Quê Hương Chúa

Lm. Nguyễn văn Thư

(Bản đồ Do Thái hôm nay)

(đền thờ ‘Mồ thánh’)

(Bức tường than khóc)

(nhà thờ núi ‘Bát phúc’)

Một chút lịch sử


Abraham sống ở Haran, Mêsôpôtamia (bắc Iraq nay), khoảng 1800 năm TCN. Một hôm, Thiên Chúa phán với ông: “Hãy bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi”. Abraham vâng lệnh Chúa, đến lập cư ở Canaan. Chúa muốn ông là tổ phụ một ‘dân riêng’= gìn giữ một đức tin duy nhất vào Ngài, cùng ý định mai sau cộng tác với Đấng Cứu thế.

Theo gia phả, Abraham thuộc con cháu Shem (Sem ?), con út tổ phụ No-e (người hùng truyện lụt ‘đại hồng thủy, dĩ nhiên cũng thuốc giòng máu Adam, qua con thứ là Abel) . Ông Abraham đã lưu lạc sống ở đất Haran.

Giacop là cháu Abraham, con Isaac, được Thiên Chúa chọn gọi và đổi tên thành Israel. Ông sinh được 12 người con trai làm đầu 12 chi tộc nước Israel sau này.

Khi nạn đói hoành hành ở Canaan, đại gia đình Giacop di cư sang Aicập (tiếp câu chuyện con áp út bị các anh bán qua đó làm nô lệ). Biến cố bất hạnh này trói buộc Israel dưới ách nô lệ Aicập hơn 400 năm, bị muôn ngàn đau khổ cho tới khi Thiên Chúa sai Môsê giải thoát họ. Có học giả nói Chúa đã phạt tội mấy anh em xưa ghen với Giu Se, toan giết, nhưng cuối cùng bán chàng qua Ai Cập.

Môsê sinh vào khoảng năm 1225 TCN. Ông là khuôn mặt nổi bật trong các tổ phụ do sứ mệnh cao cả và công lao lẫy lừng của ông. Chính Môsê tháo xiềng xích nô lệ Aicập cho dân, hướng dẫn dân tới ‘Đất Hứa’ sau cả 40 năm hành trình trong sa mạc (phạt vì dân cứng đầu), dù chính ông không được vào đất Hứa.

Với sứ mệnh giải thoát Israel khỏi cảnh nô lệ Aicập, ngày ra đi được đánh dấu bằng bữa tiệc vượt qua với thịt chiên nướng. Sau tiệc, Israel vội vàng lên đường. Nước Biển Đỏ rẽ đôi để họ băng qua được bằng yên.

Đây là biến cố quan trọng nhất trong lịch sử Israel. Mười hai chi tộc Israel tiến dần về vùng núi Sinai.

Ở đây, một biến cố quan trọng khác xẩy ra: Thiên Chúa giao ước với Israel .Qua Môsê, Thiên Chúa ban cho dân 10 giới luật.

Môsê còn lập luật quy định đời sống tôn giáo, luân lý, xã hội của dân. Israel trở thành một dân có tổ chức.

Mô sê đã viết 5 sách tiên khởi của Kinh thánh cựu ước, dạy vẽ mọi chi tiết về giáo lý, luật lệ…cho toàn dân noi theo.

Kẻ kế vị ông là phụ tá lâu năm Gio Duệ. Ông được chính Chúa dẫn đường vào chiếm các đất đai làng mạc của dân địa phương (Chúa loại bỏ các sắc dân này vì họ quá hư hỏng).

Khi vào đất Hứa, chính Thiên Chúa ‘cai trị’ dân Người qua các Thẩm phán rồi đến các Vua, mà nổi nhất là vua Đavid, rồi con ông là Salomon (có công xây đền thờ nguy nga).

Thế rồi nước bị chia 2. Chúa phạt tiếp cả 2 cùng bị kẻ thù bắt đi lưu đầy. Chỉ có nước Judea ở miền nam (sau hơn nửa thế kỷ lưu đầy ở Babylon) được trở về dựng nước và xây lại đền thờ.

Hiện nay hậu duệ Do Thái đa số thuộc chi tộc Giu đa (cũng là chi tộc của Chúa Giê Su). Việt Nam hay gọi là người (quân) Giu Dêu !

Tới thế kỷ 5 trước CN, đế quốc Macadonia của A lịch Sơn chiếm Israel, rối nhiều thế lực ngoại bang nhỏ thay nhau cai trị. Kế đến là đế quốc Hy Lạp.

Rồi tới đế quốc Rô Ma xâm chiếm, cho tới thời Chúa xuống thế.

Thế kỷ 4 vẫn bị đế quốc Byzantine đô hộ, nhưng trong thời Rô ma, đa sốdân Do thái đã bị phát lưu đi tứ xứ, nhất là bên Âu Châu.

Tiếp là đế quốc Hồi giáo xâm lăng. Sau thế chiến I, Anh quốc coi sóc đất Israel.

Sau thế chiến II, Anh và Mỹ giúp dân tha phương Do Thái về lại dựng nước.

Đôi chút địa dư

Israel được chia thành bốn vùng: đồng bằng Gali lê phía bắc và ven biển Địa trung hải phía tây, đồi núi ở trung tâm, vùng châu thổ Jordan phía đông, và Sa mạc Negev phía nam. (Dân Ả rập nay sống vùng Tây Ngạn sông Jordan).

