diện tích 2650 km2, dân số 30 – 40 vạn người, có nhiều tài nguyên phục vụ kinh tế, thương mại và thủ công nghiệp nên xây dựng một chế độ chính trị tương đối rộng rãi. Theo sự nhận xét của nhiều sử gia, thành bang Athens là thành bang điển hình nhất Hy Lạp và là thành bang dân chủ nhất thế giới cổ đại. Nó được thành lập dưới hình thức cộng hòa quý tộc (như Sparte), tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như: giai cấp thống trị xuất thân từ chủ nô công thương nghiệp, có quan hệ rộng rãi với bên ngoài, đặc biệt hơn là ảnh hưởng của cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ của quần chúng lao động (chủ yếu là người có của cải) nên nhà nước Athens có nhiều chủ trương phù hợp và tiến bộ hơn so với nhà nước Sparte.

1.1.2.2. Quá trình dân chủ hóa nhà nước Athens (sự hình thành bộ máy nhà nước Athens cổ đại)

1.1.2.2.1. Cải cách Theseus (thế kỷ VIII TCN)

Người ta cho rằng, Theseus – vị anh hùng nổi tiếng của Hy lạp cổ đại – đã đề xướng cuộc cải cách chính trị - xã hội đầu tiên trong lịch sử. Thế kỷ VIII TCN, ông tiến hành cải cách bằng cách: thiết lập liên minh bốn bộ lạc (sống ở bốn nơi khác nhau) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Ông cũng chia toàn xứ Athens thành 48 địa khu (Noccrary), mỗi bộ lạc cũ gồm 12 địa khu. Ông chia toàn thể cư dân Attic thành 3 tầng lớp có quyền lợi, nghĩa vụ khác nhau: quý tộc; nông dân; thợ thủ công. Với cải cách này, ông bước đầu tấn công vào chế độ thị tộc; Đại hội nhân dân còn tồn tại, nhưng quyền lực thực tế rơi vào tay Hội đồng trưởng lão (Areopage) – gồm những đại biểu của tầng lớp quý tộc. Hội đồng trưởng lão có quyền lập pháp, tư pháp, giám sát và quyết định các công việc hệ trọng của đất nước. Chức vụ Basileus bị bãi bỏ và thay vào đó là chức quan chấp chính[6] (archontes), được cử ra từ tầng lớp quý tộc.

Mặc dù sự thống trị của quý tộc công thương được thành lập nhưng luôn vấp phải sự đấu tranh kiên quyết của nông dân tự do và kiều dân Metec, một bộ phận khác trong giới quý tộc công thương. Aristotle miêu tả tình cảnh này là “đa số nhân dân bị một số ít nô dịch”; “nhân dân nổi dậy chống lại quý tộc. Sự nổi loạn diễn ra rất mãnh liệt”. Để giải quyết tình hình, năm 621 TCN quan chấp chính Draco (621 – 620 TCN) ban hành bộ luật mới nhưng nó quá nghiệt ngã, tuy nhiên nó cũng bước đầu tấn công mạnh vào tầng lớp quý tộc thị tộc.

1.1.2.2.2. Cải cách Solon (594 TCN)

Trước tình hình xã hội – chính trị phức tạp như vậy, chính quyền Athens cử Solon – nhà thơ nổi tiếng của Athens (638 – 558 TCN) – tiến hành cải cách chính trị ở Athen theo hướng tiến bộ. Người Hy Lạp gọi cải cách của ông là Sesachtheia (trút bỏ gánh nặng).

Ông tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, cấm biến đồng tộc thành nô lệ. Ông cũng cải cách hệ thống tiền tệ, cấm xuất khẩu nông sản (trừ nho và oliu), thừa nhận quyền tư hữu, tự do chuyển nhượng tài sản, đưa ra mức chiếm hữu ruộng đất cụ thể cho quý tộc để tránh tình trạng quý tộc bao chiếm nhiều ruộng đất. Về xã hội, ông phân chia thành 4 đẳng cấp dựa theo mức tài sản chiếm hữu:

+ Đẳng cấp thứ nhất: thu nhập hằng năm trên 500 medimme (1 medimme = 52,5 kg) thóc; được giữ các chức vụ quan trọng trong nhà nước như chấp chính quan, Hội đồng trưởng lão, có nghĩa vụ góp tiền xây dựng hạm đội, nghi lễ công cộng.

+ Đẳng cấp thứ hai: thu nhập hằng năm từ 300 medimme thóc trở lên; được gia nhập kỵ binh.

+ Đẳng cấp thứ ba: thu nhập hằng năm trên 200 medimme thóc; được phục vụ trong bộ binh.

+ Đẳng cấp thứ tư: thu nhập hằng năm dưới 200 medimme thóc; được tham dự Hội nghị công dân, nhưng không nắm giữ các chức vụ trong Nhà nước.

Về chính trị, ông có thay đổi: giữ nguyên Viện Nguyên lão và Hội nghị công dân, nhưng thành lập thêm Hội đồng 400 người (trên cơ sở 4 bộ lạc); Tòa án nhân dân gồm nhiều bồi thẩm để thảo luận, xét xử. Nhà nước tuyên bố công dân đều có quyền chống án và quyền tự bào chữa cho mình.

Cải cách Solon có ý nghĩa lớn: giáng một đòn khá mạnh vào chế độ thị tộc, bước đầu thiết lập trật tự xã hội mới theo thể chế dân chủ; đem lại nhiều quyền lợi cho quý tộc chủ nô công thương (ủng hộ thể chế dân chủ); xoa dịu mâu thuẫn xã hội đặt nền móng cho sự thiết lập, hoàn thiện nhà nước Athens theo thế chế dân chủ.

1.1.2.2.3. Cải cách Cleisthenes (506 TCN)

Năm 508 TCN, nhờ phong trào nổi dậy cuả nhân dân chống xu thế bảo thủ, Cleisthenes – thủ lĩnh Đảng Duyên Hải – giành thắng lợi và được cử làm Chấp chính quan thứ nhất. Nền dân chủ lại được phục hưng. Năm 508 – 506 TCN, ông tiến hành cải cách chính trị nhằm xóa bỏ hoàn toàn tàn tích chế độ thị tộc, hoàn thiện thêm một bước nền dân chủ Athens.

Cải cách quan trong nhất của ông là phân chia lại đơn vị hành chính (không dựa vào khu vực cư trú của 4 bộ lạc cũ). Ông chia xứ Athens thành 10 khu hành chính (phylè). Mỗi khu đó lại chia nhỏ thành 10 tiểu khu (demos). Cư dân trong mỗi tiểu khu phải đăng kỳ vào sổ hộ tịch để nhà nước theo dõi và quản lý, lối gọi tên người theo dòng họ bị bãi bỏ và thay vào đó là lối gọi theo tên riêng từng người.

Về bộ máy nhà nước, ông bãi bỏ Hội đồng 400 người thay vào đó là Hội đồng 500 người (Boulé). Ông quy định tất cả công dân Athens từ 18 tuổi trở lên đều đươc tham gia Hội đồng, mỗi phylè cử 50 người. Hội đồng 500 người là cơ quan có quyền lực cao nhất nước, thường trực các công việc của nhà nước trong suốt 1 năm và kiểm tra tư cách của công dân. Ngoài ra, ông cũng thành lập 10 Pritani (ủy ban thường trực), mỗi ủy ban này sẽ do 50 người của cùng phyle phụ trách và nhiệm kỳ của cơ quan này là 1/10 của năm (36 – 39 ngày) và nó thay mặt phyle giải quyết các công việc hàng ngày.

Đại hội nhân dân (Ecclésia) – cơ quan quyền lực của Athens – được ông tăng cường và nâng thành cơ quan quyền lực tối cao. Thành viên của nó là công dân từ 18 tuổi trở lên. Nó có quyền thảo luận và giải quyết các vấn đề hệ trọng của đất nước, thong qua hay phủ quyết các đạo luật, dự luật của Boulé.

Để chỉ huy quân đội Athens, ông lập ra Hội đồng 10 tướng lĩnh, và cơ quan này cũng là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước Athens.

Để bảo vệ nền dân chủ, Cleisthenes đặt ra “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò” nhằm chống lại nền dân chủ Athens. Hằng năm vào mùa xuân, người ta tổ chức Đại hội công dân. Bất kỳ công dân Athens nào nếu bị nghi ngờ là có âm mưu độc tài, hành vi chống lại chế độ dân chủ, người nào có trên 6.000 phiếu thì sẽ bị trục xuất khỏi Athens (kể cả những người đang giữ chức vụ cao trong nhà nước)). Có thể nói đây là hình thức trưng cầu dân ý sớm nhất trong lịch sử.

1.1.2.2.4. Cải cách của Ephialtes và Perikles (461 TCN và 444 – 429 TCN)

Sang thế kỷ V, do các nguyên nhân khác nhau như chiến tranh, mâu thuẫn xã hội mà Athens đã diễn ra cuộc đấu tranh không mệt mỏi giữa phái dân chủ và phái bảo thủ. Năm 461 TCN phe dân chủ do Ephialtes lãnh đạo chống lại phe bảo thủ do Cimon đứng đầu giành thắng lợi, Cimon bị trục xuất khỏi Athens. Để thực hiện cải cách của mình, Ephialtes đặt ra dự luật Grapheparanomon quy định người ra một quyết định hay luật pháp thì sẽ chịu trách nhiệm về văn bản mà mình công bố. Dự luật trên đánh mạnh vào Hội đồng trưởng lão làm nó mất uy tín. Ông hoàn thiện 3 cơ quan: Đại hội nhân dân, tòa án nhân dân và Hội đồng nhân dân; cho phép người tự do đều có quyền công dân.

Nền dân chủ của Athens còn tiến xa một bước qua việc ban bố pháp lệnh của Perikles (461 – 429 TCN). Ông lần đầu tiên ban bố chế độ bổ nhiệm vào chức vụ bằng cách bốc thăm, quy định chức năng nhà nước, quyền dân chủ của công dân. Ngoài ra, ông ban hành chế độ lương bổng (trả lương cao cho quý tộc, quan lại). Thời Perikles, nhà nước Athens hoàn thiên dần: Đại hội nhân dân, Hội đồng 500 người, Tòa án 6000 người. Nhân dân được quyền làm thẩm phán và có Hội đồng 10 tướng lĩnh. Lương bổng phúc lợi cho công dân tham gia công vụ, nghĩa vụ với nhà nước. Dân chủ hóa, hoàn thiện nhà nước từ Thesee đến Perikles.

1.2.2. La Mã

1.2.2.1. Quá trình ra đời của nhà nước La Mã cổ đại, kết cấu xã hội

Bán đảo Italia vươn ra Địa Trung Hải có nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ, lag nơi gặp gỡ của những luông văn minh Đông và Tây Địa Trung Hải. Trước khi La Mã chiếm toàn bộ Italia, ở đây coa 3 tộc người sinh sông, người Hy Lạp ở phía Nam, người Etrusque ở phía Bắc và người Latin ở phía trung. Người Latin cho xây dựng thành La Mã nên họ được gọi là người La Mã.

Quá trình hình thành Nhà nước La Mã là kết quả của cảc hai yếu tố : sự phân hoá xã hội, phân hoá giai cấp ở tộc người Latin và tộc người Etrusque và cuộc đấu tranh của người Latin chống lại sự xâm lược của người Etrusque. Xã hội người La Mã thời kỳ này vẫn là chế độ quân sự bộ lạc, sau đó, xã hội dần bị phân hoá thành quý tộc chủ nô, nô lệ, bình dân

Quá trình ra đời của nhà nước La Mã có 3 giai đoạn: thời Vương chính (753 – 510 TCN); thời Cộng hòa (510 – 27 TCN); thời Đế chế (27 TCN – 476 SCN)

1.2.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước La Mã cổ đại

Vào thời kỳ công xã nguyên thủy, La Mã đã bắt đầu hình thành bộ máy nhà nước, nhưng còn sơ khai. Thời nguyên thủy, La Mã có 300 thị tộc; về sau người ta tổ chức lại: gom 300 thị tộc này chia thành bào tộc, cứ 10 thị tộc hợp thành bào tộc (La Mã gọi là Curie) và thế là La mã có 30 bào tộc (đại diện cho ba bộ tộc La Mã lúc đó) sống xen kẽ nhau.

Thời Vương chính (753 – 510 TCN), mở đầu bằng sự kiện Romulus thành lập thành Roma ngày 21/4/753 TCN. Ở thời kỳ này, bộ máy chính quyền có 3 cơ quan chính:

+ Vua (Rex) là người lãnh dạo tối cao của La Mã. Vua không được thế tập, được Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân bầu ra. Vua là người chỉ huy quân đội, tăng lữ và là quan tòa ở La Mã cổ đại

+ Viện nguyên lão (Senat) là cơ quan đầu tiên của nhà nước La Mã sơ khai. Thành phần chủ yếu của Viện là quý tộc thị tộc (60 tuổi trở lên), được bầu trong các thị tộc (mỗi thị tộc cử người lãnh đạo của mình vào Viện); số lượng người trong Viện khá cao: từ 100 người (thế kỷ VIII TCN) sau thì tăng lên 300 người (thế kỷ VII – VI TCN). Viện nguyên lão là cơ quan có quyền lực tối cao, có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của nhà nước; được thảo luận, phê chuẩn hoặc phủ quyết các nghị quyết của Đại hội nhân dân (có tài liệu viết là Hội nghị công dân); thay Vua cai quản thị tộc khi Vua chết hoặc chưa có Vua mới kế vị.

+ Đại hội nhân dân (Curie) là cơ quan quyền lực kế tiếp sau Viện nguyên lão, thành phần tham gia Đại hội chính là những người đàn ông có vũ trang. Đại hội có quyền quyết định các vấn đề quan trọng như tuyên chiến, hòa bình, xét xử, tế lễ và bầu cử Vua La Mã.

Đến giai đoạn cuối của thời Vương chính, La Mã có nhiều thay đổi: kinh tế - chính trị phát triển, đất đại được mở rộng. Xã hội La Mã có thay đổi, đó là xuất hiện tầng lớp bình dân (Pleb). Plebs là dân tự do, có nộp thuế nhưng không có quyền hạn về chính trị - kinh tế và không được coi là dân La Mã. Về sau, khi phát triển dần về thế và lực, họ đã lớn mạnh và sinh ra mâu thuẫn với bọn quý tộc thị tộc (Patrici). Do mâu thuẫn này mà người Plebs đấu tranh liên tục, đòi quyền bình đẳng và là công dân La Mã chính gốc.

Nhận thức rõ sự lớn mạnh của người Plebs, năm 540 – 535 TCN vua người Etrusques là Servius Tullius (578 – 535 TCN) dựa theo cải cách Solon (Hy lạp – 594 TCN), tiến hành cải cách chính trị cho La Mã.

Về hành chính, ông xóa bỏ 3 bộ lạc của La Mã cũ thiết lập 4 đơn vị hành chính theo khu vực cư trú. Tính huyết thống bị suy giảm và tính khu vực được tăng cường, tạo điều kiện cho người Plebs tham gia chính quyền.

Về xã hội, ông phân chia nhân dân thành 5 đẳng cấp dựa trên mức tài sản họ chiếm hữu:

- Đẳng cấp 1: có mức tài sản là 100.000 as[7], chiếm hữu 20 jujera[8] ruộng đất.

- Đẳng cấp 2: có mức tài sản là 75.000 as, chiếm hữu 3/4 ruộng đất của đẳng cấp 1.

- Đẳng cấp 3: có mức tài sản là 50.000 as, chiếm hữu 10 jujera ruộng đất.

- Đẳng cấp 4: có mức tài sản là 25.000 as, chiếm hữu 5 jujera ruộng đất.

- Đẳng cấp 5: có mức tài sản là 11.000 as, chiếm hữu 2,5 jujera ruộng đất.

Các đẳng cấp sẽ được phân chia vào quân đội của Đại hội Centurie, gọi là đội Centurie. Cứ 100 người phân thành 1 Centurie. Theo cách phân chia này thì đắng cấp 1 có 80 Centurie bộ binh – 18 Centurie kỵ binh, đẳng cấp 2, 3 và 4 thì mỗi đẳng cấp được 22; 20; 30 Centurie, đẳng cấp 5 có 1 Centurie. Như vậy, quân đội La Mã có 193 Centurie. Các Centurie này được quyền bầu cử vào chính quyền La Mã, mỗi Centurie được bỏ 1 phiếu duy nhất; theo quy định thì số phiếu bầu cử quá bán (97/193) là mọi quyết định được thông qua.

Năm 510 TCN, người La Mã nổi dậy lật đổ vua Tarquin, thiết lập chế độ cộng hòa (respublica). Thiết chế cộng hòa được thiết lập ở La Mã và là thiết chế quan trọng nhất của La Mã. Trong thiết chế này, sự bình đẳng, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của công dân được bảo đảm, đặc biệt là quyền tư hữu. Bộ máy nhà nước thời kỳ này có 3 cơ quan chính:

+ Đại hội Centurie (đại hội của đàn ông có vũ trang) là cơ quan quyền lực tối cao của La Mã. Đại hội họp 1 năm 2 lần ở quảng trường Mars (quảng trường thần Chiến tranh), để quyết định các vấn đề quan trọng như tuyên chiến – nghị hòa; bầu ra hai quan chấp chính (consul) để lãnh đạo nhà nước La Mã với nhiệm kỳ 1 năm. Hai vị quan này sẽ có quyền lực ngang nhau, trực tiếp điều hành mọi công việc của nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp).

+ Viện nguyên lão là cơ quan quyền lực cao nhất ở La Mã, gồm những quý tộc giàu có và có thế lực. Số lượng nhân sự không ngừng tăng lên: từ 300 lúc dầu tăng lên 600, rồi 900 (thế kỷ III TCN). Viện nguyên lão có quyền phê chuẩn các nghị quyết của Đại hội Centurie, trực tiếp bầu cử quan lại cấp cao La Mã vào nắm giữ chính quyền, quản lý tài sản, chính sách đối nội – đối ngoại và tôn giáo.

+ Đại hội Tribune (đại hội của quan bảo dân), với đại diện là quan bảo dân (số lượng tăng dần 2, 4, 6 và 10 người) người Plebs do bình dân Plebs cử ra để bảo vệ các quyền lợi của người Plebs, giám sát và có ý kiến với chính quyền La Mã (chấp nhận hoặc phủ quyết các dự luật của Viện nguyên lão, xém xét và phủ quyết các đạo luật không có lợi cho người Plebs).

Về quân đội, chính quyền La Mã quy định công dân 17 tuổi trở lên phải đi lính một thời gian rồi mới được bầu vào chức vụ trong nhà nước. Quân đội tự túc lương thực, thực phẩm và dần dần trở nên mạnh mẽ. Cuối thế kỷ V, lực lượng tăng dần từ 2 quân đoàn lên 4 quân đoàn, mỗi quân đoàn là 6.000 người lính. Thời gian phục vụ quân đội của công dân là từ 15 – 25 năm, kỷ luật nghiêm minh: ai có công được thăng quan, ai vị phạm bị phạt nặng.

Ở địa phương, để cai trị vùng đất rộng lớn thì La Mã chia toàn bộ những vùng đất chiếm được ngoài bán đảo Ý (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Châu Phi, Tây Á) thành 9 tỉnh; ở mỗi tỉnh thì chính quyền cử thái thú đến cai trị (ông này có quyền tối cao). Mỗi tính có một kiểu cai trị riêng biệt, có quyền tự trị trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương. Ngoài tỉnh thì chính quyền La Mã thành lập các thành phố tự do, có ràng buộc nhất định với chính quyền chính quốc: có thành phố cho quyền tự trị rộng hơn, không nộp thuế nhưng vẫn cung cấp quân đội cho chính quyền La Mã khi có chiến tranh xảy ra, có thành phố vẫn phải nộp thuế, nhân vật lực…

Từ thế kỷ II – I TCN, thiết chế nhà nước chuyển dần từ Cộng hòa sang thời Đế chế. Vào thời Đế chế, đứng đầu chính quyền là Hoàng đế có quyền lực tối cao, sau ông có hàng loạt quan lại; ở địa phương thì chính quyền quản lý chặt hơn, quân đội củng cố mạnh mẽ hơn.

1.2.2.3. Pháp luật La Mã

Vào thế kỷ V TCN, ở La Mã đã xảy ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tầng lớp bình dân (Plebs) chống tầng lớp quý tộc (patrici). Thắng lợi của người Plebs đã buộc chính quyền ban hành Luật 12 bảng của La Mã. Nội dụng bộ luật khá rộng rãi. Nó chống lại việc xét xử độc đoán của quý tộc, bảo vệ quyền lợi của công dân, đề ra các quy tắt về hình sự, dân sự, tố tụng.

Cuộc đấu tranh giữa bình dân với quý tộc lại tiếp tục, hậu quả của nó là binh dân buộc quý tộc ban hành các đạo luật nhằm ổn định xã hội và đáp ứng đòi hỏi của người bình dân như: bình dân được kết hôn với quý tộc (luật Canuleius, 445 TCN); bình dân tham gia quân đội (444 TCN); trong hai chấp chính quan phải có người bình dân, xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ (367 TCN); pháp lệnh của Đại hội nhân dân cũng có hiệu lực pháp lý đối với người dân La Mã (287 TCN). Thời Đế chế, quyết định của Vua và Viện nguyên lão là luật pháp. Thế kỷ III – VI, quyền lực của Viện nguyên lão bị hạn chế và quyền lực của Vua được tập trung cao độ. Mệnh lệnh của Vua là luật pháp; thong thường mệnh lênh của Vua có các văn bản như sắc lệnh (lệnh ban bố ra toàn quốc); chỉ thị (mệnh lệnh với quan lại); chỉ dụ (mệnh lênh về 1 vấn đề chuyên biệt) và quyết định (ý kiến về các vấn đề khá rõ ràng).

Luật trong tiếng Latin là Jus (công lý, công bằng). Hệ thống luật La Mã có 3 ngành lớn là Dân luật (Jus civile); Luật nhân dân (Jus gentium) và Luật tự nhiên (Jus Naturale).

Jus civile là những quy định, dự luật liên quan đến tổ chức nhà nước La Mã; nó gồm các sắc lệnh, chỉ dụ của Hoàng đế; quy chế của Viện nguyên lão và có giá trị như luật.

Jus gentium là luật của nhân dân, có giá trị cho mọi người dân không phân biệt dân tộc. Luật hợp pháp hóa chế độ nô lệ và buôn bán, hợp tác và hợp đồng và nó thực té bổ sung cho Dân luật rõ ràng hơn.

Jus naturale là bộ luật khá quan trọng, nội dung của nó kế thừa học thuyết của phái Khắc kỷ (Stoism). Luật khẳng định mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau (quyền được sống, có tài sản và có gia đình) mà các thể chế chính trị không có quyền tước đoạt.

Dân luật (Jus civile); Luật nhân dân (Jus gentium) và Luật tự nhiên (Jus Naturale) đều có ảnh hưởng lớn đến nền luật học trung – cận đại châu Âu. Hai bộ Tập luật và Bộ luật trong Pháp điển dân sự Justinian (thế kỷ VI) cho thấy ảnh hưởng lớn từ các bộ luật La Mã cổ đại.

Dưới sự phát triển không ngừng của xã hội La Mã mà pháp luật được cải tiến cho phù hợp. Thời Đế chế, các Vua La Mã đã cử những nhà làm luật tài ba đi viết các tác phẩm cải tiến, bổ sung luật La Mã. Những nhà luật học xuất sắc thời kỳ đó là Ulpian, Papinian, Paulus và Gaius. Các ông đã viết nhiều tác phẩm và có đóng góp xuất sắc cho ngành luật học La Mã. Luật gia La Mã Julianus tập hợp các đạo luật của Hoàng đế La Mã viết tác phẩm Các sắc lệnh chung; trong khi đó Gaius viết Bậc thang luật học, trình bay tỉ mỉ về thủ tụng kiện cáo và tố tụng. Luật La Mã là di sản có ảnh hưởng lớn đến xây dựng luật pháp và các bộ luật của châu Âu sau này.

1.2.2.4. Nhận định chung về nhà nước – pháp luật La Mã

- Pháp luật có những phát triển vượt bậc, đưa ra nhiều khái niệm chuẩn xác, có giá trị pháp lý cao.

- Kỹ thuật lập pháp chuẩn xác, từ ngữ rõ ràng, trong sáng.

- Điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng, phổ biến, đặc biệt lá các quan hệ trong lĩnh vực dân sự.

1.2.2.5. Nhận định chung về nhà nước – pháp luật phương Đông, phương Tây thời cổ đại, so sánh, nhận định về nhà nước – pháp luật phương Đông – phương Tây cổ đại.

Chương 2: Nhà nước và pháp luật thế giới thời phong kiến

2.1. Tây Âu:

A. Nhà nước:

2.1.1. Quá trình thành lập các nhà nước phong kiến Tây Âu

2.1.1.1. Điều kiện thành lập các nhà nước phong kiến Tây Âu

- Bên trong, đó là sự suy yếu của nhà nước La Mã, thể hiện ở chế độ chiếm hữu nô lệ đang khủng hoảng. Từ sau thế kỷ II, chế độ chiếm hữu nô lệ bị khủng hoảng nghiêm trọng. Nô lệ nổi dậy càng nhiều làm thành thị La Mã tiêu điều xơ xác, ruộng đồng hoang vu, mất đi nguồn nô lệ lớn. Kinh tế La Mã khủng hoảng và bị đình trệ và mối liên hệ kinh tế giữa các vùng không hồi phục lại được nữa. Để cứu vãn, năm 330, Contantinus I quyết định dời đô sang Byzatium và năm 395, Theodosius I chia đế quốc La Mã thành 2 quốc gia riêng biệt: Đông La Mã và Tây La Mã nhưng cũng không cứu vãn được, La Mã suy yếu dần và cưới cùng bị người German tiêu diệt.

- Bên ngoài, đó là sự xâm lược của người German. Họ là một bô tộc cổ, sống chủ yếu ở vùng Bắc Âu và có ngôn ngữ là bảng chữ cái Runes. Theo một số tài liệu cổ, người German xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ III – II TCN và đã mở rộng lãnh thổ cư trú đến tận lưu vực sông Vistula, Danube vào khoảng thế kỷ III TCN. Người German sống trong những công xã thị tộc với những ngôi nhà xây dựng bờ sông, nhiều công cụ bằng đá được ghè đẽo cẩn thận (theo J. Caesar). Đến thế kỷ I SCN, họ bắt đầu tràn xuống các khu vực ở Bắc và Trung Âu, sống theo lối định cư chứ không còn sống du mục như trước (theo Tacitus) và người La Mã đã gọi họ với cái tên đầy tính miệt thị là “man tộc” (barbares).

Từ thế kỷ III, do sự phát triển kinh tế - xã hội cộng với làn sóng di cư của người Hung Nô đã làm một bộ phận lớn người German di cư ồ ạt vào đế quốc của người La Mã, chiếm luôn đất đai của họ (476) và thành lập các vương quốc của người German: vương quốc Wisigoth (Tây Ban Nha), Ostrogoth (bán đảo Ý, vùng Balkan), vương quốc Burgondes, vương quốc Vandal (Bắc Phi), vương quốc Anglo – Saxon (Anh, Ireland và Scotland), vương quốc Lombard (bán đảo Ý)… tuy nhiên phần lớn các vương quốc này tồn tại trong thời gian ngắn. Chỉ có vương quốc Frank tồn tại lâu dài và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lịch sử Tây Au trong suốt giai đoạn sơ kỳ của chế độ phong kiến.

2.1.1.2. Cách tổ chức quyền lực: có 4 hình thức:

- Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền trong các vương quốc ở giai đoạn phong kiến sơ kỳ (điển hình là Vương quốc Frăng);

- Chế độ tự quản trong các thành thị giành được quyền tự trị (thế kỷ 12-14);

- Nền quân chủ đại diện đẳng cấp

- Nền quân chủ chuyên chế

2.1.1.3. Các nhà nước tiêu biểu

2.1.1.3.1. Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền Frank

a. Quá trình hình thành, phát triển của nhà nước Frank

Người Frank (nghĩa là dũng cảm, tự do) sống ở miền hạ lưu sông Rhein (phía bắc La Mã), là một trong những bộ tộc mạnh nhất của người Germain. Từ thế kỷ III – IV, sau khi lớn mạnh về chính trị - kinh tế, người Frank tràn vào xứ Gaule, nhân lúc La Mã suy yếu thì họ kết đồng minh rồi tấn công quân La Mã. Năm 476, nhân khi La Mã sụp đổ, thủ lĩnh Frank là Clovis đem quân đánh bại quân La Mã ở Soisson, rồi độc chiếm toàn bộ vùng phía bắc xứ Gaule.

Sau trận thắng lớn đó (năm 486), Clovis chính thức thành lập vương quốc Frank, trở thành ông vua có uy quyền lớn nhất và đồng thời là người đầu tiên sáng lập triều Merovingiens (481 – 751). Sau khi ông chết, vương quốc bị chia xẻ thành nhiều công quốc và đánh giết lẫn nhau và trong lúc này, thế lực của tầng lớp quý tộc mạnh lên (nhất là Tế tướng) và quyền lực của Vua bị hạn chế; đồng thời vương quốc mở rộng sang phía bắc và nam xứ Gaule. Đầu thế kỷ VIII, nhờ cải cách của Tế tướng Charles Martel, nước Frank ngày càng lớn mạnh, chế độ ban cấp Benefice ra đời và nó góp phần giúp tầng lớp quý tộc mạnh hơn, khuyến khích sự ủng hộ của họ vào chính quyền nhà nước. Năm 751, khi vương triều Merovingiens suy yếu, Pepin II (con của C. Martel) lật đổ vương triều này và sáng lập vương triều mới – vương triều Carlovingiens (751 – 987). Dưới thời Charles I Đại đế (Charlemagne, 771 – 814), người Frank đã thành lập một đế quốc rộng lớn khắp châu Âu. Thế nhưng, sau khi Charles I chết (814) đế quốc Frank do thiếu sự liên kết kinh tế vững chắc, sự thống nhất dân tộc nên đã nhanh chóng suy yếu dần. Tháng 8/843, sau nhiều trận chiến đấu ác liệt tranh giành ngôi vua, cuối cùng ba người cháu của Charles là Lothaire, Louis le Germain và Charles le Chauve ký Hòa ước Verdun (Le traité de Verdun) chia đế quốc thành 3 phần: Lothaire được phần giữa (tả ngạn song Rhein, miền Bắc bán đảo Ý – vương quốc này có tên: Lothairingie), Louis le Germain được phần phía đông sông Rhein, Charles le Chauve được phần phía tây đế quốc. Năm 855, sau khi Lothaire I mất thì vương quốc của ông bị hai em là Louis và Charles chia xẻ nhau. Hòa ước Verdun năm 843 là cái mốc đánh đấu sự ra đời của 3 quốc gia là Pháp, Đức và Ý.

b. Bộ máy nhà nước ở Frank (Trung ương – địa phương)

Vào thời kỳ Merovingiens, nhà nước Frank tổ chức theo hình thức quân chủ. Đứng đầu quốc gia là Vua; Vua nắm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, thu thuế, chỉ huy quân đội… , dưới ông là một bộ máy quản lý tương đối đơn giản từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương, Tể tướng là người đứng đầu hàng ngũ quan lại (quản ly cung đình, trang viên của Vua). Dưới Tể tướng là quan văn làm cố vấn pháp lý cho Vua và một loạt các vị quan khác chuyên về quân sự, tài chính, văn thư, kho rượu… song sự phân công ây chưa cụ thể (Quan Chưởng ấn hoặc Thị vệ có khi làm cả nhiệm vụ ngoại giao hoặc quân sự; Quan thống chế có khi phụ trách cả việc ăn uống hoặc tiệc tùng). Khi quyền lực của nhà vua suy yếu, thế lực của các quý tộc tăng lên , người nắm thực quyền trong cả nước là các Tể tướng hay vị quan tổng quản của triều đình.

Thời Carlovingiens, các quốc vương Frank tổ chức bộ máy nhà nước quy củ hơn. Ở trung ương, ngoài hoàng đế ra còn có những người hầu cận và quan lại gồm Thừa tướng, Tổng giám mục và Đại thần cung đình. Thừa tướng là bí thư và chưởng ấn cho Vua; Tổng giám mục quản lý giáo sĩ và Đại thần cung đình (thay Tể tướng) quản ly hành chính. Ở địa phương, Charles chia thành 300 quận, quân ở biên thùy thì có “biên trấn” để bảo vệ chống xâm nhập từ bên ngoài. Đứng đầu mỗi quận là Bá tước và ông này có nhiều quyền hạn (toàn quyền về hành chính, tư pháp, tài chính, quân sự ở địa phương; được nhà vua ban cho một số ruộng đất và giữ lại 1/3 tiền án phí). Thời Charles I thì chức này biến thành chức vụ thế tập. Đứng đầu mỗi biên trấn thường do Bá tước, Hầu tước, Công tước… Nhiệm vụ của họ là (1) kiểm tra việc thực hiện các sắc lệnh của nhà Vua; (2) Xử lý các hành vi lạm dụng quyền hạn của các quan lại địa phương; (3) Giải quyết những vụ khiếu tố trong nhân dân đối với Bá tước hoặc Giáo chủ ở địa phương.

Khi cần quyết định điều gì thì nhà vua triệu tập quần thần để thông báo rằng Vua sẽ làm gì chứ không cho lấy ý kiến (pháp quyền có sẵn, không do con người tạo ra nên vua không thế đặt ra pháp luật). Để quản lý nhà nước, nhà Vua triệu tập Đại hội mùa thu để ban bố sắc lệnh (Capitulaire) nhằm đưa ra quy định về quản lý nhà nước. Về tư pháp, quyền tối cao thuộc về nhà vua (trung ương) và bá tước (địa phương).

c. Cấu trúc xã hội của người German thời Frank

Sau khi đại thắng người La Mã, người German bắt tay vào thay đổi cấu trúc xã hội của mình. Khi chinh phục người La Mã có trình độ cao hơn mình, người German đã xóa bỏ chế độ cũ, cấm ngặt không cho người La Mã tham gia vào cộng đồng của mình và tìm cách quản lý họ. Để quản lý người La Mã, họ xóa bỏ thế chế nhà nước cũ và thành lập thế chế nhà nước mới là phong kiến; cơ quan thị tộc bị chuyển hóa thành cơ quan nhà nước và Vua (gốc là thủ lĩnh quân sự) là người có quyền lực tối thượng. Các vua German đổi mới chế độ xã hội, điều này dẫn tới hình thành 2 giai cấp cơ bản là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

+ Giai cấp thống trị: là giai cấp nắm nhiều ruộng đất, tư liệu sản xuất. Đứng đầu là một vị Vua có quyền hạn lớn. Vua ban cấp ruộng đất cho quần thần của mình là Công tước, Bá tước và những người này gọi Vua là tôn chủ, mình là bồi thần. Đến lượt mình, Công tước, Bá tước cấp ruộng đất lại cho các thần thụôc của mình (Nam tước và Kỵ sĩ) và trở thành lãnh chủ của họ. Trên phần đất phong cho các bồi thần, nhà Vua hoàn toàn không cò quyền hạn gì nữa và các thần thuộc của họ cũng không được xem là thần thuộc của nhà Vua. Dần dần đất phong ấy được thế tập và truyền lại cho người con trai trưởng, nhưng vẫn là thần thuộc của lãnh chủ.

+ Giai cấp bị trị: là nông nô. Họ là những người trực tiếp cày cấy trên ruộng đất của chủ và bị bóc lột thậm tệ. Về kinh tế, nông nô được giao đất cày cấy và họ có bổn phận phải nộp tô, thuế cho Vua. Về chính trị, nông nô có tài sản riêng, gia đình riêng và chưa mất tự do. Lãnh chúa có quyền mua bán nhưng không giết hại nông nô. Nông nô bị trói chặt vào ruộng đất, không được tự do kết hôn.

Nhận xét chung về bộ máy Frank thời sơ kỳ

2.1.1.3.2. Chế độ tự quản của các thành thị

a. Quá trình hình thành chế độ tự quản của các thành thị

Từ thế kỷ XI, ở Tây Âu xuất những nhân tố làm cho thành thị phồn thịnh và địa vị của nó được củng cố. Thành thị được xây dựng trên đất của lãnh chúa, chịu sự áp bức của lãnh chúa. Thế kỷ XI, lúc thành thị mới hình thành thì nó chịu sự chèn ép của lãnh chúa. Họ phải nộp thuế, hàng hóa, sưu dịch và binh dịch; đời sống thương nhân luôn bị đe dọa, bị cướp hàng hóa và bị sát hại, vì thế thị dân – thương nhân mâu thuẫn với lãnh chúa phong kiến.

b. Đặc điểm của chế độ tự quản của thành thị

- Thị dân mâu thuẫn với lãnh chúa phong kiến nên nó thành lập phường hội thủ công nghiệp, thương hội để chống lại sự sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến. Cuộc đấu tranh ngày càng lan rộng về quy mô, hình thức (nộp tiền, đấu tranh vũ trang) và kết quả đấu tranh.

- Thị dân có sức mạnh về nhân – vật lực, có sự đoàn kết về khu vực và tính tổ chức cao nên dễ dàng giành thắng lợi. Ở vương quốc Ý, do kinh tế sớm phát triển, chế đọ phong kiến không vững mạnh nên nhiều thành thị như Venise, Genova, Milan, Firenze… đã giành được độc lập hoàn toàn. Họ thành lập Hội đồng thành thị để kiểm soát trung ương – địa phương. Ở các thành thị khác cũng giành độc lập nhưng mức độ bị hạn chế. Họ phải lập một Hội đồng và Hội đồng này trực thuộc chính quyền trung ương.

- Các thành thị giành được tự do dẫn tới cuộc cách mạng về kinh tế. Thoát khỏi sự ràng buộc của lãnh chúa, thành thị giành được độc lập hoàn toàn. Những chính sách của chính quyền thành thị có tác đông nhất định, thúc đẩy công – thương nghiệp phát triển như giảm thuế, cấm thương nghiệp từ bên ngoài vào, biến các vùng phụ cận thành thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung cấp sản phẩm cho thủ công nghiệp thành thị.

