Phần 33

Tương lai nào cho Giáo triều Vatican và Giáo hội nhà nước Việt Nam? (I)

Nguyễn Văn Lục

cross

Khái niệm tội sinh ra phúc là một khái niệm tốt đẹp giúp con người mỗi ngày một tiến lên, đứng dậy trong hành trình nhân thế. Mỗi ngày, mỗi giờ khắc là một niềm hy vọng hướng đến chân thiện mỹ.

Designer Helmer Joseph trình bày bộ sưu tập mùa xuân hè 2012 của mình tại nhà thờ St. jean Baptiste ở Montreal thứ ba 20 tháng 9, 2011. Photograph by: Peter McCabe / THE GAZETTE

Designer Helmer Joseph trình bày bộ sưu tập mùa xuân hè 2012 tại nhà thờ St. jean Baptiste ở Montreal thứ ba 20 tháng 9, 2011.

Photograph by: Peter McCabe / THE GAZETTE

Cho đến nay, có một sự sa sút tín đồ công giáo ở các nước phương Tây phát triển đến mức báo động! Sự sa sút ấy do những nguyên nhân nào? Ở vùng Montréal, Quebec cứ vài con phố lại có một nhà thờ. Sự đông đảo giáo dân vào thập niên 50-60 như một thời vang bóng; nay nhà xứ không có đủ tiền để chi phí cho việc bảo trì và điều hành cơ sở.

Sự lớn mạnh của số giáo dân trong những năm 50-60 đó biến đạo trở thành một sức mạnh chính trị trong các cuộc bầu cử từ thủ tướng đến các vị dân cử.

Thiên chúa giáo một cách mặc nhiên được coi như một “quốc giáo” ở Quebec(1).

Các trường học đều có các giờ học giáo lý hoặc do các sơ hoặc các linh mục điều hành. Các ngày lễ nghỉ cũng dành ưu tiên cho các lễ công giáo. Các trường đại học nổi tiếng cũng như trung học đều do giáo hội điều hành.

Các trường học, các cơ sở công cộng như Quốc Hội đều treo tranh ảnh tượng Thánh Giá. Các buổi họp dù là chính trị đều bắt đầu bằng việc đọc kinh.

Nhưng chỉ trong vòng vài thập niên gần đây, mọi chuyện đều như đổi khác.

Có một trào lưu thế tục hóa vận động và đòi hỏi tách giáo hội ra khỏi các tổ chức công quyền. Việc dạy học giáo lý công giáo không còn là một ưu tiên như trước nữa. Viện trưởng các trường đại học và cao đẳng nguyên khởi từ các chủng viện dần được thay thế bằng các viện trưởng dân sự được sự bổ nhiệm và ăn lương của đại học nay đã là những cơ sở dân sự độc lập, tự trị(2).

École d'architecture. Faculté d'aménagement et des arts visuels. Vieux Séminaire. Nguồn: Université Laval.

Trường Kiến trúc, Đại học Laval hiện dùng cơ sở của chủng viện Quebec do François de Montmorency-Laval thành lập năm 1663 (Vieux Séminaire). Nguồn: Université Laval.

Phần giáo dân có thể được phân ra hai loại. Loại còn tích cực đi lễ, tham dự các sinh hoạt tôn giáo phần lớn là những người lớn tuổi. Phần còn lại hầu hết là giới trẻ xa lánh dần.

Nhà thờ không còn là nơi tụ họp giới trẻ tìm đến. Có thể đây là dấu hiệu đáng lo ngại nhất.

Có loại người theo đạo chỉ là thói quen gia đình, tập tục quen thuộc từ thời nhỏ. Bảo bỏ hẳn thì không đúng. Nhưng còn cố níu kéo đến cái danh xưng một năm đến nhà thờ đôi ba lần. Còn có người nay cả đời chỉ đến nhà thờ trong một vài dịp đặc biệt: Lúc sinh ra cho con rửa tội, lúc lập gia đình cần có hôn thú chính thức và lúc chết cần có lễ nghi tiễn đưa cho phải phép.

Nhưng nay thì những thói quen tối thiểu này cũng không còn được giữ nữa. Đám cưới ở nhà thờ cũng dần thưa thớt.

Về tổ chức cơ sở, nhà thờ mười cái đóng cửa 5 cái vì không có giáo dân. Ngòi phần tấm linh, dù có đủ giáo dân có nhà thờ đã phải phát triển sinh hoạt văn hoá – tổ chức nhạc trẻ như của Patti Smith, David Byrne, và Death Cab for Cutie hay trình diễn thời trang – để tăng thu nhập bảo trì cơ sở(3).

Tỉ số giáo dân hành đạo ở Mỹ và Canada. Nguồn: Pew Research Center

Tỉ số giáo dân đi lễ ít nhất một lần mỗi tháng ở Mỹ và Canada. Nguồn: Pew Research Center

Nhà thờ càng ngày càng vắng hoe vì không có người tham dự, không đủ tiền chi phí bảo trì. Vài chục người già lọm khọm vẫn chịu khó đến nhà thờ mỗi buổi sáng. Nó như cái gì sắp tàn còn cố níu kéo lại.

Giáo sĩ vốn là động lực cho sự phát triển đạo thì số người đi tu hầu như không còn nữa. Nhiều nhà dòng tu đã đóng cửa hoặc chỉ còn lại một số người già. Mới đây tôi được coi một phóng sự (Grands Reportages, http://ici.radio-canada.ca/) cho thấy một dòng tu Phan Xi Cô đã nhận được ba tu sinh mới gia nhập và nay trở thành tu sĩ nhà dòng đã có lời khấn.

Tỉ số giáo dân nhập cư và sinh tại Canada. Nguồn: Pew Research Center

Tỉ số giáo dân nhập cư và sinh tại Canada đi lễ ít nhất 1 lần mỗi tháng. Nguồn: Pew Research Center

Nhìn cảnh tượng các vị tu sĩ già khiêm cung, đạo hạnh, đơn sơ bên cạnh những thanh niên tập sinh có một điều gì vừa phấn khởi, vừa lo ngại.

Liệu ba người tu sĩ tập sinh này có đủ lôi kéo giáo dân cùng thế hệ đàn anh của họ, những người sắp sửa rủ nhau về thế giới bên kia?

Nhưng việc ấy vẫn trở thành một biến cố lớn cho nhà Dòng mà theo một vị cho biết trước đây số linh mục và tu sĩ là vào khoảng gần 500 người. Nhiều nhà thờ thiếu tu sĩ đã nhận các linh mục từ Phi Châu sang.

Hình như có hiện tượng truyền giáo ngược chiều.

Càng trẻ càng ít đi nhà thờ. Nguồn: Pew Reserach Center

Càng trẻ càng ít đi nhà thờ. Nguồn: Pew Reserach Center

Trước đây các thừa sai Tây Phương sang các nước nghèo để rao giảng tin mừng thì nay đến lượt các nước nghèo họ sang các nước giàu làm công việc truyền giáo!

Xem ra càng phát triển thì hình như càng xa lìa tôn giáo. Dầu vậy, cho đến nay thì cũng chưa có một cuộc nghiên cứu nào đầy đủ giúp hiểu được tại sao có sự xa lìa ra khỏi tôn giáo như thế?

Giáo dân Quebec (titnh bang có tỉ lệ tín hữu cao nhất) là những người ít quan tâm đi nhà thờ nhất ở Canada. Nguồn: Pew Reserach Center.

Giáo dân Quebec (titnh bang có tỉ lệ tín hữu cao nhất) là những người ít quan tâm đi nhà thờ nhất ở Canada, từ 48% cuối những năm 1980, chỉ còn 17% vào năm 2012. Nguồn: Pew Reserach Center.

Nhiều câu hỏi tại sao lắm.

Nhưng câu trả lời đến nơi đến chốn thì quả thực không có.

Cộng đồng Vatican II phải chăng không đủ thổi một luồng gió mới như người ta mong đợi?

Hình ảnh Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị đã lôi cuốn hằng triệu giới trẻ khắp nơi trên thế giới tụ họp chung quanh Ngài, tung hô và vui mầng coi Ngài như một sứ giả mới cho thời đại! Ảnh hưởng ấy tồn tại được bao lâu? Đã có được bao nhiêu thành phần giới trẻ quay lại với nhà thờ?

Nhưng, điều rõ rệt khác là người ta nhận thấy rằng tại nhiều nước chậm tiến và kém mở mang hoặc đang phát tiển như tại các nước Phi Châu thì ngược lại có xu hướng gia tăng dân số tín đồ.

Phải chăng Giáo Hội chỉ thật sự phát triển, thật sự cần thiết khi con người còn nghèo nàn?

Câu hỏi này xem ra cũng đáp ứng đúng đối với trường hợp Việt Nam. Số tín đồ không giảm. Số thanh niên thiếu nữ đi nhà thờ vẫn chật ních nhà thờ mỗi sáng chủ nhật.

Nhưng điều này, theo tôi, cũng đừng nên vội mừng sớm quá.

Nhưng nói chung, giáo hội công giáo như mọi tổ chức khác chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khi các biến định xã hội thay đổi, khi mức sống dân chúng cao, khi các nhu cầu giải trí đủ loại xuất hiện, khi có các phương tiện truyền thông thay đổi ngay cả cách suy nghĩ, thay đỗi não trạng, cách sống, cách làm của con người.

Điều rõ rệt là tôn giáo và các định chế của nó đã không theo kịp các biến động xã hội, không đáp ứng kịp các nhu cầu của thời đại và nhất là không hội nhập vào thế giới đang chuyển động đó.

Có một sự ngưng trệ trong tôn giáo và có một biến động xã hội không ai lường trước được.

Giáo hội cũng từ con người nên nên không tránh được những thời kỳ – có hồi hưng thịnh, có hồi trồi sụt, có lúc nhếch nhác. Vinh quang cũng nhiều. Nhưng để lại những vết nhơ trong lịch sử cũng không thiếu. Vết nhơ thì dễ nhớ và lan truyền, cái tốt đẹp thì người ta mau quên.

Sự Biến Chất

Theo tôi, cái mối lo ngại lớn lao nhất và đe dọa nhất của một tổ chức tôn giáo là sự biến chất. Biến chất từ mỗi cá nhân, nhưng biến chất lớn hơn là cả một tổ chức, cả một cộng đồng theo thời gian. Mà thời gian như có sức làm hoen rỉ, sói mòn tất cả.

