NVL-Ngô Đình Diệm và vai trò lịch sử của CIA tại Việt Nam

Ngô Đình Diệm và vai trò lịch sử của CIA tại Việt Nam (1)

editor_ Posted on January 15, 2020 Posted in Chính Trị Xã Hội, Lịch Sử, Nguyễn Văn Lục, Quan Điểm

Nguyễn Văn Lục

Khi đọc một số tài liệu của CIA liên quan đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa, có thể nói tôi đã mất một sự tin tưởng và sự thần phục người Mỹ vốn được rất nhiều người Việt Nam thời kỳ thập niên 1950-1960 tin tưởng.

Thủ tướng Ngô Đình Diệm trong lễ bàn giao 1954. Nguồn: alphahistory.com

Khi đó, tôi cũng như nhiều người trẻ khác tin tưởng rằng người Mỹ đến để giúp Việt Nam chống Cộng, viện trợ rộng rãi và hào hiệp với một tinh thần dân chủ, hợp tác.

Nhưng thực ra đó chỉ là một cuộc hôn nhân gượng ép với nhiều bất đồng, nghi kỵ lẫn nhau để đi đến chỗ đổ vỡ mà người ta quen gọi là “thay ngựa giữa dòng”. Người Mỹ và chính sách của chính quyền Mỹ là hai thực tế khác biệt. Người Mỹ đến Viện Nam để áp đặt hơn là hợp tác. Người Mỹ có thể hành xử dân chủ trong nước họ, nhưng họ làm trái ngược khi sang Việt Nam. Chính sách của họ thay đổi từng thời kỳ mà không lý đến quyền lợi và nhất là chủ quyền của Việt Nam.

Mâu thuẫn sâu xa giữa ông Diệm và người Mỹ là chủ quyền của Việt Nam.

Bằng mọi giá, ông Diệm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Vì thế, trong một cuộc gặp gỡ sau cùng với Cabot Lodge, ông Diệm đã cay đắng nói huỵch tẹt ra:

“Je ne suis pas une marionnette,” Diem said. “Je pas serveur. I am not a puppet. I will not serve. Diem would reserve these words for one of his last meeting with Lodge. In this first meeting, he indicated his disapproval with facial expression.”

(Tôi không phải là bù nhìn. Không phải là đầy tớ.)

Patrick J. Sloyan, The Politics of Deception: JFK’s Secret Decisions on Vietnam, Civil Rights, and Cuba, 2015, trang 189

Ông Diệm luôn luôn chỉ là Diệm như Seth Jacob viết:

“Diem never pretend to be anything other than what he was and he never changed.”

Seth Jacob, America’s Miracle man in Viet Nam, 2004, trang 4

Vì thế, Diệm không dễ dàng quỵ lụy để tìm một “ân huệ”, ông không vun trồng và gầy dựng một lực lượng hậu thuẫn chính trị ở Mỹ, như nhiều chế độ ở Á Châu cũng cần sự ủng hộ của Mỹ như người Trung Hoa Quốc gia như trùm mật vụ William Colby viết,

“In contrast to some other regimes dependent on American support in Asia, most notably the Chinese Nationalists, Diem made little effort to cultivate and activate a supporting political force in the United States.”

William Colby with James Mc Cargar. Lost Victory: A Firsthand Account of America’s Sixteen-Year Involvement in Vietnam, 1989, trang 111

Cho nên, sự mâu thuẫn giữa người Mỹ và ông Diệm có phải là sự khác biệt về hai nền tảng văn hóa Á Đông và Âu Mỹ. Lãnh đạo Trung Hoa Quốc gia ứng xử với Mỹ khác cách của ông Diệm như Colby nhận xét.

Ông Diệm là một nhà nho cuối cùng trong guồng máy chính trị Việt Nam có lòng tự trọng. Không mềm dẻo, không có sự nhân nhượng trước mối lợi. Nói cho cùng, ông không sống hèn. Ông chết vì chính cái giá trị đạo đức của mình. Cây trúc phải chăng là biểu tưởng của người quân tử mà nhiều người đã quên? Ông Diệm là như thế trước một áp lực của Mỹ với chủ trương thực dụng?

Tìm hiểu vai trò của CIA dựa trên tài liệu sẽ cho thấy một phần sự thật.

Một số tác giả Mỹ sau này, vì có độ lùi thời gian cần thiết, viết một cách tương đối khách quan hơn, như Edward Miller với cuốn Misalliance. Ngô Dinh Diem, the United States and the fate of South Viet Nam. 2013. Tác giả chỉ nhắc đến tên tổng thống Ngô Đình Diệm và nước Mỹ nói chung, bất kể đời Tổng thống nào của Mỹ. Đồng thời chứng minh được rằng ông Diệm có đường lối, chính sách và nhất là cái quyết tâm của một người lãnh đạo, sống chết với đất nước mình, muốn làm một cuộc cách mạng xã hội mà không được người Mỹ chia xẻ, để đi đến chỗ tan rã. Từ sự tan rã đó tạo ra số phận cay nghiệt cho sự đổ vỡ miền Nam.

Không có bất cứ một tổng thống hay người Mỹ nào có đủ cái quyết tâm với mảnh đất quê hương mình như những gắn bó của ông Diệm với đất nước của ông.

Ông Diệm hơn bất cứ một nhà lãnh đạo chiến lược nào của Mỹ. Ông có một niềm tin xác tín, một hiểu biết sâu xa về cộng sản, một đạo đức chính trị và một lòng yêu đất nước mình mà người Mỹ không có được. Miller đã dành hẳn một chương I viết về ông Diệm, từ trang 19-53: Man of Faith. Người của niềm tin. Chính những yếu tố nhân văn ấy, những yếu tố chủ quan, những yếu tố tinh thần ấy nếu không có sự có mặt của người Mỹ, ông sẽ là người đưa đất nước đến một tương lai xán lạn mà người Mỹ không thể nào cung cấp cho Việt Nam được.

Người Mỹ có thể là một đại gia giàu có, có nhiều chính sách, nhiều giải pháp, nhiều súng đạn. Nhưng không mấy người Mỹ nào hiểu Việt Nam.

Rõ ràng họ đã thất bại trước bọn cộng sản.

Ông Diệm chỉ có một con đường và không có chọn lựa nào khác. Đó là con đường thứ ba, con đường Dân tộc: chống cả thực dân Pháp và cộng sản và độc lập với người Mỹ.

Hiểu rõ được cái chân lý đơn giản ấy thì mọi chuyện được sáng tỏ và ra khỏi cơn mê hoặc tin tưởng hay chống đối Mỹ là kẻ phản bội.

“Trong bài diễn văn đầu tiên của mình sau khi trở về Sài Gòn, Ngô Đình Diệm tái khẳng định rằng mục tiêu của ông là đề xướng thay đổi cách mạng ở Việt Nam

Trước một thời cơ khẩn cấp, tôi sẽ hành động quyết-liệt. Tôi sẽ cương-quyết vạch ra một đường lối cứu-quốc. Một cuộc cách-mệnh toàn diện sẽ được thực hiện trong hết mọi ngành tổ-chức và sinh-hoạt quốc-gia.”

Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458. Hoài Phi & Vy Huyền biên dịch

Nhưng quyết tâm và giấc mơ của ông Diệm khi về nước nào được người Mỹ đếm xỉa đến?

Cạnh đó còn có một số sách khác như The Lost Mandate Of Heaven của Geoffrey Shaw với; The Lost Revolution: The U.S. In Vietnam, 1946-1966 của Robert Shaplen; The Politics of Deception: JFK’s Secret Decisions on Vietnam, Civil Rights, and Cuba của Patrick J. Sloyan.

Người Mỹ tức giận trước tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược giữa hai bên là một thực tế chính trị nổi bật thời Đệ I cộng Hòa. Sự cứng đầu của một lãnh tụ nước nhược tiểu và sự áp đảo của một siêu cường qua các cố vấn, qua CIA là một cuộc đối đầu không khoan nhượng.

Và như đòn mà CIA quen dùng là bôi nhọ ông Diệm. Dù đối đầu với Mỹ, cộng sản vẫn tuyên truyền ông chỉ là bù nhìn của Mỹ hay gọi chính quyền Đệ nhất Cộng hòa là chế độ Mỹ-Diệm.

Ông Diệm vừa là nạn nhân của đồng minh Mỹ đồng thời của Cộng sản Hà Nội. Miller đặt câu hỏi

“If he was a puppet, why did the United States want him removed? And by subsequent releases of documentary evidence showing that Diem disregarded U.S advice much more often than he followed it.”

Edward Miller, Misalliance. Ngô Dinh Diem, the United States and the fate of South Viet Nam, trang14

Cũng đúng như nhận xét của Stanley Karnow. Roger Hilsman tự cho cái quyền yêu cầu loại bỏ cố vấn Ngô Đình Nhu như một giải pháp “ân huệ “với chính quyền Ngô Đinh Diệm. Không ai hỏi ai cho Hilsman cái quyền đó? Ông Diệm không phải bù nhìn của Mỹ. Thật vô lý đến ngạc nhiên! Và trong trường họp điều đó không được Diệm chấp nhận thì chính bản thân ông Diệm cũng bị loại bỏ. Karnow viết:

“Hilsman proposed that Diem be “given the chance” to jettison his brother. If Diem “remains obdurate and refuses,” Hilsman continued, “we must face the possibility that Diem himself cannot be preserved.””

Stanley Karnow, Vietnam. A History (revised and updated). Penguin Books, 1984, trang 303.

DCVOnline | DEPTEL243 hay Điện tín 243 do nhân viên bộ Ngoại giao gởi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Henry Cabot Lodge, Jr ngày August 24, 1963. Nội dung điện tín 243 do những nhân viên của Bộ Ngoại giao có mặt ở Washington, W. Averell Harriman, Roger Hilsman và Michael Forrestal, soạn thảo vào một chiều thứ Bẩy khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và Giám đốc CIA John McCone đang đi nghỉ hè. Tổng thống cũng đang nghỉ mát ở Hyannis Port. Kennedy nói với Forrestal đưa bản thảo cho một viên chức cao cấp (hơn) phê chuẩn. Harriman và Hilsman chạy đi gặp thứ trưởng Ngoại giao George Ball; ông này không chấp thuận cho đến khi cả ba điện thoại, từ tư gia của Ball, cho Ngoại trưởng Dean Rusk, Ông Rusk nói, “Well, go ahead. If the president understood the implications, [I] would give a green light.” (OK, cứ làm. Nếu tổng thống đã hiểu hệ quả, (tôi) cũng đồng ý bật đèn xanh.”

Như vậy, Karnow đã trích dẫn Điện tín 243 ra khỏi ngữ cảnh và trích dẫn sai khiến người đọc có thể hiểu lầm (như tác giả NVL tưởng rằng “Hilsman tự cho cái quyền yêu cầu loại bỏ cố vấn Ngô Đình Nhu như một giải pháp “ân huệ “với chính quyền Ngô Đình Diệm.”

Cuối trang 2 của Điện tín 243 ghi rõ,

“(1) Chúng ta phải làm áp lực với Chính phủ Việt Nam về những điểm này:

(a) Chính phủ Mỹ không thể chấp nhận hành động đàn áp Phật Giáo của Nhu và những cộng tác viên của ông ta dưới bình phong thiết quân luật.

(b) Phải có hành động nhanh chóng giải quyết tình hình, kể cả bãi bỏ luật 10[/59], thả các sư sãi bị bắt, v.v..

(2) … chính phủ Mỹ không thể tiếp tục viện trợ Chính phủ Việt Nam về quân sự và kinh tế trừ khi những bước kể trên được thực hiện ngay lập tức và chúng ta nhận thấy điều này cần có sự loại bỏ Ngô Đình Nhu ra khỏi hiện trường. Chúng ta muốn để cho Diệm có cơ hội hợp lý để loại Nhu, nhưng nếu ông ấy vẫn bướng bỉnh, thì chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận hệ quả rõ ràng là chúng ta không thể tiếp tục ủng hộ Diệm.”

Điện tín 243 của Bộ ngoại giao Mỹ gởi tòa Đại sứ Mỹ tại Saigon ngày 24/8/1963

Lưu ý, trong đoạn văn này Bộ Ngoại giao Mỹ không dùng chữ “obdurate and refuses” như Karnow viết, chỉ có chữ “obdurate” (ngoan cố, bướng bỉnh) và Điện tín 243 cũng không có đoạn “we must face the possibility that Diem himself cannot be preserved” mà nguyên văn là “…we are prepared to accept the obvious implication that we can no longer support Diem.”

Dưới đây là Điện tín 243 của Bộ ngoại giao Mỹ gởi tòa Đại sứ Mỹ tại Saigon ngày 24/8/1963

Nhìn lại ngày nay thì đấy là sự một xâm phạm chủ quyền quốc gia một cách thậm vô lý và độc đoán. Chính quyền Mỹ đã khuyến khích việc lật đổ một đồng minh chỉ vì sự bất đồng ý kiến được coi như thiếu sự hợp tác của ông Diệm. Và dựa trên đó, người Mỹ coi như có cái quyền được chi phối một chính phủ độc lập chỉ vì chính phủ ấy không đáp ứng được những đòi hỏi của chính phủ Mỹ. Một điều có thể không bao giờ có thể xảy ra trên nước Mỹ thì đã xảy một cách rất tự nhiên ở Việt Nam.

Cho nên có thể khẳng định, ông Diệm bị lật đổ chỉ vì đã không làm theo những quyết định của người Mỹ. Tất cả những lý do khác chỉ là cái cớ, cái phụ thuộc hay do tuyên truyền mà sau này đọc tài liệu CIA sẽ thấy rõ. Những khẩu hiệu như độc tài, gia đình trị, kỳ thị Phật giáo v.v. và v.v. chỉ là lá bài, sản phẩm được tuyên truyền mà phần sự thật nhỏ nhoi không đáng kể.

Người Mỹ không chấp nhận một tiến trình tiệm tiến cải thiện, chấp nhận một thực tế Việt Nam vừa mới độc lập. Đối với ông Diệm, báo chí, dư luận như thế đã là một phần tự do. Nhưng tiêu chuẩn người Mỹ về tự do cao hơn, theo một “American-style democracy”, mà thực tế là Việt Nam đang ở trong thời chiến! Chính phủ Việt Nam không thể tiến hành thực hiện dân chủ cùng lúc tiến hành cuộc chiến tranh một mất một còn với cộng sản. Và vì thế, chính phủ ông Diệm bị coi là độc tài.

