Nam Bộ trong tiến trình lịch sử Việt Nam

- Sau Toàn quốc kháng chiến năm 1946, cả nước chia thành 12 khu hành chính - quân sự. Khu 7, 8 và 9 ở Nam Bộ vẫn được giữ nguyên.

- Năm 1948, cả nước có nhiều biến đổi: các lực lượng vũ trang được thành lập và Nam Bộ chủ yếu là du kích chống bình định. Chỉ đạo của Trung ương Đảng là không cho Pháp đem tài lực, vật lực từ Nam Bộ ra chi viện ở chiến trường Trung - Bắc Bộ. Nam Bộ vẫn giữ nguyên 3 khu, thêm đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn

- Nam Bộ làm rất nhiều việc để đánh bại chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp (1945 - 1947): trong bối cảnh phức tạp về xã hội, lực lượng và tôn giáo, vũ khí thô sơ và xa Trung ương; nên những gì Nam Bộ làm được để đối phó với lực lượng chính quy hiện đại của Pháp hiện đại, được quân Anh giúp sức. Sau khi quân Pháp phá vây Sài Gòn vào cuối năm 1946 và đánh ra nam Trung Bộ thì quân Anh rút hết, giao lại toàn quyền kiểm soát Nam Bộ cho Pháp. Ở Nam Bộ, truyền thống xây dựng lực lượng và cơ sở cách mạng không thuận lợi như các vùng khác; Nam Bộ là vùng trung tâm của Pháp (thuộc địa của thực dân)

- Năm 1946, trong bối cảnh đấu tranh ngoại giao tại Hiệp định Sơ bộ, Hội nghị trù bị Đà Lạt (11/4 - 16/6/1946) và Hội nghị Fontainebleau (6/7 - 10/9/1946). Hiệp định Sơ bộ để đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Năm 1946, chính phủ Pháp đổ mấy lần và phe hiếu chiến Pháp vẫn chiếm ưu thế; hoạt động ngoại giao kéo dài thời gian cho Nam Bộ chuẩn bị lực lượng kháng chiến để Toàn quốc kháng chiến. Trong hội nghị Đà Lạt, Nguyễn Tường Tam (Việt cách) và cao uỷ D'Argenlieu cực kỳ hiếu chiến, viên Bộ trưởng hải ngoại Max André (đảng viên của Đảng Xã hội Pháp đang cầm quyền, không đứng về phía nhân dân nữa). Thực chất toàn bộ các hội nghị này đều liên quan đều chủ quyền dân tộc (Nam Bộ) với mấu chốt là Pháp đòi tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Bác Hồ có những nhượng bộ rất nhiều quyền lợi cho Pháp, nhưng Bác không bao giờ nhượng chủ quyền Nam Bộ cho Pháp - đây là nguyên tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Bác: khi Bác Hồ đích thân sang Pháp nhằm cứu vãn (tạo một thời gian cuối cùng cho chuẩn bị Toàn quốc kháng chiến) trên máy bay Dakota do phi công Pháp điều khiển, không cận vệ đi cùng thì nhiều người lo Pháp sẽ ám sát Bác, nhưng Người không sợ. Người giao toàn quyền Chủ tịch nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng. Cụ Huỳnh nói với Bác chỉ đảm nhận chức vụ này 3 tháng thôi và Bác giao cho Cụ Huỳnh toàn quyền xử lý các vấn đề của đất nước khi Bác đi vắng. Bác thực hiện linh hoạt "dĩ bất biến, ứng vạn biến" (không thay đổi vấn đề chủ quyền dân tộc, không bao giờ nhượng bộ chủ quyền dân tộc).

Sang Pháp, Bác Hồ nói: "Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam" trước các ký giả Pháp khi xuống sân bay Paris. Với tư cách cá nhân, Bác gặp Bộ trưởng M. Moutet (Đảng Xã hội Pháp cấu kết với thực dân) dù bị các thế lực hiếu chiến Pháp ngăn cản và ký với ông này bản Tạm ước Việt - Pháp (9/1946) trả lại toàn bộ nhà cửa, xí nghiệp cho tư bản Pháp (đây là nhượng bộ lớn nhất của Bác trước Pháp). Khi Bác từ Paris về nước, Người đi bằng chiến hạm Abberville bất chấp hai bên (tư bản, phe hiếu chiến Pháp) rất muốn ám sát Người, kể cả phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho rằng Bác ký Tạm ước này là bán nước (quá hữu); phe thực dân hiếu chiến cũng không đồng ý với Tạm ước này và cũng muốn thủ tiêu luôn Hồ Chí Minh; nên Bác về nước trên chiến hạm của Pháp được bảo vệ chặt chẽ, Bác là thượng khách nên hai bên ở Pháp dù rất muốn ám sát Người nhưng không thực hiện được - Bác không bao giờ nhượng chủ quyền Nam Bộ cho Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất hiểu cuộc kháng chiến ở Nam Bộ nên Người có những nhượng bộ đến mức có thể được, giành thời gian quý báu cho củng cố lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ; lúc này ông Lê Duẩn và Nguyễn Bình hoàn tất những nhiệm vụ của Bác giao ở Nam Bộ trong việc tổ chức lực lượng vũ trang, chính quyền cách mạng thống nhất ở Nam Bộ

Nhập môn

Muốn tìm hiểu lịch sử Việt Nam phải tìm hiểu bằng Địa chí. Địa chí là tài liệu tổng hợp những vấn đề về cư dân, địa lý hành chính; nó cung cấp nhiều tư liệu làm sáng rõ các vấn đề về kinh tế, lịch sử, chính trị, văn hóa

Phân chia theo vùng tự nhiên gồm Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Đồng bằng sông Hồng về thổ nhưỡng, cư dân; Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thì gom thành một khu vực - có những tương đồng về cư dân, đặc điểm, phát triển; đặc biệt nhất là Nam Bộ (mảng xanh: nghĩa là vùng đất mới hơn 300 năm, là một trong những vùng lịch sử - địa lý)

Khi mà nền văn hóa trên khu vực Việt Nam, gồm: phía bắc là Đông Sơn, phía trung là Sa Huỳnh, phía nam là Óc Eo. Kể từ thế kỷ VIII trở đi, Phù Nam tan rã và xuất hiện các vương quốc Chân Lạp và Champa => trên bản đồ, Nam Bộ Việt Nam có mối liên hệ toàn bộ; từ Lan Thương hay sông Mekong chảy qua Trung Quốc (theo ngữ hệ Nam Á: Me: mẹ; Kong: sông thơm) - trục sông Mekong gắn kết các khu vực, các tộc người. Về khu hải lưu thì sông chia thành 9 nhánh (sông Cửu Long); hiện nay còn 7 cửa thôi. Khi Mekong chảy vào Việt Nam, nó chia thành hai nhánh chính: nhánh gần Gia Định gọi là sông Tiền, nhánh kế tiếp gọi là sông Hậu.

Kế tiếp là tính sông nước. Nam Bộ hình thành và phát triển là đặc trưng lớn nhất của nó, về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội và luôn gắn với sông nước.

Thứ ba là tính mở. Nam Bộ có địa bàn phong phú mọi thứ, nhưng chủ yếu là đồng bằng nên nó mở ra biển cả, ra khu vực; nó mang tính chất giao lưu. Điều đó giải thích tại sao Sài Gòn trước đây là đầu tàu kinh tế của Nam Bộ, luôn đi trước cả nước (đổi mới: chuyến xe tình nghĩa Tết, xây nhà tình nghĩa, mẹ VNAH... Tất cả những cái đó đều nảy sinh từ Sài Gòn, điều đó nói lên tính đi trước của Nam Bộ bởi vì nó mở rất sớm

Một trong những điểm quan trọng cho việc giao tiếp là thông qua các con kênh thương mại. Cảng thị Nam Bộ sẽ khác cảng thị ở các khu vực khác: cảng thị khác thì trước hết nó là các trung tâm chính trị rồi sau đó nó kết hợp với giao thương; Nam Bộ là giao thương trước rồi sau đó mới xác lập các trung tâm chính trị trong quá trình mở cõi của các chúa Nguyễn.

* Malleret viết rất nhiều về văn hóa Phù Nam

* Những chứng cứ vật chất cho thấy sự giao tiếp: Phù Nam ở Nam Bộ trước đây là một trung tâm thương mại vào loại lớn nhất thế giới; và nó có điểm chung so với cư dân Đông Nam Á: sinh sống ở vùng ngập nước, đánh bắt thủy hải sản. Hầu hết các nước Đông Nam Á sống nhờ vào biển với kỹ thuật đi cà kheo thành thạo => đặc trưng của văn hóa sông nước Nam Bộ (sẽ đi sâu)

Những khái niệm như: văn minh sông nước, văn minh miệt vườn. "Chợ nổi" chính là điểm giao thương trên sông nước. Nó họp có một thời gian nhất định nhưng nó đóng vai trò như một điểm giao dịch, một trung tâm kinh tế - hoạt động kinh tế, hoạt động giao thương gắn liền với sông nước. Ở Thái lan và Indonesia cũng có chợ nổi, nhưng tính sông nước ở Nam Bộ đặc trưng hơn vì không riêng có sông nước, kênh rạch chằng chịt mà nó gắn với cả hệ thống bờ biển (yếu tố biển).

* Tác giả Li Tana viết tác phẩm "Xứ Đàng Trong" phản ánh toàn bộ cái hình thành phát triển, quá trình mở cõi và nhấn mạnh về thương mại, giao tiếp văn hóa.

* Quyển "Chân Lạp phong thổ ký" của Chu Đạt Quan (thời Nguyên) có kể về hành trình của ông này qua Hoàng Sa - Trường Sa, nêu rõ vùng Nam Bộ hoang hóa như thế nào. Ông ta đi hàng trăm dặm, từ Chân Bồ (tức Cần Giờ ngày nay) lau sậy um tùm, có hàng ngàn con trâu rừng sống rải rác. Ghi chép này là quan trọng, vì sau khi Phù Nam bị Chân Lạp tiêu diệt thì vùng Nam Bộ là vùng trũng, không phải sở trường khai khẩn của người Khmer cho nên nó hoàn toàn hoang hóa. Cho nên nói từ TK VIII - XII trở đi - gọi là thời Hậu Phù Nam, vùng Nam Bộ hoàn toàn hoang hóa, điều đó để khẳng định công lao sau này của người Việt khai khẩn vùng Nam Bộ hoang hóa này và tích hợp vào lãnh thổ nước Việt - vì nó dẫn dắt từ quán tính lịch sử.

Giai đoạn đầu tiên khi nghiên cứu về Nam Bộ: nghiên cứu về địa hình, cư dân, chủ nhân thuộc loại hình nhân chủng nào => đây là điều rất phức tạp. Lịch sử Nam Bộ và lịch sử Phù Nam nói chung luôn luôn gắn với giao thương, giao tiếp; nhìn Phù Nam và Đông Nam Bộ trong chỉnh thể Đông Nam Á để có cách tiếp cận, có phương pháp nghiên cứu thích hợp. Nó có đặc điểm chung so với các vùng miền; nhưng nó có những nét riêng biệt. Ngay từ đầu, giao thương đã phát triển và có tính rộng mở (có sông nước, có biển cả). Cư dân thì ngoài người bản địa còn có người hải đảo vào; người hải đảo từ bán đảo Mã-lai mang đến nhiều thứ - họ qua Ấn Độ học kỹ thuật rồi mang sang và cư ngụ ở Nam Bộ - vd: cư dân hải đảo học được kỹ thuật làm thủy tinh màu từ Ấn Độ rồi đem sang (hiện vật cho thấy điều đó). Cư dân hải đảo rất thạo sông nước, kinh tế hàng hải và kiêm cướp biển thì họ mang yếu tố (trong yếu tố của họ có tính biển) làm cho văn hóa Phù Nam cũng như sau này là Nam Bộ nói chung rất đa dạng. Cư dân hải đảo giao lưu với cư dân bản địa thông qua biển, thông qua sông nước.

** Giai đoạn đầu của Nam Bộ là giai đoạn nước Phù Nam. Phù Nam có hơn 10 thuộc quốc, kinh đô của nó nằm cách Châu Đốc 30 km. Đó là vương quốc lấy tên đặt chung cho vùng đất kéo dài từ Nam Trung Bộ đến bán đảo Mã-lai. Trong đó vương quốc Naravara-nagara (tiềng Phạn nghĩa là "vùng trung tâm"); vương quốc Naravara-nagara tương đương với vùng Tứ giác Long Xuyên - điều quan trọng nhất là có thương cảng Óc Eo (An Giang): ngày xưa là thời biển tiến, biển vào tận Thoại Sơn. Thương cảng có tàu thuyền La Mã vào tận trong đó nên Óc Eo là trung tâm, hải cảng lớn nhất Đông Nam Á; là trung tâm khu vực lớn nhất, giao tiếp với nhiều nước bên ngoài. Các đồng tiền này cho thấy thương mại rất phát triển, tiệm cắt (cắt thành những mảnh vàng nhỏ, những đơn vị vàng) để giao tiếp và thương mại giữa Nam Bộ với khu vực Đông Nam Á. Trên bản đồ hiện tại, đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh

Quốc sử quán triều Nguyễn rất chú ý đến địa chí. Địa chí là sách ghi chép nơi chốn của các địa danh, các địa phương - nơi diễn ra các sự kiện lịch sử, các giá trị văn hóa cùng các thành tựu của nó. Cuốn quan trọng nhất trong bộ địa chí là Đại Nam nhất thống chí ghi về tất cả các tỉnh ở Nam Bộ (chú ý tập 5 của sách này). Cuốn kế tiếp là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (có thời kỳ ông này làm Phó Tổng trấn Gia Định. Gia Định ban đầu chỉ khu vực Đông Nam Bộ, sau đó chỉ cả Nam Bộ) có những ghi chép rất đầy đủ.

Bản đồ sông Cửu Long nêu rất rõ đặc trưng sông nước của Nam Bộ là hệ thống kênh rạch dài hơn 4.000 km chằng chịt nên trong ghi chép của Lê Quý Đôn, ông nói rằng Nam Bộ là kênh rạch chằng chịt nên người dân ít đi bộ, chủ yếu đi bằng thuyền (tất cả các sinh hoạt đều gắn với thuyền). Hai con sông Tiền và Hậu chảy vào Nam Bộ và hình thành các cửa biển, nhiều phù sa thuận lợi cho đời sống của cư dân, thuận lợi cho giao thương và giao tiếp. Đặc trưng của cư dân Nam Bộ sống nhờ vào sông nước nên người dân Nam Bộ "sống chung với lũ". Lũ ở Nam Bộ có hai mặt: nó mang lại nguồn lợi chứ không phải chỉ là hại => giải thích tại sao Nam Bộ không có văn hóa nhà xí, nhà cửa không kiên cố (nhà làm bằng đước, mắm - nhà đi theo lũ). Nhưng cái đơn sơ trong việc ăn ở của người Nam Bộ do một phần là thiên nhiên quá giàu có và phong phú; một phần nữa là điều kiện sống của họ (ngập lụt, một năm có mấy tháng lụt)

Khai khẩn Nam Bộ bắt đầu từ thế kỷ XVII với vai trò to lớn của lưu dân người Việt và di dân người Hoa. Trong sách Nam Bộ đất và người, ông Nguyễn Đình Tư ghi: lưu dân là dân bỏ làng, bỏ ruộng đất đi trong một đất nước; di dân là cư dân dịch chuyển sang các nước khác

A. Nam Bộ trong quan hệ với khu vực Đông Nam Á và các nền văn minh trên đất nước Việt Nam cổ trung đại

Nam Bộ gắn với đặc điểm phát triển, gắn với sự chi phối:

- Nam Bộ trong mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á. Lịch sử là không dứt đoạn nên khi chúng ta nghiên cứu sử Việt Nam, nghiên cứu sử Nam Bộ và phân ra như vậy để đi sâu. Chúng ta dùng phương pháp phân tích để đi sâu từng mảng lịch sử - gọi là phương pháp đồng đại. Thực ra lịch sử là lịch đại, nó là một dòng chảy liên tục không dứt đoạn. Lịch sử Nam Bộ nằm trong dòng chảy chung của lịch sử nhân loại, tách ra để phân tích sâu => phương pháp quan trọng nhất khi nghiên cứu Nam Bộ là phương pháp khu vực học.

- Nam Bộ gắn liền với sự thống nhất của đất nước ta. Các nền văn hóa từ Đông Sơn, Sa Huỳnh đến Óc Eo đều có những điểm chung chứng tỏ có sự giao tiếp: ngay từ thời Hùng Vương, cư dân biển Đồ Sơn làm những mảng bè tre đến tận Đông Nam Á hải đảo chứ không phải ngược lại. Họ đi Đài Loan, rồi dạt vào miền Trung Bộ để kết hợp người Việt bản địa tạo ra văn hóa Sa Huỳnh. Người Việt ở cực Nam (xa hơn Quảng Bình, Trị - Thiên) mà trong lịch sử gọi là Việt Thường; được nhóm hải đảo kết hợp chung với họ (tức cư dân bản địa Việt): trong tháp Po Klong Giarai thì tháp giữa (để sính lễ) có mái vòm hình mui thuyền kiểu Đông Sơn. Ba nền văn hóa trên đất nước Việt Nam đều có dấu ấn của giao tiếp, giao lưu và tiếp biến văn hóa - các khái niệm như "tiếp xúc văn hóa", "giao tiếp văn hóa", "hỗn dung văn hóa". Trước đây có đặt vấn đề về tiếp biến văn hóa của cư dân cảng thị Sài Gòn (TK 17 - 18) và tìm hiểu rất lý thú.

B. Phương pháp nghiên cứu lịch sử Nam Bộ

* Phương pháp luận: là hệ thống các phương pháp để mình chọn lựa để nghiên cứu một vấn đề nào đó.

- Phương pháp lịch sử theo phân kỳ biên niên: những khoảng thời gian ngắn gọi là giai đoạn. Những khoảng thời gian dài hơn, bao trùm các giai đoạn thì gọi là thời kỳ. Thời đại thì lớn hơn. Người ta phân giai đoạn theo các mốc lịch sử lớn: thời kỳ Phù Nam (TK I - VII), thời kỳ Hậu Phù Nam (TK VIII - XII), thời kỳ dứt đoạn (TK XII - XVI), thời kỳ xuất hiện người Việt và người Hoa (TK XVII - XIX), thời kỳ Pháp xâm lược (1859 - 1954), thời kỳ đất nước tạm bị chia cắt (1954 - 1975), thời kỳ đất nước thống nhất (1975 - 2010). Biên niên là sự sắp xếp những sự kiện theo thứ tự thời gian

- Phương pháp phân kỳ theo vấn đề: chúng ta nghiên cứu một đề tài luận văn thì đề tài được viết phải có bối cảnh lịch sử, địa lý cư dân. Thường luận văn là phân kỳ theo biên niên kết hợp với phân kỳ theo vấn đề, sau đó mình vào đối tượng chính. VD đề tài mình là "vấn đề thương mại" thì chương 2 và 3 mới là vào vấn đề chính.

=> Hai phương pháp này luôn đan xen và kết hợp với nhau. Phương pháp mà ta nắm vững là phương pháp khu vực học

- Phương pháp tiếp cận khu vực học: chúng ta học theo chuyên ngành lịch sử Việt Nam chứ không phải chuyên ngành khác, nên cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau.

* Phương pháp tiếp cận: nghĩa là mình nhìn nhận vấn đề từ góc độ nào, rồi sau đó dùng các phương pháp thích hợp để làm rõ vấn đề đó. Vd: mình nghiên cứu lịch sử Phù Nam và Chân Lạp thì nó khác hoàn toàn lịch sử Chân Lạp và Phù Nam. Vấn đề thứ nhất là mình tiếp cận từ góc nhìn của người Phù Nam; vấn đề thứ hai là mình nhìn từ góc nhìn của người Chân Lạp => quan trọng là nhìn vấn đề dưới góc độ nào, dùng phương pháp nào để nghiên cứu. Chọn lựa tài liệu cũng là một phương pháp nghiên cứu, gắn với tất cả.

Ngay trong lịch sử Việt Nam, người ta có 2 phương pháp nghiên cứu (pp hiện đại, mang tính mới vì nó gợi ra sự khám phá):

+ đối sánh lịch sử (so sánh lịch sử)

+ hệ thống lịch sử: nhìn một vấn đề toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa... và tác động ra bên ngoài

Trong luận án tiến sĩ, nếu nêu các phương pháp như: tổng hợp, so sánh, thống kê thì đó không phải là phương pháp nghiên cứu lịch sử mà chỉ là phương pháp nghiên cứu chung

* Tiếp cận khu vực học phải có các kiến thức: kiến thức về địa lý: khu vực phải gắn với place (nơi nào), nơi mà diễn ra các sự kiện và con người lịch sử (liên quan đến nhiều yếu tố). Vd bạn làm kinh tế biển thì phải nói bờ biển dài bao nhiêu, thuận lợi cho hải sản và kinh tế biển => phải nói được các địa danh lịch sử (giới hạn không gian trong Luận văn). Hiện nay, người ta dùng nhiều khái niêm mới hơn "địa chính trị", "địa quân sự", "địa nhân văn"; cái mới nên kết hợp cái cũ - nó mang sự tương tác và không tách ra (mô tả thì phải nói được nó có vai trò gì đối với giao thương (địa kinh tế), vị trí đó tạo nên những biến đổi về cơ chế, xung đột... - đặc trưng quan trọng nhất trong khu vực Nam Bộ là lãnh thổ; cư dân như thế nào, vị trí vai trò của nó ra sao => tiếp cận khu vực là nhìn không gian trong sự tương tác chứ không tách biệt

Tóm lại nội dung chính:

- Nam Bộ là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Namnằm trong chỉnh thể không gian địa lý Đông Nam Á (khu vực địa lý - lịch sử Đông Nam Á). Đặc điểm chính:

+ Năm trong khu vực địa lý giao nhau giữa hai trục Đông - Tây và Nam - Bắc, trở thành ngã từ đường của các nền văn minh thế giới.

+ Vị trí của Nam Bộ cho ta thấy sự tiếp xúc hai nền văn minh lớn nhất là Ấn Độ và Trung Hoa. Giai đoạn đầu từ TK I - XVII là ảnh hưởng sâu đậm của văn minh Ấn Độ; dấu ấn Trung Hoa bắt đầu từ TK XVII trở về sau nhưng không đậm đặc và tất cả những thành tố này đều được bản địa hóa. Nên ở Nam Bộ gọi là "phi Ấn, phi Hoa" là như vậy. Đặc trưng của bản địa là tiếp thu và làm giàu. Tiếp cận theo hướng khu vực học ta thấy ở Nam Bộ có đủ 3 phức hệ: núi - đồng bằng - biển. Phức hệ đó tạo ra 3 phức hợp văn hóa: rừng núi, đồng bằng, biển; trong đó văn hóa đồng bằng tuy có sau, nhưng nó sẽ chiếm vai trò chủ đạo quan trọng - vì đồng bằng gắn với nông nghiệp, lúa gạo hàng hóa; và nó là một thành tố kinh tế chính. Như cụm câu "đất lành chim đậu", đồng bằng là vùng tập trung cư dân nhất và nhiều loại hình cư dân.

+ Về địa hình lãnh thổ: Nam Bộ là biển bao bọc xung quanh; bờ biển Đông Nam Bộ dài 300 - 350km, từ Vũng Tàu đến tận miền Tây dài 700km. Toàn bộ bờ biển Nam Bộ dài 1.000 km, mở ra hướng phát triển của đại dương, giao lưu với nhiều dân tộc và các quốc gia xung quanh. Từ địa hình, chúng ta nhấn mạnh vào: con người di cư, khai phá, khai thác vùng đất này để phát triển, giao tiếp với cả bên ngoài => gọi là địa văn hóa; khẳng định tính lâu dài và bản địa của người Nam Bộ (phi Ấn phi Hoa, có tiếp thu, có tiếp biến nhưng không hòa tan).

Khi chúng ta tiếp cận theo hướng khu vực học; từ lâu Nam Bộ và khu vực Đông Á có mối liên kết mật thiết với nhau. Cư dân góp phần hình thành vương quốc Phù Nam là cùng nguồn gốc: người hải đảo đến đây, người Edeh, Churu, Giarai, Raglai, Chăm là những cư dân gốc hải đảo. Họ nói cùng ngôn ngữ Mã-lai Đa đảo nên mối liên hệ đó tạo mọt sự gắn kết. Cư dân hải đảo tương tác với cư dân bản địa (người Mạ, Stieng, Sedang). Ở khu vực Nam Bộ thì trừ Khmer (thuộc tiểu chủng Nam Á) ra, đa số cư dân ở khu vực này đều là Indonesiens. Vấn đề Nam Á, Indonesiens gây nhiều khó khăn nhất trong nghiên cứu sử học.

- Đặc thù của khu vực Nam Bộ vẫn có sự tương đồng trong chỉnh thể địa - sử - chính trị - văn hóa toàn Đông Nam Á. Cư dân Nam Bộ cũng như cư dân Đông Nam Á là đều tiếp thu thành tố văn minh Ấn Độ: Ấn giáo => Phật giáo => tôn giao ảnh hưởng đến cách tổ chức vương quyền của các nước theo kiểu Ấn Độ, đua bò không chỉ có ở An Giang mà còn có ở Indonesia, Malaysia nhằm tôn vinh thần bò Nandin, vật cưỡi của thần Shiva trong Ấn giáo. Những hiện vật cũng cho thấy sự tương đồng: ở văn hóa Óc Eo thì đa số đàn ông ở hải đảo đều đeo khuyên tai hai mấu, phụ nữ khuyên tai ba mấu - đây là đặc trưng của cư dân Đông Nam Á (giao lưu, giao tiếp tạo ra sự tương đồng). Chợ nổi và ghe xuồng là văn minh sông nước nên có tương đồng.

=> Như vậy bên cạnh các phương pháp nghiên cứu chung như phân tích, tổng hợp; các phương pháp đặc thù như lịch sử (cụ thể như địa danh, biến cố lịch sử) và logic (là phương pháp cụ thể trong một giai đoạn điển hình); thì Nam Bộ là phương pháp tiếp cận chủ đạo cần được quan tâm. Chỉ kết hợp phương pháp lịch sửphương pháp logic mới tìm ra được đặc điểm, quy luật chung của một không gian cụ thể, tìm ra những mối liên hệ phổ biến, tương đồng. Vd quy luật chung: tất cả các cư dân sông nước đều làm nhà "cao cẳng" (chữ dùng của Malleret), vận chuyển chủ yếu bằng xuồng, mặt tiền của nhà là sông/kênh. Phân tích thì chia nhỏ ra để đi sâu, tổng hợp là khái quát lại để tìm ra sự tương đồng và mối liên hệ. Quy nạp là kể ra và so sánh; diễn dịch là diễn giải ra rồi cuối cùng rút ra các kết luận. Phương pháp nghiên cứu là rất khó khăn.

Như vậy trong toàn bộ quá trình phát triển ta sẽ thấy: Nam Bộ không tách rời khỏi sự vận động phát triển mang tính chất phổ quát của khu vực Đông Nam Á. Vd: thời cổ - trung đại cư dân dùng lịch Shaka của Ấn Độ vì phù hợp với địa lý Đông Nam Á (tính phổ quát) toàn là cư dân vùng sông nước, trồng lúa nước, nông lịch (thời vụ) của lịch Shaka phù hợp hơn. Tiếp cận khu vực giúp bạn tìm ra tương đồng, dị biệt của các vấn đề

Tiêp cận khu vực học khi đặt Nam Bộ trong chỉnh thể Đông Nam Á thì ta sẽ làm rõ các yếu tố chi phối, những đặc điểm, những cách thức. Tại sao đặc thù của Nam Bộ là có Phật giáo bản địa ? Ngoài những điểm đặc trưng và độc đáo vốn có khi tiếp cận khu vực học, ta phải có đối sánh.

Chương 1: Tổng quan về Nam Bộ cổ trung đại

1. Địa lý Nam Bộ

- Sơ sử ghi chép thì tính là thời Phù Nam nằm trong Nam Bộ, một trong ba lãnh thổ lớn nhất của nước ta. Thời Gia Long chia thành 3 khu vực quản lý (thời tản quyền), Minh Mạng học tập của nhà Thanh đặt ra các tỉnh nên có Nam Kỳ lục tỉnh (1832). Danh xưng "Nam Bộ" do học giả Trần Trọng Kim (của chính phủ thân Nhật) đặt ra vào năm 1945.

- Thời kỳ đất nước bị chia cắt: năm 1949, Nam Bộ bị chia cắt do Pháp sa lầy trên chiến trường Việt Nam, Mỹ gây sức ép buộc Pháp đặt ra một chính thể hình thức là "Quốc gia Việt Nam" (1949 - 1955). Sau "trò hề" của Ngô Đình Diệm, ông ta lập chính thể "Việt Nam Cộng hòa" (1955 - 1975). Toàn bộ Nam Bộ thời kỳ đó gọi là "Nam phần", vùng đất của người dân tộc thiểu số được Pháp giao cho Bảo Đại gọi là "Hoàng triều cương thổ". Từ 1975 đến nay, Nam Bộ có 19 tỉnh với 12 tỉnh ở phía tây, 6 tỉnh ở phía đông. Mỗi tỉnh đều có một thành phố (trừ Cần Thơ và Tp. Hồ Chí Minh thuộc trung ương).

* Người ta chia các vùng miền Tây và miền Đông bằng cách: Ở Nam Bộ, người ta xác định hướng gắn với "mốc". Khi Nguyễn Ánh lập ra Gia Định kinh là trị sở chung của toàn Nam Bộ, xây thành Bát Quái thì lúc này người ta lấy thành Bát Quái làm mốc. Phía đông thành đó là miền Đông, phía tây thành đó là miền Tây. Hai tiểu vùng DNB và TNB vẫn có sự khác biệt do điều kiện tự nhiên.

- Nếu như miền Tây gắn với đồng bằng thấp thì miền Đông chủ yếu là phù sa cổ, không phù hợp cho việc trồng lúa nước (độ cao đến 200m) mà nó chỉ phù hợp với các loại cây ăn trái. Khu vực miền Tây thì diện tích đất trên 6,1 triệu km2; kênh rạch chằng chịt (trên 4.000 kênh dài tổng cộng 5.700 km), cuộc sống của cư dân nhờ kênh. "Rạch, lạch, sông" là những con nước tự nhiên; "kênh" là do con người đào nên. Ở Nam Bộ có điều lý thú: hai con kênh chạy dọc biên giới Việt - Campuchia; chữ "Thoại Hà" chứa đựng vấn đề lịch sử. Dù rằng việc đào kênh gắn liền với công lao của các vị quan triều đình, của Hoàng đế; nhưng rõ ràng là do con người đào - người dân Nam Bộ vẫn gọi là sông Vĩnh Tế

2. Cư dân Nam Bộ:

* Nhân chủng: có được do yếu tố sinh học, lai tạo, di truyền.

* Ngôn ngữ: là vấn đề văn hóa, không do di truyền

Lớn nhất là đại chủng, nhỏ hơn là tiểu chủng, nhỏ hơn nữa là nhóm tiểu chủng

+ Trên thế giới tồn tại 4 đại chủng: Mongoloid (Á, da vàng tóc thẳng, tầm vóc trung binh, sống ở cao nguyên Gobi), Negroid (da đen), Europoid (da trắng) và Australoid (cao lớn, tóc xoăn, da đen, mũi to)

- Cách đây 2 vạn năm, lục địa Á và Úc hầu như không có ngăn cách (thời Đá mới thì hai lục địa này tách ra) nên thuận lợi cho cư dân di cư bằng đường bộ và cả đường thủy. Việc di cư là tất yếu, quy luật; người cao nguyên đồng cỏ thì tìm đồng cỏ mới, người ven biển thì tìm cách đánh cá => họ tìm nơi nào để thuận lợi cho sinh sống

- Đại chủng Mongoloid từ phía bắc xuống, nó gặp đại chủng Australoid ở phía nam lên => tạo thành hỗn chủng qua hôn nhân, giao tạp để tạo nên tiểu chủng Mongoloid phương Nam (gọi là tiểu chủng Đông Nam á, vì nó sinh sống ở vùng Đông Nam Á. Đông Nam á cổ đại tình từ nam Trường Giang trở xuống)

- Mongoloid phương Nam là sản phẩm của hai đại chủng, nên nó mang đặc tính của hai đại chủng này. Nhánh thứ nhất mang điểm trội của Mongoloid là nhóm Nam Á (phân bố từ nam Trường Giang đến miền Bắc nước ta như người Việt, người Nùng, người Dao...). Nhánh thứ hai của Mongoloid phương Nam là nhóm Indonesiens mang điểm trội của Australoid

- Trong quá trình di cư, các nhóm tiểu chủng Nam Á và Indonesiens lại lai tạo nữa ra một nhóm tiểu chủng trung gian gọi Nam Đảo (sống ở hải đảo, mang nhiều đặc tính của Indonesiens - họ xếp Nam Đảo thuộc Indonesiens vì đặc điểm gen của nó giống Indonesiens). Người Khmer là điểm Nam Á ít hơn Indonesiens vì Khmer da sậm hơn, tóc xoăn.

- Indonesiens thời Đá mới (1 vạn năm) khác nhiều so với thời Kim khí

- Nam Đảo mang đặc tính của Indonesiens; qua quá trình lai tạo thì Cổ Môn - Khmer (sống lâu đời ở Nam Bộ, có 1 nhóm), còn đa số nhóm Indonesiens sống ở khu vực Trường Sơn đổ vào Nam Bộ. Nhóm Nam Á và Indonesiens là hai nhóm lớn của tiểu chủng Mongoloid phương Nam.

- Đến đợt Kim khí, Indonesiens tách ra: một phần là Đông Nam Á hải đảo; lai tạo và Môn - Khmer mang nhiều đặc tính của Nam Á

=> Về mặt chủng tộc ở Nam Bộ nước ta, đa số là người Indonesiens. Có một số Nam Đảo di cư từ hải đảo đến - đó là 5 tộc người gồm: Chăm, Churu, Raglai, Giarai và Edeh. Năm tộc người này đều sinh sống ở khu vực Nam Bộ. Trừ người Chăm ra thì vào thời cổ đại, các tộc người này không chịu tiếp thu văn hóa bên ngoài nên họ rút lên vùng cao rồi định cư ở đó để giữ nguyên đặc tính của dân tộc mình.

Ở Nam Bộ còn một nhóm nữa mang đặc tính nhân chủng Nam Á là người Khmer, người Mạ; còn lại đều là người Indonesiens. => đa số ở Nam Bộ là thuộc nhóm chủng Indonesiens.

- Người Indonesiens có kết hợp với người Môn - Khmer (người Mạ) và họ góp phần xây dựng nên nước Phù Nam. Phù Nam là tập hợp các tiểu quốc của người Cổ Môn - Khmer, đông nhất là người Indonesiens thuộc nhóm nhân chủng Indonesiens; có 5 tộc người Nam Đảo.

* Theo quan điểm của GS Hà Văn Tấn, toàn bộ bán đảo Đông Dương thuộc người Indonesiens; về sau có bổ sung là đa số phía nam bán đảo là Indonesiens, phía bắc là Nam Á. Nam Đảo là di cư từ hải đảo đến.

Một quan điểm trước đây cho rằng người Nam Đảo di cư từ các địa phương phía nam Trung Quốc xuống phía nam rồi dạt vào biển miền Trung và một trong những nhóm đó là người Chăm => và đó là quan điểm sai lầm. Thuật ngữ "Biển Đông" do các nhà hàng hải thế kỷ 14 - 15 đặt ra, và theo nguyên tắc hàng hải thì người ta lấy vùng đất lớn nhất làm mốc như là sự chỉ dẫn địa lý. Người ta lấy đại dương bao quanh Ấn Độ đặt tên cho vùng biển là Ấn Độ Dương (lấy mốc Ấn Độ xác định vùng biển đó chứ không phải vùng biển đó của Ấn Độ). Người ta gọi "Biển Đông" là biển nam Trung Hoa vì nó lấy mốc Trung Hoa là lục địa, Biển Đông được gọi là biển "nam Trung Hoa" vì nó bao quanh lục địa Trung Hoa (lấy Trung Hoa làm mốc; phải có mốc để chỉ dẫn tàu thuyền và xác định phương hướng - danh từ đó nghĩa là "chỉ dẫn" chứ không phải "sở hữu"), các nhà nghiên cứu dịch nhầm nghĩa của từ "Biển Đông" gây hiểu sai chết người.