Người ta nhận rõ được sự biến chất đó, nhận rõ được sự ngưng trệ ở mặt nào. Mặt nào không theo kịp được thời đại.

Để cắt nghĩa và giải thích được sự ngưng trệ và biến chất này. Hãy lấy một trường hợp một người trẻ tuổi làm tỉ dụ.

Về phương diện cá nhân, một thanh niên đã quyết chọn lý tưởng tu trì với sự hăng say và lòng quyết tâm và đã đi tới cùng. đã vượt qua nhiều thử thách cá nhân.

Hình như không có những con đường bằng phẳng ở ngoài đời cũng như trong việc tu trì. Người ta thường nói đùa, đi tu là trốn tránh việc đời, tránh chuyện cơm áo, chuyện lo toan gia đình, nợ phu thê, v.v.

Nhưng thật sự nó có đơn giản như thế không? Bên này đã có thời kỳ người ta xôn xao về một cuốn film: L’homme qui se cache pour mourir. Con người ẩn mình tìm đến cái chết.

Lúc chịu chức linh mục – một quyết định tối hậu sau nhiều ngày trăn trở – người thanh niên trẻ đã tưởng mình chọn đúng đường và cúi đầu với hai tiếng: Xin vâng – Fiat với tất cả nghị lực và niềm hăng say.

Tân linh mục lúc ấy như chim mới ra giàng thể hiện đúng vai trò Người của Chúa. Nhưng tháng ngày qua đi dần dần vị linh mục trẻ đó mất cái nghị lực ban đầu do thói quen, do giao tiếp xã hội. Nhất là do mối quan hệ rộng rãi với giới trẻ, nhất là phụ nữ, đã biến chất lúc nào không hay.

Chúa trước giờ lâm chung khẩn thiết yêu cầu các tông đồ của ngài: Hãy tỉnh thức và cầu nguyện. Nào đã có mấy ai tỉnh thức?

Những lời tuyên thệ khi sấp mình trước bàn thờ nhận chức linh mục bị chà đạp bỏ quên dễ dàng.

Đó là sự thoái hóa, biến chất. Càng già càng sinh tật.

Người đời thường nói như thế. Càng được nhiều người hâm mô, quý mến. Càng hưởng nhiều bổng lộc vật chất, càng chức quyền cao hơn, sự thoái hóa càng cao theo tỉ lệ thuận.

Hành lý càng cồng kềnh thi con đường vào Thiên đàng càng hẹp vì trèo cao vác nặng!

Và tính theo thời gian, cùng tu lâu càng hỏng tu. Người ta thường có thói quen sai lầm cho rằng càng tu lâu, càng đắc đạo!

Sai. Sư cụ chùa Long Giáng trong Hồn Bướm Mơ tiên của Khái Hưng nay kiếm mỏi mắt không ra lấy một người. Quan điểm tu lâu đắc đạo chắc cần phải được xét lại. Và lối thoát của những người này chọn lựa thường là sự che dấu. Từ che đấu đến đóng kịch. Từ đóng kịch đến sống giả, sống hai mặt.

Sự khốn khổ cho con người không hẳn là đã phạm tội, đã vấp ngã mà vấp ngã rồi tiếp tục đôi chân lấm bùn sống một cuộc sống che mắt, sống kịch. Nhưng không lẽ đóng kịch cả đời?

Không lẽ họ dựng nên một vở kịch, tự đạo diễn, tự đóng vai chính và sẽ sống một vở kịch suốt đời?

Trong khi đó, cuộc sổng đích thực là cuộc sống thực, sống đúng vai trò của mình. Vợ ra vợ chồng ra chồng, cha mẹ con cái cũng vậy. Ngoài đời là chính trị gia, người lãnh đạo thì phải ra người lãnh đạo. Trong tôn giáo linh mục phải ra linh mục, giám mục ra giám mục. Nếu không thì nên đi ra để khỏi rách việc, mang tiếng mang tai.

Sống đúng nhiệm vụ và vai trò của mình ở đời đó là mục đích cũng như hạnh phúc cho một người ở đời. Không gì khổ cho bằng không thể đóng vai trò một người chồng mà cứ phải đóng kịch vai trò đó trước mọi người.

Một ông linh mục cũng thế thôi. Tôi đã từng có một lần có một vị linh mục bạn đã tự thú nhận ông không đóng nổi vai trò linh mục mặc dầu ông vẫn phải đóng kịch mỗi ngày!

Đó là nỗi khổ cho con người còn hơn là tội lỗi.

Trong một đề thi tú tài ban thực nghiệm tại Pháp năm nay có ra một đề thi nội dung như sau: Theo anh chị, người làm chính trị có quyền che dấu sự thực không? Và đó là một câu trả lời không dễ cho mọi người. Có dám nói sự thật không?

Trong một cuốn nhật ký tôi đọc đã lâu nhan đề Confessions d’une religieuse, 2008 – tác giả là bà sơ Emmanuelle. Mục đích của cuốn sách là để thú tội. Bà cũng là tác giả trước đó một cuốn sách khác rất có giá trị: Richesse de la pauvreté, 2001.

Nguồn: J'ai lu

Nguồn: J’ai lu

Sơ Emmanuelle mắc phải một cái “tội” là thủ dâm ngay từ hồi 6 tuổi vào thời ký chiến tranh thế giới thứ nhất. Và cả đời bà là một cuộc chiến đấu cái điều mà bà cho là “tội lỗi” ấy! Thật không dễ và khổ cho bà sơ. Bà đã nhiều lần cầu cứu đến Chúa, nhưng Chúa không đáp lại, cũng không trả lời. Cho nên có thể nói như Victor Hugo, Kẻ nào sống, chính là kẻ đang chiến đấu. Cuộc chiến đấu của Sơ Emmmanuelle kéo dài từ năm 1914-1970. Rồi tiếp theo được những năm hạnh phúc từ 1971-1993.

Nhưng gần 60 năm trời. Cuộc đời sơ là một cuộc chiến đấu nội tâm, chiến đấu chính mình, chiến đấu chống lại điều mà bà cho là tội lỗi, là súc vật.

Vậy mà đã có một thời sơ quyết định đi tu làm sơ như một đòi hỏi không cưỡng lại được. Sau đó bà được gửi sang Thổ Nhĩ Kỳ và sống ở Istanbul ở đó suốt hơn 20 năm từ 1931-1955, sau đó là Ai Cập cho đến những ngày cuối đời vào những năm 1994.

Người nào đọc cuốn hồi ký của sơ Emmanuelle cũng có thể tìm thấy một chút mình khi đọc cuốn Hồi ký này. Cho nên đọc sơ Emmanuelle chính là đọc chính mình, tự soi gương thấy mình trong gương.

Trong dòng tư tưởng của sơ Emmmanuelle, tôi tìm thấy một điều là sự tin tưởng và sự lớn lên có thể bắt đầu từ cảm thức tội lỗi. Và sơ đã nhận thấy tội lỗi thay vì nhận chìm con người, nó lại đã là một sức mạnh vươn lên.

Bà cho rằng tình yêu thì lớn hơn cả cái chết.

Những điều tin tưởng của sơ Emmanuelle phù hợp với tư tưởng thần học về sự tội. Tội là cơ hội sinh ra phúc.

Có tội là có cơ hội tìm được sự giải thoát. Vì thế tội là nguồn cơn sinh ra phúc. Felix culpa.

Trong viễn tượng một quan điểm thần học lấy sự cứu độ làm cứu cánh, lấy con người làm nền tảng trong đó xấu tốt như thành phần bản thân của con người. Người ta có quyền có hy vọng sự biến cải điều xấu như cơ hội để tiến tới điều tốt. Sẽ không có một tương quan nhân quả- theo nghĩa nhân làm sao thì quả làm vậy. Làm điều xấu thì lãnh hậu quả xấu.

Không hẳn là như vậy.

Quan niệm nhân quả là một quan điểm định mệnh của tất định thuyết không phù hợp sự tiến hóa, sự chuyển đổi, sức mạnh tâm linh của con người.

Trái lại sau cơn mưa trời lại sáng. Phải chết đi để sống lại. Phải ung thối mục rữa lại chính là mầm mống sinh ra hoa quả tốt. Sau các trận cháy rừng hủy diệt như thể toàn bộ sự sống, môi sinh thì cũng chính từ nơi đó sự sống nẩy mầm, sinh sôi và phát triển.

Như thế, tội là con đường dẫn đến sự cứu rỗi. Gương vỡ lại lành. Và đứa con phung phá sẽ trở về nhà Cha. Trong cái tinh thần đầy phấn khởi và hy vọng như thế thì Tội có thể sinh phúc!

Giáo Hội qua Vatican có thế dựa vào tư tưởng thần học này để vực được giáo hội trỗi dậy chăng?

Giáo Triều Vatican và những thách đố của thời đại

Giáo Hội qua Vatican vẫn được coi là giáo hội của nhiều khuôn mặt (L’église aux multiples visages). Mà trổi bật nhất chiếm lĩnh trong nhiều thế kỷ là khuôn mặt của Giáo hội các nước Phương Tây – được coi như các nước phát triển – và cũng là nơi tạo ra nhiều bất ổn và khủng hoảng.

Dĩ nhiên, ai cũng hiểu rằng, những khủng hoảng và những đòi hỏi ở một nơi này thì không đồng một nghĩa với nơi khác. Các nước Phi Châu, các nước chậm tiến và các nước Châu Mỹ La Tinh có một khát vọng giải phóng xã hội, thoát nghèo và công bằng xã hội nên cổ súy cho một thứ thần học giải phóng.

Trong khi đó, nhu cầu của các nước phát triển là vượt thoát ra khỏi các ý hệ chậm tiến như quyền của phụ nữ, vấn đề giới tinh, vấn đề bình đẳng trong những khác biệt về xu hướng tình dục hay vấn đề quyền sống con người.

Nhưng dù muốn dù không thì Giáo Hội mang tính cách hoàn vũ vẫn bắt buộc phải trả lời những thách đố của thời đại mình. Và đó là những thách đố gì?

