Phần 4

- Francoise Sagan : Adieu Tristesse

- Gelsomina tới Natascha, những góc đời phiền muộn

- Từ Dieu et César đến Thập Giá và Lưỡi gươm

Francoise Sagan : Adieu Tristesse

( Con nguời, cuộc đời và tác phẩm ) !

Nguyễn văn Lục

Francoise Sagan. Tác giả cuốn tiểu thuyết thời danh Bonjour Tristesse đã từ biệt cõi đời, ngày thứ sáu, 24 tháng 09, 2004 ở tuổi 69. Tên thật của bà là Francoise Quoirez, sinh ngày 21, tháng 6, năm 1935, tại Cajarc. Khi xuất bản cuốn truyện đầu tay, gia đình không muốn bà dùng tên thật, họ đã yêu cầu bà chọn một biệt hiệu. Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng : Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan. Bà có biệt hiệu Francoise Sagan từ đó.

Con người của Francoise Sagan.

Đã có lần bà viết : "Hạnh phúc, đối với tôi trước hết là được an vui. Pour moi, le bonheur, c'est d'abord d'être bien". Câu nói đó gói trọn tất cả ý nghĩa cuộc sống của F.Sagan sau này. Xuất thân từ một gia đình khá giả, cha là kỹ sư thuộc giới trưởng giả thành thị, Sagan có một cuộc sống dễ dãi, sung túc đầy đủ, ngay cả vào những năm chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng gốc gác thì lại ở làng quê Carjarc mà theo Sagan trong cuốn .. Et Toute ma sympathie.. , bà mô tả như một vùng nghèo túng, chỉ có đá và đá. Nguồn thu lợi trong làng là trồng ngô, thuốc lá và nho. Khí hậu khắc nghiệt, nóng như ở sa mạc, trải dài hết ngọn đồi này đến ngọn đồi khác với những dấu vết những căn nhà hoang tàn, đổ nát của những thôn xóm không người ở.

Sagan là một cô bé mê sách ngay từ khi ba tuổi. Chưa biết đọc, nhưng cầm cuốn sách, đôi khi cầm ngược, nhưng làm ra vẻ quan trọng như thể ta đây biết đọc. Mê tiểu thuyết của Claude Farrère vì tính cách exotisme ..Thiếu thời đã mê đọc Camus và Proust. Đọc đi đọc lại Proust. Mê Maupassant. Mê thơ của Cocteau. Rồi đọc những tác giả cùng thời như Bernard Frank, Francois-Olivier Rousseau, hay Marguerite Duras.

1 Đặc biệt bà Duras sinh ra ở Gia Định, Việt Nam, năm 1914. Bà mồ côi cha lúc 5 tuổi. Cuộc sống nghèo khổ làm vốn cho bà sau này với tác phẩm Un barrage contre le Pacifique, 1950 , kể lại thời thơ ấu của bà. Năm 1934, bà quay về Pháp, học luật rồi lấy chồng. Vừa là nhà văn, vừa là nhà làm phim. Những tác phẩm của bà gồm những cuốn : Le marin de Gilbraltar, Moderato cantabile, l'Amante Anglaise

Sagan cũng thích loại tiểu thuyết mới như của Robbe-Grillet. Lớn lên càng đọc nhiều hơn, đọc bất cứ lúc nào rảnh. Nhất là khi nào làm việc nhiều không ngưng nghỉ. Đối với Sagan thì đọc sách là một lối giải trí. Mê cuốn La promenade au phare của Virginia Woolf ( nữ tiểu thuyết gia người Anh, 1882-1941). Rồi vô số sách thuộc loại Série noire của Hoa Kỳ, hay Anh được dịch ra tiếng Pháp nhhư Iris Murdoch, Saul Bellow, William Styron, Jerome Salinger, Carson McCullers, John Gardner, Katherine Mansfield, Anthony Burgers, Evelyne Waugh. Vì thế hành trình dẫn Sagan đi vào con đường văn chương rất là sớm như đã nói ở trên. Sớm lắm so với lứa tuổi học trò. Giống như trong một số gia đình trưỡng giả khác, nhà Sagan có cả một thư viện đầy sách bầy biện ở đó từ nhiều thế hệ. Nguời ta có thể tìm thấy những quyển sách cấm, thuộc lọai đồi trụy nhất như cuốn Les civilisés của Claude Farrère.. Cạnh đó có đủ thứ lẫn lộn từ Delly, la Fontaine, Pierre Loti, Montaigne, Dostoievski.. Nhất là Rimbaud và Proust. Bà đã nghiền ngẫm Rimbaud như bị một tiếng sét khi đọc Illumiations. Proust không phải dễ đọc đối với một số đông người. Nhưng vói Sagan, Sagan có thể yêu mến bất cứ thứ gì nơi Proust. Sagan yêu tất cả những nhân vật của Proust, từ cách diễn tả tâm lý con người, tất cả những phân tích mà Proust nêu ra, phân tích rạch ròi, soi mói, mổ xẻ từng ly từng từng tý.. Có lần Sagan đã so sánh Proust là một thiên tài, còn Sagan thì có tài . "Proust a du génie, moi j'ai du talent". Theo bà thư ký Bartoli tiết lộ, sách của Proust là loại sách gối đầu giường của Sagan. Như chúng ta dã biết, Tên Sagan có được là sau khi Sagan đã đọc : A la recherche du temps perdu của Proust. Có nhiều điểm tương đồng giữa Proust và Sagan : Họ ở cùng một khu phố. Gia đình Proust ở số 9, đường Malesaherbes. Gia đình Quoirez ở số 167. Cùng mê đánh bài, cùng tiêu tiền như nước, cùng thích vùng Normandie, Deauville.. Proust có một cái giường bằng đồng, Sagan cũng mỏi mắt tìm cho bằng được một cái giường như thế và giữ cái giường đó cho mãi đến về sau này.

13 tuổi đã đọc Les nourritures terrestres của André Gide. Đây là tác phẩm gây dấu ấn mạnh mẽ nơi tâm hồn một cô gái trẻ. Cuốn sách đã đánh động tâm can Sagan trong từng câu, từng đọan văn của tác giả khi Gide viết về Nathael. Sagan ngồi dưới bóng những cây dương liễu đọc Gide và Sagan đã khám phá ra đời sống trong cái tròn đầy viên mãn và trong cả cái quá độ của nó.( La plénitude et ses extrêmes). Chỉ với 13 tuổi đầu, Sagan đã có được giây phút cảm nghiệm siêu hình về hiện hữu người, về sự xung mãn tròn đầy của hiện hữu và về sự quá độ của hiện hữu ấy.. Thật là hiếm hoi lắm. Cảm nghiệm đó bắt được từ hàng ngàn những cánh lá bé nhỏ quấn vào nhau, với mầu xanh sáng, rơi rụng trên vai, trên đầu Sagan. Và mỗi cánh lá như chuyên chở một niềm hạnh phúc . Như thể cuộc sống không bao giờ biết già nua mà chỉ có những nguồn vui trẻ thơ và lãng mạn đổ xuống : Nào xe cộ, nào ngựa, nào vinh quang, nào sách vở, nào biển, nào tầu thủy, những máy bay ban đêm, những nụ hôn, nào vinh quang.. Tất cả đều đến cùng lúc do tưởng tượng đã tràn ngập tâm hồn cô, những tình cảm tốt đẹp nhất và cũng có thể man rợ nhất.

Sau Gide đến Camus với L'homme révolté. Tuổi đời còn quá trẻ, đọc L'homme révolté là tập tành phủ nhận tất cả. Trước hết là Thượng Đế. Về điều này, không cần đợi đến lúc đọc Camus. Con người nổi lọan nơi Sagan đã đánh mất Thượng Đế trong một dịp đến Lourdes. Sagan tình cờ thấy một cô gái đang khóc cầu nguyện. Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu : Thượng Đế để làm gì? Có cần không? thế rồi Sagan có ý tưởng phủ nhận Thượng Đế, chối từ cả một phần đời Sagan đã được rèn luyện, đào tạo ở trong các nhà nội trú của tôn giáo. Hình ảnh cô gái cầu nguyện chỉ là cái cớ cho sự chối từ này. Đã hẳn, những thúc ép, những lề luật khô cứng, những kinh kệ trong nhà nội trú đã làm Sagan chán nản . Nó chỉ chờ dịp để nổ bung ra.. Chừng đó tuổi đầu, tuổi còn mơ mợng đối với các cô gái khác, Sagan rơi vào một khủng hoảng siêu hình làm Sagan vừa băn khoăn và vừa hãnh diện. Khi trở về phòng trọ, khủng hoảng siêu hình còn kéo dài. Sagan không thiết đến ăn uống và mơ tưởng tới một mảnh đất không có Thượng Đế, một thế giới không có lòng thương hại, cũng không có ân sủng và cũng chẳng có công lý..Đọc Camus, Sagan đã khám phá ra trong L'homme révolté một thế giới không có mặt Thượng Đế, mà chỉ có con người. Và con người thay thế chỗ của Thượng Đế.. Và con người tự tìm ra những câu trả lời cho bất cứ những câu hỏi nào được đặt ra mà không còn cần đến Thượng Đế nữa. Có lẽ, cuốn truyện con người phản kháng của Camus đã ảnh hưởng trực tiếp trên sự nghiệp viết văn của Sagan sau này. Về điểm mất niềm tin tôn giáo, Sagan cũng đã nhắc lại trong Répliques, trang 114.. theo đó, kể từ khi học Couvent des oiseaux lúc 12 tuổi, bà đã bỏ rơi tôn giáo, rồi cảnh tượng những người bệnh tật đến cầu nguyện ở Lourdes đã làm bà chán đến ghê tởm. Đến khi 14, 15 tuổi, đọc Sartre, Camus, Prévert, bà đã khằng định đánh mất hẳn niềm tin tôn giáo.

Sau Camus thì đến Sartre. Sartre đã là một kỳ tài. Nhưng kẻ đọc Sartre lúc 15 tuổi thì gọi bằng gì? Có thể nói, Sagan đã dành tất cả sự trân trọng và yêu mến cho Sartre. Trong một lá thư tỏ bầy công khai gửi cho Sartre, đăng trong Le Matin de Paris và trong L'Egoiste, vào năm 1979, nghĩa là gần 30 năm sau khi biết và đọc Sartre, dưới nhan đề : Lettre d'amour à J.P Sartre. Sagan đã ca ngợi cuốn Les mots bằng những lời lẽ đẹp nhất. :" Vous avez écrit les livres les plus intelligents et les plus honnêtes de votre génération, vous avez même écrit le livre le plus éclatant de talent de la littérature Francaise : Les mots." <SUPII< sup>

Trong một cuộc phỏng vấn, Sagan đã đưa ra nhận xét khi đọc Sartre : Sartre làm tôi xúc động tận tâm can và cùng một lúc làm đảo lộn và chóa ngập tôi với tư cách một nhà văn và một con người. Il me touche, me bouleverse et m'éblouit à la fois comme écrivain et comme homme. Được hỏi Sartre có phải là người mà Sagan yêu mến không? Trả lởi : Parmi les gens que j'ai admirés, c'est celui que j'ai le plus aimé. Mon père est mort au moment òu j'ai bien connu Sartre.III Và một số câu hỏi gài và trực tiếp của người phỏng vấn : Sartre vous manque-t-il? Trả lời : Bien sur . Hỏi : L'amour en somme? Sagan đã trả lời : Une forme d'amour… de ma part certainement. Nhưng chỉ là : Une passion brève…Và một câu hỏi cuối cùng : Simone de Beauvoir n'était-elle pas Jalouse ? Sagan trả lời : Je ne pense pas, elle n'avait aucune raison de l'être. Mais touts les gens qui étaient autour de Sartre étaient très jaloux de lui. Quand J'arrivais, il était déjà tout prêt à partir, dans le hall d'entrée avec son manteau sur le dos. Il me disait :" On file ? Alors on filait.

12 tuổi được gửi vào trường "Couvent des oiseaux", nhưng bị đuổi về vì thiếu chiều tâm linh (Manque de spiritualité).

Năm 1951, đỗ tú tài với số điểm cao là 17 trên 20 cho bài luận Pháp văn với đề luận : Thảm kịch có cái gì giống với lại đời sống thường ngày? (En quoi la tragédie ressemble-t-elle à la vie? ). Sagan ghi tên học Sorbonne và trong kỳ hè 1953 đã viết xong cuốn truyện đầu tiên trong 6 tuần lễ. Sagan đã gửi cho hai nhà xuất bản Plon và Julliard, cuối cùng thì René Julliard chỉ đọc bản thảo trong một đêm và sáng hôm sau quyết định cho in : Đó là cuốn Bonjour Tristesse. Sau đó. Có 6 cuốn nữa cũng được in ở nhà Julliard, nhưng không có cuốn nào đạt thành công như cuốn đầu với hơn 2 triệu ấn bản. Đó là thành công rực rỡ mà Sagan đá nói :" Tôi đã đạt được danh vọng từ hồi 18 tuổi trong 188 trang giấy. Chẳng khác gì một cú của bình hơi nổ. La gloire, je l'ai rencontré à 18 ans en 188 pages, c'était comme un coup de grisou". Nhà văn F. Mauriac trong dịp này đã viết trên tờ Le Figaro bằng một giọng trìu mến, ông gọi Sagan " Petite fille trop douée" hay le "petit monstre " sacré.

15 tuổi đã có dáng dấp gái "Parisienne" với tâm trạng vừa hãnh diện, vừa xấu hổ. Còn nhớ lại, trong những ngày hội cổ truyền của nông dân, Sagan xao xuyến mong đợi được con trai của người bán tạp hóa hay người người làm bánh mì ít ra cũng mời nàng nhảy. Mười tám tuổi thì lâu lâu mới có dịp trở về làng quê. Người ta vẫn chỉ coi Sagan là con gái của bà Quoirez, nhưng nay " đã là người viết tiểu thuyết ". Tuy vậy, cả làng cũng chẳng mấy ai chú ý đến chuyện viết lách này.

