Phần 8

Lận đận với (ba) Tàu (I)

Lận đận với Tàu: Phải chăng Trung Quốc là một cơn ác mộng của Việt Nam?

Uốn thẳng lưng ra thì ta với được Trời xanh

Trần Dần (1954)

Nếu quả như lời nhận định của Trần Dần là chính xác thì kể từ khi có đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, chưa lúc nào họ chịu uốn thẳng lưng để với được trời xanh.

Trên thực tế thì có thể họ đã đánh đuổi được Pháp, được Mỹ nhưng lại khom lưng, khún núm lệ thuộc hết Nga lại Tầu. Không có gì quý hơn Độc Lập và Tự Do. Hồ Chí Minh đã nói như thế. Đúng lắm, ai cũng muốn như vậy. Chỉ tội nói mà không làm. Vì thế, hiện nay ở Việt Nam, tự do dứt khoát là chưa đạt được mà Độc Lập thì như chỉ mành treo chuông.

Trời xanh mà Trần Dần mong đợi đã không thấy, chỉ thấy “Những Thiên Đường Mù” mà Dương Thu Hương đã lấy làm tựa đề cho một cuốn sách của bà. Trên nửa thế kỷ đã qua mà những vấn đề của Việt Nam nay vẫn dậm chân tại chỗ.

Hiện nay, Trung Quốc ở bên ngoài là sự de dọa đến an nguy của đất nước. Bên trong là thamn nhũng, vô đạo đức, bất tài như những kẻ nội thù tàn phá đất nước này. Thù trong giặc ngoài đều có cả.

Rất nhiều người từ quan sát viên ngoại quốc đến người Việt Nam quan tâm đến tình hình Việt Nam bày tỏ nỗi lo ngại về nguy cơ sụp đổ của chế độ nếu không kịp thời có những thay đổi.

Hồ Chí Minh, một thứ tay sai của chủ nghĩa cộng sản quốc tế

Làm thế nào với được Trời Xanh khi người lãnh đạo cao nhất, Hồ Chí Minh, chỉ là tay sai cho ngoại bang? Bài viết này nhắc nhớ mọi người hãy nhớ lại cả cuộc đời đời Hồ Chí Minh chưa bao giờ dám đứng thẳng trước Nga Tầu.

Hãy nhớ lại lần đầu tiên Hồ Chí Minh đặt chân lên “Thánh Địa” của cộng sản Nga, đất nước của Lê Nin vào ngày 30-06-1923. Và ngay từ hồi đó, Hồ Chí Minh khi đứng đằng sau lá cờ đỏ đã gián tiếp nhìn nhận vai trò “tay sai” của mình: “nguyện đem lá cờ của Người đi khắp thế giới”.

Ho Chí Minh reached Petrograd (now once again St. Petesboururg) by ship on 30 june 1923 from the North sea port of Hamburg. (Trích The Missing Years, Sophie Quinn –Judge, trang 43.)

Hồ Chí Minh đã tự nguyện làm “ tay sai” cho Stalin rồi. Nguyễn Ái Quốc đã nói với Manuilski:

“Tôi tin rằng lần sau gặp đồng chí thì tổ quốc Việt Nam của tôi đã có đảng Cộng sản. Với căn cứ vào lời hứa đó, ngày 25-9-1924, ban chấp hành Quốc Tế cộng sản ra quyết định:

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cần đi Quảng Châu ... Mọi chi phí do ban Phương Đông đài thọ”

(Trích Hồ Chí Minh, nhân định tổng hợp, Minh Võ, trang 184.)

Nhưng sau này, Hồ Chí Minh quay trở lại đất nước Liên Xô vào đầu năm 1950 với mục đích là để ngửa tay cầu viện quân sự để đánh Pháp. Nhưng Stalin gần như phủi tay giao trách nhiệm đó cho Mao Trạch Đông. Theo như Hồi ký của Khrushchev ghi lại như sau:

“Stalin treated the Vietnamese revolutionary with open contempt during the visit. On the second or third day after Ho’s arrival, when Soviet officials arranged a meeting with Stalin, the later’s attitude toward his guest was in Khrushchev’s words, ‘offensive, infuriating’.”

(Trích Ho Chi Minh: A Life, William Duiker, trang 421.)

Hồ chí Minh bẽ bàng quay lui, nhục nhã, liệt vị hẳn một giây thần kinh bên cổ không ngó lại được nữa. Mao Trạch Đông an ủi:

“Tất cả những gì Trung Quốc có và Việt Nam cần thì chúng tôi sẽ giúp.”

Vậy mà Võ Nguyên Giáp đã dựng lên câu truyện hoàn toàn “tốt đẹp” khác xa sự thật về chuyến đi gặp Stalin như sau:

“Xtalin nói vui như sau: Trung Quốc sẽ không thiệt vì trao cho Việt Nam những thứ đã dùng rồi, sẽ nhận lại ở Liên Xô những thứ mới. Trong quan hệ quốc tế, phải có đi có lại Liên Xô viện trợ Trung Quốc một xe tăng, Trung Quốc trả lại một con gà, một khẩu pháo thì trả lại một quả trứng. Việt Nam trả Trung Quốc thế nào thì tùy”.

(Trích Đường tới Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp, trang 14.

Cái Việt Nam phải “trả cho Trung Quốc thế nào thì tùy” nay ra sao, thưa Đại tướng?

Người cộng sản Việt Nam đã quên rằng: Mọi của cho đều là của nợ.

Không ai cho không bao giờ. Và người ta nghĩ rằng bây giờ tốt hơn hết là không vay cũng không nhận của cho để khỏi phải nợ.

Hồ Chí Minh, một con người luôn luôn muốn sống còn bằng cách dựa vào đôi chân người khác nên không đi được với Stalin, ông dựa hoàn toàn vào đôi chân của Mao Trạch Đông. Rất tiếc đôi giầy của Mao Trạch Đông lớn quá khổ, chân Hồ Chí Minh không bao giờ đi vừa.

Sau này cho dù Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh thắng được thực dân Pháp, nhưng họ phải trả một giá quá đắt cho cuộc chiến thắng ấy. Ông Bùi Tín đã nhắc lại trong một bài viết: Đien Bien Phu, victoire au gôut amer, Chiến thắng Điện Biên Phủ, ăn mừng trong cay đắng, đăng trên tờ Courrier international, ngày 13-05-2003. Ông kể lại trường hợp 20 sĩ quan trẻ được gửi ra chiến trường thay thế cho những sĩ quan chỉ huy đã nằm xuống.

Chỉ có 3 người còn sống sót để trở về.

Nhưng cái đau sót và nhục nhã hơn cả là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chẳng khác gì một thứ gái điếm bán thân cho người Tầu ngủ chịu để trừ nợ dần... mà hình như vẫn chưa trả hết nợ.

Cái nợ mà sau này, sau 1974 gặp Lê Duẩn, Đặng Tiểu Bình căm hận gọi là “sự vô ơn bạc nghĩa” của chính quyền Hà Nội.

Nhìn lại hai cuộc chiến đã qua, tôi nhận ra rằng, người cộng sản đã không tính hết cái giá phải trả là bao nhiêu và giá nào là vừa phải. Họ chơi xả láng để đạt được cái danh anh hùng hão huyền mà nghèo mạt rệp, mà hy sinh cả mấy thế hệ trong nghèo túng và dốt nát.

Ta thắng cả thế giới, nhưng ta thua mọi người đến nghèo mạt rệp.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trong bài nói truyện về Thực trạng Việt Nam đã nhỏ nhẹ khuyên các lãnh đạo ngu dốt là:

“Chúng ta nên biết điều một tý. Đừng lúc nào cũng lớn giọng dạy bảo thiên hạ, không nên tự xưng là đòn bảy cho thế kỷ, là làm xung kích cho lịch sử... mà đói rã họng đi ngửa tay xin tiền người khác (...) Khi lợi tức của mình chỉ có 735 đô la một đầu người thằng Mỹ nó lịch sự nói mình thuộc loại thu nhập thấp. Rồi nếu lợi tức đạt được 3000 đô la/đầu người vẫn chỉ là thu nhập trung bình thấp ... đến 9100 đô la/đầu người mới là trung bình cao. (...) Trước đây ta giầu có hơn Trung Quốc, nó nghèo hơn ta, bây giờ thu nhập bình quân của ta chỉ bằng 20% của Trung Quốc. (...)

Các đồng chí thử nghĩ xem: năm nay 530 đô la, 10 năm nữa lên 1.600 đô la, vẫn thuộc trung bình thấp. Thế thì bao nhiêu năm nữa thì lên đếm 10.000 đô la?

Hay là chuyện đó chúng ta đành để xem sau.

Trích tóm lược lại trong báo Truyền Thông Communications, số 14-15, 2004-2005, Lê Đăng Doanh, trang 67-89.

Tôi thấm thía nhất cái lời Khuyên rất thực tế của ông Lê Đăng Doanh: chúng ta nên biết điều một tý.

Chủ Nghĩa Bành Trướng và tham vọng của Bắc Kinh

Người Việt Nam trong nước và hải ngọai ngồi lại với nhau hôm bay cần ghi lại một một số nhận xét mà người viết ghi lại sau đây để thấy rõ được ý đồ của chủ nghĩa bành trướng của Tàu Cộng sản là một sự thật không chối cãi được ngay từ khi thống nhất nước Tàu.

Bài học sâu xa là: Đừng bao giờ tin vào người Cộng sản. Dù là Cộng sản Tàu, dù là Cộng sản Nga, dù là Cộng sản Việt Nam.

Bài học Mao Trạch Đông cho chúng ta thấy rằng trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh (Long March) với 200.000 quân đã bị họ Tưởng rượt đuổi từ Giang Tây tiến về phía Tây Tạng rồi đi ngược lên phía Bắc tới Diên An của tỉnh Thiểm Tây.

Một phần đám quân ấy chết vì đói ăn và bệnh tật, nhưng phần lớn dân quê bị bắt đi lính đã đào ngũ và cuối cùng chỉ còn có 25 ngàn người. Biết bao nhiêu huyền thoại đã tô vẽ cho cuộc trương chinh đào thoát này? Tuy nhiên nhờ dối trá, lừa phỉnh lừa được Tưởng Giới Thạch mà 3 năm sau, (từ 1946-1949) họ đã đánh bại 4 triệu quân Tưởng vào năm 1949.

Một số sử gia Tây Phương ngày nay cho rằng vào lúc ấy nếu họ Tưởng cương quyết dẹp ý tưởng hợp tác với cộng sản Tàu thì câu chuyện có thể đã là khác:

“Họ Tưởng có thể nghiền nát người cộng sản, nhưng đã để cho họ sống như món hàng mặc cả với Liên Xô”.

Trích Trung Quốc thách thức lịch sử chính thống, theo BBC, ngày 30-5-2006.

Điều này cũng đã được chính Tưởng Giới Thạch viết lại đúng như vậy trong Hồi ký của ông như sau:

“L’échec de ce premier essai de Coexistence Pacifique n’empêchêcha pas le Kuomintang, et plus tard le Gouvernement que je dirigeais, d’essayer par deux fois de renouer l’amitié russe: Le seul résultat fut la perte totale du continent chinois.”

Trích Comment les Communistes se sont emparés de mon pays, Tchang Kai-Shek, xuất bản 1958, dịch từ bản tiếng Anh của Ouvaroff, trang 12. (Làm thế nào những người cộng sản đã xâm chiếm được đất nước tôi.)

Thất bại của cuộc thử nghiệm sống chung hòa bình (đáng lẽ phải là một bài học, đáng lẽ phải loại trừ cộng sản không tương nhượng. Ghi chú của người viết) đã không vì thế ngăn cản Quốc dân đảng và sau này chính phủ do tôi điều khiển đã hai lần tìm cách nối lại tình thân hữu với Nga Sô Viết: Kết quả đạt được là mất toàn thể lục địa Trung Hoa.

Tưởng Giới Thạch đã bị Mao Trạch Đông lừa hai lần và miền Nam cũng bị đánh lừa như vậy. Bài học ấy phải chăng cũng giống như những gì đã xảy ra ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954-1975?

Trương Như Tảng đã cay đắng viết lại như sau trong buổi duyệt binh khi đứng cạnh Văn Tiến Dũng ăn mừng chiến thắng sau 1975 như sau:

“At last, when our patience had almost broken, the Vietcong units finally appeared. They came marching down the street, several straggling companies, looking unkempt and ragtag after the display that had preceded them. Above their heads flew a red flag with a single yellow star- the flag of the Democatic Republic of North Viet Nam.

Seeing this, I experienced almost a physical shock. Turning to Van Tien Dung who was then standing next to me, I asked quietly, “ Where are our divisions one, three, five, seven and nine?”

Dung stared at me a moment, then replied with equal deliberateness: “The army has already been unified”. As he pronounced these words, the corners of his mouth curled up in a slight smile.”

(Trích A Vietcong Memoir: An Inside Account of the Vietnam War and Its Aftermath, Trương Như Tảng, trang 204-205)

Phần nước Tàu, sau khi thống nhất, Mao Trạch Đông tuyên bố:

“Nước Tàu là một đa quốc gia thống nhất. Và tất cả những ý đồ làm sứt mẻ tính hợp nhất này đều bị nghiêm trị. Đa Quốc Gia đó bao gồm lãnh thổ Hàn Quốc, bán đảo Đông Dương, xứ Miến Điện, các quốc gia vùng Hy Mã Lạp Sơn, v.v...

Và trước mắt là che dấu ý đồ xâm lược ấy, cộng sản Tàu đã đưa ra hình thức một “Liên minh Hữu Nghị” các nước anh em bao gồm:

Bắc Hàn, Bắc Việt Nam, Cam Bốt do Norodhom Shianouk, Lào do Souphanouvong.

Nói tóm lại đế quốc Trung Hoa sẽ tìm mọi cách để thiết lập lại các biên giới thiên nhiên ấy (Frontìères naturelles) và mối liên hệ Hán tộc ở các nước này.

(Trích tóm lược Quand la Chine s’éveillera... le monde tremblera, Alain Peyrefitte, 316-318.)

Để thực hiện bước đầu mưu đồ bành trướng, ngay 1949, Tân Cương bị sát nhập vào Tàu vào tháng 10/1950. Hồng Quân tràn sang Tây Tạng và cuộc kháng chiến âm ỉ của Tây Tạng kéo dài đến 1956 thì bộc phát dữ dội và Tibet bị thanh toán xong năm 1959. Vào giữa tháng 6 năm 1951, họ Mao đã đưa ra sách lược để thôn tính cho xong Tibet như sau:

“On the policies for our work in Tibet, Directive of the Central committee of the Communist Party of China. It holds that the basic policies and the various specific steps set forth in the telegram are correct. Only by following them can our army establish itself in an invulnerable position in Tibet”.

Trích tuyển tập Selected works of Mao Tse-tung, volume V, trang 309 -Volumes I through V published by Foreign Languages Press, Peking, China.)

Chủ nghĩa bành trướng Tàu xem ra như muốn rửa nỗi nhục đã bị liệt cường sâu xé vào năm 1908 với những thỏa ước bất lợi cho Trung Hoa như Thỏa ước Nam Kinh (Treaty of Nanking or Treaty of Nanjing).

Cộng chung nước Tàu chịu đựng 110 năm bị sỉ nhục và từ đó đã làm nảy sinh một thứ lòng ái quốc quá mẫn. Ta có thể so sánh lòng ái quốc ấy của người Tàu giống như người Pháp khi bị ngoại bang can thiệp, đã làm nảy sinh cuộc chiến tranh 100 năm trước đây.

Trong Le déluge du matin (The Morning Deluge – nói về Mao Trạch Đông và cuộc Cách mạng Tàu 1893 đến 1953), Han Suyin đã tả lại cái khung cảnh Quảng trường Thiên An Môn, rất sống động hào hùng vào ngày 1-10-1949 tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông trước hàng triệu người đã hướng về phía Nam có treo bức ảnh lớn Tôn Dật Tiên và hô to lên như sau:

“Le peuple chinois est debout... personne ne pourra (plus jamais nous humilier)”

Trích Le déluge du matin, Han Suyin, trtang 334 .

Dân tộc Trung Hoa đã đứng dạy... Sẽ không bao giờ còn có ai có thể sỉ nhục chúng ta nữa.

Và cũng kể từ 1951, mặt trời của Việt Nam nay mọc hướng về Phương Đông. Bài hát ca ngợi Mao Trạch Đông “Đông Phương Hồng” cũng kể từ đấy gắn liền với bài Quốc ca của Việt Nam.

Bi kịch lệ thuộc Tầu không phải chỉ là bi kịch của một chế độ cộng sản mà thôi.

Mà là bi kịch của cả một đất nước buộc phải đặt cọc tương lai đất nước mình vào Tàu Cộng Sản và con ngáo ộp chủ nghĩa Mác-Lênin.

Và để đền đáp công ơn của Trung Quốc, đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngần ngại ghi vào điều lệ của mình từ năm 1951 như sau:

“Đảng Lao Động mang ơn học thuyết Mác, Ăng ghen, Lê Nin, Xtalin. Và mang ơn Mao Trạch Đông ứng dụng vào thực tế cách mạng Việt Nam, xem như là cơ sở lý luận của tư tưởng, là kim chỉ nam của mọi hành động của mình”.

Đảng lao động mang ơn Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là việc của họ, hà cớ gì bắt cả nước lãnh chịu phải mang ơn Tàu Cộng? Và như thế thì làm thế nào để ngước mắt lên nhìn trời xanh được?

Cả một đám mây mù thế kỷ lởn vởn trên số phận Việt Nam cho đến ngày này và chưa biết còn kéo dài đến bao giờ? Mà nào có xong.

Họ đã ba lần đánh và xâm chiếm bờ cõi Việt Nam: 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH.

Cộng Sản Việt Nam (lúc đó là nhà nước VNDCCH) im lặng không dám hé răng.

1979, Cộng sản Tàu tấn công sáu tỉnh biên giới phía Bắc, phá hủy sạch và sau đó rút lui sau một tháng.

1988, lại một lần nữa ở một cường độ chiến tranh bỏ túi. Cộng sản Tàu lại xua quân chiếm đất đai của Việt Nam. Chính quyền Hà Nội đã dấu nhẹm. Ít ai được biết là năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận quần đảo Trường Sa, chiếm đá Gạc Ma (Johnson South Reef) và bắn cháy ba tàu vận tải và giết khoảng 70 thủy thủ của Hải quân Viêt Nam.

Chưa kể những cuộc đánh phá nhỏ liên tục từ 1979 đến năm 1988, Tàu đã đánh chiếm các cao điểm chiến lược dọc biên giới.

Khi xảy ra cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam đã không hết lời gọi Tàu là “kẻ phản bội chủ nghĩa Xã Hội”, tên “ Phản động Quốc Tế đầu sỏ” bợ đỡ “đế quốc Mỹ”, kẻ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa với thuyết “mèo trắng mèo đen”

Vậy mà trớ trêu thay để trả giá cho việc được bình thường hóa với Trung Quốc vào năm 1991, Việt Nam phải hòa hoãn vì không có lựa chọn nào khác, dù Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm.

Các nước Đông Âu thi nhau sụp đổ. Cộng sản Việt Nam phải chọn đồng minh và đồng minh này không ai khác là Trung Quốc bằng cách loại bỏ Nguyễn Cơ Thạch trong đại hội VII, 1991. Thạch trở thành con vật con vật tế thần để đạt được việc bình thường hóa giữa hai nước.

Và nay CSVN đổi giọng, thay vì gọi Đặng Tiểu Bình là tên phản động đầu sỏ theo chân đế quốc Mỹ, ta nhã nhặn gọi là “kiến trúc sư” của công việc cải cách. Thuyết “mèo trắng mèo đen” bây giờ được gọi là một thứ “sáng tạo siêu việt”, đưa nước Trung Hoa tới “những bước phát triển thần kỳ”.

Rồi 10 năm sau, CSVN mới tỉnh mộng lại lẽo đẽo theo chân Trung Quốc đổi mới. Nếu chỉ tính từ 1975, Việt Nam đã đi chậm mất 15 năm để biết thế nào là “mèo trắng, mèo đen”.

CSVN vừa trả xong cái giá để được bình thường hóa với Trung Quốc; CSVN tiếp tục trả giá tiếp cho cái Hiệp Ước biên giới trên bộ vào 30-12-1999 bằng cách mặc nhiên công nhận các cao điển chiến lược mà Trung Quốc xâm chiến từ năm 1979 là thuộc lãnh thổ nước Tầu. Tính ra ta mất tất cả 700 km2 dọc theo biên giới phía Bắc.

Nhưng ông Lê Công Phụng tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của mạng VASCOrient, ngày 28-01-2002 rằng nước ta không mất gì cả, không hề mất 700 km2. Diện tích đất đai tranh chấp chỉ thu hẹp ở mức 227 km2, trong đó chúng ta được khoảng 113 km2 còn Trung Quốc được trên dưới 114 km2. Cho đến 2002, Bản Hiệp Định cũng không được công bố. Hỏi tại sao không công bố thì ông Phụng trả lời “các nước đều có thông lệ không nhất thiết phải công bố mọi Hiệp định”. Sau này túng thế quá thì Bản Hiệp Định đã được đăng trên báo Nhân Dân, nhưng lại không có bản đồ nên mọi người cũng chẳng biết đường mò nào mà lần.

Muốn biết sự thật ra sao vê Hiệp Định biên giới, như thông lệ, không có cách nào khác hơn là kiên nhẫn chờ thêm chừng 5 đến 10 năm nừa khi ông Lê Công Phụng về già, lúc đó may ra ông sẽ nói sự thật.

Thôi họ đã dấu thì tra hỏi mấy cũng vô ích.

Giá trả như thế thì đừng ảo tưởng dựa vào Tàu nữa. Đừng bao giờ hãnh tiến ta đây anh hùng chiến thắng cả Pháp lẫn Mỹ nữa.

Xem ra hiện nay bài học cũ cũng chẳng có ích gì cho cái đảng Cộng sản hiện nay.

Vì thế Việt Nam lúc này chỉ có một con đường thoát hiểm là vươn ra thế giới, vươn ra biển và từ bỏ khoác áo chủ nghĩa cộng sản, từ bỏ con đường lệ thuộc vào Tàu.

Bài học lịch sử còn đó mà sao họ không học được gì?

Bài học sâu xa là xin nhắc lại và xin nhắc nữa là: Đừng bao giờ tin vào người cộng sản. Dù là cộng sản Tàu, dù là cộng sản Nga, dù là cộng sản Việt Nam.

Chính sách đi dây của Hồ Chí Minh và sự thất bại của chính sách này

Và để tránh hoàn toàn bị lệ thuộc quá vào Nga hoặc Tàu, Hồ Chí Minh đã áp dụng chiến thuật đi dây với cả hai nước cộng sản đàn anh như ông Bùi Tín có lần nói, “Ông Hồ khéo léo với Trung Quốc hơn nhiều và luôn cố gắng cân bằng giữa Liên Xô và Trung Quốc.” (Trích Nhìn lại nhân vật Hoàng Văn Hoan BBC Vietnamese ngày 2009-03-06).

Phùng Quán trước đây trong bài “Lời mẹ dạy” có nói về thân phận nhà văn dưới chế độ cộng sản. Nay có lẽ chỉ cần đổi chữ nhà văn ra nhà chính trị là hiểu cái thế cỡi lưng cọp của Việt Nam:

Người làm xiếc đi dây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà chính trị

Khó lắm, chỉ sẩy chân một tý là máu chảy, đầu rơi. Trong khi đó thì tham vọng của Trung Quốc càng ngày càng không cần dấu diếm nữa.

Thật vậy, trong một cuộc gặp gỡ giữa 4 đảng Cộng sản Trung Hoa, Nam Dương, Việt Nam, Lào từ tháng 9/1963, tại Quảng Đông, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã đòi Việt Nam như sau, “Nước chúng tôi tuy lớn, nhưng lại không có đường thoát ra ngoài; vì thế chúng tôi khẩn khoản mong Đảng Lao Động Việt Nam nhường cho chúng tôi một hành lang để xuống Đông Nam Á.” (Trích Bạch Thư: Sự thật về việc bang giao giữa Việt- Hoa trong 30 năm qua, Tài liệu: Do Bộ Ngọai giao CHXHCNVN. Lưu hành nội bộ, trang 5).

Chính sách đi dây của Hồ Chí Minh chỉ có tính cách giai đoạn và khó có cơ thực hiện được vì những lý do sau đây:

– Thay đổi lãnh đạo các nước: Khi Hồ Chí Minh còn đó, Mao Trạch Đông và nhất là Chu Ân Lai còn sống thì đường lối hòa hoãn còn được duy trì. Nhưng khi Hồ Chí Minh chết, Chu Ân Lai chết, Mao Trạch Đông chết. Hoa Quốc Phong tạm thời lên thay, ông ta không phải là Chu Ân Lai, rồi đến Đặng Tiểu Bình càng không phải Chu Ân Lai. Đặng Tiểu Bình chỉ “chịu” có Hoàng Văn Hoan và Nguyễn Văn Linh. Sự đối đâu tránh sao khỏi?