Nếu Giáo Hội cứ tự đóng khung, tự khép mình và không lắng nghe được tiếng nói của thời đại mình. Giáo Hội sẽ bị vượt qua. Những điều cấm đoán của giáo hội không thích ứng được với các vấn đề xã hội như Cấm phá thai! Và những người trẻ sẽ quay lưng lại Giáo Hội. Chẳng hạn trong các vấn đề như đồng tình luyến ái, vấn đề ngừa thai và phá thai, vấn đề linh mục có vợ, v.v.

Đã thế, trong quá khứ, giáo hội đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, đã nhiều lần giáo hội Vatican đã làm những việc đi ngược với tâm thức chung của con người. Cho nên cơ hội giải thoát giáo triều Vatican ra khỏi vũng lầy quá khứ không nhiều. Và đây là một vài bằng cứ.

Việc bảo trợ các các tội phạm chiến tranh Đức trốn ra khỏi Ý

Căn cước Argentina giả của Eduard Roschmann (chỉ huy khu Riga năm 1943, giam người Do Thái ở Latvia) do Giám mục Hudal cung cấp. Nguồn: Wikipedia

Căn cước Argentina giả của Eduard Roschmann (sĩ quan SS chỉ huy khu Riga năm 1943, giam người Do Thái ở Latvia) do Giám mục Hudal cung cấp. Nguồn: Wikipedia

Đây là một chuyện quá khứ ít người biết. Nhưng Không biết thì không có nghĩa là nó không có. Người viết nêu ra trường hợp này chỉ như một bằng cớ trong nhiều bằng cớ.

Một trong những vết nhơ chính trị sau thế chiến thứ hai của Giáo triều Vatican là vụ Giám Mục Alois Hudal (1885-1863). Cho đến nay, nhìn lại vấn đề hồ sơ của vị giám mục này, tôi vẫn không hiểu tại làm sao ông có thể hành xử như vậy? Giáo hội qua Giáo Hoàng sao có thể đồng lõa với tội ác như thế!

Reichskonkordat Franz von Papen Baron Papal Chamberlain thay mặt Đức Quốc Xã ký Thoả hiệp Concordat 1933 với Vatican

20 Tháng Bẩy 1933 : Giáo hoàng tương lai, Piô XII, tức Sứ thần Eugenio Pacelli ký thoả ước Concordat 1933 giữa Đức Quốc Xã và Vatican. Nguồn ảnh: Süddeutsche Zeitung

Ông giám mục này có xu hướng thân Phát Xít Đức nên sau thế giới chiến tranh thứ hai, ông đã hỗ trợ cho các tổ chức thân Phát Xít Đức có mặt ở Ý. Tổ chức của vị giám mục này được coi là đứng đầu danh sách 22 tổ chức đã tìm cách giúp các nhân vật tội phạm Đức được xếp vào loại tội phạm chiến tranh có được giấy tờ hợp pháp để trốn ra khỏi Ý.

Những người này sau đó thường sang Argentina – nơi có khoảng 250.000 người gốc Đức sinh sống và họ trà trộn vào đám dân Đức này để tránh bị truy nã của quốc tế.

Một trong những nhân vật tội phạm nổi bật nhất của Đức Quốc Xã là Adolf Eichmann và một số người khác. Riêng Adolf Eichmann sau một thời gian trốn chạy đã tìm đường sang Ý. Ở đây do tổ chức của giám mục Alois Hudal, y có được thông hành Ý và sang sống ở Argentina từ năm 1950.

Cạnh đó còn những người như Eduard Roschmann, Joseph Mengele, Guatav Wagner, Alois Brunner đều được giám mục Alois Hudal cung cấp giấy tờ, visa hợp lệ cho họ. Nói chung có khoảng 5000 visa được cấp phát cho những tên Đức Quốc Xã này do Alois Hudal cung cấp.

Sự dính líu vào đường giây tội phạm này có thể còn liên quan đến cả một vài chức sắc lớn khác như Hồng y Antonio Cagguano tại Argentina và Eugene Tisserand của Pháp cũng

như chính bản thân Giáo Hoàng Piô XII.(4)

Sau này, cho đến lúc chết, Alois Hudal vẫn tin tưởng rằng ông đã hành động đúng.

Các điệp vụ của Do Thái sau này đã sang tận Argentina và tìm bắt được Adolf Eichmann và dẫn độ về Jerusalem năm 1960 và kết án tử hình. Ông bị treo cổ tháng 5, 1962. Nhưng còn bao nhiêu những tên tội phạm chiến tranh khác đã bình an vô sự, sống mai danh ẩn tích nhờ Alois Hudal?

Việc che đấu các trường hợp phạm tội ấu dâm

Nếu việc trên ít ai biết thì việc sau trở thành một xi căng đan mà cả thế giới theo dõi. Thời nay việc tố cáo tội phạm ấu dâm đã mang tầm vóc quốc tế, đặt Vatican vào một tình thế phải chọn lựa những quyết định can đảm. Một tội phạm mà từ nhiều năm nay các chức sắc lãnh đạo tôn giáo qua nhiều triều giáo hoàng cũng như nhiều giáo hội địa phương ở các nước như Đức, Canada đã tìm mọi cách để che dấu. Nay tình thế không cho phép sự che dấu, bởi vì càng che dấu, tính cách nặng nề của tội phạm càng được nhân lên nhiều lần. Không che dấu, tội phạm vẫn chỉ là tội phạm. Che dấu, tội phạm trở thành những xi căng đan.

Vì thế, nay tội phạm ấu dâm đã được công khai hóa và chỉ thị đích danh các tổ chức xã hội nuôi cô nhi, nuôi người khuyết tật và nơi các trẻ em các sắc dân thiểu số và nhất là nơi các sơ sở xã hội công giáo. Những nạn nhân đã tố cáo đích danh cá nhân vi phạm và đòi hỏi công lý phải được thi hành.

Một người công giáo bình thường là phải biết cúi đầu nhận những lỗi lầm ấy và cái lỗi lầm lớn nhất của giáo hội công giáo là đã bằng mọi cách che đậy tội phạm. Che đậy dưới nhiều triều đại giáo hội từ Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị, Benedict 16 và chỉ thực sự được công khai hóa dưới triều Giáo Hòang Phan Xi cô.

Mỗi ngày, một vị linh mục hay giám mục đọc kinh cáo mình trước cộng đoàn mà không hề ý thức được tội phạm mình đã làm. Đó là tội phạm đến hai lần.

Sự đồng lõa với tội phạm nói cho cùng cũng là một hành vi phạm pháp gia trọng như chính tội phạm vậy.

Nguồn: CBC.ca

Nguồn: CBC.ca

Ngày 12 tháng 8, 2014, tòa án tỉnh hạt Québec, nơi tôi ở đã phạt dòng DCCT (Dòng Chúa Cứu Thế, Rédemptoristes) 20 triệu đồng về trách nhiệm xâm phạm tình dục trên 100 trẻ em trong quá khứ.

Tôi không buồn khi nghe tin này.

Vì thà chấp nhận những vết đau như thế để cải thiện tương lai. Thuốc đắng mới dã tật được. Trong tương lai có thể, người ta sẽ phạm tội một cách khác, nhưng ít ra tội ấu dâm cũng khó còn xảy ra trong các cơ sở tôn giáo.

Nhưng cũng tại cơ sở dòng Chúa Cứu thế này khi họ hoạt động tại Việt Nam vào những năm 1945-1975 tại Hà Nội, Vũng Tàu, Huế, v.v. Chúng tôi có theo học một thời gian tại Hà Nội cho đến lúc di cư, chúng tôi đã không hề được nghe một tiếng đồn xấu xa nào liên quan đến vấn đề tội phạm ấu dâm trong suốt hơn nửa thế kỷ cả.

Và đối với tôi việc Công Khai Hóa là một thái độ can đảm, trung thực và quyết tâm của Giáo Hội. Nó chứng tỏ một thái độ trong sáng, muốn lành mạnh hóa xã hội ở thế kỷ 21 này. Ngoài pháp lý ra còn có khả năng phòng ngừa tội phạm bằng công luận? Không biết bao nhiều điều của lịch sử thế kỷ 20 đã được khui ra, bạch hóa trong các phạm vi chính trị, xã hội, lịch sử và cả tôn giáo nữa.

Vì thế, Vatican cũng là một đối trọng không thể tránh được trong việc phanh phui này.

Giáo hội không phải lúc nào cũng là công giáo, thánh thiện và tông truyền như trong kinh Tin kính mà ta đọc mỗi ngày! Cũng vậy, vấn đề bất khả sai lầm của Giáo Hoàng (Infaillibilité Pontifical) trong những vấn đề liên quan đến Giáo Điều và Luân Lý được cộng nhận từ năm 1870 xem ra là một loạt những cưỡng từ đoạt lý ngày nay không dễ chấp nhận cho mọi người.

Người ta có thể đồng thuận dễ dàng về khái niệm bất toàn (concept incomplet) về bản tính người, nhưng lấy gì để có thể biện minh cho tính không sai lầm của vị Giáo Hoàng?

Trên hàng kệ sách nơi tôi làm việc ít lắm cũng có cả chục hồ sơ như thế phải đọc. Tôi đọc cuốn L’Avorton de Dieu – Une vie de Saint Paul của Alain Decaux để hiểu một cách sâu xa rằng sự lầm lỡ, tội ác không phải là điều gì xa lạ với con người. Con đường Damas (La route de Damas) – nơi thánh Phao Lồ đã trải qua là một con đường đầy bất hạnh. Chính ngài thú nhận từng là người đã săn đuổi, tàn sát người theo đạo Thiên Chúa ngay tại những con hẻm của thành phố Jérusalem.

Nhưng chính tại Damas – không ở Jerusalem, hay Antioche, hay Tarse hoặc nơi nào khác mà thánh nhân nhận ra ánh sáng với sự nhận biết ra Chúa.

Con đường Damas cũng là con đường mà Giáo Hội phải đi, phải trải qua với nhiều chông gai và chướng ngại phải vượt qua.

Bộ mặt giáo hội luôn luôn là một bộ mặt con người, đan chen xấu tốt. Bộ mặt của con đường Damas- bộ mặt của tội lỗi và bộ mặt được cứu rỗi-.

Nhưng vấn đề làm thế nào để cái tốt vượt trên cái xấu trong tinh thần tội sinh ra phúc. Felix Culpa. Như đã trình bày ở trên?

