Phần 5

- Âm thanh, Âm nhạc và cuộc sống

- Từ Hồng y đến linh mục lên hàng giáo dân

- Đòi đất hay đòi công lý?

- Giã từ ảo tưởng Hậu thuộc địa (Kết)

Âm thanh, Âm nhạc và cuộc sống

Nguyễn Văn Lục

Nếu vào một lúc nào đó, ta không còn nghe được những tiếng động quen thuộc chung quanh ta thì điều gì xảy ra? Hỏi mà thấy giật mình sợ hãi! Không còn nghe gà cục tác, tiếng chó chu gọi cái, hay tiếng mèo kêu tìm đực, tiếng rù rù tình tự của chim bồ câu gù nhau. Tiếng cú vọ rúc lên đều đặn từ một gốc tre cuối vườn. Hầu như những tiếng kêu ấy đều ẩn chứa một thứ “ngôn ngữ tình dục” của loài vật gọi nhau? Bày chim xẻ không còn chíu cha chíu chit ngoài hiên, thiếu tiếng lợn ủn ỉn trong chuồng. Thiếu tiếng chày giã gạo thình thịch, thiếu tiếng cối xay lúa. Thiếu những câu hò, tiếng hát. Ta sẽ sống làm sao? Không còn được nghe những tiếng động, cũng không còn được ngửi những mùi quen thuộc như mùi lúa non, mùi phân trâu bò ngai ngái, mùi dạ ẩm ướt. Thiếu cả cái sinh hoạt thôn dã. Cảnh đồng quê sẽ chỉ còn là một sa mạc hoang vu?

Cao hơn một bậc, ta mất đi những âm thanh thanh thoát, nhẹ nhàng, bảng lảng như tiếng sáo diều buổi chiếu quê êm ả, tiếng tục tặc dục dã trâu bò về chuồng. Sáng tinh mơ, còn đâu tiếng chuông nhà thờ vang vang dục dã. Buổi chiều thiếu tiếng chuông chùa buông lửng vào thinh không. Đêm về khuya, thiếu ánh lửa bếp nhập nhòa bên nồi khoai luộc? Thiếu cái không khí đập lúa với tiếng động rào rào của những hạt lúa rụng trên sân vào buổi tối muộn với niềm vui hân hoan của một ngày mùa.

Tất cả, nó tạo thành một “không gian quen thuộc”, một “thế giới, một cõi riêng”, một không gian thấm đậm tình người. Giả dụ không còn có những tiếng động quen thuộc ấy chung quanh ta thì cuộc sống thôn dã sẽ ra sao?

Nếu sống ở thành thị, những tiếng động quen thuộc gần gũi bên cạnh ta như tiếng tích tắc của kim đồng hồ trong phòng ngủ, tiếng mớ ngủ của đứa con trai 10 tuổi phòng bên cạnh, tiếng ngáy phì phò quen thuộc của người đàn ông, tiếng ú ớ rên nhẹ quơ vội cánh tay tìm chỗ ấp ủ.

Quen thuộc và thân thương gắn liền vào cuộc sống của mỗi người.

Ngoài kia là thành phố. Có tiếng xe cộ rì rầm, tiếng nổ bình bịch chát chúa của xích lô máy, tiếng tu hú của còi xe lửa tận xa vọng lại, tiếng phành phạch của chiếc trực thăng trên mái nhà. Nhất là những tiếng còi xe đủ loại. Vội vã có, giận dữ tức bực có mở đầu cho một ngày dành dật, chen lấn, hối hả?

Thành phố đã dậy. Tiếng vọng cổ quá sớm của một chiết “la dô” hàng xóm. Tiếng rao hàng quà sáng quen thuộc của bà bán xôi. Nếu như không còn nghe thấy tất cả những âm thanh quen thuộc đó, cuộc sống trở thành ma quái, ghê sợ? Một thành phố không bóng người, không tiếng động, một căn nhà trống im ắng, đầy đe dọa chết tróc.

Đó là một thành phố ma.

Có những điều thật bình thuờng, bình thường đến không cần để ý đến nữa như sinh hoạt trong một chòm xóm, một khu phố, nhưng giả dụ thiếu vắng chúng thì sao?

Bắt đầu có thể là niềm sợ hãi về sự im ắng dị thường về một thế giới có thực và một thế giới ảo giác?

Tiếp theo là một ám ảnh về một cõi hoang vu của một thế giới chết?

Cõi chết là cõi không còn tiếng động.

Nỗi kinh hoàng đó lóe lên. Phải chăng ta đang dần lìa ra khỏi thế giới cuộc sống. Mất cảm quan về âm thanh tiếng động, con người rơi vào sự chơ chọi, hoảng sợ?

Cuộc sống này phải chăng có ý nghĩa sinh động bởi vì ta cảm nghiệm được những âm thanh và tiếng động chung quanh ta. Nó là “một thế giới quen thuộc”. Nó mở đầu cho mối giao cảm con người-thiên nhiên.

Giao cảm giữa người và thiên nhiên qua tiếng động.

Còn nhớ ở nhà quê, nhất là sau những cơn mưa rào. Không đầy một khắc giờ sau cơn mưa, từ đâu nổi lên đủ thứ tiếng: tiếng ễnh ộp, tiếng crăng crắc, tiếng rù rì đủ loại, tiếng nghiến răng khèn khẹt, tiếng dế kêu từ bụi cỏ ướt, tiếng quặp quặp từ dưới ao, tiếng côn trùng rên rỉ, tiếng đài lá như thể bứt ra, vươn lên. Cả trời đất như được “tắm mưa”. Hằng vạn tiếng kêu của các sinh vật dạng bio-diverse như cùng cất tiếng.lên. Trời đất hoan ca, trỗi dậy.

Có điều gì như bí nhiệm trong cái thế giới thiên nhiên đó? Thế giới của muôn loài, của muôn vàn tiếng động mà thiên nhiên còn chưa hiển lô? Mà chưa phơi mở và con người chưa có cơ hội khám phá ra? Cái thế gìới bên ngoài con người có thể là vô cùng lớn , cực lớn ở tận tít mù khơi, tận chân trời, xa hàng vạn năm ánh sáng? Mà cũng có thể là một thế giới vô cùng nhỏ ở cận kề, sát với cuộc sống con người?

Hành trình nhân thế của con người từ khi mở mắt chào đời là tiếp cận ngay với thế giới vô cùng nhỏ như một “giây phút thiêng liêng đã khởi đầu” {Hàn Mạc Tử}như trong cảnh thực mà cũng có thể là cảnh mơ.

Và trong ta có cả một Trời Đất,cả một sức sống bừng thức dậy.

Đó là một dàn nhạc “giao hưởng “của thiên nhiên sau cơn mưa. Hàng ngàn, hàng vạn sinh vật cùng cất tiếng.

Cảm nghiệm thiên nhiệm ở trên là một cảm nghiệm đầu đời, một kinh nghiệm hiện sinh sống động mà ta bắt gặp lại ta trong đời mỗi người.

Chẳng hạn, khi còn nhỏ, ta nằm ghé tai sát mặt đất ngước nhìn con dế và lắng nghe tiếng dế kêu kríc, kríc. Ta cảm nghiệm được sự lạ lùng, kỳ dị, sự huyền bí và ý nghĩa cuộc sống nơi con dế nhỏ. Phải chú tâm lắm, phải lắng mới nghe được.” tiếng nói của thiên nhiên”. Tiếng gió nhẹ chợt tới vờn nhẹ trên đôi vai, quấy rầy đôi bầu ngực và huyễn diệu những giấc mơ.Tiếng nói bằng cả tiếng động và cả tiếng nói của sự thinh lặng. Thinh lặng. Thinh lặng ngay cả của tiếng âm nhạc. Của tiếng thì thầm của gió. Và từ đó, thiên nhiên hứa hẹn đưa ta vào những giấc mơ, đưa ta “trở về”{ un retour} mà nơi đó mọi vật lại được tái sinh. Đó là mối giao cảm “đầu đời” hai chiều qua lại, đi ra, đi về giữa thiên nhiên và đứa trẻ. Những người dân sắc tộc thiểu số giống như đứa trẻ, hơn ai hết, họ cảm nghiệm được thiên nhiên một cách sống động, gần gũi như thể thiên nhiên có một linh hồn.

Đó là giai đoạn thiên nhiên và con người như thể sống chung, cộng sinh hữu thể. Tiếp đến đứa trẻ có những “đụng chạm” “ tiếp xúc” với thiên nhiên về nóng, lạnh, ráp, xù xì, nhẫn thín, mềm ướt, cứng, nóng bỏng như cát nóng, gió mát dịu, cơn gió hiu hiu, tiếng động “ bứt ra” từ một cuống lá, của trồi hoa nở nụ. Về những cơn gió heo may, về cái lành lạnh, về nước biển mằn mặn len lỏi, xoi mói tím tòi cơ thể. A. Camus cũng có cảm nghiệm về “Cái cát và gió nóng của miền Địa Trung Hải”.

Việt Nam là vùng nhiệt đới, gió mùa với những cơn mưa “đầu mùa”. Với những “cơn mưa lạ”, vội vã bất ngờ, chợt mưa chợt nắng. Mưa chỉ vừa đủ làm ướt ngực tuổi dậy thì. Và người tuổi trẻ không kịp “trốn mưa”. Và những lúc “mắc mưa” như thế gợi nhớ cả một thời con gái? Hay “tắm mưa” gợi nhớ cả một thời kỳ còn cởi chuồng tồng ngông không biết ngượng.

Đó là những giao cảm thể lý “vật chất nguyên sơ” giữa con người-thiên nhiên. Bài học đầu đời mà thiên nhiên đã để lại dấu ấn nơi mỗi người khi còn niên thiếu..

Từ đó, ai mà không cảm nhận đầy đủ ý nghĩa những câu thơ của Hàn mặc Tử: Phải biết nghe thiên nhiên nói. Và phải học thứ ngôn ngữ của thiên nhiên như một lời tuyên ngôn khai mạc quan trọng:

Đây phút thiêng liêng …đã khởi đầu…

Phải biết nghe thiên nhiên bằng cách thinh lặng.

Ai hãy làm thinh… Chớ nói nhiều... Để nghe t ơ liễu … run trong gió.

Không làm thinh thì không nghe thấy gì hết. Không làm thinh, không biết được tiếng thì thầm bên trong của thiên nhiên. Và cũng một cách thức như thế, không “im lặng”, sẽ không còn nghe được tiếng nói của tâm linh? Làm thinh để:

Và để nghe Trời giải nghĩa.. yêu

Như Jacques Dournes trong sách Populations montagnardes du Sud-Indochinois, bản dịch của Nguyên Ngọc, với nhan đề: Miền đất huyền ảo, trang 7 Jacques Douemrs đã viết: “Nếu phải hiểu để mà có thể yêu thì lại phải yêu để mà hiểu”.

Và để có một tình yêu thiên nhiên, con người như vậy, tác giả viết tiếp: “Phải chăm chú, tận tụy chăm chú hiểu nó, mảnh đất và con người ở nơi này, trong tất cả các chiều sâu tinh tế của nó”.

Con người phải tự hỏi: Đẵ yêu để mà hiểu thiên nhiên chưa?

Con người khi không còn nghe được tiếng nói thiên nhiên là lúc con người đánh mất bản thân mình: Trên trời như thể không còn chim bay, chim như không có chỗ đậu, dưới nước cá không còn lượn lững lờ, vì ăn có giờ. Cây rừng như lở lói, khô chọc vì nạn phá rừng. Mặt đất nứt nẻ. Dòng sâu vẩn đục,váng đóng hoặc cạn kiệt vì bãi rác môi trường sả nước thải.Gà nuôi kỹ nghệ không còn biết gáy, không còn cục tác. Mèo mất móng không còn bắt chuột. Chó không biết sủa trăng,tìm phái tính, vì đã bị thiến.

Và người không còn biết nói tiếng người.

Đó là tình trạng thiên nhiên bị bệnh “ hủy hoại sinh thái” “ bệnh phát triển”. Bệnh thời đại. Thiên nhiên không còn cất lên tiếng nói nữa. Và phần con người thì rơi vào bệnh vô cảm.

Mắc bệnh vô cảm nên con người không còn thấy: Hôm nay, trời nhẹ lên cao… Tôi buồn. Không còn nhìn, không còn nghe thấy:

The sun is shining

The grass is green

The orange and palm trees sway.

{Trong bài hát White Chrismast}

Đời sống văn minh đang đánh mất dần niềm giao cảm giữa con người và thiên nhiên qua vô vàn tiếng động và âm thanh. Để thay vào đó là những “tiếng động bạo lực “ như tiếng còi xe chát chúa, tiếng bom, tiếng đạn, “tiếng động ngày đêm” không dứt của những dòng xe cộ đến chóng mặt hay tiếng nói bạo lực trên các loa điện cheo mỗi góc phố phường.

Hết rồi tất cả.Giã từ thiên nhiên. Giã từ mặt đất phiền muộn với những tiếng thở dài.

Thay vào đó, chào đón tiếng nói bạo lực, hay hứng chịu áp đặt, tuyên truyền, dối trá.Trở lại thời kỳ hồng hoang bán khai mà tiếng nói chính thức là sức mạnh bạo lực?

Đó là một mất mát,đánh mất thiên nhiên. Đó là bước đầu của sự đánh mất chính bản thân mình. Biết bao nhiêu những biến động dữ dội đã làm thay đổi “cảnh trí thiên nhiên" ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của con người?

Muốn sống đích thực thì phải trở về thôi. Chữ trở về mang ý nghĩa một thái độ dứt khoát, thái độ chối từ cái đang có, tìm về cái đã mất, tạo dựng lại một trật tự đã một thời quên lãng, “làm quen” lại với những tiếng động. Nghĩa là để cho thiên nhiên nói. Nghĩa là “sống lại”. Để nối kết lại mối liên cảm Đất -Trời- Người.

Mối liên hệ đó vốn cùng một bọc, vốn chung một cội nguồn

Thứ giao cảm đó, hiểu cho thấu là thứ giao cảm ở “dạng thô” “brut”” primitif”” dạng đầu đời” cảm nhận ngay từ tấm bé, có thể ngay từ trong bụng mẹ. Tôi đoc một truyện ngắn ngoại quốc nay không nhớ tên truyện. Chỉ nhớ rằng khi người nông dân cầm nắm đất trong tay thì nắm đất như có một “sự sống” có số phận, có hơi thở, như một “hiện sinh” hiện hữu , một “être” , một “being”có thể cảm thông với con người.

Có gửi gắm, nhắn nhe, có chia xẻ và tình tự.

Đó là một cuộc Hoá Thân {Métamorphose} của một hành trình đi từ thiên nhiên đến nhân thế, bước đầu để tiến tới giao cảm Người - Người.

Nếu không “hòa” được với thiên nhiên. Nếu chưa kịp “hiểu” tiếng Thiên Nhiên. Lấy chi “hòa” được với tiếng Người?