Kể từ nay, Sagan đi đi về về vùng quê này thường hơn không phải với tư cách người đi du lịch mà là một người trở về làng mình, trở về chốn cũ. Sagan đã cảm nghiệm được một điều gì đó . Và càng ngày Sagan càng khám phá ra nhiều nét đẹp ở quê nhà. Những thung lũng nay trải một mầu xanh, bị cắt nang bởi một con sông với mầu xám xịt.. Những buổi chiều, trời đang mầu hồng nhạt chuyển sang mầu tím nhạt rồi xanh..Thiên nhiên thì thế. Người dân quê ở đây, họ có cái vẻ nhàn tản và rộng lượng trong sách sống của họ. Có cái vẻ đẹp nơi thiên nhiên mà cũng có cái vẻ đẹp nơi con người. Ở đây đời sống như chậm lại.. Sagan ngồi trên ngưỡng cửa bực đá trước nhà nhìn người qua lại, nhìn con chó nằm soải chân bên cạnh, nhìn mặt trời đang xuống sắp sửa lặn.. Xa đằng kia, bên kia đường, vẫn cái giếng cũ mà một thời Sagan đã ra đấy lấy nước..Tiếng chuông nhà thờ kêu râm ran ba bốn bận mà chẳng ai lấy làm khó chịu. Một buổi chiều thật êm ả. Sagan cảm thấy đói, đi vào nhà, sập cửa xuống trong khi ngoài phố yên lặng .. Và rồi, ngày mai sẽ cũng vẫn thế, giống như ngày hôm nay..

Giống như con cái của một số gia đình quyền quý, Sagan sống nhiều năm trong nội trú ở Paris với những đàn con gái cùng lứa tuổi, cùng kiểu áo, cùng đồng phục một mầu. Các nữ sinh đã xếp hàng thành từng đoàn, rảo bước, đi dạo ngoài đường phố như một đàn cừu ngoan ngoãn, dễ dạy. Sagan đã cảm thấy xấu hổ và bực dọc đến nổi khùng.. Sagan đã cố tình đi chậm buớc lại để tách rời ra khỏi đám con gái đó. Càng lùi xa chừng nào tốt chừng nấy. Chỉ đến khi nào, viên giám thị huýt còi ra dấu cho Sagan , lúc đó Sagan nhảy tung tăng theo gót đám bạn.. Hình ảnh đó đẹp.. Nhưng cũng báo hiệu một cái gì..?

Cho mãi đến sau này, trong hồi ký của Marie-Thérèse Bartoli IV, một thư ký riêng của Sagan trong 16 năm vẫn tự hỏi : Làm sao một người con gái cùng lứa tuổi như bà ta đã có thể viết một cuốn truyện một cách rất là xấc xược và từng trải đến như thế? Phần bà ấy, ở vào tuổi 19 thì đã chưa hề bao giờ biết đến những " surprise-party", những hộp đêm, ma túy, tốc độ, cờ bạc, làm những chuyện điên khùng và chưa hề biết rượu Whisky như thế nào. Tưởng chỉ là một thức uống trong mấy phim Mỹ.. Nhưng cũng chính ở chỗ đó, cuốn chuyện đầu tay của Sagan đã thu hút giới trẻ và làm họ mơ mộng một cuộc sống mới đầy hấp dẫn…

Những tra vấn và thắc mắc của Marie-Thérèse Bartoli cũng có thể cắt nghĩa được. Sagan thông minh, lanh lợi, trưởng thành sớm hơn những người con gái cùng lứa tuổi..Trong bài viết ngắn, chưa tới 10 trang có nhan đề : La ville buisonnière.. trong cuốn .. Et toute ma sympathie.., từ trang 181-187. Sagan đã kể lại thời gian nội trú ở Paris . Lúc đó là mùa hè. Paris trống vắng không người, buồn tẻ. Các cô nữ sinh bị bắt buộc giam hãm trong nội trú theo sự độc đoán của cha mẹ họ. Họ bị giam hãm ở đây để chuẩn bị cho kỳ thi tháng 7 trong lo âu và mệt mỏi. Chỉ có mỗi một giải trí duy nhất đối với họ là việc đi bộ buổi chiều, họ xếp thành từng hàng đi diễu qua các đường phố Paris không người. Cũng như ở trên, Sagan coi việc đi bộ này là cực hình không chịu đựng nổi và là một nỗi nhục nhã phải xếp hàng đi từng đoàn. Chỉ còn một lối giải thoát là Sagan lợi dụng lúc đi bộ ra ngoài, thoát ra khỏi đám con gái, rồi một mình lang thang trên những đường phố lát gạch gô ghề của Paris.. Vậy mà Paris đối với Sagan hoàn toàn xa lạ. Sông Seine gần đó. Paris đối với Sagan thu gọn vào trong một giờ. Sagan phải nắm lấy cái Paris một giờ này cho mình hoặc không có gì cả. Quá một giờ mà chưa có mặt trong hàng ngũ sẽ bị đuổi ra khỏi nội trú. Sagan còn đeo cả cái tấm tạp dề vấy mực lúc đi lang thang như thế. Cô đi dọc bờ sông Seine. Bây giờ là 6 giờ. Trời xám. Không có lấy một người..Sagan thả bộ, đi dọc bờ sông, rồi ngồi xuống ven sông, chân duỗi ra thoải mái. Sagan viết : J'étais parfaitement heureuse. Chĩ một câu nói đó thôi, người đọc cảm nghiệm được khao khát tự do của một nữ sinh nội trú như thế nào? Con người Sagan muốn nổi lọan, muốn bứt phá, muốn ra khỏi những ràng buộc, ra khỏi cái nhà tù nội trú đi tìm cho mình một thoáng giây tự do, thoáng giây của hạnh phúc... Vì thế, chỉ cần ngồi một mình bên bờ sông đã cảm nhận ra được cái hạnh phúc ấy. Có một lần ngồi như thế bên ven sông, Sagan đã gặp một người đàn ông lớn tuổi, dáng cò bơ cò bất. Có chút dơ dáy, chút chểnh mảng, lãng tử trong cử chỉ điệu bộ. Chút quần áo lôi thôi, lếch thếch. Nhưng Sagan có vẻ thích người này và chính Sagan cũng ngạc nhiên về điều đó. Lúc đó Sagan mới vừa chớm tuổi 16. Sagan vốn mê đọc sách và đã gặp người đàn ông này cũng mê sách không kém. Có vẻ như họ hợp nhau trong câu chuyện. Gần 7 giờ. Sagan hốt hoảng sợ trễ, sợ bị phạt . Người đàn ông cười cái vẻ " hoảng hốt nữ sinh " đó. Họ hẹn gặp lại ngày hôm sau. Ông ta nói về Flaubert. Lại trễ giờ. Lại cắm đầu cắm cổ chạy và bắt kịp lũ con gái ở góc phố, Sagan lẻn vào hàng ngũ đám nữ sinh và trở về trường. Một tuần lễ đến là kỳ lạ. Lại gặp người đàn ông. Xa lạ. Đến tên cũng không biết. Mặt trời đã lặn. Chỉ còn 10 phút. Sagan quay về phiá người đàn ông. Cười buồn. Ông ta cũng cười buồn như vậy. Sagan muốn có được cuộc sống như người đàn ông xa lạ. Ông ta nói : Không dễ đâu, phải biết cách sống..Nhưng thế nào là biết cách sống? Người đàn ông đã kể cho Sagan nghe, ông có một gia đình đàng hoàng, có nhà cửa, vợ con đề huề. Nhưng để làm gì? 20 năm nữa vẫn thế? Và ông đã chọn cuộc sống lang thang như lúc này. Hôm sau, trời mưa to. Vẫn cuộc đi dạo. Sagan cắm đầu cắm cổ chạy đến hụt hơi như sợ trễ. Người đàn ông đã ở đó, quàng cho Sagan một cái áo săng đai cũ, thủng nhiều lỗ. Xin được trích nguyên văn để thấm thía được cái tâm trạng của người con gái mới lớn :"Đây là lần đầu tiên, tôi cầm tay anh ta. Bàn tay khô và cứng. Nhưng nó đem lại một va chạm dễ chịu. Có lẽ, đó là người bạn duy nhất của tôi và anh ta sẽ đi khỏi. Tôi sẽ chẳng bao giờ gặp lại anh ấy. Rồi thì anh ta cười với tôi và ra đi. Tôi nhìn anh đi xa về phía mặt trời. Tôi trở về nội trú vửa đi vừa chạy. Nhưng đã có điều gì khác xảy ra, một thứ như sự mệt mỏi mà sung sướng. Và cái cảm giác thích thú của thời gian như bám dính vào tôi, như một con vật quen thuộc.Pour la première fois, je lui pris la main. Elle était dure et sèche, mais c'était un contact agréable. C'était peut-être mon seul ami et il allait partir. Je ne le reverrai plus…. Puis il me sourit et partit. Je le vis s'éloigner dans le soleil.. Je rentrai en courant à la pension.. Mais il y avait autre chose, une espèce de fatigue heureuse.. Et le gout du temps accroché à moi comme une bête désormais familière.." ( trang 187, sách đã dẫn trên).

Chỉ có hai điều có thể giải thích được về sự già dặn và từng chải của con người Sagan là : Thông minh thiên bẩm và sự say mê đọc sách. F. Mauriac đã nhận xét về Sagan ngay từ cuốn sách đầu tiên của bà là : De cette peite fille trop douée. Phải, trop douée , thông minh quá, tài tuấn quá. Thứ hai là Sagan say mê đọc sách ngay từ lúc thiếu thời..trước khi biết đến chuyện yêu đương hay trai gái. Người đọc Sagan thường chỉ kịp nghĩ tới những mối tình ngang trái, táo bạo đến vô luân trong thế giới tiểu thuyết cũng như đời sống của bà. Nhưng quên rằng, Sagan trước hết là người của sách vở.

Cuộc đời của Sagan Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần. Năm 22 tuổi, tai nạn xe cộ tưỏng chết. Người ta đả khép mắt Sagan lại và tháo sợi dây đeo ở cổ. Tim mạch không đập nửa và người ta cho sức dầu thánh theo đạo công giáo. Khi bị mổ lá lách, Sagan cũng tin chắc mình không sống được nữa. Lần thứ ba ở Bogota. Sagan bị coma. 15 ngày sau, khi tỉnh dậy. Sagan thấy mình đang ở Paris. Và cứ như thế tiếp tục, Sagan bị coi là đã chết rồi.

Đến 18 tuổi, Sagan đã nếm trải cái vinh quang của một đời người nằm trọn trong 188 trang giấy. Trong cuốn Derrière l'épauleV, Sagan đã viết lại giai đọan này như sau.. Có báo chí không tin là Sagan có thể viết nổi một cuốn chuyện như vậy.. Họ đoán có thể là bố của Sagan đã viết, hoặc thuê một người viết. Cho mãi đến khi cuốn chuyện thứ hai, Un certain sourire ra đời vào năm 1956, thì người ta mới nhìn nhận đích thực Sagan là tác giả. Cái vinh quang đem lại cho Sagan là tiền bản quyền. Với tiền đó, Sagan đã mua một một chiếc xe đầu tiên trong đời : chiếc Jaguar XK 140, xe cũ.. Nhưng remarquable. Cha mẹ Sagan cũng chịu những sóng gíó của cơn bão vinh quang ấy. Francois Mauriac đã gọi tên sự vinh quang này bằng nhận xét trên tờ Figaro :" Tài năng được phát hiện ngay từ trang đầu "( Le talent y s'éclate dès la première page)..Cuốn truyện cho thấy được viết một cách dễ dàng, bạo dạn, táo tợn của một người trẻ tuổi mà không có chút gì cho thấy là tầm thường hay rẻ tiền. Và F.Sagan sẽ mãi mãi là một hiện tượng văn học của cuối thế kỷ 20. Mặc dầu không bao giờ bà có vóc dáng tầm cơ của một nhà đại văn hào.. .Nhưng với rất nhiều người.. Francoise Sagan cũng như San Antonio, trong tiểu thuyết mới là một trong những hiện tượng hiếm hoi trong văn học cuối thế kỷ 20. Bà cũng đã thành công trong cuốn chuyện thứ hai. Độc giả vẫn ưa thích tác phẩm thứ hai này.. Địa vị nhà văn càng vững chắc và rõ nét.

Nhưng tại sao, truyện của Sagan lại đạt được thành công như thế?

Chỉ vì cuốn tiểu thuyết là một xì căng đan. Vào những năm 1950 Đạo đức phong hoá của nước Pháp còn chặt chẽ và gò bó. Phụ nữ Pháp chỉ mới có quyền được đi bầu từ 10 năm nay. Trước đó đã có một xì căng đan trên báo chí còn chưa ráo mực về nữ tài tử điện ảnh B.Bardot với cuốn phim gây xôn xao dư luận : Et Dieu créa la femme. Người ta khó có thể chấp nhận câu chuyện một người đàn ông, một người cha trong gia đình có nhân tình lại có thể sống chung dưới một mái nhà với con gái để rồi sau đó gây ra một thảm kịch. Đề tài trong chuyện là một cuộc sống dễ dãi, bất cần, muốn ra sao thì ra. Nó pha trộn đủ thứ : nhục tính, làm tình một cách tự nhiên, ngây thơ đến đần độn, thản nhiên đến tàn độc, nhàn tản đến không biết làm gì. Đó là một nếp sống phi luân ( amoral ). Phi luân không phải theo nghĩa nó không có đạo đức luân lý , mà không đặt, hoặc không đếm xỉa đến vấn đề luân lý nữa.