Tôi nghĩ khái niệm tội sinh ra phúc là một khái niệm tốt đẹp giúp con người mỗi ngày một tiến lên, đứng dậy trong hành trình nhân thế. Mỗi ngày, mỗi giờ khắc là một niềm hy vọng hướng đến chân thiện mỹ.

Và nếu có điều gì hy vọng vào Giáo Hội Vatican thì chính là điều này. Và sau đây là những nhân chứng của niềm hy vọng ấy.

Những nhân chứng mang dấu chứng lịch sử của Giáo triều Vatican

  • Giáo Hoàng Gioan XXII
Tranh vẽ Giáo hoàng John XXIII, the pope who convened the Second Vatican Council, is seen in the museum dedicated to him in his birthplace of Sotto il Monte Giovanni XXIII, Italy. Pope Francis has ask the world's cardinals to vote on the canonization of Blessed John XXIII, even in the absence of a miracle. The announcement came July 5 with Pope Francis' decree that cleared the way for the canonization of Blessed John Paul II, the late Polish pontiff. (CNS file photo/Paul Haring) (July 5, 2013) See POPES-CANONIZE July 5, 2013.

Tranh vẽ Giáo hoàng John XXIII, người đã triệu tập Cộng đồng Vatican II. Nguồn: CNS file photo/Paul Haring, July 5, 2013

Nhìn lại có những thời đại Giáo Hoàng đã đem lại những chuyển biến lớn.

Gần đây nhất là triều đại ngắn ngày của Giáo Hoàng Gioan XXIII. Thật sự khi được phong Giáo Hoàng, nói chung người ta đã không chờ đợi gì nhiều nơi vị giáo chủ tương đối lớn tuổi và cũng ít nổi danh là trí thức hàng đầu của giáo triều.

Cùng lắm họ coi như một triều đại chuyển tiếp.

Người ta nói rằng, khi về dự phó hội bầu Giáo Hoàng, Hồng y Roncally đã cẩn thận mua vé khứ hồi Venice-Roma. Vé khứ hồi sau đó đã không được dùng. Cuộc bầu cử cũng gay go sau 11 lần bỏ phiếu!

Nhưng trong Ngài, ngài đã nhìn thấy sự trì trệ của giáo hội và nhu cầu cấp thiết phải canh tân Giáo Hội để biến nó thành một giáo hội hoàn vũ, giáo hội của mọi sắc dân, mọi dân tộc trên trái đất.

Cho nên chỉ trong một thời gian ngắn khi ở ngôi vị giáo hoàng, Gioan XXIII đã mở ra công đồng Vatican hai để canh tân gíáo hội công giáo.

Sự canh tân và tham vọng đổi mới giáo hội là một bước tiến lớn của triều đại Gioan XXIII. Đó là những sự khai sáng mà mỗi triều đại đã tìm được cho mình một hướng đi- hướng đi của lịch sử giáo hội và của con người.

  • Giáo Hoàng Phaolo Đệ nhị
GH Paul II. Nguồn: reallifecatholic.com

GH Paul II. Nguồn: reallifecatholic.com

Sau Gioan XXIII, người ta phải đợi một khoảng thời gian nữa để có người sẽ nối tiếp công trình của vị tiền nhiệm. Và có thể nói, thời đại nào Giáo Hoàng ấy. Mỗi một thời kỳ lịch sử có tiếng gọi đáp ứng đúng lúc, đúng thời.

Vấn đề là ta có bắt được tín hiệu của mỗi thời kỳ đó hay không?

Đó là vào tháng 10, 1978, một vị giáo chủ mới xuất hiện trên bực thềm đền thờ Thánh Phê Rô, thánh giá ngài cầm một bên, tay kia ngài dơ lên chào dân chúng. Ngài đã tuyên bố câu đầu tiên để đời, Non abbiate paura. (N’ayez pas peur). Các con đừng sợ.

Người ta kịp nhận ra ngay, đây là kẻ làm chứng thời đại của Chúa đã gửi đến.

Nhưng ngài khuyên chúng ta đừng sợ cái gì? Mỗi người trong số hàng triệu người sẽ tìm ra câu trả lời trong hoàn cảnh của mình.

Thông điệp ấy hình như có nhắn gửi riêng đến dân tộc Ba Lan và các nước Đông Âu và có thể cho cả Việt Nam nữa. Hơn ai hết, ngài biết và cảm nghiệm được nỗi sợ ấy, nỗi sợ người cộng sản đã thống trị đất nước Ngài sau thế chiến thứ hai!

Dân tộc Ba Lan đã đáp lại tiếng gọi đó.

Có một sự liên hệ kỳ lạ giữa vị Giáo Hoàng gốc Ba Lan và TT Mỹ Reagan trong giai đoạn khủng hoảng ở Ba Lan. TT. Reagan đã chính thức sang gặp Giáo Hoàng Phao Lô đệ nhị sau nhiều tiếp xúc trước đó qua trung gian hồng y Krol. Đó là ngày 7-6-1982.(5)

Dân Ba Lan đã đứng dậy và làm chủ vận mệnh đất nước cũng như Giáo Hội Ba Lan. Cơn bão dân chủ đã thổi đi từ Ba Lan, rồi Hung Gia Lợi, Đông Đức, Tiệp Khắc, Bulgaria, Romani, tại Nam Tư, v.v.

Và trong suốt 27 năm Giáo Triều của Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị. Mỗi một lời nói của ngài, mỗi bước chân ông đi tới đâu, có sức thu hút hàng triệu người, nhất là giới trẻ.

Khi vị giáo hoàng trên giường bệnh hấp hối. Nhiều người thú nhận khóc như thể nhìn thấy gương mặt của ngài như thể nhìn thấy gương mặt của Chúa.

Đây là một so sánh rất công giáo. Người ta có thể nhìn thấy gương mặt của một mục tử để nhận ra đằng sau là gương mặt của Chúa.

Tôi thầm nghĩ, người nào còn chút tin tưởng vào Giáo triều Vatican thì không thể nào bỏ qua một thời gian khá dài dưới triều đại Phao Lồ Đệ nhị.

Cái đóng góp lớn nhất mà ngài để lại, chính là chất súc tác – một thứ men trong bột- để làm dậy lên sự bừng trỗi dậy của Giáo Hội.

Một trong những biến cố quan trọng là vào năm 2000, giáo Hoàng Phao Lồ Đệ nhị đã làm một cử chỉ vô tiền khoáng hậu là đã thiết lập ‘day of Pardon’ Ngày của sự xin tha thứ. Vào ngày 12 tháng 3-. Ngày để trong sạch hóa Giáo Hội.

Bước vào thiên niên kỷ mới, giáo hoàng nhân dịp này xin Thiên Chúa tha tội cho giáo hội trong suốt 2000 năm vấp phạm của giáo hội. Và cái người được chỉ định để làm công việc này không ai khác là Hồng y Ratzinger – sau này là giáo hoàng. Ông Nói:

Hình ảnh của ngài vì thế cần được làm sống lại mãi mãi, vì đó là gương mặt của Chúa.

  • Giáo Hoàng Benedict 16

“Hãy để cho mỗi người chúng ta cầu nguyện lên Thượng Đế trong tâm tình khiêm tốn nhìn nhận ngay cả những người của giáo hội đã nhân danh niềm tin và luân lý đã có nhiều khi xử dụng những phương pháp không đúng với lời Chúa dạy trong bổn phận thiêng liêng phải bảo vệ Sự Thật”.(6)

GH Benedic XVI. Nguồn: www.papalartifacts.com

GH Benedic XVI. Nguồn: www.papalartifacts.com

Có một sự nhận định trái chiều khi viết về vị giáo hoàng này. Có nhiều người ủng hộ, nhưng cũng có nhiều người chống đối – nhất là nơi một số nhà thần học nổi tiếng của giáo hội cũng như nơi Giáo Hội Ba Tây với quan điểm Thần Học Giải Phóng mà ngài trực tiềp lên tiềng chống đối. Nhiều người-trong đó có Giám mục Peter Cullimane, Tân Tây Lan- cho rằng: “Benedict 16 là một con người đầy xác tín, trung thực trọn vẹn, trí thông minh lớn lao và sự dâng hiến trọn vẹn cuộc đời.”(7)

Vậy mà triều đại của ngài cũng là thời kỳ giáo hội trải qua nhiều sóng gió và khủng hoảng hơn cả.Tuy nhiên điều đó cũng hé lộ gián tiếp cho thấy Giáo triều Vatican đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng cần một sự thay đổi can đảm.

Hình như bóng dáng của Giáo Hoàng tiền nhiệm – Phao Lồ Đệ nhị lớn quá nên bao nhiêu những đòi hỏi cải tổ Giáo Hội trong giai đoạn giáo hoàng Phao lồ Đệ nhị tạm thời như lắng đọng thì nay nổ bung ra.

Tôi có cảm tưởng giáo hoàng Benedict 16 là nạn nhân bất đắc dĩ kế thừa hình ảnh vĩ đại của giáo hoàng Phao lô Đệ nhị và nạn nhân của chính mình vì những lập trường bảo thủ của ngài về những vấn đề nhạy cảm nhất của thời đại hôm nay.

