Phần 3

- Xuất khẩu văn học

- Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam

- Cuộc di cư của chữ nghĩa

- Cộng sản lũng đoạn báo chí miền Nam

- Tủ sách Tiếng Quê Hương và Tiếng Chim Báo Bão (I)

Xuất khẩu văn học

Nguyễn Văn Lục

Tin Nhà vừa nhận được ba tác phẩm của Mai Nguyên là: Giọt buồn trên quê hương, Đã mang lấy nghiệp và Là biết nghìn trùng. Một tác phẩm tiếng Việt khác của Mai Nguyên do Tủ sách Tiếng Quê Hương phát hành là Thư gửi vào không.

Đây là những dòng tâm bút của tác giả ghi lại nhiều cảnh đời mà tác giả đã trải qua. Tôi thật ít thấy ai chịu khó viết hơn Mai Nguyên. Mai Nguyên đã có 5 tác phẩm viết bằng Anh ngữ là God’s Will, Little Daisy, Shadow Of Happiness, A Certain Kind Of Life, A Blade Of Grass In The Wind.

Xin trân trọng giới thiệu ba tác phẩm trên của Mai Nguyên.

Xuất khẩu văn học

Sau khi xuất khẩu tài nguyên như nông phẩm thô, nguyên liệu thô hoặc sơ chế rồi đến sản phẩm gia công, Việt Nam đi đến “xuất khẩu lao động rẻ”. Sau đó là “xuất khẩu cô dâu” sang Đài Loan, Đại Hàn.

Phải chăng đây là giai đoạn chót, họ nghĩ tới “xuất cảng Văn học”?

Dự án xuất khẩu Văn Học này được giao cho Hội Nhà Văn do ông Hữu Thỉnh, chủ tịch hội ba nhiệm kỳ liên tiếp. Hội Nhà Văn đã tổ chức từ ngày 5/01 đến 10/01 một Hội Nghị Quốc Tế để giới thiệu Văn Học Việt Nam.

Hội Nghị này đã để lại rất nhiều dư âm xấu nhiều hơn tốt. Tin Nhà xin dành chỗ cho anh Ng. T. L. ghi lại diễn biến toàn thể Hội Nghị này. Những tiêu đề và chú thích do Tin Nhà thêm vào.

Về số người tham dự

Thưa anh Lục

Như đã thư cho anh trong những lá thư trước, tôi được Hội Nhà Văn mời tham dự Hội Nghị Quốc Tế này từ hơn tháng nay. Tôi cũng không kỳ vọng gì nhiều vào nó mà chỉ cốt ra Ha Nội gặp một số bạn bè nhà văn lâu chưa gặp và xem các người ngoại quốc họ nghĩ gì về Văn Học VN.

Truyện “xuất khẩu văn học” VN nghe như xuất khẩu gạo hay than đá chăng!

Thật ra thì trước đó các nhà xuất bản hoặc các tổ chức văn hóa các nước như Pháp, Đức, Mỹ đã làm chuyện đó rồi từ nhiều năm nay trong một quy mô nhỏ.

Đây là lần đầu tiên chính thức chính quyền đứng ra đảm nhiệm công việc này.

Tôi không mấy tin tưởng vào Hội Nghị Quốc tế này mà tôi nghĩ chỉ nhằm mục đích tuyên truyền và phô trương nhiều hơn là thực tế. Nếu mình hay thì “hữu xạ tự nhiên hương” phải không anh?

Số người tham dự khoảng 300 người anh ạ. Ấn tượng lắm đấy chứ. Xứng đáng tầm vóc một Hội nghị Quốc Tế ! Nhưng thật ra chỉ có độ 50 khách ngoại quốc đến từ hơn 10 quốc gia.Trong số 50 khách ngoại quốc là tính cả các Việt Kiều Hải ngoại. Vậy mà họ phóng lên là có 32 quốc gia tham dự! Cái tật phét lác vẫn không chừa anh ạ.

Tôi nghĩ thật sự không có như vậy. Họ nói thế để làm gì không biết.

Còn lại là khoảng trên dưới 100 người là là các nhà văn, nhà thơ, dịch giả trong nước. Thêm vào đó có khoảng 50 chục các em nam nữ sinh viên để tiếp đón và phục vụ các khách mời. Nó cũng giống như các kỳ hội Vesak hay Hội Nghị Việt Kiều trước đó cũng có đám sinh viên phục dịch rất chu đáo. Bên cạnh đó, phải thêm khoảng 50 chục nhà báo, đi dự “được ăn ké” các buổi tiếp tân mỗi ngày. Ban tổ chức còn chu đáo tổ chức các đội văn công, văn nghệ sĩ đi theo để hát hoặc múa giúp vui. Chắc cũng 5, 6 chục người nữa. Hầu như lúc nào cũng có văn nghệ giúp vui trong các buổi tiếp tân đó. Có vị vừa mới tham dự Hội Nghị Việt Kiều cho biết kỳ trước có mời các ca sĩ như Quang Linh chỉ hát mấy bài mà phải trả đến 4000 đô la. Nghe nói Hội Nghị Việt Kiều tốn 10 triệu đô la. Kỳ này, nghe các anh em nhà báo cho biết tốn 5 tỉ 8 (tiền ông Hồ - DCVOnline).

Tất cả ăn, ở rất sang và tốn kém và đều được nhà nước đài thọ. Khách sạn thì có hai tiêu chuẩn: Người trong nước thì ở khách sạn thường, còn khách mời ngoại quốc và Việt Kiều thì ở các khách sạn quốc tế, khách sạn Hồ Tây, 5 sao.

Điều này đã gây “bức xúc” cho các nhà văn trong nước và Hải ngoại. Họ không nói ra. Nhưng các anh em hải ngoại họ cảm thấy ái ngại và rất khó chịu khi có sự phân biệt như vậy.

Các buổi chiêu đãi liên tiếp diễn ra trong mấy ngày của Hội Nghị.

Bữa thì Bộ Văn Hóa,Thể thao và du lịch chiêu đãi ở Hotel Sheraton năm sao, bữa thì Ủy Ban Nhân TP Hà Nội đãi ở Hotel Hồ Tây, bữa đi Hạ Long ra nghỉ hai đêm ở đảo Tuần Châu thì Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hạ Long chiêu đãi. Cuối cùng thì Hội Nhà Văn đãi bữa ăn buffet ở nhà hàng Sen có đến 150 chục món.

Bữa nào cũng trên dưới vài trăm người. Những dịch vụ sinh viên, những dịch vụ báo chí, những dịch vụ ca sĩ múa hát, những dịch vụ nhà hàng, Tất cả chỉ là chia nhau phần bánh ngọt mà chủ tịch Hội Nhà Văn là đầu nậu.

Tất cả đều là tiền của Nhân dân đóng góp mồ hôi sương máu cả đấy. Cốc mò, cò xơi là thế.

Có vị từ nước ngoài về than thở:

“Ăn thì cũng chả ngon gì, nhưng mình ngao ngán vì tốn kém một cách vô ích, tội nghiệp cho những người nghèo”.

Họ ở xa về mà có tấm lòng xót xa như thế. Còn trong nước thì cứ “vô tư” hưởng thụ.

Nói đúng ra, họ tổ chức chỉ muốn để phô trương cái mà họ không có. Họ chiêu hàng mà không bán hàng, vì có hàng gì đâu mà bán. Bán đã ai mua?

Chiêu hàng là chính, phô trương là chính. Bán là phụ.

Một dịch giả được mời vốn là trí thức miền Nam du học có nhận xét như than phiền: Tôi để ý xem có nhà văn, nhà báo miền Nam nào trước 1975 được mời không? Không có ai cả. Họ hình như cũng tránh né không muốn nhắc nhở gì đến Văn học miền Nam trước 1975. Chỉ trừ Phạm Xuân Nguyên, còn được gọi là Nguyên đầu bạc có lần giới thiệu nhà văn Dương Nghiễm Mậu. Sau đó tờ Sài Gòn Giải Phóng có bài viết “lên lớp” Phạm Xuân Nguyên. Thế là im chuyện.

Văn Học miền Nam chắc là bị xóa sổ không được xuất cảng.

Dự Hội Nghị mà những chuyện thảo luận, tôi ít quan tâm, nhưng lại thích để ý những chuyện bên lề mà theo tôi bao giờ cũng mang nhiều ý nghĩa.

Chẳng hạn trong số những người vắng mặt đặc biệt có nhà văn Nguyên Ngọc và nhóm Tia Sáng bị đóng cửa mới đây. Ông Nguyên Ngọc là người có tư cách lắm. Chắc ông có dính dáng đến nhóm Tia Sáng, rồi nhóm “Think Tank” nên không được mời? Các nhà văn có tiếng, có sách dịch ra tiếng nước ngoài như Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh được biết cũng từ chối tham dự. Danh sách mời các nhà văn cũng trục trặc đến giớ phút cuối cùng vì nhiều phản đối không được mời

Nhất là phái đoàn Pháp cũng không có đại diện mặc dầu nhiều đầu sách của các nhà văn đã được dịch sang tiếng Pháp đạt thành công như Bảo Ninh, Bùi Ngọc Tấn, Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Thiều, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Khắc Trường.

Những dịch giả trong nhón “Ăn mày văn chương” như Phan Huy Đường, Phạm Trọng Luật vừa có văn hóa cao, có kiến thức triết học lẫn văn học, rành rẽ tiếng Pháp, từng là các dịch giả của các nhà văn vừa kể trên, tôi cũng không thấy có mặt? Họ có được mời mà không về dự hay không được mời? Cái đó phải hỏi họ hay hỏi ông Hữu Thỉnh. Nhưng điều tôi biết chắc là danh sách được mời phải đệ trình lên chính phủ duyệt.

Cái khó của VN là như thế. Hội Nhà Văn tổ chức. Nhưng duyệt xét phải trình bẩm.

Tôi cũng thấy hình như các vị trí thức trong nhóm Diễn Đàn Forum cũng không có một người nào? Phải chăng nay họ trở thành những trí thức không cần thiết có mặt ở Việt Nam?

Ôi chỉ chuyện mời hay không mời đã gây om xòm rồi anh ạ. Cái đất nước này nó như thế anh ạ.

Những lấn cấn trong Lễ Khai Mạc

Mở đầu là bài diễn văn “đề dẫn” lê thê mà chắc nhiều người chẳng để ý xem ông chủ tịch Hội Nhà Văn nói gì?

Nhất là trí thức hải ngoại, họ cảm thấy khó chịu lắm về những thủ tục rườm rà, lễ nghi khách sáo. Họ có vẻ không kiên nhẫn, có người định bỏ cuộc. Anh em khuyên mới chịu ở lại.

Chúng tôi thì quen cái trò này rồi anh ạ. Cùng lắm chúng tôi rủ nhau ra ngoài tán phét, hút thuốc lá vặt. Câu chuyện của họ là mang ông nọ ông kia ra mổ xẻ, ngay cả đối với các ông quan văn nghệ đang hò hét bên trong Hội Trường. Ngồi lâu sốt suột, có anh sai thằng khác:

“Mày vào xem chúng nó đi đến đâu rồi.”

Vẫn chưa xong. Tiếp tục đấu láo..tiếp tục ăn tục nói phét. Đó là cái văn hóa Hà Nội đáng lẽ phải đem xuất cảng mới phải.

Bài diễn văn mất một phần tư cho việc thưa mới gửi, cảm tạ quan khách trong đó hình như có ông Tô Huy Rứa, nếu tôi nhớ không lầm, Ủy viên bộ chính trị, bí thư Trung ương Đảng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Nhiệt liệt chào mừng. Nhiệt liệt. Vỗ tay rào rào. Rồi đến phó trưởng ban tuyên giáo trung ương. Nhiệt liệt. Ông Mguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng chính phủ. Nhiệt liệt. Ông Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng bộ Văn Hóa, thể thao và du lịch. Nhiệt liệt. Rồi có đáp từ. Mỗi lần có đáp từ, ông chủ tịch Hội nhà văn lại khúm núm lên có lời cám ơn.

Một ông ở trong bỏ đi ra, tôi không nhớ là ông nào vừa đi vừa lắc đầu nói:

“Họ nịnh, nịnh quá, nịnh từ đầu tới cuối. Nó buồn cười. Nó khôi hài.”

Trong khi đó thì một số nhà văn, người Việt ở nước ngoài ngồi “chịu trận”, xì xầm chỉ trỏ bàn tán về cái khẩu hiệu lớn trên tấm màn sân khấu:

Hội Nghi Quốc Tế. Giới thiệu Văn Học Việt Nam. Ở dười có dòng chữ dịch mot-à-mot, từng chữ một như sau:

International Conference To Introduce Viet Nam Literature.

Thôi chết rồi. Phen này hố to rồi. Dư luận thấy trình độ dịch thuật a, b, c quá trước mặt bá quan văn võ. Thật đến xấu hổ. Cơ quan báo chí nhà nước thì cho rằng Hội Nghị Quốc Tế đã thành công vượt bực, ngoài cả mong muốn của Ban Tổ Chức, mặc dầu có một vài trục trặc kỹ thuật vì chưa có kinh nghiệm tổ chức Quốc tế!

Báo Thể thao Văn Hóa chạy những tít lớn, “Một bước ngoặt đưa văn học Việt ra thế giới: Văn học Việt Nam trước biển lớn hội nhập.”

Chú thích của Tin Nhà

Có người phán vu vơ rằng dịch thế này thì có khác gì thời Tây nó dịch: Tiếng chuông thiên mụ nó dịch là Vợ Trời ! !

Các quan chức trong Hội Nhà Văn biết mình hố rồi nên Ban tổ chức trong bữa bế mạc đã khéo léo đến tiểu xảo đổi lại chữ và viết nhỏ xíu ngồi dưới không cách nào đọc ra chữ. Họ ăn gian thấy rõ.

Tin Nhà phải dọi đèn và phải dùng kính lúp đọc cho rõ thêm dòng chữ dịch nhỏ li ti.

Họ che dấu lỗi lầm bằng cách để chữ Lễ bế mạc, Closing ceremony rất lớn ở giữa choán hết khung tấm màn.

Trên cùng tấm màn sân khấu là một dòng chữ rất nhỏ đổi lại là:

International Conference for advancement of Vietnamese Literature

Họ đã chào hàng món “xuất khẩu văn học” chẳng khác gì một món “hàng dởm” đối với khách hàng ngoại quốc bằng sự dịch lủng củng của họ.

Thực trạng “đời sống sách dịch”của Việt Nam qua các bài tham luận của các tác giả ngoại quốc.

Mặc dầu trong buổi lễ bế mạc, vì xã giao, vì lịch sự cũng có, nhiều tác giả ngoại quốc đã phát biểu đầy tình nghĩa. Rồi lại cộng thêm các nhà báo Việt thêm mắm thêm muối và rất có thể nói bịa thêm nên người ta đọc được những câu như sau:

“Buổi bế mạc tổ chức vào tối ngày 10/01/2010 đã trở nên nóng rang bởi những tiếng nói nhiệt thành của các bạn văn quốc tế đối với nền văn học VN, đối với đất nước con người VN và những tràng vỗ tay không dứt bởi sự sung sướng trước những lời nói, tình cảm mà các bạn văn quốc tế giành cho văn học Việt Nam”

Thôi xin phép trích dẫn một câu thôi kẻo nhàm tai người đọc.

“Thực tế không phải như vậy. Nó thê thảm hơn nhiều anh ạ.”

Ông Gunter Giesenfeld Vorsitzender, chủ tịch Hội Hữu nghị Đức-Việt phải thừa nhận rằng sách văn học VN xuất bản ở Đức không quá 1000 bản và hiếm khi nào bán hết. Tháng 10/2008, có cho in một cuốn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với 1000 bản in, nhưng đến nay 2010 mới bán được 200 cuốn.

Tình trạng như thế cũng tương tự như ở Pháp, Mỹ, Trung Quốc.

Phần ông Chúc Ngưỡng Tu, đại biểu Trung Quốc cho biết:

Năm 2008, Trung Quốc xuất bản 275 ngàn đầu sách với tổng số in là 7 tỉ cuốn. Sách dịch chiếm một thị phần rất nhỏ trừ những cuốn được giải Nobel. Nhưng ông Chúc Ngưỡng Tu tiết lộ một điều làm tôi ngạc nhiên hết sức. Ông cho biết, ông là người đã dịch cuốn Ông cố vấn của Hữu Mai sang tiếng Trung Hoa.. Nhưng NXB ở Trung Quốc đã “câu” độc giả với cái tên “thương mại” hơn, Tuyệt đối bí mật - vụ án gián điệp lớn nhất trong cuộc chiến Việt Nam.

Tôi thật không hiểu nổi tại sao cuốn sách Ông cố vấn được xếp vào loại sách rẻ tiền, hạ cấp, bôi nhọ miền Nam. Vậy mà ai đó có đủ can đảm để giới thiệu dịch ra tiếng nước ngoài? Tôi thật chịu không hiểu nổi anh ạ. Họ chạy theo lợi nhuận hay vô văn hóa nên làm như thế chăng?

Đến lượt ông giáo sư Đại Hàn Ahn Kyong Hwan (Đại học Chosun), theo thống kê cho hay từ 1992 đến 2009, chỉ có khoảng 13 đầu sách văn học Việt Nam được dịch và xuất bản tại Hàn Quốc với số lượng hạn chế như: Nhật ký trong tù, (2000 bản năm 2003). Chỉ có vậy thôi.

Chú thích của Tin Nhà

Trong khi đó, ông chủ tịch Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh trong một buổi nói chuyện tại Hotel Hòa Bình trước đó, tại Long Xuyên, đã phét lác không thua gì Nguyễn Minh Triết như sau:

Một tác giả Hàn Quốc đã cho ông biết là khi cuốn sách truyện Cánh đồng bất tận của của Nguyễn Ngọc Tư được dịch ra tiếng Hàn Quốc thì dư luận tại Hàn quốc cho thấy:

‒ Cuốn sách dịch đạt kỷ lục bán ra chưa từng có

‒ Chưa có một tác phẩm nào đạt thành công lớn như vậy

‒ Cuốn Cánh Đồng bất tận đã làm lu mờ tất cả những sách văn học của Hàn Quốc.

Ông nói tiếp, “người ta nói thế thì mình không tin cũng phải tin.”

Trước khi bế mạc

Ngày bế mạc đã gần kề, Vẫn đầy đủ hơn 300 người đã lúi cúi, quây quần nghe những điều nhạt nhẽo không đáng nói và vẽ lên một vận hội mới cho việc xuất khẩu văn học. Nhưng một tham dự viên cho biết, đây phải được coi như một buổi “chào hàng” mà sản phẩm chào hàng không có. Không đưa ra nổi bất cứ sản phẩm văn học nào ra mắt khách hàng.

Chắc là khách hàng ngoại quốc ra về tay không kèm theo mấy tập “Hồ sơ ghi nhớ” chưa biết bao giờ thực hiện được.

Mấy ngày Hội thảo xong. Đây là chuyến đi Hạ Long, nhưng nghỉ ở Tuần Châu hai đêm để khoản đãi phái đoàn Hội Nghị.

Chuyến đi thăm Hạ Long và điểm dừng là Tuần Châu với 7 chiếc xe buýt 50 chỗ ngồi là điểm hẹn chót. Đường đi ra Hạ Long nay khang trang ra vẻ một nếp sống văn minh được đô thị hóa. Đã mấy năm chưa ra Hà Nội, tôi thấy có nhiều thay đổi trong việc xây cất. Hà Nội ngày càng trở thành “lạ mặt” mất đi vẻ quen thuộc đối với tôi.

Trên đường, không có nạn kẹt xe khủng khiếp như trong thành phố. Nhưng tôi đã có dịp ra nước ngoài một số lần, tôi vẫn có cảm tưởng, sự phát triển qua xây dựng đường phố nhà của thiếu đồng bộ, lạc lõng, chọi nhau, đôi khi chướng mắt, mất cá tính và theo đuôi bắt chước một cách vụng về.

Người bạn nhận xét chỉ sợ rằng sau này Cây Xanh không cạnh tranh nổi với xây dựng quá tốc.

Đi một quãng đường đang mải mê tranh luận với một người bạn thì nghe như có tiếng còi hú như tiếng hú của xe chữa lửa. Đi qua một khúc quanh thì người ta mới nhận ra có xe còi hụ của công an đang dẫn đầu mở đường cho đoàn khách.

Tự nhiên, không ai bảo ai nghĩ đến đoàn xe mở đường có còi hụ mà trước đây Nguyễn Hữu Liêm đã khoe nhân dịp Đại Hội Việt kiều,

Buổi tối ở Tuần Châu cũng vẫn cảnh khách nước ngoài trú ngụ ở khách sạn 5 sao. Còn thường dân thì ở chỗ thường dân. Nơi đây cũng là nơi tổ chức Hoa Hậu thế giới vừa qua. Phòng Hội trường to lớn có thể chứa cả ngàn người. Nhưng lại bắt chước xây đúng như tòa nhà trắng (White House) ở Hoa Thịnh Đốn.

Một nhà thơ Mỹ trông thấy Hội Trường chỉ lắc đầu và hỏi: Tại sao phải xây cất như vậy.

Tại sao nữa. Sự bắt chước lố bịch và vô văn hóa đã sản sinh ra những công trình lố bịch như vậy.

Buổi tối có Hội thơ Quốc tế. Báo chí và nhiều tham dự viên than phiên đã Hội thơ thì đừng chen vào các màn múa hát, dân ca bỏ túi làm loãng không khí Thơ. Phần dành cho khách ngoại quốc cũng hơi nhiều. Nổi bất là Nguyễn Bá Chung trong nhóm 5 người thuộc nhóm William Joiner từ Boston. Phần thơ Việt Nam thì đành nghe thơ Hữu Thỉnh thôi. Mấy nhà thơ khác được hỏi nghĩ sao. Họ chỉ lắc đầu cười trừ.

Theo Hiêu Minh Blog có kể nhiều nhà thơ lớn tuổi đã chuẩn bị quần áo xênh xang đâu vào đó, lại đi nhuộm mái tóc đen cho trẻ. Nhiều vị móm đã bỏ tiền đi làm lại hàm răng để chuẩn bị lên đọc thơ của mình. Nhưng chương trình kéo dài quá thành bắt buộc phải cắt hết. Thế là uổng công nhuộm tóc và làm răng giả.

Nói tóm lại, tổ chức xôm trò, nhưng vẫn người cũ, cách làm cũ (Phạm Xuân Nguyên)

Đúng là một buổi tối vô duyên và mệt mỏi.

Ngày hôm sau đi ngắm cảnh vịnh Hạ Long tương đối không bị ai làm phiền. Nhìn thấy những con thuyền cánh buồm đang trôi lặng lờ trên mầu nước biển xanh một cách êm đềm, tự nhiên tôi không khỏi nghĩ đến:

“Xuất cảng văn học của chúng ta đi ra biển lớn chắc hẳn bằng những cánh buồm bọc gió này đây? Thử hỏi bao giờ nó đi ra tới biển lớn?”

Nghĩ mà buồn.

Sau đó, nhân tiện tôi rũ mấy người bạn văn về quê cũ của tôi mấy ngày.

Xin hẹn anh thư sau. Chúc anh và gia đình an khang, khỏe

Hà Nội, tối 10/01/2009

Kg.T. L.

Chú thích đặc biệt

Tin Nhà nhận được tin có bài viết của Phạm Xuân Nguyên với nhan đề rất mực khiêm tốn: Thưa ban tổ chức hội nghị, tôi chưa mấy lạc quan. Bài viết được đưa lên mạng Tuần Viet Nam của Vietnam Net vào ngày 12/01/2010. Sáng hôm sau mới kịp vào truy cập. Bài đã biến mất trên mạng. Tin Nhà tìm đến Viet-Studies của Trần Hữu Dũng; Đây rồi. Mừng quá.

Thất vọng. Bài chỉ còn giữ lại cái tên mà thôi. Nhưng tôi tin chắc Trần Hữu Dũng đã cất đâu đó. Rồi may mắn có người có được được và đã gửi cho Tin Nhà.

Nội dung bài viết của Phạm Xuân Nguyên là trung thực, nêu lên một số điểm tiêu cực như dịch không chuẩn tiêu đề của Hội Nghi, quá nhiều tham luận mà không có trao đổi giữa các nhà văn, không trình làng được một tuyển tập văn học Viêt Nam xứng đáng đề “chào hàng”. Đấy chỉ là mấy nhận xét bình thường. Vậy mà nó trở thành quan trọng và kiểm duyệt lại bỏ.

Tự nhiên chỉ nêu ra một vài ý kiền mà nhiều người cũng nhận xét như vậy. Ông Phạm Xuân Nguyên trở thành nổi tiếng. Xem ra muốn nổi tiếng ở VN cũng không phải là điều khó.

Trường hợp nhà thơ Hoàng Hưng với bài viết: Người Phương Tây nói gì về các tác phẩm văn học VN đương đại. Nội dung bài chỉ là sưu tầm các sách đã được dịch ra tiếng nước ngòai với những dư luận. Bài cũng bị kiểm duyệt cắt bỏ phần nọ, phần kia.

Với chế độ kiểm duyệt khắt khe như hiện nay, Văn học VN không thể chính thức xuất khẩu được.

Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam

Nguyễn Văn Lục

Lời thưa của người viết − Tôi có viết bài Chúc thư văn học của Nhất Linh: Một cái chết định trước. Tôi đã nhận được khá nhiều ý kiến phản biện. Và dư luận đồn. Tôi ghi nhận đó là một dấu hiệu tốt.

Nhưng điều khốn khổ nhất của một người cầm bút hiện nay là trở thành nạn nhân của những lời phê bình ngoài văn bản (out of context). Lẫn lộn lãnh vực này sang lãnh vực kia như dùng chiêu bài chính trị, đạo đức hay tôn giáo để phê bình người viết. Điều mà nhà phê bình văn học Tam Ích, cách đây gần 70 năm đã viết trong bài Bút chiến và phê bình như sau:

Trở lên là tôi nói những việc nên làm. Bây giờ xin qua những việc nên tránh. Trong việc phê bình và bút chiến, có nhiều người phạm phải một sự sai lầm ngược hẳn với “văn phạm phê bình” - nếu có thể nói thế. Đó là việc không trọng văn mạch (contexte) của tác giả. Nên nhắm tác phẩm mà phê bình, đừng nhắm người của tác giả. Đừng có thánh thán hay Mao tôn cương mà đọc, như thế, anh sẽ chỉ thấy cái vạn hoa kính (kadéidoscope) của người duy tâm”.

Điều chúng ta chưa biết thì có nhiều hy vọng là một ngày nào đó chúng ta sẽ biết. Nhưng sợ nhất là những điều chúng ta đã có sẵn trong tay tưởng như sự thật. Sự thật ấy sẽ giết chúng ta và tất cả những ai nói khác chúng ta.

Vì thế, mặc dù có nhiều ý kiến phản biện về cái chết của Nhất Linh, tôi vẫn bị ám ảnh về cái chết chọn lựa, định sẵn của Nhất Linh.

Đã biết bao nhiều nhà văn cách này cách khác đã chọn giải phải tự tử hay tự huỷ dần đời sống của họ như giải pháp cuối cùng đời họ. Nào có gì là xấu đâu? Đôi khi, chúng ta đòi hỏi những điều mà họ không có và họ chết vì những đam mê tuyệt vọng ấy?

Họ là nhà văn, chúng ta đã không cho phép họ làm người bình thường. Đó là nỗi khốn khổ đời họ.

F. Sagan mà cuộc đời đã chiều chuộng quá để cuối cùng cô dẫm đạp lên tất cả những thứ đó như một phá phách. Cô viết:

“Je porte ma légende comme une voilette, assure-t-elle, mais ce qu’on a dit n’était pas tellement faux... sauf qu’une voie humaine n’est pas uniquement cà, mais c’est comme une apparence.”

Tạm dịch: Tôi trót khoác vào mình cái áo thần tượng thêu dệt chỉ là bề ngoài như bức màn mỏng. Đã hẳn không phải là sai hết, nhưng về mặt con người thì đã hẳn không phải như vậy, đôi khi chỉ là cái bề ngoài mà thôi.”

Hay như một Tam Ích. Tôi có một số thư từ của Tam ích, xin dẫn chứng vài thư: Tôi già rồi anh ạ: (Chưa quá 60). Tôi sống vì phải sống như vạn vật vậy thôi, không tha thiết đến nhân sinh lắm.” Thư đề ngày Sài gòn 16 avril 1968:

“ À, cháu cưng của tôi là Phạm thị Ngọc Hoa, đậu Master of Arts, học về Linguistique, hiện dạy ở Vạn Hạnh và đại học Sài Gòn. vậy xin có lời gửi gắm cháu.

(Xin nhắn bà Ngọc Hoa, nếu muốn lấy lại thư từ của nhà văn Tam Ích, xin liên lạc với người viết.)

Còn tôi, càng ngày, tôi càng chán đời và trốn đời, phải nói chuyện văn chương chữ nghĩa với ai là một điều khổ … Tôi già rồi, còn bao thì giờ để mà tranh đấu, biết đâu mai chết, mốt chết.. Nhưng thật ra càng già càng chán đời... (Thư đề ngày 17 avril, 1971. Điạ chỉ 12, Sương Nguyệt Ánh, Sài gòn.)

Ngựa là để chạy, nhà văn là để viết: nghiệp. Thì ra là thế. Có điều lạ là không đau liệt giường, liệt chiếu, chỉ đau đủ để khổ cái thân. Có lúc chả muốn sống. Không lẽ không viết thì buồn. Viết cho nó đỡ buồn thôi anh ạ. (Thư đề ngày 29 Juin 1971, địa chỉ viết, Tạp chí Văn học. 61 Lê Văn Duyệt, Sài Gòn.)

Và lá thư chót nhận được coi như dứt khoát để giã từ

“Riêng về rôi, tôi coi như dứt nghiệp văn chương, tôi đã ngán quá. Còn viết đôi bài là để lấy tiền tiêu vặt thôi. Và tôi rình rình, có dịp là dứt. Chưa bao giờ ngán quá như bây giờ”

(Thư đề ngày 14/10/1971.)

Một E. Hemingway, một Truman Capote, và mới đây nhất J.K. Rowling, người kiến ra được hàng tỷ bạc đã thú nhận cô bị depressed và muốn tự tử.

Vì thế, trên hết tất cả, ý muốn tự hủy cuộc đời của một nhà văn nằm trong chính họ và người đã muốn tự huỷ thì còn có giá trị nào hơn chính cái chết của họ?

Họ phải tìm đến cái chết như một giải thoát khỏi những ràng buộc họ.

Về Nhất Linh, xin đưa thêm một dẫn cứ khá quan trọng của học giả Hoàng Xuân Hãn nhận xét về tình trạng tâm thần của Nhất Linh ở Hội nghị Đà lạt như sau:

“Cái cay đắng của người quốc gia, của các đảng phái qua câu hỏi này của Nhất Linh. Vì thế Nhất Linh thường buồn, thất vọng và chán đời. Từ đó không thiết sống nữa”

Một nhận xét của nhà văn Nguyễn Vỹ trong bài Kỷ vật đầu tay và cuối cùng về Nhất Linh:

“Một vài tiểu thuyết ông khởi đăng trong Tạp chí văn hóa ngày nay của ông không được độc giả hoan nghênh. Văn Hóa ngày nay phải tự đình bản. Tinh thần và thể xác Nhất Linh bị suy sút rất nhiều. Mấy năm sau cùng của đời ông hoàn toàn kém vui. Với một giọng thiểu não ông nói với tôi rằng: “ không tin tưởng nơi đời sống nữa”.

Tình trạng không thiết sống nữa của Nhất Linh là có thật và đã kéo dài trên nhiều năm, Và do đó quyết định tự tử vì chán sống cũng là những yếu tố không thể bỏ qua về cái chết của Nhất Linh.

Thay cho những lời phê bình ngoài văn bản, gửi bạn đọc một bài viết mói về Nhất Linh và nhóm Tự Lự Văn Đoàn (TLVĐ).

Tự bài viết nói đủ Nhất Linh được trân trọng đúng mức như thế nào?

Xuân Diệu, Thế Lữ, Nhất Linh, Khái Hưng thời trong Tự Lực Văn Đoàn

Nguồn: vi.wikipedia.org

Muốn tìm hiểu đến nơi đến chốn nhóm TLVĐ, thiết nghĩ không thể không tìm hiểu những nhóm văn học đi trước TLVĐ như nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh và sau TLVĐ như nhóm Sáng Tạo của Mai Thảo ở miền Nam trước 1975. Trong việc đối chiếu tìm hiểu 3 nhóm đó, chúng ta sẽ hiểu chỗ đứng cũng như vai trò của TLVĐ đối với Văn Học như thế nào? Hướng tìm hiểu như thế kể là cần thiết và không thể không có những nhận xét đủ loại, khen chê cũng có. Nhưng điều chính yếu là cần công bằng với lịch sử, nhất là lịch sử văn học.

Và điều đó không thể không làm.

Nhưng cũng nhờ đó nêu bật được đặc điểm của mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ văn học và cuối cùng nhìn rõ được hướng đi của cả một dòng văn học Việt Nam trải dài từ 1914 đến 1975 và sau 1975.

Trong hướng tìm hiểu đó, tôi chọn lựa lối phân chia thế hệ văn học dựa trên những biến cố lớn của lịch sử chính trị VN của Linh mục Thanh Lãng.

Sự phân chia thế hệ văn học của Thanh Lãng giúp nhận ra những dấu mốc văn học như điểm nhìn ngược và xuôi của mỗi thời kỳ văn học, nhận ra sự khác biệt của mỗi thời kỳ, sự tiến triển của từng thời kỳ cũng như tính đa dạng của mỗi thời kỳ.

