Phần 25

Chương một

Một cuộc hội nhập đầy hứng khởi

Một triệu người di cư là một vấn đề chính trị như tổ chức di cư, định cư, ổn định đời sống.

Nhưng việc hội nhập là vấn đề của mỗi một người di cư. Tôi gọi đó là một cuộc Hội nhập đầy phấn khởi vì ở nơi đó đã không có một cuộc chống đối đổng loạt của bất cứ địa phương nào. Được như vậy vì vài lẽ sau đây :

· Người di cư hiểu thân phận mình là kẻ mới đến nên can đảm và kiên trì. Cúi mình xuống để được nâng lên. Họ cũng hiểu rõ hơn luật thiểu số-đa số cũng như nhập gia tùy tục

· Người dân bản địa cũng vốn là một di dân không lâu, có truyền thống lịch sử hiếu khách lại vốn có bản tính rộng lượng và biết phải quấy.

· Nhờ đó sau 21 năm của cuộc di cư, họ đã mau chóng trở thành một khối dân thuần nhất gồm hơn 20 triệu người. Sự thuần nhất còn trở nên khắng khí, bền chặt hơn khi đối diện với người chiến thắng. Không ai bảo ai, họ đều cảm thức được họ là kẻ thua cuộc và họ nhìn kẻ thắng cuộc bằng cái nhìn xa lạ, nghi kỵ và cả bất mãn nữa.

· Ngay cả người Bắc di cư năm 1954 và người Bắc vào miền Nam sau 1975 tưởng rằng họ cùng quê hương xứ sở, cùng họ hàng máu mủ, cùng chia xẻ một nền văn hóa, nhất là cùng một giọng nói miền Bắc. Tưởng vậy thôi, nhưng là tưởng lầm. Giửa hai người Bắc 1954 và Bắc 1975 đã không cùng có mẫu số chung. Khoảng cách phân chia giữa họ đôi khi còn coi nhau như kẻ thù. Ngay cả việc tìm lại họ hàng máu mủ ruột thịt cũng là một trở ngại, vướng mắc khó vượt qua. Có những trường hợp, người con trai ở miền Nam đã không muốn nhìn nhận lại người cha ruột của minh vì nghĩ rằng người cha ấy đã không làm tròn bổn phận người chồng, người cha trong gia đình. Đó là một bi kịch của cuộc chia đôi đất nước.

· Nhưng bi kịch ấy ở mặt Hội Nhập của những người di cư vào miền Nam lại trở thành một niềm hy vọng và phấn khởi.

· Tôi chưa từng được nghe một người nào trong số một triệu người đi vào Mam than vãn là đã quyết định lầm hay đã dại dột vào Nam. Nỗi niềm hoang mang lúc ban đầu cũng như phải vất vả với cuộc sống mới hầu như người nào cũng trải qua..

· Tôi vẫn phải tự hào nhận rằng, tôi là một trong những đứa trẻ di cư ấy. Tôi đã được ăn học đến nơi, đến chốn và là một trong những người di cư may mắn đó. Và tự thâm tâm tôi tự coi mình là người miền Nam theo trọn nghĩa của nó. Từ sau 1975, chỉ có một cụm từ chỉ chung chúng tôi là : Người Miền Nam. Hay người Việt quốc gia. Chúng tôi suy nghĩ, kiên định lập trường, tranh đấu, viết lách, sinh sống làm ăn thì cũng chung cái căn cước ấy: Căn cước Người miền Nam mà không cần lý lẽ biện biệt gốc miền nữa.

· Đó là cái căn cước chính trị chúng tôi tự nguyện đã chọn lựa từ năm 1954 và nay cũng chẳng có lý do chính đáng gì để thay đổi cả. Thay đổi là tự đánh mất căn cước của mình. Thay đổi là phản bội lại chính mình. Mặc dầu hiện nay, tôi có thể nói đang có sự hình thành, một sự ló diện một trận chiến về căn cước người tỵ nạn ở hải ngoại. Có những kẻ đón gió, đổi chiều. Tôi khinh bọn họ bất kể họ là ai. Và tôi nhìn thấy mối hiểm nguy của người Người di cư và cuộc hội nhậpViệt hải ngoại là họ đang phải đối đầu với những kẻ thù dấu mặt ấy.

Người di cư và cuộc hội nhập

Khi tôi nhìn hình ảnh một người đàn ông cụt cả hai chân, phải dùng hai bàn tay làm chân, lết lên chiếc tầu há mồm của quân đội Mỹ, tôi cảm thức sâu xa được ý nghĩa cao đẹp của cuộc di cư này. Cuộc di cư từ miền Bắc vào Nam đã vô tình mang theo những con người bất hạnh như thế, hầu hết là tay trắng mà hành lý mang theo chỉ là mớ quần áo rách, nồi niêu xong chảo đáng giá bao nhiêu.

Tuy nhiên, không ai ngờ rằng bên trong những con người, họ còn mang theo họ chữ viết, tiếng nói, nếp sống nếp nghĩ đến phong tục tập quán cả ngàn năm và cả tín ngưỡng của họ nữa.

Mỗi người di cư vào miền Nam được coi là người mất quê hương,mất cội nguồn và may mắn thay trong cuộc hội nhập đầy phấn khởi này, họ đã tìm lại được tất cả. Họ có thể mất tất cả, nhưng có thể tìm lại được tất cả.

Về mặt chính trị, họ nay là những người quốc gia có tự do, có dân chủ sống trong một chế độ cộng hòa, dân chủ và pháp trị. Điều chính yếu là không còn chế độ phong kiến cũng như chế độ thực dân thuộc địa.

Về mặt con người, họ là những người miền Nam trọn nghĩa, hương thụ một nền giáo dục nhân bản, khai phóng, lấy con người làm cứu cánh. Và nhất là cùng chia, chịu chung số phận sau 1975.

Trong hoạn nạn, họ có nhau, là nhau. Trong trại tù, trại tập trung, họ là anh em.

Ngoải trại tù, ở hải ngoại họ là những người dân miền Nam cùng chia xẻ số phận để mất miền Nam.

Nhận diện bộ mặt những người di cu

Xét bên ngoài họ là những người nghèo khổ, nhếch nhác. Họ ăn mặc lôi thôi lếch thếch, gồng gánh, bồng bế con thơ, hoặc đứa lớn dắt đứa bé, cả một đàn nheo nhóc. Nét mặt họ phần đông còn ngơ ngác, lo âu thể hiện trong ánh mắt.

Phần lớn bọn họ không có đến nổi một đôi dép. Họ đi chân đất là chính. Phần đa số các bà thì chít khăn, đầu đội nón sùm sụp.

Nhìn đám người nghèo nàn khốn khổ này, quê mùa và có vẻ quê mùa, khờ khạo, tự hỏi họ sẽ là gì trong tương lai? Ai dám đặt để tương lai vào cái đám người này, vào những đứa trẻ còn ở chuồng, mặt mũi lem luốc trên?

Những cái cảnh bồng bế, dìu dắt nhau từng đàn, bước lên tàu há mồm là những cảnh được quay lại một cách sống động và có thực.

Nhiều khuôn mặt đàn ông, đàn bà như già nua trước tuổi. Nó tố cáo những ngày thắng đầy gian truân và thử thách đã qua hầu như vừa qua một cơn ác mộng. Nhiều ông bà cụ xem ra khờ khạo, lóng cóng, vụng về trong cử chỉ, nói năng. Đụng một tý là kêu: Dạ, không dám. Lạy Chúa tôi. Giê su ma vv.

.Bề ngoài trông họ khờ khạo như thế, bên trong thì không biết được. Có thể là một ý chí quyết liệt, bất chấp mọi thử thách, bất chấp mọi đe dọa của cộng sản. Họ có thể sẵn sàng chết để bảo vệ tự do con người. Những làng thuộc vùng khu 4, khu năm, đôi khi cả làng cùng nhau trốn cộng sản.

Số những người thanh niên, trí thức miền Bắc di cư vào Nam thấy ít ỏi nên tôi không dám chắc bộ dạng của họ có như tôi mô tả ở trên hay không. Tôi xem lại một số hình ảnh trong cuốn sách 50 năm Bắc Kỳ di cư.[1] Tôi cố hình dung ra hình ảnh cô tài tử điện ảnh Kiều Chinh, nhưng không hình dung ra được.

Tôi chỉ còn cố ghi lại câu nói của ông Vũ Đức Minh, tức Minh Võ ghi lại tóm tắt hành trình trên đường chạy trốn khỏi cộng sản : Di cư một kỷ niệm đắng cay, nhưng ngọt ngào.

Khuôn mặt của tín ngưỡng

Theo sự tính toán cân nhắc cẩn thận trong một Bài viết khác, tôi chỉ ước lượng vào khoảng 350.000 tín hữu theo đạo công giáo di cư vào miền Nam. Tôi gạt bỏ những con số quá thổi phồng từ 750.000-800.000 người công giáo.

Nhưng bởi vì nhóm người này nó thành một tập đoàn, một khối liên kết chặt chẽ nên nhiều người lầm tưởng họ đông lắm.Tín ngưỡng có lẽ là một trong các món hành lý mang vào miền Nam còn giữ được thuần chất nhất.Tôi còn nhớ hình ảnh một thanh niên sau chuyến vượt thoát được cộng sản và lên được con tàu của Mỹ để đi đi vào miền Nam. Người thanh niên mệt mỏi nằm ngủ ngay trên sàn tàu. Nhưng trên ngực anh, một tay anh còn giữ chặt một cây Thánh giá lớn.

Hình ảnh đó biểu tượng nhất và cũng lý tưởng nhất. Người thanh niên này bỏ nhà, bỏ cửa đi vào miền Nam vì anh tin rằng, anh có thễ giữ đạo mà không bị ai cấm đoán hay ngăn chặn anh nữa.

Người ta cũng nhận thấy ở các trại định cư một dấu hiệu hội nhập đầy cá tính miền Bắc. Trại nào nhà cửa cũng được xây dựng có hàng lối. Tôi liên tưởng tới các nhà xây dựng có hàng lối được gọi là ‘Giồng’ ở miền Bắc. Đằng trước mỗi nhà có sân nhỏ, đằng sau có vườn nhỏ, có giếng nước.

Nhưng nay thì thiếu hàng rào dâm bụt quanh nhà. Thiếu hàng cây cau thẳng tắp và sân gạch Bát Tràng, bể nước mưa và hàng lu dọc theo sạn đựng tương hay cà muối. Nhà cửa xong, họ nghĩ ngay đến việc dành dụm tiền để gom vào xây một ngôi nhà thờ nhỏ, một trường học và một nghĩa địa. Có nơi mang được cả cái chuông nhà thờ từ miền Bắc đi vào miền Nam.