  • Về những vấn đề của người phụ nữ. Ngài phải đương đầu với vấn đề hạn chế sinh sản, vấn đề quyền được phá thai, vấn đề truyền chức linh mục cho phụ nữ, vấn đề đồng tình luyến ái, vv. Sự phủ nhận quyền của người phụ nữ ở những vấn đề trên được diễn tả là đó là khuynh hướng kỳ thị nữ quyền. (gender discrimination). Mặc dầu giáo hội lên án mạnh mẽ sự bạo hành trên những người đồng tính, nhưng lại coi hành vi đồng tinh như một vấn đế vô luân lý và coi một số ứng xử đối với người đồng tính là một sự kỳ thị hợp pháp.(Legal discrimination). Ngài cũng mạnh mẽ chống đối việc truyền chức linh mục cho phụ nữ. Cái lý do đưa ra thuộc về lịch sử giáo hội là bởi vì Chúa chỉ truyền chức cho 12 tông đồ phái nam và nay giáo hội không có cái thẩm quyền gì để làm ngược lại một truyền thống đã có sẵn. Vấn đề gây trở ngại là trước đây trong thời kỳ cộng sản chiếm đóng tai Tiệp Khắc- vì thiếu người-Giám mục Felix Davidek đã truyền chức linh mục cho một số phụ nữ, đúng ra 6 người được truyền chức linh mục.- Và sau khi chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc sụp đổ, Giáo hội Vatican đã ra lệnh các vị linh mục nữ này phải từ chức. Và vai trò linh mục của họ là không có giá trị. Invalid. Một số đã tuân thủ, nhưng cũng có người chống đối. Những người này cho rằng, vấn đề truyền chức linh mục cho phụ nữ là một nhu cầu và cũng được sự chuẩn nhận của Giáo Hoàng Pio XII ở thời đó.
  • Đặc biệt vào năm 1992, tại Montreal, các giám mục cho rằng đã đến lúc cần truyền chức linh mục cho phụ nữ và đã làm một thỉnh nguyện thư về vấn đề này vào năm 1999. Cũng có 3 triệu chữ ký ở Áo và Đức đồng ý về vấn đề này Các cuộc thăm dò của công giáo ở Mỹ cho thấy hai phần ba đồng ý vai trò của phụ nữ trong chức vụ linh muc.(8) Trong tương lai, những đòi hỏi này có khi phải chờ một vị tân giáo hoàng may ra vấn đề mới được giải đáp thỏa đáng. Hiện nay thì giáo hoàng Francis cũng không có ý định giải quyết vấn đề gai góc này.

Cuộc khủng hoảng trong giáo hội công giáo đã đạt tới đỉnh điểm. Tuy nhiên chưa có một tài liệu nào giúp hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của việc từ chức này. Nó vẫn còn trong vòng bí mật. Với lời tuyên bố từ chức của giáo hoàng Benedict 16. Sự từ chức cho thấy giáo hoàng không thể giải quyết được những căng thẳng, mâu thuẫn trong giáo triều.

Giáo hội cần một vị thuyền trưởng để lèo lái con thuyền giáo hội vượt qua những sóng gió đó.

Tuy nhiên, sự từ chức của giáo hoàng Benedict 16 đã gây một sự ngỡ ngàng và sự hụt hẫng nơi giáo triều Vatican và nơi giáo hội trên toàn thế giới.

Chuyện thay ngựa giữa dòng là chuyện vô cùng hiếm hoi trong lịch sử giáo hội. Nhưng theo tôi, khi cần thì phải tự biết mình phải làm gì.

(Còn tiếp)

© 2015 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

Nguồn: Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline biên tập và minh hoạ.

(1) 87.1% dân số tỉnh bang Quebec năm 2010 là tín hữu Ki-tô giáo (Nguồn: Roman Catholic Archdiocese of Quebec, Trang Bách Khoa Toàn thư mở, Wikipedia.org). Tài liệu thống kê quốc gia năm 2011 cho biết số giáo dân Thiên chúa gíao ở Canana vẫn là con số tín hữu tôn giáo lớn nhất tại đây, 38.7%. So với thống kê năm 2001, số giáo dân toàn quốc không tăng và không giảm, khoảng 12,8 triệu người.

(2) Hai thí dụ; một là Đại học Laval ở thành phố Quebec là trung tâm giáo dục đại học bằng tiếng Pháp đầu tiên ở Bắc Mỹ, tiền thân là chủng viện Quebec do François de Montmorency-Laval thành lập năm 1663, và trở thành Đại học vào năm 1852 do quyết định của Nữ hoàng Vitoria. Đến năm 1878, Đại học Laval phát triển một cơ sở thứ hai tại Montreal; cơ sở thứ hai này có tên là Đại học Montreal từ năm 1919 bằng một quyết định của Giáo hoàng Benedict XV. François de Montmorency-Laval là Giám mục đầu tiên của Nước Pháp mới (New France tức là Quebec ngày nay); hai là trung học và cao đẳng Collège Jean-de-Brébeuf ở Montreal do các linh mục dòng Tên (Jesuits) thành lập vào năm 1928 và đã thế tục hoá từ 1986. Jean de Brébeuf là tên của nhà truyền giáo và thánh tử đạo ở New France. (Nguồn: Bách thư toàn khoa mở, Wikipedia.org)

(3) Benjamin Shingler, StatsCan: Roman Catholics remains single largest Christian religious group in Canada, Global News, May 8, 2013

(4) Alois Hudal, Wikipedia, the free encyclopedia

(5) Xem The Reagan Diarries, Ronald Reagan, trang 151 và 163

(6) John L. Allen Jr, Pope Benedict XVI, trang 313

(7) John L. Allen Jr, Ibid., trang, XI

(8) John L.Allen Jr, Ibid., trang 181

Tương lai nào cho Giáo triều Vatican và Giáo hội nhà nước Việt Nam? (Kết)

Nguyễn Văn Lục

vn

Người viết xin kể một câu chuyện ngược dòng thời gian như một bằng cớ của tình trạng băng chứng của giáo triều ngay thời kỳ J.P. II.

Alfredo Ormando và lời cuối của ông. Nguồn: www.rmnetwork.org

Alfredo Ormando và lời cuối của ông. Nguồn: www.rmnetwork.org

Vào ngày 13 tháng Giêng, năm 1998, vào lúc 8 giờ sáng, có một người đàn ông, gốc Sicile. Tên là Alfredo Ormando, 39 tuổi, lén vào công trường thánh Phê rô, lúc này hoàn toàn vắng người. Anh ta đã cởi chiếc áo khoác ngoài, lôi ra một bình xăng và tưới lên khắp người, tự đốt cháy. Anh ta trông giống như một ngọn đuốc lớn di chuyển về phía đền thờ. Một người đàn bà làm công việc quét dọn đã vội chạy đi báo cho hai cảnh sát. Cảnh sát đến kịp lúc khi Alfred Ormando bắt đầu bước lên bực thang của đền thánh Phê Rô. Cảnh sát đã kịp thời dập tắt ngọn lửa.

Họ đã đưa Alfred vào một nhà thương gần đó. Nhưng 10 ngày sau, Alfred đã chết.(9)1.

Sau này, người ta tìm thấy trong túi áo choàng của Alfred một bức thư giải thích vì sao anh đã tự thiêu vì anh là người đồng tính nên bị gia đình và xã hội ruồng bỏ. Nhất là xã hội Ý nơi một làng hẻo lánh của Sicile. Người ta còn đồn còn có một bức thư thứ hai gửi Giáo Hoàng. Nhưng sau này khám phá ra đó chỉ là một thư giả.

Cho dù thư gửi giáo hoàng là một thư giả thì việc Alfred chọn lựa tự thiêu ngay tại trước đền thờ thánh Phê Rô cũng là một chọn lựa có ý nghĩa. Đối với Giáo quyền Vatican, Sự liên hệ giữa người cùng phái là một điều xấu xa tự bản chất (intrinsically evil).

Phần các người đồng tính cũng như các vận động cho quyền của người phụ nữ bắt buộc họ phải lựa chọn giữa lương tâm của họ và giáo hội.

Những người không có khả năng chọn lựa như nhà văn(10) Alfred Ormando thì đã phải tìm đến cái chết như một lời cảnh báo.

Theo người viết thì sự từ chức của vị giáo hoàng thuộc thành phần trí thức nhất của giáo triều Vatican vì tự cảm thấy nỗi bất lực không có thể giải quyết được những vấn đề của thời đại mình?

Chọn lựa từ chức là một chọn lựa có trách nhiệm mà ít khi nào một việc như thế đã xảy ra.

Và nếu để tóm tắt sự nghiệp của triều đại Giáo Hoàng Benedict 16, có thể nói rằng ngài là người trí thức dám đứng thẳng kiên cường với những tầm nhìn lịch sử về giáo hội, chấp nhận đương đầu với những phản ứng ngược chiều của các vị trong giáo triều, hy sinh ngay cả sự thông minh riêng của ngài để có thể phục vụ giáo hội.

Người ta có thể chất vấn ngài về chính sách đường lối của giáo hội, nhưng không thể nghi ngờ về lòng trung tín của ngài đối với giáo hội.

  • Giáo Hoàng Francis

Giáo hoàng Phanxicô nói rằng ông sẽ cho phép tất cả linh mục quyền chính thức tha thứ cho những phụ nữ đã phá thai và được xá tội trong năm đặc biệt cỉa Giáo hội Công giáo “năm của lòng thương xót”. (Reuters)

Việc bầu một người như Giáo Hoàng Francis từ một nước tương đối ở xa vùng ảnh hưởng của Italia và các nước Âu Châu cho thấy có dấu hiệu chuyển trục. Và kết quả bầu chọn Giáo Hoàng Francis rất gần với tinh thần Thần Học Giải Phóng khởi lên từ Brasil. Phải chăng việc chọn lựa giáo hoàng Francis lên ngôi vị giáo hoàng như thổi một luồng gió mới về một giáo hội của người nghèo vốn trước đây chỉ có trên giấy tờ? Với việc chọn giáo hoàng Francis, tiếng nói từ giới thợ thuyền, giới bình dân được lưu tâm tới nhiều hơn và phải chăng đây là một chọn lựa khôn ngoan của các vị hồng y vốn là đại diện chung của giáo hội hoàn vũ?

Và trong tương lai không xa, ưu thế số giáo dân đông đảo từ các nước Mỹ Châu La Tinh sẽ có một ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn lựa một giáo hoàng?

Nước Ý sẽ dần mất ảnh hưởng truyền thống lâu đời vốn là nơi sản xuất ra giáo hoàng trong nhiều thế kỷ?

Hội đồng hồng y đã chọn một con người đức hạnh, khôn ngoan và can đảm. Nói nôm na, họ đã chọn một người quét dọn vườn tược cho sạch.

Giáo hoàng Francis muốn thay đổi nột nếp sống và chọn lối sống thanh bạch khi lần đầu tiên bước vào điện Vatican.

Từng cử chỉ một, từng sự chọn lựa từ đôi giầy không phải mầu đỏ như thông lệ đến áo choàng, đến chiếc xe hơi di chuyển hằng ngày đến chỗ cư trú.