Nhưng có bao nhiêu mức độ độc tài, mẫu độc tài? Độc tài ở những nước hậu thuộc địa; Độc tài ở những nước chậm tiến; độc tài theo kiểu Hitler. độc tài theo kiểu Cộng sản. Khi người Mỹ nhúng tay vào việc lật đổ Sukarno, năm 1965 và dựng lên chính quyền của Suharto thì đó là độc tài hay dân chủ? Khi Mỹ trực tiếp nhúng tay vào việc lật đổ ông Ngô Đình Diệm thì đó là độc tài hay dân chủ kiểu Mỹ?

Hình như hiếm có tài liệu nào nói đến tính chính danh, tính hợp pháp của việc lật đổ Ngô Đình Diệm? Khi người Mỹ như Nixon nói No more Vietnams thì điều đó ám chỉ lỗi lầm về phía ông Diệm hay về phía người Mỹ? Nixon còn tỏ ra đi xa hơn khi cho rằng Chiến tranh ở Việt Nam là vô đạo đức, The war in Vietnam is immoral.

Khi một người Mỹ có con em trong danh sách bức tường tưởng niệm hơn 50.000 người Mỹ chết, than: “Here the price we paid!” Thì đó có phải là cái giá phải trả của sai lầm? Bởi vì nếu là chính nghĩa thì làm gì có giá.

Nghĩa trang chiến tranh Canada Bény-sur-Mer (Pháp): Cái giá người Canada và Anh đã gục ngã ở bờ biển Normandy và Mặt trận Caen, Bãi Juno trong Đệ nhị Thế chiến. Một phần nhỏ của cái giá phải trả để bảo vệ hòa bình thế giới. Nguồn: Burtonpe at English Wikipedia

Dư luận nói chung cho thấy Việt Nam chỉ là con bài bù nhìn sau cái chết của ông Diệm, mặc các áo khác màu cho một tranh chấp mà chúng ta chỉ là kẻ thừa hành hay nạn nhân. Sự đến và đi, sự tiếp tục hay ngưng lại, sự củng cố gia tăng cường độ chiến tranh hay sự cắt giảm quân số hay trang thiết bị – nói thẳng như việc Việt Nam hóa chiến tranh – chỉ là sự đáp ứng tùy tiện cho một lá bài mà ngoài thẩm quyền trách nhiệm của chính người Việt.

Cách nói đúng nhất của người Mỹ như Nixon viết trong nhan đề cuốn sách: No more Vietnams. Chữ Vietnam nay có thêm chữ S. Chúng ta chết vì chữ S này. Cái nhìn của Nixon về cuộc chiến rất thực tế, rất Mỹ. ông viết:

“Our critical error was to ignore one of the iron laws of war: Never go in without knowing how you are going to get out.”

Richard Nixon, No more Vietnams. 1985. trang 46

Tất cả đều đúng. Người Mỹ đến rồi đi, vào rồi ra tùy tiện. Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ chính thức mời họ đến. Mà đi hay đến là tùy họ. Nhưng người ở lại là kẻ nhận lãnh hậu quả!

Đã có khoảng 1300 cuốn sách của người ngoại quốc viết về Việt Nam. Nhưng người trong cuộc thì như kẻ ngoài cuộc, chẳng có nhiều dịp và cơ hội để viết về chính mình.

Câu chuyện mở đầu

Người ta đọc thấy trên bức tường bằng đá cẩm thạch tại Tổng Hành Dinh của CIA ở Langley, Virginia câu sau đây:

Trên tường tại Tổng hành dinh của CIA. Nguồn: OntheNet

“AND YE SHALL KNOWN THE TRUTH AND

THE TRUTH SHALL MAKE YOU FREE.” – JOHN VIII-XXXII

Victor Marchetti và John D. Marks, The CIA and the cult of Intelligence. 1974)

Câu trong thánh kinh nêu trên trở thành nguyên tắc lý tưởng cho bất cứ ai làm trong ngành tình báo của Mỹ như cơ quan tình báo CIA. Vì thế, khi được thu nhận, các nhân viên tình báo của Mỹ buộc phải ký một thỏa thuận buộc không được tiết lộ tất cả các nguồn tin thu thập được của ngành tình báo. Tất cả trở thành tài sản trí tuệ của CIA mà không ai được quyền xử dụng trong phạm vi cá nhân của mình.

Cũng chính vì tính cách bảo mật ấy đã biến cơ quan tình báo CIA đã đi xa cái mục đích ban đầu trong việc đi tìm sự thật của nó.

Nó trở thành một cơ quan với thuyết Clandestine. Với nguyên tắc này, cơ quan tình báo CIA đã can thiệp vào nhiều biến cố chính trị lớn nhỏ trên thế giới trong việc thu thập tin tức, đến xâm nhập, phản tuyên truyền, ngụy tạo tin tức, ngụy tạo bí mật, ngụy tạo hồ sơ, mua chuộc bằng tiền bạc, cài người, cung cấp các phương tiện vật chất ngay cả vũ khí, các phương tiện truyền tin, ấn loát, tổ chức khuynh đảo công khai hoặc bán công khai ngay cả đến lật đổ một chính phủ cũng như thủ tiêu, ám sát một nhân vật lãnh đạo đối thủ nếu cần.

Nhất là kể từ sau thế chiến thứ hai trong cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản. Sự sợ hãi chủ thuyết cộng sản đã mở đường cho một số nhà lãnh đạo cấp cao của nước Mỹ có một xác tín rằng thế chiến II là “The wrong war against the wrong enemies” (xem William Blum, The CIA, a forgotten history. 1986, trang 15).

Vì thế, theo họ, đáng lẽ những nỗ lực chiến tranh chống Phát Xít Đức thì nên dồn về phía Đông và loại trừ chủ nghĩa Bolshevism một lần cho tất cả.

Sự xoay trục này cho thấy ngay khi chiến tranh thế chiến II vừa chấm dứt, các văn bản đầu hàng được ký kết giữa đồng minh và phe trục chưa ráo mực thì người Mỹ ở Trung Hoa đã xử dụng lính Nhật còn đóng tại Trung Quốc cùng với Mỹ để chống cộng sản Trung Hoa.

Điều ấy cũng ít ai nhận ra. Và điều ấy cũng đã xảy ra tương tự tại Phi Luật Tân.

Mặc dầu trong thế chiến II, cộng sản Trung Hoa cùng sát cánh với đồng minh chống Nhật. Nhưng điều ấy không còn quan trọng nữa.

Người Mỹ đã chọn tướng Chiang Kai-Shek như người của họ qua cơ quan The office of Strategic Service (OSS, tiền thân của cơ quan tình báo CIA).

Theo nhận định của tác giả Leon Blum, khi chiến tranh kết thúc tại Trung Hoa, thay vì giải giới binh sĩ Nhật đã đầu hàng và cho họ xuống tàu về nước. Lính Nhật được giữ lại và có nhiệm vụ giữ an ninh lãnh thổ Trung Hoa ngay trên các khu vực mà trước đây họ đã chiếm đóng. Nếu không có lính Nhật thì toàn thể nước Trung Hoa đã bị Mao Trạch Đông nuốt trửng ngay từ năm 1945. Nhờ đó, người Mỹ có thời gian để chuyển vận quân đội của Tưởng Giới Thạch về phía Nam. Tổng thống Truman nói: “Using the Japanese to hold off the Communists” (Dùng quân đôi Nhật để cầm chân cộng sản). (Leon Blum, Ibid, trang 15).

Sau đó, Mỹ đã bỏ ra khoảng 2 tỉ đô la tiền mặt và một tỉ đô la tiền trang bị vật liệu và huấn luyện cho 39 sư đoàn của họ Tưởng. (Leon Blum, Ibid., trang 17)

Và để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, CIA Mỹ đã can thiệp cách này cách khác vào 49 nước. Nước Tàu từ 1945-1960, Phi Luật Tân 1940-1950. Hy Lạp từ 1947-1950. Ý 1947-1948. Đại Hàn 1945-1953. Đông Âu 1948-1956. Nước Đức 1950… Sau đó là Iran, Guatemala, Costa Rica, Syria, Trung Đông, Indonesia. Brazil, Peru, Dominican Republic, Cuba 1959-1980, Ghana, Uruguay, Chile, Bolivia, Angola, Zaire, Jamaica, Morocco, El Salvador, v.v..

Tổng thống Mỹ chúc mừng Chủ Tịch và nhân dân Trung Hoa Cộng sản (Trung Cộng) nhân dịp 70 năm Đảng Cộng sản Trung Hoa cầm quyền, cũng là chứng cớ nghiệt ngã cho sự tàn bạo của Cộng sản Trung Hoa. Nguồn: Twitter.com

Tay bắt mặt mừng: TT Mỹ Donald J. Trump và trùm Cộng sản Bắc Hàn Kim Jong-un. Nguồn: NPR

Việt Nam không còn là “một trong những nạn nhân của chính phủ Mỹ”: Tổng thống Donald J. Trump hân hoan phất cờ Việt Nam Cộng sản bên cạnh Thủ tướng CHXHCNVN Nguyễn Xuân Phúc. Nguồn: Saul Loeb / AFP/Getty Images

Việt Nam chỉ là một trong những nạn nhân của chính phủ Mỹ.

Sơ lược về các sự can thiệp của CIA vào nội tình của 50 các nước khác để thấy rằng trường hợp Việt Nam cũng nằm trong chuỗi mắt xích ấy. Và khi hiểu như thế rồi thì tất cả những gì đã xẩy ra ở Việt Nam là điều không lạ. Sớm nhất là nước Trung Hoa, sau đó đến Việt Nam và muộn nhất là trường hợp Nicaragua (1981) và Iraq cách đây hơn 10 năm.

Sự can thiệp dưới mọi dạng thức như tuyên truyền, âm mưu lật đổ chính quyền, bầu cử gian lận, ám sát các nhà lãnh đạo, ngụy tạo tin tức.. Và tất cả được dàn dựng che mắt thứ nhất và trên hết là người dân Mỹ, sau đó đến các nước liên hệ và cuối cùng cả thế giới về tính hợp pháp, tính chính nghĩa nhân danh lý tưởng tự do, dân chủ của những hoạt động khuynh đảo đó.

Tất cả những điều ấy đều xảy ra y hệt ở Việt Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Nhìn lại chính xác điều ấy để trách mình thay vì trách nhau.

CIA ở Việt Nam

Và đến lượt Việt Nam từ 1950-1973.

Sự có mặt của Người Mỹ và CIA vào năm 1950 ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc mang tính cách “quốc tế” rồi. Mục đích chính là be bờ, ngăn chăn chủ nghĩa cộng sản lan rộng. Mao Trạch Đông đã thống nhất nước Tàu vào năm 1949 sau khi đuổi Tưởng Giới Thạch ra khỏi Thượng Hải ngày 27-5-1949. Một tháng sau mất Nam Kinh. Tưởng Giới Thạch chạy đến Trùng Khánh, rồi Hải Nam và cuối cùng ra Đài Loan, sau 30 năm nội chiến, đánh Nhật, rồi thua Cộng sản.

Và Mao Trạch Đông sau khi đã làm chủ toàn thể nước Trung Hoa đã đưa ra lời cảnh cáo Mỹ và Anh bằng những lời lẽ đe dọa như sau:

“Chúng tôi chủ trương rằng tất cả các chính quyền ngoại quốc giúp đỡ bọn phản động Trung Quốc và chống đối lại cuộc chiến đấu của dân tộc chúng tôi cho nền dân chủ đều phạm phải lỗi lầm không tha thứ được.”

Han Suyin, Le Déluge du matin. La presse. Stock. 1972, trang 477)

Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối càng trở nên sâu đậm, rõ nét hơn khi có cuộc chiến tranh Cao Ly vào tháng 6 năm 1950. Đông Dương trở thành vùng trọng điểm bảo vệ vùng Đông Nam Á. Và người Mỹ nay sẵn sàng trả giá cho những chi phí quân sự cho người Pháp và một chính quyền do Bảo Đại cầm đầu.

Tài liệu CIA có ghi rõ:

“The final Communist victory in China in 1949 and Pyongyang’s invasion of South Korea in 1950 reinforced the American view of Communism as an implacably expansionist monolith. Indochina came to be seen as critical to the defense of the Asian littoral. (…) In february 1950, The French National Assembly ratified the agreement etablishing Emperor Bao Dai as the head of a nominally independent Viet Nam. This pro forma gesture sufficed, in the cirscumstances, to assuage Washington’s anticolonial bias, and the door opened to a program of direct support to the French Expeditionary Corps.”

Thomas L. Ahern Jr. (2000), CIA and the House of Ngo, Center for the Study of Intelligence, USA. Approved for release date 19-feb-2009, trang 3

Sự trợ giúp quân sự của Mỹ cho Pháp mỗi ngày mỗi gia tăng vào khoảng một tỉ đô la một năm. Đến 1954 thì số tiền lên đến 1 tỉ 400 triệu đô la/năm và chiếm 78% ngân sách chiến tranh của Pháp. (William Blum, Ibid, trang134).

Cần ghi nhận ở đây là trong những hoạt động của CIA có mặt trắng, mặt đen.

Khi cần thì mặt trắng là những điều tốt như viện trợ, làm các công tác xã hội, phát triển cộng dồng như đào giếng, tạo dựng các khu dân sinh, hỗ trợ văn hóa như tài trợ các cơ sở văn hóa như Asia Foundation, v.v.. Măt đen là tuyên truyền nói xấu, dựng chuyện, khuynh đảo. Thật không dễ để nhận ra hai mặt trắng đen ấy.

Xin mở một dấu ngoặc là trước khi bắt đầu có cuộc chiến tranh Đông Dương thì vào năm 1945, Ho Chi Minh có viết khoảng 8 lá thư cho TT Mỹ Truman và Bộ Ngoại Giao Mỹ để xin trợ giúp quân sự để đánh đuổi Nhật. TT Mỹ đã không trả lời, không đáp ứng những mong đợi của Hồ Chí Minh và cũng đã không tiết lộ đã nhận được những lá thư đó. Nhưng cơ quan OSS có nhận huấn luyện cho bộ đội của Võ Nguyên Giáp và cung cấp một số võ khí. Và chỉ có vậy. Hồ sơ này sau đó chỉ được tiết lộ trong hồ sơ của Bộ Quốc Phòng Mỹ tên là “The Pentagone Papers”.

