Bài Viết

MỘT TỐI NGÔ QUYỀN

DSC04081

Vì có sự hẹn trước, nên chuông điện thoại vẫn rung lên từng hồi như một sự nhắc nhở, lời mời gọi để đến gặp lại người Thầy từ phương xa, cũng như những người anh, người bạn cùng sát cánh trong những sinh hoạt chung trường. Cùng đến với nhau trong ”Một Tối Ngô Quyền”.

Được tin từ cô em Ngọc Dung cho biết Thầy Nguyễn Văn Lục từ Canada có dịp sang Nam California, Thầy muốn gặp lại các đồng nghiệp và các học trò thân thương quen biết. Nhưng vì lịch trình sinh hoạt cuối tuần của Thầy rất bận rộn, ra mắt sách, tham dự ngày tưởng nhớ cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, viếng tang nhà văn Võ Phiến v.v... Nên chỉ có buổi tối thứ năm đầu tháng 10 dành cho Thầy trò Ngô Quyền còn dịp gặp gỡ và hàn huyên.

Thầy trò cùng hẹn nhau tại quán Thanh Hà trên đường Bolsa, tay bắt mặt mừng cùng vấn an sức khỏe. Đến với Thầy Nguyễn Văn Lục có Thầy Nguyễn Văn Phố. Rất tiếc là không có mặt Thầy Kiều Vĩnh Phúc và Thầy Lê Quý Thể như sự mong ước của Thầy Nguyễn Văn Lục.

DSC04074

Thầy Phố và Thầy Lục cùng cận kề tâm sự, bên cạnh có anh Lữ Công Tâm, chị Ma Thị Ngọc Huệ, anh Mai Trọng Ngãi, đôi bạn đời Thọ Mai và cô em Võ Thị Ngọc Dung.

Đàn anh Lữ Công Tâm linh động trong mọi sinh hoạt, chị Ma Thị Ngọc Huệ là gạch nối thông tin liên lạc với Thầy Cô, Anh Mai Trọng Ngãi luôn xốc vác đứng mũi chịu sào, cô em Võ Thị Ngọc Dung ở đàng sau hậu trường đôn đốc. Chỉ có đôi uyên ương Thọ Mai luôn có niềm vui, miễn là siêng đi tham dự và “ Ai Kêu Tôi Đó".

Thầy Trò có dịp bàn với nhau ngoài sinh hoạt Ngô Quyền đặc biệt là ngày họp mặt Ngô Quyền toàn thế giới 2016, những câu chuyện chính trị, văn học nghệ thuật tại Nam California cũng như nhắc đến những khuôn mặt lớn trong làng báo chí hải ngoại đã không còn nữa.

DSC04078

Đồng nghiệp, môn sinh của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, từ suy nghĩ cá nhân không cùng thế hệ có thể khác nhau, nhưng sự cảm nhận những tình cảm không thể tách rời để đưa nhau về mái ấm Ngô Quyền.

Ngọc Dung với nét vui mừng hiện trên khuôn mặt khi gặp lại Thầy Nguyễn Văn Lục một người Thầy từng dạy môn Triết năm lớp 12. Còn tôi thâm trầm hơn, hạnh phúc hơn khi còn được nhìn kỷ những nét nhăn những sự thay đổi trên khuôn mặt già nua của Thầy Nguyễn văn Phố, người Thầy đã dạy tôi môn toán lớp lục 4 niên khóa 64 -65. Thầy ơi! Qua bao nhiêu năm vẫn xanh màu kỹ niệm…

Tiệc tan, Thầy Trò lưu luyến chia tay. Thầy Lục phàn nàn: '' Sao lại về sớm thế..". Trên đường đưa Thầy Nguyễn Văn Lục về, Thầy có cho tôi biết thầy mới viết một bài về Hoàng Phủ Ngọc Tường trên “Đàn Chim Việt” . Một chút ngậm ngùi cho Huế, cho cả dân tộc Việt Nam.

DSC04076
DSC04080

Một buổi tối thứ năm họp mặt Thầy Trò Ngô Quyền rất vui trong tình cảm êm đềm dù thời gian ngắn ngủi. Bên cạnh được thưởng thức các món ăn ngon bún chả Hà Nội, những đĩa bánh xèo dân giả miền Nam, những ly chè ba màu, sâm bổ lượng. Biết đâu Anh Lữ Công Tâm, chị Ma Thị Ngọc Huệ, anh Mai Trọng Ngãi, anh chị Thọ Mai, cô em Võ Thị Ngọc Dung sẽ chia nhau giải Power Ball và Super Lotto vào thứ bảy tuần này, với số tiền còn lại qua bàn tay người mua đang “đỏ tình và đỏ bạc”.

Tại sao không đến với sinh hoạt Ngô Quyền, quý Thầy Cô và quý anh chị có biết cô em Võ Thị Ngọc Dung “Thân Gái Một Mình” trở về LA giữa đêm khuya và hình như Thầy Phố và Thầy Lục đã nói với nhau…

Hãy cố gắng gặp nhau, chỉ e rằng không còn dịp gặp

Hãy vui và đừng bao giờ nói “không còn dịp gặp nhau”

Trước những tình cảm đó biết trả lời sao? Thôi thì như một lời mời quý Thầy Cô, Quý anh chị cựu học sinh tìm về Ngô Quyền năm 2016. Như đến với “ Một Tối Ngô Quyền” vì thời gian không còn bao lâu nữa…

DSC04083

NGUYỄN HỮU HẠNH

Quyền của người đọc dịch

Trên diễn đàn talawas, tôi đếm ra được 299 tên tác giả ngoại quốc được chuyển ngữ ra tiếng Việt so với khoảng 400 tên tác giả Việt Nam. Ðó là một tỉ lệ xét về số lượng đáng khích lệ lắm. Nếu đầu tư nước ngoài là đường đi lên của kinh tế nước ta, thì dịch là lối đi ra của kiến thức. Dịch là con đường phải đi vì đỡ tốn kém nhất, đỡ mất thì giờ nhất để rút ngắn thời gian học hỏi, để thu thập vốn liếng làm sẵn của người làm của mình. Vì thế dịch bao nhiêu cũng không đủ. Cần dịch tất cả, dịch đủ thứ, dịch từ thấp lên cao, dịch cho mọi lứa tuổi, dịch chuyên môn, dịch từ trình độ trung học lên đại học...

Vì thế, hãy khoan bàn chuyện cải cách giáo dục, nếu chưa tính xong chuyện dịch. Trong tương lai, thay vì thầy dạy thì sách dạy, thay vì chỉ chăm chăm, chú chú nghe thì chăm chú đọc. Có đủ tài liệu dịch, vai trò thầy dạy chỉ còn là "vai trò đỡ đẻ" kiến thức. Quan trọng nhất là loại kiến thức cập nhật và thiết thực. Lúc đó không còn nạn "nô lệ giáo dục" đi học đêm học ngày. Hãy khoan và giới hạn việc đi du học các ngành về khoa học nhân văn để dành tiền dịch sách. Một trăm ngàn đô la dành cho một người thì nay ích lợi cho trăm người, cho ngàn người và vạn người. Có sách dịch rồi, ngồi ở Việt Nam học cũng chẳng thua ai. Tôi cứ ngồi đây để thấy chúng ta ngớ ngẩn lắm, lãng phí nhiều thứ lắm.

Tôi không được biết rõ sinh hoạt dịch ở các ngành nghề khác như thế nào, nhưng về phạm vi văn học, tiểu thuyết, lý luận văn học, trào lưu tư tưởng thì có được đọc. Tôi cũng không có điều kiện để biết rõ ngành dịch ở Hà Nội, vì trước đây tôi sống trong Sài Gòn. Tôi sẽ chỉ viết về những gì tôi đã đọc, đã biết, đã thích. Ðó là hạn chế không tránh được. Gần đây lại có nhiều tranh luận nảy ra từ lãnh vực dịch như phương pháp dịch, kỹ thuật dịch, dịch sai, dịch đúng, dịch dở, dịch cao, dịch thấp, dịch lành mạnh, dịch táp nham, dịch cái gì và không dịch cái gì. Bài viết này đứng ở quan điểm người đọc để trình bầy, để nhận xét.

Cái khổ và cái mong muốn của người đọc sách dịch

Người dịch chắc là khổ lắm. Đánh vật với chữ nghĩa. Ai đã trải qua việc dich đều biết điều đó. Dịch giả Trần Đình Hiến, trong một bài phỏng vấn do Khánh Phương thực hiện, đã trả lời: "Tác giả (tức Mạc Ngôn) là một người nổi tiếng am hiểu khẩu ngữ Bắc Kinh, nên việc dịch vừa khó khăn lại vừa thú vị". Nhưng người đọc cũng khổ không kém: đánh vật với các bản dịch. Việc đầu tiên, xin các dịch giả dịch thế nào cho người đọc dịch bình thường hiểu được.

Ðòi hỏi đó có quá đáng chăng? Dịch mà người đọc không hiểu thì dịch làm gì? Thầy dậy trò không hiểu thì tại thầy hay tại trò? Làm đầu bếp, món ăn không ngon, không lẽ chê người ăn không biết thưởng thức? Người đọc làm sao hiểu biết những khó khăn về ngữ pháp, về cấu trúc, về văn phong, về tư tưởng mà người dịch gặp phải. Nhưng hãy dịch thế nào như Hàn Giang Ngạn dịch Kim Dung. Hay như Liêu Quốc Nhĩ dịch hơn 40 truyện của Quỳnh Dao. Hãy khoan bàn đến chuyện cao thấp. Chuyện của Quỳnh Dao đáp ứng được các lứa tuổi con gái chanh cốm từ 13, 14 đến 55 chưa có chồng. Chưa có chồng, chưa có hơi hám đàn ông, đọc là phải thích thôi. Hay là hãy dịch như ông tổ ngành dịch là Nguyễn Văn Vĩnh dịch truyện Con ve và con kiến, Cô gái quàng khăn đỏ của Perrault. Ðừng vội chê là truyện trẻ con. Mỗi dịch phẩm có cái chỗ của nó. Cùng lắm dịch phóng như ông Hoàng Hải Thủy. Ông này phóng tác cuốn chuyện Les hauts de Hurlevent (Ðỉnh gió hú), của Emily Bronté, sách nổi tiếng được quay thành phim mà người dịch cũng đạt. Nhưng vốn có máu tham, dịch em rồi ông dịch luôn bà chị là Charlotte Bronté với cuốn Jane Eyre (Kiều Giang). May là ông đã tha không dịch cô em út là Anne với cuốn Agnes Grey.

Có người sẽ nói, tại anh dốt nên không hiểu điều người ta dịch. Nói thế là ngược ngạo, chả coi độc giả ra gì. Dĩ nhiên, có những cái khó như triết học, đôi khi không phải là chỗ ai vào cũng được. Hồi tôi còn thanh niên, có anh bạn lên thư viện tranh mượn cuốn Phénoménologie... gì đó của Trần Đức Thảo, anh mượn chỉ để giở ra rồi gấp sách vào. Chẳng hiểu gì. Nhưng lần nào lên thư viện, anh cũng mượn Trần Đức Thảo, bầy tô hô trên bàn để lòe thiên hạ, nhất là để lòe người đẹp tên PL. Anh chọn ngồi ngay ở lối đi vào, Trần Đức Thảo nằm đó, vậy mà nàng đi qua không thèm nhìn. Anh lại mua một cuốn Les mains sales của J.P. Sartre. Chọn cuốn này chỉ vì nó là loại sách bỏ túi, rẻ nhất không còn cuốn nào rẻ hơn. Anh kẹp nó ra bên ngoài, nhất là để sau cái porte bagage xe đạp. Lần này thì anh thành công. Cái sướng nhất của anh là được một nữ sinh hỏi: Anh cũng học triết? Anh trả lời, dạ vâng, tôi đang đọc Sartre. Nàng trả lời tỉnh queo: Tưởng ai, ông này thì em có gặp, nói chuyện mấy lần. Nhiều lúc đọc không hiểu, anh tự chửi mình: Tiên sư bố anh, lúc học Pháp văn không chịu khó chia verbe, bây giờ ra nông nỗi này. Sau này, vào năm 1992, Trần Đức Thảo có sang Pháp và phổ biến một bài: La liason du Biologique, Du Social et Du Pshychique. Anh đọc cũng không hiểu. May quá, có bản dịch của một người chắc có chuyên môn là ông Ðỗ Thuận Khiêm. Anh đọc cũng không hiểu nốt. Anh kể lại là có quen một ông thầy "chuyên trị triết Heidegger". Có lần nghi ngờ kiến thức của thầy, anh bạo mồm hỏi thẳng ông giáo sư: Ông dạy Heidegger, tình thực ông có hiểu Heidegger không? Ông thầy có khựng lại một chút, không giận, chỉ cười ruồi. Từ đó anh đâm nể phục ông giáo sư.

Riêng tôi nhận xét, triết không phải lúc nào cũng khó lắm đâu. Tôi đã có lần đọc cuốn Buồn Nôn (La nausée) của J.P. Sartre do Phùng Thăng dịch, thấy mình dốt mà vẫn hiểu được. Chỉ cần đọc hai trang Lời giới thiệu đã nắm bắt được nội dung cuốn sách rồi. Hóa ra hiểu hay không hiểu còn ăn thua vào người dịch.