– Quyền lợi và chính sách mỗi Đảng mỗi nước khác nhau: Chỉ cần đọc tập sách của Qian Jiang, dịch giả Trần Thu Minh và Dương Danh Dy về Hội Nghi Geneva cho thấy mỗi nước có quyền lợi riêng và họ lo bảo vệ quyền lợi ấy. Hiệp định Geneva cuối cũng chỉ là kết quả đàm phán xem ra có lợi cho quyền lợi nước Tàu hơn là Việt Nam: Tập sách dày gần 500 trang có nhan đề: Chu Ân Lai dữ nhật nội ngõa Hội nghị, xuất bản 2005 dịch ra tiếng Việt là là: Chu Ân Lai và Hội nghị Geneva. Từ đầu tới cuối cuốn sách Phạm Văn Đồng được nhắc tới rải rác vài dòng và cộng chung lại không quá một trang giấy. Tất cả cuốn sách là những trang nhật ký về Thủ tướng Chu Ân Lai họp bàn với Eden, với Dulles, với Molotov, với Mendes-France. Thử hỏi chỗ nào cho tiếng nói của phái đoàn cộng sản Hà Nội do Phạm Văn Đồng cầm đầu?

Mở đầu cuốn sách với câu giới thiệu mang đầy đủ ý nghĩa đây là cơ hội cho Tàu cộng sản xuất hiện trước mắt thế giới, “Chu Ân Lai đã tới, mang theo phong thái của một Trung Quốc mới.”

Và thái độ của Việt Nam sau hội nghị này là nhận xét chua chát sau đây, “Họ đã hy sinh quyền lợi các nước Đông Dương để bảo đảm nền an ninh lãnh thổ mà họ vừa có được trong ý đồ khuất phục hòng xâm chiếm Việt Nam, đông thời lợi dụng cơ hội để trở thành cường quốc...” (Trích Bạch thự như trên, trang 2.)

Cho nên quyền lợi của quốc gia là trên hết, khi cần thì bán đảng Cộng sản anh em, bán bạn bè và sẵn sàng tiêp tay với kẻ thù cho vấn đề an ninh của mình.

Thật vậy, khi có tranh chấp lãnh thổ giừa Liên Xô-Trung Cộng, Liên Xô đã ngầm tài trợ quân đội Turkistan với đòi hỏi một nền độc lập cho Sinkiang, hay ít ra trở thành một vùng trái độn với Trung Cộng? Trung Cộng không ngu dại gì nên ngay từ năm 1949-1950 đã giải phóng vùng Sinkiang vào năm 1950.

Cũng vậy, những dính dáng của Liên Xô vào các vùng Mông Cổ, Mãn Châu trước 1949 cũng trở thành những đối đầu tranh cãi và những vòng đàm phán gay gắt giữa Stalin và Mao Trạch Đông sau khi thống nhất nước Tàu.

Sau này khi có tranh chấp Trung-Ấn, Liên Xô đã ngầm yểm trợ cho Ấn thay vi Trung Cộng.

Tóm lại, quyền lợi quốc gia là trên hết.

Trong các các nước thuộc khối Cộng Sản, hầu hết các nước Đông Âu đều trở thành một thứ “cộng sản vệ tinh” thuộc Nga, trừ Nam Tư (Yugoslavia , tên cũ của nhóm các nước Slovenia, Macedonia, Central Serbia, Serbia, Kosovo, Montenegro, Croatia, Lie6n Bang Bosnia và Herzegovina, CH Srpska - DCVOnline) và nước Tàu.

Riêng Trung Cộng vào những năm son trẻ, còn non yếu và chưa thống nhất cũng đã chịu ép mình nhìn nhận vai trò “đàn anh” của Liên Xô vào năm 1939, trong dịp sinh nhật 60 của Stalin bằng câu khen ngợi như sau:

“Stalin là bậc thầy của chúng tôi dưới hai danh nghĩa: Vừa là bật thầy về lý thuyết vừa là bậc thầy về hành động”.

Nhưng câu nói ấy chóng bị rơi vào quên lãng cho thấy Trung cộng càng ngày càng tỏ ra độc lập về mọi mặt đối với cộng sản Nga.

Còn mối quan hệ Việt Nam-Trung Cộng thì có lúc nào được yên ổn? Trong vòng 50 năm còn chế độ cộng sản thì hết 30 năm có những bất ổn giữa Tàu-Việt Nam-Liên Xô.

Cộng sản Tàu đã bán đứng Hà Nội ở Hiệp định Geneva. Tài liệu trong Bạch Thư ghi lại như sau, “Đây quả thực là việc phản bội đâu tiên của cấp lãnh đạo Trung Quốc đối với công cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, Lào và Kampuchia.” (Trích tài liệu Bạch Thư, trang 11)

Trung Cộng còn buộc Việt Nam đi theo”chiến lược trường kỳ mai phục” vì Mao Trạch Đông cho rằng vấn đề chia cắt Việt Nam không thể giải quyết trong một thời gian ngắn, cần nhiều thời gian, nếu mà chưa đủ, thì có thể kéo dài cả trăm năm. Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều cùng nghĩ giống nhau. Xin miễn được trích dẫn.

Điều đó cho thấy họ chỉ muốn ta cứ chia đôi hai miền, cứ yếu đi, cứ giằng co tranh chấp, cứ chiến tranh dai dẳng sói mòn thay vì thống nhất để rồi phát triển và giầu mạnh như họ.

Họ chẳng tử tế gì.

Và hơn nữa để giảm ảnh hưởng của Liên Xô đối với Hà Nội, Đặng Tiểu Bình đã “gạ gẫm” Việt Nam như xúi một đứa trẻ, “Trung Quốc sẽ viện trợ cho Việt Nam một tỷ nhân dân Tệ, nếu Việt Nam hứa từ chối viện trợ của Liên Xô.” (Trích Bạch Thư, trang 14).

Nhưng mặt khác, họ tìm cách giao hảo với Mỹ trên số phận cộng sản Việt Nam. Họ mở cuộc tiếp xúc tay đôi cấp đại sứ giữa Trung Quốc và Mỹ tại Warsaw. Trong cuộc tiếp xúc này, Trung Quốc cho Mỹ hiểu là:

“Nếu anh không đụng đến tôi, tôi cũng sẽ không đụng tới anh.”

Việc “xé rào” với những cuộc thương lượng bí mật, cuối tháng7/1971, giữa Kissinger và Chu Ân Lai, bắt tay đế quốc Mỹ bị coi là một “phản bội” và nó như một trái bom đối với các nước cộng sản nhỏ Bắc Hàn, Albania, Lào, Bắc Việt Nam, v.v...

“Ces honteuses tractations antimarxistes, malveillantes, étaient menées à l ‘insu des Vietnamiens et, à plus forte raison, à notre insu. C‘était scandaleux. C’était une félonie des chinois à l’égard des Vietnamiens, envers leur lutte, envers nous, leurs allíés, et envers tous les autres peuples épris de progrès. C’est révoltant.” (Trích Réflexions sur la Chine, Enver Hoxha, trang 615)

(Đây là những cuộc thương lượng nhục nhã chống lại những người Mác Xít với dã tâm và không đếm xỉa đến người Viet Nam, và hơn thế nữa, không đếm xỉa gì đến chúng tôi. Thật là tai tiếng. Đó là một sự bội phản của người Tàu đối với người Viêt Nam, đối với cuộc chiến đấu của họ, đối với chúng tôi, những đồng minh của họ và đối với tất cả các dân tộc chúng tôi khát khao tiến bộ. Thật là đáng phẫn nộ.)

Thật ra , Chu Ân Lai chỉ muốn hớt tay trên Việt Nam. Vì cộng sản Bắc Việt thực ra cũng không có con đường chọn lựa nào khác nên mua thời gian, vừa đánh vừa đàm, ngay từ năm 1968, trước tết Mậu Thân đã đánh tiếng với Mỹ như sau:

“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện Mỹ nhằm xác định với phía Mỹ việc Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa để có thể bắt đầu cuộc nói chuyện.”

(Trích Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ Kissiger tại Paris, Lưu Văn Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ, trang 10.)

Sau đó thì Trung Quốc đã cắt giảm viện trợ quân sự cho bộ đội cộng sản Bắc Việt khi tiến hành “chiến tranh giải phóng” miền Nam.

Chính sách đường lối của Cộng sản Việt Nam đã rõ ràng là Hà Nội khi thì lệ thuộc vào Tàu, khi thì lệ thuộc vào Nga.

Cả đời cúi đầu trước hai nước xã hội đàn anh. Họ bảo làm sao thì làm vậy, lúc ngả bên này, lúc ngả bên kia, lúc chống đỡ, lúc cúi mặt làm thinh.

---------------------------------------------------

Việc CSVN phải nhờ Nga, Tàu thì người CS không cho rằng như thế là lệ thuộc ngoại bang mà cho đó là tình vô sản quốc tế. Tình vô sản quốc tế này được CS cho là cần thiết và là theo đúng chủ nghĩa Cộng Sản, là thể hiện câu "Vô sản quốc tế đoàn kết lại". Nhưng khi người quốc gia nhận sự giúp đỡ của nước khác thì CS gọi đó là làm tay sai cho ngoại bang.

Cộng Sản tại các nước Tây Âu cũng theo câu "Vô sản quốc tế đoàn kết lại" mà liên kết với đảng CS Nga và đảng CS nước khác. Trong khi đó các đảng theo chủ nghĩa Quốc gia (chủ nghĩa Dân tộc) xem việc CS dựa vào đảng CS nước khác là dựa vào ngoại bang. Tại Tây Âu, các đảng theo chủ nghĩa quốc gia và các đảng theo chủ nghĩa quốc tế vô sản là các đảng tách biệt. Đảng theo chủ nghĩa quốc gia là những người không muốn nước mình bị lệ thuộc ngoại bang, đảng theo chủ nghĩa quốc tế vô sản thì không tranh đấu cho quốc gia, không xem việc lệ thuộc ngoại bang là dở, mà tranh đấu cho giai cấp vô sản, một giai cấp cao hơn quốc gia, bao trùm lên các quốc gia. Qua đến Nga thì CS Nga huấn luyện cho các cán bộ CS tại các nước bị thực dân cai trị sử dụng chủ nghĩa Dân tộc để kêu gọi dân đi theo đảng CS đánh đuổi thực dân, rồi sau đó khi đảng CS lên nắm quyền được thì theo chủ nghĩa quốc tế vô sản. Như thế đảng CSVN dùng 2 hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá. Với các đảng thù địch thì đảng CSVN dùng tiêu chuẩn quốc gia lên án các đảng đó dựa vào ngoại bang để tiêu diệt. Nếu đảng nào không dựa vào ngoại bang thì cùng vẫn vu cho là dựa vào ngoại bang để tiêu diệt. Còn khi CSVN dựa vào sự giúp đỡ của Nga, Tàu thì dùng tiêu chuẩn quốc tế vô sản để ca ngợi việc nhận sự giúp đỡ của ngoại bang.

Trước đây ta giàu có hơn Trung Quốc có lẽ là nói đến thời thập niên 40, 50. Dưới thời Pháp đô hộ kinh tế VN vẫn có thu nhập bình quân cao hơn thu nhập của Trung Quốc. Năm 1954, khi CS tiếp quản Hà Nội thì kinh tế miền Bắc cũng không đế nỗi nào còn Trung Quốc thì nghèo mạt rệp. Kể từ khi CSVN phát động chiến tranh "giải phóng miền Nam" thì kinh tế hai miền đi xuống vì cả hai phải dốc sức vào chiến tranh và bị tàn phá. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tuy không đi lên nhiều lắm vì đường lối quái đản của Mao thì cũng không bị xuống dốc nhiều như VN. Khi Đặng Tiểu Bình đổi mới kinh tế vào 1983 thì CSVN đã đánh tư sản tại miền Nam rồi lo tập thể hóa nông nghiệp làm cho kinh tế miền Nam xuống dốc thẳng. Sau khi Liên Xô sụp đổ 1990, CSVN phải chuyển sang kinh tế thị trường thì Trung Quốc đã có gần 10 năm phát triển theo kinh tế thị trường nên cao hơn VN về mặt thu nhập. Trong 10 TQ theo kinh tế thị trường đó, VN bị cấm vận, đông thời tự đánh sập nền kinh tế mình và tiêu vào chiến tranh Kampuchia nên đã bị tụt xuống hàng các nước nghèo nhất thế giới. Khi VN theo kinh tế thị trường thì tỉ lệ tăng trưởng luôn luôn thấp hơn của Trung Quốc. Thế thì bảo là đợi sau này VN mạnh lên sẽ đòi lại Hoàng sa, Trường sa là đợi đến bao nhiêu năm nữa mới bắt kịp TQ?

Trích: “Xtalin nói vui như sau: Trung Quốc sẽ không thiệt vì trao cho Việt Nam những thứ đã dùng rồi, sẽ nhận lại ở Liên Xô những thứ mới.

Nếu xét về mặt phát triển kỹ thuật quân sự thì vào đầu thập niên 1950, kỹ thuật quân sự của Trung Quôc không có gì vì phải xin khí giới của Liên Xô. Các khí giới TQ cho CSVN để đánh Pháp là khí giới mà CSTQ lấy của Nhật do Nga đưa cho, của phe Tưởng Giới Thạch. Trình độ kỹ thuật quân sự của VN và TQ ngang nhau.

Khi CSVN phát động đánh miền Nam vào đầu 1960 thì TQ đã có thể viện trợ cho CSVN súng ống do Trung Quốc chế tạo. Nghĩa là từ 1950 đến 1960, kỹ thuật quân sự của TQ đã có tiến bộ nhờ cóp py các kiểu vũ khí của Nga viện trợ cho và cũng nhờ Nga viện trợ lúc đầu về công nghiệp nặng nên có thể chế tạo một ít sắt thép. Lúc CSVN chiếm được miền Nam năm 1975 thì Trung Quốc thì kỹ thuật quân sự của TQ đã bỏ xa miền Bắc, lúc đó TQ đã có thể tự chế tạo máy bay chiến đấu và xe tăng dù là theo kiểu mẫu của Nga. Từ lúc TQ chuyển sang kinh tế thị trường thì kỹ thuật quân sự của TQ tiến rất nhanh nhờ nhập cảng vũ khí ngoại quốc về bắt chước và nhờ TQ có tiền nhiều hơn. Trong thời gian đó kỹ thuật quân sự của CSVN vẫn đứng một chỗ vì phải dồn sức lo cho dân có ăn. Bây giờ Trung Quốc đã có thể chế tạo chiến đấu cơ và xe tăng gần bằng Tây phương thì VN vẫn không làm được gì. Trong cùng thời gian đó, kỹ thuật quân sự của Nam Hàn và Bắc Hàn cũng có tiến bộ song song với nhau và cũng không thua gì Trung Quốc. Cả Nam, Bắc Hàn đều có thể tự chế tạo súng ống, xe tăng. Về kỹ thuật quân sự, VN bị tụt hậu chẳng những so nước tư bản mà so với nước CS cũng bị tụt hậu.

Đoạn trên trích hồi ký của Trương Như Tảng. Khi Trương Như Tảng đứng xem duyệt binh mừng giải phóng miền Nam thì hỏi Văn Tiến Dũng là các sư đoàn của Mặt trận DT Giải Phóng Miền Nam đâu mà chỉ thấy toàn là quân đội với cờ đỏ sao vàng. Văn Tiến Dũng trả lời là quân đội của Mặt Trận đã được thống nhất. Điều này cho thấy đến lúc đó, Trương Như Tảng vẫn tin rằng Mặt Trận DTGPMN là một thực thể có quyền lực và có quân đội riêng. Trong bao nhiêu năm theo Mặt Trận, Trương Như Tảng không nhìn ra việc Mặt Trận chỉ là do đảng CS dựng ra, không có thực quyền. Cờ Mặt Trận, chính phủ Cách Mạng Lâm Thời, quân đội Mặt Trận chỉ là màn trình diễn do đảng CSVN dựng ra mà những người theo Mặt Trận tưởng đó là trò thật.

Có người đi du học từ trước 75 hỏi những người Việt tại miền Nam đi ra ngoại quốc sau 75 là có thấy sự phân biệt rõ ràng giữa quân đội Mặt Trận GP và quân đội CS hay không. Họ hỏi thế là vì họ sống xa VN, họ hồ nghi cái trò trình diễn MTDTGPMN nên họ tìm cách kiểm chứng

Đoạn trên của William Druiker nói về cách đối xử hắt hủi của Stalin đối với Hồ chí Minh được CSVN ngày nay khai thác cho rằng vì Hồ Chí Minh có tinh thần dân tộc nên Stalin không tin tưởng. Thái độ hắt hủi của Stalin có phải chỉ có nguyên do duy nhất là ai có tinh thần dân tộc thì Stalin mới ghét? Trong sự giao thiệp, cách xử sự có nhiều nguyên do người ta có thể sinh ra ác cảm, đâu phải chỉ có một nguyên do duy nhất là vì không theo chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Trong một bài viết của ông Đoàn Thanh Liêm mới đây, ông ta đưa ra một chi tiết là Mao có thái độ độc lập với Liên Xô ngay cả khi Stalin còn sống chứ không phải là chỉ sau khi Stalin chết, Khrouchev lên thì Mao với tỏ ý không phục. Lúc Stalin còn sống, Mao đã xin với Stalin là cho một cán bộ Nga sang Trung Quốc để làm việc với Mao trong việc đóng góp vào lý thuyết CS. Mao đã đưa ra tư tưởng riêng về chủ nghĩa Mác khiến cho cán bộ này không thể chấp nhận vì nó xa với tư tưởng của Stalin. Cuối cùng cán bộ này bỏ về Nga vì thấy không làm việc được với Mao. Về sau Mao tách ra khỏi sự khống chế của Liên Xô, tự viết ra tư tưởng Mao Trạch Đông .

Những chuyện về các lãnh tụ CS khi chưa chiếm được quyền thì nhờ vả nước khác, khi có quyền rồi thì trở mặt đòi độc lập hơn cho thấy là bản tính con người với lòng tham quyền lực, chẳng ai chịu để ai sai khiến. Vì thế kẻ đi giúp người khác thì cũng tìm cách khống chế kẻi được giúp để khi khi kẻ được giúp có quyền trong tay rồi thì không bị vuột khỏi sự khống chế của mình. Thời vua chúa xưa kia cũng không khác thời nay dù là CS hay tư bản. Vì thế mà cái câu "Vô sản quốc tế đoàn kết lại" không thực hiện được .

Người Tàu cũng như người Việt có lòng phẫn uất với các nước Tây phương. Nhưng chính sách của CSVN và CSTQ thì không hẳn giống nhau. Sau khi chiếm được Hoa lục, nếu Mao khăng khăng đánh chiếm Đài Loan, Hong Kong và Macao để thống nhất đất nước thì sẽ gây chiến tranh với Mỹ, Anh và Bồ Đào Nha. Nhưng CSTQ chọn con đường tự củng cố để theo kịp người trước, thống nhất sau. Tuy Mao mắc sai lầm làm cho việc phát triển chậm đi nhưng cũng vẫn không tai hại bằng việc đánh nhau với Mỹ, Anh, Bồ để sáp nhập Đài Loan, Hongkong và Macao. Nếu Mao theo chiến lược kéo dài chiến tranh, đánh nhau vài chục năm đến khi Mỹ, Anh, Bồ phải chán mà bỏ đi thì Mao cũng sáp nhập được các phần đất này, nhưng phải trả cái giá là kinh tế kiệt quệ, không phát triển được gì, đất nước bị tàn phá, thu nhập bình quân sẽ sụt xuống hàng cuối của thế giới và kỹ thuật quân sự sẽ chẳng có gì vì bao nhiêu tiền của dồn vào chiến tranh hết. Khi kinh tế kém cỏi, trình độ kỹ thuật quân sự kém thì Trung Quốc lại tiếp tục bị các nước khác uy hiếp. Ngày nay Trung Quốc không để các nước khác uy hiếp vì đã chọn con đường xây dựng tiềm lực trước rồi khi có sức mạnh thì sẽ bắt đầu phát triển ảnh hưởng ra xung quanh. Còn CSVN thì làm ngược lại CSTQ. Lo đánh nhau để bành trướng trước mà không lo củng cố tiềm lực. Vì thế mà ngày nay Trung Quốc diệu võ dương oai còn CSVN thì phải lép vế. Lãnh đạo là phải biết điều gì quan trọng hơn, điều gì quan trọng kém để mà chọn đường đi. Không nhìn thấy được cái gì là quan trọng hơn, cứ lao đầu để tranh giành cái lợi trước mắt thì phí công, tốn sức mà kết quả chẳng có gì.

Tại sao Mao và đồng bọn không nhân cơ hội chiếm Cảng Thơm (Hương Cảng) từ Anh và Ma Cao từ Bồ Đào Nha ?

Trả lời:

1/

Nhìn xem trong thế chiến thứ hai, tại sao Hitler không xua quân chiếm ngay Thụy Sĩ nhỏ bé nằm lọt thỏm (enclave) trong đế quốc Đức Quốc Xã ???

Thứ nhất, chiếm để làm gì ? Thứ hai, đánh chiếm có lợi hay chăng ?

Thụy Sĩ nhỏ bé, toàn núi non và không có tài nguyên thiên nhiên, sống nhờ chủ yếu là tài chính tức hệ thống ngân hàng có uy tín quốc tế nhất. TS cũng ko có vị trí chiến lược quan trọng.

Tuy quân lực ko có gì, nhưng do điạ thế hiểm trở cho nên khi chiếm dễ nhưng giữ yên ko dễ chút nào, bởi dân quân TS sẽ phá rối đến mất ăn mất ngủ. Tương tự như du kích quân Hy Lạp đã làm cho quân phe quốc xã như Ý rồi Đức phải điên đầu, do điạ thế hiểm trở của mình, khó mà mở các cuộc hành quân lớn hay qui mô từ cấp trung hay sư đoàn trở lên. Hợp đồng tác chiến cũng khó khắn vô cùng.

Vả chăng đó là cửa thoát hiểm cho bọn cầm đầu Quốc Xã Đức khi cần thiết, nên chúng để yên cho TS trung lập là thế.

Biết bao nhiêu chiến lợi phẩm thu được, nhất là từ dân Do Thái giầu có ở Đông và Tây Âu cũng như các kho tàng qúi báu từ các nước bại trận, được đưa đi cất dấu ở các ngân hàng TS rất nhiều. Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh chấp với các ngân hàng TS. Bọn ngân hàng TS nhất quyết ko lộ bí mật. Sau nhiều áp lực, bọn chúng mới hé lộ phần nào thôi.

2/

Khi đã rõ như thế ta thấy ngay phần lớn lý do tại sao Mao và đống bọn vẫn tôn trọng hiệp định thuê đất khai thác 99 năm ở HK và Macao.

Diện tích nhỏ và cằn cội, ở vị trí ko thuận lợi về quân sự. Đánh mạnh là chỉ có nước rơi xuống biển mà thôi. Muốn dựa vào hải quân thì lại xa mẫu quốc quá xoá.

Macao sống nhờ sòng bài quốc tế. Để cho BĐN khai thác mang lại nhiều lợi cho Tàu cộng. Tương tự HK cũng rứa, sống nhờ buôn bán làm ăn, chứ ko có một chút tài nguyên thiên nhiên nào cả. Để cho Anh khai thác phát triển mau và mạnh, như phi trường hiện đại được xây ngay trước khi bàn giao về Tàu.

Wikipedia

Sân bay Kai Tak (âm Hán-Việt: Khải Đức) đã là một sân bay quốc tế của Hồng Kông từ năm 1925 đến năm 1998. Ngày 6 tháng 7 năm 1998, sân bay này được thay thế bằng sân bay mới là Sân bay Quốc tế Hong Kong tại Chek Lap Kok.

Sân bay này đã là sân nhà của hãng hàng không quốc gia Hồng Kông Cathay Pacific, cũng như của các hãng Dragonair, Air Hong Kong và Hong Kong Airways. Vời nhiều nhà chọc trời và núi nằm ở phía Bắc và đường băng duy nhất của nó chuồi ra Cảng Victoria.