Theo sự phân chia như thế, chúng ta có dấu mốc thế hệ văn học thứ ba 1913-1932, thế hệ văn học thứ tư với nhóm tiêu biểu là Nam Phong của Phạm Quỳnh. Bên cạnh Nam Phong dĩ nhiên có những nhóm khác trước đó hay đồng thời với Nam Phong, nhưng không có tầm mức quan trọng cũng như ảnh hưởng nên chỉ là nhóm phụ, hay gọi là nhóm vệ tinh như Đông Dương tạp chí.

Tiếp theo là thế hệ Tự Lực Văn Đoàn, năm 1932-1945, còn gọi là thế hệ các nhà văn tiền chiến.

Nhưng từ 1945 đến 1954 là thế hệ gì? Thời gian 1945 trở đi là thời kỳ chiến tranh Việt Pháp nên tạo ra một khoảng trống văn học đối với người phía Quốc Gia.

Phải đợi đến 1955 khi có cuộc di cư chia đôi bờ Bến Hải, lúc ấy trong Nam tiếp tục với nhóm Sáng tạo của Mai Thảo và nhiều nhóm khác cho đến 1975.

A. Bối cảnh chính trị − Trước khi Tự Lực Văn Đoàn xuất hiện.

Sự thay đổi trong làng báo với tờ Phong Hóa số 11 có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong đó không thể bỏ qua yếu tố chính trị.

Thứ nhất là cuộc nổi dạy ở Yên Báy đêm 9 tháng 10, năm 1930 do các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học đã thất bại. Họ đã bị Pháp đàn áp, tiêu diệt nặng nề vì thiếu tổ chức, thiếu kinh nghiệm. Sự thất bại của Việt Nam Quốc Dân Đảng coi như là thất bại chung của các cao trào chống Pháp. Thứ hai, năm 1930 cũng là năm Đông Dương Cộng sản ra đời. Thứ ba, việc Bảo Đại hồi hương. có thể là biến cố quan trọng nhất mở ra một viễn cảnh chính trị mới như lời trần tình của vua Bảo Đại : Chí tôi là muốn trừ bỏ những cách chính trị quá cũ không thích hợp với thời đại này .

Sau đó, vua Bảo Đại đã có ý hướng cải cách chính trị và xã hội với việc thành lập nội các gồm thành phần trí thức trẻ như Ngô Đình Diệm 31 tuổi, Phạm Quỳnh 40 tuổi, Hồ Đắc Khải 38 tuổi, Bùi Bằng Đoàn 46 tuổi, Thái Văn Toàn, 47 tuổi. Toàn quyền Đông Dương Pasquier đã đưa ra nhận xét đối với nội các mới: Cái chế độ cũ trong nước, đả động đến phải cho thận trọng lắm, nhưng mà nếu xét ra thời thế phong tục khiến cho phải thay đổi thì cũng không nên ngần ngại mà sửa đổi. Vì thế, những Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu đã rút lui nhường chỗ cho những người trẻ như Ngô Đình Diệm, Phạm Quỳnh.

Bảo Đại chẳng những có ý hướng canh tân bằng cách cải tổ nội các trẻ, cá nhân nhà vua còn quyết định bãi bỏ tất cả những hủ tục trong Triều với những lễ nghi phiền phức. Và nhất là việc vua Bảo Đại chủ trương tự do kết hôn khi quyết định lấy một người con gái thứ dân, thuộc công giáo, chấp nhận chế độ một vợ một chồng thay vì đa thê như hủ tục.

Quyết định như thế, ở vào thời điểm đó là lớn lắm - như một cuộc cách mạng - vì đụng chạm tới tập tục của cả một truyền thống triều đình, rất khó được chấp nhận.

Vậy mà Bảo Đại đã làm và làm được.

Phải chăng tất cả những yếu tố trên đã khơi nguồn và mở đường cho những người trí thức trẻ như Nhất Linh, Khái Hưng khi chủ trương đả phá cái cũ và cổ suý theo mới, thổi một luồng gió mới vào xã hội Việt Nam đương thời?

Thứ tư, việc Phạm Quỳnh bỏ báo Nam Phong đi làm chính trị vào năm 1932. khiến báo này phải đình bản kéo theo sự ra đi thầm lặng của những cây viết thế hệ 1913-1932 như Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh, Tương Phố, Hoàng Ngọc Phách. Khoảng trống ấy đã mở đường và nhường văn đàn một cách gián tiếp cho những cây viết trẻ như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam. Chẳng khác gì vào năm 1916 khi Đông Dương tạp chí đình bản thì xuất hiện ngay Nam Phong tạp chí với Phạm Quỳnh. Lúc đó Phạm Quỳnh mới 25 tuổi.

Để xác định rõ vị trí của TLVĐ khi tiếp nối thế hệ Nam Phong, điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?

B. Sự khác biệt hay đổi mới của Tự Lực Văn Đoàn so với Nam Phong

1. Nam Phong Nghiêm chỉnh, khệnh khạng. Tự Lực Văn Đoàn vui tười diễu cợt.

Sau thế hệ Đông Dương tạp chí rồi Nam Phong tạp chí, như có hiện tượng bùng nổ trong sinh hoạt báo chí. Nhiều báo trước sau lục tục ra đời như Phụ nữ Tân Văn, 1929. Phụ nữ thời đàm 1930. Lùi xa hơn nữa có Tiếng dân 1927, Hữu Thanh tạp chí 1921. Annam tạp chí 1926, Rạng Đông 1929, Nhựt Tân 1929, Khoa học tạp chí.

Năm 1932, năm mà TLVĐ ra đời thì có một lô báo chí xuất hiện như Chớp bóng, Từ Bi âm, Văn Học tạp chí, Đông Thanh tạp chí, Đông Tây tuần báo và dĩ nhiên có Phong Hóa tuần báo.

Đồng thời có sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ độc lập. Như Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao và Nguyễn Tuân.

Tóm lại trong bối cảnh sinh hoạt báo chí đông đảo và nhộn nhịp như thế thì Phong Hóa ra đời. Phong Hoá nổi lên như cồn đồng thời làm lu mờ các nhà văn độc lập ngoài nhóm TLVĐ khiến người ta có cảm tưởng, sự thành công của TLVĐ đã gián tiếp đẩy lui một số nhà văn tài năng vào hậu trường. Tôi nghĩ đó là một điều bất công.

Nhất là trường hợp Vũ Trọng Phụng.

Có thể nói, Phong Hoá kể từ số 11 ra đời mang bộ mặt mới cho sinh hoạt báo chí: Vui tươi, cười cợt, chế diễu, tiến bộ như lời quảng cáo:

- Một hoán cải lớn lao trong báo Phong Hóa

- Một sự lạ trong làng báo.

- Một cái mới...

- Bàn một cách vui vẻ về các vấn đề cần thiết: Xã hội, chính trị, kinh tế.

- Nói rõ về hoạt động trong nước. Có 15 tranh vẽ, nhiều chuyện vui... cần thiết... hoạt động... vui vẻ. Ai cần xem báo, ai thích đọc báo nên đọc Phong Hoá.

Ông Nguyễn Vỹ trong một bài báo có nhắc lại kỷ niệm về tờ Phong Hoá, bộ mới số 11 như sau:

Ttrẻ con ôm báo Phong Hóa số 1 đi bán rong, rao inh ỏi khắp phố phường, thiên hạ tò mò, mua xem, bán báo chạy như tôm tươi. Lý do: báo Phong Hoá đăng giày những bức vẽ, những mục khôi hài, chế giễu tập tục Phong hóa An nam. Công chúng bình dân, từ cô sen, cậu bồi đến lớp các học sinh nam nữ đến công tư chức đều rũ ra cười khi đọc những mẩu chuyện hóm hỉnh và nhìn những bức hình vẽ rất tức cười, chế nhạo nào ông Lý Đình Dù ở nhà quê ra tỉnh. Ông giáo sư Lê Công Đắc bị chế diễu là con gà ba chân.. ôÂng luật sư Lê Thăng là con đĩ đánh bồng, tiến sĩ Khoa học Nguyễn Công Tiễu chữa bênh toi gà, ông Nguyễn Văn Vĩnh, bụng bự, ông Nguyễn Văn Tố gọi là ông búi tó, ông Nguyễn Tiến Lãng gọi là con ve sầu.. Nguyễn Tường Tam đã thành công với tiếng cười kích động.. Báo Phong Hóa vượt lên một số lượng phát hành vô địch. Và ông cũng nổi tiếng từ đó

Báo Phong Hóa nổi bật hơn Nam Phong bắt đầu từ những tiếng cười này. Lần đầu tiên, dân chúng ham đọc báo trước tiên là để được cười.

Phong Hóa đánh dấu một giai đoạn mới trong làng báo Việt Nam thời 1932. Cụ Huỳnh văn Thái, một sinh viên trường Cao Đẳng Công Chánh Hà Nội kể lại thời đó, người ta đua nhau đọc báo Phong Hóa và truyện dài Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng.

Nói gì thì nói, sau này cảnh đó không bao giờ còn tái diễn.

Đó cũng là sự đổi mới thật. Đổi mới toàn diện. Trước, Nam Phong tạp chí chỉ có mình Phạm Quỳnh là tinh thần, là linh hồn tờ báo. Nay là cả một nhóm. Trước quan liêu khệnh khạng, trưởng giả, quan trường, trí thức thì nay bình dân đại chúng. Con sen đầy tớ cũng như sinh viên cũng đọc. Đó là sự cộng lại giữa báo Sài gòn Mới của bà Bút Trà với Chính Luận của Từ Chung và Đặng Văn Sung. Hay sự cộng lại giữa Mai Thảo và bà Tùng Long sau 1975. Trước nghiêm nghị nay vui cười. Trước không có tranh vẽ, nay có 15 trang vẽ mỗi kỳ.

Và tầm nhắm của Phong Hoá khi ra đời là hạ bệ cho bằng được Nam Phong và thế hệ đàn anh với những cái thủ cựu, cái nghiêm chỉnh khệnh khạng của họ.

Thủ phạm của cái thủ cựu: Chính là nho học.

Chúng tôi muốn tiêu diệt đời cũ. Then chốt của nó là cái đạo Tống nho. và vì thế, chúng tôi muốn bài bác cái đạo không hợp thời ấy.

Nhóm TLVĐ đã khẳng định như thế.

Họ đã đưa tất cả những nhà văn cũ mới lên dàn phóng.

Nạn nhân đầu tiên là Nguyễn văn Vĩnh và Phạm Quỳnh. Ra đường hai câu thơ sau đây trở thành câu vè của người đường phố:

Nước Nam có hai người tài

Thứ nhứt sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh.

Sau đó lần lượt lên giàn phóng của Phong Hóa là Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Khắc Hiếu, Hy Tống, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Lê Văn Phúc. Lãng Nhân Phùng tất Đắc.

Và những người trẻ hơn cũng không thoát khỏi như Vũ Trọng Phụng, bà nữ thi sĩ Tương Phố. Bà Tương Phố là người nữ duy nhất, trẻ nhất viết cho Nam Phong nên cũng trở thành đối tượng cười cho nhóm Phong Hóa.

Phong Hóa đã đếm ra trong bài Giọt lệ thu của nữ sĩ đăng trong Nam Phong có đến 61 chữ vừa than ôi, vừa ôi, và lệ như sau:

29 chữ than ôi

18 chữ ôi

14 chữ lệ

Một bài độ 4 trang giấy mà có 61 chữ ôi thì đáng bi thương là phải.

(Trích trong Thế hệ 1932 của Thanh Lãng).

Ngoài những nhà văn, nhà báo bị báo Phong Hoá lôi ra chế diễu, kể như tất cả các báo chí thời đó đều bị báo Phong Hóa lôi ra đả kích. Từ những tờ báo lâu đời như Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Annam tạp chí đến những tờ mới ra như Văn học tạp chí, Đông Thanh tạp chí cũng bị lôi ra làm thịt.

Tôi đếm dối cho TLVĐ thì thấy cả thẩy có 41 bài đả kích. Chẳng hạn Tiểu thuyết tuần san bị Nhất Linh chế diễu là con khỉ. Báo Loa bị làm thịt liên miên đến thậm tệ với bài của Tứ Ly viết Loa hay váy, báo Đông Phương cũng bị Nhất Linh chế diễu nhiều lần: Loài nhai lại.

Tôi chỉ có thể nói, chưa bao giờ thấy sinh hoạt báo chí trước hay hiện nay có một không khí “chửi”hăng, vui, thông minh đến như thế. Ngang ngửa với những cây viết phiếm thời trước 75 như Thương Sinh, Kha Trấn Ác Chu Tử, Hiếu Chân, Hà Thượng Nhân, Vip KK, ký giả Lô Răng, Sức Mấy, Kiều Phong, Hoàng Hải Thủy, Dê Húc Càn, Hư Trúc Nguyên Sa... Nhưng sự chế diễu của TLVĐ chỉ vui mà không độc ác. Có thể nói làng báo sau 1954 là sự tiếp nối truyền thống báo trào phúng của TLVĐ còn sót lại, nhưng sống sượng, tai quái, hơn TLVĐ rất nhiều.

Hầu hết các tác giả chính trong TLVĐ từ Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mở, Thế Lữ đều dùng vũ khí trào phúng để chế diễu các báo khác. Mục đích chế diễu của nhóm TLVĐ dù vui thì cũng gián tiếp nhằm hạ uy tín các nhà văn ngoài nhóm cũng như các báo khác vì chỉ nhắm vào những góc cạnh xấu, đời tư nhiều hơn là nhằm vào khía cạnh văn hóa, nghệ thuật.

Cung cách chế diễu đó cho người ta có cảm tưởng nhóm TLVĐ tỏ ra khinh thường tất cả những báo khác cũng như các tác giả khác.

Đây là một sự khác biệt rõ rệt so với giai đoạn thế hệ văn học Phạm Quỳnh. Thời kỳ ấy, cũng có một vài cuộc tranh luận nổ ra, nhưng vẫn ở trong vòng tương kính lẫn nhau như các cuộc tranh luận giữa Phạm Quỳnh và Phan Khôi, Lê Dư và Nguyễn Trọng Thuật.

Dĩ nhiên, để trả đũa TLVĐ, nhiều nhà văn đã lên tiếng như Nguyễn Công Hoan, Lê Tràng Kiều, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (vừa quá vãng) Vũ Trọng Phụng, Ích Hữu, Hải Triều, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng.

Đã có những bài báo phản hồi cũng nặng lắm như: Cái tin báo Loa chết đối với Phong Hóa là một tin mừng. Cái tranh ấy cũng buồn cười thật. Nhưng hơi mất dạy một chút. Giọng hèn nhát của báo Phong Hoá. Cái thói dèm pha của báo Phong Hoá...

Lời chế diễu, đả kích ném đi thì có thể vui. Nhưng hòn đất ném lại thì nặng nề và hằn học hơn nhiều.

2. Nam Phong chú trọng vào việc dịch thuật, biên khảo. TLVĐ chuyên chú vào việc sáng tác truyện ngắn và truyện dài.

Có thể coi đây là sự khác biệt lớn nhất từ Nam Phong đến TLVĐ. Sự khác biệt này cũng có thể hiểu và cắt nghĩa được. Ở thế hệ Nam Phong 1914-1932, quốc văn chưa được thịnh hành, kiến thức còn giới hạn. Các nhà học thuật thời đó không làm điều gì khác hơn là mượn vốn người làm vốn của mình bằng dịch thuật và biên khảo. Vì vậy phần trước tác không có bao nhiêu, trừ một vài cuốn ký sự như Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam Kỳ, Pháp du hành trình nhật ký.

Trên tờ Nam Phong thấy xuất hiện nhiều áng văn dịch thuật thiên về triết học như Phương pháp luận của Descartes, Sách cách ngôn của Épitète, Đời đạo lý của Paul Carton, tuồng Le Cid cũng như tuồng Hòa Lạc (Horace) của Corneille. Hoặc dịch tư tưởng chính trị của Montesquieu, hoặc văn thơ của Victor Hugo, Paul Bourget... Bên cạnh đó là những bài khảo cứu về chính trị nước Pháp, về văn minh luận, về thế giới tiến bộ sử vv… Chẳng hạn khảo cứu về các học thuyết của J.J. Rousseau, của Voltaire. Ngoài ra còn có có các bài biên khảo về Phật giáo, về người quân tử trong triết học đạo Khổng, Văn chương trong lối hát Ả Đào v.v...

Những loại biên khảo và dịch thuật này chỉ dành cho một số độc giả hạn hẹp có một trình độ kiến thức tối thiếu để có thể đọc và hiểu được.

Ngược lại, TLVĐ chủ trương báo chí phải được phổ biến tới tay người dân bình thường nên nhẹ phần khảo cứu và nhấn mạnh vào phần sáng tác, truyện ngắn, truyện dài.

Nhất Linh, người chủ xướng của TLVĐ đóng góp trên 20 tác phẩm sau 40 năm hoạt động văn học. Có những tác phẩm mà đương thời được coi là thành công nhất của TLVĐ như Đoạn Tuyệt rồi Lạnh Lùng thì sau này chính Nhất Linh thú nhận với Nguyễn Vỹ như sau: Theo Nhất Linh thì những truyện ông viết trước đây đều dở. Nhưng tồi nhất là quyển Đoạn Tuyệt và Lạnh Lùng. Chỉ trừ cuốn Bướm Trắng sau này đọc lại ông còn thấy có giá trị. Khi chính tác giả tự đánh giá tác phẩm của mình thì nhận xét này phải được tôn trọng. Mà thực vậy, những tiểu thuyết này đều là những tiểu thuyết luận đề nên từ tình tiết đến ý tưởng đều phải chạy theo tư tưởng luận đề nên có phần giả tạo? Hơn thế nữa, những luận đề chỉ thích hợp cho từng thời kỳ, khi xã hội thay đổi thì các tiểu thuyết luận đề không còn thích hợp nữa. Xin xem thêm một bài viết ngắn của Thạch Lam: Quan niệm trong tiểu thuyết có đề cập đến loại tiểu thuyết luận đề.

Về điểm này, không chỉ Nhất Linh mà chính Khái Hưng cũng nhìn nhận như vậy. Theo Khái Hưng, những Roman à thèses chỉ có mục đích cải cách một vài tập tục xã hội Việt Nam hiện nay. Một ngày sau, những tập tục đó sẽ không còn trong xã hội tiến bộ hơn thì tiểu thuyết của tôi sẽ mất giá trị của nó.

Sau này, Nguyễn Sỹ Tế và Thanh Tâm Tuyền trong buổi thảo luận: Nhìn về tiền chiến đã công kích các tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng.

Theo Thanh Tâm Tuyền, sở dĩ độc giả ưa chuộng TLVĐ vì những tiểu thuyết ấy hợp thời trang: Những tác phẩm mà TLVĐ gọi là tiểu thuyết luận đề đã chứng tỏ sự nông cạn và hời hợt của những tác giả ấy. Chưa nói tới những luận đề mà nhóm TLVĐ chọn là những vấn đề rất thô sơ và hẹp hòi ở trong xã hội, tôi muốn công kích ngay cái loại mà người ta gọi là tiểu thuyết luận đề- kể cả những luận đề cao nhất- là một quan niệm ấu trí về tiểu thuyết. Bởi tính cách luận đề phản nghệ thuật...

Nặng quá. Bất công quá. Đi quá xa nữa. Thời ấy, xã hội ấy, làm sao có thể viết khác được?

Phần Nguyễn Sỹ Tế đặt vấn đề cần phân biệt cái sống (le vécu), cái nghĩ (le pensé) và sách vở... Tôi đã có dịp nói rằng nhiều tác giả ấy chưa sống, danh từ sống hiểu theo nghĩa sâu xa của nó. Và tôi cho rằng tác phẩm của họ chưa đạt tới cái nghĩ nữa. Cho nên mới gọi là sách vở, là hời hợt, là giả tạo.

Nhận xét trên của nhóm Sáng Tạo có phần cực đoan và lý thuyết, đòi hỏi vấn đề nguyên tắc nền tảng mà thực sự khó ai đạt được.

Thử quay ngược lại hỏi chính các nhà văn thế hệ 54, ở thời điểm đó, họ đã có những công trình sáng tác gì? Vì thế, cũng đã có những tác giả thời đó đã không đông ý với nhóm Sáng Tạo. Nguyên Sa trong Hãy rời bỏ nền văn chương trú ẩn viết: “Có những tiếng không kỳ cục ấy, những phủ nhận phách lối như thế. Có những anh phủ nhận tất cả những người đi trước để ra cái điều ta đây mới lạ”.

Ngày hôm nay chúng ta lên đường thì người đàn anh chúng ta cũng đã lên đường. Và lên đường trước hay sau tthì cũng bắt đầu từ một lịch sử, lịch sử dòng văn học. Cho nên, người làm công tác văn nghệ hôm nay, không thể quên được những người hôm qua. Chúng ta đều phải bắt đâu lên đường từ một quá khứ. Khi nhằm phủ nhận, xóa bỏ một quá khứ thì không phải từ một phủ nhận mà chúng ta được chấp nhận.

Trong nhóm TLVĐ, có trường hợp viết chung nhau một cuốn truyện. Thật cũng hiếm và không dễ. Có thể viết chung một tác phẩm nghiên cứu, nhưng truyện sáng tác thì không dễ. Vậy mà giữa Khái Hưng và Nhất Linh đã viết chung với nhau 3 cuốn: Anh Phải Sống, 1934, Gánh hàng Hoa, 1934 và Đời Mưa Gió, 1934. Theo sự thú nhận của Nhất Linh với nhà văn Nguyễn Vỹ, Khái Hưng đã giúp Nhất Linh trong việc sửa chữa lại tác phẩm của ông.

Khái Hưng viết ít hơn một chút, chỉ trên dưới 15 tác phẩm, nhưng đã gây được tiếng vang và truyện của ông có giá trị nghệ thuật hơn Nhất Linh. Hồn bướm mơ tiên là tác phẩm đầu tay của ông cũng như của nhóm TLVĐ. Tác phẩm này được người đương thời đón nhận nồng nhiệt cũng như tác phẩm kế tiếp của ông là Nửa chừng xuân. Từ những tác phẩm mang nặng tính chất tình cảm lãng mạn, ông chuyển dần sang khuynh hướng xã hội tình cảm như Thoát Ly, Thừa Tự, v.v…

Kể từ những sách dịch của Nguyễn văn Vĩnh đến Phạm Quỳnh, chữ quốc ngữ như được mở đường. Tuy nhiên để cho thứ chữ ấy trở thành trong sáng, trôi chảy, diễn đạt tự nhiên được hết tình, hết ý và có một chỗ đứng vững vàng trong dòng Văn Học Việt Nam thì phải chờ đến TLVĐ.

Nhóm Nam Phong chú trọng vào dịch thuật, TLVĐ vào sáng tác. Đó là cả một đọan đường đầy hứng khởi và hy vọng của dòng văn học chữ quốc ngữ.

Sang đến thế hệ văn học 1954 trở đi, nó đã chau chuốt, bóng bảy, diễn tả về tâm lý, triết lý con người một cách ma thuật hơn nhiều. Chúng ta còn mong đợi điều gì hơn nữa?

Nhờ những nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam tiếng Việt mới thực sự trớ thành thứ ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ của nghệ thuật.

Thứ ngôn ngữ có thể chuyên chở được, có khả năng diễn tả và truyền đạt được những tình cảm, những hoàn cảnh, tâm lý cá nhân vào trong những truyện ngắn, truyện dài, biến nhiều truyện trở thành những truyện hay và có giá trị. Một số truyện nay đọc lại cũng vẫn thấy hay.

Cho đến hơn nửa thế kỷ sau, nhiều tình tiết trong truyện của các nhà văn trên đọc lại vẫn còn gây ấn tượng và xúc động nơi người đọc. Chẳng hạn, truyện ngắn Nhặt lá bàng của Nhất Linh, dài chưa quá 6 trang nhưng thấm đẫm tình người, vẫn gây những xúc động và dư âm mỗi ghi gấp cuốn sách lại. Truyện Anh phải sống, viết chung giữa Khái Hưng và Nhất Linh cũng là một trong những truyện ngắn khó quên.

3. Ảnh hưởng của Nam Phong tạp chí và TLVĐ đối với Văn học chữ Quốc ngữ.

Ảnh hưởng của Nam Phong − Nói đến Nam Phong là nói đến Phạm Quỳnh. Hai mà một không thể tách rời. Nhìn lại những năm từ 1914 đến 1932, thế hệ Nam Phong với Phạm Quỳnh đã có những đóng góp nhất định về nhiều mặt trong sự phát triển chữ Quốc ngữ cũng như về học thuật tư tưởng. Đúng như trong lời mở đầu tạp chí Nam Phong, Phạm Quỳnh đã viết: Nam Phong là cơ hội để bồi bổ quốc văn, cho thêm nhiều thứ tiếng, cho đủ tài liệu phiên dịch và truyền bá tư tưởng Âu Tây.

Như vậy, Nam Phong ra đời với hai mục đích rõ ràng: bồi bổ quốc văn và phiên dịch và truyền bá tư tưởng Âu tây. Không phải chỉ bồi bổ quốc văn mà cao vọng của Phạm Quỳnh còn hơn thế nữa: chúng ta hết học chữ Hán, nay thì đua nhau học chữ Pháp. Quốc văn có đó, nhưng chưa có Quốc học.

Đối với trí thức trẻ thời Phạm Quỳnh, người ta coi ông là bực thầy về tư tưởng học thuật. Người ta coi Nam Phong như một thứ Hàn Lâm Viện. Quy tụ chung quanh ông là một số những cây viết cựu học cũng như tân học lừng danh thời đó như Nguyễn Bá Học, 60 tuổi, Nguyễn Hữu Tiến 43 tuổi, Phạm Duy Tốn 34 tuổi, Trần Trọng Kim, Tản Đà, 30 tuổi. Cạnh đó là giới quan trường như Hoàng Cao Khải, Thân Trọng Huề.

Vì thế, Nam Phong dần chiếm địa vị độc tôn trên các tạp chí cùng thời như Hữu Thanh, An Nam tạp chí cũng như Đông Dương tạp chí trước đó.

Hàng ngàn trang báo Nam Phong trong số mấy trăm số báo Nam Phong đã một thời được người đọc dùng như một sách học để trau dồi kiến thức. Vũ Ngọc Phan đã viết về Nam Phong như sau:” Cái công ông Phạm Quỳnh khai thác lúc đầu cho nền quốc văn có ngày nay, thật là một công không nhỏ.” Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên viết: “Phạm Quỳnh là tiêu biểu cho một giai đoạn bán cựu, bán tân ở nước ta trước 1932”.

Và trong 16 năm có mặt, tờ Nam Phong cũng như tên của Phạm Quỳnh đã xây đắp nền móng quốc văn được vững vàng.

Phần người viết bài này thấy rằng, cần đánh giá đúng mức Nam Phong ở cái thời đại của Phạm Quỳnh vào những năm 1914-1932 để thấy cái công lớn của Phạm Quỳnh đối với thế hệ văn học chữ Quốc ngữ.

Đánh giá một thế hệ văn học trước hết là đánh giá cái Thời của văn học ấy. Cái hay, cái dở có thể có, cái chưa đạt, cái chậm lụt, cái tiến bộ cũng có thể có. Hay dở vẫn là cái hay, cái dở của một thời kỳ văn học không tách rời khỏi khung cảnh xã hội, chính trị, văn hóa của thời đó. Nhưng tựu chung vẫn là biểu tượng cho cái thời mà thế hệ văn học đó đã đi qua. Và nếu nhìn lui về giai đọan thế hệ văn học của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, ta mới thấy được bước tiến của văn học chữ Quốc ngữ xuyên qua thế hệ Nam Phong với Phạm Quỳnh.

Ông đã để lại một gia tài văn học cho thế hệ văn học mang tên ông ...

Và điều đó phải được nhìn nhận như vậy.

Người ta có thể trách Phạm Quỳnh làm việc cho Tây. Cũng không phải là sai. Nhưng thời thế nó như vậy. Phải nhìn nhận, tờ báo Nam Phong của ông do Louis Marty, giám đốc chính trị phủ toàn quyền lập ra. Nhưng đã nói thì phải nói cho đủ. Ở vào thời kỳ đó, có thể có một tờ báo nào được phép in ấn mà không phải qua tay người Pháp? Gia Định báo ở Nam Kỳ, Đại Nam Đồng Văn nhật báo của Nha kinh lược Bắc Kỳ rồi Đại Việt tân báo? Rồi Lục tỉnh tân văn Sài gòn, Đông Dương tạp chí ở Hà nội, Trung Bắc Tân văn. Nào ai nói hay làm khác được?

Ảnh hưởng của TLVĐ đối với văn học

Tháng 9 năm 1932...

Vào một tòa nhà hai tầng, ở giữa phố 80 Quan Thánh và phố Hàng Bún. Lên lầu là tòa soạn báo Phong Hóa. Chính ở nơi đây mà những nhà văn như Khái Hưng, Nhất Linh, Tú Mỡ gặp nhau để làm báo. Như một cái định mệnh chung gắn bó lấy họ. Một tờ báo bán 7 xu. Và những kỷ niệm khó quên. Nhất Linh kể đã có lần báo Xuân đưa in, trời rét quá, mực đỏ đóng cục lại máy không in được. Sau cùng ông chủ nhà in quyết đốt lò than hồng đặït gần máy để sưởi nó. Quả nhiên máy lại chạy được. Phải chăng máy cũng muốn được ấm như người...

Trong những hoàn cảnh ngặt nghèo như thế mà họ làm báo. Và đã thành công. Làm báo, dù thời xưa hay thời nay thì đều có những hy sinh, cùng khổ. Nhưng từ đó dấy lên một niềm vui? Nếu không thì làm làm gì?

Sự thành công cũng như ảnh hưởng của TLVĐ trong văn học không phải do một người mà một nhóm người. Cho mãi đến sau này, đã không thiếu những nhóm Văn Học. Nhưng không nhóm nào làm được như họ. Nghĩa là làm việc theo nhóm.

Ảnh hưởng trước tiên và thực tế vào những năm tháng ấy là báo Phong Hoá bán chạy nhất. Theo Nhất Linh: “Lúc chúng tôi sắp nhâän làm báo Phong Hóa thì các tuần báo không có vẻ thịnh vượng lắm, ít tờ xuất bản được đến 2000 số. Chúng tôi lúc đó mong bán được 3 ngàn số và đã tự cho là tham lam vô độ” (Trích Nhất Linh, Nói chuyện cũ). Như lời Tú Mỡ viết lại: “Ôi. TLVĐ nay đã thuộc về dĩ vãng. Nhiều anh đã là người thiên cổ, chỉ còn sót lại ba chúng tôi. Tú Mỡ, Thế Lữ và Xuân Diệu. Anh em đã có những đóng góp đáng kể vào văn học Việt nam, tạo cho đoàn một tiếng tăm vang dội một thời, một thành tích mà các văn đoàn khác ra đời sau không đạt được, một chân giá trị riêng trong một giai đoạn nhất định mà giới văn học ngày nay và ngày mai phải công nhận” (trích Nhất Linh nhiều tác giả, bài viết của Tú Mỡ nhan đề: Trong bếp núc TLVĐ ...)

Tám năm hai tờ báo, một nhóm người, mà âm vang của nó về mặt cải cách xã hội, đổi mới còn vang vọng đến ngày nay.

Nhóm người đó, tách riêng ra thì vị tất đã bằng ai, nhưng nếu cộng chung họ lại thì không thể có nhóm nào so sánh bằng, cho dù là sau này, sau 1954. Đó là sức mạnh tinh thần của một tập thể có cùng chung một lý tưởng, một lòng làm việc cho nhóm và có cùng một tôn chỉ, một đường lối.

Có người cho rằng nếu tách riêng họ ra từng người một thì các nhà văn trong nhóm TLVĐ không bằng ai. Tú Mỡ chỉ làm được thơ diễu, thơ đả kích. Thơ Thế Lữ không thể so sánh với thơ Tản Đà. Văn tuỳ bút của Thạch Lam không bằng Nguyễn Tuân. Tuỳ bút Thạch Lam có nét buồn, có hiu quạnh, ảnh hưởng một số nhà văn Pháp. Tuỳ bút Nguyễn Tuân thông thoáng, tự do. Ngòi bút của ông phóng khoáng với những nét chấm phá đẹp, chữ nghĩa chọn lọc, ít chịu ảnh hưởng của các nhà văn Tây học. Cũng vậy, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu, Nam Cao, mỗi người một thế giới văn chương khó tìm thấy nơi các nhà văn trong nhóm TLVĐ.

Riêng Vũ Trọng Phụng thì một số truyện, ký sự, khoảng 20 chục tài liệu quý giá đã được tìm thấy ở thư viện Quốc Gia Pháp, Paris do ông Peter Zinoman, giảng viên môn sử tại đại học Berkeley Mỹ tìm được. Ông Zinoman đã có công sưu tầm một số bài viết của Vũ Trọng Phụng vào trước 1945 và nay được in lại trong tác phẩm Vẽ nhọ bôi hề. Trong sách này có một số bài viết đả kích TLVĐ đăng trong Hải Phòng tuần báo, ký tên Thiên Hư, bút danh của Vũ Trọng Phụng. Đó là các bài như Thạch Lam chưa biết kéo cánh với Bồi và lính tập. Bài Lựa gió thay chiều, đáng khen thay báo Phong Hoá. Hai nhà xuất bản Tân Dân và Đời Nay đương vạch cho ta những cái hay hay của làng báo, làng văn.