Mấy ai trong chúng ta còn có thứ kinh nghiệm siêu hình về giao cảm Đất Trời- Người như thế nữa?

Có ai chăng, còn cảm nghiệm được với Nguyễn Bính? :

Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt

Chiều chân không ấm người nằm một.

Trở về với thiên nhiên, chính là tìm lại chính mình trong hai chiều Đi rồi về {aller-retour}. Trở về với thiên nhiên là một hành trình về nội tâm{voyage intérieur}, về một quê hương cũ, tìm lại bản lai diện mục, cõi quê nhà thực như một đòi hỏi thúc bách, một tiếng gọi từ bên trong mà đôi lúc không khỏi có những băn khoăn trăn trở, dùng dằng. Trở về đôi lúc không khỏi thèm lại những “ thực phẩm trần gian” đã quen ăn, đã dọn sẵn, đã lười biếng dễ dãi chấp nhận.

Cuộc sống vật chất với bao nhiều điều thúc bách như muốn lôi đi, cuốn theo tất cả. Nhưng cảm nghiệm thiên nhiên thì như muốn níu lại, năn nỉ và “cầm chân”.

Níu lại da trời, níu lại mầu xanh lá cây rừng, níu lại những dòng chảy nước trong veo, níu lại tiếng suối reo hoan lạc, tiếng thì thầm của cỏ cây, trả lại sự hoang dại nhởn nhơ của thú rừng.

Chúng ta đang tiêu sài quá tay, phá hủy những rừng Amazone trên mặt đất này. Quỹ trái đất như một cảnh báo không còn nhiều nữa. Hãy dừng lại. Hãy để cho cây rừng còn xanh lá.Chim có chỗ về tổ. Và con người có chỗ để về, cư ngụ trên mặt đất này.

Mặt khác lại muốn “Cầm chân” những thái độ hung hãn chém, phạt, ủi, san bằng, đào xới cạn kiệt.

Đó là “nỗi niềm trở lại với đất”. Focus vào cái “Quê nhà”

Quê Nhà, chính là thiên nhiên, là làng xóm, nơi từ đó sinh ra, là những tiếng động và âm thanh đủ loại, gần gũi quen thuộc và thân thương. Càng lớn, tuổi càng cao. Khát vọng tìm về thiên nhiên càng lớn. Kỷ niệm càng dầy. Nỗi “nhớ nhà “vừa là một niềm ao ước, vừa là một chờ đợi. {Désir et Attente}. Như cái thao thức chờ đợi giờ phút Giao Thừa của đêm cuối năm?

Cảm nghiệm được tiếng nói của thiên nhiên, ta thấy thêm được ý nghĩa của cuộc sống. Không còn thấy cô độc ở đời này nữa.

Tiếng động-âm thanh-âm nhạc

Tự nó tiếng động ở “dạng thô”, rời rạc. Đâu đây là tiếng suối đổ, tiếng mưa rừng hay mưa ngàn, mưa xuân, mưa bụi, mưa phùn hay tiếng gió rì rào. Con người bắt gặp và cảm nghiệm tích lũy những tiếng động thiên nhiên ấy. Mới đầu thiên nhiên còn như xa lạ, sau thành thân quen rồi được nuôi dưỡng, ấp ủ. Thiên nhiên trước ở “ngoài ta” nay ở “trong ta” thành bản thân ta, là ta. Từ những cảm nghiệm đó dấy lên những âm thanh đã thuần hóa, đã được sắp xếp,đã lên bổng xuống trầm, đã thành giai điệu, đã mang “tiếng người”.

Tiếng động là ngôn ngữ của thiên nhiên. Nhưng âm thanh, điệu nhạc là ngôn ngữ của con người. Từ những “nguyên liệu thô” của thiên nhiên, con người làm ra những giai điệu.{melodies}.

Âm nhạc ra đời từ đó.

Và mỗi giai điệu có một lịch sử, một hoàn cảnh, một cội nguồn, môt quê hương. Vì thế, có nhạc Tây Phương, nhạc Phi Châu, nhạc Tàu, nhạc ta, nhạc của các sắc dân thiểu số mang dấu ấn của xứ sở sinh ra nó. Có “Tiếng hát từ lòng đất”, “tiếng hát dân chài”. “Trường ca cổ Damsan của người Êdê” “Tiếng hát dân Chàm”. Có tiếng hát “ Shina no yoru, dịch là Nuit de Chine hay Tô Châu dạ khúc.Tây Phương có Symphonie số 5 của Beethoven hay Ave Maria của Schubert. Cho nên, nhạc trước hết là những cảm xúc, tình tự con người của một vùng đất nước được cất lên bằng âm điệu, bằng tiếng hát lời ca và bằng cả tình tự dân tộc,đất nước ấy.

Nhưng ở một mặt khác, tiếng nhạc là tiếng lòng, là hồn của dân tộc, là hơi thở của cuộc sống lại có thể vượt lên trên các lằn ranh gìới quốc gia, ý thức hệ chính trị. Nó còn giải tỏa những ẩn ức, những khao khát của con người Nó chẳng những đem nguồn vui, niềm phấn khởi, lòng say mê cái đẹp, nó còn phương thức trị liệu:Đó là một khả năng kỳ diệu để chữa bệnh thể lý cũng như bệnh tâm thần.

Âm nhạc xóa đi những phiền muộn và đưa ta tới những niềm vui mới.

Âm nhạc như thế là sáng tạo ra con người mới, thế gới mới. Thế gìới lành mạnh, an hòa, trẻ trung với niềm tin và niềm tự hào.

Nó còn là thứ ngôn ngữ thế giới, nói được tiếng người mà mọi người đểu có thể hiểu được và chia xẻ được.

Âm nhạc xoá bỏ những lằn ranh giới chính trị thù địch.

Con người qua âm nhạc có thể ngồi lại được với nhau. Ngồi lại với anh em mình, bạn bè mình.“Kẻ thù ta đâu có phải là người”. Và âm nhạc có khả năng nối kết con người lại gần nhau. “Mỗi ngày, tôi chọn một niềm vui, cùng với anh em, cùng với bạn bè”.

Xin kể lại câu truyện của Wladislaw Szpilman làm bằng chứng cho tình người. Đây là câu truyện người thật , việc thật được đóng thành Phim: Le pianiste.

Danh cầm người Ba Lan Wladyslaw Szpilman{1895-2000}, gốc Do Thái bị bắt và bị đưa vào trại tập trung. May mắn, ông trốn thoát được và sống chui rúc trong một căn nhà đổ nát. Chủ căn nhà còn để lại một chiếc dương cầm.Trong khi đó có một viên sĩ quan chỉ huy người Đức tên Wilm Hosenfeld cũng thường tìm đến đây để dạo đàn. Họ đã gặp nhau trong tình huống trớ trêu của hai kẻ thù không đội trời chung. Nhưng khi biết Wladyslaw Szpilman là một danh cầm thủ nổi tiếng thế giới, Ông sĩ quan người Đức đã yêu cầu Wladyslaw Szpilman dạo cho nghe một vài bản nhạc. Từ chỗ say mê âm nhạc, họ trở thành những người bạn. Và sau đó, Wilm Hosenfield thường đến thăm nhà danh cầm thủ và không quên mang theo thực phẩm như bánh mì, saucisse, nhờ đó Wladyslaw đã sống sót cho đến ngày BaLan được giải phóng. Riêng vị sĩ quan người Đức đã để lại chiếc áo khoác dạ cho người bạn mới, sau đó ông đã bị hồng quân Liên Xô bắt và bị đi đầy trong các trại tập trung của Liên Xô. Ông chết vào nằm 1952 và để lại một cuốn nhật ký. Trong đó ông ngạc nhiên không thể hiểu được tại sao con người có thể phạm những tội ác xúc phạm đến con người như thế dược. Và ông đã nhiều lần tự hỏi như thế mà không có câu trả lời.

Âm nhạc có khả năng xóa bỏ những biên giới thù nghịch, làm át tiếng bom đạn, làm thay đổi diện mạo con người từ những kẻ thù trở thành gương mặt bạn bè.

Âm nhạc dẫn đường đến tôn giáo

Vào những năm 1750 khi mà những nhà truyền giáo gốc Tây Ban Nha đầu tiên đến truyền giáo cho những người Indiens ở vùng Amazone, Ba Tây..Người ta thấy có một vị linh mục không mang theo hành lý gì, ngoài một cây sáo. Khi những thổ dân định dùng cung tên và giáo mác giết hại ông, ông ngồi bình tĩnh lấy sáo ra thổi. Những thổ dân một hồi lâu sau bi tiếng sáo hấp dẫn, họ không còn có ý định giết ông linh mục nữa.Và kể từ đó, một cộng đoàn thổ dân theo Thiên Chúa giáo thành hình và lấy việc ca hát những thánh vịnh {Cantiques} và kéo đàn vĩ cầm như sinh hoạt chính trong đòi sống tôn giáo của họ. Âm nhạc là cây cầu dẫn đến tôn giáo. Đã có bao nhiêu người như “thoát tục” “thoát xác” hưng phấn khi nghe một bản nhạc tôn giáo hay đọc kinh kệ. Hiện tượng “Nói tiếng lạ” là một thứ tôn giáo đã “bị mê” “hớp hồn” “ siêu thoát” “lên đồng” vì những tiếng trầm bổng, ngâm nga. Cùng một cách thức như thế, những tiếng tụng kinh “ê, a” kéo dài, lên giọng, xuống giọng, gõ nhịp bằng những tiếng mõ từ chậm đến nhanh, đến thật nhanh, thật tới tấp kéo theo nhịp thở vội vàng, nhịp đập hổn hển của tim. Cả tâm hồn lẫn thể xác như hòa nhịp với nhau qua tiếng gõ mõ, tụng kinh.Nếu không có những âm thanh ấy, liệu con người có “thăng” được không? Cũng như thế, những tiếng “Aum” vang dội, ngân vang trong các đền thờ Ấn Giáo mà qua những âm thanh Aum, con người có cơ hội bắt gặp được siêu nhiên như thể nắm bắt được, như thể giao cảm được!

Âm thanh, tiếng nhạc như phương tiện chuyên chở con người dời khỏi cõi trần, nhập vào cõi siêu nhiên, thoát tục?

Âm nhạc trong những tình huống bi kịch

Trong vụ chìm tàu Titanic, một chiếc tàu mà người ta nghĩ rằng “không thể chìm” trong bất cứ tình huống nào. Vậy mà nó đã chìm vào ngày 15-4-1912. Nhưng có một điều cần nhắc lại ở đây là trên chiếc Titanic có một ban nhạc do Wallace với 8 nghệ nhân nhằm giúp vui những hành khách trên tàu. Nhưng ngày nay sở dĩ ban nhạc này được nhắc tới chỉ vì, dù biết tầu sắp chìm, Wallace Hartley vẫn điều khiển ban nhạc “chơi” tiếp.Cảnh tượng người ta đang nhốn nháo, thất thần, xô đẩy, dầy xéo lên nhau tìm đường thoát hiểm. Vẫn còn 8 nghệ nhân bình tĩnh, can đảm tiếp tục trình diễn như thể không có truyện gì đang xảy ra.

Cảnh tượng đó thật là cảm động và gây ấn tượng: Con người trong những giờ phút tuyệt vọng nhất vẫn có thể tin tưởng vào âm nhạc như một lối thoát cuối cùng. Nay thì không biết bản nhạc cuối cùng họ chơi là bản gì? Có người cho là bản Nearer, my God, to Thee. Nhưng một trong những phụ nữ sống sót lên đượp tàu cứu sinh {Life boat} là bà Dick khoảng một tiếng đồng hồ trước khi tàu chìm {tầu đụng băng ngầm và chìm sau hơn hai tiếng đồng hồ} nhớ lại là họ đã chơi bản Autumn.

Cho dù họ chơi bản gì đi nữa thì ngày nay họ cũng trở thành một thứ Orpheus trong huyền thoại Hy Lạp. Orpheus là một nghệ sĩ tài danh nhất thiên hạ. Lời ca của ông có sức huyền diệu {magical effect} trên mọi người, đến cỏ cây, chim chóc trong rừng cũng “động lòng”. Cái “động lòng” đó bắt ta nghĩ đến cái tài hoa của Thúy Kiều trong vẻ đẹp sắc nước hương trời và nét tài hoa trong cầm ký thi tửu làm cỏ cây mây nước cũng phải ngẩn ngơ. Cũng như tiếng hát của Hà Ô Lôi, cái tài hoa, tiếng hát của một đời người và của cả một thời, có sức mê hoặc lòng người.

Hình ảnh 8 nghệ sĩ trên tàu Titanic cho thấy cái khả năng kỳ diệu của âm nhạc như thế nào?

Âm nhạc và chiến tranh

Chiến tranh nào hình như cũng đi đôi với âm nhạc như một động cơ khích động người lính ngoài mặt trận. Chẳng hạn, tiếng tù và, tiếng trống trận của người Á Châu như thúc dục, như kêu gọi người chiến binh lên đường, xông pha giữa hòn tên mũi đạn như lời thơ trong Chinh Phụ Ngâm:

Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt

Khói cam tuyền mờ mịt thức mây

Và nhất là gần đây trong các phim Tầu, phim Nhật, Đại Hàn. Chiến trận trở thành một khúc anh hùng ca. Tiếng reo hò, tiếng trống trận đủ loại đánh liên tu bất tận là sức mạnh hỗ trợ người chiến binh.

Cũng vậy, không thể thiếu tiếng kèn trận của các trận chiến của người La Mã hay người Tây Phương.Tôi còn nhớ có xem phim: The Bridge on the river Kwai. Vào năm 1957 hay 1958 thì phải. Cuốn phim để lại một ấn tượng sâu sắc, nhất là bản nhạc chính trong phim chỉ là một điệu huýt sáo..Nó hùng tráng, nó khích động như một bản nhạc quân hành. Vậy mà nó hay tuyệt.

Nay bản nhạc ấy và cuốn phim trở thành những di sản văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ của những thập niên 50 sau thế chiến thứ hai.

Trở lại Việt Nam với hai trận chiến chết hằng 5 triệu người, tôi ngạc nhiên khi nhận ra rằng những ký ức và ký sự về chiến tranh không có bao nhiêu. Nhất là về mặt tiểu thuyết có tầm cỡ cũng thiếu.{Phải dành riêng một bài viết riêng về Văn Hoc chiến tranh}. Người Việt Nam cả hai miền “sống và chết với chiến tranh” kể là thảm khốc đến bút mực nào kể cho hết. Mặc dầu vậy,đã không để lại được những tác phẩm đồ sộ ngang tầm với hai cuộc chiến ấy.

