Thang đo ý kiến (thái độ)

Điều tra để hỏi ý kiến của dân chúng trong một cộng đồng là một công việc tế nhị. Phải “khéo léo” thì kết quả mới đáng tin cậy.

Thật vậy, nhiều khi người phỏng vấn hay bản điều tra đưa ra những câu hỏi với “gợi ý” câu trả lời tiềm ẩn trong đó (question inductive) . Hỏi một công nhân “chủ anh/chị có bóc lột anh/chị hay không ?” thì chắc chắn là câu trả lời có nhiều khả năng khẳng định câu hỏi.

Trong một tình huống khác, nhiều khi câu hỏi làm cho người đối diện phải trả lời một cách “thích hợp với văn hóa của cộng đồng” dù họ không thật tình nghĩ như thế (câu trả lời conformiste). Hỏi một trẻ nhỏ “con có yêu cha mẹ con không ?” thì chắc chắn câu trả lời là “có ạ” dù bé đang …. mơ ước bà tiên nào đó đến cứu bé khỏi cái địa ngục gia đình.

Kinh điển hơn, bất cứ xã hội học gia nào cũng biết là không nên đặt câu hỏi trực tiếp về kỳ thị chủng tộc. Vì sẽ không ai nhận rằng họ kỳ thị dù rằng họ sẽ không gã con gái cho một người da đen, không cho người ngoại quốc thuê nhà hay không chọn ngồi cạnh một người da màu trên xe buýt.

Dĩ nhiên các thí dụ trên có vẻ quá đáng nhưng người nghiên cứu phải thận trọng, cho những chi tiết nhỏ, cho những hoàn cảnh đặc thù.

Có khi câu trả lời của một cá nhân bị ảnh hưởng của những người chung quanh, hay bị ảnh hưởng của chính người phỏng vấn. Đại đa số dân ta chưa quen với những phương thức phỏng vấn xã hội học nên người đi phỏng vấn nhiều khi được đồng hóa với “một cảnh sát hỏi cung” hay “công an điều tra”, có nghĩa là phỏng vấn viên là người có quyền lực, đối tượng được phỏng vấn cố trả lời sao … cho đẹp lòng người đi phỏng vấn.

Nếu đi phỏng vấn trực tiếp thì những đặc thù của phỏng vấn viên (giới tính, tuổi tác, hình dáng, cách ăn mặc, …) cũng có thể ảnh hưởng tới câu trả lời. Nếu là một phỏng vấn dùng bản điều tra trên giấy thì cách trình bày, thứ tự các câu hỏi, phương thức gửi và trả bản phỏng vấn cũng phải được nghiên cứu.

“Các khảo sát của Viện nghiên cứu còn cho biết: có trên trên 72% ý kiến HS cho biết đi HT vì muốn nâng cao kiến thức, trên 23% HS thừa nhận vì học kém. Đặc biệt với câu hỏi nếu được toàn quyền quyết định đi HT thì có tới 82% ý kiến HS cho rằng đi HT mang lại nhiều lợi ích cho chính mình. Và câu hỏi thầy cô có bắt buộc HS đi HT không thì chỉ có 6,2% ý kiến thừa nhận”.

không làm ta ngạc nhiên dù sự kiện “thật ra” có thể không như thế.

Xã hội học gia thường đi hỏi ý kiến của cộng đồng bằng những thang đo ý kiến hay thái độ.

Đó là phương pháp điều tra về cách nhận định, thang đo ý kiến với bậc thang 5 hạng :

Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không chống cũng không đồng ý, nghĩ ngược lại, hoàn toàn bất đồng ý

Sau đó chỉ cần tìm những mệnh đề bao phủ hết những ý kiến có thể có chung quanh một vấn đề nào đó. Trong thí dụ của bài báo trên là vấn đề học thêm và dạy thêm.

Gần đây, nghiên cứu của ông Johannes Loh, chuyên viên làm việc tại Lee Kuan Yew School of Public Policy, National University of Singapore và đồng sự, về người nghèo tại Hà nội đã dùng phương pháp đo ý kiến của dân tình bằng các thang này.

Các mệnh đề được đặt ra và người được phỏng vấn chỉ cần cho ý kiến về sự tiếp cận của họ :

Dễ dàng, khá dễ dàng, với vài khó khăn, rất khó khăn, không thể,

Sau đó còn 7 câu hỏi khác về giáo dục (tiền học phí, chất lượng giáo viên, tiện nghi trường học, phòng và hệ thống vệ sinh của trường, sự quan trọng của trường học trong quan niệm của người được phỏng vấn, liên hệ giữa học hành và việc làm và cuối cùng viễn ảnh tương lai hay hi vọng cho con cái).

Tuần tự, qua từng câu hỏi, ta biết được thực trạng của đối tượng nghiên cứu mà không cần đưa câu hỏi trực tiếp.

Chủ đề thứ ba là Y tế và sức khỏe : 5 câu hỏi (đủ tiền để chi trả khám chữa bệnh, hay đủ tiền mua thuốc, giá trị định phẫm của các dịch vụ địa phương, đủ trả chi phí cho di chuyển tới các trung tâm y tế, khi đau ốm thà đi làm còn hơn).

Năm khẳng định, đối tượng nghiên cứu sẽ cho 1 trong những ý kiến dưới đây :

Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không ý kiến, không đồng ý, hoàn toàn bất đồng ý

Như thế bảo đảm được tốt hơn tính trung thực của các dữ kiện thu thập.