- Giữa Nam Đảo và Indonesiens: Indonesiens di cư khắp vùng biển Đông Nam Á, có ba nhóm là Vedda, Negrito và Melanesiens. Đa số Nam Đảo đều mang đặc tính của Indonesiens; nhưng có điều các nhóm Indonesiens di cư (Vedda, Negrito và Melanesiens) tự lai tạp với nhau hình thành Nam Đảo. Các nhóm Indonesiens di cư này đi qua Ấn Độ, học được các thành tựu văn minh Ấn Độ, đến hải đảo và vào nước ta mang theo các thành tựu văn minh Ấn Độ truyền vào (thủy tinh màu, nghề dệt). \

- Khmer Nam Bộ và Khmer Campuchia có sự khác nhau: Khmer Nam Bộ bị Nam Á hóa mạnh hơn và chiếm ưu thế; Khmer Campuchia mặc dù mang yếu tố Nam Á nhưng tính bản địa (Indonesiens) vẫn còn. Chăm thuộc nhóm Nam Đảo, nhưng vào Việt Nam bị Nam Á hóa mạnh

- Con đường của nhóm Indonesiens di cư (Vedda) đi từ phía nam quần đảo Andaman, học các thành tựu của Ấn Độ rồi vào buôn bán với người Phù Nam, giao tiếp rồi truyền các nghề đó vào nước ta. Họ truyền vào người Chăm cách làm chuỗi mã não Ấn Độ

- Khuyên tai hai đầu thú của người hải đảo (Nam Đảo) đeo cho đàn ông

- Người Môn-Khmer sống trong các phum, sóc: khi Phù Nam tan rã, biển tiến (Nam Bộ chìm dưới mặt nước biển 1 mét) làm người Môn-Khmer di chuyển vào đất liền (Biển Hồ) hết, chỉ còn mấy phum, sóc (TpHCM ngập 80cm; Tây Nam Bộ ngập 1 mét)

Văn hóa Đông Sơn cho ta thấy kiểu tóc của phụ nữ: người Tạng - Miến là tết tóc, người Môn - Khmer là xõa tóc, người Nam Á tóc thẳng, người Đa Đảo là búi tóc (nay búi tó). Ba tộc người này đều là Malai-Đa đảo; riêng chị búi tóc là có một chút của Nam Á.

3. Địa bàn sinh sống của cư dân Nam Bộ

- Người Indonesiens sinh sống từ vùng Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ, Đồng Nai trước khi Phù Nam lập nước. Vàm Cỏ gần Sài Gòn là Vàm Cỏ Đông (tên khác là sông Bến Lức), xa Sài Gòn là Vàm Cỏ Tây (gọi là sông Vũng Gù). Ở đây có hàng loạt tiểu quốc nhỏ như Bà Lợi, Xích Thổ; vùng đệm giữa Chiêm Thành và Chân lạp. Nước Chân Lạp xuất hiện vào giữa thế kỷ V, là chư hầu của Phù Nam (TK I - VII). Các nước Bà Lợi (Vũng Tàu), Xích Thổ (Long Đất); ở Đồng Nai có vương quốc Châu Mạ; hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá của người Raglai; người Stieng (thuộc Indonesiens) tập trung ở Bình Phước

- Trước khi người Việt lập làng, ngay từ khi Phù Nam còn tồn tại thì 5 tộc người Nam Đảo đã dần lùi về Tây Nguyên. Trong Gia Định thành thông chí, từ "Đồng Nai" chỉ chung cho vùng Đông Nam Bộ (từ cổ là Nông Nại). Chúa Nguyễn lập Biên Hòa làm Phiên Trấn. Tên cổ của đất Sài Gòn là Bến Nghé, Phiên An => sau này gọi chung là Phiên Trấn.

- Ở vùng cổ Nam Bộ, người Nam Đảo xuất hiện trước khi Phù Nam ra đời; di chỉ ở Giồng Phệt và Giồng Cá Vồ (có di tích chuỗi thủy tinh, mã não). Thời Đá mới, nhóm (người Chăm cổ) từ Giồng Cá Vồ di chuyển vào sâu lục địa và lập ra văn hóa Đồng Nai ở Hàng Gòn, Suối Chồn.

- Guồng nước là sản phẩm chung của cư dân Nam Á và Indonesiens, Nam đảo. Chăm cổ ngày xưa làm ruộng bậc thang do tiếp thu của Indonesiens và họ làm các guồng nước này; khi phát triển, Chăm xuống khai phá đồng bằng

4. Tiếp biến văn hóa của Óc Eo:

- Óc Eo là thời kỳ muộn (hậu kỳ đồ sắt), trùng với giai đoạn của nước Phù Nam. Óc Eo là cơ sở hình thành văn minh Phù Nam. Sa Huỳnh là sơ kỳ đồ sắt, chủ nhân Sa Huỳnh là người Chăm cổ (Nam Đảo) cùng một bộ phận người Việt ở cực nam (Việt Thường).

- Văn minh Phù Nam: văn minh có được khi người dân hình thành nhà nước (chữ viết, cấu trúc xã hội). Phù Nam là thời kỳ văn minh đầu tiên, gắn liền với văn hóa Óc Eo. Cư dân Giồng Cá Vồ (Cần Giờ) thuộc người Nam Đảo, và gần gũi với văn hóa Óc Eo hậu kỳ đồ sắt. Khuyên tai hai đầu thú đặc trưng của Nam Đảo; khuyên tai ba đầu thú đặc trưng của Đông Nam Á (trong Đồng Nai và Óc Eo) - tiếp biến văn hóa, đặt Ấn Độ trong chỉnh thể văn hóa Đông Nam Á. Mộ chum ở Sa Huỳnh, Giồng Cá Vồ của nhóm Chăm cổ, Nam Đảo

=> Đa số là Indonesiens, một số Nam Đảo và một số Nam Á.

- Nơi phân bố của Óc Eo tương đương với thời kỳ phát triển của nước Phù Nam; có thương cảng Óc Eo và thủ đô Angkor Borei của Phù Nam. Vương quốc chính lấy tên mình đặt (bao trùm) cho 10 tiểu quốc phụ thuộc

- Phù Nam có yếu tố biển hải đảo: đương nhiên hiện vật vàng của hải đảo mang tới; Óc Eo có hai hiện vật quý là hai đồng tiền khắc hai vua La Mã là Aurelius và Antonius tìm thấy ở Óc Eo chứng tỏ có sự giao lưu buôn bán với La Mã (LM thích mua trầm hương, giấy dó)

- Sử Trung Quốc và phương Tây gọi là các "nhà cao cẳng", mặt tiền hướng ra sông (về sau quay ra đường bộ). TK 17 - 18 đường bộ xuất hiện, nhưng đường thủy vẫn quan trọng nhất. Nhà có hai mặt tiền (để buôn bán), xuồng là phương tiện di chuyển chủ yếu. Đi những cà kheo cao đến 6 mét để bắt cá, nghêu sò

- Những con đường thương mại cho thấy Óc Eo là một điểm nối giữa Đông tây nam bắc; lái buôn Trung Quốc mua nhiều nhất là trầm hương của Phù Nam

- Văn minh kênh rạch và văn minh miệt vườn mang một nghĩa khác. Khi lưu dân khai khẩn, họ dựa vào những đường nước sẵn có để lập làng. Làng của Nam Bộ là làng mở, dọc bên kênh rạch; họ thấy thuận lợi là tiếp tục vỡ đất để mở rộng, bất lợi thì họ bỏ đi. Từ đó họ "lên liếp" (vét đất lên để tạo các khoảng trống để đưa nước vào, trồng những cây ăn quả). Miệt vườn cho họ sinh sống tập trung và buôn bán sản phẩm => Sơn Nam gọi là văn minh miệt vườn, văn minh kênh rạch. Xuồng là phương tiện quan trọng nhất của mỗi gia đình. Toàn bộ các hoạt động gắn với sông nước, vì sông nước là chủ đạo của Nam Bộ. Ven sông là nhiều phù sa màu mỡ có miệt vườn (tự sản xuất, trao đổi ra bên ngoài), giao thương thuận lợi vì có đường nước sẵn.

- Khmer Nam Bộ bị Nam Á hóa mạnh nên da sáng, tóc thẳng; Khmer Campuchia là yếu tố Indonesiens là chủ đạo.

- Tượng Phật của văn hóa Óc Eo + Phù Nam: làm bằng gỗ sao, trường phái Buddhapad (tượng Phật đứng); mũi Phật cao thuộc trường phái Gandara. Các tu sĩ và thương nhân Ấn Độ mang theo chữ viết và các thành tựu văn hóa khác của Ấn Độ truyền sang Nam Bộ.

5. Nước Phù Nam và sự ra đời nước Chân Lạp

- Nước Phù Nam là một tập hợp 10 thuộc quốc, kéo dài từ Nam Trung Bộ Việt Nam cho đến tận bán đảo Mã Lai. Cư dân chủ yếu là người Nam Đảo, người Khmer và một bộ phận người Indonesiens. Cuối thời Phù Nam xuất hiện tiểu quốc Chân lạp; tiểu quốc này. Hiện nay có quan điểm cho rằng Phù Nam là giai đoạn đầu của vương quốc Chân Lạp (sai về khoa học, nhận thức và thực tế lịch sử)

* Thực tế: Campuchia có hai bộ lạc; Angkor Borei là quốc đô của Phù Nam. Phù Nam có nơi quan trọng nhất là thương cảng Óc Eo của vương quốc chính Naravara-Nagara: khi Phù Nam ra đời vào thế kỷ I mà cư dân nòng cốt xây dựng nên vương quốc này là người Mã lai - Đa đảo và người Indonesiens; còn bộ lạc Campuchia gốc sống ở Vat Phu (nay thuộc tỉnh Champassak, còn gọi là bộ lạc Cha) thuộc lưu vực sông Semun. Trên cơ sở bộ lạc Campuchia gốc này (bộ lạc Cha), họ hình thành Vương triều Campuchia thứ nhất (550 - 713). Khi vua thứ nhất là Bhavavarman I lập vương triều Campuchia đầu tiên, lúc đó Phù Nam đã tồn tại được 6 thế kỷ rồi. Vương triều Campuchia thứ nhất ra đời trên sự thống nhất các bộ lạc gốc Campuchia (bộ lạc Cha) ở phía Tây Bắc Campuchia (vùng Biển Hồ). Còn bộ lạc thứ hai là bộ lạc Mẹ (Somavamsa) ở phía Tây Bắc (lưu vực sông Tonlesap, Biển Hồ); và hai bộ lạc này sẽ hợp nhất vào thế kỷ IX - XV, tương ứng với thời kỳ Angkor hưng thịnh. Giai đoạn 802 - thế kỷ XIII là thuộc vương triều chính thống thứ hai của Campuchia. Vì người Khmer ở Vat Phu trồng lúa nương trên giồng cao nên không có khái niệm nhiều về ruộng nước.

- Vương quốc Chân Lạp mở đầu vương triều thứ nhất là Bhavavarman I. Ông này là hoàng thân Phù Nam cưới công chúa Chân Lạp, nên ông ta được tôn xưng là người mở đầu vương triều này. Vương triều Chân Lạp thứ nhất này là một chư hầu của Phù Nam, nhân khi Phù Nam suy yếu (lý do: tranh giành quyền lực ở triều đình, biển tiến nhấn chìm Nam Bộ). Từ Bhavavarman I đến em trai Chitrasena, rồi đến cháu trai Isanavarman. Isanavarman lập quốc đô dịch dần về phía Biển Hồ gọi là Isanapura. Vua cuối cùng là Jayavarman I. Khủng hoảng chính trị trong cung đình từ 681 - 713 làm Chân Lạp suy yếu và chia thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. Cuối cùng sự xâm chiếm của Sailendra không dẫn đến sự hủy diệt hoàn toàn Campuchia; nó dẫn tới việc Campuchia phục quốc thành công vào năm 802. Thời vương triều chính thống thứ hai, bộ lạc Cha có xu hướng dịch chuyển xuống đông bắc và quy tụ quanh Biển Hồ; sự quy tụ giữa bộ lạc Cha ở Semun và bộ lạc Mẹ ở băc Biển Hồ này dẫn tới sự hùng mạnh của vương triều chính thống thứ hai - thời Angkor huy hoàng (1802 - 1434).

- Vào đầu thế kỷ VIII, vua cuối cùng của vương triều chính thống thứ nhất của Campuchia là Jayavarman I (680 - 713) có bà thứ phi; sau khi ông mất thi xảy ra tranh chấp ngai vàng (sự kiện Puskaraska từ 713 - 770). Sự kiện Puskaraska là mốc chấm dứt vương triều chính thống thứ nhất của Campuchia. Tận dụng thời điểm này, quân Srivijaya của triều vua Núi Sailendra đã xâm chiếm và thống trị Campuchia từ 770 - 801. Một hoàng tử Khmer trốn về nước năm 802, lập vương triều chính thống thứ hai của Campuchia với vương hiệu Jayavarman II (802 - 850) - gọi là thời huy hoàng nhất của Campuchia, thời Angkor (802 - 1434).

* Cư dân thành lập Phù Nam đa số là người Nam Đảo và người Indonesiens bản địa, vì thế văn hóa Phù Nam và Champa có nhiều điểm giống nhau về ma chay, cưới xin, phong tục. Dễ hiểu, vì họ cùng nguồn gốc chủng tộc và cùng ngồn ngữ. Kể cả khi Phù Nam tan rã, dấu ấn của văn hóa Khmer ở Nam Bộ không sâu đậm bằng dấu ấn của văn hóa Phù Nam

- Trong thời kỳ hùng mạnh nhất của nước Khmer Angkor, ở Đông Nam Á có nhiều biến động:

+ Người Thái gồm nhiều tộc người bắt đầu di cư xuống phía Nam. Năm 1350, vua Thái Ramadhipati I của vương quốc Ayudthaya đã hợp nhất với Sukhothay và hùng mạnh lên. Cũng thời gian này, vương triều Ava của vua Bayinnaun xứ Miến Điện nổi lên; hai nước Thái và Miến Điện bắt đầu hợp nhất với nhau.

+ Thời kỳ hùng mạnh nhất, lãnh thổ của đế quốc Angkor trải dài đến tận Chieng Mai, Miến Điện, cao nguyên Korat thì về sau, Khmer Angkor bị vua của Sukhothay, rồi Ayudthaya dần thôn tính hết. Lúc này vào năm 1434, vua Ponhea Yat (trị vì 1405–1460) nhận thấy Angkor nhỏ hẹp và rất gần với biên giới của người Thái nên ông dời đô về Srei Santhor, cuối cùng đến Chakdomuk (gần Biển Hồ; nghĩa là "thành phố bốn mặt sông"). Ở đó hộ lập một cái đền vì hồi đó, người theo Ấn giáo (hay Phật giáo) có xu hướng lập một đền ở một vị trí cao. Vì Chakdomuk không có núi cao nên người ta đắp một quả đồi thờ phụng linh thiên, từ đó Chakdomuk mang tên Phnom Penh (Phnom là "đồi"; Pênh là "tên người có công đắp quả đồi đó"). Theo nghĩa đen, Phnom Penh nghĩa là "đồi nhỏ có đền bà Pênh". Chakdomuk nằm ở vùng sông Tonle Sap, từ Biển Hồ đổ ra. Việc dời đô của Ponhea Yat đánh dấu sự suy yếu của vương quốc Campuchia giữa các thế lực đang nổi lên trong khu vực. Lý do Campuchia yếu đến mức không gượng dậy được là: các vương triều phong kiến phương Đông đều mang tính "hướng đại" (xây dựng công trình to lớn, khác thường. Dân số Khmer Angkor chỉ 80 vạn người, nhưng họ dồn hết sức mình xây dựng các công trình hùng vĩ nên nhanh chóng kiệt quệ tài lực; khi các thế lực khác xâm lấn thì họ không gượng dậy được nữa.

- Trong vương triều chính thống thứ hai Angkor, vua hùng mạnh nhất là Jayavarman VII (1181 - 1201) xây Angkor Thom (kinh đô lớn) - Angkor Wat là "kinh đô chùa". Ponhea Yat dời đô về Chakdomuk. Người Thái liên tục xâm chiếm các vùng đất phía Bắc cho đến tận cao nguyên Korat vào thế kỷ XVI, người Campuchia có xu hướng dịch chuyển kinh đô về phía đông vương quốc nên có giai đoạn: giai đoạn dời đô về Lovek (1529 - 1595) và dời đô tiếp về Udong (1618 - 1863). Trong giai đoạn Lovek, người Campuchia liên tục bị người Thái xâm lấn nên dời đô nhiều lần

- Mở đầu vương triều Udong là vua Chey Chetta II (1618 - 1628) gắn liền với việc Campuchia suy yếu, liên tục bị Xiêm và chúa Nguyễn thao túng. Đến thời các vua Nặc Đôn, Nặc Yêm do người Xiêm đưa lên, người Xiêm hầu như thao túng triều đình Udong Campuchia; dẫn đến sự xung đột ảnh hưởng giữa người Xiêm và người Việt. Do sở trường canh tác ở ruộng cao, không quen ở ruộng thấp nên người Khmer sau khi chinh phục Phù Nam với thương cảng Óc Eo, họ bỏ cả Óc Eo cho hoang phế vì không quen kinh tế biển. Nhưng người Khmer học được của người Nam Đảo đó là biết cư trú ở các gò cao vì đây vẫn là biển tiến (Flandrian), Nam Bộ ngập chìm trong biển nước và chỉ có vài xóm làng của người Khmer cư ngụ trên các gò cao và cù lao. Có thể nói Nam Bộ bị người Khmer bỏ cho hoang phế, kéo dài đến tận thế kỷ XVI - XVII vì: dân số quá ít, không có sở trường canh tác ruộng, không có khả năng cải tạo ruộng trũng, ruộng lầy thụt; thứ ba là người Khmer là tập hợp của hai bộ lạc ở phía đông bắc quanh Biển Hồ.

- Giai đoạn Udong:

+ Chey Chetta II dời đô về Udong. Dĩ nhiên, ông kết hôn với công nữ Ngọc Vạn của chúa Nguyễn - đây là cuộc hôn nhân chính trị. Bà rất đẹp nhưng lại là con hoang nên không được chính sử nhà Nguyễn ghi chép. Có tranh cãi: có cuộc hôn nhân Ngọc Vạn - Chey Chetta II hay không ? Biên niên sử Campuchia được giữ lại không nhiều nên tranh luận gay gắt, thậm chí có người phản bác cho rằng đó là truyền thuyết; tài liệu tin cậy nhất là quyển hồi ký của giáo sĩ Ý C. Borri có tên "Tường trình về xứ Đàng Trong" năm 1621 và Niên giám những người bạn Huế (1931). Borri ở trang 405 của sách này mô tả rõ cuộc sống của cư dân đàng trong như thế nào, kể cả việc kể lại chi tiết đám cưới năm 1620 nên rất tin cậy. Sách của Malleret về Prei Nokor, đặc biệt là sách của Moura ghi chép lại hầu hết của Biên niên sử Chân Lạp rất khách quan. Các sử gia phương Tây không bênh phe nào và ghi chép lại trung thực.

- Khi Chey Chetta II chết, em ruột của ông là Preah Outey giữ chức giám quốc. Outey sau đó đã đưa cháu mình là Ponhea So lên ngôi vua đúng 2 năm; nhưng vợ vua So lại có quan hệ với Outey .

Các vương triều Campuchia thời Oudong chịu ảnh hưởng lớn của người Thái; người Thái thao túng mọi mặt, kể cả đưa người lên ngôi vua Chân Lạp.

- Người con thứ hai của Outey lên ngôi hiệu Ponhea Nu, làm vua được 10 năm. Sau cái chết của Ponhea Nu, Outey đưa con trai của mình lên làm vua, gọi là Nặc Ông Nộn I. Ông Nộn là dòng thứ, Chey Chetta II là dòng trưởng. Chey Chetta II có ba con trai, con thứ ba của ông này là Nặc Ông Chân. Nặc Ông Chân có mẹ là người Lào và chịu ảnh hưởng của người Chăm và người Mã Lai, nên Ông Chân giết Outey và Nặc Ông Nộn. Nặc Ông Chân là người thân Xiêm.

- Cuối thời Nặc Ông Chân, xảy ra sự kiện Mô Xoài (1658): cho đến năm 1658, quyền lực của chúa Nguyễn chỉ giới hạn từ Quảng Bình đến Bình Định, nên mới có chuyện giải vua Chân Lạp về Quảng Bình. Đại Nam thực lục không kỹ về tư liệu nên chép sai. Cái bản chất của vấn đề này (hiểu chính xác nhất) là: Mô Xoài là bàn đạp để cư dân Việt vào khẩn hoang sau cuộc hôn nhân chính trị 1620; đây coi như là đất bảo hộ của chúa Nguyễn nhưng vẫn thuộc Chân Lạp. Vùng Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi xung đột giữa ba quyền lực: Chân Lạp, chúa Nguyễn và Champa. Champa dù suy yếu sau sự kiện 1471, nhưng nó vẫn quản lý được một dải đất từ Khánh Hòa đến Đồng Nai. Chúa Nguyễn muốn chen chân vào Mô Xoài để bảo hộ cho công dân của mình đang khai khẩn, nhưng nơi đó là đất của Chân Lạp => nên việc "xâm phạm biên cảnh" (Đại Nam thực lục) là không chính xác - phải dùng phương pháp so sánh lịch sử, đối sánh giữa các nguồn tài liệu. Tài liệu chính xác nhất là của Moura, ông ta chép từ biên niên sử Cao Miên và giải mã tốt sự kiện 1658. "Đi hai tuần" (Đại Nam thực lục) là không thể đi đường bộ được vì đường bộ là đất của Champa, nên phải đi đường thủy. Toàn bộ khu vực, dù quản lý lỏng lẻo như Longhor, Tầm Bôn, Tầm Bào và Bassac vẫn thuộc quản lý của Chân Lạp nên "xâm phạm biên cảnh" là không chính xác; Mô Xoài chỉ là vùng ảnh hưởng, chi phối của chúa Nguyễn bảo hộ công dân, chứ không phải đất thuộc sở hữu của chúa Nguyễn.

Em ruột của Chey Chetta II là cựu giám quốc Outey có ba con trai: Nặc Ông Nộn chết rồi, hai người con còn lại là Nặc Sô và Nặc Tân nổi binh đánh Nặc Ông Chân; nhưng bị Nặc Ông Chân được sự giúp đỡ của quân Xiêm đánh tan nên hai ông phải chạy trốn gặp Thái hậu Ngọc Vạn. Bà khuyên hai ông cầu cứu chúa Nguyễn (bản chất của sự kiện). Với sự cầu cứu của Sô và Tân, chúa Nguyễn Phúc Tần sai tướng đem quân vượt Khánh Hòa vào tận Mô Xoài, đánh tan và bắt được Nặc Ông Chân đưa về chính dinh Quảng Bình

* Chúa Nguyễn trong quá trình mở cõi phương Nam, dù giai đoạn đầu là dùng tướng võ nhưng biện pháp toàn là của tướng văn để nói lên thế lực của chúa Nguyễn chưa đủ lớn. Ở đây xung đột rất nhiều quyền lực, kể cả vùng đang là cửa ngõ phía đông. Cho nên những hình thức can thiệp để xác lập quyền lực, đưa dân vào ở trước theo sách lược "dân đi trước mở nước, nhà nước theo sau xác lập hành chính"; sau này sự kiện 1757 càng cho thấy tài năng và sách lược "tằm thực" của Nguyễn Cư Trinh.

Hoàng thân Sô lên ngôi, hiệu Batom Reachea. Để trả ơn cho chúa Nguyễn, một hiệp ước được ký kết cho phép lưu dân Việt được vào khẩn hoang dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn ở Sài Gòn, Nông Nại và Bà Rịa.

- Năm 1672, vua Batom Reachea VII (hoàng thân Sô) bị ám sát bởi người cháu mình là Chey Chetta III - ông này cũng là con rể của hoàng thân Sô (người con rể này thân Xiêm). Sau đó, em của Reachea VII là hoàng thân Nặc Ông Tân chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Năm 1673, bản thân Chey Chetta III bị người của phe Nặc Ông Chân sát hại - vì Chey Chetta III là dòng thứ, Nặc Ông Chân là dòng trưởng nên người của ông này vẫn còn mặt dù Ông Chân đã chết.

- Năm 1673, Nặc Ông Đài lên ngôi sau khi Chey Chetta III chết. Năm 1674, trước khi tướng Nguyễn Dương Lâm (chúa Nguyễn) vào thì Mô Xoài vẫn thuộc quyền quản lý của Chân Lạp; Nặc Ông Đài thân Xiêm nên ông ta cho đắp các thành lũy và nhờ viện binh Xiêm nhằm chống chúa Nguyễn. Nặc Ông Đài thân Xiêm, em trai Nặc Ông Tân thì thân chúa Nguyễn. Nặc Ông Tân và cháu của mình là Nặc Ông Nộn đem quân đánh Ông Đài, nhưng thất bại nên cả hai chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn; lúc này lưu dân Việt tập trung đông ở khu vực này rồi. Năm 1674, chúa Nguyễn sai cai cơ Nguyễn Dương Lâm sang hợp quân với Nặc Ông Tân tiến đánh Nặc Ông Đài. Sự kiện 1674 rất đáng ghi nhớ, vì lần đầu tiên khi quân chúa Nguyễn đến đánh Nặc Ông Đài thì đã xuất hiện tên gọi Sài Gòn - vì Phủ biên tạp lục lần đầu tiên dùng chữ Sài Gòn. Nặc Ông Đài bị quân chúa Nguyễn đánh bại, chạy trốn vào rừng và bị chết ở đó. Em ruột của Nặc Ông Đài là Nặc Ông Thu ra hàng chúa Nguyễn. Thấy nội tình trong Đàng Trong của chúa Nguyễn chưa đủ mạnh, chúa Nguyễn Phúc Tần đã dùng đến biện pháp khống chế: chúa Nguyễn thông qua các phe phái trong triều đình Chân Lạp để nắm một phe phái nào đó. Với cách này, chúa Nguyễn cho Nặc Ông Thu làm Chính vương đóng đô ở Udong; còn cháu của Nặc Ông Tân là Nặc Ông Nộn được phong làm Đệ nhị vương (tức Phó vương) đóng ở gò Cây Mai (thuộc Sài Gòn). Như vậy có hai phe: phe thân Xiêm của Nặc Ông Thu, phe thân Việt của Nặc Ông Nộn - triều đình Chân Lạp luôn có hai phe phái như vậy, càng làm Chân Lạp suy yếu thêm và chìm sâu vào xung đột nội bộ không dứt. Mô Xoài (Mỗi Xuy) cho đến tận 1674 vẫn là bàn đạp để các luồng lưu dân Việt vào khẩn hoang. Chúa muốn có thế lực thì chúa phải đưa dân vào trước; đưa dân lập làng rồi sau đó mới hợp thức hóa vấn đề chủ quyền - đây là kế sách của các quan văn, một kế sách hay khi thế lực của chúa Nguyễn chưa đủ mạnh - quan trọng nhất là sự tồn vong của Đàng Trong phụ thuộc nhiều vào việc chống Đàng Ngoài (Đàng Trong mạnh hơn Đàng Trong tới 10 lần về lực lượng vũ trang), nên kế sách lập lũy Thầy và các kế hoạch của Đào Duy Từ tạo sự tồn vong của Đàng Trong.

Một thể chế chính trị, chính thể chính trị muốn tồn tại thì phải khuếch trương bằng kế sách: khai hoang Nam Bộ chính là tạo tiềm lực. Muốn tồn tại vững bền và xây dựng một thế lực thì phải có dân. Trong các cuộc xung đột với chúa Trịnh, lần thứ 5 quân chúa Nguyễn ra tận Thanh Hóa bắt dân đưa vào Nam khai khẩn (trong đó có Hồ Phúc, bố của ba anh em nhà Tây Sơn).

- Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần thông qua vua Chân Lạp cho phép di dân người Hoa vào Nam Bộ: một nhóm vượt sông Đồng Nai vào Phiên Trấn là nhóm của Trần Thượng Xuyên, em ruột Trần An Bình (Phó tướng Long Môn ở Quảng Đông); nhóm Quảng Tây của Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến. Dương Ngạn Địch trước đây là cướp biển ở biển đông nam Trung Hoa, được Trịnh Thành Công thu phục để chở lương thực tiếp tế cho đảo Đài Loan. Dương Ngạn Địch được chúa Nguyễn cho phép vào khai phá miền Tây từ Chợ Lớn đến vùng đất giữa hai sông Vàm Cỏ (về sau có kênh Bảo Định). Trong sách dạy thông ngôn Pháp, Trương Vĩnh Ký gọi sông gần Sài Gòn nhất là sông Vàm Cỏ Đông, sông xa nhất là Vàm Cỏ Tây (tức sông Vũng Gù).

6. Xác lập biên giới quốc gia là khai niệm động dưới biển đổi của lãnh thổ mà các quốc gia cổ Đông Nam Á. Sự thay đổi biên giới quốc gia là do các dòng dịch cư (người Nam Đảo vì di cư nhiều nên không có tính bền vững của quốc gia họ; những vương quốc của họ không tồn tại một cách bền vững). Bán đảo Malaysia tồn tại các tiểu quốc tranh đoạt nhau, đến thế kỷ 16 vẫn chưa thống nhất. Nòng cốt của Champa là người Nam Đảo cũng không tồn tại được lâu (đến 1471 là dấu ấn bị tàn phai dần; "Thuận Thành trấn" ở Ninh - Bình Thuận tự tan rã, không cần triều đình can thiệp nhiều (từ tự trị trở thành một địa phương, không có thế lực trên danh nghĩa nào hết). Có nhiều hình thức để xác lập:

+ Chiến tranh: người da trắng viễn chinh ở Viễn Tây để thâu tóm các vùng đất màu mỡ của người da đỏ; chiến tranh Mỹ với Mexico khiến Mỹ lấy được nam bang California, bang New Mexico

+ Mua bán: Nga bán vùng Alaska rộng lớn cho Mỹ hồi 1867 lấy 60 triệu Usd.

+ Hôn nhân chính trị: cuộc hôn nhân của Huyền Trân với vua Champa để đổi đất

+ Tôn giáo: năm 1947 Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, cho nội chiến quyết liệt giữa các phe phái và chia thành Đông Pakistan và Tây Pakistan. Hai vùng này tiếp tục nội chiến, cuối cùng thành lập nước Bangladesh.

+ Sát nhập: Nga sát nhập bán đảo Crimee

+ Đồng hóa: đất Trung Quốc rộng thứ 4 thế giới (sau Liên Xô, Canada và Mỹ), nhưng diện tích trồng trọt chẳng có bao nhiêu (chưa đến 1/4). Cái nôi của người Hán là đồng bằng Hoàng Hà rất hẹp. Người Hán làm nông nghiệp (lúa mì) không thể chống lại các bộ lạc vũ dũng ở phía bắc nên người Hán bị đẩy lùi dần về phía nam. Để tồn tại trước sức ép dân số đông, người Hán chỉ còn cách là xâm nhập vào vùng đất màu mỡ của các bộ lạc Việt (Bách Việt) ở nam Trường Giang, dẫn đến quá trình "Hán hóa Bách Việt" bắt đầu từ thời Tần; riêng người Lạc Việt ở vùng Vĩnh Phúc liên kết với người Tây Âu giỏi cung nỏ để lập nước Âu Lạc thì mới tồn tại được.

* Thụ đắc lãnh thổ: sở hữu có được (acquitition); nhấn mạnh cách nhìn về phi chiến tranh nhiều hơn; có 3 hình thức là:

+ mua bán

+ chuyển nhượng

+ hiến tặng tự nguyện

+ trưng cầu ý dân (trường hợp Đông Timor)

+ hôn nhân chính trị

=> Trong hai hình thức đó, 2 hình thức đầu là "phi bạo lực" nhiều hơn và thuộc về các chúa Nguyễn khi có được vùng đất lãnh thổ. Thụ đắc này rất đúng với Nam Bộ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có được do không tranh chấp với ai, liên tục và lâu dài; được quốc tế công nhận vì mang tính nhà nước.

Xác lập chủ quyền quốc gia:

+ thể hiện qua sự phân chia quản lý hành chính; chưa cư dân theo địa vực cư trú chứ không theo quan hệ họ hàng, thị tộc nữa và có vai trò mang tính nhà nước; có vai trò quản lý các khu vực cư trú của cư dân dựa trên mối quan hệ hành chính và kinh tế chứ không còn dựa trên quan hệ tộc họ và thị tộc.

+ phải có cư dân sinh sống lâu dài và ổn định (không giống trường hợp của TQ "ngụy tạo" bằng chứng với hai quần đảo thiên liêng của Tổ quốc ta) => phải có cư dân sống lâu dài và ổn định, phải có kinh tế sản xuất. Cư dân làm chủ vùng đất đó.

+ có sự hòa hợp nhiều tộc người. Một quy luật là khi hình thành quốc gia, tộc người chủ thể (đông nhất, mạnh nhất) có vai trò quy tụ các tộc người xung quanh như người Việt, Thái, Hoa, Nga...

+ thông qua quan hệ sản xuất và sinh sống ổn định rồi, các tộc người có giao tiếp. Thông qua cư dân đó và tiếng nói đó trở thành một phương tiện ngôn ngữ giao tiếp chung (thường là ngôn ngữ của dân tộc chủ thể). Văn hóa của dân tộc chủ thể bên cạnh những nền văn hóa của các tộc người khác tồn tại. Nam Bộ có 1.700 lễ hội, riêng người Việt là 1.200 lễ hội và có những lễ hội pha tạp giữa các tộc người với nhau.

+ lãnh thổ xác định có giá trị pháp lý, được các bên thương thảo, cắm mốc và cả ký hiệp ước công nhận - vì xung đột giữa các giá trị, các quyền lợi, tôn giáo xảy ra thường xuyên

7. Chủ quyền quốc gia và thực thi

- Muốn có chủ quyền thì phải xác lập, muốn giữ được chủ quyền thì phải thực thi.

+ Chủ quyền quốc gia: là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ mọi mặt (pháp lý, hành chính, pháp luật, tư pháp) của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ đó - mang tính nhà nước.

Quốc gia đó, quyền lực chính trị đó thể hiện chủ quyền qua việc thực thi trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội và đời sống, toàn quyền ký các hiệp ước (nhà Nguyễn toàn quyền ký hiệp ước cắt đất cho Pháp - nó với tư cách chủ thể nhà nước nên nó có quyền ký. Pháp xâm lược Nam Bộ thì Campchia không hề phản ứng vì từ lâu, vùng đất này không thuộc quyền quản lý của họ (có chăng là quản lý lỏng lẻo, vùng trũng nên Khmer không đủ lực nên người Việt vào tự do khai khẩn và chúa Nguyễn lúc đó không đánh thuế). Chủ thể và quyền lực chính trị đó phải có trách nhiệm là tổ chức kháng chiến chống xâm lược - đấy là bảo vệ chủ quyền dân tộc.

+ Hai biện pháp thực thi chủ quyền:

- quán triệt biện pháp an dân, quản lý chặt chẽ nhân dân thông qua việc phân chia hành chính thành các tỉnh, huyện và phát triển kinh tế => an cư lạc nghiệp (vai trò của nhà nước). Nhà nước phong kiến muốn tồn tại được thì phải an dân.

- chủ thể và quyền lực chính trị đó phải có trách nhiệm là tổ chức kháng chiến chống xâm lược - đấy là bảo vệ chủ quyền dân tộc. Với tư cách là người bảo vệ chủ quyền phải gắn với quyền lợi dòng họ của mình, quyền lợi dân tộc và phải tổ chức kháng chiến (kháng chiến là hoạt động tổ chức vũ trang bạo lực do một chính thể chống lại thế lực xâm lược bên ngoài). Thực tiễn giữa cư dân, các thế lực, đặc biệt là quan hệ với bên ngoài qua một số sự kiện điển hình.

8. Các chúa Nguyễn và công cuộc khai khẩn Nam Bộ

- Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công nương Ngọc Vạn cho vua Chey Chetta II của Chân Lạp; và sự kiện này được chính linh mục Borri ghi lại trong quyển sách xuất bản năm 1621. Năm 1623, biên niên sử Cao Miên (được G. Maspero sưu tập và dịch được) ghi lại cuộc hôn nhân này giúp chúa Nguyễn đổi lấy quyền thu thuế ở Prei Nokor và Kas Krobey. Chúa Nguyễn đặt hai sở thuế ở Prei Nokor và Kas Krobey vì thuế sẽ thu của ai, thu để làm gì ? Cuộc hôn nhân chính trị năm 1620 có mục đích: mở đường và bảo hộ cho lưu dân Việt ở đây được khai khẩn, có cả quyền lợi về kinh tế. Thu thuế từ lưu dân Việt khai khẩn. Việc xuất hiện hai sở thu thuế năm 1623 cho thấy lượng lưu dân Việt ở đây không hề nhỏ (khoảng 6 vạn người). Đồn thuế mà các nhà nghiên cứu xác định ở Cầu Kho (ở Chợ Lớn, gần sở chữa cháy TpHCM, quận 5) là Prei Nokor, nằm trên đường thiên lý thông thương với Chân Lạp (dành cho những người buôn bán trên bộ), nơi này gọi là Tân Long. Đồn thu thuế Kas Krobey là thu thuế của các "thương hồ" (tức khách buôn lúa gạo) ở gần Bến Nghé (cột cờ Thủ Ngữ sau này, quận 1 - theo xác định của Nguyễn Đình Đầu). Gọi là "Bến Nghé" vì khu vực đó - từ rạch Vàm (nay là kênh Tàu Hũ, xưa gọi là Bình Dương giang) đổ ra sông Tân Bình (hiện nay là sông Sài Gòn) có nhiều cá sấu; dân chài quanh đó buôn bán, ban đêm cá sấu kêu như tiếng nghé - từ đó nói lên sự hoang hóa. Bến Nghé gọi là "Bình Dương".