Sân bay Quốc tế Hồng Kông (tiếng Anh: Hong Kong International Airport; IATA: HKG, ICAO: VHHH; tiếng Hoa: 香港國際機場, pinyin: Xiānggǎng Guójì Jīchǎng, Quan Thoại: hoeng1 gong2 gwok3 zai3 gei1 coeng4) còn được gọi là Sân bay Chek Lap Kok (Tiếng Hoa: 赤鱲角機場, Mandarin pinyin: Chìliè Jiǎo Jīchǎng, Cantonese jyutping: cek3 laap6 gok3 gei1 coeng4), do tọa lạc trên hòn đảo tên Chek Lap Kok được lấn biển bằng đất san từ quả núi bên cạnh. Đây là sân bay tại Đặc khu hành chính Hồng Kông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là một trong những sân bay lớn nhất châu Á và thế giới, là cửa ngõ vào đông Á và Đông Nam Á. Sân bay đã vận chuyển

Tuy nhiên Mao lại KHĂNG KHẮNG CỐ CHIẾM CHO BẰNG ĐƯỢC TAIWAN (Đài Loan) và các đảo nhỏ ngoài khơi như KIM MÔN (金門縣 ; Kinmen) và MÃ TỔ, tức NHỔ CỎ NHỔ TẬN GỐC nhằm tiêu diệt luôn đám tàn quân Quốc Gia Trung Hoa do Tưởng Giới Thạch nắm đầu.

Biết bao nhiêu cố gắng trong nhiều thập niên qua đã thất bại. Như pháo kích ngày đêm vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ ở gần lục điạ nhất, tức phiá tỉnh Phúc Kiến

Internet :

--> Đảo KIM MÔN (nghĩa là đảo Cổng vàng) nằm ở tọa độ 24.44° N 118.33° E, gồm đảo Kim môn lớn, Kim môn nhỏ và một số đảo xung quanh. Thuộc quận Kim Môn, tỉnh Phúc Kiến (Đài Loan)

Đa số người dân nơi đây nói ngôn ngữ Min Nan, do đó họ tự nhận mình là "dân Kim môn" hơn là dân Đài Loan. Về địa lý họ gần với Hạ môn (Trung Quốc) hơn là Đài Loan

Trước đệ nhị thế chiến, các đảo Đài Loan, Kim môn, Mã tổ và Bành hồ đều do người Nhật xâm chiếm và quản lý.

Nơi đây là chiến trường chính giữa Đài Loan và Trung Quốc trong những năm 1950, 1960; Cũng là đề tài tranh cãi kịch liệt giữa 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ (Kennedy và Nixon) trong cuộc chạy đua vào nhà trắng năm 1960 (về việc có nên sử dụng vũ khí nguyên tử với Trung Quốc trong trường hợp Đài Loan bị tấn công)

Khu vực này bị quân sự hóa đến tận giữa những năm 1990, sau đó Đài Loan chuyển cho dân sự nhưng vẫn chịu nhiều hạn chế, còn nhiều cụm phòng thủ được bố trí; nơi đây được thiết kế như một công viên phục vụ cho dân chúng cắm trại dã ngoại, tắm biển và tham quan những kiến trúc, cảnh truyền thống.

Tất nhiên không thua kém quần đảo Mã tổ về khả năng tác chiến, quân đội Đài Loan triển khai ở đây cũng rất hùng hậu và trang bị hiện đại.

Năm 2002 có chuyến bay trực tiếp từ đây đến lục địa, năm 2003 bị hoản do dịch bệnh SARS tại Trung Quốc, sau đó được tái tục. Dân chúng đảo Kim môn luôn xem Trung Quốc như một thị trường kinh doanh lớn và triển vọng.

Tháng 1/2005 , sân bay Shang Yi nằm trên đảo ngoài khơi Kim môn đã được chuyển giao cho dân sự quản lý sau 4 thập niên quân quản.

--> Danh từ "MÃ TỔ" đặt theo tên vị nữ thần biển cùng tên, được dân chúng trên đảo thờ phượng. Quần đảo này được đề cập lần đầu vào năm 1617 qua sự kiện bị hải tặc tấn công. Sự kiện này thuộc về đời nhà Minh, khi các vùng biển quanh Trung Quốc đang bị hải tặc hoàng hành. Các câu chuyện về hải tặc vẫn còn được lưu truyền ở làng Chinpi thuộc đảo Peikan.

Hiện Đài Loan có 18.000 quân đồn trú trên những đảo nhỏ ngoài khơi Mã tổ. Nằm ở vị trí hạ nguồn cửa sông Min (thuộc Trung Quốc), quần đảo Mã tổ xem như cái neo phía bắc sừng sững trước cửa sông Min. Đảo chính của quần đảo gọi là đảo Mã tổ (hoặc Nankan), bắt nguồn từ tên của cảng chính trên đảo. Cách hướng tây bắc cảng Keelung (thuộc phía bắc đảo Đài Loan) 211 km, cách phía bắc quần đảo Kim Môn cùng khoảng cách đó. Có 2 cảng lớn trên đảo Mã tổ: Fuwo và Mã tổ. Những nhóm đảo khác như Peikan, Kaoteng, Tungyin, Hsinyin, Tungchung và Hsichu. Đảo Mã tổ (hay còn gọi Nankan) có diện tích lớn nhất 10,4 km2. Đảo Kaoteng cách Trung Quốc lục địa chừng 9,3 km.

Đài Loan đã triển khai hỼ/td>

Re: Lận đận với (ba) Tàu

2010-02-19 01:21:44

vietnam_adam

Đài Loan đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa và rada trên đảo Tungyin - thuộc quần đảo Mã tổ - chỉ cách bờ biển Trung Quốc chừng 16km. Đài Loan cũng lắp đặt hệ thống tên lửa chống tàu (đất đối hải) Hsiung Feing 2 (Hùng Phong 2) tầm bắn 100 km và tên lửa tầm trung đất đối không Tien Kung 2 (Thiên cung 2). Cũng như hệ thống rada riêng cho hải quân và không quân. Không quân Đài Loan có ưu thế hơn Trung Quốc, đó là lý do chính Trung Quốc vẫn chưa thực hiện được tham vọng đổ bộ để tấn công Đài Loan.

Nơi đây từng là chiến trường đẫm máu giữa Đài Loan và Trung Quốc vào những năm 1949, 1958, và những năm sau. Chiến tranh cũng mang lại nhiều chuyện kỳ lạ, chẳng hạn như một thỏa thuận đình chiến mực cười nhất được ký giữa đôi bên năm 1958. Để duy trì tình trạng chiến tranh, 2 bên đồng ý bắn hỏa lực pháo dựa theo ngày chẵn và lẻ. Như Trung Quốc sẽ bắn sang phía Đài Loan (Mã tổ) vào ngày chẵn thứ 2,4,6, phía Đài Loan sẽ làm ngược lại thứ 3,5,7, còn chủ nhật thì nghỉ ngơi. Nhưng dân chúng thì không cảm thấy hào hứng như thế, rất nhiều người đã bỏ mạng.

Sân bay Tatao (hay Peikan) là sân bay duy nhất nối đảo với bên ngoài. Từ sân bay này có các tuyến nội địa nối với đảo Đài Loan, Kim môn và các đảo lân cận gần bờ biển Trung Quốc lục địa. Hiện đang có kế hoạch xây dựng thêm các sân bay mới ở Mã tổ, Peikan. Cũng như giảm quân số đồ trú tại đây xuống dưới 6.000 quân

Dầu căng thẳng xảy ra với Trung Quốc gần đây, nhưng du khách vẫn đổ ra đây thăm quan đông nghẹt. Bình thường, mỗi ngày có đến 5 chuyến bay ra đây, vào mùa hè đôi khi phải đặt vé trước cả tuần lễ.

Re: Lận đận với (ba) Tàu

2010-02-19 08:28:15

vietnam_adam

Như thế ta thấy Tầu cộng theo gương Nga Cộng, giải quyết NỘI THÙ là điều ưu tiên số một, trước khi đánh ngoại xâm. Và CS ở Nga lẫn ở Tàu đã đi đúng đường, thành công trong việc tiêu diệt các đối thủ, để nắm trọn quyền bính trong tay mới tính chuyện chống ngoại thù.

Chúng ta hãy học kỹ bài học xương máu này. Bởi ngày xưa phe quốc gia đã quá thật thà, đúng ra phải nói là NGÂY THƠ VÔ SỐ TỘI nên bị CS cho vào tròng nhiều lần và cuối cùng cả đám đứng bên lề lịch sử.

Thời xưa vào thập niên 40 bị Nguyễn Ái Quốc lợi dụng Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh hội (gọi tắt là Việt Cách) để thoát khỏi nhà tù của Tàu Tưởng. Sau này NAQ lợi dụng danh nghiã đánh lận con đen lập ra Việt Nam Đôc lập Đồng minh hội, tức Mặt trận Việt Minh.

Rồi nhân lúc Nhật thua trận, Việt Minh cướp chính quyến và NAQ nay là Hồ Chí Minh nghiễm nhiên là nhân vật số một. Nhưng do sự can thiệp của tướng Tàu Tiêu Văn nên y cho cụ Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch. Sau này y tìm cách loại dần phe quốc gia ra ngoài cuộc chơi, do các bộ và vị trí quan trọng do đám cán bộ CS hay thân Cộng nắm chặt.

Ngày nay muốn chống bất kỳ thế lực ngoại xâm nào, như Tàu cộng, ta cũng cấn phải nhớ tiêu diệt Việt Cộng là điều tiên quyết để xây dựng nền móng dân chủ tự do, từ đó mới vận dụnng được tất cả tiếm năng đất nước vừa chống ngoại xâm, vừa củng cố nền dân chủ tự do non trẻ, cũng như ngăh chặn ngay từ đầu các thế lực độc tài thù nghịch khác đang lăm le trỗi dậy thay chân bọn CS

Trương Học Lương (chữ Hán: 張學良) (1900-2001) là một trong những quân phiệt rồi trở thành tướng lĩnh của Quốc dân đảng Trung Quốc tại vùng Tây An. Ông chính là tác giả chính của "Sự biến Tây An" năm 1936, bắt giam và gây áp lực với Tưởng Giới Thạch dẫn đến sự hợp tác Quốc - Cộng trong kháng chiến chống Nhật.

Sự biến Tây An

Ông cùng với Dương Hổ Thành là 2 tướng chỉ huy quân Quốc Dân Đảng tại Tây An (Trung Quốc), dưới trướng của Tưởng Giới Thạch.

Ngày 4/12/1936 ông và Dương Hổ Thành được lệnh của Tưởng Giới Thành tấn công đại bản danh của ĐCS tại Diên An. Do chịu ảnh hưởng của phong trào chống Nhật của ĐCS nên 2 ông cố tình trì hoãn việc tiến công.

Ngày 6/12 hai tướng thỉnh cầu Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến và cùng ĐCS chống nhật nhưng bị Tưởng cự tuyệt.

Do căm ghét thái độ "hàng Nhật chống Cộng" của Tưởng, tối 12/12/1936 hai tướng cho quân bao vây Hoa Thanh trì và bắt sống Tưởng cùng bộ hạ đưa về Tây An tống giam. Sau đó hai tướng Trương, Dương đã ra tuyên bố giải tán Tổng bộ chỉ huy tiễu phỉ Tây Bắc, thành lập Ủy ban Quân sự lâm thời Liên quân Tây Bắc kháng Nhật do Trương làm Chủ tịch, Dương làm Phó chủ tịch.

Kết cục giam lỏng

Ngày 25/12, Trương tháp tùng Tưởng Giới Thạch bay về Nam kinh, Tưởng được thả tự do. Nhưng sau khi về tới Nam Kinh Tưởng lại bắt giam Trương Học Lương. Năm 2001 ông mất tại Hawaii, thọ 101 tuổi.

Riêng cá nhân tôi còn nghe kể lại và đọc đó đây được biết một số điều, xin vui lòng kiểm chứng lại cho chính xác (thường là tin "hear&say" được viết ra trên sách báo) :

1/

Trương Hộc Lương nhận tiền hối lộ (của ai ?), nên ngăn quân Tưởng tiêu diệt quân Mao sau cuộc vạn lý trường chinh đến kiệt lực khi về đến căn cứ điạ ở Diên An (tận miền xa xôi tây bắc nước Tàu).

Cũng có tin là Lương sợ sau khi diệt được CS thanh thế Tưởng sẽ nổi lên như cồn, có ảnh hưởng đến đám sứ quân như họ Trương. Cho nên tìm cách ngăn lại. Giải thuyết này coi bộ có lý hơn.

2/

Khi có sự hợp tác Quốc Cộng, Mao ngầm chỉ thị cho bộ hạ thay vì đánh Nhật lại ra sức phá hoại sự đối kháng của quân họ Tưởng, tức phiá Quốc dân đảng Trung Hoa. Chẳng hạn, ngầm báo cho Nhật tin tức mật hành quân của phe Tưởng, ngầm phục kích đánh quân Tưởng.

Nói ngắn gọn không lo đánh Nhật mà chỉ tìm cách tiêu diệt phe quốc gia và chuẩn bị cướp chánh quyền bằng sự rèn quân chỉnh cán thật kỹ.

Điều này chả khác gì tình hình ở nước ta. Việt Minh cũng áp dụng y chang đường lối của Mao.

Mà thực ra phe quốc gia cũng tìm mọi cách tiêu diệt Việt Minh. Đọc truyện dài DÒNG SÔNG THANH THỦY của Nhất Linh sẽ thấy hai phe quốc cộng tìm cách thủ tiêu người của nhau nơi biên giới Hoa Việt ở mạn Vân Nam. Tại Hà Nội phiá CS cũng tìm cách thủ tiêu phe quốc gia hàng loạt.

Cái trò cho "đi mò tôm" làm cho bọn tôm cá ở các hồ ao Hà Nội [như hồ Ha-Le (Halais) nay là hồ Thiền Quang] có một dạo thật béo và nhiều. Dân điạ phương tha hồ câu, lưới cá trắm thật to (do ăn sác người bị thủ tiêu thảy xuống hồ), nhưng khi nghe tin trên sợ quá ko dám ăn cá này nữa.

Cũng có khi giết rồi đào hầm chôn trong nền nhà. Vài năm sau mới phát giác ra thật tình cờ.

Nói chung, chiến tranh vốn là tàn bạo vô lương, dù có khéo ngụy trang dưới bất cứ hình thức hay chiêu bài nào đi nữa. Nạn nhân xưa nay vẫn là thường dân vô tội. Kẻ hưởng lợi chính là bọn cầm đầu, cho dù là tay sai của bọn to đầu đi nữa.

VN chẵng may rơi vào thân phận nhược tiểu, cho nên bị xâu xé dài dài bởi mọi thế lực ngoại bang.

LNĐ

Ghi chú :

Trước khi di cư 54 vào Nam, đại gia đình chạy trốn Việt Minh từ Thái Bình lên Hà Nội và ở thuê một căn nhà gần hồ Thiền Quang, bấy giờ gọi là hồ Ha-Le, vì nằm gần con phố Halais (rue de Halais, nay là phố Nguyễn Du).

Hồ Thiền Quang nằm lọt giữa bốn phố Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Hồ nằm ngay phía trước cổng chính của Công viên Thống Nhất (trước là Công viên Lê Nin) là một trong những nơi nghỉ ngơi, thư giãn và hóng mát của người Hà Nội.

Tên hồ Thiền Quang có nghĩa là "đạo sáng", ánh sáng của thiền, vốn được đặt theo tên làng Thiền Quang. Hồ Thiền Quang nay còn chừng 5 ha.

Kinh nghiệm qúi báu bên trên cho ta thấy gì ???

Đó là PHẢI GIẢI QUYẾT NỘI BỘ TRƯỚC KHI CHỐNG NGOẠI XÂM !

Tưởng Giới Thạch đã quá biết về Cộng Sản tráo trở và phản trắc, nên quyết tận diệt đến hang ổ là Diên An ! Nhưng trời không chiều lòng người, buộc dân Tàu phải chịu cái hoạ Cộng Sản và lan sang các nước lân bang, trong đó có ba nước ở bán đảo Đông Dương là Việt Nam, Lào và Miên.

Ngày trước những lãnh tụ quốc gia cầm đầu bởi Nguyễn Hải Thần lập ra Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Cách. Nguyễn Ái Quốc xin tham gia, nhưng bị Tưởng Giới Thạch hạ lệnh cho Trương Phát Khuê bắt giữ vì tình nghi là CS. Cụ Nguyễn Hải Thần phải bảo lãnh xin thả tự do cho NAQ. Sau này y phản phé, lợi dụng danh nghiã Việt Cách đánh lận con đen, qua sự thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội, tức mặt trận Việt Minh. (Wikipedia phần tiếng Việt viết sai về sự việc trên).

Giả như cứ để cho Tàu Tưởng bắt và xử tử NAQ thì biết đâu ngày sau dân ta đâu phải mang hoạ CS.

Nhìn chung những lãnh tụ quốc gia từ xưa đến nay quá ngây thơ, ko thủ đoạn chính trị thâm hiểm, nên bị phiá CS gài bẫy chơi sỏ dài dài ! Tết Mậu Thân là bằng chứng rõ nét nhất.

Nhìn vào lịch sử cận đại nước Nga ta thấy chính phe quốc gia cầm đầu bởi Alexander Karensky đã làm cuộc cách mạng tháng hai năm 1917 lật đổ Sa Hoàng, nhưng rồi lại bỏ lỡ cơ hội, để đám Bolshevics cầm đầu bởi Lenin, dưới motto "Hòa bình, Đất đai, Bánh mì" (Peace, Land, Bread) lật đổ và nắm lấy chính quyền, lập nên nhà nước CS đầu tiên, tức cách mạng tháng Mười ở Nga (theo lịch nước Nga).

Rồi đám Boshevics tìm mọi cách thủ tiêu phe đối lập (Bạch Vệ hay Menshevics), hơn là lo chống lại ngoại xâm là liên quân Phổ-Áo trong thời đệ nhất thế chiến.

Kết luận, MUỐN CHỐNG NGOẠI XÂM NHƯ TRUNG CỘNG CHẲNG HẠN THÌ PHẢI DIỆT NGAY TRƯỚC MẮT VIỆT CỘNG BẰNG MỌI GIÁ

Lớn giọng tự cho mình là mạnh là tâm lý chung của các cán bộ CSVN. Năm 1979, khi Phạm văn Đồng vào Sài Gòn, đến Hội Trí Thức Yêu Nước, một trí thức cò mồi đứng ra hỏi ông PVD là vị thế của VN hiện nay ra sao trên thế giới, thì ông PVD trả lời là Việt Nam ta ngày nay rất mạnh. Các cán bộ CS lúc đó cũng nói một giọng y hệt ông PVD. Họ không nhìn vào việc quân đội CSVN chỉ toàn sử dụng khí giới của Nga, Tàu mà không tự chế tạo được, còn kinh tế thì chẳng xuất cảng được gì, gạo sản xuất không đủ nuôi dân, phải ăn bột mì của Liên Xô viện trợ. Đó là cái nhìn vào sức mạnh bề ngoài của quân đội mà không nhìn vào tiềm lực của quốc gia để sinh ra sức mạnh đó. Ông Hồ Chí Minh xem nhẹ việc xây dựng tiềm lực quốc gia là điều cần thiết trước tiên nên mới nói: "Đánh thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay". Người CS nói chung, cả ông Hồ lẫn các ông Giáp, Đồng, Chinh, Duẩn tin rằng sau khi chiếm được miền Nam thì sẽ được Liên Xô giúp để xây dựng XNCN rồi cùng Liên Xô tiến lên thế giới đại đồng luôn, CNCS chắc chắn là toàn thắng trên thế giới. Còn Mao thì thấy Liên Xô khống chế Trung Quốc, bắt Trung Quốc phải sản xuất theo lệnh của Moscow nên tức mình tách ra khỏi ảnh hưởng Liên Xô tự xây dựng tiềm lực cho mình. CSVN thì không có sự tức mình như vậy mà trung thành ngoan ngoãn nghe sự phân công của khối Comecon, chấp nhận làm khu vực nông nghiệp cho khối CS và cũng không xem việc phải xây dựng tiềm lực trước là quan trọng. CSVN thấy dựa vào Liên Xô là chấp nhận được và là con đường dẫn đến tương lai tươi sáng vì tương lai của Liên Xô vô cùng vững chắc và rực rỡ. Ngày nay, CSVN cũng thấy dựa vào Trung Quốc cũng là điều chấp nhận được vì tương lai của Trung Quốc vô cùng vững chắc và rực rờ.

TỰ KIÊU ĐẾN LỐ BỊCH là điều ta vẫn gặp nơi người CS ở bất cứ đâu trên thế giới.

1/

Chẳng hạn như ở Tàu cộng, ta thấy Mao ngông cuồng cho thực hiện những dự án linh tinh, tên gọi thật là rôm rả, nổ to hơn là pháo đại.

Chẳng hạn CHIẾN DỊCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT và TẬP THỂ HÓA NÔNG NGHIỆP (Land Reform & Rural Collectivization) , BƯỚC ĐẠI NHẨY VỌT (the Great Leap Forward), BÁCH GIA TỀ PHÓNG BÁCH HOA TỀ MINH (trăm nhà đua tiếng, trăm hoa đua nở; Hundred Flowers Campaign), CÁCH MẠNG VĂN HÓA (Cultural Revolution) ... thời Mao, rồi TỨ HIỆN ĐẠI thời Đặng Tiểu Bình ...

Tất cả chỉ là một trò mị dân không hơn không kém. Tại sao có thể nói thế :

Thì cứ nhìn toàn cảnh nước Tàu hiện nay thì rõ.

Phát triển đất nước hiện nay chỉ là bong bóng xà phòng, bởi ô nhiễm môi sinh, bất công xã hội tạo ra những xung đột trầm trọng (severe social conflicts) sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào ko ai hay biết, như vụ Thiên An Môn, nổi loại của Tibet , của dân Duy Ngô Nhĩ ....

Chênh lệch giầu nghèo trong xã hội thật khủng khiếp.

Tham nhũng đến mức ko kiểm soát nổi. Làm ăn bê bối, như vụ sữa có chất độc melanine vẫn chưa giải quyết đến nơi đến chốn. Vụ động đất ở Tứ Xuyên 2008 lòi ra vụ bê bối trong xây dựng ở mọi cấp, nên làm cho cả trăm cả ngàn em học sinh chết oan do trường lớp xây cất bê bối đè xập chết người !

Dân chúng có những nơi phẫn nộ, tự động nổi dậy đánh đập quan chức bê bối !

2/

Việt Nam là thuộc quốc cũng không kém trong cung cách khoe khoang. Nào là "kẻ thù nào cũng đánh thắng, khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành" !

Thế nhưng đất nước vẫn tụt hậu và tham nhũng trở thành quốc nạn !

Phải bắt tay bắt chân làm hòa với đế quốc Mỹ, mặc dầu vẫn thỉnh thoảng nhai đi nhai lại các giáo điều chống Mỹ cũ, như trong vụ đòi bồi thường chiến tranh qua vụ chất độc màu da cam chẳng hạn !

Rồi chiêu dụ người tị nạn Việt Nam qua những mỹ từ "khúc ruột ngàn dặm" bla bla bla !

Tôi còn nhớ mãi khi phải đi học nghị quyết đại hội 4 đảng CS vào năm 1978, khi mình mới ở tù CS ra và phải "nín thở qua sông" đi làm ngành chuyên môn cho chế độ CS. Nào là xây dựng con người mới xã hội chủ nghiã với đức tính cao đẹp "mình vì mọi người" và có nếp sống văn minh etc etc etc., đồng thời tiến hành ba cuộc cách mạng, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng gì gì , trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt !

Khoa học đâu ko thấy, chỉ thấy phải dùng thuốc nam thay cho âu dược và áp dụng đại trà châm cứu thay cho lối trị tây y thông thường, vì không còn thuốc men và dụng cụ thông thường để trị bệnh (bông, băng, thuốc tê, thuốc mê, kim chỉ khâu vết thương ...) , cũng như máy móc ko được bảo trì, hay phụ tùng thay thế, nên hư hỏng lung tung !

Vừa rồi Nguyễn Minh Triết ăn nói ngây ngô đến "bược" cười, khiến thiên hạ chửi um cả lên qua internet.

Còn trên diễn đàn này có vài nick pro-Vixi ăn nói vô tổ chức, nên mỗi khi ló mặt ra là bị "bề hội đồng" tơi tả, nhưng chứng nào tật đó, vẫn khoái gây vạ miệng. Đúng là "thần khẩu hại xác phàm" !

Ngắn gọn lại, Việt Nam cộng hòa xã nghiã hiện nay là bản sao thu nhỏ củ

BA TÀU ƠI BA TÀU, ĐỪNG QUÊN NỊ ƠI, CÁI NGÀY XƯA…

Một năm trước khi ký kết Hiệp định Paris 1973, Hoa Kỳ và Trung Cộng

đã ký kết bản Thông Cáo ở mức thượng đỉnh, đó là Thông Cáo Thượng

Hải, giữa hai ông thượng đỉnh là Richard Nixon và Chu Ấn Lai.