Cho đến nay, tôi hầu như chưa được nghe một bản nhạc nào xứng tầm liên quan đến cuộc chiến 1954-1975 từ phía người cộng sản. Nếu nó hay thì nay cũng chắc còn có người muốn hát lại hoặc ít lắm muốn nhắc lại. Trên giấy tờ thì tôi được biết có những bản nhạc như: Người tạc tượng, Đồng Khởi, Cây đuốc sống, Quê hương, Tạm biệt chim én, Bất Khuất, Bài Ca chim ưng v.v… Và cũng trên giấy tờ được biết có nhạc sĩ nhận xét rằng: “Thời chống Mỹ, đó là thời mà người Việt Nam sống mạnh mẽ nhất, Rock nhất” Tôi nghĩ rằng những nhận xét kiểu trên đều là loại nhận xét chưa hề “vượt qua được cái bóng” của chính mình. Soi gương chỉ thấy mình trong gương.

Về phía miền Nam. các nhạc sĩ sáng tác cũng nhiểu, nhưng đa số là nhạc tình, trộm phép nghĩ đến cả nhạc “sến” cũng có. Cho dù nói cách nào nhạc Việt dựa trên ngũ cung cũng đơn điệu, như thể hát bài nào cũng giống bài nào. Cũng cùng một cung điệu, na ná giống nhau. Không có những đột phá, không có những cung cách riêng, cung điệu riêng của nhạc sĩ. Trừ một vài người. Kỹ thuật yếu, sức sáng tác cũng thiếu chất mới, chất lạ, chất khác người, chất vượt, chất tạo ra một thế giới âm thanh khu biệt. Lý do nhạc sĩ cũng như ca sĩ trình độ âm nhạc có giới hạn. Truyền thống âm nhạc cũng không có. Nhiều người chưa rành rõi nhạc lý, hòa âm. Ca sĩ nhiều người hát thuộc lòng, không biết luyện giọng. Ấy là chưa kể, nhạc Việt ,“tân nhạc”, chưa qua khỏi con số 100 năm. Trong đó phần nhái lại giai điệu nhạc pháp cũng có. Vốn còn nghèo chưa tạo ra dược một truyền thống, một lịch sử như nhạc ở Âu Châu, ngay cả nhạc của các nước Phi Châu. Nhạc ấy còn tách rời giữa bài hát và người hát, giữa tâm tình và thể xác. Nhạc các nước khác ngay như các sắc dân thiểu số, hay láng giềng như Cao Miên, Miến Điện, Thái Lan, nhất là các nước Phi Châu. Họ hát với cả thân xác, với cả con người họ. Hát bằng cả điệu bộ,cử chỉ, nhảy múa hòa vào một thành phấn kích và hăng say và điên cuồng, man dại. Không phải chỉ hát bằng mồm.

Đến nỗi họ múa nhảy cũng là một cách hát.

Cho nên, bây giờ ta cũng hát, cũng kèm theo nhảy múa xem ra hai việc không là một, đôi khi biến thành hai việc chọi nhau đến vô nghĩa.

Ngay những bản nhạc dành cho chiến tranh cũng không có là bao, nó chỉ thực sự rộ lên khi chiến tranh đi vào giai đoạn khốc liệt.

Tôi nhớ không hết, chỉ nhớ vài bài như Kỷ vật cho em, Đôi mắt người Sơn Tây, Bà mẹ Gio Linh, Ngày Trở về.

Những bài hát như thế không nhiều.

Sau 1963, rộ lên các Phong trào âm nhạc trẻ. Chẳng hạn các phong trào Tâm Ca chỉ bắt đầu kể từ 1965 mà nếu gọi cho đúng tên thì phải gọi là chỉ có Tâm Ca Phản Chiến. Không có những bản nhạc thuộc loại như: Tiếng Hát sông Lô, Mùa đông chiến sĩ thời 45-46. Nghĩa là không có nhạc “khích lệ chiến tranh”. Tâm ca phản chiến là thái độ phản đối chiến tranh, mong chấm dứt cảnh chém giết và khát vọng Hoà Bình. Lảng vảng đó đây với những câu như:

Kẻ thù ta đâu có phải là người

Giết người đi thì ta ở với ai.

Và Khát vọng Hoà Bình qua bài: Tôi ước mơ...

Sáng nay vừa thức dạy

Nghe tin em gục gã nơi chiến trường

Nhưng trong vuờn tôi

Vô tình, khóm tường vi vẫn nở thêm một đóa

Tôi vẫn sống, vẫn ăn và vẫn thở

Tiếp nối: Ngồi gần nhau, Để lại cho em, Một cành củi khô và nhất là bài: Giọt mưa trên lá. Tác động của bài hát này vể phần nghệ thuật, phần tâm linh, phần khát vọng hoà bình quả là không dễ phủ nhận được.

Giọt mưa trên lá, nước măt mẹ già

Lã chã đầm đìa trên xác con lạnh giá

Giọt mưa trên lá, nước mắt mặn mà

Thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về.

Những phong trào này rộ lên ở một số thành phố và nơi giới trẻ. Có vẻ “bình dân” với: “ Anh trở về dang dở đời em v.v..” “Tôi có người yêu chết trận Pleime, chết trận Đồng Xoài”.

Các Phong trào Tâm Ca này có nhiều dạng từ Kháng chiến ca, Phong trào Dân ca và Tâm Ca phản chiến. Trịnh Công Sơn một mình riêng một cõi với: khúc ca Da Vàng ca. Nó muốn nói đến nỗi buồn nhược tiểu, thân phận da vàng. Ở mặt nghệ thuật, nhân bản, con người thì phải nói rằng không thể không nhìn nhận là Trịnh Công Sơn đã có một gia tài không nhỏ nói về cuộc chiến tranh ấy. Mở đầu với Người già em béCa Dao mẹ. Và đì đến điểm đỉnh của tiếng ca da vàng là dịp tết Mậu Thân: Bài ca Viết cho những xác người. Hát trên những xác người

Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng

Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co

Xác người nằm bên nhau, treo trên gầm cầu

Trong góc nhà đổ nát, dưới những hàng thông sâu

Xác người còn xương khô, trong khắp bụi mờ,

Sau những đuờng phố vắng, trên góc đường mấp mô

Trịnh Công Sơn một mình ghi dấu lại địa danh Bãi Dâu, chứng tích tội ác Mậu Thân với: Hát trên những xác người.

Điệu thật buồn:

Chiều đi lên Bãi Dâu Hát trên những xác người

Tôi đã thấy, tôi đã thấy Trên con đường người ta bồng bế nhau chạy trốn.

Chiều đi lên Bãi Dâu Hát trên những xác người Tôi đã thấy, tôi đã thấy Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em...

Khi nghe những bản nhạc này, tôi mường tượng ra sự trùng hợp với những địa danh Stalingrad ,1942. Berlin,1945. Điện Biên Phủ, 1954, Khe Sanh, 1968..

Tất cả đều chỉ là cõi chết mà kẻ chiến thắng hay chiến bại đều cùng có mặt, cùng nằm xếp la liệt bên cạnh nhau cùng số phận

Âm nhạc trong cung cách phục vụ nghệ thuật, nâng tâm thức con người lên khỏi những trầm luân khổ ải của chiến tranh ý thức hệ thì phải nói: âm nhạc đã làm được điều kỳ diệu, trọn vẹn, có một không hai mà chỉ ở trong những hoàn cảnh như thế mới có âm nhạc như thế, có những tác phẩm như thế.

Những dòng nhạc bền lề cuộc chiến

Sân Khấu cải lương

Bên cạnh tân nhạc “theo sát” chiến cuộc, có một dòng âm nhạc cũng kể là tân thời từ đầu thế kỳ 20: Sân khấu cải lương. Cải lương mà nội dung phần đông dựa trên những tuồng tích của Tàu và các tuồng xã hội đã có mặt như thể đứng bên lề cả hai cuộc chiến tranh. Nó không đả động trực tiếp gì tới bom đạn, tới xác người nằm phơi thây. Nó không chuyên chở tâm tình của người lính chiến ngoài mặt trận cũng như người vợ lính bồng con đứng đợi bên song cửa. Thật ngạc nhiên là nó vẫn có đủ lý do đễ đứng vững và tồn tại. Phải chăng, nó có tác dụng gián tiếp làm cho người ta tạm quên đi tiếng bom đạn, chết chóc?

Trước hết, về nghệ thuật, nó thay thế Hát Bội đang trên đà tụt dốc và tan rã. Chính từ chỗ bế tắc của Hát Bội mà Cải Lương thay thế chỗ. Ngay chữ Cải Lương có nghĩa là thay đổi toàn diện từ tuồng tích đến nghệ thuật trình diễn. Hát Bội cổ lỗ, kèn trống inh ỏi, múa may quay cuồng rối mắt, hóa trang bôi vẽ lình xình, khó coi.

Theo cụ Vương Hồng Sển, trong hồi ký 50 năm mê hát, cụ viết: “Các điệu ca ra bộ, hát bội và cải lương sau này đều chịu ảnh hưởng các các buổi hát những kỳ bãi trường do các trường trung học Taberd, Mỹ Tho, trường tỉnh Sóc Trăng dưới thời ông Đốc Tây Francois Gros dạy và tập hát theo kiểu hát Tây Phương, sau người mình áp dụng qua điệu hát mới, trước khi đặt tên đó là hát Cải Lương. {Vương Hồng Sển, Hồi Ký 50 năm mê hát, trang 49, nxb Phạm Quang Khai, Sài Gòn 1968}

Vì thế, có thể gọi đoàn hát ca ra bộ của thầy Thuận đến đoàn hát Tân Thình đã mở đầu cho Cải Lương ra đời kể từ đầu 1917.

Trong những nghệ sĩ nổi tiếng ban đầu có nghệ sĩ Năm Phỉ là người độc nhất không biết chữ nên mỗi buổi sáng phải học tuồng do một người đọc, đọc đến đâu cô nhớ đến đó. Sau đó tiếp nối các tài danh như soạn giả Năm Châu, nghệ sĩ Ba Vân, Tám Danh, nữ nghhệ sĩ Phùng Há, Út Trà Ôn, Thành Được, Hùng Cường, Thanh Nga, Bích Sơn, Ngọc Giầu, Thanh Thanh Hoa, Ánh Hồng, Bạch Tuyết, Kim Loan, Trương Ánh Loan, Thanh Sang, Phượng Liên, Bảo Quốc, Phương Bình.

Từ đây sân khấu Cải Lương còn thay thế luôn các câu hò, điệu lý bởi vì câu nào hay thì đều được đem vào cải lương hết.

Tiếng hát Cải lương hơn bất cứ dòng nhạc nào klhác, là tiếng hát dân gian, đi vào lòng mọi người, “rất mùi”. Nó len lỏi vào bất cứ hang cùng ngõ hẻm nào. Chỉ cần một cái Ra dô là xong. Sau này, khi có TV, một món quà của TT Johnson tặng cho ông Kỳ, nếu tôi nhớ không lầm. Mỗi tối thứ sáu, nhiều gia đình tụ lại chung quanh một trong gia đình có TV, đài truyển hình Việt Nam một lần nữa đưa cải lương lên hàng nghệ thuật giải trí cho giới bình dân với các đoàn Dạ Lý Hương với Thành Được, Út Bạch Lan hay đoàn Thanh Minh Thanh Nga với Thanh Nga.

Chiến tranh càng ác liệt, người ta càng tìm quên trong Cải Lương cũng như tiểu thuyết chưởng Kim Dung như liều thuốc ngủ qua đêm. Cải Lương và tiểu thuyết Kim Dung là hai mặt nổi bật trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật miền Nam trước 1975.

Sau 1975, không biết vì không cần thuốc ngủ nữa hay vì cơm áo, hay vì chính sách nhà nước, Cải lương mất hẳn chỗ đứng trong gìới nghệ thuật miền Nam.Đến nỗi ngày nay có người nói đùa rằng: Muốn nghe Cải lương thì ra hải ngoại, muốn xem kịch thì về trong nước mà coi.

Sổ số mau lên, sổ số gần đến của Trần Văn Trạch

Văn học, nghệ thuật đôi khi hay cũng là cần, nhưng cần nhất là đúng thời điểm, đúng nhu cầu sở thích người nghe. Những ai còn nhớ vào mỗi chiều thứ ba, văng vẳng vang lên tiếng hát của Trần Văn Trạch kêu gọi mọi người mua sổ số kiến thiết Quốc Gia. Bảo rằng hay thì không hẳn là đúng, nhưng có điều gì làm người nghe náo nức chờ đợi mỗi khi Trần Văn Trạch cất tiếng hát. Nó có sức thu hút và thu phục lòng người, tạo ra một tình cảm phấn khích khó tả trong cuộc sống mỗi ngày mỗi mệt mỏi vì chiến tranh, vì nghèo đói.

Bài hát Sổ số Kiến Thiết Quốc gia của Trần Văn Trạch đem lại một sứ điệp hy vọng cho mọi gia đình, mọi người. Các buổi sổ số mới đầu nhằm bán vé số giúp kiến thiết quốc gia, đến một lúc nào đó, nó trở thành “một ước mơ đến không thiếu được” của người dân miền Nam...

Người ta tạm quên đi hết những phiền muộn chiến tranh với bom đạn, chết chóc, đến thực tế hằng ngày để “mua một giấc mơ mỗi tuần”.

Mọi người từ giới quân nhân, công chức, tiểu thương, giới lao động đều dành dụm chút tiền để mua vé số. Người ta nôn nao chờ đợi ngày mở số. Tiếng hát Trần Văn Trạch trở thành tiếng hát quyến rũ làm sao, mê hoặc làm sao được mọi người chờ đợi lắng nghe mỗi buổi chiều thứ ba!!

Với sổ số kiến thiết quốc gia, đó là thứ Hy vọng, là thứ sang trọng xa xỉ nhất mà người bình dân miền Nam có thể mua được.

Vào những năm đầu VNCH, 1955, ngân sách quốc gia dự chi là 5 tỉ 122 triệu đồng. Có là bao so với bây giờ? Trong đó dự chi thêm cho ngân sách Quốc Phòng là 10 tỉ 600 triệu. Viện trợ Hoa Kỳ nhận được là 7 tỉ. 813 triệu. Cán cân chi thu hẳn là thiếu? Chính phủ lại còn muốn tự lập, muốn phát triển, muốn tái thiết Quốc Gia như xây đập Đồng Cam ở Phú Yên, Tuy Hòa, khánh thành ngày 17-9-1955 {Trích Viet Nam d’Hier et d’Aujourd’hui, Thái Văn Kiểm, in ở Tanger, Maroc ngày 20-7-1956}. Cuối cùng có ghi rõ thêm: Et enfin, importé à Sài Gòn dans le cadre de l’aide Économique Américaine au Viet Nam.

Tổ chức quay số thường diễn ra ở rạp Thống Nhất. Vé số với các lồng quay: số hàng chục, số hằng trăm, số hằng ngàn, số hàng chục ngàn, số hằng trăm ngàn và số hằng triệu được gọi là số độc đắc. Mồi lồng quay có một thiến nữ xinh đẹp phụ trách quay số. Mỗi khi đọc lô trúng thì mọi người ngồi ở nhà mở Radô chờ đợi, hồi hộp. Sau mỗi vòng quay thì có các văn nghệ sĩ giúp vui. Chương trình sổ số quốc gia đưa đến kết quả là rất nhiều khu xây cất do tiền lời của sổ số như: Khu nhà rẻ tiền ở Gia Định, 1955, Khu nhà cho nạn nhân chiến cuộc {sinistrés de guerre} thời đánh nhau với Bình Xuyên tại đường Trần Hưng Đạo, Khu nhà rẻ tiền tại Vườn Lài. Cộng chung là hơn 1000 căn nhà được xây cất.