Theo Lữ Giang, toán người Mỹ có tên là Dear Team thuộc tổ chức OSS của Hoa Kỳ đến Tuyên Quang huấn luyện về tình báo và quân sự cho Việt Minh tổ chức chống Nhật. Họ có chụp ba tấm hình; một tấm hình cho thấy có 6 người Mỹ và 5 người Việt, trong đó có Võ Nguyên Giáp và Hồ Chinh Minh. Một tấm khác cho thấy, người Mỹ đang dạy du kích quân tập ném lựu đạn. Tấm chót cho thấy dân quân đang gánh tải đạn cho Việt Cộng. ( Lữ Giang, Những bí ẩn lịch sử đằng sau cuộc chiến Việt Nam, Quyển I, 1999, trang 236)

Có một điều cần ghi lại ở đây là sau thế chiến thứ hai, khi người Pháp quay trở lại Việt Nam thì tướng Leclerc cũng đã tuyên bố vào tháng 9-1945 như sau:

“I din’t come back to Indochina to give Indochina back to the Indochinese”. Subsequently, the French emphasized that they were fighting for the “free world”against communism, a claim made in no small part to persuade the United States to increase its aid to them.”

William Blum, Ibid, trang 134

Trong khi đó về phía Việt Minh, họ đã dấu cái đuôi cộng sản và vì vậy đã lừa dược nhiều người Việt Nam yêu nước trong hàng ngũ của họ để chống Pháp thực dân thay vì chống cộng sản.

Có một số chi tiết mà trước đây không ai ngờ tới là vào năm 1952, người Pháp muốn mở một cuộc thương lượng với Việt Minh tại Miến Điện. Người Mỹ đã làm áp lực mạnh mẽ trên phái đoàn thương thuyết của Pháp và làm trì hoãn cuộc thương thuyết và phái đoàn đã được gọi khẩn cấp về Ba Lê. Áp lực của người Mỹ là nếu Pháp mở cuộc đàm phán với Việt Minh thì Mỹ sẽ cúp viện trợ. (William Blum, Ibid, trang 135.)

Rõ rệt hơn nữa, nếu cần người Mỹ sẽ loại người Pháp và chiến đấu một mình với Việt Minh. Vì người Mỹ qua Đề đốc Arthur Radford đã gửi môt khuyến cáo đến Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Charles Wilson nhan đề “Studies With respect to Possible U.S. Actions Regarding Indochina”. Nội dung bản báo cáo tin tưởng rằng có thể có lợi thế quân sự trong việc dùng ngay cả máy bay quân sự thả bom nguyên tử để tiêu diệt Việt Minh. Tuy nhiên đề nghị ấy đã không được Bidault của Pháp chấp nhận vì bom nguyên tử có thể gây tổn thất cho cả binh đội Pháp lẫn Việt Minh.

Sách của W. Blum viết:

“A Council paper recommended that “It be U.S policy to accept nothing short of a military victory in Indo-China”and that the “U.S. actively oppose any negotiated settlement in Indo-China at Geneva”. The Council Stated further that, if necessary, the US should consider continuing the war without French participation.”

William Blum, Ibid., trang 136

Nhưng kết thúc là Hiệp Định Geneve đã được ký kết không có sự ký kết của Bảo Đại cũng như người Mỹ. Việc không ký kết này giúp người Mỹ không bị ràng buộc vào những điều khoản phải được đôi bên tôn trọng. Vì tổng thống Mỹ Eisenhower đã tuyên bố:

“I will not be a party to any treaty that makes anybody a slave, now that is all there to it. But the US did issue a “unilateral declaration”in which it agreed to “refrain from the threat of the use of force to disturb “the accord.”

William Blum, Ibid., trang 13

DCVOnline | Hải quân Mỹ trực tiếp điều động cuộc di cư trong Chiến dịch Đường đến Tự do (Operation Passage to Freedom, bắt đầu từ 11 tháng 8, 1954) đưa hơn 300,000 dân, quân cán chính và cả người Pháp vào Nam bằng đường biển. Tổng số người di cư từ Bắc vào Nam (1954-55) là hơn 800,000 người. (Ronald B. Frankum Jr., Operation Passage to Freedom, Texas Tech University Press, 2007)

Giao tiếp đầu tiên giữa CIA và ông Ngô Đình Nhu

Theo tài liệu CIA thì “Từ 1951, cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ CIA đã cử điệp viên Edward Korn (sau đổi họ là Korn Paterson) sang Việt Nam liên lạc với Nhu.”

Ngoài Korn còn có Virginia Spence, một nhân viên văn phòng không có huấn luyện về tình báo, nhờ thông thạo tiếng Pháp; Spence giữ được mối liên lạc thân tình với bà Nhu. Sau này qua ông Nhu, Spence còn có cơ hội gặp TGM Ngô Đình Thục, ông Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam. Spence nhớ lại về ông Nhu, vào giai đoạn đó, “he needed us far more than we needed him.”

Thomas L. Ahern Jr. (2000), CIA and the House of Ngo, Center for the Study of Intelligence, USA, Trang 21-22

Ahern Jr. ghi thêm ý kiến của Spencer về Nhu như sau

“The Station had no illusion about either Nhu’s personal qualificaions or his influence on the local political sense. Spence described Nhu and his Workers’ Party cadres as “seven busy little politicians”. She saw him as “a born schemer”whose potential looked greater for covert action than for intelligence collection:

“Anything a friend tells him he swallows whole. He does have a certain political stature and a great flair for making nothing look like something.” [Xóa trắng 2 dòng].

But Nhu was intelligent, energetic, and passionately nationalistic. At the time, he displayed what Harwood saw as liberal impulses that offered the prospect of a compatible joint approach to questions of political organization. In any case, there was nobody else.

Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 23

Mặc dầu có sự đánh giá khá thấp của nhân viên CIA về Ngô Đình Nhu. Họ cho rằng ông Nhu cũng chẳng có một tổ chức chính trị hay có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ. Nhân sự có khả năng thích ứng được với tình thế thật hiếm hoi, như trường hợp Trần Văn Đỗ, chú của bà Nhu. Một người trông hiền lành, nhưng thiếu nghị lực, thiếu can đảm, thiếu hành động. Cùng lắm chỉ là một thứ công chức. Vậy mà khi thành lập chính phủ, ông Diệm cũng phải bổ nhiệm Trần Văn Đỗ làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao.

[DCVOnline | Năm 1954, ông Trần Văn Đỗ được bổ nhiệm làm Trưởng phái đoàn đại diện Quốc gia Việt Nam ở Genève, thay cho ông Nguyễn Quốc Định. Ông nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam, và nhân danh phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:

“… chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”

Bác sĩ Trần Văn Đỗ được Thủ tướng Diệm bổ nhiệm làm bộ trưởng Ngoại giao đã bị loại từ 1955 vì chính quyền cho rằng ông ủng hộ Bình Xuyên. Ông Trần Văn Đỗ là một trong 18 người thuộc nhóm Caravelle ký tên vào thỉnh nguyện thư, còn gọi là Tuyên cáo Caravelle gửi tổng thống Diệm đòi chính phủ cải tổ vào tháng 4 năm 1960.]

Bên cạnh Trần Văn Đỗ còn có một nhân vật thuộc đảng Đại Việt cũng sáng giá là ông Nguyễn Tôn Hoàn ở ngoài Bắc lúc đầu. Người Mỹ có tiếp xúc, nhưng cũng không dùng. Đây là một chính khách “sa lông”, ngay từ năm 1946 đã lưu vong sang Tàu. Thời Ngô Đình Diệm, khi chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị) bị triệt hạ. Ông lại đành lưu vong sang Pháp mở nhà hàng ăn. Thời Nguyễn Khánh lại được chiêu mời về tham gia chính phủ, rồi cũng không xong. Nói chung, các nhà chính trị miền Nam đều như thế cả.

“These men who have schemed and fought and gone without to get political power don’t have any idea what to do with it now that it’s within their grasp. All the shouts “ Throw out the French,” “Throw out Bao Dai,” “Up Democracy,” “Down communism” don’t do a thing for the day-to-day running of a government. They are like the bride who couldn’t see beyond the end of the church’s aisle. Now someone is going to… ask them to collect taxes and do something for the working man and I think they are scared. They need support, all right, but they do not realize how much.”

Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 21

Đó là nhận xét của Virginia Spence, về những chính khách quốc gia chống Việt Minh ngay trước khi ông Diệm được bổ làm Thủ tướng, trong cuộc phỏng vấn với Thomas L. Ahern Jr. ngày 31 tháng 7, 1964.

CIA thấy rằng cuối cùng cũng chẳng có ai khá hơn các ông Diệm, ông Nhu.

Sau đó Harwood có thảo luận với người Pháp để lập một tân chính phủ không cộng sản tại Việt Nam. Harwood gặp Ngô Đình Nhu vào tháng năm và đưa ra một đề án

“plans which might involve Diem”. He said the Agency understood the brothers to be in contact and asked if Diem would accept a position other than that of prime minister. Nhu’s answser was categorical “no”.

Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 23

Sau này gạo đã thành cơm. Ông Diệm đã được các nhân viên CIA như John Anderton và McCarthy móc nối lại với ông Diệm và Bảo Đại tại Paris. Việc bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ tướng là điều trở nên thực tế hơn. Và trong đó có một điều quan trọng nay cần nhắc lại ở đây là cần bảo đảm tính liên tục cho chính quyền Ngô Đình Diệm không bị Bảo Đại giải tán chính phủ.

Điều đó được ghi lại như sau:

“The term also included a requirement for CIA access to Bao Đai in order to prevent him from dismissing a Diem government “on a whim” and for the continued secrecy of the liaison wih CIA.”.

Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 25

Vì thế sau này, ông Diệm đã không chịu rời Việt Nam sang Pháp như lời Bảo Đại yêu cầu cũng là điều hiểu được, vì nằm trong thỏa thuận giữa Nhu và CIA với Bảo Đại.

Phần Nhu cho biết không nhận bất cứ chức vụ nào trong chính phủ của Diệm.

“Nhu insisted that he would accept no position in his brother’s Cabinet, and Spence believed he had “worked so long covertly he couldn’t bear to do otherwise.”

Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 25

Và kể từ nay, sự hình thành chính phủ Diệm luôn luôn có sự có mặt của CIA trong mọi tình huống, từ những chi tiết cũng như việc nhỏ nhặt . Và Harwood trở thành người thân thiết trong gia đình của Nhu, là cha đỡ đầu của Lệ Thủy, con gái đầu lòng của vợ chồng Nhu.

Edward Lansdale vào cuộc ngày 7-7-1954

Edward Lansdale (hàng thứ hai, đội mũ) đứng sau Trung tướng John W. ‘Iron Mike’ O’Daniel, chỉ huy của Nhóm cố vấn hỗ trợ quân sự Hoa Kỳ (trái), Đại sứ G. Frederick Reinhardt (giữa) và Ngô Đình Diệm (phải), Sài Gòn, 1955. Nguồn: Muir S. Fairchild Research Information Center

Sự vào cuộc của Edward Lansdale thời Đệ Nhất Cộng Hòa ghi đậm nét một dấu thử nghiệm cuộc chiến tranh phản gián chống lại cộng sản trên mọi mặt.

Edward Lansdale mang vào Việt Nam tất cả những thành quả và kinh nghiệm chiến đấu thành công với thử nghiệm COIN (Kỹ thuật phản gián) và việc loại trừ phiến quân Hukbalahap ra khỏi giới nông dân nghèo Phi Luật Tân. Tuy nhiên vấn đề còn lại là mỗi xứ sở bất hạnh lại có những vấn đề bất hạnh theo cách riêng. Có những bất hạnh chung như số phận ngắn ngủi của TT. Ramon Magsaysay (rớt máy bay tháng 3-1957) và ông Diêm bị thảm sát với sự đồng lõa ngầm của cánh diều hâu Mỹ tháng 11-1963. Liệu cả hai còn sống thì số phận đất nước họ ra sao?

Nếu Edward Lansdale đã thành công ở Phi Luật Tân thì ở Việt Nam, ông đã gặp nhiều khó khăn về phía nội bộ chính quyền Việt Nam cũng như chính quyền Mỹ và cả về phía Việt Minh cộng sản.

Trước hết, cộng sản Việt Nam không phải phiến quân HUK. CSVN được huấn luyện, nhồi sọ kỹ càng hơn bất cứ loại chiến binh nào. VNCH phải đối đầu với một kẻ thù có quyết tâm và tàn bạo hơn bất cứ đạo quân nào. Chiều kích chiến tranh Việt Nam mở rộng ra sự can thiệp của thế giới với sự có mặt của Tàu và Liên Xô như hệ thống hậu cần. Cho dù cuộc chiếc tranh phản gián trên mọi mặt như tâm lý chiến như phát quà, chữa bệnh, tuyên truyền, xâm nhập, khuynh đảo đến bình định nông thôn, với hứa hẹn người cầy có ruộng liệu có phải là giải pháp duy nhất để chiến thắng Cộng sản với một giá rẻ về người và tiền bạc mà không cần đến bom Napalm và sau này bom trải thảm của B,52?

Sau này với sự thất bại của tướng William Westmoreland trong việc tập trung tấn công dựa vào võ lực đã thất bại với cuộc chiến tranh du kích trong trận chiến Mậu Thân. Và tướng Creighton Abrams nhấn mạnh vào chuyện bình định nông thôn đã gặp trở ngại về một cuộc chiến tranh quy ước vào năm 1972?

Bấy nhiêu thử nghiệm thêm vào việc đếm xác chết (body Count), Bombing-run, Free-fire Zones đã thu được kết quả gì? Lewis Sorley trong cuốn Westmoreland. The general who lost Vietnam viết:

“Westmoreland often maintain that “our purpose was to defeat the enemy and pacify the country, and the country couldn’t be pacified until the enemy was defeated.”In his term, defeated meant killed, which in turn etablished body count as the measure of merit in this war.”

Lewwis Sorley. Westmoreland Boston NewYork, 2011 trang 121

Người ta thấy là người Mỹ cũng như quân đội VNCH không đủ năng lực để cùng lúc chống đối hai mặt trận chiến tranh quy ước và chiến tranh du kích.

