Phần 11

Nước mắt trong cơn mưa (I)

Nguyễn Văn Lục

Dầu đã trên 30 năm nay, viết bài này đã làm nhiều bữa mất ngủ, trăn rở, dằn vặt cũng có. Mặc dầu nhiều khi đã muốn quên. Vậy điều gì đã khiến tôi vẫn gắn bó với Sài Gòn, gắn bó với những kỷ niệm, gắn bó bằng những tình cảm thương tiếc?

Chỉ vì một lẽ, cộng sản còn đấy.

Xin ghi lại những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và sau đó loạt bài “Những năm tháng ấy sau 1975”.

Ngày 01/04 ‒ nguồn hy vọng mong manh

Hình ảnh những người lính bám vào bánh xe máy bay khi chiếc Boeing 722 cất cánh khỏi Đà Nẵng vào cuối tháng ba 1974 vẫn còn đó. Đó là hình ảnh bi kịch do chuyên viên Mike Marriot của hãng CBS thu được và đã truyền đi khắp thế giới. Hình ảnh cho thấy sự hoảng loạn đến cùng cực với bản năsống còn đên dại của một quâđội đtan rã.Binh lính bắn bừa bãi vào cả đàbà, trẻcon để dành dật một chỗ trên máy bay hoặc trên tàu thủy.

Sài Gòn có thêm vài trăm ngàn người từ các nơi đổ về. Càng những ngày cuối tháng tư, số dân tỵ nạn càng thêm đông. Lo sợ mà không có hoảng loạn.

Vì thế, cho đến ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam, người ta không thấy cảnh hỗn loạn như ở Đà Nẵng.

Bởi vì Sài Gòn là ngõ thoát cuối cùng không còn lối thoát.

Vì thế đa số dân chúng chấp nhận như một định mệnh đã an bài trong tuyệt vọng. Không có cảnh bắn giết bừa bãi, không có cướp bóc, hãm hiếp. không có đảo chánh ông Thiệu. Binh lính rã ngũ, vứt bỏ binh phục về nhà.Nhất là không có cảnh “trả thù” người Mỹ và những người đã được Mỹ rước di.

Trưa nay, một đều bất ngờ như một hy vọng mong manh. Đài truyền hình Việt Nam chiếu hình cho thấy ở phi trường Tân Sơn Nhứt, những chiếc máy bay vận tải khổng lồ Galaxy C5 chở 16 khẩu đại bác tối tân 105mm Howitzer cho chiến trường miền Nam.

16 khẩu đại bác, dù ít ỏi đến vô lý vẫn dấy lên một niềm hy vọng: Mỹ chưa bỏ miền Nam. Báo chí sau đó đều đăng hình rõ ràng đầy đủ các thùng vũ khí được các xe câu lấy ra từ thân máy bay.

Phải chăng vẫn có thể có một giải pháp cho một tình thế không còn giải pháp?

Người ta còn nói đến loại loại bom CBU-55 (1), loại bom có sức ép (Bombe à dépression. Xem thêm về việc xử dụng bom CBU trong Decent Interval, F. Snepp, trang 416-417). Bằng chứng là phóng viên France-Presse xác nhận là đã nhìn thấy hai cán binh cộng sản chết vì loại bom này. Nạn nhân không thấy thương tích gì bên ngoài, mồm há to, tay bóp lấy cổ họng như bị nghẹt thiếu dưỡng khí.

Nhiều người bán tin bán nghi.

Nhưng việc cung cấp 16 khẩu đại bác này chỉ có tác dụng trấn an dư luận về một cuộc đảo chính TT Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nghĩ, ngay ông Thiệu cũng linh cảm được điều đó. Dư luận hiểu biết đưa ra những lời đồn đại có thực là ông Thiệu là người cực kỳ đa nghi, nghi ngờ ngay cả những người phụ tá chung quanh, nghi ngờ người Mỹ, nghi ngại bản thân ông có thể bị ám toán. Cho nên, trong những năm cầm quyền, một trong những “mục tiêu ám ảnh” ông là củng cố quyển lực. Điều này còn được người “cố vấn”, ông Nguyễn Tiến Hưng xác nhận trong The Palace File. Trong suốt những năm nắm quyền lực, những vấn đề xã hội, giáo dục, dân sinh, văn hóa ít được ông dòm ngó tới.

Cái tâm trạng chung lúc bấy giờ, không biết có phải do người Mỹ tung tin ra hay không, dân chúng coi TT Nguyễn Văn Thiệu là nguyên do bi thảm của cuộc tháo chạy ra khỏi Ban Mê Thuột. Cho nên 16 khẩu đại có tác dụng xoa dịu và làm tăng thêm niềm hy vọng đã tuyệt vọng của dân chúng miền Nam.

Phần quân đội VNCH, họ không cần 16 khẩu đại bác cho bằng đạn dược vốn đã kiệt cạn. Họ cần thêm trang thiết bị, cần thêm bom, thêm xăng dầu, thêm đạn dược. Họ cần người Mỹ gìữ lời hứa đã được người Mỹ thỏa thuận: Một đổi một.

Và nhất là niềm tin mỗi ngày mỗi phai nhạt.

Vào phút chót của lịch sử miền Nam Việt Nam, ba chiếc C.130 còn hạ canh xuống Tân Sơn Nhất những thùng hàng thuộc loại “hot cargo” gồm những quả bom Daisy cutters. Không quân đã không đủ thì giờ xử dụng hết loại bom này. Daisy Cutter là “bí danh” của loại bom BLU-82 dùng để dọn bãi đáp cho trực thăng đáp. Sức nổ của nó có thể có thể tạo ra một làn mây dầu, đường kính rộng 50 feet và dày độ 8 feet. Sức ép rất mạnh 300 pounds mỗi feet vuông có thể san bằng bất cứ vật gì. Đồng thời tạo sức ép, tình trạng không có không khí làm ngạt thở. 6 quả bom đã được chở đến Sài gòn và sau đó 3 quả được thả xuống quân đội Bắc bằng máy bay C-130. (Xem thêm phần chú thích về Bom BLU.82 trong The Palace File, Nguyễn Tiến Hưng, trang 515).

Những ngày chót khi Von Marbod gặp tướng Kỳ, sau đó thị sát Xuân Lộc, Von Marbod đã yêu cầu không quân Việt Nam, một mặt di chuyển F5E sang Thái Lan, mặt khác thả nốt ba quả bom còn lại để ngăn chặn sức tiến quân của quân đội Bắc Việt. Nhưng cuối cùng 3 quả bom đã không được xử dụng.(Xem “The Palace File,” , Nguyen Tien Hung và Jerrold L. Schecter., trang 343)

Sau này, quân đội cộng sản đã mang mấy quả bom còn lại để triển lãm tại thành phố HCM.

Ngày 03/04

Sau khi Đà Nẵng mất thực sự vào ngày 02/04 thì Thủ trướng Trần Thiện Khiêm xin từ chức Thủ tướng chính phủ vào ngày 03/04, chức vụ mà ông đã nắm quyền từ 1969. Việc từ chức này tạo thêm khủng hoảng chính trị. Nhưng riêng đối với cá nhân TT Nguyễn Văn Thiệu thì đó là một phản bội. Mặc dầu sau đó có lời yêu cầu ở lại chức, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cũng tìm cớ khéo léo thoái thác. Việc từ chức này như dấu báo hiệu sự sụp đổ ngay trong cơ cấu chính quyền VNCH?

Ngày 05/04

TT Thiệu triệu tập lưỡng viện Quốc Hội, các lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo đối lập để giới thiệu một chính phủ đoàn kết Quốc gia chống lại cộng sản. Thủ tướng là ông Nguyễn Bá Cẩn, một nhân vật miền Nam mềm dẻo và có tiếng là trung thành với TT. Thiệu khi ông còn là chủ tịch Quốc Hội. Ông Nguyễn Bá Cẩn không có khả năng gì để lèo lái một chính phủ trong hoàn cảnh hiện nay.

Người ta nghĩ đây chỉ là một biện pháp vá víu, lấp chỗ trống mà thôi.

Về phía Mỹ, sứ mạng của tướng Frederic C. Weyand sang Sài Gòn từ ngày 28 tháng ba để quan sát tại chỗ nhằm đáp ứng số tiền viện trợ quân sự gần hơn 700 triệu đô la cho tàì khóa năm nay. Ông đã quay trở về Mỹ với nhiều nỗi bất lực. Sứ mạng của ông thật không dễ trong tình hình lúc đó. Ông yêu cầu Quốc Hội Mỹ chuẩn chi viện trợ cho Việt Nam và cho sử dụng B52 trong việc ngăn cản bước tiến quân của quân đội cộng sản. Số tiền 722 triệu đô la cho Việt Nam xem ra rất mong manh vì cái hạn cuối cùng mà TT Ford đưa ra cho Quốc Hội là 19 tháng tư sắp đến. Quốc Hội phải trả lời dứt khoát Yes hay No.

Phải nói rằng có hai loại người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Một loại người Mỹ ở bên Mỹ và một loại người Mỹ ở Việt Nam. Số phận chiến tranh Việt Nam bị đẩy đưa thế nào tùy thuộc không ít vào những quyết định của họ.

Phần Việt Nam khó có hy vọng có khả năng chống trả lại quân đội Bắc Việt trong tình thế hiện nay. Mặc dầu có lời hứa của Quốc Vương Khalid, Saudia Arabia sẵn sàng tài trợ cho Việt Nam vay tiền để có tiền mua trang bị vũ khí.

Cho mãi đến ngày 14/04, ông Nguyễn Bá Cẩn mới trình diện tân chính phủ với Tổng Thống. Có quá trễ chăng?

Thứ bảy 12/04

Số phận thành phố Sài Gòn nay tùy thuộc vào Xuân Lộc, tỉnh có 100.000 ngàn dân, cách Sài Gòn khoảng 60 cây số.

Xuân Lộc (04/1975)

Nguồn:© Dick Halstad

Mới ngày nào, năm 1972 An Lộc là biểu tượng của quân đội miền Nam làm nức lòng quân dân với trận tử thủ An Lộc.

An Lộc. Đó là cái mấu chốt cuối cùng, cửa ngõ vào Sài Gòn...

Trong việc phòng thủ Xuân Lôc, Biên Hòa Sài gòn, chẳng ai có thể cho biết đầy đủ quân số quân đội VNCH chính xác là bao nhiêu. Người ta nói có 160 chiến xa M 48, 225 loại trung bình M41 và 700 xe bọc sắt. Chưa kể 45 đại bác 105, 15 loại 155 và 3 loại 175. Về phi cơ có 370 máy bay chiến đấu gồm 70 F5E, 60 máy bay vận tải, 400 trực thăng trung bình vá 160 trực thăng hạng nặng.

Những con số ấy chỉ có trên giấy tờ hay trên thực tế. Thực tình tôi không biết rõ.

Nhưng cho đến lúc này, quân đội VNCH đã chống trả mãnh liệt sức tấn công của quân Bắc Việt

Ngày 15/04/1975

Trong lúc Sài Gòn nhốn nháo lo tháo chạy thì lại có những chuyến tầu cứu trợ đến Việt Nam vào giờ phút này. Cơ quan UNICEF, quỹ cứu trợ nhi đồng quốc tế của Liên Hiệp Quốc là những cơ quan xã hội đến Việt Nam sớm nhất. Họ chở đến Việt Nam như thường lệ bột sữa, quần áo, chăn mền và nhất là thuốc men.

Có lẽ thuốc men là những đồ cứu trợ quý hóa nhất trong lúc này, nhất là những thuốc men và dụng cụ y khoa để dành cho những người bị thương. Những thùng hàng này do nước Pháp trợ giúp cho nhà thương Grall. Nước Pháp cũng trù liệu gửi các bác sĩ và y tá sang Việt Nam.

Các nước cứu trợ cho nngười tỵ nạn lúc này là Thụy Sĩ, Thụy Điển. Một chiếc máy bay DC4 từ Norway đến Việt Nam với đủ thứ đồ cứu trợ như chăn, mùng mền, lều vải.

Nhật, Đại Hàn là những nước hưởng lợi nhất về tiền bạc trong cuộc chiến tranh này. Trong dịp này, Hồng Thập Tự Nhật đã chở ra Bắc 50 tấn cá hộp cập bến cảng Hải Phòng. Phải chăng, họ đã đoán trước được tình hình?

Trong khi một số lớn dân tỵ nạn từ các tỉnh miền Trung như Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang vẫn tiếp dùng đủ các phương tiện như thuyền đánh cá, giạt vào Vũng Tàu và từ đó đi đường bộ về Sài Gòn. Có thể cộng sản chưa có điều kiện để kiểm soát sự trốn ra đi bằng đường biển.

Những thuyền đánh cá này trốn đi khi mà các tỉnh Đà Nẵng, Nha Trang đã rơi vào tay cộng sản.

Có những thuyền khi cặp bến đã tố cáo một số binh lính trà trộn trên thuyền và đã cướp bóc, trấn lột người có của. Họ bi bắt. Nhưng bắt họ rồi để làm gì? Có còn luật pháp, trật tự nữa đâu.

Tất cả những người tỵ nạn đều nhắm hướng Sài Gòn như thể Sài Gòn là nơi an toàn nhất ở Việt Nam bây giờ.

Điều đó cho thấy, dân chúng vẫn tin tưởng Sài Gòn vẫn còn là niềm hy vọng. Mất đâu cũng được, không lẽ để mất Sài Gòn.

Ngày thứ tư 16/04

Linh mục Trần Hữu Thanh, nổi tiếng một thời với tư cách chủ tịch Phong Trào Nhân Dân Chống tham Nhũng. Chỉ đến khi Ban Mê Thuột rơi vào tay cộng sản. Phong trào của Lm. Thanh mới tự động ngưng hoạt động.

Linh mục Thanh đã khẳng định với phóng viên báo Dauphine Libéré là, “Những ngày còn lại của TT Nguyễn Văn Thiệu không còn bao lâu. Ông ấy sẽ bị quân đội lật đổ…” Và ông cũng chua chát một nỗi thất vọng đối với người Mỹ. Linh mục Trần Hữu Thanh đang say sưa với những luận điểm của một người không làm chính trị, nhưng luôn dính dáng đến chính trị.