Trong truyện đã thế, cuộc sống của Sagan là một thứ "phơi ớt tông" mỗi ngày. Lái xe Maserati , mui trần, hết tốc độ, đi chân đất. Rồi ngày nào cũng là ngày hội với ăn uống, rượu Whisky, làm tình lúc nào muốn làm và thức trắng đêm. Tiền vào dễ dàng nên quẳng ra cũng dễ dàng . Casinos,VI ..rồi những đêm thức trắng ở Saint-Germain-des-Prés, hay ở Saint-Tropez, càfé Des deux Magots…Sagan đã dành hẳn một chương trong Avec mon meilleur souvenir để nói về chuyện chơi cờ bạc, từ trang 31-56..Lúc đó Sagan mới 21 tuổi. Như nhiều người máu mê cờ bạc khác, Sagan tự cho mình là hên nên nhiều lần thắng và ít khi thua. Bà đã có dịp gặp những tay triệu phú như Darryl Zanuck, Cognac Hennessy, Jack Warner và có lần với cả vua Farouk..mà mức ăn thua của những người này có thể thắng đến 50 triệu đồng quan cũ trong chỉ một lần đặt tiền. Bà đã cùng với những người bạn như Bernard Frank, Jacques Chazot chơi sáng đêm và đã có lần thắng 8 triệu quan cũ. Đó là vào năm 1960, sau đó bà đã mua ngay căn nhà đang thuê vào lúc 8 giờ sáng hôm sau.. Cũng là căn nhà duy nhất mà Sagan mua trong suốt cuộc đời còn lại của bà..

Năm 1957, bà bị một tai nạn xe hơi tưởng chết trong khi lái chiếc Aston Martin. Năm 1987. tháp tùng TT Mitterand sang Pérou, bà bị đưa vào nhà thương vì bị nghẹt thở, đồ chừng là do hít bạch phiến. Ba năm sau, bị kết án treo vì xử dụng bạch phiến. Một lần nữa vào năm 1999. Lại án treo. 2002 một xì căng dan về tiền bạc liên quan đến việc mua chuộc TT Mitterand với số tiền 2, 5 Mỹ Kim của một kỹ nghệ gia dầu hoả : Elf.

Ngoài những người bạn như Sartre mà Sagan với lòng ngưỡng mộ đến vô độ với chỉ một câu thôi, trong ngày đám tang của Sartre :" Je ne pense pas que je passerai encore trente ans sans lui sur cette planète (Sartre sinh 21 tháng 6 1905. Sagan 21 tháng 6, 1935 ). Còn vô số những người bạn nổi tiếng do tài năng của họ, do lòng rộng lượng của họ hay do số phận bi kịch của họ đã được Sagan kể lại trong cuốn Avec mon meileur souvenir như Billie Holiday, nhất là Orson Welles, Không còn ngữ từ nào hơn nữa. Sống sượng. Thành thật đến diên dại. Lôi cuốn ma lực " ce jour là, après m'avoir donc trimbalée comme un sac de vêtements à travers toute les avenues de Paris et les champs-Elysées, il finit par m'asseoir sur une chaise pour déjeuner avec deux amis à lui. Il mangea comme un loup, rit comme un ogre… Je le regardais, fascinée. Personne au monde, je crois, ne peut donner autant l'impression du génie tant il y a en lui quelquechose de démesuré, de vivant, de fatal, de définitif, de désabusé et de passionnel." VII Carson Mc Cullers, Marie Bell, Rudolf Nouree, Tennessee Williams. Tất cả những người bạn ấy đã để lại dấu vết và kỷ niệm trong đời Sagan. Sagan lúc nào cũng có một số bạn bè bao quanh mà những người được kể là thân thiết nhất như : Bernard Frank, Michel Magne, Anabel Buffet, Jacques Chazot, Florence, Malraux, Oierre Lazareff, Hoàng tử Ali Aga Khan, Gisèl Halimi, Rothschild. Và dĩ nhiên còn vô số loại bạn bè ăn bám và vô tích sự..Ngoài số người kể trên, cũng cần phải kể thêm TT Mitterand cũng là một trong những người bạn của Sagan.. Thường cứ khoảng hai tuần, Mitterand lại cho người thư ký điện thoại đến nhà Sagan để hẹn ăn cơm . Theo bà Bertoli, mỗi lần hẹn hò như thế, Sagan thường nóng nảy, bực bội nếu Mitterand không đúng hẹn. Bà gắt gỏng thúc dục liên lạc với thư ký của Mitterand.

Nhưng đần theo năm tháng, cuộc đời Sagan với lúc lên, lúc xuống và tinh thần của Sagan theo cái vòng xoáy cuộc đời. Niềm cô đơn đã đến, đè nặng trên bà. Theo Hồi ký của Bartoli, bà rất sợ phải ngủ đêm một mình, bằng cách này cách klhác , phải có người ở bên cạnh. Sagan sợ cô đơn. Bartoli đã nhận xét không sai là ít khi nào Sagan biểu tỏ tình thương mến của một người mẹ với đứa con trai..Sagan tránh né phải hôn hít dù chỉ là trên má. Hình như những biểu tỏ tình cảm bằng hôn hít, dù là với con trai làm Sagan khó chịu. Chính Sagan cũng thú nhận như sau :"Ces derneirs temps, j'avais des rapprots que je trouvais froids, lourds, faux avec mon fils que pourtant j'adore. Eh bien,j'ai pris la décision d'arrêter ce gâchis. Nous nous sommes séparés, il est allé de son côté, moi du mien, et je crois que c'était nécessaire, bien, et pour l'un et pour l'autre. ( trích Et toute ma sympathie, trang 66). Lời thú nhận trên cho thấy Sagan rơi vào tâm trạng tuyệt vọng với chính mình, sự cô đơn không tránh khỏi, đến nỗi không thiết lập được một tương quan bình thường đến cả với con mình. Nay Sagan thường tìm chỗ trú ẩn ở căn nhà ở Equameville, gần Honfleur đã mua với giá 8 triệu tiền cũ, ngày 8-8-1958, vào lúc 8 giờ sáng, ở đó bà vừa mới thắng với con số 8.

Cuối năm 70 và đầu 80, Sagan gặp những khó khăn về tiền bạc và vấn đề sức khỏe : Bà ngưng uống rượu sau lần mổ lá lách.. Nhưng lại dùng thường xuyên cocaine , morphine và Héroine.

Tiếp theo là những cái chết của những người thân. Cái chết của Jacques, người em trai mà nhiều ngày sau, Bà Bartoli còn thấy Sagan khóc trong phòng một mình.. Không ai có thể chia sẻ, an ủi. Sagan không nói ra, nhưng cái chết luôn luôn ám ảnh.. Đã nhiều lần, bà viết đi viết lại di chúc. Sau Jacques là đến bà mẹ của Sagan, bà Quoirez, rồi đến Bob Westhoff, người chồng thứ hai của bà. Theo bà Bartholi, Bob là một trong những người thanh niên lý tưởng mà bất cứ người con gái nào cũng mơ uớc được làm vợ. Vào dầu những năm 60, Bob trẻ, đẹp không thể tả, cao ráo, lịch sự. Ba tháng sau, Sagan mang bầu.. Vậy mà họ đã ly dị sau đó, nhưng vẫn sống chung đến 7 năm sau..

Đến nữa là cái chết của Mitterand. Francoise Sagan và Mitterand đã nhiều lần đi du lịch với nhau. Và họ đã chia xẻ cái tình bạn đó một cách trung thành và bền bỉ. Chỉ đến lần chót, vào tháng 7, 1995..trước khi quyết định về nghỉ ở Latché, Mitterand dự trù đến thăm Sagan để cùng uống chung một ly rượu khai vị. Mitterand đến gõ cửa nhà Sagan, nhưng Sagan đã không mở.. Hôm đó là thứ bảy. Vào buổi trưa. Chỉ có Sagan và người giúp việc. Mitterand bấm chuông nhiều lần. Sagan dậy trễ dặn người bồi phòng Lila không mở. Mitterand buộc phải quay về. Hối hận về chuyện này, Sagan viết thư xin lỗi Mitterand. Mitterand mất vào tháng giêng 1996..Nỗi đau của Sagan vô bờ. Sagan đã cố gắng lần cuối đến thăm Mitterand, ở đại lộ Frédéric Le- Play.. Nhưng khi đến nơi, nghĩ thế nào, rồi do dự.. Sagan đã không đủ can đảm nhìn mặt lần chót và quay trở về.. Mặc dầu tất cả tấm lòng yêu thương dành cho Mitterand, Sagan không có đủ can đảm đối diện với cái chết..

Càng về cuối đời với giọng nói khàn khàn, với sự khánh kiệt về tiền bạc, khuôn mặt bị tàn phá bởi những vết nhăn nheo lúc cuối đời không cho phép người ta hình dung ra được hoặc nhắc nhở gì đến Sagan thời tuổi trẻ nữa.

Dù sao, Sagan cũng là một trong những khuôn mặt nhà văn Pháp đưộc biết tới nhiều nhất trên thế giới. Cuộc đời của Sagan là một câu chuyện thời thượng, gần như chuyện hoang đường gắn liền với những tác phẩm của bà. Nhất là trong cuốn truyện thứ 8 của bà, xuất bản năm 1972, " Des Bleus à L'âme". Nhân vật trong truyện lại chính là Sagan.. Cuộc đời mỗi người bao giờ cũng bao gồm phần lộ diện và phần che ẩn. Vì thế, chả có cách nào vén được bức màn che ẩn đó lên để thấy hết được từ bên trong.. Và nếu nói như Francoise Sagan :" Je porte ma légende comme une voilette, assure-t-elle, mais ce qu!on a dit n'était pas tellement faux.. sauf qu'une voie humaine n'est pas uniquement cà, mai c'est comme une apparence " . Vâng, cuộc đời đó nói mấy cho đủ. Vẫn còn một tấm màn mỏng che ẩn..

Tấm màn mỏng che kín đó là gì? Sagan có sống hạnh phúc không? Cứ bền ngoài thì phải nhận là có. Nhưng trong phần viết về Cathérine Deneuve – la fêlure blonde, trong Et toute ma sympathie, từ trang 60-62..Sagan đã thú nhận là ngay cái lúc sung sướng nhất cũng làm bà sợ. Hình như chỉ có khốn khổ, buồn chán là bình thường. Lúc đang sung sướng thì đã nghĩ đến phải trả cái giá đó sau này hoặc có khi trước nữa rồi. Dù không tin vào lý thuyết của Freud, Sagan phải thú nhận rằng, tất cả quãng đời lúc thơ ấu đã ảnh hưởng trên cuộc đời còn lại. Tuổi trẻ với sự phủ nhận cái nền giáo dục đã được dào tạo, kể như phủ nhận mọi thứ, dẫm đạp lên mọi thứ đã tạo ra một cú sốc, một trấn thương tinh thần, tạo ra mặc cảm thường trực, tạo ra sự bất ổn không lúc nào nguây ngoa. Chính vì thế, Sagan không thể sống hoà được với chính mình, sống quân bình, sống bình thường. Nhìn lại cuộc đời mình, có những lúc thấy hạnh phúc có những lúc tuyệt vọng mà không bao giờ tìm lại được mình.

Không tin vào mình, từ đó không tin vào người.. Tuổi thơ ấu với những bứt phá mọi giá trị đả để lại những chấn thương không gì hàn gắn nổi.. Phải chăng , đó là nỗi khốn khổ nhất trong cuộc đời của Sagan?

Tác phẩm của Sagan.

Gia tài văn học của Sagan để lại khá đồ sộ. Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết, 9 vở kịch. Cộng chung ngót nghét 50 chục tác phẩm..Nhiều cuốn chuyện đã được dịch ra đến 15 thứ tiếng. Hằng triệu ấn bản đã được in ra. Trong phần này, xin giới hạn vào ba cuốn sách đầu tiên mà thôi. Đó là một thành công không thể chối cãi được. Nhưng cái gì đã là mấu chốt của sự thành công này?

Bonjour Tristesse. Đây là cuốn chuyện đầu tay cũng là cuốn chuyện thành công nhất của Sagan. Như chính Sagan đã nhận xét :"Gần như tất cả mọi người đọc tôi thì dều đã đọc Bonjour Tristesse."VIII Cuốn chuyện với giọng văn rất tự nhiên, gần như theo bản năng mà viết, theo cái nghĩa nghĩ sao viết vậy, theo cái động lực bên trong đẩy tới, theo cái thôi thúc đòi hỏi của tuổi trẻ. Cuốn truyện toát ra sự dễ dàng trôi chảy, sự tự nhiên đến hồn nhiên của một người thiếu nữ. Nó không có sự mầu mè hoặc cầu kỳ, nhưng nó cũng không rơi vào chỗ tầm thường, nhàm chán Khó là ở chỗ đó, viết về những chuyện tầm thường mà không rơi vào cái tầm thường nhàm chán. Câu chuyện chuyển biến nhanh, gọn với sự thành thật đến trơ trụi, bóc trần, trực tiếp, đầy nhục cảm, ngây thơ đến vô luân.. Không có gì ràng buộc, mọi chuyện, mọi tình tiết cứ lướt đi như thế, lôi cuốn, mạnh. Đọc như một giải trí, dễ dàng và đơn giản ..

Cái mấu chốt câu chuyện xảy ra ở vùng Midi, trong một căn nhà nghỉ mùa hè mà nhân vật chính lần đầu đi nghỉ với cha cô trong một tháng. Mồ côi mẹ, suốt đời ở nội trú, nay là lúc Cécile khám phá ra đời sống, một đời sống khác hẳn quãng đời ở trong nội trú.. Cha cô đã đưa về một người tình nhân có tuổi, đẹp, quyến rũ, lịch sự, tế nhị. Thế là câu chuyện vỡ đồ. Anne, người tình của cha cô đã gây rắc rối, xáo trộn kỳ nghì nghỉ hè này. Cécile ghen tức cũng có, xét đoán nặng nề cũng có, trả thù cũng có, sợ mất cha về tay Anne cũng có nên tìm cách phá đám cuộc hôn nhân này. Cuối cùng thì Cécile đã dẩy Anne đến chỗ tuyệt vọng đến một chọn lựa một khúc ngẹo cuộc đời, hay khúc ngẹo của con đường bằng một tai nạn xe hơi.