Trong truyện Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng mà Peter Zinoman gọi ông là Balzac của Việt nam, Vũ Trọng Phụng đã dành cả cuốn truyện với gần 30 nhân vật nhằm công kích xã hội đương thời và nhằm đả kích gián tiếp lối theo mới rởm của TLVĐ qua những nhân vật như dân lang thang thành thị, nhà thể thao chuyên nghiệp, nhà tạo mẫu thời trang, nhà nghệ sĩ tiên phong (avant- garde), du học sinh, nhà báo cải cách và người phụ nữ tân thời với rất nhiều thói rởm.

Những biếm họa trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng đả kích đích danh nhóm TLVĐ. Ông Týp-phơ-nờ là phiên bản của hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường, nhà tạo mốt đã sáng tạo ra kiểu áo dài hiện đại nổi tiếng Le Mur. Ông Văn Minh trong vai nhà cải cách xã hội phải chăng nhằm ám chỉ Nhất Linh và những nhà văn khác của TLVĐ?. Hình ảnh cô Tuyết một phụ nữ tân thời phải chăng là đám thanh niên thiếu nữ nhất định bỏ cũ theo mới? Hình ảnh nhà thi sĩ ốm yếu tong teo, mặt hốc hác, đôi mắt lờ đò là dành để chỉ những nhà thi sĩ như Thái Can và một lô những thi sĩ ngực Oméga trong TLVĐ? Trực tiếp hơn nữa, theo Peter Zinoman, Số Đỏ là bản cáo trạng về những dự tính đổi mới trong TLVĐ do Hoàng Đạo chủ xướng mà dưới mắt Vũ Trọng Phụng chỉ nhằm mục đích thương mại của báo Phong Hóa?

Trong những tố cáo này, hẳn nhiên có nhiều điều không xác đáng, có những quá độ trong lối diễu của Vũ Trọng Phụng. Nhưng về mặt Văn học, nghệ thuật cho đến hiện nay, văn tài của Vũ Trọng Phụng là một điều không chối cãi được. Ông là một nhà văn lớn mà đương thời đã bị nhiều người hiểu lầm, đánh giá thấp, lên án oan uổng.

Trong đó có TLVĐ.

Cũng trong tinh thần đòi lại công đạo cho Vũ Trọng Phụng, có cuốn sách của ông Phạm Lễ với nhan đề: Trả lại chỗ đứng cho Vũ Trọng Phụng, trong nền văn học Việt Nam thời tiền chiến…

Chắc là còn nhiều việc phải làm đối với một số nhà văn bị đánh giá thấp ù, bị hiểu sai trong giai đoạn này.

Ảnh Hưởng Tự Lực Văn Đoàn

Về mặt báo chí, TLVĐ đã thành công, đã gây được ảnh hưởng, tạo được dư luận và đã trỏ thành tờ báo có nhiều độc giả nhất. Sự thành công đó do toàn thể nhóm TLVĐ tạo nên. Mỗi người một vẻ. Chung nhau mà làm. Người nào cũng có một khả năng, một cái tài để đóng góp cho tờ báo trong tinh thần nhóm, bảo vệ nhau và sau trở thành đồng chí như Khái Hưng và Nhất Linh, Hoàng Đạo trong những hoạt động chính trị.

Trước đó và sau này, cũng ít có nhóm văn học nào làm được như vậy.

Xét cho cùng đó là do công của người chủ trương là Nhất Linh. Giữa Nam Phong và TLVĐ nếu có cái gì chung là do người chủ trương. Họ khác biệt nhiều điều, nhưng cái lòng và trách nhiệm với văn học thì ít ai sánh bằng. Họ khác và giống nhau cũng nhiều. Khác nhau trong mục đích làm văn hóa, nhưng giống nhau ở hoàn cảnh thân phận nhà văn và trong lý tuởng muốn phụng sự văn học.

Riêng cá nhân Phạm Quỳnh, sau lần thành lập nội các Trần Trọng Kim, ông đã tâm sự với phóng viên Tri Tân từ Hà nội vào Huế, ông nói:” Tôi đã lầm lỡ mà ra làm quan, vì trước khi dấn thân vào hoạn lộ, thật ra tôi vẫn tưởng tôi sẽ làm được nhiều việc mà trước kia tôi chỉ phụng sự trong mực đen giấy trắng”. Cảm thức thất bại, ê chề trong chính trị của Phạm Quỳnh giống hệt như cảm thức ê chề, bất lực của Nhất Linh về những hoạt động chính trị của ông sau này. Cả hai đều là những trí thức, những nhà văn hóa hàng đầu. Cả hai đều có tâm huyết và nỗi ưu tư cho hoàn cảnh đất nước. Mặc dù Nhất Linh coi Phạm Quỳnh như một đối thủ thủ cựu cần phải gạt bỏ và loại trừ.

Nhưng ởû bình diện cá nhân, bình diện con người, tôi lại thấy họ lại rất gần nhau, có nhiều điểm chung như Nhất Linh từng thố lộ.Cuộc đời ông nếu làm được điều gì còn để lại cho đời, chính là sự thành lập nhóm TLVĐ. Những truyện khác chẳng còn gì đáng nói nữa.

Họ đã thất bại về chính trị, nhưng cuộc đời làm văn hóa của họ sẽ còn được nhắc nhở mãi.

Hai thế hệ văn học, một thế hệ mở mang chữ Quốc ngữ với Nam Phong, Phạm Quỳnh. Thế hệ nối tiếp, Nhất Linh với TLVĐ, đưa chữ quốc ngữ thành chữ nghĩa văn học, mặc dù vẫn phủ nhận thế hệ đi trước mình. Thế hệ văn học 1932-1945, mặc dù thời gian ngắn ngủi vì chiến tranh đã thành tựu được hai điều: Thứ nhất, báo chí trở thành một món ăn tinh thần của đại chúng, tới tay người đọc bình dân, được đón nhận rộng rãi, từ con sen đến anh kéo xe đến giới trí thức thành thị.

Điều đó kể như lần đầu tiên xảy ra trong làng báo.

Đó là một thành công không chối cãi được của TLVĐ. Nhưng sự thành công này đã bị hạn chế vì sự công kích, chế diễu, mạt sát hầu như tất cả các nhà văn ngoài nhóm, từ thế hệ Nam Phong đến các nhà văn cùng thời. Chế diễu một cách ác ý, gián tiếp chê bai nhằm hạ nhục cá nhân, công kích tất cả các báo khác, ngay cả những tờ báo đã đình bản như Nam Phong, Đông Dương tạp chí hay Loa, v.v…

Với TLVĐ, báo chí trở thành phương tiện truyêàn thông đại chúng. Điều mà sau này các nhóm như Sáng Tạo, Bách Khoa, Hiện Đại không làm được.Họ phải nhường cho cho báo chí hằng ngày công việc phục vụ đại chúng. Các tập san, nguyệt san, bán nguyệt san chỉ dành cho giới thanh niên, học sinh, trí thức thành thị. Và dĩ nhiên tầm ảnh hưởng về văn hóa vì thế cũng bị hạn chế.

Thứ hai, công trình sáng tác truyện ngắn, truyện dài của thế hệ 1932-1945 về mặt xã hội, phong tục, nếp sống, nếp suy nghĩ cũng đi vào chỗ tàn phai. Vì thời thêá đã đổi, xã hội đã đổi, chính trị đã đổi, văn học cũng đổi thay theo. Tự Lực Văn Đoàn với một mình Nhất Linh và một số thành viên trẻ sau 1954 không còn đất đứng như trước nữa.

Sự thất bại của Văn hóa Ngày Nay sau 1954 với chỉ 11 số, rồi đình bản là điều có thể hiểu được. Và không có gì để thất vọng hay trách cứ cả. Một thời đã qua. Nhu cầu người đọc đòi hỏi một cái gì khác hơn. Độc giả tự động bỏ rơi. Cái còn lại là những bài văn trong các chương trình giáo dục trung học.

Đó là một niềm hãnh diện và an ủi. Vì có mấy ai còn tại thế mà văn chương được đưa vào chương trình giảng dạy cho các lớp luyện thi tú tài phần một. Và sau này, được nhiều sinh viên làm những tiểu luận trên Đại học như các nhà văn của TLVĐ.

Tóm lại, tuy thất bại về phương diện báo chí nhưng về mặt nghệ thuật, mặt văn chương chữ nghĩa, sau 1954, các sách của TLVĐ vẫn là loại sách được nhiều người đọc, được ưa chuộng. Họ không còn viết nữa. Họ không có mặt mà như thể vẫn còn có mặt.

Nhất là về mặt văn chương, cách viết chữ Việt đơn giản và trong sáng, dễ hiểu xuất phát từ TLVĐ vẫn tiềm tàng, vẫn ẩn náu trong các bài luận văn và ngay cả trong các nhà văn trẻ sau này. Lắm lúc, tôi có cảm tưởng Doãn Quốc Sĩ gần TLVĐ hơn gần Sáng Tạo, mặc dầu danh xưng của ông nằm trong nhóm Sáng Tạo.

Có thể nói số người đọc TLVĐ giảm sút kể từ cuối thập niên 1960 với cao trào sách dịch đã lần lượt thay thế nhu cầu cho người đọc, bởi vì một lẽ rất đơn giản: Không có nhiều sáng tác truyện ngắn, truyện dài hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Thế hệ văn học sau 1954 đã không làm tới, làm đủ điều mà TLVĐ đã đem đến cho độc giả thời của họ với Hồn Bướm Mơ Tiên, với Đoạn Tuyệt, với Nửa Chừng Xuân...

Cuối thập niên 1960, hiện tượng sách dịch tràn ngập thị trường sách vở miền Nam, chiếm đến hơn 2/3 thị trường sách vở. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu người đọc vẫn có, nhưng nhu cầu sáng tác đã không cung ứng kịp thời và đúng lúc.

Sách dịch gia tăng như thế là dấu hiệu của sự nghèo nàn về phương diện sáng tác văn học của miền Nam. Nhiều nhà văn sáng giá của những năm 1954 trở thành người viết feuilleton tức tiểu thuyết cho báo hàng ngày để kiếm sống, nhất là sau 1963 trở đi, do thời thế biến chuyển. Hiện tượng đình trệ và thinh lặng trong văn chương trong giai đoạn này là có thật.

C. Vài nhận xét về Văn Học miền Nam sau 1954

9 năm chiến tranh, kể từ 1945 đến 1954. Một khoảng trống văn học. Ít có tác phẩm giá trị ở trong thời kỳ này. Cùng lắm có thứ văn học kháng chiến, phục vụ cho nhu cầu chiến tranh mà tôi không có điều kiện để biết tới. Khoảng trống vì các nhà văn tiền chiến ở trong và ở ngoài TLVĐ đã mỗi người chọn cho mình chỗ đứng chính trị bên này hay bên kia. Cụ thể hoặc dinh tê về phía Quốc Gia hay đi theo Việt Minh kháng chiến. Nhiều khi chỉ là một chọn lựa bất đắc dĩ, không có đường lui.

Phần lớn những nhà văn tiền chiến tên tuổi đều ở lại phía bên kia như Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Vũ Trọng Phụng... Dù sao đó là một thiệt thòi đối với phía người Quốc Gia. Nhưng ngược lại là cơ may cho một số nhà văn trẻ di cư vào miền Nam có đất trống để dụng võ. Khỏi phải chen nhau, tranh tiếng trên một xa lộ đông người.

Xa lộ thênh thang là của họ, thuộc về họ. Khỏi sợ kẹt xe. Đi nhanh, đi xa, đi thảnh thơi, đi một mình, đi cô độc, đi như thế nào là do nơi họ.

Cuộc di cư năm 1954 đã là biến cố chính trị lớn đem lại rất nhiều hy vọng, tin tưởng về đủ mặt cho miền Nam. Trong đó có văn học.

Miền Nam lúc ấy có một thể chế chính trị vững mạnh, hợp pháp. Một tiềm năng lớn do khối lượng của một triệu người di cư có tác dụng thay đổi hẳn bộ mặt miền Nam về chính trị, xã hội, đời sống và văn hóa.

Trong số những nhà văn của TLVĐ, Nhất Linh đã có mặt sẵn ở miền Nam cùng với Đỗ Đức Thu, Nguyễn Thị Vinh, sau này Linh Bảo. Nhưng thành phần chủ lực của TLVĐ đã không còn. Những mất mát như cái chết của Khái Hưng trong những ngày đầu kháng chiến cũng như cái chết của Thạch Lam, Hoàng Đạo không lấy gì bù đắp chỗ trống đó được. Chưa kể những người từng cộng tác với TLVĐ như Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu đã chọn ở lại miền Bắc.

Gần như Nhất Linh bơ vơ một mình. Văn Hóa Ngày Nay ra đời chỉ được 11 số, có thể vì thiếu những cây bút chủ lực cũ của TLVĐ.

Do đó, một số nhà văn, sinh viên, trí thức trẻ miền Bắc vào miền Nam đã có đầy đủ mọi cơ hội để phát triển tài năng.

Cơ may đứng về phía họ.Thời cơ về phía họ. Hy vọng đón chào họ. Mảnh đất văn học miền Nam như luống cầy mới xới vỡ, đang sức lớn cần đến bàn tay, tim óc của họ.

Họ đã có mặt. Họ có tất cả: tuổi trẻ, học vấn, tài năng, lý tưởng. Và họ đã lên đường. Họ chỉ thiếu có một điều: chưa có mấy tên tuổi. Nhưng cần gì.

Vì thời cơ đã đến. Sau buổi triển lãm của Duy Thanh và Ngọc Dũng tại phòng thông tin đô thành, đường Lê Lợi. Cơ duyên đã đến khi Mai Thảo gặp Graham. Lúc đó, Mai Thảo còn sống lang bang, học chưa xong, nhưng đã có vốn vào đời với những truyện ngắn để đời: Đêm giã từ Hà Nội. Sau này tiếp theo với Mưa Núi, Tháng giêng cỏ non, Chuyến tầu trên sông Hồng.

Những truyện ngắn ấy chẳng những báo hiệu một tài năng mới mà còn có tham vọng mở đầu cho một thế hệ văn học sau 1954.

Một không khí phấn khởi, tin tưởng và đầy năng động.

Nhiều người trẻ đã háo hức tìm đọc và tin rằng có một thời đại mới mở ra cho văn học? Không khí cũ xem ra không thở cùng được một nhịp nữa.

Cùng với Mai Thảo, những người như Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, nhất là Thanh Tâm Tuyền dương cao ngọn cờ văn học với một slogan rất ý nghĩa cả về chính trị đến văn học: Sài Gòn, thay thế cho Hà Nội, từ một đô thị miền Nam trở thành thủ đô tinh thần của toàn thể đất nước. Sài gòn Sáng Tạo và Suy tưởng.

Trên mặt trận văn hóa, tiếng nói của Mai Thảo là niềm hãnh diện chung cho giới trẻ. Họ nói thay cho giới trẻ miền Nam. Họ nói rất hay. Họ nói đến Nghệ thuật hôm nay, nói tới thử nghiệm, tới phá vỡ để lên đường, phá huỷ và chối bỏ quá khứ. Họ nói rất nhiều, đặt ra những tiêu chuẩn nghệ thuật cao, thuần lý thuyết mà thực sự nhiều người trong nhóm đã không theo kịp tư tưởng của Mai Thảo. MT từng viết:

“Đời sống không đứng lại. Nghệ thuật không ngừng đổi thay theo đời sống. Đi tới, và nhà văn luôn luôn đứng trước những vấn đề mới đặt ra, từng phút, từng giờ. Nghệ thuật ta đã và vẫn còn phải là một lên đường. Bằng những thí nghiệm không ngừng. bằng những khám phá không mỏi.”

Bằng vào chủ trương này, chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu xem nhóm Sáng Tạo đã có điều kiện để thực hiện những thử nghiệm và những khám phá không mệt mỏi không và những khám phá đó là gì? Họ đã viết được những gì?

Không biết có phải vì những tuyên ngôn văn học đầy kiêu hãnh với lòng tự tin cao độ đó không và do đó đụng chạm đến một quá khứ huy hoàng của một Nhất Linh hay không? Có thể là không. Nhưng sau đó vào tháng 6, năm 1958, Nhất Linh đã xuống núi để một lần nữa làm văn học. Bên lề chuyện làm báo văn học của Văn Hóa Ngày nay, anh Duy Lam vốn quen viết diễu đã có lần viết như sau:

“Bước vào toà báo Sáng Tạo, tôi lấy làm lạ vì mỗi người đứng một góc phòng trước một bàn thờ nhỏ treo một bức ảnh bán thân. Họ làm đèn khấn vái rất thành kính và lễ luôn tay. Tôi đến sau lưng văn sĩ Mai Thảo, người chủ trương nhóm Sáng Tạo, anh cũng không hay biết. Lắng tai nghe, tôi nghe thấy anh khấn: ‘Trời ơi, người là một siêu phàm. Người là tất cả. Người ngự trị trên thế giới này. Ta kính phục người, trọng người vô vàn.’ Tò mò tôi nhìn lên bàn thờ thì chợt giật mình kinh hoàng vì lạ thay anh Mai Thảo đang lễ ảnh anh Mai Thảo. Qua thăm những bàn thờ khác thì đại loại thế cả.”

( trtích VHNN, bộ mới).

Dù chỉ là một bài viết phiếm, nhưng nó có một phần sự thực. Vì sau này, Nhóm Sáng Tạo đã ra hẳn một thứ tuyên ngôn để kết án thế hệ văn học tiền chiến, trong đó có nhóm TLVĐ.

Phải nói thực với lòng mình là khi Sáng Tạo xuất hiện, số đông người trẻ tìm thấy nơi Sáng Tạo như một luồng gió mới thổi vào văn học nên đã hăm hở tìm đọc.

Họ đã đặt tất cả hy vọng vào Sáng Tạo. Họ đã hy vọng nhiều.

Nhưng sau này họ đã thất vọng cũng không ít.

Đọc Mai Thảo, thích thú với văn phong của ông như một thứ bút pháp lạ, rất riêng, rất khác người. Nhưng năm này tháng nọ, cũng vẫn một style ấy đến độ nhàm chán.

Người ta bỏ ông hay ông bỏ giới trẻ, nhất là kể từ thập niên 1970 trở đi?.

Dù biết rằng ở bình diện con người, giữa cá nhân với cá nhân. Có lẽ nhà văn Mai Thảo là một nhà văn được nhiều người trong giới làm văn học trân trọng và quý mến nhất. Sự ngưỡng mộ của một số nhà văn trẻ như thể ông là một kim chỉ nam cho văn học. Nhưng việc làm văn học chỉ có ý nghĩa khi nhà văn đứng chung trong một con thuyền, chia sẻ vận mệnh đất nước và những hệ luỵ của nó.

Cho đến 1963. Đất nước có nhiều chuyển biến liên quan đến vận mệnh miền Nam. Những người viết trong nhóm Sáng Tạo hay một số nhà văn khác hầu như tắt tiếng. Truyện họ viết hầu như không có liên quan gì đến những suy nghĩ, băn khoăn của giới trẻ, của thời cuộc, của tình hình đất nước mỗi ngày mỗi trở thành bi kịch.

Văn học nay đã đổi mầu. Không còn mầu hồng hy vọng nữa. Văn học là bi kịch có suy nghĩ, có dấn thân, có nhập cuộc, có máu đổ, có bị thương, có xác người gục ngã. Không còn là thứ văn nghệ khai phá, phản kháng, hủy diệt, tìm tòi, lên đường nữa.

Cạnh đó, để thỏa mãn nhu cầu đọc như thuốc ngủ qua đêm nổi bật lên thứ văn chương dịch thuật chiếm lĩnh 80% thị phần sách vở xuất bản ở miền Nam.

Truyện dịch tình cảm Quỳnh Dao, truyện Bà Tùng Long, truyện chưởng Kim Dung, truyện dài Bố Già Mafia, truyện Thiền và đủ thứ tiểu thuyết từ truyện viết feuilleton trên báo hàng ngày.

Điều đó nói lên điều gì?

Đôi dòng kết luận

Nhìn lại ba thế hệ Văn học chữ quốc ngữ, thế hệ Nam phong, Phạm Quỳnh là thầy dậy của cả một thế hệ văn học. Thế hệ Văn Học TLVĐ nêu cao vai trò quan trọng của truyền thông qua báo chí. Dừng lại ở thời kỳ đó thì TLVĐ đóng góp lớn nhất, khởi sắc nhất với rất nhiều cuộc tranh luận văn học như tranh luận về: Vụ án cũ và mới mà Phong Hóa coi như tôn chỉ, đường lối của tờ báo. Vụ án báo chí giữa Nam Phong và Phong Hoá rồi giữa nhóm Phong Hoá và nhóm Mác xít. Rồi Phong trào Thơ mới, thơ cũ.

Về vai trò của báo Phong Hóa đối với báo chí, nhiều người nay đã ít lưu tâm vì tài liệu về báo chí nay không dễ tìm để đọc.

Về ảnh hưởng của TLVĐ đối với văn học qua truyện ngắn, truyện dài thì đóng góp của TLVĐ là đưa truyện ngắn, truyện dài đến trình độ nghệ thuật, Và có thể nói đến một thứ văn học thế hệ 1932-1945 là thế hệ của tiểu thuyết.

Sau 1954, Các nhà văn trong nhóm Sáng Tạo đã thừa hưởng tất cả di sản tinh thần đó và đã tạo được một nguồn hứng khởi, một không khí sáng tác làm văn học, một bầu khí cởi mở, tự do sáng tác, tự do đọc mặc dầu có chế độ kiểm duyệt. Cứ nghĩ như thế thì đã đủ và tuyệt vời khi so sánh với số phận các nhà văn miền Bắc. Họ thiếu tất cả. Họ không có tất cả.

Văn học miền Nam, người miền Nam không thể không hãnh diện về điều đó.

Nhóm Sáng tạo đã tạo ra nguồn hứng khởi, nguồn hy vọng... Nhưng con đường mà nhóm này vạch ra thì họ đã chưa đi tới được.

Có thể nói lý thuyết nhiều hơn là làm. Tôi tìm đọc những lý thuyết gia của nhóm như Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế. Đóng góp không nhiều. Cố lắm thì tìm được một truyện ngắn: Dòng sông xanh (1956) của Nguyễn Sỹ Tế trong tuyển tập Những truyện ngắn hay nhất do Nguyễn Đông Ngạc thực hiện.

Tôi không chia sẻ được với tác giả trong những đối thoại gần như thể khó mà theo dõi. Chẳng hạn như:

Imre, đồng chí có sao không? Phía này. Không phía này. Ngực tôi tức thở. Chân tôi rướm máu.. Nhưng chúng đâu rồi. Thận trọng kẻo chúng nhận ra. Đi về phía cầu. Quân ta canh giữ. Chúng ta chẳng dại gì…

Những câu đối thoại đứt đoạn đó quả thật là khó cho một người muốn đọc.

Sau này, ở tù Cộng Sản ra, ông Nguyễn Sỹ Tế có xuất bản một tập thơ. Rất tiếc tôi chỉ mượn được từ nhà văn Phan Lạc Tiếp bản đã dịch ra tiếng Pháp: Chants d'YA. Tôi nghĩ đây mới là con người thật của ông với một tấm lòng, với những lời nhắn gửi cho vợ, cho con trai, con gái, cho một học trò, cho dân tộc, cho đất nước.

Riêng ông Trần Thanh Hiệp, vào tháng 10 năm 1966, được biết ông có xuất bản một tập thơ Vào Đời với bài tựa của Thanh tâm Tuyền. Và đồng thời cũng xuất tập truyện Ngày Cũ. Rất tiếc cả hai tác phẩm này tôi cũng không có may mắn được đọc.

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền là một tài năng khác thường không dễ để được đời hiểu, để được đời chấp nhận. Ông sống giữa hai lằn đạn của người đọc là sự nghi ngờ và lòng cảm phục.

Ngay cả những người có khiếu phê bình Văn học như Lê Huy Oanh cho biết lúc đầu ông muốn vứt tập thơ Tôi không còn cô độc nhưng rồi sau đó lại mê thích trước đó tôi đã quẳng tập thơ qua cửa sổ, rồi lại nhặt lên, trân trối nhìn nó một hồi lâu trước khi từ từ, rất từ từ ấp nó vào ngực.

Như thế thì phải nhìn nhận rằng thơ Thanh tâm Tuyền có một điều gì đó vượt cảnh giới đời thường mà tôi không hiểu được.

Võ Kỳ Điền, một người học trò của ông cũng nhìn nhận: Thơ thì không phải thơ thường, văn không phải văn thường, không được phổ biến rộng rãi, độc giả phải thuộc giới kén chọn.

Như thế có nghĩa là Nhà thơ chọn người đọc chứ không phải người đọc chọn nhà thơ. Có lẽ tôi là người không được cái ân sủng được chọn đọc. Cũng đành.

Nhưng tôi vẫn nghĩ có những sự xưng tụng không chứng minh được như trong bài viết của Đặng Tiến:

Góp phần tạo nên một khúc quanh cho văn học Việt Nam nói chung sau nửa thế kỷ 20, Tập Nỗi buồn trong thơ hôm nay là một văn kiện cơ bản trong lý luận về thơ.

Và một câu kết luận khá nặng ký của Đặng Tiến về truyện Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền:

“Trong Bếp Lửa, sáng tác năm 20 tuổi, Thanh Tâm Tuyền đã hạ một câu kết để đời, khi hiu hắt, khi ngời sáng, trong tâm thức thế hệ chúng tôi Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng. Đời người vô cùng rồi cũng đến vậy thôi. Vô cùng Thanh Tâm Tuyền. Thanh. Tâm. Tuyền.

Thanh Tâm Tuyền có thể là một nhà thơ tài giỏi. Tôi kính nể và tôn trọng những người yêu mến thơ ông, vì thơ vẫn là cõi riêng.

Nhưng một câu kết trong một cuốn truyện rất bình thường trở thành câu kết để đời trong tâm thức người trẻ, lúc hiu hắt, lúc sáng ngời như thế thì...

Hạnh phúc thay cho Đặng Tiến. Bởi vì tôi không chia sẻ hết được những niềm vui, niềm hạnh phúc giữa hai nhà thơ khi đọc nhau.

Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam chỉ được dùng để có cái nhìn đối chiếu với những thế hệ văn học trước. Chúng tôi hẹn sẽ có bài viết về thế hệ văn học 1955-1975 ở miền Nam với trên đưới 500 nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ nhằm trình bày tính cách đa dạng, phong phú, tự do trong sáng tác của văn học trong giai đoạn này mà ít hay nhiều cũng là niềm hãnh diện chung của những người đã được may mắn sống trên mảnh đất ấy.

Cuộc di cư của chữ nghĩa

Nguyễn văn Lục

Năm 1954, người ta nói đến cuộc di cư người, thật ra còn có cuộc di cư chữ nghĩa nữa. Người đi , chữ cũng đi theo. Chữ nghĩa miền Bắc cũng lềnh kềnh, lếch thếch nối đuôi nhau lên tầu há mồm. Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất. Chẳng ai còn tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam, chở đi rồi, bao nhiêu chữ đã rơi rụng, vung vãi dọc đường. Bao nhiêu chữ đã sống còn sau khi đã hội nhập với chữ bản địa.

Phải đợi đến sau ngày 30 tháng tư 1975, người ta mới có thể biết được sự còn mất này một phần nhờ so sánh chữ nghĩa giữa hai miền. Hình như cũng ít ai để ý đến cái mất, cái còn của chữ nghĩa, vì có quá nhiều cái mất cái được được lớn hơn. Cái mất lớn hơn đó để người khác lo, người viết lạm bàn về số phận chữ nghĩa người di cư sau 1954 và nếu có dịp về chữ nghĩa của người di tản.

Phần 1.- Chữ mòn theo thời gian.

Cho dù không có cuộc di cư, chữ nghĩa cũng cách này cách khác bị xói mòn. Sự mất còn này trước hết là do sự xói mòn của thời gian . Chữ nghĩa như một vật dùng một lần thì còn ngon, nhưng dùng nhiều lần thì mòn hay cùn đi. Như cái kéo cắt mãi cũng phải cùn. Dao băm mãi cũng lụt đi. Khen đi khen lại đâm nhàm tai. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau, hay ít ra cũng chán. đùa dai hoài đâm nhạt như nước ốc. Hình như chữ nghĩa dị ứng với cái lập đi lập lại. Tất cả những ngữ nghĩa trên chỉ ra một điều : Thời gian và sự đi lập lại có thể làm xói mòn, hoen rỉ chữ nghĩa. Tâm lý con người lại ưa chuộng cái mới, cái lạ. Như trong tình yêu, dùng chữ đó với nhau lần đầu, trọng lượng của chữ nặng lắm, thấm thía lắm, cảm động lắm. Dùng lần thứ hai thấy nhẹ đi rồi. Phải tăng cường độ nghĩa bằng những chữ lắm, nhất, số một. Có khi cả bằng tay chân vẫn chưa đủ. Tăng lời thề.. Hình như vẫn hụt.

Trong văn chương, ta cũng gặp cảnh ngộ tương tự. Nhất là trong lãnh vực thơ . Thơ là khơi nguồn cho sáng tạo chữ mới, văn ảnh mới, biểu tượng mới. Còn nhớ, hồi thơ Nguyên Sa xuất hiện đúng lúc khi mà cuộc di cư đã hoàn tất. Chữ nghĩa thơ của ông còn nóng hổi, thơm phức như bánh mì mới ra lò. Nhiều cô cậu, ghi ghi chép chép để dùng lại :

Áo nàng vàng, tôi về yêu hoa cúc.

Áo nàng xanh, tôi mến lá sân trường.

Chữ nghĩa đó được truyền tay, đến người cuối cùng có thể chỉ là chiếc bánh mì nguội. Cứng như đá. Thật ra, thơ đó có một vài văn ảnh mới. Mới với người đọc thôi. Nguyên Sa đã gợi nguồn cảm hứng từ người tình là cô Nga ( sau này là bà Trần Bích Lan) . Có thể lúc mà thơ đó mới ra lò, đối với ông, thơ văn đó chả có ấn tượng gì nữa. Nhưng mới người cũ ta. Có lẽ vì vậy mà nhà thơ suốt đời mang cái nghiệp phải sáng tạo cái mới. Sáng tạo không ngừng.

Số mệnh chữ nghĩa mỏng manh như số phận con người. Thời gian như thước đo chiều dài ngắn của chữ nghĩa, đồng thời cành báo về cái hữu hạn của nó. Sự sợ hãi của Nguyễn Du phải chăng cũng từ đấy mà ra.

Chữ có thế vắn số nên có nhiều chữ đã trở thành chữ cổ ít ai nhắc tới. Còn nhớ, hồi mới di cư dzô Nam, người Bắc sửng sốt nhất, nghe lạ tai nhất là chữ Mã Tà. Mã tà thời tây là gọi là Hiến Binh, sau này trong Nam gọi là Cảnh sát, ngoài Bắc gọi là Công An. Không biết vì lý do gì, chữ Mã tà sau khoảng hai năm gì đó, không còn nghe ai nói nữa. Cũng vậy, theo sách vở(1), chữ manh nghĩa là nhỏ mọn. Người đời chỉ còn nhớ váng vất khi nó đi với chữ khác như mong manh, tan manh, chiếu manh, manh áo, manh mún. Một chữ khác như chữ Khem, nghĩa là kiêng cữ. Nếu nó không cặp bạn với chữ Kiêng thì người ta không còn nhận ra nó như Kiêng khem ra nắng, ra gió. Chữ khác như chữ Lụn, nghĩa là hết, người ta cũng chỉ dùng trong một số trường hợp hiếm hoi : Tim lụn có nghĩa tim đèn cháy hết, lụn năm, lụn ngày, mềm lụn, lụn xuống, lụn mạt. Mấy ai còn nhớ, còn biết, còn xử dụng những chữ cổ trên. Nhưng có chết đi mới có sống lại, cái chết đi ung mầm ra cái mới. Nhờ vậy mà chữ nghĩa thay đổi và tiến bộ, mỗi ngày một đa dạng, một phong phú và chuẩn xác hơn. Thời gian đã là một nhẽ, cộng thêm dụng ý của người xử dụng chữ làm chữ nghĩa sống dở, chết dở. Từ nay, chữ có thêm nghĩa. Chữ và nghĩa. Chữ dùng giống nhau, nhưng nghĩa thì mỗi người hiểu một nghĩa. Rầy rà từ đấy mà ra.

Huyền thọai về việc xây tháp cổ Babel phải chăng là một bằng cớ báo trước về sự sa đà của ngôn ngữ, chữ nghĩa và đến cả số phận của nó nữa.(2)

-----------------------------------------------------------------------------

Trong từ điển Từ Việt cổ, nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hànội 2001 các tác gia Nguyễn ngọc San, Đinh văn Thiện cũng đã thu tập được gần một ngàn chữ cổ như các chữ vừa nêu trên..

Theo Thánh kinh, các con của ông Nô-e muốn xây một cái tháp ở Babel ( Thành Babylone ) để tới được trời cao.. Chúa thấy sự cao ngạo đó nên muốn dẹp tan ý định ngông cuồng đó bằng cách tạo ra sự lẫn lộn và phức hợp của các ngôn ngữ. Quả nhiên ý định xây tháp không thành, vì mỗi người nói và hiểu khác nhau.