Nó nhắc nhở người di cư phải tiếp tục nếp sống Đạo xưa. Khi còn ở ngoài Bắc, họ đã xây cất được khoảng 50 ngôi nhà thờ chạy dọc theo quốc lộ số một từ Hà Nội về Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình,Thái Bình và Phát Diệm.

Ngày hôm nay, tiếng chuông nhà thờ lại có dịp vang lên mỗi ngày, tiếng cầu kinh sáng tối như muốn nhắc nhở mọi người về cái căn cước người công giáo di cư của họ.

Phải chăng đó là những nét đẹp nhất của nếp sống đạo miền Bắc đã đi vào miền Nam.

Trong môi trường hội nhập, thích ứng và đồng hóa mang tính biện chứng, người dân miền Bắc vì sống tụ tập với nhau nên vẫn giữ gìn được một số sắc thái chung như tính chịu khó làm ăn, tính tần tiện lo xa, tính an cư với việc ổn định đời sống và nếp sống chung như làng xã ngoài Bắc, có tôn ty trật tự. Nhưng một mặt khác họ vẫn phải thích ứng vào hoàn cảnh mới.

Cuộc hội nhập với cái còn cái mất

Người di cư vào miền Nam được cái gì và mất cái gì. Có thể gần một triệu người đã không một ai hỏi câu hỏi đó.

Họ không cần hỏi, chỉ vì hình như họ chỉ có được mà không có mất. Thật sự cũng có mất – nhưng có thể đó là những thứ đáng mất-.

Trong quá trình hội nhập vào xã hội miền Nam, tiếng nói miền Bắc, nhất là các từ để chỉ thị các đồ dùng, các câu chửi có vần điệu, các lối nói mát, nói mỉa hầu như dễ bị đồng hóa nhất. Hầu như sau này, không mấy người xử dụng nữa.

Năm 1954, thường người ta chỉ nhắc tới cuộc di cư người. Cũng đúng. Nhưng Người đi thì tiếng nói cũng phải đi theo Người.

Chữ nghĩa, tiếng nói miền Bắc cũng lếch thếch nối đuôi nhau lên tầu há mồm. Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa có lẽ cũng vậy.

Chữ nào ở lại, chữ nào ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất. Chữ nào không được dùng nữa. Chữ nào rơi vào quên lãng. Chẳng ai còn tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó.

Chữ được di cư vào miền Nam, chở đi rồi, bao nhiêu chữ đã rơi rụng, vung vãi dọc đường. Bao nhiêu chữ đã sống còn sau khi đã hội nhập với chữ nghĩa bản địa? Đó là những câu hỏi cần có câu trả lời.

Và phải đợi 21 năm sau ngày 30 tháng tư 1975, người viết bài này mới chợt cảm thức ra là có một sự mất mát đáng kể- nếu không nói là đến gần một nửa số chữ, các câu nói, các cách xưng hô tùy theo tuổi tác, tùy theo chức vụ xã hội, các cách chào hỏi, cách chúc tụng nhau trong dịp tế nhất, cách thức mời nhau trước bữa cơm, tục hút thuốc lào, cách xỉa răng, cách ăn mặc..đã không biết bao nhiêu điều sau chừng 10 năm đã đổi khác hoàn toàn.

Phần các từ, các chữ, tôi chỉ nhận ra sự thay đổi khi có dịp đọc lại các nhà văn miền Bắc. Nhưng hình như cũng ít ai để ý đến cái mất, cái còn của chữ nghĩa, vì có quá nhiều cái được lớn hơn.

Chẳng hạn, có những cái mất như chiếc khăn mỏ quạ miền Bắc không biết từ lúc nào đã biến mất hẳn. Hàm răng đen dấu hiệu đặc biệt của dân quê miền Bắc cũng dần dần không cón có dịp được nhìn thấy nữa.Người ta không còn được nhìn thấy chiếc khăn lượt quấn chữ Nhân trên đầu các ông nữa. Tục hút thuốc lào của các ông cũng mất dần mà sau này họa hiếm mới thấy một số người còn hút. Tục ăn trầu cũng bớt hẳn. Những lối mời chào, khách sáo của người dần không còn nữa.

Trong nhà nay cũng thiếu những chiếc chiếu cạp điều, họa hiếm mới còn nhìn thấy những chiếc sập gụ gổ lim.

Nhưng, chiếc áo cánh vải phin nõn không cài khua bó khít lấy thân thể người phụ nữ miền Bắc bên trong lộ ra dải yếm mới đẹp và gợi cảm làm sao so với cái áo bà ba rộng thùng thình. Vậy mà chiếc áo cánh phin nõn cũng dần biến mất và chỉ còn được ghi giữ lại trong các bức ảnh nghệ thuật sau này mà thôi.

Nhưng có một điều chắc chắn nhất là chiếc áo dài miền Bắc xem ra trở thành cái được ưu thế thời thượng làm biến mất chiếc áo bà ba và chiếc quần ống rộng của xã hội miền Nam. Cũng xin ghi nhận cho rõ. Có ít nhất hai loại áo dài thông dụng ở ngoài Bắc. Một loại áo dài ở nhà quê có hai vạt đằng trước và thắt núm ở khoảng giữa ngực. Loại này giống chiếc áo cánh không còn ai mặc nữa. Loại áo dài có hai vạt, một đằng trước một đằng sau mới trở thành thời thượng mà công đầu phải dành để ghi ơn mấy ông chủ thợ may ở Saigon.

Họ đã có công làm đẹp gái Sài Gòn.

Ngoài người thợ may, công ấy dành cho nhà thơ như Nguyên Sa hay Phạm Thiên Thư :

Nắng Sài Gòn, anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anh yêu mầu áo ấy vô cung

Hay :

Có phải em mang trên áo bay

Hai phần gió thổi, một phần mây

Hay là em gói mây trong áo

Rồi thở cho làn áo trắng bay

Điều đó cho thấy rằng trong quá trình hội nhập có kế thừa, có thải loại nhưng cũng có chọn lọc. Chiếc áo dài nay là biểu tượng của hình nét, sự thướt tha, sự gợi cảm, biểu lộ phái tính trong biện chứng khép mở. Nó có tính cách mời gọi và đặt để người con gái vào một vị thế như một đối tượng được chiêm ngưỡng trong đó những đường nét hằn lên tuổi dậy thì.

Chiếc áo dài con gái Việt Nam đẹp một cách quyến rũ vì nó thướt tha. Nó không cứng nhắc như áo Kimono của Nhật hay Đại Hàn.

Theo họa sĩ trần Cao Lĩnh, áo dài phụ nữ Việt Nam trở thành đẹp vì có gió. Gió làm tà áo em bay,gió làm em mở phơi, tươi sáng và mời gọi.

Sức sống, tình yêu như được hiển lộ, khai mở.

Em còn áo trắng ngày xưa

Trông anh muôn thuở bao giờ lệ hoen.

(Thơ Phạm Thiên Thư)

Tôi đã không biết bao lần quên lối về bởi chiếc áo dài con gái Nha Trang, Huế, Biên Hòa, Sài gòn. Để rồi:

Hôm sau vào lớp

Nhìn em ngại ngần

( Phạm Thiên Thư)

Và nó cũng mở đầu cho thiên tình khúc tuyệt vời Ngày xưa ... Hoàng Thị của Pham Thiên Thư:

Em tan trường về

Đường mưa nho nhỏ..

Anh đi theo hoài

Gót giày thầm lặng

Đường chiều úa nắng

Chẳng những thế, sau này chiếc áo dài nó trở thành tiêu biểu cho tuổi trẻ nữ sinh từ thành thị xuống đến tận thôn quên. Và bây giờ thì nó trở thành cá tính dân tộc của toàn dân hai miền.

Nhưng cùng một lẽ ấy, đôi guốc mộc, chiếc áo bà ba rộng thùng thình với chiếc quần rộng ống của các cô gái miền Nam không biết từ lúc nào cũng dần biến mất.Cái tật trồng răng vàng của người miền Nam cũng dần trở thành họa hiếm.

Còn cái còn, cái được nữa là một số món ăn Hà Nội.

Nhà báo Vũ Bằng đã dành cả một cuốn sách để nói về: Miếng ngon Hà Nội. Trong đó nay có những món đã không còn ngon nữa và hầu tuyệt tích giang hồ như các món Bánh khoái, Rươi, Cốm Vòng. Nói chi đến những món như ngô rang, khoai lùi, bánh đúc.

Đó là những cái ngon của một Hà Nội nghèo đói, túng thiếu,chạy lo từng bữa gạo.

Ông chỉ quên nói tới rau muống. Chỗ nào có dân Bắc Kỳ là có vài luống rau muống. Đến độ rau muổng trở thành một đề tài chế diễu: Bắc Kỳ rau muống.

Sau này, rau muống trở thành món ăn của cả dân miền Nam. và ra hải ngoại, rau muống trở thành món sào thêm vào để bớt thịt, bớt cá.

Nhưng trong số món ngon Hà Nội không thể nào quên được. Đó là hàng phở gánh Hà Nội ở bờ hồ Hoàn Kiếm, 5 đồng một tô. Buổi sàng mùa đông hơi se lạnh, mùi nước phở gánh bốc khói, thơm nức mùi nước phở. Chỉ ngửi đã thèm rỏ dãi ra. Ăn phở sáng, còn gọi được là ăn quà là một tiêu sài xa xỉ phẩm.

Vào đến Sài Gòn,món phở trở thành món ăn khoái khẩu hay ăn quà sáng theo thói quen của người Sài Gòn.

Phở để ăn sáng rồi có lúc để ăn trưa và rồi cả ăn tối và ăn lúc nào cũng thuận tiện cả. Nhiều tiệm phở mở sau 1954 cạnh tranh cả với các tiệm Hủ tiếu và Mằn thắn mì hoặc Bún bò Huế. Nhiều tiệm phở bò trở thành nổi tiếng và đông khách như phở Hiền Vương, phở Công Lý, phở Lý Thái Tổ. Cái ngon của phở là nước, là mùi, là gia vị.

Sau này, ra hải ngoại, phở bò nổi tiếng như một thứ McDonald của người Việt. Tôi định vinh danh món phở Hà Nội, nhưng vinh danh ai đây, vì tìm không ra người khai trương ra. Theo nhiều người, món phở bắt dầu từ vùng Nam Định sau đến Hà Nội. Rất tiếc, ngưởi viết không biết làm thơ như Nguyên Sa để ca tụng món phở.

Vì vậy, Phở không có ai dẫn lối dẫn vào văn học.

