Quá trình xác lập, thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Năm 1956, Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội nghị về Luật Biển đầu tiên (UNCLOS I) ở Geneva, Thụy Sĩ. Hội nghị này đạt được bốn Công ước ký kết năm 1958: Công Ước về Lãnh Hải và Vùng Tiếp Giáp, có hiệu lực vào ngày 10/09/1964; Công Ước về Thềm Lục Địa, có hiệu lực vào ngày 10/06/1964; Công Ước về Hải Phận Quốc tế, có hiệu lực vào ngày 30/09/1962; Công Ước về Nghề Cá và Bảo Tồn Tài nguyên Sống ở Hải Phận Quốc tế, có hiệu lực vào ngày 20/03/1966. Chiều rộng của lãnh hải chưa đạt được thoả thuận nào: năm 1967, chỉ có 25 quốc gia vẫn sử dụng giới hạn 3 hải lý, 66 quốc gia đã quy định giới hạn lãnh hải 12 hải lý và 8 quốc gia đưa ra giới hạn 200 hải lý.

Năm 1960, Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội nghị về Luật Biển lần hai ("UNCLOS II"). Tuy nhiên, hội nghị sáu tuần ở Geneva không đạt được tiến triển nào mới.

Năm 1973, Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 về Luật biển (Third United Nations Conference on the Law of the Sea) được tổ chức tại New York. Sau 9 năm thương lượng với 11 khoá họp, Hội nghị thông qua Công ước mới về luật biển ngày 30/4/1982. Công ước được ký kết ngày 10/12/1982 bởi 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, tại Montego Bay, Jamaica. Công ước chính thức có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994, một năm sau khi Guyana, nước thứ 60, ký công ước. Đến đến tháng 10/2014, có 167 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này. Hoa Kỳ không tham gia vì nước này tuyên bố rằng hiệp ước này không có lợi cho kinh tế và an ninh của Mỹ.

Các nước đã ký nhưng chưa phê chuẩn - (14) Afghanistan, Bhutan, Burundi, Campuchia, Cộng hòa Trung Phi, Colombia, El Salvador, Ethiopia, Iran, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Libya, Liechtenstein, Rwanda, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Các nước chưa ký - (15) Andorra, Eritrea, Hoa Kỳ, Israel, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nam Sudan, Peru, San Marino, Syria, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Uzbekistan, Venezuela.

Công ước này là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật. Công ước Luật biển 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. ĐIỀU 309 (bản dịch tiếng Việt). Các bảo lưu và ngoại lệ: Công ước không chấp nhận bảo lưu, cũng không chấp nhận các ngoại lệ ngoài những điều đã được các điều khác của Công ước cho phép một cách rõ ràng.

Một số nội dung quan trọng được quy định trong Công ước 1982

- Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền đầy đủ đối với vùng lãnh hải mà họ có quyền thiết lập với chiều rộng không quá 12 hải lý. Tuy vậy, chủ quyền này không phải là tuyệt đối vì tầu thuyền nước ngoài được phép “đi qua vô hại” trong vùng lãnh hải. Cần lưu ý là quyền đi qua không gây hại không được áp dụng với vùng trời của lãnh hải; phương tiện bay ra nước ngoài muốn bay qua vùng trời của lãnh hải của một nước ven biển phải xin phép nước ven biển đó.

- Ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định dựa trên những nguyên tắc ap dụng cho lãnh thổ đất liền, nhưng đối với đá không thích hợp cho con người sinh sống hoặc không có đời sống riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Quốc gia biển có quyền chủ quyền với vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, đối với tài nguyên thiên nhiên và một số hoạt động kinh tế, thực hiện quyền tài phán đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường. Các quốc gia kahc1 có quyền tự do hàng hải và tự do hàng không, tự do đặt đường cáp ngầm và đường ống

Theo chế độ pháp lý thì: các đảo có lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo đúng quy định của Công ước 1982 về luật Biển áo dụng cho các lãnh thổ đất liền khác: "không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sông kinh tế thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa".

=> đây là những đặc quyền: Thứ nhất, nếu quốc gia ven biển này không thằm dò và không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì không một nước nào được quyền làm như thế trừ khi có những thoả thuận rõ ràng giữa các quốc gia ven biển với nhau. Thứ hai là quốc gia ven biển này sẽ thi hành việc kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa các vi phạm các luật quy định về hàng hải, thuế khoá, nhập cư trong lãnh hải hay trong lãnh thổ của mình; đồng thời trừng trị các vi phạm về các luật trong quy định nói trên về lãnh hải hay trong lãnh thổ của mình. Thứ ba là quốc gia ven biển có thẩm quyền với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ nằm ở đáy biển hay vùng tiếp giáp lãnh hải.

2.2.3. Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC)

Tháng 7/1992, Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN đã ra Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông (Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea) tại Phnom Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện đầu tiên thể hiện lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, khắc phục hạn chế của Tuyên bố Manila trước đó là không giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà chỉ cố gắng đưa ra bộ ứng xử (không chính thức) dựa trên nguyên tắc tự kiềm chế, không dùng vũ lực và giải quyết tranh chấp bằng hoà bình.

Chương 3: Lịch sử bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

3.1. Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời chúa Nguyễn

GS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định: "có đủ cơ sở khẳng định đội Hoàng Sa xuất hiện lần đầu tiên vào thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên; chúa Nguyễn chính là người đã sáng tạo ra một hình thức khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền ở các vùng quần đảo ở Biển Đông mà độc đáo nhất là đội Hoàng Sa":

- Nhà thờ họ Võ, phường An Vĩnh (nay là thôn Tây, xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) còn lưu tờ đơn của của Hà Liễu - Cai hợp phường Cù Lao Ré, xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Hòa Nghĩa (tức Quảng Ngãi) - trình lên chính quyền Tây Sơn vào ngày 15 tháng Giêng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1775) triều vua Lê Hiển Tông: "Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ gồm thêm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các cù lao ngoài biển tìm nhặt các vật hạng đồng, thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu xin dâng nạp. Nếu như có truyền báo xảy chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm, xong việc rồi chúng tôi lại xin tờ sai ra tìm nhặt báu vật cùng thuế quan đem phụng nạp”.

- Đến năm Quý Mão (gần nhất là năm 1723) có vâng lệnh (Chúa Nguyễn) truyền rằng: "Dân trong thuộc Hà Bạc ai có bằng son, đơn son thì nạp thuế biệt nạp và mang theo sổ sách. Thế là dân số phải bổ sung, dân binh cũng bắt đầu. Đến đó quân nhân xã chúng tôi còn 23 người, phải bổ sung người và chi tiền đi đường như trước, nên cai đội mới đốc suất được công việc từ đó đến nay. Bây giờ (năm 1775), chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ".

3.1.1. Quê hương của đội Hoàng Sa

- Đội Hoàng Sa được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân phu khoẻ mạnh, cường tráng ở xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi (theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn)

- Xã An Vĩnh nằm ở phía nam cửa biển Sa Kỳ, nay thuộc thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

- Chúa Nguyễn tổ chức đội Hoàng Sa (thế kỷ XVIII) ở hai khu vực khác nhau: làng An Vĩnh ở gần cửa biển Sa Kỳ, xóm An Vĩnh ở ngoài Cù lao Ré.

- Thời kỳ đầu đội Hoàng Sa có 5 thuyền và 70 suất; đến cuối thế kỷ XVIII tăng lên 18 thuyền

- Nhà nước quy định Sa Kỳ là bên xuất phát chính của đội Hoàng Sa. Hiện nay vẫn còn di tích là Vườn Đồn chính là nơi tập kết, tàu thuyền, hậu cần cho đội Hoàng Sa; bên cạnh đó có miếu Hoàng Sa

- Năm 1773, phường An Vĩnh ờ Cù lao Ré xin chúa Nguyễn cho tách ra, nhưng không được chấp nhận. Tuy vậy người dân An Vĩnh ở Cù lao Ré đã lập ra các đình, chùa, miếu để cúng riêng. Mãi đến năm 1804 thì phường An Vĩnh mới được tách ra và trở thành đơn vị hành chính của huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

- Tuy phường An Vĩnh không được tách ra liền (1773), nhưng cũng trong năm 1773 đội Hoàng Sa vì yêu cầu chiến lược nên quyết định xin chúa Nguyễn tách ra thành hai đội Hoàng Sa Nhất gồm 10 thuyền ở Sa Kỳ, Hoàng Sa Nhị gồm 8 thuyền ở Cù lao Ré. Phải đến tận năm 1804, Cù lao Ré chính thức trở thành nơi cung cấp nhân lực chủ yếu cho đội Hoàng Sa

3.1.2. Hoạt động của đội Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn đến hết thời Tây Sơn

- Theo Phủ biên tạp lục thì: “Phủ Quảng Ngãi ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré...; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hoá vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày 3 đêm thì mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải.... Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tàu, như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về...

- Mục đích lập đội Hoàng Sa: Tờ đơn xin chấn chỉnh lại đội Hoàng Sa của phường An Vĩnh Cù Lao Ré đề ngày 15 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) đã nói rất rõ: “Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ gồm thêm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các cù lao ngoài biển tìm nhặt các hạng đồng, thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu dâng nạp. Nếu như có truyền báo xẩy chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm, xong việc rồi chúng tôi lại xin tờ sai ra tìm nhặt bảo vật cùng thuế quan đem phụng nạp, xin dốc lòng làm theo sở nguyện chẳng dám kêu ca...”.

- Hoạt động khai thác và bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa: " "Lượm được nhiều ít không nhất định, cũng có khi về người không”. Phần hải vật thường ổn định, còn hóa vật thì nhiều ít tùy năm. "Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng bạc của quý ít khi lấy được. Tôi đã xem sổ của cai đội cũ là Thuyên Đức Hầu biên rằng: năm Nhâm Ngọ lượm được 30 hốt bạc; năm Giáp Thân thu hồi được 5100 cân thiếc; năm Ất Dậu được 126 hốt bạc; từ năm Kỷ Sửu đến năm Quý Tỵ, 5 năm ấy, mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm được thiếc khối, bát sứ và hai khẩu súng đồng mà thôi” => hiệu quả kinh tế rất thấp, nên mục đích thành lập đội Hoàng Sa không phải kinh tế.

- Dân binh tham gia đội Hoàng Sa, theo quy định nhà nước gọi là "quân nhân", nhưng dân gian gọi là "lính Hoàng Sa". Đội Hoàng Sa mang tính chất một đơn vị quân đội. Phạm vi hoạt động theo nguyên tắc chỉ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3.1.3. Thời điểm ra đời của đội Hoàng Sa

Hiện nay có ba quan điểm khác nhau về thời gian ra đời đội Hoàng Sa. GS Nguyễn Quang Ngọc ghi là đội Hoàng Sa ra đời vào cuối thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. GS.TS Thái Văn Tài của DH Harvard thì: đội Hoàng Sa được thành lập vào thời chúa Nguyễn Phúc Lan. TS Nguyễn Nhã ghi chi tiết: "đội Hoàng Sa ra đời sớm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Lan, hay chắc chắn hơn là thời chúa Nguyễn Phúc Tần khi các thuyền của đội Hoàng Sa mới đi vào cửa Eo (Thuận An) để nộp sản vật cho Chính dinh Phú Xuân

Đội Hoàng Sa hoạt động với tư cách tìm kiếm các sản vật, do người dân biển tự tổ chức một cách tự phát; Hoàng Sa được chiếm hữu thật sự với tư cách Nhà nước (Nhà nước mới có tư cách chiếm hữu thật sự hai quần đảo này). Chúa Nguyễn cấp bằng (các thẻ bài, giống chứng minh thư) cho phép đội Hoàng Sa này hoạt động công khai để tìm kiểm sản vật ở Hoàng Sa và Trường Sa - thể hiện chính sách hướng biển của chúa Nguyễn. Chính sách hướng biển chủ yếu về quân sự (tổ chức dân binh ra bảo vệ) và kinh tế (khai thác các sản vật biển đem về nộp cho chính dinh). Đội Hoàng Sa đi chủ yếu bằng thuyền mông đồng (dài 42 mét) hoặc thuyền lớn (dài 18 mét). Từ chính sách mới hình thành chủ trương về biển. Chiến lược về biển của chúa Nguyễn chủ yếu thiên về kinh tế (công nghiệp chế biến); Nguyễn Trường Tộ trong các bản điều trần thì có một nội dung là nhấn mạnh việc buôn bán, nhưng triều đình Huế có nghe nhưng không thực hiện. Với các sự kiện đó, Việt Nam không có nền tảng vững chắc (ta không có tư duy về biển nên không buôn bán, sợ lỗ vốn - trước 1986 tư duy kinh tế không có nên kinh tế khủng hoảng trầm trọng) nên hiện tại chính sách về biển của Việt Nam không được thực thi đầy đủ (Nhà nước ta ngại buôn bán, ngại đi xa vì sợ thua lỗ, mất tiền vốn và chỉ thích làm nông là đủ sống). Ở An Vĩnh - Lý Sơn trước khi hạ thuỷ thuyền phải làm lễ để cầu cho chuyến đi được bình an bằng cách buộc chai sâm-panh vào mạn thuyền, làm cho nó bể ra để cầu mong tốt lành.

Thời Tây Sơn, do mâu thuẫn nội bộ nên đất nước tạm chia đôi là vùng quản lý của Nguyễn Nhạc (vua Thái Đức) ở nam Trung Bộ và Nguyễn Huệ từ Phú Xuân ra hết Bắc Hà, đội Hoàng Sa lúc này thuộc quản lý của Nguyễn Nhạc (Thái Đức hoàng đế) ở khu vực quản lý của nghĩa quân là Quảng Ngãi nên các tờ đơn của cư dân làng An Vĩnh đều ghi là "năm Thái Đức". Cụ thể: năm 1773, dân phường An Vĩnh đã làm đơn xin được biệt lập với xã An Vĩnh thành một đơn vị hành chính độc lập, nhưng không được chấp nhận. Vào ngày 15 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775), Cai hợp phường Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn), xã An Vĩnh về kho Nội thuộc Hà Bạc huyện Bình Sơn phủ Quảng Ngãi là Hà Liễu làm đơn trình bày rõ: “Nguyên xã chúng tôi xưa đã có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương. Vào năm Tân Mùi (1631), Đốc chiến là Võ Hệ đã đệ đơn tâu xin, được cho lập hai đội nữa là đội Đại Mạo Hải Ba và Quế Hương Hàm với nhân số 30 người. Hàng năm thường nạp thuế bằng 10 (thạch) đồi mồi, hải ba, 5 lượng quế hương". Một đoạn trích khác cũng tại tờ đơn của Hà Liễu xin chấn chỉnh đội Hoàng Sa: "chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ gồm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, cù lao ngoài biển tìm nhặt các vật hạng đồng, thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu xin dâng nạp. Nếu như có tờ truyền báo xảy chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm. Xong việc rồi chúng tôi lại xin tờ sai ra tìm nhặt báu vật cùng thuế quan đem phụng nạp. Xin dốc lòng làm theo sở nguyện chẳng dám kêu ca". Năm 1785, triều đình Tây Sơn ở Quy Nhơn chỉ thị cho Võ Văn Khiết: "Xứ Cù lao Lý, xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Nghĩa Hòa. Cai hợp Võ Văn Khiết hầu việc đã lâu, nay thăng lên Cai đội Hội Nghĩa hầu, dẫn theo hai đội Hoàng Sa và Quế Hương, theo lệ thường niên lãnh chỉ thị sai phái vượt biển đến các cù lao ngoài biển tìm các vật báu như đồng khí, đồi mồi, các vật. Thu lượm được bao nhiêu phải đem phụng nạp. Nếu công việc không siêng năng cần mẫn xử phạt theo quân luật"

Cũng trong năm 1785, Cai hợp phường Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn), xã An Vĩnh về kho Nội thuộc Hà Bạc, huyện Bình Sơn phủ Quảng Ngãi là Hà Liễu làm đơn trình bày: “Nguyên xã chúng tôi xưa đã có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương" vì trước đây (1751) hai đội này được nhập vào đội Đồi mồi hải ba và đội mắm Quế Hương, năm 1783 lại dồn vào thuỷ binh (23 người) thuộc đạo Tiền chi do Cai đội Thạnh chỉ huy.

Năm 1786, vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc ra chỉ thị “Sai Hội Đức hầu, Cai đội Hoàng Sa luôn xem xét, đốc suất trong đội cắm biển hiệu thủy quân, cưỡi 4 chiếc thuyền câu vượt biển thẳng đến Hoàng Sa cùng các xứ cù lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba, cá quý... đều chở về kinh, tập trung nộp theo lệ”.

=> thời Tây Sơn, đội Hoàng Sa hoạt động dưới danh nghĩa đội "thuỷ quân" của Nhà nước (thời chúa Nguyễn là tổ chức bán dân sự, thời Tây Sơn là dưới danh nghĩa thuỷ quân triều đình)

Do vùng biển qua rộng lớn, chúa Nguyễn lập thêm đội Bắc Hải. "Bắc Hải" là cách gọi của người Hoa của Mạc Cửu ở Hà Tiên, chỉ vùng biển phía bắc Hà Tiên, thời gian xuất hiện là sau năm 1697, sau khi Nguyễn Phúc Chu đặt phủ Bình Thuận (Đại Nam thực lục tiền biên, Phủ biên tạp lục). Theo Lê Quý Đôn (Phủ biên tạp lục, quyển 2): ""Họ Nguyễn còn thiết lập đội Bắc Hải. Đội này không định trước bao nhiêu suất. Hoặc chọn người thôn Tứ Chính thuộc phủ Bình Thuận, hoặc chọn người làng Cảnh Dương, lấy những người tình nguyện bổ sung vào đội Bắc Hải. Ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn nạp tiền sưu cùng các thứ tiền lặt vặt, như tiền đi qua đồn tuần, qua đò. Những người trong đội đi thuyền câu nhỏ ra xứ Bắc Hải, Cù lao Côn Lôn và các đảo thuộc vùng Hà Tiên để tìm kiếm, lượm nhặt những hạng đồi mồi, hải ba, đồn ngư (cá heo lớn), lục quý ngư, hải sâm, cũng sai Cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng bạc của quý ít khi lấy được".

Nguồn gốc đội Bắc Hải: "chọn người thôn Tứ Chính thuộc phủ Bình Thuận, hoặc chọn người làng Cảnh Dương, lấy những người tình nguyện bổ sung vào đội Bắc Hải" (Lê Quý Đôn)

Địa bàn hoạt động của đội Bắc Hải là khu vực quần đảo Trường Sa, Côn Đảo và các đảo thuộc vịnh Thái Lan.

Đội Bắc Hải không có Cai đội riêng mà do Cai đội Hoàng Sa cai quản.

3.2. Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời vua Nguyễn

3.2.1. Thời Gia Long đế

Vừa lên ngôi với niên hiệu Gia Long, ông lập tức quan tâm mạnh về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đại Nam thực lục về Thế tổ Cao hoàng đế (tức vua Gia Long), đệ nhất kỷ quyển XII (12) có chép: Quý Hợi, niên hiệu Gia Long thứ 2 (1803), mùa thu, tháng 7, lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa". Võ Văn Phú là người phường An Vĩnh Cù lao Ré, con trai của cựu Cai đội Hoàng Sa là Võ Văn Khiết (1785), được vua phong tước Phú Nhuận hầu.

Năm 1804, phương An Vĩnh được tách ra khỏi xã An Vĩnh để nhiệm vụ do thám và bảo vệ vùng biển quần đảo Hoàng Sa nhằm chống lại nạn cướp biển. Ngoài ra, chức cai Đội Hoàng Sa kiêm chức cai cơ Thủ Ngự mà Thủ Ngự lại có nhiệm vụ do thám ngoài biển.

Năm 1805, Gia Long cho tái lập lại đội Bắc Hải. Đại Nam thực lục chép: "đặt cả đội Hoàng Sa, Bắc Hải vào trong cơ cấu tổ chức chung của các đội Trường Đà" (Quân Trường Đà trước có các đội công sai là Kỵ Hải, Mã Hải, Hoàng Sa (sách chép nhầm là Sa Hoàng), Bắc Hải, Long Yên, Trường Thọ, Đại Lê lấy dân ở ven biển sung vào, Quảng Bình 10 xã thôn phường Cừ Hà, Lý Hòa, Thuận Cô, Cảnh Dương, Lộc Điền, Chi Giáp, An Náu Nam Biên và An Náu Bắc Biên, Nội Hà, Để Võng, có 183 chiếc thuyền, 1427 người; từ Quảng Trị vào Nam đến Bình Thuận có 327 chiếc thuyền, 1604 người). Đổi đội Trường Thọ làm đội Trường Thuận”; có chức năng khai thác và quản lý toàn bộ khu vực Biển Đông kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận

Hoạt động của đội Hoàng Sa thời Nguyễn liên tục do các cai đội của Cù Lao Ré lãnh đạo: Sách Ðại Nam thực lục chính biên viết: "Tháng Giêng năm Ất Hợi (1815), sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy trình" (ngày nay, tên của vị cai đội này đã được đặt cho một hòn đảo ở quần đảo Hoàng Sa và ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

Đầu năm 1816, vua Gia Long tiếp tục khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đại Nam thực lục - Chính biên do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, có chép: “Vào năm Gia Long thứ 15 (1816) nhà vua lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét, đo đạc thủy trình”. Năm 1816 nói ra các vấn đề: vai trò của Nhà nước, thực thi chủ quyền và khẳng định chủ quyền liên tục; nhiều tài liệu đều ghi Gia Long xác lập chủ quyền thì ý này chưa chính xác, ông chỉ khẳng định chủ quyền thôi vì việc xác lập chủ quyền hai quần đảo có từ lâu, thời chúa Nguyễn lận. Chức năng của đội Hoàng Sa sau 1816 là khảo sát, đo đạc để xác định hải trình ở các khu vực trên Biển Đông => đây là sự kiện khẳng định đội Hoàng Sa được chính thức công nhận là đội quân chính thức trực thuộc triều đình Huế (chính thức là thuỷ quân triều Nguyễn). Theo GS Nguyễn Quang Ngọc thì: "Trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, năm 1816 là năm có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Đây là thời điếm mà vua Gia Long đã thi hành các biện pháp rất quyết liệt để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Vương triều Nguyễn ở Hoàng Sa và Trường Sa, cho nên ông không thể không đưa lực lượng Thủy quân hùng mạnh của mình trực tiếp quản lý và bảo vệ chủ quyền ở các quần đảo giữa Biển Đông. Đến đây chức năng bảo vệ biển đảo bắt đầu được chuyển dần từ đội Hoàng Sa sang đội Thủy quân".

Trong năm 1816, dân phường An Vĩnh phải bán ruộng công cho con em đi thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng trên Biển Đông. Văn khế bán đoạn một phần đất ở phường An Vĩnh đề ngày 12 tháng 3 năm Gia Long thứ 15 (1816) còn lưu giữ được ở nhà ông Nguyễn Quang Kế thuộc thôn Tây, xã Lý Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên, không chỉ minh chứng mà còn cung cấp thông tin cụ thể để hiểu rõ hơn về sự kiện này: “Nay bản xã thừa lệnh quy tập đội Hoàng Sa tới Kinh đô nhận tờ sai để thi hành công vụ, cần dùng đến lễ và xin cho Thủy quân quy vào đội Hoàng Sa cũng cần đến sự quyên góp cho binh lính trong xã...”

* Ý nghĩa sự kiện năm 1816:

- quá trình tích hợp đội Hoàng Sa vào đội quân chính quy

- triều Nguyễn thực hiện những biện pháp quyết liệt để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Vương triều Nguyễn ở Hoàng Sa và Trường Sa (theo GS Nguyễn Quang Ngọc)

- Đánh dấu sự chuyển đổi chức năng bảo vệ biển đảo "từ đội Hoàng Sa sang đội Thủy quân" (GS Nguyễn Quang Ngọc)

- Sự tham gia của người dân có vai trò quan trọng

3.2.2. Thời Minh Mạng đế: đưa hoạt động bảo vệ chủ quyền hai quần đảo lên một mức độ cao hơn trước

- Chính quy hoá hoạt động của lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo

- Tăng cường lực lượng thuỷ quân, trang bị tàu thuyền và vũ khí

- Không còn danh hiệu đội Hoàng Sa mà đã trở thành đội quân chính quy với thành phần chính là thuỷ quân, Vệ Giám thành... làm nhiệm vụ ở hai quần đảo đều là hậu duệ của đội Hoàng Sa, Bắc Hải trước đây.

* Châu bản năm 1835:

Nội các vâng mệnh truyền dụ:

Những người đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa được Nhà vua ban thưởng.

- Quản viên Phạm Văn Nguyên đã bị cách chức, bị bắt gông. Nay về quá hạn, Bộ xét phạt đánh đòn 80 trượng nhưng gia ân, lại cho phục chức cũ.

- Còn các viên có trách nhiệm vẽ bản đồ là Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng vẽ bản đồ chưa rõ ràng cũng bị phạt 80 trượng nhưng đều chuẩn cho tha.

- Viên dẫn đường Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh thì được ban thưởng tiền phi long loại nhỏ 3 mai.

- Các viên lính trong tượng, cục đi đợt này được thưởng tiền 1 quan, cho về đơn vị cũ, cục cũ.

- Các dân phu do tỉnh phái đi, trừ 2 viên đã được thưởng tiền, số còn lại đều được thưởng tiền mỗi người 1 quan để tỏ rõ sự ưu ái

* Châu bản năm 1837 viết: Bộ Công tâu trình xin tha tội cho viên Giám thành Trương Viết Soái, người được nhiều lần phái đi hiệu lực ở Hoàng Sa thực hiện công vụ. Viên này nguyên mắc tội bị xử phạt Trảm giam hậu (Tội chém đầu nhưng đợi đến mùa thu mới xét xử). Nhà vua đồng ý phê vào chỗ tên Trương Viết Soái: cho về làm lính để đợi sai phái tiếp.

* Đại Nam thực lục (quyển 104, 1833) ghi: "Vua chỉ dụ Bộ Công rằng: Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời".