Viết là làm, Hoa Kỳ rút quân đều khắp khỏi Đông Nam Á – Đông Dương

Phi luât Tân, Thái Lan, và Okinawa. Hoa Kỳ còn chơi đẹp mà gián tiếp

bàn giao Hoàng Sa của VNCH cho Trung Cộng…giữ giùm, làm tin, cho

mai sau ( chớ để Liên Sô lậm mất, lôi thôi to về sau, nhá).

Nhưng điều tối ư quan trọng, là Hoa Kỳ đã rút quân khỏi Miền Nam VN.

theo nội dung Thượng Hải đúng hơn là theo Paris 73, nói đàng nào cũng

được; nhưng cái Thượng Hải vẫn quan trọng, bao quát hơn.

Về phần Trung Cộng , theo quy định Thương Hải, sẽ không khuấy động

các nước khu vực, và không hỗ trợ những lực lượng , phong trào gọi-là

Giải Phóng Dân tộc.

Xét như trên Hoa Kỳ đã thi hành trọn vẹn Thông Cáo Thượng Hải, kể cả

Hiệp định Ba lê 1973.

Nhưng phía Trung Cộng vẫn còn nợ Hoa Kỳ rất là đậm đấy nhé ! Cho dù

thời thế lúc đó nghiêng về phía Liên Sô, do đó thằng CS Bắc Việt đã

nhè nhè thôn tính Miền Nam, thì Trung Cộng cũng chưa thi hành đầy đủ

cả hai ThôngCáo Thượng Hải và HĐ Balê ,để CS Bắc Việt xé tan Hiệpđịnh

Ba Lê, cưỡng chiếm Miền Nam, bày tròThớng Nhứt trái phép.

Vậy hãy coi xem, TrungCộng sẽ xử trí thế nào, một khi -- đến ngày D, đến

tháng M, Hoa Kỳ sẽ mời Trung Cộng, cùng xem xét toàn diện lại vấn đề

VN và Đông Dương theo pháp lý và cam kết đa phương : Hoa Kỳ, Trung

Cộng, VN Dân chủ Cộng Hoà (BV), Việt Nam Cộng Hoà, Liên Hiệp Quốc

và các đồng minh tham chiến, kể cả Ủy Ban Giám sát đình chiến.

(Rất có thể kịchbản đã được HoaKỳ và TrungCộng cùng ăn ý với nhau rồi).

Trích: Trung Cộng còn buộc Việt Nam đi theo”chiến lược trường kỳ mai phục” vì Mao Trạch Đông cho rằng vấn đề chia cắt Việt Nam không thể giải quyết trong một thời gian ngắn, cần nhiều thời gian, nếu mà chưa đủ, thì có thể kéo dài cả trăm năm. Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều cùng nghĩ giống nhau. Xin miễn được trích dẫn. Điều đó cho thấy họ chỉ muốn ta cứ chia đôi hai miền, cứ yếu đi, cứ giằng co tranh chấp, cứ chiến tranh dai dẳng sói mòn thay vì thống nhất để rồi phát triển và giầu mạnh như họ.

Lời khuyên của Mao cho CSVN là đừng đánh miền Nam vội thật ra là có lợi cho Việt Nam. Lời khuyên này phù hợp với chính sách của Mao cũng không đánh Đài Loan đòi lại Hongkong, Macao vội. Nếu hai miền không đánh nhau mà chỉ lo phát triển kinh tế thì kinh tế miền Bắc cũng không đến nỗi nào vì dù cho kinh tế XHCN có phát triển chậm hơn kinh tế thị trường thì cũng vẫn còn hơn là lao vào chiến tranh thì kinh tế sẽ phát triển theo tỉ số âm. Hậu quả của việc CSVN không nghe lời khuyên trường kỳ mai phục là VN đã bị tàn phá, lạc hậu, nghèo nàn vì chiến tranh, nay bị Trung Quốc bỏ xa, thu nhập của VN kém xa thu nhập của TQ, quốc phòng của TQ hơn xa quốc phòng VN.

Thực tế cho thấy là thống nhất rồi VN đâu có phát triển giàu mạnh như Trung Quốc. Việc thống nhất đâu có làm tăng tốc độ phát triển của VN mà làm giảm đi vì CSVN đem nền kinh tế kém cỏi XHCN thay thế cho nền kinh tế thị trường tại VN làm cho kinh tế miền Nam bị kéo lùi lại. Rồi CSVN lại xoay qua kinh tế thị trường. Câu " thay vì thống nhất để rồi phát triển và giầu mạnh như họ" là câu viết sai với thực tế.

Lời khuyên của Mao cho CSVN là đừng đánh miền Nam vội thật ra là có lợi cho Việt Nam. Lời khuyên này phù hợp với chính sách của Mao cũng không đánh Đài Loan đòi lại Hongkong, Macao vội. Nếu hai miền không đánh nhau mà chỉ lo phát triển kinh tế thì kinh tế miền Bắc

Ông nhận định như vậy thì rất là hợp lý trên "lý thuyết". Tuy nhiên, vấn đề thực tế thì nó lại "nói vậy mà không phải vậy"....

Với Đài Loan, năm 1957-1958 Mao đã thử sức rồi, hai hòn đảo Kim Môn Mã Tổ thiếu điều muốn chìm xuống lòng biển vì những quả đạn của "Bác Mao" gời tặng hàng ngày hàng tháng.....Nếu không có hạm đội 7 của Mỹ túc trực ngày đêm ở Biển Đông thì thì "hồng vệ binh" chẳng để cho Dai Loan yên đâu.

HongKong ..đụng vào HongKong thì ''nguy to" ... vì ở đó khế ước sang nhượng 100 năm của vua Tầu còn hiệu lực, đụng vô thì coi như đụng vào Hồng Mao mà đụng vào Hồng Mao thì con cọp giấy Hoa Kỳ nó lại hóa thân thành cọp thật ... thì chỉ có mà tiêu táng thoòng.

Ma cao cũng rứa ....

Cái khôn của Mao và Tầu cộng là nó biết "biến đau thương thành vàng bạc"... cứ để hai caí cửa ngõ đó rồi tuôn hàng qua kiếm bạc cắc vậy mà giầu sụ.

Còn bọn VN thì "vừa ngu vừa đần" có biết quái gì đâu mà "nếu". Cái đầu của chúng cũng chẳng hơn gì tên Pôn Pốt xứ Cao Man cả.... Chúng là lòai "Vượn" mới biến thành "ngợm" chứ nào đã thành người... mà đem sách và đạo lý thánh hiền ra bảo chúng áp dụng. Sở dĩ ngày nay quí bạn thấy nó biết "mặc quần mặc áo" là vì vào những năm cuối thập niên 70. nó làm cho đất nước tan hoang, dân tình đói khổ ... kinh tế trong nước tụt xuống thời kỳ "đồ đất" ... may nhờ những gói hàng của bà con "đuổi Mỹ quá đà" gởi về, ..... Qua trao đổi với bạn bè và họ hàng trong mấy ngày tết vừa qua tui thấy kiều nói chuyện của chúng ta (người Việt Hải Ngoại) hòan toàn lỗi thời với người trong xứ ....nói vắn tắt với chúng ta "miếng ăn là miếng nhục (ô nhục, đáng khinh bỉ)" nhưng với bà con bên nhà thì dường như là "miếng ăn là miếng ... thịt (nhục)"..... Dúng là đã tiến lên đến thời kỳ "đồ đểu".

Trở lại bài chủ : ngay đoạn mở đầu tác giả hỏi:

Đảng lao động mang ơn Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là việc của họ, hà cớ gì bắt cả nước lãnh chịu phải mang ơn Tàu Cộng? Và như thế thì làm thế nào để ngước mắt lên nhìn trời xanh được?

Thì cái tên nó sáng lập ra cái đảng cướp này nó đã khẳng định rồi mà : Tam Vô và yêu đảng là yêu nước. ...hà hà như ai đó đã "sủa" :cũng bởi thằng dân ngu quá lợn ...... nói gì nữa cô hai ??? Chưa có muộn lắm đâu cô Hai, vùng lên đi mình "làm lại cuộc đời" ...với những tài năng người gốc Việt ở hải ngoại như hiện nay thì :nếu không có lũ ngợm Ba đình đè đầu đè cổ dân mình, thì đất nước VN chả mấy chốc mà "vượt Ngũ Môn để thành Rồng bay tỏa ánh vinh quang nơi trời Đông"... Mong thay

Như đã thưa Tàu cộng học sách của Nga cộng, phải ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT NỘI BỘ trước khi đánh ngoại xâm. Chính vì thế trong thế chiến thứ hai bọn Boshevics cầm đầu bởi nhóm Lenin và Stalin, Trosky đã nêu cao khẩu hiệu "Hòa bình, Đất đai, Bánh mì" (Peace, Land, Bread) để dành lấy chính quyền từ tay nhóm Alexander Karensky tạo nên cuộc cách mạng tháng Mười ở Nga vào năm 1917 (October Revolution) .

Minh Đức nên tìm đọc tác phẩm MƯỜI NGÀY RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI (Ten Days that Shook the World)của nhà văn Mỹ thân Cộng là John Reed hay xem phim phỏng theo tiểu thuyết này để biết thêm về âm mưu cướp chính quyền của phe CS ra sao.

Còn có nhiều phim rất hay tả cảnh lưu vong của nhóm Lenin ra sao ở Thụy Sĩ và đã tìm cách đi xe lửa xuyên qua Đức về Nga ra sao, nhằm tham gia cuộc cướp chính quyền lập nên nhà nước CS đầu tiên.

Tàu cộng đã âm mưu làm hoà với Tưởng cùng chung sức đánh ngoại xâm là phát xít Nhật. Thực chất là dưỡng quân, chiêu mộ thêm binh mã, hay bí mật bán đứng phe Tưởng cho Nhật, đánh lén quân Tưởng, thay vì lo chống Nhật.

Sau khi thống nhất đất nước ở lục điạ vào năm 1949 việc đầu tiên là tổ chức ngay cuộc xâm lăng phần đất mà đám tàn quân của Tưởng trốn chạy khỏi đất liền. Tàn khốc nhất là những trận tấn công và pháo kích vào hai đải Kim Môn và Mã Tổ ở gần vùng biển tỉnh Phước Kiến.

Lúc tôi còn nhỏ vào thời ông Diệm vẫn đọc báo thấy đăng tin bọn Tàu cộng pháo kich dài dài vào hai nơi trên. Nhà văn nữ Minh Đức Hoài Trinh đã viết một phóng sự rất hay bằng tiếng Việt dành riêng cho nguyệt san Ngày Nay, khi đưọc phép ra thăm nơi trên, vì lúc đó bà làm phóng viên cho một hãng thông tấn ngoại quốc.

Trong thập niên 80 và 90 Tàu cộng mấy lần diễu võ dương oai , đe doạ dùng lực lượng hải lục không quân đổ bộ đánh Đài Loan. Thực ra ai cũng rõ, Taiwan có đội không quân rất hùng mạnh từ lâu rồi. Tôi nhớ thời ông Diệm có phi đội Phi Hổ (Flying Tiger) của không quân Trung Hoa Quốc Gia sang biểu diễn nhào lộn thật ngoạn mục. Chưa kể các công sự phòng thủ của Taiwan rất vững chắc. Quân Tàu cộng chắc chắn làm mồi cho hà bà thủy thần ngay từ ngoài khơi xa.

Ta xem phim The Longest Day hay các phim Iwo Jima, Okinawa sẽ thấy rõ khi đổ bộ từ ngoài biển vào đánh chiếm trong đất liền rất khó khăn vô cùng. Hải và không quân Mỹ thời thế chiến hai sau nhiều ngày giờ bắn phá tơi bời, nhưng quân Mỹ đổ bộ lên các đảo trên đã trả một giá rất đắt, khiến Mỹ phải quyết định dùng đến bom nguyên tử.

Cũng nên nói thêm là hạm đội tầu ngầm của Taiwan, các dàn ra đa điều khiễn các đại pháo cùng hoả tiễn sẵn sàng đập tan mọi cuộc hành quân hỗn hợp đánh hợp đồng vào lãnh thổ Taiwan.

Trên thực tế hai nhóm đảo nhỏ xíu nằm sát nách Tàu cộng là Kim Môn và Mã Tổ là hai pháo đài (bastions) thuộc loại thành đồng vách sắt, trạm tiền tiêu cho đảo chính là Taiwan , mà sau hơn nữa thế kỷ vẫn đứng vững trước bao phong ba bão táp thì biết sức mạnh của Taiwan ra sao!

Thời đó Taiwan sống trong bàn tay sắt của phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa và đám này "ăn hiếp" dân bản điạ ghê lắm. Mãi sau này khi Taiwan trở nên một trong năm con rồng ở Châu Á mới nới tay đi nhiều. Xem truyện tình cảm của Quỳnh Giao

Thời đó Taiwan sống trong bàn tay sắt của phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa và đám này "ăn hiếp" dân bản điạ ghê lắm. Mãi sau này khi Taiwan trở nên một trong năm con rồng ở Châu Á mới nới tay đi nhiều. Xem truyện tình cảm của Quỳnh Giao ta thấy niềm ước mơ của thanh niên thanh nữ Taiwan hồi đó là được đi Mỹ, hay mèng ra đi Hongkong, Singapore học hành sinh sống.

Cũng nên biết một điều quan trọng là lấy lại hai nơi trên thật sớm bằng võ lực hay cách gì đi chăng nữa là điều KHÔNG NÊN LÀM !

Tại sao thế ?

1/

Mất mối lợi từ tiến gửi từ hai nơi này xuyên qua bức màn tre (bamboo curtain) cho thân nhân của dân Hongkong, Macau ! Hàng năm vẫn có nhiều ngàn người liều chết đi tìm tự do tại hai nơi trên.

Dân tị nạn sống bất hợp pháp và cố kiếm tiền gửi về cho thân nhân ở quê nhà.

Việt kiều khoảng gần ba triệu người gửi hàng năm gần 10 tỉ Mỹ Kim thì người Tàu ở hai nơi trên chắc chắn phải nhân lên đến vài chục lần hơn !

2/

Dân hai nơi trên quen sống trong chế độ tư bản tự do, chính đó là thùng thuốc nổ khi ôm nó vào người nếu như chưa có bản lĩnh mà điều khiển nó !

Cho nên Tàu cộng phải chờ một ngày đẹp trời khi lục điạ đã có những cải cách trong nhiều mặt, ko đến nỗi quá thua kém hai nơi trên, và vẫn cho hai nơi này hưởng một chế độ ưu đãi đặc biệt. Nói rõ hơn trong một nước CS Tàu mà có hai chế độ, một dành cho Tàu lục điạ và một dành cho Hongkong và Macau !

Anyway họ cũng biết rõ ăn vội vàng là dễ bội thực, kiểu như Vixi ko tiêu hóa nổi cái gọi là "đại thắng mùa xuân 1975" vậy.

Gây sự đánh chiếm lại với Anh và Bồ Đào Nha là mất rất nhiều, nếu ko muốn nói là mất tất cả chỉ còn lại đất với chút dân mà thôi và làm cho Taiwan như hổ thêm cánh, như rồng gặp mây !

Tư bản và tài phiệt Hongkong, Macau chuyển của cải và người từ khoảng hai thập niên trước ngày bàn giao sang nhiều nước phương Tây. Ỡ Pháp có quận 13 là khu phố Tàu nổi lên sau khu Belle Ville ngày xưa chung đụng giữa Tàu và đám dân Ả Rập Bắc Phi. Tại đó đám siêu thị dây chuyền mang tên Tang Frères (Anh em nhà ...) rất nổi đình nổi đám. Rôì các khu phố Tàu mới mọc lên như ở Quận Cam, nơi Little Saigon, khu Soho ở London , khu Tàu ở Vancouver, Montreal, ở Úc thêm khởi sắc nhờ tiền của tài phiệt Hongkong là chính. ĐNÁ có Singapore, Mã Lai, Indo, Thái ...

Vả lại đi đâu mà vội mà vàng, trước sau gì cũng vào tay Bắc Kinh mà thôi. Hoàn toàn khác với trường hợp Taiwan, một bọn phản loạn, một thứ chính quyền ly khai khỏi trung ương, dưới mắt của đám lãnh đạo Nam Trung Hải là thế.

3/

Muốn thu hồi Taiwan về lại Tàu lục điạ chỉ có cách thử xử dụng bạo lực, kết hợp với ngoại giao, quốc tế vận etc etc etc theo cách nhìn của lãnh đạo Tàu cộng xưa nay.

Bỏ túi được Taiwan thì thu hồi hai nơi trên sẽ dễ dàng hơn

Thời đó Taiwan sống trong bàn tay sắt của phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa .....

Theo tôi hiểu thì chính ra dân đảo quốc Taiwan phải cám ơn cụ Tưởng Giới Thạch và QD Đàng TH. Vì nếu không "áp dụng bàn tạy sắt" thì .... tình hình cũng chẳng khác VNCH sau năm 1963 bao nhiêu. Cái may mắn cho Taiwan là có một chính quyền đã trải qua một kinh nghiệm "đầy máu và nước mắt" với đám Tầu cộng của Mao trạch Đông. Còn VNCH thì không phải chúng ta "không có kinh nghiệm". Nhưng trong cái "chiến lược toàn cầu" của Mỹ, chúng ta là một trong những "tiền đồn" ,cho nên lúc cần giữ thì họ bảo vệ tối đa, nhưng nếu "chiến lược' đã thay đồi thì .... bỏ tiền đồn và di tản chiến thuật .....

Nhớ lại năm 1954, sau khi ổn định tình hình cố TT Diệm cũng phải làm mạnh thì mới cải thiện được bộ mặt của Saigon ... tiếc thay ai cũng muốn "kiến quốc" theo ý của mình, nên "cha chung không người khóc" và tội thay cho anh em nhà cụ Diệm "sinh nghề tử nghiệp" ...

Theo lời bàn của giới "luyện chưởng " Saigon hồi đó, thì Kim Dung đã sỏ ngọt cụ Tưởng Giới Thạch bằng bộ "Lộc Đỉnh Ký" .... cũng có người dịch là Lộc Đỉnh Công với nhân vật Vi Tiểu Bảo...phải công nhận Tầu thâm nho thiệt.

trích: Và thái độ của Việt Nam sau hội nghị này là nhận xét chua chát sau đây, “Họ (Trung Quốc) đã hy sinh quyền lợi các nước Đông Dương để bảo đảm nền an ninh lãnh thổ mà họ vừa có được trong ý đồ khuất phục hòng xâm chiếm Việt Nam, đông thời lợi dụng cơ hội để trở thành cường quốc...” (Trích Bạch thự như trên, trang 2.)

Việt Nam đã biết Trung Quốc vì quyền lợi nước Tàu sẳn sàng hy sinh "đồng chí" thì cớ gì Hồ Chí Minh và cái đám theo Hồ cứ tiếp tục cúi đầu cam tâm làm chó cho lãnh đạo Tàu?

Rồi sau khi Hồ chết vì sự nghiệp suốt đời làm chó Tàu của mình:

trích: "Họ đã ba lần đánh và xâm chiếm bờ cõi Việt Nam: 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH.

Cộng Sản Việt Nam (lúc đó là nhà nước VNDCCH) im lặng không dám hé răng.

1979, Cộng sản Tàu tấn công sáu tỉnh biên giới phía Bắc, phá hủy sạch và sau đó rút lui sau một tháng.

1988, lại một lần nữa ở một cường độ chiến tranh bỏ túi. Cộng sản Tàu lại xua quân chiếm đất đai của Việt Nam. Chính quyền Hà Nội đã dấu nhẹm. Ít ai được biết là năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận quần đảo Trường Sa, chiếm đá Gạc Ma (Johnson South Reef) và bắn cháy ba tàu vận tải và giết khoảng 70 thủy thủ của Hải quân Viêt Nam.

Chưa kể những cuộc đánh phá nhỏ liên tục từ 1979 đến năm 1988, Tàu đã đánh chiếm các cao điểm chiến lược dọc biên giới."

Đến giờ này thì Trung Quốc vẫn tung hoành ngang dọc ở biển Đông Việt Nam và coi như ao nhà của họ. Trung Quốc ngan nhiên cướp hải sản, tịch thu đồ hành nghề, đánh đập, bắt cóc ngư dân đòi tiền chuộc, dùng tàu lớn húc chìm ghe nhỏ của ngư dân Việt, bắn giết ngư dân Việt ngay trong hải phận Việt Nam, đánh hội đồng đến chết một công chức Việt Nam ngay tại thủ đô Hà Nội, kéo 200 công nhân Tàu tấn công một làng Việt Nam ở Thanh Hóa bằng dùi cui gậy gộc đập phá gặp người Việt là đánh đến ngất ngư,... Như vậy mà đến đầu năm 2010, giờ phúc thiên liêng của dân tộc, lãnh đạo Việt Cộng hậu duệ của Hồ lại tổ chức văn nghệ để ca tụng cái "tình hửu nghị chủ tớ" của họ với bọn Tàu:

Bằng chứng link đây:

http://www.youtube.com/watch?v=shFZtJm87Fo&feature=player_embedded

Sự hèn hạ vô liêm sĩ tột cùng của bọn lãnh đạo Việt Cộng đã mang cái nỗi nhục nhã ê chề đến cho toàn dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục cúi đầu sống hèn sống nhục mãi sao? Nếu nhân dân Việt Nam cứ tiếp tục cúi đầu thì cho dù Việt Cộng đầy đọa hạ nhục không chết thì cũng sẽ bị Tàu phù nó ép chết rồi mới tỉnh mộng sao

Trích: – Quyền lợi và chính sách mỗi Đảng mỗi nước khác nhau: Chỉ cần đọc tập sách của Qian Jiang, dịch giả Trần Thu Minh và Dương Danh Dy về Hội Nghi Geneva cho thấy mỗi nước có quyền lợi riêng và họ lo bảo vệ quyền lợi ấy. Hiệp định Geneva cuối cũng chỉ là kết quả đàm phán xem ra có lợi cho quyền lợi nước Tàu hơn là Việt Nam:

Việc Tàu hay Nga giúp VN chỉ vì quyền lợi của họ là qui luật chính trị muôn đời. Cũng như việc Mỹ giúp miền Nam là vì quyền lợi của Mỹ. Việc người quốc gia nhận sự giúp đỡ của Mỹ thì cũng là vì quyền lợi của người quốc gia và theo cách nhìn của người quốc gia việc Mỹ giúp có lợi cho Việt Nam. Tất nhiên là khi ông Hồ và các đảng viên CSVN nhận sự giúp đỡ của Nga, Tàu thì họ cũng cho rằng như vậy có lợi cho đảng CSVN và cho Việt Nam. Nhưng ngay từ những thập niên 40 và mãi cho đến về sau này người quốc gia nói rằng việc đảng CS biến thành một bộ phận của phong trào CS quốc tế thì sẽ bị các cường quốc CS lợi dụng để phục vụ cho quyền lợi của họ thì đảng CS đâu có chịu nhận như thế. Phần lớn các đảng viên đâu có tin như thế. Từ mấy chục năm nay, đảng CS chỉ nói rằng sự giúp đỡ của các nước CS lớn là vô tư, là chí tình. Còn tại miền Nam thì từ lâu mọi người đã biết là trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, các nước lớn giúp đỡ là vì quyền lợi của họ. Như vậy những người lãnh đạo CS ở trên cao họ biết là việc quan hệ giữa nước CS chỉ thuần là vì quyền lợi nhưng họ không nói với đảng viên cấp dưới và người dân, họ muốn người dân mang ảo tưởng về tình quốc tế vô sản vô vị lợi đẹp đẽ, để mà tin vào tương lai đẹp đẽ không còn đế quốc của xã hội CS rồi làm con thiêu thân phục vụ cho quyền lực của họ. Còn tại miền Nam thì nhờ sự tự do ngôn luận mà mọi người được tự do bàn luận về quan hệ giữa VN với các nước lớn, dù cho chính quyền nói gì thì sự thật cũng vẫn được người dân nhìn thấy.

