Nên dùng mỗi ly nha đam mỗi ngày
Click ở đây: Sẽ tìm được thông tin bạn cần
Vào đây xem thông tin chi tiết
click vào link xem báo giá công nghệ
Tác dụng của cây Nha đam
1. Tác dụng làm đẹp - Mỹ phẩm từ thiên nhiên - Tái tạo da: Thay bằng việc sử dụng những loại mỹ phẩm đắt tiền, muốn “sở hữu” một làn da mềm mịn và trắng hồng tự nhiên, bạn hãy dùng lô hội như một loại thần dược dành cho phái đẹp. Đặc biệt, vớI những người da khô và da nhờn nếu thường xuyên sử dụng lô hội thì da sẽ trở về trạng thái trung tính. Cách sử dụng như sau: lấy lá lô hội tươi gọt bỏ gai, rửa sạch, giã vắt lấy nước. Mỗi lần sử dụng, dùng một ít nước này hòa thêm nước cho loãng ra rồi thoa đều lên mặt và rửa sạch sau vài phút, làm đều đặn mỗi ngày và cảm nhận sự khác khác mà lô hội mang lại.
- Tạm biệt nếp nhăn.: Lô hội là phương thuốc đặc trị nếp nhăn. Lấy lô hội bôi lên mặt, nhựa lô hội sẽ nhanh chóng thẩm thấu và thấm sâu vào tận các “ngõ ngách” trong da. Làm tăng độ ẩm, tạo độ căng cho da, mang đi những tế bào chết và tái tạo tế bào mới.
- Đặc trị nám da: Cây lô hội có hiệu quả trong việc chữa trị vết nám da. Một trong những tác hại của tia cực tím là làm giảm mức miễn nhiễm của da con người. Khi dùng trực tiếp cây lô hội lên trên da, sự miễn nhiễm thông thường có thể phục hồi.
- Chống nứt nẻ đôi môi.: Vào mùa hanh khô, đôi môi gợi cảm của phái đẹp thường phải “đương đầu” với những mối nguy do tiết trời hanh khô gây ra. Nhưng đừng quá lo lắng và bối rối, hãy dùng nhựa lô hội bôi lên môi để “tìm lại” bờ môi mọng đỏ như trái dâu tây.
- Trị mụn: Lô hội có khả năng tiêu diệt mụn và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông và cho một làn da săn chắc. Hãy dùng lô hội bôi ngay vào nốt mụn khi phát hiện ra nó, để ức chế quá trình phát triển.
- Đối với ánh nắng mặt trời: Các minh chứng khoa học đã cho thấy rằng, lô hội có khả năng “bảo vệ”, đặc biệt làn da nhạy cảm dưới tác động của các tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời UVA và UVB (UVA và UVB là các tia cực tím cực kỳ độc hại, tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư da).
- Làm đẹp tóc: Do việc sử dụng nhiều loại hóa chất sẽ khiến mái tóc bạn trở nên xơ cứng, thô ráp và xuất hiện nhiều gàu, để tìm lại “sức sống” cho mái tóc, phục hồI mái tóc hư tổn, hãy làm theo cách sau: trộn lô hội với sữa tươi và bôi lên tóc khoảng nửa giờ trứơc khi đi tắm. Hãy kiên trì thực hiện và cảm nhận hiệu quả bất ngờ. Còn với cách làm mượt tóc, thì lấy lá lô hội gọt bỏ gai, rửa sạch, giã vắt lấy nước. Khi sử dụng, trước hết phải lấy nước ấm xoa cho ướt đều tóc, rồi dùng 2 muỗng nhỏ nước lô hội hòa thêm nước lạnh cho loãng rồi tẩm đều lên tóc, phần chân tóc cũng phải được tẩm ướt, sau đó dùng khăn hoặc bọc bịt kín đầu để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa thành phần hữu hiệu của lô hộI . Khoảng 5 - 10 phút sau mở khăn ra, gội đầu lại bằng nước ấm. Những người hay bị rụng tóc, khi dùng nước lô hội gội tóc nên dùng tay xoa bóp da đầu, đồng thời kéo dài thời gian dùng khăn trùm tóc để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa thành phần hữu hiệu của lô hội.