Bài hát Sổ số mau lên, sổ số gần đến được hát lúc khai mạc chương trình sổ số và lúc chấm dứt sổ số. Người ta nô nức khi chương trình sổ số bắt đầu và chờ một giấc mộng sắp tới sau khi tiếng hát Trần Văn Trạch chấm dứt. B ài ca Sổ số ki ến thiết Quốc Gia Trần Văn Trạch chỉ vỏn vẹn có vài câu: Kiến thiết Quốc gia giúp đồng bào ta, mua lấy xe nhà giầu sang mấy hồi…Sổ số mau lên, sổ số gần đến nay đã đi vào “ký vãng không quên” của người dân miền Nam!!

Tôi nghĩ lại mà vui với cái miền Nam ấy.Cận kề cái chết, con người vẫn cố thản nhiên sống và không thể cám ơn đời, cám ơn những người nghệ sĩ như Trần Văn Trạch.

Trần Văn Trạch trong chương trình Sổ số Kiến thiết Quốc Gia, Chương trình Dạ Lan dành cho anh em binh sĩ và Huyền Vũ trong vai trò tường thuật bóng đá trên sân Cộng Hòa là những hạt nhân tuyệt vời trong cuộc chiến ở miền Nam mà người miền Nam không thể quên được.

Thật kỳ diệu thay tiếng hát của Trần Văn Trạch. Và cũng tuyệt vời thay, lời tường thuật của Huyền Vũ.

Và kỳ diệu thay cho âm nhạc và cuộc sống này!!

Từ Hồng y đến linh mục lên hàng giáo dân

“Một định giá có vẻ ngạo mạn: giáo dân tốt hơn linh mục, linh mục hơn giám mục.” Giám mục Phao Lô Lê Đắc Trọng

Từ hàng Hồng Y Giáo Chủ lên đến hàng linh mục và lên đến hàng giáo dân

Từ lâu tôi đã có dự tính phải viết một bài so sánh giữa hai biểu tượng của công giáo Việt Nam bây giờ, linh mục Nguyễn Văn Lý và Hồng y Phạm Minh Mẫn.

Nay dịp ấy đã đến.

Lm. Lý vừa được tạm ra khỏi nhà tù. Hồng Y Mẫn định làm một chuyến công du hải ngoại trong một tình thế không thuận lợi với dư luận hải ngoại phản đối khắp nơi. Người ta tẩy chay ông như tẩy chay sự có mặt của Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng.

Trong khi đó cũng ở Hải ngoại, cha Lý trở thành biểu tượng sáng ngời như người anh hùng cho lý tưởng chống cộng sản độc tài.

Có điều gì thay đổi trong tâm thức người công giáo. Rõ ràng có sự đánh giá một con người không căn cứ trên phẩm trật màu đỏ hay màu đen của chiếc áo.

Hồng y Phạm Minh Mẫn, ngược lại, dù chức phận cao nhất trở thành thứ Unwanted. Kẻ không được mời, không ai muốn mà đến.

Nhưng nhìn sâu xa, cả hai biểu tượng Nguyễn Văn Lý và Phạm Minh Mẫn cho thấy chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam, trong một chế độ độc tài cộng sản.

Vì thế, không thể có một Nguyễn Văn Lý anh hùng ở Mỹ được, vì ông không có cơ hội để làm anh hùng. Ông sẽ Không có cơ hội bốn lần quỳ xuống hôn đất nhà tù và nói với Chúa, “Con xin nhận nhiệm sở mới.”

Và cũng một cách thức như thế, nhưng ngược lại, không thể có một Phạm Minh Mẫn được.

Chỉ cỏ ở Việt Nam mới có mảnh đất tạo nên anh hùng và cũng là nơi mà quyền lực là thước đo mọi giá trị - một mảnh đất mà ma với người chen nhau sống.

Ở nơi xứ tự do này, chỉ có chỗ cho những người có tài thật, có đức độ như linh mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, một “boat people” mới đây đã được vinh thăng Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Toronto. (Lm. Vincent Nguyễn sinh năm 1966, sang Canada năm 1988. Tốt nghiệp Kỹ sư Điện Đại học Toronto, Thạc sĩ Thần học tại Chủng viện St. Augustine, Toronto; thụ phong linh mục năm 1998; tiếp tục học tại Rome. ‒ DCVOnline; trích The Journey of a Bishop, Archbishop Terrence Prendergast)

Mà Tổng giáo phận đâu có cần xin ý kiến ông Thủ tướng Harper xem có nên chọn một anh boat people cai quản hàng linh mục bản xứ hay không? Cũng ở Canada, Montréal, vào tháng 10, Vatican sắp phong thánh cho một ông thày gác cửa một trường học. Ông thày André. Ông không phải anh hùng như Nguyễn Văn Lý, ông cũng không chức quyền như Hồng y Mẫn. Ông không có chữ nghĩa nên làm một công việc thấp kém nhất trong giáo hội là gác cửa một trường học.

Nhưng cơ hội của Chúa vẫn đến tay mọi người. Ngay cả những người cùng khó, yếu kém nhất.

Hạt giống đã rơi vào nơi đã được chọn. Ông là người được chọn trong số muôn người. Đó cũng là ý nghĩa biểu tượng của xứ sở tự do này. Ở một nơi mà ai cũng đủ cơ may làm người tử tế.

Chỉ cần nhìn, so sánh hai vị nói trên sẽ thấy được bộ mặt thật của giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam ra sao. Bộ mặt thật của một đồng tiền với hai mặt sấp ngửa.

Linh mục NVL (Nguyễn Văn Lý) theo tôi chỉ đại diện cho một cộng đồng bé nhỏ người Thiên Chúa giáo trong nước trọng nguyên tắc, trọng lý tưởng, trọng lẽ phải. Nhưng lại không đại diện cho các tổ chức công giáo như Hội Đồng giám mục, các tòa giám mục, các cha xứ vì những cơ chế ấy nặng về quyền bính và các quyền lợi thế tục. Những cơ chế này thường dễ đi đến thỏa thuận, nhân nhượng theo chủ nghĩa thực dụng để bảo đảm được sự an toàn cần thiết.

Vì thế người ta mới nói, vào nước Thiên đàng khó lắm nếu mang theo hành lý kềnh càng.

Do đó Lm. Nguyễn Văn Lý ít được các vị bề trên công khai hoặc trực tiếp ủng hộ, ngay cả tại Huế, vì sợ đụng chạm đến quyền lợi thực tế của họ.

Ai là người đại diện của Chúa đã đến thăm cha Lý. Ai là người tuân giữ giới luật trong 8 mối phúc thật? Không lẽ là những nhà chính trị những vị dân cử từ Mỹ sang? Chỉ nhìn điều đó, tôi thấy được những điều không ổn trong Giáo hội. Tranh đấu cho quyền lợi giáo hội mà không được nhìn nhận.

Trong khi đó, không ai bảo ai, cộng đồng người hải ngoại đều một lòng vinh danh Lm. Lý như một thứ anh hùng.

Người anh hùng ấy không thuộc vào ai cả, không thuộc vào nhóm nào cả mà của chung mọi người. Ông Lý có thể không phải là người giỏi chính trị, ăn nói còn quờ quạng, bất cập. Nhưng thái độ bất khuất thì quả không thiếu.

Ông là người tranh đấu chứ không phải nhà chính trị. Vì thế, những ai ở bên này, chưa có một ngày ở tù, tìm cách bắt bẻ từng câu, từng chữ xem ra cao ngạo lắm.

Người ta cũng có thể chê cộng đồng hải ngoại nhiều thứ. Nhưng lòng tin vào sự công chính và cao trào đấu tranh cho tự do dân chủ thì cũng có mẫu số chung đấy chứ? Đó là tinh thần hiệp nhất đấy họa phải tìm đâu xa.

Nhưng cũng phải nhìn nhận vì cộng đồng hải ngoại không phải lo lắng bị mất mát về các quyền lợi thực tế như cơ sở, đất đai, nhà cửa như trong nước. Chính vì thế, tiếng nói tranh đấu bênh vực Lm. Lý mới mạnh bạo, nổi lên khắp nơi, báo chí truyền thông phổ biến mỗi ngày.

Chúng ta không có cơ hội phải đối đầu trực diện, nhưng cơ hội để lên tiếng thì không thiếu.

Hình ảnh Lm. Lý bị bịt miệng khi ra tòa là hình ảnh gây ấn tượng nhất.

Chính nhờ bi bịt mồm, tiếng nói của ông vang ra xa hơn, đi khắp mọi nơi.

Càng không được nói thì tiếng nói của kẻ bị bịt mồm càng trở thành tiếng loa nhân bản tới tai nhiều người.

Tiếng nói bất bạo động của ông trở trở thành cao trào nhân bản chống lại nhà cầm quyền cộng sản đàn áp tự do tôn giáo. Họ tranh đấu rất “vô tư” mà không sợ bị đi tù, đòi hỏi quyết liệt, làm áp lực đủ thứ theo “tiêu chuẩn hải ngoại”.

Áp lực cụ thể của cộng đồng hải ngoại là mong muốn tiếng nói của Hội đồng giám mục trong nước phải trở thành tiếng nói đại diện cho đòi hỏi tự do tôn giáo, từ lương tâm chứ không phải từ những nguyên tắc sáo rỗng.

Chẳng hạn thay vì nói, Nửa thế kỷ, người công giáo đồng hành với dân tộc thì xin nói, Chúng tôi không muốn bị sách nhiễu, chúng tôi muốn thay đổi.

Người ta không thể mãi mãi tự đánh lừa chính mình và người khác bằng những nguyên tắc sáo rỗng ấy mãi.

Cho nên phải nhìn nhận là có một khoảng cách không gian vật chất mà trong đó có hoàn cảnh khác biệt giữa người trong nước và ngoài nước, giữa giáo dân và hàng giáo phẩm và giữa hàng giáo phẩm và giáo dân hải ngoại.

Tiếng nói của giáo dân hải ngoại một cách gián tiếp là tiếng nói lương tâm cho hàng giáo phẩm trong nước.

Sự cách biệt không gian đó sinh ra những thái độ ứng xử, cách nhìn một vấn đề khác nhau từ nhiều góc độ.

Nói chung người ta đánh giá tiếng nói Hội Đồng Giám mục từ bao nhiêu năm rồi chỉ là tiếng nói để khỏi phải lên tiếng. Nói mà không nói gì cả.

Trong khi đó Hồng y giáo chủ Phạm Minh Mẫn ngược lại có thể là đại diện cho số đông chức sắc công giáo trong nước trong Hội Đồng Giám Mục, trong chính quyền lợi của Giáo phận Sài Gòn và quyền lợi bản thân của giám mục Mẫn theo cái tinh thần mà cố Giám Mục Lê Đắc Trọng trong cuốn Chứng Từ của một Giám Mục gọi là Chủ Nghĩa Thực Dụng (pragmatisme), Giám mục Trọng viết:

“Miền Nam, chịu ảnh hưởng chủ nghĩa thực dụng của Mỹ, làm sao được lợi nhiều, nặng về quyền lợi hơn là nguyên tắc. Ở đây không phê phán lối sống đó, nhưng chỉ nêu một nhận xét lo lắng làm sao giữ được quyền lợi, làm được một việc gì đó, mặc dù vì thế ảnh hưởng không hay đến nguyên tắc.”

Và Giám Mục Trọng gay gắt hơn:

“Họ phải từa hiểu rằng: được chín cái lợi mà hy sinh một điều thôi, có thể là hết tất cả.. (...) Nhưng một khi đã trót rồi không thể rút ra được nữa. Kinh nghiệm xưa đã thế, nay vẫn thế. Nào mất quyền lợi, nào nguy cơ tưởng tượng, nào sĩ diện...”

Và Giám mục Trọng đã đưa ra một trường hợp cụ thể, một cái chướng mắt, một cái ung thư đáng nhẽ phải có can đảm nhổ đi từ đầu.

Một Giám mục nói về Tổng đại diện của mình đang thao túng mọi việc trong Giáo phận mà vị đó là và nay vẫn còn tinh thần patriot (ám chỉ chủ trương của cộng sản gọi người công giáo yêu nước). Tòa Thánh đã biết, dư luận chống đối, muốn vị đó từ chức. Đức Giám Mục nói, ‘Ông ấy tốt, giúp nhiều việc, làm sao bãi chức ông được. Khi nào tôi chết, tức khắc ông ấy hết quyền.’ Bi đát làm sao, truyện thật 100%.”

Trích Chứng Từ của một giám mục, Phao Lồ Lê Đắc Trọng, trang 262-264

Xin nói rõ thêm ý của giám mục Trọng. Chữ Giám Mục ở đây chỉ Hồng Y Giáo Chủ Phạm Minh Mẫn đã tiếp tục dùng linh mục Huỳnh Công Minh theo cộng sản từ trước 1975. (Có bốn linh mục là đảng viên cộng sản từ trước 1975 là: Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần và Vương Đình Bích mà đáng lẽ Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình phải loại trừ cả bốn tên đó ra khỏi Giáo phận Sài Gòn ngay từ đầu. Nhưng nói thì dễ, nhưng làm không dễ, vì hồi đó còn có nhiều thành phần trí thức công giáo ngả theo bốn tên đó đứng đằng sau như Nguyễn Đình Đầu, linh mục Nguyễn Huy Lịch, Thanh Lãng, linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan và đám linh mục trẻ thuộc dòng Chúa Cứu thế, Lý Chánh Trung, v.v...)

Chế động cộng sản Hà Nội với cơ chế ấy, với sự can thiệp thô bạo vào các tổ chức tôn giáo đã sinh ra những mẫu người như Hồng Y Giáo Chủ.

Khi còn làm giáo sư Đại Chủng Viện ở Cần Thơ, linh mục Mẫn cũng biết đứng thẳng và được coi là loại “linh mục rồi giám mục tủ lạnh”, nghĩa là giữ đúng cương vị của mình đối với nhà nước, khác với loại “4 linh mục còi hụ” của Đảng. Nay được lên chức Tổng Giám Mục, nhiều người tự hỏi, ông còn giữ đúng cương vị “tủ lạnh” nữa hay không?

Người ta thấy không vui khi trong bài diễn văn nhận chức ngày 2-4-1998, tân Tổng giám mục Mẫn không có đến nửa lời cám ơn vị tiền nhiệm là giám mục Huỳnh Văn Nghi, vốn là giám quản trong suốt 5 năm và đã không được chính quyền cộng sản công nhận. Sự cố tình bỏ quên đó phải chăng để đẹp lòng nhà nước với những lời lẽ hoa từ, xây dựng “Trời mới Đất mới, con người mới”, “một cộng đồng nhân loại mới, một nền văn minh tình thương”?