Dù cho người Tàu hay người Mỹ có muốn Việt Nam chia đôi thì việc chia đôi có biến thành tranh chấp, chiến tranh hay không là do thái độ của người Việt Nam. Giả sử sau 1954 ông Hồ chí Minh xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng tại miền Bắc và tốt hơn nữa là từ bỏ chủ nghĩa CS thì sẽ không còn sự chống đối của phe quốc gia và Mỹ thấy cũng chẳng cần phải ngăn chận sự bành trướng chủ nghĩa CS tại miền Nam. Như vậy sẽ không xảy ra chiến tranh. Điều này đã được ông Trần Trọng Kim viết trong cuốn Một Cơn Gió Bụi. Ông Trần Trọng Kim nhìn thấy con đường của đảng CS sẽ bị Mỹ ngăn cản và sinh ra chiến tranh từ năm 1949:

Trích: "Vì cái vị trí nước Việt Nam ở trong cái phạm vi Anh Mỹ theo cái hiện tình bây giờ, thế nào người ta cũng không để đất này thành cộng hóa... Trong khi hai cái lý tưởng còn đối lập, thì mình chưa sao thoát khỏi cái thế lực của Anh Mỹ. Như vậy mình cố chấp muốn cộng hóa, thì tất là chỉ có phần thiệt hại mà thôi, chứ khó lòng thành công được... Ðã hay rằng đảng cộng sản có cái tính cách tôn giáo, phải mê và tin, tin là chỉ có mình là phải, còn người ta là sai lầm hết cả, song những người làm chính trị có quan hệ đến vận mệnh một nước, phải hiểu thời thế mà tùy cơ ứng biến... Hiện nay đảng Việt Minh có nước cờ đáng rất cao, là tự mình lui bước đi, để cho đảng chân chính quốc gia đứng ra thực hiện sự độc lập và thống nhất của nước nhà, rồi lập thành một chính thể theo đúng cái nghĩa dân chủ đang thịnh hành ngày nay. Cho các đảng phái được công nhiên lấy nghĩa lý mà tranh đấu trên trường ngôn luận, nhưng không được dùng võ lực mà tranh quyền cướp thế."Hết phần trích

Ngày nay, việc thực hiện CNCS trở thành hão huyền, đảng CS phải đối phó với sự đòi hỏi dân chủ đa đảng của dân. Những suy nghĩ của ông Trần Trọng Kim cho thấy có những người Việt thời đó sáng suốt hơn ông Hồ và các đảng viên CS. Ông Hồ và các đảng viên chỉ là những người "mê và tin, tin là chỉ có mình là phải, còn người ta là sai lầm hết cả".

Trích: Chính sách đường lối của Cộng sản Việt Nam đã rõ ràng là Hà Nội khi thì lệ thuộc vào Tàu, khi thì lệ thuộc vào Nga. Cả đời cúi đầu trước hai nước xã hội đàn anh. Họ bảo làm sao thì làm vậy, lúc ngả bên này, lúc ngả bên kia, lúc chống đỡ, lúc cúi mặt làm thinh.

Những người CSVN họ đâu có nhận là họ nghe lời Nga, Tàu. Họ cho rằng đường lối của họ là do ý chí của họ. Nhưng ý chí đó đã biến Việt Nam thành mảnh đất mà các cường quốc tranh giành nhau. Trước 75, tại miền Nam muốn Việt Nam thoát ra khỏi cảnh bị kẹt vào sự tranh giành giữa hai khối tư bản và CS nhưng không thể nào làm được khi mà đảng CSVN vẫn còn dùng vũ lực để đem Việt Nam ngả hẳn về phe CS. Trong khi đó, Ấn Độ đã có thể đứng ngoài sự tranh chấp của CS & tư bản. Ấn Độ dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô và có đường lối kinh tế thiên về XHCN nhưng có chế độ đa đảng. Ấn Độ cũng có đảng CS và đảng CS Ấn Độ có lúc được bầu lên cầm quyền tại 1 tiểu bang của Ấn Độ. Ấn Độ không biến thành đất xâu xé giữa CS và tư bản vì đảng CS Ấn Độ theo chủ nghĩa Mác chứ không theo chủ nghĩa Mác Lê. Vì không theo chủ nghĩa Mác Lê nên đảng CS Ấn độ chấp nhận nền dân chủ đa đảng, chấp nhận dùng tự do ngôn luận để thuyết phục dân bầu cho mình chứ không dùng bạo lực chiếm chính quyền rồi bắt toàn thể dân tộc phải chấp nhận CNCS. Nếu đảng CS Ấn Độ đi theo con đường dùng vũ lực chiếm chính quyền thì Nga và Tàu sẽ đem khí giới giúp cho đảng CS Ấn để khi đảng CS Ấn chiếm được chính quyền thì sẽ đem Ấn Độ đi theo quĩ đạo của Nga hoặc Tàu. Và rồi nếu CS Ấn theo Nga thì Ấn Độ sẽ có chiến tranh với Tàu hoặc ngược lại nếu CS Ấn theo Tàu thì sẽ có chiến tranh với Nga.

DĨ ĐỘC TRỊ ĐỘC - RISQUES CALCULÉS – CỦA CHÚ SAM

De Gaulle nói có lý, rằng Cộng Sản quốc tế phải đi qua Trung Hoa.

Chú Sam thấy có lý quá đi, nên ngăn chặn Trung Hoa, lạ thay, qua cách

ban biết bao ơn lành cho Trung Hoa ( và cho luôn cả CS Việt Nam).

Đối sách này, Mỹ nói huỵch tẹt ra là Risque Calculé…trèo lên cây bưởi

hái hoa…

Sau đây là những ơn lành Mỹ ban cho Trung Cộng :

--Trong nội chiến Mao và Tưởng, nhiều lần ép Tưởng…liên hiệp với Mao,

để Mao củng cố lực lượng cho mạnh hơn, để…đánh Tưởng sau này’

--Tạo cho chiến thắng cho Trung Cộng tại ĐiệnBiên Phủ ( Mỹ…quên yểm trợ

Biển Lửa cho Pháp) hầu lôi Trung Cộng ra võ trường thử sức chơi…

-- CIA …thầm thì báo tin cho Mao về vụ âm mưu phản loạn của Lâm Bưu

(gài mìn dưới khán đài, nơi Mao sắp ngồi chủ trì cuộc “ diễu hành”;

--Tình cho không biếu không cho Trung Cộng bí mật nguyên tử ( làm đối trọng

với Liên Sô;

--Đồng ý rút quân khỏi ĐNA , dành cho Tàu… libre d’actions, dự do

hoành hành tại ĐNA nhá ( gài độ cho… Nga Hoa choảng nhau !)

--Tình cho không biếu công Hoàng Sa cho Tàu ( giữ giùm hải đảo VNCH,

chi đến khi Tớ nói phải… trao trả nhá ( khó hiểu đây! nghe...chưởi bậy!)

Vân vân…Trên đây là một vài ơn sủng Mỹ ban cho Tàu với… đầy ác ý đấy

Lận đận với (ba) Tàu (Kết)

Lận đận với Tàu: Phải chăng Trung Quốc là một cơn ác mộng của Việt Nam?

Thật vây, chúng ta giả dụ rằng nếu Khrushchev còn lãnh đạo Liên Xô thì chuyện gì sẽ xảy ra ở miền Nam? Chủ trương của Khrushchev là hai miền Nam, Bắc sống chung hòa bình, thi đua về kinh tế, nếu miền Bắc mạnh về kinh tế thì miền Nam sẽ thống nhất vào miền Bắc. Đường lối hòa dịu giữa Nam và Bắc đi đến giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán với Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nhưng đến tháng 10, năm 1964, Khrushchev bị lật đổ và Brejnev lên thay.

Lê Duẩn sang Liên Xô năm 1955 và múa nhảy theo chính sách và đường lối cứng rắn của Liên Xô thời sau Khrushchev.

(Xem thêm Hồi ký của Khrushchev, Nguyễn Hiệu dịch từ bản tiếng Nga.)

Nhưng đến cuối thập niên 1980 khi Moscow chủ trương cải tổ kinh tế rồi cải tổ chính trị theo hướng của các nước Tây Âu thì nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ có những chuyển biến rạn nứt ngay trong lòng các chế độ cộng sản. Cuộc “cách mạng nhung” ra đời lần lượt làm tan biến và sụp đổ các bức tường xã hội chủ nghĩa.

Đây chẳng khác gì một cuộc tự sát tập thể hòng tìm lối ra cho một chủ nghĩa cộng sản đã tỏ ra yếu kém và lỗi thời ở phạm vi kinh tế.

Kịch bản dưới thời Nguyễn Văn Linh lúc bấy giờ là bối rối, lo sợ, cuống quít khép chặt và không có chọn lựa nào khác là bám vào Trung Cộng như phao cứu. Ngay từ năm 1978, Trung Quốc đã bác bỏ mô hình Mác Xít để cải tổ kinh tế theo định hướng thị trường (market oriented) nhưng vẫn nhất quyết duy trì hiện trạng chủ nghĩa cộng sản và không có bất cứ thay đổi chính trị .

Xét tóm lược như thế, Việt Nam luôn luôn là kẻ bắt chước theo đuôi hai nước đàn anh.

Từ Đồng chí trở thành kẻ thù

Nhưng khi mà cái thế quân bình đi dây không giữ nổi thì sẽ có tranh chấp và từ bạn biến thành thù. Những ẩn số trong nội bộ hai đảng với nhiều chèn ép, nhịn nhục khó kiềm được nữa. Thứ “Mélanine chính trị” kèm theo nể vì, sợ sệt, mất lòng đàn anh lâu ngày nay nứt rạn. Nó như mồi lửa đã có sẵn giữa đống củi đến lúc phải bùng phát khó tránh được.

Ở đây không thể nói sao cho hết, kể sao cho vừa những tố cáo qua lại giữa Trung Cộng và Việt Nam.

Kẻ đàn anh mạnh hơn với cái tâm lý “kẻ cả” ra tay trước, tấn công biên giới với 20 vạn quân Tàu.

Và kết quả gần đúng sự thật nhất được mô tả ẩn danh từ phía Trung Quốc được coi là khá trung thực như sau:

“Theo Lý Tồng Báo, số thương vong chân thực của quân đội ta trong cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam phải là 27.000 người, trong đó số sĩ quan và binh lính bị chết là hơn 6000 người, số bị thương là hơn 21.000 người. Điều đáng lưu ý là trong số hơn 6000 người chết đó có tới hơn 500 người chết vì vũ khí quá kém của chúng ta lúc đó .

Trong tiến trình chiến đấu, tỷ lệ tử vong mấy ngày đầu khá cao, cá biệt có đại đội bị hy sinh tới 90% quân số, xe tăng và thiết giáp bị bắt sống, bắn hỏng khá nhiều, cũng ở mặt trận này, đã có một đại đội bị bắt làm tu1 binh, có đại đội khi về nước chỉ còn mười, có đại đội khi về nước chỉ còn mươi người, có tiểu đội không còn tới một, hai người.

Một trong mục đích của cuộc chiến này là “vây Ngụy cứu Triệu”, tức là đánh ở đây nhằm kéo quân đội Việt Nam đang ở tại Cam Pu Chia về để tiêu diệt, nhưng Việt Nam không mắc mưu.”

Một nguồn tin từ Tổng kết công tác đánh trả tự vệ Việt Nam do Cục Hậu Cần khu Côn Minh biên soạn cũng cung cấp một số dữ kiện tương tự như số tổn thất ghi ở trên như sau :

Từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3, quân ta tổng cộng hy sinh 6954 người, bị thương hơn 14.800 người, chỉ riêng hai ngày 17 và 18 đã thương vong 4000 người, khiến bộ phận hậu cần trở tay không kịp, nhiều người bị thương vì không được cứu chữa kịp thời nên đã chết”

(Trích Tam Dương tóm lược từ mang Hán hồn. hanhuncn.com. Trích lại trong diendan.org)

Cứ theo kết quả như trên thì Việt Nam đã thắng trận. Bài học Đặng Tiểu Bình dạy cho Việt Nam thì nay phải hiểu ngược lại. Nhưng đừng quên rằng võ khí của 1.500.000 quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà để lại nguyên vẹn phải chăng là yếu tố bất ngờ mà Đặng Tiểu Bình đã không tính tới?

Về phía Việt Nam, như thông lệ đã “nói quá” số thương vong của quân đội Trung Quốc là 3 vạn người. Nhưng lại quên không cho biết quân đội ta số thương vong là bao nhiêu? Theo tiến sĩ Hoàng Kim Phúc, đại học Oxford Luân Đôn, trong một bài viết cho BBC ngày 14-2-2009 cho hay theo những người dân Hà Giang-Vị Xuyên kể lại thì:

“Năm 1979 nó sang, dân bên mình hoàn toàn bị bất ngờ, vì thế thiệt hại là vô kể.”

Nó rút đi đặt mìn giật sập bất cứ cái gì gọi là do tay con người tạo nên. Mìn nó còn cài lại vô số trong các khu dân cư, tỉnh lộ. Mà nào có yên, pháo nó còn “củng” sang đây liên tục tới năm 88-89.”

Bài học này trước sau cũng phải một lần phải có như Hoàng Kim Phúc viết nó như một nhát cuốc tàn bạo, lật thẳng “tấm ván thiên”, chôn nỗi căm thù sâu thẳm và âm ỷ của Việt Nam với kẻ thù phương Bắc. Sự căm thù ấy cứ bị che phủ vùi lấp bởi những “tâm tình đồng chí” “Môi hở răng lạnh” hay luận điệu tuyên truyền “núi liền núi, núi liền sông” hữu hảo.

Nhưng giả dụ lần này có đánh nhau thêm một lần nữa thì bài học của Đăng Tiểu Bình dạy cho Việt Nam phải là một bài học đích đáng hơn? Liệu Việt Nam bây giờ có thể chịu đựng một bài học thứ hai của Trung Quốc?

Trung Quốc 1979 và Trung Quốc 2010 đã mạnh lên gấp 100 lần hơn trong khi Việt Nam 1979 và 2010 thay đổi thêm được gì?

Về quân sự, Trung Quốc đang thay đổi từ một chiến lược “phòng thủ lãnh thổ” tiến tới một cách thô bạo “chiến lược bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc” đã được cụ thể hóa bằng việc gây hấn liên tục ở Biển Đông. Việt Nam làm thế nào để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tay đôi hay một liên minh bằng quân sự mà sự chênh lệch là khá rõ ràng?

Hãy khoan nói tới đối đầu, nhiệm vụ chính của các nhà lãnh đạo Việt Nam bây giờ là xua tan cái bầu khi “ngột ngạt” trong mối quan hệ hai bên, làm giảm nhiệt độ nóng ở mức độ có thể chấp nhận nhau được.

Đó là nhiệm vụ khó khăn nhất bây giờ.

Đó là điều làm chúng ta cần quan tâm và suy nghĩ.

Biết kẻ thù là như vậy, như ông Trần Quang Cơ đã viết trong Hồi ức và suy nghĩ dự báo rằng “rung Quốc là nguồn xuất xứ chính của những thách thức chính đe dọa đối với chủ quyền về toàn vẹn lãnh thổ cũng như đối với an ninh và phát triển của Việt Nam.”

Chia rẽ nội bộ Việt Nam vì kẻ theo Tàu, kẻ theo Nga: mối hiểm nguy của Việt Nam

Cuộc đấu khẩu tay đôi giữa Bành Chân, trưởng đoàn Trung Quốc, với Khrushchev tại Hội Nghị các đảng Cộng sản tại Bucharest năm 1961 đánh dấu sự phân liệt không bao giờ hàn gắn được nữa trong phong trào cộng sản Quốc tế.

Vết nứt đó lan rộng làm rạn nứt tất cả các đảng Cộng sản anh em. Tùy theo hoàn cảnh mà nước này ngả theo Liên Xô, nước kia ngả theo Trung Quốc. Nói chung, phía Trung Quốc có phần yếu thế hơn phía Liên Xô. Bắc Hàn thì ngả theo Trung Quốc nên nội bộ không phân rẽ. Albania thì chửi rủa Liên Xô can thiệp vào nội bộ của mình. Cuba thì chỉ dám chống lại Liên Xô trong bụng vì cái bụng được nuôi bằng đồng rúp.

Tình hình ở Việt Nam vào những năm đó ở Hà Nội thì xem ra phức tạp hơn. Ngay đến nội bộ các gia đình vợ chồng cũng bất đồng, cha con bất đồng, nội bộ mỗi cơ quan cũng bất đồng. Sự phân rẽ ý kiến trở thành câu truyện đường phố nơi người dân Hà Nội.

Nhưng nói chung, thành phần trí thức, có hiểu biết thường ngả theo Liên Xô.

Tuy nhiên, cái trục chính xoay quanh những tranh luận thời bấy giờ là vấn đề chiến tranh hay hòa bình. Khrushchev thì chủ trương sống chung hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau.

Vấn đề đánh hay không đánh miền Nam trở thành vấn đề quan trọng số 1 cho đường lối chính trị của Hà Nội: Đánh để giải phóng hay đấu tranh hòa bình. Phe thân Liên Xô không muốn phát động chiến tranh vì tốn hao xương máu của cải, tàn phá đất nước.

Trong số những người chủ trương không đánh có Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Vịnh, Ung Văn Khiêm, Hoàng Minh Chính, Bùi Công Trừng. Ngoài Hoàng Minh Chính, Bùi Công Trừng bạo ăn bạo nói. Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh im lặng không dám công khai vì sợ bị chụp cho cái mũ “phản bội sự nghiệp giải phóng dân tộc.”

Trích tóm tắt bài viết Hồi Ức về cuộc khủng bố chủ nghĩa xét lại ở Việt Nam, Lê Xuân Tá, Diễn Đàn số 27(2-94), Trích lại trong Chia Tay ý thức hệ, Hà Sĩ Phu.

Hiện tượng im lặng trước đây nó giống như cách điều hành trong nội bộ Trung ương đảng hiện nay trong vụ xử án 4 thanh niên trí thức mới đây. Theo ông Nguyễn Ngọc Giao, Diendan forum thì có 15 vị trong Trung ương Đảng. Nhưng chỉ có ba người là quyết định phải xử “bọn 4 tên”. Đó là các ông Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Có 4 ông chống đối đưa họ ra xét xử là: Nguyễn Minh Triết và 3 người khác dấu tên. Còn lại đa số 8 ông không bỏ phiếu. Có nghĩa là không đồng ý đem họ ra xét xử, nhưng nhát sợ không dám lộ mặt thật ra chống đối.

Im lặng như thế gián tiếp nuôi dưỡng sự trấn áp bạo lực.

Cuối cùng chỉ cần ba người trong số 15 người đã đủ để đưa những nạn nhân như Nguyễn tiến Trung nhận lãnh án tù từ 5 năm trở lên.

Câu chuyện xưa và câu chuyện nay xảy ra gần như cùng một bài bản. Kẻ nào mạnh ăn nói, kẻ đó có quyền.

Phe bên kia có Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Bề ngoài, họ có “chính nghĩa” hơn. Và họ đã thắng ở Đại Hội 3. Cái ghế Tổng bí thư đáng lẽ nằm trong tay Võ Nguyên Giáp nay lọt xuống Lê Duẩn. Giả dụ rằng Võ Nguyên Giáp ngồi vào cái ghế Tổng Bí thư thì sự thể hôm nay sẽ như thế nào? Nhưng lịch sử không bao giờ có chữ nếu.

Ngoài Lê Duẩn còn có thêm vào đó những kẻ hung hăng khiến mọi sự cứ thế trôi theo ý đồ của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Đó là Tố Hữu, Hoàng Tùng, Lưu Quý Kỳ góp thêm tiếng hô hào và chửi rất to mồm.

Chưa kể Lê Duẩn thả những bọn cò mồi, bọn “chó ngao” như Lê Duy Văn sủa theo ý chủ.

Lê Duẩn càng ngày càng tỏ ra có thế mạnh, trở thành một thứ Hồ Chí Minh ở miền Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu nhìn lại sẽ thấy một cách chua chát là từ khi thành lập đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, Việt Nam không có đường lối, chính sách riêng. Họ phải nương theo đường lối chính trị của các đảng Cộng sản đàn anh.

Những người cộng sản Việt Nam đầu tiên như Trần Phú, Hồ Chí Minh đương nhiên hướng về Liên Xô như Thánh địa của chủ nghĩa Mác-Lê nin Hô Chí Minh có sang Tàu thì cũng làm việc theo lệnh của Borodine. Nhưng Hồ là người khôn ngoan thấy rằng muốn thắng được Pháp thì không thể không dựa vào Moscow và Bắc Kinh. Khi Mao Trạch Đông thống nhất được nướcTàu thì Hồ Chí Minh cho Mao Trạch Đông hiểu rằng, chính quyền cộng sản Hà Nội sẵn sàng rập theo khuôn mẫu của Bắc Kinh.

Việc cải cách ruộng đất là một bằng chứng hùng hồn.

Điển hình của các tranh chấp nội bộ là vụ Hoàng Văn Hoan, nguyên phó chủ tịch quốc hội, một đồng chí thân cận của Hồ Chí Minh bỏ đi cùng với gia đình qua ngã Pakistan vào tháng 7/1979.

Đó là một đòn giáng mạnh vào nội bộ cho thấy sự phân rẽ giữa những kẻ theo Tầu và kẻ theo Nga.

Hoàng Văn Hoan sang Trung Quốc được tiếp đón như một quốc khách và cho xuất bản cuốn: Giọt nước trong biển cả (A drop in the oceam), trong đó tố cáo Lê Duẩn kẻ thù của chế độ với chủ trương chống lại Trung Quốc:

“Nhưng qua hơn 20 năm làm việc gần gũi với Lê Duẩn, tôi được biết rõ Lê Duẩn là kẻ âm mưu đặt lợi ích cá nhân và bè cánh trên lợi ích của dân tộc, đặc biệt là những năm trước và sau khi Hồ chủ tịch mất, tôi được biết những hoạt động xấu xa nguy hiểm của y, như việc choán quyền Đảng, việc xuyên tạc lịch sử, việc động viên toàn bộ lực lượng chống Trung Quốc và xâm chiếm Campuchia, là những việc phản chủ nghĩa Mác-Lênin, phản cách mạng, phản lợi ích dân tộc, tổ quốc.’’

Trích Giọt nước trong biển cả, Hoàng Văn Hoan, Chương Lời nói đầu.

Ngày 10-7-1980, Lê Duẩn cho xử án vắng mặt Hoàng Văn Hoan với bản án tử hình.

Vũ Thư Hiên cũng mượn lời Nguyễn Trọng Luật nhận xét tương tự về Lê Duẩn như sau:

“Lê Duẩn là thằng nhiều tham vọng, điều này những ai từng gần hắn đều biết.”

Trích Đêm giữa ban ngày, Vũ Thư Hiên, trang 39.

Ở trong nước thì diễn ra những cuộc bắt bớ, thanh trừng nội bộ những người có bất đồng quan điểm với đảng cầm quyền.

Tại sao có những cuộc thanh trừng như vậy?

Thanh trừng là bởi vì chính quyền cộng sản không phải một xã hội dân chủ nên bất cứ ai không đồng ý kiến đều bị coi là phản động, phải khai trừ cách này cách khác. Hà Sĩ Phu nêu ra nhận xét, nhà nước XHCN dân chủ gấp triệu lần lại vướng mắc chính vấn đề dân chủ.

Vì thế, mỗi kỳ đại hội đảng lại xảy ra một cuộc tranh dành quyền lực. Phe đảng đấm đá nhau, tranh dành ngôi thứ.

Ngoài Bắc hàng lọat những lãnh đạo cao cấp bị bắt bị xử án, bị tù đầy, từng thời kỳ như Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Chính, Lê Trọng Nghĩa, Tạ Đình Đề, Vũ Thư Hiên, đại tá Đỗ Đức Kiên, Phan Hoàng, Nguyễn Hiếu, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Hoàng Thế Dũng, Nguyễn Kiên Giang, Quang Hân, Mai Lân, Mai Hiến, Định Chân, Trần Thư, Hữu Loan, Minh Giang, Quang Dũng, Trần Châu, Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh, Tử Phác, Trần Dần, Phùng Quán, Hà Minh Tuấn, Sỹ Ngọc, Văn Cao.

Phía trong Nam có Tạ Bá Tòng, Nguyễn Hộ và một số đông nằm trong Câu Lạc bộ kháng chiến.

Và còn không biết bao nhiêu người khác. Kể sao xiết.

Và cho đến hôm nay, sắp sửa Đại hội Đảng , đã có bao nhiêu người đã bị bắt, bị giam cầm tù vì bất đồng chính kiến với đảng cầm quyền?

Kịch bản cũ lại tái diễn lại như cách đây nửa thế kỷ. Cái gì đã xảy ra trước đây thì nay xảy ra y như vậy.

Câu hỏi lớn bây giờ là liệu chúng ta có tìm ra giải pháp để ra khỏi cơn ác mộng Trung Quốc không? Những lời cảnh báo của giới trí thức, của các cán bộ đảng cao cấp chẳng biết đi đến đâu? Như mới đây Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tố giác đảng Cộng sản đã cho Trung cộng, đài Loan thuê trong thời hạn 50 năm 264 ngàn hectares rừng. Những tin tức trên cho người dân có cảm tưởng đất nước nay không còn có khả năng quản lý được nữa.

Người ta đành chán nản nghĩ rằng đất nước này đã hết thuốc chữa. Và như thường lệ, người ta phải đợi câu trả lời sau Đại hội Đảng lần thừ 11 này xem ra làm sao.