Ngày nay, lấy ra đọc thử lại thì không thấy gì, thấy cũng hay hay, nhưng cũng thường thường, vậy vậy. Nhưng ở thời 50 năm về trước đã hẳn đó là một xì căng đan. Truyện của Sagan nổi tiếng ở chỗ đó cộng thêm cái lối viết hồn nhiên đến trơ trẽn đến sống sượng, ngây thơ mà vô luân, mà dâm đãng, thản nhiên vô số tội. Chẳng hạn như thế này : J'aimais l'enfant en toi, et le mâle et le vieillard possible. ( Trích trong lettre d'adieu..trang 32, Trong Et toute ma sympathie.. ) Cuốn chuyện cho thấy có sự đối lập giữa các cặp Hồn nhiên mà tội lỗi, ngây thơ mà già dặn, trẻ mà bạo dợn, tử tế mà xấc xược, trẻ mà đầy toan tính, mà tàn bạo. Tàn bạo đến thản nhiên, đến như thế này : Je ne te lègue plus rien. Tu le sais, il n'ya rien d!autre à léguer, rien de compréhensible, rien d'umain, surtout rien d'umain, pqrce que moi, je t'aime encore, mais cela, je ne te lègue pas. Je te le promets : Je ne veux pas te revoir. ( Cũng trong Lettre d'adieu, trang 37) Cái sự tàn bạo cuối cùng là dàn dựng một vụ "tự tử đẹp" của Anne : Một tai nạn xe cộ ở một khúc quẹo. Và câu chuyện chấm dứt ở đó.

Un certain sourire

Người ta chờ đợi cuốn chuyện thứ hai của Sagan để có phản ứng, để phê phán và để xem Sagan viết cái gì nữa. Cuốn Un certain sourire ra đời gần hai năm sau, 1956. Vẫn đơn giản, vẫn nhạy cảm và nhục cảm và rất gần với đời sống bình thường, với những câu chuyện bình thường. Đó là một câu chuyện tình cảm êm dịu đi tìm một tình yêu lớn với những nhân vật truyện rất đời thường mà ta gặp mỗi ngày. Một người đàn bà đã yêu một người đàn ông có thể trong một hoàn cảnh đối nghịch với phong tục, lề thói. Câu chuyện đơn giản chỉ có vậy. Giọng văn nhanh, gọn, vắn tắt, không mầu mè làm dáng, được chăm sóc kỹ càng . Giả dụ như thế này : L'amour, c'est tellement ordinaire. Rồi Je passe sur la nuit. :

Beau, tu étais beau,

Derrière toi bougeait le rideau

Fleuri de la maison de passe.

( trích trong Lettre d'adieu, trang 31)

Rồi do những trùng hợp nào đó, câu chuyện trong văn chường trùng hợp với câu chuyện đời thường, trộn lẫn vào nhau. Sau khi xuất bản Un certain sourire thì Sagan gặp Guy Schoeller, chủ nhà xuất bản cũng có đôi mắt xám, dáng điệu mệt mỏi, gần như buồn " les yeux gris, l'air fatigué, presque triste". Và 6 tháng sau thì chuyện cần xảy ra đã xảy ra.. Guy và Sagan lấy nhau để rồi ly dị sau đó. IX

Dans un mois , dans un an.

Cuốn chuyện là một thất bại đối với F.Sagan. Những lời phê bình khá nặng :"Voici un vrai brouillon". Chỉ đáng vất vào thùng rác. Ngay những nhà phê bình đứng đắn từng khen ngợi Sagan trong hai cuốn trước như Henriot, Kemp, Kanters, Rousseaux cũng cất tiếng chê bai Cuốn chuyện 185 trang với khoảng hơn mười nhân vật truyện rất mờ nhạt. Câu chuyện kéo dài từ Paris xuống đến vài tỉnh lẻ bị cắt xén, đứt đọan, lộn xộn. Có sự rời rạc, không mạch lạc thứ tự. Nhân vật truyện thiếu cá tính, chưa rõ nét. Tôi thử đọc lại cuốn chuyện từ trang đầu đến trang 53, thật khó mà hiểu câu chuyện ra sao? Hết Jacques, Béatric, Bernard, Fanny, Josée, Nicole và Edouard Maligrasse xuất hiện như trong một buổi trình diễn thời trang, thoáng xuất hiện, rồi thoáng mất.. Thay vì 160 trang, phải cần 500 trang như thế để giàn dựng, xếp đặt lại cho ra một cuốn truyện. Người đọc có cảm tưởng Sagan viết cẩu thả đến dễ dãi. Vậy mà 250 ngàn cuốn sách đã được bán ra trong hai ngày?

Có lẽ chỉ có Sartre bênh vực Sagan. Điều đó đã hẳn làm cho Sagan sau này gắn bó với Sartre hơn. Ngoài Sartre, Chính Sagan cũng nhìn nhận ra những thất bại của cuốn chuyện. Sagan đã viết lại cảm tưởng của mình vào một buổi chiều ở Gassin sau khi đọc xong cuốn sách của chính mình viết : Sự chán nản đến tuyệt vọng." J'avais même les yeux embués de larmes en évoquant ce destin que certains lecteurs m!enviaient tant. S'ils m'avaient vue mettre le mot " fin" après trois où six mois d'efforts, dans l'indifférence et l'inintérêt de mes meilleurs amis.. Ah, il est bien vrai que la " gloire était le deuil éclatant du bonheur…" ( trích trong Derrière l'épaule, trang 50 )

Cũng trong giai đọan này, hai vợ chồng Sagan, mỗi người có bồ bịch riêng đi ăn lẻ, lén lút. Có vẻ như câu truyện trong văn chương và câu truyện trong tác phẩm khớp vào nhau.. Cả hai cặp bồ lén lút, trong ngõ hẻm, trong những nơi vắng vẻ, bóng tối, hoặc một địa điểm của bạn bè cho mượn. Ôm ghì nhau vội vã rồi buông ra, hẹn nhau ở hộp đêm, hay ở bãi biển trong một ngày. Đó là cuộc sống hai mặt. Chồng vợ và tình nhân. Rồi J.P. Sartre xuất hiện đúng lúc, trên sân thượng Gassin, cũng những ôm xiết mà cả hai đều thỏa mãn..Guy chỉ còn là cái bóng mà Sagan quên dần..

Vài lời cuối.

Đã một thời, chuyện của Sagan đã để lại một cái gì, đã là tiếng nói của một giai đọan, của một thời kỳ và đã để lại dấu ấn của mình ở giai đọan đó. Chừng đó có lẽ đủ với Sagan. Hãy thử nghĩ xem. Bằng ngòi bút đó, viết trên giấy vở học trò, như một thứ nhật ký tuổi 17. Tưởng rằng đơn sơ, ngây thơ và trong trắng. Không phải vậy.. Đó là sự ngây thơ phản kháng, ngây thơ ngần ngật nhục tính. Đó là sự dẫm đạp lên mọi thứ dưới gót chân người con gái đó đi qua một cách thản nhiên đến tàn bạo. Cuộc đời đã chiều chuộng quá và Sagan đã dẫm đạp lên ngay cả cái chiều chuộng đó : Coi tiền như rác, tình yêu đến dễ dàng như lấy món đồ trong túi, xong rồi quẳng ra đấy chạy theo tất cả những dẫn đưa, những cảm giác, những trò chơi mới bằng đủ mọi thứ cảm giác, bằng đủ thứ " mánh mung", bằng đủ thứ người và bằng đủ mọi cách thức và phương tiện. Thuốc lá, hộp đêm, cờ bạc, quán cà phê, họp bạn thâu đêm, lái xe với tốc độ.. Tất cả cho một cái được gọi là "lối sống mới".. Sagan đã đại diện cho những thứ đó, đã viết ra trên những trang giấy học trò và đã sống như thế những điều mình viết.

Độc giả khắp thế giới đã đón nhận bằng cả hai tay.. Nhưng, những tác phẩm tiếp theo đó dã thiếu hẳn cái chất ngây thơ, cái chất học trò, cái chất tuổi 16, 17, cái chất hồn nhiên vô số tội. Những cuốn sách tiếp ngay sau đó được đón tiếp một cách hững hờ..Sau này, các nhà phê bình văn học, các sách văn học sử Pháp đã dành một chỗ quá nhỏ cho Sagan, đọc thấy mà thất vọng. Qua đám tang của Sagan mới đây cho thấy dư luận người đọc đã quên đã có một thời có một nhà văn nữ nổi tiếng của nước Pháp. Kể ra cũng là tàn nhẫn.

----------------------------------------------------------

1 .. Et toute ma sympathie.. nxb Julliard, 12 avenue d!Italie, 1993.

II Trích lại trong Avec mon meilleur souvenir. Nxb Gallimard. Trang 183-184. năm 1984

III Trích lại trong Francoise Sagan, Répliques. Nxb Quai Voltaire, trang 68, Edima, Paris, 1992.

IVVotre premier livre et, ensuite Un Certain Sourire m'ont subjuguée. Comment une jeune fille de votre âge pouvait-elle écrire avec autant d'insolence et de maturité? Moi, à dix- neuf ans, je n'avais jamais mis les pieds dans ce que l'on appelait à l'époque une * surprise-party*, et le Whisky me semblait surtout être une boisson pour héros de films Américains de série noire.. Si vous saviez comme vous m'avez fait rêver… trang 10, trong cuốn Chère Madame Sagan của Marie-Thérèse Bartoli. Nxb Pauvert, 2002.

VTrích lại trong Derrière l'épaule…. của Francoise Sagan, trang 17, nxb Plon, 1998.

VI Ngoài những cuộc tình lăng nhăng, Sagan chính thức có hai đời chồng . Ngày 13-tháng 3 1958, Sagan lấy chủ nhà xuất bản Guy Schoeller, hơn bà 19 tuổi. Hai năm sau ly dị. Lấy chồng lần thứ hai 1962 với điêu khắc gia người Mỹ Robert Weshoff và có một đứa con, đặt tên là David. 10 năm sau ly dị. Từ đó không có chồng cũng không có con nào khác

VIITrích lại trong Avec mon meilleur souvenir, Francoise Sagan, trang 104-105. nxb Gallimard 1984

VIII Trích lại trong Derrière l'épaule..của Francoise Sagan, trang 16, nxb Plon, 1998.

IX Trong Derrière l'épaule, trang 34, nxb Plon, 1998.. Sagan đã giải thích về những lý do về sự ly dị này.. Guy chế tài, điều khiển và chi phối Sagan.. từ đó có sự nứt rạn. Sau đó Sagan về trú ẩn ở Milly-la-forêt cùng với người bạn thân cùng lớp là Véronique.. Không may một tai nạn xe hơi xảy ra, Sagan bị Coma tưởng chết..Sagan cho rằng bà con sống chỉ vì tình thương yêu giữa hai chị em Jacques và Sagan. Hai tháng sau, Guy đến thăm Sagan ở nhà thương.. Họ nối lại chuyện vợ chồng.. Nhưng một lần Sagan đi ăn tối về bắt gặp chiếc áo ngủ, cái sắc cầm tay của một người đàn bà… Sagan quay ngược trở ra.. chấm dứt một đọan tình

Nguyễn Văn Lục

Gelsomina tới Natascha, những góc đời phiền muộn

Từ Gelsomina tới Natascha ... những góc đời phiền muộn

Hay là hội chứng Stockholm (syndrome de Stockholm)

Nguyễn Văn Lục

Gelsomina (do Giulietta Masina đóng) là tên của một cô gái trong phim Strada (Con Đường) của đạo diễn Féderico Fellini, trình chiếu cách đây nửa thế kỷ (1954). Đó chỉ là một nhân vật giả tưởng. Còn Natascha là cô gái người Áo, một nhân vật có thật. Natascha, lúc 10 tuổi, trên đường đi học về đã bị bắt cóc bởi một người đàn ông lớn tuổi và bị giam cầm trong một căn phòng nhỏ suốt 8 năm. Và mới đây, cô mới trốn thoát ra được. Sau đó thì tên Wolfgang Priklopil, người bắt cóc cô đã nhảy vào đầu xe lửa tự sát.

Câu chuyện của cô Natascha làm rung động nước Áo. 90% dân Áo theo dõi tin tức này. Và dĩ nhiên, câu truyện bắt cóc hi hữu này cũng được cả thế giới theo dõi.

Sức ép của dư luận và giới truyền thông lên số phận Natascha không phải là nhỏ. Khi viết bài này, tôi muốn tự giải thoát ra khỏi cái nhìn của dư luận và mưu cầu mọi người hãy nhìn cô bé gái trong cái hoàn cảnh của chính đời sống cô ấy (contex in), trong cái tận cùng bản thể mà bất cứ ai “ngoại cuộc” cũng không thể thay thế vai trò của Natasha trong tình huống bi kịch như thế. Chỉ có chính Natasha phải đảm nhiệm cuộc đời mình từ lúc 10 tuổi, trên lưng hãy còn đeo cái sắc cốt học trò. Cũng chính Natasha đã nhận ra tất cả những oan trái cuộc đời và tự tìm cho mình một lối hòa giải bằng cách bắt tay với cuộc đời ngay cả trong tình huống được coi là bi kịch nhất.

Tôi nhìn ngắm khuôn mặt Natasha ở tuổi 18, rạng rỡ và xinh tươi. Thật hạnh phúc. Và đối với tôi, hạnh phúc là một yếu tính của đạo đức, của điều thiện hay điều tốt lành.

Khuôn mặt đó không che giấu, mà mở cho mọi người thấy thực sự Natasha là ai?

Vì thế, tìm hiểu nhân vật Gelsomina trong phim Strada có thể là lối giải mã hữu hiệu cho cuộc đời của Natasha, vì giữa Gelsomina và Natascha dường như có một mẫu số chung, như thể họ là một.