* Tờ lệnh năm 1834 của nhà vua nêu rõ: " “Theo tờ tư (một loại hình văn bản hành chính) của Bộ Binh nhận được tháng trước có đoạn trình bày: Vâng theo sắc lệnh, Bộ đã tư cho tỉnh chuẩn bị điều động trước 3 chiếc thuyền lớn, cho tu sửa chắc chắn đợi tại kinh, Phái viên (người của triều đình được cử đi thực hiện công vụ) và Biền binh (chức quan võ cấp thấp trong quân đội thời phong kiến) thủy quân đến trước để hiệp đồng nhanh chóng đi khảo sát các xứ của Hoàng Sa. Hãy tuân mệnh (...). Lại phái Vũ Văn Hùng, người được cử đi năm trước và chọn thêm dân phu miền biển am hiểu đường biển sung làm thủy thủ phục vụ trên thuyền trước sau, mỗi thuyền 8 người cộng 24 người, đến mùa từ hạ tuần tháng 3 thuận gió, thì nhanh chóng cho thuyền ra khơi. Nay các việc lo liệu xong xuôi, Phái viên đã đi thuyền đến. Nay căn cứ vào các lý lẽ tuyển lựa của Vũ Văn Hùng phù hợp, thực hiện cấp bằng cho những thủy dân thạo đường biển là bọn Đặng Văn Xiểm đảm đương công việc lái thuyền, hãy đi trên một chiếc thuyền, dẫn theo các thủy thủ trong đoàn theo Phái viên, Biền binh và Vũ Văn Hùng đến Hoàng Sa thực hiện công vụ".

# Vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền:

"Đại Nam thực lục" ghi lại như sau: "Bãi Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ nổi cồn cát trắng cây cối xanh um, giữa cồn cát có cái giếng, phía Tây Nam có miếu cổ, có bia khắc bốn chữ "vạn lý ba bình". Năm ngoái (tức năm Minh Mạng thứ 15-1834) vua toan dựng miếu, lập bia ở chỗ ấy bỗng vì sao không làm được. Đến đây mới sai cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu thuyền 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến đây dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá, phía trước xây cái bình phong. 15 ngày làm xong rồi về".

Cho đến trước cải cách Minh Mạng (1825 - 1834), việc quản lý hai quần đảo được tổ chức theo một hệ thống là cho dân sở tại kiểm soát trước, đến 1833 - 1834 là Nhà nước và nhân dân sơ tại cùng làm; ở Bắc Bộ rất phức tạp vì giặc "Tàu ô" rất nhiều và liên tục cướp phá vùng Đông Bắc nên triều đình liên tục cho thuỷ quân tuần tra thôi, nhưng không dám đóng quân lại vì lo cho an toàn của binh lính. Ở miền Bắc giặc biển Tàu ô hoạt động rất mạnh và vua không thể chiêu dụ được hết; miền Nam giặc chủ yếu là quân Java và một phần Tàu ô, nhưng hoạt động không mạnh (địa bàn hoạt động chính là vịnh Thái Lan và đảo Phú Quốc). Để hỗ trợ giữ gìn chủ quyền biển đảo

Cuối thời Minh Mạng là đỉnh cao quyền lực của ông này khi quyết tâm xoá bỏ hoàn toàn cát cứ, một di sản của Gia Long để lại (1825 - 1834), tương đương với Xiêm La. Lúc này, đóng vai trò chính vẫn là lực lượng thuỷ quân triều đình và người dân làm nhiệm vụ hỗ trợ hoặc là binh lính của triều đình nhưng họ vẫn duy trì các hoạt động truyền thống ở Hoàng Sa. Vai trò của đội Hoàng Sa và Bắc Hải không bị mất đi, mà chỉ là sự chuyển đổi hình thức bảo vệ chủ quyền biển đảo trong một bối cảnh mới, vị thế mới của triều Nguyễn.

Đặc điểm thực thi chủ quyền thời Minh Mạng:

- công việc quản lý và thực thi chủ quyền được nâng lên mức cao nhất, do Hoàng đế quyết định

- do các cơ quan thuộc triều đình sai phái thực hiện: bộ Binh, bộ Công phối hợp với các địa phương

- các hoạt động mang đặc trưng cho sự chiếm hữu của Nhà nước dưới thời Nguyễn

=> Thời Minh Mạng không tổ chức đội dân binh nữa vì đã có các chuyên gia (Bộ Binh, Bộ Công); chuyên gia sẽ làm việc và người dân hỗ trợ dẫn đường thôi. Thời Gia Long, đội quân cướp biển của Thiên Địa hội rất mạnh và từng giúp quân Tây Sơn, thủ lĩnh nổi bật là Hoàng Hỉ Văn; về sau ông này quy phục Nguyễn Ánh, được phong là "Công thần Phó Cát" và được giao thành lập đội tuần hải, hoạt động đến năm 1825 thì chấm dứt.

Mô hình thực hiện: quân đội kinh kỳ sẽ đi dọc bờ biển từ Nam ra Bắc và ngược lại, Đà Nẵng là nơi neo đậu và từ Đà Nẵng xuống Nam ra Bắc rất tiện. Riêng miền Nam thuỷ quân triều Nguyễn (tuần sư) vào được đến Bình Thuận, trước đó có lực lượng tuần hải của Hoàng Văn Đồng hoạt động rất mạnh về hai quần đảo nhưng sau khi ông mất (1826) thì đội tuần hải này bị giải tán.

3.2.3. Thời Thiệu Trị đế:

Trước thời Thiệu Trị, lực lượng bảo vệ và thực thi chủ quyền ở hai quần đảo chuyển từ dạng đội dân binh do dân tự tổ chức sang dạng thuỷ quân; tức là họ được sát nhập vào đội thuỷ quân của triều đình Huế. Ông vua này là một "gạch nối" từ Minh Mạng đế sang Tự Đức đế, tạo một "khoảng lặng" trong những hoạt động của đất nước: rút quân ở nhiều nơi, bãi bỏ trấn Tây Thành (Campuchia) và hầu như lơi lỏng trong thực thi chủ quyền biển đảo. Lý do cụ thể là: Việt Nam nhiều giặc giã, cướp bóc; mối đe doạ Trung Quốc (chiến tranh nha phiến).

Cuối thời Thiệu Trị, nhà vua hoãn ra Hoàng Sa do quá bận nhiều nhiệm vụ quan trọng. Thiệu Trị giảm dần vì các lý do: không kiểm soát biển (sức mạnh biển giảm dần), Trung Quốc có giặc (chiến tranh nha phiến), tàu Pháp "giao lưu" (sự kiện 1856 cùa tàu Pháp Maricieuse). Năm 1847, chốn kinh sư (Thuận Ân) cạn nên tàu không neo đậu được; Đà Nẵng là nơi thuỷ quân diễn tập nên đậu nhiều. Triều đình có 1 vạn quân (P. Devillers, Việt Nam - bạn hay thù), có 5 thuyền mông đồng nên không chủ động được

3.2.4. Thời Tự Đức đế

Lúc này đội thuỷ quân bảo vệ biển đảo được củng cố (từ 1827 - 1828) thành lực lượng chính quy của triều đình Huế. Nhưng đâu đó, triều đình Huế gặp phải các khó khăn với âm mưu xâm lược của đế quốc sau sự kiện "chiến tranh nha phiến", giặc giã liên tục nổi lên và ở biển đảo, cướp biển xâm nhập ồ ạt. Thời Tự Đức, có vụ thuỷ quân Hoàng Sa diệt được 70 tên giặc, nhưng cuối cùng bị phát hiện là báo cáo láo nên tất cả những người liên quan đều bị xét xử nghiêm minh, trong thời này có 300 cướp biển liều lĩnh xâm nhập và cướp phá đảo Lý Sơn. Cuối thời Tự Đức, Bùi Viện xin vua lập đội tuần dương bảo vệ biển đảo

Những khó khăn về tài chính và sức ép lớn của thực dân phương Tây nên các hoạt động khảo sát Hoàng Sa - Trường Sa không được đều đặn như trước

* Quản lý chủ quyền của nhà Nguyễn với vùng biển đảo phía đông nam và tây nam:

Lúc này tổ chức phòng thủ triều đình giao cho các địa phương phối hợp với dân sở tại tổ chức thực hiện; đồng thời triều đình cũng cho phép dân sở tại được vũ trang khi cần thiết.

Năm 1803, triều đình quyết định "miễn dao dịch cho dân ở đạo Côn Lôn thuộc Gia Định, cho lệ thuộc vào tấn thủ Cần Giờ để đi tuần xét". Năm 1834, triều đình yêu cầu các địa phương ven biển tổ chức cho dân ở các đảo và ven biển sửa chữa thuyền đánh cá, nơi nhiều thì 3 chiếc, ít thì 2 chiếc; mỗi thuyền có thể chở được 20 người, nhà nước cấp tiền tu sửa và trang bị vũ khí.

Năm 1835, Minh Mạng chuẩn y lời tâu của Tuần phủ Hà Tiên về việc rà soát lại các đảo căn cứ vào vị trí thuộc huyện nào thì sát nhập vào huyện đó để tiện quản lý: "Đối với các đảo có dân như Phú Quốc thì lập đồn đóng giữ; còn lại không có người ở như đảo Dương (hòn Ông), đảo Âm (hòn Bà), đảo Vu, đảo Thăng, đảo Thổ Châu... không có dân cư thì đưa thuyền quân làm nhiệm vụ tuần tiễu theo lệ trước, cứ tháng 4 đi, tháng 10 rút về". Có nghĩa là: Minh Mạng có lệnh là đảo nào có dân ở thì đóng đồn, đảo nào không có dân ở thì cho thuyền đi tuần tra quanh đảo (Bắc Bộ là đi vào tháng 2 và về vào tháng 8; Nam Bộ là đi vào tháng 4 và về vào tháng 8) - theo cải cách Minh Mạng 1832 - 1833 thì người dân sẽ tổ chức việc canh giữ biển đảo và Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần thôi.

3.3. Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời Pháp thuộc

Sau khi đánh chiếm Việt Nam, Pháp vẫn chưa có ý thức về thực thi chủ quyền hai quần đảo mà mãi đến năm 1925 mới thực hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo thay An Nam - Pháp có quyền sở hữu lãnh thổ được kế thừa từ An Nam. Nhưng vấn đề bảo hộ Việt Nam của Pháp vướng vào nhà Thanh: nhà Thanh xưa nay coi Việt Nam là chư hầu, phải thần phục bằng triều cống để Việt Nam được Trung Quốc (tức nhà Thanh) công nhận, nhằm tránh việc tranh đoạt quyền lực sau này.

Năm 1858 Pháp xâm lược Việt Nam. Sau khi ký hoà ước 1862, Pháp sợ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nên ép Huế phải bãi binh. Ngay sau sự kiện 1862, triều đình Pháp chia thành hai phe là một phe từ bỏ các vùng đất đã chiếm được, phe kia từ chối. Năm 1863, triều đình Huế cứ phái đoàn ngoại giao Phan Thanh Giản sang xin chuộc đất, vận động hành lang gần thành công, cuối cùng phe từ chối của viên Bộ trưởng thuộc địa Laubat và de Genouilly mạnh hơn nên bác bỏ hoàn toàn đề nghị của Phan Thanh Giản - hiệp ước 1862 được Pháp phê chuẩn.

Đến những năm 1870 - 1871, Pháp vướng phải chiến tranh Pháp - Phổ và tình hình quốc tế nên gặp khó khăn, trong khi triều đình Huế mù tịt và không nắm tình hình gì cả. Pháp có nhiều lợi ích ở nam Trung Quốc, nhưng lại không tới được vì Pháp chẳng có cơ sở pháp lý nào cả. Năm 1865 - 1866, phái đoàn thám hiểm Garnier xuôi theo sông Mekong sang Trung Quốc, nhưng đuòng đi quá nhiều khó khăn; cuối cùng Pháp quyết định mở đường sông Hồng. Nhưng cách mở đường sông Hồng của Pháp là chẳng có cơ sở pháp lý nào cả, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ nhiều sơ hở và chính phủ Pháp cũng không muốn gặp rắc rối (nhất là với nhà Thanh). Tình cờ có tên lái buôn súng Dupuis quan hệ rất rộng (nhất là quan hệ tốt với nhà chức trách Trung Quốc, Pháp ở Nam Kỳ nên hắn được ủng hộ mạnh) nên hắn ngang nhiên mở cửa sông Hồng, triều đình Huế bí quá phải "mời" Pháp ra giải quyết (trúng ý của Pháp rồi), Pháp ra và đánh chiếm được hầu hết đồng bằng Bắc Kỳ.

Sau khi Garnier (sau đó là Riviere) bị quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen (một nhóm của nghĩa quân Thái Bình thiên quốc ở Trung Quốc, bị tan rã sau khi triều đình Mãn Thanh đàn áp và đa số biến thành các toán thổ phỉ chuyên quấy phá miền Đông Bắc. Huế bí thế phải cầu viện quân Mãn Thanh sang giúp (đạo quân của Phùng Tử Tài, 1869) chẳng qua là duy trì quan hệ Việt - Trung thời phong kiến Việt Nam gần 1000 năm trôi qua. Còn quân Pháp sợ nhân dân đấu tranh, sợ nước ngoài can thiệp nên xúc tiến đàm phán nhằm đạt các hiệp ước. Nên hiểu: hiệp ước 1862 là Pháp mới chiếm, nhưng chưa chính thức sở hữu (cấp sổ hồng), tương tự như thế với xâm lăng 3 tỉnh miền Tây 1867. Pháp chính thức sở hữu hợp pháp lục tỉnh Nam Kỳ bởi hiệp ước 1874 (theo điều 4 của hiệp ước)

Pháp xâm nhập Bắc Kỳ hai lần, với lại quân Thanh mới vào Việt Nam thì ngoài mặt thì giúp Huế trừ thổ phỉ nhưng bên trong tâm của chúng thì muốn nước ta đang khủng hoảng (rối loạn nội bộ) để xâm chiếm nước ta. Sợ quân Thanh sẽ gây chuyện, tháng 11/1882, viên đại sứ Pháp ở Bắc Kinh là Bourée ký với Lý Hồng Chương bản thoả thuận lấy sông Hồng làm ranh giới phân chia Bắc Kỳ giữa Pháp với Thanh. Tuy nhiên, cuối năm 1882 Jules Ferry, một chính khách hiếu chiến của Pháp vừa lên cầm quyền đã lập tức bác bỏ thoả thuận này, vì Pháp muốn chiếm toàn bộ nước ta; Bourée bị triệu hồi về nước và Tricou lên thay (ít lâu sau là Pathenotre), Thanh triều đã xuống nước.

"Giọt nước tràn ly" diễn ra khi Pháp buộc triều đình Huế ký kết hiệp ước Harmand (25/8/1883) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp; Pháp sẽ đại diện cho Việt Nam trên phương diện ngoại giao, kể cả với Trung Quốc - lúc này Trung Quốc không chịu và đòi xoá bỏ hiệp ước. Thậm chí Pháp đòi quân Thanh phải rút đi trong 3 tuần, quân Thanh không chịu và đòi 3 tháng sau mới rút đi. Đến thời hạn, quân Pháp lập tức tổ chức các trận đánh với quân Thanh với chiến trường là nam Trung Quốc và một phần Bắc Kỳ của Việt Nam để buộc Trung Quốc phải rút quân. Chiến sự diễn ra ác liệt, cuối cùng Mãn Thanh thua trận và phải ký với Pháp bản Quy ước Thiên Tân (6/1885). Theo quy ước này, Mãn Thanh phải từ bỏ danh xưng "thiên triều" với Việt Nam và bị buộc phải mở cửa Vân Nam cho Pháp vào buôn bán (sau đó Pháp xây luôn tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam sau 1885 và là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam, khổ đường sắt là 1.100 mm), tạo cơ sở cho hoạch định biên giới sau này.

Từ tháng 1/1886, quá trình hoạch định biên giới của Việt Nam giữa Pháp và Mãn Thanh bắt đầu. Hai năm sau, ngày 26-6-1887, Công ước hoạch định biên giới Pháp - Thanh về biên giới giữa Trung Quốc với Bắc Kỳ (Convention relative à la delimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin), còn gọi là Công ước Constans ra đời. Theo Công ước này, đường kinh tuyến Paris 105°43’ trên vịnh Bắc Kỳ là căn cứ để phân chia chủ quyền: Những hòn đảo ở về phía đông của đường kinh tuyến Paris 105°43’ kinh độ đông, là đường thẳng bắc nam đi qua điểm phía đông đảo Trà Cổ và tạo thành đường biên thì thuộc về chủ quyền Trung Quốc; các đảo Cô Tô và những đảo khác ở về phía tây của đường kinh tuyến này thuộc về chủ quyền Bắc Kỳ. Các đảo trên Biển Đông không được đề cập trong Công ước này.

Ngày 20/6/1895, Pháp và Thanh lại ký kết một Công ước bổ sung cho Công ước Constans 1887, gọi là Công ước Gerard. Công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam; chuyển tỉnh Phongsali thuộc Vân Nam về cho Lào. Vấn đề lãnh hải và chủ quyền các đảo không được đề cập trong Công ước này, nghĩa là nhà Thanh bằng lòng với những gì có được về chủ quyền các đảo theo Công ước 1887

Chính quyền thuộc địa Pháp tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX không tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo, vì họ mặc nhiên xem phần lãnh hải phía dưới vịnh Bắc Kỳ hoàn toàn thuộc Việt Nam, không có liên quan đến chủ quyền với nhà Thanh. Mãn Thanh không hề dính dáng đến chủ quyền các quần đảo này nên không thể đòi hỏi gì với Pháp trong các Công ước.

Năm 1892, hai tàu Pháp là Egeria và Penquin ba lần thám sát Hoàng Sa đã đo được độ sâu là 3.900 mét ở nam quần đảo Hoàng Sa. Năm 1893, tàu Đức tới thám sát Trường Sa thì triều Thanh bất ngờ kháng nghị, nhưng bị từ chối thẳng thừng vì Trường Sa trên phương diện pháp lý là thuộc chủ quyền của Pháp theo hiệp ước Pathenotre. Đầu năm 1894, hải quân Pháp cho xuất bản sách chỉ dẫn hàng hải là quyển "nstructions nautiques sur /es Mers de Chine (Paris, 1894), trong đó từ trang 72 den trang 83 có những chỉ dẫn chi tiết về quần đảo Hoàng Sa mà họ cho là "ven con đường biển khơi". Theo đó, lúc này người ta đã phân biệt hai nhóm đảo chính là Croi ssant và Anphitrite, các bãi đá Recif và Discovery. Vuladore, Bombay, rồi các khu đá ngầm, đảo Linh Côn và đảo Tri Tôn.

Năm 1895 con tàu La Bellona và năm 1896 con tàu Imeji Maru bị đắm gần Hoàng Sa. Những người đánh cá ở Hải Nam đến thu lượm đồng từ hai chiếc tàu đắm này. Các công ty bảo hiểm của hai con tàu này phản đối chính quyền Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa trả lời là không chịu trách nhiệm, lấy lý do là Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Hoa, cũng không phải là lãnh thổ Việt Nam.

Năm 1899, Toàn quyền Paul Doumer đề nghị chính phủ Pháp xây ngọn hải đăng nhưng việc này không thành vì lý do tài chính.

Vào năm 1909, Tổng đốc Lưỡng Quảng ra lệnh cho đô đốc Lý Chuẩn đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa. Sự kiện này không khiến các nước chú ý nhiều, vì đơn thuần đó chỉ là một nghi thức hải quân nhân chuyến thám sát đảo xa => lộ mâu thuẫn: đột ngột đổ quân rồi rút về, nếu thực sự chiếm hữu thì lại là vấn đề khác (tuyên bố nhưng không hành động gì tiếp theo).

Ngày 8/3/1921, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp; nhưng thái độ của Pháp là không thực sự rõ ràng khi chính quyền Pháp lại không phản đối việc Tổng đốc Lưỡng Quảng tuyên bố sát nhập Hoàng Sa với Hải Nam (30/3/1921). Tháng 3/1925, Thượng thư Thân Trọng Huề trong bức thư gửi viên Toàn quyền Đông Dương đã khẳng định: "những hòn đảo này luôn luôn thuộc chủ quyền của nước An-Nam, việc này không có gì để bàn cãi cả”.

Sau tuyên bố của Thân Trọng Huề, Pháp bắt đầu chú ý nhiều hơn về Hoàng Sa - Trường Sa qua các hoạt động thám sát hai quần đảo này (theo báo cáo của khâm sứ Trung Kỳ Le Fol gửi Toàn quyền năm 1929 khẳng định rõ điều đó). Ngày 18/2/1929, Bộ trưởng hải quân Pháp là Georges Leygues (1926 - 1930) gửi thư cho Ngoại trưởng Aristide Briand (1929 - 1930) nêu rõ: "đối với các nhóm đảo không có người ở này, người An Nam có những quyền lịch sử khó tranh cãi nhiều hơn so với các quyền mà Trung Hoa Dân quốc có thể đòi hỏi. Nước Pháp có nghĩa vụ giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của vương quốc được bảo hộ"; Bộ Ngoại giao Pháp lúc đầu phản đối bức thư này, song lúc sau đã chấp nhận khi Ngoại trưởng Pháp Briand chính thức ra Công hàm phản đối Trung Quốc khai thác phốt-phát ở quần đảo Hoàng Sa (4/12/1931) => lúc này, Bộ Ngoại giao Pháp mới chính thức tuyên bố chủ quyền lâu đời của An Nam với Hoàng Sa và Pháp có nghĩa vụ bảo vệ với tư cách là người bảo hộ.

Dụ của vua Bảo Đại số 10 ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 13 (30/3/1938), tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi, đặt vào tỉnh Thừa Thiên. Ngày 15-6-1938, toàn quyền Đông Dương Jules Brévie ký nghị định thành lập đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Cũng trong năm 1938, chính quyền Pháp dựng một bia chủ quyền mang dòng chữ: “Cộng hòa Pháp, Vương quốc An Nam, quần đảo Hoàng Sa, 1816 - đảo Pattle 1938”, một ngọn hải đăng, một trạm khí tượng, một trạm radio TSF tại đảo Hoàng Sa. Tờ Châu bản ghi: "Vào ngày 2/2/1939, Khâm sứ Trung Kỳ Graffeuil gửi cho Đổng lý ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh một văn thư đề nghị tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng Huy chương Long Tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan, người vừa qua đời đúng ngày hôm ấy. Trước đó, ông này giữ chức vụ Chánh cai đội hạng nhất của đội lính khố xanh trú đóng tại đảo Hoàng Sa. Trong thời gian công tác tại đây, ông đã bị nhiễm bệnh sốt rét, rồi mất tại Nhà thương lớn ở Huế". Ngay trong ngày 3/2/1939, tờ phiến và bản sao văn thư này được Ngự tiền Văn phòng dâng lên vua Bảo Đại. Đọc xong tờ phiến và văn thư đính kèm, Vua Bảo Đại chấp nhận ngay lời đề nghị, liền phê 2 chữ "Chuẩn y" và ký tắt 2 chữ BĐ bằng bút chì màu đỏ. Tháng 5/1939, có 56 ngư dân Trung Quốc bị tàu tuần tiễu Nhật đánh đập đã khiếu nại lên nhà chức trách Pháp; nhà trức chánh Pháp sau đó đã đứng ra giải quyết vì thuộc chủ quyền của mình. Giấy chứng sinh của bé Mai Kim Quy sinh ngày 7-12-1939 tại đảo Hoàng Sa là con gái ông Mai Xuân Tập, nhân viên khí tượng đảo Hoàng Sa. Bé Mai Kim Quy được sinh tại đảo đã chứng tỏ người Việt đưa dân sự ra sinh sống tại đảo.

Đối với Trường Sa:

- Ngày 8/3/1929, Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp là André Maginot (1928 - 1929) gửi điện cho Thống đốc Nam Kỳ, viết rằng “đồng ý với ông, tôi không phản đối việc cấp giấy phép thăm dò mỏ cho Công ty phốt phát Bắc Kỳ trên đảo Trường Sa… Do đó, tôi yêu cầu coi đảo Trường Sa như được sáp nhập về mặt hành chính vào Bà Rịa”.

- Ngày 22/3/1929, khi viên Toàn quyền Mỹ ở Philippines nêu yêu sách về chủ quyền ở Trường Sa lên viên đại sứ Pháp ở Philippines thì đại sứ Pháp nhấn mạnh rằng không có căn cứ xác định chủ quyền của Philippines ở đây và Tây Ban Nha trước đây cũng hoàn toàn không có chủ quyền. Do đó, Pháp có thể thực hiện việc xác lập chủ quyền của mình.

- Ngày 25/11/1929, Toàn quyền Đông Dương Pasquier đã báo cáo lên viên Bộ trưởng thuộc địa mới là F. Pietri (1929 - 1930) về việc ông ta ra lệnh cho Tư lệnh Hải quân Pháp thực hiện việc chiếm hữu Trường Sa

- Ngày 18/4/1930, pháo hạm “Malicieuse” của viên thuyền trưởng De Lattre điều khiển đi ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương để dựng bia chủ quyền chiếm giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ thuộc, kéo cờ và bắn 21 phát đại bác. Hoạt động này đã được Toàn quyền Đông Dương báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp tại Paris (Điện số 689 ngày 18/4/1930).

- Ngày 25/7/1933, Pháp chính thức công bố tên, toạ độ, ngày chiếm hữu các đảo và các đảo nhỏ ở Trường Sa và khẳng định thuộc chủ quyền của Pháp.

- Ngày 26/7/1933, chính phủ Pháp tuyên bố Hải quân Pháp đã chiếm đóng các đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Đông và Song Tử Tây và các đảo phụ cận.

- Ngày 21/12/1933, bằng Nghị định N4762-CP, Thống đốc Nam Kỳ J.Krautheimer đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Nghị định ghi rõ: "đảo có tên là Spratly và các đảo An Bang, Ba Bình, Loại Ta, cụm Song Tử, Thị Tứ phụ thuộc vào đảo đó, nằm trong biển Trung Hoa được sát nhập vào Bà Rịa".

=> từ năm 1909 đến 1939 là thời kỳ tranh biện giữa Cộng hoà Pháp - Vương quốc An Nam với Trung Hoa Dân quốc; trong đó chỉ có Cộng hoà Pháp - Vương quốc An Nam có hành động chiếm hữu thực sự và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Hoa Dân quốc tuy đã tuyên bố chủ quyền nhưng họ khong đưa ra được tư liệu minh chứng, cũng như không thực hiện việc chiếm hữu thực sự nào trong giai đoạn này.