Nhân tiện nói luôn, ông Như Hạnh nào đó có dịch 2 cuốn Thiền đạo tu tập của Chang chen Chi và Thiền Suzuki. Thấy cũng không đến nỗi nào. Nhưng không hiểu Như Hạnh có phải sau này là giáo sư Như Hạnh, giáo sư tôn giáo đối chiếu đại học Harvard không? Nếu đúng thì ông này là sư tổ. Tôi có đọc hai bài ông viết: Tàng Thức (Alayavijnana) từ Thực tại luận đến giải thoát luận trong triết học duy thức. Bài nữa là: Tỳ sa môn Thiên Vương (Vaisravana) Sóc Thiên Vương và Phù Đổng Thiên Vương trong tôn giáo Việt Nam thời trung cổ. Phải đọc từng chữ cũng không nuốt trôi. Nghe đồn, thầy Viện trưởng Thích Minh Châu, đại học Vạn Hạnh có lần đang giảng bài thấy Như Hạnh vào lớp dự thính liền cắp cặp đi ra khỏi lớp. Hay cuốn Đạo của vật lý của Fritjof Capra do Nguyễn Tường Bách biên dịch, nhà xuất bản Trẻ, 1999, cũng không phải là dễ nuốt. Khoa học đã khó rồi, lại lồng đủ thứ triết lý ở trong thì dễ đầu gì nhá nổi.

Nói cho cùng, những người giỏi triết thuộc chủng loại đặc biệt, trời cho. Và những người dịch triết hoặc đọc được triết cũng nằm trong chủng loại cá biệt đó. Cái gì của trời thì ta không bàn được.

Ðiều thứ hai, cần chú trọng đến nhu cầu của người đọc dịch, nói cách khác là dịch cái gì độc giả thích. Đem cái thích của mình làm cái thích của người, nhiều khi cũng không nên. Khuynh hướng chung của người dịch là đã dịch thì phải dịch cái gì cho đáng. Vì thế thường chọn tác giả nổi tiếng nhất, có được giải thưởng như Nobel chẳng hạn. Ðó là một tiêu chuẩn chọn lựa, nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải như vậy. Theo tôi, người ngoại quốc chọn theo xu hướng, theo biến cố, theo tính cách mới mẻ của sự việc, theo những vấn đề đương đại, đương là đề tài gây chú ý. Vì thế, sách gốc vừa mới ra, tháng sau đã có sách dịch.

Trong khi đó, sách dịch của chúng ta kéo lùi lại những vấn đề, những quan niệm đến 50 năm về trước hoặc hơn thế nữa. Chúng ta chậm lụt hơn người từ nửa thế kỷ đến một thế kỷ. Chẳng hạn, ta in lại các sách thời tiền chiến, sách của các nhà văn Tự Lực Văn Đoàn như một nhu cầu đọc, nhu cầu giải trí cho người đương thời thay vì là một nhu cầu khảo cứu, nhu cầu tìm hiểu. Cũng vậy, ta dịch lại Sartre, Camus, Saint Exupéry, Tolstoi, Dostoievsky như một nhu cầu đọc cho người bây giờ như món ăn hằng ngày. Thế là không được. Ăn cái món ăn để lâu ngày đến 50 năm vẫn thế nào ấy.

Nguyễn Văn Lục

Đọc nhật ký của im lặng

Tôi đã có bài nhận xét về cuốn nhật ký này rồi, nay viết lại. Viết nhật ký tưởng dễ mà khó. Mười người hết chín soi gương chỉ thấy mình rơi vào bệnh tự biên, tự diễn, tự khen, tự dấu. Mấy ai viết được như cụ Trần Trọng Kim, cụ Nguyễn Xuân Chữ.

Cái khó nhất là giữ được lòng trung thực.

Lại còn khó nhiều lần thêm, nếu viết dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Theo như sự hiểu biết của tôi thì mới có hai người thuộc chế độ cũ miền Nam làm được điều ấy. Thật ra đã có ba người đã viết. Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận và Lý Chánh Trung. Trước 1975, họ đều là những người thiên tả, thành phần thứ ba, hay đã thực sự theo MTGPMN như Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận. Riêng Hồ Ngọc Nhuận không phải chỉ theo mà nhận chỉ thị trực tiếp cộng tác với mặt trận MTGPMN.[1] Chính Hồ Ngọc Nhuận thông báo cho ông Dương Văn Minh, qua trung gian người của Mặt Trận, là tình thế đã xong, đừng hy vọng vào bất cứ giải pháp nào. Cũng chính Hồ Ngọc Nhuận sau này can thiệp với Mai Chí Thọ để chọn lựa ai được đi học tập ngắn ngày, tại chỗ. Cũng chính Hồ Ngọc Nhuận tìm cách can thiệp gỡ rối cho Dương Văn Ba khỏi đi học tập hay chồng của dân biểu Kiều Mộng Thu khỏi đi tù. Cũng chính Hồ Ngọc Nhuận đưa ra nhận xét về trường hợp dân biểu Trưởng khối xã hội Trần Văn Tuyền như sau: Hai, ba năm làm đối lập chống chính phủ Nguyễn Văn Thiệu vẫn không đủ cân bằng cho mấy chúc năm trời của ông chống Cộng. Số phận dân biểu Trần Văn Tuyên đã được Cộng sản an bài trước rồi.

Trong ba tập bản thảo của họ, chỉ có hai được cho phép xuất bản. Hồ Ngọc Nhuận bị lọt sổ.

Làm sao biết được tập bản thảo của Hồ Ngọc Nhuận bị lọt sổ ? Điều này chỉ tình cờ mà tôi biết thôi. Căn cứ vào lời giới thiệu của Trần Bạch Đằng khi cho xuất bản hai cuốn kia, ông Trần Bạch Đằng đã tiết lộ là ông đã được đọc cả ba bản thảo. Và vì không được phép in, Hồ Ngọc Nhuận đành in lén dưới dang phocopie để tặng bạn bè. Tôi có được bản thảo pho tocopie này. Phần Lý Chánh Trung đã cho xuất bản cuốn Một thời bom đạn một thời hòa bình. Đúng ra nó là một tuyển tập bài viết ở hai giai đoạn trước 1975 và sau 1975. Lý Quý Chung thì được phép xuất bản cuốn : Nhật ký không tên vào lúc gần đất xa trời. Vậy mà số phận cuốn sách cũng long đong lắm. Nó bị chặt đầu, chặt đuôi đến không nhận ra nó nữa.

Cả hai cuốn sách đều phải đợi hơn 30 năm sau 1975 mới được có mặt. Nghĩa là phải đợi cái ngày 2005 sinh nhật 115 năm của Hồ Chí Minh để được xuất bản .

Đó là nỗi nhịn nhục giam cầm trong nhà tù tư tưởng của chính mình vì không được phép cầm bút. Người viết văn không được cầm bút là một thứ đi tù rồi.

Cả hai cuốn sách đều được nhuận sắc, gián tiếp kiểm duyệt bởi Trần Bạch Đằng núp sau lời giới thiệu của ông này..

Nhan đề Hồi ký không tên của Lý Quý Chung có thể là có là có dụng ý. Làm sao viết môt cuốn sách lại không có tên? Dụng ý của Lý Quý Chung phải chăng có ý nói không chỉ mình tôi là tác giả, vì tôi sẽ viết thay cho bạn bè, viết thay cho những người không được phép viết? Những người đã một thời hoạt động chung trước và sau 75 với ông. Nói không tên mà là có thêm tất cả mọi người như Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Nguyễn Hữu Chung …

Nếu chỉ căn cứ vào dụng ý này thôi của tác giả thì kể ra cuốn sách đã đạt được…một điều gì đó vào lúc ông biết mình chẳng còn sống bao lâu nữa.

Ông viết trong hoàn cảnh ngặt nghèo, khi sự sống đã chẳng còn lại bao lâu nữa. Viết trong lúc xế chiều nên như chúc thư để lại cho đời. Thâm cảm và trân trọng ông như vậy mà tôi vẫn không chia xẻ hết được với ông. Thật đáng tiếc.

Đáng tiếc ngay trong việc phân bố số chương. 20 năm sinh sống thời VNCH miền Nam, ông dành ra 14 chương để viết về nó. 30 năm sống dưới chế độ Cộng Sản, vẻn vẹn có 3 chương.

Thà là ông cứ viết, viết cho thật, viết cho đủ, dù không được in, sau này con cháu sẽ in. Tôi tự hỏi, đã có án lệnh tử hình của thần chết? Còn có điều gì làm ông sợ hãi đến như thế?

Vì thế, tôi đã đổi lại là hồi ký của IM LẶNG. Có nói mà chẳng nói được gì? Ngay cả noi chệch, nói không đúng.

Cùng lắm, cuốn hồi ký của Lý Quí Chung đạt được nửa điều trung thực, nửa điều thật thà. Nửa kia phải nín thở qua sông. Lỗi chưa hẳn phải ở tác giả. Bởi vì nó che dấu nhiều thứ. Có những điều cần nói đã không nói ra. Bắt đầu từ chương: Sau ngày 30/4/1975. Đến ngót nghét 30 năm mà như thể không có điều gì để nói. Đọc mà nản.

Gọi nhật ký của im lặng cũng không oan uổng lắm.

Tôi tự hỏi mình, ông viết vào cái lúc sắp sửa bước chân vào cõi bên kia. Còn gì để ông vướng bận? Còn gì để ông e ngại mà không trải lòng mình ra? Cái chúc thư mà ông gửi đến người đọc là chúc thư gì? Nội dung nhắn gửi có đủ chưa, có còn gì để nói nữa? Điều gì đã làm ông phải lựa chữ, lựa lời, lách chữ để có mặt? Để ít ra còn được lên tiếng?

Nhưng dù gì đi nữa, tôi cũng vẫn đọc ông với niềm trân trọng nhất là khi ông viết những dòng trăn trối như thế này:

“Tôi có ý định viết lại phần đời sau 30 tháng Tư 1975 này, thành một tập hồi ký riêng. Nhưng tôi hoài nghi mình sẽ không còn thời gian đủ để làm việc đó. Tôi vừa thoát qua cơn bệnh hiểm nghèo, không biết thời gian tạm ứng tiếp cho tôi sẽ được bao lâu. Phần một của tập Hồi Ký tôi mất một năm rưỡi để viết. Tôi đã bắt đầu ngay khi vừa phục hồi sức khỏe từ cuối tháng 12/2002. Khi viết những dòng này, ngày 01/3/2004, tôi được tin người bạn thân và đồng hành với tôi trước 1975 trong thời gian chống Mỹ–Thiệu, cựu dân biểu Nguyễn Hữu Chung, đã mất ngày 26/2004.

Có thể thời gian còn lại quá ít để ông không có thì giờ viết nữa?

Có người bạn trẻ trong nước gửi cho tôi một bài báo đăng trong “Phụ nữ chủ nhật’’, phát hành ngày 28/2/2006 về một bài thơ cuối cùng của Lý Quí Chung như sau:

“Sinh thời, nhà báo Lý Quí Chung (Chánh Trinh) ít làm thơ. Thật bất ngờ trong ngày giỗ đầu của anh 20/2/2006, gia đình đã công bố bài thơ cuối cùng được anh làm trong thời gian chống chọi (đợt 2) với căn bệnh ung thư quái ác. Trong ngày giỗ, bài thơ qua giọng đọc của nhà báo Lưu Trọng Văn, đã khiến mọi ngưởi có mặt xúc động nhớ về một con người nghị lực, tài hoa, yêu đời và lịch lãm.’’

Tôi nhắn với Hắn…

Hắn đến gõ cửa phòng tôi…

Nằm trên giường bệnh, tôi không hay biết gì cả

Nỗi buồn trong đôi mắt mẹ tôi mênh mông làm sao.

Nỗi âu lo của vợ con tôi chôn giấu tận trong con tim vẫn hiển hiện

Bởi mọi người biết hắn là ai

Nhưng không hiểu tại sao hắn lui gót

Bác sĩ nói với con tôi: Hãy cho ông ấy biết hắn là ai.

Để chuẩn bị đối mặt với hắn.

…Và tôi biết hắn.

Tôi mỉm cười nhìn hắn từ xa

Và nhắn với hắn

Lần sau trở lại, bạn cứ đẩy cửa bước vào.

Lý Quí Chung

Đọc bài thơ này, tôi chợt nhớ đến nhà văn Mai Thảo, lúc mang trọng bệnh cũng gọi con bệnh là Bạn. Có điều gì giống nhau giữa hai người khi sắp lìa cõi thế?

Nhân tiện đây cũng xin trích dẫn một người bạn thân Nguyễn Hữu Chung của ông. Lối viết rất Nam Kỳ, rất Nguyễn Hữu Chung, rất trung thực trong một lá thư trước khi ông mất. Lá thư này coi như chúc thư gửi cho ông chủ bút báo Đi Tới, nhưng cũng là gửi cho mọi người, trong đó có bạn đọc để cùng nhau suy nghĩ.

Anh Hóa.

Bác sĩ cho “moi” 12 tháng, “moi” xài hết 6 tháng rồi. Anh kêu tôi viết, tôi cám ơn anh, nhưng tôi nghĩ mình viết cái gì bây giờ?

Mình viết về một dân tộc mà mình biết có một phân nửa. Mình viết về một đất nước mà mình biết có phân nửa. Mình viết về thế hệ tương lai, tính từ 75, đã một thế hệ sanh ra và lớn lên mà cả hai thế hệ này... nó không biết mình là ai, mà mình cũng không biết nó là ai.

Anh thấy không, anh kêu tôi viết về tuổi trẻ, về tương lai, về một thế hệ mà đã hơn một phần tư thế kỷ mình không ở đó, cái điều đó có thể cũng không sao, nhưng quan trọng hơn, là mình không dự phần, mình không chia sẻ, thì bây giờ viết cái gì bây giờ. Tôi đi năm 75, ở cái tuổi sung mãn nhứt của đời người thì… chỉ để kiếm cơm. Bây giờ về hưu rồi, hết rồi “toa” (…) Nhưng anh cứ nói cho tôi biết, tôi phải viết cái gì bây giờ?