1.- Gelsomina trong phim Strada

Phải thú thực là khi xem phim này, tôi bị chao đảo, xúc động đến tận cùng. Có nhiều người đã từng xem phim này có thể cũng có tâm trạng giống tôi. Tôi chỉ có thể nói là đạo diễn Fellini, với cuốn phim đầu tiên của mình, đã là người duy nhất đã ảnh hưởng trên những suy tư của tôi cũng như những gì liên quan đến giá trị con người sau này của tôi.

Câu chuyện trong phim xảy ra ở nước Ý vốn nghèo nàn, dân chúng khốn khổ, ít học. Người dân Ý ở thập niên 1950 phần đông còn đi guốc gỗ, trẻ con thì còn đi chân đất. Câu chuyện bắt đầu là hình ảnh Gelsomina trong chiếc váy dài vá đụp, tuổi chừng 12, 13 cùng hai ba cô bạn gái đang chơi trước cửa một căn nhà lụp xụp vốn làm chỗ ở cho năm mẹ con cô.

Cô trông rất ngây thơ, vô tội, dáng người mảnh khảnh vì thiếu ăn, gương mặt xanh xao như thiếu máu.

Bỗng từ xa, một chiếc mô tô có ba bánh xịch đỗ trước cửa nhà. Rồi người ta nghe tiếng quát tháo của một người đàn ông lực lưỡng, trông rất súc vật (do tài tử A. Quinn đóng). Tên hắn là Zampano. Hắn không thèm vào nhà, mồm lầu bầu cái gì không rõ. Người ta thấy bà mẹ của Gelsomina vội chạy te tái từ trong nhà ra và không nói không rằng, lôi xềnh xệch, đẩy Gelsomina lên ngồi đằng sau tên đàn ông súc vật. Nhà có bốn chị em gái, Gelsomina được chọn như một vật hy sinh cho cả gia đình. Cô gào khóc, ngoái cổ lại kêu mẹ. Người đàn bà tội nghiệp, nghèo khó đến phải bán con quay mặt chạy vào nhà, mặc cho đứa con gái gào khóc.

Trước khi vào nhà, bà quay lại năn nỉ Zampano: Nhớ chăm sóc em nó dùm. Hắn trả lời: Đừng có lo.Thằng này từng huấn luyện chó quen rồi.

Cảnh đến là bất nhẫn.

Cảnh đó xảy ra trong chớp nhoáng. Quá đột ngột đến không thể ngờ có thể xảy ra được. Chỉ còn lại một đám bụi mù sau khi chiếc mô tô đã chạy đi mất.

Nhưng cũng từ đó, số phận cuộc đời người con gái không còn như trước nữa. Đó là một cuộc bắt cóc có thỏa thuận.

Hình ảnh thằng súc vật Zampano và chiếc xe của hắn khớp vào nhau như một. Chiếc xe và hắn nay lại có thêm một cô gái. Cứ như thế, Zampano rong ruổi khắp các miền quê nước Ý vì một lẽ giản dị là hắn làm nghề xiếc dạo. Công việc của hắn đơn giản là hắn khạc ra lửa, rồi sau đó, hắn gồng mình một cái là bẻ đứt mấy sợi xích sắt quấn chung quanh bộ ngực lực lưỡng của hắn. Của đáng tội thì hắn khỏe thật. Bà con khờ khạo thích thú cho tiền. Cứ thế mà hắn sống qua ngày.

Phần Gelsomina thì nay cô có bổn phận phải đánh cái trống kêu tùng tùng mỗi lần hắn làm xiếc như kiểu phụ diễn văn nghệ. Sau đó, cô cầm cái giỏ đi xin tiền.

Có cô phụ diễn, tiền như thêm vào.

Ngoài công việc làm xiệc xong thì hắn chẳng biết làm gì, tìm chỗ nào đó ngủ. Hắn ngủ bất cứ ở đâu. Xó xỉnh nào đó. Hắn không cần biết Gelsomina nghĩ gì, buồn khổ, nhớ nhà, nhớ mẹ ra sao. Hắn là lọai người không có cái đầu, đần độn, cũng không có lấy một trái tim. Hắn sống như một con vật, ăn đó, ngủ đó, uống rượu đến say khướt, chửi bới, đánh đập và xỉ nhục Gelsomina, và nếu cần thì đè Gelsomina ra làm tình. Làm tình thô bạo. Như thể hãm hiếp. Đè ra, để vào. Thế là xong. Đơn giản và chóng vánh.

Nhiều lần sau những lần hắn đánh đập Gelsomiana, cô rắp tâm muốn bỏ trốn, nhưng sợ không dám.

Có những đêm mùa đông, kiếm không ra tiền, cả hai nhịn đói hoặc hắn no, cô đói. Hắn ngủ khì với chiếc áo bành tô che kín mặt. Phần Gelsomina, lạnh giá co ro với chiếc khăn quàng bằng len không đủ ấm. Bên ngoài tuyết rơi phủ kín hai người trong một chiếc chòi nào đó.

Có một lần hắn thật là xui xẻo. Hắn đến trình diễn ở một nơi có gánh hát xiếc lớn nên chẳng ai ngó ngàng gì tới hắn. Chính Gelsomina cũng đi coi trộm gánh xiếc này và cô ước mơ một ngày nào đó được đi trình diễn trong gánh xiếc lớn đó.

Cơ may đã đến.

Một tên hề trẻ trong đoàn để ý tới cô, tán tỉnh và rủ cô đi theo gánh xiếc của hắn. Tên hề còn có bí danh là "thằng khùng". Hắn là một thứ triết gia, nhà thơ, lại có tài kể truyện làm Gelsomina rất thích hắn.Được ăn no cái đã. Kép trẻ, đẹp trai lại không bị đánh đập chửi mắng, không bị thằng Zampano dập vùi, có tương lai là cái chắc… Cô gật đầu ưng thuận.

Nhưng qua một đêm ngủ, nhìn thằng Zampano, cô lại không nỡ. Có một điều gì bí nhiệm, có một thứ tình cảm sâu kín nào đó đã mọc mầm. Nó mọc mầm ngay trong những đối xử tàn bạo, những lời lẽ xỉ nhục, thô bạo. Đã có một thời điểm tâm linh nào đó đưa đến chỗ dần biến một tương quan thô bạo, bất nhân đáng lẽ phải bẻ gẫy, phải chấm dứt đã trở thành một tương quan êm dịu hay ít ra có thể chấp nhận được. Đó là một cuộc hành trình tâm linh dội ngược, trong đó cái có lý phải nhường chỗ cho cái vô lý. Những mâu thuẫn tâm linh mà mỗi ngày con người phải đối đầu, phải làm quen và phải tự mình bắt tay hòa giải để cuộc sống dù thế nào cũng có thể hiểu được và chấp nhận được.

Nhưng hắn đã chọc giận Zampano và không may cho hắn, trong một lúc nổi cơn điên vì ghen, Zampano đã giết hắn. Gelsomina rất buồn khổ về cái chết này. Cô không thể nào nguây ngoa được …

Mặc dầu vậy, cô vần tìm mọi cách chiều chuộng Zampano. Đó là cái kỳ diệu của con người nhưng cũng là bi kịch thân phận người.

Kể từ nay, trái đắng trở thành trái dịu ngọt. Trái đau khổ trở thành hạnh phúc đời người. Đó là cái nội dung tiềm ẩn mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được.

Cô đã từ chối mọi mời mọc, ân huệ để dong ruổi theo số phận Zampano, thằng súc vật mà trước đây cô từng muốn bỏ trốn.

Nhưng dù sao số phận đó vẫn vẽ ra con đường một chiều, một chuyển biến chỉ xảy ra từ một phía.

Thằng Zampano vẫn khờ khạo với chính nó và vẫn không thể hiểu được rằng hắn đang cầm giữ một báu vật.

Cuộc kiếm sống của hắn càng ngày càng trở nên khốn khổ. Người ta đã chán hắn và không có tiền để cho hắn cơm rượu nữa. Hắn càng trở nên tục tằng thô lỗ với Gelsomia. Có lần hắn gặm xong cục thịt còn tiếc rẻ, hắn quẳng cho Gelsomina cục xương kèm theo lời xỉ nhục: Mày không bằng một con chó. Gelsomina vội vàng nhặt lấy khúc xương gặm một cách thích thú.

Cuộc đời đến là oan khiên, bi lụy. Nó cứ tréo cẳng ngỗng mà con người đang đua chạy trên những xa lộ trái chiều.

Và cái gì phải đến đã đến. Zampano quyết định bỏ rơi Gelsomina chỉ vì miếng ăn.

Cũng lại một đêm tuyết rơi. Hắn đợi cho Gelsomina ngủ say và bỏ đi không một lời. Đến làm sao, đi như vậy. Cuộc đời hắn thật giản dị ngay cả trong những toan tính. Hắn có gì là xấu đâu. Hắn sinh ra là như thế.

Nghĩ thế nào, hắn tần ngần do dự rồi cởi chiếc áo bành tô nhẹ nhàng đắp lên người Gelsomia. Hắn để thêm cho nàng chiếc kèn nữa như một kỷ niệm.

Có lẽ cả cuộc đời hắn, đây là cử chỉ duy nhất mang tính người.

Người ta tưởng rằng, đây là sư cởi trói cho nhau. Zampano không bị Gelsomina, một sinh vật thừa thãi, vô tích sự quấy rầy, chiếm mất một phần cơm của hắn. Còn Gelsomina, cơ hội nào tốt hơn cơ hội này? Cô được giải thoát?

Cuộc đời không hẳn là đơn giản như thế. Lúc này đây, mặc dù bị phản bội, Gelsomina mới biết lòng mình ngã về phía nào. Cô buồn rầu đi lang thang vô định hay đi tìm một bóng quá khứ quen thuộc? Nào ai biết được? Trong lúc đói khát và đau khổ, cô đã được hai tiểu thư giàu lòng nhân ái cứu vớt. Họ đã cho cô ăn uống, đưa quần áo của họ cho cô mặc. Mặc dầu vậy, cô vẫn ủ rũ và chẳng bao lâu sau cô cứ thế mà ra đi. Điều gì đã làm cho cuộc đời này không còn đáng sống và không còn có ý nghĩa nữa? Hỏi Gelsomina hay hỏi chính mình?

Phần thằng Zampano, hắn cũng không hơn gì. Lần đầu tiên, hắn biết thế nào là cô đơn, trống vắng. Hắn đi tìm cái hình bóng mà chính hắn trước đây đã bỏ. Rồi một hôm, hắn cũng tìm được. Hắn thấy chiếc áo mà hắn đắp lên người Gelsomina trước lúc bỏ đi đang được phơi trên hàng rào trước một ngôi nhà. Hắn vội kêu thét lên Gelsomina, Gelsomina… rồi chạy bổ vào nhà hai cô tiểu thư.

Hai cô cho hắn biết rằng Gelsomina đã chết vì nhớ thương một hình bóng nào đó.

Hắn ôm mặt khóc rồi bỏ đi. Và đây cũng là lần đầu tiên hắn biết khóc. Ra đến bờ biển, hắn nhìn trời, nhìn đất rồi ôm mặt khóc ròng.

Và trên đời này, dù chỉ là một sợi nắng, dù chỉ là một sợi tóc nhỏ nhoi trên đầu và dù là gì đi nữa,cũng đủ ý nghĩa để tồn tại, huống chi một con người, huống chi một Gelsomina…

Và bi kịch của cuộc đời là chỉ khi nào ta đánh mất một cái gì, ta mới thực sự tìm thấy ý nghĩa của sự tồn tại của nó mà trước đây đã bị ẩn giấu.

2. - Natascha Kampusch

Nếu có một bi kịch trong cuộc đời của Gelsomina thì cũng có một bi kịch trong cuộc đời của Natascha Kampush. Và đó là điều mà tôi muốn nói đến. Mặc dầu cuộc đời của Gelsomina chỉ là truyện trên phim ảnh, nhưng nó có một sự trùng hợp đến làm tôi ngạc nhiên. Féderico Fellini đã nhìn ra được những góc ẩn của đời sống và những bài toán giải lý được, hiểu được tại sao con người đã hành xử như thế.

Cái góc ẩn đó là tại sao Gelsomina lại có thể yêu được thằng Zampano và tại sao Natascha Kampush không làm điều gì khác hơn?

Thời tôi, người ta tìm ra những lời giải đáp trong triết lý về ý nghĩa cuộc đời, về ý nghĩa của tình yêu, về cái thừa, cái thiếu. Con người đã sống, đã trải nghiệm đau thương và đã tự tìm một lối thóat cho đời sống của chính mình. Đó là ý nghĩa cuộc đời. Những con người như Zampano, dù xấu xa thế nào đi nữa, Gelsomina cũng có thể tìm thấy, ở một lúc nào đó, cái điều xấu lại đáng yêu, cái thô kệch là quyến rũ, cái tình người bảng lảng giấu kín ngay trong những cử chỉ hung bạo. Và thế rồi con người bắt tay hòa giải với cuộc đời, tìm ra được hạnh phúc và ý nghĩa đời sống trong những tình huống bi thảm nhất. Một thứ tình yêu có thể ngọt bùi cho người trong cuộc, nhưng lại đầy chua xót theo cái nhìn của người ngoài cuộc.

Thời nay, chỉ có thể nói được rằng cái có lý phải nhường cho cái phi lý vì nó có thể hiểu được, cái mà người ta gọi là hội chứng Stockhom.

Để có thể viết về Natascha, tôi đã đọc qua khá nhiều những bài viết từ nhiều nguồn, không dám nói là đủ, nhưng nó cũng cho phép tôi đưa ra nhận xét: Ít báo chí nào nói đến cái “hạnh phúc” của Natascha. Có không thiếu người trong giới truyền thông né tránh hay sợ khi nói về điều này. Có những kẻ trong lúc này sợ không dám nói tới hạnh phúc. Mà hạnh phúc thì nơi đâu cũng có thể có. Có ngay trong những tình huống bi kịch tưởng rằng không thể có. Nơi đâu có con người, có tình người thì nơi đó có cuộc đời hạnh phúc. Một thứ hạnh phúc trong khổ đau và bi lụy.