- Các thành thị giành độc lập dẫn tới sự hình thành liên minh thành thị. Việc liên minh thành thị ra đời giúp thành thị mở rộng thêm quyền lực và bảo vệ quyền độc lập trước chế độ phong kiến. Các liên minh này sẽ bầu một cơ quan đặc biệt, và cơ quan này họp 1 lần/năm để bàn các quyết định, vấn đề quan trọng, bầu tòa án, giải quyết tranh chấp giữa các liên minh.

c. Phương pháp giành quyền tự trị

Phong trào đấu tranh giành quyền tự trị diễn ra từ khi xuất hiện thành thị nhưng sôi nổi nhất vào thế kỷ 12 và 13. Thế nhưng, cách thức mà các thành thị giành quyền tự trị ở các thành phố khác nhau là khác nhau. Tuy vậy, chúng ta có thể khái quát chúng thành các phương pháp chính sau đây:

+ Đấu tranh vũ trang

Cư dân của các thành thị đã tổ chức thành những “Công xã” để tiến hành cuộc đấu tranh. Lãnh chúa thường dùng bạo lực để trấn áp mọi sự hoạt động của công xã. Và những thành thị nào đủ sức mạnh thì giành đượa quyền tự trị (hoàn toàn hay không hoàn toàn); còn không, thì vẫn phải chịu sự áp bức, bóc lột của lãnh chúa. Như tại thành phố Milanô (Ý), thị dân đã nổi lên chống lại người chủ giáo vào đầu thế kỷ 11. Đến cuối thế kỷ 11, những người làm nghề tiểu thủ công lại nổi lên chống lại các lãnh chúa phong kiến trong giáo hội và ngoài thế tục. Nhưng cuối cùng, Milano cũng giành được quyền tự trị của mình

+ Chuộc tiền

Do có một số lãnh chúa đang rất cần tiền nên đã chấp nhận cho các thành thị nộp tiền để thoát khỏi sự thống trị của các lãnh chúa; tuy nhiên cũng có những thành thị phải dùng cả hai biện pháp nói trên mới giành được độc lập.

Thành phố Laon (Pháp) là một trong những thành phố giàu có. Đầu thế kỷ 12, các thị dân đã nộp cho lãnh chúa và Vua Louis VI một số tiền to để đổi lấy sự tự chủ. Nhưng chỉ ít lâu sau, người chủ giáo ở thành phố Laon là Gaudry (1106 - 1112) đã bội ước, lấy lại quyền thống trị thành phố Laon. Nhân dân thành phố đã giết chết vị chủ giáo và các đồng bọn của ông ta trong nhà thờ (Lễ Phục sinh 1112). Triều đình phái quân tới để giải tán công xã. Thế nhưng thị dân ở đây đã kiên trì đấu tranh nên vào năm 1128, Vua phải cho phép các thị dân ở đây thành lập công xã.

d. Tổ chức bộ máy chính quyền tại các thành thị

+ Các thành thị giành quyền tự trị hoàn toàn: Quản lý thành thị là hội đồng thành phố (Hội đồng này do dân bầu), là cơ quan lập pháp tối cao. Nó ban hành chính sách, pháp lệnh, và đúc tiền riêng, tuyên chiến hay giảng hòa. Dân chọn ra thị trưởng, chánh án, tổ chức quân đội

+ Các thành thị không giành quyền tự trị hoàn toàn: Các thành thị hưởng quyền tự trị không hoàn toàn như: Paris, Orleans, Lyon, Oxford, Lincoln… thì trong tổ chức quản lý còn chịu sự ảnh hưởng của nhà vua. Tức là, bên cạnh sự tự quản của hội đồng thành phố, nhà vua vẫn còn thẩm quyền tác động vào các hoạt động ở đây thông qua một cơ quan thường trú hay thông qua hội đồng thành phố.

Tuy vậy, dù đã giành được quyền tự trị hoàn toàn hay không thì hàng năm, các thành thị vẫn phải đóng cho nhà vua hay lãnh chúa một khoản tiền thuế nhất định.

Và có một số thành thị như: Veneza, Genova, … sau khi giành được quyền tự trị còn xây dựng được những nhà nước cộng hoà. Bên cạnh đó, vẫn còn những thành thị nhỏ khác, do không đủ sức đấu tranh với lãnh chúa, nên vẫn phải chịu sự thống trị của họ

2.1.1.3.3. Chế độ quân chủ đại diện đẳng cấp

a. Pháp:

1. Quá trình xác lập chế độ quân chủ đại diện đẳng cấp ở Pháp

Vào thế kỷ XI, Pháp là một quốc gia phong kiến phân quyền. Đất nước bị chia thành nhiều công quốc độc lập và những công quốc này có lãnh địa lớn, không chịu quyền kiểm soát của vua Pháp. Còn vua Pháp chỉ cai quản lãnh địa vừa và quyền lực của ông chỉ hạn chế trong lãnh địa mà thôi. Thế kỷ XII, công thương nghiêp lớn mạnh dẫn tới thị dân ra đời đã tạo sự chuyển biến lớn cho nước Pháp. Thị dân ra đời lớn mạnh và chưa có quyền lợi về kinh tế - chính trị, đấu tranh liên tục chống lại sự sách nhiễu của lãnh chúa. Cùng chung cảnh ngộ với thị dân, các vua Pháp đã liên minh với thị dân để đấu tranh chống lại phong kiến, đồng thời tăng cường quyền lực về tay mình. Để củng có quyền lực, các vua Pháp như Philippe II, Louis IX và Philippe IV tiến hành chiến tranh chống lãnh chúa phong kiến. Thời Philippe II (1180 – 1223) lãnh thổ Pháp được mở rộng đến phía bắc và miền trung, Louis IX kế tục ông đã sát nhập nhiều lãnh địa của lãnh chúa về lãnh thổ mình. Đến thời Philippe IV (1283 – 1314), tình trạng cát cứ phong kiến bị xóa bỏ. Đồng thời với mở rộng lãnh thổ, các vua Pháp đã xây dựng bộ máy chính quyền mới: chia địa phương thành nhiều quận, huyện; thu hẹp quyền tư pháp của lãnh chúa để tăng cường quyền tư pháp vào tay vua (thời Louis IX).

Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực về tay mình, Vua Pháp nhận được sự ủng hộ của thị dân nên địa vị của thị dân tăng cao (được tham gia vào chính quyền nhà nước, có tiếng nói trong các hội nghị quan trọng của Hoàng gia). Đến thế kỷ XIII – XIV, do bị Giáo hoàng phản đối vì mình chia tiêu tiền nhiều trong các cuộc chiến tranh với Ý, Philippe IV rất cần sự ủng hộ của thị dân nên lần đầu tiên đã mở Hội nghị đại biểu quý tộc (còn gọi là Hội nghị 3 đẳng cấp) gồm: Tăng lữ, Quý tộc và Thị dân; trong đó giới tăng lữ và quý tộc tham gia với tư cách cá nhân, còn thị dân thì tham gia với tư cách đại diện. Tuy nhiên, Hội nghị 3 đẳng cấp không phải là đại biểu cho toàn thể nhân dân Pháp, vì bộ phân dân số đông nhất là nông dân thì không có đại biểu tham dự.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội nghị đẳng cấp Pháp

Lúc đầu, là cơ quan tư vấn cho nhà vua, bàn bạc và góp ý với Vua vềchính sách đối nội và đổi ngoại của Vua, nhất là thuế khóa (khi cần tiền thì Vua yêu cầu Hội nghị tăng thuế khóa lên). Ở Hội nghị, các đại biểu giải quyết vấn đề riêng rẽ nhau, đến lúc trả lời Vua lần cuối thì họp chung và trong cuộc họp chung, quyết định của đẳng cấp này không ràng buộc quyết định của đẳng cấp khác. Đến năm 1357, do những yêu sách của nhân dân Paris nên Hội nghị đẳng cấp có một số thay đổi như: (1) Được triệu tập họp một năm 2 lần, không cần có sự đồng ý của nhà vua và (2): Được giải quyết vấn đề thuế khoá theo yêu cầu của mình, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước và được cử cố vấn cho nhà Vua. Tuy nhiên, đến thế kỷ XVI, Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Pháp được thành lập thì Hội nghị 3 đẳng cấp cũng mất hết vai trò của mình.

b. Anh:

1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và sự thành lập chế độ Nghị viện ở nước Anh

Giống như Pháp, Anh cũng đang trong tình trạng phong kiến phân quyền, thế lực lãnh cháu còn mạnh thậm chí âm mưu chống đối chính quyền trung ương. Tuy vậy, thế lực của vua Anh còn mạnh đủ sức bắt bọn lãnh chúa phải phục tùng chính quyền. Thời Henry II Plantagenet (1152 – 1189), vua Anh dựa vào kỵ sĩ và thị dân để đấu tranh kiên quyết với các lãnh chúa phong kiến, như: phá hủy lâu đài, thành quách của lãnh chúa, đặt quân phòng thủ, mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án của nhà vua; ban hành đạo luật quân dịch, xây dựng quân đội thường trực hùng mạnh; nhờ đó nước Anh trở thành quốc gia hùng mạnh nhất Tây Âu thời đó.

Thế nhưng sau khi Henry II chết, các vua kế vị ông là Richard I và John thi hành chính sách quá ngặt nghèo, nên bị nhân dân phản đối kịch liệt. Thời John (1199 – 1216), vua tiến hành chiến tranh liên miên (vơ vét nhiều tiền của cho cuộc chiến) chống Pháp và Giáo hoàng, nhưng bị thất bại nặng nề và John bị nhân dân, quý tộc phản đối quyết liệt. Trước tình thế này, John đã phải nhượng bộ và ký “Đại Hiến chương Tự do” (Magna Carta, 14/6/1215). Đại Hiến chương này bảo đảm quyền tự do của người dân, xác định lại những nguyên tắc của nền chính trị tập quyền, hạn chế quyền độc đoán của nhà vua, xác nhận quyền tự do của các thành phố, quyền tự do đi lại mua bán.

Tuy nhiên, các vua Anh sau John tìm cách phá hoại Bản Hiến chương, khiến cho quý tộc phong kiến phải liên hiệp với kỵ sĩ và nông dân, nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống lại. Năm 1264, quân khởi nghĩa đánh tan quân đội nhà vua, một quý tộc phong kiến là bá tước Simon de Montford lên nắm chính quyền. Ông chủ trương một Liên minh giữa quý tộc phong kiến với thị dân và kỵ sĩ. Năm 1265, Simon de Montford triệu tập một Hội nghị gồm có quý tộc, tăng lữ, đại biểu kỵ sĩ của mỗi lãnh địa, đại biểu thị dân. Đến thế kỷ 14, Quốc hội Anh chia thành 2 viện: Thượng nghị viện – gồm quý tộc và tăng lữ cao cấp; Hạ nghị viện, gồm tầng lớp kỵ sĩ và thị dân.

2. Quyền hạn – nghĩa vụ của Nghị viện

Về quyền hạn, Quốc hội quyết định các vấn đề thuế khóa, ngân sách hay khiếu nại. Vua không có quyền thu thuế trong nhân dân khi chưa được Quốc hội quyết định. Như vậy, Quốc hội trở thành cơ quan lập pháp tối cao. Thông qua Quốc hội, quý tộc phong kiến, kỵ sĩ và cả những thị dân giàu nắm lấy quyền hành pháp và khống chế việc thu thuế; đồng thời họ cũng sử dụng quyền lực đó để bảo vệ quyền lợi của mình và thống trị nhân dân.

Giống như Hội nghị 3 cấp ở Pháp, thành phần tham gia Nghị viện chỉ là những đại biểu của các tầng lớp trên. Dân nghèo ở nông thôn và thành thị không có đại biểu. Theo chế độ bầu cử thời đó thì bất cứ chủ sở hữu nào, không thuộc dòng dõi và nếu có chứng chỉ là kỵ sĩ thì mới đủ điều kiện làm nghị sĩ của Hạ nghị viện. Ở Anh có 180 thành thị thì mới 80 thành thị là có đại biểu trong Quốc hội. Việc chọn đại biểu thành thị thường không do bầu cử mà chỉ một nhóm nhỏ công chức thành thị hoặc hội nghị quý tộc đề cử ra. Tuy nhiên, Quốc hội cũng chỉ là cơ quan đại diện cho những giai cấp, tầng lớp trên. Dân chúng nghèo khó ở nông thôn và thành thị đều không có đại biểu. Do đó, Quốc hội của de Montford lập ra không được xem là thực thể đại diện cho nhân dân theo nghĩa hiện đại. Nhưng cũng phải thừa nhận hình thức Quốc hội này là tiền thân cho các cơ quan đại diện nhân dân

2.1.1.3.4. Chế độ quân chủ chuyên chế

a. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và quá trình xác lập chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp, Anh

Kinh tế: công nghiệp phát triển (do ứng dụng các phát minh khoa học như lò cao, máy hơi nước, máy dệt), nhiều ngành nghề ra đời. Lao động thủ công từ hợp tác đơn thuần chuyển sang công trường thủ công – hình thức đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng phát triển và đạt nhiều thành tựu. Về sau do sự phát triển cao của thủ công nghiệp đã dẫn tới vấn đề chuyên môn hóa các sản phẩm thủ công nghiệp, điều này dẫn đến thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp.

Xã hội: do sức sản xuất phát triển mà dẫn đến quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành, dẫn đến hình thành giai cấp tư sản. Hàng nghìn nông dân bị mất ruộng đất trong các vụ “rào đất” của lãnh chúa đã trở thành đội ngũ những người làm thuê. Về sau, do yêu cầu phát triển – hình thành thị trường thống nhất, giai cấp tư sản đã dần dần trở thành một lực lượng lớn mạnh và liên minh với Vua chống lại bọn lãnh chúa cát cứ, xóa bỏ tình trạng cát cứ để thành lập chính quyền thống nhất. Trước tình hình đó thì Vua lại liên minh với tư sản để củng cố quyền thống trị của mình. Kết quả là đến thế kỷ XV – XVI, chế độ quân chủ chuyên chế được thành lập ở hầu hết các nước Tây Âu, biểu hiện rõ nhất ở Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

Ở Pháp, chế độ quân chủ chuyên chế bắt đầu manh nha và hình thành. Charles VII (1422 – 1461) chính là người đặt nền móng đầu tiên cho chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp. Dưới thời ông, nước Pháp đã giành thắng lợi trước Anh sau Chiến tranh trăm năm (1337 – 1453), có nhiều cải cách kinh tế, xã hội, nhất là xây dựng đội quân thường trực (quân sự) và bãi bỏ Hội nghị 3 cấp. Đến thời Louis XI (1461 – 1483), nền quân chủ chuyến chế chính thức thành lập. Ông dẹp tan thế lực của lãnh chúa và thu hồi đất đai về cho Vua. Thời Francois I (1515 – 1547), chế độ quân chủ chuyên chế chính thức xác lập hoàn toàn. Dưới thời ông, Vua là luật pháp (ý của Vua là luật), bãi bỏ Hội nghị 3 cấp.

Khác với Pháp, ở Anh sau thất bại của cuộc Chiến tranh trăm năm thì giới quý tộc Anh lại lao vào cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn (1455 – 1485, gọi là chiến tranh Hai Bông Hồng), giữa hai phe phong kiến lớn nhất là họ York và họ Lancaster (họ của Henry VI). Chiến tranh kết thúc với thất bại thuộc về hai phe. Năm 1485 sau khi vua cuối cùng của họ Lancaster là Richard III bị chết trận, Henry của Tudor chính thức lập vương triều mới là triều Tudor. Sau khi cầm quyền, Henry VII cấm quý tộc không tổ chức quân đội riêng, lập tòa án để dẹp tan sự chống đối của quý tộc (làm lu mờ vai trò của Quốc hội). Thời Henry VIII và Elizabeth I, chế độ quân chủ chuyên chế phát triển cực thịnh.

Ở Tây Ban Nha, sau một thời kỳ bị chia cắt – phân tán (thế kỷ XI – XV), hai nước Aragon và Castille thống nhất lại thành một quốc gia thống nhất là Tây Ban Nha do Ferdinand – Isabella đứng đầu. Để phá tan sự cát cứ của lãnh chúa, Ferdinand – Isabella ra chính sách liên minh với các thành phố tự trị để chống lãnh chúa, về sau thì xóa dần tính tự trị của thành phố để lôi kéo nó vào nước Tây Ban Nha thống nhất.

b. Đặc điểm nhà nước quân chủ chuyên chế

- Chế độ quân chủ chuyên chế thực chất là nhà nước chuyên chính của giai cấp phong kiến (có thay đổi ít nhiều do tương quân lực lượng quyết định).

- Chế độ quân chủ chuyên chế thành lập trong điều kiện chế độ phong kiến đang trên đà suy tàn, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang hình thành. Do đó, chế độ này ra đời như một liên minh tạm thời giữa phong kiến và tư sản. Vua dùng giai cấp tư sản để chống lãnh chúa phong kiến, ngược lại giai cấp tư sản được Vua bảo hộ, che chở, thống nhất tiền tệ, thị trường.

- Tuy nhiên giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản là hai giai cấp có quyền lợi, địa vị khác nhau; do vậy nhà nước này tồn tại trên mâu thuẫn phong kiến – tư sản và nó chỉ là nhà nước quá độ giữa nhà nước phong kiến và tư sản, tạo tiền đề cho nhà nước tư sản ra đời. Quan hệ phong kiến chưa suy sụp và quan hệ tư bản đang hình thành (chưa củng cố), tồn tại song song với nhau do đó hai thế lực này cần một chính quyền đủ mạnh để bảo vệ sự tồn tại của mình ở một mức độ nào đó.

B. Pháp luật:

1. Nguồn gốc

Do tình hình chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu nên nguồn luật rất phức tạp và đa dạng, nó gồm các nguồn sau đây:

- Tập quán pháp (của người German)

- Luật pháp của triêu đình phong kiến (sắc lệnh, chiếu chỉ của Vua, quý tộc)

- Luật lệ của Giáo hội, lãnh chúa phong kiến.

- Luật lệ viện dẫn từ pháp luật La Mã

Trong thời kỳ đầu, nguồn của pháp luật chủ yếu là các tập quán pháp. Đến thế kỷ VI, các nước phong kiến Tây Âu ban hành luật thành văn như: luật Salic, luật Wisigoth, Anglo – Saxon, Bourgondes… Nội dung của các bộ luật này chính là sự sao chép lại các tập quán pháp của các “Man tộc” trước đây, do đó luật pháp trong thời kỳ này chưa được xây dựng trên một chuẩn mực pháp lý nào cả. Thế kỷ VIII, Vương triều Carôlanhgiêng ban hành “Bộ luật điền sản” để điều chỉnh chế độ kinh tế phong kiến, mà đặc biệt là chế độ ruộng đất. Đến thế kỷ XI - XII chế độ phong kiến phát triển cực thịnh, nhiều bộ luật thành văn được ban hành. Đặc biệt, trong thời kỳ này kinh tế hàng hoá phát triển trong khi pháp luật phong kiến vẫn không có chế định điều chỉnh quan hệ này, do đó, người ta viện dẫn luật la mã để giải quyết những vấn đề phát sinh từ quan hệ này.

2. Nội dung

Các quy định liên quan đến luật dân sự:

+ Sở hữu ruộng đất: bắt đầu là sở hữu chung và về sau sang sở hữu tư nhân.

Về sở hữu chung, luật quy định công xã có quyền phân chia ruộng đất cho các thành viên công xã và đến một thời hạn nào đó thì nông dân phải trả ruộng đất cho công xã. Ruộng đất công xã có thể thừa kế được (con trai thừa kế), nếu người chết không có con thì trả ruộng đất lại công xã (luật Salic). Về sau, Vua Chilperic I (561 – 581) quy định nếu người chết không có con trai, ruộng đất được quyền để lại cho con gái, không phải trả lại cho công xã nữa. Thế kỷ VI, khi quyền sở hữu ruộng đất của công xã tan rã, ruộng đất dần dần rơi vào tay Vua. Vua thực hiện phân phong cho quý tộc và bọn quý tộc về sau (thế kỷ IX – X) biến đất phong của mình thành vương quốc riêng biệt, chúng đặt ra các quy định về ruộng đất (quy định về hợp đồng mua bán, chuyển nhượng ruộng đất giữa các chủ đất, việc lĩnh canh ruộng đất, các nghĩa vụ của nông nô đối với lãnh chúa, quy định về thủ tục thừa kế ruộng đất… Những quy định này đều thể hiện nguyên tắc “Không đất nào là không có chủ”). Dần dần những quy định này trở thành tập quán pháp.

Sở hữu khác: thừa nhận tư hữu, bất động sản; quy định các hình phạt nặng cho tội trộm cắp, giết người.

- Hôn nhân gia đình:

+ Luật Salic cấm cướp vợ và mua bán vợ; người chồng phải tăng quà cưới cho nhà vợ trước khi lấy vợ và tài sản đó trở thành của chung. Luật cho phép người vợ phải kết hôn với anh em trong nhà chồng, thậm chí có thể được tái giá với điều kiện: được gia đình chồng cũ đồng ý và chồng mới phải nộp cho chồng cũ một khoảng tiền nhất định.

+ Về sau, luật hôn nhân – gia đình chịu ảnh hưởng của Giáo hội. Theo đó, phụ nữ không được ly hôn và phải phụ thuộc vào cha, chồng, không có năng lực pháp lý và luôn bị cực hình. Người dân ở nông thôn (hai làng khác nhau) và nông nô không được kết hôn (nông nô kết hôn phải có sự đồng ý của lãnh chúa). Tuy nhiên ở miền nam Pháp, phụ nữ có quyền tự do dân chủ hơn như được quản lý tài sản, được cấp đất đai riêng và lấy lại hồi môn khi ly dị.

Các quy định liên quan đến luật Hình sự

Về hình sự, luật quy định các tội như trộm cắp, giết người hay cố ý gây thương tích sẽ bị xử phạt bằng hai hình thức: trả nợ máu hoặc nộp tiền chuộc tội.

Về trả nợ máu, luật Salic quy định người phạm tội sẽ “trả nợ máu” nếu như không nộp đủ tiền phạt; anh, em, con trai hay cha của người bị hại sẽ tham gia “trả nợ máu” đối với kẻ phạm tội; quy định thời gian “trả nợ máu” (ở Anh là 1 năm)

Về nộp tiền chuộc tội, luật quy định bất kỳ tội phạm nào (trừ các tội như phản quốc, giết người, chống lại giáo hội) đều có quyền dùng tiền chuộc tội. Lúc đầu mức tiền nộp phạt sẽ do sự thỏa thuận của hai bên, về sau thì quy định cụ thể: trộm chó: 15 solidus, trộm ngựa: 45 solidus, xúc phạm người Frank tự do: 30 solidus, giết chết người Frank tự do: 200 solidus, giết chết phụ nữ mang thai: 600 đến 700 solidus… (1/2 số tiền trên sẽ trả cho bị hại, còn lại sung vào công quỹ). Luật cho phép họ hàng của tội phạm nộp tiền thay và tên tội phạm đó sẽ làm nô lệ cho người nộp phạt thay mình. Thế kỷ VI, luật cấm họ hàng nộp phạt mà bắt tội phạm phải nộp phạt (mức phạt tùy theo địa vị của bị hại). Tội giết người thì tội phạm phải nộp phạt, không nộp bị xử tử; còn các tội khác như phản quốc, giết người, chống lại giáo hội… thì đem ra tử hình (có xét xử nhưng còn sơ sài, theo ý chủ quan của quan tòa). Hình thức tử hình tàn bạo: chém đầu, treo cổ, hoả thiêu, làm cho tội phạm chết dần trong đau đớn… Luật pháp có sự phân biệt giai cấp, bảo vệ quyền lợi cho người Frank (đặc biệt là người có địa vị cao), tàn bạo với người Frank lớp dưới và nô lệ như: giết một người có địa vị cao thì phải nộp phạt gấp 3 đến 4 lần mức bình thường; tiền phạt tội bắt trộm nôlệ bằng mức tiền phạt tội bắt trộm con ngựa hay con bò, nếu người dân tự do và người nô lệ phạm tội như nhua thì người dân tự do chuộc tội bằng tiền, còn người nô lệ thì thì bị thể xác.

Tố tụng và tư pháp

Tòa án: Thời phong kiến, tòa án thuộc về nhà vua, giáo hội và lãnh chúa. Thời kỳ đầu, quyền lực của lãnh chúa lớn mạnh nên nó nắm tư pháp (vua có nhưng khong ảnh hưởng gì tới tư pháp chung của quốc gia), về sau khi quyền lực của vua lớn mạnh, ông tìm cách hạn chế bớt quyền lực của các lãnh chúa phong kiến, tăng cường quyền lực của mình. Do đó, phạm vi và thẩm quyền xét xử của toà án nhà vua ngày càng được mở rộng (quyền của lãnh cháu bị loại trừ), quyền xét xử thuộc về nhà vua. Thời phong kiến hưng thịnh đặt ra nguyên tắc là là người xét xử phải có tài sản ít nhất bằng tài sản của của người bị xét xử. Giáo hội có quyền đặt ra Tòa án “thiên liêng” (Tòa án Dị giáo) để xét xử những người bị coi là dị giáo, chống lại giáo hội…. Tổ chức luật sư, Viện Công tố ra đời và dần nắm quyền tư pháp trong triều đình phong kiến

3. Nhận định chung về pháp luật phong kiến Tây Âu

Pháp luật là một phương tiện để nhà nước đàn áp, bóc lột quần chúng nhân dân lao động, bảo vệ địa vị, quyền lợi của tập đoàn phong kiến thế tục và tập đoàn phong kiến giáo hội

Pháp luật phong kiến kém phát triển hơn so với pháp luật thời Hy La cổ đại, vì những nguyên nhân sau đây:

+ Trong một thời gian dài, tình trạng phân quyền cát cứ và kinh tế tự cung tự cấp đã kìm hãm sự của kinh tế hàng hoá

+ Các lãnh chúa phong kiến phải tập trung và các cuộc chinh phạt lẫn nhau, không có thời gian cho việc xây dựng pháp luật. Trong các lãnh địa, các tập quán pháp và mệnh lệnh của lãnh chúa phong kiến được dùng để điều chỉnh các vấn đề xã hội.

Tuyệt đại đa số cư dân bị mù chữ, thậm chí nhiều quý tộc cũng không biết đọc biết viết. Nhà nước và giáo hội thực hiện chính sách ngu dân, bắt buộc dân chúng học thuộc lòng kinh thánh và không thực hiện giáo dục toàn diện.

2.2. Phương Đông

2.2.1. Trung Quốc:

2.2.1.1. Nhà nước:

    1. Quá trình thành lập nhà nước phong kiến Trung Quốc

    2. Sự thành lập quan hệ sản xuất phong kiến:

Vào thời kỳ Đông Chu (thế kỷ thứ VIII – III TCN), xã hội phong kiến Trung Quốc có nhiều biến đổi quan trọng: thay đổi công cụ lao động làm tăng năng suất; chế độ sở hữu chung của nhà nước tan rã và ruộng đất ngày càng tập trung vào tay bọn địa chủ phong kiến, điều đó dẫn tới ra đời 2 tầng lớp: tầng lớp địa chủ và tầng lớp nông dân tá điền

b. Quá trình hình thành nhà nước phong kiến Trung Quốc thống nhất

Trải qua cuộc chiến lâu dài, đến nữa sau thế kỷ thứ V TCN, ở Trung Quốc còn lại 7 nước lớn là Tề, Yên, Triệu, Nguỵ, Hàn, Sở, Tần và một số nước nhỏ khác. Để tồn tại, các nước thi hành nhiều cải cách để chấn hưng đất nước. Các nước Yên, Triệu, Nguỵ, Hàn, Sở bị giới quý tộc chống đối; riêng Tần cải cách kiên quyết nên thắng lợi. Đến thế kỷ III TCN, Tần lớn mạnh tiêu diệt 6 nước kia, thống nhất Trung Quốc. Một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền được thành lập là nhà Tần. Thời Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc xây dựng bộ máy chuyên chế theo kiểu trung ương tập quyền: đặt là hệ thống quan lại, thống nhất tiền tệ và đo lường; về sau do quá tàn bạo nên Tần sụp đổ.

c. Tiến trình lịch sử nhà nước phong kiến Trung Quốc

Kế tiếp nhà Tần là nhà Hán. Nhà Hán thành lập sau chiến tranh Hán – Sở và dần lớn mạnh, với hai thời kỳ là Tây Hán và Đông Hán, kinh đô lần lượt là Lạc Dương và Trường An. Sau khi nhà Hán đổ, Trung Quốc bước vào thời kỳ Tam Quốc, Lưỡng Tấn và Nam Bắc triều (220 – 581). Trong thời kỳ này, Trung quốc luôn loạn lạc, nhân dân bị bóc lột tàn bạo không biết đường nào mà kể. Đế thời Tùy – Đường, Trung Quốc lại được phục hưng và dần dần tiến tới giai đoạn phát triển cao chưa từng có dưới thời Đường (618 – 907). Nhà Đường diệt vong, Trung Quốc bước vào thời kỳ Ngũ đại – thập quốc (907 – 960). Năm 960, Triệu Khuông Dẫn thành lập nhà Tống. Đến năm 1279, nhà Tống bị nhà Nguyên thay thế. Năm 1368, Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên và lập ra triều Minh. Năm 1644, nhà Minh bị người Mãn Châu ở Đông Bắc Trung Quốc tiến xuống lật đổ và lập ra nhà Thanh.

  1. Tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc qua các triều đại phong kiến từ thời Hán đến thời Thanh.

  2. Nhà Tần:

Trung ương: Đứng đầu bộ máy nhà nước là Hoàng đế. Ông là người nắm mọi quyền lực nhà nước, ra mệnh lệnh và duyệt văn thư từ các nơi gửi đến. Dưới Hoàng đế là là bộ máy quan lại trung ương gồm Tam công và Cửu khanh.

+ Tam công là 3 chức quan đầu triều, gồm Thừa tướng (giúp việc Hoàng đế, nắm thu chi của nhà nước và quản lý các công trình công cộng); Thái úy (phụ trách về quân sự) và Ngự sử đại phu (nắm giữ văn thư và giám sát các quan)

+ Cửu khanh gồm 9 vị quan phụ trách các công việc khác nhau là: Lang trung lệnh (quản lý túc vệ thị tòng, thủ vệ cung điện trắc môn); Vệ uý (quản lý cung môn, bảo vệ các đồn lính); Thái phó: phụ trách việc hoàng đế sử dụng ngựa và mã chính toàn quốc; Đình úy (chưởng quản hình sự và thẩm phán); Điển khách (phụ trách tiếp đãi các dân tộc ít người quy phục về với triều đình và đối ngoại); Trị túc nội sử (coi về thuế má, kho tiền và sự thu nhập quốc gia); Tổng chính (coi sóc tiền tài trong hoàng tộc và đồ đạc trong thất); Thiếu phủ (phụ trách sự việc trong cung đình); Phụng thường (phụ trách chế độ lễ nghi và cúng tế)

Địa phương: Thời Tần, địa phương được chia thành 2 cấp là quận và huyện. Vua Tần chia nước thành 36 quận, đứng đầu là Quận thú (coi chính trị). Mỗi quận lại chia thành huyện, do Huyện lệnh cai trị. Các quan ở quận và huyện đều do trung ương bổ nhiệm

b. Nhà Hán

Thời kỳ đầu, bộ máy nhà nước vẫn theo chế độ của nhà Tần. Về sau vua Hán Cao tổ phân phong ruộng đất cho các anh em, con cháu làm Vương hầu. Các vương hầu này tự do lập chính quyền riêng, bộ máy nhà nước riêng, quân đội riêng… điều đó đã đe đọa chính quyền họ Lưu. Sau vu Ngô vương Lưu Tụy làm phản trong “loạn Thất vương” (154 – 151 TCN), vua Hán Vũ đế thi hành các chính sách nhằm làm suy yếu thế lực của vương hầu (cho vương hầu phân phong cho con em của Vua, cho phép tiến cử người tài ra làm quan).

Bộ máy nhà nước giữ nguyên như thời Tần, nhưng có thay đổi: Thượng thư lệnh nắm đại quyền của Thừa tướng; đặt thêm Tam phụ là: Kinh Triệu Doãn, Tả Phong Dực, Hữu Phù Phong (cấp bậc này ngang với Quận thú). Ở địa phương thì chia cả nước thành 13 châu, mỗi châu do một Thứ sử đứng đầu; dưới châu là quận do Quận thú đứng đầu; huyện là Huyện lệnh đứng đầu. Như vậy, chế độ quản lý ở địa phương có 3 cấp (bộ, quận, huyện). Và chế độ này được áp dụng suốt đến thời kỳ Nam Bắc Triều.

c. Nhà Đường: Kế thừa cách tổ chức của các triều đại trước, nhà Đường tổ chức lại bộ máy nhà nước theo hướng tập trung quyền lực vào tay Vua.

Ở trung ương, nhà Đường cho ra đời chế độ Tam tỉnh, Lục bộ. Tam tỉnh: thượng thư tỉnh, trung thư tỉnh, môn hạ tỉnh (Thừa tướng đứng đầu Tam tỉnh). Thượng thư tỉnh quản lý lục bộ: Bộ lại (phụ trách việc quan lý quan lại); Bộ hộ (quản lý hộ, hôn, điền

sản); Bộ Binh (phụ trách quân sự); Bộ Lễ (phụ trách lễ nghi, triều tiết); Bộ Hình (quản lý việc xét xử; Bộ Công (quản lý thủ công nghiệp, buôn bán). Đứng đầu các Bộ là Thượng thư. Ngoài ra, nhà Đường lập 2 cơ quan khác là: Đại lý tự (cơ quan xét xử tối cao); Ngự sử đài (cơ quan kiểm sát tối cao, giám sát quan lại trung ương và địa phương)

Ở địa phương thì vua chia thành 10 đạo (thế kỷ VIII tăng lên 15 đạo), đứng đầu là Thứ sử. Sau đạo là châu (thích sử đứng đầu); dưới châu là quận do Quận thú đứng đầu; huyện là Huyện lệnh đứng đầu. Nhà Đường cải cách chế độ sĩ tộc (phân cao16 theo phẩm trật (tước vị) chứ không theo huyết thống như trước. Có 18 cấp bậc (mỗi bậc có 2 cấp)và mở rộng khoa cử (8 khoa mục, quan trọng là khoa tiến sĩ).

Quân đội nhà Đường tổ chức theo chế độ phụ binh. Theo đó, thanh niên gia nhập quân đội từ 20 – 60 tuổi. Người lính phải luân phiên lên làm túc vệ hoặc trấn giữ biên cương, khi xong nhiệm vụ thì về nhà làm ruộng, luyện tập quân sự (cho đến lúc nào đó thì được gọi lại); tự túc vũ khí, lương thực. Đến thế kỷ VIII thì thay bằng chế độ mộ binh: cho con em quý tộc làm quân hộ vệ; trưng dụng quân đội, đặt chức Tiết độ sứ (về sau kiêm luôn làm Thứ sử) để canh giữ biên thùy.

d. Nhà Tống: tổ chức như nhà Đường nhưng thay đổi: bãi bỏ các đạo để tước binh quyền của Tiết độ sứ (hạn chế họ phản loạn). Cả nước chia thành lộ (Tri lộ đứng đầu), huyện, châu và xã; chọn quan lại thông qua thi cử.

e. Nhà Nguyên: bắt chước cách tổ chức nhà nước của các triều đại trước; thay đởi bằng chính sách phân biệt chủng tộc trắng trợn: chia dân tộc thành 4 hạng là Mông Cổ, Sắc Mục (người Hạ, người Trung Á, người Ba Tư…), Hán (người Khiết Đan, Hán, Cao Li…) và Nam (các tộc người ở phía Nam Trung Quốc), trong đó các chức quan quan trọng đều giao cho người Mông Cổ và Sắc Mục, sau đó mới tới Hán; người Mông Cổ chỉ huy quân đội. Về bộ máy nhà nước, nhà Nguyên chỉ thay đổi: cho Trung thư tỉnh cai quản Lục bộ. Ở địa phương thì chia thành 10 tỉnh, dưới tỉnh là lộ (đứng đầu là Đạt lỗ hoa xích và Tổng quản), châu (đứng đầu là Châu doãn) và huyện (đứng đầu là Huyện doãn).

f. Nhà Minh: Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên thành lập nhà Minh, liền cải cách bộ máy nhà nước và phát triển chế độ quân chủ chuyên chế đến mức cực đoan: bãi bỏ Thừa tướng (1380), vua kiểm soát quan lại và lục bộ; cho đổi Trung thư tỉnh thành Nội các (tập hợp các Hàn lâm biên tu, Thái học sĩ); thành lập Đô sát viện để kiểm soát quan lại, xét xử; lập tiếp Hàn lâm viện để soạn thảo các văn kiện, Đông các viện để sửa chữa các văn kiện, Quốc tử giám trông coi việc giáo dục, Tư thiên giám trông coi thiên văn và định lịch pháp.

Ở địa phương, Nhà Minh đổi đạo, quận (châu), huyện thành tỉnh; phủ (đứng đầu phủ là tri phủ), huyện (đứng đầu huyện là tri huyện), xã (đứng đầu xã là xã trưởng). Tam ti đứng đầu mỗi đạo và chịu sự giám sát của đô sát viện, các giám sát ngự sử (gồm có 3 quan: Thừa tuyên bố chính sứ ti: quản lý hành chính; Đề hình án sát sứ ti: nắm quyền tư pháp; Đô chỉ huy sứ ti: nắm quyền chỉ huy quân đội) để tránh nạn phân quyền cát cứ giữ các quan, các tướng lĩnh với nhà nước, nhân dân. Về quân đội, Nhà Minh đặt ra Ngũ quân đô đốc phủ (trung, tả, hữu, tiền, hậu). Quản lý các đội quân binh này là Đô đốc phủ, nhưng chỉ có nhiệm vụ nắm sổ binh, không trực tiếp chỉ huy quân đội. Khi có chiến tranh, hoàng đế cử tướng soái chỉ huy quân đội. Chiến tranh kết thúc, họ phải trả lại ấn tín và về lại nhiệm sở. Bằng cách đó, vua trực tiếp nắm giữ quân đội.

g. Nhà Thanh: Cũng là một triều đại ngoại tộc có trình độ phát triển thấp hơn người Trung Quốc, nên giống như Nhà Nguyên, Nhà Hán tiếp tục xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan và cũng thi hành chế độ phân biệt sắc tộc

Trong bộ máy nhà nước, Hoàng đế nắm quyền lực tối cao và trực tiếp giải quyết mọi việc. Dưới Hoàng đế là một cơ quan tối cao gọi là “Quân cơ xứ”, do Hoàng đế trực tiếp lãnh đạo để giải quyết những vấn đề quan trọng. Thành viên của Quân cơ xứ là những quý tộc cao cấp người Mãn. Lục bộ lúc này chỉ là cơ quan chấp hành theo ý chí của Hoàng đế. Theo quy định, chỉ có một số quan cao cấp mới được tấu trình. Do đó, hoàng đế nhà thanh ngày càng xa rời cấp dưới.