Sau khi đánh chiếm nhiều nước; năm 1938 quân phát xít Nhật chiếm Phú Lâm, Linh Côn, Hữu Nhật. Năm 1939 quân Nhật chiếm đảo Trường Sa và đến năm 1940 đã tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Trường Sa và cả quần đảo Hoàng Sa, bất chấp Công hàm phản đối của Pháp vào tháng 4/1940.

Trong thời gian quân Nhật chiếm đóng Việt Nam, chúng bảo trợ để dựng lên chính phủ Đế quốc Việt Nam của quốc trưởng Bảo Đại (11/3/1945) và chính phủ Trần Trọng Kim (7/4/1945) do Bảo Đại thành lập. Khi quân Nhật sắp bại trận, Bảo Đại gửi thư cho lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc đề nghị công nhận chính phủ của Bảo Đại là chính phủ đại diện của Việt Nam, nhưng các nước phớt lờ bỏ qua vì theo Tuyên bố Cairo (1943), các nước sẽ không công nhận bất kỳ chính phủ nào do Nhật Bản lập ra tại các lãnh thổ chiếm đóng.

Quân Nhật bại trận, hội nghị Potsdam quy định Trung Hoa Dân quốc sẽ giải giáp quân Nhật ở bắc vĩ tuyến 16 (gồm cả Hoàng Sa), tương tự Anh - Ấn giải giáp quân Nhật ở nam vĩ tuyến 16 (gồm cả Trường Sa). Đây là hoạt động giải giáp quân sự do đồng minh uỷ quyền, không liên quan đến tiếp nhận chủ quyền. Theo TS Trần Công Trục, cuối năm 1946, đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng, theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Cuối năm 1947, Pháp vận động thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu. Theo Hiệp định ngày 8/3/1949, Pháp dựng lên Chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu để củng cố các cơ sở hình thức về pháp lý cho một bộ máy hành chính quốc gia của người Việt Nam tạo thuận lợi cho Pháp trong các quan hệ đối nội, đối ngoại nhân danh quốc gia Việt Nam (năm 1950 có 35 quốc gia công nhận chính quyền Quốc gia Việt Nam).

Tháng 4/1949, Đổng lý Văn phòng của Quốc trưởng Bảo Đại là Hoàng thân Bửu Lộc, trong một cuộc họp báo tại Sài Gòn (này là Thành phố Hồ Chí Minh) từng công khai khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đã có từ lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cũng trong năm 1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.

Ngày 4/6/1949, Tổng thống Pháp là V. Auriol ký đạo luật số 49 - 733 kết thúc quá trình trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam. Theo đạo luật này, quần đảo Trường Sa thuộc về Bà Rịa từ năm 1933 nên sẽ trả lại cho Bà Rịa.

Tháng 4/1950, quân Trung Hoa Dân quốc ở Phú Lâm rút về Đài Loan, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không có hành động nào cho quân ra thay thế.

Ngày 14/10/1950, Thủ hiến Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.

Ngày 15/8/1951, viên Ngoại trưởng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Chu Ân Lai tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền không thể xâm phạm đối với các quần đảo trên Biển Đông, nhưng lại không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh. Tuy nhiên, quân Pháp và Quốc gia Việt Nam ở Hoàng Sa vẫn tiếp tục đồn trú.

Ngày 8/9/1951, Hiệp định San Francisco được ký kết. Điều 2, khoản f quy định: "quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được Nhật cam kết từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách". Tại phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5/9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyko (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam. Ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này. Trong tuyên bố này có đoạn: "cũng vì cần phải tận dụng mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống của tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Tháng 7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết. Khoản a của điều 4 quy định: "vĩ tuyến 17 là giới hạn quân sự tạm thời kéo dài cắt ngang lãnh hải", như vậy theo khoản a này thì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ở nam vĩ tuyến 17. Như vậy cho đến 1954, chính phủ Quốc gia Việt Nam làm chủ được Hoàng Sa, nhưng Trường Sa vẫn chưa thống nhất được ai sẽ làm chủ thực sự.

3.4. Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời Việt Nam Cộng hoà

Sau khi quân Pháp rút khỏi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; hải quân Việt Nam Cộng hoà ra tiếp quản và đóng quân ở bãi Nguyệt Thiềm, triển khai đóng giữ quần đảo Trường Sa và cắm mốc chủ quyền.

Nhưng khi quân Pháp vừa rút, lợi dụng Hải quân Việt Nam Cộng hoà chưa kịp ra tiếp quản thì lập tức quân Trung Quốc nhanh chóng kéo đến chiếm mất các đảo phía đông Trường Sa, quân Đài Loan cũng chiếm luôn đảo Ba Bình. Đêm 20 rạng 21/2/1959, lính Trung Quốc giả ngư dân đổ bộ đánh chiếm các đảo Quang Hoà, Hữu Nhật, Duy Mộng thuộc nhóm Tây của quần đảo Hoàng Sa nhưng bị hải quân Việt Nam Cộng hoà cảnh giác chặn đứng hoàn toàn, bắt giữ 5 tàu cùng 82 tên lính.

Ngày 1/6/1956, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà là Vũ Văn Mẫu tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa. Vài ngày sau, nhà nước Cộng hòa Pháp cũng lên tiếng xác nhận. Sắc lệnh 143/NV ngày 22/10/1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa - Vũng Tàu); Sắc lệnh tiếp theo vào ngày 13/7/1961 đặt Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Hoàng Sa trực thuộc xã Định Hải của quận Hoà Vang, Quảng Nam. Ngày 6/9/1973, Nghị định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hoà sát nhập các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Ngày 13/7/1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; trong khi trước đó vài tháng, quân Philippines chiếm mất 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

# Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974)

Ngày 11/1/1974, Trung Quốc ra tuyên bố khẳng định các yêu sách với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời cho quân đổ bộ vào chiếm đóng đảo Cam Tuyền, Quang Hoà và Duy Mộng thuộc Trường Sa; 15/1/1974 Trung Quốc cho tàu đánh cá đổ bộ vào các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Duy Mộng và Quang Hoà rồi cắm cờ. Ngày 16/1, chinh quyền Việt Nam Cộng hoà lệnh cho hải quân tiến đánh và chiếm lại thành công.

Trung Quốc lúc này huy động quân tấn công tại quân Việt Nam Cộng hoà. Sáng ngày 19/1/1974, hải quân Việt Nam Cộng hoà nổ súng tấn công tàu chiến Trung Quốc. Sau hơn 2 giờ giao tranh, phía hải quân Việt Nam Cộng hoà thiệt hại nặng nề, hỏng nặng 1 tàu và 3 tàu khác bị thương nhẹ, 74 binh sĩ hy sinh, 28 người bị thương và 48 người bị bắt làm tù binh. Bên Trung Quốc nói 2 chiếc bị chìm và 2 tàu khác bị thiệt hại nặng, 18 chết và 67 bị thương.

Sau sự kiện 19/1/1974, Bộ ngoại giao Việt Nam Cộng hoà ra tuyên cáo số 015/BNG/TTBC/TT ghi rõ: "Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới... Việt Nam Cộng hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên toàn thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền". Tiếp đó, ngày 20/1/1974 Bộ ngoại giao Việt Nam Cộng hoà gửi điện cho Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc tổ chức hợp khẩn xem xét việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. Nhưng Mỹ gây sức ép lớn buộc Liên Hiệp Quốc chỉ cho Việt Nam Cộng hoà khiếu nại mà không được bỏ phiếu, không được điều trần; viên Chủ tịch Hội đồng Bảo an là G. Facio (Costa Rica) không đưa vấn đề Hoàng Sa vào chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc. Ngày 22/1/1974, Tổng thống Việt Nam Cộng hoà gửi thư cho Mỹ đề nghị giúp đỡ, nhưng bị bác bỏ; trong cuộc trao đổi giữa đại sứ Việt Nam Cộng hoà tại Mỹ là Trần Kim Phượng với viên Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ là A. Hummel thì Hummel trả lời: Ngoại trưởng Kissinger coi vấn đề Hoàng Sa là ngoài lề, thậm chí là điều bất lợi trong khung cảnh phối hợp Trung Quốc ngăn chặn Bắc Việt Nam. Không được Mỹ giúp đỡ, Việt Nam Cộng hoà tiếp tục lên án Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế như: Hội đồng Kinh tài Viễn Đông họp tại Colombia (30/3/1974), Hội nghị quốc tế về Luật biển lần 3 ở Venezuela (22/7/1974) và đến ngày 14/2/1975, Bộ Ngoại giao chính quyền VNCH công bố Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường Sa. Nhân dân Việt Nam Cộng hoà biểu tình rầm rộ.

Hải quân Việt Nam Cộng hoà lập tức thành lập một hải đoàn đặc nhiệm mới để tái chiếm Hoàng Sa, gồm tàu HQ-6, HQ-17 và HQ-5 của trận ngày 19/1/1974; năm phi đội gồm 120 máy bay ở Đà Nẵng sẵn sàng chiến đấu; nhưng cuối cùng bị huỷ bỏ.

Chương 4: Thực thi chủ quyền và đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1975 đến nay

4.1. Tham vọng và cách thức độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu lưu hành yêu sách "đường lưỡi bò" trong các tài liệu nội bộ từ năm 1948.

Tháng 5/2001, Hội nghị UNCLOS lần thứ 11 quy định các quốc gia sẽ phải nộp báo cáo với nội dung phạm vi lãnh hải quá 200 hải lý (của quốc gia đó) cho Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc trước ngày 13/5/2009, nếu nộp quá hạn coi như báo cáo đó bị huỷ bỏ không xem xét, coi như quốc gia đó không có yêu cầu và từ bỏ quyền của mình với thềm lục địa mở rộng quá 200 hải lý. Có 50 quốc gia (trong đó có Việt Nam) nộp đúng hạn bản báo cáo đệ trình Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa (tháng 5/2009), trong đó có 44 nước nộp được báo cáo thông tin sơ bộ về thềm lục địa của mình, đồng thời đăng ký sẽ nộp bản cáo hoàn chỉnh trình Uỷ ban này vì Uỷ ban không xem xét các bản báo cáo sơ bộ mà chỉ xem báo cáo chính thức thôi. Nhưng ngay khi Việt Nam vừa nộp xong báo cáo sơ bộ (tháng 5/2009), chính quyền Trung Quốc gửi công hàm lên cho Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa về "đường chín đoạn" để phản đổi bản báo cáo của Việt Nam mà không có lời giải thích nào; Trung Quốc thậm chí không quan tâm đến bản Báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý ở bắc Biển Đông của đại diện Việt Nam trong phiên họp toàn thể thứ 24 của Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại New York (27 - 28/8/2009).

"Đường lưỡi bò" hình thành vào tháng 2/1948 khi Cục địa lý thuộc Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân quốc xuất bản tập: "Bản đồ vị trí các đảo trên Biển Đông" gồm 11 đoạn bao quanh quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông; đường cực nam có vị trí khoảng 4 độ vĩ Bắc. Năm 1953, Chu Ân Lai cho bỏ hai đoạn trên các tập bản đồ tiếp theo. Cho đến năm 2009, Trung Quốc chính thức tuyên bố "đường chín đoạn" nhưng không nêu ra cơ sở pháp lý của nó. Trung Quốc không giải thích, tuy nhiên các quan điểm suy đoán về suy nghĩ của Trung Quốc là:

Quan điểm thứ nhất: Đây là "vùng nước lịch sử" mà Trung Quốc và Đài Loan cùng có chủ quyền như vùng nội thuỷ và lãnh hải. Đài Loan cho rằng: "khu vực Biển Đông nằm trong giới hạn vùng nước lịch sử là vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Hoa Dân quốc, là nơi mà Trung Hoa Dân quốc có tất cả các quyền và lợi ích" (Nguyên tắc chỉ đạo chính sách về Biển Đông 1993). Cũng theo quan điểm này, Trung Quốc sẽ thực thi liên tục và việc làm này được các quốc gia khác thừa nhận; song thực tế thì khác: các tập bản đồ của Trung Quốc đến 1909 chỉ giới hạn đến Hải Nam vì Trung Quốc cho rằng vùng biển "không thể thực thi quyền lực" được do biển quá rộng lớn. Theo điều 1 của Tuyên bố (4/9/1958), lãnh hải của Trung Quốc chỉ có 12 hải lý và bao gồm cả quần đảo Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Hoàng Sa) và Trung Sa, cùng các đảo khác tách khỏi đại lục bởi biển cả. Các quốc gia láng giềng không bao giờ công nhận "đường chín đoạn" này và Công ước Liên Hiệp quốc (1982) tái khẳng định điều này. Các văn bản của Trung Quốc luôn mâu thuẫn với lời nói: tập bản đồ (1948) vẽ "đường 11 đoạn" (1953 là "đường chín đoạn") thuộc "vùng nước lịch sử", nhưng Tuyên bố (9/1958) và hai đạo luật về Lãnh hải và vùng tiếp giáp (1992), Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1998) của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa hoàn toàn không đề cập đến "vùng nước lịch sử".

Quan điểm thứ hai: Trung Quốc vẽ một đường mô tả vùng nước và nói rằng Trung Quốc hưởng quyền lịch sử và quyền tài phán tại đường mô tả này; thế nhưng quyền lịch sử này không có cơ sở pháp lý và không được nước nào thừa nhận cả. Hơn nữa, Công ước 1982 nói: quyền khai thác tài nguyên được quy định rõ và không đề cập đến "chủ quyền lịch sử", vì ngư dân dù ở nước nào cũng có quyền đánh bắt cá ở vùng biển này.

Quan điểm thứ ba: đây là đường quy thuộc tất cả các đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (liên quan đến thụ đắc lãnh thổ)

Quan điểm thứ tư: là đường ranh giới bao trọn vùng đặc quyền kinh tế và rìa ngoài thềm lục địa. Quan điểm này không phù hợp với Công ước 1982 về đảo (điều 121). Ranh giới trên biển không phải là đường cách đều; nếu cho đảo hướng quy chế giống quy chế ở đất liền thì đường trung tuyến nhỏ hơn đường chín đoạn.

Trung Quốc từ sau 1975 không đưa "đường lưỡi bò" ra quốc tế như một yêu sách (tuyên bố nhưng chưa hành động). Sau bản sách trắng của Bộ ngoại giao Trung Quốc năm 1980 thừa nhận Trung Quốc giới hạn chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa; năm 1993 Trung Quốc đề xuất khai thác chung ở Trường Sa theo tuyên bố của thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng: "vấn đề tại quần đảo Trường Sa, nơi mà chủ quyền thuộc về Trung Quốc, chúng tôi đề nghị gác tranh chấp để cùng khai thác". Đến ngày 23/6/2003, Việt Nam và Indonesia ký kết thoả thuận về đường ranh giới thềm lục địa, Trung Quốc không phản đối dù một phần của thoả thuận chồng lấn lên vùng nước bên trong "đường lưỡi bò".

Sau công bố về "đường lưỡi bò" 2009, Trung Quốc khẳng định: "chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo thuộc Biển Đông và các vùng nước kế cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển". Tháng 11/2011, Trung Quốc ra công hàm đáp trả Công hàm phản đối "đường lưỡi bò" của Philippines, cáo buộc Philippines là "xâm lược" Nam Sa (Trường Sa). Sau vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 (26/5/2011), Trung Quốc dùng lại lập luận "chủ quyền lịch sử" - tại ARF lần thứ 18 ở Indonesia (7/2011), Dương Khiết Trì dùng lập luận trên khi ông ta tuyên bố: "đường chín đoạn đã được chính phủ Trung Quốc công bố một cách chính thức từ năm 1948 (...). chủ quyền, quyền và yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông được xác định và phát triển rất lâu dài trong lịch sử". Ngày 15/9/2011, trả lời cho câu hỏi về yêu sách của Trung Quốc với Biển Đông có vi phạm UNCLOS hay không, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc nói: "chủ quyền, quyền và những yếu sách liên quan của Trung Quốc đối với Biển Đông đã được hình thành qua một thời gian dài trong lịch sử (...). UNCLOS không hạn chế hay chối bỏ quyền của một quốc gia đã được hình thành trong lịch sử và được duy trì không thay đổi". => như vậy Trung Quốc kết hợp khái niệm về chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Công ước 1982, khái niệm về quyền lịch sử để ra yêu sách về toàn bộ các đảo, tài nguyên sinh vật...

* Những hành động của Trung Quốc (2011 - nay):

- Phát triển quân sự, đặc biệt là hải quân: Trung Quốc xây cảng Tam Á làm cửa ngõ án ngữ Biển Đông. Năm 2010 dùng 12 tàu chiến hiện đại của ba hạm đội tiến hành tập trận với tần suất lớn. Tháng 6/2012 Trung Quốc tuyên bố sử dụng tàu tuần tra sẵn sàng chiến đấu tại các vùng nước có tranh chấp với láng giềng.

- Lực lượng bán quân sự được tăng cường, gồm 5 cơ quan là cảnh sát biển (trực thuộc lực lượng an ninh biên giới, do bộ công an lãnh đạo), cục quản lý an toàn hàng hải (thuộc bộ Giao thông), hải giám (thuộc cục quản lý hải dương Trung Quốc, để thực thi pháp luật biện), cơ quan chỉ huy thực thi luật Thuỷ sản (thuộc Tổng cục quản lý thuỷ sản - bộ Nông nghiệp, quản lý về đánh bắt thuỷ sản), tổng cục hải quan (chống buôn lậu trên biển). Năm 2013 Trung Quốc sát nhập lại thành lực lượng thống nhất do bộ Công an chỉ đạo chuyên môn, trực thuộc cơ quan hải dương quốc gia, phạm vi quản lý thuộc khu vực "đường chín đoạn".

Ở các đảo thuộc Hoàng Sa được Trung Quốc trang bị vũ khí mạnh: đảo Phú Lâm (20 nhà chứa nhỏ, máy bay vận tài quân sự và máy bay tuần tra, máy máy tiêm kích, máy bay ném bom, hệ thống radar, SAM HQ-9 và tên lửa hành trình), đảo Linh Côn và Quang Ảnh (radar, sân bay, cảng nhỏ), đảo Quang Hoà (một cảng lớn, 8 sân bay trực thăng, dải radar cảm biến lớn), đảo Tri Tôn (radar cảm biến lớn, sân bay, cảng nhỏ). Tương tự ở Trường Sa: đá Subi và Vành Khăn (các khoang chứa bệ phóng tên lửa, nhà chứa 24 máy bay, tên lửa hành trình đối hạm, máy bay vận tải/tuần tra, một cảng lớn có hệ thống radar cảm biến mạnh, hệ thống SAM HQ-9 SAM; tương lai có trang bị thêm máy bay kiểm soát ở Chữ Thập và Phú Lâm. Riêng Vành Khăn sẽ thêm máy bay cảnh báo sớm, radar cao tần và thiết bị phá sóng); đá Chữ Thập được trang bị giống Subi và Vành Khăn, thêm các máy bay dân dụng, máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm; các đá Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma có 1 sân bay, cảng nhỏ và radar cảm biến; riêng bãi Châu Viên thêm radar tần số cao.

- Lực lượng dân sự: phản đối hoạt động khai thác năng lượng của các nước khác trên Biển Đông và cổ xuý việc khai thác chung. Năm 2007, Trung Quốc đe doạ các công ty dầu khí nước ngoài ngững thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam. Cũng năm 2007, Trung Quốc ra bản đồ phân lô dầu khí và cho các công ty quốc doanh Trung Quốc đứng ra mời thầu khai thác các lô đó. Tháng 6/2012, tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc ngang nhiên công bố gói thầu dầu khí gồm 9 lô thuộc "đường lưỡi bò" và cả 9 lô này đều nằm trong vùng 200 hải lý của Việt Nam. Tháng 11/2012, hai tàu cá của Trung Quốc chủ động áp sát và làm đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 tại vị trí cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) 43 hải lý về hướng đông nam.

* Phản ứng của quốc tế

- Các nước ASEAN: Năm 2009 khi Trung Quốc vừa công bố yêu sách "đường chín đoạn", một số nước phản đối mạnh mẽ và buộc Trung Quốc phải làm rõ lý do. Việt Nam lập tức phản đối ngay bằng Công hàm gửi Liên Hiệp Quốc: "yêu sách đường lưỡi bò đi kèm với công hàm của nước này không có hiệu lực vì nó không có cơ sở pháp lý, không có cơ sở thực tế, lịch sử và pháp lý". Ngày 5/4/2011, Philippines ra Công hàm phản đối "đường lưỡi bò". Ngày 20/6/2011 Singapore cũng ra Công hàm yêu cầu Trung Quốc nói cho rõ yêu sách trên: "việc làm rõ hơn những yêu sách tại Biển Đông là vì lợi ích của chính Trung Quốc, bởi sự mơ hồ hiện nay từ phía Trung Quốc đã gây nên những quan ngại thực sự trong cộng đồng quốc tế. Những sự cố vừa qua càng làm sâu sắc thêm những quan ngại đó và đặt ra những câu hỏi nghiêm túc cho việc diễn giải UNCLOS 1982". Tháng 7/2012, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN ra một quan điểm chung và thống nhất bằng cách thúc đẩy tiến trình đến COC: "khuyến khích các nỗ lực làm rõ các tranh chấp trên nguyên tắc phù hợp với luật quốc tế, cụ thể là UNCLOS. Khuyến khích các bên liên quan cùng làm việc để định nghĩa và làm rõ các tranh chấp lãnh thổ và trên Biển Đông dựa trên luật quốc tế, trong đó có UNCLOS".

- Mỹ: tháng 3/2009 xảy ra vụ tàu khảo sát Mỹ bị Trung Quốc đe doạ trên Biển Đông, Tổng thống Mỹ là Obama ra lệnh cho một tàu khu trục đến giải vây và bảo vệ tàu khảo sát. Tháng 7/2009, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ là Marciel trong phiên điều trần trước Quốc hội đã "bày tỏ quan ngại về các yêu sách chủ quyền hay hàng hải không xuất phát từ lãnh thổ đất liền" và nhấn mạnh các yêu sách này "không phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là những gì đã được phản ánh trong UNCLOS 1982". Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức công bố quan điểm của Mỹ - quan điểm này gián tiếp bác bỏ yêu sách của Trung Quốc (vùng nước lịch sử, quyền lịch sử) và khẳng định các yêu sách hợp pháp về vùng biển trên Biển Đông chỉ có thể xuất phát từ các yêu sách hợp pháp về các thực thể trên đất liền. Ít lâu sau, Ngoại trưởng Clinton trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ khẳng định: các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông vượt quá phạm vi cho phép của UNCLOS. Trong bản "Báo cáo các giới hạn trên biển" số 143 (5/12/2014), Ngoại trưởng Mỹ phê phán mạnh mẽ các yêu sách của Trung Quốc vì nó thiếu nhất quán và thiếu cơ sở pháp lý.

* Bắt đầu gây hấn và xâm chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc:

- Ngày 4/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho Bộ tư lệnh hải quân nhân dân Việt Nam phải: "Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo do quân đội Sài Gòn đóng giữ thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng". Ngày 5/4/1975, Bộ tư lệnh hải quân nhân dân Việt Nam lệnh cho 4 đoàn tàu vận tải (125, 126, 407, 470) và đặc công đánh chiếm đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, An Bang, Trường Sa

- Trong lúc hải quân nhân dân Việt Nam thực thi chủ quyền ở Trường Sa, năm 1983 - 1988 quân Malaysia đánh chiếm mất 5 đảo đá và một bãi cạn ở Trường Sa. Không kém cạnh, năm 1978 Trung Quốc ra tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa (29/12/1978) bất chấp phản đối của Việt Nam (30/12/1978). Tháng 2/1979, Trung Quốc một mặt kéo Việt Nam vào chiến tranh biên giới phía bắc, mặc khác lập ra 4 đường nguy hiểm cắt ngang các đường bay quốc tế đi qua Biển Đông, quy định hoạt động của các máy bay dân dụng quốc tế bay ngang qua Biển Đông, ra tài liệu xuyên tạc chủ quyền của nước ta.

- Năm 1980, Trung Quốc ra văn bản tuyên bố hai quần đảo này thuộc chủ quyền của nước này, rồi giải thích rằng thềm lục địa TQ trải dài đến hai quần đảo ấy.

- Năm 1983, Trung Quốc mở thông báo bay về Quảng Châu lấn vào thông báo bay của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, công bố tên mới cho các đảo và đá trên Biển Đông.

- Tháng 1/1986, tổng bí thư Hồ Diệu Bang thị sát Hoàng Sa.

- Đầu năm 1988, quân Trung Quốc liên tục xâm nhập vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam: chiếm giữ đá Chữ Thập (31 tháng 1), đá Châu Viên (18 tháng 2), đá Ga Ven (26 tháng 2), đá Tư Nghĩa (đá Huy Gơ) (28 tháng 2), đá Xu Bi (23 tháng 3). Tháng 3/1988, Hải quân Việt Nam mở chiến dịch "Chủ quyền 88" đưa tàu ra cắm cờ ở các đảo đá: đá Tiên Nữ (26 tháng 1), đá Lát (5 tháng 2), đá Lớn (6 tháng 2), đá Đông (18 tháng 2), đá Tốc Tan (27 tháng 2), đá Núi Le (2 tháng 3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận.

- Trận Gạc Ma: Trung Quốc có 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn. Việt Nam có 3 tàu vận tải không vũ trang: HQ-505, nguyên là tàu USS Bulloch County LST-509; HQ-604, tàu vận tải loại 500 tấn; HQ-605, tàu vận tải loại 500 tấn - các tàu này trang bị vũ khí thô sơ của công binh. Sáng ngày 14/3/1988, trong khi công binh Việt Nam làm nhiệm vụ tại Gạc Ma thì quân Trung Quốc tấn công và bắn chìm tàu HQ-605 cùng 64 chiến sĩ Việt Nam hi sinh. Trung Quốc tiến lên Len Đao, nhưng tàu HQ-605 kiên cường kháng cự quyết liệt nên chúng phải rút lui, ta giữ được Len Đao. Kết quả, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá là Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Gạc Ma, Huy-gơ, Subi, Vành Khăn (1995). Việt Nam gửi Công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc thương lượng, nhưng Trung Quốc từ chối. Ngày 13/4/1988, Trung Quốc sát nhập Tây Sa và Nam Sa vào tỉnh Hải Nam.