Phần tôi, tôi sẽ hỏi, Natascha có được hạnh phúc không? Câu trả lời là có.

Một nhân chứng, Ernest Hozapfel, đã gặp Natascha trước đó có kể lại trong một cuộc họp báo rằng, Wolfgang Priklopil (kẻ đã bắt cóc Natascha) đã giới thiệu Natascha cho Holzapfel và anh này nhận xét như sau: “Je lui ai serré la main. Elle m’a dit un bonjour poli. Elle m’a paru gaie et heureuse” Tôi đã bắt tay cô ấy. Phần cô nói xin chào anh một cách lễ phép. Trông cô có vẻ vui tươi và sung sướng

Nhưng cũng có thể chắc chắn rằng, có những lúc phẫn nộ, những lúc buồn chán, những tuyệt vọng trong hy vọng tìm lối thóat. Có tất cả những thứ ấy. Và vì có những thứ ấy nên mới quyết định trốn thóat? Nhưng ở một góc kín phiền muộn nào đó, giống như Gelsomina, Natascha cũng hòa giải được với cuộc sống và đã sống những năm tháng hạnh phúc trong giam cầm?

Lần đầu tiên nhìn hình cô trên các trang báo, tôi không khỏi ngạc nhiên. Gương mặt đó không có dấu tích tàn phá để lại như sự lo âu hốt hoảng, rụt rè, nói lắp bắp, ánh mắt phiền muộn, tủi hận, hoặc thân hình tiều tụy, tay chân run rẩy, gương mặt đầy lo âu. Không có dấu tích của bất cứ một chấn thương tinh thần nào (traumatisme) của một người bị giam hãm trong 8 năm. Không có bất cứ dấu tích nào của bạo lực? Khi trả lời phỏng vấn thì thông minh, gãy gọn, khôn ngoan và chững chạc của một người tự làm chủ mình. Cô là một người có thể còn hơn những người bình thường khác như kiến thức cập nhật, ứng đối lanh lẹn.

Hạnh phúc có thể sờ thấy trên mặt của cô. Đó là điều mà người ta phải nên mừng. Người ta chờ đợi ở cô một nạn nhân, một bi kịch. Người ta có thể đã thất vọng.

Và hơn nữa, theo những lời tuyên bố của cô về tên bắt cóc người thì không tìm ra được có đến một lời bất xứng nào, hầu như còn để lộ ra rất nhiều điều cô muốn giữ kín, không muốn nói.

“Je tiens cependant à préciser avant toute chose que je ne répondrai à aucune question portant sur des détails intimes ou personnels” (Tuy nhiên, trên tất cả mọi chuyện, tôi cần xác định rõ ràng tôi quan tâm trên hết là tôi sẽ không trả lời bất cứ chi tiết nào liên quan đến đời sống cá nhân và riêng tư của tôi)

Cũng trong lá thư cô viết: “Message aux média: La seule chose que la presse doit m’épargner. C’est l’éternelle calomnie, les interprétations erronées et le manque de respect de mon égard” “Lời nhắn gửi đến gíới truyền thông: Điều duy nhất mà báo chí phải tránh cho tôi: Đó là sự vu khống thường trực, những diễn giải sai lạc và sự khiếm khuyết niềm tôn trọng đối với tôi.”

Tout le monde veut sans arrêt poser des questions intimes qui ne regardent personne. (Mọi người đều không ngừng đặt câu hỏi liên quan đến đời sống riêng tư vốn chẳng ăn nhập gì đến họ cả). Và khi được tin kẻ bắt cóc người đã tự tử, cô đã khóc nức nở. Cô nghĩ rằng anh ấy đã không cần tìm đến cái chết như vậy.

Cô khẳng định:

“Mon intimité n’appartient qu’à moi” (Chuyện riêng tư thầm kín của tôi chỉ thuộc về mỗi mình tôi mà thôi)

Và hãy nghe cô bầy tỏ công khai và rõ rệt về vấn đề này. “Il faisait partie de ma vie, c’est pourquoi d’une certaine manìere Je porte son deuil. Il est bien sur vrai que ma jeunesse a été différente de celle de beaucoup d’autres, mais en principe, je n’ai pas le sentiment d’avoir raté grande chose. J’ai évité pas mal (de mésaventures): Je n’ai pas commencé à fumer et à boire, ou avoir de mauvaise fréquentations” (Anh ấy là một phần đời của tôi vì thế mà một cách nào đó, tôi chịu tang về cái chết của anh ấy. Phải nhận rằng tuổi trẻ của tôi có phần khác với những người đồng lứa. Nhưng trên nguyên tắc (thật sự) tôi không có cảm tưởng đã mất mát lớn lao. Nhưng không vì thế tôi cho rằng tôi đã đánh mất tuổi trẻ đó.Tôi đã tránh được không đến nỗi tệ những rủi ro trong thời tuổi trẻ không ít những cuộc mạo hiểm.Tôi cũng đã không bắt đầu hút sách hoặc uống rượu hay là có những giao thiệp không tốt).

Và hơn ai hết, cô chia sẻ những nỗi đau đớn của bà mẹ anh ấy.

Cô kết thúc: “Nous pensons toutes les deux à lui”. (Cả hai chúng tôi đều nghĩ tới anh ấy)

Đây là những cảm xúc chỉ những người yêu nhau mới nói được như thế. Và nhất là cô khẳng định cô đã sống đúng mức tuổi trẻ của cô bên cạnh Wolgfang Priklopil.

Nhà Tâm phân học, giáo sư Max Friedrich, người trách nhiệm chăm sóc cô cũng đã trích dẫn những câu nói trên, chứng tỏ một phần đời của cô gắn liền vào cái chết của kẻ bắt cóc cô.

3.- Gelsomina hay Natascha Kampusch, syndrome de Stockholm

Gelsomina cuối cùng thì cũng đã yêu tên Zampano, một tên đồi bại về mọi mặt: đối xử tàn bạo, rượu chè và làm tình thô bạo, sống theo bản năng thú tính của anh ta. Về mặt tâm lý, Gelsomina chịu khuất phục một cách vô thức dưới sự chế ngự của Zampano. Và từ đó Gelsomia lớn lên, chia sẻ ngọt bùi với số phận nổi trôi của Zampano và chuyển hóa ra thành một thứ tình yêu giữa hai người.

Phần Natascha Kampush cũng không khác chi mấy. Một phần đời tuổi thơ của cô sống bên cạnh với kẻ đã bắt cóc cô. Giáo sư Paul Bensussan, một nhà phân tâm học cho rằng cái chết của kẻ đã bắt cóc Natascha để lại một bao trùm bí mật và đem theo tất cả những động cơ bí mật tìm hiểu tại sao anh ta đã hành động như vậy. Phần Natascha khi hay tin kẻ bắt cóc mình đã tự sát vào ngày thứ năm 24 tháng tám, cô đã bật khóc chia sẻ nỗi đau thương mất mát đó với mẹ nạn nhân, đồng thời không thiết tha mong muốn gặp lại bố mẹ của cô.

Thái độ ứng xử của Natascha trong những tình huống như thế dẫn đưa các chuyên gia phân tâm học đi đến kết luận: Natascha là một trường hợp của hội chứng Stockholm.

Natascha đã sống nửa phần đời niên thiếu dưới áp lực khống chế của kẻ đã bắt Nastacha. Cuộc đời Nastacha bỗng chốc biến đổi toàn diện.

Nastacha biến thành đối tượng mục tiêu của kẻ đi bắt cóc cô. Cuộc đời cô sau này ra sao là do cái khuôn đúc mà kẻ đi bắt cóc Nastacha nhắm tới.

Tương quan giữa Natasha và kẻ đã bắt cóc cô là một tương quan kẻ có quyền lực – và kẻ tuân phục, giữa kẻ thống trị - và kẻ lệ thuộc, giữa kẻ ban ơn - và kẻ nhận ơn. Hay còn có thể là những tương quan dựa trên tình cảm như giữa cha mẹ - và con cái, giữa sư phụ - và đệ tử, hay giữa kẻ bạo dâm (sadique, làm cho người khác phải đau đớn) và kẻ lọan dâm (masohiste, tự hành hạ mình), giữa kẻ thích nhìn ngó (voyeuriste) và kẻ thích phô bày (exhisbitionisme) .

Bản chất của tất cả các mối tương quan vừa nói ở trên là mối tương quan hỗ tương, hai chiều, bổ khuyết cho nhau và bù đắp cho nhau. Vì thế, họ thường lệ thuộc vào nhau để có thể bổ khuyết bù đắp cho nhau. Họ cần nhau như thể đồng lõa với nhau.

Đang là một cô bé học sinh, cô trở thành một nạn nhân bất đắc dĩ.

Mỗi ngày, sống chung, ăn chung, chia sẻ, trò chuyện và dĩ nhiên không tránh được chuyện xác thịt giữa hai người. Mới đầu có thể có sự từ chối, chống đỡ, giận dỗi. Nhưng thời gian càng kéo dài càng đem cái lợi thế về phía kẻ đi bắt cóc. Dần dần, Nastacha như bị tẩy não (lavage du cerveau). Vì thế ta không lạ tại sao Nastacha có những tình cảm lưỡng lự, giao tranh, hai mặt (ambivalents), vừa nhận, vừa muốn chối từ, vừa muốn ở lại, vừa muốn trốn thoát.

Cho nên, có thể cắt nghĩa và hiểu được tại sao trước đó cô không chịu trốn thóat. Có rất nhiều cơ hội để cô trốn thoát? Thường ngày, cô được tự do đi lại trong nhà, đọc sách báo, coi Tivi và nhiều lần cả hai đã cùng đi ra bên ngoài. Có thể nói trong nhiều năm trời, cô có đời sống hầu như bình thường với các sinh họat hằng ngày của một người phụ nữ trong gia đình. Trừ một điều là cô không được ra bên ngoài.

Phải đợi đến tuổi 18, tuổi thành niên, dần dần, cô phục họat lại cá tính, làm chủ lại mình, so sánh cá tính của mình với kẻ đã bắt cô và rồi cô quyết định trốn thoát.

Sự trốn thoát biểu tỏ sự trưởng thành, lớn lên của nạn nhân, đồng thời biểu tỏ sự thất vọng, bất lực của kẻ đi bắt cóc cô.

Tôi nghĩ rằng anh ta tự tử không phải vì sợ bị tù đày cho bằng biết rằng từ nay anh bất lực, không còn khả năng chế ngự người tình bé nhỏ của mình nữa.

Nỗi bất lực là lối thóat cuối cùng dẫn đưa đến cái chết bằng cách lao đầu vào xe hỏa đang chạy? Anh còn có lối giải thóat nào tốt hơn, hợp lý hơn?

Sự trưởng thành về mọi mặt như tư thế, cách ăn nói, cách diễn đạt, cách trả lời báo chí hay cảnh sát chẳng những lý giải được cái chết của kẻ đi bắt cóc mà còn làm cho những cảnh sát sửng sốt và ngạc nhiên khi lần đầu tiếp xúc với cô.

Trước đó, họ tưởng rằng sẽ găp một thiếu nữ rụt rè, nhát sợ, ngay cả hoang dại, quên tiếng nói, một đứa trẻ con sauvage (enfant sauvage). Nhưng không, họ đang đứng trước một thiếu nữ xinh đẹp, khả ái, sự thông minh khác người, từ ngữ sử dụng chuẩn xác, sự bình tĩnh của một nhân cách làm chủ được mình.

Cho đến lúc này, không ai có thể cho biết được vào lúc nào kể từ sau khi bị bắt cóc, cô đã bị lợi dụng tình dục (abus sexuel). Nhưng một điều rõ rệt là qua hình ảnh một phụ nữ vừa mới lớn, chín tầm thì khó có thể nói đến một sự xâm phạm thô bạo? Nó không để lại một hệ lụy nào trên cái gưong mặt xinh đẹp và hạnh phúc ấy.

Điều đáng nói, cũng không phải những ngày bị giam cầm, tù đầy có thể đã qua, thuộc quá khứ, mà chính là nạn nhân của quá khứ ấy. Natasha đang cần một thời gian để có thể trở lại cuộc sống bình thường của thế giới người .

Điều chúng ta lo ngại cho những ngày tháng bị giam cầm, tù đày có thể đã qua, chỉ còn là quá khứ, một cái quá khứ mà ít hay nhiều Natasha cần một thời gian để có thể trở lại thế giới bình thường của thế giới người.

Nhưng trước mắt, chính Natasha và những nhà chuyên môn có bổn phận chăm sóc cho Natasha lo ngại một không gian nhà tù mới, bao trùm cái mà ta gọi là truyền thông đang tìm mọi cách, mọi giá soi mói, khai thác những phần riêng tư của đời sống một thiếu nữ.

Liệu Natasha có thể đương đầu trước những thử thách đó mà với những đề nghị lợi nhuận số tiền có thể lên hàng triệu Mỹ Kim?

Cho dù thế nào đi nữa thì tối thiểu, mọi người phải tôn trọng con người Natasha và những phần đời trong bản chất mà sự thực là UNIQUE mà mọi tìm hiểu đều phải tự biết có giới hạn và chừng mực, thời gian có thể là còn quá mới mẻ hay qúa sớm, nếu chính đương sự không tự mình phát biểu.

Mới đây được biết rằng cô muốn bỏ tiền ra mua lại căn nhà mà cô đã từng sống suốt 8 năm trời …điều đó cho thấy cô chẳng những không quên được quá khứ ấy, mà còn muốn về sống lại suốt một thời tuổi trẻ của cô.

Bởi vì, quá khứ ấy, nơi chốn ấy đã là những thành phần đời cô rồi.

Hơn bao giờ hết, Gelsomina và Natascha biết thế nào là yêu đương?