Nguyễn Hữu Chung,

Montréal, một ngày tháng Tư 2003

(Trích một lá thư gửi Đoàn Minh Hóa, chủ nhiệm, chủ bút Tạp chí Đi Tới, Montréal, Québec, Canada)

Trích dẫn cả hai đoạn văn trên để nhớ cả hai người đã một thời tuổi trẻ, đã có mặt, đã đi cùng một đọan đường, đã ngã rẽ hai ngả vào ngày định mệnh 1975, đã tham dự một phần vào lịch sử miền Nam vào những ngày trước 30/4/75. Sự tham dự đó sai đúng là một vấn đề lịch sử, vấn đề đất nước con người. Nhưng có một điều xin khẳng định là khi về lại thăm miền Nam thân yêu, tôi đã nhận rõ ra một điều, ngay cả đối với những người đã chết, thì họ tất cả không trừ đều có chung một niềm tâm sự: sự chua chát và chán nản. Bằng chứng là tôi đã gặp không ít người trước đây từng đi tham gia Mặt trận. Hầu hết thì đều nghĩ rằng: Gió đã đổi chiều. Người bạn tôi có được một căn nhà, ở một nơi mà tất cả đằng trước mặt đều là những quán cà phê bia ôm. Tôi đã chỉ mặt anh nói : Mày cắt nghĩa cho tao hiểu, điều gì đang xảy ra sau 31 năm ngày trở về mà chung quanh nhà mày chỉ toàn đĩ điếm. Anh cười ngặt nghẽo, cười một lúc thì mắt đỏ hoe, dàn dụa nước mắt, gật gật cái đầu nói: Hiểu rồi, hiểu rồi.

Tôi cũng chẳng muốn hành anh ấy thêm nữa.

Những giới trẻ tạo nên thời cuộc — Dựa theo Hồi Ký Không Tên của Lý Quí Chung, sau 1963 xuất hiện một loạt những khuôn mặt chính trị non trẻ, không có một tý bề dày kinh nghiệm chính trị gì cả. Vốn liếng chính trị rất mỏng. Kinh nghiệm sinh hoạt nghị trường v.v... cũng không có. Kể như là những tay mơ. Nhiều người trong nhóm khuynh tả, trình độ học vấn cũng không bao nhiêu. Dân biểu Ngô Công Đức chưa có tú tài, Lý Quý Chung hết trung học, Hồ Ngọc Nhuận, thiếu úy biệt phái.

Chẳng hạn như trường hợp Hồ Ngọc Nhuận, theo ông Võ Long Triều kể lại, từ một thiếu úy biệt phái được kéo về làm quản lý chương trình quận 8, trên cả chức năng của những anh em Quốc Gia hành chánh. Nhiều người họat động trong chương trình phát triển quận 8 ở thời kỳ đó đã xầm xì không phục. Rồi cứ thế mà bốc lên làm đến Tổng Giám Đốc thanh niên. Rồi dân biểu Hạ Nghị viện.

Chẳng hiểu ông Võ Long Triều nghĩ thế nào, nếu những điều ông Triều nói ra là thật thì đây chỉ là một bọn thanh niên trẻ lợi dụng tiền bạc của ông, lợi dụng sự dính dáng của ông với tướng Kỳ để có một chỗ ngồi tốt. Hầu hết những người dưới chướng của ông đều bê bối, bất tài và không đàng hoàng.

Dương Văn Ba, cờ bạc ngay từ thời sinh viên. Máu mê cờ bạc đỏ đen đã có lúc làm dân biểu đối lập, nhưng lại nhận tiền của dược sĩ Nguyễn Cao Thăng để bỏ phiếu cho phe ông Thiệu. Lớn tiếng chê trách các dân biểu gia nô đi ngoại quốc buôn lậu, nhưng bản thân các ông Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung cũng rủ nhau qua Mỹ, qua Pháp chơi? Chưa kể suýt nữa bị Nguyễn Đình Thi cho vào chòng, họp báo tuyên bố có lợi cho Cộng Sản? Chưa kể sau 1975, Dương Văn Ba dính dáng vào vụ Cinesco, bị kết án tù 20 năm, nếu không có Hồ Ngọc Nhuận, Võ Văn Kiệt thì còn nằm nhà đá bao lâu nữa .

Hóa ra cái quốc Hội ấy, ngoài các dân biểu được gọi là *Gia nô* thì cũng có loại dân biểu được gọi là *đối lập cuội*. Và còn lại được bao nhiêu dân biểu còn giữ được phẩm cách?

Về phía ông Triều, cách dùng người của ông như thế cũng thật tắc trách lắm.

Họ là giới thanh niên trẻ của cả một thời, đánh dấu một thời kỳ của họ. Họ làm nên họ.

Họ là những Ngô Công Đức, Lý Quí Chung, Nguyễn Hữu Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Phạm Thế Trúc (sau trốn sang Nhật không dám về) Nguyễn Hữu Hiệp, Hồ Văn Minh, Hồ Ngọc Cứ, Hoàng Ngọc Biên, Dương Văn Ba, Dương Minh Kính, Nguyễn Văn Châu, Bành Ngọc Quý, Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Văn Binh. Dĩ nhiên, phải nhìn nhận rằng, họ có mặt là do sự hỗ trợ đằng sau của Công giáo hay Phật giáo hoặc do nhãn hiệu Nam, Bắc hay Trung. Một số ít do đảng phái và thuộc nhóm liên trường.

Thời cuộc thay đổi, tình hình chính trị thay đổi. Họ thay thế các khuôn mặt chính trị lớp cũ, nhiều khuôn mặt quá quen thuộc tỏ ra lỗi thời. Phải nhận là họ thiếu kinh nghiệm, nhưng xông xáo, dám làm, dám nói.

Họ được cái học bài rất nhanh. Thuộc bài cũng lẹ.

Cộng thêm phải nhận họ xác tín. Đúng sai là chuyện về sau này. Nhiều người trong họ, với kinh nghiệm thu tập trong nghị trường, trong mặt trận báo chí, trong các phong trào phản chiến, đứng giữa hay thành phần thứ ba. Chẳng mấy chốc, họ trưởng thành qua kinh nghiệm, trở thành những khuôn mặt chính trị đại diện giới trí thức trẻ khuynh tả của miền Nam lúc bấy giờ.

Đại diện trong đám họ, tiêu biểu có thể là mẫu người như Lý Quí Chung, Hồ Ngọc Nhuận. vừa là nhà báo như các người trẻ khác như Trương Lộc, Trần Trọng Thức, Nguyễn Vạn Hồng, Nguyễn Bá Thành. Vừa là nhà chính trị như một số dân biểu vừa nêu trên.

Họ đang chơi những ván bài xì phé cuối cùng của cuộc đời họ mà con bài tẩy là tẩy sất. Họ lý tưởng hay liều mạng, hay cố đấm ăn xôi. Cái đó phải hỏi họ? Tôi không thể nói thay cho họ, cũng chẳng thể làm thay chỗ của họ.

Chỉ biết chắc rằng gió đã đổi chiều và sau này họ không còn như trước nữa. Và có một người bạn trong bọn họ đã nói với tôi rằng: cậu viết gì thì viết, nhưng đừng viết gì để di lụy đến anh em còn ở lại. Tôi im lặng gật đầu.

Tôi cũng nhận được một lá thư của một người bạn khác chẳng biết là chửi hay là thương. Thư viết rằng: Bạn và tôi cách nhau nửa vòng trái đất, lúc bạn ngủ thì tôi thức, lúc tôi thức thì bạn ngủ. Tôi có đất nước của tôi, bạn có đất nước của bạn. Mỗi ngày tôi phải đương đầu với những vấn đề mà bạn có thể không có, không hề biết. Tôi biết tôi phải hành xử thế nào. Nhiểu khi những điều bạn nói, thay vì giúp chng tôi, chỉ làm phiền chúng tôi không ít.

Vì thế, mỗi điều tôi viết ra, tôi không chỉ viết cho người hải ngoại mà còn nghĩ tới số phận những người còn ở lại mà mỗi giờ, mỗi phút là một thách thức, đối đầu hay một nhẫn nhục chịu đựng?

Những điều mà ông Lý Quí Chung viết về giai đoạn ấy khá trung thực. Trung thực khi viết về chính bản thân mình như học dở dang, chưa ra ông ra thằng. Vào đời vỏn vẹn có mảnh bằng tú tài, chương trình Pháp. Tay nghề làm báo kể là số không. Lăn vào chính trị như một tình cờ, một dun rủi. Đi từ trí thức khuynh tả nhảy sang đứng giữa rồi thành phần thứ ba.

Tất cả những bước nhảy đó lệ thuộc vào nhiều yếu tố mà bài viết này không cho phép bàn kỹ được. Riêng Võ Long Triều nhận xét: Lý Quý Chung mà tiếng đời thường gọi là « theo voi hít bã mía » Chỗ nào có lợi lộc là anh hết lòng phò tá. Cho nên mới đọc sơ vài trang Hồi ký không tên của anh là tôi đã ngửi thấy mùi nịnh hót cộng sản, bóp méo sự thật ..[2]

Nhận xét như thế kể ra cũng quá đáng. Có ở trong cuộc mới hay.

Theo tôi thì cần phân biệt như thế này về một số danh từ thường được xử dụng vào thời ấy. Trí thức khuynh tả là lúc còn ở bình diện nhận thức và lý thuyết. Thấy có những điều có thể không chấp nhận thì lên tiếng, thì phản đối.

Đứng giữa là lúc chao đảo lập trường, nghiêng ngửa chưa ra mặt, chưa quyết định, chưa biết nên ngả bên này, hay ngả bên kia.

Thành phần thứ ba đã là một chọn lựa dứt khoát. Đứng hẳn về một bên. Chỉ còn một bước nhỏ nữa là có dám dấn thân, nhập cuộc. Vào mặt trận là một chọn lựa hay giải pháp cuối cùng vì tự cảm thấy không còn giải pháp nào khác. Vào mà chưa chắc đã theo hẳn. Đó là cái dở dang của người trí thức, hay cái xung đột giữa dạ dày và cái đầu, một thứ nhận thức biện chứng nửa có, nửa không. Nói theo ngôn ngữ thông tục là vừa đ.. vừa run.

Những điều ông kể, đánh giá người này, người kia, đánh giá sự việc, đánh giá một tình huống kể là khá trung thực. Phải nhận ông là người có tài, tạo cho mình một bản lãnh, một thế đứng chính trị, phản ứng ăn nhịp với xu hướng chính trị, thời cuộc. Đó là trí thức khuynh tả, thành phần thứ ba.

Chập chững vào nghề: Hứa hẹn vóc dáng một tên tuổi đầy hứa hẹn — Tôi còn nhớ vào những ngày trước biến cố Phật giáo 1963, một số tờ báo vẫn có thói quen ca tụng chế độ Ngô Đình Diệm. Tờ Sàigòn Mới là một trong số những tờ đó. Nhưng khi ông Diệm, ông Nhu bị thảm sát xong. Diện mạo, cung cách, giọng điệu một số tờ báo đã khác. Họ đổi chiều, trở giọng nhanh như chớp đến đáng khinh. Vô số những bài phóng sự mới ra lò bôi nhọ chế độ ông Diệm. Không ai cấm họ làm như thế với điều kiện trước đây họ đừng có khen hay nịnh bợ. Khinh họ là ở chỗ đó. Chỉ trong một đêm. Giọng điệu đang rỉ rả ca tụng thành chửi bới, bôi nhọ. Tôi cảm thấy ngầy ngật về nhân cách của một số tờ báo thời đó. Trước đây thì ông đạo văn sách của ông Nguyễn Đổng Chi ngoài Bắc. Nay thì ông sáng tác bằng cách bôi nhọ.

Vì thế, tôi đọc hồi ký của Lý Quí Chung trong chương: Chập chững vào nghề báo. Với trân trọng. Tôi nghĩ rằng, ông là nhà báo trẻ và duy nhất không nói và về hùa theo đám đông. Bài báo viết về vụ ông Cẩn của ông có cách nhìn riêng, khá nhân bản và can đảm. Lý Quí Chung viết:

“Tôi vẫn nhớ thái độ ông Cẩn trước tòa án rất ngạo mạn, ông chẳng quan tâm gì đến diễn tiến phiên tòa. Chẳng chú ý tới các lời buộc tội ông. Ông mặc bộ đồ bà ba lụa mầu trắng, mắt nhắm nghiền như ngủ qua suốt các phiên xử. Nhiều lúc còn có cử chỉ tỏ vẻ khinh khi các tướng tá đang ngồi xử mình.."

Và lúc bị đưa ra hành quyết, Lý Quí Chung viết: “Ông bị trói chặt vào cột hành quyết và lúc sắp sửa bị bịt mắt bằng vải đen thì ông ta phản ứng. Ông nhất định không để bị bịt mắt, muốn được nhìn tận mắt cuộc hành quyết mình. Nhưng người thi hành án giải thích với ông rằng luật lệ không được phép cho họ làm khác. Người ta vẫn bịt mắt ông và một loạt súng kết liễu mạng sống của người thứ ba và là em út trong dòng họ Ngô từ sau cuộc đảo chính 1.11.63. Bài tường thuật của tôi nhấn mạnh hai điểm: ông Cẩn không sợ cái chết và tỏ vẻ khinh khi những người xử ông tại tòa. »

Vào lúc đó, ngoài Lý Quí Chung, còn có tờ Tiếng Nói Dân Tộc, số kỷ niệm ngày 1/1/63 có ghi lại cảm tưởng như sau: “Vô cùng kinh ngạc vế thái độ dửng dưng và thật trầm tĩnh của con người được mệnh danh là Út Trầu, lúc mà Cẩn biết bị bác đơn ân xá” . (Trích: Vẽ Đường Cho Hươu Chạy. Nguyễn Văn Trung ).