Sự kiện 1620 và 1623 không được ghi chép trong chính sử nhà Nguyễn, vì theo nguyên tắc gia phả thì thế thứ trong Đại Nam thực lục tiền biên không ghi bởi Ngọc Vạn không phải là con chính thức; hai sở thuế này chính sử không ghi, vì đất này chưa thuộc về chúa Nguyễn

Phương thức của các chúa Nguyễn mềm dẻo: dân làng đi trước mở đất, nhà nước theo sau cai trị

- Những can thiệp từ năm 1658 trở đi càng thúc đẩy việc khai phá Nam Bộ của các chúa Nguyễn. Năm 1679, chúa Nguyễn lập đồn dinh để quản lý hành chính, quản lý cư dân và trật tự an ninh; vì vụ xung đột của Sa Tốt năm 1731.

- Sau khi về cơ bản bình định được người Chăm vào năm 1693, năm 1698 chúa Nguyễn cho Nguyễn Hữu Cảnh vào xác lập hành chính và cắt đặt quan lại (xác lập chủ quyền đất nước); cả Đông Nam Bộ lập thành phủ Gia Định (lúc này Gia Định còn chỉ cả vùng Nam Bộ luôn, theo cách gọi của người Trung Quốc). Phủ Gia Định có 2 trấn, mỗi trấn có 1 huyện. Trấn Biên thuộc về Biên Hòa; còn Phiên Trấn thuộc về Sài Gòn hiện nay. Còn "Sài Gòn" thì tên xưa kia gọi là "Bình Dương". Lúc này cả hai trấn đã có đến 4 vạn hộ. Để thực thi chủ quyền trên vùng đất mới, chúa Nguyễn đã:

+ Tổ chức các đơn vị hành chính: chia thành 2 trấn, mỗi trấn có một huyện. Bản đồ của Trương Vĩnh Ký và Địa bạ của Nguyễn Đình Đầu chia trấn => huyện => tổng (mỗi huyện có nhiều tổng)

+ Cắt đặt quan lại cai trị, gồm: Lưu thủ (coi về quân sự), ký lục (coi về hành chính, thuế khóa), cai bạ (coi về tư pháp)

+ Lập sổ quản lý dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế

- Năm 1705, tướng của chúa Nguyễn đào kênh Bảo Định. Việc đào kênh cho thấy vai trò của quyền lực mang tính nhà nước: việc đào kênh, đắp đường, xây thành lũy giúp hình thành các đô thị và các cảng thị trên vùng đất Nam Bộ với lý do: Thứ nhất phải có lưu dân ở, phát triển phồn thịnh, tụ cư ở hai bên bờ sông dễ buôn bán, dễ giao lưu, dễ đi lại - đó là nguyên tắc bám sông nước, bám kênh rạch. Thứ hai, kênh rạch tự nhiên mà muốn có những con đường buôn bán; đào kênh để thau chua rửa mặn - vai trò của con người, do tổ chức của chúa Nguyễn mang tính nhà nước giúp dân làng làm việc đó. Con kênh Bảo Định rất quan trọng: kênh này trong quá trình đào đã nối các con kênh nhỏ để tạo thành sông lớn. Kênh Chợ Gạo cắt ngang hai sông Vàm Cỏ, đó là con đường độc đạo duy nhất của các "thương hồ" đưa lúa gạo từ miền Tây lên Sài Gòn và miền Đông Nam Bộ nên nó luôn bị tắc nghẽn. Cũng giống như kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, kênh Bảo Định sau này trở thành sông (tên mà nhân nhân dân thường gọi) dù do con người đào.

Khẩn hoang là con người khai thác tự nhiên, phục vụ cái lợi ích của mình phát triển khu vực.

- Năm 1732, vụ nổi loạn Sa Tốt loạn khắp Gia Định; chúa Nguyễn lúc này đặt chức quan mới là Điều Khiển (phối hợp quân sự giữa hai trấn này) để bảo đảm an ninh. Sau này con trai của Trần Thượng Xuyên là thống binh Trần Đại Định xây lũy Hoa Phong để bảo vệ Sài Gòn => xác lập những cơ sở đầu tiên: đầu tiên là quản lý quân sự, sau đó mới quản lý hành chính

- Những xung đột phe phái (thân Xiêm, thân Việt) liên tục trong triều đình Udong khiến Campuchia càng suy yếu hơn. Sau xung đột của người dân Chân Lạp với vua Satha II; vua Satha II tạ lỗi bằng cách dâng Méso (Mỹ Tho) và Longhor (Long Hồ) cho chúa Nguyễn năm 1732. Đất Mỹ Tho vào thời gian nhóm Dương Ngạn Địch vào khai khẩn năm 1679, vẫn thuộc quản lý của Chân Lạp. Chính vì thế, Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đã phải xin chúa Nguyễn và chúa đã xin phép được vua Chân Lạp cho họ vào khai phá. Mỹ Tho và Long Hồ được dâng cho chúa Nguyễn năm 1732 để chúa lập ra dinh Long Hồ, châu Định Viễn

- Đến năm 1774, Nam Bộ có 4 dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ, Hà Tiên). Hà Tiên vẫn tự trị. Mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng hay xã => về cơ bản thì những vùng mà chúa Nguyễn làm chủ đã được tổ chức xong

- Năm 1757, sau sự kiện Nặc Nguyên và Nặc Ông Tôn thì vùng đất Tầm Phong Long (tứ giác Long Xuyên) và Tầm Bào, Tầm Bôn được dâng cho Mạc Thiên Tứ để tạ ơn; thì Mạc Thiên Tứ lại dâng luôn cho chúa Nguyễn => về cơ bản, vùng đất cuối cùng này đã được xác lập hoàn thiện trên toàn vùng Nam Bộ. Nguyễn Cư Trinh vâng mệnh chúa Nguyễn đã đặt ra các đạo ("đạo" là đơn vị hành chính, tương đương cấp huyện. Đạo được tổ chức quản lý theo lối quân sự - đặc thù của vùng mới mở)

- Thời vua Nguyễn, dinh được nâng cấp lên thành trấn (trấn lớn hơn dinh); đến thời Minh Mạng đổi thành tỉnh. Thời Gia Long thì đứng đầu là Tổng trấn, Phó tổng trấn và Hiệp tổng trấn; hiệp tổng trấn quản lý ký lục, cai bạ và lưu thủ.

Chương 2: Lịch sử khẩn hoang Nam Bộ

* Vai trò nhà nước quan trọng: họ có cơ chế chính sách, sau đó họ thực thi. Nhà nước trợ giúp cho khai khẩn Nam Bộ bằng cách: họ đứng ra trợ giúp, tự mộ dân vào khai khẩn. Khi dân đông rồi, họ bảo hộ (các khái niệm: bảo hộ, dinh điền). Sự kiện vùng đất Mô Xoài chính là đất bảo hộ, dinh điền (chúa Nguyễn lúc đầu chỉ tới Bình Định thôi. Thông qua hôn nhân và các sở thu thuế, Mô Xoài trở thành dinh điền và nó nằm dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn) => thể hiện tài của chúa Nguyễn khi thế lực chưa đủ mạnh (chưa dùng vũ lực được vì thế lực chưa mạnh), cách thức mềm dẻo với mục tiêu quan trọng: đưa lưu dân vào để khẩn hoang nhằm tạo chỗ dựa (nghĩa là "đất của mình" => tức là xác lập chủ quyền)

Thực thi chủ quyền là biện pháp quan trọng: có cư dân ở đó thì mới thiết lập chủ quyền => biện pháp kinh tế chính là biện pháp thực thi chủ quyền quan trọng nhất (đào kênh, đắp đường). Đào kênh thì người dân mới tụ cư, tụ cư thì người mới trao đổi buôn bán, trao đổi buôn bán mới thúc đẩy kinh tế, thị trường và tạo ra nền kinh tế nông nghiệp mang tính hàng hoá (khác toàn quốc là Nam Bộ mang tính hàng hoá). Mục tiêu sản xuất không phải tự cung tự cấp, mà còn để trao đổi.

- Quy luật hình thành các vương quốc chính là sự thành lập các vương triều, thể chế chính trị, một quốc gia. Một quốc gia đều xoay quay một dân tộc là chủ thể hợp nhất - tộc người chủ thể sẽ là hạt nhân chính trị để tập hợp; các tộc người tập hợp xung quanh tộc người chủ thể đều nói tiếng nói của dân tộc chủ thể => đây là quy luật chung hình thành các vương quốc.

- Người Hoa thiên về phát triển thương mại vì: một phần là họ có năng khiếu về thương mại. Đối với người ngoại quốc đặt chân lên đất khác, cái tồn tại được đặt lên hàng đầu và họ phải lựa chọn phương thức tồn tại phù hợp nhất

- Khi vùng đất Nam Bộ chìm ngập dưới nước vào trước thế kỷ XVI, dân Khmer ở Semun chịu không nổi phải chạy lên vì chỉ có dân hải đảo mới sống được ở vùng đất đó. Khmer chạy về phía đông bắc là vùng Preivien, Biển Hồ và Tonle Sap... Số còn lại thì ở tại các ốc đảo, cù lao; học theo cư dân bản địa cách sống ở sông nước => giải thích tại sao Hậu Phù Nam tìm thấy được di tích ở các cù lao (đợt biển tiến Flandrian chính là một nguyên nhân). Đợt biển tiến và sự xâm nhập của Chân Lạp khiến Phù Nam suy vong. Quân Khmer đánh tới thương cảng Óc Eo rồi bỏ phế, vì người Khmer không biết kinh tế biển. Dân số Khmer thời vương triều thứ nhất Chân Lạp khoảng 800.000 người, Nam Bộ không phải là sở trường của nó nên bị bỏ hoang phế. Khmer cũng chẳng tổ chức hành chính ở Nam Bộ vì đất này chẳng mang lại lợi ích gì cho nó cả (sự thống nhất của Chân Lạp là hợp nhất hai bộ lạc Cha - Mẹ).

1. Lịch sử dân tộc Việt Nam

Dưới áp lực nội chiến và gia tăng dân số, người Việt có thiên hướng tìm về các vùng sông nước để khai khẩn.

* "Việt" là cách gọi của người Trung Quốc, có hai cách viết: người Đài Loan dùng chữ phồn thể phản ánh chữ Việt đầu tiên; sau khi Hán hoá thì người Hán canh tân chữ viết. Chữ "Việt" này là mẫu tự đầu tiên trước khi người Hán tìm để canh tân. Để viết dưới dạng phồn thể thì có hai bộ: bộ "mễ" nghĩa là ngũ cốc. Chữ Hán là chữ tượng hình gắn với âm và nghĩa (chữ Việt có bộ "mễ" và "rìu"). Như vậy chữ "Việt" chỉ cư dân nông nghiệp dùng rìu để khai khẩn và trồng lúa

Trong cái trống đồng, rìu trở thành công cụ quan trọng nhất của người Việt

* "Văn Lang" là quốc hiệu đầu tiên của nước ta; có hai nghĩa: Văn" tiếng cổ nghĩa là đẹp; "Lang" theo ngôn ngữ Nam Á nghĩa là người con trai. "Văn" ngoài chỉ cái đẹp ra còn chỉ con người; "Lang" nghĩa khác của nó là vùng đầm lầy sông nước - nó gắn với vật tổ đầu tiên, là cư dân vùng đồi núi chuyển xuống sông nước.

Khai khẩn, cải tạo đầm lầy Bắc Bộ; khi họ chưa phát triển thì họ canh tác bằng lúa nương (lúa trên nương rẫy cao) bằng cách đốt, lấy gậy chọc lỗ => phương thức canh tác sơ khai nhất. Sau đó, ruộng nương phát triển được do sự màu mỡ của đất, mưa (ruộng chờ mưa) => đây là hình thức sơ khai trong canh tác nông nghiệp. Khi phát triển hơn, người ta tràn xuống vùng trũng và dùng nhiều kỹ thuật mới để canh tác ruộng nước. Vd: người ta làm đầm lầy khổ đi rồi bắt đầu đào mương, làm thuỷ lợi để chủ động nguồn nước tưới tiêu (ở trình độ phát triển cao hơn). Mấy quả đồi không chứa được nhiều cư dân, nên họ bắt đầu có phân bố bằng cách đi cải tạo vùng đồng bằng (khó nhọc nhưng đất màu mỡ, nuôi sống cộng đồng cư dân). Một quy luật trong cuộc sống tộc người: nguồn sống và canh tác phải bằng nguồn nước.

* Kỹ thuật canh tác lúa nước của người Việt: Canh tác lúa nước là một giai đoạn phát triển cao hơn dưới áp lực dân số, xâm lược và cải thiện cuộc sống. Người Việt cổ là nhóm dùng rìu chặt cây khai hoang và làm nông nghiệp. Lĩnh Nam chích quái nói: cày bằng rìu, cấy bằng lửa để nói lên hai phương thức canh tác của người Việt cổ là đao canh, hoả chủng. Đao canh: "đao" nghĩa là người chặt cây, đốt và dẫn nước vào trồng lúa nước. Kỹ thuật canh tác lúa nước thứ hai là: đao canh thuỷ lậu nghĩa là sau khi dẫn nước vào thì làm cỏ cho nó rã (cỏ rã ra - thuỷ lậu)), được chép trong bộ Hán thưThuỷ kinh chú.

* "Âu Lạc" là quốc hiệu thứ hai của nước ta, khi mà hai cộng đồng Việt duy nhất thuộc cư dân Nam Á không bị Hán hoá vì họ liên kết được với nhau đánh bại quân Tần xâm lược. Hàng chục nước Việt ở phía nam sông Trường Giang lần lượt bị xoá sổ (không chấp nhận xoá sổ thì phải nói tiếng Hán - bị Hán hoá), chỉ có hai tộc Việt là chống lại Hán hoá là Lạc Việt (người Việt ở trung du - Phú Thọ) tràn xuống Phong Khê và tộc Lạc Việt này giỏi về thuỷ chiến (quân thuỷ mạnh nhất Đông Nam Á thời kỳ đó). Còn tộc Tây Âu của Thục Phán (khu vực Cao Bằng - Quảng Tây) giỏi về cung nỏ => hai tộc người này kết hợp với nhau đánh bại quân Tần, Hùng Vương XVIII chủ động nhường ngôi cho Thục Phán. Kết hợp này không dẫn đến xung đột mà dẫn đến sự hoà hợp trong cuộc kháng chiến.

* "Hùng Vương" là tên do người Hán gọi: "Hùng" là từ cổ của cư dân Nam Á (ngôn ngữ Nam Á thì nhóm lớn nhất là Môn - Khmer; Việt - Mường - Thổ - Chứt là nhóm đông nhất trong Môn - Khmer ở phía Bắc) - nên theo tiếng Việt Mường cổ thì "Hùng" là do người Trung Quốc biến âm từ chữ Krung, Khun nghĩa là thủ lĩnh; còn "Vương" là tên gọi vua theo tiếng Hán. "Hùng Vương" là âm Hán Việt, do phiên âm từ tiếng Hán chỉ chữ Po'trinh, nghĩa là thủ lĩnh.

Khi khoa học chưa phát triển, người ta có xu hướng gắn liền cộng đồng của mình với một môi trường xung quanh, coi con người là một thành phần của môi trường xung quanh đó. Tổ tiên chúng ta xuất phát từ môi trường thiên nhiên xung quanh. Người Văn Lang trong lúc từ vùng trũng đến đồng bằng thì họ thấy con chim lạc (diệc, bồ nông, cò) sống đa số ở vùng đầm lầy, sông nước nên họ cho rằng chim lạc là tổ tiên của mình => một hiện tượng chung của thế giới: dịch chuyển từ quan hệ cộng đồng sang quan hệ tự nhiên, thì chim lạc được coi là vật tổ của người Việt => theo xu hướng chung của các dân tộc: các con vật gần gũi và đông đảo nhất, gần nơi họ cư trú. Con chim lạc khắc hoạ sinh động môi trường sống sông nước, môi trường canh tác lúa nước của người Việt cổ.

2. Các chúa Nguyễn và công cuộc khai khẩn Nam Bộ

- Những dân lưu tán đã liên kết với nhau, dùng thuyền nhỏ (rất mạo hiểm). Nó chỉ xuất hiện sớm khi có mặt những cư dân có thành phần là địa chủ. Những địa chủ theo lời kêu gọi của chúa Nguyễn vào Nam khai khẩn, bởi vì họ cũng muốn làm giàu: đất đai Thuận Quảng hẹp nên địa chủ mộ dân, sắm các ghe thuyền (ghe bầu) đưa vào Nam cũng là sự phiêu lưu mạo hiểm trong làm ăn => đó chính nguồn gốc của tính phiêu lưu trong dân Nam Bộ sau này, không bó hẹp trong văn hoá luỹ tre xanh theo truyền thống Nho giáo nữa.

- Cuộc nội chiến Trịnh vs Nguyễn chính là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình lưu tán, bần cùng hoá người dân.

- Cuộc hôn nhân chính trị, việc đặt các sở thu thuế (1623) là những tác động mạnh mẽ cho sự bảo hộ mang tính nhà nước của chúa Nguyễn đối với lưu dân Việt

Muốn mở cõi và muốn có thực lực để tồn tại trước họ Trịnh thì chỉ còn cách đi về phương Nam là các vùng đất còn trống. Khi khẩn hoang có ba cái lợi: (1) thêm lãnh thổ; (2) thêm nhiều tài lực; (3) vật lực, thêm nhiều lực lượng vật chất - quan trọng là khẩn hoang thu hút cả cư dân Đàng Ngoài vào rất nhiều để tăng nhân lực trong lao động (bắt lính) => do vậy việc mở cõi phương Nam trở thành một việc tất yếu, là điều kiện tồn tại của các chúa Nguyễn.

Tài năng của chúa Nguyễn khi họ không mang tiếng là một thế lực cát cứ, mà họ vẫn tự coi mình là thần dân của nhà Lê; do danh nghĩa như vậy nên họ lôi kéo được nhiều cư dân vào đây. Chúa Nguyễn không cát cứ, không chống vua Lê; họ vẫn nhận tước hiệu của nhà Lê ban cho. Sau này khi nhà Hậu Lê bị suy sụp thì Nguyễn Phúc Khoát mới bắt đầu xưng Vương (sau khi thực thi chủ quyền ở Nam Bộ)

Thu hút rất nhiều nông dân, mà ruộng đất là lẽ sống của họ nên họ nghe trong đó giàu có lắm, đất đai màu mỡ lắm nên họ vào.

- Cư dân khai phá Nam Bộ:

+ Cư dân trước khi Nam Bộ được khai khẩn có người Indonesiens, người Khmer thuộc Nam Á với số lượng ít. Biển tiến Flandria khiến các nhóm cư dân này phải di chuyển vào các gò đất cao; cả vùng Nam Bộ hầu hết bị nhấn chìm nên cư dân chỉ sống được các ở các gò cao thuộc Gò Công, Trà Vinh, Sóc Trăng, Mỹ Tho, Long Hồ, Long Xuyên... Người Khmer bỏ cả vùng Nam Bộ này mà phát triển về phía tây

+ Các luồng cư dân vào Nam Bộ gồm nhiều thành phần, dùng nhiều con đường và nhiều cách thức khác nhau - nhưng điểm chung của họ là không có ruộng đất. Cư dân lúa nước về bản chất: nó đi khẩn hoang, đi tìm vùng đất mới

* Vai trò mang tính nhà nước của các chúa Nguyễn:

- Kêu gọi, khuyến khích các địa chủ mộ dân (nhà nước đứng ra chiêu mộ dân). Nhà nước đứng ra chiêu mộ dân thì trợ giúp số ít lương thực, công cụ

- Dễ dãi trong việc sở hữu ruộng đất (khai hoang bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, muốn đi tới đâu để khai hoang cũng được). Thuế nếu có canh tác thì nộp bao nhiêu cũng được - thuế "Biệt nạp" (đặt biệt, nạp nghĩa là có thì nộp mà không có cũng không sao - 3 đến 4 năm không nạp thuế cũng được).

Bằng nhiều hình thức, nhiều con đường: Mô Xoài là điểm nằm trong sự bảo hộ của chúa Nguyễn (coi như dinh điền) để người Việt tập trung ở đó rồi toả đi các hướng. Họ ngược sông Đồng Nai lên các vùng Long Phước, Long Thành nhưng họ không vào vùng đó vì nơi đó đất xám, đất cao không hợp với canh tác lúa => giải thích tại sao vùng Lái Thiêu không phải là nơi ưa thích. Cư dân Việt chủ yếu về phía tây nhiều hơn (vùng Sài Gòn, Bến Nghé và hai sông Vàm Cỏ) là vùng trũng, nhưng đất màu mỡ mới là sở trường của họ.

Vào năm 1623, khi chúa Nguyễn xin phép mở hai sở thuế để thu thuế khách "thương hồ" và khách buôn bán người Việt (tăng tài lực), chứng tỏ người Việt lúc này khá đông đảo

* Mô Xoài (1658): vì quyền lực mới đến Bình Định nên chúa can thiệp vào Mô Xoài để tạo đầu cầu, giữ vững dinh điền này để cư dân vào (đó là mục đích chính). Các tướng lĩnh phải đi đường biển, vì đất Mô Xoài là đất của Champa nên quân chúa Nguyễn không thể đi bằng đường bộ. Thông qua hôn nhân và xin lập sở thuế thì Mô Xoài trở thành dinh điền, bàn đạp tiến vào Nam của chúa Nguyễn.

Người Hoa vào năm 1679 mới giong buồm vào cửa Tư Dung (Đà Nẵng), nhưng chúa Nguyễn không cho vì thành phần người Hoa di cư này rất phức tạp (Dương Ngạn Địch là tướng cướp) làm sao mà cho vào kinh đô của chúa Nguyễn được ? Chúa Nguyễn chính thức xin phép vua Chân Lạp cho hai nhóm người Hoa này vào khẩn hoang ở Nam Bộ. Chân Lạp đang gồng mình chống Xiêm nên nó không mặn mà gì vùng đất Nam Bộ này nữa (việc chúa Nguyễn xin phép là có lợi cho Chân Lạp), nên Chân Lạp đồng ý ngay. Việc chúa Nguyễn sử dụng người Hoa có 3 mục đích: lấy công sức những người này khẩn hoang; vùng đất từ Mô Xoài đến hết sông Vàm Cỏ Tây là nơi tranh chấp của nhiều thế lực nên chúa Nguyễn để cho họ vào khẩn hoang, xong rồi thì chúa Nguyễn tích hợp hết vào lãnh thổ Đàng Trong. Cơ sở để chúa Nguyễn có quyết định này vì: người Việt rất đông đảo rồi nên muốn cát cứ cũng không được - chúa Nguyễn cương và nhu hợp lý (vụ Hoàng Tiến làm phản là ví dụ). Tương tự, Mạc Cửu dâng đất cho chúa Nguyễn năm 1708 vì người Việt chiếm đa số trên đất đó rồi (vợ ông là người Việt), hơn nữa Chân Lạp lúc đó rất suy yếu rồi (chức quan nhị phẩm, tam phẩm gọi là Samdech; chức quan nhỏ xíu thì gọi là Oknha) nên Mạc Cửu xin làm Oknha. Chân Lạp yếu mà Hà Tiên là vùng nghèo nên Mạc Cửu thu thuế các thuyền buôn để lập các sòng bạc nên xung đột quyền lợi với các quan lại người Chân Lạp. Bị quan lại Chân Lạp truy bức, Mạc Cửu chạy sang Xiêm. Vua Xiêm muốn giữ Mạc Cửu, nhưng Mạc Cửu phải suy tính rất kỹ và cuối cùng ông dâng đất cho chúa Nguyễn theo ý kiến của mưu sĩ họ Tô. Ông ngả về chúa Nguyễn có thế lực đang lên (dâng Hà Tiên cho chúa) vì người Việt ở đó quá đông đảo, vợ của Mạc Cửu và vợ Mạc Thiên Tứ đều là người Việt; với lại chúa Nguyễn ở gần, Xiêm ở xa mà Chân Lạp suy yếu rồi nên Mạc Cửu quyết định dâng Hà Tiên cho chúa Nguyễn là tất yếu.

=> xu hướng chính của người Việt là đi về phía Tây, một nhóm nhỏ lên xứ Đồng Nai để trồng cây ăn quả và hoa màu.

Mặc dù có cơ chế khuyến khích, nhưng chúa Nguyễn nắm rất vững về cấu trúc cộng đồng người Hoa. Người Hoa sang nước ta từ Thanh Hà, Hội An đến Nam Bộ thì họ chia thành hai nhóm: nhóm chấp nhận nhập quốc tịch bản địa thì gọi là Minh Hương; nhóm không chấp nhận nhập quốc tịch bản địa mà giữ lại quốc tịch cũ thì gọi là Thanh Hà. "Thanh Hà" là xóm của người Thanh (theo cách gọi của nhà Nguyễn), "Minh Hương" có thay đổi hai lần: lúc đầu (1679) là người Minh được giữ hương hoả để nhớ về cố quốc; thời Minh Mạng thì chữ "Hương" trong người Minh Hương có nghĩa là (những người gốc Minh nằm trong xã do người Việt quản lý) - những người Minh Hương làm quan to trong triều Nguyễn là Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Phan Thanh Giản.

Cái phảng phát cỏ là một sáng tạo lớn của người Việt ở Nam Bộ; rìu chặt cây (mô phỏng từ chiếc xà gạt của người Indonesiens); cuốc, bừa của phụ nữ. Cái phảng phát cỏ là sự kết hợp của cái rựa phát cỏ của cư dân Thuận Quảng và cái liềm của người Chân Lạp. Cái "nọc cấy" là dụng cụ của cư dân trồng lúa nước (sau này không dùng "nọc cấy" mà dùng "hai ngón tay" để xỉa mạ xuống). Cái "lưỡi hái" gắn liền với quá trình thu hoạch (thu hái) - người ta tra cái lưỡi hoặc kim loại bằng sắt vào đó để họ thu hoạch, cắt lúa.

* 8 thế kỷ trước là biển thoái, thế kỷ VIII là biển tiến ở Nam Bộ.

Năm 514 đánh dấu sự chia rẽ trong đất nước Phù Nam: con được thừa kế ngôi vua Phù Nam là thái tử Gunavarman bị một người con của thứ phi là Rudravarman tiếm ngôi thì cung đình Phù Nam xuất hiện các phe phái và xung đột nội bộ => nguyên nhân thúc đẩy Phù Nam suy yếu nhanh chóng, bị Chân Lạp tiêu diệt

Vương triều chính thống thứ nhất của Chân Lạp do Bhavavarman sáng lập (ông này thuộc phe Rudravarman) lấy công chúa Chân Lạp và được tôn làm vua, sáng lập vương triều chính thống Chân Lạp đầu tiên. Đây là một sự kiện gây nhiều nhầm lẫn cho nhiều sử gia: sử gia Campuchia cho rằng Phù Nam là giai đoạn thứ nhất của vương quốc Chân Lạp; nhưng thực chất Chân Lạp là một chư hầu, phải cống nạp cho Phù Nam => phức tạp do quan hệ hôn nhân nên phân tích sự kiện này bị sai. Về sau, Chân Lạp bị tan rã và chia thành hai vùng, bị quân Java xâm lược; đến năm 802 thì Jayavarman II khôi phục lại và sáng lập ra vương triều chính thống thứ hai của Chân Lạp

Lý giải cho việc Nam Bộ bị bỏ hoang suốt hơn 8 thế kỷ, TS Võ Sĩ Khải cho rằng: do biến đổi về cơ cấu dân số, sự không thích ứng với những điều kiện chính trị - kinh tế - văn hoá dưới thời lệ thuộc Chân Lạp, chiến tranh liên miên, ảnh hưởng từ những cuộc tấn công của quân Mông - Nguyên thế kỷ 13. Dân tộc bản địa rút về các vùng cao.

Chúa Nguyễn Hoàng vào thế kỷ 16 là con thứ của Nguyễn Kim, anh trai ông này là Nguyễn Uông ngang ngạnh nên bị Trịnh Kiểm sát hại. Trịnh Kiểm là con rể của Nguyễn Kim, chồng của chị cả là Ngọc Bảo. Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể sát hại, nên ông hỏi Trạng Trình nên làm thế nào thì được khuyên là về vùng Thuận Quảng. Nguyễn Hoàng sau đó nhờ chị cả đi xin anh rể và được chấp thuận ngay vì vùng đó hoàn toàn hoang hoá, vùng đó liên tục bị Champa xâm lấn (Kiểm có mưu đồ mượn bàn tay Champa sát hại luôn Nguyễn Hoàng). Nguyễn Hoàng hiền lành nên thường làm được chuyện lớn.

Một phát hiện khoa học mới: Hai cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng đầu thế kỷ XV thì sau khi bị quân Minh đánh bại, một số quý tộc Trần đã giong buồm về phương Nam và đây có lẽ là những người đến Nam Bộ sớm nhất vì họ sẵn có thuyền, binh lương và trí thức, óc tổ chức => điều đó giải thích tại sao khi sở thu thuế có vào đầu thế kỷ XVII thì đã có đông đảo người Việt ở đó rồi.

Sau sự kiện Mô Xoài năm 1658, chúa Nguyễn tận dụng việc vua Batom Reachea VIII của Chân Lạp (hoàng thân Sô) lên ngôi để tiến từng bước: trước đây chỉ lập sở thu thuế thì tiến bước quan trọng hơn - từ việc lập vùng đất dinh điền đầu tiên (nằm dưới bảo hộ của chúa Nguyễn) thì lúc này vua Chân lạp cho phép người Việt làm chủ những vùng đất đã khai khẩn vì đây là một sự trả ơn cho việc can thiệp của chúa Nguyễn đưa hoàng thân Sô lên ngôi (nếu chúa Nguyễn không can thiệp thì Sô không thể lên ngôi được, thậm chí Sô có thể bị giết bởi vua Nặc Ông Chân. Ông Chân thì chúa Nguyễn không giết (có lẽ lo ngại thế lực hùng mạnh của Xiêm) và tha về; dòng trường - dòng thứ và sau này chúa Nguyễn tận dụng chia thành Chính vương (dòng chính), Phó vương (Obbareach, dòng thứ) vào năm 1679.

* Sự kiện hôn nhân của Huyền Trân với vua Champa năm 1307 là do áp lực dân số Đại Việt qúa lớn nên phải có đất mới; và vùng đất từ Quảng Trị đến Thừa Thiên bị vua Champa cắt cho vua Trần => là mở rộng cương vực.

* Đồn điền: là những khu đất mà quân lính đi đánh ở biên giới; đánh xong thì cho họ tự túc lương thực. Với phương thức này, khi lưu dân đến khẩn hoang thì chúa Nguyễn khuyến khích mở đồn điền. Việc khẩn hoang có lính và dân đã tạo nguồn lực, bảo vệ bờ cõi của mình. Đồn điền phát triển mạnh vào thời Minh Mạng và Tự Đức

Dương Ngạn Địch trước là tướng cướp, sau bị Trịnh Thành Công ở Đài Loan thu phục và dùng để vận lương. Sau khi Trịnh Thành Công bị quân Thanh đánh bại, Dương Ngạn Địch giong buồm vào phương Nam. Ngạn Địch cũng là người buôn bán rất giỏi nên chúa Nguyễn có cách xử sự rất hợp lý

Nhánh người Hoa thứ hai là hai anh em ruột Trần Thượng Xuyên - Trần An Bình là tổng binh của ba châu (châu: là đơn vị hành chính, quân sự - các vùng xa của nhà Thanh); nhóm đề xướng đi là nhóm Quảng Đông của Trần An Bình, nhóm liên kết cư dân đồng hương ở Quảng Tây là của Dương Ngạn Địch. Và bên Trần Thượng Xuyên là bên tướng võ của nhà Minh trước đây bị quân Thanh đánh tan, nhóm Dương Ngạn Địch là nhóm dân thường.

Nhóm Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ và tiến vào Cù lao phố (hòn đảo có hình cái chuông) trên sông Đồng Nai (tên xưa gọi là sông Phúc Long). Trước khi xác lập hành chính năm 1698, người Trung Quốc gọi Đồng Nai để chỉ cả đất Nam Bộ xưa. Do cách phát âm bị nhầm giữa chữ "d" và chữ "n, t" nên người Hoa nói trại Đồng Nai là Nông Nại - Cù lao Phố có hai tên gọi: Cù lao Phố (người Việt gọi) và Nông Nại đại phố (người Hoa gọi). Ở Cù lao Phố, người Đồ-bà (người Java) - cách gọi tên như quả "táo" thì gọi là "bom" (gốc từ tiếng Pháp, cả cách phát âm của người Hoa là lộn chữ "b" với "d"). Vợ ông Mạc Cửu là bà Nguyễn Thị Lẫm (người Việt; bà vốn họ Bùi về sau được chúa cho đổi sang họ Nguyễn) ở Đồng Môn; ở xứ Đồng Môn, người Việt tập trung rất đông. Họ Bùi tập trung rất lớn ở Đồng Môn và họ này chuyên buôn gạo ở Đồng Nai nên Mạc Cửu kết thông gia với họ Bùi ở Đồng Nai nhằm tạo mối làm ăn, bán lúa từ Đồng Nai xuống Hà Tiên.

Vùng Cù lao Phố là vùng mép nước, vùng giữa, vùng tiếp giáp cai quản giữa Champa với Chân Lạp - nhưng do vùng này gần với Chân Lạp nên chúa Nguyễn mới xin phép cho nhóm người Hoa này vào khẩn hoang.

Vùng cửa Tiểu, cửa Đại, Lôi Lạp vào Mỹ Tho của nhóm Dương Ngạn Địch thì chúa cũng xin vua Chân Lạp cho họ vào khẩn hoang luôn - vì vùng Mỹ Tho vẫn thuộc Chân Lạp quản lý. Sau sự kiện Hoàng Tiến nổi loạn (1689), chúa Nguyễn can thiệp giúp dẹp loạn thì vua Chân Lạp Satha II tạ ơn bằng cách tạ lỗi với chúa Nguyễn; năm 1732 vua Chân Lạp dâng đất Mỹ Tho (Méso) cho chúa Nguyễn => đến năm 1732 thì chúa Nguyễn mới tích hợp được vùng Mỹ Tho vào Đàng Trong. Việc xuất hiện nhóm người Hoa khiến chúa Nguyễn phải xin phép với tư cách cá nhân bảo người Hoa vào khẩn hoang.

Sau khi Nguyễn Hữu Cảnh xác lập bộ máy hành chính ở Nam Bộ năm 1698, vùng Gia Định khi đó là toàn bộ vùng đất Nam Bộ ngày nay; gồm hai đơn vị hành chính gọi là "trấn" (Trấn Biên thì Biên có nghĩa là "biên cương" (chữ Biên Hoà có sau, tên cũ của Biên Hoà là Lộc Dã) tiếp giáp với Champa; còn Phiên Trấn là tên cổ (Phiên An) ghép vào mà thành, phạm vi từ Tây Ninh kéo dài đến vùng tiếp giáp hai sông Vàm Cỏ)

Tỉnh Gia Định đã biến đổi qua rất nhiều thời gian: Gia Định kinh (1790) thời chúa Nguyễn Ánh, xây thành Bát Quái. Sau loạn Lê Văn Khôi, Minh Mạng phá thành này và xây thành nhỏ hơn là thành Phụng (theo quan niệm của ông ta là không được cao hơn kinh đô Huế - nhãn quan chính trị hẹp hòi của ông vua này. Thời Lê Văn Duyệt là cho buôn bán, không cần xin phép Hoàng đế; khuyến khích người Hoa kinh thương và ông Duyệt rất liêm khiết nên Minh Mạng không làm gì được. Phó tổng trấn Gia Định Huỳnh Công Lý chỉ huy đào kênh nối từ sông Bến Nghé ra Sài Gòn, tham ô trắng trợn. Ông Duyệt tìm cách báo vua bắt tội Lý, nhưng bất thành. Cuối cùng, ông Duyệt cho gọi Huỳnh Công Lý vào xử tử luôn với cớ ông nay tằng tịu với vợ của ông Duyệt (cái tát vào mặt Minh Mạng). Trước khi ông Duyệt qua đời năm 1832, Sài Gòn mặt dù bị "bế quan toả cảng" nhưng vẫn là một vùng đất phát triển (Gia Long cũng phải vị nể ông Duyệt).

