Home

Giáo sư Nguyễn-Xuân Hoàng

Tiểu sử:

*Cựu học sinh Võ Tánh, Nhatrang

*Cựu học sinh Petrus Ký, Saigon

*Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Khoa Triết Dalat (1958-1961)

*Phụ trách môn Triết, Ngô Quyền, Biên Hoà (1961-1962)

*Phụ trách môn Triết Pétrus Trương Vĩnh Ký - Saigon (1962-1975)

*Tổng thư ký tạp chí Văn, Sài gòn (1972-1974)

*Tổng thư ký nhật báo Người Việt, California (1986-1997) kiêm Tổng thư ký tạp chí Thế Kỷ 21, California (1989-1994) thuộc công ty Người Việt.

*Chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Văn từ tháng Chín, 1996, đồng thời là Tổng Thư ký tuần báo Việt Mercury trực thuộc Nhật báo San Jose Mercury News của Hoa Kỳ (từ tháng 11, 1998 đến tháng 11, 2005).

*Giảng viên môn Văn Học Việt Nam đương đại tại Đại học Berkeley (09-2001-04-2003).

Hiện định cư tại San Jose, Bắc California.

NXH BY DUY THANH, VẼ TẠI TÒA SOẠN VĂN 38 PHẠM NGŨ LÃO SAIGON, 1972

NXH BY ĐINH CƯỜNG, 1991

NXH BY PHẠM CÔNG THIỆN

Nguyễn-Xuân Hoàng ở Đà Lạt vẽ trên giấy gói bánh

Starbucks qua trí nhớ Đinh Cường

Nguyễn-Xuân Hoàng bên tranh chân dung Đinh Cường vẽ

(ảnh Lý Kiến Trúc, 2007)

NXH BY CAO LĨNH, 1973

NXH BY NGUYỄN BÁ KHANH

Tôi không còn thời gian!

HBP KÍNH TẶNG THẦY NGUYỄN-XUÂN HOÀNG

THƠ PHAN NHẬT NAM TẶNG NXH

THƠ NGUYÊN SA TẶNG NXH

Sách đã xuất bản:

- Trước 1975: Truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật, Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; Tùy bút, Tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; Truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo; Sự Đã Rồi của Jean-Paul Sartre (Les Jeux sont Faits, dịch chung với Trần Phong Giao)

- Sau 1975: Người Đi Trên Mây (truyện dài), Sa Mạc (truyện dài); Căn Nhà Ngói Đỏ (truyện-tùy bút); Bụi Và Rác (Người Đi Trên Mây II); Bất Cứ Lúc Nào ... (tái bản)

- Sẽ in: Lửa (Người Đi Trên Mây III); Ai Cũng Cần Phải Có Một Bà Mẹ (Tùy bút); Sổ Tay Văn Học.

Niềm Im Lặng Của Biển – thơ Nguyễn Xuân Hoàng

bản chép tay: Nguyễn Xuân Hoàng – minh họa: Nguyễn Xuân Hoàng (khoảng 1965)

Barbara – thơ Jacques Prévert

bản chép tay: Nguyễn Xuân Hoàng – minh họa: Luna (khoảng 1965)

Paris at Night– thơ Jacques Prévert

bản chép tay: Nguyễn Xuân Hoàng – minh họa: Luna (khoảng 1965)

Lời Mẹ Dặn – thơ Phùng Quán

bản chép tay: Nguyễn Xuân Hoàng – minh họa: Luna (khoảng 1965)

Ở VỚI HỌ MÀ KHÔNG THEO HỌ

Bài nầy trích trong diễn văn do Giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng đọc trong buổi lễ kỷ niệm học giả Petrus Trương Vĩnh Ký tại Sài Gòn ngày 6 tháng 12 năm 1972.