Trích: Thật vây, chúng ta giả dụ rằng nếu Khrushchev còn lãnh đạo Liên Xô thì chuyện gì sẽ xảy ra ở miền Nam? Chủ trương của Khrushchev là hai miền Nam, Bắc sống chung hòa bình, thi đua về kinh tế, nếu miền Bắc mạnh về kinh tế thì miền Nam sẽ thống nhất vào miền Bắc. Đường lối hòa dịu giữa Nam và Bắc đi đến giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán với Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Không cần phải giả dụ nếu Khrushchev còn lãnh đạo thì thế nào vì khi Khrushchev còn lãnh đạo mà năm 1959 Trung Ương Đảng CSVN vẫn ra nghị quyết dùng vũ lực giải phóng miền Nam. Việc Khrushchev theo đường lối sống chung hòa bình không làm cho đảng CSVN bỏ ý định dùng vũ lực đánh miền Nam. Đảng CSVN được Trung Quốc viện trợ súng ống để đánh miền Nam nên không cần viện trợ của Liên Xô. Chỉ đến 1964 khi bị Mỹ ném bom thì CSVN mới sang Nga xin viện trợ súng phòng không vì Trung Quốc không mạnh về mặt này. Trước khi Khrushchev bị lật đổ thì Khrushchev cũng đã chấp thuận viện trợ quân sự cho miền Bắc nhưng súng đạn, hỏa tiễn SAM chưa qua đến VN thì Khrushchev đã mất quyền. Sau đó những người kế vị ào ạt viện trợ cho miền Bắc. Dù Khrushchev không bị lật đổ thì trước việc chiến tranh gia tăng tại VN, Khrushchev vẫn có thể viện trợ cho miền Bắc vì không muốn cho Mỹ thắng thế. Những gì Khrushchev tuyên bố là một chuyện còn khi thực tế xảy ra Khrushchev vẫn phản ứng theo tình thế đòi hỏi hoặc theo ý muốn nảy ra lúc đó. Chẳng hạn Khrushchev nói là sống chung hòa bình nhưng vẫn đem hỏa tiễn sang Cuba đặt để đe dọa Mỹ

Minh Đức viết :

"Không cần phải giả dụ nếu Khrushchev còn lãnh đạo thì thế nào vì khi Khrushchev còn lãnh đạo mà năm 1959 Trung Ương Đảng CSVN vẫn ra nghị quyết dùng vũ lực giải phóng miền Nam."

Hoàn toàn đồng ý với Minh Đức về nhận định này vì những bằng chứng rất đầy đủ cho thấy rằng cái nghị quyết giải phóng Miền Nam (thành lập MTDTGPMN) đã ra đời từ 1959, là lúc mà Hồ Chí Minh đang ở tột cùng của quyền lực chứ không phải là giai đoạn sau 1965 (mà một số người cho rằng Hồ đã bị chuyên quyền)....Cho nên trong bài chủ có đoạn :

"Trong số những người chủ trương không đánh có Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Vịnh, Ung Văn Khiêm, Hoàng Minh Chính, Bùi Công Trừng. Ngoài Hoàng Minh Chính, Bùi Công Trừng bạo ăn bạo nói. Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh im lặng không dám công khai vì sợ bị chụp cho cái mũ “phản bội sự nghiệp giải phóng dân tộc.” (*)

Điều này chứng tỏ ông Lục đã rơi vào luận điểm của những người (dường như) cố tình chạy tội cho Hồ Chí Minh rồi đó .

(*) Chỉ dựa vào chuyện Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp "im lặng" mà suy ra rằng họ phản đối đánh chiếm miền Nam thì quả là hồ đồ....huống chi có chứng cớ nào cho sự kiện "im lặng" của hai người này không ?

Tôi rất trân trọng và xin thành thật khen ngợi lẫn cám ơn bạn tích cực phê bình góp ý xây dựng loạt bài viết này của ông Nguyễn Văn Lục.

Tuy nhiên có một số điều bạn nên tham khảo kỹ trước khi viết, nhất là về phiá CS, để người trong nước không chê cười là chúng ta viết ko đúng sự thật, lý luận một chiều, duy y chí ..., rồi từ đó ko còn tin cậ vào những gì chúng ta viết nữa.

Thí dụ về đại hội đảng CSVN lần thứ ba, xảy ra vào năm 1960, để quyết định xâm lăng miền Nam bằng vũ lực chẳng hạn.

Trên nguyên tắc thì cứ năm năm lại tổ chức một kỳ đại hội đảng CS để cùng nhau hoạch định ra KẾ HOẠCH KINH TẾ NGŨ NIÊN.

Ở nước ta do hoàn cảnh chiến tranh, nên không thể thực hiện điều này. Khoảng cách giữa các kỳ đại hội đảng CS rất xa nhau. Chỉ họp đại hội khi thật cần thiết. Nên giữa kỳ đại hội hai (1951) và ba (1960) kéo dài gần một thập niên; cũng như giữa kỳ ba với kỳ bốn (1976) còn lâu hơn nữa.

Sau khi thống nhất đất nước các kỳ họp đúng hẹn hơn vì trong thời bình có điều kiện thuận lợi hơn nhiều.

Về phần bình luận trên tôi hoàn toàn đồng ý với bạn là, dù cho Cút-Xếp không bị lật đổ thì CSVN vẫn xâm lăng miền Nam bằng vũ lực như thường.

Tại sao ư ? Theo tôi có các lý do như sau:

1/

Ta thường thấy mỗi khi một lãnh tụ CS ở Nga hay Tàu lên thay thế người cũ, họ thường phải làm khác đi. Nói rõ hơn thường dùng thủ đoạn xấu là tìm mọi cách bôi đen người cũ, đệ tự đánh bóng mình lên, đồng thời tìm cách loại bỏ tay chân kẻ cũ v.v....

1.1/

Ta thấy Cút-Xếp chống bệnh sùng bái cá nhân thời Stalin, chủ trương sống chung hòa bình với tư bản thay vì đối đầu. Điều này quả thực là KHÔNG HẢO HẢO với Mao chút nào. Mao đang mắc bệnh sùng bái cá nhân rất nặng và chủ trương xâm lăng Taiwan để thống nhất đất nước !

CSVN cũng rứa, nhưng bó buộc phải vỗ tay theo, nhưng thực tế là cùng chung một tâm nguyện như Tàu cộng. Cho nên sau này các anh chị nào trong đảng CSVN mà ngả theo Nga là bị chặt đẹp trong cái gọi là vụ án tù mù "xét lại chống đảng" do đám Lê Duẫn và Lê Đức Thọ chỉ đạo với sự nhắm mắt làm ngơ của họ Hồ.

1.2/

Ở Tàu khi Hoa Quốc Phong thế chỗ Mao và Chu Ân Lai là xóa xổ ngay tư nhân bang trong đó có vợ yêu của Mao là Giang Thanh, tuy ko tìm cách bôi đen Mao như bên Liên Xô Cút-Xếp cố hạ bệ hình ảnh tiền nhiệm Stalin.

khi Đặng lên thay Hoa Quốc Phong cũng rứa, tuy cố chính thức bôi đen Mao nhưng cố tìm cách "thế tục hóa" hình ảnh của Mao trong lòng dân và đảng viên toàn đảng. Tay chân bộ hạ thân tín của Hoa Quốc Phong bị là chặt đẹp. Bản thân Hoa bị hạ bệ thê thảm và lại bị tung tin đồn nhảm Hoa là con rơi con rụng của Mao, nên được đưa lên thay Mao! Một cách gián tiếp bôi nhọ Mao đó thôi !

Wikipedia:

Khi Đặng Tiểu Bình dần nắm quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hoa Quốc Phong bị lên án vì khuyến khích chính sách Lưỡng cá phàm thị và bị thay chức Thủ tướng bởi Triệu Tử Dương năm 1980, và chức Chủ tịch Đảng bởi Hồ Diệu Bang năm 1981. Hoa Quốc Phong đã tổ chức các buổi tự phê bình và cuối cùng từ bỏ và coi chính sách Lưỡng cá phàm thị là sai lầm. Cả Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang đều là những người được Đặng Tiểu Bình bảo trợ dành riêng cho nhiệm vụ Cải cách Kinh tế Trung Quốc.

Hoa Quốc Phong bị giáng cấp làm Phó Chủ tịch, và khi chức vụ này bị bãi bỏ năm 1982 ông chỉ còn là một thành viên bình thường của Uỷ ban Trung ương Đảng, một vị trí ông nắm giữ đến tận Đại hội thứ 16 của Đảng tháng 11 năm 2002 dù đã được thông qua quyết định nghỉ hưu ngay từ khi bảy mươi tuổi năm 1991.

1.3/

Khi Giang Trạch Dân lên thay Đặng lại tìm cách đem tay chân bộ hạ ở Thượng Hải vào các chức vụ cao cấp trong guồng máy đảng và nhà nước CS. Rồi đẻ ra thuyết "Ba Đại Diện" ...

Tóm lại trong cái thế giới CS chuyện đấu đá nhau kịch liệt là chuyện đương nhiên đúng như lời ông tổ CS dạy : MÂU THUẪN ĐỂ TIẾN BỘ !

2/

Nói là sống chung hòa bình, nhưng chỉ là trò mị dân như đã giải thích bên trên. Bằng chứng cụ thể nhất là có vụ căng thẳng xuýt nổ ra thế chiến lần thứ ba với Mỹ thời Kennedy do Nga đặt ở Cuba dàn hỏa tiền mang đầu đạn nguyên tử chiã mũi v

Nói là sống chung hòa bình, nhưng chỉ là trò mị dân như đã giải thích bên trên. Bằng chứng cụ thể nhất là có vụ căng thẳng xuýt nổ ra thế chiến lần thứ ba với Mỹ thời Kennedy ở Cuba qua vụ đặt dàn hỏa tiền mang đầu đạn nguyên tử chiã mũi và Mỹ.

Hay hình ảnh Cút-Xếp rút giầy ra đập thình thình tại Liên Hiệp Quốc khiến người ta kinh ngạc về hành vi lỗ mãng này của y. Chính điều này những kẻ hạ bệ Cút-Xếp cũng nêu ra vì Cút-Xếp làm mất thể diện một siêu cường là Liên Xô trước toàn thế giới !

Rồi những căng thẳng trong nội bộ, giữa các nước anh em tại Đông Âu và tranh chấp biên giới với Tàu ở nữa.

Bằng chứng kể ra rất nhiều. Bởi thế có nhiều người chỉ đọc sách mà ko nhìn vào thực tế kỹ càng mà phân tích cho ra nếp ra tẻ, như ông Nguyễn Văn Lục chẳng hạn

Tôi không hiểu ông Nguyễn Minh Cần dựa vào đâu mà khẳng định là không đưa bàn bạc tại đại hội đảng lần thứ ba vào năm 1960, trong khi các tài liệu chính thức hiện nay hiện diện ở nhiều nơi đã cho biết như tôi thông báo đến bạn.

TIN HAY KHÔNG TÙY BẠN, nhưng xin thưa với bạn ông Nguyễn Minh Cần chỉ là thành ủy viên tại Hà Nội (hình như là phó bí thư thôi). Bạn cứ liên lạc với ông Cần và bảo ông Cần hay trưng bằng chứng cụ thể phản bác lại các tài liệu hiện lưu hành như tôi nói.

Việc xâm lăng miền Nam RẤT QUAN TRỌNG, một mình bộ chính trị đâu thể quyết định riêng tư như thế, trong khi ngoài mặt vẫn bảo là sống chung hòa bình !???

Tôi đã trình bày rõ ràng cho bạn thấy, tại đại hội đảng CS Liên Xô lần thứ 20 năm 1956 lúc Cút-Xếp lên thay Stalin, chủ trưởng XÉT LẠI (revisionisme) để hạ bệ Stalin (déstalinisation) và sống chung hòa bình với tư bản (co-existance pacifique) như đã nói. Phải đoàn VN hiện diện tuy ủng hộ ngoài mặt, nhưng thực sự ko hài lòng, nên về sau ngả theo Mao và tiến hành xâm lăng miền Nam bằng vũ lực qua đại hội 3 như đã nói.

CS Tàu và VN có background tương tự nhau rất nhiều, chưa kể những quan hệ hữu cơ gắn bó từ xa xưa cho đến tận khi cả hai đảng này cướp được chính quyền về tay mình. Mao cũng như Hồ nghiện chứng bệnh sùng bái cá nhân như ai cũng rõ. Trong hai người Hồ mắc bệnh nặng hơn, vì từ khi lộ diện vào năm 1945 Hồ luôn luôn sưng BÁC với mọi người, một thứ cha già dân tộc.

Tàu và VN bị chia cắt làm hai mảnh, trong khi LX thì không. Đảng CS hai nước này đau hơn hoạn.

Bởi Taiwan bé tí nhưng là sợi gân gà, nhả thì tiếc, nuốt vô ko đặng.

Còn Việt Minh không bị Mỹ ngáng chân thi sau hiệp định đình chiến Genève 1954 thì đến 1956 tổng tuyển cử là nuốt trọn miền Nam.

Mỹ âm mưu be bờ từ xa, cho nên ủng hộ ông Diệm vào phút chót của hội nghị Genève và đã cùng với phải đoàn VNCH ko ký vào hiệp định trên, tức là một cách trả lời ko công nhận giá trị hiệp định này. NHƯNG VẪN TIẾP TAY THI HÀNH HIỆP ĐỊNH, như giúp đỡ cho việc di cư ai cũng rõ.

Thế là thế nào ???? Đòn phép chính trị cả thôi.

Hồ và đồng bọn biết chứ, nhưng trong thế yếu, đành nén lòng chờ đợi thêm vài năm nữa. Vì thế mới ém quân và cán bộ ở lại miền Nam, cho đám cưới vội vàng một số cán binh CS trong Nam trước ngày tập kết, sau này thêm vụ gọi là "bắt trẻ đồng xanh" đem ra Bắc.

Kể thêm cho MĐ biết là chính "thủ trưởng" của tôi trong lúc tôi làm cho Vixi sau 75 là bà bác sĩ cục R Thạch Thị Bông, tức Út Bông, trưởng phòng Y Tế Quận 11 thành Hồ là một trong những đứa trẻ được "đảng ta" gọi là những học sinh miền Nam được bí mật bắt cóc đưa ra ngoài Bắc để giáo dục đó. Nói tóm lại họ chuẩn bị kỹ lưỡng nhân vật lực cùng dư luận trong ngoài mới thi hành. Như thế làm sao có chuyện lén lút như trên được.

Chủ trương đường lối như thế họ mới danh chính ngôn thuận ủng hộ cái gọi là MẶT TRẬN PHỎNG GIÁI và xin lẫn vay quân viện để tiến hành chiến tranh xâm lăng miền Nam chứ !

Tóm lại, khi nghiên cứu phải dựa vào NHIỀU NGUỒN TÀI LIỆU và XEM XÉT KỸ TÀI LIỆU NÀY TRUNG THỰC NHẤT sau khi đã kiểm chứng

Tóm lại, khi nghiên cứu phải dựa vào NHIỀU NGUỒN TÀI LIỆU và XEM XÉT KỸ TÀI LIỆU NÀO TRUNG THỰC NHẤT, sau khi đã kiểm chứng đối chiếu lẫn nhau, cũng như cần so đo thật kỹ lại với thực tế.

Cứ nghĩ ông Cần là CS thế là chỉ tin vào ông Cần thôi là có khi hỏng việc đó. Ông Lục cũng hay phạm vào lỗi lầm tin sách, bởi ông ta là con mọt sách, chứ ko phải là người hành động.

Chính vì thế tôi hay viết dài dòng, vì dẫn chứng cụ thể bằng sách và người thật việc thật.

Chẳng qua là sự méo mó nghề nghiệp. Bởi trong y học có trình bày một ca bệnh điển hình (typical case) và sau đó là các dạng bệnh khác biệt gặp trên thức tế (Tây gọi là các thể bệnh = Formes cliniques.) Các bác sĩ mới ra trường hay tay mơ ko kinh nghiệm chỉ biết cái gì học trên sách, nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế, ko thể bàn sâu tán rộng ra được.

Nếu cần phải tra cứu thêm, cũng như hỏi thêm người rõ việc. Chẳng hạn như hai ông Bùi Tín và Vũ Thư Hiên đang ở Paris. Trong ba ông này ông Cần là người ít biết về chuyện trên nhất, bởi ông Cần đã ở lại Nga vì theo cánh xét lại như lời ông ấy bày tỏ. Tuy nhiên có những nguồn tin ko chính thức lại nói khác đi và xin miễn cho tôi phần lời đồn này.

Tôi gặp ông Cần vài lần và lần đầu tiên là ở bên Đức, rồi ông Cần theo anh bạn Yên Phong chủ bút tờ Thiện Chí sang tôi chơi thăm Amsterdam và HL. Tôi có nhiều cảm tình với ông về sự trung thực dễ mến của ông. Bà vợ Nga của ông cũng rất giỏi tiếng Việt và viết sách tiếng Việt nữa. Có dịp tiếp xúc với ông Cần cho tôi gửi lời thăm hỏi đến ông ấy nhé

Thực ra cuốn sách "gối đầu giường" của tôi là VỀ R của Kim Nhật.

Tôi xem lúc còn đăng trên nhật báo trước 1975 vài năm lận. Thú thật đọc nhưng ko tin lắm, vì nghĩ tuyên truyền. Cũng đọc hồi ký của sĩ quan Tây thực dân bị Việt Minh bắt làm tù binh trong trận Điện Biên Phủ nữa. Có những điều mình cho là nói láo, nhưng sau 1975 mới thấy đúng là thế thật.

Tương tự như đọc truyện dịch Tầng Đầu Điạ Ngục và Quần đảo ngục tù của tác giả Nga Solzhenytsin đầu thập niên 70 hay Giờ thứ 25 bằng tiếng Pháp của một tu sĩ chính thống giáo người Roumania. Đọc vì ham đọc và cũng để giải trí, nhưng sau 75 thấy đúng quá xoá và tự mắng mình sao ngu thế. Quả thực kinh hoàng như trong truyện tiểu thuyết nhiều hư cấu !

Sau 1975 bác Năm Quế, tức đông y sĩ Ngô Đơn Quế ở quận 11, đã lén lút cho tôi mượn đọc sách tôi mới biết sau này có ra sách. Đọc rồi hai bác cháu một già một trẻ bình luận rất tâm đắc. Lúc đó hình như vào khoảng đầu thập niên 80, lúc tôi đã bỏ chỗ làm để vượt biên nhiều phen nhưng ko thành công.

Sau khi ra ngoài này tôi đã mua được sách in lại . Đọc lại vẫn thấy hay như thường.

Kim Nhật hình như cũng là cán bộ hồi chánh như Xuân Vũ.

Đọc BUỒNG CAU TRỔ NGƯỢC của Xuân Vũ rất hay. Ông này còn viết quyền sách chửi đám văn nô ngoài Bắc khá đậm đà, nhất là Nguyễn Công Hoan trong vụ bề hội đồng rât mất dậy cụ Phan Khôi đáng mến.

Quyển TRẠI ĐẤM ĐÙN của Trần Thái cũng hay, nói về trại gian Lý Bá Sơ là nơi ông nội tôi bị giam và sau trốn thoát vào lúc Việt Minh cướp chính quyền 1945.

Tôi thích hơn tác phẩm của Hà Thúc Sinh và Tạ Tỵ viết về trại cải tạo nguy quân ngụy quyền sau 75. Đọc Ó Đen của Lý Tống thấy sao sao đó; tương tự như sách viết của một ông biệt kích nhảy toán ngoài Bắc tên Bình (?0 do phiá Khiến Chán xuất bản mình cũng thấy hình như có "bạc giả" kêu leng keng ở trong, nên ko lưu lại mấy quyền sách trên cho chật nhà :-) !

MIỀN BẮC ĐÃ THOÁT ĐƯỢC NỀN ĐÔ HỘ TRUNG CỘNG

Cuối năm 1945. quân Quốc Gia Trung Hoa đến Bắc Kỳ trong nhiệm

vụ quốc tế giải giới quân Nhật. Các đảng phái “Quốc Gia” VN cũng

lục tục theo về Bắc Kỳ, và dựa vô sự …che chở của Quân Tàu (Phù),

và ra mặt chống lại chánh phủ Trung Ương của ông Hồ Chí Minh.

Phía ông HCM, khi đó, được Hoa Kỳ, đại diện Đồng Minh công nhận,

và được tuyệt đại đa số dân chúng tuân theo ủng hộ.

Đặt vấn đề: Nếu Quốc dân đảng Trung Hoa thành công trong việc

tạo dựng một chánh phủ Quốc Gia VN tại Miền Bắc VN, thì phe Quốc

Gia này , bởi là đồng minh của Quốc Dân Đảng Tàu, chắc chắn sẽ bị

Quân Cộng Sản Trung Hoa chiến thắng, và tràn sang hỏi tội. Miền Bắc

VN hiển nhiên đã bị Trung Cộng thôn tính (như Tây Tạng, 1950).

CSVN sau này, tuy lệ thuộc vào Trung Cộng, nhưng TC cũng không

hề thôn tính VN bằng võ lực. Trong cái rủi , còn có cái may. Trong

cái độc quyền sắt máu của Ông Hồ và Đảng CSVN, Miền Bắc tuy đau

thương, lạc hậu, nhưng không sa vô sự thống trị của Trung Cộng.

(Đường đời quanh co, và may thay, Hoa Kỳ lại tới, mang lá cờ chánh

nghĩa Dollar cùng với món quà Peace Process sang đây, Việt Nam).

Ừ, ta biết Bạn Đời có ý "nể" ta, "thương" ta,

vì chúng ta cùng nòi Thơ, hỉ?

Nhưng Xạo Sự Bạn Đời nhứt mực là ghét

cay ghét đáng người bạn vong niên của Ý.

Ý cũng phải cảm ơn BĐ không release cái

tên cúng cơm của Ý, chẳng sao, nhưng Ý

khôngmuốn…khoe cái chiến thắng đã qua

rồi, còn đâu. ( Vì nickname Hà Châu bị

banned, còn lại thi hiệu Ý Yên mang ra

đây mà tranh cãi, thấy tội nghiệp cho cái

tên gọi Ý yên quá, tuy Ý Yên cũng chẳng

vang danh gì…

Ý chỉ biết nói: Việc ông NCK, thì phải

chờ kết luận. Còn việc ông ta hô hoán

ở lại tử thủ,, thì đó là nhiệt tình của ông

ấy, dù lúc đó, ông Kỳ đã gần như là

Dân sự, nhưng còn “ngây thơ” mà tin

rằng thằng Mỹ nó lập mưu gì đây, chứ

chưa bõ rơi VNCH…

Ý có quen ông NCK gì đâu, chẳng qua

thấy ông bị oan, thì nhảy vô, rối sau

đó mới quen ông ta. Chính ông Tướng

Mỹ là Corbin ngồi thuật lại tất cả về chuyện

ông NCK, chứ chính ông ta, giữ im lặng

hoàn toàn, dù với bạn hữu xưa, ngay cả

với Ý, là người yểm trợ ông ta. ( Đã

hai lần ông ta diễn thuyết tại hai Đại Học

Bắc Kinh và Kuala Lampur, cũng chỉ có

DVDs mang về… ( Tạm ngưng). Từ nay

Ý chỉ Reply Bạn Đời mà thôi. Mấy thằng hủi,

chúng thọc Ý, để Ý bị zăng ra khỏi ĐCV

đó mà. Có chỉ thị băng đảng cả đó. Buồn

Hì hì hì , t/g Lục viết dài dòng phế phán tùm lum nhưng cuối cùng là chạy tội cho HCN / VNG với đoạn:

Trong số những người chủ trương không đánh có Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Vịnh, Ung Văn Khiêm, Hoàng Minh Chính, Bùi Công Trừng. Ngoài Hoàng Minh Chính, Bùi Công Trừng bạo ăn bạo nói. Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh im lặng không dám công khai vì sợ bị chụp cho cái mũ “phản bội sự nghiệp giải phóng dân tộc.”

Thật ra không có gì là ngạc nhiên, bộ máy tuyên vận CSTQ / CSVN đang mở máy tới mức tối đa để làm 2 công tác tuyên vận chuẩn bị cho ĐH 11 sau đây:

1) Đánh bóng và chạy tội cho HCM.

2) Vấn đề VN hiện tại là do tranh chấp quyền hành giữa hai phe bảo thủ và tiến bộ trong đảng CSVN, chủ yếu là nhằm tạo bánh vẻ nếu phe tiến bộ ( chủ trương thân Mỹ / Tây Âu ) thắng thế sau ĐH 11 thì đất nước VN ta sẽ "tốt đẹp" hơn trước.