Khoảng gần 30 năm sau. Trong hồi ký Luật Sư: Nghề hay Nghiệp, hồi ký về vụ án ông Cẩn đăng trên tờ Thế Giới Ngày Nay ở Kansas, Hoa Kỳ, năm 1992, Luật sư Võ văn Quan viết:

“Ông Cẩn im lặng nghe đọc bản án bác đơn xin ân xá. Quá cảm động, tôi chỉ biết nói câu an ủi tầm thường: “Thôi ông cố vấn đừng quá đau buồn. Trên cõi đời này sớm muộn gì rồi cũng phải ra đi.” Ông nhìn tôi điềm tĩnh nói: “Luật sư đừng có buồn cho tôi. Tôi đi theo mấy ông anh của tôi. Tôi trở về cõi Chúa. Tôi không sợ chết đâu, nhưng tôi lo cho luật sư. Luật sư đụng chạm tới họ không biết luật sư ở lại có bị họ làm khó dễ hay không..” Tôi ứa nước mắt nói không sao đâu, ông cố vấn đừng lo cho tôi. Xin cầu chúc ông cố vấn được vào nước Chúa..."

Ông kết luận: “Tối hôm xử bắn, tôi đã uống thuốc để cố gắng tìm giấc ngủ, vẫn trằn trọc thao thức suốt đêm vì bao hình ảnh vụ án cứ dồn dập quay cuồng trong tâm trí" và ông nhận ra tình cảm cũa ông đối với bị cáo đã thay đổi: Lúc đầu ác cảm phẫn nộ, đến khâm phục và thương tâm.

Con đường làm chính trị thông qua cửa ngõ nhà thờ, hoặc nhà Chùa - Qua Hồi Ký Không Tên giúp chúng ta hiểu khá rõ quá khứ của những sinh hoạt chính trị sau năm 1963. Tôi còn nhớ đến ngạc nhiên là từ mọi nơi chốn, những người trẻ quen cũng như không quen, như một lớp sóng trào nhảy vào chính trị rất là ngang xương, rất là “blanc-bec”. Nguyễn Hữu Hiệp, dáng thư sinh học trò, con cháu của Molière và học trò của Aristote, Platon đã dùng cú đá song chảo đá văng những nhà chính trị lão thành tăm tiếng như bác sĩ Hoàng Cơ Bình. Châu Nguyễn ở Đà Lạt cũng vậy. Dưới tỉnh, những Bành Ngọc Quý, Lâm Phi Điểu, Dương Văn Ba đã có lá bài “Miền Nam”, hay địa phương. Nhất là nhờ phụ huynh học sinh các trường trung học tỉnh vận động cho giáo sư, thầy dạy con mình. Những Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Văn Binh, Lý Quí Chung, Dương Minh Kính thì đúng ra mỗi người có những lá bài “tẩy”, những lá dù che của thời kỳ đó. Lý Quý Chung, Hô Văn Minh là nhờ các thành viên anh em trong nhóm Chương trình quận 8 ủng hộ. Không có những anh em này, làm sao họ đắc cử được ở quận 8? Và họ đã thắng cử dễ dàng. Nhưng cũng theo Võ Long Triều thì Lý Quý Chung đã không một lời cám ơn những anh em trong chương trình phát triển quận 8. Anh em bất mãn.

Họ muốn lọt vào sinh hoạt chính trị, không có con đường nào khác qua cổng chùa hay cổng nhà thờ. Một điều như thể bắt buộc, không làm khác được. Cha Cố, sư sãi có giá. Điều đó chứng tỏ một chính quyền, một chế độ non nớt. Uy quyền Quốc Gia không có. Tôn giáo, thần quyền dính vào thế quyền, chia xẻ quyền lực rất tay ngang và không bình thường. Cổng chùa, cổng nhà thờ nay ra vào không phải là những phật tử hay con chiên ngoan đạo nữa. Thêm vào đó là những nhà chính trị, trẻ có, già có đi tìm một tấm giấy thông hành chính trị. Không ai có thể ra vào Hạ Viện, Thượng Viện mà thiếu một tấm giấy thông hành. Hạ Viện thì đám người trẻ như tác giả Lý Quí Chung. Rất năng động, rất xôm trò, rất nổi đình đám. Hoặc như các dân biểu Đinh Văn Đệ, Nguyễn Phúc Liên Bào, Phan Xuân Huy, Đinh Xuân Dũng, Kiều Mộng Thu, Trần Ngọc Châu trong vai trò dân biểu đối lập. Hoặc có những người ít xuất hiện công khai như Dương Văn Tòng, Trương Lộc, Hoàng Ngọc Biên v.v... Hoặc trong bóng tối với tư cách người Cộng sản như: Trương Bá Cần (hay Trần Bá Cường), Vương Đình Bích, Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ. Bốn người này đều có thẻ đảng và nắm tờ Công giáo và Dân Tộc từ sau 75 cho đến hiện nay.

Thượng Viện thì thầm lặng hơn với đám sồn sồn, trí thức sa-lông. Họ bỏ nhà thương, bỏ tòa án, bỏ quân ngũ, bỏ trường học để ra ứng cử và xếp hàng dưới hai nhãn hiệu: Liên danh của Công giáo hay Phật giáo. Chỉ cần người đứng đầu có tên tuổi như Trần Văn Lắm, Vũ Văn Mẫu, Dương Văn Minh v.v... gắn thêm cái mác tôn giáo. Thế là xong. Ngay cả những liên danh quân đội của các tưNwww//www.danchimviet.com///www.danchimviet.com/ như Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính thì cũng không thoát nổi cái dù che của cha cố, sư sãi.

9 người còn lại đều có nghề nghiệp chuyên môn, có tuổi, có tên, nhưng mà chưa có tên tuổi. Họ là những nhà chính trị giả hiệu, thiếu tay nghề, thiếu kinh nghiệm nghị trường.

Cùng lắm là những nghị gật.

Và đây là lời xác nhận của ông Lý Quí Chung về điểm này: “Trong khi chuẩn bị cuộc vận động cho liên danh Dương Văn Minh với tư cách đại diện báo chí cho liên danh này, tôi đã tiếp cận với Phật giáo Ấn Quang tìm sự ủng hộ của lực lượng Phật giáo có hậu thuẫn quần chúng lớn nhất. Hình như dân biểu đơn vị Huế là Trần Ngọc Giao cũng có giới thiệu tôi với Thượng tọa Trí Quang lúc này đang ở chùa Ấn Quang”.

Dân biểu Lý Quí Chung nhận xét tiếp: “Lần đầu tôi gặp ‘Người làm rung chuyển nước Mỹ’, báo Newsweek đã gọi Thượng tọa Trí Quang như thế. Khi đã tiếp xúc thì con người ấy đã toát lên một thứ thần sắc khác thường. Ánh mắt như sao băng, chiếu thẳng vào người đối thoại như nhìn thấu những suy nghĩ của họ. Tôi nhớ mãi ấn tượng đầu tiên ấy khi lần đầu gặp nhà tu hành nổi danh.”

Khi ra Huế, dân biểu Lý Quí Chung đưa ra một nhận xét khá đặc biệt khi gặp Đức Tăng Thống: “Trong chùa Bảo Quốc chỉ treo một bức ảnh chân dung duy nhất trên tường. Đó là chân dung Thượng tọa Trí Quang. Như thế đủ thấy ảnh hưởng của thầy Trí Quang với người lãnh đạo tinh thần cao nhất Giáo Hội Phật Giáo là như thế nào.”Hồi ký của Lý Quí Chung khá lý thú kể về người, về việc, về từng biến cố với tư cách người trong cuộc. Nhất là nêu bật được cái hay, cái dở, cái yếu của cái cơ chế của sinh hoạt chính trị thời đó.

Tôi cũng nhận ra rằng, trong cuốn Hồi Ký Không Tên, phần viết về những năm hoạt động báo chí và làm dân biểu, Lý Quí Chung viết rất thong dong, thoải mái, rạch ròi từng sự việc, từng người, phê phán thẳng thắn theo cái kiểu “Có sao nói dzậy”. Từng nhà báo, từng tờ báo, từng nhân vật như ông Thiệu, ông Kỳ. Nêu bật được cá tính, cái hay lẫn cái dở của họ. Về những hoạt động chính trị của ông với tư cách một dân biểu đối lập, về các đồng sự, về các cuộc chống đối biểu tình được nhìn từ bên trong với tư cách người trong cuộc.

Chỉ có một vài điều, nếu đúng như lời phát hiện của Võ Long Triều thì thật ông cũng đáng trách lắm. Trong kỳ bầu cử tổng thống và dân biểu Hạ viện, ông có tuyên bố là nếu TT Thiệu đắc cử, ông sẽ xin từ chức. Sau đó, ông đã không từ chức, chỉ không đi họp Quốc Hội, nhưng lương ông vẫn lãnh và còn vay trước lương tháng của ông tại Hạ viện? Lương hơn trăm ngàn, ngày ngày không biết làm gì, ông đến cercle Tây ăn uống, gặp gỡ người này người kia.

Hồi chưa làm dân biểu, ông sống lêu bêu, lúc thúc tại kinh Nhiêu Lộc, dành cho những gia đình nghèo túng ở Đô Thành.

Ông không ngại nói hết, kể hết cho thấy vai trò của ông trong các biến động ấy. Đấy là những trang hồi ký sống động, một thứ sản phẩm còn nguyên vẹn được bóc trần ra, ít lắm cũng có thêm những chi tiết mà phải là người trong cuộc mới biết được. Chẳng hạn như cái chương 25, Thời khắc Lịch sử: Đầu hàng. ông đã tận dụng ngòi bút để nhấn mạnh vai trò nhân chứng của mình, từng chi tiết nhỏ một. Dù là nhân chứng một vụ việc rất là nhỏ, chẳng đáng nói.

Chẳng hạn chi tiết hướng dẫn một người lên sân thượng để treo lá cờ MTGPMN, thay lá cờ Quốc gia.

Chi tiết lá cờ MTGPMN, nửa xanh nửa đỏ treo lên ở Dinh Độc Lập khá là quan trọng và mang nhiều ý nghĩa lắm. Ở những ngày sau 30/4. Sài Gòn rợp bóng cờ mầu xanh. Phố phường, nhà nhà mầu xanh, mầu đỏ, xe cộ chạy rần rật trên đường phố phất phới mầu xanh. Trẻ con cầm lá cờ đi phất phới khắp nơi. Cũng mầu xanh và đỏ. Cũng lá cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam. Vậy mà, chẳng bao lâu sau, trong vài tuần lễ, không kèn không trống biến mất... Phải nói lại, miền Nam có hai lần giải phóng cờ: 30/4, giải phóng cờ Quốc Gia, cờ mầu vàng ba sọc đỏ. Sau một tháng, giải phóng cờ một lần nữa. Lá cờ mầu xanh đỏ thay thế bằng lá cờ đỏ sao vàng. Cùng với sự biến mất lá cờ mầu xanh cũng dần biến mất những nhân vật đã từng nhân danh chiến đấu dưới nhãn hiệu lá cờ xanh, đỏ đó.

Tôi cũng nhận ra một điều là trí thức miền Nam như những Lý Quí Chung chủ trương chống Mỹ và chống Thiệu. Chống Thiệu thì rõ ràng rồi, không có gì để phải nói. Chống Mỹ thì có hai mặt: Chống đường lối, chính sách của Mỹ chung chung. Nhưng mặt khác lại giao du khá thân mật với các ký giả, nhà chính trị Mỹ. Và coi những người này như những người bạn tâm giao, nếu không nói là hãnh diện về những mối liên lạc này. Đó chẳng qua cũng là những xung dộ giữa dạ dày và cái đầu trong cùng một con người. Trong suốt hồi ký, tác giả đã không quên nhắc đến người này, người kia trong sự trân trọng và quý mến. Họ như thể nằm trong cái vốn chính trị của tác giả như một thành quả trong những năm hoạt động chính trị của mình. Chống Mỹ mà vẫn yêu Mỹ, không tin Mỹ, mà vẫn chơi với họ. Chống hời hợt. Không có chỗ nào cho thấy trực diện chống Mỹ, nếu không nói là để cho Mỹ giật giây.

Nó có một cái gì đấy cho thấy việc chống Mỹ chưa đủ căn cơ, mức độ. Nhiều lúc tự hỏi, ông đã viết được một bài báo hay một cái gì đó tương tự trong đường lối chống Mỹ? Chống cái gì? Chống chung chung? Từ đó dẫn đưa đến những ngờ vực.

Ông để ra hai chương nói về: Những ngày cuối cùng của Tổng thống Thiệu và cuộc “trốn chạy” của Nguyễn Văn Thiệu. Có những điều thật sự nó không phải là hồi ký của chính ông kể lại hoặc do nghe được, chứng kiến. Có nhiều đọan, ông trích dẫn lại hồi ký của Nguyễn Cao Kỳ hoặc trích dẫn Christian G. Appy trong The Viet Nam war remembered from all sides hay của Frank Snepp trong Decent Interval (sách đã được dịch ra tiếng Việt), hay của Henry Kissinger trong Ending The Vietnam War, hoặc của Tiziano Terzani trong Saigon 1975, Three days and Three months.

Những trích dẫn những tác giả ngoại quốc nhiều như thế làm nhòa vai trò nhân chứng của ông.