- Từ năm 1988 trở đi, Việt Nam công bố sách trắng (23/4/1988) và ký Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (23/6/1994). Đầu thập niên 2000, Việt Nam phản đối Trung Quốc lập tp. Tam Sa quản lý Tây Sa và Nam Sa (3/12/2007), phản đối Trung Quốc cho phép công ty du lịch mở tuyến du lịch đến đảo Phú Lâm (13/3/2009). Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển Việt Nam. Tháng 7/2012, Việt Nam lại phản đối mạnh mẽ Trung Quốc nâng cấp Tam Sa thành địa khu.

- Ngày 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin. Việt Nam lập tức phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

- Tháng 9/2013, Trung Quốc triển khai cải tạo quy mô lớn trên bảy bãi đá ở Trường Sa mà chúng chiếm được của Việt Nam. Chúng dùng 23 - 31 tàu bồi lấp, hút cát và xây dựng với tốc độ nhanh chóng. Đến tháng 7/2015, Trung Quốc biến xong các bãi nửa nổi nửa chìm thành các đảo nhân tạo (12,8 triệu km vuông). Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ (5/2016) cho thấy Trung Quốc cải tạo đến 1.300 ha từ 7 bãi đá mà chúng chiếm được ở Trường Sa. Báo cáo của CSIS (Mỹ) năm 2017 ghi nhận Trung Quốc xây dựng các công trình trên bãi Chữ Thập với quy mô 100.000 km vuông có đường băng dài, nhà chứa máy bay, radar.

- Giữa tháng 5/2014, giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc đưa đến khu vực biển cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng của Việt Nam) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam. Vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam lập tức phản đối và đưa lực lượng ra xua đuổi. Sau tuyên bố phản đối của Việt Nam (4/5/2014), Mỹ ra tuyên bố và cho rằng đây là bước đi "khiêu kích" và theo dõi sát tình hình (6/5/2014), ngày 7/5/2014 Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế và công bố video bằng chứng tàu Trung Quốc hung hăng tấn công khiến Việt Nam hư hại một số tàu và 6 thuyền viên bị thương. Nhân dân Việt Nam biểu tình khắp nơi và Việt Nam tố cáo hành động này của Trung Quốc trên Diễn đàn kinh tế thế giới và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Không dừng lại, giàn khoan Trung Quốc tiến vào sâu hơn nữa và tàu Trung Quốc lại tấn công một tàu cá Việt Nam khiến tàu cá Việt Nam bị gãy làm đôi. Phớt lờ ý kiến của Mỹ, Trung Quốc vu cáo Việt Nam va chạm tàu Trung Quốc 1.500 lần và cuộc đối thoại với Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc thì Tổng bí thư Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo mãi mãi không thay đổi (18/6/2014). Ngày 11/7/2014, Thượng viện Mỹ ra nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút gián khoan về ngay, đến 15/7/2014 Trung Quốc mới rút hết.

- Giữa năm 2019, Trung Quốc xâm phạm vào bãi Tư Chính: ngày 18/6/2019, tàu cảnh sát biển ký hiệu 3511 của Trung Quốc thực hiện hành vi khiêu khích xung quanh giàn khoan Hakuryu 5 (thuê của Nhật Bản) ở lô 06-01 thuộc dự án Nam Côn Sơn, liên doanh giữa Việt nam và Nga. Tình hình càng thêm phức tạp khi vào đầu tháng 7/2019 Trung Quốc dưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống tiến vào khảo sát phi pháp vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 31/7/2019, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh các diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có hoạt động quân sự hoá và gia tăng tập trận quân sự của Hải Dương 08 đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (28/9/2019), Phó thủ tướng Phạm Bình Minh "nhiều lần bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, gồm cả sự cố nghiêm trong vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong Biển Đông theo quy định của UNCLOS. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan nên kiềm chế các hoạt động có thể gây phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình theo luật quốc tế". Tại buổi hợp báo thường kỳ Bộ ngoại giao (3/10/2019), người phát ngôn Bộ ngoại giao nêu rõ: "bãi Vạn An" mà Trung Quốc gọi thực chất là bãi đá ngầm thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và phù hợp với Công ước LHQ về luật biển 1982, nó không thể là nơi Trung Quốc tranh chấp vì Trung Quốc không có bất kỳ yêu sách pháp lý nào về bãi đá ngầm này" và khẳng định: "Lô 06-1 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”. Lô 06-1 nằm trong thềm lục địa của Việt Nam và không thuộc bất kỳ vùng tranh chấp nào có thể theo UNCLOS và phán quyết của PCA về Biển Đông. Tàu Hải Dương 8 chạy theo đường dích dắc và nó tiến sâu nhất ở vị trí cách bờ biển Việt nam 65,2 hải lý; tàu của ta từ Trường Sa ra truy đuổi nhiều lần khiến tàu kia phải bỏ chạy ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

- Cuối tháng 10/2019, tàu nghiên cứu Thực nghiệm 1 (Shiyan-1) của Trung Quốc tiến vào khu vực bãi đá Chữ Thập cách nơi này từ 23 - 66 hải lý và chạy vòng quanh bãi Chữ Thập này (18 - 19/10/2019). Ngày 24/10/2019 tàu tiến đến gần khu đảo Phú Quý, cách Phú Quý 150 - 165 hải lý về phía đông nam. Đến chiều 26/10/2019, tàu này chạy dần khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách Phú Quý 194 hải lý và cách Chữ Thập 45 hải lý.

- Ít ngày trước khi Shiyan-1 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngày 17/10/2019 tàu hải cảnh 5204 đã 20 lần tiếp cận khu vực đá Chữ Thập, trong đó có hai lần tiếp cận mỏ khí Lan Tây và giếng dầu 05-02-B1X (lô 05-2). Cả hai lần tàu này tiến sát mỏ khí Lan Tây với khoảng cách 2 hải lý, tới sát giếng 05-02-B1X với khoảng cách đúng 1 hải lý. Sau đó, hải cảnh 5204 xâm phạm vùng biển bắc quần đảo Natuna, Indonesia (nam bãi Tư Chính).

- Tháng 8/2020, tàu Đông Phương Hồng 3 từ cảng Tam Á (thuộc đảo Hải Nam) tiến ra phía đông Hoàng Sa (khu vực bãi cạn Scarborough, Trung Quốc gọi là "Đông Sa") hoạt động mạnh ở vùng biển tây Philippines.

- Tháng 9/2020, tàu khảo sát Gia Canh liên tục hoạt động ở gần quần đảo Trường Sa (chỗ bãi Tiên Nữ), nhiều lần qua lại vùng biển (đặc quyền kinh tế) ở tây Philippines.

- Giữa tháng 9/2020, tàu khảo sát Thám Tác 1 hoạt động liên tục ở ngoài khơi vùng biển thuộc tỉnh Phú Yên, cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý.

* Những phối hợp hành động của Trung Quốc tại Biển Đông:

- Diễn tập tiến công trên biển quy mô lớn (2010)

- Ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và liên tục xua đuổi tàu cá Việt Nam (từ 2010 đến nay)

- Cắt cáp tàu thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

- Nhanh chóng cải tạo các bãi cạn, đá thành các đảo nhân tạo trên quy mô lớn và xây dựng nhiêu công trình quân sự trên đó

- Bỏ qua mọi phán quyết của PCA, không tôn trọng và thực thi Công ước LHQ về luật biển 1982

- Nguy cơ Trung Quốc lập "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ): đến tháng 8/2020 Trung Quốc tiến hành 9 cuộc tập trận, trong đó có 5 cuộc diễn ra ở xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Theo thông báo của Cục hải sự Quảng Đông và Vân Nam thì ngày 16/11/2020 Trung Quốc tập trận ở phía tây bán đảo Lôi Châu (tức vịnh Bắc Bộ) từ 17 - 30/11/2020. Mục đích: tiến tới độc chiếm Biển Đông, thực hiện "giấc mơ Trung Hoa" của giới cầm quyền Trung Quốc.

+ Việt Nam hiện giữ được 5 nhóm đảo ở Trường Sa với 9 đảo và 12 đá. Nghị định số 65/CP của Chính phủ ngày 11/4/2007 thành lập huyện đảo Trường Sa với thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn

4.2. Các biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

4.2.1. Hệ thống thể chế quản lý biển và đảo

a. Các cơ quan quản lý

- Cơ quan quản lý về nông nghiệp và thuỷ sản: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Cơ quan quản lý về tài nguyên và dầu khí: Bộ tài nguyên và môi trường (khoáng sản), Bộ công thương (khai thác dầu khí, khoáng sản), Bộ xây dựng - theo Luật khoáng sản 2010

- Cơ quan quản lý về giao thông vận tải: Bộ Giao thông vận tải (cục hàng hải, cục đăng kiểm, cục hàng không, cục đường thuỷ nội địa)

- Cơ quan quản lý về du lịch: Bộ văn hoá, thể thao và du lịch (tổng cục du lịch)

- Cơ quan quản lý về ngoại giao và biên giới: Bộ Ngoại giao (Vụ Đông Bắc Á, Vụ Đông Nam Á, Vụ pháp luật và điều ước quốc tế, Uỷ ban biên giới quốc gia)

- Cơ quan quản lý về quốc phong trên biển: nòng cốt là các lực lượng của Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ tác chiến (chiến đấu trực tiếp, quản lý vùng trời) và phòng thủ trên vùng biển; gồm bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, đội cứu hộ cứu nạn. Ở các địa phương có Bộ tư lệnh các quân khu, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh/thành phố, Ban chỉ huy quân sự các quận/huyện ven biển

- Cơ quan quản lý về an ninh vùng biển: Bộ công an (quản lý an ninh quốc gia, trật tự xã hội, phòng chống các loại tội phạm...)

b. Các đơn vị quân đội duy trì thực thi pháp luật trên biển

- Có nhiều lực lượng hoạt động trên biển để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của đất nước; nòng cốt chính là lực lượng Hải quân. Lãnh đạo chung là Bộ tư lệnh biên phòng duy trì biên giới trên biển, các cửa khẩu ven biển theo quy định của Luật Biên giới quốc gia (2003) và Pháp lệnh bộ đội biên phòng.

Lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam ra đời năm 1955 bởi Nghị định số 284/ND của Bộ Quốc phòng lập Cục phòng thủ bờ biển. Tháng 10/1975, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 141/QĐ-QP lập ra 5 vùng duyên hải thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Năm 1978 đổi thành các Vùng hải quân sau:

+ Vùng 1 Hải quân: quản lý khu vực biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các đảo trong vịnh Bắc Bộ, Bộ chỉ huy đặt tại Hải Phòng

+ Vùng 3 Hải quân: quản lý và bảo vệ vùng biển giữa miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Định; gồm các tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế,Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định gồm các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Quần đảo Hoàng Sa; Bộ chỉ huy đặt tại Đà Nẵng

+ Vùng 4 Hải quân: là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo vệ Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý, biển Đông và vùng biển phía nam miền Trung, từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và phía Bắc của Bình Thuận; Bộ chỉ huy đặt tại Khánh Hoà.

+ Vùng 2 Hải quân: quản lý khu vực biển từ nam Bình Thuận đến hết Bạc Liêu và thềm lục địa phía nam, trong đó có khu vực trọng điểm là vùng biển có các cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ (gọi tắt là DK1) thuộc thềm lục địa phía Nam, gồm có các tỉnh: phía Nam của Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, và vùng biển phía Đông Nam của tỉnh Cà Mau (bao gồm cả nhà giàn DK1/10 ở bãi ngầm Cà Mau). ; Bộ chỉ huy đặt tại Đồng Nai.

+ Vùng 5 Hải quân: quản lý và bảo vệ vùng biển Nam biển Đông và vịnh Thái Lan thuộc vùng biển hai tỉnh Cà Mau (biển phía Tây Nam của Cà Mau) và Kiên Giang; Bộ chỉ huy đặt tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

- Lực lượng dân quân tự vệ biển: thành lập theo Pháp lệnh về dân quân tự vệ (9/1/1996) để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra các vùng đảo và ven biển có người sinh sống. Tháng 1/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Dân quân tự vệ (thi hành tháng 1/2005). Từ 1996 đến nay, lực lượng dân quân tự vệ biển hoạt động rất hiệu quả ở các tỉnh ven biển, các đảo như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Nam Du, Phú Quốc, Thổ Chu...

- Lực lượng cảnh sát biển: là lực lượng chuyên trách thuộc Bộ Quốc phòng, quản lý an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, đảm bảo việc chấp hành pháp luật của Việt Nam. Lực lượng này được thành lập năm 1998 bởi Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển (28/3/1998) và Nghị định số 53 của Chính phủ (21/7/1998). Ngày 1/9/1998 Cục cảnh sát biển Việt Nam được thành lập với 4 vùng cảnh sát biển; đến Nghị định số 96 của Chính phủ (27/8/2013) đổi tên thành Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam. Nhiệm vụ chính: ở vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải thì tuần tra bảo vệ chủ quyền, chống ô nhiễm môi trường; ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là chống ô nhiệm môi trường biển. Lực lượng cảnh sát biển hoạt động theo 6 vùng; trong vùng là hải đoàn, hải đội và đội nghiệp vụ cảnh sát biển. Nổi bật nhất là tàu CSB 7011 do Việt Nam đóng (dài 90 m, tốc độ 13,5 hải lý nhưng tầm hoạt động là 6.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục là 60 ngày). Tàu CSB-8020 được Mỹ chuyển giao cho Việt Nam, có tốc độ 29 hải lý/giờ, hoạt động liên tục 45 ngày và dài 115 mét, thuộc lớp Hamilton-class cutter thứ 8 trong số 12 chiếc được Mỹ đóng từ 1968 đến nay

c. Cơ quan quản lý tổng hợp và thống nhất về biển

Quản lý biển đảo theo cơ chế ngành gây ra xé lẻ chức năng, chồng chéo chức năng và nhiệm vụ; hiệu quả quản lý thấp và gây nhiều mâu thuẫn, tranh chấp không gian phát triển nên không tập trung vào mục tiêu dài hạn mà chỉ mục tiêu ngắn hạn

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá X thông qua Nghị quyết 09/2007 ban hành Chiến lược Biển Việt Nam đến 2020. Tháng 5/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27 (30/5/2007) về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chiến lược biển; tứng bước hoàn thiện cơ chế và chính sách tiến tới Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với biển và hải đảo (Luật biển Việt Nam 2012)

Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và môi trường quản lý thống nhất về biển và hải đảo. Ngày 26/8/2008, Chính phủ ban hành Quyết định số 116 quy định cơ cấu và chức năng của Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam; Tổng cục này có chức năng giúp Bộ Tài nguyên và môi trường quản lý nhà nước thống nhất về biển và hải đảo. Ở 28 tỉnh ven biển và hải đảo thì giao cho các Sở tài nguyên và môi trường trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố, lập các Chi cục biển và hải đảo.

4.2.2. Hệ thống các chính sách và pháp luật quản lý biển, hải đảo

a. Pháp luật chung về các vùng biển Việt Nam

- Ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thiết lập đầy đủ các vùng biển: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với Công ước 1982; lãnh hải rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Tuyên bố có đoạn: "Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải". Ở vùng tiếp giáp lãnh hải, Tuyên bố viết: "Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam". Tuyên bố 1977 xác lập rõ ràng vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam như sau: "Nước CHXHCN Việt Nam có quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước CHXHCN Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". Với thềm lục địa thì: "Việt Nam có quyền chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam"

- Để xác định rõ các vùng biển, Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở (12/11/1982) khẳng định: đó là hệ thống đường cơ sở gồm 11 đoạn đi từ điểm 0 nằm trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và PouLo Wai, đến đảo Cồn Cỏ qua các điểm A0-A11 nối liền các đảo chạy dọc theo bờ biển Việt Nam trừ phần bờ biển ở vịnh Bắc Bộ. Tuyên bố này ngay lập tức bị 10 nước phản đối, vì một số nước cho rằng đường cơ sở có khoảng cách quá xa so với bờ biển (74 hải lý), song Việt Nam bác bỏ hết vì đường cơ sở này đúng với Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982 và tập quán quốc tế

- Các bản Hiến pháp Việt Nam quy định rõ chủ quyền của Việt Nam trên biển: "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo" (điều 1 cảu Hiến pháp 1980); "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời" (điều 1 của Hiến pháp 1992).

- Các Nghị định của Chính phủ về chủ quyền biển đảo: Nghị định 30-CP (29/1/1980) ban hành quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định 242-HĐBT (5/8/1991) Quy định các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Việt Nam; Nghị định 36/NÐ-CP ngày 9-6-1999 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định 41/2001/NÐ-CP ngày 24-7-2001 của Chính phủ ban hành quy chế phối hợp hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.

- Luật Biên giới Quốc gia 2003 (17/6/2003) và Nghị định 140/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Biên giới quốc gia (25/6/2004) có các điều khoản quy định rõ nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa... Ngày 21/6/2012 Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam (xây dựng theo cơ sở Công ước 1982 và tham khảo các thông lệ quốc tế, thực tiễn các nước).

=> Các văn bản luật trên tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với các vùng biển đảo, góp phần bảo vệ an ninh biển và phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển

b. Pháp luật chuyên ngành về quản lý biển Việt Nam

- Pháp luật quản lý tài nguyên đất: chế độ pháp lý về loại "đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản", nhất là quản lý và bảo vệ tài nguyên đất có mặt nước biển (đất vùng triều) được đặt ra, nhưng chưa có văn bản luật nào quy định cụ thể.

- Pháp luật về quản lý tài nguyên nước: Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước "quy định đối với các hoạt động gây ô nhiễm nước biển; quy định quy hoạch xây dựng công trình trên biển như các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản và các công trình khác; các hoạt động liên quan đến quai đê lấn biển" (trích khoản 2, điều 1); Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Tuy nhiên việc đề cập đến quản lý, sử dụng tài nguyên nước biển còn hạn chế.

- Pháp luật về tài nguyên khoáng sản: Luật khoáng sản 2010 và Nghị định số 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản quy định chi tiết phạm vi điều chỉnh của Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 gồm điều tra cơ bản về địa hình và khoáng sản, bảo vệ nguồn khoáng sản, thăm dò và khai thác khoáng sản, quản lý của nhà nước về khoáng sản trong các vùng biển ở Việt Nam. Các văn bản luật tài nguyên này chỉ chủ yếu tập trung vùng ven biển hoặc nội địa, chưa chú ý đến khoáng sản ở lòng biển nên chưa đủ để đánh giá toàn diện tài nguyên khoáng sản biển Việt Nam.

- Pháp luật về dầu khí: Luật dầu khí ngày 6/7/1993, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật dầu khí (9/6/2000, 3/6/2008)

- Pháp luật về thuỷ sản: Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (1989), Luật thuỷ sản (2003)

- Pháp luật về du lịch biển: Luật du lịch biển năm 2005 tạo cơ sở pháp lý phát triển ngành du lịch biển Việt Nam

- Pháp luật về an ninh và ann toàn trên biển: Nghị định số 92/1999/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; Nghị định 137/2004/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định 150/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

Ngoài việc xây dựng khung thể chế, Nhà nước Việt Nam tiến hành một số hoạt động để quản lý biển theo nguyên tắc thống nhất, cách tiếp cận tổng hợp như sau:

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường biển

+ Xây dựng các khu bảo tồn biển

+ Áp dụng phương thức quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Vũng Tàu, Quảng Ninh - Hải Phòng, Nam Định, Thừa Thiên Huế... được nhận rộng đến 2020 có 20% đường bờ biển được quản lý theo phương thức này

4.2.2. Phân định vùng biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực

a. Ngày 07/7/1982, hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký kết Hiệp định về “Vùng nước lịch sử của Việt Nam và Campuchia”. Hiệp định quy định: Hai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này. Việc tuẫn tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này do cả hai bên cùng tiến hành; Việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay.

Lịch sử: Năm 1869 Pháp khảo sát các đảo ven vịnh Thái Lan. Tháng 5/1874 Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định 124 gom các đảo trong vịnh thành một quần đảo trực thuộc Hà Tiên, Nam Kỳ. Để giải quyết các tranh chấp về quyền thu thuế đánh cá và khai thác tài nguyên vịnh Thái Lan, Toàn quyền J. Brevié (31/1/1939) vạch ra "đường Brevié" và trao các đảo ở phía bắc đường này cho Campuchia, phía nam đường Brevié thuộc về Nam Kỳ. Nghị định số 104 của Cao uỷ Pháp Bollaerc (13/4/1948) không coi đường Brevié là ranh giới trên biển mà chỉ nói vùng lãnh hải (3 hải lý) và vùng tiếp giáp lãnh hải (đảo Phú Quốc) thuộc Nam Kỳ. Quy định không rõ ràng khiến chính phủ Quốc gia Việt Nam và chính quyền Việt Nam Cộng hoà coi đảo Wai, Tiên Mối, Phú Dự, nhóm bắc Hải Tặc thuộc Việt Nam. Nhưng đến 1956, Campuchia đem quân chiếm hết các đảo trên, sắc lệnh của Lonnol 1972 sát nhập các đảo này và Phú Quốc, Thổ Chu vào lãnh thổ Campuchia. Năm 1976, Polpot tuyên bố lấy đường Brevié làm ranh giới trên biển, và Hiệp định 1982 chỉ "coi đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này".

b. Hiệp định phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan

Trong vịnh Thái Lan, giữa Việt Nam và Thái Lan có một vùng chồng lấn được hình thành từ ranh giới ngoài thềm lục địa do chính quyền Việt Nam Cộng hoà vẽ ra vào năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa do Thái Lan công bố năm 1973; diện tích vùng này rộng 6.000 km2. Năm 1977 và 1981, hai nước Việt Nam và sau đó là Thái Lan cùng ra Tuyên bố về vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, nhưng không xác định rõ ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trong vịnh Thái Lan. Trải qua hơn 10 năm đàm phán (1978 - 1991), Uỷ ban hỗn hợp Việt - Thái về hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật (10/1991) đã thông qua biên bản về phân định ranh giới vùng biển, nếu không phân định được thì hai nước sẽ cùng hợp tác chung (đề nghị của Thái Lan).

Sau 9 vòng đàm phán cấp chuyên viên, ngày 9/8/1997, tại Băng Cốc Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Thái Lan là Prachuab Chaiyasan đã đặt bút ký Hiệp định về biên giới biển Việt Nam - Thái Lan. Hiệp định này quy định: Đường phân chia thoả thuận là một đường thẳng kẻ từ điểm C (70 49'0" B, 103002'30" Đ), tới điểm K (8046'54"B; 102012'11"Đ). Điểm C chính là điểm nhô ra nhất về phía Bắc của khu vực phát triển chung Thái Lan - Malaixia được xác định rõ trong bản ghi nhớ ngày 21/2/1979, và trùng với điểm 43 của đường yêu sách thềm lục địa của Malaixia năm 1979. Điểm K nằm trên đường thẳng cách đều Thổ Chu và Poulo Wai, đây là đường "dàn xếp tạm thời" Việt Nam - Campuchia năm 1991. Với hiệu lực 32,5% của đảo Thổ Chu, đường phân định thoả thuận này trên thực tế cho thấy Việt Nam được hưởng 1/3 diện tích và Thái Lan được hưởng 2/3 diện tích vùng chồng lấn.

c. Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc

Trong Hiệp định này, Vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc bởi bờ biển lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Ðông bởi bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây bởi bờ biển đất liền Việt Nam và giới hạn phía Nam bởi đoạn thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca - đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18o30'19" Bắc, kinh tuyến 108o41'17" Ðông, qua đảo Cồn Cỏ của Việt Nam đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16o57'40" Bắc và kinh tuyến 107o08'42" Ðông (trích điều 1 của Hiệp định)

Vịnh Bắc Bộ có diện tích gần 130.000 km2. Chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km, nơi hẹp nhất ở cửa vịnh rộng 207 km. Bờ Vịnh Bắc bộ phía Việt Nam dài 800 km, phía Trung Quốc gần 700 km. Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ. Phía Trung Quốc có một số ít đảo nhỏ ở phía đông bắc vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương. Sau khi Hiệp định biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc được ký kết (30/12/1999), hai nước tập trung vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ và đến 25/12/2000 Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc được ký kết. Các nội dung chủ yếu của Hiệp định này như sau:

- Xác định đường dóng kéo dài từ cửa sông Bắc Luân là đường nối hai điểm nhô ra biển tại cửa sông của hai nước, nơi ngấn nước triều thấp nhất. Giới hạn phía nam là đoạn thẳng nối từ mũi nhô ra của Oanh Ca (thuộc Hải Nam) qua đảo Cồn Cỏ đến một điểm có toạ độ 16 độ 57 phút Bắc và 107 độ 58 phút Đông.

- Hai bên thống nhất một đường phân định với 21 điểm kéo dài từ cửa sông Bắc Luân ra đến cửa vịnh phía nam, trong đó từ điểm 1 đến điểm 9 là biên giới lãnh hải, từ điểm 9 đến điểm 21 là ranh giới chung cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Đường phân định đi cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý (25% hiệu lực). Đảo Cồn Cỏ cũng là một đảo nhỏ nhưng nằm gần bờ của VN hơn (cách bờ khoảng 13 hải lý) nên được hưởng 50% hiệu lực trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại đường đóng cửa vịnh.

Hai nước tiến hành đàm phán và ký kết Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ gồm 22 điều, quy định:

+ Phạm vi Vùng đánh cá chung trong vịnh Bắc Bộ từ vĩ tuyến 20°Bắc xuống đường đóng cửa Vịnh, bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía; ; có tổng diện tích là 33.500 km²

+ Vùng đánh cá chung cách bờ của mỗi nước là 30 hải lý: đại bộ phận cách bờ của Việt Nam 35 - 59 hải lý, có hai điểm cách bờ 28 hải lý là ở Mũi Ròn thuộc tỉnh Hà Tĩnh và Mũi Độc thuộc tỉnh Quảng Bình.