Và nếu có đào sâu thêm về những nét phong tục, nề nếp cũ, trong các sinh hoạt hội hè đình đám của người miền Bắc qua cuốn Nêp Cũ (11 tập) của nhà văn Toan Ánh. Nhiều câu chuyện nay cũng chỉ còn là câu chuyện trà dư tửu hậu của vang bóng một thời.

Ngược lại tìm đọc Vương Hồng Sển trong Hơn Nửa Đời Hư hay Nguyễn Văn Hầu trong Diện Mạo Văn Học Dân Gian Nam Bộ (hai tập). Và nhất là tìm đọc Sơn Nam trong các bộ sách như Hương Rừng Cà Mâu, Văn Minh miệt vườn.

Người ta sẽ thấy rằng những câu chuyện dân gian lý thú ấy nay hầu như chỉ còn được đọc trong sách vở.

Tất cả trở thành đủ món hổ lốn trong một nồi súp trong đó có sự gạn lọc, phế bỏ và hầu như bị vuợt qua.

Mặc dầu chúng ta cũng vẫn phải nhìn nhận rằng hai nhà văn một Bắc, một Nam-. Bắc với Toan Ánh- Nam với Sơn Nam đã góp phần làm phong phú hai nếp sống của hai miền.

Hiện tượng Meltinh-pot trong sự hội nhập, thích ứng của miền Nam và miền Bắc ngày nay phải nhìn nhận là đều có thật, không chối cãi được.

Trong quá trình hội nhập như thế có cái mất, cái được. Cái mất có thể chẳng đáng tiếc, nhưng cái được thì lớn quá.

Đó là cái lớn làm nên cá tính, cái căn cước người phụ nữ Việt Nam sau này khi đi di tản. Nay cần làm sống dậy cái vẻ đẹp con gái ấy qua chiếc áo dài. Nhưng người ta đả đẩy nó đi một bước quá trớn, lộ liễu quá bởi vì nó làm mất cái vẻ đẹp quyến rũ của biện chứng khép mở. Chiếc áo dài con gái hở mà vẫn phải kín.

Kín mà vẫn phải hé lộ, mời gọi. Không hiểu triết lý biện chứng này, nhiều nhà vẽ kiểu áo dài đã biến thân xác phụ nữ thành cái đẹp lồ lộ, sự bóc trần của thân xác mà không có khả năng diển tả được vẻ đẹp của thân xác mà yếu tố chính là đường nét của thân xác.

Tôi dám nói nhìn các cô ca sĩ trên Paris By Night, họ mặc mà như thấy họ cởi chuồng. Tôi cho là một lối ăn mặc kệch cỡm, thiếu tự tin.

Thà họ cởi chuồng.

Trông các cô uốn éo biểu diễn, tôi có cảm giác họ mời gọi ta chơi họ chừ không phải để chiêm ngưỡng.Tự họ đánh tụt giá người phụ nữ chứ không phải tôi.

Sự trình diễn nghệ thuật biến thành sự diễn hành phái tính mà ở nơi đó gián tiếp nhắc nhở người nghe nhạc biến thành người nhìn cảnh cởi chuồng.

Và quan trọng hơn cả biến họ thành một món đồ chơi, dù là thứ đồ chơi đắt giá.

Trong bài viết này, người viết lạm bàn về số phận chữ nghĩa người di cư sau 1954 và triển khai rộng ra về một giao lưu văn học, văn hóa, địa lý, chính trị trong cuộc Hội Nhập vĩ đại của lịch sử người Việt.

Tôi thầm cảm ơn người miền Nam và coi đây là một cuộc Nam Tiến đến sau kế sách Thuận Hóa cách dây hơn 500 năm.

Sự cọ sát đầu tiên giữa hai miền là tiếng nói, chữ viết.

Tiếp xúc đầu tiên giữa người hai miền là tiếng nói, nhất là giọng nói. Không hiểu nhau là một trở ngại cho cả hai phía. Có những giao tiếp trở thành gượng gạo ngỡ ngàng, người nọ hiểu lầm người kia.

Có sự không hiểu nhau một phần lớn là do giọng nói khác nhau.

Ngay tại miền Bắc, tiếng nói là thứ phương ngữ thay đồi từng vùng.

Việc đi lại khó khăn giữa các vùng, không có giao tiếp trao đổi đưa dến trở ngại người địa phương này nói khác giọng với địa phương kia. Vùng Kẻ Noi cách Há Nội chừng vài cây số mà giọng nói rất khác lạ. Giọng họ líu lo như chim hót. Ngay hiện nay, tôi ở khu vực Montreal nói tiếng Pháp đã trên 30 năm rồi, vậy mà khi họ nói với nhau, giọng địa phương tôi chỉ hiểu lõm bõm.

Đi vào từng vùng ở miền Bắc, có một số phát âm khác nhau, giọng người các tỉnh phía Nam thường nặng hơn giọng người Hà Nội

· Dân Hà Đông chuyển âm N thành L. Chẳng hạn cái nồi, cái niêu đọc là cái Lồi, cái Liêu.

· Dân Hà Nam đọc vần Tr thành Ch. Chẳng hạn Giá Trị đọc thành Giá Chị. Tranh Chấp thành Chanh Chấp. Nhưng có thể đọc sai mà viết vẫn đúng.

· Dân Ninh Bình trở xuống xuôi như Yên Mô, Phúc Nhạc chuyển dấu ngã thành dấu nặng, hoặc dấu hỏi.. Vũ thành Vủ hoặc Vụ.

· Vùng Kim Sơn. Vần Tr thành T, vần L đổi thành N. Con trâu trắng thành con Tâu Tắng. Làm lụng vất vả thành Nàm Nụng vất vả.

· Vùng Thanh Hóa. Vần A đổi thành Oô. Tỉ dụ Ba Lòng đọc thành Ba Loong.

Vì thế, lúc bắt đầu giao tiếp, nhiều người dân miền Nam lúc ban đầu coi người di cư như một thứ người ngoại quốc.

Ngoài tiếng nói khác nhau thì tự nó, tiếng nói, chữ dùng cũng thay đổi từng thời kỳ. Vì Thời gian có tác dụng làm xói mòn mọi thứ..Như sắt thì rỉ, gỗ thì mục, hoa thì tàn, lá úa. Trong tương quan con người-người, ngay cả Tình yêu riết rồi cũng có thể khô trồi, tình dục sôi sục rồi cũng có thể trở thành thói quen nhàm chán. Kỷ niệm đầu đời tưởng không bao giờ quên cũng theo mầu thời gian mà trở thành nhạt nhòa.

Cho dù không có cuộc di cư, chữ nghĩa cũng cách này cách khác bị xói mòn.

Chữ nghĩa như một vật dùng một lần thì còn ngon, nhưng dùng nhiều lần thì mòn hay cùn đi. Như cái kéo cắt mãi cũng phải cùn. Dao băm mãi cũng lụt đi. Khen đi khen lại đâm nhàm tai. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau, hay ít ra cũng chán.Đùa dai hoài đâm nhạt như nước ốc.

Hình như chữ nghĩa dị ứng với cái lập đi lập lại.

Tất cả những ngữ nghĩa trên chỉ ra một điều: Thời gian và sự đi lập lại có thể làm xói mòn, hoen rỉ chữ nghĩa. Tâm lý con người lại ưa chuộng cái mới, cái lạ. Như trong tình yêu, dùng chữ đó với nhau lần đầu, trọng lượng của chữ nặng lắm, thấm thía lắm, cảm động lắm. Dùng lần thứ hai thấy nhẹ đi rồi. Phải tăng cường độ nghĩa bằng những chữ lắm, nhất, số một. Có khi cả bằng tay chân vẫn chưa đủ. Tăng lời thề..

Hình như vẫn hụt.

Số mệnh chữ nghĩa mỏng manh như số phận con người.

Thời gian như thước đo chiều dài ngắn của chữ nghĩa, đồng thời cành báo về cái hữu hạn của nó. Sự sợ hãi của Nguyễn Du về sự quên lãng của người đời phải chăng cũng từ đấy mà ra.

Chữ có thế vắn số nên có nhiều chữ đã trở thành chữ cổ ít ai nhắc tới.

Còn nhớ, hồi mới di cư dzô Nam, người Bắc sửng sốt nhất, nghe lạ tai nhất là chữ Mã Tà. Mã tà thời tây là gọi là Hiến Binh, sau này trong Nam gọi là Cảnh sát, ngoài Bắc gọi là Công An. Không biết vì lý do gì, chữ Mã tà sau khoảng hai năm gì đó, không còn nghe ai nói nữa.

· Cũng vậy, theo sách vở, chữ manh nghĩa là nhỏ mọn. Người đời chỉ còn nhớ váng vất khi nó đi với chữ khác như mong manh, tan manh, chiếu manh, manh áo, manh mún.

· Một chữ khác như chữ Khem, nghĩa là kiêng cữ. Nếu nó không cặp bạn với chữ Kiêng thì người ta không còn nhận ra nó như Kiêng khem ra nắng, ra gió.

· Chữ khác như chữ Lụn, nghĩa là hết, người ta cũng chỉ dùng trong một số trường hợp hiếm hoi: Tim lụn có nghĩa tim đèn cháy hết, lụn năm, lụn ngày, mềm lụn, lụn xuống, lụn mạt.[2]

Mấy ai còn nhớ, còn biết, còn xử dụng những chữ cổ trên.

Nhưng có chết đi mới có sống lại, cái chết đi ung mầm ra cái mới.

Nhờ vậy mà chữ nghĩa thay đổi và tiến bộ, mỗi ngày một đa dạng, một phong phú và chuẩn xác hơn.

Với cái nhìn nhân bản thì chữ nghĩa có một cuộc sống, có dòng sinh mệnh, có thể mất, có thể còn, trôi nổi như đời sống một người. Nhiều chữ nay đã chết, nằm chôn vùi trong nghĩa địa của các Bảo tàng hay sách cổ. Nói ra cũng ngậm ngùi.

Xin trích dẫn một số chữ nghĩa làm bằng chứng về sự mất còn này..[3]

Bạn đọc thấy có nhiều chữ được xử dụng cách nay một thế kỷ đã không còn được dùng nữa như bổn báo kỉnh cáo, nhựt trình, con nhà Annam, tấn tài tấn đức, khia đằng văn minh.

Nhưng có nhiều chữ vẫn được dùng cho đến ngày nay như Chữ Cha Sở và nhất là những chữ khá chuyên môn cách nay 70 năm như giải phóng, phương diện thương mại và kỹ thuật.

Chữ và Nghĩa

Chữ và Nghĩa

Thời gian đã là một nhẽ, cộng thêm dụng ý của người xử dụng chữ. Một chữ dùng nay bao hàm nhiều nghĩa, nhất là những từ chính trị. Từ nay, chữ có thêm không phải một mà nhiều nghĩa nghĩa.