Ngài đều muốn gửi một thông điệp gián tiếp từ những cử chỉ nhỏ đó. Này. Hãy xem một gíao hoàng sống như thế nào? Ngay lập tức, những cử chỉ ban đầu ấy gây được chú ý nơi mọi người. Và có một sự tín nhiệm của giáo dân như một phiếu tín nhiệm lần thứ hai sau cuộc bầu cử.

Vì thế, mới đây trong chuyến bay từ Brazil trở về Vatican, giáo hoàng Francis khi được hỏi về người đồng tính. Ngài cho rằng: Đừng nên gạt người đồng tính ra ngoài mà nên nhìn nhận họ. Ngài còn nói thêm

Không còn coi người đồng tính như một thứ điều xấu tự bản chất như giáo triều dưới thời Benedict 16.

Ngoài vấn đề đồng tính, giáo hội còn gặp rất nhiều khó khăn trong những vấn đề xã hội. Riêng Giáo Hoàng Francis đã thiết lập tòa án để xét xử các vị lãnh đạo cao phạm tội tình dục đối với trẻ em.

Có tội hình sự thì phải ra tòa và chịu sự phán xét của tòa án và công luận. Sẽ không có một hình thức bao che nào nữa như trong quá khứ.

Ngài cũng chứng tỏ phải sống thanh bạch, sống khó nghèo trong vai trò mục tử.

Tuy nhiên, thành phần bảo thủ trong nội bộ tòa thánh không phải là ít.

Trong một thông điệp tiền Giáng Sinh -22-12- ngài đã phê phán gay gắt tính chất quan liêu trong giáo triều và gọi là Bệnh Alzheimer tinh thần. Và ngài nói thêm có 15 căn bệnh mà ngài muốn chữa trị trong năm mới. Ngài yêu cầu cải cách Giáo triều.

Cả một cử tọa ngồi im.

Phóng viên BBC, từ Rome, David Willey bình luận: “Rõ ràng Giáo Hoàng Francis đã gặp phải sự chống đối trong số gần 3.000 thành viên của Giáo triều mà đa số là người Ý.”(11)

Giáo Hoàng sẽ còn gặp nhiều những trở ngại và những phần tử bảo thủ cản đường nên đã có lúc ngài ám chỉ rằng việc ngồi ở lại ngôi vị giáo hoàng có thể không lâu.

Để kết thúc phần này thì tôi tự hỏi 15-20 năm nữa, giáo hội từ Vatican sẽ đi về đâu và như thế nào? Nếu thiếu sự cải tổ sâu rộng cả về mặt tổ chức lẫn thể thức bầu giám mục! Câu trả lời là thật không dễ.

Chẳng hạn ai có thời giờ ngồi đọc đầy đủ bộ sách liên quan đến Giáo Hội Việt Nam và người Pháp như các tài liệu: Annnam et Indo-Chine Francais: I, Esquisse de l’histoire d’annam, II, Rôle de la France en Indochine, hay Lettres Edifiantes et Curieuse: Écriture des Missions Etrangères. Volume 21 cũng đủ thấy hết mặt trái, mặt phải của vần đề thế nhân thường tình.

Giáo hội ấy cho thấy rõ mặt yếu của nó: Một giáo hội sơ khai trung thành với giáo sĩ Tây Phương một cách tuyệt đối. Sự trung thành – trong đó chính là tinh thần lệ thuộc – ấy bị đồng hóa và được coi là khi trung thành với các thừa sai ngoại quốc là một hình thái gián tiếp trung thành với Giáo Hội mẹ là Vatican. Mà thực chất Giáo Hội của các giáo sĩ người Âu Châu chỉ là một phần tử của Giáo Triều Vatican.

Nhưng dù sao thì điều ấy – đặt mình vào thời đại ấy – vẫn có thể hiểu được. Giáo hội Việt Nam còn non trẻ, chưa trưởng thành, số linh mục còn quá ít ỏi, số người hiểu biết đạo đếm trên đầu ngón tay.

Còn Việt Nam, trước cơn bão dân chủ tại Đông Âu? Ngược lại, Việt Nam cố bưng bít, chống lại khuynh hướng đa nguyên, đang ‘cởi’, rồi ‘trói’ lại bằng những phản ứng rất lạc điệu như kiểm soát và siết chặt hàng ngũ. Trong suốt ba năm biến cố Đông Âu từ 1989 đến 1991 khi Đông Âu sụp đổ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đứa con cô đơn, lạc lõng mà mục đích duy nhất là giữ gìn đảng bất chấp xu hướng thời đại.

Phần công Giáo Việt Nam đã làm gì? Phản ứng như thế nào? Có bắt được tín hiệu thời đại đó hay không? Theo tôi là không. Không làm gì cả, thụ động nhìn ngó sự chuyển động trên thế giới. Chẳng những không đừng sợ mà còn sợ thêm. Sợ đến liệt vị, đến mất cả tính người.

Và trong suốt 27 năm Giáo Triều của Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ nhị. Mỗi một lời nói của ngài, mỗi bước chân ông đi tới đâu, có sức thu hút hàng triệu người, nhất là giới trẻ.

Thông điệp tin mừng phấn khởi làm chuyển động thế giới, nhất là Đông Âu như những cơn gió vũ bão. Những cơn gió bão ấy, tiếc thay khi đến Việt Nam chỉ còn là những cơn gió thoàng phe phẩy một giáo hội với những người lãnh đạo buồn thiu.

Sợ vẫn sợ, im lặng vẫn im lặng. Người viết xin kể một câu chuyện ngược dòng thời gian của nhiều năm trước như một bằng cớ của tình trạng băng cứng của giáo triều ngay thời kỳ J.P.II.

“Tôi là ai để có thể phán xét những người đồng tính.”

Nguồn: christopherblosser.blogspot.com

Nguồn: christopherblosser.blogspot.com

Giáo hội Công giáo Việt Nam thông qua Hội Đồng Giám mục

Trong 40 năm giáo hội công giáo Việt Nam- qua trung gian Hội Đồng giám mục – kể từ năm 1975 – họ đã ứng xử như thế nào trong suốt những năm ấy? Họ đã học được gì từ kinh nghiệm của giáo triều Vatican cũng như những tấm gương sáng của một số Giáo hoàng?

Có thể có một câu trả lời vắn gọn như sau:

  • Ba mươi năm đầu: 30 năm khổ nạn và ẩn nhẫn

Có thể nói 30 năm đầu tứ 1975-2005 là 30 năm chịu nhiều thử thách và khốn khó nhất. Đó là 30 năm mà chính quyền cộng sản tìm mọi cách để trấn lột, bắt bớ giam cầm, tịch thu tài sản của giáo hội.

Cả một hệ thống tổ chức giáo hội xây dựng trong năm thế kỷ trong phút chốc tan rã.

Nghĩ tới điều này tôi cho là nỗi đau xót nhất và mất mát lớn lao nhất. Nhưng tôi có cảm tưởng ít có vị lãnh đạo nào lưu tâm đủ đến vấn đề này. Cả một tổ chức giáo hội và nhân sự bỗng chốc tan biến mất. Cả một nền văn hóa đậm nét Ki-tô giáo qua văn học, qua truyền thống nếp sống đạo mất theo. Cả một hàng ngũ linh mục biến chất từ cách ăn mặc đến ngôn ngữ, nếp sống, nếp nghĩ và cách ứng xử thay đổi.

Có thể nói ta mất hết khi cộng sản vào. Không có một hình thức chống đối về tinh thần nào so với tinh thần giáo hội thầm lặng trước 1954 ở ngoài Bắc. Ít có một Hồng y như Trịnh Như Khuê, giám mục Phao Lồ Lê Đắc Trọng. Cũng hiếm có những gương mặt linh mục như Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Thông, Phạm Hân Quynh.

Sự mất mát là đồng loạt như các cartes đua nhau sụp đổ.

Tỉ dụ Dòng Mến Thánh Giá được thành lập từ năm 1670 ở giáo phận Đàng Ngoài và 1961 ở giáo phận Đàng Trong giây phút tan biến hết. Hình như rất ít người công giáo lưu tâm đến lịch sử giáo hội và mất hướng lịch sử, họ dễ dàng để mất hết mà không một lời luyến tiếc. Sự thiếu hiểu biết lịch sử gíáo hội ngay cả trong hàng giám mục cũng thờ ơ trước những mất mát lớn lao này.

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về sự mất mát này là các dòng tu, nhất là dòng các nữ tu. Có khoảng 30 chục dòng tu như thế không còn phương tiện sinh sống phải tự giải tán.(Trước 1975 có thể mở trường mẫu giáo, tiểu học, trung học để sinh sống). Sau 1975, các trường bị giải thể nên các bề trên một số dòng phải quyết định giải tán tu hội. Các bà sơ nhiều người đã lớn tuổi làm gì để sinh sống? Rồi vấn đề hộ khẩu? Họ phải bương chải mở cơ sở chăn nuôi, tiểu công nghệ sống qua ngà. Tôi có cảm thức hầu như không ai quan tâm đến số phận của họ. Không ai phản đối cũng không ai lên tiếng, chỉ biết cúi đầu im lặng. Hàng giám mục lúc ấy như con chim bị đạn chỉ biết co rúm lại tìm cách hộ thân.

Các chủng viện và các trường tư thục đều phải đóng cửa. Hầu như mỗi địa phận đều có Chủng viện và mỗi giáo xứ thường có một trường tiểu học và có nơi có trường trung học đều tự đóng cửa và hiến đồng loạt cho nhà nước Có khoảng 300 trường học thuộc giáo phận Sài gòn rơi vào trường hợp này.

Các cơ sở xã hội, các cơ quan truyền thông, các cơ sở nhà in, các nhà xuất bản đồng loạt đóng cửa. Chỉ duy nhất có tờ Đối Diện của hai linh mục Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan còn được xuất hiện và đổi tên là Đứng Dậy. Nhưng hoạt động không bao lâu sau cũng bị đóng cửa. Thay thế vào tất cả các cơ quan báo chí công giáo là tờ Công Giáo và Dân Tộc do một vài linh mục vốn là cộng sản như Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, v.v.

Cuối cùng là bắt bớ giam, cầm qua các vụ Nhà dòng Đồng Công ở Thủ Đức, vụ Đắc Lộ, vụ Vinh Sơn.(12)

Những mất mát vật chất như thế lấy gì bù lại được? Và còn những mất mát tinh thần thì sao?Trong khi đó, tiếng nói chính thức thông qua Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là những ngôn từ trống rỗng, xưng tụng.