Vì thế, Max Boot, một sử gia quân sự trong cuốn sách của ông. The Road not taken. Edward Lansdale and the tragedy in Viet Nam đã nhằm giới thiệu và ủng hộ quan điểm chiến tranh phản gián của Edward Lansdale như một giải pháp cho Việt Nam và sau này trong trường hợp Iraq.

Sau ông Diệm, chính sách đưa quân ồ ạt vào Việt Nam hẳn là đi ngược đường lối chiến tranh của Edward Lansdale.

Sau đây là phần tóm tắt lại những công việc mà vị tướng tình báo đã làm trong hai năm rưỡi giúp ông Diệm.

Có cơ hội để nhìn lại cho thấy vai trò của CIA, qua Edward Lansdale là một cần thiết của nền Đệ Nhất Cộng Hòa còn non yểu. Giả dụ mà không có Edward Lansdale thì liệu chế độ Ngô Đình Diệm tồn tại được bao lâu.

Trước khi ông Diệm từ Paris về Việt Nam đầu tháng sáu thì Edward Lansdaleđã có mặt trước một tháng để chuẩn bị bãi đáp cho ông Diệm về cầm quyền.

Công việc của Edward Lansdale lúc bấy giờ là tạo cho ông Diệm một vị thế vững vàng. Ngày mồng 7 tháng 7-1954, không hẹn trước, Edward Lansdale cùng với George Hellger cũng là thông dịch viên đến gặp Diệm. Mặc dầu nói thông thạo tiếng Anh, nhưng ông Diệm trong hai năm rưỡi trời liên lạc với Edward Lansdale, ông chỉ nói tiếng Pháp. Lansdale đề nghị với đại sứ Mỹ Heath và đưa ra một chương trình 3 năm để giúp Diệm. Heath đồng ý và để cho CIA hành dộng bên cạnh Diệm.

Ngày 12, đại sứ Heath và Landsdale cùng đến gặp Diệm và yêu cầu Diệm nhận Lansdale như một cố vấn riêng của Diệm. Và cũng trong buổi gặp gỡ này, Lansdale đã đưa ra chương trình “emergency adoption” như kêu gọi sự hợp tác của các giáo phái tham gia vào lực lượng quân đội của chính phủ và một số chương trình cải cách khác. Nhưng xem ra Diệm ít quan tâm đến việc phải mặc cả với các giáo phái mặc dù có chiều hướng muốn hợp tác với chính quyền mới. Harwood báo cáo là các giáo phái, đảng Đại Việt, vài nhóm Thiên chúa giáo ngay cả Bình Xuyên đều muốn về hợp tác với chính quyền và hy vọng được đáp trả cân xứng

“would like to offer their loyalty to the government for something in return, but Diem has shown little desire to bargain. This attitude was not, as Harwood dryly noted, “a political asset which will attract mass support.”

Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 31

Ông Diệm bỏ phiếu trưng cầu dân ý 1955. Nguồn: alphahistory.com

Đại tá Edward Lansdale đề nghị với Thủ tướng Diệm làm phiếu đỏ cho mình và màu xanh lá cây cho Bảo Đại trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 7 tháng 7 năm 1955. Vì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và màu xanh lá cây tượng trưng cho sự xấu xa, hai người hy vọng rằng nhiều người mê tín sẽ bỏ phiếu cho Diệm.

Kết quả Bảo Đại được 1.09% số phiếu; Ngô Đình Diệm được, 98.91%, tổrg số phiếu là 108.42%!

Kết quả Trưng cầu Dân ý ngày 23-10-1955. Nguồn: Direct Democracy

Đại tá Lansdale, nói với ông Diệm rằng tỷ lệ thắng của ông là quá đáng để công chúng có thể tin. Ông đề nghị Diệm công bố một con số gần khỏang 70%. Ông Diệm không đồng ý. (The Election of Vietnamese President Ngo Dinh Diem, October 1955)

Sau đó cả hai ông Diệm và Lansdale đã tích cực trong việc đưa một triệu người miền Bắc vào Nam. Lansdale lo việc vận động di cư. Ông Diệm lo định cư và ổn định đời sống cho những người di cư này.

Kinh nghiêm chiến tranh tâm lý thành công ở Phi Luật Tân đã được nhóm người của CIA áp dụng ròng rã trong 6 tháng tại miền Bắc trước cuộc di cư với khẩu hiệu, truyền đơn như: “Christ has gone to the South”hoặc “Virgin May has departed from the North” hay “They voted with their feet”. Đồng thời, tẩy chay các hãng Pháp muốn tiếp tục ở lại làm ăn với Việt Cộng. Theo Victor Marchetti và John Mark, các khấu hiệu tuyên truyền đã đem lại kết quả như sau:

“The day following the distribution of these leaflets, refugee registration tripled. Two days later, Vietminh took the radio to denounce the leaflets; the leaflets were so authentic in appearance that even most the rank and file Vietminh were sure that the radio denunciations were a French tricks.”

Victor Marchetti, John D. Marks, The CIA and the Cult of Intelligence, trang 171

Phải nói đây là những giai đoạn hợp tác tốt đẹp và ăn ý nhất giữa đôi bên.

Nhờ cả Mỹ và chính phủ Bảo Đại đã không ký vào Hiệp Định Genève nên họ có đủ lý do để trì hoãn việc tổng tuyển cử như quy định sau hai năm. Bởi vì, theo Eisenhower, nếu có cuộc tổng tuyển cử thì đến 80% dân chúng lúc bấy giờ sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh thay vì Bảo Đại. (Sau này là ông Ngô Đình Diệm.)

Tuy nhiên, Edwward. Miller có ý kiến trái ngược đáng xét lại. Vì ông cho rằng vai trò của ông Nhu trong việc chuẩn bị cho ông Diệm về nước cũng như điều hành có tính toán và tổ chức chu đáo không hẳn như những nhận định của CIA và Lansdale. Edward Miller nhận xét:

“All of these caricatures of Diem are based on false assumptions, and many of conclusions drawn from them are wrong. Contrary to what the puppet thesis suggests, Diem obtain power in 1954 through his own efforts anh those of his brothers, not because of a U.S. Pressure campaign. His subsequent success in consolidating his power in South Vietnam was also mainly the result of his own maneuver.”

Edward Miller, Ibid, trang 15

(Còn tiếp p2)

© 2020 DCVOnline

Ngô Đình Diệm và vai trò lịch sử của CIA tại Việt Nam (2)

editor Posted on January 17, 2020 Posted in Chính Trị Xã Hội, Lịch Sử, Nguyễn Văn Lục, Quan Điểm

Nguyễn Văn Lục

Ngoài những can thiệp giúp chính quyền Ngô Đình Diệm ổn định người di cư, dẹp yên các giáo phái và truy diệt nhóm Bình Xuyên, CIA còn can dự vao việc Trung cầu Dân Ý cũng như việc truất phế Bảo Đại như chúng ta đều biết.

Những can thiệp của CIA có ý nghĩa nhất đối với chính quyền của ông Ngô Đình Diệm.

Thẻ căn cước bọc nhựa

Qua chương trình của nhóm MSU-Michigan State University, từ năm 1955-1959, CIA đã có chương trình đào tạo ngành cảnh sát cho Việt Nam về các chương trình an ninh, tình báo, v.v..

Mặt sau của Thẻ căn cuosc VNCH. Nguồn: OntheNet

Nhưng quan trọng hơn cả là vào năm 1957, CIA đã giúp Việt Nam chương trình phát hành thẻ căn cước bọc nhựa cho tất cả công dân miền Việt Nam Cộng hòa từ 15 tuổi trở lên. Họ phải trình diện ghi danh, lấy dấu tay để được cấp phát một thẻ căn cước. Việc lấy dấu tay này giúp các cơ quan chính quyền và an ninh về tư cách công dân của người dân. Thẻ căn cước rất quan trọng vì nó gián tiếp loại các thành phần Việt cộng nằm vùng. Họ trở thành đối tượng của việc truy lùng và bắt giam vì không có thẻ căn cước. Thẻ này giúp người dân trong mọi giao dịch hành chánh, đi bầu cử cũng như việc học hành, thi cử v.v.. (William Blum, Ibid, trang 140)

Việc nứt rạn mối liên hệ giữa ông Diệm và Mỹ

Chính phủ Mỹ và CIA có trách nhiệm đưa ông Diệm về miền Nam và tạo dựng ra nền Đệ Nhất Cộng Hòa thì cũng chính chính phủ Mỹ cũng là người có trách nhiệm trong việc loại bỏ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Đó là mặt trái, mặt phải của CIA. Và đó cũng là cớ sự để không thể nào tin vào chính phủ Mỹ bây giờ và sau này.

Ngay từ năm 1957 ông Ngô Đình Diệm đã đạt được nhiều thành quả về mặt giáo dục học đường đến bậc đại học như các trường kỹ sư, trường Quốc Gia Hành chánh, thành lập một quân đội chính quy với các sĩ quan có căn bản huấn luyện tại các quân trường như Võ Bị Đà Lạt, trường sĩ quan Thủ Đức.

Những kết quả ấy thật đáng kể vì đã đạt được chỉ trong một thời gian vài năm trời. Trong 6 năm đầu, trong cuốn sách: Sáu năm hoạt động của chính phủ, tác giả Hồ Đắc Huân trong “Sáu năm hoạt động của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa” đã ghi lại những thành tích đạt được dựa theo các tài liệu của chính phủ VNCH. Người ta không thể nào phủ nhận những thành quả ấy. Cụ thể như trong ngành giáo dục.

Không hiểu vì lý do gì, trừ Nixon và một vài người như đại sứ Nolting, William Colby và phó tổng thống Jonhson, chính phủ Mỹ không có tài liệu, dù của CIA, nói về những thành quả tốt đẹp ấy?

[DCVOnline | Tài liệu của chính phủ Mỹ về viện trợ của Hoa Kỳ nhằm xây dựng nền móng xã hội tại Việt Nam (và những nước khác) lưu trữ rất nhiều thư viện Quốc hội Hoa Kỳ cũng như trong một số sách của nhiều tác giả khác nhau. Ví dụ,

    • Những Đạo luật Viện trợ Ngoại quốc (Foreign Asistace Act) năm 1961, 1963, 1967, v.v. và nội dung những cuộc điều trần trước quốc hội trong những năm đó;
    • Thư của Kennedy gởi Quốc hội xin 4,5 tỉ đô la viện trợ nước ngoài (Message to Congress: Kennedy Asks Congress For $4.5 Billion in Foreign Aid),
    • Loạt tài liệu của Văn phòng Sử gia Mỹ (Office of the Historian), Foreign Relations of the United States Series thường viết tắt là ‘FRUS’;
    • Jessica Elkind, “Aid Under Fire: Nation Building and the Vietnam War” (2016); Delia T. Pergande, “Private Voluntary Aid and Nation Building in South Vietnam: The Humanitarian Politics of CARE, 1954–61” (2002); Ronald L. Beckett, “Jack of All Trades: An American Advisor’s War in Vietnam, 1969-70” (Stackpole Military History Series, (2016); Andrew J. Gawthorpe, “To Build as Well as Destroy: American Nation-building in South Vietnam” (Cornell University Press, 2018).

Bart Barnes, trong bài “AID Official Donald MacDonald,” đăng trên trang B6, tờ Washington Post, ngày 15 tháng 1, 2004, về một công chức cao cấp của cơ quan viện trợ Mỹ, ông Donald MacDonald, viết,

“chương trình viện trợ khổng lồ cho Việt Nam, ‘Với sự tham gia của hàng chục nghìn người và hàng trăm triệu đô la — 684,9 triệu đô la vào năm 1966, con số chi tiêu cao nhất dưới sự lãnh đạo của ông MacDonald tại Việt Nam.’”

Thực ra giúp xây dựng nền móng xã hội VNCH không chỉ có Mỹ mà còn có rất nhiều quốc gia khác trong thế giới tự do đóng góp trong chương trình Chương trình Viện trợ Thé giới Tựu do (Free World Assistance Program (FWA)]

Nixon có hai nhận định đánh giá việc các thành quả của Ngô Đình Diệm. Việc thứ nhất, tối quan trọng là ổn định tình hình mà chỉ khi ông Diêm bị lật đổ, người ta mới nhận ra sự quan trọng của nó. Nixon viết:

“President Diem stabilized South Viet Namn as a keystone holds up a dome. Political forces converged on him from all directions, but by balancing one against another, he locked all of them into place. And just a s a keystone importance I s not apparent unless it is removed, Diem’s vital role became clear only after his demise, when the entire South Vietnamese political system came crashing down.”

Richard Nixon, No more Vietnams, trang 70

Điểm nhận xét thứ hai của ông Nixon về ông Diệm:

“Diem jealously guarded his independence, often rejecting or ignoring the advice of his American advisers. After all, he was a proud Vietnamese nationalist who would not take orders from Americans any more than he had from the French. ‘America has magnificient economy and many goods points,’ he once told reporters ‘But does your strength at home automatically mean that the United States is entitled to dictate everything here in Vietnam, which is undergoing a type of war that your country has never experienced?’”

Richard Nixon, Ibid., 62-63

Họ tỏ ra quá đòi hỏi và bi quan cũng như có cai nhìn hẹp hòi tiêu cực về 6 năm ấy. Nhất là đại sứ Mỹ Durbrow. Điều đó cho thấy là khó có thể cộng tác và làm việc với chính phủ Mỹ được.

Người Mỹ đã đánh giá rất thấp và còn gọi đó là những năm tháng lãng phí: A wasted year. Cộng sản bắt đầu gia tăng khủng bố, ám sát tại thôn quê. Vì thế, theo tài liệu chính thức phúc trình của CIA đã ghi lại như sau:

“Durbrow concluded in December 1957 that Diem had largely wasted the opportunity of the past year to be urgent economic development program. The Ambassador called for pressure on Diem for decisions on economic and social issues and warned that continued inaction”might lead to a deteriorating situation in Viet Nam within a few years.”