Chữ dùng giống nhau, nhưng nghĩa thì mỗi người hiểu một nghĩa. Người miền Bắc dùng chữ mà lại chú trọng đến cái nghĩa. Chữ thì chỉ có một, nhưng nghĩa thì có nhiều.

Cùng một chữ mà giọng kéo dài ra, thêm một ngữ từ nghĩa nó khác. Trong chữ : Cô giỏi lắm đấy. Tùy theo cách nói, tùy theo dụng ý của người dùng mà có thể hiểu giỏi là chê bai, giỏi trở thành lời kết án nghiêm ngặt.

Và các nghĩa này, nó có quy luật của nó nằm trong bộ chữ như nói mát, nói kháy, nói đãi bôi, khen mà ngụ ý chê.

Huyền thọai về việc xây tháp cổ Babel phải chăng là một bằng cớ báo trước về sự sa đà của ngôn ngữ, chữ nghĩa và đến cả số phận của nó nữa.[4]

Nhưng nói chung chữ nghĩa ở tầng cao- chữ nghĩa trong văn học- của miền Bắc đã thồi một luồng gió mới cho văn học nói chung ở miền Nam.

Theo giáo sư Lê Văn Lý, trong cuốn Le Parler Vietnamien, Chữ thay đổi nghĩa khi ngữ vị của nó thay đổi.[5] Nghĩa biến hóa vô chừng.

· Nó đến không bảo sao?

· Nó đến bảo : không sao

· Nó bảo : sao không đến

· Nó đến bảo : sao không?

· Nó bảo đến không sao

· Nó bảo : không đến sao?

· Nó không bảo, sao đến?

· Nó không bảo đến sao?

· Nó không đến bảo sao?

· Bảo nó sao không đến?

· Bảo nó : không đến sao?

· Bảo sao nó không đến?

· Bảo nó đến, sao không?

· Không đến bảo nó sao?

· Không đến, nó bảo sao?

Và cứ thế tiếp tục với chữ nó, rồi chữ bảo và cuối cùng chữ sao..

Viết mấy dòng này để vinh danh một người thầy của nhiều thế hệ sinh viên Hà Nội, Sài gon cho đến năm 1975. Cuốn sách Le Parler Vietnamien, luận án tiến sĩ Đại học Sorbonne của linh mục, giáo sư Lê Văn Lý được dịch ra 17 thứ tiếng trên thế giới.

Giọng nói kiêu sa của người dân Hà Nội

Nếu tiếng nói miền Bắc có nhiều vùng và nhiều tiếng không dùng nữa thì ngược lại giọng Bắc Hà Nội trở thành tiếng nói kiêu sa của người Hà Nội.

Giọng người Hà Nội là một giọng không pha trộn, giọng thường cao lanh lảnh, lên xuống trầm bổng như trong âm nhạc, phát âm chuẩn, các sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, chữ nào ra chữ đó, xử dụng từ có quy pháp- nghĩa là có những chuẩn ngữ- nhất là trong cách mời chào, giao tiếp.

Không lạ gì, các ca sĩ sau này đều cố luyện ra giọng Bắc để hát. Các giáo sư dạy trung học nói giọng Bắc thường được học trò thích hơn.

Chữ nghĩa người Hà Nội trong văn chương, trong sách báo, tiểu thuyết lại trở thành thứ ngôn ngữ chuẩn được người đọc cả hai miền chấp nhận và bắt chước theo.

Tiêu biểu là một số nhà văn, nhà thơ từ miền Bắc qua tạp chí Sáng Tạo, Bách Khoa, Văn Hóa Ngày Nay được nhiều người tìm đọc.

Văn học miền Bắc như thổi một luống gió mới, mang sinh khí và sự hào hứng cho văn giới và người đọc thuộc giới trẻ ở miền Nam.

Theo tôi, đây là nét đẹp thứ ba của Hà Nội như món quà ra mắt người miền Nam.

Chữ của miền Bắc trở thành thời thượng, thành khuôn mẫu vẻ đẹp, nét tế vi. Chữ trong văn chương Mai Thảo mượt mà với ma thuật chơi chữ, gợi ý, gợi hình ảnh. Đôi khi có chút màu mè, làm dáng, ngay cả lập dị trong cách chấm câu, cách dùng chữ.

Nó chẳng khác gì sau này nhiều chữ của Trịnh Công Sơn trong các bài hát của ông cũng mang ấn tín của ông trong cách chọn từ, cách đổi vị trí từ trong câu. Mỗi câu, mỗi chữ như một thông điệp gửi đi làm rung động lòng người. Với chất thơ, chất nhạc, hồn tính, động não, chất thiền, chất âm và ngay cả chất gợi dục, gợi lòng.

Nắng có hồng bằng đôi môi em- Môi em cho ta một cánh hồng, lụa là phút ấy chưa quên- Dài tay em mấy- hạt bụi hóa kiếp thân tôi.

Phải nói đó là ma thuật của ngôn ngữ.

Chữ nghĩa biểu tượng cho cái nhìn về văn hóa, phong tục giữa hai miền

Khi lần đầu tiên tiếp xúc lại với chữ nghĩa miền Bắc sau 20 năm xa cách. Người viết có cái cảm giác sung sướng đến ngạc nhiên,đến bỡ ngỡ vì nhớ lại những chữ nghĩa tưởng chừng đã quên nay nhớ lại.

Sau bao năm xa cách, hình như bắt lại được mình, nối lại được dĩ vãng thân thuộc, gần gũi. Chẳng hạn, lúc đọc nhà văn miền Bắc Vũ thư Hiên trong cuốn Miền Thơ ấu và nhất là cuốn Chuyện ở tỉnh lỵ, hay Tô Hoài trong O chuột (1942), Nhà nghèo (1944) và nhất là Cát bụi chân ai (1992), Nguyên Hồng, trong Cửa Biển và trong Tuyển tập Nguyên Hồng , Những ngày thơ ấu, Nguyễn Tuân trong Người Lái đò trên sông Đà, Nam Cao với Chí Phèo, Đôi Mắt. Nguyễn Khải với Mùa lạc. Lê Lựu với Một thời xa vắng. Và gần đây thôi Nguyễn khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma.

Bên cạnh đó, tôi cũng tìm đọc lại Vũ Trọng Phụng, nhưng thích thú nhất là đọc lại Nam Cao, Trần Tiêu và Bùi Hiển.

Tôi không biết phải nói thế nào, nhưng thật sự phải lấy làm tiếc vì những tác giả như Bùi Hiển, Trần Tiêu, Nam Cao hay Nguyên Hồng là những nhà văn Hiện thực xã hội dầy tính Nhân bản lại không mấy người biết đến ở miền Nam.

Đọc họ mới thấu hiểu hết nỗi lầm than của con người. Đọc họ mới hiểu hết được chế độ làng xã, chế độ phong kiến đã trói buộc đầy đọa kiếp người như thế nào- Đặc biệt nạn nhân Là người phụ nữ-.Nhưng đàng khác, đọc họ mới hiểu được tình con người, tính nhân bản giữa những người cùng khổ như tếh nào.

Tôi cho rằng, nếu không đọc lại những tác giả thời tiền chiến, sự hiểu biết về xã hội xã thôn miền Bắc sẽ là một thiếu xót lớn.

Họ, những nhà văn, đã làm sống lại từ trong mồ nhiều chữ mà người viết đã nghe, hoặc chính mình đã dùng và nay đã quên, đã không dùng nữa.

Người viết cảm động như một khám phá, như một sưởi ấm lại ký vãng đã quên.

Chẳng hạn thay vì nói, ông ấy bệnh nặng, sắp chết, hay ông ấy đang hấp hối, đã cấm khẩu, tay bắt chuồn chuồn. Nhưng hạ một câu: Ong ấy sinh thì rồi thì thật trọn vẹn.Và cứ như thế dàn trải ra khắp các cuốn sách quê hương cũ tìm về, dấu chân kỷ niệm và niềm thơ ấu sống lại.

Chữ nghĩa như có hồn được vực dậy, thổi thêm sinh khí. Phần lớn những thứ chữ này có vào thời tiền chiến và gần như bị * đoạn tuyệt * với TLVĐ. TLVĐ chẳng những đoạn tuyệt với phong tục, nếp sống cũ mà cả với chữ nghĩa cũ nữa.

Như vậy, song song với nhóm TLVĐ, vẫn còn sót lại một dòng văn học ngược chiều với nhóm Văn Hoá Ngày nay và cứ thế nó kéo dài đến bây giờ.

Và một lần nữa, nó lại phải đương đầu với những nhà văn trẻ, thế hệ sau 1975, thế hệ sau cởi trói hay sau nữa Hậu Hiện đại.

Cũng một cách thức tương tự, người ta tìm thấy ở miền Nam với Nhóm Sáng Tạo đổi mới nội dung,giải phóng chữ nghĩa bằng cách xử dụng những từ có vóc dáng triết lý thời thượng.

Bên cạnh đó có một dòng chảy văn học chữ nghĩa như khe suối nguồn, lau lách, rỉ giỏ giữ lại cội nguồn, giữ lại bản sắc của mình với Sơn Nam, Bình nguyên Lộc và đặc biệt nhất là nhà văn Lê Xuyên.

Đây là một hiện tượng văn học có vóc dáng và đáng nể.

Các mất mát của dòng văn học tiền chiến- mất mát ngậm ngùi.

Nhưng chuyện phải đến đã đến. Càng đọc lại các truyện của các nhà văn miền Bắc thời tiền chiến, người ta mới nhận ra rằng nay ở trong Nam, các chữ ấy đã không còn được dùng nữa.

Có nghĩa là chữ nghĩa và cả tâm tình, cả cái xã hội khốn khổ miền Bắc, nó không còn mấy ai nhắc nhở tới nữa.

Khi đọc các nhà văn này, xin chia làm hai giai đoạn. Ta chỉ nên đọc Nguyên Hồng, Bùi Hiển,Nam Cao, Trần Tiêu, Nguyễn Tuân về những tác phẩm họ viết thời kháng chiến, hay trước cách mạng tháng tám.

Giai đoạn sau lại là một câu chuyện khác không cần đề cập tới ở đây

Các mất mát thông qua cái văn hóa chửi như một đoạn tuyệt với quá khứ phong kiến của miền Bắc

Ngưởi di cư vào miền Nam để co thể hội nhập vào xã hội miền Nam, họ phải vứt bỏ thói quen chửi. Một thói quen rất lâu đời, được chấp nhận và không ai phản đối. Thuong la nguoi ta chui chung chung, nhung cung co luc am chỉ gian tiếp vào người này, người kia mà chỉ những người trong cuộc mới được.