Ở địa phương, Hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm quan lại cấp tỉnh. Quan lại người Hán không được nhận chức ở quê nhà (hạn chế việc quan lại Hán tộc liên hệ với nhân dân địa phương chống lại triều đình Mãn Thanh).

- Về quân đội, được chia thành 2 loại: Quân Bát kỳ (là quân chủ lực của triều đình, đóng ở kinh đô và các vùng trọng yếu, được hưởng nhiều ưu đãi); Quân Lục doanh (quân đội Hán tộc ở các địa phương).

+ Đặc trưng của chế độ phong kiến Trung Quốc:

- Nhà nước phong kiến Trung Quốc là chính thể quân chủ chuyên chế điển hình ở phương đông. Hoàng đế là người đứng đầu quốc gia, nắm toàn bộ quyền lực. Quan lại, thuộc hạ các cấp là bầy tôi của ông ta (để kiểm soát toàn dân). Trong suốt giai đoạn phát triển, mặc dù có các cuộc loạn cát cứ, nhưng không thay đổi sự phát triển trên.

- Nhà nước phong kiến hình thành dựa trên sự tồn tại của xã hội phong kiến, đặc biệt là vấn đề ruộng đất. Nhà nước phong kiến nào cũng vậy, lên cầm quyền thì việc đầu tiên là củng cố chính trị, thi hành chính sách ruộng đất với mục tiêu cho nông dân có đủ ruộng đất để canh tác, tạo chỗ dựa cho giai cấp thống trị.

- Nhà nước phong kiến hình thành trên cơ sở thắng lợi của các cuộc chiến tranh nông dân (vấn đề ruộng đất). Các triều đại lên cầm quyền đều thi hành chính sách ruộng đất để an dân, ổn định xã hội.

- Nhà nước sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị trong suốt thời kỳ phong kiến. Thời Hán Nho, tư tưởng Nho giáo được hệ thống hóa và khái quát lại thành một lý luận chung. Các nhà Nho đã giải thích theo quan điểm duy tâm và có phần màu sắc thần học (thuyết Thiên nhân cảm ứng), con người chịu mệnh trời. Về đạo đức, Nho giáo thực hiện Tam cương – Ngũ thường. Tam cương là vua – tôi, cha – con, vợ - chồng; Ngũ thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Lục kỷ: là quan hệ ngũ hành, ngang hàng là cha mẹ, an hem, họ hang, bạn bè, tôn giáo và là tiêu chuẩn đạo đức hoàn chỉnh. Đến thời Tống Nho, Trình Di, Trình Hạo, Chu Hy... đã đưa lý luận của Đạo giáo, Phật giáo vào và xây đựng thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh trang bị cho Nho giáo. Nội dụng của Nho giáo thời kỳ này thể hiện ở Lý (tinh thần) và Khí (vật chất), mang tính bảo thủ duy tâm. Đại biểu là Trình Hạo, Trình Di, Chu Đôn Di. Nhưng đến thời Tống Nho, Nho giáo thể hiện tính tiêu cực, phủ nhận cái mới và mang tính sùng cổ (sùng bái cái cổ xưa).

- Nhà nước phong kiến luôn tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm mở rộng lãnh thổ. Chức năng xâm lược là chức năng cơ bản của phong kiến Trung Quốc. Dưới ảnh hưởng của học thuyết Khổng – Mạnh, Hoàng đế tự coi mình là Thiên tử, coi đất đai xung quanh là thiên hạ của mình nên phải “bình thiên hạ” là hợp quy luật.

2.2.1.2. Pháp luật:

a. Quá trình hình thành pháp luật Trung Quốc

1. Pháp luật nhà Tần

Pháp luật thời Tần có nhiều bộ luật (do Lý Tư biên soạn dựa trên các bộ Pháp kinh của nước Hàn trước đó), tiêu biểu là Tần luật. Tần luật có Luật (29 bản, viết về các lĩnh vực như điền địa, chăn nuôi, ngoại thương, quan lại…); Lệnh (chiếu chỉ của Hoàng đế, có hiệu lực pháp lý cao); Pháp luật vấn đáp (giải thích luật hình, cũng có hiệu lực pháp lý); Thức (thể thức tra hỏi, xét xử); Lệ (những bản án đã được xử rồi vẫn được tiếp tục dùng để bổ khuyết những phần còn thiếu sót của pháp luật). Như vậy, luật nhà Tần có đầy đủ các chế định dân sự, hình sự, tố tụng; dùng hình phạt dã man với tù nhân.

2. Pháp luật nhà Hán: kế thừa Tần luật của nhà Tần và độc tôn Nho giáo. Thừa tướng Tiêu Hà đặt ra “Cửu chương luật”[9]; cải cách việc cảnh vệ (Hán luật); giảm nhẹ hình phạt (làm lao động khổ sai, đánh roi, miễn phạt tù với người già – trẻ con)

3. Pháp luật nhà Đường: phân rõ hình thức là Luật (xử phạt kẻ phạm tội); Lệnh; Cách (cách thức làm việc hành chính trong cơ quan nhà nước); Thức (công văn, giấy tờ). Nhà Đường thực hiện chủ trương cho pháp luật đơn giản cho nhân dân yên ổn, đất nước thái bình. Pháp luật nhà Đường ra đời từ lúc nhà Đường lên cai trị Trung Quốc (thế kỷ VII – VIII) với các bộ luật như luật Vũ Đức (thời vua Cao tổ, gồm 500 điều, ngoài ra còn có 30 quyển Lệnh, 14 quyển Thức); luật Trinh Quán (thời Thái tông, gồm 500 điều, ngoài ra còn cho ban hành 60 quyển Lệnh, 18 quyển Cách, 20 quyển Thức); luật Vĩnh Huy (thời Cao tông, 12 chương). Sau đó đến đời Huyền tông lại chỉnh sửa luật Vĩnh Huy, ban hành ra vào năm 737 gọi là Đường luật sớ nghị (502 điều, quy định về hộ, hôn nhân, điền sản, thể thức hành chính …). Các hình phạt trong bộ luật thể hiện rõ tính khoan hồng vào nhân đạo hơn.

4. Pháp luật thời Tống: chủ yếu là bộ luật “Tống hình thống” (phiên bản của luật nhà Đường); đời Tống có áp dụng “lệ” (bản án do quan lại xét xử đưa ra và có giá trị pháp lý cao). Thời Thần tông, năm 1069 Vương An Thạch thực hiện Biến pháp với các đạo luật: Luật nông điền thủy lợi, Luật thanh miêu, Luật miễn dịch, Luật phương điền quân thuế, Luật thị dịch, Luật quân thâu, Luật bảo giáp, Luật trí tướng, Luật mơ quân khi giám. Nội dụng các bộ luật trên là giúp cho dân giàu nước mạnh; về sau Biến pháp bị bãi bỏ.

5. Pháp luật thời Nguyên: Trong thời kỳ thống trị của mình, Vua Nguyên ban hành 2 bộ luật chính Chí Nguyên Tân Cách (1291) và Đại Nguyên Thống Chế (1323). Pháp luật nhà Nguyên thể hiện tính kỳ thị, áp bức dân tộc trắng trợn (người Hán phạm tội sẽ bị xử nặng hơn người Mông Cổ; người Mông Cổ đánh người Hán thì người Hán không có quyền đánh lại, nếu đánh lại thì người Hán sẽ bị xử phạt rất nặng, có thể là xử tử).

6. Pháp luật nhà Minh: Nhà Minh ban hành “ Luật Đại Minh” và “Vấn Hình Điều Lệ” (quy định việc dùng lệ để bổ sung những điều luật còn thiếu sót). Ngoài ra, Minh Thành Tổ còn ban hành “Tổ huấn”, răn dạy các vua đời sau không được sửa đổi, thay thế

7. Pháp luật nhà Thanh: từ thời Thuận Trị đã có Đại Thanh luật; đến Càn Long năm 1751 ban tiếp Đại Thanh luật lệ, gồm 1512 điều. Luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực như: hôn nhân – gia đình, ruộng đất, thừa kế tài sản… Nhà Thanh thi hành chính sách phân biệt đối xử với người Hán (người Mãn phạm tội xử nhẹ hơn, người Hán xử nặng hơn). Ngoài ra còn có Khang Hi Hội Điển, Càn Long Hội Điển, Gia Khánh Hội Điển… (pháp điển hành chính nhà nước)

2. Những đặc trưng của pháp luật phong kiến Trung Quốc

- Pháp luật Trung quốc là sự kết hợp giữa lễ - hình. Thời Tây Chu, lễ là thể chế chính trị, ủng hộ hình luật nên nó được phổ biến. Về sau do tình hình thay đổi nên áp dụng thuyết pháp trị là phù hợp. Thời Tần, vua chọn pháp trị với lý do lễ giáo không phù hợp, nhưng thời Hán Vũ đế thì ông chọn Nho giáo là tôn giáo chính thống và lễ đã trở thành hệ tự tưởng chủ đạo của giai cấp phong kiến. Lễ kết hợp với hình luật để xây dựng và thực thi pháp luật. Trong mối quan hệ giữa lễ và hình thì hình dùng các nguyên tắc của lễ làm sự chỉ đạo, còn lễ thì mượn sự cưỡng chế của hình để duy trì.

- Pháp luật Trung Quốc kết hợp đức trị của Nho gia (dùng đức – lễ để cai trị) và pháp trị của Pháp gia, giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức. Thời Hán, đức trị đóng vai trò chủ đạo nhưng đến thời Đường, đức trị kết hợp nhân trị của Phật giáo để cho vua cai trị nhân dân dễ dàng. Thời Tống – Minh, do sự suy đồi của Nho giáo nên người ta chủ trương khôi phục lại pháp trị nhưng không thành. Thời Thanh, Nho giáo bị phản đối kịch liệt.

2.2.2. Nhật Bản:

1. Nhà nước:

1.1. Quá trình thành lập nhà nước phong kiến Nhật Bản (từ đầu đến năm 1868)

1.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên

Nhật Bản là một bán đảo có dạng vòng cung hẹp (dài 3000 km tính từ Bắc xuống Nam), 4 mặt giáp biển. Phía bắc giáp Nga qua biển Nhật Bản và biển Okhotsk, phía đông giáp Thái Bình Dương (đối diện với châu Mỹ), phía nam giáp với Đông Nam Á thông qua Thái Bình Dương và phía tây giáp Trung Quốc. Nhật Bản có diện tích 377.947 km2, gồm 4 đảo lớn là Hoccaido, Hoshu, Shikoku và Kyushu; dân số là 127.515.000 dân (62 triệu nam và hơn 65 triệu phụ nữ), mật độ dân số là 340 người/km2. Nhật Bản có địa hình phức tạp với đồi núi chiếm 70% diện tích (20% là có núi lửa – 70 ngọn núi lửa), đồng bằng chiến 15% và còn lại là những vùng đất khác. Nhật Bản nghèo tài nguyên, khoáng sản và luôn bị thiên tai, động đất. Những điều kiện tự nhiên như vậy có ảnh hướng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của nước Nhật. Do gần châu Á nên Nhật Bản tiếp thu nhiều dòng văn hóa khác nhau, tránh nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Các quần đảo, các đảo nối liền với nhau giúp cho giao lưu văn hóa dễ dàng, đồng thời còn tạo điều kiện cho các luồng di dân từ bên ngoài vào sinh sống. Trên cơ sở, cư dân Nhật Bản đã viết nên trang sử phát triển rực rỡ, tạo nên nền văn hóa độc đáo, vừa đồng nhất lại vừa dung hòa.

1.1.2. Sự hình thành nhà nước Nhật Bản

Ngay trước khi nhà nước ra đời, ở Nhật Bản đã có người sinh sống. Những phát hiện khảo cổ học ở Nhật Bản cho thấy, ở Nhật đã có những tộc người như Ainu, Kazu, Akaishi thuộc chủng tộc Mongoloid phương Bắc di cư từ phía Bắc châu Á vượt biển sang định cư ở Nhật. Đến 1 vạn năm trước đây, khi người Nhật chuyển sang hình thành Người tinh khôn thì họ bắt đầu hình thành văn hóa của riêng họ. Nền văn hóa đầu tiên mà chúng ta muốn nhắc đến ở thời đá mới Nhật là văn hóa Jomon (8000 – 250 TCN), phân bố ở miền Đông Nhật Bản, với những đồ gốm có hoa văn hình dây thừng (thằng văn). Đến thế kỷ III TCN, do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa bên đại lục Đông Á thì ở Nhật Bản, một nền văn hóa mới xuất hiện thay thế văn hóa Jomon là văn hóa Yayoi (250 TCN – 250). Thời Yayoi, cư dân đã biết trồng lúa đan xen với săn bắt, hái lượm, sử dụng các công cụ du nhập từ Trung Quốc qua ngả Triều Tiên vào. Người Nhật còn biết làm thủy lợi như đào kênh, hồ nước sử dụng vào nông nghiệp. Đến thế kỷ IV, Nhật Bản sử dụng đồ sắt, hơi muộn so với các nước khác.

Cùng với sự tăng nhanh của lực lượng sản xuất, của cải ngày càng dồi dào hơn thì đó cũng là lúc chế độ thị tộc bộ lạc dần dần tan rã để nhường chỗ cho chế độ xã hôi có giai cấp. Ở Nhật Bản, những mầm mống xuất hiện các giai cấp, nhà nước manh nha từ đầu Công nguyên. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, nước Nhật từ đầu Công nguyên đã hình thành nhiều tiểu quốc độc lập, mỗi tiểu quốc có quốc vương (Kimi) và triều định riêng biệt. Ví dụ, sách Sơn hải kinhLuận hành gọi người Nhật là wajin (Oải nhân) và Hậu Hán thư có đề cập lại đến “vua nước Oải”, tức người Nhật. Cũng theo sử sách Trung Quốc ghi nhận, vùng đất Nhật Bản thời kỳ này tồn tại nhiều tiểu quốc độc lập (Hán thư của Ban Cố nói là người Nhật có hơn 100 tiểu quốc) và giữa các tiểu quốc luôn có chiến tranh trong nhiều năm. Thời Hán Vũ đế, hơn 30 “nước” có cử sứ giả sang Trung Quốc.

1.1.2.1. Tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc qua các triều đại phong kiến (Trung ương, địa phương), ý nghĩa.

a. Bộ máy nhà nước Nhật Bản từ thế kỷ II đến trước cải cách Taika

Đầu thế kỷ III, trong những nước trên đã xuất hiện những “nước” tương đối mạnh, như vương quốc Yamatai của nữ vương Himiko (183? – 248) có địa vực ở phía tây các đảo Honshu và Kyushu[10]. Thời Himiko, bộ máy nhà nước bắt đầu được hình thành, tuy nhiên còn đơn giản. Ở vương quốc Yamatai, đứng đầu vương quốc là Okimi (Đại nhân) cụ thể là nữ vương Himiko. Bà vốn là pháp sư Shaman, biết dùng ma thuật làm cho mọi người khuất phục. Bà không lấy chồng, cho em trai làm phụ tá lo việc cai trị. Bà ít được ai gặp mặt, xung quanh có cả nghìn nữ tỳ. Có một người nam duy nhất được ra vào cung điện chỉ để mang thức ăn và truyền đạt ý chỉ. Cung điện kiên cố nhiều lính canh bảo vệ. Yamatai chia thành nhiều tiểu quốc, vua cử quan lại đi kiểm soát các tiểu quốc đó. Về sau vào cuối thế kỷ III đầu thế kỷ IV, vương quốc này cũng dần biến mất trong các cuộc hỗn chiến giữ các tiểu quốc (gọi là “nước”) dẫn đến sự ra đời của một loạt các nước khác.

Đến cuối thế kỷ IV, trên đảo Honshu xuất hiện quốc gia Yamato (Đại Hòa), mà những kẻ thống trị của nó đã trở thành nguồn gốc của dòng dõi Thiên hoàng được nhiều người dân tôn sùng, hào tộc (uji) theo; do vậy mà nó hưng khởi lên nhanh chóng. Năm 391, vua Yamato quyết định đem quân sang chiếm đóng vùng Mimana (Nhiệm Na) và bắt cả miền này quy thuận trong 2 thế kỷ (391 – 670). Trong thời kỳ đó người Nhật tiếp thu văn hóa, kỹ thuật của Trung Quốc, Triều Tiên, du nhập chữ Hán vào Nhật Bản từ thế kỷ IV.

Thời Yamato, chính trị - xã hội Nhật Bản có chuyển biến mạnh mẽ, phân thành nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau từ Trung ương đến địa phương.

Đứng đầu giai cấp thống trị ở trung ương là Đại vương (thế kỷ VII đổi gọi là Thiên hoàng) có quyền lực lớn. Dưới Đại vương là các vị quan O-omi (Đại thần) và O-muraji (Đại liên), đây là những vị quan quý tộc nắm chức vụ chủ chốt trong triều đình. Họ vốn là các hào trưởng có thế lực vùng Kinnai như họ Katsaragi, Soga, Otomo, Mononobe.... Dưới nữa là các Omi (thần) và Muraji (liên). Omi là họ ban cho các quý tộc theo địa danh (Kibi, Izumo), Muraji là họ ban cho quý tộc theo nghề nghiệp, có công thống nhất đất nước (Nakatomi, Fujiwara). Trong số đó thì Đại vương có quyền lực lớn nhất, nắm nhiều ruộng đất và nô lệ[11]. Ở địa phương, các quý tộc và hào tộc đều được triều đình phân chia thành các chức quan nhất định. Đầu tiên là Kimi (quân, từ 759 đổi thành quốc công) cai trị ở quận, kế là Miyatsuko (quốc tạo) và Agata nushi (huyện chủ) cai trị huyện; dưới nữa là obito (trưởng thôn, gọi là thủ) và Suguri (thôn trưởng, cai trị người Triều Tiên di cư sang Nhật Bản) cai trị ở thôn, làng xã. Về xã hội, chính quyền thành lập chế độ Thị - Tính. Theo đó, xã hội sẽ được chia thành các uji (thị tộc) (gồm thành viên thị tộc, nô lệ - cả nô lệ ngoài thị tộc (tabei – Bộ dân)) và Tộc trưởng là người đứng đầu. Các thị tộc thờ vị thần riêng, được đặt tên dựa vào nghề nghiệp họ đang làm. Ngoài ra, chính quyền đặt ra chức kabane (tính, một tước của quý tộc) để quản lý các thị tộc này, nên chế độ này gọi là chế độ Thị - Tính.

Với bộ máy nhà nước như vậy, một hình thái nhà nước quân chủ tập trung ở Nhật Bản bắt đầu được hình thành. Đến cuối thế kỷ V – đầu thế kỷ VI, tình hình Nhật Bản có nhiều chuyển biến sôi động. Nhiều người Triều Tiên do chiến tranh đã phải di cư sang Nhật Bản. Họ di cư vào đem theo kỹ thuật nuôi tằm dệt lụa, làm đồ sứ, thạo chữ nghĩa và được triều đình Yamato trọng dụng. Cũng trong thời gian đó, Nho giáo và chữ Hán du nhập vào Nhật Bản. Sang thế kỷ VI, triều đình Yamato suy thoái và phân liệt, các dòng họ quý tộc đấu tranh lẫn nhau và khống chế chính quyền. Trước tình trạng đó, sau khi lên làm nhiếp chính cho Thiên hoàng Suiko, Thái tử Shotoku (574 – 622) tiến hành nhiều cuộc cải cách quan trọng nhằm củng cố quyền lực cho Yamato. Năm 603, Shotoku bãi bỏ chế độ “Tập tước”, ban hành Chế độ quan lại 12 cấp (Kan’i ju’nikai), lấy màu của mũ để phân biệt[12]. Năm 604, Shotoku ban hành Hiến pháp 17 điều, chế độ quan lại 12 cấp. Về đối ngoại, Shotoku nhiều lần cử sứ giả sang Trung Quốc nối lại quan hệ bang giao vốn bị gián đoạn từ thế kỷ V. Trong quốc thư gửi vua Tùy là Dưỡng đế, Shotoku dùng cách xưng hô: Thiên tử của đất nước mặt trời mọc gửi Thiên tử của đất nước mặt trời lặn”. Điều đó cho thấy ý thức tự chủ của chính quyền Nhật thời Shotoku và tên “Thiên hoàng” (Tennou) có từ lúc ấy.

b. Cuộc cải cách Taika và sự thành lập bộ máy nhà nước phong kiến Nhật Bản (646 – 1181)

Sau thế kỷ VI, Nhật Bản ngày càng suy vi do các dòng họ quý tộc đánh nhau giành quyền lợi; chế độ Thị - Tính bắt đầu lỗi thời, không theo kịp sự phát triển của đất nước và bọn quý tộc cũ bắt đầu ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân thậm tệ. Trước tình hình đó, tháng 6/645 một cuộc chính biến trong triều đã xảy ra và lật đổ thế lực họ Soga. Cuối năm 645, nữ hoàng Kogyoku nhường ngôi cho em trai là Karu (596 – 654). Karu lên ngôi hiệu là Kotoku (645 – 654) và dời đô về Naniwa, đến năm 710 thì về Nara.

Tháng giêng năm 646 (Đại Hóa năm thứ 2), Thiên hoàng Kotoku ban hành Chiếu cải cách gọi là cải cách Taika (Đại Hóa), gồm 4 điều[13]. Trước hết, ông chủ trương xóa bỏ bộ máy nhà nước cũ lỗi thời và thiết lập bộ máy nhà nước chặt chẽ, quy củ hơn.

Ở trung ương, đứng đầu là Thiên hoàng. Bên dưới ông là một hội đồng quan lại gồm 2 vị quan chính là Jingikan (thần kỳ quan, tế lễ Shinto) và Daijokan (thái chính quan có 8 bộ, đảm đương chính sự). Daijitokan đứng đầu là 3 vị đại thần là Daijo daijin (Thái chính đại thần), Udaijin (Hữu đại thần) và Sadaijin (Tả đại thần), dưới họ là đại nạp ngôn, thiếu nạp ngôn (hầu cận thiên hoàng), đàn chính đài (giám sát quan lại), Ngũ vệ phủ (bảo vệ hoàng thất). Daijitokan quản lý 8 bộ và 8 bộ này do 2 viên quan là sabenkan (tả biện quan) và ubenkan (hữu biện quan) đảm nhận. Sabenkan phụ trách bốn bộ là trung vụ tỉnh (quản lý sổ sách, chuẩn bị chiếu thư); thức bộ tỉnh (quản lý quan văn, nghi lễ triều đình); trị bộ tỉnh (lo ngoại giao và Phật giáo); dân bộ tỉnh (quản lý thần dân, tô thuế và hộ tịch). Ubenkan phụ trách 4 bộ là binh bộ tỉnh (quản lý quan võ và quân đội); hình bộ tỉnh (tòa án), đại tàng tỉnh (kho tàng, tiền tệ), cung nội tỉnh (nội cung).

Ngoài ra, để thay đổi bộ máy quan lại, Thiên hoàng Nhật đã kế thừa chế độ quan lại 12 cấp của Shotoku mà chia lại hệ thống quan lại. Năm 647, Thiên hoàng Kotoku sửa thành chế độ quan lại 7 sắc 13 cấp (646), và 3 năm sau đổi thành chế độ quan lại 19 cấp (Kan’I jukyukai). Năm 684, Thiên hoàng Temmu ban hành chế độ Bát sắc tính (yakusa no kabana) quy định 8 cấp tương đương với 8 họ trong hoàng thất và quan lại là Mahito (chân nhân) truyền trong 5 đời, ashomi (quan lại cao cấp, triều thần), Sukune (túc di), các quận, huyện có thế lực cũng được ban họ như Omi (thần), Muraji (liên), còn 2 cấp là Đạo sư, đạo trí thì chưa rõ. Với việc thay đổi hệ thống quan lại như vậy, các Thiên hoàng nhanh chóng xóa bỏ tàn tích quý tộc cũ (chế độ “Tập tước”) tập trung quyền lực vào tay vua. Các quan lại khi được phân công một chức quan đều được chính quyền phân chia ruộng đất (thực hiện chế độ ban điền) theo 3 loại: tước vị, chức vụ và thưởng công. Ruộng tước vị và chức vụ được cấp có giới hạn, ruộng thưởng công được cấp vĩnh viễn. Khẩu phần ruộng tước vị thấp nhất là 80 “đan” (1 “đan” = 0,1 ha) và cao nhất là 800 “đan”; ruộng chức vụ thấp nhất là 6 “đan” cao nhất là 400 “đan” và ruộng thưởng công có thể lên tới 1000 “đan”. Ngoài ra, Thiên hoàng chia số hộ nông dân cho các quan gọi là “phong hộ”. Quan lại theo tước vị hưởng từ 100 đến 500 phong hộ, quan lại theo chức vụ hưởng từ 300 đến 3000 phong hộ.

Ở địa phương, Thiên hoàng chia quốc gia thành nhiều đơn vị hình chính. Đầu tiên là Kuni (Quốc, tương đương với tỉnh, đứng đầu là Quốc ty), Do (đạo), Cori (quận, đứng đầu là quận ty với nhiệm kỳ 4 năm), Ri (lý, do lý trưởng đứng đầu). Các chức quan như Quốc ty, Quận ty do chính quyền cử đến cai trị, được cấp ruộng đất nhưng không có quyền thế tập. Các chức quan cũ như Bạn tạo, Quốc tạo… bị xóa bỏ. Các địa phương có vị trí địa biệt thì lập cơ quan quản lý riêng như Tả hữu kinh chức (Sa-Ukyo shiki, quản lý kinh thành), Settsu quản lý vịnh Osaka, dazaifu (đại tể phủ) quản lý Kyushu và chinsufu (trấn thủ phủ) quản lý đông bắc.

Với cư dân Nhật Bản, Thiên hoàng chia cư dân thành 2 loại là Lương dân (ryomin) và Tiện dân (senmin).. Lương dân gọi là công dân (komin) cấp ruộng đất, một số làm thủ công gọi là shinabe (phẩm bộ) có than phận thấp hơn nông dân. Tiện dân có địa vị xã hội thấp nhất, 5 loại là lăng hộ (canh lăng mộ), quan hộ (phục dich cơ quan địa phương), gia nhân (gia đình), nô tỳ công và nô tỳ tư (đối xử, không kết hôn với lương dân).

Sau cải cách Taika, đất nước Nhật Bản đi dần vào ổn định. Năm 794, Thiên hoàng Kammu (781 – 806) dời đô từ Nara về Heian Kyo (Bình An kinh). Ông giữ nguyên bộ mày nhà nước thời Taika và chỉ thay đổi nhỏ: cử kangeyushi (khám giải do sứ) đến kiểm tra việc của các quốc ty (bàn giao quyền lực và ruộng đất). Ông ban hành chế độ binh dịch, quy định các địa phương được quyền tuyển mộ đội quân chính quy 20 – 300 người, thay phiên nhau bảo vệ quốc nha 1 năm. Để bảo vệ vùng Đông Bắc, ông lập chức Chinh di đại tướng quân (Seii Taishogun) giao cho S. Tamuramaro làm tướng quân đầu tiên. Trong thời Heian, do tình trạng các thế lực quý tộc như Fujiwara, Minamoto, Taira thay nhau khống chế Thiên hoàng nên dẫn tới quyền lực của Thiên hoàng dần suy yếu. Để chống lại thế lực của bọn quý tộc này, Thiên hoàng Sirakawa (1072 – 1086) đã thiết lập chế độ Viện chính (Insei) với mục đích kiềm chế sự lộng hành của họ Fujiwara. Theo đó chính quyền sẽ có 3 người cùng trị vì là Thiên hoàng, Thượng hoàng và Pháp hoàng. Thiên hoàng thoái vị cho con lên ngôi thì gọi là Thượng hoàng, Thượng hoàng thoái vị rồi đi tu gọi là Pháp hoàng. Trong ba người này thì quyền lực của Thượng hoàng, Pháp hoàng cao hơn Thiên hoàng. Hai người này có quyền chỉ huy thiên hạ, ra mệnh lệnh thi hành mà không phải thông qua Thiên hoàng (mệnh lênh của họ cao hơn Thiên hoàng). Mọi việc trong triều đều phải tâu lên Thượng hoàng giải quyết, sau đó đưa thẳng xuống Thái chính quân thực hiện. Chế độ này tồn tại đến năm 1221 thì bị Shogun của họ Hojo lật đổ trong vụ loạn Jokyu (Thừa cửu).

c. Bộ máy nhà nước thời kỳ Mạc phủ (1192 – 1868)

Sau khi đánh bại họ Taira trong trận hải chiến Gempei, năm 1192 Minamoto Yoritomo thiết lập chế độ Tướng quân (Shogun), lập ra chính quyền riêng gọi là Mạc phủ[14] (1192 – 1333) đóng đô ở Kamakura (thuộc miền Kanto, Quan Đông). Và từ năm 1192 trở đi, Nhật Bản bước vào thời kỳ hai chính quyền là Shogun – Thiên hoàng cùng song song tồn tại. Sau khi thành lập chính quyền mới, Yoritomo thiết lập bộ máy nhà nước mới. Ở cấp trung ương thì ngoài Shogun nắm toàn quyền tối cao thì có 3 cơ quan chính là:

  1. Samurai dokoro (Viện quân sự), là cơ quan đặt biệt chung của tầng lớp Sumurai, lãnh đạo và quản lý chung tầng lớp này. Sau này thời Mạc phủ Muromachi, Shogun đổi cho Quản lĩnh (kanrei) để lãnh đạo tầng lớp Samurai.

  2. Monchujo (Viện tư pháp), phụ trách việc nghiên cứu, điều tra, xét xử các vụ việc liên quan tới samurai.

  3. Mandokoro (Viện hành chính), xử lý các vấn đề về hành chính.

Ở địa phương, các đơn vị hành chính được duy trì như trước. Những đứng đầu các quốc không phải là Quốc ty mà là các Shugo (người bảo hộ) do Shogun bổ nhiện với tư cách là người đại diện ông ta giải quyết mọi việc về quân sự và dân sự. Thông thường thì chỉ có các phong kiến nào mạnh mẽ và trung thành thì mới giữ được chức này. Đối với các trang viên, Shogun bổ nhiệm chức Jito (quản lý) có trách nhiệm quản lý đất đại, ruộng đất và thu thuế. Về mặt xã hội, bộ máy nhà nước quân sự của Mạc phủ chính thức phân chia xã hội thành hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân. Địa chủ bị phân thành 2 loại là GokeninHigokenin. Gokenin là những phong kiến chư hầu trực tiếp của Shogun. Họ có nhiều đặc quyền và ruộng đất, nắm các chức vụ cao trong bộ máy chính quyền ở trung ương, địa phương. Higokenin là những phong kiến không phải chư hầu trực tiếp của Shogun. Nông dân bị phân thành 2 tầng lớp là Bonge (bình dân) và Chige (nông dân sống trong lãnh địa phong kiến). Chige là những hộ nông dân sống trên mảnh đất được cấp phát, phải nộp 40 – 60% thu hoạch cho địa chủ và bị bắt đi phu dịch, đi lính cho lãnh chúa. Còn Bonge bao gồm thợ thủ công và thương nhân, họ sống trong các ja (phường hội), nắm độc quyền mua bán sản phẩm và được lãnh chúa bảo vệ tối đa.

Mạc phủ kế tiếp sau Mạc phủ Kamakura và Muromachi là Mạc phủ Tokugawa (1603 – 1867), đóng đô ở Edo (Giang Hộ). Nó được hình thành trong thời điểm đất nước Nhật Bản bắt đầu thống nhất dưới lưỡi gươm của Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Yeyasu. Sau khi Nobunaga và Hideyoshi qua đời, Tokugawa Yeyasu nhanh chóng vươn lên trở thành lãnh chúa lớn mạnh và trở thành lực lượng chính trị trung tâm của Nhật Bản. Với thắng lợi trong trận Sekigahara năm 1600, Tokugawa Yeyasu thâu tóm quyền lực về tay mình và đến 1603, sau khi đánh bại lực lượng chống đối, ông đã buộc Thiên hoàng Go Yozei (1586 – 1611) phong cho mình chức Shogun (tướng quân) và thiết lập chính quyền cùng các biện pháp quản chế của mình. Đến đời cháu của ông là Iemitsu (1623 – 1651) thì bộ máy nhà nước theo lối quân sự dần hình thành.

Ở trung ương, Shogun là người đứng đầu và có nhiều quyền lực nhất. Sau ông thì có 3 cơ quan là Roji (Hội đồng nguyên lão) gồm 4 – 5 thành viên, chức năng của nó là giúp Shogun giải quyết các vấn đề quốc gia, duy trì quan hệ với Thiên hoàng cũng như lãnh chúa. Cơ quan thứ hai là Wakadoshiyori (Hội đồng tư vấn) gồm 4 – 6 thành viên, có nhiệm vụ giám sát hoạt động của bộ máy hành chính, hoạt động của võ sĩ. Cơ quan thứ ba cũng là cơ quan cuối cùng là Jisha bugyo (tự xã phụng hành) chuyên về nghi lễ, tôn giáo. Trong cơ quan quyền lực của Mạc phủ còn có Hyojosho (Hội đồng tư pháp), với thành viên bao gồm những người thuộc Roju và một quan chức cao cấp đại diện Mạc phủ. Cơ quan này vừa có chức năng lập pháp, vừa có chức năng hành pháp đảm đương các nhiệm vụ của Tối cao Pháp viện. Đứng đầu bộ máy trung ương này là tairo (quan nhiếp chính) có nhiệm vụ điều hành, giúp việc cho Tướng quân, nhất là khi Tướng quân còn ít tuổi. Trong cơ chế hành chính, Mạc phủ lập hệ thống gồm các bugyo (khâm sai), ometsuke (giám sát)… thường xuyên được biệt phái về các địa phương.

Ở địa phương, Mạc phủ chia lại tổ chức xạ hội Nhật Bản theo tinh thần Nho giáo. Theo đó, xã hội Nhật Bản gồm:

1. Sĩ (sho)

2. Nông (n õ)

3. Công (ko)

4. Thương (shò)

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đẳng cấp của Nhật Bản có những điểm chung, nhưng cũng có nhiều điểm khác so với ở Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam. Về danh nghĩa, quý tộc cung đình (kuge) có nhiều quyền lợi, nhưng thực ra họ không có thực quyền nào. Còn bộ phận còn lại của đẳng cấp sĩ là phong kiến quân sự (buke, Vũ gia) có nhiều quyền lực. Quan hệ giữa daimyo – Shogun có vị trí đặt biệt trong hệ thống chính trị - xã hội Tokugawa. Căn cứ vào quan hệ trên, Shogun thành lập chế độ Bakuhan[15], chia các daimyo thành 3 loại:

+ Simpan daimyo, bao gồm các daimyo (đại danh) có quan hệ huyết thống với Shogun và được Shogun tin cậy (khoảng 20 đại danh).

+ Fudai daimyo, là các daimyo chư hầu và thần phục Shogun, cũng được Shogun tin cậy nhưng không bằng Simpan daimyo (150 đại danh).

+ Tozama daimyo, là các daimyo thua trận trong trận Serigahara và buộc phải thần phục, nhưng tiềm lực khá mạnh không thua kém Shogun. Để khống chế, Shogun đã cho di chuyển lãnh địa của các daimyo loại này, cử các daimyo khác cai quản để ngăn các daimyo loại này liên kết chống lại mình, thiết lập chế độ Sankinkotai (chế độ con tin) buộc các daimyo loại này cứ cách 1 năm đến chầu Tướng quân một lần, khi về lãnh địa thì phải để vợ con ở Edo làm con tin.

Tầng lớp thứ hai sau daimyo là Hatamoto (võ sĩ) không có ruộng đất phải nhận lương, thóc của chủ mà mình phục vụ, tham gia vào lực lượng của lãnh chúa và bị Shogun giám sát nghiêm ngặt.

2. Pháp luật:

2.1. Nguồn gốc:

Luật pháp Nhật Bản có nguồn gốc từ những phong tục tập quán, luật tục địa phương của các dân tộc ở nước Nhật. Thời cổ đại, khi các dân tộc Nhật bước vào thời văn hóa Jomon, Yayoi và Kofun, họ đã đặt ra các luật tục địa phương (thể hiện ở các phong tục tập quán) để quản lý xã hội. Đến khi hình thành nhà nước, các luật tục địa phương được thể chế hóa thành luật pháp. Luật Nhật Bản chia thành 4 loại là ritsu (luật), ryo (lệ), kyashu (cách) và shiki (thức).

2.2. Quá trình hình thành pháp luật Nhật Bản, nội dung chính của các bộ luật Nhật Bản

Bộ luật đầu tiên là chúng ta được biết là Hiến pháp 17 điều do Thái tử Shotoku ban hành vào năm 604. Hiến pháp 17 điều (Kempo jusichijo) do ông đặt ra, thực chất nó chính là những điều giáo huấn cho quan lại triều đình. Sau đây là một số nội dung chính:

Điều 1: các quan phải biết tôn trọng hòa khí và thấu hiểu đạo lý, nhất là phục tùng Vua và Cha.

Điều 2: phải kính trọng Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng).

Điều 3: phải tuân theo chiếu chỉ của Thiên hoàng.