----------------------------------------------------------------------------

Số phận chữ nghĩa, cái sống, cái chết của nó là sống mòn, chết mòn, chết từ từ. Mỗi ngày của nó là một bước ngắn lại. Cả làng, cả nước đang dùng, vậy mà không đâu biến đi đằng nào.. Từ mòn đến là hay, nó gợi lên văn ảnh của một đồ vật mới đầu bóng loáng , sáng choang, mầu sắc rực rỡ, hấp dẫn người ta. Ai ai cũng mê, cũng nói, cũng dùng. Chữ trở thành thời thượng. Càng được dùng, càng nhiều người nhắc đi nhắc lại, càng phổ biến thì cái nguy cơ mất lúc nào không hay. Chữ vẫn đó, mà nghĩa đã mất dần . Cái xe chở chữ, lúc chở chữ này, lúc khác chở chữ khác, hoặc dán nhãn hiệu khác. Nó đã chở như thế bao nhiêu chuyến, đã thay hình đổi dạng bao nhiêu lần.

Nói như thế thì chữ mòn hay nghĩa mòn. Cái nào mòn trước, cái nào mòn sau. Chữ là cái chuyên chở nghĩa và một chữ có thể có nhiều nghĩa, tùy theo vị trí của nó trong câu nên nghĩa dễ bị mòn hơn chữ. Chẳng hạn , chữ cái và con. Chữ chỉ có hai, nhưng nghĩa thì nhiều lắm nên nghĩa lúc thế này, lúc thế khác. Cũng là con , nhưng con dao, con với cái, nhỏ con, con dại cái mang, con đĩ, cỏn con. Nhưng cũng không thiếu trường hợp cả hai đều mệnh yểu.

Chữ càng mòn nhanh nếu nó chuyên chở nhiều nội dung, ý hướng của người dùng.Tất cả tuỳ thuộc vào ý hướng người xử dụng.. Nhưng làm sao nắm bắt được ý hướng đó. Dĩ nhiên khó lắm. Vấn đề nay đã lây lan sang một chủ đề triết lý là : sự ngộ nhận, sự thông cảm hay sự bất lực trong việc tìm hiểu tha nhân mà các triết gia hiện sinh thường đề cập tới. Vì có dụng ý chữ nghĩa đôi lúc trở thành gian dối, lừa phỉnh và trong chính trị trở thành tuyên truyền. Một thứ bạo lực ngôn ngữ, một thứ vũ khí như con dao, khẩu súng. Chẳng hạn chử Việt gian thời Việt Minh, hay chữ tay sai Cộng Sản thời bây giờ.

Với cái nhìn nhân bản thì chữ nghĩa có một cuộc sống , có dòng sinh mệnh, có thể mất, có thể còn, trôi nổi như đời sống một người. Nhiều chữ nay đã chết, nằm chôn vùi trong nghĩa địa của các Bảo tàng hay sách cổ. Nói ra cũng ngậm ngùi.

Xin trích dẫn một số chữ nghĩa làm bằng chứng về sự mất còn này. Trong lời mở đầu báo Nam Kỳ địa phận, số đầu tiên, năm 1907 có những câu như sau :

" Bổn báo kỉnh cáo, tòa báo đã ước ao cho con nhà Annam, đua nhau tấn tài, tấn đức, thông phần đạo, ngoan việc đời… Tờ báo có ý khai đàng văn minh cho nhân dân đặng tấn phát cho mọi bề, việc đạo việc đời đều thông thuộc."

Xin trích dẫn một đọan khác :

" Lời rao cần kíp. Bổn báo gửi cho mỗi người hai số nhựt trình đầu hết mà xem thử, như ai bằng lòng mua thì đem ba đồng bạc đến mượn cha Sở mua dùm.."

Trong một trả lời bạn đọc, chúng ta nghe thử lời rao sau đây :

" Bổn báo có nhận được một mandat của một ông nào đó không đề tên, không đề địa chỉ, nhưng yêu cầu gửi báo ."

Tức cười thật. Nhưng 25 năm sau, trong tờ L!Impartial viết vào ngày 20-11-1929, ta thấy lối viết đã nhẹ nhàng thông thoát hơn :

" Sự giải phóng người Annam về phương diện thương mại và kỹ thuật chỉ là một huyền thoại."

Bạn đọc thấy có nhiều chữ được xử dụng cách nay một thế kỷ đã không còn được dùng nữa như bổn báo kỉnh cáo, nhựt trình, con nhà Annam, tấn tài tấn đức, khia đằng văn minh. Nhưng có nhiều chữ vẫn được dùng cho đến ngày nay như Chữ Cha Sở và nhất là những chữ khá chuyên môn cách nay 70 năm như giải phóng, phương diện thương mại và kỹ thuật, huyền thoại vẫn còn được dùng. Nhất là chữ Huyền thoại mà người viết có cảm tưởng là nó chỉ được dùng sau này trong Triết học Tây Phương mà thôi. Hóa ra nó đã có một nguồn gốc lâu đời đến thế.

Trong những chữ bị mòn, mất đi..ở trên. Vấn đề là tìm hiểu xem, tại sao chúng không còn được dùng nữa. Sự mất còn của một chữ trước hết là thói quen, rồi sự xói mòn, sự được dùng ít hay dùng nhiều, tính địa phương, sự sáng tạo của các nhà văn, nhà báo, dụng ý chính trị và cuối cùng là các cuộc di dân. Và đặc biệt nhất là cuộc di cư năm 1954 cũng là mục tiêu của bài viết này.

Phần 2. Cuộc di cư của chữ nghĩa.

Cuộc di cư năm 1954 không phải chỉ là vấn đề chính trị của một tập thể người chọn lựa một thể chế chính trị. Điều đó đúng nhưng không đủ. Một triệu người di cư chuyên chở theo cả một nếp sống văn hóa, phong tục, tôn giáo, cách làm ăn, cách suy nghĩ sinh sống, tính nết và cuối cùng cách ăn cách nói. Chữ nghĩa đã làm một cuộc di cư không tiền khoáng hậu trong lịch sử của người Việt từ Bắc vào Nam.

Khi lần đầu tiên tiếp xúc lại với chữ nghĩa miền Bắc sau 20 năm xa cách. Người viết có cái cảm giác sung sướng đến ngạc nhiên, đến bỡ ngỡ vì nhớ lại những chữ nghĩa tưởng chừng đã quên nay nhớ lại. Sau bao năm xa cách, hình như bắt lại được mình, nối lại được dĩ vãng thân thuộc, gần gũi. Chẳng hạn, lúc đọc nhà văn miền Bắc Vũ thư Hiên trong cuốn Miền Thơ ấu và nhất là cuốn Chuyện ở tỉnh lỵ, hay Tô Hoài trong O chuột (1942), Nhà nghèo (1944) và nhất là Cát bụi chân ai (1992), Nguyên Hồng, trong Cửa Biển, Nguyễn Tuân người Lái đò trên sông Đà, Nam Cao với Chí Phèo, Đôi mắt. Nguyễn Khải với Mùa lạc. Lê Lựu với Một thời xa vắng. Và gần đây thôi Nguyễn khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma. Họ, những nhà văn, đã làm sống lại từ trong mồ nhiều chữ mà người viết đã nghe, hoặc chính mình đã dùng và nay đã quên, đã không dùng nữa. Người viết cảm động như một khám phá, như một sưởi ấm lại ký vãng đã quên. Chẳng hạn thay vì nói, ông ấy bệnh nặng, sắp chết, hay ông ấy đang hấp hối, đã cấm khẩu, tay bắt chuồn chuồn. Nhưng hạ một câu : Ong ấy sinh thì rồi thì đã quá. Và cứ như thế dàn trải ra khắp các cuốn sách quê hương cũ tìm về, dấu chân kỷ niệm và niềm thơ ấu sống lại.

Chữ nghĩa như có hồn được vực dậy, thổi thêm sinh khí. Phần lớn những thứ chữ này có vào thời tiền chiến và gần như bị * đoạn tuyệt * vơi TLVĐ. TLVĐ chẳng những đoạn tuyệt với phong tục, nếp sống cũ mà cả với chữ nghĩa cũ nữa. Như vậy, song song với nhóm TLVĐ, vẫn còn sót lại một dòng văn học ngược chiều với nhóm Văn Hoá Ngày nay và cứ thế nó kéo dài đến bây giờ. Và một lần nữa, nó lại phải đương đầu với những nhà văn trẻ, thế hệ sau 1975, thế hệ sau cởi trói hay sau nữa Hậu Hiện đại.

Cũng một cách thức tương tự, người ta tìm thấy ở miền Nam với Nhóm Sáng Tạo đổi mới nội dung, giải phóng chữ nghĩa bằng cách xử dụng những từ có vóc dáng triết lý thời thượng. Bên cạnh đó có một dòng chảy văn học chữ nghĩa như khe suối nguồn, lau lách, rỉ giỏ giữ lại cội nguồn, giữ lại bản sắc của mình với Sơn Nam, Bình nguyên Lộc và đặc biệt nhất là nhà văn lê Xuyên. Đây là một hiện tượng văn học có vóc dáng và đáng nể.

Nhưng chuyện phải đến đã đến. Càng đọc các nhà văn miền Bắc, càng thấy chữ nghĩa mất nhiều lắm. Đếm không hết, nói mấy cũng không đủ.

Luật của đa số

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Coi vậy mà đúng lắm. Người mới đến phải vào khuôn, phải thích ứng, phải hội nhập. Sức ép của đa số buộc người mới tới vứt lại hành lý mang theo. Ngôn ngữ, tiếng nói phải vứt dầu tiên vì nó khác người ta quá. Tiếng nói là cái phải điều chỉnh đầu tiên. Phải vặn lại đinh ốc hàm đưới, điều chỉnh lưỡi, điều chỉnh tần số âm thanh ở tai, nhất là một thảo trình mới cho bộ óc. Càng ít, càng thiểu số, càng vào nhanh, càng giống khuôn đúc(4). . Cái mà còn giữ lại cuối cùng là giọng nói.

Thoạt đầu là các chữ chửi của dân miền Bắc vốn là sắc thái văn hoá bản địa. Đặc thù và cá biệt. Ai chửi hay và chửi có bài bản, có nghệ thuật, có vần điệu, ví von, có tay nghề bằng miền Bắc. Chửi hay như thế nên có kẻ làm nghề chửi thuê kiếm ăn. Chẳng hạn, trong chuyện Chí Phèo của Nam Cao, Chí Phèo chửi để lấy tiền uống rượu đến tay sừng sỏ trong làng như lão Bá cũng chào thua. Có những chữ nghĩa thuộc loại anh chị, kế thừa một truyền thống mở mồm ra Dịt.. mẹ, địt bố, chửi có tay nghề ở miền quê nghênh ngang lên tầu há mồm, coi ai chẳng ra gì. Vậy mà vào đến miền Nam gặp anh Hai ở cầu Ba Cẳng hay bến Tầu Sàigòn, chị Ba Cầu Muối, Chị Năm chợ cá Trần quốc Toản đành tắt tiếng. Các chị chữ nghĩa miền Bắc vẫn có thói quen đứng dạng háng, tốc váy, hoặc vỗ đồ bồm bộp đứng xo ro một góc khi nhìn thấy những thằng cha bự tổ trảng, cởi trần, cười thì mồm vàng choé những răng vàng . Không im tiếng sao được. Đâu đây nghe tiếng : Thằng nào ngon ra đây, Đù má thằng nào vừa mới địt đây. Tiếng chửi thề của tay anh chị miền Nam không có lời đáp trả. Tiếng chửi tục (5) biết thân, biết phận tan hàng.

Tất cả những tiếng chửi tục đủ loại đã có một thời khét tiếng tỉ như Tiên sư bố, tiên sư cha, tổ sư cha, bú cặc, bú buồi, địt nọ địt kia, liếm, sờ, chui. Không bao giờ được nghe nữa. Chả bù với ở miền Bắc, nhớ lại các anh chị chữ nghĩa này chửi ra rả cả ngày, cả đêm không ai dám đụng đến.

Trong suốt 20 năm sống ở miền Nam, sống chung đụng với dân miền Bắc, người viết chưa nghe, dù một lần địt nọ, địt kia nữa. Cùng lắm , nghe chửi trên Tivi vào những dịp tết.(6)

------------------------------------------------------------

Người viết đã sống một thời gian ở các vùng Dầu Tiếng, nơi mà dân Bắc vào làm phu cạo mủ. Nơi đây, không có một dấu tích dù là nhỏ cho biết họ là gốc Bắc nữa. Tiếng nói, giọng nói, cách ăn mặc, tập tục tan hòa loãng vào cái bản chất miền nam. Cũng không có tháp chuông nhà thờ, mái chùa, không có đình đám, không hội hè. Giải trí duy nhất của họ là lâu lâu một gánh hát vọng cổ ghé qua. Họ biến chất hoàn toàn.

Chửi là một phong tục, hay thói quen của người miền Bắc. Chửi trở thành một nghề như chửi thuê, khóc mướn. Vì thế chửi cần có tay nghề, chửi có bài bản, lớp lang, bới móc chuyện xưa cũ, nguyền rủa đến tam tứ đại. Dàn ông thường chỉ là văng tục, còn đàn bà chửi tục như một nghề. Nghề chửi thường là phụ nữ. Chửi tục lại thường mang bộ phận sinh dục của chính mình bắt người khác xơi như ăn, bú, liếm. Sao lại dại thế nhỉ, nhỡ nó làm thật thì tính sao đây. Diều đó cho thấy có một quan niệm đạo đức nhị nguyên, miệt thị thân xác, nhất là thân xác phụ nữ và những bộ phận kín được coi là xấu, dơ bẩn. Vì thế mới mang ra chửi và dám mời người khác xơi. Một trong những người viết về phong tục người miền Bắc là ông Toan ánh qua nhiều tác phẩm như Phong tục Việt Nam, Nếp xưa, Bó hoa Bắc Việt vv Rất tiếc, ông né tránh vấn đề chửi tục.

Giữa chửi thề trong Nam và chửi tục miền Bắc, theo tôi, có sự khác biệt. Người Nam chửi thề vô tội vạ, chửi bất cứ lúc nào, nhất là trong lúc nhậu nhẹt, lúc vui, chửi mà không nhằm đối tượng nào, nhất là không có dụng ý bôi nhọ. Người Bắc chửi thường nhắm đích danh người nào và thường trong lúc giận dữ, có dụng ý. Vì thế, tiếng chửi miền Bắc coi ra nặng nề hơn tiếng chửi thề. Lại nữa, chửi tục ở miền Bắc, sản phẩm của chế độ phong kiến

------------------------------------------------------------

Thứ đến các chữ liên quan đến bộ phận sinh dục, các hành vi liên quan đến chuyện sinh lý, bài tiết, đến chuyện ăn nằm giữa hai vợ chồng. Người Bắc có văn hoá cao, tránh cái thô tục không cần thiết nên đã có trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã. Vào trong Nam dẹp hết tất tần tật. Cái nào ra cái nấy phân minh, đơn giản và vắn gọn. Đi cầu là đi cầu. Đụ là đụ. Không bầy đặt hoa hòe, hoa sói. Cái đơn giản, cái thực tiễn không hàm ngụ, không gợi ý đôi khi lại thanh tao gấp mấy lần cái thanh tao thứ thiệt. Khi viết chữ C. nửa chừng, chữ L. nửa chừng, tưởng rằng kín đáo, tưởng rằng thanh tao đã là cách để cái đầu làm việc, cái đầu nghĩ bậy. Chữ là thế, nghĩa lại khác. C viết tắt. L. viết tắt thì tha hồ hồ cái đầu lùng bùng nghĩ bậy.

Tính chơn chớt , thật thà, có sao nói dậy đánh văng chữ nghĩa miền Bắc.

Bên cạnh chửi tục, người Bắc còn có lối nói mát, nói mỉa, nói xéo, chê bai cũng độc địa lắm. Chửi cha không bằng pha tiếng là vì vậy. Những lối nói này xử dụng trong những liên hệ, tương quan gần như người quen thuộc, người làng, người hàng xóm, bạn bè. Nó có nhiều cấp độ từ chê bai, khinh bỉ, trách móc, coi thường giận hờn, bực bội.. Nó chứa chất chút gì độc ác, bơi móc từ tính nết chi li từng cử chỉ, gia cảnh, cái nghèo, cái đói, cái bần tiện, rạch ròi từng cái dốt nát, cái ngu xuẩn, cái kém cỏi, cái độc ác của mỗi người.

Tỉ dụ nói mỉa mai :

Cái mặt nó vác lên, trông nó đú đởn, ăn cơm hớt ấy, cho chó ăn. Thường sự mỉa mai nhắm vào sự nghèo khổ, sự ăn uống, vào tính nết, về phái tính và sự đe dọa.

- Về nghèo khổ :

Dân miền Bắc túng quẫn nên lấy cái ăn, cái uống làm đầu. Lúc giận rủa nhau cũng mang cái ăn uống ra mà nhiếc móc nhau kể cũng không lấy làm lạ. Tỉ dụ diếc móc người ta như : nghèo rớt mồng tơi, nghèo lõ đít, thí cho nó tý tiền, cứ gọi là đói vàng mặt, đói dã họng. Nghe những chữ diếc móc trên đôi khi đau lòng còn quá chửi. Vì thế, người đời mới sợ tiếng diếc móc đến cầm bát cơm lên ăn không nổi..Vì thế có tâm trạng khác nhau : Khi nghe chửi, ta thấy tức giận, khi bị diếc móc, ta cảm thấy nhục. Từ tâm trạng đó kéo ra hai lối phản ứng. Khi bị chửi, ta chửi lại hoặc muốn đánh trả lại, ăn miếng trả miếng trong tương quan bình đẳng và rất có thể tương quan bất bình đẳng, kẻ yếu chửi kẻ mạnh. Nhưng khi bị diếc móc, bị xỉ nhục thì tương quan lệch, kẻ trên-kẻ dưới, nên nạn nhân hầu như

------------------------------------------------------------

của một xã hội bất công, bị chà đạp, không có công lý. Không dễ dầu gì kiện tụng. Chửi là một bù trừ cho pháp luật, trả lại lẽ công bằng cho kẻ thua, kẻ mất, kẻ thiệt thòi. Dĩ nhiên, không thiếu trường hợp cha chửi con. Nhưng cứ lý ra, lý giải trên vẫn có cơ sở. ------------------------------------------------------------

không có đòn để đỡ, vì yếu thế không dám đáp trả, cam chịu ẩn nhẫn và cùng lắm nuôi hận trả thù. Cho nên, về mặt tâm lý, bị diếc móc vẫn đau hơn bị chửi. Thông thường những người có văn hoá, những người có địa vị, ở trên người khác có giáo dục thường ít chửi mà nói diếc, nói móc, nhẹ hơn là nói bóng , nói gió..(7)

Về tính nết :

Phải quen biết, phải qua lại mới biết nhau, biết từ chân tơ kẽ tóc, đến lúc giận hờn thì mang tính xấu người khác ra rủa. Chẳng hạn rủa : mắt ông viền cải tây rồi, đồ thông manh, trông vậy mà đáo để ra phết, đồ ông mãnh, cứ giãy .. lên như đĩa phải vôi, nhanh nhẩu đoảng, lanh cha lanh chanh. Tất cả những lối nói trên đều dựa vào một sự vật, vào một biểu tượng cụ thể có thật để gợi lên một ý tưởng xấu. Biến cái cụ thể thành một ý niệm trừu tượng(8)

Cả một nếp sống văn hóa, truyền thừa, kinh qua kinh nghiệm mới nhận ra cái tế vi, cái dị biệt mà biên giới nghĩa chỉ cần xảy chân một cái là dùng sai, hiểu sai. Xử lý đúng chỗ, đúng trường hợp hẳn không phải là dễ. Đồ thông manh thì nặng hơn mắt ông viền cải tây. Đồ cám hấp thì nặng hơn đồ dở hơi. Đồ láu cá láu tôm thì nặng hơn đồ ông mãnh. Nói không đâu vào đâu thì khác nói chua như dấm. Cân nhắc vụ việc, đánh giá từng trường hợp, xử lý người – việc – rồi dùng từ.. thích đáng.

------------------------------------------------------------

(7) Tùy theo trường hợp, còn những chữ diếc móc tuỳ thuộc cấp độ nặng nhẹ tùy thuộc rất nhiều vào tình huống, vào giọng nói, và nhất là vào người nói. Có những điều rơi vào miệng người này nó nặng trở thành chết người, nặng như búa bổ. Nhưng ở người khác thì lại chấp nhận được. Chắc là nhiều người đã có kinh nghiệm mấy bà mệnh phụ gốc Bắc, chỉ cần bà khen chê, kéo lê cái giọng thưỡn thẹo mà người viết ở đây đành chịu không cách chi mô tả cho đúng được. Cứ thử rồi biết. Chẳng hạn : ăn phải đũa nhà người ta, đồ ăn bám, thứ đó được mấy nả, theo voi ăn bã mía, có khối nó chịu nhả cho đấy, đồ đi bòn của, đồ tha phương cầu thực. Cho ăn uống ở nhờ đến lúc canh không lành cơm không ngọt thì rủa : ăn mòn đũa mòn bát nhà người ta, ăn chậm như sên, bà ấy nói như móc họng đến gần phải mửa cơm ra mà trả lại, thôi thì cũng phải vắt mũi đút miệng, được bữa hôm lo bữa mai. Tất cả những lối diếc móc, nói bóng nói gió chẳng hiểu bằng cách nào chúng biến mất. Người viết cũng không hiểu tại sao nữa.

(8) . Con đĩa giẫy trở thành ý niệm cứ quýnh cả lên. Và cứ như thế có những chữ khác cũng theo quy trình đồ vật – ý niệm như : đồ nỡm, thằng nỡm, đồ giở quẻ, chạy như chó dái, nó cứ trêu ngươi, dấu như mèo dấu cứt, cứ ngồi chầu hẩu ra đó, tưởng kín bưng kỳ tình ai cũng biết, nói chua như dấm, chua lòm lòm, nói không đâu vào đâu, không có đầu cua tai nheo gì, thằng đó ba lăng nhăng, chẳng đâu vào mới đâu, làm gì cũng lau cha lau chau, đồ láu cá láu tôm, cứ lững tha lững thững, đứa nhãi ranh, vênh vênh váo váo. Chữ theo voi ăn bã mía gợi lên một văn ảnh rõ rệt : theo đuôi chỉ ăn đồ thừa, đuôi thẹo. Các chữ như : chỉ đâm ba chầy củ, đồ láu cá láu tôm, vênh vênh ngậu xị lên, đồ cám hấp, ngu như lợn, đồ miệng năm miệng mười, đồ dở hơi, quá thể lắm, đồ phải gió ở đâu, chuyên môn nói kháy, nói leo, cái giống nhà mày, thứ đó được mấy nả, trốn như trạch, đồ thông manh, đồ ông mãnh, đồ đi bòn của. Mỗi chữ đều gợi lên một văn ảnh và không chữ nào giống nghĩa chữ nào .

------------------------------------------------------------

Tất cả đòi hỏi sự khôn ngoan, tính toán và chải đời. Đó là thứ văn hoá chửi mà không ăn mòn bát mòn đĩa ở miền Bắc không hiểu thấu đáo được. Vào đến miền Nam sau này, người dân miền Nam với nếp sống giản dị đã trấn áp người miền Bắc, quy kết là khôn ranh. Bỏ đi Tám. Đù má, nói gì thì nói mẹ nó đi cho rồi, vòng vo tam quốc hoài, mệt quá. Vậy là phải dẹp cái thói xỏ xiên, văn hoa chữ nghĩa. Người miền Bắc di cư chỉ có mỗi một con đường trong lối sống và cư xử mới là dẹp bỏ tất cả những từ chửi bới, diếc móc ở trên. Vì thế, mấy ai còn nhớ đến những lối diếc móc trên.

- Về phái tính : Người phụ nữ miền Bắc vốn là nạn nhân của nhiều thứ, của đủ thứ đến cái gì xấu đích thị là của phụ nữ. Đến cái gì khen thì thật sự cái đó có lợi cho đàn ông. Khen tứ đức tam tòng là lời khen chết người, buộc chặt, trói chân người phụ nữ thành tên nô lệ không công. Khen tiết hạnh khả phong là lời khen trớ chêu nửa khóc, nửa cười. Khen trinh tiết làm đầu là một lối khen họan, khen thiến không hơn không kém, chẳng khác gì hoạn quan. Nói tách bạch ra, con C… là chúa, là vua.

Nhưng những lời nguyền rủa quả không thiếu mà có thừa. (9)

------------------------------------------------------------

(9) Những lời nguyền rủa cũng lấy nữ giới làm đối tượng, mà đặc biệt do chính đàn bà rủa đàn bà. Quan niệm trọng Nam, khinh nữ của thời phong kiến tồn tích lại đẩy xô thân phận phụ nữ thành một phụ phẩm thấp kém, hèn hạ dựa trên những thói đời bất công, dựa trên nền đức lý hủ lậu giả hình, man trá đẩy họ xuống đất bùn. Chẳng hạn có những câu diếc móc nhẹ nặng đủ thứ, đủ kiểu xuất phát từ tâm địa độc ác, hận oán : người đâu có thứ người..sáng bảnh mắt còn nằm trương xác ra. Dàn ông nằm đến bảnh mắt thì không sao cả. Dạy muộn cũng là một tội lỗi. Hoặc nặng hơn nữa : đồ thối thây, nó bơi tro chát trấu vào mặt, con gái con đứa, con gái đến thì là động cỡn, cô ấy cong cớn, những cô này mới nứt mắt nảy nòi mà sao giống những mụ nạ dòng già đời, da dẻ nó hon hỏn thế này. Tất cả đều nhắm vào phái tính hay đĩ tính : õn à õn ẹo, đanh đá lắm cơ, người ta bĩu môi chửi là gái nứng đi theo chồng ( chỉ gái đã ăn ở với người khác rồi ), một cô gái giăng há, một lũ lĩ con gái, chữa buộm ( chửa với người khác không phải với chồng ), chó dữ mất láng giềng, dâu dữ mất họ, mẹ cái hĩm, con bé tình ra phết, mà phải biết là đỏng đảnh. Chưa chồng có cái khổ riêng lại thêm cái khổ của miệng lưỡi thế gian : Già kén kẹn hom . An mặc lơ đễnh một chút cũng khổ : cái yếùm xẹo xọ để trật ra cái sườn nây nẩy, cái người đàn bà dại dột đã nằm ềnh ệch ra đấy, nói dại nếu mày chửa thì ăn nói làm sao, cái yếm cổ xây thật trắng, cái quần lụa buông chùng xuống tận gót, ăn bận sang đến cô đầu cũng không ăn đứt, nó nhân tình đến trăm thằng, bọn lý dịch chẳng anh nào không thậm thọt ra vào nhà nó, nó mặc áo cánh xát xí, nào yếm vải phin, nó tơ tuốt ghê lắm (diện). Diện cũng chết mà không diện cũng chết : chết nỗi không tơ tuốt, chồng nó chê, con đó phải lòng thằng khác, nó chỉ nhong nhóng suốt ngày, cơm bưng nước rót đến tận mồm, nó lẳng lơ và nhẹ dạ, hai con rồi mà vẫn còn trẻ mau máu, trai làng hay chớt nhả và bẻm mép, cô gái mỏng mày ngày xưa bây giờ là đàn bà sồ xề, cô ấy chúa đời là khỏe. Bên cạnh đó, có nhiều chữ để chị bộ phận sinh dục của phái nữ như cái đồ, cái ấy, cửa mình, cái lồn thì thô tục quá. Cái chỗ ấy mà thiếu chút chi cũng bỏ bố với thiện hạ : âm hộ vô mao, bần chí tử. Thiệt là khổ. Khổ đầu, khổ đuôi, khổ trên , khổ dưới, càng dưới càng khổ.

------------------------------------------------------------

Tôi muốn đứng ra, nghểnh cao cổ, hò hét bênh đàn bà cũng không được. Vì tìm đến nửa ngày cũng không kiếm đâu ra chữ để chửi bọn đàn ông. Thử xem nào : đồ đàn ông đĩ ngựa. Nghe không ổn . Đồ lẳng lơ. Cũng không nghe ra tai. Cuối cùng tìm ra được vài chữ đáng đời : Đồ súc sinh và một chữ dấm da dấm dớ : Đồ cha căng chú kiết. Thật đến là tức, tự nhiên xổ ra được một lô chữ cho hạ hoả : đồ du côn du kề, đồ ăn mày ăn xin, đồ gì nữa nào.. đồ lính tráng.

Cái may của phụ nữ miền Bắc là vào đến trong Nam, họ đã không bao giờ còn bị ai diếc móc như thế nữa.

Than vãn hay dọa nạt :

đã nói thì phải nói hết. Bên cạnh đó, ở mức độ chừng mực vừa phải dễ dung nhận được là các lối nói than vãn, hăm đe. Trong lối nói này, người ta tỏ ra một oai quyền, một sự khôn ngoan dà dặn, một sự từng trải, sự hiểu đời, cái hơn người. Chẳng hạn : Các người đừng có vội tí ta tí toét, cứ ỉm đi, cứ im thin thít, thời buổi nhiễu nhương, trắng đen lẫn lộn, hơi đâu mà, có dỗi hơi, kêu giời kêu đất, tôi vội vàng mát mẻ nói, đừng có bắt bí nhau, liệu cái thần hồn, bà truyền đời cho mà biết, cứ tẩn cho nó một trận đến lòi tù và ra, vả vào miệng cho tôi, cái giống nhà mày, không có tao thì cả họ này ăn bùn, nó bôi tro chát chấu vào mặt, mấy đứa kia thì đáng vật một nhát cho chết, nó lo xanh mắt và thức suốt đêm, hừ ngỡ là gì, hóa ra hắn nằm vạ, (10) giận cá chém thớt, bà truyền đời báo danh cho mày biết, tôi biết tỏng tòng tong trong bụng ông nghĩ gì, chớ nói gở nó vận vào mình, e xúi quẩy đấy.

Người miền Nam nghe những câu trên là sùng rồi :

rắc rối tổ mẹ, cái gì mà ví von qua không hiểu. Qua nói thiệt, qua có sao nói dzậy. Còn mấy cha nội, nói dzậy mà không phải dzậy. Có ngon ra đây, kiểu gì qua cũng chơi ráo trọi. Kiểu gì nó cũng chơi thì né đi cho được việc, dở sách thánh hiền ra đã có câu thánh dậy :

tránh voi chẳng xấu mặt nào.

Phong kiến qua lối xưng hô bị dẹp bỏ.

Có lẽ không ở đâu, không ở nước nào cách xưng hô lại phức tạp lầy nhầy như miền Bắc. Mới đây, trong một chương trình Vidéo, người viết thấy một cô ca sĩ trẻ được người điều khiển chương trình phỏng vấn.. Lúc phải trả lời, cô lúng ba, lúng búng, vì không biết phải xưng bằng anh, chú, bác hay nhà văn với người điều khiển chương trình. Bác có vẻ già quá, anh thì có vẻ hơi xỗ xàng. Ông thì xa lạ. Cậu tớ thì xấc quá. Trong cái cách học ăn, học nói của người Bắc thì bài học vỡ lòng là học cách xưng hô. Trẻ con nào mà không được bố mẹ dạy phải xưng hô tùy theo tuổi đã đành, theo quan hệ họ hàng, theo chức vụ và theo xã giao nữa.

------------------------------------------------------------

(10) Tục nằm vạ là một tục lệ đặc biệt của miền Bắc. Bùi Hiển đã viết một cuốn chuyện về vấn đề Nằm vạ này. Chí Phèo của Nam Cao cũng đã ăn vạ để bắt bí nhà giầu.

------------------------------------------------------------

Những tiếng thầy bu, thầy u, thầy đẻ, thầy me, cậu mợ, đằng ấy, cậu tớ, người nhớn, con nọỉ, con kia, huynh, đệ, quan bác, thằng cu, con đĩ, mẹ đĩ nhà tôi, nhà con, ông mãnh, thằng trời đánh thánh vật, thằng chết băm chết bằm tùy trường hợp mà dùng. Nhưng bắt chước người Tầu, ta còn có chữ Gia phụ, Gia Mẫu, Gia Huynh, chỉ bực bề trên hay xá đệ, xá muội chỉ bực dưới. Bấy nhiêu lối xưng hô vào đến miền đất mới như lạc lõng , thi nhau bị "cáp duồn" hết. Không ai nói nữa. Do sức ép hay do tự mình cảm thấy lỗi thời, thấy dởm, thấy cầu kỳ, thấy rắc rối, thấy "không giống ai" thấy cần phải bỏ. Có lẽ thấy cái không giống ai là lý do của sự ra đi không trở lại của các cách xưng hô trên.