Ý kiến của nnc Nguyễn Đình Tư cho ta gợi ý về vai trò của người Hoa: người Hoa sang Nam Bộ đa số là dân Lưỡng Quảng (dân nghèo, vùng đất Lưỡng Quảng cằn cỗi) nên họ có thiên hướng chuyển khu dân cư của mình ra biển để quen với buôn bán, giao thương. Khi sang đây thì người Hoa đặt ít nhiều về kinh thương, giao dịch. Hơn nữa trong chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, người ngoại quốc không được sở hữu, nên họ phải làm nông nghiệp (nghề nông không phải sở trường của họ, họ không biết làm lúa nước) - dù hai nhóm người Hoa ở Nam Bộ này thì bước đầu họ làm nghề nông, sau đó mới lập chợ búa. Việc canh tác và sở hữu theo truyền thống Việt Nam đó là được tổ chức theo lối gia đình (chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa) và sở hữu gia đình, nên người Hoa không làm nông nhiều vì lý do đó. Phải là công dân người Việt mới được sở hữu ruộng đất, kể cả cơ chế dễ dãi của chúa Nguyễn ở Nam Bộ cũng có sự phân biệt. Ngoài ra, người Hoa cũng cho rằng: đến vùng đất mới thì người Hoa có tính phiêu lưu (họ cùng đường rồi), chẳng chịu ảnh hưởng sâu của Nho giáo vào được bao nhiêu mà cái mục đích sống tồn tại là cao nhất; cho nên người Hoa chọn lựa kinh doanh là cái làm giàu nhanh nhất (làm giàu nhanh thì mới tồn tại lâu nhất). Nho giáo dạy "dĩ nông vi bản" (thương nghiệp là ngọn) nên xếp là "sĩ, nông, công, thương". Nhưng dân gian có câu: "trọng nông mà nông vẫn nghèo, khinh thương mà thương vẫn giàu" và Nho giáo có một câu "phi thương bất phú" nên người Hoa ở Nam Bộ hành xử theo lối như vậy.

Về danh xưng của người Hoa: sự cát cứ của tướng Triệu Đà sau năm 179 TCN (mở đầu thời Bắc thuộc) không thể xếp ông ta vào triều đại dựng nước được. Thời Ngô Sĩ Liên, người ta xếp Triệu Đà vào vì lúc đó các nhà Nho người Việt quan niệm: cái gì cứ chống Trung Quốc thì thuộc về Việt Nam; Triệu Đà cát cứ nhưng ông ta thực sự là quan lại Trung Quốc chứ không phải quan lại Âu Lạc cũ. Người TQ trong gần 1.000 năm Bắc thuộc đã không xoá được ngôn ngữ và văn hoá người Việt, không phá vỡ được cấu trúc của làng cổ Việt vì đơn giản là họ không nói được tiếng Việt. Họ bắt dân Việt nói tiếng Hoa, nhưng không ai nói tiếng Hoa này cả; chỉ một số học tiếng Hán nên dẫn tới hiện tượng song ngữ (Hùng Vương => Pháp thuộc), ông cha ta mượn từ Hán ghi ra tiếng Việt => người Việt mất nước nhưng không mất làng. Giữ được làng thì lấy được gốc. Thời Bắc thuộc, nhân dân ta diễn ra hai quá trình song song: chống Bắc thuộc, chống đồng hoá là làm ngược lại: cưới xin thì đi chân đất thay vì đi dép; dâu rể vái nhau thì người Việt không làm - vì con cháu chỉ vái tổ tiên chứ không vái nhau; ăn cưới thì người Việt uống rượu bằng mũi (tị là mũi), bằng miệng là phải ra đi. Hơn nữa, dân ta cố kết trong cộng đồng rất cao trong làng xã, coi bọn đô hộ là "quan lại". Vì vậy, chữ "Tàu" chỉ nhóm quan lại, nhóm xâm lược - chữ "Tàu quan" đọc chệch thành chữ "Tầu" chỉ nhóm thống trị TQ từ thời Bắc thuộc (tàu ô có từ thời Trần, chỉ cướp biển).

Hơn nữa, trong các lần quân chúa Nguyễn đánh sang Đàng Ngoài, lần thứ 4 đánh thắng và bắt nhiều dân đưa vào Nam khai khẩn. Quê bản ngữ của chúa Nguyễn là đất Hà Trung (Thanh Hoá) và chúa Nguyễn có mệnh lệnh: bây giờ đưa hết dân vào trong Nam giúp chúa lập nghiệp, gia đình nào có 1 đứa con thì không bắt vào, gia đình nào có 2 người còn thì đứa cả ở lại thờ tự tổ tiên và đứa thứ hai theo chúa vào Nam nên những gia đình đó có con trưởng ở lại cúng hương hoả là anh Cả, còn vào Nam là anh Hai. Anh Hai trong Nam thực chất là vai Cả.

Việc làm chủ ruộng đất, làm chủ xã hội và là thành phần của dân tộc chủ thể nên người Việt phải là người làm chủ. Người Việt vai "anh Hai" ở Đàng Trong thì ông "Tàu" vẫn xếp sau nên gọi là anh Ba Tàu. Người Hoa vì thiên về công thương và mau làm giàu để đảm bảo sự tồn tại, nên họ giỏi về thu gom, thu mua hàng hoá ở từng ngõ ngách để bán lẻ ra bên ngoài. Dần dần có vốn liếng thì họ lập ra các điểm thu mua lúa gạo ở các bến sông (Bình Dương giang) của các thương hồ từ miền Tây lên. Vì vậy, những điểm họ thu mua ra kho để chứa gọi là vựa; kho có liên kết với nhập hàng và bán hàng thì gọi là chành (nhiều nhất ở quận 8) - ngày xưa buôn bán lúa gạo là quan trọng nhất, có giá nhất ở Nam Bộ.

Kênh Vụng (tên khác là Bảo Định hà) là tuyến đường huyết mạch (con đường độc đạo) chở lúa gạo từ miền Tây lên Sài Gòn. Trước khi người Hoa vào vỡ đất, họ chỉ buôn bán lặt vặt mà con lạch cạn quá, tàu không vào được. Năm 1705, tướng Nguyễn Cửu Vân trên đường hành binh qua giải quyết xung đột ở Chân Lạp thì ông thấy cần phải đào một con kênh để kết nối sông Vàm Cỏ Tây (tức sông Vũng Gù) với sông Tiền (tức rạch Mỹ Tho) nhằm tiện việc hành quân => đây là kênh đào đầu tiên có bàn tay Nhà nước; nhờ con kênh này mà Mỹ Tho đại phố mới phồn thịnh suốt 1 thế kỷ - tàu bè ra vào dễ dàng, hàng hoá chu chuyển thông suốt từ miền Tây về miền Đông.

* Cảng thị Mỹ Tho phồn thịnh đến tận thế kỷ XVIII thì tan hoang bởi chiến tranh Tây Sơn - Xiêm (trận Rạch Gầm - Xoài Mút) khiến thương nhân ở đấy bỏ đi hết. Quy mô phát triển của Mỹ Tho phù hợp với thuyền đáy bằng (không chở được nhiều) và phụ thuộc vào con nước. Lái buôn TQ vào đây mua nhiều nhất là đường và gạo, nhiều khi phải chờ con nước (có khi mất 1 tuần tàu mới vào được sông Bảo Định) - vì đặc điểm thuỷ văn Nam Bộ: có hiện tượng sa bồi và cát trên các sông lớn; phụ thuộc vào thuỷ triều. Thuỷ triều lớn tàu thuyền mới đi được. Đặc điểm thuỷ văn này dẫn đến hiện tượng: đa số lúa gạo từ miền Tây chuyển lên Sài gòn đều phụ thuộc vào hiện tượng thuỷ văn đó, riêng Sài Gòn không bị hiện tượng thuỷ văn trên. Tàu muốn vào được tận giữa thành phố ít nhất phải 1 tuần lễ - nước lớn mới đi được, nước ròng thì tàu thuyền không ra vào được, vận chuyện lúa gạo bị đình trệ. Điều này giải thích tại sao các cảng thị miền Tây tàn lụi nhanh chóng, trong khi cảng Sài Gòn vẫn phát triển mạnh đến tận nay.

Mạc Cửu là một thương nhân người Quảng Đông, lúc 24 tuổi đi buôn bán khắp nơi sang tận Philippines. Khi nhà Thanh lên, ông đem gia đình quyến thuộc gồm vài trăm người (có tài liệu ghi: 200, 400 người) vào khu vực Mang Khảm (từ này có gốc từ tiếng Việt - Mường của ngữ hệ Nam Á, có nghĩa là "vùng đất thấp ngập lụt"). Sau đó, ông xin làm quan trong triều đình Udong, nhậm chức Oknha Sài Mạt rồi mở sòng bạc, giàu nhanh nhờ kinh thương. Áp lực Xiêm ở phía tây và Chân lạp quá suy yếu nên quyết định hỏi cố vấn; hơn nữa ông có thông gia với người Việt rồi nên Mạc Cửu dâng đất Phương Thành (về sau gọi là Hà Tiên) cho chúa Nguyễn năm 1708. Chúa Nguyễn ứng xử với Mạc Cửu khác với hai nhóm kia: nhóm Trần Thượng Xuyên ở Đồng Nai thì ông này chức lúc đầu giữ chức Tổng binh nên chúa Nguyễn cho ông giữ chức đó luôn, xem như là quan chức của triều đình chúa Nguyễn. Còn Mạc Cửu vì xa trung tâm chúa Nguyễn, chúa rất lâu mới với tới được nên chúa Nguyễn ban một quy chế đặc biệt cho vùng Hà Tiên là quy chế tự trị. Tự trị nhưng chúa sẽ giám sát để không cát cứ. Quyền tự trị của Mạc Cửu rất lớn: ông được phong quan tước rất lớn (chức Tông Đức hầu), được đúc tiền riêng (không nơi nào có được) và có quy chế, được ban ba thiệp miễn thuế, được tự do giao dịch với nước ngoài. Những khu vực mà chúa Nguyễn tích hợp vào Đàng Trong thì dinh trấn thay đổi nhiều lần, riêng Hà Tiên trấn trước sau không thay đổi - chúa có một dụng ý là muốn mượn bàn tay dòng họ Mạc để khai khẩn những vùng đất xa hơn với người Chân Lạp, kể cả vùng Tuk Khmao (Cà Mau) duy nhất một xóm chài của người Hoa gọi là Bò Léo (tiếng Tiều nghĩa là "làng chài") sống bằng nghề đánh cá, nghề làm muối đỏ. Tỉnh Bạc Liêu có nguồn gốc từ chữ "Bò Léo" mà ra. Tuk Khmau (nghĩa là "nước đen") hoàn toàn rừng thiên nước độc mà sau này họ Mạc chiêu tập dân cư đi khai hoang vùng đó. Bản thân Mang Khảm không phải do người Khmer làm chủ, do người gốc Nam Á (Việt - Mường) làm chủ (tiếng Cau Mạ - Môn Khmer), nên càng khẳng định đất Hà Tiên chẳng có liên quan gì đến Khmer (người Khmer ở vùng khác). Hai nhóm người Hoa năm 1679 nhập làm một và vào Đà Nẵng, chúa Nguyễn xin cho vào đất Chân Lạp; nhóm Mạc Cửu là độc lập.

Bảy xã thôn (của Mạc Cửu) sau này trở thành Cảng Khấu quốc (có chỗ ghi là Căn Khẩu quốc), Koh Tral (sau này là Phú Quốc) đều là những xóm thôn sát mép biển, đều có lưu dân Việt cho nên cư trú như vậy thuận lợi cho việc giao thương. Cửu có công khuyến khích và khẩn hoang; chính sách của chúa Nguyễn là mượn bàn tay ông nay để khai hoang những vùng đất hoang vu, xa hơn. Mạc Cửu chiêu mộ dân nhưng không bắt đóng thuế gì hết, những người này làm được bao nhiêu ông thu mua đàng hoàng nên cái đó rất là kích thích cư dân hăng say khai hoang. Cái sự thu hút cư dân đến đây lập nghiệp, khai thác và khai khẩn.

* Giá Khê (nay là Rạch Giá) là một trong những ngư trường cá lớn nhất.

Phảng là dụng cụ sáng tạo của người Việt, kết hợp giữa rựa của Việt và liềm của Chân Lạp. Cây mạ (họ cói) miền trong gọi là cây thuỳ.

- Sự kiện năm 1757, Nặc Ông Tôn dâng vùng đất cuối cùng cho chúa Nguyễn (tứ giác Long Xuyên) => hầu như toàn bộ vùng Nam Bộ được tích hợp cho chúa Nguyễn. Tích hợp vùng Trấn Giang, Trấn Di; mở rộng vùng Long An (Tầm Bôn, Lôi Lạp) năm 1755 theo kế của Nguyễn Cư Trinh. Tướng giỏi thì mở rộng vùng Nam Bộ, đa số các tướng này giỏi cả văn lẫn võ - nhưng văn là chủ yếu. Khi vua Chân Lạp dâng đất, chúa Nguyễn lúc đầu không muốn lấy vì không biết có cai quản, có thực thi được không ? Nguyễn Cư Trinh khuyên là nên lấy, vì Chân Lạp chia thành 2 phe - phe này đánh bại phe kia để dâng đất, vì đất Nam Bộ chẳng có gì để mất nên cứ dâng cho chúa Nguyễn (dâng tặng là hình thức thụ đắc lãnh thổ). Kế sách của Nguyễn Cư Trinh gọi là "tằm thực" (muốn tích hợp được thì phải có dân đến đó trước, Chân Lạp tặng thì cứ lấy đi, đưa dân vào sinh sống để tổ chức hành chính). Về cơ bản, quá trình tích hợp và xác lập chủ quyền ở Nam bộ kết thúc khi đất Tầm Phong Long được tích hợp vào Đàng Trong năm 1757.

* Thành quả khai phá Nam Bộ của chúa Nguyễn:

- tạo ra một vùng trù phú, một nền nông nghiệp, một vựa lúa

- tích hợp được chủ quyền của đất nước. Chúa Nguyễn là người bảo hộ trong quá trình khai phá đó.

- khẳng định thụ đắc lãnh thổ, quản lý lãnh thổ là một hệ quả tự nhiên, chủ yếu thông qua hiện tượng tự nguyện cắt đất của Chân Lạp

*Vai trò có tính chất Nhà nước:

- đây là vai trò có tính nhà nước rất lớn của chúa Nguyễn (tích hợp vào đất nước), chứ không phải vai trò của Xiêm La.

- chúa Nguyễn vẫn rập khuôn (tổ chức nhà nước) theo kiểu nhà Lê nên thu hút số đông lưu dân đi theo từ cơ chế chính sách (bảo hộ, khuyến khích, mộ dân, hỗ trợ lương thực và công cụ lao động, miễn thuế)

- các biện pháp: bên cạnh các biện pháp lập các trung tâm chính trị - quân sự để tích hợp và quản lý đó là xây thành, đắp luỹ, phát triển các trung tâm kinh tế. Đặc biệt là vai trò mang tính chất của nhà nước trong việc đào kênh, làm đường, lập đồn điền => chỉ có tầm nhà nước (vĩ mô) mới tạo nên một cơ cấu vững chắc để cư dân phát triển kinh tế - vì một chính sách nếu muốn quản lý cư dân, thực thi được chủ quyền thì quan trọng nhất vẫn là vai trò của nhà nước là an dân: Làm cho dân chúng an cư, lạc nghiệp và có những chính sách phát triển phù hợp

Nói đến phát triển nông nghiệp, ở vùng sông nước Nam Bộ thì kênh đào giữ vai trò quan trọng nhất: kênh Bảo Định kết nối sông Vàm Cỏ Tây và sông Tiền, tạo ra đại phố hưng thịnh ở Mỹ Tho; kênh Ruột Ngựa thì quy hoạch sông Sài Gòn - Bến Nghé bước đầu, kết nối được với trục đường thuỷ đưa lúa gạo từ miền Tây lên Sài Gòn; kênh Thoại Hà thì có biên giới tự nhiên giữa Việt Nam với Campuchia; kênh An Thông của Huỳnh Công Lý đã kết nối các kênh rạch chằng chịt và lập thành đô thị cảng lớn. Người Pháp sau này rất chú trọng đào kênh nên Pháp xuất lúa gạo đứng thứ hai thế giới sau Miến Điện vào cuối thế kỷ 19. Kênh đào có vai trò: thau chua rửa mặn, tạo giao thương, giao thông vận tải; các con đường kênh rạch đó tạo nên sự quản lý chính trị. Kênh có vai trò quân sự (điều quân lính thuận lợi), tạo ra sự liên kết kinh tế giữa các vùng cũng như củng cố chủ quyền quốc gia, tạo giao lưu văn háo giữa các vùng đất. Không có kênh đào thì không có kinh tế nông nghiệp, sự trù phú, giao thương để tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Đặc trưng của vùng đất Nam Bộ là nông nghiệp từ sớm đã mang tính chất hàng hoá. Thương mại ở Nam Bộ khác hẳn các vùng khác. Người Việt giỏi lúa nước cùng kỹ thuật canh tác: cây cói và cây bàng người dân dùng cái phảng để thu hoạch, cây mền gà (nhổ lên), cây bồn bồn ở miền Tây. Ngoài nông nghiệp thì có thủ công nghiệp, thu hoạch nông sản - sớm trở thành nông sản hàng hoá

Có hai loại ruộng (tính thời vụ - lúc chưa đào kênh thì làm một vụ lúa)

+ Ruộng sớm: gieo mạ (tháng 4), cấy (tháng 6), thu hoạch (tháng 10)

+ Ruộng muộn: gieo mạ (tháng 5), cấy (tháng 7), thu hoạch (tháng 11)

Người Nam Bộ có câu: nhất thóc nhì cau (nói về sản phẩm mang tính hàng hoá. Họ dùng cau khô làm thuốc bắc và hạ như một thứ nước trà, tẩy giun sán, dược liệu tốt - cau là mặt hàng rất ưa chuộng. Người Hoa xuất cau sang Đông Nam á và cả nam Trung Quốc - giá trị của cau nằm ở giá trị xuất khẩu

Chương 3: Diên cách và hành chính Nam Bộ trong lịch sử

3.1. Giai đoạn từ thế kỷ XVII đến 1874

- Nông Nại, Thù Nại, Lộc Dã, Phiên An, Đông Phố - những tên này chỉ vùng đất Sài Gòn và Đồng Nai hiện nay: Nông Nại là tên cổ của Biên Hoà ngày xưa, còn tên Phiên An thì sau này Minh Mạng tách ra thì nó có tên là tỉnh Phiên An; thêm nữa là tỉnh ngoại vi gồm tỉnh Gia Định. Còn Đông Phố (nhiều tài liệu đề cập) nó là cách hiểu sai của người Hoa về vùng Đông Nam Bộ - chữ "Đông" và chữ "Giản" viết giống nhau; chữ "Giản" là phiên âm Hán Việt của người Việt (Giản Trại phố - nghĩa là Campuchia) và từ "Giản Phố" là chỉ đất của Chân lạp xưa kia.

- Mốc năm 1698 là phủ Gia Định có hai trấn (trấn nhỏ hơn phủ), phủ cũng chỉ là đất đang mở nên mỗi trấn có một huyện => tổ chức này đang trong hình thành và chưa vững chắc nên phủ Gia Định (1698) tương đương với vùng Đông Nam Bộ (2 trấn, vùng Sài Gòn). Trong quá trình khai phá những vùng đất mới ở Tây Nam Bộ giữa thế kỷ XVIII, nơi quy tụ quanh thành đóng quân hoặc đồn luỹ của binh lính thì được gọi là đạo (đạo là đơn vị hành chính tương đương cấp quận hoặc cấp huyện; sau này nó trở thành một trung tâm, những trung tâm đó được gọi chung là trị sở của thành luỹ, có quan lại và binh lính, nó cũng là một trung tâm quyền lực về quân sự. Bắt đầu về sau, khi có tụ cư xung quanh thì gọi chung là Châu Thành. Châu Thành là vùng thị tứ kết hợp với ngoại vi). Sự xuất hiện của Châu Thành bắt đầu hình thành dạng đô thị hoá - "đạo" sau này trở thành các trị sở, các trung tâm chính trị, hành chính.

Cấu trúc hành chính của chúa Nguyễn ở Nam Bộ sau năm 1698 tổ chức giống nhà Lê, có thay đổi chút ít phù hợp với đất Đàng Trong: lưu thủ coi về quân sự, ký lục coi về hành chính và thuế khoá, cai bộ coi về tư pháp. Lúc Minh Mạng cai trị thì các cơ quan này đổi thành các Bộ (Bộ do thượng thư trông coi). Đến thời Minh Mạng, dinh (1698) => trấn (1802) => tỉnh (1832).

- Sau khi Nguyễn Ánh đẩy được quân Tây Sơn năm 1788 thì hai năm sau, ông ta xây dựng các cơ sở hành chính và chuyển trung tâm quyền lực từ miền Tây về làng Tân Khai (nay thuộc một phần quận 4, kéo dài đến phạm vi quận 7 và quận 5). Danh từ "Gia Định" nhiều khi dùng để chỉ một tỉnh, Đông Nam Bộ và thậm chí là chỉ cả Nam Bộ; người TQ gọi Đồng Nai để chỉ chung Đông Nam Bộ, Nam Bộ. Trên nền cũ của làng Tân Khai, Nguyễn Ánh xây dựng thành Bát Quái

- Trong giai đoạn tản quyền thời Gia Long, vua chia nước thành ba khu vực; riêng Nam Bộ là Gia Định thành gồm 5 trấn (riêng Hà Tiên được duy trì suốt mà không đổi tên - vì chúa Nguyễn muốn dùng sức người Hoa, tài lực của họ để khai khẩn từ Hà Tiên kéo dài tận Bạc Liêu rồi sát nhập vào trấn Hà Tiên. Khi ban cho họ Mạc quyền tự trị, chúa Nguyễn gắn bó quyền lợi tương đối chặt chẽ với họ Mạc, chỉ khống chế về chính trị). Trong chế độ tản quyền, toàn bộ Nam Bộ (Gia Định) phụ trách quản lý 5 trấn ở Nam Bộ.

- Minh Mạng sau đó bắt chước tổ chức hành chính tập quyền của nhà Thanh, chia đất nước thành các tỉnh năm 1832 => xuất hiện "tỉnh"; tên gọi Nam Kỳ lục tỉnh xuất hiện trong thời gian này. Khu vực từ kinh đô vào Nam gọi là tả trực kỳ, từ kinh đô trở ra là hữu trực kỳ. Ông ta giải thể quyền lực của Gia Định thành: trước đây Minh Mạng không động được Gia Định vì uy thế Lê Văn Duyệt lớn, ông Duyệt giỏi về quân sự, chính trị, nhãn quan kinh tế thương mại - thời ông Duyệt, kinh tế Nam Bộ thoát khỏi kìm hãm của tập quyền cao độ, ở các khu vực khác thì bị tập quyền cao độ của Minh Mạng bóp chết hết (mầm mống kinh tế hàng hoá, sở hữu tư về ruộng đất, thương mại bị chặn đứng: cấm đạo, bế quan toả cảng). Theo các nhà nghiên cứu, chuyên chế của Minh Mạng là tập quyền cao độ, nhưng nó báo hiệu sự khủng hoảng của chính quyền phong kiến Việt Nam - thời đại của thế giới là thương mại, kinh tế hàng hoá trong khi chuyên chế của Minh Mạng quá mạnh nên nó bóp chết hết mầm mống của kinh tế hàng hoá mà Nam Bộ trước đây từng có; tất cả những buôn bán của các chợ, các cảng thị thì bị biến thành các chợ làng (tự cung tự cấp) vào thời Minh Mạng. Từ năm 1833, xuất hiện hai tỉnh ở ngoại vi Sài Gòn là tỉnh Gia Định (1833), tỉnh Chợ Lớn (1899 - 1900) thì Pháp quy hoạch dựa trên trung tâm chính trị nên lập ra tỉnh Chợ Lớn (phủ Tân Long ngày xưa) mà phạm vi tỉnh này kéo dài xuống tận Chợ Lớn, Tân An (trước đây Chợ Lớn là nơi khai khẩn của nhóm người Minh Hương và nhóm Dương Ngạn Địch).

Lục tỉnh thì Sài Gòn là quan trọng nhất (thành Phiên An). Sài Gòn rất rộng; Phiên An lúc đó bao gồm một phần của Long An, Bình Dương và trải dài tận Tây Ninh. Còn Định Tường trải dài từ Mỹ Tho đến tận An Giang (sát biên giới Việt - Chân Lạp) - tổ chức thành từng tỉnh một. Tỉnh Gia Định là tỉnh quan trọng nhất và có trị sở lớn nhất - quyền lực của Gia Định bị suy giảm sau khi Lê Văn Duyệt qua đời năm 1832, đánh dấu mốc đi xuống và siết chặt cơ chế kinh tế hàng hoá của nó. Năm 1838, Gia Định có 4 phủ: Tân Bình (hai huyện Bình Dương (Sài Gòn) và Bình Long (Hóc Môn)), Hoà Thạnh (Tân Hoà (Gò Công), Tân Thạnh (Kỳ Sơn)), Tân An (Cửu An (Vũng Gù) và Phước Lộc (Cần Giuộc)), Tây Ninh (Tây Ninh, Quang Hoá (Trảng Bàng)).

3.2. Giai đoạn từ 1858 đến 1945

- Sau khi Pháp từng bước đánh chiếm Lục tỉnh Nam Kỳ thì lúc này Sài Gòn có 4 trung tâm: Tây Ninh, Quang Hoá, Sài Gòn, Tân Hoà và Tân An. Năm 1872, Sài Gòn và Chợ Lớn được xác lập với Sài Gòn là đô thị loại 1, Chợ Lớn là đô thị loại 2 xung quanh tỉnh Chợ Lớn.

- Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành các tiểu khu dựa trên 4 khu vực lớn: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Rạch Giá - Cần Thơ - Sóc Trăng. Riêng Sài Gòn là 5 tiểu khu (hết vùng Đông Nam Bộ), khu Mỹ Tho tạm gọi là Trung Nam Bộ... sau này tổ chức kháng chiến sau 1945 dựa trên địa nhân văn, địa quân sự, địa hành chính và địa kinh tế. Khu vực Vĩnh Long và Bassac (thời cách mạng gọi là khu 9) thì goi là Tây Nam Bộ. Xác định: Đông Nam Bộ tính từ Sài Gòn đi lên (5 - 6 tỉnh), Trung Nam Bộ là từ Long An trở xuống; Tây Nam Bộ kéo dài từ Vĩnh Long - Trà Vinh xuống tận Hà Tiên

Trong bản đồ Sài Gòn thời Pháp thuộc, quy hoạch đô thị của Pháp đã phá vỡ cấu trúc tủn mủn của đô thị phương Đông. Đặc trưng của đô thị phương Đông là chức năng hành chính - quân sự nhiều hơn chức năng kinh tế nên quy hoạch nó khác: quy hoạch thành trung tâm chính trị (đồn luỹ) để bảo vệ an ninh và tạo ra thị trường tiêu thụ để kéo theo buôn bán. Riêng đô thị Nam Bộ có đặc trưng: dân đến làm ăn, tụ cư và lập ấp trước; chính quyền đi sau (lập đồn luỹ) kết hợp binh lính để đào kênh, mở mang hành chính - kinh tế có trước, trung tâm hành chính và chính trị có sau (đặc trưng của đô thị phương Tây). Đô thị Sài Gòn không phát triển theo kiểu tự phát mà là có quy hoạch rõ ràng (xác lập từ trước theo kiểu bàn cờ, đô thị phương Tây là theo các trục ngang - dọc và Sài Gòn được làm như thế: làm trên giấy trước (đề án Coffyn 1861) rồi mới thực hiện. Các đô thị được lập ra trên cơ sở các khu hành chính (ô ở trung tâm thành phố), sau đó hình thành các "ô phố" theo hình ô vuông cùng với hạ tầng cơ sở. Pháp chưa có đầu tư đồng bộ nên mới có những tháp nước cao để trữ nước sinh hoạt cho thành phố => một cấu trúc ít nhất theo một bố cục một đô thị kiểu phương Tây: Khu Bến Nghé biển thành khu trung tâm chính trị - hành chính công sở, khu kinh tế thì nằm ở Chợ Lớn (xưa gọi là Sài Gòn)

Thời Pháp, tỉnh Chợ Lớn có phạm vi lớn từ Tân Long chạy về Gò Đen và Tân An. Chợ Lớn có một trung tâm là thành phố Chợ Lớn; thành phố Chợ Lớn và thành phố Sài Gòn là hai thành phố tách biệt nhau, chưa thành một thành phố thống nhất và phát triển ở hai đầu - đầu phía đông là Bến Nghé, đầu phía tây là Sài Gòn (tức thành phố Chợ Lớn). Quá trình đô thị hoá cứ tiến dần như thế: nó diễn ra không phải theo hình vòng tròn đồng tâm mà nó phát triển từ ngoại vi vào. Hai thành phố phát triển dần, nó đô thị hoá gặp nhau ở khu vực (ngày nay là vị trí của DHSG, quận 5); từ An Đông cho đến Cống Quỳnh là khu vực làng mạc mà hai thành phố này sẽ gặp nhau, là nơi toàn là các đầm lầy và các làng nông nghiệp nằm cạnh nhau. Các tên cổ An Đông và An Bình có từ thời Minh Mạng và còn tồn tại đến tận Pháp đô thị hoá => toàn bộ An Bình, An Đông là những địa danh xưa theo diên cách thời Pháp thuộc trong quá trình đô thị hoá.

Có những quyết định của chính phủ Pháp thành lập thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn. Đến năm 1930 - 1931 thì hai thành phố này được gọi chung là thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. (khi Ngô Đình Điệm lập chính thể Việt Nam Cộng hoà năm 1954, ông ta vẫn dùng danh xưng Chợ Lớn; sau này toàn bộ các vùng ngoại vi rất rộng lớn được gọi chung là Gia Định). Trong quá trình đô thị hoá, Sài Gòn phát triển ra các vùng ngoại vi (đô thị hoá từ trung tâm ra vùng bên ngoài - Hóc Môn chẳng hạn). Sau năm 1975 thì có một số khu vực là An Thạnh và Thạnh Mỹ Tây thì ban đầu nó vẫn giữ khu vực cũ của tỉnh Gia Định (đất đai bị đô thị hoá gần hết); dải đất từ chợ Hạnh Thông Tây đổ về cầu Sơn (ngã tư Hành Xanh), bao gồm cả Hạnh Thông Tây, An Nhơn và Bình Trị Đông thì được gọi là Bình Thạnh - Bình Thạnh là đất cũ, đất còn lại của tỉnh Gia Định.

- Trước năm 1887 khi Pháp thành lập Liên bang Đông Dương: liên quân Pháp + Tây Ban Nha đánh vào Gia Định năm 1859 vì nơi này giàu có và phòng thủ quân sự kém nhất (Gia Long làm thành Bát Quái rất kiên cố và Lê Văn Duyệt gia cố rất mạnh để Gia Định trở thành một trung tâm mạnh, vững ở phía nam Tổ quốc - đó là mốc phân chia miền Đông và Tây; nơi bảo đảm an sinh và an ninh của cư dân miền Nam. Thế nhưng Minh Mạng vì thủ đoạn cá nhân nên ông ta bạt hết thành Bát Quái (Lê Văn Duyệt nhìn thấy vị trí Gia Định như "đầu sóng ngọn gió" nên ông củng cố thành rất vững để chống lại mọi thế lực xâm nhập. Minh Mạng không nghĩ thế - trong cách xử lý về Nam Bộ có tư thù cá nhân với Lê Văn Duyệt) mà cho rằng: không được thành nào cao hơn thành Bát Quái => một nhãn quan chính trị rất thiển cận và hẹp hòi của Minh Mạng. Ông ta xây thành Phụng yếu ớt nên Pháp hạ trong buổi sáng là xong (2/1859). Gia Định không quyết được việc buôn bán - chạy ra Huế xin phép nên lỡ mất nhiều cơ hội). Trong liên bang Đông Dương, Pháp coi Nam Kỳ là xứ thuộc địa và là một xứ hải ngoại thuộc Pháp. Năm 1900, Pháp đổi tiểu khu thành tỉnh và chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh.

- Năm 1900, Pháp chia Nam Kỳ thành ba vùng: Đông Nam Bộ (4 tỉnh), Trung Nam Bộ (9 tỉnh) và Tây Nam Bộ (7 tỉnh). Danh xưng "Nam Bộ" do nội các Trần Trọng Kim (đế quốc Việt Nam thân Nhật) đặt ra; sau này Ngô Đình Diệm thấy rằng tên "Nam Bộ" gắn liền với kháng chiến và công lao của Việt Minh, chia ruộng đất cho nông dân nên đổi thành "Nam phần" (cải cách "điền địa" để tạo chỗ dựa cho chính quyền tay sai, nhất là tầng lớp theo Công giáo thì ông ta không thành công)

- thay đổi hành chính:

+ khu Sài Gòn - Chợ Lớn (1931)

+ Sài Gòn (Sài Gòn - Chợ Lớn) 1956. Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn gọi lại thành Đô thành Sài Gòn (1956). Năm 1956 là tỉnh Gia Định

+ Sài Gòn - Gia Định (1956 - 1975)

- thành phố Sài Gòn (1877)

- thành phố Chợ Lớn (1879)

- tỉnh Gia Định (Minh Mạng đổi từ Phiên An thành Gia Định năm 1833)

- tỉnh Chợ Lớn

- thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn (1880 - 1931)

- Nam Bộ (tháng 3/1945)

- thủ đô Sài Gòn - Chợ Lớn (1952)

- thành phố Sài Gòn - Gia Định

- đặc khu Thủ đô (1961)

Trong kháng Mỹ cứu nước, Sài Gòn là đặc khu đối với cả hai bên, là trung tâm đầu não của chính quyền Sài Gòn cũng như là trung tâm hoạt động của lực lượng vũ trang ở Nam Bộ

3.3 Giai đoạn 1945 - 1954:

Sau năm 1945 thì cách mạng tháng Tám thành công, Đế quốc Việt Nam chấm dứt. Dưới sức ép của Mĩ, Pháp nặng ra chính quyền Quốc gia Việt Nam do Giai đoạn từ 14/7/1949 đến 23/10/1955 thì Sài Gòn được ông Bảo Đại gọi là thủ đô của Quốc gia Việt Nam (thủ đô Sài Gòn - Chợ Lớn). Sau này ông ta và các chính phủ Quốc gia Việt Nam lần lượt bị Mỹ hất cẳng vào năm 1954, Mỹ lập ra chính thể mới mang ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân mới: Mỹ vô hiệu hoá quyền lực của Cao uỷ Pháp P. Ely, cách chức tổng tham mưu trưởng thân Pháp Nguyễn Văn Hinh

Trong bản đồ Nam Bộ 1945 - 1954 thì các tỉnh không thay đổi nhiều. Đến cải cách Ngô Đình Diệm 1956 thì thay đổi nhiều lần: thời Việt Nam Cộng hoà thì có tỉnh Sa Đéc và không có tỉnh Đồng Tháp (Đồng Tháp là nhập từ Sa Đéc và Kiến Phong cũ)

3.3.1 Hành chính Nam Bộ sau 1945:

- Năm 1945, Nam Bộ gồm 20 tỉnh và một thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Hệ thống hành chính gồm: kỳ - tỉnh - huyện - xã - thôn

- Năm 1949, Nam Bộ được Quốc gia Việt Nam gọi là "Nam Việt" do thủ hiến đứng đầu; chia thành tỉnh - quận - tổng, xã

- Năm 1956, chính quyền "Đệ nhất cộng hoà" của Sài Gòn đổi thành "Nam phần"

3.3.2. Các sự kiện ở Nam Bộ sau 1945 đến năm 1946:

- Trước năm 1945, Thanh niên Tiền phong là lực lượng do Nhật lập ra, nòng cốt là những người có vai vế trong chính phủ Đế quốc Việt Nam thân Nhật nhưng Nhật lại giao cho một người thuộc Việt Minh là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lãnh đạo; nên ngoài lực lượng quần chúng tham gia (Thanh niên Tiền phong) thì bộ phận quan trọng nhất, góp sức nhiều nhất cho cách mạng tháng Tám thành công là những viên chức cao cấp trong bộ máy chính quyền Trần Trọng Kim. Những viên chức cao cấp này ngả theo cách mạng, nhưng không hưởng ứng và chính họ là những người trực tiếp cắm cờ ở các công sở => cách mạng tháng Tám ở Nam Bộ thành công thì có vị trí của Thanh niên Tiền phong. Trong tổ chức Đảng Nam Bộ thì trước khi Đảng ra đời, chi bộ An Nam Cộng sản Đảng và hai tổ chức Đảng còn lại trước khi gia nhập Đảng CSVN đã thể hiện sự không thống nhất, phân biệt vùng miền ngay trong hàng ngũ Đảng do hậu quả của chính sách chia để trị thâm độc của Pháp. Cao trào cách mạng năm 1941 diễn ra khởi nghĩa Nam Kỳ (khởi nghĩa này diễn ra đúng thời gian, khi lúc đó phái viên của Đảng truyền lệnh hoãn khởi nghĩa vào Nam Kỳ mà không thành), khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại khiến nội bộ bị chia rẽ, ai cũng đổ lỗi cho nhau. Xứ uỷ Nam Kỳ chia thành hai bộ phận: nhóm vận động cách mạng, sử dụng diễn đàn công khai và cơ chế tự do của Pháp để vận động và giác ngộ quần chúng cách mạng được gọi là Xứ uỷ Tiền phong do Trần Văn Giàu lãnh đạo; bộ phận còn lại không chịu sự lãnh đạo của Xứ uỷ Tiền phong và họ cho rằng: muốn lãnh đạo cách mạng phát triển thì phải đi từ cơ sở nông thôn, phái này gọi là Xứ uỷ Giải phóng do Nguyễn Thị Thập đứng đầu => sự phân chia này làm phong trào cách mạng ở Nam Bộ bị hạn chế. Tháng 8/1945, sự vận động cách mạng theo chỉ thị của Trung ương đều không vào đến Nam Bộ, vì vậy sự vận dụng trong chỉ đạo cách mạng ở Nam Bộ chủ yếu dựa vào sự kiện tháng 3/1945 (Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"). Diễn ra một sự tranh luận quyết liệt giữa hai Xứ uỷ: bây giờ không có chỉ thị của Trung ương, sẽ lãnh đạo khởi nghĩa ở Nam Bộ như thế nào ? Ai cũng sợ vì kinh nghiệm xương máu sau khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 thất bại. Trong bối cảnh đó, sau hai hội nghị Chợ Đệm do Trần Văn Giàu tổ chức đều không có kết luận cuối cùng (Xứ uỷ Giải phóng vẫn trường kỳ kháng chiến, vận động cách mạng), ông Trần Văn Giàu trong hội nghị Chợ Đệm đã có ba quyết định quan trọng: Thứ nhất, tiến hành chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa (ông nhận định Nam Bộ không có điều kiện chuẩn bị thuận lợi như ở Bắc Bộ nên cách làm phải khác để tạo hiệu quả, đón thời cơ => cách vận động cách mạng công khai. Quan điểm của ông là: công khai có hiệu quả gấp 1.000 lần so với bí mật), vì vậy từ hội nghị Chợ Đệm ông mới xây dựng Thanh niên Tiền phong thành một tổ chức của Việt Minh, chỉ có như vậy thì Nam Bộ mới kịp chuẩn bị và tổ chức lực lượng cách mạng khởi nghĩa; còn làm theo cách của Xứ uỷ Giải phóng thì không kịp. Thứ hai, ông căn cứ vào Chỉ thị 12/3/1945 của Trung ương Đảng rất linh hoạt là "phải có thực tiễn mới cho thấy khởi nghĩa thành công, đó là: khởi nghĩa nháp ở Tân An xem vai trò lãnh đạo của các Đảng viên như thế nào và nhân dân có theo không, nếu thành công sẽ áp dụng cho toàn Nam Bộ" và ông lấy tư cách cá nhân chịu trách nhiệm trước quyết định đó. Khởi nghĩa Tân An thắng lợi chỉ gần 1 đêm, nhân dân cướp chính quyền và nông dân từ nông thôn và ngoại ô kéo vào cướp chính quyền - bạo lực chính trị cách mạng, vận động quân Nhật không can thiệp nên cách mạng Tân An thắng lợi rực rỡ; sau đó ông quyết định đem mô hình đó ra cướp chính quyền ở Sài Gòn (sử dụng các đội viên của Thanh niên Tiền phong bí mật cắm cờ tại các cơ sở quan trọng nhất của Sài Gòn, thông qua mối quan hệ cá nhân với Phạm Ngọc Thạch để thuyết phục quân Nhật cấp vũ khí cho quần chúng và không can thiệp vào khởi nghĩa ở Sài Gòn). Kết quả là Pháp bị động trước tình thế, quần chúng ở Sài Gòn và Tân An kéo rầm rập vào thành phố, nên khởi nghĩa Nam Bộ có dấu ấn sâu sắc của Xứ uỷ Tiền phong và cá nhân Bí thư Trần Văn Giàu, thể hiện tính năng động và sáng tạo của người dân Nam Bộ với dấu ấn Trần Văn Giàu.