Embassy Saigon Dispatch 191, 5 december 1957, FRUS, 1955-1957, I,Vietnam, 869-884. The increase in terrorism represented what the Viet Cong called the “extermination of traitors”campaign, designed to help the VC survive the government’s anti-communist repression program in the countryside. (Jeffrey Race, War comes to Long An, pp, 82-84)

Thomas L. Ahern, Jr., CIA and the House of Ngo. Approved for Release date 10- feb- 2009, trang 121

Từ năm 1955-1957 lo ổn định và an ninh nội bộ cũng như định cư gần 1 triệu người không phải là một thành tích? Theo tôi hiểu, sự mâu thuẫn giữa Mỹ và gia đinh Ngô Đình Diệm là sự đố kỵ về cá tính, về con người, về sự cứng cỏi của cả hai anh em ông Diệm.

Người Mỹ như một thứ chủ nhân ông muốn có một người được bảo trợ dễ bảo, nghe theo ý kiến của họ theo kiểu bảo sao nghe vậy. Sự đố kỵ ngày càng trầm trọng đi đến chỗ chính phủ Mỹ muốn loại bỏ anh em Ngô Đình Diệm như trong cuộc đảo chính 1960.

Vì thế giữa Ngô Đình Nhu và vợ với CIA có sự xung khắc dị biệt đến độ đối đầu và Nhu có vẻ như bướng bỉnh đến bất cần theo như lời tường thuật lại của Trần Quốc Bửu với Blaufard như sau:

“Evidence now emerge that Nhu perceived an increasingly adversarial quality in his relationship with official Americans, including his CIA contacts. In April, Tran Quoc Bưu told Blaufard that Nhu was aware the Americans detested him and his wife but that he insisted his commitment to the government’s “political line”would continue whether the Americans sympathised or not.”

Thomas L. Ahern Jr., Ibid., trang 125

Cụ thể, sự bất đồng ấy bắt đầu là ông Nhu muốn CIA xử dụng Serei, một người Khmer chống đối lại quan điểm trung lập của thái tử Sihanouk. CIA không đồng ý và khuyến cáo anh em Diệm, Nhu bỏ ý định muốn lật đổ Sihanouk.Trong khi đó, cũng theo tài liệu trên viết,

“But the apparent concession was empty, as the Palace continued íts ploting against Sihanouk.”

Saig 6997, 21 july 1958, and SAIG 7000, 22 july 1958. Nations interview. 6 march 1991.

Một vài chi tiết nhỏ khác cũng đưa đến chỗ CIA không tin tưởng vào Trần Kim Tuyến, cánh tay mặt của ông Nhu. Số là Tòa Đại sứ Mỹ có mướn một người tài xế và có sự khuyến cáo của Trần Kim Tuyến. Theo đó, Trần Kim Tuyến có bảo đảm với Blaufard la người tài xế này điếc. Nhưng sau đó, Blaufard khám phá ra tên tài xế này không điếc mà còn nói rành cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp.

Trong số những chính phủ Mỹ sang Việt Nam để giúp chính phủ Diệm ngay từ giai đoạn đầu vào tháng 7-1954.. Nghĩa là ông Diệm vừa mới về cầm quền chưa được hai tháng. McClintock là người ngay từ đầu không ủng hộ Diệm và có một thất vọng sâu xa về chính phủ Diệm đi ngược cả đường lối chung của chính quyền Eisenhower lúc bấy giờ. Trong một phúc trình của ông gửi về Hoa Thịnh Đốn, McClintock bày tỏ một sự bi quan sâu xa về khả năng điều hành chính phủ của ông Diệm trong một nhận xét kết luận như sau:

“Diem is a messiah without a message”. He cabled to the State Department. “His only formulated policy is to ask immediately American assistance in every form.”

McClintock to Dulles, 4 jul 1954 in FRUS 1952-1954, 13:1783-1784. Edward Miller, Ibid, trang 71.

Sự đòi hỏi của Mỹ qua McClintock phải chăng là quá gắt gao và không sát với tình hình thực tế lúc bấy giờ? Thái độ chủ nhân ông ấy sau này cũng xảy ra liên tiếp nơi các cố vấn khác làm việc với chính phủ Ngô Đình Diệm. Lý do của một số viên chức chính phủ Mỹ thất vọng về ông Diệm là thái độ cứng cỏi của ông Diệm và nhiều chính phủ Mỹ hy vọng rằng có thể chuyển đổi quan điểm của Ngô Đình Diệm sang phía thuận lợi cho phía chính phủ Mỹ?

Nhưng thất vọng sâu xa của McClintock về ông Diệm sẽ còn kéo dài mãi trong suốt giai đọan ông Diệm cầm quyền. Và có thể nó mở đầu cho sự thất vọng, chán nản đi đến chỗ muốn bỏ rơi ông Diệm

Người thứ hai là đại sứ Durbrow ngay vào năm 1960. Trước sự gia tăng sự có mặt của cộng sản xâm nhập trên một cái đà đáng lo ngại. Thái độ bi quan nơi giới chức Mỹ lo ngại một sự sụp đổ của chế độ ông Diệm khó tránh được.

“That December, Durbrow repeated his concern that Diem was faced with “widespread popular dissatisfaction”and that he must improve his method of conducting the war against the Communists and take “vigorous action to build greater popular support”repeating that if he đid not do so, “we may well be forced, in not too distant future, to.. identify and support alternate leadership.”

William Colby, Lost Victory. A firsthand account of American sisteen-year involvement in Vietnam, trang 107.

Có thể còn William Colby là hiểu hoàn cảnh của chế độ VNCH và có thái độ dung nhượng và biết điều. Nhưng con én không làm nổi mùa xuân. Những phúc trình của ông không được Wasinghton lưu tâm cho đủ, ông tâm sự:

“My old belief, nonetheless, was that on the balance the regime was doing a reasonably good job of modernizing a backward ex-colony and deserve support in doing so to strengthen against its communist ennemy. I could not censor my officers’ reports and forward only what I thought, but I did adopt the practice of sending along a monthly summmary and assessment in which I tried to put some balance into the overall picture. Unfortunately, my summaries not highly classified, and they went by diplomatic pouch instead of cable, all of which guaranted them little attention at the Washin William Colby, Ibid, trang 105. gton end.”

William Colby, Ibid., trang 105

Số lượng những phúc trình tiêu cực càng nhiều về sự ông Diệm không đạt tiêu chuẩn mà họ mong đợi ở ông và không thể có một tiến trình thay thế hợp pháp nào được đặt ra. Sự sụp đổ chế độ bắt buộc người ta nghĩ đến một giải pháp thay bằng bạo động.

CIA đã vào việc và không sợ thất nghiệp. Hình như mọi công việc như một guồng máy chạy nhanh hơn, những trao đổi, những găp gỡ giữa CIA, báo chí Mỹ, Phật giáo và tướng lãnh mà không hề bị ngăn chặn. Tôi không hiểu các cơ quan mật vụ của Trần Kim Tuyến, Lê Quang Tung làm được gì? Riêng Trần Kim Tuyến tìm cách móc nối một cuộc đảo chánh bên ngoài nhóm tướng lãnh.

Người Mỹ cũng có những do dự chần chờ, vừa muốn những biện pháp cứng rắn, vừa hy vọng có biện pháp mềm dẻo. Nhưng sự chịu đựng nhau như thế kéo dài được bao lâu?

Riêng ngoại trưởng Foster Dulles là có một thái độ dứt khoát ủng hộ đối với Việt Nam Cộng hòa kể từ sau Hiệp định Genève như cho thành lập khối SEATO (Southeast Asean Treaty Organisation), mặc dầu Việt Nam không phải là thành viên của khối này.

Dưới mắt ngoại trưởng Dulles, ông Diệm đáp ứng một mẫu người chống chủ nghĩa cộng sản đúng thời điểm và đúng vai trò mà chính phủ Mỹ cần có một người như vậy. Và Dulles có những người đồng chí hướng thuận lợi như Kenneth T. Young, người đứng đầu văn phòng Đông Nam Á vụ. Cạnh đó còn có Thượng Nghị sĩ Mansfield, người mà ông Diệm đã có dịp tiếp xúc trong thời gian lưu trú tại Mỹ. Vị TNS này cũng là một người Thiên Chúa giáo và phải chăng vì thế dễ chia xẻ cái tình tự tôn giáo này? Ông cũng đã từng cảm phục ông Diệm và phát biểu,

I was for Ngo Đinh Diêm all the way” he recall. (Don Oberdorfer. Senator Mansfield: The extraordinary Life of a great Stateman and Diplomat (Wasington, DC: Smithsonian book, 2003},118-121, 201.Edward Miller, trang 75.)

Một người Mỹ khác không thể không không nhắc tới ở đây là giáo sư Wesley Fishel, một giáo sư ngành chính trị học, người đã từng gặp Ngô Đình Diệm khi ông Diệm đến Nhật vào năm 1950. Ông này sau trở thành người thân cận nhất của ông Diệm. Và chính ông Diệm đã yêu cầu gửi Fishel sang Việt Nam để làm cố vấn cho ông Diệm trong việc tái xây dựng miền Nam. Tuy nhiên, tính cứng cỏi của ông Diệm làm một số người thân cận nơi ông cũng dần bỏ đi.

Ngay cả ông Bảo Đại, mặc dầu cá tính hai người như nước với lửa, trong Hồi ký Le Dragon d’Annam, cũng phải nhìn nhận như sau,

“Pour l’avoir déjà eu comme collaborateur, je savais que Diêm avait un caractère difficile. Je connaissais aussi son fanatisme et ses tendances un peu messianiques. Mais dans la situation présente, il n’y a pas de meilleur choix (…) Enfin en raison de son intrinsigeance et de son fanatisme, il était le plus sur garant contre le Communisme. Oui, vraiment, il étatit l’homme de la situation.”

(Để có được sự hợp tác của Diệm, tôi thừa hiểu rằng Diệm có cá tánh khó chịu. Tôi cũng biết rằng ông ta là một người cuồng tín và có khuynh hướng ít nhiều nghiêng về sự cứu độ. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, không còn có chọn lựa nào tốt hơn. Mặc dầu bản tính cố chấp, cuồng tín, nhưng ông lại là người bảo đảm nhất trong việc chống lại cộng sản. Phải, đúng như vậy, ông là người thích hợp của hoàn cảnh hiện nay.)

S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, Plon 1980, trang 239

Có lẽ không ai hiểu ông Ngô Đình Diệm bằng Bảo Đại. Đã có thời ông Diệm là Thượng thư triều đình của Bảo Đại. Sự khẳng khái, cương trực đến bướng bỉnh cố chấp là điều Bảo Đại biết rõ về con người Ngô Đình Diệm hơn ai hết. Chưa kể đã năm lần bẩy lượt mời ra tham chính đều bị Ngô Đình Diệm từ chối. Thiếu gì người sẵn sàng làm việc cho Bảo Đại như Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu đến Bửu Lộc đều thất bại. Ông Bảo Đại hiểu rằng giai đoạn thực dân Pháp đã chấm dứt. Hoa Thịnh Đốn trở thành người bảo trợ chính thức cho chế độ Diệm. Ngày 24-10, tông thống Eisenhower đã gửi một thư riêng cho ông Diệm bảo đảm sự hỗ trợ vô điều kiện của nước Mỹ.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của ông Diệm là sự cứng rắn đến cố chấp của ông trong các vấn đề chính trị. Người Mỹ trong nhiều phúc trình của CIA đã nhắc đi nhắc lại như sự đối đầu giữa tướng Collins và Diệm trong việc ông Diệm giải nhiệm ông Hồ Thông Minh trong chức vụ Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. (Thomas Ahern. Jr., Ibid, trang 71).

Sự bất đồng ấy kéo dài cho đến hồi chung cục năm 1963. “The divergence of American opinion over tactic, which persisted until the eve of the coup in 1963.” (Thomas L. Ahern, ibid, trang 73.)

Vấn đề cá tính cứng cỏi của ông Diệm đến độ nhiều người trước đây ủng hộ ông sau đã tháo lui như TNS Mansfield, giáo sư Fishel hay Harwood , v.v..

Cái cá tính cứng cỏi ấy lộ ra cho thấy ông không thể là một người làm chính trị nhạy bén, uyển chuyển tùy thời, biết tương nhượng, biết lùi nhượng bộ và đôi khi ngay cả chịu nhục cố đấm ăn xôi. Chỗ của ông phải chăng là một chính quyền độc lập, không bị ngoại quốc trực tiếp can thiêp? Giữa ông và tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, mức độ nhượng bộ như thế nào?

Nhưng cũng lạ thật, không ai — cả chính phủ Mỹ lẫn người Việt — tự hỏi xem vệc thay một bộ Trưởng tại sao cần có sự đồng ý của giới chức cao cấp Mỹ? Vậy đâu là chủ quyền do sự xen vào nội bộ của một chính phủ? Cũng vậy, chính phủ Mỹ muốn ông Nhu phải ra đi! Để dễ dàng thao túng ông Diệm? Để ông Diệm bó tay? Phần khác có dư luận chê bai dè bỉu là gia đình trị? Tại sao không ai lên tiếng gia đình Kennedy là gia đình trị? Về điểm này, xin ghi lại ý kiến của William Colby về gia đình Kennedy.

“I found it significant that none of the vigorous and widespread American official and media critics of Diem’s dependence on his brother Nhu for counsel that he could trust was able to divine any parallel in the American President’s unprecedented appointment of his brother as Attorney General in order to bolster both the official weight and propinquity of counsel the President could trust.”

William Colby, Ibid., trang 107

[DCVOnline | John Kennedy bổ nhiệm Robert Kennedy là Tổng Chưởng lý trong nội các chính phủ sau khi được quốc hội phê chuẩn; Donald John Trump bổ nhiệm Ivanka Trump và Jared Kushner làm cố vấn trong tòa Bạch ốc; trong khi đó, theo Virginia Spence thì vì Ngô Đình Nhu đã quá quen cách làm việc bí mật/ngầm (clandestine/covert), và không thể làm khác hơn, Nhu đã nói rất rõ là ông không nhận bất kỳ chức vụ nào trong nội các của tổng thống Diệm,

“Nhu insisted that he would accept no position in his brother’s Cabinet, and Spence believed he had “worked so long covertly he couldn’t bear to do otherwise.”

Thomas L. Ahern Jr., Ibid., trang 25

Hơn nữa Robert Kennedy hay Ivanka Trump và Jared Kushner không hề ở chung nhà với Tổng thống Mỹ như gia đình ông Nhu đã sống cùng dinh thự với tổng thống Ngô Đình Diệm.]