Chửi vốn là sắc thái văn hoá đặc trưng của miền Bắc. Đặc thù và cá biệt. Ai chửi hay và chửi có bài bản, có nghệ thuật, có vần điệu, ví von, có tay nghề bằng miền Bắc. Chửi hay như thế nên có kẻ làm nghề chửi thuê kiếm ăn.

Chẳng hạn, trong chuyện Chí Phèo của Nam Cao, Chí Phèo chửi để lấy tiền uống rượu đến tay sừng sỏ trong làng như lão Bá Kiến cũng chào thua.

Có những chữ nghĩa thuộc loại anh chị, kế thừa một truyền thống mở mồm ra Địt.. mẹ, địt bố, chửi có tay nghề ở miền quê. Vậy mà vào đến miền Nam gặp anh Hai ở cầu Ba Cẳng hay các anh chị bến Tầu Sàigòn, chị Ba Cầu Muối, Chị Năm chợ cá Trần quốc Toản đành tắt tiếng.

Người di cư từ miền Bắc vào miền Nam học được thói quen không chửi nữa.

Hỉnh ảnh một phụ nữ miền Bắc, mặc váy, tay chống cạnh sườn đứng dạng háng, tốc váy, hoặc vỗ đồ bồm bộp, chửi ra rả cả ngày là một hình ảnh chỉ còn xuất hiện trên Tivi ở miền Nam để chọc cười thiên hạ.

Chí Phèo, nếu chẳng may có di cư vào miền Nam thì chắc phải đổi nghề.

Tất cả những tiếng chửi tục đủ loại đã có một thời khét tiếng và quen thuộc ở miền Bắc tỉ như Tiên sư bố, tiên sư cha, tổ sư cha, bú cặc, bú buồi, địt nọ địt kia, liếm, sờ, chui. Không bao giờ được nghe nữa.

.Trong suốt 20 năm sống ở miền Nam, sống chung đụng với dân miền Bắc, người viết chưa nghe, dù một lần họ dám địt nọ, địt kia nữa.

Cùng lắm đôi lần được nghe chửi trên Tivi vào những dịp tết.[6]

.Vậy mà hiện nay có hiện tượng ngược chiều : Người miền Bắc ở Hà Nội họ chửi nhau om xòm trong các quan ăn, trong việc mua bán, Chỉ không vừa ý về giả cả là đôi bên có thể chửi nhau rồi.

Họ còn mang cái nghèo khổ của người khác ra đay nghiến.

:

Dân miền Bắc túng quẫn nên lấy cái ăn, cái uống làm đầu. Lúc giận rủa nhau cũng mang cái ăn uống ra mà nhiếc móc nhau kể cũng không lấy làm lạ. Tỉ dụ diếc móc người ta như : nghèo rớt mồng tơi, nghèo lõ đít, thí cho nó tý tiền, cứ gọi là đói vàng mặt, đói dã họng.

Nghe những chữ diếc móc trên đôi khi đau lòng còn quá chửi.

Vì thế, người đời mới sợ tiếng diếc móc đến cầm bát cơm lên ăn không nổi..Vì thế có tâm trạng khác nhau.

Khi nghe chửi, ta thấy tức giận, khi bị diếc móc, ta cảm thấy nhục.

(7) Tùy theo trường hợp, còn những chữ diếc móc tuỳ thuộc cấp độ nặng nhẹ tùy thuộc rất nhiều vào tình huống, vào giọng nói, và nhất là vào người nói. Có những điều rơi vào miệng người này nó nặng trở thành chết người, nặng như búa bổ. Nhưng ở người khác thì lại chấp nhận được. Chắc là nhiều người đã có kinh nghiệm mấy bà mệnh phụ gốc Bắc, chỉ cần bà khen chê, kéo lê cái giọng thưỡn thẹo mà người viết ở đây đành chịu không cách chi mô tả cho đúng được. Cứ thử rồi biết. Chẳng hạn : ăn phải đũa nhà người ta, đồ ăn bám, thứ đó được mấy nả, theo voi ăn bã mía, có khối nó chịu nhả cho đấy, đồ đi bòn của, đồ tha phương cầu thực. Cho ăn uống ở nhờ đến lúc canh không lành cơm không ngọt thì rủa : ăn mòn đũa mòn bát nhà người ta, ăn chậm như sên, bà ấy nói như móc họng đến gần phải mửa cơm ra mà trả lại, thôi thì cũng phải vắt mũi đút miệng, được bữa hôm lo bữa mai. Tất cả những lối diếc móc, nói bóng nói gió chẳng hiểu bằng cách nào chúng biến mất. Người viết cũng không hiểu tại sao nữa.

(8) . Con đĩa giẫy trở thành ý niệm cứ quýnh cả lên. Và cứ như thế có những chữ khác cũng theo quy trình đồ vật – ý niệm như : đồ nỡm, thằng nỡm, đồ giở quẻ, chạy như chó dái, nó cứ trêu ngươi, dấu như mèo dấu cứt, cứ ngồi chầu hẩu ra đó, tưởng kín bưng kỳ tình ai cũng biết, nói chua như dấm, chua lòm lòm, nói không đâu vào đâu, không có đầu cua tai nheo gì, thằng đó ba lăng nhăng, chẳng đâu vào mới đâu, làm gì cũng lau cha lau chau, đồ láu cá láu tôm, cứ lững tha lững thững, đứa nhãi ranh, vênh vênh váo váo. Chữ theo voi ăn bã mía gợi lên một văn ảnh rõ rệt : theo đuôi chỉ ăn đồ thừa, đuôi thẹo. Các chữ như : chỉ đâm ba chầy củ, đồ láu cá láu tôm, vênh vênh ngậu xị lên, đồ cám hấp, ngu như lợn, đồ miệng năm miệng mười, đồ dở hơi, quá thể lắm, đồ phải gió ở đâu, chuyên môn nói kháy, nói leo, cái giống nhà mày, thứ đó được mấy nả, trốn như trạch, đồ thông manh, đồ ông mãnh, đồ đi bòn của.

Mỗi chữ đều gợi lên một văn ảnh và không chữ nào giống nghĩa chữ nào .

------------------------------------------------------------

Tất cả đòi hỏi sự khôn ngoan, tính toán và chải đời. Đó là thứ văn hoá chửi mà không ăn mòn bát mòn đĩa ở miền Bắc không hiểu thấu đáo được. Vào đến miền Nam sau này, người dân miền Nam với nếp sống giản dị đã trấn áp người miền Bắc, quy kết là khôn ranh.

Người Nam thẳng thừng nói: Bỏ đi Tám. Đù má, nói gì thì nói mẹ nó đi cho rồi, vòng vo tam quốc hoài, mệt quá.

Vậy là phải dẹp cái thói xỏ xiên, văn hoa chữ nghĩa.

Người miền Bắc di cư chỉ có mỗi một con đường trong lối sống và cư xử mới là dẹp bỏ tất cả những từ chửi bới, diếc móc ở trên. Vì thế, mấy ai còn nhớ đến những lối diếc móc trên.

- Dùng phương tiện phái tính :

Người phụ nữ miền Bắc vốn là nạn nhân của nhiều thứ, của đủ thứ đến cái gì xấu đích thị là của phụ nữ. Đến cái gì khen thì thật sự cái đó có lợi cho đàn ông. Khen tứ đức tam tòng là lời khen chết người, buộc chặt, trói chân người phụ nữ thành tên nô lệ không công. Khen tiết hạnh khả phong là lời khen trớ chêu nửa khóc, nửa cười. Khen trinh tiết làm đầu là một lối khen họan, khen thiến không hơn không kém, chẳng khác gì hoạn quan.

Nói tách bạch ra, con C… là chúa, là vua.

Nhưng những lời nguyền rủa quả không thiếu mà có thừa. (9)

------------------------------------------------------------

(9) Những lời nguyền rủa cũng lấy nữ giới làm đối tượng, mà đặc biệt do chính đàn bà rủa đàn bà. Quan niệm trọng Nam, khinh nữ của thời phong kiến tồn tích lại đẩy xô thân phận phụ nữ thành một phụ phẩm thấp kém, hèn hạ dựa trên những thói đời bất công, dựa trên nền đức lý hủ lậu giả hình, man trá đẩy họ xuống đất bùn

.Chẳng hạn có những câu diếc móc nhẹ nặng đủ thứ, đủ kiểu xuất phát từ tâm địa độc ác, hận oán : người đâu có thứ người..sáng bảnh mắt còn nằm trương xác ra. Đàn ông nằm đến bảnh mắt thì không sao cả. Dạy muộn cũng là một tội lỗi. Hoặc nặng hơn nữa : đồ thối thây, nó bơi tro chát trấu vào mặt, con gái con đứa, con gái đến thì là động cỡn, cô ấy cong cớn, những cô này mới nứt mắt nảy nòi mà sao giống những mụ nạ dòng già đời, da dẻ nó hon hỏn thế này.

Tất cả đều nhắm vào phái tính hay đĩ tính: Tự thân đàn bà, phụ nữ sinh ra đã có đĩ tính : có chồng có cái khổ của có chồng : con đó õn à õn ẹo, đanh đá lắm cơ, người ta bĩu môi chửi là gái nứng đi theo chồng (chỉ gái đã ăn ở với người khác rồi), một cô gái giăng há, một lũ lĩ con gái, chữa buộm (chửa với người khác không phải với chồng ), chó dữ mất láng giềng, dâu dữ mất họ, mẹ cái hĩm, con bé tình ra phết, mà phải biết là đỏng đảnh.

Diện cũng chết mà không diện cũng chết : chết nỗi không tơ tuốt, chồng nó chê, con đó phải lòng thằng khác, nó chỉ nhong nhóng suốt ngày, cơm bưng nước rót đến tận mồm, nó lẳng lơ và nhẹ dạ, hai con rồi mà vẫn còn trẻ mau máu, trai làng hay chớt nhả và bẻm mép, cô gái mỏng mày ngày xưa bây giờ là đàn bà sồ xề, cô ấy chúa đời là khỏe.

Bên cạnh đó, có nhiều chữ để chỉ bộ phận sinh dục của phái nữ như cái đồ, cái ấy, cửa mình, cái lồn thì thô tục quá. Cái chỗ ấy mà thiếu chút chi cũng bỏ bố với thiện hạ: âm hộ vô mao, bần chí tử. Thiệt là khổ. Khổ đầu, khổ đuôi, khổ trên, khổ dưới, càng dưới càng khổ.