Nhưng số phận TT Nguyễn Văn Thiệu thì có khác gì số phận linh mục Thanh? Điều đó chứng tỏ nhiều người cho rằng giải pháp “khai trừ” ông Thiệu vẫn là một cơ may cho nhiều người ở Sài Gòn. Ông đang đợi một giải pháp chính trị và một “phép lạ” quân sự cứu rỗi miền Nam.

Tâm trạng Lm. Thanh cũng là tâm trạng của một số người “ảo tưởng” về một giải pháp Nguyễn Văn Thiệu sẽ là một phao cứu cho sự sống còn của miền Nam.

Ngoài sân nhà dòng Cứu Thế, đường Kỳ Đồng, dưới chân hang đá tượng Đức Mẹ, thoáng mùi hoa huệ trắng, mùi hoa cúc vàng của ai đó kính dâng. Có một người đàn bà, mặc áo dài, tuổi trung niên đang quỳ, tay chắp lại, mắt thành khẩn nhìn lên tượng ảnh trên cao, lẩm nhẩm cầu khẩn. Chung quanh hang đá, hoa cỏ tươi tốt. Bày chim sẻ ríu rít. Bầu không khí như thể một thế giới khác, thế giới thanh bình và an lạc.

Giữa niềm tin một giải pháp chính trị của Lm. Thanh và niềm tin của người đàn bà đang quỳ chắp tay trước tượng ảnh? Đâu là lẽ sống và giải pháp cho miền Nam?

Chuông nhà thờ đổ chuông hiệu 12 giờ. Lm. Trần Hữu Thanh cáo lỗi phóng viên tờ báo để xuống phòng ăn trưa, chấm dứt buổi đàm thoại.

Và chẳng ai có thể tiên đoán trong ít ngày nữa thế giới ấy sẽ ra sao? Chuông có còn vang vang 4 lần/ngày nữa không?

Ngày thứ sáu 18/04

Nông Pênh (Phnom Penh) thất thủ vào sáng nay. Đó là điều không ai ở miền Nam chờ đợi. Nghĩ tới Nông Pênh là nghĩ tới hoàn cảnh Việt Nam. Nhà báo đại diện tờ Le Monde, Patrice de Beer và Jean-Jacques Cazaux, Claude Juvénal của hãng Agence France-Presse còn kẹt ở lại đó. Báo chí Pháp loan tin còn có 750 người Pháp hiện đang ở Nông Pênh và, La dernière heure vient de sonner au Cambodge. Elle ne tardera plus à sonner au Viet Nam. Những giờ phút cuối cùng của Cam bốt vừa điểm và nó sẽ chẳng bao lâu đến lượt Việt Nam. Sau Lon Nol, sẽ đến lượt ông Thiệu?

Sau này được biết có 10 ngàn Pháp kiều còn kẹt lại ở Việt Nam. Trong đó phần lớn là chủ đồn điền, chủ nhà hàng, giáo sư, v.v... Nhưng số người Pháp thực sự chỉ có 1500 người. Những người còn lại là người Việt Nam, dân tây. Đó là những người Việt Nam còn giữ Quốc tịch Pháp. Họ chắc chắn may mắn nhờ còn giữ quốc tịch Pháp. Dưới mắt những người Pháp này, họ là những thành phần người ngoại quốc được trọng đãi. Họ hy vọng nhiều và tiếp tục ở lại để làm ăn như trước.

Họ sẽ thất vọng về điều này, mặc dầu cộng sản có lời cam kết tôn trọng tài sản của Pháp Kiều. Hoạt động chính trị của Đại sứ Pháp Jean-Marie Merrillon những ngày gần đây cũng nhằm dọn đường cho công việc làm ăn của Pháp Kiều sau này.

Cho đến lúc này, TT Thiệu nhất định không từ chức.

Trong khi đó, tại Xuân Lộc, súng vẫn nổ sau 5 ngày cầm cự rất là gay go đến bất lực của quân đội VNCH.

Họ phải lấy một chọi lại 5.

Ngày thứ bảy 19/04

Dân chúng các vùng chung quanh Xuân Lộc bắt đầu lũ lượt bỏ chạy về hướng Sài Gòn. Có những đoàn người nối đuôi nhau với đủ thứ phương tiện chuyên chở. Người ta không biết phải làm gì, chạy đi đâu. Nhất là khu vực Hàm Thuận mà Cộng sản đả chiếm được. Ở những vị trí chiến lược như hai bên vệ đường, chiến xa và quân đội VNCH vẫn ở vị trí phòng ngự hướng về phía các đồn điền cao su. Nay thì Việt Cộng thỉnh thoảng đã có thể pháo kích vào phi trường Biên Hòa.

Ngày 21/04, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức

Lệnh giới nghiêm ở Sài Gòn.Thành phố vắng hoe, khác thường như chờ đợi một biến cố. Sau buổi trưa, có tin đồn TT Nguyễn Văn Thiệu sẽ tuyên bố từ chức. Chiều tối vào lúc 7 giờ. TT Nguyễn Văn Thiệu đã triệu tập các nghị sĩ, dân biểu, tướng lãnh vào dinh Độc Lập. Nhiều đoàn xe đủ loại đã lần lượt vào dinh Độc Lập. Nhiều nhà báo ngoại quốc mặc dầu giơ thẻ báo chí vẫn bị đuổi ra ngoài. Không biết Tổng thống đã nói gì với các chức sắc có mặt?

7 giờ 40, TT Nguyễn Văn Thiệu ngỏ lời với quốc dân trên đài truyền hình. Gương mặt ông bình tĩnh, nhưng không dấu được vẻ căng thẳng. Giọng ông đều đều như đôc thoại (monologue), lạnh tanh cố hữu. Ông nói trong vòng hơn một tiếng đồng hồ hầu như toàn bộ tình hình quân sự cũng như quân đội Mỹ ở miền Nam. Đó là một bài diễn văn dài, thật dài. Hình như ông không muốn quên một điều gì. Ông không quên nhắc tới Hiệp Định Ba Lê.

Ông nói,

“I refused to accept this agreement. I opposed it for three months. During these months, I struggled vigorously for three mains points.” Và ông hỏi Người Mỹ: “I asked them: Are U.S statements trust-worthy? Are U.S commitments still valid? Some $300 million is not a big sum to you. Compared with the amount of money you spent here in ten years, this sum is sufficient for only ten days of fighting. And with this sum, you ask me to score a victory or to check the communist aggression- a task which you failed to fulfill in six years with all U.S forces and with such an amount of money.This is absurd!

(Trích The Indochinese Experience..., Arthur J. Dommen, trang 911)

Không ai có thể nhớ hết được những gì ông đã nói. Đôi lúc, không cầm được tức giận, ông lên án người Mỹ phản bội. Phản bội là từ ngữ có nội hàm đạo đức được ông Thiệu dùng nhiều nhất trong những ngày đó thay cho từ ngữ chính trị cần phải có. Ông cũng lên án Bắc Việt vi phạm thỏa hiệp đình chiến tháng giêng 1973, gia tăng cường độ chiến tranh năm 1974, cuộc tiến công cao nguyên dưới sự im lặng của thế giới tự do.

Đã đến lúc cần nói những điều chính cần nói. Bằng một giọng hạ thấp trầm hẳn xuống.

Có nước mắt lưng tròng. Đây là lần thứ hai ông chảy nước mắt trong bài diễn văn từ chức. Lần đầu khi nói tới sự phản bội của người Mỹ. Và lần này, ông sắp tuyên bố một điều quan trọng về tương lai chính trị của chính ông và của cả miền Nam.

Một giọt nước mắt trong ngàn giọt lệ rơi trong cơn mưa.

Đó cũng là tựa đề mà tôi dùng để viết bài này. Không phải một giọt nước mắt mà cả ngàn giọt đã nhỏ xuống trước cơn mưa sau này khi miền Nam rơi vào tay cộng sản.

Như một cố gắng cuối cùng, ông tuyên bố quyết định từ chức. Phó TT Trần Văn Hương sẽ là người nhận lãnh trách nhiệm thay thế ông theo hiến pháp.

Một trách nhiệm bội bạc. Bấy nhiêu năm trời, bao nhiêu quyền uy, bao nhiêu bổng lộc. Ông Trần Văn Hương sẽ phải làm gì với chức vụ Tổng Thống ấy?

Việc từ chức của TT Nguyễn Văn Thiệu báo hiệu: điều gì cũng có thể xảy ra được.

Tout est possible. Nhưng toàn thành phố Sài Gòn đều ẩn nhẫn im lặng đón nhận tin đó. Chỉ có giới nghiêm từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng.

Tướng Cao Văn Viên lên đài phát thanh tuyên bố: Quân đội sẽ chiến đấu tới cùng để bảo vệ miền Nam chống lại kẻ xâm lược.

Trong lễ tuyên thệ. Ông “già gân” tuyên bố: quân đội sẽ chết hoặc miền Nam sẽ mất.

Người ta tự hỏi, một cụ già 71 tuồi, mắt gần lòa, bị hen suyễn, đi phải chống gậy, phải chăng là người của tình thế?

Phần Hà Nội, trên tờ Nhân Dân viết:

“Thiệu hay Hương không khác gì nhau. Tên thứ nhất là tên nhà binh phát xít và tên thứ hai là một tên dân sự phản cách mạng. Cả hai đều là những kẻ chống đối cộng sản và chống đối lại đất nước và nhân dân bằng cách bướng bỉnh tiếp tục chiến tranh.”

Nguyên do việc từ chức của TT Nguyễn Văn Thiệu

Việc từ chức của ông Thiệu là do sức ép của đại sứ Martin, đại sứ Pháp, tướng Trần Văn Đôn?

Riêng đại sứ Graham Martin đã giải thích như sau:

“President Thieu resigned on April 21. I did not persuade him to leave the country after that. Actually, Thieu’s successor called me up and said that Thieu was still there in the Presidential Palace and it was hard for him to turn loose, which was very polite way of saying that Thieu was seeing his generals. And would I help get him out? And I said I would if he asked me to. Then about fifteen minutes later, Thieu called me on the phone and asked if I could get him out of the country.”

(Trích Walking Around with My Head in a Basket, trong Tears before the rain, Graham Martin, trang 55).

Một năm sau, đại sứ Martin trong một bài phỏng vấn cũng trả lời tương tự

“None”, replied the ambassador. “I did attempt to lay before him as candidly, and as accurately and objectively as I could the situation as we perceived it”. Câu hỏi nhấn mạnh thêm: “Did he at any point ask whether you thought he should resign?”

“Yes, he did… I told him that that was that a decision that he would have to make, only he, in light of his own concern for the people of Saigon, for Viet Nam as a whole, for everything that he had worked for, and in light of Vietnamese sensibilities and Vietnamse culture.”

(Trích Decent Interval, F. Snepp, trang 392)

Bằng một cách thức trả lời ngoại giao khôn khéo như thế, tự Tổng Thống Thiệu biết mình phải quyết định như thế nào.

Tiết lộ của đại sứ G. Martin ở trên là quan trọng. Ít lắm cũng cho biết việc TT Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi Việt Nam là do chính lời yêu cầu của ông với tòa đại sứ Mỹ.

Riêng Đại sứ Pháp, ông Mérillon đã gặp ông Thiệu và nói:

“I have come to see you, Mr President, because the situation is extraordinary grave,” Merillom said sanctimoniously. “There is no military solution.” Merillom said “A political process must be permitted to develop.”

(Trích The Indochinese Experience of the French and the Americans, Arthur J. Dommen, trang 908)

Nhưng có điều gì xảy ra ở Việt Nam mà không có người Mỹ dính dáng? Trong bài phỏng vấn đại sứ Graham Martin vào 26 tháng ba, 1986, một cách nào đó gián tiếp có vai trò của ông đại sứ. Ông Nguyễn Tiến Hưng viết lại như sau:

President Thieu told to the authors that Ambassador Martin told him “there might be some chance” for aid if he stepped down… Ambassador Martin said, “President Thieu asked whether his leaving would affect the vote in Congress. I said it might have changed some votes some months ago, it could not now change enough to affect the outcome.” (Trích Nguyen Tien Hung, trang 518).

Ngoài ra tổng thống Thiệu còn chịu sức ép từ phía Việt Nam, đặc biệt từ ông Trần Văn Đôn, bộ trưởng bộ Quốc phòng. Tướng Đôn đã thuyết phục tướng Cao Văn Viên, thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn và bộ trưởng kinh tế Nguyễn Văn Hảo dùng áp lực ép ông phải từ chức.

Sau đó Thiệu mời cựu thủ tướng Khiêm và phó TT Trần Văn Hương vào cho biết ý định từ chức của ông và cho thấy tình trạng tuyệt vọng của quân đội. Ông chỉ yêu cầu sự chuyển giao quyền hành một cách hợp hiến, nghĩa là chỉ có thể trao cho ông Hương mà không phải ông Minh.

Phần CIA, họ đã đặt máy nghe lén và thu băng tất cả cuộc đàm đạo cũng như quyết định của TT Nguyễn Văn Thiệu.

“As Thiêu spelled out his decision to his two old comrades, the CIA’s electronic listening devices in his office picked up every word. Soon afterward, around 1P.M., Polgar rushed into my office. “We’ve scooped everybody on the biggest news since the cease-fire,” he shouted me. “No need to worry about the military situation any more. You’ll just have to switch to coalition politics.”

(Trích Decent Interval, Frank Snepp, trang 394).

Tin từ chức của ông Thiệu được tòa đại sứ Hoa Kỳ thu băng cũng được Dommen xác nhận:

“The embassy learned of this decision immediately through the CIA’s bug in Thieu Office, and would be plotters there also leaped in to action. Polgar informed both Merillon and the chief of the Hungary delegation of the ICCS, with whom he had had contacts for some time, of Thieu’s impending resignation.”