Nguồn: fearlessredemption.blogspot.com

Nguồn: fearlessredemption.blogspot.com

Không một tiếng nói can đảm nào dám cất lên trong 30 năm công giáo dưới chế độ cộng sản 1975-2005. Tôi lấy lại nhan đề cuốn sách của giám Mục Paul Léo Seitz, giám mục địa phận Kontum: Le temps des chiens muets. Thời đại của những con chó câm để diễn tả cái tình trạng đó! Cũng vẫn theo Giám Mục Paul Léo Seitz những con chó câm là tượng trưng cho những con người sợ không dám nói sự thật. Họ không dám cất tiếng nói nữa. Và đã có bao nhiêu con người-chó câm như thế?

Trong từng ấy năm tháng, từng ấy năm cúi đầu khuất phục. Giáo hội Việt Nam như tách ra khỏi Giáo Hội mẹ của họ.

GM Pau Léo Seitz (Phaolô Kim, 1906-1984)

GM Paul Léo Seitz (Phaolô Kim, 1906-1984). Nguồn: kontumquetoi.com

Lời kêu gọi: Các con đừng sợ trong dịp nhận chức của Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ nhị xem ra chẳng có kết quả gì. Sợ vẫn sợ.

Tuy nhiên, nếu lọc lựa chọn ra thì cũng có được một vài vị lãnh đạo tiêu biểu cho thời kỳ đen tối này. Tiêu biểu ở ngoài Bắc có Hồng Y Trịnh Như Khuê, Phan Đình Tụng, giám mục Phao Lô Lê Đắc Trọng. Trong Nam có Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận, các linh mục như Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi.

Kết thúc 30 năm sống dưới chế độ cộng sản Hà Nội là việc bổ nhiệm Phó giám Mục Mỹ Tho Phạm Minh Mẫn vào chức vụ Tổng giám mục thành phố Sài Gòn vào tháng 3-1998

Nó đánh dấu một giai đoạn dứt điểm mâu thuẫn giữa giáo hội công giáo và chính quyền và mở ra một giai đoạn lệ thuộc, giai đoạn đã được thuần hóa.

Nó chấm dứt những thời kỳ tranh cãi, phản đối nhùng nhằng qua lại về việc bổ nhiệm các giám mục như trường hợp Tổng giám Mục Nguyễn Văn Thuận rồi giám mục Huỳnh Văn Nghi kéo dài trong nhiều năm.

Nó cho thấy sự thắng lợi rõ rệt của chính quyền cộng sản quyết định can thiệp trực tiếp vào các quyết định bổ nhiệm chức giám mục của tòa thành. Vì vậy, sau khi được bổ nhiệm vào chức vụ mới này thì TGM Phạm Minh Mẫn trong việc làm đầu tiên của ông là đến gặp các chức sắc lãnh đạo thành phố.

Cử chỉ và việc làm này nó cho thấy sự công nhận gián tiếp vai trò chỉ đạo của nhà nước. Nội dung buổi gặp gỡ này thì không được rõ. Nó có phải như một cử chỉ cám ơn hay thái độ tuân phục thì thật sự không ai được biết.

Và từ khi ngồi vào cái ghế Tổng giám mục rồi Hồng y, vai trò của vị TGM này là dọn đường cho những kẻ kế thuộc lần lượt nắm giữ những chức vụ then chốt lãnh đạo hàng Giáo phẩm Việt Nam. Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn trong việc thay thế Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Trong Nam, Giám mục Bùi Văn Đọc lên kế nhiệm hồng y Phạm Minh Mẫn, Nguyễn Văn Khảm về Mỹ Tho, Nguyễn Thái Hợp ra Vinh.

Tôi nhớ lại khi vị giáo hoàng Phao Lô Đệ nhị đang nằm trên giường bệnh hấp hối. Hằng trăm ngàn người cầu nguyện cho ngài. Nhiều người thú nhận khóc như thể nhìn thấy gương mặt của ngài như thể nhìn thấy gương mặt của Chúa.

Đây là một so sánh rất công giáo. Người ta có thể nhìn thấy gương mặt của một mục tử để nhận ra đằng sau là gương mặt của Chúa.

Vậy thì ở Việt Nam, có bao nhiêu gương mặt mục tử của giáo hội Việt Nam giúp người ta nhìn nhận ra gương mặt của Chúa ?

Tôi không biết phải trả lời thế nào. Có chứ không phải không qua những người như Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Giám mục Michael Hoàng Đức Oanh, Kontum. Các linh mục dòng Chúa Cứu Thế như Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Văn Khải. Các linh mục đang tranh đấu khác như Phan Văn Lợi, Nguyễn Văn Giải, Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Andre Đỗ Xuân Quế, dòng Đa Minh.

Ngoài ra, nhiều vị mà tôi không được biết đến sau này. Tuy nhiên, còn những vị chức phận cao nhất như: TGM Bùi Văn Đọc chăng? Không. Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Khảm chăng? Không. Hầu hết những người này là những Pharisieu thời đại. Còn nếu nhìn theo thói đời thì đó là những Nhạc Bất Quần thời cộng sản!

Nhiều người tưởng rằng nhận xét của tôi như thế là hồ đồ, vu oan cho họ? Không. Cách đây trên dưới 10 năm, tôi đọc được những lời tuyên bố đó đây của các giám Mục như Bùi Văn Đọc, linh mục Nguyễn Văn Khảm và linh mục Nguyễn Thái Hợp.

Tự nhiên tôi cảm nhận ngay được thế này thì không xong rồi và thầm nghĩ rằng sau này tương lai các vị này còn tiến xa hơn nữa. Tôi đã hỏi nhiều bạn bè thì đều có cảm tưởng là những người này với những câu nói dọn đường của họ, họ biết chắc và chờ đợi điều gì xảy đến cho họ.

Tôi đã không thể nào chịu đựng nổi khi nghe những bài giảng của Lm Nguyễn Văn Khảm xưng tụng Hồng y Phạm Minh Mẫn trong các dịp mừng 80 tuổi, hoặc mừng kỷ niệm hơn 20 năm làm giám mục và một số dịp khác. Tôi vẫn cố thu nhập xem công trạng của hồng y Phạm Minh Mẫn trong suốt những năm làm Tổng giám mục Sài Gòn, ngoài mấy công trình xây dựng lại đại Chủng viện thì còn gì nữa? Đã có lần nào dám hé răng lên tiếng bênh vực những lời kêu cứu của đồng bào, những nỗi oan của dân đen mất nhà, mất đất? Không. Không bao giờ. Họ bình chân như vại mặc ai đau khổ oan khiên. Mặc các giáo xứ bị chính quyền đàn áp.

Tôi cũng không thể nào nghe nổi những lời tuyên bố mang tính nịnh bợ chính quyền cộng sản của Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc khi sang Rô ma.

Quả y như rằng. Họ đã có những chỗ ngồi tốt nhất mà nhiều người mơ tưởng. Tại sao, tôi lại có thể tiên đoán trước được tiền đồ của các vị ấy như thế?

Trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ là đã đến lúc phải thay thế cách thức chọn lựa giám mục. Cách chọn lựa giám mục Việt Nam là không ổn

  • 10 năm sau mới đây

30 năm sống trong lòng chế độ. Người công giáo cũng như lãnh đạo giáo hội hầu như đã thuộc bài. Họ như con ngựa đã thuần. Họ tấ cả bị điều kiện hóa. Conditionné.

Về điểm này, phải công nhận chế độ ấy đã uôn nắn con người đến sắt cũng phải mềm.

Năm 2005 đánh dấu bằng chân dung một Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đầy hào khí mà 30 năm về trước liệu cũng không tìm thấy được một người.

TGM trở thành linh hồn của cuộc đấu tranh của Thái Hà dành lại đất của DCCT bị chính quyền lấn chiếm.

Trong suốt thời gian ngắn ngủi tranh đấu, Sài Gòn im lặng. Huế ngậm tăm. Sự mất đoàn kết trong Hội Đồng giám mục thấy rõ trong vụ Thái Hà. Đó là thái độ vừa mù vừa câm và điếc. Bên cạnh cuộc đấu tranh ấy, ngài còn phát biểu những câu nghe không lọt tai bọn sâu dân mọt nước. Chúng dùng cả bộ máy tuyên truyền của chính quyền Hà Nội ra rả chửi bới ngài mỗi ngay trong suốt cả tháng.

Và cuối cùng thì do áp lực từ nhiều phía, ngài đành phải rút lui ra khỏi giáo phận. Đây chứng tỏ một lần nữa giáo triều Vatican đã bán rẻ ngài.

Ngài đã vâng lời rút lui ở ẩn. Những linh mục dòng Chúa Cứu Thế như Vũ Khởi Phụng trở thành bơ vơ. Giáo dân như mất người chủ chăn tốt. Có những linh mục trẻ phải tìm đường ra nước ngoài như linh mục Nguyễn Văn Khải.

Nhưng xin nhắc nhở họ, giáo hoàng Benedicto XVI đã cảnh cáo thái độ đồng lõa im lặng này (Complicité du silence) như sau:

‘Tôi có biết một số giám mục đã thú nhận ở chỗ riêng tư là các vị ấy đã quyết định khác với những quyết định riêng của chính họ khi ra trước Hội đồng giám mục. Họ đã chấp nhận cái luật của nhóm (Loi du groupe) để tránh bị phiền nhiễu, tránh bị coi là người gây rối, tránh bị coi là đầu óc chật hẹp, chậm tiến vv. Thật là tốt đẹp biết bao khi mọi người đều có quyết định chung. Nhưng đã biết bao lần những quyết định chung đó chỉ nhằm che dấu những điều xấu, những xi căng đan, sự sai lạc phúc âm, muối và men bột.”(13)

Sau vụ TGM Ngô Quang Kiệt bị cho nghỉ hưu sớm. Giáo Hội Việt Nam thực sự trở thành Giáo Hội nhà nước. Nếu Giáo Hội Phật giáo trở thành Giáo Hội nhà nước từ năm 1981 có tính cách định chế thì Giáo Hội công giáo cũng là một hình thức nửa giáo hội nhà nước, chưa có định chế. Chỉ còn một bước nữa nó sẽ được vinh dự định chế nếu nó thiếu cái dù bảo trợ đằng sau của Vatican.