Ba nguyên tắc của vùng đánh cá chung:

- vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung

- sản lượng và số tàu thuyền được phéãp vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên hợp định kỳ

- mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ 3 trong vùng đặc quyền kinh tế của mình

* Ý nghĩa của Hiệp định: giành cho Việt Nam một phần diện tích lớn hơn Trung Quốc là 8.000 km2. Theo nguyên tắc công bằng và tính toán tỉ lệ hợp lý thì Hiệp định này là công bằng và có thể chấp nhận

d. Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam với Indonesia

Năm 1969, Indonesia ra tuyên bố về giới hạn thềm lục địa của mình, dựa trên nguyên tắc không vượt quá đường trung tuyến cách đều đường cơ sở quần đảo của Indonesia và đường cơ sở của các quốc gia hữu quan. Năm 1971, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã vạch ranh giới đặc nhượng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, tại khu vực đối diện với Indonesia lấy theo đường trung tuyến cách đều bờ biển Việt Nam với bờ biển đảo Borneo của Inđonesia. Năm 1972, Indonesia và Việt Nam Cộng hòa tiến hành đàm phán nhằm phân định thềm lục địa giữa hai nước, Indonesia đề nghị lấy theo trung tuyến giữa Natuna Bắc và Côn Đảo, còn Việt Nam Cộng hòa đề nghị phân định theo đường trung tuyến giữa bờ biển Việt Nam và bờ biển đảo lớn Borneo thuộc Indonesia. Hai đường này tạo thành vùng chồng lấn rộng khoảng 40.000 km², hai bên không đạt được thỏa thuận nào. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu đàm phán về phân định thềm lục địa với Indonesia từ tháng 6 năm 1978. Đến 1991 hai bên thoả thuận thu hẹp vùng chồng lấn xuống còn 40.000 km2, nhưng đến 1994 - 1998 Indonesia đổi ý khiến đàm phán rơi vào bế tắc:

- Quan điểm của Indonesia là trung tuyến quần đảo

- Quan điểm của Việt Nam là thềm lục địa là sự trải dài tự nhiên của lục địa, do đó "ranh giới tự nhiên nên theo đường Thalweg (rãnh ngầm ngăn cách thềm 2 lục địa)"

=> tạo ra vùng tranh chấp rộng đến 98.000 km2. Hai bên nhất trí vận dụng theo Công ước 1982 và tập quán quốc tế được thừa nhận rộng rãi.

Năm 1998 - 1999 hai nước đàm phán đi vào thực chất hơn. Nhân dịp Tổng thống Megawati sang thăm Việt Nam, ngày 26 tháng 6 năm 2003 hai nước chính thức ký kết Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa Việt Nam-Indonesia. Nội dung chính: Đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia được xác định bằng các đoạn thẳng nối tuần tự các điểm 20-H-H1-A4-X1. Ý nghĩa: là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài giữa hai nước; là rất công bằng và phù hợp với luật pháp quốc tế; thể hiện được nguyện vọng, lợi ích của hai nước

e. Thoả thuận khai thác chung thềm lục địa giữa Việt Nam - Malaysia

Giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng chồng lấn thềm lục địa rộng khoảng 2.800 km2. Vùng này hình thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do chính quyền Việt Nam Cộng hoà công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979.

Đây là khu vực chồng lấn có diện tích không lớn nhưng có tiềm năng về dầu khí. Trước khi hai nước đi vào đàm phán, ngày 16/02/1989, Công ty dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) với nhà thầu IPC là người điều hành khu vực lô PM - 3 trùm lên một phần vùng chống lấn. Xuất phát từ nhu cầu khai thác dầu khí phục vụ phát triển của hai nước (diện tích vùng chồng lấn không lớn nếu đàm phán phân định sẽ mất nhiều thời gian) nên ngày 05/6/1992, tại cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao ở Kuala Lampur (Malaysia) hai bên đã ký Bản thoả thuận (MOU) về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn.

Nguyên tắc chung: Chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lời lãi giữa hai bên; Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí sẽ được Petronas (Malaysia) và Petrovietnam (Việt Nam) tiến hành trên cơ sở các dàn xếp thương mại

f. Đàm phán hợp tác tại vùng chồng lấn thềm lục địa giữa ba nước Việt Nam - Malaysia - Thái Lan

Giữa ba nước này có một vùng chồng lấn rộng khoảng 800 km2, hình thành trên cơ sở yêu sách về thềm lục địa của các bên. Năm 1998 ba nước bắt đầu đàm phán, cuối cùng xác định khu vực khai thác chung tại vùng chồng lấn là mỗi bên hưởng 1/3 tài nguyên khoáng sản và phi sinh vật; với khu vực khác thì Việt Nam hưởng 40%, hai nước còn lại mỗi nước hưởng 30%. Các bên cam kết việc khai thác không làm ảnh hưởng đến việc phân định vùng biển chồng lấn sau này.

=> Đến nay, Việt Nam khẳng định được chủ quyền các đảo với Campuchia (1982), phân định xong vùng biển với Thái Lan (1997) và Trung Quốc (2000), phân định xong thềm lục địa với Indonesia (2003). Với Malaysia thì Việt Nam chỉ dừng ở thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa (1992), và ba nước Việt Nam - Malaysia - Thái Lan bàn bạc thoả thuận hợp tác khai thác chung tại vùng chồng lấn.

4.3. Chủ trương giải quyết tranh chấp biển đảo của Việt Nam

4.3.1. Lập trường

- giữ vùng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hoà bình và ổn định trên Biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục

- giải quyết các tranh chấp và xử lý các vấn đề mang tính phát sinh ở Biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong chính sách đối ngoại hoà bình tự chủ, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ giữa Việt Nam với các nước.

a. Việt Nam kiên trì chủ trương là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Trong quá trình tìm kiếm các giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên cần kiềm chế, cùng nỗ lực duy trì hoà bình và ổn định, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực... tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến chương của Liên Hiệp Quốc và các luật pháp quốc tế; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Nguyên tắc 6 điểm của Asean về Biển Đông 2012, sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)

b. Tranh chấp trên Biển Đông hết sức phức tạp: có những tranh chấp giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc như tranh chấp quần đảo Trường Sa; có những tranh chấp với các nước bên ngoài khu vực như hoà bình, an ninh khu vực và tự do hàng hải. Đối với các vấn đề liên quan đến hai nước Việt Nam – Trung Quốc thì giải quyết song phương, vấn đề nào liên quan đến các nước khác, liên quan đến tự do hàng hải thì cần có sự bàn bạc của các bên liên quan. Nếu các bên không giải quyết được bằng cơ chế đàm phán thì cần phải giải quyết bằng các phương thức nhau như trung gian hòa giải hoặc bằng các cơ chế tài phán quốc tế như Tòa án Công lý Quốc Tế, Tòa án Quốc tế về Luật Biển và các Tòa Trọng tài

c. Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông: Việt Nam tiếp tục hoạt động bình thường tại các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng quy định trong Công ước 1982. Sẵn sàng cùng các nước liên quan tìm kiếm và triển khai các hoạt động hợp tác trên Biển Đông như an toàn hàng hải, cứu hộ và cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm trên biển...

d. Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải và nỗ lực cùng các bên liên quan bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải cho tàu thuyền các nước qua lại trên Biển Đông phù hợp với Công ước 1982; Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao việc cộng đồng quốc tế có những đóng góp xây dựng nhằm bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông; triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC và khuyến khích các bên xây dựng COC...

4.3.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc

Ngày 11/10/2011, ngay sau các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa là Hồ Cẩm Đào cùng hai Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến Lễ ký Văn kiện Thỏa thuận Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa => cơ sở quan trọng để hai nước giải quyết tranh chấp trên Biển Đông:

1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử,… đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên biển.

3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).

Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.

5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển./.

5. John Barrow, A Voyage to Cochinchina, in the Years 1792 and 1793. London, 1806

6. Alexander Hamilton, A new account of the East Indies. Volume I. London 1744

....

Các tư liệu này mô tả vị trí địa lý và cương giới của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới các tên gọi: Paracels, Paracelso, Pracels, Pracel, I.Ciampa (Hoàng Sa); Spratly, Spratley (quần đảo Trường Sa) và các quần đảo kế cận như Poulo Condore (Côn Đảo), Pullo Secca de Cerra (cù lao Câu), Pullo Secca de Mare (cù lao Thu), Pullo - Cambir (cù lao Xanh), Pullo Canton (cù lao Ré), Champello (cù lao Chàm). Các tài liệu cũng ghi nhận hoạt động khai thác sản vật thường xuyên theo mùa vụ, chứng tỏ người Việt khai thác liên tục ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời ghi nhận các vương triều của chúa Nguyễn và vua Nguyễn tuyên bố chủ quyền ở hai quần đảo, cung cấp thông tin hai quần đảo này như một lãnh thổ của Việt Nam với các tên gọi Cauchi, Cochi, Cochinchina, Couchinchina, Conchichine, Ciampa...

- The Oriental herald and colonial review [ed. by J.S. Buckingham], 1826, MDCCCXXIV, London có đoạn: "năm 1807, đại uý Ross được cử đến bờ biển Cochi China để khảo sát quần đảo Paracell (Hoàng Sa) và cho sứ đưa thư hữu nghị đến nhà vua, nhưng nhận được sự đối xử thiếu thân thiện nhất"

- Theo Thomas Ewing: "quần đảo Paracel (Hoàng Sa) tạo thành một dãy các đảo nhỏ, với đá và bãi cạn, nằm song song với bờ biển xử Cochi China"

- Nhật ký của J. Crawfurd viết: "vua xứ Cochi-china, năm 1816 chiếm quần đảo không có người ở và bao gồm nhiều đá, đảo nhỏ và bãi cát, gọi là Paracel, theo đó nhà vua tuyên bố quần đảo thuộc chủ quyền nước này, chủ quyền của nhà vua hầu như sẽ không bị tranh cãi".

- Thomas Keith mô tả: "Cochi-China mở rộng dọc theo biển Trung Hoa từ Tonquin (Bắc Bộ) đến Tsiompa (Champa) (...). Các đô thị chính là Ke-Hoa (Huế), Faifo và Touron (Đà Nẵng), nằm trên một vịnh đẹp cùng tên. Paracel (Hoàng Sa) và các đảo nhỏ trên biển có rất nhiều tổ của loài chim yến Salangan; những chiếc tổ này được tạo thành từ một chất dẻo, rất ưa chuộng trong các món súp, nhất là đối với Trung Quốc"

- A. Delavigne trong sách Memento De L'étudiant Ou Résumés Complets De ... (French Edition), 1939 trong phần địa lý các số 33 và 34 viết: "Đông Dương bao gồm nhiều vương quốc nhỏ (...), các đảo Côn Lôn và quần đảo Paracel nằm ở phía đông của Cochichine".

b. Các bản đồ cổ phương Tây

Trên những tấm bản đồ này thì Hoàng Sa được ghi chú bằng: Paracels, Paracelso, Pracels, Pracel; còn quần đảo Trường Sa ghi là Spratly, Spratley. Vùng song song với bờ biển Quảng Ngãi được gọi chung là Coste de Paracel, chứng tỏ rằng từ thế kỷ XVI, người phương Tây ghi nhận hai quần đảo là một phần của lãnh thổ Việt Nam, chú thích rất kỹ trong các tác phẩm và bản đồ của mình. Ví dụ bản đồ của G. Mencator (1595) vẽ rõ bãi đất Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Đại Việt; "bãi đất Hoàng Sa" được chú thích là Baxos de Chapar. Các bản đồ kế tiếp như India Orientalis (1613) của J. Hondius vẽ quần đảo Hoàng Sa, bao gồm các đảo từ phía nam Vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam Việt Nam. Bản đồ châu Á của G. Gottlieb, Matthias và Michel vẽ năm 1744; bản đồ vẽ Bãi Cát Vàng trong Carte pour de navigation des mer entre les cotes de Chine et du Blanc et de celles du golfe de Cochichine, 1737; An Nam đại quốc hoạ đồ của giám mục Pháp J. Taberd (1838) vẽ và ghi hàng chữ: "Paracel seu Cat-vang".

c. Tư liệu của Trung Quốc

- Mục Địa lý chí trong Nhị thập tứ sử (Từ Hán thư đến Thanh sử cảo) đều hiện cực nam Trung Quốc là huyện Nhai, tỉnh Hải Nam ngày nay.

- Hậu Hán thư, phần Trừng Mại huyện chí chép: "Tả Thừa nói rằng, bảy quận Giao Chỉ đến triều cống ra vào theo ngã Trướng Hải, tất biển Quỳnh Châu ở Trướng Hải vậy"; phần Văn Xương huyện chí cũng chép: "biển nam là ao trời, nơi rất nóng gọi là viêm hải, nơi nước dâng cao gọi là trướng hải, phí hải" ("Trướng Hải" là vùng biển Quỳnh Châu, nơi nước biển dâng lên rất cao

- Thanh sử cảo, mục Địa lí chí có đoạn: "Từ đó (đầu Thanh) cho đến nay, Đông tận Tam Tính gồm cả đảo Khố Hiệt (Sakhalin), tây tận phủ Sơ Lặc Tân Cương cho đến Thông Linh, bắc tận Ngoại Hưng An Lĩnh, nam tận Nhai Sơn đảo Quỳnh Châu Quảng Đông, không ai không lạy về nội địa, buộc chặt vào bản triều" (Thanh sử cảo, quyển 54, chí 29, địa lý 1, bản Trung Hoa thư cục, cuốn 8, trang 1891)

- Đại Thanh lịch triều thực lục chép lời chỉ dụ Nhâm Dần (20/1/1833) của Hoàng đế Đạo Quang là: "Lại theo lời tâu của Lý Tăng Giai rằng: Phó tướng Lý Hiển đi tuần đến Đại Mạo châu vùng biển khơi Tam Á thuộc Nhai Châu, là nơi tiếp giáp biển Di của Việt Nam" (Đại Thanh lịch triều thực lục, phần Tuyên Tông Thanh thực lục (Đạo Quang), quyển 226, tờ 29, Hoa văn thư cục xuất bản, Đài Bắc 1964 - 1967, 94 quyển)

- Quỳnh Châu phủ chí của Quận thú Tiêu Ứng Thực soạn năm 1774 thời Càn Long, phần 3 của mục Địa lý chí, phần Cương vực chép: "nam tắc Chiêm Thành, tây tắc là Chân Lạp, Giao Chi; đông tắc Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường, bắc tiếp Lôi Châu phủ Từ Văn huyện". Trong quyển 4 của sách này viết: "Dư địa lý. Vạn Châu. Biển Trường Sa, biển Thạch Đường đều ở phía đông lỵ sở châu, trong đại dương bên ngoài. Phương chí xưa viết rằng: Vạn Châu có Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường, nhưng đều ở biển ngoài, thuyền đi lại vướng cát ắt vỡ, lọt vào cửa ấy phần nhiều không ra được, người không dám đến gần, không xét rõ sự thật được".

- Tổng chí xuất hiện vào cuối thời Đường, bản viết đầu tiên xuất hiện vào thời Đường Hiến Tông (813) có tên Nguyên Hoà quận huyện đồ chí không chép phần các đảo phía nam (5 đơn vị hành chính ở Quỳnh Châu ở phần phụ lục), đối chiếu với Cựu - Tân Đường thư cho thấy hai huyện Lâm Xuyên và Ninh Viễn thuộc châu Chấn là cực nam, không ghi nhận các nhóm đảo phía biển nam.

- Các bộ sử của nhà Tống như Nguyên Phong cửu vực chí (Vương Tồn), Cửu khâu tổng yếu (Vương Nhật Hưu), Hoàng triều quận huyện chí (Phạm Tử Trường), Hoàng triều phương vực chí (Vương Hy Tiên), Thái Bình hoàn vũ ký (Nhạc Sử), Dư địa quản ký (Âu Dương Văn), Dư địa kỷ thắng (Vương Tượng Chi)... đều khẳng định cương vực của nhà Tống không vượt quá châu Nhai, việc khai thác và quản lý vượt quá châu Nhai về phần biển phía nam không được ghi nhận. Cụ thể, bộ Dư địa kỷ thắng của Vương Tượng Chi (1221), quyển 124 viết ở phần Cát Dương quận: "ngoài là các châu Ô Lý, Tô Mật, Cát Lăng, cùng đối ngang với Chiêm Thành; tây là Chân Lạp Giao Chỉ; đông là Thiên Lý Trường sa, Vạn Lý Thạch Đường, trên dưới mờ mịt, ngàn dặm một màu, thuyền bè qua lại, chim bay gần bên đầu bên cổ mà không thấy sợ".

- Bộ Đại Nguyên nhất thống chí do Trác Mã Đạt Linh cùng 3 người khác (1284 - 1303) soạn theo chỉ dụ của Hốt Tất Liệt. Bộ này bị thất tán vào thời Minh, phần còn lại gồm 30 quyển chỉ nói về phía Bắc.

- Các địa đồ trong các bộ sử nhà Minh như Đại Minh nhất thống chí của Đại học sĩ Lý Hiển (1461), Hoàng Minh nhất thống kỷ yếu của Diệp Cận Sơn, Quảng dư ký của Lục Ứng Dương... đều nhất quán ghi: cương vực phía nam của nhà Minh giới hạn đến châu Nhai.

- Các bộ sử thời Thanh như Đại Thanh nhất thống chí của Đại học sĩ Tưởng Đình Tích, Khâm định Đại Thanh nhất thống chí của Đại học sĩ Hoà Thân, Gia Khánh trùng tu nhất thống chí của Đại học sĩ Mục Chương A, Độc sử phương dư kỷ yếu của Cố Tô Vũ... Gia Khánh trùng tu nhất thống chí có đoạn: "Quảng Đông thống bộ - hình thể. Nam giáp biển lớn, từ trị sở tỉnh đến đại dương chừng 300 dặm (...) Phía tây nam châu Khâm phủ Liêm Châu cũng tiếp liền biển Giao Chỉ, khoảng cách đông - tây hơn 2.400 dặm. Còn Quỳnh Châu bốn mặt trơ trọi, tiếp giáp vùng biển. Tây tiếp An Nam, từ Khâm Liêm về tây cùng An Nam phân giới. Khâm Châu còn là đường biển quan trọng (Gia Khánh trùng tu nhất thống chí, quyển 440, Quảng Đông thống bộ, tờ 4 - 5, bản của Đài Loan thương vụ ấn quán, 9 cuốn, trang 5704)

- Các bộ Thông chí (tỉnh chí) viết nhiều nhất vào thời Minh - Thành với các bộ Quảng Đông thông chí sơ cảo của Án sát Ngự sử Đông Đới Cảnh, Quảng Đông thông chí của Hoàng Tá thời Minh; Quảng Đông thông chí của Tuần phủ Quảng Đông Lưu Bỉnh Quyền), Quảng Đông thông chí của Tổng đốc Lưỡng Quảng Kim Quang Tổ, Quảng Đông thông chí của Tổng đốc Lưỡng Quảng Nguyễn Nguyên... Các bộ sử này chỉ chép cương vực Quảng Đông chỉ hết Châu Nhai; các biển như Vạn Lý Thạch Đường, Thiên Lý Trường Sa được họ chỉ nói là chép trong cổ chí, nhưng không xác định chính xác là nơi nào. Cụ thể bộ Quảng Đông thông chí của Hách Ngọc Lân (quyển 13, 1731) chép: "Sơn xuyên chí Vạn Châu. Biển Trường Sa và biển Thạch Đường đều ở phía đông trị sở châu, nơi đại dương bên ngoài biển, phương chí xưa viết rằng: Vạn Châu có Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường, nhưng đều ở biển ngoài, không dò xét rõ sự thật được".

=> Các bộ sử Trung Quốc đều thống nhất là cực nam Trung Quốc ở châu Nhai thuộc phủ Quỳnh Châu.

* Atlas:

- Atlas of the Chinese Empire (Trung Quốc địa đồ) là tập bản đồ được xuất bản năm 1908, bằng tiếng Anh. Atlas này gồm 1 bản đồ tổng thể (Index Map) vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 22 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc. Các bản đồ đều có kích thức 31cm x 41cm. Ðây là atlas chính thức, được in lần đầu tại Trung Quốc với số lượng in giới hạn, do The China Inland Mission (Hội Truyền giáo nội địa), có trụ sở ở Thượng Hải (Trung Quốc), London (Anh), Philadelphia (Hoa Kỳ), Toronto (Canada) và Melburn (Úc), biên soạn và phát hành với sự giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh và sự trợ giúp kỹ thuật của một người Anh tên là Edward Stanford.

- Atlas Postal de Chine - Trung Hoa bưu chính dư đồ - Postal Atlas of China, do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919. Atlas được in bằng 3 thứ tiếng: Trung - Anh - Pháp, gồm 1 bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 46 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc, đều có kích thước là 61cm x 71cm. Tấm bản đồ tổng thể có tỷ lệ là 1:7500000, kích thước là 63 x 38cm.

- Atlas Postal of China ("Trung Hoa bưu chính dư đồ") do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc tái bản tại Nam Kinh năm 1933, cũng in bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp, có kích thước 61 x 71cm; trong bản đồ này không vẽ Hoàng Sa và Trường Sa.

Chương 2: Quan điểm của các bên tranh chấp và những cơ sở pháp lý quốc tế về chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

2.1. Quan điểm của các bên tranh chấp với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

2.1.1. Quan điểm của Trung Quốc

Trung Quốc luôn thể hiện tham vọng với Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu. Sau khi triều đình Mãn Thanh ký các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc phương Tây, một bộ phận quan lại có tư tưởng cải cách bắt đầu chấn hứng đất nước và xây dựng lực lượng hải quân mạnh (1860 - 1890). Mãi đến khi Trung Quốc thua Nhật trong chiến tranh 1894 - 1895 do việc triều đình Mãn Thanh cấm cản việc trang bị cho lực lượng hải quân và bắt đầu khủng hoảng, ở một số địa phương thuộc miền nam Trung Quốc đã xuất hiện tham vọng bành trưởng ra bên ngoài biển cả, nhất là viên Tổng đốc Lưỡng Quảng và viên Tuần phủ Quảng Tây có quyền lực rất lớn. Năm 1909, theo lệnh của viên Tổng đốc Trương Nhâm Tuấn, đô đốc Lý Chuẩn đem tàu đổ bộ chớp nhoáng vào đảo Phú Lâm, treo cờ bắn súng rồi hôm sau lập tức rút quân (Chuẩn đến rồi, báo lại cho viên Tổng đốc là nơi đó vô chủ). Ngày 1/12/1947, Tưởng Giới Thạch ký sắc lệnh sát nhập hai quần đảo mà hắn gọi chung là "Tây Sa" vào Trung Quốc, nhưng không được thi hành. Năm 1950, Trung Quốc lại ra tập bản đồ "Trung Hoa nhân dân cộng hoà quốc phân tỉnh tinh đồ" có phụ bản về Hoàng Sa, Trường Sa. Ngày 15/8/1951, Trung Quốc bắt đầu nêu yêu sách về chủ quyền hai quần đảo: "các quần đảo Tây Sa và Nam Sa cũng như các quần đảo Đông Sa và Trung Sa lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc".

* Lập luận của Trung Quốc:

- Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được "phát hiện từ lâu": Văn bản Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các sách báo của nước này thường trích dẫn Nam Châu dị vật chí, Phù Nam truyện đều chép: "Từ đời Tây Hán, Đông Hán; Trung Quốc đã mở đường ra Nam Hải, lúc đó gọi là Trướng Hải. Đời Tam quốc phát hiện các bãi cát ngầm gọi là Từ Thạch ở Nam Hải, gây khó khăn cho tàu bè qua lại". Đến thời Tống, các sách Chư phiên chí và Lĩnh ngoại địa chép: "Đời Tống, kỹ thuật hàng hải đã phát triển, địa hình đáy biển được hiểu rõ thêm, các đảo Nam Hải chính thức đặt tên là Thạch Đường, Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường, Cửu Nhũ Sa Thạch, Thất Châu Dương...". Đến thời Minh - Thanh có cuộc hải trình của Trịnh Hoà (1405 - 1433) ra phía tây có ghi chép, vẽ bản đồ các đảo ở Nam Hải; xuất bản nhiều sách hướng dẫn hàng hải như Đảo di chí lược, Chỉ nam chính pháp, Nam Dương hải đảo đồ, Hải quốc kiến văn lục. Kết luận: Trung Quốc có tài liệu ghi nhận rất nhiều, nhưng hầu hết các sách này chỉ là ghi chép những hiểu biết (những nhận biết ban đầu) của người Trung Quốc đương thời về lịch sử, địa lý và phong tục của nước ngoài. Những nội dung ghi chép này không phản ánh mối liên hệ địa lý hành chính giữa các địa danh với lãnh thổ của Trung Quốc đương thời - họ chép "chỉ để biết" thôi; không thể hiện chủ quyền của những địa danh nói trên. Trong văn bản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (30/1/1980) cố giải thích đó là Tây Sa vì nơi đó có "nhiều từ thạch" (thuyền mắc cạn - vì cát chưa trồi lên, khó ra được nên gọi là "từ thạch"). Trước đó, tờ Quang Minh nhật báo (24/11/1975) lại cố nói rằng "nhân dân nước ta (tức Trung Quốc) đã đầu tiên phát hiện ra những hòn đảo này, không ngừng cần cù khai phá và kinh doanh" để "làm cho những hòn đảo này, mỏm đá này từ trước đến nay trở thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc". Cũng lại văn bản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (30/1/1980) lấy lý do là: nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu đi lại trên Nam Hải để "khắc phục mọi khó khăn" - đồ của Trung Quốc luôn ở khắp mọi nơi (đồ sành, sứ thời Đường - Tống), "chưa hề khi nào gián đoạn".