(Trích The Indochinese Experience..., Arthur, J. Dommen, trang 908)

Phần tướng Dương Văn Minh, ông làm một công việc không cần thiết nữa. Đó là nhờ tướng Timmes yêu cầu ôngThiệu từ chức và ra đi, vì Thiệu còn ở lại là một trở ngại cho tiến trình “đàm phán” của tướng Minh với phía bên kia.

Trước đây qua trung gian đại sứ Pháp, ông cũng nhờ đại sứ Pháp làm áp lực để ông Thiệu phải ra đi, đại sứ Pháp đã hứa sẽ làm theo ý ông.

Trong tất cả diễn tiến việc từ chức này, có sự có mặt của một người Pháp xuất hiện vào giờ thứ 25. Đó là đại sứ Pháp Jean-Marie Mérillon - một người bận bịu vất vả nhất của Sài Gòn - trong lúc này.

45 tuổi, năng động, hoạt bát, cặp mắt linh động nhạy bén. Một trong những đại sứ trẻ nhất của nước Pháp lúc bấy giờ. Làm việc không mệt mỏi với những cơn nóng giận bất ngờ. Một đại sứ ăn mặc giản dị, áo sơ mi, quần kaki.

Trong khi hầu hết các đại sứ khác đã tìm cách cuốn gói. Jean-Marie Mérillon ở lại đây vào những giờ phút chót của VNCH, làm con thoi giữa các nhân vật như G. Martin, Polgar, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh, các lãnh tụ chính trị lưỡng viện và cả những người phía bên kia.

Ngày 23/04

Nay thì đã rõ ràng. Tại đại học Tulane ở New Orleans, Tổng Thống Ford đã kêu gọi dân chúng quên quá khứ và hướng về tương lai. Họ coi nhiệm vụ của họ ở Việt Nam đã hoàn tất. Người Mỹ có thể tự hào về mình.

Nhưng không phải mọi người Mỹ đều nghĩ như Tổng Thống Ford. Von Mardod được đọc tóm lược bài diễn văn trong đó có chữ “Finish”. “He raised the white bed sheet. I felt overwhelmed and ashamed,” recalled Von Marbod. (Trích The Palace File , Nguyen Tien Hung, trang 339)

Ngày 24/04

Các trường học vẫn mở cửa. Nhưng số học sinh đến trường giảm đi phân nửa. Có nhiều lớp, giáo sư cho học trò về, vì số học sinh trong lớp còn ít quá. Hiệu trưởng cũng như giáo sư một số trường như Văn Học đã di tản rồi.

Nền giáo dục VNCH dù chỉ tồn tại có 21 năm. Nhưng là một trong những thành quả tốt đẹp nhất của miền Nam Việt Nam.

Bao nhiêu thế hệ thanh niên đã được đào tạo nơi đây?

Sẽ chẳng còn gì được như thế nữa. Thế hệ thanh niên sắp tới sẽ học được gì trong môi trường xã hội sắp tới? Nhiều học sinh bàn tán đến truyện bị rút móng tay, nữ sinh bị bắt lấy thương binh.

Mặc dù chỉ là những lời đồn đãi. Nhưng có một điều chắc chắn là tương lai các em sẽ thật buồn thảm.

Tôi và mấy người bạn lên Biên Hòa. Thành phố vẫn có vẻ bề ngoài yên tĩnh. Buổi trưa, chúng tôi rủ nhau lên Hố Nai ăn thịt chó như thể lần chót. Trên đường về, chúng tôi rủ nhau đi quan sát tuyến phòng thủ của quân đội ở vùng Hố Nai. Đến nơi, tôi nhìn thấy độ chừng 5, 6 xe tăng. Trước mặt các xe tăng là những chiến hào rộng 3 thước và sâu độ 2 thước. Tôi không thấy bất cứ bóng dáng quân nhân nào cả. Hoàn toàn im lặng. Tôi sững sờ không hiểu tại sao. Chúng tôi ra về theo lối đường trong vì sợ bị kẹt xe trên xa lộ...

Đi cách Biên Hòa độ 10 cây số thì một dãy xe cộ bị chận lại. Nó khác thường quá. Những người lính trạm gác nay ăn mặc không phải là dân vệ hay lính Bảo An. Ba bốn chú lính đó kiểm soát qua loa rồi cho đi. Sau này tôi nghĩ là dân địa phương nổi dậy, vì Biên Hòa vẫn do quân đội VNCH trấn đóng.

Trong xe, 5 người chúng tôi không ai là nhà binh cả. Không ai nói với ai. Mọi người đều im lặng hoang mang.

Cũng trong ngày hôm nay, Von Marbod vừa đặt chân tới Sài Gòn ngày hôm qua, ghé thăm tòa đại sứ Hoa Kỳ. Đại sứ G. Martin đã yêu cầu ông dùng máy bay quan sát mặt trận Xuân Lộc, nơi mà quân đội VN còn đang cố thủ ở đấy để đánh một trận chiến cuối cùng. Ông đã đáp xuống đất thăm hỏi binh sĩ trước khi bay về Sài Gòn. Ông nói, “When I saw a soldier with one leg left still point his rifle at the enemy positions and fire, I was deeply moved.” (Trích The Palace File, Nguyen Tien Hung, trang 139)

Có cần một giọt nước mắt trong mưa cho những người lính VNCH?

(Còn tiếp)

© DCVOnline

DCVOnline: (1) Quả bom loại CBU-55, mẫu đầu tiên, dùng trong chiến tranh Việt Nam 1 lần duy nhất là quả BLU-82 (“daisy cutter”) được đưa từ Thailand vào Việt Nam hồi đầu tháng tư. Trung tướng Homer Smith là người mở đường cho chính quyền miền Nam dùng bom chống lại cuộc tấn công của quân cộng sản Bắc Việt. Quả bom BLU-82 duy nhất do máy bay C130 của không quân Việt Nam từ cao độ 6.100 m thả xuống chiến trường Xuân Lộc (13/04/1975). Bom nổ thành một khối lửa rộng 16.000 m2. Chuyên gia vũ khí ước lượng quả bom đã giết khoảng 250 nhân mạng; họ chết vì ngạt thở (thiếu dưỡng khí vì đám cháy đã sử dụng hết O2 trong khí trời) chứ không phải chết vì phỏng hay sức ép. (Nguồn: Bách khoa Tòan thư mở).

Kế hoạch di tản của người Mỹ

Phần người Mỹ, họ đã có chương trình rút khỏi miền Nam rồi. Nhưng cuộc di tản không dễ dàng như dự liệu. Nhiều lúc gặp khủng hoảng bế tắc gần như bị tê liệt. Thái Lan và Singapore không chấp nhận tình trạng người di tản ồ ạt kéo sang nước họ (Massive influx). Đại sứ Martin và trùm mật vụ Polgar hầu như bất lực vì luật di trú chỉ cho phép nhập cư 20.000 người/năm. Làm sao giải quyết con số trù liệu ban đầu là 50.000 người Việt Nam cần được di tản. Nhưng người ta còn nhớ biệt lệ là năm 1960, 600.000 người Cuba đã lánh nạn sang Hoa Kỳ sau vụ vịnh Con Heo thất bại thời Kennedy.

Mặc dầu vậy, một cầu hàng không với các máy bay vận tải C141 “Starlifter” và C130 “Hercules” từ Tân Sơn Nhất chở người tỵ nạn ra đi mỗi ngày. Cứ nửa giờ có một chuyến bay cất cánh. Đã có 30.000 người Mỹ và Việt Nam rời khỏi Việt Nam trong khoảng thời gian từ 14 đến 21 tháng tư. Số người Mỹ còn ở lại Việt Nam lúc bấy giờ là7500 người.

Họ ra đi thầm lặng trong nỗi hoảng sợ của người còn ở lại.

Mỗi người Mỹ bỏ ra đi là một niềm hy vọng mỏng đi. Mỗi chiếc máy bay trực thăng quần quật trên bầu trời tăng thêm nỗi chán nản và thất vọng.

Nhưng nhiều người vẫn cố tin là truyện người Mỹ bỏ ra đi là không thể xảy ra được. Niềm tin gần như vô vọng, cố bám víu vào một thực tại không tưởng dù trước mặt là một sự trống rỗng chính trị. Ông Thiệu từ chức. Ông Hương hai mắt hầu như mù loà bất lực. Phần lớn chính trị gia, kẻ có tiền đã tìm đường tẩu thoát, bằng mọi giá.

Họ là ai trong những người may mắn ra đi sớm? Có thể do công việc của họ dính tới an nguy (High risk) của họ nên được Mỹ cho đi trước. Như trường hợp đám nhân viên, bí danh (House 7), trụ sở Đài phát thanh của Mỹ phát ra Bắc, trong đó có đài Mẹ Việt Nam, ở số 7 Hồng Thập Tự. Sếp của đài này, Ông Bill Johnson đã tìm đủ mọi cách đưa toàn bộ nhân viên và gia đình họ, 110 người ra đảo Phú Quốc vào ngày 21 tháng tư, sau đó sang đảo Guam. (Trích tóm lược Decent Interval, Frank Snepp, trang 407-411 và Et Sai Gon tomba, Paul Dreyfus, trang 356-358)

Nhưng còn những người khác thật cũng khó mà biết được lý do gì họ được đi trước.

Lúc bấy giờ, ai có thân thì lo và ai được đi là trúng số. Nhưng dù chỉ đi trước một tuần, họ bi coi là những kẻ “bội phản”dưới mắt người ở lại. Nó không có “chính nghĩa” như cuộc di cư 1954-1955 bởi vì họ bỏ lại đồng loại. Nhưng đi sau đó ngày 30 tháng tư thì không ai có thể nói gì được nữa.

Người Mỹ đã chuẩn bị và đưa 120.000 người di tản đến 5 căn cứ sau đây:

– Căn cứ không quân Clark ở Phi Luật Tân.

– Căn cứ không quân B52 ở đảo Guam

– Trại lính của Không quân Mỹ Travis ở phía Bắc California.

– Khu nhà thờ ở vùng Los Gatos, cách San Franscisco 80 km

– Vùng Mount Angel ở Oregon. (Trích Et Saigon tomba, Paul Dreyfus, trang 357).

Tình hình thêm nguy ngập. Cơ quan W.A.S.A.G. (Washington Special Action Group) họp với CIA và quyết định chương trình có tên là “Phase Two” gia tăng việc di tản. Đang từ con số 500 người mỗi ngày lên 6000 người/ngày. Người Mỹ xử dụng 60 máy bay khổng lồ CH46 và CH43 chở người di tản ra các Hàng không mẫu hạm Hancock, Okinawa, Midway, Enterprise và Coral Sea cộng thêm 40 tàu chiến đủ loại, ở cách Vũng Tàu 30 dặm.

Phần những người Mỹ còn ở lại khoảng 1500 người chờ theo mật lệnh là “Thời tiết là 105 độ Fahrenheit.” Mới đầu chính thức chỉ có 13 bãi đáp trực thăng, sau đó tăng gần 30 bãi được chỉ định để đón những người được di tản.

Trong khi đó, căn cứ không quân Mỹ ở Thái Lan được lệnh như sau khi cần là:

Nếu trực thăng Mỹ bị Việt Cộng bắn hạ thì họ có bổn phận phá hủy các dàn Hỏa tiễn SA-2 và SA-7 (2) của Bắc Việt.

Thomas Polgar, sếp CIA Saigon 1975

Nguồn: cia-spotters.blogspot.com

Tổng thống Thiệu từ chức (21/04/1975)

Nguồn: BBC/AP

Câu hỏi trong ánh mắt: Tại sao họ bỏ chúng tôi? (Đà Nẵng, tháng 3, 1975)

Nguồn: Tears before the rain/Photo: Trần Khiêm

Nếu trực thăng di tản bị các đơn vị lính Việt Nam quá tức giận và bắn rơi thì máy bay Mỹ ở Thái Lan được lệnh bỏ bom những đơn vị quân đội ấy.(Trích Et Saigon tomba, Paul Dreyfus, trang 358)

May mắn là mọi chuyện đã không xảy ra. Nhưng điều đó chứng tỏ rằng người Mỹ cũng hiểu rằng việc bỏ miền Nam là một điều không được người miền Nam chấp nhận.

Sáng 25/04/1975

Đài phát thanh Sài Gòn sáng 25 tháng 4 còn loan tin, Lê Duẩn vừa ám toán một địch thủ chính trị số 1 của ông ta và quân đội của Trung Cộng đã tràn qua biên giới Việt-Trung để trả thù cho việc ám hại này. Giới báo chí ngoại quốc chỉ coi là một tin vịt trong lúc tình thế rối beng ở Sài Gòn.

Họ ví von như thể Cây hài John Wayne đang diễn hài trên sân khấu mà ở dưới không có một khán giả nào ngồi coi cả.

Nếu lấy tiền tệ để đo lường mức cảm ứng chính trị thì nay 5 ngàn đồng Việt Nam đổi lấy được một đồng mỹ kim.

Chỉ có một tin vui, chính quyền Mỹ ở Washington chấp thuận nâng nấc Quota lên mức trần tối đa là 130.000 người Việt Nam có thể vào Mỹ trong năm nay.

Những cuộc ra đi tiêu biểu

Có nhiều cuộc ra đi và cũng có nhiều cách đi. Nhiều hoàn cảnh bi lụy cũng như toan tính đến đau lòng.