Nguyễn-Xuân Hoàng

Sic vos non vobis

(Câu cách ngôn tiếng La tinh)

...Bài học mà Petrus Trương Vĩnh Ký gửi gấm lại cho chúng ta, ấy là câu châm ngôn "Ở với họ mà không theo họ". Nhưng hình như công việc của Trương Vĩnh Ký không đủ sức đánh tan mối nghi ngờ của những người đương thời cũng như những kẻ hậu sinh.

Đọc lại chuyện đời Petrus Trương Vĩnh Ký bỗng dưng tôi nhớ đến câu truyện của một thiền sư tên Muju (có nghĩa là vô trú) viết vào cuối Thế kỷ 13 rút trong tập sách nhan đề là Shaseki Shu (Thạch Sa Tập). Câu truyện ấy như sau.

Thiền sư Hakuin được những người chung quanh ca tụng và ngưỡng mộ là người sống cuộc đời trong sạch. Một người chủ tiệm bán thực phẩm gần nơi Hakuin ở, có một cô con gái đẹp. Bất ngờ một hôm cha mẹ cô khám phá ra cô có thai. Việc nầy làm cha mẹ cô gái nổi giận. Cô gái không chịu thú nhận người đàn ông mà cô chung đụng là ai, nhưng sau bao nhiêu phiền phức, cuối cùng cô gái khai người đàn ông đó chính là Hakuin. Phẫn nộ vô cùng, cha mẹ cô gái tìm đến ngay vị thiền sư nầy, nguyền rủa và thóa mạ. Hakuin chỉ thốt lên vỏn vẹn hai tiếng "Thế à ?". Sau khi đứa bé sinh ra, người ta mang đến trao cho Hakuin. Lúc đó vị thiền sư nầy đã mất hết danh dự, tuy nhiên ông vẫn không tỏ vẻ gì buồn bã. Ông săn sóc đứa bé rất tử tế. Hakuin xin sữa của những bà mẹ hàng xóm, và ông cũng xin những đồ dùng cần thiết cho đứa bé.

Một năm sau, lương tâm cô gái không yên ổn, cô không còn chịu đựng được sự dày vò của lời nói dối. Cô bèn đem sự thật ra trình với cha mẹ cô.

Người cha thực sự của đứa bé không phải là Hakuin mà là một thanh niên bán cá ngoài chợ. Lập tức cha mẹ cô gái đến ngay Hakuin xin Hakuin tha lỗi. Việc xin lỗi khá dài dòng, sau cùng họ xin đem đứa bé trở về. Hakuin ưng thuận. Khi trao lại đứa bé cho những người nầy, Hakuin cũng chỉ thốt lên chỉ vỏn vẹn có hai tiếng "Thế à?".

Cũng như thiền sư Hakuin, tôi tin là Trương tiên sinh đã thốt lên hai tiếng "Thế à" trước những nghi kỵ của đám đông, những người không hiểu được lòng tiên sinh, không thấy được con đường mà tiên sinh đã chọn, không đọc được câu cách ngôn La Tinh "Ở với họ mà không theo họ", đã dẫn dắt và là kim chỉ nam cho cuộc đời của tiên sinh. Vào thời đó tiên sinh đã chẳng phải là một người khác thường hay sao? Thầy của vua, bạn của quan toàn quyền mà không hống hách kiêu căng, tín đồ Thiên chúa giáo mà không chịu vô dân Tây, không chịu cắt tóc, không mặc Âu phục, không xu thời, không a dua, có quyền lực trong tay mà không vơ vét, không thừa nước đục béo cò. Thời giờ đối với tiên sinh rất quý báu, hễ hết công việc là học hỏi và học hỏi không ngừng.

Những bài nghiên cứu về kiến vàng, về công việc trồng tỉa của nhà nông, những khảo cứu về các loại trái cây, về loại chi, về vấn đề hôn nhân ở Annam, luận bàn về y học (sanh con trai hay con gái theo ý muốn) đã làm cho Trương Vĩnh Ký xứng danh là một trong 18 nhà Bác học của thế kỷ 19...

(Giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng hiện là

Chủ bút Nguyệt san Văn học

phát hành tại California,USA)