Điều 4: lấy Lễ làm cơ sở trị dân.

Điều 8: quan lại từ cao xuống thấp phải phục vụ hết long, đi sớm về muộn.

Điều 9: coi tín là đạo đức căn bản của con người.

Điều 11: thưởng công và phạt tội phải nghiệm minh.

Điều 12: cấm tự ý thu them thuế ngoài quy định.

Điều 15: phải biết đặt việc công lên trên việc tư.

Điều 17: hành sự tránh độc đoán, biết nghe ý kiến của dân

Đến thời kỳ cải cách Taika năm 645, do sự du nhập của Nho giáo vào Nhật Bản mà luật pháp được san định lại dựa trên các nguyên tắc của Nho giáo (tam cương – ngũ thường). Thời cải cách Taika, các Thiên hoàng đã ban hành các bộ luật như: luật Omi (667), luật Asuka kiyomihara ritsuryo (681), luật Taiho ritsuryo (701).

Thời Taika, Thiên hoàng Kotoku đặt ra đạo luật Taika nhằm mục đích chia lại đất nước, tập trung quyền lực vào tay Thiên hoàng. Pháp lệnh này đã tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đạo luật còn quy định về xử phạt người phạm tội, làm tiền đề cho các đạo luật sau phát triển. Với các tội hình sự, luật Taika quy định 5 hình phạt, gọi chung là ngũ hình (gokei):

Si (chi): Đánh vào mông bằng roi làm từ thân cây trúc (si) từ 10, 20, 30, 40 đến 50 lần.

Trượng (jô): Đánh bằng trượng, một loại gậy chắc chắn và to hơn roi. Hình phạt có thể từ 60 đến 100 trượng.

Đồ (zu): trừng dịch (khổ sai) từ 1 đến 3 năm.

Lưu (ru): cưỡng bách phối lưu, còn gọi là đày đi xa. Đi gần khoảng Echizen hay Aki thì gọi là konru (cận lưu). Đi vừa vừa (đối với kinh đô) cỡ Shinano, Iyo thì gọi là chyuuru (trung lưu).Bị đày đi xa như đến các vùng Izu, Awa, Hitachi, Sado, Oki, Tosa... thì gọi là enru (viễn lưu).

Tử (shi) có hai loại: thắt cổ (kôshu) hoặc xử trảm (zanshu).

Luật Taika cũng chia quan lại thành 4 đẳng cấp dựa trên mức độ quyền lực, mức độ tài sản họ sở hữu[16]. Luật cũng chia nhân dân thành 2 đẳng cấp là lương dân, tiện dân. Năm 667, Thiên hoàng Tenji ban hành luật Omi (22 tập luật, lệnh). 14 năm sau, Thiên hoàng Temmu ban hành bộ luật Asuka kiyomihara ritsuryo (Phi điểu tỉnh ngự nguyên luật lệnh), 22 tập lệnh, tập luật (không rõ số tập) nhưng nó không còn.

Năm 701, trên cơ sở các bộ luật trước đó của Thiên hoàng Kotoku, Tenji và Temmu, Thiên hoàng Mommu (697 – 707) cho ban hành luật Taiho ritsuryo (Đại Bảo luật lệnh). Luật Taiho ritsuryo gồm có phần luật (ritsu) là những quy định và thể thức về hình phạt; và phần lệnh (ryo) quy định về hành chính, quan chế, ruộng đất… Điểm đáng chú ý là bộ luật kết hợp cả Nho, Phật, Đạo trong đó lấy lệnh của Thiên hoàng là trung tâm. Bên cạnh củng cố vương quyền là củng cố thần quyền để phục vụ vương quyền. Đạo luật này thừa nhận chính quyền có 2 cơ quan quan trọng là Thái chính quan (Daijokan) và Thần kỳ quan (Jinjikan) và cơ quan Thần kỳ quan (Jinjikan) có vị trí không thua kém cơ quan Thái chính, vì việc tế lễ các thần của đạo Shinto (Thần đạo) là quan trọng. Ngoài ra, đạo luật này còn đặt ra chức Đàn Chính Đài (Danseidai) – một cơ quan có chức năng tư pháp chuyên giám sát các quan lại từ trung ương đến địa phương. Đàn Chính Đài chỉ phụ thuộc Thiên hoàng, các văn thư của cơ quan này có thể tấu thẳng lên Thiên hoàng mà không thông qua Thần kỳ quan và Thái chính quan. Về phẩm tước quan lại, Nhật chịu ảnh hưởng của Trung Quốc (luật của vua Cao tông nhà Đường năm 651) khi quy định phẩm trật quan lại có 9 bậc. Với việc ra bộ luật này, cải cách Taika coi như hoàn thành. Nước Nhật bước vào thời kỳ mới gọi là thời kỳ Nara.

Thời Heian, Thiên hoàng Kammu (781 – 806) kế thừa luật Taiho và cải cách bằng cách ban hành các điều luật mới (kyuku, cách), các quy định cụ thể (shiki, thức). Thế kỷ IX – X, triều đình ban bố 7 cách thức mới (Sandai kyakushiki) và bộ chú giải nó (Ryo no gige, Lệnh nghĩa giải, 833). Bộ luật này được nhà nước lấy làm nguyên tắc để tổ chức chính quyền trong suốt mấy thế kỷ từ sau khi nó ra đời. Năm 757, Thiên hoàng Koken (749 – 758) ban hành bộ luật Yoro (Dưỡng Lão luật). Điều đáng chú ý là bộ luật này so với bộ luật khác trước là ở chỗ về hình thức thì giống luật của Trung Quốc, nhưng nội dung thì khác. Nó thể hiện ở chỗ là luật hình sự ít khắc khe hơn, luật dân sự thì sửa đổi khá nhiều cho phù hợp; chẳng hạn có nhiều chương nói về tôn giáo tuy có giống với luật nhà Đường, nhưng bản chất thì hầu như hoàn toàn của riêng Nhật Bản.

Thời kỳ Mạc phủ, các shogun ban hành 2 bộ luật lớn là Joei shikimoku (1232) và luật Buke Shohatto (1651). Thời Mạc phủ Kamakura còn tại vị, do thất bại trong cuộc chinh phạt Mạc phủ để giành quyền cai trị về mình mà vào đầu niên hiệu Joei thứ nhất (1232), Thiên hoàng Shijo (1232 – 1242) bị Shikken Hojo Yasutoki bắt buộc phải ban hành bộ luật Joei shikimoku vào ngày 27/8/1232. Theo đó, các điều luật của luật Taiho không hợp thời nữa và bị bãi bỏ; muc đích chính của việc ban bố bộ luật là đề cao vai trò của Mạc phủ và võ sĩ (Samurai). Tương truyền, bộ luật này có 51 điều vào được một hội đồng 13 người hoàn thành nó. Bộ luật đề cao vai trò của các cơ sở tôn giáo (đạo Shinto); quy định chức năng, nghĩa vụ của Samurai; cho phép Shugo và Jito được quản lý đất đai vô thời hạn và đặt ra các nguyên tắc ràng buộc, nhất là vấn đề thừa kế tài sản.

Bộ luật thứ hai của Nhật thời kỳ Mạc phủ là luật Buke Shohatto, được ban hành năm 1615 dưới thời Mạc phủ Tokugawa. Bộ luật này có 13 điều, quy định các nguyên tắc và hành vi của đẳng cấp võ sĩ (điều 1, 2, 12), cấm xây thành ở các han thuộc về daimyo không thuần phục Shogun (điều 6), cấm daimyo liên kết với nhau (điều 8); luật lệ hóa chế độ sankinkotai (luân phiên trình diện) của các daimyo với Shogun (điều 9). Đến năm 1635, Shogun Iemitsu thay đổi bộ luật trên, cụ thể hóa bằng cách điều luật như: duy trì đường giao thông, bến tàu và cảng để tiện lợi cho thông tin liên lạc, duy trì chế độ sankinkotai, cấm lấy đất của đạo Shinto làm của riêng, cấm Thiên chúa giáo và cuối cùng là cấm thông thương với nước ngoài qua đạo luật Sakoku (Tỏa quốc). Vào các năm 1663, 1683 và 1710, các Shogun lại sửa đổi bộ luật này, thêm các điều luật liên quan đến hối lộ, lạm dụng quyền lực và cấm đoán các quan điểm tiến bộ.

2.3. Nhận xét chung về pháp luật Nhật Bản

Thứ nhất, về thời điểm ra đời. Có thể nói pháp luật Nhật Bản ra đời muộn nhất, ra đời kể từ lúc con người bước vào xã hội có giai cấp. Lý do của sự ra đời muộn màng này có thể do sự tồn tại khá lâu của các công xã thị tộc, các tiểu quốc lạc hậu đã làm chậm quá trình hình thành luật pháp ở Nhật.

Thứ hai, các bộ luật Nhật Bản đều do những vị có chức danh, có quyền (kể cả lãnh đạo) biên soạn và ban hành dựa trên tình hình thực tế ở Nhật Bản. Ví dụ, Hiến pháp 17 điều của Shotoku (604) là do ông và các đồng sự của ông biên soạn ra và ban hành, nhưng có lẽ Hiến pháp này gắn tên của ông vì ông là người chỉ đạo chính cho việc biên soạn, ban hành nhân danh Thiên hoàng còn đang tại vị. Một lý do nữa là Shotoku là người có học thức, có kiến thức về luật pháp khi ông còn học tập ở Trung Quốc. Tiếp sau Shotoku, các Thiên hoàng Nhật cũng cử quan lại (có học thức) sang biên soạn luật.

Thứ ba, các bộ luật này được biên soạn đều bắt nguồn từ luật pháp của Trung quốc, Triều Tiên. Luật pháp Trung Quốc với tính chặt chẽ, rõ ràng và nhân dân tuân thủ nghiêm túc biểu thị cho chế độ phong kiến đã kích thích những người lãnh đạo Nhật nghe theo và thấy hay nên đem về áp dụng ở Nhật Bản. Mặc khác lúc này xã hội Nhật Bản hết sức hỗn loạn do các thị tộc (uji) đánh nhau tranh giành quyền lợi, thay nhau khống chế Thiên hoàng và Thiên hoàng chỉ còn tại vị trên danh nghĩa, lúc này Nhật Bản cần luật pháp là hết sức cần thiết vì nó giúp dẹp tan cuộc nổi loạn của các dòng họ (uji), đề cao Thiên hoàng và bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại.

Thứ tư, các bộ luật được ban hành phục vụ và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, trước tiên là Thiên hoàng rồi mới tới các quan lại, hào mục. Các bộ luật trước tiên (thời kỳ đầu) khẳng định người lãnh đạo tối cao là Thiên hoàng, sau khi Thiên hoàng suy yếu thì nó lại đề cao Shogun, ban cho họ quyền lợi lớn cùng nhiều quyền hạn đặc biệt. Ngoài ra, các lãnh tụ tối cao này còn chen vào tôn giáo làm cho nó thêm thần bí. Sau các lãnh đạo tối cao, các vị quan lại, hào mục cũng được vua ban nhiều quyền lợi, ruộng đất.

Thứ năm, các bộ luật đều có tính đẳng cấp rất khắc nghiệt, thể hiện rõ nhất ở chế độ quan lại và phân chia thường dân. Thời Shotoku, ông đã dựa vào chế độ quan lại ở Trung Quốc, quyền lực của các vị quan thời đó mà phân chia quan lại thành 12 cấp (bậc), thời Taika và Nara thì chia quan lại tiếp ra 19 cấp bậc và cuối cùng ra đến 30 cấp bậc. Việc phân chia quan lại thành nhiều đẳng cấp như vậy nhằm mục đích phân biệt rạch ròi giữa quan lại cao cấp và quan lại cấp dưới, tránh tình trạng không cân bằng quyền lực và quyền lợi giữa các quan. Một điểm đáng chú ý là pháp luật Nhật Bản có phân chia thường dân thành những đẳng cấp khác nhau dựa trên quan hệ xã hội và kinh tế. Pháp luật Nhật Bản thời Taika chia cư dân thành hai loại là lương dân và tiện dân. Lương dân gồm quan lại, nông dân, thợ thủ công… Họ có ruộng đất, công cụ sản xuất và có nhiều quyền lợi. Tầng lớp tiện dân (đồng nghĩa với nô lệ) là tầng lớp thấp trong xã hội. Theo quan niệm của Nho giáo thì tiện dân là người lớp dưới không có quyền hành và ruộng đất, chỉ phục vụ cho người cao quý mà Khổng Tử gọi là người “quân tử”. Thậm chí khi kết hôn, họ không có quyền kết hôn với người thuộc tầng lớp trên và bị coi là người bỏ đi, phải phục vụ cho bọn quý tộc như canh miếu, canh nhà mồ, phục dịch cho quan lại, gia nhân tư nhân (giống với chế độ Varna của Ấn Độ cổ đại).

Thứ sáu, các bộ luật của Nhật có sự phân biệt (tuy chưa rạch ròi) giữa phần dân luật và hình luật. Các điều luật vẫn do vua ban hành, thể hiện quan điểm của giai cấp thống trị là tôn trọng và đề cao Vua (Thiên hoàng) đại diện tối cao của họ, có quyền lợi và quyền hành cao. Theo sau ông là các quan lại, hào mục có quyền lợi được phân cấp theo mức độ quyền lực của mình. Vua đặt ra luật theo cảm tính, theo quan điểm giai cấp nhưng lúc này do trình độ còn hạn chế nên chưa phân định rõ dân luật và hình luật.

2.2.3. Đông Nam Á

2.2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Đông Nam Á từ lâu là một khu vực địa lý – lịch sử văn hóa đồng thời là một khu vực chính trị - luật pháp độc đáo, đa dạng. Về vị trí địa lý, Đông Nam Á là một vùng đất rộng lớn với diện tích 4,45 triệu km2, dân số 618 triệu người và GDP cao ngất ngưởng: 1800 tỷ USD. Ở khu vực này đan xen nhiều kiểu địa hình: đồng bằng, vùng núi, duyên hải và hải đảo góp phần tạo nên sự đa dạng của vùng đất này về kinh tế, xã hội và văn hóa. Cư dân Đông Nam Á thuộc đại chủng Mongoloid phương Nam (có gốc là người Indonesiens – tộc người cổ nhất Đông Nam Á), trong quá trình phát triển thì từ gốc là vùng Nam Trường Giang, tộc người này đã di chuyển xuống phương Nam, chia thành nhiều hướng và định cư ở những nơi khác nhau: đồng bằng, ven biển (người Chăm), vùng núi và cao nguyên (Edeh, Giarai, Raglai, Churu), vùng giữa núi và đồng bằng (Sedang, Stieng), ở nơi đó họ hình thành tổ chức xã hội, tạo ra nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Do vị trí nằm trên con đường hàng hải giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á đã là hành lang nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Địa Trung Hải. Ngay từ sớm, nhiều nhà sư, nhà ngoại giao, thương gia… ở các nước như Khang Thái, Nghĩa Tĩnh, Trịnh Hòa, Marco Polo, Ibn Batutah, Bodhidarma… đã tới đây truyền giáo, tổ chức công việc nhà nước hay buôn bán. Họ đã để lại nhiều ghi chép, nhiều tài liệu quý giá về Đông Nam Á. Người Trung Quốc trước đây dùng chữ Nam Dương để chỉ các vùng đất phía nam (Đông Nam Á); người Nhật gọi vùng này là Nan Yo. Người Arab xưa gọi vùng này là Qumr, rồi lại gọi là Waq – Waq và sau này thì gọi là Zabag; người Ấn Độ gọi vùng đất này là Suvanabhumi (Vùng đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo Vàng). Đến thời cận – hiện đại, một số nhà nghiên cứu như V. Purcell và Dobby gọi Đông Nam Á là Southeast thay cho từ South – East vốn được dùng từ lâu. Ngay cả tướng Anh Mountbatten thì gọi là South – East. Các cách gọi tuy có khác nhau, nhưng đều cho thấy sự giàu có của vùng đất này. Nó được xem là nơi sản xuất hương liệu, là trung tâm kinh tế - xã hội phát triển và đồng thời cũng là trung tâm hình thành những nhà nước có bộ máy được tổ chức chặt chẽ, kết hợp vương quyền và thần quyền và một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mang đậm tính khuôn phép, trật tự của pháp luật do có ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời mang đậm bản sắc văn hóa – chính trị riêng của vùng.

2.2.3.2. Sự hình thành các nhà nước ở các quốc gia Đông Nam Á cổ - trung đại, tổ chức bộ máy nhà nước

a. Sự hình thành các nhà nước (thiết chế chính trị) ở các quốc gia Đông Nam Á cổ - trung đại

Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của nền văn minh bản địa thì cư dân Đông Nam Á bước vào thời kỳ mới là thời kỳ văn minh, thời kỳ mà ở đó tổ chức chính trị - quản lý xã hội ở các nước dần được hình thành. Do yêu cầu làm thủy lợi phục vụ nông nghiệp, nhu cầu bảo vệ đất nước đã góp phần làm cho các nhà nước sớm xuất hiện ở Đông Nam Á. Từ thế kỷ I trở di, 30 tiểu quốc đã sớm hình thành ở Đông Nam Á. Các tiểu quốc này được hình thành trên mộ khu vực nhất định và phát triển theo nguyên tắc tập trung, cư dân lấy tộc người chiếm đa số làm trung tâm. Tuy nhiên, do sự chia cắt về địa lý và trình độ phát triển không đều của các nước đã làm nảy sinh tình trạng tản quyền ở Đông Nam Á

Từ trước đến nay, đã có nhiều nhà khoa học, nhà sử học các nước trên thế giới quan tâm tới việc nghiên cứu thiết chế chính trị Đông Nam Á nhưng chưa có người nào nghiên cứu một cách đầy đủ và rõ ràng về vấn đề này. Mãi đến năm 1982 thì Giáo sư Đại học Cornell (Hoa Kỳ), ông O. W. Wolters sau nhiều năm nghiên cứu về vấn đề chính trị Đông Nam Á đã đưa ra khái niệm về chính trị ở Đông Nam Á mà ông gọi là Mandala. Theo ông, Mandala (dịch từ tiếng Sankrit có nghĩa là vòng luân xa thần thánh) là một trạng thái riêng biệt và thường là không ổn định trong một khu vực địa lý được xác định mơ hồ vì không có những đường ranh giới cố định, tại đó những trung tâm nhỏ hơn có xu hướng vươn ra mọi phía.

Ta xem xét khái niệm này ở khu vực Đông Nam Á. Ở Đông Nam Á, mandala bao gồm một chính quyền trung ương và các chính quyền chư hầu (tributary rulers). Chính quyền trung ương đứng đầu là một vị vua, người nắm vương quyền và thần quyền. Vua quản lý đất nước trên các vùng đất mình khai phá và xâm chiếm được. Để quản lý, vua phân phong đất đai cho quan lại và ràng buộc họ bằng nhiều biện pháp: bắt các nước nộp cống, thiết lập quan hệ vua – chúa (giống như quan hệ tôn chủ - bồi thần ở châu Âu thời sơ kỳ trung đại). Tuy nhiên do quyền lực địa phương còn lớn nên dẫn đến tình trạng quốc gia chư hầu đòi xóa bỏ phụ thuộc trung ương và tự độc lập và thậm chí, một số chư hầu có thể rời bỏ địa vị chư hầu của họ khi có cơ hội và nỗ lực xây dựng một mạng lưới chư hầu cho riêng họ. Mandala không có biên giới nhất định, biên giới chỉ thay đổi tùy theo quyền lực và sức mạnh, tầm ảnh hưởng của vương quyền thống trị. Mandala phát triển qua hai thời kỳ là hình thành (thế kỷ I – III), phát triển (thế kỷ III – X). Các quốc gia có thể chế mandala thời kỳ đó là Champa, Phù Nam, Chân Lạp, Pagan, Sukhothay – Ayuthaya. Phù Nam là một tập hợp lỏng lẻo của hơn 10 tiểu quốc trong đó Phù Nam chính thống giữ vai trò tôn chủ tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII; Champa cũng là tập hợp của 4 tiểu quốc (tương đương 4 vùng ở Champa) và vương triều chính thống tồn tại độc lập được 13 thế kỷ (thế kỷ II – XV), còn bán đảo Malaya chưa bao giờ thống nhất và đế quốc Hồi giáo Malacca cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (1403 – 1511) dưới xúc tác của Hồi giáo và tác động của văn hóa Trung Hoa do các thương nhân mang đến. Mandala tan rã nhanh ở Đông Nam Á từ thế kỷ X – XV do nhiều nguyên nhân mà trong đó nguyên nhân quan trọng nhất có thể là do những cư dân thuộc ngữ hệ Malayo – Polinesiens là những người ưa linh hoạt, thích dịch chuyển và không nơi nào họ lập được một quốc gia thống nhất và tồn tại trong thời gian dài; ngoài ra do chiến tranh giữa các tiểu quốc đã dẫn đến tình trạng một số tiểu quốc lớn mạnh chinh phục các tiểu quốc khác và hình thành quốc gia thống nhất (xu hướng cố kết cộng đồng thành một cộng đồng thống nhất, xu hướng tập trung dần quyền lực vào tay một vị vua), một cái nữa có thể dẫn đến mandala tan rã là do điều kiện khí hậu, địa lý không phù hợp dẫn tới sự biến mất của một số quốc gia và hình thành quốc gia khác (trường hợp Phù Nam, Angkor là ví dụ).

b. Tổ chức bộ máy nhà nước ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại

Do ảnh hưởng của thế chế nhà nước Ấn Độ, Trung Quốc, tổ chức bộ máy nhà nước ở các nước Đông Nam Á theo thể chế Mandala rất đa đa dạng. Đứng đầu các vương quốc ở Đông Nam Á là một vị vua. Theo Coedes, vua nắm toàn quyền và là người bảo vệ luật pháp, tôn giáo. Vua đem quân đội chinh phục các nước khác, thực hiện truyền ngôi cho con cháu và nắm quyền tối cao về ruộng đất, xây dựng hệ thống thủy nông (theo Ph. Groslier). Theo thư tịch cổ, vua sống rất giàu có và xa hoa[17]. Sau vua là cả một bộ máy chính quyền tương đối hoàn chỉnh, nhưng nó phát triển dựa trên trình độ phát triển của mỗi nước. Ở các quốc gia, sau vua là Tể tướng (có khi là Thượng thư) và kế tiếp là một loạt hệ thống quan lại có 3 cấp: quan văn – quan võ – tăng quan (nhà sư, tăng lữ Balamon). Vua Champa tổ chức bộ máy chính quyền gồm: Vua đứng đầu, sau ông là Tể tướng, hai vị quan văn – quan võ và tăng lữ Balamon; kế tiếp là một loạt các vị quan lại khác chuyên thực hiện các công viêc khác nhau trong nước. Vua Chân Lạp cũng tổ chức bộ máy nhà nước gồm Tể tướng và 4 Thượng thư. Ở Thái Lan, sau cải cách của Vua Trailok (1448 – 1488) thuộc vương quốc Ayuthaya (Tiếng Thái nghĩa là đô thị trường tồn), một bộ máy nhà nước mới được hình thành. Đứng đầu hệ thống quan lại là Tể tướng, sau ông có 4 bộ (Kun) là Kunna (bộ điền địa), Kunvang (Bộ lễ); Kunklang (Bộ tài chính); Kunmuong (Bộ nội vụ). Quan lại và dân thường chia thành 5 tầng lớp và chỉ có con cháu trực tiếp của Quốc vương và không quá 5 đời sẽ được làm quý tộc. Quý tộc đứng đầu các mường (do đất nước chia thành nhiều tỉnh (mường)) gọi là Chaophya được hưởng 1.500 ha ruộng đất, dân thường ở bậc thấp nhất được chia 2 ha. Ở Lào, sau khi thành lập nhà nước Lan Xang, vua Fa Ngum (1353 – 1370) tổ chức bộ máy nhà nước. Đứng đầu là Vua, kế là Hội đồng Bô lão (Sen Muong) và bộ máy quan lại có 3 người gồm 2 vị quan tiền; 1 vị quan hậu. Vị quan tiền lo việc quân đội (thời chiến) và đối ngoại, nghi lễ (thời bình); còn vị quan hậu lo việc nội chính, tài chính. Đất nước chia thành 6 tỉnh (1 tỉnh đứng đầu 5 tỉnh còn lại). Ở Myanmar, thời Pagan, sau Vua (ông này tự phong là Phật) có một hội đồng thượng thư (amat) có 5 người nắm giữ quân đội, tòa án, tài chính…, vua chia quốc gia thành tỉnh và cử thống đốc đến cai trị, lập 7 trấn phía tây và quản lý đến tận thôn xã (trưởng thôn).

Một đặc điểm của chế độ chính trị Đông Nam Á cổ trung đại đó là vấn đề hệ thống kế vị ngôi vua – theo dòng nam hay nữ. D. G. E. Hall trong sách Lịch sử Đông Nam Á, dẫn lời của một nhà nghiên cứu về Đông Nam Á là Sahai thì cho rằng, hệ thống kế vị (dòng nam – dòng nữ) là mối quan hệ giữa ảnh hưởng của con gái và con trai trưởng, và có nhiều ví dụ về ảnh hưởng của trưởng nam hơn trưởng nữ. Sahai nói thêm rằng các vị quan thượng thư có vai trò quyết định trong việc lựa chọn các ứng viên để cho các giáo sĩ đưa lên ngôi. Một đặc điểm nữa của thể chế này đó là việc gán Vua đồng nhất với Thần (Vua – Thần, devaraja). Nguồn gốc của tập tục Vua – Thần này có thể là sự kết hợp tập tục này với tập tục thờ cúng tổ tiên cổ xưa và gắn lên với truyền thuyết núi Meru của người Ấn Độ cổ xưa. Các vị vua khi lên ngôi sẽ được giáo sĩ Balamon chúc tụng niệm, đồng nhất Vua với Thần. Ở Myanmar, Vua được đồng nhất với Thagyamin (tức Indra). Ở Campuchia thì Vua đồng nhất với thần Shiva (sau thì đồng nhất với Vishnu, Lokesvara), coi vua là trung tâm của đất nước và các nơi xung phải thần phục, tôn sùng vua. Ở một số nước theo Phật giáo, vua thường tự xưng mình là Đức Phật phôi thai. Ở Campuchia theo Phật giáo Đại thừa, vua tự xưng là chakravartin, nghĩa là Đức Phật phôi thai. Ngay cả vua đầu tiên của triều Konbaung (1752 – 1885) của Myanmar lấy vương hiệu là “Alaungpya” (Đức Phật phôi thai). Các biểu trưng của vua đếu có chức năng thần thông, đặc biệt là hoàng bào và thanh kiếm thần, lọng trắng…, vua sau khi băng hà cũng được đặt thụy hiệu theo tên vương hiệu + tên vị thần. Sở dĩ nhà vua được tôn ở vị trí cao (trung tâm của thế giới) là vì vua có tài đức cao hơn bất cứ thần dân nào (Phật giáo Đại thừa); vua phải ở một mình trong hoàng cụng vì sợ kẻ thù cướp ngai vàng (Phật giáo Tiểu thừa). Các vị quan phò tá vua gọi là “cột trụ của vua” có quyền hành lớn.

2.2.3.3. Pháp luật Đông Nam Á cổ - trung đại

Trong lịch sử, nhiều vương quốc Đông Nam Á cổ - trung đại đã tiếp thu luật pháp của Ấn Độ để xây dựng luật pháp cho quốc gia. Một số quốc gia còn tiếp nhận khuôn mẫu thể chế chính trị, kinh tế, cử người ngoại quốc cai trị quốc gia (Phù Nam, Chân Lạp, Thái Lan…). Khi xã hội phát triển, quan hệ nhà nước – nhân dân càng phức tạp và điều đó dẫn tới một bộ luật pháp hoàn chỉnh. Điều đáng chú ý là những bộ luật trên đã đặt ra những quy định cụ thể và chặc chẽ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và trừng phạt nặng nề những kẻ làm tổn hại đến chính quyền. Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình (thế kỷ I – VII), nước Phù Nam đã đặt ra bộ luật khá hoàn chỉnh ở Đông Nam Á, tu nhiên còn thô sơ và nhuốm màu sắc tôn giáo. Nam Tề thưLương thư (Trung Quốc) ghi lại: “Trong nước không có nhà tù. Thoạt tiên, phạm nhân phải nhịn ăn 3 ngày, sau đó tay phải cầm một xích sắt được nung đỏ và đi 7 bước. Hoặc người ta thả những chiếc vòng vàng hay quả trứng gà và bắt phạm nhân lấy ra. Nếu có tội thì tay bị bỏng, không có tội thì tay sẽ không sao cả. Hoặc người ta ném phạm nhân vào hầm cá sấu, có tội thì bị ăn thịt còn không có tội thì đương sự được xem là vô tội và 3 ngày sau thì thả ra”. Một cách điều tra kẻ phạm tội như sau: “Khi trong nhà bị mất cắp, người ta lấy một hũ cơm đem khấn thần linh chỉ tên ăn trộm. Hũ cơm đặt ngay dưới chân tượng thần. Sáng hôm sau thì người ta lấy hũ cơm ra, gọi gia nhân ra và cho họ ăn. Nếu là kẻ gian thì miệng chảy máu và không ăn được cơm, trái lại người vô tội sẽ ăn được cơm ngay”. Ở Myanmar, vua Alaungsithu soạn luật Alaungsithu Pyatton áp dụng cho xử án; Narapatisithu soạn luật Dhamavilashu. Các bộ luật trên đề cao quyền lực tối cao của vua Pagan (về sau có cả nhà sư) và đặt hình phạt cho những người phạm tội. Ở Lào thì luật pháp chủ yếu nằm trong Niên giám Khun Bolom. Niêm giám quy định cách xét xử, hình phạt cho kẻ giàu, người nghèo, nô lệ, bảo vệ chủ quyền quốc gia (kẻ thù xuất hiện thì phải báo cáo cấp trên, không báo cáo bị coi là không chính trực). Tuyên cáo Fa Ngum tuyên bố nhà nước sẽ xét xử đảm bảo công bằng cho nhân dân, nghiêm cấm hối lộ. Đến thời kỳ vua tập trung quyền lực, các bộ luật được sửa đổi để hợp pháp hóa quyền tối cao của giai cấp thống trị, quy định hình phạt đối với người phạm tội nhưng còn nặng về hình luật hơn dân luật (có phân rõ dân luật – hình luật). Ở Campuchia, vua Ang Dương ban hành luật Kram Teasa Kamoka (1853). Luật này được hình thành dựa trên sự kế thừa đạo luật năm 1621 và luật tục địa phương. Bộ luật có 77 điều (chủ yếu quy định chế độ nô lệ - tính đẳng cấp khá cao).

Luật Kram Teasa Kamoka chủ yếu bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và phân biệt đối xử với giai cấp bị trị, đặc biệt là nô lệ. Luật chia nô lệ thành 3 loại: nô lệ cung đình, nô lệ nhà chùa và nô lệ tư nhân. Nô lệ triều đình và nhà chùa là vĩnh viễn, nô lệ tư nhân không vĩnh viễn.

- Nô lệ được tự do, khi đạt được các điều kiện: Cha của chủ nô dan díu với nữ nô lệ của con mình và có con thì ông ta phải thay thế nữ nô của mẹ, hoặc nộp tiền cho vợ thì nữ nô cũng tự do (điều 32).

- Nô lệ phụ thuộc vào chủ: bị đánh đập, gông xiềng va buộc dây xiềng vào người, cùm chân hay buộc cổ bằng thanh ống tre (điều 4; 24)

- Nô lệ được pháp luật coi là hợp pháp. Nô lệ bị chết thì chủ bị giết; nô lệ bị thương tật 2/3 thì chủ bồi thường tiền. Nô lệ chết khi làm công thì người thuê nô lệ phải trả cho chủ tiền thuê nô lệ; ½ cho vua; ½ cho chủ nô chôn cất (điều 14)

Bộ luật nhìn thì có vẻ quan tâm nhiều đến nô lệ nhưng thực chất bảo vệ quyền lợi của chủ nô, rộng hơn là giai cấp thống trị.

Ở Lan Xang thì trên cơ sở kế thừa Niên giám Khun Bolom kết hợp các bộ luật thời các vua cai trị trước đó, năm 1660 vua Suligna Vongsa (1637 – 1694) ban hành bộ luật Kham Phiphathammasat, được học giả người Lào Mahaxilavaravong dịch hoàn chỉnh năm 1954. Bộ luật có 284 điều và phân thành 5 phần tương đương với Ngũ giới của Phật giáo.

- Phần 1 (100 điều, mất các điều từ 1 – 61; bắt đầu từ điều 62 đến 100): Pinatibat (sát sinh). Phần này quy định: kẻ nào bỏ nhà, bỏ làng đi trong đêm thì bị coi là kẻ gian (điều 63); nô lệ bị chủ nô đánh chết thì chủ nô bị xử bằng cách treo cổ hoặc nộp phạt 1.600 quan tiền (Khăn khaho) (điều 69), nô lệ có lỗi cầm dao lên, bị chủ giết chết thì thôi (điều 70).

- Phần 2: Athìnathan (Trộm cắp) có 70 điều. Phần này quy định: nếu lấy cắp mật ong phạt 5 bat (điều 11); làm bạc giả, trao đổi – mua bán bạc giả thì phải tra khảo ra người thầy dạy nó làm bạc giả… Bản thân kẻ làm bạc giả bị truy tổ trước quốc vương (điều 32); nô lê bỏ trốn, bắt được trả về chủ thì được thưởng (điều 37)

- Phần 3: Mitxachan (Thông dâm) có 77 điều. Do Phật giáo rất cấm kỵ thông dâm, ai vị phạm thì bị phạt. Hoàng tộc nếu thông dâm phạt 1 khăn khaho (1 khăn khaho = 1.600 quan, cầm ngón tay bị phạt 1 khănmay (1 khăn may = 800 quan), dụ dỗ bị phạt 1 khăn pen (1 khăn pen = 400 quan) (điều 1); nô lệ thông dâm với chủ thì phải giết nó, còn không thì bán (điều 9); phân loại vợ thành 8 loại (điều 48) và 12 loại (điều 49).

- Phần 4: Mumxavạt (Lừa dối) có 30 điều. Không trung thực, lừa dối thì bị phạt: chỉ có lưu manh, côn đồ mới có hành động nói dối (điều 3); người đến từ nơi khác, lừa bịp làm phương hại người khác bị phạt 1 khăn may (điều 5); xử án thì phải nghiêm minh, chính trực, không nghiêm và không chính trực thì trói cổ lại cho Vua xử án (điều 24).

- Phần 5: Xỉnra (Uống rượu) có 7 điều, quy định người nào say rượu bị phạt nặng.

Về luật pháp Đông Nam Á có thể rút ra mấy nhân xét: Luật pháp được hình thành do luật tục địa phương, chịu ảnh hưởng luật pháp Trung Quốc và Ấn Độ. Luật pháp đề cao quyền lợi của giai cấp thống trị và có sự phân biệt đối xử với giai cấp bị trị. Ở luật pháp Đông Nam Á, chính quyền coi trọng và đặt nặng hình luật hơn dân luật. Luật pháp dù tạo ra sự bất công trong xã hội nhưng nó góp phần hình thành một xã hội trật tự, ổn định, thành lập nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh.

2.2.4. Trung – Nam Mỹ

2.2.4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Trung – Nam Mỹ là một vùng đất đặc biệt và thuộc châu Mỹ. Một đặc điểm chung của vùng đất này đó là có vùng núi, đồng bằng (vị dụ đồng bằng Orinoco nhỏ hẹp, đồng bằng Amazon rộng lớn). Địa hình phức tạp gây khó khăn cho giao thông, cản trở hình thành nhà nước thống nhất, nhưng biển lại tạo điều kiện phát triển hàng hải. Đất đai Trung – Nam Mỹ thuận lợi để trồng bắp, làm nông nghiệp (đồng bằng – vùng núi), điều đó tạo điều kiện cho nông nghiệp – thủ công nghiệp – thương nghiệp phát triển. Mặc khác do vị trí khá đặc biệt nên vùng đất này từ lâu là nơi tiếp xúc, hội tụ nhiều nền văn hóa.

Trước khi người châu Âu biết đến châu Mỹ ngay từ cuối thế kỷ XV, trên lục địa này đã có người sinh sống mà chủ nhân tiêu biểu của nó là người da đỏ. Họ vốn là người thuộc chủng tộc Mongoloid phương Bắc, di cư sang châu Mỹ qua eo biển Bering vào khoảng 12.000 – 10.000 năm trước đây. Một nhánh của chủng tộc này ở lại Bắc Mỹ và phần lớn người dân thuộc chủng tộc này bắt đầu di cư sang Trung Mỹ (8.000 năm) và Nam Mỹ (3.000 năm). Ở Trung – Nam Mỹ, họ sống rải rác trên các vùng đồi núi cao ở phía tây. Khi phát triển lên trình độ văn hóa cao, một phần lớn cư dân di cư xuống các đồng bằng ở Trung Mỹ, đồng bằng ở Nam Mỹ (Orinoco, Amazon) và số nhỏ thì sống trên núi, đồi, cao nguyên như cao nguyên Venezuela, cao nguyên Colombia, vùng núi Peru. Điều này cho phép ta đoán định cư dân ở Trung – Nam Mỹ sống khá đồng đều giữa đồng bằng – vùng núi. Trong quá trình cùng chung sống, các bộ tộc đánh nhau liên tục tranh giành nguồn nước, lương thực dẫn tới một số bộ tộc mạnh hơn khuất phục các bộ tộc khác, hình thành bộ tộc chủ thể và chính nó cũng là chủ nhân của nền văn minh do nó sáng lập. Các tộc người như Maya, Chimu, Huari, Aztec, Inca… được hình thành trong hoàn cảnh đó. Một điều khá đặc biệt đó là các tộc người chủ thể này đã sáng lập ra nền văn minh trên vùng đất bị chia cắt bởi những ngọn đồi, ngọn núi và thung lũng (khá giống văn minh Hy Lạp) nên sự phát triển của các văn minh này gắn liền với điều kiện tự nhiên như thế.