Trường hợp Mai Lý và Frank Snepp

Frank Snepp làm việc cho CIA trong vai trò chuyên viên phân tích các tin tức tình báo. Những ngày áp chót, F. Snepp bận bịu ngập đầu để tìm cách đưa những người bạn Việt Nam di tản ra khỏi Việt Nam. Nhưng có một người cần phải đưa, bắt buộc phải đưa thì F. Snepp lại để lỡ mất cơ hội, từ đó gây ra một thảm kịch mà chính ông ta đã viết lại. Vào khoảng sau buổi trưa ngày 29, F. Snepp nhận được một cú điện thoại của một người “bạn gái” tên Mai Lý, gốc Trung Hoa. Người bạn gái đó khóc lóc năn nỉ. Nhưng lúc đó F. Snepp quá bận bịu và hẹn cô gọi lại trong một giờ. Một giờ sau, F. Snepp lại bận làm một phúc trình cho Polgar và xin ghi lại những dòng ghi lại của F. Snepp:

Around midmorning, a Chinese girl, an old acquaintance, called to ask my help. Her American husband had abandoned her and her children, she explained tearfully; she had no one else to call on but me. I told her wearily I could do nothing at the moment. I was chained to my desk. “But contact me again in an hour,” I said. “I’ll see what I can do. “There was a brief silence on the other end of the line. Then her voice drifted in, cool and distant. “If you won’t help me, “she said, I’m a dead woman, I’ll kill myself and my children. I’ve already bought the pills.” I glanced at the papers piled in front of me. Polgar wanted something written another useless analysis, as soon as possible. No, I could not break away. “Look,” I said, “Just phone in an hour. I’ll help you then.”

Precisely on schedule, an hour later, she called again. As it happened, I was away from my desk. She left a message with the duty officer: “I would have expected better of you. Good bye.”

That was the last I heard from her.

(Trích Decent Interval, F. Snepp, trang 454)

Cho đến khi viết Decent Interval, 1977, F. Snepp vẫn không muốn nói rõ về số phận của cô Mai Lý. Frank Snepp đã tránh né gọi Mai Lý là vợ của một người bạn Mỹ khác mà ông có quen biết. Nhưng sau nhiều năm bị ám ảnh và hối hận về cái chết của hai mẹ con. Frank Snepp đã viết lại câu chuyện bi kịch này khi ông quay trở lại Việt Nam và đến thăm chỗ ở cũ của Mai Lý:

On the pretext of inspecting an amusement park that had newly risen on an old garbage dump, I asked to be delivered to a three-story tenement where Mai Ly had once lived with the child I believed to have been my own. I desperately wanted to go inside, to ask the denizens if they remembered her, if there was any chance I had misapprehended her death and the child’s. But Mr. Nguyen warning’s constrained me. The last thing I would do was imperil anyone with my curiosity. After tossing a handful of flower petals on the sidewalk as if discarding refuse. I bade the driver continue on, even as I scanned the passing faces for some semblance of a youthful mirror of my own... Had my son lived, he would be eighteen now.

(Trích Irreparable Harm, Frank Snepp, trang 371)

Nếu con của F. Snepp và Mai Lý, người phụ nữ bất hạnh còn sống thì nay cháu không phải 18 mà 34 tuổi rồi. F. Snepp còn làm một cuộc hành hương đi tìm lại dĩ vãng của Mai Lý, chẳng hạn đến tòa đại sứ cũ, nơi mà Mai Lý thường bố thí cho kẻ nghèo mà cô gặp trên đường.

Một khám phá ngạc nhiên và không mấy vui là Frank Snepp đã tìm thấy cuốn sách của ông, một pirated copy, dịch ra tiếng Việt cuốn Indecent Interval, lấy nhan đề Cuộc trốn chạy. Đây là một vụ dịch thuật không xin phép tác giả và ăn cắp bản quyền của F. Snepp.

Mặc dầu vậy, F. Snepp cũng đã mua một bản dịch chính cuốn sách của mình.

Hành trình di tản 10 năm của một sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa và con gái

Có những người di tản may mắn. Chi mất một thời gian vài tuần đã định cư ở Mỹ. Nhưng phần đông các sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, phải mất ít nhất 10 năm hoặc hơn thế nữa để làm cuộc hành trình di tản đi trong sa mạc trước khi đến được bến Tự Do.

Đó cũng là trường hợp của Trung Tá P.N.N, trưởng phòng 3 hành quân, sư đoàn 3 ở Biên Hòa. Trung tá P.N.N và cô con gái. mỗi người một hoàn cảnh mà mười mấy năm sau cha con mới gặp nhau.

Trung tá P.N.N người hiền lành như bụt đã làm việc dưới quyền tướng Đỗ Cao Trí, Phạm Quốc Thuần, Dư Quốc Đống. Nhưng khi mất Phước Long thì TT Nguyễn Văn Thiệu thay thế tướng Đống bằng tướng Toàn. Một trong những người tin cẩn của ông Thiệu.

Trung tá P.N.N đổi về Sài Gòn một thời gian ngắn trước khi miền Nam mất. Khi đó, ở Biên Hòa thỉnh thoảng đã bị cộng quân pháo kích rồi.

Bạn của trung tá P.N.N là đại tá N.T.L, Lôi Hổ đã quyết định di tản cùng với gia đình. Ông đã hứa với trung tá P.N.N mang theo người con gái của bạn đi theo. Cô gái lúc ấy mới 19 tuổi, vừa đỗ tú tài năm trước. Tối 29, gia đình vợ con đại tá cùng cô con gái người bạn đi xe jeep đến Nhà Bè, Phú Xuân, ở đó có tàu hải quân chờ sẵn. Anh của cô gái sau cùng cũng chạy theo kịp bằng xe Suzuki ra bến Nhà Bè.

7 giờ tối, tàu nhổ neo trên đó đã chất đầy người. Tình cảnh chia lìa, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ các em lẫn lộn. Lần đầu tiên cô gái xa lìa tổ ấm gia đình và klhông biết số phận những người còn lại sẽ ra sao.

Cô gái chỉ còn nhớ là từ trên sông Sài Gòn, chỉ còn nghe những tiếng súng nổ lớn và những đóm lửa cháy.

Cô chỉ còn nhớ vỏn vẹn có vậy.

Sáng hôm sau ra đến tàu Mỹ, gặp chiếc Green Forest. Mọi người được chuyển xuống một sà lan, sau đó dùng thang giây lần lượt lên tàu Mỹ. Đến buổi chiều thì có loa gọi lên bong sàn tàu để tắm. Cô con gái như mọi người khác cứ mặc cả quần áo để tắm bằng nước biển. Thay vì đợi cho quần áo khô. Cô đi lang thang kiếm chỗ để thay đồ. Thấy có một cánh cửa sắt nhỏ. Cô dùng hai tay vặn quả đấm như một cái khung tròn. Mở được cửa, vô ý, cứ thấy bước xuống mà thật ra chỉ là một cái hầm tối đen.

Cứ thế mà cô rơi xuống hầm tối. May chưa ngất. Cô hét to và những người thủy thủ trên bong lôi được cô lên, chở bằng ca nô ra tàu bệnh viện của hạm đội. Cô được mổ cấp cứu tức khắc ở phần bụng. Sau đó tàu bệnh viện này mấy ngày sau đến được căn cứ hải quân Subic Bay ở Phi Luật Tân. Ở đây, cô lại một lần nữa phải mổ lại bụng vì lên cơn sốt nặng. Một thời gian sau, chẳng nhớ là bao lâu, cô được máy bay quân đội Mỹ chở về bệnh viện Eglin Air Force ở Florida. Ở đây cô được bó bột vì gẫy hai đốt xương sống.

Sau đó cô được ân nhân Mỹ nhận nuôi đem về Tampa. Cô được vợ chồng người bảo trợ cho đi học tiếng anh, sau đó lên Đại Học. Ra trường, đi làm và bảo lãnh 4 đứa em cùng bố mẹ sang và nay định cư ở California. Phần người anh của cô nay cũng tốt nghiệp và cũng hành nghề tại đây.

Hành trình của cô là may mắn, mặc dầu có bất hạnh.

Nay thì cô đã tạm quên tất cả như một hoài niệm quá khứ và nghĩ mình còn may mắn hơn nhiều bạn bè ở lại.

Phần cha cô, cuộc di tản kéo dài thêm 10 năm. Ông đi trình diện ở trường Don Bosco Thử Đức. Được đưa về Long Giao, Long Khánh rồi Suối Máu ở Tân Hiệp.

Một năm sau, ông được đưa bằng tàu biển ra Bắc, bị giam ở Hoàng Liên Sơn. Ngày ngày đi phá rừng, đốn củi làm nhà, dựng trại, làm hàng rào trại, sau đó trồng rau. 4 năm bị cắt đứt với gia đình và không được tiếp tế.

Nổi khổ đủ điều kể sao cho hết.

Năm 1979, vì có chiến tranh biên giới Trung Việt, ông được chuyển trại về Nam Hà. Trại này do công an quản lý.Thay vì đốn gỗ thì nay đập đá. Từ lúc này ông đã được gia đình tiếp tế.

Đến 1981 thì ông được chuyển trại về Pleiku.

Về Pleiku cũng là miền Nam. Một thứ về nhà.

Đến năm 1985, ông được gọi lên và chấm dứt 10 năm học tập khổ ải.

Sau này, ông được đi sang Mỹ theo diện HO và nay sống an vui bên cạnh con gái.

Trường hợp trung tá P.N.N và cô con gái là những mảnh đời khác nhau của số phận người miền Nam di tản.

Lại cần những giọt nước mắt trong mưa?

Nhưng không. Xin hứa lần này là những giọt nước mắt hạnh phúc và đoàn tụ.

Cuộc di tản của tướng Trần Văn Đôn

Người ta vẫn lầm tưởng rằng có một số nhân vật nổi tiếng miền Nam cỡ bác sĩ Trần Kim Tuyến, Trung tướng Trần Văn Đôn thì việc di tản là dễ dàng. Nhiều khi không phải vậy. Bác sĩ Tuyến nếu không có Phạm Xuân Ẩn giúp ra đi vào phút chót thì số phận ông ra sao? Dân chúng tràn ngập mặt tiền tòa đại sứ, ai muốn vào cũng khó dù là những người được tòa đại sứ có nhu cầu phải giúp đỡ. Về tướng Đôn, xin ghi lại hồi ký của Thomas Polgar:

“We had some people on the outside that we desperately felt we needed to evacute, such as the chief of communications intelligence and the deputy chief of police of special police which was in fact the political police. We had the wife and children of a lieutenant general in charge of psychological warfare. We had the defense minister, Tran Van Don, in the group. We had the chief of protocol and his family - all outside the embassy. How are we going to get them evacuated? I was able to communicate with them. Don managed to load on a helicopter off the roof of an apartment building that was not a designated helicopter site (and that’s a story too).

(Trích We were defeated Army, Thomas Polgar, trong Tears before the rain, trang 73)

Cuối cùng thì Polgar cũng đã tận tình “cứu vớt” được một số nhân vật quan trọng khác trong chính quyền miền Nam trong một chuyến bay sang Phi Luật Tân. Trong số hành khách được đặc quyền có tướng tình báo Nguyễn Khắc Bình, Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Bá Cẩn. Khi tướng Bình di tản thì toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của Công An, cảnh sát còn để lại. Cộng với 7000 người tù Chí Hòa được thả ra.

Cuộc di tản của tướng Kỳ như chính ông giải thích

This was the moment when I realized all hope had gone. I called the Air Force Command again. The Staff had moved to the U.S. defense attaché office and were being evacuated. I decided to leave, too. As I walked down the stairs, I met General Truong, former commander of Military Region I.

“What are you doing here?” I asked him. Truong replied, “I don’t know what to do any more.”

His family had left several days previously, so I told him, “Come along with me, then.”

Tôi thấy phần lớn các quý vị sĩ quan cao cấp và các cấp lãnh đạo chính quyền đều cẩn thận gửi vợ con đi trước. Và đến phút chót thì ra đi một mình.

Tôi nghĩ không cần gì phải biện hộ cho việc ra đi của mình. Việc làm đó là thừa. Tự nó việc di tản có lý do của nó rồi.

Cuộc ra đi của ông Nguyễn Văn Thiệu và tướng Trần Thiện Khiêm

Về cá nhân, ông Thiệu rất hận về việc bị ép buộc từ chức này. Ông nghĩ đến chuyện trả mối hận ấy. Riêng bà Thiệu, ông lo liệu để bà rời Việt Nam trên một chuyến bay đi Băng Cốc (Bangkok) vào buổi sáng ngày thứ năm. Ông Nguyễn Văn Kiểng, anh ông, cũng từ Đài Loan về khuyên ông Thiệu nên ra đi. Nhưng ông Thiệu vẫn tin rằng ông vẫn có vai trò, và nếu phải ra đi thì ra đi trong danh dự, cùng với một bộ tham mưu của ông. Riêng Hoàng Đức Nhã đã nói thẳng thừng với ông như sau: “No, my President,” he told Thieu, “there is no longer any time for honor or revenge. You must leave now.” (Trích Decent Interval, F. Snepp, trang 434).

Theo tài liệu của một phụ tá của ông Thủ tướng Khiêm vừa được đăng trên báo KBC Hải ngoại, Ông Nguyễn Văn Thiệu trước khi ra đi cũng biết nỗi nguy hiểm nên nhét vội khẩu Browning vào túi áo. Tại sao một tổng thống phải làm như vậy? Lúc này ông đeo súng với tư cách một tổng thống hay một kẻ bỏ cuộc sợ bị thanh toán? Lên xe, ông còn hỏi các sĩ quan phụ tá có mang súng đầy đủ không? Các vị sĩ quan phụ tá cũng đều có mang theo súng.

Điều đó cho thấy tình hình nghiêm trọng của chuyến ra đi này.

Had my son lived, he would be ...