Nếu chưa chồng lại có cái khổ riêng : Chưa chồng có cái khổ riêng lại thêm cái khổ của miệng lưỡi thế gian: Già kén kẹn hom. Ăn mặc lơ đễnh một chút cũng khổ: cái yếm xẹo xọ để trật ra cái sườn nây nẩy, cái người đàn bà dại dột đã nằm ềnh ệch ra đấy, nói dại nếu mày chửa thì ăn nói làm sao, cái yếm cổ xây thật trắng, cái quần lụa buông chùng xuống tận gót, ăn bận sang đến cô đầu cũng không ăn đứt, nó nhân tình đến trăm thằng, bọn lý dịch chẳng anh nào không thậm thọt ra vào nhà nó, nó mặc áo cánh xát xí, nào yếm vải phin, nó tơ tuốt ghê lắm (diện).

Chẳng hạn, đàn bà chửa hoang đôi khi phải cạo trọc đầu, bôi vôi rồi đành bỏ làng mà đi

Diện cũng chết mà không diện cũng chết : chết nỗi không tơ tuốt, chồng nó chê, con đó phải lòng thằng khác, nó chỉ nhong nhóng suốt ngày, cơm bưng nước rót đến tận mồm, nó lẳng lơ và nhẹ dạ, hai con rồi mà vẫn còn trẻ mau máu, trai làng hay chớt nhả và bẻm mép, cô gái mỏng mày ngày xưa bây giờ là đàn bà sồ xề, cô ấy chúa đời là khỏe. Bên cạnh đó, có nhiều chữ để chị bộ phận sinh dục của phái nữ như cái đồ, cái ấy, cửa mình, cái lồn thì thô tục quá.

Cái chỗ ấy mà thiếu chút chi cũng bỏ bố với thiện hạ : âm hộ vô mao, bần chí tử. Thiệt là khổ. Khổ đầu, khổ đuôi, khổ trên, khổ dưới, càng dưới càng khổ.

Kết Luận

Nhờ có cuộc di cư từ Bắc vào nam mà phụ nữ miền Bắc được giải phóng.

Có lẽ không ở đâu, không ở nước nào cách xưng hô lại phức tạp lầy nhầy như miền Bắc. Mới đây, trong một chương trình Vidéo, người viết thấy một cô ca sĩ trẻ được người điều khiển chương trình phỏng vấn.. Lúc phải trả lời, cô lúng ba, lúng búng, vì không biết phải xưng bằng anh, chú, bác hay nhà văn với người điều khiển chương trình. Bác có vẻ già quá, anh thì có vẻ hơi xỗ xàng. Ông thì xa lạ. Cậu tớ thì xấc quá.

Trong cái cách học ăn, học nói của người Bắc thì bài học vỡ lòng là học cách xưng hô. Trẻ con nào mà không được bố mẹ dạy phải xưng hô tùy theo tuổi đã đành, theo quan hệ họ hàng, theo chức vụ và theo xã giao nữa.

Những tiếng thầy bu, thầy u, thầy đẻ, thầy me, cậu mợ, đằng ấy, cậu tớ, người nhớn, con nọỉ, con kia, huynh, đệ, quan bác, thằng cu, con đĩ, mẹ đĩ nhà tôi, nhà con, ông mãnh, thằng trời đánh thánh vật, thằng chết băm chết bằm tùy trường hợp mà dùng. Nhưng bắt chước người Tầu, ta còn có chữ Gia phụ, Gia Mẫu, Gia Huynh, chỉ bực bề trên hay xá đệ, xá muội chỉ bực dưới. Bấy nhiêu lối xưng hô vào đến miền đất mới như lạc lõng , thi nhau bị "cáp duồn" hết. Không ai nói nữa.

Do sức ép hay do tự mình cảm thấy lỗi thời, thấy dởm, thấy cầu kỳ, thấy rắc rối, thấy "không giống ai" thấy cần phải bỏ.

Có lẽ thấy cái không giống ai là lý do của sự ra đi không trở lại của các cách xưng hô trên.

Các chữ dùng để gọi, xưng danh quan tước chức sắc cũng nhiều lắm. Cũng phiền lắm. Nhiêu khê lắm. Không xưng đúng danh phận, có thể bị trách, bị giận, bị trù ếm nữa. Nhiều không đếm xuể. Hầu hết, việc hài chức vụ có dụng ý, tâng bốc nịnh nọt.

Nó đã dần biến mất khi vào đến trong Nam.

Thật ra, nó chỉ biểu tỏ một xã hội phong kiến, đẳng cấp, trên dưới không thích hợp ở miền Nam.

Người dân miền Nam cũng là di dân, có cái may mắn không thừa hưởng di sản của một xã hội phong kiến, hủ lậu. Xã hội đó lo kiếm miếng ăn, làm giầu, không nghĩ đến chữ nghĩa thánh hiền, cũng chẳng bận tâm đến kẻ trên người dưới..

Xã hội vừa ổn định, chưa mọc ra những mầm mống của thứ ổn định kiểu trên đè dưới, quan lại, thứ dân, giai cấp thống trị. Làng xã mở toang, không hàng rào vây kín.. Xã hội cũng mở toang mọi phía mà dân là chính, dân là chủ.

Sự xưng hô vì thế giản tiện và tuỳ tiện, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ba má thì là ba má. Khi cần gọi chung là ông già bà già.

Nội việc xưng hô cũng thấy miền Nam đuợc cởi trói nhiều theo tinh thần tự do, dân chủ.

Người Bắc từ xa tới, lẽ nào không thấy cái hay đó. Lẽ nào không theo, tự ý theo.

Để gọi một người ở, người trong Nam chỉ gọi chung chung là người làm, vừa dản dị, vừa không có khinh miệt, rẻ rúng. Vì thế, nếu còn ai gọi cụ đốc thì thay vì là một trân trọng, nó đã biến thành trò cười, mai mỉa.

Người Hànội có một thói quen khá kiêu xa (Theo Vũ ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại ) là thay vì gọi tên một người, họ lại hài chức vị người đó ra mà gọi.

Gọi như thế vừa là cách vinh danh người được gọi. Phần người gọi cảm thấy hãnh tiến vì có quan hệ quen biết với người được gọi. Chẳng hạn: ấy quan đốc nhà tôi, hay ngon hơn nữa : ấy anh Huyện X.

Chữ nhà tôi, tự bầy tỏ cái huyênh hoang, hãnh tiến, thấy sang bắt quàng làm họ. Thật đáng ghét. Đã là đốc học, đốc tở mà còn kèm theo chữ cụ hoặc chữ quan nữa thì rõ ràng là xu nịnh: quan đốc tờ, quan đốc học, cụ Nghị, cụ Hàn, cụ cử, cụ ký, cụ Thượng, cụ Tú, thầy đội xếp, thầy cai, cụ lang ta, cụ bang tá, thầy quản, anh Khóa, anh cung văn ( thư ký riêng của các gia đình giầu có), thầy đồ, sinh đồ hay cống sĩ, quan hiệu, quan châu, quan phủ doãn, hiến ty, dề điệu, quan thừa sứ, ông Hiến binh, ông Trùm, ông Chánh trương, ông hậu, ông Hàn, ông cửu, cụ Thượng, ông Lý, cụ Chánh.

Những chữ dùng để chỉ kẻ hầu người hạ đã tùy hoàn cảnh mà thay đổi.

Trong nhà đạo, khi dùng chữ Kẻ tôi tớ chỉ là lối nói khiêm tốn của kẻ bậc dưới với kẻ bậc trên như cuối lá thư thường viết *kẻ tôi tớ hèn mọn *. Chữ con nhài, nàng hầu tương đối lâu đời nhất được dùng trong các nhà quan.

Sang đến thời Pháp thuộc có chữ con sen, chị vú, anh phu xe, rồi anh tài xế..

Những chữ để chỉ việc chời bời như : đi nhà thổ, nhà chứa, me tây, làm đĩ..

Trong Nam giản dị gọi chung là Gái điếm.

Những chữ chỉ nhà nó (chỉ vợ hoặc chồng ). Chữ người (chê bai). Nguời khó tính lắm ạ đòi phải mua rau lấy Người mới xơi được (trích trong Chiểu Chiểu của Tô Hoài ).

Quan anh (ý nịnh bợ) có tắm không, mở bốn chục trai nước suối Viten đổ vào thùng rồi pha nửa chai cô lôn để cụ giội lại, dọn cái buồng Thổ Nhĩ Kỳ để chớp bóng đấy nhé (Trích Giông Tố của Vũ trọng Phụng ).

Thêm một chữ cô ả cũng mất tiêu không ai dùng nữa.

Một số chữ của nhà đạo cũng không được dùng nữa : Thầy cả, cụ, cố, thầy kẻ giảng, ông bõ. Nam Cao đã viết riêng một chuyện nhan đề : tư cách mõ. Nhà văn cho biết tại sao gọi là mõ, rồi lềnh, rồi Sãi. Chữ ông Trùm, ông Chánh Trương cũng không ai dùng nữa. Một số chữ bên Phật giáo như ông Bụt, ông sư, ông vãi, bà vãi, chú tiểu cũng ít ai dùng nữa.

Có nhiều người muốn phục hoạt lại chữ Bụt, ông Sư như chủ trương của thầy Nhất Hạnh.

Hóa cho nên, chữ nghĩa có cái thời của nó, thời để sống và thời để chết.

Khi nghĩ đến thân phận người phụ nữ miền Bắc, tôi muốn đứng ra, nghểnh cao cổ, hò hét bênh đàn bà cũng không được.

Vì tìm đến nửa ngày cũng không kiếm đâu ra chữ để chửi bọn đàn ông.

Thử xem nào: đồ đàn ông đĩ ngựa. Nghe không ổn. Đồ lẳng lơ. Cũng không nghe ra tai. Cuối cùng tìm ra được vài chữ đáng đời : Đồ súc sinh và một chữ dấm da dấm dớ : Đồ cha căng chú kiết. Thật đến là tức, tự nhiên xổ ra được một lô chữ cho hạ hoả : đồ du côn du kề, đồ ăn mày ăn xin, đồ gì nữa nào.. đồ lính tráng. Chẳng hạn, đàn bà chửa hoang đôi khi phải cạo trọc đầu, bôi vôi rồi đành bỏ làng mà đi

Cái may của phụ nữ miền Bắc là vào đến trong Nam, họ đã không bao giờ còn bị ai diếc móc như thế nữa.

Đó là cuộc giải phong thân phận người phụ nữ mà bình thường đôi khi cần cả một thế kỷ mới tranh đấu được.

Tôi thiển nghĩ đây cũng là một mặt tích cực nhất mà ít ai lưu tâm cho đủ. Nó phá vỡ những tồn tích của phong kiến, xả hội làng xã đóng kín sau lũy tre làng của xã hội miền bắc.