Các chữ dùng để gọi, xưng danh quan tước chức sắc cũng nhiều lắm. Cũng phiền lắm. Nhiêu khê lắm. Không xưng đúng danh phận, có thể bị trách, bị giận, bị trù ếm nữa(11). Nhiều không đếm xuể. Hầu hết, việc hài chức vụ có dụng ý, tâng bốc nịnh nọt. Nó đã dần biến mất khi vào đến trong Nam. Nó biểu tỏ một xã hội phong kiến, đẳng cấp, trên dưới không thích hợp ở miền Nam. Người dân miền Nam cũng là di dân, có cái may mắn không thừa hưởng di sản của một xã hội phong kiến, hủ lậu. Xã hội đó lo kiếm miếng ăn, làm giầu, không nghĩ đến chữ nghĩa thánh hiền, cũng chẳng bận tâm đến kẻ trên người dưới.. Xã hội vừa ổn định, chưa mọc ra những mầm mống của thứ ổn định kiểu trên đè dưới, quan lại, thứ dân, giai cấp thống trị. Làng xã mở toang, không hàng rào vây kín.. Xã hội cũng mở toang mọi phía mà dân là chính, dân là chủ. Sự xưng hô vì thế giản tiện và tuỳ tiện, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ba má thì là ba má. Khi cần gọi chung là ông già bà già. Nội việc xưng hô cũng thấy miền Nam đuợc cởi trói nhiều theo tinh thần tự do, dân chủ. Người Bắc từ xa tới, lẽ nào không thấy cái hay đó. Lẽ nào không theo, tự ý theo. Để gọi một người ở, người trong Nam chỉ gọi chung chung là người làm, vừa dản dị, vừa không có khinh miệt, rẻ rúng. Vì thế, nếu còn ai gọi cụ đốc thì thay vì là một trân trọng, nó đã biến thành trò cười, mai mỉa. Hóa cho nên, chữ nghĩa có cái thời của nó, thời để sống và thời để chết.(12)

------------------------------------------------------------

(11) . Người Hànội có một thói quen khá kiêu xa ( Theo Vũ ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại ) là thay vì gọi tên một người, họ lại hài chức vị người đó ra mà gọi. Gọi như thế vừa là cách vinh danh người được gọi. Phần người gọi cảm thấy hãnh tiến vì có quan hệ quen biết với người được gọi. Chẳng hạn : ấy quan đốc nhà tôi, hay ngon hơn nữa : ấy anh Huyện X. Chữ nhà tôi, tự bầy tỏ cái huyênh hoang , hãnh tiến, thấy sang bắt quàng làm họ. Thật đáng ghét.. (12) Đã là đốc học, đốc tở mà còn kèm theo chữ cụ hoặc chữ quan nữa thì rõ ràng là xu nịnh : quan đốc tờ, quan đốc học, cụ Nghị, cụ Hàn, cụ cử, cụ ký, cụ Thượng, cụ Tú, thầy đội xếp, thầy cai, cụ lang ta, cụ bang tá, thầy quản, anh Khóa, anh cung văn ( thư ký riêng của các gia đình giầu có), thầy đồ, sinh đồ hay cống sĩ, quan hiệu, quan châu, quan phủ doãn, hiến ty, dề điệu, quan thừa sứ, ông Hiến binh, ông Trùm, ông Chánh trương, ông hậu, ông Hàn, ông cửu, cụ Thượng, ông Lý, cụ Chánh.

------------------------------------------------------------

Cách làm ăn có khác, chữ nghĩa cũng đổi khác

Cũng là xứ nông nghiệp, nhưng cách làm ruộng, cách sinh sống cũng khác miền Bắc nhiều lắm. Chữ nghĩa cũng vì thế cũng đổi theo. Rất nhiều chữ, từ miền Bắc , vào Nam không ai dùng nữa, vì đời sống kinh tế, xã hội đã thay đổi. Nghề hàng xáo ( xay giã gạo. Trong Nam không có nghề này ), Ruộng chân nhất đẳng, nhị đẳng, ruộng mật điền (Ruộng tốt nhất ) gian buồng, khóa dãy, rau muống lợn, đi đong gạo, dậm lại mái nhà, hòm gian ( Hòm to để đựng đồ trong nhà ), nhà pha (nhà tù), nhà giây thép, xe hòm ( Xe hơi sang trọng ) ngày con nước, đi lưới, cái niêu, nồi đất, chỉnh dầu, rổ rá, dao quay, dao nhựa, một bồ, vuông thóc, giây lạt, dùi đục, cái cũi, đóng cũi, cái cưa xẻ, cái gáo, cái chum, cái lọ độc bình, cái phên nứa, bát chiết yêu, đi bể ( biển), tậu 3 mẫu ruộng, vác thúng, đèn măng xông, cái lồng ấp, cái hỏa lò than. Chữ sau đây cũng xưa lắm rồi, nhưng đến là hay : nhà xí. Nay thi nguời ta văn minh hơn gọi là nhà vệ sinh, trong Nam gọi là nhà cầu, siêu đun nước, cái áo quan, cái nhị tẩu ( tẩu hút thuốc phiện), khay đèn, quạt lông, tràng biên (thân thế một người), đèn ló, cái mả, cái sập, cái phản, quần nái ( quần dệt bằng một thứ hàng tơ tầm sợi thô, nhuộm đen ), cái bình phong, con thò lò, đỉa phải vôi, giọng kẻ bể, cái trõng che, cót lúa, một bồ, vuông thóc, gạch bát tràng, gạch lát bổ cau (Lát xiên và dựng nghiêng viên gạch ) gạch vồ, cái mả , rồi có cải mả, đề lao, cái lọ. Tỉ dụ : sách hai cái lọ đi Kín nước. Chữ kín nước nghe thật hay, nhưng cũng ít được ai dùng tới nữa. Cái màn. Rồi từ đó thay vì nói đi ngủ, người ta còn nói vào màn . Thợ ngõa.

------------------------------------------------------------

Những chữ dùng để chỉ kẻ hầu người hạ đã tùy hoàn cảnh mà thay đổi. Trong nhà đạo, khi dùng chữ Kẻ tôi tớ chỉ là lối nói khiêm tốn của kẻ bậc dưới với kẻ bậc trên như cuối lá thư thường viết *kẻ tôi tớ hèn mọn *. Chữ con nhài, nàng hầu tương đối lâu đời nhất được dùng trong các nhà quan. Sang đến thời Pháp thuộc có chữ con sen, chị vú, anh phu xe, rồi anh tài xế.. Những chi để chỉ việc gái chời bời như : đi nhà thổ ( me dông de te ), nhà chứa, me tây, làm đĩ..Trong Nam giản dị gọi chung là Gái điếm. Những chữ chỉ nhà nó ( chỉ vợ hoặc chồng ). Chữ người (chê bai). Nguời khó tính lanm ạ đòi phải mua rau lấy Người mới xơi được ( trích trong Chiểu Chiểu của Tô Hoài ). Quan anh ( ý nịnh bợ) có tắm không, mở bôn chục trai nước suối Viten đổ vào thùng rồi pha nửa chai cô lôn để cụ giội lại, dọn cái buồng Thổ Nhĩ Kỳ để chớp bóng đấy nhé (Trích Giông Tố của Vũ trọng Phụng ). Thêm một chử cô ả cũng mất tiêu không ai dùng nữa. Một số chữ của nhà đạo cũng không được dùng nữa : Thầy cả, cụ, cố, thầy kẻ giảng, ông bõ. Nam Cao đã viết riêng một chuyện nhan đề : tư cách mõ. Nhà văn cho biết tại sao gọi là mõ, rồi lềnh, rồi Sãi. Chữ ông Trùm, ông Chánh Trương cũng không ai dùng nữa. Một số chữ bên Phật giáo như ông Bụt, ông sư, ông vãi, bà vãi, chú tiểu cũng ít ai dùng nữa. Có nhiều người muốn phục hoạt lại chữ Bụt, ông Sư như chủ trương của thầy Nhất Hạnh.

------------------------------------------------------------

Người miền Bắc chân lấm tay bùn, làm ăn vất vả. Miền Nam, ruộng thẳng cánh cò bay, làm chơi ăn thật. Đi mút mùa lệ thủy không thấy nhà thấy cửa, nhất là không thấy tháp chuông nhà thờ, không thấy đình, thấy chùa. Cái nhìn về con người, về đời sống, về cách sinh hoạt làm ăn của người Bắc đã đổi khác. Chẳng mấy chốc cái ngậm ngùi lúc ra đi nay quên hết. Cứ gì chữ nghĩa bỏ quên, đất lề quê thói, phong tục, tập quán, đạo nghĩa cứ thế mà rơi rụng dần dần. Thay vì so đo, khép kín, bảo thủ, giữ lời ăn tiếng nói, giữ phép nhà bắt đầu buông thả. Thay vì chiếu trên , chiếu dưới, có phép có tắc.. nay ăn nói thả dàn, chả kiêng nể gì nữa. Con gái, con đứa nay tụn năm tụm ba đàn đúm , hát xướng, thích thì ra rặng trâm bầu tán tỉnh, mọi chuyện hạ hồi phân giải.

Thành trì cuối cùng :

văn minh miệt vườn đối đấu với văn hóa miền Bắc.

Người miền Nam,

chữ nghĩa chỉ vừa đủ dùng, nếu không nói là còn sơ sài lắm so với miền Bắc. Nó là thứ văn minh miệt vườn không đủ để ba hoa trên trường văn trận bút. Cái điều đó đã được nhà học giả Phạm Quỳụnh nhận xét một cách khá bất công trong cuốn Một Tháng ở Nam Kỳ :

"Chữ Quốc ngữ thì đã thông dụng lắm rồi, đàn bà con trẻ thường biết đọc, biết viết cả.. Nhưng đến văn Quốc Ngữ thì xem ra cái trình độ Quốc Văn đại để hãy còn kém"

Nhận xét đó, có lẽ người trong Nam chả bao giờ quên và thành kiến đó người Bắc cũng chả bao giờ thay đổi. Cho đến giờ phút này, cái văn minh miệt vườn đó, cộng với 20 năm văn học miền Nam đến sau 75 vẫn chưa được nhìn nhận.(13)

Thành ngữ hay lối nói miền Bắc là vốn liếng ngôn ngữ của một dân tộc. Nó tích lũy, thải loại kết tinh những đặc thù, những sắc cạnh của ngôn ngữ, của vốn liếng hiểu biết truyền thừa. Nó không thừa, không thiếu, nó vừa đủ. Nó được xử dụng trong đời sống hằng ngày như kim chỉ Nam, nó đưa ra những tiêu chỉ đời sống, phán xét, nhận định phải trái tốt xấu. Nó là thứ ngôn ngữ đã được đãi lọc, được truyền thừa của sự khôn ngoan, thu gọn lại. Phải là người địa phương, nhuần nhuyễn sắc thái văn hóa bản địa mới có thể xử dụng đúng cách, đúng trường hợp. Người ngoại cuộc, nhất là người ngoại quốc, dù có ở lâu năm tại đất nước đó,

------------------------------------------------------------

(13)Trong cuốn Chân dung và tác phẩm của Trần đăng Khoa, cuốn sách phê bình Văn học . Không một chữ đả động đến các nhà văn miền Nam. Mới đây nhất, qua giới thiệu của T.S Lê văn hảo, có bộ Tổng tập Văn học VN, dày cả vài chục ngàn trang. Đã có phần dành 4000 trang cho VH Cách Mạng rồi, chỗ đâu cho những mảnh VH khác.. Bao giờ cái mảng VH miền Nam mới được nhìn nhận trong cái khung của một thời kỳ đi khai phá, có những nét đặc thù, bất chấp những tiêu chuẩn khách quan của Văn học. Vấn đề là nó có mặt, ở một thời kỳ nhất định, có những sắc thái cá biệt. Vậy đủ rồi

------------------------------------------------------------

chưa dễ giầu gì nắm bắt được tình ý, nội dung hàm ẩn của những thành ngữ đó. Miền Bắc, cái nôi văn hóa lâu đời cả nước giầu dân tộc tính nhờ những lối nói, lối viết đó. Nó chuyên chở cả thời kỳ 1000 năm thủ đô Hànội, văn hoá Thăng Long, văn hóa cho cả nước với không biết bao tên tuổi lẫy lừng. Nó không phải tự cao rao, quảng cáo vô bằng. Người và chứng tích văn học còn đầy ra đấy. Viết ngàn trang giấy cũng chưa đủ.

Vậy mà lên khỏi tầu há mồm, cập bến Nhà rồng.. Tất cả những thứ đó đổ xuống sông hết. Bài chiếu Lý công Uẩn dời đô không lẽ mang ra dọa .. Lý Thường Kiệt, bà huyện Thanh Quan cất đi cho rồi vì chóa mắt với xe cộ chậy hà rầm.. đường phố rộng thênh thang, tấp nập người qua lại, xe gắn máy ba bánh nổ bành bạch điếc con ráy. Xe thổ mộ lách cách vui tai thong thả dời chợ Bến Thành đi Ngã Ba ông Tạ, hay đi chợ Bà Chiểu. Chú lái xe thổ mộ ngồi nghiêng bên thành cán xe ngựa thò chân xuống đất, mồm kêu toóc toóc như dục chú ngựa ráng tý nữa, ráng tý nữa đi cưng. Hoa trái bầy la liệt mua một chục ê hề đủ loại. Bà bán hàng ra giá mua một chục có đầu., nghĩa là chục có thể 11, 12 đến 13 trái tùy theo thỏa thuận. Nội thế thôi, mua bán kiểu kỳ cục Nam Kỳ cũng thấy đủ sướng rồi.

Thật đến là kỳ lạ cái xứ Nam Kỳ. Chẳng ai bảo ai, ngay cả đám sĩ phu Bắc Hà, đám trí thức thành thị cũng rứa. Quên hết chơn, hết chọi.. Câu chuyện văn hóa ngàn năm chẳng chống đỡ nổi một ngày.

Người Hà nội, người di cư có văn hóa cao, hoặc các nhà văn thường xử dụng chúng một cách nhuẩn nhuyễn trong lúc giao tiếp, viết lách. Nói văn hay chữ tốt, nói có văn hóa đương nhiên phải biết xử dụng thành ngữ đó, lối viết đó như một thuật ngử, nói ít hiểu nhiều. Miền Bắc có những nhà văn tiêu biểu xử dụng vốn liếng các thuật ngữ này như Trần Tiêu, Vũ trọng Phụng, Tô Hoài, Vũ Thư Hiên, Nguyễn khắc Trường. Đọc họ cũng lý thú lắm.

Vậy mà chữ nghĩa đó vào đến trong Nam đã bị gạt , thải loại không chừa một chữ nào. Không muốn nghe, nghe thì gạt đi, muốn nói cũng không được.. Nói ra thì nó đớ đờ đờ. Có duyên, được kính nể ở ngoài Bắc, trong Nam trở thành vô duyên, không ngửi được. Đã thế, chữ nghĩa đễ có cơ tồn tại, nếu nó được các nhà văn dùng..thì đỡ biết mấy. Chính các nhà văn di cư vào Nam như nhóm Sáng Tạo cũng quăng thùng rác không thương tiếc. Chúng bơ vơ , lạc lõng , đầu đường , góc nhà, góc phố, nơi từng nhóm người rồi biến dạng. Không có đám ma. Không kèn không trống. Cái này không phải hoàn toàn lỗi người bản địa mà chính tại người dân du nhập không muốn giữ. Hình như có một thói quen xấu, có mới nới cũ.. Ít ai muốn nhắc nhở, bàn , viết về những chói sáng văn học miền Bắc.

Có lẽ cái mất lớn nhất của dân di cư là mất lối nói, lối viết, nếp sống văn hoá thành ngữ đã bị biến dạngỉ. Nếu còn một thứ văn hoá gì là thứ "Văn hóa chảy" Chảy tuốt luốt. Với cái độ nóng trung bình 35 độ, cái gì cũng có thể chảy được. Bù vào chỗ đó, họ phải đi tìm một hướng viết mới, mới có nghĩa là khác với tiền chiến, khác với Tự lực Văn đoàn. Mới thực sự thì chưa biết là thế nào, chưa biết hình thù nó ra sao, nhưng điều rõ rệt là dứt bỏ truyền thống, cái cũ, trong đó có các thuật ngữ cũ của miền Bắc.. Họ không thích ngồi lau đồ đồng, đánh bóng chữ cũ mà đùa cợt mầu mè, son phấn với chữ nghĩa cho là mới, kêu rổn rảng, lặp đi lặp lại đến lập dịõ. Chữ nghĩa đó mà phần đông họ nói để họ nghe hoặc dành cho một thiểu số trí thức thành thị vốn chẳng đại diện cho cái gì, ngay cả cho chính họ. Chữ nghĩa đó gặp lần đầu thấy lạ thì muốn làm quen. Quen rồi thì chán ngấy muốn lỉnh , vì chẳng nói được điều gì. Chính ở chỗ đó, chữ nghĩa văn minh miệt vườn trở thành nhu cầu tinh thần của đa số dân miền Nam. Cả cái văn hoá miền Bắc đưa vào bị cháy rụi chỉ còn trơ lại ít cột kèo đen thui. Không ai đếm xỉa đến nữa.

Phần người viết, bắt gặp lại nó thấy gần gũi như người bạn cố tri lâu ngày gặp lại. Tự nhiên chẳng khác gì thấy người bạn đầy những tính tốt mà trước đây đã không lưu ý tới. Phải nói nó hay lắm, đượm mầu sắc dân tộc, quê hương, xứ sở

------------------------------------------------------------

(14). Chẳng hạn : Nó tẽn tò, sợ vãi đái, nhịn như nhịn cơm sống. Mấy từ này lâu lâu gặp một bà Bắc kỳ đặc dùng lại nghe cũng sướng cái lỗ tai. An uống vốn là lẽ sinh tồn của nguời dân Bắc nên được xử dụng tràn lan như : ăn phải đũa, ăn cơm khoán, ăm cơm tứ chiếng, ăn chực, ăn ba vực như trong câu : ăn chẳng bao nhiêu, ăn vạ hay nằm vạ. Tuyền là thứ đặc sản cả. Quý lắm đấy. Thứ thiệt, thứ ròng chính hiệu con nai. Nào là bữa lưng bữa vực, rồi bà thổ ra, chả mấy khi, thế mà cấm khinh người, ông ta chúa pha trò, ông bỏ lỗi cho tôi, tôi nói khí không phải, khắc xong. Mấy từ này dùng đến là đắc ý. Nó đứng một mình thì chả có gì đáng nói, nhưng nó đứng trong toàn cảnh một câu nói thì thật hay. Khí không phải vừa có vẻ nhún nhường, nhưng đầy thách đố và sẵn sàng đối đầu không thương nhượng. Này, lại tiếp một lô chữ nữa ghi lại kẻo quên : Con đàn cháu đống, ốm thập tử nhất sinh, cứ chõ mồm vào, le te chạy vào, bà đã mà cả mà cập, rõ mồn một, việc lớn ta tính theo việc lớn, còn việc thỏn mỏn trong nhà tôi thu xếp khắc xong ( trích trong Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi ) Về muộn mấy, vào chơi cái đã nào, người chết như ngả rạ, quái nhỉ, quái nó đi đâu, tối bức như lò than, người con gái trắng lôm lốp, ra sự rằng mình dỗi, giãy lên như đỉa phải vôi, ngã lộn tùng phèo, lớn phổng phao, con đi đằng này, đằng này là đằng nào, trả lời mà như không trả lời ( Không cho biết là đi đâu, có ý dấu, có thể là nói dỗi) u hỏi làm gì những việc ấy, mặc con, không đủ mặc thây, cái đám ma cũng đường trường lắm, con đẻ rứt ruột ra còn thế, lời chửi rủa thì bao giờ cũng thừa bứa tứa tát, thở rít lên như tiếng bễ, gà gà mắt lên như người say thuốc lào, nhà cũng hoàn cảnh lắm ( Chữ này có thể là chỉ được dùng sau 54), khối anh, ông đã diện oách, một tay bốc trời, nói khe khẽ, cô suýt bật cười, nào bác cả ra đây, đàn ông đàn ang có biết gì đâu, giặt giũ cơm nước chợ búa, trêu ngươi ai, cài toang xong ( đóng cửa truồng trâu ), ngã xiểng liểng, nó khó bảo, đi đong chịu, khi cần tiền vẫn giựt nóng, cái ngữ đó, cái cơ ngơi, Nói đến hơi hướng cái danh ông Dề, tao úp được con chó rồi, đi húi tóc, ra sự rằng mình dỗi, đi ở trọ, mẹ hờ con ( ru con, chữ cũng hay lắm đấy chứ ) suốt đêm, giã đám, tuổi mụ, cầm bằng ông ta mà giận không che chở cho nhà ta để nhà binh Nhật xung công tất cả thì cứ xung công ( trích trong Cửa Biển của Nguyên Hồng ), nhưng nay mới tường mặt ( rõ mặt ), hàng bồ chuyện, bồ chữ, kíp thợ, đi đóng đáng,( Trích những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi ), xách ná thun đi bắn nó, làng vào đám, thổi mòi rơm, trâu làng tôi mót đâu ỉa đó, chú Lựu quẩy hai gánh đi mót cứt trâu trên đường. Hai chữ mót dùng trong một câu mang hai nghĩa khác nhau. ( Chuyện ở tỉnh lỵ của Vũ thư Hiên). Châm đóm, thông điếu, xe đíếu, nõ điếu, quán đỏ đèn suốt sáng ,bắt rận, bắt chấy, cứ bỏ rẻ, ra ao tắm, ta nhắm vài miếng, mâm cỗ, bà ấy hay ốm lửng ( Giả vờ ốm ), chẳng biết đâu mà lần, bật hồng là gì nào, đốt đuốc đấy, tôi chạy ù xuống bếp, chú nghiêng đầu dòm ông , có như vậy, nhược bằng không, gì chứ cái ấy không được, cô Gái là người vắt mảnh sành ra nước, nhưng cái khoản rượu bao giờ cũng biện đủ, tháng chạp còn gọi là tháng củ mật ( tháng trộm cướp như rươi ), phóng * bút chì *. Không phải cái bút chì để viết đâu( dùng cái mai buộc vào một sợi thừng dài dùng để phóng vào đối thủ), có ăn phải có trả, sợ cô quở, đi biệt tăm tích, mời ông xơi, con mắt cùi nhãn, chơi đánh chắt, những chùm quả lúc lỉu trên cành, chơi đố lá, đời thủa nhà ai, nhựa sung được dùng vào vô khối việc, sạch như ly như lau, mời ông đưa cay, những ngày rau lụi ( hiếm rau), tôm he giã lấy nước đánh lòng đỏ trứng gà giả làm yến ( Trích Thời xa vắng, Lê Lựu ), lại gắp vài miếng , từng rủa không thiếu một lời, giỗ sống rồi, nói không ngoa, được mấy nả, không có cái chân đảng trong làng, ông đứng chân chủ họ, ông Phúc đã đánh trúng huyệt, trong việc làng, phần đầu gà má lợn , hôn nhân điền thổ, vạn cố chi thù, đã có người lân la hỏi chuyện gia cảnh, thế là cạch không ai dám hỏi, cạch đến già, có những tiếng thật hay như : có tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt ra, thế mới biết sông có khúc, người có lúc, trống đánh đến hỏng dùi, đã trót phải chét, tôi đã trót đẻ ra ông, chữ trót đi liền với đẻ ra ông mới diễn tả được nỗi thất vọng như thế nào của ông bố ( Tả trong một trận đấu tố), rửa qua quít, rán cá, thịt nạc kho rim, ăn uống húp háp xì xoạp, chửa xong, đánh chén, cơm đèn, cơm đóm, cơm sáng trăng, có khi ăn cơm khan chỉ chan nước mưa, nước vối, động thớt, hễ bên đó đụng đũa, động bát là biết ngay, muốn ăn thì lăn vào bếp, lên ăn boóng được nhiều bữa nhờn môi . Thật hay. ăn giả miệng, không dè, cái đói giáp hạt, nấu cháo độn rau tập tàng, không dư dật, mấy ông uống nước cả cặn, ăn tợm lắm, con tì con vị được đánh thức, cứ nhao nhao lên như chào mào ăn dom, con nào cũng lành chanh, lành chói, mồm năm miệng mười, Biện là tên cúng cơm , chỉ có hai bữa cơm đèn, làm ăn giật gấu vá vai, nó vác rá đến xin ăn trước cũng túng, bóc ngắn cắn dài,rách như tổ đĩa, người từ dưới xuôi, người trên mạn ngược, ăn hại đái nát, họ lùa ra sân, lùa bát cơm vào mồm. Hai chữ lùa đều có nghĩa khác nhau. Khóc như mưa như gió, sắc như tiếng dao cạo vào tinh nứa, nghe đến ghê cả mình. Có chữ nghe đến lạ : dù có mùa đông rét chết chim, hay * máu gái đẻ * nó bất thường lắm hay vợ dậy lau lưỡi ( lần đầu tiên người viết thấy dùng như vậy ) và si con đái ( cũng đắt lắm ) phải lai ( đèo sau xe ) vợ đến sở, anh của Tuyên đã đánh xe đi đón, những cái hắn sợ là hão cả, thế nào là mềm nắn rắn buông, ngồi chắp chân bằng tròn, chỉ nhớ ang áng, người đã thất cơ lỡ vận, thì ra già néo đứt giây, những thằng tứ cố vô thân giết đi thì dễ, anh bứa lắm, mỡ gầu lực xực, không chanh cốm, một thời đã xa lắc xa lơ, con có nói gian thì trời chu đất diệt, chúng cháu không dám chắc lép, nhưng quả là ít vốn, Bá Tứ ngồi rười rượi nhảy xuống trẫm mình, anh với Châu cọc cạch ( độc thân,ám chỉ như ế vợ ) quá, bà bón cơm cho cháu, bà ăn cả thể nhá, sao im ắp đến thế, cái máy ảnh cà khổ, xin dành cho chị tất, cái ô tô phanh đến két một cái, bộ dui mè, có gì không nên không phải bảo nhau, sợ thọt dái lên cổ, thôi ta ăn khan một cái, thế hệ chém to kho nhừ ( lấy ăn no làm vui rồi )ụ, có ông chồng hâm, chị vẫn gọn gàng như người son rỗi, gạo vừa đỏ vừa dớn, dáng chừng chị cả mấy lần nhấp nhỏm định nói, cái cạp sổ ruột, quanh năm hết dật tạm lại vay nóng, làm lắm thì chầy vẩy ra chứ ăn thua gì, những thứ ấy chẳng kiếm được mấy nả tiền, bác Tú Mỡ ngày ngày chăm chút lau xe đạp rồi buộc thừng treo lên, ngồi xuống chiếu, xếp bằng tròn, không để bánh xe chịn đất, quay đi quay lại, làm chân điếu đóm điếu

------------------------------------------------------------

Thay lời kết luận :

Nhà văn trước hết là người xử dụng ngôn ngữ như một người đầu bếp dùng rau cỏ, thịt thà, gia vị nấu món ăn. Làm văn không nhất thiết là sáng tạo từ mới, chữ mới. Chùi đồ đồng, đồ cổ không nhất thiết là nhai lại. Bởi vì, cùng một từ, một chữ được dùng đúng trong từng cảnh huống, nó vẫn có chỗ đắc địa. Rất tiếc là trong tất cả các nhà văn miền Bắc di cư vào Nam đã tự mình cắt cái đuôi quá khứ mở ra một lối viết mới. Hay cũng có, mà dở cũng không thiếu. Tuy không vay mượn vốn cũ, vay mượn cái cũ của người làm cái mới của mình thì tự nó vẫn là vay mượn, vẫn là cái cũ, vẫn là đi chùi đồ cũ. Cho đến nay, những suy tư, những trăn trở hiện sinh về sự tồn tại, về ý nghĩa đời sống của các nhà văn ấy, sau 54, xét ra cũng chẳng có đất sống nữa. Chẳng nói đâu xa, lối viết, lối suy nghĩ của trí thức thành thị, trưởng giả vay mượn, đượm không khí phòng trà với cà phê, thuốc lá, ánh đèn mầu, tiếng nhạc xập xình tự nó đã không có đất đứng nữa sau biến cố Phật giáo 63. Từ đó, chiến cuộc leo thang, lối viết hưởng thụ, suy tư trưởng giả về ý nghĩa đời người, về cái đáng sống hay dư thừa nhường chỗ cho lối viết nhập cuộc, dấn thân. Các nhà văn thời buổi 54-55 một lần nữa trượt dốc, bơ vơ, lạc lõng trong cuộc đu giây chữ nghĩa. Cuộc di cư năm 1954 đáng nhẽ là một cuộc hành trình chữ nghĩa, tiếp nối cái sợi giây văn hoá nối dài hai miền, tự nó đánh mất đi khúc ruột liền sản sinh ra một thứ văn chương không gốc. Lẽ dĩ nhiên, cạnh đó, nhiều trào lưu tư tưởng, văn học cũng góp vào các dòng chảy chung đó. Người viết gợi lại những chữ nghĩa của thời xa xưa miền bắc, có những chữ tự nó cũng không còn được dùng nữa ở miền Bắc. Điều đó thật tự nhiên và dễ hiểu. Nhưng phần đông, chúng vẫn là cái vốn liếng văn hóa của đất nước, của dân tộc nói chung vượt lên trên những đối lực chính trị vốn lúc nào cũng là kẻ thù của văn hóa. Nghĩ như thế mới thấy vai trò và sứ mệnh nhà văn quan trọng đến bực nào. Bài viết này, đã hẳn chưa đầy đủ, vì còn rất nhiều chữ bị bỏ quên chưa được nhắc tới, lại chưa hệ thống hóa đúng mực, nhưng trong chừng mực của một bài báo, thiết tưởng cũng là một hoài niệm của những người di cư nay di tản ra xứ người để có dịp nhâm nhi, dịp nhớ lại và hồi tưởng về một dĩ vãng đã qua. Và có lẽ đó là mục đích chính của bài nầy theo cái nghĩa : Vang bóng một thời của chữ nghĩa.

Cộng sản lũng đoạn báo chí miền Nam

Nguyễn Văn Lục

Sự lũng đoạn của cộng Sản đối với một số báo chí miền Nam từ 1954-1975

Báo chí miền Nam trước 1954

Báo chí là một trong những công tác địch vận mà người cộng sản dùng để chi phối, lũng đoạn, gây hoang mang, khích động khi cần. Trước 1954, tại Sàigòn có hai tờ báo nổi tiếng là Thần Chung do ông Nam Đình làm chủ nhiệm và tờ Tiếng Chuông của ông Đinh Văn Khai. Vậy mà cả hai tờ đều có sự chi phối của cộng sản gián tiếp hay trực tiếp qua những người như Trần Bạch Đằng, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Linh, Mai Văn Bộ...

Tờ Thần Chung do ký giả lão thành Nguyễn Kỳ Nam làm chủ nhiệm. Nếu nói về tay nghề thì tôi nghĩ khó ai hơn ông được. Tài liệu ông nhiều vô kể, cả một thư viện sách, giao du quen biết rộng trong chính giới Việt Nam, Pháp, Nhật. Tôi biết ông qua cuốn Hồi ký 1925-1964. Trong tập Hồi ký, ông giống như một số trí thức tiến bộ miền Nam, ông theo đệ tứ hơn đệ tam với các ông Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm và ông thù ghét cay đắng nhóm đệ tam như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Trấn, Hạ Bá Cang (tức Hoàng Quốc Việt). Sau này, khi Nguyễn Văn Hinh phải rời khỏi VN sang Pháp, ông đã lưu vong theo Nguyễn Văn Hinh. Khi chế độ đệ nhất Cộng hòa sụp đổ ông trở về làm báo trở lại.

Khi ông Diệm về nước nắm chính quyền, tờ Thần Chung bị đóng cửa trong suốt 9 năm. Sau 1963, chính phủ quân nhân cho phép tục bản. Giấy phép vừa ký xong, đọc hồ sơ lý lịch Nguyễn Kỳ Nam, một lần nữa, chính quyền quân nhân vừa ký xong giấy phép lại rút.

Riêng tờ tiếng Chuông của ông Đinh Văn Khai, có ai nghĩ là do cộng sản đã gài được người vào tờ báo? Vậy mà Nguyễn Văn Hiếu, tức Khải Minh là Bí thư ban Trí vận thành ủy (1949-1957) đã “nằm vùng” tại tờ Tiếng Chuông từ trước 1954.

Cái hiểm họa cộng sản như thế lúc nào cũng cần phải canh chừng. Bài viết này giúp độc giả nhìn cho rõ sự xâm nhập của cộng sản trong làng báo chí như thế nào?

Sau 1954, một số ký giả, nhà văn lần lượt quay trở về thành phố

Một số ký giả ở ngoài khu kháng chiến, một số ra “bưng” vì lý tưởng chống Pháp. Sau 1954, nửa nước độc lập, họ đã quay trở về đời sống bình thường để làm ăn sinh sống. Giấc mộng tuổi trẻ trò Trần Văn Ơn tạm gác lại một bên. (Thật ra, trò Trần Văn Ơn, học Petrus kỳ, mới học tới lớp nhất, nghe các anh lớn bảo đi biểu tình thì đi, chưa biết gì. Chẳng may bị Tây bắn chết. Bỗng chốc anh trở thành biểu tượng anh hùng của giới trẻ.)

Trong số những người trở về Sàigòn có Bằng Giang, Kiên Giang (Hà Huy Hà), Văn Bia, Nguyễn Ang Ca, Hiếu Đệ, Tùng Sơn, Tân Dân Tử (Sơn Tùng).

Việc quay trở về của các cựu kháng chiến trong thời kỳ chống thực dân Pháp được coi là truyện bình thường như trường hợp của nhiều nhà văn, nhà báo khác. Đó là trường hợp của Võ Phiến, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc và nhiều nhà văn khác.

Nhưng có người quay trở về mà vẫn còn dính dáng với những hoạt động như thời kháng chiến chống Pháp dưới “môn bài” cộng sản. Đó là cái khó cho chính phủ nền đệ nhất cộng hòa biết ai còn, ai không còn theo cộng sản nữa? Như trường hợp Sơn Nam là còn hay không còn?