Nguồn: franksnepp.com

TT Nguyễn Văn Thiệu (1975)

Nguồn: Đài TNND Tp HCM

Đại tá Nhan Văn Thiệt lái xe, Đại tá Trần Thanh Điền ngồi cạnh ông Thiệu. Mặc dù ra đi quá vội vã, ông Thiệu cũng làm thủ tục xin Tổng Thống Trần Văn Hương ký giấy xuất ngoại với tư cách đại diện chính phủ sang Đài Loan. Đơn vì vội không có người đánh máy, ông phải viết tay gửi Tổng Thống Trần Văn Hương tham dự tang lễ cố Tổng Thống Trưởng Giới Thạch. Trong đơn còn xin đi trong 6 tháng do chí phí chính quyền đài thọ. Danh sách đoàn tùy tùng của TT nguyễn Văn Thiệu đều là sĩ quan cả như quý ông: Đại tá Võ Văn Cầu, Đại tá Nguyễn Văn Đức, Đại tá Nhan Văn Thiệt, Đại tá Trần Thanh Điền, Trung tá Tôn Thất Ái Chiêm, bác sĩ thiếu tá Hồ Vương Linh, Đại úy Nguyễn Phú Hải, phục dịch viên Nghị. (Hai người sau cùng không có mặt trong chuyến đi) Phần tướng Trần Thiện Khiêm mang theo đoàn tùy tùng có Trung tá Đặng Văn Châu, thiếu tá Đinh Sơn Thông, thiếu tá Nguyễn Tấn Thận, ông Đặng Vũ. (Theo báo KBC Hải ngoại, số 39, tháng 4, 2009). Đi công vụ mà mang theo toàn đại tá. Phần Thủ tướng Trần Văn Hương hành xử theo đúng thủ tục hành chánh có bút phê: “Chấp thuận”, ký tên đề ngày. Không có con dấu triện. Chắc chưa kịp khắc.

Theo vị phụ tá của ông Khiêm thì chính Thủ Tướng Trần Văn Hương có nhã ý ký một công vụ cho cựu TT Nguyễn Văn Thiệu để dễ dàng thủ tục xuất ngoại. Nhưng cắt nghĩa thế nào về đơn viết tay của TT Nguyễn Văn Thiệu?

Những người này chỉ ra đi 6 tháng công vụ hay cả đời họ?

Theo lời tường thuật của Frank Snepp, ông được tướng Timmes nhờ chở ông Thiệu và ông Khiêm ra phi trường. Frank đã xử dụng ba chiếc Limousine của tòa đại sứ, trong đó một chiếc do chính Frank lái chở ông Thiệu và tướng Timmes. Họ chở đám người còn lại trên hai xe khác ra phi trường Tân Sơn Nhứt. Ông Thiệu ngồi giữa một phụ tá là một đại tá và bên kia là tướng Timmes. Trên đường đi, hai lần tướng Timmes yêu cầu ông Thiệu ngồi thụp xuống để tránh trường hợp bị lính Việt Nam Cộng Hòa tức giận bắn lén (Again, Timmes warned him to stay down). Tại phi trường, đại sứ Martin đã có mặt ở chân cầu thang chiếc máy bay C118, bốn động cơ. Frank Snepp viết:

As the back door click open, Thieu leaned over the seat and tapped me on the shoulder. “Thank you”, he said hoarsely, offering his hand. He held my grasp for a few moments, blinking away tears, then slid out and trotted up the ramp. Khiem and the claque of aides, packages underarm, cameras and shouder bags banging lapels, rushed after him.

“I just told him good bye,” Martin recalled of their final conversation.

Nothing historic. Just good bye.

(Trích Decent Interval, Frank Snepp, 434-436).

TT Trần Văn Hương (21/04/1975)

Nguồn: Đài TNND Tp HCM

Douglas C118 tương tực chiếc phi cơ CIA (Aie America) đã đưa hai ông Thiệu Khiêm và tùy tùng đi Đài Bắc.

Nguồn:wetwing.com

Được hỏi thăm về Bà Thiệu, TT Nguyễn Văn Thiệu trả lời: Bà ấy đang ở Luân Đôn để mua ít đồ cổ.

Từ khi di tản ra khỏi nước, cả hai ông đã không tuyên bố một lời. Không viết một chữ.

Cũng còn một vài điều tốt cần ghi lại. Theo ông trùm mật vụ CIA Thomas Polgar:

“Thieu didn’t take any gold out with him that night. That story is just bullshit. Nobody in his right mind packs gold so that it is loose in a suit case, for gosh sake. I mean, I’ve had a Vietnamese friend who took out gold and I know this gold was packed very tightly and surrounded with all kinds of clothing and rubber bands and tape. Nobody wants to hear coins rattling around in a bag.”

(Trích Tears before the rain, bài viết của Thomas Polgar, trang 68)

Dư luận thường chỉ nhắm vào TT Thiệu về việc chuyển vàng bạc ra ngoại quốc. Nhưng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, sau khi từ chức thủ tướng, ông đã lo chuyển tài sản của ông sang Đài Loan và Paris. Theo tướng Trần Văn Đôn, ông Khiêm đã chuyển 9 tấn tài sản của mình cho tòa đại sứ Việt Nam tại Paris vốn là bà con bên vợ của ông Khiêm. (Trích Our Endless War Inside Viet Nam, Trần Văn Đôn, trang 242).

Việc Ông Thiệu di tản sang Đài Loan mà không đi Mỹ có lý do của nó. Khi dừng lại Đài Loan được vài ngày thì có bà bạn của TT Thiệu (Anna Chan Chenault, 陳香梅 , Trần Hương Mai - DCVOnline) cũng như cựu TT Nixon. Chính bà là người liên lạc với TT Nguyễn Văn Thiệu và dư luận cho rằng việc đắc cử của ông Nixon là nhờ chuyện gặp gỡ này (3). Bà đã khuyên ông Thiệu nên ở lại Đài Loan vì tình hình chính trị bên Mỹ với những người chống chiến tranh còn mạnh. Sự có mặt của ông ở Mỹ bất lợi cho chính phủ Mỹ. Nhưng vợ con ông thì có thể sang Mỹ mà không có trở ngại gì.

Sau này, ông Thiệu cũng nhiều lần sang Mỹ thăm con gái.

Trong khi người Việt bằng mọi cách ra đi khỏi miền Nam thì có 250 ký giả ngoại quốc bằng lòng chấp nhận ở lại. Cũng có rủ ro. Đông nhất có ký giả người Pháp khoảng 60 người của các hãng AFP, Televison Francais, Paris-Match, Reuters, Le Point, Le Monde, Le Figaro... Một vài nhà báo quen thuộc như Bernard Edinger, Jean-Louis Arnaud, Paul Dreyfus, Francois Debré vv Cạnh đó còn có khoảng 50 nhà báo Nhật, 30 nhà báo nước Anh..(Trích Et Saigon tomba, Paul Dreyfus, trang 359).

Họ ở lại để chứng kiến cơn hấp hối của miền Nam. Nhiều người trong họ sẽ hãnh diện về điều này.

Tổng Thống 48 giờ

Có nhiều tin cho hay, tướng Dương Văn Minh từ chối chức vụ Thủ tướng chính phủ của TT Trần Văn Hương. Ông đòi hỏi trực tiếp trở thành Tổng thống để có đủ tư cách thương lượng với phía bên kia.

Phải chăng đó là giải pháp duy nhất trong lúc này. Bởi vì ông Minh là nhân vật có thể được chấp nhận cả từ hai phía? Nhưng ông muốn có trọn vẹn quyền hành. Hoặc là nhận hoặc không nhận.

Người nhảy vào cuộc vào lúc này không ai khác là đại sứ Pháp Jean-Marie Mérillon. 49 tuổi, năng động, ông đi lại giữa tòa đại sứ và dinh Độc Lập để thuyết phục TT Trần Văn Hương từ chức. Ông nói thẳng cho TT Trần Văn Hương biết là phía bên kia không bằng lòng nói chuyện với bất cứ ai thuộc chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.

Ông là người đã khuyên TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức và ra đi và nay khuyên TT. Trần Văn Hương.

Theo Hồ Ngọc Nhuận, người của ông Minh kể lại như sau về vụ ông Hương:

Một ngày trong những ngày dài vô tận, ông Trần Văn Hương quyết “tử thủ” không chịu trao quyền, dù Sài Gòn có phải “tắm máu.” Ông Hương đã từng được ông Thiệu phong là “hạ sĩ danh dự” của quân đội Việt Nam Cộng Hòa... Tôi có dịp ngồi một mình với tướng Minh. Bỗng ông nói: Toa làm thế nào đó thì làm. Nếu ông Hương cứ kéo dài hoài thì moa không nhận đâu.

Tôi hiểu “toa” ở đây là tôi và nhóm anh em dân biểu nghị sĩ đối lập đang “quậy” ở Quốc Hội để buộc ông Hương phải từ chức. Và “moa” không nhận đâu là ông không nhận chiếc ghế Tổng Thống mà ai cũng thấy không còn cái chân nào ra cái chân nào.

(Trích Hồi ký Đời, Hồ Ngọc Nhuận, trang 395-396)

Cạnh đó còn có ông Trần Quốc Bửu, chủ tịch Tổng liên đoàn lao công Việt Nam người của CIA yêu cầu ông Hương từ chức. TT Thích Trí Quang, chùa Ấn Quang cũng yêu cầu Thủ tướng nhường chỗ cho tướng Dương Văn Minh.

Người ta vừa đẩy ông lên chưa được mấy ngày, nay ép nhường chỗ? TT Trần Văn Hương là người của nguyên tắc, ông phải tìm ra một giải pháp hợp pháp, hợp hiến trước khi nhường quyền cho người khác. Cuối cùng thì sau nhiều giờ thương lượng, bàn cãi. Quốc Hội lúc bấy giờ vắng mặt đến một nửa. Ông Trần Văn Lắm, chủ tịch Quốc Hội phải tức tốc liên lạc với dân biểu còn lại (tổng cộng 134) để dự một phiên họp quốc hội (4) đặc biệt. Trong trường hợp không tụ hội đủ các dân biểu thì giải pháp cuối cùng là phải truất phế TT Trần Văn Hương bằng võ lực.

Rất may điều đó đã không xảy ra cứu vớt được danh dự cho “ông già gân.”

Cuối cùng những vị dân cử còn ở lại, có mặt đã đồng loạt cả hai viện quyết định giao toàn quyền cho tướng Minh. Con số các vị dân cử có mặt là bao nhiêu? 135 dân biểu và 60 thượng nghị sĩ nay còn lại bao nhiêu?

Theo ký giả Paul Dreyfus viết trong Et Saigon tomba không đến một nửa số quý vị dân cử có mặt. Những người kia đi đâu? Đã rời khỏi Việt Nam? Đã khôn ngoan tránh mặt trong lúc này? Hay chỉ muốn từ chối một phiếu tín nhiệm trong hoàn cảnh này?

Quang cảnh ồn ào bất thường đến như phi thực trong khi quân đội Bắc Việt chỉ còn cách Sài Gòn có 30 km.

Người ta như quên rằng có một quả rốc két rơi trúng khách sạn Majestic vào 4 giờ sáng nay. Một quả nữa rơi về phía nhà ga Sài Gòn. Có thể quả rốc két nhằm Nha Cảnh sát, nhưng lại rơi vào đám nhà dân. Có nhiều nhà bị cháy rụi với 5 người chết, không kể bị thương.

Những quả rốc két này là một dấu hiệu báo động trước.

Vậy mà cũng vẫn có nhiều vị đại diện lên diễn đàn phát biểu trong khi ở dưới ồn ào thảo luận về những truyện khác. Hình như mọi người cố níu kéo đến lúc cuối cùng một nền cộng hòa mà trong đó nguyên tắc dân chủ phải được tôn trọng đến giây phút cuối cùng.

Đêm Sài Gòn đã đến từ lúc nào. Các vị dân cử coi như đã chu toàn trách nhiệm của mình đối với đất nước. Và sau buổi bàn giao này, mọi người hối hả, lo âu chuyện nhà, chuyện ra đi, sau khi chuyện đất nước đã làm xong.

Mỗi người đều sắp xếp đâu vào đấy phương tiện ra đi của mình.

Một lần nữa, ông “già gân”, mắt đeo kính râm, bước đi chậm chạp, chân đi run rẩy phải vịn vào một người phụ tá. Ông xin từ chức và trao toàn quyền lại cho ông Minh.

Phần chung quanh ông Minh, có độ 25 người thân cận. Tìm không ra người. Phần lớn đều là phe cánh của ông Nguyễn Văn Thiệu. Cuối cùng đã chọn ra cụ Nguyễn Văn Huyền trong chức vụ Phó tổng thống, ông Vũ Văn Mẫu trong chức vụ thủ tướng. Những người cộng tác này soạn thảo chương trình, danh sách, đánh máy chuẩn bị cho vai trò của ông Minh sắp tới.

Phần ông Kỳ, vai trò “diều hâu” không còn chỗ cho ông nữa. Chỉ còn đường duy nhất là cùng nhóm người đồng đội lái trực thăng ra Midway của Mỹ.(5)

Tướng Minh lên cầm quyền

Thế là xong. Ông già Hương sẵn sàng nhường và chuyển giao mọi quyền hành cho tướng Minh trước sự có mặt của các vị thượng nghị sĩ và dân biểu.

Một sự chuyển giao hợp pháp. Hợp hiến. Đó là điều mà ông già Hương đòi hỏi.

Phần tướng Minh thì nay rộng tay để có thể “thương thuyết” với phía bên kia. Trong tình thế này, ông hy vọng đạt được “một thứ Hoà Bình trong danh dự.”

Phần Tổng Thống Trần Văn Hương tuyên bố từ chức và không dấu được dòng lệ chảy xuôi đôi gò má. Không biết Tổng Thống Trần Văn Hương khóc cho vận số miền Nam hay cho việc phải từ chức. Đến chín phần mười là khóc cho số phận miền Nam.

Lại có một người nữa, một kẻ sĩ cuối cùng nhỏ những giọt nước mắt trước cơn mưa của miền Nam Việt Nam.

Một đại diện thân cận tướng Minh nói với các ký giả: Nous allons tenter une mission impossible.

Phải họ đang nhận lãnh một sứ mệnh không thể nào thực hiện được.

Sài Gòn trong cơn hấp hối, 29/04/1975

Kể từ sau bài diễn văn nhậm chức của tướng Minh. 11 giờ 30 sáng. Một tiếng nổ trước tiền đình Hạ Viện, ngay dưới chân tượng đài chiến sĩ, về phía tay phải. Thiếu tá Long đã dùng súng tự sát. Chiếc mũ sĩ quan cảnh sát để trên ngực. Viên sĩ quan còn thoi thóp khi được chở vào nhà thương Grall. Nhà thương lúc bấy giờ đầy người bị thương nằm la liệt. 2 giờ sau, viên sĩ quan cảnh sát mới tắt thở.