Copyright © 2006 DCVOnline

(1) Hội chứng Stockholm là gì? Từ ngữ này chính thức được sử dụng năm 1978 để chỉ thái độ mâu thuẫn của một số nạn nhân là con tin, sau khi được cứu thóat bày tỏ một thái độ thiện cảm có thể là yêu đương hay thái độ tin tưởng đối với kẻ đã bắt cóc mình. Đôi khi còn bày tỏ lòng biết ơn với những kẻ đã bắt cóc, vì đã cứu mạng sống của họ. Cái tên syndrome de Stockholm là để nói đến trường hợp một vụ cướp nhà băng, năm 1993, ở Thụy Điển. Có bốn con tin đã bị bắt và bị hành hạ sống trong những điều kiện thật khổ sở. Sau khi đó, họ đã được giải cứu và đã từ chối không đứng ra làm nhân chứng. Một trong những con tin có thể đã lấy một trong những người của bọn cướp theo như những tin đồn thổi.

Ảnh Trái: Gelsomina trên một bích chương phim Strada. Ảnh Phải: Natascha Kampusch trên News

Nguồn/Ảnh: limo-nada.blogger.com.br và news.at

Nguồn/Ảnh: www.italica.rai.it

Nguồn/Ảnh: www.limo-nada.blogger.com.br

Nguồn/Ảnh: www.msnbc.com

Gương mặt đó không có dấu tích tàn phá để lại như sự lo âu hốt hoảng, rụt rè

Nguồn/Ảnh: www.orf.at

Căn nhà ba tầng màu nâu nhạt của Priklopil trên đường Heine, thị trấn Strasshof, cách trung tâm của Vienna 15 dặm

Nguồn/Ảnh: www.telegraph.co.uk

Nguồn/Ảnh: www.italica.rai.it

A. Quinn trong vai Zampano

Nguồn/Ảnh: gaspardh.blog.lemonde.fr

Từ Dieu et César đến Thập Giá và Lưỡi gươm

Nguyễn Văn Lục

Vài lời thưa của người viết – Trong bài viết Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955, đăng trên DCVOnline.net tôi có nhắc đến cuốn sách Dieu et César, dịch ra tiếng Việt là Thập Giá Và Lưỡi gươm của linh mục Trần Tam Tỉnh. Bài viết sau đó có một vài ý kiến góp ý của các bạn đọc Chiều Tây Đô, Đào Công Khai và nhất là độc giả Hãy công bằng. Trong đó, bạn đọc Hãy công bằng xem ra biết rõ tôi và đã phản bác ý kiến của tôi lên án linh mục Trần Tam Tỉnh là “kẻ dẫn đường cho cộng sản”.

Tôi chưa tiện trả lời, vì tôi đang ở xa nhà, không có cuốn sách Dieu et César ở trong tay. Nay thì tôi đã ở nhà. Xin nhắc lại, trong một số lần gặp linh mục Trần Tam Tỉnh, đó là những lần nói chuyện khá tâm đắc và không thiếu sự trân trọng ông. Bản tính ông dè dặt, phát biểu chừng mực. Nhưng ở chỗ riêng tư giữa hai người, ông có những quan điểm rất tả, “tiến bộ” đi ngược lại đường lối quan điểm giáo hội chính thống.

Đối với tôi, đó là chuyện cũng bình thường, thái độ thường thấy nơi những người trí thức.

Xem ra, ông có vẻ không mấy ưa những người vốn trước đây có thể là cùng địa phận, cùng đồng học, nay có ngã rẽ vì khác chính kiến. Họ vốn là những người có tiếng tăm, cầm đầu giáo hội như ở giáo khu Phát Diệm hay Bùi Chu. Chẳng hạn như các Giám Mục Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, hay các linh mục như Hoàng Quỳnh hoặc Nguyễn Gia Đệ v.v... Nếu phải nói đến thì ông cũng như thể bất đắc dĩ và cũng không che dấu hết được có điều gì không ổn. Mặc dầu những người như Hoàng Quỳnh hình như có quan hệ rất gần gũi với ông. Tôi chỉ suy đoán mà không tiện hỏi cho rõ.

Nhưng nếu có điều gì thì cũng chung quy vẫn là chính kiến, tôn giáo khác biệt giữa người ở ngoại quốc và người ở nhà, giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc, giữa người phải đương đầu với thực tế chiến tranh chết chóc, đe dọa từng ngày và người của lý thuyết sách vở và cuộc sống an toàn yên ổn.

Họ khó mà ngồi với nhau được. Điều đó cũng có thể hiểu được, chấp nhận được trong chừng mực họ không viết thành sách vở.

Nhưng viết thành sách thì lại khác.

Riêng cuốn sách của ông (Dieu et César, bản tiếng Việt là Thập Giá Và Lưỡi gươm – DCVOnline), không biết vì lý do gì, ông không hề nhắc nhở với tôi về cuốn sách Dieu et César đó. Mà theo thói thường của người viết thường thích nhắc đến tác phẩm của mình. Đáng lẽ ít ra ông cũng phải “khoe” công trình biên khảo của mình.

Sự im lặng ở đây mang ý nghĩa phủ nhận công trình làm việc của mình? Muốn quên về một sai lầm không muốn cải sửa? Không muốn phô bày cái tôi thật của mình ra?

Hay có điều gì không tiện nói ra và từ đó đến nay, ông vẫn giữ im lặng. Ngoài cuốn sách, thật là thiếu sót hay chưa đủ nếu không nêu ra một số bài viết khác của ông, mặc dầu nay không dễ để kiếm ra. Chẳng hạn như: Pour la paix au Viet Nam, Québec, 1967. Hay L’Église du Viet Nam face à la guerre de libération. Và nhất là Réalités de L’Église au Nord du Viet Nam. (Những thực trạng của giáo hội miền Bắc.) Đây là tài liệu nên đọc, vì đã hẳn, nó giúp người đọc hiểu rõ thêm lập trường thiên cộng sản của tác giả.

Nhưng sau đó thì tôi nhận được cuốn Thập Giá và Lưỡi gươm từ bên VN gửi qua. Và trong bài 20 năm tuổi trẻ miền Nam Việt Nam, tôi đã có dịp nhắc đến cuốn sách dịch Thập Giá và Lưỡi gươm rồi.

Khi đọc cuốn sách dịch, tôi khá sững sờ. Không lẽ ông Trần Tam Tỉnh có thể viết như thế này. Và nghĩ rằng rất có thể cuốn sách được dịch mà không xin phép tác giả hoặc xin phép mà thêm bớt, cắt xén tùy tiện như thói thường bên Việt Nam? Tôi nghi ngờ với hảo ý và nhờ bạn bè bên Tây kiếm mua bằng được cuốn Dieu et César gửi qua để tiện so sánh. Tôi hy vọng đọc và tìm ra được nhừng cắt xén, viết bôi bác bịa đặt của phía VN nhờ đó tôi phát giác ra và đưa lên mặt báo. Nhưng tôi sững sờ thêm một lần nữa.

Bản chính đã được Vương Đình Bích dịch sát, đầy đủ, không thêm bớt, không cắt xén. Có thể nói, dịch trung thực, tôn trọng ý của tác giả, chỉ trừ nhan đề cuốn sách có khác như đã trình bày ở trên. Người dịch là Vương Đình Bích, một trong 4 linh mục thuộc loại quốc doanh thứ thiệt.

Cho nên, không phải vô tình mà ông Vương Đình Bích chọn dịch cuốn sách của Trần Tam Tỉnh. Người viết sách và người dịch sách có cùng một chủ đích, một mẫu số chung: gián tiếp suy tôn chế độ hay đánh bóng chế độ.

Việc bào chữa gián tiếp của ông Hãy Công Bằng đã là cái cớ bắt buộc tôi phải bạch hóa cuốn sách. Cho thấy rõ sự thật. Cho thấy rõ Trần Tam Tỉnh là ai?

Và một lời đánh giá: ông không thể viết như thế được.

1. Về tài liệu dùng để viết cuốn sách

Đối với một người viết biên khảo, trước khi đánh giá cuốn sách, tôi đánh giá tài liệu mà tác giả dùng để viết. Tài liệu có giá trị thì sách có hy vọng có thể khá.

– Thứ nhất, tài liệu phần lớn thiên tả hay thiên cộng.

Có 4 cuốn như như Cuộc di cư vĩ đại, Việt Nam giáo sử của Phan Phát Huồn, Bên giòng lịch sử của Cao Văn Luận, Lê Hữu Từ và Phát Diệm của Đoàn Độc Thư là thuộc phía bên Quốc Gia. Trong số 4 tài liệu này, cuốn Cuộc di cư vĩ đại tương đối tài liệu là nguyên bản, khá chính xác và khá dồi dào. Tiếp đến là một tài liệu do một số tác giả thân Cộng sản viết như: Cho Cây rừng còn xanh lá, 1971 của Nguyễn Ngọc Lan, Bọt biển và sóng ngầm của Lý Chánh Trung. Cả hai chỉ là những bài báo gom góp lại in thành sách mà giọng điệu rất tuyên truyền, cường điệu và đầy cảm tính. Tiếp đến là những tờ báo ngày cũng cùng chung quan điểm chính trị thân Cộng như các tờ: Chọn, Điện Tín, Đối Diện.

– Thứ hai là các tài liệu của Hà Nội như: Sau hàng rào kẽm gai, Sự thật về vấn đề di cư ở VN, Thơ Văn yêu nước, Thơ Văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ 19. Chưa kể các tờ báo như Chính Nghĩa, Học Tập, Công giáo và dân tộc, Nhân Dân.

Có thể đây là phần tài liệu chính thức ông dựa vào để viết cuốn sách.

Chúng ta có thể tin được các tài liệu vừa kể trong việc viết biên khảo không? Và nếu tin thì tin được bao nhiêu phần trăm như tài liệu trích dẫn từ Học Tập, báo Nhân Dân?

– Thứ ba là các tài liệu viết tiếng Pháp mà số lớn tác giả tôi khá quen thuộc, có đọc họ, nay không thấy có gì bổ ích và không muốn đọc nữa, vì có rất nhiều nhận xét của họ chủ quan, khờ khạo. Họ viết theo, viết thời thượng nhiều lắm. Nay tôi đánh giá khá thấp các tác giả người Pháp nói chung so với người Mỹ. Người Mỹ do lối đào tạo của họ thường chú trọng tới dẫn chứng tài liệu, phương pháp làm việc và tinh thần tôn trọng sự thật. Vì vậy, phần tham khảo tài liệu của họ không có bao nhiêu, nhưng biện luận cảm tính thì nhiều. Tiêu biểu nhất là Jean Lacouture viết về: Hồ Chí Minh. Nay thì nó chả còn có chút giá trị gì. J. Sainteny với Face à Ho Chi MinhHistoire d’une paix manquée cũng vậy. Có thể thời đó hào quang Hồ Chí Minh lớn quá, được tô vẽ khá kỹ. Rồi Paul Mus, sau những thất bại đàm phán với Hồ Chí Minh viết Sociologie d’une guerre... B. Fall với Indochine, 1946-1962Le Viet Minh. Tương đối khách quan hơn. P. Devillers, Histoire du Viet Nam, 1967. Có thể là sách nên đọc. Các tác giả còn lại nên đọc như Lê Thành Khôi, E. Louvet, J.Lanessan, J. Chesneaux.

Tài liệu tham khảo như thế làm tôi thất vọng không ít. Có thể vào những năm 1975, tài liệu còn chưa đầy đủ. Nay thì nhiều điều không còn đúng, cần phải xét lại. Khi viết, ông lại hầu như không dẫn chứng bất cứ tác giả nào như footnote. Có dẫn chứng thì không để số trang. Tôi nghi ngờ không biết thực sự tác giả có dẫn chứng những tác giả nêu trên vào trong bài hay không? Chỗ nào là Cao Văn Luận, chỗ nào là Lê Thành Khôi, nhất là chỗ nào là Sự thật về cuộc di cư? Tác giả cứ viết khơi khơi với đầy đủ những câu như: tin đồn, tuyên truyền rằng, người ta nói, dư luận...

Đây là một khuyết điểm trầm trọng, nhưng lại là khuyết điểm quá sơ đẳng đối với một người viết biên khảo như tác giả. Xử dụng tài liệu mà như không xử dụng tài liệu.

Không thể viết biên khảo như thế được.

2. Dẫn chứng lời nói đầu của tác giả chứng tỏ tác giả là người bài bác công giáo một cách thiên lệch

Từ đầu sách đến cuối sách, tác giả viết như một thứ cán bộ tuyên truyền và thiên lệch. Xin đọc:

“Les cloches de quelques pagodes mêlaient leur mélodie solennelle aux cris de joie d’une partie de la population. Mais les cloches des églises restaient immobiles: depuis quatre mois les catholiques sud-vietnamiens dans leur majorité vivaient dans l’angoisse. L’avance foudroyante des forces révolutionnaires intensifiait les rumeurs d’une ”bain de sang”, rumeurs alimentées jours après jour par une propagande certainement orchestrée au milieu national et international”.

(Trích Dieu et César, trang 9)

Bản dịch của “Thập Giá và lưỡi gươm”:

“Chuông của một số chùa trang trọng ngân vang, hòa tiếng với những lời reo vui của một bộ phận dân chúng. Nhưng chuông các nhà thờ thì im lặng. Từ bốn tháng nay, phần đông, người công giáo miền Nam sống trong sự lo âu sợ hãi. Bước tiến như vũ bão của quân đội cách mạng càng tăng thêm những đồn đoán về một cuộc “tắm máu”, lời đồn đoán được nuôi đưỡng ngày này qua ngày khác bởi các luận điệu tuyên truyền rùm beng, ở quốc nội cũng như ở nước ngoài”.

Xin đọc tiếp trong lời mở đầu:

“La victoire du GRP et la libération du Sud VietNam de l’emprise américaine, marquent-elles, pour la majorité des catholiques du Viet Nam, la fin de la liberté religieuse?