Những yếu tố quyết định đưa đến việc lật đổ ông Diệm

The end of Diem

Phải nhìn nhận rằng trong giai đoạn đầu của chính phủ Diệm, mặc dầu trải qua những thời kỳ gian nan, sóng gió và bấp bênh nhất của nền Đệ Nhất Cộng hòa, Lannsdale được coi như là kingmaker trong chính phủ ông Diệm. Sự điều động khéo léo và tài tình của Lansdale đã giúp ông Diệm dẹp được giáo phái và nhóm Bình Xuyên. Lansdale cũng là người khuyên ông Diệm không sang Pháp trình diện Bảo Đại, đưa đến cuộc Trưng Cầu Dân ý truất phế Bảo Đại. Mặc dầu vậy, Lansdale cũng không tránh khỏi rất nhiều bực bội khi mười ý kiến đưa ra cho ông Diệm, thì may ra được một lần ông thuận. “He once told Paul Harwood that Diem took perhaps 10 percent of his advice.” (Thomas L. Ahern, Ibid, trang 89).

Nhưng điều làm cho Lansdale bực bội hơn cả là cố vấn Ngô Đinh Nhu. Đằng sau ông Diệm là Ngô Đình Nhu ngăn cản những đề nghị của Landsdale. Lansdale mô tả Nhu như “Mussolini type character” hay “Fascist type State” (Thomas L. Ahern, ibid, trang 90).

Những phúc trình và những nhận xét của CIA càng ngày càng nhiều với những nhận xét tồi tệ về gia đình ông Ngô Đình Diệm. Chẳng hạn:

“Agent reports of Nhu’s growing anti-Americanism multiplied in February and March, and his contact with the COS Nhu condemned those who had “betray”the President. The traitors include former Diem confidant Wesley Fishel of Michigan State University, now a critic whom Nhu accused of “woman’s fickeness and inconstancy”and father-in law, Trân Văn Chương. Other reporting said Nhu held the US responsible for the mutiny of late 1960 and the Palace bombing of february 1962, and than he now entertained the idea of replacing Diem as President. “If Nhu behavior suggested paranoid, his wife showed signs of megalomenia.”

Thomas L. Ahern Jr., Ibid., trang 165-166

Stanley Karnow cũng nhắc lại một lần gặp riêng ông Ngô Đình Nhu, ông Nhu đã phàn nàn về thái độ mập mờ của Durbrow đối với chế độ; ông cho rằng chế độ không phải chỉ phải đốii phó với kẻ thù cộng sản mà còn đối với người ngoại quốc là đồng minh

“‘not only Commmunists, but foreigners who claim to be our friends.’ He would repeat that accusation until it finally came true in 1963, when Ambassador Henry Cabot Lodge encouraged a cabal of South Vienamese to oust Diem.”

Stanley Karnow. VietNam A History. Trang 253

Có thể có bốn thành phần quyết định lật đổ ông Diệm:

Giới truyền thông, báo chí

Một mặt trận truyền thông nhằm bôi nhọ chế độ Ngô Đình Diệm và gia đình là vũ khí đáng ngại nhất của truyền thống dân chủ. Những nhà báo như Browne (Associate Press), Halberstam (The New York Times), Peter Kalischer (CBS News) và Sheehan (United States Press International) của Mỹ nhắm vào chế đô Ngô Đinh Diệm và không loại trừ bà Nhu với những ngôn ngữ “mất dậy” nhất.

Theo Trueheart, ông đã điện về Washington vào 10-7 và ghi nhận rằng:

“The reporters in question had lost all objectivity and were openly calling for Diem to be thrown.”

Geofrey Shaw. The Lost mandate of Heaven. The American Betray of Ngo Dinh Diem, President of Viet Nam.Ignatius Press. 2013.

Trận Ấp Bắc

1963 Battle of Ap Bac. Nguồn: Michael E. Brooks

https://www.pbslearningmedia.org/resource/4110232b-0d7f-4c79-8ff3-b3a725275058/the-battle-of-ap-bac-video-ken-burns-lynn-novick-the-vietnam-war/en/#.XiFVvCN7kUF the Battle of Ap Bac, a major battle fought in Vietnam on January 2, 1963. Nguồn: The Vietnam War : A Film by Ken Burns & Lynn Novick

Báo chí Mỹ phê phán sự yếu kém của quân đội Quốc gia Việt Nam trong vụ Ấp Bắc. Người phê phán gay gắt nhất là nhà báo Neil Sheehan. Dựa theo những thông tin có được do viên cố vấn quân sự Mỹ John Paul Vann, Neil Sheehan đã viết hẳn một cuốn sách, A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam (1988) , để viết về viên sĩ quan cố vấn này, đồng thời phê phán quân đội VNCH.

Phải nhìn nhận trong đó cũng có một số sự thật.

Sheehan cùng với Halberstam là cặp bài trùng phê phán nặng nề tổng thống. Diệm. Trong cuốn sách L’Innocence perdue. Un Américain au Viêt-nam, Editions Du Seuil, 1988, ông dành một chương từ trang 181-230 chỉ để nói nguyên do và sự yếu kém của hai sĩ quan chỉ huy: Bùi Đình Đạm, và nhất là Huỳnh Văn Cao về trận Ấp Bắc, vào tháng 1-1963. Sheehan phê bình Huỳnh Văn Cao hèn nhát, tham nhũng, độc đoán và tránh né đụng độ để ít gây tổn thất. Việc phê phán này có ảnh hưởng lớn tới dư luận Mỹ và làm giảm uy tín của quân đội VNCH đối với công luận.

[DCVOnline | Theo Charles E. Kirkpatrick trong bài “The Battle at Ap Bac Changed America’s View of the Vietnam War” đăng trong Vietnam Magazine số tháng Sáu 1990, ngày 3 tháng 1, 1963, Halberstam, Arnett và Neil Sheehan đã quay sang hỏi viên cố vấn Sư đoàn 7 bộ binh, Trung tá John Paul Vann, về trận Áp Bắc. Viên cố vấn Mỹ cho biết rằng cuộc chiến đã kết thúc vào ngày hôm trước, và đó không phải là một thành công. Paul Vann giận dữ nói với Sheehan,

“Đó là một trận đánh thê thảm. Những người này không chịu lắng nghe. Họ làm lỗi, lặp đi lặp lại nhiều lần theo cùng một lỗi.”

Máy bay trực thăng bị Việt Cộng bắn rơi tại Ấp Bắc. Nguôn: PBS

Nó có một phần sự thật, vì hai sĩ quan này đều được ông Diệm tin dùng. Nhưng nó đã mở đầu cho các cuộc tấn công phê phán về sự yếu kém của quân đội Việtnam. Chẳng hạn Halberstam phê phán ông Diệm về vai trò chỉ huy quân đội, chỉ dùng những tay chân thân tín “political loyalty rather than military ability”. Điều đó cũng đúng một phần. Hay các sĩ quan chỉ huy thiếu khả năng huấn luyện hoặc thiếu kinh nghiệm chiến trườ ng. (Geoffrey Shaw. Ibid, trang 166- 167).

[DCVOnline | Không phải chỉ Halberstam nói ông Diệm chỉ dùng người thân tín, Charles E. Kirkpatrick, trong bài viết trên Vietnam Magazine, Vietnam Magazine số tháng Sáu 1990, cũng cùng nhận định,

“Huỳnh Văn Cao không phải là vị tướng xông pha ngoài trận mạc và cũng không phải là người chỉ huy quân sự có khả năng. Trên thực tế, ông là một trong những người dược bổ nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7 danh tiếng vì lòng trung thành với Tổng thống Diệm, và vì ông là người Huế Thiên Chúa giáo. Năm 1962, tổng thống Diệm vẫn lo sợ bị đảo chính như cuộc đảo chính hụt năm 1960. Vì thế chính ông, chứ không phải Bộ Tham mưu, bổ nhiệm những tướng chỉ huy quan trọng, và ông luôn chọn những người trung thành với ông.”

Charles E. Kirkpatric

Thiếu tá John Paul Vann cố vấn của Đại tá Huỳnh Văn Cao, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7 Bộ binh (Tháng 8, 1962). Nguồn: Mary Jane Vann

Và rồi, họ đi đến kết luận là đổ tất cả trách nhiệm ấy trên chính quyền Diệm. Dẫn chứng:

“The editorial “What’s wrong in Vietnam” which appear in the Newyork Times on January 15, 1963, plainly targeted Diem and his government as being the cause of the Ap Bac defeat.”

Geoffrey Shaww, Ibid., trang 172

[DCVOnline | Neil Sheehan trong bài “Crisis in Vietnam: Antecedents of the Struggle” đăng trên tờ The New York Times ngày 27 tháng Tư, 1964, viết lại về trận Ấp Bắc,

“Một tiểu đoàn Việt Cộng, ít hơn chín lần quân của chính phủ, được máy bay trực thăng, máy bay ném bom và pháo binh yểm trợ, đã chiến đấu chống lại quân đội VNCH, bắn hạ năm máy bay trực thăng và thoát đi trong đêm đó. Sáu mươi lăm binh sĩ VNCH và ba người Mỹ đã thiệt mạng và 100 binh sĩ Việt Nam bị thương. Bốn mươi bảy Việt Cộng bỏ xác ở chiến trường và một số không rõ bị thương.”

Neil Sheehan

Khi Lodge sang Vietnam thì đã có những bữa ăn sáng do đại sứ Lodge và vợ là Emily tiếp đãi ký giả. Những ký giả được mời để Lodge trao đổi và thăm dò tin tức là Halberstam, Browne và Neil Sheehan. Đây là câu trả lời của Sheehan với Lodge:

“Nhà Ngô là những tên khùng điên và bị dân chúng ghét và họ không có khả năng để điều hành chính phủ, trong khi đó Việt Cộng mỗi ngày một xâm chiếm các vùng lãnh thổ và nếu cứ để Diệm và gia đình ông ta nắm chính quyền, thì chắc chắn sẽ thua trận. Nhưng nếu thay họ bằng một đám tướng lãnh thì cũng không có gì bảo đảm la đám tướng lãnh này làm hay hơn, nhưng ít ra thì người ta còn có cái quyền hy vọng. Trong khi với gia đình họ Ngô, viễn tượng thua trận là điều chắc chắn.”

Neil Sheeham, ibid, trang 302

Nhưng khi Sheehan hỏi ngược lại đại sứ Lodge về ý kiến của ông ấy. Ông mỉm cười, một tay ôm vợ và trả lời: “A peu près le même que le votre”. (Cũng gần như ý các anh vậy thôi).

Sau này xem lại hồ sơ “Dossiers du Pentagone”, Sheehan thấy, ông đại sứ hỏi xã giao vậy thôi. Chứ thật ra, “son opinion était déjà faite avant son arrivée” (Ý kiến của ông ta đã có sẵn ngay cả trước khi ông ấy đến Việt Nam.) (Neil Sheehan, ibid, trang 303)

Trước những trận bão táp của giới truyền thông báo chí, đại sứ Nolting khi quay trở lại Saigon, ông viết:

“Most disturbing of all, Nolting found Diem in what he called “martyr’s mood”, with heigftened suspicions and resentments, some of them well founded, about American pressures and Buddhist intention. He ìnformed Washington of what he thought was the best course of action.”

Geofrey Shawn, Ibid., trang 228-229

Với riêng về bà Nhu, báo chí truyền thông bôi nhọ thẳng tay như nhận xét của Đại sứ Nolting trong cuốn Hồi ký của ông From Trust to Tragedy, ông viết:

“She had little formal education in the Western sense, but she had extraordinary vitality and energy. Being young, photogenic, and only too willing to talk, she was a natural target for the press.”

Nolting, From Trust to Tragedy, 99. Geoffrey Shaw trích lại trong The Lost mandate of Heaven, trang 230

Nhưng có lẽ tồi tệ nhất và có thể đáng khinh bỉ nhất là lời bôi nhọ của phụ tá ngoai trưởng Averell Harriman. Cũng trong hồi ký của mình, ông Nolting nhắc lại một buổi thuyết trình của Averell Harriman với tư cách chủ tọa. Có khoảng 15 vị khác ngồi dọc theo một cái bàn dài. Harriman có đưa ra một điện tín được đánh đi từ Sài Gòn, nội dung nói về một bài diễn văn khác của bà Nhu chỉ trích chính quyền Mỹ. Ông Harriman đã đọc cho mọi người nghe nội dung điện tín, sau đó đã chuyển cho đại sứ Nolting với lời chú thích,

Nolting, what are you going to do about this bitch? I passed it back with a note: “What would you propose, Sir” ( Nolting, Ibid, 101-2. Geoffrey Shawwn trích lại trong The Lost mandate of Heaven, trang 231.)

[DCVOnline | Thực ra Harriman không phải là nhân vật duy nhất gọi bà Nhu bằng hỗn danh “bitch”. Theo, Paul B. Fay Jr. thì John F. Kennedy gọi bà Nhu là “That goddamn bitch”.

“That goddamn bitch. She’s responsible for the death of that kind man. You know, it’s so totally unnecessary to have that kind man die because that bitch stuck her nose in and boiled up the whole situation down there.”

‟Con khốn chết tiệt đó. Nó phải chịu trách nhiệm cho cái chết của con người hiền lành đó. Anh biết đấy, hoàn toàn không cần thiết để người hiền lành đó phải chết vì cái con chết tiệt ấy lúc nào cũng dí mũi vào làm toàn bộ tình hình ở đó sôi bỏng.”

Paul B. Fay, Jr., Oral History Interview – JFK #3, 11/11/1970, trang 199–200

Đó là Paul B. Fay Jr., bạn thân của John F. Kennedy, thuật lại tâm trạng của tổng thống Mỹ sau cuộc đảo chánh khiến Tổng thống Diệm bị sát hại.

Paul B. Fay, Jr., Oral History Interview – JFK #3, 11/11/1970, trang 199–200.]

Kinh nghiệm cho thấy trong bất cứ cuộc lật đổ nào trên thế giới do CIA dàn dựng thì đều có chiến dịch bôi nhọ chế độ ấy và được chuẩn bị kỹ càng trước cả năm trời. Như trường hợp Saddam Hussein. Vậy thì có gì đáng ngạc nhiên khi báo chí và “truyền thông thổ tả” Mỹ bôi nhọ chế độ Ngô Đình Diệm?