Người ta cho hay trước đây, tướng Phạm Văn Phú cũng được chở tới đây. Ông tự sát bằng cách uống cả tube thuốc Nivaquine. Ông vẫn còn thở bằng oxygen. Nhưng rồi bệnh viện không còn đủ oxygen, bác sĩ đã quyết định rút ống oxygen và tướng Phú đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 30 tháng tư. Một bài viết, chắc là thân cận của tướng Phú viết có khác bài viết này về những giây phút cuối cùng của tướng Phú.

Có nhiều tiếng nổ lớn ở nhiều nơi mà người ta không thể phân biệt đó là tiếng đại bác, tiếng hỏa tiễn hay tiếng súng đại liên, tiểu liên, ngay cả tiếng bom? Vài phụ tá của ông Minh như thiếu tá Hoa Hải Đường hoảng đoán chừng ông Nguyễn Cao Kỳ làm cuộc đảo chánh. Theo Hồi ký Hồ Ngọc Nhuận, đêm 29/04, một ngày sau ngày nhậm chức của ông Minh, Thiếu Tá Hoa Hải Đường vận quân phục tính đi chiếm lại đài phát thanh vì sợ tướng Kỳ làm đảo chánh. Vì trong đảo chánh, đài phát thanh là một trong những mục tiêu dành giật nhau gay go nhất. Hồ Ngọc Nhuận bán tin bán nghi: giờ phút này mà còn muốn làm đảo chánh.

Sau này, Không biết làm thế nào mà Thiếu tá Hoa Hải Đường còn ở lại đến tối 29/04. Vậy mà nay gia đình định cư ở Mỹ. Chẳng biết ông đi sáng 30/04 như trường hợp Nguyễn Hữu Chung hay đi diện HO?

Sau này được biết tiếng nổ do từ hai phía... Lính Việt Nam Cộng Hòa chán nản cũng nổ súng. Nhưng đều bắn lên trời.

Lúc này bắn Trời là phải rồi.

Một chi tiết muốn viết thêm. Huỳnh Bá Thành, nằm vùng, có kể trong sách “Chung một bóng cờ” (Về Mặt Trận Giải Phóng miền Nam) rằng Cách mạng không muốn chấp nhận giải pháp Dương Văn Minh nữa và họ tính chiếm Sài Gòn với bất cứ giá nào. Có thể pháo vào thành phố 6000 quả? Quả thực đã có lệnh tấn công Sài Gòn ngay từ ngày 12 tháng tư, 1975.

Buổi sáng sớm ngày 29 tháng tư, nhiều tiếng nổ lớn ở hướng phi trường Tân Sơn Nhất. Cộng sản nã Rốc két 122mm của Liên Xô làm chết hai lính gác. Không quân Việt Nam Cộng Hòa trả đũa. Máy bay AC119 và trực thăng UH-I định vị trí nơi đặt hỏa tiễn và tấn công. Cộng sản dùng hỏa tiển Strella và bắn cháy chiếc AC119 của ta... Các sĩ quan không quân đã vội vã lái những chiếc máy bay còn lại F-5E và A37 sang Thái Lan. Có tất cả 23 máy bay F-5E và 28 A-37 đã sang được ba phi trường ở Thái Lan. Khi vừa đậu lại thì có các nhân viên của Mỹ trực sẵn và sơn lại các nhãn hiệu máy bay với các ngôi sao màu đỏ trắng và xanh của Mỹ, thay vào màu vàng và đỏ của Việt Nam Cộng Hòa.

Cộng chung có tất cả 224 máy bay đã đến được các căn cứ không quân Mỹ. Nếu tính trung bình mỗi máy bay trị giá 1 triệu đô la. Người Mỹ đã tiết kiệm được 233 triệu Mỹ kim, chưa kể 34 tàu chiến trị giá 55 triệu mỹ kim được kéo về Subic Bay, Phi Luật Tân.

Hồi 9 giờ sáng, đại sứ G. Martin đã có mặt ở phi trường Tân Sơn Nhất để xem xét tình hình... Phi đạo dùng cho máy bay C130 do pháo kích của cộng sản không còn sử dụng được nữa.(6)

Lúc này bắt buộc phải dùng trực thăng trong việc di tản người trong chiến dịch Operation Frequent wind. (Trích tóm lược The Palace file, Nguyen Tien Hung, trang 344).

Tối hôm đó, gia đình tôi bắt buộc phải nằm ngủ xuống sàn ở từng chệt. Tiếng nổ nghe rất gần. Liên lạc điện thoại nhất là viễn thông hòa toàn bị đứt đoạn.

Sài Gòn hầu như bị cắt đứt với thế giới bên ngoài... Những tiếng trực thăng lập lòe trong đêm như thường lệ thấy thưa hẳn đi.

Dọc theo đường Công Lý, ngay trong các ngõ hẻm, quần áo nhà binh, giầy bốt, áo giáp mũ trận vứt bừa bãi không ai nhặt. Nhiều biệt thự trên đường Công lý trước đây do người Mỹ ở bị đánh hôi. Ti vi, tủ lạnh và nệm giường chở trên những xe ba gác.

Thôi thế là hết. Hết thật.

Ngày 30 tháng 4

Cho đến 5 giờ 30 sáng ngày 30 tháng tư, đã có 6000 người Việt Nam và 1373 người Mỹ được di tản ra hạm đội bằng máy bay trực thăng trong chiến dịch Operation Frequent Wind. Mặc dầu vậy, đại sứ G. Martin không chịu rời đi khi mà những người Việt Nam và Đại Hàn cuối cùng chưa được lên trực thăng di tản. Ông đòi thêm các chuyến trực thăng nữa. Trong cuộc di tản này. Khoảng 120.000 đã được cứu thoát, chưa kể những người trốn thoát bằng thuyền ra biển. Và có khoảng 150 máy bay của không lực Việt Nam đã đáp xuống phi trường Utapao ở Thái Lan.

TT Dương Văn Minh (28/04/1975)

Nguồn: Đài TNND Tp HCM

Trong cơn hấp hối

Nguồn:Đài TNND Tp HCM

11g30 sáng ngày 30/04/1975 (Sài Gòn)

Nguồn: Đài TNND Tp HCM

Tôi viết lại những giai đoạn bất hạnh này như một ký ức lịch sử mặc dù Người Mỹ, theo đường lối và chính sách của họ, đã bỏ miền Nam mặc cho số phận nó sau này.

Phía người Mỹ, phần đông họ hài lòng về cuộc di tản này qua người đại diện là đại sứ Graham Martin. Hãy nghe ông tâm sự:

“On the helicopter going out. I was thinking we had gotten away with it, really. We had gone through all of this and and we had gotten out every American. My primary responsibility was getting out the Americans. We had gotten all of the Vietnamese we could. We should have gotten out more. We could have brought out those last 400. But there is bound to be that kind of confusion and what-not anyway.

I think The Americans have a right to be proud of the evacuation. I have absolutely nothing for which I apologize at all.”

(Trích G. Martin, như trên, trang 59)

Nhưng đối với người Việt di tản trên khắp nước Mỹ thì vẫn cần một cử chỉ ghi ơn. Cộng đồng người Việt trên khắp nước Mỹ trở thành lớn mạnh, phát triển. Thế hệ trẻ Việt Nam đã trở thành tiêu biểu cho sự thành công và hội nhập và nhất là tiêu biểu cho thế giới tự do mà thế hệ thanh thiếu niên trong nước không bao giờ có được cái may mắn ấy.

Cuối cùng Tòa Bạch Ốc qua tướng Gayler được lệnh bắt đại sứ G. Martin nếu ông ta từ chối lệnh di tản chuyến bay cuối cùng. Vào lúc 5 giờ 30 sáng, khi đại sứ Martin lên chuyến trực thăng cuối cùng thì còn kẹt lại tòa đại sứ Mỹ khoảng 420 người, trong đó có đại tướng Dai Yong Rhee của Đại Hàn.

10 giờ sáng 30 tháng tư. Chiến xa T54 đang tiến về hướng dinh Độc Lâp.

Hôm nay là giờ phút quan trọng nhất trrong cuộc đời cùa tướng Dương Văn Minh. Hay ngày lịch sử của tướng Dương Văn Minh cũng được. Ông là người ở lại trao cái chính quyền mà ông mới nhận lãnh cách đây trên 48 tiếng đồng hồ.

Câu nói thời danh để lại hậu thế của ông là: “Tôi chờ các ông ở đây để trao lại chính quyền.”

Ông bình tĩnh và nói rất ít. Vai trò của ông đã hoàn tất. Người Mỹ thầm lặng cám ơn ông để họ có thể thong thả ra đi khỏi mất mặt. Cái người sĩ quan tiếp quản lúc ấy là đại tá Bùi Tín sau này nhận là câu đối đáp lại ông Dương Văn Minh xét ra không thích hợp. Ông muốn rút lại câu nói ấy, một câu nói sống sượng cho rằng ông Minh chẳng có gì để trao, ngoài việc đầu hàng.

Giữa họ với nhau, họ cũng phải nhìn nhận rằng công của ông Dương Văn Minh đối với họ không phải nhỏ.

Đã có rất nhiều những nhận định khác nhau về vai trò của tướng Minh. Tôi không muốn phải nhắc lại và mỗi từ ngữ nói ra là một cân nhắc danh từ cần thiết. Riêng tôi nghĩ rằng:

Ông là người của thời cuộc. Cứ có biến cố lớn chính trị nào là có ông. Ông ở một tư thế “chẳng đặng đừng”. Ông từng làm cố vấn “bù nhìn” thời TT Ngô Đình Diệm. Làm “Quốc Trưởng” cũng bù nhìn thời chính phủ quân nhân rồi miễn cưỡng tỵ nạn Thái Lan. Và rồi làm Tổng Thống “bù nhìn” chưa đủ ba ngày.

Và cả ba lần, ông đều làm trọn vai trò mà người ta gán cho ông mà thực tế ông chẳng làm được việc gì cả.

Sau 30 tháng tư, Tướng Timmes có đến gặp ông Minh lần chót đề nghị giúp ông ra khỏi Việt Nam, định cư ở Mỹ. Ông đã từ chối nói: Quê hương tôi ở đây. “What will you do? The Embassy will gladly provide asylum if you want. “Again Minh smiled, shook his head. “The Vietnammese are my people,” he said “I cannot leave”. He did ask Timmes, however, to arrange for the evacuation of his grandchildren and his daughter, who was married to a Vietnamese army colonel.” (Trích Decent Interval, F. Snepp, trang 458).

Giữa kẻ ra đi và người ở lại. Có những chọn lựa cá biệt mà mỗi lời phán đoán cần được cân nhắc kỹ càng.

Biến cố 30 tháng tư là hoàn cảnh mà Dương Cảng Sơn (? - DCVOnline) tựa cho cuốn nhật ký của ông là Nước mắt trước cơn mưa. (“Tears before the rain”)(7).

Đó là những hoài niệm, ký ức, câu chuyện của đủ loại người, của từng người miền Nam trong cuộc. Có thể là một người lính, một sĩ quan, một nhà văn, một người cha đi cải tạo, một đứa con lai Mỹ quen được gọi là “Trẻ Bụi Đời” (Dust of the Life) một người vợ lính, một người mẹ, một “Boat people.”

Đối với người di tản sang Mỹ thì nên nhớ rằng, theo viện thăm dò Gallup chỉ có 36% dân Mỹ bằng lòng cho định cư người Việt Nam. 54% không bằng lòng. Tuy nhiên, theo lời yêu cầu của TT Ford, Hạ viện Mỹ đả chuẩn chi lúc đầu 507 triệu Mỹ kim cho việc chuyên chở và định cư người tỵ nạn. Cho đến cuối năm 1975 thì đã có hơn 120.000 người Việt Nam ở Mỹ. Cuộc di tản ấy đã mở đầu cho khoảng 500.000 người tỵ nạn Việt Nam đến Mỹ.

Cám ơn nước Mỹ.

Kể với nước mắt trong mưa.

© DCVOnline

DCVOnline:

(2) Hỏa tiễn tầm nhiệt địa không (surface-to-Air Missile, SAM) 9K32 “Strela-2” của Soviet mà khối NATO gọi là SA-7 Grail. Và SA Lavochkin OKB S-75 được NATO gọi là SA-2 Guideline).

(3) Trong The Education of Anna, cuốn tiểu sử của mình, Anna Chenault xác nhận vai trò “người đưa tin” của Nixon đến TT Thiệu trước kỳ bầu cử TT Mỹ năm 1968. Thông điệp của Nixon, qua John Mitchell đến Chenault là “làm Hòa đam Paris bế tắc” càng lâu cang tốt. Seymour Hersh cũng đề cập đến vai trò của Chenault trong cuốn The Price of Power . Phóng viên Daniel Schorr của Washington Post trong mục Outlook (28/05/1995) cũng trưng bằng chứng những mật thư (do tình báo Mỹ bắt được) gởi đi từ Tòa Đại sứ VNCH ở washington. Thí dụ, 23/10/1968, Đại sứ Bùi Diễm điện về Sài Gòn: “nhiều nười bạn (đảng) Cộng Hòa đã liên lạc với tôi và khuyến khích phải giữ vững lập trường.” Ngày 27/10, Bùi Diễm điện tiếp về Sài Gòn, “Tình hình càng kéo dài càng thuận lợi cho chung ta... Tôi thường xuyên liên lạc với tập đoàn của Nixon.” 02/11/1968 TT Thiệu rút lại thỏa hiệp tạm thời sẽ ngồi xuống hòa đàm với Việt Cộng tại Paris, phá hỏng kế hoạch của hòa bình TT Johnson và ghế TT của Humphrey. Ngay tháng đầu tiên sau khi nhậm chức Nixon đã đề nghị mật nếu Bắc Việt tỏ thiện chí hòa hoãn, rút quân lui khỏi biên giới, dù chỉ tạm thời, để đưa đến chiến lược rút lui Hòa bình trong danh dự (“peace with honor”) sẽ bảo đảm một Việt Nam thống nhất và … cộng sản.