Ngoài ra Trung Quốc lấy cớ rằng các triều đại Trung Quốc luôn quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa này:

- Văn bản của Bộ ngoại giao Trung Quốc năm 1980 viện dẫn sách Vũ kinh tổng yếu thời vua Tống Nhân Tông (thế kỷ XI) viết: “Triều đình Bắc Tống lệnh cho Vương Sư đi phòng giữ đặt dinh lũy thủy quân tuần biển ở Quảng Nam (tức Quảng Đông ngày nay) và “đóng tàu chiến đao ngư” (...) “Từ đồn Môn Sơn dùng gió Đông đi về phía Tây nam 7 ngày đến Cửu Nhũ Loa Châu, đi ba ngày nữa đến Bất Lao Sơn (Tác giả chú thích: “Thuộc nước Hoàn Châu”, nay là Cù Lao Chàm), lại đi ba ngày nữa về phía Nam đến phía Đông Lăng Sơn (mũi Đại Lãnh). Phía Tây Nam nơi này là các nước Đại Thực (A Rập), Phật Sư tử (Sri-Lanka), Thiên Trúc (Ấn Độ) không thể tính được hành trình” (quyển 20, tờ 19a-19b).

- Vua Nguyên đã sai Quách Thủ Kính đến quần đảo "Tây Sa" đo đạc thiên văn (1279); Nguyên sử chép: “Trắc nghiệm bốn biển: Nam Hải, điểm Bắc cực 15o, Hạ chí, bóng (mặt trời) ở phía Nam cột dài 1 thước, 6 phân (trên 30 cm), ngày 54 khắc, đêm 46 khắc" - Hàn Chấn Hoa cho rằng điểm đo đạc thiên văn đời Nguyên 15o (Bắc Cực), tương đương 14o47’ vĩ độ Bắc ngày nay. Vì vậy, “vị trí điểm đo đạc thiên văn đời Nguyên là trên quần đảo Tây Sa ngày nay” và cho rằng “đây là loại hành động hành sử chủ quyền của Chính phủ Trung Quốc”. Từ đó, ông Hàn Chấn Hoa kết luận rằng: “cương vực đời Nguyên bao gồm cả các đảo Nam Hải” (Hàn Chấn Hoa, Ngã Quốc Nam Hải chư đảo hội biên, 1988, trang 9, 46-47) - nghiên cứu quá kỹ rồi bóp méo "dải cát trên biển" chính là Hoàng Sa. Cuộc xâm chiếm đảo Java của tướng Nguyên Sử Bật được chép rõ trong Nguyên sử (quyển 17, tờ 6a) có đoạn: "Tháng 12, Bật mang 5000 quân hội chư quân, xuất phát từ Tuyền Châu, gió to sóng cả, thuyền chòng chành, quân sĩ mấy ngày không ăn được, qua Thất Châu Dương, Vạn lý Thạch Đường, đến (hải) giới Giao Chỉ, Chiêm Thành. Tháng Giêng năm sau (1293) đến đảo Đông Đổng, Tây Đổng, Ngưu Kỳ Dữ, đi vào đại dương mêng mông đóng quân tại các đảo Ganlanyu, Kalimatan, Goulan, đẵn gỗ đóng xuồng để đi vào Gia-va...”.

- Thời vua Khang Hy nhà Thanh (1710 - 1712), viên phó tướng thuỷ sư Quảng Đông là Ngô Thăng đã thực hiện việc tuần biển vào khoảng các năm 49 và 51 đời nhà Thanh (1710 - 1712). “Tự Quỳnh Thôi, lịch Đồng Cổ, kinh Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, Châu Tào tam thiên lý, Cung tự tuần thị (từ Quỳnh Nhai, qua Đồng Cổ, qua Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm, đích thân đi tuần tra xem xét). Gọi Thất Châu Dương ở đây tức quần đảo Tây Sa ngày nay, lúc bấy giờ do hải quân Quảng Đông phụ trách đi tuần” - căn cứ theo ghi chép trên, cuộc ghi tuần của Ngô Thăng chỉ diễn ra quanh đảo Hải Nam, bởi “Quỳnh Nhai” là thủ phủ Phủ Quỳnh Châu, phía Bắc đảo; “Đồng Cổ” là dải núi (cao 339 mét) ở Mũi Đồng Cổ, Đông Nam đảo; “Tứ Canh Sa” là bãi cát phía Tây đảo.

Như vậy các tài liệu của Trung Quốc đã viện dẫn chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có đề cập đến các "đá nam châm", các "dị vật" trong biển nhưng không có sự mô tả chính xác về mặt địa lý nên không có cơ sở chắc chắn hai quần đảo này được Trung Quốc sở hữu cách đây hơn 2.000 năm.

Trung Quốc "quản lý" hơn 2.000 năm nay, nhưng chứng cứ rất mơ hồ. Việt Nam có các bằng chứng "đập lại" quan điểm của Trung Quốc: năm 1730, Hải quốc đồ chí viết: "Vạn Lý Trường Sa là đất nổi giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên dậu của An Nam" (Tư liệu của Bộ Ngoại giao Pháp, tập 13, AS1840 China 797, folia 4, tr.2). Năm 1895, sự kiện tàu Bellona và Himeji Maru đắm tại Hoàng Sa, Phó vương Quảng Đông đã tuyên bố với Đại sứ Anh tại Bắc Kinh: "quần đảo Hoàng Sa là các đảo vô chủ, chúng không thuộc sở hữu của Trung Quốc lẫn An Nam, cũng không sát nhập về hành chính vào bất kỳ quận nào của Hải Nam và không có nhà chức trách nào chịu trách nhiệm kiểm soát nó" => do nhận thức chủ quan, không có một công nhận quốc tế nào.

Tài liệu về chủ quyền biển đảo của Trung Quốc và các bên được xem xét thận trọng, vì Luật quốc tế chỉ rất rõ điểm khác nhau giữa "ý niệm nhận thức và phát hiện địa lý" khi phân định chủ quyền với lãnh thổ bởi hiệu lực pháp lý của hai hành động này về bản chất là rất khác nhau (nhận thức: nghe nói, đọc; phát hiện: phải đến thực tế). Bằng chứng mà Trung Quốc đưa ra để giải thích cho lập luận của mình chỉ "đơn thuần là cung cấp những thông tin cơ bản (các nhận thức ban đầu) về khu vực này chứ không hữu hiệu để lập luận pháp lý".

Thông tin của các bên không phải là cái quyết định, phải có các văn bản luật. Các toà án quốc tế thống nhất chung quan điểm là bản đồ của các bên tranh chấp không mang giá trị pháp lý trong việc xác định lãnh thổ tranh chấp. Trong một văn bản của Toà công lý quốc tế xử tranh chấp biên giới biển có đoạn: "trong các tranh chấp lãnh thổ quốc tế, các thông tin trên bản đồ diễn giải có chính xác hay không tuỳ vào từng vụ việc cụ thể. Chỉ mình bản đồ và chỉ dựa trên sự tồn tại của bản đồ, bản đồ không thể cấu thành danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ. Chỉ văn bản hợp với luật quốc tế mới có giá trị pháp lý để thiết lập chủ quyền lãnh thổ".

- Lập luận "cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên Biển Đông": Trung Quốc viện dẫn Công ước Constans (26/6/1887) về hoạch định biên giới Việt - Trung có đoạn: "các đảo nằm ở phía đông kinh độ 105 độ 43 phút Đông của kinh tuyến Paris (tương ứng 108 độ 03 phút Đông của kinh tuyến gốc Greenwich)... thuộc về Trung Quốc" - lý do bởi nội bộ triều đình Huế phức tạp (hoà: hưu chiến). Năm 1883, Harmand buộc vua Nguyễn ký hiệp ước để "bảo hộ" Việt Nam khiến Trung Quốc phản đối mạnh. Harmand lạm quyền, cắt đất bừa bãi nên quan hệ Pháp - Trung căng thẳng cực độ (TQ mâu thuẫn với Pháp, vì Pháp đại diện cho Việt nam tiến hành đối ngoại - đòi quân Trung Quốc phải rút trong 3 tuần (TQ đòi 3 tháng)), nên Pháp nhanh chóng đánh bại Trung quốc, buộc nước này ký Quy ước Thiên Tân (1885) mà trước đó Pathenotre hoàn lại hiện trạng Việt Nam theo hoà ước Pathenotre (6/1884). Với hoà ước Pathenotre, Pháp đại diện Việt nam giao thiệp với Trung Quốc bằng công ước Constans 1887 phân định đường biên giới lãnh hải ở vịnh Bắc Bộ. Công ước Gerard 1895 phân chia lại biên giới giữa Bắc Kỳ với Vân Nam (20/6/1895). Vấn đề lãnh hải và chủ quyền các đảo không được đề cập, nghĩa là vấn đề ranh giới của vịnh Bắc Kỳ được giải quyết xong.

- Lập luận "thu hồi" từ Nhật Bản: Năm 1938, quân phát xít Nhật Bản chiếm Hoàng Sa từ tay Pháp và năm sau thì sát nhập vào lãnh thổ của mình. Trong tuyên bố Cairo (1943) có đoạn: "tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm đoạt từ người Trung Quốc như Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ phải được trao trả cho Trung Hoa Dân Quốc" (không hề nói đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Cuối năm 1945, hội nghị Potsdam tái khẳng định sẽ giữ nguyên những quyết định của Tuyên bố Cairo (1943), đồng thời khẳng định: quần đảo Hoàng Sa từ 15o45 đến 17o15 nên giao cho Trung Hoa Dân quốc; Quần đảo Trường Sa từ 12o B trở xuống nên giao cho quân đội Anh - Ấn => thực tế quân đồng minh vào chỉ để giải giáp quân Nhật chứ không liên quan đến chủ quyền biển đảo. Mệnh lệnh số 1 của tướng Mỹ McArthur (2/9/1945) có đoạn: "các chỉ huy cấp cao của Nhật Bản và tất cả các lực lượng trên đất liền, trên bộ và trên không... trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc (không bao gồm Mãn Châu), Đài Loan và Đông Dương thuộc Pháp nằm trên vĩ tuyến 16 độ Bắc phải đầu hàng dưới trướng Tổng thống Tưởng Giới Thạch" và mệnh lệnh này không hề có ý định chuyển giao quyền sở hữu Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Nhưng đến năm 1946, bất chấp việc hiệp định Trùng Khánh giữa Pháp - Trung Hoa Dân quốc yêu cầu quân đội của Trung Hoa Dân quốc phải rút về nước, nhưng quân Trung Hoa Dân quốc vẫn ngang nhiên chiếm đóng đảo Phú Lâm và Ba Bình.

Tháng 9/1951, điều 2 của chương II (lãnh thổ) của Hiệp định San Francisco quy định về nghĩa vụ của Nhật Bản với hai điểm:

+ điểm b: Nhật Bản phải từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với Đài Loan và Bành Hồ của Trung Quốc.

+ điểm f: Nhật Bản phải từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Spratly và quần đảo Paracel

Trong phiên họp ngày 5/9/1951, viên Thứ trưởng Ngoại giao Liền Xô là A. Gromyko đề nghị đưa điểm f vào điểm b; nhưng Hội nghị đã bỏ phiếu và kết quả là: chỉ có 3 nước đồng ý đưa đề nghị bổ sung trên ra bàn bạc; một nước bỏ phiếu trắng, 47 nước bỏ phiếu chống. Điều đó cho thấy tuyệt đại đa số các nước tham gia Hội nghị không chấp nhận giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc và không coi đó là lãnh thổ Trung Quốc. Hội nghị San Francisco không mời một đại diện nào của Trung Hoa Dân quốc hay Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tham dự, nên sau khi Hội nghị kết thúc thì Chu Ân Lai ra tuyên bố chỉ trích dự thảo Hiệp ước Mỹ - Anh (15/9/1951) và nhắc lại các yêu sách của Trung Quốc với các đảo trên Biển Đông.

- Lập luận "Việt Nam lật lọng với Trung Quốc": đó là nguyên tắc estoppel. Trung Quốc trong văn bản của Bộ Ngoại giao TQ năm 1980 viện dẫn Công thư 14/9/1958 và Tuyên bố 9/6/1965 tuyên bố rằng, trước đây Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Sự thật là: Hiệp định Genève 1954 chỉ nói các đảo thuộc nam vĩ tuyến 17 đều thuộc Việt Nam Cộng hoà (Hoàng Sa ở vĩ độ 16 độ 30 phút Bắc, 112 độ Đông; Trường Sa ở vĩ độ 10 độ Bắc, 114 độ Đông). Công thư 14/9/1958 chỉ đơn giản là ủng hộ việc Trung Quốc mở rộng phạm vi lãnh hải ra 12 hải lý, không công nhận chủ quyền của Trung Quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Lập luận "chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo đã được công nhận qua sách báo của một số nước": Trung Quốc viện dẫn sách của Việt Nam trước đây đã dùng tên Tây Sa, Nam Sa do Trung Quốc đặt và cho rằng Việt Nam chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo.

- Lập luận "Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, không phải Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc": Văn bản năm 1980 khẳng định chắc nịch và nêu rằng, "chỉ là những đảo và bãi cát ở ven biển miền Trung Việt Nam. Họ còn cho rằng Việt Nam không thể chứng minh được Tây Sa và Nam Sa là của Trung Quốc".

- Lập luận "quần đảo Tây Sa và Nam Sa nằm trên thềm lục địa kéo dài từ Mông Cổ đến bắc Borneo": dù các nhà khoa học cố chứng minh luận điểm này, nhưng trong luật pháp quốc tế không thể lấy yếu tố địa chất, vị trí kế cận hoặc tiếp giáp làm cơ sở để xác định chủ quyền lãnh thổ.

2.1.2. Quan điểm của Philippines

Philippines chưa bao giờ đặt chân đến quần đảo Trường Sa. Hiệp ước Paris ký giữa Tây Ban Nha với Mỹ ngày 10/12/1899 tại điều 3 có ghi: "đường biên giới ở phía tây Philippines theo kinh tuyến 118 độ Đông tới vĩ tuyến 10 độ Bắc (gần đảo Palawan) không bao gồm bất kỳ một hòn đảo nào, bãi đá nào của Trường Sa".

Năm 1947 một người Philippines là T. Cloma đến nhiều đảo vô chủ thuộc Trường Sa rồi ông ta tuyên bố sở hữu luôn. Năm 1951, viên Tổng thống Elpidio R. Quirino tuyên bố: "Vì quần đảo Trường Sa xét về phương diện địa lý ở kế cận quần đảo Philippines, nên nó phải thuộc về Philippines". Tháng 7/1956, Cloma gửi thư cho Ngoại trưởng Philippines yêu cầu chính quyền lập quy chế bảo hộ, Trung Quốc lập tức phản đối ngay. Cùng năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hoà cử tàu ra cắm cờ và dựng bia chủ quyền (8/1956), trong khi Đài Loan cho tàu chiến đến tịch thu vũ khí của Cloma (10/1956).

Bất chấp việc bị Việt Nam Cộng hoà và Đài Loan phản đối, năm 1971 Philippines chiếm 5 đảo của Trường Sa với lý do: "để giảm bớt mối đe doạ đè nặng lên an ninh"; năm 1977 - 1978 thì Philippines chiếm thêm hai đảo nữa để "củng cố vị trí của Philippines trên quần đảo". Ít lâu sau, Philippines tăng cường củng cố 7 đảo đã chiếm được là Song Tử Đông, Loại Ta, Loại Ta Đông, Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, Thị Tứ để làm đất trồng dừa, khai thác dầu khí, xây đường sân bay...

Như vậy, ý đồ của Philippines với việc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rất rõ ràng, có những bước đi cặn kẽ để tiến đến chiếm đóng các đảo. Nhưng nước này không hề có cơ sở lập luận pháp lý, lập luận rất mơ hồ và chung chung.

2.1.3. Quan điểm của Malaysia

Malaysia bộc lộ ý đồ tranh chấp hai quần đảo khá muộn với lý do nước này khai phá sớm nhất. Ngày 3 tháng 2 năm 1971, đại sứ quán Malaysia tại Sài Gòn gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa để hỏi rằng nước này có sở hữu hay yêu sách các "đảo" nằm trong khoảng giữa vĩ tuyến 9° Bắc và kinh tuyến 112° Đông "thuộc" lãnh thổ nước Cộng hòa Morac-Songhrati-Meads không. Ngày 20 tháng 4, Sài Gòn đáp lại rằng quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa.

Tháng 12/1979, Malaysia xuất bản bản đồ mang tựa đề "Bản đồ Thể hiện Lãnh hải và Các ranh giới Thềm lục địa", trong đó có vẽ ranh giới lãnh hải lấn vào vùng biển phía nam của Trường Sa trong đó có các đảo An Bang và Thuyền Chài do Việt Nam chiếm giữ và đảo Công Đo do Philippines chiếm giữ. Năm 1982, Malaysia cắm cột mốc và tuyên bố chủ quyền với đá Hoa Lau. Tháng 6/1983, Malyasia đánh dấu việc chiếm đóng thực thể địa lý đầu tiên thuộc Trường Sa khi cho quân đội đổ bộ lên đá Hoa Lau.

2.1.4. Luận cứ của Việt Nam

Hành động của nhà nước Việt Nam đối với các đảo này đươc ghi rõ trong chính sử. Những cái tên như Bãi Cát Vàng, Vạn Lý Trường Sa, Vạn Lý Hoàng sa đều chỉ chung một khu vực gồm nhiều đảo khác nhau thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; các tài liệu đó cũng khẳng định Bãi Cát Vàng là thuộc Việt Nam - nổi bật nhất là Châu bản triều Nguyễn, văn kiện có giá trị pháp lý phản ánh quá trình quản lý hai quần đảo của Việt Nam

2.2. Những cơ sở pháp lý quốc tế về chủ quyền thực sự của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

2.2.1. Pháp lý quốc tế đầu thế kỷ XX về biển

Dựa vào nguyên tắc, tiêu chuẩn luật pháp và tập quán quốc tế

Có 5 hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia được thừa nhận:

+ Thụ đắc bằng chuyển nhượng: chuyển nhượng lãnh thổ giữa các quốc gia là một cách thức hợp pháp và hoà bình, qua đó một quốc gia chuyển nhượng một phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của mình cho một quốc gia khác thông qua điều ước quốc tế có hiệu lực pháp lý. Vd: Nga chuyển nhượng Alaska cho Mỹ vào năm 1867 với giá 7,2 triệu USD; Tây Ban Nha chuyển nhượng Puerto Rico, Guam và Philippines cho Mỹ sau thất bại chiến tranh 1898; Nhà Nguyễn (Việt Nam) nhiều lần chuyển nhượng đất cho Pháp qua các hiệp ước 1862, 1874, 1883 và 1884; Pháp cũng đã cắt nhượng một số vùng đất cho nhà Thanh theo Công ước Constans 1887 gồm huyện Giang Bình và đất thuộc hai tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Hải Ninh; mũi Bắc Luân; 750 km vuông của tổng Tụ Long.

+ Thụ đắc bằng mở mang và phát triển: một quốc gia có quyền xác lập chủ quyền đối với lãnh thổ mới hình thành theo tiến trình vận động của tự nhiên trong phạm vi hiện có. Việc xuất hiện hòn đảo trong lãnh hải, nội thuỷ do núi lửa phun trào, hình thành cù lao trên sông, bồi đắp của hải lưu - nếu những hồn đảo này hình thành ở ngoài lãnh hải quốc gia thì cách thụ đắc này không được áp dụng. Vd: tháng 11/2013, hải quân Nhật phát hiện một hòn đảo (ngoài khơi quần đảo Ogasawara) cách Tokyo 1.000 km và nằm trong lãnh hải Nhật Bản nên họ đặt tên là đảo Niijima. Năm 2014, vương quốc Tonga thụ đắc hòn đảo núi lửa Hunga Tonga.

+ Thụ đắc bằng thời hiệu: là hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ đối với vùng lãnh thổ bằng chiếm hữu thực tế trong một thời gian dài và không có sự tranh chấp trực tiếp, tuy về mặt pháp lý chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này còn là vấn đề gây tranh cãi. Nguyên tắc này được hình thành vào thời kỳ chiến tranh xâm lược với các vùng lãnh thổ các nước khác chưa bị lên án và cấm đoán, quyền dân tộc tự quyết chưa là một tiêu chuẩn trong luật pháp quốc tế. Hình thức thụ đắc này có 2 trường hợp: chiếm hữu một vùng lãnh thổ mà trước đây thuộc về quốc gia khác, chiếm hữu một vùng lãnh thổ không rõ ràng và còn đang tranh cãi (nên hình thức thụ đắc này bị luật quốc tế phê phán mạnh mẽ vì nó biện minh cho hành động xâm lược). Chiếm hữu theo thời hiệu được sử dụng một cách hợp lý với điều kiện không có sự phản đối từ quốc gia có chủ quyền với vùng lãnh thổ đó; phản đối ngoại giao hay các hành động, các phát biểu khác có tính chất phản đối với tình trạng chiếm hữu hữu hiệu sẽ vô hiệu hoá chiếm hữu theo thời hiệu. Việc Việt Nam luôn đưa ra các phát biểu phản đối hành động chiếm đóng hai quần đảo của các nước có cùng nội dung sẽ có hệ quả pháp lý là việc chiếm hữu hữu hiệu của các nước không trở thành chiếm hữu theo thời hiệu, theo đó các nước này không thể thụ đắc một cách hợp pháp hai quần đảo này của Việt Nam.

+ Thụ đắc bằng xâm chiếm: trước khi Hiến chướng Liên Hiệp quốc có hiệu lực, việc sử dụng vũ lực và xâm lược không trái với luật pháp quốc tế. Sau năm 1945, nguyên tắc cấm đe doạ sử dụng vũ lực ra đời và nhanh chóng trở thành tập quán quốc tế ràng buộc mọi quốc gia (theo đó, tính hợp pháp của hoạt động xâm chiếm, xâm lược đều bị huỷ bỏ).

+ Thụ đắc bằng chiếm hữu: là sự thụ đắc một vùng lãnh thổ vô chủ, không thuộc chủ quyền nước nào. Có các loại:

- Chiếm hữu tượng trưng: xuất hiện trong phát kiến địa lý và chỉ sự chiếm hữu trong thời gian dài mang tính hình thức. Năm 1493, Giáo hoàng La Mã là Alexander VI công nhận tất cả những vùng đất do người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tìm thấy bằng một ranh giới khép kín (Anh, Hà Lan về sau phản đối quyết liệt - yêu cầu chiếm hữu lãnh thổ vô chủ là quyền khám phá đầu tiên). Thụ đắc bằng chiếm hữu có giá trị khi vùng đất, đảo bị chiếm hữu không còn nằm trong hệ thống địa lý hành chính của một quốc gia nào: đảo San Martin lúc đầu thuộc Tây Ban Nha, về sau thuộc Hà Lan - Pháp; đảo Palmas của Philippines lúc đầu thuộc Tây Ban Nha, sau thuộc Hà Lan. Sau phán quyết của Toà trọng tài năm 1928, Palmas thuộc về Indonesia.

- Chiếm hữu thực sự: được hình thành bởi Định ước Berlin 1885 với 2 nội dung là (1) quốc gia chiếm hữu lãnh thổ phải thông báo cho nước khác và (2) nước chiếm hữu phải có chính quyền tại chỗ để thi hành pháp luật. Năm 1888, Viện Pháp luật quốc tế ở Lausanne (Thuỵ Sĩ) tuyên bố: Việc chiếm hữu phải là thực sự - thực tế chứ không phải trên danh nghĩa. Năm 1919, hiệp ước Saint - Germain tuyên bố huỷ bỏ Định ước Berlin với lý do thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa => do tính hợp lý và khoa học thực sự nên các cơ quan tài phán vẫn viện dẫn nguyên tắc này khi giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước.

Việc chiếm hữu phải là hành động của Nhà nước; đối tượng chiếm hữu phải là các lãnh thổ vô chủ. Hành vi chiếm hữu phải hội tụ hai yếu tố vật chất và tinh thần:

# Yếu tố vật chất: thế hiện rằng hành vi chiếm hữu phải được diễn ra trong điều kiện hoà bình thực sự, đầy đủ và liên tục trong thời gian dài nhất định phù hợp với điều kiện tự nhiên lãnh thổ.

# Yếu tố tinh thần: thể hiện rằng quốc gia chiếm hữu phải thể hiện rõ ý định chiếm hữu lãnh thổ của mình

Trước khi nguyên tắc chiếm hữu thực sự có giá trị pháp lý thì "nguyên tắc kế cận địa lý và liên tục trong lãnh thổ" được áp dụng, nhưng việc xác định ranh giới lãnh thổ theo nguyên tắc này không rõ ràng nên nảy sinh nhiều tranh chấp (Công ước về luật biển năm 1982 xác định: các quyền thuộc chủ quyền các nước ven biển đối với thềm lục địa là phần kéo dài tự nhiên phần đất liền của nước đó ra biển)). Có trường hợp yếu tố kế cận địa lý không được lấy làm cơ sở xác định ranh giới chủ quyền lãnh thổ như đảo Corse rất gần Ý nhưng thuộc Pháp, đảo Cocos rất gần Australia nhưng thuộc Indonesia, đảo Clipperton gần Mexico nhưng thuộc Pháp (người ta gọi chung là các "lãnh thổ hải ngoại")

Theo quy định của luật pháp quốc tế đầu thế kỷ XX, có các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ quốc gia sau:

+ Nguyên tắc nghiêm cầm đe doạ bằng vũ lực và sử dụng bằng vũ lực trong quan hệ giữa các nước - việc xâm chiếm lãnh thổ của nước khác bị đặt ra ngoài vòng pháp luật

+ Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia: việc thay đổi chủ quyền quốc gia bằng vũ lực hay thủ đoạn lấn chiếm là bất hợp pháp

+ Nguyên tắc dân tộc tự quyết.

Một số vụ tranh chấp được giải quyết thông qua các Toà án quốc tế như:

- Tòa án Trọng tài thường trực, viết tắt là PCA (tiếng Anh: Permanent Court of Arbitration) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại La Hay, Hà Lan. Tòa án này được thành lập năm 1899 tại Hội nghị Hòa bình Hague.

- Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice, PCIJ)

- Toà án Công lý Quốc tế (tiếng Anh: International Court of Justice – ICJ) là một phân ban trực thuộc Liên Hiệp Quốc, được thành lập vào năm 1945 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice) có từ năm 1922.