Nhưng nói chung, nếu nhìn toàn diện những chương viết về giai đoạn trước 30/4, cuốn hồi ký của tác giả ít lắm nêu bật được những điểm quan trọng sau đây:

• Vai trò của trí thức trẻ miền Nam Việt Nam

• Bộ mặt thật của sinh hoạt chính trị miền Nam dưới thời đệ nhị Cộng Hoà.

• Vai trò chủ động không chối cãi được của người Mỹ trong những yếu tố quyết định số phận miền Nam.

• Tính cách con rối của toàn bộ sinh hoạt chính trị ấy.

Trước khi chấm dứt phần nửa cuốn hồi ký này, tôi tự hỏi xem trong số những trí thức thiên tả, hầu hết là cánh liên trường , đối lập thời đó, ai theo Cộng Sản, ai không?

Võ Long Triều, Nguyễn Hữu Chung là những người quốc gia

Lý Chánh Trung, theo như lời ông kể với tôi, ông có liên hệ với MTGPMN.

Chân Tín, Nguyễng Ngọc Lan. Có cảm tình , xu hướng về phía MTGPMN

Dương Văn Ba, Ngô Công Đức, Lý Quý Chung. Đón gió và có thể trở cờ.

***

Một Nửa Buồn

Nửa phần bài viết này sẽ được trình bày về chương: Sau ngày 30/4 và chương phụ lục.

Về chương phụ lục, thật ra phải cám ơn Talawas về cái chương phụ lục này. Và đối với tôi, đây là chương quan trọng nhất của cuốn hồi ký. Tôi dành phần còn lại của bài để nói về chương này và để thấy rằng có nhiều điều Lý Quí Chung đã không dám nói thật, nói hết, nói đủ.

Cuộc đời làm báo, làm chính trị của tác giả chia ra hai giai đoạn. Dứt khoát và rõ rệt. Giai đoạn 13 năm trước 30 tháng 4 mới đúng là con người Lý Quí Chung. Một thanh niên hăng say, dám nói, dám làm, dấn thân, nhập cuộc. Không ai chối cải điều đó. Và gần 30 năm sau ngày 30 tháng 4, tác giả dù cố gắng cũng không viết nổi, vỏn vẹn chưa tới 20 chục trang. Với lời thú nhận: Thận trọng lúc này là cần thiết. Đó không phải là Lý Quí Chung. Đó là ai khác. Đúng như tác giả viết: “Nói cách nào đó, tôi có hai cuộc đời. Trước và sau năm 1975. Chỉ không quyện vào nhau như tác giả nghĩ.

Nhận xét của Trần Bạch Đằng không kém phần lý thú: Bảo rằng những người như Lý Quý Chung phơi phới sống với chế độ là chuyện không thể có, tức không thể đòi hỏi. Nói như thế là họ biết tẩy của nhau cả.

Trước hết, hãy nói về những gì Lý Quí Chung viết về giai đoạn sau ngày 30/4. Nói chung, đó là những lời lẽ khá nhún nhường, quá bài bản đến không thật như:

“Thật là mãn nguyện khi được tham gia Hội nghị Hiệp thương Thống nhất... sự kiện đó có một ý nghĩ lớn... có mặt trong một hội nghị như thế là một sự thỏa mãn tinh thần cực kỳ lớn... tôi vô cùng thỏa nguyện được sống trọn vẹn với nghề này... và tôi không thể tưởng tượng được ở đó tôi còn cơ hội gặp lại lần lượt tất cả những nhân vật huyền thoại mà tôi cứ ngỡ rằng đã thuộc về lịch văn học xa xôi, chỉ tồn tại trong sách vở như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận... Cái nghèo, cái cực khổ của Hà Nội mà tôi chạm mặt lần đầu không hề gây sự thất vọng cho tôi, mà trái lại là sự cảm phục. Những ngày làm báo từ Tin Sáng 75-80 sang Tuổi Trẻ 80-90, tôi vẫn không một ngày nào thiếu hăng hái hay mất niềm tin... đồng lương thì chỉ đủ ăn sáng, nhưng cống hiến thì vẫn hết mình. Vợ con tôi chịu đựng cũng rất giỏi, nhưng bán mãi rồi cũng không còn gì để bán nữa.. ngay chỉ còn cái đàn piano, niềm vui sau cùng của các con tôi cũng không thể giữ nổi... để lo cuộc sống hằng ngày, chúng tôi đành phải bán nó đi. Tại tòa báo vào thời điểm đó, tôi tuyên truyền cho các cuộc cải tạo tư sản mại bản, công thương nghiệp tư sản, tư doanh…

Vậy mà chính nhà ba của ông bị đóng chốt để cuối cùng ông cụ bị lên huyết áp và đột qụy, cụ gặp đứa con đã giận dữ nói:

“Tao không muốn gặp mày nữa. Gia đình mày đã ra thế này, cha mày đã ra thế này, mà mày còn viết báo cho Cộng sản. Cha mày từ mày”. Còn các em trai của tôi thì không tin vào người anh trai của mình nữa. Chỉ làm thinh để chuẩn bị vượt biên. Như vậy, cùng một lúc, tôi” mất” bảy đứa em.

Không phải là một đảng viên Cộng sản nhưng tôi tin vào những lý tưởng xã hội tốt đẹp cho bất cứ xã hội nào muốn tiến lên công bằng xã hội và nhân bản hơn. Tôi vẫn giữ niềm tin đó ngay cả sau khi chế độ Cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu bị xụp đổ… Nhìn đất nước nối liền từ Nam chí Bắc hiện nay, đến bây giờ, tôi vẫn tưởng nằm mơ... Hà Nội bây giờ như một thiếu nữ đẹp, duyên dáng và tràn đầy sức sống. Và Sài Gòn mạnh mẽ hơn nhiều và tự tin hơn nhiều trong cuộc hành trình mới, bởi sự tồn tại của thành phố này không còn nhờ vào sự “tiếp máu” của người khác.

Đây có phải một bài báo không? Hay là một văn tế?

Đọc những dòng chữ trên của ông, tôi cũng tưởng mình đang nằm mơ tự hỏi có phải đó là Lý Quí Chung hay không? Dù sao, cũng rất may, ở vào thời điểm đó, các trí thức miền Nam gặp được một người như ông Võ Văn Kiệt. Ông là cái dù che chắn cho trí thức miền Nam khỏi phải bị dập vùi thê thảm. Không có ông, số phận nhiều trí thức trẻ miền Nam đã không được như ngày nay. Họ sẽ phải đi học tập, tệ nữa bị kiểm soát, canh chừng hoặc tù đầy, bắt cóc, hành hạ, tra hỏi, trục xuất khỏi nhà..

Vì thế, không thể không nhắc tới tấm lòng ưu ái của ông Võ Văn Kiệt đối với trí thức miền Nam.

Về tờ Tin Sáng

Đây là một niềm hãnh diện của ông và một số bạn bè của ông. “Le Tin Sáng est le seul journal non communisme dans une société communiste (1). (Tờ Tin Sáng là tờ báo duy nhất không Cộng sản trong một xã hôi Cộng sản). Từ đó ông hết lời tán dương: “Comme la plupart de mes amis ici, J'ai vécu l'experience des deux régimes de presse. Tu connais le mot de Đuc, notre directeur: auparavent, nous étions des bucherons, aujourd'hui, des menuisiers. Le comportement est radicalement différent. C'est dans la construction que nous nous sommes lancés. Aujourd'hui, je me sens beaucoup plus utile pour la société Vietnamienne, pour mon peuple, plus lié à la vie de la nation, plus responsable, oui, c'est le mot.

Câu nói trên cho thấy ông phủ nhận toàn bộ gia tài làm báo, làm chính trị dưới thời Đệ nhất Cộng hoà của chính ông. Ông còn cho rằng trước đây cùng lắm ông làm thợ bửa củi. Đi biểu tình, tranh đấu trước diễn đàn Quốc hội, họp báo, tiếp xúc, diễn thuyết, phân phát truyền đơn, chống luật báo chí, chống tham nhũng, chống đối bầu cử độc diễn, chống độc tài, chống dân biểu gia nô, nghị gật, chống Nguyễn Văn Thiệu, chống Mỹ, nằm trong lực lượng thứ ba đòi hỏi chấm dứt chiến tranh. Tất cả công việc vừa nêu trên chỉ là đáng được coi là công việc bửa củi thôi sao? Bẽ bàng thế? Có thể phủ nhận chính mình, tự hạ thành con giun, con dế? Ai dã đẩy ông vào tư thế phải nói như vậy? Bây giờ làm thợ nề, thợ nề để tán tụng, để cúi đầu, để vâng phục. Thử hỏi ông đã làm được gì trong suốt 30 năm làm thợ nề? Kể là đau xót. Ai đó đã bắt ông phải hạ mình nói như thế ?

Viết như thế, tôi không hề có ý chê trách ông, vì một lẽ dễ hiểu, ông đang sống trong một xã hội toàn trị, với khủng bố và đe dọa tinh thần. Đúng như ông vẫn nói: Cái ung thư bướu là người của chế độ cũ luôn luôn vẫn còn đó, ám ảnh và gây phiền hà cho ông. Chả lúc nào, ông được yên.

Cho đến năm, 1980, lúc mà tờ báo sắp đóng cửa theo 3 cái nguyên tắc đề ra ở thời kỳ đó: một, để cho làm, phạm sai lầm thì đóng cửa. Hai, dùng cho đến khi nào thấy không cần thiết thì vứt kiểu vắt chanh bỏ vỏ. Ba, tạo một tương quan tin tưởng tốt vào nhau.

Rõ ràng việc đóng cửa là dựa vào nguyên tắc thứ hai. Đã không có quý ông nào dám lên tiếng. Trong khi đó, tôi đọc được như sau: “Cinq années se sont passés. Le Tin Sáng de Ngô Công Đức et de ses amis parait toujours. Le test est il positif?” (Trích dẫn như trên) Hỏi là trả lời. Cái test cho thấy một thất bại ê chề của trí thức cũ làm việc dưới chế độ mới.

Chả lẽ nói bị lừa, bị bội phản.

Dù sao, 5 năm cũng là thời gian khá dài so với tờ Đứng Dậy của Nguyễn Ngọc Lan. Số phận nó chỉ thoi thóp chưa tới một năm. Sau 5 năm. Tất cả trí thức cũ chỉ còn là những quả chanh chắt đã vắt vỏ.

Quả chanh Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Huỳnh Tấn Mẫm (sau Huỳnh Tấn Mẫm bị quản chế cùng với những người như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, vì cái tội dã tiếp xúc với báo chí ngoại quốc, hay phê bình và đòi hỏi cải tổ nhanh guồng máy kinh tế và chính trị. Những vụ quản chế này không được loan báo công khai và nơi quản chế cũng vậy). Quả cóc Nguyễn Hữu Thái. Quả bưởi Nguyễn Ngọc Loan, Chân Tín. Quả đu đủ Lý Chánh Trung. Quả dừa Huỳnh Công Minh, Trương Đình Hoè, Phan Khắc Từ. Quả ổi Dương Văn Ba.

Các ông chẳng còn gì để vắt nữa.

Rồi cuối cùng phải nhìn nhận như Ngô Công Đức thôi: “Nous avons surmontés les difficultés, mais non sang certains dégats. Quelque-uns, parmi nous, sont partis à mi chemin, d'autres ont vacillé”. Về con người của Ngô Công Đức thì Võ Long Triều đánh giá là một người quá khích và xảo quyệt. Ông Triều đã bỏ vốn hùn một nửa tờ Tin Sáng của Ngô Công Đức là 1.500.000 Tờ báo bán chạy và có lời, nhưng sau này ông Triều cho biết mất cả vốn lẫn lời vào tay Ngô Công Đức. Sau 1975, Ngô Công Đức làm tờ Tin Sáng được 5 năm, sau đó buôn bán sơn mài. Nghe nói ông giầu lắm. Và đây cũng là yếu tố góp thành sự đóng cửa tờ Tin Sáng, vì có nhiều người trong đám trí thức thành phần thứ ba thất vọng, chao đảo hay bỏ ra đi.

Nhưng vì lý do gì nó phải ngừng bản và chuyển một số bộ phận sang tờ Tuổi Trẻ. Ông đã cố dấu kín. Ông đã viết một cách úp mở như sau: “Với các anh em trong Tin Sáng cũng có nhiều quan điểm, thái độ khác nhau đối với hướng đi và cách quản lý tờ báo”. Ông buộc lòng không dám nói thẳng ra là có sự bất đồng quan điểm về hướng đi tờ báo kể từ khi có biến cố Đông Âu cũng như sự xụp đổ bức tường Bá Linh.

Về lá thư Lettre aux amis d'occident.

Trong lá thư này, có hai điểm gửi cho giới trí thức Âu châu mà tôi không đồng ý: Đó là việc học tập cải tạo và vấn đề thuyền nhân.

— Về các trai học tập: Trong lá thư mà không biết ai là người thảo lá thư đó, một số trí thức miền Nam đã phủ nhận đó không phải là nhà tù, không phải trại tập trung thì nó là gì? Là trung tâm cải tạo? Người đi tù cải tạo không phải người tù chính trị, cũng không phải kẻ bị khổ sai (Forcats). Đó chỉ là những lý lẽ tiểu xảo chơi chữ, trốn tránh và biện hộ cho chế độ. Các ông đã che đậy cho những chính sách của Hà Nội. Thực tế họ là những người tù khổ sai, không có ngày về. Nhiều người đã chết vì bệnh tật, đói ăn ở đó? Các ông biết rất rõ. Vậy mà vẫn phải nhắm mắt bênh vực chế độ.