Thời Chúa Giê Su, miền bắc là bình nguyên Ga li lê (có quê Chúa là thành Nazareth). Nam là vùng núi Judea (có thủ đô Jerusalem), giữa là Samaria (có nét tôn giáo pha trộn, mà dân Do Thái cho là nhóm ngoại đạo !)

Đi bộ từ bắc xuống nam chừng 3, 4 ngày. Dịp thánh gia trốn qua Ai Cập thì mất chứng 6 ngày.

Khi Chúa gọi Abraham tới đất ‘Canaan’ định cư, Canaan là nời dân tứ chiếng sinh sống.

Tên Cannan cũng hay lẫn với tên đất ‘Palestine’ (xưa có lắm người Philistins sinh sống, từ là kẻ thù với dân Do Thái khi về chiếm lại ‘đất hứa’.

Đối với các Kitô hữu, thì Đất của Israel được coi là Thánh chủ yếu là vì nó gắn liền với mọi biến cố thuộc cuộc đời của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế - như việc giáng sinh, giảng đạo, chịu đóng đinh trên thập giá, chết và sống lại của Người. Nhiều nơi trên đất Israel được Kitô giáo coi là Thánh thiêng vì chúng gắn liền với các biến cố ấy, như Bethlehem, Nazareth, biển hồ Galilee, núi Tabor, núi Olives, Jerusalem, núi Sinai v v… Ngoài ra còn có núi Carmel.

Đây là những địa danh chủ lực cho các cuộc hành hương Đất Thánh.

Sự thiêng liêng của vùng đất này theo nhận thức của Kitô giáo là một trong những yếu tố thúc đẩy những nỗ lực cũ của các cuộc Thập Tự Chinh, nhằm tìm cách giành lại Đất Thánh từ đế quốc Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, do họ đã chinh phục nơi này từ người Hồi giáo Ả Rập, và người Hồi giáo Ả Rập lại đã chinh phục nó từ Đế quốc Byzantine Kitô giáo.

Ngoài ra, vấn đề lãnh thổ của vùng Đất Thánh cũng là một phần quan trọng trong kinh Cựu Ước của Kitô giáo.

Bạn chuẩn bị đi hành hương?

Thật quý hóa ! Trong cuộc đời mỗi người Kitô hữu, ai cũng ao ước được đặt chân đến Đất Thánh, miền đất mà Chúa Giêsu đã sinh ra, lớn lên, rao giảng Tin Mừng rồi Tử nạn và Phục Sinh. Một Đức Giêsu lịch sử, đã làm người, sống tại Israel – cầu nối của 3 lục địa Á, Âu, Phi.

Đến đây để được sống, được tận hưởng bầu khí linh thiêng của hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới, được đặt tay lên tảng đá nơi Đức Mẹ quỳ gối đáp lời “Xin vâng”, quỳ cầu nguyện tại tảng đá mà Chúa Giêsu đã quỳ cầu nguyện trước cuộc khổ nạn, hôn kính tảng đá nơi đặt xác Chúa Giêsu hạ xuống từ thập giá…đi trên con đường lịch sử như Phúc Âm kể, vẫn thấy đâu đây hình bóng Chúa thấp thoáng trên mọi nẻo đường…

Và còn bao nhiêu địa danh linh thiêng nữa, gắn với cuộc đời Đấng Cứu Thế, thật đáng yêu đáng kính, hấp dẫn mời gọi.

Hành hương kính viếng thánh địa bên Do Thái, những nơi ngày xưa Chúa Giêsu đã sinh sống, đã đi qua đã chịu chết, đã sống lại là ước vọng của người tín hữu Chúa Kitô.

Vì thế xưa nay, khi có điều kiện người tín hữu Công Giáo hằng mong muốn đi hành hương đến nơi đó.

Đến hành hương đất thánh không phải để tham quan, nhưng là một cuộc học hỏi Kinh thánh sống động hâm nóng đức tin vào Chúa Giêsu. Vì được đặt chân sống tận nơi ngày xưa Chúa Giêsu đã đứng, đã ngồi, đã nói chuyện rao giảng, đã đi qua, đã làm phép lạ.

Ngày nay, những trung tâm hành hương là điểm hội tụ người giáo hữu Chúa Kitô đến hành hương cùng với mục đích trên, và cũng cùng để xin ân đức phù giúp chữa lành những vết thương phần hồn cũng như phần xác qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria và các Thánh.

Đức Thánh Cha Phanxico đã khuyến khích cổ võ việc đạo đức hành hương : ”hành hương là một lòng đạo đức bình dân, là một hình thức chân thực loan báo Tin Mừng, luôn luôn cần được cổ võ và đề cao giá trị.

Tại các đền thánh, tín hữu sống một linh đạo sâu xa, một lòng đạo đức từ bao thế kỷ đã nhào nặn đức tin với những lòng sùng mộ đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa.

Ngoài ra đi hành hương cũng còn là cơ hội nhìn ngắm khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên cùng những nếp sống văn hóa muôn mầu của các dân tộc khác. Vẻ đẹp ẩn dấu nơi công trình thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng nên cùng gìn giữ bảo trì cho sống động là khu vườn cho sự sống con người.