Nghị sĩ Mansfield trong một chuyến viếng thăm Việt Nam ghi lại là mối liên hệ giữa Mỹ và chính quyền Việt Nam tốt đẹp, trừ những tin tức báo chí thường có cái nhìn tiêu cực. Đáp lại nhận xét cua TNS Mansfield ông Nhu lên tiếng chê trách các phóng viên Mỹ

“Nhu claimed that their youth, immaturity in outlook, and passion were to blame, and that Vietnam needed older, more experienced reporters who could comprehend the difficulties the country was facing. (44)

(44) See “Memorandum of a Conversation, Gia Long Palace, Saigon, December 1, 1962. 11.30 AM (Subject: Senator Mike Mansfield visit to Vietnam}”, in FRUS, 1961-1963. vol 2, document 323-, pp752-53. Geoffrey Shaw trích lại trong The Lost mandate of Heaven, trang 167

Nói như ông Nhu cho rằng giới truyền thông Mỹ “trẻ người non dạ” thiếu kinh nghiệm thì được ích gì? Và với một giới truyền thông với nhiều tin giả, bôi nhọ như thế. Tại sao chính phủ ông Diệm không trục xuất những nhà báo như Halberstam, Neil Sheehan ra khỏi Việt Nam? Chính quyền Ngô Đình Diệm, chịu bó tay đã không thể có những biện pháp cứng rắn như thế chỉ vì một lẽ đơn giản là họ lệ thuộc nhận viện trợ của Mỹ!

Biện pháp mà chính quyền Ngô Đình Diệm trong một đất nước có chủ quyền là trục xuất khỏi Việt Nam những nhà báo như Browne, Kalisher, Sheehan và nhất là Halberstam ra khỏi Việt Nam.

Gớm thay cho sức mạnh của giới truyền thông báo chí như trường họp nhà báo Halberstam.

CIA và chính quyền Mỹ trong việc lật đổ chế độ Đệ I Cộng Hòa

Trong cuốn The Politics of Deception. JFK’S Secret Decision on Vietnam, Civil Rights, and Cuba của tác giả Patrick J. Sloyan, xuất bản năm 2015, lời mở đầu cuốn sách ghi:

“President Kennedy’s complicity in the overthrow and assassination of South Vietnamse president Ngo Dinh Diem, an event that planted the seed for a decade of jungle warfare and a nation divided.”

Patrick J. Sloyan

Tổng thống Kennedy được coi là đồng lõa trong việc ám sát ông Ngô Đình Diệm. Việc mà ông ta đã thất bại nhiều lần trước đây đối với Fidel Castro. Bức điện văn 29 tháng 8, 1963 cho thấy Kennedy trực tiếp nhúng tay vào việc lật đổ ông Ngô Đình Diệm.

Việc tổng thống Kennedy nhúng tay vào việc lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm trở nên rõ ràng và không còn có gì để nghi ngờ khi đọc bức điện tín được coi là tối mật của tổng thống Kennedy gửi cho đại sứ Cabot Lodge ngày 29 tháng 8, 1963. Tổng thống chấp thuận giải pháp go-ahead trong việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm do các tướng lãnh của chế độ thực hiện.

Điện văn với nội dung rất rõ ràng như sau:

“[…] Until the very moment of the go signal for the operation by the Generals, I must reserve a contingent right to change course and reverse previous instructions. While fully aware of your assessment of the consequences of such a reversal, I know from experience that failure is more destructive than an appearance of indecision. I would, of course, accept full responsibility for any such change as I must bear also the full responsibility for this operation and its consequences. It is for this reason that I count on you for a continuing assessment of the prospects of success and most particularly desire your candid warning if current course begins to go sour. When we go, we must go to win, but it will be better to change our minds than fail. And if our national interest should require a change of mind, we must not be afraid of it. […]”

John F Kennedy to Henry Cabot Lodge, telegram, August 29, 1963, Washington, Nolting papers, box 26, Professional papers, 2 o f 3. Geoffrey Shaw trích lại trong The Lost mandate of Heaven, trang 258. Hay “18. Message From the President to the Ambassador in Vietnam (Lodge)”, FRUS 1961–1963, VOLUME IV, VIETNAM, AUGUST–DECEMBER 1963. DCVOnline.

Bạch hóa bức công điện này làm sáng tỏ dứt khoát tổng thống Kennedy đã trực tiếp bí mật cho phép Cabot Lodge tiến hành lật đổ tổng thống Diệm mà không qua các nhân sự trong tòa Bạch Ôc hay CIA. Kennedy là người đã trực tiếp bật đèn xanh cho việc lật đổ ông Diệm.

[DCVOnline | Trong cuộc phỏng vấn Lịch sử Truyền khẩu Henry Cabot Lodge ngày 4 tháng 8, 1965 với Charles Bartlett, Lodge nói,

“When it became evident that the Diem regime was in its terminal phase and when we were receiving all these rumors of various efforts by various groups of Vietnamese to take power, my instructions from President Kennedy were ‘not to thwart’” (trang 13)

Henry Cabot Lodge

Kennedy ra lệnh cho Lodge không được “cản trở” đảo chính.

Cũng trong bài phỏng vấn này, Lodge tiết lộ quan điểm của Tổng Giám mục Salvatore Asta, đại diện của Giáo Hoàng tại Saigon (13 tháng 10, 1962 đến 23 tháng 3 1964), về chính phủ Ngô Đình Diệm. Lodge miêu tả về Tổng Giám mục Asta (khi đó khoảng hơn 47 tuổi) như sau,

“…this very remarkable man, Archbishop Asta—a young but very wise man with great gifts of leadership and courage—who had a relationship with the million and a half Vietnamese Catholics which was quite remarkable. They placed a degree of trust in him which I thought extraordinary.” (trang 16)

“…Người đàn ông phi thường này, Tổng Giám mục Asta, một người ông trẻ tuổi nhưng rất khôn ngoan với khả năng lãnh đạo và lòng can đảm tuyệt vời, là người có mối quan hệ với triệu rưỡi người Thiên Chúa giáo Việt Nam, một người khá phi thường. Họ đặt lòng tin vào Tổng Giám mục ở mức độ mà mà tôi nghĩ là to lớn lạ thường.”

Henry Cabot Lodge

Về quan điểm của Tổng Giám mục Asta đối với chính phủ Ngô Đình Diệm, Lodge nói,

TGM Salvatore Asta. Nguồn: it.cathopedia.org

“He was absolutely convinced that the Diem government had to reform itself, had to change its ways, that Mr. Nhu had to leave the country. I was present in the room when he told him so. I also was present in the room when he told Madame Nhu this on the telephone.” (trang 17)

“Ông ấy tuyệt đối tin rằng chính quyền Diệm phải đổi mới, phải thay đổi cách cai trị, và ông Nhu phải rời khỏi Việt Nam. Tôi có mặt trong phòng khi Giám mục Asta nói với ông Nhu như vậy. Tôi cũng có mặt trong phòng khi Giám mục nói với Madame Nhu điều này qua điện thoại.”

Henry Cabot Lodge, recorded interview by Charles Bartlett, August 4, 1965, (page 13-17), John F. Kennedy Library Oral History Program.

Nguồn: Henry Cabot Lodge, recorded interview by Charles Bartlett, August 4, 1965, (page 13-17), John F. Kennedy Library Oral History Program.]

Ball, Harriman, Hilsman và Forestal “Những người chống Diệm”

Đây là bộ tứ với âm mưu lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Tiền thân của sự bất đồng sâu sắc với hai ông Diệm-Nhu có thể bắt đầu từ việc ký kết thoả ước Trung lập Lào. Ngay từ đầu năm 1957, khi gặp các cố vấn Mỹ, ông Diệm bày tỏ sự hối tiếc và bất đồng về việc trung lập hóa Lào do Harriman ký kết có liên quan đến tình hình an ninh của Việt Nam. Lào là phên rậu cho Việt Nam. Trung lập Lào là cơ hội để cộng sản Việt Nam sau này xâm nhập vào miền Nam. Còn giữ được Lào là cửa ngõ an ninh sống còn của miền Nam. Mất Lào, Miền Nam rơi vào thế bị động. Cái lỗi lầm của Harriman và chính quyền Kennedy là ký thỏa thuận Trung Lập Lào, đi ngược lại những ý kiến của Eisenhower nói với Tổng thống đắc cử Kennedy.

Theo Nixon

“President Eisenhower believed that Laos was the key domino in southeast Asia. Defending Laos was the major specific action Eisenhower urged to President-elect Kennedy when they met in January 1961. Eisenhower told Kennedy that if Laos were to fall into Communist hands, we would have to write off all Indochina.”

Richard Nixon, ibid., trang 57

Phải chăng đó là lý do sâu sắc đưa đến sự bất dồng giữa ông Diệm và Harriman?

Thât ra, theo Colby, Harriman khinh ghét từ Tưởng bên Đài Loan, đến Phác bên Đại Hàn, Sarit bên Thái Lan, Phoumi bên Lào và dĩ nhiên Diệm ở Saigon. (William Colby, ibid, trang 121)

Việc làm đầu tiên là Hilsman được sự chấp thuận của tổng thống. Kennedy thay thế đại sứ Nolting bằng Cabot Lodge.

[Luật pháp Hoa kỳ định tất cả các đại sứ Mỹ phải được tổng thống chính thức bổ nhiệm và được Thượng viện phê chuẩn. DCVOnline]

Việc bổ nhiệm Lodge, một đảng viên đảng Cộng Hòa là một điều chưa được làm sáng tỏ. Có thể, Kennedy chỉ muốn dùng Lodge trong mục tiêu lật đổ Ngô Đình Diệm. Và nhiệm vụ ấy có thể là lưỡi dao hai lưỡi làm sụt giảm uy tín đảng Cộng Hòa nếu thất bại.

Nhưng việc có mặt của Đại sứ Lodge ở Sàigon là một báo hiệu một cơn bão chính trị sắp xảy ra. Lodge trong cuốn sách của ông viết lại lá thư bổ nhiệm của Kennedy như sau:

“In June 1963 President Kennedy asked me to be ambassador to Vietnam and I acceped. I believed that many mistakes had been made since 1945 and that if, in that period, the Indochina question had been wisely handled, the United States need never have gone there.”

Henry Cabot Lodge, The Storm has many eyes. A personnal Narrative. 1973. trang 205.

Phần lớn những lời tự thuật trong cuốn sách của Cabot Lodge tôi cho đều là những lời dối trá như:

“I was deeply grieved by his death and horrified at the form it took.”“The coup November was essentially a Vietnamse affairs.” “Our policy, under instructions from President Kennedy, was “not to thwart”a coup.”

Henry Cabot Lodge

Tiếp theo một chuỗi dối trá như

“variously autorized, sanctioned and encouraged the coup.””I did offer President Diem safety under the aegis of the United State and was prepared to give him a asylum in my house, to help him enter a new government as a ceremonial figure, or to leave the country.”

Henry Cabot Lodge

Và đây là lời nói dối lếu láo cuối cùng:

“The allegation in the Pentagone Papers that in october we cut off aid to Diem in order to give a “green light to the generals” is wrong”. It was done in order to get Diem to strengthen his political position at home by sending brother Nhu out of the country. Far from trying to overthrow President Diem, President Kennedy – I thought very properly-engaged in trying to help him get stronger and the governmant get better.”

Cabot Lodge, Ibid, 208-211

Gớm thay miệng lưỡi của một con cáo già chính trị bịp bợm và bất nhân vô đạo. Đại sứ Nolting bị thay thế là mất mát lớn cho ông Diệm trong việc chống lại “nhóm bốn tên”.

Về bức Điện tín 243 ngày 24 tháng 8 đưa đến thảm kịch sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa

Xem nội dung và nguyên văn và chi tiết hình thành Điện tín 243 của Bộ Ngọai giao gởi cho Cabot Lodge ở p1.

Ngày 26 tháng 8, 1963, Cabot Lodge ra lệnh cho Conein báo cho Trần Thiện Khiêm biết là chính phủ Mỹ bật đèn xanh cho cuộc lật đổ Nhu và có thể cả Diệm… Khiêm đã nhận được tín hiệu và thông báo cho các tướng lãnh khác. Và đến ngày 28 coi như việc lật đổ ông Diêm trong công điện của Hilsman trở thành hiện thực.

Tất cả một chuỗi hiểu lầm đã xảy ra. Sau này tướng Maxwell Taylor tin rằng Ball, Harriman, Hilsman và Forestal là một nhóm chống Diệm đã ngụy tạo ra cái được gọi là “egregious end-run”- một kết thúc quá tồi tệ. Trong khi đó có phản ứng dữ dội của một số nhân vật cao cấp khác chống lại việc lật đổ ông Diệm như các tướng Taylor, McNamara, Lyndon Johnson, John Mc Cone. Chỉ riêng ngoại trưởng Rusk giữ im lặng. (Tóm tắt sơ lược Stanley Karnoww, Ibid, trang 287-288).

Tóm tắt câu chuyện này, Cabot Lodge đã lợi dụng thời cơ mà có lẽ ông chờ đợi nó đến bất ngờ để đi đến kết thúc lật độ ông Diệm như sau:

“On August 29, 1963, Ambassador Lodge followed up on President Kennedy’s cable with a momentous one of his own, wherein he declared: “We are launched on a course from which there is no respectable turning back: The overthrow of the Diem government. There is no turning back in part because US prestige is already publicly committed to this end in large measure and will become more so as facts leak out. In a more fundamental sense, there is no turning back because there is no possibility, in my view, that the war can be won under a Diem administration”

“[…] Chúng ta bị đưa vào một lộ trình không có đường đáng kể để quay lại: Cuộc lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Không thể quay trở lại một phần bởi vì uy tín của Hoa Kỳ đã cam kết công khai cho mục đích này càng không thể quay đầu khi sự thật bị rò rỉ. Về căn bản, tôi nghĩ, không thể thắng cuộc chiến với chính phủ Diệm.”

Geoffrey Shaw, Ibid., trang 260

Sau này, Mc George Bundy tóm tắt lại bài học này bằng nhận xét: “Never do business on the week-end”.

Tướng lãnh Việt Nam

Ở đây, tôi thấy không cần thiết phải giải thích về những toan tính lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm của nhóm tướng lãnh mà chỉ muốn viết vài dòng về tư cách và khả năng của họ sau khi nắm chính quyền.