— Về người di tản: Cũng lá thư đó đã đổ lỗi cho chế độ cũ, đổ cho sự tuyên truyền của Mỹ, đổ cho chính sách người Hoa của Trung Quốc. “En fin, comme il a été dit plus haut, ce sont les dirigeants de Pékin qui ont provoqué l'exode massif des résidents Chinois pour pouvoir nous accuser ensuite de 'terroriser et de chasser les Hoa', justifie ainsi leur polique inamicale (cessation de L!aide économique) puis ouvertement agressive à l'égard du Viet Nam”. (sách trích dẫn ở trên)

Đây là một biện hộ không chấp nhận được.

Tất cả những người Việt Nam vượt biển (chánh thức và bán chánh thức) thì đều biết rõ là phải đóng tiền cho chính quyền địa phương để được phép rời Việt Nam.

Một số tên tuổi trí thức miền Nam đã ký trong danh sách này. Thật khá thất vọng.

Nhưng nói cho cùng thì những trí thức miền Nam ở lại, theo chế độ mới làm gì được? Kết án họ ư? Kết án thì cũng dễ, nhất là ngồi ở ngoại quốc mà chửi vọng về. Phải là người trong cuộc, phải sống dưới chế đó toàn trị đó. Nào ai có thể nói hay được.

Nhà văn Nguyễn Tuân, nổi tiếng ngang bướng cao ngạo, sau mấy chục năm sống nín thở qua sông, vào đến miền Nam đã phát ra một câu nói để đời. Phải nhịn mấy chục năm nay mới dám nói: “Tao còn sống đến ngày nay là nhờ biết SỢ.” Nói xong chiêu một ngụm rượu, ngửa mặt, vuốt râu, nhìn lên trời cười ha hả.

Phải chăng các trí thức miền Nam cũng đã học qua bài học triết lý biết sợ đó?

Nghĩ như thế mà thương cho họ, thương cho mình, thương cho dân tộc mình. Và hiểu cho Nguyễn Tuân, hiểu cho trí thức miền Nam. Phải biết sợ, mới sống được.

Còn lại phần bài viết sau đây sẽ được trình bày về Chương Phụ Lục. Và đối với tôi, đây là chương quan trọng nhất.

Tôi dành phần còn lại để chỉ nói về chương này và để thấy rằng có nhiều điều Lý Quí Chung đã không nói thật, nói hết, nói đủ chỉ vì nó.

— Về 13 trang phụ luc

Đây là 13 trang bị cắt ra khỏi bản thảo. Chẳng khác khối ung thư của Lý Quí Chung được Đảng Cộng sản cắt dùm. Nó nói lên nhiều điều lắm. Ta muốn biết sự thật thì phải tìm đọc từng dòng của những điều bị cắt bỏ, những điều non-dits. Chỉ cần đọc13 trang này, ta mới hiểu thấu được chế độ và thương xót cho những người như Lý Quí Chung.

Trước hết, về phần lời giới thiệu của nhà xuất đã bị sửa, bị cắt kể như toàn bộ. Trong đó có đoạn sau đây khá ý nghĩa đã bị cắt:

“Ngày toàn thắng của năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: thần tốc-táo bạo-bất ngờ-chắc thắng, qua 55 ngày đêm chiến đấu (từ 9/3 đến 30/4/1975), quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân đội ngụy, đập tan bộ máy chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ… Là hồi ký cá nhân, không phải một biên niên sử, tất nhiên, nên không tránh khỏi cách nhìn, cách phân tích chủ quan…

Trong phần mở đầu cuốn sách, cho thấy họ vẫn huyênh hoang đến nhàm chán, không biết ngượng. Vẫn giọng điệu mạ lỵ miền Nam Việt Nam. Rồi cũng bài bản chê nhẹ tác giả không khỏi cách nhìn chủ quan. Cũng vì phần giới thiệu quá huyênh hoang trống rỗng, họ đã viết lại cho chừng mực hơn.

Bản lời giới thiệu mới bớt huyênh hoang, nhưng vẫn cái bệnh phải dạy đời một tý: “Hồi ký là một góc nhìn…, đánh giá mang tính chủ quan cũng là điều có thế chấp nhận. Xét cho cùng cũng là việc mà người đọc nên “rộng rãi” khi đọc.

Phần lời giới thiệu của Trần Bạch Đằng bị cắt bỏ vì nói sai: Cách mạng Việt Nam đa dạng. Góp phần vào bức tranh đa dạng ấy những đường nét riêng. Làm gì có đa dạng được, chỉ có một đường lối cách mạng thôi, vì thế, cũng cắt kiểm duyệt phần nói về các hồi ký của Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận.

— Chương 14 đã bị cắt khá nhiều, khá dài về việc trích dẫn hồi ký của Hồ Ngọc Nhuận và bà Ngô Bá Thành. Vấn đề tìm hiểu xem các nhân vật đó có còn có trong mắt đảng hay không?

— Chương 17. Ông Lý Quí Chung nhắc tới thành phần thứ ba, hay lực lượng thứ ba. Thế là phạm giới, phạm quy rồi. Đối với nhà nước Cộng sản, chỉ có lực lượng của phong trào đô thị là lực lượng nòng cốt trong sự sụp đổ của nền Đệ nhị Cộng hòa. Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng mắc phải sai lầm này khi đề cao và đánh giá lực lượng thứ ba trong vai trò dứt điểm miền Nam. Ông Nguyễn Khoa Điềm đã kiểm duyệt và cắt bỏ những lời tuyên bố của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề cao vai trò của thành phần thứ ba là đặt lại vai trò của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong công cuộc chấm dứt chiến tranh ngày 30/4.

— Chương 19. Sang đến chương 19, Ông Lý Quí Chung lại vướng mắc vào cái bướu ung thư thành phần thứ ba, mà đảng muốn cắt bỏ. Khi ông viết: “Từ 1973, đâu đâu cũng thấy những cá nhân tự xưng mình là thành phần thứ ba. Với Hiệp định Paris, tình hình miền Nam mở ra nhiều khả năng khác nhau. Khi ấy, tôi nghĩ, lạc quan nhất lúc này là giải pháp một chính phủ hòa giải, hoà hợp gồm ba thành phần. Nhưng không ai mường tượng cái chính phủ vận hành thế nào... còn thành phần thứ ba thì không biết sẽ lựa chọn như thế nào”.

Ông vẫn còn ngây thơ quá, chưa nắm được ý đồ của đảng muốn gì. Thành phần thứ ba là một quả chanh đã vắt vỏ, đã vắt kiệt. Riêng các ông trong tờ Tin Sáng thì được vắt thêm 5 năm nữa. Đã quá đủ, quá nhiều. Đóng cửa tờ Tin Sáng là phải. Đã đến giờ rồi.

— Chương: Phần sau ngày 30/4/1975.

Cái hớ hênh của một Lý Quí Chung sau 30 năm sống dưới chế độ mới vẫn chưa đủ. Thận trọng, gạn lọc, ngó trước dòm sau mới viết mà vẫn có kẽ hở. Ông vẫn muốn nhắc đến ngày Đại hội Hiệp thương Thống nhất. Đây cũng là điều đảng không muốn nói tới nữa. Có hội nghị hay không thì Việt Nam cũng đã thống nhất rồi. Muốn thống nhất thì phải xoá tan những chiêu bài trước đó đã đặt ra như Mặt trận Giải Phóng Miền Nam v.v... Thật là không có gì là khó hiểu.

Đảng cũng kiểm duyệt những tình cảm sau giải phóng trong gia đình ông như: “Những chuyện trong gia đình tôi đã biến cha tôi từ một người hồ hởi đón nhận chào cách mạng, biến thành một người ác cảm với Cộng sản.”

Một đoạn văn như thế thì cắt là phải rồi. Còn kêu ca nỗi gì nữa.

— Phần gia đình thân yêu.

Trong phần này lẽ ra không cần đọc, vì có gì đụng chạm đến chính trị. Nhưng dù thế, nó cũng bị cắt đi ngót nghét một trang. Trong đó có một câu vài chữ không đáng gì. Nhưng nếu suy ra thì viết một cuốn sách cũng không đủ. “Các em tôi đều thành đạt tại Mỹ Canada...” Thế là cả đoạn văn sau đành cắt hết, đục bỏ hết chỉ vì cái chữ thành đạt. Nói thành đạt là nói ngược lại Nhà nước Việt Nam thất bại. Cẩn thận lắm mới được. Viết thật cẩn thận.

Ngòi bút của Lý Quý Chung có lệch cũng chỉ vì 13 trang cắt bỏ này. Điều mà Lý Quý Chung không dám nói, điều mà Lý Quý Chung bị cắt trong 13 trang một cách không ngờ trở thành lời tố cáo chế độ ngoài cả ý muốn của người viết cuốn hồi ký. Không ngờ đến cuối đời, cuốn Hồi Ký không tên trở thành một chúc thư gửi lại cho đời mà tôi xin được phép đổi lại tên cuốn Hồi ký không tên: Nhật Ký Của Im Lặng, vì im lặng cũng là một cách nói.

[1] Trích theo Hồi ký của Võ Long Triều : » Tôi còn nhớ cóa lần Lý Quý Chung thố lộ với tôi rằng : Thằng Hồ Ngọc Nhuận được cộng sản móc nối, nó sẽ là cây dù che cho anh em sau này. Có lẽ vì Hồ Ngọc Nhuận thú nhận với anh ta theo đề nghị của Trầnn Bạch Đằng nên Chung mới biết được cái tẩy của Nhuận là có móc nối với tên cộng sản cao cấp này »

[2] Trích Võ Long Triều: sự thật anh ta chưa bao giờ thấy được phòng họp của nội các chiến tranh ra sao mà dám khẳng định rằng « Trung tá Nguyễn Ngọc Loan tự coi mình là nhân vật thứ hai trong chính quyền của Kỳ. Các phiên họp nội các có sự hiện diện của Trung Tá Loan với khẩu súng ru lô mang kè kè bên hông. Sự bịa đặt khôi hài như vậy mà Lý Quý Chung dám viết ( Hồi ký Lý Quý Chung, trang 96)

Nguyễn Văn Lục

Đọc Hồi Ký Trần Văn Giàu

Ông Trần Văn Giàu vừa chết ngày 16/12/2010 vừa qua. Ông là một trong số ít ỏi những

người cộng sản kỳ cựu nhất của thập niên 1930-40 còn sống ở đầu thế kỷ 21. Chỉ 3

ngày sau khi ông chết, tập Hồi ký của ông, được nhiều người trông đợi, mới được xuất

hiện trên hai trang báo điện tử viet-studies và diendan.org ở hải ngoại.

Sự xuất hiện muộn màng đợi đến khi tác giả vừa nằm xuống là một dấu hiệu vụng về và

đáng buồn.

Hơn thế nữa, tập hồi ký này được ông Trần Văn Giàu viết từ thập niên 1970, nghĩa là

cách đây 40 năm nay và phải đợi lúc ông chết, nó mới được cho xuất hiện chỉ ở hải

ngoại! Theo ông Nguyễn Ngọc Giao, người có trách nhiệm công bố tập Hồi ký này thì do

“công cụ chuyên chính của chính quyền thì ra sức theo dõi việc biên soạn, lùng tìm

những người đánh máy, tàng trữ với hi vọng thu hồi được bản thảo để hoặc thủ tiêu,

cấm đoán xuất, hoặc cắt xén thay đổi trước khi cho xuất bản.”. Nguyễn Ngọc Giao, Hồi

ký 1940-1945, Trần Văn Giàu. Dien dan.org

Đúng là đợi khi chết mới được nói ra lời; nhưng nói không trọn vẹn, nói u ơ, nói ngọng

nghịu.

Như trước đây khi người viết bài này phê bình cuốn Hồi ký của Lý Quý Chung ở trong

nước khi ông này được ra mắt sách lúc sắp chết, tôi gọi đó là cuốn “Nhật Ký của im

lặng”. Vì cuốn hồi ký bị cắt đầu, cắt đuôi, chẳng nói được gì. Sau này, liên lạc được với

em gái của Lý Quý Chung ở Montréal, bà Lý Thành Lễ. Qua điện thoại, bà Lễ kể cho

hay, hôm sách được giới thiệu, vừa mới bán được vài cuốn thì có “lệnh ở trên” đến tịch

thu tất cả.

Cho nên có thể không lấy làm lạ một đảng viên cộng sản kỳ cựu như ông Trần Văn Giàu

đi nữa, ông cũng không thoát khỏi bị trù dập cho đến lúc chết. Gương của luật sư

Nguyễn Mạnh Tường còn đó; gương của Trần Đức Thảo còn đó.

Nhưng ở mặt lễ nghi thì ông được “quốc táng” với một danh sách ban tổ chức gồm

nhiều nhân vật lãnh đạo đảng. Đứng đầu là “đồng chí” Lê Thanh Hải. Đã có nhiều bài

viết vinh danh ông bằng thứ “văn chương phúng điếu” như “ông là một nhân cách sáng

ngời” giáo sư Tương Lai, Nguyễn Đình Đầu – nhà viết sử nổi lên từ sau 1975 – nói,

“Giáo sư Trần Văn Giàu, mất mát chưa có người thay thế.” Dương Trung Quốc viết,

“Giáo sư Trần Văn Giàu đã vét cạn đời mình cho nghiệp sử.”.

Đọc những văn chương phúng điếu ở trên, người viết tâm đắc và thấm thía câu nói của

TT. Thích Trí Quang, Nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!

Việc ông Trần Văn Giàu phải cất dấu hồi ký lâu như thế thì chẳng một ai muốn bàn đến.

