BẠCH ĐẰNG GIANG : 3 LẦN CỨU NƯỚC

Bạch Đằng giang ở đâu?

Thưa ở gần Hải Phòng. Chỉ là một giòng sông nhỏ (dài 32 km), nhưng thủy triều lên xuống rất khác biệt trong ngày. Tên chữ Nho là 白藤江; tên Nôm là sông Rừng), hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình. Chỗ được du khách viếng thăm nhiều nhất là 3 ‘Bãi Cọc’, với di tích cũ vẫn còn, với hàng trăm cọc gỗ lim, gỗ sến và gỗ táu dài chừng 3 mét được cắm xuống lòng sông.

Những chiến công hiển hách :

Ngô Quyền chấm dứt thời kỳ bắc thuộc:

Bấy giờ là năm 938, toàn dân Việt đang rên xiết sau 1117 năm bị Tầu đô hộ, đã cùng Ngô Quyền vùng lên chống ngoại xâm tàn bạo. Ngô tướng quân đã khôn khéo dụ quân bắc phương (nam Hán) cùng ‘tỉ thí’ hải quân tại sông Bạch Đằng. Thế là địch quân đại bại, ta giết chết tướng Hoàng Tháo, chấm dứt những tháng năm tủi hờn, và dựng lại nền độc lập cho dân Việt. (Ngô Quyền sai quân đóng cọc gỗ ở lòng sông, rồi đem quân khiêu chiến nhử quân giặc vào sâu trận địa đã bố trí lúc thủy triều cao, rồi tung quân đánh úp xua đuổi và phá tan mọi chiến thuyền giặc, khiến chúng không có lối chạy lúc thủy triều xuống thấp).

Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh chóng khiến vua Nam Hán là Lưu Cung đang đóng quân ở sát biên giới mà không kịp tiếp ứng cho con. Sử chép: Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân còn sót mà rút lui. Chiến thắng Bạch Đằng thời Ngô Quyền là một bước phát triển rực rỡ của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Lê Đại Hành phá quân Tống

Thời điểm là vào năm 981. Vua nhà Tống khi đó là Tống Thái Tông xua quân xuống xâm chiếm nước ta. Đạo quân thủy do tướng địch Hầu Nhân Bảo thống lĩnh vào đến Lục Đầu Giang thì bị dụ đi vào sông Bạch Đằng. Lê Hoàn (lên ngôi lấy hiệu là Lê đại Hành) theo vết cũ của Ngô Quyền để đập tan thủy quân bắc phương. Lần này Lê Hoàn thêm nhiếu sáng kiến: trận đánh trên sông Bạch Đằng lần này là thiên biến, vạn hóa. Từ mưu lược và cách đánh giặc của nước Việt nghìn xưa, một lần nữa được Lê Hoàn làm sôi động trên chiến trường Bạch Đằng giang thiêng liêng.

Hưng Đạo Vương đánh tan quân Nguyên

Vào giữa thế kỷ 13, quân ta phải chống giặc Nguyên (Mông Cổ) cả dưới nước lẫn trên bộ, giặc tấn công 3 lần, quân ta 3 lần giao chiến là 3 lần đại thắng.

Lần thứ 3 chính là trận thủy chiến lớn nhất lịch sử Việt Nam (khi Nguyên-Mông tấn công nước ta, dưới quyền thống soái của ‘Trấn Nam Vương’ Thoát Hoan, con trai Thế Tổ Hốt Tất Liệt, người sáng lập nhà Nguyên). ‘Trận Bạch Đằng lần thứ ba’ đã được dựng lại sự hình thành trận Bạch Đằng giang oai hùng ngày nào, giờ đây đã rõ ra là một dòng sông lịch sử.

400 thuyền giặc bị tịch thu, các tướng giặc và tám vạn quân bị chết hay bị thương, làm nước sông đỏ ngầu. Viện binh của Thoát Hoan thất vọng nên cố rút lui (chui vào ống đồng) thì bị phục kích trên đất liền nên tổn thất nặng. Từ đó, Thoát Hoan bị phạt không được phép về kinh diện kiến vua cha! Cũng từ đó, nhà Nguyên Mông hết nhòm ngó nước Việt.

Nghĩ gì?

Xin vong linh của các ngài Ngô Quyền, Lê Hoàn và nhất là Trần hưng Đạo hộ phù cho giang sơn đất Việt.

Đặc biệt dẫn dắt các người lãnh đạo tại quê hương chúng ta biết đi theo vết bước của tổ tiên mà giữ nước.

Dòng sông Bạch Đằng là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam ta. Nhắc đến sông Bạch Đằng, ta nhắc tới một thời lịch sử huy hoàng. Câu chuyện về sông Bạch Đằng gợi nhắc chiến công và hào khí dân Việt ta.

Ngày nay, trên sông Bạch Đằng lịch sử, ngay tại cửa sông Thải (phụ lưu) chảy ra sông Bạch Đằng có một vùng đất non nước hữu tình, nơi tọa lạc của Khu di tích Bạch Đằng Giang, một tượng đài lưu niệm, tưởng niệm về ba lần chiến thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, đồng thời cũng là công trình thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với 3 vị anh hùng dân tộc.

Đọc Thêm: Bạch đằng giang