- Hội nghị Potsdam năm 1945 lúc đầu là mở mặt trận thứ hai ở châu Á - Thái Bình Dương để đánh phát xít Nhật để lấy lại các thuộc địa. Khi quyết nghị Potsdam được đưa ra thì cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công, thay đổi nhanh của phong trào giải phóng dân tộc đã khiến nội dung hội nghị Potsdam bị thay đổi (mở mặt trận thứ hai => giải giáp phát xít Nhật). Mục tiêu đầu tiên thì đánh bại phát xít giành thuộc địa là không thực hiện được do cách mạng tháng Tám diễn ra quá nhanh, cách mạng Trung Quốc cho nên cuộc hành quân bị biến thành cuộc giải giáp phát xít Nhật. Năm 1943, Mỹ nhiều lần có ý muốn biến Đông Dương thành khu "uỷ trị" vì Hội Quốc liên đã bị Mỹ thao túng, Mỹ muốn thông qua Hội này để lấy lại các thuộc địa của các thực dân cũ. Vì vậy, hội nghị Quebec nước Anh và Pháp liên kết với nhau chống Mỹ nên không ra được nghị quyết chung, giao cho Hội Quốc liên có quyền uỷ trị (tức là quản lý Đông Dương). Anh - Pháp liên minh là đương nhiên, đó là liên minh điển hình trong việc bảo vệ chủ nghĩa thực dân cũ. Mỹ có vai trò lớn vì họ là chủ nợ thế giới, có vai trò là tổng chỉ huy các lực lượng quân sự ở Viễn Đông, nhưng tréo ngoe là bộ chỉ huy quân sự Đông Nam Á lại nằm trong tay Anh => trong nghị quyết về Đông Dương, người Mỹ không thể vượt quá quyền lợi của người Anh; ngược lại, bộ chỉ huy Anh ở Đông Nam Á lại nằm trong tay thành phần bị chi phối bởi bộ chỉ huy Mỹ (Mỹ đang nắm toàn bộ Viễn Đông). Vì vậy, Anh - Pháp liên minh với nhau là lẽ đương nhiên. Để có mặt ở Đông Dương, để núp bóng quân Anh thì Pháp phải từ bỏ hết mọi quyền ở Trung Đông (Syria) cho Anh. Đông Dương là thuộc địa giàu có, nên Pháp trở lại là bắt buộc vì kinh tế của Pháp kiệt quệ rồi. Đó là nguyên nhân dẫn tới thành hình hai khối đế quốc khác nhau ở Đông Dương sau hội nghị Potsdam. Người Mỹ rất muốn vào Đông Dương nhưng không có cơ sở - bản chất của chủ nghĩa thực dân mới là phải lập một chính thể tay sai làm đầu cầu để can thiệp vào, nên đội tình báo Con Nai của Mĩ giúp lãnh tụ Hồ Chí Minh vì họ coi Việt Minh đơn thuần chỉ là phong trào dân tộc và thông qua đội tình báo này thì Mỹ mua chuộc được chính phủ Hồ Chí Minh. Mỹ cũng đặt vấn đề cho Việt Minh: giúp rải truyền đơn, lực lượng quân sự và nếu thoả mãn quyền lợi của Mỹ thì Mỹ sẽ giúp tiếp - Mỹ được đầu tư và có sân bay, cơ sở kinh tế để hất Pháp ra. Những yêu cầu của Mỹ đều bất thành và nước này phát hiện chính phủ Hồ Chí Minh là chính phủ cộng sản cứng rắn không phải là một chính phủ dân tộc cơ hội, nên Mỹ không giúp nữa. Nhưng lúc này Mỹ cũng chưa ủng hộ Pháp mà con bài của nước này là Trung Hoa Dân quốc, ở Trung Quốc thì có 4 sư đoàn với 113.000 lính Mỹ, 2 sở chỉ huy sư đoàn không quân... Khi Nhật đánh vào TQ, Mỹ không muốn Nhật giành được nhiều quyền lợi nhất ở TQ nên Mỹ ủng hộ Quốc - Cộng hợp tác nhằm ngăn cản Nhật. Hơn nữa, Mỹ không ủng hộ Pháp vì Pháp thua Đức, hèn hạ, mất uy tín nhiều nên Mỹ không muốn giúp. Đến năm 1950 - 1953, dưới ảnh hưởng của CNXH ở Liên Xô thì Mỹ thấy rằng nếu không giúp Pháp thì chính phủ ở Pháp sẽ "thiên tả" (ngả về cộng sản), ở các nước châu Ấu và cả châu Mỹ thì những người kháng phát xít thắng lợi đều có uy tín lớn; Mỹ không ra kế hoạch Marshall thì các chính phủ ở châu Âu sẽ thân cộng sản hết. Vì vậy Trung Hoa Dân quốc là đồng minh chí cốt của Mỹ, Mỹ là nước viện trợ nuôi sống quân Tưởng Giới Thạch (hằng năm nuôi khoảng 4 triệu dollars); mưu đồ của Mỹ trùng với mưu đồ của Trung Hoa Dân quốc: Tưởng Giới Thạch muốn thông qua tư cách đồng minh vào Đông Dương để khôi phục lại sự thống trị giống như TQ thời phong kiến. Mỹ muốn Tưởng dựng lên một chính thể tay sai ở Việt Nam để làm đầu cầu cho chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ => hai khối đế quốc ở Việt Nam nó đi đến với nhau chỉ vì quyền lợi. Việc phân làm hai khối đế quốc này cũng có chia rẽ và xung đột quyền lợi mặc dù hai bên đều có chung mục tiêu là tiêu diệt cộng sản. Khác nhau về quyền lợi thì có mâu thuẫn => đó là điều kiện rất tốt để Chính phủ Hồ Chí Minh lợi dụng và phân hoá kẻ thù. Quan điểm của Tưởng là điều 5 binh đoàn với 20 vạn quân ốm đói sang Việt Nam với mục đích làm nước ta kiệt quệ; Tưởng cũng chỉ đạo cho Hà Ứng Khâm sang Hà Nội vào 5/9/1945 với nhiệm vụ lật đổ bằng được Chính phủ Hồ Chí Minh để thay thế bằng chính phủ quân phiệt, tay sai của Tưởng nhưng chúng không thực hiện được vì cách mạng tháng Tám diễn ra quá nhanh hơn chúng hình dung (22/8 quân Trung Hoa Dân quốc tiến vào nước ta, nhưng vào 28/8/1945 Hồ Chí Minh lập tức chuyển giao quyền lực của Uỷ ban Giải phóng cho Chính phủ lâm thời để với tư cách là chủ đất nước này, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp đón Trung Hoa Dân quốc) khiến mưu đồ của Trung Hoa Dân quốc muốn lập chính phủ tay sai thân Tưởng thất bại hoàn toàn, buộc Tưởng phải giao thiệp với Chính phủ Hồ Chí Minh

Kháng chiến ở Nam Bộ bắt đầu từ sau khi Nam Bộ làm cách mạng đánh quân Pháp trở lại xâm lược năm 1945

- Ngay ngày đồng bào Nam Bộ đứng nghe loa mít tinh giành độc lập (2/9/1945) thì Pháp lập tức xả súng và gây ra thảm hoạ - nhất là bọn Pháp kiều (mật thám, chủ nhà băng, chủ xí nghiệp cũ); khi Pháp trở lại xâm lược thì chúng dựa vào bọn Pháp kiều này (bọn Pháp kiều này có 500 tên, đều có trang bị vũ khí hết và cơ sở kinh tế mạnh). Phái bộ Anh của tướng D.Gracey đến Sài Gòn

3.3.3. Lực lượng kẻ thù và ta sau khi giành độc lập năm 1945:

+ Kẻ thù: tháng 9/1945, lực lượng kẻ thù có 1 vạn tên, bao gồm: 1.500 - 2.500 quân Anh của tướng Gracey (có cả lính Ấn Độ tham gia) nó chính danh vì nó thuộc Sư 20 của đế quốc Anh; 5.000 tù binh Nhật (có doanh trại tới 7 tiểu đoàn ở sau Sở thú - chỗ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm); Pháp núp bóng quân Anh và chúng được Anh đồng ý tham gia, là tàn dư của tiểu đoàn biệt kích Pháp thuộc trung đoàn 5 - tiểu đoàn Pháp này đi tiền trạm với 600 tên; 500 tên Pháp kiều; bọn tù binh Pháp có 11.500 tên nữa. Dựa vào lực lượng này, chúng đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc xâm lược trở lại nước ta. Nhiệm vụ của Anh là giải giáp quân Nhật, nhưng nó trả lại vũ khí cho quân Nhật và dùng quân Nhật đánh Việt Minh. Khi quân Anh đánh úp trụ sở của chính quyền ta ở Nam Bộ, lính Pháp mặt quân phục của Anh và núp bóng quân Anh. Tháng 10/1945 khi Leclerc được cử sang làm Tổng chỉ huy quân Pháp thì quân Pháp với 6.000 tên đã cùng với trang thiết bị và xe tăng sang tái xâm lược Việt Nam. Tương quan lực lượng chênh lệnh nên giặc mới phá vỡ được vòng vây của lực lượng vũ trang của quân ta siết chặt bao vây Sài Gòn.

+ Ta: lực lượng cách mạng ở Sài Gòn hầu như không có nhiều. Quân Anh vào Sài Gòn ra lệnh: không được một đơn vị vũ trang Việt Minh nào trong nội đô Sài Gòn, nên Uỷ ban hành chính cách mạng chỉ có các lực lượng xung phong và lực lượng công đoàn. Cách mạng nắm được duy nhất các Công đoàn viên. Công đoàn xung phong, Thanh niên xung phong, Công an xung phong, Tự vệ xung phong là những lực lượng đầu tiên mà cách mạng Nam Bộ nắm được trong tay. Lực lượng vũ trang của cách mạng trang bị toàn tầm vông, giáo mác. Cho đến tận năm 1945, các lực lượng xung phong của cách mạng chưa đến 8.000 người trước Toàn quốc kháng chiến. Lực lượng vũ trang mà cách mạng sử dụng chỉ 1 vạn người; Uỷ ban nhân dân cách mạng cải tổ 3 lữ đoàn bảo an binh Sài Gòn (tức "Đệ nhất - Đệ nhị - Đệ tam" sư đoàn) gồm 1 vạn quân và độ 4.000 súng đặt dưới sự chỉ huy chung của Cộng hoà vệ binh - đây là sai lầm lớn của Uỷ ban hành chính Nam Bộ, vì ba tiểu đoàn bảo an binh này thì do mật thám Pháp và Nhật, các sĩ quan Pháp chỉ huy và lực lượng này cách mạng Nam Bộ không nắm được. Lực lượng Thanh niên Xung phong và Công đoàn viên là bán tự vệ vì Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm chủ tịch; còn Uỷ ban kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn do Nguyễn Văn Tư đứng đầu và ông này nắm công đoàn. Như vậy, lực lượng vũ trang duy nhất của cách mạng Nam Bộ chỉ là các lực lượng tự vệ xung phong, công đoàn viên.

Trong khi đó lực lượng vũ trang ở Nam Bộ rất phức tạp. Lực lượng vũ trang giáo phái Hoà Hảo độ hơn 2.000 người, Cao Đài hơn 1.000 người và các lực lượng này đều chống cách mạng: lực lượng Hoà Hảo kéo về Sài Gòn thể hiện uy lực với Việt Minh; lực lượng ô hợp của các băng nhóm giang hồ lập ra "Đệ nhất - Đệ nhị - Đệ tam" sư đoàn, đám ô hợp này cướp bóc là chủ yếu và Pháp đánh là chúng chạy dài; lực lượng Bình Xuyên ở Cần Giờ thì bản chất cũng là giang hồ, về sau một số người tách ra theo cách mạng (riêng tên Bảy Viễn có sự ủng hộ của tên Lại Văn Sang, nhân viên phòng nhì Pháp), về bản chất thì Bình Xuyên chống cách mạng, kéo về Sài Gòn chia chát quyền lợi

3.3.5. Trung ương Cục miền Nam (1945 - 1961)

- Ngày 23/9/1945, Hội nghị Cây Mai được tổ chức với trụ sở ở nay là ngã tư Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Trãi. Hội nghị đã tổ chức và định hướng kháng chiến ở Nam Bộ (bất hợp tác, bãi thị, bãi công, cách tổ chức kháng chiến vì Pháp tuyên bố đánh chiếm Sài Gòn 1 tuần). Sau sự kiện này, Uỷ ban nhân dân Nam Bộ đổi tên là Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ; cuộc kháng chiến ở Nam Bộ góp phần thất bại cơ bản kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp

- Ngày 15/10/1945, Hội nghị Cầu Vĩ đã hợp nhất Xứ uỷ Tiền phong và Xứ uỷ Giải phóng thành Xứ uỷ Nam Bộ, người đứng đầu là Lê Duẩn.

- Ngày 25/10/1945, Hội nghị Thiên Hộ được triệu tập để truyền đạt ý kiến của Bác Hồ đến Nam Bộ là muốn kháng chiến thì phải nắm lực lượng vũ trang, thống nhất chỉ huy và tiến hành bao vây quân Pháp. Hội nghị này quyết định bỏ chiến khu và thành lập các quân khu hành chính - quân sự

- Ngày 20/11/1945, Hội nghị An Phú Xã được triệu tập trong bối cảnh lực lượng vũ trang cách mạng bị phân tán nên bây giờ phải thống nhất lực lượng vũ trang cách mạng để đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

* Hai hội nghị Thiên Hộ và An Phú Xã thì Bác Hồ cử phái viên đặc biệt vào Nam là trung tướng Nguyễn Bình, tướng Võ Nguyên Giáp được Bác cử làm Bộ trưởng Ngoại giao. Bác Hồ có hai cánh tay đắc lực là trung tướng Nguyễn Sơn (được Bác cử đi chi viện cho cách mạng Trung Quốc 1946 - 1949 vì quân cách mạng TQ ở phía nam nước TQ rất yếu trong thế Quốc - Cộng hợp tác) và trung tướng Nguyễn Bình (ông này tên gọi là Thảo, nguyên là tướng cướp ở Quảng Ninh - Hải Phòng. Ông giác ngộ cách mạng và Bác Hồ nhìn ra thiên tài quân sự của Nguyễn Bình nên Bác cử ông vào Nam để dẹp bọn thảo khấu và áp đặt một tổ chức thống nhất các lực lượng ở Nam Bộ => dấu ấn của Nguyễn Bình rất lớn: thành công trong việc thống nhất các lực lượng vũ trang Nam Bộ do Đảng lãnh đạo; lập ra các chiến khu (ở Nam Bộ có thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, từng đấu võ với tên Bảy Viễn ở khu Rừng Sác, tác giả của bài thơ "Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long"; được Nguyễn Bình tập hợp cùng nhiều tài năng khác để phá hang ổ cùa Bảy Viễn ở Rừng Sác, vô hiệu hoá Bảy Viễn ở Đồng Tháp); thành công trong việc củng cố và tổ chức ba quân khu 7, 8 và 9 làm nòng cốt cho cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Phòng nhì Pháp về sau nắm được mật mã thông tin Nguyễn Bình ra Bắc và chúng phục kích bắn chết tại ngã ba biên giới Việt - Lào - Campuchia)

- Ngày 10/12/1945, hội nghị Bình Hoà Nam (Đức Hoà, Chợ Lớn) đặc phái viên Nguyễn Bình truyền lệnh của Trung ương vào thành lập các chiến khu: khu 7 của Nguyễn Bình (khu trưởng) và Trần Xuân Độ, khu 8 của Đào Văn Trường và Võ Sĩ (chính trị viện), khu 9 của Hoàng Đình Giong và Phan Trọng Tuệ. Lãnh đạo chung là Lê Duẩn, chỉ đạo trực tiếp là Xứ uỷ Nam Bộ và Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ

- Tháng 10/1945, Bác Hồ ký sắc lệnh chia cả nước thành 12 chiến khu (chiến khu thực chất là khu hành chính và quân sự) để thuận lợi cho việc chỉ đạo kháng chiến và không bị cắt đứt liên hệ với trung ương vì nhiệm vụ kháng chiến là quan trọng nhất). Ở Nam Bộ có 3 chiến khu 7 (Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn, Bà Rịa); 8 (Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc) và 9 (Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long). Khu 6 là vùng đệm ở cực nam Trung Bộ. Với tính chất là địa hình lãnh thổ nước ta dài nên liên lạc khó khăn, phải chia làm hai phần; từ Thanh Hoá đến Quảng Bình là vùng tự do liên khu 4; từ Quảng Nam đến Bình Thuận là vùng tự do liên khu 5; vùng đễm giữa Nam Bộ và liên khu 5 là khu 6. Tổ chức Đảng lãnh đạo cách mạng Nam Bộ vẫn là Xứ uỷ Nam Bộ (được thống nhất sau Hội nghị Cầu Vĩ).

Xứ uỷ Nam Bộ tồn tại đến ngày 15/5/1951 thì cải tổ lại, lấy tên là Trung ương Cục miền Nam. Để huy động sức người và sức của để giành toàn thắng trong kháng chiến, Nam Bộ phải có một tổ chức đặc biệt của Đảng (Đảng Lao động Việt Nam từ tháng 2/1951 ra hoạt động công khai) để phụ trách khu vực Nam Bộ với tính chất là chiến trường dài, Đảng không thể chỉ đạo trực tiếp từ Việt Bắc một cách nhanh chóng được cho nên Nam Bộ đặt dưới sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam là tổ chức Đảng cao nhất ở Nam Bộ có trách nhiệm triển khai những chiến lược lãnh đạo của Đảng và triển khai một cách linh hoạt ở khu vực Nam Bộ. Sau khi hiệp định Geneve được ký kết với nội dung là các lực lượng vũ trang, các cơ quan Đảng ở Nam Bộ tập kết ra Bắc nên họ giải thể Trung ương Cục, tổ chức Đảng ở Nam Bộ rút vào hoạt động bí mật và tên Xứ uỷ Nam Bộ được tái lập lại. Xứ uỷ Nam Bộ này tồn tại đến tận thập niên 60 thì sau thắng lợi của Đồng khởi và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập thì cần phải có một tổ chức Đảng danh nghĩa là đứng trong hàng ngũ của Mặt trận, danh nghĩa là một chính đảng của nông dân lấy tên Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam vào tháng 5/1961 (thực chất chính đảng này là Xứ uỷ Nam Bộ) trong bối cảnh phức tạp như vậy; cơ quan ngôn luận là báo "Nhân dân miền Nam". Đây là hình thức (chủ yếu là tổ chức Đảng) vì các cán bộ cốt cán được tập kết ra Bắc hết và tương quan lực lượng nghiên hẳn về đối phương. Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời và hoạt động công khai, Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam hoạt động trong Mặt trận và Xứ uỷ Nam Bộ vẫn hoạt động bí mật và những hoạt động này không vi phạm Hiệp định Geneve: Mặt trận nhân dân chống áp bức xâm lược, nhưng thực chất Mặt trận giống như một chính phủ điều hành. Đường lối là của Xứ uỷ Nam Bộ; riêng Lê Duẩn được Bác cử ở lại Nam Bộ để nghiên cứu tình hình cách mạng Nam Bộ rồi tư vấn cho Trung ương về chiến lược cách mạng ở Nam Bộ. Ông Lê Duẩn xuống tận huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), góp ý cho Bác Hồ về Đề cương cách mạng miền Nam - đặc biệt là Nghị quyết 15 (1959).

Tháng 1/1961 cần phải có một tổ chức Đảng công khai phụ trách Nam Bộ, vì vậy Trung ương Cục miền Nam được khôi phục. Để triển khai chiến lược chỉ đạo chống lại chiến lược chiến tranh mới của Mĩ "chiến tranh đặc biệt" với xương sống là quân đội Sài Gòn (hay Việt Nam Cộng hoà), tháng 5/1961 Trung ương Cục thành lập lực lượng chính quy để chống lại quân chính quy Sài Gòn, đó là Quân Giải phóng miền Nam (thống nhất tất cả các lực lượng vũ trang, nòng cốt là chủ lực) đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam.

3.3.5. Nam Bộ sau năm 1946:

- Cuối năm 1945, Pháp nặng ra cái gọi là "Nam Kỳ quốc" với âm mưu chiếm đóng lâu dài Nam Bộ. Ngày 1/6/1946, chúng lập ra chính phủ "Nam Kỳ tự trị" do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm thủ tướng; trước áp lực của nhân dân nên bác sĩ Thinh làm được hơn 1 tháng thì phải thắt cổ tự tử. Nhân dân Nam Bộ chưa bao giờ đồng ý sự chia tách vùng này, không có vấn đề "trực trị" hay chia tách gì cả vì khát vọng của nhân dân là thống nhất dân tộc, nhưng con người và chính thể đi ngược lại vẫn thất bại mà thôi. Chính thể Việt Nam Cộng hoà được Mĩ ủng hộ mạnh như vậy, nhưng vẫn thất bại vì nó phi nghĩa.

- Năm 1949, chỉ huy quân Pháp ở Nam Bộ là tướng De La Tour phát minh ra chiến thuật "mạng nhện" - đây là xương sống của chiến lược bình định Nam Bộ. Theo chiến thuật này, Pháp lập nhiều tháp canh và đồn bốt liên kết với nhau như mạng nhện để khống chế các trục lộ chính, trung tâm và nông thôn Nam Bộ; chiến thuật này gây cho phong trào cách mạng Nam Bộ nhiều khó khăn vì không có cách nào phá được nó (lô cốt trang bị mạnh, du kích không phá được). Về quy luật thì Nam Bộ là vùng đất mở và đi đầu cả nước trong nhiều vấn đề - nổi bật nhất là quân sự. Chiến thuật sử dụng lực lượng tinh nhuệ nhỏ đột kích để phá các "mạng nhện" nảy sinh đầu tiên ở Nam Bộ, sau này nó lan ra cả nước và quốc tế, gọi là chiến thuật đặc công. Trên thế giới có ba lực lượng tinh nhuệ nhất là SEAL của Mỹ, đặc công và SAL (biệt kích tinh nhuệ của Anh). Chiến thuật đặc công ra đời khi quân dân Nam Bộ tấn công đồn Bà Kiên ở Biên Hoà, diệt tháp canh Vàm Giá: người chỉ huy trận này là Trần Công An chỉ huy lực lượng vũ trang ở Biên Hoà. Ông này đánh đồn Bà Kiên mãi không được vì đồn kiên cố và lỗ châu mai bắn chéo cánh xẻ nên không tiến vào được, bên ngoài tháp canh có hào sâu và hầm chông bao quanh, có ngỗng và chó canh gác; ông đã cho cảm hoá những tên "trộm đêm" và trộm mách cho ông: ngỗng sợ lá khoai môn và rắn nên có sáng kiến lấy lá chuối sáng tạo thành rắn cạp nong; ngoài ra bộ đội phải phơi mình ngoài nắng, phơi sương, nằm trong cỏ hết 3 ngày cho mất hơi người. Sau đó, quân khu 7 sáng tạo ra mìn lõm trang bị cho đặc công để đánh tháp canh, phá tung từng mảng lớn.

- Năm 1951, cùng với việc thành lập Trung ương Cục miền Nam thì các khu được liên kết thành các khu chính: phân liên khu miền Đông, phân liên khu miền Tây và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Mục đích của các phân liên khu này là thống nhất trong các khu vực lớn một số địa phương để dồn toàn lực cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Về mặt tổ chức chiến trường cách mạng thì bao giờ cũng liên kết các tỉnh vì cách mạng không nắm hết tổ chức hành chính của các địa phương và mình chỉ nắm nông thôn, một số nơi nên mới có Gia Định Ninh, Thủ Biên, Bà Chợ, Mỹ Tho, Long Châu Sa ở phân liên khu miền Đông (phạm vi kéo dài từ Biên Hoà, Tây Ninh đến vùng Châu Đốc, Long Xuyên); phân liên khu miền Tây gồm Bến Tre và Vĩnh Trà, Long Châu Hà và Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu. Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Phân liên khu gồm 2 - 3 tỉnh hợp lại. Cuối năm 1953, Nam Bộ chia thành 2 phân liên khu với 11 tỉnh

- Năm 1953, quan điểm chỉ đạo chung của Đảng cho Nam Bộ: "không để cho Pháp đem mọi tài sản chiếm được của Nam Bộ ra đánh Trung và Bắc" trở thành nhiệm vụ quan trọng của quân dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp. Từ 1953 - 1954, không một tên lính hay tiểu đoàn Pháp nào ở Nam Bộ được rút ra chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ.

- Sau năm 1954 các phân liên khu này giải thể; ở ngoài Bắc từ liên khu 4 trở lại được duy trì (duy trì cả Liên khu Việt Bắc lập hồi 1949 trên cơ sở liên khu 1 và 10) và đến 1957 thì giải tán để lập các quân khu thuần tuý quân sự

3.4. Giai đoạn 1954 - 1975

3.4.1. Bối cảnh quốc tế sau năm 1954

- Hội nghị Geneve được triệu tập năm 1954 nhằm giải quyết những vấn đề lớn của thế giới dưới cách nhìn về quyền lợi và quan điểm của các nước lớn (sau này hội nghị Paris, bà Nguyễn Thị Bình gạt bỏ vai trò của TQ và Liên Xô, vì nếu hai nước này can thiệp sẽ dẫn đến quyền lợi của dân tộc như 1954 - hi sinh quyền lợi của dân tộc Việt Nam để phục vụ quyền lợi dân tộc ích kỷ của họ). Cách mạng thế giới mặc dù phe XHCN được thành lập, nhưng phong trào cách mạng thế giới không mạnh, thậm chí đang suy yếu. Từ Geneve trở đi, ở Liên Xô tồn tại "chủ nghĩa xét lại" Khrushev đòi xét lại chủ nghĩa Mác nên ảnh hưởng đến toàn bộ phong trào đấu tranh của nhiều nước. Theo Lenin, quan điểm "chung sống hoà bình" nghĩa là các dân tộc được bình đẳng và sống trong hoà bình; nhưng Khrushev bóp méo thành sự "chung sống giữa CNXH với CNDQ" (thấy ưu thế của vũ khí Mỹ nên mới sợ Mỹ). Cả TQ và Liên Xô cùng tuyên bố không tiếp tục giúp cách mạng Việt Nam; nếu muốn tiến hành cách mạng giải phóng thì Việt Nam tự làm đi, họ không giúp gì cả. Trong bối cảnh quốc tế phức tạp như thế, không có sức mạnh quốc tế thì khong làm được gì cả; TQ khuyên Việt Nam không có cách mạng gì hết, chỉ duy trì ở du kích thôi vì TQ đang bị cô lập và người ta ngại TQ. Thực chất họ xem Geneve để bán rẻ chủ quyền dân tộc của nước ta. Với thế của Điện Biên Phủ và cách mạng Đông Dương đang lên, đáng lẽ vùng tập kết ban đầu của ta là ở vĩ tuyến 13 để giữ được Tây Nguyên và liên kết với cách mạng ba nước Đông Dương. Nhưng TQ muốn vùng đệm sát biên giới với nó để TQ khống chế; nên Chu Ân Lai mặc cả với Ngoại trưởng France nhằm bán rẻ quyền lợi Việt Nam.

Sự chi phối của Liên Xô và Trung Quốc trong phong trào công nhân quốc tế, nhưng quan trọng là nó cản trở rất nhiều sự phát triển của cách mạng Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Bây giờ mà đấu tranh vũ trang là vi phạm hiệp định và hai cường quốc sẽ can thiệp ngay. Hai nước này cảnh báo Việt Nam không được làm một đốm lửa tàn cháy lên làm theo hướng theo phe XHCN - có hăm doạ như thế, trong khi đồng bào miền Nam bị dồn vào đường cùng buộc phải theo yêu cầu Trung ương Đảng là không được đấu tranh vũ trang để bảo toàn sức dân.

3.4.2. Cách mạng miền Nam sau năm 1954

- Tính cách Nam Bộ trong lãnh đạo cách mạng miền Nam: là đột phá vì không theo một khuôn mẫu nào (khuôn mẫu là cách mạng bắt đầu từ nông thôn lên thành thị), ông Giàu đi trực tiếp vào thành thị là các tầng lớp quan chức của chính quyền tay sai Trần Trọng Kim => không ai dám tư duy theo kiểu của ông Giàu (có tài và có tâm mới dám làm - tính cách Nam Bộ). Pháp không cắt được Nam Bộ khỏi Việt Nam, Nam Bộ kháng chiến và nhân dân Nam Bộ vẫn đứng về phía cách mạng. Trước khi hiệp định 1954 được ký kết, Nam Bộ được chính quyền tay sai Bảo Đại của Pháp gọi là "Nam phần" do thủ hiến đứng đầu. Quốc gia Việt Nam từ năm 1952 lấy Sài Gòn - Chợ Lớn làm thủ đô.

- Theo hiệp định Geneve, toàn bộ các cán bộ cách mạng của miền Nam được tập kết ra Bắc vĩ tuyến 17; còn phía nam vĩ tuyến do quân đội liên hiệp Pháp và quân đội Quốc gia Việt Nam đóng giữ. Cho đến khi Pháp làm tròn nhiệm vụ của mình, chính phủ Pháp ổn định được tình hình thì mới tiến lên việc 2 miền hiệp thương và lúc đó Pháp mới rút hết quân (xong nhiệm vụ).

* Khách quan: Cũng theo hiệp định, tương quan lực lượng nghiên hẳn về phía đối phương vì lực lượng vũ trang và các đoàn thể cơ quan bị giải thể hết, nhiều căn cứ địa bị bỏ hoang

* Chủ quan: những nhà cách mạng chủ chốt ở Nam Bộ (Trần Văn Giàu ở miệt Cà Mau); còn vùng Đông Nam Bộ sôi động nhất, nhiều thông tin nhất thì không tiếp cận được vì thời đó bị truy bức rất gắt gao => Đảng chưa linh hoạt điều chỉnh đường lối (9/10 cơ sở cách mạng bị tiêu diệt). Ở Nam Bộ có 6 vạn đảng viên mà đến trước Đồng khởi chưa đến 5.000 người (mình muốn thay đổi lắm, nhưng phải chịu sự lãnh đạo của Đảng rất chặt chẽ và Đảng quan niệm: có thể tiến hành thống nhất bằng phương pháp hoà bình và pháp lý Geneve, nhưng Mỹ và Diệm đã chà đạp lâu rồi). Nhưng giải mã cho sự sai sót đó ở tầm chiến lược: Trung ương và địa phương Nam Bộ phải đối mặt với chủ nghĩa thực dân mới. Họ chưa định hình chủ nghĩa thực dân mới là gì, nhưng nó rất tinh vi và hào nhoáng, rất lịch thiệp và giàu sang cho nên về phương pháp luận, sai lầm đó là tất yếu do trình độ nhận thức, tương quan lực lượng.

Chỉ trong hai năm 1954 - 1955, Nam Bộ là nơi diễn ra cuộc đấu trí, đấu tranh giành giật giữa Pháp muốn giữ lại ảnh hưởng của mình với người Mỹ muốn lập một chính thể mới, một chiến lược mới ở Nam Bộ. Người Mỹ bằng nhiều biện pháp để xoá bỏ người Pháp để tăng ảnh hưởng dài, Mỹ không muốn chịu mất Nam Bộ - rất phức tạp do xung đột giữa các giáo phái với Ngô Đình Diệm.

Ngay khi Ngô Đình Diệm thay thế Bửu Lộc làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam vào tháng 7/1954 đến cuối năm 1955, ông ta về cơ bản đánh sập hoàn cơ cấu, ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân Pháp mặc dù lúc đầu, tương quan lực lượng không có lợi cho Diệm.

Sau khi người Mỹ ký hai hiệp ước với Bảo Đại (1949, 1951) và người Mỹ khi đó bắt đầu can thiệp sâu vào Việt Nam. Chính quyền Quốc gia Việt Nam do người Pháp dựng lên cũng do người Mỹ gợi ý vì Mỹ muốn một chính thể bản xứ để qua đó can thiệp; nhưng người Mỹ thấy rằng Bảo Đại chịu quá nhiều ảnh hưởng của Pháp nên ngay trước khi ký hiệp định 14 ngày, thủ tướng Bửu Lộc phải ra đi để nhường chỗ cho con bài mới, người dựa hoàn toàn vào Công giáo. Chiến dịch di cư đồng bào Công giáo cũng hoàn toàn nằm trong kế hoạch đó - tức người Mỹ muốn tạo dựng một cơ sở Công giáo, một cơ sở xã hội để ông Diệm thiết lập chế độ chính trị của mình, dù rằng khi thay Bửu Lộc thì chính thể đó vẫn mang tên Quốc gia Việt Nam đóng đô tại Sài Gòn - Chợ Lớn.