* Phân xử chủ quyền với đảo Palmas (1928):

Lập luận của Hoa Kỳ: Hoa Kỳ đòi chủ quyền bằng quyền khám phá và sở hữu liền kề

Lập luận của Hà Lan: Hà Lan bác bỏ các lập luận của Hoa Kỳ bằng cách lấy việc thực hiện thực sự, hòa bình và liên tục chủ quyền của nước này đối với đảo từ năm 1677 mà không có sự phản đối nào từ Hà Lan. Đồng thời Hà Lan đã ký hàng loạt các văn bản với nhà nước địa phương Tabukan và xác lập được thuộc địa Hà Lan trên đảo Palmas, kèm theo các hoạt động như kinh tế, chiến tranh, đối ngoại...

Phán quyết của Toà: Tây Ban Nha không thể chuyển nhượng hợp pháp cái mà họ không sở hữu. Họ chỉ sở hữu khi khám phá đảo và không thực thi chủ quyền thực sự với đảo nên đòi hỏi của Hoa Kỳ là không được chấp nhận. Ngược lại các hoạt động của Hà Lan là đặc trưng quyền lực của nhà nước, nó diễn ra trong hoà bình và liên tục trong thời gian dài, dù có khoảng trống nhất định từ 1760 đến 1825

=> Palmas là lãnh thổ thuộc sở hữu của Hà Lan.

* Phân xử chủ quyền đông Greenland (1931 - 1933) giữa Na Uy và Đan Mạch:

Greenland là lãnh thổ cực bắc trái đất, với 81% diện tích có băng phủ không thể sinh sống. Năm 1931, Na Uy chiếm và tuyên bố chủ quyền phía Đông Greenland không có người ở vì cho rằng đó là đất vô chủ chưa thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào. Đan Mạch đòi chủ quyền với toàn bộ Greenland trong khi chỉ chiếm hữu thực sự một phần diện tích của đảo. Năm 1933, hai nước đồng ý giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Pháp viện thường trực quốc tế.

Lập luận của Na Uy: họ đã chiếm Đông Greenland là vùng đất vô chủ chưa thuộc quyền sở hữu của bất kỳ quốc gia nào.

Lập luận của Đan Mạch: nước này đã chứng minh chủ quyền đối với toàn bộ đảo không bằng hành vi chiếm hữu cụ thể nào mà bằng một loạt các sắc lệnh, luật thực thi pháp luật, hành chính trải dài khoảng 1.000 năm trước, đặt Greenland dưới sự điều hành của Đan Mạch, quy định lưu thông hàng hải quanh Greenland, quy định việc săn bắt và đánh cá, các hoạt động thám hiểm v.v…, quá trình Đan Mạch thực hiện các hành động đó diễn ra trong hòa bình.

Phán quyết của Toà: việc xác lập chủ quyền đối với vùng đất không thể sinh sống chỉ cần quốc gia có ý định chiếm hữu và thực hiện một số hoạt động mang tính quyền lực nhà nước là đủ. Do đó, Đan Mạch đã có ý định và thẩm quyền quốc gia đã nêu là đầy đủ để có chủ quyền với toàn bộ Greenland. Với những khu vực không thể sinh sống thì yêu cầu để duy trì chủ quyền trên lãnh thổ là ít nghiêm ngặt hơn so với các khu vực có đông dân cư qua lại; đây chính là một phần trong sự thay đổi nguyên tắc chiếm hữu thật sự khi nó được vận dụng trong mọi điều kiện lãnh thổ mới => Chủ quyền của đảo Greenland thuộc về Đan Mạch.

* Phân xử chủ quyền ở đảo Clipperton (1931):

Nằm ở phía Nam Mexico và phía Tây của Guatemala, hòn đảo san hô Clipperton từng được Pháp sử dụng để khai thác phân chim. Sau cách mạng Mexico (1911 - 1914), Clipperton vô chủ. Pháp và Mexico nhất trí giải quyết tranh chấp năm 1909, đến năm 1931, trọng tài mới đưa ra phán quyết của vụ án.

Lập luận của Mexico: Tây Ban Nha đã phát hiện ra đảo trước Pháp rất lâu và để lại quyền thừa kế cho Mexico.

Lập luận của Pháp: Pháp là quốc gia phát hiện ra đảo Clipperton năm 1858 và tuyên bố chủ quyền mà không có quốc gia nào phản đối, và đã tiến hành các hoạt động như khai thác phân chim, cho các tàu chiến đến neo đậu nhằm khẳng định chủ quyền.

Phán quyết của Toà: đối với lãnh thổ không thể sinh sống được thì không cần thiết có sự hiện diện thường xuyên các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước tại đó, tại thời điểm quốc gia chiếm hữu xác lập chủ quyền mà không có tranh chấp thì việc xác lập chủ quyền coi như đã hoàn thành. Đối với lãnh thổ không thể sinh sinh sống thì những đòi hỏi khắc khe của nguyên tắc chiếm hữu thực sự không được thực thi, hoặc mức tối thiểu nhất là không đòi hỏi thực thi chủ quyền liên tục trên lãnh thổ chiếm hữu => Chủ quyền của đảo Clipperton thuộc về nước Pháp, đây là lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp.

* Phán quyết về vụ kiện Trung Quốc của Philippines về Biển Đông (2013 - 2016):

Philippines yêu cầu Toà phán quyết về bốn vấn đề liên quan đến Biển Đông:

Thứ nhất, Philippines yêu cầu Toà phán quyết thông qua các nguồn luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trên Biển Đông và hiệu lực của Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển (1982) với yêu sách và quyền lịch sử của cái gọi là "đường lưỡi bò" trên Biển Đông.

Thứ hai, Philippines yêu cầu tòa xác định liệu một số cấu trúc theo UNCLOS, một số các thực thể mà cả Philippines và Trung Quốc yêu sách có thể được xem là đảo, đá, bãi nửa nổi nửa chìm hay bãi chìm. Quy chế pháp lý của cấu trúc này theo UNCLOS quyết định vùng biển mà cấu trúc đó có thể được

Thứ ba, Philippines yêu cầu Toà phán quyết liệu một số hành động của Trung Quốc có vi phạm UNCLOS không khi can thiệp vào việc Philippines thực thi các quyền chủ quyền và quyền tự do phù hợp với Công ước, cũng như Trung Quốc làm tổn hại đến môi trường biển thông qua các hoạt động đánh bắt cá và xây dựng

Thứ tư, Philippines yêu cầu Toà phán quyết về một số hoạt động do Trung Quốc tiến hành, cụ thể là việc cải tạo đất trên quy mô lớn, xây dựng đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa kể từ vụ kiện đến nay đã làm phức tạp thêm các tranh chấp

Quan điểm của Trung Quốc là không chấp nhận và không tham gia vào trình tự tố tụng của vụ kiện. Trung Quốc nhiều lần nhắc lại quan điểm này có trong các công hàm ngoại giao, "Tài liệu lập trường” xuất bản ngày 7/12/2014 là tài liệu quan trọng nhất, trình bày và hệ thống hóa các quan điểm của nước này về vụ kiện và được Tòa Trọng tài sử dụng như một bằng chứng về lập trường của Trung Quốc.

Phán quyết của Toà:

# Quyền lịch sử và đường chín đoạn bị bác bỏ do chúng không phù hợp với chế định đặc quyền vùng kinh tế trong lãnh thổ quốc gia. Toà kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý gì để ra yêu sách quyền lịch sử và tài nguyên tại các vùng biển bên trong đường chín đoạn.

# Toà cũng khẳng định không có một cấu trúc nào ở Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định các đảo ở Trường Sa không thể liên kết với nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất. Toà nhận thấy rằng Toà không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có.

# Tính hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc: Toà cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền của nước với các lý do: can thiệp vào hoạt động đánh bắt cá và khai thác dầu khí của Philippines, xây dựng đảo nhân tạo, không ngăn chặn ngư dân đánh bắt ở khu vực này, gây hại cho môi trường biển.

# Làm trầm trọng thêm tranh chấp: Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của các quốc gia thành viên của UNCLOS trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của cấu trúc ở Biển Đông vốn là một phần tranh chấp giữa các bên.

2.2.2. Công ước của Liên Hiệp Quốc năm 1982 về luật biển:

Thế kỷ XIII, một số nguyên tắc về luật biển đã xuất hiện và phổ biến ở Bắc Âu và Địa Trung Hải. Đến thế kỷ XVII, các nguyên tắc về luật biển được xây dựng có hệ thống hơn.

Đầu thế kỷ XX, Hội Quốc Liên đã tổ chức một hội nghị năm 1930 tại Hague để bàn về xây dựng các nguyên tắc, quy chế lãnh hải, chống cướp biển và cả nguyên tắc sử dụng tài nguyên biển. Nhưng mâu thuẫn giữa các quốc gia về chiều rộng lãnh hải nên hội nghị không đạt được thỏa thuận nào.

2. Modern Geography: A Description of the Empires, Kingdoms, States, and Colonies ; with the Oceans, Seas, and Isles ; in All Parts of the World : Including the Most Recent Discoveries, and Political Alterations, Digested on a New Plan, Tập 1, 1806

3. Sir George Staunton and Lord Macartney, An Historical Account of the Embassy to the Emperor of China - 2 volumes - 1797

4. Charles Taylor, The Literary Panorama, Vol. 1: A Review of Books, Register of Events, Magazine of Varieties; Comprising Interesting Intelligence From the Various Districts of the United Kingdom; The British Connections in the East Indies, the West Indies, America, Africa, Western Asia and from the Continent of Europe, London, 1807

Chương 1: Tổng quan về biển đảo Việt Nam và những tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa trước năm 1909

1.1. Tổng quan về biển đảo Việt Nam

- Về tên gọi: Việt Nam gọi là "Biển Đông", Trung Quốc gọi là "biển Nam Hải", Philippines gọi là "biển Tây"; tổ chức Thuỷ đạc Quốc tế (International Hydrographic Organization) đặt tên quốc tế là "South China Sea" - với nguyên tắc đặt tên vùng biển theo tên quốc gia tiếp giáp với nó có diện tích lớn nhất, những quốc gia có diện tích lớn nhất không được hiểu là quốc gia này sở hữu vùng biển lớn nhất. Nguyên tắc là dựa vào cấu tạo và nơi tiếp giáp với quốc gia lớn nhất mà gọi với tên ấy, không có biểu hiện chiến lược nhiều với vùng biển này. Biển Đông là một trong số chục cái biển lớn, như biển Nhật Bản, biển Hoa Đông, biển Bắc Hải, biển Hoàng Hải (biển Đỏ).

Biển Đông là loại biển nửa kín nửa hở, xếp thứ 2 trên thế giới trong số 6 biển lớn về diện tích (3,5 triệu km vuông), sau biển Coral Sea ở đông bắc Australia.

Biển Đông giống như một "ngã ba đường" nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương bằng tuyến đường hàng hải quốc tế. Tuyến hàng hải này kết nối châu Âu qua Trung Đông đến Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Trên bản đồ địa hình Biển Đông, thấy có một hình thái cấu trúc "bồn trũng nước sâu kiểu đại dương". Đi từ Ấn Độ Dương sang Biển Đông phải qua eo biển Malacca và một eo biển nữa. Nhìn vào hình thái thấy chỗ này rất là sâu (rãnh nước sâu, trũng sâu). Trũng sâu này đi qua vùng biển đảo của Việt Nam thì chúng ta thấy nó gắn liền với bãi Tư Chính - Vũng Mây và bãi này nằm gần thềm lục địa, tách khỏi quần đảo Trường Sa. Đi qua trũng sâu thì bắt buộc phải qua eo Luzon (Philippines, tên Việt là "Lữ Tống"). Tóm lại, hàng hoá và dầu đều đi qua Biển Đông, nhiên liệu cũng phải qua Biển Đông đến các nơi khác. Có hai thương cảng lớn trên con đường thương mại này là Singapore và Hongkong (Hương Cảng, Trung Quốc). Điểm gần nhất của tuyến hàng hải quốc tế (đường hàng hải quốc tế) này đi qua Biển Đông cách Côn Đảo của Việt Nam 35 km, có vai trò an ninh nên vị trí rất quan trọng.

Hiện nay, mặc dù Biển Đông là biển nhưng nó có hình thái của đại dương, có trũng sâu liên quan đến thuyền nhân cho nên đây là lý do vì sao nơi này hay có bão. Bão toàn là "siêu bão" và xuất phát từ Philippines sang.

* Về góc độ kinh tế: giao thông ở Biển Đông nhộn nhịp thứ hai thế giới sau Địa Trung Hải. Hàng ngày có 200 - 300 tàu có tải trọng 5.000 tấn trở lên qua lại Biển Đông không kể tàu dưới 5.000 tấn, chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Khu vực Biển Đông còn là tuyến hàng hải và giao thông huyết mạch mang tính chiến lược của các nước trong khu vực và thế giới, chuyên chở 1/2 sản lượng dầu thô và các sản phẩm thương mại khác của toàn cầu.

Hơn 90% lượng vận tải trên thế giới được thực hiện bằng đường biển và 60% trong số đó phải qua Biển Đông. Lượng dầu khí vận chuyển qua Biển Đông gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama, kênh đào Suez. Đông Nam Á có 536 cảng biển, trong đó cảng Singapore là lớn nhất và hiện đại nhất thế giới, nối liền với cảng Hongkong ở phía bắc.

Eo biển chính là eo Malacca và eo Luzon của Philippines; Malacca hoạt động nhộn nhịp thứ hai sau eo biển Hormuz (Iran). Đây là các cửa ra vào chính của Biển Đông với hàng trăm tàu biển qua lại, bao gồm các tàu quân sự. Do đó, vùng Biển Đông trở nên cực kỳ quan trọng với các nước trong và ngoài khu vực về mặt địa chiến lược, an ninh, giao thông đường biển và quốc tế. Eo Malacca là eo cực kỳ quan trọng, sau eo Hormuz là nơi cướp biển Somalia hoàng hành. Biển Đông vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính toàn cầu. Trên bản đồ các tuyến đường hàng hoá thế giới thì tuyến chở dầu từ 250 - 300 triệu tấn kéo dài qua cực nam châu Phi, qua Hormuz, Ấn Độ để vào Biển Đông; trên 300 triệu tấn chủ yếu qua lại giữa Hormuz với một đảo trung chuyển ở chếch phía bắc Đại Tây Dương. Ở gần eo Malacca là vùng đảo Java trên biển Java, nơi có đông cướp biển Java (Chà-và, Đồ Bà) cướp bóc quanh gần eo Malacca. Trong bản đồ hiển thị dòng chảy khí đốt qua Biển Đông (đơn vị tính là nghìn tỷ feet khối, số liệu năm 2011) thì thấy tuyến đường dầu khí qua Trường Sa với số lượng rất lớn (mật độ dày đặc), qua Đài Loan và Hàn Quốc. Eo biển Luzon (Lữ Tống) cũng chính là tên gọi đảo Luzon (Philippines).

Khu vực Biển Đông có nhiều tài nguyên biển quý hiếm, nhất là dầu khí. Biển Đông là một trong 5 bể dầu khí lớn nhất thế giới: Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trữ lượng dầu ở Biển Đông ước tính là 7 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày; Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu ở Biển Đông là 213 tỉ thùng, trong đó trữ lượng dầu ở quần đảo Trường Sa lên đến 105 tỉ thùng. Với trữ lượng như vậy thì sản lượng khai thác ước tính đạt 18,5 triệu tấn/năm và có thể duy trì trong vòng 15 - 20 năm tới.

Biển Đông còn có tiềm năng lớn về băng cháy (hydrate mathan) ở bồn trũng nước sâu. Phần biển nông và ben bờ chứa đựng các tiềm năng tài nguyên lớn như sa khoáng titan, thiếc, zircon, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm... Các nguồn tài nguyên này rất quan trọng với nhu cầu phát triển của các quốc gia trên Biển Đông.

Các bể trầm tích (basin) dầu khí Việt Nam: sông Hồng, Phú Khánh (Dung Quất, Quy Nhơn), Cửu Long - Nam Côn Sơn - Tư Chính Vũng Mây (ba bể này nằm liền kề nhau), Malay-Thổ Chu (vùng biển tây nam nước ta), Hoàng Sa, Trường Sa. Phân tích kỹ có các dạng sau: ngoài khơi Quảng Ngãi có phủ bể Quảng Ngãi và địa luỹ Tri Tôn; phía nam là đới cát trượt Đà Nẵng. Xuống phía nam là trũng sâu Phú Khánh giáp thềm Đà Nẵng và thềm Phan Rang, hết là đới cát trượt Tuy Hoà. Dưới đới cát trượt Tuy Hoà là bể Cửu Long, địa luỹ A, bể Nam Côn Sơn (đáy biển sâu không đồng nhất giữa các vùng)

+ Bể trầm tích sông Hồng: có diện tích khoảng 110.000 km vuông, phân bố ở vịnh Bắc Bộ và kéo dài qua Bắc Trung Bộ đến trũng sâu Phú Khánh, phía tây bắc thì bồn trũng vào đất liền nên gọi là bể Hà Nội. Mỏ khí đầu tiên được phát hiện là mỏ “Tiền Hải C” và được đưa vào khai thác từ năm 1981. Cho đến nay, ở bể trầm tích Sông Hồng, ngoài mỏ Tiền Hải C, chúng ta đã có các mỏ và phát hiện dầu khí khác như: Đông Quan D, B10, Hồng Long, Hoàng Long, Yên Tử, Hàm Rồng, Hàm Rồng Nam, Hàm Rồng Đông, Thái Bình, Hạ Mai, Báo Vàng, Báo Đen, Báo Gấm, Bạch Trĩ, Cá Voi Xanh. Về tiềm năng dầu khí, bể trầm tích Sông Hồng được xếp thứ 3 ở trên thềm lục địa Việt Nam, đứng sau các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn.

+ Bể trầm tích Phú Khánh: có diện tích khoảng 80.000 km2, nằm ở ngoài khơi biển Nam Trung Bộ, kéo dài từ Quảng Ngãi đến Phan Thiết; phần lớn có diện tích sâu dưới 200 m. Cho đến nay, đã khoan một số giếng khoan thăm dò và phát hiện được dầu khí ở các cấu tạo Cá Voi Xanh, Cá Heo, Cá Mập, Tuy Hòa. Cấu tạo Cá Voi Xanh do Công ty Exxon Mobil phát hiện được xem là tích tụ khí lớn đang được nghiên cứu và đánh giá trữ lượng công nghiệp. Các vùng có tiềm năng dầu khí thường nằm ở độ sâu nước biển lớn từ 800m nước đến 2500m, chi phí đầu tư thăm dò và khai thác lớn.

+ Bể trầm tích Cửu Long: có diện tích khoảng 36.000 km2, nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu- Bình Thuận. Ranh giới phía Tây và Tây Bắc của bề là đất liền, phía Bắc và Đông Bắc là Đới nâng Phan Rang ngăn cách bể với bể Phú Khánh, Phía Đông và Nam là Đới nâng Côn Sơn ngăn cách bể với bể Nam Côn Sơn. Độ sâu nước biển ở trong phạm vi của bể nhìn chung là nông, nơi sâu nhất đến 80- 90 m. Ở bể trầm tích dầu khí Cửu Long đã có một khối lượng khảo sát địa chấn và khoan lớn nhất trong tất cả các bể trầm tích dầu khí của Việt Nam và đã phát hiện các mỏ dầu khí lớn như Bạch Hổ, Rồng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Tê Giác Trắng, Hải Sư Trắng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Kình Ngư Trắng. Hiện nay, sản lượng khai thác dầu hàng năm của bể trầm tích dầu khí Cửu Long chiếm hơn 80% tổng sản lượng khai thác của Ngành Dầu khí.

+ Bể trầm tích dầu khí Nam Côn Sơn: nằm ở vùng Đông Nam thềm lục địa Việt Nam với diện tích khoảng 100.000 km2. Tiếp giáp phía Bắc của bể là bể trầm tích Phú Khánh, phía Đông là bể trầm tích Tư Chính- Vũng Mây, phía Nam là Đới nâng Natuna, còn về phía Tây là Đới nâng Côn Sơn ngăn cách với bể trầm tích dầu khí Cửu Long. Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể thay đổi rất lớn từ Tây sang Đông, nơi sâu nhất đạt đến 1000 m. Đến nay, ngoài một khối lượng lớn khảo sát thu nổ địa chấn, hơn 110 giếng khoan đã được khoan và đã phát hiện được nhiều mỏ dầu khí như Đại Hùng, Lan Tây- Lan Đỏ, Rồng Đôi Tây, Chim Sáo, Hải Thạch, Mộc Tinh, Thiên Ưng, Cá Rồng Đỏ, Dừa, Đại Nguyệt, Kim Cương Tây, Gấu Chúa. Tiềm năng dầu khí cũng như sản lượng khai thác hàng năm của bể trầm tích Nam Côn Sơn được đánh giá đứng thứ 2 trên thềm lục địa Việt Nam, sau bể trầm tích dầu khí Cửu Long.

+ Bể trầm tích Tư Chính - Vũng Mây: nằm ở vùng nước sâu trên thềm lục Đông Nam Việt Nam có diện tích khoảng 90.000 km2. Tiếp giáp về phía Bắc là bể trầm tích Phú Khánh và Đới tách giãn Biển Đông, phía Đông là bể trầm tích Trường Sa, phía Nam là vùng biển Brunei và Philipin, còn về phía Tây là bể trầm tích dầu khí Nam Côn Sơn. Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể phần lớn trên 1000m, nơi sâu nhất đến gần 3000m. Một khối lượng lớn khảo sát địa chấn đã được thực hiện và giếng khoan PV-94-2x đã được khoan vào năm 1994. Do điều kiện nước biển sâu nên công tác khoan còn hạn chế. Tuy nhiên, tiềm năng dầu khí của bể trầm tích Tư Chính – Vũng Mây được đánh giá có triển vọng khá.

+ Bể trầm tích Hoàng Sa có diện tích khoảng trên 70.000 km2, nằm ở phía Đông Đới nâng Tri Tôn ngoài khơi cửa Vịnh Bắc Bộ, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ranh giới phía Bắc của bể là Trũng Đông Bắc Tri Tôn và Trũng Yacheng (Trung Quốc), phía Đông là Đới tách giãn Biển Đông, phía Nam là bể trầm tích Phú Khánh và phía Tây là Đới nâng Tri Tôn. Độ sâu nước biển ở nơi sâu nhất lên tới 3500 m. Từ năm 1980 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng một số nhà thầu quốc tế đã thu nổ địa chấn ở một số diện tích với mạng lưới tuyến khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay ở bể trầm tích Hoàng Sa chưa có một giếng khoan thăm dò dầu khí nào được triển khai. Vì vậy, tiềm năng dầu khí của bể vẫn còn là một ẩn số.

+ Bể trầm tích Trường Sa nằm ở vùng nước sâu và xa bờ Đông Nam Việt Nam, bao gồm cả huyện đảo Trường Sa của nước ta, có diện tích khoảng 200.000 km2. Tiếp giáp về phía Bắc của bể là Đới tách giãn Biển Đông, về phía Đông là bể trầm tích Palawan (Philipin), về phía Nam là vùng biển Brunei và Philipin, còn về phía Tây là bể trầm tích Tư Chính- Vũng Mây. Độ sâu nước biển trong phạm vi bể trầm tích Trường Sa hầu hết từ 1500- 3000 m, nơi sâu nhất tới khoảng 4500 m. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã được triển khai từ những năm 70 của thế kỷ trước với một khối lượng khảo sát địa chấn nhất định và một số giếng khoan. Tiềm năng dầu khí của bể trầm tích Trường Sa chưa được đánh giá.

+ Bể trầm tích dầu khí Mã lai -Thổ Chu nằm ở thềm lục địa Tây- Nam Việt Nam, ngoài khơi bờ biển Cà Mau- Hà Tiên, có diện tích khoảng 80.000 km2. Về phía Bắc, bể tiếp giáp với đảo Phú Quốc, phía Đông là đất liền, còn về phía Nam và Tây là bể trầm tích dầu khí Mã-lai (Malaysia). Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể nhìn chung nhỏ, không vượt quá 50m- 70m. Một khối lượng lớn khảo sát địa chấn và khoan đã được triển khai và đã phát hiện được nhiều mỏ dầu khí như Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi, Sông Đốc- Năm Căn, Hoa Mai, Ngọc Hiển, Phú Tân, Khánh Mỹ, U Minh, Cái Nước, Đầm Dơi. Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm ở đây đang đứng thứ ba, sau các bể trầm tích dầu khí Cửu Long và Nam Côn Sơn.

=> các khối cấp phép dầu khí theo quốc gia được phân thành nhiều lô, có nhiều lô chồng lấn vào nhau.

* Về góc độ chính trị, quốc phòng và an ninh: Biển Đông là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn chính trị, kinh tế và xã hội, quốc phòng và an ninh; Biển Đông đã là nơi diễn ra nhiều tranh chấp về chủ quyền biển đảo rất quyết liệt và thường là khó giải quyết các tranh chấp này. Biển Đông liên quan đến kinh tế và quốc phòng của nhiều quốc gia, kể cả nước có chủ quyền và nước không có chủ quyền, nước trong và ngoài khu vực. Ở quân sự Mỹ tại biển khơi, hạm đội III hoạt động ở bắc Thái Bình Dương và hạm đội VII hoạt động ở vùng trung và nam Thái Bình Dương (hạm đội V ở Ấn Độ Dương, hạm đội V ở Trung Đông và một phần Đông Phi, hạm đội VI ở ngoài khơi Tây Ban Nha (bắc Đại Tây Dương), hạm đội II ở bắc Đại Tây Dương - Bắc Mỹ và hạm đội IV ở khu vực Mỹ latinh). Trụ sở của Hạm đội VII đóng tại Nhật Bản, chiến hạm nổi bật là George Washington. Ỡ Philippines thì quân cảng quan trọng nhất là quân cảng Kit (căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ ở đảo Guam); năm 1991 cảng San Subic ở Philippines bị đóng cửa => Biển Đông rất quan trọng về mặt quân sự: bảo vệ lợi ích của Mỹ và các đồng minh. Của Trung Quốc là căn cứ hải quân Trạm Giang (Quảng Đông) của hạm đội Nam Hải, cảng Tam Á (phía nam đảo Hải Nam) là một căn cứ về không quân và tàu ngầm của Trung Quốc, từ đó tiến xuống phía nam rất đơn giản.