Lưu ý:
- PhảI lột bỏ lớp vỏ ngoài của cây lô hội khi sử dụng, vì nếu không sẽ bị dị ứng
- Những người da dễ dị ứng, khi thoa nước lô hội có thể sẽ xuất hiện phản ứng đỏ ngứa da. Vì vậy, trước khi sử dụng lô hội nên thử xem da có bị dị ứng không. Cách thử như sau: dùng một ít nước lô hội bôi ở mặt trong cánh tay, sau đó quan sát xem da có bị dị ứng không, nếu không có triệu chứng đỏ ngứa thì bạn cứ yên tâm sử dụng.
2. Tác dụng trị bệnh
- Khắc phục chứng khô mắt Lô hội có tác dụng ngăn ngừa chứng khô mắt, do tiếp xúc nhiều giờ với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với máy tính cường độ lớn. Đơn giản, hãy lấy phần cùi của cây lô hội đắp lên mắt trong vòng vài phút.
- “Trị” chứng “nguyệt san” bất thường “Nguyệt san” là chứng bệnh thường gặp và gây ra nhiều rắc rối đối với phụ nữ. Để khắc phục tình trạng này không khó, hãy nấu sôi nước lô hội và thêm một chút đường để tạo thành nước siro. Uống nước này khoảng một tuần trước khi có “nguyệt san” để cải thiện tình hình.
- Chữa trị các vết thâm tím, trầy xước. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lô hội có chứa chất kháng sinh. Vì thế, lô hội đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các nhiễm trùng do các vết thương hở gây nên.
- Làm lành vết thương Một trong những tính năng kỳ diệu của loài dược thảo này là gia tăng 35% tốc độ chữa lành vết thương. Đó là nhờ vào hoạt chất có tính thẩm thấu cao độ của cây lô hội làm giãn nở mao mạch, làm tăng lượng máu cung cấp cho vùng xung quanh vết thương, do đó làm tăng tốc độ sinh sản tế bào. Dù cơ chế làm giảm đau vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng nhưng người ta tìm thấy các chất có trong cây lô hội, có nhiều tính năng bảo vệ và kích thích hệ thống miễn nhiễm của cơ thể. Trong trường hợp bị các vết bỏng nhẹ ở cấp1, 2. Hãy nhanh chóng lấy nhựa cây lô hội và thoa vào vết bỏng để tránh sưng phồng và tấy đỏ.
- Chống béo phì. Ngoài những công dụng nêu trên, lô hội còn có tác dụng đặc biệt trong việc giảm cân. Các nhà khoa học đã chỉ rằng, trong lô hội có chứa chất Aloin, rất hiệu nghiệm trong việc giảm cân. Chính vì thế, nếu muốn “chiến dịch”giảm cân đạt hiệu quả cao bạn đừng quên bổ sung nước ép lô hội vào thực đơn của mình.
- Trị bệnh tiểu đường Cây lô hội có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường, vì có khả năng kích thích chất insulin tiết ra từ tụy tạng, do đó làm giảm lượng đường glucose đến mức chấp nhận được.
- Các tác dụng trị bệnh khác Người chạy thi cũng dùng cây lô hội để trị bong gân cơ bắp, đạt kết quả giảm đau mau chóng gấp 2 lần. Bệnh nhân viêm khớp cũng được cho đắp cây lô hội, thấy có sự cải thiện và đi đến thuyên giảm. Với tính chất chống vi khuẩn và nấm, cây lô hội cũng ngăn cản phát triển của mụn giộp và nốt sởi. Nó trị được bệnh ngứa nhờ kìm hãm được phản ứng của chất histamin có trong mô động vật gây dị ứng, hoặc do côn trùng cắn, đốt. Chất đông dính nhơm nhớp như máu của loài cây kỳ diệu này rất có ích trong việc điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa. Khi vào trong cơ thể nó giải độc cho cơ thể và tạo ra một lớp màng ở khúc đầu ruột già (kết tràng) để ngăn chất độc trong phân không thấm trở lại cơ thể, và siêu vi khuẩn không xâm chiếm các tế bào.. Nó cũng đáp ứng những bệnh về da, bệnh vẩy nến, tăng tiết bã nhờn của da, ban đỏ, chứng viêm da, vết bầm, gàu, và tổn thương da do bị lạnh cóng. Nó làm ấm da, thường làm dịu những chỗ đau, làm lành những vết cắt và những vết trầy xước ở da.