2.2.4.2. Sự hình thành và tổ chức bô máy nhà nước, pháp luật của môt số nhà nước tiêu biểu ở Trung – Nam Mỹ[18]

a. Văn minh Maya

Văn minh Maya tồn tại cách đây hơn 2.000 năm. Quốc gia của người Maya xuất hiện từ thế kỷ III TCN, tồn tại đến thế kỷ X thì dần tàn lụi. Địa bàn tồn tại của nó nắm ở khu vực bán đảo Yucatan (nay thuộc Honduras, Mexico và Guatemala). Về tổ chức nhà nước, người Maya đã thành lập những nhà nước sơ khai đó là những thành bang (lấy tên thành phổ trung tâm làm tên thành bang – giống với Hy Lạp cổ đại) và trước khi bị Tây Ban Nha xâm chiếm, nơi đây tồn tại 18 thành bang.

Đứng đầu cách thành bang này là giáo sĩ [19](người Maya gọi là ajaw, sau này là k’uhul ajaw ((tạm dịch là Vua – người đứng đầu) và những người này là cha truyền con nối)[20]. Sau ông là một Hội đồng giáo sĩ (holpop) và Hội đồng cố vấn quân sự có nhiệm vụ giám sát người lãnh đạo và các công việc quốc gia. Về quân đội, mỗi thành bang được cử một chỉ huy quân sự tối cao mà người Maya gọi là nacom. Nacom phục vụ trong quân đội 3 năm và có nhiệm vụ đề ra chiến lược quân sự và kêu gọi quân đội đi chiến đấu. Từng thành bang sẽ cử một giáo sĩ cấp cao đứng đầu hệ thống giáo sĩ chuyên về nghi lễ, tôn giáo, tiên đoán các sự kiện tốt lành cho người cai trị. Vua Maya bổ nhiệm batabs, các quan phụ tá để cùng ông này cại trị các thành phố phụ thuộc và các làng xã trong thành bang. Batabs sẽ tổ chức hành pháp, tư pháp và lập pháp, đảm bảo triều cống và cung cấp quân đội trong thời chiến tranh. Batabs chủ trì Hội đồng địa phương (cuch ah cabob), cùng trợ lý (al - kuleloob) giúp đỡ nhân dân trong thành bang và với chính quyền trung ương. Ở Maya, các cuộc chiến tranh thường xuyên xảy ra ở các thành bang này (do tranh chấp thương mại), tù binh bắt được thường bị giết đi để tế vị thần Mặt Trời và thần Itzamna, vị thần đã ăn sâu vào tiềm thức của người Maya và là vị thần của thiên đường. Vua Maya chia xã hội thành 2 loại là dân tự do và nô lệ. Dân tự do gồm quý tộc, tăng lữ, người đứng đầu thị tộc có nhiều quyền lực. Số dân tự do còn lại là người lao động sản xuất. Nô lệ chiếm số lượng lớn, họ làm tất cả các công việc nặng nhọc như chặt cây, đốt rẫy, làm đường sá, xây dựng đền miếu. Tầng lớp thương nhân Maya chuyên làm nghề buôn bán và thợ thủ công chế tác ra đồ gỗ, đồ gốm, đồ đá…Thời kỳ phát triển nhất thì văn minh Maya có dân số khoảng 30 triệu người, nhiều thành phố lớn như Tikal, Palenque, Copan và Kalakmul phát triển sầm uất. Đến thế kỷ VIII – X, vì nhiều lý do khác nhau thì nền văn minh này suy tàn.

Luật pháp người Maya khắc nghiệt. Người Maya không chấp nhận những điều xấu có thể xảy ra với họ và cho rằng hoạt động của con người đều bị chi phối bởi các vị thần. Luật Maya có phân sẵn luật hình sự và dân sự tuy nhiên còn thô sơ.

Về luật hình sự, các tội như trộm cắp, giết người, phản bội, đốt phá và xúc phạm các vị thần đêu bị xử tội bằng cái chết. Người Maya thời cổ phân biệt khá rõ hành động cố ý và vô tình. Nếu tình cờ hay cố ý giết người, thủ phạm sẽ phải trả tiền bồi thường; không trả nổi tiền thì sẽ bị biến thành nô lệ (tạm thời). Trộm cắp cũng bị phạt bồi thường hoặc làm nô lệ tạm thời. Các bản án về bồi thường và nô lệ tạm thời thường không giới hạn thời gian thi hành. Một điểm đặc biệt là nhà cửa của người Maya thường không có cửa chính. Nếu cá nhân vào nhà gây thiệt hại hoặc giết chết người trong nhà thì sẽ bị xử tử, và người xử tử người phạm tội chính là thân nhân của người bị kẻ đó giết chết. Phụ nữ ngoại tình sẽ bị khiển trách và nhân tình của ả sẽ bị ném đá đến chết. Chồng cua người phụ nữ ngoại tình có quyền kiếm vợ mới nếu vợ mình phạm lỗi này. Tuy nhiên, tội ngoại tình vấn có thể ân xá nếu người chồng chịu tha thứ cho vợ; tội giết người vẫn có thể ân xá nếu gia đình có người bị giết yêu cầu kẻ đó bồi thường.

Về luật tài sản – thương mại, người Maya có những quy định khác nhau. Về sở hữu ruộng đất, luật quy định quý tộc và nông dân đều có quyền sở hữu ruộng đất, được phép thừa kế. Dân thường được nhận ruộng thì phải làm việc và nộp 1 phần thụ hoạch cho chủ và phải vinh danh lãnh chúa, Vua và các vị thần trong lao động, hàng hóa và dịch vụ. Họ cũng được huy động xây dựng đền đài, lăng mộ. Về thương mại thì do sự phát triển của thương mại (sản xuất ca cao, bông, muối, thuốc nhuộm…, hệ thống tiền tệ thống nhất), họ đặt ra các quy định về thương mại. Người Maya nghiêm cấm buôn bán hàng giả; thực hiện luật hợp đồng trong mua bán. Hợp đồng giữa hai bên chính thức thừa nhận, có hiệu lực khi người đại diện mỗi bên cùng uống balché (thức uống có cồn nhẹ) dưới sự chứng kiến của những người tham gia hợp đồng. Lãi suất không bị tính phí cho vay và nếu một bên ký hợp đồng mà nợ tiền với bên đã ký (đối tác) thì người đó sẽ trở thành nô lệ của người mà họ nợ tiền. Nếu con nợ qua đời, gia đình con nợ sẽ phải thanh toán các khoản nợ đó.

Về luật hôn nhân – gia đình, người Maya quy định người Maya sẽ kết hôn vào tuối thanh niên: nam 20 tuổi, nữ khoảng 17 – 18 tuổi. Luật cũng cho phép đa thê (nhất là quý tộc). Ly hôn giữa hai vợ chồng được thực hiện khi người vợ vô sinh, không có trách nhiệm với gia đình. Về thừa kế tài sản, tài sản được thừa kế từ cha sang con, phụ nữ không được thừa kế và chị chỉ có thể quản lý khoản nợ của chồng và bị nhà chồng coi như nô lệ. Nếu cha chết mà không có con trai thừa kế, tài sản sẽ được chia cho những anh em của người cha đã chết; nếu con trai thừa kế người cha còn trẻ thì những người thân sẽ được quản lý tài sản đến khi đứa trẻ đủ 18 tuổi.

Về luật quân sự, người Maya thực hiện nghiêm. Do chiến tranh thường xuyên xảy ra nên dân Maya cho thanh niên đi lính, cử người tướng quản lý việc binh bị (3 năm). Khi chiến tranh xảy ra, toàn bộ thanh niên bị bắt lính (lúc này chưa có huấn luyện, đào tạo quân lính). Nếu chỉ huy chết trận thì người lính đó phải chiến đấu đến khi bị bắt, bị biến thành nô lệ cho kẻ thù. Chiến tranh thường không kéo dài vì người Maya không phá hủy thành phố bị chiếm vì điều này bất lợi có thể ảnh hưởng đến khả năng của họ để thu thập cống phẩm từ các khu vực bị chinh phục.

b. Văn minh Aztec

Phần lãnh thổ Mexico phía bắc khu vực sinh sống của người Maya là nơi sinh sống của tộc Aztec. Thế kỷ XIII – XIV, sau khi đánh bại vương quốc Chimu của tộc Toltec, người Aztec bắt đầu mở rộng vương quốc ra trung Mexico. Năm 1325, họ thành lập thủ đô Tenochtitlan trên một hòn đảo ở hồ Texcoco. Trên thủ đô này, họ xây dựng thành quách, lâu đài, dinh thự, kim tự tháp và cả sở thú. Thế kỷ XVI, thành phố này có khoảng 20 vạn dân và được liệt vào một trong những thành phố lớn nhất lúc đó. Về cấu trúc nhà nước, Aztec là một liên minh những thành bang và trong đó thành bang Tenochtitlan của người Aztec là mạnh nhất. Các thành bang như Colhuapan, Texcoco và Tenochtitlan đánh nhau kịch liệt, Itzcoatl (1427 – 1440) thống nhất đất nước và Moctezuma I chinh phục các thành bang phía nam và bắt nó thần phục. Thời kỳ mạnh nhất, Aztec là liên minh của 300 - 400 bộ lạc với 6 triệu dân. Người Aztec tổ chức bộ máy nhà nước có quy củ và cụ thể. Đứng đầu vương quốc là Hoàng đế[21] (tiếng Nahuatl gọi là altepetl; huetlatoani). Hoàng đế đứng đầu bộ máy quan lại, nắm nhiều quyền lực và ruộng đất. Sau Hoàng đế là Phó vương đứng đầu các tỉnh trực thuộc trung ương (quản lý đối ngoại, chiến tranh, đồ cống nạp của các chư hầu), Hội đồng tư vấn có 4 người (chuyên về quân sự, tư vấn hỗ trợ Vua và phó vương); Hội đồng quân sự 4 người; cơ quan thu đồ cống vật (3 người gồm trưởng cơ quan, thống đốc tỉnh và người phụ tá). Ở địa phương, vua chia đất thành các tỉnh (1519 có 38 tỉnh) đứng đầu là Thống đốc (huecalpixque). Thống đốc có nhiệm vụ thu thuế, giữ kho; sau ông là thủ lĩnh địa phương. Về xã hội, vua Aztec chia thành giáo sĩ, bình dân, nô lệ, thợ thủ công và thương gia). Các giáo sĩ cấp cao sống ở thành phố, dân thường sống ở ngoại ô, hầm mỏ, nô lệ là người của đế quốc. Những người dân trong đế quốc đều biết dùng vũ khí.

Luật pháp của người Aztec có từ thời Moctezuma I (1440 – 1469). Vua kết hợp luật địa phương Nahua và pháp lệnh của chính minh mà đặt ra. Hệ thống nhà tù mọc rất nhiều. Về luật hình sự, các tội như giết người, khai man, hãm hiếp, phá thai, cướp của, phỉ báng người khác (hay thần thánh), phá rừng, gây rối công cộng, loạn luận, phản quốc…. đều bị xử tử. Người Aztec thi hành án tử hình với tội phạm bằng cách: treo cổ, dìm xuống sông (hồ) cho chết đuối, ném đá, chém đầu, hỏa thiêu, tế sống (mổ lồng ngực phạm nhân lấy trái tim để tế thần). Nếu được ân xá, kẻ phạm tội thoát khỏi án tử và phải làm nô lệ cho gia đình của người bị y giết suốt đời. Trộm cắp được người Aztec coi là một loại hành vị phạm tội nghiêm trọng. Thủ phạm khi bị bắt sẽ bị bắt bồi thường thiệt hại, nếu không bị biến thành nô lệ. Về tội ngoại tình, luật pháp xử phạt cả hai người (vợ và nhân tình – không rõ cách xử phạt ra sao); tội say rượu cũng bị xử tử. Về thương mại, luật quy định: không nộp thuế bị phạt (bắt buộc các thương nhân phải nộp cống một phần sản phẩm cho triều đình); tội gian lận thị bị tử hình. Về hợp đồng, luật quy định 2 bên khi ký kết phải có sự chứng kiến của 4 người thì hợp đồng mới hiệu lực. Về luật gia đình, luật quy định tuổi kết hôn của nam giới là 20 – 22 tuổi, nữ giới là 15 – 18 tuổi; hôn nhân do cha mẹ, người thân hai họ quyết định. Luật cũng cho phép đa thê (nhất là quý tộc). Người Aztec không có khái niệm ly hôn, nhưng luật cho phép ly hôn khi mâu thuẫn hai người, vô sinh, vợ lười biếng và khủng hoảng tài chính. Về thừa kế tài sản, luật quy định con trai cả được thừa kế tài sản, phụ nữ không được thừa kế. Nếu người thừa kế còn nhỏ thì tài sản được ủy thác cho người thân của người thừa kế.

Hệ thống tư pháp có tòa án tối cao, tòa án đặc biệt, tòa án phúc thẩm và tòa án (địa phương). Người đứng đầu hệ thống này là thẩm phán tối cao (cihuacoatl) do Hoàng đế Aztec bổ nhiệm từ đội ngũ quý tộc mà ra. Ông có quyền hạn lớn, quyền cho xét xử các vụ án, thi hành hình phạt và bổ nhiệm các thẩm phán tòa án thấp hơn. Tòa án sơ thẩm (Teccali) chuyên xét xử các vụ án dân sự và hình sự liên quan đến dân thường. Án sơ thẩm của nó là bản án cuối cùng và bị cáo có thể kháng cáo. Tòa án phúc thẩm (Tlatxitlán) xem xét đơn kháng cáo của tòa sơ thẩm đối với các trường hợp liên quan đến các quý tộc và chiến binh. Tòa án tối cao (Cihuacoatl) xem xét quyết định từ Tlaxitlán, ra phán quyết cuối cùng mà không cần sự can thiệp của Hoàng đế hay các vị thấm phán khác. Nếu xét xử một vụ án quá khó mà mình không thể giải quyết được, Tòa án tối cao có quyền đưa vụ án lên cho Hoàng đế, và ông ta sẽ cử ra Tòa án hoàng gia và họp 12 ngày để đưa ra quyết định cuối cùng (với sự hỗ trợ của Hội đồng 4 quý tộc). Hoàng đế giữ quyền cuối cùng để can thiệp trong trường hợp hoặc kháng cáo là quan trọng với ông hay đế quốc.

c. Văn minh Inca

Ở Nam Mỹ thì trước khi văn minh Inca hình thành, đã tồn tại nhiều nền văn minh cổ xưa. Một trong nhưng nền văn minh cổ xưa đó là văn minh Tiahuanaco (Chỗ của người chết). Thời Tiahuanaco, người dân ở nơi đây đã xây dựng bộ máy nhà nước thần quyền do các giáo sĩ đảm trách, những người phụ tá ông thì chuyên về nhiều mặt, nhất là chăn nuôi gia súc và thương mại; và người dân ở đây là những người xây dựng tài ba. Họ xây dựng nhiều công trình kiến trúc, những công trình này họ xây dựng bằng đá và ghép chặt các tảng đá lại với nhau đến nỗi không một lưỡi dao nào lách qua giữ 2 tảng đá. Vào thế kỷ IX – XI, văn minh này tàn lụi. Sau khi Tiahuanaco suy tàn, nhiều bộ tộc Indian nổi lên và gây chiến tranh liên miên và cuối cùng, tộc Inca – một bộ tộc sống ở vùng núi Peru – đã thống nhất các bộ tộc và thành lập một đế chế gọi là Đế chế Inca (nhà nước liên minh của 10 bộ lạc), đóng đô ở Cuzco. Thời kỳ phát triển nhất, đế quốc này kéo dài từ Colombia sang Ecuador, Peru, Bolivia, phía nam xuống tận Arhentina, Chile; từ lưu vực song Amazon đến vùng phía tây của Thái Bình Dương và người Inca gọi đế quốc của mình là bốn miền của vũ trụ (trải dài sang bốn hướng, phương của vũ trụ). Về tổ chức bộ máy nhà nước Inca, đứng đầu nhà nước là Sapa Inca (Con của Thần Mặt Trời) và được cha truyền con nối. Tự coi mình là hậu duệ của Thần Mặt Trời Inti, Vua Inca tập trung hết mọi quyền lực trong tay.

Vua sở hữu và kiểm soát mọi phương tiện sản xuất và phân phối sản phẩm. Đất đai của Đế quốc đều là của Vua và các hoạt động kinh tế đều chịu sự kiếm soát của Vua. Vua mặc trang phục có màu sắc rực rỡ, đeo chuỗi hạt, đội mũ lông chim và cầm cây quyền trượng tượng trưng cho quyền lực tối cao của Vua. Khi vi hành ra bên ngoài hoặc đến các đền thờ thực hiện nghi lễ tôn giáo, Vua cưỡi voi đi đầu, theo sau là tùy tùng của Vua. Trong triều đình thì ngoài Sapa Inca còn có người phụ nữ mà người Inca gọi là Coya. Người này thường là vợ Vua (chị, em của Vua) và có quyền lực thứ hai sau Vua; khi Vua đi vắng hoặc bận việc thì người này sẽ thay Vua quản lý các công việc của triều đình (quan lại, triều chính, đối ngoại) và địa phương. Sau Vua có hai giai cấp cùng tồn tại là quý tộc và tăng lữ, tuy nhiên cả hai đều tách biệt nhau mặc dù cả hai đều do Vua đứng đầu. Chỉ có con cháu thuộc dòng vua Inca chân chính mới được phong làm quý tộc, chỉ có con em người Inca được học hành. Trong bộ máy Inca, tầng lớp tăng lữ có vị trí quan trọng. Tầng lớp tăng lữ do một giáo sĩ cao cấp đứng đầu. Ông ta dành phần lớn thời gian để suy nghiệm, không bao giờ ăn thịt và chỉ uống nước. Trong các dịp lễ hội, ông đội mũ miện ba tầng có trang trí bằng long vũ gắn hình mặt trời bằng vàng. Dưới cùng của xã hội là những người thường dân làm nghề nông. Họ làm các công việc nặng nhọc để nuôi sống các tầng lớp trên. Họ cùng gắn bó với nhau thành một thị tộc thống nhất và thờ chung một vị thần. Về sau do nhiều ngôn ngữ dẫn đến nhiều bộ tộc không trung thành Inca, Vua Inca quá hà khắc dẫn tới đế chế này sụp đổ trước sự xâm lăng của Tây Ban Nha. Ở địa phương, các Vua Inca tổ chức đất nước khá chặt chẽ và quy củ. Thời Vua Pachacuti, sau khi đánh chiếm vương quốc Chimu thì ông đã tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng hoàng cung Machu Picchu lộng lẫy, tăng cường sự kiểm soát của trung ương đến địa phương. Ông chia đế quốc thành 4 vùng là Chinchasuyu (phía tây bắc); Antisuyu (phía đông bắc); Contisuyu (phía tây nam) và Collasuyu (phía đông nam). Các Vua sau ông thì gộp các vùng và chia đất nước thành 2 miền lớn là Thượng Inca (sau gọi là Thượng Peru) và Hạ Inca. Thượng Inca bao gồm 2 vùng là Chinchasuyu (phía tây bắc); Antisuyu (phía đông bắc), Hạ Inca gồm Contisuyu (phía tây nam) và Collasuyu (phía đông nam). Thượng Inca có 53 tỉnh (tỉnh đông dân nhất là Lima, 15 vạn dân) chủ yếu thuộc phía bắc dãy Andes (tính từ Cuzco trở lên) mà ngày nay thuộc phạm vi của 3 quốc gia Ecuador, Peru và một phần nhỏ diện tích thuộc bắc Chile; Hạ Inca có 47 tỉnh, trong đó có một số tỉnh thuộc đặc quyền của trung ương như Cavina, Chilque, Yanahuara có người thân tính của hoàng gia cai trị. Các tỉnh còn lại thì cử Thống đốc đến cai trị. Thống đốc giám sát các địa phương, quan lại địa phương giám sát các thung lũng sông, đô thị và hầm mỏ.

Về luật pháp, nhà nước Inca chưa có một hệ thống tư pháp riêng biệt hoặc thiết lập luật pháp (luật pháp chưa phân định rõ 3 ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp; luật hình sự và dân sự chưa thể hiện rõ). Luật pháp Inca rất khắc nghiệt. Nếu một người nào đó xúc phạm người Inca, nguyền rủa các vị thần và giết người thì bị ném đá đến chết; trộm cắp thì bị cắt bàn tay hoặc bàn chân. Lười biếng, không chịu làm việc cũng sẽ bị xử tội tử hình. Một trường hợp khác, kẻ phạm tội được công khai cho quần chúng xem để giáo dục họ đừng vị phạm pháp luật. Ở Inca, người phạm tội sẽ được đối xử như người thường dân. Họ được nhà nước nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn, và để chứng tỏ mình là tội phạm thì người đó phải đi ra ngoài đường phố, các khu chợ và được giao cho cái bát ăn xin. Khi một người đi ngang qua thì họ sẽ nói cho người đó về việc phạm tội của họ; nếu câu chuyện họ kể là thú vị thì người qua đường sẽ ném thức ăn hoặc đồ trang sức rẻ tiền vào bát ăn xin của người phạm tội đó. Bằng cách đó, những người phạm tội đã chứng minh rằng có bao nhiêu người dừng lại để nghe họ kể về tội ác của mình.

Nhà nước Inca không có hệ thống nhà tù và tỉ lệ tội phạm rất thấp. Nếu người dân phạm tội lần đầu thì họ bị chính quyền trách mắng; còn tới lần thứ hại thì họ bị xử tội chết bằng cách treo cổ, ném đá hoặc đẩy người phạm tội ra khỏi vách đá. Án tử hình được sử dụng cho tội giết người, cướp của, chống phá nhà nước và thông dâm. Tầng lớp quý tộc sẽ bị trừng phạt nặng hơn nông dân, bằng cách phế những người này làm thường dân (sống chung cho biết người dân)

2.2.5. Văn minh Arap Hồi giáo

2.2.5.1. Sự hình thành và tổ chức bộ máy nhà nước Arap Hồi giáo

a. Sự hình thành nhà nước Hồi giáo và tổ chức bộ máy nhà nước

Sự hình thành nhà nước gắn liền với sự ra đời của đạo Hồi do Muhammad sáng lập. Trong những thế kỷ VI – VII, xã hội Arap có nhiều chuyển biến, ở mỗi thành thị hình thành bộ máy nhà nước theo kiểu thành thị do một bô lão tộc trưởng (sheik) đứng đầu, mỗi bộ tộc thờ một vị thần. Ở trung tâm bán đảo co đền Kaaba – nơi thờ cúng của các bộ lạc trong vùng. Trong Kaaba đặt tới 360 ngẫu tượng, tảng đá đen hình vuông là biểu tượng sùng bái chung của họ.

Muhammad (570 – 632) xuất thần trong gia đình bần hàn, chưa được đi học và phải đi chăn dê, dẫn đường cho đoàn buôn. Nhưng nhờ có đầu óc suy nghĩa nhạy bén, nhìn xa trông rộng cùng vơi tấm long nhân ái hào hiệp, ông nhận thấy cần phải liên kết với nhau thành một thể thống nhất. Đầu thế kỷ VII, ông đề xướng ra Hồi giáo để thống nhất các tín ngưỡng trên lại thành một, tôn thờ Allah là thánh tối cao và đồng thời thành lập ummah (Cộng đồng Hồi giáo). Ông đem quân liên tục tấn công các bộ tộc khác và thành lập nhà nước Arab thống nhất, đóng đô ở Medina, về sau là Damascus (thế kỷ VII) và Baghdad (thế kỷ VIII). Sau khi ông qua đời, những người thừa kế ông tiếp tục tấn công mở rộng lãnh thổ, đồng thời xác lập một nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Arap Hồi giáo khá chi tiết từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương, đứng đầu chính quyền là Calife (Người thừa kế của Tiên tri) có quyền lực lớn. Ông là thủ lĩnh tối cao của toàn thể tín đồ, có nhiệm vụ bảo vệ tín ngưỡng và đạo Hồi; ông có quyền hành tuyệt đối, không bị Hội đồng Nhà nước hạn chế, chỉ tuân theo kinh Koran. Các calife lên nắm quyền chủ yếu cho bầu cử theo nguyên tắc đồng thuận (Ijma), tất cả mọi công dân, các tổ chức đều có quyền bầu cử Calife. Thời Abbasid, bộ máy nhà nước được tổ chức quy củ hơn. Đứng đầu nhà nước vẫn là Calife, sau ông là vị quan hajib có nhiệm vụ xem nghi lễ tôn giáo và quản lý, kiểm soát Calife; thời Mansur đặt thêm chức Tể tướng (vizir) đứng đầu bá quan và cho nhiều quyền hạn hơn: bổ nhiệm quan lại, đề các chính sách quốc gia và tổ chức – kiểm soát hoạt động của quan lại. Vizir quản lý các Bộ (có lẽ kế thừa của Trung Quốc) chuyên về các lĩnh vực khác nhau: thuế khóa, tài chính, sắc lệnh, biểu tấu; Bộ khiếu nại (sau đối thành Khống tố viện) xem xét các công việc của tư pháp hành chính. Bộ lợi tức được chú ý hơn so với Bộ binh, nó chủ yếu là thu thuế và cho vào ngân khố quốc gia. Thời Haroun thì thu vào quốc khố tới 530 triệu dirhem (42,4 triệu Mỹ kim). Ở địa phương, các Calife chia đất nước thành các tỉnh và ở tỉnh thì cử Thống đốc đến cai trị. Đế thiết lập quan hệ giữ trung ương với địa phương thì Calife cho thành lập hệ thống dịch trạm nhằm mục đích thu thuế nộp vào quốc khố, kiểm soát hoạt động của Thống đốc (ngăn chặn họ chi tiền phung phí, tham nhũng).

Cấu trúc xã hội Arab Hồi giáo có quý tộc, thương nhân, nông dân và nô lệ. Quý tộc gồm quan lại và tăng lữ Hồi giáo, có nhiều quyền lợi và sống rất xa hoa, hưởng lạc. Tầng lớp nông dân chiếm số đông trong xã hội Arab Hồi giáo, làm nhiều việc khác nhau như đốn củi, chăn gia súc, buôn bán, thầu khoáng, khai thác khoáng sản. Tầng lớp thương nhân phát triển do hoạt động thương mại ở Arab Hồi giáo phát triển mạnh. Ở Arab, thương mại phát triển tấp nập, người Arab trao đổi buôn bán các mặt hang thiết yếu của họ như vải, gươm, đồ thủy tinh, len dạ… ra khắp bốn phương. Nô lệ chiếm số lượng đông nhất xã hội Arab. Nhiều quý tộc Arab sở hữu nhiều nô lệ như Musa sở hữu 300.0000 nô lệ, 30.000 phụ nữ Tây Ban Nha; Kutayba sở hữu hàng ngàn nô lệ. Nô lệ có nhiều nguồn: tù binh, người bị mắc nợ không trả được nợ, kép hát, hoạn quan…. Người chủ có quyền sinh sát nô lệ, nhưng hạn chế vì đạo Hồi yêu thương con người và không muốn cảnh sát sinh xảy ra. Nô lệ có ruộng đất, có tài sản và được lập gia đình. Con của nô lệ nếu thông minh thì cho đi học; nhiều con trai của nô lệ lên địa vị cao như quý tộc, nhà vua (vương triều Mamluk do nô lệ sáng lập và nắm quyền).

b. Luật pháp Arab Hồi giáo

Luật pháp thời kỳ này chủ yếu dựa vào kinh Coran mà ra, gọi là Shariah (Con đường), chỉ một hệ thống các nghĩa vụ hoàn chỉnh thông qua sự khải thị của Allah về tôn giáo, đạo đức, pháp luật cần phải tuân theo. Theo quan niệm của Hồi giáo, tôn giáo đồng nhất với nhà nước nên có tội với tôn giáo thì có tội với nhà nước và bị trừng phạt nặng nề. Tư pháp là nhánh của thần học, khi đất nước mở rộng thì luật pháp xuất hiện càng nhiều; có một vài trường hợp không đúng trong kinh Coran thì đặt ra hệ thống ám nhiên, hiển nhiên gọi là Sunnah. Thời Abbasid khi luật pháp ngày càng đa dạng thì các nhà lập pháp (fakih) sửa Giáo pháp học lớn lấy các nhà pháp học làm trung tâm, đó là bốn phái Hanéfi (do Hanifa sáng lập), Maliki (do Malik sáng lập), Shafi’i-yah (do Shafi’i sáng lập) và Hanabilah (do Hanbal sáng lập). Nhìn chung, bốn phái này xác nhận bốn nguyên tắc cơ bản tạo ra giáo pháp, dựa vào kinh KoranHadith để làm cơ sở lý luận nhưng mỗi bên sẽ vận dụng hai sách này theo nhiều hướng khác nhau. Phái Hanéfi chủ yếu dựa vào kinh Koran Hadith để suy luận, diễn đạt vấn đề theo cách riêng của mình, thịnh hành ở Iraq, Afganistan, Ai Cập, Trung Á… Phái Shafi’i-yah thì coi trọng suy luận trong 2 sách này thậm chí còn kết hợp hai cái đó lại với nhau… Phái này phát triển mạnh ở Iraq, Syria, Palestine, Đông Phi, Đông Nam Á (có Malaysia)… . Phái Maliki thì ngoài việc căn cứ vào hai sách trên còn dựa vào tập quán địa phương Medina làm căn cứ nên phái này có tên gọi là phái Sunnah, thịnh hành ở Maghrib, Lybia, Sudan,… Còn phái Hanabilah thì ngoài việc sử dụng hai sách ra, họ còn cho rằng có Imam (người lãnh đạo). Theo họ, Imam là đại diện tối cao, nắm vương quyền và thần quyền. Sau khi Imam ẩn đi thì Mujtahid, người đại diện Imam sẽ đứng ra giải thích kinh Koran, vận dụng suy luận, đề xuất các kiến giải cá nhân để giải quyết các vấn đề đặt ra trước mắt.

Về nội dung, luật pháp Hồi giáo do những lời thiên khải của Muhammad nhận được từ thánh Allah ban xuống. Nó quy định cụ thể cách cư xử, nghi lễ, cử chỉ, cách ăn mặc của con người, thừa kế tài sản, hôn nhân gia đình; đặc biệt với phụ nữ. Đối với việc thừa kế tài sản, luật ưu tiên cho người phụ nữ được thừa kế tài sản, nhưng quy định người nam sẽ hưởng số tài sản gấp đôi người phụ nữ. Về hôn nhân – gia đình, luật quy định con trai sẽ giao sính lễ cho gia đình vợ trong lễ cưới, hạn chế quyền bỏ vợ và số vợ phải cưới về của người đàn ông Hồi giáo. Về tội ăn cắp, luật nghiêm cấm: phải chặt tay kẻ cắp để trừng phạt; nghiêm cấm phụ nữ ngoại tình: nếu phụ nữ ngoại tình thì sẽ bị ném đá cho đến chết.

Chương 3: Nhà nước và pháp luật thế giới thời kỳ tư bản chủ nghĩa

A. Thời kỳ tư bản tư do cạnh tranh (tích lũy nguyên thủy): thế kỷ XVII - XIX

1. Sơ lược về sự hình thành, phát triển của các quốc gia thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

Sự hình thành nhà nước tư sản đã phải trải qua thời gian khá dài (thế kỷ XIV – XVII) thế hiện qua hai mặt là (1) hình thành hệ tư tưởng tư sản qua phong trào văn hoá Phục Hưng và cải cách tôn giáo và (2) hình thành thiết chế nhà nước dựa trên thắng lợi của cách mạng tư sản.

Phong trào Phục Hưng (thế kỷ XIV – XV) nêu cao khẩu hiệu đòi phục hồi những tư tưởng dân chủ thời kỳ cổ đại Hy Lạp, La Mã vào việc xây dựng một hệ tư tưởng mới mang tính chất dân chủ tư sản. Nội dung cơ bản của hệ tư tưởng phục hưng: đả kích giáo hội và phê phán chế độ phong kiến; xây dựng nhân sinh quan tư sản (không thừa nhận thượng đế là nơi phát nguyên vạn vật, đề cao giá trị con người và khởi xướng tự do cá nhân). Trong thời kỳ này, có các nhà khoa học xuất sắc như; Copernich, Bruno, Galilee. Đến thế kỷ XVI, phong trào này lan rộng sang các nước, dẫn tới hình thành phong trào cải cách tôn giáo. Các nhà cải cách đòi hỏi xóa bỏ trật tự đẳng cấp phức tạp, lễ nghi tốn kém, lối sống xa hoa và chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến của nhà thờ. Họ không thừa nhận quyền lực nhà thờ đứng trên quyền lực nhà nước, tuy nhiên, lại kêu gọi ủng hộ giáo hội vì nó là công cụ tinh thần để ru ngủ nhân dân (nghĩa là cải cách tôn giáo để nó thích ứng với nhu cầu của giai cấp tư sản).

Khi những tiền đề về kinh tế tư sản và tư tưởng dân chủ tư sản nêu trên chín muồi thì giai cấp tư sản sẽ phát động quần chúng nhân dân làm cuộc cách mạng chính trị giành lấy chính quyền từ tay giai cấp phong kiến. Tuy nhiên, khi cách mạng vừa thắng lợi thì giai cấp tư sản hoặc liên kết với giai cấp phong kiến hoặc tự đi ngược lại tiến trình cách mạng vì lo sợ cách mạng thành công sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chúng.

2. Đặc điểm nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghiã tư bản tự do cạnh tranh

- Nhà nước tư sản không can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi tư bản. Nó gần như đứng ngoài đời sống kinh tế, xã hội và chỉ can thiệp khi có sự lung lay của chế độ tư hữu. Do đó, nền kinh tế trong giai đoạn này đang tự điều chỉnh bởi quy luật cạnh tranh tự do và quy luật giá trị, cho nên các cá nhân tư bản hầu như có đầy đủ quyền trong việc kinh doanh và bóc lột người lao động.

- Bộ máy nhà nước không lớn, nhiều bộ phận của nó kế thừa từ trong bộ máy nhà nước phong kiến như quân đội, cảnh sát, nhà tù. Vì mục tiêu của nhà nước không phải là thủ tiêu sự bóc lột, mang lại quyền bình đẳng cho tất cả công dân mà là đưa một nhóm bóc lột này thay thế cho một nhóm bóc lột khác nên nó không cần triệt tiêu nhà nước cũ.

- Trong thời kỳ này, hình thức nhà nước phổ biến là Quân chủ Nghị viện do trong quá trình chống phong kiến, giai cấp tư sản nhiều nước còn nhiều mối quan hệ quyền lợi với giai cấp phong kiến. Chúng tìm cách thỏa hiệp với phong kiến để đi đến thiết lập nhà nước quân chủ nghị viện. Chỉ một vài quốc gia khi thực hiện cách mạng triệt để thì xây dựng nhà nước cộng hoà nghị viện (Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ).

- Về hình thức nhà nước thì có thể khác nhau, nhưng về bản chất của tất cả các nhà nước tư sản là giống nhau. Đó là nền chuyên chính của giai cấp tư sản. Còn nhân dân lao động - những người đã từng đứng dưới ngọn cờ cách mạng tư sản, là động lực của cách mạng tư sản – lại trở thành nạn nhân, là đối tượng đàn áp, bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhà nước tư sản, về bản chất vẫn là một kiểu nhà nước bóc lột.

1. Nhà nước quân chủ Nghị viện Anh:

1.1. Nhà nước:

a. Bối cảnh, quá trình hình thành và phát triển của nhà nước quân chủ Nghị viện Anh

* Bối cảnh:

+ Chính trị: nước Anh cát cứ phong kiến được thống nhất vào thế kỷ XV thời Henry VII của nhà Tudor (1485). Sau khi vua cuối cùng của Tudor mất thì James của Scotland lên ngôi hiệu James I, thành lập triều đại Stuart (1603 – 1688). Nắm 1625 sau khi cha chết, Charles I (1625 – 1649) kế vị và thực hiện chính sách bóc lột nhân dân như: phát hành công trái bắt buộc, phạt vạ, bắt nộp thuế một cách nghiêm ngặt, ngoài ra, nông dân còn phải nộp thuế 1/10 cho nhà thờ Anh giáo và chịu chế độ áp bức bóc lột của lãnh chúa một cách hà khắc. Ông ta còn đàn áp một cách tàn bạo những ai chống lại giáo hội và nhà nước. Toàn thể nhân dân Anh đều mâu thuẫn và căm thù nhà nước phong kiến thối nát, tham lam và tàn bạo.

+ Kinh tế: chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Anh: Quý tộc Anh ở miền nam và đông nam kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, cướp đoạt ruộng đất của nông dân để trồng cỏ nuôi cừu. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới (quý tộc tư sản hóa) gia nhập vào hàng ngũ quý tộc Anh. Tầng lớp này đặc biệt lớn mạnh vào thế kỷ 16. Việc sử dụng đồng cỏ chăn cừu làm cho 40 vạn nông dân bị phá sản, không có ruộng đất, phải gia nhập vào đội quân vô sản đông đảo.

+ Xã hội: sự phát triển của đất nước dẫn tới hình thành các giai cấp:

- Quý tộc mới.

- Tư sản, có tiềm lực kinh tế, tư tưởng vững chắc (Thanh giáo)

- Nông dân

Tóm lại vào những năm đầu thế kỷ 17, mâu thuẫn giữa một bên là tư sản, nông dân, thị dân, thợ thủ công với một bên là giai cấp phong kiến chuyên chế, phản động do Saclơ I cầm đầu đã rất gay gắt

Quá trình phát triển của nhà nước đi liền với tiến trình diễn ra cách mạng tư sản Anh. Cách mạng trải qua 2 giai đoạn là giai đoạn 1 (1642 – 1646) và giai đoạn 2 (1647 – 1649). Ở giai đoạn đầu, quân đội nhà Vua mạnh hơn, thiện chiến nhiều lần đánh bại quân Nghị viện. Nhưng do cải cách quân đội của Cromwell đã làm quân Nghị viện mạnh hơn và đánh bại quân nhà Vua ở trận Naseby (1645). Đến giai đoạn còn lại, quân đội nhà Vua cố gắng phản công, nhưng bị Nghị viện đánh bại hoàn toàn và bị bắt tại trận. Ngày 30/1/1649, sau khi xử tử Charles I thì Cromwell thành lập nền Cộng hòa (1649 – 1659), khôi phục Nghị viện. Nhưng sau đó, bọn phong kiến cố gắng khôi phục lại chế độ phong kiến (lập lại triều Stuart) nhưng cuối cùng bị tư sản – quý tộc mới đánh bại hoàn toàn (1688), đưa Vilhelm Orange – Thống đốc Hà Lan – lên ngôi Vua Anh, thành lập chế độ quân chủ Nghị viện.

b. Tổ chức bộ máy nhà nước

Sau khi thành lập chế độ quân chủ Nghị viện, chính quyền mới chủ trương khôi phục lại hai viện trước kia. Năm 1689, sau khi lên ngôi thì William III ký với Nghị viện “Luật về nhân quyền”. Luật quy định: mọi đạo luật đều do Nghị viện quyết định và không ai được quyền thay đổi quyết định đó; đảm bảo được quyền tự do ngôn luận, quyền triệu tập đại biểu của Nghị viện; cho phép Nghị viện quy định thành phần, số lượng quân đội.