Trong những hoàn cảnh bất khả kháng, số sĩ quan thời VNCH xuất thân từ nhiều nguồn khác nhau. Một số nhỏ là lính khố xanh, khố đỏ từ thời Pháp thuộc hay là lính Tập được tuyển dụng sang Pháp thời thế chiến II. Đông khá hơn cả, được đào luyện dưới thời Bảo Đại trước 1954. Tổng thống. Diệm đã xử dụng tất cả cái nguồn nhân lực sẵn có và giao cho họ những trọng trách mà thật sự họ chưa đủ khả năng để lãnh nhận.

Nói chung, trình độ có thể còn yếu kém về mọi mặt từ văn hóa đến quân sự, chuyên ngành. Nhiều viên tướng chỉ cùng lắm qua bậc tiểu học hay trung học. Kinh nghiệm chiến trường trong vai trò chỉ huy có thể chỉ tới cấp tiểu đoàn. Sau này lại được nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất như tướng sư đoàn, quân đoàn.

Nếu còn thời Pháp thuộc thì giỏi lắm họ được nâng cấp úy hay tá là cùng. Những thành phần này được chế độ đặc biệt ưu đãi nhất, nhưng lại phản bội. Họ phải được xếp riêng vào loại phản tướng. Đã phản một lần thì phản lại miền Nam sau này cũng là điều dễ hiểu.

Đã thế, họ có thể còn thiếu một lý tưởng quốc gia hoặc hiểu biết tạm đủ về chủ nghĩa cộng sản. Một số sau này trở thành cấp tướng, rường cột của quân đội mà lại tỏ ra mất gốc một cách lạ lùng đến mông muội, thiển cận về phán đoán như trường hợp tướng Trần Văn Đôn. Trong lời mở đầu cuốn sách của ông, ông đã dành vinh danh ba người mà đối với ông đã có công đối với miền Nam. Người thứ nhất là Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Người thứ hai là tướng De Lattre De Tassigny, vị tướng lãnh duy nhất hiểu Việt Nam (1950). Và cuối cùng thì không ai ngờ được là: Đại sứ Cabot Lodge, “người đã có công xây dựng một miền Nam vững mạnh về quân sự, chính trị và kinh tế.” (Trần Văn Đôn, Les guerres du Vietnam, Paris 1985, trang 8)

Tướng Trần Văn Đôn quyền Tham mưu trưởng Quân đội VNCH nhận cờ từ một nữ sinh trường Gia Long sau ngày đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm. Nguồn: APWire.

[DCVOnline | Tuớng Trần Văn Đôn sinh tại Bordeaux, quốc tịch Pháp, con của một địa chủ giàu có ở đồng bằng sông Cửu Long, sang Pháp học y khoa và sinh Đôn ở đó. Đôn sang Pháp học đại học ở HEC và trở thành sĩ quan Pháp khi Đệ nhị Thế chiến bắt đầu, sau đó theo học tại trường Võ bị Saint-Cyr. Về Việt Nam, Đôn là sĩ quan hầu cận (aid-de-camp) của Chuẩn tướng Thực dân Pháp Nguyễn Văn Xuân.]

Trần Văn Đôn đã đề cao Cabot Lodge đến lố bịch. Nếu gọi là công thì chỉ là có công với đám tướng lãnh như Trần Văn Đôn lật đổ ông Diệm. Còn nói cho cùng, Lodge chỉ là một thứ thực dân, phá nát thể chế miền Nam, gây xáo trộn và hệ quả là nguy cơ sụp đổ miền Nam vào năm 1964. Hay như nhận xét của trùm mật vụ Colby tiên đoán: “But Colby had been right when he predicted that Ambassador Lodge would run a one-man show.” (Thomas L. Ahern Jr., Ibid., trang 22)

Đối với quan thày thì Trần Văn Đôn bợ đỡ, nhưng đối với đồng đội trong nhóm phản tướng đảo chánh thì dèm pha, tranh công. Tài liệu CIA and the House of Ngo đã ghi lại: Đôn đã dèm pha Khiêm và Khánh. Khiêm là loại người đồng bóng, phù phiếm “flighty” và không tin được “unreltable”. Khánh là loại tuyền chủ nghĩa cơ hội và lường gạt “the complete opportunist.. and highly deceiful”. Còn Đính được đề cao là người kiên quyết trong nhóm tướng lãnh “Group’s stalwart”. (Trích dịch “CIA and the House of Ngo”, trang 189)

Cái giá phải trả sau này của sự chia rẽ như đã thấy là họ đã liên tục có những cuộc “chỉnh lý”. Phần khác quan trọng hơn cả, có thể họ thiếu tư cách, thiếu đạo đức, thiếu chính nghĩa mà người ta có thể gọi là loại tướng hèn. Và có thể đúng như lời nhận xét của cụ Trần Văn Hương đã nhận xét:

“The top generals who decided to murder Diem and his brother were scared to death. The generals knew very well that having no talent, no moral virtues, no political support whatsoever, they could not prevent a spectacular comeback of the president and Mr. Nhu if they were alive.”

Geoffrey Shaw, Ibid, trang 268

Nhìn gương mặt những tướng lãnh bất tài ấy như nhìn một đàn cừu ngu xuẩn. Lật xong ông Diệm, họ không có một chương trình, một kế hoạch và phải dựa vào chính phủ Mỹ.

Nói ra chỉ thêm nhục cho đất nước mình.

Tài liệu về tướng lãnh Việt Nam trong CIA and the Generals ghi lại như sau:

“Indeed, the generals explicity disclaimed having any plans for this, twice telling their CIA contacts that they wanted American guidance for the post coup period. (…) An ill-led army and a sclerotic bureaucracy, both still practicing the authoritarian style of their decayed dynastic and colonial predecessors, presided over a body politic divided along religious, erhnic and class lines,”(…) By late 1964, South Vietnam was close to collapse”.

Thomas L. Ahern. Jr., CIA and the Generals. Covert support to Military Government in South Viet Nam. trang 2-3

Thật vậy, nói chi cho rác lời như trường hợp Đỗ Mậu. Sau 1963, Đỗ Mậu được đề cử trong vai trò Phó thủ tướng đặc trách về Văn Hóa mà trình độ cùng lắm vừa qua khỏi bậc tiểu học.

[Theo hồi ký, Đỗ Mậu cho biết ông phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khi đang học lớp đệ tứ (lớp 4 trung học). Ông thường tự nhận mình là “kẻ thất học quê mùa” – DCVOnline]

Cái giá của việc lật đổ ông Diệm của tướng lãnh là chính phủ Mỹ phải tìm một lối ra cho Việt Nam bằng cách can thiệp trực tiếp vào miền Nam. Tháng 3,1965, Thủy Quân lục chiến đã đổ bộ vào Đà Nẵng. Tổng số quân đội Mỹ tác chiến ở miền Nam năm 1966 lên 285.000 người.

Câu hỏi cuối cùng cho họ, tại sao lật ông Diệm lại cần có bàn tay chính phủ Mỹ? Tự điều đó cho thấy họ không có chính nghĩa, đánh mất chủ quyền như sau này.

Gọi đó là một cuộc cách mạng 1-1963 là một điều nham nhở! Cách mạng ở chỗ nào?

Một số tướng tá và nahan vật liên quan đến cuộc đảm chánh 1/1/1963. Nguồn: OntheNet

CIA và Phật giáo Việt Nam qua vai trò của Trí Quang

Vai trò của Trí Quang trong một số bài viết cùng tác giả đã được đăng trên DCVOnline.net: Nhân cái chết của tổng thống. Trí Quang(17-11). Mâu thuẫn Trí Quang(22-11) và Thích Trí Quang ông là ai? (18-12 và 16-12).

Xin nhắc lại ở đây là tham vọng của Trí Quang ngay từ khi phát động phong trào Phật giáo tranh đấu đã có hàm ý lật đổ chế độ mặc dầu ông không công nhận, nhưng cũng không phủ nhận ý đồ lật đổ Diệm. Và chỉ hai ngày sau khi phát dộng phong trào tranh đấu Phật giáo thì CIA đã vào cuộc và tiếp xúc ngay với Thích Trí Quang.

Theo tài liệu CIA ghi lại:

“On 8 may, Buddhist crowds in Hue rioted over alleged religious discrimination by the government and launched the movement that six months later brought down the Diem regime. Within two days, the Station had officers in touch with dissident Buddhist leader Tri Quang. After three-hour meeting they described him as self-confident, dominating, commited, and slippery. But able to make a joke and take one of his own expense. He would neither admid nor deny that his goal was to destroy Diem. Station officer Caroll Ingram, hoping to learn more about his intentions, maintained periodic contact with him at least until early September.”

Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, trang 166

Nhận xét của Nixon là không hề có Phật tử nào bị bắt chỉ vì là một Phật tử thuần thành:

“No Buddhist was ever arrested for praticing on his religion, and not a single piece of evidence has ever produced to show that Diem repressed Buddhist on the basis of religion. (…) Anyone who glanced in the door could see that Xa Loi pagoda was not a house of worship but the political headquarters of a movement intent on bringing down Diêm’s government.”

Richard Nixon. Ibid., trang 65

Quả thực như .Nixon nhận xét, đi qua chùa Xá Lợi những ngày ấy, con đường bên ngoài vắng tanh, không mấy ai dám qua lại. Bên trong, loa phóng thanh phát ra cực mạnh suốt ngày đêm, hết kinh kệ đến bài thuyêt pháp hoặc tuyên truyền chống chính phủ ra rả.

Đứng về mặt đạo đức, ai cho phép Trí Quang dẫn dắt các tăng ni Phật tử vào con đường tự thiêu, với mục đích gì? Dù cao trọng lý tưởng? Hay chỉ với mục đích để Phật giáo được nâng lên hàng đầu? Hay chỉ để cho lá cờ Phật giáo được treo cao hơn?

Nixon ghi lại:

“Thich Trí Quang, a Buddhist priest who practiced his politics more devoutly than his religion and who was eagert to find fault with the Catholic President, delivered a bristling antigovenment tirade in his pagoda during religious ceremony.”

“On one occasion, a reporter asked Tri Quang whether it was ethical to induce young monks to commit suicide in so painful a manner just to be able to fly the Buddhist flag a notch or two higher. Tri Quang shrugged his shoulders and said with perfect candor”in a revolution many things must be done.”

Nixon. Ibid, trang 63, 67

Kết luận

Những gì CIA đã làm tại Việt Nam thì họ cũng đã làm như thế trên toàn thế giới bất chấp đến chủ quyền của nước bạn hay thù, dẫm đạp lên luật pháp cũng như đạo đức con người. Ai cho phép họ ngang nhiên có cái quyền lật đổ một chính quyền hợp pháp, hợp hiến chỉ vì không làm theo đúng chính sách, đường lối của Mỹ?

Món hàng dân chủ nhập cảng vào Việt Nam một cách áp đặt là một trong những sai lầm của chính phủ Mỹ tại Việt Nam cũng như tại nhiều nước khác trên thế giới? Nước Mỹ mất bao nhiêu năm để tiến tới một bước dài về dân chủ trong khi đó đòi Việt Nam phải thực thi dân chủ và các quyền tự do khác ngay từ những ngày đầu của nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

Trong khi viên đá đầu tiên xây nền móng vững chắc cho chế độ như ưu tiên hàng đầu của ông Diệm là ổn định, ổn định về mọi mặt.

Phải chăng ông Diệm đã đi đúng hướng mà ông đã chọn khi về nắm chính quyền? Người Mỹ đã không cho ông Diệm cơ hội tiến hành. Việc lật đổ ông Diệm không phải chỉ là cá nhân ông Diệm mà còn là thể chế VNCH nói chung sụp đổ theo.

Cái mất là tính chính danh (legacy) của chế độ ấy.

Như Nixon nhận định một cách vững chắc như sau,

“When we arrogated to ourselves the right to choose South Vietnam’s government, we also assumed responsibility for íts fate. (…) Now we would reap a bitter harvest.”

Nixon, Ibid. 72-73

Và người ta chỉ dần dần hiểu và thấy rằng chỉ khi ông Diệm không còn nữa thì tính chính danh mới được sáng tỏ và uy quyền quốc gia là điều tối thượng không thể mặc cả và nhân nhượng.

Còn lại những người được Mỹ đứng đằng sau giật dây như bọn nhà báo Mỹ, tướng lãnh, Phật giáo Trí Quang đều chỉ có chung một mục đich là: Chủ nghĩa cơ hội như Nixon nhận định: “Opportunism was the only common ideal.” (Nixon, Ibid., trang 71)

Việc lật đổ Diệm chẳng những là một sai lầm về chính trị, pháp lý mà còn là một vấn đề đạo đức nữa. Đó là một thời kỳ đáng xấu hổ cho chính phủ Mỹ.

Phần tổng thống Johnson thì hoàn toàn chống đối lại việc lật đổ chế độ và cho rằng đó là lỗi lầm lớn nhất của chính phủ Mỹ ở Việt Nam. Và kể từ sau cái chết của ông Diệm thì chính phủ Mỹ sa lầy ở Việt Nam kể từ năm 1966. Năm 1966, khi ông lên làm tổng thống, trong một lần điện thoại cho Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthy, ông tiết lộ sự thật về những gì tổng thống. Kennedy đã làm cho tổng thống. Diệm năm 1963:

Johnson: “[That] he was corrupt and he ought to be killed. So we killed him. We all got together and got a goddamn bunch of thugs and we went in and assassinated him. Now, we’ve really had no political stability since then.”

McCarthy: “Yeah.”

“Johnson Conversation with Eugene McSarthy”, February I, 1966, tape WH6602,01, conversation 9602, from President Recordings of Lyndon B. Johnson, Miller center, University o f Virginia, http: // millercenter.org/presidentialrecordings/Ibj-wh6602.01-9601. (Geofrey Shaw, ibid, trang 269)

Tổng thống. Johnson nói “chúng ta đã giết ông ấy. Chúng ta xúm lại dùng một bọn côn đồ chết tiệt ám sát ông ấy…”

Đó là lời nguyền rủa nặng nhất.

Bài này như một nhắn gửi đến những ai còn quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt các cựu quân nhân họ hàng có dính dáng đến việc ám sát của ông Diệm, cũng như một số Phật giáo đồ từng mù quáng theo gót Trí Quang hãy can đảm nhìn sự thật về những việc họ đã làm.

Hết.

© 2020 DCVOnline