Đống ý rằng số lượng vũ khí còn lại của VNCH còn khá nhiều, nhưng trong cuộc chiến chống CS bắc Việt xâm lược thì cũng như chiếc ghe bé bỏng giữa biển khơi được cấp đầy một bình xăng...

CSTàu thất bại trong cuộc tấn công vào VN năm 1979 là vì chiến lược và chiến thuật của CSTàu sử dụng vào thời điểm ấy còn rất ấu trĩ. Thêm vào đó, vũ khí lại còn rất lạc hậu. Đời thuở nhà ai mà lại dàn quân dọc biên giới rồi tràn qua như mấy đứa con nít. Trước mặt toàn núi với rừng mà không có phương tiện tiếp tế. Thế giới gãi đầu gãi tai khi thấy CSTàu còn đưa chiến xa vào rừng yểm trợ... Ngày đầu tiên tràn qua, phía CSVN chẳng cần bắn một phát nào mà CSTàu cũng chết như rạ vì bẫy và mìn. Mỗi lính Tàu giỏi lắm chỉ đem theo được độ 500 viên đạn AK, nếu bắn 3 phát rồi ngồi hút hết điếu thuốc thì cũng chỉ độ mấy tiếng đồng hồ là hết mẹ nó đạn. Đã cuối thế kỷ thứ 20 mà đi đánh trận lại phải dẫn theo lừa để chở đạn và lương thực thì CSTàu mà có thắng vào năm đó thì mới là chuyện lạ!

Ờ mà kể ra cũng lạ! Chờ mãi mà không thấy Mr. Chệt Già vào đóng góp vào mấy bài "Lận đận với (ba) Tàu"...

Gần đây thì công nhận ông cũng có nhiều thay đỗi, biết cái nào quá láo, cái nào thật. Tuy nhiên, sống và chiến đấu dưới sự chỉ dạy, điều khiễn bỡi cs Bắc Việt mấy chục năm dài, dù muốn dù không ông Công cũng phải gắng lên mà bênh chủ. Em hoàn toàn thông cãm với sự trung thành của ông Công. Điều ấy đáng khen.

1,500,000.00 quân Mỹ Nguỵ tính ra là...150 sư đoàn!

Để coi miền Nam có sư đoàn 1, 3, 7, 9, 22, 23, 25, sư đoàn Dù, sư đoàn TQLC, Không Quân, Thiết Giáp..., nói khơi lên thành...15 sư đoàn đi.

Còn Mỹ và Đồng minh có sư đoàn 1, 25, 101, 81, Bạch Xà, Mãnh Hổ..vân vân

Kiếm đỏ con mắt, cũng chưa ra đến...50 sư đoàn...

Khi Mỹ rút và cắt viện trợ, vũ khí còn, nhưng,

Xăng, không đủ cho chiến hạm, phi cơ, vận tãi, thiết giáp xung trận, tiếp vận, tiếp tế cho các cuộc hành quân chống Cộng...

Đạn,

Xưa Cộng quân tấn công biển người, bom phi cơ, đại pháo bắn...thoãi mái, VC chết như rạ, tinh thần lính thật vững.

Khi Mỹ rút, cúp giãm viện trợ từ 1973, lính...giựt con mắt. VC di chuyễn trong rừng Trường Sơn vào Nam như...đi chợ, công khai. Lính nhãy toán có thấy cũng...lặn, B52 đâu mà gọi nữa?

Thế là VC...lên đời, công khai gửi thư thách thức nguỵ Dù lên lấy lại các ngọn đồi ở Thường Đức...

Chiến tranh với cs Bắc Việt, là một chiến tranh lâu dài, cần phải có một sự tiếp viện dồi dào bền bĩ. Bỡi phe Cộng có Nga Cộng Tàu Cộng, khối Cộng Đông Âu bơm sau lưng cs Bắc Việt tới tấp, có thằng mới lấy tiếng được rằng thì là chủ nghĩa cs...vô địch.

Phe VNCH, chỉ có nguồn tiếp vận từ Mỹ, mà nó...cúp cha nó đi rồi, chịu sao thấu?

Là người chỉ huy, phải biết tiên liệu, tình trạng xăng nhớt, đạn dược, vũ khí mới..., không tự làm ra được, liệu VNCH cố chết, cầm cự với cs được bao lâu? Phải mang lính VNCH cho VC nướng bao nhiêu mới đủ?

Cầm cự từ 1973 đến 1975, đã là một...huyền thoại, nhờ các tay chơi trẽ, có năng lực đang lên. Nhưng hết xăng, hết đạn, thôi đành chịu...vô tù...

Tính ra thì ông Công cũng là người biết suy nghỉ. Chỉ tiếc một điều là ông sống dưới xã hội cs hơi lâu...

Trong hai loạt bài gần đây nhất của ông Nguyễn Văn Lục làm tôi nổi lên một vài NGHI VẤN về mục đích các bài viết này.

Tôi xin nêu ra đây để rộng đường dư luận và mong tác giả NVL qua đây làm ơn giải toả những thắc mắc của tôi. Xin thành thật cám ơn nhiều.

1/

[dẫn]

Đọc và nhận định “Cuộc Xâm Lăng Về Văn Hóa Và Tư Tưởng của Đế Quốc Mỹ...” (Kết)

Phê phán cuốn Cuộc Xâm Lăng Về Văn Hóa Và Tư Tưởng của Đế Quốc Mỹ Tại Miền Nam Việt Nam của Lữ Phương (1)

Nguyễn Văn Lục

Mục đích tối hậu khi Lữ Phương viết cuốn sách này

Viết cuốn sách này theo lệnh Đảng, Lữ Phương nhằm hô hào tận diệt Văn Học miền Nam đồng thời tố giác đích danh một số văn nghệ sĩ cũng như sách báo miền Nam nằm trong chính sách của Đảng.

Về báo chí ‒ Có ba tờ nằm trong đối tượng bị phê phán nặng nề là các tờ Lập Trường (1964, nhóm trí thức Huế), Hành Trình (1964 Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung) và Thái độ (1966, Thế Uyên)

Nhưng xem ra mục tiêu tấn công là nhằm vào Nguyễn Văn Trung với chủ trương: Một cuộc Cách Mạng Xã Hội không cộng sản. Sở dĩ tôi có thể nói dứt khoát như thế vì tờ Hành Trình ra được vỏn vẹn đúng 10 số báo, chưa đầy một năm, tại sao lại trở thành mục tiêu đánh phá hàng đầu trong chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ kéo dài trong suốt 21 năm? Nó có thể có ảnh hưởng lớn lao đến giới thanh niên sinh viên đến thế chăng? Tờ báo có hai người chủ chốt, tại sao một người bị đánh đấm tơi bời, người kia kể như được miễn trừ? Phần Lý Chánh Trung chỉ bị nhắc sơ qua. Phải chăngvì lúc đó ông đã trở thành đại biểu Quốc Hội?

[hết dẫn]

Loạt bài đăng ba kỳ liền phê phán tác phẩm trên của Lữ Phương được tác giả bộc lộ chân tướng qua ngay phần đầu của kỳ kết !

Ông Lục chỉ dựa vào tờ Hành Trình mà ko chú ý hay cố tình quên đi toàn cảnh ra sao ? Nói đúng hơn như tôi vẫn thường hay phê phán ông Lục là trích dẫn tùy tiện. Nghiã là ông Lục đã có sẵn chủ đích, thiên kiến trong đầu rồi, việc viện dẫn lý lẽ chỉ để củng cố cho điều trên, hơn là đi tìm ra sự thật nằm ở đâu !

Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung là ai ? Họ chủ trương và hành động ra sao vào thời đó ?

Tôi đã góp ý cách đây ko lâu trên DCV như sau :

Re: Truyền đơn kêu gọi dân chủ “rải ở Việt Nam” trong ngày đầu năm

2010-02-16 09:57:59 vietnam_adam

(dẫn)

Thời nội chiến đám trí thức Kitô giáo gọi là "cấp tiến" như LÝ CHÁNH TRUNG, NGUYỄN VĂN TRUNG ... thường được gọi là "nhóm PAX ROMANA, vì chủ trương tuân theo tinh thần của Công đồng Vatican hai, tuân theo thông điệp căn bản của giáo hoàng Jean 13. Về chính trị thì kể từ Công đồng Vatican 2 trở về sau, giáo hội La Mã chấm dứt thái độ bảo thủ về phương diện kinh tế và chính trị. chấm dứt việc coi CS như bọn "qủi đỏ", thay bằng đường lối cùng chung sống, cùng hiện diện với các đảng CS trong mọi nước" (sic; ref NGUYỄN VĂN TRUNG VÀ NHỮNG NGƯỜI CÔNG GIÁO BẠN TÔI, Hồi Ký của Thế Uyên, trg 2, phụ bản Tin Nhà số 4, Paris, Hè 1991).

Hiện nay tinh thần trên của nhóm Pax Romana lại nhen nhúm nổi lên, qua tuyên bố của một tu sĩ Kitô tại giá

Hiện nay tinh thần trên của nhóm Pax Romana lại nhen nhúm nổi lên, qua tuyên bố của một tu sĩ Kitô tại giáo xứ Thái Hà mà tôi có dịp phổ biến tại đây cách nay không lâu.

(Nguyễn Văn Lục khéo léo biện minh cho Nguyễn Văn Trung, qua loạt bài viết tổ khổ Lữ Phương mới nhất đăng trên Đàn Chim Việt Net)

Tôi đã mạnh mẽ lên án và khẳng định như đinh đóng cột gỗ lim là, KHÔNG HÒA GIẢI HÒA HỢP VỚI CỘNG SẢN. Bởi CS chẳng bao giờ muốn thế. Bản chất thật sự của chúng là chiếm lĩnh ĐỘC QUYỀN (power-monopoly). Chúng sẵn sàng lùi một bước chiến thuật để sau đó tiến lên hai ba bước.

Hãy nhìn kỹ trong Việt sử cận đại sẽ thấy rõ, Hồ tuyên bố giải tán đảng CS; cũng như ký hiệp định đình chiến Genève 1954, hiệp ước hoà bình Paris 1973

Hãy nhìn kỹ trong Việt sử cận đại sẽ thấy rõ, họ Hồ từng tuyên bố giải tán đảng CS, cũng như ký hiệp định đình chiến Genève 1954, hiệp ước hoà bình Paris 1973 hay đình chiến (cessez-le-feu) hồi Tết Mậu Thân 1968, để rồi lợi dụng tình thế đánh phá mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Nhưng gương tày liếp như thế mà vẫn còn là unlearned lessons nơi một số người còn u mê ám chướng quả là vận nước chưa tới lúc sáng sủa, và phe tranh đấu cho dân chủ tự do vẫn cứ bị đứng bên lề lịch sử dài dài trong nhiều thập niên qua.

CẦU XIN ÔNG BÀ TIÊN TỔ GIÒNG GIỐNG LẠC HỒNG VÀ HỒN THIÊNG SÔNG NÚI NƯỚC NAM giúp cho những người còn tin tưởng vào phép lạ từ trời cao, được sáng mắt sáng lòng hơn bao giờ hết, trong cuộc chiến đấu một mất một còn này với CS VN và CS Tàu, đồng thời với những thế lực phản động quốc tế, muốn biến dân và nước Nam thành nô lệ và thuộc điạ muôn đời của chúng.

[hết dẫn]

2-

Chưa chấm dứt ở đó, ông NVL lại trong loạt bài "Lận đận với (ba) Tàu" ở phần Kết đưa ra một số nhận định thật là "khó ngửi" vô cùng.

Chẳng hạn ông Lục đặt nghi vấn về việc nếu như Cút-Xếp không bị hạ bệ thì ....

Rồi khuynh hướng chủ hòa trong đám lãnh đạo chóp bu CS như bạn dẫn ra bên trên.

Tôi tự hỏi một người có kinh nghiệm với CS rất nhiều như ông Lục sao bây giờ lại HỒ ĐỒ như rứa ???

Mong có sự hồi âm của tác giả càng sớm càng tốt

Trích: Tuy nhiên, nếu nhìn lại sẽ thấy một cách chua chát là từ khi thành lập đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, Việt Nam không có đường lối, chính sách riêng. Họ phải nương theo đường lối chính trị của các đảng Cộng sản đàn anh.

Đảng CSVN theo đường lối chính trị của đảng CS đàn anh là đặc tính của phong trào CS thuộc Đệ Tam Quốc Tế. Thì chính trong 21 điều lệ phải tôn trọng khi gia nhập Đệ Tam Quốc Tế có điều bắt các đảng CS phải tuyệt đối tuân theo chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế. Khi Đệ Tam Quốc Tế bị giải tán thì đảng CSVN tiếp tục tuân theo chỉ thị của đảng CS Nga vì đảng CS Nga chính là người giật dây Đệ Tam Quốc Tế. Lenin cấm các đảng CS có đường lối riêng vì Lenin thấy Đệ Nhị Quốc Tế tan vỡ vì các đảng CS vì quyền lợi quốc gia mà mỗi đảng đi một hướng nên lập ra Đệ Tam với kỷ luật chặt chẽ. Hơn nữa mục tiêu của phong trào CS là xây dựng một xã hội tương lai trên thế giới không còn biên giới, nghĩa là nước nào cũng giống hệt nhau. Trong bài Quốc Tế Ca, cuối cùng có câu: "Internationale sẽ là xã hội tương lai". Xã hội tương lai đó như thế nào là mẫu do đảng CS Nga đưa ra, các đảng CS đàn em đem thi hành, biến xã hội nước mình giống hệt xã hội Nga. Nếu đảng CSVN có đường lối chính sách riêng thì vi phạm vào điều lệ của CS Quốc Tế, và như thế thì không thể nào xây dựng được một "Internationale sẽ là xã hội tương lai" vì mỗi nước sẽ một khác.

Vấn đề trở nên rắc rối khi Mao không chịu theo cái trật tự do Đệ Tam Quốc Tế đặt ra mà lại đứng một mình, tạo ra một phe riêng. Đảng CSVN theo truyền thống nghe lời đảng CS Nga và đảng CS Tàu. Khi đảng CS Tàu nghe lời đảng CS Nga thì không có vấn đề gì. Khi đảng CS Tàu khác ý kiến với đảng CS Nga thì đảng CSVN phân vân không biết chọn ai mà theo

Đọc loạt bài này của bác Lục thì lại thêm rầu. Cái họa Tàu ngàn năm nay đang lưng lửng trở về. Điều đó từ dân ngu cu đen cho đến bậc thức giả ai cũng biết, chỉ có các đỉnh cao trí tuệ Ba đình coi bộ vẫn không hay. Hay chính bác cháu tụi nó biết còn sớm hơn hết mà vì cái túi tham, cái tâm vị kỷ ác độc mà cố tình rước giặc vào nhà.

Trích: "Trung Quốc 1979 và Trung Quốc 2010 đã mạnh lên gấp 100 lần hơn trong khi Việt Nam 1979 và 2010 thay đổi thêm được gì? "

Cái thế chênh lệch này làm kẻ hèn này nhớ lại chuyện đời Tân Chiến quốc, ngài Da Cát Bảy du Ba đình có đoạn đối đáp với chúa đảng nước Vẹm như vầy, xin trích cho bà con coi chơi để thấy cái tài của bậc đại trí:

Chúa đảng Vẹm:

- Cậu thật khéo lo thì thôi. Về đây rồi Cậu sẽ thấy sự tiến bộ của mình. Như cách nay 76 năm, hồi Đảng ta ra đời thì dân ta đa phần chỉ biết đi bộ, ngày nay đứa con nít cũng biết đi xe đạp. Đó chẳng phải là thành quả vượt bậc hay sao?

Cậu Bảy mỉm cười đáp:

- Nói vô phép nhưng có lẽ ông Bí không biết về thuyết tương đối của EoBợt Anhxtanh. Để tôi giảng cho như vầy. Muốn chạy đua thì phải tính cái tốc độ tuơng đối với người ta, họ tới đâu thì mình tới đó, chớ không phải so sánh với ông nội mình. Ngay cái câu con hơn cha là nhà có phúc nó cũng có tính tuơng đối trong đó. Để cho dễ hiểu, ta xem cái tương quan của ta với Tàu. Mấy ngàn năm qua Tàu xâm lăng mà ta còn cầm cự được là nhờ hai bên cùng dùng gươm giáo, cung tên, nhưng nay thì nó đã lên cung trăng, có hỏa tiễn, có bom nguyên tử, còn mình cái đinh vít làm chưa xong thì một mai nó đánh mình lấy gì mà đỡ? Muốn đỡ thì lại phải đi cầu thằng ngoại bang khác. Mà ông Bí cũng nên nhớ rằng Tàu là mối lo tâm phúc đó nghen. Cái đà này mình muốn cho kịp thằng Tàu thì chắc phải chạy bằng vận tốc ánh sáng....

Cái này ông Lục...cương cứng cở...thần Tàng

Thấy từ sáng tới giờ khi Trần Công (Ngủ) lập lại cái con số vũa khí.... rồi một đám "trốn quân dịch hoặc đánh giặc bằng miệng hết từ bàn giấy này sang bàn giấy khác" hô hào kiểu cụ cựu Phó TT hay cụ Cưụ TT "tôi luôn luôn đứng sau lưng các chiếnsĩ" (và khi... đàng sau quay thì ...hè hè tui đi trước các chiến sĩ đi sau...) nói chuyện kiểu "mù sờ voi".

Tui xác nhận cụ Lục nói đúng, và người Mỹ cũng đã thực hiện đúng lời hứa là "sẽ viện trợ cho VNCH "một đổi một". Vì vậy tháng 3 /75 Mỹ đã cho C5 chở sang Saigon cho VNCH một số M41 và M48 cũng như pháo 105 ..... rùi dùng máy bay đó để "chở " những người may mắn ra khỏi VN ...

Sở dĩ tui nói mấy người mù sờ voi là vì Mỹ chỉ hứa "viện trợ và thay thế vũ khí" còn đạn thì "hỏng nghe nói tới"....với số lượng 1 triệu rưởi vũ khí để lại nhưng "không có đạn" thì chỉ có mà làm "gậy để chống đi ăn mày" ... Ông Ý yên nếu quả như lời ông nói thì có quá nhiều kinh nghiệm xin Pháo yểm trợ trong trận đánh ở Dầu Giây đầu tháng 4/75.....(Phúc 70 đời nhà Tàng, trong trận đó bọn Tàng ..anh dũng tiến lên theo kiểu "tẩu vi thượng sách" nên cái đầu còn dính vào cái body.... nếu hỏng có cái ngày trời sập thì thế nào cũng bị tướng Toàn heo nọc đưa ra tòa án Quân sự mặt trận...he hè ..hèn mà sống )

Còn chuyện 1/3 các vị di cải tạo đã "thay đổi lòng" ... mẹ họ không ngoa đâu .... Nè hãy xem Thiếu tá Diệu (khóa 16 Võ Bịi bút hiệu Hà Ly Mạc) than thở nè ..em:

Bạn tù đứa tỉnh đứa say,

Đứa bền vững dạ đứa thay đổi lòng....

Bây giờ qua tới Mỹ thì có thằng nào mà dám nhận, nói thẳng ra ngay như nhà văn Chu tất Tiến đó, nó có dám nhận đã bị chùm chăn ở Suối máu không ???? Mẹ kiếp cỡ như Ý Yên mà ỡ trong trại thì cũng ...dạ thưa cán bộ ..em xin nói thật ..... Bây giờ nói trời nói đất thằng quái nào mà không nói được....Đó như ông Dân Biểu gốc cây Mít đầu tiên đó ... khen cho lắm vào. ai ngờ ông ấy cũng chỉ xin "ai đu" để nói thật thội ... rõ tởm

Anh muốn ăn muốn nói... thoải mái... thì đừng vào Đảng. Còn khi anh đã là đảng viên (của một đảng có kỷ luật "sắt" như ĐCSVN) thì anh phải chấp nhận phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, chấp nhận nguyên tắc tập trung dân chủ. Nói cho luôn, anh là đảng viên thì anh mất ... tự do hơn quần chúng, anh chấp nhận mất ... tự do hơn quần chúng để sống và phấn đấu theo lý tưởng CS. Nguyên tắc tập trung dân chủ buộc anh phải suy nghĩ và hành động theo đúng nghị quyết Đảng, bởi vì đó là ý chí, là trí tuệ của tập thể (có anh trong đó, cho dù trong khi thảo luận để đưa ra nghị quyết thì anh có quyền phát biểu phản đối).

Bác Hồ là một đảng viên, hơn thế nữa là một lãnh tụ siêu cao cấp của Đảng, cho dù trong khi họp hành Bác có ý này kiến nọ, nhưng sau khi nghị quyết Đảng đã ra đời thì phải xem đó như là quân lệnh, mà "quân lệnh như sơn", ... Do vậy, luận về chuyện Bác Hồ can đảm hay thực lòng .... mà quên đi vai trò lãnh đạo tối cao của Bác Hồ trong Đảng là sai lầm mang tính trẻ con.

Tất nhiên, anh có thể phê phán cái nguyên tắc cứng ngắc đó của Đảng là sai, nhưng, khi một người đứng trong hàng ngũ của Đảng thì phải được soi rọi theo vai trò, hoàn cảnh, thời điểm lịch sử cụ thể khi anh muốn đánh giá người ấy. Cần nhắc thêm rằng, trong hoàn cảnh, thời điểm lịch sử "đó" không thể nói rằng Bác Hồ phục vụ Đảng chứ không phục vụ đất nước (!) Trong hoàn cảnh, thời điểm lịch sử "đó", việc của Đảng là việc của nước, lịch sử Đảng là lịch sử nước (nhớ là "trong hoàn cảnh, thời điểm lịch sử "đó"", chứ không phải "trong hoàn cảnh, thời điểm lịch sử "hiện nay"").

(Tôi không bắt MĐ phải đọc thêm sách nào như cái ông VN-đam đâu vì, suy cho cùng, MĐ giỏi hơn tôi nhiều. Tranh luận mà mở cái giọng khuyên lơn người ta đọc thêm sách, như thầy khuyên trò, thì quá lếu láo!)

Trích: Cần nhắc thêm rằng, trong hoàn cảnh, thời điểm lịch sử "đó" không thể nói rằng Bác Hồ phục vụ Đảng chứ không phục vụ đất nước (!) Trong hoàn cảnh, thời điểm lịch sử "đó", việc của Đảng là việc của nước, lịch sử Đảng là lịch sử nước (nhớ là "trong hoàn cảnh, thời điểm lịch sử "đó"", chứ không phải "trong hoàn cảnh, thời điểm lịch sử "hiện nay"").

Giả sử việc ông Hồ im lặng vì không đồng ý với chủ trương dùng vũ lực đánh miền Nam là có thật thì việc ông Hồ vì kỷ luật đảng mà phải thi hành một đường lối mà mình nghĩ rằng có hại cho đất nước đặt ra vấn đề là lương tâm của các đảng viên để đâu khi mình thấy chính sách của Đảng là có hại cho đất nước mà mình vẫn thi hành việc đó? Việc đánh miền Nam là việc làm thiệt hại hàng triệu sinh mạng, làm cho đất nước bị tàn phá, tụt hậu chứ đâu phải tuân lệnh làm một chân bảo vệ ngồi không vô thưởng vô phạt. Thế mà chỉ vì tin tưởng rằng "việc Đảng là việc nước" mà đi làm công việc hại nước mà chẳng chút áy náy nào trong lòng !!!!

Chuyện ông Hồ không tán thành là chuyện không chắc có thật nhưng lập luận của bạn cho thấy lối suy nghĩ của đảng viên CS. Họ tuân lệnh Đảng mà không dùng trí óc của mình tự phán xét xem đường lối mà Đảng đang đi có đúng hay không. Điều này là có thật. Nó giải thích vì sao lúc ông Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc mà chẳng có đảng viên nào phản đối. Đến ngày nay mới có kẻ rụt rè kể chuyện là ngày xưa thấy Trung Quốc có những trò lấn ém VN. Đó là vì các đảng viên đã được rèn đến mức không còn dám sử dụng bộ óc riêng của mình mà phán đoán mà một lòng tin vào sự sáng suốt của Đảng. Đó là kết quả của các phong trào chỉnh huấn đã rèn cho các đảng viên không còn dám dùng sự phán xét của riêng mình nữa mà hoàn toàn nghe theo lệnh của tập thể tức là của Đảng. Điều này cho thấy bản chất của Đảng CS và xã hội CS nói chung, là mọi người phải tin vào Đảng chứ không được dùng trí óc. lương tâm của mình mà tự phán xét xem đường lối của Đảng có đúng hay không. Ngày nay, một số đảng viên mất lòng tin của Đảng mới dám hé ra chuyện từ mấy chục năm qua đã thấy TQ có tham vọng với VN. Đó là vì ngày nay họ đã bị rã thuốc nên mới dám dùng trí óc của họ mà phán đoán. Mao Trạch Đông cứ cách vài năm lại tung ra chiến dịch đánh này đánh nọ là để cho đảng viên khỏi rã thuốc, có thế thì mới duy trì được việc đảng viên tuyệt đối tin tưởng mình

Chuyện có thật, ...... Hồ chí Minh: lớp 7 quốc học...."