Tiếng nói của họ – giám mục – không được chính quyền coi trọng.

Như trong việc đòi lại Giáo Hoàng Học Viện, Đà Lạt đã được chính thức chấp nhận về chủ quyền đất đai vĩnh viễn ngày 21-9-1964. Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn – nay là Hồng y – đại diện Hội Đồng Giám Mục chính thức chỉ đòi hỏi: Ngưng việc xây dựng công viên. Văn thư được gửi đi không được trả lời. Giám mục Nhơn trả lời phỏng vấn một cách hoàn toàn hờ hững và bất lực: Chúng tôi không thể nói gì hơn nữa. Và cuối cùng: Chúng tôi vẫn đợi.

Đợi đến bao giờ, thưa ngài Hồng y?

Hội nghị biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo, giai đoạn 2010 - 2015, Bắc Giang. Nguồn: ubdkcgvn.org.vn

Hội nghị biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo, giai đoạn 2010 – 2015, Bắc Giang. Nguồn: ubdkcgvn.org.vn

Trong một bài giảng của linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, O.F.M vào ngày 29-9-2013, linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh đã không ngần ngại lên án những thái độ này và linh mục gọi là thái độ vô cảm.

Nhắc lại quá khứ, trước đây, trước 1975, khi còn trẻ, tôi thường có cái nhìn không mấy có thiện cảm với các vị thừa sai người Pháp, đôi khi còn có thái độ ác cảm.

Nay nhìn lại một cách công bằng, tôi nhận thấy phần đa số các thừa sai được gửi sang đây đều là những người hy sinh, thiện chí và có lý tưởng. Họ xứng đáng với vai trò những kẻ đi truyền giáo, những kẻ đi mở đường.

Hồi ký của những nhà truyền giáo như P. Dourisboure và C. Simonnet. M.E.P trong La Mission des grands Plateaux đã để lại biết báo nhiều những kỷ niệm phiêu lưu, mạo hiểm đầy can đảm và lòng tận tụy hy sinh của họ. Nó chẳng khác gì những cuộc chinh phục miền Viễn Tây của những người Mỹ xưa.

So các thừa sai này với những thành phần giám mục trong Giáo Hội nhà nước hiện nay thì quả đúng là một trời một vực. Họ không xứng đáng tiếp tục ngồi tại vị một cách vô trách nhiệm, không dám có một lời phản đối.

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu trong suốt 40 năm dưới chế độ cộng sản, Giáo hội Công giáo Việt Nam có còn cái tư thế độc lập với chính quyền, với nhà nước nữa hay không? Tương lai giáo hội sẽ như thế nào với một tập đoàn giám mục lãnh đạo chịu sự kiềm chế và lãnh đạo của cán bộ cộng sản?

Nếu nói sống đạo là sống vào niềm tin, làm thế nào để tôi có thể đặt để niềm tin của mình vào những người như Bùi Văn Đọc, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Thái Hợp?

Câu trả lời là càng ngày, tổ chức giáo hội thông qua Hội Đồng Giám Mục Việt Nam càng xa lầy, càng mất cái tư thế độc lập và càng bị định chế hóa bởi những quyết định của nhà nước cộng sản trong vấn đề giáo dục, truyền đạo và bổ nhiệm.

Nhiều dấu hiệu thông qua việc bổ nhiệm cho thấy đây là một dấu hiệu của một giáo hội nhà nước trá hình.

Khi một vị lãnh đạo biết mình không thể đảm đương được công việc giao phó một cách trọn vẹn thì nên từ chức. Nếu nghĩ được như thế thì nhiều giám mục trong HĐGM Việt Nam đã phải nộp đơn từ chức.

Tôi nghĩ đến trường hợp Hồng y Phạm Minh Mẫn.

Đối với vị Hồng y đã nghỉ hưu, tôi đã có dịp tìm hiểu gốc gác gia đình, những ngày vị này còn là Lm giáo Chủng Viện, rồi Phó Giám Mục Mỹ Tho, trước khi leo lên Tổng Giám Mục TP Hồ Chí Minh.

Ở cương vị linh mục, ngài có thể là một mục tử tốt, có lý tưởng.

Riêng linh mục Huỳnh Công Minh ngồi ở vị trí ấy từ năm 1975 đến nay tự nó ngồi lâu như thế đã một lỗi lầm rồi. 10 năm đã được kể là quá nhiều. Mà đến 40 năm chứng tỏ thành phố Hồ Chí Minh không còn ai. Hồng y Mẫn đã không đủ can đảm xô cái ghế của Huỳnh Công Minh – một cái ghế có hai chân, một chân giáo hội và một chân cộng sản – từng làm trò cười cho nhiều người. Đến lượt Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc lấy tư cách gì để xô ngã cái ghế ấy? Một người rất khiêm nhường thường không biết phải nói gì, làm gì? Nói theo Đảng thì có gì cần hỏi ý Chúa?

Phần ông Huỳnh Công Minh, ông phải có trách nhiệm biết nhường chỗ cho người khác. Việt Nam cũng như Giáo Hội Việt Nam cần phải có một thứ văn hóa từ chức mới được. Cứ như cung mực này, ông có nhiều triển vọng vượt qua Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong việc ngồi ỳ tại chức vụ. Và cho đến lúc ông chết, Đảng và Giáo Hội sẽ phải quyết định nên chôn ông ở nghĩa địa nào cho xứng hợp? Nghĩa địa Đất Thánh hay nghĩa địa Ba Đình?

Gương của Giáo Hoàng Francis là sống thanh bạch. Hội đồng giám mục Việt Nam có mắc 15 khuyết tật được nêu ra bởi giáo hoàng Francis không? Chẳng những không phải 15 mà nhân gấp đôi cũng chưa đủ số. Điều này cũng là một bài học để xem có bao nhiêu giám mục trong nước Việt Nam theo được gương của ngài?

Cái bệnh đi đâu cũng đón tiếp, cờ xí long trọng, kèn trống inh ỏi, trẻ con, phụ nữ xếp hàng từ ngoài cổng chào còn lâu mới xóa bỏ được như việc đón tiếp giám mục Nguyễn Văn Khảm về nhậm chức ở Mỹ Tho.

Ôi sao mà linh đình như thế! Hy vọng từ đây về sau, tôi không còn phải nhìn cái cảnh đón rước rình rang như thế nữa.

Bên này, việc bổ nhiệm một giám mục về một nhiệm sở là công việc nội bộ của giáo hội, Giám mục đến một cách âm thẩm, đi về không ai biết! Chúng ta học được gì trong ngày lễ nhậm chức của Giáo Hoàng Francis?

Hàng giám mục Việt Nam phải có can đảm vượt ra khỏi mình, nhận lãnh trách nhiệm rõ ràng trước cộng đồng dân Chúa.

Nghĩa là người của hoàn cảnh dám cất lên tiếng nói.

Ngày hôm nay, giới trẻ, giới trí thức, giới cựu cán bộ cộng sản đều dõng dạc lên tiếng phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản. Phần chúng ta, chẳng lẽ chúng ta không có tiếng nói, vẫn im lặng?

Phải dám tự tuyên xưng như giáo hoàng Benedictô XVI tuyên bố tại Học viện hàn lâm công giáo Bavarian Munich, năm 1971: Why I am still in the Church?

Tại sao tôi vẫn còn là người của giáo hội?

Các giám mục có thật sự còn là người con của giáo hội hay là con cái của quỷ Satan.

Đó là điều mà nhà thần học Thụy Sỹ Hans Kung gọi là ý thức hệ Satan. (Ideologia satanae, une idéologie de Satan).(14)

Phúc âm 16,23 viết: “Satan, hãy lui ra khỏi ta! Mày đã phá ta, bởi vì những tư tưởng của mày không phải từ Chúa, mà từ con người”

Để cứu giáo hội công giáo Việt Nam ra khỏi vũng lầy cộng sản, cần thay đổi thể thức bầu chọn giám mục. Điều mà ngay giáo hội công giáo Âu Châu cũng thấy cần thiết phải thay đổi theo nhu cầu riêng của họ.

Tỉ lệ giáo dân TCG tại các nước ở châu Á. Nguồn: Pew và NYT.

Tỉ lệ giáo dân TCG tại các nước ở châu Á. Nguồn: Pew và NYT.

Cho nên, hiện nay cho dù Hội Đồng giám mục Việt Nam đã xây được một trụ sở lớn lao cao 8 tầng tại số 72-12 đường Trần Quốc Toản, phường 8, quận ba oqr Sài Gòn thì điều đó chưa đủ nói lên mức trưởng thành và phát triển của HĐGM bao lâu còn lệ thuộc vào chính phủ. Tương lai còn có tham vọng xây dựng một đại học thần học công giáo. Nó hứa hẹn một tương lai khá hơn cho giáo Hội nếu nội dung giảng dạy và tuyển chọn người giảng dạy không phải do đảng chỉ định.

© 2015 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

Nguồn: Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline biên tập và minh hoạ.

(9) John L.Allen Jr, Pope Benedict XVI, trang 175-176

(10) Cuốn sách duy nhất của Ormando là cuốn tiểu thuyết Il Fratacchione (“Tu sĩ béo”), kể lại hai năm Ormando sống tiêu tại một tu viện, cố gắng để có được gần gũi hơn với Thiên Chúa và để làm sạch bản thân, thoát khỏi những ham muốn “ô uế”. Người kể chuyện trong sách nói, “Sự thật đồng tính không là cái đẹp. Ngược lại, nó là một sự chết liên tục trong tâm hồn. Hoặc chấp nhận là người đồng tính, hay là tự sát.” (Nguồn: John-Manuel Andriote, “‘Alfredo’s Fire’ Sure to Spark Discussion About Religion, Homosexuality and the Deadliness of Intolerance”, HuffPost, 03/15/2013)

(11) Giáo Hoàng: Vatican mắc 15 căn bệnh, BBC, ngày 23-12-2014

(12) Vũ Sinh Hiên, 30 mươi năm công giáo Việt Nam dưới chế độ cộng sản Việt Nam, Giáo Hội công giáo tại TP Hồ Chí Minh, từ trang 317-325

(13) John L. Allen Jr, Ibid., trang 78-81

(14) Hans Kung, Peut-on encore sauver L’Église, trang 11