Chú thích: Khi giám mục Huỳnh Văn Nghi cầm bài sai của Vatican, đề ngày 15-8-1993 từ Phan Thiết về Sài Gòn trong vai trò Giám quản Tông tòa. Ông bắt tay vào việc sắp xếp tổ chức nhân sự như thể đã chính thức với một ê kíp. Dưới mắt nhà nước là contestable về phương diện chính trị. Trong đó có dự tính loại bỏ Huỳnh Công Minh ra ngoài trong một tương lai gần. Có sự căng thẳng giữa chính quyền và Gm. Nghi mà đến một lúc nào đó, tòa thánh phải chọn một giải pháp thay thế, trái đệm.

Việc Giám mục Mẫn là nằm trong chính sách của nhà cầm quyền muốn có một người có thể nói chuyện được. Công chuyện chi tiết thì dài vô kể và khúc mắc. Vấn đề chính là nhà nước muốn kiểm soát nội bộ Thiên Chúa giáo.

Việc trở thành tổng giám mục Sài Gòn được cộng sản chấp nhận với 3 điều kiện: chấp nhận đường lối của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình. Tiếp tục xử dụng Huỳnh Công Minh trong vai trò Tổng Đại Diện. Và giao hảo tốt với Ủy Ban Đoàn kết.

Mối giao hảo giữa vị tân Tổng Giám Mục xem ra có dấu hiệu tốt ngay từ đầu thay vì sóng gió gần 5 năm thời Giám Mục Huỳnh Văn Nghi. Bởi vì, ngay sau buổi nhận chức thì trưa cùng ngày, tại tòa Tổng Giám Mục, “Tổng Giám mục Phạm Minh Mẫn đã trân trọng tiếp chủ tịch Ủy Ban nhân dân thành phố Võ Viết Thanh, Phó ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng Ban dân vận Thành Ủy đoàn Lê Hương, chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Thành Phố Lê Khắc Biên, Trưởng ban tôn giáo thành phố Nguyễn Ngọc San và đại diện Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc, Ban tôn giáo các tỉnh đến chúc mừng Tổng Giám Mục Phạm Minh Mẫn mới nhận chức.” (Trích báo SGGP, 3-4-1998, trang 1).

Sự có mặt đầy đủ quan chức chính quyền cộng sản là một giấy chứng nhận tuyệt vời. Phải làm đẹp lòng bấy nhiêu người thì còn gì là bản sắc giáo hội?

Đúng như lời cảnh cáo của cố Giám Mục Lê Đắc Trọng: một khi đã trót rồi thì không thể rút ra được.

Đến khi lên đến chức Hồng Y giáo chủ thì Ngài chọn lựa đi bước trước.

Sau đây, xin tường thuật việc Hồng Y giáo chủ kể lại cho phóng viên của hãng UCA News, ngày 4-08-04 như sau:

“Tôi đi bước trước đến gặp gỡ các viên chức Nhà nước để tìm hiểu điều gì đang diễn ra. Tôi đã nghe những lời đồn về việc tôi được bổ nhiệm từ các linh mục của tôi và các giám mục khác. Tôi nói (với các viên chức đó) rằng tôi nhận được tin bổ nhiệm nhiệm này giống mọi người khác và không biết trước về điều này. Tôi còn nói “Hồng Y” là một tước hiệu, không phải là một trách nhiệm mới, không có gì thay đổi, ngoại trừ màu sắc của phẩm phục.”

Trích “30 năm công giáo Việt Nam dưới chế độ cộng sản”, Đỗ Mạnh Tri, Pháp, trang 590.

Việc làm ngày hôm qua xác định cho việc làm ngày hôm nay. Một khi đã trót rơi vào thì không thể rút ra.

Tiếng nói nhỏ bé của một người con gái trở thành tiếng nói bất khuất

Tôi chỉ làm công việc ghi chép tóm tắt lại bài phỏng vấn của cô mà chắc chắn là không hoàn hảo. Phải được nhìn cô, phải được nghe chính cô nói, phải nghe chính cô cười. Phải thấy được sự dung dị của một tấm lòng chân thật và sự hăng say đầy dũng khí với niềm tin sắt đá vào đạo. Tôi đã nhìn cô cười khúc khích, nhìn cô phát biểu, nhìn tận bên trong sự trung thực, nhìn sự can đảm ở nơi cô mà ở khóe mắt mình ướt lúc nào không hay.

Cô để lại nơi tôi những ấn tượng khó quên. Mỗi lời nói của cô làm cho hàng trăm ngàn người theo dõi trên màn hình nhỏ không cầm được giọt lệ thương mến. Vậy mà vẫn có những người nỡ lòng nào xúc phạm đến cô.

Tôi còn “bận phải đi tù”.

Tuổi đời chưa tới 30. Lẽ thường bận ăn học, bận yêu đương, bận toan tính chuyện tương lai. Vậy mà oan nghiệt thay, người con gái ấy chỉ còn một nỗi bận trong cuộc đời ô trọc này: bận phải đi tù. Vậy mà cô còn đủ dũng khí nói được câu đó tiếp theo sau là một nụ cười khúc khích.

Trên thế giới này có ai bận đi tù không?

“Nguyện vọng của tôi: an toàn khi ở tù.”

Không có gì lo sợ cho người đi tù là sự bất an, tưởng rằng bị bỏ quên. Vì thế khi hỏi cô có nguyện vọng gì không? Cô bày tỏ là khi ở trong tù chỉ mong là là được thông tin, được mọi người biết tới là đang ngồi tù. Chỉ cần bên ngoài biết được chúng tôi, thế giới biết được chúng tôi: Đó là an toàn rồi. Chúng tôi cần dư luận và tiếng nói công luận nâng đỡ chúng tôi. Đi tù là điều bất đắc dĩ, là điều phải chấp nhận. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng tôi không được thông tin và không được ai biết tới. Hãy hiểu cho nỗi lòng của cô, hiểu cho những người đi tù mong được chia xẻ.

Điều gì đã nâng đỡ cô khi ở trong tù?

Cô thú nhận trong suốt những ngày ở tù, chỉ có cuốn kinh thánh làm bạn. Cô đọc ròng rã hơn một năm trời, vì thời gian trong tù dài vô hạn. Cô nhớ lại kinh nghiệm đau xót tủi nhục vì có người bạn tù tên Nguyễn Ngọc Diệp (Maria), phạm tội buôn ma túy, đồng đạo với cô khi nghe cô đọc kinh thánh thì đã chửi rủa cô bằng những lời tục tĩu. Cô cảm thấy đau đớn vô cùng. Nhưng cô vẫn tiếp tục đọc kinh thánh ngay cả khi ra tòa:

“Tôi chỉ nghĩ tới kinh thánh mà không để ý gì đến việc xét xử đang diễn ra.”

Đối với Lê Thị Công Nhân, Chúa là người bạn, người Thầy, người đồng đội, Chúa rèn luyện tôi và giúp tôi tin rằng việc làm của tôi hoàn toàn là chính đáng.

Phần cha Lý đã dạy tôi, “Con hãy đừng sợ, con hãy dùng thông minh để tìm thấy nguồn vui của cuộc sống này.” Cha bảo, “nụ cười của chúng ta sẽ là nguồn hạnh phúc của chúng ta và sẽ là nỗi kinh hoàng đối với kẻ thù của chúng ta.”

Và tôi đã thực hiện như lời cha dạy.

Có nhắn gì với Thủ Tướng?

Khi được công an cho biết có phái đoàn đến thăm, tôi hoàn toàn không biết gì cả. Cán bộ bắt tôi mặc quần áo đẹp nhất. Tôi không chịu, nhất định mặc áo tù có kẻ sọc. Họ năn nỉ, họ dọa, Nếu không mặc mất đi cơ hội gặp phái đoàn, chỉ thiệt thân tôi thôi đấy.

Tôi nói: Họ đến gặp tôi, nào tôi có xin gặp họ đâu, nói rồi tôi đi luôn. Họ cứ muốn tôi phải xin họ. Tại sao tôi phải xin một điều tôi không biết.

Trong buổi gặp gỡ, phái đoàn nói, tối nay có buổi gặp gỡ, ăn tối với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cô có muốn nhắn gì không?

Tôi không có gì để nhắn nhủ với ông ta. Tôi suy nghĩ. Tôi cũng đâu có dám so sánh với con cái ông ấy. Người ta đi du học, học giỏi, kiến thức học ở ngoại quốc. Còn tôi cùng lắm học tại chức tại Việt Nam, làm sao tôi có thể so sánh với con cái ông ta được.

Cuối cùng tôi nhắn ông ta là: Ông ta có muốn con cái mình được sống trong một xã hội dân chủ không?

Phái đoàn ra về lòng đầy cảm phục và nghĩ rằng chúng tôi muốn thấy đây mới là những người lãnh đạo tương lai đất nước.

Chị có cần giúp đỡ gì không? Cụ thể như vận động gây quỹ?

Có lẽ theo tôi đây là một câu hỏi tế nhị không nên hỏi công khai như thế. Phần cô Lê Thị Công Nhân đã trả lời gián tiếp. Gia đình nuôi, xã hội nuôi. Việc làm của tôi liên quan đến xã hội, xã hội nuôi tôi thì đó cũng là một tiếp nhận tự nhiên. Trong lúc này, tôi không muốn đề cập đến vấn đề này. Xin hiểu cho trạng thái tâm lý của tôi, tôi không muốn đề cập đến nữa.

Tôi vốn đã tập sống vô cùng đơn giản. Cha Lý đã dạy tôi khi vào tù. Con không nên lo lắng về tài chánh. Cha nói, “Chúa đã tạo ra con tốt đẹp như thế này, chẳng có gì con phải lo đến đói khổ. Tôi nghe lời cha và vấn đề tài chánh không đặt ra nữa.”

Chị có gì muốn nhắn nhủ cộng đồng người Việt Hải ngoại?

Tôi chỉ ao ước cộng đồng người Việt Hải Ngoại có được điều cần thiết nhất: Đó là lòng dũng cảm mà tôi thấy vẫn còn chưa đủ. Đấu tranh dũng cảm và dấn thân, chấp nhận mất mát hy sinh. Tôi có một, cùng lắm chỉ mất một, quý vị có mười thì mất mười. Sự hy sinh là lớn lao hơn tôi nhiều. Tôi nghĩ tới anh Lê Công Định, anh ấy mất rất nhiều so với gì tôi mất. Nghĩ tới anh Lê Công Định, tôi không khỏi rơi nước mắt.

Phần tôi, ra khỏi tù, tưởng được tự do mà tôi vẫn có cảm giác mất tự do giữa lòng Thủ đô, không khác mấy ở trong tù. Nếu không trải qua, không thấy hết được những điều ấy. Ra tù, tôi vẫn hồi hộp, tôi mất ăn, mất ngủ. Người ta bảo được ra khỏi tù, giống như được sinh ra một lần nữa. Nhưng tôi chẳng thấy được cảm giác tự do như thế nào? Công an phường canh gác tôi cả ngày cả đêm, không biết đến bao giờ.

Xin được chấm dứt bài viết ở đây và nếu tôi có cơ hội được gặp giáo chủ áo đỏ thì thay vì quỳ gối xin hôn nhẫn. Tôi xin dành việc ấy cho Lê Thị Công Nhân. Tôi xin được cúi đầu, quỳ xuống và xin được hôn lên bàn tay của cô.

Người phụ nữ cao quý mà trên đời gặp được một lần đã là quý rồi.

Đòi đất hay đòi công lý?

Nguyễn Văn Lục

Thời tuổi trẻ, vào những năm 1950, tôi đã sống và học hành tại Khu Thái Hà Ấp Hà Nội. Chỗ chúng tôi học là “Dinh Hoàng Cao Khải”, cách Thái Hà chừng một cây số. Cho nên mảnh đất xứ Thái Hà đối với tôi không xa lạ gì. Mất nó, tôi cũng tiếc. Ngoài khu vực nhà thờ, với hang đá Đức Mẹ thì cạnh đó có căn nhà ba tầng làm Đại Chủng Viện cho các thầy. Chính ở nơi đây, lần đầu tiên trong đời, tôi được ăn cơm tây của các cha dòng người Gia Nã Đại.

Đằng sau nhà thờ là một khoảng đất rất rộng. Ở đây có một sân đá banh và sau sân đá banh là những ruộng rau muống. Ruộng rau muống này làm thành bữa ăn chính của chúng tôi mỗi ngày. Rau muống trưa, rau muống chiều. Được biết miếng đất rộng mấy chục ngàn mét vuông. Tôi chỉ đo bằng mắt. Tất cả đều có bằng khoán, thuộc đất của Dòng Chúa Cứu Thế và do các cha dòng Chúa Cứu Thế, người Gia Nã Đại, Canada đã bỏ tiền ra mua và xây dựng cơ sở nhà dòng từ năm 1925. Nhà dòng đầu tiên được xây dựng tại Huế cũng năm 1925, sau đó đến lượt Hà Nội. Sài Gòn thì mãi đến năm 1933 mới đặt trụ sở đầu tiên tại đường Kỳ Đồng.

Lúc mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời, lúc mà Hồ Chí Minh còn trong bóng tối thì nhà dòng và mảnh đất ấy đã có rồi. Ai có quyền đòi ai?

Mảnh đất lúc bấy giờ thật ra chỉ là đất ruộng, đồng không mông quạnh, thuộc huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông. Mà đối với Hà Nội thì Thái Hà Ấp là xứ nhà quê rồi.

Nhưng bây giờ đất là sinh mạng của giới cầm quyền rồi. Họ không chiếm dụng thì còn ai vào đây? Họ đã chiếm dụng đất của cả nước và tàn bạo nhất là của dân quê.

Đất có bằng khoán và giấy tờ đầy đủ mà nhà nước biết rõ. Nói cho rõ ra thì từ trước đến giờ, nhà nước cộng sản đã tịch thu tổng cộng 2250 cơ sở thuộc tài sản của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo.

Nếu đòi thì đòi bao nhiêu cho đủ và đòi đến bao giờ? Mỗi xứ, mỗi địa phận, mỗi dòng tu đều bị nhà nước tịch thu vô tội vạ.

Theo thống kê năm 1969, Giáo hội Thiên Chúa giáo miền Nam có 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học. Ngoài ra còn có 58 cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại Phong cùi và 159 phòng phát thuốc. (Trích trong niên giám công giáo Việt Nam 2004, nxb tôn giáo Hà Nội.)

Nay thì mất hết. Đòi ai bây giờ?

Giáo Hội Công giáo cũng nhìn thấy cái thực tế phũ phàng ấy và phân ra nhiều loại tài sản mà xét ra cái nào nhà nước nên trả và cái nào cho không.

Mà không cho cũng không được. Nói cho cho nó vui vẻ cả làng.

Chẳng hạn những cơ sở nhà thương, chẩn y viện, những cơ quan xã hội, những trường học nói chung nếu dùng để phục vụ công ích xã hội cho người dân thì cũng đành để nhà nước quản lý.