Nhưng khi đưa Ngô Đình Diệm lên, Mỹ đã có kế hoạch tổng thể: kế hoạch 6 điểm của viên đại sứ Mỹ là Lawton Collins cuối năm 1954 (quan trọng nhất là điểm 1: bảo trợ cho chính quyền Sài Gòn, viện trợ trực tiếp cho chính quyền này). Người nắm quyền cao nhất của Mỹ ở Nam Bộ là đại tá tình báo Lansdale, người có ảnh hưởng rất lớn đến những quốc sách của Ngô Đình Diệm, người mách nước cho Diệm triệt hạ các giáo phái. Vào ngày 9/10/1954, tổng tham mưu trưởng Nguyễn Văn Hinh (người chịu ảnh hưởng lớn nhất của Pháp) bị Diệm cách chức để đưa Trần Văn Tỵ, người của mình vào. Lansdale dụ hàng thành công Ba Cụt (Hoà Hảo) và xử tử ông này; tướng Trịnh Minh Thế của Cao Đài trở cờ và theo Diệm. Người nắm quyền cao nhất của Pháp ở miền Nam là Paul Ely gần như bị vô hiệu hoá. Lúc này các lực lượng giáo phái ở Nam Bộ vẫn còn rất mạnh và đều do Pháp hậu thuẫn tài chính, đều do Pháp dựng lên để thực hiện quyền lợi của Pháp để chống Việt Minh trước đây. Trong con bài chính trị của cuộc tranh giành quyền lực này, giáo phái ở thế rất mạnh: lực lượng vũ trang của Hoà Hảo 25.000 người, trang bị vũ khí hiện đại; Cao Đài có 6.000 quân và lực lượng của Diệm cũng gần 6.000 quân; lực lượng Bình Xuyên của tên tướng du đãng Bảy Viễn là 14.000 người (Viễn được Diệm nhượng bộ rất nhiều, cho ông ta rất nhiều quyền lợi - nhưng thế của Viễn rất mạnh: ở Sài Gòn thì Viễn có hai sòng bạc hái ra tiền (sòng Đại Thế giới - nay là công viên văn hoá quận 5; sòng Kiên Trung) và một nhà chứa. Về chính trị thì Lại Văn Sang của Phòng nhì Pháp (phụ trách cảnh sát của toàn Quốc gia Việt Nam). Lực lượng giáo phái rất mạnh, nó liên kết với nhau thành mặt trận chung, gọi là "Mặt trận toàn lực thống nhất Quốc gia" để đối chọi với Diệm để chia chát quyền lực, chính trị. Năm 1955, Mỹ và Diệm thành công trong việc diệt hầu hết các giáo phái

=> bước đầu tiên của Diệm là nắm quân đội (cách chức tướng Hinh).

Tách lực lượng cảnh sát đô thành Sài Gòn ra khỏi lực lượng của Lại Văn Sang => Diệm nắm được lực lượng cảnh sát của Sài Gòn. Tháng 12/1954, Collin gây sức ép buộc Paul Ely chuyển giao quyền huấn luyện quân đội quốc gia Việt Nam cho người Mỹ. Như vậy, người Mỹ đã giúp Diệm nắm được cảnh sát và quân đội. Điều này rất quan trọng, vì thực chất từ tháng 10/1954 đến tháng 12, Mỹ viện trợ trực tiếp cho chính quyền Diệm; điều này cũng đưa ra gợi ý: 1954, toàn bộ chi phí chiến tranh Đông Dương là Mỹ rót vào 73%, Pháp chỉ đánh thuê vì nước này ngập nợ sau Thế chiến 2, tan hoang và vay lãi của Mỹ rất nhiều nên trong chiến tranh Đông Dương thì Mỹ chủ yếu chi tiền, viện trợ cho Quốc gia Việt Nam là tiền của Mỹ nhưng thông qua người Pháp giải ngân. Bây giờ Mỹ không viện trợ cho Quốc gia Việt Nam nữa nên Diệm trở mặt luôn - Bảo Đại ở Paris lệnh cho Diệm và tướng Tỵ phải sang trình diện nhưng Diệm chống lệnh không sang.

Cái viện trợ mà Mỹ cho Quốc gia Việt Nam là bầu sữa nuôi sống các giáo phái; bây giờ Mỹ cắt hết và chuyển trực tiếp hết cho Diệm thì giáo phái còn đâu sức mạnh. Thể chế của chính quyền Mỹ đạt đến nhà nước pháp quyền (hiêu lực pháp luật về dân chủ rất cao). Để dụ dỗ các nước theo mô hình này, Mỹ muốn một chính thể, một chính phủ tay sai do họ dựng lên là chính thể mang hình thức dân chủ nhiều thành phần tham gia khiến người ta có cảm giác chính phủ này tốt đẹp vậy đó (đọc sách Điệp viên hoàn hảo của Phạm Xuân Ẩn). Nhưng một chính phủ mà cho thằng em đồ tể miền Trung là Cẩn, bộ não của toàn chính thể là Nhu và bà Nhu (Trần Lệ Xuân) nắm phong trào phụ nữ (Phụ nữ liên đới), Nhu là đảng Cần lao nhân vị, Giám mục Thục nắm toàn bộ Công giáo. Gia đình trị, cái độc tài sẽ dẫn đến phát xít: lạm dụng luật 10/59 - quá tàn bạo, đây không phải là cách người Mỹ muốn. Cái mà Mỹ bật đèn xanh cho các giáo phái lật đổ Diệm, đó là Diệm đàn áp đẫm máu phong trào Phật giáo. Diệm dựa vào Công giáo thiểu số (chưa tới 10% dân số), Phật giáo chiếm tới 85%. Phật giáo đâu phải là một thế lực yếu, Phật tổ chức rất cao với chùa Từ Đàm (miền Trung) điều khiến mọi hoạt động của Phật giáo ở miền Trung; ở Sài Gòn là Việt Nam Quốc tự của Thích Tâm Châu. Sư Châu là thân Mỹ, rất giỏi và thường lấn lướt quyền lực của các sư đứng đầu (Mỹ suy luận: muốn phá được Phật giáo thì phải phá từ bên trong). Một phong trào yêu nước của Phật giáo là vụ tự thiêu của Thích Quảng Đức làm giọt nước tràn ly => Mỹ không thể chấp nhận chế độ "gia đình trị" áp bức tôn giáo (dân chủ Mỹ rất tôn trọng tôn giáo)

Năm 1955, Mỹ và Diệm thành công trong việc diệt hầu hết các giáo phái. Tướng Hinh bị cách chức, Ely phải giao quyền lực cho Diệm. Lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn được Phòng nhì Pháp đỡ đầu bị Diệm đánh cho tan, Viễn được bí mật đưa sang Pháp. Lực lương Cao Đài - Hoà Hảo - Bình Xuyên thì Cao Đài trở cờ, Hoà Hảo bị tan rã và tiêu diệt; Bình Xuyên và các lực lượng khác bị chia rẽ - Các giáo phái sống nhờ vào viện trợ của Mỹ thông qua Pháp, cắt tiền thì lấy đâu mà sống ? (Mỹ chi tiền, Pháp là trung gian. Collins không cho Pháp giải ngân tiền của mình nữa mà buộc Pháp cho Mĩ được nắm quân đội, Mỹ chi tiền. Các giáo phái bị cắt hết tiền

- Từ năm 1955 đến 1956 là chiến dịch "tố cộng" đẫm máu của Diệm qua hai giai đoạn: từ 1955 đến 1958 là thời kỳ đen tối của cách mạng miền Nam (9/10 cơ sở cách mạng bị tiêu diệt, số cán bộ đảng viên từ 6 vạn người thụt xuống còn chưa đến 5.000 người) - điều này lý giải: những chiến dịch dùng quân đội và cảnh sát chính quy của Diệm đối mặt với các cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam chỉ bằng tay không, Diệm là "gia đình trị" và chà đạp lên cách mạng miền Nam.

"Khu trù mật" là loại hình trại tập trung của chính quyền Sài Gòn, được lập thay thế "khu dinh điền" ("khu dinh điền" lập từ 1954 - 1957) vào năm 1957 và tồn tại đến 1959. "Khu dinh điền" là dồn đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, đồng bào Công giáo và Phật giáo di cư vào để tạo thành các "vành đai an ninh" ngăn chặn sự xâm nhập của các lực lượng cách mạng từ rừng núi về đồng bằng và đô thị. Đến năm 1957 thành lập "khu trù mật" được đầu tư nhiều hơn và nó xuất hiện ở các vùng giáp ranh giữa đồng bằng, đặc biệt là Nam Bộ. Dĩ nhiên biện pháp cưỡng bức toàn dân Nam Bộ vào các khu này là một phần trong chính sách "bình định" của Mỹ và Sài Gòn, và nó rất phổ biến ở đồng bằng.

Nghị quyết 15 soi sáng cho cách mạng miền Nam là Trung ương cho phép nhân dân đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị; mà không phải ngẫu nhiên đỉnh cao lại diễn ra ở Nam Bộ. Thắng lợi lớn của Đồng khởi Nam Bộ mà mở đầu là Gò Quản Cung - Giồng Thị Đam (1959) diệt gọn quân đội Sài Gòn. Chiến thắng Tua Hai ở Tây Ninh với đỉnh cao là Đồng khởi Bến Tre.

3.4.3. Miền Nam sau Đồng khởi 1960

Chiến thắng Đồng khởi đã mở ra rất nhiều vấn đề về đường lối cách mạng. Trong chiến lược cách mạng 61 - 65 rút được nhiều kinh nghiệm từ Đồng khởi. Khái niệm "đấu tranh chính trị", "đấu tranh binh vận" được nâng lên thành thế "hai chân, ba mũi" trong chiến lược chống lại "chiến tranh đặc biệt".

Ba năm đầu, cách mạng rất nhiều tổn thất. Chỉ đến khi chiến thắng Ấp Bắc về cơ bản đã làm thất bại loại hình chiến thuật của "chiến tranh đặc biệt" trên vùng đất sông nước Nam Bộ. Chiến thuật này của giặc đã xoá sổ căn cứ địa Đồng Tháp Mười (căn cứ địa này không còn giữ vai trò như trước đây nữa). "Trực thăng vận" nghĩa là dùng máy bay lên thẳng của Mỹ bay là là sát mặt nước (địa nước sông nước trước đây kháng Pháp rất tốt, chống càn), dùng xe lội nước M113 đi được trên mọi địa hình. Chiến thuật này được cố vấn Mỹ duyệt và chỉ huy từng trận đánh rất hiệu quả; Ấp Bắc đã phá được chiến thuật đó.

Bản chất chiến tranh được giải quyết bằng tác chiến. Trên thế giới có nhiều loại hình "chiến tranh đặc biệt", ở miền Nam thì "chiến tranh đặc biệt" khác với ở các nước khác là Mỹ chỉ vạch kế hoạch tác chiến, còn thực hiện là quân đội Sài Gòn - "xương sống" của chiến lược này chính là quân đội Sài Gòn. Khi nào đánh quỵ được chủ lực Sài Gòn thì coi như mới giành thắng lợi ở chiến lược này - do vậy thành lập lực lượng chủ lực cách mạng là Quân Giải phóng miền Nam đầu năm 1961 không phải là ngẫu nhiên (thống nhất các lực lượng vũ trang, lấy chủ lực làm trọng điểm). Trong cuộc chiến này thì phải có chủ lực: muốn đánh bại chủ lực Sài Gòn không thể dùng du kích, dân quân (dân quân, du kích là không chính quy). Đây là cuộc chơi không ngã ngũ, một mất một còn; kể từ Ấp Bắc trở đi thì bắt đầu tìm ra cách đánh (về Sau Bình Giã và Đồng Xoài thì đánh quỵ được chủ lực Sài Gòn).

Trong phiên chế quân Sài Gòn, "C" là đại đội trên 300 người, "B" trung đội 40 người, "A" là tiểu đội 10 người. "D" là tiểu đoàn (dưới 1.000 người). Quân Sài Gòn tinh nhuệ nhất là lính dù. Lực lượng tham gia bên phía Sài Gòn được đào tạo bài bản, hải lục không quan phối hợp với nhau mạnh gấp 10 lần. Một nhân vật nổi tiếng của quân đội Sài Gòn là đại tá J. Paul Vann sau thất bại Ấp Bắc đã ra quyển sách "Lời nói dối hào nhoáng" (ông viết cụ thể về miền Nam Việt Nam giai đoạn 61 - 65, rõ nhất là trận Ấp Bắc). Đại tá Huỳnh Văn Cao được tăng viện từ Sài Gòn lên. Trận Ấp Bắc này quan trọng đến mức độ Bộ Chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn dưới sự chỉ huy của đại tá Paul Harkin (tướng 4 sao). Viên tướng Harkin này chỉ huy Bộ Tư lệnh chỉ huy quân đội Mỹ ở miền Nam thay cho tướng McGarr (Garr chỉ huy phái bộ viện trợ Mỹ)

Trận đánh này do quân đội Sài Gòn chủ động tiến quân; biết tin tình báo là quân Giải phóng miền Nam đóng ở Ấp Bắc nên quyết tiến quân ngay để "chụp bắt" hết quân ta cho bằng được - chúng bao vây tứ phía. Hình thức "bủa lưới phóng lao" của quân Sài Gòn ở Ấp Bắc là một thuật ngữ của những người đi săn

Thắng lợi của Ấp Bắc là thắng lợi của cách đánh tài giỏi của quân Giải phóng. Tại trận này, quân Giải phóng không dợi cho máy bay đổ quân mà bắn ngay khi nó bay đến, vô hiệu hoá hiệu lực của "trực thăng vận". Đọ sức trên chiến trường liên quan đến vũ khí, sở dĩ quân Giải phóng đánh thắng chủ lực Sài Gòn là vì quân Giải phóng có vũ khí. Trong chiến tranh thì tinh thần cách mạng chưa đủ mà phải có vũ khí hiện đại. Vũ khí hiện đại chỉ có được sau Đồng khởi, khi những chuyến tàu từ hậu phương miền Bắc đưa vào - hai bến tàu quan trọng nhất là bến Lộc An (Long Hải, Vũng Tàu) và bến Vàm Lũng ở Cà Mau. Hai bến này từ 1962 những con tàu bắt đầu đưa vũ khí vào

3.4.4. Phân chia chiến trường sau năm 1960

3.4.4.1. Phía chính quyền Sài Gòn

Nam Bộ nằm trong vùng trũng giữa vùng chiến thuật III và IV, tổ chức từ năm 1961 đến 1964. Dưới vùng chiến thuật là khu chiến thuật; dưới khu chiến thuật là các tiểu khu (tỉnh) và chi khu (quận). Ở Nam Bộ thì vùng chiến thuật là khu hành chính - quân sự, do các quân đoàn quân sự nắm

3.4.4.2. Phía chính quyền cách mạng

Chương 4: Văn hoá Nam Bộ

4.1. Văn hoá Nam Bộ thời Phù Nam, nửa đầu Chân Lạp

Văn hoá Sa Huỳnh có nhiều tranh cãi, nhưng văn hoá Óc Eo thì ít khi tranh cãi nhiều; vì văn hoá Óc Eo thuộc sơ kỳ đồ sắt và nó là nền tảng hình thành Phù Nam. Phù Nam có nhiều thành tựu để lại nên gọi là văn minh Phù Nam. Qua các thư tịch cổ Trung Hoa (Tấn thư, Tân Đường thư... => sách viết về triều đại, có ảnh hưởng đến cách viết sử của người Việt), đối sánh với tài liệu khảo cổ học và nhân học, tên gọi nước Phù Nam xuất phát từ tiếng Môn cổ (người Môn cổ có mặt đầu tiên trên vùng đất Phù Nam, nói ngữ hệ Nam Á - các nghiên cứu trước đó là gán ghép). Chữ "Phù Nam" có nghĩa là người gốc rừng, nếu hiểu rõ ràng thì Phù Nam là một tập hợp các tiểu quốc mới thành lập - đó là 7 ấp (theo sử cũ Trung Hoa); quản lý nhà nước sử dụng các luật tục, tập tục truyền thống.

Về thể chế nhà nước Phù Nam, D. Hall và O. Wolters khẳng định Phù Nam là một cấu trúc "mandala". Khi vị vua Phù Nam cuối cùng bị quân Chân Lạp đánh tan đã chạy xuống tiểu quốc Na Phất Na (tiểu quốc này là trung tâm của Phù Nam, có tên Naravara-nagara mà tiểu quốc này là một trong các tiểu quốc của Phù Nam chứ tiểu quốc này không phải đại diện của Phù Nam; là vùng đất phát triển nhất và là cửa ngõ).

Theo biển tiến biển thoái thì ở Ba Thê đã hình thành một hải cảng, và Phù Nam trở thành một trung tâm mậu dịch lớn nhất khu vực thời đó (hiện nay TQ nhấn mạnh "con đường tơ lụa" là một cách để thâu tóm thế giới). Theo quy luật phát triển của văn hoá, văn minh (quy luật chung, quy luật phổ biến) thì Phù Nam từ thị tộc tiến lên thành một cộng đồng có văn minh là: quy luật tồn tại theo nguồn nước (nó cũng là quy luật phổ biến, vì cuộc sống con người là từ nước - từ cơ thể đơn bào (Coavessa) dần dần qua các bước tiến hoá). Quy luật tồn tại của các cộng đồng tộc người là bám nguồn nước, vì nơi ở và lập làng là gần nguồn nước. Phương Tây không có những sông lớn, kênh rạch nên người dân tồn tại phải bám vào biển cả; nên GS Trần Quốc Vượng có nhận định nổi tiếng: "trong lịch sử không bao gồm vật cản mà nó là một dòng chảy của văn minh". Những cư dân ở Sầm Sơn của văn hoá Đông Sơn từng đi bè mảng xuống tận thế giới hải đảo, cư dân hải đảo đi khắp các vùng. Hai đại chủng với các nhánh như Negrito, Vedda đi khắp Đông Nam Á để học tập các kỹ thuật, các thành tố văn minh Ấn Độ; những chuỗi ngọc, chuỗi thuỷ tinh màu (nghề thuỷ tinh màu là nghề chính của người Ấn).

Cư dân Phù Nam là một tập hợp của nhiều tộc người: người Indonesiens, người Nam Đảo; tiền thân chính là người Môn cổ với nước Dvaravati (nó ra đời sớm hơn Phù Nam) ở lưu vực sông Mê Nam.

Óc Eo là một trong những thương cảng lớn nhất của Na Phất Na. Phù Nam chính thống đóng ở Angkor Borei và các nước xung quanh phải thần phục như Đốn Tốn, Xích Thổ..., lãnh thổ Phù Nam kéo dài đến tận bán đảo Mã Lai. Không thể phủ nhận những người Nam Đảo là bộ phận quan trọng để phát triển văn hoá và văn minh Phù Nam vì họ là dân hàng hải, mang yếu tố của văn minh Ấn Độ để xây dựng cấu trúc vương quyền. Người ta tranh cãi quyết liệt là 10 hay 15 nước, nhưng nhiều tài liệu khẳng định là hơn 10 nước trong cấu trúc mandala. Vì kinh tế Phù Nam hình thành từ văn hoá Óc Eo phát triển lên cấu trúc thương mại, một cấu trúc kinh tế thì Phù Nam mới bước vào văn minh được. Văn minh là giai đoạn phát triển cao: có chữ viết, có cấu trúc nhà nước. Cả thương nhân La Mã và thương nhân Trung Hoa thèm khát hai mặt hàng: trầm hương, giấy dó (để gói trầm hương), những đồng tiền La Mã in hình hai hoàng đế Aurelius và Antonius. Phù Nam trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất khu vực vì họ dùng các đồng tiền cắt (từ thiếc, vàng, bạc) rất phong phú; những thương thuyền lớn của thương nhân Phù Nam đi khắp Đông Nam Á có khổ lớn, chở hàng trăm người - những thuyền đó gọi là Côn Luân Bản do người Chăm đóng (người Chăm học từ người Mã Lai)

Nguyên nhân suy yếu của Phù Nam:

+ bộ phận quan trọng nhất của Phù Nam là người Môn cổ, Chăm cổ và Nam Đảo. Đặc tính của người Nam Đảo là họ rất linh hoạt, ưa di chuyển, luôn luôn dịch chuyển vì vậy những vương quốc của họ không bao giờ mang tính bền vững. Bán đảo Mã Lai rất nhiều tiểu quốc chưa bao giờ thống nhất cho đến khi người Bồ Đào Nha xâm nhập năm 1511. Người Nam Đảo luôn luôn di chuyển nên cấu trúc chính trị của họ không vững bền. Người Chăm lập quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á, sau 10 thế kỷ thì tan vỡ, không tồn tại được trong cuộc chiến mở rộng lãnh thổ giữa các tộc người. Thời kỳ thành lập các vương quốc là thời kỳ bằng gươm và máu để mở rộng lãnh thổ phục vụ cho mục đích cư trú của cư dân ngày càng tăng lên. Champa sống nhờ biển, khi chẹt rồi còn đâu cơ hội để mà phát triển nên nó tan vỡ.

+ sự thay đổi dòng chảy và biển tiến - biển lùi khiến hải cảng Óc Eo bị bùn lắng, sa bồi. Phố Hiến nằm cạnh khúc sông Hồng thì sông đổi dòng nên tàn luôn trùng với thời kỳ Mạc phủ "toả quốc"; trùng với thời kỳ sông Hoài, sông Cổ Cò ở Hội An bị bồi lắng. Biển tiến Flandria nhấn chìm Nam Bộ dưới 1 m nên đền đài bị đổ nát, đường bộ bị xoá sổ không kết nối được với các tiểu quốc

=> quan trọng nhất là nhân tố nội bộ: xung đột giữa phe của hoàng tử Rudravarman với một hậu duệ của hoàng thân Phù Nam là Bhavavarman. Bhavavaman kết hôn với công chúa Chân Lạp và lập ra vương triều Chân Lạp thứ nhất hùng mạnh. Em trai ông này Chitrasena đánh đến Na Phất Na, rồi con ông này là Isanavarman cuối cùng đã xoá sổ vương quốc Phù Nam. Bây giờ người ta xác định kinh đô thì lấy tên một vương quốc tiêu biểu nhất đặt ở Angkor Borei, đánh đổ các quan niệm trước đã gán ghép Preivien, Ba Phnom là kinh đô của Campuchia; đặc biệt là các bức không ảnh của P. Paris (1931) trên máy bay đã thấy những con kênh song song và đều thẳng tắp.

Như vậy, bên cạnh kinh tế thương mại thì vùng sông nước này, kinh tế nông nghiệp ra đời sau nhưng về sau nó trở thành chủ đạo. Có nhiều con kênh kỳ công như thế là vì có tính bản địa, tính sông nước; nhà cao cẳng của cư dân Phù Nam; thành đất cổ của hoàng tộc. Yếu tố bản địa rất mạnh, yếu tố Chân Lạp rất mờ nhạt (cưới xin, ma chay, tập tục rất giống Lâm Ấp; nó chỉ ảnh hưởng của Balamon cái tục hoả thiêu, quý tộc thì bình vàng bạc, cư dân bình gốm để thả xuống nước cho siêu thoát). Ma chay giống vì nó cùng gốc dân Nam Đảo

4.2. Văn hoá và văn minh Nam Bộ

* Văn minh, văn hoá (definitions of culture): Văn hoá là khái niệm rộng, văn minh là khái niệm hẹp và nó ở giai đoạn phát triển cao của văn hoá.

* Nam Bộ là tiểu vùng văn hoá (cultural subsystem) hay khu vực văn hoá (cultural area) với các đặc trưng: Tiếp biến văn hoá (acculturations); trong tiếp biến văn hoá thì có hỗn dung văn hoá (mixed content culture).

Một trong những đặc điểm chung của văn hoá Nam Bộ là văn hoá diễn xướng, văn hoá biểu diễn (exposure culture). Nghiên cứu Nam Bộ luôn đặt trong khu vực Đông Nam Á và thế giới xung quanh để cuối cùng ra được những đặc trưng riêng biệt (particular chateristic) độc đáo của nó.

Chúng ta tìm hiểu văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, tiếp biến văn hoá. Từ khái niệm rộng nhất là văn hoá mới hiểu được minh, cũng như văn hoá sông nước

- Hình thành và nguồn gốc

- Các loại hình vật chất tinh thần

- Tiếp biến văn hoá (hình thái kinh tế, cư trú, sinh hoạt, tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo), chủ yếu do môi trường ảnh hưởng rất lớn. Môi trường sông nước có đủ sắc thái có đủ miền núi, đồng bằng, ven biển; đồng bằng sông nước về sau trở thành chủ đạo

- Đặc điểm văn hoá vùng

- Thống nhất trong đa dạng

* Những nội dung văn hoá:

+ văn hoá vật chất: cư trú (lodgement), công cụ lao động (instruments), trang phục (oufits), ghe xuồng (sampans).

+ văn hoá tinh thần: tôn giáo (religion), ẩm thực (culinary), lễ hội (festivals), tập tục (customs), truyền thống (traditional), đua bò (ox race). Đua bò ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam - thống nhất trong đa dạng

+ văn hoá xã hội: loại hình cư trú (kind of residence), hôn nhân (marriage), tang ma (funeral), customs, tradition

+ văn hoá phi vật thể: nghệ thuật trình diễn (amateur music perfomance), cải lương (reformed song music), dân ca (folklore, lullaby)

+ tiếp biến và hỗn dung văn hoá

* Cấu trúc của hệ thống văn hoá:

- chia đôi: văn hoá vật chất (kiến trúc, y phục, giao thông), văn hoá tinh thần (đạo đức, luật pháp, phong tục)

- chia ba: văn hoá vật chất, văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần (sinh hoạt tri thức)

- chia bốn: văn hoá sản xuất (hoạt động sinh tồn), văn hoá xã hội, văn hoá tư tưởng (hoạt động tinh thần), văn hoá nghệ thuật

4.3. Định vị vùng văn hoá Nam Bộ

4.3.1. Không gian văn hoá Nam Bộ

- Địa bàn: Nam Bộ có 1.000 km đường biển, 5.700 km kênh rạch (đây là những con số định lượng khi nói về định tính). Sông Mekong dài nhất, riêng đoạn sông Hậu dài 190 km trong khi sông Đồng Nai dài tới 600 km (sông Hồng dài trên 500 km). Cái khác nữa là lưu vực sông Đồng Nai không lớn bằng sông Tiền - sông Hậu; 50% lúa, 70% trái cây cả nước. Nói đến Nam Bộ thì đặc trưng riêng của vùng này là sông nước. Lê Quý Đôn viết: suốt ngày ta đi không bao giờ đặt chân xuống đất, suốt ngay trên kênh rạch. Cưới xin trên ghe xuồng, ma chay, lễ hội cũng ghe xuồng. Chợ nổi là trung tâm thương mại, nó không cố định (họp từ 4g sáng đến 10 giờ), rất linh hoạt.

- Chủ thể: mang đậm đặc tính văn hoá của cư dân Đông Nam Á. Đặc tính văn hoá của cư dân Đông Nam Á là đặc trưng của văn minh Nam Á: văn minh Nam Á là văn minh xóm làng, cấu trúc định cư ổn định; Nam Đảo là ghe thuyền, thương mại, dịch chuyển. Văn hoá đồng bằng, văn hoá nông nghiệp là chủ đạo vì Ấn Độ, Trung Đông và Đông Nam Á là ba trung tâm của cây lúa nước, các lễ hội văn hoá đều xoay quanh chu trình sinh trưởng của cây lúa nước (té nước của người Lào và Thái cầu nước, cầu mùa - đầu tháng 8 người ta cầu cho đủ nước để lúa trổ đòng và bội thu "ngày ba tháng tám không mưa, bỏ cập cày bừa mà nhổ lúa lên" (ngày 3 tháng 8 là lịch Saka). Giống lúa trời chính là tổ tiên của cây lúa sau này (Sativa orissa); ba trung tâm lúa nước, lễ hội xoay quanh cái gọi là "văn minh lúa nước". Cuối tháng tám mưa nhiều quá thì có lễ hội cầu nắng, đó là hội thả diều. Mùa thu hoạch người ta có lễ hội cơm mới làm bánh trái để tạ ơn thần mùa màng, tạ ơn trời đất cho mưa thuận gió hoà; ở người Khmer có lễ hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng, chờ trăng), người lớn đút cho trẻ con ăn để tạ ơn trời đất, đút cốm, kế sau Ok Om Bok là lễ hội đua thuyền. Ghe ngo là hình ảnh của con rắn nước mà người ta gọi là nagar; nagar quan trọng đến độ các thành phố, trung tâm đều gọi là nagar.

- Biểu tượng: mang tính sông nước nên làm nhà trên kênh rạch, lên liếp để cải biến cái tự nhiên trở thành sản phẩm văn hoá khi đó có cấu trúc quản lý, cấu trúc xóm làng, cấu trúc thương mại, cấu trúc giao thương quốc tế thì khi đó xuất hiện văn minh kênh rạch. Ngoài miền bắc, anh em rể gọi là anh em đồng hao nhưng ở Nam Bộ gọi là anh em cột chèo (tính sông nước), đi xe về quê gọi là xe đò, đò giang là sông nước (giang có gốc từ tiếng Nam Á "krang" có nghĩa là sông, về sau biến âm thành), vụ tiêu cực xử lý không đến nơi gọi là chìm xuồng. Vì là đất mở, hơn 5.000 km kênh rạch, hệ sông lớn cắt ngang chạy ra biển là con đường giao thương. Làng mở nên không có tre xanh ngó rào lại, đất hoang nhiều nên ở không được thì đi chỗ khác lập nghiệp - nên tính mở là tính nổi bật. Vì mở sẽ mang cái mới, không bảo lưu cái tiêu cực. Ảnh hưởng Nho giáo là "tứ đại đồng đường" là một cấu trúc xóm làng chặt chẽ với tre xanh bao quanh nên không bao giờ khuyến khích mạo hiểm, đi ra khỏi luỹ tre xanh đó; lấy chồng giữa làng còn hơn lấy chồng sang thiên hạ (trong làng là nhất) nên làng rất quan trọng (Lưu xá, Phúc xá...). Các làng ở Băc Bộ và Trung Bộ được tổ chức theo quan hệ tộc họ và mang dấu ấn dòng máu; còn ở trong Nam thì kinh tế, chỗ nào làm ăn được thì đến nên Nam Bộ tại sao đi trước. Công cuộc Đổi mới bắt đầu có hiệu quả nhất ở doanh nghiệp là ở Nam Bộ năm 1992, nhà tình nghĩa, xe hỗ trợ cho sinh viên về ăn Tết cũng từ Nam Bộ mà ra (luôn luôn mở, hội nhập từ trước đó rồi). Biểu tượng chiếc ghe đi liền với tiếp biến văn hoá của nhiều dân tộc.

4.3.2. Vùng văn hoá Nam Bộ

- Nam Bộ vẫn có sự giao lưu trên lãnh thổ Việt Nam với ba nền văn hoá Đồng Sơn (hậu kỳ đồng thau, sơ kỳ đồ sắt), văn hoá Sa Huỳnh (sơ kỳ đồ sắt, người Chăm + người Việt Thường, người Nam Đảo này thành lập văn minh Champa), văn hoá Óc Eo là hậu kỳ đồ sắt (trùng với niên đại của văn minh Phù Nam)

- Đặc trưng của văn hoá và văn minh Nam Bộ:

+ Văn minh sông nước (reverine cilivization)

+ Văn minh miệt vườn (open gardening civilization) dựa trên cơ sở là văn hoá làng vườn

+ Văn minh có yếu tố biển (maritime cilivization) có yếu tố chủng tộc (race), thương mại (commerce)

+ Văn minh phi Hoa, phi Ấn

+ Văn minh mang tính chất bản địa (oboriginal civilization)

- Các loại hình:

+ Loại hình sản xuất kinh tế: theo Mác đó là cơ sở đầu tiên, chủ yếu là thương mại (floating market)

+ Loại hình cư trú: nhà sàn (stilt house) ở mặt sông vì sông nước chi phối, toàn bộ hoạt động của nhà sàn (giao tiếp) đều quay ra mặt sông. Khi ổn định và phát triển hơn thì xuất hiện cư trú hai mặt (lúc đầu thì mặt tiền quay ra sông, mặt sau quay ra ruộng; lúc phát triển thì hai mặt (mặt sông cũng là mặt tiền, mặt lộ cũng là mặt tiền) và nó đều là cư trú mở.

+ Các loại hình sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần và yếu tố kỹ thuật. Đã nói đến yếu tố văn minh thì phải nói đến yếu tố kỹ thuật và tiện dụng, mang tính quốc tế. Văn hoá mang tính tộc người; văn minh mang tính mở, mang tính tiện dụng

- Văn hoá và văn minh:

Có nhiều cách phân chia khác nhau, nhưng văn hoá gắn liền với tộc người và mang tính nhân văn. Mọi cộng đồng tộc người đều có văn hoá, không có khái niệm cao thấp (ba-lô là cái gùi của người Mạ, người Mnong)

Văn minh là tộc người phát triển cao, có yếu tố kỹ thuật, yếu tố quản lý xã hội. Nam Bộ được đề cập ở khái niệm rộng là văn hoá. Hai khái niệm không phải là một, mặc dù văn hoá là cơ sở của văn minh; có khác biệt nhất định về tính lịch sử, tính phát triển

4.3.3. Tôn giáo ở Nam Bộ

Tôn giáo không chỉ ở sinh hoạt mà nó còn mang tầm tư tưởng, một loại hình văn minh tinh thần; có sức sống bền bỉ và chi phối xã hội rất lớn. Phật giáo chiếm hơn 85% dân số, nên thất bại của Diệm là dựa vào Công giáo

Phật giáo từ Ấn Độ qua đường biển vào nước ta thời Bắc thuộc với các thiền sư Tỳ Ni Đà Lưu Chi; sau này có phái Thảo Đường (cao tăng người Chăm, bị quân Đại Việt bắt về để thuyết pháp). Phật giáo Ấn vào Việt Nam trước Trung Quốc; đến thời Lương thì Phật giáo Bắc Tông từ Trung Quốc ảnh hưởng vào nước ta - vì dòng Bắc Tông này dành cho những người có học nên gọi tắt là "Thiền".

Thời Nguyễn Hoàng vào nam, ông không thể dùng Nho giáo để xây dựng bộ máy nhà nước vì Nho giao xa lạ với cư dân Đàng Trong, chịu ảnh hưởng nhiều của tôn giáo người Chăm (ảnh hưởng Balamon giáo, Phật giáo, Po Nagar). Để thu phục nhân tâm và nhằm có chỗ đứng trong xã hội, các chúa Nguyễn phải dựa vào Phật giáo, dựa vào tầng lớp cơ bản là người Việt trước.

Bản chất của Phật giáo vào Việt Nam là tính nhập thế, nó không còn trường phái thuần tuý triết học nữa mà Phật gắn liền với cứu nhân độ thế; triết lý nhân văn thương người và làm điều thiện, không can thiệp vào chính trị nên rất phù hợp với cư dân Đàng Trong. Để xây dựng một cơ cấu chính trị thì cần một thiền phái của Phật, vì vậy hai thiền phái có chỗ đứng nhất ở Đàng Trong là phái Lâm Tế và phái Tào Động. Trong Hải ngoại kỷ sự, thiền sư Huỳnh Liêm của Lâm Tế tông được chúa Nguyễn Phúc Chu tôn làm Thầy và mời sang Đàng Trong để "hoằng pháp". Cùng song song với Lâm Tế tông là phái Tào Động; không những thu phục nhân tâm mà các thiền phái này cũng giúp xây dựng cơ cấu chính quyền.

Khi nhà nước ta xây dựng nền độc lập tự chủ thì không phải ngẫu nhiên mà Lý - Trần trọng dụng Phật giáo; chính quyền phong kiến dựa vào triết lý, lý luận Phật giáo để xây dựng cơ cấu chính trị, đặc biệt vào thời Lý nên các thiền phái của Trung Quốc rất được trọng dụng. Đỉnh cao là người Việt sáng tạo ra một dòng thiền phái riêng của dân tộc Việt - thiền phái Trúc Lâm. Vào Đàng Trong, Lâm Tế và Tào Động được Việt hoá để các dòng thiền mang màu sắc Việt Nam. Các chùa ở Sài Gòn, Cù lao phố, Mỹ Tho và Hà Tiên đều mang dấu ấn của Lâm Tế và Tào Động.

* Lâm Tế tông: Lâm Tế tông được truyền vào Việt Nam vào thế kỷ XIII bởi thiền sư Thiên Phong. Vua Trần Thái tông rất tôn sùng phái Lâm Tế. Thế kỷ XVI - XVII, thiền sư Thuyết Chuyết (người Đàng Ngoài) từng sang thuyết pháp cho vua Minh, sau đó ông đi nhiều nơi và đến Đàng Trong vào thế kỷ XVII. Đặc trưng của Lâm Tế phù hợp với xây dựng cấu trúc chính trị của chúa Nguyễn, vừa phù hợp với nhân dan Đàng Trong qua "tứ liệu giản" (đơn giản hoá, nhìn nhận từng cấp bậc và thứ bậc theo cách nhìn của chủ thể và khách thể. Khách thể là đối tượng bên ngoài nghiên cứu; Chủ thể thường gắn với con người, chủ động tác động nghiên cứu)

* Tào Động tông: thiền sư Thuỷ Nguyệt sang Trung Hoa thọ giáo vào thế kỷ XVII. Khi trở thành cao tăng, ông tích cực truyền bá những lý thuyết của Tào Động. Về lý luận, Tào Động ra nguyên tắc năm địa vị (cái chính tương trưng cho tuyệt đối, cái nghiên (thiên) tượng trưng cho tương đối) - mối quan hệ giữa tuyệt đối (chân lý) và tương đối) là tư tưởng chủ đạo của Tào Động. Năm địa vị là: cái tuyệt đối nằm trong cái tương đối, trong cái tương đối có cái tuyệt đối, cái thẳng trong tự thân của nó, cái nghiêng trong tự thân của nó (trong tự thân mỗi cái đều là cái riêng), cái thẳng và cái nghiêng trong cùng một tự tính. Địa vị được hiểu là vị trí.