Nhắc cho Hèn nhớ là vị 1st TT Washington: Thuở nhỏ, ông ít được học hành. Năm 15 tuổi, mồ côi cha mẹ, ông phải thôi học ...., ông trở thành một nhân viên đo đạc. ....

Còn HCM trong cảnh nước mất, dân nô lệ .... Hơn nữa, HCM sau này còn tự học, tự rèn luyện, nói thông viết thạo tiếng Pháp, Nga, Hán (mấy bài thơ chữ Hán đang được hàng chục triệu người Việt thuộc nằm lòng), tốt nghiệp Đại Học Phương Đông Moscow, rồi tham gia giảng dạy tại ĐH này. Học trò của HCM nhiều người làm nên nghiệp lớn như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (được VHL Hoàng Gia Anh công nhận là một trong 10 dũng tướng lừng danh trên thế giới, cùng với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - tức Trần Hưng Đạo). HCM và VNG được cả các danh tướng Pháp, Mỹ kính nể ngay cả trong và sau khi họ bị đại bại trước trí tuệ đỉnh cao vô đối của HCM và VNG. Tại sao hàng đống tướng tá VNCH phải cúi đầu khoanh tay xếp hàng đi vào các trại cải tạo? Chưa thấy cái nhục vì ngu dốt trước một ".. Hồ chí Minh: lớp 7 quốc học...." hả Hẻn? Hi hi hi ....

Tội nghiệp anh cò, quen tật nói dóc với dân ngu...

Rồi nhìn ra, ai cũng là...dân ngu cả...

Ý anh cò muốn sánh Hồ chí Minh với Goerge Washington đấy à? Thế kỷ thứ 18, ở Mỹ lúc ấy chưa có trường lớp gì cả ( nhưng được thân phụ giáo dục tận tình ở nhà), Hồ chí Minh ở thế kỷ 20, trường học từ Nam ra Bắc không có cái nào chắc? Ông Diệm thuở ấy ở vào lứa tuổi trên 29 đã có bằng tiến sĩ, bổ nhiệm nên quan...

Hồ chí Minh nếu không có một ông cha mê chè rượu, đánh chết người, mất quan, có lẽ cũng không đến nỗi thất học. Học hành đến nơi đến chốn, có lẽ nước ta đã tránh được nạn cộng sãn.

Nói chuyện ông Hồ tự học, rành vài thứ tiếng, là nói chuyện cho dân quê nó tin. Người có ra nước ngoài du học, chẳng có ai tin cả...

Trừ trẽ sinh ra và lớn lên ở xứ người, chúng nó mới...lưu loát tiếng người mà thôi. Sinh viên du học, học...lẹo lưỡi, nói chuyện còn ú a, ú ớ. Tốt nghip65 đại học, đi làm ở xứ người lâu năm, gặp người bãn xứ, nói chuyện đôi khi còn...what? Đó là sự thật.

Hồ chí Minh không tốt nghiệp trường lớp nào, mà bảo rằng...fluently in Russia, French, English, Cantanese, vân vân... thì đúng rằng thì là...bần cố nông mới há hóc ra mà khâm phục anh cò với bác thôi!...

Võ nguyên Giáp cũng thế, trận Điện biên Phủ ngày nay lính Tàu Cộng đã giãi mật thật nhiều qua các cuộc interview trên các đài public của Mỹ. Huyền thoại Võ nguyên Giáp bị lật tẩy bỡi Trần Canh. Sau này đánh các trận trong Nam, họ Võ chỉ có...nướng lính, rồi thua chạy.

Anh cò chỉ biết nói dóc, theo sách vỡ cs, cho nên thiếu kiến thức quân sự hiện đại. Tưỡng lãnh quân đội của thế kỹ 20, phải qua trường lớp quân sự từ trung cấp đến cao cấp, chẳng có ai...phong ngang từ đơ dèm cà cuống mà lên ngan...đâi tướng như thế...

Các tưỡng lãnh VNCH. cúi đầu vào trại cãi tạo vì thua Mỹ, không phải thua VC các anh. Nhìn thực tế, VC xua quân chiếm miền Nam như vào chổ không người, có nơi, quân VNCH di tãn cả tuần dlễ, quân Cộng mới đến. Mỹ bắt tay Trung Cộng, tưỡng lãnh VNCH như bị chặt tay, mất nguồn tiếp liệu, lấy gì đánh? Có là danh tướng như Lê văn Hưng, Ngô quang Trưỡng, cũng chịu chết mà thôi...

Sau cùng, có Hồ chí Minh lớp 7, mới có cái cành ngày nay csVN đang gục đầu chịu nhục, lận đận với ba Tàu cs. Không có Hồ chí Minh, không có cảnh này. Những chuyện hậu quả thãm hại khác vì Hồ chí MInh, chưa nói đến...

Ý anh cò muốn sánh Hồ chí Minh với Goerge Washington đấy à? .... Hồ chí Minh không tốt nghiệp trường lớp nào.... "

Hai ba trăm năm nay, thế giới chỉ ngưỡng mộ HCM và VNG của Việt Nam. Có thể xem đây là những trường hợp có tính cách đột biến nơi một vài cá nhân xuất sắc ... Có người mới 29 tuổi đã đỗ TS nhưng ngu vẫn hoàn ngu. Bằng cấp chưa phải là tất cả!

"... trận Điện biên Phủ ngày nay lính Tàu Cộng đã giãi mật thật nhiều ..." Người Việt không thuộc sử Việt, lại tin lời giặc Tàu như sấm, dốt ơi là dốt! Chẳng lẽ cả đời cứ hết liếm của Mỹ cho đã rồi lại ngửi rắm Tàu hở những thằng hèn? Tại sao không thuộc lòng những lời thán phục HCM, VNG của tướng Pháp, tướng Mỹ để tận hưởng niềm tự hào là giòng giống Lạc Hồng, là con cháu của HCM, của đại danh tướng VNG? Nghe theo chi ba thằng giặc Tàu (Tàu phải khen Tàu và chê VN, chuyện này con nít cũng biết!).

"Các tưỡng lãnh VNCH. cúi đầu vào trại cãi tạo vì thua Mỹ, không phải thua VC các anh." . Sử nào viết vậy? Hèn ưa nói chuyện bằng cấp, nhưng khi dẫn chuyện lại dựa trên suy luận ngu ngơ! Ừ, thì đúng rồi, Mỹ thua chứ VNCH không thua, VNCH chỉ là thứ mà Mỹ dựng lên thôi mà. VC thắng Mỹ chứ có thèm thắng VNCH đâu!

"...Hồ chí Minh lớp 7, mới có cái cành ngày nay csVN đang gục đầu chịu nhục, lận đận....". Mỗi thời điểm một khác nhau. Mỹ thua VN không thể đổ lỗi tại vì bởi do TT đầu tiên Washington của Mỹ không có bằng highschool nên con cháu Mỹ uýnh không lại con cháu HCM-lóp-7-quốc-học. Cãi chi mà ù ù cạc cạc rứ hèn? Mất thì giờ cán bộ!

Free lần cuối đấy nhé ! OK!

Hai ba trăm năm nay, thế giới ngưỡng mộ Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp? Nói dóc vừa thôi anh cò..

Trước khi cs Nga sụm bà chè, cs hoặc may còn nói dóc với dân ngu được thế. Nay cs bể mánh. cả thế giới rồi đều lên án chúng là tội ác chống nhân loại. Đài tưỡng niệm nạn nhan cs khắp Âu Mỹ, chổ nào cũng có.

Hai tên trùm của anh cò là...cộng sãn, bể mánh quá anh cò?

Sử Việt mà để cho cò mồi cs lên lớp, thà...dốt sướng hơn. BBC channel hay các đài TV public Mỹ, chẳng bao giờ họ ngu, đi làm phóng sự...dóc để bị chúng chửi như anh cò đâu. Câu chuyện Trần Canh tướng Tàu cs ờ Điên Biên, là câu chuyện thật. húng nó mới dám đưa lên cho năm châu thưỡng lãm. Tưỡng truyền thông nào cũng...lề phải như truyền thông csVN à?

Cần gì sử nào viết về sự thật chuyện vì sao các anh tướng VNCH bị VC sĩ nhục? Mỹ ngày nay nó giãi mật om sòm, ai lại không biết về chuyện vì sao nó bỏ VNCH? Vì sao VNCH phải buông tay súng? VC nói dóc với dân ngu, tâng bóc láo với nhau đề giật le thì được, nói dóc với dân hãi ngoại sao được?

Thực trạng...thãm sầu của người dân VN kể từ khi Hồ chí Minh chiếm được chính quyền, bây giờ rất khó mà tuyên truyền láo như xưa nữa. Nhân chúng sống, vật chứng còn ràng ràng, thế mà anh cò hát...tỉnh rụi thế thì cũng...khá cho cái sợi dây thần kinh truyền thống của nhà anh.

Thảo nào mà...khó lên lon. Ráng lên anh cò...

Cái chuyện người học ít nhưng tự học và thành công đúng là có thật. Điển hình như gần đây Bill Gates chưa tốt nghiệp đại học nhưng sự nghiệp của ông thì khối kẻ có cả chục bằng cấp vẫn không rớ được tới cái lông chân ông. Nhưng đó là những trường hợp có tính cách đột biến nơi một vài cá nhân xuất sắc không thể lấy đó là trường hợp phổ biến hẳn nhiên được. Anh Bàn Độc là đảng viên CS chắc không lạ gì luận điểm hiện tượng và bản chất, hiện tượng là có thật nhưng nó không thể thay thế cho bản chất. Vả lại, đã là trường hợp hiếm thì hiển nhiên nó phải rất....hiếm, giả dụ như anh Bàn Độc cho bác Hồ của anh thuộc vào trường hợp super đó thì cũng được đi nhưng anh lại lôi cả bộ sậu cán bộ lãnh đạo đảng đều như vậy thì thiệt tình nghe thằng câm hát karaoke còn hay hơn! Và nếu vậy thì học hành có ích lợi gì?

Một thể chế mà hỏi về thành tích thì chỉ nói về chuyện đánh nhau và chỉ giỏi đánh nhau thì có gì hay mà anh tán tụng quá vậy! Thường thì nói về chuyện đánh nhau các chế độ độc tài thường là mạnh hơn các nước dân chủ, lý do đơn giản là vì các chế độ "dân chủ triệu lần" ấy duy trì quyền lực của mình chỉ bằng bao lực nên rất chú trọng đến sức mạnh quân sự. Bắc Hàn nghèo rớt mùng tơi nhưng nếu đánh nhau tay đôi thì Nam Hàn cũng khó mà chọi lại và cũng y chang như anh Bàn Độc ca tụng bọn CSVN, bon Bắc Hàn cũng chỉ ca tụng sự ưu việt của chế độ cộng sản Bắc Hàn bằng....bom nguyên tử!

Quốc xã Đức đánh đâu thắng đó vậy thì có nên khen là ưu việt không?

Đánh lộn tay đôi thì Mike Tyson bẻ cổ Bill Gates, vậy thì Mike giỏi hơn Bill chăng?

Thường thì im lặng đồng nghĩa với không tán thành, điều này tôi đồng ý với suy đoán của ông Lục. Nhưng không tán thành thì cũng có nhiều nghĩa! Không tán thành dùng vũ lực cũng có thể hiểu là không tán thành dùng vũ lực theo một chiến lược nào đó chứ không hẳn là ủng hộ hoà bình. Chẳng hạn, phe chủ chiến chủ trương dôn toàn bộ sức mạnh quân đội để đánh trực diện với phe miền Nam, có thể ông Hồ cho rằng nếu đánh cách đó thì thất lợi vì hoả lực chênh lệch giữa quân Bắc Việt và Mỹ.

Mà ngay cả nếu ông Hồ có chủ hoà đi nữa thì việc ông làm thơ xúi "ăn cứt gà" cũng không có gì mâu thuẫn như anh MĐ viết. Vì chủ hoà là ý cá nhân còn khi đã đánh là theo quyết định đa số trong bộ chính trị thì ông Hồ buộc phải ủng hộ. Đó là nguyên tắc trong sinh hoạt đảng, quyết định của đa số là quyết định tối hậu và cho dù anh có không đồng ý thì cũng buộc phải phục vụ cho quyết định đó nếu nó được chuẩn y!

So sánh những người dân như Phùng Quán với ông Hồ là không logic. Ông Hồ là lãnh đạo, PQ là dân thường. Ông Hồ không những là đảng viên CS mà còn là người thành lập ra cái đảng đó, còn PQ thì không. Anh vào ở trọ nếu không thích thì anh bỏ ra ngoài, nhưng nếu anh là chủ quán trọ thì làm sao anh bỏ được!

Ông Hồ cho dù không hẳn muốn đánh miền Nam thì cũng chỉ vì ông không chắc thắng chứ không phải vì ông yêu hoà bình hay yêu miền Nam. Ông vẫn muốn diệt miền Nam và vẫn muốn đuổi Mỹ nên lời kêu gọi của ông khi guồng máy chiến tranh đã chuyển không hề là giả dối! Mà giả dụ ông Hồ có giả dối thì cũng đâu có gì lạ, lời nói và hành động của các chính khách thường là không trung thực. Làm chính trị mà thành thật nếu không chết sớm thì cũng thất bại mà thôi

Theo tài liệu được trích ra từ "Cold War International History Project" (Woodrow Wilson International Center for Scholar) thì:

Tháng 7-1963, Hồ chí Minh họp riêng với Chu Ân Lai và đã tuyên bố như sau: “Đừng nói là phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn!”. Câu tuyên bố trên chỉ nhái lại khẩu hiệu: “Đánh đế quốc, đánh, đánh, đánh, đánh cho đến thắng lợi” do Mao Trạch Đông đề ra.

Và cũng theo tài liệu này thì :

Tháng 5-1965, Hồ Chí Minh lại đích thân sang khấu đầu Mao Trạch Đông với lời cam kết "Nếu chủ tịch Mao đồng ý Trung Quốc giúp, chúng tôi sẽ gởi người của chúng tôi vào Nam."

và được Mao phủ dụ :"Chúng tôi chấp nhận. Chúng tôi sẽ làm. Không có vấn đề gì cả."

Đấy có phải là sự "im lặng" để phản đối việc "phỏng dế" miền Nam bằng bạo lực của Hồ Chí Minh không ?

Anh Hồ Hụi mến!

Tôi không khẳng định ông Hồ chủ hòa mà nói chung tôi không khẳng định gì cả, vì tôi không thích xét đoán sự việc khi mình không nắm rõ vấn đề! Ý trên chỉ là giả dụ nếu như vậy, nghĩa là để tán rộng vấn đề.

Nhưng nếu theo 2 sự việc là ông Hồ tuyên bố này nọ với lãnh đạo TC và việc ông "im lặng" trong bữa họp thì tôi nghiêng về chuyện thứ 2 hơn. Lý do? Thường thì tuyên bố trong các cuộc gặp gỡ ngoại giao không phản ánh chính xác những suy tính thật sự của mỗi bên. Nhữny ý định thực sự thì ít khi được nói ra hay được đăng trên báo chí. Chẳng hạn nếu ông Hồ biết rằng Mao thich và ủng hộ chuyện đánh nhau thì sẽ nảy sinh 2 vấn đề .....nếu ông ta thực sự không có ý định tiến hành chiến tranh...

1/ Ông Hồ với tư thế ngoại giao không thể thẳng thừng bác bỏ ý của Mao nhất là ông ta đang rất cần sự trợ giúp của TC.

2/ Nếu ông ra mặt chống lại ý đó thi các đảng viên cao cấp thân TC có thể gây nguy hiểm cho ông hoặc ít nhất là tước bỏ quyền lực của ông, một dạng đảo chính!

Còn những cuộc họp nội bộ trong đảng CSVN mới cho thấy rõ mối tương quan các phe phái trong đảng và ý kiến trong các cuộc họp như thế này mới là toan tính của các tay đàu nậu. Ở đây ông Hồ im lặng thì chỉ có 2 nghĩa....

1/ Ông không tán thành chủ trương chiến tranh của Lê Duẫn nhưng không nói vì thấy mình là thiểu số.

1/ Ông không còn quyền lực nữa nên chẳng buồn nêu ý kiến...

Cũng còn có thể có nghĩa thứ 3 là đêm trước ông "làm việc" với cháu gái nào đó quá sức nên còn mệt mỏi không muốn nói năng

Xin được tán thành ý kiến (viết rải rác nhiều nới) của các bạn Hồ Hụi, Felix... chỉ xin tổng kết nhưng điều chính, rất hiển nhiên:

- Đánh hay không đánh (miền Nam) không tùy thuộc vào HCM, mà tùy thuộc vào Trung Cộng muốn hay không;

- Mỗi lần đưa ra lập trường "mới", là chính HCM phải đi "sứ" Bắc Kinh để xin ý kiến ý cò, rồi mới được tuyên bố, chứ không chỉ nhận chỉ thị "ngầm" mà thôi. Lý do là Bắc Kinh bắt Hà Nội "phải thế", chủ yếu để dân Tàu thấy là Bắc Kinh đang "nắm đầu" Hà Nội. Điều này rất quan trọng đối với chính sự tồn tại của chế độ Bắc Kinh;

- Quan niệm nói chung từ trước đến nay thì chỉ có Lê Duẩn là chống sự lệ thuộc quá nhiều vào Tàu và muốn ngả theo Nga (Liên Xô), nhưng cuối cùng cũng đâu vào đấy, bởi vì đã chủ trương "đánh" miền Nam (nồi da xáo thịt) là mất tự chủ rồi.

Lịch sữ Việt từ xưa cho thấy bất cứ lãnh tụ nào đây ra nội chiến để chiếm quyền lãnh đạo đều cuối cùng mất hết tất cả, chỉ "được" đưa đất nước vào vòng nô lệ Tàu.

Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay thì rõ ràng như thế. Rõ ràng dân trong nước đã nhìn ra điều này và hầu hết người Việt tù Nam đang chống đối nhà nước, chủ yếu vì diễn tiến mất nước. Lãnh đạo CSVN ngày càng bị cô lập. Tôi cũng nghĩ "các cụ cao cấp" (CCCC) cũng hơi hơi muốn thoát ra khỏi gọng kìm của Bắc Kinh nhưng không thể (cứ đọc luận điệu có mồi trên diễn đàn này thì biết).

Tóm lại, dân Việt sẽ "xử" chúng một ngày không xa. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra với nước Việt Nam thiếu lãnh đạo thì khó mà biết. Nhưng nếu dân Việt không muốn bị mất nươc thì khó mà mất, ngược lại nếu quả tật dân ta không "ke" nữa, thì làm sao cũng sẽ mất

Ông Hồ và PQ cũng là con người do đó cũng như nhau, chưa chắc. Đúng là cả 2 đều là con người nhưng đó là xét về mặt cấu tạo sinh học chứ xét về mặt chính trị thì hoàn toàn không giống nhau. Ông Obama và anh MĐ cũng là con người thế anh có thể lại vỗ vai nói chuyện phiếm với ông ta không? Chúng ta phải chấp nhận một sự thật là con người không bình đẳng, một người là lãnh đạo tất yếu họ có những yếu tố không giống người dân thường. Những yếu tố đó là đặc quyền tự nhiên của sự sắp xếp đẳng cấp trong xã hội. Một người lãnh đạo là người nắm giữ vận mệnh của người khác, thậm chí là rất nhiều người khác so với một người dân thường chỉ nắm giữ vận mệnh của chính mình thì làm sao bảo là giống nhau được!

Lương tâm là cách nói chung chung về chuyện phân định phải trái, nhưng cũng tuỳ theo góc độ, vị thế, không gian và thời gian mà lương tâm của con người không hẳn đã như nhau. Lương tâm của PQ và ông Hồ thì càng không giống nhau. PQ dưới góc độ của ông chỉ nhận định thiện - ác theo cảm tính trước mắt, chẳng hạn giết người là xấu; nhưng với ông Hồ với góc nhìn của ông thì lương tâm của ông ta phải là đạt được mục tiêu chính trị mà theo ông ta đó là quyền lợi của đất nước . Với lương tâm đó thì giết người có nhiều khi không những là đúng mà còn cần thiết nữa.

Nếu cho rằng một chính khách có lương tâm là chấp nhận mất quyền lợi, địa vị để chống lại cái xấu thế thì phải đặt câu hỏi vậy anh làm chính khách để làm gì? Vì suy nghĩ như vậy thì anh sẽ mất địa vị trong vòng 3 giây đồng hồ, không hơn! Tại sao ông Obama không từ chức vì mục tiêu tốt đẹp của ông ta là Universal Healthcare bị chống đối, phải chẳng vì ông không có lương tâm? Vấn đề ở đây chưa hẳn là địa vị quyền lợi (mặc dù không hoàn toàn loại bỏ nó) mà là lý tưởng chínhg trị của anh. Để đạt được mục tiêu mà anh cho là tốt đẹp của mình, anh phải giả dối, phải thủ đoạn và phải ....sống. Đó mới chính là lương tâm của một người lãnh đạo

TẤT CẢ VÔ MÊ CUNG CỦA TIỂU XÍ MUỘI & CAMTHẢOĐƯỜNG.

Trung Cộng, Pháp Lang Sa, Việt Nam Cộng Hòa. MTGPMN…đều …lực

bất tong tâm. Chỉ riêng cu CS Bắc Việt , Liên Sô là “lực tòng tâm.” Và trên

hết, cuối cùng, thì chú SAM vơ cả đám…lực tòng tòng tâm! ( Tóm lại, chỉ

có tay ba Hoa Kỳ, Nga Sô và CS Bắc Việt là ba tên chiếm trọn gói).

Diễn tiến như “vầy”: “Lệnh của Tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi

Quân đoàn I vào ngày 3 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên. lấy

Quốc lộ 22 làm ranh giới Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên. “

(Trích “Vì sao tôi bỏ QĐ I ?” – TT. Ngô Quang Trưởng )

Như đoạn văn trên, ông Thiệu được lệnh cho rút quân, là nhằm nhường Vùng

Đệm Miền Trung từ Vĩ Tuyến 17 xuống Vĩ Tuyến 13 ngang Tuy Hòa. Lãnhthổ

Việt Nam Cộng Hòa "đầu to đít teo" chỉ còn từ Tuy Hòa xuôn đến Cà Mau.

(Nhắc lại: Tất cả quý vị Pháp (Me1rillon), Trung Cộng, VNCH, MTGPMN đều

bị " ai đó: lừa bịp, tin y như thế, cho đến khi BIG MINH bất ngờ đầu hàng vối

CS Bắc Việt).

Như vậy, là ông Thiệu chi rút quân loạn xà ngấu chết dân chết lính, là để tuân

theo một chỉ thị mà ông không chống lại đuôc. (Về việc này, mấy phóng viên

chiến trường / Cục Tâm Lý Chiến VNCH phịa ra việc ông Thiệu cho rút quân

là nhằm “ tháu cáy” Hoa Kỳ, phải…phải…sợ mà…giúp ta.-- Sai bét!

Tàu và Pháp cùng chủ trương – sau khi Mỹ rút bỏ -- là Miền Nam có Hòa Giải

( Tàu) và Trung Lập ( Pháp). MTGPMN…ứng trực lãnh phần thưởng lớn từ Tàu

và Pháp -- VNCH thì đã bị hai ông vua Thiệu và Minh Cồ “bán đứng” mất rồi…

Riêng ông Big Minh phải là cái đinh, là “ diễn viên chánh” mà không ai ngờ từ

bao lâu. Ai ai cũng nghĩ rằng Big Minh ôm chân Trí Quang, ngả theo MTGPMN,

thì hỡi ôi : cuối cùng Big Minh đầu hàng với Cộng Sản Bắc Việt thân Nga sô.

Big Minh ! Cái kết luận cho cuộc chiến VN và tại Miền Nam VN, thật là bất ngờ

ngoài dự tưởng! Tất cả Trung cộng, Pháp Lang Sa, VNCH, MTGPMN đều bị ăn

thịt lừa, uống rượu bìm bịp. Bé cái lầm!

Big Minh ? -- Diễn viên chánh yếu cho chú SAM, diễn viên xem ra lù đù mà

tài tình Number One qua khắp cuộc chiến.

( Nay, cuối cùng, chú SAM toàn thắng trên khắp mặt trận. Có hai ông kia, đều

thi hành chi ly chính sách của Mỹ tại VN, đó là ông HC Minh, và Big Minh, đều

là...Minh.)