Prévoyant la défaite quasi certaine de l’armée sud-vietnamienne, les personnes enrichies grâce à la guerre s’enfuiaient, emportant avec elles des millions de dollars acquis par la corruption ou par les moyens peu honnêtes. Pris dans cette vague de l’exode, des chrétiens s’embarquaient sur des bateaux de fortune dans l’espérance de rejoindre en haute mer les navires américains qui devraient les amener dans des pays chrétiens ou ils pourraient sauver leur foi. Cette panique était la conséquence de rumeurs selon lesquelles” les communistes massacreront toute les catholiques originaires du Nord et réfugiés au Sud en 1954”, ou bien” dans les zones libérés, des prêtes ont été assassinés, des religieuses violées, des églises détruites”.

(Trích trang 10, xđd.)

Bản dịch:

Chiến thắng của Mặt trận giải phóng và công cuộc giải phóng miền Nam Việt nam khỏi sự thống trị của Mỹ, phải chăng đánh dấu sự chấm dứt tự do tôn giáo đối với cách suy nghĩ của phần đông người công giáo?

Đoán biết trước sự thất bại hầu như chắc chắn của quân đội Nam Việt, những người đã làm giàu nhờ chiến tranh đều bỏ chạy, mang theo hàng triệu đô la chiếm được nhờ tham nhũng và những phương thế bất chính. Bị lôi cuốn vào làn sóng di tản đó, nhiều người công giáo đã lên những chiếc thuyền mỏng manh, hy vọng khi ra khơi thì được gặp tầu của Mỹ vớt họ và chở họ tới các nước có đạo, để họ bảo vệ được đức tin. Cơn hoảng hốt đó là hậu quả của những tiếng đồn ”cộng sản sẽ giết hết người công giáo gốc di cư 1954 “hoặc” trong các vùng giải phóng, nhiều linh mục đã bị tàn sát, các nữ tu bị hãm hiếp, các nhà thờ bị triệt hạ”.

Phần cuối của bài mở đầu, tác giả đã khẳng định chắc chắn như sau: “Trois ans se sont écoulés, depuis la rédaction de cet ouvrage. L’auteur juge bon de le garder dans sa version originale.” Québec, le 2 avril 1978.

Đoạn văn khẳng định này không hiểu tại sao, ông Vương Đình Bích đã bỏ không dịch. Xin tạm dịch: Đã ba năm trôi qua rồi kể từ khi tôi viết cuốn sách này. Tôi khẳng định là những gì tôi đã viết đều tốt và xin giữ y nguyên bản thảo lúc đầu.

Vài nhận xét: Người đọc nhận ra tác giả có một ám ảnh đen tối, tiêu cực về người công giáo. Sự việc gì cũng lôi công giáo vào như thể là yếu tố chính, nguyên do của mọi biến động. Lối viết mơ hồ giả tưởng, chỉ dựa trên những tin đồn, dựa trên những câu truyện ngoài đường phố, ác ý đến xuyên tạc.

Đọc tác giả thấy rõ tâm địa, thấy rõ tác giả muốn ám chỉ, muốn bôi nhọ.

Hàng triệu người còn ở lại có thể làm chứng cho biết tiếng chuông chùa nào, ở đâu ngân vang hòa điệu “trang trọng ngân vang”, hòa với lời reo vui? Ai reo vui, reo vui lúc nào? ở đâu? Nào phải chỉ riêng người công giáo “sống trong sự lo âu sợ hãi”? Cả miền Nam sợ hãi cộng sản. Không phân biệt tôn giáo, giàu nghèo, địa vị xã hội. Có hơn trăm ngàn người bỏ ra đi vào lúc đầu, nào phải chỉ người công giáo? Và chỉ có những người ôm hàng triệu đô là do tham nhũng. Ai? Có bao nhiêu người? Tại sao vơ đũa cả nắm như vậy?

Toàn bộ cuốn sách là một bản cáo trạng lịch sử giáo hội công giáo với cái nhìn thiên kiến từ khi đạo công giáo có mặt từ thế kỷ 16, qua chế độ thuộc địa, kháng chiến, cuộc di cư, thời ông Diệm và ông Thiệu, cuộc chiến tranh Việt-Mỹ sau đó là thời kỳ sau 1975.

Cách viết ấy, giọng văn ấy, cách trích dẫn thiếu dẫn chứng cứ miên man như thế, từ đầu đến cuối cuốn sách. Những hiểu biết hạn hẹp, một chiều, bài bản thuộc loại kiến thức ngoài phố gom góp do những tin đồn phải chăng là những chứng liệu lịch sử? Lịch sử đạo công giáo nhìn từ quan điểm của một Puginier đã đủ cho một bản cáo trạng công giáo cấu kết với thực dân Pháp? Những chiêu bài chính trị Mỹ-Diệm về cuộc chiến tranh tác giả dựa vào đâu? Bên kia là chiến tranh giải phóng dân tộc, bên này là chiến tranh thực dân đế quốc? Nói như thế thì dễ dàng quá, con nít cũng nói được. Hay là chỉ còn biết dựa vào những tuyên truyền của Hà Nội?

Hà Nội bây giờ, người ta cũng biết ngượng khi viết như vậy. Đã có Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Mạnh, Tô Hoài, Chế Lan Viên biết ngượng với chính mình.

Tôi mong muốn ông tự mình đọc lại cuốn sách để chỉnh sửa sao cho coi được . Cũng không dễ dàng gì.

3. Cái nhìn sai lạc về cuộc di cư 1954

Xin mời đọc:

Des rumeurs circulaient aussi que les Américains anéantiraient le Nord-Vietnam avec les bombes atomiques...

En premier lieu, on utilisa Notre-Dame de Fatima dont la dévotion des dernieres années était renforcée par la formation de la Légion de Marie, de la Légion bleue, de la Confrérie des militants de la sainte Vierge. La Madone aussi intervient, bien sur, pour sauver ses dévots. Elle apparut disait-on à Ba Lang, Thanh Hoa, pour donner l’ordre à ses fidèles d’aller vers le Sud car elle aussi, elle allait quitter le Nord-Vietnam. “L’apparition” semble avoir été ingénieusement montée par un prêtre qui aurait habillé un adolescent en Madone et l’aurait installé derrìere l’autel de Notre-Dame de Fatima. Devant la lumìere vacillante de quelques bougies, quelques pieuses dames virent ainsi apparaitre la Sainte Vierge leur disant d’une voie douce mais claire. Il leur faudrait quitter à tout prix le sol communiste pour regagner la zone libre. La Madone devrait abandonner bientot le Nord. De bouche à oreille, la nouvelle se propageait comme une tâche d’huile, embellie de nouveaux détails, enrichie de nouvelles prophéties ou accompagnés de signes fantasmagoriques précurseurs des malheurs futurs. L’imagination populaire créait ensuite des massacres des prêtes, des ordres secrets de Ho Chi Minh selon lesquels il faudrait exterminer tous les catholiques, ou les faire apostasier.

“Fuir pour sauver sa vie et sa foi”. “Le Christ est parti vers le Sud”. “La Vierge Marie a quitté le Nord”.

Ces slogans absurdes qui auraient fait rire un chrétien occidental avaient pourtant un impact considérable sur une communauté catholique maintenue depuis toujours dans l’obscurantisme et dans une foi que l’on peut qualifier de moyenâgeuse. Dans ce ghetto chrétien, les révélations de Notre-Dame de Fatima, basées uniquement sur quelques brochures de propagande, étaient des articles de foi. Si en 1949-1954, les prêtres aviaent pu transformer ces chrétiens si doux et si innocents en fanatiques tueurs grâce au slogan “exterminer les communistes pour la gloire de Dieu”. Ils pouvaient sans grande difficulté provoquer le fameux “grand Exode” de 1954-1955...

Ainsi, par des moyens de pression des plus varies, par une propagande mensongère qui créait une véritable psychose de peur dans la population catholique, on a réussi à drainer vers le Sud des centaines de milliers de paysans, car la masse des réfugiés catholiques consrtituera pour le gouvernement Ngo Dinh Diem une force politique considérable”.

“Tout le monde doit reconnaitre que cet exode massif est essentiellement le resultat d’une operation de guerre pshychologique americaine, et aussi de l’armee francaise “B. Fall, les deux VietNam.”

(Trích Dieu et César, Trần Tam Tỉnh, trang 93-95)

Tạm dịch:

Cũng có những tin đồn rằng quân Mỹ sẽ ném bom nguyên tử tiêu diệt miền Bắc

Trước tiên, họ xử dụng Đức Mẹ Fatima, mà việc tôn sùng mấy năm gần đây đã được tăng cường, qua việc thành lập Đạo binh Đức Mẹ, Đạo binh Xanh, Hiệp hội chiến sĩ Đức Mẹ. Tất nhiên Đức mẹ được giao cho chức năng chính trị là để giải thoát những kẻ tôn sùng Ngài. Người ta đồn rằng Đức Mẹ hiện ra ở Ba Lang, Thanh Hóa để ra lệnh cho giáo dân đi vào Nam, bởi vì Mẹ cũng bỏ miền Bắc Việt Nam. Việc “hiện ra” hình như đã được dàn dựng tài tình bởi một linh mục, ông đã mặc áo Đức Mẹ cho một thiếu niên và đã cho em đứng vào sau bàn thờ Đức Mẹ Fatima. Trước mấy cây nến tung ánh lung linh, một vài nhà “đạo đức” coi đó là Đức Mẹ hiện ra, nói với họ bằng một giọng dịu dàng, nhưng minh bạch rằng, phải từ bỏ đất cộng sản bất cứ với giá nào, mà tìm lánh sang vùng đất tự do, Đức Mẹ sắp sửa bỏ miền Bắc. Từ miệng qua tai, tin đồn được loan ra như một vết dầu loang được thêm thắt những nét chấm phá mới, kèm theo những lời tiên tri mới, hoặc những điềm gở tiên báo tai ương sắp đổ tới. Óc tưởng tượng của dân chúng lại bày ra những chuyện linh mục bị tàn sát, những mật lệnh của Hồ Chí Minh bảo phải tiêu diệt cho hết người công giáo, hay là bắt họ phải bỏ đạo.

Chạy trốn để cứu lấy mạng sống và cứu lấy đức tin”. “Chúa Ki tô đã đi vào Nam”. “Đức Mẹ đã rời bỏ Bắc Việt”. Những khẩu hiệu phi lý đó làm cho người Ki tô hữu phương Tây phải cười, nhưng lại có tác dụng rất lớn nơi một cộng đồng Ki tô hữu đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong một kiểu tin đạo nói được là thời Trung cổ. Trong cái ốc đảo khép kín đó của giáo dân, những gì gọi là ”bí mật của Đức Mẹ Fatima” đều được coi như là tín điều bắt buộc, đang khi nó chỉ dựa vào một mớ tài liệu tuyên truyền nhảm nhí. Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã thề biến giáo dân hiền lành vô tội đó thành những tên sát nhân cuồng nhiệt nhờ khẩu hiệu “tiêu diệt cộng sản để làm vinh danh Chúa”, thì họ chẳng khó khăn gì trong việc tạo ra cuộc “xuất hành vĩ đại” năm 1943-1955 .

Một nhà viết sử không phải của giáo hội đã gióng lên một tiếng chuông khác:

“Mọi người phải công nhận rằng cuộc di cư hàng loạt như thế chủ yếu là kết quả một cuộc hành quân chiến tranh tâm lý của Mỹ, và của cả quân đội Pháp”.

(Bernard Fall, Hai nước Việt Nam)

Tôi nghĩ rằng trích dẫn hai cuốn sách như vậy cũng đã đủ. Qua những dòng trích dẫn trên, ông Trần Tam Tỉnh có thái độ kẻ cả, người khôn ngoan, hiểu biết, người thức thời. Ông chỉ coi giáo dân như những bầy cừu khờ dại và những tên sát nhân cuồng tín. Đó là sự khuyếch trương, phóng đại và cường điệu hóa một vài chi tiết nhỏ nhặt biến câu truyện lịch sử cuộc di cư thành một trò lừa bịp của các lãnh đạo tôn giáo và của Mỹ-Pháp. Đó là cái nhìn giản lược, tổng quát hóa một cách vô bằng. Ông đã biến một vài tin đồn, một vài dư luận và coi đó như là nguyên nhân chính đưa đến cảnh gần một trệu người bỏ đất Bắc để ra đi. Và cuộc di cư chỉ là một màn lừa bịp trắng trợn những người dân khờ khạo, ngây thơ, vô tội.

Ông đã quá coi thường những người di cư đủ loại. Đánh giá họ thấp quá, chỉ coi họ là những người mê muội, ngu dốt đến buồn cười.

Tôi có thể khẳng định, một triệu người di cư không phải như ông nghĩ và gán ghép hồ đồ như vậy đâu. Tôi đã viết đầy đủ về những lý do họ phải ra đi cũng như tinh thần can đảm, bất khuất của họ trong bài: Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955.

Viết bài này, tôi chỉ muốn chứng minh một điều, tác giả Dieu et César và bản dịch Lưỡi gươm và Thập giá chỉ là một người viết, một nội dung. Bản chính và bản dịch giống nhau một cách trung thực.

Ông Trần Tam Tỉnh trách nhiệm về cuốn sách Dieu et César và đương nhiên trách nhiệm cuốn Thập Giá và Lưỡi gươm.

Tôi có một yêu cầu nhỏ là ông nên rút lại câu kết luận trong lời nói đầu của ông như sau: “Ce livre, écrit avec amour par un des membres fidèles de cette Église catholique Vietnamienne, n’a autre ambition que de présenter la vérité historique” (Quyển sách này được viết ra với một tấm lòng của một người con luôn trung thành với giáo hội Việt Nam và chỉ có một nguyện vọng là trình bày sự thật lịch sử.)

Bìa trước Thập giá và lưỡi gươm

Nguồn:NXB Trẻ , Tp. HCM 1988

Bìa sau Thập giá và lưỡi gươm

Nguồn:NXB Trẻ , Tp. HCM 1988