(4) Theo hiến pháp VNCH 1967, quyền lập pháp thuộc về Quốc hội gồm Hạ nghị viện (159 thành viên được gọi là dân biểu với nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện (60 thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm).

(5) Ông Nguyễn Cao Kỳ vào ngày 21/04/1975 tại Sài Gòn đã tuyên bố đại ý cho những người bỏ chạy là đồ hèn nhát và Kỳ sẽ ở lại chiến đấu “tử thủ Sài Gòn cho đến giọt máu cuối cùng.” Nhưng đó chỉ là tuyên bố. Ngày 29 tháng 4, 1975, khoảng sau sáu giờ chiều, trực thăng do Nguyễn Cao Kỳ lái đã đáp trên chiến hạm U.S.S. Midway ngoài biển đông trên đường chạy sang Mỹ trong chiến dịch Frequent Wind.

(6) Chiều ngày 28/04, phi đội 5 chiếc A-37 do Nguyễn Thành Trung (tên thật là Đinh Khắc Chung, đảng viên cộng sản từ năm 1969) chỉ huy cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất.

(7) “Tears before the rain: an oral history of the fall of South Vietnam”, Larry Engelmann, Nxb Oxford University Press US, 1990.

Tôi viết lại những giai đoạn bất hạnh này như một ký ức lịch sử mặc dù Người Mỹ, theo đường lối và chính sách của họ, đã bỏ miền Nam mặc cho số phận nó sau này....

Mỹ đem quân vào VN ...thì chúng ta xuống đường là lối "Ami go home"....rồ khi lính Mỹ go home thì chúng ta than là bất hạnh và quên đi thủ phạm chính của Chiến Tranh Mỹ-Việt đó là Mao-Chu-Hồ (

HCM đã nhiều lần hảnh diện tuyên bố...VN là tiền đồn cách mạng vô sản - xhcn ở Đông Nam Á và sẳn sàng đánh Mỹ cho đến hết Người VN cuối cùng ).

Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi ngược lại:

Nêu Mỹ không đem quân vào Miền Nam thì chuyện gì đã xảy ra ở VN / Đông Nam Á và Thế Giới Tự Do ngày hôm nay ?

Có lẽ VN / Đông Nam Á và 1 phần của thế giới tự do...đã từ lâu đã trở thành Bắc Hàn hay Tây Tạng và làn sóng người di tản ồ ạt xin tị nạn CS kéo sang nước Mỹ / Thế Giới Tự Do ( còn xót lại !) có thể là lên đến vài chục triệu người !?

Một miền Nam Việt Nam sớm hay muộn chắc chắn sẽ lọt vào tay CS Bắc Việt , đây là một thực tế mà không ai trong chúng ta đủ cam đảm chấp nhận . Nhờ sự giúp đở cũa HK , một miền Nam không CS đã tồn tại hơn 20 năm . Hai mươi năm thực sự quá ngắn ngủi so với lịch sử cũa một dân tộc nhưng 20 năm không CS là một quảng thời gian thật dài , thật quý báu nếu chúng ta nhìn những gi đã xảy ra cho những dân tộc dưới sự cai trị cũa bọn quỷ đỏ Quốc Tế CS . Một Dương Thu Hương ngồi khóc bên vệ đường khi chứng kiến cuộc sống tự do , sung túc ...cũa một miền Nam , tôi thực sự không kềm chế được sự xúc động tri ân tất cã những ai đã góp công bão vệ một miền Nam ....Thương biết bao những vị anh hùng đã anh dũng chiến đấu nhằm ngăn chặn sự bành trướng cũa loài quỷ đỏ phương Bắc trong những điều kiện thật khó khăn , phức tạp cũa một miền Nam VN .

Cái chết đầy tức tưởi , oan nghiệt cũa vị anh hùng dân tộc Ngô Đình Diệm bởi những phần tử mọi rợ , đê hèn , phản bội , vô ơn phải chăng là cái giá phải trả để gìn giữ một miền Nam không CS ??? Hơn 200 ngàn thanh niên miền Nam đả hy sinh và hàng trăm ngàn thanh niên khác mang thương tật , tàn phế suốt đời , cái giá phải trả cho 20 năm tự do phải chăng là quá cao ??? . Không , nếu chúng ta nhìn những gì xãy ra tại miền Bắc trong thời gian 20 tự do cũa miền Nam , nếu chúng ta nhìn những gì xảy ra cho một miền Nam nói riêng và toàn cõi VN sau năm 75 , nếu chúng ta nhìn hoàn cãnh cũa đất nước VN hiện nay ...Có chăng , dân tộc chúng ta bất hạnh

Tôi thực sự không muốn nhìn lại quá khứ để đánh giá , phê bình , chỉ trích những biến cố hay nhân vật cũa lịch sử . Đơn giản vì lý do : không thể thay đổi được quá khứ chỉ mang lại chia rẻ ....Nhưng tôi lại không thể dằn được cãm xúc cũa chính mình khi nghe , khi đọc những lời phê bình , chỉ trích , kết án một cách quá khích , hồ đồ , mâu thuẩn , bất công , thiếu lương thiện , đầy cãm tính ...

_ Nhiều người mạnh mẽ kết án HK lật đỗ TT Ngô Đình Diệm như là nguyên nhân gây nên cái chết cho Anh Em cũa Cụ và một miền Nam VN 12 năm sau . Nhưng lại ca tụng , tunh hô những tên tướng tá chủ mưu , tham gia cuộc đảo chánh đó .

_ Kết án một Kissinger phản bội bán đứng miền Nam VN nhưng lại ca tụng , ùng hộ những chính khách HK như cựu TT Clinton , thượng nghị sĩ Kerry ....những tên thủ phạm chính đã khuấy động chính trường HK để giết chết miền Nam VN ............

_ Óan trách , thù hận một HK vì không tiếp tục bão vệ miền Nam VN nhưng lại ca tụng những tên lãnh đạo bất tài , vô dụng , tham nhũng hối lộ , ỉ lại .....tạo nên bộ mặt xấu xa , tai tiếng , không chính nghĩa cho một miền Nam VN trước dư luận thế giới . Phải chăng , với những con người này , bão vệ một miền Nam là nhiệm vụ , trách nhiệm cũa chính quyền và nhân dân HK , chứ không phãi cũa chính quyền , người dân miền Nam VN ??? .

Thời gian tôi sống tại Úc , một quốc gia tự do dân chũ , đủ dài để cho tôi một sự nhận xét , cãm nhận một cách chính xác cái giá phải trã cho tinh thần tự do , dân chũ . Sự thay đổi cũa người dân đôi khi thật phũ phàng , tàn nhẫn đối với chính phũ hay đối với một chính khách , ngay cã những chính phủ hay lãnh tụ họ đã hết lòng ùng hộ vì những đóng góp to lớn cho đất nước . Những chính khách HK ùng hộ một miền Nam VN ngày xưa , họ chẳng thể làm được gì khi lòng dân đã thay đổi , khi mà người dân HK bỏ phiếu ủng hộ những chính khách phãn chiến , chống miền Nam VN vào chính quyền , vào tòa nhà đầy quyền lực Quốc Hội ...Xét cho cùng , chẳng có chính quyền hay một chính khách HK nào phản bội hay bán đứng một miền Nam VN , có chăng chính nền dân chũ HK đã làm điều đó nếu chúng ta muốn kết án HK . Trong một môi trường tự do dân chũ , các chính khách phải thoã mãn dân chũ nếu muốn tồn tại , nếu không họ sẽ bị dân chũ bứng ra khỏi quyền lực : điều này có thể đưa đến một thãm họa khủng khiếp hơn cho một miền Nam VN ....

Xét cho cùng , tất cã thãm họa cũa đất nước VN ngày hôm nay , không ai khác chính người dân VN đã mang lại cho chính quê hương dân tộc VN . Người ta kết án một HK lật đỗ chính quyền đệ nhất CH , nhưng người ta cố tình quên hàng triệu người dân VN , đủ mọi thành phần , từ Thầy tu khã kính , trí thức , tướng tá , chính khách cho đến người dân quê mùa , thất học , đã say sưa chụp mũ , vu khống chính quyền một cách bất công , vô đạo đức , vô liêm sĩ ...Hàng triệu những con người đó xuống đường biểu tình , làm loạn , phá hoại với mục đích không chỉ lật đỗ chính quyền mà còn muốn giết cho bằng được TT Ngô Đình Diệm và anh em cũa cụ . Phát súng tàn nhẫn , mọi rợ vào đầu anh em cụ Diệm trong chiếc xe thiết giáp do chính bàn tay cũa một công dân VN dưới sự

dưới sự giám sát cũa một tên tướng người VN cũa quân đội VNCH do lệnh cũa một tên tướng khác nhằm thõa mãn cho ước vọng , mục đích cũa một Tôn Giáo nhân danh là Quốc Giáo , là đại diện cho nền luân lý , đạo đức cũa dân tộc VN , mang tính dân tộc VN ....Cái chết cũa anh em ông Diệm đã mang lại sự mãn nguyện , sung sướng , tự hào , hãnh diện cho hàng triệu những con người đó . Hàng triệu con người này có thể say sưa vu khống , chụp mũ cho một Ngô Đình Diệm nhưng lại ủng hộ , tung hô , che chỡ , bão vệ , luốn cúi , hèn nhát với ngay chính những lời họ vu khống , chụp mũ đó . Người ta kết án CS , nhưng người ta cố tình quên CS không ai khác chính là người dân VN ...

Đã đến lúc người dân VN phải biết tự đánh giá chính mình , đừng tiếp tục thù óan kẻ khác . Người ta đã mĩa mai cá nhân tôi là chân giã , chân gỗ ...vì tôi đã chân thật nói lên cãm nghĩ cũa cá nhân tôi , vì tôi đã xem hành động cũa nhà văn Tô Hãi là Anh Hùng ...Nhưng , xin hãy nhớ rắng : phải có một tấm lòng cầu thiện cao độ , phải có một sự ăn năn thực sự mới mang lại cho con người sự can đãm tự kết án những lỗi lầm cũa chính mình . Anh hùng hay không Anh Hùng , nhưng một Tô Hãi vẫn vĩ đại hơn những hàng triệu những con người VN khác . Một Tô hãi đã chiến thắng CÁI TÔI cũa chính mình để đem lại sự thật , sự công bằng ....cho lịch sữ và Tha Nhân

Thế nào là ơn của Hoa Kỳ?

Hòa Kỳ đã giúp đỡ VNCH để quốc gia này có cơ hội chịu đựng cuộc chiến tranh 20 mà người Mỹ mong muốn nhảy vào can thiệp nơi mảnh đất đó.

Nếu không có Hoa Kỳ thì sao?

VNCH sẽ mất sớm hơn, có thể vài năm sau khi TT Diệm lên nắm chính quyền? Có thể VNCH sẽ vẫn là chư hầu của Pháp, điều này thấy khó xẩy ra là vì TT Diệm không phải là tay sai của Pháp và tình hình thế giới lúc đó sẽ không thuận lợi cho Pháp giữ nổi vai trò cai trị của họ ở miên Nam VN nữa. Nhưng cũng có thể người Pháp họ vẫn có thể giúp chính phủ VNCH giữ được tự do ở đó.

Có một điều là nếu không có Mỹ thì chắc chắn chiến tranh VN sẽ chấm dứt sớm hơn và không lan rộng toàn diện khủng khiếp như thế.

Có Hòa Kỳ thì sao?

VNCH vẫn chết, VC vẫn chiếm toàn bộ đất nước, nhưng dân VN lại càng bị phân hóa, chia rẽ và lôi cuốn vào cuộc chiến tranh giữa người cùng chủng tộc với nhau mãnh liệt hơn như lịch sử đã chứng minh. Chỉ những người chạy thoát sanh Mỹ thì còn cứu vãn được một chút tương lai, ngoài ra những người Việt khác còn kẹt ở lại đều bị thiệt thòi.

Đôi khi tôi thấy Nga nó giúp cho vũ khí cho VC một cách còn vô tư hơn thằng Mỹ giúp đỡ vũ khí cho VNCH. Vấn đề là VC sẵn sàng làm tay sai cho CS Nga để có cơ hội cai trị ở VN thôi. Vấn đề quan hệ giữa VC với Tàu mới là quan trọng hơn.

Cho nên việc tôi sang đây sống, chuyện đó là hiển nhiên do Mỹ giúp đỡ rồi; nhưng nếu người Mỹ họ vẫn muốn ca ngợi VC và đồng thời bôi nhọ cuộc chiến đấu chống cộng của cha anh chúng tôi, thì sorry, cái ơn kia của họ cũng giống như muốn pha xuống nước sông mà thôi. Bởi vì tôi là một người tị nạn CS trước khi là một người Mỹ...

Forget vengefulnesses, but never forget kindnesses" (Confucius).

Người Việt nào cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi Khổng Giáo, thành ra đôi khi cứ "biết ơn" một cách vô lý.

Người Việt ở Mỹ có lẽ đã đến lúc phải ngẩng cao đầu mà sống cho kiêu hãnh chứ đừng lo "cảm ơn nước Mỹ" nữa.

Các vị đã phục vụ nước Mỹ tận tình trong việc làm những người lính ở tiền đồn chống cộng. Vì vậy khi Miền Nam sụp đổ thì đó là trách nhiệm của Mỹ phải cưu mang các vị. Người Mỹ phải cảm ơn các vị mới đúng chứ? Vì nếu không có các vị thì lính Mỹ chết trận ở Việt Nam chắc không phải con số 58 ngàn, mà ít nhất là mười lần nhiều hơn.

Người Mỹ phải mang ơn những người Việt chống cộng, chứ không phải ngược lại. Người Mỹ phải cảm ơn người Việt chống cộng, chứ không phải ngược lại.

Thế mà người Mỹ lại chỉ biết vênh vang nhận sự biết ơn của người Việt chống cộng là sao? Họ chỉ xây đài tưởng niệm lính Mỹ chết trận, còn người Việt phải tự bỏ tiền mà xây tượng đài lính VNCH. Đã thế còn để bên cạnh anh lính cộng hoà một anh lính Mỹ - tượng trưng cho sự bội phản. Vậy mà không một người Việt nào bất bình. Kỳ lạ thật.