Trong Biển Đông có khoảng 7.300 hòn đảo lớn nhỏ; các đảo và quần đảo có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng với các quốc gia trong khu vực. Các chiến lược gia cho rằng ai chiếm giữ và làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ khống chế và kiểm soát được toàn bộ khu vực Biển Đông.

* Vùng biển Việt Nam:

Vùng biển Việt Nam có 1.300 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích hơn 1.700 km vuông. Ba đảo có diện tích hơn 100 km vuông là Cái Bầu, Phú Quốc và Cát Bà; 23 đảo có diện tích hơn 10 km vuông; 82 đảo có diện tích hơn 1 km vuông cùng trên 1.400 đảo chưa có tên. Có 2.773 đảo ở ven bờ biển, trong đó khoảng 2.500 đảo thuộc Hải Phòng - Quảng Ninh. Đảo xa nhất là Bạch Long Vĩ.

Các bộ phận của một quốc gia ven biển gồm: Nội thuỷ dài 12 hải lý (có chủ quyền tuyệt đối như lãnh thổ đất liền), đường cơ sở, vùng lãnh hải (có chủ quyền hoàn toàn, trừ quyền đi lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài. Ranh giới ngoài lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển), vùng tiếp giáp (có quyền kiểm tra, kiểm soát luồng nhập cư, thuế và vệ sinh), vùng đặc quyền kinh tế (quyền chủ quyền với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên; quyền tài phán với nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường biển; Tự do lắp cáp và dây dẫn ngầm). Từ đường cơ sở đến ranh giới cuối cùng của vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý. Thềm lục địa là vùng cuối cùng, nơi đạt tới giới hạn tối đa của thềm lục địa, tính từ đường cơ sở ra tới giới hạn cuối cùng của thềm lục địa là 350 hải lý. Vùng cuối cùng là biển quốc tế.

Mỗi quốc gia đều có đường cơ sở riêng như Việt Nam (1982), Trung Quốc (1996 - 2000), Philippines (2000), Malaysia (1965), Indonesia (1965), Thái Lan (1997), Campuchia (1982).

Cả nước có 12 huyện đảo. Các đảo hầu hết có người sinh sống, nhưng nhiều đảo không có người sinh sống. Các huyện đảo gồm:

- Quảng Ninh (Cô Tô, Vân Đồn)

- Hải Phòng (Bạch Long Vĩ, Cát Hải)

- Kiên Giang (Kiên Hải, Phú Quốc)

- Quảng Trị (Cồn Cỏ)

- Đà Nẵng (Hoàng Sa)

- Quảng Ngãi (Lý Sơn)

- Khánh Hòa (Trường Sa)

- Bình Thuận (Phú Quý)

- Bà Rịa-Vũng Tàu (Côn Đảo)

* Vai trò của biển đảo với Việt Nam:

+ An ninh - quốc phòng: biển và hải đảo là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với nền quốc phòng - an ninh của đất nước trong lịch sử dân tộc.

+ Kinh tế: Việt Nam có thế mạnh về biển đảo bởi Biển Đông là cầu nối quan trọng giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Giao thông: Việt Nam có đường bờ biển dài và nằm trên tuyến hàng hải lớn với 90 cảng và 10 khu trung chuyển hàng hoá do trung ương và địa phương quản lý.

Ngày 6/5/1993, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03/NQ/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển: "Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển".

Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định mục tiêu đến 2020: "phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển".

Ngày 05/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về việc ban hành Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu: Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước. Đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới (...). Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ theo hướng hiện đại, ưu tiên hiện đại hoá một số quân chủng, binh chủng, lực lượng thực thi pháp luật trên biển; không ngừng củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân khu vực biển; bảo đảm năng lực xử lý tốt các tình huống trên biển, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển.

* Khái quát về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là tập hợp nhiều bãi nhỏ, đá ngầm, cồn san hô, bãi nửa nổi nửa chìm

a. Quần đảo Hoàng Sa là một huyện thuộc thành phố Đà Nẵng. Trong lịch sử, người Việt gọi là: Bãi Cát Vàng, Cát Vàng, Cồn Vàng; người phương Tây gọi là: Paracels, Pracels, Parcels, Paracelso; từ năm 1909, Trung Quốc gọi là "Tây Sa". Quần đảo gồm hơn 37 đảo đá, bãi cạn được chia thành hai nhóm: An Vĩnh và Lưỡi Liềm

# Nhóm An Vĩnh (phía đông) - Amphitrite Group, Trung Quốc gọi là "Tuyên Đức quần đảo" gồm 12 đảo đá và bãi cạn như đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam, đảo Hòn Đá... cùng các bãi đá, cồn cát như Sơn Kỳ, Trà Tây, Bông Bay, Hòn Tháp, Thuỷ Tề, Quang Nghĩa. Trong đó đảo Phú Lâm là đảo quan trọng nhất của nhóm An Vĩnh với diện tích 1,3 km vuông, đảo lớn nhất là đảo Linh Côn với diện tích 1,63 km vuông.

# Nhóm Lưỡi Liềm (nhóm Tây, Nguyệt Thiềm, Trăng Khuyết) - Crescent Group, Trung Quốc gọi là "Vĩnh Lạc quần đảo". Nhóm Lưỡi Liềm gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung, trong đó có 8 đảo chính là Đá Bắc, Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hoà, Bạch Quy, Tri Tôn là điểm cực tây, cách Lý Sơn 123 hải lý (228 km). Trong đó đảo Hoàng Sa (Pattle Island) có hình bầu dục, cao 9 m, dài 950 m, rộng 650 m, diện tích 0,5 km vuông. Là đảo chính và quan trọng nhất của quần đảo, có vị trí quân sự quan trọng nhất trong việc phòng thủ bờ biển Việt Nam.

Thực trang kiểm soát các thực thể địa lý ở quần đảo Hoàng Sa hiện nay: Trung Quốc là toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa; Đài Loan là đảo Ba Bình (thuộc Trường Sa)

b. Quần đảo Trường Sa: là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà (Việt Nam), cách quần đảo Hoàng Sa 200 hải lý về hướng nam. Độ cao trung bình của toàn quần đảo là 3 - 5 m (thấp hơn Hoàng Sa). Tổng tất cả diện tích của toàn quần đảo là 3 km vuông, chỉ bằng 3/10 Hoàng Sa (Hoàng Sa rộng 10 km vuông), nhưng lại trải rộng trên vùng biển rộng gấp 10 lần Hoàng Sa. Quần đảo Trường Sa gồm 8 nhóm đảo:

# Nhóm Song Tử: nằm ở cực bắc quần đảo, ngang với Bình Thuận; gồm các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây. Song Tử Đông cao 3 m và diện tích 12,7 ha, hiện do Philippines kiểm soát; Song Tử Tây là một xã thuộc quần đảo Trường Sa và cách 1,5 hải lý về hướng nam, đảo dài 630 m và rộng 275 m cùng diện tích phần nổi, thềm san hô là 0,22 km vuông, sinh hoạt bằng nước lợ. Xung quanh hai đảo chính còn nhiều mỏm đá, bãi ngầm như Đá Nam, Đá Bắc, Đinh Ba, Núi Cầu...

# Nhóm Thị Tứ: nằm ở phía nam nhóm Song Tử và có nhiều nước ngọt, lớn nhất là đảo Thị Tứ dài 700 m và rộng 550 m có nước ngọt. Ngoài ra còn có các bãi đá ở phía bắc như Hoài An, Tri Lễ, Cái Vung, Vĩnh Hảo... và đá Subi ở phía nam.

# Nhóm Loại Ta: nằm ở phía đông nhóm Thị Tứ, gồm các đảo lớn là đảo Loại Ta có hình tròn đường kính 300 m cao 2 m, có nước ngọt. Bên cạnh đó có các bãi Loại Ta Bắc, Loại Ta Nam, An Nhơn Bắc; đá An Lão, đá Cá Nhám; cồn san hô Lan Can.

# Nhóm Nam Yết: nằm ở phía nam nhóm Loại Ta với đảo Nam Yết là cao nhất (3 - 4,7 mét) dài 400 mét và diện tích phần nổi cộng với thềm san hô là 1,3 km vuông. Đảo Sơn Ca cách Ba Bình 6,2 hải lý về phía nam, cao đến 3,8 mét. Đảo Ba Bình lớn nhất cả quần đảo với chiều dài 1.360 mét, diện tích 0,5 km vuông. Ngoài ra còn có đá Núi Thị, đá Gaven, đá Lớn, đá Nhỏ, đá Én Đất, đá Lạc, đá Đền Cây Cỏ, đá Bàn Than... Phía nam đảo Nam Yết là bãi Chữ Thập dài đến 25 km, rộng 6 km và bị Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988

# Nhóm Sinh Tồn: nằm ở phía nam nhóm Nam Yết, gồm đảo Sinh Tồn (cách đảo Sinh Tồn Đông 15 hải lý về phía tây) dài 392 mét và diện tích 0,9 km vuông, là một xã huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hoà (Việt Nam). Đảo Sinh Tồn Đông cao đến 3 mét và dài 160 mét, diện tích khi thuỷ triều xuống thấp nhất là 0,5 km vuông. Ngoài ra còn có các đá như Ken Nan, Len Đao, Gạc Ma, Cô Lin, Nhạn Gia, Tư Nghĩa, Bãi Khung, Đức Hoà, Ba Đầu, An Bình, Bia, Phúc Sỹ, Văn Nguyên, Sơn Hà...

# Nhóm Trường Sa ở phía nam và tây nam nhóm Sinh Tồn, gồm: đảo Trường Sa cách Cam Ranh 254 hải lý, có dạng hình tam giác dài 630 mét, diện tích phần nổi và thềm san hô là 0,5 km vuông, đảo đồng thời là thị trấn Trường Sa của tỉnh Khánh Hoà (Việt Nam). Đảo Trường Sa Đông dài 517 mét, diện tích phần nổi và san hô là 0,7 km vuông, cách Cam Ranh 260 hải lý. Đảo Phan Vinh (đảo Hòn Sập) dài 132 m, diện tích phần nổi và san hô là 0,7 km vuông. Ngoài ra có các đảo Đá Lát, Đá Đông, bãi Châu Viên, Tốc Tan, Núi Le, Tiên Nữ...

# Nhóm An Bang: nằm ở phía nam nhóm Trường Sa, gồm: đảo An Bang dài 137 mét, cách đảo Trường Sa 75 hải lý về phía đông nam. Các bãi Kiệu Ngựa, Đất, Đinh, Vũng Mây, Thuyền Chài, Hà Tần, Trăng Khuyết... Các đá Tân Châu, Lục Giang, Long Hải, Công Đo, Kỳ Vân, Hoa Lau, Ba Kè, Sác Lốt...

# Nhóm Bình Nguyên: gồm đảo Bình Nguyên rộng 0,5 ha, đảo Vĩnh Viễn cao 2 m và rộng 0,57 ha. Các đá Hoa, Đíc-kin-xơn, Đin, Hàn Sơn, Pét, Vành Khăn, Bốc Xan, Hợp Kim, Chà Và, Ba Cờ... Các bãi Cỏ Mây, Suối Ngà, Sa Bin, Mỏ Vịt, Rạch Lấp...

Trong tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, quần đảo Trường Sa nằm giữa vùng đặc quyền kinh tế và biển quốc tế (con đường hàng hải quốc tế nằm ở vùng giáp ranh giữa vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, trong khi đó Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế ở ngay ranh của đường phân chia Vịnh Bắc Bộ do Hiệp định vùng Vịnh Bắc Bộ năm 2001, khúc sau lấn đến đường hàng hải quốc tế ở gần Cồn Cỏ. Năm 2009 Trung Quốc đặt ra "đường chín đoạn" nhằm thâu tóm Biển Đông).

Trong các văn bản nhà nước, phần tuyên bố chủ quyền bao gồm đường cơ sở, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vùng đặc quyền kinh tế được quy định bởi UNCLOS 1982 rộng 200 hải lý; thềm lục địa kéo dài từ đường cơ sở đến tận đáy biển và xa nhất đến 350 hải lý; Vùng lãnh hải được chủ nhà cho phép đi qua, nhưng phải thông báo trước. Tuyên bố của UNCLOS 1982 không rõ ràng nên dẫn đến tình trạng xuất hiện các vùng chồng lấn

1.2. Những tư liệu lịch sử về sự xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa trước năm 1909

1.2.1. Tài liệu gốc trong nước:

- Phủ biên tạp lục của quan Hiệp trấn Phú Xuân là Lê Quý Đôn, soạn xong năm 1776, "là nguồn tài liệu có giá trị quan trọng nhất để nghiên cứu về đội Hoàng Sa" (Nguyễn Quang Ngọc)

- Đại Việt sử ký tục biên do các sử quan triều Lê biên soạn (1676 - 1789) tiếp nối bộ Đại Việt sử ký toàn thư, còn có tên khác là Việt sử tục biên, Lê hoàng triều kỷ

- Đại Nam thực lục (tiền biên và chính biên) của Quốc sử quán triều Nguyễn, soạn năm 1821 và khắc in năm 1844; riếng phần Chính biên viết rất cụ thể hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của các vua đầu thời Nguyễn

- Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ của Sử quán triều Nguyễn, có phần ra những quy định của Vua về bảo vệ biển đảo quê hương; sau bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục là bản quốc sử của nhà Nguyễn

- Minh Mệnh chính yếu, dày trên 1.000 trang (có bản dịch) ghi rất chi tiết những hoạt động của ông ở Hoàng Sa sau khi kế tục Gia Long

- Việt sử thông giám cương mục khảo lược của Nguyễn Thông, khảo cứu và điều chỉnh sai sót trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục là bản quốc sử của nhà Nguyễn

- Phân Dư địa chí, Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí (1821) của Phan Huy Chú

- Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú (1833), còn gọi là Địa dư Minh Mạng

# Các tập bản đồ:

- Toản tập An Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá, tự Công Đạo, vẽ năm 1686 (lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.2499). Tờ 43b/2 (trang 86) có đoạn (dịch nghĩa, không phiên âm): "Giữa biển khơi có dải cát dài gọi là bãi cát vàng, dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng sừng sững giữa biển. Từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh, mỗi khi có gió tây nam thì thương thuyền các nước đi phía trong trôi dạt ở đây, khi có gió đông bắc thì thuyền đi phía ngoài cũng trôi dạt ở đây và đều chết đói hết cả, hàng hoá các loại đều bỏ lại ở đó. Nhà Nguyễn hàng năm vào tháng cuối cùng (tháng 12) đem 18 chiếc thuyền đến đó để thu đồ vật, phần nhiều là vàng bạc tiền tệ, súng đạn. Đi từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đây mất một ngày rưỡi, từ cửa Sa Kỳ đến đây mất nửa ngày".

- An Nam dư địa chí (lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu VHv.1369), trang 84 - 85 có bản đồ vẽ và chú thích là "Hoàng Sa Chử" ở ngoài khơi Quảng Ngãi (rất gần đất liền)

- An Nam hình thắng đồ, soạn năm Hồng Đức thứ 20 thời Lê Thánh Tông (1489), lưu tại Pháp và Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.3034. Trong tờ 68a/12 có đoạn: "giữa khơi có một dải cát là Bãi Cát Vàng, dài ước 500 dặm, rộng 50 dặm, chạy từ cửa Đại Chiêm đến đây, đứng sừng sững giữa biển. Khi có gió tây nam thì thuyền bè các nước đi ở phía trong".

- Bản quốc hải trình hợp thái (ký hiệu VHv.2071, VHv.2656). Bản dịch của ký hiệu VHv.2071 có đoạn: "đảo Đại Chiêm của Quảng Nam là ngọn núi là cọc tiêu thứ nhất cho đường hành trình trên biển, tục gọi là Cù Lao Chàm, từ cửa biển đi thuyền đến đây hết hơn canh giờ. Trên đảo có phương Tân Hợp, dân cư rất đông đúc, trên đảo có nhiều tổ yến, triều trước đặt đại đội Hoàng Sa đến thu lượm"

- Đại Nam toàn đồ, trong bản ký hiệu A.2959 có vẽ Hoàng Sa thuộc địa phận Quảng Ngãi (trang 4)

- Nam Bắc kỳ hội đồ, bản ký hiệu A.95 (lưu tại Pháp) có đoạn vẽ một dải cát gần sát bờ biển Quảng Ngãi, ghi là "Vạn Lý Trường Sa" (trang 2 - 3)

- Nam Việt địa dư trích lục, bản ký hiệu A.2139 (lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm), tờ 2a vẽ "Hoàng Sa Chử" (sát vách đường bờ biển)

- Nam Việt địa đồ quốc thuỷ bảo hoá cựu lục, bản ký hiệu A.2584 có vẽ "Hoàng Sa Chử" (trang 3)

- Giao Châu dư địa đồ, bản ký hiệu A.2716, tờ 5b/8 (trang 60) có đoạn: "ngoài biển có dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng, dài khoảng hơn 40 dặm, chu vi hơn 20 dặm, nối liền giữa biển. Phàm thương thuyền các nước từ cửa Đại Chiêm đi tới cửa Sa Vinh, như từ bên trong đi ra đến đây gặp bão tây nam tất bị phiêu dạt vào đây, hoặc từ bên ngoài vào đây gặp bão đông bắc cũng bị phiêu dạt về đây, người chết đói cả, hàng hoá bị chìm tích tụ dưới cát. Mỗi năm vào tháng 12 phái 18 chiếc thuyền (...) đến đây thu lượm hoá vật. Từ cửa Đại Chiêm đến đây mất một ngày rưỡi, từ cửa Sa Vinh đến đây nửa ngày, từ cửa Châu My đến đây là hai ngày đêm".

=> Một số vấn đề cần lưu ý tránh nhầm lẫn:

* "Đại Trường Sa", "Tiểu Trường Sa". Các tài liệu viết "Đại Trường Sa dĩ hạ" nghĩa là: bãi cát ven biển, Tiểu Trường Sa nghĩa là "bãi cát dài". Cụm từ "Đại Trường Sa", "Tiểu Trường Sa" xuất hiện trong Ô Châu cận lục của Dương Văn An (1555), trong đó ông ngộ nhận và cho rằng "Trường Sa" là một dải đồi cát ven biển kéo dài từ cửa Việt (Quảng Trị) đến cửa Tư Hiền (Thừa Thiên Huế). Lê Quý Đôn tiếp nhận nên thành ra sai theo. "Kỳ trường sa" thực ra chỉ là bãi cát vàng, chứ không có địa danh Trường Sa. "Kỳ trường sa" cũng được hiểu là "chỗ cát ấy cũng có đồi mồi".

Cảnh Hưng Giáp Ngọ thuận quảng đồ (ký hiệu VHv.1160) vẽ "Đại Trường Sa" ngay bờ biển. Giáp Ngọ niên bình nam đồ (ký hiệu A.2499) cũng vẽ "Đại Trường Sa" (trang 139) mà ngày nay được xác định là khu vực dãy đồi cát ven biển Cảnh Dương - Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), nằm giữa cửa Chu Mãi và cửa Độ Ái (nay gọi là khu Chân Mây - Lăng Cô).

Tài liệu Giáp Ngọ niên bình nam đồ (ký hiệu A.2499) cũng vẽ "Đại Trường Sa" (trang 139), mà ngày nay được xác định thuộc khu vực cửa An Hoà (nay là cửa Hoà Hiệp), nơi sông Bến Ván và sông Tam Kỳ đổ ra biển.

Quảng Thuận đạo sử tập, ký hiệu VHv.1375 vẽ "Trường Sa Chử" nghĩa là bãi cát dài, nằm giữa cửa Thanh Thảo và cửa Sa Huỳnh

* Về khoảng cách và thời gian đi biển đến Hoàng Sa: các tác giả mô tả khá đúng, những ước lượng khoảng cách còn mơ hồ. Hầu hết các tác giả đều ghi là "đi một ngày, đi nửa ngày", thực ra "ngày" bị người nghiên cứu về sau hiểu sai là "canh giờ". Chính xác nhất là "canh đường" (nó khác với "canh giờ") là đơn vị tính lộ trình dùng để đi biển, một canh đường = một lý (hải lý). Một ngày đêm chia thành 10 canh, một canh = 60 lý tức bằng 30 km

1.2.2. Văn bản hành chính Nhà nước:

Châu bản triều Nguyễn: Châu bản là tập văn bản hành chính được vua ngự phê hay ngự lãm. Trên văn bản này còn lưu dấu tích bút phê của vua bằng mực son đỏ, gọi là Châu bản. Châu bản triều Nguyễn còn giữ được tính nguyên bản và độc bản, mang đậm dấu ấn của thời đại. Là tài liệu có giá trị lịch sử khi nghiên cứu mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự... Châu bản được vua phê trước, gửi Nội các sao thành các bản gửi về các Bộ. "Mộc bản" là bản sách được khắc trên gỗ rồi in ra giấy.

Châu bản ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830), quyển 43, tờ 58 có đoạn:

"Thần là Nguyễn Văn Ngữ chức Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng chắp tay dập đầu trăm lạy kính cẩn tâu việc:

Giờ Dần ngày 20 tháng này, chủ thuyền buôn Phú Lãng Sa là Đô-ô-chi-ly cùng Tài phó Y-đóa và bọn phái viên Lê Quang Quỳnh đi thuyền qua Lữ Tống buôn bán, việc đã tâu báo. Giờ Dần ngày 27 chợt thấy Tài phó Y-đóa và 11 thủy thủ đi một chiếc thuyền nhẹ vào cửa tấn, nói canh hai ngày 21 tháng này, thuyền qua phía tây Hoàng Sa bị mắc cạn, nước ngập vào thuyền hơn tám thước. Thương thuyền đã bàn bạc dọn gấp hai rương tiền bạc công cùng một số dụng cụ, lương ăn, chia nhau lên hai chiếc thuyền nhỏ theo gió trở về bờ. Nhưng thuyền của Đô-ô-chi-ly cùng phái viên, tiền bạc đi sau chưa thấy về. Thần lập tức sức cho thuyền tuần tiễu ở tấn mang nước ngọt ra biển tìm kiếm. Nay xin tâu báo là đến giờ Ngọ thì gặp Đô-ô-chi-ly cùng phái viên, thủy thủ 15 người, hiện đã đưa về tấn, người và tiền bạc đều an toàn. Còn các phái viên là bọn Lê Quang Quỳnh đều nói bị mệt, kiệt sức, xin nghỉ ngơi vài hôm, sau khi bình phục sẽ lập tức về kinh để thi hành công vụ. Thần xin soạn tập tâu, kính cẩn tâu trình đầy đủ. Thần khôn xiết run sợ. Kính tâu.

Ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830)

Thần Nguyễn Văn Ngữ ký

[văn bản] có ấn của Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng và Ngự tiền chi bảo".

Châu bản ngày 13 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 16, quyển 54, tờ 92 (lưu tại Kho lưu trữ Trung ương) có đoạn: "Nội các tâu trình việc cai đội Phạm Văn Nguyên được phái đi Hoàng sa, khi trở về đã có chỉ giao cho Bộ trị tội. Nội các đã tra xét, đề nghị:

- Viên Quản viên Phạm Văn Nguyên được tha đánh đòn và được khôi phục lại chức cũ.

- Các viên có trách nhiệm vẽ bản đồ nhưng chưa rõ ràng là Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng cũng bị phạt 80 trượng nhưng đều chuẩn cho tha.

- Viên dẫn đường Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh thì được ban thưởng tiền phi long loại nhỏ 3 mai.

- Các viên binh, tượng đi đợt này được thưởng tiền 1 quan, cho về đơn vị cũ, cục cũ.

- Các dân phu do tỉnh phái đi, trừ 2 viên đã được thưởng tiền, số còn lại đều được thưởng tiền mỗi người 1 quan để tỏ rõ sự ưu ái.

- Lại chiếu xét, các dân phu đi trong đợt này chưa được miễn trừ thuế thân, lại tra xét năm trước khi được phái đi rồi trở về, những dân phu này cũng được thưởng tiền một quan"

Châu bản ngày 2 tháng 4 nhuận năm Minh Mệnh thứ 19, quyển 68, tờ 21 có đoạn: "Bộ Công tâu:

Vâng mệnh chiếu xét khoản cử người đến Hoàng Sa, Bộ thần đã bàn xin đến hạ tuần tháng 3 ra khơi đến [Hoàng Sa để] đo vẽ khảo sát toàn bộ xứ đó, đến hạ tuần tháng 6 thì trở về. Vâng theo sự phê chuẩn của nhà vua, [Bộ thần] đã sao gửi cho 2 tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi thực hiện và tuyển chọn các viên Thị vệ, Khâm thiên giám thành cùng Thủy sư, binh thuyền phái đi trước. Nay tiếp nhận được tờ tư của tỉnh Quảng Ngãi trình bầy cụ thể từng mục rằng binh thuyền ở kinh được phái đi, ngày 21 tháng 3 đã đến. Dân thuyền tỉnh Bình Định ngày 3 tháng 4 cũng đã đến. Viên dẫn đường Phạm Văn Sênh ngày 9 tháng đó cũng đã đến. Theo sự trình bày chi tiết của Phái viên thì từ ngày 10 đến ngày 26 tháng 4, gió Đông liên tục thổi, không tiện cho việc ra khơi. Viên Cai tỉnh quan sát cũng thấy như vậy và khẩn thiết xin đợi đến khi có gió Nam thổi thì thuận tiện cho việc đưa thuyền ra khơi ngay và tiếp tục báo về.

Bộ thần vâng mệnh chiếu xét: Việc đi khảo sát đo đạc ở Hoàng Sa đã có hạn định rõ ràng là hạ tuần tháng 3 thì xuất phát ra khơi, nhưng vì hướng gió và con nước chưa tiện, kéo dài [hạn định] đến hạ tuần tháng 4 mà vẫn chưa ra khơi được là quá hạn. [Bộ thần] căn cứ vào sự thực tấu trình đầy đủ.

Thần Lê Văn Côn vâng mệnh soạn thảo

Thần Hà Duy Phiên, thần Phạm Thế Trung vâng mệnh đọc duyệt".

1.2.3. Tư liệu nước ngoài về sự xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa trước năm 1909

a. Tư liệu thành văn

1. The Oriental herald and colonial review [ed. by J.S. Buckingham], 1826, London