Về tổ chức bộ máy nhà nước Anh thì theo chế độ quân chủ lập hiến

+ Vua: là người đứng đầu quốc gia có vai trò biểu trưng chứ không có thực quyền. Hoàng đế được quyền thế tập và là người trong sạch, nghiêm túc; mọi quyết định của ông chỉ có hiệu lực khi có chữ ký của Thủ tướng hoặc Bộ trưởng các bộ, ngành và ông không có quyền phủ quyết các quy định, đạo luật.

+ Nghị viện: là cơ quan tối cao, có quyền quyết định các vấn đề về ngân sách, giám sát Vua và nội các, thuế, bầu và bãi nhiệm nội các. Nghị viện có 2 cơ quan chính là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện

- Thượng nghị viện (house of lord): gồm 1185 thượng nghị sĩ không do dân bầu với thành phần: quý tộc cấp cao, thủ lĩnh tôn giáo, thủ tướng hết nhiệm kỳ, đại tư sản quý tộc. Quyền hạn của Thượng nghị viện lớn: là tòa án tối cao xét xử các vụ án, vụ kiện mang tính hình sự trong quốc gia. Chủ tịch Thượng nghị viện là chánh án tòa án tối cao.

- Hạ nghị viện (Viện dân biểu, house of common): gồm 653 hạ nghị sĩ do dân bầu (mỗi khu vực cử 1 đại diện đi bầu). Độ tuổi cử tri là 21 tuổi. Hạ nghị viện có quyền lập pháp, quyết định ngân sách quốc phòng, thuế, giám sát cơ quan hành pháp, chất vấn quan chức cấp cao từ hàm Bộ trưởng trở lên; lập chính phủ mới, luận tội chính phủ cũ và Vua nếu họ phản bội Tổ quốc.

Lịch sử của Anh cho thấy ban đầu quyền lực của Thượng nghị viện rất lớn, về sau thì quyền lực của Hạ nghị viện chiếm ưu thế do Thượng nghị viện bảo thủ, lỗi thời và mang tính danh nghĩa, tuy nhiên nó vẫn kìm chế và đối trọng với Hạ nghị viện (ngăn chặn các quyết định vội vàng, thiếu cẩn trọng của Hạ nghị viện trong quá trình làm luật).

+ Chính phủ:

Về lịch sử thì chính phủ có tiền thân là Viện Cơ mật (để tư vấn cho Vua). Năm 1714, khi vua George của Anh không biết tiếng Anh (ông là người Đức) nên bê trễ việc họp của Viện cơ mật. Khi vua không chủ trì, Viện cơ mật bắt đầu tách khỏi sự kiểm soát của Vua và trở thành cơ quan độc lập. Theo luật pháp Anh, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, được Vua bổ nhiệm với tư cách là thủ lĩnh của Đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện. Thủ tướng có các nhiệm vụ, quyền: bổ nhiệm, bãi miễn thành viên trong chính phủ; xác định nhiệm vụ và lịch trình của chính phủ; được ban hành các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền, có quyền từ chức.

+ Tòa án: nắm quyền tư pháp, do Chủ tịch Thượng nghị viện đứng đầu. Tòa án có nhiều cấp bậc. Ở trung ương thì có Tòa phúc thẩm (giải quyết các vụ kháng án từ các tòa án khác); Tòa án của vua (xét xử các vụ án hình sự quan trọng); Tòa án tối cao (có 3 tòa là tòa dân sự, tòa kinh tế và tòa hôn nhân – gia đình)

+ Chế độ chính trị: Ở Anh có hai đảng lớn là Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ. Các ứng cử viên phải thuộc về một đảng nào đó. Đảng nào chiếm đa số sẽ là đảng cầm quyền, đảng chiếm thiểu số là đảng đối lập.

Quân đội : sau CM chủ yếu đi xâm lược, mở rộng thị trường, lãnh thổ.

Cơ cấu lãnh thổ : đơn nhất, thông nhất một HP, một hệ thống luật, một hệ thống cơ quan từ TƯ tới địa phương, một quốc tịch, một hệ thống toà án.

Bản chất giai cấp : phục vụ cho giai cấp TS. Tuy vậy vẫn mang tính XH : đi đầu CN hoá, cơ giới hoá phục vụ cho các giai cấp trong xã hội.

Đầu TK 19 trở thành một quốc gia cường thịnh, rộng lớn, là đế quốc chiếm được nhiều thuộc địa nhất, “mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”.

1.2. Pháp luật:

+ Hiến pháp không thành văn

a. Định nghĩa: Hiến pháp bất thành văn là những quy phạm được hình thành theo tập tục truyền thống, án lệ của tòa án tối cao về quyền lực nhà nước. Khác với Hiến pháp thành văn, Hiến pháp này không được vua công bố hay ghi nhận là luật cơ bản của nhà nước.

b. Nội dung, đặc điểm cơ bản của Hiến pháp Anh

- Nguyên tắc chữ ký thứ hai: bất kỳ văn bản nào của Vua muốn có hiệu lực cần phải có chữ ký thứ hai của Thủ tướng hay Bộ trưởng và nhà Vua không chịu trách nhiệm về chữ ký đó. Đây là nguyên tắc có mục đích hạn chế sự chuyên chế của Vua.

- Nguyên tắc không thay thế quan tòa: Nhà vua bổ nhiệm thẩm phán nhưng không bổ nhiệm hoặc thay đổi quan tòa, việc đó thuộc thẩm quyền của Nghị viện

- Nguyên tắc trách nhiệm của chính phủ: Nội các muốn tồn tại phải nhận được sự ủng hộ của đa số thành viên Nghị viện. Nghị viện giám sát nội các và Thủ tướng chịu trách nhiệm với Hạ nghị viện.

Hiến pháp bất thành văn ra đời phản ánh cuộc đấu tranh lâu dài giữa tư sản và quý tộc cũ. Xét dưới góc độ lịch sử thì Cách mạng Anh là cuộc cách mạng đầu tiên và ở thời điểm đó, người ta chưa nghĩ ra một hình thức Hiến pháp thành văn phù hợp (hiện vẫn còn loại hiến pháp này ở New Zealand, Israel). Về quyền lực, do lúc này Nghị viện có quyền lực lớn nên giai cấp tư sản không cần phải đưa ra bản Hiến pháp thành văn. Hiện nay, Anh vẫn chưa xây dựng được Hiến pháp thành văn, bởi lẽ những tập quán chính trị của nó là phù hợp với quan điểm chính trị của giai cấp tư sản và phù hợp với tình hình nước Anh và thế giới lúc đó. Ngoài ra, người Anh quan niệm cái gì tồn tại lâu dài thì có tính hợp lý, nên họ tự hào về phong tục – tập quán của mình, không gì thay đổi.

c. Các đạo luật trong Vương quốc liên hiệp Anh – Bắc Ireland

Ngoài Hiến pháp Anh là bộ luật chính, ở nước Anh tồn tại bộ luật vương quốc Anh – Bắc Ireland, luật Scotland. Luật Anh – Bắc Ireland hình thành trên nguyên tắc thông luật (common law); luật Scotland hình thành dựa trên sự kết hợp dân luật và thông luật, được sắc lệnh liên hiệp năm 1707 (điều 19) thừa nhận.

Hội đồng Kháng cáo (Appelate Committee) của Thượng viện là tòa án tối cao trong vương quốc Anh – Bắc Ireland, chịu trách nhiệm xét xử các vụ kiện về dân sự và hình sự ở Anh – Bắc Ireland, Scotland. Về sau, quyền lực của Hội đồng này bị chuyển cho Tòa án tối cao Vương quốc Anh (tháng 10/2009). Tại Anh và xứ Wales, hệ thống tòa án do Tòa án tối cao do cơ quan tư pháp đứng đầu (gồm Tòa sơ thẩm, Tòa án tối cao (cho các vụ dân sự) và Tòa án hoàng gia (cho các vụ hình sự)). Ở Scotland, tòa án cấp cao là Tòa hình sự (xét xử các vụ dân sự), Tòa án tối cao (xét xử các vụ hình sự) và tòa án địa phương. Ủy ban tòa án của Hội đồng Cơ mật là tòa phúc thẩm cấp cao của Vương quốc này.

2. Nhà nước tư sản Hoa Kỳ:

2.1. Nhà nước:

a. Bối cảnh, quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

+ Bối cảnh:

Anh xâm chiếm và đặt ách thống trị với Bắc Mỹ về mọi mặt:

Về tổ chức chính trị, thực dân Anh chia thuộc địa thành 2 loại, một số bang tự trị và một số bang chính quyền Anh đưa thống đốc tới cai trị. Cả 13 bang đều phải áp dụng pháp luật của Anh.

Về kinh tế, xã hội công thương nghiệp tư bản thuộc địa phát triển nhưng bị chính phủ Anh tìm cách cản trở. Chính phủ Anh không cho phép kinh tế tư bản ở bắc mỹ phát triển, mà muốn biến các thuộc địa thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc, cung cấp nguyên vật liệu, thực phẩm cho chính quốc. Cho dù nhà nước Anh cố tình kìm hãm, chế độ kinh tế tư bản thuộc địa vẫn ra đời và phát triển ngày càng lớn mạnh. Phát triển nhất là nghề đóng tàu, khai thác mỏ, luyện gang, nghề dệt vải, len, dạ…. Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, giai cấp tư sản Mỹ ra đời và lớn mạnh, bao gồm tư sản công thương nghiệp ở miền bắc và tầng lớp chủ đồn điền ở miền nam. Giai cấp này ngày càng lớn mạnh về kinh tế, tư tưởng, chính trị. Kinh tế đồn điền ở miền Nam còn có kiểu bóc lột dân tự do và nô lệ

Như vậy, trong xã hội Bắc Mỹ xuất hiện hai mâu thuẫn: mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa thuộc địa với chính quốc, và họ đứng lên đấu tranh với chính quốc. Mở đầu cuộc đấu tranh này là sự kiện chè Boston năm 1773. Tháng 12 năm 1773, nhân dân thành phố cảng Boston đã ném 343 thùng chè của Anh xuống biển. Chính phủ Anh lập tức ra lệnh phong tỏa Boston. Năm 1775, nhân dân Bắc Mỹ họp Hội nghị lục địa lần 1, nhưng Anh không chấp nhân và gây chiến tranh. Lúc đầu, quân Bắc Mỹ gặp thất bại vì đánh phải một đội quân Anh thiện chiến, giàu kinh nghiệm chiến đấu. Tổng chỉ huy quân đội cách mạng Mỹ là George Washington đã áp dụng phương pháp tác chiến du kích để tiêu hao lực lượng địch, tạo chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho quân cách mạng. Nhờ phương pháp tác chiến trên, họ giành mọt loạt thắng lợi ở trận Saratoga (1777), Yorktown (1781), buộc người Anh đầu hàng ở Hòa ước Versailles (9/1783).

b. Tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ chính trị

Chế độ chính trị Mỹ được phân thành 3 nhánh quyền lực:

- Tổng thống nắm quyền hành pháp (đứng đầu nhà nước với nhiệm kỳ 4 năm) là bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ và Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Ông cũng toàn quyền ký các hiệp ước, điều ước quốc tế; bổ nhiệm lãnh sự, tuyên bố tình trạng chiến tranh hay hòa bình.

- Quốc hội nắm quyền lập pháp, gồm 2 viện: Thượng viện gồm Nghị sĩ mỗi bang bầu lên 2 người (nhiệm kỳ 6 năm, trên 30 tuổi và ở nước Mỹ 9 năm), Hạ viện do dân cử theo tỉ lệ dân số bang (nhiệm kỳ 2 năm; trên 25 tuổi và ở nước Mỹ 7 năm). Hạ viện có nhiệm vụ quản lý ngân sách, ban hành văn bản pháp luật; Thượng viện thì được bầu Tổng thống, phê chuẩn hiệp ước, cả hai viện này có quyền luận tội và xét xử các hành vi của Tổng thống.

- Tòa án tối cao, hệ thống tòa án trong liên bang nắm quyền tư pháp. Tổng thống được bầu 1 Chánh án, 8 thẩm phán và những người này được Thượng viện phê chuẩn thì được vào làm việc ở tòa án. Tòa án có quyền: phán xét tính hợp hiến cuả các đạo luật; giải thích Hiến pháp và các đạo luật; điều hào mâu thuẫn giữa các tòa án; lãnh đạo tòa án liên bang và tiểu bang.

Hệ thống bầu cử của Mỹ có sự khác biệt với các nước khác. Theo luật pháp, việc bầu Tổng thống phải qua 2 vòng bầu cử (bầu cử 2 vòng). Vòng 1: bầu cử ra Đại cử tri (Elector). Trong vòng này, các cử tri sẽ không trực tiếp bầu Tổng thống. Lá phiếu mà họ cầm trên tay gọi là lá phiếu phổ thông (popular vote) và họ có quyền dùng lá phiểu này để bầu cử, chọn ra những đại diện cử tri hay còn gọi là Đại cử tri, là những người trực tiếp bầu ứng viên Tổng thống. Vòng 2 là vòng bầu cử Tổng thống. Trong vòng này, các Đại cử tri vừa mới bầu ở vòng 1 sẽ hợp thành Cử tri đoàn (Electoral College). Tùy thuộc vào dân số mà mỗi bang có một số nhất định Đại cử tri trong Cử tri đoàn, nhưng theo nguyên tắc thì số người trong Cử tri đoàn phải đúng bằng số nghị sĩ của tiểu bang trong Nghị viện. Ứng viên nào nhận được nhiều phiếu phổ thông thì cũng được hưởng toàn bộ số phiếu của Cử tri đoàn. Về sau hệ thống bỏ phiếu được thay đổi: ứng viên cần nhận được đa số phiểu của Cử tri đoàn (tối thiểu là 270 phiếu Cử tri đoàn, không cần đủ số phiếu phổ thông) là ứng viên được bước vào Nhà Trắng, tiêu biểu là vào năm 1888, ứng viên B. Harrison trở thành Tổng thống Mỹ khi giành đa số phiếu của Cử tri đoàn, trong khi thua đối thủ là G. Cleveland về số phiểu phổ thông.

Hệ thống bầu cử nhà nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

c. Ý nghĩa của tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ đối với thế giới

- Sự thành lập nhà nước Mỹ vao thế kỷ XVIII là thành quả to lớn của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc lớn trong thời cận đại.

- So với nhà nước châu Âu, nhà nước Mỹ tuyên bố quyền công dân, quyền con người và ban hành các quyền tự do dân chủ tư sản một cách rộng rãi.

- Tuy nhiên, nhà nước Mỹ còn nhiều hạn chế: quyền tự do dân chủ không được tôn trọng; vẫn còn tồn tại chế độ nô lệ (bị xóa bỏ năm 1863), tồn tại việc phân biệt chủng tộc với người da đen, đối xử bất công với người da đỏ.

2.2. Pháp luật:

& Hiến pháp:

a. Quá trình ra đời của pháp luật Hoa Kỳ

Thời kỳ đầu trước khi chiến tranh Mỹ - Anh nổ ra, Hội nghị lục địa lần 2 (1775) đã họp và thông qua các điều khoản của Liên bang (10/1776), theo đó thì Liên bang này không có Tổng thống, Nghị viện và Tòa án; chính quyền muốn giải quyết về vấn đề gì quan trong phải được sự đồng ý của 9/13 bang (các bang có quyền tự trị cao, sự liên kết giữa trung ương – tiểu bang còn lỏng lẻo, chưa thống nhất về kinh tế - thương mại). Về sau để phụ vụ cho nhu cầu phát triển của Liên bang, chính quyền Mỹ đã đổi mới văn bản cua Liên bang. Năm 1787, Mỹ thành lập một hội nghị Liên bang để thảo ra Hiến pháp mới. Sau nhiều ngày tranh luận, cuối cùng Hội nghị này thống nhất và sáng lập ra Hiến pháp 1787 (7 điều, 21 khoản), quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Nghị viện; vấn đề bầu cử, nguyên thủ quốc gia; quyền hạn, vai trò của Pháp viện tối cao… Tháng 3/1789, Hiến pháp được Tổng thống phê chuấn và có hiệu lực.

b. Nội dung, đặc điểm cơ bản của Hiến pháp 1787

c. Vai trò, ý nghĩa

- Đây là hiến pháp đầu tiên của xã hội loài người, đến nay đã sửa đổi 27 lần (lần sửa đối lớn nhất là sửa đổi điều 13 (bãi bỏ chế độ nô lệ) và điều 15 (xóa bỏ phân biệt chủng tộc); điều 19 (cho phép phụ nữ bầu cử)…

- Hiến pháp đã bảo vệ quyền lợi của những người Mỹ tự do (tự do học tập, làm việc và ngôn luận, kiện cáo – xét xử), giám sát – hạn chế quyền lực của chính quyền liên bang theo cơ chế: kiểm soát bên ngoài (nhân dân) và kìm chế quyền lực giữa các cơ quan trong chính quyền.

- Hiến pháp là sự áp dụng triệt để thuyết tam quyền phân lập nhằm tạo sự cân bằng quyền lực, phân đều quyền lực cho giai cấp tư sản. Vì lẽ đó, Mỹ lập ra 3 cơ quan chính quyền biệt lập: lập pháp – hành pháp – tư pháp, mỗi nhánh đều được hai nhánh còn lại kiểm soát.

- Hiến pháp quy định cách tổ chức của 3 cơ quan quyền lực theo nguyên tắc: hình thành phải khác nguồn gốc; nhiệm kỳ khác nhau; độc lập – kìm chế nhau.

3. Nhà nước tư sản Pháp: (1789 – 1870)

3.1. Quá trình hình thành Nhà nước tư sản Pháp (1789 – 1870)

Cuối thế kỷ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến pháp đã khủng hoảng trầm trọng. Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi. Ngày 5/5/1789, nhân dân khai mạc Hội nghị 3 đẳng cấp dưới sự chủ toạ của nhà vua. Do mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là là đẳng cấp thứ 3 (tư sản, thị dân, nông dân) với một bên là nhà vua và 2 đẳng cấp còn lại (quý tộc, tăng lữ). Ngày 14/7/1789, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản đã nổi đậy đánh chiếm ngục Bastille, thiết lập nhà nước cộng hòa tư sản. Ngày 26/8/1789, quốc hội lập hiến thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền gồm 17 điều, khẳng định những nguyên lý cơ bản của xã hội tư bản (xóa bỏ chế độ phong kiến và thành lập chế độ mới của giai cấp tư sản. Năm 1791, quốc hội lập hiến ban hành hiến pháp, xác định nước Pháp là chính thể quân chủ lập hiến tư sản. Trong đó, vua giữ quyền hành pháp, quyền lập pháp thuộc về quốc hội. Ngày 10/8/1792, quần chúng cách mạng lại khởi nghĩa vũ trang, lật đổ nền thống trị của đại tư sản, đưa phái Girondins đại diện của tư sản địa phương lên nắm chính quyền và lãnh đạo cách mạng. Tuy nhiên do thi hành chính sách phản động nên nó bị một phái khác là Jacobins lật đổ vào tháng 6/1793. Sau khi lật đổ phái Girondins, phái Jacobins lên nắm quyền thi hành nhiều chính sách có lợi cho nhà nước mới. Phái Jacobins ban hành sắc lệnh bãi bỏ chế độ ruộng đất phong kiên và quan hệ bóc lột phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân. Việc làm này đã phá hủy tận gốc chế độ phong kiến, xác lập kinh tế tiểu nông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Về sau khi nội bộ bị chia rẽ, Jacobins bị bọn tư sản phản cách mạng lật đổ và thay vào đó là chế độ Đốc chính (1794 – 1799). Sau khi lên nắm quyền, họ ban hành bản Hiến pháp 1795. Nội dung Hiến pháp là bầu cử với điều kiện hạn chế, tập trung quyền lực vào tay Ủy ban Đốc chính gồm 5 người. Hoảng sợ trước cuộc đấu tarnh của nhân dân, Napoleon Bonaparte làm đảo chính ngày 7/11/1799, lật đổ chế độ Đốc chính và thành lập chế độ Tổng tài (1799 – 1804), rồi Đế chế I (1804 – 1815).

3.2. Tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật tư sản Pháp (1789 – 1870)

Ngày 5/5/1789, chính quyền Pháp họp Hội nghị 3 đẳng cấp (États Généraux). Do mâu thuẫn đẳng cấp gay gắt, đẳng cấp 3 đứng ra thành lập Hội đồng dân tộc do giai cấp tư sản làm đại diện. Ngày 9/7, Hội đồng dân tộc đổi tên thành Quốc hội lập hiến (còn gọi là Quốc ước). Sau thắng lợi của quân cách mạng ở trận nhà tù Bastille (14/7/1789), ngày 26/8/1789 Quốc ước ra Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (Délaration des droits de l’homme et du citoyen). Tuyên ngôn khẳng định: mọi người đều có quyền tự do và bình đẳng; nhân dân nắm quyền tối cao trong nhà nước. Năm 1791, Quốc ước ra Hiến pháp 1791 quy định: Quốc hội nắm quyền lập pháp (Quốc hội chỉ có một viện do nhân dân bầu ra, Thượng viện bị bãi miễn); chỉ có công dân tích cực là nam giới (21 tuổi trở lên, đóng thuế là 3 tháng lương làm việc) được phép bầu cử. Nhà vua nắm quyền lập pháp (điều hành đất nước, thành lập chính phủ; có nguyên tắc chữ ký thứ hai (xem ở phần Anh). Theo quy định của Hiến pháp 1791 thì một Nghị viện được thành lập thay cho Quốc ước, với thành phần chủ yếu là tầng lớp đại tư sản (tư sản kinh tế - tài chính, tư sản công nghiệp). Ngày 10/8/1792 sau khi lật đổ phái Lập hiến (phái Quốc ước), nhân dân Pháp đưa phái Girondins (tư sản địa phương) nắm quyền, Cộng hòa I ra đời. Phái này thay thế Nghị viện thành Hiệp hội dân tộc, và Hiệp hội này bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu với nam giới 21 tuổi trở lên, không bị ràng buộc bới điều kiện tài sản. Ngày 2/6/1793, quần chúng lại lật độ phái Girondins và đưa phái Jacobins (tư sản lớp dưới) lên cầm quyền. Hiệp hội dân tộc cũng thông qua Hiến pháp mới quy định: Quốc hội có 1 viện, xóa bỏ việc phân loại công dân đi bầu cử.; huy động nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược Áo – Phổ. Ngày 27/7/1794, bọn tư sản phản cách mạng lật đổ phái Jacobins, lập chính quyền chuyên chính phản cách mạng. Hiến pháp 1795 quy định: quyền lực thuộc về Ủy ban Đốc chính; nghị viện có hai viện (Hạ viện thì thảo luận các dự luật, Thượng viện thì biểu quyết các dự luật); bãi bỏ các quyền tự do của công dân. Sau khi lật đổ Ủy ban Đốc chính, Napoleon Bonaparte thiết lập chế độ Tổng tài và ban hành Hiến pháp 1799. Hiến pháp này quy định: người dân có khối lượng tài sản lớn mới được bầu cử; quyền lập pháp thuộc về Tòa án tối cao, Nghị viện chỉ là cơ quan thừa hành; Tổng tài nắm quyền hành pháp, có quyền lực rất lớn (về sau quyền hành lọt vào tay Hoàng đế Pháp: Napoleon I, có quyền lực lớn).

Sau khi đế chế Napoleon sụp đổ, Louis XVIII khôi phục triều Bourbon và tiếp tục chống lại nhân dân. Năm 1830, vua Charles X bị lật đổ, chế đổ quân chủ lập hiến thành lập do Philippe xứ Orléan làm vua, đại diện bọn tư sản tài chính. Ngày 24/2/1848, quần chúng lật đổ Philippe và thành lập chính phủ Cộng hòa II (1848 – 1852). Chính phủ mới ban hành Hiến pháp 1848. Hiến pháp quy định: Nghị viện nắm quyền hành pháp, chỉ có một viện và nó cử ra Ủy ban hành pháp; thành lập chế độ Tổng thống bằng phổ thông đầu phiếu với nhiệm ký 4 năm, quyền lực rất lớn; nhằm mục đích tạo sự cân bằng quyền lực giữa Nghị viện và Chính phủ. Nhưng đến tháng 11/1852, Louis Bonaparte lên làm Tổng thống, ông ta thành lập Hiến pháp 1852 quy định: chế độ hai viện khôi phục; nhiệm kỳ Tổng thống là 10 năm. Tháng 12/1852 ông ta đảo chính lật đổ Cộng hòa và thành lập Đế chế II. Quyền lực thuộc về bọn tư sản công nghiệp và tài chính – ngân hàng. Năm 1870, quần chúng lật đổ Đế chế II và thành lập Cộng hòa III, cộng hòa này tồn tại khá lâu đến khi Pháp bị phát xít Đức xâm lược.

4. Nhà nước quân chủ Nghị viện Nhật Bản (1868 – thế kỷ XX)

4.1. Nhà nước:

a. Quá trình hình thành Nhà nước Nhật bản (chính quyền Mạc phủ, cách mạng 1868)

Bối cảnh:

- Chính trị: Nhật Bản là một quốc gia phong kiến với vi trí tối cao thuộc về

- Kinh tế: phát triển nhưng bị kìm hãm.

- Xã hội lạc hậu, bị kìm hãm. Đại danh (tư sản) có quyền kinh tế nhưng không có quyền chính trị => mâu thuẫn tư sản với phong kiến càng sâu sắc.

- Đối ngoại: bế quan tỏa cảng, bị phương Tây đe dọa mở cửa.

Năm 1868, Mạc phủ bị lật đổ và quyền lực trở về tay Thiên hoàng Minh Trị. Thiên hoàng tiến hành cải cách.

b. Tổ chức bộ máy nhà nước Nhật Bản (thành phần, chức năng, nhiệm vụ trong thời Minh Trị, Hiến pháp 1889)

Xóa bỏ các Đại danh, các han (lập quận), xóa bỏ phân biệt đẳng cấp (sĩ, nông, công, thương), quyền lực thuộc về tay Thiên hoàng.

Năm 1889 Hiến pháp quy định Thiên hoàng có quyền lực tối cao

Quốc hội Nhật Bản (nghị viện) nắm quyền lập pháp, gồm Thượng nghị viện, Hạ nghị viện. Cử tri đi bầu cử là nam (25 tuổi và có tài sản).

Nội các ra đời (thủ tướng đứng đầu) nắm quyền hành pháp, chịu trách nhiệm trước Thiên hoàng.

Viện cơ mật (thuộc Thiên hoàng) phê chuẩn các quyết định của chính phủ, Nghị viện.

Hội đồng nguyên hảo (Genroku) có quyền tư vấn, đề cử người làm Thủ tướng, giải quyết các việc hệ trọng.

Tòa án.

c. Pháp luật Nhật Bản

Năm 1889, Hiến pháp ra đời. Hiến pháp quy định 3 cơ quan: Nghị viện nắm quyền lập pháp, Nội các nắm quyền hành pháp và Tòa án nắm quyền tư pháp. Chế độ bầu cử: đàn ông 25 tuổi, sống ở khu vực mình cư trú và có đóng thuế. Hiến pháp cho phép tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và liên minh

=> phản ánh sự thỏa hiệp của tư sản với phong kiến; bảo thủ và kém dân chủ so với Hiến pháp Mỹ, Anh

# Pháp luật thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh:

Phân loại:

- Hệ thống pháp luật lục địa: luật của Pháp, các nước Châu Âu, Châu Mỹ latinh. Đây là hệ thống luật nổi tiếng bắt nguồn từ pháp luật của Pháp ở Tây Âu (pháp luật của Pháp là quan trong nhất). Hê thống pháp luật này đều chịu ảnh hưởng của pháp luật La Mã. Về lịch sử hình thành, khi người Germain xâm lược Tây Âu thì họ đem theo pháp luật của Germain áp dụng vào; tuy nhiên do luật German chỉ căn cứ vào cá nhân mà không căn cứ vào lãnh thổ nên dân cư La Mã vẫn áp dụng luật La Mã (giáo hội La Mã đã giữ lại luật La Mã). Thế kỷ XI, khi tìm được bộ dân luật “Corpus Juris Civilis” thì các học giả bắt đầu nghiên cứu, mở trường dạy luật nên tạo ra hệ thống các luật sư tài ba làm việc cho Vua và giáo hội. Nhờ cùng đào tạo chung theo một nội dung nên các luật gia Tây Âu đã tạo ra các bộ luật dựa trên nền luật là pháp luật La Mã.

+ Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ: bao gồm pháp luật Anh, Mỹ và các nước thuộc địa trước đây. Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ các tập quán pháp (hệ thống pháp luật tập quán, hệ thống pháp luật coi trong tiền lệ). Hệ thống pháp luật này được hình thành khi William I của Anh tập trung vào tay quyền lực lớn sau cuộc xâm lược của công quốc Normandie (Pháp) vào nước Anh năm 1066. Luật chung (common law) hình thành từ các tập quán chung do Vua đặt ra và không phụ thuộc vào tập quán của các lãnh chúa phong kiến ở các địa phương. Hệ thống Luật chung được củng cố vững chắc dưới thời Henry II (1152 – 1189), khi ông này lập ra Tòa án tài chính (xét xử các tranh chấp về thuế), Tòa án thỉnh cầu phổ thông (xét xử các vấn đề không liên quan đến quyền lợi của Vua) và Tòa án Hoàng đế (xét xử các vụ án liên quan đến quyền lợi của Vua)

Nội dung:

- Bầu cử, luật quy định người bầu cử phải là nam giới, trên 21 tuổi (Mỹ là 21 tuổi, Pháp: 25 tuổi; Đức: 25 tuổi; Hà Lan: 30 tuổi), có tài sản và đóng thuế, cư trú ở nơi cố định[22]. Người da đen và da màu không bầu cử.

- Hình thức nhà nước: có 3 cơ quan chính là Quốc hội (hay Nghị viện) (lập pháp), chính phủ (hành pháp) và tòa án (tư pháp); hình thức này đều theo xu hướng thuyết tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước để hạn chế, loại trừ sự thống trị của một cá nhân. Theo thông lệ hiến pháp của các quốc gia tư bản chủ nghĩa đều tuyên bố Nghị viện là cơ quan quyền lực cao nhất nước (Nghị viện do nhân dân bầu ra).

- Công dân có quyền tự do, bình đẳng, quyền tư hữu là thiên liêng. Về các quyền công dân thì Hiến pháp 1787 của Mỹ đề cập đến quyền tự do ngôn luận, tự do mang sung, bất khả xâm phạm về nhà ở, thư tín.

- Dân sự:

+ Tuyên bố quyền tư hữu là quyền thiên liêng (có 3 quyền: định đoạt, chiếm hữu và sử dụng), quyền này được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt. Luật Dân sự 1804 của Napoleon khẳng định: quyền tư hữu là quyền được sử dụng một cách tuyệt đối sao cho trong khuôn khổ của pháp luật khôn ai có thể bị ép buộc từ bỏ quyền sở hữu của mình nếu như điều đó không được thực hiện do các lợi ích xã hội, vì công bằng và được bồi thường trước (điều 545, chương II). Pháp luật cũng chia sở hữu tài sản thành hai loại là động sản và bất động sản, có những điều luật cho bất động sản.

+ Đặt chế định về công ty cổ phần tư sản nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. Luật cho phép các nhà tư sản hút vốn từ những người giàu vào công ty (gọi là cổ phiếu), cố phiếu được tính bằng tiền mặt. Hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất của công ty, số đầu phiếu tính theo cổ phần và quyền kiểm soát thuộc về nhà tư sản có cổ phiếu lớn.

+ Đặt ra chế định hợp đồng. Luật quy định, các bên tham gia hợp đồng được biểu lộ ý chí của mình và “không gây áp lực thân thế, kinh tế, lừa dối” khi tham gia hợp đồng (luật dân sự Napoleon 1804). Luật đặt ra điều kiện cho hợp đồng được thực hiện: (1) thực nghiêm chỉnh hợp đồng trong bất kỳ trường hợp nào; (2) hủy hợp đồng khi được các bên tham gia đồng ý và (3) chiến tranh, thiên tai chỉ trì hoãn hợp đồng thôi. Biện pháp bảo đảm: cầm cố, đặt cọc tiền, phạt tiền nếu vi phạm hợp đồng; trái vụ (không làm đúng hợp đồng => vi phạm hợp đồng)

- Hôn nhân và gia đình:

+ Hôn nhân dựa trên cơ sở tự nguyện và không ép buộc; người kết hôn phải đủ tuổi và có năng lực pháp lý nhất định (không mắc bệnh tâm sinh lý). Hình thức kết hôn có 3 loại: dân sự (được chính quyền thừa nhận); tôn giáo và cả hai.

+ Ly hôn: nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Pháp cấm ly hôn (ảnh hưởng của Thiên chúa giáo). Luật Dân sự Napoleon quy định chồng ly dị vợ nếu vợ không còn xứng đáng, vợ ly dị chồng nếu chồng sống chung với nhân tình. Luật pháp cũng quy định luôn: người chồng có quyền cao nhất, vợ phải phục tùng chồng và chị không có năng lực pháp lý nào, không được tham gia hợp đồng và kiện cáo trước tòa.

+ Thừa kế: có hai hình thức là thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo pháp luật: đề cao giá trị tài sản thừa kế, người thừa kế đều có quyền lợi. Thừa kế theo di chúc: thừa kế theo tài sản ghi trong chúc thư. Luật lục địa quy định, tài sản thừa kế sẽ giao hẳn cho người thừa kế; luật Anh – Mỹ quy định tài sản thừa kế sẽ phải giao cho người trung gian, người này làm thủ tục pháp lý trước khi giao tài sản cho người thừa kế.

- Hình sự: công dân bình đẳng trước pháp luật. Luật giảm nhẹ các hình thức xử phạt dã man, tàn bạo; không xử phạt người thân của kẻ phạm tội; hình phạt cụ thể và xứng tội (Luật 1791 của Pháp). Ở Anh có tồn tại nhiều hình thức xử phạt dã man như: chặt tứ chi, mổ bụng… đến năm 1819 thì bãi bỏ.

B. Thời kỳ tư bản lũng đoạn – chủ nghĩa đế quốc (1870 – 1945)

a. Quá trình ra đời, phát triển của các nhà nước thời kỳ tư bản lũng đoạn, đế quốc

Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của nhà nước tư bản độc quyền:

- Cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt, tất yếu dẫn đến tư bản độc quyền nhà nước. do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn tư bản nên nhà nước tư bản phải đứng ra can thiệp và điều tiết đối với nền sản xuất và phân phối tư sản.

- Lực lượng sản xuất ngày càng tập trung. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản độc quyền với giai cấp công nhân, các tầng lớp và giai cấp khác nhau ngày càng gay gắt. Để giữa được địa vị thống trị của mình, giai cấp tư sản lũng đoạn cần phải thiết lập nhà nước tư sản độc quyền.

- Để đối phó lại phong trào cách mạng thế giới (cách mạng tháng 10 nga thắng lợi, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động) và nhằm giữ vững thuộc địa và thị trường của chúng, nên nhà nước tư bản độc quyền đã ra đời.

Như vậy chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước ra đời là một sự bị động thối nát, hấp hối về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Nó ra đời nhằm tìm một phương pháp thống trị thích hợp hơn để duy trì và cũng cố địa vị đang lung lay của chúng.

b. Đặc điểm của nhà nước, pháp luật các quốc gia thời kỳ này (Anh, Pháp, Nhật, Đức, Mỹ…)

- Các nhóm tư bản lũng đoạn trực tiếp nắm giữa các chức vụ trong bộ máy nhà nước. Với chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước, nhà nước ở các nước tư bản đã trở thành công cụ tập trung vốn cung cấp cho các tập đoàn tư sản lũng đoạn, là công cụ phân phối lại thu nhập quốc dân dầu người có lợi cho TBLĐ, gây thiệt hại cho nhân dân lao động bằng những biện pháp; ngân sách, chính sách giá cả, lương bổng, lạm phát, tợ cấp cho bọn tư bản lũng đoạn, quốc hữu hóa, đền bù với giá cao những xí nghiệp thua lỗ hoặc kỹ thuật lạc hậu. Ngoài ra, nhà nước còn là một công cụ để tranh giành thị trường xuất khẩu tư bản và để thực hiện chính sách thực dân kiểu mới. Như vậy, nhà nước tư bản đã trở thành công cụ của một nhóm nhỏ tư bản độc quyền. Tất cả cơ cấu , chức năng nhà nước ngày càng công khai phục tùng bọn tư bản quyền. Trong thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh, bọn tư bản cầm quyền thông qua đại diện của chúng, còn trong thời kỳ tư bản lũng đoạn, bọn tư bản độc quyền trực tiếp giữa các chức vụ chủ chốt.

- Chức năng trấn áp và điều chỉnh các mối quan hệ chính trị, xã hội của nhà nước tư bản lũng đoạn. Nhà nước tư sản lũng đoạn ngày càng cồng kềnh, quan liêu, số lượng nhân viên tăng lên chưa từng thấy, đặc biệt là bộ máy hành pháp. Quyền lực ngày càng được chuyển từ lĩnh vực kinh tế, chính trị sang lĩnh vực hành chính. Các cơ quan đàn áp chủ yếu như quân đội, cảnh sát, tình báo, nhà tù được tăng cường đến mức tối đa.