Hơn nữa sách sử của Mỹ, từ Trung Học đến Đại Học, bao giờ cũng gọi cuộc chiến ở Việt Nam là Vietnam War. Trong đó vai trò của đồng minh Việt bao giờ cũng được nhắc đến một cách ý nhị ... mỉa mai. Thế nhưng người Việt chống cộng ở Mỹ cũng đành bất lực.

Khổng Tử không chỉ dạy người ta phải biết ơn. Khổng Tử còn dạy là: nếu biết tự tôn trọng mình, thì người khác sẽ tôn trọng bạn.

Người Việt chống cộng ở Mỹ hãy học cách tôn trọng mình trước, bằng cách chấm dứt nói "cảm ơn nước Mỹ", và đòi người Mỹ phải "cảm ơn" mình

Giữ lại cũng OK? À cái đó thì chưa chắc. Người hàng xóm nhà tôi cũng tiêu hủy hết hình ảnh nhưng còn giữ lại tấm hình chụp cha mình chụp với các con của mình trong ngày Tết vì thấy tiếc! Một hôm anh Công an khu vực ghé thăm, anh nhìn tấm hình trên tường rồi buọc miệng bâng quơ :"Hình như chị cũng còn nuối tiếc thời gian bóc lột nhân dân trong chế độ cũ lắm nhỉ?". Bà hàng xóm xanh mặt luôn mồm nói không, anh ta hất hàm chỉ tấm hình rồi nói :"Nhìn tấm hình này thì cũng biết, ăn mặc đẹp như thế này là do bóc lột mà có, sướng vậy nên tiếc là phải". Bà sợ quýnh mới lắp bắp nói rằng bà giữ chỉ vì muốn giữ hình ảnh cha mình đã mất rồi! Anh công an không nói gì, chỉ cười mĩm chi, rôi ra về! Sau đó, khỏi nói là tấm hình tháo xuống tức khắc, và bà hàng xóm phải chầu chực mài mới giả bộ mời anh công an về nhà chơi để cho anh thấy không còn tấm hình, tức là bà không luyến tiếc chế độ cũ nữa!

Tâm lý chiến VNCH mà hay thì toàn dân chắc lội ra biển hết rồi, đâu có người ngu ở lại để chết dần mòn. Đem chuyện người dân yêu thương mà biện minh cho việc thắng thua thì nó có vể không được thật lắm. Đánh nhau ai mạnh là thắng, đâu có phải vì được yêu nhiều hơn mà thắng. Tôi đánh lộn với Mike Tyson thì dù được cả thế giới thương thì cũng má tôi....nhìn không ra như thường. Chế độ Kim Chính Nhật vững bền như núi, chẳng lẽ vì được dân Bắc Hàn yêu cái chính sách bỏ đói cho chết! Quân đội miền Bắc mạnh hơn thì họ thắng, cũng như Trung Cộng chiếm Trường Sa và Hoàng Sa là do họ mạnh chứ đâu có phải vì họ được dân Hoàng Trường Sa thương! Cũng vậy, người Việt tỵ nạn CS mạnh hơn Việt Cộng nên cờ vàng mới tung bay khắp chốn ở hải ngoại.....Đó là sự thật, nói chuyện lòng dân yêu thương gì đó xin mời giảng cho các em nhi đồng nhé

Tôi vẫn biết ơn những người lính Mỹ đã chiến đấu sát cánh với quân đội QG để tiêu diệt VC ở miền Nam VN. Những người đáng được chúng tôi biết ơn đó là những người đã đến VN để chiến đấu vì lý tưởng tự do, và chiến đấu cho tiền đồn của Thế Giới Tự Do; cả những lính Đồng Minh khác như Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan... nữa.

Nói đến những người lính thì kể cả lính VNCH và Đồng Minh, tất cả họ đều đáng được biết ơn.

Nhưng chính phủ Mỹ thì khác, bởi vì họ đã nhúng tay vào làm cho cuộc chiến đó khốc liệt và khó khăn hơn cho những người chống cộng VN. Nếu đơn giản họ chỉ giúp đỡ VNCH chống cộng một cách vô vị lợi thì chắc chắn chúng tôi phải biết ơn chính phủ Mỹ, và dù sao thì đó cũng là một cái ơn. Nhưng cái ơn đó cuối cùng đã bị chính chính phủ Mỹ phủ nhận dưới vài hình thức chính:

1) Họ coi chiến tranh VN là chiến tranh của Mỹ, và hai phe chính đánh nhau là Mỹ và VC. Bởi họ coi đó là chiến tranh của họ nên việc họ chiến đấu cũng là bổn phận của họ, không còn ơn nghĩa gì nữa!

2) Họ giúp cho VNCH chiến đấu chống cộng thực, không có họ thì không thể chống nổi VC thực; nhưng họ tìm mọi cách ép buộc VNCH phải chiến đấu theo chiến lược, chiến thuật của Mỹ, điều này đã gây thất bại cho VNCH cũng như chính quân Mỹ. Nghĩa là sự giúp đỡ của họ không có kết quả và đó là lỗi tại họ!

3) Cuối cùng thì họ đã nản chí không muốn giúp đỡ VNCH nữa, ngược lại họ nói chuyện và bán đứng VNCH cho VC. Cho nên bao nhiêu công lao giúp đỡ VNCH của họ đã được chính họ thừa nhận là vô ích.

Tôi biết ơn những người lính Mỹ chiến đấu ở VN với ý thức bảo vệ thế giới tự do của họ. Còn những lính Mỹ đánh nhau ở VN xong rồi về bên đó họ theo phe phản chiến để chửi lại chính xương máu của mình và chiến hữu của mình thì cần phải xét lại.

Tôi cũng biết ơn nước Mỹ đã đưa tôi tới đây tị nạn CS, nhưng đến khi người Mỹ bắt tay và bang giao với VC thì những điều biết ơn đó sẽ phải giới hạn lại. Bởi vì biết đâu chính những đồng tiền tôi đóng thuế ở Mỹ cũng được chính phủ Mỹ đưa sang VN để nuôi VC! Căng thẳng hơn là chính phủ Mỹ đã bảo trợ đưa cán bộ VC sang đây tuyên truyền, bôi nhọ lý tưởng chống cộng của thế hệ cha anh chúng tôi. Con đường đó sẽ dẫn tới chính phủ Mỹ trở thành kẻ thù của dân tị nạn CS chúng tôi. Khi you là bạn của VC thì you sẽ dễ dàng trở thành kẻ thù của kẻ chống cộng

Khác biệt giữa chiến tranh VN và Iraq?

- Hai cuộc chiến đó hoàn toàn khác biệt, cuộc chiến VN là chiến tranh lý tưởng của lính Mỹ, họ chiến đấu ở VN là vì lý tưởng tự do; ngược lại chiến tranh Iraq tôi thấy cái lý tưởng của người Mỹ trong đó nó đen tối hơn. Có lẽ lý tưởng là dầu hỏa chứ không phải lý tưởng tự do.

- Iraq cũng là nước Hồi Giáo và dân Iraq đa số cũng theo hồi giáo, cho nên nói rằng dân chính quyền thân Mỹ hiện nay của Iraq là họ tha thiết với lý tưởng tự do của Mỹ thì điều đó hơi xa vời. Bởi vì chưa chắc chính quyền đó thực sự đại diện cho đa số dân Iraq, bằng chứng là nếu quân đội Mỹ rút khỏi Iraq thì chắc là chính quyền đó sẽ bị thay đổi (dưới bất cứ hình thức nào).

Bây giờ tôi đi thẳng vào vấn đề đối xử giữa chính quyền địa phương và Mỹ về vấn đề sinh mạng của người dân.

- Tôi ngày xưa sống dưới chế độ VNCH, và tôi thấy rằng mọi sự kiện lính Mỹ gây thiệt hại cho thường dân VN đều được chính cơ quan an ninh của Mỹ (M.P) xử lý minh bạch và điều này chỉ có thể xẩy ra ở vùng có an ninh mà thôi. Còn ở vùng mất an ninh thì cả cơ quan quân sự của Mỹ và chính quyền địa phương VNCH không biết rõ ai là thường dân và ai là VC cả. Cho nên việc thường dân bị giết lầm thì chắc chắn là phải có, nhưng không ai biết rõ những thường dân đó có phải là VC hay không? Những tai nạn như thế xẩy ra cho những người dân sống ở các vùng mất an ninh do VC kiểm soát, và chính VC đã xử dụng người dân để làm chỗ núp để bắn vào quân đội VNCH và Mỹ. Đồng thời cũng chính VC muốn thường dân ở đó bị bắn lầm như thế để cho họ căm thù "Mỹ Ngụy". Cho nên thủ phạm gây ra những chết chóc nơi thường dân VN đó là do VC gây ra, nhưng do phía "Mỹ Ngụy" bắn vào. Mỹ và VNCH chưa bao giờ muốn hay chủ trương giết hại thường dân như thế, họ đã cố gắng tránh né thường dân nhưng vì thường dân lại để cho VC núp phía sau mình, trong nhà mình để bắn người ta cho nên khi họ tiêu diệt VC thì thường dân cũng bị trúng đạn. Cái đó tôi xin để tùy ý người dân suy nghĩ, bởi vì chiến tranh nó gây ra như vậy, và cả VNCH lẫn Mỹ cũng bắt buộc phải chiến đấu để tự vệ chứ không hề gây ra cuộc chiến tranh đó.

- Nếu các đồng chí VC nói rằng đây là cuộc chiến đấu giữa Mỹ và VC, còn VNCH chỉ là phụ thì chuyện Mỹ giết lầm thường dân VN thì quý vị hãy sang "Oa-Sinh-Tơn" mà khiếu nại với Mỹ. Trách VNCH cũng vô ích vì quý vị xác định họ không có vai trò chính trong đó

Tôi cũng xin chứng minh vài sự kiện cụ thể còn rõ ràng trong lịch sử:

-Cuộc rút lui của quân đội VNCH ra khỏi vùng 2 vào đầu năm 75 bị thiệt hại nặng nề là vì quân đội VNCH không thể phản bội và coi rẻ sinh mạng của người dân. (Đó là hành động sai lầm về chiến thuật, nhưng thất bại xẩy ra là do quân đội bị quẩn chân bởi dân chúng chạy chung trong đoàn quân rút lui đó). Khi quân đội rút lui thì dân họ cũng biết và chạy theo sau, đến khi bị VC phục kích thì quân đội họ biết cách tránh đường cho thiết giáp dàn trận để đánh nhau nhưng thiết giáp họ không lùi lại phía sau được vì vướng thường dân, nên có thể nói toàn bộ thiết giáp bị quân đoàn 2 bị VC chiếm được cả. Vì đoàn quân bị xen lẫn với dân nên các tướng lãnh không thể nào chỉ huy để rút lui an toàn được.

-Trận Tết Mậu Thân thì nếu chính phủ VNCH không thương tiếc sinh mạng người dân thì chỉ để cho Mỹ đem B52 vào cày nát Huế và Quảng Trị là xong, đâu cần phải tốn hàng ngàn sinh mạng của những đơn vị thiện chiến VNCH để giải phóng 2 khu vực đó? Tuy nhiên ngược lại thì VC lại chốn sống hàng ngàn thường dân vô tội trong những hố chôn tập thể ở đó.

*VỀ VỤ MỸ LAI:

Phía VNCH thì rất ít thông tin về vụ Mỹ Lai, con phía VC thì có đọc cũng không biết suy đoán ra thế nào vì tài liệu của VC không thể tin được. Mới đây tôi mới tìm đọc cuốn Mỹ Lai của một tác giả Mỹ, một người có mặt trong hiện trường lúc đó kể lại đầu đuôi thì tôi thấy việc VNCH không quan tâm tới điều đó là hợp lý; bởi vì trong chiến tranh VN, cũng có hàng ngàn vụ tương tự như Mỹ Lai đó nhưng nó khác về phần số lượng. Nghĩa là chuyện lính Mỹ giết vài ba thường dân VN trong trận địa là rất thường xẩy ra trong chiến tranh. Còn ở Iraq thì tôi thấy thường dân bên đó bị Mỹ giết lầm nhiều hơn thường dân VN nữa. Lý do là vì quân đội Mỹ đã kinh nghiệm qua chiến tranh VN, nên giết lầm (khủng bố) còn hơn bỏ sót. Cứ nghe tin tức hàng ngày sẽ thấy, có đụng độ là có thường dân Iraq chết!

Mỹ Lai (theo tác giả Mỹ đó mô tả) là một làng nằm trong vùng VC kiểm soát, trước đó có một đơn vị lớn của VC bị Mỹ truy lùng, chạy sang phía trách nhiệm của lính VNCH, rồi họ trách là phía VNCH để cho đơn vị VC đó chạy thoát vào 4 làng Mỹ Lai đó. Lính Mỹ ở đó đã từng biết đến Mỹ Lai và họ đã từng bị VC núp trong nhà dân phục kích bắn sau lưng họ. Lúc đầu họ thân thiện với trẻ con, nhưng sau họ phải cảnh giác đề phòng gặp trẻ con VN. Vài người trong đơn vị của trung Úy Calley vừa bị phục kích chết trong một cuộc hành quân khác mà ông ta than rằng chẳng thấy địch đâu cả. Do đó trước khi hành quân vào Mỹ Lai, có lẽ các cấp chỉ huy Mỹ đã tính tới việc sẽ bắn hết mọi người trong đó, vì họ cho rằng dân không phải là VC thì hôm đó sẽ đi đến khu hội chợ hết rồi, số còn lại thì cả đàn bà và con nít đều là VC. Kết quả, lính Mỹ vào đó không gặp đơn vị VC mà họ đang lùng kiếm, và họ đã xả súng giêt những "thường dân" (tôi để trong ngoặc kép vì tôi không biết họ là dân hay VC)

Tears before the rain

Nguồn: Da Capo Press