Bên cạnh đó, một số không nhỏ những nhà văn, nhà báo có xu hướng theo cộng sản mà người cộng sản xếp chung vào thành phần những nhà văn, nhà báo “tiến bộ”, không có thẻ đảng như Thiên Giang, Nguyễn Bảo Hóa (Tô Nguyệt Đình),Tam Mộc, Lý Văn Sâm (1), Thuần Phong, Trần Tấn Quốc, Quốc Ấn, Thẩm Thệ Hà, Vũ Anh Khanh, Huỳnh Hoài Lạc, Trúc Chi, Đỗ Thiếu Lăng, Quách Thoại và Tam Ích. (Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về nhà văn Tam Ích)

Phải nói là những nhà văn, nhà báo miền Nam có cảm tình với cộng sản là khá đông. Nhưng dính dáng ít nhiều, mức độ thế nào tùy hoàn cảnh, tùy mức độ nhận thức, hẳn là mỗi người mỗi khác, khó có thể xếp loại được, vì thế họ vẫn có thể công khai tiếp tục làm báo ở Sài gòn mà không có bất cứ lý do gì có thể đưa họ ra tòa được như trường hợp Vũ Hạnh, Tam Ích sau này. Chẳng hạn Tam Ích dùng biện chứng pháp của Mác để phê bình văn học, nhưng có thể chắc chắn là ông không hề có tiếp xúc hay làm bất cứ công tác cụ thể nào cho cộng sản như những tâm sự riêng của ông cho một người bạn văn.

Sau 1954: Ký giả và nhà văn miền Bắc di cư vào Nam

Bên cạnh những nhà văn, nhà báo miền Nam từ trong bưng về, một lô các nhà văn, nhà báo trẻ miền Bắc, có tài đã di cư vào Nam và sau này làm nên tên tuổi của họ như Tam Lang, Vũ Bằng, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Bàng Bá Lân, Lê Văn Trương, Thượng Sĩ, Trực Ngôn, Cát Hữu, Phan Văn Tạo, Trọng Tấn, Nguyễn Vạn An. Đồng thời một số các nhà văn còn trong giới sinh viên như Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp mà công việc sáng tác của họ sau này trở thành cái nôi cho văn học miền Nam.

Những nhà văn, nhà báo này có một lập trường chính trị rõ rệt, không chấp nhận chế độ cộng sản.

Khi ông Ngô Đình Diệm về nước, bộ thông tin còn trực thuộc Phủ Thủ tướng đã ra một lúc 7 Nghị Định liên quan đến báo chí, xuất bản và kiểm duyệt vào ngày 07/07/1954. Cho giấy phép xuất bản một loạt các tờ Cải Cách và Gió Mới, bán nguyệt san Lửa Việt (tiền thân của nhóm Sáng Tạo) của sinh viên di cư, Trách nhiệm, Tương Lai, Đại Chúng, Dân Chúng, Tuần báo Văn Nghệ.

Sang đến năm 1955, một lô báo chí tiếp tục được cho giấy phép xuất bản như Quan Điểm, Văn Nghệ tập san, Tin Văn, Tiểu thuyết tuần báo, Văn Nghệ học sinh, Tầm nguyên văn học và Tiền Phong, sau đổi ra Văn Nghệ Tiền Phong. (Trích Văn Hóa Văn Nghệ miền Nam Việt Nam, 1954-1975, Trần Trọng Đăng Đàn, trang 74).

Đồng thời đình bản các tờ Nhân Loại Tập San, Tự Do, Tiếng Dội. Cấm lưu hành cuốn Việt Nam Máu Lửa của Nghiêm Kế Tổ. Đồng thời cũng cấm lưu hành các cuốn sách Xuân Hòa Bình, Hò Vè Đình Chiến Hòa Bình...

Đây là giai đoạn ổn định và phát triển nhất của giới báo chí, văn học miền Nam. Như một vươn lên, sung sức, như một nguồn hy vọng mới.

Ngoài tờ Cách Mạng Quốc gia của chính quyền hay tờ Chỉ Đạo do các sĩ quan làm chủ nhiệm (Thoạt đầu do Trung tá Trần Văn Trung, chủ nhiệm, Trung úy Ngô Quân chủ bút rồi đến lượt Trung tá Nguyễn Văn Châu, với các chủ bút Kỳ Văn Nguyên, Nguyễn Mạnh Côn, Đào Đình Hoan, Nguyễn Đình Bảo thay nhau làm), có một số tờ báo sau cuộc di cư đã tạo được uy tín và tiếng tăm như các tờ Ngôn Luận của Hồ Anh, Người Việt Tự do của Mặc Thu, Lưu Đức Sinh, Tiếng Miền Nam của luật sư Nguyễn Phương Thiệp, Tự Do của Phạm Việt Tuyền, Chính Luận của bác sĩ Đặng Văn Sung, Sống của Chu Tử, Tin Văn của Tô Văn Bùi Bá Nhân.Tất cả những tờ vừa nêu trên đều có lập trường kiên định, rõ rệt là chống cộng sản, bảo vệ tự do của miền Nam VN.

Bên cạnh đó, có một số tạp chí ra đời như Sáng Tạo của Mai Thảo, tháng 10, 1956, tạp chí Bách Khoa với Huỳnh Văn Lang, 15/02/1957. Tiếp theo là Hiện Đại của Nguyên Sa 1960. Tạp chí Quê Hương với giáo sư Nguyễn Cao Hách, Văn Hóa Á Châu với Nguyễn Đăng Thục, Luận Đàm với Nghiêm Toản, Xã Hội Mới với Vương Quan, Thế kỷ 20 với Nguyễn Khắc Hoạch, Những vấn đề của chúng ta với Thái Lăng Nghiêm...

Đó là những nhà trí thức, nhà văn mà theo cái nhìn của Gramsci thì họ là loại trí thức hữu cơ của chế độ đệ nhất cộng hòa. Nhóm trí thức hữu cơ này cùng với nhóm trí thức công giáo thường được coi là thiên tả, cấp tiến tạo thành bản sắc báo chí miền Nam VN.

Sơn Nam (Phạm Minh Tài, 1926-2008)

Nguồn: anhvaem.vnweblogs.com

Tại toà soạn Bách Khoa (từ trái): Lê Thanh Thái, Lê Ngộ Châu, Thu Thuỷ, Nguyễn Hiến Lê, Vũ Hạnh

Nguồn: Nguyễn Hiến Lê Cuộc Đời & Tác Phẩm của Châu Hải Kỳ, tr.60.

Hầu hết các tập san trên đều có chủ đích văn học, có giá trị và nghiêm chỉnh, cộng sản chưa thâm nhập được vào, trừ trường hợp tờ Bách Khoa có Phạm Ngọc Thảo, Vũ Hạnh và Phan Du ngay từ đầu.

Trong số đó, đặc biệt những tờ như Chính Luận hay tuần báo Tin Văn của Tô Văn bị cộng sản ghét cay ghét đắng.

Nhưng dù nhìn ở góc độ nào, chính trị hay xã hội, hay văn học... những năm đầu thời đệ nhất cộng hòa vẫn là những thời kỳ vàng son sinh hoạt báo chí của miền Nam VN.

Mặc dầu vậy, có một số tờ báo, dù có lập trường của người quốc gia, nhưng đã để một số cán bộ cộng sản lọt vào và được viết báo một cách công khai và hợp pháp.

Đây là một trong những khúc xương không khạc ra được của báo chí miền Nam, tiếp tay cộng sản mà không biết.

Những tờ báo có sự xâm nhập, trà trộn của cán bộ cộng sản

Xin nêu tên một số tờ báo của người quốc gia bị cộng sản cho người trà trộn vào mà có thể không biết như:

● Báo Dân Chủcủa ông Vũ Ngọc Các có cán bộ cộng sản Thành Hương.

● Báo Ngôn Luận của ông Hồ Anh vừa nêu trên có Châu Dương.

● Báo Sàigòn Mai của thiếu tá Ngô Quân có Ty Ca làm Tổng Thư ký tòa soạn (Tôi có liên lạc với ông Ngô Quân, đến thăm ông, nay đã hưu. Tôi muốn hỏi ông cho rõ về trường hợp Ty Ca, tổng thư ký tòa soạn, có đúng là bị cộng sản gài vào không? Nhưng ông ngại không muốn nói bất cứ điều gì liên quan đến giai đoạn làm báo của ông. Thật đáng tiếc).

● Báo Dân Chúng của Trần Nguyên Anh cũng để lọt Phi Vân làm Tổng thư ký tòa soạn.

● Báo Thời Luận của ông Nghiêm Xuân Thiện có ký giả Ký Ninh làm tổng thư ký tòa soạn.

(Trích Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Lê Trung Khá, Võ Sĩ Khải, Nguyễn Đình Điều, Trần Văn Giầu. Nhà xuất bản: TP. Hồ Chí Minh, 1987, trang 594)

Với môt chế độ kiểm duyệt chặt chẽ, một hệ thống tình báo an ninh cũng khá chặt chẽ, thời đệ nhất cộng hòa, vậy mà cũng đã để lọt lưới một số cán bộ len lỏi vào hàng ngũ báo chí.

Nghĩ tới chuyện cũ để liệu định tình hình hiện nay, ta lấy gì để ngăn chặn cán bộ cộng sản xâm nhập vào báo chí hải ngoại?

Thật là một điều đáng lo ngại.

Bên cạnh đó, có một số báo được coi là “lá cải”, được quần chúng bình dân ưa đọc vì các tin giật gân, các truyện kiếm hiệp và trở thành những tờ báo bán chạy nhất ở miền Nam bấy giờ. Nó cũng giống như một số báo chợ hiện nay ở Hải ngoại, lấy việc bới móc chửi bới cá nhân, loan tin thất thiệt, phịa đủ thứ truyện làm cần câu cơm.

Các tờ báo lá cải thời ấy là cơ hội, là dịp may, là chỗ ẩn núp, chốn ra vào dễ dàng trong việc cài đặt cán bộ cộng sản vào.

Đó là những cái ổ của cộng sản nằm vùng. Không hiểu những người như bà Bút Trà, nhất là ông Đinh Văn Khai hiện tại ở Canada nghĩ gì về những giai đoạn làm báo của họ?

Có hai loại công việc mà cộng sản thường trà trộn để vừa kiếm cơm, vừa né tránh mạng lưới an ninh, tình báo của VNCH là làm giáo sư tư thục và làm ký giả báo. Với các bút danh và không cần bằng cấp, người ta chẳng còn biết ai vào với ai. Phần lớn các tờ báo này chỉ cốt báo bán chạy, kiếm lời nên họ ít để ý đến chính trị, hay bất chấp các ký giả là thành phần nào. Đó là các tờ:

● Sàigòn Mới: số in 65.000, số bán 50.000 với các ký giả Tư Mã Việt, Trà Tiên, Nhĩ Mục, Thanh Hương, Văn Mạnh, Thanh Phong, bà Ái Lan, Trần Thanh Thế.

● Tiếng Chuông: in 60.000, số bán 45.000 có các ký giả Khải Minh, Phi Vân, Trần Minh Ký, Trần Ngọc Sơn, Việt Quang, Phong Đạm, Đoàn Hùng, Việt Quang, Quốc Phương, Châu Dương, Hương Nam, Trần Thanh Thế, Kiên Giang.

● Tin Điển, in 40.000 số, bán 25.000 số với ký giả Phi Bằng, Hương Nam, Lê Hiền...

● Tiếng Dội: in 35.000 số, số bán 20.000 với Triệu Công Minh, Ngọc Hồ, Ngọa Long, Triệu Võ với thư ký tòa soạn là Trần Tấn Quốc.

● Buổi Sáng: số in 25.000, bán 15.000 với các ký giả Đào Hưng, tức Bảy Mại, Sơn Tùng, Ngô Văn Quân. Đặc biệt có Trần Bạch Đằng với bút danh Tổng Tào Lao.

● Việt Thanh: in 15.000, bán 8000 với Nguyễn Bảo Hóa, Lương Ngọc, Đằng Nhâm, Quốc Oai.

Và còn một số tờ báo nhỏ khác như: Thời Cuộc, Lẽ Sống, Ánh Sáng mà số in ra từ 15.000 trở xuống, trong đó tờ nào cũng cài đặt được một số cán bộ cộng sản.

(Trích Lược sử báo chí thành phố, trang 697)

Mẻ lưới của chính quyền Ngô Đình Diệm

Một số ký giả như Nguyễn Bảo Hóa (làm cho báo Việt Thanh), Tư Mã Việt (làm cho báo SàiGòn Mới) có đứng ra lập Phong trào bảo vệ hòa bình, công khai hoạt động cho cộng sản, trụ sở ở đường Gallieni , Trần Hưng Đạo bây giờ. Phạm Huy Thông, chủ nhiệm, Lê Dân, Nguyễn Bảo Hóa, thư ký. Họ liên lạc với Ủy Hội Quốc tế, ra các bản tin in ronéo ủnng hộ phong trào Hòa Bình. Chính quyền Quốc gia quyết định làm mạnh.

Phải nhìn nhận rằng, dưới thời ông Ngô Đình Diệm, có một cảnh báo chính trị cao, một ý thức đấu tranh kiên định giữa quốc gia và cộng sản, một guồng máy hành chánh tuy sơ khởi, nhưng khá hữu hiệu và nhất là một cơ quan cảnh sát cũng như mạng lưới an ninh tình báo hữu hiệu. Chỉ có thế mới đương đầu với cộng sản được.

● Đợt thanh loạt đầu tiên, ngày 9/2/1955, chính phủ VNCH tống xuất 26 người trong bọn họ đưa ra Hải Phòng, trong đó có Nguyễn Thị Bình còn có tên Nguyễn Thị Châu Sa, người Quảng Nam, 1948 được kết nạp đảng, 1951 bị Pháp bắt giam, tháng 10, 1954 tham gia Phong trào bảo vệ Hòa Bình cùng với Nguyễn Hữu Thọ.

● Tiếp theo, bắt giam hàng loạt người như kỹ sư Lưu Văn Lang, Thích Huệ Quảng (ông này nguyên là chủ tịch hội Tăng già Việt Nam), Nguyễn Văn Vỹ, giám đốc Pháp Hoa ngân hàng, Dược sĩ Trần Kim Quang, chủ một nhà thuốc tây lớn ở Sàigòn, ký giả Nguyễn Thị Lựu và khoảng hơn 10 người khác.

● Đóng cửa báo Ánh Sáng, bắt các ông Hoàng Hồ, Phan Bá Cầm ra Côn Đảo.

● Đóng cửa Thời Luận, Dân Quý, nhất là Dân Chúng và bắt giam các ông Nghiêm Xuân Thiện, ông Phan Khắc Sửu, Mặc Kinh (Mấy vị trên đây không phải là người theo cộng sản, nhưng bị bắt giam vì lý do chính trị khác). Bác sĩ Lý Trung Dung thôi làm tờ Tự Do, Phạm Việt Tuyền lên thay thế.

Trong dịp này, tờ Cách Mạng Quốc Gia có một câu khá quen thuộc và thời danh: “Ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản”. Tờ báo viết:

“Không thể tha thứ những thằng ngủ mơ thiên đàng cộng sản, xác bám miền Nam, hồn gửi ra đất Bắc. Những hạng trí thức nửa mùa, có nhiều vốn chữ nghĩa mà lại tin cộng sản là thần thánh coi chúng còn hơn ông nội của mình”.

Sau vụ “Phong trào Hòa Bình” ở trên, chính phủ ra dụ số 13, ấn định báo nào loan tin có lợi cho cộng sản sẽ bị phạt từ 25.000 đến 1.000.000 đồng. Sau đó các cơ quan an ninh đi lùng bắt các cựu kháng chiến mà một phần không nhỏ len lỏi trong làng báo ở Sài Gòn. Chính quyền đã thanh lọc các ký giả sau đây ra khỏi làng báo và giam tù.

● Ký giả Trần Ngọc Sơn, (báo Tiếng Chuông, Tiếng Dội) bị bắt và đầy đi Côn Đảo.

● Ký giả Anh Tín an trí ở Cây Dừa, Phú Quốc.

● Ký giả Văn Mại bị đầy đi Côn Đảo.

● Trần Quốc Thảo, Bí thư thành ủy. Nguyễn Tích Dẫn, Bạch Tùng Hương, An Thế (Diệp Liên Anh) bị đầy ra Côn Đảo.

● Dương Tử Giang, Lý Văn Sâm, bị giam tại trại Tân Hiệp Biên Hòa.

Đến cuối năm 1957, một mẻ lưới nữa, công an bắt các ký giả của các báo sau đây giam ở Mỹ Tho. Sau đó do sáng kiến của ông Tỉnh Trưởng Nguyễn Trân đã tổ chức một cuộc đấu lý tại rạp Viễn Trường, Mỹ Tho. Không biết cuộc đấu lý diễn ra thế nào, nhưng sau này, ông Nguyễn Trân thôi làm tỉnh trưởng Mỹ Tho.

● Triệu Công Minh, báo Tiếng Dội

● Lương Ngọc, báo Trời Nam

● Nam Thanh, báo Lẽ Sống

● Đồng Văn Nam, Phương Ngọc, Phan Ba, báo Buổi Sáng

● Trần Thanh Thế, Văn Mạnh, báo Saigòn Mới

● Nguyễn Bảo Hóa , báo Ánh Sáng

● Bắt vợ Nguyễn Bảo Hóa, báo Tiếng Chuông là dược sĩ Mã Thị Chu

● Luật sư Nguyễn Văn Diệp

● Đạo diễn kiêm luật sư Lê Dân

● Mai Thế Đồng, giám đốc cải lương

Sau những cuộc truy lùng “Việt Cộng nằm vùng” trong các tờ báo, chính quyền VNCH tiếp tục bắt hàng loạt các cán bộ cấp Thành Ủy, các cựu kháng chiến, các nhà báo còn sót lại gồm: Các giáo sư Nguyễn Văn Chì, Lê Văn Chí, Trần Văn Hanh, Nguyễn Trường Cửu, Cổ Tấn Văn Luông, Bùi Đức Tịnh, Bà Bình Minh (đều là giáo sư tư thục, không bằng cấp đầy đủ như tú tài dạy tú tài, không chính quy, dạy chui) và một số các ký giả như Hoài Trinh, báo Sàigòn Mới, Sơn Tùng báo Buổi sáng, Hoàng Sơn, Văn Lương, báo Lẽ sống, Hương Ngô, Đoàn Hùng, Việt Quang, Phong Đạm, Quốc Phương, Châu Dương, báo Tiếng Chuông.

Một số cán bộ cộng sản như Hồ Ngọc Anh, Lê Trung Nghĩa, Trần Hồng Đài, Nguyễn Điền, Bí thư thành đoàn, các phụ nữ như Kim Mai, Bích Ngọc, Bích Đào, Lan Anh, Mỹ Diệm, Kim Huê.

Một số nhà văn, nhà thơ như Trang Thế Hy, Lê Văn, Viễn Phương, soạn giả Nguyễn Đạt, nhạc sĩ cải lương Trần Văn Khánh, Trần Hữu Thế đều vào tù hoặc bị giam tại các trại giam như Tân Hiệp, Phú Lợi, trại Lê Văn Duyệt, khám Chí Hòa, Côn Đảo, Phú Quốc, hoặc ở Huế tại Mang Cá, Lao ty Thừa Thiên.

Các cuộc lùng bắt cộng sản nằm vùng như một cao trào, một chiến dịch làm phá tan tổ chức cộng sản một cách không tương nhượng.

Quét sạch “cộng sản nằm vùng” núp sau các tờ nhật báo. Năm 1960 được coi như dứt điểm.

Quét sạch các cán bộ cấp huyện, cấp ủy, cấp thành đưa đến kết quả cụ thể như một thứ khủng bố trắng mà chính người cộng sản phải thú nhận như sau:

“Trước tình hình báo chí bị khủng bố ác liệt, quá nhiều anh em bị bắt, số cán bộ và ký giả yêu nước hoặc chuyển đổi nghề, số khác bỏ nghề báo, hoặc rút lui vào bí mật giữ an toàn như Nguyễn Văn Tài, Tuần san thương mại, Thành Hương, Nhĩ Muc, báo Saigòn Mới, nhà văn Thẩm Thệ Hà, Tiểu Dân, Thanh Lộc báo Lẽ Sống”.

Chiến dịch “Tố Cộng” của Diệm gây nhiều khó khăn, một số cơ sở cách mạng bị bể. Những năm 1958, 1959, 1960, nhiều cơ sở cách mạng nội thành bị đánh phá tan tác, một số lãnh đạo Thành Ủy bị bắt, số khác phải tạm lắng.

(Trích Báo chí Sàigòn trong 30 năm kháng chiến 1945-1975, trong Địa chí Văn hóa thành phố HCM, trang, 605-608)

Chỉ sau hai năm thực hiện chiến dịch, “Tố Cộng”, chiến dịch đã loại trừ phần lớn cán bộ được gài lại từ thành thị đến nông thôn. Trong Hồi ký Bội phản hay chân chính, một cuốn sách hữu ích để hiểu được tình trạng khốn cùng của cán bộ cộng sản nằm vùng thời đệ nhất cộng hòa do chính họ viết lại. Đọc cũng để hiểu thêm về con người ông Cẩn như thế nào, một con người mà Mười Hương (Mười Hương bị bắt giữ từ năm 1958, ông Nhu, ông Cẩn có tiếp xúc, gặp nhiều lần).

Sau đó không hiểu vì sao đã được các tướng lãnh thả vào tháng 5, 1965.

Thả hổ về rừng. Sau “cách mạng” 1963, họ đã mở toang cánh cửa nhà tù Chí Hòa. Tha hết. Xổng chuồng hết.

Sau này, ông Mười Hương trong loạt bài: Tướng tình báo chiến lược đăng trên báo Thanh niên của Hà Nội, số 300, ngày 26/11/2002 viết như sau:

“Hồi xưa, những năm 40, có lúc từ Phúc Yên về Hà Nội nếu không tính thời gian sao cho kịp đến nhà cơ sở thì đêm xuống không biết ở đâu. Tôi đã từng có cảm giác cô đơn lạnh lùng khi phong trào đi xuống. Thế nhưng hồi ấy cũng không đen tối bằng sau này, những năm 1957-1959... Ông bảo: chúng ta lâu nay cứ chê bai thằng Cẩn, rằng nó đi guốc mộc, miệng nhai trầu bỏm bẻm... chê như vậy không đúng đâu. Thằng Cẩn giỏi lắm, có mưu trí lắm”.

Xin trích một đoạn khác của Văn Phan:

“Có lẽ đến bây giờ chúng ta chưa tổng kết hết có bao nhiêu cán bộ và đồng bào yêu nước đã anh dũng kiên cường đấu tranh và đã hy sinh lặng lẽ trong các nhà tù của “ Đoàn công tác đặc biệt miền Trung”, nhưng những ví dụ sau đây có thể để cho ta một khái niệm về mức độ khốc liệt của cuộc đấu tranh đó: Một mình Lê Phước Thưởng, nguyên cán bộ Thừa Thiên đã khai báo bắt 105 người của ta: sau hai năm, số đó chỉ còn lại 6 người sống!!

(Trích Đoàn Mật vụ của Ngô Đình Cẩn, Văn Phan, trang 118, nxb Công An nhân dân)

Đây là một trích đoạn trong Bội Phản hay chân chính của một cán bộ cộng sản:

“Tới khi khoanh vùng, cơ sở bị đánh tan tành xí quách, bám trụ trong dân không nổi nữa, anh ta phải bật lên núi. Đối phương bao núi, cắt đường liên lạc tiếp tế. Lương thực cạn dần, liên lạc tắc nghẽn. Cuộc sống ngày một trở thành vô nghĩa nếu cứ bám trụ trên núi cao, trong rừng sâu, quanh quẩn với cây rừng và khỉ đột ... Hết gạo, hết lương khô, hết muối, hết mọi thứ. Đói quá, không tính thì chết đói – không lẽ chết đói để giữ vững khí tiết người vô sản? Xuống núi, thế nào cũng bị bắt, anh cán bộ biết chắc như vậy.

(Trích Bôi Phản hay chân chính, trang 102)

Trong cuốn Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Văn Tiến Dũng cũng ghi lại những số liệu báo cáo của Bộ chính trị như sau:

“Chỉ tính trong 4 năm từ 1955-1958, cả miền Nam tổn thất 9 phần 10 số cán bộ đảng viên. Ở Nam Bộ khoảng 7 vạn cán bộ đảng viên ta bị địch giết. Chỉ còn 5 ngàn đảng viên so với 60 ngàn trước đây. Có nơi như Tiền Giang chỉ còn 921 gia đình, Biên Hòa, mỗi nơi còn một chi bộ đảng. Ở khu 5, gồm cả Trị Thiên và cực Nam Trung bộ: Khoảng 40% tỉnh ủy viên, 60% huyện ủy viên, 70% chi ủy viên đã bị bắt, bị giết. Có tỉnh chỉ còn 2,3 chi bộ. Riêng Trị-Thiên, chỉ còn 160 so với 23.400 đảng viên trước đó”

(sdd, trang 16, trích lại trong Dòng họ Ngô Đình, Nguyễn Văn Minh, trang 129).

Bằng chứng cụ thể và rõ rệt, Lê Duẩn trong Thư vào Nam, sau này có thư gửi cho Mười Cúc, tức Nguyễn Văn Linh có viết: “Đã có lúc ở Nam Bộ cũng như ở Liên khu 5, tình hình khó khăn đến mức tưởng như Cách Mạng không thể duy trì và phát triển được nữa”.

Trong một tài liệu của bộ ngoại giao Kampuchia cũng nhận xét tương tự như Lê Duẩn “tưởng như cách mạng không còn”, khoảng thời gian 1957-1960. Cộng Sản hầu như không còn đất dụng võ, phải chạy dạt sang Kampuchia:

“En 1957, Le Duan est venu également se réfugier à Phnom-Penh et transiter par le Kampuchea. Tous les membres du Comité Central du parti Vienamien au Sud Viet Nam ont été arrêtés sauf un qui est venu se réfugier à Phnompenh, dans le quartier de Toul Tapoung. C’étai Nguyễn Văn Linh dit Mười Cúc, originaire du Nord Viet Nam.

Face à cette situation catastrophique pour eux et pour échapper à l’anéantissement total, les vietnamiens đécidèrent en 1960 de reprendre la lutte armée. Ils sont venus s’installer le long de la frontìere du Kampuchea, de Romeas Hek jusqu ‘à Snoul. Quands ils avaient des difficultés, ils se réfugiaient au Kampuchea. En 1961, ils ont commencé à s’infiltrer au Kampuchea. En 1962 et en 1963, ils ont poussé davantage leur pénétration, utilisant au besoin la corruption. Les Vietcongs pouvaient se déplacer librement et à volonté au Kampuchea, cela parce que d’une part ils corrompaient les agents de sécurité, de police et et les fonctionnaires de l’ancienne administration et d’autre part le peuple du Kampuchea prenait les Vietnamiens pour des révolutionnaires. En 1965, il y avait 150.000 Vietcongs installés au Kampuchea sur une profonde de 2 à 5 kilomètres de la frontìere depuis Romeas Hek jusqu ‘à Ratanakiri..

En fait, ils n’avaient plus de territoire chez eux, au Sud Viet Nam, à cause de la politique des hameaux stratégiques de Ngo Đinh Diem, car Robert Thompson, en s’appuyant sur ses expériences acquises đans d’autres pays, a fait installer des hameaux stratégiqus sur tout le territoire du Sud Viet Nam de sorte que les Viet congs n’avaient plus ni terre ni population” sur tout le territoire du Sud Viet Nam.”

(Trích trong Lớn lên với đất nước, Vy Thanh, trang 590)

Tạm dịch:

Vào năm 1957, Lê Duẩn cũng chạy trốn sang Campuchia với tư cách sang quá cảnh. Tất cả cán bộ trong trung ương đảng của Việt Minh ở miền Nam đều bị bắt trừ có có một người trốn được sang Nông Pênh trong khu vực Toul Tapoung. Đó là ông Nguyễn Văn Linh, tự Mười Cúc, gốc người miền Bắc.

Họ đã phải đương đầu với một hoàn cảnh khốn cùng và để thoát khỏi tình trạng bị tiêu diệt toàn bộ, họ đã quyết định vào năm 1960 là phải tiếp tục lại cuộc chiến đấu bằng võ lực. Họ đã đóng quân dọc biên giới Kampuchia, từ Romes Hek đến Snoul. Khi họ gặp khó khăn, họ lẩn sang Kampuchia. Vào năm 1961, họ bắt đầu xâm nhập vào Kampuchia. Vào các năm 1962 đến 1963, họ dấn sâu thêm việc xâm nhập vào Kampuchia và đã dùng thủ đoạn hối lộ. Vì vậy, họ có thể di chuyển tự do theo ý họ trên đất Kampuchia, một phần vì họ đã hối lộ các nhân viên an ninh, các cảnh sát và các công chức hành chánh cũ, một phần dân chúng Kampuchia coi Việt Cộng như những người Cách mạng. Trong năm 1965, có khoảng 150.000 Việt cộng đóng trên đất Kampuchia, lấn sâu vào từ 2 đến 5 kilô mét, dọc theo biên giới từ Romeeas đến Ratanakiri..

Thực sự, họ không còn mảnh đất nào để trú ẩn ở miền Nam do chính sách Ấp chiến lược của Ngô Đình Diệm, bởi vì ông Robert Thompson, dựa trên những kinh nghiệm thâu thập ở nước khác nên đã cho thiếp lập các ấp chiến lược trên khắp miền Nam, đến nỗi Việt Minh không còn mảnh đất nào, cũng không còn dân chúng nào hết.

Tình cảnh khốn cùng của cộng sản miền Nam như vừa nêu trên đã thay đổi khác sau 1963.

Tình trạng báo chí miền Nam sau 1963

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, ngay tuần lễ đầu đã xuất hiện vô số báo. Đây là thời kỳ nở rộ của báo chí như ong vỡ tổ. Có khoảng 40 tờ báo ngày. Không nhớ hết được. Đại loại có các tờ như: Hôm Nay, Tiến, Thân Dân, Miền Nam, Dân Chúng, Thắng, Thời Đại, Chuông Mai, Dân Quyền, Dân Ta, Dân Tộc, Buổi Sáng, Tia Sáng, Dân Nguyện, Liên Minh, Dân Chủ, Dân Chủ Mới, Đồng Thanh, Hôm Nay, Thần Dân, Miền Nam, Tân Văn v.v...

Nhiều báo quá. Loạn báo. Không kiểm soát được. Vì thế, trong năm 1964, ông Nguyễn Ngọc Thơ đã phải đóng cửa 11 tờ vì loan tin thất thiệt, rối loạn an ninh.

Sau đó, báo chí “loạn” hơn nữa. Nội các chiến tranh của hai ông Thiệu-Kỳ quyết định đóng cửa toàn thể báo chí một tháng, từ ngày 01/07/1965 để chấn chỉnh báo chí. Đóng tất cả, đóng báo tốt lẫn báo xấu, lại đóng luôn một tháng thì vô lý quá. Báo chí cực lực phản đối nên quyết định trên sau đó được hủy bỏ và chỉ rút giấy phép một vài tờ báo.

Đó là những quyết định sai lầm ngay từ đầu của nội các chiến tranh. Vì thế báo chí “coi thường” chính quyền. Đương nhiên cộng sản nắm lấy thời cơ, lợi dụng tuyên truyền cho cộng sản. Đó cũng là lúc bọn họ bắt đầu nhô ra khỏi hang ổ một cách công khai hơn trước.

Tìm đọc lại Buddha's Child , không thấy ông Nguyễn Cao Kỳ nhắc nhở gì tới vấn đề này.

Tình trạng loạn báo vẫn tiếp tục. Sang đến 1972, Sài gòn có đến 72 tờ nhật báo. Và kể như chính phủ của TT Nguyễn Văn Thiệu không còn khả năng kiểm soát được báo chí nữa, cũng như giữ vững an ninh cho thành phố Sàigòn. Sau này, chính báo chí đánh sập uy tín của ông Nguyễn Văn Thiệu qua vụ “ký giả đi ăn mày” và vụ án báo chí 31/10/1974.

Cạnh đó, cũng có cảnh lạm phát đảng phái với 22 đảng phái có giấy phép hoạt động. Và 12 đảng đang chờ có giấy phép để hoạt động. Chẳng hạn, Quốc dân Đảng có đến 4 hệ phái. Có hệ phái Nguyễn Văn Lực, Lê Ngọc Chấn, rồi Quốc dân Đảng của Vũ Hồng Khanh và Quốc dân Đảng của Nguyễn Hòa Hiệp. Đại Việt cũng chia ra 4 thứ Đại Việt.

Tình trạng báo chí nhố nhăng, rối loạn cũng như tình trạng đảng phái bầy ra một cảnh hoạt náo chính trị. Mỗi đảng phái đều ráng ra một tờ báo cho đảng mình. Nguyễn Văn Lực với tờ Hành Động, Vũ Hồng Khanh với tờ Thân Dân.

Các báo có lập trường Quốc gia, chống Cộng

Một số báo Quốc gia có lập trường quốc gia, chống Cộng xuất hiện rất sớm nay vẫn còn tồn tại sau 1963 và các báo đó trở thành mục tiêu đánh phá, ám sát của cộng sản. Cộng sản không đánh phá được thì ám sát. Đó là trường hợp báo Chính Luận của bác sĩ Đặng Văn Sung. Dưới mắt cộng sản thì ông Đặng Văn Sung là một thứ CIA của Mỹ. Ký giả Từ Chung của báo Chính Luận cũng là một thứ CIA ác ôn cần phải trừng trị.

Tôi có gặp một cựu ký giả từng làm cho Chính Luận, anh Hồng Dương, nhưng xem ra anh cũng không biết rõ tổ chức nào đã ám sát ký giả Từ Chung. Tất cả chỉ đưa ra những giả thuyết. Nhưng trong cuốn sách: Trui Rèn Trong Lửa Đỏ do Thành đoàn thành phố HCM xuất bản có bài viết của Hàng Chức Nguyên nhan đề, Những tiếng nổ trong lòng SàiGòn, Nguyên xác nhận Thành Đoàn Tp. HCM là tác giả vụ ám sát ký giả Từ Chung cũng như Chu Tử. Lực lượng vũ trang Thành đoàn đã ám sát Từ Chung vào năm 1965 và Chu Tử vào tháng tư, 1966. Ngoài ra Thành đoàn cũng tổ chức phá sập tòa sọan báo Chính Luận chỉ vì lý do duy nhất, dịp tháng 9, 1969, Hồ Chí Minh chết, báo Chính Luận viết bài phỉ báng Hồ Chí Minh.