Một phần lớn việc cất dấu tập hồi ký này do chính ý định của ông. Phần khác nó cho

thấy sự hà khắc của chế độ ấy ra sao.

Một chi tiết không thể bỏ qua là ông Giàu cũng như Võ Nguyên Giáp là những đảng viên

cộng sản kỳ cựu nhất, sống đến trăm tuổi (11/09/1911-16/12/2010), như bình thường thì

Trần Văn Giàu có thể leo lên đến chức Tổng bí thư Đảng.

Vậy mà lẽ nào hồi ký cả một đời người lại thu vén vào khoảng thời gian1940-1945?

2

Cứ theo lời ông Giàu giải thích thì “Tôi chỉ viết hồi ký khoảng thời gian 1940-1945 vì đó

là thời gian tôi sống có chất lượng hơn hết trong cuộc đời dài quá 80 năm, sấp xỉ 90

năm. Tôi viết ‘Lời nói đầu’ này ngày 27 tháng 10 năm 1995, sau khi tôi đọc lại bản hồi ký

lần thứ ba.” Trích Lời nói đầu, Trần Văn Giàu.

Với chỉ vỏn vẹn 5 năm, thời gian từ 1940-1945, người đọc hy vọng đọc được gì trong

khoảng thời gian đó? Bao nhiêu biến cố chính trị kể từ sau 1945 đến 1954, rồi từ 1954-

1975 và nhất là từ 1975-2010, chẳng lẽ cả một cuộc đời lăn lóc làm chính trị, hy sinh

cho lý tưởng cách mạng chỉ thấy có 5 năm sống có chất lượng, có ý nghĩa?

Có thể ông có cái lý của ông để chỉ viết Hồi ký 5 năm! Hồi ký để ông có thể giãi bày “nỗi

oan” chuyện vượt ngục ở Tà Lài và về vụ Deschamps chẳng hạn.

- Vụ thhứ nhất về chuyện “vượt ngục” do Pháp dật giây thì cho đến ngày hôm nay, Ban

tổ chức Trung Ương đi đến kết luận là “ Chưa có” chứng cớ là Pháp tổ chức cho đồng

chí Giàu vượt ngục. Ông Giàu chỉ muốn giải nỗi oan là thay một chữ chưa bằng chữ

không, “ Không có” chứng cớ gì.

- Về vụ Deschamps do ông Giàu khai nhận, tổ chức kết luận: “Việc khai nhận của đồng

chí Giàu gây tổn thất cho phong trào cách mạng Nam Bộ và gây tổn thất cho đường giây

quốc tế.”Về điểm này, ông Trần Văn Giàu nhìn nhận:

“Đúng là tôi không được anh hùng như Trần Phú: Trần Phú không hở môi. Tôi có hở

môi, nhận một số việc đã rồi, nghĩa là có trách nhiệm trong sự tổn thất. Song Nguyễn

Văn Trấn (Prigorny) còn sống, làm chứng rằng người khai ra Deschamps không phải là

tôi, không một ai bị bắt vì tôi khai, cả chỗ tôi ở, không ai thấy Giàu dắt Tây về bắt người

tra khảo.” (Trích Hồi ký Trần Văn Giàu, phần Lời nói đầu.)

Điều chúng ta mong muốn là không phải đọc cái hồi ký năm năm mà là Hồi ký 65 năm

còn lại bị dấu kín, bị quên lãng, bị trù dập khốn đốn, bị nhục nhã, bị “ngồi chơi xơi nước”

như kiểu luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Triết gia Trần Đức Thảo ở một mức độ nhẹ hơn.

Ông Nguyễn Văn Trung ở số 57 Duy Tân, cư xá giáo sư đại học Sàigòn thường qua lại

thăm giáo sư Trần Văn Giàu, ở số 77 Duy Tân và kể lại cho người viết như sau, “Ông

Giàu sống rất thanh bạch, rất ẩn nhẫn của một trí thức có nhân cách.

Ông tránh né và không muốn nhắc lại mọi chuyện quá khứ. Nhiều khi bà Giàu cứ kể lể,

than vãn thì ông Trần Văn Giàu lại gạt đi không cho kể. Trong vườn nhà ông bà TVG ở

Duy Tân đằng sau có cây khế ngọt, Bà Giàu thường phải trèo lên hái những trái khế

mang ra chợ để đổi lấy rau trái ăn thêm.”

Nhưng theo ông Trung, cái nhục của ông Trần Văn Giàu là lúc đầu phường khóm chúng

chẳng biết Trần Văn Giàu là ai cả! Loa phóng thanh trong phường gọi réo tên ông Trần

Văn Giàu lên nay lĩnh gạo, mốt lĩnh thịt và chắc cả tiền lương! Có thể sau này thì bọn

phường khóm hiểu ra rằng, đang có “một núi thái sơn” của Đảng bị thất sủng ở trong

phường của chúng mới hết cảnh réo gọi.

Chúng tôi sẽ đưa ra một vài chứng từ về mối liên lạc giữa hai người trí thức giữa hai

miền và nhất là cuốn sách của ông Trần Văn Giàu phê phán cuốn Nhận Định II của

Nguyễn Văn Trung trong kỳ sau.

Cảm tưởng của người viết bài này là giữa một tập Hồi Ký năm năm và cả một cuộc đời

100 năm, liệu tập Hồi ký này có đủ sức chuyên chở cả cuộc đời của chính tác giả và

những biến động chính trị trong dọc dài suốt 65 năm liên quan đến số mệnh dân tộc đất

nước?

3

Và lời nhận xét của Nguyễn Ngọc Giao sau đây trong “Lời nói đầu” tỏ ra chỉ là một nhận

xét ước lệ, có tính cách xưng tụng hơn là thực tế, “Họ là những nhân vật lịch sử, đã góp

phần làm nên lịch sử Việt Nam thế kỷ XX.”

Thực tế cho thấy trong cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” người ta đã cố tình vô ý

để thiếu tên Trần Văn Giàu!

Đó là một sai lầm kép của những kẻ làm lịch sử và viết lại lịch sử.

Phải nói thẳng là cái lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời của Trần Văn Giàu là thủ tiêu, đẩy

tất cả các đồng chí đệ tứ vào tử lộ mà cho đến lúc chết, Trần Văn Giàu vẫn phủ nhận

trách nhiệm! Ông đã từng nếm trải “cảnh tù êm ái” của thực dân đế quốc, từng phải xa

vợ con cả chục năm trời, lẽ nào một người như ông thẳng tay giết những đồng chí vì chỉ

khác đường lối?

Lỗi lầm thứ hai xảy ra trong nội bộ đảng theo như ông tâm sự với ông Thiếu Sơn, bữa

ấy có sự hiện diện của người thủy thủ có trách nhiệm ra Côn Đảo đón nhóm Lê Duẩn,

Tôn Đức Thắng về đất liền. Nhưng vì lý do kỹ thuật đón “muộn”, và bị hiểu lầm là về sợ

tranh chỗ. Sự thực thì chỉ không kịp đón theo như nhân chứng là người thủy thủ có mặt

hôm ấy. Việc đón trễ là một chuyện.

Nhưng theo Nguyễn Ngọc Giao trong cuộc nói chuyện 3 giờ với Trần Văn Giàu, tại Paris

thì khi Lê Duẩn về đất liền, chỉ được Trần Văn Giàu trao cho giữ chức vụ “đơn thuần

làm trưởng phòng du kích Nam Bộ và dường như có ảnh hưởng sau này tới “ tiền đồ

chính trị” của Trần Văn Giàu”. Thậm chí sau này ông phải đợi khá lâu mới được trở lại

thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975.”

Cũng theo lời Nguyễn Ngọc Giao, Rất tiếc rằng lúc ấy ông không cho phép tôi công bố

việc này, cũng như theo sự thỏa thuận mùa hè năm 1989, 3 giờ phỏng vấn ông ở Paris

không được phổ biến lúc sinh thời. Ông còn dặn kỹ tôi: ‘Nếu chú viết về việc này, thì tôi

sẽ cải chính đấy.’” (Trích Trần Văn Giàu (1911-2010), Nguyễn Ngọc Giao, cập nhật

18/12/2010, dien dan.org

Mặc dầu trong tờ Cờ Giải Phóng, cơ quan của Trung ương ĐCS Đông Dương ngày 23

tháng 10 năm 1945, đăng lời kêu họi sát hại phái đệ tứ. Nhưng chính lãnh đạo đảng

cộng sản cũng phê phán hành động của Trần Văn Giàu! Phải chăng Trần Văn Giàu là

nạn nhân của chính sách của Đảng?

Hồi ký của ông sẽ viết gì như biện minh trạng cho những việc làm sát hại các đồng chí

cộng sản đệ tứ?

Người dân miền Nam trước 1975 chắc còn nhớ trước cửa chợ Bến Thành có con

đường nhỏ mang tên Tạ Thu Thâu- một nhân vật cộng sản đệ tứ (Trốt kít) đã bị nhóm

đệ tam sát hại tại tháng 9/năm 1945, tại Quảng Ngãi – và chính quyền cộng sản đã

không quên bôi xóa con đường mang tên Tạ Thu Thâu vào năm 1975- một bôi xóa

mang tính cách lịch sử?

Đối với các bạn trẻ, xin nêu rõ Tạ Thu Thâu là người từng đi du học Pháp, bị trục xuất

về nước vì phản đối án tử hình xử 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. (Trong số 19

người cùng bị trục xuất về nước vào ngày 24-6-1930 trên tàu Athos II ở hải cảng

Marseille có tên Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Phương,

Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Phan Văn Chán, v.v…) (Trích Phan Văn Hùm, Thân thế và

sự nghiệp, Trần Nguơn Phiêu, trang 355).

Năm 1989, khi có dịp được qua Pháp, Trần Văn Giàu trước những câu hỏi chất vấn về

việc thủ tiêu các nhóm đệ tứ, Trần Văn Giàu quả quyết rằng không phải do chính ông,

4

vì“những người có trách nhiệm trong thời kỳ đó là Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn và Tôn

Đức Thắng. Rời Paris với lời hứa.(cuộc nói chuyện này đã được ghi âm) sẽ “phục hồi

danh dự” (réhabilité) cho những người yêu nước bị chết oan, đến nay ông Giàu vẫn im

lặng.” (Trích Nhìn lại 60 năm tranh đấu cho Việt Nam, Hoàng Khoa Khôi, trang 290).

Nhưng kể từ đó đến nay, lời hứa đó đã không hề bao giờ được tôn trọng thực hiện cho

đến lúc ông chết.

Cũng trong bài phỏng vấn Trần Văn Giàu của Nguyễn Ngọc Giao, “ông dứt khoát bác bỏ

trách nhiệm của mình trong cái chết của Tạ Thu Thâu (tháng 9 năm 1945 tại Quảng

Ngãi), nhưng ông giữ im lặng không trả lời câu hỏi của tôi về việc Phan Văn Hùm và các

đồng chí đã bị thủ tiêu ở Nam Bộ năm 1946.”

Về cái chết của nhà Cách Mạng Tạ Thu Thâu cho đến giờ phút này, có thể chúng ta

không bao giờ có lời giải đáp chính xác chắc chắn cho câu hỏi: Ai giết? Có thể không

phải là ông Trần Văn Giàu giết nhưng cho chỉ thị thì có. Nghị quyết phải triệt hạ các tay

sai đế quốc, phát xít cũng như phải trừng trị đích đáng bọn phản động Trốt Kít. Nhưng

mặt khác thì chính họ lại thủ tiêu mọi chứng từ, giấy tờ, mọi nhân chứng và nếu cần thủ

tiêu ngay cả “thủ phạm thi hành” nếu cần.

Câu hỏi ai giết, ai ám hại Tạ Thu Thâu có thể là một câu hỏi thừa đối với những người

cộng sản thứ thiệt! Ai giết cũng được!

Nhưng chẳng lẽ chúng ta cứ giả vờ không biết để không hỏi. Phải hỏi dù không có câu

trả lời.

Nhưng trong chỗ riêng tư, đã có lần ông thú nhận với ông Thiếu Sơn là ông chỉ sát hại

có một người trong suốt thời gian giữ chức vụ Lâm Ủy hành chánh chánh? Người nào

thì ông không nói rõ tên.

Phải chăng đó là những người có uy tín hàng đầu như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm,

Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Trần Văn Sĩ, Phan Văn Hoa? Hay những người

khác như Lê Văn Vững, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, bác sĩ Hồ

Vĩnh Ký và vợ là là bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Dương Văn Giáo, Huỳnh Văn Phương,

Lê Kim Tỵ?

Muốn hiểu rõ ai đã ra tay giết hại những người này, có nhiều nguồn tài liệu, nhất là tài

liệu của các nhóm đệ tứ. Trước hết xin đọc tóm lược tài liệu của ông Nguyễn Kỳ Nam,

một nhà báo, một người nhân chứng, tường thuật tại chỗ và có tham dự những buổi

họp báo của Lâm Ủy Hành Chánh, trong đó Trần Văn Giàu làm chủ tọa:

“Buổi nhóm đó có các ký giả.

Tôi không bao giờ quên khi Trần Văn Giàu mặc áo sơ mi đứng lên tay mặt đập mạnh

vào khẩu súng nhỏ mang ở bên hông, để trả lời một câu chất vấn của Trần Văn Thạch .

Nghe và thấy vậy làm sao không sợ?

Nhứt là người đứng lên trả lời đó là một cán bộ cao cấp của đảng cộng sản đệ tam (…)

Buổi nhóm

Khoáng Đại Hội Nghị hôm đó, Lâm Ủy Hành Chánh để lộ chân tướng sát nhơn” rõ rệt .