Nhưng có những nơi, những cơ sở thay vì phục vụ công ích xã hội, thay vì phục vụ người nghèo biến những “mảnh đất béo bở” hoặc cơ sở ấy phát tán, bán đất kinh doanh kiếm lời bạc tỉ tỉ thì phải tính sao đây? Có nên đòi không?

Nhiều trường hợp rắc rối lắm. Cơ man nào rắc rối. Rắc rối không nói hết được.

Một giám mục nói với tôi là năm 1975, giao trường tư thực cho họ, nay họ thu học phí, biến ra một thứ trường bán công hay trường tư trá hình kiếm lời thì phải nghĩ sao đây? Hay lại cứ phải bằng lòng với lương tâm tự nhủ mình là cái đất nước mình nó như thế? Như thế là như thế nào?

Nhưng nếu vươn tầm nhìn ra khỏi khung cảnh của một giáo hội thì đất đai tài sản giáo hội Thiên Chúa giáo cũng chỉ là trong muôn một.Tài sản của Giáo Hội Phật giáo VNTN, của Cao Đài, Hòa Hảo, của Tin Lành cũng bị chiếm đoạt như vậy. Đất ruộng của nông dân bị chiếm đoạt bán rẻ.

Đã đòi thì cùng đứng lên mà đòi... Đòi cho người cũng là một cách thức đòi cho mình... Và tôi nhận thấy trong cuộc biểu tình đòi công lý sáng 27/03/2009, ở ngay hàng đầu, nếu tôi nhìn không nhầm, có một bà mặc áo nâu sồng, đội mũ ni, tay cầm nón... Tôi mong đó là một vị sư nữ?

Nhiều người chắc là không hiểu rõ nội vụ đòi đất này. Theo những điều tôi biết được thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cố tình đánh lừa, “hứa cuội” hàng giáo phẩm Hà Nội, để mua thời gian và phủi tay. Hoặc rất có thể vì quyền lợi mà những người dưới quyền cố tình phe lờ lời hứa của NTD.

Cho nên, sau này, có đại diện Hà Nội vào Sài Gòn thương lượng với bề trên dòng Chúa Cứu Thế thì hàng giáo phẩm Hà Nội phải điện vào căn dặn: Cẩn thận xem xét, đừng dễ tin họ, họ lừa đảo đấy. Chẳng tin họ được cái gì.

Thật ra, chẳng cần phải căn đặn thì người dân ai ai bây giờ cũng không tin được chính quyền nữa. Có thể đã có điều gì chính quyền họ nói thật chưa? Tôi ngẫm nghĩ mãi cũng chưa tìm ra được điều gì họ nói thật với dân cả.

Thật vậy, trong khi dân chúng sôi sục vụ Thái Hà, một ông tướng công an Hà Nội vào Sài Gòn gặp linh mục Phạm Trung Thành, bề trên Giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế. Linh mục yêu cầu điều kiện tiên quyết là chính quyền Hà Nội chấm dứt chiến dịch bôi nhọ mỗi ngày qua đài phát thanh, truyền hình và báo chí. Hứa ngay. Nhưng ngoài kia tiếp tục chiến dịch bôi nhọ.

Tin làm sao được họ. Không thể chấp nhận một chính quyền lừa dối dân được.

Bằng chứng là họ phịa ra giấy tờ sang nhượng của dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội cho chính quyền trong đó có chữ ký của linh mục Vũ Ngọc Bích, quản nhiệm xứ Thái Hà Ấp ký năm 1962. Nay thì lộ ra rằng cái corps chữ là chữ của máy computer bây giờ. Năm 1962, chắc ngoài Bắc chưa có computer chứ? Và họ cũng không ngờ rằng trước khi chết, linh mục Vũ Ngọc Bích có thu băng để lại là chưa hề ký bao giờ.

Về mặt pháp lý, linh mục Vũ Ngọc Bích chỉ được chỉ định là quản nhiệm trông coi xứ Thái Hà, linh mục có tư cách gì để hiến nhà đất cho nhà nước? Và cho dù có giấy tờ, có ký thì giấy ký đó cũng không có giá trị pháp lý. Vì còn có thể đặt vấn đề ký dưới áp lực của đe dọa hay của họng súng không?

Cho nên đàng nào giấy tờ đó cũng thuộc loại giấy tờ không có giá trị pháp lý.

Phần chính quyền dựa vào nghị quyết ký 01/07/1991 cho rằng tất cả những nhà cửa, tài sản giáo hội tịch thu trước 01/07/1991 thì không giải quyết bất cứ sự khiếu nại về nhà đất đã quản lý. Và không có vấn đề giao trả lại tài sản cho Giáo Hội.

Đây là lối dủng luật pháp để trấn áp và ăn cướp một cách hợp pháp quyền lợi sở hữu của người dân. Nói dễ lắm: will not given back to its owners.

Cho nên một lúc nào đó như ông Nguyễn Hộ gọi là “tức nước vỡ bờ”thì truyện phải nổ ra thôi.

Trong thời gian từ lúc khởi đầu việc đòi đất cho đến nay, tôi nhận ra có rất nhiều điểm tích cực cần được nói ra đây.

‒ Thứ nhất: Đây là lần đầu tiên từ khi đảng cộng sản lên nắm quyền (trừ vụ nổi dậy ở Quỳnh Lưu có tính cách bạo động chính trị), người dân đông đảo đi biểu tình để bày tò ý kiến của mình. Còn nhớ, khi cộng sản mới chiếm Miền Nam, có một số giáo dân đi biểu tình yêu cầu không trục xuất khâm sứ tòa thánh. Cộng sản đã nã súng vào đám biểu tình làm chết và bị thương một số người.

Nhưng nay thì khác. Trong cuộc biểu tình ủng hộ 8 giáo dân ra tòa. Từ 6 giờ sáng, con số cả 5 ngàn người đã đi bộ 12 cây số từ nhà thờ đển tòa án mà không xảy ra cảnh bạo động bị đánh đập hay bắt giữ của 1000 công an, cảnh sát. Ông linh mục cầm loa kêu gọi đồng bào đứng ngay trước mặt một đám công an, cảnh sát? Phải suy nghĩ sâu để thấy điều này là một biến đổi não trạng quan trọng cả người đi biểu tình và nhân viên công lực chống biểu tình.

Thứ hai: Tinh thần dân chúng rất cao. Không ai tức giận, điên cuồng chửi bới hoặc mặt mũi đằng đằng sát khí... Họ vừa đi vừa cười, vừa nói, vừa hát sướng vui vẻ. Khuôn mặt người nào coi bộ cũng tươi vui hớn hở, hăng hái. Công an làm phận sự cũng tỏ ra chia xẻ, thông cảm và không có những hành vi manh động hay đánh đập người đi biểu tình. Có những đám dân chúng ngồi quây tròn ca hát, chờ đợi phiên xử như một buổi đi Picnic vậy. Phải chăng đó là không khí dân chủ bắt đầu ló diện?

Thứ ba: Thành phần dân chúng có đủ loại người, nhất là giới trẻ và phụ nữ chiếm đa số. Đối với dân Hà Nội, họ là những người từng sống và kinh nghiệm với người cộng sản cả 50 năm nay. Theo nguyên tắc, họ là những người từng chia xẻ cam khổ cuộc chiến tranh vừa qua nên không có ân oán gì như thành phần dân chúng miền Nam. Con cháu họ, chồng con họ, anh em họ có những người đang làm việc, đang giữ những chức vụ trong chính quyền cộng sản. Vì cớ gì nay họ đứng lên biểu tình chống lại nhà nước cộng sản?

Đối với giới trẻ Hà Nội, Họ lớn lên dưới chế độ cộng sản, họ được giáo dục trong trường học xã hội chủ nghĩa, họ bị nhồi sọ cũng nhiều, vì cớ gì họ tham gia biểu tình? Điều này báo hiệu một khung cảnh sinh hoạt chính trị mà giới trẻ sẽ chủ động sau này?

Thứ tư: Luật sư trẻ tuổi Lê Trần Luật, một người trẻ tuổi được đào luyện đúc khuôn trong trường học XHCN. Tại sao ông dám đứng ra bênh vực cho những bị can mà ông biết chắc chắn là sẽ bị muôn vàn khó khăn, đe dọa? Đi đến đâu, ông cũng được đông bào hoan hô nhiệt liệt. Tôi nghe được những tiếng hét to: Tôi yêu luật sư, Phiên tòa bất công... Đã có bao nhiêu vị “lãnh tụ” cộng sản đã được đông đảo quần chúng hoan hô, nhiệt liệt, kính mến và nể phục như thế?

Rõ ràng đông đảo quần chúng đứng về phía đám đông. Phần còn lại chường mặt ra là công an, cảnh sát quan tòa. Những người khác nấp trong bóng tối không dám ló mặt ra.

Rõ ràng đây là một cuộc bỏ phiếu dân chủ. Chính quyền cộng sản không được lòng dân.

Có lúc, tôi thoáng nhìn vị luật sư trẻ tuổi vội lén lau nước mắt vì xúc động trước đám đông nhiệt tình hoan hô ông. Phải chăng, đây là lúc cần đến vai trò của những người trẻ tuổi dám cất lên tiếng nói cho công lý và lẽ phải?

Tất cả những phản ứng trên không còn là phản ứng của hội chứng sau 1975 nữa. Phải nhìn nhận đây là những phản ứng mới lạ, không phải thứ phản ứng quen thuộc của những người lớn tuổi chống cộng vốn có dĩ vãng thù hận với chế độ cộng sản. Đó là những phản ứng xuất phát từ những con người đã sống trong lòng chế độ, được đào tạo từ lúc còn trẻ đến nay trưởng thành.

Người cộng sản không thể coi thường điều này. Ngay một số lớn linh mục trong đám ấy cũng thuộc thành phần trẻ và tỏ ra hăng hái nhất và cũng được giáo dân quý mến nhất. Không ai xúi họ đi biểu tình, không ai đứng đằng sau họ.

Điều gì đã giúp người ta có thể quy tụ một đám đông người như thế chỉ vì để đòi một miếng đất. Một miếng đất chứ đến 10 miếng đất có đáng để người ta bỏ thì gìờ, không ngại nguy hiểm, xuống đường, đeo băng, cầm biểu ngữ hay cành lá, đi đứng hiên ngang, miệng hô to khẩu hiệu? Đây phải chăng là dấu hiệu của sức mạnh quần chúng? Cộng sản vốn tài giỏi trong vấn đề vận động quần chúng đi biểu tình, đã dùng đủ mọi phương tiện truyền thông để tố cáo, bôi bẩn mà cũng không ngăn cản được đám đông biểu tình?

Không phải chỉ có Hà Nội mà ngay chiều hôm trước khi đám dân Thái Hà đi ủng hộ 8 người ra tòa, Sài Gòn cũng tụ tập đám đông khoảng 5 ngàn người tại nhà thờ đường Kỳ Đồng.

Bao giờ thì cả nước đứng dậy?

Thứ năm: Một điều tôi nhận thấy là người dân đã không còn biết sợ. Một người bạn tôi ở trong nước đã nhận xét như thế.

Tôi cho đó là nhận xét chính xác và quan trọng nhất trong các cuộc biểu tình này. Anh nhớ lại là trước đây dân chúng rất sợ chính quyền. Bản thân anh thỉnh thoảng bị gọi lên làm việc. Anh nói trước đây họ có thói quen gọi lên làm việc. Nay thì chỉ mời ra quán làm vài chai la de. Anh trả lời họ là họ biết quá rõ về anh có gì cần phải hỏi nữa. Họ dùng cách răn de, hù dọa. Này, anh còn có hai đứa con đang đi du học đấy. Người khác thì mang vợ con họ ra hù dọa. Trước đây Dương Ngọc Dũng, giáo sư dạy Phật giáo đánh tơi bời lần lượt tất cả các ông trong nhóm Giao Điểm như Trần Chung Ngọc v.v... ở Hải ngoại. Ông nhà nước nhắn Dương Ngọc Dũng: Này, thôi nhé, đủ rồi đấy. Thế là Đương Ngọc Dũng im. Một anh bạn khác cũng được mời ra quán. Anh nhẹ nhàng từ chối rồi cũng nói lén, “La de của các anh nhạt bỏ mẹ đi.”

Còn nói lén là còn sợ.

Một anh bạn khác rất hớ hênh cứ nói chuyện qua điện thoại những điều không tiện nói. Họ theo dõi biết hết. Lúc găp Nguyễn Ngọc Lan bị xỉ vả một hồi vì hớ hênh. Bên đó, sống là phải biết giữ mình. Đi đâu cũng phải cẩn thận vì có công an theo dõi. Lần tôi về, muốn gặp anh này, phải nhắn qua nhà cháu anh, sau đó cháu anh sang hẹn dùm. Ngay ông Nguyễn Hộ, không phải khách lúc nào cũng đến thăm ông được. Ông có “thằng cháu ngoại” giữ cổng không cho vô. Ông Nguyễn Hộ có con cho nó mở một cửa hàng bán quần áo trước nhà, khách đến ông lấy cớ mua quần áo cũng tiện.

Nay đã có một sự thay đổi rõ ràng trong thái độ của người dân đối với chính quyền cộng sản qua vụ biểu tình của đám dân Thái Hà: Không tin họ và đồng thời bớt sợ họ. Cùng lắm trước sợ nhiều nay sợ ít. Mừng mà cũng lo.

Thứ sáu: Ngay những người cộng sản cũng mongchế độ này nó mau sụp đổ.

Tôi được biết trong vụ Thái Hà, một anh theo MTGPMN, sau xé thẻ đảng nói nhỏ, “Tôi mong các ông công giáo làm tiếp cho nó sụp luôn. Bây giờ chẳng có ai làm được. Trừ các ông.”

Tôi không đồng tình với nhận xét đó. Việc đòi đất của đám dân Thái Hà chỉ mong người Việt Hải Ngoại đừng chỉ hiểu hạn hẹp là chuyện đòi đất. Người Việt tỵ nạn nào mà không có nhà lớn nhả nhỏ bị cộng sản chiếm dụng.

Mất một cái nhà, mất một miếng đất là chuyện nhỏ.

Linh mục Vũ Khởi Phụng trước tiên và trước hết đòi hỏi công lý và tự do tôn giáo

Đó là hai mục tiêu rõ rệt và dừng lại ở đó. Mấy chục ngàn thước đất nhằm nhò gì. Năm 1999, linh mục Vũ Khải Phụng phát biểu trong một Hội nghị chuyên đề ở Haus der Kulturen der Welt, Berlin có nói:

“Vả lại cũng có khi Giáo Hội mất người... Và bây giờ trong nền kinh tế thị trường mở cửa, não trạng tiêu thụ du nhập, nhịp sống hối hả, đức tin có thể suy yếu... Không thể có thống kê chính xác về số tổn thất này, vì không mấy ai khai báo việc mình bỏ đạo.”