Điều này cho thấy an ninh, tình báo của nền đệ nhị cộng hòa đã kém hữu hiệu và tổ chức thành đoàn đã xuất hiện, hoạt động mạnh và công khai. Ngoài hai nhà báo Từ Chung và Chu Tử, Thành đoàn còn tổ chức sau này ám sát bác sĩ Lê Minh Trí vào ngày 06/01/1969, vào lúc 7 giờ 50 sáng. Hai quả lựu đạn đã được thảy vào trong xe của bác sĩ Lê Minh Trí, Tổng trưởng Giáo dục ở góc Nguyễn Du, Hai Bà Trưng. Giáo sư Nguyễn Văn Bông và người tài xế bị Việt Cộng sát hại vào trưa thứ tư 10/11/1971.

Lê Khắc Sinh Nhật bị ám sát – Nhật là đại diện sinh viên Luật Khoa. Sau ngày Nhật bị giết, đường phố Sàigòn có nhiều biểu ngữ để tang Lê Khắc Sinh Nhật và lên án sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm chủ mưu ám sát. Tôi có hai tài liệu viết gián tiếp về vụ ám sát này. Hồ Ngọc Nhuận có ý phản bác dư luận lúc bấy giờ đổ cho Huỳnh Tấn Mẫm. Hồ Ngọc Nhuận gián tiếp đổ cho cộng sản khi ông viết:

“Ai giết sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật? Đến bây giờ ắt nhiều người biết. Riêng tôi trước sau không hề biết, cũng không hỏi; chính quyền Sàigòn lúc ấy cứ đổ riệt cho sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, đang trốn, là kẻ giết người”.

(Trích Hồi ký Đời, Hồ Ngọc Nhuận, trang 123)

Trong bài: “Các điểm hẹn”, Phúc Tiến viết:

“Cuối tháng 9 năm 1971, mượn cớ tên sinh viên phản động Lê Khắc Sinh Nhật bị giết, giữa đêm, cảnh sát bao vây 207 Hồng Bàng, lùng bắt Ban chấp hành Tổng Hội. Trong trụ sở, Huỳnh Tấn Mẫm và Phan Công Trình nhảy qua của sổ trèo qua sóm người Hoa”.

(Trích Trui Rèn Trong Lửa Đỏ, trang 93)

Ai giết cũng được, có thể không phải Huỳnh Tấn Mẫm. Chỉ có một điều chắc chắn là cộng sản đã ra tay hạ sát, vì Lê Khắc Sinh Nhật bỏ đảng.

Tiếp theo là vô số vụ dùng xăng đốt xe Mỹ hay ném lựu đạn vào các cơ sở của Mỹ, nhất là ngôi nhà 5 tầng, 604 Phan Thanh Giản, cư xá của Sĩ quan Mỹ, Đại Hàn rồi Thái Lan.

Nếu chúng ta nhớ lại, vào năm 1961, an ninh của VNCH ở Sàigòn, hữu hiệu hơn, nhạy bén hơn, truy lùng đặc công cộng sản đến nơi đến chốn. Năm 1961, đặc công cộng sản có kế hoạch ám sát đại sứ Nolting do Trần Văn Nhiệm thực hiện. Việc không thành, toàn bộ kế hoạch cũng như nhân sự của đặc công cộng sản bị chính quyền phá vỡ và bọn họ bị bắt hết và đưa ra tòa. Báo Ngôn Luận đưa tin vắn ngày 24/5/1962 như sau:

“Hôm qua, tòa án quân sự đặc biệt khu Thủ đô họp xử án ‘phản nghịch’ tại Sàigòn. 8 giờ 30, hai chánh phạm là Lê Hồng Tư, thợ hồ, Lê Quang Vịnh, giáo sư toán trung học Petrus Ký và 10 bị can khác ra trước vành móng ngựa”.

Sáu tên: Lê Hồng Tư, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Thành, Hà Văn Hiệu, Đỗ Văn Xinh, Hồ Văn Ngoan bị truy tố về tội: mưu sát bằng lựu đạn ném vào xe đại sứ Mỹ Nolting, ném vào xe cố vấn quân sự.

(Trích Trui Rèn Trong Lửa Đỏ, trang 38)

Nhưng án tử hình Lê Hồng Tư không biết vì lý do gì đã không được thi hành. Sau này, ông thợ hồ Lê Hồng Tư, trớ trêu của lịch sử, không còn là thợ hồ nữa, ông Tư đóng vai dự thẩm của tòa án tối cao nhân dân ngồi xét xử bọn gián điệp hơn hai chục tên trong suốt tuần lễ cuối năm 1984. Hai Phiên tòa, 1962, Lê Hồng Tư mới trên 20 tuổi và 1984, trên 40 tuổi, mọi chuyện đã thay đổi không còn như trước nữa. Kẻ bị cáo trở thành quan tòa.

Bài học lịch sử vẫn còn đó.

Ngoài Chính Luận còn các tờ như:

— Tự Do của Phạm Việt Tuyền

— Quyết Tiến của Hồ Văn Đồng

— Thời Luận của Nghiêm Xuân Thiện

— Xây Dựng của linh mục Nguyễn Quang Lãm

— Sống của Chu Văn Bình, tức Chu Tử

— Tiền Tuyến của Lê Đình Thanh

Số ít ỏi đó so với số báo chí được coi là “chống Mỹ” khá xôm tụ như các tờ Dân Chủ, Dân Chúng, Tin Sáng, Chánh Đạo, Sống mới, Dân Tiến, Thời Đại, Thời sự miền Nam.

Trong số ấy nổi bật là tờ Tin Sáng với cánh trí thức miền Nam như Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung, Dương Văn Ba. Báo này cũng có cộng sản cài vào một chức vụ rất khiêm tốn. Phan Ba, tức Phan Hồng Đức, nguyên phó giám đốc đài phát thanh Nam Bộ trước 1954, ông chỉ là thư ký cho nhật báo Tin Sáng trước và cả sau 1975. Tin sáng có 3 thời kỳ: Tin Sáng bộ cũ, trước 1973, Tin Sáng lậu, 1973-1975 và Tin Sáng bộ mới, từ 10/08/1975 đến 01/07/81. Đây là nơi xuất phát những bài viết của Nguyễn Ngọc Lan, chửi Mỹ, chống Mỹ, chửi VNCH chống chiến tranh, cộng chung là 50 bài, đồng thời là nơi khích động các cuộc biểu tinh như các đám sinh viên của Huỳnh Tấn Mẫm.

Vì thế mà tòa soạn Tin Sáng, địa chỉ số 124 đường Lê Lai bị đốt vào ngày 28 tháng 3 và có trải truyền đơn như sau:

“Đồng bào quyết đập chết những tên cộng sản nằm vùng Ngô Công Đức và Hồ Ngọc Nhuận”. Hoặc: “Quần chúng rất phẫn nộ trước những hành động đâm sau lưng chiến sĩ của các dân biểu tay sai Ngô Công Đức và Hồ Ngọc Nhuận”.

Tin Sáng bộ mới, từ 1975-1981 mà theo Hồ Ngọc Nhuận, thật là tréo cẳng ngỗng, báo càng bán chạy hơn báo nhà nước, ban biên tập càng lo, vì nguy cơ trước sau sẽ bị chính quyền cộng sản đóng cửa.

Mặc dầu vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đảng, 02/02/80, Tổng bí thư đảng, ông Nguyễn Văn Linh đã nói: “... mặt trận chống Mỹ Thiệu không ngừng mở rộng... nổi bật là số anh chị em trong nhóm Tin Sáng”.

Mà họ đóng cửa thật.

Họ lèo lái cũng khéo lắm, luồn lọt được 5 năm. Khéo nên mới được Trần Văn Giàu khen: “Các anh làm báo cộng sản hơn cộng sản”.Tôi xem lại những lời tuyên bố của Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức trong nhóm Tin Sáng đã được Alain Ruscio ghi lại trong cuốn Vivre au Viet Nam, trong đó không ai có thể nói “ngọt“ hơn Lý Chánh Trung được. Mặc dầu trong thâm tâm, những người miền Nam thường nói thẳng, họ biết họ đang nói dối, họ đang đóng kịch, họ nói “dzậy mà không phải dzậy”. Nhưng vấn đề là họ đã nói ra rồi, sao gỡ lại được? Họ đã theo đuôi những Chế Lan Viên, Tô Hoài mất rồi. Đây là Ngô Công Đức, giám đốc tờ Tin Sáng: Auparavant, nous étions des bucherons, aujpourd’hui, des menuisiers. (Trước đây, nghĩa là thời VNCH, chúng tôi chỉ là những người đốn củi, tức những tên phá phách, bây giờ thì chúng tôi là những người thợ mộc.) Trước khi chết, Ngô Công Đức cũng đã để lại chúc thư bộc bạch đôi lời, nhưng đã quá muộn. Còn đây là Lý Chánh Trung:

“Moi, depuis toujours, je rêvais d’une révolution tolérante. Modeste et tolérante. Le socialisme Vietnamien a répondu à mes souhaits. Nous avons tout fait pour que l’enfantement de la socíété nouvelle se fasse avec le moins de souffrances possible. “Còn tôi, từ trước đến giờ, tôi chỉ mơ ước một cuộc cách mạng có khoan nhượng. Bình dị và khoan nhượng. Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam đã đáp lại đúng lòng mong đợi của tôi. Chúng tôi đã làm tất cả để nẩy sinh ra một xã hội mới với càng bớt những đau khổ càng ít càng tốt”.

Còn đây là Hồ Ngọc Nhuận, chủ bút tờ Tin Sáng:

“Notre expérience est-elle un succes? Je réponds oui. Combien de temps cela durera-t-il? Je ne sais pas. Moi, j’ai la ferme conviction que nous sommes utiles. Pourquoi crois-tu, sinon, que, tous, nous nous dépensons ici jpur et nuịt”? (Kinh nghiệm làm báo tư nhân dưới chế độ XHCN) của chúng tôi phải chăng là một thành công? Tôi trả lời là có thành công. Nhưng nó dẽ kéo dài được bao lâu. Tôi không biết. Nhưng tôi tin chắc rằng chúng tôi là những người hữu ích. Nếu không, ông tin rằng, chúng tôi đã bỏ hết thì giờ cho công việc làm báo này?

(Trích Vivre au Viet Nam, Alain Ruscio, trang 179-182)

Khoảng 6 tháng sau, tờ Tin Sáng “tự đình bản” vì đã “làm xong nhiệm vụ”. Không ai đóng cửa họ cả.

Địa chí Văn hóa Tp Hồ Chí Minh

Nguồn: songhuong.com.vn

Mười Hương Trần Quốc Hương (Trần Ngọc Ban)

Nguồn: vnn.vn

Trui rèn trong lửa đỏ (Trần Bạc Đằng)

Nguồn: NXB Trẻ

Tranh biếm về tham nhũng của họa sĩ Ớt, VC nằm vùng (đăng trên báo Điện Tín)

Nguồn: thethaovanhoa.vn

Một số báo khác được coi là “tiến bộ” như Chuông Mai, Hòa Bình, Thách đố, Quảng Đức, Tiếng Nói Dân Tộc, Công Luận, Bút Thần, Điện tín, Thần Chung và Đại Dân tộc.

Trong số những tờ này, có tờ Điện Tín và Đại Dân Tộc là cặp bài trùng. Đại Dân Tộc do dân biểu Võ Long Triều làm chủ nhiệm.

Ông Võ Long Triều nếu có đọc bài này, ông sẽ nghĩ gì, Tư Trời biển nghĩ sao? Tờ báo của ông cũng có cộng sản cài vào. Ông Tô Nguyệt Đình, tức Nguyễn Bảo Hóa là thư ký cho tờ báo Đại Dân Tộc, sau 1975, ông Tô Nguyệt Đình làm cho tờ Sàigòn Giải Phóng. Chưa hết, họa sĩ Ớt, tức Huỳnh Bá Thành từng là người vẽ biếm họa cho các tờ Tin Sáng, Điện Tín và Đại Dân Tộc. Trước 30/04/1975, Huỳnh Bá Thành mới lộ nguyên hình là cộng sản, khuyên tướng Dương Văn Minh đầu hàng.

Ông còn để cho “đàn em” như Hồ Ngọc Nhuận, giám đốc chính trị điều hành, tự tung tự tác. Sau này Võ Long Triều vẫn phải đi tù như thường và tù hơn người đến hai lần, vì thế thêm gần 10 năm tù nữa và khi sang Paris nghĩ rằng:

“Tôi buồn vì người trực tiếp còng tay tôi là một công tác viên của tờ Đại Dân Tộc”.

Tôi nghĩ Võ Long Triều ám chỉ người cộng tác viên ấy là Lý Quý Chung.

Cũng đã muộn. Quá trễ. Có cái trễ, cái muộn của Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận vì đã đi theo cộng sản. Nhưng cũng có cái trễ của Võ Long Triều, hơn 10 năm trong bóng tối để suy nghĩ về việc làm báo Đại Dân Tộc của mình, của người quốc gia chống Cộng chân chính. Ông cũng bị cộng sản xâm nhập vào báo Đại Dân tộc

(Trích Đời, hồi ký Hồ Ngọc Nhuận, dạng bản thảo, trang 167)

Trong Hồi ký Võ Long Triều, hình như ông không có đề cập đến vấn đề “cộng sản nằm vùng” trong tờ Đại Dân Tộc? Ông nên một lần nói cho rõ.

Về tờ Tin Văn

Thành ủy lúc bấy giờ dưới sự chỉ đạo của Trần Bạch Đằng và các cán bộ khác như Vũ Tùng, Trương Bỉnh Tòng, Sáu Chiến. Hoàng Hà là bí thư đảng ủy văn hóa. Chính Hoàng Hà là người trực tiếp chỉ đạo vào thánng 6, 1966 cho ra tờ Tân Văn. Tờ này do Nguyễn Ngọc Lương, tức Nguyễn Nguyên (cũng viết cho Đất Nước) làm chủ nhiệm. Tờ báo ngoài sự hợp tác của cụ Á Nam Trần Tuấn Khải như tấm bình phong, còn có rất nhiều những khuôn mặt quen thuộc từng hoạt động cho cộng sản như Kiên Giang, Sơn Nam, Thẩm Thệ Hà, Thanh Việt Thanh, bà Minh Quân, Hướng Dương, tức Rum Bảo Việt, tức Sáu Chiến, Phan Du, Vũ Hạnh (Phan Du và Vũ Hạnh từng cộng tác với tờ Bách Khoa), v.v... Còn có một số khuôn mặt khác ít được biết tới như Lữ Phương, Nguyễn Văn Bồng, Hà Kiều, Mặc Khải, Thái Bạch, cô Hợp Phố, Lương Sơn.

Tờ này gây được tiếng vang. Họ thường dùng chủ trương đòi bài trừ Văn hóa đồi trụy để hoạt động chính tri, dương đông kích tây. Họ gọi những người như Chu Tử là những tên xung kích chống phá cách mạng qua các tác phẩm đồi trụy, phản động. Và dưới mắt Vũ Hạnh thì Chu Tử là:

“Chúng trắng trợn cho tên Chu Tử, tay sai của sở công an và Trung ương tình báo ngụy, bắt đầu một chiến dịch đả kích tôi, tố cáo tôi là Việt cộng nằm vùng, và liên tiếp trong nhiều số báo như vậy, y đã vu khống tôi, cốt làm cho những người đã tham gia phong trào sợ hãi”.

(Trích Từ tòa án văn hóa đến hát cho đồng bào tôi nghe, Vũ Hạnh, trong Trui Rèn Trong Lửa Đỏ, trang 180)

Có những bài như: Hiện tượng dâm ô đồi trụy trong văn học hiện nay, Tin Văn số 9, 15/10/1966. Hay có bài của Lữ Phương: Đọc tác phẩm của Chu Tử, Lữ Phương, số 10, 30/10/1966 (Trích Nhìn Lại Những Chặng Đường Đã Qua, Nguyễn Văn Trung, trang 358).

Lên án, bài bác Chu Tử, vì Chu Tử là một nhà báo chống cộng quyết liệt không khoan nhượng. Lữ Phương trở thành thứ tay sai, đánh theo lệnh. Cũng vậy, theo Vũ Hạnh, Văn nghệ SVHS trực diện chống những buổi trình diễn ngụy dân tộc của Phạm Duy khi hắn làm trò lố lăng cũng mặc áo bà ba đen, hát dân ca với tên CIA giữa Sàigon. Thế là Nguyễn Trọng Văn đưa ra một bản án: Phạm Duy đã chết như thế nào? (Phạm Duy trước 1975 không phải Phạm Duy bây giờ). Đồng loạt, họ vận động 118 văn nhân, ký giả, nghệ sỹ ký tên ra Tuyên ngôn tố cáo Văn Nghệ đồi trụy. Việc ra Tuyên ngôn hẳn là tốt, nhưng đã bị cộng sản cài đặt, xúi giục thì nó nhằm mục đích khác rồi.

Chúng ta đã bị lừa. 118 người ký tên, nhiều người chắc cũng bị lừa. Bài học Chu Tử là bài học chúng ta nên áp dụng cho bây giờ. Họ cũng đang làm như thế đấy, đang khuấy loạn cộng đồng, đang tìm cách chia rẽ người quốc gia, đang đánh những nhân vật có tên tuổi, có thế giá chính trị trong cộng đồng. Người đánh có thể vô tình, cũng có thể ngây thơ vô số tội. Thật giả khó mà biết.

Không phải tự nhiên mà họ làm thế đâu.

Hãy cảnh giác và đừng mắc lừa thêm một lần nữa.

Họ có mặt trên mọi mặt trận, chui lòn vào trong mọi tổ chức, lợi dụng từng thời cơ thuận tiện, mua chuộc mọi người: Hội Phụ nữ, công nhân, Văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh, trí thức. Như trong vụ công nhân đình công ở hãng Pin Con Ó, năm 1971, ở số 162, bến Lê Quang Liêm. Hay như vụ 475 trí thức miền Nam ký kiến nghị đòi Hòa Bình ngày 25 tháng 2, năm 1965. Bà luật sư Nguyễn Thị Bình đứng ra cãi cho các bị can chính phạm tại tòa án quân sự, vùng 3 chiến thuật. Kết quả là nhà cầm quyền lúc bấy giờ đã tống xuất ba người là các ông bác sĩ Phạm Văn Huyến, thân phụ bà luật sư Ngô Bá Thành, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ và ký giả Cao Minh Chiếm ngày 19/3/1965.

Giá thay vì tống xuất ra Bắc 3 người, mời cả hơn 475 vị ra Bắc để kêu gọi Hòa Bình luôn thể. Không phải 400 vị mà 3000 vị cùng với gia đình đi một lượt ra Bắc thì vẫn hay hơn. Miền Nam sẽ yên.

Bằng chứng là trong bài viết Có mặt trên mọi trận địa, Nguyễn Hữu Vang đưa ra một nhận xét có vẻ mâu thuẫn, nhưng rất đúng sự thật như sau:

“Đảng chủ trương tiếp tục giữ vững thế tấn công trên cả 3 vùng chiến lược. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, đánh bại ý chí xâm lược của giặc Mỹ đang quán triệt trong toàn quân, toàn dân, kể cả vùng ven ngoại thành. Đánh! Ấy vậy mà trung tâm chính trị công khai của đảng trong thành phố “Thủ đô” của địch, lại giương cao ngọn cờ hòa bình”.

(Trích Trui Rèn Trong Lửa Đỏ, trang 218)

Họ còn tìm cách xâm nhập vào bất cứ ngành nghề nào, ngay cả sân khấu, kịch trường.Tờ Sân Khấu do Văn Lương làm chủ nhiệm xem ra vô tôi vạ, nhưng thật ra đã được Rum Bảo Việt, tức Sáu Chiến chỉ đạo. Có nghĩa là từ nay tiếng nói của sân khấu cải lương, của giới nghệ sĩ là do Rum Bảo Việt, hay do đảng cộng sản chỉ đạo giữa lòng Sài Gòn.

Cả một đám người quốc gia làm “bình phong”, “bia đỡ đạn” cho cộng sản đánh phá miền Nam về Mặt trận Văn hoá. Một hội Liên Hiệp văn học, nghệ thuật ra đời sau đó, 06/08/1966 do những người có uy tín, nhưng có khuynh hướng cấp tiến, khuynh tả như Cụ Á Nam Trần Tuấn Khải làm chủ tịch, luật sư Bùi Chánh Thời làm tổng thư ký và một lô các nghệ sĩ chân chính làm ủy viên như Cô Bảy Phùng Há, Duy Lân, Tú Duyên, Năm Châu, Ngọc Trai, Thái Bạch.

Với những người như cô Bảy Phùng Há, Nghệ sĩ Năm Châu nếu có lên tiếng kêu gọi hay phản đối chính quyền điều gì. Ai có thể bắt và ai dám bắt?

Các hội trên phối hợp với vô số các hội khác như Hội bảo vệ phụ nữ do bà Vân Trang cầm đầu đòi cái này cái kia như đòi “quyền dân tộc tự quyết”, đòi quyền lợi cho phụ nữ thì hợp lý quá đi rồi! Chúng ta thử nhìn xem phụ nữ bây giờ có quyền sống, quyền làm người tử tế so với trước 1975 như thế nào?

Ngày 02/09/1975, để tưởng thưởng những đám người làm bình phong cho đảng cộng sản thời trước 1975, họ được đảng cho ra thăm Hà Nội. Họ thuộc đủ thành phần gồm có: Hòa Thượng Trí Thủ, Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Ni sư trưởng Hùynh Liên. Linh Mục Chân Tín, linh mục Nguyễn Huy Lịch. Rồi Kim Cương, Vũ Hạnh, Lý Chánh Trung, Ngô Bá Thành, Trần Ngọc Liễng, Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Văn Hạnh.

Tất cả những quý vị này trước làm “bình phong, lá chắn” cho cộng sản, sau này sẽ phần lớn “làm chậu kiểng” đánh bóng chế độ, ngồi chơi xơi nước.

Sau này chính quyền cho bắt chủ nhiệm Nguyễn Ngọc Lương và các người khác như Ký Ninh, Lý Bình Hiệp, Vũ Hạnh. Những biện pháp bắt giam đó quá nhẹ, nhất là trong trường hợp Vũ Hạnh. Vũ Hạnh bị đưa ra xử án ngày 10/06/67. Tội của y rành rành như chính y tự khai lý lịch hoạt động của y như sau: “Ngày đầu xuân 1966, Đảng ủy văn hóa khu Sàigòn-Gia Định làm việc “đơn tuyến” với tôi tại ngôi nhà gần bến đò Cây Me, bên bờ sông Sàigòn. Địa điểm nằm trong tầm cối 81 ly của bót ngụy, trong chợ Phú Hòa Đông”. Và nhân đó Vũ Hạnh nhận được lệnh: “Anh Hoàng Hà truyền đạt: mở một mặt trận văn hóa tấn công địch trong vùng đô thị bị tạm chiếm”. (Trích Từ Tòa án Văn Hóa đến Hát cho đồng bào tôi nghe, Vũ Hạnh)

Và Vũ Hạnh được giao nhiệm vụ ấy. Hoàng Hà nói:

Vũ Hạnh à. Ông sẽ là Tổng thư ký mặt trận đó...

Bắt mà như thể không bắt, bắt rồi tha, rồi bắt. Nhiều trí thức, nhà văn lên tiếng đòi tha Vũ Hạnh, trong đó có Hội Văn Bút do Thanh Lãng làm chủ tịch. Khi Vũ Hạnh được tha, họ đã đưa xe đến tận khám Chí Hòa đón về nhà và giúp đỡ tiền bạc để y sinh sống.

Đáng lẽ biết rõ là cộng sản thì mời ra Côn Đảo là đất của họ. Hay trả về Bắc cho họ yên thân.

Kết luận

Người viết xin tạm ngừng phần bài viết này ở đây và dành một phần khá quan trọng để viết về vai trò báo chí vào những năm chót của nên đệ nhị cộng hòa kể từ 1974 đến 1975 với 3 điểm then chốt: Thứ nhất là Phong trào nhân dân chống tham nhũng của Lm Trần Hữu Thanh, ngày 18/6/1974. Thứ hai Ngày ký giả đi ăn mày, ngày 10/10/1974. Thứ ba Ngày báo chí và công lý thọ nạn, ngày 31/10/1974, trong đó có Báo Sóng Thần phải ra tòa.

Để chuẩn bị cho bài viết này, tôi đã gặp Lm Trần Hữu Thanh, chủ tịch Phong trào Nhân Dân chống tham nhũng, tại nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, Hà Nội, ấp Thái Hà vào cuối năm 2005. Đồng thời cũng nói truyện và thu băng với cựu dân biểu Dương Minh Kính, một trong những nhân vật quan trọng hàng đầu của phong trào này...

Về vụ Báo Sóng Thần thì tôi cũng có một số tập tài liêu quý giá do Báo Sóng Thần thu thập với gần 50 hình ảnh được ghi lại. Nhóm Sóng Thần còn được gọi là Nhóm Hà Thúc Nhơn do quý anh Uyên Thao (Tổng thư ký báo Sóng Thần), Lê Văn Thiệp soạn thảo cùng với giáo sư Đặng Thị Tám, Nhà văn Trùng Dương (Chủ nnhiệm Sóng Thần) và ký giả Trần Phong Vũ.

Đấy là những giai đoạn đầy biến động mà nhiều người vẫn coi là niềm hãnh diện chung của giới trí thức miền Nam như lời linh mục Nguyễn Quang Lãm, chủ nhiệm báo Xây Dựng ghi lại: “... Và mai đây, vào sáng ngày 31/10 này, hai chữ Sóng Thần lại sẽ thực sự được khắc vào bia đá của lịch sử đấu tranh ”.

Tôi sẽ đặt nhan đề cho bài viết này là Một cuộc tự sát tập thể. Và tôi hình dung, mường tượng ra cuộc “tự thiêu” của báo Sóng Thần vào lúc 18 giờ chiều, ngày 19/9/1974 như một báo hiệu cho một cuộc tự sát tập thể sau này. Bởi vì chỉ 6 tháng sau, toàn miền Nam Việt Nam sẽ rơi vào tay cộng sản.

Về phía người cộng sản thì tôi ghi nhận là trong cuộc biểu tình Ngày báo chí thọ nạn, có hai cán bộ cộng sản đi hàng đầu là quý ông Tô Nguyệt Đình và Ký Ninh, đi giữa có các dân biểu Nguyễn Minh Đăng và Lm Trần Hữu Thanh.

Họ có mặt khắp nơi, khắp chốn.

Chính vì thế, họ có quyền tự hào là trong 30 năm qua, họ đã xây dựng được một đội ngũ ký giả tạo thành Một Mặt trận báo chí với hằng trăm người cầm bút, nhà báo, nhà văn can đảm đối đầu với “giặc ngoại xâm và tay sai” và theo họ cũng là một điểm son của truyền thống đấu tranh của thành phố Sài Gòn!!!

Tủ sách Tiếng Quê Hương và Tiếng Chim Báo Bão (I)

Giới thiệu Tủ sách Tiếng Quê Hương và điểm sách Tiếng Chim Báo Bão của Tiêu Dao Bảo Cự

Tin Nhà vừa nhận được cuốn sách Tiếng Chim Báo Bão của Tiêu Dao Bảo Cự do Tủ sách Tiếng Quê Hương in và phát hành. Đây là cuốn sách thứ 20 Tiếng Quê Hương phát hành kể từ năm 2006 đến nay. Thật ra, tôi xem lại thì còn một số sách khác cũng do Tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản mà không có trong danh sách mà một vài cuốn sách xem ra không thể thiếu được như: Hồ Chí Minh, nhận định Tổng Hợp và cuốn Ai giết Hồ Chí Minh của Minh Võ hay cuốn Viết về bè bạn của Bùi Ngọc Tấn. Tôi nghĩ sách đã bán hết nên không giới thiệu nữa chăng?

Ở đây, tôi xin nhắc thêm đến một số cuốn sách khác như Thân Phận Ma TrơiGiữa Đêm Trường của Nguyễn Thụy Long, Thơ Mai Trung Tĩnh, Ngã Tư Hoàng Hôn của Văn Quang, Tâm sự Nước Non của Minh Võ, Trong ánh lửa thù của Uyên Thao, Việt Nam đầu thế kỷ 20 của Dương Kiền, Sau bức màn đỏ của Hoàng Dung, v.v…

Một vài dòng về Tủ sách Tiếng Quê Hương

Quyết định thành lập tủ sách này cũng là một quyết định “liều lĩnh” chỉ có anh Uyên Thao mới dám làm. Phải nói chuyện, nhìn anh với thân hình ốm o, bệnh tật mới thấy cái hết lòng với Văn Học. Một thành công và một cố gắng phi thường của anh và nhóm bạn bè người Việt Hải ngoại trong việc chọn lựa các đầu sách đã xuất bản. Tủ sách có một chủ trương rõ rệt: Ngoài phần in sách của một số tác giả hải ngoại, họ còn in sách của các tác giả từ trong nước mà sách của họ không được in, hay cấm in. Đó là trường hợp Tạ Duy Anh, Tô Hải và lần này là Tiêu Dao Bảo Cự.

Công việc này có ý nghĩa Văn hóa và tác dụng chính trị nữa.

Anh Uyên Thao là người chủ trương, nguyên là chủ bút tờ Sóng Thần đã một thời vang danh với Vụ án báo chí lịch sử ngày 31/10/1974.

Vụ án đó có tên là ngày công lý và báo chí thọ nạn.

Tập Hồ sơ báo chí này dày gần 200 trang với sự thu thập không biết bao nhiêu hình ảnh các nhân vật tranh đấu đủ thành phần như giáo sư đại học, luật sư, các dân biểu, các nhân vật chính trị các nhà sư, linh mục, giới sinh viên với đầy đủ chứng từ, bản cáo trạng, các lời tuyên bố, các phiên xử. Một tập tài liệu báo chí hiếm có mà chính anh Uyên Thao cũng không thể mang theo được.

Nó ghi dấu một thời kỳ sôi động đấu tranh dân chủ khó quên. Nhưng nó cũng báo hiệu một sự sụp đổ miền Nam VN gần kề. Có những phiên tòa xử mà danh sách luật sư bào chữa lên đến 80 vị. Tôi hy vọng một ngày nào đó tập Hồ sơ báo chí này được ra mắt bạn đọc.

Trước tình hình khủng hoảng của hệ thống báo giấy, trước nguy cơ bị tràn ngập bởi sách báo điện tử, sự đóng góp của Nxb Tiếng Quê Hương là một cố gắng phi thường nối tiếp theo sự vắng bóng của những Nxb đã một thời làm nên văn Học miền Nam như nhà Văn Nghệ, Lá Bối.

Vài dòng về các sách đã được xuất bản

May mắn tôi có gần như đầy đủ các tập sách do Tiếng Quê Hương xuất bản do anh Trần Phong Vũ phụ trách phát hành tặng. Có những cuốn “không dễ đọc” đòi sự vận dụng trí tuệ khá cao để hiểu tác giả muốn nói gì như cuốn Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh bị cấm in trong nước. Và sau đó với cuốn Sinh ra để chết cũng của Tạ Duy Anh, tiểu thuyết. Gọi là tiểu thuyết, nhưng thật ra là một bản án chế độ bằng một ngôn ngữ chua chát, mỉa mai và dao thớt, “Từ đấy ông nội mới công nhận bố có tài và quyết tâm cho ăn học nên người để có thể ỉa thẳng vào mặt kẻ thù!”

Cho ăn học chỉ có mục đích ỉa vào mặt kẻ thù thì kinh hãi quá!

Ở trong nước, Tạ Duy Anh cũng có truyện được xuất bản là cuốn Thiên Thần sám hối. Câu chuyện Ti>Thiên Thần sám hối bắt đầu từ một đứa trẻ còn trong bụng mẹ, lúc nó được bảy tháng. Tin đươc hay không tùy bạn đọc. Tác giả là như thế đấy.

Có những cuốn như Tử Tội của họa sĩ Chóe (1943-2003) một trong 10 họa sĩ biếm họa xếp hàng đầu thế giới. Sau 1975, ông đã sống lê lết với đôi cặp mắt mù lòa do bị tù đầy nhiều năm. Những tranh biếm họa mà đối với tôi như một khám phá. Lý thú của cả một thời VNCH. Biếm họa hay đến nỗi nhiều độc giả mua tờ báo hằng ngày là để xem tranh biếm họa trước. Hai nhà biếm họa babui và nguoivehuu trên DCVOnline.net đã có cuốn này chưa? Nếu chưa có, xin mời đọc.

Ông chẳng những là họa sĩ, biếm họa mà còn viết văn, làm thơ, viết nhạc nữa. Không biết bao nhiêu bài thơ hay khiến tôi không biết chọn bài nào:

Môi em mùi son

Môi ta mùi rượu

Giờ uống một mình

Ta pha rượu với son (1995)

Đừng trao vào tay phải ta những thứ dễ vỡ

Sự hư đốn rất bất ngờ

Nó đánh rơi dù vàng hay ngọc

Hãy trao vào tay trái ta

Dù sao nó cũng còn trái tim bảo chứng (1997)

Sách Viết Về bè bạn của Bùi Ngọc Tấn và Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên, tôi nghĩ khỏi cần giới thiệu. Tự nó, các tên tuổi đó, độc giả tìm đọc.