Tôi nhớ hai người chất vấn: Huỳnh Phú Sổ và Trần Văn Thạch (…)

Thạch chất vấn Giàu.

- Ai cử Lâm Ủy Hành Chánh Nbam Bộ? Và cử hồi nào?

Trần Văn Giàu đứng dạy trả lời.

5

- Anh Thạch, tôi biết anh muốn nói gì rồi. Anh hỏi: “Ai cử Lâm Ủy Hành Chánh”, chớ thật

ra, trong bụng anh nghĩ:” Ta giỏi như vầy mà sao không ai đem ta vào Lâm Ủy”. Vậy tôi

xin trả lời: Chúng tôi tạm thời đảm đương Chánh phủ trong giai đoạn này.Sau rồi, chúng

tôi giao lại các anh. Còn trả lời về chánh trị, tôi sẽ gặp anh ở một nơi khác.”

- Trần Văn Giàu vừa nói câu sau vừa để tay mặt nơi cây súng sáu (…) Phòng nhóm im

lặng như tờ. Mọi người đều nhìn Thạch như biết số mạng của Thạch đã định … nơi

khẩu súng lục kia rồi. Tôi hồi hộp, tim đập mạnh.

Từ đó, tôi mất hết tinh thần .. Nhiều bạn ký giả ngồi chung quanh tôi xầm xì:

- Thạch đã tự mình ký tên bản án tử hình rồi. Sau đó, Trần Văn Thạch bị giết, không ai

còn lấy làm lạ nữa.

(Khi Huỳnh Văn Phương nắm công an, tình cờ bắt gặp được hồ sơ của mật thám để lại

chứng minh rằng: Giàu có đi lại với Pháp. Vì vậy mà cộng sản không tin dùng Giàu (…)

Khi Giàu liên lạc với Arnoux, chánh mật thám Đông-Dương, và Giàu làm tay sai cho

Pháp để nhận một số tiền … Arnoux biết Giàu lợi hại lắm sau này cũng dám phản bội

nên khi đưa tiền cho Giàu, họ đặt máy ảnh trong kẹt cửa, chụp bức ảnh, chính tay Giàu

thọ lãnh số bạc từ tay Arnoux trao .. Bức ảnh này còn nằm trong hồ sơ mật của mật

thám. Huỳnh Văn Phương đang làm trạng sư được Nhựt đưa vào làm Tổng Giám Đốc

Công An, tìm thấy hồ sơ của Giàu, liền cho rọi bức ảnh “Mật” đó ra làm 4 bản, trao cho

Huỳnh Phú Sổ, Dương Văn Giáo, Hồ Vĩnh Ký, còn một bản Huỳnh Văn Phương giữ làm

tài liệu.

Huỳnh Văn Phương trao 3 bức ảnh cho 3 người để rồi cả ba đều bị ám sát trong những

trường hợp khác nhau)

Riêng Huỳnh Phú Sổ tố giác:

- Tôi có đủ tài liệu chứng minh rằng. Trần Văn Giàu đã thông đồng với Pháp .. Cho nên,

trong nhiều phiên họp, Huỳnh Phú Sổ thường gay gắt hỏi: Ai Việt Minh thiệt? Ai Việt

Minh giả? Và ai là Việt gian?

Trần Văn Giàu, Chủ tịch Lâm Ủy Hành Chánh rơi mặt nạ trong những phiên nhóm này,

nên về sau, Huỳnh Phú Sổ bị thủ tiêu, không ai lấy làm lạ nữa?

Riêng Phan Văn Hùm dè dặt nhất mà cũng không khỏi … Trong một phiên nhóm của

Mặt Trận Quốc gia Thống Nhứt, Phan Văn Hùm đưa ra một bức thơ có chữ ký của Trần

Văn Giàu chứng minh sự phản bội của Giàu, nhưng Hùm đã tỏ thái độ anh hùng của

mình bằng cách lấy bức thư đó lại, đọc cho mọi người nghe, rồi đốt liền, để cho Giàu

thấy rằng: một bằng cớ như vậy mà Hùm sẵn sàng thủ tiêu, để sau này không còn trong

lịch sử.

Nhưng một tháng sau, khi Sàigòn tản cư, Hùm lên miền Đông gặp Dương Bạch Mai nói

rằng: “Trước chúng ta bất đồng chánh kiến về chánh trị. Nay nước nhà đương cần đoàn

kết chống thực dân, tôi tin rằng: “anh sẽ bỏ qua việc cũ..”

Dương Bạch Mai không trả lời, nhưng lại chỉ cho Hùm vào một phòng bên trái, tức là

một nơi “một vào không ra nữa được”. Người ta gọi là cửa tử.

Thật vậy, hai hôm sau, Phan Văn Hùm bị thủ tiêu.

Còn Trần Quang An?

Trần Quang An cũng theo Hùm. Nhưng khi thấy Mai đưa Hùm vào “ cửa tử”, Trần

Quang An vội vã bắt tay Mai để từ giã:

6

- Tôi đến đây thăm anh, anh cho phép tôi về.

Trần Quang An nói dứt lời, tính quay bước ra ngoài, nhưng Dương Bạch Mai kéo lại, và

chỉ cho Trần Quang An đi theo vào một cửa với Phan Văn Hùm.

Mai nói vắn tắt:

- Anh cũng vào ngã này chớ.

- Thế rồi Trần Quang An cũng bị, thủ tiêu như Phan Văn Hùm. Phan Văn Chánh cùng

chung một trường hợp như Phan Văn Hùm, Trần Quang An, vì cả ba cùng di tản một

đường.

Trích tóm lược Hồi ký 1925-1964 của Nguyễn Kỳ Nam, tập II, trang 31.

Sau này, rất nhiều người trong nhóm đệ tứ đã đồng loạt lên án nhóm đệ tam của Trần

Văn Giàu.

Tài liệu trích dẫn: Ai đã ám sát Tạ Thu Thâu và những người Trốkít Việt Nam? Hoàng

Khoa Khôi, Những nhân chứng cuối cùng, Trần Ngươn Phiêu, Bà Phương Lan, Bùi Thế

Mỹ trong Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu và Hồi ký Nam Đình, v.v…

Tác giả Hoàng Khoa Khôi trong tập sách “Nhìn lại sáu mươi năm tranh đấu cho Việt

Nam” trang 22, đã lên án nặng nề nhóm đệ tam của Trần Văn Giàu đã giết hại những

đồng chí của mình như sau:

“Khi Lê Văn Vững bị bắn chết trước nhà ở đường Albert 1er, Đa Kao.. Nhiều bạn thân

đã nhận diện được các sát thủ trong vụ này thuộc nhóm “công tác thành” của Dương

Bạch Mai. (một đồng chí của Trần Văn Giàu. Tiếp theo Dương bạch Mai đã cho vây bắt

các danh nhân trong Mặt Trận Quốc Gia Thống nhất như Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn

Phương, Dương Văn Giáo, Trần Quang Vinh, Diệp Văn Kỳ cũng như một số nhân vật

đệ tứ phải chịu chung số phận như Hồ Vĩnh Ký, cùng vợ là Nguyễn Thị Sương, Trần

Văn Thạch. Chưa kể hàng ngàn các tín đồ Hòa Hảo ở Hậu Giang .. Khẩu hiệu “đánh

chung, đi riêng” trở thành chủ trương tàn sát những nhóm “ đi riêng”.

Họ đặt một số câu hỏi cho Trần Văn Giàu như: Vì sao ông Giàu với danh tiếng sử gia,

nhà văn hóa (có người ví ông với Chu Văn An) im lặng. Ông ngại gì? Sợ ai? Ở địa vị,

tên tuổi (lẫy lừng) của ông, lẽ ra ông chẳng phải sợ ai, ngại gì. Trong thời kỳ tiêu diệt

người Đệ tứ, vai trò của ông Trần Văn Giàu là gì? Nhưng ai có thể nghĩ rằng ông không

hề hay biết? Một trong những người có thể là hung thủ trực tiếp là ông Nguyễn Văn

Trấn (tác giả cuốn sách “Viết cho mẹ và Quốc Hội”) Nhưng ông Trấn trong sách không

hề đả động đến chuyện này.

Nhận xét và so sánh nhà tù thời Pháp thuộc (nhà tù Tà Lài) và trại Cổng Trời (The

Heaven Gate Prison) trong cuốn Hồi ký của tác giả

Theo Trần Văn Giàu trong phần thứ nhất, “Từ ngồi tù khám lớn đến vượt ngục Tà Lài”.

Đọc đoạn văn trích dẫn sau đây của ông Trần Văn Giàu mà thấm thía. Ông Trần Văn

Giàu chỉ quên không cho biết rõ đã có một người tù nào trong trại tù Tà Lài thời thực

dân Pháp đã chết vì kiệt lực, vì thiếu ăn, vì bị giam cầm, bị biệt giam, bị tra tấn tinh thần,

bị xỉ nhục hay bị chết vì bệnh tật vì không có thuốc men!

Xin mời 300.000 ngàn “ngụy quân, ngụy quyền” thời VNCH cùng đọc đoạn văn này để

cùng suy nghĩ.

Đường lên trại giam

Một đường đá nhỏ hẹp dắt đi đâu không biết, cỏ cây mọc tùm lum. Một thầy đội bảo:

7

- Đường vào căng đó, chúng ta nghỉ ăn sáng cái đã.

Lính trải vài tờ nhật trình xuống cỏ, bày bánh mòi, đồ hộp, bình toong nước, ai có phần

nấy.

- Y như hướng đạo sinh đi cắm trại mùa hè!

- Cứ quất no một bụng rồi sẽ xem ra sao.

Sinh hoạt tổ chức trong trại giam Tà Lài

- Phong cảnh Tà Lài khá hữu tình. Đồn ngói của Tây, trại tranh của tù như giấu mình

trong khu rừng mênh mông đầy muông thú, bên cạnh một con sông lớn nước bao giờ

cũng trong và đầy, sông Đồng Nai. Bên kia sông về hướng Tây, một dãy núi xanh biếc

(…) Khoảng trên của con sông, dài không biết bao nhiêu kilômét, nước đầy, chảy nhẹ,

nhiều cá tôm, có cá sấu; chiều chiều đội đốn tre của anh Phúc thả bè về, quần áo quấn

trên cổ, hát giọng chèo đò. (…) Một hôm chủ nhật, tốt trời, chúng tôi xin phép tổ chức

“thi lội” ở khoảng sông này. Sếp Tây đồng ý (…) Nhiều buổi chiều biểu diễn của Minh

(vua bơi lội) cũng được toàn căng tán thưởng, nhiều thầy chú ra xem, đôi khi xếp Tây

cũng ra xem. Minh bơi lội như cá và đẹp như khiêu vũ Ba Lê ..(..) Tôi, sếp cùng hàng

chục anh em binh lính đứng gác trên chiếc phà cột ở bến. Vui quá là vui! Hai thằng sếp

Tây, ở trần trùng trục, tay chống đầu gối cũng hét lên với mọi người. Tôi và Tào Tỵ

đứng bên hông hai sếp, cũng hét hò.

- Ba cái nhà đó ở giữa một khu đất rộng chừng bảy, tám mẫu, cây to cao đã bị đốn

sạch, nhưng cây nhỏ và cỏ tranh mọc lên rậm rì, có nơi lút đầu. Ngày chúng tôi lên tới

đó thì Tây vừa mới làm xong một cái trại dài bằng tranh nứa chứa đựng khoảng năm,

bảy mươi người, một cái nhà bếp, một trạm y tế cũng bằng tre. Từ nay về sau, mọi sự

xây dựng ở trại giam này đều sẽ do bàn tay của anh em chúng tôi.

- Hễ còn trại tập trung thì còn thực dân Pháp và chiến tranh. Trại tập trung là nhà tù

không án, không thời hạn. Giam giữ là chính. Cái chính không phải là đầy ải, bắt lao

động.

- Sinh hoạt tư tưởng xem như là thường xuyên, lính gác cũng được dự, có khi cả xếp

Tây nữa.

- Tháng 10 năm 1940, bọn tôi, có mấy trăm người bị giam ở trại tập trung Tà Lài. Trại

nằm sát mé sông Đồng Nai. Tại đây có một bến phà (…) Ở đây, bản làng đồng bào Mạ

cách xa Tà lài nhiều cây số, nhưng ngày ngày vẫn có người mang nỏ, mang gùi, xách

chà gạc, xách thịt rừng đi qua đây, có khi một vài lít rượu. Đỡ buồn cho tụi tôi biết mấy!

Kết luận

Ở căng Tà Lài cuộc sống không đến nỗi cực khổ quá, có thể nói thảnh thơi là khác,

được như vậy, không phải do chế độ của trại giam mà do tổ chức tù nhân của chúng tôi;

công việc khoán phần lớn ở trong rừng, chỉ có mã ta đi theo cốt để giữ không cho chúng

tôi trốn hơn là để thúc bách tù làm. Chỉ một lần sếp Tây đánh một đồng chí một gậy,

đồng chí ấy quơ xà beng lên đỡ, tất cả anh em đều đứng lên, xẻng, cuốc, dao, mác

trong tay, mắt đổ dồn vào tên xếp Tây, nó khiếp quá, bỏ đi luôn. Từ đó trở đi, không có

vụ đánh đập nào nữa.

Thuốc men không biết đâu là đủ, nhưng sốt rét thì có ký ninh, uống nước thì có nước

sông lọc bằng thuốc tím. Ở thì nhà tranh vách nứa, tự làm, nhưng được phát mùng,

phát chiếu. Tây nó cốt được yên bằng việc tách tụi tôi khỏi nhân dân, không cốt được

kết quả lao động khổ sai.”

Nguyễn Văn Lục