Làng miền Bắc là một đơn vị kinh tế tự lập về mọi mặt từ sản xuất đến tiêu dùng, tự cung, tự cấp với một số ngành nghề cơ bản như cầy cấy, đánh cá, nuôi tằm, dệt vải, trồng trọt, chăn nuôi. Về địa lý, mỗi làng mỗi xã có lũy tre bao bọc, có cổng làng đóng kín vào buổi tối không ai ra vào được. Trong mỗi nhà cũng có rào dậu, cửa ngõ, cửa đóng then gài.

Về mặt xã hội là một tổ chức ổn định, đã định hình và khép kín. Làng này không giống làng bên cạnh, có ngành nghề riêng biệt, cha truyền con nối. Chẳng hạn có làng Cốm Vòng,, gỏi Bằng, Tương Bần, Cá rô Đầm Sét, Bún Mọc.

Người trong làng là nơi mà một đứa trẻ sinh ra, lớn lên, được đào tạo và nuôi dưỡng trong tinh thần xã thôn mà chúng trở thành máu mủ, ruột thịt.

Cho nên sự trừng phạt nặng nhất đối với dân làng có thể là phải bỏ làng mà đi. Ra khỏi làng là rơi vào tình trạng tha phương cầu thực.

Cái lợi của làng là ổn định và trật tự, tính kế thừa truyền thống. Tuy nhiên cái hại của chế độ xã thôn là nạn cường hào ác bá, trên đè dưới mà nạn nhân là thành phẩn nông dân nghèo khó hoặc đàn bà con gái. Đó là câu truyện Giông Tố của Vũ Trọng Phụng. Hay câu chuyện : Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Nằm vạ của Bùi Hiển. Chí Phèo của Nam Cao. Gần dây có câu chuyện của một nhà văn miền Bắc nhan đề :Mãnh đất lắm người nhiều ma.

Về mặt văn hóa thì miền Bắc được coi như cái nôi của văn học mà tỷ lệ thi đỗ thường cao nhất nước, nhất là 14 vùng chung quanh Hà Nội.

Chẳng hạn, đàn bà chửa hoang đôi khi phải cạo trọc đầu, bôi vôi rồi đành bỏ làng mà đi.

Nếu miền Bắc là cái nôi của văn học thì miền Nam là miền đất hứa. Nó hứa đủ thứ. Nếu miền Bắc chỉ là những tiếng thở dài với nước mắt và mồ hôi thì miền Nam nó tạo ra một bản sắc cá biệt mà ta gọi sau này là Văn minh miệt vườn.hay theo Sơn Nam gọi là Văn minh Sông Rạch với nếp sống Hạ Bạc, một đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long.

Chữ nghĩa có thể không đầy một cái lá me, nhưng biết trọng nghĩa, có khí phách của lớp người anh hùng hảo hớn. Tính nết thì cương trực, bảo có là có, bảo không là không, một chữ là một nghĩa, không quay quất, xiên sẹo.

Trên bước đường lưu lạc của kẻ lưu dân,. Tình bạn là cao quý nhất cho nên ở đâu có nhiều bạn thì quê hương ta ở đó.

Hai nếp sống, hai nếp nghĩ Bắc Nam tạo ra những cú sốc văn hóa, nhưng phần lợi là bổ túc cho nhau trong một liên hệ hỗ tương.

Nhưng theo tôi, kẻ hưởng được lợi nhất trong cuộc sống chung giữa Nam và Bắc lại chính là người phụ nữ miền Bắc..

Về mặt địa lý chính trị, trong Nam không có khung cảnh làng xã đóng kín- không có lủy tre phân định ranh giới từng đơn vị làng- Làng là một đơn vị mở mà trong mùa nước nó san phẳng địa lý ranh giới giữa làng này với làng kia.

Dân tình trong Nam phần đông là dân của miền đất mới, đến từ nhiều vùng.. Phong tục, tập quán, đạo lý có phần cởi mở

Hình như không mấy ai nhận ra điều này. Nhưng lại chính là sự thật. Từ nay, người phụ nữ miền Bắc không còn là một thứ vật cho người ta khinh miệt và xỉ vả.

Họ nay có thể trở thành ngang hàng với đàn ông trong quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Những tục tảo hôn không còn nữa. Chuyện cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó cũng dần dần không còn là một cưỡng bách trong hôn nhân.

Trước khi chấm dứt, người viết bài này lọc ra một số chữ miền Bắc mà nhiều chữ nay có dịp đọc lại cũng thấy hay

.Chữ nghĩa quả đúng là có cái thời của nó : Thời để sống và thời để chết nói ra như một luyến tiếc thời đã qua.

Những chữ tôi trích dẫn sau đây, nếu biêt dùng, đúng hoàn cảnh của nò cũng có giá trị thời sự và hiểu biết lắm. Để lảm phong phú tiếng Việt, chúng ta nên thu gom lại trong gia tài ngôn ngữ tiếng Việt.

Chẳng hạn những chữ như sau : Nó tẽn tò, sợ vãi đái, nhịn như nhịn cơm sống. Mấy từ này lâu lâu gặp một bà Bắc kỳ đặc dùng lại nghe cũng sướng cái lỗ tai. An uống vốn là lẽ sinh tồn của nguời dân Bắc nên được xử dụng tràn lan như : ăn phải đũa, ăn cơm khoán, ăm cơm tứ chiếng, ăn chực, ăn ba vực như trong câu : ăn chẳng bao nhiêu, ăn vạ hay nằm vạ. Tuyền là thứ đặc sản cả. Quý lắm đấy. Thứ thiệt, thứ ròng chính hiệu con nai. Nào là bữa lưng bữa vực, rồi bà thổ ra, chả mấy khi, thế mà cấm khinh người, ông ta chúa pha trò, ông bỏ lỗi cho tôi, tôi nói khí không phải, khắc xong. Mấy từ này dùng đến là đắc ý. Nó đứng một mình thì chả có gì đáng nói, nhưng nó đứng trong toàn cảnh một câu nói thì thật hay. Khí không phải vừa có vẻ nhún nhường, nhưng đầy thách đố và sẵn sàng đối đầu không thương nhượng. Này, lại tiếp một lô chữ nữa ghi lại kẻo quên : Con đàn cháu đống, ốm thập tử nhất sinh, cứ chõ mồm vào, le te chạy vào, bà đã mà cả mà cập, rõ mồn một, việc lớn ta tính theo việc lớn, còn việc thỏn mỏn trong nhà tôi thu xếp khắc xong ( trích trong Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi ) Về muộn mấy, vào chơi cái đã nào, người chết như ngả rạ, quái nhỉ, quái nó đi đâu, tối bức như lò than, người con gái trắng lôm lốp, ra sự rằng mình dỗi, giãy lên như đỉa phải vôi, ngã lộn tùng phèo, lớn phổng phao, con đi đằng này, đằng này là đằng nào, trả lời mà như không trả lời ( Không cho biết là đi đâu, có ý dấu, có thể là nói dỗi) u hỏi làm gì những việc ấy, mặc con, không đủ mặc thây, cái đám ma cũng đường trường lắm, con đẻ rứt ruột ra còn thế, lời chửi rủa thì bao giờ cũng thừa bứa tứa tát, thở rít lên như tiếng bễ, gà gà mắt lên như người say thuốc lào, nhà cũng hoàn cảnh lắm ( Chữ này có thể là chỉ được dùng sau 54), khối anh, ông đã diện oách, một tay bốc trời, nói khe khẽ, cô suýt bật cười, nào bác cả ra đây, đàn ông đàn ang có biết gì đâu, giặt giũ cơm nước chợ búa, trêu ngươi ai, cài toang xong ( đóng cửa truồng trâu ), ngã xiểng liểng, nó khó bảo, đi đong chịu, khi cần tiền vẫn giựt nóng, cái ngữ đó, cái cơ ngơi, Nói đến hơi hướng cái danh ông Dề, tao úp được con chó rồi, đi húi tóc, ra sự rằng mình dỗi, đi ở trọ, mẹ hờ con ( ru con, chữ cũng hay lắm đấy chứ ) suốt đêm, giã đám, tuổi mụ, cầm bằng ông ta mà giận không che chở cho nhà ta để nhà binh Nhật xung công tất cả thì cứ xung công ( trích trong Cửa Biển của Nguyên Hồng ), nhưng nay mới tường mặt ( rõ mặt ), hàng bồ chuyện, bồ chữ, kíp thợ, đi đóng đáng,( Trích những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi ), xách ná thun đi bắn nó, làng vào đám, thổi mòi rơm, trâu làng tôi mót đâu ỉa đó, chú Lựu quẩy hai gánh đi mót cứt trâu trên đường. Hai chữ mót dùng trong một câu mang hai nghĩa khác nhau. ( Chuyện ở tỉnh lỵ của Vũ thư Hiên). Châm đóm, thông điếu, xe đíếu, nõ điếu, quán đỏ đèn suốt sáng,bắt rận, bắt chấy, cứ bỏ rẻ, ra ao tắm, ta nhắm vài miếng, mâm cỗ, bà ấy hay ốm lửng ( Giả vờ ốm ), chẳng biết đâu mà lần, bật hồng là gì nào, đốt đuốc đấy, tôi chạy ù xuống bếp, chú nghiêng đầu dòm ông , có như vậy, nhược bằng không, gì chứ cái ấy không được, cô Gái là người vắt mảnh sành ra nước, nhưng cái khoản rượu bao giờ cũng biện đủ, tháng chạp còn gọi là tháng củ mật ( tháng trộm cướp như rươi ), phóng * bút chì *. Không phải cái bút chì để viết đâu( dùng cái mai buộc vào một sợi thừng dài dùng để phóng vào đối thủ), có ăn phải có trả, sợ cô quở, đi biệt tăm tích, mời ông xơi, con mắt cùi nhãn, chơi đánh chắt, những chùm quả lúc lỉu trên cành, chơi đố lá, đời thủa nhà ai, nhựa sung được dùng vào vô khối việc, sạch như ly như lau, mời ông đưa cay, những ngày rau lụi ( hiếm rau), tôm he giã lấy nước đánh lòng đỏ trứng gà giả làm yến ( Trích Thời xa vắng, Lê Lựu ), lại gắp vài miếng , từng rủa không thiếu một lời, giỗ sống rồi, nói không ngoa, được mấy nả, không có cái chân đảng trong làng, ông đứng chân chủ họ, ông Phúc đã đánh trúng huyệt, trong việc làng, phần đầu gà má lợn , hôn nhân điền thổ, vạn cố chi thù, đã có người lân la hỏi chuyện gia cảnh, thế là cạch không ai dám hỏi, cạch đến già, có những tiếng thật hay như : có tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt ra, thế mới biết sông có khúc, người có lúc, trống đánh đến hỏng dùi, đã trót phải chét, tôi đã trót đẻ ra ông, chữ trót đi liền với đẻ ra ông mới diễn tả được nỗi thất vọng như thế nào của ông bố ( Tả trong một trận đấu tố), rửa qua quít, rán cá, thịt nạc kho rim, ăn uống húp háp xì xoạp, chửa xong, đánh chén, cơm đèn, cơm đóm, cơm sáng trăng, có khi ăn cơm khan chỉ chan nước mưa, nước vối, động thớt, hễ bên đó đụng đũa, động bát là biết ngay, muốn ăn thì lăn vào bếp, lên ăn boóng được nhiều bữa nhờn môi . Thật hay. ăn giả miệng, không dè, cái đói giáp hạt, nấu cháo độn rau tập tàng, không dư dật, mấy ông uống nước cả cặn, ăn tợm lắm, con tì con vị được đánh thức, cứ nhao nhao lên như chào mào ăn dom, con nào cũng lành chanh, lành chói, mồm năm miệng mười, Biện là tên cúng cơm , chỉ có hai bữa cơm đèn, làm ăn giật gấu vá vai, nó vác rá đến xin ăn trước cũng túng, bóc ngắn cắn dài,rách như tổ đĩa, người từ dưới xuôi, người trên mạn ngược, ăn hại đái nát, họ lùa ra sân, lùa bát cơm vào mồm. Hai chữ lùa đều có nghĩa khác nhau. Khóc như mưa như gió, sắc như tiếng dao cạo vào tinh nứa, nghe đến ghê cả mình.