Có cuốn sách dịch Việt Nam, Quê mẹ oan khiên, Pierre Darcourt do cựu đại tá Dương Hiếu Nghĩa dịch. Cuốn sách có tác dụng gây xúc động vì thứ ngôn ngữ cảm xúc mạnh trong từng trang sách khi viết về cuộc chiến Việt Nam. Phải có lòng với Việt Nam Cộng Hòa lắm tác giả mới có thể viết được như vậy. Chỉ tiếc nhan đề tiếng Pháp của cuốn sách (“Vietnam, qu'as tu fait de tes fils?”) đã không được in ra bên ngoài. Chính tôi cũng nhầm tưởng cuốn sách dịch từ cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar.

Nhưng xét về mặt tài liệu nghiên cứu thì theo tôi cuốn Triumph Forsaken, The Viet Nam war-1954-1965 của Mark Moyar mới là cuốn đáng đọc và đáng dịch vì tài liệu dồi dào của nó. Sách dày 518 trang thì trong đó 112 trang là phần trích dẫn tài liệu. Nhưng cũng rất tiếc, cuốn sách của tác giả đã chấm dứt vào thời điểm 1965 trước khi cuộc chiến đã tàn vào năm 1975.

Còn nhiều cuốn quá, tôi không thể giới thiệu hết được như Hồi Ký Đời Tôi của Nguyễn Liệu, dày 714 trang. Một cuộc đời, một tuổi trẻ “rất khác thường” liên hệ xa gần đến nhóm Hà Thúc Nhơn-Quảng Ngãi Nghĩa Thục, dấn thân nhập cuộc, tù đầy, chống đối, đốt tuổi trẻ vào những dấn thân ước mơ cho một Việt Nam tốt đẹp.

Cũng một chí hướng và tâm trạng vào lúc cuối đời như Vũ Cao Quận ở tuổi 70 nhìn lại cuộc đời chỉ thấy là những hy sinh vô vọng và gửi tâm sự vào trong: Gửi lại trước khi về cõi, v.v...

Lê Thiệp với tạp ghi Lững thững giữa đời và trong Đỗ Lệnh Dũng ghi lại quãng đời của một người tuổi trẻ có mặt trong cuộc chiến rồi chịu thân phận làm tù binh đi hết trại giam, này đến trại giam khác từ Bắc chí Nam. Hình chụp Đỗ Lệnh Dũng trong bộ quân phục nhà binh, ve áo với lon trung úy, có để ria mép. Trông đúng là một mẫu hình tiêu biểu cho một sĩ quan VNCH trước 1975.

Một tác giả trẻ tuổi mà đã có dịp tôi được tiếp chuyện là Nguyễn Kỳ Phong, chuyên nghiên cứu về quân sự của Mỹ với cuốn Vũng Lầy tòa Bạch Ốc, Người Mỹ và chiến tranh VN, viết và làm việc theo phương cách của người Mỹ với rất nhiều phần tài liệu dẫn chứng.. Xin được giới thiệu cuốn sách này tới các bạn trẻ VN.

Và trước khi chấm dứt phần giới thiệu sách này, tôi không quên hai tác giả nữ có đầu sách in ở Tiếng Quê Hương là Lê Mỹ Hân với Quê Hương ngày trở lại và Mai Nguyên. Riêng tác giả Mai Nguyên đã tặng sách cho tôi từ 3 năm nay với lời lẽ trân trọng và quý mến. Nhưng rất tiếc, tôi chưa có dịp được giới thiệu thì ở đây xin giới thiệu cùng với lời tạ lỗi muộn và mời bạn đọc cuốn Thư gửi vào không...

Điều trân quý là hầu hết các sách của Tiếng Quê Hương sau này đều có bìa cứng. Tôi để thành hàng trên kệ sách nhìn mà cảm thấy như một thưởng ngoạn.

Tôi giới thiệu nhiều tác giả như thế thì nay mai cuốn sách của tôi:

“Miền Nam 1955-1975”, Nguyễn Văn Lục, cũng được tiếng Quê Hương xuất bản cho, ai sẽ là người giới thiệu cho tôi đây?

Cuốn sách của TDBC mà theo tôi, chính quyền trong nước sẽ không chấp nhận và cấm in còn đối với bên ngoài nước, nó cũng là cuốn sách controversial, gây vấn đề. Phần tôi thử đưa ra một vài nhận định về cuốn sách này, đặt vấn đề với tác giả và giải mã một số vấn nạn vướng mắc nhận thấy trong cuốn sách.

Tiếng Chim Báo Bão của Tiêu Dao Bảo Cự

Khi tôi nhận được bút ký Tiếng Chim Báo Bão do anh Trần Phong Vũ gửi thì đã có bài điểm sách của Trịnh Bình An đăng trên DCVOnline.net ngày 03/01/2010. Điều đó không thay đổi gì nhiệm vụ và công việc của tôi khi đã nhận điểm cuốn sách này.

Cuốn sách Tiếng Chim Báo Bão được chia ra hai phần rõ rệt. Phần một được gọi là Suy niệm gói ghém những bãi viết từ 1989-1997 và từ 2005-2008. Phần này gồm 270 trang. Phần hai có nhan đề là: Tôi bày tỏ. Nhật ký trong những ngày bị quản chế từ 1996-1998.

Nói về nhan đề cuốn sách

Đọc nhan đề cuốn sách Tiếng Chim Báo Bão gợi cho người đọc nghĩ đến những dấu hiệu một thay đổi lớn như một cơn bão, hay một cái gì đó tương tự mà tác giả không tiện nói ra. Người ta chờ đợi xem nội dung sách sẽ cho biết những dấu hiệu ấy như thế nào? Dấu hiệu ấy phải chăng như một phê phán quyết liệt (radical), một cảnh báo một nguy cơ sụp đổ?

Hình như tôi không thể tìm thấy những dấu hiệu mà tác giả nêu ra với tư cách một người bất đồng chính kiến. Những vấn đề lớn có nguy cơ sụp đổ về đủ mặt như vấn đề tham nhũng, vấn đề đảng trị độc đoán, bóp nghẹt tự do thông tin và báo chí, vấn đề đàn áp tôn giáo cũng như các vấn đề xã hội và giáo dục.

Trong cuốn sách in trước đó, Mảnh Trời Xanh Trên Thung lũng ông đã có dịp đề cập đến truyện bị đòi lên Công An, bị tra hỏi và bị theo dõi và ông đã dàn trải câu truyện bị Công An tra vấn, làm khó dễ trong suốt 500 trang giấy. Và cuối cùng thì có lẽ sống trong bầu khí nghi kỵ kìm kẹp, tra vấn đến nghẹt thở, ông chỉ còn có Mảnh Trời Xanh Trên Thung Lũng của mảnh trời Đà Lạt làm bè bạn trong sự cô đơn của một người bị thất sủng, bị đảng khai trừ.

Cái day dứt khốn khổ bị theo dõi, bị tra vấn, bị quản thúc ấy ám ảnh ông và một lần nữa, ông đưa vào trong cuốn Tiếng Chim Báo Bão.

Và phải chăng nhật ký hai năm quản thúc là Tiếng Chim Báo Bão về chế độ? Thật sự tôi không rõ nữa.

Trong Tiếng Chim Báo Bão, ông nén chuyện bị công an quản chế còn hơn 200 trang và đặc biệt lần này có ghi chú rõ ngày tháng năm.Tôi nhận thấy ông chỉ bị quản thúc nên việc tra vấn chỉ là một phần trong sinh hoạt đời sống. Ông vẫn có quyền đi lại, vẫn đi uống cà phê, thăm bạn bè, thu thập tin tức trên BBC, nghĩa là vẫn nghe đài, đọc báo chí trong một không gian giới hạn là phường 9. Ông vẫn quanh quẩn ở nhà ông, có vợ con, vẫn cơm nước, vẫn sinh hoạt bình thường trừ có việc công an canh gác trước nhà. Vòng bạn bè vẫn không mất hẳn vẫn được nhắc tới, ngay cả những người cũng thuộc thành phần bất đồng chính kiến như người bạn tâm phúc của ông như Hà Sĩ Phu, Nguyễn Đức Sơn, Hoàng Minh Chính, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đặng Việt Nga đến Lĩnh và những người trong nhóm Yoga, nhưng nhất là đến Đan Tâm và đến Yến... Những người thân cận này cứ quay vòng vòng chung quanh những suy nghì miên man của ông trong từng chi tiết nhỏ như đi chợ, đưa con đi học, ngày ngày đưa Yến đi làm, rồi ốm đau.

Đó đây, ông tả lại cái tâm trạng một người sống trong chế độ công an mà cái cảm giác bất an lúc nào cũng cánh bên mình qua kinh nghiệm kể lại của Nguyễn Ngọc Lan trong cuốn sách xuất bản trước của ông:

“Tôi chấp hành cũng như người bị dí súng vào lưng thôi.”

Quả đúng vậy, Nếu tôi chống lại, chắc chắn, họ sẽ dùng biện pháp hơn và tôi phải bị phiền phức, thiệt hại nhiều hơn. Rồi có người khuyên, “Trên đường đi, nếu anh gặp tảng đá quá lớn thì anh nên đi đường vòng, chứ không nên đấm tay vào đá.”

Trích Mảnh Trời Xanh trên Thung Lũng, Tiêu Dao Bảo Cự, trang 603.

Đặc biệt phần hai cuốn sách, ở trong cuốn in trước, ông đã đổi tựa đề từ Tôi tố cáo và thay vào đó tựa đề Tôi bầy tỏ. Tựa đề Tôi bày tỏ nhẹ nhàng đi nhiều chẳng khác gì Tôi góp ý với đảng. Hay ở chỗ khác, trong bài Thư ngỏ gửi những người cộng sản Việt Nam, ông viết:

“Tôi viết thư ngỏ này để trang trải tấm lòng và quan điểm của mình đối với những vấn đề lớn của đất nước một cách tự do và thẳng thắn.”

Viết để trang trải tấm lòng thì không đủ tư cách nói đến một quan điểm, một lập trường, một khác biệt, một bất đồng chính kiến hay hơn nữa một đối kháng.

Với một lá thư trang trải nỗi lòng như thế, phản ứng của Đảng sẽ như thế nào? Có cần nghe, có cần đọc, có cần trả lời, có cần đưa ra biện pháp sửa đổi hay bỏ qua không đếm xỉa đến?

Vì thế, khi đọc xong cuốn sách, tôi bị confused không biết phải xếp tựa đề Tiếng Chim Báo Bão vào phần nào? Tiếng chim báo báo phải là một nguy cơ, một bắt mạch, một phân tích rạch ròi kiểu Nguyễn Trung về kinh tế, một nói thẳng kiểu Trần Độ, một cảnh báo, một phê bình gay gắt kiểu Hoàng Minh Chính liên quan đến sự sống còn của tổ chức, của cơ chế, của tương lai chế độ.

Tiếng Chim Báo Bão mà chẳng báo gì cả, ngay cả thông báo thời tiết và treo lơ lửng trong suốt hai phần của cuốn sách, lúc treo thấp, lúc treo cao, lúc là là mặt đất không đụng chạm vào đâu cả, không làm ai nhột cả, có lúc nhỏ nhẹ, hiền lành bầy tỏ như người trong nhà.

Có một khoảng cách lằn ranh rõ rệt giữa tựa đề cuốn sách Tiếng Chim Báo Bão và nội dung bày tỏ trong toàn cuốn sách.

Về việc bị quản chế của Tiêu Dao Bảo Cự

TDBC đã hao tổn khá nhiều công sức để viết hồi ký về hai năm quản chế của mình Tôi đã chịu khó theo dõi, chịu khó đọc những chi tiết lan man đến tủn mủn của hai năm quản chế ấy. Tôi cũng chịu khó xem lại cuốn Hồi ký của Trần Vàng Sao nhan đề: Tôi bị bắtTiếng chi, báo bão của TDBC có nhiều điểm tương đồng như đều có thẻ đảng, đều bị khai trừ, đều bị tra vấn hạch hỏi. Nhưng nội dung chuyển tải, chưa cho thấy một bi kịch như cuốn Le Procès của Kafka. Chưa cho thấy được cái bạo tàn, cái máy móc, cái lạnh lùng của cơ chế nghiền nát con người của một guồng máy độc tài và mất nhân tính.

Nó vẫn chưa phải là một bi kịch của một con người, một nạn nhân trong một guồng máy.

Đọc xong nhật ký Trần Vàng Sao không đem lại cho tôi ấn tượng gì về cái tinh xảo, cái tàn độc, cái cỗ máy ghiền của đảng.Tôi nghĩ bụng: các anh còn sướng quá. Sướng lắm so với những người đi tù cải tạo và với một số nhà văn miền Nam bị bắt sau 1975.

Cái cảm giác ấy khi đọc Trần Vàng Sao cũng không khác mấy khi đọc hồi ký của TDBC.

Xin được trích dẫn một đoạn trong nhật ký Tôi đi tù của Trần Vàng Sao:

“- Anh uống nước.

Tôi lấy thuốc hút và uống nước...(...) Ông ta bắt đầu nói, trong lúc tôi dựa người lên ghế và duỗi chân ra dưới bàn. (Thái độ thoải mái và ngon ghê!)

‒ Chúng tôi đưa anh về đây là để tiếp tục làm việc với anh. Hiện nay quần chúng, cán bộ và đảng viên ở K65 hết sức bức xúc, để anh ở đó chúng tôi xét không có lợi. Số phận và tương lai của anh bây giờ là do anh quyết định đó. Anh chưa nói hết và thành thật với đảng. Đây là cơ hội cho anh hối cải.. Anh phải nói hết, nói thật, chỉ có cách đó anh mới cứu được anh. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại.. Đảng rất độ lượng, mặc dù anh đã có thái độ và hành động chống đảng.”

Trích: Tôi bị bắt, Trần Vàng Sao. Người sưu tầm phổ biến, Lữ Phương với lời nhận xét mở đầu: chúng ta có thể nghe thêm một tiếng nói của một người đã có đầy đủ lý do để không còn phải đứng về phe nào trong hai phe ấy. Sai gòn ngày 2-11-2005.

Tôi còn nhớ khi đọc xong tập Hồi ký này, tôi nói với một người bạn thân nhất của tôi cũng gốc Huế là: “đúng là thứ đi tù cha rồi còn gì.” Chúng tôi đều cười đồng ý.

Giới thiệu Tủ sách Tiếng Quê Hương và điểm sách Tiếng Chim Báo Bão của Tiêu Dao Bảo Cự

Phần TDBC chỉ bị quản chế theo diện quản lý hành chánh. Ông đã liệt kê hàng vài chục trang giấy tờ hành chánh với Nghị Định thủ tướng, Quyết định, biên bản liên quan đến việc quản lý này đã được trình bày trong sách. Tôi xin phép được tóm gọn những biên bản quy định như sau:

‒ Vẫn được ở nhà số 35/1 Nguyễn Đình Chiểu.

‒ Đời sống gia đình, vợ con vẫn sinh hoạt bình thường.

‒ Vẫn được đi lại trong trong địa bàn phường 9.

‒ Ở nhà có cơm ăn cơm, có gì ăn nấy. Có tivi thì coi, có sách báo thì đọc, có điện thoại thì cứ liên lạc, có bạn bè thì cứ tiếp, thích nghe BBC thì cứ nghe.

‒ Dĩ nhiên, phải trình diện theo quy định, đi ra khỏi quận huyện, phải có giấy phép.

Dù việc quản chế xem ra không mấy ngặt nghèo và dù có thể nào đi nữa thì ở góc nhìn nhân loại, tôi cũng cảm thấy phải chia xẻ về những hạn chế và khó khăn vật chất, tinh thần gây ra cho tác giả. Có thể có những trắng đêm, lo nghì, tính toán để đối đầu. Có những mất mát về vật chất không tránh khỏi, như không còn được đi làm, phải ở nhà trồng rau, mà lợi tức không là bao. Hai cậu con trai vì bố mà long đong trong việc ăn học. Và nhất là người vợ tên Yến phải biểu, phải nhẫn nhục, tần tảo gánh trên đôi vai oằn đi vì những hệ lụy do việc bị quảm chế này. Chưa kể dư luận chung quanh, vòng bạn bè có thể nới lỏng hoặc đứt giây liên lạc Và người đọc có cảm tưởng rằng vợ ông, đồng chia sẻ những quan điểm, những điều xác tín của người đàn ông trong việc viết và sáng tác và vì thế sẵn sàng chia sẻ những khó khăn do hoàn cảnh cay nghiệt đó.

Và nếu thế dù đời sống trong những năm tháng bị trù dập, vất vả và lo âu. Nhưng ở nơi ấy, trong căn nhỏ số 35/1 Nguyễn Đình Chiểu, phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vẫn ánh lên con lửa tin yêu và hy vọng. Phải chăng dù mất trơ trụi tiền bạc, danh vọng, cái còn lại trong phần nửa đời sau của tác giả là những thứ hiếm hoi còn sót lại?

Yến vẫn là khung trời xanh trên thung lũng và gối ngủ yên cho TDBC.

Ấy là chưa kể những bạn bè quen biết và nhất là không quen biết ở Hải ngoại đã chìa tay ra như Lê Đình Điểu, tờ người Việt đã hỗ trợ để in cuốn truyện đầu tay(1), Nửa đời nhìn lại của tác giả cùng với sự tiếp tay của Đặng Tiến, Nguyễn Thị Hoàng Bắc.

Dưới đây, tôi xin được so sánh một trường hợp bắt giam một trí thức miền Nam sau 1975, một trong số hơn 200 văn nghệ sĩ bị bắt từng đợt để thấy sự khác biệt như thế nào? Xin trưng dẫn rất tóm tắt một giấy tờ bắt rồi biệt giam trong 6 tháng trời xem nỗi lo sợ và khổ cực như thế nào.

Cộng Hòa, Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc

Bộ Nội vụ

Sở Công An Tp. HCM Biên bản bắt, khám xét

Tên tuổi, Sinh quán, Ngề nghiệp, Thi hành lệnh số...

Can tội (7) Phản Cách mạng

Sau khi kiểm tra căn cước, xác định dúng người này là.. có tên trong lệnh bắt và ở tại địa điểm trên. Tôi đã tuyên bố lệnh bắt bị can.

Sau khi tuyên bố lệnh bắt thì thái độ bị can: Bình thường

Thái độ thân nhân: bình thường

Sau khi bắt bị can, chúng tôi khám xét nhà ở thì thấy có những vật kê dưới, nghi có liên quan đến vụ án (19)

‒ Một giấy chứng nhận của trường đại học.

‒ Một số sách báo tài liệu, cắt báo và chép tay

‒ Một máy đánh chữ

‒ Một giấy chứng nhận được chính quyền cho phép giữ sách vở, tài liệu, báo chí cũ.

Tôi đã tuyên bố tạm giữ những vật kể trên, đưa về cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu giải quyêt.

Việc bắt giữ và khám xét đã kết thúc vào hồi 18 giờ 30, ngày 14-6-1978.

Biên bản này đã đọc cho người nhà và bị can..

Cán bộ phụ trách khám xét: Nguyễn Ngọc Biên

Đại diện chính quyền: Nguyễn Văn Thành

Người ghi biên bản:Nguyễn Văn Thành

Sau 6 tháng tù biệt giam để chịu sự tra hỏi và viết không biết bao nhiêu lần bản tự khai thì được Trưởng phòng chấp pháp là ông Ngô Văn Dần ký giấy: tạm tha.

Bắt người vô tội biệt giam 6 tháng, rồi tạm tha. Thử hỏi đó là thứ pháp luật gì?

Chúng ta nghĩ sao về bản án phản quốc dành cho một trí thức miền Nam “phạm tội vô tội”? Kể từ đó đến nay, đã có bao nhiêu trí thức miền nam, nhà văn bị bắt trong tù vào khoảng hơn 200 người đã viết nổi một nhật ký trong tù? Người nào được thả và được đi ra mướcv ngoài đều có lời dặn dò riêng: Ông ra ngoài xin nhớ đừng viết điều gì nói xấu chế độ. Đừng quên những lời khai của ông, chúng tôi còn giữ đây. Đó là cách khóa miệng tất cả những người đã bị cộng sản bắt cầm tù như Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Doãn Quốc Sĩ, Đoàn Viết Hoạt, Duyên Anh, Trần Dạ Từ, Nhã Ca...

Họ vẫn bị trói tay đấy chứ, dù ở xa.

Về nội dung cuốn sách Tiếng Chim Báo Bão.

Tôi rất tiếc chưa được đọc cuốn truyện đầu tay của tác giả TDBC, Nửa Đời Nhìn Lại, Văn Nghệ, 1977.

Tuy nhiên bằng hai cuốn sách tôi có trong tay, tôi vẫn bắt được những điểm chủ yếu, cái chung về nội dung giữa hai cuốn sách.

Niềm tự hào của tác giả

Có thể đây là phần mà tác giả nâng niu nhất vì nó bàng bạc trong cả hai cuốn sách. Một tuổi trẻ tự coi mình và đồng bạn có ý thức, có lý tưởng, sống đẹp, có chiến đấu trong cái hào hùng của tuổi trẻ. Tác giả đã phủ định những “huyền thoại” về miền Nam, dân chủ, tự do, no ấm đồng thời chống lại cuộc chiến tranh bạo tàn và phi nghĩa để rồi chọn đứng sang phía bên kia. Đứng xong mới thấy hụt hẫng và không khỏi thất vọng nên mới có Nửa Đời nhìn lại. Nhưng trong cái nạn triều cường bất nhân, gian dối mà tác giả là nhân chứng dấy lên đôi lời phản kháng và rồi phải chịu đựng nhừng hệ lụy không tránh khỏi sự trù dập của Đảng.

Niềm tự hào tắt dần, chỉ còn lại những cay đắng

Thật ra cái niềm tự hào ấy, cái trăn trở thao thức tìm cho VN một lối ra đã có rất nhiều người đi trước tác giả đã viết, đã đăng hàng ngàn bài báo, có tiếng vang và ảnh hưởng sâu rộng trong giới thanh niên, trí thức thành thị trong đó có thể có nhiều tác giả đa dạng với nhiều quan điểm, thái độ, nhiều mức độ dấn thân, nhiều mầu sắc.

Họ là những tên tuổi như Châu Tâm Luân, Bùi Khải Nguyên, Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Cao Thanh Tùng, Diễm Châu, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Tường Văn, Thuận Giao, Trần Tuấn Nhậm, Thế Uyên, Thế Nguyên, Nguyên Sa, Nguyễn Đăng Thường, Hoàng Ngọc Biên, Phạm Ngọc Lư, Mai Trung Tĩnh, Thảo Trường, Trương Đình Hòe, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Trương Bá Cần, Nguyễn Ngọc, v.v...

Họ đưa ra những vấn nạn cho mọi người cùng suy nghĩ, xem phải làm gì như:

“Sau khi đã tranh đấu, sau khi đã cách mạng, đã biểu tình, đã đảo chánh, đã lật đổ, đã hành quân, đã thuyết pháp, đã câu nguyện, đã hội thảo, đã thụt két, đã hành lạc, đã đập phá, đã đau khổ, đã hy sinh, đã đến lúc phải làm một cái gì?”

Nguyễn Ngọc Lan hung hăng nhất với bài bút chiến: Những kẻ sợ hòa bình và 50 bài báo chửi VNCH, Mỹ in thành tập trong: Cho cây rừng còn xanh lá.

Tất cả những người trên sau đó đã mỏi mệt. Nhiều người rút lui, nhiều người đứng ngoài, nhiều người đứng giữa hai lằn đạn, nhiều người nhập cuộc nay trở thành kẻ phản kháng, trở thành tù nhân của lương tâm.

Họ được gì, mất gì?

Phần tác giả TDBC tôi thấy ông lúng túng trong những luận điểm, lúng túng trong chọn lựa dứt khoát. Suy luận vì thế mang tính nhị nguyên (dualité), bênh có, chê trách có như nửa nạc nửa mỡ. Luận chứng phê phán ngập ngừng nửa vời đưa tới một kết luận lưỡng tính hay mơ hồ (ambiguité).

Phần người đọc rơi vào tình trạng confused, không biết phải nghĩ thế nào. Tôi đã hỏi một người có thẩm quyền nghĩ thế nào sau khi đọc xong cuốn sách. Câu trả đúng như tôi nghĩ: confused. Người phía bên này cũng thấy có mình trong đó và dơ tay đón nhận nâng đỡ, phía bên kia cũng thấy không đến nỗi nào, cộng trừ ra cũng còn có lời cho Đảng. Đôi khi lại có lợi cho chính quyền trong lúc này so với những người trẻ bây giờ bày tỏ sự chống đối một cách bất khoan nhượng, trực diện với những vấn đề cấp bách sinh tử với nhà nước cộng sản.

Phía hải ngoại, ông trở thành tiếng nói tiêu biểu của những người bất đồng chính kiến đáng tôn trọng, đáng được nâng đỡ.

Phản biện, bất đồng chính kiến nay trở thành thời thượng. Nó chẳng khác gì mấy những thành phần trí thức trước 1975 tự đặt mình trong tư thế thành phần thứ ba đối lập với chính quyền VNCH.

Nó có xu hướng trở thành thương hiệu cho một xu thế chính trị trước một xã hội có nguy cơ sụp đổ.

Có tình trạng đó vì tác giả không dứt khoát, nhuốm tư tưởng tiểu tư sản thành thị quen với những suy nghĩ tự do, dân chủ. Nhưng mặt khác không dám đụng thẳng tới những vấn đề cụ thể sai lầm của đảng cộng sản. Không dám vì tin rằng Đảng vẫn có thể sửa đổi nên hợp tác dưới những ngôn ngữ “bình phong” như Thư cho Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, Thư gửi cho Quốc Hội CHXHCNVN.

Thư ngỏ gửi những người cộng sản, nói gián tiếp, nói xa nói gần về bài học Nhân Văn, v.v...

Tôi xin nêu ra đây một trường hợp cụ thể về việc: góp ý với Đảng để làm gương cho những loại người ngây thơ tin vào đảng. Năm 1989, có xu hướng trong đảng phê bình việc giảng dạy chủ thuyết Marxít-Lêninít. Trần Văn Giàu cũng đã chính thức lên tiếng. Đã nói hết cả. Lý Chánh Trung tưởng thời cơ thuận tiện lên tiếng và yêu cầu cho vào chương trình giáo dục triết học Tây Phương. Và ông đã nổi danh với câu nói:

“Một môn học mà thầy không muốn dạy, trò không muốn học.”

Ngay sau đó, Lê Đức Anh và Nguyễn Văn Linh gọi Lý Cháng Trung “sát xà bông”. Từ đó, họ Lý từ đó im tiếng. Mẹ kiếp, đảng của chúng tôi, chúng tôi biết chứ. Nó thối nát. Đau sót lắm chứ. Nhưng chúng tôi mới nói được. Đảng có sai, đảng cần sửa đổi gì thì anh có tư cách gì mà đòi lên tiếng?

Cũng vậy, nhiều tổ chức trong Đảng chỉ là “cây kiểng” như Mặt trận Tổ Quốc. Cây kiểng có vai trò cây kiểng, anh lên tiếng đòi dẹp là bỏ mẹ.

Đối với cái Đảng độc tài toàn trị ngay cả khi họ yêu cầu góp ý với đảng. Đợi cho góp xong, họ thu ý kiến lại, và cho vào sọt rác.

Cho nên, tốt nhất theo ông Emmanuel d’Astier , một người thiên tả trong một cuốn sách viết về Stalin cho rằng chẳng có cách nào khác đối với một đảng cộng sản. Cách tốt nhất là, “Il faut laiciser le communisme.” Cần phải thế tục hóa đảng cộng sản.

Đảng cộng sản nó như một tôn giáo mà các lãnh tụ như các ông giám mục, giáo hoàng ai cũng phải tuyệt đối tuân phục. Muốn thay đổi thì phải tục hóa giáo hội tức là để cho giáo dân làm chủ. Cũng vậy, phải tống cổ mấy tay Trung ương đảng, kéo cổ bọn họ xuống, bầu cử để dân chúng lên lãnh đạo.

Vì thế tất cả những thư của TDBC ai đọc? Đọc xong đã có phản ứng gì và quyết định gì? Đã có được một lần có thư phản hồi?

Hay đều là những loại thư gửi vào không? (Tựa đề một cuốn sách của Mai Nguyên)

Mặt khác đề cao một vài người lên tiếng phản biện tiêu biểu như Hà Sĩ Phu với hai, ba bài: Biểu tượng cho tự do và trí tuệ...

Sự nhận thức nhị nguyên dễ đưa đến kết quả lưỡng tính, mơ hồ, mặt nào cũng có thể được và đó là con đường dẫn đưa tới ngụy tín (mauvaise foi). Ngụy tín với chính mình cho yên lương tâm và huyễn hoặc người khác.

Sự ngụy tín ấy biểu lộ qua các bài thiếu căn bản suy luận và che đậy như các bài: Hòa Hợp Hòa Giải, Suy nghĩ sau Vesak 2008 ở VN, Giao Lưu, Hội nhập Văn Học VN trong và ngoài nước, Hội chứng chính nghĩa và bi kịch chúng ta.

‒ Hòa Hợp Hòa giải cái gì, với ai ? Đã hơn 30 năm nay, sao bây giờ mới nói tới hòa giải? Ngay từ ngày 17/02/1976, người ta đã ra thông cáo không được dùng những chữ xách mé như ngụy quân ngụy quyền mà phải được gọi là: “Người trong quân đội và chính quyền cũ.” Đã có ai nghe một lần họ gọi tử tế như thế chưa? Rồi bọn phản động nay vẫn thấy sài thả cửa như bọn phản động nước ngoài. Một cái bia tưởng niệm người chết trên biển cũng phá bỏ thì hòa giải cái gì? Đã có một cơ quan nhà nước nào nghĩ tới số phận các thương phế bình VNCH trên 30 năm nay ? Nghĩa trang Biên Hòa ra sao? Nạn nhân Tết Mậu Thân có ai làm một Trai đàn hay một lời xin lỗi dân Huế không?

‒ Ai cũng biết GHPG nhà nước bây giờ bản chất nó là gì Và cái gọi là Vesak 2008 đem lại lợi cho ai? Và đây là cách lập luận ngụy tín của tác giả: “Phật tử tới chùa vì tin vào giáo lý Đức Phật, trước chùa dù có treo bảng Giáo Hội Phật giáo VN hay Giáo Hội Phật giáo VN thống nhất cũng không thành vấn đề. Chẳng lẽ trước khi vào chùa phải xem bảng hiệu? Chẳng lẽ Phật tử vào chùa có bảng GHPGVN đều thân chính quyền? Và vào chùa có bảng GHPGVNTN đều chống chính quyền?”

‒ Về giao lưu, Hội Nhập Văn Học chỉ nói cho sướng miệng nào cụ thể làm được gì ? Chỉ mới tuần vừa qua, có một Hội nghị Quốc tế về dịch thuật diễn ra tại Hà Nội với hơn 100 Hội Thảo viên. Một người có tham dự hội thảo đưa ra nhận xét: Họ không thèm lý gì đến Văn Học miền Nam trước 1975 cũng như các nhà văn trước 1975...

‒ Trong bài viết “Hội Chứng Chính Nghĩa” và “Bi kịch chúng ta” TDBC muốn đưa ra trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) nhân bài viết của Ngô Minh và gián tiếp nghĩ rằng trường hợp HPNT là một “Hội chứng chính nghĩa” và rồi bị dư luân hiểu lầm đổ oan, biến thành “Bi kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường”, HPNT trở thành nạn nhân. Rồi từ bi kịch HPNT đánh đổ đồng là Bi kịch của toàn thể người Việt Nam sau 30 ngưng tiếng súng, nhưng vẫn chưa thực sự kết thúc. TDBC ngoài cái bệnh ngụy tín còn mắc thêm một cái bệnh Chủ nghĩa Chauvin địa phương, đặc biệt là Huế theo tiêu chí Huế bênh Huế và đồng thời Huế giết Huế. Mặc dầu có rất nhiều bài viết từ hai phía bênh và chống HPNT, nhất là trên Talawas.

Nay trong một bài viết sắp tới, tôi sẽ chỉ dựa vào DVD, Viet Nam, A Televsion History và tài liệu phỏng vấn trực tiếp của nhóm Stanley Karnov về HPNT năm 1983 do chính anh ta nói cũng như bài phỏng vấn của Thụy Khuê với HPNT 15 năm sau. Tôi hy vọng sau khi so sánh hai cuộc phỏng vấn này xong thì những tranh luận về HPNT chắc sẽ không cần thiết nữa.

Và hy vọng sau đó TDBC không có lý do thuận lý và lô gích nào để đổ thừa cái Bi kịch HPNT lên đầu người Việt Hải ngoại. Bi kịch HPNT là không có; tự anh ta mà nó có; vì anh ta đã nói dối trá và cũng chỉ tự HPNT một lần dám nói đúng sự thật thì bi kịch ấy sẽ không còn nữa. Và không có lý do gì Bi kịch HPNT là trở thành bi kịch của người Việt sau 1975.

Bài điểm sách của tôi tạm ngưng ở đây và bạn đọc có thể tự mình kiếm mua cuốn sách để thực chứng hay phản biện những luận cứ nêu trên. Ít ra cuốn sách có giá trị của một thứ sách thuộc loại controversy nên đọc.

Họa sĩ Ớt, Huỳnh Bá Thành - VC nằm vùng

Nguồn: thethaovanhoa.vn

Lm Trần Hữu Thanh

Nguồn: conggiaovietnam.net