Xóa bỏ nền pháp chế tư sản, xó bỏ những hình thức dân chủ tư sản, phát triển xu hướng độc tài, phát xít hóa bộ máy nhà nước.

- Một chức năng mới của nhà nước tư bản độc quyền là nhà nước tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế. Việc này được thực hiện thông qua một hệ thống các tổ chức nhà nước: cơ quan hành pháp, cơ quan điều tiết theo luật định giám sát hoạt động của các cơ quan kinh tế… phương pháp điều chỉnh thông qua tài chính nhà nước như hệ thống thuế khóa, hệ thống tín dụng, các cơ quan bảo hiểm xã hội, phúc lợi công cộng…

- Chức năng đối ngoại cũng có sự thay đổi nhất định so với thời kỳ trước. Nhà nước tư bản lũng đoạn ra đời trong bối cảnh cách mạng xã hội chủ nghĩa đang phát triển trên cục diện rộng lớn, đồng thời trào lưu hoà bình dân chủ cũng bùng lên một cách mạnh mẽ ở nhiều nước tư bản. Để đối phó với tình hình và cục diện chính trị thế giới, các nhà nước tư bản chống phá và ngăn cản quá trình phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới. Chúng tiến hành mọi thủ đoạn và biện pháp từ quân sự đến chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá,…

Nội dung:

+ Dân sự:

- Có chế định về sở hữu tư bản nhà nước. Chế định này điều chỉnh quan hệ quan hệ sở hữu tư bản nhà nước với mục đích vừa mang lại lợi ích cho nhà nước, vừa mang lại lợi nhuận tối đa cho tư bản độc quyền.

- Hạn chế tư hữu tư nhân, phục vụ tư bản độc quyền (thông qua việc xây dựng các công trình quy mô lớn). Việc trưng thu, trương mua quyền sử dụng đất để xây dựng đường giao thông, xây dựng các công trình quân sự ở các nước được tiến hành với thủ tục đơn giản. Thực chất, những quy định pháp luật trên đây đã hạn chế quyền tư hữu nhỏ, phục vụ cho các tập đoàn tư bản độc quyền (chỉ có tập đoàn tư bản lớn mới đủ vốn và khả năng xây dựng các công trình với quy mô lớn như thế).

- Có luật chống độc quyền (Trust). Trong nửa đầu thế kỷ XX, do phong trào đấu tranh của quần chúng nên đa số các nước tư sản ban hành những đạo luật chống Trust (luật chống độc quyền). Tuy nhiên, các đạo luật này không có hiệu lực trên thực tế hoặc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.

- Hôn nhân: quyền lợi của phụ nữ dần được cải thiện (được sử dụng tiền thu nhập, được thừa kế, bình đẳng trong hôn nhân).

- Quy định quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, hình thức lao động làm thuê (hợp đồng lao động, bảo hộ lao động, tranh chấp lao động…

+ Hình sự: ra luật về tội chính trị. Nội dung của các đạo luật này là cấm các Đảng Cộng sản hoạt động, hạn chế hoặc cấm các tổ chức công đòan, các cuộc bãi công và trào lưu dân chủ khác. Ngoài ra, Nhà nước đẩy mạnh đàn áp các ngoài vòng pháp luật. Bộ máy trấn áp của Nhà nước tư sản bỏ tù hoặc đã giết hại những người cộng sản và những người tiến bộ khác mà không cần xét xử, thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình, bãi công

* Đặc điểm pháp luật tư bản lũng đoạn:

- Do đặc điểm và một số chức năng mới của Nhà nước tư sản nên khối lượng các văn bản pháp luật tăng nhiều.

- Nhà nước tư bản độc quyền có chức năng mới là chức năng quản lý kinh tế nên pháp luật của thời kỳ này góp phần vào việc điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Trong một thời gian dài, Nhà nước tư bản ban hành và thực hiện nhiều đạo luật phát xít, trái với Hiến pháp tư sản. Sau đó, các đạo luật này dần dần bị bãi bỏ và các chế định của dân chủ tư sản từng bước được phục hồi và phát triển.

C. Chủ nghĩa tư bản hiện đại (1945 – 2000)

a. Quá trình ra đời, phát triển của các nhà nước thời kỳ chủ nghĩa tư bản hiện đại

+ Nhà nước:

1. Sự ra đời của nhà nước:

- Sau Thế chiến I, các nước bước vào thời kỳ ổn định; về sau thì bị chia thành 2 nhóm: dân chủ tư sản (Anh, Pháp, Mỹ) và phát xít (Đức, Ý, Nhật). Thế chiến II (1939 – 1945) nổ ra và kết thúc bằng thất bại của phe phát xít.

- Hiện nay, nhiều nhà nước tư bản tiến hành cải cách chính trị - xã hội cứu nguy cho CNTB. CNTB “không chết” và vẫn phát triển:

(1) Các nước tiến hành tư nhân hóa, lập sở hữu hỗn hợp lấy sở hữu tư nhân làm đầu.

(2) Cải cách chính trị - xã hội, dân chủ hóa đời sống nhân dân.

b. Đặc điểm của pháp luật các quốc gia thời kỳ này (Anh, Pháp, Nhật, Đức, Mỹ…)

- Kết hợp kinh tế và chính trị làm xuất hiện tư bản độc quyền nhà nước (nhà nước can thiệp vào quá trình sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hóa). Từ chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa tư bản độc quyền với Nhà nước diễn ra trên phạm vi quốc tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của tư bản độc quyền với sức mạnh chính trị của nhà nước để tạo thành sức mạnh to lớn chống lại chủ nghĩa xã hội.

- Cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2 đã tạo ra lực lượng sản xuất to lớn. Hoạt động xây dựng chính sách là mục tiêu cụ thể, rõ nét nhất của Nhà nước tư sản hiện nay trong việc định hướng cho từng lĩnh vực cụ thể.

- Hình thành xu hướng giải quyết xung đột, hòa hoãn và lập các liên minh. Nhà nước tư sản thể hiện xu hướng liên kết mạnh mẽ. Chủ nghĩa tư bản khôn khéo liên kết giữa các quốc gai có sức mạnh về kinh tế để tạo ra những phản ứng kịp thời, các cuộc khủng hoảng kinh tế nhanh chóng được khắc phục

- Điều chỉnh quan hệ chiến lược đối ngoại phù hợp tình hình thực tiễn quốc gia. Hòa bình thế giới được củng cố, chiến tranh bị đẩy lùi nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn còn nhiều. Nhiều nơi luôn có xung đột quân sự, tôn giáo, nội chiến… Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo xu hướng hòa bình, ổn định và lâu dài. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và liên minh quốc tế ra đời và đây là nét nổi bật thể hiện sự phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới; vai trò lớn của công ty xuyên quốc gia và tính quốc tế hóa của thương mại thế giới phát triển mạnh mẽ.

- Tăng cường kinh phí cho các cuộc chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, nhận thức về nguy cơ hủy diệt của chiến tranh nền nhiều nước từ bỏ vũ khi hạt nhân, cắt giảm lực lượng quân sự. Sau khi Liên xô tan rã, Mỹ vươn lên vị trí hàng đầu nhưng do sự thành công của Trung Quốc, Việt Nam và Cuba nên nó (Mỹ) cùng các nước tư bản khác điều chỉnh chính sách đối ngoại: tăng cường hỗ trợ ODA, viện trợ để khuếch trương thanh thế, tăng cường sự lệ thuộc của nước nhỏ vào nước lớn.

D. Thay đổi của nhà nước – pháp luật tư bản hiện đại

+ Thay đổi về mặt nhà nước:

- Tư bản độc quyền tiếp tục nắm chức vụ cao trong nhà nước. Nắm được quyền lực kinh tế, tất yếu nảy sinh nắm quyền lực về chính trị. Trên thực tế, Tổng thống, thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện.. đều là những người giàu có, đại tư sản nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

- Vai trò thực quyền của tổng thống, thủ tướng được nâng cao. Tình hình thế giới diễn ra quá nhanh, điều này cho phép có những sự chậm trễ. Sự phức tạp, rắc rối về thủ tục hành chính, sự đối lập giữa các đảng phái trong Nghị viện là nguyên nhân gây ra sự khó khăn, chậm trễ. Ví dụ, Pháp tăng cường quyền lực Tổng thống, Nhật bãi bỏ quyền hành của Vua

- Nhà nước tư sản quản lý kinh tế theo định hướng tư bản chủ nghĩa. Hệ quả đời sống kinh tế luôn được nâng cao, bởi lẽ các nước tư bản biết áp dụng các thành tựu khoa học vào quản lý nhà nước. Khi đạt được những thành tựu về kinh tế, các nước sẽ giải quyết các chính sách xã hội đặc biệt là các chính sách trợ cấp về thất nghiệp, an sinh xã hội…

- Phát triển dân chủ tư sản. Các quốc gia đã xóa bỏ thế chế phát xít, bãi bỏ các đạo luật trái hiến pháp (hủy bỏ hạn chế về tư cách cử tri, cải thiện quyền lợi của phụ nữ và người da màu)

- Thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo, tăng cường phòng thủ. Tăng cường phòng thủ quân sự, vừa cạnh tranh quyết liệt vừa hợp tác.

- Hệ thống chính trị ổn định, ít có khủng hoảng chính trị, dùng biện pháp ôn hòa để giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường thiết chế tư sản.

Thay đổi về bộ máy nhà nước Mỹ:

- Vai trò của tư bản độc quyền, cơ quan hành pháp tăng cao.

- Mở rộng liên bang, tu chính Hiến pháp.

- Trấn áp các trào lưu, tư tưởng tiến bộ.

- Bành trướng xâm lược

Thay đổi bộ máy nhà nước Nhật Bản (1945 – nay), thể hiện trong Hiến pháp 1946

- Hoàng đế không còn thực quyền, quyền lực thực tế thuộc về Chính phủ (chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội)

- Quốc hội là cơ quan có quyền tối cao, kế là chính phủ có nhiều quyền hành pháp.

Hiến pháp 1946 ra đời là tuyên ngôn hòa bình, tôn trong các quyền tự do dân chủ và Nhật không được tham gia chiến tranh với bất kỳ nước nào. Hiến pháp cũng quy định, Thiên hoàng không là đại diện quốc gia và không nắm quyền hành nữa, quyền lực thực tế thuộc về tay của Quốc hội và chính phủ. Bộ máy hành pháp được hoạt động khi nó được Hạ nghị viện tín nhiệm. Hiến pháp trao cho tòa án tối cao quyền quyết định cuối cùng về các đạo luật và các văn bản quy phạm, chính điều này đã tạo điều kiện cho giới cầm quyền gây sức ép chống quốc hội. Hiến pháp cũng quy định luôn: chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước quốc hội chứ không chịu trách nhiệm trước Hoàng đế như trước.

- Tòa án tối cao nắm quyền tư pháp.

+ Thay đổi về mặt pháp luật:

- Pháp luật công khai quyền tư do, dân chủ của công dân. Khái niệm “công dân” lần đầu tiên được nhà nước tư sản đưa vào đạo luật của mình, điều đó phần nào thể hiện rõ tính chất nhân đạo của pháp luật tư sản. Trên cơ sở đó, lần đầu tiên pháp luật tư sản xác lập quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và những đảm bảo của nhà nước đối với những quyền đó

- Tuyên bố nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy tư sản, theo đó về mặt hình thức, quyền lực nhà nước được phân chia thành 3 loại quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp và 3 cơ quan thực hiện 3 quyền đó là Nghị viện, chính phủ và tòa án hoạt động độc lập, kiềm chế lẫn nhau và đối trọng nhau để không có cơ quan nào nắm hệt mọi quyền lực, hạn chế sự độc đoán và chuyên quyền.

- Tuyên bố nguyên tắc tự do hợp đồng trong các lĩnh vực như kinh tế, lao động, hôn nhân – gia đình… “Hợp đồng” trở thành một chế định của pháp luật tư sản. Như vậy, pháp luật tư sản không chỉ giải phóng sức lao động, mà còn giải thoát thân phận của người phải phụ thuộc vào giai cấp thống trị; về hình thức mọi cá nhân được quyền tự do ngôn luận, tự do thỏa thuận theo nguyên tắc bình đẳng giữa 2 bên trong quan hệ giao dịch dân sự, kinh tế, hôn nhân – gia đình

- Có sự nghiêm minh trong các chế định pháp luật. Điều đó thể hiện rõ trong việc thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc pháp chế trong tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội và các hoạt động của công dân.

- Hạn chế, loại bỏ nhiều hình phạt dã man của các pháp luật thời kỳ trước. So với pháp luật hình sự phong kiến, pháp luật tư sản không có hình thức chịu trách nhiệm tập thể (thay vào đó là cá thể hóa trách nhiệm hình sự), không còn hình thức chuộc tội bằng tiền, không còn trả nợ máu, không còn những tội phạm về tôn giáo.

Nội dung:

Luật Hiến pháp:

- Là đạo luật cơ bản của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Ghi nhận quan hệ tương quan giữa giai cấp thống trị - nhân dân. Người dân có quyền lợi, nghĩa vụ nhất định: tuân thủ pháp luật, đóng thuế hợp pháp, phục vụ bồi thẩm đoàn và phục vụ công cộng)

- Mở rộng các quyền tự do, dân chủ trong nhân dân như quyền bầu cử, bình đẳng và quyền có việc làm.

+ Dân sự:

- Hạn chế quyền tư hữu nhỏ (tước đoạt một số phần như nước, đất đai, sử dụng không phận), quy định sở hữu tư bản nhà nước (tiêu biểu là các tư bản độc quyền, phục vụ lợi ích của xã hội)

- Quy định tổ chức xí nghiệp tư bản nhà nước. Pháp luật quy định 3 hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn – công ty trách nhiệm vơ hạn; liên hiệp các xí nghiệp tư bản nhà nước, xí nghiệp không có quyền độc lập về kinh tế (quyền tài chính thuộc về nhà nước)

- Ra đạo luật chống độc quyền, nhưng phần lớn đều không có hiệu lực trên thực tế vì nó không phù hợp với quy luật phát triển của tư bản.

- Địa vị phụ nữ thay đổi nhiều (họ được quyền sử dụng số thu nhập của mình, có quyền khiếu nại, tự chọn lựa nghề nghiệp), nhất là trong hôn nhân. Trong hôn nhân, luật cấm cưỡng ép kết hôn; đơn giản hóa trong ly hôn (đối xử tàn nhẫn, không chung thủy và mắc bệnh nan y được phép ly hôn).

- Thừa kế: có nhiều điểm mới là đảm bảo điều kiện vật chất cho người phụ nữ ở góa; con ngoài giá thú và các loại con khác được tham gia thừa kế.

+ Hình sự:

- Cấm bãi công, đình công, thành lập công đoàn. Luật cấm Đảng Cộng sản bãi công, cấm các tổ chức công đoàn, cấm bãi công, đình công nhưng các quy định khá mập mờ tạo điều kiện cho các cơ quan dễ dàng đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng.

- Gia tăng khung hình phạt với nhiều loại tội phạm nguy hiểm. Do tình hình tội phạm tăng nhanh về số lượng và mức độ nguy hiểm nên phải gia tăng hình phạt lên.

- Bãi bỏ án tử hình. Do xu hướng ôn hòa và nhân đạo diễn ra liên tục nên nhiều nước bãi bỏ án tử hình như Đức, Anh, Pháp, Hoa Kỳ…

Chương 4: Nhà nước và pháp luật thế giới thời kỳ xã hội chủ nghĩa

4.1. Công xã Paris (La Commune de Paris)

a. Nguyên nhân bùng nổ và sự thành lập nhà nước Công xã Paris

+ Nguyên nhân:

- Giữa những năm 60 cuả thế kỷ XIX, đế chế II của Napoleon III khủng hoảng, nông dân lâm vào tình cảnh đói kém, công nhân thất nghiệp, phong trào đấu tranh của quần chúng diễn ra mạnh mẽ.

- Napoleon III gấy chiến tranh với Phổ năm 1870 – 1871 nhằm gia tăng áp lực với các cuộc đấu tranh trong nước.

+ Diễn biến:

- Đế chế II sụp đổ, giai cấp tư sản Pháp tiến tới thành lập Chính phủ Vệ quốc (4/9/1871). Khi quân Phổ tấn công Paris, chính phủ này ký hiệp ước đầu hàng (28/1/1871), với mục đích mượn tay Phổ vào để đàn áp cách mạng trong nước.

- Trước tình hình thù trong giặc ngoài, quần chúng Paris tràn vào thủ đô, lật đổ chính phủ hiện hành và thiết lập nền cộng hòa (18/3/1871). 8 ngày sau, vào ngày 26/3/1871 Ủy ban Trung ương thành lập Hội đồng Công xã Paris, với khoảng 70 – 80% công nhân tham gia chính quyền mới, còn lại là nông dân và tư sản, tiểu chủ và Hội đồng này là cơ quan cấp cao của cả nước. Ba ngày sau, Hội đồng này lập ra 10 Ủy ban giúp việc cho Hội đồng. Các ủy ban này có 5 – 8 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch chỉ chịu trách nhiệm trước Hội đồng Công xã. Ngoài ra, Hội đồng thành lập các tòa án cách mạng, công bố bản tuyên ngôn – được xem như văn bản pháp luật đầu tiên của nhà nước vô sản đầu tiên.

b. Tổ chức Bộ máy nhà nước Công xã Paris

Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 26/3/1871, Ủy ban trung ương quân sự Paris (thành lập ngày 18/3) quyết định thành lập Hội đồng Công xã, bầu cử người vào nắm các chức vụ trong Hội đồng theo nguyên tắc phổ thong đầu phiếu. Kết quả, nhân dân bầu được 85 người vào Hội đồng, trong đó có 25 người đại diện cho tư sản, 30 người đại diện Quốc tế Cộng sản, 15 người thuộc giai cấp tư sản không tham gia Công xã. Số còn lại là trí thức tiểu tư sản. Hội đồng Công xã có thể bị nhân dân bãi miễn nếu không được tín nhiệ,. Hội đồng Công xã là cơ quan tối cao, các cơ quan khác chỉ chịu trách nhiệm trước Hội đồng này.

Ngày 29/3, Hội đồng Công xã cử ra 10 Ủy ban của mình để giúp việc cho Hội đồng gồm Ủy ban hành pháp, ủy ban Tài chính, Ủy ban Quân sự, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban An ninh. Ủy ban Lương thực, Ủy ban Lao động, Ủy ban giáo dục, Ủy ban Ngoại giao, Ủy ban Công – thương nghiệp. Các ủy ban này có 5 – 8 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch chỉ chịu trách nhiệm trước Hội đồng Công xã. Ngoài ra, Hội đồng còn thành lập các tòa án cách mạng để trấn áp các lực lượng phản cách mạng, thành lập nhiều tổ chức quần chúng như Công đoàn, Hội phụ nữ làm chỗ dựa cho Công xã.

Ngày 19/4, Hội đồng công bố bản tuyên ngôn đầu tiên, khẳng định Công xã là một nhà nước kiểu mới ở Pháp – nhà nước Cộng hòa kiểu lien kết các công xã tự do. Các công xã đều có quyền tự trị, có lực lượng vũ trang riêng. Nhưng đây cũng chính là nhược điểm của Công xã, vội thành lập chính quyền ngay trong khi chưa dẹp tan hoàn toàn lực lượng tư sản, tạo điều kiện cho nó nổi dậy, tổ chức lực lượng chống lại Công xã.

Về tổ chức bộ máy thì chúng tôi có nhận xét chung: mặc dù nhà nước tổ chức còn sơ sài, chưa phân định quyền lực của các ủy ban, nhưng nó đã đem lại nhiều quyền lợi lớn cho nhân dân.

c. Pháp luật của Công xã Paris

Sắc lệnh là hình thức chủ yếu của pháp luật nước Pháp thời Công xã Paris. Ngay sau khi thành lập các ủy ban, Hội đồng công xã đã ban bố sắc lệnh 29/3, tuyên bố chỉ có công xã mới có quyền ra các sắc lệnh. Sau đây là một số sắc lệnh quan trọng:

- Sắc lệnh ngày 3/4 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước

+ Điều 1: Tách nhà thờ ra khỏi bộ máy nhà nước

+ Điều 2: Hủy bỏ ngân sách về tôn giáo

+ Điều 3: Những tài sản bất động sản được coi là tài sản quốc gia.

- Sắc lệnh ngày 15/4 giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn, mọi công việc đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân.

- Sắc lệnh ngày 27/4 cấm mọi hình thức cúp phạt công nhân, đặt ra quy định ngày làm 8 giờ.

Các sắc lệnh khác quy định giá bánh mỳ, giá thịt bò, thịt cừu để bình ổn giá cả.

Công nhân được rời bỏ những nhà hầm tối tăm đến ở các dinh thự của bọn quý tộc, tư sản đã bỏ trốn. mọi người được hưởng nền giáo dục không mất tiền…

Như vậy có thể nói, pháp luật của công xã đa phần là các sắc lệnh thể hiện tính chất của một nhà nước non trẻ, chưa ổn định. Điểm tiến bộ của các sắc lệnh là những điều lệnh của chúng đều mang lại lợi ích chính đáng cho người dân. Sự ra đời của Công xã Paris – một nhà nước vô sản mới, tiến bộ hơn so với tư sản – chứng tỏ một trật tự mới đã được xác lập, đem lại quyền lợi thiết thực cho nhân dân lao động; đồng thời sự ra đời này cũng thể hiện được mong mỏi, nguyện vọng của quần chúng nhân dân và bảo vệ người lao động. Pháp luật của Công xã có bản chất khác với pháp luật, đó là bản chất của nhà nước vô sản, thể hiện mong muốn xây dựng mô hình nhà nước mới phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân đó là tự do, hạnh phúc và bình đẳng trong làm việc, học tập và sinh hoạt cộng đồng.

d. Nguyên nhân thất bại và bài học lịch sử của Công xã Paris

+ Nguyên nhân thất bại:

- Chủ nghĩa tư bản còn mạnh, lực lượng đấu tranh của giai cấp công nhân trên thế giới chưa trở thành mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa tư bản.

- Lực lượng cách mạng trì hoãn việc tấn công quân chính phủ ở Versailles nên chúng có thời gian tập hợp lực lượng chống lại Công xã.

- Không tịch thu các ngân hang Paris trong lúc công xã đang rất cần tiền, không kịp thời chống bọn phản động ở Paris.

- Chưa chú trọng đến việc huấn luyện, trang bại cho lực lượng vũ trang.

- Chưa có sự liên minh mạnh mẽ với giai cấp nông dân.

+ Bài học lịch sử:

- Công xã Paris là hiện thực đầu tiên của chuyên chính vô sản, là hình thức chủ yếu đầu tiên của nhà nước vô sản. Nền chuyên chính được thiết lập tuy chưa đầy đủ và hoàn thiện nhưng khác hẳn về chất so với nhà nước tư sản.

- Xây dựng một loạt hệ thống các sắc lệnh tiến bộ bảo vệ quyền lợi của quần chúng lao động.

- Cho thấy sự cần thiết phải thành lập một chính đảng tiên phong của giai cấp công nhân.

- Bài học sâu sắc về việc giai cấp vô sản đã nắm chính quyền thì phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, sau đó mới xây dựng nhà nước mới.

- Bài học sâu sắc về giữ chính quyền: giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ vững chính quyền còn khó hơn gấp nhiều lần. Đồng thời, để củng cố chính quyền cần mở rộng dân chủ, lien hệ mật thiết giữa chính quyền và nhân dân, tăng cường khối liên minh công nông.

- Ngoài ra, sự thất bại của công xã để lại nhiều bài học quý về nắm thời cơ, chiến lược, sách lược.

4.2. Nhà nước Liên Xô (1917 – 1991)

a. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười và sự thành lập nhà nước Xô Viết

+ Tình hình Nga trước cách mạng

- Kinh tế: Nga chuyển sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa nhưng còn lạc hậu hơn so với các nước tư bản khác.

- Chính trị: Nga là nước quân chủ chuyên chế dưới sự thống trị của Sa hoàng Nga. Tư sản Nga không những tham gia lật đổ chế độ phong kiến mà ngược lại còn câu kết với phong kiến chống lại cách mạng.

- Xã hội: Nga là đất nước có nhiều dân tộc (95 dân tộc), các dân tộc này bị phong kiến Nga áp bức, bóc lột nặng nề. Vì thế ở nước Nga, những mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt nhất, điển hình nhất. Cuối thế kỷ XIX, với sự ra đời của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (1898) thì giai cấp công nhân đã hình thành và bước đầu nắm quyền lãnh đạo cách mạng. Sau cách mạng 1905 – 1907, đảng này bị phân hóa thành 2 phái: Bolshevich và Melshevich, trong đó phái Bolshevich chiếm đa số trong đảng, có chủ trương đưa giai cấp vô sản trở thành giai cấp cầm quyền và thực hiện liên minh công nông.

+. Cách mạng tháng Hai

Đầu năm 1917, mâu thuẫn giữ các tầng lớp diễn ra gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân, công nhân. Ngày 27/2/1917, công nhân, nông dân và binh lính khởi nghĩa giành thắng lợi ở Petrograd, chính quyền Sa hoàng sụp đổ và các Xô viết của họ (những người khởi nghĩa) thành lập ở nhiều nơi trên cả nước.

Tuy nhiên sau cách mang tháng Hai, ở nước Nga xảy ra sự kiện mới: tồn tại hai chính quyền song song là chính phủ tư sản – chính phủ của các Xô viết. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây nhiều khó khăn mới cho cách mạng nên Đảng Bolshevich (đứng đầu là Lenin) đặt ra nhiệm vụ phải đánh bại chính phủ tư sản thì mới mong lập được chính quyền Xô viết của giai cấp công nhân.

+ Cách mạng tháng Mười và sự thành lập nhà nước Xô viết

Trước tình hình cách mang như trên, Lenin từ Phần Lan trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Trong Hội nghị 4/4/1917, Người nhận định lúc này Xô viết đang thành lập và chính quyền tư sản chưa củng cố nên tiến hành biện pháp hòa bình. Luận cương tháng Tư do Lenin viết và công bố ngay trong hội nghị đã nhận định tình hình và vạch ra các con đường đi tiếp của cách mạng, dẫn cách mạng từ buổi đầu là cách mạng tư sản lên thẳng cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Sau hội nghị tháng Tư, phong trào cách mạng lại diễn ra sôi nổi với mục đích chống lại chính sách phản động của chính phủ lâm thời. Đến tháng 7, khởi nghĩa bị đàn áp. Ngày 26/7/1917, Đại hội VI của Xô viết họp lại, quyết định không dùng phương pháp hòa bình mà sẽ tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống chính quyền tư sản. Tháng 10, Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng và tới ngày 25/10 thì phát động khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi hoàn toàn ở thủ đô, tuyên bố thành lập Chính phủ công nông đầu tiên trong lịch sử.

+ Ý nghĩa lịch sử:

- Cách mạng tháng Mười thiết lập một nhà nước vô sản cua nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mở ra kỷ nguyên mới là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

- Cách mạng tháng Mười có ảnh hưởng lớn đến toàn thể giới. Nó làm sụp một mảng lớn của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa và các vùng phụ thuộc.

- Để lại nhiều kinh nghiệm về giành chính quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, liên minh công nông, bạo lực cách mạng và quan hệ giữa cách mạng trong nước và thế giới.

b. Tổ chức bộ máy nhà nước Xô viết

+ Giai đoạn 1: 1917 - 1922

Sau khi cách mạng giành thắng lợi, những người lãnh đạo trong các Xô viết Nga đứng đầu là Lenin quyết định thông qua các sắc lệnh thành lập nhà nước mới. Ngày 25/10, sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Lenin cùng ban lãnh dao trong Đại hội các Xô viết toàn Nga quyết định thành lập Đại hội Xô viết toàn Nga – đây là cơ quan cao nhất nước. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Xô viết toàn Nga, các Hội đồng các ủy viên nhân dân như: Hội đồng tối cao về kinh tế (2/12/1917), Ủy ban đặc biệt toàn Nga (20/12/1917), Hồng quân công nông (15/1/1918) và Hải quân công nông (19/1/1918). Ngày 27/1/1918, Đại hội III Xô viết toàn Nga họp và tuyên bố nước Nga là nhà nước Liên bang cộng hòa Xô viết. Tháng 7/1918 thông qua Hiến pháp đầu tiên.

+ Giai đoạn 2: 1922 – 1991

Ở giai đoạn này, do Liên Xô là nhà nước cộng sản đầu tiên nên mô hình chính trị của nhà nước Liên Xô là mẫu hình chung cho các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Đặc điểm bao trùm của thể chế chính trị của nhà nước Liên Xô là chế độ một đảng lãnh đạo.

Khác với các nhà nước khác tổ chức trong mô hình tam quyền phân lập, nhà nước Liên Xô tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng Cộng sản Liên Xô nắm toàn quyền mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cơ quan quyền lực cao nhất của Liên Xô là Xô viết tối cao Liên Xô (Верховный Совет), có 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, và trực tiếp đảm nhiệm chức năng lập pháp. Cơ quan thường trực của nó chính là Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô (Chủ tịch Đoàn chỉ nắm quyền trên danh nghĩa, người có quyền tối cao nhất là Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô). Xô viết Tối cao bầu ra Hội đồng Bộ trưởng (đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng) và Hội đồng này có quyền hành pháp; đồng thời nó cũng bầu ra Tòa án Tối cao để nắm quyền tư pháp.

Ở địa phương cũng bắt chước cách tổ chức của Trung ương, cũng chia thành 3 cấp là Xô viết địa phương (nắm quyền lập pháp, do dân bầu); Ủy ban hành chính (nắm quyền hành pháp) và Tòa án tối cao ở các địa phương.

Về chính trị thì đặc điểm nổi bật nhất của tổ chức bộ máy nhà nước Liên Xô, đó là sự bao trùm của Đảng Cộng sản lên hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Liên Xô là cơ quan lãnh đạo toàn liên bang và không do dân bầu. Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, chính phủ áp dụng hệ thống “Nomenclatura" (nghĩa là hệ thống cơ cấu cán bộ theo sự chỉ định của Đảng): ở mỗi cấp hành chính, Xô viết và tư pháp luôn song hành với Đảng ủy (Parkom). Các đảng viên của Parkom luôn chi phối các Xô viết theo tỉ lệ đảm bảo sự lãnh đạo: ứng viên vào Xô viết phải do Parkom đề cử, ứng viên ngoài đảng luôn chiếm tỉ lệ áp đảo so với ứng viên được đề cử. Các vị lãnh đạo ở các cơ quan hành pháp cũng là từ Parkom bầu ra (Phó bí thư Đảng là Chủ tịch ủy ban hành chính). Các Xô viết và Ủy ban hành chính các cấp đều chấp hành các văn bản pháp luật, chỉ thị một cách nghiêm túc, nhất quán (không thay đổi, theo chiều dọc đi từ trên xuống các cấp dưới). Ở các nước cộng hòa cấp liên bang cũng vậy. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Xô viết tối cao, Chánh án Toà án tối cao, các Bộ trưởng thường là các Uỷ viên Bộ chính trị của Đảng, đôi khi Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao (như Brezhnev) hoặc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (như Khrushchov). Các Bộ trưởng thường là Uỷ viên Bộ chính trị hoặc Trung ương Đảng. Khi họp Chính phủ hoặc Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao thì thực tế là họp Bộ Chính trị mở rộng. Tại Liên Xô chỉ đạo của Đảng là trực tiếp: Đảng ủy có thể đưa ra các chỉ đạo thẳng đến các Xô viết và các Uỷ ban hành chính chứ không cần thiết phải biến các nghị quyết đảng đó thành các nghị định của các ngành này nữa.

Tổ chức bộ máy nhà nước như vậy mang tính tập trung quyền lực rất lớn vào Đảng. Tuy việc tập trung này có thể sẽ là tốt, có ích nhưng nó sẽ có hại khi có hiện tượng lạm dụng quyền lực ở các cấp ủy Đảng (vì nó không bị nhân dân kiểm soát, Đảng độc quyền về pháp luật), dẫn tới tình trạng mất tự do, dân chủ và đất nước dần dần đi xuống (thời Brezhnew); về sau Gorbachov cải tổ lại nhưng càng lún sâu vào khủng hoảng và kết quả là nhà nước này bị lật đổ (1991).

c. Pháp luật nhà nước Xô viết:

* Các bản hiến pháp chính:

- Pháp luật nhà nước Xô viết lúc này chủ yếu là các Hiến pháp. Trong suốt quá trình tồn tại của mình, nhà nước Xô viết ban hành năm bảng Hiến pháp là Hiến pháp 1918, Hiến pháp 1924, Hiến pháp 1936, Hiến pháp 1977 và Hiến pháp 1990. Mục tiêu chính của Hiến pháp là tạo cơ sở pháp lý cho Đảng và nhân dân Liên Xô tiếp tục xây dựng đất nước, chống thù trong giặc ngoài.

- Hiến pháp năm 1918 quy định bộ máy nhà nước gồm: Đại hội các Xô viết toàn Liên bang và Đại hội này có quyền lập pháp. Ban Chấp hành Trung ương toàn liên bang là cơ quan thường trực giữa hai kỳ đại hội. Cơ quan này có 2 Viện: Viện Liên bang gồm 451 đại biểu do các Xô viết thuộc Liên bang bầu ra và Viện Dân tộc gồm 136 đại biểu do các nước cộng hòa thành viên cử ra. Cả hai viện này cũng có quyền lập pháp. Chủ tịch đoàn của Ban Chấp hành Trung ương toàn liên bang gồm lãnh đạo của hai viện, 9 người khác của hai viện bầu chung vào, Hội đồng các Ủy viên nhân do Ban chấp hành Trung ương lien bang bầu ra.

- Hiến pháp năm 1936: quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Văn bản này khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Đại hội Xô viết Liên Xô có quyền lập hiến, Xô viết tối cao có quyền lập pháp và cơ quan này cũng có 2 Viện: Viện Liên bang đại diện cho cử tri toàn Liên bang, cứ 30 vạn người thì bầu ra 1 đại biểu và Viện Dân tộc: các nước cộng hòa thành viên cử ra 25 đại biểu, cộng hòa tự trị bầu ra 11 người. Cả hai viện này cũng có quyền lập pháp.

Theo Hiến pháp trên, Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao là cơ quan thường trực, gồm 37 thành viên có quyền lực rất lớn, có quyền hủy bỏ một quyết định nào mà họ cho là không đúng của Hội đồng ủy viên nhân dân, kiểm tra hoạt động của các Hội đồng ủy viên nhân dân và ra sắc lệnh tổng động viên, ký hiệp ước quốc tế. Còn Hội đồng các ủy viên nhân dân đó là Chính phủ, gồm 34 bộ và có quyền hành pháp. Hiến pháp khẳng định hơn nữa quyền tự do của nhân dân, tạo cơ sở pháp lý cho Đảng và nhân dân Liên Xô chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất, tinh thần để xây dựng đất nước và chuẩn bị cho Thế chiến II.

- Hiến pháp năm 1977: Điểm mới của Hiến pháp là nó khẳng định nhà nước Xô viết là nhà nước của toàn dân, do dân và vì dân. Hiến pháp kêu gọi các tầng lớp, giai cấp được tham gia quản lý, giám sát bộ máy nhà nước. Cơ quan cao nhất của nó là Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, cơ quan nắm quyền hành pháp là Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Chủ tịch Hội đồng và các thành viên đều do Xô viết tối cao bầu ra.

- Hiến pháp năm 1990: quyết định lập chế độ Tổng thống, do nhân dân bầu ra bằng phổ thông đầu phiếu và có nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống đứng đầu Hội đồng liên bang Xô viết, là tổng chỉ huy quân đội, có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn Chủ tịch Hội đồng Bô trưởng Liên Xô.

* Đặc điểm của Hiến pháp Liên Xô:

- Pháp luật Liên Xô là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, là cơ sở và có ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị - pháp luật, cơ cấu và định chế pháp luật đối với các nhà nước xã hội chủ nghĩa khác.

- Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và toàn xã hội.

- Hệ thống pháp luật Xô viết gồm nhiều ngành luật như luật hiến pháp, luật hành chính, luật đất đai, luật dân sự, luật hôn nhân – gia đình và luật tố tụng dân sự.

- Pháp luật Liên Xô có hai hệ thống:

+ Hệ thống pháp luật chung, có hiệu lực của toàn liên bang

+ Hệ thống pháp luật của các nước cộng hòa thành viên trong Liên bang (Mặc dù các nước cộng hòa đều có pháp luật riêng nhưng không trái với pháp luật Liên bang)

4.3. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa khác (ngoài Liên Xô) (1945 – 1991)

Sau Thế chiến thứ hai, các nước Á – Phi – Mỹ latin bị đế quốc phương Tây chiếm đóng. Trước tình hình đó, giai cấp tư sản không còn tiến bộ nữa, mất quyền lãnh đạo cách mạng và phải nhường lại cho giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản lớn mạnh, nắm quyền lãnh đạo cách mạng và góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc.

Ở châu Âu, sau khi chủ nghĩa phát xít Đức, Ý bị đánh bại thì các nước ở phía Đông châu Âu nổi dậy, phối hợp Hồng quân Liên Xô đánh tan quân phát xít để giành chính quyền về tay mình. Bắt kịp phong trào đấu tranh ở các nước châu Âu, nhiều Đảng Cộng sản ở các nước châu Á như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền về tay mình

Sau Thế chiến II, các nước xã hội chủ nghĩa ra đời đã tiến hành xây dựng nhà nước cùng hệ thống pháp luật để đưa quốc gia phát triển, bảo vệ độc lập dân tộc

4.3.1. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu

Nhìn chung, hệ thống chính trị - pháp luật trải qua 2 giai đoạn là (1) hình thành chuyên chính công nông (1945 – 1949) và (2) hình thành chuyên chính vô sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1949 – 1990).