Đó là cái lo mất còn của một giáo hội. Cho nên việc đòi đất là việc phải làm, việc cụ thể. Nhưng phải nâng nó lên một tầm cao, qua nó đòi hỏi công chính, lẽ phải và quyền tự do tín ngưỡng. Cùng lắm dùng cái này để đòi hỏi cái kia.

Phần hy vọng của một cựu cán bộ cộng sản muốn mượn tay người công giáo làm một việc mà chính bổn phận các ông phải làm. Chúng tôi không làm, chúng tôi chỉ muốn đòi hỏi tự do tôn giáo và sự công chính cho mọi người. Chính các ông là người đã xây dựng nên nó thì cũng chính các ông là người có thể bỏ nó xuống. Và việc ấy đã xảy ra cho 8 nước ở Đông Âu và cả ở Nga...

Lm. Vũ Khởi Phụng

Nguồn: danchuausa.net

Giã từ ảo tưởng Hậu thuộc địa (Kết)

Nguyễn Văn Lục

Về hiện tượng mệnh danh là “Hội chứng Hậu Thuộc địa”, Trần Văn Tích

Thứ nhất: Những điều bác sĩ Trần Văn Tích nhận xét về bài viết của tôi không phải là sai. Nhưng đồng tiền có hai mặt. Có mặt không thể nói rõ hết. Thật vậy, tôi không đến nỗi ngu xuẩn gì nói hai năm đầu y Khoa là vô tích sự. Tôi có hỏi bác sĩ khác về chương trình học Y Khoa. Ông than phiền chương trình học nhấn mạnh đến tính cách hàn lâm như thể đào luyện chuyên khoa giải phẫu - nhiều điều thừa thãi đến “vô ích”. Đáng lẽ khi nói vô ích thì phải đề tên ông bác sĩ ra. Nhưng ông nói, “anh chớ đề tên tôi, ngay cả chi tiết để họ suy đoán là tôi cũng không được. ‘Chúng’ biết được sẽ ‘làm thịt’ tôi. Tôi già rồi muốn được yên thân.”

Nếu cần xin nhận lỗi và xin sửa lại cho rõ, hai năm học Y khoa lý thuyết, nhiều điều thừa thãi vô ích. Ấy là chưa kể, nhiều thày dạy vòng vo tam quốc, dậy về xương mà nói về “lịch sử” cái xương.

Người bác sĩ than phiền với tôi về điều này chỉ muốn nói đến cái nạn học quá nhiều lý thuyết để không biết làm gì sau này.

Cũng như chuyện sản khoa ở Từ Dũ. Một bác sĩ tốt nghiệp sau 1975 là học trò của hai người: bác sĩ NTH và bác sĩ Giệp học ở Mỹ về, tiếng Tây trường Việt ông không rành lắm nên đọc cours của bác sĩ NTH không hiểu lắm mặc dầu đã nhờ bạn bè dịch dùm. Trong khi đó “cours” (có ý nói là những tóm tắt mà các sinh viên resident ở Mỹ thường xử dụng - nó nhỏ như một cuốn sổ điện thoại, trong đó chỉ dạy cách chẩn bệnh rất tóm gọn - chỉ việc mở “cẩm nang” xét đủ yếu tố là định bệnh được. Cái 4,5 trang giấy của bác sĩ Giệp rơi vào trường hợp này. Và chỉ nhờ các óc thực tiễn của Mỹ với 4,5 trang đã giải thoát vị bác sĩ trẻ ra khỏi vùng u tối của chữ nghĩa Y Khoa.

Tôi không dám đụng chạm đến uy tín của bác sĩ NTH, nhưng chỉ muốn phản ánh lại một lối học truyền thống của Tây để lại. Nó không thực tế, nó không hữu dụng như của Mỹ.

Viết lại như thế, chắc bác sĩ Tích sẽ đồng ý với tôi - trừ khi ông cũng có tham vọng trở thành nhà nghiên cứu y khoa thì lại khác - một thứ top on the top.

Việc kỳ thị giữa Tây và Mỹ mà tôi nêu ra trong bài, chính là là để ám chỉ trường hợp bác sĩ Giệp mà tôi được nghe một bác sĩ làm ở Từ Dũ kể lại. Đúng hay sai, bác sĩ Giệp có thể xác nhận. Đây chỉ là một thứ Oral History mà người nói muốn dấu tên nên tôi lãnh đủ. (Những biên khảo dòng chính dựa trên Oral history đều trưng dẫn nguồn. – DCVOnline)

Nói tóm lại, tôi không dám có nhận xét gì về Y Khoa Sài Gòn mà không quy chiếu vào chính các bác sĩ.

Việc cầm dao giết người là quy chiếu vào lời của một bác sĩ, học trò giáo sư Lichtenberger. Các anh học không đến nơi đến chốn là giết người hợp pháp! Câu đó hàm ý nội dung chỉ là một lời cảnh cáo của một linh mục giáo sư muốn căn dặn môn sinh!

Vả lại có ai dám cả quyết rằng Y khoa VN dù tân tiến ngang hàng với thế giới mà không có những ca giết người do bất cẩn và cả do chẩn đoán sai lầm! Ngay cả Y khoa hiện đại tại Mỹ, tại Canada thiếu gì những vụ kiện lầm lẫn trong chẩn đoán và trị liệu?

Chuyện đó nằm trong cái Erreur humaine có gì cần phải la lối um sùm lên! Không câm dao giết người thì cũng chẩn đoán giết người là chuyện “bình thường ở huyện”.

Nhưng vì bác sĩ Trần văn Tích hỏi trong gia đình tôi, đã có ai là nạn nhân của việc cầm dao giết người thì tôi trả lời gián tiếp là có - không phải lầm lẫn mà cố ý.

Tôi trời sinh ra lúc thanh niên khỏe mạnh không đi khám bệnh các bác sĩ. Nhưng đẻ thằng con đầu lòng vào năm 1971 thì vừa kịp bác sĩ Giệp du học ở Mỹ và nhờ bác sĩ Giệp đón cháu ra đời. Hai ba tuổi thì lại nhờ đến Bác sĩ Trần Xuân Ninh cũng học ở Mỹ về mổ một cái Hernie (thoát vị) cho cháu.

Tôi đội ơn cả hai bác sĩ này.

Nhưng thằng nhỏ hay ốm vặt quanh năm ngày tháng. Nghe có một bác sĩ chuyên trị bệnh trẻ con chữa mát tay lắm. Mỗi buổi sáng đến trưa phòng mạch ông lúc nào cũng đông nghẹt, tiếng trẻ con khóc oe óe như cái chợ vỡ. Ông bác sĩ cho các trẻ con và mẹ chúng ngồi trong một căn phòng kê ghế ba mặt. Thủ tục đầu tiên, ông đi lần lượt từng đứa trẻ. Thử độ thì đã có môt cô y tá đi trước làm. Chắc chắn đứa nào cũng sốt cả. Ông hỏi thăm qua loa nghe má thằng nhỏ kể bệnh. Màn cuối cùng là đứa nào cũng được cô y tá thứ hai chích cho một mũi thuốc, không biết là thuốc gì. Đứa bé kêu ré lên thế là về nhà khỏi bệnh. Rồi lần lượt ông gọi từng đứa trẻ và mẹ nó vào văn phòng, ông kê toa cho thuốc.

Trăm lần như một, thằng nhỏ nhà tôi khỏi bệnh một cách “kỳ diệu”. Không biết tại thuốc, tại phát chích hay tại cái “mát tay” của bác sĩ chuyên trị bệnh trẻ con. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu làm sao ông nhớ được bệnh trạng của từng đứa để kê đơn cho thuốc.

Nhưng bằng chứng không chối cãi được là con tôi khỏi bệnh.

Sau này, ở hải ngoại, răng nó không được trắng, tôi mắng thằng lớn là không chịu đánh răng kỹ càng để răng vàng ra. Nó sửng cồ (bỏ mẹ, nó cũng học thuốc) nói tại bố cho con uống nhiều trụ sinh quá!

Chú thích. Nói cho rõ hơn, theo lời một bác sĩ, Nhà bào chế Roussel Việt Nam đã chế ra các thuốc trụ sinh dưới dạng thuốc bột có pha đường và mùi vị Chocolat cho trẻ em dễ uống. Vì thế có Poudre typhomycine, poudre Tétracycline, v.v… Tất cả đều dưới dạng Poudre Chocolatée mà luật lệ bên này họ cấm cho trẻ em dưới 12 tuổi uống. Cho uống biết được có thể mất giấy phép hành nghề! Trẻ em bị vàng răng vì uống trụ sinh Tétracycline.

Nào tôi có cho nó uống trụ sinh hồi nào bao giờ đâu?

Thứ hai: Việc học Y Khoa nhồi sọ chắc hẳn là có. Ông bác sĩ bạn nói hai năm học Y khoa có thể có nhiều điều “vô ích” cũng có cái lý của ông.

Tài liệu Études de médecine en France cũng nhìn nhận rằng việc học Y khoa bên Pháp là kéo dài nhất trong hệ thống giáo dục cao đẳng ở Pháp. Tính chất đào tạo nặng phần lý thuyết hơn thực hành, nhất là lúc ban đầu và dần dần càng trở nên thực tiễn hơn. Nhờ thế, các sinh viên sau này tốt nghiệp càng trở nên quen thuộc với việc chẩn đoán và thực hành y nghiệp để được nhận lãnh bằng bác sĩ Y Khoa quốc gia.

En France, les études de médecine sont les plus longues des études supérieures. Elles constituent une formation théorique et pratique, plus théorique au début, de plus en plus pratique à mesure de la progression. À la fin du cursus, le futur médecin est habilité à faire de plus en plus d’actes, et reçoit finalement le diplôme d'État de docteur en médecine, à l’issue de la soutenance d’un travail appelé thèse d'exercice. Il est également titulaire d’un diplôme d'études spécialisées (DES) portant la mention de sa spécialité, et dans certains cas, d’un diplôme d'études spécialisées complémentaire (DESC).

Familièrement, l’étudiant en médecine est appelé « carabin »

(Trích Études de médecine en France, Wikipédia, encyclopédie libre)

Thứ ba: Về vấn đề chuyển ngữ tiếng Việt của trường Y Khoa

Xin trích dẫn ý kiến của bác sĩ P. H. Liêm:

“It was fine to study medicine in VN in French or English because they both use Latin scientific nomenclature. Tiếng Việt nhất là Hán Việt was more of a hindrance than help; đàn em almost flunked một lớp khi BS Nguyễn Ngọc Kính dạy về Chùm Thượng Thị Giác Hậu Thùy Thể làm tui chới với, không biết thầy nói gì, sách reference cũng không có. May có thằng ghi cua nó dịch là supraoptic post pituitary plexus thì mới vở lẽ. Hú viá. Dù tiếng Hán Việt như vậy là pretentious for no reason. Isolation is a sin, not a virtue in medical education. Faculty Mẽo phải đi national và international conferences để presenter papers và receive feedbacks. Tàu Cọng năm nào cũng có 1-2 post docs qua làm lab cuả tụi này, học bằng tiếng Anh. There is no pride in being backward and ignorant but that exactly a medical education in Vietnamese would do to us.

Quan điểm của bác sĩ Liêm tùy thuộc vào góc, chỗ đứng của mỗi người khi nhìn về vấn đề chuyển ngữ tiếng Việt. Vì thế cùng lắm nó chỉ đúng cho một thiểu số mà thiếu cái nhìn của đa số. Cao hơn nữa là cả dân tộc đất nước.

Phần tôi, tôi đứng ở quan điểm dân tộc, quan điểm lịch sử, quan điểm chính trị của một nước mới thu hồi được chủ quyền. Khát vọng tự chủ trong đó tiếng nói, “tôi yêu tiếng nước tôi” là động cơ và nguồn suối của tình tự dân tộc. Đó là tiếng nói “từ trong nôi”, từ khi mới mở mắt chào đời. Tôi không thể không chọn là người VN và cũng không thể không chọn nói tiếng Việt. Tiếng nói hiện hữu như một lẽ sống ở đời và không thể nhân danh bất cứ lợi ích gì để phải nhường bước.

Tôi xin được nhắc lại là ngay sau 1963, đầu 1964 thì đã nổi lên một phong trào của sinh viên đòi “quyền tự trị đại học” trong đó đòi hỏi cho bằng được việc dùng tiếng Việt trong tất cả các phân khoa đại học. Phong trào đòi hỏi dùng tiếng Việt do giáo sư Nguyễn Đăng Thục khởi xướng.

Chúng tôi không bước đi những bước đi đơn độc.

Cả một dòng người mang “tâm trạng da vàng” chảy theo trong khi đó ở một góc nào đó vẫn còn những người bám víu vào tiếng Pháp chẳng khác gì một vài người bán hàng trong một buổi “Chợ Chiều” vào một mùa thu chế độ thuộc địa.

Vấn đề biện hộ cho tiếng Pháp nói cho cùng nó thể hiện đúng mức cho Hội chứng hậu thuộc địa- một sự kiện văn hóa được điều kiện hóa, được “nhiễm trùng” đến độ coi điều đó là tự nhiên.

Thật sự nó không tự nhiên chút nào đối với người ngoài cuộc. Nó biểu tượng cho điều mà người ta gọi là sự hàm hồ, lưỡng tính tốt xấu của chủ nghĩa thực dân. (Ambiguous Colonization).

Nếu chọn lựa quyền tự quyết dân tộc, chọn lựa “quyền làm chủ” đất nước mình thì mọi suy nghĩ của chúng ta đã hẳn là khác.

Xin được trích dẫn câu nói Sir Roger Casement như sau:

“Self -government is our right- a thing no more to be doled out to us or withheld... than the right to feel the sun or smelt the flowwers or to love our kind.

Sir Roger Casement, Irish nationalist during his trial for treason, 1916.

(Trích trong Poscolonialism, Robert J.C. Young, trang 121, nxb Oxford)

Sự níu kéo biện hộ cho việc dùng tiếng Pháp dựa trên những chứng cớ giả, nửa sự thật. Nửa sự thật ấy xin được trích dẫn một đoạn trích của bác sĩ Trần Xuân Ninh như sau:

“Trong thời gian tập sự tại trại giải phẫu tiểu nhi bệnh viện Chợ Rẫy..(..) Có thể nói đây là những thời gian khó chịu nhất đối với tôi. Thứ nhất là ông nói toàn tiếng Tây không phải chỉ trong lúc giảng bài mà cả lúc nói chuyện thường, miệng ngậm xì gà. Điều này làm tôi ghét ông vì cho ông là một loại tây con vong bản. Ngoài ra, tôi dân trường ta, đọc sách Tây thì cần tự điển mà nghe tiếng Tây thì câu được câu mất. Thứ hai là buổi thăm bệnh này kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ. Toàn là đứng là đứng. Ngày nay, tôi có thể đứng mấy tiếng đồng hồ không sao. Lúc đó, đứng mấy tiếng đồng hồ là một cực hình. Thứ ba, quá giờ trưa không ăn là bị đói và mệt lừ vì sáng không có gì vào bụng. Thứ tư, là bụng thấp thỏm cứ sợ giáo sư chỉ mặt hỏi thì chắc là quê. Vì một là mới đi thực tập như chim chích vào rừng, nào có biết gì để trả lời. Hai là dù có biết, thì tiếng Tây ăn đong của dân trường Việt, làm sao trả lời được cho ra câu ra kệ. Thứ năm, là sau một hồi giảng thuyết cả giờ, giáo sư Đệ luôn luôn bắt sinh viên tóm tắt bằng một hai câu hay một chữ. Chẳng có ai làm được.(...)