Có chữ nghe đến lạ : dù có mùa đông rét chết chim, hay * máu gái đẻ * nó bất thường lắm hay vợ dậy lau lưỡi (lần đầu tiên người viết thấy dùng như vậy ) và si con đái (cũng đắt lắm ) phải lai (đèo sau xe ) vợ đến sở, anh của Tuyên đã đánh xe đi đón, những cái hắn sợ là hão cả, thế nào là mềm nắn rắn buông, ngồi chắp chân bằng tròn, chỉ nhớ ang áng, người đã thất cơ lỡ vận, thì ra già néo đứt giây, những thằng tứ cố vô thân giết đi thì dễ, anh bứa lắm, mỡ gầu lực xực, không chanh cốm, một thời đã xa lắc xa lơ, con có nói gian thì trời chu đất diệt, chúng cháu không dám chắc lép, nhưng quả là ít vốn, Bá Tứ ngồi rười rượi nhảy xuống trẫm mình, anh với Châu cọc cạch (độc thân,ám chỉ như ế vợ ) quá, bà bón cơm cho cháu, bà ăn cả thể nhá, sao im ắp đến thế, cái máy ảnh cà khổ, xin dành cho chị tất, cái ô tô phanh đến két một cái, bộ dui mè, có gì không nên không phải bảo nhau, sợ thọt dái lên cổ, thôi ta ăn khan một cái, thế hệ chém to kho nhừ ( lấy ăn no làm vui rồi )ụ, có ông chồng hâm, chị vẫn gọn gàng như người son rỗi, gạo vừa đỏ vừa dớn, dáng chừng chị cả mấy lần nhấp nhỏm định nói, cái cạp sổ ruột, quanh năm hết dật tạm lại vay nóng, làm lắm thì chầy vẩy ra chứ ăn thua gì, những thứ ấy chẳng kiếm được mấy nả tiền, bác Tú Mỡ ngày ngày chăm chút lau xe đạp rồi buộc thừng treo lên, ngồi xuống chiếu, xếp bằng tròn, không để bánh xe chịn đất, quay đi quay lại, làm chân điếu đóm.

Quả thực chữ nghĩa nó phiền hà thật!!!

Viết bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ mong người Việt học cái hay của mỗi miền, tìm đọc để làm giàu cho văn học miền Nam.

Bài viết này mở đầu cho cuốn sách văn học miền Nam của tác giả sắp xuất bản.

[1] 50 năm Bắc Kỳ di cư, 1954-2004

[2] Trong từ điển Từ Việt cổ, nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hànội 2001 các tác gia Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện cũng đã thu tập được gần một ngàn chữ cổ như các chữ vừa nêu trên..

Theo Thánh kinh, các con của ông Nô-e muốn xây một cái tháp ở Babel (Thành Babylone ) để tới được trời cao.. Chúa thấy sự cao ngạo đó nên muốn dẹp tan ý định ngông cuồng đó bằng cách tạo ra sự lẫn lộn và phức hợp của các ngôn ngữ. Quả nhiên ý định xây tháp không thành, vì mỗi người nói và hiểu khác nhau

[3] Trong lời mở đầu báo Nam Kỳ địa phận, số đầu tiên, năm 1907 có những câu như sau :

" Bổn báo kỉnh cáo, tòa báo đã ước ao cho con nhà Annam, đua nhau tấn tài, tấn đức, thông phần đạo, ngoan việc đờ. Tờ báo có ý khai đàng văn minh cho nhân dân đặng tấn phát cho mọi bề, việc đạo việc đời đều thông thuộc."

Xin trích dẫn một đọan khác :

" Lời rao cần kíp. Bổn báo gửi cho mỗi người hai số nhựt trình đầu hết mà xem thử, như ai bằng lòng mua thì đem ba đồng bạc đến mượn cha Sở mua dùm.."

Trong một trả lời bạn đọc, chúng ta nghe thử lời rao sau đây :

" Bổn báo có nhận được một mandat của một ông nào đó không đề tên, không đề địa chỉ, nhưng yêu cầu gửi báo ."

Tức cười thật. Nhưng 25 năm sau, trong tờ L!Impartial viết vào ngày 20-11-1929, ta thấy lối viết đã nhẹ nhàng thông thoát hơn :

" Sự giải phóng người Annam về phương diện thương mại và kỹ thuật chỉ là một huyền thoại."

[5] Lê Văn Lý, Le Parler Viet namien và Sơ thảo ngữ Pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục, 1968

[6][6]Rất tiếc, nhà văn Toan Ánh đã né tránh vấn đề chửi tục của miền Bắc.

* Giữa chửi thề trong Nam và chửi tục miền Bắc, theo tôi, có sự khác biệt.

Người Nam chửi thề vô tội vạ, chửi bất cứ lúc nào, nhất là trong lúc nhậu nhẹt, lúc vui, chửi mà không nhằm đối tượng nào, nhất là không có dụng ý bôi nhọ. Người Bắc chửi thường nhắm đích danh người nào và thường trong lúc giận dữ, có dụng ý.

Vì thế, tiếng chửi miền Bắc coi ra nặng nề hơn tiếng chửi thề trong Nam.

Lại nữa, chửi tục ở miền Bắc, sản phẩm của chế độ phong kiến của một xã hội bất công, bị chà đạp, không có công lý.

Người dân không dễ dầu gì kiện tụng.

Chửi là một bù trừ thay cho pháp luật, trả lại lẽ công bằng cho kẻ thua, kẻ mất, kẻ thiệt thòi. Dĩ nhiên, không thiếu trường hợp cha chửi con. Nhưng cứ lý ra, lý giải trên vẫn có cơ sở. của một xã hội bất công, bị chà đạp, không có công lý. Không dễ dầu gì kiện tụng. Chửi là một bù trừ cho pháp luật, trả lại lẽ công bằng cho kẻ thua, kẻ mất, kẻ thiệt thòi. Dĩ nhiên, không thiếu trường hợp cha chửi con. Nhưng cứ lý ra, lý giải trên vẫn có cơ sở. ------------

Bên cạnh chửi tục, người Bắc còn có lối nói mát, nói mỉa, nói xéo, chê bai cũng độc địa lắm.

Chửi cha không bằng pha tiếng là vì vậy.

Những lối nói này xử dụng ại đặc biệt chỉ được dùng trong những liên hệ gần, tương quan gần như người quen thuộc, người làng, người hàng xóm, bạn bè. Nó có nhiều cấp độ từ chê bai, khinh bỉ, trách móc, coi thường giận hờn, bực bội..

Trong việc diêc móc, nó chứa chất chút gì độc ác, bơi móc từ tính nết chi li từng cử chỉ, gia cảnh, cái nghèo, cái đói, cái bần tiện, rạch ròi từng cái dốt nát, cái ngu xuẩn, cái kém cỏi, cái độc ác của mỗi ngườ

Đây cũng là nét đặc trưng của người miền Bắc mà trong Nam không có được.

Người bị diếc móc không có phương tiện để chống đỡ, vì yếu thế không dám đáp trả, cam chịu ẩn nhẫn và cùng lắm nuôi hận trả thù.

Cho nên, về mặt tâm lý, bị diếc móc vẫn đau hơn bị chửi.

Thông thường những người có văn hoá, những người có địa vị, ở trên người khác có giáo dục thường ít chửi mà nói diếc, nói móc, nhẹ hơn là nói bóng, nói gió..

:

Phải quen biết, phải qua lại mới biết nhau, biết từ chân tơ kẽ tóc, đến lúc giận hờn thì mang tính xấu người khác ra rủa. Chẳng hạn rủa : mắt ông viền cải tây rồi, đồ thông manh, trông vậy mà đáo để ra phết, đồ ông mãnh, cứ giãy .. lên như đĩa phải vôi, nhanh nhẩu đoảng, lanh cha lanh chanh. Tất cả những lối nói trên đều dựa vào một sự vật, vào một biểu tượng cụ thể có thật để gợi lên một ý tưởng xấu. Biến cái cụ thể thành một ý niệm trừu tượng.

Cả một nếp sống văn hóa, truyền thừa, kinh qua kinh nghiệm mới nhận ra cái tế vi, cái dị biệt mà biên giới nghĩa chỉ cần xảy chân một cái là dùng sai, hiểu sai. Xử lý đúng chỗ, đúng trường hợp hẳn không phải là dễ.

Đồ thông manh thì nặng hơn mắt ông viền cải tây. Đồ cám hấp thì nặng hơn đồ dở hơi. Đồ láu cá láu tôm thì nặng hơn đồ ông mãnh. Nói không đâu vào đâu thì khác nói chua như dấm. Cân nhắc vụ việc, đánh giá từng trường hợp, xử lý người – việc – rồi dùng từ.. thích đáng.

Nhưng trong hoàn cảnh hội nhập, tất cả những lối nói này tự thân tiêu ma không để lại dấu vết. Tôi viết phần này như một hồi ức nhớ lại một quá khứ xa xưa của miền Bắc còn đậm nét phong kiến với nhiều hủ tục cần phải được xóa bỏ.

Viết bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ mong người Việt học cái hay của mỗi miền, tìm đọc để làm giàu cho văn học miền Nam.

Bài viết này mở đầu cho cuốn sách văn học miền Nam của tác giả sắp xuất bản.