Thiền là một cách tu hành của tầng lớp có học, sau này dịch chuyển sang cả người bình dân mà biểu hiện là Tịnh độ tông (làm từ từ). Tào Động chủ trương: chỉ cần ngồi thiền mà tĩnh tại không cần chủ đề gì; ngồi thiên và đạt đạo (liên quan đến cuộc sống) là một chứ không phải hai việc riêng biệt, Thiền không phải đạt đến một đẳng cấp, Thiền là tự thân mình đến chẳng cần đối tượng đến giác ngộ; vật chất và tinh thần là như nhau

Sau sư Hưng Liên, thiền sư Thạch Liêm của Tào Động tông được chúa Nguyễn Phúc Chu mời vào Đàng Trong làm Thầy (Hưng Liên, Thạch Liêm đều là Thầy của các chúa Nguyễn). Như vậy, phái Lâm Tế và Tào Động tồn tại song song trên đất Đàng Trong.

Thạch Liêm của Tào Động tông rất thú vị: thiền tịnh song tu, Thiền Tông và Tịnh độ tông được phối hợp làm một. Thiền tông làm chiêm nghiệm sâu xa, Tịnh độ tông là từ từ mà tiến (phù hợp với dân Nam Bộ, ai cũng có thể tu tập được) => Tào động được Việt hoá phù hợp với cuộc sống của cư dân Nam Bộ. Thạch Liêm ra chủ trương kết hợp Nho - Phật, kết hợp những cái hay của Lâm Tế và Tào Động để bổ sung cho nhau nên chúa Nguyễn nào cũng thông tuệ, thương dân => làm cơ sở để xác lập quyền lực chính trị, thu phục và cố kết nhân tâm vì lưu dân Việt ở Đàng Ngoài vào phần lớn theo đạo Phật.

Từ ảnh hưởng của Lâm Tế và Tào Động tông tạo thành các tôn giáo mang đậm nét riêng truyền thống của văn hoá Nam Bộ, gọi là tôn giáo khu vực, tôn giáo dân tộc. Phật giáo là tôn giáo quốc tế, nhưng Bửu Sơn Kỳ Hương và Cao Đài, Hoà Hảo vừa kế thừa, vừa sáng tạo, vừa thích ứng trong môi trường văn hoá xã hội. Ở Nam Bộ tồn tại những "ông Đạo" - ông Đạo thể hiện tính dung dị Nam Bộ, dễ dãi (khùng khùng điên điên mới gọi là ông Đạo), thoải mái mới là người đứng trung gian giữa Thượng đế với dân chúng. Khùng điên thể hiện một cái trong tôn giáo Nam Bộ là gắn liền với những người yêu nước, quân khởi nghĩa - đó là dạng thức để che mắt mật thám, che mắt quân thù.

Nhưng tôn giáo lớn vào thời cận đại không có chỗ đứng nhiều ở Nam Bộ. Phật giáo nảy sinh từ Ấn Độ và cái chính là thoát tục không gắn gì với cuộc đời con người (triết học); sang Đông Nam Á thì Phật mới có tư tưởng nhập thế. "Thoát tục" không vướng bận sự đời, không tham sân si, tu là tu nên không đáp ứng được nhu cầu xã hội của cư dân Nam Bộ. Cư dân Nam Bộ ít học, ít chữ nên không có khoa cử của Nho giáo - dân Nam Bộ muốn cái gì giản dị, dễ hiểu nhất là trong bối cảnh Nam Bộ mất nước. Vọng cổ và cải lương ra đời trong thời gian này, giọng hát buồn và tiếng ai oán của dân mất nước. Phật giáo là khắc khổ, tu không biết khi nào tới nên Phật không có chỗ đứng ở Nam Bộ (Phật quá cao siêu, quá mất thời gian nên không phù hợp với nhu cầu tâm linh của người dân Nam Bộ). Dân Nam Bộ chỉ mượn những yếu tố trong Thiền của hai phái Phật để hình thành một loại hình Phật giáo riêng mang đặc trưng Nam Bộ, phù hợp với nhu cầu tâm linh của người Nam Bộ (nhu cầu xoa dịu, yêu nước). Một trong những cái giỏi của các ông Đạo là rất giỏi về Đông y, vùng Thất Sơn là đất thiên nhiều cây thuốc quý để các ông cứu đời, cứu người: ông Huỳnh Phú Sổ thể trạng rất yếu, phải chữa bệnh bằng thuốc và để giúp đời; Ông đạo Dừa học ở Tây về. Sau này đạo Cao Đài tiếp thu yếu tố thần tiên của Đạo giáo, có yếu tố Pháp (chính quyền Pháp dự lễ lập đạo Cao Đài). Về sau, các tôn giáo này bị chia rẽ thành nhiều nhóm, bị chính trị hoá; muốn tham gia và có vị trí trong xã hội nên họ lập lực lượng vũ trang giáo phái để tranh giành quyền lợi lẫn nhau; tham chính và đòi quyền lợi chính trị.

4.3.4. Giao lưu và tiếp biến văn hoá ở Nam Bộ

Văn hoá trong đời sống thể hiện một trình độ học thức, trình độ nhận thức; chỉ các thành tựu do con người sáng tạo ra trong lịch sử; những sáng tạo về vật chất - tinh thần trong lịch sử. Con người có văn hoá khi con người bước vào lịch sử (cả văn hoá và văn minh đều có tính lịch sử); con người chỉ bước vào lịch sử khi con người đã hoàn thiện tiến hoá sinh học (tức là hoàn tất quá trình nhân hoá). Định luật xã hội đã thắng thế trong cộng đồng xã hội con người, con người đã tách khỏi động vật; chỉ khi nào con người tách khỏi động vật thì khi đó, con người mới có lịch sử và văn hoá. Con người đứng thẳng chưa thể nói được con người đã có lịch sử, khi mà con người chưa có trí não, chưa có tư duy, chưa có sản phẩm - sản phẩm được định hình và suy nghĩ từ trước (rìu đá). Con người khác con vật ở chỗ: con người chế tác được công cụ lao động - họ đã hình dung và có ý định từ trước; con vật thì làm theo bản năng và di truyền (con ong xây tổ). Văn minh là giai đoạn văn hoá phát triển cao (có kinh tế sản xuất, có cấu trúc xã hội chặt chẽ - nhà nước), những cộng đồng có một số tiêu chí như thế thì mới gọi là có văn minh. Văn hoá là khái niệm rộng hơn, chỉ toàn bộ lịch sử phát triển; văn minh chỉ là một phần lịch sử phát triển. Về cấu trúc thì phân chia thành nhiều loại hình (văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần...); một loại hình mang tính biểu tượng nhưng nó là phi vật thể. Trong xã hội học thì nó lại phân chia khác: văn hoá tổ chức xã hội, văn hoá cải biến môi trường với những đặc điểm hạn hẹp của chuyên ngành.

Văn hoá Nam Bộ có nguồn gốc, quá trình hình thành và những sự biến đổi; biến đổi đó chính là tiếp biến văn hoá (hỗn dung văn hoá) và nó có những đặc điểm riêng của vùng miền do sự chi phối của điều kiện sống. Đặc điểm nổi bật nhất của văn hoá Nam Bộ là sông nước, hội đủ các yếu tố: rừng núi, đồng bằng, sông nước, biển vì Nam Bộ có 5.400 km kênh rạch và 1.000 km đường biển - những điều kiện như vậy đã tạo tính mở trong văn hoá. Tính mở của văn hoá thì tiếp thu nhiều luồng văn hoá, sự tiếp thu theo tính mở đó tạo ra một sự đa dạng; nhưng nó vẫn giữ lại nét văn hoá đặc trưng - phi Ấn phi Hoa, đặt Nam Bộ trong thế giới mở Đông Nam Á nên nó mang đặc trưng của Đông Nam Á là thống nhất trong đa dạng. Trong quá trình phát triển thì văn hoá Nam Bộ mang tính phổ quát, tính đặc trưng: Phổ quát là chi phối bởi những quy luật chung; đặc trưng riêng thì có những quy luật riêng để nó phân biệt với các vùng văn hoá khác.

Giao lưu tiếp biến văn hoá là một quy luật: học tập, kế thừa lẫn nhau; sự tiếp xúc, trao đổi hai chiều với nhau thì đó là quy luật. Trong văn hoá, những sản phẩm văn hoá bao giờ cũng gắn với con người với tư cách là chủ thể của nền văn hoá; vì vậy ở Nam Bộ cũng như khu vực Đông Nam Á luôn luôn có sự dịch chuyển giữa các luồng cư dân, cho nên sự tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp đều là một quá trình trong lịch sử; nó gắn liền với xác lập các quốc gia, các thể chế. Một nền văn hoá có thể thích nghi bằng cách tiếp thu nhiều thành tố, hoặc là vay mượn từ các thành tố của các nền văn hoá khác - cái đó gọi là văn hoá của tộc người. Đặc trưng riêng là văn hoá tộc người, để phân biệt với những cư dân khác. Sự tiếp thu này qua nhiều cung cách: phía nam Trường Giang ảnh hưởng văn hoá Hán, đồng hoá bị tiêu diệt và gọi là đồng hoá cưỡng bức; hoặc cả thế giới Đông Nam Á được tiếp thu theo cung cách hoà bình: bản chất văn minh Ấn Độ có hai mâu thuẫn là tiếp thu bên ngoài thông qua cưỡng bức (tiếp xúc với Hy Lạp, thế giới Arap), nhưng họ đem văn hoá cho các dân tộc khác lại theo cung cách hoà bình (bằng truyền giáo, các tầng lớp tinh hoa tránh nội chiến mà đưa vào, thương mại). Như vậy chúng ta xem quy luật chung của Nam Bộ là người ta giữ gìn bản sắc văn hoá như thế nào để tồn tại.

Tính chất văn hoá: Nam Bộ có 3 tính chất văn hoá, vì một vấn đề chung về học thuật thì bạn đưa ra khung lý thuyết; lý thuyết chính là giả thiết, trong những thành tố bạn đưa ra để chứng minh là đúng gọi là giả thiết; khung lý thuyết chính là giả thuyết:

+ Hỗn dung văn hoá: là một trong những nội dung của tiếp biến văn hoá. Hỗn dung nói lên cái hoà hợp, tiếp thu; còn tiếp biến nói đến biến đổi, tiếp xúc. Tiếp biến mang tính hai chiều: không những nền văn hoá này còn tiếp thu thành tố của văn hoá kia, mà nó còn ảnh hưởng ngược lại - mang tính hai chiều. Tiếp biến và hỗn dung là xảy ra với mọi nền văn hoá, mà đặc trưng chính của văn hoá là mang tính cộng đồng - gắn với một cộng đồng cụ thể, tồn tại rất bền vững; có những cái bất hợp lý, biến đổi (văn minh biến đổi rồi) nhưng văn hoá là không đổi. Sự hợp lý ở bộ lạc, nhưng sẽ bất hợp lý với một xã hội văn minh - khi đó văn hoá vẫn tồn tại. Tại sao hiện nay vẫn có nông thôn hoá thành thị ? vì trình độ trí thức chưa đủ cao (tàn tích văn hoá còn tồn tại). Tại sao các công chức rất giàu, nhưng vô văn hoá ? Họ sống ở thành thị nhưng lòi ra tính "thả cửa", luộm thuộm của nông dân và không có nếp sống ứng xử tốt với cộng đồng. Kinh tế nước ta hiện nay không khó khăn, nhưng bây giờ là hỗn loạn văn hoá - mở cửa thì tất cả tốt xấu đều vào hết (TQ cho không phim ảnh độc hại) thì hậu quả đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo từ lâu rồi (bạo lực học đường)

+ Phổ quát: mang đặc điểm, quy luật khách quan chi phối chung. Cái gì thuộc về nhân loại thì chúng ta hướng đến, hoà nhập chứ không hoà tan, dĩ nhiên loại bớt những cái lỗi thời lạc hậu. Sống trong xã hội văn minh đô thị mà ứng xử như dân nông thôn; lối sống tiểu nông dẫn đến tính không tôn trọng người khác (văn hoá làng xã vẫn còn nhiều cái lỗi thời)

+ Đặc thù: cái riêng biệt của từng nền văn hoá do quy luật đặc thù quy định chi phối. Dù rằng vào hiện tại, yếu tố tự nhiên chi phối ít đi; nhưng vùng văn hoá, khu vực lịch sử văn hoá vẫn tạo những đặc trưng riêng, tính độc đáo. Vd những dân tộc ở Tây Nguyên vẫn giữ được đặc trưng của văn hoá chủng tộc Mã lai - Đa đảo, vay mượn ngôn ngữ khác nhau nhưng sinh hoạt lại giống nhau. Từ thế kỷ VIII - XII, Chân Lạp không áp được nền văn hoá của mình lên đất Nam Bộ, gốc của văn hoá Nam Bộ là Phù Nam và mang tính chất tổng hợp, rất giống Champa; thời kỳ phát triển của văn hoá Óc Eo với tư cách là trung tâm thương mại lớn thì rõ ràng yếu tố văn hoá rất quan trọng đến việc phát triển của cả vương quốc. Sở dĩ người Champa và Phù Nam hùng cường được một thời kỳ là vì họ có một nền văn hoá rất độc đáo, rất riêng - văn hoá biển, văn hoá mang tính tộc người của họ.

Nói đến văn hoá là chúng ta phải nhấn mạnh sản phẩm do con người tạo ra thể hiện thế ứng xử của con người với môi trường và con người với nhau, giữa con người với nhau trong một cộng đồng thì gọi là xã hội. Còn thế ứng xử với môi trường - môi trường khắc nghiệt thì phải đấu tranh, phải chinh phục, lợi dụng nó, biến những thành tố tự nhiên thành sản phẩm để phục vụ => đó là văn hoá. Những sản phẩm văn hoá xuất hiện trong thế ứng xử của con người với tự nhiên: nước là một thành tố thể hiện thế ứng xử của con người với tự nhiên. Nước đem đến cho con người bao nhiêu nguồn lợi, nước là con đường gắn kết các nền văn minh - những dòng chảy văn minh xuất hiện từ những dòng nước. Nước cung cấp mùa màng, canh tác nông nghiệp, sinh hoạt; nước là phương tiện vận tải, giao lưu. Đồng thời, nước cũng tạo nên những huỷ hoại khủng khiếp nhất với con người. Tổng kết mấy nghìn năm lịch sử Việt Nam, có 4 tai nạn lớn nhất trong cuộc đời, xã hội là thuỷ - hoả - đạo - tặc; trong đó thuỷ là lớn nhất, vỡ đê là chết cả làng, sau đó mới đến các tai nạn còn lại. Tại vì Nam Bộ gắn với sông nước, triệt để trong quan hệ với tự nhiên, tận dụng tối đa các nguồn lợi từ nước (đào kênh, dẫn thuỷ nhập điền, đắp đê để chế ngự dòng nước - Sơn Tinh Thuỷ Tinh)

Văn hoá Nam Bộ mang những đặc điểm chung: văn hoá Nam Bộ nhiều sắc thái, nhưng đến bây giờ văn hoá nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo

+ Hoạt động nông nghiệp ở vùng sông nước (kênh rạch nhiều, nông nghiệp là chủ yếu). Không phải ngẫu nhiên Nam Bộ là vựa lúa cả nước, vựa lúa của thế giới; cấu trúc kinh tế đó đã quy định những thành tựu văn hoá. Người Việt giỏi từ chuyện chinh phục đầm lầy, khi mà chinh phục rồi thì bắt đầu khai khẩn (khai khẩn để ăn uống). Từ chọn giống lúa cho đến kỹ thuật canh tác, cách thức thu hoạch, chế tác dụng cụ sản xuất. Văn hoá trong tiến trình lịch sử thì chúng ta theo quan điểm của Mác về các hình thái kinh tế - xã hội, xem văn hoá trong mối quan hệ với các thành tố khác

+ Trong nghề thủ công thì ở Nam Bộ, những ngành nghề của cư dân có liên quan đến tâm linh. Người Hoa chú trọng "kinh tế thần tiện" (kinh tế phục vụ cho đời sống tâm linh của họ). Ở đâu có nhu cầu làm bát nhang, làm tượng thì dòng gốm Lái Thiêu của người Việt có ảnh hưởng ít nhiều của dòng gốm Cây Mai là giống của nhánh người Tiều (gốc Hoa). Ở Nam Bộ nói chung, kỹ thuật chế tác gốm gần giống nhau, đôi lúc sản phẩm làm ra được phục vụ cho tất cả cư dân trong vùng => tiếp thu học tập lẫn nhau. Khi sống cộng cư gần nhau, họ sẽ học tập lẫn nhau: người Việt có món quốc tuý là món chả giò, phở. Phở có xuất xứ từ các gánh mì của người Hoa; người Nam Định học tập và cải biên nó - phở cổ nhất là "phở Cồ" và nó rất to, cánh phở to bằng một ngón tay. Sau đó ông tổ lên tận Hà Nội và chế biến thành món tinh tuý. Qua chợ thấy mấy ông bà bán bánh bò, bánh tiêu và chiên bằng chảo dầu - người Việt bấy giờ gọi là "nom thối" (nguyên nghĩa là tận dụng hết các thứ nhặt được ở cánh đồng để làm, có cả cua, cá) và càng thối thì càng ngon. Tại thủ phủ bún mắm ngon nhất ở Sóc Trăng, bún mắm người Việt có những biến đổi và nó khác đi rất nhiều. Họ nêm nếm khác một chút, nhưng cái gốc thì cư dân nào cũng có và nó biến đổi đôi chút. Nghề làm rượu, bún thì nơi nào cũng có.

Chủ thể văn hoá dĩ nhiên là con người (đa dân tộc); văn hoá là các hình thức tổ chức đời sống xã hội. Hiện nay người ta cho rằng văn hoá là động lực phát triển kinh tế; văn hoá là tổng thể các giá trị vật chất - tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. Cái gì là tự nhiên thì không phải văn hoá - "cái gì không phải tự nhiên thì là văn hoá" (trích Gs Trần Quốc Vượng). Văn hoá là sản phẩm của con người, tự nhiên thì không phải là văn hoá. Thời hiện đại, tính phổ quát là có sự phối hợp giữa lịch sử, nghệ thuật, công nghệ với thế giới hiện đại (ví dụ về trang phục tiện lợi, phù hợp xã hội hiện đại)

Như vậy, chúng ta xem xét: cuộc sống biến đổi thì văn hoá cũng biến đổi theo hoạt động của con người. Nếu hiểu tôn giáo là một dạng văn hoá tinh thần do con người sáng tạo ra, và đến một trình độ hoặc một giai đoạn nhất định thì con người phải có tôn giáo. Ở nguyên thuỷ, tôn giáo có gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là "mối quan hệ của con người với xung quanh". Khi nào có con người tạo dựng mối quan hệ với xung quanh, biết nhận xét xung quanh thì khi đó mới có tôn giáo. Tôn giáo có biến đổi - ở Ấn Độ hoàn toàn là lý thuyết và thoát tục, sang Đông Nam Á là "nhập thế" (nhập thế mới tồn tại được) - đó là biến đổi. Không gian này sang không gian khác thì nó cũng phải biến đổi. Một loại hình văn hoá ngoại nhập khi đến một bản địa nào đó thì nó gặp cái nội sinh, cái nội sinh sẽ tiếp thu và biến đổi đi thì gọi là bản địa hoá. Phật giáo là minh chứng rõ nét nhất của bản địa hoá này trong các thành tố văn hoá ở bên ngoài. Người miền Trung rất nghèo nên họ có ý chí vươn lên; đặc tính là "tích cóp phòng cơ" (tích trữ lương thực phòng lúc khó khăn). Cư dân Thuận Quảng tằn tiện như vậy, nhưng khi vào nam thì tự nhiên họ bỏ hẳn "tích cóp phòng cơ", không cần để dành nữa vì sản phẩm ở phương Nam quá dồi dào, quá nhiều. Nhưng thói quen, tập tính của họ dần thay đổi, họ theo môi trưởng nên chúng ta thấy rằng: người Bắc hay Trung vào Nam thì tự mỗi cá nhân phải biết thay đổi, điều chỉnh mình để phù hợp với môi trường sống (học hỏi từ môi trường, cộng đồng xung quanh).

Tiếp biến văn hoá là một tiến trình gắn với sự biến đổi do sự tiếp xúc lâu dài giữa các nền văn hoá, và làm cho những nền văn hoá của người Việt, người Chăm, người Hoa bắt đầu giống nhau và mang những đặc điểm chung. Mặc dù khởi nguồn là các thành tố văn hoá riêng lẻ mang tính chất của các cộng đồng cư dân - văn hoá mang tính tộc người, rất khác văn minh. Văn minh là cộng đồng lớn và thường gắn với cấu trúc nhà nước, văn hoá gắn với một cộng đồng tộc người hoặc nhóm tộc người nào đó do quá trình sinh sống xen kẽ nhau nên diễn ra quá trình tiếp xúc văn hoá giữa các tộc người. Ở khu vực phía Bắc (cộng đồng Nam Á) thì họ cư trú biệt lập; nhưng ở phía Nam là cư trú xen kẽ - sống gần nhau thì nảy sinh một quan hệ nào đó, nhiều khi là vay mượn - trao đổi, những nhu cầu mà những con người sống xen kẽ với nhau sẽ diễn ra, phải có sự giao tiếp (tối lửa tắt đèn). Dân tộc này học dân tộc khác, nên trong các thành tố văn hoá của tộc người đó đã mang các thành tố của tộc người khác.

Động thái văn hoá là thể hiện những biến đổi có thể mất đi, có thể xuất hiện cái mới. Động thái văn hoá được nhấn mạnh đến sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại. Văn hoá xã hội thường gắn liền với một cơ cấu tổ chức xã hội của cộng đồng (gắn với gia đình, thị tộc bộ lạc); những đúc kết từ thế hệ này sang thế hệ khác để khác, và những yếu tố được coi là hợp lý - đó chính là yếu tố văn hoá xã hội. Văn hoá xã hội mang tính lịch đại; còn văn hoá mang tính biến đổi xã hội và chứa đựng yếu tố hiện đại thì người ta hay so sánh giữa các cộng đồng đương thời (tức lát cắt đồng đại). Quan trọng nhất là sự tồn tại của con người trong văn hoá hiện đại (văn hoá công sở) chính là mối quan hệ, phải điều chỉnh để phù hợp với tính chất công việc và môi trường làm việc.

Nhìn chung thì các dân tộc học tập và kế thừa các thành tựu văn hoá => điểm chung. Ở Nam Bộ, người Việt là chủ thể (có dân số hơn 90%, có cấu trúc chính trị ổn định từ thời chúa Nguyễn); người Hoa, người Khmer vẫn có tiếng nói riêng của họ, nhưng ra chợ búa, cảng thị thì họ dùng tiếng nói của người Việt (tiếng Việt là tiếng của chính thể đang quản lý, là tiếng của đại đa số người Việt). Thứ hai là yếu tố người Hoa rất mạnh: các chùa người Hoa, các đạo quán sinh hoạt và lời ăn tiếng nói ảnh hưởng rất nhiều của người Hoa; vì người Việt và người Hoa là hai tộc người đông nhất và có vai trò lớn nhất trong kinh tế - ai nắm kinh tế thì người đó tạo được nhiều ảnh hưởng. Người Hoa mạnh về thương mại, những về nông nghiệp thì người Việt chiếm đa số và một số ngành nghề khác; người Hoa không biết làm muối trong khi người Việt biết làm muối, người Việt làm việc được ở mọi địa hình. Trong 1.700 lễ hội ở Nam Bộ thì 1.000 lễ hội là của người Việt là ý nói tính chủ thể, là dân tộc có một vai trò và ảnh hưởng rất lớn về mặt văn hoá, sau đó người Hoa mang tính chất nổi trội. Ngay từ thế kỷ XVII, những tộc người sống đầu tiên trên đất Nam Bộ như người Mạ, Sedang, Churu... không chịu tiếp thu văn minh Ấn Độ nên họ lùi dần về những địa bàn mang tính chất biệt lập để bảo lưu các thành tố của dân tộc mình - Tây Nguyên là nơi lý tưởng để họ giữ bản sắc văn hoá của mình, không tiếp thu văn minh Ấn Độ => lý giải tại sao Tây Nguyên mang đặc trưng riêng của các tộc người Nam Đảo là như thế. Người Việt, Hoa, Chăm thì họ rất uyển chuyển: người Chăm rất uyên chuyển. Họ tiếp thu văn minh Ấn Độ, sống được từ đồng bằng ra ven biển. Như vậy, sự đồng nhất, biến đổi, pha trộn các loại hình văn hoá cư dân trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá hàng thế kỷ. Những yếu tố đặc trưng dần dần hoà lẫn với nhau thành một yếu tố chung của văn hoá khu vực Nam Bộ.

Trong khu vực Nam Bộ có những cái tuân thủ quy luật chung, nhưng nó có đặc trưng riêng. Nếu ở Trung - Bắc, yếu tố làng cổ và thiết chế cộng đồng tộc người còn gắn với dòng máu - thực chất làng ở Bắc và Trung Bộ gắn liền với các dòng họ lớn, những người bao giờ cũng bị đuổi ra rìa làng (mảnh đất "chó ỉa") và không được hưởng quyền lợi gì của cộng đồng cư dân trong làng đó - gọi là "dân ngụ cư". Ngày xưa tính cộng đồng rất quan trọng, tách ra khỏi cộng đồng thì gặp rất nhiều khó khăn. Nam Bộ là đất mới, nên hình thành các trung tâm kinh tế là cơ sở hình thành các loại hình đô thị sau này. Châu thành, bến nước, chợ theo nguyên tắc bao giờ cũng thiết lập dọc các con sông, hoặc những đầu mối giao lộ giữa những con sông với nhau để dễ di chuyển, dễ buôn bán, dễ bến chợ là đặc điểm chung của Nam Bộ. "Đất lành chim đậu", những khu vực đó dẫn tập trung nhiều cư dân, cái đó gọi là quá trình tụ cư => dẫn đến hình thành một loại hình đô thị có yếu tố sông nước, cảng thị Nam Bộ khác với các cảng thị khác. Tụ cư và hoạt động kinh tế có trước, rồi sau này phát triển lên mới có thành luỹ nối các trục lộ giao thông do sự với tay của các thế lực chính trị mang tính nhà nước. Ở Trung - Bắc, đô thị là trung tâm quyền lực chính trị, sau đó nó hội tụ theo các tầng lớp cư dân, quan lại, binh lính, người tiêu dùng trong xã hội; xuất hiện các ngành nghề phục vụ cho các nhu cầu đó, cho nên các loại hình tụ cư tập trung tại các giao lộ như chợ, bến, và cuói cùng xuất hiện các "phố" - Cù lao Phố, Mỹ Tho đại phố... tức là yếu tố cư dân đến tạo kinh tế trước, vai trò mang tính chất của nhà nước rất lớn và đó là yếu tố thứ hai. Cảng thị vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị. Do hội tụ tộc người, nguyên tắc sinh hoạt văn hoá kéo theo đông đảo các cư dân: lễ Ok Om Bok, đua thuyền của người Khmer gắn liền với lễ cúng trăng và người Việt, người Hoa cũng tham gia đông đảo; chùa Ông - chùa Bà Bình Dương tụ họp rất đông người Việt. Vì mang tính chất mở, nên nó càng tạo thuận lợi cho quá trình giao lưu tiếp xúc văn hoá giữa các cộng đồng cư dân, và làm cho gần gũi. Ở Nam Bộ không có vấn đề kỳ thị tộc người nên cả 100 năm Pháp vào đây xâm chiếm là nó xâm chiếm Nam Bộ đầu tiên, Nam Bộ hưởng quy chế thuộc địa - giống như lãnh thổ hải ngoại của Pháp; cả khu vực mà cư dân được quyền tự do ra nước ngoài nên người thanh niên Nguyễn Tất Thành phải vào đây thì mới đi được. Ông đi theo chu trình: bố làm quan, gia đình sa sút thì Nguyễn phải ở trong chùa, đến trường Dục Thanh phải ở trong "nhà ngù" (nhà chứa dụng cụ, có một vài gian dành cho những người nghỉ lại). Đông Du là chỉ có những con em giàu có và đóng tiền đi sang nhiều nơi. Thực dân Pháp biến Nam Bộ trở thành thuộc địa - một lãnh thổ hải ngoại để khai thác tối đa, và nó tìm mọi cách dựng lên tầng lớp tư sản bản xứ, cho vào làm Tây (quốc tịch Pháp, vợ đầm), và Pháp tạo điều kiện cho mọi yếu tố tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam - thực chất toàn bộ các hoạt động ngoại giao từ hiệp định Sơ bộ cho đến hội nghị trù bị Đà Lạt, Fontainebleau thất bại vì Pháp muốn cắt Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Nhượng bộ gì thì nhượng bộ, nhưng nhất quyết không nhượng bộ chủ quyền; Nam Bộ không có tính muốn tự trị, tách biệt ra - âm mưu của Pháp thất bại thảm hại => đây có lẽ là một sự giao lưu tiếp xúc: mặc dù đất mới, yếu tố truyền thống không lớn nhưng qua hai cuộc kháng chiến ta thấy: từ quy luật Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại (1949 - 1955) bị Diệm phế bỏ theo cách gian dối, sau đó là chính thể Việt Nam Cộng hoà (23/10/1955 - 4/1975); cái việc các chính thể này thất bại và sụp đổ vì nó đi ngược lại quy luật (quy luật thống nhất và độc lập dân tộc: các nền văn hoá trong lịch sử dân tộc có nhiều điểm khác nhau, nhưng vẫn có những điểm chung). Thực ra Mỹ thua Việt Nam không phải vì họ không giỏi, họ thua vì phải đối chọi với cả sức mạnh của một dân tộc; sức mạnh đó bắt nguồn từ sự thống nhất dân tộc. Sức mạnh dân tộc và sức mạnh tôn giáo rất khủng khiếp, đánh giá thấp đều là sai lầm - trước đây Mác và Angghen nhận định, chiến tranh tôn giáo không bao giờ có thắng lợi cả. Tôn giáo là loại văn minh tinh thần, khi mà nó gắn kết các tín đồ thành một sức mạnh vật chất vô cùng khủng khiếp. Sức mạnh dân tộc cũng vậy: ý chí và nguyện vọng của dân tộc thì đừng coi thường. Nam Bộ là đất mới, phải khẳng định là của dân tộc Việt. Cái mà lôi cuốn du khách về nhiều Cù lao Phố là nơi này còn nhiều nhà cổ của những cự phú - đây chính là nét độc đáo của văn hoá. Những dân tộc lớn nhất đều có nhiều đóng góp; người Chăm và người Hoa có bề dày đóng góp văn hoá cũng rất nhiều.

Tiếp biến văn hoá đã tạo cho văn hoá cộng đồng Nam Bộ mang tính chung. Trong hoạt động kinh tế: các hoạt động kinh tế thể hiện tính chung nhất của con người Nam Bộ là trong thế ứng xử với tự nhiên - trong canh tác nông nghiệp. Thiên nhiên ở Nam Bộ khác Bắc Bộ: công việc quan trọng nhất của các triều đại phong kiến là đắp đê phòng lụt ở Bắc Bộ, vì dòng chảy mạnh; nhưng ở Nam Bộ thì người dân "sống chung với lũ" nên họ không có đê điều. Thuỷ triều trong Nam Bộ cũng khác nên ở đây, cách cày bừa, bón phân và thu hoạch khác với hai miền còn lại. Ở Trung và Bắc, nội khâu cấy lúa thôi cũng mất nhiều công sức; người dân làm đất rất kỹ (cày: lật đất lớn ra, xả nước rồi làm nhỏ (gọi là bừa). Họ làm mịn bùn rối mới gieo mạ. Nảy mầm rồi họ mới nhổ mạ. Nhổ mạ xong thì bắt đầu cấy. Cấy bao giờ cũng có que chọc xuống để làm "nọc cấy" (dân tộc nào cũng có). Nhưng Nam Bộ thì không cần thiết: đất màu mỡ, đặc quánh rồi nên "nọc cấy" không có tác dụng nên họ "sạ" xuống, bỏ đi rất nhiều công đoạn. Công cụ lao động cũng vậy: cái dao, rựa phát ruộng của nông dân Thuận Quảng chính là dụng cụ thời kỳ đồ sắt (thời đồ đồng thì nó chính là những chiếc rìu đồng của cư dân Đông Sơn - đó là xuất xứ tên gọi người Việt). Trong Nam Bộ không dùng cái đó nữa mà phải sáng tạo - cái dao dài của Khmer kết hợp với cái rựa thành cái phảng. Phảng là một dụng cụ mà khi bạn nhìn kĩ thuật canh tác khác, công cụ canh tác khác: họ thường dùng trâu kéo cày, với những ruộng trũng quá thì dùng cái phảng để phát. Vào thế kỷ 17 - 18, những mảnh ruộng nhỏ xíu từng khoảnh nhỏ đó là của dân Khmer, ruộng nước của người Việt lớn (hoa cả mắt); người Hoa lập nghiệp lúc đầu khó khăn, sau khi kha khá thì họ bắt đầu đi mua - ruộng nhiều khoảnh của Việt và Hoa. Sau này người Khmer thấy rằng: làm ruộng nhỏ xíu rất kẹt nên họ quyết định làm ruộng lớn (cánh đồng mẫu) => tự người ta phải điều chỉnh: người Khmer bây giờ ruộng của họ giống như người Việt và Hoa.

Nguyên nhân dẫn đến sự đồng nhất:

+ một phần do môi trường, một phần do cư trú xen kẽ; học của người khác (những gì hiệu quả hơn, hợp lý, tăng năng suất thì học)

+ bản chất, đặc trưng thiên nhiên hào phóng nên mở, khiến lòng người cũng mở; là điều kiện thúc đẩy tiếp thu văn hoá thuận lợi hơn. Từ tiếp thu, thành tựu nào là tốt nhất của tộc người này được các dân tộc khác cũng kế thừa, hội tụ thành các điểm chung.

Không chỉ trong sản xuất mà các nghi lễ cũng dần theo một mô thức gần giống nhau. Trang phục cưới của người Khmer rất cầu kỳ và đắt tiền, nhưng bây giờ họ không thích nữa; vẫn thuê đồ sorée như người Việt, người Hoa vì nó tiện và đẹp. Người Việt, người Hoa cũng đầy tháng thôi nôi, cưới xin, tang ma cũng đều có những điểm chung - đó chính là học tập lẫn nhau: cưới xin của người Việt có chữ "hỷ"; tết nguyên đán truyền thống của người Việt bao giờ cũng có cây nêu, câu đối đỏ. Bây giờ nhiều người vào chùa ở thành phố thì hầu hết các chùa đều có câu đối bằng tiếng Hán (chùa ở thành phố, chùa ở Đồng Nai đều có câu đối bằng chữ Hán)

Về phương tiện đi lại trên sông nước Nam Bộ: được ghi chép cụ thể trong Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức đều nói cư dân đi suốt ngày trên ghe xuồng, không bao giờ đặt chân xuống đất - điều đó nói lên vai trò quan trọng của ghe xuồng. Ghe xuồng giống như chân chạy của con người, xe gắn máy hiện nay. Những cư dân từ Thuận Quảng vào trong nam, một số đi bằng ghe bầu (có thể họ đi nhờ, ghe bầu là vật lực của cư dân - chỉ có nhà giàu mới có ghe bầu). Dân nghèo được những người có vật lực mộ đi theo. "Ghe" chỉ những thuyền lớn đi cận viễn vào khoảng thế kỷ IV - VIII (người Chăm học từ người Mã-lai). Bản thân chữ "ghe" bắt nguồn từ chữ "prau" trong tiếng Mã-lai nghĩa là thuyền lớn, thuyền đi cận viễn của người Mã-lai. Để thuyền đi được, thuyền thường gắn buồm; thuyền gắn buồm thì người Mã-lai gọi là "perahu" - biến âm "hu" thành "bu" chỉ thuyền lớn đi cận viễn có gắn buồm gọi lại là "ghe bầu". Đặc trưng của ghe bầu là thuyền đi cận viễn và buồm hình tam giác. Người Mã-lai và Chăm cũng ngữ hệ với nhau, cùng chủng tộc như nhau; khi người Chăm trở thành cường quốc hàng hải thì họ học kỹ thuật đóng thuyền của người Mã-lai. Ở Đông Nam Á dùng rất nhiều thuyền của người Chăm được gọi là "Côn Luân Bản", có thể chờ hàng trăm người đi biển được. Khi vào Thuận Quảng, người Việt tiếp thu kỹ thuật đóng ghe bầu của người Chăm - đặc trưng cái buồm "không Mã-lai", buồm Trung Hoa là dạng tứ giác nên người Việt kết hợp lại buồm tam giác và tứ giác. Khi vào đến Nam Bộ, ghe bầu vẫn còn dùng và cư dân dùng ghe bầu đi trên các sông nước, đến các cảng thị và đi cận viễn được. Để phù hợp với điều kiện kênh rạch, bùn lắng và nông thì người Nam Bộ (người Việt + Hoa) kết hợp làm ra "xuồng tam bản" - dùng ba mảnh gỗ ghép lại, hai bên gọi là be xuồng dễ đi được trong kênh rạch. Như vậy, "xuồng" chỉ những thuyền nhỏ đi được trong các kênh rạch. Vùng Đồng Tháp Mười cần những thuyền dài hơn, mỏng hơn và nông hơn thì gọi là "vỏ lãi" - "vỏ lãi" là những chiếc thuyền nông và dài, đi được trên cỏ và vùng nước nông; người ta thấy nó đi ngoằn nghèo trên cỏ giống hình con sán lãi nên dân gian quen gọi là "vỏ lãi". Vào năm 1961 - 1962, một ông chủ vựa tên là Năm làm cơ sở rất phát đạt ở Rạch Giá ở cái "tắc" (nghĩa là "rạch" theo tiếng Nam Bộ); tên riêng là "tắc ráng". Xưởng ông Năm lần đầu tiên đưa máy Koller gắn vào cho xuồng này chạy được, cho nên người ta gọi những thuyền gắn máy hồi năm 1960 là "tắc ráng". "Tắc ráng" về sau trở thành danh từ chung, chỉ những xuồng gắn máy nhỏ. Trong sách của J.Barrow, ông mô tả những con thuyền này giống hệt thuyền của người Mã-lai đang chạy; quyển Xứ Đàng Trong của Li Tana có viết về tiếp biến văn hoá qua ghe xuồng.