Vắn tắt là tôi chẳng thu nhặt được gì về y khoa trong những buổi giảng.

(Trích Trần Ngọc Ninh, Ibid, trang 174-175)

Tiếng nói của người trong cuộc chẳng hiểu đã đủ sức thuyết phục bất cứ ai cho thấy từ việc giảng dạy “bắt buộc” phải nói tiếng Pháp, đến nói chuyện thông thường cũng “tự bắt buộc” phải nói tiếng Tây, cách giảng dạy “vô tích sự” đứng mỏi cẳng như đi dự một đám rước, tham dự như một quan sát viên và nhất là kết quả việc giảng dạy là Nul trong trường Y Khoa như thế nào.

Ngay từ năm 1945, chương trình chính thức của Hoàng Xuân Hãn đã đưa việc dạy tiếng Việt vào chương trình giáo dục.

Ở miền Nam, mọi môn học đều được day bằng tiếng Việt và những khó khăn trở ngại ngôn ngữ hẳn là không thiếu.

Hai trường Y Khoa mở sau đều dạy tiếng Việt được thì tại sao Y khoa Sài Gòn không làm được hay không muốn làm? Cần phân biệt hai điều: dạy tiếng Việt và tham khảo tài liệu.

Dạy tiếng Việt, nhưng bắt buộc sinh viên phải tham khảo các tài liệu bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.

Dạy tiếng Việt không có nghĩa là tự cô lập và kìm hãm sinh viên vào sự dốt nát. Và nhất là không phải một cái tội. Ngay ở nơi tôi ở, thành phố Montréal, sinh viên học Y Khoa bằng tiếng Pháp, nhưng bắt buộc tham khảo tài liệu bằng tiếng Anh.

Tình trạng dạy y khoa bằng tiếng Pháp đối với một số giáo sư cứ kéo dài cho đến 1975, cho đến khi nào các giáo sư như Phạm Bửu Tâm không còn dạy nữa mới là kìm hãm sinh viên.

Trường hợp một số nước thuộc địa như Singapore, Hồng Kông, Ấn Độ, Phi Luật Tân dạy y khoa bằng tiếng Anh không phải là tiêu chuẩn ắt có và đủ cho VN vì tình trạng các nước này nói và viết tiếng Anh như sinh ngữ chính. Nó không dính dáng gì với trường hợp VN và không thể là mẫu mực để VN phải noi theo.

Và rồi trước sau gì cũng phải chuyển ngữ tiếng Việt. Các bác sĩ đi du học ở Mỹ về dạy tiếng Việt là một bằng chứng tiếng Việt có thể dùng để dạy y khoa không mấy khó khăn gì.

Để chấm dứt bài viết, xin một lần nữa trân trọng những phản biên của một số bác sĩ như Phạm Gia Cổn, bác sĩ Cảnh, bác sĩ Liêm, bác sĩ Vượng, v.v...

Thứ tư: Tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho một bác sĩ tổng quát.

Việc chữa trị cho một bệnh nhân liên quan đến sự sống chết của con người. Vì thế các chuyên gia thượng thặng trong ngành y khoa trong hội nghị y khoa quốc tế đã họp nhau lại và đề nghị một số tiêu chuẩn tối thiểu đòi hỏi một bác sĩ hành nghề Y Khoa. Tiêu chuẩn không có tính cách áp đặt mà tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương, nhu cầu, tổ chức y tế...

Nhưng ít ra nó cũng đưa ra được một mẫu điển hình về công việc, khả năng và trách nhiệm của một bác sĩ đối với bệnh nhân.

Phải nhìn nhận một cách khác quan là việc đào tạo bác sĩ ở VN theo Pháp đặt nặng vào lý thuyết, vào việc nghiên cứu thay vì việc chữa trị.

Tôi có hỏi một bác sĩ là những trường hợp sau đây theo tiêu chuẩn quốc tế, trường Y khoa có dạy không? Ông cho biết lý thuyết thì có thể có, nhưng thực hành thì chẳng ai dạy cả. Làm được hay không là do tự làm lấy, học bạn bè và học các cô y tá hay nữ hộ sinh. Ra trường thì nghề dạy nghề.

Trong một tài liệu nhan đề: Normes minimums admissibles sur le plan Intertional pour la formation des médecins (Tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết trong việc đào tạo một bác sĩ ở bình diện Quốc tế) vào năm 1961, nghĩa là cách đây 50 năm.

Một số chữ dịch chuyên môn sau đây chỉ có tính cách tương đối.

Theo tài liệu này thì một bác sĩ phải đọc được những film chụp quang tuyến đơn giản (simple), đọc được một radioscopie (chiếu điện). Dĩ nhiên không thể nào bắt một bác sĩ đọc được một: Électro-enccéphalogramme, (não tâm đồ, ballistocardiogramme (Không có chữ VN tương đương). Nhưng ít ra cũng phải biết công dụng và lợi ích của nó.

Về thực hành, một bác sĩ cần làm được một số nhiệm vụ sau đây:

- Ponction lombaire (chọc vào xương sống)

- Inciser un abscès (rạch ung nhọt)

-Ligaturer une artère (Thắt một động mạch)

- Pratiquer un accouchement au forceps (Đỡ đẻ bằng kìm cặp) et peut-être dans les cas extrêmes d'une hernie étranglée.(Trong trường hợp cực kỳ khẩn cấp mổ một cas sa ruột đã bị xoắn, nghẹt)

Nhưng cũng không thể bắt buộc một bác sĩ phải thực hiện được:

- Grossesse ectopique (chửa ngoài dạ con)

- Appendicite perforante (Ruột dư đã bị vỡ)

- Ulcère peptique (loét bao tử )

Nêu ra một vài tiêu chuẩn tối thiểu cho một bác sĩ từ năm 1961 để các bác sĩ VN hành nghề trước 1975 có cơ sở đánh giá ngành nghề của mình dễ dàng hơn.

Épilogue

Tôi đã bỏ đi phần tài liệu nội trú vì nay chữ đó không được dùng nữa. Các sinh viên Y Khoa đều bắt buộc hai năm “nội trú” cả.

Tôi muốn dành một đôi dòng chót để nói về trường hợp giáo sư Phạm Biểu Tâm, người trách nhiệm trực tiếp và quyết định duy trì chế độ Y Khoa theo Pháp ở VN và một cách gián tiếp gây ra những xung đột trong giớ Y Khoa và ngoài Y khoa, liên quan đến chính phủ VN, Pháp, Hoa Kỳ và cả cộng sản.

Riêng trường hợp giáo sư Phạm Biểu Tâm sau 1975 nằm trong danh sách trí thức thuộc lực lượng thứ ba với nhan đề: Liste de quelques personnalités de l'ancienne Troisièm Force qui ont aujourd'hui des responsabilités dans le Viet Nam socialiste. (Danh sách về một số nhân vật thuộc nhóm cựu thành phần lực lượng thứ ba mà ngày nay là những người có trách nhiệm ở VN Xã hội chủ nghĩa).

Đó là những thành phần nổi tiếng thiên tả, tranh đấu chống chiến tranh, chống Diệm, chống Thiệu, chống VNCH nói chung trước 1975 và hợp tác với chính quyền cộng sản sau 1975.

Đó là những người như Huỳnh Công Minh (linh mục), Huỳnh Liên (ni sư), Lê Văn Nuôi, Lê Văn Thới (viện trưởng đại học, sài gòn) và tiếp theo những Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Huỳnh Tấn Mẫm, Trần Ngọc Liễng, Trần Thúc Linh, Thích Minh Châu, Tôn Thất Dương Kỵ, Trịnh Đình Thảo, Võ Đình Cường, Trương Bá Cần, Vương Đình Bích và trong danh sách nhóm người này có tên giáo sư Phạm Biểu Tâm.

Vai trò của giáo sư Phạm Biểu Tâm được ghi như sau trong danh sách này:

Professeur agrégé de médecine, Recteur de la faculté de Medecine de Sài Gòn..Acivités depuis 1975: Vice-président de l'Association des intellectuels patriotes de Ho Chi Minh ville. Membre du Comité central du Front de la Patrie.(Giáo sư thạc sĩ Y Khoa, Khoa trưởng Y Khoa Sài Gon. Những hoạt động từ 1975: Phó chủ tịch hội Trí thức yêu nước TP. HCM. Thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Trung Ương).

Chẳng những thế, giáo sư Phạm Biểu Tâm là người đã ký vào: Lettres aux amis d'Occidents (Thư gửi những người bạn phương Tây) để biện hộ cho chế độ cs về việc đi học tập cải tạo cũng như việc những người vượt biển. Lá thư rất dài.

Xin trích dẫn một vài đoạn:

2. Con đường theo chủ nghĩa Xã Hội là con đường cách mạng và không có cuộc cách mạng nào mà lại không có bạo lực. Nhưng bạo lực cách mạng là thứ bạo lực chính nghĩa chỉ nhằm chống lại những cơ cấu áp bức, bất công và lỗi thời, mà không nhằm chống lại con người.

Để đạt được những sự thay đổi này mà những cựu sĩ quan và những viên chức cao cấp trong chính phủ cũ được gửi đi tại các “ Trung tâm cải tạo”. Đây không phải là nhừng người tù khổ sai cũng không phải những người tù chính trị và chúng tôi cũng đã có dịp đến thăm một vài nơi. Ở đây người ta đi làm và học. Người ta được nghe đài và được đọc báo. Người ta được thân nhân tới thăm, được gửi thư và gửi các gói đồ ăn. Và một phần lớn những người “ đã được cải tạo” thì đã trở về đời sống gia đình bình thường.

Dĩ nhiên, đối với những người bị đưa đi cải tạo và gia đình họ thì là một thử thách nặng nề. Nhưng để được hội nhập vào xã hội mới thì đấy là cái giá họ phải trả.

3. Ở bất cứ thời kỳ nào, các cuộc cách mạng đều kéo theo một số thành phần dân chúng di tản đi nơi khác, ngay cả các cuộc cách mạng ôn hòa, người ta vẫn thấy một số thành phần dân chúng không thể hội nhập và họ từ chối không muốn thích ứng vào xã hội mới.

Và chúng tôi thật sự ê chề tính cách giả hình của một số lãnh đạo các nước Tây Phương rỏ những giọt nước mắt cá sấu về số phận những người di tản đã không làm gì để giúp đỡ họ mà còn tệ hơn nữa dùng họ như phương tiện để tuyên truyền chống lại nước VN.

Ngoài ra, tất cả cái ồn ào mà các nước Tây Phương đang làm chung quanh cái thảm kịch lớn lao hoàn toàn chỉ là những điều sỗ sàng.”

Ho chi Minh ville ngày 28 tháng 6, năm 1979.

Sau 1975, có 4 vị được quay trở lại dạy Y khoa. Không biết ông có còn tiếp tục dạy bằng tiếng Tây nữa hay không?

Trong số những người ký tên vào lá thư này, người ta ghi nhận có tên những nhân vật quen thuộc sau đây:

Trương Bá cần, Võ Đình Cường, Lý Quí Chung, TT Thích Minh Châu, Ngô Công Đức, tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Vũ Hạnh, Trần Vinh Hiển, Tôn Thất Dương Kỵ, Bùi Thị Lang, Trần Ngọc Liễng, Trần Thúc Linh, Nguyễn Long, Phạm Hoàng Hộ, Châu Tâm Luân, Huỳnh Liên, Huỳnh Công Minh, Triệu Quốc Mạnh, Nguyễn Vinh Mỹ, Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Quang Nhạc, Chu Phạm Ngọc Sơn, Trần Kim Thạch, Lê Văn Thới, Ngô Bá Thành, Lý Chánh Trung, Phan Khắc Từ, Lâm Văn Vạng, Đinh Xáng và Phạm Biểu Tâm.

Cũng xin ghi nhận là sau 20 năm, luật sư Nguyễn Văn Huyền (nguyên chủ tịch Thượng Viện) được mời vào Mặt Trận Tổ Quốc; cụ đã từ chối, sau đó đã treo một cái bảng trước cổng nhà ở góc đường Hồng Thập Tự- Bùi Chu ghi: Vì lý do bệnh hoạn, bác sĩ cấm không được tiếp khách. Sau đó ít lâu, cụ lẳng lặng và âm thầm ra đi.

Đúng là gương một nhân cách một kẻ sĩ.

Cũng một tấm gương khác, Thẩm phán Trần Thúc Linh có con trai, sinh viên Y Khoa, bỏ ra bưng, theo MTGPMN. Hai năm sau quay trở về, tiếp tục học Y Khoa và Chương đã bị ném từ lầu 3, trường Y Khoa chết thảm. Dĩ nhiên ông Trân Thúc Linh đau khổ lắm về cái chết này vậy mà ngạc nhiên thay cũng cũng thấy tên ông trong lá thư gửi trí thức Tây Phương

© DCVOnline

“La voie sociale est une voie révolutionnaire et il n'y a pas de révolution sans violence. Mais la violence révolutionnaire authentique ne s'exerce que contre les structures oppressives, injustes et périmés, non contre les hommes.

C'est pour obtenir changement que les anciens officiers et hauts fonctionnonaires ont été employés dans les “ centres de rééducation”. Ce ne sont pas des forcats ni des prisonniers poliques et ces centres- dont nous avons visité quelques- uns- ne ressemblent en rien aux sinistres camps de concentration. On y travaille et on étudie. On écoute la radio et on lit les journeaux. Les visites, l'envoi des lettres et des colis sont permis Un grand nombre de “rééduqués” sont déjà retournés à la vie normale. Évidemment, pour les intéressés et leur famille, c'est une dure épreuve. Mais leur participation à la nouvelle société est à ce prix.

3. De tout temps, les révolutions ont entrainé l'émigration d'une partie de la population, car même dans le cas d'une révolution tolérante, il se trouve toujours des gens qui ne parviennent pas à s'adapter au nouveau régime ou qui refusent de s'y adapter.

Nous sommes, par contre profondément écoeurés par le pharisaismes des dirigeants de certains pays occidentaux qui versent des larmes de crocodile sur le sort des émigrés mais qui ne font pratiquement rien pour les aidern ou pis encore, les utilisent commme instrument dans leur campagne contre le VietNam.

A part cela, tout le tapage qu'on fait en Occident autour de ce grand drame, est parfaitement indécent”.

(Trích Vivre au Viet nam, Alain Ruscio, Éditions Sociales, 224- 233).

------------------------------------------------