4.3.1.1. Cộng hòa nhân dân Albani

Sau khi phát xít Ý đầu hàng Đồng minh (1943), Hồng quân Liên Xô đến phổi hợp quân dân Albani đứng lên giành chính quyền về tay mình. Ngày 11/1/1946, nhân dân Albani bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ mới. Sau khi được thành lập, Chính phủ đã làm nhiều việc có lợi cho nhân dân như: tuyên bố Albani là nước cộng hòa nhân dân, quốc hữu hóa xí nghiệp, ban hành cải cách ruộng đất. Năm 1976, Hiến pháp mới của Albani ban hành đã đối tên nước là Cộng hòa nhân dân xã hội chủ nghĩa Anbani. Mô hình nhà nước của nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của Liên Xô, đứng đầu là Chủ tịch đoàn, Chủ tịch Quốc hội (do Quốc hội bầu ra). Đến năm 1989, chế độ dân chủ nhân dân bị sụp đổ, chính phủ mới của nó hướng đất nước theo chế độ Cộng hòa Nghị viện[23]. Hiến pháp mới thông qua ngày 22 tháng 12 năm 1998.

4.3.1.2. Cộng hòa nhân dân Bulgaria

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân, quần chúng nhân dân đã đấu tranh chống lại phát xít Đức chiếm đóng. Năm 1942, Mặt trận Tổ quốc Bulgaria ra đời đã cùng với nhân dân lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức và giành thắng lợi hoàn toàn.

Tháng 11/1945, Bulgaria bầu cử Quốc hội. Quốc hội mới của nó ra Sắc lệnh cải cách ruộng đất (3/1946), Sắc lệnh về quốc hữu hóa xí nghiệp (12/1946) và đến tháng 9/1946 thì tuyên bố: Bulgaria là nước Cộng hòa dân chủ nhân dân, và nhân dân bước vào thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa. Năm 1990 sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa bị lật đổ thì Bulgaria theo chế độ Nghị viện. Hiến pháp hiện hành được thông qua ngày 12-7-1991. Bulgaria chú trong quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, Tây Âu, Nga, SNG, Đông Âu và các nước Châu Á

4.3.1.3. Cộng hoà nhân dân Hungaria

Sau hơn 4 năm bị phát xít Đức chiếm đóng, năm 1994, quân đội Liên Xô giải phóng Hungaria và thành lập chính phủ mới. Chính phủ đó thực thi các nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất năm 1946). Sau gần 1 năm ổn định, Hungaria có sự khủng hoảng nội bộ. Đảng Tiểu nông do bọn tư sản phản động muốn lật đổ chính phủ để đưa Hungaria về với tư bản chủ nghĩa. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản đã liên minh với các đảng khác như Đảng Xã hội dân chủ, Đảng Nông dân và Công đoàn đã đánh bại Đảng Tiểu nông của tư sản, đựa đất nước trở lại quỹ đạo xã hội chủ nghĩa. Tháng 8/1947, Quốc hội mới được thành lập và trong đó thành viên của Đảng Cộng sản chiếm đại đa số. Tháng 6-1948, Đảng Lao động Hunggari được thành lập trên cơ sở hợp nhất Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ. Năm 1949, Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua, khẳng định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1989, Hungaria xóa bỏ chế độ hiện hành và thành lập chế độ Nghị viện, đến 2004 trở thành thành viên của EU

4.3.1.4. Công hòa nhân dân Rumani

Thời Thế chiến II, Rumani là chư hầu của phát xít Đức và có tham gia Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản. Trước nguy cơ thất bại của Đức, Đảng Cộng sản Rumani lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh, thành lập Mặt trận dân tộc dân chủ nhân dân. Tháng 11/1946 sau thắng lợi của cuộc đấu tranh chống phát xít, Rumani đã bãi bỏ chế độ quân chủ và thành lập Chính phủ mới do Đảng Cộng sản đứng đầu. Năm 1947, Chính phủ tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng, xí nghiệp, đến ngày 30/12/1947 thì Quốc hội thông qua Hiến pháp tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Rumani. Năm 1989, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Rumani đi theo thế chế hỗn hợp (lưỡng viện, đa đảng)

4.3.1.5. Cộng hòa nhân dân Ba Lan

Năm 1918, Ba Lan thiết lập chế độ cộng hòa đại nghị (Pilsudski làm Tổng thống). Năm 1939, Ba Lan bị chiếm đóng thì chính phủ Moscicki (tư sản) bỏ chạy ra nước ngoài, nhưng nhân dân Ba Lan không đầu hàng và cùng với Đảng Công nhân Ba Lan tiến hành chiến tranh chống phát xít. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, các đảng phái dân chủ đã thành lập Hội đồng dân tộc Ba Lan. Năm 1944, Ủy ban dân tộc được thành lập do B. Bierut đứng đầu, đã lãnh đạo nhân dân (phối hợp với Liên Xô) đánh bại quân địch, giải phóng hoàn toàn nước Ba Lan.

Cuối năm 1945, chính phủ Bierut hoàn toàn kiểm soát các ngân hàng của Nhà nước; thế nhưng lúc này chính phủ lưu vong của Raczkiewicz đang chống đối cách mạng nên chính phủ cách mạng đã tìm cách mở rộng cho chính phủ lưu vong này vào, đổi tên thành chính phủ liên hiệp. Năm 1946, chính phủ thông qua luật quốc hữu hóa và đến năm 1947, bằng cuộc bầu cử tháng 1/1947, Đảng Công nhân giành thắng lợi áp đảo (384/444 ghế của Quốc hội) và nắm quyền lãnh đạo chính phủ mới, tiến hành đưa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1952, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới, xác nhận Ba Lan là Nhà Nước cộng hoà dân chủ nhân dân. Đến năm 1976, Ba Lan tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Ba Lan chuyển sang chế độ cộng hòa Tổng thống. Năm 1999, Ba Lan gia nhập NATO và đến 2004 thì gia nhập vào EU

4.3.1.6. Cộng hòa dân chủ Đức

Sau khi Thế chiến II kết thúc, các nước đế quốc chia xẻ và chiếm đóng nước Đức, riêng Liên Xô chiếm đóng vùng Đông Đức (về sau thì gây ra khủng hoảng Berlin 1948 – 1949). Năm 1945, Đảng Cộng sản được thành lập và tới năm 1949 thì Viện nhân dân lâm thời được thành lập (đứng đầu là Tổng bí thư). Nó là cơ quan lãnh đạo cao nhất lúc đó. Đến ngày 3-10-1990, Cộng hòa dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức. Hiện nay, Cộng hòa Liên bang Đức theo chế độ dân chủ đại nghị.

4.3.1.7. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc

Trước Thế chiến II, Tiệp Khắc (Czechslovakia) là một nước tư bản. Năm 1939, Tiệp Khắc bị Đức chiếm đóng, chính phủ của Tiêp Khắc là Benes bỏ chạy ra nước ngoài. Trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì nhân dân nổi dậy đấu tranh chống lại quân Đức. Đến tháng 3/1945, Mặt trận dân tộc toàn quốc đã được thành lập trên cơ sở có sự đàm phán của Chính phủ tư sản lưu vong với Đảng Cộng sản. Tháng 5/1945, cuộc kháng chiến giành thắng lợi hoàn toàn và chính phủ Tiệp Khắc do Mặt trận dân tộc toàn quốc đứng đầu. Năm 1945 – 1948, Tiệp Khắc bước vào thời kỳ dân chủ cộng hòa với các diễn tiến phức tạp trong các Đảng phái của nước này. Tháng 2/1948 những người Cộng sản lên nắm quyền lực ở Tiệp Khắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hướng của Liên Xô (do Stalin đề xuất). Đến tháng 1/1968, sau sự kiện “Mùa xuân Praha” thì chính phủ Tiệp ban hành Hiến pháp mới, đổi tên nước thành Liên bang xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, gồm hai nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xlovakia. Trong Liên bang này, Quốc hội có quyền lập pháp tối cao, gồm hai viện là Viện Dân tộc và Viện nhân dân. Hai viện này có quyền ngang nhau và được dân bầu lên theo phổ thông đầu phiếu theo tỉ lệ số dân (hoặc đại diện dân tộc) là ngang nhau. Mỗi nước cộng hòa đều có nhà nước riêng và cơ quan có quyền lực nhất của các nước thành viên là Hội đồng dân tộc. Đến đầu năm 1990, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Tiệp Khắc tách thành 2 quốc gia là Séc (Czech) và Slovakia một cách hòa bình. Cộng hòa Séc hiện đang ở thể chế cộng hòa nghị viện (lưỡng viện, đa đảng, về sau sang Dân chủ nghị viện hướng tới thị trường); Cộng hòa Slovakia hiện dang theo thế chế cộng hòa hỗn hợp (chế độ 1 viện). Năm 2004, hai nước này gia nhập EU.

4.3.2. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á

Các nhà nước xã hội chủ nghĩa gồm có Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Việt Nam. Khác với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, những nước này chưa trải qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa; các cuộc đấu tranh giữa các lực lượng tư sản và vô sản không phải quyết liệt như ở Đông Âu. Từ năm 1990 trở lại đây, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các nước xã hội chủ nghĩa ở nơi này đã trải qua thời kỳ mới là quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa, đạt nhiều thành tựu quan trọng (như Việt Nam, Trung Quốc).

4.3.2.1. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Năm 1911, sau thắng lợi của cách mạng Tân Hợi thì nhà nước Trung Hoa Dân quốc ra đời do Tôn Trung Sơn đứng đầu. Sau đó, Trung Quốc bước vào thời kỳ ổn định khá ngắn (1911 – 1925) về sau thì xảy ra khủng hoảng nội bộ (tiêu biểu là cuộc đấu tranh giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng) làm Trung Quốc suy yếu, đến năm 1937 thì bị Nhật xâm lược. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc (thành lập năm 1921) lãnh đạo nhân dân chiến đấu và giành nhiều thắng lợi to lớn trên chiến trường. Nhưng sau khi đánh bại quân Nhật, nhân dân Trung Hoa lại lao vào cuộc nội chiến khốc liệt (1946 – 1949), kết quả là Đảng Cộng sản giành thắng lợi trước Quốc dân Đảng, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949) do Mao Trạch Đông đứng đầu.

Lịch sử phát triển của Cộng hòa nhân dân Trung chia thành 2 thời kỳ: 1949 – 1978 và 1978 đến nay.

+ Thời kỳ đầu (1949 – 1978) là thời kỳ định hình và phát triển của nhà nước và pháp luật Trung Quốc. Trung Quốc là nước nông nghiệp lạc hậu, dân số cao. Nhờ có Liên Xô giúp đỡ, Trung Quốc đã dần phát triển nhanh chóng về nhiều mặt. Cùng với sự phát triển chung của kinh tế, xã hội, hệ thống chính trị của Trung Quốc đã thành lập và sử dụng pháp luật làm công cụ điều chỉnh xã hội. Theo Hiến pháp ngày 20/9/1954, cơ quan quyền lực cao nhất là Hội nghị đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc (Quốc hội), nắm quyền lập pháp. Quốc hội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín. Cơ quan thường trực của Quốc hội là Ủy ban thường vụ thay mặt Quốc hội thực hiện thẩm quyền được trao. Chủ tịch nước thường là do Quốc hội bầu, nắm quyền tối cao và lãnh đạo quân đội, quốc phòng. Cơ quan thứ hai nắm quyền hành pháp là Quốc vụ viện, do Quốc hội bầu lên. Quốc vụ viện gồm Thủ tướng, phó thủ tướng, các bộ trưởng và các chủ nhiệm ủy ban. Quốc vụ viện chịu trách nhiệm trước Quốc hội về các hoạt động của mình. Cơ quan tư pháp là Tòa án tối cao. Ở các địa phương cũng thành lập bộ máy tương tự như Trung ương. Cơ quan đại diện là Hội đồng đại biểu nhân dân, và chính cơ quan này bầu cơ quan chấp hành gọi là ủy ban nhân dân.

Hiến pháp 1954 công nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bất khả xâm phạm của công dân. Mọi người có quyền bình đẳng; được học tập, lao động, nghỉ ngơi, hưởng trợ cấp khi về già. Hiến pháp 1954 quy định quyền tự trị ở các khu dân tộc ít người để khuyến khích họ phát triển. Nhà nước cũng ký kết nhiều văn kiện ngoại giao, hợp tác kinh tế như: Hiệp ước hữu nghị Xô – Trung (2/1950); tham gia Hội nghị Bangdung (1955), hội nghị Geneve (1954) về Triều Tiên và Đông Dương; Hội nghị Le Caire (1957); tham gia vào Liên Hiệp Quốc (thay Đài Loan năm 1973).

+ Thời kỳ sau (1978 – 2013) là thời kỳ phát triển, vươn lên thành siêu cường của Trung Quốc. Thời kỳ này cũng gắn liền với những cải cách toàn diện nhiều mặt, táo bạo của Đặng Tiểu Bình. Từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (tháng 12/1978), Đặng tiến hành cải cách chính trị, pháp luật theo tư tưởng “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”[24]. Bộ máy nhà nước từ năm 1949 được ông giữ nguyên, nhưng ông có thay đổi là: đưa người trẻ vào lãnh đạo đất nước thay thế cho những người già cả trước đó, thanh lọc tư tưởng trong nội bộ Chính phủ để ổn định đất nước theo một tư tưởng chính trị duy nhất. Nhưng về sau, do khủng hoảng nội bộ (Hồ Diệu Bang mất đột ngột), Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn 1989 (do sinh viên, học sinh biểu tình đòi dân chủ) nhưng cuộc biểu tình này bị chính phủ dẹp tan và Trung Quốc lại phải cải cách nữa và đi lên theo hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc có nhiều thay đổi mới trong các chính sách của mình. Về kinh tế thì vẫn tiếp tục thành lập các đặc khu kinh tế (ra đời năm 1984), phát triển kinh tế nhiều thành phần nên kinh tế phát triển vững vàng (qua khỏi khủng hoảng kinh tế 1998, 2008 và có thể sẽ có khủng hoảng năm 2013). Tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân 8%; tổng lượng kinh tế đứng thứ sáu thế giới(hiện nay đứng thứ tư thế giới). Về ngoại giao, Trung Quốc đạt nhiều thành tựu là ký kết nhiều hiệp ước kinh tế - chính trị với các quốc gia, thu hồi Hongkong (1997) và Macao (1999).

Hiện nay, Trung Quốc vẫn theo thế chế Cộng hòa dân chủ nhân dân và duy trì chế độ nhất viện.Hiến pháp hiện hành ngày 14/12/1982 và được sửa đổi vào các năm 1993,1999 và lần gần đây nhất là ngày 14/3/2004. Tư tưởng “ba đại diện” đã được đưa vào nội dung của Hiến pháp Trung Quốc sửa đổi năm 1999 là: công nhận sản xuất ngoài quốc doanh; Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn phát triển các thành phần kinh tế; bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân. Kinh tế, xã hội, giáo dục phát triển mạnh: về giáo dục đã đào tạo được 743.000 nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực, nửa triệu kỹ sư, là cường quốc về vũ trụ và nguyên tử.

4.3.2.2. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên

Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên là quốc gia thành lập ở nửa phía bắc của bán đảo Triều Tiên. Trước đó, Triều Tiên là một quốc gia thống nhất với diện tích 22 vạn km2, dân số 30 triệu người. Năm 1910, Triều Tiên bị Nhật thống trị (1910 – 1945). Sau khi Nhật bị đánh bại thì theo hiệp ước Postdam ký tháng 8/1945, Triều Tiên bị chia cắt, theo đó Liên Xô kiểm soát miền Bắc từ vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ kiểm soát miền Nam vĩ tuyến 38. Điều này dẫn tới sự thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền Bắc và miền Nam Triều Tiên. Căng thẳng giữa 2 miền đã làm bùng nổ cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Cuộc chiến kéo dài đến năm 1953 mà 2 bên bất phân thắng bại, cuối cùng phải ký Hiệp định đình chiến Bàn Môn Điếm (27/7/1953). Theo hiệp ước thì vĩ tuyến 38 là ranh giới phân chia hai nước (đặt là vùng phi quân sự - DKZ). Bắc Triều Tiên đóng đô ở Bình Nhưỡng (Pyongyang) với các lãnh đạo như Kim Nhật Thành (1948 – 1994), Kim Chính Nhật (1994 – 2011) và hiện nay là Kim Chính Ấn (Kim jong-un, 2011 đến nay).

Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên theo thế chế cộng hòa, nhưng do một Đảng đứng đầu (Đảng Lao động Triều Tiên) khá giống với mô hình nhà nước Liên Xô trước đây.

Đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước nắm toàn quyền lực và vĩnh viễn (Kim Nhật Thành nắm chức vụ này, và nó bị bãi bỏ sau khi ông chết). Sau này, con ông là Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) lên thay cha chỉ nhận chức Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên (sau thì làm Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội…) và ông này nắm quyền tối cao ở Triều Tiên, được nhân dân gọi là “Lãnh tụ kính yêu”.

Sau vị lãnh đạo tối cao là các cơ quan quyền lực lớn ở Triều Tiên. Theo Hiến pháp 1998, quyền lập pháp thuộc về Hội nghị nhân dân tối cao (Choego Inmin Hoeui, còn gọi là Quốc hội), và nó là cơ quan quyền lực cao nhất quốc gia. Các đại biểu của Hội nghị (hiện tại gồm 687 thành viên) được bầu cử phổ thông theo thời hạn 5 năm. Quốc hội nhân dân họp hai kỳ một năm, mỗi kỳ chỉ kéo dài vài ngày. Một Uỷ ban thường trực được Quốc hội bầu ra để thực hiện các chức năng lập pháp khi Quốc hội không họp.

Cơ quan kế tiếp nắm quyền hành pháp là Nội các (Naekak), tức Chính phủ và nó chịu trách nhiệm: (1) thiết lập các chính sách cho chính phủ và (2) quản lý Ủy ban hành chính địa phương. Đứng đầu Nội các là Tổng lý (Chongni), hay Thủ tướng và ông này do Quốc hội bầu ra. Quốc hội cũng phê chuẩn thành phần chính phủ mới do Thủ tướng đề cử ra. Nội các họp theo 2 phiên là Hội nghị toàn thể (thành phần là các lãnh đạo của các Bộ, nội dụng họp là quyết định các chính sách kinh tế quan trọng; Hội nghị thường vụ (thành phần là Thủ tướng, phó thủ tướng và một số thành viên ở nội các, nội dung là xử lý các quyết định được Hội nghị toàn thể thông qua.

Cơ quan nắm quyền tư pháp có 2 nhánh là Tòa án, Kiểm sát. Tại trung ương có Trung ương Kiểm sát sở (Jungang Keomchalso) và Trung ương Thẩm phán sở (Jungang Jaepanso), đứng đầu bởi các Sở trưởng (Sojang). Dưới cấp Trung ương có các cơ quan địa phương lần lượt gồm cấp tỉnh, thành phố, quận và cơ quan đặc biệt, trực thuộc quyền của các Sở trung ương. Ngành kiểm sát, tòa án sẽ giám sát việc thi hành pháp luật ở xí nghiệp, cơ quan, công dân Triều Tiên; thực thị các chỉ thị, quyết định do Quốc hội, Ủy ban thường vụ, Nội các ban hành, giữ quyền công tố tại các phiên tòa xét xử.

4.3.2.3. Cộng hòa Cuba

Cộng hòa Cuba nằm ở vùng biển Caribbeans thuộc Trung Mỹ với địa hình phần lớn là đồng bằng. Năm 1502, sau cuộc phát kiến của Colombus, Cuba bị Tây Ban Nha xâm lược và thống trị 300 năm. Cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân do Maximo Gomez, Jose Martí lãnh đạo giành thắng lợi, Tây Ban Nha rút ra khỏi Cuba sau Hòa ước Paris (1898) và vùng nay rơi vào ảnh hưởng của Mỹ. Tháng 7/1953, Fidel Castro lãnh đạo cuôc tấn công vào trại lính Moncada, mở đầu cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống lại chế độ độc tài Batista. Năm 1959, sau thắng lợi của cuộc đấu tarnh giải phóng dân tộc chống chế độ Batista, Fidel thành lập chính phủ mới và tuyên bố đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Chính phủ Fidel tiến hành các biện pháp như tịch thu bất động sản, quốc hữu hóa xí nghiệp, quản lý chặc chẽ hoạt động của tư nhân. Đến năm 1961, sau sự kiện “vịnh Con Heo” thì chính phủ Cuba kiên quyết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa bất chấp sự chống đối điên cuồng của phe ly khai và đế quốc Mỹ. Năm 1976, chính phủ tuyên bố nhà nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ này đã giúp Cuba đứng vững và tồn tại đến hiện nay.

Tổ chức bộ máy nhà nước Cuba hiện nay là theo Hiến pháp 1976. Theo Hiến pháp này thì Cộng hòa Cuba là nhà nước xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Cuba lãnh đạo. Đứng đầu nhà nước là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Cuba (ông cũng là Tổng thống, Thủ tướng của Cuba), những người phụ tá cho lãnh đạo đều do Quốc hội bầu lên. Cơ quan lập pháp của Cuba là Quốc hội Quyền lực nhân dân, là cơ quan quyền lực tối cao và có 609 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội họp 2 phiên/1 năm, giữa 2 phiên đó thì quyền lực do chính phủ nắm giữ. Các ứng viên Quốc hội được đề cử bởi Hội nghị nhân dân. Về nguyên tắc bầu cử: công dân trên 16 tuổi và không phạm tội hình sự thì được bầu cử. Bầu cử được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín (điều 131, Hiến pháp 1976) và người ta sẽ kiểm phiếu công khai. Một nguyên tắc bầu cử nữa là không một đảng chính trị nào được vận động bầu cử, tranh cử và đưa ra ứng viên trên đất nước Cuba (trong nước này chỉ có Đảng Cộng sản là có quyền trên đất nước này, với 78 vạn thành viên). Các đảng này chỉ được phep vận động bầu cử ở bên ngoài Cuba, đảng đối lập thì bị cho là hoạt động bất hợp pháp (có lúc cấm hoạt động). Quyền tự do ngôn luận bị hạn chế nhiều. Điều 62 của Hiến pháp 1976 quy định: "Không một quyền tự do nào được ghi nhận cho các công dân có thể tiến hành hoạt động chống đối.... sự tồn tại và các mục đích của nhà nước xã hội chủ nghĩa, hay trái ngược với quyết định của nhân dân Cuba về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Những hành động vi phạm nguyên tắc này có thể bị xét xử theo pháp luật”. Các thành viên trong Đảng Cộng sản Cuba đều tham gia Ủy ban bảo vệ cách mạng toàn dân, đóng vai trò chủ chốt trong cuộc sống người dân. Ủy ban này có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của người dân để đảm bảo rằng, họ sẽ trung thành với mục tiêu chủ nghĩa xã hội của chính phủ và cam kết chống lại các hành vi “phản cách mạng”.

Pháp luật Cuba xã hội chủ nghĩa ra đời khi nhà nước này đang hình thành và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước khi ban hành Hiến pháp 1976, nhà nước Cuba ban hành nhiều đạo luật liên quan đến cải tạo xã hội chủ nghĩa như: Luật quốc hữu hóa ruộng đất (1960), luật cải cách ruộng đất… và một số đạo luật khác. Các đạo luật này được ban hành giữa lúc Cuba gặp nhiều khó khăn do bị Mỹ cấm vận. Tuy nhiên, yếu tố có thể làm nên sự phát triển và đứng vững của Cuba là ý thức độc lập tự chủ cao, tinh thần đoàn kết giữa chính phủ và nhân dân, chính phủ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên thế giới. Nhưng Cuba cũng gặp nhiều khó khăn: Cuba bị Mỹ cấm vận kinh tế, Liên Xô không giúp được Cuba bao nhiêu; kinh tế độc canh (trồng mía là chính) nên cơ cấu sản phẩm khá đơn điệu, phụ thuộc nhiều về ngoại giao.

* Đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật dân chủ nhân dân

- Là pháp luật của dân, do dân và vì dân, khác hẳn với pháp luật tư sản. Các nhà nước điều khẳng định Nhà nước dân chủ nhân dân là nhà nước chuyên chính vô sản dựa trên khối công nông lên minh do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Hầu hết các Hiến pháp đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, thừa nhân nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân. Thành phần tham gia chính quyền nhân dân rất rộng rãi nên pháp luật thừa nhận quyền công dân của tất cả mọi người, nếu họ không chống lại nền độc lập và dân chủ.

- Hệ thống pháp luật xã hôi chủ nghĩa nói chung thì lúc đầu tạm thời sử dụng một số luật lệ của chế độ cũ, với điều kiện những luật lệ cũ không trái với chính thể mới và quyền lợi chính đáng của công dân.

- Chịu ảnh hưởng của pháp luật Xô viết cả về tư tưởng pháp lí, kĩ thuật làm luật, hình thức, nội dung các chế định pháp luật. Tuy nhiên khác với pháp luật Xô viết,pháp luật của nhà nước dân chủ nhân dân có phạm vi và mức độ dân chủ đặc thù hơn, trong đó, đối tượng chuyên chính hẹp hơn và đối tượng hưởng quyền công dân rộng hơn

- Về nội dung, các Hiến pháp đều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân (xã hội); xác định các hình thức sở hữu kinh tế là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể (kinh tế); Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều quán triệt bốn nguyên tắc cơ bản: Đảng lãnh đạo toàn diện; dân chủ xã hội chủ nghĩa; tập trung dân chủ;pháp chế xã hội chủ nghĩa và thừ nhận có ba hệ thống cơ quan: cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước;cơ quan xét xử: gồm tòa án và viện kiểm sát.

- Về cấu trúc thì hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa phân chia thành các ngành luật, quy định cụ thể các biện pháp trừng phạt kết hợp với phòng ngừa, giáo dục và thể hiện tín nhân đạo sâu sắc.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Đăng Dung (1997), Luật hiến pháp nước ngoài, NXB Đồng Nai, Đồng Nai.

  2. Nguyễn Ngọc Đào (1998), Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB Đồng Nai, Đồng Nai.

  3. Hall, D.G.E (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Bùi Thanh Sơn (và những người khác) dịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  4. Nguyễn Đức Hòa (2011), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

  5. Lê Phụng Hoàng (2003), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh

  6. Nguyễn Gia Phu (2003), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

  7. Nhiều tác giả (2008), Almanach những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

  8. Vũ Dương Ninh (1998), Lịch sử Thái Lan, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

  9. Ngô Minh Oanh (2005), Tiếp xúc và giao lưu trong lịch sử nhân loại, NXB Giáo dục, Hà Nội

  10. Lê Văn Quang (1996), Lịch sử Nhật Bản, NXB Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

  11. Nguyễn Minh Tuấn (2007), Tập bài giảng lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[1] là một hệ thống pháp luật của Ai Cập thời cổ đại, đặt ra các nguyên tắc, chân lý để bảo vệ trật tự xã hội. Ma'at tương truyền lấy từ tên của thần Ma’at, nữ thần công lý (trên đầu bà có lông chim đà điểu tượng trưng cho sự công bằng), được các nhà khảo cổ học tìm thấy (một số đoạn trong Kim Tự Tháp Unas)

[2] Tam công gồm: Thái sư, Thái phó, Thái bảo trực tiếp giúp Vua.

[3] Lục Khanh : gồm Thái tể nắm các chức vụ đại quyền, do Tam công đảm nhiệm; Tư đồ coi việc đất đai, quản lý canh tác của nô lệ, hoạch định ranh giới cho các chư hầu và chinh phạt); Tông bá coi việc trong nước, bói toán, lễ nghi an tang, giáo dục); Tư mã lo việc đối ngoại, chinh chiến; Tư khấu coi việc hình pháp; Tư không quản lý các công trình thủy lợi, sản xuất nông nghiệp.

[4] Nhân có 5 phạm trù chính: Cung kính (không nhục nhã), Độ lượng (lòng người), Lời hứa (tin cẩn), Siêng năng (công lao to lớn), Làm lợi người khác (điều khiển mọi người).

[5] Theo Khổng Tử, người lãnh đạo muốn thực hiện “nhân” với nhân dân phải thực hiện 4 điều sau:

- Dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và dân được học hành.

- Biện pháp: tôn trọng công việc, giữ chữ tín, tiết kiệm, công việc chuyên dùng, tình người, sử dụng sức dân vào thời gian hợp lý.

- Ông nhấn mạnh dân vi phạm vì họ không hiểu biết, dùng đạo đức để giáo hóa họ.

- Chủ trương thống nhất đất nước về chính trị, kinh tế, an dân, bảo đảm cuộc sống cho người dân.

[6] Lúc đầu chỉ có một quan chấp chính với nhiệm kỳ suốt đời. Từ thế kỷ VI TCN, số lượng quan chấp chính tăng lên 9 người, rồi 10 người; nhiệm kỳ lúc đầu là 10 năm, sau rút xuống còn 1 năm.

[7] As: một loại tiền đồng có giá trị nhỏ nhất của người La Mã cổ.

[8] Jujera: đơn vị đo lường ruộng đất của người La Mã cổ, 1 jujera = 0,205 ha.

[9] “Cửu chương luật” lấy lục luật của Tần làm cơ sở: Tắc Đạo Luật, Trá Nguỵ Luật, Đoạn Ngục Luật, Bổ Vong Luật, Tạp Luật, Danh Lệ Luật) tăng thêm 3 luật: Hộ Luật (luật hôn nhân, gia đình) Hưng Luật (thuế khoá, lao dịch) và Cứu Luật (quân đội, chuyên chở, …).

[10] Sách Tam quốc chí , phần Ngụy chí của Trần Thọ (thế kỷ III). Trong phần Ngụy chí Oải nhân truyện, ông chép: “Người Oải ở trên vùng biển rộng phía đông nam Đới Phương (một quận ở phía đông nam quận Lạc Lãng), dựa vào địa hình núi và đảo để hình thành quốc gia. Vốn có hơn 100 nước. Thời Hán có một số nước đã triều kiến. Nay có 30 nước gửi sứ sang. Để đến nước này từ quận Đới Phương phải đến bờ biển rồi vượt biển qua Triều Tiên, đi xuống phía nam hoặc sang phía đông, cách quận Cẩu Nha của Triều Tiên hơn 7000 lí. Đi hơn 1000 lí đầu tiền thì đến nước Đối Mã (Tsusima)... Đi tiếp xuống phía nam hơn 1000 lí vượt qua biển rộng đến nước Nhất Chi (Iki)... đi hơn 1000 lí nữa đến nước Mạt Lô (Matsura)... đi bộ xuống phía đông hơn 500 lí đến nước Y Đô (Ito)... Ở phía nam là nước Yamatai (Tà Mã Đài), để đến đô thành của nữ vương nước này phải đi đường thủy 10 ngày, đi bộ 1 tháng... Nước này có hơn 7 vạn hộ...

[11] Thời Yamato, Đại vương cắt cử những nông dân cho vào làm việc trong hoàng tộc gọi là Shinabe. Sinabe trong triều đình được phiên chế, gọi tên theo nghề nghiệp như Imbe chuyên cúng lễ, Tabe chuyên cày cấy, Suebe chuyên đồ sành, Hajibe chuyền đồ sứ, Amabe chuyên cống nạp hải sản, Tonehibe chuyên làm cận vệ cho vua,... Đứng đầu mỗi nhóm này là Tomo no miyatsuko (bạn tạo) có nhiệm vụ đôn đốc những người trong nhóm sản xuất theo yêu cầu của triều đình.

[12] Chế độ này gồm 12 cấp quy định theo Nho giáo (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) và ngũ hành (Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy). Trong đó, thứ tự các cấp được quy định màu trang phục và màu mũ: Đại đức – tím đậm, tiểu đức – tím nhạt; Đại nhân – xanh đậm, tiểu nhân – xanh nhạt; Đại lễ - đỏ đậm, tiểu lễ - đỏ nhạt; Đại tín – vàng đậm, tiểu tín – vàng nhạt; Đại nghĩa – trắng đậm; tiểu nghĩa – trắng nhạt; Đại trí – đen đậm, tiểu trí – đen nhạt.

[13] Các điều trong cải cách Taika như sau:

Điều 1: bãi bỏ chế độ hộ dân phục vụ hoàng thất (koshiro), bãi bỏ chế độ Bộ dân (kakibe), thay vào đó là ban cấp thực phong cho các quan từ Đại phu trở lên, các quan cấp dưới được ban vải vóc. Việc ban cấp dựa vào địa vị và công trạng.

Điều 2: lần đầu tiên định dô, đặt cấp trung ương là Kinai (Cơ nội), ở địa phương là Kuni no mikotomochi (Quốc ty), Kori no miyatsuko (quận ty), Sekisoko (quan tái, đóng ở biên ải), Ukami (Xích hầu, bảo vệ biên cương phía bắc), Sakimori (Phòng nhân, bảo vệ phía tây), Hayuma (trạm mã), Tsutawari uma (truyền mã) chuyên liên lạc giữa các địa phương, Hasuzu (trạm lính) kiểm tra việc đi lại ở các Kuni và Kishrushi (mộc khế) kiểm tra việc đi lại ở các cửa khẩu, lấy núi song làm ranh giới các quận huyện.

Điều 3: lần đầu tiên lập hộ tịch, sổ tính thuế, chế độ Ban điền (cứ 50 hộ lập thành 1 làng, mỗi làng đặt một lý trưởng).

Điều 4: bãi bỏ thuế dịch cũ, thi hành thuế mới tính theo ruộng. Các hộ sẽ thu điệu, thuế phụ và xung lính. Cứ 50 hộ lấy một tráng đinh phục dịch quân ty (trước 30 hộ lấy 1 người) và 50 hộ này phải chu cho tráng đinh đó. Tuyển cung nữ từ gia đình quan lại từ cấp quận trở lên là người có dung nhan và đoan chính. Cứ 100 hộ phải chu cấp 1 cung nữ…

[14] Mạc phủ (Bakufu) là hình thức chính quyền phong kiến thứ hai sau chính quyền quân chủ của Thiên hoàng. Mạc có nghĩa là bức rèm, bức màn; Phủ là nơi chứa tài liệu, tài sản của quan lại. Như vậy từ Mạc phủ có nghĩa là chỗ ở của Tướng quân. Tướng quân là người cầm quyền quân sự phong kiến của Nhật Bản.

[15] Theo Encyclopedia Britannia thì Bakuhan là hệ thống chính trị của Mạc phủ thể hiện sự kết hợp giữa Mạc phủ và các daimyo. Các daimyo được quyền trong lãnh địa (han) của mình, tự do kinh tế và cạnh tranh với các han khác nhưng chịu sự kiểm soát của Mạc phủ.

[16] Bốn đẳng cấp đó là kami (trưởng quan), suke (thứ quan), jô (phán quan) và sakan (chủ điển). Kami (trưởng quan) cai quản các Bộ (Sho). Phụ tá cho người ấy là suke (thứ quan). Người chấp hành công vụ gọi là jô (phán quan),bên dưới có sakan (chủ điển) như thư ký giúp việc. Ngoài ra, Thiên hoàng chia quan lại thành 30 cấp bậc. Các chức quan bậc cao thì có nhiều quyền lợi, được miễn thuế và được tập ấm.

[17] Ở Champa, vua đội mũ thiên quan hoặc mũ hoa bằng vàng, mặc áo cổ bối bạch diệp (một loại vải bông), cổ đeo nhiều chuỗi ngọc, chân đi giày da. Khi đi đầu vua thường cưỡi voi, tay cầm cờ vải cát bối, thổi ốc và đánh trống; ở Phù Nam thì vua mặc áo vàng (?) ở nhà lầu cao, đình đài và khi đi chơi thì vua cưỡi voi dẫn theo vô số tùy tùng, vua tiếp khách suốt ngày (sáng, trưa vua tiếp khách đến 3, 4 lần)

[18] Tư liệu để viết phần Trung – Nam Mỹ, chúng tôi dựa vào các tài liệu: Thư viện luật Tarlton của Đại học Texas (http://tarlton.law.utexas.edu/exhibits/aztec/links.html), Tiếp xúc và giao lưu trong lịch sử văn minh nhân loại (Ngô Minh Oanh), Lịch sử văn minh thế giới (Nguyễn Đức Hòa, Lê Phụng Hoàng).

[19] Hiện vẫn chưa rõ người lãnh đạo nhà nước Maya là thuộc thành phần nào (giáo sĩ, tù trưởng). Ở đây ghi theo tài liệu của tác giả Lê Phụng Hoàng là giáo sĩ. Xin ghi lại đây để tham khảo.

[20] Theo luật Maya và Aztec (trích trong thư viện của Đại học Texas, Mỹ) cho biết Maya có 18 thành bang. Chín thành bang đứng đầu là giáo sĩ (Ajaw), chín thành bang còn lại đứng đầu là hội đồng quý tộc theo dòng họ - liên minh với các bộ lạc lớn hơn.

[21] Hoàng đế Aztec (tiếng Nahuatl gọi là altepetl; huetlatoani, tlatoani) được bầu lên bởi Hội đồng 4 nhà quý tộc cao cấp. Hoàng đế thường được lựa chọn trong số các anh em hay con trai của nhà lãnh đạo quá cố. Họ được yêu cầu là quý tộc, là hơn 30 tuổi, đã được học ở trường hoàng gia (calmecac) , là chiến binh giàu kinh nghiệm chiến đấu.

[22] Ở Mỹ, thời gian cư trú là 30 ngày ở mỗi bang, Pháp là 6 tháng, Hà Lan là tùy tiện (có nơi trú chân là được bầu cử).

[23] Cộng hòa nghị viện: là hình thức cộng hòa mà bầu ra Tổng thống (nguyên thủ quốc gia) và một Nghị viện mạnh (thành viên của cơ quan hành pháp được chọn từ nghị viện đó). Tổng thống không có thực quyền và quyền lực rơi vào tay Thủ tướng.

[24] Theo Đặng Tiểu Bình, “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” là một chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội theo quan điển của Marx – Lenin, nhưng phù hợp với thực tiễn nước này. Ông cũng khẳng định các chính sách được ban hành phải dựa theo tiêu chuẩn “ba cái có lợi” để đánh giá: có lợi cho việc tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia không;có lợi cho việc nâng cao mức sống của nhân dân hay không.