4.3.5. Hát xướng Nam Bộ

Đờn ca tài tử xuất xứ của nó là từ các nhạc quan cung đình Huế theo phong trào Cần Vương vào Nam Bộ, nên bản thân những người đó là "ca ra bộ", những người giỏi nhất nước cho nên 20 bài vọng cổ của nhạc đờn ca tài tử có các bài Nam, các bài Oán - tức là hấp thụ tinh hoa văn hoá đất nước. Trước đây người ta phê phán chủ nghĩa yêu nước. Thực ra mà nói văn hoá có rất nhiều hiện tượng theo dòng chảy thống nhất qua đờn ca này. Trên đường vào Nam Bộ, những nhà sư vừa là những người chơi nhạc, vừa là những người soạn nhạc nên gọi nhà sư là người tinh thông điêu luyện, khởi xướng nghệ thuật hát xướng. Họ tiếp thu tinh hoa của văn hoá dân tộc như bài Lý chiều chiều của miền Trung; vào Nam Bộ họ kết hợp nhiều hình thức như nhạc lễ cung đình Nam Bộ (ritual music). Nhạc lễ là nhạc trong đám ma, cưới xin hoặc lễ lạt; tất nhiên mỗi dịp khác nhau sẽ có những loại nhạc lễ khác nhau. Rồi họ mang âm hưởng của classical theatre thụ hưởng Nam Bộ, nhưng lúc đó nó đã có elegant court imperial (nhã nhạc cung đình); đó là những loại hình âm nhạc vào loại đỉnh cao.

Như vậy khi vào Nam Bộ, nó thể hiện sự tiếp biến văn hoá của nghệ thuật hát xướng kết hợp với nhạc lễ và dân ca Nam Bộ để ra loại hình đầu tiên là ca cổ. Người có công lớn nhất là bác Sáu Lầu với bài "Dạ cổ hoài lang" nói về người vợ nhớ chồng - trong đó nó hội tụ các sản phẩm của đờn ca tài tử. Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, đờn ca tài tử có sự tiếp biến cũng như hỗn dung trong nghệ thuật cải lương. Nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử có sự tổng hợp, tiếp thu những tinh hoa của hát xướng người Chăm, người Khmer, kịch nói của phương Tây cho nên trong cải lương người ta bắt đầu thấy có lời thoại. Trước đây nó chỉ có hát; tiếp thu kịch nói phương Tây thì từ cái hát nâng lên thành nghệ thuật diễn xướng - vừa hát, vừa thể hiện nhân vật và tình cảm, cảm xúc của bài đó thì người ta gọi là "ca ra bộ" (mang tính sân khấu). Nói đến đờn ca tài tử là nói đến nghệ thuật cung đình Huế hội tụ những đặc sắc, những độc đáo mà được dân gian hoá lại; công lao dân gian hoá thuộc về các nhà sư. Họ đem các tinh hoa đó tô kí vào bản nhạc, rồi sáng tác nhạc để họ hội nhập với yếu tố địa phương của Nam Bộ. Như vậy, dân gian hoá ở đây nghĩa là đờn ca tài tử, đỉnh cao một trong tinh hoa của văn hoá dân tộc chứ không phải nhã nhạc cung đình; nó không phải nghiệp dư mà là rất chuyên nghiệp. Nghệ thuật chuyên nghiệp gắn với thị trường kiếm tiền, còn tài tử là nghệ thuật biểu diễn thể hiện cho người khác nghe, công diễn cho người khác nghe. Vì vậy, trong đờn ca tài tử nó có bản nhạc, nghệ sĩ có thể trình diễn ngẫu hứng một số đoạn nhạc cho hợp khung cảnh. Thứ hai là nó thể hiện tính cách Nam Bộ trong đờn ca tài tử - ca nương (ở Nam Bộ có cả người nam ca nữa) và giữa người ca với nhạc công là hoàn toàn bình đẳng với nhau; biểu diễn ở bất cứ chỗ nào, dưới gốc cây, trong hội hè, trong đình đám sang trọng.

Nam Ai, Nam Xuân và các bản Bắc đều xuất phát từ nhạc cung đình Huế - tức là hội tụ những tinh hoa văn hoá của khắp cả nước Bắc Trung Nam, trình diễn đó thể hiện rõ chất giọng Nam Bộ. "Ca ra bộ" thể hiện một trình diễn mang chất giọng Nam Bộ điển hình, đỉnh cao là bài "Dạ cổ hoài lang" của bác Sáu Lầu năm 1919; đó là cái nền để hình thành nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có đờn ca tài tử có ca nương, ca ra bộ. Ca ra bộ thể hiện lối ca cổ và chính kịch của phương Tây, chưa kể là trong cải lương hay đờn ca tài tử, chưa kể nó còn tích tụ chính kịch Triều Châu (Trung Quốc) - trong kịch Triều Châu cũng có hát xướng, điệu bộ. Trong nghệ thuật từ Vọng cổ => Tài tử => Cải lương, âm nhạc của Nam Bộ tuy ảnh hưởng của giai điệu miền Bắc và miền Trung, nhưng nó được biến đổi để phù hợp với Nam Bộ; đó là động thái văn hoá. "Động thái văn hoá" là hấp thụ tinh hoa ở bên ngoài và làm biến đổi một chút; động thái nói đến sự biến đổi văn hoá, cho nên điểm nhấn của hát xướng Nam Bộ là các cơ sở, lúc đầu là điệu Nam Ai được biến điệu hoá, buồn - đó là tiếng lòng của những cư dân mất nước được gửi lòng vào trong những hình thức nghệ thuật; khiến người ta buồn và người ta có nhu cầu nào đó. Ở đây, nó thể hiện sắc thái diễn xướng trên sân khấu, sức sáng tạo phong phú của nhân dân lao động; kết hợp với bộ phận tiêu biểu là các nhà sư; như vậy, qua các hình thái và hình thức mà chúng ta vừa xem; nó thể hiện động thái văn hoá vừa kết hợp với truyền thống với hiện đại, văn hoá vùng miền nằm trong dòng chảy văn hoá dân tộc - đó là yếu tố lịch đại; nghiên cứu vọng cổ, tài tử cải lương là lát cắt đồng đại.

Ở vùng đất Nam Bộ có hai trung tâm lớn là Long An và Bạc Liêu. Long An là nơi ghi dấu của nhạc sư Quang Đại; ông đào tạo rất nhiều học trò, có công dân gian hoá và sáng tác rất nhiều bài ca. Nơi thứ hai là Bạc Liêu, gắn liền với hoạt động của học trò kiệt xuất nhất của ông Quang Đại là ông Lê Tài Khí (tức ông Hai Khị). Ông Hai Khị là người gốc Hoa, trong bảo tàng Cao Văn Lầu có ghi nhạc sư Hai Khị với phong cách rất tài tử của ông. Dạng vọng cổ, bài điển hình nhất (Longing for the past) là nghệ thuật của hiệu ứng, điệu bộ ai oán, Nam, cách biểu đạt; và đặc biệt là nó kết hợp với cả hát ru (lullaby), một hành ứng rất độc đáo của hát ru Nam Bộ. Ở đây có trao đổi thêm: trong Dạ cổ hoài lang tất nhiên là có biến đổi - "bảo kiếm sắc phán lên đàng" (một số bản ghi là "sắc phong" nhưng chưa đúng. "Phán" là sai bảo, được vua sai bảo để lên đường)... "Ôi gan vàng quặn đau..." (đau nhiều lần, đau quắt lên), nên thêm chữ "đau" vào là chính xác. "Quặn đau" là đau lần đầu; "thêm đau" nghĩa là đẻ nhiều lần - tinh tế trong văn hoá dân gian. Hay là nói về ý nghĩa chữ "tao khang": có vài dị bản là "tào khang". "Tào" nguyên nghĩa là "bọn - chỉ bọn thống trị Trung Quốc thời Bắc thuộc", nên vào Nam Bộ biến thành chữ "Tao" để phân biệt với bọn thống trị Trung Quốc thời Bắc thuộc. Còn "tao khang" dựa vào tích trong văn hoá phương Đông: "tao" là Cám; "khang" là Tấm (Tấm Cám), trích từ truyện người vợ nuôi chồng nghèo ăn học, vợ dốc sức cho chồng ăn học; nghèo đến mức chỉ có "cám" (cám là phần sàng gạo bay ra gọi là "trấu", dùng cho heo ăn - cám là phần bao bên ngoài của hạt gạo. "Tấm" là gạo mẩy, đặc sản - ngày xưa những người ăn "tấm cám" là những người nghèo. Anh chồng thi đỗ, mê con gái Thừa tướng nên một ngày nọ có một người phụ nữ ăn mặc rách rưới đến và nói "sao anh không nhớ những ngày tao khang". "Tào khang" ở đây lại biến điệu thành ý nghĩa vợ chồng; nghĩa bóng là chỉ đức hi sinh của người phụ nữ nuôi chồng và tạo sự nghiệp cho chồng.

Đã nói đến đờn ca tài tử thì phải nói đến nền nhạc. Bốn nhạc cụ bắt buộc phải có - dạng đó gọi là "tứ quý", sau đó thêm một loại nhạc cụ thành "ngũ quý". Hai mươi bài tổ là bắt buộc mang tính chất chuẩn mực học thuật dành cho những người muốn bước vào thế giới của đờn ca tài tử. Đàn tranh (a two-string fiddle), đàn nguyệt (a two-string lute), đàn bầu (a one-string zither), bộ gõ gồm 2 thanh tre gọi là song-lang (two pieces of bamboos used to strike against each other to keep rhythms); sau này thời hiện đại có thêm đàn ghi-ta phím lõm (concave-fret guitar) vốn xuất xứ từ Hawaii. Người có công rất lớn là nhạc sư Nguyễn Quang Đại (Nguyen Quang Dai was a famous amateur musicial), một trong những người hoạt động chuyên nghiệp trong nhạc cung đình Huế vào Nam Bộ theo phong trào Cần Vương (Aid the King movement: 1885 - 1889) của vua Hàm Nghi. Hiện đã có hình nhạc sư Quang Đại được sân khấu hoá, nhưng thực tế tại các bảo tàng - nhất là bảo tàng Cao Văn Lầu không hề có hình chân dung nhạc sư Quang Đại. Khi về Bạc Liêu, một trong những học trò xuất sắc của nhạc sư Quang Đại theo trường phái nhạc cổ là nhạc sư Lê Tài Khí (Hai Khị, Hai Khí). Công lớn nhất của thầy Hai Khị là chấn chỉnh, hiệu đính và hệ thống hoá toàn bộ 20 bài Tổ nhạc tài tử Nam Bộ; khuôn mặt của thầy Hai Khị rất chất phác, ước lệ thể hiện nét đặc trưng của người Nam Bộ. Thầy Hai Khị có nhiều học trò như Trịnh Thiên Tư, Ba Chột, Hai Phát, Tư Khói, Mười Biên, Hai Thơm, Năm Nghĩa, Mộng Vân (Trần Tấn Trung), Năm Nhỏ (Trần Tấn Hưng)... và học trò xuất sắc nhất của thầy Hai Khị là ông Cao Văn Lầu (Sáu Lầu)

Một số nhạc cụ dùng trong đờn ca tài tử gồm:

+ Đàn bầu (monochord zither)

+ Đàn gáo (two stringed-fiddle with coconut body), còn gọi là đàn cò

+ Đàn nguyệt (two stringed-freted moon lute) có hai dây

+ Đàn nhị (two stringed-fiddle with hardwood body)

+ Đàn sến (two stringed-freted lute)

+ Đàn tam (fretless lute with snakeskin-cover body and three skin)

+ Đàn tam thập lục (hammered dulcimer)

+ Đàn tranh (long zither). Gọi là "đàn tranh" vì "tranh" nghĩa là đan xen.

+ Đàn tỳ bà (pear-shapes four-stringed freted lute)

Ca ra bộ (singing with motion) với mốc khai sinh là năm 1915 - 1916 tại Vĩnh Long. Mỹ Tho là đầu mối xe lửa về Sài Gòn, khách từ miền Tây muốn về Sài Gòn đều phải ghé qua Mỹ Tho; lúc đó ông Phó Mười Hai (Tống Hữu Định) nghe cô Ba Đắc hát bài Tứ đại (ví dụ bài "Bùi Kiệm) với giọng ca gần như có đối đáp, nhưng không ra bộ. Về Vĩnh Long, ông Phó Mười Hai cho người ca đứng trên ván và "ca ra bộ" và "Ca ra bộ" ra đời từ đó. Trước đây người ta hát không; đàn cò (miền Trung gọi là "đàn nhị") giống như nguyệt cầm; đàn nguyệt có hai dây

Đây là hai mươi bài Tổ mang tính học thuật cao của đờn ca tài tử; người ca không phải là nghiệp dư mà là rất chuyên nghiệp. Những nghệ sĩ trong ban đánh đàn cũng như người hát phải thuộc lòng 20 bài Tổ này. 20 bài Tổ này chia thành bốn loại tương ứng với bốn mùa xuân - hạ - thu - đông. Khi đàn theo những bài Tổ này thì có quy định rõ là phải day mặt về hướng nào đó để phù hợp. Trong ứng tác dựa trên 20 bài Tổ thì khi trình bày, nghệ sĩ có sự ứng tác và cái ứng tác đó có một chút nhạc lễ, một chút nhạc ru và quan trọng là dân ca Nam Bộ; điều đó chứng tỏ đờn ca tài tử chứa dựng tinh hoa văn hoá dân tộc. Các bài thuộc loại kinh điển bao giờ cũng có điệu lý; sáu bài Bắc bao giờ cũng được xuất đầu tiên cho thấy đờn ca tài tử chứa đựng các tinh hoa văn hoá dân tộc. Chúng ta xe và quan tâm những bài Vọng cổ thuộc loại kinh điển bao giờ nó cũng có những điệu "Lưu Thuỷ Trường"; Sáu bài Bắc bao giờ cũng xuất đầu tiên và ứng với mùa xuân, dĩ nhiên cho nghệ sĩ quay mặt về hướng Bắc. Mỗi một loại có những yêu cầu khác nhau:

+ Lưu Thuỷ Trường là khoan thai

+ Phú Lục thì rất rộn rã, được thể hiện trong cải lương khá nhiều (Phú Lục có nguồn gốc từ Huế, vào Nam Bộ thì cải lương hoá thành Phú Lục Vắn)

+ Xuân Tình: rất nồng nhiệt, vui tươi (tình yêu trai gái trong sáng), âm vang

+ Bình Bán Chấn: thể hiện sự trang nghiêm (nhưng không trang nghiêm quá). Bài này phát triển từ bài Bình Bán, đến Bình Bán Vắn, rồi đến bài Bình Bán Chấn (dài)

+ Tây Thi: gợi nhớ tích người đẹp Tây Thi; êm dịu, trong sáng, vui tươi, có tính tự sự, không gay gắt như Phú Lục

+ Cổ Bản: câu ngắn gọn, dồn dập, nhưng không nhấn mạnh như bài Phú Lục. Cổ Bản có Cổ Bản ngắn và Cổ Bản dài, rất thường sử dụng trong đờn ca tài tử.

Tiếp theo là Ba bài Nam, Bảy bài Lễ và 6 bài Oán (có ba bài Oán phụ - bài Oán phụ không bắt buộc phải biểu diễn)

Bảy bài nhạc Lễ xếp vào mùa Hạ, nên thường gọi là 7 bài Hạ - nắng nóng, khó chịu; giọng nhạc bực tức, hùng hồn. Bây giờ có câu: cái con này mày đàng hoàng sao cứ hay xàng xê hoài - cách diễn đạt của thời kỳ hỗn loạn nên rất là êm. Bảy bài Lễ gồm: Xàng Xê, Ngũ Ðối Thượng, Ngũ Ðối Hạ, Long Ðăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc. Nhạc sĩ đờn 7 bài nầy day mặt về hướng Ðông.

+ Xàng Xê: hỗn độn sơ khai, hùng tráng uy nghi nhưng dịu dàng, êm ái

+ Ngũ Ðối Thượng: Ngũ Khí nhẹ nổi lên làm Trời.

+ Ngũ Ðối Hạ: Ngũ Khí nặng hạ xuống làm đất. Ðó là Ngũ Hành: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. còn gọi tắt là bài Hạ, có tính uy nghi, nghiêm trang, man mác, thanh thản.

+ Long Ðăng: "đăng" nghĩa là đăng quang, rồng bay lên; tiết tấu khỏe, ít nghiêm trang.

+ Long Ngâm: "ngâm" nghĩa là xuống (ngâm rượu), ít thấy dùng trên sân khấu cải lương.

+ Vạn Giá: Vạn vật sinh thành đều có giá trị (vật nào cũng có giá trị của nó)

+ Tiểu khúc: Nhỏ ngắn đều có định luật.

Bảy bài nhạc Lễ lấy từ nhạc cung đình Huế, giọng êm dịu. Ngũ Đối Thượng và Ngũ Đối Hạ thể hiện triết lý trong kinh Dịch (sự biến đổi của vũ trụ, vạn vật). Ba bài Nam thường là buồn (Nam Ai, Nam Xuân, Đảo Ngũ Cung) vì Nam Bộ bị Pháp đô hộ, buồn gắn liền với lá vàng rơi nên không sôi nổi như mùa hè và mùa xuân; dĩ nhiên ban nhạc phải quay về phía nam - Nam Xuân tượng trưng cho cái mới, mừng. So với bảy bài Lễ có phần trang nghiêm, ba bài Nam làm theo bố cục tứ quý (giọng đờn theo bốn mùa): Nam Xuân là điệu nhạc sau này dùng rất nhiều trong cải lương; giọng nhẹ nhàng, sảng khoái pha chút nghiêm trang. Nam Ai là buồn, bi thảm. Đảo Ngũ Cung hay còn gọi là "tam đảo" (ghi tắt) và có sự tôn nghiêm.

Cuối cùng là bốn bài Oán, tất nhiên gắn với mùa đông; cầu cho quốc thái dân an. Quan niệm của phương Đông thì hướng tây là hướng của thần chết cho nên nó là tiếng lòng của cư dân mất nước, thất vọng da diết não nùng. Bốn bài Oán là bốn bài mang tính chất cổ điển cuối cùng của đờn ca tài tử, mang tính thê lương; nghệ sĩ quay mặt về phía tây.

Nghệ thuật hát xướng này có ứng tác, có phần của dân ca Nam Bộ. Dân ca Nam Bộ thể hiện qua các bài Lý (lý cây đa, lý cái mơn...) trong dòng chảy của dân tộc; miền Trung có Lý chiều chiều; miền Nam thì Lý con sáo. Lý con sáo sang sông. Về sáu bài Bắc ảnh hưởng nhiều của chèo cổ; Nam Xuân rất hay mở đầu cho bài cải lương - đây là dòng nhạc bác học, khác với nghệ thuật dân dã. Ở bài Oán, bài Văn Thiên Tường thường giọng rất buồn; tể tướng Văn giỏi về quân sự nhưng đánh đâu thua đó khiến nước mất; giọng buồn. Nhạc nhà thờ là nhạc chiên, dùng khoá Pha; nhạc cổ (ca cổ) có năm nốt là Hò, Xự, Xàng, Xê, Cống, nhịp nhạc hay dùng là nhịp 2 4

Các bản nhạc này có hoà trộn của dân ca Nam Bộ với kịch nghệ phương Tây để nói về xã hội Việt Nam đương đại. Khung cảnh bao gồm khung cảnh yên thương, có không khí gia đình và có những mối quan hệ xã hội; được coi là một sự canh tân trong nghệ thuật (Vietnamese reform opera) - có cả dân ca khắp cả nước, tuồng (classical theatre), hát bội, kịch nghệ của Pháp (European comic opera) và cả dân ca Nam Bộ. Dĩ nhiên nó có cả lời thoại như năm 1915 với ca ra bộ, điệu bộ, trình diễn sâu khấu. Ở đây chúng ta lưu ý là trong mảng văn hoá về Nam Bộ rất nhấn mạnh đến tiếp biến văn hoá, động thái văn hoá - tức là sự giao lưu, tiếp xúc, học hỏi giữa truyền thống và hiện đại, ở vùng đất này, người Hoa cũng có vai trò nhất định vì họ có vai trò nổi bật trong thương mại và kinh tế, và họ cũng giữ được vốn liếng và di sản văn hoá của họ nên trong động thái văn hoá của Nam Bộ, cải lương có tiếp thu Việt kịch của Quảng Đông - cả vùng nam Trường Giang có nhiều tộc Việt trước đây sinh sống, nên chính kịch Quảng Đông đối với các tộc Việt này không có xa lạ nhiều. Thứ hai là nó tiếp thu Triều kịch của người Tiều; Triều kịch là hơi giống kịch hát, có điệu bộ (giống hát bội), vũ điệu, hoá trang. Và cải lương vào đầu thế kỷ XX đã trở thành một hiện tượng sân khấu chuyên nghiệp; nếu như châu Âu có opera thì Việt Nam có hai cái tự hào: chèo, tuồng. Một số vở cải lương lấy làn điệu của ca cổ. Ngoài ca cổ thì có một loại hình khác ảnh hưởng cả tài tử và dân ca Nam Bộ.

4.3.6. Một số vấn đề mới về tôn giáo, văn hoá ở Nam Bộ

Đàng Trong từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào thì ông rất thiện cảm, vì đây là vùng đất cằn cỗi và hơn nữa đa số là người Chăm thấm đẫm văn minh và văn hoá Chăm cho nên nếu người Việt đến nhiều như vậy sẽ dẫn đến xung đột văn hoá với tộc người bản địa vốn chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, phía bắc chủ yếu chịu ảnh hưởng nhiều của văn minh Trung Hoa. Vào thời Bắc thuộc ở nước ta, văn hoá Hán không xâm nhập được vào bên trong qua ranh giới các tầng; ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ cũng đủ mạnh để đánh bật văn hoá Trung Hoa, người Việt không thể mang cấu trúc văn hoá của phía Bắc vào đất Champa được - nhưng quan trọng là người Việt tiếp thu Phật giáo làm căn cốt, cơ sở để xây dựng lên cấu trúc chính trị để thu phục nhân tâm, đồng thời tiếp thu các yếu tố văn hoá Champa (Bà Mẹ Xứ Sở - Thiên Yana của người Chăm); như vậy cái tiếp biến văn hoá đó đã cho thấy các ưu điểm trên đường vào Đàng Trong ngày càng phát triển. Đất Thuận Hoá xơ xác, phía dưới đó có nước Champa đang phát triển rất mạnh gắn liền với chúa Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Phúc Nguyên, nên người ta gọi Quảng Nam là "Quảng Nam quốc"; đó chính là thời điểm các chúa và vua Nguyễn góp công rất lớn vào trong văn hoá dân tộc, với nền chính trị cởi mở, mở rộng thương mại và trong đó có yếu tố đầu tiên của văn minh phương Tây được du nhập, tiếp biến, bảo hiệu hoá qua kênh Hội An, Thanh Chiêm; đó là một thế kỷ ban đầu hình thành chữ Quốc ngữ, một cống hiến rất lớn trên phương diện văn hoá.

Nếu như thời Bắc thuộc, văn hoá Việt thể hiện sức sống của mình trong các làng Việt cổ, văn minh Việt cổ chỉ lưu trữ trong các văn bản cổ và xu hướng "chống đồng hoá" của người Việt bằng cách vẫn sử dụng chữ viết trong giao tiếp cộng đồng ở cư dân, nhưng dần dần yếu tố Hán thâm nhập với chữ viết, các văn bản mang tính chất công cụ chính trị là tiếng Hán - nhu vậy diễn ra mâu thuẫn rất lớn trong văn hoá dân tộc là "nói một đàng, viết một nẻo", chính vì điều đó đã giúp dân tộc Việt tồn tại, không bị đồng hoá (viết và ghi bằng ký tự Hán). Thời kỳ độc lập tự chủ Lý - Trần, các triều đại phong kiến tiếp thu một cách vô điều kiện các thành tố văn hoá Trung Hoa: Nho giáo dần dần thâm nhập và phát triên cùng lúc với Phật giáo; tiếng Hán và ký tự Hán được dùng chính thức trong các văn kiện của triều đình nhưng toàn thể bộ phận cư dân vẫn nói tiếng Việt - tức là các triều đại phong kiến mở cửa một cách tự giác, tiếp thu văn hoá Trung Hoa để xây dựng cơ sở nhà nước dựa trên tầng lớp quan lại có học thức, có phẩm hàm (bằng cấp) tức là chế độ quan liêu. Xu thế phát triển là nó loại bỏ dần sự can thiệp của Phật giáo trong hệ thống chính trị; các vị sư được uy tín lớn về học thuật, về trí tuệ và tâm huyết, nhưng chế độ tăng quan chỉ là chế độ cố vấn cho nhà vua, chứ không được tham gia vào cấu trúc chính trị - kể cả thời thịnh đạt nhất là thời Lý. Về bản chất, tăng quan được nhà vua hỏi ý kiến, chứ nhà nước đó đã định hướng cho sự tiếp thu văn minh Trung Hoa ở một cơ tầng cao hơn; và dần dần nó chuyển dịch hệ thống chính trị dựa trên quan hệ dòng họ, địa vị, họ hàng sang một chế độ chính trị chuyên nghiệp - đó là từ chế độ quân chủ quý tộc (công, bổng lộc) sang chế độ quan liêu. Bắt đầu từ cuối thời Trần sang thời Lê, đặc biệt là cải cách Hồ Quý Ly dần bắt đầu chế độ quan liêu; chế độ quan liêu là chế độ quan lại chuyên nghiệp tách khỏi các cư dân khác, chuyên tâm vào việc làm chính trị cho nhà nước; tinh thông, có bằng cấp, có đỗ đạt để xây dựng chế độ quân chủ tập quyền - đó là bản chất của chuyển dịch từ chế độ quân chủ quý tộc sang chế độ quan liêu. Cho đến trước thế kỷ XVII, cái bộ phận lớn nhất là quan liêu đã mở cửa một cách tự giác dưới áp lực cưỡng bức nhưng vấn chưa giải quyết được vấn đề thống nhất đất nước về mặt văn hoá - vẫn "nói một đàng viết một nẻo". Chữ Quốc ngữ đã giải quyết vấn đề đó: viết và nói bằng tiếng Việt, văn hoá Việt mượn ký tự của phương Tây. Họ thoát Hoa và một trong những thành tựu mà dân ta không nói tiếng phương Tây từ 1858 mà vẫn nói tiếng Việt là do dân ta nói và viết tiếng Quốc ngữ là ngôn ngữ chung, tiện lợi nhanh chóng và giải quyết mâu thuẫn hàng nghìn năm về văn hoá của dân tộc Việt; nó giải quyết được.

Từ đây thì nhấn mạnh quá trình các chúa Nguyễn sử dụng những vị sư thông tuệ nhất thuộc hai phái Lâm Tế và Tào Động. Những vị sư Trung Quốc được chúa Nguyễn mời sang hoằng pháp để tạo cơ sở tư tưởng, cơ sở cho chế độ chính trị thay vì không báo đáp. Người Việt và người Hoa rất gần gũi văn hoá nên các chúa Nguyễn tôn các vị sư làm thầy, trọng dụng họ và từ đó ảnh hưởng sâu đến hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo ở Đàng Trong. Điều ngược lại với nhà Thanh: nhà Thanh truy bức và diệt nhà Minh; dùng Mật tông (mang tính thần bí của Tây Tạng). Lâm Tế và Tào Động đã kết hợp giữa yếu tố Đạo giáo, không phải ngẫu nhiên ở Đàng Trong luôn luôn là Tứ Ân Hiếu Nghĩa cho đến Hoà Hảo, Cao Đài đều chủ trương tam giáo đồng nguyên dựa trên cơ tầng của các tôn giáo, không bị tiếp biến hay tiếp thu để làm chỗ dựa tinh thần cho đại đa số cư dân Nam Bộ; cho nên Lâm Tế và Tào Động đều có vai trò tích cực ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị. Tứ Ân Hiếu Nghĩa của Phật thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên) đều - nên nhớ là ở Tào Động và Lâm Tế, các nhà sư thuộc hai phái này rất kính động và say mê Nguyễn Đình Chiểu vì lòng yêu nước của Đồ Chiểu, nên nơi của cụ Chiểu ở là chùa Tôn Thạnh (sống thanh bạch, tấm lòng son). Dĩ nhiên, Lâm Tế tông gắn liền với khẩn hoang và nghĩa quân Cần Vương chống Pháp; có vai trò yêu nước, cố kết nhân dân trên hàng nghìn người theo. Cụ Chiểu bốc thuốc, cứu chữa khổi hàng nghìn người và tiếng tăm lừng lẫy, cho nên phong trào của Lâm Tế và Tào Động vào văn hoá, tư tưởng chính trị ở Nam Bộ được thể hiện trong hai nội dung lớn: tu thân, học thuật (trau chuốt nội dung kinh sách một cách bài bản, lớp lang, khoa học). Lâm Tế tông dành cho những người thuộc tầng lớp trên, có học thức; nhưng vào Nam Bộ thì nó được bình dân hoá (Hoà Hảo, Cao Đài là từ đó mà ra), xâm nhập vào Nam Bộ thì nó nhấn mạnh tu dưỡng đạo đức, cứu nước cứu đời - Tứ Ân Hiếu Nghĩa là quan trọng nhất (ân dân tộc, ân đồng bào, ân cha mẹ...) và nó giải quyết được nhu cầu về thông tin, tôn giáo của dân tộc: Khi mất nước, khi tan vỡ, khi xót xa thì gặp ca cổ, vọng cổ một chút thì những tôn giáo bắt đầu xâm nhập vào.

Công giáo là tôn giáo của kẻ cướp nước nên người dân Nam Bộ "thà đui mù mà giữ đạo nhà" ("đạo nhà" là đạo thờ cúng tổ tiên, đạo gốc của người Nam Bộ; không phù hợp với đạo của người phương Tây xâm lược) - một sự phản kháng của cư dân trước yếu tố ngoại lai. Đạo Phật chính thống, về bản chất thì giáo lý của đạo này dành cho những người có học thức, nó quá cao siêu và khắc khổ, không phù hợp với nguyện vọng của cư dân Nam Bộ muốn giải thoát cho nhanh để cứu nước, cứu nhà. Như vậy, các tôn giáo lớn đến Nam Bộ đều không được đại đa số nhân dân Nam Bộ tiếp đón; họ dị ứng và chống lại vì các tôn giáo lớn này không đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của một tầng lớp cư dân mất nước, mất độc lập, bị thống trị bởi ngoại bang; nên viên tỉnh trưởng Bến Tre là M. Ponchon vào năm 1883 mang xà bông giặt Tây đến tặng cụ Đồ Chiểu nhưng cụ vứt đi, giặt đồ bằng nước tro - một sự kỳ thị, phản kháng kẻ xâm lược. Như vậy tại sao lại có tam giáo đồng nguyên này ? - cái nhu cầu tạo một sự "minh dân" hoá qua các dòng Phật giáo. "Thiền" là của tầng lớp trên; Lâm Tế và Tào Động phù hợp với Nam Bộ vì hai phái đều dùng "tứ liệu giản" (giản đơn, dễ học, dễ theo), Tào Động là kết hợp của Tịnh độ tông (cứ từ từ mà tu, không cần quá cao siêu - rất phù hợp với khẩu vị của tầng lớp bình dân Nam Bộ) , nguyên tắc "Năm địa vị" của Tào Động rất phù hợp với nền chính trị, tôn giáo khi xác lập các thể chế chính trị - và "Năm địa vị" được hiểu ngắn gọn là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng (cái chung nằm trong cái riêng, cái chung không bao quát cái riêng, cái riêng nằm trong cái chung). Trong số các tôn giáo ở Nam Bộ, Phật giáo là một tôn giáo có hàm lượng trí tuệ triết học rất trừu tượng và có tính biện chứng - tôi nằm trong lều, phản ánh cuộc sống của người dân Nam Bộ. Bàn thờ ông Địa cầm quạt làm phành phạch, bụng phệ, cười rất tự nhiên và "giả giả" không có gì tôn nghiêm, thoải mái. Tào Động và Lâm Tế nó đối ứng - "thiền tịnh song tu" là ăn chay, làm việc thiện, đạo đức (gọi là "song tu"). Thiền tông giành cho những người quyền quý; chủ trương "tam giáo đồng nguyên" dẫn đến hai phái Phật giáo này không đối lập mà hoà trộn vào nhau

Tất cả các tôn giáo ở Nam Bộ thể hiện sự thích ứng rất tốt của cư dân Nam Bộ đối với hoàn cảnh mới. Không phải tự nhiên mà Hoà Hảo, Cao Đài ra đời trong thời điểm như vậy - trong văn minh phương Đông, núi bao giờ cũng là nơi ở của thần linh (các vị thần của nước Việt ở trên núi Tản Viên, thần Cao Sơn rất quan trọng với nhiều tộc người). Ở Nam Bộ, Thất Sơn rất linh thiêng (người ta đồn có rắn hổ mây xuất hiện ở đó), ở Tây Ninh không phải đất thiêng, dãy núi cao nhất ở Nam Bộ mới là linh thiêng nhất. Ông Huỳnh Phú Sổ rất yếu, có học tiếng Pháp tại trường Pháp - Việt. Cũng như Phật thầy Tây An, ông Huỳnh Phú Sổ rất giỏi chữa bệnh nên rất được nhiều người tôn kính và tầm sư học đạo để chữa bênh, cứu đời. Cứu ai không còn quan trọng, quan trọng nhất là ân nghĩa - Bửu Sơn Kỳ Hương như một "hương thơm kỳ diệu bay khắp nơi" thu hút đông đảo quần chúng, không có cao siêu gì mà dùng để cứu người, giúp đời; phát triển thông qua cứu người, khai hoang nên ông Đoàn Minh Huyên có nhiều tên (đạo Lành, đạo Khùng - người đi giao tiếp với thần linh, linh hồn; đồng thời là cứu nước, nguỵ trang để chống giặc). Bửu Sơn Kỳ Hương, sau này là Cao Đài, Hoà Hảo đều bị chính trị hoá. Huỳnh Phú Sổ muốn giành giật sứ mệnh đạo pháp (Nhật muốn giúp Huỳnh nương theo chế độ mới (do Nhật cai quản), Pháp cũng muốn vậy); sự giành giật giữa Nhật và Pháp khiến Huỳnh giáo chủ tham gia chính trị. Huỳnh giáo chủ về Sài Gòn, giành quyền với chính quyền cách mạng. Ông ta thấy rằng muốn tồn tại và phát triển khi "khai hoá giáo" hoà bình khỏi sự giành giật giữa các thế lực thực dân và trong nước, đó là nguồn gốc hình thành các lực lượng giáo phái ở Nam Bộ sau 1945 - chính trị hoá, lực lượng vũ trang của họ là một trong những đặc tính không thể tách rời của tôn giáo Nam Bộ; nhập thế để rồi về sau tham gia chính trị.

Điểm chung của Phật thầy Tây An, thầy của đức Huỳnh giáo chủ là tư thân, tứ đại trọng ân. Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật thầy Tây An thì tín đồ lúc nào cũng niệm "Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật" để tu thân vì Phật thầy Tây An không coi việc học Phật là yếu tố cốt lõi mà ông xem học Phật là nền tảng để tiến tới "tu thân". Việc "tu thân" giúp tín đồ hướng đến điều lành, điều thiện, tránh xa điều ác; đồng thời "tu thân" giúp tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương sống đúng với đạo làm người, có luân thường (Ngũ thường trong Nho giáo) đạo lý, giúp ích cho gia đình và xã hội. Ở Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hoà Hảo luôn có thờ tấm "Trần điều" ở bàn thờ gia tiên; tấm "Trần điều" là một tấm vải thờ màu đỏ được treo trước tường chánh điện - theo quan niệm của Hoà Hảo thì tấm "Trần điều" thể hiện tấm lòng từ bi bác ái, đồng kết và yêu mến đồng bào, nhân loại. Trên bàn thờ Hoà Hảo thì bày hoa, nước lã, nhang, đèn và không có chuông, mõ. Ngoài sân lập bàn thờ Thông Thiên, cúng 2 lần trong ngày